Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

CHƯƠNG 10: 45 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU ÂU( Sách văn minh nhân loại)

CHƯƠNG 10: 45 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU ÂU.
45 quốc gia độc lập trên lục địa Châu Âu được chia làm 3 khu vực: Khu vực Tây Âu: 23 quốc gia, khu vực Trung Âu: 18 quốc gia, khu vực Đông Âu: 4 quốc gia
                                   I. 23 Quốc gia khu vực Tây Âu.
23 quốc gia khu vực Tây Âu chiếm 3.672.644 km2  diện tích đất, và 398.312.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Pháp (France) chiếm 643.427 km2, kế đến là Tây Ban Nha (Spain) chiếm 505.730 km2. 6 quốc gia có diện tích dưới 500 km2 là Vatican 0,4 km2 , Monaco 1,9 km2, San Marino 61 km2, Liechtenstein 160km2, Malta 316 km2, và Andorra 468 km2. Quốc gia đông dân nhất là Đức trên 82 triệu, kế đó là Anh, và Pháp mỗi nước trên 60 triệu. Có tới 8 nước dưới 500 ngàn cư dân, trong đó Vatican City chưa tới 1 ngàn người , San Marino 31 ngàn, Monaco 30 ngàn, Liechtenstein 35 ngàn, Andora 84 ngàn, Iceland 308 ngàn, Malta 406 ngàn, và Luxembourg 497 ngàn cư dân. Hầu hết các quốc gia có trên dưới 80% cư dân theo đạo Thiên chúa. Trong đó Iceland, Norway, Sweden, Finland, England, Denmark phần lớn là Thiên chúa giáo Tin Lành.
Đức 38% Thiên chúa giáo Tin Lành, và 34% Thiên chúa giáo La Mã. Thuỵ Điển và Hoà Lan số người theo Thiên chúa giáo La Mã và Tin Lành tương đương nhau. Các nước còn lại đa số là Thiên chúa giáo La Mã. Về thể chế chính trị, khu vực Tây Âu có 11 nước theo chế độ Cộng hòa, và 12 nước theo chế độ Quân chủ lập hiến, trong đó Vatican City là Quân chủ Thiên chúa giáo cầm đầu nhà nước bởi Giáo hoàng, Andorra cầm đầu Giám mục xứ Urgel, 3 nước cầm đầu bởi Nữ hoàng là Anh Quốc, Đan Mạch, và Hòa Lan. Các nước khác do Vua hay Công tước {nước nhỏ} từ thời Trung Cổ. 23 quốc gia trong khu vực gồm: Iceland, Norway, Sweden, Finland, United Kingdom, Ireland, Demark, Netherland, Germany, Belgium, Luxembourg, France, Monaco, Switzerland, Liechtenstein, Austria, Italy, San Marino, Vatican City, Malta, Portugal, Spain, Andorra.
1. ICELAND  -  REPUBLIC OF ICELAND (BĂNG ĐẢO).
A. Tiến trình phát triển.
Iceland là một quốc gia độc lập theo chế độ Cộng hòa Nghị viện từ năm 930 cho đến 1262 trước khi nó liên kết với Norway. Ngôn ngữ Iceland vẫn duy trì sự thuần khiết của nó từ 1000 năm nay. Sự cai trị của Đan Mạch kéo dài từ 1380 đến thế chiến thứ I. Tuy trở thành một quốc gia độc lập từ năm 1918, Đan Mạch vẫn còn chi phối trên Iceland về mặt ngoại giao và tư pháp. Đức đánh chiếm Đan Mạch năm 1940, và Đan Mạch không còn trách nhiệm ngoại giao cho Iceland nữa. Anh Quốc chiếm đóng hòa bình Iceland năm 1940, và năm sau (1941) Hoa Kỳ chiếm Iceland. Theo yêu cầu của Hoa Kỳ, bằng một Hiệp ứoc tương thuận Iceland cho Hoa kỳ thuê dài hạn một số khu vực để đặt căn cứ quân sự. Hoa Kỳ tiến hành xây dựng đường sá, sân bay, bến cảng trả lương công nhân hậu hĩ. Hoa Kỳ còn hứa sẽ cho Iceland tuyên bố độc lập trong thời gian gần nhất.
Năm 1944, Iceland tuyên bố khong còn phụ thuộc Đan Mạch về ngoại giao và tư pháp nữa. Hoa Kỳ hứa sẽ vận động để Iceland gia nhập Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Năm 1951, căn cứ không quân của Hoa Kỳ tại Keflavik được tháo bỏ, nhưng một Hiệp ước phòng thủ mới giữa hai nước. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ tăng quân không chỉ để phòng thủ đất nước Iceland mà còn đủ sức bảo đảm an ninh vùng biển của nước nầy. Tranh chấp vùng đánh cá với Anh và với Đức từ năm 1958, đã trở thành chiến tranh lạnh tới 3 lần: năm 1961, năm 1972, và năm 1975. Rồi vì quyền lợi thiết thân các nước liên quan cũng tìm ra được giải pháp giải quyết vấn đề. Xin hiểu rằng cho đến ngày nay đánh cá là kinh tế trụ cột của nước nầy. Có tới 90% mặt hàng xuất khẩu là cá. Quốc hội-Nghị viện Iceland là một Quốc hội còn tồn tại cổ xưa nhất của thế giới.
Tổng thống đương nhiệm là Olafur Ragnar Grimsson, người được chỉ định nhiệm kỳ thứ 2 năm 2000 không có đối thủ. Năm 2004, ông đắc cử với 85,6% phiếu bầu. Sau 55 năm sự hiện diện của quân đội Mỹ trên Iceland căn cứ cuối cùng của Hải quân Mỹ chính thức đóng cưa tháng 9/2006. Cuộc bầu cử 63 đại biểu Quốc hội ngày 12/5/2007, đảng Duy trì Độc lập (SSF) dẫn đầu chiếm 25 ghế, kế là Liên minh Dân chủ Xã hội 18 ghế. Các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại. Vì không đủ túc số thành lập chính phủ nên đảng Duy trì Độc lập liên kết với Liên minh Dân chủ Xã hội thành lập chính phủ. Cuộc khủng hoảng tài chánh Thế giới lan sang Iceland với mức độ nghiêm trọng, và ngày 6/10/2008, Thủ tướng Geir Haade cảnh báo quốc gia Iceland đang đối diện với vấn đề khó khăn nhất từ nhiều thập niên qua.
Trên 10 tỷ nợ đáo hạn từ quỷ tiền tệ thế giới, các biện pháp “thắc lưng buộc bụng” cũng không cứu vãn được tình trạng suy thoái đang lún sâu. Lạm phát và thất nghiệp dẫn đến bất ổn về chính trị đưa đến một chính phủ Trung-Tả được hình thành vào ngày 1/2/2009, và trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/4 Liên minh Trung-Tả nầy đạt tới thắng lợi lớn. Ngày 16/7 Quốc hội chấp nhận kế hoạch khôi phục bộ mặt Iceland dọn đường cho việc Iceland trơ thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu. Ngọn núi lữa Eyjafjalllajokull bộc phát phun lượng lớn nham thạch phá hủy toàn bộ hệ thống vận chuyễn hàng không của Iceland với châu Âu ảnh hưởng đến 100.000 chuyến bay, với khoảng 10 triệu hành khách trong 6 tháng tới.                        
B. Iceland ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Icelandcó hiệu lực thi hành 17/6/1944. Từ đó đến nay trải qua 4 lần tu chỉnh. Lần tu chỉnh mới nhất là ngày 24/6/1999. Theo đó, nguyên thủ quốc gia là Tổng thống được bầu qua phổ thông đầu phiếu, với nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội có 63 đại biểu do dân bầu lên trong các khu vực bầu cử. Hiện có 6 khu vực bầu cử: khu vực Tây Bắc 10 đại biểu, Đông Bắc 10, phía Nam 10, Tây Nam 11, Bắc Reykjavik 11, và Nam Reykjavik 11 đại biểu.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 308.000, dưới 15 tuổi 20,5%, trên 65 tuổi 12,4%. Mật độ cư dân: 3,1 người/km2. Thành phố: 93,3%.  Sắc tộc: Icelandic 94%. Ngôn ngữ: Icelandic. Tôn giáo:  Tin lành Luther 86%, không tôn giáo 3%. Đất đai: Tổng diện tích: 103.000 km2. Diện tích đất: 38.707 km2. Địa điểm: đảo tận cùng phía bắc của Đại Tây Dương. Quốc gia láng giềng: gần nhất là đảo Greeland (Đan Mạch) phía tây. Địa thế: nguyên thủy núi lửa tạo thành, ba phần tư diện tích là đất hoang, đóng băng. Hồ, sa mạc bị xói mòn. Có một số suối nước nóng và khí hậu điều hòa nhờ bởi vịnh Stream. Thủ đô:  Reykjavik 198.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Olafur Ragnar Grimsson, sinh 14/5/1943, nhậm chức 1/8/1996 (tái bầu năm 2000, và 2004). Thủ tướng chính phủ: Jóhanna Sigurdardóttir, sinh 4/10/1942, nhậm chức 1/2/2009. Chính quyền địa phương: 23 khu vực, và 14 thị trấn độc lập. Ngân sách quốc phòng: 44,5 triệu. Quân đội chính quy: không có số liệu. Kinh tế: Công nghiệp luyện nhôm, chế biến thực phẩm. Nông sản: khoai tây củ cải. Tài nguyên: cá, thủy điện, năng lượng địa cầu, nguyên tử. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 0,1%. Chăn nuôi: trâu bò 65.000, gà 210.000, dê 440, heo 42.000, cừu 450.000. Đánh cá: 1,3 triệu tấn. Cung cấp điện: 16,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 4,8%, đóng góp 9%; công nghiệp 22,2%, đóng góp 27%; và dịch vụ 73%, đóng góp 64%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Krona (tháng 9/2010: 117,5=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 12,2 tỷ. Bình quân đầu người: 39.600. Tăng trưởng: -6,5%. Nhập khẩu: 3,3 tỷ. Bạn hàng: Đức 13%, Hoa Kỳ 9%, Norway 7,6%, Sweden 7,6%, Denmark 6,6%, Netherlands 5,2%. Xuất khẩu: 4,0 tỷ. Bạn hàng: Hoà Lan 17,6%, Anh 16,4%, Germany 15,9%, Tây Ban Nha 6,8%, Hoa Kỳ 6,6%. Du lịch: 611 triệu. Ngân sách quốc gia: 6,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,4 tỷ. Dự trữ vàng: 63.800 ozt. Nợ nước ngoài: 3,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 12,7%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 187.900 đầu xe, xe hơi cá nhân: 27.000. Bằng máy bay: 3,7 tỷ km, sân bay 5. Hải cảng: 2- Hafnarljordur, Reykjavik. Truyền thông: máy truyền hình 505/1000 cư dân, Radio 1075/1000. Điện thoại: 57,4/100. Internet: 93,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 78,6, nữ 83. Sinh xuất: 13,4/1000 người. Tử xuất: 6,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,2/1000 trẻ sơ sinh.  Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 45%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA). Hiệp ước Tổ chức Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
2. NORWAY  -  KINGDOM OF NORWAY (NA UY). 
A. Tiến trình phát triển.
Người cai trị Norway đầu tiên là Harald-Fairhaired nắm quyền lực năm 872. Giữa năm 800 và 1000, tộc người Viking của Norway đánh chiếm nhiều phần rộng lớn khắp Châu Âu. Quốc gia hợp nhất với Đan Mạch từ năm 1381 đến 1814, và với Sweden từ năm 1814 đến 1905. Năm 1905, Norway trở thành một quốc gia độc lập, với Hoàng tử Charles của Đan Mạch giữ ngôi vua. Norway đứng trung lập trong chiến tranh thế giới lần thứ I. Ngày 9/4/1940, Đức đánh chiếm Norway cho đến ngày giải phóng 8/5/1945 (Đức đầu hàng Đồng minh). Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Norway từ bỏ sự trung lập và gia nhập Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 28/11/1994, cử tri Norway phản đối việc nước này trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu qua cuộc “trưng cầu dân ý”.
Nguồn thủy điện phong phú đã mang lại cho Norway một nền công nghịêp vững chãi, và đã trở thành một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới. Norway cũng là nước sản xuất và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới nhờ có nguồn trữ lượng mở rộng tới Biển Bắc. Norway còn là nước có đội tàu biển hàng hải thương thuyền lớn nhất thế giới. Trong cuộc bầu cử 169 đại biểu Quốc hội ngày 12/8/2005, đảng Lao động (DNA) dẫn đầu chiếm 61 ghế, kế đến đảng Cấp tiến (FrP) 38 ghế, và thấp nhất đảng Tự do (V) 10 ghế. Đảng Lao động phải Liên minh với đảng Xã hội Cánh tả và đảng Trung dung để thành lập chính phủ Liên hiệp. Và Liên minh nầy vẫn duy trì quyền lực sau cuộc bầu cử ngày 13-14/9/2009. Norway gởi 500 quân cùng với NATO tham chiến tại Afghanistan.
Lưu ý. 19g ngay 27/10/2010
1. Quần đảo Svalbard là một nhóm đảo núi non nằm trong Biển Bắc có diện tích 62.024 km2 với 2.756 cư dân, trong đó đảo lớn nhất là Spitsbergen chiếm 38.990 km2 nơi đặt cơ quan và viên chức cai trị nằm khoảng 595 km phía bắc của Norway. Năm 1920, thông qua một Hiệp ước các thế lực chính châu Âu, thừa nhận quyền cai trị của Norway ở quần đảo này và nó sát nhập vào Norway năm 1925.
2. Đảo Jan Mayen là một đảo tạo thành bởi núi lửa có diện tích 372 km2, nằm ngoài khơi khoảng 909 km phía tây-tây bắc Norway. Nó sát nhập vào Norway năm 1929.
B. Norway ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Thụy Điển là Hiến pháp Quân chủ lập hiến. Nhà vua đương nhiệm của Thụy Điển là Harald V, sinh ngày 21/2/1937, người kế thừa Vua cha Olav V qua đời ngày 21/1/1991. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp ngày 17/5/1814. Từ đó đến nay Hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp trao quyền lập pháp cho Quốc hội. Nhà vua có thể sử dụng quyền phủ quyết, nhưng nếu một dự luật được Quốc hội thông qua 2 lần liền sau cuộc bầu cư thì dự luật trở thành luật, không cần sự chấp thuận của nhà vua. Vua là nguyên thủ Quốc gia, tư lệnh tối cao Quân đội, và là người thực hiện chức năng Hành pháp thông qua Hội đồng Nội các. Bộ trưởng trong Hội đồng Nội các được quyền tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của Quốc hội, nhưng không được quyền bỏ phiếu. Quốc hội có 169 đại biểu do dân bầu trực tiếp tại 19 khu vực bầu cử, mỗi khu vực bầu lên từ 4 đến 15 đại biểu phụ thuộc vào số cử tri trong khu vực đó. Nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội 4 năm.    
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.676.000, dưới 15 tuổi 18,3%, trên 65 tuổi 15,6%. Mật độ cư dân: 15,4 người/km2. Thành phố: 79%. Sắc tộc: Norwegian, Sami. Ngôn ngữ: Norwegian (chính), Sami, Finnish. Tôn giáo: Tin lành Luther 86%. Đất đai: Tổng diện tích: 323.802 km2,. Diện tích đất: 304.282 km2. Địa điểm: nằm ở phần phía tây của bán đảo Bắc Âu, tây bắc Châu Âu xa hơn bất cứ nơi nào trong phần đất Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Sweden, Finland, Russia phía đông. Địa thế: bờ biển cao lồi lõm là đường phân ranh của hàng chục ngàn hải đảo. Núi và cao nguyên bao phủ hầu hết diện tích, nhưng trong đó chỉ có 25% là rừng. Thủ đô: Oslo. Thành phố đông dân: Oslo 875.000, Bergen 223.773 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Harald V, sinh 21/2/1937, nhậm chức 17/1/1991. Thủ tướng chính phủ: Jens Stoltenberg, sinh 16/3/1959, nhậm chức 17/10/2005 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phưong: 19 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 5,5 tỷ. Quân đội chính quy: 19.100. Kinh tế: Công nghiệp khai thác dầu lửa, khí đốt, đóng tàu, chế biến thực phẩm, bột giấy và sản phẩm giấy, luyện kim, hóa chất, gổ xẽ, đánh cá. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, khoai tây. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, chì, sắt, nhôm nickel, đồng, quặng Sunfit, cá, gổ, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: 6,7 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 930.000, gà 3,4 triệu, dê 73.000, heo 830.000, cừu 2,4 triệu. Đánh cá: 3,29 triệu tấn. Cung cấp  điện: 139,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2,9%, đóng góp 3%; công nghiệp 21,1%, đóng góp 36%; và dịch vụ 76%, đóng góp 61%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Kroner (tháng 9/2010: 6,1=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 267,4 tỷ. Bình quân đầu người: 57.400. Tăng trưởng: -0,5%. Nhập khẩu: 65,8 tỷ. Bạn hàng: Sweden 15%, Germany 13,5%, Denmark 6,9%, Anh quốc 6,4%, Trung Quốc 5,7%, Hoa kỳ 5,3%. Xuất khẩu: 122,8 tỷ. Bạn hàng: Anh quốc 26,6%, Germany 12,2%, Hoà Lan 10,4%, France 8,2%, Sweden 6,5%, Hoa kỳ 5,9. Du lịch: 4,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 171,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 31,1 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 4.112 km. Bằng xe hơi: 2 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 494.000. Bằng máy bay: bay 10,2 tỷ km, sân bay 67. Hải cảng: 4- Bergen, Stavanger, Oslo, Kristiansand. Truyền thông: máy truyền hình: 653/1000 cư dân, Radio 917/1000. Điện thoại: 39,5/100. Internet: 92,1 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,4, nữ 82,9. Sinh xuất: 10,9/1000 người. Tử xuất: 9,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0.1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 100%, Trung học 100%, đại học 63%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA). Tổ chức Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
3. SWEDEN  -  KINGDOM OF SWEDEN (THỤY ĐIỂN).
A. Tiến trình phát triển.
Người Thụy Điển đã sống tại đây trên 5.000 năm, lâu hơn bất cứ người Châu Âu nào khác. Bộ tộc Gothic của Thụy Điển đóng vai trò chính trong việc làm tan rã đế quốc La Mã. Người Thụy Điển cũng đã giúp sáng tạo quốc gia Nga đầu tiên trong thế kỷ thứ 9. Thụy Điển bị Thiên chúa giáo hóa trong thế kỷ 11, và cũng là quốc gia Quân chủ trung ương tập quyền mạnh. Quốc hội (Riksdag) lập ra năm 1435, là quốc hội sớm nhất trên lục địa Châu Âu, với đại diện gồm tất cả các giai cấp trong xã hội. Người Thụy Điển giữ được độc lập tương đối từ sự cai trị của vua Đan Mạch. Và giải phóng hoàn toàn bởi Gustavus I trong cuộc nổi dậy năm 1521-1523. Ông ta thành lập chính quyền, tổ chức quân đội, và cho xây dựng nhà thờ Tin Lành Luther. Trong thế kỷ 17, Thụy Điển là nước mạnh nhất Châu Âu, cai trị gần như toàn bộ khu vực ven Bờ biển Baltic.
Có lúc thế lực Thụy Điển giảm dần, nhưng rồi lại mạnh lên sau đó. Trong chiến tranh chống lại Napoleon 1799-1815, cuối cùng Thụy Điển có thêm được phần đất của Na Uy. Thụy Điển vẫn giữ trung lập trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Sau hơn 4 thập kỷ cầm quyền, đảng Dân chủ Xã hội rời chính quyền năm 1976. Thủ tướng Olot Palm bị bắn chết ở Stockholm ngày 28/2/1986, kế tục ông ta là Ingvar Carlsson. Tháng 10/1991, Carl Bildt một người phi Xã hội Chủ nghĩa trở thành Thủ tướng, với sự ủy thác khôi phục lại nền kinh tế  cạnh tranh của Thụy Điển. Sau cuộc bầu cử năm 1994, đảng Dân chủ Xã hội trở lại chính quyền. Ngày 13/11/1994, cử tri Thụy Điển đồng thuận trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU), và ngày 1/1/1995, Thụy Điển gia nhập EU. Tháng 3/1996, Carlsson về hưu và được kế tục bởi Goran Persson.
Persson và đảng Dân chủ Xã hội của ông ta vẫn ở vị trí cầm quyền sau cuộc bầu cử ngày 20/9/1998, và ngày 15/9/2002, nhưng lại cầm quyền trong một chính phủ Liên hiệp. Ngày 11/9/2003, Bộ trưởng Ngoại giao bà Anna Lindh bị đâm (bằng dao) chết trong một siêu thị ở Stockholm. Ngày 14/9/2003, cử tri Thụy Điển không đồng ý việc nước nầy sử dụng đồng EURO thay cho tiền đồng Thụy Điển. Tháng 3/2004, Mijailo Mijailovic thủ phạm giết bà Anna hồi tháng 9/2003, bị kết án tù chung thân, nhưng sau đó tòa phúc thẩm xét thấy rằng anh ta là một người mất trí và gởi anh ta tới bệnh viện tâm thần. Sau khi báo chí lên tiếng về vai trò của bà Laila Freivalds trong vụ hình biếm họa trên Internet, phỉ báng nhà tiên tri Muhammad tại Đan Mạch làm nổ ra một làn sóng người chống đối của tín đồ Hồi giáo khắp nơi.
Ngày 21/3/2006, bà Freivalds từ chức. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/9/2006, Liên minh Trung-hửu do Fredrik Reinfeldt cầm đầu đánh bại đảng Dân chủ Xã hội. Ngày 18/6/2008, Quốc hội thông qua đạo luật thành lập cơ quan An ninh với nhiệm vụ giám sát các hoạt động bưu chính viển thông, và các phương tiện truyền thông điện tử khác xuyên quốc gia. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu Norway nhất là xe hơi, nhưng được phục hồi vào giữa năm 2009. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 19/9/2010, Liên minh Trung-hửu do Fredrik Reinfeldt vẫn giành chiến. 
B. Sweden ngày nay.             
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Thụy Điển theo chế độ Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1975. Nhà vua đương nhiệm là Carl XVI Gustaf kế thừa nhà vua (ông nội) Gustaf VI Adolf qua đời ngày 15/9/1973. Vua là nguyên thủ quốc gia, nhưng không thực hiện chức năng chính quyền. Quốc hội một viện, gồm 349 đại biểu do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Toàn quốc chia thành 29 khu vực bầu cử bầu ra 310 đại biểu. 39 đại biểu còn lại chia cho các đảng chính trị theo một tỷ lệ nhất định. Muốn dự phần đảng dó phải đạt nhất là 4% tổng số phiếu bầu toàn quốc.phiêú bầu. Lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội được quyền thành lập chính phủ. Có thể Liên minh với đảng khác để thành lập chính phủ Liên hiệp.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 9.074.000, dưới 15 tuổi 15,5%, trên 65 tuổi 19,3%. Mật độ cư dân: 21,2 người/km2. Thành phố: 84,6%. Sắc tộc: Swedish 89%, Finnish 2%, Sami và sắc tộc khác 9%. Ngôn ngữ: Swedish (chính), Sami, Finnish. Tôn giáo: Tin lành Lutheran 87%, tôn giáo khác 13%. Đất đai: Tổng diện tích: 450.295 km2. Diện tích đất: 410.335 km2. Địa điểm: trên bán đảo phía Bắc Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Norway phía tây, Đan Mạch phía nam, Phần Lan phía đông. Địa thế: Núi non dọc theo đường biên giới tây bắc chiếm 25% diện tích. Đất bằng phẳng chiếm cả miền trung và miền nam, trong đó có nhiều hồ lớn. Thủ đô: Stockholm. Thành phố đông dân: Stockholm 1.279.000, Goteborg: 792.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Lọai chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Carl XVI Gustaf, sinh 30/4/1946, nhậm chức 19/9/1973. Thủ tướng chính phủ: Fredrik Reinfeldt, sinh ngày 4/8/1965, nhậm chức 5/10/2006 (tái bầu 2010). Chính quyền địa phương: 21 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 5,6 tỷ. Quân đội chính quy: 13.050. Kinh tế: Công nghiệp sắt thép, xe hơi, trang thiết bị cơ bản, sản phẩm giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, khoai tây, củ cải đường. Tài nguyên: sắt, chì, nhôm, bạc, đồng, Uranium, gổ xẽ, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 6%. Chăn nuôi: trâu bò 1,6 triệu, gà 6,5 triệu, heo 1,7 triệu, cừu 505.466. Đánh cá: 276.800 tấn. Cung cấp điện: 144,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2%, đóng góp 1,1%; công nghiệp 28,2%, đóng góp 29%; và dịch vụ 70,7%, đóng góp 69%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Krona (tháng 9/2010: 7,1=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 331,4 tỷ. Bình quân đầu người: 36.600. Tăng trưởng: -5,1%. Nhập khẩu: 120,5 tỷ. Bạn hàng: Germany 17,2%, Denmark 9%, Thụy Điển 8,1%, Anh Quốc 5,9%, Netherlands 5,7%, Phần Lan 5,6%, France 4,5%. Xuất khẩu: 130,8 tỷ. Bạn hàng: Đức 9,7%, Hoa kỳ 9,2%, Norway 9,1%, Anh quốc 7,1%, Denmark 6,8%, Finland 5,9%, Pháp 4,9%, Netherlands 4,7%. Du lịch: 12,5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 221,1 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 27,4 tỷ. Dự trữ vàng 4,0 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: -0,3%. Vận chuyển:  Đường xe lửa: 11.525 km. Bằng xe hơi: 4,2 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 475.900. Bằng máy bay: bay 11,9 tỷ km, sân bay 152. Hải cảng: 3- Goteborg, Stockholm, Malmo. Truyền thông: máy truyền hình 551/1000 cư dân, Radio 932/1000. Điện thoại: 55,6/100. Internet: 90,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 78,7, nữ 83,4. Sinh xuất: 10,1/1000 người. Tử xuất: 10,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,01%. Chết trước tuổi trưởng thành: 2,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 99%, trung hoc 100%, đại học 65%.
Tham gia  tổ chức Quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và tất cả các tổ chức đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
4. FINLAND  -  REPUBLIC OF FINLAND (PHẦN LAN).
A. Tiến trình phát triển.
Người Phần Lan định cư ở đây khoảng đầu công nguyên từ vùng Ural, bị sát nhập vào Thụy Điển năm 1154. Năm 1809, khu vực nầy là Lãnh địa tự trị của một công tước hàng đầu trong đế quốc Nga. Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, và năm 1919 trở thành một nước Cộng hòa. Ngày 30/11/1939, Liên bang Xô Viết xâm lăng Phần Lan buộc nước này phải nhượng cho Liên Xô một vùng đất rộng 41.871 km2 . Sau chiến tranh thế giới II, bị buộc phải kéo dài thêm sự nhượng địa ấy, và đến năm 1948, lại ký hiệp ước hỗ tương giữa hai nước Liên Xô - Phần Lan. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, tháng giêng năm 1992, Phần Lan và Liên bang Nga xóa bỏ hiệp ước này bằng một hiệp ước mới. Cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 16/10/1994, cử tri Phần Lan đồng ý gia nhập Liên hiệp Châu Âu. Và chính thức gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU) ngày 1/1/1995.
Tại vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống ngày 15/1/2006, có 5 ứng viên dự tranh, đương kim Tổng thống Tarja Halonen dẫn đầu cũng chỉ chiếm 46,3% phiếu bầu. Tại vòng bầu chung cuộc ngày 29/1/2006, Haronen đắc cử với 51,8%. Cuộc bầu cử 200 đại biểu Quốc hội ngày 18/3/2007, đảng Trung lập (KESK) dẫn đầu chiếm 51 ghế, đảng Quốc gia (KOK) 50 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại, cao nhất là đảng Dân chủ Xã hội (SDP) 45 ghế, và thấp nhất đảng Sự thật Phần Lan 5 ghế. Đáng lưu ý là cuộc bầu cử Quốc hội lần nầy, có tới 42% phụ nử đắc cử. Ngày 23/9/2008, một vụ đánh bom tự sát tại trường Dạy nghề Kauhajoki giết chết 11 người. Ngày 10/10/2008, nguyên tổng thống Martti Ahtisaari được ban cấp giải Nobel Hòa bình vì những nổ lực cử ông ta trong việc trung gian hòa giải các xung đột quốc tế.
Lưu ý:
Quần đảo Aland cũng gọi là Ahvenanmaa một tỉnh tự trị của Phần Lan là một nhóm đảo nhỏ với diện tích 1.527 km2 nằm trong vịnh Bothnia, cách Thụy Điển 64 km và cách Phần Lan 38 km. Mariehamn là hải cảng chính của quần đảo này.
B. Finland ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp mới ngày 1/3/2000 (thay thế Hiến pháp năm 1919) khẳng định Phần Lan là một nước Cộng hòa. Theo đó Tổng thống chọn người đứng ra thành lập chính phủ. Nhưng thật sự lảnh tụ đảng nào chiếm đa số ghế tại Quốc hội đương nhiên sẽ là Thủ tướng. Đường lối đối nội thuộc trách nhiệm của chính phủ. Còn chính sách đối ngoại vả quan hệ với Liên hiệp Châu Âu là trách nhiệm chung của Tổng thống và chính phủ. Quốc hội có một viện gồm 200 đại biểu được bầu lên trong các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Có 15 khu vực bầu cử. Số đại biểu mỗi khu vực tùy theo số cư dân nhiều ít. Quốc hội có thể bị giải tán trước nhiệm kỳ bởi Tổng thống. Tổng thống được bầu trực tiếp trên toàn quốc với nhiệm kỳ 6 năm. Trường hợp không có ứng viên nào chiếm đa số tuyệt đối thì sẽ tổ chức bầu vòng chung cuộc cho 2 ứng viên có số phiếu cao nhất của vòng đầu.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.255.000, dưới 15 tuổi 16,2%, trên 65 tuổi 17,2%. Mật độ cư dân: 17,3 người/km2. Thành phố: 84,8%. Sắc tộc: Finnish 93%, Swedish 6%. Ngôn ngữ: Finnish, Swedish (chính cả hai). Tôn giáo: Tin lành Lutheran 83%, không tôn giáo 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 338.145 km2,. Diện tích đất: 303.815 km2. Địa điểm: trên bán đảo phía bắc Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Norway phía bắc, Sweden phía tây, Liên bang Nga phía đông. Địa thế: miền trung và miền nam là hai vùng bằng phẳng với những ngọn đồi thấp và nhiều hồ. Miền bắc có nhiều núi non dày đặc cao từ 3000-4000 ft, trên mặt nước biển trung bình. Thủ đô: Helsinki: 1.107.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Lọai chính quyền: Cọng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Tarja Halonen, sinh 24/12/1943, nhậm chức 1/3/2000 (tái bầu tháng 1/2006). Thủ tướng chính phủ: Mari Kiviniemi, sinh 27/9/1968, nhậm chức 22/1/2010. Chính quyền địa phưong: 6 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 4,2 tỷ. Quân đội chính quy: 22.600. Kinh tế: Công nghiệp sản xuất kim loại, điện tữ, tinh chế đồng, đóng tàu, bột giấy, và giấy viết, hóa chất, hàng dệt, may mặc. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường. Tài nguyên: kim loại trắng cứng xanh, sắt, đồng, bạc, nhôm, gổ xẻ. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi: trâu bò 929.086, gà 5,4 triệu, dê 6.700, heo 1,4 triệu, cừu 110.000. Đánh cá: 162.341 tấn. Cung cấp điện: 73,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 4,5%, đóng góp 4%; lao động công nghiệp 18,2%, đóng góp 33%; lao động dịch vụ 77,3%, đóng góp 63%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 178,8 tỷ. Bình quân đầu người: 34.100. Tăng trưởng: -8,1%. Nhập khẩu: 59 tỷ. Bạn hàng: Germany 15,6%, Russia 14%, Sweden 13,7%, Netherlands 6,6%, Trung Quốc 5,4%. Xuất khẩu: 62,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 11,3%, Sweden 10,5%, Russia 10,1%, Anh 6,5%, Hoa Kỳ 6,5%, Netherlands 5,1%. Du lịch: 3,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 132,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 6,1 tỷ. Dự trữ vàng: 1,5 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 0%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.739 km. Bằng xe hơi: 2,4 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 374.900. Bằng máy bay: bay 11,1 tỷ km, sân bay 76. Hải cảng: 4- Helsinki, Turku, Rauma, Kotka. Truyền thông: máy truyền hình 643/1000 cư dân, Radio 1.564/1000. Điện thoại: 26,9/100. Internet: 84,1/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,6 nữ 82,8. Sinh xuất: 10,4/1000 người. Tử xuất: 10,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,02%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 100%, trung học 100%, đại học 83%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
5. UNITED KINGDOM - UNITED KINGDOM Of GREAT BRITAIN and NORTHERN ICELAND (VƯƠNG QUỐC ANH).
A. Tiến trình phát triển.
Vương quốc Anh và Bắc Ireland bao gồm England, Wales, Scotland, và Bắc Ireland. Dưới đây là vài nét đặc điểm về nước Anh.
* Nữ hoàng và gia đình Hoàng gia: Nhà vua cai trị Vương quốc là Elizabeth II thuộc dòng họ Windsor, sinh 21/4/1926, con gái trưởng của vua George VI. Bà ta kế thừa vua cha ngày 6/2/1952, và chính thức đăng quang ngày 2/6/1953. Bà kết hôn ngày 20/11/1947, với Trung úy Philip Mountbatten, sinh 10/6/1921, nguyên là Hoàng thân Hy lạp. Ông ta được phong tước Công quốc của Edinburgh và tước hiệu H.R.H ngày 19/11/1947. Ngày 27/2/1957, Philip được bổ nhiệm Hoàng thân của vương quốc Anh thống nhất và Bắc Ireland. Hoàng tử Charles Philip Arthur George sinh 14/11/1948 là Hoàng thân của Wales và là người thừa kế ngôi vua từ Nữ hoàng. Con trai thứ nhất của ông ta William Philip Arthur Louis, sinh 21/6/1982 là người thứ hai bậc kế thừa ngôi vua của Anh Quốc.
* Quốc hội Anh là cơ quan Lập pháp của Vương quốc Anh thống nhất với thẩm quyền làm luật cụ thể trên các đơn vị hành chánh hải ngoại phụ thuộc. Quốc hội gồm có 2 viện: Hạ viện (House of Commons) có 646 đại biểu được bầu lên bằng cách trực tiếp bỏ phiếu trong các khu vực bầu cử chỉ định: England 529, Wales 40, Scotland 59, Northern Ireland 18. Thượng viện (House of Lords), theo sau một sự cắt giảm mạnh mẽ về số lượng quý tộc cha truyền con nối năm 1999, đến tháng 7/2007 thành viên Thượng viện gồm có 92 quý tộc cha truyền con nối, 629 quý tộc suốt đời, 2 tổng giám mục, và 24 giám mục của Anh quốc giáo. Tổng cọng 747 Nghị sĩ.
* Tài nguyên và công nghiệp: Công việc chính của nước Anh là sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Công nghiệp thép và sử dụng thép sản xuất công cụ đóng góp hơn 50% hàng xuất khẩu. Có hơn 60 triệu mẫu Anh đất (1 mẫu Anh = 0,405 mẫu tây, tức là 1 acre = 0,405ha) ở England, Wales và Scotland, trong đó 46 triệu mẫu khai thác nông nghiệp, và 17 triệu có thể trồng trọt, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi. Các mỏ dầu lửa, và khí đốt thiên nhiên lớn được tìm thấy ở biển Bắc và khai thác dầu để bán được thực hiện từ năm 1975. Anh Quốc cũng có trữ lượng lớn than đá. Anh nhập khẩu toàn bộ sợi bông, cao su, lưu huỳnh, 80% lông cừu, 50% quặng sắt, thực phẩm, một số lượng đáng kể thuốc lá, y dược, và giấy. Hàng hóa sản xuất làm từ những nguyên liệu cơ bản này xuất khẩu ra nước ngoài từ thời đại công nghiệp.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Anh Quốc là máy móc, trang thiết bị, dược phẩm, hàng dệt, quần áo, xe hơi, xe vận tải, sắt, thép, máy kéo, tàu thuyền, máy bay phản lực, máy móc nông nghiệp, thuốc giảm đau, radio, máy truyền hình, rada, trang thiết bị hàng hải, các dụng cụ nghiên cứu khoa học, trang thiết bị quân sự và rượu Whisky.
* Giáo dục và tôn giáo: Nhà thờ Anh giáo là nhà thờ đạo Tin lành. Nữ hoàng Anh vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Anh giáo, với quyền chỉ định bổ nhiệm Tổng giám mục, giám mục và các chức sắc tôn giáo liên quan. Có hai tỉnh cầm đầu giáo hội là Tổng giám mục đó là tỉnh Canterbury và York. Nhà thờ nổi tiếng nhất là Westminster Abbey (1050-1760) nơi làm lễ đang quang và đặt lăng mộ của Elizabeth I, Mary, Hoàng hậu của Scotland, các nhà vua, nhà thơ, và chiến sĩ trận vong. Anh Quốc có trên 70 trường đại học, trong đó có hai trường nổi tiếng nhất là Oxford và Cambridge.
Lịch sử: Anh Quốc là một phần của lục địa Châu Âu cho đến khoảng năm 6000 Trước nông nguyên (TCN) thì do vận động của trái đất nó bị tách ra khỏi lục địa. Những người định cư vẫn tiếp tục băng qua thủy lộ Anh trong suốt thời gian dài sau đó. Người Tây Âu Cổ đại (Celt) đến đây  cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm. Ngôn ngữ của họ còn tồn tại ở Welsh và trong nội địa  Gaelic. Anh Quốc (England) bị La Mã đánh chiếm, và sát nhập vào đế quốc La Mã năm 43 (TCN). Năm 410 Sau công nguyên (SCN), khi quân đoàn La Mã rút khỏi Anh Quốc thì một làn sóng người Jutes, Angles và Saxons đến từ đất liền Đức quốc. Họ kháng cự các cuộc tấn công của người Đan Mạch để giữ quyền thống trị từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11. Cuộc xâm lăng thành công năm 1066 của người nói tiếng Pháp vùng Norman. Họ hợp nhất England với nước Pháp cai trị họ.
Năm 1215, giới quý tộc có quyền thế trong Hoàng gia buộc Vua John ký tuyên ngôn gọi là “Magna Carta” bảo đảm các quyền tự do dân sự, và chính trị. Nhà nước không được can thiệp vào các vấn đề riêng tư của cá nhân, và chỉ cai trị theo luật. Trong những thập niên sau đó, các cơ cấu nền tảng cho một Quốc hội được hình thành. Triều đình Anh đòi phần lớn đất đai từ nước Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài hơn 100 năm từ 1338 đến 1453 và nước Anh bị đánh bại. Hai năm sau, nước Anh lại xảy ra nội chiến gọi là chiến tranh Hoa hồng. Hoa hồng là quốc huy nước Anh thời đó. Nội chiến từ năm 1455 đến 1485 chấm dứt, với việc thành lập vương triều Tudor hùng mạnh. Văn minh Anh phát triển rực rỡ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh tế tăng nhanh trong một thời gian dài cùng với sự ổn định xã hội, nó đã vượt xa tất cả các nước trong lục địa Châu Âu.
Tôn giáo hoàn toàn độc lập khi nhà thờ Anh quốc giáo ly khai khỏi Giáo hoàng La Mã năm 1534. Dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I, Anh Quốc trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trên biển cả, dẫn đến việc thành lập các thuộc địa trong thế giới mới, mở rộng buôn bán với Châu Phi và Viễn Đông. Năm 1603, Scotland hợp nhất với Anh Quốc khi James VI của Scotland được tôn làm vua James I của nước Anh. Cuộc tranh chấp giữa Quốc hội và nhà vua Stuart biến thành một cuộc nội chiến đẩm máu 7 năm (1642-1649) và thành lập một nền cộng hòa dưới quyền lãnh đạo của Puritan Oliver Cromwell. Chế độ quân chủ được phục hồi năm 1660. Cuộc nổi dậy của Glorious năm 1688, xác nhận quyền lực tối cao được giao cho Quốc hội. Năm 1689, một luật về thẩm quyền được công bố. Trong thế kỷ 18, thẩm quyền của Quốc hội được mở rộng.
Cải tiến cách quản lý hãng xưởng và kỷ thuật được mọi người tích cực tiếp nhận đưa đến cuộc cách mạng công nghệ vào những năm cuối thế kỷ. Tại thời điểm nầy, 13 thuộc địa Bắc Mỹ bị mất bởi người định cư Anh đứng lên làm bạo loạn thành lập Liên bang Hoa Kỳ năm 1776, nhưng lại được thay thế bằng cách chiếm thuộc địa mới Úc Đại Lợi, và mở rộng vùng thống trị đế quốc ở Canada, và Ấn độ. Vai trò của Anh trong việc đánh bại Napoleon năm 1815, đã củng cố thêm vị trí Anh như một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Sự mở rộng quyền bầu cử trong năm 1832, và thành lập các nghiệp đoàn lao động năm 1867, cùng với việc phát triển giáo dục công lập phổ cập là những thay đổi mạnh mẽ về mặt xã hội. Công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thế kỷ 19 cũng là những bước tiến tại nước Anh mà không có quốc gia nào tại Châu Âu có thể đạt tới.
Nhiều phần rộng lớn trên lục địa Châu Phi và Châu Á được cộng thêm vào phần đất của đế quốc trong thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria 1837-1901. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, mặc dù là nước chiến thắng, Anh Quốc cũng phải chịu sự tổn thất lớn lao, và gián đoạn trong phát triển kinh tế. Năm 1921, Ireland ly khai trở thành một quốc gia độc lập, và công cuộc vận động để trở thành quốc gia độc lập là những hoạt động của người bản xứ ở Ấn Độ và các thuộc địa khác. Anh Quốc đã phải chịu nhiều thiệt hại như là mục tiêu của các trận mưa bom trong đệ II thế chiến, nhưng vẫn tiếp tục kháng cự đơn phương chống lại Đức Quốc trong nhiều năm sau khi Pháp bị đánh gục từ năm 1940. Công nghiệp tiếp tục phát triển trong thời kỳ sau chiến tranh, nhưng Anh Quốc bị mất vị trí lãnh đạo thế giới trước các thế lực đang lên khác là Hoa Kỳ, và Liên Xô.
Chính phủ lao động đề ra các chương trình thay đổi xã hội, quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp cơ bản, và mở rộng an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính phủ bảo thủ của thủ tướng Margaret Thatcher sau đó cố gắng gia tăng vai trò của các công ty tư nhân. Năm 1987, bà Thatcher trở thành nhà lãnh đạo Anh Quốc đầu tiên kể từ 160 năm nay được bầu làm Thủ tướng liên tục trong ba nhiệm kỳ. Do không còn được ưa chuộng của quần chúng, bà từ chức thủ tướng tháng 11/1990. Người kế tục bà ta là John Major lãnh đạo đảng bảo thủ và đã chiến thắng trong cuộc đầu phiếu ngày 9/4/1992. Anh Quốc ủng hộ Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc chống lại Iraq và gởi quân tham chiến trong cuộc chiến tranh vùng vịnh Persian năm 1991. Đường hầm ngầm xuyên biển nối liền Anh Quốc với lục địa Châu Âu chính thức khai trương ngày 6/5/1994.
Quan hệ của Anh Quốc và Liên hiệp Châu Âu xấu đi trong năm 1996, khi Liên hiệp Châu Âu cấm nhập thịt bò của Anh Quốc, bởi vì nạn dịch bò điên (madcow). Ngày 1/5/1997, đảng lao động trở lại cầm quyền, chiến thắng với số phiếu áp đảo lớn nhất kể từ năm 1935. Lãnh tụ đảng lao động Tony Blair 43 tuổi trở thành vị Thủ tướng trẻ nhất từ năm 1812. Ngày 31/8/1997, Diana công nương của x Wales chết trong một vụ đụng xe ở Paris. Anh Quốc đóng vai trò hàng đầu trong khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) oanh kích chống lại Yugoslavia từ tháng 3 đến tháng 6/1999 và đóng góp 12.000 quân cho lực lượng đa quốc giữ gìn an ninh ở Kosovo (KFOR). Nông nghiệp và du lịch phải đương dầu với nạn dịch "lở mồm long móng" trên bò nuôi trong các trang trại vào tháng 3 và 4/2001.
Tony Blair lãnh tụ đảng Lao động dành thắng lợi áp đảo trong một cuộc bầu cử khác ngày 7/6/2001. Sau vụ khủng bố cướp máy bay tấn công vào hai tòa nhà trung tâm thương mại quốc tế ở New York, Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, Anh Quốc gi vai trò quan trọng trong chiến tranh chống khủng bố do Hoa Kỳ lãnh đạo. Anh Quốc tham gia cùng Hoa Kỳ ném bom Afghanistan ngày 7/10, và là quốc gia lãnh đạo hàng dầu trong lực lượng giữ gìn hòa bình đa quốc trú đóng ở Kabul theo sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 20/12/2001. Tháng 9/2002, trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ thủ tướng Blair tuyên bố sẽ hậu thuẫn Hoa Kỳ chống lại Iraq bằng hành động quân sự để loại bỏ vũ khí có sức tàn phá lớn lao. Vượt qua cả sự bất đồng ngay chính trong nội các của ông ta, Blair cam kết sẽ gởi quân Anh cùng với Hoa Kỳ xâm lăng Iraq trong tháng 3/2003.
Lực lượng Anh hiện vẫn còn trú đóng ở miền nam Iraq. Uy tín của Blair bị thách thức sau cái chết của chuyên viên điều tra David Kelly. Người ta đang nghi ngờ và tranh luận việc Iraq có hay không tồn trử vủ khí sinh hóa có sức sát thương hàng loạt trước khi bị xâm lăng. Quốc hội và cả Hội đồng thẩm phán đang xem xét và đánh giá vấn đề nầy. Một ủy ban điều tra cầm đầu bởi Lord Butler ngày 14/7/2004 đã đi đến kết luận rằng tin tức tình báo đã sai lầm trước khi tiến hành cuộc xâm lăng, rằng các bằng chứng cho thấy sự kiện liên quan đã bị bóp méo. Trong cuộc bầu cử ngày 5/5/2005, Blair trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của đảng Lao động thắng cử trong 3 nhiệm kỳ liên tục, nhưng do bị chống đối trong việc gởi quân tham chiến với Hoa Kỳ ở Iraq nên bị giảm thế đa số ở Hạ viện.
Ngày 7/7 bốn vụ ôm bom tự sát tại 3 nơi trong đường hầm xe lửa, và 1 xe bus làm chết 56 người và hàng trăm người bị thương. Cảnh sát đã nhận diện được 3 trong 4 người Anh ôm bom tự sát có gốc Pakistan. Đạo luật chống khủng bố và Đạo luật quy định quyền dân sự cho các cặp đồng cùng giới tính có hiệu lực từ tháng 12/2005. Ngày 10/8/2006, giới chức có thẩm quyền Anh tuyên bố họ đã chận đứng âm mưu khủng bố dùng chất nổ lỏng cho nổ một máy bay chở khách từ Anh Quốc đi Hoa Kỳ. Trên 20 người tình nghi đã bị bắt tại Anh Quốc, và Pakistan. Những người nầy đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vụ việc trên. Đối diện với bất đồng ngày càng tăng trong nội bộ đảng, ngày 7/9 Thủ tướng Blair cam kết sẽ từ chức vào năm tới. Ngày 27/6/2007, Blair từ chức, và được kế thừa bởi Gorden Brown, người Scotland, Bộ trưởng Ngân khố từ năm 1997-2007.
Ngày 29/6 Cảnh sát phát hiện một âm mưu đánh bom bằng xe tại Luân Đôn, và hôm sau 30/6 tại phi trường Glasgow Scotland, bắt gi 7 người tình nghi hầu hết là công nhân y dược, sinh trưởng ở nước ngoài. Trận lụt trong tháng 7-8/2007, ở England làm thiệt hại trên 2 tỷ USD. Để chống đở với cuộc khủng hoảng tài chánh lan nhanh trên toàn cầu, ngày 13/10/2008 Thủ tướng Brown đề ra kế hoạch tài trợ 3 ngân hàng quốc doanh, và các ngân hàng khác số tiền lên đến 63 tỷ. Cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ sau Thế chiến II, khiến cử tri thất vọng với đảng Lao động và ông Brown, nên đã dồn phiếu cho Bảo thue và đảng Dân chủ Tự do trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5/2010.
Lưu ý.
1. Về xứ Wales: Công quốc Wales ở phía tây Anh quốc, chiếm 20.761km2 diện tích và 2.966.000 cư dân (2006). Cardiff là thủ đô của nó với 319.700 cư dân. Dưới 20% cư dân xứ Wales nói tiếng Anh và Walsh. Và khoảng 32.000 cư dân chỉ nói được tiếng Welsh. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1979, về việc tổ chức bầu cử quốc hội cho xứ Wales, bị đa số cử tri phản đối với tỷ lệ phiếu 4-1. Một đề nghị luật tương tự được chấp nhận ngày 18/9/1997 với số phiếu sít sao. Cuộc bầu cử 60 ghế cho quốc hội được tiến hành ngày 6/5/1999, và ngày 1/5/2003. Vài nét về lịch sử: Từ rất sớm người xâm lược Anglo-Saxon đã đẩy người Celtic vào núi Weles, có khi người ta còn gọi nó là Waelise tức người Welsh hoặc người nước ngoài. Tại đó họ thành lập một quốc gia riêng. Các nhà (cai trị) của dòng họ Gwynedd trong thế kỷ 13, xua quân đánh England nhưng bị đánh bại năm 1283. Con trai của Edward Caernarvon là Edward I của England thành lập công quốc Wales năm 1301.
2. Về Scotland: Scotland là một vương quốc hiện hợp nhất với England và Wales thành Anh Quốc (Great Britain) chiếm 37% phía bắc của đảo chính British và các đảo Hebrides, Orkney, Shetland cùng với nhiều đảo nhỏ khác. Scotland có chiều dài 442 km, chiều rộng 241 km, chiếm 78.752 km2 và 5.117.400 cư dân (2006). Một vành đai đất thấp khoảng 96 km chiều rộng từ vịnh Clyde tới vịnh Forth phân ranh vùng đất cao nông nghiệp phía nam và vùng đá hoa cương của phía bắc. Khu vực này chiếm 75% dân số và hầu hết làm việc trong công nghiệp. Cao nguyên là thắng cảnh nổi tiếng, du khách bị cuốn hút bởi săn bắn và câu cá. Nó còn là nơi phát triển công nghiệp của tương lai bởi có rất nhiều công trình thủy điện. Edinburgh là thủ phủ với 449.000 cư dân. Glasgow là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước Anh với 579.000 cư dân. Nó là nơi đóng tàu tổng hợp và là một bến cảng vượt đại dương ở Clyde.
Aberdeen với 227.430 cư dân ở phía đông bắc của Edinburgh là một cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp đá hoa cương, chế biến cá và nơi đặt trụ sở của cơ quan thăm dò dầu khí ở Biển Bắc. Dundee với 150.250 cư dân cũng ở phía đông bắc Edinburgh là trung tâm công nghiệp đánh bắt và chế biến cá. Có khoảng 90.000 người nói tiếng Gaelic thông thạo như tiếng Anh. Vài nét về lịch sử: Scotland được gọi là Caledonia, sau khi người La Mã đánh bộ tộc Celtic bản địa và chiếm khu vực phía nam từ thế kỷ thứ I. Trong thế kỷ thứ IV, Hội truyền giáo từ Anh Quốc đã đến đây truyền đạo Thiên chúa, nhưng cho đến thế kỷ thứ 6, St. Columba một tu sĩ người Ireland mới cảm hóa được nhiều người Scotland theo đạo Thiên chúa. Vương quốc Scotland được thành lập năm 1018. William Wallace và Robert Bruce cả hai đã đánh bại quân đội Anh lấn chiếm trong hai cuộc xâm lăng năm 1297 và 1314.
Năm 1603, James VI của Scotland, con trai của Mary, Nử hoàng Scotland kế thừa ngôi vua Anh, gọi là James I và thực hiện việc hợp nhất thành một vương quốc duy nhất. Năm 1707, đại biểu của Scotland được thâu nhận vào Quốc hội Anh như một quốc hội thống nhất từ hai quốc hội riêng lẻ trước đây. Nội các nước Anh cử ra một cơ quan, hàng bộ trưởng điều hành Scotland. Đảng quốc gia Scotland ra sức vận động cho sự độc lập. Năm 1959, trong một nỗ lực thành lập một Quốc hội Scotland đưa ra trưng cầu dân ý, nhưng bị đánh bại. Tuy nhiên, dư luật lập ra một cơ quan lập pháp cấp vùng với thẩm quyền giới hạn trong phạm vi thuế khóa đã được thông qua với số phiếu áp đảo ngày 11/9/1997. Và cuộc bầu cử 129 đại biểu quốc hội diển ra ngày 6/5/1999, và ngày 1/5/2003.
Đài tưởng niệm của Rober Bruce, Sir Walter Scott, John Knox, và Mary Nử hoàng Scots đã cuốn hút nhiều du khách đến thăm, bởi cảnh đẹp của Trossachs, Lock Katrine, Lock Lomond và dòng tu không còn nguyên vẹn. Ngành cơ khí là công nghiệp quan trọng nhất ở Scotland nó tập trung vào các mặt hàng máy trang bị văn phòng, xe hơi, điện tử và nhiều hàng hóa tiêu dùng khác. Dầu lửa và khí đốt thiên nhiên được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Bắc đã kích thích và hậu thuẫn cho công nghiệp trên bờ phát triển nhanh hơn. Sản phẩm của Scotland còn có hàng len với chất lượng cao, len sợi mịn, len sợi nhám, hàng tơ lụa, hàng sợi lanh, sợi đay. Chăn nuôi Scotland từng nổi tiếng nhất thế giới là giống bò và cừu nuôi. Đánh cá đạt tới một lượng lớn cá trích, cá tuyết, cá trắng nhỏ, chế biến thành cá đóng hộp. Rượu Whisky là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất thế giới.
3. Quần đảo Hebrides là một nhóm khoảng 500 đảo và 100 cư dân ngoài khơi bờ phía tây. Trong nội địa đảo Hebrides gồm Skye, Mull và Lona một thiểu số chiếm khoảng 1/3 dân số yêu cầu bãi bỏ các điều kiện về tài sản trong các cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Các cuộc bạo loạn và khủng bố gia tăng giữa tín đồ Thiên chúa giáo và lực lượng vũ trang cộng hòa Ireland (bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trong cộng hòa Ireland) và các nhóm Tin lành, cảnh sát và quân đội Anh. Thủ tướng kế nhiệm Bắc Ireland cho thực hiện nhiều chương trình cải cách nhưng không thành công bởi nhiều phần tử cực đoan của cả hai bên. Giữa năm 1969 và 1994 có hơn 3.000 người bị giết trong các cuộc bạo loạn phe nhóm ngay cả trong đất liền England. Ngày 30/3/1972, Anh Quốc đình chỉ hoạt động của Quốc hội Bắc Ireland. Và đưa nó vào sự cai trị trực tiếp của Anh.
Năm 1993, khi những người ôn hòa thắng lợi trong một cuộc bầu cử Hạ viện mới một chính phủ Liên hiệp được thành lập. Năm 1994, một cuộc nổi dậy của những người Tin lành truất phế chính phủ Liên hiệp, và Anh Quốc tái lập việc cai trị trực tiếp. Bắc Ireland khắc sâu vào lịch sử như một tấm thảm kịch trong năm 1981 bởi cái chết của 10 người Ireland quốc gia chủ nghĩa chết trong nhà tù Maze gần Belfast khi họ đang tuyệt thực. Năm 1985, Hillsborough đồng ý trao lực lượng vũ trang cọng hoà Ireland bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, để có tiếng nói trong chính quyền Bắc Ireland. Thỏa hiệp này bị những người trung thành với Ulster phản đối mạnh mẽ. Ngày 12/12/1993, Anh Quốc và Ireland công bố các nguyên tắc để giải quyết xung đột tại Bắc Ireland. Ngày 31/8/1994, lực lượng võ trang cộng hòa Ireland (IRA) tuyên bố ngưng bắn và rằng nó sẽ dựa vào các mục tiêu đã thỏa thuận được thực hiện như thế nào để có những bước tiếp theo.
Ngày 9/2/1996, lực lượng cộng hòa Ireland tái tục sách lược khủng bố của nó. Ngày 20/7/1997, các bên đạt được một thỏa ước ngưng bắn mới và tái lập các cuộc thương thảo hòa bình vào ngày 15/8. Một giải pháp giải quyết vấn đề đạt được vào ngày thứ sáu đẹp trời 10/4/1998, theo đó chính quyền tự trị sẽ tái lập và bầu ra 108  thành viên cho nghị viện và bảo đảm quyền cho những người thiểu số. Cả Ireland và Anh Quốc  đều đồng ý từ bỏ đòi hỏi một Hiến pháp cho Bắc Ireland. Thỏa ước được chấp thuận của cử tri Bắc Ireland và cộng hòa Ireland trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 22/5 và cuộc bầu cử Nghị viện diễn ra vào ngày 25/6. Lại xảy ra bất đồng với lực lượng cộng hòa Ireland trong việc điều tra để quy trách nhiệm thuộc về ai cho vụ đặt bom tại Omagh ngày 15/8 giết chết 29 người và bị thương trên 330 người. Ngày 2/12/1999, Luân Đôn đã chuyển quyền cai trị cho chính quyền, phân chia quyền hành Bắc Ireland.
Chính quyền tự trị Bắc Ireland bị ngưng hoạt động nhiều lần bởi vì sự trì hoãn giải giới của lực lượng cộng hòa Ireland (IRA). Ngày 23/10/2001, IRA đã phá hủy kho vũ khí cuối cùng của họ.
4. Về Channel Islands: nhóm đảo Channel có diện tích 194 km2 và 145.000 cư dân (2003), ngoài khơi bờ tây bắc của Pháp. Chỉ có những phần từng là của Công tước Normandy thuộc về lãnh thổ Anh như Jersey, Guernsey, Alderney, Brechou, Great Sark, Little đến sau cùng của tu sĩ Columba năm 563. Bên ngoài nhóm đảo Hebrides gồm Lewi và Harris, cư dân ở đây sống bằng nghề nuôi cừu và thêu đan. Nhóm đảo Orkney có khoảng 90 đảo nằm phía đông bắc. Thành phố quản lý đảo là Kirkwall trên đảo Pomona. Chế biến cá, nuôi cừu và thêu đan là nghề chính của cư dân. Phía đông bắc của nhóm đảo Orkney là khoảng 200 đảo của quần đảo Shetland với 24 cư dân, nó là quê hương của giống ngựa nhỏ con (Shetland Pony). Nhóm đảo Orkneys và Shetlands là các trung tâm của công nghiệp dầu khí biển Bắc.
5. Về Bắc Ireland: Bắc Ireland được thành lập năm 1920 từ 6/9 đơn vị hành chánh của Ulster góc phía đông bắc của đảo Ireland chiếm 14.115 km2 với 1.702.600 dân số (2003). Thủ phủ là trung tâm công nghiệp chính Belfast với 277.000 cư dân. Công nghiệp đóng tàu kể cả tàu dầu lớn, là công nghiệp quan trọng trong một thời gian dài. Thành phố Belfast vừa là trung tâm của chính quyền nó cũng là bốn cảng lớn nhất. Bắc Ireland còn sản xuất sợi lanh cùng với quần áo vải lanh, dây thừng, cuộn chỉ, sợi nhân tạo, phụ tùng máy móc và các sản phẩm điện tử. Có một số lớn trâu bò, heo, cừu và gia cầm cùng với các sản phẩm từ sữa cũng được sản xuất từ đây. Khoai tây là cây lương thực chính trong vùng. Năm 1920, một đạo luật của Quốc hội Anh tách phía bắc ra khỏi phía nam Ireland trở thành một đơn vị tự trị, và sau đó là một cộng hòa trong khối Liên hiệp Anh, thì bắc Ireland chọn ở lại như một phần của Vương quốc thống nhất Anh (United Kingdom).
Bắc Ireland được bầu 18 thành viên (dân biểu) vào Hạ viện vương quốc Anh. Trong năm 1968-1969, những người theo Thiên chúa giáo La Mã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn, họ tố cáo chính quyền đã kỳ thị họ về quyền bầu cử, nhà ở, và việc làm. Hai đảo Jersey có 91.321 cư dân (2007) và Guernsey có 65.573 cư dân (2007) tồn tại tách rời và vị toàn quyền cai quản ở đây được bổ nhiệm bởi Nữ hoàng. Các đảo khác là đất Anh bị chiếm bởi quân đội Đức trong thế chiến thứ II. Đảo Man (Isle of Man) có diện tích 814 km2 và 74.655 cư dân (2004) là đảo trong biển Irish cách Scotland 32 km và cách Cumberland 48 km. Đảo có nhiều chì và sắt. Cai trị bởi luật lệ riêng với toàn quyền do nữ hoàng bổ nhiệm và quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện.Thủ đô: Douglas. Nông nghiệp, du lịch và đánh cá là công việc chính của cư dân. Đảo Man nổi tiếng về giống mèo Manx không đuôi.
6. Về Gibraltar một vùng phụ thuộc nằm trên bờ phía nam Tây Ban Nha, nơi đặt trạm kiểm soát thủy lộ vào biển Địa Trung Hải rộng 1,2 km2 dài 4,42 km2, có độ cao 1.396 ft, một eo đất hẹp nối liền với đất liền có 27.967 cư dân (2007). Gibraltar bị Anh Quốc chiếm hữu từ năm 1704 từng là đối tượng tranh chấp giữa Anh Quốc và Tây Ban Nha. Năm 1967, trong một trưng cầu dân ý, thi hành nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc xóa bỏ thuộc địa, cư dân bỏ phiếu gần như hoàn toàn muốn duy trì sự cai trị của Anh Quốc. Ngày 30/5/1969, một Hiến pháp mới mở rộng quyền cai quản nội địa của cư dân Gibraltar. Anh Quốc tiếp tục đảm trách vấn đề quốc phòng và đối ngoại. Sau đó một thỏa ước giữa Anh Quốc và Tây Ban Nha được ký năm 1984, theo đó biên giới bị đóng cửa từ năm 1969 bởi Tây Ban Nha sẽ mở cửa trở lại vào tháng 2/1985. Ngày 1/10/1996 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị quyết yêu cầu Anh Quốc chấm dứt tình trạng cai trị thuộc địa Gibraltar. Nhưng giải pháp giải quyết vấn đề chưa đạt được cho đến ngày nay.
7. Tại vùng biển Caribbean - tức British West Indies và Bermuda: Nhấp nhô trong một vòng cung rộng lớn ngoài khơi bờ phía đông bắc của Venezuala, rồi sau đó là phía bắc và tây bắc hướng về Puerto Rico, nhóm đảo Leeward tạo thành một rào cản núi lửa và san hô che chở biển Carribbean từ Đại Tây Dương mở rộng. Nhiều đảo thuộc quyền sỡ hữu của Anh với chính quyền tự trị. Quyền bầu cử được thực hiện rộng rãi từ 1951-1954. Hệ thống chính quyền được thiết lập từ 1956-1960. Nhóm đảo Leeward vẫn còn gắn bó với Anh Quốc là Montserrat, có diện tích 82 km2 và 9.245 cư dân (2004). Quần đảo Virgin có 152 km2 và 22.187 cư dân (2004), và Anguilla phía Bắc có diện tích 155 km2 và 13.008 cư dân (2004). Montserrat bị tàn phá bởi núi lửa t đồi Sonfriere, nó bắt đầu phun lửa ngày 18/7/1995.
Nhóm 3 đảo thuộc Anh, nằm phía nam Cuba và tây bắc Jamaica, có diện tích 264 km2 và 43.103 cư dân (2004), hầu hết ở trên đảo Gand Cayman. Nó là 1 cảng tự do. Trong thập niên 1970, Grand Cayman trở thành một nơi dung thân cho các qủy nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng phương Tây mở văn phòng hoạt động miễn thuế tại đây. Nhóm đảo Turk Caicos ở tại điểm cuối cùng phía đông nam của Baham, gồm khoảng 30 đảo, nhưng chỉ có 6 đảo có cư dân sinh sống, chiếm 499 km2 và 19.956 cư dân (2004). Muối, ốc, sò và vỏ ốc xà cừ là nguồn xuất khẩu chính.
8. Về Bermuda: quần đảo Bermuda là một vùng phụ thuộc Anh cai trị bởi một thống đốc do Nữ Hoàng bổ nhiệm. Một nghị viện từ năm 1620 là cơ quan lập pháp lâu đời nhất trong số những nơi từng phụ thuộc Anh. Thủ đô là Hamilton. Nó là một nhóm khoảng 150 đảo san hô nhỏ lập thành nằm ở phía tây Đại Tây Dương, xa về phía đông của bắc Carolina 933 km, có diện tích 51 km2 và 64,935 cư dân (2004). Một căn cứ hổn hợp không, hải quân tại đây bị đóng cửa năm 1995, nhưng cơ quan không gian (NASA) Hoa kỳ vẫn duy trì trạm quan sát để theo dõi các phi thuyền phóng ra trên không trung. Du lịch là công nghiệp chính, Bermuda có nhiều tàu trang bị như khách sạn. Chính quyền thu ngân sách hầu hết từ nhập khẩu. Mặt hàng xuất khẩu của Bermuda có sản phẩm dầu lửa và dược phẩm. Trong một cuộc trưng cầu dân ý ngày 15/8/1995 đa số cử tri phản đối việc độc lập cho Bermuda với đa số phiếu 3 chọi 1.
Ngày 5/9/2003, một cơn lốc, xem như trận bảo mạnh nhất từ 50 năm qua đã ập vào Bermuda làm một số người chết, 4 người mất tích và thiệt hại vật chất trên 3000 triệu USD.
9. Tại vùng phía Nam Đại Tây Dương. Nhóm đảo Falkland nằm ngoài khơi phía đông cách eo biển Magellan tận cùng của Nam Phi 482 km. Falkland gồm hai đảo lớn và khoảng 200 đảo nhỏ, có diện tích 12.168 km2 và 3.105 cư dân (2007). Cấp giấy phép (lệ phí) cho tàu đánh cá nước ngoài đã trở thành nguồn thu chính của ngân sách. Chăn nuôi cừu trên đồng cỏ tự nhiên là công nghiệp chính và len là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Có nhiều chỉ dấu cho thấy trữ lượng dầu lửa và khí đốt trong vùng rất lớn. Nhóm đảo Falkland cũng được Argentina đòi chủ quyền mặc dù 97% cư dân trên đảo là người gốc Anh. Ngày 2/4/1982, Argentina xâm chiếm đảo. Anh quốc gởi lực lượng đến tái chiếm đổ bộ lên đảo Falkland ngày 21/5 và buộc quân Argentina tại cảng Stanley đầu hàng ngày 14-16. Một hiệp ước tái lập dịch vụ hàng không dân dụng với Argentina được ký kết ngày 14/7/1999.
Vùng Nam cực thuộc Anh tại vĩ độ 60 về phía nam nguyên thuộc nhóm đảo Falkland, được tách ra thành lập một thuộc địa riêng năm 1962, bao gồm nhóm đảo phía nam Shetland, Orkneys và bán đảo Nam cực. Các đài khí tượng vẫn được duy trì trên vùng.
10. Nhóm đảo Nam Georgia và Nam Sandwith…. trước đây do Falkland quản lý trở thành một vùng phụ thuộc riêng năm 1985, Nam Georgia có diện tích 3.754 km2, không có người ở nằm ở phía đông nam cách đảo Falkland 1.287 km. Còn đảo Nam Sandwich có diện tích 336 km2, cũng không có người ở, nằm phía đông nam cách đảo nam Georgia 756 km. Đảo Helena nằm ngoài khơi cách bờ tây Châu Phi 1.930 km2 và phía đông Nam Phi cách đất liền 2.896 km có diện tích 121 km2 và 7.266 cư dân. Công nghiệp chính là sợi lanh và sợi chỉ lanh. Sau khi Napoleon Bonaparte bị đánh bại Waterloo đồng minh đã lưu đày ông ta đến Helena, nơi ông ta sống từ 16/10/1815 cho đến khi ông ta chết ngày 5/5/1821. Thủ đô là Jametown. Đảo Tristan da Cunha là nhóm đảo nguyên núi lửa nằm giữa Cape of Good Hope và Nam Mỹ.
