Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Chương 2: LỊCH SỬ CHÂU Á, ÂU, PHI, MỸ, ĐẠI DƯƠNG. ( Sách Văn minh nhân loại)

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ CHÂU Á, ÂU, PHI, MỸ, ĐẠI DƯƠNG.
 I. Tại lục địa Châu Á.
Bốn khu vực văn minh sớm nhất của thế giới, đôi khi còn gọi nó là bốn cái nôi của nền văn minh nhân loại, một nằm ở Châu Phi, và ba ở Châu Á. Đó là văn minh Tigris-Euphrates (Tây Nam Á), văn minh Indus (Nam Á), và văn minh Huang He (Đông Á).
1. Văn minh Tigris - Euphrates ở Tây Nam Á.
Văn minh Tigris-Euphrates là nền văn minh đầu tiên của nhân loại, nằm gần phần trên cửa vịnh Persia. Nó là một trung tâm rộng lớn, gọi là khu vực "lưởi liềm phì nhiêu" (fertile crescent), chạy dọc theo sông Tigris và Euphrates nơi nổi tiếng có nhiều đất trồng trọt xanh tươi, tại phía bắc và phía tây bờ vịnh Persia. Sau đó, nó quẹo về phía nam xuyên qua lưu vực sông Jordan nơi bây giờ là Iraq, Israel, Jordan, Lebanon, và Syria. Từ tàn tích của thành phố cổ ghi nhận tại khu vực này, các nhà khảo cổ khám phá thêm nhiều điều về nền văn minh cổ tồn tại trong khu vực giữa khoảng năm 3500 và 539 Trước công nguyên (TCN). Đó là các nền văn minh Sumer, Babylone, Assyria và Persia. Văn minh Sumer phát triển như là nền văn minh đầu tiên của nhân loại khoảng 3500 TCN.
Họ phát minh ra một kiểu chữ viết gọi là hình nêm (cuneiform), và dùng nó khắc lên những tấm bảng đất sét. Văn minh Sumer truyền bá đến nhiều nơi tới tận Ai Cập (Egypt) ở Bắc Phi. Quân đội Sumer biết dùng ngựa đi đánh trận hàng ngàn năm trước khi người à Rập (Arab) dùng nó. Người Sumer còn phát triển một hệ thống luật khá tinh vi để quản lý việc cân đo, đong, đếm trong trao đổi thương mại. Nhưng, đến khoảng 1900 TCN, vương quốc Babylone xuất hiện trong khu vực phía bắc Sumer. Babylone trở thành vương quốc hùng mạnh, phát triển nền văn minh cao hơn nổi tiếng về luật pháp, tôn giáo, và tường thành trong các thành phố. Vương quốc Assyria thống trị vùng phía bắc Babylone, bắt đầu bành trướng lảnh thổ từ năm 883 TCN.
Giữa năm 729 và 625 TCN sau gần 100 năm lấn chiếm, Assyria thống trị gần như toàn bộ vùng cai trị của Babylone. Sau cái chết của hoàng đế Assyria là Ashurbanipal năm 627 TCN, vương quốc Babylone tái thâu hồi độc lập. Nhưng cũng chỉ cai trị được gần 100 năm, vương quốc Babylon lại rơi vào tay nước láng giềng Persia năm 539 TCN. Vương quốc Persia đạt tới đỉnh cao của nó khoảng 520 TCN. Lúc này vùng thống trị của Persia gồm hầu hết Tây Nam Á, nhiều nơi ở Nam Á, Nam Nga và Bắc Phi. Vương quốc Persia kéo dài gần 200 năm. Đến năm 331 TCN thì Alenxander đại đế xâm chiếm đế quốc Persia.
2. Văn minh Indus ở Nam Á.
Văn minh Indus xuất hiện khoảng 2500 TCN. Đó là nền “văn minh đồ đồng” (bronze Age). Nền văn minh này bành trướng khắp lưu vực sông Indus, nơi bây giờ là Pakistan. Các học giả không biết xã hội Indus bắt đầu như thế nào, và cũng không biết người của Indus có liên quan gì với người Tây Á không. Khoảng 1500 TCN, người du mục Aryans xâm lăng Ấn Độ. Họ đến đây từ đồng bằng phía bắc bờ biển Caspian. Người Aryans truyền bá văn hoá của họ sang phía đông đến tận lưu vực sông Ganges. Họ phát triển tôn giáo, và tôn giáo của họ là nền tảng của đạo Hindu tức Ấn Độ giáo ngày nay. Năm 517 TCN, đế quốc Persia tràn qua lưu vực sông Indus, biến nó thành một phần của Persia và cai trị gần 200 năm. Giữa những năm 327 và 325 TCN, Alexander xâm chiếm Indus.
Nhưng chẳng bao lâu sau đó ông ta từ bỏ vùng này, và Ấn Độ được đặt dưới quyền cai trị của những người theo đạo Phật. Vương triều Phật giáo cai trị nhiều khu vực phụ thuộc Ấn Độ hàng trăm năm. Vị Hoàng đế lớn nhất trong thời kỳ này là Asoka, ông ta thống trị tới hai phần ba khu vực Nam Á. Trong thời gian cai trị của Asoka suốt 40 năm từ năm 272 đến 232 TCN, nghệ thuật và chữ viết phát triển mạnh mẽ.
3. Văn minh Huang Hồ ở Đông Á.
Văn minh Huang Hồ bắt đầu ở phía bắc và trung của Trung Quốc và là trung tâm văn minh thứ ba ở Châu Á xuất hiện khoảng 1700 TCN. Vương triều nhà Thương (Shang) là vương triều đầu tiên của nền văn minh Đông Á. Các dinh thự, nhà cửa và thành phố thủ đô của vương quốc được xây dựng ở An-yang. Các tăng lữ dưới thời Thương sáng tạo ra kiểu chữ viết "hình tượng" (pictographs) bằng cách gạch những nét giản đơn tượng trưng cho chữ viết, ghi nhận các sự kiện và lưu trử các sự kiện đó. Các hình thức chữ viết ban sơ này tạo thành nền tảng chữ viết của Trung Quốc ngày nay. Đến năm 1122 TCN, nhà Chu (Zhou) từ lưu vực sông Giang Tử (Yangtze) lớn mạnh thay thế vương triều Thương. Suốt thời kỳ nhà Chu cai trị, kiến thức văn học, nghệ thuật Trung Quốc phát triển rực rỡ.
Các nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử (Confucius) và Lão Tử (Lao tzu) đưa ra nguyên lý triết học Đông Phương, trong những năm 500 TCN. Từ năm 403 TCN các cuộc chiến tranh Phong kiến làm cho triều đại nhà Chu suy yếu, và chấm dứt cai trị năm 256 TCN. Các lảnh chúa Phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, cho đến khi nhà Tần (Ch'in) thâu tóm quyền lực năm 221 TCN. Triều Tần chỉ kéo dài trên 20 năm, nhưng các vị hoàng đế cho xây dựng nhiều tường thành lớn trong một nổ lực phòng thủ, chống lại sự xâm lăng từ các bộ tộc phương Bắc. Các cuộc bạo loạn của những kẻ hiếu chiến trong nội địa đã lật đổ vương triều Tần vào cuối những năm 200 TCN. Triều đại kế của Trung Quốc là nhà Hán (Han), các vua Hán từng bước mở rộng lảnh thổ, cai trị một đế quốc rộng lớn từ năm 202 TCN đến năm 220 SCN.
4. Người dã man xâm lược Châu Á.
Các nhóm du mục từ phía Bắc tràn vào phía Nam Bắc Á và Trung Á hàng trăm năm. Đến những năm 300 SCN, họ phá huỷ tất cả các nền văn minh Cổ ở Châu Á. Cũng tại thời điểm nầy, quân đội nhà Huns của Mông Cổ xâm lăng phía bắc Trung Quốc, rồi chiếm Châu Âu, tại đây họ góp phần đánh đổ đế quốc La Mã. Năm 500, nhà Huns xâm lăng Ấn Độ chấm dứt vương triều Gupta, Đế quốc từng cai trị xứ này hơn 180 năm. Người du mục yếu dần qua các cuộc chiến tranh lấn chiếm, và chiến tranh tôn giáo tại nhiều khu vực Tây Á. Nhờ vậy, Đông Á được sống yên ổn từ những năm 600 đến những năm 1100. Triều đại nhà Đường (T'ang), rồi nhà Tống (Sung) kế tục cai trị Trung Quốc. Họ phát triển nhiều lảnh vực như súng đạn, ngành in ấn, tiền giấy, và đồ dùng bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hồi giáo à Rập đánh chiếm Tây Á những năm 600, cai trị một vùng rộng lớn bao gồm cả Bắc Phi và một phần Nam Âu. Giữa những năm 300 và 1100, khi đế quốc Byzantine cai trị phía đông Địa Trung Hải, Thiên chúa giáo cũng chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ ở khu vực Châu Á. Đến lúc SelJuk Turk, một người Hồi giáo từ Trung Á đánh bại đế quốc Byzantine thì ảnh hưởng của Thiên chúa giáo ở đây cũng chấm dứt. Người xâm lược dã man từ Trung Á lại nổi lên khi Genghis Khan thống nhất được các bộ lạc Mông Cổ. Năm 1206, Khan đánh chiếm bắc Trung Quốc, bắc Ấn Độ, Persia (Iran ngày nay) đến tận ở Châu Âu. Mông Cổ thống trị Trung Quốc, Triều Tiên tới tận sông Danube miền trung Châu Âu. Mông Cổ là đế quốc cai trị vùng đất lớn nhất trong lịch sử loài người  từ đầu những năm 1200 đến năm 1368.
Đỉnh cao của nó dưới thời hoàng đế Kublai Khan giữa những năm 1200. Sau khi Mông Cổ sụp đổ, triều đại nhà Minh (Ming) nắm quyền thống trị Trung Quốc và bành trướng thế lực rộng khắp Đông Á. Trong 300 năm cai trị của nhà Minh, các lảnh vực văn học, nghệ thuật ở Trung quốc thăng hoa kết trái. Năm 1526, Mông Cổ một lần nửa xâm lăng Ấn Độ lập ra đế quốc Mogul. Cùng thời gian này, Hồi giáo Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ từ Tây Nam Á mở rộng vùng tới Bắc Phi và đông nam Châu Âu, trở thành đế quốc Ottoman tồn tại đến sau đệ I thế chiến (1918). Nhưng, vì đế quốc này không đủ mạnh để duy trì quyền lực trên toàn vùng đất thống trị. Và những người Châu Âu bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển rực rỡ về kinh tế, và văn hoá. Kết quả của sự phát triển này đưa tới việc họ xâm lược Châu Á.
5. Đế quốc phương Tây xâm lược Châu Á.
Sự phong phú và đa dạng tài nguyên thiên nhiên của Châu Á, kích thích sự thèm khát nơi người Châu Âu. Và thế là “những tên thực dân” phương Tây tiến hành xâm lược Châu Á. Bồ Đào Nha nắm quyền kiểm soát Ấn Độ Dương, và chiếm Ma Cao trong những năm 1500. Tây Ban Nha khởi sự buôn bán với Philippines năm 1569. Sau năm 1600, Hoà Lan và Anh Quốc mới nhảy vào Châu Á. Hoà Lan chiếm Java, Melaka (nay là Malaysia) từ tay Bồ Đào Nha năm 1619. Rồi, Anh Quốc chiếm Borneo, Malaysia, Singapore từ tay Hoà Lan cuối những năm 1700. Pháp chiếm bán đảo Đông Dương trong những năm 1800. Nhưng tại Nhật Bản, triều đại Tokugawa đang thời kỳ sung sức, buộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phải rời khỏi xứ nầy năm 1639. Tàu buôn Hoà Lan một năm một lần được phép cập cảng Nagasaki.
Tại Trung Quốc, việc buôn bán với phương Tây chỉ được thực hiện tại bến cảng Canton. Không buôn bán được với Trung Quốc và Nhật Bản, Anh Quốc và Hoà Lan quay về hướng Nam, và Đông Nam Á. Anh Quốc từng bước xâm chiếm Ấn Độ và hầu hết vùng Nam Á. Hoà Lan chiếm tất cả các quần đảo Indies (nay là Indonesia). Với sức mạnh về quân sự, và tiềm năng kinh tế, các nước Châu Âu đi xâm chiếm và kiểm soát hầu hết Châu Á, trong những năm 1800. Năm 1842, Trung Quốc chấp thuận cho Anh Quốc buôn bán tại 5 hải cảng của nước này. Hai năm sau việc buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng được thực hiện. Năm 1854, thuyền trưởng tàu hải quân Hoa Kỳ là Matthew C. Perry ký với Nhật Bản một Hiệp ước trao đổi thương mại có giới hạn giữa hai nước, mở đầu cho một quan hệ mới Nhật - Mỹ.
6. Thực dân phương Tây cai trị Châu Á.
Thời kỳ cạnh tranh gay gắt bắt đầu giữa các thế lực phương Tây, hầu hết trong bọn họ đều nhắm vào việc mở rộng thuộc địa và giao thương với Châu Á. Anh Quốc trở thành thế lực mạnh nhất vùng Tây Nam Á, Nam Á và nam Trung Quốc. Nước Nga mở rộng lảnh thổ bằng cách lấn chiếm Trung Á và Manchu. Nước Pháp chiếm Đông Dương. Hoa Kỳ tiếp nhận Philippines từ tay Tây Nan Nha. Đến đầu những năm 1900, bằng sự chi phối của phương Tây, Châu Á có nhiều thay đổi lớn lao. Sự cai trị thuộc địa, cởi bỏ được phần nào các rào cảng văn hoá, cái từng gây chia rẽ giữa phương Đông với phương Tây. Nghệ thuật, kiến trúc phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ vào nghệ thuật, kiến trúc Châu Á. Nhiều toà nhà lớn trong hầu hết các thành phố thuộc địa được xây dựng theo các đường nét, và kiểu dáng phương Tây.
Đa số các nhà cai trị thuộc địa phương Tây nắm giữ vai trò lảnh đạo kinh tế, và đời sống chính trị trong nhiều quốc gia ở Châu Á. Những người này đã thâu được nhiều mối lợi lớn lao thông qua việc cai trị của họ trên nhiều quốc gia tại Châu Á. Trong cùng thời gian ấy, thì đa số người Châu Á sống trong cảnh nghèo đói, và không hề có tiếng nói của họ trong các chính quyền. Điều này khiến nhiều người Châu Á bất mản với chủ nghĩa thực dân phương Tây, và đòi hỏi rằng Châu Á phải được cai trị bởi người Châu Á. Chủ nghĩa quốc gia được cảm nhận từ đó, và lan rộng ra trên nhiều phần đất của lục địa. Thông qua các hoạt động cụ thể chủ nghĩa quốc gia phát triển mạnh, và ngày càng được nâng cao. Và, kết quả là chủ nghĩa thực dân chấm dứt sự tồn tại ở Châu Á.
7. Sự trổi dậy của đế quốc Nhật Bản.
Sau khi phá bỏ hệ thống chính quyền của triều đại Tokugawa, Nhật Bản chấp nhận thể chế "Quân chủ lập hiến" năm 1889. Và từ đó Nhật Bản trổi dậy như một thế lực mạnh nhất Đông Á. Giữa năm 1894 và 1905, Nhật Bản tiến hành hai cuộc chiến với Trung Quốc, và đế quốc Nga. Nhật Bản chiến thắng tại Đài Loan, đứng vững tại Manchu và Triều Tiên, sau khi chiếm được các nơi này. Nên nhớ rằng, vào thời điểm giữa những năm 1500 và 1900, các thế lực Châu Âu đã khuynh đảo 5 lục địa còn lại của thế giới: chiếm toàn bộ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc, Châu Phi và hầu hết Châu Á kể cả một phần Trung Quốc, nhưng họ phải "kiên dè" Nhật Bản. Đến cuối những năm 1800, quân đội Nhật Bản lớn mạnh, bởi trang bị hiện đại, và cả tinh thần "quyết chiến quyết thắng", kiểu "võ sĩ đạo Nhật Bản” truyền thống.
Tại Trung Quốc thể chế Cộng hoà thay thế triều đại nhà Thanh năm 1912. Nhưng Trung Quốc còn quá khó khăn trong việc xây dựng chính quyền và kiến thiết quốc gia. Các lảnh chúa Phong kiến lại không ngừng đánh nhau để tranh quyền kiểm soát đất nước. Đến năm 1927, Tưởng Giới Thạch (Chiang kai-shek), mới thành lập được chính quyền Trung ương tại Nam Kinh. Các nhóm chính trị đối lập tiếp tục tranh phá làm suy yếu chính quyền, Nhật Bản nhân cơ hội đó xua quân đánh chiếm nước đệm Mauchu năm 1931. Sáu năm sau, năm 1937 họ đánh chíếm miền trung Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc phải rút khỏi các vùng đất bị chiếm đóng, và di chuỷên về phía đông, và phía nam. Năm 1941, Nhật Bản Liên minh với “Phe trục” là Đức Quốc, và Ý Đại Lợi trong chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945).
Tại đỉnh cao của Liên minh quyền lực này năm 1943, Nhật Bản kiểm soát toàn bộ Đông Á, Đông Nam Á và vùng biển Thái Bình Dương. Chính quyền do các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Hoà Lan, Bồ Đào Nha thành lập dưới dạng "cai trị thuộc địa" trong khu vực hòan tòan bị phá bỏ, và các chính quyền mới của người bản xứ bắt đầu hình thành. Khẩu hiệu "Châu Á phải được cai trị bởi người Châu Á" do Nhật Bản khởi xướng, được dân chúng tại các nước đang bị phương Tây "chiếm làm thuộc địa" đón nhận với nhiều thiện cảm. Tháng 5/1945 tại mặt trận Châu Âu, Phe trục là Đức, và Ý đã đầu hàng Đông minh, nhưng tại mặt trận Đông Á và Đông Nam Á, Nhật Bản vẫn còn bám trụ. Cho đến khi bị Hoa Kỳ ném hai quả bom nguyên tử vào bên trong nội địa, Nhật Bản mới đầu hàng Đồng minh vô đìêu kiện.
8. Kết thúc chủ nghĩa thực dân, và hậu quả của nó.
Sau chiến thắng của phe Đồng minh trong đệ II thế chiến, một số nước phương Tây muốn quay trở lại cai trị thuộc địa. Lúc nầy cảm nhận “chủ nghĩa quốc gia” đang phát triển mạnh tại Châu Á, họ đứng lên đấu tranh đòi đòi độc lập dưới nhiều hình thức khác nhau, đã dẫn đến việc chấm dứt “cai trị thuộc địa”của các nước phương Tây tại lục địa này bằng nhiều cách khác nhau. Từ giữa năm 1946 và 1949 các thuộc địa Jordan, Lebanon, Pakistan, Ấn Độ, Sri-Lanka, Miến Điện, Philippines, Indonesia trở thành các quốc gia độc lập. Tại Tây Nam Á nguyên thuộc địa của Ottoman, sau đế I thế chiến. Hội Quốc Liên uỷ trị cho Anh, và Pháp quản lý bằng các chính quyền tư trị cũng tuyên bố độc lập, trong đó một quốc gia mới là Israel được thành lập năm 1948.
Riêng tại xứ Đông Dương: Việt, Miên, Lào thì Pháp vẫn bám lấy và muốn tái lập chế độ cai tri thuộc địa. Sau nhiều năm chiến đấu khốc liệt, Việt, Miên, Lào cũng trở thành quốc gia độc lập năm 1954. Sự chấm dứt chủ nghĩa thực dân, đã mang lại cho Châu Á cơ hội tự mình đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội cho chính mình. Nhưng, sau quá nhiều năm dưới sự cai trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nó đã để lại cho Châu Á, một sự nghèo nàn, lạc hậu, khó tìm ra phương cách đối đầu với thế giới hiện đại cho việc phát triển. Kinh tế Châu Á có một khoảng cách tụt hậu quá xa so với các nước phương Tây. Cách mạng công nghệ ra đời cuối những năm 1700 tại Châu Âu, đã giúp họ thành công trong việc tạo ra đủ việc làm, đáp ứng được đà dân số đang tăng nhanh.
Cách mạng công nghệ hình thành các các doanh nghiệp lớn, cải tiến công cụ sản xuất, và phương pháp canh tác nông nghiệp. Chính quyền phương Tây cũng đề ra được phương sách quản lý xã hội tốt hơn, nâng cao tiêu chuẩn sống cho cư dân. Trái lại, bằng chính sách cai trị thuộc địa, phương Tây chỉ xem Châu Á như là nơi cung cấp nguyên liệu thô và thị trường tiêu thụ hàng công nghệ của họ. Nhưng bản thân Châu Á thì tự nó không trở thành công nghiệp hoá được. Và lục điạ này cũng không bao giờ có kinh nghiệm, hay vốn liếng nào nhiều để cải thiện nông nghiệp. Còn đất nông nghiệp thì nơi nào có thể khai thác kinh doanh lập đồn điền, trồng cây công nghiệp đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho "mẫu quốc" thì họ ra sức chiếm đoạt, bằng nhiều cách khác nhau.
Tất cả các lý do này là nguyên nhân của sự nghèo đói, và trở thành một khoảng cách lớn giữa Châu Á và phương Tây, khi chủ nghĩa thực dân chấm dứt. Chủ nghĩa thực dân cũng ngăn cản sự phát triển chính trị, và quân sự tại đây. Trong thời kỳ Châu Á bị cai trị từ bên ngoài, các quốc gia phương Tây phát triển chính quyền Trung ương tập trung mạnh. Sau khi các nước Châu Âu rời khỏi vùng này, nhiều nhóm chính trị khác nhau trong nhiều quốc gia ở Châu Á xâu xé nhau để tranh giành quyền lực. Trong nhiều trường hợp khi đến với quyền lực, thì họ lại gặp quá nhìêu khó khăn trong việc thiết lập quyền cai trị, và cải thiện đời sống cho người dân. Cộng sản và các hoạt động bạo lọan khác, luôn chống đối chính quỳên mới trong nhiều quốc gia vừa thu hồi độc lập.
Trong thời kỳ chiếm trị thuộc địa nước ngoài, nội địa các quốc gia phương Tây phát triển nhanh về quân sự chính trị, và công nghiệp. Nhưng tại Châu Á, thì  người cai trị thuộc địa là người phương Tây, họ nhận trọng trách chỉ huy quân đội, phòng thủ quốc gia và điều hành chính quyền. Cho khi họ rời khỏi xứ này, nhiều quốc gia Châu Á đều nhận ra rằng quân đội của họ không đủ sức phòng thủ đất nước. Tình này cộng với các vấn đề khác tạo thành "tình huống của châu Á".
9. Châu Á với chủ nghĩa Cộng sản.
Hai quốc gia Châu Á trở thành Cộng sản khá lâu trước chiến tranh thế giới thứ II là Liên bang Xô viết, và Mông Cổ. Năm 1939 khi chiến tranh thế giới nổ ra, đảng Cộng sản mở rộng hoạt động trên nhiều vùng ở lục địa Châu Á. Cộng sản công khai tuyên bố chống lại sự cai trị của chủ nghĩa thực dân tại các thuộc địa. Và ở vị thế chống chủ nghĩa thực dân ấy có nhiều người theo họ. Trong thời kì tiếp diễn đệ II thế chiến người Cộng sản chiến đấu sát cánh với phe Đồng minh. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, Cộng sản tái kêu gọi chấm dứt ngay chủ nghĩa thực dân, mở rộng ảnh hưởng chi phối quyền lực Cộng sản lên các nước chư hầu. Sau 22 năm lảnh đạo đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông (Mao zedong) đạt tới quyền cai trị toàn bộ Trung Quốc sau khi đánh thắng chính quyền Quốc Dân Đảng năm 1949.
Với sự chiến thắng này, Cộng sản nắm quyền thống trị 2 quốc gia lớn nhất Châu Á là Liên bang Xô viết (có trên 12.000.000km2/17.000.000km3 tại Châu Á) và Trung Quốc. Tại Bắc Hàn, Cộng sản nắm quyền lực từ sau khi chiến tranh thế giới thư II kết thúc, đối lập với Nam Hàn Không cộng sản. Năm 1950, Cộng sản Bắc Hàn xua quân đánh chiếm 4/5 lảnh thổ Nam Hàn, nổ ra chiến tranh đầu tiên giữa hai phe Cộng sản và Không Cộng sản thế giới. Hoa Kỳ và các nước Không cộng sản chiến đấu cạnh Nam Hàn. Cộng sản Trung quốc gởi quân chiến đấu, và Liên Xô cung cấp tiếp vận cho Bắc Hàn. Chiến tranh kết thúc năm 1953, nhưng Hàn Quốc vẫn còn bị chia đôi, Cộng sản ở phía Bắc, và Không cộng sản ở phía Nam. Cộng sản cũng có vị trí nhất định ở Đông Nam Á.
Tháng 8/1945, ngay khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Cộng sản Việt Nam ép buộc vua Bảo Đại thoái vị. Tháng 9/1945, Cộng sản tuyên bố Việt Nam độc lập. Thực dân Pháp đưa quân tái chiếm Việt Nam, và thế là chiến tranh Đông Dương bắt đầu. Những người chiến đấu cho một quốc gia Việt Nam độc lập, thành lập Mặt trận lãnh đạo cuộc chiến gọi là Mặt trận Việt Minh. Mặt trận này bị chi phối bởi Hồ Chí Minh, và các đồng chí cộng sản của ông ta. Sau 9 năm chiến đấu gian khổ (1946-1954), lực lượng này đánh bại thực dân Pháp năm 1954. Sau đó khu vực Đông Dương chia thành các quốc gia độc lập, Bắc Việt Nam Cộng sản, Nam Việt Nam không cộng sản, Lào, và Campuchia Trung lập. Mặc dù Pháp bị đánh bại, rút quân khỏi Đông Dương, tại đây cuộc chiến vẫn không chấm dứt.
Cộng sản tại miền nam Việt Nam, Lào và Campuchia tiếp tục chiến đấu chống lại các chính quỳên mới Không cộng sản. Bắc Việt Nam gửi quân, và tiếp vận trợ giúp cuộc chiến. Liên Xô và Trung Quốc cũng trợ giúp trang thiết bị quân sự cho các đồng chí cộng sản của họ. Vào đầu thập niên 1960, miền Nam Việt Nam như muốn rơi vào tay cộng sản. Hoa Kỳ và đồng minh của họ gửi quân đội, và các trợ giúp khác bảo vệ Nam Việt Nam. Tại đỉnh cao của nó năm 1969, Hoa Kỳ đã gửi trên 500 nghìn quân sĩ tham chiến tại Nam Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài đến năm 1973, khi Hoa Kỳ như là một bên trong cuộc chiến, ký với Bắc Việt Nam Cộng sản, một hiệp ước chấm dứt chiến tranh và rút quân khỏi Nam Việt Nam. Nhưng tiếng súng vẫn nổ giữa những người Cộng sản và Không cộng sản tại Nam Việt Nam, Lào và Campuchia.
Năm 1975, Cộng sản chiếm được Nam Việt nam, Lào và Capuchia. Năm 1976, Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam thống nhất thành một quốc gia duy nhất dưới sự cai trị của Cộng sản. Cộng sản cũng hoạt động bạo loạn để tranh chiếm quyền lực trong nhiều quốc gia khác ở Châu Á như Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Philipinnes và Indonesia, nhưng các hoạt động nầy đã không thành công như họ mong muốn. Năm 1978, được sự hậu thuẩn của Liên Xô, các nhà lảnh đạo quân sự cánh tả làm một cuộc đảo chánh đẩm máu chiếm quyền lực ở Afghanistan. Nhiều người Afghanistan nổi lên làm bạo loạn chống chính quyền mới. Tháng 12/1979, máy bay Liên Xô ném bom thủ đô Kabul, và đỗ quân vào Afghanistan hậu thuẩn cho một cuộc đảo chánh mới, gọi là để đập tan các cuộc nổi dậy chống đối của phe nhóm Mujahideen.
