Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Sách văn minh nhân loại 2012

LÊ XUÂN ĐỔ
VĂN MINH NHÂN LOẠI 2012
Sách Tóm Lược Quá trình Tiến Hóa Của Xã Hội Loài Người Từ Thời Tiền Sử Đến Những Năm Đầu Của Thế Kỷ 21
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, trong tỪng lỤc đỊa, VÀ TẠI MỖI QUỐC GIA. 
Vài dòng tiểu sử:
Ông Lê Xuân Đỗ sinh năm 1936 tại Huế. Trước năm 1975, là Thiếu tá Hiện dịch Quân lực Việt Nam Cộng hòa; Sinh viên Luật tại Đại học Huế. Sau tháng 4 năm 1975, bị tập trung cải tạo đến cuối năm 1984. Tháng 10 năm 1985 đến tháng 12 năm 1995, học Đại học Ngữ văn khóa I (1985- 1990); Đại học Luật khóa 5 (1991-1995); Đại học Xã hội học khóa 1 (1993-1995); Triết Sau Đại học khóa 7 (1990-1991); Cao học Kinh tế khóa 1 (1991-1993) tại trường Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh. Và, Cao học Lịch sử  khóa 2 (1989-1991) tại Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Đỗ đến Úc đoàn tụ với con cái năm 1996, học Luật tại Đại học Sydney, Australia năm 1998-2000. Tham luận của ông tại các Đại hội Chuyên gia Úc Châu gồm: Việt Nam với Kinh tế thị trường (1996); Thử tìm hiểu Cái tôi - Con Người - và tìm định hướng cho nó (1997); Việt Nam trước ngưởng cửa của thế kỹ 21 (1998); Tổ chức thế giới của những năm đầu thế kỹ 21 (1999; Việt Nam trong tương quan với thế giới, những năm đầu của thế kỹ 21 (2000); Thử tìm hiểu Úc Đại Lợi, và định hướng cho sự thích nghi (2001); Kinh tế thế giới những năm đầu của thế kỹ 21 (2002); Úc Đại Lợi những năm đầu thế kỹ 21 (2003); Chính trị thế giới những năm đầu thế kỹ 21 (2008); Văn minh Nhân loại những năm đầu thế kỷ 21 (2010). Sách đã xuất bản: (1) Thế Giới Sự Kiện, NXB TRẺ, 2006; (2) Mười Nước Giàu Mạnh, NXB/Thuận Hóa 2010.
 

THAY LỜI DẪN NHẬP.   
I.
Theo cách hiểu của chúng tôi, ở hành tinh nào thì chúng tôi không biết, chứ hành tinh “TRÁI ĐẤT” nơi chúng ta đang sống, mỗi CON NGƯỜI chỉ có một lần sinh, một lần chết, không lập lại, không tái sinh. Và, con người cũng chỉ là một SẢN PHẨM của tự nhiên - một loài của giới động vật. Nhưng, trong giới động vật, con người là một con vật có văn hóa. Văn hóa của con người được thể hiện trên “đời sống vật chất, và đời sống tinh thần” ở con người cao hơn và tiến bộ hơn so với con vật.
Song, đó chỉ là cái bên ngoài, cái hiện tượng của văn hóa. Còn cái bên trong, bản chất của văn hóa chính là sự hiểu biết của con người, và các cách ứng dụng sự hiểu biết đó vào tổ chức đời sống. Đến giờ này thì hiểu biết loài người đã trải qua ba bước phát triển: hiểu biết từ thử và sai, hiểu biết từ kinh nghiệm, và hiểu biết từ khoa học.
Hiểu biết từ THỬ VÀ SAI là hiểu biết do chưa biết mà cứ làm, qua sai lầm “để có được hiểu biết”. Hiểu biết nầy, đã đưa bầy người nguyên thủy sống bằng hái lượm và săn bắt, lên thành xã hội loài người sống bằng trồng trọt và chăn nuôi. Hiểu biết từ KINH NGHIỆM là hiểu biết do bắt chước người khác, hoặc do kinh nghiệm của chính bản thân mình “mà có hiểu biết”. Hiểu biết nầy đã đưa con người đến sự phân công lao động xã hội: nông nghiệp thì cung cấp lương thực thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp thì cung cấp hàng tiêu dùng, và thương nghiệp thì làm trung gian trao đổi.
Hiểu biết từ KHOA HỌC là hiểu biết do suy nghỉ, hoạt động sáng tạo của con người “để đạt tới hiểu biết”. Hiểu biết nầy đã đưa người ta đến việc ứng dụng khoa học vào sản xuất, vào quản lý xã hội, làm cho đời sống con người ngày càng tốt hơn cả lãnh vực vật chất lẫn lãnh vực tinh thần.
II.
Lùi về quá khứ một chút, năm 1798, khi dân số thế giới chưa tới 700 trăm triệu, Malthus, Thomas Robert (1766-1834), nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh trong một cuốn sách xuất bản, ông cho rằng dân số tăng nhanh, đất đai không tăng, nếu người ta không hạn chế sinh đẻ thì sẽ xẩy ra nạn nhân mãn, chiến  tranh, dịch hoạ là điều khó tránh.
Đến nay năm 2011, dân số thế giới tăng gấp 10 lần so với thời điểm 1798, nhưng vẫn không xẩy ra nạn “nhân mãn”! Nhà Kinh tế học lỗi lạc cuối thế kỷ 18, Malthus không hình dung được sự “hiểu biết của loài người, và các cách ứng dụng hiểu biết đó vào tổ chức đời sống”. Malthus không thể hình dung được sự phát minh, sức sáng tạo của các nhà khoa học đã lai tạo biết bao loại “giống cây trồng, và con vật nuôi” để gia tăng nguồn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả số lượng lẫn chất lượng.
Nhà kinh tế học người Anh, Malthus cũng không thể hình dung được sức sáng tạo của Bill Gate, nhà điện toán người Mỹ, đã đưa “năng xuất lao động xã hội” lên gấp ngàn lần ở cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 nầy. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể hình dung được sau Bill Gate người Mỹ, sẽ có bao nhiêu Bill Gate khác của thế giới sẽ kế tục sự nghiệp sáng tạo của anh ta!
13 chương trong cuốn sách nầy nói về Lịch sử thế giới, lịch sử các lục địa; Hiện trạng thế giới, hiện trạng các lục địa; Lịch sử và hiện trạng 48 nước ở tại châu Á, 45 nước tại châu Âu, 53 nước tại châu Phi, 35 nước tại châu Mỹ, và Lịch sử và hiện trạng 14 nước tại châu Đại Dương sẽ giúp bạn hiểu quá trình tiến hoá của xã hội loài người, để bạn vững tin rằng dù hiện có đương đầu với biết bao khó khăn, vất vã, cuối cùng thì mỗi người trong chúng ta luôn có cuộc sống hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay.
Đó là ý nghĩa của cuốn sách mà tác giã muốn gởi đến bạn đọc.