Năm 1961, núi lửa hoạt động phun cao tới 6.760 ft làm 262 cư dân phải chuyển vào Anh Quốc nhưng hầu hết trở lại đảo trong năm 1963. Đảo Tristan da Cunha có diện tích 103 km2 và 284 cư dân (2002). Đảo Assension cũng một đảo nguyên là núi lửa nằm phía tây bắc, cách đảo Helena 1.126 km. Nó là trung tâm chuyển tiếp truyền thông của Anh và là trung tâm theo dõi đường bay của vệ tinh. Đảo có diện tích 88 km2 và 1.050 cư dân (2002), hơn một nửa người là công nhân truyền thông. Đảo là nơi nổi tiếng về rùa biển.
11. Tại vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: nhóm đảo nằm trong Ấn Độ Dương trước đây thuộc Mauritius hoặc Seychelles, bao gồm các đảo Chagos Archipelago, Aldabra, Farguhar và Des Roches. Ba đảo sau được chuyển giao cho Seychelles để trở thành Seychelles độc lập  năm 1976. Còn đảo Chagos Archipelago kể cả Diego Garcia chiếm 59 km2 không có người ở, quân Anh và Mỹ vẫn còn chiếm đóng quân sự. Nhóm đảo Pitcaim ở Thái bình dương nằm giữa Nam Mỹ và Úc Đại Lợi. Nó được khám phá năm 1767 bởi Philip Carteret nhưng không có cư dân sinh sống cho đến 23 năm sau những người làm binh biến của Bounty chạy đến đó. Nhóm đảo Pitcaim là thuộc địa Anh, được quản lý bởi một cao uỷ Anh đặt tại New Zealand cùng với một Hội đồng địa phương. Các đảo Henderson, Ducie và Oeno không có người ở cùng thuộc đảo Pitcaim - Đảo này rộng 4,4 km2 và 54 người sinh sống.
B.  Anh quốc ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Anh quốc theo chế độ Quân chủ lập hiến. Nử hoàng Anh là Elixabeth II Alexanra Mary, sinh ngày 21/4/1926, lên ngôi ngày 6/2/1952, kế thừa vua cha George VI qua đời. Nử hoàng Anh vừa là nguyên thủ quốc gia của nước Anh vừa là nguyên thủ quốc gia của nhiều nước nguyên thuộc địa Anh kể cả Úc Đại Lợi và Canada. Tiền lương hàng năm của Nử hoàng, và Hoàng tế Philip (chồng Nử hoàng) được Nghị viện chuẩn cấp từng thập niên. Chẳng hạn thập niên 2001-2010 lương hàng năm của Nử hoàng là 7.900.000 bảng Anh, Hoàng tế Philip 359.000. Tất cả số tiền trên đều miển thuế, nói khác đi là sau khi trừ thuế. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Nử hoàng, Thượng viện và Hạ viện. Một Dự thảo luật đựoc thông qua bởi Lưởng viện và được Nử hoàng ban hành trở thành Luật của Quốc hội-Đạo luật. Nử hoàng triệu tập các phiên họp hoặc giải tán Quốc hội, kêu gọi bầu cử sớm theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ. Quốc hội họp hằng năm 2 lần. Nhiệm kỳ cho đại biểu Hạ viện 5 năm. Còn Thượng viện chi phối bởi luật quy ước.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 62.348.000, dưới 15 tuổi 16,5%, trên 65 tuổi 16,4%. Mật độ cư dân: 257,7 người/km2. Thành phố: 79,5%. Sắc tộc: English 84%, Scottish 9, Welsh 5%, Irish 3%, Ulster 2%, Ấn Độ, Pakistan 2%. Ngôn ngữ: English (chính), Welsh, Scottish, Gaelic. Tôn giáo: Thiên chúa giáo Anh, La Mã, Tin lành 72%, Hồi giáo 3%, không tôn giáo 23%. Đất đai: Tổng diện tích: 244.820 km2. Diện tích đất: 241.590 km2. Địa điểm: nằm ngoài khơi phía Tây bắc bờ Châu Âu, nằm giữa thủy lộ Anh, eo biển Dover và Biển Bắc. Quốc gia láng giềng: Ireland phía tây, Pháp phía đông nam. Địa thế: England hầu hết là đất bằng gợn sóng dẫn tới cao nguyên nam Scotland rồi thấp xuống tại miền trung Scotland. Vùng cao đá hoa cương ở phía bắc. Bờ biển với nhiều lồi lõm giống răng cưa nhất là ở phía tây. Đảo Anh có khí hậu dịu hơn phía bắc Châu Âu ngay cả tại vịnh Stream có nhiều mưa. Hai con sông dài nhất là Severn 353 km và sông Thames 345 km. Thủ đô: London. Thành phố đông dân: London 8.615.000, Birmingham 2.296.000, Manchester 2.247.000, West Yorkshire 1.541.000, Glasgow 1.166.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Elizabeth II, sinh 21/4/1926, nhậm chức 6/2/1952. Thủ tướng chính phủ: David Cameron, sinh 9/10/1966, nhậm chức 11/5/2010. Chính quyền địa phương: 467 cơ quan tự quản, trong đó England 387, Wales 22, Scotland 32, Bắc Ireland 26. Ngân sách quốc phòng: 62,4 tỷ. Quân đội chính quy: 175.690. Kinh tế: Công nghiệp máy công cụ, điện lực, thiết bị máy tự động, đường ray xe lửa, đóng tàu, máy bay, xe hơi, điện tử, luyện kim, hóa chất, than đá, dầu lửa, và trang thiết bị khác. Nông sản: hạt ngũ cốc, hạt có chất dầu, khoai tây, và rau quả. Tài nguyên: than đá, đá vôi, đất sét, muối, quặng sắt, thiết, dầu lửa và khí đốt, thạch cao, chì. Dự trữ nhiên liệu: 3,4 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 23%. Chăn nuôi: trâu bò 10 triệu. gà 157,3 triệu, dê 95.000, heo 4,9 triệu, cừu 33,6 triệu. Đánh cá: 795.671 tấn. Cung cấp  điện: 362,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 1,4%, đóng góp 1%; lao động công nghiệp 18,2%, đóng góp 26%; lao động dịch vụ 80,4%, đóng góp 73%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Pound (GBP) (tháng 9/2010: 0,65=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.100 tỷ. Bình quân đầu người: 34.800. Tăng trưởng: -4,9%. Nhập khẩu: 486 tỷ. Bạn hàng: Germany 12,8%, Hoa Kỳ 8,9%, France 6,9%, Netherlands 6,6%, Trung Quốc 5,3% Norway 4,9%. Xuất khẩu: 357,3 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 13,9%, Germany 10,9%, France 10,4%, Ireland 7,1%, Netherlands 6,3%, Belgium 5,2%. Du lịch: 36 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.100 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 35,3 tỷ. Dự trữ vàng: 9,9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: -0,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 16.563 km. Bằng xe hơi: 28,3 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 4,1 triệu. Bằng máy bay: bay 182,6 tỷ km, sân bay 310. Hải cảng: 4- London, Livepool, Cardiff, Belfast. Truyền thông: máy truyền hình 661/1000 cư dân, Radio 1.437/1000. Điện thoại: 54,6/100. Internet: 83,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,8, nữ 82,1. Sinh xuất: 12,3/1000 người. Tử xuất: 9,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,7/1000 trẻ ơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 58%.
Tham gia  tổ chức Quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Khối thịnh vương Anh (Commonwealth). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
6. IRELAND.
A. Tiến trình phát triển.
Người Tây Âu (Celts) Cổ đại xâm lăng đảo Ireland khoảng thế kỷ thứ 4 Trước công nguyên (TCN). Văn hóa và văn chương Gaelic truyền bá sang Scotland và nhiều nơi khác trong thế kỷ thứ 5 Sau công nguyên (SCN). Cũng trong thế kỷ này tu sĩ Patrich thuyết phục người Ireland theo đạo Thiên chúa (Christianty). Cuộc xâm chiếm của người Bắc Âu (Norseman) trong thế kỷ thứ 8 kết thúc năm 1014 khi nhà vua Ireland là Brian Boru đánh bại quân Na Uy xâm lược. Anh Quốc bắt đầu xâm chiếm đảo trong thế kỷ 12. Cuộc chiến đấu Anh - Ireland tiếp tục trên 700 năm. Bằng những cuộc nổi loạn đắng cay với các cuộc đàn áp khốc liệt, cuộc nổi dậy ngày thứ hai Giáng sinh năm 1916 thất bại, nhưng sau đó trở thành một cuộc chiến tranh du kích và bị quân đội Anh trả đũa rất thô bạo "ăn miếng trả miếng".
Tháng 1/1919, Dail Eireann (Quốc hội Ireland) lập lại đòi hỏi độc lập. Tháng 12/1921, Anh Quốc đề nghị một dạng chính quyền tự trị cho 6 khu vực ở Ulster và 26 khu vực phía nam Ireland. Hiến pháp thành lập quốc gia độc lập cho Ireland được thông qua ngày 11/12/1922, nhưng Bắc Ireland vẫn còn như là một phần của Vương quốc Anh thống nhất (United Kingdom). Một hiến pháp mới được cử tri chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý có hiệu lực từ ngày 29/12/1937, đổi tên nước là quốc gia Eire có nghĩa là Ireland trong English, và nó là một quốc gia cai trị theo chế độ quân chủ. Ngày 21/12/1948 bằng một đạo luật khác tuyên bố Ireland là một nước cộng hòa và rút ra khỏi Khối thịnh vượng Anh. Năm 1949, Quốc hội Anh thừa nhận cả hai điều trên, nhưng khẳng định một lần nữa rằng 6 khu vực tự trị ở Bắc Ireland vẫn còn là một bộ phận của Vương quốc Anh.
Chính quyền Ireland ủng hộ sự thống nhất tất cả các phần đảo trong hòa bình và phối hợp với Anh chống lại quân khủng bố. Ngày 15/12/1993, chính phủ Anh và Ireland đồng ý trên một kế hoạch hòa bình để giải quyết vấn đề liên quan đến Bắc Ireland. Ngày 31/8/1994, quân đội cộng hòa Ireland, một tổ chức bất hợp pháp trong cộng hòa Ireland tuyên bố ngưng bắn khi cuộc thương thảo hòa bình lập lại. Thế nhưng, ngày 9/2/1996 các cuộc tấn công khủng bố lai bắt đầu tái diển. Ngày 20/7/1997, quân đội cộng hòa Ireland (IRA) tuyên bố một cuộc ngưng bắn mới, và các cuộc đàm phán hòa bình tái lập vào ngày 15/9. Người phụ nữ gichức vụ Tổng thống đầu tiên của Ireland bà Mary Robinson từ chức ngày 12/9/1997, và trở thành Cao ủy trưởng của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.
Kế nhiệm là bà Mary McAleese, một giáo sư luât từ Bắc Ireland và là người phía bắc đầu tiên đảm nhiệm chức nguyên thủ quốc gia. Sau nhiều cuộc thương thảo, Bắc Ireland đồng ý một giải pháp hòa bình vào ngày thứ 6 mồng 10/4/1998, và cử tri cộng hòa Ireland phê chuẩn thỏa ước vào ngày 22/5. Ngày 7/6/2001, cử tri Ireland bỏ phiếu phản đối, và sau đó ngày 19/10/2002, chấp nhận dự án mở rộng Liên hiệp Châu Âu. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 11/6/2002, chấm dt việc ban cấp quốc tịch đương nhiên cho trẻ em sinh ra trong lảnh thổ Ireland. Nhđầu tư kỷ thuật công nghệ cao từ nước ngoài tạo thêm nhiều việc làm cho những người được đào tạo, Ireland trở nên hưng thịnh trong những năm gần đây. Trong cuộc bầu chọn Tổng thống ngày 22/10/2004, đương kim Tổng thống Mary Mc Aleese được trúng cử không có ứng viên đối thủ.
Cuộc bầu cử 166 đại biểu Quốc hội ngày 24/5/2007, đảng Fianna Fail (FF) dẫn đầu chiếm 78 ghế, kế là đảng Fine Gael (FG) 51 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại cao nhất là đảng Lao động (L)20 ghế, thấp nhất đảng Dan chủ Tiến bộ (PD) 2 ghế. Và cuộc bầu cử 60 nghị sỉ Thượng viện tháng 7/2007, đảng FF cũng dẫn đầu chiếm 28 ghế, đảng FG 14 ghế, đảng L 1 ghế. Bị điều tra liên quan đến một vụ tham nhủng, ngày 2/4/2008 Thủ tướng từ chức sau 11 năm nắm quyền, và được thay thế bởi Bộ trưởng Tài chánh Brain Cowen. Trong cuộc trưng cầu dan ý ngày 12/6/2008 và 2/10/2009, cử tri phản đối, và rồi chấp thuận Hiệp ước Lisbon, và cải tổ Liên hiệp Châu Âu.
Nhằm xoa dịu làn sóng lên án mạnh mẽ hành động lạm dụng tình dục của các giáo sỉ Thiên chúa giáo, ngày 20/3/2010, Giáo hoàng Benedict XVI công khai xin lỗi các nạn nhân và gia đình họ, ông hứa sẽ mở cuộc điều tra và và giải quyết theo giáo luật.
B. Ireland ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền:  Hiến pháp mới Ireland được Quốc hội thông qua ngày 14/6/1937, và được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 1/7/1937. Theo đó, thì tên nước mới là Ireland (thay cho tên củ Irish). Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống có tính nghi thức rất ít thực quyền, quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội, và giải thích Hiến pháp thuộc về Tòa án tối cao. Quốc hội quốc gia gồm Tổng thống (nhiệm kỳ 7 năm), Hạ viện, và Thượng viện. Hạ viện có 166 đại biểu do dân bầu lên từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 60 nghị sỉ. 11 người do Thủ tướng bổ nhiệm, 6 người chọn từ các trường Đại học, và được bầu lên từ danh sách các ứng viên đại diện cho các nhóm ngành: ngôn ngữ văn hóa; nông lâm ngư nghiệp; lao động các ngành, công nghiệp và dịch vụ; quản lý và an sinh. Tu chỉnh Hiến pháp phải được cử tri chấp nhận thông qua “trưng cầu dân ý”.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.622.000, dưới 15 tuổi 20,9%, trên 65 tuổi 12,2%. Mật độ cư dân: 67,1 người/km2. Thành phố: 61,6%. Sắc tộc: Người Celtic chiếm đa số 87%, người Anh chiếm thiểu số. Ngôn ngữ: phần nhiều tiếng Anh, tiếng Ireland (gaelic) số ít (cả hai là chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 87%, Anh giáo 3%, không tôn giáo 4%. Đất đai: Tổng diện tích: 70.273 km2. Diện tích đất: 68.883 km2. Địa điểm: trong Đại Tây Dương, sát phía tây Anh Quốc. Quốc gia láng giềng: Anh Quốc (Bắc Ireland) phía đông. Địa thế: Ireland gồm một miền trung cao nguyên bao quanh bởi các nhóm đồi thấp và núi. Đường bờ biển với nhiều lồi lõm của Đại Tây Dương. Thủ đô: Dublin 1.084.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mary McAleese, sinh 27/6/1951, nhậm chức 11/11/1997 (tái bầu ngày 1/10/2004). Thủ tướng chính phủ: Brian Cowen, sinh 10/1/1960, nhậm chức 7/5/2008. Chính quyền địa phương: 26 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 1,5 tỷ. Quân đội chính quy: 10.460. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt, may mặc, hóa chất, dược phẩm. Nông sản: lúa mỳ, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường, và củ thực phẩm. Tài nguyên: nguyên tố kim loại trắng, đồng, chì, nhôm, thạch cao, đá vôi, khoáng dolomit, than bùn, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 6,7 triệu, gà 13 triệu, dê 7,000, heo 1,6 triệu, cừu 5,5 triệu. Đánh cá: 293.732 tấn. Cung cấp điện: 26,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 6%, đóng góp 5%; lao động công nghiệp 27%, đóng góp 46%; lao động dịch vụ 67%, đóng góp 49%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 172,5 tỷ. Bình quân đầu người: 41.000. Tăng trưởng: -7,6%. Nhập khẩu: 63,1 tỷ. Bạn hàng: Anh Quốc 37,3%, Hoa Kỳ: 11,6%, Germany 9,5%, Netherlands 4,6%. Xuất khẩu: 108,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 18,8%, Anh Quốc 17,4%,  Belgium 15,9%, Germany 7,5%, France 5,6%. Du lịch: 6,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 108,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,2 tỷ. Dự trữ vàng: 193.000 ozt. Nợ nước ngoài: 11,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng -4,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.235 km. Bằng xe hơi: 1,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 300.000. Bằng máy bay: bay 34,5 tỷ km, sân bay 15. Hải cảng: 2- Dublin, Cork. Truyền thông: Máy truyền hình 406/1000 cư dân, Radio 697/1000. Điện thoại: 46,1/100. Internet: 67,4 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,9, nữ 82,4. Sinh xuất: 16,4/1000 người. Tử xuất: 6,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 45%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IRRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO) và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU), Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
7. DANMARK  -  KINGDOM OF DANMARK (ĐAN MẠCH).
A. Tiến trình phát triển.
Tên thành phố Copenhagen có từ thời Cổ đại, khi những người đánh cá và buôn bán gọi nó là Havn (bến cảng) phát triển trên một nhóm đảo nhỏ. Giám mục Absalon (1128-1201) là người thành lập thành phố. Người Đan Mạch là một bộ phận trong đội quân cướp biển Bắc Âu (Viking Raiders) thời đầu Trung cổ. Vương quốc Đan Mạch mạnh nhất trong vùng cho đến thế kỷ 17, khi nó mất phần đất phía nam. Thụy Điển (Sweden), Na Uy (Norway) tách ra năm 1815. Schleswig-Holstein tách ra năm 1864, nhưng phía Bắc Schleswig hợp nhất trở lại năm 1920. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 5/1993, cử tri bỏ phiếu chấp thuận Hiệp ước Maastricht, văn kiện cơ bản của Liên hiệp Châu Âu. Trước đó trong năm 1992, chính cử tri đã phản đối hiệp ước này. Ngày 28/9/2000, Đan Mạch bỏ phiếu không gia nhập khối tiền tệ Châu Âu đồng Euro.
Trên tờ nhật báo Jyllands-Posten phát hành ngày 30/9/2005 tại Đan Mạch, đăng một hình biếm họa Muhammad, bôi nhọ đạo Hồi. Sau đó bức hình được nhiều báo của các quốc gia khác trích đăng, làm dấy lên một làn sóng chống đối, khắp nơi của tín đồ Hồi giáo. Và đến đầu năm 2006, các nước Hồi giáo tẩy chay hàng hóa của Đan Mạch. Tháng 9/2006, và tháng 9/2007, cảnh sát tấn công vào những nơi nghi ngờ có liên kết với tổ chức al-Qaeda đang âm mưu đặt bom khủng bố. Cuộc bầu cử 179 đại biểu Quốc hội ngày 13/11/2007, đảng Tự do (V) dẫn đầu chiếm 46 ghế, kế đến đảng Dân chủ Xã hội (SD) 45 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại. Ngày 2/6/2008, một xe bom nổ bên ngoài Toà đại sứ Đan Mạch ở thủ đô Islamabad của Pakistan giết chết 8 người, tổ chức al-Qaeda được quy trách nhiệm về vụ nầy.
Ngày 5/4/2009, Bộ trưởng Tài chánh Lars Lokke Rasmussen, Phó đảng Tự do Trung hửu trở thành Thủ tướng, thay thế Anders Fogh Rasmussen, người giữ chức Thủ tướng hơn 7 năm, cho đến khi ông ta được bổ nhiệm làm Tổng thư ký khối NATO.
Lưu ý.
1. Nhóm đảo Faroe: nằm ở biển Bắc cách 482 km phía tây bắc của nhóm đảo Shetlands, và 1.367 km từ Đan Mạch chiếm diện tích 1.165 km2 và 47.511 cư dân (2007). Nó là một đơn vị hành chánh của Đan Mạch với một chính quyền tự trị các vấn đề hành chánh sự vụ. Thủ phủ là Torshavn. Đánh cá chủ yếu để xuất khẩu là công việc chính của cư dân. Năm 2002 đánh bắt 571.255 tấn.
2. Đảo Greenland: Greenland là một đảo nằm giữa phía bắc Đại Tây Dương và biển Cực bắc, tách rời lục địa Bắc Mỹ bởi eo biển Davis, và vịnh Baffin. Đảo có tổng diện tích: 2.174.760 km2, trong đó 84% bao phủ bởi băng tuyết. Hầu hết đảo là cao nguyên với độ cao từ 9000 đến 10.000 ft. Độ dày trung bình lớp tuyết phủ 1.000ft. Dân số (2007): 56.344. Theo Hiến pháp Đan Mạch năm 1953 thuộc địa trở thành một phần trọn vẹn của Vương quốc với các đại biểu trong Quốc hội Đan Mạch. Năm 1978, quốc hội Đan Mạch chấp nhận một chính quyền tự trị cho đảo Greenland, có hiệu lực từ ngày 1/5/1979, với tên gọi chính thức là Greenland. Thuật ngữ tên gọi Greenland có nghĩa Kalaallit Nunaat. Tên chính cho thủ phủ của nó là Nuuk hơn là Godthab. Đánh cá là công việc chính của cư dân trên đảo, chủ yếu để xuất khẩu. Năm 2004: đánh bắt 261.302 tấn.
B. Đan Mạch ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp hiện hành dựa trên Luật cơ bản ngày 5/6/1953. Theo đó quyền Lập pháp trao cho Nử hoàng và Quốc hội kết hợp, quyền Hành pháp cũng trao cho Nữ hoàng thông qua các Bộ trưởng, quyền Tư pháp thuộc thẩm quyền Tòa án. Nử hoàng hiện là Magrethe II, sinh ngày 16/4/1940, kế thừa Vua cha Federik IX qua đời ngày 14/1/1972. Nử hoàng nhận trợ cấp hàng năm là 64,3 triệu Kroner ( 1USD=5,3 Kroner, tiền Đan Mạch) từ Ngân sách Quốc gia. Ngôi vua buộc phải là tín đồ Tin lành Luther, là Tôn giáo chính của Đan Mạch. Quốc hội có 179 đại biểu, được bầu lên từ 17 khu vực bầu cử 135 ghế, từ các đảng phái 40 ghế, và 2ghế cho quần đảo Faroe và 2 ghế cho đảo Greenland với nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội bắt đầu kỳ họp hàng năm vào thứ ba đầu tháng 10. Bên cạnh chức năng làm luật, Quốc hội 6 năm 1 lần bầu ra các thẩm phán cùng với các thẩm phán của Tòa án Tối cao lập thành Hội đồng phân xử khi các tranh chấp giữa Quốc hội và Chính phủ.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.515.000, dưới 15 tuổi 17,9%, trên 65 tuổi 16,6%. Mật độ cư dân: 130 người/km2. Thành phố: 86,7%. Sắc tộc: Danish, German ở phía nam. Ngôn ngữ: Danish, Faroese, Greenlandic, German. Tôn giáo: Tin lành Luther 95%, Thiên chúa giáo khác 3 %, Hồi giáo 2%. Đất đai: Tổng diện tích 43.094 km2. Diện tích đất: 42.434 km2. Địa điểm: phần lồi ra phía bắc của Châu Âu và biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Đức phía nam, Na Uy phía tây bắc, Thụy Điển phía đông bắc. Địa thế: Đan Mạch gồm bán đảo Jutland và khoảng 500 đảo trong đó 100 đảo có người ở đất bằng phẳng, ít gồ ghề hầu hết được sử dụng cho sản xuất. Thủ đô: Copenhagen: 1.174.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Margrethe II, sinh 16/4/1940, nhậm chức 14/1/1972. Thủ tướng chính phủ: Lars Lokke Rasmussen, sinh 15/5/1964, nhậm chức 5/4/2009. Chính quyền địa phương: 14 đơn vị hành chánh và 2 khu vực đặc biệt. Ngân sách quốc phòng: 4,5 tỷ. Quân đội chính quy: 26.585. Kinh tế: Công nghiệp máy móc trang thiết bị, sản phẩm diện tử, hóa chất, hàng dệt, may mặc, trang trí nội thất, xây dựng, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, muối, cá, đá vôi, đá, sỏi. Dự trữ nhiên liệu: 1,1 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 53%. Chăn nuôi: trâu bò 1,6 triệu, gà 16,5 triệu, heo 13,6 triệu, cừu 210.000. Đánh cá: 904.894 tấn. Cung cấp điện: 34,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2,5%, đóng góp 2%; lao động công nghiệp 20,2%, đóng góp 22%; lao động dịch vụ 77,3%, đóng góp 76%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Krone (DKK) (tháng 9/2010: 5,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 197,4 tỷ. Bình quân đầu người: 36.000. Tăng trưởng: -4,7%. Nhập khẩu: 84,7 tỷ. Bạn hàng: Germany 21,3%, Sweden 14,2%, Norway 6,5%, Netherlands 6,2%, Anh Quốc 5,6%, Trung Quốc 5%. Xuất khẩu: 91,5 tỷ. Bạn hàng: Germany 17,4%, Sweden 14,2%, Anh Quốc 8,9%, Hoa Kỳ 6,2%, Norway 5,4%, Netherlands 5,1%. Du lịch: 6,7 tỷ. Ngân sách quốc gia: 179,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 47,3 tỷ. Dự trữ vàng: 2,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 21,7 tỷ. Giá cả tiêu, thụ: tăng 1,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.643 km. Bằng xe hơi: 1,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 484.000. Bằng máy bay: bay 7,8 tỷ km, sân bay 28. Hải cảng: 4- Copenhagen, Alborg, Arthus, Odense. Truyền thông: Máy truyền hình 776/1000 cư dân, Radio 1.325/1000. Điện thoại: 37,7/100.  Internet: 86,8/100 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,1, nữ 81. Sinh xuất: 10,4/1000 người. Tử xuất: 10,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,02%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 55%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
8. NETHERLANDS  -  KINGDOM OF THE NETHERLAND (HÒA LAN).
A. Tiến trình phát triển.              
Julius Caesar xâm chiếm vùng nầy năm 55 Trước công nguyên (TCN), khi cư dân sinh sống ở đây là người Celtic, và dân du mục Đức. Sau khi đế quốc Charlemagne phân rã, Netherlands gồm Holland, Belgium, Flanders tách khỏi các lãnh địa của bá tước, công tước, giám mục trong vùng và trao cho Burgundy và sau đó cho Charles V của Tây Ban Nha cai trị. Con trai của Charles V là Philip II, ra sức kìm hãm người Hoà Lan (Dutch) đang tìm kiếm sự tự do về chính trị, và họ đã đến với đạo Tin lành (1568-1573). William Silient, hoàng tử của Orange, lãnh đạo một vùng, hợp nhất các tỉnh phía bắc Estates thành một quốc gia thống nhất gọi là Utrecht năm 1579. Vùng hợp nhất Estates vẫn duy trì sự cai trị riêng, nhưng có đại diện trong quốc gia thống nhất, lo về vấn đề ngoại giao và quốc phòng. Năm 1581, Hoà Lan cự tuyệt Liên minh với Tây Ban Nha.
Sự vựơt trội về hàng hải, kinh tế và nghệ thuật nói lên tính năng động của quốc gia thống nhất Hòa Lan. Trong thời gian tiến hành Cách mạng Pháp, Hòa Lan bị Pháp chiếm. Năm 1806, Napoleon bổ nhiệm em trai của ông ta là Louis làm vua Holland. Và Louis từ chức năm 1810, khi Napoleon sát nhập Holland vào Pháp. Năm 1813, Pháp bị đánh bật ra khỏi vùng. Năm 1815, Hội nghị Vienna quyết định thành lập vương quốc Netherlands bao gồm cả Belgium dưới sự cai trị của William I. Năm 1830, Belgium ly khai và thành lập vương quốc riêng. Hiến pháp năm 1814, và các tu chính sau đó quy định vương quốc Hoà Lan theo chế độ quân chủ ngôi Vua được cha truyền con nối. Hòa Lan giữ trung lập trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, nhưng trong chiến tranh Thế giới lần thứ II lại bị quân Đức xâm lăng, và chiếm đóng thô bạo từ 1940 đến 1945.
Về các thuộc địa ở hải ngoại, thì sau nhiều năm chiến đấu cam go, năm 1949, Hòa Lan ban cấp độc lập cho Indonesia. Và năm 1963, Hòa Lan lại phải trả một nửa đảo phía Tây New Guinea cho nước này (Indonesia). Người nhập cư từ các thuộc địa cũ đã là vấn đề bức xúc đối với Hòa Lan. Ngày 6/5/2002, lãnh tụ cánh hữu được ưa chuộng Pim Fortuyn bị giết 9 ngày trước khi bầu cử Quốc hội. Nó là vụ ám sát chính trị đầu tiên trong lịch sử hiện đaị của Hòa Lan. Cuộc bầu cử Thượng viện ngày 25/5/2003, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo dân đầu chiếm 23 ghế, kế đó là đảng Lao động 19 ghế. Ngày 20/3/2004, Nử hoàng Juliana người ngự trị vương quốc từ năm 1948 đến năm 1980 từ trần. Ngày 2/1/2004, nhà làm phim điện ảnh Theo Van Gogh bị giết bởi một người Hồi giáo cực đoan cũng gây nên “cái sốc” (shocked) trong nhiều người Hòa Lan.
Liên quan đến người nhập cư đã góp phần đánh bại đề nghị Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu với 62% số phiếu trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 1/6/2005. Cuộc bầu cử Hạ viện ngày 22/11/2006, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo dẫn đầu chiếm 41 ghế, về nhì là đảng Lao động 33 ghế, và sau cùng đảng Cải cách Chính trị chiếm 2 ghế. Ngày 30/4/2009, ngày sinh nhật Nữ hoàng Beatrix, tại Apeldoorn một vận động viên xe hơi đã đâm thẳng xe anh ta vào chiếc xe Bus mui trần đang chở Nử hoàng Beatrix và gia đình Hoàng gia, rất may là không có ai bị thương, nhưng đã làm 7 người đứng xem thiệt mạng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9/6/2010, đảng Tự do Cánh hửu chống Hồi giáo do Geert Wilders lảnh đạo đã giành thắng lợi.
Lưu ý.
1. Vùng Netherland Antilles: có Hiến pháp ở cấp độ giống như trong nội địa vương quốc Hòa Lan gồm hai nhóm đảo trong biển Caribbean (West Indies): Curacao và Bonaire gần bờ biển của Venezuela, và St Eustatius, Saba và phần phía nam St Maarten ở phía đông nam Puerto Rico. Hai phần ba phía bắc của St Maarten là Guadeloupe thuộc Pháp, Pháp gọi có là đảo St Martin. Tổng cọng hai nhóm đảo này gần 800 km2 diện tích đất, và 223.652 cư dân (2007). Công nghiệp chính là chế biến dầu thô từ Venezuela, đóng tàu, và du lịch.
2. Đảo Aruba: là đảo tách ra từ vùng Netherland Antilles ngày 1/1/1986. Nó là một đơn vị tự trị, thành viên của vương quốc Hà Lan như tình trạng của Netherland Antilles chiếm 194 km2 và 100.018 cư dân (2007). Công nghiệp chính của nó là chế biến dầu và du lịch.
B. Hòa Lan ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Hòa Lan là Hiến pháp Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1815, và tu chỉnh mới nhất năm 2002. Vương quốc Hòa Lan bao gồm cả Aruba và Netherlands Antilles. Mỗi Vùng đều có chính quyền tự trị riêng, họ thống nhất trên cơ sở bình đẳng, hổ tương và vì lợi ích chung. Hiến pháp chỉ rỏ, việc kế thừa ngôi Vua theo huyết thống gia đình bằng sinh trưởng không phân biệt nam hay nử. Nử hoàng hiện đang trị vì Hòa Lan là Beatrix Wilhelmina, sinh ngày 31/1/1938, con gái của Nử hoàng Juliana và Hoàng tế Bernhard, kế thừa chức vị Nử hoàng từ mẹ là Juliana (thoái vị) ngày 30/4/1980. Lương hàng năm của Nử hoàng năm 2007, 4.068.000 dollars Hòa Lan (2,4$=1USD). Quyền Hành pháp trao cho Nử hoàng, trong khi quyền Lập pháp thì trao cho cả Nử hoàng lẫn Quốc hội gồm hai viện. Hà viện có 150 đại biểu do dân bầu từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 75 Nghị sỉ, do các đại biểu cấp Tỉnh bầu.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 16.783.000, dưới 15 tuổi 17,2%, trên 65 tuổi 15,2%. Mật độ cư dân: 495,2 người/km2. Thành phố: 82,4%. Sắc tộc: Dutch 80%. Ngôn ngữ: Dutch (chính), Frisian, Flemish. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 30%, Tin lành 11%, không tôn giáo 42%. Đất đai: Tổng diện tích: 41.543 km2. Diện tích đất: 33.893 km2. Địa điểm: phía Tây bắc Châu Âu trên biển Bắc. Quốc gia láng giềng: Đức phía đông, Belgium phía nam. Địa thế: đất bằng phẳng độ cao trung bình 37ft trên mặt nước biển, và nhiều nơi đất thấp ngập nước được cải tạo và bảo vệ bởi 2.413 km đê đắp cao. Thủ đô: Amsterdam. Thành phố đông dân: Amsterdam: 1.044.000 cư dân, Rotterdam 1.008.000, The Hague 629.000.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Beatrix, sinh 31/1/1938, nhậm chức 30/4/1980. Thủ tướng chính phủ: Mark Rutte, sinh 14/2/1967, nhậm chức 7/10/2010. Cơ quan chính phủ: The Hague. Chính quyền địa phương: 12 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 13 tỷ. Quân đội chính quy: 46.882. Kinh tế: Công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất máy móc, kim loại, sản xuất điện máy, và trang thiết bị điện, các loại hóa chất. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, trái cây, rau quả. Tài nguyên: dầu lửa, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: 100 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 22%. Chăn nuôi: trâu  bò 3,7 triệu, gà 91 triệu, dê 372.600, heo 11,6, triệu, cừu 1,4 triệu. Đánh cá: 479.280 tấn. Cung cấp điện: 101,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 18%, đóng góp 24%; lao động dịch vụ 80%, đóng góp 73%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 660 tỷ. Bình quân đầu người: 39.500. Tăng trưởng: -3,9%. Nhập khẩu: 369,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 17,1%, Belgium 9,5%, Trung Quốc 9,4%, Hoa Kỳ 7,8%, Anh Quốc 5,9%, Nga 5,1%. Xuất khẩu: 417,6 tỷ. Bạn hàng: Germany 25,5%, Belgium 14%, Anh Quốc 8,9%, France 8,6%, Italy 5,1%. Du lịch: 13,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 409,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 11,4 tỷ. Dự trữ vàng: 19,6 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,2%. Vận chuyển:  Đường xe lửa: 2.796 km. Bằng xe hơi: 6,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 1,1 triệu. Bằng máy bay: bay 75,6 tỷ km, sân bay 20. Hải cảng: 3- Rotterdam, Amsterdam, Ijmuiden. Truyền thông: Máy truyền hình 540/1000 cư dân, Radio 980/1000. Điện thoại: 44,1/100 triệu. Internet: 89,6 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,9, nữ 82,3. Sinh xuất: 10,3/1000 người. Tử xuất: 8,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-17, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 49%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
9. GERMANY  -  FEDERAL REPUBLIC OF GERMANY (ĐỨC QUỐC).
A. Tiến trình phát triển.             
Germany là quốc gia đầu tiên được thành lập bởi một số nước nhỏ hơn có cùng ngôn ngữ và tập quán năm 1871. Đức bị chia đôi từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II cho đến năm 1990 khi nó được tái hợp nhất. Dưới đây vài nét về lịch sử nước Đức:
Lịch sử và chính quyền: Các bộ tộc Đức bị đánh bại bởi Julius Caesar năm 55 và 53 Trước công nguyên (TCN), nhưng khi Roman mở rộng về phía Bắc sông Rhine thì bị chận lại năm thứ 9 Sau công nguyên (SCN) bởi một bộ tộc Đức - tộc Cherusci. Bộ tộc này đánh bại 3 quân đoàn La Mã tại khu rừng Teutoburg, và do vậy họ ngăn chặn Roman thâm nhập xa hơn trên đất liền phía Bắc sông Rhine. Các bộ tộc Đức xâm chiếm đế quốc Tây La Mã trong thế kỷ thứ 4 và thứ 5 (SCN) và thành lập đế quốc Frankish. Frankish bị Thiên chúa giáo hóa cuối thế kỷ thứ 7, và đạt tới đỉnh cao của nó dưới thời Charlemagne (cai trị 768-814), người đã được Giáo hoàng Leo III ban cấp ngôi vị Hoàng đế La Mã vào ngày giáng sinh năm 800. Sau khi Charlemagne chết năm 814, vùng cai trị của ông ta gồm Franks, Saxon, Bavarian, Rhenish, Frankish bị phân hóa.
Và Otto từng bước đánh chiếm phần phía Đông thành lập đế quốc Đức mang tên “Đế quốc Thần thánh La Mã” (Holy Roman Empire), Otto lại được Giáo hoàng gắn vương miện. Cuộc chiến tranh giữa Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành từ năm 1618 đến 1648 chẻ vở nước Đức thành các vương quốc và công quốc nhỏ. Từ cuối thế kỷ 17, lãnh đạo các công quốc Đức là những quý tộc nổi tiếng của Prussia, Brandenburg, Bavaria, Saxony, và Hanover trở thành nguồn lực quan trọng trong lãnh địa riêng của họ. Kế tục cuộc chiến của Áo (1740-1748), Frederick nhà cai trị lớn của Prussia (cai trị 1740-1786) chiếm được Silesia của Áo, và trở thành đối thủ chính tranh chức lãnh đạo Đức với Habsburgs. Trong chiến tranh 7 năm (1756-1763) Frederick đạt tới thắng lợi cuối cùng trên nước Áo.
Năm 1772, cả hai nước Áo và Prussia chiếm một vùng của Ba Lan (Poland), nhưng bị đánh bại bởi quân đội Napoleon Bonaparte trong cách mạng Pháp (1796-1797 và 1805-1806). Dưới thời Napoleon bản đồ chính trị nước Đức được vẽ lại, nhiều công quốc nhỏ hợp nhất thành 16 nước lớn hơn, ràng buộc với nhau trong sự chi phối của Liên minh Pháp - Rhenish (1806). Khi Napoleon bại trận, hội nghị Vienna (1814-1815), dưới danh nghĩa nhà lãnh đạo Áo sáng lập ra một Liên bang Đức mới. Với giải pháp đó, Prussia và Áo có được nhiều nguồn lợi quan trọng trong vùng trước kia nằm trong nước Đức nhưng sau đó nằm phía Bắc của nước Ý (Italy). Áo xung đột với Prussia để tranh quyền thống trị vùng nhiều lợi lộc nầy, nhưng bị thất bại trong cuộc "chiến tranh bảy tuần" năm 1866.
Từ thắng lợi này, Otto von Bismarck, Thủ tướng Prussian thành lập Liên bang Đức phía Bắc năm 1867. Năm 1870, Bismarck khiêu khích để Napoleon III tuyên bố chiến tranh. Sau đó, Bismarch nhanh chóng đánh bại Pháp và thành lập đế quốc Đức (German Empire). Ngày 1/18/1871, tại Versalles chính thức công bố Hoàng đế Đức Prussia là vua Wilhelm I. Đế quốc Đức đạt tới đỉnh cao của nó trước chiến tranh Thế giới I năm 1914 có tới 540.531 km2 diện tích đất, cộng thêm các thuộc địa của nó. Sau chiến tranh, Đức phải nhượng Alsace-Lorraine cho Pháp, phía Tây Prussia và tỉnh Posen (Poznan) cho Ba Lan (Poland), một phần Schleswig cho Đan Mạch (Denmark), mất tất cả các thuộc địa, và hai cảng biển Memel và Danzig. Đế quốc Đức bị xóa sổ và thành lập nước Cộng hòa Đức mới.
Từ năm 1919 đến 1933, Đức phải trả tiền bồi thường chiến tranh cho các quốc gia thắng trận. Hai vị Tổng thống được bầu lên trong thời gian này là Friedrich Ebert và Paul von Hindenburg. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ I, Adolf Hitler lãnh đạo đảng Công nhân Quốc gia cánh Xã hội Đức (Nazi). Năm 1923, trong một nỗ lực truất phế chính quyền Bavarian không thành công, Hitler bị bắt bỏ tù. Đảng Nazi được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng từ 18,3% trong cuộc bầu cử năm 1930, tăng lên thành 37,4% trong cuộc bầu cử tháng 7/1932. Nhân khi chính quyền Papen từ nhiệm, đảng viên đảng Nazi xuống đường gây bạo loạn với khẩu hiệu “quốc gia không thể thiếu vắng chính quyền Hitler". Mặc dù trong cuộc bầu cử tháng 11/1932, đảng Nazi rớt xuống còn 32,2% số phiếu, Tổng thống Hindenburg miễn cưỡng bổ nhiệm Hitler làm Thủ tướng.
Ngày 30/1/1933, cầm đầu một nội các Liên hiệp trong đó có một số bộ trưởng không phải đảng Nazi. Ngày 3/8/1934, ngay trong ngày sau cái chết của Hindenburg, nội các sát nhập vào văn phòng Tổng thống và Thủ tướng chính phủ, trở thành nhà lãnh đạo quốc gia duy nhất. Nhận được sự giúp đỡ từ ngoài nhờ điều kiện thế giới được cải thiện, Hitler nhanh chóng phục hồi kinh tế bằng một cuộc cải cách tiền tệ, mở rộng chi tiêu vào các chương trình phát triển quốc gia. Từ năm 1934, người Đức gốc Do Thái dần dần bị tước mất quyền công dân, quyền con người. Năm 1935, tại hội nghị đảng Nazi, đạo luật Nuremberg nổi tiếng tàn nhẫn chính thức công bố, bắt đầu một loạt các cuộc khủng bố bức hại người Do Thái, và đối lập. Tại đỉnh cao của nó có tới hàng triệu người Do Thái và đối lập khác bị giết.
Hitler ra lệnh cấm các quyền tự do phát biểu và hội họp. Về đối ngoại, ông ta phủ nhận hiệp ước Versailles, từ chối bồi thường chiến tranh. Năm 1936, tái lập chế độ quân phiệt tại Rhineland và năm 1938, mở rộng vùng kiểm soát sang Áo (Anschluss). Tại Munich, Hitler đạt tới một thỏa thuận với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, theo đó nước Đức được mở rộng thêm một phần của Czechoslovakia. Năm 1939, Hitler ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô. Ngày 1/9/1939, tuyên bố chiến tranh với Ba Lan, và thế là chiến tranh Thế giới lần thứ II bắt đầu. Khi sự thất bại gần như hoàn toàn, Hitler không để người ta đưa ông ra xét xử như một tội phạm chiến tranh, ông ta đã tự sát tại Berlin tháng 4/1945. Sự thắng lợi của Đồng minh đã vô hiệu hóa các hành động ngông cuồng, muốn bành trướng lãnh thổ của Hitler.
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, nước Đức bị chia thành 4 khu vực, chiếm đóng bởi bốn nước của phe Đồng minh thắng trận là Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, và Pháp. Liên Xô nắm quyền kiểm soát nhiều phần đất phía Đông. Một vùng gọi là Oder-Neisse được nhường cho, và sau đó sáp nhập vào Ba Lan. Phía Đông bắc Prussia (nay là Kaliningrad) sáp nhập vào Liên Xô. Các vùng còn lại phía Tây và phía Nam chiếm khoảng hai phần ba nước Đức ngày nay, chia ra giữa các nước đồng minh phương Tây- tức Hoa Kỳ, Anh và Pháp chiếm đóng. Họ cũng thành lập một vùng lớn hơn trong thành phố Berlin, (nằm ngoài phần Liên Xô kiểm soát) do Bộ chỉ huy 4 nước Đồng minh cai quản. Năm 1948, Liên Xô rút ra khỏi Bộ chỉ huy Đồng minh, thành lập Bộ chỉ huy riêng tại Đông Berlin và cắt đứt tất cả mọi nguồn tiếp liệu cho thành phố Berlin.
Đồng minh phương Tây phải thiết lập một cầu không vận khổng lồ mang thực phẩm tiếp tế cho Tây Berlin hai năm 1948 và 1949. Trong năm 1949, nước Đức thành lập 2 quốc gia riêng lẻ. Tháng 5, vùng cai quản bởi Đồng minh phương Tây trở thành Cọng hòa Liên bang Đức thường gọi là Tây Đức. Thủ đô: Bonn. Tháng 10, vùng cai quản bởi Liên Xô trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức thường gọi là Đông Đức: Thủ đô: Đông Berlin.
Chính quyền Đông Đức: Cộng hòa Dân chủ Đức chính thức tuyên bố thành lập ngày 7/10/1949. Quân đội Liên Xô vẫn còn trú đóng trên lãnh thổ Đông Đức, trách nhiệm an ninh theo thỏa hiệp của 4 cường quốc tại hội nghị Potsdam. Năm 1954, Tây Đức tham gia cộng đồng Phòng thủ Châu Âu, cũng là lúc chính quyền Đông Đức ban hành sắc lệnh cấm đến gần đường phân ranh 5 cây số, chạy dọc theo đường biên giới với Tây Đức dài 965 km, và cắt đứt hệ thống điện thoại giữa hai phần Đông-Tây Berlin. Sau khi hơn 3 triệu người Đông Đức chạy sang Tây Đức năm 1961, chính quyền Đông Đức cho xây bức tường ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin. Dù vậy, dòng người đào thoát từ Đông sang Tây vẫn còn tiếp tục, nhưng ở một mức độ thấp hơn. Đông Đức trải qua các vấn đề kinh tế nghiêm trọng trong một thời gian dài.
Giữa thập niên 1960, bắt đầu áp dụng hệ thống kinh tế mới, giảm bớt việc điều hành kinh tế từ trung ương cho phép các nhà máy tạo ra lợi nhuận, quy định việc tái đầu tư, tái phân phối tiền lương và tiền thưởng cho công nhân. Đến đầu thập niên 1970, kinh tế Đông Đức được công nghiệp hóa ở mức độ cao và có tích lũy. Người dân Đông Đức có tiêu chuẩn sống cao nhất trong số các quốc gia khối Liên hiệp Warsaw. Nhưng sự phát triển kinh tế bị chậm lại từ cuối thập niên 1970, bởi nạn khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, thiếu lao động, và mang một số nợ khổng lồ từ các chủ nợ phương Tây. So sánh với tiêu chuẩn sống ở phía Tây, nhiều người trẻ lại rời bỏ Đông Đức. Chính quyền Đông Đức khẳng định không theo sách lược đổi mới (Glasnost) vào nữa sau thập niên 1980 của Liên Xô.
Nhưng trong tháng 10/1989, họ phải đương đầu với một làn sóng người xuống đường biểu tình, đòi đổi mới lan rộng ra trên toàn quốc. Ngày 18/10/1989, chủ tịch Erich Honecker nắm quyền từ 1976 bị buộc phải từ chức. Ngày 4/11, đường biên giới với Czechoslovakia được mở ra, cho phép người tỵ nạn đi tới phía Tây. Ngày 9/11 chính quyền Đông Đức công bố quyết định mở cửa biên giới với phía Tây, phá bỏ bức tường Bá Linh (Berlin Wall), là biểu tượng cao nhất của thời chiến tranh lạnh. Ngày 23/8/1990, Quốc hội Đông Đức đồng ý chính thức thống nhất với Tây Đức và nó được thực hiện ngày 3/10/1990.
2. Chính quyền Tây Đức: Cộng hòa Liên bang Đức, chính thức tuyên bố thành lập ngày 23/3/1949 tại Bonn, sau khi công bố Hiến pháp do Nghị viện tư vấn, từ 11 tiểu bang trong ba khu vực cai quản của Anh, Pháp và Hoa Kỳ soạn thảo. Sau đó tái tổ chức thành 9 đơn vị tự trị, cùng với 10 tiểu bang năm 1957. Riêng Berlin cũng được xem như của một tiểu bang, nhưng do thỏa ước chiếm đóng năm 1945, đặt nó vào những hạn chế nhất định. Các thế lực chiếm đóng phương Tây Anh, Pháp, Mỹ trở về tình trạng dân sự ngày 21/9/1949. Đồng minh phương Tây chấm dứt chiến tranh với Đức năm 1951. Ngày 2/7/1951, Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao với Đức. Và Liên Xô cũng làm thế năm 1955. Ngày 5/5/1955, ba nước Anh, Pháp, Mỹ tháo bỏ sự chi phối, và Cộng hòa Liên bang Đức trở thành một quốc gia độc lập hoàn toàn.
Tiến sĩ Konrad Adenauer, lảnh tụ đảng Dân chủ Thiên chúa giáo được bầu làm Thủ tướng ngày 15/9/1949, tái bầu vào 3 nhiệm kỳ kế tiếp năm 1953, 1957, 1961. Willy Brandt cầm đầu Liên minh đảng Dân chủ xã hội và Dân chủ tự do trở thành Thủ tướng ngày 21/10/1969. Năm 1970, Brandt ký các hiệp ước thân thiện với Liên Xô và Ba Lan. Năm 1971, Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô ký một thỏa thuận cho phép phương Tây đi vào Tây Berlin. Năm 1972, Đông Đức và Tây Đức lần đầu tiên chính thức ký hiệp ước giữa họ với nhau thỏa thuận tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra vào Tây Berlin. Năm 1973, Tây Đức và Czechoslovakia ký thỏa ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, và hủy bỏ thỏa thuận Munich năm 1938. Tháng 5/1974, Brandt từ chức Thủ tướng bởi một phụ tá thân cận ông ta bị khám phá làm gián điệp cho Đông Đức trong một thời gian dài.
Kế thừa ông ta là Helmut Schmidt, người lãnh đạo Liên minh giành thắng lợi trong cuộc bầu cử 1976 và 1980, lèo lái nền kinh tế quốc gia vượt qua sự xuống dốc nhanh chóng bởi giá dầu lửa tăng cao. Tháng 12/1979, chính quyền Schmidt quyết định tham gia vào Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tháng 9/1982, đảng Dân chủ Tự do rút ra khỏi Liên minh Dân chủ xã hội, gia nhập Liên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo dưới sự lãnh đạo của Helmut Kohl (Dân chủ Thiên chúa giáo). Đảng kết hợp này giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 3/1983, Helmut Kohl trở thành Thủ tướng. Kinh tế Tây Đức phát triển mạnh từ thập niên 1950 là quốc gia dẫn đầu Châu Âu trong việc tạo điều kiện cho giới công nhân tham gia vào việc quản lý công nghiệp. Nhưng đến thập niên 1980, kinh tế xuống dốc, thất nghiệp gia tăng lên tới 10% trong năm 1988.
Năm 1989, những sự thay đổi chính quyền ở Đông Đức, và bức tường Berlin được gỡ bỏ là phát súng hiệu cho các cuộc thương thảo tái thống nhất hai nước Đức, bị chia cắt một cách bất đắc dĩ từ sau đệ II thế chiến, trên 4 khu vực chiếm đóng của phe đồng minh thắng trận. Năm 1990, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Helmut Kohl, Tây Đức nhanh chóng đi vào thống nhất với Đông Đức.
 Mở đầu kỷ nguyên mới: Do khối Cộng sản phản đối việc Đông Đức thương thảo liên quan đến vấn đề tái thống nhất nước Đức. Cho đến tháng 2/1990, Bộ trưởng Ngoại giao bốn nước Đồng minh hàng đầu của Thế chiến thứ II, Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp cùng với Đông Đức và Tây Đức họp hội nghị tại Ottawa, Canada đạt tới sự thỏa thuận chung mở đường cho các cuộc thương thảo  cấp cao bàn việc tái thống nhất nước Đức. Tháng 5, Hội nghi cấp Bộ trưởng các nước khối NATO chấp nhận một đề nghị trọn gói duy trì nước Đức vẫn là một thành viên chính thức của khối NATO và cấm nước Đức mới sản xuất, hoặc có các loại vũ khí hạt nhân, sinh học (vi trùng) hoặc hóa học. Tháng 7/1990, Liên Xô đồng ý về các điều kiện để nước Đức mới trở thành thành viên chính thức của khối NATO.
Hai nước Đức thoả thuận việc thống nhất tiền tệ theo đồng Mark của Tây Đức bắt đầu từ tháng 7. Ngày 3/10 hợp nhất hai nước Đức, và cuộc tổng tuyển cử toàn quốc kể từ 1932 được tổ chức vào ngày 2/12/1990. Đông Đức nhận trên 1000 tỷ từ công quỹ, và tư nhân của Tây Đức để tái xây dựng giữa năm 1990 và 1995. Năm 1991, Berlin một lần nữa trở thành thủ đô nước Đức. Quốc hội, các cơ quan chính quyền và hầu hết sứ quán nước ngoài di chuyển từ Bonn đến Berlin vào cuối năm 1999. Ngày 12/7/1994, tòa án tối cao Đức Quốc phán quyết rằng, quân đội Đức có thể tham gia vào lực lượng đặc nhiệm quốc tế ở nước ngoài nhưng phải được sự chấp thuận của Quốc hội. Buổi lể tiễn đưa người lính Nga cuối cùng rút ra khỏi Đức ngày 31/8. Một tuần sau đó một buổi lễ tương tự khác cũng được tổ chức tiễn đưa quân đội Hoa Kỳ, Anh, Pháp rút khỏi tây Berlin.
Cuộc tổng tuyển cử ngày 16/10, Liên đảng của Thủ tướng Helmut Kohl chiến thắng với số phiếu sít sao. Helmut Kohl là người giữ chức vụ Thủ tướng Đức lâu nhất trong thế kỷ 20. Nạn thất nghiệp tăng lên đến 12,6% trong tháng 1/1998. Thời cai trị của Kohl chấm dứt với sự thất bại của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27/9/1998, Gerhard, Schroder lãnh tụ đảng Dân chủ Xã hội trở thành Thủ tướng. Đức đóng góp 8.500 quân cho khối NATO lãnh đạo lực lượng gìn giữ an ninh (KFOR) tiến vào Kosovo tháng 6/1999. Helmut Kohl từ chức chủ tịch danh dự đảng ngày 18/1/2000, giữa lúc có sự tố cáo quyên góp quỹ một cách trái luật. Ngày 8/2/2001, Kohl đạt tới một sự thỏa thuận với công tố viên trong đó ông nhìn nhận có vi phạm luật ủy thác và đồng ý trả tiền phạt, nhưng không thừa nhận bất cứ một tội phạm hình sự nào.
Ngày 22/9/2002, trong cuộc bầu cử Quốc hội, đảng Dân chủ Xã hội giành thắng lợi và Schroder tiếp tục nắm quyền. Schroder cùng với sự ủng hộ của phe đối lập, phản đối bất cứ hành động quân sự nào chống lại Iraq. Đầu năm 2003, Đức cùng với Pháp, và Liên bang Nga ra sức ngăn chận Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để không phê chuẩn nghị quyết cho phép Hoa Kỳ xâm lăng Iraq. Tuy nhiên, số phiếu bầu của những người ủng hộ Schroder trong đảng giảm xuống một cách thê thảm, khiến ông phải từ chức chủ tịch đảng vào tháng 2/2004, và nói ông cần phải tập trung nhiều hơn cho vấn đề cải cách kinh tế. Ngày 13/6, Liên minh cầm quyền của Schroder chỉ chiếm được một số ghế ít ỏi trong Quốc hội Liên hiệp Châu Âu. Ngày 22/5/2005, Schroder tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 18/9 sớm hơn dự liệu.
Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo do bà Angela Merkel lảnh đạo chiến thắng với đa số phiếu sít sao. Ngày 22/11/2005, bà Angela trở thành Thủ tướng của một nội các Liên hiệp bao gồm cả những người có khuynh hướng Xã hội chủ nghĩa. Tháng 6/2007, Đức là nước chủ nhà của Hội nghị Nhóm 8 nước giàu (G8), nhưng không thuyết phục được Hoa Kỳ chấp nhận đề nghị của Thủ tướng Merkel, theo đó đến năm 2050, mỗi nước công nghiệp phải cắt giảm 50% lượng khí thải nhà kính. Ngày 5/9, chính quyền đã phát hiện một âm mưu khủng bố bằng bom nhắm vào căn c không quân Hoa Kỳ tại Ramstein, và phi trường quốc tế Frankfurt. Đầu năm 2009, để đối phó với sự suy thoái toàn cầu, chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế 50 tỷ uero.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27/9, Liên minh cánh Trung hữu của bà Thủ tướng Merkel tiếp tục duy trì quyền lực. Và ngày 30/6/2010, Christian Wulff, lảnh tụ đảng Dân chủ Thiên chúa giáo được chọn làm Tổng thống. Kinh tế Đức giãm 5% năm 2009, và phục hồi trong năm 2010. Trong cuộc thăm dò mới nhất người dân Đức phản đối việc nước Đức tiếp tục duy trì 4.600 quân cùng với NATO tham chiến tại Afghanistan. Đức còn có khoảng 2.000 quân sỉ khác làm nhiệm vụ tương tự tại Lebanon.
Lưu ý.
Đảo Helgoland là một đảo rộng 130 mẩu Anh ( a=0,405 ha) nằm ở biển Bắc được lực lượng Hải quân Anh chiếm từ tay Đan Mạch năm 1807, và sau đó nhượng lại cho Đức để trở thành một phần của tỉnh Schleswig-Holstein. Đảo được xây dựng như một căn cứ quân sự vững chắc của Đức. Ngày 23/5/1945 căn cứ quân sự này đầu hàng Anh và được Anh củng cố thêm năm 1947. Ngày 1/3/1952 đảo trả lại cho Tây Đức để sử dụng như là một hải cảng tự do.
B. Đức quốc ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Đức Quốc có hiệu lực thi hành ngày 23/5/1949. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Đức Quốc là một nước Cộng hòa Liên bang gồm 16 tiểu bang. Mỗi tiểu bang có Hiến pháp, Quốc hội và chính quyền điều hành địa phương mình. Hiến pháp Liên bang là Luật cơ bản hình thành từ sự tự do cá nhân, xã hội dân chủ, tôn trọng nhân quyền, luật Tiểu bang, Công pháp Quốc tế cũng là một phần của Hiến pháp Liên bang. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 614 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 69 nghị sỉ, được bầu lên từ các chính quyền tiểu bang, căn cứ vào cư dân trong tiểu bang đó. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia được bầu lên bởi một hội nghị bầu “Tổng thống” chỉ gồm một số đại biểu Quốc hội Liên bang và Tiểu bang bằng nhau, nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm, phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ. Thủ tướng chính phủ là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế tạ hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 82.282.000, dưới 15 tuổi 13,5%, trên 65 tuổi 20,4%. Mật độ cư dân: 236 người/km2. Thành phố: 73,7%. Sắc tộc: German 92%, Turkish 2%. Ngôn ngữ: German (chính), Turkish, Italian, Greek, English, Danish, Dutch, Alavic. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 34%, Tin lành 34%, Hồi giáo 4%, không tôn giáo 28%. Đất đai: Tổng diện tích: 357.022 km2. Diện tích đất: 348.672 km2. Địa điểm: nằm giữa trung tâm Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Denmark phía bắc, Netherlands, Belgium, Luxembourg, Pháp phía tây, Switzerland, Austria phía nam, Czech Republic, Poland phía đông. Địa thế: đất bằng phẳng phía bắc, đồi thấp ở phía tây và miền trung, vùng núi  Bavaria ở phía nam. Các con sông chính là Elbe, Weser, Ems, Rhine và Main tất cả đều chảy về phía Biển Bắc, còn sông Danube chảy về Biển Đen. Thủ đô: Berlin. Thành phố đông dân: Berlin 3.438.000, Hamburg 1.777.000, Munich 1.334.000, Cologne 1.004.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa Liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Christian Wulff , sinh 19/6/1959, nhậm chức ngày 30/6/2010. Thủ tướng chính phủ: Angela Merkel, sinh 17/7/1954, nhậm chức 22/11/2005 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phương: 16 tiểu bang. Ngân sách quốc phòng: 46,5 tỷ. Quân đội chính quy: 250.613. Kinh tế: Công nghiệp sắt, thép, than, xi măng, hóa chất, máy móc, xe hơi, máy công cụ, điện tử, đóng tàu, chế biến thực phẩm và thức uống. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, khoai tây, củ cải đường, trái cây, bap cải. Tài nguyên: quặng sắt, than đá, than nâu, bồ tạc, gỗ xẽ, đá vôi, Uranium, đồng, khí thiên nhiên, muối, nickel. Dự trữ nhiên liệu: 276 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 33%. Chăn nuôi: trâu bò 12,6 triệu, gà 108 triệu, dê 180.000, heo 26,5 triệu, cừu 2,4 triệu. Đánh cá: 333.216 tấn. Cung cấp điện: 590,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2,4%, đóng góp 1%; lao động công nghiệp 29,7%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 67,9%, đóng góp 68%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.800 tỷ. Bình quân đầu người: 34,100. Tăng trưởng: -4,9%. Nhập khẩu: 966,9 tỷ. Bạn hàng: Netherlands 11,7%, France 8,7%, Belgiun 7,6%, Anh Quốc 5,9%, China 5,9%, Italy 5,5%, Hoa Kỳ 5,1%. Xuất khẩu: 1.200 tỷ. Bạn hàng: France 9,7%, Hoa Kỳ 8,6%, Anh Quốc 7,3%, Italy 6,7%, Netherlands 6,2%, Belgium 5,5%, Austria 5,5%. Du lịch: 40,0 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.600 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 38,2 tỷ. Dự trữ vàng: 109,5 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: 0,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 48.204 km. Bằng xe hơi: 45,4 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 3,5 triệu. Bằng máy bay: bay 170,5 tỷ km, sân bay 331. Hải cảng: 5- Hamburg, Bremen, Bremehaven, Lubeck, Rostock. Truyền thông: máy truyền hình 581/1000 cư dân, Radio 948/1000. Điện thoại: 59,3/100. Internet: 79,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,4, nữ 82,6. Sinh xuất: 8,2/1000 người. Tử xuất: 11,0 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-18, biết đọc biết viết 99%, trung học 98%, đại học 46%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
10. BELGIUM  -  KINGDOM OF BELGIUM (BỈ).
A. Tiến trình phát triển.               
Belgium lấy từ tên gốc của nó Belgae, cư dân đầu tiên ở Belgium là người Celts. Vùng đất nầy bị xâm chiếm bởi Julius Caesar, và chịu hơn 1800 năm cai trị từ Rome, Franks, Burgundy, Spain, Áo, và France. Sau năm 1815, Belgium trở thành một phần của Hòa Lan (Netherlands). Năm 1830, Belgium tuyên bố độc lập với chế độ Quân chủ lập hiến. Sự trung lập của Belgium đã bị Đức xâm phạm trong cả hai cuộc chiến tranh Thế giới. Vua Leopold III, đầu hàng Đức ngày 28/5/1940. Sau chiến tranh, ông bị buộc phải thoái vị nhường ngôi cho con trai là vua Baudouin. Baudouin được kế thừa bởi em trai ông ta Albert II ngày 9/8/1993. Vùng Flemings phía bắc Belgium nói tiếng Hòa Lan, trong khi Walloons ở phía nam lại sử dụng tiếng Pháp. Ngôn ngữ khác nhau là nguyên nhân xung đột dai dẳng và dẫn đến sự thù nghịch truyền kiếp giữa hai nhóm người.
Quốc hội thông qua đạo luật phân vùng nhắm tới việc phân quyền từ chính quyền Trung ương tới ba vùng Wallonia, Flanders và Brussels. Năm 1993, thay đổi Hiến pháp chuyển Belgium thành một quốc gia Liên bang. Ngày 6/11/2001, hảng hàng không quốc gia Sabena bị phá sản. Sau cuộc bầu cử ngày 10/6/2007, do sự tranh chấp giữa vùng Flemings nói tiếng Hòa Lan và Walloons nói tiếng Pháp dẩn tới một cuộc khủng hoảng chính trị, bởi vì Thủ tướng chỉ định người Fleming là  không thể thành lập được phính phủ mới. Sau 282 ngày điều hành bằng một chính quyền chuyển tiếp, cuối cùng thì một chính phủ Liên minh do Yves Leterme lảnh đạo cũng được thành lập vào ngày 23/3/ 2008. Sau vụ tranh cải việc bán nợ xấu của ngân hàng Fortis NV cho ngân hàng Paribas của Pháp khiến Yves Leterme phải từ chức. Và được thay thế bởi nguyên Bộ trưởng Tài chánh Herman Van Rompuy. Yves Leterme trở lại chức Thủ tướng, sau khi Van Rompuy được chọn làm Chủ tịch Liên hiệp Châu Âu.