Nhưng chính phủ mới, và đồng minh Liên Xô của họ cũng không đánh bại được phe nhóm bạo loạn. Cuộc chiến kéo dài, trong đó 15.000 quân Liên Xô đựơc ghi nhận là tử thương. Sau 10 năm can tính vào cuộc chiến, qua sự trung gian hoà giải của Liên Hiệp Quốc, một thoả ước được ký kết vào tháng 4/1988, theo đó Liên Xô sẽ rút hết quân đội của họ khỏi Afghanistan trong năm 1988 và 1989. Chiến tranh vẫn tiếp tục và tăng lên giữa phe nhóm bạo loạn và chính quyền. Năm 1992, phe nhóm bạo loạn đánh bại chính quyền. Sau chiến thắng, phe bạo loạn lại xảy ra mâu thuẩn giữa những người Hồi giáo ôn hoà và Hồi giáo cực đoan. Nhiều phe nhóm chính trị của Mujahideen đồng ý khôi phục lại chính quyền truyền thống, bầu Burhamuddin người cầm đầu lực lượng du kích làm Tổng thống ngày 28/6/1992.
Mâu thuẩn giữa phe Hồi giáo “ôn hoà” và “cực đoan” tăng lên, và tiếng súng vẫn tiếp tục nổ quanh Kabul và nhiều nơi khác. Taliban một trong các phe nhóm nỗi dậy của Hồi giáo cực đoan, gia tăng vùng kiểm soát đến tháng 9/1996, đánh chiếm Kabul và lập ra một chính quyền mới. Tại Liên Xô, Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô tháng 3/1985, họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa kỳ Regean 4 lần. Năm 1987, ông khởi đầu một chương trình “Cải tổ và Đổi mới” (Glasnost và Perestroika) sâu rộng, mở rộng quyền tự do dân chủ về chính trị, và tái cấu trúc nền kinh tế. Chương trình Glasnost và Perestroika của Gorbachev bị vài nước cộng sản Đông Âu và những người theo đường lối cực đoan trong đảng Cộng sản Liên Xô chống đối.
Gorbachev còn phải đương đầu với các vấn đề kinh tế, sắc tộc, và khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa đang tăng lên trong các Cộng hoà của Liên bang Xô viết. Và Cộng sản chấm dứt sự cai trị sau khi những người Cộng sản cực đoan trong Bộ Chính trị đảng cầm đầu một cuộc đảo chánh truất phế Gorbachev bị thất bại. Sự thất bại này dẫn đến các Cộng hoà trong Liên bang Xô viết tuyên bố "quốc gia độc lập". Tháng 12/1991, Gorbachev từ chức Tổng thống, và Liên bang Xô viết chấm dứt sự tồn tại. Các Cộng hoà Xô viết chính thức thành lập quốc gia độc lập của họ.
10. Châu Á với các cuộc tranh chấp khác.
Cuộc chiến ở Châu Á không chỉ là cuộc tranh chấp giữa Cộng sản và Không cộng sản, mà còn là cuộc tranh chấp giữa các nhóm sắc tộc, giữa các bất đồng chính kiến, tranh chấp quỳên lực giữa các nhóm trong nội bộ quốc gia, tranh chấp biên giới giữa các quốc gia, và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến những cuộc chiến đấu không ngừng nghĩ giữa các người Châu Á với nhau. Bắt đầu từ năm 1948, tranh chấp giữa Israel và những người à Rập Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc phi. Người à Rập cho rằng, Israel không được quyền thành lập quốc gia Do Thái, ở nơi mà người à Rập gọi là phần đất của họ. Và giữa họ, người à Rập và người Israel tiến hành tới 4 cuộc chiến tranh kể từ năm 1948. Cuối thập niên 1970, mối quan hệ giữa Do Thái và các nước à Rập được cải thiện phần nào.
Tuy nhiên, các vấn đề tranh chấp giữa Israel và Ã Rập thì chưa bào giờ được giải quyết. Đầu thập niên 1990, tưởng chừng như quan hệ giữa Israel và Jordan cùng với Palestine xích lại gần nhau hơn, nhưng cho đến cuối thập niên và tận năm 2001, cuộc xung đột Israel và Palestine lại trở nên căng thẳng. Các cuộc xung đột cũng xẩy ra giữa các nhóm Hồi giáo khác nhau ở Tây Nam Á. Trong thập niên 1960, nổ ra nhiều cuộc bạo loạn kể cả các cuộc đánh nhau với quân đội chính phủ tại 3 nước Iraq, Syria, và Yemen. Ai Cập ủng hộ nhóm bạo loạn Yemen, trong khi Saudi Arabia lại hậu thuẩn cho chính phủ Yemen. Cuối thập niên 1970, bạo loạn bùng nổ lớn ở Iran, buộc nhà vua Shak phải đào thoát sang Hoa Kỳ rồi tới Ai Cập. Và lực lượng nổi dậy thành lập chính quyền mới.
Thế nhưng, bạo loạn ở đây vẫn còn tiếp tục bởi các cuộc nổi dậy của sắc tộc thiểu số, và các cuộc đấu tranh giữa thế lực tăng lữ và lực lượng tự do thân phương Tây trong giới trí thức. Năm 1980, Iran và Iraq bắt đầu chiến tranh. Qua sự trung gian hoà giải của Liên Hiệp Quốc, hai quốc gia ký thoả ước chấm dứt chiến tranh năm 1988, sau 8 năm đánh nhau quyết liệt. Tại Lebanon chiến tranh tôn giáo giữa các người theo đạo Hồi và những người theo đạo Thiên chúa trong suốt thập niên 1970. Đến thập niên 1980, các nhóm Hồi giáo trong nội địa Lebanon lại nổi lên đánh nhau do bất đồng quan điểm. Cho tới năm 1991, một đề nghị chấm dứt xung đột nội chiến bởi tôn giáo cho Lebanon mới được hình thành. Năm 1990, Iraq xâm lăng Kuwait. Nhiều quốc gia phương Tây và Tây Nam Á Liên minh đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait năm 1991.
Trong thập niên 1960, Ấn Độ dính líu tới 3 cuộc chiến tranh. Năm 1961, Ấn Độ đánh chiếm 3 vùng đất của quốc gia bị Bồ Đào Nha chiếm trị là Daman, Diu, và Goa. Đầu năm 1962, Trung Quốc xâm lăng Ấn Độ nhưng bị đánh bật ra khỏi Ấn Độ cuối năm. Năm 1965, Pakistan và Ấn Độ lại đánh nhau ở vùng tranh chấp Kashmir. Một cuộc ngừng bắn cho 2 quốc gia này được Liên Hiệp Quốc làm trung gian hòa giải, nhưng vấn đề tranh chấp vẫn chưa được giải quyết. Nội chiến Pakistan bắt đầu năm 1971, khi chính quyền trung ương phía Tây đưa quân đến vùng phía Đông dẹp bạo loạn. Nhờ sự hổ trợ của quân đội Ấn Độ, quân bạo loạn phía Đông đã đánh bại quân đội chính phủ trung ương Pakistan phía Tây tháng 12/1991. Sau đó, phía Đông Pakistan trở thành quốc gia độc lập Bangladesh.
Cũng trong thập niên 1960, các nước Cộng sản bắt đầu các mối bất hoà giữa họ. Trung Quốc và Liên Xô, mỗi quốc gia đều cho rằng quốc gia kia không theo đúng “giáo điều Cộng sản”. Năm 1969, quân đội 2 nước có các cuộc đánh nhau ở biên giới. Từ năm 1977 đến năm 1979, Việt Nam và Campuchia buộc tội lẫn nhau về vùng biên giới. Tháng 1/1979, Việt Nam đánh thẳng vào Campuchia, chiếm Phnom Pênh ngày 7, và hôm sau dựng lên một cuộc chính phủ Campuchia do Việt Nam hậu thuẩn. Trong thời gian này, Trung Quốc và Việt Nam nổ ra các mối bất hoà nghiêm trọng. Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã kỳ thị sắc tộc có nguồn gốc Trung Quốc, cắt đứt viện trợ. Đầu năm 1979, Trung Quốc xua quân xâm lăng 4 tỉnh cực bắc Việt Nam, dưới cái gọi là "trừng phạt" sự xâm lăng của Việt Nam vào Campuchia.
11. Châu Á trước kỷ nguyên mới thế kỷ 21.
Những năm đầu của thế ký 21 Châu Á vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề nghèo đói, và mù chữ. Các cuộc tranh chấp giữa họ vẫn còn tiếp tục, đe doạ hoà bình trong nhiều khu vực. Tuy nhiên, một số học giả thấy rằng Châu Á có tiến bộ. Điều đó có ý nghĩa lục địa này đang bắt đầu một kỷ nguyên mới của sự phát triển. Hiện nay phần lớn khu vực ở Đông Á và Đông Nam Á có nhiều tiến bộ về kinh tế. Các giống lúa mới tăng nhanh làm năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng đáng kể, và điều này giúp giảm được nạn đói trong nhiều khu vực. Tại Tây Nam Á, Israel phát triển vượt bật về kinh tế, thu nhập từ dầu khí đã giúp cải thiện kinh tế các quốc gia khác trong vùng. Sự tiến bộ về kinh tế giúp chính quyền các nước xây thêm nhiều trường học mới, huấn luyện được nhiều giáo viên hơn trong nổ lực nâng cao trình độ văn hóa.
Hiện nay tỷ lệ trẻ em đến trường học tăng cao hơn so với vài 3 năm trước đó. Trong bán thập kỷ sau của 1990, nhiều quốc gia giảm nạn mù chữ xuống dưới 50%. Nhưng các tiến bộ về kinh tế, và giáo dục tại Châu Á không đồng đều. Một số quốc gia như Campuchia, và Lào cho thấy ít có dấu hiệu tiến bộ. Các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan có vài sự khởi đầu mà họ tin rằng sẽ đưa đến tiến bộ. Tuy nhiên, việc tăng dân số quá nhanh cũng tạo ra các khó khăn nhất định, ngay cả việc làm thế nào để cung cấp đủ lương thực cho tất cả mọi người ở Châu Á cũng đã là một vấn đề. Một số học giả tiên đoán rằng, một Châu Á vẫn còn tồn tại các quốc gia nghèo bên cạnh một số ít quốc gia giàu. Các cuộc chiến tranh và bạo loạn cũng là nguyên nhân tạo thêm khó khăn cho việc xây dựng và tiến bộ.
Các giải pháp giải quyết tranh chấp trong nội bộ quốc gia, và quốc tế đầu kỷ nguyên mới sẽ giúp lục địa Châu Á thuận lợi hơn như giảm sự chi phối từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ của họ. Các mục tiêu khác cho Châu Á như các nước giàu sẽ cung cấp hoặc trợ giúp giáo dục, kỹ thuật kinh tế, và quân sự cho Châu Á. Nhiều người Châu Á muốn thấy rằng cần phải chấm dứt ngay các sự can thiệp từ bên ngoài. Họ đang hướng về một ngày mai, khi các người Châu Á tự do liên kết, cùng làm việc với nhau để mang lại những tương đồng trong các vấn đề của chính họ. Nhưng hoà bình và thống nhất tinh thần, niềm tin giữa những người Châu Á cũng như giữa họ với người khác có vẽ như vượt qúa tầm tay, hãy còn quá xa vời.
                                      II. Tại lục địa Châu Âu.
Các nhà khoa học cho rằng người đầu tiên sống trên lục địa Châu Âu cách đây khoảng 700.000 năm, đó là người tiền sử Neanderthal. Khoảng giữa năm 100.000 và 35.000 TCN, thì người Cro-Magnons đến thay thế họ. Người Cro-Magnons là dạng người hiên đại buổi đầu. Họ sống bằng hái lượm, săn bắt thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, đi từ nơi này sang nơi khác đễ tìm kiếm thức ăn. Họ sống theo từng nhóm từ 25 đến 50 người.
1. Thời tiền sử, và văn minh sơ khai.
Khoảng năm 6000 Trước công nguyên (TCN), người Đông Nam Châu Âu biết gieo trồng ngủ cốc, và thuần dưỡng súc vật. Sự phát triển đầu tiên này làm cho họ trở thành người, rồi từng bước phát triển thêm và bước cuối cùng là nền văn minh sơ khai. Từ lúc đó, con người không còn đi từ nơi này đến nời khác tìm kiếm thức ăn nữa. Họ có thể đinh cư một nơi nào đó gọi là làng. Một số làng sau đó phát triển thành các thành phố đầu tiên của Châu Âu. Việc gieo trồng ngủ cốc đã tạo được nguồn thực phẩm cho chính họ. Khoảng 3000 TCN, công việc trồng trọt lan sang các phần khác của lục địa. Văn minh Châu Âu đầu tiên xuất hiện trên nhóm đảo Aegean phía đông Hy Lạp (Greece), phát triển rực rỡ trong những năm 3000 và 1400 TCN. Trên một số đảo, nhất là đảo Crete người ta đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết.
Những người khéo tay trở thành nhà kiến trúc, thợ thủ công, và thợ vẽ có tài. Họ cũng biết chèo thuyền đi thám hiểm, và buôn bán với các vùng lân cận. Một đảo khác đảo Malta, phía nam Ý Đại Lợi (Italy) một nền văn minh tương tự cũng đang phát triển. Khoảng năm 2500 TCN, những người đi biển từ các đảo vùng Aegean, và đảo Malta chèo thuyền thám sát dọc theo bờ phía nam và phía tây Châu Âu. Họ giới thiệu cách sống của họ với những người họ găp được trên suốt cuộc hành trình. Khoảng năm 2000 TCN, dân du mục bằng ngựa từ nơi bây giờ là nước Nga tràn vào phía tây và phía nam Châu Âu. Những người thiện chiến hung hãn này, sống bằng nghề chăn nuôi trên các đồng cỏ phía đông nam Biển đen. Họ bành trướng văn hoá hiếu chiến, thô bạo tới nhiều nơi của lục địa khi chiếm các vùng đất mới.
2. Văn minh Hy Lạp Cổ đại.
Văn minh Hy Lạp là nền văn minh tiến bộ đầu tiên trên đất liền Châu Âu. Khoảng 2000 TCN, người du mục từ phía bắc di chuyển vào bán đảo Hy Lạp. Họ phát triển cách sống chủ yếu trên cơ sở của nền văn minh đảo Crete. Năm 1400 TCN, Hy Lạp trở thành thế lực hùng mạnh nhất vùng biển Aegean, đánh chiếm đảo Crete. Trong những năm 1100 TCN, làn sóng người du mục xâm lăng khác từ phía bắc tràn vào Hy Lạp. Họ chiếm hầu hết phía nam Hy Lạp, và đuổi tất cả cư dân ra khỏi vùng họ chiếm được. Suốt nhiều trăm năm sau đó, các nhóm du mục này hợp nhất với nhau lập ra các đơn vị chính quyền (Polis), hoặc thành phố tự trị (City states). Từ ngữ chính trị (Political) hiện nay bắt nguồn từ từ ngữ Hy Lạp Cổ đại “ Polis ”. Văn minh Hy Lạp Cổ đại đạt tới đỉnh cao của nó trong những năm 400 và 300 TCN.
Tư tưởng dân chủ, nghệ thuật Hy lạp, cùng với kiến thức phát triển rực rỡ trong thời kỳ này. Các thành phố hùng mạnh như Athens, Sparta, và một số thành phố khác ganh đua nhau về sự vượt trội của mình. Hy Lạp bước vào chiến tranh, lúc đầu Hy Lạp đánh bại các thế lực tấn công từ phía Đông. Nhưng sau đó, các Thành phố tự trị lại đánh nhau giữa họ khiến Hy Lạp suy yếu dần. Dù vậy, thành phố tự trị Athens vẫn còn là trung tâm văn hoá của thế giới Cổ đại. Trong khi Hy Lạp đang trên đà suy yếu, thì ở phía Bắc, vương quốc Macedonia trở nên hùng mạnh đánh chiếm Hy Lạp năm 338 TCN. Hai năm sau, Macedonia trở thành đế quốc lớn gồm một phần ở Châu Âu và nhiều phần khác ở Châu Á. Sau cái chết của Alexander năm 323 TCN, Macedonia trở nên suy yếu, nhiều thành phố tự trị Hy Lạp tái thâu hồi nền độc lập của họ.
3. Văn minh La Mã Cổ đại.
Văn minh La Mã được xem như một nền văn minh quan trọng của Châu Âu thời Cổ đại, kế tục nền văn minh Hy Lạp. Các nhà nghiên cứu lịch sử không xác định được khi nào, và làm thế nào để thành lập đế quốc La Mã. Nhưng vào năm 265 TCN, đế quốc La Mã thống trị tất cả phía nam Ý Đại Lợi nay là Florence. Trong 200 năm tiếp theo La Mã xây dựng, và mở rộng đế quốc từ nơi bây giờ là Tây ban nha đến phía tây nam Châu Á, và dọc theo bờ phía bắc của Châu Phi. Sau đó, nhiều phần còn lại của Châu Âu cũng bị đặt dưới quyền thống trị của họ. Đế quốc La Mã đạt tới đỉnh cao của quyền lực, và cũng là thời kỳ yên bình kéo dài từ năm 27 TCN đến năm 180 SCN. Không có quốc gia nào đủ mạnh, có thể đe doạ được đế quốc La Mã. Do vậy, kiến thức, nghệ thuật La Mã cùng với thương mại phát triên rực rỡ, huy hoàng.
La Mã vay mượn tư tưởng Hy Lạp, và truyền bá văn hoá Hy Lạp ra khắp vùng đế quốc của họ. Thực tế, văn hoá của đế quốc La Mã thường được gọi là văn hoá Hy Lạp - La Mã.  Nhưng La Mã cũng có đóng góp phần riêng của họ cho nền văn minh Châu Âu. Chẳng hạn, các công trình kiến trúc ở thành phố, hệ thống đường sá rộng khắp ở nông thôn. Chữ La tinh (Latin) ngôn ngữ La Mã trở thành ngôn ngữ trong nhiều quốc gia Châu Âu. Các nguyên tắc luật La Mã trở thành nền tảng luật của hệ thống luật pháp Châu Âu, và sau đó là nền tảng luật ở Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Thiên chúa giáo, tôn giáo ra đời ở Palestine trên phần đất phía Tây nam Châu Á, bấy giờ là một phần lảnh thổ của đế quốc La Mã, không bao lâu sau nó được truyền bá sang Châu Âu.
Thiên chúa giáo bị đế quốc La Mã bức hại từ buổi đầu, hành hình Christ “giáo chủ Thiên chúa giáo” năm 30 SCN. Nhưng, đến đầu những năm 300, Hoàng đế La Mã là Constantine cho phép Thiên chúa giáo được tự do truyền đạo, bản thân ông ta cũng theo đạo. Và cuối những năm 300 Thiên chúa giáo trở thành tôn giáo chính của đế quốc. Sau hơn 200 năm yên bình, đế quốc La Mã bị các bộ tộc từ phía Bắc, và phía Đông xâm lăng, làm cho đế quốc vở ra từng mảnh. Năm 324 Constantine tái hợp nhất, nhưng một lần nữa đế quốc La Mã chính thức bị chia đôi năm 395. Nữa phía đông trở thành đế quốc Đông La Mã, sau đó đổi thành đế quốc Byzatine với Constantinople là thủ đô. Nữa phía tây trở thành đế quốc Tây La Mã, với Rome là thủ đô của nó.
4. Sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã.
Các bộ tộc du mục Đức sống rãi rác phía bắc gồm sắc tốc Angles Franks, Jutes, Saxons, Vandals và Visigoths. Đa số các sắc tộc này là người hung bạo, chưa được khai hoá. Người La Mã thường gọi họ là người dã man (Barbarians). Cuối những năm 300 đầu những năm 400, người du cư Mông Cổ hiếu chiến gọi là "người Huns" từ Trung Á tấn công các bộ tộc du mục Đức, đẩy họ chạy vào vùng đế quốc Tây La Mã. Sắc tộc Vandals chiếm Tây Ban Nha, sắc tộc Visigoths chiếm bán đảo Ý Đại Lợi và thành phố Rome thủ đô La Mã, rồi tiến về phía tây và cuối cùng đánh bại sắc tộc Vandals chiếm luôn Tây Ban Nha. Sắc tốc Angles, Jules, và Saxons xâm lăng Anh Quốc, và sắc tộc Franks chiếm các nơi bây giờ là nước Pháp.
Năm 476, Odoacer, thủ lĩnh bộ tộc Đức lật đổ Hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustulus. Tại thời điểm người du cư Đức di chuyển vào khắp Tây Âu, thì người du cư Slavics, định cư nhiều nơi ở Đông Âu. Nhưng người du cư Slavics sống hoà bình với người La Mã. Chính người Slavics góp phần tạo ra nước Nga trên phần đất Châu Âu.
5. Chủ nghĩa Điền trang thời Trung Cổ.
Thời Trung cổ ở Tây Âu được tính từ khi đế quốc Tây La Mã sụp đỗ cho đến năm 1500. Thời kỳ này chính quyền mạnh thời La Mã không còn. Nó được thay thế bởi nhiều vương quốc nhỏ, và các đơn vị chính quyền tự trị. Thương mại Châu Âu phát triển rực rỡ dười thời đế quốc La Mã đi vào suy tàn, và sụp đõ. Các thị trấn mất hết tầm quan trọng, và cư dân thị trấn phải di chuyển về thôn quê. Giai cấp trung lưu điều hành công nghiệp và thương nghiệp biến mất. Giáo dục, và nghệ thuật gần như đã vào quên lãng. Chủ nghĩa Điền trang (Manorialisim) trở thành hệ thống kinh tế chính trong thời kỳ nầy. Đất đai chia thành các khu vực rộng lớn gọi là "điền trang" hoặc "thái ấp" (manors) được làm chủ bởi các Lảnh chúa (Lords) giàu có. Tá điền làm việc trên đất lảnh chúa, phụ thuộc vào lảnh chúa, được lảnh chúa bảo vệ, và được cung cấp các thứ cần thiết cho đời sống.
Từ một vương quốc nhỏ phía Tây, Vương quốc Franks mở rộng lảnh thổ đến nơi bây giờ là Pháp, Bỉ, Hoà Lan và nhiều phần ở Tây Đức. Đỉnh cao của nó dưới thời Charlemagne từ năm 768 đến năm 814, thống trị từ phía nam nước Pháp tới bờ bắc biển Baltic, và phía đông gồm cả bán đảo Ý Đại Lợi. Đế quốc nầy vỡ ra từng mảnh sau khi Charlemagne chết năm 814. Trong những năm 900, nhà lảnh đạo Đức là Otto I đánh chiếm các vùng phụ cận, sáp nhập nó vào lảnh thổ của ông ta, và nắm quyền thống trị luôn cả một nữa phía bắc bán đảo Ý Đại Lợi. Otto hy vọng rằng đế quốc của ông ta sẽ trở nên hùng mạnh như thời Charlemagme từng đạt tới. Nhưng, đế quốc Otto lại bắt đầu suy yếu, và vở ra từng mảnh trong những năm 1000.
6. Chủ nghĩa Phong kiến thời Trung Cổ.
Từ những năm 400 đến những năm 900, cư dân Châu Âu rất thưa thớt, và hầu hết là nghèo nàn. Các vùng đất rộng lớn không thể trồng trọt gì được, bởi vì thường bị bao phủ bởi đầm lầy, và rừng rậm. Bệnh tật, đói kém, chiến tranh, và tỷ lệ sinh nở thấp khiến dân số tăng rất chậm, nếu không muốn nói là không tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Âu chỉ ở mức 30 tuổi. Sau khi đế quốc Franks của Charlemagne sụp đổ đầu những năm 800, một hệ thống chính trị-kinh tế gọi là “chủ nghĩa Phong Kiến” (Ferdalism) ra đời nhiều nơi ở Tây Âu. Với hệ thống nầy, các lảnh chúa giàu có làm chủ hầu hết đất đai. Họ trao cho giới quý tộc ít giàu có hơn một số đất, và đổi lại các quý tộc nầy phải cam kết về sự trung thành, và làm tròn các nghĩa vụ do lảnh chúa yêu cầu.
Các quý tộc này gọi là "chư hầu" (vassals) phải thề nguyền sẽ chiến đấu cho, và vì lảnh chúa khi lảnh chúa cần đến họ. Bắt đầu từ những năm 1000, các lảnh chúa Phong kiến tạo được một thời kỳ yên bình và hưng thịnh. Hệ thống giao thông, thương mại thời La Mã được khôi phục. Việc đi lại trên sông, trên đất liền cũng phục hồi thông suốt. Các thị trấn mọc lên dọc theo các lô trình buôn bán. Tá điền biết cách trồng trọt ,và có thêm đất mới để trồng trọt, bởi nhờ khai thông đầm lầy và phá rừng. Thời kỳ phát triển kinh tế, góp phần làm suy yếu hệ thống "Điền trang", và "Phong kiến" để cuối cùng khai sinh các dạng quốc gia lớn hơn ở Châu Âu. Sự hưng thịnh ở thị trấn, khiến nhiều người rời bỏ ruộng đồng đi vào các thị trấn tìm kiếm vịêc làm.
Một số khác nhận ra rằng, họ có thể tự xoay xở canh tác những mảnh đất gần thị trấn, để bán thực phẩm cho cư dân đang ngày càng gia tăng ở các thị trấn. Giai cấp trung lưu ở thị trấn phát triển, và hầu hết trong bọn họ thường ủng hộ các nhà vua chống lại lảnh chúa. Và đổi lại, nhà vua phải bảo vệ họ, để cho họ được tự do kinh doanh. Kết quả là các nhà vua trở thành mạnh hơn. Họ có thể đủ sức tăng cường, hoặc thuê quân đội, buộc các lảnh chúa chấp nhận quyền lực của họ. Sự sụp đổ của hệ thống Phong kiến dẫn tới các cuộc nội chiến. Tá điền nổi lên làm bạo loạn, chống lại các Lảnh chúa Phong kiến trên khắp Tây Âu. Chiến tranh, bệnh tật, và các vấn đề kinh tế một lần nữa phá vở sự yên bình ở Châu Âu đầu những năm 1300. Hai nhà vua Anh, và Pháp đánh nhau tranh quyền thống trị nước Pháp.
Chiến tranh kéo dài hơn 100 năm, từ năm 1337 đến 1453, đã làm kiệt quệ nền kinh tế Anh, Pháp, và làm sụp đỗ hệ thống thương mại Tây Âu. Sự chết chóc, đen tối từ bệnh dịch hạch kéo dài, giết chết khoảng một phần tư dân số Châu Âu giữa năm 1347 và 1350. Hạn hán nghiêm trọng và lụt lội cũng tạo thêm nhiều khó khăn cho lục địa. Cuối những năm 1300, Phong trào Phục Hưng xuất hiện, đưa Châu Âu đến nhiều sự thay đổi làm cho lục địa này thoát khỏi “thời Trung cổ”. Các học giả, và nhà sáng tạo nghệ thuật thời Phục Hưng ít quan tâm đến các vấn đề của tôn giáo, bắt đầu tập trung tìm hiểu nội tâm con người, cùng với thế giới hiện thực nơi con người đang sống. Quan điểm mới mẽ về đời sống của con người này, thường được người ta gọi là "chủ nghĩa Nhân đạo" và nó trở thành chủ đề trung tâm của thời Phục Hưng.
7. Thiên chúa giáo thời Trung cổ.
Sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ, Giáo hoàng là người có quyền hạn lớn nhất hơn bất cứ người nào khác ở Tây Âu. Suốt thời Trung cổ (476 - 1500), nhà Thờ thiên chúa giáo La Mã là thế lực mạnh hàng đầu, thay thế đế quốc Tây La Mã. Vị Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn đầu tiên là Gregory, nhận chức năm 590. Gregory gởi các nhà truyền giáo giáo đến England (Anh), Gaul (Pháp) và nhiều nơi khác thuyết phục lẫn cưỡng bức các nhà cai trị, và cư dân theo đạo Thiên chúa. Ông cũng lập ra các quy định, mệnh lệnh về tổ chức, điều hành, quản lý, và quan hệ cho các cơ quan Chính quyền và Giáo hội. Giáo hòang trong thực tế nắm cả quyền chính trị lẫn tôn giáo. Năm 800, Giáo hoàng Leo III ban cấp ngôi vị Hoàng đế La Mã cho Charlemagne, nhà cai trị Franks đã bành trướng lảnh thổ thống nhất được nhiều vùng ở Tây Âu.
Ông ta muốn phục hồi, và củng cố sự cai trị kiểu đế quốc Tây La Mã trên cơ sở miền tin Thiên chúa giáo. Đế quốc Charlemagne suy yếu sau khi ông ta chết năm 814. Dù vậy, Leo III cũng đã lập ra được đinh chế, quyền hạn của Giáo hoàng, theo đó chỉ có Giáo hoàng mới có quyền ban cấp ngôi vị Hoàng đế hợp pháp cho các lảnh địa ở Tây Âu. Đầu những năm 900, hầu hết lảnh thổ Tây Âu lại chia thành các công quốc (states) một dạng của chủ nghĩa Điền trang nâng cao. Các lảnh chúa Phong kiến, hoàn toàn cai trị "lảnh thổ công quốc" của mình. Các ông vua chỉ cai trị trên phần đất, và công quốc nào do nhà vua sở hữu mà thôi. Giữa những năm 900, vua Đức là Otto I mở rộng lảnh thổ bằng cách đánh chiếm các vùng phụ cận. Otto được Giáo hoàng ban cấp ngôi vị Hoàng đế năm 962, và trở thành người bảo vệ Giáo hoàng.
Và, quốc gia ông ta trở thành “đế quốc Thần thánh La Mã ” (Holy Roman Empire). Đế quốc Otto suy yếu, và tan rã trong những năm 1000. Các cuộc tranh chấp quyền hành giữa nhà thờ và quốc gia nổ ra từ sau Charlemagne, lúc này bùng lên mạnh mẽ hơn. Nhiều nhà vua, và quý tộc đòi được quyền bổ nhiệm các viên chức nhà thờ, kể cả chức Giáo hoàng. Năm 1059, Giáo hoàng Nicholas II, lập ra Viện Thần học (Cardinal) và giao cho viện nầy trách nhiệm bầu chọn Giáo hoàng. Năm 1075 Giáo hoàng Gregrory VII tuyên bố, rằng Giáo hoàng được quyền bổ nhiệm, tăng lữ, không có sự can thiệp từ chính quyền. Lúc nầy các học giả Thiên chúa giáo gọi là Hàn Lâm viện (Scholastics) được mở rộng từ vịêc chuyên lo về giáo lý Thiên chúa (Christian doctrine) thành một cơ quan tư tưởng, gồm cả khoa học,và triết học.
Năm 1200, Saint Thomas Aquinas công bố một công trình nghiên cứu Hàn lâm quan trọng. gọi là “Thần học giản lược” (Summary Theology). Trong thần học giản lược ông ta đưa giáo lý Thiên chúa vào cùng với lời giải thích của nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại Aristotle một cách hài hoà. Năm 1309, một Giáo hoàng người Pháp dời chuyển Giáo hội (Papacy) từ Rome đến Avignon, Pháp Quốc. Các nhà vua, và quý tộc Pháp dùng quyền lực của mình chi phối, làm giảm quyền uy của Giáo hội. Năm 1378, do có sự bất đồng giữa các Hồng y giáo chủ có tới hai ứng viên tranh chức Giáo hoàng. Một lần khác, có tới ba người đối lập nhau tranh chức Giáo hoàng. Sau cùng trong năm 1417, Hội đồng Thường trực (Council of Constance) nhận trách nhiệm bầu chọn vị Giáo hoàng. Cách nầy được chấp nhận, bởi các nhóm ứng viên.
Ở trên là tình cảnh Giáo hội phía Tây, và lảnh thổ Tây Âu. Còn tình cảnh Giáo hội phía Đông và lảnh thổ Đông Âu thì không như thế. Thời đế quốc La Mã còn tồn tại, Thiên chúa giáo có hai nhà thờ chính là Roma, và Constantinople. Khi đế quốc chia ra thành Tây La mã và Đông La mã, thì hai cơ quan đầu nảo của Giáo hội này bắt đầu có rạng nứt. Cuối những năm 400, đế quốc Tây La Mã sụp đổ, nhưng đế quốc Đông La Mã vẫn còn tồn tại suốt thời Trung cổ. Từ những năm 500, Đông La Mã cũng gọi là đế quốc Byzantine thống trị nhiều vùng phía Đông, và Nam Châu Âu, nơi bấy giờ là Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha và hầu hết vùng Trung Đông, cùng với phần đất dọc theo bờ phía Bắc Châu Phi. Hàng trăm năm đế quốc Byzantine phục vụ như lực lượng phòng thủ Châu Âu.
Đế quốc Byzantine không chỉ chống lại các cuộc tấn công của người chưa khai hoá phía Bắc, mà còn đương đầu với các cuộc xâm lăng cuả người Hồi giáo từ phía Tây Nam Châu Á nữa. Byzantine cũng bảo tồn được nhiều công trình, di sản văn hoá của thời Hy Lạp-La Mã cổ đại, cái mà ở Tây Âu thời Trung cổ cố tình làm ngơ, với dụng ý để cho nó đi vào quên lãng. Cũng trong thời gian hằng trăm năm ấy, mối bất hoà giữa hai Giáo hội Thiên chúa phía Đông và phía Tây chẳng những không được hàn gắn, mà còn khoét sâu thêm. Các tín đồ Thiên chúa giáo Đông La Mã, nhờ ổn định chính trị nền họ cởi mở, và thoải mái trong việc thảo luận niềm tin. Ngược lại, các tín đồ Tây La Mã vì bất ổn chính trị, Giáo hội lại hậu thuẫn cho nhiều vương quốc khác nhau để tồn tại, nên cố bám giữ giáo điều.
Các sự bất hòa khác về thẩm quyền của Giáo hoàng, việc Giáo hoàng xen vào chính trị ở phía Tây, khiến Giáo hội phía Đông ly khai khỏi Giáo hội La Mã. Từ đó, có hai danh xưng rõ ràng nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã (Roman Catholic Churchs), và nhà thờ Chính thống giáo phía Đông (Eastern Orthodox Churchs). Constantinople trở thành trung tâm của giáo hội Chính thống giáo. Từ đây, Chính thống giáo bành trướng rộng ra khắp nơi ở Đông Âu. Do vậy, mà ngày nay có Chính thống giáo Nga, Chính thống giáo Romania, Chính thống giáo Bulgaria, Chính thống giáo Albania bởi có được sự cởi mở trong thảo luận về niềm tin Thiên chúa. Sự phân cách niềm tin Thiên chúa nầy đến nay vẫn còn tồn tại.
8. Hồi giáo thời Trung cổ.
Trong những năm 600, có một tôn giáo mới xuất hiện, Hồi giáo (Islam). Người sáng lập là Muhammad, sinh năm 570 ở Mecca, trung tâm thương mại chính trên bán đảo Arabia, nơi người à Rập đang thờ cả thần linh lẫn vật thần. Muhammad cho rằng, ông nhận được thông điệp của thánh Allah (God) kêu gọi dân chúng nên thờ một thượng đế, và ông ta là sứ giả của thượng đế (God’s Messenger). Người giàu, người có thế lực trong thị trấn khinh bỉ, miệt thị lời giảng thuyết, đứng lên chống đối, một số trong bọn họ còn âm mưu giết hại ông ta. Năm 622, Muhammad và một số môn đệ trốn khỏi Mecca đến thành phố Medina. Năm 630, Muhammad và người theo ông ta quây trở về chiếm thành phố Mecca. Đền thờ thần linh và vật thần tại Kaaba, biến thành thánh đường Hồi giáo.
Muhammad được vịnh danh như một nhà tiên tri (Prophet). Mecca và Medina trở thành hai thành phố thiêng liêng của Hồi giáo. Muhammad người sáng lập và cũng là Giáo chủ đầu tiên của Hồi giáo. Hai năm sau năm 632, Muhammad chết, ngôi vị giáo chủ đựơc kế thừa bởi các thành viên trong gia đình ông ta, gọi là “Caliphs”.Bốn vị giáo chủ đầu tiên là Aba Bakr (cai trị 632 - 634), Omar (634 – 644), Othman (644 - 656) và Ali (656 - 661) vừa lảnh đạo tôn giáo, vừa cai trị quốc gia gọi là vua Hồi. Năm 661, ngôi vị giáo chủ trao qua cho một gia đình khác, gia đình Omayyad. Tất cả các vị giáo chủ trên, đều cổ vũ cho một cuộc thánh chiên (Jihad = holy war). Trong vòng 100 năm, cuộc chiến tranh chiếm đất để bành trướng tôn giáo, vùng thống trị của đế quốc Hồi giáo còn lớn hơn cả đế quốc La Mã trước đó.
Nó bao gồm toàn bộ vùng Trung Đông, nhiều nơi ở Bắc Phi, khu vực của đế quốc Byzantine tại phía Đông. Hồi giáo cũng bám trụ được ở Tây Âu bằng cách đánh chiếm Tây Ban Nha, do bộ tộc Moor từ phía tây Bắc Phi. Bộ tộc này đe doạ Tây Âu cho đến năm 732, thì bị quân đội Frankist đánh bại. Nhưng Hồi giáo Moor vẫn duy trì quyền lực ở Tây Ban Nha cho đến những năm 1200. Đầu những năm 1300, những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, do Ottoman lãnh đạo tranh quyền thống trị với người Hồi giáo à Rập từng bước mở rộng lảnh thổ. Đến những năm 1500, đế quốc Ottoman cai trị nhiều nơi ở Trung Đông, Bắc Phi, Tây nam và Đông nam Châu Âu, kéo dài cho đến đầu những năm 1900. Hàng triệu người theo Hồi giáo khác nhau trên thế giới liên kết thành một tập thể người Hồi giáo anh em.
Hồi giáo cho thành lập nhiều cơ sở truyền giáo uy nghi ở Iraq, Iran (Persia), Palestine, Bắc Phi, Tây Ban Nha, Syria, và Nam Á, xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như Alhambra ở Tây Ban Nha, và Taj Mahal ở Ấn Độ. Họ thành lập nhiều trường Đại học, Hàn lâm viện. Hồi giáo cũng có nhiều đóng góp cho nền văn hoá Châu Âu. Bên cạnh việc giữ gìn bảo quản các văn bản viết thời Hy Lạp cổ đại, họ cũng sáng tạo ra dạng chữ viết dùng cho các nhà nghiên cứu. Trên lảnh vực toán học, y học, và hệ thống số đếm cũng đạt tới những thành tựu đáng kể. Nhiều học giả Âu Châu đi vào nghiên cứu triết lý Hồi giáo và các công trình khoa học khác. Họ đã dịch nhiều công trình có giá trị từ chữ Ã Rập ra chữ La tinh. Nhờ cách làm nầy mà nhiều kiến thức thế giới thời Trung cổ được bảo tòan.
9. Chiến tranh nhân danh tôn giáo. 
Hồi giáo à Rập xâm lăng bờ phía đông Địa Trung Hải từ cuối những năm 600 trong đó có Jerusalem nơi sinh của Christ, người ta gọi là đất thánh (sacred). Các nhà cai trị người à Rập cho phép tín đồ Thiên chúa giáo vào viếng nơi "linh thiên" này theo tập tục của họ. Năm 1071, Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Jerusalem, bắt đầu cản trở tín đồ Thiên chúa giáo vào viếng vùng nầy. Đầu thập niên 1090, Alexius Comnenus Hoàng đế Byzantine đề nghị Giáo hoàng Urban II trợ giúp đánh Hồi giáo Thổ Nhỉ Kỳ. Urban cho rằng đây là cơ hội thuận tiện để tạo sự thân thiện giữa hai Giáo hội, đồng thời mang lại uy tín cho nhà thờ. Urban tin rằng một “đội quân viễn chinh ” chống kẻ thù chung như thế, sẽ giúp ông ta can thiệp có hiệu qủa hơn các cuộc chiến tranh giữa nhà vua và quý tộc ở Tây Âu.
Mùa thu 1095, Urban triệu tập một hội nghị các linh mục chủ quản nhà thờ, và những nhà quý tộc tại Clermont, Pháp Quốc. Tại Hội nghị, trong một bài thuyết giáo đầy kích động, Urban hối thúc các nhà quý tộc Châu Âu ngừng ngay các mối thù truyền kiếp giữa họ, và tập trung cứu lấy vùng đất thánh từ tay Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Bầu không khí hội trường tràn ngập lời hô vang cổ vũ "Chúa muốn thể" ("God will it"). Thế là các cuộc "Thập tự chinh" gấp rút chuẩn bị. Nhà truyền giáo Peter the Hermit, liền ngay sau đó mang cái bầu không khí của Hội nghị "Chúa muốn thế" truyền bá khắp Âu Châu. Hàng ngàn người tự nguyện ghi tên tham gia cuộc thập tự chinh. Từ năm 1096 đến năm 1270, Thiên chúa giáo tiến hành 9 cuộc thập tự chinh chống lại Hồi giáo kể các cuộc thập chinh của trẻ con (The children’s Crude). 
Cuộc thập tự chinh lần thứ I (1096 - 1099). Đích thân Peter the Hermit cầm đầu đạo quân dân thường tiến vào vùng đất thánh, trước cả quân đội chuyên nghiệp của các nhà quý tộc. Do không được huấn luyện và trang bị đầy đủ, đoàn viễn chinh bị quân Hồi giáo tiêu diệt gần hết. Cuối cùng công cuộc viễn chinh cũng đến được mục tiêu là Jerusalem vào mùa thu năm 1099. Không bao lâu sau Hồi giáo tái chiếm đất thánh. Vua Louis VII của Pháp, và Hoàng đế Conrad III của Đức, cầm đầu cuộc viễn chinh lần thứ 2 (1147 - 1149). Do không hợp tác với nhau, nên bị quân Hồi giáo đánh bại trước khi đến đất thánh. Các nhà lảnh đạo có thế lực nhất Châu Âu đứng ra tổ chức cuộc thánh chiến lần thứ 3 (1189 - 1192). Một trong số họ là Hoàng đế Đức Frederick I, chết trên đường tiến quân, và cuộc Thánh chiến không chiếm được Jerusalem.
Đích thân Giáo hoàng Innocent III, thuyết phục nhiều nhà quý tộc Pháp tiến hành cuộc thập tự chính lần thứ 4 (1201 - 1204). Quân thánh chiến mặc cả với Venice, thành phố phía bắc Ý Đại Lợi đưa đoàn quân thánh chiến đến phía đông Địa Trung Hải bằng tàu thuỷ. Nhưng khi quân thánh chiến đến Venice, họ không có tiền trả. Nhà cai trị Venice đặt điều kiện, ông ta sẽ đưa thập tự quân đến đất Thánh, nếu quân thập tự giúp họ đánh chiếm đế quốc Byzantine. Thế là quân của Venice kết hợp với quân thánh chiến đánh chiếm thị trấn Zara ở Dalmatia, rồi đánh chiếm Constantinople. Từ hai chiến thắng này, họ buộc Hòang đế Byzantine phải thoái vị, và thay thế ông ta bởi Count Baldwin người Flanders. Quân của Venice và quân thánh chiến chia nhau lảnh thổ, và tài sản của đế quốc Byzantine.
Và, quân thập tự chinh không bao giờ đến được vùng đất thánh. Rõ ràng cuộc thánh chiến lần thứ 4 không phải để đánh Hồi giáo, mà đích thực vì mục tiêu kinh tế - chính trị. Và, chiến thắng thực sự là của Venice muốn bành trướng thương mại vào vùng đất rộng lớn Byzantine. Cuộc thánh chiến lần thứ 5 (1212) còn gọi là cuộc thánh chiến trẻ con  (the Children’s crusad).
Nó là một câu chuyện bi thảm, liên quan đến con người hàng trăm năm sau. Quân thập tự chinh là những trẻ em nam, nữ bị kích động bởi những nhà lảnh đạo tôn giáo quá khích tham gia tiến chiếm đất thánh. Nhiều người trong bọn họ dưới 12 tuổi (many were less than 12 years old). Họ chia thành hai đội quân, xuất phát hai nơi: một từ Pháp và một từ Đức. Không có trẻ em nào tới được đất thánh.
Trên đường hành quân dài ngày về phía nam tới biển Địa Trung Hải, nhiều người chết vì đói, lạnh, và các gian lao khác. Một số bị chết đắm dưới biển sâu vì bảo táp, hoặc bị bán như những tên nô lệ cho Hồi giáo. Ít người trong đội quân thập tự chinh trẽ con ấy được quay trở về nhà họ. Cuộc thập tự chinh lần thứ 6 (1217 - 1221), quân thiên chúa giáo chiếm được thị trấn Damietta, Ai Cập, nhưng phải từ bỏ, bởi 1 thỏa hiệp ngưng bắn với quân Hồi giáo. Cuộc thánh chiến lần thứ 7 (1228-1229) do Hoàng đế đế quốc Thần thánh La Mã (Holy Roman Empire) Frederick cầm đầu. Ông ta thuyết phục Hồi giáo trao Jerusalem cho Thiên chúa giáo, nhưng không bao lâu sau Hồi giáo lại đánh chiếm Jerusalem. Cuộc viễn chinh lần thứ 8 (1248 - 1254) do nhà vua Pháp Louis IX lảnh đạo, tiến chiếm Damietta không gặp một kháng cự nào.
Nhưng liền ngay sau đó, quân Hồi giáo, bao vây tái chiếm bắt sống toàn bộ quân Thánh chiến làm tù binh. Hồi giáo chịu phóng thích Louis và các nhà quý tộc của ông ta, sau khi Thiên chúa giáo phải trả cho họ một số tiền khổng lồ. Trong một nổ lực trả thù, vua Louis lại lảnh đạo cuộc thập tư chinh lần thứ 9 (1270) chống quân Hồi giáo ở Bắc Phi. Ông và quân đội ông ta đổ bộ lên Tunisia. Nhưng vì tuổi già, và bệnh tật ông ta chết tại nhà thờ Tunis. Thế là quân của ông ta phải quây trở về Châu Âu. Trong khi đó thì ở phía đông, quân Hồi giáo tiếp tục đánh chiếm các lảnh thổ của Thiên chúa giáo. Họ chiếm Antioch năm 1268, và Acre năm 1291. Acre là thành trì cuối cùng của Thiên chúa giáo còn sót tại ở Syria. Cũng từ thời điểm này người Âu Châu không còn quan tâm đến đất Thánh nữa.
Tuy nhiên, một số số nhà lảnh đạo Thiên chúa giáo cực đoan trong một số nổ lực yếu ớt tổ chức thêm các cuộc thập tự chính trong những năm 1300 và những năm 1400, nhưng tất cả đều vô vọng, không thành công. Châu Âu quây về hướng tây, hướng tới Đại Tây Dương và các nơi xa xôi khác. Năm 1492, Tây Ban Nha đánh thắng, và trục xuất bộ tộc Moor Hồi giáo ra khỏi Châu Âu. Cùng năm này, Columbus trong một cuộc hải hành thám hiểm đã đặt chân lên vùng đất mới - Mỹ Châu. Châu Âu đang hướng về vùng đất mới nầy với hy vọng tại đó, có thể thoả mãn được điều khát vọng mở rộng đất đai của họ. Và thế là "vùng đất thánh" thuộc hẳn vào Hồi giáo.
10. Phong trào Phục Hưng và thời đại của lý trí.
Thời kỳ Phục Hưng là một thời kỳ tiến bộ lớn về khoa học, nghệ thuật, sáng tạo, và kiến thức kéo dài nhiều trăm năm ở Châu Âu. Nó bắt đầu từ phía bắc Ý Đại Lợi cuối những năm 1300, nhanh chóng lan truyền khắp Châu Âu trong những năm 1400 và 1500. "Chủ nghĩa Nhân đạo" tư tưởng chính của thời Phục Hưng có tầm quan trọng lớn nhất của nền văn minh Châu Âu kể từ đó. Những người trong phong trào Phục Hưng “nhìn lại quá khứ ”, cái mà thời Trung cổ do sự khuynh đảo của Thiên chúa giáo cố tình bỏ quên. Trên cơ sở văn minh Hy Lạp - La Mã Cổ đại họ cố gắng canh tân hoá cách nhìn về đời sống, nhấn mạnh tầm quan trọng của con người. Họ nói, trọng tâm suy nghỉ phải nhắm vào các vấn đề của con người, chứ không phải đi tìm kiếm một sự hiểu biết nào về các vấn đề của tôn giáo.
Triết lý thời Phục Hưng còn là một đóng góp lớn lao cho nền dân chủ phương Tây. Họ cũng quan tâm hơn về sự lợi ích của giáo dục, và nghiên cứu khoa học. Nhà phát minh Đức, Johannes Gutenberg sáng tạo ra phương cách in ấn năm 1440 là một đóng góp đáng kể, để truyền bá các tư tưởng chính của Phong trào. Chủ nghĩa Nhân đạo của Phong trào Phục Hưng ảnh hưởng vào cả trong nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã vốn rất bảo thủ. Trong những năm 1600 và 1700, hầu hết các nhà tư tưởng hàng đầu ở Châu Âu lập đi lập lại rằng, chỉ có sử dụng lý trí mới là cách duy nhất đế xác định chân lý. Họ đặt vấn với niềm tin truyền thống và tuyên bố rằng "mê tín hay niềm tin dựa vào sự sai lầm không còn thích hợp" rằng không còn phải bàn cải nữa chúng ta phải thiết lập một "chân lý vĩnh cửu là dựa trên sự thật".
Niềm tin vào sức mạnh của lý trí đã dẫn tới các phương pháp khoa học hiện đại. Nhiều nhà khoa học áp dụng nó vào việc nghiên cứu thế giới vật chất, và lập ra các nguyên lý chung cho quá trình nghiên cứu khoa học về thiên văn, hoá học, hình học, cấu tạo. Nhà thiên văn học Ý Đại Lợi Galileo đã khám phá ra mặt trăng tự nó không phát ra ánh sáng. Một bác sĩ người Anh William Harvey đã chỉ cho người ta thấy sự tuần hoàn của máu trong cơ thể con người như thế nào. Sự thành công của các nhà nghiên cứu kể trên đã đưa người Châu Âu đến một niềm tin rằng, loài người có thể chế ngự được phần nào sự khống chế của tự nhiên. Nhiều học giả bắt đầu ứng dụng các quy trình tương tự để nghiên cứu các đối tượng cụ thể như kinh tế, chính quyền, và cả tôn giáo.
11. Cải cách tôn giáo và đánh nhau vì tôn giáo.
Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã không còn ảnh hưởng nhiều ở Châu Âu trong những năm 1300 và 1400. Các sự tranh chấp nội bộ, chửi rủa nhau thậm tệ, và hà lạm trong các cách hành xử đã làm nhà thờ suy yếu. Hai công cụ của Giáo hội là quyền hạn của Giáo hoàng, tự cho mình có quyền cao hơn các nhà lảnh đạo quốc gia, và các Tu viện cưỡng bức dân thường thành tín đồ Thiên chúa giáo, cùng với một loạt các cuộc thánh chiến thời Trung cổ đã làm cho người Châu Âu ngao ngán. Đồng thời, nhiều nhà vua trên đà lớn mạnh về thực lực, đang thách thức quyền lực của Giáo hoàng và đế quốc Thần thánh La Mã của ông ta. Những năm 1500, trong một nổ lực nhằm mang lại vài sự cải đổi trong nhà thờ La Mã, các nhà cải cách cho rằng, nhà thờ đã chểnh mãng trong trách nhiệm của mình.
Năm 1517, Martin Luther một tu sĩ, và là giáo sư triết học Đức, được chỉ định lảnh đạo Phong trào cải cách. Từ các sự kiện thu thập được và với cương vị lảnh đạo phong trào, Luther trình lên Giáo hội một bản kê các sai lầm và đề nghị cải sửa, nhưng Giáo hội cứ phớt lờ, khiến ông ta nghi ngờ thiện chí của Giáo hội đã dẩn đưa ông ta và những người theo ông ta ly khai khỏi nhà thờ La Mã, lập ra một dạng nhà thờ mới với tên gọi Thiên chúa giáo Tin lành. Trong vòng 40 năm nhà thờ Tin lành giáo lan rộng chiếm trên một nữa lục địa Châu Âu. Tin lành giáo là một dạng Thiên chúa giáo khoan dung và trở thành tôn giáo được ưa chuộng trong các vùng phía Bắc Châu Âu. Sự xuất hiện và bành trướng đạo Tin lành khiến Giáo hoàng lập ra một Hội đồng chỉ đạo cải cách gồm ông ta, và các giám mục.
Hội đồng nhóm hợp nhiều lần, ban nhiều chỉ dụ phản đối quan điểm về Thiên chúa của đạo Tin lành. Tiến thêm một bước Hội đồng chỉ đạo (Council of Trend) biến thành Hội đồng chống cải cách (Counter Reformation). Thế là các cuộc đánh nhạu giữa Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành giáo bắt đầu, và kéo dài trên 100 năm. Chỉ riêng ở nước Pháp từ năm 1562 đến năm 1598, các tín đồ Thiên chúa giáo La Mã và tín đồ Thiên chúa giáo Tin Lành đã đánh nhau tới 8 lần, người dân địa phương gọi nó là các cuộc chiến tranh tôn giáo. Tại Đức khởi đầu như một cuộc nội chiến giữa tín đồ Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành trong các tiểu quốc Đức, nhưng cuối cùng nó kéo thêm gần như hầu hết các nước Châu Âu đều có dính dự vào cuộc chiến.
Sau 30 năm chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều nơi trên lảnh thổ Đức, một thoả ước hoà bình được ký kết ở Westphalia năm 1648, nó tuyên bố rằng "người dân trong mỗi quốc gia phải theo tôn giáo của người cai trị họ" (The Peace of Westphalia which end the war in 1648, declared that the people of each state must follow the religion of their ruler). Nguyên tắc này chấm dứt sự cai trị "tương thuận" trực tiếp giữa Giáo hoàng và Hoàng đế trong các quốc gia Châu Âu đã bị Thiên chúa giáo hóa thời Trung cổ. Nó còn làm suy yếu thêm vai trò của đế quốc Thần thánh La Mã (Holy Roman Empire)
12. Khám phá, xâm chiếm, và bành trướng thuộc địa.
Cuối những năm 1400, Châu Âu bắt đầu một thời kỳ thường gọi là thời “thám hiểm tìm kiếm vùng đất mới". Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha là những người đi tiên phong trong cuộc thám hiểm của những năm 1400 và 1500. Christopher Columbus, nhà hàng hải Ý Đại Lợi làm việc cho Tây Ban Nha đặt chân lên Châu Mỹ năm 1492. Ông ta khởi hành từ Tây Ban Nha tới nhóm đảo phía Tây biển Carribean, và Mexico. Năm 1498, nhà thám hiểu Bồ Đào Nha thực hiện một cuộc hải hành khác, cũng đi từ Châu Âu vòng quanh Châu Phi và tới được Ấn Độ. Hai chục năm sau, nhà hàng hải Ferdinand Magellan, gốc Bồ Đào Nha làm việc cho Tây Ban Nha, người đầu tiên thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển. Các nước Anh, Pháp, Hoà Lan cũng tiến hành các cuộc thám hiểm với mục đích tương tự.