B. Belgium ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Belgium là Hiến pháp Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1831. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp Belgium trao quyền Lập pháp cho nhà Vua, Quốc hội Liên bang, Cộng đồng địa phương cấp Vùng. Cộng đồng theo ngôn ngữ thì có cộng đồng nói tiếng Hòa Lan, tiếng Pháp, và tiếng Đức. Và Vùng theo lãnh thổ thì có vùng Flemish, vùng Walloon, và vùng thủ đô Brussels. Nhà vua đương nhiệm là Albert II, sinh ngày 6/6/1934, kế thừa Vua anh, lên ngôi ngày 9/8/1993. Tu chỉnh hiến pháp năm 1991, cho phép phụ nử cũng được kế thừa ngôi Vua. Tiền lương hàng năm của nhà Vua 6.048.000 đồng tiền Hòa Lan (44,4=1 USD), Hoàng hậu 1,116.000, Hoàng tử 788.400. Từ 1995, Quốc hội Liên bang gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 150 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 71 nghị sỉ, trong đó 25 được bầu lên từ Cộng đồng nói tiếng Hòa Lan, 15 từ Cộng đồng nói tiếng Pháp, 21 từ các Hội đồng địa phương, và 10 nghị sỉ hổn hợp. Ngoài ra còn có một số nghị sỉ dành cho gia đình Hoàng gia như một đặc quyền của họ.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.423.000, dưới 15 tuổi 16%, trên 65 tuổi 17,8%. Mật độ cư dân: 344,3 người/km2. Thành phố: 97,4%. Sắc tộc: Fleming 58%, Walloon 31%. Ngôn ngữ: Dutch, French, German (chính cả ba), Flemish, Luxembourgish. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 75%, Tin lành và tôn giáo khác 25%. Đất đai: Tổng diện tích: 30.528 km2. Diện tích đất: 30.278 km2. Địa điểm: phía tây Châu Âu, trên bờ biển Bắc. Quốc gia láng giềng: Luxembourg phía đông nam, Pháp phía tây và phía nam, Đức phía đông, Hòa Lan phía bắc. Địa thế: hầu hết đất bằng phẳng, cao hơn là đồi và đất rừng phía đông nam. Thủ đô: Brussel. Thành phố đông dân: Brussels 1.892.000 cư dân, Antwerpen 961.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Albert II, sinh 6/6/1934, nhậm chức 9/8/1993. Thủ tướng chính phủ: Yves Leterme, sinh 6/10/1960, nhậm chức 25/11/2009. Chính quyền địa phưong: 10 tỉnh và thủ đô Brussels. Ngân sách quốc phòng: 4,2 tỷ. Quân đội chính quy: 38.452. Kinh tế: Công nghiệp sản xuất máy cơ khí, luyện kim, lắp ráp xe hơi, chế biến thực phẩm và thức uống, hóa chất, hàng dệt, kính, dầu lửa, than đá. Nông sản: hạt ngũ cốc, trái cây, củ cải đường, rau quả. Tài nguyên: than đá, khí đốt thiên nhiên. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 27%. Chăn nuôi: trâu bò: 2,6 triệu, gà 30,4 triệu, dê 26.500, heo 6,3 triệu, cừu 155.515. Đánh cá: 24.219 tấn. Cung cấp điện: 78 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2%, đóng góp 2%; lao động công nghiệp 25%, đóng góp 26%; lao động dịch vụ 73%, đóng góp 72%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 383 tỷ. Bình quân đầu người: 36.800. Tăng trưởng: -2,7%. Nhập khẩu: 253,1 tỷ. Bạn hàng: Netherlands 18,4%, Germany 17,5%, France 11,3%, Anh Quốc 6,6%, Ireland 5,9%, Hoa Kỳ 5,3%. Xuất khẩu: 254,3 tỷ. Bạn hàng: Germany 19,9%, France 17%, Netherlands 12%, Anh Quốc 7,9%, Hoa Kỳ 6,1%, Italy 5,2%. Du lịch: 11,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 253,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 10,1 tỷ. Dự trữ vàng: 7,2 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 28,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: -0,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.534 km. Bằng xe hơi: 4,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 652.000. Bằng máy bay: bay 4,6 tỷ km, sân bay 27. Hải cảng: 3- Antwerp (một trong những hải cảng bận rộn nhất thế giới), Zeebrugge, Ghent. Truyền thông: Máy truyền hình: 532/1000 cư dân, Radio 797/1000. Điện thoại: 40/100. Internet: 76,2/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,2, nữ 82,7. Sinh xuất: 10,1/1000 người. Tử xuất: 10,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0, 04%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-18, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 56%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
11. LUXEMBOURG  -  GRAND DUCHY OF LUXEM BOURG. (LỤC XÂM BẢO)
A. Tiến trình phát triển..                
Luxembourg là lãnh địa của các Công hầu bá tước thành lập năm 963, bị cai trị bởi Burgundy, Spain, Austria, và France từ năm 1448 đến 1815. Sau chiến tranh 6 tuần Vienna - Prussia (Áo - Đức), Luxembourg trở thành một phần của Liên bang Đức năm 1866. Năm 1867, quân Đức rút khỏi Luxembourg. Belgium liên kết với Netherlands (Hòa Lan) năm 1890, khi một phụ nữ được kế thừa ngôi vua Hòa Lan bị trục xuất sang Luxembourg theo luật Salic của Hòa Lan để chọn một người đàn ông nắm quyền cai trị đất nước. Cuối cùng luật Salic bị bãi bỏ năm 1912, cho phép bà Marie-Adelaide trở lại kế thừa ngôi vị cai quản Công quốc. Chính bà Marie-Adelaide là người đã cho phép quân đội Đức chiếm đóng Luxembourg trong đệ I Thế chiến. Tại Hiệp Versailles năm 1919, Luxembourg tuyên bố hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc với Đức.
Trong đệ II thế chiến, Luxembourg bị Đức tràn chiếm năm 1940, và sau đó sáp nhập vào Đức năm 1942. Công tước Charlotte và các Bộ trưởng của bà ta trốn thoát sang London. Con trai của bà, Hoàng tử Jean là một trong những người lính Đồng minh đầu tiên tiến vào giải phóng Luxembourg năm 1944. Sau chiến tranh, Luxembourg gia nhập vào Đồng minh phương Tây, trở thành một thành viên sáng lập khối NATO (1949) và Liên hiệp các nước Tây Âu - WEU (1955). Nó cũng kết hợp Belgium và Netherlands thành Tổ chức BENELUX thống nhất Mậu dịch (1948), và thống nhất Kinh tế (1958), và rất nhiều tổ chức khác. Grand Duke Jean tuyên bố ông ta sẽ thoái vị, để cho con trai ông ta là Hoàng thân Henri kế vị vào tháng 10/2000. Luxembourg là một trong 6 quốc gia sáng lập viên của Tổ chức (1951) nay trở thành Liên hiệp Châu Âu (EU).
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 13/6/2004, đảng Xả hội Thiên chúa giáo dẫn đầu chiếm 24 ghế, về nhì là đảng Công nhân 14 ghế và sau cùng Ủy ban Hành động cho ân chủ và Công lý 7 ghế. Sau bầu cử một chính phủ Liên hiệp được thành lập giữa đảng Xã hội Thiên chúa giáo và đảng Công nhân. Và cử tri Luxembourg đã chấp nhận Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu trong tháng 7/2005. Thủ tướng Jean-Claude Juncker là người cầm đầu chính phủ lâu nhất trong Liên hiệp Châu Âu.
B. Luxembourg ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Luxembourg là Hiến pháp Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành ngày 17/10/1868. Hiến pháp được tu chỉnh trong các năm 1919, 1948, 1956, 1972, 1993, 1988, 1989, 1994, 1996, và 1998. Hiến pháp chỉ rỏ, việc kế thừa ngôi Vua theo huyết thống gia đình. Nhà vua hiện nay là Công tước Henri, sinh ngày 16/4/1955, con trai của Công tước Jean và Công nương Joséphine-Charlotte, kế thừa chức vị vua cha Jean (thoái vị) ngày 7/10/2000. Nhà vua vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa nắm một phần quyền Hành pháp, Lập pháp, và Tư pháp. Nhưng Hiến pháp lại trao quyền thành lập và điều hành Chính phủ cho các Bộ trưởng cầm đầu bởi Thủ tướng. Sự phân quyền giữa Hành pháp và Lập pháp không rõ ràng, có nhiều đan xen giữa hai tổ chức nầy, nhưng quyền Tư pháp thì rõ ràng, minh bạch hơn. Quốc hội gồm hai viện, Hà viện có 60 đại biểu do dân bầu từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 21 Nghị sỉ do nhà Vua bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 15 năm, và tuổi bắt buộc nghỉ hưu là 72.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 497.000, dưới 15 tuổi 18,4%, trên 65 tuổi 14,8%. Mật độ cư dân: 192,4 người/km2. Thành phố: 84,9%. Sắc tộc: Luxembourger 63%, Portuguese 13%, France 5%, Italian 4%, German 2%. Ngôn ngữ: Luxembourgish (national), German, French (chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 87%, tôn giáo khác 13%. Đất đai: Tổng diện tích: 2.586 km2. Diện tích đất: 2.586 km2. Địa điểm: phía tây Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Belgium phía tây, Pháp phía nam, Đức phía đông. Địa thế: rừng rậm (Ardennes) bao trùm phía bắc. Phía nam đất thấp và cao dần thành cao nguyên. Thủ đô:  Luxembourg-Ville 90.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Grand Duke Henri, sinh 16/4/1955, nhậm chức 7/10/2000. Thủ tướng chính phủ: Jean-Claude Juncker, sinh 9/12/1954, nhậm chức 19/1/1995 (người giữ chức Thủ tướng lâu nhất Châu Âu). Chính quyền địa phưong: 3 quận. Ngân sách quốc phòng: 176 triệu. Quân đội chính quy: 900. Kinh tế: Công nghiệp ngân hàng, luyện sắt, thép, nhôm, sản phẩm kim loại, kính, hóa học, máy móc, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, yến (oats), khoai tây, nho, trái cây. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 27%. Chăn nuôi: trâu bò 191.500, gà 79,2 triệu, dê 1.730, heo 96.920, cừu 9.050. Đánh cá: không có số liệu. Cung cấp điện: 2,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2,2%, đóng góp 1%; lao động công nghiệp 17,2%, đóng góp 16%; lao động dịch vụ 80,6%, đóng góp 83%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 39,1 tỷ. Bình quân đầu người: 79.600 USD. Tăng trưởng: -3,4%. Nhập khẩu: 18,1 tỷ. Bạn hàng: Belgium 26,3%, Germany 20,1%, China 16,7%, France 8,5%, Anh Quốc 5,5%. Xuất khẩu: 14,2 tỷ. Bạn hàng: Germany 19,3%, France 15,5%, Anh Quốc 9,5%, Italy 9,5%, Belgium 8,8%, Spain 5,3%. Du lịch: 4,5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 21,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 465,9 triệu. Dự trữ vàng: 72.000 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 275 km. Bằng xe hơi: 304.000 đầu xe, xe hơi cá nhân: 41.000. Bằng máy bay: bay 572 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 1- Mertert. Truyền thông: Máy truyền hình 599/1000 cư dân, Radio 683/1000. Điện thoại: 56,3/100. Internet: 87,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,2, nữ 83. Sinh xuất: 11,7/1000 người. Tử xuất: 8,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 100%, trung học 97%, đại học 10%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Qủy tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
12.  FRANCE  -  FRENCH REPUBLIC (PHÁP).         
A. Tiến trình phát triển.
Người Tây Âu Cổ đại ở vùng Gaul bị xâm lược bởi Julius Caesar từ năm 58-51 Trước công nguyên (TCN) hợp nhất vào đế quốc La Mã trên 500 năm. Năm 486 Clovis I, vua của Franks đánh bại chính quyền La Mã cuối cùng, theo đạo Thiên chúa và lập ra vương triều Merovingian cai trị nước Pháp (France) cho đến năm 751. Đế quốc Frankish dưới triều đại Carolingian, mở rộng vào tới vùng đất ngày nay là Italy, Hungary, Czechoslovakia, Germany. Đỉnh cao của nó dưới thời Charlemagne (cai trị 768-814) người được Giáo hoàng phong chức Hoàng đế La Mã năm 800. Năm 843, vùng Franconia nói tiếng Đức ly khai trở thành nước Pháp (France). Các phe đảng chính trị đánh nhau tranh giành quyền lực giữa các Lãnh chúa phong kiến dẫn đến một cuộc bầu chọn Hugh Capet làm vua năm 987.
Triều đại Capet kéo dài cho đến năm 1328, là một thời kỳ phát triển mạnh, cư dân được khai hóa, và hưng thịnh. Các thị trấn ra đời, trường đại học được thành lập và nhiều nhà thờ cũng được xây dựng. Louis IX, nổi tiếng là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Thập tự chinh (thánh chiến) của đội quân Thiên chúa giáo đánh Hồi giáo để giành lại đất thánh nhiều trăm năm, nhưng đất thánh vẫn còn trong tay Hồi giáo. Khi triều đại Capetian suy yếu, ngôi vua được chuyển qua cho nhà Valois, vị vua đầu tiên của nhà này là Philip VI (cai trị 1328-1350). Tại thời điểm này gần một nửa nước Pháp thuộc về vua Anh Edward III. Và Philip bắt đầu một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 100 năm (1337-1453). Mặc dù quân Anh của Henry V chiến thắng tại trận đánh Agincourt (1415), cuối cùng Anh bị đẩy ra khỏi nước Pháp, ngoại trừ Calais.
Charles VIII (cai trị 1483-1498) thành lập chế độ trung ương tập quyền. Năm 1494, ông ta xâm lăng Italy mở đầu các cuộc chiến tranh Habsburg - Valois. Năm 1559, Henry II (cai trị 1547-1559) ký hiệp ước Cateau-Cambresis, theo đó Pháp từ bỏ đòi đất Italy. Chiến tranh tôn giáo (1562-1598) giữa hai phe nhóm quý tộc Thiên chúa giáo La Mã đánh nhau với nhóm quý tộc Thiên chúa giáo Tin Lành tranh đoạt ngôi vua sau cái chết bất ngờ của Henry II năm 1559. Tin Lành, một giáo mới phải chịu đựng nhiều bức hại trước khi được phép thực hiện tín ngưỡng của mình. Henry IV, một tín đồ Thiên chúa giáo Tin Lành bỏ đạo theo Thiên chúa giáo La Mã năm 1593, chống khuynh hướng Habsburg trong chính sách ngoại giao, nhưng bị ám sát năm 1610. Trong thế kỷ 17, Pháp Quốc như một quốc gia hùng mạnh của thế giới.
Đầu tiên là Cardinal Richelieu cầm đầu Hội đồng Nội các của vua Louis XIII (cai trị 1610-1643) và kế đó là Cardinal Mazarin, cầm đầu Hội đồng Nội các của Louis XIV (cai trị 1643-1715). Sự thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng Pháp có thêm đất đai, lúc đầu thì bằng ngoại giao và sau đó bằng đánh nhau trong cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648). Tuy nhiên, các người kế vị Louis XIV, như Louis XV (cai trị 1715-1774) và Louis XVI (cai trị 1774-1793) cùng với chế độ Trung ương tập quyền không thay đổi đã làm hỏng vị trí của Vương triều cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Chiến tranh 7 năm (1756-1763), diễn ra trong nội địa Châu Âu chống lại Frederick II của Prussia và trong các thuộc địa, cũng như trên biển cả chống lại Anh (Britain) đã làm kiệt quệ quốc khố đưa đến sự mất thuộc của Pháp ở Ấn Độ (India), West Indies (biển Caribbean) và Bắc Phi.
Sự ủng hộ của Pháp trong cuộc chiến tranh giành độc lập chống lại Anh tại Bắc Mỹ (1776-1783) cũng là một sự hao tốn tiền bạc khác. Tất cả các điều không hay trên, đã tạo cho đối thủ của nền chuyên chính Pháp đến gần hơn với các cuộc bạo loạn. Cuộc khủng hoảng kinh tế rộng lớn tạo ra sự bất mãn nơi giới tư sản và địa chủ. Trong một nổ lực cứu vãng tình hình, tháng 5/1789 vua Louis XVI triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc tại Versailles. Hội nghị đại biểu là cơ quan đại diện chính thức của nước Pháp gồm 300 quý tộc, 300 tăng lử, và 600 giới bình dân. Cơ quan này đã không họp từ năm 1614. Tại phiên họp ngày 17/6/1789, thành phần thứ 3 đại biểu giới bình dân đứng lên tuyên bố, tự nhận mình là Nghị viện Quốc gia (National Assembly) và đưa ra các dự thảo văn kiện cải tổ nền Quân chủ.
Ngày 14/7, một đám đông gần Paris biểu tình, phá ngục Bastille. Và tháng 8, tá điền nổi dậy chống lại Lãnh chúa phong kiến (Feudal lord). Trong khi đó Nghị viện Quốc gia cho công bố các văn kiện chính thức của cuộc cách mạng: xóa bỏ chế độ Phong kiến, tuyên ngôn Quyền con người, hạn chế quyền phủ quyết của nhà Vua. Tháng 10, một đoàn người hầu hết là phụ nữ tiến vào Versailles yêu cầu được có bánh mì, nhưng kỳ thực để bắt những người trong gia đình Hoàng gia và mang họ về Paris. Tháng 6/1791, trong cuộc chạy trốn gia đình Hoàng gia bị lạc tại Varennes. Ngày 14/9, Louis chấp nhận Hiến pháp mới, trong đó nó thay thế Nghị viện Quốc gia bởi một Nghị viện Lập pháp với 745 thành viên, đa số đảng viên cộng hòa ôn hoà, cũng có đảng viên quân chủ và đảng viên cọng hoà cực đoan của hai câu lạc bộ Jacobin và Cordelier.
Những người bảo hoàng lưu vong tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà cai trị Châu Âu. Tất cả họ đều sợ tư tưởng cách mạng bành trướng sẽ đe doạ quyền uy của họ. Prussia và Austria (Đức và Áo) thành lập một Liên minh chống Pháp. Thế là chiến tranh cách mạng Pháp bắt đầu vào ngày 20/4/1792. Sau những lời đồn đại Louis và Marie Antoinette mưu phản, ngày 10/8 đám đông tràn vào đập phá cung điện Tuileries và lập ra một chính quyền lâm thời - Công xã Paris (Paris Commune). Công xã Paris cầm đầu bởi Danton nắm cả quyền cảnh sát, từ ngày 2-7/9 ông ta chủ mưu giết hàng trăm tù nhân trung thành với nhà vua. Nghị viện Lập pháp tự giải tán để thành lập Hội nghị Quốc gia bầu lên 749 thành viên toàn đảng viên cộng hòa. Và tại phiên họp đầu tiên ngày 21/9, nó tuyên bố xóa bỏ chế độ Quân chủ, khởi sự truy tố Louis về tội mưu phản.
Ngày 15/1/1793, Louis bị xử tử hình và mang ra hành quyết ngày 21/1 dẫn tới sự nổi dậy của những người bảo hoàng. Khởi đầu, từ Công quốc Terror, nơi nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng hòa không quá khích bị cách chức. Và sau đó, các phe đảng chống lại nhau bởi J.R Hebert và phe kia là Danton. Sự thái quá của Robespierre khiến nổ ra cuộc đảo chánh ngày 27/7/1794, trong đó ông ta bị hành quyết và một thời kỳ dịu hơn bắt đầu. Cuộc cách mạng Pháp tiếp tục, và Pháp có thêm một vùng đất về phía Bắc. Ngày 22/8/1795, Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành, lập ra Hội đồng Điều hành Quốc gia gồm hai viện Quốc hội, nhưng chẳng bao lâu, nó trở thành sa đọa và chia rẽ. Trở lại Pháp từ các cuộc hành quân thành công ở Italy, Naponeon Bonaparte lật đổ Hội đồng Điều hành Quốc gia trong một cuộc đảo chánh ngày 9/11/1799.
Ông ta tự bổ nhiệm mình như là người lãnh đạo cao nhất. Và trong năm 1802, ông ta xác nhận chức lãnh đạo ấy trọn đời. Tháng 12/1804, ông cũng tự phong là Hoàng đế của nước Pháp. Phương cách điều hành nhà nước, và sự canh tân của ông ta đưa cuộc khủng hoảng tài chánh trở lại dưới sự kiểm soát, cải cách hệ thống thuế khóa và ban hành bộ Luật dân sự Napoleon nổi tiếng. Ông ta còn tiến hành một loạt các cuộc hành quân lấn chiếm thắng lợi, chẳng hạn đánh Nga và Áo tại Austerlitz tháng 12/1805, đánh Nga tại Jena tháng 10/1806. Tuy nhiên, sau cuộc hành quân thất bại của ông ta đánh Nga năm 1812, rồi kế đó là Áo và Đức đánh chiếm Paris ngày 31/3/1814, Napoleon bị buộc phải thoái vị ngày 11/4. Năm 1815, Napoleon bị đày tới Elba và làm một bản trần trình về cuộc chiến tranh 100 ngày, trong đó có sự thất bại của trận đánh Waterloo.
Chính quyền Quân chủ bị lật đổ bới cuộc cách mạng Pháp (1789-1793), và kế thừa bởi đệ I Cộng hòa. Sau đó bởi Đế quốc thứ I dưới thời Napoleon (1804-1815), rồi chính quyền Quân chủ (1814-1848), tiếp nữa là đệ II Cộng hòa (1848-1852). Kế đó bởi Đế quốc thứ II (1852-1870), tiếp nữa đệ III Cộng hòa (1871-1946). Nước Pháp còn phải trải qua sự thiệt hại nghiêm trọng về nhân lực và vật lực trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, khi nó bị xâm chiếm bởi nước Đức. Tại Hiệp ước Versailles, Pháp được trả lại hai tỉnh Lorraine và Alsace bị Đức chiếm năm 1871. Đức xâm chiếm Pháp một lần nữa trong tháng 5/1940, và ký một thỏa ước tạm thời ngưng bắn với chính quyền mới dựng lên ở Vichy. Sau khi Pháp được giải phóng bởi đồng minh tháng 9/1944, tướng Charles de Gaulle trở thành người cầm đầu Chính quyền lâm thời cho đến năm 1946.
Cùng năm 1946 nầy, nền đê IV Cộng hòa bắt đầu. Năm 1958, De Gaulle một lần nữa lãnh đạo Chính phủ, lúc có cuộc khủng hoảng ở Algerian, và cũng là năm cử tri chấp nhận Hiến pháp mới mở đầu nền đệ V Cộng hòa Pháp cho đến ngày nay. Tháng 1/1959, de Gaulle trở thành Tổng thống, đẩy mạnh phát triển kinh tế và kỷ thuật. Pháp thăng tiến trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế Âu Châu đang lớn mạnh và thực hiện chính sách đối ngoại độc lập gần như cực đoan. Pháp rút khỏi Đông Dương (Việt, Miên, Lào) năm 1954, Morocco và Tunisia năm 1956. Tất cả các vùng còn lại ở Châu Phi là thuộc địa của Pháp cũng tuần tự trả độc lập từ năm 1958 đến 1962. Năm 1966, Pháp rút tất cả quân đội của họ ra khỏi quyền chỉ huy quân sự tối cao của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO), mặc dù 60.000 quân của Pháp vẫn còn đồn trú ở Đức.  
Tháng 5/1968, sinh viên xuống đường chống đối ở Paris, và nhiều trung tâm thành phố khác nổi lên đánh cảnh sát. Giới công nhân cũng nhập cuộc và lao vào một cuộc biểu tình rộng lớn trên toàn quốc. Chính quyền đã phải nhượng bộ một số yêu sách của giới biểu tình ngày 26/5. Tháng 4/1969, De Gaulle từ chức sau khi thất bại trong một cuộc "trưng cầu dân ý" để sửa đổi Hiến pháp. George Pompidou được bầu chọn kế vị, tiếp tục nhấn mạnh chính sách của De Gaulle về sự độc lập của Pháp từ hai thế lực hàng đầu thế giới là Liên Xô và Hoa Kỳ. Năm 1974, sau cái chết của Pompidou, Valery Giscard d’Estaing được bầu làm Tổng thống. Ông ta tiếp tục thực hiện chính sách bảo thủ cố hữu của các người tiền nhiệm. Ngày 10/5/1981, cử tri Pháp bầu Francois Mitterrand đảng Xã hội làm Tổng thống.
Dưới thời Mitterrand chính quyền quốc hữu hóa 5 ngành công nghiệp chính và hầu hết các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, sau năm 1986, khi đảng Cánh hữu thắng trong cuộc bầu cử hạ viện, Mitterrand chọn lãnh đạo đảng Bảo thủ Jacques Chirac làm Thủ tướng. Trong 2 năm sống chung "tả- hữu", chính quyền nước Pháp bắt đầu theo đuổi một chương trình tư hữu hóa trong đó nhiều công ty quốc doanh được bán. Sau khi thắng cử nhiệm kỳ hai năm 1988, Tổng thống Mitterrand có được Thủ tướng đảng Xã hội. Cánh trung hữu thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1993, mở đầu một thời kỳ khác. Dưới danh nghĩa "thống nhất quốc gia" Mitterrand lại phải sống chung với một Thủ tướng Bảo thủ. Năm 1993, Pháp ban hành nhiều quy định siết chặt chính sách nhập cư, và trao cho chính phủ nhiều quyền hạn hơn trong việc trục xuất người nước ngoài.
Năm 1994, Pháp gởi quân đội tới Rwanda, bảo vệ kiều dân Pháp đang chịu sự bức hại, tàn sát ở đó. Tên khủng bố quốc tế khét tiếng Carlos-Jackal (Ilich Ramirez Sanchez) bị pháp xử tù chung thân khiếm diện, bị bắt ở Sudan trong tháng 8/1994, và đã dẫn độ ngay về Pháp. Nguyên Thủ tướng bảo thủ Jacques Chirac đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu chung cuộc ngày 7/5/1995. Một loạt các cuộc đặt và tấn công bằng bom diễn ra từ 1995, những người Hồi giáo cực đoan phản đối việc Pháp ủng hộ chính quyền Algeria, chống lại những người Hồi giáo chính thống. Tháng 9/1995, nước Pháp tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân, làm dấy lên một phong trào phản đối khắp nơi trên thế giới. Cuộc thử nghiệm kết thúc vào tháng 1/1996. Chirac cắt giảm chi tiêu của chính phủ, giúp kinh tế Pháp có đủ ngân quỹ đáp ứng điều kiện gia nhập khối tiền tệ chung của Châu Âu.
Với nạn thất nghiệp tăng tới gần 13%, trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/6/1997, phần thắng quyết định nghiêng về các đảng phái Cánh tả. Kết quả thời kỳ sống chung “tả hữu” mới tái diễn, giữa một Tổng thống bảo thủ và một Thủ tướng xã hội cấp tiến. Pháp đóng góp 7.000 quân cho khối NATO, cầm đầu lực lượng giữ gìn an ninh (KFOR) đổ quân vào Kosovo tháng 6/1999. Cử tri Pháp bất mãn với những vụ tai tiếng của chính quyền tao ra một "cú sốc" về chính trị nước Pháp, khiến cuộc bầu cử Tổng thống vòng đầu ngày 21/4/2002, người dân Pháp dồn cho ông Jean -Marie Le Pen, người lãnh đạo Mặt trận quốc gia cựu hữu 16,9% số phiếu đứng hàng thứ hai. Chirac đứng hàng đầu chỉ với 19,9%, và Jospin đương kim Thủ tướng bị ra rìa với số phiếu 16,2%. Trong cuộc bầu chung cuộc vòng hai tháng 5, Chirac thắng cử dễ dàng với 82% số phiếu.
Và đồng minh cánh Trung hữu của ông ta chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9 và 16 tháng 6. Tháng 3/2003, Quốc hội đã chấp nhận một tu chính hiến pháp ban thêm đặc quyền cho các chính quyền địa phương cấp vùng. Ngày 3/3/2004, Quốc hội thông qua một đạo luật cấm phụ nử Hồi giáo che mặt, hoặc khăn trùm đầu trong các trường công lập. Bất chấp sự đe dọa của các phần tử cực đoan Hồi giáo, từng bắt cóc hai phóng viên báo chí tại Iraq, đạo luật sẽ có hiệu lực ngày /9/2004. Bất mản với tình trạng phát triển kinh tế chậm chạp, và cắt giảm các chương trình an sinh xã hội, cử tri Pháp đã nổi lên ủng hộ các đảng phái Cánh tả trong cuộc bầu cử cấp vùng ngày 21 và 28/3/2004, và bầu Quốc hội Châu Âu ngày 13/6. Ngày 23/5, một tòa nhà vừa xây cất xong tại phi trường De Gaulle bên ngoài Paris bị sập, giết chết 4 người.
Ngày 6/6/2004, các nhà lảnh đạo thế giới và hàng ngàn cựu chiến binh cùng chiến đấu trong đệ II Thế chiến, đã tề tựu về Normandy để kỷ niệm 60 năm ngày D, tức ngày bắt đầu trận đánh tại đây. Ngày 29/5/2005, cử tri một lần nữa chỉ ra rằng họ không muốn ủng hộ đề nghị của chính quyền Chirac bằng cách phản đối phê chuẩn Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu (EU). Ngày 31/5, Thủ tướng Jean Pierre Raffarin từ chức và được thay thế bởi Dominique de Villepin. Sau 12 ngày bạo loạn, khởi đầu từ Paris lan ra khắp 300 thành phố và thị trấn, ngày 8/11 lệnh khẩn trương trên toàn quốc được ban hành. Những người bạo loạn là người trẻ nhập cư từ Bắc và Tây Phi. Sau một làn sóng biểu tình phản đối rộng khắp, ngày 10/4/2006, Chirac đồng ý rút lại luật vừa mới ban hành, luật mà theo họ trao cho giới chủ nhân có thể đuổi việc công nhân chưa có kinh nghiệm.
Vận động như một nhà cải cách kinh tế, ứng cử viên Tổng thống bảo thủ hậu thuẩn Hoa Kỳ Nicolas Sarkozy đắc cử Tổng thống trong vòng bầu chung cuộc ngày 6/5/2007, đánh bại ứng cử viên Xã hội bà Ségolene Royal với số phiếu 53-47%. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10-17/6, đảng của Sarkozy cũng chiếm đa số, mặc dù đảng Xã hội có tăng đôi chút. Ngày 24/1/2008, Ngân hàng Pháp Société Générale phát hiện đã thất thoát hơn 7 tỷ, số tiền bị nhà kinh doanh Jerôme Kerviel lừa đảo. Ông nầy bị kết án 3 năm tù và buộc phải trả lại số tiền trên vào ngày 5/10/2010. Ngày 18/2/2009, để đối phó với sự suy thoái toàn cầu, Sarlozy đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 33 tỷ uero để đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong đó có 3,3 tỷ cấp cho những người có thu nhập thấp.  
Tháng 4, Pháp tham gia trở lại với NATO như là một thành viên chính thức, sau 43 năm rút các lực lượng vủ trang ra khỏi tổ chức nầy. Ngày 30/10, nguyên tổng thống Chirac bị buộc tội tham nhũng ăn cắp công quỷ khi còn làm Thị trưởng Paris. Ngày 28/1/2010, tòa tuyên bố nguyên thủ tướng Dominique de Vilepin vô tội về cáo buộc bôi nhọ Sarkozy khi dự tranh chức Tổng thống Pháp. Đến giữa năm 2010, Pháp còn 3.750 quân tham chiến với Khối NATO trên chiến trường Afghanistan.
1. Đảo Corsica ở Địa Trung Hải phía tây của Italy, và phía bắc của Sardinia là một tập hợp lãnh thổ và vùng của Pháp gồm hai đơn vị phụ thuộc. Nó được bầu 2 thượng nghị sĩ và 3 dân biểu vào Quốc hội Pháp. Diện tích: 8.792 km2 và 260.419 cư dân (2001). Thủ đô: Ajaccio nơi sinh trưởng của Napoleon I. Bạo loạn dấy lên bởi các nhóm người Corsican ly khai đã làm hại cho ngành du lịch là công nghiệp hàng đầu trên đảo. Ngày 6/7/2003 trong một cuộc Trưng cầu dân ý về kế hoạch hạn chế quyền tự trị của đảo, cử tri phản đối với tỷ lệ 51-49%.
2. Guiana thuộc Pháp là đơn vị phụ thuộc nằm trên bờ đông bắc nam Mỹ, với Suriname phía tây và Brazil phía đông và phía nam. Diện tích: 89.616 km2 và 199.509 cư dân (2006). Guiana bầu một thượng nghị sĩ và hai dân biểu vào quốc hội Pháp. Guiana được cai trị bởi một Thống đốc và một Hội đồng điều hành gồm 16 thành viên do dân bầu. Thủ đô: Cayenne. Đảo Davil là một thuộc địa giam giữ người bị trừng phạt nổi tiếng từ giữa năm 1938 và 1951. Cơ quan không gian Châu Âu còn duy trì một trung tâm phóng vệ tinh do Pháp thành lập năm 1964 ở thành phố Kourou. Rừng cây gổ dày đặc Immense bao phủ 88% đất của đảo. Đánh cá, khai thác rừng, và khai thác mỏ vàng là công nghiệp quan trọng nhất của đảo.
3. Guadeloupe - quần đảo Leeward ở West Indies (biển Caribbean) gồm hai nhóm đảo lớn: Basse - Terre và Grande - Terre tách rời bằng con sông nước mặn, cọng thêm nhóm Marie Galante và Saintes về phía nam, còn về phía Bắc thì có Desirate, St Barthelemy và hơn một nữa St Martin, phần còn lại của Netherland gọi là St Maarten. Đây là đơn vị phụ thuộc Pháp chiếm hữu từ 1635 có hai nghị sĩ và 4 dân biểu đại biểu tại quốc hội Pháp. Nó được cai trị bởi một Thống đốc và một Hội đồng Điều hành của khu vực. Diện tích quần đảo 1.178 km2 và 452.776 (2006) cư dân, chủ yếu là con cháu (dòng dỏi) của người nô lệ Châu Phi da đen. Thủ đô: Basse-Terretven Basse - Terreland. Đất đai màu mỡ trồng mía đường và chế biến rượu rum, đường cát là hoạt động chính, nhưng công nghiệp du lịch mới giữ vai trò quan trọng.
4. Martinique hầu hết ở phía Bắc nhóm đảo Windward. Nó là đơn vị phụ thuộc trong West Indies (biển Caribbean), Pháp chiếm hữu từ năm 1635, có hai thượng nghị sĩ và 4 dân biểu đại diện trong quốc hội Pháp. Đảo là nơi sinh trưởng của Hoàng hậu Napoleon bà Josephine. Diện tích: 1.128 km2 và 436.131 (2006) cư dân, hầu hết là có dòng dỏi của người nô lệ Châu Phi da đen. Thủ đô: Fort -de. France có 101.000 cư dân. Nó là nơi du lịch lý tưởng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dầu lửa, rượu rum và chuối.
5. Reunion là một đảo do núi lửa tạo thành nằm trong Ấn Độ Dương, khoảng 675 km phía Đông của đảo Madagascar là đơn vị thuộc Pháp từ năm 1665. Diện tích: 2.511 km2 và 787.584 (2006) cư dân trong đó có 30% từ dòng dỏi Pháp. Thủ đô: Saint-Denis. Nó có 3 thượng nghị sĩ và 5 dân biểu đại diện tại quốc hội Pháp. Đảo cũng là nơi từng lưu đày Cựu hoàng Duy Tân. Xuất khẩu đường là công nghiệp chính của đảo.
6. Các tập hợp vùng ở hải ngoại:  a. Mayotte nơi đang đòi chủ quyền bởi Comoros và đang cai trị bởi người Pháp. Trong cuộc bầu phiếu 1976 nó trở thành một tập hợp lãnh thổ của Pháp. Đó là một hòn đảo phía Tây Bắc của Madagascar, có diện tích: 372 km2 và 201.234 (2006) cư dân. b. St Pierre và Miquelon trước đây một lãnh thổ hải ngoại (1816-1976) rồi đơn vị phụ thuộc (1976-1985) và từ năm 1985 chuyển thành tập hợp vùng. Nó gồm hai nhóm đảo đá gần phía Tây Nam bờ Newfoundland. Cư dân sống bằng nghề đánh cá. Sản phẩm cá là mặt hàng xuất khẩu chính. Nhóm đảo St Pierre có 25 km2 và Miquelon 214 km2. Cư dân của cả hai nhóm đảo là 7.026 (2006). Mayotte, St Pierre và Miquelon có 1 thượng nghị sĩ và 1 dân biểu đại diện chung trong Quốc hội Pháp.
7. Các lãnh thổ ở hải ngoại Thái Bình Dương - Châu Đại Dương - Nam cực.
a. Lãnh thổ Polynesia thuộc Pháp gồm 130 đảo, nằm rải rác giữa 5 quần đảo ở nam Thái Bình Dương được cai trị bởi một Hội đồng Bộ trưởng đứng đầu là 1 chủ tịch. Hội đồng và Quốc hội lãnh thổ có cơ sở chính tại Papeete ở Tahiti. Một tập hợp đảo gồm Windward và Leeward: có 1 thượng nghị sĩ và 2 dân biểu đại diện tại Quốc hội Pháp. Các nhóm đảo khác là nhóm đảo Marquesas, Tuamotu, Gambier và Austral. Tổng cọng các nhóm đảo được cai trị từ Tahiti chiếm 3.624 km2 và 274.578 (2006) cư dân trong đó hơn một nữa sống ở Tahiti. Tahiti là một nơi có phong cảnh đẹp núi non hùng vĩ bên cạnh bờ biển với những buồng dừa sai quả, chanh, cam, thơm và vanilla. Nuôi sò lấy ngọc trai cũng là sản phẩm chính. Tháng 9/1995, cư dân Tahiti tức giận bởi vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Pháp đứng lên làm bạo loạn phản đối rất mạnh.
b. Lãnh thổ thuộc Pháp phía Nam và đất liền ở Nam Cực gồm cả vùng đất Adellie trên Nam Cực và 4 nhóm đảo trong Ấn Độ Dương. Pháp đặt chân lên lãnh thổ Nam cực năm 1840, có 1 trạm nghiên cứu 1 bờ biển 297 km và dải đất liền dài 1.995 km chạy tới Nam cực. Hoa Kỳ không thừa nhận việc đòi hỏi chủ quyền quốc gia trên lục địa Nam cực. Có hai tảng băng trôi khổng lồ trong vùng là: Ninnis rộng 35 km dài 159 km và Ments rộng 17 km và dài 225 km. Hai nhóm đảo khác trong Ấn độ Dương là quần đảo Kerguelen, Pháp thăm dò vùng này năm 1772, gồm một đảo lớn và 300 đảo nhỏ. Đảo chính dài 139 km và rộng 119 km, có núi Ross cao 6.429 ft. Trạm nghiên cứu chính là Port - Aux - Francais. Hải cẩu (Seals) thường nặng tới hai tấn và cũng có nhiều cá voi xanh. Đảo có than đá, than bùn và đá chứa 50% giá trị của đá quý (gem). Còn quần đảo Crozet Archipelago, Pháp đến đây năm 1772, có diện tích 504 km2, phía đông đảo cao tới 6.560 ft. Đảo Saint Paul phía nam Ấn Độ Dương có mùa xuân ấm. Đảo Amsterdam gần Saint Paul cả hai nơi này có nhiều cá tuyết (Cod) và tôm hùm (Rock Lobster).
c. Lãnh thổ New Caledonia và các đơn vị phụ thuộc là một nhóm đảo ở Thái Bình Dương khoảng 1.794 km phía Đông Úc Đại Lợi, và khoảng cách tương tự phía Tây Bắc Newzealand. Các đơn vị phụ thuộc là nhóm đảo Loyalty, đảo Pines, quần đảo Belep Archipelago và nhóm đảo Huon. Đảo lớn nhất là New Caledonia có diện tích 16.906 km2 và các đảo khác cọng lại tổng diện tích lên tới 22.130 km2 với tổng dân số của lãnh thổ 219.246 (2006). Pháp chiếm trị vùng  này năm 1853. Lãnh thổ được cai trị bởi một Cao ủy và một Quốc hội vùng do dân bầu. Nó có 1 thượng nghị sĩ và 2 dân biểu đại diện tại quốc hội Pháp. Thủ đô: Noumea. Khai thác hầm mỏ là công nghiệp chính. New Caledonia cũng là một trong những nơi cung cấp kim loại trắng bạc lớn nhất thế giới. Khoáng sản hầm mỏ khác được tìm thấy là crôm, sắt, coban, mangan, bạc, chì, đồng và vàng. Sản phẩm nông nghiệp thì có: khoai mỡ, khoai ngọt, khoai tây, sắn, bắp và dừa. Năm 1987 trong một cuộc trưng cầu dân ý cử tri New Caledonia chọn ở lại với Cộng hòa Pháp. Năm 1988, có vài sự va chạm giữa người Pháp và người Melanesians. Ngày 21/4/1988, một thỏa ước đạt được giữa Pháp và các nhóm chính trị đối thủ bản địa New Caledonia xác định sẽ chia quyền cai trị trong một thời kỳ từ 15 đến 25 năm. Ngày 6/7 Pháp tu chỉnh Hiến pháp cho phép thổ dân quyền tự trị và cử tri New Caledonia chấp nhận giải pháp này ngày 8/11/1988 với một đa số 72%.
d. Lãnh thổ của nhóm đảo Wallis và Futuna gồm hai cụm đảo ở tây nam Thái bình dương, phía nam Tuvalu, phía bắc Fiji và phía tây Samoa, trở thành một lãnh thổ hải ngoại của Pháp ngày 29/7/1961. Nhóm đảo có tổng diện tích 274 km2 và 16.025 (2006) cư dân. Đảo Alofi nối liền với Futuna không có người ở. Thủ đô Mata-Utu. Lãnh thổ có 1 thượng nghị sĩ, và 1 dân biểu đại diện trong Quốc hội Pháp. Sản phẩm chính ở đây là dừa, chuối, khoai lang và khoai sọ.
B. Pháp Quốc ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp của nền đệ V Cộng hòa, có hiệu lực thi hành ngày 4/10/1958, mở đầu bằng Tuyên ngôn Nhân quyền và có 89 điều khoản. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu, với nhiệm kỳ 7 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống có thể giải tán Quốc hội, sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, và Chủ tịch Thượng viện. Tổng thống có quyền ban hành tình trạng khẩn trương đáp ứng tình hình, nhưng không được giải tán Quốc hội trong thời kỳ đó. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 577 đại biểu (trong đó 555 từ nội địa, và 22 từ các Vùng, hoặc lành thổ hải ngoại thuộc Pháp), do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 348 nghị sỉ, không bầu trực tiếp mà bầu từ các địa phương và lảnh thổ hải ngoại, với nhiệm kỳ 6 năm, cứ mỗi 3 năm thì 1/2 nghị sỉ phải được thay thế. Tu chính hiến pháp ngày 24/9/2000, kể từ kỳ bầu cử tới, nhiệm kỳ Tổng thống giảm xuống còn 5 năm. Và tu chỉnh hiến pháp ngày 26/9/2004, nhiệm kỳ Nghị sỉ tại Thượng viện cũng giảm xuống còn 6 năm, thay vì trước đó 9 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 64.768.000 dưới 15 tuổi 18,6%, trên 65 tuổi 16,5%. Mật độ cư dân: 101,2 người/km2. Thành phố: 84,6%. Sắc tộc: French, Slavic, North African, Basque thiểu số, Indochinese. Ngôn ngữ: French (chính), Italian, Breton, Alsatian (German), Corsican, Gascon, Portuguese, Provencal, Dutch, Flemish, Catalan, Basque, Romani. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 83-88%, Hồi giáo 5-10 %. Đất đai: Tổng diện tích: 643.427 km2. Diện tích đất: 640.053 km2. Địa điểm: phía tây Châu Âu, giữa Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Tây Ban Nha phía nam, Ý Đại Lợi, Thụy Sĩ và Đức phía đông, Luxembourg, Belgium phía bắc. Địa thế: một vùng bằng phẳng rộng lớn chiếm hơn một nữa quốc gia ở miền bắc và miền tây. Sông từ phía bắc và phía tây chảy về hướng tây là các con sông Seine, Loire, Garonne. Giữa núi non trùng điệp của miền trung là 1 cao nguyên. Miền đông là dãy núi Alps cao tới 15.771 ft (núi Blanc), thấp hơn là rừng Jura và rừng Vosges. Sông Rhon chảy từ hồ Geneva tới Địa Trung Hải. Dãy núi Pyrenees ở phía tây nam giáp ranh với Tây Ban Nha. Thủ đô: Paris. Thành phố đông dân: Paris 10.410.000, Marseilles 1.457.000, Lyon 1.456.000, Lille 1.028.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Nicolas Sarkozy, sinh 28/1/1955, nhậm chức 16/5/2007. Thủ tướng chính phủ: Francois Fillon, sinh 4/3/1954, nhậm chức 17/5/2007. Chính quyền địa phương: 22 vùng hành chánh và 96 đơn vị phụ thuộc. Ngân sách quốc phòng: 47,8 tỷ. Quân đội chính quy: 352.771. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, máy móc, trang thiết bị, xe hơi, máy bay, điện tử, hóa chất, hàng dệt, chế biến thực phẩm và du lịch. Nông sản: lúa mì, hạt ngũ cốc, nho, củ cải đường, khoai tây, rau quả. Pháp là quốc gia xuất khẩu thực phẩm lớn nhất ở Tây Âu. Tài nguyên: quặng nhôm, sắt, than đá, potash, gỗ xẽ, cá. Dự trữ nhiên liệu: 103,3 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 33%. Chăn nuôi: trâu bò 19,4 triệu, gà 161,5 triệu, dê 1,3 triệu, heo 14,7 triệu, cừu 8,5 triệu. Đánh cá: 831.450 tấn. Cung cấp điện: 450,3 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 3,8%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 24,3%, đóng góp 24%; lao động dịch vụ 71,9%, đóng góp 73%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.100 tỷ. Bình quân đầu người: 33.600. Tăng trưởng: -2,5%. Nhập khẩu: 538,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 19%, Belgium 11%, Italy 8,3%, Spain 7%, Netherlands 6,7%, Anh 6,5%. Xuất khẩu: 472,7 tỷ. Bạn hàng: Germany 15,6%, Spain 9,6%, Italy 8,9%, Anh 8,2%, Belgium 7,2%, Hoa Kỳ 6,7%. Du lịch: 56,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.500 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 29,7 tỷ. Dự trữ vàng: 78,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 106,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 29.364 km. Bằng xe hơi: 29,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 6,4 triệu. Bằng máy bay: bay 116,8 tỷ km sân bay 292. Hải cảng: 4- Marsaille, Le Havre, Bordeaux, Rouen. Truyền thông: Máy truyền hình 620/1000 cư dân, Radio 946/1000. Điện thoại: 56,9/100. Internet: 71,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,9, nữ 84,4. Sinh xuất: 12,4/1000 người. Tử xuất: 8,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 51%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Qủy tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
13. MONACO  -  PRINCIPALITY OF MONACO (CÔNG QUỐC MONACO).
A. Tiến trình phát triển..
Cư dân định cư đầu tiên trên Hải cảng tự nhiên Monaco là người Phoenician, Hy Lạp và Ligurian, sau đó bởi người Saracen. Công quốc Monaco là xứ sở của “Hoàng thân quốc thích” kéo dài trên 300 năm. Một pháo đài phòng thủ kiên cố tại nơi bây giờ dựng lên một dinh thự tráng lệ, bị chiếm bởi nhà qúy tộc Grimaldi của Genoa năm 1297. Từ đó, nhà Grimaldi nối tiếp cai trị Monaco cho đến năm 1783, khi Monaco được trao cho Louise Hippolyte, con gái của Antoine I và vợ của Jacques de Goyon Matignon, vẫn mang tên Grimaldi. Công quốc nhận sự bảo hộ của Vương quốc Sardinia bởi Hiệp ước Vienn năm 1815, và sau đó là Pháp năm 1861. Hoàng thân của Monaco là một nhà cai trị đơn phương cho đến khi có Hiến pháp năm 1911. Monaco được thâu nhận vào Liên hiệp quốc ngày 28/5/1993.
Monaco như là một nơi nghỉ mát mở rộng, thời tiết dể chịu, cảnh quang tuyệt vời, có các sòng bài thanh lịch, sang trọng cho khách nhàn du. Công tước Rainier III, kế thừa ông nội là Louis II năm 1949 trị vì Công quốc cho đến khi ông ta chết ngày 6/4/2005. Con trai ông ta là Công tước Albert II, được chỉ định kế thừa ngôi vị. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/2/2008, đảng Thống nhất Monaco đương quyền dẫn đầu chiếm 21/ 24 ghế, đảng Phục hồi Nguồn gốc Monaco, chiếm 3 ghế.
B. Monaco ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Quân chủ lập hiến Monaco có hiệu lực thi hành ngày 17/12/1962. Công tước đương nhiệm là Albert II, kế thừa vua cha Rainier III chết ngày 6/4/2005. Hiến pháp Monaco trao quyền Hành pháp cho Công tước, Thủ tướng chính phủ, và Quốc hội. Nhưng quyền Lập pháp chỉ trao cho Quốc hội. Chính phủ gọi là Hội đồng Bộ trưởng gồm 4 ngưới. Và Quốc hội gồm 24 đại biểu do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 30.586, dưới 15 tuổi 12,6%, trên 65 tuổi 26,1%. Mật độ cư dân: 15.293 người/km2. Thành phố: 100%. Sắc tộc: French 47% Italian 16%, Monegasque 16%, sắc dân khác 21%. Ngôn ngữ: French (chính), English, Italian, Monegasque. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 90%. Đất đai: Tổng diện tích: 2 km2. Diện tích đất: 2 km2. Địa điểm: trên bờ phía bắc Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Pháp về phía tây, bắc, đông. Địa thế: Monaco-Ville nằm trên đỉnh một đồi đất cao. Phần còn lại của công quốc mọc lên bên cạnh đồi từ thành phố cảng. Thủ đô:  Monaco-Ville: 33.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Hoàng thân Albert II, sinh 14/3/1958, nhậm chức 6/4/2005. Thủ tướng chính phủ: Jean-Paul Proust, sinh 3/3/1940, nhậm chức 1/6/2005. Chính quyền địa phưong: 4 thành phố. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, đánh bạc, xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng. Nông sản: không có. Tài nguyên: không có. Đất nông nghiệp: không có. Đánh cá: 1 tấn. Phân bố lao động: không có số liệu.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 976,3 triệu. Bình quân đầu người: 30.000. Tăng trưởng: 1%. Nhập khẩu: 916 triệu. Bạn hàng: chỉ giao thương với Pháp. Xuất khẩu: 716 triệu. Bạn hàng: chỉ giao thương với Pháp. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 920 triệu. Dự trử ngoại tệ: không có số liệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 18 tỷ. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 17.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 4.000. Bằng máy bay: bay 4 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 1-Monaco. Truyền thông: máy truyền hình: 758/1000 cư dân, Radio 1,030/1000. Điện thoại: 107,9/100. Internet: 70,1/100  người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 85,8, nữ 93,8. Sinh xuất: 7/1000 người. Tử xuất: 8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: -0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 1,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: không có số liệu. Giáo dục: Tuổi cưỡng bức đi học: 6-16, biết đọc biết viết 99%, trung học và đại học không có số liệu.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và 3 tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
14.   SWITZERLAND  -  SWISS CONFEDERATION (THỤY SỈ).
A. Tiến trình phát triển.
Switzerland nguyên là tỉnh Helvetia của đế quốc La Mã. Năm 1291, ba bang (Cantons) trong khu vực kết hợp thành một Liên minh Phòng vệ thống nhất. Sau đó thâu nhận thêm một số bang khác thành nước Thụy Sĩ hợp nhất (Swiss Confederation). Năm 1353, Thụy Sỉ có 8 bang, đến năm 1515 tăng thành 13 bang. Năm 1648, Liên bang thông qua Hiệp ước hòa bình Westphalia với đế quốc Thần thánh La Mã. Năm 1798, Pháp cho hợp nhất toàn vùng thành Cộng hòa thống nhất mang tên Helvetic nhưng không thành công. Năm 1803, Napoleon ban hành Hiến pháp mới và gia tăng số bang của Thụy Sỉ lên thành 19 bang. Sự trung lập của Thụy Sỉ được sự bảo trợ của các nước Áo, Pháp, Anh, Prussia (Đức), Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển tại Hội nghị Vienn năm 1815, Hội nghị nầy cũng đồng ý tăng số bang của Thụy Sỉ lên thành 22.
Hiến pháp Liên bang năm 1848, trao quyền hạn rộng rãi cho mỗi địa phương cấp tiểu bang. Thụy Sĩ luôn giữ đúng trung lập, không can dự vào bất cứ cuộc chiến tranh ở nước ngoài nào kể cả chiến tranh Thế giới I và II. Nó là nơi mà Liên Hiệp Quốc, và các tổ chức Quốc tế đặt nhiều cứ sở đại diện. Nhưng, Thụy Sĩ chỉ chính thức trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc ngày 10/9/2002. Ngân hàng Thụy Sĩ là ngân hàng trung tâm của thế giới. Trong nỗ lực chặn đứng các vụ chuyển tiền phi pháp, luật lệ “quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt bí mật ngân hàng” đã được nới lỏng từ năm 1990. Bị thương tổn bởi các lời cáo buộc rằng, tài sản bị chiếm đoạt bởi Quốc Xã Đức (Nazis của Hitler) ký gởi vào ngân hàng Thụy Sĩ trong chiến tranh Thế giới II, đã không được trả lại cho chủ sở hữu đích thực của nó.
Ngày 5/3/1997, chính phủ Thụy Sĩ tuyên bố sẽ chi ra một ngân khoản trị giá 4,7 tỷ (USD) đền bù cho các nạn nhân bị tai họa, và các sự tàn phá thê thảm khác. Ngày 12/8/1998, ngân hàng Thụy Sĩ đồng ý trả 1,25 tỷ trong số tiền đền bù trên. Việc phá thai là một tội hình sự tại Thụy Sĩ bị hủy bỏ bởi một cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 2/6/2002. Trong tháng 10/2003, đảng Nhân dân cực hửu Thụy Sĩ đã ngăn chận Quốc hội thông qua luật lập ra một chính quyền liên minh. Cuộc bầu cử Hội đồng Liên bang ngày 21/10/2007, đảng Nhân dân Thụy sỉ dẫn đầu, chiếm 62 ghế, về nhì là đảng Dân chủ Xã hội 43 ghế, và sau cùng là đảng Lao động 1 ghế. Và, tại cuộc họp Lưởng viện Liên bang ngày 12/12/2007, các đại biểu đã bầu Pascal Couchepin làm Tổng thống cho năm 2008, và Hans Rudolf Merz làm Phó tổng thống.
B. Thụy sĩ ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Thụy Sỉ được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 18/4/1999, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2000, thay thế Hiến pháp năm 1874. Hiến pháp chỉ rõ Thụy Sỉ là một nước Cộng hòa thống nhất gồm 22 tiểu bang và 1 lảnh thổ Thủ đô. Quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do Quốc hội bầu, với nhiệm kỳ 1 năm, không được tái cử. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Hạ viện (Hội đồng Quốc gia) và Thượng viện (Hội đồng các Tiểu bang). Hạ viện có 200 đại biểu do dân bầu trực tiếp theo số dân trong các Tiểu bang, tối thiểu mỗi tiểu bang phải có 2 đại biểu, với nhiệm kỳ 4 năm, do Ngân sách Liên bang đài thọ. Thượng viện có 46 nghị sỉ, mỗi Tiểu bang và khu vực thủ đô, mỗi nơi bầu lên 2 Nghị sỉ với nhiệm kỳ, và Ngân sách do Tiểu bang quy định. Quốc hội họp hàng năm 4 kỳ, mỗi khóa họp 3 tuần.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 7.623.000, dưới 15 tuổi 15,4%, trên 65 tuổi 16,6                                                                %. Mật độ cư dân: 190,6 người/km2. Thành phố: 73,5%. Sắc tộc: German 65%, French 18%, Italian 10%, Romans 1%. Ngôn ngữ: German, French, Italian, (tất cả là chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 42%, Tin lành 35%, Hồi giáo 4%, không tôn giáo 11%. Đất đai: Tổng diện tích: 41.277 km2. Diện tích đất: 39.997 km2. Địa điểm: trong dãy núi Alps ở trung tâm Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Ý phía nam, Áo phía đông, Đức phía bắc, Pháp phía tây. Địa thế: dãy núi Alps chiếm 60% diện tích quốc gia, núi Jura gần Pháp 10%. Đất liền ở giữa chạy dài từ đông bắc đến tây nam chiếm 30%. Thủ đô: Bern. Thành phố đông dân: Zurich 1.143.000, Geneva 398.910, Basel 666.700, Bern 436.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa liên bang. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống được bầu hàng năm, không tái tục. Chính quyền địa phưong: 20 bang tự trị hoàn toàn, 6 bang bán tự trị. Ngân sách quốc phòng: 4,4 tỷ. Quân đội chính quy: 22.059. Kinh tế: Công nghiệp máy móc, hàng dệt, hóa chất, đồng hồ, và dụng cụ thiết bị. Nông sản: hạt ngũ cốc, trái cây, rau quả. Tài nguyên: thủy điện, gỗ xẽ, muối. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 10%. Chăn nuôi: trâu bò 1,6 triệu, gà 8 triệu, dê 75.000, heo 1,7 triệu, cừu 450.000. Đáng cá: 2.636 tấn. Cung cấp điện: 64,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 3,8%, đóng góp 2%; công nghiệp 23,9%, đóng góp 34%; và dịch vụ 72,3%, đóng góp 64%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc (tháng 9/2010: 1,01=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 314,7 tỷ. Bình quân đầu người: 41.400 USD. Tăng trưởng: -1,5%. Nhập khẩu: 192,1 tỷ. Bạn hàng: Germany 27,3%, Italy 10,1%, Hoa Kỳ 9,1%, France 8,1%, Nga 7,6%, Anh quốc 4,9%, Austria 4,1%. Xuất khẩu: 207 tỷ. Bạn hàng: Germany 21,5%, Hoa kỳ 9,5%, France 8,6%, Italy 8,4%, Anh quốc 5,3%. Du lịch: 14,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 179,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 62,4 tỷ. Dự trữ vàng: 33,4 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: -0,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 4.838 km. Bằng xe hơi: 3,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 353.100. Bằng máy bay: bay 20,5 tỷ km, sân bay 42. Hải cảng: 1- Basel. Truyền thông: máy truyền hình 457/1000 cư dân, Radio 979/1000. Điện thoại: 61,5/100. Internet: 72,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 78,1, nữ 84. Sinh xuất: 9,6/1000 người. Tử xuất: 8,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,6%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 94%, đại học 36%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) ,và hầu hết các cơ quan đặc biệt của tổ chức này. Hiệp hội tự do Mậu dịch Châu Âu (EFTA). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
15. LIECHTENSTEIN  -  PRINCIPALITY OF LIECHTENSTEIN.
A. Tiến trình phát triển.             
Liechtenstein là một Vương quốc độc lập rất sớm, nhưng từ năm 1342 khi Công tước Hartmann III trở thành nhà cai trị vùng Vaduz ông ta mở rộng lảnh thổ bao trùm cả Liechtenstein. Sau đó, theo yêu cầu của Công tước năm 1434, nó được phân ranh với đường biên giới rõ ràng như hiện tại. Ngày 23/1/1719, Hoàng đế Charles VI kết hợp hai vùng làm một mang tên Công quốc Liechtenstein. Năm 1806, tuy Áo mở rộng vùng thống trị lên Liechtenstein, nhưng chính quyền Liechtenstein vẫn giữ được tính độc lập của nó. Năm 1862, một Hiến pháp quy định tổ chức chính quyền, và bầu ra Nghị viện. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ I, năm 1920 Thụy Sỉ được trao quản lý Liechtenstein. Thụy sĩ quản lý đặt các trạm dịch vụ bưu chính từ năm 1921.
Quan hệ giữa Leichtenstein và Thụy Sĩ gắn bó bởi một thỏa ước thống nhất mậu dịch và thuế quan. Vì thuế khóa ở đây thấp nhiều công ty nước ngoài có trụ sở chính ở Liechtenstein. Công nhân nước ngoài chiếm 60% lực lượng lao động. Ngày 15/8/2004, Hoàng thân Hans-Adam quyết định giao công việc điều hành chính quyền quốc gia tí hon nầy cho con trai là Hoàng thân Alois. Trong cuộc bầu cử ngày 13/3/2005, đảng Công dân Tiến bộ dẫn đầu chiếm 12 ghế, kế đến là Liên minh Yêu nước 10 ghế, và sau cùng là đảng Khuynh hướng Tự do 3 ghế.
B. Liechtenstein ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Liechtenstein là hiến pháp Quân chủ lập hiến, có hiệu lực thi hành ngày 5/10/1921. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Hoàng thân (Vua) là nguyên thủ Công quốc (Quốc gia) được kế thừa trong gia đình Hoàng gia chỉ dành cho nam giới. Hoàng thân hiện tại là Hans-Adam III sinh ngày 14/2/1945, kế thừa ngôi vị từ Vua cha ngày 13/11/1989. Quốc hội gồm 25 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Theo đề nghị của Quốc hội, Hoàng thân bổ nhiệm 5 Bộ trưởng trong Hội đồng Bộ trưởng kể cả Thủ tướng chính phủ. Hoàng thân có quyền triệu tập các cuộc họp của Quốc hội, giải tán Quốc hội, giải tán Chính phủ, và phủ quyết Luật do Q    uốc hội thông qua. Mỗi Bộ trưởng sẽ luân phiên trách nhiệm trong các cuộc họp thường niên hoặc bất thường của Hội đồng Bộ trưởng. Một tập hợp trên 1000 ngươi, hoặc 3 cộng đồng (Xã) có quyền đệ trình một Dự thảo luật lên Quốc hội thảo luận. Dự thảo luật được Quốc hội thông qua, được cử tri chấp nhận trong một cuộc “trưng cầu dân ý”, và sau đó được Hoàng thân ký ban hành thì mới có giá trị thi hành như một Đạo luật.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 35.000, dưới 15 tuổi 16,4%, trên 65 tuổi 14,5%. Mật độ cư dân: 218,8 người/km2. Thành phố: 14,3%. Sắc tộc: Liechtensteier 66%, và sắc tộc khác 34%. Ngôn ngữ: German, (chính), Alemannic (phương ngữ). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 76%, Tin lành 7%, không tôn giáo 17%. Đất đai: Tổng diện tích: 160 km2. Diện tích đất: 160 km2. Địa điểm: trong dãy núi Alps ở trung tâm Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Thụy Sĩ phía tây, Áo phía đông. Địa thế: Lưu vực sông Rhine chiếm một phần ba quốc gia, núi Alps chiếm hai phần ba còn lại. Thủ đô:  Vaduz 5.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập. Nguyên thủ quốc gia: Hoàng thân Hans-Adam II, sinh 14/2/1945, nhậm chức 13/11/1989. Thủ tướng chính phủ: Klaus Tschutscher, sinh 8/7/1967, nhậm chức 25/3/2009. Chính quyền địa phương: 11 xã. Kinh tế: Công nghiệp sản xuất công cụ định chuẩn, kim loại, điện tử, dược phẩm, hàng dệt, gốm sứ, chế biến thực phẩm, du lịch. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, bắp, khoai tây. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 25%. Chăn nuôi: trâu bò 6.000, dê 300, heo 3.000, cừu 2.900. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 1,7%, đóng góp 1%; công nghiệp 43,5%, đóng góp 40%; và dịch vụ 54,8%, đóng góp 59%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc Swiss (tháng 9/2010: 1,01=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 4,2 tỷ. Bình quân đầu người: 122.100. Tăng trưởng: 3,1%. Nhập khẩu: 2,6 tỷ. Xuất khẩu: 3,9 tỷ. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 820 triệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 9 km2. Truyền thông: máy truyền hình 469/1000 cư dân; Radio 656/1000. Điện thoại: 54,6/100. Internet: 64,1/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,7, nữ 83,7. Sinh xuất: 9,7/1000 người. Tử xuất: 7,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 100%, trung học và đại học không có số liệu.
Tham gia tổ chức Quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) ,và hầu hết các cơ quan đặc biệt của tổ chức này. Hiệp hội tự do Mậu dịch Châu Âu (EFTA). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
16. AUSTRIA  -  REPUBLIC OF AUSTRIA (ÁO).
A. Tiến trình phát triển.
La Mã xâm lược các vùng đất Áo của người Celts khoảng năm 15 Trước công nguyên (BC). Năm 788, lãnh thổ Áo bị sáp nhập vào Đế quốc Charlemagne. Năm 1300, nhà Hapsburg đến với quyền lực, từng bước mở rộng đất đai, thống trị trên nhiều phần đất của Châu Âu. Sự cai trị của Áo tại nước Đức suy giảm dần trong thế kỷ 18 và chấm dứt năm 1806 bởi Prussia. Nhưng, tại Hội nghị Vienna năm 1815, chỉ định Áo thống trị một vùng rộng lớn ở phía Đông Nam Âu gồm Germans, Hungarians, Slavs; Italians và nhiều nơi khác. Năm 1867, Liên minh đế chế Austro-Hungarian (Hung-Áo) ra đời. Nó trao cho Hungary quyền tự trị rộng rãi, và hầu như 50 năm sau đó khu vực được sống trong hòa bình và hưng thịnh. Ngày 28/6/1914, Hoàng tử Áo, Franz Ferdinant người sẽ kế thừa ngôi vua nhà Hapsburg, bị ám sát bởi một người theo chủ nghĩa quốc gia Serbia.
Và thế là chiến tranh Thế giới lần thứ I bắt đầu, Liên minh Hung- Áo thua trận đế chế tan rã. Năm 1918, Liên minh Hung-Áo bị xóa sổ, đất đai bị chia cho các quốc gia tân lập, và một Cộng hòa Áo nhỏ hơn được thành lập với đường biên giới hiện có như bây giờ. Ngày 13/3/1938, Đức Quốc Xã xâm lược nước Áo. Cộng hòa Áo tái thành lập năm 1945, dưới sự chiếm đóng của Đồng minh. Năm 1955, nền độc lập và trung lập của Áo Quốc được phục hồi. Ngày 1/1/1995, Áo gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU). Cuối thập niên 1990, đảng Tự do Áo chống người nhập cư, và đảng Cánh hữu nổi lên thách thức quyền cai trị của đảng Dân chủ Xã hội Áo. Khi các thành viên đảng Tự do Áo gia nhập Nội các Áo ngày 4/2/2000, thì Liên hiệp Châu Âu áp đặt lệnh cấm vận chính trị 6 tháng trên Áo Quốc từ ngày 4/2/2000 đến ngày 12/9/2000.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 24/11/2002, số người ủng hộ đảng Tự do sút giảm đi nhiều. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/4/2004, Heinz Fischer lảnh tụ đảng Dân chủ Xã hội đắc cử, với 52,4% phiếu bầu, trên đối thủ là Benita Ferrero-Waldner Bộ trưởng Ngoại giao chiếm 47,6% phiếu bầu. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/10/2006, đảng Dân chủ Xã hội dẫn đầu, chiếm 68 ghế, kế là đảng Nhân dân 66 ghế, và sau cùng là Liên minh Tương lai Áo Quốc 8 ghế. Và tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/10/2006, đảng Dân chủ Xã hội vẫn duy trì vị trị cầm quyền, mặc dù Liên minh Tương lai Áo Quốc có tăng kên đôi chút.
B. Áo Quốc ngày nay.  
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Áo Quốc có hiệu lực thi hành ngày 1/10/1920. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Áo Quốc là một nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang, gồm 9 tiểu bang (Lander). Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, do dân bầu với nhiệm kỳ 6 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 183 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 62 nghị sỉ, do Quốc hội đương nhiệm tại 9 Tiểu bang bầu chọn, số lượng đại biểu phụ thuộc vào dân số tại mỗi Tiểu bang. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 8.214.000, dưới 15 tuổi 14,3%, trên 65 tuổi 18,1%. Mật độ cư dân: 99,6 người/km2. Thành phố: 67,3%. Sắc tộc: Austrian 91%, Yugoslav 4%, Turk 2%. Ngôn ngữ: German (chính), Serbo-Croatian, Slovenian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 74%, Thiên chúa giáo Tin Lành 5%, Hồi giáo 4%, không tôn giáo: 12%. Đất đai: Tổng diện tích: 83.871 km2. Diện tích đất: 82.445 km2. Địa điểm: phía tây trung tâm Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Thụy Sĩ, Liechtenstein phía tây, Đức, cộng hòa Czech phía bắc, Slovakia, Hungary phía đông, Slovenia, Italy phía nam. Địa thế: Austria phần nhiều là núi non, với núi Alps và đồi thấp bao trùm các tỉnh phía tây và phía nam. Các tỉnh phía đông và thủ đô Vienna nằm trong bình nguyên sông Danube. Thủ đô: Vienna  1.693.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa Liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Heinz Fischer, sinh 9/10/1938, nhậm chức 8/7/2004. Thủ tướng chính phủ: Chancellor Wermer Faymann, sinh 4/5/1960, nhậm chức 2/12/2008. Chính quyền địa phương: 9 tiểu bang, mỗi tiểu bang có 1 Quốc hội. Ngân sách quốc phòng: 3,1 tỷ. Quân đội chính quy: 27.300. Kinh tế: Công nghiệp máy móc, xe hơi, cơ phận rời, hóa chất, xây dựng, thực phẩm. Nông sản: hạt ngũ cốc, trái cây, khoai tây, củ cải đường, nho. Tài nguyên: dầu khí, quặng sắt, kim loại trắng bạc, chì, đồng, than và than non, gỗ xẽ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 50 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 2 triệu, gà 15 triệu, dê 53.108, heo 3,2 triệu, cừu 312.375. Đánh cá: 2.863 tấn. Cung cấp điện: 61,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 5,5%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 27,5%, đóng góp 26%; lao động dịch vụ 77%, đóng góp 71%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 321,8 tỷ. Bình quân đầu người: 39.200. Tăng trưởng: -3,4%. Nhập khẩu: 138,7 tỷ. Bạn hàng: Germany 46,5%, Italy 6,8%, Switzerland 4,4%, Netherlands 4%. Xuất khẩu: 129,0 tỷ. Bạn hàng: Germany 31,7%, Italy 8,8%, Hoa Kỳ 5,7%, Switzerland 4,6%, France 4%. Du lịch: 18,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 188,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 5,1 tỷ. Dự trữ vàng: 9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 15,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 6.381 km. Bằng xe hơi: 4,2 triệu đầu xe, xe cá nhân 367.000. Bằng máy bay: bay 17,5 tỷ km, sân bay 25. Hải cảng: 4- Linz, Vienna, Enns, Krems. Truyền thông: Máy truyền hình 526/1000 cư dân, Radio 751/1000. Điện thoại: 38,9/100. Internet: 73,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,7, nữ 82,7. Sinh xuất: 8,7/1000 người. Tử xuất: 10,1/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: -0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 98%, trung học 96%, đại học 50%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) ,và hầu hết các cơ quan đặc biệt của tổ chức này. Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
17. ITALY  -  ITALIAN REPUBLIC (Ý).   
A. Tiến trình phát triển.            
Người Romans định cư trong vùng khá lâu trước khi người Etruscans đến đây khoảng những năm 800 Trước công nguyên (TCN). Họ tổ chức được một chính quyền khá ổn định. Trong những năm 500 TCN các nhà buôn và người định cư Hy Lạp đến lập nghiệp nhiều nơi ở Italy và Sicily. Họ mang theo văn hóa Hy Lạp giới thiệu với người sống chung với họ. Năm 509 TCN, một trong các thành phố dưới quyền cai trị của người Etruscans nhưng đa số là người Romans đứng lên làm bạo loạn truất phế nhà vua Tarquin, và thành lập Cộng hòa Rome. Qua nhiều trăm năm Cộng hòa La Mã đi xâm lược mở rộng vùng thống trị cho đến khi nó trở thành một đế quốc khổng lồ. Tại dỉnh cao của nó năm 117 Sau công nguyên (SCN) đế quốc La Mã chiếm hơn một nữa Châu Âu, nhiều vùng Tây Nam Á, toàn bộ bờ phía Bắc Châu Phi, và duy trì sự thống trị cho đến thế kỷ thứ 5 SCN.