Công cuộc thám hiểm đã mang lại cho Châu Âu những hiểu biết mới về thế giới - bên ngoài lục địa, giúp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Anh, Pháp lập nhiều trạm buôn bán ở Châu Á và Châu Phi. Trong những năm 1500 và những năm 1600, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Anh, và Pháp đi xâm chiếm và đưa công dân của mình đến định cư lập nghiệp tại Bắc, Trung, và Nam Mỹ. Những năm 1700, Anh quốc xâm lăng Châu Úc, và cũng đưa công dân của mình đến lập nghiệp vĩnh viễn ở lục địa này. Các thế lực Châu Âu phát triển mạnh cùng với cách mạng công nghiệp, họ có được các loại vũ khí, tàu bè tối tân hơn để tiến hành các cuộc xâm lược, bành trướng thuộc địa. Các nước công nghiệp cần nhiều nguyên liệu thô như xơ dừa, và bông sợi cho nhà máy của họ, và Châu Á và Châu Phi là những nơi có thể thoả nhu cầu này với số lượng lớn.
Hai lục địa này cũng được xem như hai thị trường rộng lớn để các quốc gia công nghiệp bán hàng hoá sản xuất từ nhà máy của họ. Chiếm Châu Á và Châu Phi làm thuộc địa trở thành mục tiêu cạnh tranh giữa các quốc gia Châu Âu. Chẳng hạn, trong những năm 1500, Bồ Đào Nha chiếm quần đảo Indonesia, và Malaysia. Nhưng đến những năm 1600, Hoà Lan lại chiếm hai xứ này từ tay Bồ Đào Nha, chỉ để lại cho Bồ Đào Nha một nữa phía đông đảo Timor. Những năm 1800, Anh Quốc lại chiếm vùng đảo Sarawark, Malaysia từ Hoà Lan. Rồi Hoa Kỳ chiếm Philippines tư tay Tây Ban Nha. Đến cuối những năm 1800, thì Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Bỉ chia nhau tranh chiếm toàn bộ lục địa Châu Phi, ngoại trừ Ethiopia đến năm 1936 mới bị Italy chiếm trị.
Tại Châu Á, Anh chiếm Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Banladesh, Bhutan, Nepal, Parkistan, quần đảo Sarawak, Malaysia, và Singapore. Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Camphuchia, và nhiều quần đảo ngoài khơi Thái Bình Dương. Hoa Kỳ chiếm Phi Luật Tân, quần đảo Guam từ Tây Ban Nha. Đến năm 1900, Anh Quốc đứng đầu sổ chiếm tới gần 60 thuộc địa, gồm 20 thuộc địa ở Châu Phi, 12 ở Châu Á, 15 ở Bắc Mỹ, 2 ở Nam Mỹ, và 9 ở Châu Đai Dương.
13. Chính quyền mạnh, và phong trào dân chủ.
Chính quyền mạnh ở Châu Âu bắt đầu từ cuối thời Trung cổ khi các nhà vua ngày càng mạnh  và các lảnh chúa Phong kiến giảm dần quyền lực. Cùng đồng thời với nó là các nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã mất hết các ảnh hưởng chính trị trên chính quyền Châu Âu. Các cuộc đánh nhau vì tôn giáo giữa Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành trong những năm 1500 và 1600, làm cho nhà thờ La Mã suy yếu thêm. Ngược lại, các nhà vua trên lục địa đã vãn hồi trật tự, và duy trì được sự yên bình cho cư dân làm cho uy tín của họ không ngừng tăng lên. Tiến trình xây dựng quốc gia, hoàn thiện quân đội tạo thành thể lực lớn là khuynh hướng của Châu Âu trong 200 năm tiếp theo, kể từ đầu những năm 1700. Anh và Pháp là hai quốc gia thống nhất, có chế độ trung ương tập quyền từ những năm 1100 và 1200.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng trở thành hùng mạnh trong những năm 1400 và 1500. Hoà Lan thì được xếp vào loại quốc gia mạnh trên biển cả trong từng những năm 1600. Nhưng các cuộc chiến tranh với Anh, với Pháp giữa những năm 1652 và 1713 đã làm cho Hoà Lan suy yếu. Anh và Pháp trở thành hai nước có thể lực hàng đầu ở Châu Âu. Hai nước Phổ (Prussia) và Nga (Russia) đang trở thành hai nước mạnh, chỉ sau Anh và Pháp. Chủ nghĩa quốc gia và phong trào dân chủ phát triển, và trở thành một lực chính trị mạnh mẽ trong những năm 1600 và 1700. Chủ nghĩa quốc gia bắt đầu từ cảm nhận rằng, người trong mỗi quốc gia phải thống nhất với nhau trong cuộc chiến đấu vì lợi ích quốc gia. Còn phong trào dân chủ là một thách thức đối với niềm tin, và sự cai trị truyền thống đang đè nặng lên đời sống mỗi con người.
Trong những năm 1600, người Anh đã thành công trong một thử thách quan trọng nhất kể từ thời Trung cổ ở Châu Âu là chống lại quyền lực của nhà Vua. Sau một cuộc nội chiến kéo dài 10 năm, họ đã xoá bỏ được chế độ Quân chủ. Năm 1689, Quốc hội Anh thông qua đạo luật "thẩm quyền". Nó giới hạn quyền hành của nhà vua, và gia tăng quyền riêng tư của công dân bảo đảm sự tự do cho mỗi cá nhân. Đạo luật thẩm quyền là "cơ sở pháp lý" cho người dân Anh được quyền "làm bạo loạn" chống lại chính quyền, nếu chính quyền làm những điều sai trái đối với họ. Ý tưởng đó được truyền bá từ Anh Quốc sang nhiều quốc gia khác trên khắp lục địa. Trong những năm 1700, một cuộc cách mạng khác quan trọng hơn cũng diễn ra ở Châu Âu, đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 - 1799.
Tại Nghị viện Pháp, giai cấp thấp, và giai cấp trung lưu đang trưởng thành đứng lên chống lại vua Louis XVI, và cướp chính quyền. Nghị viện quốc gia Pháp công bố "tuyên ngôn nhân quyền và quyền công dân" văn kiện cơ bản về quyền tự do của con người và các quyền cá nhân. Suốt 10 năm diễn ra cách mạng, Napoleon Bonaparte nổi lên thông qua các chức vụ trong quần đội Pháp. Năm 1799, Napoleon tái lập chính quyền và kết thúc cách mạng Pháp. Cuộc cách mạng đã đưa nước Pháp vào thế đối lập với các phần còn lại của Châu Âu. Nhà vua các nước ở Châu Âu lo sợ rằng tư tưởng dân chủ sẽ lan đến quốc gia họ. Hơn nữa, sau khi tái lập chính quyền Napoleon bắt đầu tấn công các nước láng giềng bành trướng lảnh thổ. Đến năm 1812, ông ta chiếm hầu hết khu vực Tây Âu, phía Tây nước Nga, và nhiều phần đất của đế quốc Ottoman.
Và cũng năm đó, Napoleon bị thất bại nặng nề khi xua quân đánh chiếm sâu vào bên trong nội địa nước Nga. Lúc nầy thì các nước Châu Âu đã liên minh lại với nhau. Ba năm sau, năm 1815 họ đánh bại Napoleon tại Waterloo, đẩy ông ta phải rời khỏi quyền lực ở nước Pháp. Thế nhưng, tư tưởng "quyền tự do của con người và các quyền cá nhân" của cách mạng Pháp tiếp tục truyền bá khắp Châu Âu. Lảnh đạo các nước của “Liên minh Châu Âu” đánh Napoleon là Anh, Áo, Phổ (Đức) và Nga nhiều lần họp Hội nghị tại Vienna năm 1814 và 1815. Họ muốn quay trở lại hệ thống chính trị châu Âu củ trước cách mạng Pháp. Hội nghị đã đi đến quyết định thay đổi đường biên giới của nhiều quốc gia Châu Âu trong nổ lực làm dịu bớt quá trình dân chủ, và chủ nghĩa quốc gia, đang nổi dậy như một cảm nhân chung của nhiều người.
Một nổ lực khác của Hội nghị là tái lập chế độ Quân chủ ở Pháp, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác từng bị xoá sổ bởi Napoleon. Trong một số trường hợp, các nước nhỏ hợp nhất thành một quốc gia lớn hơn. Nhưng các nổ lực nầy đã không thành công bởi chủ nghĩa quốc gia, và phong trào dân chủ đang trên đà lớn mạnh. Những năm 1800, cách mạng nổ ra nhiều nơi ở Châu Âu. Tại Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, và Hy Lạp nhiều cuộc nổi dậy chống sự cai trị độc đoán của nhà vua trong năm 1820 và 1821. Thập niên 1830, các cuộc bạo loạn đòi thực thi dân chủ ở Bỉ, Pháp, và Ba Lan. Năm 1861, Ý hợp nhất thành một quốc gia tân lập Ý Đại Lợi lớn hơn. Năm 1871, Đức cũng thống nhất lập thành quốc gia Đức. Đến năm 1900, mỗi quốc gia Châu Âu ngoại trừ nước Nga đã có Hiến pháp, hoặc ít nhất một vài tổ chức dân chủ.
14. Cách mạng công nghiệp ở Tây Âu.
Cuối những năm 1700, cuộc cách mạng công nghiệp ra đời ở Anh Quốc - nơi 100 năm trước đó cũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ. Cùng với máy động lực, phương pháp sản xuất mới từ Anh Quốc đang lan ra khắp nơi ở Châu Âu. Đến giữa những năm 1800, cách mạng công nghiệp đã trở thành khuynh hướng phát triển mạnh trong các quốc gia Tây Âu. Hầu hết người Châu Âu là nông dân trước khi có cách mạng công nghiệp. Nhưng vì nhà máy xuất hiện, các thị trấn nhanh chóng biến thành thành phố công nghiệp. Và người từ nông thôn đã đổ dồn về thành phố để làm việc trong các nhà máy. Công nghiệp phát triển cũng mang lại nhiều sự thay đổi trong xã hội. Giới kỷ nghệ, và chủ doanh nghiệp trở thành giai cấp trung lưu, và nhanh chóng phát triển.
Họ làm chủ hầu hết các nhà máy, thuê mượn nhiều nhân công. Một số hoạt động trong lảnh vực ngân hàng, hầm mõ, đường sắt, cửa hàng, cửa hiệu. Tất cả đều có nhu cầu nhân viên. Phương pháp sản xuất mới đe doạ nghề thủ công mỹ nghệ, nhất là các công nhân có kỷ năng tay nghề cao, tự mình sản xuất hàng hoá theo truyền thống. Nhiều người lao động không có kỷ năng công nghiệp đổ dồn vào thành phố, phụ nữ và trẻ em bắt đầu làm việc xa nhà. Hầu hết những người lao động này được trả lương thấp, làm việc và sống trong những điều kiện cơ cực. Giữa những năm 1800, Karl Marx một triết gia xã hội Đức viết "tuyên ngôn Cộng sản" rồi phát triển thành lý thuyết Cộng sản chủ nghĩa. Karl Hemrich Marx, sinh 1818 và lớn lên ở Trier (Prussia). Năm 1835 học luật tại đại học Bonn, năm sau chuyển qua đại học Berlin.
Năm 1841, Marx nhận bằng tiến sĩ triết học tại đại học Jena. Marx tro83 thành một nhà báo tự do. Ông vận động để trở thành mốt giảng viên của trường, nhưng không thành công vì thành tích chống đối chính quyền Prussia của ông ta. Sau khi cưới vợ năm 1843, ông và vợ rời Đức đến Paris. Tại đây, Marx gặp Friedrich Engels một thanh niên cấp tiến Đức, hai người trở thành đôi bạn thân, viết chung với nhau trên nhiều đề tài và sách. Karl Marx kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh chống lại sự giàu có tư nhân, và thiết lập một hệ thống kinh tế do nhà nước làm chủ. Marx tin một cuộc cách mạng như thế, như là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, nhưng thực sự nó không xảy ra như thế. Trong những năm 1800, công nhân trong nhiều quốc gia đã thành lập Nghiệp đoàn lao động.
Anh Quốc, và phần lớn quốc gia Châu Âu bắt đầu thông qua các đạo luật quy định điều kiện làm vịêc trong các nhà máy. Anh và Đức đi tiên phong trong các vấn đề “an sinh xã hội” bằng đạo luật. Luật quy định các trường hợp tai nạn, ốm đau, và bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân phải được bảo hộ. Đến cuối những năm 1800, đa số các nước công nghiệp đã có Liên đoàn lao động, và các luật lệ quy định điều kiện làm việc, bảo hộ, và an toàn lao động.
15. Chiến tranh thế giới lần thứ I, và hậu quả của nó.
Chiến tranh bắt đầu 1914 và kết thúc năm 1918. Nó là kết quả của sự cạnh tranh kinh tế, và tranh giành thuộc địa ở hải ngoại của các nước Châu Âu. Nó còn là điều khát khao của những người theo chủ nghĩa quốc gia mong muốn quốc gia mình được độc lập, và sau cùng nó cũng là hậu quả của sự mờ ám trong các Liên minh quân sự ở nội địa Châu Âu. Các bên tham chiến gồm Anh, Pháp, Nga, và một số nước khác gọi là phe Đồng minh, và phe kia là Đức, Liên minh Hung-Áo, đế quốc Ottoman, và đồng minh của họ gọi là Trung tâm quyền lực. Hoa Kỳ gia nhập vào phe đồng minh năm 1917.
Tháng 11.1917, nhóm cộng sản đa số Bolshevik dấy lọan ở Nga thành công thành lập chế độ Cộng sản Nga, và rút ra khỏi cuộc chiến từ phe Đồng minh. Năm 1918 phe Trung tâm quyền lực bại trận và phe Đồng minh chiến thắng.
Hiệp ước Versailles năm 1919, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc chấm dứt chiến tranh. Có nhiều sự thay đổi ở Châu Âu sau chiến tranh. Liên minh Hung - Áo bị giải thể, lảnh thổ bị chia ra thành nhiều quốc gia. Đế quốc Ottoman không còn tồn tại. Sáu quốc gia tân lập là Czechchoslovakia, Estonia, Latvia, Lithuania, Poland, và Yugoslavia xuất hiện trên phần đất của Nga, Liên minh Hung - Áo, đế quốc Ottoman, và một phần của nước Đức. Một nước Đức mới Cộng hoà thay thế cho chế độ Quân chủ. Giải pháp giải quyết các vấn đề trong Hiệp ước Versailles năm 1919, tạo ra quá nhiều rắc rối  cho Châu Âu, cùng với các vấn đề mới nảy sinh. Việc thay đổi đường biên giới, và thành lập nhiều quốc gia mới khiến Đức phải mất đi một phần lảnh thổ.
Nước Đức còn bị buộc phải giải trừ quân bị, và bồi thường chiến tranh cho các quốc gia thắng trận một số tiền khổng lồ. Tất cả những điều đó đã làm cho hầu hết người dân Đức có chung một cảm nhận rằng, họ đã bị đối xử qua ư bất công. Các vấn đề mới nảy sinh trong thập niên 1920, như các nhóm thiểu số người Đức trong những quốc gia mới thành lập nổi loạn đòi chính quyền nước sở tại trao cho họ quyền tự trị. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xit ở Ý Đại Lợi, và Benito Mussolini trở thành nhà cai trị độc tài kiểu phát xít. Tại Nga thì Liên bang Xô viết được thành lập năm 1922, và Joseph Stalin trở thành nhà cai trị độc tài kiểu Cộng sản của Liên bang. Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930, giúp cho những người này tăng thêm quyền lực.
Năm 1933, Adolf Hitter đến với quyền lực, lập ra chế độ độc tài kiểu Phát xít Đức Quốc xã. Cả ba nhà lảnh đạo độc tái Ý, Nga, Đức đều nhận ra rằng, sẽ có hằng triệu người sẵn sàng chấp nhận họ, nếu họ có những lời hứa hẹn tạo ra những điều kiện làm việc, và đời sống tốt hơn, bất luận lời hứa đó có thực hiện được hay không.
16. Chiến tranh thế giới lần thứ II, và hậu quả của nó.
Trước chiến tranh bùng nổ cả Hitler, Mussolini và Stalin đều xem nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939) như là một thử nghiệm quân sự. Liên bang Xô viết hậu thuẩn cho hoàng đế Tây Ban Nha, trong khi Đức Quốc và Ý Đại Lợi trợ giúp lực lượng nổi dậy của Francisco Franco, và lực lượng nổi dậy giành được chiến thắng trong cuộc nội chiến. Chiến tranh thế giới khởi đầu ở Châu Âu năm 1939, sau khi Đức chiếm được Austria, Czechoslovakia, và đang xâm lăng Ba Lan. Cuộc chiến tranh giữa một bên là Đức, Ý, Nhật và một số quốc gia khác gọi là phe Trục, và bên đối kháng là Anh, Pháp, Liên xô, Hoa Kỳ và nhiều nước khác gọi là phe Đồng minh. Đầu cuộc chiến Anh, Pháp và các Đồng minh của nó cố gắng ngăn chặn sự bành trướng của Đức đang lan ra nhanh chóng ở Tây Âu.
Nhưng đến năm 1941, Đức và Ý đã xâm chiếm, và kiểm soát gần như toàn bộ Châu Âu ngoài Liên bang Xô viết. Cũng năm đó Đức xâm lăng Liên Xô, và Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Hawaii. Thế là, Liên bang Xô viết, và Hoa Kỳ bị cuốn hút vào chiến tranh. Với sự tham dự của hai quốc gia hùng mạnh này, khuynh hướng cuộc chiến bắt đầu xoay chiều, lực lượng phe Trục bị phản công mạnh mẽ. Năm 1943, Ý Đại Lợi bị đánh gục, nhưng Đức Quốc vấn tiếp tục chiến đấu ở Châu Âu cho đến khi nó bị đánh bại tháng 5/1945. Sau đó, Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vào tháng 8. Chiến tranh thế giới II đã giết chết nhiều người, và phá huỷ nhiều tài sản hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Chiến tranh thế giới  lần thứ II làm cho Tây Âu, trung tâm quyền lực của thế giới đổ nát.
Chiến tranh cũng đã làm cho các quốc gia hùng mạnh nhất Châu Âu suy yếu, không đủ sức tái lập cai trị thuộc địa. Và 15 năm sau đó hầu hết các thuộc địa ở Châu Á, và Châu Phi đều vượt ra khối tầm kiểm soát của họ. Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ nổi lên như hai thế lực hàng đầu của thế giới. Các chính quyền Cộng sản được thành lập ở Đông Âu dưới sự chi phối của Liên Xô. Các nước Tây Âu trở thành phụ thuộc Hoa Kỳ về kinh tế và quân sự. Đức Quốc bị chia đối, chính quyền Cộng sản cai trị Đông Đức, và chính quyền Không cộng sản cai trị Tây Đức. Hàng triệu người không nhà cửa đi lang thang khắp các vùng bị chiến tranh tàn phá. Nạn đói kém, và bệnh tật lan tràn trên khắp lục địa hết sức nhanh. Năm 1948, Hoa Kỳ đưa ra chương trình tái thiết Âu Châu, thường gọi là "chương trình Marshall".
Mục đích của chương trình là giúp đỡ các nước Tây Âu tái xây dựng nền kinh tế của họ. Hoa Kỳ còn có các chương trình trợ giúp khác theo sau chương trình Marshall. Đến giữa thập niên 1950, hầu hết các quốc gia Tây Âu sản xuất được nhiều hàng hoá hơn cả hàng hoá hơn sản xuất ra trước chiến tranh. Liên Xô cũng trợ giúp các nước Cọng sản Đông Âu phát triển tương tự, nhưng mức độ tái thiết và phục hồi chậm hơn so với Tây Âu.
17. Hai khối nước Cộng sản, Không cộng sản, và chiến tranh lạnh.
Ngay sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Châu Âu trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai khối nước Cộng sản cầm đầu bởi Liên bang Xô viết, và khối nước Không cộng sản cầm đầu bởi Liên bang Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh này trở thành cái mà người ta thường gọi là "cuộc chiến tranh lạnh". Nó phát triển, và gia tăng cường độ trong thập niên 1950 và 1960. Năm 1949 Hoa Kỳ, Canada liên kết với các nước Tây Âu ký hiệp ước thành lập "Tổ chức Liên phòng bắc Đại Tây Dương" gọi tẳt là NATO. Liên minh quân sự nầy, sẽ đảm trách việc phòng thủ cho các nước thành viên, thống nhất chỉ huy các lực lượng vủ trang. Sáu năm sau năm 1955, Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu cũng ký hiệp ước Phòng thủ hổ tương trong khối, gọi là Hiệp ước Warsaw.
Tháng 10/1956, nhân dân Hungary nổi dậy chống chính quyền cộng sản, nắm quyền kiểm soát quốc gia. Tháng 11/1956 quân đội Liên Xô tràn vào Hungary dập tắt cuộc nổi dậy. Tháng 8/1968, Liên Xô lảnh đạo khối Warsaw một lần nữa, đưa quân vào Tiệp Khắc (Czecholovakia) đàn áp phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Từ cuối thập niên 1960, có vài dấu hiệu cải thiện mối quan hệ giữa hai khối Đông và Tây. Tây Đức bắt đầu quan hệ với các nước Cộng sản láng giềng. Các quốc gia cộng sản Đông Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Liên Xô. Albania từ bỏ Liên Xô và xích lại với Trung Quốc. Romania khởi sự buôn bán với phương Tây. Czechoslovakia đề ra chương trình cải tổ, cho phép người dân được tự do nhiều hơn. Mặc dù bị Liên Xô, và khối Warsaw đàn áp, trào lưu dân chủ Tiệp Khắc vẫn cứ âm ỉ như một cảm nhận mới mẽ.
Giữa những năm 1980, Mikhail. S. Gorbachev trở thành nhà lảnh đạo Liên Xô (tháng 3.1985). Ông cho thực hiện 2 cuộc cải cách: cải cách chính trị gọi tắt "Glasnost", và cải cách kinh tế gọi là"Perestroika". Công cuộc cải tổ như một ngọn đuốc dẫn đường đến cuối thập niên 1980, tràn sang các nước cộng sản Đông Âu. Nhiều người ở Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, Đông Đức, Romania, và Bulgaria xuống đường biểu tình đòi tự do, và chấm dứt sự cai trị cộc tài Cộng sản. Năm 1989 và 1990, nhiều cuộc tổng tuyển cử tự do được tổ chức ở các nước này, và đảng cộng sản không còn ở vị trí cầm quyền. Các chính quyền mới tháo bỏ các hạn chế về quyền tự do dân sự, cho phép người dân phát biểu ý kiến, và bày tỏ quan điểm cá nhân, tự do tiến hành các nghi thức tôn giáo.
Hệ thống kinh tế thị trường, tự do kinh doanh kiểu kinh tế tư bản bắt đầu hình thành. Năm 1990, Đông Đức và Tây Đức trở thành một quốc gia thống nhất Không cộng sản. Năm 1991, Hiệp ước Phòng thủ hổ tương Warsaw chính thức xoá bỏ. Cuối năm, 1991 và đầu năm 1992, bốn trong sáu Cộng hoà của Liên bang Nam Tư tuyên bố ly khai, trở thành các nước cộng hòa Không cộng sản là Bosnia-Herzegovina, Macedonia, Slovenia, và Croatia. Hai cộng hòa còn lại là Serbia và Montengro lập thành một Liên bang Nam Tư nhỏ hơn. Tháng 8/1991, các viên chức bảo thủ trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức một cuộc đảo chánh lật đổ Gorbacher không thành công. Sau đó, Quốc hội Xô viết quyết định đình chỉ tất cả các hoạt động của đảng Cộng sản.
Quốc hội Liên Xô cũng thông qua đạo luật công nhận nền độc lập của ba nước Estonia, Latvia và Lithuania, nguyên là thành viên của Liên bang Xô viết từ năm 1940. Ngày 25/12/1991 Gorbachev từ chức Tổng thống, và Liên bang Xô viết chính thức xoá sổ. Mười hai Cộng hoà còn lại của Liên Xô trở thành 12 quốc gia độc lập. Thế là khối các nước Cộng sản Châu Âu không còn, và chiến tranh lạnh cũng chấm dứt.
18. Tiến trình hợp nhất Châu Âu.
Cuối những năm 1940, nhiều quốc gia Tây Âu hợp tác với nhau để cùng giải quyết các vấn đề sau chiến tranh. Năm 1949, Hội đồng Châu Âu (Council of Europe=EC) được thành lập thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hoá và xã hội giữa các nước thành viên. Năm 1951 một tổ chức khác, gọi là Cộng đồng Than và Kim loại Châu Âu (ECSC) gồm các nước Bỉ, Pháp, Ý, Hoà Lan, Lục Xâm Bảo, và Đức ra đời nhằm hợp nhất các mặt hàng than, quặng sắt và công nghiệp thép. Năm 1956, 6 quốc gia thành viên than và kim loại này lập ra Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, lao động, và tư bản trong cộng đồng. Năm sau (1957), cũng 6 quốc gia trên, thành lập Cộng đồng Năng lượng Hạt nhân Châu Âu (EAEC) thúc đẩy phát triển, và sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục tiêu hoà bình.
Năm 1967 Cộng đồng than, kim loại, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng năng lượng Châu Âu hợp nhất làm một, gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Năm 1973, Cộng đồng Châu Âu thâu nhận thêm Anh Quốc, Đan Mạch, và Iceland. Hy Lạp gia nhập Cộng đồng năm 1981. Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha gia nhập năm 1986. Năm 1990, sau khi Đông Đức và Tây Đức thống nhất, Liên bang Đức cũng được thừa nhận là thành viên của Cộng đồng. Trong thập niên 1950 và 1960, các nước Tây Âu còn lập ra một số tổ chức khác như Hiệp hội Mậu dịch Tự do Châu Âu (EFTA), và Hợp tác Kinh tế và Phát triển Châu Âu (ECD) nhằm khuyến khích hợp tác hoạt động trong lảnh vực kinh tế. Năm 1969, Bộ trưởng Tây Đức Willy Brandt là sứ giả đầu tiên được giao nhiệm vụ làm những gì có thể làm được để cải thiện tình hình giữa Đông Âu và Tây Âu.
Năm 1970, hai nhà lảnh đạo Đông Đức và Tây Đức họp hội nghị đầu tiên từ khi nước Đức bị chia đôi. Cùng năm 1970, Tây Đức ký hiệp ước bất tương xâm với Liên bang Xô viết và Bà Lan. Năm 1975, đại biểu các nước Châu Âu (ngoại trừ Albania và Andorra) cùng với Canada, Cyprus và Hoa Kỳ họp hội nghị tại Helsinki, Phần Lan bàn về Hợp tác An ninh Âu Châu. Hội nghị đã ký hiệp ước gọi là quyết định Helsinki. Theo đó mỗi thành viên ký tên cam kết làm việc để tăng thêm sự hợp tác trong các vấn đề kinh tế, duy trì hoà bình, và khuyến khích tôn trọng nhân quyền. Tháng 11/1990, lảnh đạo các nước dự hội nghị Helsinki (1975) tổ chức một Hội nghị khác ở Paris, Pháp Quốc. Họ cùng nhau ký vào một văn kiện gọi là Hiến chương Paris, đồng thanh tuyên bố chấm dứt sự thù địch, và phân chia Châu Âu từ thời chiến tranh lạnh.
Năm 1987, Cộng đồng Châu Âu thông qua một Đạo luật hợp nhất Châu Âu, đưa ra thời điểm cuối năm 1992, xoá bỏ tất cả các kiểm soát thuế quan, và các cản trở khác, thực hiện tự do mậu dịch về hàng hoá, dịch vụ, lao động, và tư bản giữa các quốc gia thành viên. Đạo luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1993. Tháng 2 năm 1992, đại diện 12 quốc gia thành viên Cộng đồng Âu Châu họp hội nghị ở Maastricht, Hoà Lan thành lập Liên hiệp Châu Âu (EU) như là một hợp tác mở rộng giữa các thành viên trong cộng đồng về các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, hình sự, và định cư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/1993. Họ cũng cam kết sẽ thống nhất tiền tề bằng đồng tiền "Euro" chung vào năm 1999. Tháng 6/1998, thành lập ngân hàng trung ương Châu Âu.
Tháng 1/1999, có 11 trên 15 quốc gia thành viên khởi sự sử dụng đồng "Euro" hạn chế. Bắt đầu một thời hạn 6 tuần lể kể từ ngày 1/1/2002, đồng Euro là đồng tiền hợp pháp duy nhất trong Liên hiệp. Sáu cơ quan chính của Liên hiệp gồm: Ủy ban Thường trực Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Toà án Châu Âu, và Cơ quan Kiểm toán Châu Âu. Liên hiệp Châu Âu hiện có 27 quốc gia thành viên gồm 15 thành viên cũ là Áo, Bỉ, Đan Mạnh, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ý, Lục Xâm Bảo, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Anh Quốc. 10 thành viên mới gia nhập tháng 4/2005 là Cyprus, Czech Republic, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Poland, Slovakia, và Slovenia. Và 2 nước gia nhập ngày 1/1/2007 là Bulgaria, và Romania.
19. Các phát triển mới nhất.
Đầu thập niên 1990, khu vực của Liên bang Nam Tư (Yugoslavia) củ trở thành nơi xung đột chính ở Châu Âu. Sắc tộc Serbs ở Croatia và Bosnia Herzegovinia nổi lên chống lại chính quyền hai quốc gia mới này, để đòi quyền tự trị cho cư dân sắc tộc Serbs. Các thoả ước hoà bình được ký kết năm 1995. Nhưng các nhóm sắc tộc ở Bosnia còn bị chia cắt, và các cuộc đánh nhau vẫn còn tiếp tục, Kosovo tên một tỉnh tự trị phía nam Serbia diện tích 10,881 km2 và khoảng 2 triệu cư dân đa số là người Albanians. Năm 1989, tỉnh Kosovo không còn quyền tự trị, đặt nó dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền trung ương Serbia. Người Albania tuyên bố ly khai, thành lập Cộng hoà độc lập Kosovo vào tháng 7/1990. Năm 1997, quân giải phóng Kosovo mở các cuộc tấn công lớn dẫn đến một cuộc đàn áp thô bạo bởi chính quyền Serbia.
Sợ chính quyền Serbia dùng thủ đoạn thanh tẩy chủng tộc (Ethnic Cleaning) như từng chứng kiến ở Bosnia, đồng minh Hoa kỳ và NATO áp lực lên chính quyền Nam Tư (Liên bang gồm Serbia và Montenegro). Nhưng tổng thống Milosevic không chấp nhận sức ép đó. Thế là, NATO mở các cuộc oanh kích chống lại Nam Tư từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1999. Chính quyền Serbia trả đủa bằng cách khủng bố người Kosovar và cưỡng bức hàng trăm ngàn người đa số gốc Albania và Macedonia rời khỏi Kosovo. Tháng 6-1999 khỏang 50.000 quân đa quốc (KFOR) tiến vào Kosovo, và ngày 1/9 người tị nạn trở về. Sau cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 3/6/2006, Montenegro tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Nam Tư. Đầu năm 2008, Kosovo cũng tuyên bố độc lập thành quốc gia Kosovo.
                             III. Tại lục địa Châu Phi.
Châu Phi được xem là nơi "sinh trưởng" của loài người. Bằng chứng xưa nhất của sinh vật giống người và người là xương, và các vật hoá thạch khác được tìm thấy tại những nơi ở phía Đông, và phía Nam Châu Phi trong thời gian gần đây. Từ những bằng chứng này, đa số các nhà khoa học đã kết luận rằng, con người nguyên thuỷ có lẽ đã sống ở phía Đông Châu Phi cách đây khoảng hơn hai triệu năm. Các dụng cụ đá ban đầu sáng tạo bởi những người này, được người ta đặt tên là thời kỳ "đồ đá". Văn hoá thời kỳ đồ đá từ Châu Phi đã được truyền bá sang các lục địa khác.
1. Thời Tiền sử, và Nông nghiệp xuất hiện.
Nông nghiệp xuất hiện là một sự kiện lớn, giống như một cuộc cách mạng về phát triển ở Châu Phi. Nó mang lại sự thay đổi lớn lao về kinh tế, xã hội, và chính trị. Trước đó, người Tiền sử thời kỳ đồ đá sống bằng hái lượm quả, hạt, củ cây và săn bắt thú hoang có sẵn trong tự nhiên. Từng nhóm nhỏ người hái lượm, săn bắt, sống gần các sông hồ, nơi có nhiều nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống. Bởi vì các mùa thay đổi trong năm, từng nhóm nhỏ có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này đến nơi khác theo từng vùng thú hoang sinh sống, và mùa chín rụng của cây, cỏ thực phẩm. Nhưng sau khi người ta biết được cách gieo trồng hạt ngũ cốc, và thuần dưỡng súc vật, họ không còn phải di chuyển để tìm kiếm thực phẩm nữa. Và thế là, họ có thể lập ra các nơi sinh sống cố định.
Sự mở rộng việc trồng trọt và chăn nuôi ở Châu Phi tồn tại trong nhiều ngàn năm. Không ai biết rõ đích xác khi nào, và ở đâu nó khởi đầu trên lục địa. Trong nhiều nơi ở Châu Phi việc trồng trọt, và chăn nuôi có thể giới thiệu bởi những người di cư từ những nơi khác đến. Tại nhiều khu vực, người ta có thể biết được các loại cỏ hoang dại tường tận, và cuối cùng người ta tìm cách làm thế nào để nhân các lọai cỏ dại đó ra, gieo trồng như là cây cho hạt ngũ cốc làm thực phẩm. Nhiều chuyên gia tin rằng, nông nghiệp bắt đầu từ Trung Đông và sau đó lan sang phía Tây và vào Bắc Phi. Một số chuyên gia khác lại tin rằng người Châu Phi trong nhiều vùng khác nhau, nơi bây giờ là Ethiopia, và Kenya phát triển trên vùng đất riêng của họ, ngay cả từ thời kỳ sớm hơn.
Khoảng năm 5000 Trước công nguyên (TCN), người Bắc Phi đã biết cách thuần dưỡng, chăn nuôi súc vật, và biết cách gieo trồng ngũ cốc như lúa mạch, và lúa mỳ. Nhiều nhà khoa học tin rằng, các nhóm ngời khác nhau đã sống trên nhiều nơi tại Châu Phi khi nền nông nghiệp xuất hiện. Người lùn Pygmies ở Trung Phi, người da đen nhạt ở Bắc Phi, người da vàng Khoisan sống nhiều ở Nam Phi, và người da đen sống ở Sahara cạnh vùng cỏ dại. Sahara tại thời điểm đó không phải là một sa mạc, nó là một đồng cỏ, nơi các tay săn có thể tìm thấy dấu vết thú hoang dể dàng. Tại đó còn có các đàn cá trong sông ngòi và ao hồ. Và người nông dân có thể gieo trồng ngũ cốc, chăn nuôi gia súc trong các vùng nơi họ cư trú. Khoảng năm 4000 TCN, thời tiết Châu Phi dần dần trở thành khô hạn hơn.
Nhiều nông dân ở Sahara bắt đầu di chuyển về phía Nam, và khởi sự gieo trồng các cây lương thực như ngô, lúa, khoai mỡ. Đến khoảng năm 1500 TCN, Sahara biến thành một sa mạc khổng lồ, làm cản trở sự đi lại giao lưu giữa người Bắc Phi và những người còn ở lại phía Nam Sahara. Tuy nhiên, cuối cùng thì các thương nhân cũng mở được lộ trình băng qua sa mạc, nối lại sự giao tiếp giữa phía Bắc và phần còn lại của phía Nam của lục địa.
2. Văn minh sơ khai, và cuộc di cư về phía Nam. 
Nhờ đất màu mở của lưu vực sông Nile, một số cộng đồng nông nghiệp trở nên giàu có đầu tiên ở Châu Phi. Nó cũng phát triển thành thành phố “Cộng đồng tự trị”. Thành phố phục vụ như là trung tâm chính trị, và thương mại. Khoảng năm 3400 TCN, các đơn vị tự trị kết hợp thành 2 nước lớn là Ai Cập Thượng, và Ai Cập Hạ. Vua Ai Cập Thượng là Menes, thống nhất 2 nước Ai Cập thành một quốc gia duy nhất khoảng 3100 TCN. Vương quốc thống nhất Ai Cập trở thành nền văn minh đầu tiên của Châu Phi, và là văn minh đứng thứ hai trong bốn nền văn minh lớn, cổ nhất trong lịch sử thế giới. Ai Cập đạt tới đỉnh cao quyền lực của nó khoảng năm 1400 TCN. Phía nam của Ai Cập một quốc gia khác gọi là vương quốc Kush, xuất hiện khoảng 2000 TCN tồn tại đến năm 350 SCN.
Các triều đại Kush chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn minh Ai Cập, và nó trở thành trung tâm chính của tri thức, nghệ thuật, và thương mại. Trao đổi thương mại giữa người Châu Phi và người ngoài lục địa, cũng như giữa người Châu Phi với nhau đã giúp truyền bá việc sử dụng kim loại. Người Ai Cập có thể là người Châu Phi đầu tiên sử dụng dụng cụ đồ đồng thay thế đồ đá. Việc sử dụng đồ đồng lan tới Ai Cập từ Trung Đông khoảng 3000 TCN. Đến khoảng năm 1000 TCN, người Bắc Phi đã biết dùng kim loại sắt. Vương quốc Kush trở thành một trong những trung tâm khai thác mỏ sắt, và sản xuất dụng cụ bằng sắt đầu tiên của lục địa. Từ những năm 1200 TCN, Ai Cập thường bị tấn công bởi những ngừơi đi biển từ Aegean, hoặc những người sống dọc theo bờ Địa Trung Hải. Ai Cập trở nên suy yếu sau năm 1000 TCN.
Năm 550 TCN, tại Trung Đông hoàng đế Cyrus đánh chiếm vương quốc Mendes lập ra đế quốc Persia. Và năm 521 TCN, con trai Cyrus là Cambysee đánh chiếm Ai Cập, từ đó Ai Cập trở thành một phần của đế quốc Persia. Quân đội của Alexander xâm lược Ai Cập năm 30 TCN, và biến Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã. Cùng thời gian này, La Mã thống trị toàn bộ phía bắc Châu Phi. Khoảng đầu công nguyên người da đen nói tiếng Bantu là một trong những “cộng đồng di cư” lớn nhất trong lịch sử Châu Phi. Họ đi về phía Nam, nơi bây giờ là biên giới Nigeria - Cameroon, và rừng Trung Phi. Từ đó công cuộc di cư tiếp tục đến hơn 1000 năm. Cuối cùng, người nói tiếng Bantu định cư khắp miền Trung, miền Đông, và miền Nam Châu Phi. Họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và sử dụng công cụ bằng sắt.
Sở dỉ họ phải di cư về phía Nam vì họ cần có đất canh tác đáp ứng dân số tăng nhanh của người Bantu, vốn có tỷ lệ sinh xuất rất cao. Người di cư mang theo kiến thức, kinh nghiệm của họ trong canh tác nông nghiệp, và làm việc với công cụ bằng sắt. Tiếng nói, ngôn ngữ Bantu trở thành ngôn ngữ chính của người ở phía Nam sa mạc Sahara. Các nhà sử học nghĩ rằng, công cuộc di cư được diễn ra hoà bình. Bởi vì, người nói tiếng Bantu đi về phía Nam gặp người của các bộ tộc khác như bộ tộc người lùn Pygmies ở vùng rừng núi Trung Phi, và bộ tộc Khoisan của miền Đông, và miền Nam nhưng không hề có sự xung đột được ghi nhận. Một số thợ săn Pygmies kết hôn với người nói tiếng Bantu, và thừa nhận cách sống của họ. Các nơi khác còn lại của lục địa trở thành rừng, hoặc sa mạc của miền Trung, và miền Nam Châu Phi.
3. Đế quốc La mã, và Thiên chúa giáo với Châu Phi.
Cuối những năm 300 SCN, Thiên chúa giáo trở thành quốc giáo của Đế chế La Mã, và đế quốc La Mã lúc này bao gồm cả Ai Cập, và các phần còn lại dọc theo bờ Địa Trung Hải phía Bắc Châu Phi. Trong những năm 400, bộ tộc du mục Vandal của Đức xâm lăng đế quốc La Mã, chiếm quyền cai trị dọc theo phía Bắc Châu Phi. Bộ tộc Vandal theo niềm tin khác ngoài Thiên chúa giáo gọi là niềm tin Arianism. Trong những năm 500, vùng này lai chịu ảnh hưởng của Chính thống giáo, khi nó trở thành một phần của đế quốc Byzantine tức Đông La Mã. Hai khu vực sát phía Nam Ai Cập là Aksum, và Nubia từng chịu ảnh hưởng Thiên chúa giáo. Vương quốc Aksum thành lập trước khi Christ ra đời tại nơi bây giờ là Eritrea, và Bắc Ethiopia là vương quốc giàu có, nhờ vào con đường thương mại băng qua giữa đế quốc La Mã và Ấn Độ.
Aksum trở thành quốc gia Thiên chúa giáo trong những năm 300. Năm 350, Aksum đánh bại nước láng giềng Kush mở rộng vùng cai trị. Sau đó, Aksum kiểm soát các đường thuỷ vận trên biển cả, nối liền Châu Phi với Châu Âu, và Châu Á. Aksum sụp đổ sau những năm 500, nhưng Chính thống giáo vẫn còn tồn tại ở Ethiopia. Sau khi Aksum không còn, vài vương quốc nhỏ mọc lên ở Nubia, một vùng trong lưu vực sông Nile. Đó là những quốc gia nông nghiệp hưng thịnh, duy trì được sự nối kết với Thiên chúa giáo Ai Cập. Thông qua con đường thương mại, Hội truyền giáo Ai Cập cảm hoá được nhiều người Nubia theo đạo Thiên chúa trong những năm 500. Thiên chúa giáo nở rộ, và tồn tại hàng trăm năm tại Nubia, mở rộng và ảnh hưởng của nó về phía Tây trên các vùng lân cận.
4. Đế quốc Hồi giáo, và đạo Hồi với Châu Phi.
Sự xuất hiện của Hồi giáo trở thành một trong những sự kiện lịch sử về sự phát triển tại Châu Phi. Hồi giáo bắt đầu từ Ã Rập đã bành trướng, và tạo thành một đế quốc khổng lồ kéo dài từ Trung Đông qua bắc Phi, và vào đến Tây Ban Nha. Hồi giáo xâm lăng Ai Cập năm 639, và hoàn tất việc xâm lược toàn bộ Bắc Phi năm 710. Sau đó, đế quốc Hồi giáo sụp đổ chia thành các quốc gia nhỏ hơn. Nhưng sự ràng buộc về tôn giáo, và thương mại vẫn còn tiếp tục tồn tại. Tại buổi đầu, đế quốc Hồi giáo và đạo Hồi không được đa số người Bắc Phi chấp nhận. Sự chuyển đổi từ Thiên chúa giáo thành Hồi giáo cho người Bắc Phi phải mất hàng trăm năm. Ở phía Nam sa mạc Sahara, Hồi giáo được truyền bá chủ yếu bởi các thương nhân, và sự đi lại viếng thăm, tìm hiểu của các học giả Hồi giáo.
Các đoàn lạc đà lữ hành băng qua sa mạc Sahara, mang người Hồi giáo phía Bắc vào truyền bá đạo Hồi cho người Châu Phi ở phía Tây. Các thương nhân Hồi giáo đi dọc theo bờ Ấn Độ Dương truyền đạo cho những người sống dọc theo bờ biển, nơi bây giờ là Somalia, Keney, và Tanzania. Ảnh hưởng Hồi giáo tiến xa hơn với Châu Phi khi bên cạnh việc truyền bá giáo lý, các nhà truyền giáo còn mang theo kiến thức uyên thâm từ sự thâu thập, và tích lũy kiến thức của thế giới trong các lĩnh vực khoa học, triết học, địa lý, và lịch sử. Người Hồi giáo đưa vào Châu Phi các lọai nghệ thuật khác nhau. Ngôn ngữ Ã Rập trở thành phổ biến trong các nhóm sắc tộc khác nhau. Các học giả Hồi giáo thành lập nhiều trừơng tôn giáo, thu hút sinh viên từ nhiều nơi trên lục địa về học giáo lý để trở thành nhà truyền đạo Hồi giáo.
5. Tây Phi với vương quốc Ghana.
Các vương quốc phía Tây Châu Phi bắt đầu nở rộ khoảng năm 1000, bởi nhờ phát triển thương mại băng qua sa mạc Sahara. Các thương nhân mang vàng, và quả cola (kola) từ Tây Phi đến các vương quốc phía Bắc như Hafsid, Marinid, và Ziyanid đổi lấy muối, và đồng từ các mỏ ở sa mạc Sahara. Và họ cũng mang trái cây nhiệt đới từ Bắc Phi đổi lấy hàng dệt, vải vóc của châu Âu, và đổi lấy các vật dung thủ công, mỹ nghệ đẹp của Trung Đông. Một số vương quốc ven sa mạc đạt được sự giàu có, và quyền lực đều thông qua việc kiểm soát thương mại ở Sahara. Các thành phố như Gao, và Timbuktu trở thành trung tâm thương mại bận rộn, bởi nhờ lộ trình thương mại được mở rộng xa hơn về phía Nam tới tận vương quốc Ashanti, Benin, Mossi, Oyo, và các thành phố tự trị Hause.
Thành phố của các nước này cũng trở thành các trung tâm thương mại. Ghana, một trong những vương quốc đầu tiên ở Tây Phi thành lập từ những năm 300, và đạt tới đỉnh cao của nó trong những năm 1000, khi nó chiếm nhiều phần đất bây giờ là Mali, và Mauritania. Trong những năm 1200, đế quốc Mali thay thế Ghana xem như là quốc gia hùng mạnh nhất phía tây. Nó bao gồm các nơi bây gìơ là Gambia, Guinea, Senegal, Mali, và Mauritania. Đến năm 1500, hầu hết vùng cai trị của Mali lọt vào tay đế quốc Songhai, một đế quốc lớn kéo dài từ biển Đại Tây dương tới nơi bây giờ là miền Trung Nigeria. Phía đông của Mali và Songhai, là Kanem được thành lập vào những năm 700, và kéo dài hơn 1000 năm.
6. Trung Phi với Kongo, và nam Phi với Mwanamutapa.
Khoảng năm 1100, thương buôn gốc à Rập theo Hồi giáo bắt đầu định cư trên bờ Ấn Độ Dương nơi bây giờ là Kenya, Mozambique, Somalia, và Tanzania tăng dần lên. Họ giúp đẩy mạnh thương mại bằng đường biển nối liền Đông Phi với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và các quốc gia ven bờ biển và vịnh Persia. Các hải cảng ở bờ phía Đông xuất khẩu vàng, ngà voi, và các sản phẩm khác đổi lấy hàng tơ lụa, vải vóc, và đồ sành sứ. Cuối cùng, vùng định cư gốc à Rập Hồi giáo này phát triển như một sợi dây trói chặt các quốc gia thành phố giàu có như Kilwa, Mogadiscio, Mombasa và Sofala. Người trong các quốc gia thành phố này, nói tiếng Swahili. Văn hoá của họ trở thành văn hoá pha trộn người da đen Châu Phi địa phương, và người theo đạo Hồi truyền thống.
Vùng đồng cỏ, rừng núi miền Trung, miền Nam Châu Phi có vài nước hùng mạnh, phát triển các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điêu khắc, và thơ văn truyền khẩu. Kongo là vương quốc mạnh nhất là, có hệ thống chính quỳên hoàn chỉnh từng bước mở rộng lảnh thổ từ những năm 1400 đến đầu những năm 1700, thống trị cả vùng Trung Phi rộng lớn. Một vương quốc lớn khác là Luba xuất hiện trong những năm 1400, ở nơi bây giờ là phía Nam Kinshasa Congo (Zaire). Cũng trong những năm 1400, bộ tộc Karanga thành lập đế quốc Mwanamutapa, tại nơi bây giờ là Mozambique, và Zimbabwe. Cuối những năm 1400, đế quốc Changamire xâm lược Mwanamutapa. Thành phố Zimbabwe nguyên là thủ đô của đế quốc Mwanamutapa, vẫn được sử dụng như là thành phố thủ đô của đế quốc Changamire.
7. Đế quốc phương Tây xâm lược Châu Phi.
Trong những năm 1400, Bồ Đào Nha bắt đầu thám hiểm bờ phía Tây Châu Phi. Họ bị cuốn hút bởi nguồn vàng của Châu Phi, vì thế họ thành lập các cảng buôn bán ở bờ biển vàng Gambia nay là Ghana, và các nơi khác bờ phía Tây lục địa. Họ thuyết phục nhà vua Kongo, và các vương quốc khác theo Đạo thiên chúa. Không bao lâu sau, người Châu Phi da đen trở thành một mặt hàng buôn bán của Bồ Đào Nha. Họ đưa nhiều người Châu Phi da đen xuống tàu, chở đến Châu Âu bán cho người ta sử dụng như những người nô lệ. Năm 1497 và năm 1498, thuyền trưởng Bồ Đào Nha là Vasco da Gama thực hiện một cuộc hải hành thám hiểm vòng quanh mủi Good Hope, dọc theo bờ phía Đông Châu Phi tới Ấn Độ. Những năm 1500, Bồ Đào Nha tiến thêm một bước, chiếm quyền thống trị các thành phố phía Đông lục địa.
Trong những năm 1600, Hoà Lan tranh chiếm một số vùng ở bờ phía Tây lục địa từ tay Bồ Đào Nha. Năm 1652, Hoà Lan thành lập Cape Town, mũi tận cùng phía Nam Châu Phi. Châu Phi từng có tàu chở nô lệ đến Châu Á, và Châu Âu trước khi người Bồ Đào Nha đến. Nhưng, việc người Châu Âu thành lập nhiều đồn điền ở Bắc, Trung, và Nam Mỹ trong những năm 1500, khiến họ cần có thêm nhiều nô lệ hơn để làm việc trong các trang trại. Đến những năm 1800, người Châu Âu đã mang hơn 10 triệu người nô lệ Châu Phi da đen từ các cảng phía Tây lục địa đến vùng Mỹ La tinh, và hơn 500 ngàn người nô lệ khác đến nơi bây giờ là Hoa Kỳ, không kể hơn 1 triệu người nô lệ bị chết trên đường vận chuyển. Tại bờ phía đông, thương lái người Ai Cập cũng chở nô lệ tới Zanzibar, các nước ven theo bờ Biển Đỏ, và vịnh Persia.
Việc buôn bán vàng, và nô lệ cũng đã mang lại cho các vương quốc vùng núi Châu Phi như Ashanti, nay là Ghana thêm giàu có, và thực lực hơn. Các thương buôn Châu Âu cũng mang vào Châu Phi bột sắn, và hạt ngũ cốc. Các loại thực phẩm này, trở thành lương thực chủ yếu ở Châu Phi. Thương nhân còn đưa vào Châu Phi súng đạn, cái mà cuối cùng người Châu Phi dùng nó trong các cuộc chiến tranh chống lại người khác, kể cả chống lại người Châu Âu. Cuối những năm 1700, người Châu Âu bắt đầu đi sâu vào trong bên nội địa Châu Phi. Họ muốn bành trướng đạo Thiên chúa, và mở rộng các ràng buộc mới về thương mại chủ yếu là hầm mỏ, dầu cọ, và các nguyên liệu thô khác cho công nghiệp Châu Âu. Một số người Châu Âu cảm thấy không hài lòng với việc buôn bán người nô lệ, cho đó là hành động vô nhân đạo.
Năm 1807, Anh Quốc ban hành đạo luật cấm buôn bán người nô lệ. Năm 1808, Hoa Kỳ cũng ban hành luật cấm nhập cảng người nô lệ từ Châu Phi. Từ những năm 1500, đế quốc Ottoman đã đánh chiếm, và cai trị nhiều phần đất ở Bắc Phi. Nhưng vì đế quốc này đang trên đà suy yếu, nên các thế lực Âu Châu tiến đánh giành quyền thống trị vùng này. Trong những năm 1800, Pháp đánh chiếm Algeria, và Tunisia, Anh chiếm Ai Cập, Hoà Lan chiếm trị Cape Town từ những năm 1700, lúc này cũng bắt đầu tiến sâu vào nội địa. Họ đánh nhau với người da đen bản địa, để mở rộng vùng kiểm soát phía Nam lục địa. Mặc dù người Âu Châu từng bước mở rộng vùng kiểm soát của họ trên lục địa, nhưng phần lớn người Châu Phi ít, hoặc không giao tiếp với người Châu Âu cho đến giữa hoặc cuối năm 1800.
Nhiều sự kiện chính trong lịch sử Châu Phi không liên quan đến người Châu Âu. Chẳng hạn, những người cầm đầu cải cách Hồi giáo tiến hành một loạt các cuộc Thánh chiến trong những năm 1700 và 1800 ở Tây Phi, tới tận các vùng có ảnh hưởng Hồi giáo. Đến năm 1800, đế quốc Hồi giáo mới thống trị đuợc vùng đồng cỏ phía Tây. Tại Nam Phi, quân đội thiện chiến Zulu đánh thắng nhiều nước láng giềng trong các cuộc đấu tranh bành trướng lảnh thổ đầu những năm 1800.
8. Thực dân phương Tây cai trị Châu Phi.
Bởi vì nguồn lợi từ Châu Phi, các nước Châu Âu thường xuyên gia tăng sự can dính vào lục địa này. Buổi đầu bằng thương mại, rồi từ thương mại họ tiến thêm một bước là thâu tóm quỳên lực chính trị. Đến thập niên 1880, nhiều sự cạnh tranh quyết liệt xảy ra giữa các thế lực Châu Âu đòi kiểm soát các phần đất đầy lợi lộc của Châu Phi. Năm 1914, trước thế chiến lần thứ I thì Anh, Pháp, Bĩ, Ý, Đức, Tây Ban nha, và Bồ Đào Nha đã chia nhau thống trị toàn bộ lục địa Châu Phi, ngoại trừ Ethiopia đến năm 1936 mới bị Italy đánh chiếm. Tại một số nơi, sự cai tri lục địa tiến hành bởi các hiệp ước giữa các nước Châu Âu và người cai trị bản địa, nhưng hầu hết là tiến hành bằng vũ lực áp đặt. Cho nên, các cuộc nỗi dậy chống người Anh ở phía Tây, người Pháp ở phía Bắc, và người Đức ở phía Đông xẩy ra liên tục.
Tuy nhiên, các cuộc nỗi dậy này đều bị dìm trong biển máu. Và đến thập niên 1920, các nước Châu Âu đã ổn định, vững mạnh trong việc cai trị toàn bộ lục địa Châu Phi. Sự cai trị thuộc địa nầy kéo dài trên 100 năm. Người Châu Âu đã tạo ra nhiều nỗi bất hạnh cho người dân Châu Phi. Dù vậy, nó cũng có đưa lại các sự thay đổi lớn lao cho lục địa nầy. Cai trị thuộc địa tạo ra các đơn vị chính trị mới. Nhưng, việc các đường biên giới cắt xuyên qua lảnh địa của một vài sắc tộc, cũng đã tạo ra thêm các mâu thuẩn giữa các sắc tộc,và quốc gia tân lập sau nầy. Chính sách “cai trị thuộc địa” trao cho nước ngoài điều khiển chính quyền ở Châu Phi. Hội truyền giáo Thiên chúa La Mã cùng với nhà cai trị thuộc địa chống lại niềm tin, tôn giáo và xã hội truyền thống Châu Phi, một truyền thống từng đi sâu vào đời sống cư dân trên lục địa.