Đế quốc La Mã chính thức thừa nhận Thiên chúa giáo năm 313, và Rome trở thành cơ quan lãnh đạo Giáo hội. Năm 395, Hoàng đế La Mã là Theodosius chết để lại di chúc chia lảnh thổ đế quốc cho hai con trai của ông ta Honorius và Arcadius. Từ đó, La Mã bị tách đôi thành đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã. Cuối những năm 400, người xâm lược Visigoth đánh chiếm Rome thì Tây La Mã vỡ ra thành các vương quốc nhỏ. Đông La Mã còn gọi là đế quốc Byzantine dưới sự lãnh đạo của Justinian tái chiếm Italy vào thế kỷ thứ 6. Do sự tranh chấp quyền hành, Thiên chúa giáo cũng vỡ ra làm đôi Giáo hội phía Đông (Byzantine) và Giáo hội phía Tây (Roman Catholic). Nhờ thuyết dụ được các Lảnh chúa, Tiểu vương theo Thiên chúa giáo, Giáo hội phía Tây nổi lên như một thế lực khuynh đảo mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Tây Âu.
Quyền hạn của Giáo hoàng rộng lớn như vị Hoàng đế La Mã trước đó. Năm 800, Giáo hoàng Leo III, ban cấp ngôi vị Hoàng đế La Mã cho Charlemagne, người có công đánh chiếm và sát nhập vương quốc Lombard phía Bắc Italy vào đế quốc của ông ta là Frankish. Năm 961, cũng tại Rome, Giáo hoàng John XII, ban cấp ngôi vị Hoàng đế cho Otto I của Germany, đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc La Mã Thần quyền (Holy Roman Empire). Vào thế kỷ 11, ở vùng phía Nam, Norman xâm chiếm Sicily lập ra Vương quốc Naples. Nhưng ở miền Trung và Bắc Italy nhiều thành phố Cộng hòa tự trị như Venice, Florence, Milan, và Genoa đã lớn mạnh và ổn định. Những năm 1300, các thành phố Cộng hòa này phát triển rực rỡ dẫn đầu công cuộc phục hồi văn hóa Châu Âu thường gọi là thời Phục Hưng (Renaissance).
Phong trào Phục Hưng sản sinh ra các nhà sáng tạo nghệ thuật lừng danh như Botticelli, Michelangelo, và Leonardo de Venci. Các thành phố Venice, Genoa, Pisa và Amalfi xây dựng nhiều cơ sở thương mại lớn buôn bán với phía Đông. Dù vậy, lịch sử Italy cũng trải qua nhiều biến thiên, từng chứng kiến các cuộc tranh chấp kéo dài giữa “thần quyền và thế quyền”, giữa Nhà thờ La Mã và các Hoàng đế cai tri quốc gia. Đến cuối thế kỷ thứ 15, do chiến tranh kéo dài và điều kiện kinh tế ngày càng xuống dốc, các thành phố Italy kiệt sức. Tại Địa Trung Hải, quân xâm lược Ottoman, cắt đứt con đường thương mại truyền thống của Italy. Italy trở thành bãi chiến trường cho các thế lực đang lên của Pháp, Tây Ban Nha, Áo, Đức, đôi khi còn có cả sự chi phối của Giáo hội Thiên chúa giáo nữa.
Trong thế kỷ 16-17, nhà cai trị Tây Ban Nha là Habsburgs thoả thuận với Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã, cùng nhau thống trị Milan và Naples. Khi chiến tranh (1701-1714) kết thúc, Tây Ban Nha nhượng quyền cai trị phía Bắc Italy cho nhà Habsburg của Áo, cho dù công tước Savoy đã nhận ngôi vua Sardinia (Piedmont) năm 1720. Trong chiến tranh với Pháp (1796-1797), Italy thua trận. Đầu những năm 1800, Napoleon xâm chiếm Italy, tự nhận mình là vua của Italy đồng thời với Hoàng đế nước Pháp. Hội nghị Vienna năm 1815, phục hồi quyền lực cũ trên đất Italy. Austria cai trị Lombardy và Venetia ở phía Bắc. Còn lãnh địa Parma, Modena, Tuscany và Trung tâm bán đảo trao cho Giáo hội La Mã. Vương quốc Bourbon cai trị Sicily và Naples ở phía Nam.
Trào lưu dân chủ năm 1848, kết thúc trong đau đớn khi quân đội Piedmontese bị Austria đánh bại tại Novara năm 1849. Giáo Hoàng Pius IX, kêu gọi quân đội Pháp vào lật đổ Cộng hòa La Mã vừa dựng lên bởi Mazzini. Piedmond bắt đầu chuyển qua một nhà vua mới, Victor Emmanuel II (cai trị từ 1849-1878). Mặc dù Italy từ thời Cổ đại đã là một nền văn minh phát triển cao, và gần đây trong các thành phố Cộng hòa ở phía Bắc khai sinh “Phong trào Phục hưng”. Thế nhưng, Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã cùng với Đức, Pháp, Tây Ban Nha, và Áo luôn ngăn cản sự thống nhất quốc gia Ý Đại Lợi. Năm 1859, Lombardy đến dưới sự cai trị của nhà vua Victor Emmanuel II của Sardinia. Bằng một cuộc “trưng cầu dân ý”, năm 1860, cử tri chấp nhận hợp nhất Parma, Modena, Romagna. Tiếp theo Tuscany gia nhập, sau đó Sicily và Naples. Và bằng cách đó Marches và Umbria cũng gia nhập.
Ngày 17/3/1861, Quốc hội Ý Đại Lợi tuyên bố Victor Emmanuel là nhà vua của Italy. Năm 1866, Mantua và Venetia sát nhập vào Italy như là kết quả của cuộc chiến tranh Austro–Prussian. Ngày 20/9/1870, quân đội Ý Đại Lợi tiến chiếm phần đất của Giáo hội Thiên chúa La Mã, nơi các đồn binh Pháp vừa rút lui. Và trong một cuộc “trưng cầu dân ý”, cư dân tại phần đất nầy đồng ý sát nhập vào Vương quốc Italy. Ngày 11/2/1929, Ý Đại Lợi thừa nhận thành phố Vatican nơi cứ sở của Giáo hội như một khu vực độc lập. Chủ nghĩa Phát xít (Fascism) xuất hiện tại Italy ngày 23/3/1919, dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini một người năng nổ của nhóm cực hữu. Do bất mãn với những điều khoản trong Hiệp ước Versailles, ông ta thành lập đảng Phát xít (Fascist Party).
Ngày 28/10/1922, vua Victor Emmanuel đề nghị Mussolini đứng ra thành lập Chính phủ. Từng bước Mussolini thâu tóm quyền lực và trở thành một nhà độc tài. Ông ta đã tiến hành chiến tranh xâm lược Ethiopia (châu Phi). Chính Mussolini tự mình bổ nhiệm Hoàng đế Victor Emmanuel III, công khai chống lệnh cấm vận của Hội Quốc Liên (Leage of Nations). Ông gởi quân đội chiến đấu cạnh Franco chống Cộng hòa Tây Ban Nha, và sau cùng gia nhập với Đức Quốc, trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau khi chủ nghĩa Phát xít bị đánh bại năm 1943, Ý Đại Lợi tuyên bố chiến tranh với Đức và Nhật, và đóng góp nhiều công sức cho sự thắng trận của phe Đồng minh. Italy trả lại các đất đai đã xâm chiếm và mất tất cả thuộc địa.
Ngày 28/4/1945, Mussolini bị giết bởi các đảng viên trung thành với ông ta. Ngày 9/5/1946, Victor Emmanuel III thoái vị, và con trai của Humber II lên ngôi cho đến khi Ý Đại Lợi trở thành một nước Cộng hòa, sau cuộc “trưng cầu dân ý”  tổ chức vào ngày 2 và 3 tháng 6/1946. Từ sau Thế chiến II, Italy đạt nhiều thành tựu trong phát triển công nghiệp, mang lại tiêu chuẩn sống cao cho người dân. Nó cũng tham gia vào quá trình, và là thành viên của Cộng đồng Châu Âu, nay là Liên hiệp Châu Âu (EU). Tuy nhiên, sự ổn định về chính trị tại nước này đã không theo kịp với đà hưng thịnh về kinh tế. Các tổ chức tội phạm và hoạt động phi pháp đã là những vấn đề dai dẳng trong xã hội Italy hàng chục năm nay. Lãnh tụ đảng Thiên chúa giáo và là cựu Thủ tướng Aldo Moro bị bắt cóc và giết chết năm 1978.
Dưới danh xưng “Đội quân đỏ” (Red Brigade), nhưng đích thực nó là những tên khủng bố . Một làn sóng bạo loạn cánh tả, kể cả những vụ bắt cóc và ám sát còn tiếp tục trong thập niên 1980. Đầu thập niên 1990, những vụ tai tiếng về một số chính trị gia hàng đầu của Ý Đại Lợi có dính đến tổ chức tội phạm (Mafia). Cuộc bầu cử tháng 3/1994, đảng Cánh hữu chiến thắng với đa số phiếu đủ đánh bật đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Ý Đại Lợi ra khỏi vị trí cầm quyền. Sau một loạt các chính phủ chỉ cầm quyền trong một thời gian ngắn, các đảng Cánh tả Liên minh đạt thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 21/4/1996. Tháng 4 đến tháng 8/1997, Italy lãnh đạo lực lượng duy trì hòa bình quốc tế đưa 7000 quân tới Albania. Cuộc động đất ở miền Trung Italy ngày 26/8, làm chết 11 người và khoảng 12.000 người mất nhà cửa.
Nó cũng làm hư hỏng nhiều bức tranh có giá trị  lớn ở Assissi. Ngày 3/2/1998, một máy bay quân sự Hoa Kỳ bay thấp làm đứt đường dây cáp tại nơi trược tuyết ở miền Bắc nước Ý giết chết 20 người. Bằng cách thực thi chương trình tiết kiệm, Ý Đại Lợi có thể giảm được nợ nần để hội đủ điều kiện gia nhập Khối tiền tệ chung Châu Âu “đồng Euro”. Tháng 6/1999, Italy đóng góp 2.000 quân cho khối NATO lập thành một lực lượng duy trì an ninh (KFOR) hành quân vào Kosovo. Ngày 19/6/1999, thành phố Turin của Ý Đại Lợi được chọn làm nước đứng ra tổ chức Thế Vận hội mùa Đông năm 2006. Được nhiều người cổ vũ, Silvio Berlusconi một người giàu có trong lãnh vực truyền thông giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 13/5/2001.
Ngày 31/10/2002, một trận động đất xẩy ra tại San Giuliano di Puglia giết chết 26 em học sinh. Berlusconi hậu thuẩn Hoa Kỳ lảnh đạo cuộc xâm lăng Iraq và gởi quân tham chiến. Tháng 6/2004, trong một phiên xữ các viên chức lảnh đạo chính quyền được xem là vô tội về cáo buộc hối lộ hồi thập niên 1980, khi họ vận động Quốc hội thông qua một đạo luật của chính phủ. Trên 4.100 người Ý lớn tuổi bị chết bởi làn sóng nóng bức trong mùa hè năm 2004. Sau vụ một người Ý bị bắt làm con tin được trả tự do, bị quân sỉ Hoa Kỳ bắn trọng thương, và viên chức tình báo bảo vệ cô ta tử thương ở Baghdad ngày 4/5/2005, phe đối lập công khai phản đối chính sách hợp tác quá chặt chẽ với Hoa Kỳ của Thủ tướng Berlusconi.
Thế vận hội mùa đông từ ngày 10-26/2/2006, tổ chức tại thành phố Turin thành công tốt đẹp. Trong vòng bầu Tổng thống lần thứ 4 bởi 1,009 đại biểu tại Quốc hội Lưởng viện, và đại diện cấp vùng ngày 10/5/2006, Giorgio Napolitanal đắc cử, sau 3 vòng đầu bất phân thắng bại vào các ngày 8 và 9/5. Đội túc cầu Ý đoạt chức vô địch trong giải túc cầu thế giới ngày 9/7. Đội quân gồm 2.600 quân của Ý tham chiến tại Iraq sẽ rút về nước vào tháng 11/2006, nhưng đến giữa năm 2007, Ý vẫn còn 2.500 quân trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hiệp quốc tại Lebanon. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 13 và 14/4/2008, Liên minh Trung hửu của Berlusconi dẫn đầu, chiếm 344 ghế tại Hạ viện và 174 ghế tại Thượng viện, và Liên minh Trung tả của Veltrini chiếm 246 ghế tại Hạ viện, và 132 ghế tại Thượng viện.
Một trận động đất vùng Abruzzo trung tâm Ý Đại Lợi ngày 6/9/2009 làm sụp thị trấn L’Aquila, giết chết trên 300 người, và 50.000 tiêu tan nhà cửa. Tai tiếng liên quan đến đời tư của Berlusconi trong những năm gần đây, nhất là sau khi vợ ông ta đệ đơn ly dị vào đầu tháng 5, với lý do chồng bà có nhiều mối quan hệ với các cô gái trẻ. Ngày 13/12, Berlusconi bị thương bởi một vụ mưu sát tại Milan, và tại phiên tòa ngày 29/6/2010, tòa tuyên bố bị cáo là một người bị bệnh tâm thần. Tính đến giữa năm 2010, Ý Đại Lợi còn 3.400 quân cùng với NATO tham chiến tại Afghanistan.  
Lưu ý: Italy gồm một bán đảo, các nhóm đảo Sicily, Sardinia Elta và khoảng 70 nhóm đảo nhỏ khác. Sau đay là vài sự kiện về Sicily và  Sardinia.
1. Sicily là một trong nhóm 180 đảo phía tây nam bán đảo Italy cách bờ 193 km. Sicily có diện tích 25.698 km2 và 5.029.000 cư dân (2007). Nó được bao quanh bởi đảo Pantelleria và nhóm đảo Lipari do hoạt động núi lửa tạo thành, Vulcano cao 1.637ft và Slomboli cao 3.036ft. Từ thời tiền sử, Sicily đã là nơi định cư của các nhóm người khác nhau, một cộng hòa của Hy Lạp (Greek) từng có thủ đô tại Syracuse. La Mã chiếm Sicily từ Carthage năm 215 Trước công nguyên (TCN). Núi Etna do hoạt động phun lửa tạo thành là ngọn núi cao nhất 11.053 ft.
2. Sardinia là một trong nhiều đảo nằm trong Địa Trung Hải phía tây Italy cách bờ 185 km và ở phía nam đảo Corsica (thuộc Pháp) cách 12 km. Sardinia dài 257 km và rộng 109 km. Núi non có trữ lượng hầm mỏ, than chì, đồng và kim loại trắng hơi xanh (zine). Năm 1720, Sardinia bị sáp nhập vào vương quốc của công tước Savoy ở Diedmont lập ra vương quốc Sardinia. Giuseppe Garibaldi được chôn cạnh đảo Caprera. Còn đảo Elba có 222 km2 diện tích, nằm phía tây cách đảo Tuscany 9 km. Napoleon I sống trong lưu đày trên đảo Elba từ năm 1814 đến 1815.
B. Ý Đại Lợi  ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ý Đại Lợi có hiệu lực thi hành năm 1948. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Ý Đại Lợi là một nước Cộng hòa Dân chủ. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 630 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 315 nghị sỉ, được bầu lên từ 20 Vùng tùy  thuộc vào dân số, và tối thiểu mỗi vùng phải có 7 nghị sỉ, cũng có nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống do Quốc hội, và đại biểu cấp Vùng bầu trong một cuộc họp Lưởng viện và các đại biểu của 20 Vùng (mỗi vùng 3 đại biểu), với nhiệm kỳ 7 năm. Và một Tòa án Hiến pháp gồm 15 thẩm phán với thẩm quyền giải thích Luật Hiến pháp, sắc luật và các mâu thuẩn về thẩm quyền giữa Vùng và Quốc gia, giữa các Vùng, và giữa Tổng thống và Thủ tướng.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 58.090.000, dưới 15 tuổi 13,4%, trên 65 tuổi 20,3%. Mật độ cư dân: 197,5 người/km2. Thành phố: 68,2%. Sắc tộc: Hầu hết là người Italian, các nhóm thiểu số gồm German, French, Slovene, Albanian. Ngôn ngữ: Italian (chính), Đức, Pháp, Slovene. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã: 90%, tôn giáo khác 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 301.340 km2. Diện tích đất: 294.140 km2. Địa điểm: phía nam Châu Âu, bán đảo doi ra Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Pháp phía tây, Thụy Sĩ, và Áo phía bắc, Slovakia phía đông. Địa thế: nằm trên bán đảo dài có hình dáng giống chiếc giày, mở rộng phía đông nam từ dãy núi Alps vào Địa Trung Hải với hai nhóm đảo Sicily và Sardinia nằm ngoài khơi bờ phía tây. Lưu vực sông Po khô ráo hầu hết ở phía bắc. Phần còn lại là gồ ghề và núi non, ngoại trừ một số đồng bằng dọc theo bờ biển như Campania, thành phố Rome. Núi Apennine thấp dần xuyên qua miền trung của bán đảo. Thủ đô: Rome. Thành phố đông dân: Rome 3.357.000, Milan 2.962.000, Naples 2.270.000, Turin 1.662.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Giorgio Napolano, sinh 29/6/1925, nhậm chức 15/5/2006. Thủ tướng chính phủ: Silvio Berlusconi, sinh 29/9/1936, nhậm chức 8/5/2008. Chính quyền địa phương: 20 vùng chia thành 103 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 23 tỷ. Quân đội chính quy: 293.202. Kinh tế: Công nghiệp máy móc, trang thiết bị, xe hơi, hàng dệt, hóa chất, luyện kim, du lịch, chế biến thực phẩm. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, đậu nành, nho, Olives, cam, chanh, rau quả. Tài nguyên: đá hoa cương, cacbonat kaly, lưu huỳnh, thủy ngân, dầu lửa, khí thiên nhiên, than đá, cá. Dự trữ nhiên liệu: 100 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 26%. Chăn nuôi: trâu bò 6,1 triệu, gà 100 triệu, dê 1 triệu, heo 9,3 triệu, cừu 8,2 triệu. Đánh cá: 489.925 tấn. Cung cấp  điện: 292,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 4,2%, đóng góp 2%; lao động công nghiệp 30,7%, đóng góp 29%; lao động dịch vụ 65,1%, đóng góp 69%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1.700 tỷ. Bình quân đầu người: 29.900. Tăng trưởng: -5,1%. Nhập khẩu: 410,2 tỷ. Bạn hàng: Germany 16,7%, France 9,2%, Netherlands 5,6%, China 5,2%, Belgium 4,2%, Spain 4,1%. Xuất khẩu: 412,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 13,2%, France 11,7%, Hoa Kỳ 7,6%, Spain 7,3%, Anh 6,1%. Du lịch: 45,7 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.100 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 29,2 tỷ. Dự trữ vàng: 78,8 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 913,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 19.456 km. Bằng xe hơi: 34,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 4,6 triệu. Bằng máy bay: bay 43,2 tỷ km, sân bay 101. Hải cảng: 6-Genoa, Venice, Trieste, Palermo, Naples, La Spezia. Truyền thông: Máy truyền hình 492/1000 cư dân, Radio 880/1000. Điện thoại: 35,6/100. Internet: 48,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,4 nữ 83,5. Sinh xuất: 8/1000 người. Tử xuất 10,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 98,8%, trung học 96%, đại học 47%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) ,và hầu hết các cơ quan đặc biệt của tổ chức này. Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
18. SAN MARINO  -  REPUBLIC OF SAN MARINO.
A.Tiến trình phát triển.
San Marino là một quốc gia nhỏ nằm trên bờ Adriatic miền Trung nước Ý . Theo chuyện kể Saint Marinus và một nhóm tín đồ Thiên chúa giáo chạy thoát khỏi sự bức hại đến định cư ở đây trong những năm 400. Từ thế kỷ 12 San Marino đã phát triển thành một Cồng đồng riêng có chính quyền Cộng hòa gọi là cơ quan Chấp chánh (Cosul). Trong thế kỷ 18, sau nhiều nổ lực của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã muốn sáp nhập Cộng hòa nầy vào phần đất của Giáo hội không thành công. Năm 1797, khi Napoleon xâm lăng Ý Đại Lợi, ông ta vẫn tôn trọng chính quyền San Marino, ông ta còn đề nghị cho Marino mở rộng lảnh thổ. Tại Hội nghị Vienna năm 1915, thừa nhận Cộng hòa San Marino. Ngày 22/3/1862, San Marino ký hiệp ước thân thiện với Italy, Hiệp ước đến nay vẫn còn hiệu lực.
Liên minh do đảng Cộng sản lãnh đạo cai trị San Marino từ năm 1947 đến 1957. Liên minh khác tương tự cai trị từ 1978 đến 1986. Liên minh này tái nắm quyền lực trong cuộc bầu cử tháng 5/1988. Năm 1990, đảng Cộng sản Xã hội chủ nghĩa (PCS) đổi tên thành đảng Cấp tiến Dân chủ (DPP). Tháng 3/1992, San Marino được thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 4/6/2006, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo dẫn đầu, chiếm 21/60 ghế, kế là đảng Dân chủ Xã hội 20 ghế, và sau cùng đảng Xã hội mới 3 ghế. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9/11/2008, Liên minh Cánh Trung hửu đảng giành thắng lợi.
B. San Marino ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp San Marino chỉ rõ quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm 60 đại biểu, với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu ra 2 vị làm nguyên thủ quốc gia, luân phiên mỗi vị 6 tháng. Quyền Hành pháp trao cho 10 thành viên trong Hội đồng quốc gia do nguyên thủ quốc gia làm Chủ tịch. Nhưng thực hiện chức năng quản lý xã hội lại trao cho một Hội đồng 12 thành viên khác cũng do nguyên thủ quốc gia cầm đầu.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 31.000, dưới 15 tuổi 16,8, trên 65 tuổi 17,7%. Mật độ cư dân: 516 người/km2. Thành phố: 94,1%. Sắc tộc: Italian, Sammarinese. Ngôn ngữ: Italian. Tôn giáo: hầu hết Thiên chúa giáo La Mã. Đất đai: Tổng diện tích: 61 km2. Diện tích đất: 61km2. Địa điểm: phía bắc miền trung Italy gần bờ Adriatic. Quốc gia láng giềng: bao quanh hoàn toàn bởi Ý Đại Lợi. Địa thế: nằm trên triền dốc núi Titano. Thủ đô: San Marino: 4.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Federico Pedini Amati, và Rosa Zafferani (Hai người đồng cai trị được bổ nhiệm trong mỗi nhiệm kỳ 6 tháng). Nhậm chức: 1/4/2008. Chính quyền địa phương: 9 khu phố. Kinh tế: Công nghiệp điện tử, ngân hàng, hàng dệt, đồ gốm, sứ, xi măng, rượu vang, du lịch. Nông sản: lúa mì, nho, olives, bắp. Tài nguyên: đá xây dựng. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 17%. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 1%, đóng góp 1%; công nghiệp 37,7%, đóng góp 29%; và dịch vụ 61,3%, đóng góp 70%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1,7 tỷ. Bình quân đầu người: 41.900. Tăng trưởng: 4,3%. Nhập khẩu: 3,7 tỷ. Xuất khẩu: 4,6 tỷ. Số liệu nhập chung vào thống kê Italy. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 652,9 triệu. Dự trử ngoại tệ: 458,8 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Vận chuyển: không có số liệu. Truyền thông: máy truyền hình: 875/1000 cư dân, Radio 1.346/1000. Điện thoại: 68,6/100. Internet: 54,2/100. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 80,5 nử 85,7. Sinh xuất: 9,2/1000 người. Tử xuất: 7,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 96%, trung học và đại học không có số liệu.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giơi`1 (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
19. VATICAN CITY  (THE HOLY SEE.)
A. Tiến trình phát triển.                                       
Lịch sử Vatican, nơi tọa lạc của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã ghi nhận từ thế kỷ thứ 5 SCN. Trong nhiều thế kỷ đôi khi có gián đoạn chút ít, các vị Giáo hoàng nắm quyền thế tục, tại miền trung nước Ý, cũng gọi là lãnh địa của Giáo hoàng (Papal Statis), gồm một khu vực 41.424 km2 với dân số trong thế kỷ 19 hơn 3 triệu người. Năm 1861, qua một cuộc trưng cầu dân ý khu vực này hợp nhất với vương quốc mới Ý Đại Lợi. Quyền cai trị của Giáo hoàng bị giới hạn bởi một đạo luật của Italy ngày 13/5/1871, chỉ ở các cung điện của Vatican, nhà thờ Lateran trong thành Rome, và biệt thự Castel Gandolfo. Luật này cũng bảo đảm sẽ trợ cấp cho Giáo hoàng và người kế vị ông ta một số tiền hàng năm là 620.000 đồng. Một giao ứơc khác giữa chính phủ và Giáo hội cũng được ký ngày 11/2/1929, bởi Hồng y Giáo chủ Gasparri và Thủ tướng Massolini.
Các tài liệu này lập ra cơ chế độc lập của Vatican City, và trao cho nhà thờ Thiên chuá giáo La Mã (Roman Catholic Church) một vị thế đặc biệt trong quốc gia Ý Đại Lợi. Thỏa ước Lateran tạo thành một phần của Hiến pháp Ý, (Article 7) năm 1947. Italy và Vatican còn ký một thỏa ước năm 1984, trên cơ sở xét lại các thỏa ước trước đó, nhất trí xóa bỏ Thiên chúa giáo La Mã như là quốc giáo, và chấm dứt việc giáo dục tôn giáo bắt buộc trong các trường học Ý Đại Lợi. Vatican City gồm đại sảnh Saint Peter, cung điện Vatican và Viện bảo tàng chiếm 13 mẩu Anh (một mẩu Anh (acres) tương đương 0,405 mẩu Tây). Vườn Vatican và các tòa nhà kế cận giữa Viale Vaticano và nhà thờ. Mười ba tòa nhà này là nơi hội họp hoặc văn phòng cho các cơ quan quản lý Tòa thánh (Holy See). Hệ thống luật pháp dựa vào các điều khoản của Giáo luật (Canon Law).
Hiến chương của Giáo hội và Luật lệ Vatican City được công bố bởi Giáo hoàng. Tổng thư ký Giáo hội, đại diện tòa thánh trong các quan hệ ngoại giao. Bằng Hiệp ước trung gian hòa giải, Giáo hoàng cam kết luôn giữ thái độ trung lập, ngoại trừ khi có yêu cầu đặc biệt. Tuy nhiên, điều này sẽ không cản trở hành động bảo vệ nhà thờ khi có sự quấy phá hay bức hại. Đại diện tối cao của Vatican City là Pontiff John Paul II, sinh ngày 18/5/1920 tại Karol Wojtyla, Wadowice, Balan (Poland), được bầu làm Giáo hoàng ngày 16/10/1978. Là người đầu tiên, không phải là công dân của Ý Đại Lợi làm Giáo hoàng từ 456 năm nay. Hoa Kỳ chính thức tái lập quan hệ ngoại giao với tòa thánh năm 1984, sau khi Quốc hội  nước này hủy bỏ “đạo luật 1867”, cấm quan hệ ngoại giao với Vatican. Vatican và Israel đồng ý thiết lập quan hệ chính thức ngày 30/12/1993.
Ngày 19/4/2005, Pontiff Benedict XVI, sinh 16/4/1927, tại Đức được bầu làm Giáo hoàng.
B. Vatican City ngày nay.                            
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Vatican City được quản lý bởi một Ủy ban do Giáo hoàng bổ nhiệm để  lo việc sự vụ của Giáo hội, gọi là Cơ quan quản lý Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã. Giáo hoàng là người nắm cả 3 quyền Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp. Có 3 cấp xét xử sơ thẩm, kháng án, và xét xử kháng án chung cuộc. Luật cơ bản mới được Giáo hoàng Jhon Paul II công bố ngày 26/11/2000, có hiệu lực thi hành ngày 22/2/2001, thay thế Luật cơ bản năm 1929. Theo đó chức vị Giáo hoàng được bầu chọn bởi Hội đồng Hồng y giáo chủ trong một cuộc họp kín, và phải đạt 2/3 số phiếu quy định.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 829 người. Mực độ cư dân: 1884,1/km2. Thành phố: 100%. Sắc tộc: Italy, Swiss, và dắc tộc khác. Ngôn ngữ: Latin (chính), Italian, France, Monastic Sign Language, và một số ngôn ngử khác. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã. Đất đai: Diện tích: 108,7 acres = 0,44 km2). Địa điểm: ở Rome, Italy. Quốc gia láng giềng: Bao quanh bởi quốc gia Ý Đại Lợi.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Giáo hội Thiên chúa giáo. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu Giáo hội: Pontiff Benedict XVI, sinh 16/4/1927, nhậm chức: 19/4/2005. Kinh tế: Công nghiệp: In ấn, đúc tiền, huy hiệu, tem thư, ngân hàng, và các hoạt động tài chánh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: các chức sắc, linh mục, nử tu, bảo vệ, và khoảng 3.000 công nhân thế tục phục vụ sống bên ngoài Vatican.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 356,8 triệu.
20. MALTA   -   REPUBLIC OF MALTA.
A. Tiến trình phát triển.
Malta bị cai trị bởi Phoenicians, Carthaginans và Romans. Hồi giáo à Rập chiếm trị năm 870. Từ năm 1090, Malta lại chịu sự cai trị của Sicily cho đến năm 1539, thì nó được trao cho Công tước (Knights) Saint Jhon, người nắm quyền trị vì cho đến năm 1798 thì bị Pháp chiếm trị bởi Napoleon. Năm 1802, những người Malta tự do cầu cứu Hoàng gia Anh, nhận Anh Quốc như quốc gia bảo hộ với điều kiện người Anh phải bảo vệ các quyền riêng tư của người Malta. Cuối cùng thì đảo Malta cũng bị sàp nhập vào Vương quốc Anh năm 1814. Malya được ban cấp độc lập ngày 21/9/1964, và sau đó thành Cộng hòa Malta trong Liên hiệp Anh năm 1974. Ngày 1/4/1979, Hải quân Anh rút khỏi đảo chấm dứt 179 năm hiện diện Anh trên đảo. Từ năm 1971 đến 1987, và từ 1996 đến 1998 đảng Lao động xã hội Malta nắm chính quyền.
Đảng quốc gia chính thức cầm quyền từ năm 1987 đến 1996, và đưa Malta gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Trong cuộc bầu cử ngày 5/9/1998, và 12/4/2003 đảng này trở lại cầm quyền lần nửa. Ngày 1/5/2004, Malta trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp Châu Âu. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 8/3/2008, đảng Quốc gia dẫn đầu, với 49,3% phiếu bầu, nhưng chỉ chiếm 31 ghế, về nhì đảng Lao động chiếm 48,8% phiếu bầu, nhưng lại chiếm tới 34 ghế. Luật Hiến pháp chỉ rõ một trong 2 đảng không chỉ chiếm được đa số phiếu bầu, mà còng phải đạt tới đa số ghế tại Quốc hội nữa, Vì vậy, đảng Quốc gia phải có thêm 3 ghế tại Quốc hội nữa mới thành lập chính phủ được.
B. Malta ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Malta có hiệu lực thi hành năm1964. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Malta là một nước Cộng hòa Dân chủ bảo đảm các quyền tự do cơ bản, quyền riêng tư, và quyền tự do theo niềm tin của cá nhân. Hiến pháp quy định Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quốc hội gồm 65 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử.   
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 406.000, dưới 15 tuổi 15,9%, trên 65 tuổi 15,1%. Mật độ cư dân: 1.287,3 người/km2. Thành phố: 95,4%. Sắc tộc: Maltese, và vài sắc tộc vùng Địa Trung Hải khác. Ngôn ngữ: Maltese, English (chính cả hai). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 98%. Đất đai: Tổng diện tích: 316 km2. Diện tích đất: 316 km2. Địa điểm: nằm giữa Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Italy về phía bắc. Địa thế: đảo Malta chiếm 245 km2, các nhóm đảo khác gồm nhóm Gozo 63 km2, nhóm Comino 2,5 km2. Bờ biển nhiều lồi lõm. Đồi thấp trùm lên nội địa. Thủ đô: Valletta 199.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa Dân chủ. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống George Abela, sinh 22/4/1948, nhậm chức 4/4/2009. Thủ tướng chính phủ: Lawrence Gonzi, sinh 1/7/1953, nhậm chức 23/3/2004 (tái bầu 2008). Chính quyền địa phương: 3 vùng hành chánh gồm 67 Hội đồng địa phương. Ngân sách quốc phòng: 54 triệu. Quân đội chính quy: 1.954. Kinh tế: Công nghiệp đóng tàu, sửa tàu, hàng dệt, điện tử, du lịch, chế biến thực phẩm và thức uống. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, nho,  trái cây,bông cải, cà chua. Tài nguyên: muối, đá vôi. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu.  Đất nông nghiệp: 31%. Chăn nuôi: trâu bò 19.233, gà 1,1 triệu, dê 5.828, heo 73.683, cừu 12.172. Đánh cá: 3.537 tấn. Cung cấp điện: 2,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 1,6%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 22,8%, đóng góp 23%; lao động dịch vụ 75,6%, đóng góp 74%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 9,8 tỷ. Bình quân đầu người: 24.300. Tăng trưởng: -1,8%. Nhập khẩu: 4 tỷ. Bạn hàng: Italy 28%, Anh 10,5%, Pháp 8,7%, Germany 7,6%, Singapore 6,8%, Hoa Kỳ 5,6%. Xuất khẩu: 2,7 tỷ. Bạn hàng: Pháp 15,3%, Singapore 13,2%, Hoa Kỳ 13%, Germany 12,5%, Anh 9,5%. Du lịch: 950 triệu. Ngân sách quốc gia: 3,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 339,4 triệu. Dự trữ vàng: 5.900 ozt. Nợ nước ngoài: 130 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,1%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 325,900 đầu xe, xe hơi cá nhân 54.600. Bằng máy bay: bay 2,2 tỷ km, sân bay 1. Hải cảng: 2-Valletta, Marsaxlokk. Truyền thông: Máy truyền hình 549/1000 cư dân, Radio 669/1000. Điện thoại: 61,8/100. Internet: 58,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,3, nử 82. Sinh xuất: 10,4/1000 người. Tử xuất: 8,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-15, biết đọc biết viết 92,4%, trung học 92%, đại học 20%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth). Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
21. PORTUGAL   PORTUGUESE OF REPBLIC (BỒ ĐÀO NHA).
A. Tiến trình phát triển.     
Sau khi Henry trở thành Công tứơc đầu tiên của Portugal năm 1095, khu vực nầy vẫn còn dưới sự cai trị của vua Leon, Burgundy. Năm 1128, Công tước Afonso tách khỏi Burgundy thành lập một quốc gia độc lập, Và sau khi đánh bại bộ tộc Moors tại Ourique năm 1139, Afonso tuyên bố mình là vua của Portugal. Trong thế kỷ 15, Portugal đóng vai trò hàng đầu trong việc thám hiểm biển cả, mở ra con đường buôn bán và thành lập nhiều thuộc địa mới. Quyền lực của Bồ Đào Nha mở rộng tới Guinea, Brazil, vùng Indies, và bờ biển Châu Phi. Năm 1807, thời kỳ chiến tranh với Napoleon, Tây Ban Nha lại xâm lược Bồ Đào Nha, nhưng bị đánh bật ra bởi Công tước của công quốc Wellington. Ngày 5/10/1910, nhiều người mong muốn Bồ Đào Nha trở thành một nước cộng hòa, đứng lên làm bạo loạn truất phế vua Manoel II, và tuyên bố Portugal là nước Cọng hòa.
Một cuộc đảo chánh khác diễn ra vào ngày 28/5/1926, thay thế Cộng hòa đại nghị thiếu ổn định bằng một Chính quyền quân sự. Sau 3 thập kỷ cai trị bởi Chính quyền quân sự cùng với chế độ dân sự độc tài. T thập niên 1960, Bồ Đào Nha lại phải đương đầu với sự trì trệ kinh tế trong nội địa, cùng với các cuộc nổi dậy trên nhiều thuộc địa. Ấn Độ đánh chiếm Goa năm 1961. Rồi chiến tranh trở nên dữ dội tại các thuộc địa Châu Phi. Ngày 25/4/1974, một cuộc đảo chánh quân sự do tướng Antonio de Spinola cầm đầu, lập ra cơ cấu cai trị gọi là “Cứu nguy quốc gia”, Spinola trở thành Tổng thống, phát triển kinh tế theo hướng Xã hội chủ nghĩa (Cộng sản). Chính quyền mới đạt tới những thỏa hiệp trao trả độc lập cho Guinea-Bissau, Mozambique, Cape Verde Islands, Angola, Sảo Tomé và Principe.
Về quốc nội chính phủ quốc hữu hóa các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các ngành công nghiệp chủ chốt. Ngày 11/3/1975, sau một cuộc binh biến, Hội đồng Cứu nguy quốc gia bị giải thể, thành lập Hội đồng Cách mạng tối cao, điều hành chính phủ cho đến ngày 25/4/1976, lập chính quyền chuyển tiếp. Năm 1982, sửa đổi Hiến pháp giảm bớt quyền hạn của Tổng thống, chính quyền chuyển tiếp chấm dứt nhường chỗ cho một chính quyền mới dân sự hoàn toàn. Ngày 1/6/1989, chương trình cải tổ toàn diện xóa bỏ kinh tế xã hội chủ nghĩa, và thành lập nền kinh tế dân chủ. Các ngành công nghiệp quốc doanh được chuyển từ công hữu sang tư hữu. Ngày 20/12/1999, Bồ Đào Nha trao trả lãnh địa Ma Cao trở lại cho Trung Quốc. Vì nền kinh tế chậm phát triển, trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/2/2005, đảng Xã hội giành chiến thắng với đa số ghế.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/1/2006, ứng viên đảng Bảo thủ, Anibal Cavaco Silva (nguyên Thủ tướng 1985-1995) đã đánh bại 2 ứng cử viên của đảng Xã hội. Và thế là một thời kỳ sống chung chính trị giữa hai phe đối nghịch với một Thủ tướng Xã hội và một Tổng thống Bảo thủ. Sau cuộc “trưng cầu dân ý” cho phép phá thai bị thất bại ngày 11/2/2007, Quốc hội ban hành luật chỉ phá thai giới hạn vì lý do sức khỏe của người mẹ. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27/9/2009, ứng viên đảng Xã hội giành thắng lợi. Nợ công do đầu tư tăng lên, ngày 13/5/2010, chính phủ công bố tăng thuế và cắt giãm công chi.
Lưu ý:
Quần đảo Azores giữa Đại Tây Dương phía tây cách Bồ Đào Nha 1.190 km có diện tích 1950 km2, với 238.000 cư dân (1993). Năm 1951, Bồ Đào Nha đồng ý trao cho Hoa Kỳ quyền xử dụng như một căn cứ quân sự phòng thủ quần đảo. Và quần đảo Madeira nằm ngoài khơi phía tây-bắc cách bờ châu Phi 563km, có diện tích 792 km2, với 437.312 cư dân (1993). Cả hai nhóm đảo nầy được ban cấp quyền tự trị năm 1976.
B. Bồ Đào Nha ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Bồ Đào Nha có hiệu lực thi hành tháng 4/1976. Hiến pháp được tu chỉnh vào các năm 1982, 1989, 1992, 1997, 2001, v à 2005. Hiến pháp chỉ rõ Bồ Đào Nha là một nước Cộng hòa thống nhất. Quyền Hành pháp được trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Quyền Hành pháp được trao cho Quốc hội gồm 230 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Phụ nử không được quyền bầu phiếu cho đến năm 1976, là năm Hiến pháp có hiệu lực thi hành.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.735.000, dưới 15 tuổi 16,3%, trên 65 tuổi 17,8%. Mật độ cư dân: 117,4 người/km2. Thành phố: 10,1%. Sắc tộc: Portuguese. Ngôn ngữ: Portuguese (chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 85%. Đất đai: Tổng diện tích: 92.090 km2. Diện tích đất: 91.470 km2. Địa điểm: phía tây nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Tây Ban Nha phía đông và bắc. Địa thế: sông Tajus chia quốc gia làm hai theo hướng đông bắc-tây nam. Phía bắc là núi non hơi lạnh và mưa. Phía nam khô ráo, đồng bằng bạt ngàn và khí hậu ấm áp. Thủ đô: Lisbon. Thành phố đông dân: Lisbon: 2.808.000, Porto 1.344.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Anibal Cavaco Silva, sinh 15/7/1939, nhậm chức 9/3/2006. Thủ tướng chính phủ: Jose Socrates Carvalho Pinto de Sousa, sinh 6/9/1957, nhậm chức 12/3/2005 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phưong: 18 khu vực và hai vùng tự trị. Ngân sách quốc phòng: 2,7 tỷ. Quân đội chính quy: 43.330. Kinh tế: Công nghiệp hàng dệt, giày dép, bột giấy và giấy, luyện kim, lọc dầu, chế biến cá, rượu vang, du lịch. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, nho, Olives. Tài nguyên: kim loại nặng màu xám, Uranium, quặng sắt, đá quý, thủy diện, du lịch. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 1,4 triệu, gà 37 triệu, dê 547.410, heo 2,3 triệu, cừu 3,5 triệu. Đánh cá: 236.618 tấn. Cung cấp điện: 43,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 10%, đóng góp 6%; lao động công nghiệp 30%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 60%, đóng góp 63%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 232,6 tỷ. Bình quân đầu người: 21.700. Tăng trưởng: -2,7%. Nhập khẩu: 67,6 tỷ. Bạn hàng: France 13,3%, Nhật 10,1%, Hoa Kỳ 9,3%, Italy 8,9%, Germany 7,8%, Anh 6,2%, Saudi Arabia 5,7%, Nam Triều Tiên 4,5%. Xuất khẩu: 43,7 tỷ. Bạn hàng: Nhật 39,8%, Nam Triều Tiên 18,6%, Singapore 6,4%, Thái Lan 4,1%. Du lịch: 10,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 116,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,5 tỷ. Dự trữ vàng: 12,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 275 tỷ. Giá cả tiêu thụ: -0,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.784 km. Bằng xe hơi: 6 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 1,9 triệu. Bằng máy bay: bay 16 tỷ km, sân bay 44. Hải cảng: 3- Lisbon, Setubal, Leixoes. Truyền thông: Máy truyền hình 567/1000 cư dân, Radio 306/1000. Điện thoại: 37,8/100. Internet: 48,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,1, nữ 81,9. Sinh xuất: 10,1/1000 người. Tử xuất: 10,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: -0,06%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 94,6%, trung học 99%, đại học 45%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD).
22. SPAIN    KINGDOM OF SPAIN (TÂY BAN NHA).
A. Tiến trình phát triển.
Cư dân định cư đầu tiên ở đây là Iberians, Basques và Celts, Spain kế tục cai trị từng phần bởi Cathaginians, La Mã, Visigoth. Hồi giáo xâm lăng Iberia năm 711, từ phía Bắc Châu Phi. Bán đảo được tái chiếm bởi Thiên chúa giáo từ phía Bắc đặt nền móng cho nước Tây Ban Nha hiện đại. Năm 1469, hai vương quốc Aragon và Castile thống nhất với nhau bởi cuộc hôn nhân của Ferdenand II và Isabella I. Moorish không còn cai trị bởi sự sụp đổ vương quốc Granada năm 1492, cũng năm đó  cộng đồng người Do Thái bị trục xuất khỏi Spain. Tây Ban Nha trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất ở Châu Mỹ. Columbus khám phá Châu Mỹ năm 1492, xâm chiếm Mexico bởi Cortes, và Peru bởi Pizzaro. Tại thời điểm nầy, Tây Ban Nha cũng cai trị cả Hòa Lan, nhiều phần đất của Ý và Đức.
Đầu những năm 1800, Tây Ban Nha mất dần các thuộc địa ở Trung, Nam Mỹ. Nữ hoàng Isabel II lên ngôi năm 1833, và bị truất phế năm 1868. Quốc hội (Cortes) thông qua Hiến pháp mới và chọn vua mới. Vua Amadeo đăng quang năm 1870, không cải thiện được nền chính trị Tây Ban Nha nên ngày 11/2/1873 bị buộc từ chức. Quốc hội Tây Ban Nha tuyên bố chính thể Cộng hòa, và thể chế Cộng hòa đầu tiên này đã phải đương đầu với các bất ổn chính trị lớn. Ngày 29/12/1874, một cuộc đảo chánh quân sự phục hồi chế độ Quân chủ Bourbon với Alfonso XII, con trai cựu nữ hoàng Isabel II được tôn lên làm vua. Hai năm sau, năm 1876, bầu cử Quốc hội mới, và Quốc hội thông qua Hiến pháp áp dụng cho đến năm 1923. Vào cuối thế kỷ 19, trong khi Tây Âu đang phục hồi và phát triển, thì Tây Ban Nha lại tụt hậu về kinh tế và tiêu chuẩn sống bị xuống thấp.
Các tranh chấp từ bên ngoài, đánh nhau tại Bắc Morocco, và nhiều thuộc địa khác như Cuba, Philipines. Xin lưu ý rằng, Tây Ban Nha đã mất hầu hết thuộc địa ở Châu Mỹ từ thập niên 1820 và 1830. Trong cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ năm 1898, Tây Ban Nha thua trận mất luôn cả thuộc địa Cuba, Puerto Rico, Philippines. Tây Ban Nha giữ trung lập trong chiến tranh Thế giới lần thứ I. Tháng 9/1923, tướng Primo de Rivera, cầm đầu một cuộc đảo chánh hủy bỏ Hiến pháp, giải tán Quốc hội và cai trị bằng sắc lệnh cho đến khi ông ta từ chức tháng 1/1930. Cũng năm 1930, nhà vua Alfonso XIII người từng ra sức phá bỏ chế độ độc tài, nhưng ông lại bị buộc phải rời khỏi quốc gia năm 1931, khi Liên minh Cộng hoà-Xã hội giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 12/4/1931, tuyên bố thành lập nền đệ II Cộng hòa.
Chế độ cộng hòa mới công khai tuyên bố tách nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã ra khỏi chính quyền, xóa bỏ đặc quyền, và thế tục hóa nền giáo dục Tây Ban Nha. Từ năm 1936 đến 1939, một tổ chức gọi là Mặt trận Quần chúng gồm các cánh Xã hội, Cộng sản, Cộng hòa, và Tự do nắm quyền cai trị đất nước. Cũng từ năm 1936, các sĩ quan quân đội dưới quyền Francisco Franco nổi loạn chống chính quyền. Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm, giết chết hơn 1 triệu người. Phe nổi loạn Franco nhận được nhiều sự trợ giúp kể cả quân đội từ Ý Đại Lợi, và Đức, trong khi Chính quyền Cộng hòa thì được Liên bang Xô viết, Pháp và Mexico hậu thuẫn. Ngày 28/3/1939 chấm dứt chiến tranh, Franco người lãnh đạo cuộc bạo loạn được chỉ định cai trị Tây Ban Nha. Trong chiến tranh Thế giới II, Tây Ban Nha tuyên bố trung lập nhưng có quan hệ thân thiện với các  nước “Phe Trục”.
Tây Ban Nha được thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc năm 1955. Tháng 7/1969, Franco và Quốc hội đồng bổ nhiệm Hoàng thân Juan Carlos, nhà vua tương lai nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Ngày 20/11/1975, sau khi vua Franco chết, Juan Carlos lên vua. Trong cuộc bầu tháng 6/1977, đảng Xã hội dân chủ và đảng Trung dung nổi lên như là hai đảng lớn nhất. Năm 1981, sau cuộc đảo chánh của các sĩ quan quân đội cánh hữu bị chận lại. Đảng Công nhân Xã hội dưới sự lãnh đạo của Felipe Gonzalez Marques đạt thắng lợi trong 4 cuộc bầu cử liên tiếp từ năm 1982 đến 1993, nhưng bị thất bại trong cuộc bầu cử ngày 3/3/1996 trước Liên minh Bảo thủ và các đảng cấp vùng. Vùng Catalonia và Basque được ban cấp quy chế tự trị tháng 1/1980, sau một cuộc “trưng cầu dân ý” đa số cử tri chấp nhận quay trở lại dưới sự quản lí của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, những người cực đoan Basque muốn tiến đến độc lập của riêng họ, khởi nghĩa chống lại chính quyền. Ngày 18/9/1998, nhóm dân quân Basque ly khai tuyên bố ngưng bắn, và nói thêm rằng việc ngưng bắn tạm thời này sẽ chấm dứt ngày 28/11/1999. Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Jose Maria Aznar thắng lợi với đa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 12/3/2000. Aznar đã làm trái ý của công chúng Tây Ban Nha bằng việc ủng hộ Hoa Kỳ xâm lăng Iraq tháng 3/2003. Ngày 11/3/2004, bốn toa xe lửa chở hành khách bị đặt bom ở trung tâm Madrid giết chết 191 người. Chính phủ Aznar bị tố cáo là đã tấn công dã man vào nhóm ly khai Basque (ETA), nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy đó là hành động của những tên Hồi giáo cực đoan, họ làm thế bởi vai trò của chính quyền Aznar trong việc tấn công Iraq.
Đảng Công nhân Xã hội giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, và lảnh tụ đảng Jose Luis Rodriguez Zapatero trở thành Thủ tướng ngày 17/4/2004, thực hiện lời hứa rút hết 1.300 quân ra khỏi chiến trường Iraq. Chính quyền Tây Ban Nha bắt giữ nhiều người tình nghi trong vụ nổ bom ở Morocco, và 4 người khác trong đó có tên cầm đầu mạng lưới khủng bố kinh hoàng ở trung tâm Madrid ngày 11/3 vừa qua. Hôn nhân đồng giới tính được luật pháp Tây Ban Nha thừa nhận có hiệu lực từ ngày 3/7/2005. Nhà thờ Thiên chúa giáo và cả Giáo hoàng Benedict phản đôi việc thừa nhận nầy trong lời phát biểu của Giáo hoàng trước nhiều người tại Valencia (ngày 9/7/2006). Sau khi chính quyền Tây Ban Nha đồng ý chính thức thương thảo hòa bình, nhóm li khai Basque tuyên bố ngưng bắn từ ngày 24/3/2006.
Ngày 18/6 cử tri Catalonia chấp nhận kế hoạch tăng thêm quyền hạn của chính quyền trung ương đối với vùng nầy. Cuộc thương thảo gảy đổ sau khi nhóm li khai nầy cho nổ xe bom giết chết 2 người tại phi trường Madrid ngày 30/12/2006. Ngày 5/6/2007, dân quân Basque tuyên bố hủy bỏ thỏa ước với chính phủ. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9/3/2008, đảng của Zapatero tái giành chiến thắng. Cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu, khiến Tây Ban Nha thâm hụt quốc gia lớn, nạn thất nghiệp lên đến 20%. Để củng cố niềm tin với các chủ nợ quốc tế, chính phủ đã ban hành các biện pháp “thắc lưng buộc bụng” bằng việc cắt giảm mạnh mẽ chi ngân sách. Tây Ban Nha đoạt giải vô địch cúp bóng đá quốc tế ngày 11/7/2010.
Lưu ý:
Về nhóm đảo Balearic ở phía tây Địa Trung Hải là một tỉnh của Tây Ban Nha với diện tích 3.357 km2 gồm các đảo Mojorca, Minorca, Cabrera, Ibiza và Formentera. Còn nhóm đảo Canary ở Đại Tây Dương, phía tây Morocco lập thành 2 tỉnh cũng của Tây Ban Nha với diện tích 7.267 km2 gồm các đảo Tenerife, Palma, Gomera, Hierro, Grand Canary, Fuerteventura và Lanzarote. Ngoài ra còn có hai vùng cảng giàu có là Las Palmas và Santa Cruz. Tây Ban Nha cũng có hai khu vực nhỏ trên bờ Địa Trung Hải sâu trong nội địa Morocco là Ceuta và Melilla được ban cấp chính quyền tự trị giới hạn tháng 9/1994. Tây Ban Nha đang đòi Anh trao trả Gibralta nơi bị Anh chiếm từ năm 1704.
B. Tây Ban Nha ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Tây Ban Nha được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý”ngày 6/12/1978, có hiệu lực thi hành ngày 29/12/1979. Nó là Hiến pháp Quân chủ lập hiến. Nhà Vua đương nhiệm là Juan Carlos I,  sinh năm 1938, lên ngôi tháng 5/1977, do sự từ chức từ Vua cha Don Juan. Lương hàng năm từ năm 2007 của nhà Vua là 8.300.000 peseta (183,5 peseta=1USD). Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 350 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 259 nghị sỉ, được bầu lên từ các Tỉnh và đảo tự trị, mỗi tỉnh 4 nghị sỉ, mỗi đảo lớn 3, và đảo nhỏ 1 nghị sỉ, với nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng chính phủ do Hạ viện bầu chọn thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 46.505.000, dưới 15 tuổi 14,5%, trên 65 tuổi 18,4%. Mật độ cư dân: 93,2 người/km2. Thành phố: 77,2. Sắc tộc: Castilian, Catalan, Basque, Galician. Ngôn ngữ: Castilian, Spanish (chính), Catalan, Galician, Basque. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 94%. Đất đai: Tổng diện tích: 505.370 km2. Diện tích đất: 498.980 km2. Địa điểm: phía tây nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Bồ Đào Nha phía tây, Pháp phía bắc. Địa thế: là một vùng đất cao, cao nguyên khô bị cắt khoảng bởi các rặng núi và lưu vực sông. Phía tây bắc ngập nước. Phía nam có đất thấp và mang khí hậu Địa Trung Hải. Thủ đô: Madrid. Thành phố đông dân: Madrid 5.762.000, Barcelona 5.029.000, Valencia 812.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Juan Carlos I de Borbon y Borbon, sinh 5/1/1938, nhậm chức 22/11/1975. Thủ tướng chính phủ: Jesé Luis Rodriguez Zapatero, sinh 4/8/1960, nhậm chức 17/4/2004 (tái bầu 2008). Chính quyền địa phương: 17 cộng đồng và hai thành phố tự trị. Ngân sách quốc phòng: 11,7 tỷ. Quân đội chính quy: 128.013. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim và sản phẩm kim khí, đóng tàu, xe hơi, máy công cụ, hóa chất, hàng dệt và may mặc, chế biến thực phẩm và thức uống, du lịch. Nông sản: hạt ngũ cốc, nho, Olives, cam, chanh, rau quả, củ cải đường. Tài nguyên: Uranium, quặng sắt, hỗn hợp sắt đồng, thủy ngân, thạch cao, kim loại trắng hới xám, than nâu, than đá, chì. Dự trữ nhiên liệu: 150 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 27%. Chăn nuôi: trâu bò 6,5 triệu, gà 137 triệu, dê 2,8 triệu, heo 26 triệu, cừu 21,8 triệu. Đánh cá: 1,2 triệu tấn. Cung cấp điện: 289,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 4,2%, đóng góp 4%; lao động công nghiệp 2,4%, đóng góp 28%; lao động dịch vụ 71,8%, đóng góp 68%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1.400 tỷ. Bình quân đầu người: 33.600. Tăng trưởng: -3,6%. Nhập khẩu: 290,4 tỷ. Bạn hàng: Germany 14,7%, France 13,2%, Italy 8,1%, Anh 5%, Netherlands 4,8%, China 4,8%. Xuất khẩu: 226,8 tỷ. Bạn hàng: France 18,9%, Germany 11%, Portugal 8,9%, Italy 8,6%, Anh 7,8%, Hoa Kỳ 4,5%. Du lịch: 61,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 536,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 11,6 tỷ. Dự trữ vàng: 9,0 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 771 tỷ. Giá cả tiêu thụ: Tăng -0,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 14.970 km. Bằng xe hơi: 20,3 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 4,9 triệu. Bằng máy bay: bay 64,1 tỷ km, sân bay 96. Hải cảng: 4- Barcelona, Bilbao, Valencia, Cartagena. Truyền thông: Máy truyền hình 555/1000 cư dân, Radio 331/1000. Điện thoại: 44,7/100. Internet: 62,6/100 ngưòi sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 78,1, nữ 84,3. Sinh xuất: 10,9/1000 người. Tử xuất: 8,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 97,6%, trung học 100%, đại học 56%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD).
23. ANDORRA     PRINCIPALITY OF ANDORRA.
A.Tiến trình phát triển.
Bộ tộc du canh du cư Andosini sống trên vùng Andorra, bị chiếm trị bởi bộ tộc Hannibal năm 218 Trước công nguyên (TCN). Trong thế kỷ 9 Hoàng đế La Mã thần thánh là Charles II bổ nhiệm một Giám mục địa phận Urgel cai quản Andorra. Năm 1278, bằng một sắc lệnh đặt Andorra dưới sự thống lỉnh của một Giám mục cai quản cả địa phận Seo de Urgel và địa phận Comte de Foix. Qua việc kết hôn giữa công nương con gái của nhà cai trị Foix và Hoàng tử sẽ kế thừa Vua Henry IV, Hoàng thân Foix được trao quyền cai quản toàn bộ Công quốc. Trong thế kỷ 19, Quốc hội mở rộng, nhưng vẫn duy trì “Hiến pháp bất thành văn”. Ngày 14/3/1993, thông qua một cuộc “trưng cầu dân ý”, cử tri Andorran đã lựa chọn chấm dứt hệ thống Phong kiến áp đặt lên Công quốc 715 năm qua, và chấp nhận một hệ thống chính quyền Đại nghị.
Đến ngày 8/9/1993, có Luật hợp pháp các đảng phái chính trị và Liên đoàn Lao động hoạt động. Và cũng năm đó Andorra gia nhập Liên Hiệp Quốc. Du lịch là chỗ dựa kinh tế của Công quốc, hàng năm có tới 10 triệu du khách đến Andorra. Một hải cảng tự do cho phép hoạt động như là một trung tâm thương mại nhất. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 24/4/2005, đảng Tự do dẫn đầu, chiếm 14 ghế, kế là đảng Dân chủ Xã hội 12 ghế, và sau cùng đảng Dân chủ Trung dung 2 ghế.
B. Andorra ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Andorra được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 14/3/1993, có hiệu lực thi hành ngày 4/5/1993. Nó là Hiến pháp Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia gồm Tổng thống Pháp và Giám mục địa phận Urgel. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội gồm 28 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội bầu Thủ tướng, thường là thủ lảnh đảng chiếm đa số ghế đại biểu tại Quốc hội.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 84.000, dưới 15 tuổi 15,6%, trên 65 tuổi 12,6%. Mật độ cư dân: 180,6 người/km2. Thành phố: 88,4%. Sắc tộc: Spanish 43%, Andorran 33%, Portugal 11%, French 7%.  Ngôn ngữ: Catalan (chính), Castilian, Spainish, French. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã chiếm đa số.  Đất đai: Tổng diện tích: 468 km2. Diện tích đất: 468km2. Địa điểm: phía tây nam Châu Âu ở núi Pyrenees. Quốc gia láng giềng: Tây Ban Nha phía nam, Pháp phía bắc. Địa thế: núi cao, và bình nguyên hẹp bao trùm lãnh thổ. Thủ đô: Andorra La Vella 25.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Nghị viện - Công quốc. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Pháp và Giám mục xứ Urgel (Spain) đồng cai quản. Thủ tướng chính phủ: Jaume Bartumeu Cassany, sinh 10/11/1954, nhậm chức 5/6/2009. Chính quyền địa phương: 7 giáo xứ. Ngân sách quốc phòng: trách nhiệm của Pháp và Tây Ban Nha. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, chăn nuôi, ngân hàng, gỗ xẻ, thuốc lá. Tài nguyên: quặng sắt, chì, gổ xẻ, nước khoáng, thủy điện. Đất nông nghiệp: 2%. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 0,5%, đóng góp 1%; công nghiệp 18,5%, đóng góp 29%; và dịch vụ 81%, đóng góp 70%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 4,2 tỷ. Bình quân đầu người: 44,900. Tăng trưởng: 2,6%. Nhập khẩu: 1,8 tỷ. Bạn hàng: Tây Ban Nha 53,2%, Pháp 21,1%. Xuất khẩu 89,5 triệu. Bạn hàng: Tây Ban Nha 59,5%, Pháp 17%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 531,6 triệu. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 49.600 đầu xe, xe hơi cá nhân 5.500. Truyền thông: máy truyền hình 440/1000 cư dân, Radio 229/1000. Điện thoại: 44,3/100. Internet: 78,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 80,3, nữ 84,6. Sinh xuất: 10/1000 người. Tử xuất: 6,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,8/1000 trẻ sơ sinh. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 100%, trung học và đại học không có số liệu.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
                    II. 18 Quốc gia khu vực Trung Âu.
18 quốc gia khu vực Trung Âu chiếm 1.474.657 km2 diện tích đất, và 137.218.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Poland chiếm 312.685 km2, kế đến là Romania có 238.391 km2. Có 3 quốc gia trên 100 ngàn km2 gồm Greece, Bulgaria và Yugoslavia. Các nước còn lại đều dưới 100 ngàn km2. Poland cũng là nước có đông dân nhất trên 38 triệu, kế đó là Romania trên 21 triệu, 2 nước có dân số trên 10 triệu người là Czech- Republic, và Greece. Tất cả các nước còn lại của khu vực đều dưới 10 triệu cư dân. Albania có 70%, kế đó là Bosnia, Herzegovina 40% cư dân theo đạo Hồi. Các nước còn lại đều theo Thiên chúa giáo, trong đó Lithuania, Poland, Slovakia, Hungary, Slovenia và Croatia trên 60% là tín đồ Thiên chúa giáo Chính thống. Một số nước khác trộn lẫn tín đồ Thiên chúa giáo La mã, Thiên chúa giáo Tin lành, và Thiên chúa giáo Chính thống.
Tất cả 18 nước ở khu vực Trung Âu đều theo chế độ Cộng hòa, trong đó 10 nước mới tuyên bố độc lập năm 1991, gồm 3 nước trước đây là Cộng hòa thành viên Liên bang Xô viết, 2 nước thành viên Liên bang Tiệp Khắc, 6 nước thành viên của Liên bang Nam Tư, và 5 nước là các quốc gia Cộng sản Đông Âu. 18 quốc gia trong khu vực Trung Âu gồm: Estonia, Latvia, Lithuania, Poland, Czech Republia, Slovakia, Hungary, Romania, Slovenia, Croata, Bostnia-Herzegovina, Montenegro, Serbia, Kosovo, Macedonia, Bulgaria, Albania, và Greece.
1. ESTONIA    REPUBLIC OF ESTONIA.
A. Tiến trình phát triển.
Estonia là một phần của Đế quốc La Mã Thần quyền (Holy Roman Empire) cho đến khi nó trở thành một phần của Thụy Điển trong thế kỷ thứ 17. Lúc Thụy Điển bị đánh bại bởi Peter-Great, Estonia chuyển vào tay đế quốc Nga năm 1721. Cho đến trước Thế chiến đệ I, Estonia là một tỉnh của Liên bang Nga. Năm 1917, công nhân binh lính Xô viết nổi lên chiếm chính quyền. Tháng 5/1919, với sự trợ giúp của lực lượng Hải quân Anh, Estonia lật đổ chính quyền Xô viết và tuyên bố thành lập Chính quyền cộng hòa dân chủ. Tháng 3/1934, một cuộc đảo chánh Phát xít lật đổ Chính quyền dân chủ. Ngày 23/8/1939, Liên Xô và Đức bí mật ký một thỏa ước đặt Estonia vào sự chi phối của Liên Xô. Ngày 16/6/1940, Liên Xô tuyên bố Estonia là một Cộng hòa thành viên của Liên bang Xô viết.
Đức chiếm đóng Estonia từ tháng 6/1941 đến tháng 9/1944, thì Đức. Tháng 3/1990, Estonia tuyên bố ly khai và tự nó là một quốc gia độc lập. Ngày 20/8/1991, khi cuộc đảo chánh tại Liên bang Xô viết thất bại, Estonia liền ngay khi đó tái xác nhận sự hoàn tòan độc lập của mình. Tháng 9/1991, Liên bang Xô viết thừa nhận nền độc lập của Estonia. Cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hơn 50 năm qua được tổ chức vào ngày 20/9/1992. Quân đội Nga chiếm đóng rút khỏi Estonia ngày 31/8/1994. Các đảng Trung hữu đạt chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3/1999. Estonia trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Châu Âu và của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2004. Ngày 28 và 29/8/2006, Quốc hội tiến hành bầu cử Tổng thống 3 lần, nhưng không thành công.
Ngày 23/9/2006, 345 thành viên trong Hội đồng bầu cử đã bầu Toomas Ilves làm Tổng thống với 174 phiếu, thắng sít sao đương kim Tổng thống Arnold Ruutel chỉ đạt 171 phiếu. Trong cuộc bầu Quốc hội ngày 4/3/2007, đảng Cải cách dẫn đầu chiếm 31/101 ghế, kế là đảng Trung dung 29 ghế, và sau cùng 6 đảng nhỏ tranh nhau 2 ghế. Chính quyền tố cáo Nga đã biên soạn một chương trình chống phá hệ thống điện toán Estonia trong tháng 4 và 5/2007. Ngày 25/2/2009, một viên chức cao cấp bộ Quốc phòng là Herman Simm bị buộc tội gián điệp cung cấp tin mật của Estonia và NATO cho giàn điệp Nga. Estonia sẽ chuyễn đổi từ đồng Kroon sang đồng Euro vào ngày 1/1/2011. 