Cai trị thuộc địa ràng buộc Châu Phi trong một hệ thống kinh tế, nhắm vào sự cần thiết của lục địa Châu Âu, hơn là sự cần thiết của địa phương Châu Phi. Nông dân và thợ mỏ Châu Phi sản xuất hàng hoá cho thị trường thế giới, và nguyên liệu thô cho công nghiệp Châu Âu, hơn là thị trường và phát triển nội địa. Nhiều người Châu Phi nhìn lại thời kỳ cai trị thuộc địa, xem đó như là một giai đoạn lịch sử nhục nhã trong quá trình tiến hóa của họ. Nhưng một số người khác lại tin rằng, thời kỳ ấy quả mang lại vài sự cải thiện, chẳng hạn người Châu Âu đã cung cấp các dịch vụ y tế, và giúp kiểm soát được một số bệnh tật. Hệ thống trưòng học cũng đã dạy cho hàng triệu người Châu Phi biết cách đọc, và viết ngôn ngữ Châu Âu.
9. Kết thúc chủ nghĩa thực dân, và hậu quả của nó.
Người Châu Phi chống lại sự cai trị thuộc địa này từ đầu. Cuối những năm 1800, các nhóm vũ trang người Châu Phi không ngừng chống cự lại lực lượng xâm lược Châu Âu trên nhiều phần của lục địa. Đầu những năm 1900, họ tổ chức thành các lực lượng quần chúng đông đảo đứng lên đòi thành lập "chính quyền tư trị" khắp nơi nhưng không thành công, ngoại trừ Ai Cập năm 1922, và Nam Phi năm 1931. Sau đệ nhị thế chiến, làn sóng đòi độc lập trở thành một lực lượng mạnh lan ra khắp Châu Phi. Cầm đầu các tổ chức đòi độc lập, và chính quyền tự trị là những người Châu Phi được giáo dục tại Châu Âu với sự hổ trợ của đông đảo quần chúng. Các tổ chức này tiến hành từng bứơc biểu tình, tẩy chay, châm biếm, và đòi có nhiều quyền hơn. Một số trường hợp diễn ra trong bạo loạn, tấn công, khủng bố, và nỗi dậy có vũ trang.
Đáng kể nhất là cuộc nỗi dậy chống Pháp có vũ trang tại Algeria năm 1954 kéo dài tới 7 năm, quốc gia này mới giành được độc lập (1962). Năm 1957, bờ biển vàng Ghana là một thuộc địa Anh trở thành quốc gia độc lập của người da đen, với tên nước  Ghana. Đến giữa thập niên 1960, Anh, Pháp, và Bĩ trao trả gần hết thuộc địa của họ, và tại đây các quốc gia mới xuất hiện. Còn tại vùng phía Nam lục địa, quá trình tiến đến độc lập phải trả giá khá đắt. Bồ Đào Nha cố bám giữ Angola, và Mozambique. Họ phải đánh nhau hàng chục năm, rồi mới ban cấp độc lập năm 1975. Ở Rhodesia, người da đen đấu tranh chống lại sự cai trị của thiểu số người da trắng liên tục nhiều năm đến năm 1979, mới có một cuộc bầu cử tự do, và người da đen chiếm được đa số ghế thành lập chính quyền mới.
Năm sau, năm 1980 Anh Quốc thừa nhận độc lập của Rhodesia và đổi tên thành nước Zimbabwe. Xa về phía tây nam, một thuộc địa của Đức, sau thế chiến II, Liên Hiệp Quốc giao cho Nam Phi quản lý. Hầu hết các quốc gia trong vùng xem việc Nam Phi quản lý vùng này là bất hợp pháp. Liên Hiệp Quốc đã có nhiều cố gắng để vùng nầy trở thành một quốc gia độc lập, nhưng đến tháng 3/1990 mới thực hiện được. Và quốc gia mới mang tên Namibia. Riêng Nam Phi, độc lập từ Anh Quốc năm 1931, người da đen chiếm đa số, nhưng thiểu số người da trắng lại nắm chính quyền. Họ thực hiện một chính sách chia rẽ chủng tộc, đặt người da đen ra ngoài công việc sự vụ của chính quỳên. Hầu hết người da đen cho rằng, họ vẫn còn bị thống trị bởi một loại thực dân chủ nghĩa khác là sự “phân biệt chủng tộc” (Apartheid).
Chủ trương phân biệt chủng tộc của chính quyền Nam Phi không những làm cho các quốc gia Châu Phi da đen giận dữ, mà còn bị nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích gay gắt. Bắt đầu từ thập niên 1970, dần dần chấm dứt sự phân biệt chủng tộc trong các quan hệ luật pháp và xã hội. Nhưng, những người da đen không được phép hoạt động chính trị, ngay cả không được quyền bầu cử. Cho đến tháng 4 năm 1994, người da đen Nam Phi mới được phép bầu phiếu trong cuộc bầu cử chính quyền. Và người da đen đã thắng cử để nắm chính quyền Nam Phi. Buổi đầu người Châu Phi trên khắp lục địa hài lòng với nền độc lập của mình, nhưng không bao lâu sau đó họ nhận ra rằng, chỉ đơn thuần độc lập không giải quyết được tất cả các vấn đề của họ.
Trong nhiều quốc gia, các nhà lảnh đạo không thể giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị vừa mới phát sinh. Các sĩ quan quân đội nhân dân cơ hội đó lật đổ chính quyền dân sự, và nắm quyền cai trị độc tài trong một thời gian dài. Hầu hết chính quyền dân sự hiện nay, đều kế tục từ chính quyền quân sự. Thế nhưng, một số nhà quân sự đầy tham vọng, lại tạo ra các cuộc nội chiến chống lại chính quyền như Kongo (Zaire), Nigeria, Chad, và nhiều quốc gia khác.
10. Châu Phi hiện nay, và viễn cảnh của thế kỷ 21.
Châu Phi hiện đang đối diện với các vấn đề nghiêm trọng nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, và nạn khan hiếm thực phẩm. Hạn hán là mỗi đe doạ thường xuyên, góp phần không nhỏ vào việc khan hiếm thực phẩm. Một trong những cơn hạn hán tệ hại nhất vào đầu thập niên 1980, đã làm nhiều người chết đói, hoặc chết bệnh liên quan đến đói. Nạn đói hoành hành trên khắp đất nước Ethiopia. Trong nhiều quốc gia Châu Phi, sự phát triển kinh tế - xã hội gặp phải bất lợi lớn, là chỉ dựa vào một loại sản phẩm xuất khẩu như nguồn thu nhập chính của quốc gia. Sự tăng giá của hàng hoá cộng nghiệp nhập khẩu, làm cho nền kinh tế Châu Phi điêu đứng thêm, vì phải trả nhiều tiền hơn cho hàng nhập trong khi tiền xuất khẩu nguyên liệu thô thì rất giởi hạn. Sự kình địch sắc tộc tiếp tục xâu xé trong nội bộ nhiều quốc gia.
Các cuộc tranh chấp  biên giới, cũng thường dẫn đến các cuộc chiến tranh giữa nước này và nước khác. Và các thế lực bên ngoài từ hai khối Cộng sản, và Không Cộng sản thế giới luôn có sự can dính vào các cuộc đánh nhau ở Châu Phi. Nhiều người Châu Phi lo sợ rằng, một ngày nào đó Châu Phi cũng trở thành một bãi chiến trường của hai thế lực Cộng sản và Không Cộng sản như ở Triều Tiên và Việt Nam tại Châu Á. Rất may cho Châu Phi là chiến tranh lạnh kết thúc từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 . Mặt dù có nhiều vấn đề nội tại của Châu Phi, nhiều người nhìn thấy lục địa này cũng có nhiều triển vọng. Người Châu Phi được đi học nhiều hơn, nhiều ngành nghề đang phát triển mạnh, tiêu chuẩn sống của người dân được cải thiện một bước.
Các nguồn nguyên liệu có giá trị với trử lượng lớn ở Angola, Gabon, Niqeria và nhiều quốc gia khác, có thể giúp họ phát triển kinh tế thuận lợi hơn. Các nước Châu Phi cũng đang cố gắng làm việc với nhau để giải quyết các vấn để của họ. Phối hợp hành động là chủ yếu trong công cuộc vận động của các quốc gia hướng tới một sự hợp nhất Châu Phi. Tổ chức Hợp nhất Châu Phi (Onganizayin of African Unity) được thành lập ngày 25/5/1963, cố gắng tìm kiếm ra giải pháp giải quyết tranh chấp giữa các nước bằng thương lượng hoà bình. Châu Phi cũng đã thành lập tổ chức cấp vùng như Cộng đồng Kinh tế Tây Phi. Mặc dù các tổ chức này không thể giải quyết được tất cả các vấn đề của Châu Phi, nó cũng tỏ cho người ta thấy rằng phối hợp hành động là phương cách tốt nhất, cuối cùng sẽ giúp tiến bộ, và ổn định trên toàn lục địa.
Về lĩnh vực chình trị, sau khi độc lập, một hệ thống đảng phái chính trị ra đời trong nhiều quốc gia Châu Phi. Nhưng đến đầu thập niên năm 1990, một số quốc gia mới thừa nhận đa đảng chính trị. Ngày 9/7/2002 Liên hiệp Châu Phi (African Union) được thành lập gồm 53 quốc gia Châu Phi, thay thế cho Tổ chức Hợp nhất Châu Phi lập ra năm 1963. Mục tiêu của Liên hiệp Châu Phi là phục hồi kinh tế, cải thiện chính quyền, ngăn chận chiến tranh, tôn trọng nhân quyền, và cải cách tiền tệ, tài chánh. Dù vậy, Châu Phi vẫn còn phải đối diện với các vấn đề nghiêm trọng là đà gia tăng dân số, và đi kèm với nó là nghèo đói, bênh tật, và mù chữ.
                          IV. Tại lục địa Châu Mỹ.
Cư dân đầu tiên ở Châu Mỹ là người Mỹ da đỏ. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng tổ tiên của người da đỏ nầy từ Châu Á đến Bắc Mỹ cách đây khoảng 20.000 năm. Lúc đó có một dãi đất nối liền Châu Á và Bắc Mỹ, nơi bấy giờ là eo biển Bering phân chia giữa Siberia và Alaska. Có thể theo dấu vết săn bắt thú vật hoang dã, để kiếm sống mà người Châu Á vượt qua dãi đất nối liền Châu Á với Bắc Mỹ. Con cháu người da đỏ nầy toả ra khắp vùng Mỹ Châu đến tận mút cực Nam của Nam Mỹ khoảng 12.500 năm gần đây. Người Eskinos đến định cư vùng Arctics của Canada cách đây khoảng 5000 năm.
1. Thời tiền sử, và các nền văn minh Châu Mỹ.
Người da đỏ sống theo từng nhóm nhỏ hàng ngàn năm. Họ đi từ nơi này đến nơi khác tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên và thú vật hoang dã. Cuối cùng, một số người da đỏ bắt đầu gieo trồng cây lương thực trên đất. Đầu tiên họ trồng ca cao, bắp, khoa tây, đậu phụng, bí, thuốc lá và cà chua. Họ có thể ở lại một nơi nào đó, và gieo trồng đủ lương thực nuôi sống được nhiều người. Họ xây dựng nhà ở, và thường định cư thành từng làng nhỏ. Do dân số tăng lên một số làng thành thị trấn hoặc thành phố, trên dó các nền văn minh phát triển. Nền văn minh sớm nhất của người da đỏ Mỹ Châu là văn minh Olmec. Văn minh Olmec phát triển khoảng từ năm 1200 TCN đến năm 400 SCN ở nơi bây giờ là phía Đông Mêxico. Kế đó là văn minh Maya ở phía Nam Mêxico và phía Bắc Trung Mỹ.
Văn minh Maya đạt tới đỉnh cao giữa khoảng 250 đến năm 900 SCN, sáng tạo kỷ thuật kiến trúc tuyệt vời, tranh vẽ, đồ gốm, và nghệ thuật điêu khắc đạt trình độ cao. Họ phát triển một loại chữ viết tiến bộ, và lịch hàng năm. Maya có kiến thức rộng về thiên văn, giúp người ta dự báo thời vụ gieo trồng cây lương thực. Họ cũng xây dựng được một hệ thống kênh đào, dẫn nước tưới tiêu ruộng đồng khắp nơi. Nền văn minh thứ ba ở Châu Mỹ là văn minh Toltec ở miền Trung Mêxico khoảng năm 900 đến năm 1200. Một nền văn minh khác xuất hiện đầu những năm 1400 là văn minh Aztec. Nó thay thế Toltec như là thế lực mạnh nhất trong vùng. Văn minh Aztec phát triển rực rỡ cho đến đầu những năm 1500. Cả hai nền văn minh, Teltec và Aztec cho xây dựng các Kim Tự Tháp khổng lồ, và nhiều công trình kiến trúc khác.
Nền văn minh thứ năm thuộc về bộ tộc Inca. Inca cai trị một vùng đế quốc rộng lớn dọc theo bờ Nam Mỹ trong những năm 1400, và đầu những năm 1500. Văn minh Inca sản sinh ra nhiều nhà kiến trúc, và nông gia xuất sắc. Họ xây dựng được một hệ thống đường sá mở rộng, xuyên qua vùng núi Andes nối liền các thành phố xã xôi trong vùng đế quốc của họ. Các nông gia Inca cắt xẻ vùng đất cao, triền dốc, tạo thành những thửa ruộng bậc thang cạnh sườn đồi, rồi đưa nước từ kênh đào vào tưới tiêu các thửa đất gieo trồng tân tạo.
2. Thám hiểm khám phá Châu Mỹ của người Châu Âu.
Năm 1492, Christopher Columbus, nhà hàng hải Ý làm việc cho Tây Ban Nha trở thành người Châu Âu đầu tiên tiến tới được Châu Mỹ. Columbus đi về phía tây từ Tây Ban Nha với hy vọng tìm ra con đường hải hành ngắn nhất tới Đông Á. Ông ta đặt chân lên đảo San Salvador trong vùng biển Caribbean (West Indies), và tin rằng ông ta đã tới được Châu Á. Sau khi Columbus quay trở về Tây Ban Nha tin tức về sự khám phá của ông ta, tạo ra một sự hứng khởi mạnh mẽ ở Châu Âu. Trong khi đó thì Bồ Đào Nha đang tiến hành thám hiểm khu vực Nam Mỹ. Để tránh sự tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trên vùng đất mới khám phá ở Châu Mỹ này, năm 1493 Giáo hoàng Alexander VI vạch ra một đường phân ranh chạy theo hướng Bắc - Nam dài 350 miles tương đương 563 Km, phía Tây hai quần đảo Azoros và Cape Verbe.
Theo đó, tất cả phần đất "phía Tây" đường phân ranh thuộc về Tây Ban Nha, và phần đất "phía Đông" thuộc Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha không bằng lòng với đường phân ranh ấy, họ cho rằng Giáo hoàng đã thiên vị trao cho Tây Ban Nha quá nhiều đất. Năm 1494, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký một thoả thuận gọi là Hiệp ký ước Tordesillas di chuyển đường phân ranh về phía Tây cũng theo trục Bắc - Nam dài 1,295 mile tương đương 2,084 km. Kết quả Bồ Đào Nha có thêm đất ở Nam Mỹ đưa người đến định cư lập nghiệp khu vực phía Đông, nơi bây giờ là Brazil. Bồ Đào Nha chiếm hữu vùng này năm 1500, khi nhà hàng hải Bồ Đào Nha Pedro Alvares Cabral đổ bộ lên bờ phía Đông Brazil. Columbus thực hiện thêm 4 cuộc hải hành đến Châu Mỹ giữa năm 1492 và 1502.
Trong 4 cuộc hải hành này ông khám phá ra nhiều đảo ở vùng Caribean (biển West Indies) và vùng biển nơi bây giờ là Hondurus, Costa Rica, Nicaragua, Panama và Venezuela. Sau Columbus, các nhà thám hiểm Châu Âu khác cũng đến Mỹ Châu. Họ lập tức xác nhận rằng vùng này không phải là Châu Á. Các nhà vẽ bản đồ đặt tên cho vùng đất này là Châu Mỹ (America), để tưởng nhớ đến nhà thám hiểm Ý là Amerigo Vespucci. Vespucci thực hiện nhiều cuộc hải hành đến Châu Mỹ cuối những năm 1400 và đầu những năm 1500. Vespucci là một trong những nhà thám hiểm đầu tiên đến vùng gọi là “Thế giới mới" (New World) này. Năm 1513, nhà thám hiểm gan dạ Tây Ban Nha là Vasco Nunes de Balboa đi xuyên qua nội địa Panama, và trở thành người Châu Âu đầu tiên nhìn thấy bờ phía Đông của Thái Bình Dương.
Việc khám phá mới này của ông ta cung cấp thêm cơ sở để xác nhận rằng America là lục địa tách rời từ Châu Âu và Châu Á. Năm 1520, nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Ferdinand Magellan cũng là người Châu Âu đầu tiên khám phá ra đường thủy nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương tại điểm cực Nam của Nam Mỹ. Magellan đi xuống bờ phía Đông của Nam Mỹ vượt qua eo biển nơi bây giờ còn dựng tấm bia đề tên ông ta, Ferdinand Magellan.
3. Người Châu Âu viển chinh chiếm đất Châu Mỹ.
Sau khi người Châu Âu đặt chân lên đất Châu Mỹ giữa những năm 1500, một nhóm người dủng cảm Tây Ban Nha thường gọi là những người đi xâm lược đầu tiên chiếm Châu Mỹ. Họ đánh bại được các đế quốc hùng mạnh nhất của nền văn minh da đỏ, mang về cho Tây Ban Nha một vùng đất khổng lồ, toàn bộ Trung, và Nam Mỹ (Mỹ La tinh) ngoại trừ phần đất của Bồ Đào Nha. Quân xâm lược Tây Ban Nha chỉ là lực lượng nhỏ, nhưng được trang bị vũ khí tốt nên dễ dàng đánh bại các đội quân lớn của người da đỏ không được trang bị súng ống hoặc ngựa chiến. Nhà xâm lược Hernanda Cortés đổ bộ vào Mexico năm 1519. Đến năm 1521, ông ta đã chiếm xong vùng thống trị rộng lớn của đế quốc Aztec. Năm sau, một nhà xâm lược khác Pedrarias chiếm nhiều khu vực của người da đỏ tại nơi bây giờ là Costa Rica, và Nicaragua.
Năm 1523, Pedro de Alvarado một sĩ quan thuộc cấp của Cortés chiếm nổi bây giờ là El Salvador và Guatemala. Những nhà xâm lược này cùng với Balboa người chiếm Panama, đánh chiếm phần đất Trung Mỹ này cho Tây Ban Nha. Năm 1531, nhà xâm lược Francisco Pizarro hải hành về phía Nam từ Panama tới nơi bây giờ là Peru. Suốt hai năm sau đó, quân đội ông ta vượt qua 4.800km, xuyên núi Andes, và chiếm xong đế quốc khổng lồ Inca. Pizarro xây dựng thành phố Lima năm 1535, thành phố này trở thành thủ đô Peru, và cũng là nơi đặt chính quyền trung ương của Tây Ban Nha ở Nam Mỹ. Một số khu vực phía Nam Chile, Tây Ban Nha không thể chiếm được bởi bộ tộc da đỏ Araucanian ở đây kháng cự mạnh mẽ, kéo dài hơn 300 năm.
4. Người Châu Âu cai trị thuộc địa Châu Mỹ.
Ngay cả trước khi công cuộc xâm lăng quân sự hoàn tất, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu kéo vào định cư lập nghiệp ở khu vực Mỹ La tinh (Trung, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean). Nhiều người trong số họ đến đây tìm kiếm cơ hội làm giàu trong công việc kinh doanh, bằng cách khai thác hầm mỏ. Một số khác thì thành lập đồn điền trồng mía, thuốc lá, và các loại hạt ngủ cốc khác xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Nhiều thuộc địa vùng Mỹ La tinh thành lập ngay từ khi người định cư Châu Âu đầu tiên đến xứ nầy giữa những năm 1500 do các mẫu quốc Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha cai trị. Trên bờ Đại Tây Dương, Bắc Mỹ giữa những năm 1500 và những năm 1600, Hoà Lan, Pháp, Anh cũng lập ra các thuộc địa và đưa người đến định cư lập nghiệp.
Trong những năm 1600, các nước này cũng thành lập một số thuộc địa nhỏ trên bờ biển Caribbean (West Indies) thuộc vùng Mỹ La tinh. Tây Ban Nha thành lập ở Mỹ La tinh một hệ thống chính quyền gọi là “Encomienda”. Theo đó, vua Tây Ban Nha ban cấp cho các nhà cai trị thuộc địa quyền thu thuế từ người da đỏ. Họ cưởng bức người da đỏ làm việc trên các đồn điền, khai thác hầm mỏ, cùng với việc cải tạo người da đỏ trở thành tín đồ Thiên chúa giáo La Mã. Thế nhưng, nhiều nhà cai trị thuộc địa đã đối xử tàn ác với người da đỏ. Hàng triệu người da đỏ đã chết vì làm việc quá sức, bệnh tật, và bị đối xử quá tàn ác bởi người Châu Âu. Hậu quả, là người bản địa Châu Mỹ giảm sút nghiêm trọng, không còn đủ người làm việc trong các đồn điền, và hầm mỏ.
Vậy là, người Châu Âu bắt đầu nhập khẩu người nô lệ da đen từ Châu Phi đến lục địa Châu Mỹ. Từ những năm 1500 đến những năm 1800, người Châu Âu đã dùng tàu chở trên 10 triệu người nô lệ da đen đến Châu Mỹ, không kể khoảng 2 triệu người chết trên đường vận chuyển. Người nô lệ được mang vào Brazil, Cuba, Jamica, Haiti và các thuộc địa trồng mía khác. Chỉ riêng Brazil tiếp nhận 35% người nô lệ nhập khẩu. Và khoảng 5% đưa đến Bắc Mỹ nơi bấy giờ Hoa Kỳ. Tại vùng Mỹ La tinh cư dân bị ba nhóm người nắm quyền sinh sát. Nhóm thứ nhất gồm viên chức chính quyền do các nhà cai trị Châu Âu chỉ định. Trong mỗi thuộc địa, các viên chức này nắm quyền tối cao, sự thực họ là những nhà cai trị theo lệnh từ Châu Âu, với mục đích khai thác tối đa các nguồn tài nguyên tại chỗ cho mẫu quốc Châu Âu.
Nhóm thứ hai là tu sĩ Thiên chúa giáo La Mã. Các tu sỉ Thiên chúa giáo độc quyền nắm giữ hệ thống giáo dục, và cưởng bức người bản địa da đỏ, nô lệ da đen theo Thiên chúa giáo. Nhóm thứ ba là các chủ đồn điền, và chủ nhân khai thác hầm mỏ. Họ xoay xở bằng mọi cách để có được các vùng đất tốt nhất, hoặc những vùng có nhiều trữ lương hầm mỏ quan trọng. Kết quả là cư dân bản địa bị đẩy ra khỏi vùng đất họ đang sống. Trong những trường hợp như thế một số chủ đất, chủ hầm mỏ nắm cả quyền kinh tế lẫn chính trị. Một số chủ đất, chủ hầm mỏ sử dụng quyền hạn của họ một cách hợp lý. Nhưng đa số trong bọn họ đều là những nhà độc tâm, tàn nhẫn. Châu Âu thu được nhiều món lợi đáng kể từ hầm mỏ phong phú, và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Châu Mỹ.
Các chuyến tàu chất đầy vàng, bạc đều đặn rời khỏi Châu Mỹ đến Châu Âu. Hàng nông sản xuất khẩu gồm cà phê, sợi bông, mía đường và thuốc lá. Hàng trăm năm kinh tế Tây Ban Nha phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lợi từ Mỹ La tinh, và cùng trở thành phụ thuộc vào nó. Nếu tàu chở hàng từ các thuộc địa này bị chìm vì bảo táp trên Đại Dương, hoặc bị cướp biển thì kinh tế Tây Ban Nha chịu ít nhiều khó khăn nhất định.
5. Bắt đầu bất ổn ở thuộc địa Châu Mỹ.
Sự cai trị thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ chỉ hơn 100 năm. Năm 1775, do bất bình về thuế khóa và mậu dịch bất công từ mẩu quốc Anh, 13 thuộc địa người Anh định cư đứng lên làm bạo loạn thành lập Liên bang Hoa Kỳ năm 1776. Thế nhưng, tại Mỹ La tinh, Tây Ban Nha kéo dài sự cai trị của họ tới gần 300 năm, do vậy nổi bất mãn của người định cư ngày càng tăng. Nhiều người Mỹ La tinh muốn có thêm quyền trong lĩnh vực kinh tế, và chính trị sự vụ. Nhưng nhà cầm quyền từ Châu Âu cứ phớt lờ, ngay cả cho phép họ được quyền tự trị nhiều hơn. Cho nên, khi họ đứng lên đấu tranh thì không có cách gì chận lại được. Ngoài ra, họ còn nhiều lý do khác, chẳng hạn người Tây Ban Nha thế hệ mới sinh ra ở Mỹ La tinh, gọi là “Criollos” không hài lòng việc các chức vụ chủ chốt trong chính quyền đều do người từ Tây Ban Nha đến nắm giữ.
Các viên chức này lại xem thường người Criollos, bởi họ không  sinh trưởng ở Tây Ban Nha, hay ở Châu Âu. Sự không hài lòng lớn hơn nhiều là người lai Châu Âu, và người gốc da đỏ gọi là “Mestizos”. Nhiều người Mestizos giàu có, làm chủ nhiều tài sản có giá trị muốn nắm giữ các vai trò quan trọng hơn trong chính quyền thuộc địa, nhưng họ chỉ đạt được các vị thế thấp trong chính trị cũng như trong xã hội, so với người Âu Châu đang thống trị họ. Các nguồn tài nguyên từ Mỹ La tinh tiếp tục đưa về Châu Âu, làm cho nhiều người Mỹ La tinh tức giận. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chỉ cho phép các thuộc địa giao thương với mẫu quốc của họ ở Châu Âu mà thôi, ngay cả không được phép giao thương giữa các thuộc địa với nhau. Chưa hết, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha còn cản trở việc phát triển kinh tế vùng Mỹ La tinh.
Họ không đầu tư, hoặc cản trở việc xây dựng các nhà máy sản xuất có quy mô lớn, bởi các nhà cai trị thuộc địa muốn người Mỹ La tinh mua hàng hóa từ Châu Âu, hơn là sản xuất cho sản xuất tại chỗ. Sự bất công về kinh tế, và chính trị của các nhà cai trị thuộc địa, làm trổi dậy khát vọng độc lập trong hầu hết người Mỹ La tinh. Họ muốn có sự tự do ngay trên mảnh đất họ đang sống, bất chấp cả một số cải cách của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào cuối những năm 1700.
6. Đấu tranh cho độc lập quốc gia ở Mỹ La tinh.
Các sự kiện xảy ra tại Bắc Mỹ, và Châu Âu có nguyên nhân xa gần đến công cuộc đấu tranh đòi độc lập ở các thuộc địa Mỹ La tinh đầu những năm 1800. Sự thành công của cuộc chiến tranh cách mạng Bắc Mỹ chống lại 13 chính quyền cai trị thuộc địa từ Anh Quốc, tuyên bố thành lập Liên bang Hoa Kỳ năm 1776, cùng với tư tưởng “tự do, công bằng” của cách mạng Pháp (1789-1799) là những nguồn cảm hứng, kích động mạnh trong những người đấu tranh vì độc lập của Mỹ La tinh. Trong khi đó thì Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha đang mất dần quyền lực. Năm 1807, quân đội của Napoleon xâm lăng Bồ Đào Nha, nguyên thủ quốc gia là Thái tử John phải đào thoát sang Brazil. Năm sau Napoleon, chiếm Tây Ban Nha truất phế nhà vua Ferdinand VII, và thay thế ngôi vị bởi anh ruột ông ta là Joseph Bonaparte.
Từ đó, quyền thống trị thuộc địa của Tây Ban Nha bị suy yếu và nhiều thuộc địa Mỹ La tinh nắm lấy cơ hội, đứng lên đấu tranh giành độc lập. Tại Mexico năm 1810, hai tăng lử Thiên chúa giáo là Miguel Hidalgo y Costilla, và José María Morelos y Pavón cầm đầu cuộc nổi lọan chống chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha thất bại, và cả hai vị tu sỉ bị hành quýêt. Thế nhưng, quân đội Tây Ban Nha cũng không đánh bại được lực lượng nỗi dậy. Đến năm 1821 thì lực lượng nổi dậy hoàn toàn thắng lợi, thành lập chính quyền Mexico độc lập. Cũng trong năm 1821 các thuộc địa ở Trung Mỹ đấu tranh thành công lập ra các chính quyền độc lập tách khỏi Tây Ban Nha. Sự thật thì khu vực này không có tầm quan trọng về mất kinh tế nhiều nên Tây Ban Nha phớt lờ khiến công cuộc đấu tranh giành độc lập trong khu vực không có đổ máu.
Năm 1822, Costa Rica, El Salvado, Guatemala, Honduras, và Nicaraqua trở thành một phần của Mexico. Nhưng đến năm 1823, họ tách ra và thành lập một Liên minh chính trị gọi là các Tỉnh Trung Mỹ thống nhất (United Provinces of Centnal America). Sự kình địch thường xảy ra giữa các thành viên trong Liên minh, khiến Liên minh tan rã năm 1838. Và mỗi tỉnh trở thành một Cộng hoà độc lập năm 1841. Khu vực Panama là một tỉnh của Colombia năm 1821. Đến năm 1903 với sự trợ giúp của Hoa kỳ, Panama tuyên bố độc lập tách khỏi Colombia. Belize một thuộc địa của Anh từ năm 1862, trở thành quốc gia độc lập năm 1981. Tại Nam Mỹ, hai vị anh hùng lớn nhất trong công cuộc đấu tranh giành độc lập vùng Nam Mỹ thuộc Tây Ban Nha, là tướng Venezuela, tên Simón Bolívar và tướng Argentina tên José de San Martín.
Tướng Bolivar giúp Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela đạt thắng lợi trong đấu tranh giành độc lập của họ. Còn tướng San Martin thì chiến đấu cho độc lập của Argentina, Chile, và Peru. Năm 1806, cuộc cách mạng giành độc lập của Venezuela, do Francisco de Miranda lảnh đạo không thành công. Năm 1813, được sự ủng hộ của Bolivar, Maranda tiếp tục cuộc chiến kéo dài 10 năm cho cho đến khi thắng được quân đội Tây Ban Nha tại trận đánh Ayacucho năm 1824, Venezuela mới giành được độc lập. Ở phía Nam các chủ đất tại Chile tuyên bố quốc gia độc lập năm 1810, nhưng quân Tây Ban Nha tái chiếm không bao lâu sau đó. Trận đánh cuối cùng giành độc lập cho Chile năm 1813, dưới sự lảnh đạo của tướng San Martin cùng với lực lượng của vị anh hùng dân tộc Chile, tên Bernardo Higgines.
Từ đầu năm 1816, San Martin  chiến đấu giành độc lập cho Argentina thoát khỏi sự cai trị của Tây Ban Nha. Sau đó quân đội của ông ta chiến đấu cho nền độc lập của Peru, và năm 1818 cho độc lập của Chile. Riêng Nam Mỹ thuộc Bồ Đào Nha, thì Brazil đạt tới độc lập cho quốc gia không phải bằng súng đạn. Năm 1807 khi Naploleon xâm lăng Bồ Đào Nha, nguyên thủ quốc gia là Thái tử John chạy sang Brazil. Năm 1821, sau khi Napoleon bị đánh bại hoàn toàn John trở về Bồ Đào Nha, để lại cho con trai ông ta là Pedro cai trị Brazil. Nhưng người Brazil không muốn người Châu Âu cai trị họ lâu thêm nữa, đứng lên đòi độc lập tách khỏi Bồ Đào Nha. Năm 1822, Pedro con trai Thái tử Jhon đang nắm quyền cai trị Brazil tuyên bố quốc gia độc lập, và lên ngôi vua dưới tên gọi Hoàng đế Pedro I.
Còn tại vùng biển Caribbean (West-Indies), năm 1791 Toussaint L'Ouverture lảnh đạo người nô lệ da đen Châu Phi ở Haiti nổi dậy chống lại người Pháp đang cai trị họ thành công, và Haiti trở thành quốc gia độc lập đầu tiên ở Mỹ La tinh. Cộng hoà Dominica tuyên bố độc lập năm 1844. Cuộc bạo loạn chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha ở Cuba đưa đến chiến tranh Tây Ban Nha - Hoa Kỳ năm 1898. Hoa Kỳ chiến thắng và Cuba trở thành một nước cộng hoà năm 1902. Một Hiệp ước hoà bình được ký giữa hai nước Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, theo đó Tây Ban Nha trao thuộc địa Puerto Rico cho Hoa Kỳ. Hầu hết các nhóm đảo nhỏ trong biển Caribean vẫn còn nằm dưới sự cai trị của Anh, Hà Lan, hoặc Pháp cho đến giữa những năm 1900. Từ sau đó, đa số các đảo này trở thành quốc gia độc lập. Số còn lại được quyền tự trị nhiều hơn.
7. Khó khăn còn tồn tại trong các quốc gia độc lập.
Thời thuộc địa vùng Mỹ La tinh cai trị bằng luật lệ mẫu quốc Châu Âu quân chủ. Cư dân trong thuộc địa không có tiếng nói trong các vấn đề chính trị sự vụ. Khi họ nổi dậy đấu tranh, thành lập quốc gia của riêng họ, thì họ có rất ít kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước. Thế nhưng, một số nhà lảnh đạo Mỹ La tinh không suy nghĩ kỹ vội thành lập chế độ Cộng hoà ngay khi giành được độc lập. Với sự háo hức của lòng yêu nước, lại được cổ vũ bởi chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ, cùng với tư tưởng tự do, bình đẳng của cách mạng Pháp khiến họ làm vậy. Nhưng không bao lâu sau đó, họ nhận ra rằng việc thành lập chế độ cộng hòa dễ hơn là làm cho chế độ đó họat động trôi chảy. Các nhà lảnh đạo mới thiếu kinh nghiệm, làm cho xã hội rối ren, bạo loạn nỗi lên khắp nơi vùng Mỹ La tinh không chừa một quốc gia nào.
Vậy là, các nhà độc tài đầy tham vọng nhân cơ hội chiếm quyền lực. Quân đội từng chiến đấu cho độc lập quốc gia, thường giúp các nhà độc tài duy trì quyền lực. Trong một số nước các chủ đất giàu có cũng trở thành nhà lảnh đạo quốc gia ngay từ những ngày đầu độc lập. Nhiều cộng hoà Mỹ La tinh đã xoá bỏ ngay chế độ nô lệ. Đến cuối những năm 1800, tất cả các người nô lệ trong vùng điều được trả tự do. Tuy nhiên, sự độc lập cũng chỉ mang lại rất ít trong việc cải thiện đời sống của đa số người Mỹ La tinh. Những người giàu có gốc Châu Âu (Criollos), người lai Châu Âu, và Da đỏ giàu có (mestizos) nắm hết kinh tế, chính quyền, và cơ cấu xã hội. Người lai Châu Âu nghèo, người da đỏ, và da đen không có một chút quyền hành, đời sống của những người này còn khó khăn hơn cả dưới thời cai trị thuộc địa từ Châu Âu.
8. Tranh chấp biên giới giữa các nước Mỹ La tinh.
Kể từ khi độc lập, quan hệ giữa một số nước Mỹ La tinh bị sứt mẽ nghiêm trọng bởi các bất đồng về đường biên giới. Năm 1825, chiến tranh nổ ra giữa Argentina và Brazil trên vùng biên giới tranh chấp của 2 nước. Ba năm sau, họ đạt tới một thoả ước, thành lập tại vùng này một quốc gia mới là Uruguay. Từ năm 1865 đến 1870, ba nước đồng minh Argentina, Brazil và Uruguay đánh nhau với Paraguay. Họ đánh bại Paraguay, rồi xác nhận đường biên giới chung giữa các quốc gia. Có khoảng một nửa dân số Paraguay bị giết trong cuộc tranh chấp biên giới này. Từ năm 1879 đến năm 1883, Chile đánh Bolivia và Peru trên vùng giàu trữ lượng muối axit Nitrate dọc theo bờ Thái Bình Dương.
Chile thắng trong cuộc chiến, và làm chủ khu vực không để cho Bolivia một mảnh đất nào tiếp cận được với bờ Thái Bình Dương. Từ đó Bolivia nằm trọn trong nội địa Nam Mỹ. Từ năm 1932 đến năm 1935, chiến tranh giữa Bolivia và Paraguay tranh quyền kiểm soát khu vực Gran Chaco vùng đất giáp ranh giữa hai quốc gia. Kết quả, hầu hết khu vực Chaco được trao cho Paraguay. Đầu những năm 1900, Ecuador và Peru đánh nhau nhiều lần tại một vùng hoang dã không có trên bản đồ tại bình nguyên sông Amazon. Tranh chấp kéo dài cho đến năm 1998, họ mới đạt tới một thoả hiệp thành lập đường biên giới chung. Nhưng một số tranh chấp khác vẫn còn tiếp tục, Guatemala đòi một phần đất đang chiếm giữ bởi Belize, và Venezuela tuyên bố quyền sở hữu khoảng hai phần tư đất của Guyana.
9. Liên quan đến phát triển kinh tế và thương mại.
Từ thời thuộc địa, kinh tế Mỹ La tinh phụ thuộc nặng nề vào việc xuất khẩu một ít mặt hàng nông sản và hâm mỏ. Thậm chí một số nước chỉ có một mặt hàng xuất khẩu duy nhất như chuối ở Honduras, càphê ở Colombia, đồng ở Chile, dầu mỏ ở Ecuador, Mexico, Venezuela, đường ở Cuba, cộng hoà Doninica, và thiết ở Bolivia. Khi giá cả các mặt hàng xuất khẩu này sút giảm trên thị trường thế giới, nó tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế quốc gia. Từ giữa những năm 1900, nhiều quốc gia đã sử dụng một số tiền lớn phát triển thêm một số ngành công nghiệp khác. Nhờ thế, tháo bỏ được phần nào sự phụ thuộc vào một mặt hàng xuất khẩu duy nhất là nông sản, và hầm mỏ. Họ cũng nhận được sự trợ giúp kinh tế tài chánh từ các tổ chức quốc tế cho các công trình trọng điểm.
Trong quá khứ, các nước Mỹ La tinh nhập khẩu hàng hoá công nghiệp từ Châu Âu và Hoa Kỳ. Và họ có rất ít quan hệ với các quốc gia nào khác trong vùng. Tuy nhiên, hiện nay cùng với phát triển công nghiệp các liên minh kinh tế cũng được thành lập, nhằm khuyến khích trao đổi thương mại trong vùng như Hiệp hội Hợp nhất Mỹ La tinh. Thị trường chung Trung Mỹ, Thị trường chung và Cộng đồng vùng Caribbean, và Hiệp ước Adean. Các tổ chức này, đã thực hiện được việc cắt giảm hàng rào thuế quan trong việc buôn bán giữa các nước thành viên, và khuyến khích phát triển kinh tế trong vùng. Trong quá khứ công nghiệp chính ở Mỹ La tinh đều do người Châu Âu và Hoa Kỳ làm chủ. Các nhà kinh doanh nầy cố tạo lợi nhuận càng nhiều càng tốt, không hoặc ít quan tâm gì tới an sinh xã hội của cư dân trong vùng.
Cuối thập niên 1960, một số quốc gia cấm người nước ngoài làm chủ các ngành công nghiệp then chốt. Chính quyền các nước Bolivia, Guyana, Peru và Venezuela tiến hành quốc hữu hoá nhiều công ty công nghiệp do người Hoa Kỳ, và Châu Âu làm chủ. Nhưng, một số quốc gia khác lại khuyến khích nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp do nhu cầu hiện đại hoá nền kinh tế. Từ thập niên 1980, có nhiều sự thay đổi đang diễn ra ở các nước Mỹ La tinh nhất là trong lĩnh vực kinh tế, và thương mại. Brazil và vài quốc gia trong vùng trở thành các nước xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp. Các nước Mỹ La tinh khác cũng có thêm những mặt hàng nông sản mới, trong đó hoa tươi là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, đang có thị trường tiêu thụ mạnh ở nước ngoài.
10. Vận động thành lập Tổ chức Thống nhất Châu Mỹ.
Công cuộc vận động lập ra một tổ chức Nam, Bắc Mỹ thống nhất, gọi là Tổ hợp Mỹ Châu (Pan - Americanisn) từ đầu những năm 1800. Năm 1826 Tướng Simon Bolivar của Venezuela người chủ xướng của một loạt các hội nghị đầu tiên ở Mỹ La tinh. Ông cho rằng các Cộng hoà mới thành lập, cần phải làm việc chung với nhau để giải quyết các vấn đề mới nảy sinh. Thế nhưng, trong suốt 60 năm sau đó, do mối hoài nghi, và ganh tỵ giữa các cọng hoà với nhau, khiến sự hợp tác cấp vùng không thể thực hiện được. Năm 1890, Hoa Kỳ và 18 quốc gia Mỹ La tinh thành lập một Liên minh các Cộng hoà Châu Mỹ. Văn phòng trung ương của tổ chức này gọi là văn phòng thương mại các nước Cộng hoà Mỹ Châu. Năm 1910, văn phòng này đổi thành Tổ hợp thống nhất Mỹ Châu (Pan – American Union).
Mục đích của Tổ chức thống nhất Mỹ Châu này là hợp tác chặt chẽ hơn về kinh tế, chính trị, và văn hoá giữa các nước thành viên. Năm 1948, thành lập Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ. Và Pan American Union trở thành cơ quan điều hành của tổ chức. Thành viên của nó gồm Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia độc lập Mỹ La tinh. Tổ chức (OAS) muốn có một lực lượng phòng thủ chung, hợp tác cấp vùng, và giải quyết các vụ tranh chấp bằng thương thảo hoà bình. Trước đó năm 1947, Hoa Kỳ và các Cộng hoà Mỹ La tinh đã ký một hiệp ước hỗ tương. Hiệp ước được ký kết tại Rio de Janeiro, Brazil nên thường gọi là hiệp ước Rio. Nó tuyên bố rằng "một cuộc tấn công quân sự chống lại bất cứ quốc gia thành niên nào của hiệp ước Rio” sẽ được xem như tấn công chống lại tất cả các quốc gia thành viên của Hiệp ước.
11. Quan hệ giữa Mỹ La tinh và Hoa Kỳ.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mỹ La tinh hình như có một cái gì đó "khó hiểu". Hoa Kỳ hậu thuẫn cho các thuộc địa Mỹ La tinh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của họ. Năm 1823, Tổng thống Mỹ Jame Monroe đề ra “Học thuyết Monroe” cảnh cáo các thế lực Âu Châu không được can thiệp vào công việc của Tây Bán cầu. Nhưng cũng học thuyết đó, nó tạo ra sự tức giận trong nhiều người Mỹ La tinh. Họ cảm nhận rằng, Hoa Kỳ đang tự cho mình có trách nhiệm trên vùng Mỹ La tinh, để từ đó trở thành “người bảo hộ” trong vùng. Một số người Mỹ La tinh nghi ngờ về sự giàu có, và sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ, rằng Hoa Kỳ đang cố gắng đạt tới sự thống trị toàn bộ phía Tây Bán cầu này. Những sự nghi ngờ như thế nổi lên, khi thấy Hoa Kỳ đánh nhau với Mexico năm 1846 – 1848, để rồi sau đó sáp nhập vùng Texas vào nước Mỹ.
Họ cũng thấy rằng Hoa Kỳ nắm quyền cai trị Puerto Rico năm 1898, là kết quả chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong vùng Mỹ La tinh đầu những năm 1900, làm tăng thêm sự ngờ vực ấy. Năm 1903, quân đội Hoa Kỳ giúp Panama đạt thắng lợi trong việc tách khỏi Colombia để trở thành một quốc gia độc lập. Nhưng đổi lại, Panama phải trao cho Hoa Kỳ kiểm soát một vùng, tại đó kênh đào Panama được xây dựng, mở ra con đường giao thông thuận lợi cho Đông và Tây Hoa kỳ. Người Mỹ La tinh hết sức tức giận khi thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng căn cứ quân sự ở Nicaragua năm 1912-1933, ở Haiti năm 1915-1934, và tại cộng hoà Dominica năm 1916 - 1924. Tất cả các căn cứ quân sự Mỹ ở các nước trên đều nhằm bảo vệ lợi ích Hoa Kỳ trong thời kỳ bất ổn chính trị.
Một số quốc gia Mỹ La tinh từng đứng cạnh Hoa Kỳ chống lại Đức quốc trong chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), nhưng đa số vẫn giữ thái độ trung lập. Sự ngờ vực của người Mỹ La tinh đối với Hoa Kỳ bắt đầu giảm bớt, sau hội nghị Pan - American năm 1933. Tại Hội nghị nầy, Tổng thống Hoa kỳ Franklin D.Roosevelt phác hoạ một chính sách gọi là "chính sách láng giềng tốt". Theo đó, tất cả các quốc gia tự mình cam kết không được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ quốc gia nào khác. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II (1939 – 1945), tất cả các nước Mỹ La tinh đều ủng hộ phe đồng minh, mặc dù chỉ có hai nước là Brazil và Mexico gởi quân tham chiến. Kể từ giữa những năm 1900, Hoa Kỳ đã gởi hàng tỷ đô la, và chuyên viên kỹ thuật đến trợ giúp các nước Mỹ La tinh để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của họ.
Một số chương trình liên minh cho sự hợp tác hoà bình, và tiến bộ cũng đã giúp cải thiện vùng Mỹ La tinh, trong các lảnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, và chăm sóc y tế. Thế nhưng, trong thập niên 1970 và 1980, quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước My La tinh có vẽ căng thẳng. Một số chính quyền không tôn trọng quyền công dân của nước họ bị Hoa Kỳ cắt bỏ các khoản viện trợ. Và những chính quyền này cho rằng, Hoa Kỳ đã xen vào công việc nội bộ của họ. Trái lại, một số quốc gia đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp nhiều hơn về kinh tế, và quân sự để đối phó với làn sóng báo loạn đòi cải cách dân chủ trong nước họ. Hoa Kỳ từng bước làm dịu sự căng thẳng trong khu vực. Chẳng hạn năm 1977, Hoa Kỳ ký với Panama một Hiệp ước theo đó, Hoa Kỳ sẽ từ bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát kênh đào Panama, kể từ ngày 31.12.1999.
12. Các bất ổn chính trị ở khu vực Mỹ La tinh.
Trong thập niên 1950, làn sóng bao loạn phản đối khắp các nước Mỹ La tinh đòi cải cách chính trị và kinh tế. Bao loạn đã lật đổ một số nhà độc tài. Thế nhưng, chấm dứt được chế độ độc tài cũng không mang lại ổn định và dân chủ hơn, thậm chí cũng không có được nhiều đại diện hơn trong chính quyền ở các nước Mỹ La tinh. Bao loạn nỗ ra thường do các phe nhóm chính trị kình địch nhau tranh giành quyền bính. Đặt bom, bắt cóc, ám sát xảy ra nhiều lần trong một số nước. Các nhà lảnh đạo quân đội nắm quyền hành trong nhiều nước, họ thường vi phạm quyền dân sự của công dân. Họ cho rằng dẹp bao loạn là cần thiết, để ổn định xã hội mà thực hiện cải cách. Họ đóng cửa các trường Đại học, cấm xuất bản báo chí, ban hành luật kiểm soát nghiêm ngặt thông tin, và bỏ tù hàng ngàn người bị tình nghi không cần đưa ra xét xử.
Một trong những sự kiện chính trị quan trọng xuất hiện ở Mỹ La tinh năm 1959, năm  Fidel Castro cầm đầu một cuộc nổi dậy ở Cuba lật đổ chế độ quân sự độc tài của Fulgencio Batista. Castro cho thành lập một chế độ độc tài khác, độc tài Cộng sản. Ông còn hứa sẽ giúp các cuộc bao loạn Cộng sản giành chính quyền tại các nước Mỹ La tinh. Sau đó, nhiều hoạt động của các tổ chức Cộng sản, hoặc cánh tả gia tăng mạnh mẽ vùng Mỹ La tinh. Nhằm đáp trả sự trổi dậy của Cộng sản, Hoa Kỳ gia tăng trợ giúp kinh tế, và quần sự cho nhiều nước Mỹ La tinh. Nhờ vậy, mà ngoài Cuba không có một nước nào ở Mỹ La tinh trở thành cộng sản.
13. Phát triển ở Mỹ La tinh trong nhiều năm gần đây.
Kinh tế Mỹ La tinh phát triển nhanh trong hai thập niên 1960 và 1970, nhưng khựng lại trong thập niên 1980. Nhiều quốc gia đã vay mượn một số tiền lớn, với lãi suất cao để có tiền phát triển công nghiệp, và họ không có khả năng trả được nợ. Kết quả là sự bất ổn kinh tế, cùng kéo theo nó, là các cuộc nổi dậy đòi quyền dân sự lại tiếp tục dẫn đến bạo loạn chống chính quyền quân sự khắp nơi trong những năm 1980. Cuối cùng một số chính quyền quân sự bị thay thế bởi chính quyền dân sự, thông qua các cuộc bầu cử như Argentina, Brazil và Chile. Việc thành lập các chính quyền mới dân sự, cùng với sự sụp đỗ của Liên bang Xô viết  và chấm dứt chiến tranh lạnh, đưa tới một giai đoạn mới về mối quan hệ giữa Hoa kỳ và các nước Mỹ La tinh trong thập niên 1990.
Trước đó Hoa kỳ từng lo ngại rằng, kiểu bạo loạn cộng sản như ở Cuba của Castro có thể bành trướng sang các quốc gia Mỹ La tinh. Giờ chấm dứt chiến tranh lạnh rồi, thì Hoa kỳ tập trung quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế, và duy trì nền tảng dân chủ, cái còn đang mỏng manh và khá mới mẽ ở vùng Mỹ La tinh này. Ngày nay, hầu hết các nước Mỹ La tinh đang đương đầu với các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Họ đang nỗ lực giải quyết vấn đề bằng cách hiện đại hoá nền kinh tế, và mở rộng giao thương với nước ngoài. Nhưng nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng, đơn phương các nỗ lực này không đủ sức giải quyết được các vấn đề của vùng. Khoảng cách giữa giàu và nghèo đang mở rộng trên nhiều triệu người, họ vẫn còn tiếp tục sống trong cảnh tận cùng của sự nghèo đói, và dân số thì tiếp tục gia tăng với tỷ lệ cao.
14. Quá trình phát triển ở Bắc Mỹ.
Cho đến cuối những năm 1400, chỉ có người Mỹ Da đỏ và người Eskinos định cư ở phía Tây Bán cầu. Trong suốt 200 tiếp theo, người Châu Âu từ nhiều quốc gia khác nhau chèo thuyền vượt qua Đại Tây Dương tới Bắc Mỹ. Trong số những người đến Bắc Mỹ, phần lớn là từ Anh Quốc, họ đến và định cư dọc theo bờ phía Đông của Bắc Mỹ giữa những nơi bây giờ là Maine và Georgia. Những người đi chiếm thuộc địa đầu tiền này, làm việc rất tích cực để xây dựng quê hương mới. Hàng loạt các vùng định cư phát triển hưng thịnh ở những nơi cách đó không bao lâu còn hoang dã. Buổi đầu lo chịu cai trị từ mẩu quốc Anh. Hơn một trăm năm sau, họ bắt đầu đấu tranh cho nền độc lập của riêng họ. Cuộc chiến khởi sự từ năm 1775, và năm 1776, họ chính thức tuyên bố thành lập Liên bang Hoa Kỳ tự do tách khỏi Anh Quốc.
Nhưng cuộc chiến còn tiếp tục thêm 6 năm nữa mới đạt chiến thắng hoàn toàn, buộc Anh Quốc phải thừa nhận nền độc lập của họ. Người Mỹ lại phải phấn đấu cho quốc gia tân lập của mình đạt tới nguyên tắc mục tiêu “dân chủ, tự do, công bằng, và cơ hội cho mọi người”. Họ mời gọi những người định cư vào các vị trí then chốt trong chính quyền. Hấp lực tự do, công bằng, và cơ hội cho mọi người đã cuốn hút nhiều người trên những phần đất khác nhau của thế giới đổ vào Hoa Kỳ định cư, làm cho dân số tăng nhanh từ 3 triệu người năm 1776 đến nay trên dưới 300 triệu. Cùng với việc gia tăng dân số, lảnh thổ Hoa Kỳ cũng được mở rộng thêm. Bất cứ nơi nào họ đến, người Mỹ tiên phong này cũng làm việc tích cực, để biến những vùng hoang vu thành những nơi trù phú.
Nơi nào có đất đai mầu mỡ họ lập trang trại, phát triển chăn nuôi và gieo trồng ngũ cốc. Họ tìm kiếm, thăm dò hầm mỏ, và các nguồn tài nguyên khác. Lập ra thị trấn ở những nơi tìm thấy có tài nguyên, và thành phố được xây dựng dọc theo các lộ trình vận chuyển chính. Tại đây, ngành kinh doanh và công nghiệp không ngừng tăng. Sự phát triển nhanh của những người Mỹ tích cực, đã làm cho nó trở thành một trong những quốc gia lớn nhất thế giới về cả đất đai lẫn dân số. Các hoạt động bận rộn trên khắp nước Mỹ, đã mang về cho nó một vùng đất trù phú, giàu có nhất thế giới. Hoa Kỳ được xếp vào quốc gia sản xuất hàng hoá, và cư dân có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới. Hoa Kỳ cũng là nước đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực hàng không, khoa học, y khoa, kỹ thuật, và sức mạnh quân sự.
Tại vùng cực Bắc, thì người da đỏ, người Eskinos định cư ổn định ở Arctic. Năm 1497, John Cabot nhà hàng hàng hải Ý Đại Lợi làm việc cho Anh Quốc, tìm thấy một bải cá ngoài khơi bờ Đông nam Canada, từ đó đưa đến các khám phá mới của người Âu Châu trên đất Canada. Pháp dẫn đầu cuộc khám phá này, lập ra thuộc địa phía Đông Canada. Đầu những năm 1600, một thương nhân người Pháp táo bạo hơn đi xa về phía Tây gặp nhiều hồ nước nóng. Dòng sông chảy mạnh, và núi bao phủ đầy tuyết trông đẹp tuyệt vời. Năm 1763, Anh Quốc nắm quyền kiểm soát toàn khu vực, hàng ngàn người nhập cư Anh bắt đầu liên kết với người Pháp còn lại ở Canada.
Năm 1867, người Canada nói tiếng Pháp và nói tiếng Anh cùng nhau thành lập một thuộc địa thống nhất, gọi là Vùng-Lảnh thổ tự trị (Dominion of Canada ) Canada thuộc Anh. Cả hai nhóm người làm việc với nhau tích cực ổn định, và mở rộng thuộc địa từ bờ Đông tới bờ Tây. Họ khai thác các nguồn tài nguyên,và trữ lượng hầm mỏ to lớn của Canada. Năm 1931, Anh Quốc ban cấp chính quyền độc lập cho Canada. Trong suốt những năm 1900, người Canada tích cực làm việc để mang lại cho quốc gia họ một nền kinh tế phát triển vượt bậc. Ngày nay, các trang trại ở phía Tây Canada đả sản xuất một lượng hàng nộng sản đứng đầu thế giới về lúa mì, các loại hạt ngũ cốc, và lúa mạch. Canada cũng được xếp vào loại một trong những nước phát triển công nghiệp hàng đầu của thế giới, và nó là quốc gia sản xuất điện lớn nhất thế giới.