B. Estonia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Estonia được cử tri chấp nhậntrong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 28/6/1992, có hiệu lực thi hành ngày 3/7/1992. Hiến pháp chỉ rõ Estonia là một nước Dân chủ Pháp trị. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.291.000, dưới 15 tuổi 15%; trên 65 tuổi 17,6%. Mật độ cư dân: 35,5 người/km2. Thành phố: 69,5%. Sắc tộc: Estonian 65%, Russian 28%. Ngôn ngữ: Estonian (chính), Russian, Ukrainian, Finnish. Tôn giáo: Tin lành giáo Phúc âm 14%, Chính thống giáo 13%, không tôn giáo 34%. Đất đai: Tổng diện tích: 45.228 km2. Diện tích đất: 42.388 km2. Địa điểm:  phía đông Châu Âu, cạnh bờ biển Baltic và vịnh Finland. Quốc gia láng giềng: Liên bang Nga phía đông, Latvia phía nam. Thủ đô: Tallinn 399.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Toomas Hendrik Ilves, sinh 26/12/1953, nhậm chức 9/10/2006. Thủ tướng chính phủ: Andrus Ansip, sinh 1/10/1956, nhậm chức 13/4/2005 (tái bầu 2010). Chính quyền địa phương: 15 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 382 triệu. Quân đội chính quy: 4.750. Kinh tế: Công nghiệp chế tạo máy, điện tử, viển thông, gổ xẻ, chế biến thực phẩm, hàng dệt. Nông sản: Khoai tây, trái cây, rau quả. Tài nguyên: dầu khí, đá phiến, than bùn, muối acid dùng làm phân bón, đá vôi, đất sét, cát. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 12%. Chăn nuôi: trâu bò 244.800, gà 1,6 triệu, dê 3.300, heo 345.800, cừu 62.700. Đánh cá: 87.587 tấn. Cung cấp điện: 11,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2,8%, đóng góp 5%; lao động công nghiệp 22,7%, đóng góp 30%; lao động dịch vụ 74,5%, đóng góp 65%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Kroon (EEK) (tháng 9/2010: 12,1=1 USD.). Tổng sản phẩm nội địa: 24 tỷ. Bình quân đầu người: 18.500. Tăng trưởng: -14,1%. Nhập khẩu: 9,8 tỷ. Bạn hàng: Phần Lan 18,2%, Nga 13,1%, Germany 12,4%, Sweden 9%, Lithuania 6,4%, Latvia 5,7%. Xuất khẩu: 9,1 tỷ. Bạn hàng: Phần Lan 18,4%, Thụy Điển 12,4%, Latvia 8,9%, Russia 8,1%, Hoa Kỳ 5,5%, Germany 5,1%. Du lịch: 1,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 8,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,5 tỷ. Dự trữ vàng: 8.000 ozt. Nợ nước ngoài: 8,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: -0,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 967 km. Bằng xe hơi: 494.200 đầu xe, xe hơi cá nhân: 91.000. Bằng máy bay: bay 546,8 triệu km, sân bay 12. Hải cảng: 1- Tallinn. Truyền thông: Máy truyền hình: 567/1000 cư dân, Radio 191/1000. Điện thoại: 36,8/100. Internet: 72,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 67,7, nữ 78,8. Sinh xuất: 10,4/1000 người. Tử xuất: 13,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 7,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99,8%, trung học 100%, đại học 48%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
2. LATVIA    REPUBLIC OF LATVIA.
A. Tiến trình phát triển.
Vùng đất bây giờ là Latvia bị quân Thập tự chinh của Thiên chúa giáo chiếm giữ từ đầu bởi dòng Livonia của Công hầu bá tước Đức. Đến năm 1561, thì rơi vào Tây Ban Nha và Thụy Điển. Giữa năm 1721 và 1795, Latvia bị sáp nhật vào đế quốc Nga. Tháng 12/1917, Liên Xô tuyên bố nắm quyền cai trị, nhưng bị hất cẳng khi Đức quốc chiếm toàn bộ Latvia tháng 2/1918. Tháng 12/1918, Latvia tuyên bố độc lập khi Đức rút khỏi xứ này. Từ tháng 5 đến 12/1919, Hải quân Anh vào Latvia truất phế Chính quyền độc lập và dựng lên một Chính quyền mới gọi là “Dân chủ”. Tháng 5/1934, Chính quyền này bị thay thế bởi một cuộc đảo chánh tiếm quyền. Ngày 23/8/1939, Liên Xô và Đức bí mật ký một thỏa hiệp đặt Latvia vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ngày 5/8/1940, nó chính thức được thừa nhận như một Cọng hòa thành viên của Liên bang Xô viết.
Latvia bị xâm chiếm bởi quân đội Đức năm 1941, và được Liên Xô tái chiếm năm 1945. Khi có cuộc đảo chánh thất bại ở Liên Xô ngày 21/8/1991, Latvia tuyên bố độc lập. Tháng 9/1991 Liên Xô thừa nhận nền độc lập của Latvia. Ngày 31/8/1994, quân đội Nga rút khỏi Latvia. Ngày 3/10/1998, dưới sức ép của quốc tế, Latvia ban hành luật nới lỏng việc nhập quốc tịch cho hơn 500.000 người sắc tộc Nga, từng bị phân biệt đối xử trong thời gian qua. Ngày 17/6/1999, Quốc hội bầu chọn bà Vaira Vike-Freiberga, như là người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Latvia. Latvia gia nhập vào Liên hiệp Châu Âu (EU) và Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2004. Indulis Emsis lảnh tụ đảng Xanh trở thành Thủ tướng ngày 9/3/2004. Ngày 2/6/2005, Latvia phê chuẩn Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/10/2006, đảng Nhân dân dẫn đầu, chiếm 23 ghế, kế là đảng Xanh và Nông dân 18 ghế, và sau cùng đảng Thống nhất 6 ghế. Ngày 28-29/11/2006, Hội nghị thượng đỉnh của khối NATO nhóm họp Riga, lần đầu tiên Liên minh nầy nhóm họp ở một nước trước đây là một Cộng hòa trong Liên bang Xô viết. Valdis Zatlers được Quốc hội bầu làm Tổng thống ngày 31/5/2007, với 58 phiếu bầu đánh bại ứng viên Aivars Endzins có 39 phiếu. Tháng 12/2008, cuộc suy thoái tài chánh toàn cầu ập vào Latvia, và nước nầy cũng được Liên hiệp châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỷ tiền tệ Thế giới cho vay khẩn cấp 10,4 tỷ. Cuộc khủng hoãng nợ nần tái diễn, và làn sóng người biểu tình phản đối lan rộng, khiến chính phủ sụp đổ ngày 13/1/2009.
Ngày 20/2 nguyên Bộ trưởng Tài chánh Valdis Dombrovskis cầm đầu Liên minh Trung hửu trở thành Thủ tướng.
B. Latvia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Latvia có hiệu lực thi hành ngày 6/7/1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Latvia là một nước Cộng hòa. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên của chính phủ phải là thành viên của Quốc hội 100 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tu chính Hiến pháp năm 1996, thành lập Tòa án Hiến pháp gồm 7 Thẩm phán do Quốc hội bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 10 năm, có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, và tính hiệu lực của Luật pháp. 
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.217.000, dưới 15 tuổi 14,3%, trên 65 tuổi 17%. Mật độ cư dân: 35,6 người/km2. Thành phố: 67,8%. Sắc tộc: Latvia 58%, Russian 30%, Belarusian 4%. Ngôn ngữ: Latvian (chính), Russian, Lithuanian. Tôn giáo: Tin lành Luther 20%, Chính thống giáo 14%, không tôn giáo 64%. Đất đai: Tổng diện tích: 64.589 km2. Diện tích đất: 62.249 km2. Địa điểm: phía đông Châu Âu, trên bờ biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Estonia phía bắc, Liên bang Nga phía đông, Lithuania và Belarus phía nam. Địa thế: Latvia là một vùng đất thấp, với nhiều hồ, đầm, và đầm lầy. Con sông chính Dvina ở phía tây, và nhiều sông khác có dòng chảy từ Nga. Nhiều đồi cỏ ở phía đông. Thủ đô: Riga 711.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Valdis Zatlers, sinh 23/3/1955, nhậm chức 8/7/2007. Thủ tướng chính phủ: Valdis Dombrovskis Godmanis, sinh 5/8/1971, nhậm chức 12/3/2009. Chính quyền địa phương: 26 đơn vị hành chánh và 7 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 358 triệu. Quân đội chính quy: 5.745. Kinh tế: Công nghiệp sản xuất xe hơi, đường xá, đường ray xe lửa, sợi tổng hợp, phân bón, máy nông nghiệp, máy giặt. Nông sản: khoai tây, hạt ngũ cốc, củ cải đường, và rau quả khác. Tài nguyên: Hồ phách (Amber), than bùn, đá vôi, thủy điện, gỗ xẻ. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 28%. Chăn nuôi: trâu bò 377.100, gà 3,8 triệu, dê 14.300, heo 416.800, cừu 41.300. Đánh cá: 140.954 tấn. Cung cấp điện: 4,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 12,1%, đóng góp 5%; lao động công nghiệp 25,8%, đóng góp 24%; lao động dịch vụ 61,1%, đóng góp 71%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lat (LVL) (tháng 9/2010: 0,55=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 32,2 tỷ. Bình quân đầu người: 14.400 USD. Tăng trưởng: -18%. Nhập khẩu: 8,9 tỷ. Bạn hàng: Đức 15,4%, Lithuania 13%, Nga 8%, Estonia 7,7%, Poland 7,2%, Finland 5,7%, Sweden 5%. Xuất khẩu: 7,2 tỷ. Bạn hàng: Lithuania 14,1%, Estonia 12,2%, Russia 11,6%, Đức 9,8%, Anh 7,7%, Sweden 6,3%. Du lịch: 803 triệu. Ngân sách quốc gia: 11,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 4,2 tỷ. Dự trữ vàng: 248.000 ozt. Nợ nước ngoài: 7,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.302 km. Bằng xe hơi: 742.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 124.000. Bằng máy bay: bay 580,8 triệu km, sân bay 21. Hải cảng: 1-Riga. Truyền thông: Máy truyền hình 757/1000 cư dân, Radio 701/1000. Điện thoại: 28,6/100. Internet: 66,8 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 67,3, nữ 77,8. Sinh xuất: 9,9/1000 người. Tử xuất: 13,6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 8,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,8%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99,8%, trung  học 87%, đại học 51%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
3. LITHUANIA   -   REPUBLIC OF  LITHUANIA.    
A. Tiến trình phát triển.
Tại thời điểm người du mục Mông Cổ chiếm trị Russia, Lithuania nhập vào phần đất của Russian cho đến giữa thế kỷ 15. Lúc ấy cả Belorussia nhiều phần của Russia, Ukrain và Biển Đen đều chịu sự cai trị của Mông Cổ. Lithuania liên kết với Poland năm 1385, và hợp nhất chính trị năm 1569. Liên minh Polish-Lithuania tham gia vào khối Thịnh vượng của Russia, Prussia và Austria trong thế kỷ 18. Lithuania trở thành vùng lãnh thổ của Russia, và hợp thức hóa vào đế quốc Nga năm 1795. Sau khi bị Đức chiếm đóng trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, và cuộc cách mạng Nga ngày 16/2/1918, các trận đánh diễn ra khốc liệt giữa các lực lượng Nga, Đức, Plish và Lithuania. Tháng 4/1919, lực lượng Nga rút lui, chính quyền Lịhuania tái thành lập và được thừa nhận bởi Hiệp ước Versailles. Tháng 12/1926, một cuộc đảo chánh lật đổ Chế độ dân chủ cộng hòa.
Ngày 23/9/1939, Liên Xô và Đức bí mật ký thỏa ước đặt Lithuania vào khu vực chi phối của Liên bang Xô viết. Ngày 3/8/1940, Lithuamia trở thành một Cộng hòa của Liên Xô. Ngày 11/3/1990, Lithuania tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Xô viết. Sau đảo chánh thất bại tại Liên xô ngày 20/8/1991, các quốc gia phương Tây lần lượt thừa nhận nền độc lập của Lithuania. Tháng 9/1991, Liên bang Xô viết cũng thừa nhận sự độc lập quốc gia Lithuania. Ngày 31/8/1993, người lính cuối cùng của Liên bang Nga rút khỏi Lithuania. Ngày 8/12/1995, Lithuania nộp đơn xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/10 và 10/11/1996, Liên đảng Bảo vệ đất tổ giành thắng lợi trước đảng Cộng sản cũ. Ngày 4/1/1998, một người Lithuania có quốc tịch Mỹ tên Valdas Adamkus đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 4/1/1998.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 8/10/2000, Liên đảng Bảo thủ (Bảo vệ đất tổ) chỉ đạt một đa số sít sao. Ngày 5/1/2003, Adamkus thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống trước ứng cử viên Rolandas Paksas. Sau khi bị Quốc hội truy tố, ngày 6/4/2004, Tổng thống Paksas bị buộc phải rời khỏi chức vụ. Ngày 6/4/2004, Adamkus lại được bầu làm Tổng thống. Lithuania gia nhập Liên  hiệp Châu Âu, (EU) và khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong năm 2004. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10 và 24/10/2004, đảng Lao động dẫn đầu, chiếm 38/141 ghế, kế là Liên minh Lao động 32 ghế, và sau cùng là đảng Hành động 2 ghế. Cuộc khủng hoảng kinh tế lún sâu, khiến dân chúng bất mãn dẫn đến sự chuyễn đổi chính quyền sang Cánh hữu trong cả hai cuộc bầu cử Quốc hội, và Tổng thống trong năm 2008, và 2009.                 
B. Lithuania ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Lithuania được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 25/10/1992. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp trao quyền Hành pháp cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Và, quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm 141 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Một Tòa án Hiến pháp gồm 9 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm, và mỗi 3 năm bầu lại 1/3 thẩm phán.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 3.545.000, dưới 15 tuổi 13,9%, trên 65 tuổi 16,3%. Mật độ cư dân: 56,6 người/km2. Thành phố: 66,9%. Sắc tộc: Lithuanian 83%, Polish 7, Russian 6%. Ngôn ngữ: Lithuanian (chính),  Russian, Polish. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 79%, Chính thống giáo Nga 4%, không tôn giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 65.300 km2. Diện tích đất: 62.680 km2. Địa điểm: phía đông Châu Âu, trên bờ đông nam biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Latvia phía bắc, Belarus phía đông nam, Poland, và Russia phía tây. Địa thế: vùng đất có nhiều đồi núi thấp phía tây và phía nam. Đất màu mở, sông, hồ nhỏ, ở phía tây cà phía nam. Thủ đô: Vilnius. Thành phố đông dân: Vilnius 546.000, Kaunas 412.639 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Dalia Grybauskaite, sinh 1/5/1956, nhậm chức 12/6/2009. Thủ tướng chính phủ: Andrius Kabilius, sinh 8/12/1956, nhậm chức 9/12/2008. Chính quyền địa phương: 10 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 501 triệu. Quân đội chính quy: 8.850. Kinh tế: Công nghiệp máy công cụ, điện tử, xe hơi, đóng tàu, lọc dầu, truyền hình. Nông sản: khoai tây, hạt ngũ cốc, củ cải đường, rau quả. Tài nguyên: than bùn. Dự trữ nhiên liệu: 12 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 45%. Chăn nuôi: trâu bò 838.800, gà 9,2 triệu, dê 20.800, heo 1,1 triệu, cừu 36.600. Đánh cá: 156.772 tấn. Cung cấp điện: 12,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 14%, đóng góp 6%; lao động công nghiệp 29,1%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 56,9%, đóng góp 63%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Litas (LTL) (tháng 9/2010: 2,6=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 55,1 tỷ. Bình quân đầu người: 15.500. Tăng trưởng: -15%. Nhập khẩu: 17,5 tỷ. Bạn hàng: Russia 24,4%, Germany 14,9%, Poland 9,6%, Latvia 4,86%. Xuất khẩu: 16,4 tỷ. Bạn hàng: Russia 12,8%, Latvia 11,1%, Đức 8,7%, Estonia 6,5%, Poland 6%. Du lịch: 1,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 16,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 4,1 tỷ. Dự trữ vàng: 187.000 ozt. Nợ nước ngoai: 10,0 tỷ. Gía cả tiêu thụ: tăng 4,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa 1.769 km. Bằng xe hơi 1,5 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 137.000. Bằng máy bay: bay 556,8 triệu km, sân bay 30. Hải cảng: 1- Klaipeda. Truyền thông: Máy truyền hình 422/1000 cư dân, Radio 502/1000. Điện thoại: 22,7/100. Internet: 59,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 70,2, nữ 80,3. Sinh xuất: 9,2/1000 người. Tử xuất: 11,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99,7%, trung học 90%, đại học 41%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). Và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
4. POLAND    REPUBLIC OF POLAND. 
A. Tiến trình phát triển.
Poland lấy tên từ Polanie (người sống ở đồng bằng). Năm 966, Thái tử Mieszko I của Vương triều Piast theo đạo Thiên chúa, liên kết với bộ tộc láng giềng lập thành quốc gia Poland. Ông ta đặt Poland dưới quyền của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã năm 990. Con trai của ông ta Boleslaw I (922-1025), tiếp tục mở rộng vùng cai trị của vua cha cho đến khi làm lễ đăng quang ngôi Vua năm 1024, với đường biên giới Poland đạt tới như hiện nay. Dưới sức ép của German, quốc gia này vở ra từng mảnh, sau đó được chính thức hóa bởi Boleslow III (1102-1138). Ông ta chia Poland thành ba vương quốc giao cho con trai ông ta cai quản. Trong thế kỷ 13, Poland bị tàn phá bởi Mongols và Russian. Năm 1320, Wladyslaw được tôn lên làm vua Poland. Ông ta có nhiều nổ lực thống nhất Poland, và con trai ông ta, Vua Kazimierz (1333-1370) tiếp tục sự nghiệp.
Một người cháu của ông ta kết hôn với Jagiello nhà quý tộc Lithuania. Jagiello được cải hóa thành tín đồ Thiên chúa giáo và trở thành vua Poland năm 1386. Jagiello tiến hành thống nhất Poland và Lithuania thành một đế quốc rộng lớn đa sắc tộc. Từ năm 1386 đến 1572, dưới thời cai trị của nhà Jagiello xem như thời kỳ vàng son trong phát triển kinh tế và văn hóa. Năm 1648, cuộc nổi dậy tại Cossack ở Ukrain, đưa lại chiến thắng cho Russian. Chẳng bao lâu sau bạo loạn tới Sweden, tàn phá toàn bộ nước này. Can dính vào chiến tranh Russia-Swedish (1700-1709), kinh tế Poland suy sụp, và chính trị thì phụ thuộc vào quyền lực của Peter Great. Năm 1772, Poland mất một phần đất gọi là “phần thứ nhất”. Russian và Prussia liên kết với Austria tiến chiếm phần thứ ba. Năm 1793, họ cho chiếm nốt phần thứ hai. Và đến 1795, thì nước Poland bị xóa khỏi bản đồ.
Các cuộc khởi nghĩa năm 1830, 1946, 1848, và 1863 bị thất bại. Những người theo chủ nghĩa quốc gia sau đó hướng nổ lực của họ vào việc phát triển kinh tế và văn hóa. Cả ba phần đất của Poland do 3 nước Prussia, Russia, Austria chia nhau chiếm trị đều bị quân đội Austro-German chiếm đóng trong chiến tranh Thế giới thứ I. Sau chiến tranh, ngày 11/11/1918 Poland tuyên bố độc lập, và được thừa nhận bởi Hiệp ước Versailles ngày 28/6/1919. Đường biên giới của Poland chưa được vạch rõ. Sau chiến tranh với Nga năm 1920, nhiều phần rộng lớn phía đông của Poland bị mất. Trong lãnh vực ngoại giao, Poland luôn cố gắng giữ thế cân bằng giữa Germany và Liên Xô, nhưng sau hội nghị Munich, Poland phải chấp nhận sự bảo trợ của British. Tháng 8/1939, Hitler và Stalin ký một hiệp ước bất tương xâm và chia phần trên Poland.
Từ ngày 1 đến 27/9/1939, cả Đức lẫn Liên Xô xâm chiếm Ba lan trên phần đất họ phân chia. Trong chiến tranh, 6 triệu công dân Ba Lan trong đó một nữa là người Do Thái bị giết bởi Đức Quốc Xã. Với sự bại trận của Đức, một Chính quyền Ba Lan lưu vong được Hoa Kỳ hậu thuẩn tái thành lập ở Luân đôn, nhưng bị Liên Xô gây sức ép đòi nhiều quyền cho các phe nhóm đối lập. Cuộc bầu cử năm 1947, những người Cộng sản chiếm ưu thế. Để bồi thường cho 180.867 km2 đất nhượng cho Liên Xô năm 1945, Ba Lan nhận được 103.560 km2 trong đường ranh Oder-Neisse phía đông của lãnh thổ German gồm Silesia, Pomerania, tây Prussia, và một phần của Đông Prussia. Trong 12 năm cai trị theo chủ nghĩa Stalinist, xóa bỏ sở hữu bất động sản, quốc hữu hóa công nghiệp, thế tục hóa giáo dục, và bỏ tù hàng ngàn giáo phẩm cao cấp của Thiên chúa giáo.
Sản xuất nông nghiệp sút giảm, điều kiện làm việc thiếu thốn dẫn đến cuộc nổi dậy ngày 28 và 29/6/1956, ở Poznan. Tháng 10/1956, một Bộ Chính Trị mới được bầu, với Wladyslaw Gomulka là Bí thư thứ nhất, cam kết rằng chủ nghĩa Cộng sản được thực hiện tại Ba Lan sẽ độc lập hơn. Sau khởi sự chận đứng tập thể hóa nông nghiệp, Gomulka còn cho phép có tự do tôn giáo, xuất bản sách liên quan đến tôn giáo, và quy định rằng Nhà thờ phải nằm bên ngoài chính trị. Tháng 12/1970, công nhân trong các thành phố cảng nổi loạn, bởi vì giá sinh hoạt gia tăng và tiền lương mới không theo kịp. Ngày 20/12, Gomulka từ chức khỏi cương vị lãnh đạo đảng, kế thừa ông ta bởi Edward Giered, ông này thâu hồi quyết định tăng giá hàng hóa, và tăng nhỏ giọt tiền lương cho công nhân.
Hàng hoá tăng giá, công nhân dấy loạn. Cuộc biểu tình tại sân sau bến tàu Lenin ở Gdansk ngày 30/8/1980, chính quyền Ba Lan nhượng bộ tới 28 yêu sách của họ. Trong 28 điều yêu sách đó có 2 điều quan trọng là quyền được thành lập Nghiệp đoàn độc lập, và quyền đình công của công nhân. Đến cuối năm 1981, trên 9,5 triệu công nhân gia nhập một Liên đoàn độc lập thống nhất, gọi là Công đoàn Đoàn kết (Solidarity). Ngày 12/12, lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đề nghị một cuộc “trưng cầu dân ý” thành lập chính quyền không Cộng sản. Nếu chính quyền không đồng ý sẽ dẫn đến một loạt các yêu sách khác làm tình hình phức tạp thêm. Lo sợ nguy cơ Cộng sản không còn quyền lực, ngày 13/12 Liên bang Xô viết thúc ép chính quyền Ba Lan ban hành lệnh thiết quân luật, lập Hội đồng An ninh Quốc gia đặt “Công đoàn Đoàn kết” ra khỏi vòng pháp luật.
Lech Walesa, và các nhà lãnh đạo Công đoàn khác bị bắt giam. Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận lên Ba Lan, và lệnh này được tháo bỏ vào tháng 12/1982, khi Ba Lan chấm dứt lệnh thiết quân luật. Các người bị bắt giam được thả. Tháng 9/1988, sau nhiều cuộc biểu tình và yêu sách đòi phục hồi “Công đoàn Đoàn kết” chính phủ từ chức. Ngày 5/4/4989, một thỏa ước đạt được giữa chính quyền và các nhóm chính trị đối lập về cải cách kinh tế, chính trị, và bầu cử tự do. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 4/6, ứng cử viên Công đoàn Đoàn kết giành thắng lợi vẻ vang. Và Lech Walesa, cũng giành chiến thắng vòng thứ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 12/1990. Ông ta tuyên thệ nhậm chức ngày 22/12/1990. Một chương trình cải cách kinh tế cơ bản, dự kiến chuyển đổi nền kinh tế theo hệ thống thị trường tự do, dẫn đến nạn lạm phát và thất nghiệp gia tăng cao.
Trong cuộc bầu cử tháng 9/1993, cựu đảng viên cộng sản và những người thuộc cánh tả chiếm đa số tại Hạ nghị viện. Ngày 19/11/1995, Walesa thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống trước một cựu đảng viên cọng sản là Aleksander Kwasniewski. Hiến pháp mới được thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 25/5/1997. Trận lụt trong tháng 6/1997, gây thiệt hại tài sản hơn 1 tỷ đồng. Ngày 21/9 trong cuộc bầu cử Quốc hội Công đoàn Đoàn kết chiếm đa số ghế. Ba Lan trở thành thành viên của khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 12/3/1999. Tổng thống Kwasniewski được tái bầu vào chức vụ ngày 8/10/2000. Và cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23/9/2001, cựu đảng viên cộng sản giành đa số ghế tại nghị trường. Ngày 3/9/2003, Ba Lan đã gởi 9.000 quân hổ trợ Hoa Kỳ xâm lăng Iraq.
Ngày 1/5/2004, Ba Lan chính thức trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU). Quốc gia nầy trở nên gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử Quốc hội năm 2005, Liên minh “trung-hửu” chiếm ưu thế. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng chung cuộc ngày 23/10/2005, một người bảo thủ, thị trưởng thành phố Warsaw là Lech Kaczynski đắc cử, với 54% phiếu bầu. Trong tháng 6/2006, ông ta chỉ định người em trai song sinh tên Jaroslaw làm Thủ tướng. Đến tháng 7/2007, Ba Lan có 900 quân ở Ỉraq, và 1.100 quân vẫn còn tham chiến ở Afghanistan. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/10/2007, đảng Lập trường Civic đối lập dẫn đầu, chiếm 209/460 phiếu bầu, kế là đảng Công lý và Pháp trị 166 ghế, và sau cùng ứng viên độc lập 1 ghế. Thế là một chính phủ Liên hiệp được thành lập gồm đảng Lập trường Civic (209 ghế) và đảng Nông dân (31ghế).
Ngày 20/8/2008, Ba Lan cho phép Hoa Kỳ thiết đặt một hệ thống tên lữa phòng thủ trên đất Ba Lan. Tính đến tháng 9/2008, Ba Lan còn 1.100 quân tham chiến tại Afghanistan. Ba Lan cũng đã rút hết 900 quân ra khỏi Iraq. Ngày 10/4/2010, chiếc máy bay đâm xuống vùng Smolensk, phía Tây nước Nga tất cả 96 hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn trong đó có Tổng thống Lech Kaczynski, vợ ông ta và nhiều quan chức cao cấp của chính phủ. Chủ tịch Quốc hội, Bronislaw Komorowski trở thành Quyền tổng thống. Và chính thức nhậm chức Tổng thống ngày 4/6, sau khi đánh bại ứng viên Kaczynski Jaroslaw
trong vòng bầu chung cuộc với tỷ lệ 53%-47% phiếu bầu.
B.  Ba Lan ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ba Lan được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 25/5/1997, có hiệu lực thi hành ngày 17/10/1997. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật nếu được 2/3 thành viên Hạ viện chấp nhận, nhưng không có quyền phủ quyết luật ngân sách hàng năm. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 460 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 100 nghị sỉ củng do dân bầu.         
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 38.463.000, dưới 15 tuổi 14,8%, trên 65 tuổi 13,5%. Mật độ cư dân: 126,4 người/km2. Thành phố: 61%. Sắc tộc: Polish 98%, German 1%. Ngôn ngữ: Polish (chính), Ukrainian, German. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 95%. Đất đai: Tổng diện tích: 312.685 km2. Diện tích đất: 304.255 km2. Địa điểm: phía đông Trung Âu, trên bờ biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Liên bang Nga phía bắc, Czech Republic, Slovakia  phía  nam,  Đức phía tây, Lithuania, Belarus, Ukrain phía đông. Đia thế: hầu hết đất thấp tạo thành một phần của vùng bằng phẳng phía bắc Châu Âu. Dãy núi Carpathian dọc theo đường biên giới phía nam, chỗ cao nhất 8.200 ft. Thủ đô: Warsaw. Thành phố đông dân: Waraw 1.710.000, Lodz: 758.000, Krakow 756.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Bronislaw Komorowski, sinh 4/6/1952, nhậm chức 6/8/2010. Thủ tướng chính phủ: Donald Tusk, sinh 22/4/1957, nhậm chức 16/11/2007. Chính quyền địa phương: 16 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 8,6 tỷ. Quân đội chính quy: 100.000. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, luyện kim, máy móc, đóng tàu, hóa chất, kính, chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt. Nông sản: khoai tây, hạt ngũ cốc, trái cây, rau quả. Tài nguyên: than đá, lưu huỳnh, chì, đồng, bạc, muối, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: 96,4 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 40%. Chăn nuôi: trâu bò: 5,7 triệu, gà 125 triệu, dê 143.900, heo 18,1 triệu, cừu 331.900. Đánh cá: 180.265 tấn. Cung cấp điện: 144,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 17,4%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 29,2%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 53,4%, đóng góp 66%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Zloty (PLN) (tháng 9/2010: 3,05=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 689,3 tỷ. Bình quân đầu người: 17.900. Tăng trưởng: 1,7%. Nhập khẩu: 144,3 tỷ. Bạn hàng: Đức 28,8%, Russia 9,6%, Italy 6,3%, Netherlands 5,7%, France 5,4%. Xuất khẩu: 139,5 tỷ. Bạn hàng: Đức 27,2%, Italy 6,4%, France 6,3%, Anh 5,7%, Czech Republic 5,6%, Russia 4,3%. Du lịch: 11,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 95,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 48,4 tỷ. Dự trữ vàng: 3,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 99,2 tỷ. Gía cả tiêu thụ: tăng 3,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 23.066 km. Bằng xe hơi: 11,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 2,5 triệu. Bằng máy bay: bay 5,7 tỷ km, sân bay 83. Hải cảng: 4- Gdansk, Gdynia, Ustka, Szczecin. Truyền thông: Máy truyền hình 387/1000 cư dân, Radio 522/1000. Điện thoại: 25,1/100. Internet: 59/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 71,9, nữ 80,1. Sinh xuất: 10/1000 người. Tử xuất: 10,1/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99,5%, trung học 96%, đại học 35%.
 Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO). Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hảng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
5. CZECH  REPUBLIC.
A. Tiến trình phát triển.
Săc tộc Czech ở Bohemia là một phần của đế quốc lớn Moravia trong thế kỷ thứ 9, và sau đó lại trở thành một phần của đế quốc Thần quyền La Mã (Holy Roman Empire). Năm 1212, Otakar I nhận kế thừa ngôi vua từ Hoàng đế La Mã Thần quyền. Wenceslas II, được bầu chọn làm vua Poland năm 1300. Năm 1310, John kế tục, và Charles, con trai John trở thành Hoàng đế La Mã Thần quyền năm 1355, gọi là Charles IV. Tại thời điểm đó, Bohemia đạt tới sự hưng thịnh, có tiêu chuẩn sống và văn hóa cao. Năm 1527, Nghị viện bầu chọn Hapsburg Ferdinand làm vua. Nhà Hapsburg dần dần lấn áp quyền của người Czech. Giới quý tộc Czech, bị thay thế bởi những người ưa phiêu lưu nói tiếng Đức. Người thành thị bị tước hết quyền, gánh nặng thêm trách nhiệm, dồn ghép họ vào giới nông dân, và bắt buộc phải theo Thiên chúa giáo.
Tham vọng chính trị của những người theo chủ nghĩa Quốc gia Czech gia tăng, không chỉ muốn phục hồi xứ Bohemia cũ mà còn muốn thành lập quốc gia mới Czechoslovakia. Ý tưởng này được cổ vũ bởi Thomas Masaryk, một công dân Czech. Mặc dù quyền đầu phiếu của nam giới được ban cấp năm 1906, nhưng Quốc hội thường bị qua mặt bởi Hoàng đế. Chiến tranh Thế giới lần thứ I, đã chỉ cho người ta thấy có sự khác biệt giữa hai bộ phận cư dân người Czech và người German. Cư dân người German ủng hộ nổ lực chiến tranh của Đức, và thế là Masaryk và các nhà lãnh đạo Czech khác đi vào cảnh lưu đày. Năm 1918, Masaryk tranh thủ được sự ủng hộ của Tổng thống Hoa Kỳ, Woodrow Wilson để cho Czech và Slovakia thống nhất thành một quốc gia duy nhất. Ngày 28/10/1918, họ tuyên bố thành lập quốc gia mới có tên ghép là Cộng hòa Czechoslovakia.
Thomas Masaryk làm Tổng thống, và Edvard Benes làm Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của Cộng hòa Czechoslovakia. Năm 1925, Czechoslovakia ký với Pháp một Hiệp ước phòng thủ hổ tương, chống lại sự gây hấn từ Đức. Czechoslovakia phát triển thành một quốc gia đầy triển vọng về dân chủ trong chính trị. Nhưng vấn đề kinh tế, thì gặp phải không ít khó khăn trong đầu thập niên 1930, khi nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng. Năm 1933, đảng Công nhân Xã hội Đức tại Czechoslovakia có liên hệ chặt chẻ với đảng Nazi tại Đức bị cấm hoạt động. Liền sau đó, đảng Đức ở Sudeten do Konrad Henlein lảnh đạo được thành lập để thay thế, chiếm tới 67% phiếu bầu Quốc hội năm 1935. Tháng 11/1935, Edward Benes kế thừa Masaryk  làm Tổng thống. Trong khi đó, thì mưu tính của Hitler muốn nhân vụ bất mãn của người nói tiếng Đức ở Sudeten để đòi đất đai.
Ngày 29/9/1938, tại Hội nghị Munich Pháp, cùng với Anh, và Ý đồng ý rằng tất cả các khu vực nào có cư dân Đức trên 50% thì khu vực đó thuộc về nước Đức. Thế là, Hội nghị hợp pháp hóa vùng Sudeten thuộc lảnh Czech là của Đức, đổi lại Hitler và Mussolini cam kết sẽ không gây chiến. Ngày 5/10/1938, Benes từ chức và lưu vong sang Anh. Bất chấp Hiệp ước Munich, ngày 15/3/1939 Hitler xua quân đánh chiếm Prague thủ đô của Tiệp khắc. Slovakia tự tuyên bố độc lập dưới sự lảnh đạo của nhà lảnh đạo phát xít Jozef Tiso, đồng minh của Đức, và vùng đất của Czech trở thành khu vực Bohemia-Moravia bảo hộ của Đức. Năm 1944, quân đội Liên Xô cùng với đội quân Czechoslovak tiến vào phía Đông Czechoslovakia và chiếm Prague tháng 5/1945. Cựu Tổng thống Benes trở lại nắm quyền Tổng thống.
Cuộc bầu cử tháng 5/1946, đảng Cộng sản giành chiến thắng với 38% số phiếu, và Benes bổ nhiệm Klement Gottwald, một đảng viên cọng sản làm Thủ tướng. Tháng 2/1948, đảng Cộng sản chiếm quyền, ba tháng sau họ thông qua một Hiến pháp mới, Benes không ký lệnh công bố. Ngày 30/5, cử tri được đề nghị chọn một trong hai, và phần thắng nghiêng về Cộng sản. Ngày 7/6 Benes từ chức, và Gottwakd trở thành Tổng thống. Tên nước Czechoslovakia được đổi thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Czechoslovak. Từ 1948 đến 1968, hàng loạt các biện pháp nghiêm ngặt theo chủ nghĩa Stalinist được tiến hành, thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình và người đối kháng.  Tháng 1/1968, một cuộc vận động dân chủ mang tính quốc gia nổ ra khắp Czechoslovakia. Antonin Novotny cai trị theo kiểu Stalinist phải rời khỏi chức lãnh tụ đảng.
Alexander Dubced, người Slovak ủng hộ cải cách dân chủ được giao chức lảnh tụ đảng. Ngày 22/3, Novotny từ chức Tổng thống và được thay thế bởi tướng Ludvid Svoboda. Ngày 6/4, Thủ tướng Joseph Lenart từ chức và kế vị bởi Oldrich Cemik, một nhà cải cách. Tháng 7/1968, Liên Xô và 4 nước trong khối Warsaw yêu cầu Czechoslovakia chấm dứt cải cách dân chủ hướng đến tự do. Ngày 20/8, quân đội Xô Viết, Ba Lan, Đông Đức, và Hungary đưa quân vào Czechoslovakia, truất phế các nhà lãnh đạo cải cách, đưa những người bảo thủ vào chức lãnh đạo đảng Cộng sản, áp đặt lệnh kiểm duyệt báo chí, đàn áp các cuộc biểu tình của công nhân và sinh viên. Có hơn 700 nhà trí thức hàng đầu, trong đó có nhiều người từng là lãnh đạo đảng ký tên vào một bản tuyên ngôn nhân quyền trong năm 1977 gọi là “Hiến chương 77” (Charter 77).
Những người ký tên vào Hiến chương kêu gọi “đổi mới”,  bị nhà cầm quyền đàn áp thẳng tay. Ngày 17/11/1989, cuộc biểu tình chống đối chính quyền lớn nhất kể từ 1969, khi hơn 10.000 người xuống đường chiếm nhiều đường phố của Prague bị cảnh sát đàn áp. Bởi vì yêu sách của đoàn người biểu tình kêu gọi bầu cử tự do, nên ngày 24/11 lãnh đạo đảng Cộng sản từ chức. Ngày 27/11, hàng triệu người xuống đường tham gia biểu tình, và ngày 10/12/1989, nội các đầu tiên từ 41 năm qua thành viên Cộng sản không chiếm đa số. Ngày 29/12, Vaclav Havel một nhà viết kịch từng vận động cho nhân quyền được chọn làm Tổng thống. Tháng 3/1990, quốc gia chính thức đổi tên thành cộng hòa Liên bang Czech và Slovak. Trong cuộc bầu chọn Tổng thống ngày 3/7/1992, Hevel thất cử, thua nhà lãnh đạo Liên minh Slovak.
Ngày 17/7, Slovakia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh đạo Czech và Slovak đồng ý một kế hoạch phân chia lãnh thổ nước Czechoslovakia thành hai quốc gia độc lập trong hòa bình. Ngày 1/1/1993, Czechoslovakia chính thức chia thành hai quốc gia tách rời với tên gọi Czech-Republic, và Slovakia. Tại Cộng hòa Czech: Ngày 26/1, Havel được bầu làm Tổng thống. Trận lụt tháng 7/1997, gây thiệt hại tài sản lên tới 1,7 tỷ. Ngày 12/3/1999, Czech Republic trở thành thành viên của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trận lụt tháng 8/2002, tàn phá nhiều di tích văn hóa có giá trị lớn ở Prague. Ngày 28/2/2003, Vaclav Klaus được chọn thay thế Havel từ chức. Sau khi được cử tri đồng ý, ngày 1/5/2004, Czech Republic chính thức gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU).
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên hiệp Châu Âu ngày 11-12/6, đảng Dân chủ Xã hội chỉ chiếm đựơc số ghế ít ỏi khiến Thủ tướng Vladimir Spidla phải từ chức, và thay thế bởi Stanislav Gross 34 tuổi, là người cầm đầu chính phủ trẻ nhất Châu Âu. Tai tiếng liên quan đến vụ ông ta mua một căn hộ sang trọng tại Prague hồi năm 1999, buộc Gross phải từ chức ngày 25/4/2005. Cuộc bầu cử ngày 2-3/6/2006, ngoài dự liệu dẩn tới một cuộc khủng hoảng chính trị, sau đó một chính quyền Trung-hửu được thành lập ngày 4/9/2006. Ngày 8/7/2008, Cộng hoà Czech và Hoa Kỳ ký Hiệp ước cho phép Hoa Kỳ thiết đặt một trạm Rada phía Tây nam Prague, một phận trong hệ thống tên lửa phòng thủ tại Đông Âu. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27-28/5/2010, đảng Cánh hửu chiếm đa số phiếu tuyệt đối.
B. Cộng hòa Czech ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Cộng hòa Czech có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 200 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 81 nghị sỉ, chia đều cho 3 khu vực, mỗi khu ực 27 nghị sỉ, với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 2 năm bầu lại 1/3 nghị sỉ. Chức năng của Thượng viện là xem xét các đề nghị luật. Một Tòa án Hiến pháp gồm 15 Thẩm phán do Tổng thống đề nghị, và Thượng viện phê chuẩn với nhiệm kỳ 10 năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do Quốc hội Lưởng viện bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch Hạ viện, thường là lảnh tụ đảng chiếm dă số ghế tại Hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.201.000, dưới 15 tuổi 13,5%, trên 65 tuổi 15,9%. Mật độ cư dân: 132,1 người/km2. Thành phố: 73,5%. Sắc tộc: Czech 90%, Moravian 4%, Slovak 3%. Ngôn ngữ: Czech (chính), German, Polish, Romani. Tôn giáo: Không tin có Thượng đế (Atheist)  59%, Thiên chúa giáo La Mã 27%, Tin lành 2%. Đất đai: Tổng diện tích: 78.867 km2. Diện tích đất: 77.247 km2. Địa điểm: phía đông miền trung Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Ba Lan phía bắc, Slovakia  phía  đông và đông nam,  Đức phía bắc và tây, Áo phía nam. Địa thế: Bohemia phía tây là bình nguyên bao quanh bởi núi, Moravia là đồi thấp. Thủ đô: Prague 1.162.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Vaclav Klaus, sinh 19/6/1941, nhậm chức 7/3/2003 (tái bầu năm 2008). Thủ tướng chính phủ: Pets Necas, sinh 19/11/1964, nhậm chức 28/6/2010. Chính quyền địa phương: 13 vùng, và thủ đô Prague. Ngân sách quốc phòng: 3,1 tỷ. Quân đội chính quy: 17.932. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, máy móc, trang thiết bị, vủ khí, xe hơi, kính. Nông sản: khoai tây, lúa mì, trái cây, rau quả, của cải đường, hoa bia (hops). Tài nguyên: than đá, than chì (graphite), đất sét, đất sét trắng (Kaolin), gổ xẽ. Dự trữ nhiên liệu: 15 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 39%. Chăn nuôi: trâu bò: 1,4 triệu gà 14,5 triệu, dê 16.222, heo 2,7 triệu, cừu 150.000. Đánh cá: 25.077 tấn. Cung cấp điện: 78,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 3,6%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 40,2%, đóng góp 36%; lao động dịch vụ 56,2%, đóng góp 61%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Koruna (CZK) (tháng 9/2010: 19,1=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 254,1 tỷ. Bình quân đầu người: 24.900. Tăng trưởng: -4,2%. Nhập khẩu: 103,1 tỷ. Bạn hàng: Đức 32%, Netherlands 6,5%, Slovakia 6,1%, Poland 6,1%, Russia 5,7%. Xuất khẩu: 112,6 tỷ. Bạn hàng: Đức 31,9%, Slovakia 8,5%, Poland 5,7%, France 5,6%, Austria 5,1%. Du lịch: 7,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 90,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 26,2 tỷ. Dự trữ vàng: 415.000 ozt. Nợ nước ngoài: 36,3 tỷ. Gía cả tiêu thụ: tăng 1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 9.594 km. Bằng xe hơi: 3,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 488.400. Bằng máy bay: bay 5,9 tỷ km, sân bay 45. Hải cảng: 3- Decin, Prague, Ustinad Labem. Truyền thông: Máy truyền hình 487/1000 cư dân, Radio 803/1000. Điện thoại: 20,2/100. Internet: 64,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: tuổi thọ: nam 73,7, nữ 80,5. Sinh xuất: 8,8/1000 người. Tử xuất: 10,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 82%, đại học 26%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). và các tổ chức phụ thựộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
6. SLOVAKIA    REPUBLIC OF SLOVAKIA.
A. Tiến trình phát triển.           
Người định cư ban đầu ở Slovakia là Illyrian, Celtic, và người du mục Đức. Nó liên kết với nhau thành Great Moravia trong thế kỷ thứ 9, và trở thành một phần của Hungary vào thế kỷ 11. Người Czech-Hussites xâm chiếm khu vực thế kỷ 15, và Hungary phục hồi quyền cai trị năm 1526. Slovaks tự mình tách khỏi Hungary sau chiến tranh Thế giới làn thứ I, và kết hợp với Czech của Bohemia thành lập cộng hòa Czechoslovakia ngày 28/10/1918. Bắt đầu đệ II thế chiến năm 1939, Đức quốc xã xâm lăng Czechoslovakia, hậu thuẩn cho một nhóm chính trị người Slovak tuyên bố Slovakia độc lập. Kết thúc đệ II thế chiến năm 1945, Slovakia lại kết hợp với Czech thành lập Czechoslovakia. Cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, sau cải tổ và đổi mới tại Liên xô làm dấy lên phong trào đòi cải cách dân chủ tại Czechoslovakia.
Ngày 17/7/1992, Slovakia tuyên bố chủ quyền, và Czechoslovakia chính thức trở thành 2 quốc gia độc lập. Cộng hòa Czech, và Slovakia ngày 1/1/1993. Mặc dù phát triển kinh tế còn chậm, Slovakia nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp châu Âu năm 1995. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25-26/9/1998, Vladimir Meciar đương kim Thủ tướng và Liên minh Quốc gia của ông ta không đạt đa số phiếu. Cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên ngày 29/5/1999 Vladimir Meciar bị đánh bại bởi Rudolf Schuster. Liên minh Trung hữu thành lập chính phủ sau cuộc bầu Quốc hội ngày 20-21/9/2002. Slovakia gia nhập Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) tháng 3/2004. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày ngày 3/4/2004, có 6 ứng viên dự tranh, không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết để đắc cử.
Tại vòng bầu chung cuộc ngày 17/4, Meciar lại thua đau, trước đối thủ Ivan Gasparovic (vòng đầu chỉ có 22,3% phiếu bầu so với 32,7% của Meciar), nguyên là đồng minh của ông ta. Slovakia trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp Châu Âu (EU), tháng 5/2004. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/6/2006, đảng Định hướng dẫn đầu chiến 50 ghế, kế là Liên minh Dân chủ-Thiên chúa giáo 31 ghế, và sau cùng Mặt trận Dân chủ Thiên chúa giáo 14 ghế. Là một trong những nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu phát triển nhanh nhất, Slovakia được chấp nhận sử dụng đồng tiền euro ngày 1/1/2009. Tại vòng bầu Tổng thống chung cuộc ngày 4/4/2009, Ivan Gasparovic tái đắc cử nhiệm kỳ 2.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 12/6/2010, đảng Thiên hửu lảnh đạo bởi Iveta Radocová đạt tới đa số phiếu, và Iveta Radocová trở thành Thủ tướng.
B. Cộng hòa Slovakia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Slovakia có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm 150 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tu chỉnh Hiến pháp tháng 9/1998, quy định Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, và không được quá 2 nhiệm kỳ. Quyền Tư pháp gồm Tòa án tối cao, các Thẩm phán do Quốc hội bầu chọn, và Tòa án hiến pháp, Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Quốc hội.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.470.000, dưới 15 tuổi 15,7%, trên 65 tuổi 12,6%. Mật độ cư dân: 113,7 người/km2. Thành phố: 55,1%. Sắc tộc: Slovak 86%, Hungarian 10%, Roma 2%. Ngôn ngữ: Slovak (chính), Hungarian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 69%, Tin lành 11, không tôn giáo 13%. Đất đai: Tổng diện tích: 49.035 km2. Diện tích đất: 48.105 km2. Địa điểm: phía đông miền trung châu Âu. Quốc gia láng giềng: Ba lan phía bắc, Ukrain phía đông, Hungarian phía nam, Áo và cọng hoà Czech phía tây. Địa thế: núi Capathians phía bắc, đồng bằng sông Danube màu mỡ phía nam. Thủ đô: Bratislava. Thành phố đông dân: Bratislava 428.000 cư dân, Kosice 242.000.
Chính trị và kinh tế: Loaị chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ivan Gasparovic, sinh 27/3/1941, nhậm chức 15/6/2004 (tái bầu 2009). Thủ tướng chính phủ: Iveta Radocová, sinh 7/12/1956, nhậm chức 8/7/2010. Chính quyền địa phương: 8 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 1,4 tỷ. Quân đội chính quy: 16.531. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, sản phẩm kim loại, điện tử, hơi đốt, chế biến thực phẩm, thức uống, lọc dầu, năng lượng hạt nhân. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, trái cây, củ cải đường, hoa bia. Tài nguyên: than nâu, sắt, đồng, nguyên tố mangan, muối. Dự trữ nhiên liệu: 9 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 29%. Chăn nuôi: trâu bò 507.820, gà 13 triệu, dê 38.352, heo 1,1 triệu, cừu 332.571. Đánh cá: 2.981 tấn. Cung cấp điện: 27,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 3,5%, đóng góp 6%; công nghiệp 27%, đóng góp 48%; và dịch vụ 69,5%, đóng góp 46%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1 USD; ). Tổng sản phẩm nội địa: 115,1 tỷ. Bình quân đầu người: 21.100. Tăng trưởng: -4,7%. Nhập khẩu: 53,7 tỷ. Bạn hàng: Germany 23,6%, Cọng hoà Czech 18,2%, Russia 11%, Hungary 6%, Áo 5,5%, Ba Lan 4,9%, Italy 4,4%. Xuất khẩu: 55,3. Bạn hàng: Germany 23,7%, Cọng hoà Czech 14,1%, Italy 6,5%, Ba Lan 6,2%, Austria 6%, Hungary 5,8%, France 4,3%, Hoà Lan 4,2%. Du lịch: 2,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 36 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 441,5 tỷ. Dự trữ vàng: 1,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 1,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.660 km. Bằng xe hơi: 1,3 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 197.000. Bằng máy bay: bay 847,7 triệu km, sân bay 20. Hải cảng: 2- Bratislava, Komarno. Truyền thông: máy truyền hình 418/1000 cư dân, Radio 967/1000. Điện thoại: 18,9/100. Internet:75,2/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 71,7, nữ 79,7. Sinh xuất: 10,6/1000 người. Tử xuất: 9,6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99,6%, trung học 86%, đại học 27%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).
7. HUNGARY    REPBLIC OF HUNGARY.
A.Tiến trình phát triển.
Tộc người định cư đầu tiên ở Hungary là Slav và Germanic, bị xâm chiếm bởi người Magyards từ phía đông. Từ năm 997 đến 1038, dưới sự cai trị của Stephen I người được Giáo hoàng Sylvester II phong chức vua năm 1000. Trong thế kỷ 15, đế quốc Ottanian bành trướng tới biên giới phía nam Hungary, nhưng bị đánh bật ra. Dù vậy, đến năm 1526 Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ cũng thôn tính miền nam và miền trung Hungary. Miền tây đến dưới sự cai trị của Hapsburg, từng bước mở rộng gần như toàn bộ Hungary, sau khi trục xuất được Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi lảnh thổ năm 1699. Năm 1703, ở cương vị thống trị, Hoàng đế Charles của Austria phục hồi Hiến pháp và Quốc hội Hungary. Cảm nhận chủ nghĩa quốc gia của người Hung, hậu thuẫn cho nhà lãnh đạo dân chủ cấp tiến Lajos Kossuth, thành lập một chính quyền độc lập với Austria.
Năm 1859 và 1866, quân đội Austria đánh bại Italy, và Prussia, và buộc hoàng đế ôn hoà thoái vị. Theo thoả hiệp năm 1867, một chế độ Quân chủ lưởng quyền được thành lập, với Hoàng đế của Áo và vua Hung tồn tại song song. Hungary chỉ lo phần nội trị. Còn quốc phòng và ngoại giao trở thành trách nhiệm kết hợp Austro-Hungaria. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, Hungary chiến đấu bên cạnh nước Áo. Sau chiến tranh, Hungary mất Transylvania cho Romania, Croatia, và Bacska cho Yugoslavia; Slovakia, và Carpatho-Ruthenia cho Czechoslovakia. Tất cả các phần đất này có một số lớn người thiểu số Hungary. Tháng 11. 1918, một Hội đồng Quốc gia cai trị Cộng hoà như một chính quyền lâm thời. Tình hình chính trị trở nên phức tạp hơn, bởi cuộc xâm lăng của Romania.
Năm 1920, chính quyền Cộng hoà dưới sự lảnh đạo của Michael Karolyi, và lảnh tụ đảng Cộng sản Bolshevish Bela Kun nhất trí tán thành phục hồi chế độ Quân chủ, với Admiral Nicholas Horthy làm nhiếp chánh, cai trị thay vua. Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Hungary tham chiến cạnh Đức Quốc Xã, quân Hung chiếm đóng và ngay sau đó được sáp nhập vào Hungary hầu hết các phần đất bị mất trong năm 1918, sau Thế chiến I. Quân đội Liên Xô tiến chiếm Hungary năm 1944-1945. Và bằng một hiệp ước ngưng bắn với lực lượng Đồng minh, Hungary từ bỏ tất cả các vùng đã chiếm đóng, trở lại đường biên giới với Czechoslovakia, và các nước khác theo quy định phân ranh năm 1937. Ngày 1.2.1946, một chế độ Cộng hoà ra đời, và Zoltan Tildy được bầu làm Tổng thống. Năm 1947, Cộng sản buộc Tildy rời chức vụ.
Thủ tướng Imre Nagy, người nhận chức từ giữa năm 1953 cũng bị bải chức ngày 18.4.1955, bởi chủ trương ôn hoà, cổ vũ nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng của ông ta. Năm 1956, công chúng đòi cách chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Emo Gero, và thành lập một chính phủ do Nagy cầm đầu. Sau ngày hứa thỏa mản yêu sách của công chúng, không được chính quyền thực hiện, ngày 23/10, nhiều cuộc biểu tình chống sự cai trị của Cộng sản thành các cuộc bạo loạn khắp nơi. Ngày 4.11, quân đội Xô viết tung ra một cuộc hành quân lớn nhắm vào Budapest với 200.000 quân, 2500 xe bọc thép, và nhiều xe trong pháo hàng nặng. Khoảng 200,000 người thoát chạy khỏi Hungary. Hàng ngàn người bị bắt, và bị xử tử kể cả Nagy trong tháng 6.1958. Mùa xuân 1963, chế độ trả tự do cho những người bị bắt giam từ cuộc bạo loạn 1956.
Năm 1968, quân đội Hungary một trong các nước khối Warsaw đưa quân xâm lăng Czechoslovakia. Cải cách kinh tế được phát khởi đầu năm 1968, chuyển từ hệ thống kế hoạch trung ương tập quyền thành kinh tế thị trường trên cơ sở lợi nhuận. Năm 1989, Quốc hội thông qua Đạo luật cho phép tự do hội họp, tự do lập hội. Tháng 10/1989, đảng Cộng sản chính thức giải tán. Và ngày 19.6.1991, người lính Liên Xô cuối cùng rời khỏi Hungary. Ngày 12.3.1999, Hungary trở thành thành viên của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 1/5/2004, Hungary được chính thức gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU). Ngày 7/6/2005, Laszlo Solyom được Quốc hội bầu làm Tổng thống. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9 và 23/4/2006, đảng Xã hội dẫn đầu chiếm 186/386 ghế, kế là Liên minh Civic 164 ghế, và sau cùng đảng Somogyert chiếm 1 ghế.
Một thông tin vừa hé lộ, Thủ tướng Ferenc Gyurcsany thú nhận rằng, trong cuộc vận động bầu cử hồi tháng 4/2006, ông ta “sáng, trưa, và tối” luôn nói dối về tình hình kinh tế, làm dấy lên một làn sóng biểu tình phản đối, đòi ông phài từ chức. Ngày 15/3/2007, 10 ngàn người lại xuống đường biểu tình chống đối Gyurcsany trong thủ đô Budapest. Ngày 28/10/2008, Liên hiệp Châu Âu, Quỷ Tiền tệ, và Ngân hàng Thế giới gia hạn 25,1 tỷ tiền nợ đáo hạn, để cứu nền kinh tế Hungary đang suy sụp bởi cuộc khũng hoảng tài chánh thế giới. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11 và 25/4/2010, đảng Xã hội không đủ túc số phải rời khỏi quyền lực. Ngày 4/10, hồ chứa chất thải công nghiệp ở phía nam Budapest gặp sự cố làm hơn 100 triệu thước khối bùn đỏ chảy vào thị trấn, và sông ngòi giết chết hơn 8 người.  
B. Cộng hoà Hungary ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Hungary được Quốc hội thông qua ngày 18/10/1989, xóa bỏ cụm từ Cộng hòa Nhân dân trước tên nước Hungary độc lập. Tu chỉnh hiến pháp năm 1997, chỉ rõ nguyên thủ quốc gia là Tổng thống được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm 386 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tòa án Hiến pháp mới thành lập tháng 1/1990, với chức năng giải thích Hiến pháp và xem xét lại các luật khi có khiếu nại vi hiến.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 9.992.000, dưới 15 tuổi 14,8, trên 65 tuổi 16 %. Mật độ dân cư: 111,5 người/km2. Thành phố: 67,7%. Sắc tộc Hungarian 92%, Roma 2%. Ngôn ngữ Hungarian (chính), Romani, German, Slavic languages, Roman. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 52%, Tin lành 16, không tôn giáo 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 93,028 km2. Diện tích đất: 89.608 km2. Địa điểm: phía đông miền trung Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Slovakia, Ukrain phía bắc, Austria phía tây, Slovenia, Yugoslavia, Croatia phía nam, Romania phía đông. Địa thế: sông Danube tạo thành đường biên giới phía tây bắc đi về phía nam chia quốc gia thành hai phần. Nửa phía đông là một vùng đồng bằng màu mở lớn, nửa còn lại phía tây và phía bắc là đồi thấp. Thủ đô: Budapest 1.705.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Pál Schmitt, sinh 13/5/1942, nhậm chức 6/8/2010. Thủ tướng chính phủ: Viktor Orbán, sinh 31/5/1963, nhậm chức 29/5/2010. Chính quyền địa phương: 19 đơn vị hành chánh tỉnh, 20 đơn vị thành phố, 1 thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 1,8 tỷ. Quân đội chính quy: 29.450. Kinh tế: công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, xe hơi, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mỳ, bắp, khoai tây, củ cải đường, hoa hướng dương. Tài nguyên: than đá, quặng nhôm, khí thiên nhiên, nguyen liệu phân bón. Dự trử nhiên liệu: 20,2 triệu thùng. Đất nông nghiệp 50%. Chăn nuôi: trâu bò 702.000, gà 30,3 triệu, dê 70.000, heo 4 triệu, cừu 1,3 triệu. Đánh cá: 22.229 tấn. Cung cấp điện: 37,8 tỷ kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 4,5%, đóng góp 3%; công nghiệp 32,1 đóng góp 23%; và dịch vụ 63,4 đóng góp 64%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Forint (tháng 9/2010: 219,8=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 186 tỷ. Bình quân đầu người: 18.800. Tăng trưởng: -6,3%. Nhập khẩu: 75,9 tỷ. Bạn hàng: Đức 27,2%, Nga 8,4%, Trung Quốc 7,1%, Austria 6,2%, France 4,7%, Ý 4,5%, Hoà Lan 4,3%, Ba Lan 4,2%. Xuất khẩu: 82,5 tỷ. Bạn hàng: Đức 29,5%, Italy 5,6%, Áo 5%, France 5%, Anh quốc 4,5%, Romania 4,2%, Ba Lan 4%. Du lịch: 5,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 59,3 tỷ. Dự trử ngoại tệ 28,1 tỷ. Dự trử vàng 98.900 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng -4,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 8.054 km. Bằng xe hơi: 2,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 427.000. Bằng máy bay: bay 3,5 tỷ km, sân bay 20. Truyền thông: máy truyền hình 447/1000 cư dân, Radio 689/1000. Điện thoại: 30,7/100. Internet: 61,8/100 người sử dụng. Y tế sức khoẻ: Tuổi thọ: nam 70,8, nử 78,6. Sinh xuất: 9,7/1000 cư dân. Tử xuất: 12,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 998%, trung  học 98%, đại học 34%.
Tham gia tổ chức thế giới: Liên Hiệp Quốc(UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng  Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
8. ROMANIA.
A. Tiến trình phát triển.
Romania được người ta biết đến rất sớm trước khi nó hợp nhất với bộ tộc du mục Thracians thường gọi là Dacians. Vương quốc Dacian bị La Mã chiếm trị từ 106 đến 271, người và ngôn ngử của Dacian bị La Mã hoá. Cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nhiều lãnh địa phong kiến gọi là "Công quốc” ở lưu vực sông Danube là Wallachia và Moldavia bị khuynh đảo bởi Thổ Nhỉ Kỳ. Đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên khoảng 1300 kéo dài tới 1922, là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới trong những năm 1500 và 1600. Tại đỉnh cao của nó vùng thống trị gồm Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Tây Nam Á, Đông Nam Âu, và phần lớn Bắc Phi. Trong thời kỳ chiếm trị Romani, Ottoman giao cho quý tộc địa phương cai trị như đại diện Thổ Nhĩ Kỳ. Đến năm 1711, khi Ottoman nghi ngờ những người này có vẻ như ủng hộ Russian, nên bị thay thế bởi các tay buôn gan dạ người Hy Lạp.
Ở cương vị cai trị, người Hy Lạp còn gọi là Phanariots rất hà khắc, moi tiền cư dân bằng nhiều cách hối lộ, tống tiền, tham nhũng khiến ảnh hưởng của Russian ngày càng tăng. Giữa năm 1829 và 1834, Russian giúp tái lập một số Công quốc nhưng chẳng bao lâu sau, Russian lại chi phối lên các Công quốc ấy. Năm 1859, hai Công quốc Wallachia và Moldavia thống nhất làm một, và trở thành quốc gia Romania năm 1861. Năm 1877, Romania tuyên bố độc lập, tách ra khỏi sự phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ, và trở thành một Vương quốc được thừa nhận bởi hiệp ước Berlin năm 1878. Năm 1881, Vương quốc dưới sự lảnh đạo của vua Carol I. Năm 1886, Carol thành lập Quốc hội lưởng viện, và cai trị theo chế độ Quân chủ lập hiến. Romania gia nhập với phe Đồng minh trong chiến tranh Thế giới lần thứ I.
Sau chiến tranh, Romania có thêm Bessarabia, Bukovina, Transylvania, và Banat. Năm 1940, theo sau việc Đức Quốc Xã (Nazi), và Liên Xô xâm chiếm, Romania buộc phải nhường Bessarabia, và phía Bắc Bukovina cho Liên Xô, phần phía Nam Dobrudja cho Bulgaria, và phía Bắc Transylvania cho Hungary. Vua Carol II thoái vị, nhường ngôi cho con trai là Michael. Ngày 22/6/1941, Thủ tướng Marshal Ion Antonescu, đứng về phía Đức tuyên chiến với Liên Xô. Ngày 23/8/1944, với sự hậu thuẫn của các đảng đối lập, vua Michael, bải nhiệm Thủ tướng Antonescu, và Romania gia nhập Khối Đồng minh. Thoả hiệp ngưng bắn tạm thời tháng 9/1944, trao cho quân đội Liên Xô kiểm soát lảnh thổ Romania, như báo trước nó sẽ thành lập một chế độ Cộng sản trong tương lai. Cuộc bầu cử tháng 11.1946, được tổ chức trong một bầu không khí có sự đe doạ và gian lận.
Vua Michael bị buộc phải từ chức, và Cộng hoà Nhân dân Romania chính thức thành lập. Tháng 6/1952, lãnh tụ Cộng sản Gheorghe Gheorghiu-Dej trở thành Thủ tướng, tự mình đứng ra thanh trừng các đồng chí từng lãnh đạo của ông ta trong những năm đầu thập niên 1950. Thảng 3/1961, Gheorghiu-Dej được bầu làm Tổng thống. Trong quan hệ đối ngoại, Gheorghiu-Dej duy trì được sự độc lập nhất định đối với Liên Xô, nhưng trong nội bộ thì ra sức đàn áp, bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến, thực thi triệt để chủ trương bần cùng hoá nhân dân. Khi ông ta chết tháng 3/1965, thì Nicolae Ceausescu kế thừa chức Bí thư thứ nhất, còn Chivu Stoica trở thành Tổng thống. Ngày 22/8/1965, công bố Hiến pháp mới, đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Romania.
Nicolae Ceausescu được bầu chức Tổng bí thư đảng tháng 6/1965, đến tháng 12/1967 trở thành Tổng thống, ra sức thúc ép đẩy nhanh tiến trình quốc hữu hoá công nghiệp, tập thể hoá nông nghiệp, và nhà nước thực hiện quyền làm chủ đất đai, xoá bỏ sở hữu tư nhân. Trong thập niên1970, Romania vay nhiều nợ từ phương Tây để phát triển công nghiệp cơ bản. Nhưng sau năm 1981, trong một nổ lực xuất khẩu tối đa và xiết chặt nhập khẩu, để có 10 tỷ trả nợ đáo hạn. Điều này đã đưa lại cho người dân Romania một sự khó khăn ghê gớm, làm bùng nổ các cuộc biểu tình phản đối, như cuộc phản đối của công nhân tại Brasov ngày 15/11/1987. Tháng 11/1989, đảng Cộng sản Romania tái bầu Ceausescu vào chức Tổng bí thư. Ngày 16/12/1989, quân đội nổ súng giết chết hàng trăm người biểu tình chống chính phủ ở Timoshoara.
Làn sóng chống đối bạo động đã lan rộng ở nhiều thành phố khác, Ceausescu tuyên bố tình trạng khẩn trương. Ngày 21/12/1989 tại Bucharest, lực lượng an ninh lại nổ súng vào những người biểu tình phản đối. Ngày 22/12, một số đơn vị quân đội tham gia cuộc bạo loạn, và lập ra một "Hội đồng Cứu nguy Quốc gia" công khai tuyên bố họ đã lật đổ chính quyền. Các trận đánh ác liệt diễn ra giữa quân đội ủng hộ chính quyền mới, và lực lượng trung thành với Ceausescu. Ceausescu và vợ ông ta bị bắt, sau đó trong một phiên xử họ bị xem là người phạm tội dịêt chủng, và bị kêu án tử hình ngày 25/12/1989. Các đảng viên Cộng sản củ vẫn cầm quyền trong những năm sau đó. Ngày 8/12/1991, một Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành trong đó hệ thống chính trị đa dạng được áp dụng. Năm 1996, các công ty quốc doanh được tư nhân hoá.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3 và 7/11/1996, hầu hết đảng viên cộng sản đều bị thất cử, nhưng họ trở lại chính quyền trong cuộc bầu ngày 26/11 và 10/12/2000. Romania trở thành thành viên chính thức của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2004. Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 28/11/2004, có 12 ứng viên dự tranh Tổng thống, không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết, và tại vòng bầu chung cuộc ngày 12/12, lảnh tụ đối lập Thị trưởng Bucharest, Traian Basescu đắc cử với 51,2% phiếu bầu. Tại Quốc hội, Liên minh Quốc gia dẫn đầu chiếm 132 ghế tại Hạ viện, và 57 ghế tại Thượng viện, kế là Liên minh Công lý và Chân lý chiếm 113 ghế đại biểu và 49 nghị sỉ, và sau cùng là Liên minh Dân chủ chiếm 22 ghế tại Hạ viện ,và 10 tại Thượng viện.
Trận lụt trong tháng 7 và 8/2005, làm hơn 50 người thiệt mạng. Romania gia nhập Liên hiệp Châu Âu ngày 1/1/2007. Ngày 19,4/2007, Quốc hội thông qua quyết định ngưng chức Tổng thống Basescu, như một giải pháp tạm thời nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp chính trị. Nhưng trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 19/5, cử tri không đồng ý việc cách chức và ngày 23/5, Basescu được phục hồi chức vụ. Romania khẳng định là đồng minh của Hoa Kỳ, và có 400 quân tham chiến ở Iraq, và 750 quân tham chiến ở Afghanistan tính đến giữa năm 2007. Ngày 25/3/2009, Quỷ Tiền tệ Thế giới, và các nhà tài trợ quốc tế đồng ý cho Romania vay 27 tỷ USD để cứu nền kinh tế đang suy thoái bởi khủng hoãng tài chánh toàn cầu. Ngày 6/12/2009, tại cuộc bầu cử tổng thống vòng chung cuộc Basescu tái đắc cử.
B. Romania ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Romania có hiệu lực thi hành năm 1991, và thay thế bởi Hiến pháp được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 18-19/10/2003. Hiến pháp chỉ rõ Romania là một nước Cộng hòa pháp trị, tôn trọng quyền riêng tư, sở hữu tài sản và kinh tế thị trường. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật, nếu được 2/3 đại biểu Quốc hội đồng ý. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 332 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 137 nghị sỉ, cũng do dân bầu, với nhiệm kỳ 4 năm. Một tòa án Hiến pháp với chức năng giải thích Hiến pháp và các luật bị cho là bất hợp hiến.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 21.959.000, dưới 15 tuổi 15,5% trên 65 tuổi 14,7%. Mật độ cư dân: 95,5 người/km2. Thành phố: 56,9%. Sắc tộc: Romanian 90%, Hungarian 7%, Roma 3%. Ngôn ngữ: Romanian (chính), Hungarian, German, và Roman. Tôn giáo: Chính thống giáo Romanian 87%, Tin lành 8%, Thiên chúa giáo La mã 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 238.391 km2. Diện tích đất: 229.891 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu, trên bờ biển Đen. Quốc gia láng giềng: Moldova  phía  đông,  Ukrain phía bắc, Hungary, Serbia, và Montenegro phía tây, Bulgaria phía nam. Địa thế: Dảy núi Carpathian nằm phía trung, bắc, và cao nguyên Transylvanian. Đồng bằng rộng ở phía nam, đông và núi thấp dần xuống cho tới khi gặp hệ thống sông Danube. Thủ đô: Bucharest: 1.933.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Traian Basescu, sinh 4/11/1951, nhậm chức 20/12/2004 (tái bầu 2009). Thủ tướng chính phủ: Emil Boc, sinh 6/9/1966, nhậm chức 22/12/2008. Chính quyền địa phương: 41 đơn vị hành chánh và 1 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 3,3 tỷ. Quân đội chính quy: 73.350. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, máy móc hạng nhẹ, lắp ráp xe hơi, gỗ xẻ, hàng dệt, giày dép. Nông sản: lúa mì, bắp, khoai tây, nho, củ cải đường, hạt hoa hướng dương. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu lửa, khí đốt, muối, gổ xẽ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 600 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 39%. Chăn nuôi: trâu bò 2,9 triệu, gà 85 triệu, heo 6,8 triệu, cừu 7,7 triệu, dê 727.000. Đánh cá: 14.752 tấn. Cung cấp điện: 58,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 29,7%, đóng góp 13%; công nghiệp 23,2%, đóng góp 38%; và dịch vụ 47,1%, đóng góp 49%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Leu (tháng 9/2010: 3,3=1 USD). Tổng sản phẩm nội địạ: 254,7 tỷ. Bình quân đầu người: 11.500 USD. Tăng trưởng: -7,1%. Nhập khẩu: 49,8 tỷ. Bạn hàng: Germany 16,6%, Italy: 12,9%, Trung Quốc 11,3%, Russia 6,1%, Hungary 5,8%, France 5,3%. Xuất khẩu: 40,4 tỷ. Bạn hàng: Italy 16,1%, Germany 15,3%, Thổ Nhĩ Kỳ 7,8%, Hungary 6,4%, France 6,3%, Áo 4,7%, Anh 4,5%. Du lịch: 2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 63,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 26 tỷ. Dự trữ vàng: 3,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 5,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 11.382 km. Bằng xe hơi: 3,4 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 533.000. Bằng máy bay: bay 1,5 tỷ km, sân bay 25. Hải cảng: 2- Constanta, Braila. Truyền thông: máy truyền hình 312/1000 cư dân, Radio 335/1000. Điện thoại: 25/100. Internet: 36,6 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 70,3, nữ 77,4. Sinh xuất: 9,6/1000 người. Tử xuất: 11,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: -0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 11,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 97,6%, trung học 80%, đại học 18%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).
9. SLOVENIA    REPUBLIC OF SLOVENIA.
A. Tiến trình phát triển.
Người Slovenia định cư trong vùng đất hiện tại của họ từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8. German chiếm trị đầu thế kỷ thứ 9. Lịch sử chính trị cận đại của Slovenia từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20, khi nó bị sáp nhập vào đế quốc Habsburg rồi phát triển như một phần của Liên minh Hung-Áo. Sau khi Liên minh Hung-Áo bị đánh bại trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, vùng đất của Slovenia trở thành một phần của vương quốc Serbs, Croats, và Slovenes, rồi trở thành một Cọng hòa trong Liên bang Nam Tư (Yugoslavia). Năm 1989, Quốc hội Slovenia thông qua tu chính Hiến pháp lập chính quyền mới ly khai khỏi Liên bang Nam Tư. Ngày 2/9/1990, Quốc hội soạn thảo văn kiện cho nền độc lập quốc gia, và tại cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 23/12, có 85% số phiếu ủng hộ văn kiện tuyên bố quốc gia độc lập nầy.
Ngày 25/6/1991, Slovenia tuyên bố độc lập, nhưng chấp nhận đề nghị hoãn lại 3 tháng để thương thảo hoà bình với Liên bang Yugoslavia, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp Châu Âu. Ngày 27/6, quân đội Liên bang Yugoslavia tiến vào Slovenia dưới danh nghĩa bảo vệ đường biên giới bên ngoài Yugoslavia. Nhưng sau vài trận đụng độ họ rút lui cuối tháng 7. Sau 3 tháng “hoãn lại”, ngày 8/10/1991, Slovenia (và Croatia) chính thức công bố độc lập tách ra khỏi Liên bang Yugoslavia. Slovenia gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày 22/5/1992. Bắt đầu liên kết mậu dịch với Liên hiệp Châu Âu. Tháng 3/2004, Slovenia trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU), và Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/10/2004, Đảng Dân chủ Trung hữu dẫn đầu chiếm 29 ghế, kế là đảng Dân chủ Tự do đương quyền 23 ghế, và đảng Dân chủ Nhân dân chiếm 4 ghế.
Ngày 1/1/2007, Slovenia được chính thức gia nhập hệ thống tiền tệ Châu Âu đồng euro. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 21/10/2007, có 7 ứng viên dự tranh, nhưng không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết. và tại vòng bầu chung cuộc ngày 11/11/2007, ứng viên Danilo Turk đắc cử với 68% phiếu bầu. Ngày 5/3/2008, Slovenia trở thành quốc gia đầu tiên trong trong Liên bang Nam Tư củ công nhận quốc gia Kosovo độc lập từ Serbia. Ngày 21/8/2008, trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên minh Cánh tả giành quyền thành lập chính phủ.
B. Cộng hoà Slovenia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Slovenia có hiệu lực thi hành ngày 23/12/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Slovenia là một nước Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 90 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 40 nghị sỉ, cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Chức năng của thượng viện là xem xét dự luật từ hạ viện, và có quyền phủ dự luật đó. Ngành Tư pháp gồm tòa án Tối cao trong đó các Thẩm phán do Quốc hội bầu chọn, và tòa án Hiến pháp, Thẩm phán do đề nghị của Tổng thống và cũng do Quốc hội bầu chọn, với nhiệm kỳ 9 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.003.000, dưới 15 tuổi 13,5%, trên 65 tuổi 16,6%. Mật độ cư dân: 99,4 người/km2. Thành phố: 49,6%. Sắc tộc: Slovene 83%, Croat 2%, Serb 2%, Bosniak 1%. Ngôn ngữ: Slovenian (chính), Serbo-Croatian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 58%, Hồi giáo 2%, không tôn giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 20.273 km2. Diện tích đất: 20.151 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Croatia phía đông nam và nam, Austria phía bắc, Hungary phía đông bắc, Italy phía tây. Địa thế: hầu hết đồi thấp, 42% là đất trồng rừng. Thủ đô: Ljubljana 260.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Danilo Turk, sinh 19/2/1952, nhậm chức 22/12/2007. Thủ tướng chính phủ: Borut Pahor, sinh 2/11/1963, nhậm chức 21/11/2008. Chính quyền địa phương: 183 Hội đồng nông thôn, 11 Hội đồng thành phố (tương đương phường xã). Ngân sách quốc phòng: 879 triệu. Quân đội chính quy: 7.200. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, sản phẩm kim khí điện máy, xe vận tải, trang thiết bị  điện, sản phẩm len, hảng dệt, hóa chất, máy công cụ. Nông sản: Khoai tây, lúa mì, cây hoa làm rượu bia, củ cải dường, bắp, nho. Tài nguyên: than bùn, chì, nhôm, bạc, uranium, gổ xẻ, thủy điện, thủy ngân. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 9%. Chăn nuôi: trâu bò: 451.293, gà 2,9 triệu, dê 27.798, heo 575.120, cừu 131.528. Đánh cá: 2.500 tấn. Cung cấp điện: 14,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2,2%, đóng góp 3%; công nghiệp 35%, đóng góp 40%; và dịch vụ 62,8%, đóng góp 57%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 55,5 tỷ. Bình quân đầu người: 27,700 USD. Tăng trưởng: -7,8%. Nhập khẩu: 23,4 tỷ. Bạn hàng: Đức 19,7%, Italy 18,1%, Áo 11,9%, France 6%, Croatia 4,7%, Pháp 6,5%, Nga 4,4%. Xuất khẩu: 22,6 tỷ. Bạn hàng: Đức 20,1%, Italy 13%, Croatia 9,1%, Austria 8,8%, France 6,5%, Russia 4,4%. Du lịch: 2,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 22,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 616,2 triệu. Dự trữ vàng: 103.000 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 0,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.229 km.  Bằng xe hơi: 971.100 đầu xe, xe hơi cá nhân: 62.700. Bằng máy bay: bay 710,8 triệu km, sân bay 6. Hải cảng: 3- Isola, Koper, Piran. Truyền thông: máy truyền hình 326/1000 cư dân, Radio 404/1000. Điện thoại: 51,2/100. Internet: 64,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 73,5; nữ 81. Sinh xuất: 8,9/1000 người. Tử xuất: 10,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 99,7%, trung học 99%, đại học 53%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE), Liên hiệp Châu Âu (EU), Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).
10. CROATIA    REPUBLIC OF CROATIA.
A. Tiến trình phát triển.
Từ thế kỷ thứ 7 khu vực này được định cư bởi người Croats, nhóm sắc tộc phía Đông Trung Âu nói tiếng Slav. Phía Nam lập ra một vương quốc, dưới sự cai trị của Tomislav năm 924, và gia nhập với Hungary năm 1102. Croats được phương Tây hoá, và tách khỏi Slavs dưới sự chi phối của Austro-Hungary, nhưng nó vẫn duy trì chính quyền tự trị trong vương quyền Hungary. Slovenia lại bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm trong thế kỷ 16. Và phần phía Bắc được trả lại theo hiệp ước Karlowits năm 1699. Croatia giúp Austria dập tắt cuộc nổi dậy của người Hungarian năm 1848-1849, và kết quả là nó cùng với Slovenia thành lập quốc gia Croatia và Slovenia tách khỏi vương quốc Austria. Năm 1867, nó tái hợp nhất vào Hungary như một phần của Ausgleich. Sau chiến tranh Thế giới I, ngày 1/12/1918, Croatia trở thành một phần của vương quốc mới gồm Serbs, Croats, và Slovenes.
Vương quốc này tái cấu trúc, và đổi tên thành Yugoslavia năm 1929. Trong chiến tranh Thế giới lần II, tại Ustasa dưới sự bảo trợ của quân chiếm đóng Đức tuyên bố độc lập, và Ante Pavelic cầm đầu chính phủ bù nhìn này. Khi Đức Quốc Xã bị đánh bại, chính quyền tân lập sụp đổ, Pavelic chạy khỏi Croatia sang Spain. Uỷ ban tiếp quản được thành lập bởi Tito (sinh ở Croatian) nắm quyền Croatia, khi nghĩa quân chiếm Zagreb năm 1945. Croatia trở thành một trong sáu Cộng hoà của Liên bang Yugoslavia (Nam Tư) dưới sự lãnh đạo của Marshal Tito năm 1946. Đầu thập niên 1990, cùng với sự sụp đổ của các nước Đông Âu và Liên Xô, phong trào vận động độc lập tại Liên bang Nam Tư diễn ra khắp nơi. Ngày 19/5/1991, trong một cuộc “trưng cầu dân ý” có tới 94,17% số phiếu ủng hộ Croatia trở thành quốc gia độc lập.
Và ngày 25/6/1991, Croatia tuyên bố độc lập tách khỏi Yugoslavia. Cuộc chiến bắt đầu giữa hai nhóm sắc tộc Serbs và Croats tranh giành quyền kiểm soát khoảng 30% vùng đất trước đây của Croatia. Tháng 1/1992, hai bên đạt tới một thoả ước ngưng bắn, nhưng chiến tranh lại bộc phát năm 1993. Ngày 30/3/1994, một thoả ước ngưng bắn với quân nổi dậy người Serb, theo đó sắc tộc Serb lập ra một Cộng hoà tự trị ở Krajina. Tháng 8/1995, quân đội Croatian tái chiếm vùng đất do người Serb chiếm giữ. Ngày 14/12, tại Paris, Tổng thống Franjo Tudjman, ký với các nhà lãnh đạo Bosnia và Serbia một hiệp ước hoà bình và an ninh khu vực. Ngày 15/6/1997, Tổng thống Tudjman tái đắc cử trong cuộc đầu phiếu mà các quan sát viên quốc tế cho rằng “tự do nhưng không công bằng”.
Cuối cùng vùng đất do người Serb chiếm giữ phía Đông Slovenia được trả lại cho Croatia vào ngày 15/1/1998. Tudjman chết ngày 10/12/1999. Ngày 7/2/2000, trong cuộc bầu cử Tổng thống chung cuộc, Stipe Mesic một người ôn hòa đắc cử. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 2/1/2005, có 13 ứng viên dự tranh, không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết, và tại vòng bầu chung cuộc ngày 16/1/2005, đương kim Tổng thống Stipe Mesic đắc cử với 65,9% phiếu bầu. Cuộc thương thảo việc gia nhập Liên hiệp Châu Âu ntheo chương trình dự liệu sẽ diển ra vào ngày 17/3/2005 bị đình hoản, bởi vì Croatia không dẫn độ Tướng Ante Gotovina để bị diều tra về tội phạm chiến tranh. Ông ta đã bị bắt ngày 7/12/2005 tại quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/11/2007,  đảng Dân chủ Thống nhất dẫn đầu, chiếm 66 ghế, kế là đảng Dân chủ Xã hội.
Ngày 1/4/2009, Croatia trở thành thành viên chính thức của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 1/4/2009, Croatia trở thành thành viên chính thức của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Giáo sư luật Ivo Josipovic được đảng Dân chủ Xã hội đề cử tranh chức Tổng thống, và đắc cử tại vòng bầu chung cuộc ngày 10/1/2010, và tuyên thệ nhậm chức ngày 18/2.
B. Cộng hoà Croatia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Croatia có hiệu lực thi hành ngày 22/12/1990. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân  bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm 153 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.       
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.486.000, dưới 15 tuổi 15,3%, trên 65 tuổi 16,9%. Mật độ cư dân: 80,2 người/km2. Thành phố: 57,4%. Sắc tộc: Croat 90%, Serb 5%, sắc tộc khác 6%. Ngôn ngữ: Croatian (chính), Serbian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 88%, Chính thống giáo 4%, không tôn giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 56.594 km2. Diện tích đất: 55.974 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu, trên bán đảo Balkan. Quốc gia láng giềng: Slovenia, Hungary phía bắc, Bosnia-Herzegovina, Yugoslavia phía đông. Địa thế: đồng bằng phía đông bắc, cao nguyên và núi thấp dọc theo bờ Adriatic. Thủ đô: Zagreb 685.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ivo Josipovic, sinh 28/4/1957, nhậm chức 18/2/2010. Thủ tướng chính phủ: Jadranka Kosor, sinh 1/7/1953, nhậm chức 6/7/2009. Chính quyền địa phương: 20 đơn vị hành chánh, và thủ đô Zagreb. Ngân sách quốc phòng: 1,02 tỷ. Quân đội chính quy: 18.600. Kinh tế: Công nghiệp máy công cụ, điện tử, hoá chất, chất dẻo, luyện kim. Nông sản: Olives, lúa mì, luá mạch, bắp, củ cải đường, hoa hướng dương, trái cây. Tài nguyên: than đá, dầu lửa, quặng sắt, quặng nhôm, nguyên tố kim loại can xi, đất sét, muối, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 79,3 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 26%. Chăn nuôi: trâu bò 483.000, gà 7,1 triệu, dê 109.000, heo 1,5 triệu, cừu 680.000. Đánh cá: 52.773 tấn. Cung cấp điện: 11,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 5%, đóng góp 1%; công nghiệp 31,3%, đóng góp 37%; và dịch vụ 63,7%, đóng góp 72%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Kuna (tháng 9/2010: 5,6=1 USD; ). Tổng sản phẩm nội địa: 78,6 tỷ. Bình quân đầu người: 17.500. Tăng trưởng: -5,8%, Nhập khẩu: 21 tỷ. Bạn hàng: Italy 16,7%, Đức 15,1%, Russia 8,9%, Austria 6,2%, Slovenia 5%. Xuất khẩu: 10,3 tỷ. Bạn hàng: Italy 22%, Bosnia-Herzegovina 13,8%, Đức 9,7%, Slovenia 9%, Austria 7,4%. Du lịch: 11 tỷ. Ngân sách quốc gia: 22,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 9,5 tỷ. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 2,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.725 km. Bằng xe hơi: 1,4 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 168.000. Bằng máy bay: bay 940,7 triệu km, sân bay 23. Hải cảng: 3- Rijeka, Split, Dubrovnik. Truyền thông: máy truyền hình 286/1000 cư dân, Radio 337/1000. Điện thoại: 42,1/100. Internet: 50,6/100 ngưòi sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 72, nữ 79,4. Sinh xuất: 9,6/1000 người. Tử xuất: 11,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 98,4%, trung học 82%, đại học 100%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
11. BOSNIA AND HERZEGOVINA.
A.Tiến trình phát triển.
Bosnia định cư bởi người Slavs trong thế kỷ thứ 7, bị Vua Croatian chiếm trị năm 958, Hungary năm 1000-1200. Cuối những năm 1200, Bosnia lập vương quốc riêng, vương quốc tan rã năm 1391, phía Nam trở thành lãnh địa của Công tước Herzegovina. Năm 1463, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm và làm thành một tỉnh của nó. Tại hội nghị Berlin 1878, Thổ Nhĩ Kỳ nhân danh quyền thống trị nhượng lại phần đất đã chiếm trong vùng cho đế quốc Austro-Hungary, gọi là tỉnh Bosnia và Herzegovina. Nó chính thức sáp nhập vào Austria-Hungary năm 1908, và là một trong những nguyên nhân nổ ra chiến tranh Thế giới lần thứ I. Sau chiến tranh năm 1918, Bosnia lại trở thành một tỉnh của Yugolavia. Trong thời kỳ diển ra chiến tranh Thế giới lần thứ II, Bosnia là một phần của quốc gia Croatia độc lập, ủng hộ Phát xít.
Khi Đức bị đánh bại chính quyền Croatia sụp đổ, Pavelic trốn khỏi nước sang lưu vong ở Tây Ban Nha. Năm 1946, Bosnia tái hợp nhất với Herzegovina, và là một trong những Cộng hòa thành viên của Liên bang Nam Tư (Yugoslavia), dưới sự lãnh đạo của Marshal Tito (Josip Broz Tito). Sau khi Tito chết năm 1980, Yugoslavia được cai trị bởi một Hội đồng Tổng thống tiếp tục đường lối của Tito nhận trợ giúp kinh tế của phương Tây. Ngày 15/10/1991, Bosnia và Herzegovina tuyên bố chủ quyền. Và ngày 29/2/1992, trong một cuộc “trưng cầu dân ý”, cử tri tán thành Bosnia-Herzegovina trở thành quốc gia độc lập. Ngày 7/4, Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu thừa nhận Bosnia-Herzegovina. Thế nhưng, người sắc tộc Serbs phản đối dấy loạn đập phá. Cuộc chiến tiếp tục gia tăng theo ba cách khác nhau giữa người Serbs, Hồi giáo, và Croats.
Lực lượng Serbs tàn sát hàng ngàn người Hồi giáo Bosnian, và hứa sẽ thanh lọc chủng tộc bằng cách trục xuất tất cả người Hồi giáo và người không phải Serbs khác ra khỏi khu vực kiểm soát của người Serbs ở Bosnia. Thủ đô Sarajevo bị bao vây và cô lập bởi quân đội Serbs Bosnia. Người Hồi giáo, và Croats ở Bosnia thoả thuận ngưng bắn ngày 23/2/1994, và ký hiệp ước ngày (18/3) thành lập một Liên minh Hồi giáo-Croats ở Bosnia. Tuy nhiên, đến giữa năm 1994, người Serbs Bosnia đã kiểm soát hơn 70% lãnh thổ. Bởi vì cuộc chiến còn tiếp tục trong năm 1995, sự cân bằng quyền lực bắt đầu xoay chiều thuận lợi cho Liên minh Hồi giáo-Croats. Ngày 30/8, không lực Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) oanh kích ồ ạt vào các mục tiêu của người Serbs ở Bosnia, dẫn tới đàm phán hoà bình và cuộc bao vây Sarajevo được giải toả ngày 15/9.
Cuộc đàm phán mới đạt tới sự thoả thuận, về nguyên tắc lập ra các vùng tự trị ở Bosnia, trong đó khu vực của người Serbs chiếm 49% diện tích quốc gia. Cuối tháng 9, Liên minh Hồi giáo tấn công tái chiếm một vùng mà trong đó có khoảng một phần hai người Serbs Bosnia còn sinh sống. Thoả ước hoà bình ký tắt ở Dayton, Ohio ngày 21/11/1995, được các Thủ tướng Bosnia, Croatia, và Serbia ký chính thức ở Paris ngày 14/12. Có khoảng 60.000 quân Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong đó khoảng 20.000 từ Hoa kỳ, vào gìn giữ an ninh theo tinh thần thoả ước. Đồng thời Toà án đặc biệt của Liên Hiệp Quốc bắt đầu điều tra, khởi tố những người bị tình nghi là tội phạm chiến tranh. Tháng 12/1995, lực lượng giữ gìn an ninh (SFOR) của khối NATO, rút bớt quân chỉ để lại khoảng 30.000 trong đó Hoa kỳ 8.000 làm nhiệm vụ trong 18 tháng.
Một sự kiện quan trọng khác là phán quyết của toà án đặc biệt Liên Hiệp Quốc ngày 2/8/2001, tuyên bố Radislav Krstic, vị tướng của Serb Bosnia phạm tội diệt chủng, đã giết hơn 7.000 Hồi giáo tại Srebrenica trong năm 1995. Đến giữa năm 2004, lực lượng NATO kéo dài sự trú đóng ở Bosnia rút xuống còn 7.000 quân. Ngày 27/9/2006, tòa án Liên Hiệp Quốc kết án là Momcilo Krajisnik, nguyên nhà lảnh đạo Bosnia-Serb 27 năm tù về tội chống lại nhân loại, nhưng vô tội trong 2 cáo buộc diệt chủng. Cuộc bầu cử Hội đồng Tổng thống và Quốc hội Liên bang ngày/10/2006, Heris Silajdzic được bầu làm chủ tịch, Nebojsa Radmanovic, và Zejiko Komsic thành viên Tổng thống. Tại Quốc hội, đảng Hành động Dân chủ dẫn đầu chiếm 8 ghế, kế là đảng Sbih 8 ghế, và sau cùng đảng Serb Dân chủ 3 ghế.
Bị truy tố tàn ác và đồng lõa trong vụ Saravan và Srebrenica, nguyên lảnh tụ Bosnian Serb, Radovan Karazic bị bắt ở Serbia ngày 21/7/2008, và giải giao cho tòa án Liên Hiệp Quốc. Bởi tình hình an ninh ở Bosnia đã được cải thiện, EUFOR đã giảm xuống còn 2.000 quân vào giữa năm 2010. 
B. Bosnia - Herzegovina  ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Bosnia-Herzegovinia có hiệu lực thi hành ngày 14/12/1995. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ, nguyên thủ quốc gia được trao cho Hội đồng Tổng thống (1 cho Croat, 1 cho Hồi giáo, và 1 cho Serb) có chức năng ngoại giao và đề cử Thủ tướng. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội Liên bang gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 42 đại biểu (trong đó 2/3 cho Croat và Hồi giáo, và 1/3 cho Serb), do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 15 nghị sỉ (5 cho Croat, 5 cho Hồi giáo, và 5 cho Serb). Hội đồng Bộ trưởng gồm 1 tín đồ Hồi giáo và 1 sắc tộc Serb là đồng Thủ tướng, và 1 Phó thủ tướng sắc tộc Croat. Tháng 11/2005, lảnh đạo 3 sắc tộc chính đồng ý tu chỉnh hiến pháp tăng thêm nhiều quyền cho chính quyền Liên bang.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.621.000, dưới 15 tuổi 14,2%, trên 65 tuổi 14,9%. Mật độ cư dân: 90,3 người/km2. Thành phố: 48%. Sắc tộc: Bosniak 48%, Serbian 37%, Croat 14%. Ngôn ngữ: Bosnian (chính), Croatian, Serbian. Tôn giáo: Hồi giáo 40%, Chính thống giáo 31%, Thiên chúa giáo La mã 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 51.197 km2. Diện tích đất: 51.187 km2. Địa điểm: trên bán đảo Balkan, phía đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Croatia phía bắc và phía tây, Yugoslavia phía đông và đông nam. Địa thế: đồi thấp với một ít núi, khoảng 36% đất được phủ kín bởi rừng. Thủ đô: Sarajevo 392.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Hội đồng Tổng thống gồm ba người luân phiên Haris Silajdzix, Nebojsa Radmanovic, và Zeljko Komsic, nhậm chức ngày 7/3/2008. Thủ tướng chính phủ: Nikola Spiric, sinh 4/9/1956, nhậm chức 11/1/2007. Chính quyền địa phưong: Liên minh Hồi giáo-Croat chia thành 10 khu vực.; 1 Republika Serian (vùng của người Serb). Ngân sách quốc phòng: 281 triệu. Quân đội chính quy: 11.099. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, lắp ráp xe hơi, xe tăng, máy bay, hàng dệt, thuốc lá, đồ gổ trang bị nội thất. Nông sản: lúa mì, bắp, rau quả, trái cây. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, quặng nhôm, đồng, chì, gổ xẻ, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 515.000, gà 13,3 triệu, dê 73.500, heo 712.000, cừu 1 triệu. Đánh cá: 9.626 tấn. Cung cấp điện: 11,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 20,5%, đóng góp 13%; công nghiệp 32,6%, đóng góp 41%; và dịch vụ 46,9%, đóng góp 46%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Convertible Marka (tháng 9/2010: 1,2=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 29,5 tỷ. Bình quân đầu người: 6.400. Tăng trưởng: -3,4%. Nhập khẩu: 8,8 tỷ. Bạn hàng: Croatia 25,1%, Germany 14,3%, Sovenia 13%, Italy 9%, Áo 5,9%, Hungary 5,1%. Xuất khẩu: 4,1 tỷ. Bạn hàng: Croatia 19,1%, Slovenia 17%, Italy 15,6%, Germany 12,5%, Austria 8,8%, Hungary 5,3%. Du lịch: 816 triệu. Ngân sách quốc gia: 8,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,07 tỷ. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 608 km. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 46,9 triệu km, sân bay 8. Hải cảng: 1- Bosanski. Truyền thông: máy truyền hình: 112/1000 cư dân, Radio 245/1000. Điện thoại: 26,5/100. Internet: 37,7/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,1, nữ 82,5. Sinh xuất: 8,9/1000 người. Tử xuất: 8,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,02%. Chết trước tuổi trưởng thành: 8,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 96,7%, trung học 68%, đại học 16%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
12.  MONTENEGRO
A. Tiến trình phát triển.
Là một phần của vương quốc Serbia thời Trung cổ, Montenegro có chính quyền tự trị trong nhiều thế kỷ, nhờ địa thế hiểm trở. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ I, là một phần của vương quốc Serbia, Croats và Slovens, sau đổi tên thành Yugoslavia. Quân Ý chiếm đóng Montenegro trong chiến tranh Thế giới lần thứ II. Sau chiến tranh năm 1945, thành lập Liên bang Nam Tư dưới sự cai trị của Cộng sản, thì Montenegro là một trong 6 Cộng hòa của Liên bang. Tháng 4/1992, sau khi 4 Cộng hòa khác tuyên bố độc lập thì Montenegro và Berbia tái tổ chức thành một Liên bang Nam Tư (Yugoslavia) nhỏ hơn. Bởi sự ràng buộc của nó với Serbia, Montnegro trở thành mục tiêu oanh kích của NATO trong chiến tranh Kosovo tháng 3-6/1999. Montenegro tìm kiếm sự gần gủi hơn với phương Tây, và từng bước giảm sự phụ thuộc sức ép chính trị và kinh tế với Serbia.
Tu chỉnh hiến pháp ngày 4/2/2003, đổi tên Yugoslavia thành Liên bang Serbia và Montenegro. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 21/5/2006, 55% cử tri ủng hộ Montenegro trở thành quốc gia độc lập, và Montenegro chính thức độc lập ngày 3/6/2006, trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc ngày 28/6/2006. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/9/2006, Liên đảng Dân chủ và Xã hội dẫn đầu chiếm 41/ 81 ghế, kế là Serbian 12 ghế, và sau cùng Liên minh Dân chủ Albanian 1 ghế. Ngày 29/2/2008, Quốc hội bầu Milo Đukanovic làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 6/4/2008, đương kim Tổng thống Filip Vulanovic tái đắc cử với 51,9% phiếu bầu. Ngày 15/12/2008, Montenegro nộp đơn xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu.
B. Montenegro ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Montenegro có hiệu lực thi hành ngày 21/5/2006. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm 81 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng cầm đầu chính phủ phải là đại biểu Quốc hội, được bầu lên bởi Quốc hội.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 666.000, dưới 15 tuổi 15,8%, trên 65 tuổi 13,5%. Mật độ cư dân: 49,6 người/km2. Thành phố: 61,5%. Sắc tộc: Montenegrin 43%, Serbian 32%, Bosniak 8%. Ngôn ngữ: Montenegrin (chính) Serbian, Bosnian, Albanian, Croatian. Tôn giáo: Chính Thống giáo 65%, Hồi giáo 19%, Thiên chúa giáo La Mã 4%. Đất đai: Tổng diện tích: 13.812 km2. Diện tích đất: 13.452 km2. Địa điểm: trên bán đảo Balkan phía đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Bosnia-Herzegovina phía bắc và tây, Serbia phía đông, Albania phía đông nam, Croatia phía tây. Địa thế: hầu hết núi non lởm chởm, có ít đất có thể trồng trọt phần lớn dọc theo con sông Zeta, bờ biển hẹp thụt sâu vào núi cao. Thủ đô: Podgorica, 144.000cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Filip Vujanovic, sinh 1/9/1954, nhậm chức 22/5/2003 (tái bầu năm 2008). Thủ tướng chính phủ: Milo Djukanovic, sinh 15/2/1962, nhậm chức: 29/2/2008. Chính quyền địa phương: 21 khu vực hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 61 triệu. Quân đội chính quy: 3.127. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, hàng tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp, du lịch. Nông sản: hạt ngũ cốc, rau quả, trái cây, thuốc lá, trái olives. Tài nguyên: nguyên tố kim loại nhôm, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 14%. Chăn nuôi: gà 114.922, heo 449.000, cừu 249.281. Đánh cá: 912 tấn. Cung cấp điện: không có số liệu. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2%, đóng góp 1%; công nghiệp 30%, đóng góp 34%; và dịch vụ 68%, đóng góp 65%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 6,6 tỷ. Bình quân đầu người: 9.800 USD. Tăng trương: -6,1%. Nhập khẩu: 601 triệu. Bạn hàng: Hy Lạp Đức 10.2%, Italy 10,2%, Đức 9,6%, Bosnia-Herzegovina 9,2%. Xuất khẩu: 171 triệu. Bạn hàng: Thụy Sỉ 83,9%, Italy 6,1%, Bosnia-Herzegovina 1,3%. Du lịch: 758 triệu. Ngân sách quốc gia: không có số liệu. Dự trữ ngoại tệ: 365 triệu. Dự trử vàng: 40.000 oxt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ:  không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 249 km. Bằng xe hơi: 1,6 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 158.400. Bằng máy bay: bay 1,2 tỷ km, sân bay 3. Hải cảng: 1- Bar. Truyền thông: máy truyền hình không có số liệu, Radio không có số liệu. Điện thoại: 58,7/100. Internet: 44,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 74,6, nữ 80,7. Sinh xuất: 11,1/1000 người. Tử xuất: 8,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 9,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết ...%, trung học ...%, đại học ...%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc, và các cơ quan đặc biệt của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Lao động Thế giới (ILO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
13. SERBIA.
A. Tiến trình phát triển.
Từ năm 1389, Serbia là Công quốc chư hầu của Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ, Montenegro tại thời điểm này (1389) là một quốc gia độc lập. Năm 1878, Serbia trở thành một Vương quốc độc lập  theo hiệp ước Berlin. Hiệp ước này (1878), cũng thừa nhận nền độc lập của Montenegro. Năm 1913, sau các cuộc chiến tranh vùng Balkan, biên giới của Serbia mở rộng bằng cách sáp nhập phần đất của Serbia củ và Macedonia vào Serbia. Khi đế quốc Austro-Hungarian sụp đổ sau đệ I thế chiến, vương quốc Serbs, Croatia và Slovenes được thành lập từ phần đất các tỉnh củ của Croatia, Dalmatia, Bosnia, Herzegovina, Slovenia, Vojvodina, và quốc gia độc lập Montenegro. Vương quốc Serbs, Croats, Slovenia năm 1929, trở thành Yugoslavia. Quốc gia bị Đức Quốc Xã xâm lăng năm 1941. Quân kháng chiến Yugoslavia tiếp tục kháng cự.
Trong số quân kháng chiến có đội quân Chetniks cầm đầu bởi Draja Mikhailovich, đánh lại quân kháng chiến khác cầm đầu bởi Josip Broz, còn có tên Marshal Tito. Từ năm 1943, Tito được hậu thuẫn bởi Liên xô và Anh Quốc nắm quyền kiểm soát tại thời điểm Đức Quốc Xã bị đẩy ra khỏi Yugoslavia năm 1945, Mikhailovich bị hành quyết ngày 17/7/1946, bởi chính quyền Tito. Quốc hội tuyên bố Yugoslavia là nước Cộng hoà ngày 29/11/1945, và trở thành một Cộng hoà Liên bang ngày 31/1/1946, với Tito một người cộng sản cầm đầu chính quyền. Tito từ chối áp đặt chính sách độc tài cộng sản kiểu Stalin lên Yugoslavia, như bao nhiêu quốc gia cộng sản khác. Ông còn nhận trợ giúp kinh tế và quân sự từ phương Tây. Ngày 4/5/1980, Tổng thống Tito chết sau đó Yugoslavia được cai quản bởi một Hội đồng Tổng thống thay đổi luân phiên.
Ngày 22/1/1990, đảng Cộng sản tuyên bố từ bỏ vai trò lãnh đạo xã hội của mình. Ngày 25/6/1991, Croatia và Slovenia chính thức tuyên bố độc lập. Tại Croatia, cuộc đánh nhau bắt đầu giữa người Croats và sắc tộc Serbs. Chính quyền Serbia gởi quân đội và thuốc men trợ giúp lực lượng nổi dậy người Serbia ở Croatia. Quân đội Croatian đánh nhau với các đơn vị quân Yugoslavia và quân nổi dậy người Serbs. Ngày 17/4/1992, Cộng hoà Serbia và Montenegro tuyên bố thành lập Liên bang Yugoslavia mới, dưới sự lảnh đạo của tổng thống Slobodan Milosevic, và là người cung cấp trang bị quân sự cho chiến đấu quân người Serb ở Bosnia và Herzegovina. Ngày 30/5, Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận lên nhà nước mới Yugoslavia, với mong muốn chấm dứt đổ máu ở Bosnia.
Thoả ước hoà bình đạt được tại Dayton, Ohio ngày 21/11/1995, chính thức ký kết tại Paris ngày 14/12/1995, bởi Milosevic và các nhà lãnh đạo của Bosnia và Croatia. Tháng 5/1996, một toà án đặt biệt của Liên Hiệp Quốc tại Hoà Lan bắt đầu xét xử các người bị tình nghi là tội phạm chiến tranh từ Yugoslavia cũ. Ngày 1/10/1996, Liên Hiệp Quốc tháo bỏ lệnh cấm vận chống lại Yugoslavia, sau cuộc bầu cử tại Bosnia. Ngày 17/11, phe đối lập giành thắng lợi trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương bị Milosevic từ chối công bố kết quả. Một sự phản đối rộng rãi nổ ra, những người không cộng sản cướp chính quyền ở Belgrade, và nhiều thành phố khác trong tháng 1/1997. Nhằm cản trở công cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ ba tại Serbia, Milosevic tự tấn phong mình là Tổng thống của Yugoslavia ngày 23/7/1997.
Ngày 24/9/2000, trong cuộc bầu cử Tổng thống Milosevic bị đánh bại bởi nhà lãnh đạo đối lập Vojislav Kostunica, Milosevic không công nhận kết quả. Dòng người biểu tình đông đảo tràn ra khắp đường phố buộc ông ta từ chức ngày 6/10, và Kostunica tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngày 7/10. Bị cáo buộc tham nhũng, lạm dụng quyền hành, Milosevic được giải giao tới các cơ quan có thẩm quyền Serbian ngày 1/4/2001. Ngày 28/6/2001, Milosevic bị dẫn độ đến Haque, Hà Lan để bị toà án đặc biệt của Liên Hiệp Quốc sẽ xét xử ông ta về tội phạm chiến tranh. Ngày 14/3/2002, một hiệp ước tái tổ chức Yugoslavia thành một nhà nước thống nhất của Serbia và Montenegro có hiệu lực kể từ ngày 4/2/2003. Thủ tướng của Cộng hòa Serbia là Zoran Djindjic bị ám sát ngày 12/3/ tại Belgrate, tội phạm bị vây bắt.
Tội phạm ta là thành viên của một tổ chức gần 4,500 người chuyên gây án từ thời còn chế độ Milosevic. Ngày 21/5/2006, trong một cuộc “trưng cầu dân ý”, cử tri Montenegro ủng hộ tách khỏi Liên bang thành quốc gia độc lập, và ngày 3/6/2006, Montegro chính thức tuyên bố độc lập. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 21/1/0007, đảng Cấp tiến dẫn đầu chiếm 81 ghế, kế là đảng Dân chủ 64 ghế, và sau cùng Liên đảng Roma-Serbia 1 ghế. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 20/1/2008, có 9 ứng viên dự tranh, không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết, và tại vòng bầu chung cuộc ngày 3/2/ đương kim Tổng thống Boris Tadic đắc cử với 51,2% phiếu bầu. Sau nhiều năm thương thảo không mang lại kết quả nào, ngày 17/2/2008, Kosovo tuyên bố ly khai khỏi Serbia để trở thành quốc gia độc lập.
Sau đó không lâu Hoa kỳ và các nước trong Liên hiệp Châu Âu thừa nhận, nhưng Liên bang Nga và Serbia thì không thừa nhận quốc gia non trẻ nầy. Sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/5, một chính quyền thân phương Tây do Mirko Cvetkovic cầm đầu tuyên thệ nhậm chức ngày 7/7. Để lấy lòng Liên hiệp Châu Âu trong việc xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu, ngày 21/ 7/2008, Serbia đã bắt Radovan Karadzic nhà lảnh đạo Serbia trước đây và giải giao cho tòa án quốc tế để bị xét xử về tội diệt chủng chống lại loài người. Ngày 31/3/2010, Quốc hội Serbia đồng ý đưa ra lời chính thức xin lỗi về việc tàn sát hàng ngàn tín đồ Hồi giáo năm 1995 tại Srebrenica, trong một nổ lực xa hơn là giải quyết về sự hung bạo trong thời chiến tranh.
Lưu ý.
1. Vojvodina một tỉnh tự trị phía bắc Serbia, diện tích 21.499 km2, và hơn 2 triệu người hầu hết là người Serbian. Thủ đô của nó là Novi Sad.
B. Serbia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp được công chúng Serbia chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 28-29/10/2006. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thưòng là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm 250 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 7.344.000, dưới 15 tuổi 15,2%, trên 65 tuổi 16,6%. Mật độ cư dân: 94,8 người/km2. Thành phố: 55,7%. Sắc tộc: Serb 83%, Hungarian 4%, Romany 1%. Ngôn ngữ: Serbian (chính), Hugarian. Tôn giáo: Chính thống giáo 85%, Thiên chúa giáo La Mã 6%, Hồi giáo 3%. Đất đai: Tổng diện tích: 77.474 km2. Diện tích đất: 77.474 km2. Địa điểm: trên bán đảo Balkan phía đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Croatia, Bosnia-Herzegovina phía tây, Hungary phía bắc, Romania, Bulgaria phía đông, Nontenegro, Albania, Macedonia phía nam. Địa thế: Có sự khác nhau rất lớn, đất phù sa tốt nhờ sông Danube và sông khác phía bắc, bình nguyên có nhiều đá vôi phía đông, rừng nguyên sơ và núi đồi phía đông nam. Thủ đô: Belgrade 1.115.000cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Boris Tadic, sinh 15/1/1958, nhậm chức 11/73/2004 (tái bầu năm 2008). Thủ tướng chính phủ: Mirko Cvetkovic, sinh ngày 16/8/1950, nhậm chức 7/7/2008. Chính quyền địa phưong: 1 Cộng hoà, và 1 tỉnh tự trị. Ngân sách quốc phòng: 1,0 tỷ. Quân đội chính quy: 29.125. Kinh tế: Công nghiệp máy bay, xe hơi, máy công cụ, khai thác mỏ, luyện kim, điện tử, hàng tiêu dùng, sản phẩm dầu lửa, hóa chất. Nông sản: hạt ngũ cốc, rau quả, trái cây, thuốc lá, trái olives. Tài nguyên: than đá, dầu lửa, khí đốt, nguyên tố kim loại sắt, nhôm, đồng, vàng, chì, Nicken, hợp chất Crôm, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 77,5 triệu thùng. Đất nông nghiệp: không có số liệu. Chăn nuôi: trâu bò 1,1 triệu, gà 16,6 triệu, dê 162.000, heo 4 triệu, cừu 1,6 triệu. Đánh cá: 7.463 tấn. Cung cấp điện: 31,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 23,9%, đóng góp 3%; công nghiệp 20,5%, đóng góp 56%; và dịch vụ 55,6%, đóng góp 41%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar mới (9/2010: 80,9=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 78,4 tỷ. Bình quân đầu người: 10.600 USD. Tăng trương: -2,9%. Nhập khẩu: 15,9 tỷ. Bạn hàng: Đức 18,9%, Italy 17,1%, Austria 8%, Slovenia 7,6%, Hungary 5,2%, Greece 4,1%, France 4,1%, Bulgaria 4%. Xuất khẩu: 8,4 tỷ. Bạn hàng: Italy 30,1%, Germany 16,6%, Greece 7,4%, Austria 7%, France 5,3%,Slovenia 4,2%, Hoa Kỳ 4,1%. Du lịch: 944 triệu. Ngân sách quốc gia: 11,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 9,4 tỷ. Dự trử vàng: 410.000ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 7,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.378 km. Bằng xe hơi: 1,6 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 158.400. Bằng máy bay: bay 1,2 tỷ km, sân bay 16. Hải cảng: 2- Bar, Novi Sad. Truyền thông: máy truyền hình 277/1000 cư dân, Radio 296/1000. Điện thoại: 31,5/100. Internet: 41,7 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 71,3, nữ 77,1. Sinh xuất: 9,2/1000 người. Tử xuất: 13,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: -0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 97,6%, trung học 64%, đại học không có số liệu.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
14. KOSOVO.
A. Tiến trình phát triển.
Kosovo là một phần của đế quốc La Mã và Byzantine trước khi sáp nhập vào Serbia bởi bộ tộc Slavic thời Trung cổ. Sau khi Ottoman Thổ Nhỉ Kỳ đánh bại quân Serbia năm 1389, nó trở thành công quốc chư hầu của Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ, đa cư dân Kosovo bị cải đạo thành Hồi giáo, và người Kosovo có sắc tộc Albanian chỉ là thiểu số. Trong chiến tranh vùng Balkan lần thứ I (1912-1913), Serbia tái chiếm Kosovo. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ I, Kosovo, Croatia và Slovenes là một tỉnh của Serbia. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, vùng nầy lại trở thành một tỉnh tự trị thuộc Cộng hòa Yugoslavia. Năm 1989, xóa bỏ tỉnh tự trị, Kosovo lại đặt dưới sự cai trị trực tiếp của Serbia. Tháng 7/1990, sắc tộc Albanians tại Kosovo bất mản, yêu cầu chính quyền trung ương xét lại quyết định trên không được, cuối cùng thì họ tuyên bố độc lập.
Tính trạng chưa ngã ngũ thì Liên bang Nam Tư tan rã, Cộng hòa Serbia, và Mongtenegro tuyên bố thành lập Liên bang Nam Tư mới năm 1992, dưới sự lảnh đạo của Tổng thống Slobodan Milosevic. Năm 1997, những cuộc tấn công của đội quân giải phóng Kosovo nhắm vào quân chính phủ khiến Serbia tung ra những cuộc trả đủa tàn bạo. Lo sợ Milosovic sẽ tiến hành một cuộc “thanh tẩy chủng tộc” như từng áp dụng tại Bosnia, Hoa kỳ và Đồng minh NATO gây sức ép lên chính quyền Yugoslatvia. Khi bị Milosovic thẳng thừng từ chối, NATO mở các trận oanh kích vào lảnh thổ Yugoslatvia từ thảng 3-6/1999. Serbia trả đủa bằng những cuộc khủng bố kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người Kosovo phải chạy lánh nạn sang Albania, và Macedonia. Tháng 6/1999, khi 50.000 quân của KFOR vào Kosovo thì tháng 9, những ngưòi chạy tỵ nạn trở về Kosovo.
Và cũng từ tháng 9 nầy, một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc tạm thời làm nhiệm vụ quản lý Kosovo. Các cuộc thương thảo bởi đại diện Kosovo và Serbia không đạt được kết quả nào. Ngày 17/2/2008, Kosovo đơn phương tuyên bố dộc lập. Hoa kỳ và các nước phương Tây thừa nhận Kosovo, nhưng Nga, và Serbia thì từ chối. Ngày 22/6/2010, tòa án quốc tế tuyên bố Kosovo đơn phương tuyên bố dộc lập là hợp pháp. Đến giữa năm 2010, KFOR còn khoảng 9.900 quân ở Kosovo.
B. Kosovo ngày nay.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.815.000. dưới 15 tuổi 27,5%, trên 65 tuổi 6,6%. Mật độ cư dân: 166,7 người/km2. Sắc tộc: Albanian 88%, Serbian 7%. Ngôn ngữ: Albanian, Serbian. Tôn giáo: Hồi giáo, Chính thống giáo,  Thiên chúa giáo La mã. Đất đai: Tổng diện tích: 10.887 km2. Diện tích đất: 10.887 km2. Địa điểm: trên bán đảo Balkan phía Đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Serbia phía bắc, Montenegro tây bắc, Albania tây nam, Macedonia phía đông nam. Địa thế: Bình nguyên thấp ngập lụt, bao quanh bởi nhiều rặn núi cao. Thủ đô: Pristina.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Jakup Krasniqi, sinh 1/1/1951, nhậm chức 27/9/2010. Thủ tướng chính phủ: Hashim Thaci, sinh 24/4/1968, nhậm chức 9/1/2008. Chính quyền địa phưong: 30 khu vực. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu.. Quân đội chính quy: không có số liệu. Kinh tế: khai thác mỏ, luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt da, hàng tiêu dùng. Nông sản: hạt ngũ cốc, rau quả, trái cây, rượu vang. Tài nguyên: nguyên tố kim loại sắt, nhôm, đồng, vàng, chì, Nicken, hợp chất Crôm, đá vôi. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: không có số liệu. Chăn nuôi: không có số liệu. Đánh cá: không có số liệu. Cung cấp điện: 4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 16,5% đóng góp ..%; công nghiệp ..%, đóng góp ..%; và dịch vụ ..%, đóng góp ..%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 5,3 tỷ. Bình quân đầu người: 2,500 USD. Tăng trưởng: không có số liệu.  Nhập khẩu: không có số liệu. Xuất khẩu: không có số liệu. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 529,5 triệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 267 km. Bằng xe hơi: không có số liệu, xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 4. Truyền thông: máy truyền hình: không có số liệu. Radio: không có số liệu. Điện thoại: không có số liệu. Internet: không có số liệu. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 67,9, nữ 72. Sinh xuất: 18,5/1000 người. Tử xuất: 7,1/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 43,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 91,9%, trung học 64%, đại học không có số liệu.
Tham gia tổ chức quốc tế: Quỷ tiền tế Thế giới (IMF).
15. MACEDONIA    FORMER YUGOSLAV REPUBLIC OF MACEDONIA.
A. Tiến trình phát triển.
Macedonia là một phần của một vùng rộng lớn cũng gọi là Macedonia bị chiếm trị bởi Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1389-1912. Khi người bản địa Greeks, Bulgarians, và Slavs giành lại độc lập của họ, thì Serbia nhận được phần lớn của lảnh địa, phần còn lại là của Greece và Bulgaria. Năm 1913, khu vực được hợp nhất vào Serbia, lãnh địa mà năm 1918, trở thành một phần của vương quốc Serbs, Croats, và Slovenes. Vương quốc đổi tên thành Yugoslavia năm 1929. Năm 1946, Macedonia là một Cộng hoà của Liên bang Yugoslavia (Nam tư). Ngày 8/9/1991, Macedonia tuyên bố nền độc lập của mình, và được thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc năm 1993. Quân đội Liên Hiệp Quốc gồm hàng ngàn lính Mỹ triển khai bố trí lực lượng tại đó, để ngăn chặn cuộc chiến tranh giữa các phe nhóm chính trị ở Bosnia lan ra các vùng khác ở Balkan.
Tháng 2/1994, cả hai nước Nga, và Mỹ đều thừa nhận Macedonia. Hy Lạp phản đối việc sử dụng Macedonia như thời Hellenic, áp đặt cô lập giao thương trên phần đất liền của họ. Ngày 3/9/1995, hai quốc gia đã thoả thuận lập quan hệ bình thường. Ngày 3/10, một vụ đặt bom trên xe đã làm Tổng thống Kiro Gligoror bị thương nặng. Ngày 8/4/1996, Macedonia và Yugoslavia ký hiệp ước quan hệ ngoại giao. Khi kết thúc các cuộc oanh kích của máy bay Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) chống lại Yugoslavia từ tháng 3 đến tháng 6/1999, Macedonia nhận hơn 250.000 người tỵ nạn Kosovar. Đến ngày 1/9 trên trên 90% số người nầy đã hồi hương. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng chung cuộc ngày 14/11/1999, Boris Trajkovski của Liên minh cánh Trung hữu thắng cử.
Tháng 3/2001, du kích quân sắc tộc Albanian tung ra một cuộc tấn công ở phía Tây bắc Macedonia. Ngày 13/8, hiệp ước dọn đường cho lực lượng giữ gìn hoà bình của khối NATO triển khai tại Macedonia được ký. Ngày 24/1/2002, đạo luật mở rộng quyền của người sắc tộc Albanians đựơc Quốc hội thông qua. Ngày 31/3/2003, lực lượng duy trì hòa bình gồm 320 quân của Liên hiệp Châu Âu đến thay thế quân của Khối NATO. Ngày 26/2/2004, sau khi Trajkovski chết trong một vụ rớt máy bay, Thủ tướng Branko Crvenkovski tạm thời kiêm nhiệm chức Tổng thống. Branko Crvenkovski đắc cử Tổng thống tại vòng bầu chung cuộc ngày 28/4/2004, với 60,6% phiếu  bầu. Chính phủ Liên hiệp của Thủ tướng Nikola Gruevski tiếp tục nắm quyền sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/6/2008.
Hy Lạp hiện đang phản đối việc Macedonia gia nhập NATO, bởi do có sự tranh chấp trên phần đất mang tên Macedonia. Trong cuộc bầu cử Tổng thống chung cuộc ngày 5/4/2009, Gjorge Ivanov thắng cử, và nhậm chức ngày 12/5/2009.
B. Macedonia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Macedonia được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 8/9/1991, có hiệu lực thi hành ngày 17/11/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật, nhưng phải được 2/3 đại biểu Quốc hội chấp thuận. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm 120 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tóa án Hiến pháp mà thẩm phán do Quốc hội bầu chọn có nhiệm kỳ 8 năm, không tái tục.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.072.000, dưới 15 tuổi 18,8%, trên 65 tuổi 11,5%. Mật độ cư dân: 81,5 người/km2. Thành phố: 59,2%. Sắc tộc: Macedonian 64%, Albanian 25%, Turkish 4%, Roma 3%. Ngôn ngữ: Macedonian (chính), Abanian, Turkish, Romani, Serbo-Croatian. Tôn giáo: Chính thống giáo Macedonian 65%, Hồi giáo 33%. Đất đai: Tổng diện tích: 25.713 km2. Diện tích đất: 24.433 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Alibania phía tây, Serbia phía bắc, Bulgarian phía đông. Greece phía nam. Thủ đô: Skopje 480.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Gjorge Ivanov, sinh 2/5/1960, nhậm chức 12/5/2009. Thủ tướng chính phủ: Nikola Gruevshi, sinh 31/8/1970, nhậm chức 27/6/2006. Chính quyền địa phưong: 123 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 167 triệu. Quân đội chính quy: 8.000. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, hàng dệt, sản phẩm gỗ, thuốc lá, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mì, lúa gạo, bắp, hạt kê, bông sợi, thuốc lá. Tài nguyên: nguyên tố kim loại mạ thép không gỉ, kim loại trắng hơi xanh, chì, nhôm, quặng sắt, gổ xẻ. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 22%. Chăn nuôi: trâu bò 253.766, gà 2,3 triệu, dê 126.452, heo 255.146, cừu 817.536. Đánh cá: 735 tấn. Cung cấp điện: 6,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 18,6%, đóng góp 11%; công nghiệp 29,5%, đóng góp 32%; và dịch vụ 51,9%, đóng góp 57%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Denar mới (tháng 9/2010: 48,3=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 18,7 tỷ. Bình quân đầu người: 9.100 USD. Tăng trưởng: -1,8%. Nhập khẩu: 4,8 tỷ. Bạn hàng: Nga 15,1%, Đức 9,8%, Hy Lạp 8,5%, Serbia 7,5%, Bulgaria 6,5%, Italy 6%. Xuất khẩu: 2,7 tỷ. Bạn hàng: Serbia 23,2%, Đức 15,6%, Hy Lạp 15,1%, Italy 9,9%, Bulgaria 5,4%, Croatia 5,2%. Du lịch: 228 triệu. Ngân sách quốc gia: 3,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,3 tỷ. Dự trữ vàng: 220.000 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng -0,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 698 km. Bằng xe hơi: 253.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 28.000. Bằng máy bay: bay 275 triệu km, sân bay 10. Truyền thông: máy truyền hình: 273/1000 cư dân, Radio 550/1000. Điện thoại: 21,7/100. Internet: 51,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam: 72,4; nữ 77,6. Sinh xuất: 11,9/1000 người. Tử xuất: 8,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,3%. Chết trước tuồi trưởng thành: 8,8% trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 97%, trung học 83%, đại học 22%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (IMO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
16. BULGARIA    REPUBLIC OF BULGARIA.
A. Tiến trình phát triển.
Bulgaria được định cư bởi người Slavs từ thế kỷ thứ 6. Người Turkic Bulgars đến trong thế kỷ thứ 7. Kết hợp với người Slavs, trở thành quốc gia Thiên chúa giáo trong thế kỷ thứ 9, và là đế quốc hùng mạnh trong thế kỷ thứ 10 và 12. Bị Ottoman-Thổ Nhỉ Kỳ chiếm trị từ năm 1396, và kéo dài 500 năm. Cuộc bạo loạn năm 1876, đưa đến việc thành lập Vương quốc độc lập năm 1908. Sau chiến tranh vùng Balkan lần thứ I, Bulgaria mở rộng thêm lãnh thổ. Nhưng bị mất vùng ven biển Aegean trong chiến tranh Thế giới lần thứ I. Khi nổ ra chiến tranh Thế giới lần thứ II, Bulgaria cùng với Đức gia nhập “Phe trục”, nhưng rút lui năm 1944. Ngày 8/9/1946, với sự giúp đỡ của Liên Xô, đảng Cộng sản nắm quyền lực, xoá bỏ chế độ Quân chủ. Ngày 10/11/1986, Todor Zhivkov, sau 35 năm nắm quyền lực vừa là lãnh tụ đảng và là người cầm đầu quốc gia từ chức.
Tháng 1/1990, Zhivkov bị kết án tù về tội tham nhũng và lạm dụng quyền hành. Cũng tháng 1/1990, Quốc hội thông qua đạo luật huỷ bỏ vai trò thống trị của đảng Cộng sản được ghi trong Hiến pháp. Ngày 12/7/1991, Hiến pháp mới của Bulgaria có hiệu lực. Một chương trình kinh tế nghiêm túc được áp dụng từ tháng 5/1996. Ngày 2/10, nhà lãnh đạo đảng Cộng sản trong một thời gian dài, nguyên Thủ tướng Andrei Lukanov bị ám sát ở Sofia. Petar Stoyanov chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống chung cuộc ngày 3/11. Nền kinh tế Bulgaria trở nên xấu đi dẫn đến các cuộc biểu tình khắp nơi, đặt biệt là cuộc tuần hành biểu dương trong tháng 1/1997. Lực lượng Dân chủ thống nhất chống cọng (UDF) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 19/4/1997.
Nhưng lực lượng này (UDF) lại thất bại trong cuộc bầu cử ngày 17/6/2001, trước Mặt trận Quốc gia do nhà vua củ Simeon II lảnh đạo. Lãnh tụ đối lập đảng xã hội Georgi Parvanov giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống chung cuộc ngày 18/11/2001. Ngày 2/4/2004, Bulgaria trở thành thành viên chính thức của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương NATO. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/6/2005, Liên minh Xả hội dẫn đầu, chiếm 82/240 ghế, kế là Mặt trận Quốc gia 53 ghế và sau cùng là đảng Nhân dân Thống nhất 13 ghế. Tại cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/10/2006, có 6 ứng viên dự tranh, nhưng không có đủ 50% cử tri tham gia đầu phiếu, nên ngày 29/10 phải tổ chức bầu vòng chung cuộc, và đương kim Tổng thống Georgi Parvanov đắc cử, vơí 75,9% phiếu bầu. Bulgaria gia nhập Liên hiệp Châu Âu ngày 1/1/2007.
B. Cọng hoà Bulgaria ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Bulgaria có hiệu lực thi hành ngày 12/7/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm 240 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 7.148.000, dưới 15 tuổi 13,8%, trên 65 tuổi 17,9%. Mật độ cư dân: 65,9 người/km2. Thành phố: 71,2%. Sắc tộc: Bulgarian 84%, Turks 9%, Roma 5%. Ngôn ngữ: Bulgarian (chính), Turkish. Tôn giáo: Chính thống giáo Bulgarria 83%, Hồi giáo 12%.  Đất đai: Tổng diện tích: 110.789 km2. Diện tích đất: 108.489 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu, và đông bán đảo Balkan trên biển đen. Quốc gia láng giềng: Yugoslavia, Macedonia phía tây, Romania phía bắc, Turks, Greece phía nam. Địa thế: núi Stara Planina (Balkan) chạy từ đông sang tây xuyên qua miền trung, đồng bằng Danube ở phía bắc, núi Rhodope phía tây nam, và đồng bằng Thracian ở đông nam. Thủ đô: Sofia 1.192.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Georgi Parvanov, sinh 28/6/1957, nhậm chức 22/01/2002 (tái bầu tháng 10/2006). Thủ tướng chính phủ: Boyko Borisov, sinh 13/6/1959, nhậm chức 27/7/2009. Chính quyền địa phương: 28 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 1,1 tỷ. Quân đội chính quy: 34.975. Kinh tế: Công nghiệp điện gia dụng, kim khí điện máy, hóa chất, chế biến thực phẩm, thức uống, thuốc lá.  Nông sản: lúa mạch, lúa mì, củ cải đường, hoa hướng dương, trái cây, hạt có dầu, rau quả, thuốc lá. Tài nguyên: than đá, chì, đồng, quặng nhôm, kim loại mạ thép không gỉ, gổ xẻ. Dự trữ nhiên liệu: 15 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 30%. Chăn nuôi: trâu bò 628.271, gà 18 triệu, dê 549.076, heo 1 triệu, cừu 1,6 triệu. Đánh cá: 10.801 tấn. Cung cấp điện: 40,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 7,5%, đóng góp 1%; công nghiệp 34,6%, đóng góp 40%; và dịch vụ 56,1%, đóng góp 59%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lev (tháng 9/2010: 1,52=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 90,1 tỷ. Bình quân đầu người: 12.500 USD. Tăng trưởng: -5%. Nhập khẩu: 22,1 tỷ. Bạn hàng: Russia 16,8%, Germany 12,4%, Italy 8,7%, Turkey 6,4%, Trung Quốc 5,4%, Greece 5,1%. Xuất khẩu: 16,4 tỷ. Bạn hàng: Turkey 10,8%, Italy 10,1%, Germany 9,9%, Greece 8,2%, Bỉ 64,%. Du lịch: 4,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 18,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 10,3 tỷ. Dự trữ vàng: 1,2 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 2,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 4.292 km. Bằng xe hơi: 2,5 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 371.000. Bằng máy bay: bay 746,8 triệu tỷ km, sân bay 131. Hải cảng: 2 – Varna, Burgas. Truyền thông: máy truyền hình: 429/1000 cư dân, Radio 537/100. Điện thoại: 28,7/100. Internet: 45/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 69,7, nữ 77,2. Sinh xuất: 9,4/1000 người. Tử xuất: 14,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 17,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học: 7-14, biết đọc biết viết 98,3%, trung học 87%, đại học 43%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).  và Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
17. ALBANIA    REPUBLIC OF ALBANIA.
A. Tiến trình phát triển.
Thời Cổ đại lãnh thổ Illyria bị xâm lược bởi Romans, Slavs, và Turks (trong thế kỷ 15). Sau đó cư dân bị Hồi giáo hoá. Năm 1912, Albania tuyên bố độc lập. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, Albania trở thành nơi giao tranh của các lực lượng chiếm đóng. Albania trở thành thành viên của Hội Quốc Liên năm 1920. Albania tuyên bố thành lập chế độ Cộng hòa năm 1925, Nhưng từ năm 1928 trở lại chế độ Quân chủ,  và nhà vua Zog I cai trị cho đến khi bị Italy xâm lược năm 1939. Năm 1944, du kích quân Cộng sản nắm quyền hành, liến kết Albania với Liên Xô. Năm 1960, Albania từ bỏ Liên Xô, liên kết với Trung Quốc, và đã nhận được nhiều tỷ đô la trợ giúp từ nước này. Năm 1974, Trung Quốc giảm bớt sự viện trợ, và cắt đứt hoàn toàn năm 1978, khi Albania chỉ trích sách lược của Trung Quốc bởi những người kế tục Mao.
Thập niên 1970, một cuộc thanh trừng rộng lớn được tiến hành ở Albania. Ngày 4/1985, Enver Hoxha người cai trị đất nước hơn 40 năm qua từ trần. Chế độ mới bắt đầu nới lỏng vài sự tự do kể cả cho phép người ta được xuất ngoại trong năm 1990. Các nổ lực khác để cải thiện mối quan hệ với thế giới bên ngoài đã được thực hiện. Tháng 3/1991, đảng viên Cộng sản củ vẫn duy trì được quyền lực trong cuộc bầu cử Quốc hội. Nhưng do các cuộc biểu tình của công chúng, và những người đối kháng trong thành phố dẫn đến việc thành lập một nội các Liên minh bao gồm cả những người không phải Cộng sản. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 3/1992, các đảng viên cọng sản bị đánh bại, nền kinh tế Trung ương tập quyền sụp đổ, và xã hội bất ổn. Sali Berisha người không cọng sản đầu tiên được bầu làm Tổng thống kể từ sau chiến tranh Thế giới lần thứ II.
Đảng của Berisha chính thức công bố giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội gây nhiều tranh cãi ngày 26/5 và 2/6/1996. Công chúng lại xuống đường biểu tình phản đối vụ gian trá làm sụp đổ các dự án đầu tư trong tháng 1/1997, đưa đến cuộc bạo loạn có vũ trang bất chấp luật pháp. Ngày 28/3, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gởi một lực lượng 7.000 quân đến vãn hồi trật tự. Đảng Xã hội và đồng minh của họ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 29/6 và 6/7. Ngày 11/8/1997, lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc rút ra khỏi Albania. Từ tháng 3 đến tháng 6/1999, trong thời gian Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) oanh kích chống lại Yugoslavia, Albania là nước dung chứa khoảng 405.000 người tỵ nạn Kosovar. Sau 8 năm nắm quyền, đảng Xã hội dường như không còn đựơc dân chúng ủng hộ.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/7/2005, đảng Dân chủ đối lập dẫn đầu chiếm 56/140 ghế, kế là đảng Xã hội đương quyền 42 ghế, và sau cùng Mặt trận Xã hội Hợp nhất 5 ghế. Ngày 20/7/2007, trong vòng bầu lần thứ tư, Quốc hội đã bầu Bamir Topi làm Tổng thống với 3/4 phiếu bầu. Sau một loạt các vụ nổ làm chết 26 người tại nhà máy sản xuất quân dụng Tirana, ngày 15/3/2008, Bộ trưởng Quốc phòng từ chức. Albania trở thành thành viên chính thức của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 28/4/2009. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 28/6, Berisha vẫn giữ nguyên chức Thủ tướng.
B. Cọng hoà Albania ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Albania có hiệu lực thi hành ngày 28/11/1998. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gốm 140 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiễm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.986.000, dưới 15 tuổi 22,6%, trên 65 tuổi 10%. Mật độ cư dân: 109 người/km2. Thành phố: 50,9%. Sắc tộc: Albanian 95%, Greeks 3%. Ngôn ngữ: Albanian (chính), Greek. Tôn giáo: Hồi giáo 70%, Chính thống giáo Albanian 20%, Thiên chuá giáo La mã 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 28.748 km2. Diện tích đất: 27.398 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu, trên bờ đông nam biển Adriatic. Quốc gia láng giềng: Yugoslavia  phía bắc, Hy lạp phía nam, Macedonia phía đông. Địa thế: Một phần tư bờ biển hẹp bằng phẳng, gồm đồi và núi bao phủ với những bụi cây rừng, cắt đôi bởi các con sông nhỏ theo hướng đông-tây. Thủ đô: Tirana 433.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Bamir Topi, sinh 24/4/1957, nhậm chức 24/7/2007. Thủ tướng chính phủ: Sali Berisha, sinh 15/10/1944, nhậm chức 11/9/2005 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phương: 12 khu vực và chia thành 36 đơn vị tự trị. Ngân sách quốc phòng: 254 triệu. Quân đội chính quy: 14.295. Kinh tế: Công nghiệp gỗ xẻ, chế biến thực phẩm, hàng dệt, may mặc. Nông sản: lúa mì, bắp, khoai tây, củ cải đường, nho. Tài nguyên: than đá, nguyên tố kim loại không gỉ, đồng, chì, nickel, dầu lửa, khí đốt, gổ xẻ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 199,1 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 663.400, gà 4,6 triệu, dê 1 triệu, heo 150.000, cừu 1,8 triệu. Đánh cá: 7.699 tấn. Cung cấp điện: 2,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 58%, đóng góp 47%; công nghiệp 15%, đóng góp 25%; và dịch vụ 27%, đóng góp 28%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lek (tháng 9/2010: 106,5=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 23,1 tỷ. Bình quân đầu người: 6.400. Tăng trưởng: 4,2%. Nhập khẩu: 4,3 tỷ. Bạn hàng: Italy 32%, Hy Lạp 17,7%, Turkey 8%, Germany 5,6%. Xuất khẩu: 1,0 tỷ. Bạn hàng: Italy 67,8%, Serbia 5,8%, Hy lạp 5,4%. Du lịch: 1,7 tỷ. Ngân sách quốc gia: 4,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,4 tỷ. Dự trữ vàng: 50.607 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 2,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 447 km. Bằng xe hơi: 174.700 đầu xe, xe hơi cá nhân 88.800. Bằng máy bay: bay 135,9 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 3 – Durres, Sarande, Vlore. Truyền thông: máy truyền hình 146/1000 cư dân, Radio 259/1000. Điện thoại: 11,5/100. Internet: 41,2/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 74,7, nữ 80,1. Sinh xuất: 11,9/1000 người. Tử xuất: 6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 15,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13, biết đọc biết viết 99%, trung học 38%, đại học 11%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
18. GREECE    HELLENIC REPUBLIC (HY LẠP.).
A.Tiến trình phát triển.
Thành tựu của Hy Lạp Cổ đại trong các lãnh vực sáng tạo nghệ thuật, kiến trúc, khoa học, toán học, triết học, kịch nghệ, văn chương, và dân chủ đã trở thành các di sản vô cùng quý giá mà các thời đại sau nó, không chỉ ở Hy Lạp mà cả thế giới tiếp tục kế thừa. Hy Lạp đạt tới đỉnh cao về sự rực rỡ của nó, cũng như sức mạnh được thể hiện cụ thể trong các chính quyền Thành phố  Athens (tương tự quốc gia) vào thế kỷ thứ IV Trước công nguyên (TCN). Hy Lạp sụp đổ, và chịu sự cai trị của đế quốc La Mã trong thế kỷ thứ II và thứ I TCN. Thế kỷ thứ IV Sau công nguyên (SCN), Hy Lạp trở thành một phần của đế quốc Byzantine. Và khi Constantinople thủ đô của Byzantine rơi vào tay Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1453, thì nó là một phần của đế quốc Ottoman-Thổ Nhỉ Kỳ. Nhiều tổ chức người Hy Lạp tiếp tục chống lại đế quốc mới nầy hàng trăm năm.
Trong cuộc nổi dậy kéo dài gọi là chiến tranh giành độc lập với Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1821 đến 1829, kháng chiến quân Hy lạp chiến thắng, và tái lập vương quốc Hy Lạp. Năm 1924, Hy Lạp tuyên bố thành lập chế độ Cộng hoà. Năm 1935, phục hồi chế độ Quân chủ, và George II, nhà vua của Hellenes lên ngôi. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II, Ý Đại Lợi buộc Hy Lạp phải tuân thủ các điều ghi trong tối hậu thư bị Hy Lạp phản đối. Thế là tháng 10/1940, Hy Lạp bị đánh chiếm bởi Phe trục là Đức, Ý, và Bulgaria. Cuối năm 1944, quân xâm lược bị đẩy ra khỏi Hy Lạp. Đội quân Cộng sản nhân cơ hội giành quyền kiểm soát một phần, và bị đánh bại bởi quân trung thành với nhà Vua và quân đội Anh. Trong cuộc phổ thông đầu phiếu, cử tri ủng hộ phục hồi chế độ Quân chủ.
Cộng sản tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính quyền Hy Lạp từ năm 1947 đến 1949, nhưng bị đánh bại nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Thời kỳ tái xây dựng và phát triển bắt đầu với chính quyền Bảo thủ của Thủ tướng Constantine Karamanlis. Liên minh Trung dung cầm đầu bởi George Papandreou chiến thắng trong hai cuộc bầu cử năm 1963 và 1964, nhưng Vua Constantine người vừa lên ngôi năm 1964, buộc Papandreou từ chức. Thời kỳ tranh chấp chính trị kéo dài và kết thúc ngày 21/4/1967, khi quân đội do Đại tá George Papadopoulos cầm đầu thực hiện một cuộc đảo chánh cướp chính quyền. Ngày 17/12, vua Constantine trong một nổ lực cố phục hồi chế độ độc đoán của ông ta bị thất bại phải chạy trốn sang Ý Đại Lợi. Papadopoulos bị truất phế ngày 25/11/1973, bởi một cuộc đảo chánh khác.
Ngày 15/7/1974, sĩ quan quân đội Hy Lạp phục vụ trong lực lượng An ninh quốc gia Cyprus, tiến hành một cuộc đảo chánh chiếm đảo. Một tuần sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Cyprus tái lập trật tự củ. Cuộc đảo chánh chiếm đảo của Hy Lạp, và việc đổ quân tái chiếm Cyprus của Thổ Nhỉ Kỳ đã làm sụp đổ chính quyền chuyển tiếp do nhóm đảo chánh chiếm quyền cuối năm 1973. Người ta tin rằng chính nhóm nầy đã chủ mưu cuộc đảo chánh chiếm đảo Cyprus năm 1974. Chính quyền Dân chủ trở lại và chế độ Quân chủ bị bãi bỏ trong năm 1975. Năm 1981, đảng Pasok (Xã hội) của Andreas Papandreou giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, đã đưa đến nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội, và đối ngoại của Hy lạp. Vụ tai tiếng nhắm vào George Kostokas, chủ ngân hàng và là nhà xuất bản có liên quan tới đảng Xã hội.

Một số đảng viên hàng đầu của đảng bị bắt giam, điều tra do có dính líu với lảnh tụ đảng Papandreou, làm cho đảng Xã hội thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1989. Tuy nhiên, trong phiên xử Papandreou vào tháng 1/1992, ông ta được xem là vô tội, lại đưa đảng Xã hội trở lại chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 10/10/1993. Sự căng thẳng giữa Hy Lạp và Macedonia không còn, khi hai nước ký thoả ước quan hệ bình thường ngày 13/9/1995. Ngày 18/1/1996, Costas Simitis được chỉ định thay thế Papandreou làm Thủ tướng chính phủ và lãnh đạo đảng Xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Simitis, đảng Xã hội chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 22/9/1996. Ngày 5/9/1997, Uỷ ban Thế vận hội chọn thành phố Athens, đứng ra tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2004.
Ngày 7/9/1999, trận động đất tại Athens giết chết ít nhất 143 người, và trên 60.000 người phải rời bỏ nơi cư trú. Đảng Xã hội vẫn duy trì quyền lực với số phiếu thắng sít sao trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 9/4/2000. Ngày 17/11/2002, cảnh sát phá vỡ tổ chức khủng bố, từng bị tố cáo đã giết chết 23 người từ giữa thập niên 1970. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3/2004, đảng Dân chủ mới giành thắng lợi, và lảnh tụ đảng Konstentinos (Costas) Karamanlis trở thành Thủ tướng. Thế vận hội mùa hè từ 13-29/8/2004, đã tổ chức thành công tại thành phố Athen của Hy lạp. Ngày 8/2/2005, Karolos Papoulias được Quốc hội bầu làm Tổng thống với 279/300 phiếu bầu, không có đối thủ. Ngày 14/8 một vận tải cơ của Cpyrus rơi gần Athens làm thiệt mạng 121 hành khách. Vụ cháy rừng Rampant trong tháng 8/2007, làm 65 người chết, và thiệt hại tài sản lên đến 1,6 tỷ.
Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 16/9/2007, đảng Dân chủ mới đương quyền dẫn đầu chiếm 152 ghế, kế là đảng Xã hội 102 ghế, và sau cùng đảng Công chúng Truyền thống 10 ghế. Ngày 23-25/1/2008, lần đầu tiên Karamanlis thăm viếng Thổ Nhĩ Kỳ, sau 49 năm hai nước lạnh nhạt với nhau. Dư luận bất lợi trong phát triển kinh tế, Karamanlis tổ chức bầu cử sớm hơn dự liệu. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 4/10/2009, đảng Pasok dưới sự lảnh đạo của Georgr A. Papandreou, một người sinh trưởng tại Hoa Kỳ có cha và ông nội từng cầm đầu chính quyền Hy Lạp giành thắng lợi. Ngày 2/5/2010, Quỷ Tiền tệ Quốc tế, và 16 nước sử dụng đồng euro đồng ý cho Hy Lạp vay trọn gói 110 tỷ euro để cứu nền kinh tế Hy Lạp đang lâm vào cảnh nợ nần với điều kiện chính phủ Hy Lạp phải thực hiện chính sách khắc khổ.
B. Cộng hoà Hy Lạp ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới Hy Lạp có hiệu lực thi hành tháng 6/1975. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Hy Lạp là một nước Cộng hòa, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia được bầu bởi Quốc hội cho một nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quốc hội gồm 300 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.749.000, dưới 15 tuổi 14,2%, trên 65 tuổi 19,4%. Mật độ cư dân: 82,3 người/km2. Thành phố: 61,2%. Sắc tộc: Greek 97%, sắc tộc khác 3%. Ngôn ngữ: Greek (chính), French, English. Tôn giáo: Chính thống giáo Hy lạp 98%, Hồi giáo 1%. Đất đai: Tổng diện tích: 131.957 km2. Diện tích đất: 130.647 km2. Địa điểm: nằm ở cuối cùng phía nam bán đảo Balkan, đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Albania, Macedonia, Bulgaria phía bắc, Turkey phía đông. Địa thế: khoảng ba phần tư đất Hy Lạp không canh tác được bởi núi bao phủ, dảy núi Pindus xuyên qua quốc gia từ bắc tới nam. Bờ biển nhiều lồi lõm kéo dài 15.100 km. Chỉ có 169 trong số 2000 đảo có cư dân sinh sống và chủ yếu tập trung vào các đảo Crete, Rhodes, Milos, Kekira (Corfu), Chios, Lesbos, Samos, Euboea, Delos, Mykonos. Thủ đô: Athens. Thành phố đông dân: Athens 3.252.000. Thessaloniki: 834.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Karolos Papoulias, sinh 4/6/1929, nhậm chức 12/3/2005. Thủ tướng chính phủ: George A Papandreou, sinh 16/6/1952, nhậm chức 6/10/2009. Chính quyền địa phưong: 13 vùng gồm 51 khu (quận) hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 6,4 tỷ. Quân đội chính quy: 156.600. Kinh tế: Công nghiệp sản phẩm kim loại, hoá chất, dầu lửa, hầm mỏ, chế biến thực phẩm, hàng dệt, thuốc lá, du lịch. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, bắp, củ cải đường, olives, cà chua, nho. Tài nguyên: than nâu, nguyên tố kim loại trắng bạc, quặng nhôm, đá hoa cương, dầu khí, tiềm năng thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 10  triệu thùng. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 625.028, gà 31,2 triệu, dê 5,6 triệu, heo 1 triệu, cừu 8,8 triệu. Đánh cá: 211.627 tấn. Cung cấp điện: 54,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 12,4%, đóng góp 7%; công nghiệp 22,4%, đóng góp 22%; và dịch vụ 65,2%, đóng góp 71%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 333 tỷ. Bình quân đầu người: 31.000 USD. Tăng trưởng: -2%. Nhập khẩu: 64,2 tỷ. Bạn hàng: Germany 12,6%, Italy 11,6%, Russia 7,1%, France 5,8%, Netherlands 5,2%. Xuất khẩu: 21,3 tỷ. Bạn hàng: Germany 11,4%, Italy 11,2%, Bulgary 6,4%, Anh quốc 6%, Cyprus 5,4%, Thổ Nhĩ Kỳ 5,2%. Du lịch: 17,1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 159,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 991 triệu. Dự trữ vàng: 3,6 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 1,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.571 km. Bằng xe hơi 4,3 triệu, xe hơi cá nhân 1,2 triệu. Bằng máy bay: bay 9,1 tỷ km, sân bay 66. Hải cảng: 3 – Piraeus, Patrai, Thessaloniki. Truyền thông: máy truyền hình 480/1000 cư dân, Radio 475/1000. Điện thoại: 53,1/100. Internet: 44,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,2, nữ 82,5. Sinh xuất: 9,3/1000 người. Tử xuất: 10,6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 10,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 97%, trung học 96%, đại học 50%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Liên hiệp Châu Âu (EU).
                              III. Bốn quốc gia khu vực Đông Âu.
Bốn quốc gia khu vực Đông Âu chiếm 17.943.243 km2 diện tích đất, và 198.734.000 cư dân; trong đó 12.766.000 km2 đất của Liên bang Nga, nằm trên lục địa Châu Á. Có nghĩa bốn quốc gia này nằm trên lục địa Châu Âu 5181.400 km2 mà thôi. Quốc gia lớn nhất là Liên bang Nga chiếm 4.309.200 km2 (toàn bộ nước Nga 17.075.200 km2). Quốc gia nhỏ nhất  Moldova chỉ có 33.851 km2. Dân số Liên bang Nga trên 139 triệu, trong đó nằm trên lục địa châu Á là 38 triệu. Quốc gia có dân số thấp nhất cũng là Moldova chỉ trên 4 triệu người. Cư dân trong 4 quốc gia này đều theo Chính thống giáo trên dưới 70%. Cả 4 nước trong khu vực đều theo thể chế Cộng hoà, và đều là thành viên của Liên bang Xô viết củ, mới tuyên bố độc lập năm 1991. Bốn nước khu vực Đông Âu gồm Belarus, Ukrain, Moldova và Liên bang Nga.
1. BELARUS  -  REPUBLIC OF BELARUS.
A. Tiến trình phát triển.
Khu vực phụ thuộc vào Lithuanians và Poles (Ba Lan) thời Trung cổ và là nơi xảy ra chiến tranh giữa Russia và Poland khởi sự từ năm 1503. Nó trở thành một phần của Liên bang Xô viết năm 1922, mặc dù phần phía Tây của khu vực do Poland nắm giữ. Belarus bị Đức Quốc Xã đánh chiếm năm 1941, và Liên Xô tái chiếm năm 1944. Sau chiến tranh Thế giới II, Belarus được tăng diện tích đất, bằng việc sáp nhập thêm một phần phía đông bắc Poland theo sự sắp xếp của Liên Xô, và trở thành một trong 15 Cộng hoà của Liên bang Xô viết. Ngày 25/8/1991, Belarus tuyên bố độc lập, và chính thức độc lập khi Liên bang Xô viết giải thể ngày 26/12/1991. Ngày 15/4/1994, Hiến pháp được thông qua và cuộc bầu chọn Tổng thống mới ngày 1/7/1994. Ngày 2/4/1996, Liên bang Nga và Belarus ký hiệp ước liên kết hệ thống chính trị và kinh tế.
Tháng 11 cùng năm, một tu chính hiến pháp mới trao cho Tổng thống Aleksandr Lukashenko nhiều quyền hạn hơn. Lukashenko lập lại sự ràng buộc mạnh mẽ với Liên bang Nga, bằng cách ký thêm nhiều hiệp ước trong năm 1997 và 1998. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 9/9/2001, Lukashenko tái đắc cử trong khi các đối thủ chính trị của ông ta cáo buộc cuộc bầu cử ấy là một sự sách nhiễu, và gian trá chính trị. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/10/2004, gần như tất cả ứng viên đắc cử đều là người ủng hộ Lukashenko, chỉ có 12 người của các đảng chính trị khác. Bất chấp Hiến pháp quy định chức Tổng thống chỉ giới hạn trong 2 nhiệm kỳ, Lukashenko vẫn ra ứng cử, và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 ngày 19/3/2006. Quan sát viên quốc tế lên tiếng chỉ trích cuộc bầu cử nầy, dân chúng biểu tình phản đối thì bị cảnh sát đàn áp.
Liên Hiệp Quốc, và Liên hiệp Châu Âu áp đặt lệnh cấm vận về tài chánh, và cấm Lukashenko, cùng các viên chức hàng đầu của chính quyền Belarus đến nước họ. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 28/9/2008, những người ủng hộ Lukashenko lại giành thắng lợi vẽ vang. Tháng 1/2009, Quỷ Tiền tệ Thế giới gia hạn khoảng nợ vay 2,5 tỷ cho Belarus để vượt qua cơn khủng hoảng tài chánh thế giới. Ngày 5/7/2010, Belarus đồng ý giải pháp, theo đó Nga trả 200 triệu để được sử dụng đường ống cung cấp khí đốt cho Kazakhstan băng qua Belarus.
B. Cọng hoà Belarus ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Belarus có hiệu lực thi hành ngày 15/3/1994. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 110 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 64 nghị sỉ, trong đó 56 được bầu bởi các Hội đồng cấp Vùng, và 8 nghị sỉ bổ nhiệm bởi Tổng thống, cũng với nhiệm kỳ 4 năm. Tòa án Hiến pháp gồm 11 Thẩm phán, có chức năng giải thích Hiến pháp, và ra phán quyết về các đạo luật có vi hiến hay không.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 9.612.000, dưới 15 tuổi 14,2%, trên 65 tuổi 14,2%. Mật độ cư dân: 47,4 người/km2. Thành phố: 74,2%. Sắc tộc: Belarusian 81%, Russian 11%. Ngôn ngữ: Belarusian (chính), Russian. Tôn giáo: Chính thống giáo phía đông 80%, tôn giáo khác 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 207.600 km2. Diện tích đất: 202.900 km2. Địa điểm: phía đông Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Poland phía tây, Latvia, Lithuania phía bắc, Russia phía đông, Ukrain phía nam. Thủ đô: Minsk 1.837.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Aleksandr Lukashenko, sinh 30/8/1954, nhậm chức 20/7/1994 (tái bầu năm 2001, và 2006). Thủ tướng chính phủ: Syarhey Sidorski, sinh 13/3/1954, nhậm chức 19/12/2003 (tái bầu năm 2008). Chính quyền địa phương: 6 vùng và 1 đơn vị tự trị. Ngân sách quốc phòng: 611 triệu. Quân đội chính quy: 72.940. Kinh tế: Công nghiệp máy công cụ, động cơ máy kéo, xe vận tải, xe hơi thông thường, xe gắn máy. Nông sản: ngũ cốc, khoai tây, rau quả, củ cải đường, cây lanh. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, đá quý, đá hoa cương, đá sỏi, đá vôi, đất sét, cát, than bùn, gỗ xẻ. Dự trữ nhiên liệu: 198 triệu thùng.  Đất nông nghiệp: 27%. Chăn nuôi: trâu bò 4 triệu, gà 27,9 triệu, dê 69.600, heo 3,6 triệu, cừu 52.200. Đánh cá: 5.050 tấn. Cung cấp điện: 29,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 14%, đóng góp 11%; công nghiệp 34,7%, đóng góp 36%; và dịch vụ 51,3%, đóng góp 53%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Ruble  (tháng 9/2010: 3.020= 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 120,7 tỷ. Bình quân đầu người: 12.500. Tăng trưởng -0,2%. Nhập khẩu: 28,3 tỷ. Bạn hàng: Russia 58,6%, Germany 7,5%, Ukraine 5,5%. Xuất khẩu: 21,3 tỷ. Bạn hàng: Russia 34,7%, Netherlands 17,7%, Anh 7,5%, Ukraine 6,3%, Poland 5,2%. Du lịch: 363 triệu. Ngân sách quốc gia: 22,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 3,0 tỷ. Dự trử vàng: 743.753 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 12,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.510 km. Bằng xe hơi: 1,8 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 398,8 triệu km, sân bay 36. Hải cảng: 1 – Mazyr. Truyền thông: máy truyền hình 331/1000 cư dân, Radio 292/1000. Điện thoại: 41,2/100.  Internet: 46,1/100 người sừ dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam: 65,3, nữ 76,9. Sinh xuất: 9,8/1000 người. Tử xuất: 13,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 99,7%, trung học 93%, đại học 42%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tồ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Khối Thịnh vượng của các Quốc gia độc lập (CIS).
2. UKRAINE.
A. Tiến trình phát triển.              
Vùng Trypilians dọc theo bờ sông Donieper phát triển rực rỡ từ năm 600 đến 1000 Trước công nguyên (TCN). Con cháu của bộ tộc Slavs-Ukraine hiện sống ở Ukraine định cư tại vùng này trước thế kỷ thứ I Sau công nguyên (SCN). Trong thế kỷ 9, Hoàng tử Kiev thành lập một quốc gia riêng gọi là Kievan Rus tại nơi bây giờ Ukraine. Triều đại có mối ràng buộc mật thiết với hầu hết các gia đình Hoàng gia chính ở Châu Âu. Năm 988, dưới sức ép của Nhà thờ Thiên chúa giáo, nhà cai trị Kievan Rus là St Vladimir chấp nhận Thiên chúa giáo là quốc giáo. Nhờ vị trí thuận lợi, hàng hoá chuyển tải từ Châu Âu đến các nơi khác phải đi qua, Kievan Rus phát triển thuận lợi mà đỉnh cao của nó dưới thời Yaroslave-Wise từ 1019 đến 1054. Do xung đột nội bộ đưa tới việc phân hoá quốc gia.

Mông Cổ chiếm trị Ukraine trong thế kỷ 13. Poland và Lithuania lần lược thay thế Mông Cổ cai trị vào thế kỷ 14. Bờ Bắc biển Đen và vùng Crimean đến dưới sự cai trị của Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1478. Cuối thế kỷ 15, sắc tộc Cossacks Ukraine bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh từng bước giải phóng quốc gia đẩy quân chiếm đóng Russia, Poland, và Turkey ra khỏi Ukraine. Cuối thế kỷ 18, nền độc lập của Ukraine không còn nguyên vẹn, khi các nước láng giềng một lần nữa xâm chiếm, rồi chia Ukraine ra làm nhiều phần và sát nhập vào vùng đất của họ. Có nhiều sự thay đổi ở thế kỷ 19, nhưng Ukraine vẫn bị Russia và Liên minh Austria-Hungary chiếm đóng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, ngày 22/1/1918, Ukraine tuyên bố độc lập theo chế độ cọng hoà. Năm 1921, nước láng giềng Russia một lần nữa xua quân đánh chiếm Ukraine.
Năm 1922, Ukraine trở thành một Cộng hoà của Liên bang Xô viết. Năm 1932-1933, chính quyền Xô viết dưới sức ép của Staline, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, tạo ra một nạn đói giết chết từ 7 đến 10 triệu người ở phía Đông Ukraine. Tháng 3/1939, Ukraine là quốc gia Châu Âu đầu tiên tiến hành chiến tranh chống lại sự gây hấn của Đức Quốc Xã. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, những người theo chủ nghiã quốc gia Ukraine bí mật chống lại cả Đức Quốc Xã lẫn quân đội Liên Xô. Ngày 30/6/1941, Ukraine phục hồi nền độc lập của mình với hơn 5 triệu người chết trong chiến tranh. Năm 1944, quân đội Liên xô tái chiếm Ukraine, mở đầu chiến dịch bắt bớ, giam cầm, giết chóc, và lưu đày những người theo, hoặc ủng hộ chủ nghĩa quốc gia. Ukrain lại trở về là một trong 15 Cộng hòa của Liên bang Xô viết. Năm 1954, vùng Crimea được sáp nhập vào Ukraine.
Sự rò rỉ năng lượng bức xạ tệ hại nhất thế giới, thường gọi là thảm họa nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Ukraine trong tháng 4/1986, giết chết nhiều ngàn người, và hậu quả để lại không thể khắc phục được, nên ngày 15/12/1990, nhà máy phải đóng cửa. Ukraine phục hồi độc lập tháng 12/1991, khi Liên bang Xô viết tan rã. Thời hậu Xô viết, Ukraine trải qua một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng. Theo hiệp ước giữa Ukraine và Liên bang Nga năm 1994, kho tồn trữ phần lớn vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ đặt tại Ukraine được chuyển giao cho Liên bang Nga để phá huỷ. Ngày 29/6/1996, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới thừa nhận quyền sở hữu tài sản cá nhân, và lập ngôn ngữ Ukraine như là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Tháng 5/1997, Nga và Ukraine giải quyết xong vụ tranh chấp hạm đội hải quân trên Biển Đen và tương lai của Sevastopol.
Hai bên cũng ký kết với nhau một hiệp ước thân thiện, cái đã bị đình hoãn trong một thời gian dài. Tổng thống Leonid Kuchma tái đắc cử nhiệm kỳ 5 năm, lần thứ 2 trong cuộc bầu chung cuộc ngày 14/11/1999. Cuộc trưng cầu dân ý gia tăng quyền hạn cho Tổng thống cũng được thông qua ngày 16/4/2000. Ngày 4/10/2001, một tên lửa phóng từ Ukraine đi lạc hướng làm cho một phản lực cơ Nga rơi xuống biển Đen giết chết 78 người. Ngày 27/7/2002, một máy bay chiến đấu Nga SU –27 trong một cuộc bay thực tập quân sự đâm xuống phía Tây Ukraine giết chết 83 người. Cuộc tranh chấp biên giới giữa Ukraine và Nga trên xa lộ bên bờ Crimean kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong tháng 12/2003. Từ khi được bầu làm Tổng thống (năm 1994), Leonid Kuchma luôn bồi đắp cho Viktor Yanukovych, một người thân Nga, đương kim Thủ tướng sẽ là người kế vị mình.
Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 31/10/2004, có 4 ứng viên dự tranh, nguyên Thủ tướng bị đầu độc bởi dioxin hồi tháng 9, là Viktor Yushchenko dẫn đầu với 39,9% số phiếu, đương kim Thủ tướng Viktor Yanukovich 39,3% phiếu bầu. Tại vòng hai (ngày 21/11/2004), Viktor Yanukovich chiến thắng với 51,5% phiếu bầu, và Viktor Yushchenko 48,5% số phiếu. Một lần nữa cuộc bầu phiếu bị cho là có nhiều thiếu sót không dân chủ, dẫn tới nhiều cuộc biểu tình phản đối tại thủ đô Kiev. Ngày 27/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết vô hiệu hóa cuộc bầu cử ngày 21/11. Và ngày 1/12, Quốc hội giải tán chính phủ của Thủ tướng Viktor Yanukovich để bảo đảm cho cuộc bầu cử được dân chủ, công bằng hơn. Ngay sau đó tòa án Tối cao cũng ra phán quyết hủy bỏ cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai.
Và cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức lại vào ngày 26/12, nguyên Thủ tướng Viktor Yushchenko đắc cử với 54,1% phiếu bầu, đương kim Thủ tướng Viktor Yanukovych 45,9% phiếu bầu. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23/6/2006, đảng của Viktor Yanukovych giành thắng lợi, và ngày 4/8, ông ta nhậm chức Thủ tướng. Thế là tranh chấp chính trị giữa hai đối thủ Tổng thống và Thủ tướng bắt đầu. Trong phúc trình về di trú, định cư của tổ chức quốc tế ngày 19/2/2007 thì có khoảng 117.000 người Ukraine đả xuất khẩu lao động hoặc như gái diếm từ năm 1991. Sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/9/2007, đảng cấp Vùng dẫn đầu chiếm 175 ghế, kế là Tổ chức Cách mạng 156 ghế. Lảnh tụ Tổ chức Cách mạng Yuliya Tymoshenko, một đồng minh của Yushchenko trở thành Thủ tướng chính phủ Liên hiệp ngày18/12/2007.
Chiến tranh Nga và Georgia từ tháng 8/2008, đưa đến mâu thuẩn chính trị giữa Tổng thống và Thủ tướng, chống Nga và thân Nga, khiến chính phủ Liên hiệp của Thủ tướng Tymoshenko sụp đổ, và ngày 9/10/2008, Tổng thống Yushchenko giải tán Quốc hội, và cuộc bầu cử Quốc hội mới sẽ được tổ chức vào ngày7/12/2008. Việc Nga không cung cấp khí đốt giữa mùa đông cho Ukrain và các nước Bắc Âu đã được giải quyết ngày 19/1/2009. Trong cuộc bầu cử Tổng thống chung cuộc ngày 7/2/2010, Yanukovych đắc cử. Mối quan hệ giữa Ukrain và Nga đã được cải thiện nhanh chóng trong những năm gần đây.
B. Ukrain ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ukraine được cử tri thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/12/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội, để bầu Quốc hội mới. Quốc hội gồm 450 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tòa án Hiến pháp bồm 18 Thẩm phán, trong đó 6 do Tổng thống bổ nhiệm, 6 do Quốc hội bầu, và 6 do Hội đồng Thẩm phán bầu chọn.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 45.415.000, dưới 15 tuổi 13,7%, trên 65 tuổi 15,5%. Mật độ cư dân: 78,4 người/km2. Thành phố: 68,5%. Sắc tộc: Ukrainian 78%, Russian 17%. Ngôn ngữ: Ukrainian (chính), Russian, Romanian, Polish, Hungarian. Tôn giáo: Chính thống giáo Ukraine (Kiev) 50%, Chính thống giáo Ukraine (Moscow) 26%, Thiên chúa giáo Ukraine 8%. Đất đai: Tổng diện tích: 603.550 km2. Diện tích đất: 579.330 km2. Địa điểm: phía đông  Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Belarus phía bắc, Russia phía đông bắc và đông, Moldova và Rumania phía tây nam, Hungary, Slovakia, Poland phía tây. Địa thế: đồng bằng phía đông, núi non gồm cả dảy núi Carpathians phía tây nam và dảy Crimean ở phía nam, đất màu mỡ chiếm phần lớn lãnh thổ. Thủ đô: Kiev. Thành phố đông dân: Kiev 2.779.000, Kharkiv 1.455.000, Dnepropetrovsk: 1.013.000 cư dân. Odesa 1.009.000.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Viktor Yanukovich, sinh 9/7/1950, nhậm chức 25/2/2010. Thủ tướng chính phủ: Mykola Azarov, sinh 17/12/1947, nhậm chức 11/3/2010. Chính quyền địa phưong: 24 vùng, 2 đơn vị hành chánh và 1 cọng hoà tự trị. Ngân sách quốc phòng: 1,4 tỷ. Quân đội chính quy: 129.925. Kinh tế: Công nghiệp máy móc, trang thiết bị vận tải, luyện kim, điện lực, than đá, hóa chất, đường. Nông sản: ngũ cốc, củ cải đường, hạt hoa hướng dương, rau quả. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, nhôm, nickel, mangan, dầu lửa, hơi đốt, lưu huỳnh, đá quý, kaolin, gổ xẻ, muối. Dự trữ nhiên liệu: 395 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 54%. Chăn nuôi: trâu bò 6,2 triệu, gà 145,6 triệu, dê 692.500, heo 8,1 triệu, cừu 924.700. Đánh cá: 243.885 tấn. Cung cấp điện: 185,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 15,8%, đóng góp 19%; công nghiệp 18,5%, đóng góp 45%; và dịch vụ 65,7%, đóng góp 36%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Hryvna (tháng 9/2010: 7,9=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 290,1 tỷ. Bình quân đầu người: 6,300. Tăng trưởng: -15%. Nhập khẩu: 45,1 tỷ. Bạn hàng: Russia 28,4%, Germany 11,7%, Poland 7,6%, China 7,1%, Turkmenistan 5,7%. Xuất khẩu: 40,4 tỷ. Bạn hàng: Russia 21,2%, Turkey 6,9%, Italy 6,3%, Hoa Kỳ 4%. Du lịch: 5,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 41,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 16,3 tỷ. Dự trữ vàng: 868.000 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 15,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 22.468 km. Bằng xe hơi: 5,5 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 889.000. Bằng máy bay: bay 3,8 tỷ km, sân bay 193. Hải cảng: 3 – Odesa, Kiev, Berdiansk. Truyền thông: máy truyền hình 433/1000 cư dân, Radio 882/1000. Điện thoại: 28,5/100. Internet: 33,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam: 62,6, nữ 74,7. Sinh xuất: 9,6/1000 người. Tử xuất: 15,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 8,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,6%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-17, biết đọc biết viết 99,7%, trung học 93%, đại học 42%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Khối Thịnh vượng các Quốc gia độc lập (CIS).
3. MOLDOVA      REPUBLIC OF MOLDOVA.    
A.Tiến trình phát triển.
Theo hiệp ước Bucharest năm 1918, Romania được thêm vùng Bessarabia, nơi mà Russia đã chiếm từ tay Turkey năm 1812. Năm 1924, Liên bang Xô viết lập ra chính quyền tự trị Moldavian. Năm 1940, nó hợp nhất với khu vực Bessarabia nói tiếng Romanian lập thành Cộng hoà Xô viết Moldavian. Trong thời xảy ra chiến tranh Thế giới lần thứ II, Romania liên minh với Đức đánh chiếm khu vực, và Liên bang Xô viết tái chiếm năm 1944, tiếp tục là một Cộng hoà thành viên của Liên bang Xô viết. Ngày 27/8/1991, Moldova tuyên bố độc lập, và chính thức trở thành quốc gia độc lập ngày 26/12/1991, khi Liên bang Xô viết giải thể. Tháng 3/1992, trận chiển nổ ra trong vùng Dniester giữa lực lượng bảo vệ Moldova và bộ tộc ly khai Slavic (sắc tộc Russians và sắc tộc Ukrainias), bởi bộ tộc nầy sợ Moldova sẽ hợp nhất với nước láng giềng Romania.
Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 6/3/1994, cử tri Moldova ủng hộ quốc gia độc lập, không hợp nhất với Romania. Công khai chống chính quyền Moldova, cử tri ly khai vùng Dniester tổ chức bầu cử Quốc hội và thông qua một Hiến pháp riêng ngày 24/12/1995. Petru Lucinschi một cựu đảng viên Cộng sản đắc cử Tổng thống trong vòng bầu  chung cuộc ngày 1/12/1996. Ngày 8/5/1997, một hiệp ước hoà bình với Dniester ly khai được ký tại Moscow. Trong cuộc bầu Quốc hội ngày 22/5/1998, đảng viên Cộng sản chiếm đa số ghế, nhưng một Liên minh của ba đảng Trung hữu thành lập chính phủ. Trong cuộc bầu cử Quốc hội  ngày 25/2/2001, đảng Cộng sản chiến thắng giành quyền thành lập chính phủ. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/3/2005, đảng Cộng sản đương quyền dẫn đầu, chiếm 56/101 ghế tiếp tục cầm quyền.
Ngày 4/4/2005, Quốc hội tái bầu Vladimir Voronin làm Tổng thống. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 17/9/2006, cử tri vùng Transnistria ủng hộ giải pháp tách khỏi Moldova, và để cuối cùng liên minh với Liên bang Nga. Ngày 11/4/2008, lần đầu tiên từ 7 năm qua, Tổng thống Moldova, Vladimir Voronin đã đàm đạo với nhà lảnh đạo Transnistria, Igor Smimov. Do sự bất đồng giữa Quốc hội và Tổng thống,  kéo dài từ ngày 29/7/2009, một cuộc trưng cầu dân ý tu chính Hiến pháp quy định chức vụ Tổng thống do dân bầu trực tiếp được tổ chức ngày 5/9/2010. Mặc dù có tới 88% cử tri chấp nhận, vẫn không đủ số phiếu quy định để Luật có hiệu lực thi hành.
B. Cộng hoà Moldova ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Moldova có hiệu lực thi hành ngày 27/8/1994. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm 102 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống được bầu bởi Quốc hội, cũng có nhiệm kỳ 4 năm. Hiến pháp xác định vùng Transnistria và Gagauz là vùng tự trị. Từ tháng 7/2003, Quốc hội đã bắt đầu soạn thảo Hiến pháp mới giải quyết các mâu thuẩn giữa chính phủ Trung ương Moldova và Transnistra.        
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.317.000, dưới 15 tuổi 15,7%, trên 65 tuổi 10,6%. Mật độ cư dân: 131,3 người/km2. Thành phố: 46,2%. Sắc tộc: Moldovan-Romanian 78%, Ukrainian 8%, Russian 6%. Ngôn ngữ: Moldovan (chính), Russian, Gagauz (phương ngữ turkish). Tôn giáo: Chính thống giáo phía đông 98%, Do Thái giáo 2%. Đất đai: Tổng diện tích: 33.851 km2. Diện tích đất: 32.891 km2. Địa điểm: phía đông Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Ukraina phía bắc, đông và nam, Romania phía tây. Địa thế:  đất bằng phẳng với đồi thấp rộng khắp, thảo nguyên về phía nam gần biển đen. Thủ đô: Chisinau 650.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mikhai Ghimpu, sinh 19/11/1951, nhậm chức 11/9/2009 . Thủ tướng chính phủ: Vladimir Filat, sinh 6/5/1969, nhậm chức 17/9/2009. Chính quyền địa phương: 9 khu vực nông thôn, 1 thành phố, và 1 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 22 triệu. Quân đội chính quy: 6.998. Kinh tế: Công nghiệp máy móc nông nghiệp, thiết bị lò nung, chế biến thực phẩm. Nông sản: hạt ngũ cốc, nho, rau quả, hạt hoa hướng dương, thuốc lá. Tài nguyên: Phosphat, than nâu, thạch cao, đá vôi. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 55%. Chăn nuôi: trâu bò 299.105, gà 22,4 triệu, dê 111.935, heo 531.818, cừu 835.077. Đánh cá: 5.082 tấn. Cung cấp điện: 3,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 40,6%, đóng góp 21%; công nghiệp 16%, đóng góp 27%; và dịch vụ 43,4%, đóng góp 52%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Leu (tháng 9/2010: 12,4=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 10 tỷ. Bình quân đầu người: 2.300. Tăng trưởng: -7,7%. Nhập khẩu: 3,3 tỷ. Bạn hàng: Russia 21,9%, Ukraine 17,8%, Romania 9,6%, Germany 9,2%, Italy 6,4%. Xuất khẩu: 1,3 tỷ. Bạn hàng: Russia 22,5%, Germany 12%, Italy 10,9%, Romania 10,5%, Ukraine 9,4%, Belarus 5,6%. Du lịch: 212 triệu. Ngân sách quốc gia: 2,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 944,2 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng -0,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.137 km. Bằng xe hơi: 293.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 5.000. Bằng máy bay: bay 256,9 triệu km, sân bay 6. Truyền thông: máy truyền hình 297/1000 cư dân, Radio 742/1000. Điện thoại: 31,6/100. Internet: 35,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam: 67,4, nữ 75. Sinh xuất: 11,2/1000 người. Tử xuất: 10,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,04%. Chết trước tuổi trưởng thành: 12,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 98,3%, trung học 81%, đại học 25%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Khối Thịnh vượng các Quốc gia độc lập (CIS).
4. RUSSIA    RUSSIAN FEDERATION (LIÊN BANG NGA).
A. Tiến trình phát triển.
Sắc tộc Slavic bắt đầu di cư vào Russia từ phía Tây vào thế kỷ thứ 5 Sau công nguyên (SCN). Quốc gia đầu tiên Russia thành lập bởi thủ lĩnh Scandinavian (Bắc Âu) trong thế kỷ thứ 9, chủ yếu ở Novgorod và Kiev. Vào thế kỷ 13, Mongols (Mông Cổ) tràn vào quốc gia. Nó được tái lập quyền cai trị bởi các quý tộc hàng đầu, và công tử Moscow hoặc Muscovy. Năm 1480, các Công quốc này hoàn toàn tự trị không còn phụ thuộc vào Mongols. Năm 1547, Ivan người anh hùng nổi tiếng chính thức tuyên bố thành lập Tsar (Nga hoàng) đầu tiên. Nhà cai trị lớn Peter (1682-1725) mở rộng vùng thống trị, đến năm 1721, thành lập đế quốc Nga (Russia Empire). Công nghiệp hiện đại, và tư tưởng phương Tây bắt đầu phát triển trên khắp đế quốc rộng lớn Nga trong thế kỷ 19, và đầu thế kỷ 20. Nhưng bạo loạn chính trị đã làm gián đoạn tiến trình này.
Về mặt quân sự, Nga bị đẩy lùi trong chiến tranh 1905 với Nhật Bản, và trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, đưa tới việc chế độ Nga hoàng từng bước gảy đổ. Bắt đầu từ tháng 3/1917, các cuộc biểu tình nhỏ rời rạc chống chính quyền, đến làn sóng xuống đường cao hơn bởi các công nhân trong các nhà máy. Một chính quyền Dân chủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Georgi Lvov được thành lập. Nhưng ngay sau đó trong tháng 5, chính quyền lâm thời thứ hai cầm đầu bởi Alexander Kerensky thay thế nó. Ngày 7/11/1917, chính quyền Kenensky và Quốc hội do dân bầu bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh do lảnh tụ Cộng sản, Vladimir Ilyich Lenin cầm đầu. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đảng Bolsheviks chỉ chiếm được một phần tư (1/4) số ghế, và một đa số tuyệt đối do Nông dân ủng hộ cách mạng xã hội nắm giữ.
Xin nói thêm, là sau cuộc đảo chánh không đổ máu trên, Lênin thành lập Hội đồng Đặc uỷ Nhân dân (Conncil of People’s Commissars) với Lênin làm Chủ tịch kiêm nhiệm Thủ tướng chính phủ, Leon Trotsky làm Bộ trưởng ngoại giao. Ngày 6/1/1918, Quốc hội nhóm họp nổi lên một mâu thuẫn không giải quyết được, là đại diện Bolsheviks (đa số đảng viên Cộng sản Nga) yêu cầu đặt Quốc hội phụ thuộc vào “Đại hội Xô viết toàn Nga”, gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của đại diện phe đa số. Thế là Lenin giải tán cuộc họp. Quốc hội họp lần thứ hai cũng trong tháng 1, chấp nhận thành lập “ Hội đồng Liên minh Đặc uỷ Nhân dân” và quy định rằng, không có Lênin và cũng không có Trotsky tham gia vào Hội đồng Liên minh này. Tháng 5/1918, Trotsky ra lệnh giải giới lực lượng vũ trang Czechoslovak, khiến họ chạy vào Siberia bên ngoài nước Nga.
Những người nầy dấy loạn, và thế là nước Nga đi dần vào nội chiến. Lenin lợi dụng tình cảnh này, cấm tất cả các đảng phái ngoài đảng Cộng sản (Bolsheviks) hoạt động. Đảng Bolsheviks bị thách thức bởi đội quân Bạch Vệ (White Armies) do các Sĩ quan trung thành với chế độ Nga hoàng  lãnh đạo, được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, Mỹ, và Nhật. Ngày 18/7/1918, gia đình Hoàng gia Nga bị đội vệ binh Bolsheviks hành quyết. Bolsheviks đổi tên nước Nga thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga (RSFSR), và Moscow là thủ đô. Năm 1920, Bolsheviks thắng thế trong cuộc nội chiến, nhưng sau đó lại phải đánh nhau với lực lượng nổi dậy Poland, kéo dài suốt năm. Lấy cớ nội chiến, Lenin tung ra một chính sách gọi là “Cộng sản thời chiến”, với hình thức quản lý kinh tế tập trung cao độ, huy động tất cả nhân tài, vật lực của tư nhân, và công cộng vào tay nhà nước.
Nhà nước cấm tư nhân trao đổi hàng hoá, cưỡng bức trưng thu hạt ngũ côc, và các nguồn lương thực khác từ giới tư nhân. Đáp trả chính sách “siết chặt hầu bao xã hội” dưới cái gọi là Cộng sản thời chiến, cùng với các sự đe doạ về quân sự, giai cấp công nhân và nông cũng dân dần dần xa lánh chế độ. Sự bất mãn xã hội đạt tới đỉnh cao tại cuộc “biểu tình im lặng” trong tháng 3/1920, tại căn cứ Hải quân Kronstadt đóng trú gần Pertrograd. Để chống đỡ với kinh tế đang khủng hoảng, giết chết hàng trăm ngàn người bởi nạn đói kém, Lenin công bố “ chính sách kinh tế mới” (New Economic Policy) huỷ bỏ việc trưng thu nông sản của nông dân, và thay bằng một loại thuế, đánh trên sản phẩm thặng dư. Chính sách kinh tế mới, đã rút bỏ nguyên tắc xã hội làm chủ nền kinh tế, hướng tới điều theo từ ngữ của Lenin là kinh tế “ tư bản nhà nước” (State Capitalism).
Nó là một sự kết hợp nhà nước làm chủ các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp vì lợi ích xã hội, và hệ thống ngân hàng, tài chánh cùng với một thị trường tự do, trong đó tư nhân làm chủ công nghiệp nhỏ, và nông nghiệp. Năm 1921, Bolsheviks chiếm quyền thống trị ở Georgia, Armenia, Azerbaizan, và hầu hết vùng Trung Á. Nội chiến chấm dứt năm 1922, với việc quân đội Nhật Bản rút lui khỏi các tỉnh ven bờ Thái Bình Dương của Nga. Tháng 12/1922, sau khi củng cố quyền lực của Xô viết ở Ukrain, Transcaucasia và Trung Á, Cọng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết (USSR) chính thức thành lập, và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga (RSFSR) trở thành một thành viên trong Liên bang Xô viết (USSR). Sau một thời gian lâm bệnh, ngày 21/1/1924 Lenin chết (ở tuổi 53).
Ngay sau đó, cấp lãnh đạo đảng Bolsheviks bị phân hoá, biến thành một cuộc tranh chấp nội bộ với 4 phe nhóm chính cầm đầu bởi Leon Troksky, Joseph Stalin, Grigory Zinoviev, và Lev Kamenev. Ngoài ra, còn có 3 nhóm của 3 nhân vật đang lên khác là Nikolai Bukharin, Alexei Rykov, và Mikhail Tomsky. Zinoviev, Kamenev, và Bukharin, liên minh với Stalin để bảo đảm rằng Trotsky không thể kế thừa Lenin được. Chính sách kinh tế là đầu mối của cuộc tranh chấp: Trotsky ủng hộ việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, cấp vốn đầu tư cho nông dân. Ngược lại, Bukharin lại ủng hộ giải pháp hoà giải với nông dân. Kết quả, Stalin nổi lên ở cương vị lãnh đạo cao nhất. Thấy những triệu chứng không đáng tin từ Stalin, lại lo sợ Stalin dùng quyền lực quá đáng trở thành một nhà độc tài, năm 1925, Zinoviev và Kamenev ly khai khỏi Stalin.
Cũng trong năm này, đảng Cộng sản toàn Nga đổi tên thành đảng Cộng sản toàn Liên bang Xô viết. Năm 1926, Zinoviev và Kamenev liên minh với Troksky, trong khi đó, thì Stalin liên minh với nhóm Bukharin. Năm 1927, các đối thủ chính trị cánh tả của Stalin bị trục xuất khỏi đảng. Năm 1928, Stalin đưa ra kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ I “công nghiệp hoá nhanh chóng nền kinh tế quốc gia”. Dấu hiệu chấm dứt chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin, trong đó nhà nước nắm công nghiệp nặng, công nghiệp vì lợi ích xã hội, và hệ thống tài chính ngân hàng, cùng với một thị trường tự do, tư nhân được làm chủ công nghiệp nhỏ, và nông nghiệp. Năm 1929, sau khi cưỡng bức Trotsky đi lưu vong, Stalin quay trở lại thanh trừng “cánh cực hữu” trục xuất Bukharin, Rykov và Tomsky ra khỏi Bộ chính trị.
Và, để bảo đảm an toàn cho bản thân, ông ta tước quyền quyết định của tất cả các Bộ trưởng trong chính phủ. Nghĩa là từ nay, các Bộ trưởng bất cứ bộ nào của chính phủ đều phải trình Stalin quyết định trước khi tiến hành công sự vụ. Tại nông thôn, một cuộc vận động “tập thể hoá” nông nghiệp, được tiến hành trong năm 1929-1930. Giới nông dân giàu gọi là “ Kulaks”, người sản xuất và cung cấp hạt ngũ cốc cho cả nước bị khủng bố, bức hại như kẻ thù: tước hết của cải, xử bắn hoặc lưu đày. Số còn lại, cưỡng bức vào các trang trại tập thể. Cái giá của cuộc vận động tập thể hoá, làm hàng trăm ngàn người bị giết, và hệ thống sản xuất nông nghiệp bị phá vỡ đưa tới nạn đói khắp nơi trên cả nước trong hai năm 1932-1933. Tháng 1/1934, tại Đại hội đảng lần thứ 17, có một số gợi ý đề nghị rằng, Stalin nên được thay thế bởi lãnh tụ đảng bộ Leningrad, là Sergei Kirov.
Tháng 12/1934, Kirov bị ám sát, và cái chết của ông ta mở đầu cho một sự khủng bố chính trị kinh hoàng trong những năm sau đó, mà đỉnh cao của nó là các năm 1936 đến 1938. Hàng triệu người bị hành quyết, và cầm tù trong các trại lao động cưỡng bức mà hầu hết không được xét xử. Tại một số phiên toà xét xử, chỉ cho người ta thấy rằng, các đối thủ chính trị của Stalin gồm cả Zinoviev, Kamenev, Bukharin, và Rykov đều bị kết án tử hình, sau khi trưng ra các “bằng chứng giả tạo” về lời thú nhận của họ, trong vô số hằng hà điều buộc tội, kể cả tội khủng bố và mưu phản. Hầu hết 50 bản án tử hình, và nhiều cái chết khác, đang là cái gì bí ẩn, không thể hiểu được. Tháng 8/1939, sau nhiều nổ lực vận động thành lập một Liên minh với Anh và Pháp không thành công, Stalin sau đó ký với Đức Quốc Xã (Nazi Germany) một hiệp ước “bất tương xâm”.
Hiệp ước gồm cả những Hiệp định thư (Protocols) bí mật chia một phần Đông Âu cho Đức Quốc và phần còn lại chịu sự thống trị của Liên bang Xô viết. Năm 1940, Trotsky bị giết bởi một điệp viên Xô viết, người được xem như là bạn của ông ta ở Mexico. Năm 1941, Stalin đảm nhận luôn chức vụ Thủ tướng. Ngày 22/6/1941, Đức huỷ bỏ Hiệp ước ký với Liên Xô năm 1939, và xâm lăng Liên bang Xô viết, chiếm nhiều vùng rộng lớn gây thiệt hại người, và của cải trên phần đất Liên Xô ở Châu Âu. Cuối cùng, thì Đức cũng bị Liên Xô đẩy lùi năm 1944, sau một thời gian dài chiến đấu gay go, trong đó 27 triệu công dân Liên Xô thiệt mạng. Sau khi đánh bại Đức Quốc Xã tháng 8/1945, theo Hiệp ước Yalta Liên Xô cùng phe Đồng minh đánh Nhật Bản. Quân đội Xô viết tiến vào phía Đông-bắc Trung Quốc, nơi có 1 triệu quân Nhật Bản đang phòng ngự.
Từ Trung Quốc, Liên Xô chiếm luôn Bắc Triều Tiên và hai nhóm đảo Sakhalin và Kiril. Năm 1952, tất cả đảng Cộng sản Bolsheviks được đổi tên thành đảng Cộng sản Liên bang Xô viết (CPSU). Tháng 3/1953, Stalin chết và được kế thừa bởi một nhóm lãnh đạo “tam đầu chế” gồm Georgy Malenkov (Thủ tướng và lãnh đạo đảng), Vyacheslav Molotov (Bộ trưởng ngoại giao), và Lavrenti Beria (nguyên Bộ trưởng nội vụ). Chưa đầy một tuần sau đó, Malenkov bị buộc phải trao chức lãnh đạo đảng cho Nikita Khrushchev. Tháng 7/1953, Beria bị trục xuất khỏi đảng và ngay sau đó bị cáo buộc về tội gián điệp. Năm 1955, Hiệp ước Warsaw thành lập “khối Liên minh Quân sự các nước Cộng sản” đối kháng với khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và, tên lửa của Liên Xô thiết đặt tại các nước Cộng sản Đông Âu tạo ra mối bất hòa giữa hai khối Đông-Tây.
Sự căng thẳng giữa Khối Cộng sản phía Đông và Không cộng sản phía Tây phát triển thành “ chiến tranh lạnh” trong một thời gian dài. Tại Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 20 năm 1956, Khrushchev đưa ra những lời chỉ trích cay độc nhắm vào nhà độc tài Stalin, và tệ sùng bái cá nhân. Cùng năm này, quân đội và xe tăng Liên Xô tràn vào Hungaria đàn áp cuộc nổi dậy đòi dân chủ. Năm 1957, Malenkov, Molotov, và Lazar Kaganovich trong một nổ lực hạ bệ Khrushchev, liền ngay sau đó họ bị trục xuất khỏi Uỷ ban Trung ương đảng. Đầu thập niên 1960, bằng các chủ trương đối nội không bình thường, và cách hành xử của Khrushchev trong quan hệ quốc tế, nhất là vụ khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba năm 1962, và xung đột với Trung Quốc năm 1963, làm dấy lên một làn sóng chống đối mạnh mẽ.
Ngày 15/10/1964, Khrushchev bị buộc phải về hưu, và được thay thế bởi Bí thư thứ nhất Lionid Brezhnev, sau đó gọi là Tổng bí thư. Brechnev bắt đầu những cải cách nhằm nâng cao hiệu xuất kinh tế, nhưng cuối cùng cũng bị giới hạn bởi quan điểm của Stalin trước đó. Tháng 8/1968, dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, khối Warsaw xâm lăng Tiệp Khắc (Czechoslovakia) dập tắt phong trào đấu tranh đòi dân chủ, cái mà Liên Xô cho rằng đe doạ lật đổ chính quyền Cộng sản tại đó. Năm 1977, ban hành Hiến pháp mới tăng cường vai trò của đảng Cộng sản như là lực lượng lãnh đạo hàng đầu, và toàn diện xã hội Liên Xô. Tháng 11/1982, Brezhnev chết, Yuri Andropov kế vị ông ta cả hai chức Tổng bí thư đảng, và Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao. Andropov người từng cầm đầu ngành tình báo Liên Xô, đưa ra một chương trình hành động chống tham nhũng mạnh mẽ.
Tháng 2/1984, chỉ sau hơn một năm tại chức Andropov chết, người kế thừa ông ta trong cả hai chức là Konstantin Chernenko, người từng được Brezhnev đỡ đầu. Sau cái chết của Chernenko vào ngày 10/3/1985, thành viên trẻ nhất trong Bộ chính trị ở tuổi 54, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư. Cũng như Chernenko, Gorbachev từng được Andropov đỡ đầu, dù chưa được sự hậu thuẫn trong Bộ chính trị và Uỷ ban Trung ương đảng, ông ta vẫn cho tiến hành một cuộc thay đổi rộng lớn trong đảng và trong chính quyền. Hầu hết viên chức cũ của Brezhnev bị thay thế, hoặc chuyển đổi như Bộ trưởng Ngoại giao kỳ cựu Andrei Gromyko, được trao cho chức Chủ tịch nước có tính cách nghi thức. Và thay thế Gromyko bởi Eduard Shevardnadze, nguyên cầm đầu ngành tình báo, đang làm Tổng bí thư Cộng hoà Georgia.
Gorbachev bắt đầu nhận thức lại thực tế của việc phân chia Châu Âu sau chiến tranh, giảm bớt mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, tái lập quan hệ giữa Moscow với phương Tây, và rút khỏi cuộc chiến tranh gần một thập kỷ ở Afghanistan. Gorbachev còn khởi xướng một thời kỳ thay đổi quan trọng, dưới hai tiêu đề “Glasnost và Perestroika” tức là “mở cửa đổi mới và tái cấu trúc”. Các sự kiện nầy (sách lược đối ngoại và đối nội), đã làm lung lay chủ nghĩa Cộng sản tận gốc rễ của nó là Liên bang Xô viết, và các chính thể phụ thuộc nó. Ông ta chấm dứt chiến tranh lạnh, và  giúp tạo ra điều mà Tổng thống Mỹ Bush sau đó gọi là “một trật tự Thế giới mới”. Gorbachev gỡ bỏ sự ràng buộc xã hội, nới lỏng các khắc khe chính trị cho những người theo chủ nghĩa quốc gia, điều mà người ta thường gọi là cuộc “Cách mạng Nga lần thứ hai (The Second Russian Revolution)”.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng năng lượng hạt nhân tại Chernobyl ở phía Bắc Ukraine phát nổ, do thiếu tinh thần trách nhiệm, và viên chức điều hành không đủ khả năng chuyên môn phù hợp. Sau khi được bầu vào chức vụ lãnh đạo đảng, Gorbachev nhanh chóng mở ra cuộc tấn công ngoại giao. Bốn lần họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Reagan, dẫn tới việc ký Hiệp ước huỷ bỏ các loại vũ khí hạt nhân tầm trung, trên đất liền tại Hoa Kỳ và Liên Xô trong vòng 3 năm. Ngày 1/10/1988, Mikhail Gorbachev kế vị Gromyko trở thành nguyên thủ quốc gia. Cuối năm 1988, ông ta ra lệnh đặc xá cho tất cả các tù nhân chính trị. Tháng 3/1989, cuộc bầu cử 2250 đại biểu Quốc hội Liên bang theo tu chỉnh Hiến pháp, có nhiều ứng viên các đảng phái khác nhau đắc cử. Một cuộc biểu tình rộng lớn chào mừng những người cải cách trong đảng Cộng sản trúng cử.
Khoảng một phần ba lãnh đạo đảng trong vùng Baltic bị thất cử, nhiều thành viên không đảng phái hoặc người theo chủ nghĩa quốc gia đắc cử. Ngày 25/5/1989, khi Quốc hội nhóm họp hầu như tất cả đều bầu Gorbachev vào chức Tổng thống, cơ quan hành pháp mới thay chức Chủ tịch Xô viết tối cao. Anatoly Lukyanov, được bầu làm Phó cho ông ta. Qua các việc làm của Quốc hội, và Xô viết tối cao chứng minh sự thay đổi sâu sắc trong đường lối chính trị tại Liên bang Xô viết. Nếu “Glasnost” được đánh dấu như một thành công trong việc cởi trói cho xã hội trong nhiều thập kỷ qua, thì Perestroika chứng minh nhược điểm của Gorbachev. Ông hứa sẽ thực hiện việc cải sửa, tiến hành đổi mới kỷ thuật, sử dụng hợp lý hơn sức lao động, nguyên vật liệu và phương cách quản lý, giảm bớt kế hoạch từ Trung ương, cho phép các công ty tư nhân hoạt động.
Mặc dù đưa ra sách lược đổi mới, Gorbachev từ chối thực hiện chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế tập trung chỉ huy sang kinh tế thị trường, vì sợ tạo ra sự khó khăn không đáng có. Đến cuối thập niên 1980, không thấy có dấu hiệu nào được cải thiện trong nền kinh tế. Quả vậy, mức sống bình thường của người dân lao động luôn bị ám ảnh của nạn mất việc làm. Sự việc xảy ra thường đưa lại điều tệ hại thay cho đều tốt lành. Tháng 2/1989, quân đội Liên Xô rút hết quân ra khỏi Afghanistan. Tháng 5, Gorbachev thăm viếng Bắc Kinh và bình thường hoá quan hệ giữa hai cựu cường quốc Cộng sản này. Tháng 12, Gorbachev và Tổng thống mới của Hoa kỳ George Bush, họp thượng đỉnh đầu tiên tại ngoài khơi vùng biển Malta thảo luận về Hiệp ước cắt giảm các loại vũ khí chiến lược, và vũ trang quy ước ở Châu Âu, xem chiến tranh lạnh như là chuyện quá khứ.
Gorbachev cam kết rằng, Liên bang Xô viết sẽ không sử dụng vũ lực đàn áp, hoặc cản trở các phong trào dân chủ trong các nước từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu. Tháng 5/1990, Quốc hội Cộng hòa Nga bầu Boris Yeltsin (người từng được Gorbachev đưa từ Yekaterinburg về Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương đảng Moscow năm 1985, và bị cách chức năm 1988, khi Yeltsin chỉ trích Gorbachev rằng, tiến trình đổi mới quá chậm chạp) làm Tổng thống Liên bang Nga, một trong 15 Cộng hoà của Liên bang Xô viết. Từ vị thế quan trọng này, Yeltsin được công chúng yêu thích. Quốc hội Liên bang Nga bắt đầu thực hiện sức mạnh chính trị của mình, thách thức quyền hạn của điện Cẩm Linh (thẩm quyền Liên bang) trong một cuộc đấu tranh đầy kịch tính, đe doạ tương lai của Liên bang Xô viết.
Về cơ bản Tổng thống Liên bang Nga, Boris yeltsin được trao cho quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh giữa các Cộng hoà trong Liên bang với chính quyền Xô viết trung ương ở Điện Cẩm Linh. Mặc khác, Gorbachev còn gặp phải sự phản đối của Thủ tướng Nikolai Ryzhkov, người cho rằng cải cách kinh tế sẽ làm hỏng và chôn vùi Liên bang Xô viết. Và cuối cùng, ông ta đi đến quyết định chận đứng cải cách. Sự kình địch giữa chính quyền Trung ương và các Cộng hoà thành viên, giữa đảng và văn phòng chính phủ, đã phá vỡ hệ thống phân phối từ Trung ương, và Liên Xô phải dựa vào nguồn trợ giúp thực phẩm từ phương Tây trong những năm hạt ngũ cốc bị thất thu. Tháng 2/1990, Gorbachev đề nghị rằng đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) nên từ bỏ vai trò lãnh đạo xã hội Xô viết được ghi trong Hiến Pháp.
Ông nói, vị trí đấu tranh của đảng vẫn còn, nhưng nên làm như thế trong khuôn khổ luật pháp của tiến trình dân chủ hoá, bằng mọi cách từ bỏ tất cả các đặc quyền chính trị có vẻ như hợp pháp của nó. Ngày 7/2, Uỷ ban Trung ương đảng đồng ý từ bỏ độc quyền chính trị của đảng Cộng sản, mở cửa cho Liên bang Xô viết đi tới một hệ thống đa đảng chính trị. Gorbachev còn đề nghị giảm bớt quyền lực của Bộ chính trị Trung ương đảng, cùng với sự chuyển đổi một hệ thống chính quyền kiểu Tổng thống chế của phương Tây, và bắt đầu từ năm 1995, vị Tổng thống của Liên bang Xô viết sẽ do nhân dân trực tiếp bầu ra. Và cơ quan Hành pháp trong cơ chế mới sẽ có quyền hành hơn trong việc quản lý xã hội. Tháng 3/1990, Quốc hội Liên bang họp đồng ý đề nghị của Gorbachev, và bầu ông ta vào chức vụ Tổng thống.
Cũng trong tháng 3, các nhà cải cách cấp tiến, và tự do giành được nhiều thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội tại các Cộng hoà cũng như chính quyền địa phương. Tháng 7/1990, tại kỳ Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô thứ 28, Gorbachev được tái bầu chức lãnh đạo đảng sau một báo cáo đầy sức thuyết phục, về các chủ trương đường lối của ông ta. Bộ chính trị mới mở rộng thành 24 uỷ viên, trong đó lãnh đạo đảng tại 15 Cộng hoà trở thành 15 Uỷ viên Bộ chính trị mới. Có khoảng 10 đến 12 uỷ viên củ được tái bầu. Ngày 12/7 tại Đại hội, Yelstin bất ngờ bước lên diễn đàn cho rằng tốc độ cải cách quá chậm, và ông ta làm cho Đại hội sửng sốt khi tuyên bố rằng, ông ta rút lui khỏi đảng Cộng sản. Hôm sau, các Thị trưởng của thành phố Moscow và Leningrad là Gavril Popov, và Anatoli Sobchak cũng rời bỏ đảng.
Tháng 11, trong một nổ lực nhằm ổn định kinh tế và khôi phục chính trị, Gorbachev đề nghị tái tổ chức về cơ bản cơ quan hành pháp tại trung ương, và quyền hạn của nó. Theo đề nghị này, để chống lại tội phạm hình sự một Hội đồng an ninh được thành lập, mà Tổng thống là Chủ tịch với quyền hạn ban hành sắc luật cần thiết. Và, Hội đồng Cố vấn Liên bang cũng được trao thêm quyền hạn để cân bằng quyền lực giữa các Cộng hoà và Điện Cẩm Linh. Một tháng sau khi đề nghị này được phê chuẩn, Chính phủ (nội các) đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Tổng thống hơn là Thủ tướng. Việc nới lỏng sự ràng buộc trong đời sống chính trị kiểu Xô viết, làm dấy lên các căng thẳng chủng tộc, và mong muốn độc lập quốc gia ở Uzbekistan, Georgia, Azerbaizan và Armenia để cuối cùng đe doạ cho chính Liên bang.
Gorbachev cam kết duy trì sự thống nhất của Liên bang, khi đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng đòi ly khai ở các Cộng hoà vùng Baltics. Ba Cộng hòa Estonia, Latvia, và Lithuania bắt đầu cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quốc gia, và chính thức yêu cầu được quyền tự trị nhiều hơn. Họ cho rằng, việc sát nhập ba quốc gia này vào Liên bang Xô viết năm 1940, là một việc làm áp đặt đơn phương. Trước đó trong tháng 1/1990, Gorbachev thăm viếng Lịhuania cố thuyết phục Algirdas Brazaukas lãnh đạo đảng Cộng sản tại đây trở lại khuôn nếp cũ không thành công. Khoảng 250.000 người ủng hộ độc lập xuống đường biểu tình đúng vào ngày ông ta đến, thế là một cuộc tranh luận chớp nhoáng ngay trên đường phố Vilnius. Gorbachev lưu ý rằng, Liên Xô không thể bỏ các cảng vùng Baltic và rằng, cái giá phải trả cho việc ly khai là khá cao.
Tháng 2 và 3, các ứng viên ủng hộ độc lập giành chiến thắng gần như hoàn toàn trong cuộc bầu cử ở Lithuania. Thừa thắng xông lên, ngày 11/3 họ tuyên bố quốc gia độc lập, và chỉ định chính quyền mới không Cộng sản, thương thảo quan hệ với Moscow, và bầu Vytautas Landsbergis làm Tổng thống. Căng thẳng bắt đầu sau khi quân đội Xô viết tiến vào thành phố Vilnius, chiếm Tổng hành dinh, và các cơ quan đảng Cộng sản Lithuania nổi loạn. Điện Cẩm Linh cũng áp đặt lệnh cấm vận kinh tế có hiệu lực đầu tháng 6 lên Lithuania, buộc hoãn thực hiện tuyên bố độc lập như là điều kiện để thương thảo với Trung ương. Estonia và Latvia cũng trải qua một tiến trình tương tự, nhưng không mạnh mẽ như Lithuania, bởi vì cư dân của họ một phần không nhỏ là con cháu của sắc tộc Nga, những người này phản đối việc ly khai.
Tháng 5, Estonia tuyên bố Cọng hoà mới, Estonia bỏ hẳn cụm từ “Xã hội Chủ nghĩa”. Công cuộc vận động cho độc lập quốc gia, và phân chia sắc tộc đang diển ra khắp nơi ở Liên Xô. Trong thực tế, mỗi Cộng hoà đã dấy lên một phong trào công khai đòi độc lập, hoặc một chính quyền tự trị hoàn toàn. Tháng 7 Ukraine đòi được tự trị nhiều hơn, bất chấp sự ngăn cấm công khai tuyên bố độc lập. Moldavia chủ yếu cư dân thuộc sắc tộc hoặc con cháu Romania tuyên bố độc lập trong tháng 6. Tại Azerbaizan, nằm trong Nakhichevan một vùng giáp ranh với Iran, người Azerbaizan, phá huỷ các cột mốc biên giới, đòi được tự do qua lại với người sắc tộc anh em của họ, vượt qua sông Rraks và cổ vũ cho sự hợp nhất tổ quốc. Armenia bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh với Azerbaizan trên vùng Nargony Karabakh.
Quốc hội Azerbaizan đe doạ ly khai nếu quân đội Liên Xô vào thủ đô Baku vãn hồi trật tự. Tại Amid kéo dài bất ổn suốt năm, Armenia tuyên bố độc lập. Ở Tajkistan các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền từ chức, sau khi 18 người bị thiệt mạng trong một cuộc nổi loạn hồi tháng 2. Tại Kirghizia, khoảng 150 người bị giết trong một cuộc đụng độ sắc tộc hồi tháng 6. Trong tháng 10, Mặt trận Quốc gia chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Georgia, và liền ngay sau đó xoá bỏ cụm từ “Sô viet” và “Xã hội Chủ nghĩa” ra khỏi tên nước của nó. Tháng 12, Gorbachev đưa ra dự thảo Hiệp ước Liên bang và được thông qua, tái lập các mối quan hệ giữa các Cộng hoà và Trung ương. Hiệp ước mang ra “trưng cầu dân ý” trong tháng 3, bất chấp sự tẩy chay của các nước vùng Baltic, Estonia, Latvia, Lithuania, Georgia, và Mololavia.
Tháng 5 và tháng 6, Tổng thống Hoa Kỳ Bush và Tổng thống Liên Xô Gorbachev họp thượng đỉnh ở Washington, ký 16 hiệp ước song phương kể cả Hiệp ước thương mại ngoài dự liệu, và bắt đầu phá huỷ các loại vũ khí hoá học từ năm 1992. Cuối năm 1990, Hiệp ước cắt giảm lực lượng võ trang quy ước tại Châu Âu cũng được ký kết. Tháng 9, trong một nổ lực đáp trả việc xâm lăng của Iraq vào Kuwait, Bush và Gorbachev họp thượng đỉnh tại Helsinki. Moscow ủng hộ mạnh mẽ đề nghị của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, chống lại đồng minh củ của mình tại Trung Đông, sau khi nổ lực tìm một giải pháp ngoại giao ở vùng vịnh không thành công. Tháng 3/1991, Estonia tuyên bố rằng, Cộng hoà Estonia đang đi vào thời kỳ chuyển đổi tới quốc gia độc lập. Gorbachev vẫn giữ quan điểm rằng, việc rút ra khỏi Liên bang Xô viết chỉ có thể thông qua việc sửa đổi Hiến pháp.
Ông còn khuyến cáo, tự tuyên bố độc lập là vi hiến, nhưng ông ta cũng không áp đặt lệnh cấm vận lên Estonia và Latvia. Cuối tháng 7/1991, Gorbachev và Bush họp ký hiệp ước START, hiệp ước mà cuộc thương thảo kéo dài tới 9 năm. Theo đó, cả hai nước hạn chế đầu đạn hạt nhân và máy bay xuyên lục địa xuống còn 1600, và cắt giảm 30% vũ khí chiến lược hiện có. Liên bang Xô viết cũng ủng hộ Hoa Kỳ đạt tới một giải pháp giải quyết vấn đề Trung Đông, bằng cách đồng bảo trợ một hội nghị hoà bình cho Trung Đông. Liên bang Xô viết cũng đã dùng ảnh hưởng của mình khuyến cáo quân đội Việt Nam rút ra khỏi Cambodia, và đưa ra một thời biểu rút hết các lực lượng quân sự khỏi các nước Đông Âu. Liên Xô đồng ý giải tán Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon) và Khối Liên minh Quân sự Đông  Âu (Warsaw Pact).
Đi xa hơn, cùng với Hoa Kỳ chấm dứt các cuộc chiến tranh ở Châu Phi và Trung Mỹ, chấm dứt các bất đồng về nhiên liệu thế giới, phát sinh do sự kình địch của hai cường quốc Nga - Mỹ. Tháng 6, khi nhận giải Nobel Hoà bình (Nobel Peace Prize), Gorbachev lập lại rằng, quốc gia ông cần nhiều trợ giúp vô điều kiện từ bên ngoài. Ông nói, nếu chương trình “Cải tổ” và “Đổi mới” (Glasnost and Perestroika), thất bại, viễn cảnh đi vào một Thế giới mới, một thời kỳ hoà bình trong lịch sử sẽ biến mất, ít nhất là những năm trước mắt. Phương Tây và Hoa Kỳ từng rót vào Liên Xô một lượng lớn tiền mặt, giúp Gorbachev thực hiện nền kinh tế thị trường hỗn hợp. Đầu tháng 7, Xô viết Tối cao thông qua đạo luật tháo gỡ cái thòng lọng đang đè nặng trên chính quyền Trung ương bởi do bao cấp cho công nghiệp và thương mại quốc doanh.

Tháng 7/1991, Gorbachev được mời tới London họp thượng đỉnh với nhóm 7 nước mạnh (Group of Seven) về kinh tế và xã hội. Các nhà lãnh đạo của tổ chức này, thừa nhận Liên Xô gia nhập nhóm như một khuyến khích để Liên Xô hoà nhập vào với nền kinh tế Thế giới. Gorbachev rời London với sự bảo đảm Liên Xô sẽ nhận các trợ giúp kỷ thuật, và chuyên viên cố vấn từ Hiệp hội Tài chánh Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới, và cam kết trong tương lai họ sẽ giúp Gorbachev các phương tiện cần thiết, để Liên Xô tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường tự do. Trước đó, tháng giêng 1991 Thủ tướng Ryzhkov đột phát bệnh đau tim, và được thay thế bởi Bộ trưởng tài chánh, Valentin Pavlov. Giữa tháng giêng một cuộc đàn áp mới được tiến hành, chống lại các cuộc bạo loạn tại Cộng hoà vùng Baltic.
Khoảng 15 người bị giết, khi quân đội Liên Xô tiến chiếm đài truyền hình ở Lithuania. Một tuần sau, quân của Bộ nội vụ Liên Xô giết 5 người trong khi tấn công vào trụ sở Bộ nội vụ Latvia. Quân đội còn được điều động vào những khu vực bất an khác ở Ukrain, Georgia, Armenia, và Moldavia. Tháng 2, cử tri Lithuania hoàn toàn ủng hộ độc lập trong một cuộc trưng cầu dân ý. Ngày 12/6, Yeltsin trở thành người cầm đầu chính quyền, được dân chúng yêu thích nhất ở nước Nga từ 1000 năm qua. Từ cuộc bầu chọn này, người ta đánh giá cao Yeltsin không chỉ ở nước Nga mà còn toả ra trên Thế giới. Sau một chuyến thăm viếng Hoa Kỳ thành công, Yeltsin bắt đầu cải tổ Liên bang Nga. Trong những sắc lệnh quan trọng, có một sắc lệnh cấm đảng Cộng sản hoạt động trong những nơi làm việc, và các tổ chức công cộng.
Tháng 7, những người đổi mới nổi tiếng như Shevardnadze, Popov, Sobchak, và Alexander Yakovlev nguyên cố vấn trụ cột của Gorbachev, kết hợp thành lập Mặt trận Cải cách Dân chủ. Tháng 8, họ tiến thêm bước nữa, ly khai khỏi đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) bằng cách lập ra đảng Cộng sản Nga Dân chủ, do phụ tá của Yeltsin là Alexander Rutskoi lảnh đạo. Lúc này, những người theo đường lối cứng rắn cũng kết hợp lại, lập ra một Tổ chức Bảo vệ đảng Cộng sản, yêu cầu trục xuất khỏi đảng những phần tử “trưởng giả” thuộc giai cấp Tư sản (Bourgeois) và đưa họ ra xét xử theo trọng tội phản quốc. Ngày 15/8/1991, văn bản tu chỉnh cuối cùng của Hiệp ước Liên bang mới được ban hành. Nó xác định, huỷ bỏ bất cứ loại sở hữu tài sản nào quy vào Chủ nghĩa Xã hội trước đây, và trao nó cho các Cộng hoà với tư cách là chủ sở hữu.
Hiệp ước quy định rằng, các Cộng hòa thành viên trong Liên bang mới là tự nguyện, bất chấp cả việc Hiệp ước Liên bang của năm 1922 vẫn còn hiệu lực. Các Cộng hoà có quyền từ chối ký vào Hiệp ước mới. Mặc dù sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa chính quyền Trung ương và các Cộng hoà vẫn còn mơ hồ, Hiệp ước thể hiện một sự thay đổi đáng ngạc nhiên về bản chất của Liên bang. Tám Cộng hoà kể cả Liên bang Nga sẽ ký vào văn kiện trong vài tuần sau đó, Ukrain muốn có thêm thời gian thảo luận, Armenia dự định tổ chức trưng cầu dân ý trên vấn đề liên quan. Các Cộng hòa vùng Baltic, cũng như Georgia và Moldavia thẳng thừng từ chối ký hiệp ước. Buổi lễ tổ chức ký kết hiệp ước đầu tiên gồm 3 nước Liên bang Nga, Kazakhstan, Uzbekistan dự định sẽ diễn ra vào ngày 20/8/1991.
Ngày 18/8, trong khi Gorbachev đang nghĩ dưỡng tại nhà nghĩ Foros, Crimean, ông ta được thăm viếng bởi một vị khách “không mời mà đến”, nhân danh đại diện cho Tổ chức tự nhận là “Ủy ban Quốc gia Hành động cho Tình trạng Khẩn cấp” (State Committee for the State of Emergency), yêu cầu Garbachev ký vào một sắc luật (Decree) trao tất cả quyền hành của ông ta cho Phó Tổng thống Yanayev. Gorbachev từ chối, và thế là ông ta bị đặt trong tình trạng bị bắt giam tại gia, dưới sự canh gác cẩn mật của quân đảo chánh. Ngày 19/8, một thông cáo tuyên bố rằng 8 thành viên của Uỷ ban Quốc gia Hành động cho Tình trạng Khẩn cấp (SCSE) do Yanayev lãnh đạo, sẽ điều khiển quốc gia trong 6 tháng dưới tình trạng khẩn cấp, kiểm duyệt thông tin báo chí, đình hoãn mọi hoạt động của các đảng phái chính trị, và các tổ chức quần chúng.
Tình trạng quốc gia khẩn cấp bao gồm cả lệnh giới nghiêm trong một số khu vực có biến động chính trị, những ai giữ vũ khí bất hợp pháp phải giao nộp, cấm chỉ mọi cuộc tụ tập xuống đường, tuần hành trên đường phố. Hội đồng An ninh Quốc gia do Gorbachev lãnh đạo đình chỉ hoạt động. Một số xe tăng và trọng pháo chuyển quân ầm ầm tiến vào Moscow, và chiếm giữ các địa điểm trọng yếu trong thủ đô. Mặc dù hầu hết các quốc gia trên Thế giới phản ứng đối với sự kiện một cách dè dặt, thận trọng thì Trung Quốc, Iraq, Libya và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) chào mừng họ. Người ta lấy làm lạ từ phe đảo chánh là thiếu hẳn tính kiên quyết, và lòng tự tin vào việc làm của mình ngay cả khi tiếp quản, như báo hiệu một sự thất bại không thể tránh. Các phương tiện thông tin liên lạc không bị cắt, lệnh giới nghiêm không được thi hành triệt để.
Với tính nhanh nhạy nắm được tình hình, Yeltsin công khai lên án phe đảo chánh, cho đó là một hành động bất hợp pháp, và tuyên bố rằng, ông ta sẽ chỉ huy cuộc tái chiếm những nơi phe đảo chánh đã chiếm giữ. Yeltsin kêu gọi phát động một cuộc biểu dương lực lượng trên toàn Liên bang Xô viết, và cổ vũ trên 10.000 người ủng hộ đoàn quân chống đảo chánh kéo tới toà nhà Quốc hội Nga. Ngày 20/8/1991, cuộc tấn công bắt đầu đánh thẳng vào cơ quan đầu não của phe đảo chánh (SCSE), và công bố các vị sĩ quan cao cấp trong quân đội không tuân lệnh từ Ủy ban Khẩn cấp sử dụng quân đội đàn áp nhân dân. Bất chấp lệnh giới nghiêm, hàng ngàn người dùng phương tiện có sẵn làm nhiều vật cản trên đường phố, và tạo thành một chuỗi mắc xích người vây quanh toà nhà Quốc hội, với hy vọng quân đảo chánh sẽ không tấn công vào Quốc hội.
Ngày 21/8/1991, phe đảo chánh thất bại, bởi vì quân đội không muốn can dính vào việc tranh giành quyền binh này, đã ra lệnh cho các đơn vị trở về nơi đồn trú. Các nhà lãnh đạo đảo chánh trốn chạy. Gorbachev chính thức phục hồi chức Tổng thống liền, ngay sau khi Xô viết tối cao bàn thảo với Phó tổng thống Nga Rutskoi và Thủ tướng Nga Silayev. Gorbachev trở về Moscow, nhưng Yeltsin người hùng trong cuộc đảo chánh, một đồng nghiệp từng nhiều năm gần gủi, nay đang ở vào vị thế trong một quan hệ mới. Các nhà lãnh đạo đảo chánh bị bắt, bị buộc tội phản nghịch. Và Gorbachev bị làm mất mặt khi xuất hiện trước Quốc hội Liên bang Nga nơi một số đại biểu đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề khá cay độc. Sự thật, Yeltsin mới là người quyết định số phận của ông ta.
Phớt lờ sự khẩn khoản của Gorbachev, Yeltsin ký sắc lệnh đình chỉ hoạt động của đảng Cộng sản trong Liên bang Nga. Trên khắp các Cộng hoà của Liên bang Xô viết, một cuộc thanh trừng không nương tay buộc về hưu các nhân vật lãnh đạo nổi tiếng, và tịch thu tất cả các tài sản của đảng Cộng sản. Gorbachev từ chức lãnh tụ đảng Cộng sản Liên Xô, và thuyết phục Uỷ ban Trung ương đảng giải tán. Sáu đó, Quốc hội Xô viết thông qua đạo luật, đình chỉ tất cả hoạt động của đảng Cộng sản toàn Liên bang. Tài sản khổng lồ của đảng được chuyển giao cho chính quyền cấp vùng và cấp địa phương. Đảng Cộng sản Liên bang Xô viết từng một thời làm mưa, làm gió bị vứt bỏ và lãng quên. Quốc hội Xô viết cũng chính thức giải tán toàn bộ Nội các của Gorbachev. Các Cộng hoà vùng Armenia, Georgia, Moldavia lập lại tuyên bố là muốn tách khỏi Liên bang Xô viết.
Ngoài các Cộng hòa vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania, những Cộng hoà khác như Ukraine, Byelorussia, Azerbaizan, Uzbekistan, Kirghisia cũng tuyên bố độc lập. Gorbachev và Yeltsin thoả thuận chuyển giao quyền hành của Nội các Liên Xô cho chính quyền Liên bang Nga dưới hình thức uỷ thác, trong đó Yeltsin, Tổng thống Nga đóng vai trò then chốt, và Thủ tướng Nga Ivan Silayev được chỉ định như Thủ tướng Liên bang Xô viết trong thực tế. Đầu tháng 9, một nổ lực chính trị cuối cùng để cứu vãn Liên bang Xô viết đang phân hoá, không còn kiểm soát được giữa các đại biểu nhân dân trong Liên bang Xô viết. Với tư cách Tổng thống, Gorbachev hướng dẫn quá trình thảo luận, gợi lên các sự kiện, kích động sự quan tâm, và tăng tốc thuyết phục các đại biểu chưa sẵn sàng, chấp nhận một tình trạng không thể tránh né được.
Đó là những thực tế quá rõ ràng, rằng “Liên bang thực sự đã mất quyền điều khiển quốc gia”. Các Cộng hoà thành viên đã liên kết với nhau bằng các Hiệp ước kinh tế và quốc phòng, làm giảm mất nhiều quyền hạn của Điện Cẩm Linh. Sau 3 ngày thảo luận sôi nổi ngày 5/9, Quốc hội chấp nhận những điều như Gorbachev mô tả là một sự kiện lịch sử trọng đại “chấm dứt 74 năm trung ương tập quyền, thải bỏ cấu trúc quyền lực củ của đế quốc Xô viết”. Một Hội đồng Quốc gia cầm đầu bởi Gorbachev được thành lập, để điều hành quá trình chuyển tiếp, trong đó một Hiến pháp mới sẽ được thông qua. Theo đó, lập ra một Liên bang các Quốc gia độc lập theo quy chế Hiệp ước đang dự thảo, một Hội đồng Cố vấn chính trị, sẽ cố vấn cho Gorbachev về các chính sách đường lối. Một Quốc hội Tối cao gồm hai viện, một cho Liên bang và một cho các Quốc gia độc lập.
Tháng 11, Quốc hội Liên bang mới nhóm họp, nhưng số người tham dự quá ít ỏi, chỉ có 7 quốc gia thành viên gởi đại diện đến dự họp. Đến giờ này, thì Gorbachev nhận ra rằng ông ta thực sự đã mất hết sự hậu thuẫn, những gì mà Liên bang mới dự kiến làm, chỉ là một khái niệm không hơn không kém. Cũng trong tháng 11, Yeltsin tự chỉ định ông ta kiêm nhiệm chức Thủ tướng Liên bang Nga. Đầu tháng 12, Yeltsin họp với các nhà lãnh đạo Belarus, và Ukraine rồi tuyên bố rút lui khỏi Liên bang mới, và thành lập một Liên hiệp các nước Cộng hoà vùng Slav, như một hành động chống lại Gorbachev. Liên hiệp sau đó biến thành một Tổ chức mới lớn hơn, có tên Các Quốc gia Độc lập vì Thịnh vượng (Commonwealth of Indipendent States = CIS), mục tiêu của Liên hiệp là 
“vì lợi ích chung” cái mà Liên bang Xô viết trong thời gian qua không mang lại cho họ.
Ngày 21/12/1991, các nhà lãnh đạo 11 Cộng hoà Liên bang Xô viết củ họp tại Alma-Ata, Kazakhstan ký bản tuyên bố chung khẳng định, họ sẽ thực hiện các điều khoản quy định của Khối các Quốc gia Độc lập vì Thịnh vượng (CIS). Và cuối cùng ngày 25/12/1991, Liên bang Xô viết củ hoàn toàn tan rã, Gorbachev không còn chức Tổng thống. Tháng 2/1992, với sự thoả thuận của các quốc gia trong Khối Thịnh vượng (CIS) Liên bang Nga được chỉ định là quốc gia kế thừa hợp pháp của Liên bang Xô viết củ. Liên bang Nga cũng được giao trách nhiệm kiểm kê tất cả các nơi có tồn trữ vũ khí hạt nhân, tại các Cộng hòa Liên Xô củ, và phải chuyển giao về tổng kho Liên bang Nga. Ngày 21/4/1992, Yeltsin đệ trình Quốc hội một dự thảo luật, cho phép cá nhân ông ta điều hành chính quyền bằng sắc lệnh nhưng không được chấp thuận.
Mâu thuẩn giữa các đại biểu Quốc hội bầu ra trước đảo chánh năm 1991, mà đa số là các viên chức của đảng Cộng sản, đang tước bớt quyền hạn của ông ta từ cuối năm 1991. Mâu thuẫn tăng dần, cả Yeltsin và Quốc hội, bên nào cũng tự cho là mình có quyền cao hơn về chính trị. Đối với Yeltsin, Quốc hội là “cái gai” bên cạnh ông ta. Còn đối với Quốc hội, Yeltsin như là một nhà “độc tài”. Thế là cuộc chiến bùng nổ. Tháng 11/1992, các đại biểu Quốc hội chống Yeltsin ra lời kêu gọi Yeltsin từ chức, nhưng bị phe đồng minh của ông ta chận lại. Vượt qua các đại biểu bảo thủ, theo đường lối cứng rắn ngăn cản, cuối cùng Quốc hội cũng thông qua đường lối “cải cách cơ bản” nền kinh tế Nga theo đề nghị của Yeltsin. Đạo luật cải cách kinh tế có hiệu lực từ ngày 1/10/1992, khi mỗi công dân Nga được cấp một tấm phiếu có giá trị 10.000 rúp (rubes).
Với tấm phiếu này, họ có thể mua các cổ phần trong các Công ty do nhà nước làm chủ. Tháng 5, Quốc hội huỷ bỏ đạo luật chuyển vùng Crimean cho Ukraine, sự kiện xảy ra từ cuối thập niên 1950 dưới thời Khruschev, và từng gây sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia. Quốc hội Crimean đình hoãn thi hành tuyên bố độc lập, chờ đợi sự thương thảo giữa hai quốc gia. Tháng 6, Nga và Ukraine đạt tới thoả thuận 18 điểm, giải quyết các sự khác nhau trên nhiều vấn đề kể cả tàu bè ra vào Biển Đen, và trách nhiệm về kinh tế. Bên cạnh khó khăn về kinh tế, Liên bang Nga còn phải đương đầu với nhiều vấn đề khác nhau thời hậu Liên bang Xô viết, kể cả việc gia tăng tội phạm hình sự, trong đó trên 30% là tội hình sự nghiêm trọng trong năm 1991-1992. Trong khi đường lối đối nội còn nhùng nhằn với tốc độ cải cách, thì quan hệ đối ngoại tiếp tục được cải thiện.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân trên một diện rộng gọi là START –1 đã được Quốc hội Nga phê chuẩn. Tháng giêng 1993, các cuộc bán đấu giá công ty Quốc doanh cho tư nhân bắt đầu. Đến giữa năm 1993, mâu thuẫn giữa Tổng thống Yeltsin và Quốc hội, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Ruslan Khasbulatov trở nên quyết liệt hơn. Một cuộc chạy đua quyền hành, và tốc độ cải cách kinh tế của hai dạng chính quyền: Tổng thống hay Quốc hội. Kết quả trưng cầu dân ý ngày 25/4, chiến thắng thuộc về Yeltsin, ông giành được hậu thuẫn 53% cho chủ trương, và 58,7% về sự yêu chuộng. Cử tri thấp cổ bé miệng gạt ra ngoài các vấn đề liên quan đến sự chồng chéo quyền hành giữa Quốc hội và Tổng thống. Sự mâu thuẫn vốn có tăng lên sau cuộc trưng cầu dân ý, làm phức tạp thêm vấn đề, kể cả chia rẽ giữa Tổng thống Yeltsin và Phó tổng thống Aleksandr Rutskoi.
Căng thẳng giữa Yeltsin và Quốc hội gia tăng cho đến cuối tháng 8/1993, khi Yeltsin tuyên bố ý định của ông ta là sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội mới vào mùa thu, phớt lờ việc Quốc hội đang xem xét về ngân sách. Và ngày 27/8, Quốc hội đáp trả bằng cách huỷ bỏ tu chính xin tăng ngân sách của chính phủ. Ngày 21/9, Yeltsin ban hành sắc lệnh giải tán Quốc hội, và kêu gọi bầu cử Quốc hội mới. Quốc hội không thi hành sắc lệnh và kêu lên toà án Hiến pháp. Toà án Hiến pháp Liên bang Nga tuyên bố sắc lệnh của Yeltsin là vi hiến. Liền ngay sau đó, Quốc hội cách chức Tổng thống của Yeltsin, và đề cử Phó tổng thống Rutskoi làm Quyền Tổng thống. Việc cách chức, và bổ nhiệm nầy, bị chính phủ và các cơ quan chính quyền đang hậu thuẫn Tổng thống Yeltsin xem như không có. Các đại biểu Quốc hội bắt đầu chuyển sang thương thảo, mặc cả để cải thiện tình hình.
Cuộc khủng hoảng đạt tới đỉnh cao vào đầu tháng 10. Ngày 3/10/1993, một đoàn biểu tình chống chính phủ, vượt qua hàng rào cản cảnh sát đến vây quanh toà nhà Quốc hội ở Moscow, một đoàn khác chiếm văn phòng thị trưởng Moscow, và một đoàn khác nữa chiếm phần trung tâm của đài Truyền hình. Tại đậy, lực lương canh giữ là vệ binh đặc biệt của Bộ Nội vụ nổ súng giết chết vài người. Ngày 4/10, Phụ tá gần gủi của Yeltsin là Bộ trưởng Bộ quốc phòng Pavel Grachev, đưa một toán sỉ quan, 4 xe tăng tìm cách vượt chướng ngại, mở đường tiến chiếm tòa nhà Quốc hội, y như toán quân đặc biệt chống khủng bố “Alfa” hành quân thần tốc giết chết Tổng thống Afghanisstan là Hafizullah Amin hồi năm 1979. Đến cuối ngày, chính phủ vãn hồi trật tự nắm quyền kiểm soát thủ đô, Khasbulatov, Rutskoi và một số thành viên khác lãnh đạo cuộc chống đối bị bắt.
Sau đó, Tổng thống Yeltsin giải tán Quốc hội cấp vùng, và địa phương ở Liên bang Nga, và kêu gọi một cuộc bầu cử mới vào đầu tháng 3/1994. Ngày 6/11, Yeltsin huỷ bỏ lời hứa của ông ta là sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống năm 1994. Từ tháng 5 đến tháng 6, Hội nghị Lập hiến đưa ra một dự thảo Hiến pháp, Tổng thống cũng đệ trình một dự thảo Hiến pháp, nên phải trải qua nhiều gian truân mới đạt tới một dự thảo cuối cùng. Quốc hội muốn giữ ý riêng của mình, khiến nổ ra một sự cạnh tranh giữa hai dự thảo Hiến pháp. Quốc hội rút lại ý muốn, và ngày 12/7, Hội nghị nhận tu chỉnh dự thảo Hiến pháp của Tổng thống. Ngày 12/12/1993, Hiến pháp mới của Liên bang Nga được chấp nhận trong một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn Liên bang, cùng với ngày bầu cử Quốc hội Liên bang.
Bởi vì, người ta bắt đầu bỏ phiếu chống lại Yeltsin, nên các đảng phái đối lập khác nhau, chiếm đa số phiếu tại Hạ viện (The State Duma) tạo thành một Quốc hội không ổn định từ đầu. Ngày 23/2/1995, bất chấp sự chỉ trích của Yeltsin, Hạ viện ra tuyên bố ân xá cho các nhà lãnh đạo cuộc đảo chánh tháng 8/1991, và cuộc kháng cự tại Quốc hội tháng 10/1993. Các tù nhân được phóng thích ba ngày sau đó. Cuộc vận động tư nhân hoá của Yeltsin bắt đầu thực hiện, khi các công ty quốc doanh được bán cho những người có phiếu thưởng (10.000 Rup) chấm dứt ngày 1/7/1995, không mang lại thuận lợi hơn cho dân chúng. Sau khi bị Quốc hội từ chối phế chuẩn đạo luật tư nhân hoá bước kế tiếp, Yeltsin ban hành sắc luật công bố thực hiện bước hai của quá trình tư nhân hoá, bất chấp sự từ chối của Quốc hội.
Ngày 12/10, Dzhokhar Dudayev, Tổng thống tiếm quyền Chechnya, tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Nga. Sau đó, Dudayev ban hành thiết quân luật. Cuộc chiến tiếp tục nổ ra giữa hai phe tại Chechnya, và ngày 25/11, quân đội Nga kết hợp với lực lượng chống Dudayev, tấn công vào thủ đô Chechen, Grozny. Cuộc tấn công thất bại, và binh sĩ Nga bị bắt. Yeltsin công bố một tối hậu thư yêu cầu phe tiếm quyền phải phóng thích những quân sĩ Nga vừa bị bắt, và buông súng đầu hàng. Dudayev phớt lờ tối hậu thư, nhưng ông ta nói sẵn sàng gặp Yeltsin để thảo luận tương lai của Chechen. Yeltsin bác bỏ ý kiến trên và ngày 4/12, không lực Nga bắt đầu ném bom Chechnya. Ngày 11/12, quân đội Nga tiến vào Chechnya, và cuộc chiến trở nên gay go khi quân Nga phải chiến đấu chiếm từng nhà trên đường phố Grozny.
Chiến tranh Chechen tiếp tục ảnh hưởng nền kinh tế Nga. Yeltsin và Bộ trưởng Quốc phòng Grachev công khai nhìn nhận cuộc chiến đã đẩy số thương vong tăng lên. Từ cuộc đánh nhau trên đường phố Grozny, đến việc nhóm khủng bố Chechen tấn công thành phố Budenovsk chiếm một bệnh viện địa phương, bắt nhiều người làm con tin, và chỉ được thả ra khi cá nhân Thủ tướng Chernomyrdin can thiệp. Việc bao vây cô lập bệnh viện ở thành phố Budenovsk của Nga, khiến Hạ viện Liên bang Nga (viện Duma) thông qua một kiến nghị, bất tín nhiệm 4 vị Bộ trưởng trong chính phủ. Không bao lâu sau đó, các vị này đệ đơn xin từ chức, và Tổng thống Yeltsin chấp nhận đơn của Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng đặc trách Sắc tộc, và Chỉ huy trưởng ngành Phản gián Liên bang, nhưng còn giữ nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Grachev tại chức.
Cuộc bầu cử Hạ viện Nga ngày 17/12/1995, đảng Cộng sản lãnh đạo bởi Gennady Zyuganov giành được đa số phiếu, chiếm 157/450 tổng số ghế. Đảng lãnh đạo bởi Thủ tướng Chernomyrdin là đảng Tổ quốc Nga chiếm 55 ghế, và đảng Dân chủ Tự do cực hữu chiếm 51 ghế. Tháng 2/1996, Yeltsin tuyên bố, sẽ ra tranh cử Tổng thống vào tháng 6/1996, bất chấp sức khoẻ của ông ta sa sút trong năm 1995, bởi chứng đau tim trong tháng 7 và tháng 10. Đối thủ chính của ông ta là Zyuganov lảnh tụ đảng Cộng sản, người dẫn đầu trong cuộc thăm dò ý kiến. Ngày 21/4, nhà lãnh đạo Chechen là Dudayev bị giết trong một cuộc oanh kích. Bốn ngày sau, Zelimkhan Yandarbiyev được chỉ định vào chức Tổng thống Chechen mới. Ngày 27/5, trong khi họp mặt thương thảo với Yeltsin ở Moscow, Yandarbiyev đạt tới một hiệp ước ngưng bắn mới có hiệu lực ngay tức khắc.
Ngày hôm sau, Yeltsin thực hiện một cuộc thăm viếng ngắn ngủi căn cứ quân sự ở Chechnya, tuyên bố chiến tranh trên lãnh thổ Chechnya. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1996, Yeltsin đã      liên minh với ứng viên đứng hàng thứ ba trong vòng đầu là tướng Aleksandr Lebed. Ông ta chỉ định Lebed làm Cố vấn An ninh quốc gia cho ông ta, và là Thư ký Hội đồng An ninh. Theo lời khuyên của Lebed, Yeltsin giải nhiệm Bộ trưởng quốc phòng tướng Pavel Grachev. Ngày 19/6, đội cận vệ Tổng thống bắt giữ hai nhân viên vận động bầu cử cho Yeltsin, mang 500.000 USD tiền mặt quyên góp từ các chủ ngân hàng, ủng hộ tài chánh cho cuộc vận động bầu cử của Yeltsin. Những người ủng hộ Tổng thống này bị giải nhiệm, và bị bắt như một nổ lực xoa dịu công chúng, bởi những người theo đường lối cực đoan đòi huỷ bỏ vòng bầu Tổng thống chung cuộc.
Ngày hôm, sau Yeltsin đáp trả bằng cách giải nhiệm 3 nhân vật chính trị gần gủi ông ta, bị nghi là đã đứng đằng sau vụ bắt giữ 2 nhân viên nói trên, gồm Phó thủ tướng thứ nhất Oleg, Soskovets, Chỉ huy trưởng Quân bảo vệ Tổng thống Alesandr Korzhakov, và Giám đốc cơ quan Tình báo Liên bang trung tướng Mikhail Barsukov. Ngày 25/6, Tổng thống giải nhiệm thêm 7 vị tướng khác. Cuối tháng 6, Yeltsin trải qua cơn đau tim đột biến lần thứ 3 trong vòng 15 tháng qua, chứng bệnh gần như làm cho ông ta tê liệt. Dù thế, Yeltsin vẫn giành chiến thắng trên chân ứng viên Zyuganov, chiếm 53% số phiếu bầu. Cuộc ngưng bắn ở Chechnya bị phá vỡ giữa tháng 7. Ngày 22/8, Lebed và Aslan Maskhadov Tổng tham mưu trưởng Chechen, và Trung tướng Tikhomirov, Tư lệnh quân đội Nga ở Chechnya ký một thoả ước rút các lực lượng quân sự Nga ra khỏi Chechnya.
Ngày 31/8, Lebed, Maskhadov, và người cầm đầu Uỷ ban cai trị Lâm thời ở Chechnya, Tim Gulgimann ký một hiệp ước hoà bình chấm dứt chiến tranh ở Chechnya. Bất chấp các sự hoài nghi từ đầu, Nga và Chechen cử quan sát viên giám sát việc thi hành thoả ước bên nhau. Thoả ước mới hoãn việc đòi độc lập của Chechen tách khỏi Nga trong 5 năm, cho đến ngày 31/12/2000. Đầu tháng 9, Lebed tuyên bố rằng có khoảng từ 70.000 đến 90.000 người đã chết trong chiến tranh ở Chechnya. Ngày 5/11, Yeltsin trải qua một cuộc giải phẩu tim thành công. Ông ta được giải phẩu bởi một toán phẩu thuật Nga, với sự cố vấn của một chuyên gia về tim mạch từ Hoa kỳ là Michael Debakey. Ngày 23/12/1996, Yeltsin trở lại văn phòng làm việc. Bệnh hoạn của Yeltsin để lại một khoảng trống chính trị ở Moscow.
Mùa thu 1996, được đánh dấu bởi một loạt các cuộc xung đột chính trị giữa các đối thủ, và phe cánh trong chính quyền Liên bang Nga. Tháng 9 và 10, tướng Lebed trở thành người công khai chỉ trích các chính sách của Tổng thống, trong đó có cả việc đề nghị bải nhiệm Yeltsin vào ngày 17/10. Ngày 30/10, Yeltsin bổ nhiệm một nhà kinh doanh lớn Boris Berezovsky, người gần gủi với gia đình Yeltsin vào chức Phó tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia. Ngày 11/12, theo yêu cầu của Yeltsin, Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Igor Rodionov từ nhiệm, và một Bộ trưởng Quốc phòng dân sự đầu tiên đảm nhiệm chức vụ kể từ năm 1925. Cuộc vận động bầu cử năm 1996, nhắm vào việc kinh tế Nga phát triển quá chậm, chính phủ phải vay nợ trong và ngoài nước để có thể trả được nợ tiền lương cho công nhân, và viên chức trước ngày bầu cử tháng 6.
Ngày 26/3/1996, Quỷ Tiền tệ Thế giới chính thức cho Liên bang Nga vay 10,1 tỷ trong 3 năm, khoảng nợ vay lớn thứ hai trong lịch sử nước Nga. Ngày 29/4, Câu lạc bộ Paris đồng ý gia hạn toàn bộ số nợ 40 tỷ của Nga, sau khi thoả hiệp với Câu lạc bộ London về các khoản nợ thương mại tháng 11/1995. Đây là số tiền cho vay được gia hạn lớn nhất, trong vòng 40 năm qua của Câu lạc bộ Paris. Ngày 18/7, chính phủ chấp thuận một chương trình tư nhân hoá mới, bao gồm cả việc bán cổ phần nhiều công ty dầu khí, điện lực, và truyền thông quốc doanh lớn. Tình hình kinh tế Nga vẫn còn nhiều khó khăn trong năm 1996. Giữa năm 1995, chưa trả được nợ tiền lương, nổi lên như là vấn đề chính của xã hội, gây ra nhiều cuộc biểu tình trong một số ngành công nghiệp. Điều này lại tái diển với một diện rộng hơn, sau cuộc bầu cử tháng 6.
Nó nói lên một cách rõ ràng rằng, chính quyền đã không thực hiện lời hứa trong cuộc bầu cử của Yeltsin là sẽ đẩy lùi, và chấm dứt việc chậm trả lương cho công nhân, viên chức. Ngày 5/11, các Liên đoàn Công nhân trên toàn Liên bang Nga tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ không trả lương đầy đủ, đúng thời hạn. Một vấn đề cốt yếu khác nổi lên trong năm 1996, đó là cải cách thuế khoá. Mức độ thu thuế ở Nga rơi vào tình cảnh bi đát trong năm 1996, xuống thấp hơn cả những năm trước đó. Tiền thuế thu được quá ít ỏi, trở thành một trong những nguyên nhân cản trở việc vay nợ quốc tế từ Ngân hàng Thế giới, cũng như Quỹ Tiền tệ Thế giới. Tháng 3 và 4/1996, Nga ký một Hiệp ước hợp nhất với Belarus, và một hiệp ước hợp tác kinh tế với Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Tổng thống Nga, ngày 8/1/1997, Yeltsin được đưa vào bệnh viện vì bị viêm cả hai buồng phổi. Tháng giêng phe đối lập ở Hạ viện trong một nổ lực bải chức ông ta vì sức khỏe, nhưng cuộc vận động không hội đủ tỷ số ủng hộ cần thiết. Ngày 12/5, Yeltsin và Tổng thống mới được bầu của Chechen Aslan Maskhadov ký một hiệp ước hoà bình ở Moscow. Giống như hiệp ước trước đó, văn kiện này không giải quyết vấn đề liên quan đến Hiến pháp giữa hai nước Nga và Chechnya. Ngày 9/9, hai bên ký một thoả ước trọn gói quy định việc vận chuyển dầu băng ngang qua vùng Chechen. Trước đó ngày 6/3/1997, trong một  bài phát biểu hàng năm tại Quốc hội Liên bang, Yeltsin đánh giá cao tình hình kinh tế và nhiều thành quả khác của chính quyền Liên bang.
Hôm sau, ông ta bổ nhiệm Chánh văn phòng Anatoly Chubais làm Phó thủ tướng thứ nhất phụ trách Cải cách kinh tế. Bốn ngày sau, Tổng thống ra lệnh cho Chernomyrdin và Chubais thành lập chính phủ mới. Ngày 17/3, Yeltsin bổ nhiệm thống đốc vùng Nizhny Novgorod là Boris Nemtsov làm Phó thủ tướng thứ nhất. Những tháng còn lại của năm 1997, Chubais và Nemtsov là hai nhân vật chính đảm trách công việc cải cách nước Nga, Thủ tướng Chernomyrdin lu mờ dần. Ngày 28/4, Yeltsin ban hành sắc lệnh tư hữu hoá cơ quan viễn thông quốc doanh do công ty Svyazinvest điều hành. Các công ty lớn khác cũng được tư nhân hoá gồm Liên hiệp Công ty Dầu khí và Kim loại. Tháng 7, được ghi nhận bởi một loạt các vụ tai tiếng tài chánh, kết hợp với tham nhũng, và biển thủ công quỹ bởi các viên chức chóp bu trong chính quyền và các nhà kinh doanh.
Các vụ tai tiếng này lan nhanh như báo hiệu một cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn tài chánh, trong việc tư nhân hoá ngành viễn thông và các ngành dầu khí. Ngày 25/7, Liên hiệp Công ty cầm đầu bởi Oneximbank, trúng thầu tư hữu hoá công ty Svyazinvast. Tổng giám đốc Liên hiệp Oneximbank là Vladimir Potanin, người từng làm Phó thủ tướng Nga cho đến tháng 3, và bạn của ông ta trong chính quyền là Chubais, bị cáo giác đã dùng vị thế chức vụ ảnh hưởng lên kết quả đấu thầu. Cuộc đấu thầu kế đó vào ngày 5/8, bán cổ phần Công ty quốc doanh Khai thác hầm mỏ Norilsk Nickel cho tư nhân, một lần nữa Liên hiệp Oneximbank trúng thầu. Các sự kiện này tạo ra một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận xã hội, và đưa đến sự từ chức ngày 13/8 của Alfred Kokh, Phó thủ tướng đặc trách tư nhân hóa các công ty quốc doanh.
Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh doanh, quyền chi phối quá trình tư nhân hoá, dẫn tới một loạt phát hiện trong việc gây sức ép vòi vĩnh, cái làm xói mòn quyền lực quốc gia. Trong một nổ lực chận đứng các sự cạnh tranh bất chính này, ngày 15/9, Tổng thống Yeltsin họp 6 nhà lãnh đạo Ngân hàng lớn nhất ở Nga. Cuộc họp đi tới thoả thuận chung là, ra sức chận đứng cạnh tranh không lành mạnh, nhưng chỉ trong ít ngày sau đó lại xảy ra một vụ tai tiếng mới. Mặc dù tình hình kinh tế chưa được cải thiện, chính quyền Liên bang Nga đã thành công trong việc vay nợ mới trên thị trường tài chánh Thế giới. Ngày 13/6, ngân hàng Thế giới tuyên bố sẽ tăng số tiền cho Liên bang Nga vay từ 6 tỷ hiện tại lên thành 12,4 tỷ. Ba tháng sau đó, tháng 9, Nga chính thức gia nhập Câu lạc bộ các quốc gia cho vay Paris.
Tại đây, Liên bang Nga được kế thừa phần Liên bang Xô viết đã đóng góp khoảng 140 tỷ. Do vậy, khả năng vay cũng được tăng thêm. Ngày 6/10, bằng một hợp đồng vay nợ giữa Nga và Câu lạc bộ London chuyên cho vay thanh toán thương mại, thay thế hợp đồng vay nợ cũ đáo hạn. Trước đó, ngày 19/1, hai Công ty Dầu khí tư nhân Ao Yukov và Ao Sibneft tuyên bố hợp nhất dưới tên mới là Công ty Ao Yuksi, và trở thành Công ty Sản xuất Dầu khí lớn đứng hàng thứ 11 của thế giới. Về quân đội, cũng có nhiều dấu hiệu không bình thường trong tháng 5 và tháng 6. Ngày 22/5, Yeltsin tuyên bố công khai rằng ông không hài lòng với tình trạng quân đội, và cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Rodionov, đệ nhất Phó bộ trưởng kiêm Tổng tham mưu trưởng, tướng Viktor Samsonov. Hôm sau, tướng Igor Samsonov được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Ngày 16/7, Yeltsin ban hành một sắc luật cắt giảm mạnh mẽ lực lượng vũ trang Nga xuống còn 1,2 triệu. Ngày 23/6, Quốc hội (Hạ viện) phê chuẩn đạo luật về Hiệp hội Tôn giáo và quyền tự do lựa chọn, trong đó nhấn mạnh quyền không có niềm tin của người bản địa Nga. Đạo luật này bị dư luận quốc tế chỉ trích, đề nghị Yeltsin phủ quyết nó vào ngày 22/7. Tuy nhiên, sau đó Hạ viện gạt sang một bên phủ quyết của Tổng thống. Ngày 26/9, Yeltsin ký ban hành đạo luật. Ngày 20/11, sức ép thù địch giữa các tập đoàn hoạt động kinh doanh, cho rằng mình sẽ là vật tế thần mới. Theo sau các khám phá về sức ép trả một số tiền cho Chubais, và các thành viên phe đảng chính trị của ông ta, như một đóng góp của họ cho một “cuốn sách không viết” về tư hữu hoá ở Liên bang Nga, Chubais bị mất chức Bộ trưởng Tài chánh.
Mặc dù không cùng phe cánh, hay dính dáng đến vụ tai tiếng, Nemtsov cùng bị mất chức Bộ trưởng đặc trách Năng lượng và Nhiên liệu. Một số viên chức hàng đầu khác cũng bị sa thải. Ngày 2/4, Yeltsin và Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko ký hiệp ước Liên bang giữa hai quốc gia. Hiệp ước như bước đầu hướng tới việc mở rộng phục hồi Liên bang Xô viết. Ngày 23/4, Yeltsin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), kết thúc cuộc thương thảo bằng tuyên bố chung về một Thế giới đa cực, và lập ra một trật tự quốc tế mới. Tuyên bố này chỉ trích bất cứ quốc gia nào, muốn lập quyền lãnh đạo trong các quan hệ quốc tế nhắm ám chỉ vào Hoa Kỳ. Mặc dù lúc đầu có nghi ngờ về sự thành công trong cuộc thương thảo giữa Liên bang Nga và Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên quan đến việc khối này mở rộng về phía Đông.
Tại Hội nghị nhóm họp ở Paris ngày 27/5, Yeltsin và các đại diện cao cấp của 16 quốc gia thành viên NATO, ký hiệp ước nền móng (Founding ACT). Nó đưa ra một khung cho mối quan hệ Nga-NATO và cùng thành lập một Hội đồng Cố vấn chung. Công cuộc cải cách tiền tệ công bố trong tháng 8/1997, đi vào hiệu lực ngày 1/1/1998, theo đó một đồng Rup (Rouble) mới tương đương với 1000 đồng Rup củ. Cuối tháng 3, Tổng thống Yeltsin giải tán toàn bộ nội các và chỉ định Bộ trưởng năng lượng Sergei Kiriyenko, 35 tuổi làm Quyền Thủ tướng. Dưới bóng ma đe doạ sẽ bị giải tán, Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc chỉ định Kiriyenko của Yeltsin. Ngày 3/7, Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Hạ viện, Lev Rokhlin bị bắn chết tại nhà riêng của ông ta ở  ngoại ô Moscow. Rokhlin từng chỉ huy quân đội tấn công vào Grozny trong những tuần đầu cuộc chiến ở Chechnya.
Ngày 17/7, Tổng thống Yeltsin tham dự buổi lể cải táng Hoàng đế Tsar Nicholas II tại St Peter, và nhà thờ Paul ở đường Peterburg. Trong khi làm Bí thư thứ nhất Uỷ ban Trung ương đảng Cộng sản Sverdlovsk Oblast, Yeltsin đã ra lệnh phá huỷ toà nhà mà Hoàng đế Tsar và gia đình bị giết. Ngày 17/8, Thủ tướng Kiriyenko tuyên bố đồng Rup sẽ được thả nổi lên xuống từ 6 đến 9,5 Rup tương đương 1 USD. Kiriyenko cũng thông báo tạm đình chỉ trả nợ nước ngoài, và tái cấu trúc nợ của chính phủ trước cuối năm 1999. Sau sự giảm giá của đồng Rup, cả “tỷ giá hối đoái” và “thị trường chứng khoáng” Nga xuống giá khủng khiếp. Ngày 23/8, trong một hành động đáp trả lời kêu gọi của Hạ viện cá nhân Yeltsin nên từ chức, thì ông ta cách chức Thủ tướng Kiriyenko và toàn bộ nội các, đồng thời chỉ định nguyên Thủ tướng Vikor Chernomyrdin làm Quyền Thủ tướng.
Hạ viện bác bỏ đề nghị Chernomyrdin làm Thủ tướng lần thứ 2. Ngày 11/9, Hạ viện đồng ý Yevgeny Primakov vào chức vụ này. Ngày 14/11, Liên bang Nga gia nhập tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Ngày 17/1/1999, Tổng thống Yeltsin vào bệnh viện, vì chứng xuất huyết do loét dạ dày, làm dư luận xôn xao về sức khoẻ của ông ta. Với sự nhất trí cao, Moscow cho rằng việc NATO ném bom xuống Yugoslavia sẽ tạo ra mâu thuẩn, làm lu mờ vai trò của Liên Hiệp Quốc. Ngày 23/3, trên đường thăm viếng chính thức nước Mỹ, Thủ tướng Primakov đã huỷ bỏ cuộc hành trình, để phản đối việc NATO oanh kích Nam Tư (Yugoslavia). Sau các cuộc đàm thoại với Tổng thống Pháp Chirac, Thủ tướng Đức Schroeder, và Tổng thống Mỹ Clinton, Tổng thống Yeltsin  chỉ trích việc máy bay NATO oanh tạc Yugoslavia, đe doạ sẽ có hành động.
Và, một trong những hành động đó là ngày 24/3, Moscow rút khỏi “Kế hoạch Hợp tác Quân sự và bạn Đồng minh” vì hoà bình. Moscow cũng triệu hồi Tuỳ viên quân sự Trung tướng Zavarzin về nước, đóng cửa Văn phòng Lãnh sự Nga cạnh NATO. Ngày 27/4, Yeltsin giải nhiệm Phó thủ tướng thứ nhất Vadin Gustov, và bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Sergei Stepashin thay thế. Stepeshin phụ trách giám sát bầu cử, các chủ trương vùng, và vẫn cầm đầu Bộ Nội vụ. Ngày 12/5, Yeltsin công bố chấp nhận đơn xin từ chức Quyền thủ tướng Primakov, và bổ nhiệm Stapashin vào chức vụ này. Ngày 15/5, Hạ viện đã không thành công trong việc buộc tội Tổng thống Yeltsin. Một trong 5 tội các đại biểu Quốc hội cáo buộc là Tổng thống đã tiến hành cuộc chiến chống lại Chechnya chỉ chiếm được 283 phiếu trong khi phải cần 300 phiếu.
Ngày 19/5, Hạ viện chấp nhận ứng viên Stepashin hiện Quyền thủ tướng vào chức Thủ tướng. Ngày 4/8, đáp ứng sự cầu viện của lãnh đạo địa phương Dagestan, Moscow gởi lực lượng của Bộ Nội vụ đến Cộng hoà Tsumadin, và Botlikh Raions. Ba ngày sau, một nhóm vũ trang Hồi giáo từ Chechnya chiếm hai làng ở Dagestan. Nhóm vũ trang này được lãnh đạo bởi nguyên Quyền Thủ hiến Chechen, Shamil Basaev và Khottab, sinh ở Jordan. Một tiểu đoàn quân đội Nga, và một tiểu đoàn vũ trang của Bộ Nội vụ, cùng với 1000 cảnh sát Dagestani mở trận tấn công tái chiếm Botlikh Raions. Lúc này, Yeltsin ngấm ngầm tìm người kế vị lãnh đạo Liên bang Nga, theo ông người đó phải “có khả năng ổn định xã hội, cuốn hút được sự hậu thuẫn từ các lực lượng chính trị rộng rãi, và bảo đảm tiếp tục đổi mới nước Nga”. Ông đã tìm thấy người đó ở Vladimir Putin.
Sau khi được thâu dụng vào văn phòng Phủ tổng thống năm 1996, cựu viên chức KGB và Phó thị trưởng Leningrad, Putin đã tạo được thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp ông ta. Năm 1998, nhận chức Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia, và năm 1999, Tổng thư ký Hội đồng An ninh. Ở mỗi cương vị, Putin tỏ ra xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Yeltsin tin tưởng Putin, và bổ nhiệm ông ta làm Phó thủ tướng thứ nhất. Đồng thời đề nghị Putin ứng viên vào chức vụ Thủ tướng lên Hạ viện. Ngày 16/8, đại biểu viện Duma bỏ phiếu thông qua việc đề cử này. Ngày 31/8 một vụ nổ lớn, làm vở tường xuyên thủng tầng ngầm Trung tâm Thương mại gần Điện Cẩm Linh làm 41 người bị thương, trong số có 24 người phải đưa vào bệnh viện. Sáng sớm ngày 9/9, một vụ nổ khác tại một chung cư phía Đông nam Moscow làm 20 chết, 150 người bị thương.
Bốn ngày sau (13/9), lại một vụ nổ chung cư nữa ở phía Nam thủ đô. Số người chết trong 2 vụ nổ chung cư trên lên đến 200 người. Ngày 16/9, hơn 25.000 người tập họp ở Grozny phản đối việc không quân Nga bắn phá vào các thị trấn và làng mạc ở phía Nam Chechnya. Ngày 17 và 18/9, hàng trăm phi vụ oanh kích nhắm vào các mục tiêu chọn sẵn ở Chechen. Ngày 18/9, Thủ tướng Putin khẳng định không lực Nga chỉ đánh phá vào căn cứ du kích quân. Nhưng ngày 19/9, Phó thủ tướng Chechen Akhmed Zakaev cho rằng, các mục tiêu ném bom không chỉ các căn cứ du kích hoặc Mujahedin, mà còn nhắm vào khu vực cư dân làm trên 200 người chết, hầu hết là thường dân. Từ ngày 24 đến 26/9, Không lực Nga tập trung đánh vào các mục tiêu chọn sẵn trong thủ đô Chechnya như kho dầu, tháp truyền hình và cả hệ thống liên lạc, điện thoại, điện báo.
Ngày 30/9, xe tăng và bộ binh Nga tiến vào Chechnya. Ngày 5/10, Tổng thống Chechen Aslan Maskhadov ban hành lệnh thiết quân luật lên toàn Cộng hoà Chechnya, và điều động quân vào thủ đô, chống lại quân Nga đang trên đường tiến quân cách thủ đô 10 km. Ngày 6/10, không quân, pháo binh Nga tiếp tục ném bom, pháo kích vào phía Bắc và phía Đông thủ đô Chechen. Cùng ngày, lãnh đạo chính quyền địa phương Ingushetia cho hay, rằng có tới 124.000 người Chechnya chạy vào lãnh thổ Ingushetia, trong khi chính quyền địa phương chỉ có khả năng cung cấp thực phẩm cho 5.000 người mà thôi. Ngày 25/10, quân Nga từ phía Bắc Grozny tiến vào phía Nam và phía Đông chạm trán với lực lượng phòng thủ Chechnya tại làng Sadovoe, và làng Pervomaiskoe. Ngày 27/10, quân đội Nga báo cáo chỉ cách Grozny 7 km về phía Bắc.
Ngày 31/12/1999, Tổng thống Yeltsin ký sắc lệnh đề cử Thủ tướng Putin làm Quyền Tổng thống Liên bang Nga. Ông nói, ông từ chức Tổng thống 6 tháng trước khi mãn nhiệm kỳ vào tháng 6/2000, rằng ông sẽ không bám vào quyền lực thêm 6 tháng nữa, khi quốc gia đã có một nhà lãnh đạo mạnh, rằng nhà lãnh đạo ấy cần có thời gian chuẩn bị để trở thành Nguyên thủ quốc gia. Một trong những hành động đầu tiên của Quyền Tổng thống Putin, là ký sắc lệnh ban cấp cho Yeltsin và gia đình ông ta miễn trách nhiệm hình sự, không bị bắt giam, điều tra, truy tố về tội hình sự. Ngày 16/1/2000, quân Nga bắt đầu một loạt các cuộc tấn công mới vào Grozny. Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Chechen Magomed, Khambiev tuyên bố thay đổi chiến thụât chuyển từ đối đầu trận tuyến sang đánh du kích vào từng đơn vị, xe bọc thép Nga trên khắp Chechnya.
Sau một trận đánh quyết liệt trong hai ngày 4 và 5/2, bộ binh và chiến xa Nga chiếm được Grozny. Ngày 6/2/2000, Quyền Tổng thống Putin tuyên bố quân Nga kiểm sóat hòan toàn Grozny. Trên lãnh vực chính trị, nhằm đáp trả quyết định của Warsaw trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga bị tố cáo là gián điệp, ngày 21/1/2000, chính phủ Nga tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Ba Lan (Polish) cũng cùng cáo buộc tương tự. Ngày 26/3/2000, Vadimir Putin được bầu làm Tổng thống, chiếm 52% tổng số phiếu bầu, đánh bại 10 ứng cử viên đối lập. Ngày 16/7/2001, Liên bang Nga và Trung Quốc ký hiệp ước hợp tác và hửu nghị trong thời gian 20 năm. Ngày 24/5/2002, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush ký thỏa ước cắt giảm 2/3 vủ khí hạt nhân hiện đang tồn trử tại mỗi nước.
Ngày 28/5, Nga gia nhập như một thành viên mới của khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 14/6, chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa ước 1972 ABM, vế kế hoạch phát triển tên lửa phòng thủ, Nga cũng đơn phương rút khỏi hiệp ước START II. Nga tiếp tục các cuộc hành quân tiêu diệt các phần tử Hồi giáo ly khai ở Chechnya. Ngày 23/10, khoảng 50 du kích tấn công vào một nhà hát trong thủ đô Moscow, bắt hơn 800 người làm con tin. Ngày 26/10/2002, lực lượng đặc nhiệm Nga sử dụng cả hơi ngạt tái chiếm nhà hát, làm 129 con tin và gần như toàn bộ du kích quân đều bị thiệt mạng. Liên bang Nga từng ủng hộ Hoa Kỳ lành đạo cuộc xâm lăng Afghanistan năm 2001, nhưng khi Hoa Kỳ cầm đầu một Liên minh quân sự xâm lăng Iraq tháng 3/2003, thi Nga cùng với Pháp và Đức ngăn chặn Hội đồng Bảo an chấp nhận cuộc xâm lăng nầy.
Liên minh chính trị của Putin giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/12/2003. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 14/3/2004, đương kim Tổng thống Putin tái đắc cử, với 71% phiếu bầu. Putin lên án nhóm khủng bố Chechen trong vụ nổ đường xe điện ngầm ở Mascow ngày 6/2 giết chết 39 người. Ngày 9/5, một vụ đánh bom khác ở Grozny giết chết Tổng thống Akhmad Kadyrov thân Moscow, và ít nhất 6 người khác. Ngày 29/8/2004, tướng Alu Alkhanov được bầu làm Tổng thống Chechen. Xung đột Chechnya dấy lên một làn sóng khủng bố tại nhiều nơi khác trong tháng 8-9/2004. Đêm 24/8, sau khi cất cánh từ phi trường Domodedovo, Moscow hai chiếc máy bay chở khách nổ trên không trung giết chết 90 người. Ngày 31/8, vụ ôm bom tự sát tại sân ga xe điện ngầm làm 11 người thiệt mạng.
Ngày 1/9, các tay súng Chechen chiếm một trường học ở Beslan phía Bắc Ossetia, bắt hơn 1.100 người làm con tin. Ngày 3/9, quân đội Nga đột kích giải cứu con tin làm chết hơn 330 người, trong đó có 186 trẻ em. Trích dẩn từ lời đe dọa của bọn khủng bố, ngày 13/9, Putin đề nghị chính quyền các cấp siết chặt hơn nữa các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, kể cả tòa nhà Quốc hội và các cơ quan công quyền. Ngày 5/11/2004, Nga phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất độc thải ra từ các nhà máy làm nóng trái đất. Ngày 8/3/2005, trong một trận càng quét, quân đội Nga đã giết chết lảnh tụ phiến quân Chechen là Asian Maskhadov. Trùm tư bản dầu lửa Mikhail Khodorkovski, đối thủ chính trị nặng ký của Putin bị bắt về tội gian lận, và trốn thuế. Và, tại phiên xử ngày 31/5/2005, Khodorkovski bị tuyên án 9 năm tù.
Lảnh tụ quân du kích Chechen Shamil Basayev, người cầm đầu quân khủng bố tấn công Beslan bị giết ngày 10/6/2006. Một đối thủ khác của Putin, là nguyên điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị đầu độc bằng chất phóng xạ, và đã chết tại London ngày 23/11/2006. Kinh tế Nga tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, nhờ giá dầu thế giới tăng cùng với mối quan hệ ổn định với phương Tây, thế đứng của Putin cũng được tăng lên. Ngày 26/4/2007, Putin tuyên bố Nga sẽ đình hoãn thi hành hiệp ước về vủ khí quy ước ở Châu Âu để đáp trả việc Hoa Kỳ bố trí hệ thống tên lửa có đầu đạn hạt nhân tại Ba Lan và Cộng hòa Czech. Hiến pháp Nga hạn chế chức vụ Tổng thống chỉ 2 nhiệm kỳ, và Putin hậu thuẩn cho môn đệ của mình là Dmitri Medvedev. Và, Medvedev đã thắng cử dể dàng (70,3% phiếu bầu) trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 2/3/2008.
Và sau khi nhậm chức ngày 7/5,  Medvedev bổ nhiệm Putin làm Thủ tướng Liên bang Nga. Ngày 7/8/2009, sau một thời gian dài tự chế, cuộc chiến giữa Nga và Georgia bùng nổ khi Nga cùng lúc đưa quân vào hậu thuẩn cho quân nổi dậy đòi ly khai tại vùng Nam Ossetia và Abkhazia, và tấn công các thành phố chiến lược của Georgia. Ngày 16/8/2008, hai bên ký thỏa ước ngưng bắn hàng ngàn quân sỉ Nga rời khỏi Georgia, nhưng vẫn còn một số quân tại vùng Abkhazia và Ossetia. Và ngày 26/8, Tổng thống Nga Medvedev thừa nhận nền độc lập của Abkhazia và Ossetia. Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá dầu lửa xuống thấp làm rối loạn thị trường tài chánh Liên bang Nga. Ngày 18/9, chính phủ phải đưa ra kế hoạch tài trợ khẩn cấp lên tới 130 tỷ USD. Ngày 7/10/2008 cuộc khủng hoảng lún sâu, chính phủ phải vay thêm 37 tỷ USD.
Ngày 16/4/2009, Nga tuyên bố kết thúc chiến dịch hành quân truy quét khủng bố ở Chechnya kéo dài từ tháng 6/2008. Có dấu hiệu bạo loạn sẽ tái diễn ở Chechnya, Dagestan và Ingushetia. Ngày 6-7/7/, tổng thống Mỹ, Obama tham viếng Nga, hội đàm với tổng thống Medvedev, và thủ tướng Putin tái xác nhận mối quan hệ đã lạnh nhạt từ chiến tranh Georgia hồi năm 2008. Ngày 29/3/2010, một phụ nử từ Dagestan ôm bom tự sát 2 ga tàu điện ngầm ở Moscow giết chết 40 người và làm bị thương hàng chục người khác.
Ngày 8/4, tổng thống Medvedev, và tổng thống Obama ký hiệp ước cắt giảm vủ khí hạt nhân gọi là New START. Sau vụ các điệp viên Nga bị lộ hồi cuối tháng 6, trong đó 10 điệp viên bị tình báo Mỹ (FBI) bắt ngày 27/6, và được mang ra trao đổi với 4 điệp viên phương Tây bị Nga tuyên án đang bị giam giữ ở Nga.
B Liên bang Nga ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Liên bang Nga có hiệu lực thi hành năm 1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Liên bang Nga là một nước Cộng hòa thống nhất gồm 21 tiểu bang, và 1 vùng và 4 khu vực tự trị. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, và cầm đầu ngành Hành pháp, do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương, nhưng phải được Hạ viện chấp thuận. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 450 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 178 nghị sỉ đại diện 21 Cộng hoà, 6 tỉnh, 51 vùng (Oblast) và 11 khu vực tự trị (Okrug), cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội, tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Tổng thống chỉ có thể bị truy tố bởi Quốc hội, với sự đồng ý của Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao Liên bang, và với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội của cả Thượng viện lẫn Hạ viện. Trường hợp Tổng thống không đủ khả năng điều hành việc nước, thì Thủ tướng tạm thời nắm Quyền Tổng thống cho đến khi bầu Tổng thống mới. Toà án Hiến pháp gồm 19 Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm, với sự chấp thuận của Quốc hội. Tu chỉnh Hiến pháp phải được 3/4 số phiếu thuận của Thượng viện, 2/3 phiếu thuận của Hạ viện, và phải được sự ưng thuận của Tổng thống.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 139.390.000, dưới 15 tuổi 15%, trên 65 tuổi 13,3%. Mật độ cư dân: 8,5 người/km2. Thành phố: 73,1%. Sắc tộc: Russian 80%, Tatar 4% Ukraine 3%, Chuvash 1%, Bashkir 1%, Moldavian 1%. Ngôn ngữ: Russian (chính) và nhiều ngôn ngữ khác.  Tôn giáo: Chính thống giáo Nga 10-15%, Hồi giáo 10-15%, và niềm tin khác. Đất đai: Tổng diện tích: 17.098.242 km2. Diện tích đất: 16.373.742 km2. Hơn 76% tổng diện tích của Liên bang Xô viết củ, và là quốc gia lớn nhất thế giới. Địa điểm: chạy dài từ Đông Âu, băng qua Bắc Á đến Thái Bình Dương, trong đó ba phần tư đất nằm ở Châu Á và một phần tư nằm ở Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Finland, Norway, Sweden, Estonia, Latvia, Belarus, Ukraina phía tây, Georgia, Azerbaijan, Kazakhstan, China, Mongolia, Bắc Triều Tiên phía nam, Kaliningrad nằm giữa bao quanh bởi Poland về phía nam. Địa thế: mổi vùng ở Nga có mỗi loại khí hậu khác nhau, ngoại trừ vùng nhiệt đới tuỳ thuộc vào địa lý. Phần ở Châu Âu là một vùng bằng phẳng thấp đồng cỏ ở phía nam, cây gổ ở phía bắc với núi Ural ở phía đông, và núi Caucasus ở phía nam. Núi Urals chạy dài theo hướng bắc nam 4.022 km. Phần ở Châu Á cũng có vùng bằng phẳng rộng lớn với núi non ở phía nam và phía đông. Vùng đất phủ đầy tuyết phía Cực bắc, với vành đai rừng thấp đất bằng phẳng, đầm lầy ở phía tây, sa mạc ở phía tây nam. Thủ đô: Moscow. Thành phố đông dân: Moscow 10.523.000, St Petersburg 4.580.000, Novosibirsk 1.397.000, và Nizhniy- Novgorod 1.271.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Dmitri Medvedev, sinh 14/9/1965, nhậm chức 7/5/2008. Thủ tướng chính phủ: Vladimir Putin,  sinh 7/10/1952, nhậm chức 8/5/2008. Chính quyền địa phương: 7 khu vực Liên bang gồm 44 tỉnh, 21 Cộng hoà tự trị, 6 lảnh thổ tự trị, 1 vùng tự trị, 10 khu vực tự trị, 2 thành phố Liên bang. Ngân sách quốc phòng: 41,0 tỷ. Quân đội chính quy: 1.027.000. Kinh tế: Công nghiệp than, dầu lửa, khí thiên nhiên, hoá chất, kim loại, máy móc, đóng tàu, xe cộ, truyền thông, trang thiết bị, điện lực, dụng cụ y khoa, thiết bị khoa học, máy nông nghiệp, hàng dệt. Nông sản: hạt ngũ cốc, củ cải đường, rau quả, trái cây, hạt dầu hoa hướng dương. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, than đá, gổ xẻ, nguyên tố kim loại dùng mạ điện, đồng, vàng, chì, kim loại trắng, muối acid dùng làm phân bón, bạc, thiếc, nguyên tố kim loại mềm trắng bạc. Dự trữ nhiên liệu: 60 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi: trâu bò 21,5 triệu, gà 358,2 triệu, dê 2,2 triệu, heo 15,8 triệu, cừu 17,5 triệu. Đánh cá: 3,4 triệu tấn. Cung cấp điện: 983 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 10%, đóng góp 5%; công nghiệp 31,9%, đóng góp 35%; và dịch vụ 58,1%, đóng góp 60%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Ruble (RUB) (tháng 9/2010: 30,6,8USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.100 tỷ. Bình quân đầu người: 15.100 USD, tăng trưởng: -7,9%. Nhập khẩu: 191,8 tỷ. Bạn hàng: Đức 13,9%, China 9,7%, Ukraine 7%, Japan 5,9%, S.Korea 5,1%, Hoa kỳ 4,8%, France 4,4% , Italy 4,3%. Xuất khẩu: 303,4 tỷ. Bạn hàng: Netherlands 12,3%, Italy 8,6%, Germany 8,4%, China 5,4%, Ukraine 5,1%, Turkey 4,9%, Switzerland 4,1%. Du lịch: 11,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 303,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 265,7 tỷ. Dự trữ vàng: 20,8 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu.Gía cả tiêu thụ: tăng 11,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 87.138 km.  Bằng xe hơi: 25,5 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 4,6 triệu. Bằng máy bay: bay 61,9 tỷ km, sân bay 601. Hải cảng chính: 3- St Petersburg, Murmansk, Arkhangelsk. Truyền thông: máy truyền hình 421/1000 cư dân, Radio 417/1000. Điện thoại : 31,8/100. Internet: 42,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 59,5, nữ 73,2. Sinh xuất: 11,1/1000 người. Tử xuất: 16/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 10,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99,5%, trung học 86%, đại học 42% .
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Khối Thịnh vượng các Quốc gia độc lập (CIS). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (AFEC)

1 nhận xét:

  1. mình choi nhiều PPC lắm, nhưng thấy chỉ có 3 thằng uy tính, có trả tiền dàng hoàn. và cách quản cáo của nó chân thật. Hơn nữa nó đã thành lập luôn một công ty.

    +1 Ojooo.com trang này của Đức, đã đang kí công ty, quy mô khá lớn.

    +2 Neobux.com trang này anh em nào chơi PPC đều tham gia hết, tuy tiền ít nhưng rất chắt chắn, cứ đủ tiền là nhận được ngay.

    +3 Probux.com trang này thì khá nội tiếng, nên rất nhiều người chơi, có lúc bị lổi sever do người truy cập quá nhiều. các bạn nào newbie thì nên tham giac 3 trang đó trước. còn những trang khác không có uy tín thì ngồi làm cho đã không nhận được $. thì nãn chí lắm. ngoài ra còn có thằng: Donmailkey.com thằng này mình đang đợi nhận tiền, khi nào nhận được thì sẽ hướng dẫn các bạn chơi. chúc các bạn kiếm được nhiều $.

    Mời các bạn ghé thâm blog: Học Để Thi

    Trả lờiXóa