Người nói tiếng Pháp đa số sống ở tỉnh Quebec cố gắng bảo tồn nền văn hoá Pháp của họ. Họ tức giận bởi trong một thời gian dài, chính sách cai trị của chính quyền Canada chỉ dựa vào truyền thống, văn hoá Anh. Người Pháp chiếm tới 90% dân số tại Quebec, và nhiều người trong số họ tứng vận động lập ra một quốc gia Quebec độc lập. Nhưng ho cũng ủng hộ các đề nghị của chính quyền địa phương trên lợi ích quốc gia. Canada hài lòng về sự hợp tác với Hoa Kỳ trong suốt chiều dài lịch sử để cùng phòng thủ Bắc Mỹ. Nhưng sự thắt chặt về kinh tế quá mức với Hoa Kỳ, đôi khi cũng làm cho Canada khó khăn nhất là khi có biến động mạnh ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, lối sống văn hoá Mỹ được yêu thích ở Canada đã thách thức nỗ lực của các nhà lảnh đạo Canada cho việc thành lập một bản sắc văn hoá riêng của quốc gia họ.
                         V. Tại lục địa Châu Úc.

Người định cư đầu tiên ở Úc Đại Lợi là tổ tiên của thổ dân Úc ngày nay. Họ đến lục địa này từ Châu Á bằng con đường đến New Guinea, rồi sau đó đến lục địa Đại dương cách đây khoảng 65.000 năm. Đời sống của thổ dân vẫn là đi đây, đi đó tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Họ chưa phát triển đến trình độ văn minh. Cách sống của họ khác nhau từ vùng này đến vùng khác. Những nơi khô cằn khu vực kiếm sống tới hàng trăm cây số vuông, phần nhiều dựa vào cây có hạt, củ, rể, và một ít súc vật. Những nơi có đất tốt hơn dọc theo bờ sông, bờ biển khu vực kiếm sống nhỏ hơn. Họ dùng cây trái, thú vật, và cá làm thực phẩm, nhưng họ ít thích cá hơn những thứ khác. Khi những người da trắng đầu tiên đến lục địa Úc Đại Lợi năm 1788 thì dân số thổ dân trên toàn lục địa có khoảng 750.000 người.
1. Khám phá Châu Úc của người da trắng.
Người Châu Âu phát hiện Úc Đại Lợi đầu tiên là các nhà thám hiểm Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha trong những năm 1500, cùng với việc phát hiện ra New Guinea. Những nhà thám hiểm này, và những người sau đó như đang tìm kiếm một lục địa bí ẩn giữa Đại dương ở phía Nam Châu Á. Họ đặt tên cho nó là "Terra Australis Incognita" chữ La tinh có nghĩa "Vùng đất chưa ai biết ở phía Nam" (Unknown Southern Land). Năm 1606, nhà thám hiểm Tây Bn Nha, tên Luis Vaez de Torres xác quyết rằng New Guinea là một lục địa chưa ai biết. Ông ta cho tàu chạy thẳng qua giữa New Guinea và Úc Đại Lợi, và sau đó ông nhận ra New Guinea chỉ là một hòn đảo. Torres không nghĩ rằng một lục địa rộng lớn chỉ nằm cách New guinea khoảng 160km về phía Nam.
Cũng trong năm 1606, nhà hàng hải Hà Lan tên Willem Jansz cho tàu chạy dọc theo và quan sát cái mà ông ta nghĩ là ven bờ của New Guinea. Nhưng sự thực nó là bờ phía Tây của đảo Cape York, nằm phía Đông bắc của lục địa Úc Châu. Do vậy, người ta nghĩ rằng Jansz trở thành người Châu Âu đầu tiên thấy lục địa Úc Đại Lợi. Từ năm 1616 đến 1636, các nhà hàng hải Hà Lan tiếp tục thám hiểm bờ phía Tây, Tây bắc, và Tây nam châu Úc. Họ tin rằng, chính họ đã tìm ra một lục địa bí hiểm phía Nam. Năm 1642 và 1643, một thuyền trưởng Hà Lan khác là Abel Janszoon Tasman đưa tàu ông chạy quanh lục địa mà không nhận ra nó. Suốt cuộc hải hành, Tasman nhìn thấy một vùng đất rộng lớn, và ông ta đặt tên cho vùng đất đó là “Van Diemen’s Land ”.
Ông ta nghĩ vùng đất này là một phần của lục địa. Nhưng thật ra, nó là một hòn đảo phía Nam lục địa. Năm 1825, khi thành lập thuộc địa thứ hai ở Úc Đại Lợi, sau New South Wales người Anh cũng đặt tên đó là thuộc địa “Van Diemen’s Land”. Năm 1855, để vinh danh ông Tasman người khám phá ra “Van Diemen’s Land”, người ta đổi tên thuộc địa này thành thuộc địa Tasmania. Tất cả các nhà thám hiểm trên đều báo cáo là Úc Đại Lợi không thuận lợi cho người đến đây định cư lập nghiệp. Đất đai cằn cõi, cư dân thưa thớt, và tại đó không có vàng và các sự giàu có khác. Năm 1770, James Cook thuyền trưởng hải quân Hoàng gia Anh trở  thành người Châu Âu đầu tiên phát hiện ra bờ phía Đông lục địa có một số vùng đất tốt. Cook đề nghị vương quốc Anh chiếm vùng này, và đặt tên nó là New South Wales.
2. Anh Quốc chiếm Úc Đại Lợi làm thuộc địa.
Trước năm 1776, Anh Quốc thường xuyên có các chuyến tàu chở tù nhân lưu đày viễn xứ đến các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Khi 13 thuộc địa người định cư Anh ở đây nổi dậy chống các nhà cai trị Anh, và thành lập Liên bang Hoa Kỳ năm 1776, khiến Anh Quốc phải nghĩ ngay tới việc tìm một nơi khác ở nước ngoài để giam giữ tù nhân. Năm 1786, Hoàng gia Anh quyết định chiếm Úc Đại Lợi, và chỉ định Arthur Phillip một sĩ quan hải quân hồi hưu thực hiện quyết định này. Tháng 5 năm 1787, Phillip chỉ huy một đoàn tàu buồm 11 chiếc chở 570 tù nhân nam, và 160 tù nhân nữ, cùng với khoảng 20 lính bảo vệ, và 30 vợ con lính rời cảng Anh Quốc. Sau 8 tháng lênh đênh trên biễn cả, ngày 18/1/1788 đoàn tàu cập bờ phía Đông lục địa. Bảy ngày sau, ngày 26/1/1788 tại Sysney, Phillip tuyên bố thành lập thuộc địa New South Wales.
Thuộc địa mới này phải tự nuôi sống mình bằng việc canh tác nông nghiệp. Các tù nhân làm việc trên nông trường trồng cây gần nơi định cư. Đến thập niên 1790, chính quyền thuộc địa bắt đầu cấp đất cho các sĩ quan quân đội, và tù nhân vừa được phóng thích để canh tác. Và, những người tự do ở Anh Quốc bắt đầu đến Úc định cư. Khi thuộc địa New Sonth Wales mới thành lập, người ta không biết Úc Đại Lợi có phải là một vùng đất rộng lớn, hay có hai hoặc nhiều đảo lớn. Ven bờ phía Tây bắc, Tây, và Tây nam đã có bản đồ xuyên suốt, và vì thế người ta hiểu rằng phía Tây lục địa là một vùng đất rộng, ông Tasman đã đặt tên là New Holland. Bờ phía Đông lục địa, chỉ được vẽ lên bản đồ sau khi James Cook khám phá ra nó. Nhưng bờ phía Nam, và bờ phía Bắc vẫn chưa có trên bản đồ.
Vì thế, người ta nghĩ rằng New Sonth Wales, và New Holland có thể là hai hòn đảo hơn là hai phần Đông, Tây của lục địa. Năm 1798 và 1799, hai nhà hàng hải Anh là George Bass và Matthrew Flinder cho tàu chạy vòng quanh Tasmania và do vậy, họ chứng minh đây là một hòn đảo. Từ năm 1801 đến 1803, Flinder lại thực hiện một cuộc hải hành vòng quanh lục địa, và vẽ bản đồ tất cả các vùng của bờ phía Nam và phía Bắc trước đó chưa có trong bản đồ. Từ đó, mới chứng minh được rằng lục địa Úc là một vùng đất liền khổng lồ gọi là lục địa phía Nam "Terra Australis". Thập niên 1820, tên Úc Đại Lợi (Australia) trở nên quen thuộc. Đầu những năm 1800, nhiều người định cư ở New Sonth Wales bắt đầu mở rộng thăm dò, tìm kiếm sâu vào bên trong nội địa.
Năm 1824, Hamilton Hume, và William Hovell khai mở một lộ trình xuyên qua lục địa, đến nơi bây giờ là Melbourne. Trong quá trình đó, họ phát hiện ra một con sông lớn. Năm 1829 và 1830, Charles Sturt đi theo con sông này tới cửa ra của nó gần nơi bây giờ là Adelaide. Do vậy, ông ta được vinh danh như người mở đường cho việc lập ra thuộc địa Nam Úc năm 1836. Sturt đặt tên con sông này là sông Murray. Cũng năm 1829 một tàu biển Anh, do thuyền trưởng tên Charles Fremantle chỉ huy đổ bộ lên bờ phía Nam Tây Úc, rồi đề nghị vương quốc Anh chiếm toàn bộ phía Tây lục địa. Ngay sau đó một nhóm người định cư Anh khoảng 70 người, chính thức thành lập thuộc địa Tây Úc, và xây dựng Perth thành thủ đô của thuộc địa này.
3. Tự phát chiếm đất và dòng người vào Úc tìm vàng.
Trong suốt thập niên 1820, thuộc địa New South Wales phát triển chăn nuôi và bắt đầu xuất khẩu lông cừu sang vương quốc Anh. Nguồn lợi từ việc bán lông cừu ra nước ngòai, khuyến khích ngày càng nhiều người định cư nuôi cừu như là nghề chính của họ. Nhưng chính quyền thuộc địa New Soath Wales, chỉ cho phép họ mua đất hoặc thuê đồng cỏ chăn nuôi trong một diện tích giới hạn nào đó. Tất cả đất còn lại bên ngoài phạm vi cho phép này, là đất của chính quyền. Đàn cừu tiếp tục gia tăng, nhiều người chăn nuôi bắt đầu chiếm đất của chính quyền một cách bất hợp pháp. Dần dần những người chiếm đất bất hợp pháp này, được chính quyền hợp pháp hóa bằng cách ban cấp, hoặc cho thuê mướn dài hạn. Một số trở thành những chủ đất lớn ở Úc Đại Lợi.
Từ thập niên 1830, một số nông dân nuôi cừu từ Tasmania đến định cư phía Nam New South Wales và quanh vùng Sydney. Họ lập ra một vùng định cư có tên là Melbourne, và chiếm phần đất có đồng cỏ tốt phía Nam sông Muray dùng cho chăn nuôi. Năm 1851, họ đề nghị Hòang gia Anh thành lập một thuộc địa riêng. Đề nghị này được Hoàng gia chấp thuận. Và năm đó, phần đất phía Nam sông Muray của New South Wales trở thành thuộc địa Victoria. Cũng năm 1851, vàng được tìm thấy ở New Sonth Wales. Vài tháng sau, một mỏ vàng khác lớn hơn cũng được phát hiện ở Victoria. Nguồn tin tìm thấy vàng ở Úc Đại Lợi lan sang Anh Quốc, tức thì hàng ngàn người Anh chen chúc nhau xuống tàu ào ạt đổ dồn vào Úc, đến ngay các mỏ vàng. Một số người trở nên giàu có.
Nhưng đa số không kiếm đủ vàng để trang trải cho cuộc hồi hương, và thế là nhiều người trong bọn họ phải ở lại Úc Đại Lợi. Kết quả, dân số Úc tăng vọt từ khoảng 400.000 trong năm 1850 tăng lên thành 1.100.000 người trong năm 1860. Các cuộc thám sát đường dài sâu vào bên trong nội địa bắt đầu từ thập niên 1830, tiếp tục gia tăng đều đặn. Năm 1839 và 1840, Edward John Eyre phát hiện ra một vùng hồ nước mặn rộng lớn không sâu tại phía Bắc Adelaide. Năm 1861 và 1862, Robert O’ Hara Burke, và William Wills trở thành những người da trắng đầu tiên đi xuyên qua lục địa từ Nam tới Bắc. Trên đường trở về nam, họ đã chết đói, vì cuộc hành trình kéo dài ngoài sự dự liệu. Cũng trong năm 1861 và 1862, John Mc Douall Stuart thực hiện một cuộc hải hành vòng quanh lục địa từ bờ phía Nam đến bờ phía Bắc và ngược lại.
Từ đầu thập niên 1850, Anh Quốc ngưng chuyển tù nhân từ Anh Quốc đến các thuộc địa phía Đông. Tuy nhiên, họ còn tiếp tục chuyển tù đến thuộc địa phía Tây (Tây Úc) cho đến năm 1868 mới chấm dứt. Tổng cộng số tù nhân từ Anh Quốc chuyển đến Úc Đại Lợi trên 160.000 người trong vòng 80 năm (1788 - 1868)
4. Phát triển kinh tế, chính trị và khai sinh quốc gia mới.
Số người tự do định cư ở Úc gia tăng, họ yêu cầu có một chính quyền tự quản tại mỗi thuộc địa. Năm 1856, Anh Quốc ban cấp quy chế tự quản tại mỗi thuộc địa. Mỗi thuộc địa New Sonth Wales, Tasmania, Nam Úc, Victoria đều có cơ quan Lập pháp, và chính quyền riêng với trách nhiệm điều hành Nội chính sự vụ của thuộc địa mình. Anh Quốc tiếp tục đảm trách công việc quốc phòng, và ngoại vụ chung cho tất cả các thuộc địa. Trong thời gian này, những người tự do đi lập nghiệp đã chiếm nhiều phần đất phía Bắc New South Wales, và phía Tây Brisbane. Cũng giống như những người định cư ở Melbourne 8 năm trước đây, họ đề nghị Hoàng gia Anh lập ra cho họ một thuộc địa riêng tách khỏi New South Wales. Năm 1859, Hoàng gia Anh thành lập thuộc địa Queensland, lấy Brisbane làm thành phố thủ đô của thuộc địa.
Năm 1860, hàng ngàn người đi tìm vàng từ Châu Âu, không có tiền trở về họ muốn mua các lô đất định cư lập nghiệp. Nhưng hầu hết đất làm nông nghiệp tốt đã bị những người chiếm giữ bất hợp pháp canh tác. Cũng may mắn là các hợp đồng thuê mướn của những người nầy sẽ hết hạn vào năm 1861. Đầu thập niên 1860, các nhà làm luật thông qua Đạo luật tái phân phối đất đai bị chiếm giữ bất hợp pháp. Luật này cho phép mỗi cá nhân được quyền lựa chọn bất cứ khu đất nông nghiệp nào họ muốn, kể cả đất đang bị những người chiếm giữ bất hợp pháp canh tác, và mua nó từ chính quyền dưới dạng mua chịu. Để vượt qua được Đạo luật này, nhiều người chiếm đất bất hợp pháp, bỏ tiền ra thuê người ta mua đất, rồi giao nó trở lại cho những người chiếm đất bất hợp pháp. Các chủ đất lớn, do vậy, vẫn giữ được nhiều đất của họ.
Đầu thập niên 1890, mặc dù tất cả các thuộc địa ở Úc đều có chính quyền tự quản nhưng một số lớn người Úc tin rằng, các thuộc địa sẽ trở nên tốt hơn nếu nó trở thành một quốc gia thống nhất với một Chính quyền trung ương mạnh. Không làm như thế các thuộc địa sẽ luôn gặp khó khăn bởi các vấn đề sự vụ, và phương cách giải quyết hạn chế của họ. Công cuộc vận động hợp nhất được cổ vũ, bởi cảm nhận niềm tự hào quốc gia đang phát triển. Các nhà văn như Henry Lawson, và Banjo Peterson hỗ trợ “cảm nhận tích cực” này, bằng các bài viết về truyền thống quốc gia. Năm 1897 và 1898, Hội nghị các nhà lãnh đạo thuộc địa đưa ra một dự thảo Hiến pháp thành lập Liên bang Úc Đại Lợi. Dự thảo Hiến pháp đưa ra trưng cầu dân ý trong năm 1898 và 1899 tại các thuộc địa, và được dân chúng chấp nhận.
Dự thảo Hiến pháp gởi sang Luân Đôn và được Anh Quốc đồng ý ban hành Đạo luật thành lập Liên bang Úc Đại Lợi có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.1901. Và ngày 1.1.1901, 6 thuộc địa Anh tại Úc trở thành 6 tiểu bang của Liên bang Úc Đại Lợi độc lập. Quốc gia mới này vẫn duy trì Nữ hoàng Anh làm nguyên thủ quốc gia Úc. Quốc hội Liên bang tạm thời đặt tại Melbourne, cho đến khi Canberra được chọn để xây dựng thành thành phố thủ đô quốc gia. Năm 1927, chính quyền Liên bang dời về Canberra. Lúc đầu, Úc có ba đảng chính trị là đảng Bảo hộ Mậu dịch, đảng Tự do Mậu dịch, và đảng Lao Động. Đảng Bảo hộ Mậu dịch muốn đánh thuế nhập cảng cao để bảo vệ nền công nghiệp Úc. Đảng Tự do Mậu dịch muốn đánh thuế thấp hoặc không đánh thuế hàng nhập cảng để dân chúng có nhiều hàng hoá mà lựa chọn.
Đảng Lao Động thì đại diện cho Liên đoàn Lao động, bênh vực quyền lợi của công nhân. Năm 1909, Quốc hội giải quyết tốt vấn đề thuế nhập cảng bằng cách ban cấp một số đặc miển trên hàng nhập. Khiến đảng Tự do Mậu dịch kết hợp với đảng Bảo hộ Mậu dịch (đang cầm quyền) thành lập đảng Liên Hiệp, tiền thân của đảng Tự Do ngày nay. Còn đảng Quốc Gia thành lập năm 1919, gọi là đảng Nông thôn Úc Đại Lợi. Năm 1975, đổi tên thành đảng Quốc gia Nông thôn, và năm 1987, một lần nữa đổi tên thành đảng Quốc Gia.
5. Úc Đại Lợi với hai cuộc chiến tranh thế giới.
Năm 1914 Anh Quốc tuyên chiến với Đức, Úc Đại Lợi tự xem mình như có bổn phận phải tham chiến cạnh Anh Quốc. Có hơn 400.000 công dân Úc phục vụ quân đội trong chiến tranh, khi dân số toàn Liên bang chỉ trên 4 triệu người. Trong chiến tranh, quân hỗn hợp Australiaia - New Zealand gọi là ANZACS đã chiến đấu với lòng dũng cảm tuyệt vời. Khoảng 59.000 người Úc chết trong chiến tranh, chiếm tỷ lệ chết cao so với các nước Đồng minh tham chiến. Ngày 25 tháng 4, được gọi là "Anzac Day" ngày tưởng niệm chiến tranh, để quốc gia bày tỏ lòng thương tiếc đối với các chiến sĩ đã “vị quốc vong thân”. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối những năm 1920 và đầu thập niên 1930, ảnh hưởng tác hại lên nền kinh tế Úc Đại Lợi. Nhiều nhà sản xuất len, lúa mì, và đường bị phá sản.
Tình cảnh bi đát nhất của cuộc khủng hoảng này là gần một phần ba lực lượng lao động Úc bị mất việc làm. Rồi Úc Đại Lợi cũng tự mình vượt qua thử thách, vựt dậy nền kinh tế quốc gia. Cuối thập niên 1930, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Anh Quốc lại tuyên chiến với Đức, và Úc Đại Lợi một lần nữa, gửi quân tham chiến cạnh Anh Quốc. Ngày 3.4.1939, Úc đưa quân đánh trả Đức trên đất Hy Lạp, Crete, và Bắc Phi. Nhưng phần lớn đội quân này phải quay trở về Úc để phòng thủ quốc gia, sau khi Nhật Bản tham gia chiến tranh cạnh Đức quốc tháng 12.1941. Ngày 19.2.1942, máy bay Nhật Bản ném bom thành phố Darwin thủ đô lảnh thổ Bắc Úc. Đầu tháng 3, quân Nhật đổ bộ lên New Guinea đe doạ xâm lăng Úc Đại Lợi. Sự đe doạ này được giải toả bởi quân đội Hoa Kỳ.
Trong một trận đánh thư hùng mang tính chiến lược trên biển Coral, sát sườn phía Đông Úc Đại Lợi tháng 5.1942, Hoa Kỳ đã đánh thắng ngoạn mục đội tàu thiện chiến Nhật Bản. Từ đó cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1945, quân đội Úc từng bước đẩy lùi quân Nhật khỏi New Guinea. Khoảng 925.000 đàn ông, và 65.000 phụ nữ Úc phục vụ quân đội trong Đệ II thế chiến. Trên 29.000 công dân Úc chết trong các trận đánh hoặc bị bắt cầm tù trong chiến tranh. Đảng Lao động nắm chính quyền từ năm 1941 đến năm 1949 thì bị đánh bại trong cuộc bầu cử quốc hội. Đảng Tự do Liên minh với đảng Nông thôn Úc Đại Lợi giành thắng lợi. Liên minh Tự do-Nông thôn nắm chính quyền cho đến năm 1972. Úc Đại Lợi trở thành thành viên Liên Hệp Quốc khi tổ chức này mới thành lập năm 1945.
Úc bắt đầu gia tăng vai trò của mình trong các vấn đề thế giới sự vụ. Úc đóng góp lực lượng vũ trang với Liên Hiệp Quốc trong chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến 1953. Năm 1950, Úc Đại Lợi đề ra chương trình trợ giúp phát triển kinh tế cho các nước Nam, và Đông Nam Châu Á gọi là chương trình Colombo. Năm 1951, Úc cùng với New Zealand và Hoa Kỳ ký Hiệp ước ANZUS phòng thủ hỗ tương. Theo đó, một quốc gia thành viên bị tấn công, thì các quốc gia thành viên khác xem cuộc tấn công đó như là tấn công vào chính quốc gia mình, huy động lực lượng quân sự của Liên minh để chống trả. Từ năm 1964 đến năm 1972, theo yêu cầu của Hoa Kỳ Úc Đại Lợi lại gởi quân tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Năm 2001, và 2003, Úc cũng gởi quân tham chiến cạnh Hoa Kỳ trong chiến tranh Afghanistan và Iraq.
Suốt thập niên 1960, kinh tế Úc Đại Lợi phát triển mạnh, đạt tới sự hưng thịnh vượt bậc. Nó là kết quả của việc khám phá ra các loại hầm mỏ với trữ lượng lớn từ thập niên 1960. Các mặt hàng xuất khẩu từ hầm mỏ này gồm quặng nhôm, than đá, quặng sắt, và nickel gia tăng đáng kể và thu nhập quốc gia cùng tăng nhanh.
6. Khủng hoảng chính trị, và phát triển trong những năm gần đây.
Năm 1972, Đảng Lao Động giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội và nắm chính quyền nhưng chỉ chiếm thiểu số ở thượng viên. Gough Whitlam lảnh tụ đảng trở thành Thủ tướng. Năm 1975, nạn lạm phát và thất nghiệp gia tăng, và chính quyền Lao Động trở thành không được quần chúng ủng hộ. Tháng 10.1975, đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) sử dụng đa số ghế của họ ở thượng viện, đe doạ không cung cấp ngân sách cho việc điều hành chính quyền. Họ hy vọng làm thế sẽ buộc Whitlam từ chức, để tổ chức một cuộc bầu cử mới. Whitlam không từ chức, và đảng đối lập (Liên đảng) từ chối chuẩn y tài chánh cho chính quyền hoạt động. Thế là cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu. Tháng 11/1975, Tổng Toàn quyền Sir John Kerr giải quyết nó bằng cách bãi chức Thủ tướng Whitlam.
Toàn quyền Kerr chỉ định Malcolm Fraser, lảnh đạo đảng Tự Do làm quyền Thủ tướng cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức. Tháng 12/1975, trong cuộc bầu cử mới, Liên đảng Tự do - Quốc gia giành thắng lợi, và Fraser tiếp tục làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử 1977, năm 1980, Liên đảng đều thắng lợi, và Fraser vẫn còn nắm quyền. Tại cuộc bầu cử Quốc hội năm 1983, đảng Lao Động giành được đa số ghế tại Hạ viện và lảnh tụ đảng Robert Hawke trở thành Thủ tướng. Đảng Lao Động tiếp tục giành thắng lợi trong ba cuộc bầu cử tiếp vào các năm 1984, 1987 và 1990. Trong thời đảng Lao Động nắm chính quyền, nước Úc phải đương đầu với nạn lạm phát, thất nghiệp và nợ nước ngoài gia tăng. Hy vọng tăng trưởng kinh tế Úc Đại Lợi phụ thuộc khá nhiều vào công nghiệp hầm mỏ.
Uranium, nguyên tố kim lọai nặng màu xám có tính phóng xạ được sử dụng làm nhiên liệu hạt nhân, là nguồn hầm mỏ có giá trị nhất của nước Úc chưa được khai thác. Cuối thập niên 1970, nhu cầu loại nguyên liệu này trên thế giới gia tăng, thì công nghiệp khai thác Uranium bắt đầu lớn mạnh. Tuy nhiên, người Úc phản đối việc khai thác, bởi vì sự nguy hiểm to lớn của nó. Chưa hết, họ còn phản đối cả các dự án khai thác và xuất khẩu Uranium. Tương tự như vậy, một số trữ lượng Uranium lớn nằm trong các vùng đất truyền thống của thổ dân. Các nhóm thổ dân du cư khác nhau, đang tìm kiếm sự hợp pháp đất đai trên các vùng du cư của họ kể cả vùng đất có trữ lượng Uranium. Từ đầu thập niên 1970, nhiều mỏ khí đốt thiên nhiên khổng lồ được khám phá trên bờ phía Tây của Bắc Úc, và bắt đầu khai thác trong đầu những năm 1980.
Nó là một dự án phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử nước Úc. Năm 1991, trong thời suy thoái tạm thời các thành viên trong Quốc hội của đảng Lao Động bỏ phiếu thay thế Hawke bằng Paul Keating trong chức lảnh tụ đảng. Và Keating cũng thay thế Hawke trong chức Thủ tướng. Đảng Lao Động thắng lợi trong kỳ bầu cử Quốc hội năm 1993, và Keating tiếp tục làm Thủ tướng. Kỳ bầu cử Quốc hội năm 1996, Liên đảng Tự do - Quốc gia chiếm đa số ghế, và John Howard lảnh đạo đảng Tự Do trở thành Thủ tướng. Liên đảng thắng cử thêm bốn nhiệm kỳ trong năm 1998 và năm 2000, năm 2001, và năm 2004. Cuối thập niên 1990, những người Úc ngỏ ý muốn quốc gia của họ trở thành một nước Cộng hoà với một vị Tổng thống làm nguyên thủ quốc gia thay thế vai trò Nữ hoàng Anh.
Năm 1998, một Hội nghị bàn về Hiến pháp đưa ra dự thảo đề nghị thay đổi Hiến pháp, thành lập một nước Cộng hoà sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2001. Nhưng, dự thảo đề nghị sửa đổi Hiến pháp không được đa số cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” tổ chức trong năm 1999. Năm 2003, Úc Đại Lợi gởi quân cùng với Hoa Kỳ, Anh Quốc tham gia cuộc chiến chống Iraq. Quân Đồng minh nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát toàn bộ lảnh thổ Iraq lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Hiện quân Úc vẫn còn ở Iraq làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh tại đây. Năm 2005, Quốc hội Úc thông qua Đạo luật chống khủng bố quy định những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn khiến một số người cho rằng xâm phạm đến các quyền dân sự của công dân. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 2007, đảng Lao Động giành chiến thắng, chiếm đa số ghế, và lảnh tụ đảng là Kavin Rudd nhậm chức Thủ tướng.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét