Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Chương 4. HIỆN TRẠNG CHÂU Á ( Sách văn minh nhân loại)


CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG CHÂU Á
I. Khái quát.
Châu Á là lục địa lớn nhất cả diện tích đất lẫn dân số. Nó chiếm 1/3 đất, và 3/5 dân số của thế giới. Châu Á trải dài từ Châu Âu, và Châu Phi ở phía Tây tới Thái Bình Dương ở phía Dông. Phía Bắc châu Á giáp Bắc cực, và phía Nam là vùng nhiệt đới gần đường Xích đạo. Châu Á có nhiều con sông dài, và nhiều vùng sa mạc lớn. Nó cũng có nhiều rừng nguyên sinh, và rừng nhiệt đới. Nơi cao nhất, và thấp nhất của trái đất đều nằm ở Châu Á. Núi Everest cao 8.848 mét so với mặt nước biển trung bình nằm dọc theo biên giới Nepal, và Tibet. Điểm thấp nhất sâu 399 mét so với mặt nước biển, trong biển “Biển chết” (Dead Sea) giáp ranh giữa Israel, và Jordan. Văn minh Châu Á bắt đầu khoảng 5.500 năm gần đây, tức 3500 Trước công nguyên (TCN) trước rất lâu, so với văn minh phương Tây trong phát triển kinh tế, văn hóa, và khoa học.
Người Châu Á lập ra các thành phố, và đưa ra hệ thống pháp luật đầu tiên cho loài người, bên cạnh việc tạo ra chữ viết của họ. Tất cả tôn giáo chính của thế giới đều ra đời từ Châu Á. Nông nghiệp, và thương mại đều phát triển rất sớm ở đây. Châu Á còn chế tạo ra giấy viết, địa bàn định hướng, và các phương tiện chuyển vận. Khoảng năm 1500  Sau công nguyên (SCN) Châu Á đi vào thời kỳ suy thoái, và phương Tây bắt đầu một thời kỳ phát triển nhanh. Các nước phương Tây lần lượt xâm chiếm nhiều phần rộng lớn của Châu Á từ những năm 1500 đến những năm 1800. Họ đặt ách “cai trị thuộc địa” lên Châu Á, khai thác các nguồn tài nguyên để làm giàu cho cá nhân, quốc gia họ, mà không đầu tư trở lại cho lục địa nầy, khiến Châu Á có một khoảng cách phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với Châu Âu.
Trong khi Châu Âu, và Bắc Mỹ phát triển công nghiệp, cải thiện phương pháp canh tác nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm, gia tăng sản lượng, và đời sống cư dân cũng được cải thiện, thì tại Châu Á, phát triển công nghiệp như còn hiếm hoi. Họ vẫn là các quốc gia nông nghiệp, và nông dân tiếp tục sử dụng công cụ bằng tay, theo phương pháp canh tác cổ truyền. Sự bùng nổ dân số bắt đầu cuối những năm 1500, khiến số người ở Châu Á, và Châu Âu tăng vọt. Nhu cầu ngày càng nhiều hơn về thực phẩm, việc làm, trường học, và các thứ cần thiết khác đáp ứng cho việc gia tăng dân số. Nhờ phát triển kinh tế mà Châu Âu giải quyết vấn đề tốt hơn Châu Á. Đi xâm chiếm thuộc địa, rồi đưa người Châu Âu đến định cư ở vùng đất mới là một trong các phương cách đặc trưng của Châu Âu.
Từ những năm 1500, Châu Á bị Châu Âu đặt ách cai trị thuộc đia đến giữa những năm 1900, nhiều nước Châu Á mới khôi phục được nền độc lập của mình. Từ đó phát triển công nghiệp, cải thiện nông nghiệp, và giảm dần đà gia tăng dân số. Nhờ vậy, mà nhiều người có việc làm, và tiêu chuẩn sống tăng lên đôi phần. Tuy nhiên, việc tranh chấp chính trị giữa các phe nhóm tạo thêm sự khó khăn cho “tiến trình phát triển.” Sau chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945), Châu Á trở thành trung tâm tranh giành giữa hai thế lực Cộng sản, và Không Cộng sản. Thêm vào đó, các mâu thuẫn khác không liên quan đến Cộng sản cũng đưa đến các cuộc chiến tranh giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo trong lục địa. Và kết quả là, tại Châu Á hầu như còn tiếp tục đối diện với chiến tranh, hoặc đe dọa chiến tranh, cùng với các vấn đề bức thiết khác.
            II. Quốc gia, lãnh thổ, dân số, và thành phố thủ đô
Có 48 quốc gia độc lập ở Châu Á, trong đó có cả quốc gia lớn nhất, và nhỏ nhất thế giới về diện tích đất lẫn dân số. Trung Quốc có trên 1.355 triệu người, nhưng cũng có tới 2/5 quốc gia Châu Á chỉ dưới 5 triệu người. Liên bang Nga tuy nằm ở Châu Âu, nhưng chiếm tới 12.766.000km2 ở nội địa Châu Á, và Ai Cập nằm ở Châu Phi cũng có trên 60.000km2 ở Châu Á. Ba quốc gia nhỏ nhất ở lục địa là Bahrain, Maldives, và Singapore, mỗi quốc gia chỉ có dưới 700km2. Dân số Châu Á thay đổi nhanh nhất hơn bất cứ sự thay đổi nào khác. Các sự khác nhau về nguồn gốc, tập quán, ngôn ngữ, tôn giáo, và cả đời sống đang tồn tại khá kiên cố ở lục địa này. Chính vì điều đó mà người ta chia Châu Á thành 6 khu vực khác nhau về văn hoá, phát triển kinh tế, đời sống xã hội, và cả thể chế chính trị.
Về thể chế chính trị thì hiện Châu Á có tới 5 loại chính quyền: chính quyền Cộng sản cai trị Trung Quốc, Bắc Hàn, và Việt Nam. Nhà Vua cai trị ở Bhutan, Saudi Arabia. Giáo chủ Hồi giáo cai trị Bahrain Qatar, Arab Emirates. Chính quyền Cộng hòa thì có Ấn Độ, Israel, Nhật Bản. Một số quốc gia ở Châu Á, người cầm đầu Quân đội còn nắm cả quyền cai trị đất nước như ở Miến Điện, và ở các thời điểm có biến động chính trị như Thái Lan chẵng hạn.
1.) 48 quốc gia độc lập của Châu Á là: (World Book 2010).
Số
thứ
tự
Tên quốc gia
 Diện tích
   (km2)
Dân số:
000
(2009)
Dân số:
000
(2010)
Thủ đô
Độc lập
Độclập từ
1
Afghanistan
652.090
32.253.
34.343.
Kabul
1857
ĐQ Persia
2
Armenia
29.800
2.994.
2.983.
Yerevan
1991
LB Xô viết
3
Azebaijan
72.300
6.025.
6.108.
Baku
1991
LB Xô viết
4
Bahrain
694
722.
794.
Manama
1971
Anh
5
Bangladesh
143.998
150.660.
161.315.
Dhaka
1971
Pakistan
6
Bhutan
47.000
718.
696.
Thimphu
1907
Anh
7
Brunei
5.765
397.
411.
BandarSeri
1984
Anh
8
Cambodia
181.035
14.656.
15.211.
Phnom pênh
1953
Pháp
9
China
9.563.974
1.346.606.
1.355.350.
Beijing
1911
Mãn Châu
10
Cyprus
9.251
753.
812.
Nicosia
1960
Anh
11
East Timor
14.874
995.
1.092.
Dili
2002
Indonesia
12
Egypt (Asia)
60.714
402.
424.
.
.
.
13
Georgia
55.063
3.979.
3.863.
Tibilisi
1991
LB Xô viết
14
India
3.287.263
1.144.734.
1.202.135.
New Delhi
1947
Anh
15
Indonesia
1.482.714
229.946.
237.383.
Jakarta
1949
Hòa Lan
16
Iran
1.648.195
72.048.
74.131.
Tehran
1502
Mông Cổ
17
Iraq
438.317
30.958.
30.623.
Baghda
1932
Anh
18
Israel
21.056
7.250.
7.279.
Jerusalem
1948
Anh
19
Japan
377.829
127.994
127.669
Tokyo
TCN
Tân lập
20
Jordan
91.860
5.816.
6.361.
Amman
1946
Anh
21
Kazakhstan
2.604.200
14.906.
15.412.
Astana
1991
LB Xô viết
22
Korea, North
120.538
23.059.
24.033.
Pyongyang
1948
Nhận Bản
23
Korea, South
99.268
48.877.
48.653.
Seoul
1948
Nhận Bản
24
Kuwait
17.818
2.895.
2.919.
Kuwait
1961
Anh
25
Kyrgyzstan
199.000
5.336.
5.494.
Bishkek
1991
LB Xô viết
26
Laos
236.800
6.361.
6.167.
Vientiane
1953
Pháp
27
Lebanon
10.400
3.894.
4.236.
Beirut
1920
Pháp
28
Malaysia
329.758
27.526.
27.942.
KualaLumpur
1957
Anh
29
Maldives
298
313.
322.
Male
1965
Anh
30
Mongolia
1.566.500
2.670.
2.748.
Ulan Bato
1911
Mãn Châu
31
Myanmar
676.578
51.988.
50.053.
Yangon
1948
Anh
32
Nepal
147.181
27.416.
29.922.
Kathmandu
1769
Tân lập
33
Oman
309.500
2.705.
2.815.
Muscat
1861
Lm Muscat
34
Pakistan
796.095
167.947.
173.717.
Islamabad
1947
Anh
35
Phillippines
300.000
89.681.
93.715.
Manila
1946
Hoa Kỳ
36
Qatar
11.000
841.
895.
Doha
1971
Anh
37
Russia  (Asia)
12.766.000
36.753.
36.541.



38
Saudi.Arabia
2.149.690
26.362.
26.551.
Riyadh
1913
ĐQ.Ottoman
39
Singapore
618
4.467.
4.701.
Singapore
1965
Malaysia
40
Sri Lanca
65.610
20.140.
20.644.
Colombo
1948
Anh
41
Syria
185.180
20.423.
21.399.
Damacus
1946
Pháp
42
Taiwan
35.980
23.111.
23.166.
Taipei
1949
Tân lập
43
Tajikistan
142.100
7.292.
7.389.
Dushanbe
1991
LB Xô viết
44
Thailand
513.115
65.591.
65.157.
Bangkok
1350
Tân lập
45
Turkey
751.195
66.593.
66.179.
Ankara
1919
ĐQ.Ottoman
46
Turkmenistan

5.232.
5.170.

1991
LB Xô viết
47
U.Arab.Emirates
83.600
4.724.
4.765.
Abu Dhabi
1971
Anh
48
Uzbekistan
447.400
27.890.
28.133.
Tashkent
1991
LB Xô viết
49
Vietnam
331.689
87.009.
88.257.
Hà nội
1954
Pháp
50
Yemen
527.968
23.054.
24.536.
Sanaa
1918
ĐQ.Ottoman
  2.)  2 vùng phụ thuộc của Châu Á là. 

Số
thứ
tự
Tên.vùng.phụ.thuộc
D.tích:
Km2
Dân số:
000
(2009)
Dân số:
000
(2010)
Phụ.thuộc Quốc gia
1
Gaza Strip
378
1.537.
1.600.
Palestine.Israel.quản.lý
2
West Bank
5.879
2.613
2.600
Palestine.Israel.quản.lý
                III. Cư dân, sắc tộc, ngôn ngữ, và tôn giáo
Năm 2010, Châu Á có trên 4.100 triệu người, chiếm 60% dân số thế giới. Trung Quốc, và Ấn Độ có trên 2.557 triệu. Nếu cư dân Châu Á chia đều khắp lục địa thì khoảng 8 người trên 1km2. Nhưng nhiều vùng quá lạnh hoặc quá nóng, đất thiếu màu mỡ, và vùng núi non không, hoặc rất ít có người ở. Hầu hết người Châu Á sống ở các lưu vực sông, cạnh bờ biển, tại đó họ có thể làm nông nghiệp, hoặc đánh cá để kiếm sống. Những khu vực có mức độ dân cư cao như Bangladesh, Hồng Kông, Singapore, phía Đông Trung Quốc, Ấn Độ, nhiều nơi ở Nhật Bản, và tại đảo Java ở Indonesia. Tại những nơi đó, hàng triệu người gói chặt trong các thành phố lớn. Ngay cả vùng quê cũng có tới hàng trăm thậm chí hàng ngàn người trên một cây số vuông.
Châu Á có nhiều nguồn gốc văn hóa khác nhau và nó là một trong những đặc trưng của cư dân Châu Á. Thành viên của một nhóm sắc tộc có thể cùng nguồn gốc, ngôn ngữ, tôn giáo, và vài đặc trưng khác. Châu Á có hàng loạt các nhóm sắc tộc vừa lớn vừa nhỏ. Một quốc gia cũng có thể có nhiều nhóm sắc tộc. Nhóm sắc tộc lớn nhất ở Châu Á là China về phía Đông, Hindus phía Nam, và Arab phía Tây nam. Các nhóm sắc tộc giáo dục cho thành viên của họ nhận thức về sự phụ thuộc, và liên thuộc. Họ cũng lập ra nguyên tắc xử sự, đạo đức, bảo tồn phong tục, niềm tin tôn giáo, và các truyền thống khác. Tuy nhiên, nhiều khu vực ở Châu Á, các nhóm sắc tộc láng giềng không thích nhau, hoặc hay ngờ vực lẫn nhau. Cảm giác này thường đưa đến các cuộc bạo loạn giữa các sắc tộc trong một quốc gia, hoặc giữa các quốc gia khác nhau.
 Chẳng hạn từ giữa những năm 1900, nhiều cuộc chiến tranh giữa nhóm sắc tộc Ả Rập và Do Thái, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, người theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo, người Mã Lai và người Trung Quốc, người Amenian và người Azerbaijan. Tranh chấp sắc tộc Châu Á có khuynh hướng liên quan tới quốc gia liên hệ, và nó cũng là nguyên nhân chia rẽ ngay cả trong nội bộ quốc gia. Con người Châu Á cũng có đặc tính dễ phân biệt chẳng hạn người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và các nước Đông Nam Á có tóc cứng, và đường nhăn da ở đuôi mắt phía ngoài. Nhưng người Tây Á, và Nam Á như Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, và Ấn Độ có mái tóc đẹp, không có đường nhăn da ở đuôi mắt. Cũng có một số người da đen tóc quăn ở Châu Á, chủ yếu trên bán Malaysia, các đảo New Guinea, Phillippines, và Sumatra phía Đông Nam của lục địa.
Có quá nhiều ngôn ngữ, và phương ngữ hiện đang sử dụng tại Châu Á. Nó cũng là một trong những lực cản chính về phương diện truyền thông. Trong một số nơi của lục địa, người trong một làng không thể nói chuyện, và hiểu được ngôn ngữ của làng bên cạnh, chỉ cách nhau có năm ba cây số. Chẳng hạn, trong vùng Madhya, Pradesh, một tiểu bang của Ấn Độ, người ta sử dụng tới hơn 375 ngôn ngữ, và phương ngữ khác nhau. THế giới có 9 nhóm ngôn ngữ, thì tại Châu Á sử dụng tới 8 nhóm, ngoại trừ ngôn ngữ Châu Phi (Black African). Tiếng Ả Rập (Arabic), và Do Thái (Hebrew) là ngôn ngữ chính vùng Tây nam Á thuộc nhóm ngôn ngữ Afro-Asiatic. Tiếng Nga, Afghanistan, Iran, Pakistan, Bắc Ấn Độ, và Sri Lanka, cùng với tiếng Anh thuộc nhóm ngôn ngữ Indo-European.
Tiếng nói nam Ấn Độ thuộc nhóm ngôn ngữ Dravidian. Tiếng Kazakistan, Mông Cổ, Siberia, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, và Uzbekistan được xếp vào nhóm ngôn ngữ Altaic-Uralic. Tiếng Trung Quốc, Tibetan, Miến Điện, Lào, và Thái Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Sinto-Tibetan. Tiếng nói của người Cam Bốt, Việt Nam thì xếp vào nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer. Tiếng nói của hầu hết người trên các đảo Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, và Phillippines thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian. Tiếng nói của người Nhật, người Triều Tiên thì thuộc nhóm ngôn ngữ Japanese-Korean. Tất cả các tôn giáo chính của thế giới đều ra đời từ Châu Á. Đạo Do Thái, đạo Shinto, đạo Hindus, đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, đạo Thiên chúa, và đạo Hồi. Đạo Hindus có nhiều tín đồ nhất ở Châu Á. Kế đến là đạo Hồi.
Hầu hết cư dân các nước phía Tây Nam, và Trung Á là tín đồ Hồi giáo. Nó cũng chiếm đa số ở Indonesia, và Malaysia. Đạo Phật cũng có nhiều người theo và là tôn giáo chính của một số nước như Sri Lanka, Thái Lan, Cam Bốt, Lào, và Việt Nam. Lamaism, một hệ phái của đạo Phật là tôn giáo chính ở Mông Cổ, và nhiều nơi ở Trung Á. Đạo Khổng, và đạo Lão được nhiều người theo ở Trung Quốc. Đạo Shinto là tôn giáo chính ở Nhật Bản. Nhiều người ở Châu Á còn kết hợp đạo Phật với một, hoặc nhiều niềm tin riêng của họ. Thiên chúa giáo, mặc dù được nhiều người theo trên thế giới, nhưng chẳng bao giờ là niềm tin chính ở Châu Á. Đa số người theo đạo này là ở Cyprus, và Phillipines. Tại Lebanon, Armenia, Georgia, và Liên bang Nga cũng có một số tín đồ Thiên chúa giáo. Đạo Do Thái là tôn giáo chính của quốc gia Israel.
             IV. Đời sống, giáo dục và nghệ thuật ở Tây Nam Á
1. Vài nét về Tây Nam Á.

Khu vực Tây Nam Á chiếm khoảng 7.130.000km2 hay 16% lục địa. Có 19 quốc gia trong khu vực, gồm 7 quốc gia trên Bán đảo Arabian, và 12 quốc gia phía Bắc, và phía Đông bán đảo. Saudi Arabia là quốc gia lớn nhất chiếm khoảng 2/3 bán đảo, các nước còn lại trên bán đảo là Bahrain, Kuwait, Qatar, United Arab Emirate, Oman, và Yemen. Các quốc gia nằm ngoài bán đảo gồm Turkey, Georgia, Armenia, Azerbaijan, Cyprus, Syria, Lebanon, Israel, Jordan, Iraq, Iran, và Afghanistan. Tây Nam Á còn bao gồm cả Bán đảo Sinai, phía Đông bắc Châu Phi thuộc Ai Cập (Egypt) dải Gaza (Gaza Strip), và phần đất phía Tây (West Bank) giữa sông Jordan, và Biển Chết (Dead Sea). Gaza Strip, và West Bank phía Tây sông Jordan do Israel chiếm đóng, quản lý, và là nơi cư trú của người Palestine.
Tây Nam Á có nhiều sa mạc, ít mưa, và khan hiếm nước. Dù vậy, người Tây Nam Á vẫn sống, và làm việc trên các nông trại của họ. Nông gia sống chen chúc dọc theo bờ biển, bờ sông, và các lưu vực nơi có đủ nước cho việc trồng trịa của họ. Các vùng sa mạc cư dân thưa thớt hơn, trung bình 37 cư dân trên một cây số vuông ở khu vực Tây Nam Á. Không có công nghiệp lớn ở thành phố, và nạn thiếu hàng hóa ở nông thôn làm cho quá trình phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong hầu hết các quốc gia Tây Nam Á. Nhưng trong lòng đất, ngay cả ở sa mạc, chứa đựng nhiều triển vọng cho tương lai. Nó sản sinh ra một số lượng khổng lồ sản phẩm dầu khí. Hầu hết khu vực đều có trữ lượng các nguồn tài nguyên có giá trị. Chính quyền nhiều nước đều sử dụng các nguồn thu về dầu khí để đẩy lùi nạn nghèo khó.
Họ cũng đang cố gắng làm việc để gia tăng sản lượng nông nghiệp, và đưa nền công nghiệp quốc gia tiến đến hiện đại hóa. Có khoảng trên 300 triệu người, hoặc 8% người Châu Á sống ở khu vực Tây Nam Á, trong đó nhóm sắc tộc Ả Rập chiếm đa số tại 11 quốc gia trên 19 nước trong khu vực. 11 quốc gia này gồm 7 nước trên Bán đảo Arabia, và 4 nước bên ngoài bán đảo là Jordan, Iraq, Siria, và Lebanon. Nhiều triệu người Tây Nam Á, và Bắc Phi thống nhất về ngôn ngữ, (Arabian)và tôn giáo (Islam). Họ cũng có cùng văn hóa, và nguồn gốc, lịch sử. Người Ả Rập đầu tiên sống trên Bán đảo. Người Do Thái cũng sống ở Tây Nam Á. Buổi đầu tổ tiên của người Ả Rập và người Do Thái sống hòa thuận với nhau trong khu vực. Theo thời gian, người Do thái rời bỏ quê hương đến định cư ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và những nơi khác.

Cuối những năm 1800, người Do thái bắt đầu một cuộc vận động tái thành lập quốc gia Do Thái, nơi tổ tiên họ từng sống ở Tây Nam Á, công cuộc vận động của họ được Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho tái lập quốc gia Israel ở giữa các nước Ả Rập trong khu vực Trung Đông ở Tây Nam Á. Những người Ả Rập phản đối việc thành lập quốc gia Do Thái trong vùng đất mà họ tự cho là đất của người Ả Rập. Từ đó, các quốc gia Ả Rập, và Do Thái có bất hòa, và nổ ra bốn cuộc chiến tranh trong các năm 1948, 1956, 1967, và 1973. Đến nay, trên 50 năm mà chưa có được một giải pháp chung cuộc cho là Israel - Ả Rập. Mâu thuẫn xung đột cũng nổ ra giữa các người theo Hồi giáo giữa hệ phái này và hệ phái khác. Cũng như những người theo đạo Hồi với người theo đạo Thiên chúa. Tây Nam Á vẫn còn là điểm nóng của thế giới.
Sự thật là người à Rập, và người Do Thái có chung bộ tộc “Semitic” cùng nhóm ngôn ngữ Hebrew-Arabic thuộc họ ngôn ngữ Afro-Asiatic. Nó khác xa với các quốc gia phía bắc Tây Nam Á như Afghanistan, Azerbaijan, Cyprus, Georgia, Iran, và Turkey. Chẳng hạn, tổ tiên của người Afghanistan, Azerbaijan, Iran, và Turkey đều đến từ Trung Á. Người Armenian, người Georgia đến từ người Cổ vùng núi Caucasus. Khoảng 80% người trên đảo Cyprus là người Hy Lạp (Greek), người Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) chỉ chiếm 20%. Về tôn giáo thì đạo Do Thái (Jewism) có trước, kế đến là Thiên chúa giáo, rồi sau đó mới đến Hồi giáo. Cả ba đều ra đời ở Tây Nam Á. Ngày nay, hầu hết người trong các quốc gia Tây Nam Á là tín đồ Hồi giáo. Còn Thiên chúa giáo là tôn giáo chính ở Armenia, Cyprus, và Georgia. Do Thái giáo là tôn giáo chính ở Israel.
2. Đời sống ở nông thôn.
Có khoảng một nửa cư dân Tây Nam Á sống ở nông thôn. Họ làm việc trên đồng ruộng, và hàng ngàn người du mục (Nomads) sống bằng nghề chăn nuôi. Những người này đi xuyên qua các sa mạc, và núi rừng Châu Á theo đàn gia súc của họ dê, cừu, và lạc đà. Hầu hết người nông dân, và dân du mục sống theo lối sống cổ truyền. Nhiều người ăn mặc giống tổ tiên họ từng mặc như đàn ông Ả Rập mặc áo dài cùng với váy, và một tấm vải màu phủ đầu và cổ. Cũng như tổ tiên họ, đa số nông dân không có đất riêng để canh tác. Họ phải thuê nó từ các chủ đất giàu có. Họ sử dụng công cụ bằng tay, và chỉ sản xuất đủ lương thực cho gia đình. Thực phẩm của họ là hạt ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, cùng với quả chà là, quả olives, và các loại trái cây khác.
Đa số các nông dân Tây Nam Á sống trong các làng nhỏ gần đất canh tác. Một làng tiêu chuẩn thường khoảng từ 50 đến 100 nhà, chen chúc nhau dọc theo một đường nhỏ. Bùn khô, và gạch không nung là vật liệu xây dựng phổ biến. Một số làng có nhà tắm công cộng, và một nhà uống trà nơi các người đàn ông tụ tập để bàn công việc chung. Nhưng đa số các làng chỉ có một nhà chung như là nơi thờ phượng. Người du mục Tây Nam Á, hoàn toàn dựa vào đàn gia súc để thỏa mãn các nhu cầu đời sống của họ. Họ sống trong các lều che, dệt từ các lông lạc đà, và lông dê. Thức ăn của họ gồm phôma, thịt, và sữa. Tất cả đều lấy từ đàn gia súc. Nhiều người du mục tạo ra quần áo từ lông, và da súc vật. Họ vừa di chuyển, vừa tìm kiếm các đồng cỏ cho gia súc.
Thỉnh thoảng có lẽ một lần cho một năm, người du mục đến viếng một thị trấn, hoặc một thành phố để bán phôma, thịt, da thú, len, đồng thời mua các vật dụng tiếp tế. Nhiều phụ nữ vùng quê Tây Nam Á, nhất là phụ nữ Ả Rập sống theo lối cấm cung như tổ tiên họ từng sống. Những phụ nữ này thường ở nhà, và che mặt với tấm khăn khi xuất hiện trước đám đông. Quan hệ xã hội ở nông thôn Tây Nam Á cũng dựa vào truyền thống. Đa số nông dân, và người du mục tổ chức gia đình, kiểu mở rộng như cha ông họ. Ông bà, cha mẹ, trẻ em chưa lập gia đình, và con trai trưởng đã lập gia đình thì vợ con họ cũng sống chung dưới cùng mái nhà. Người đàn ông lớn nhất trong gia đình có quyền định đoạt tất cả các vấn đề của gia đình. Ông ta cũng có trách nhiệm lo cho sự an vui, hạnh phúc của toàn thể gia đình.
Bên ngoài gia đình, người nông dân và người du mục còn bị ràng buộc bởi xóm làng, hoặc nhóm người du mục của anh ta. Người trưởng làng và một hội đồng bô lão quản lý việc làng, các người này giải quyết tranh chấp giữa các gia đình. Đa số các gia đình du mục còn có mối quan hệ liên quan với người đàn ông bên ngoài gia đình. Đó là người lãnh đạo nhóm, đoàn du mục là “Sheik” trong các quốc gia Ả Rập. Thường thủ lãnh là người giàu nhất nhóm. Ông ta giải quyết tranh chấp giữa các gia đình, và thường hay giúp đỡ các cái cần thiết cho tất cả các thành viên trong nhóm. Nhiều nông dân và người du mục không biết, hoặc biết rất ít quan hệ với chính quyền nhà nước. Nhân viên chính quyền được xem như là người ngoài cuộc không có quyền hạn gì đối với các vấn đề của làng, của nhóm, hoặc đoàn du mục.
Nhiều chính quyền trong các quốc gia Tây Nam Á đang làm hết sức mình, để xác lập các cuộc giao tiếp nhiều hơn với cư dân ở nông thôn. Trong vài khu vực, chính quyền chỉ dẫn cho người ta phương pháp canh tác, và kỹ thuật mới cho việc sản xuất nông nghiệp. Họ cũng lập ra trường học và các cộng đồng ở nông thôn, giúp mang những ý tưởng mới và lối sống mới về nông thôn. Riêng cộng đồng người Do Thái, có vẻ khác xa với cộng đồng người Ả Rập ở Tây Nam Á. Xã hội nông thôn của người Do Thái sống trong cộng đồng được gọi là Công xã “Kibbutz”. Ở đó, người nông dân lao động tập thể, và chia của cải. Một số nông dân Do Thái khác, lại sống trong các cộng đồng gọi là Hợp tác xã “Moshav”. Tại đây, cộng đồng mua trang thiết bị và hàng hóa chung cho tập thể, nhưng các nông dân vẫn làm chủ đất, và nhà của họ.
3. Đời sống ở thành thị.
Ba thành phố lớn nhất của Tây Nam Á là Baghdad ở Iraq, Tehran ở Iran, và Istabul ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng một phần lớn ở Istabul lại nằm trong đất Châu Âu. Thành phố Riyadh của Saudi Arabia là thành phố lớn nhất ở Bán đảo Arabia. Cư dân trong các nước Tây Nam Á sống ở nông thôn ít hơn ở thành thị ngoại trừ Afghanistan, Yemen. Các thành phố Tây Nam Á có nhiều tương phản giữa tân và cổ. Có nhiều cấu trúc cổ cách đây hàng trăm năm, bên cạnh cấu trúc hiện đại, mới xây cất trong cùng một thành phố. Phần cổ của thành phố là những trung tâm thương mại, nơi người nông dân, người du mục, và người làm thợ thủ công đến trao đổi hàng hóa. Nhiều hoạt động bên trong, và bên ngoài các cửa tiệm tạp hóa " Bazaars" luôn tấp nập. Nhà cửa trong khu vực cổ thường nhỏ, có cửa sát nhau.
Trong thành phố cổ, các nước theo đạo Hồi, thánh đường Hồi giáo "Mosques" là những công trình đẹp nhất. Trong khu vực hiện đại ở nhiều thành phố Tây Nam Á, phỏng theo kiểu dáng của phương Tây. Các cao ốc, và tòa nhà văn phòng xây dựng dọc theo các đường phố lớn. Khu vực này bao gồm sân bay, nhà hát, đài truyền thanh, truyền hình, và khách sạn. Sự thay đổi về mặt xã hội cũng đến với các thành phố Tây Nam Á. Nhiều công việc mới đáp ứng nhu cầu xã hội tạo thêm cơ hội việc làm cho các nhà kinh doanh, công nhân trong nhà máy, công chức trong chính quyền. Rồi bác sĩ, dược sĩ, luật sư, giáo viên, và nhiều nghề khác đang tăng nhanh. Chính quyền mở rộng hệ thống đào tạo chuyên viên, kỹ thuật viên, và nhiều người có cơ hội cải thiện nghề nghiệp tốt hơn.
Các loại gia đình mở rộng trở nên không phù hợp, và có vẻ như không bình thường trong các thành phố. Phụ nữ trong thành phố được tự do hơn nông thôn. Trong hầu hết các thành phố, lối ăn mặc cổ truyền với khăn che mặc ở nơi đông người phần lớn không còn. Hơn nữa, cư dân trong các thành phố có sự ràng buộc nhiều hơn với chính quyền nhà nước. Họ xem chính quyền là người có liên hệ thân thiết với họ, không như ở nông thôn xem chính quyền là người ngoài cuộc.
4. Giáo dục, và nghệ thuật.
Người trên 15 tuổi biết đọc biết viết chiếm tỷ lệ khá thấp trong nhiều quốc gia Tây Nam Á. Tính chung tỷ lệ ấy dưới 50%. Nhưng có một khoảng cách khá lớn từ quốc gia này đến quốc gia khác. Chẳng hạn Israel, Armenia, Azerbaijan, Georgia, hầu như tất cả những người trên 15 tuổi đều biết đọc, biết viết. Ngược lại, Afghanistan, và Yemen mỗi quốc gia có trên dưới 65% không biết chữ. Trong quá khứ, trải qua các thời kỳ lịch sử, trẻ em ở Tây Nam Á không có, hoặc có rất ít trường học. Trẻ em nam học nghề chạm trổ, nghề nông, hoặc chăn nuôi từ cha mẹ. Trẻ em nữ học nghề nội trợ từ người mẹ. Nhưng đến giữa những năm 1900, hầu hết các quốc gia tây nam Á bắt đầu xây dựng trường học nhất là tại các thành phố. Ngày nay, đa số trẻ em trong thành phố đều được đến trường học ít nhất cũng được vài năm.
Phần lớn các em không được vào trường Cao đẳng, hoặc kỹ thuật. Tiến trình giáo dục này, ở các vùng quê thấp hơn nhiều so với các thành phố trong nhiều quốc gia Tây Nam Á. Tây Nam Á từng nổi tiếng về nghệ thuật, nhất là nghệ thuật Hồi giáo. Nó là thời kỳ các thể loại nghệ thuật được thể hiện phong phú nhất qua các nghệ nhân người Ả Rập. Nghệ thuật Hồi giáo hưng thịnh từ những năm 700, đến năm 1700 bắt đầu suy thoái. Ngành kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc thánh đường Hồi giáo, đạt tới trình độ mẫu mực của nghệ thuật Islam. Các nghệ nhân Hồi giáo còn sáng tạo ra cách trình bày, và đóng sách tuyệt đẹp. Gạch men, kính xây dựng, vật liệu, kim khí, thảm, hàng dệt, và nghệ thuật điêu khắc từng là các mặt hàng nổi tiếng của Tây Nam Á.
Các nhà lãnh đạo Hồi giáo ngăn cấm tả chân con người, và súc vật, nhưng có thể vẻ các loại trang sức cho con người, các loại hình, cây cỏ, hoa lá, và các đối tượng khác. Nhiều nghệ nhân Tây Nam Á có những nét vẻ độc đáo về trang trí trên các tấm thảm, gạch men được xem là truyền thống. Nhưng ngày nay, họ cũng đã canh tân hóa cách vẽ của họ. Trong quá khứ, nghệ nhân chỉ vẽ về đời sống của các vua chúa, giới quý tộc. Bây giờ thì họ vẽ cả đời sống dân thường nơi họ đang sống.
                V. Đời sống, giáo dục và nghệ thuật ở Nam Á.
1. Vài nét về Nam Á.

Khu vực Nam Á chiếm khoảng 4.480.000km2, hoặc 10% diện tích lục địa. Ấn Độ chiếm 3/4 toàn khu vực. Pakistan phía Tây chiếm 1/6. Các quốc gia còn lại là Bangladesh phía Đông, Bhutan, và Nepal vùng rừng núi, và cao nguyên phía Đông bắc. Sri Lanka, và Maldives là hai quốc gia đảo phía Nam trong lòng Ấn Độ Dương. Nam Á được xem là nơi có cư dân đông đúc nhất thế giới. Trên dưới 1.500 triệu người, chiếm 40% dân số Châu Á, hoặc gần 25% dân số thế giới sống ở nam A. Mức độ cư dân ở đây 300 người trên một cây số vuông, cao hơn 7 lần mức cư dân bình quân của thế giới. Công việc đồng án là nghề chính của cư dân vùng đồng bằng Bắc Ấn. Họ sống chen chúc trong các làng quê như ở thành thị vậy. Calcutta, thành phố thủ đô của Ấn Độ có khoảng 42.000 người/km2. Thành phố Dhaka, thủ đô của Bangladesh 29.000 người/km2.
Nam Á có nhiều đất đai gieo trồng tốt. Và ở đó cũng có nhiều thành phố, thuận lợi cho người ta làm việc. Dù thế, khu vực Nam Á cũng đang đương đầu với nạn nghèo đói nghiêm trọng. Mỗi quốc gia tại Nam Á đang ra sức giải quyết vấn đề bằng cách trợ giúp kỹ thuật, cải cách phương pháp canh tác ở nông thôn, và tạo thêm nhiều việc làm hơn trong thành phố. Tuy nhiên, việc gia tăng dân số quá nhanh, vượt quá sự đông đúc vốn có của vùng này, làm cho cuộc chiến chống nghèo đói trở nên phức tạp hơn. Có trên 75% cư dân Nam Á sống ở Ấn Độ. Hơn 10% ở Pakistan, và 10% ở Bangladesh. 4 quốc gia còn lại là Bhutan, Nepal, Sri Lanka, và Maldives chỉ chiếm khoảng 3% dân số trong khu vực. Hai tộc người lớn nhất ở Ấn Độ là Indo-Aryans, và Dravidians. Đa số người Indo-Aryans sống ở Bắc Ấn.
Và hầu hết người Dravidians sống ở phía Nam. Tổ tiên của người Indo-Aryans đến Ấn Độ từ Trung Á (có tài liệu nói từ Bán đảo Châu Âu) khoảng 1500 Trước công nguyên (TCN). Họ là người "Aryans" đánh chiếm Bắc Ấn của người Dravidians, đẩy những người này chạy về phía Nam. Còn cư dân Pakistan thì có nhiều tộc người tạo thành người Afghanistan, Arabic, Aryan, Dravidians, Persian, và người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Sri Lanka, và Maldives thì có người Sinhalese, tổ tiên của họ từ Bắc Ấn. Tộc Tamils ở Sri Lanka là con cháu của người Nam Ấn. Cư dân ở Nepal là người có nguồn gốc Aryans, người Tây Tạng, và người Mông Cổ. Sự phân ranh của người Nam Á có thể theo tôn giáo, ngôn ngữ, hoặc giai cấp xã hội. Có nhiều sự khác nhau giữa người theo đạo Hindus và người theo đạo Islam.
Trong một nỗ lực nhằm chấm dứt sự đổ máu giữa hai nhóm sắc tộc, cũng là hai tôn giáo này, Anh Quốc trong tư cách người cai trị thuộc địa trên bán đảo Ấn Độ, năm 1947 đã phải chia thành hai nước: Ấn Độ cho người Hindus, và Pakistan cho người Muslims. Năm 1971, một phần của Pakistan ở phía Đđông ly khai thành lập quốc gia Bangladesh. Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng tạo ra sự ngăn cách, chẳng hạn hầu hết các tiểu bang trong quốc gia Ấn Độ, không có chung ngôn ngữ với nhau. Nỗ lực của chính quyền trung ương là thành lập các tiểu bang mới, và thay đổi ranh giới để các nhóm sắc tộc có thể có cùng ngôn ngữ sống chung trong một tiểu bang. Bên cạnh ngôn ngữ, Ấn Độ còn có sự cách biệt về giai cấp xã hội. Vị trí xã hội đối với người Hindus có tầm quan trọng hơn hết thảy trong xã hội Ấn Độ.
Có khoảng 3000 đẳng cấp trong đó mỗi người Hindus ở một đẳng cấp nhất định. Người Hindus phụ thuộc vào đẳng cấp của gia đình họ. Tạo thành một đẳng cấp mới cao hơn là điều cực kỳ khó khăn. Mỗi đẳng cấp xã hội Ấn Độ có một truyền thống riêng, hạn chế sự giao tiếp với đẳng cấp khác. Kết hôn giữa các thành viên khác đẳng cấp là điều hiếm thấy. Có khoảng 80% người Ấn Độ theo đạo Hindus, và 10% theo đạo Islam. Hầu hết người Pakistan, Bangladesh, Maldives là tín đồ Islam. Đa số người Sri Lanka là tín đồ Phật giáo. Khoảng 90% người Nepal theo đạo Hindus, số còn lại theo đạo Phật. Khoảng 70% người Bhutan tín đồ Phật giáo, còn lại theo đạo Hindus. Bởi vì đạo Hindus là tôn giáo chính của Ấn Độ, và dân số Ấn Độ chiếm 75% dân số Nam Á nên người ta cho rằng đa số người Nam Á là tín đồ đạo Hindus.
Khác với Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo, Ấn Độ giáo (Hindus) không đơn thuần tin vào một thượng đế duy nhất.  Người theo đạo Hindus có thể tin nhiều thượng đế dưới nhiều dạng khác nhau của đấng sáng tạo “Brahman”, vị thần tối cao của đạo Hindus. Giới tăng lữ vốn là đẳng cấp cao nhất của xã hội Ấn Độ. Và vị cao tăng theo lý luận của Ấn Độ giáo là người cao cấp trong giới tăng lữ. Ông ta là biểu tượng của các linh hồn hoàn hảo nhất, cái mà Brahman đã tạo ra nơi ông ta. Đạo Hindus tin tất cả các cái tạo ra sự sống có linh hồn. Mục đích của họ là mong muốn đến gần Brahman, đấng sáng tạo là vị thần tối cao của họ. Theo họ, sau khi chết linh hồn của một người sẽ thoát khỏi cơ thể họ và chuyển sang một cơ thể khác. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi linh hồn (Souls) trở nên hoàn thiện để đến gần với đấng tối cao Brahman.
2. Đời sống ở nông thôn.          
Có khoảng 75% cư dân Nam Á sống ở thôn quê, làm việc trên đồng ruộng gần làng. Đa số nông dân Nam Á có một mảnh đất nhỏ gieo trồng ngũ cốc để nuôi sống gia đình, nhưng cũng có một số phải thuê đất từ các địa chủ giàu có. Phương pháp canh tác nông nghiệp trong khu vực có cả hiện đại lẫn cổ truyền. Bên cạnh một số công cụ máy móc hiện đại, nhiều nông dân Nam Á còn sử dụng công cụ cầm tay, và làm theo cách cha ông họ từng làm cách đây hàng trăm năm. Một số lớn nông dân Nam Á phải vất vã lắm mới mong gieo trồng đủ lương thực nuôi sống gia đình họ. Hầu hết các gia đình Nam Á sống theo kiểu “gia đình mở rộng”. Người Nam Á sử dụng thực phẩm từ các loại hạt ngũ cốc như lúa mạch, lúa mỳ, lúa gạo, hạt dẻ, hạt kê, cùng với các loại rau quả, loại đậu, và cả đậu Hòa Lan.
Nhiều người theo đạo Hindus không ăn thịt ngay cả thịt kiếm được. Họ tin rằng, tất cả các sinh vật nhất là giới động vật đều có linh hồn, không được giết nó. Cách ăn mặc của người Nam Á khác nhau từ vùng này đến vùng khác. Nhiều người mặc bằng một tấm vải quấn quanh thân mình. Quần áo của phụ nữ gọi là “Saris” cùng loại. Một số lớn đàn ông còn bịt khăn trên đầu. Các làng ở Nam Á nhà cửa gần sát nhau, hầu hết là nhà nhỏ làm bằng bùn khô, hoặc gạch không nung (phơi khô). Mỗi nhà đều có tường bao quanh, để cho người ta có được một chút riêng tư. Có nhiều sự giao lưu giữa khu vực nông thôn, và thành thị. Nhiều nhân viên chính quyền từ thành phố đến nông thôn hướng dẫn cho dân làng sử dụng cách bón phân hóa học, cày bừa, và gieo hạt.
Họ cũng chỉ bày cho dân làng cách làm thế nào để xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, hệ thống tưới tiêu, và canh tân hóa đời sống của nông thôn, bằng cách cải tiến cả suy nghĩ lẫn việc làm. Hầu hết các chính quyền Nam Á đang phấn đấu cải thiện đời sống cho cư dân, nhưng họ đang gặp phải những lực cản ghê ghớm, một phần chính quyền không đủ tiền và phần khác là việc gia tăng dân số qua nhanh, nên chấm dứt được sự nghèo đói kinh niên đã là may mắn lắm rồi. Hơn nữa, nhiều người Nam Á thường tự hào về truyền thống, tập tục của họ. Những người này luôn cảm nhận rằng không cần thiết phải thay đổi lối sống, cách suy nghĩ và cách làm việc cố hữu của họ.
3. Đời sống ở thành thị.
Mặc dù đa số cư dân Nam Á sống ở nông thôn cũng có nhiều thành phố lớn như Bombay của Ấn Độ trên 8 triệu cư dân, và Karachi của Pakistan hơn 5 triệu người. Chín thành phố khác ở Ấn Độ, và 2 thành phố ở Pakistan mỗi thành phố hơn 1 triệu người. Xung khắc giữa cũ và mới, giàu và nghèo tại một số thành phố ở Ấn Độ, Pakistan, và các thành phố khác trong nhiều quốc gia Nam Á đang là mối quan tâm lớn của nhiều người. Anh Quốc từng xây dựng, và tôn tạo hầu hết những thành phố ấy từ thời cai trị thuộc địa. Họ thống trị gần như toàn bộ khu vực Nam Á, tiểu lục Ấn Độ từ cuối những năm 1700 đến giữa những năm 1900. Suốt thời kỳ chiếm khu vực làm thuộc địa người Anh luôn có mặt tại vùng này. Họ cho thiết kế và xây dựng nhiều khu vực với loại kiến trúc tân kỳ.
Khi trở thành độc lập, chính quyền nhiều quốc gia Nam Á tiếp tục xây dựng thêm một số thành phố mới. Ngày nay, một số người trong các thành phố trở thành giai cấp trung lưu giàu có. Họ gồm những nhà doanh nghiệp, kỹ sư, luật sư, bác sĩ, và viên chức nhà nước. Họ sống trong các khu vực đẹp nhất, nơi người Anh từng sống trước đó. Khu vực cổ của các thành phố Nam Á có hàng ngàn căn nhà ổ chuột tồi tàn. Nhiều triệu người sống trong các khu vực này. Các chung cư đông đúc, và nhà lều đủ loại với mái che bằng vải dày, hoặc tấm thiết dựng lên quanh nó, tạo ra sự hỗn độn như là đặc trưng của Nam Á. Những khu nhà ổ chuột chen chúc nhau trong các thành phố đang lâm vào cảnh thiếu thốn đến cùng cực. Sự thiếu đói cũng được nhân rộng ra với nhiều người.
Người vô gia cư sống lang thang trên các hè phố. Họ ngủ trên ngưỡng cửa, cạnh bờ tường, hoặc bất cứ nơi nào họ có thể đặt lưng xuống được. Tất cả các chính quyền ở Nam Á, đang cố gắng hết sức mình nhằm cải thiện đời sống cư dân ở thành phố cũng như ở nông thôn. Nỗ lực của họ là triệt tiêu các căn nhà ổ chuột bằng một kế hoạch xây dựng các căn nhà khá hơn, rồi cấp không hoặc bán với giá ưu đải cho cư dân trong khu vực. Họ cùng có các dự án đầy trách nhiệm là mở rộng công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, họ cho xây dựng nhiều trường dạy nghề đào tạo kỹ năng, kỹ thuật cho công nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu cho dự án và phát triển xã hội. Nhưng việc cải thiện của bất cứ thành phố nào ở Nam Á, đều gặp phải những cản ngại.
Bởi vì hầu hết thành phố đều có sinh suất cao, cư dân từ thôn quê kéo vào thành phố tăng thêm hàng năm, làm nảy sinh nhiều vấn đề vốn đã phức tạp. Riêng ở nông thôn mặc dù có xây thêm trường học, trạm y tế, đường sá, và cải tiến phương pháp canh tác nông nghiệp, nông dân vẫn còn ùn ùn đổ vào thành phố với hy vọng sẽ tìm được việc làm, và đời sống tốt hơn. Nhưng thực tế nó không đến như ý nghĩ của họ, và đa số đi đến kết luận “chẳng có gì tốt hơn trước đó”.
4. Giáo dục, và nghệ thuật.
Cũng giống như khu vực Tây Nam Á, ngoại trừ Sri Lanka, hầu hết các nước Nam Á, người trên tuổi 15 biết đọc biết viết rất thấp chỉ có 27%. Nhưng cũng có sự khác nhau giửa các nước chẳng hạn Pakistan, Bangladesh là 38%, Bhutan 42%, và Ấn độ tới 52%. Trong quá khứ, phần lớn trẻ em khu vực Nam Á không bao giờ được đến trường học, hoặc vì không có trường gần nhà, hoặc vì các em phải làm việc giúp gia đình kiếm sống. Từ những năm 1900, các chính quyền Nam Á xây thêm nhiều trường học mới, trẻ em có cơ hội đi học nhiều hơn trước đó, và tỷ lệ mù chữ đã giảm dần. Nhưng hiện người ta đang phải chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục, chẳng những xây dựng trường mà còn phải đào tạo đội ngũ giáo viên cần thiết. Việc gia tăng dân số cũng tạo ra nhiều việc phải làm trong ngành giáo dục.
Trong quá khứ Nam Á có một nền nghệ thuật khá phong phú, và đa dạng. Bộ tộc Aryans từng sáng tạo ra nhiều loại chữ viết đầu tiên trước công nguyên. Việc sáng tạo ra chữ viết này góp phần giúp người Hindus phát triển. Các áng văn, anh hùng ca “Mahabharata”, và “Ramayana”, công trình triết học “Vedas”, và “Upanishads” đều được sáng tạo ra bởi dạng chữ viết này. Bộ tộc Aryans còn góp phần sáng tạo ra tiếng Phạn “Sanskrit”, dạng ngôn ngữ đầu tiên thuộc nhóm ngôn ngữ “Indo-European”. Ba tôn giáo lớn Hindus, Phật giáo, và Hồi giáo có ảnh hưởng sâu xa vào nghệ thuật Nam Á. Đền thờ Hindus với nhiều trang hoàng lộng lẫy bằng các công trình điêu khắc, nét vẽ các vị thần phản ảnh nghệ thuật độc đáo của Nam Á. Các công trình nghệ thuật của Phật giáo gồm các phù điêu, tượng Phật, người tạo ra niềm tin Phật giáo.
Công trình kiến trúc là đóng góp chính của nghệ thuật Hồi giáo. Các đền thờ Hồi giáo, lăng mộ khổng lồ, tranh vẽ trên công trình kiến trúc thể hiện tính nghệ thuật cao. Và một trong các công trình ấy là lăng mộ khổng lồ “Taj-Mahal” được xếp vào một trong những công trình đẹp nhất thế giới. Nghệ thuật đáng quan tâm khác ở Nam Á là thể điệu ca múa, và âm nhạc cùng với các truyện kể linh hoạt trong các vở kịch đầy ấn tượng. Âm điệu ca nhạc Nam Á từng hấp dẫn nhiều người phương Tây, vì nó sử dụng một hệ thống thang bậc khác hẳn với phương Tây. Người Nam Á cũng chơi nhiều nhạc cụ dây độc đáo như đàn Lute, Sitar, và đàn Vina cùng với sáo trúc, và các loại trống. Thời kỳ chiếm Nam Á làm thuộc địa, người Anh đã mang vào đây các loại hình nghệ thuật phương Tây như tiểu thuyết hư cấu, kiểu dáng kiến trúc hiện đại.
Nhiều người Nam Á lo sợ rằng nghệ thuật cổ truyền của họ sẽ đi vào quên lãng. Trong những năm 1900, họ kêu gọi các nhà sáng tạo nghệ thuật Nam Á nên trở về với nghệ thuật truyền thống. Ngày nay, nghệ thuật Nam Á chỉ ra cho người ta thấy rằng nó đang kết hợp cả hai nền nghệ thuật Nam Á cổ truyền, và nghệ thuật hiện đại phương Tây. Giữa những năm 1900, nghệ thuật và triết học Nam Á ảnh hưởng vào phương Tây, hấp dẫn được nhiều người. Nhạc cụ Sitar, các hình thức luyện tập Yoga, và cả các nhà truyền giáo vào giảng niềm tin Hindus gọi là Gurus được một số lớn người yêu thích. Sự cuốn hút của văn hóa Nam Á đang lan rộng trong những người trẻ ở phương Tây.
                   VI. Đời sống, giáo dục và nghệ thuật ở Đông Nam Á.
1. Vài nét về Đông Nam Á.

Khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 4.470.000 km2, hoặc 9% lục địa. Đông Nam Á gồm một bán đảo phía Đông Ấn Độ và Nam Trung Quốc, và hàng ngàn đảo phía Đông, phía Nam bán đảo nầy. 11 quốc gia độc lập tạo thành Đông Nam Á. Năm nước trên bán đảo là Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia, và Việt Nam. Malaysia nằm một phần trên bán đảo, và một phần trên đảo Borneo. Brunei cũng nằm trên đảo Borneo. Indonesia, và Philippines mỗi quốc gia có hàng ngàn đảo. East Timor chiếm một nữa phía Đông đảo Timor, nữa phía Tây thuộc lãnh thổ Indonesia. Và Singapore được lập ra trên hơn 50 đảo nhỏ. Các nhà địa lý cho rằng phía Đông Indonesia là một phần của Châu Đại Dương hơn là Châu Á. Đông Nam Á có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Rừng phủ nhiều khu vực, trữ lượng dầu mỏ có giá trị nằm dưới lòng đất, và nhiều cá ở vùng bờ biển. Đất đai có nhiều màu mỡ nhờ lượng mưa hàng năm, và sông ngòi có nhiều nước. Bắt đầu từ những năm 1500, một số nước Châu Âu bị cuốn hút bởi vùng nhiều tài nguyên thiên nhiên này đã xâm lược Đông Nam Á, và nắm quyền thống trị khu vực. Đến cuối những năm 1800, chỉ có Thái Lan còn giử được đợc lập nằm ngoài sự thống trị của phương Tây. Nhiều người Đông Nam Á căm thù chủ nghĩa thực dân phương Tây, đứng lên chiến đấu cho nền độc lập của quốc gia họ, nhưng không thành công cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Cuối thập niên 1940, Philippines, Miến Điện, Lào, và Indonesia giành được độc lập. Thập niên 1950 thì có Việt Nam, Cambodia.
Thập niên 1960 có Malaysia, Singapore, và thập niên 1980 có Brunei, và Đông Timor cũng được độc lập năm 2002. Cũng từ sau đệ II thế chiến, những người Cộng sản bám chặt vào Đông Nam Á, họ vận động dưới danh nghĩa cho “độc lập quốc gia”, và “chính quyền dân chủ mới”. Cộng sản tăng nhanh các hoạt động ở Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Lào, và Campuchia. Nhưng họ đã không thành công trong mục tiêu nắm chính quyền, ngoại trừ Việt Nam. Những người Cộng sản Việt Nam nắm chính quyền Bắc Việt Nam 1954. Và, sau 21 năm chiến đấu cam go năm 1975, họ đã chiếm được Nam Việt Nam. Họ cũng giúp Cộng sản Campuchia, và Lào chiếm quyền bính. Năm 1976, Bắc và Nam Việt nam thống nhất dưới một chính quyền Cộng sản gọi là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Có trên 550 triệu người, hoặc 14% dân số Châu Á sống tại Đông Nam Á. Mật độ cư dân 129 người trên 1 km2, gấp 3 lần mật độ bình quân của thế giới. Giống như người Trung Quốc, và các nước ở phía Bắc, đa số người Đông Nam Á có màu da vàng hơi nâu, đôi mắt lệch một chút, và có lằn nhăn ở mí mắt. Hầu hết tổ tiên người Đông Nam Á đến từ Trung Á, phía Bắc Trung Quốc thời tiền sử, và thời Cổ đại. Buổi đầu họ sống lang thang từ nơi này đến nơi khác theo kiểu “du canh du cư”. Ngày nay, con cháu họ vẫn còn sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh ấy. Họ hơi đen một chút so với người ở vùng đồng bằng. Trải qua năm tháng, hàng ngàn người từ Trung Quốc, và Ấn Độ cũng đến định cư ở Đông Nam Á. Những người này thường hoạt động trong lãnh vực kinh doanh, và thương mại.
Và do vậy, ngày nay họ nắm nhiều ngành kinh tế quan trọng trong nhiều quốc gia Đông Nam Á. Trong quá khứ từng xảy ra các trận đánh giữa các quốc gia để tranh nhau các vùng đất tốt, hoặc các phe nhóm chính trị tranh quyền bính là nguyên nhân chia rẽ giữa các nước, và trong nội tình mỗi quốc gia. Tình hình nầy được cải thiện từ thập niên 1980, khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN thâu nhận Brunei, và Việt nam. Và trong thập niên 1990, Hiệp hội thâu nhận 3 quốc gia còn lại ở Đông Nam Á là Campuchia, Lào, và Miến Điện. Ngày nay, Hiệp hội Đông Nam Á là diễn đàn (ngoại trừ Đông Timor) chính thức của 10 quốc gia Đông Nam Á. Nó là nơi hợp tác nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của 10 quốc gia thành viên. Nó còn là nơi trong một giới hạn nào đó giải quyết các mối bất đồng của khu vực.
Phật giáo là tôn giáo chính trong các quốc gia trên bán đảo như Miến điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, và Việt Nam. Phật giáo thuyết giảng rằng, người ta có thể tìm thấy an bình bằng cách đạt tới sự giải thoát các ham muốn của họ. Rằng, một người theo đạo Phật có thể có ít, hay không muốn đạt tới sự giàu có. Có lẽ do niềm tin này mà nhiều người Đông Nam Á, hình như dể tiếp cận với văn hóa, và người phương Tây hơn. Đạo Hồi bắt đầu từ Ả Rập, mở rộng bằng nhiều cách tới được Đông Nam Á. Nó là tôn giáo chính ở Indonesia, Malaysia, và Brunei. Thiên chúa giáo được Tây Ban Nha mang vào Philippines trong những năm 1500, và ngày nay trở thành tôn giáo chính của Philippines. Nhiều người Đông Nam Á, nhất là ở vùng thôn quê thường pha trộn niềm tin tôn giáo với “vật tổ”.
Họ cảm nhận rằng mọi thứ trong tự nhiên đều có linh hồn. Họ tin rằng linh hồn tốt hay xấu đều có căn nguyên từ “phúc đức” tốt hay xấu. Phần lớn người nông thôn dâng lễ vật cúng tế thần linh với hy vọng rằng, các thần linh sẽ mang nhiều cơ may tốt cho họ, và nhất là sẽ không làm hại họ. Một số trong họ xây lập các am miếu nhỏ, bỏ thức ăn, hương đèn, vàng mã, và các đồ vật khác dâng cúng thần linh vào các vụ mùa.
2. Đời sống ở nông thôn.
Đa số cư dân Đông Nam Á sống trong các làng nhỏ, và làm việc trên các cánh đồng gần nhà. Nông dân Đông Nam Á sử dụng phương pháp canh tác cổ truyền. Họ gieo trồng, và thu hoạch bằng lưỡi liềm, và các dụng cụ bằng tay khác. Máy móc cho nông nghiệp như máy cày, máy kéo không nhiều. Nhiều nông dân dùng trâu bò kéo cày, bừa trên các thửa ruộng nhỏ của họ. Lúa gạo là hạt ngũ cốc chính dùng làm thức ăn khắp các nước Đông Nam Á. Một làng ở nông thôn có trên dưới năm mươi nhà, có làng lên tới trăm nhà, một số ít nhà xây tường gạch lợp ngói hoặc tấm kim loại, đa số làm bằng cây, hoặc tre, lợp mái bằng rơm, hoặc cỏ khô. Ở vùng cao, hoặc một số nơi, nhiều người cất nhà trên gác cao hơn, để tránh mối mọt, hoặc ngập nước. Khoảng trống dưới sân nhà sẽ là nơi ngủ, hoặc nhốt gia súc, gia cầm.
Hầu như tất cả các làng trên bán đảo Đông Nam Á, đều có đền thờ, hoặc tượng Phật. Có sự khác nhau rất lớn về cách ăn mặc ở Đông Nam Á. Tại Indonesia, nông dân đội nón như các nước phương Tây, và mặc váy gọi là Sarons có màu sắc rực rỡ. Tại các quốc gia khác mặc pha trộn một phần theo cổ truyền, và một phần khác theo kiểu phương Tây. Một số nhất là tại các hải đảo, công nhân làm việc trong các đồn điền do chính phủ, hoặc những người giàu có làm chủ. Đồn điền sản xuất một số lượng lớn cà phê, copra, trái cây, rau quả, dầu cọ, cao su, mía đường, trà, và thuốc lá. Hầu hết các sản phẩm này được xuất khẩu. Nhìn chung, nông dân trên bán đảo có đời sống tốt hơn ở các hải đảo. Phần nhiều nông dân ở đất liền làm chủ một mảnh đất nhỏ.
Đất đai có độ phì nhiêu cao, và do vậy các vụ mùa đều tốt. Người nông dân có thể gia tăng sản lượng chẳng những đủ thực phẩm cho gia đình mà còn dư thừa để bán. Đất làm nông nghiệp tốt trên các hải đảo rất hiếm. Hơn nữa phần lớn nông dân tại đó, cày cấy trên những mảnh đất do người khác làm chủ. Đại thể đời sống ở nông thôn Đông Nam Á vẫn duy trì tập tục cổ truyền, theo kiểu gia đình mở rộng. Nhưng so với Tây Nam Á, và Nam Á thì Đông Nam Á quan hệ già - trẻ ít rập khuôn, khắt khe hơn.
3. Đời sống ở thành thị.
Tất cả các quốc gia Đông Nam Á, ít nhất mỗi quốc gia đều có một thành phố lớn. Dĩ nhiên, một số quốc gia có nhiều thành phố lớn hơn, Jakarta của Indonesia là thành phố lớn nhất trong khu vực. Thành phố lớn chủ yếu ở Đông Nam Á được xem như là trung tâm của chính quyền, và cũng là "gạch nối" giữa các vùng quê, và các phần còn lại của thế giới. Sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, hầm mỏ, và các hàng hóa khác từ thôn quê đưa lên thành phố, rồi xuống tàu bán ra nước ngoài. Hàng hóa từ các quốc gia khác, ngược lại, chuyển vào các thành phố trước khi được bán về nông thôn. Chỉ có một ít thành phố như Singapore chẳng hạn, mới có khả năng sản xuất hàng hóa với một số lượng lớn. Người nước ngoài từng có vai trò quan trọng trong các thành phố Đông Nam Á.
Hàng trăm năm, người Trung Quốc, và Ấn Độ nắm ngành bán lẻ trong các thành phố. Ngày nay, trong vài nước họ vẫn còn ở vi trí hàng đầu của ngành này. Người Châu Âu cai trị thuộc địa lập ra các chính quyền thành phố, và cũng tham gia hoạt động kinh doanh. Nhờ vậy mà họ đạt tới sự giàu có cho chính họ, và mang về cho mẩu quốc các mối lợi từ Đông Nam Á. Họ xây dựng thành phố hiện đại theo kiểu Châu Âu. Sau khi thu hồi độc lập, các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục tiến trình hiện đại hóa. Nhiều thành phố có khách sạn sang trọng, khu nhà cao tầng, và nhiều công thự văn phòng. Rạp chiếu bóng, và các hình thức tiện ích hiện đại khác đang ngày càng gia tăng. Nhưng cũng giống như nơi khác, các thành phố ở đây bao gồm cả khu nhà ổ chuột, và nhiều sự xuống cấp, tiêu cực xã hội khác.
4. Giáo dục, và nghệ thuật.
Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ người lớn biết đọc biết viết cao. Nhưng có sự khác nhau rất lớn từ quốc gia này đến quốc gia khác. Hơn một nửa người trên 15 tuổi ở Campuchia, và Lào không biết đọc, biết viết. Ngay sau khi thâu hồi độc lập, chính quyền trong mỗi quốc gia xây dựng nhiều trường học mới, và đề ra các chương trình khác nhằm gia tăng người biết đọc biết viết. Indonesia chẳng hạn, tỷ lệ người biết đọc biết viết dưới 10% trong năm 1945 thì nay tăng người biết đọc biết viết lên tới 80%. Hiện số người mù chữ Lào, Campuchia vẫn ở mức trên dưới 40%, Miến Điện, Indonesia, Malaysia, Brunei dưới 20%, Singapore, Philippines, Việt Nam, Thái Lan dưới 10%. Nhưng ở cấp Cao đẳng, và Đại học thì Phillipines, và Thái Lan người trong độ tuổi có đăng ký đi học trên 20%, Indonesia, Việt Nam 11%, Lào trên dưới 5%.
Nghệ thuật Đông Nam Á chịu ảnh hưởng cách thể hiện nghệ thuật Trung Quốc, Ấn Độ. Phần lớn là nghệ thuật cung đình, gồm nhiều cung điện, đền đài, lăng tẩm, thành quách, tượng Phật, và các hình tượng liên quan đến Phật giáo. Sự cai trị của phương Tây đã đưa vào đây các dạng kiến trúc, cùng với "chữ viết". Cư dân trên các đảo ở Indonesia, Malaysia thuần có nghệ thuật Đông Nam Á. Chẳng hạn, tại đảo Bali, và Java của Indonesia đạt tới trình độ cao về về nhạc kịch và nhảy múa. Mỗi động tác nhảy múa của họ giúp ta hiểu được chuyện kể. Có thể đây là dạng nghệ thuật độc đáo của họ. Một số công trình kiến trúc nổi tiếng xếp vào loại kỳ quan của thế giới. Chẳng hạn đền Angkor Wat ở Siem Reap, phía tây bắc Campuchia, khu đền bao trùm hơn 2,6 km2 được xây dựng từ những năm 1100.
                 VII. Đời sống, giáo dục và nghệ thuật ở Đông Á.
1. Vài nét về Đông Á.

Khu vực Đông Á chiếm khoảng 6.610.000km2, hoặc 15% diện tích của lục địa. Tibet, Qinghai, và Xinjian, ba vùng phía Tây của Trung Quốc tuy thuộc lãnh thổ của Trung Quốc nhưng nằm ở khu vực Trung Á. Trung Quốc chiếm hơn 90% diện tích Đông Á, và 85% dân số trong khu vực. Bốn quốc gia còn lại là Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, và Đài Loan. Có trên 1,5 tỷ người sống ở khu vực Đông Á, hoặc trên 40% dân số lục địa, và một hơn phần tư dân số thế giới. Đông Á là một trong số ít nơi đông dân cư nhất thế giới. Mật độ cư dân 223 người/km2, cao gần sáu lần hơn mức độ cư dân bình quân của thế giới. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc từng cai trị nhiều phần đất của Đông Á. Họ mở rộng ra nhiều nơi, và khuynh đảo cả những nơi họ không trực tiếp cai trị.
Nghệ thuật, niềm tin, và triết lý Trung Quốc được tiếp nhận, và chi phối khắp khu vực. Hệ thống triết lý đạo đức Khổng Tử là đóng góp to lớn, và quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày ở Đông Á. Nó chỉ cho người ta thấy các nghĩa vụ, và phương cách trị quốc. Các mối quan hệ công dân với công dân, nhà vua với cận thần, cha mẹ với con cái, và các quan hệ thầy trò, bạn bè, được Khổng Tử nhấn mạnh. Ông còn quan tâm sâu sắc về “phẩm hạnh” và sự “vâng lời" đối với người có thẩm quyền. Tất cả điều nầy hiện vẫn còn tồn tại như đặc tính cơ bản trong xã hội Đông Á. Ảnh hưởng triết lý, đạo đức của Khổng Tử như là một sự nhất quán trong đời sống Đông Á. Thế nhưng, ngày nay khu vực này đã và đang thay đổi khá nhanh theo đường lối kinh tế - chính trị hiện đại.
Trung Quốc, và Nhật Bản là 2 quốc gia lớn nhất Đông Á lại có hai hệ thống kinh tế - chính trị hoàn toàn khác nhau. Chính quyền Cộng sản cai trị từ Trung Quốc, và người dân nước này có rất ít tự do về chính trị. Còn ở Nhật Bản, chính quyền Quân chủ lập hiến hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, nên người dân có nhiều tự do hơn. Kinh tế Trung Quốc tập trung cho công nghiệp, nhưng phần nhiều hoạt động không hoặc ít hiệu quả nên phát triển rất chậm. Trong khi đó, ở Nhật Bản được đánh giá là quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, và nông nghiệp cũng phát triển vượt xa bất cứ quốc gia nào trên lục địa Châu Á. Đời sống của người dân Nhật có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới, trong khi tại Trung Quốc đại đa số cư dân sống trong tình trạng trên mức nghèo đói một chút.
Sự khác nhau chính trị phân ranh Trung Quốc với Đài Loan, Bắc Triều Tiên với Nam Triều Tiên. Năm 1949, Cộng sản Trung quốc đánh bại Quốc Dân Đảng, chính quyền Quốc dân Đảng phải di dời ra đảo Đài Loan. Trước chiến tranh Triều Tiên là một thuộc địa của Nhật Bản, với tư cách là nước thắng trận, quân Liên Xô và Hoa Kỳ vào Triều Tiên giải giới Nhật Bản. Liên Xô hậu thuẩn những người Cộng sản Triều Tiên thành lập chính quyền Cộng sản ở phía Bắc. Hoa Kỳ hậu thuẩn những người không Cộng sản thành lập chính quyền ở phía Nam. Sau chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, cả hai chính quyền vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đặc trưng của hầu hết người Đông Á là da vàng hơi sậm nâu, tóc đen khô, có nếp nhăn xếp thành lằn ở đuôi mắt.
Người Trung Quốc có nền văn minh khá sớm, ngày nay con cháu họ chiếm đa số trên khắp nội địa Trung Quốc. Ngoại trừ các vùng xa về phía Bắc, và phía Tây thuộc khu vực Trung Á, người Trung Quốc cũng chiếm đa số ở Đài Loan. Người Triều Tiên thuộc tộc người Cổ từng chịu sự cai trị của Trung Quốc. Một tộc người khác gọi là "Ainu" từng là cư dân đầu tiên trên các đảo, lập thành quốc gia Nhật Bản ngày nay. Nhưng hầu như tất cả người Nhật hiện tại là con cháu của người Châu Á. Họ đến định cư ở Nhật cách đây khoảng 2000 năm. Về tôn giáo, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã làm rất nhiều, nhằm xoá bỏ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thực hiện các nghi thức theo niềm tin cổ truyền của họ. Nó là một niềm tin tổng hợp gồm Phật giáo, Khổng giáo, và Lão giáo. Nó cũng là niềm tin chính ở Đài Loan.
Người Triều Tiên thờ Phật giáo, nhưng họ cũng còn ảnh hưởng bởi Khổng giáo nữa. Đạo Phật, và đạo Thiên chúa chiếm vị trí quan trọng ở Nam Triều Tiên. Nhưng chính quyền Cộng sản Bắc Triều Tiên cũng giống như Trung Quốc ngăn cấm tôn giáo. Đạo Phật, và đạo Shinto là niềm tin chính của người Nhật. Ảnh hưởng của Khổng giáo ở Nhật Bản khá sâu đậm như bất cứ quốc gia nào ở Đông Á.
2. Đời sống ở Trung Quốc.
Trung Quốc có nhiều thành phố lớn, 35 thành phố có trên 1 triệu cư dân. Ngay cả như thế, Trung Quốc vẫn là một quốc gia nông nghiệp. Có tới 3/4 cư dân Trung Quốc sống ở nông thôn, và làm việc trên đồng ruộng. Hầu hết gia đình nông dân sống trong căn nhà từ 2 đến 3 phòng. Nhà thường làm bằng đất bùn, hoặc đất sét phơi khô với mái lợp bằng rơm, cỏ khô, hoặc tấm thiết. Người ở thành phố thì sống trong các tòa nhà tập thể lớn. Tuy nhiên, trong nhiều thành phố khác thì cư dân sống chen chúc nhau trong các chung cư, nhà kho, hoặc cạnh nơi làm việc. Số người còn lại sống trong các căn nhà cũ kỹ từ thời thơ ấu, bên cạnh người hàng xóm cũng giống như mình tại các làng quê. Người Trung Quốc ăn rau quả, và nhiều thức ăn làm từ gạo, bột mỳ, và các loại hạt ngũ cốc khác.
Chỉ có 4% người Trung Quốc theo đảng Cộng sản, nhưng đảng này kiểm soát toàn bộ quốc gia, và họ có quyền ra lệnh thay đổi toàn bộ đời sống của người Trung Quốc. Chẳng hạn, các loại hình sở hữu tài sản, và đời sống gia đình được thay đổi theo hướng đầy kịch tính dưới chế độ Cộng sản. Mục đích chính của họ là xóa bỏ giai cấp xã hội, và hiện đại hóa nền kinh tế công hữu Trung Quốc. Sau khi Cộng sản nắm quyền lực trong nội địa Trung Quốc năm 1949, họ tịch thu các nhà máy, và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ thay đổi hoàn toàn hình thức sở hữu đất đai. Trước khi Cộng sản nắm chính quyền, một số nông dân Trung Quốc có sở hữu một mảnh đất nhỏ, canh tác để nuôi sống gia đình. Số người còn lại, canh tác trên đất thuê từ các địa chủ giàu có.
Suốt những năm 1950, chính quyền Cộng sản tước đoạt toàn bộ đất đai, và tiến hành cái họ gọi là "tập thể hóa nông nghiệp". Họ tổ chức nông dân thành từng “nhóm, đội" trực thuộc hợp tác xã. Và hợp tác xã làm chủ tập thể đất nông nghiệp và điều hành bởi một ban quản lý. Từ thập niên 1980, Trung Quốc cải tổ hợp tác xã, bằng cách chuyển đất làm chủ tập thể của hợp tác xã sang cho hộ gia đình nông dân sản xuất, và phải trả một phần sản phẩm cho hợp tác xã như thuê đất canh tác, phần còn lại họ có thể bán ra thị trường để kiếm lời. Chính quyền còn cho phép tư nhân thành lập các doanh nghiệp nhỏ như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng ăn uống, sản xuất, và sửa chữa đồ gia dụng. Nhưng chính quyền vẫn làm chủ hầu hết các doanh nghiệp lớn, và ngành nghề quan trọng khác.
Từ khi Cộng sản nắm quyền, gia đình “mở rộng" kiểu truyền thống trong đó người đàn ông lớn tuổi nhất có toàn quyền, người chồng có quyền điều khiển người vợ, cha mẹ kiểm soát con cái bị thu hẹp dần. Ngày nay, hầu hết các gia đình chỉ gồm có cha mẹ và con cái. Một vài trường hợp còn bao gồm cả ông bà, nhưng ông bà không còn quyền lực như xưa. Quan hệ gia đình nay ít nghiêm khắc hơn. Người chồng và người vợ trong các cách giải quyết vấn đề của gia đình bình đẳng hơn. Cha mẹ không còn trông mong vào sự vâng lời, tuân lệnh của con cái nhất là khi con cái đã trưởng thành. Ngày nay, gần như tất cả người lớn đều có nghề nghiệp. Ông bà trong nhiều gia đình phải chăm sóc các cháu. Các cháu khác thì vào trung tâm giữ trẻ suốt ngày thời gian mà cha mẹ chúng đều đi làm.
Học thuyết Khổng Tử đánh giá cao người “có học vấn”. Trước thập niên 1950, những người có học phần lớn phục vụ trong chính quyền, phẩm hàm của bản thân và gia đình họ đều được xã hội tôn trọng. Để trở thành một người "có học vấn", họ phải học triết lý Khổng Tử, và phải được "chấm đậu" trong các kỳ thi tuyển về cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề hết sức khó khăn. Các nhà chuyên môn như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, giáo viên cũng ở vị trí cao trong xã hội. Ngày nay dù ở cương vị thống trị toàn xã hội, Cộng sản giáo dục cho mọi người nguyên tắc "bình đẳng xã hội". Theo họ, nguyên tắc này nhắm vào tất cả mọi người, không phân biệt nghề nghiệp, chức vụ. Trong một thời gian dài “nhiều thập niên”, Trung Quốc chỉ là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Trung Quốc có nhiều đất đai phì nhiêu phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc đứng đầu thế giới. Nhưng Trung Quốc lại quá đông người, nên họ phải vật lộn ngay cả việc sản xuất lương thực đủ cho nhu cầu của mọi người đã là một nỗ lực lớn đối với họ. Những người Cộng sản hy vọng rằng, họ sẽ xóa bỏ được nạn nghèo đói ở Trung Quốc bằng cách hiện đại hóa nông nghiệp, và công nghiệp của họ. Thế nhưng, do tổ chức, quản lý yếu kém, kỷ thuật chưa cao, công nhân và kỹ thuật viên tay nghế còn thấp, nên nền công nghiệp không phát triển như mong muốn. Còn nông nghiệp Trung Quốc thì chưa được trang bị máy móc, và phương pháp canh tác hiện đại. Hầu hết nông dân ở Trung Quốc vẫn còn sử dụng công cụ thô sơ, và phương pháp canh tác lạc hậu nên năng xuất không cao.
3. Đời sống ở Nhật Bản.
Có một sự khác biệt rất xa giữa Nhật Bản, và các quốc gia còn lại ở Châu Á. Nhật Bản là một quốc gia hiện đại theo cảm nhận của nhiều người. Hơn 75% cư dân Nhật Bản sống ở thành phố. Các thành phố lớn của Nhật Bản đều bận rộn với nhiều trung tâm thương mại, và công nghiệp hiện đại. Thành phố Tokyo thủ đô của Nhật Bản là thành phố lớn nhất, cũng là thành phố đông dân cư nhất của khu vực Tokyo-Yokohama. Sản xuất hàng hóa ngay bên trong, hoặc gần thành phố Nhật Bản, đã làm cho quốc gia này trở thành một quốc gia công nghiệp khổng lồ. Nhờ sản xuất nhiều, và tốt, nó đã mang lại cho kinh tế vào Nhật Bản vượt trội so với nhiều quốc gia tiên tiến khác. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra vấn đề nghiêm trọng phải giải quyết như tất cả các quốc gia công nghiệp khác, đó là "vấn đề ô nhiễm".
Nông thôn Nhật Bản cũng biểu hiện một cuộc sống tân tiến. Đa số nông dân nếu không muốn nói là tất cả, đều làm chủ đất canh tác. Họ sử dụng phân hóa học, máy móc, và phương pháp canh tác thường tốt hơn bất cứ nơi nào khác ở Châu Á. Phương pháp làm nông nghiệp hiện đại, cho phép họ có nhiều thì giờ rỗi rảnh. Do vậy, có nhiều nông dân làm việc bán thời gian trong các thành phố, hoặc thị trấn gần đó sau vụ mùa thu hoạch. Con người Nhật Bản cũng có kỹ năng cao hơn bất cứ người của quốc gia nào khác của Châu Á. Họ cũng tiếp nhận dễ dàng lối sống của phương Tây. Chẳng hạn, môn bóng chày được nhiều người Nhật yêu thích, và quảng cáo bằng "đèn hiệu neon" thiết lập khắp nơi trên các đường phố. Hầu hết người Nhật Bản ăn mặc theo kiểu phương Tây.
Chỉ có một số ít phần nhiều là người già Nhật Bản ăn mặc "kimono” truyền thống tại nhà, và trong các dịp lễ đặc biệt. Người Nhật vẫn giữ nhiều truyền thống cổ, trong đó có cả việc cảm nhận sâu sắc, và tôn quý "cái đẹp". Đạo Shinto, tôn giáo chính của Nhật Bản dạy cho người ta yêu cái đẹp của tự nhiên. "Zen", một hệ phái của Phật giáo cũng được thực hiện ở Nhật Bản. Sự nổi tiếng của môn phái này nhờ chỗ nó nhấn mạnh, và đề cao "cái đẹp", ngay cả trong sự vật giản đơn. Cách đây khá lâu, tăng lữ trong các "tu viện Zen" đã từ các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày mà sáng tạo ra dạng nghệ thuật như "tắm rửa, cắm hoa, làm vườn, và uống trà". Các dạng nghệ thuật này cùng với các loại nghệ thuật cổ truyền khác đã trở thành một phần của đời sống ở con người Nhật Bản ngày nay.
Một số rất lớn người Nhật sống trong các căn nhà gỗ Nhật Bản đơn giản có vườn, và tường cao bao quanh. Màu sắc, chất lượng và hình thức mỗi món ăn của người Nhật được họ quan tâm. Gạo là thực phẩm chính. Kiểu gia đình mở rộng gần như không thường có ở Nhật Bản trong những năm 1900. Nhưng người Nhật vẫn có mối ràng buộc mạnh mẽ, và kính trọng sâu sắc đối với quyền lực. Các cá nhân như sẵn sàng tuân lệnh bất cứ người nào có vai vế bên trên họ gồm cha mẹ, anh chị lớn, và nhân viên chính quyền. Đồng thời mỗi người trong vai trò thẩm quyền phải hành động ân cần, lịch sự đối với người khác. Nguyên tắc này đến từ niềm tin truyền thống, rằng một người không bao giờ làm điều gì gây khó khăn, phiền toái cho người khác. Họ sẵn sàng chia xẻ niềm tin, và điều tốt lành với người khác.
Kinh tế Nhật Bản canh tân, và phát triển bắt đầu giữa những năm 1800, thời điểm mà các nước phương Tây xâm chiếm nhiều phần Tây Nam Á, toàn bộ Nam Á, và Đông Nam Á. Các nhà cai trị Nhật Bản ra sức giữ vững sự tự chủ, không để bên ngoài chi phối quốc gia. Lối sống của người Nhật Bản đã là ấn tượng sâu sắc từ cơ bản trong quá khứ. Thập niên 1850, Nhật Bản bắt đầu giao thương với Hoa Kỳ, chấm dứt sự cô lập với người bên ngoài. Nhật Bản tiếp nhận phương cách điều hành kinh tế của phương Tây, và tự nó, nó tạo ra được thế mạnh cho chính mình. Nhưng quá trình này bị đẩy ngược trở lại, khi Nhật Bản tham gia Chiến tranh Thế giới II, và bị thua trận năm 1945. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Nhật Bản tái xây dựng, và phát triển kinh tế với tốc độ nhanh làm kinh ngạc mọi người trên khắp thế giới.
4. Đời sống ở Triều Tiên, và Đài Loan.
Mô hình kinh tế chính trị và hệ thống xã hội của Bắc Triều Tiên là mô hình từ các quốc gia Cộng sản. Có khoảng một phần ba người Bắc Triều Tiên sống ở thôn quê, và làm việc trong các hợp tác xã được quản lý bởi chính quyền. Bắc Hàn cũng có nhiều nhà máy công nghiệp. Hầu hết công nhân công nghiệp sống trong các khu chung cư ở thành phố, và làm việc trong các nhà máy do nhà nước làm chủ, và điều hành bởi chính quyền. Ngược lại, Nam Triều Tiên, và Đài Loan nguyên là hai quốc gia nông nghiệp, và hiện nông nghiệp vẫn còn có vai trò quan trọng ở hai nước này. Nhưng từ thập niên 1950 Nam Triều tiên, và Đài Loan đã phát triển thành các quốc gia công nghiệp. Kinh tế của hai nước này phát triển nhanh, và tiêu chuẩn sống của người dân cũng tăng cao lên nhiều lần so với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
5.Giáo dục và nghệ thuật.
Hầu hết người Nhật Bản, Nam, và Bắc Triều Tiên trên 15 tuổi đều biết đọc, biết viết. Đa số trẻ em Nhật Bản, Nam Triều Tiên đã hoàn tất chương trình giáo dục cơ bản, và trung học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao đẳng, và đại học ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên khá cao, trên dưới 40%. Tại Trung Quốc thập niên 1940, chỉ có một số ít người biết đọc, biết viết. Khi Cộng sản nắm chính quyền trong nội địa, họ mở rộng giáo dục cơ bản. Đến nay khoảng ba phần tư người Trung Quốc trên 15 tuổi biết đọc biết viết. Nhưng hiện Trung Quốc đang còn thiếu trường ốc nghiêm trọng cho nên họ đã sử dụng phương cách học bán thời, và đào tạo từ xa. Họ cũng kêu gọi nhiều người Trung Quốc được học hành, dạy kèm cho các người chưa, hoặc không được đi học. Có một số trẻ em dạy cho cha mẹ, và ông bà cách đọc, cách viết.
Ở Đài Loan, tỷ lệ người biết đọc biết viết cao hơn Trung Quốc. Cả học sinh tốt nghiệp trung học, cao đẳng, và đại học cũng cao hơn nhiều so với Trung Quốc, nhưng không bằng Nhật Bản, và Nam Triều Tiên. Nghệ thuật Đông Á rất đa dạng, và phát triển khá sớm. Người Trung Quốc sáng tạo ra nhiều công trình nghệ thuật, trước khi sáng tạo ra chữ viết. Xuyên suốt các thời kỳ, nghệ nhân Trung Quốc trở thành bậc thầy nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau gồm kiến trúc, đồ sứ, chạm trổ, họa hình trang trí, và điêu khắc. Các nghệ nhân Trung Quốc cũng vẽ chân dung, hoặc miêu tả người, cây cỏ thiên nhiên với nhiều màu sắc, và nét đẹp độc đáo. Nghệ nhân Nhật Bản, Triều Tiên thường kết hợp các loại hình nghệ thuật Trung Quốc cùng với nét đặc trưng của nghệ thuật riêng họ.
Ngày nay, nghệ nhân Trung Quốc còn phản ánh những gì họ "cảm nhận" được từ thế giới bên ngoài, hoặc chính ngay bên trong bản thân họ. Nhưng chính quyền Trung Quốc ngăn cấm nghệ thuật phê bình, chỉ trích Cộng sản. Nghệ nhân Nhật Bản thì tiếp tục loại hình nghệ thuật cổ truyền phong phú của mình, nhưng cũng tiếp thu các loại hình nghệ thuật phương Tây. Chẳng hạn người Nhật ưa thích các hình thức kịch của phương Tây trên truyền hình, và điện ảnh. Những người làm phim Nhật Bản sản xuất được hàng trăm cuộn phim hàng năm, trong đó có nhiều phim truyện chiếm giải thưởng của thế giới.
                VIII. Đời sống, giáo dục và nghệ thuật ở Bắc Á.
1. Vài nét về Bắc Á.

Khu vực Bắc Á chiếm khoảng 12.900.000km2, hoặc 30% diện tích lục địa. Nó là khu vực lớn nhất trong 6 khu vực của Châu Á, mở rộng từ núi Ural đến biển Thái Bình Dương. Bắc Á bao gồm toàn bộ Siberia, và chiếm tới 75% diện tích Liên bang Nga. Phần còn lại của nước Nga nằm phía Tây núi Ural thuộc lục địa Châu Âu. Tuy Bắc Á chiếm nhiều đất hơn các khu vực khác, nhưng lại có dân số ít nhất. Trên dưới 38 triệu cư dân sống trong khu vực, hoặc cưa tới 1% dân số lục địa. Mật độ dân cư 3 người/km2. Thời tiết khắc nghiệt đẩy Bắc Á tụt hậu cả phát triển kinh tế lẫn tăng dân số. Khu vực Bắc Á có nhiều trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn gồm vô số hầm mỏ, và dầu khí. Rừng nguyên sơ, và các đồng cỏ chạy dài tới Tây nam là nơi thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nông nghiệp.
Giá lạnh, và băng tuyết bao phủ toàn vùng tới 6 tháng trong năm. Nhiệt độ có khi lên tới 60 độ âm. Nước đông đá trên các bờ biển, sông ngòi, và ao hồ quá lâu trong năm. Bởi vì sự cách ly của Bắc Á, các chính quyền Nga, và Liên bang Xô viết trước đây đều dùng nó như một nơi giam giữ, và lưu đày tù nhân. Liên bang Xô viết thành lập năm 1922, tồn tại cho đến năm 1991. Cuối năm 1991, các Cộng hòa trong Liên bang tự tuyên bố độc lập, Trong số 15 thành viên Cộng hòa của Liên bang, có Liên bang Nga. Thời Liên bang Xô viết còn tồn tại, họ đã đưa hàng triệu tội phạm, và tù nhân chính trị tới vùng cách ly Siberia này như để đày ải. Nhiều tù nhân bị cưỡng bức lao động, làm đường sá, khai thác hầm mỏ, xây dựng hầm mỏ, và công việc nặng nhọc khác.
Việc sử dụng lao động cưỡng bức xây dựng vùng Siberia này chấm dứt sau khi Stalin, nhà độc tài Xô viết chết năm 1953. Từ đó, chính quyền bắt đầu quan tâm đến công nhân ở Bắc Á, bằng cách đề nghị trả lương cao, và thời gian nghỉ có lương hàng năm dài hơn. Tuy vậy, nhiều công nhân cũng chỉ ở lại đây được một ít năm, rồi rời khỏi vùng nơi đèo heo hút gió, điều kiện sống cực kỳ khó khăn hơn bất cứ nơi nào khác. Trong một thời gian dài, ngay cả hiện tại, nhiều người rời khỏi Siberia hơn là di chuyển tới đó.
2. Đời sống giáo dục, và nghệ thuật.
Đa số cư dân Siberia là người Nga, tổ tiên của họ là bộ tộc Slav-Nga. Họ sống ở Đông Âu hàng ngàn năm nay. Cùng với người Nga sắc tộc Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Buryads, Tuvinians, và Yakuts cũng từng sống ở khu vực này từ thời ban sơ. Và giờ đây, con cháu họ vẫn còn sống ở nơi này. Phần lớn họ theo Chính thống giáo Nga, một hệ phái của Thiên chúa giáo. Trước đó hàng trăm năm, họ là tín đồ Phật giáo, và Hồi giáo. Khi còn Liên bang Xô viết, chính quyền Cộng sản ra sức triệt hạ các tôn giáo, nhưng một số vẫn còn thực hiện nghi lễ theo niềm tin của họ. Cuối thập niên 1980, tôn giáo được thừa nhận và bắt đầu gia tăng tín đồ. Các buổi lễ tôn giáo, cũng có nhiều người tham gia hơn. Hầu hết người Bắc Á ở Siberia làm ruộng, đánh cá, khai thác hầm mỏ, và làm việc trong các nhà máy.
Đa số nhà máy nằm dọc theo đường xe lửa Trans-Siberia trong các thành phố. Cuối thập niên 1980, các nhà máy, nông trường do chính quyền làm chủ không còn độc chiếm nền kinh tế vùng Bắc Á. Họ bắt đầu cho phép các nhà doanh nghiệp tư nhân thành lập, và điều hành các công ty kinh doanh của mình, trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Có khoảng 70% cư dân Siberia sống ở thành thị. Phần lớn họ sống trong các chung cư nhỏ, chật chội. Còn người nông dân ở thôn quê thì sống đạm bạc, đơn giản trong các căn nhà gỗ của họ tương đối rộng rãi hơn. Thành phố Novosibirsk, là thành phố lớn nhất với khoảng 1.5 triệu cư dân. Hầu như tất cả người Bắc Á đều biết đọc, biết viết. Giáo dục miễn phí, và giáo dục cưỡng bức đến lớp 11, hay từ 6 đến 17 tuổi.
Thời Liên bang Xô viết tổ chức, và điều hành nền giáo dục với nhận thức "giáo dục phải vận hành theo quy trình của phát triển xã hội". Họ không cho phép thành lập các trường tư thục. Sau khi Liên Xô tan rã, chính quyền Liên bang Nga cho phép lập trường tư thục do tư nhân điều hành theo chương trình giáo dục của bộ sở quan. Và các nhà giáo dục bắt đầu làm việc để xóa bỏ ký ức Cộng sản chủ nghĩa xung quanh trường học. Nhiều loại hình nghệ thuật Bắc Á cho thấy, họ chịu ảnh hưởng hai loại nghệ thuật Trung Quốc, và Hồi giáo. Một số khác chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo.
                  IX. Đời sống, giáo dục và nghệ thuật ở Trung Á.
1. Vài nét về Trung Á.

Trung Á chiếm khoảng 9.037.000km2, hoặc 20% lục địa. Nó là khu vực rộng lớn thứ hai (chỉ sau Bắc Á) của Châu Á. Trung Á gồm Tibet, Qinghai, và Xinjian thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và các quốc gia độc lập Kazakstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan, và Mongolia. Năm 1991, khi Liên bang Xô viết tan rã, 5 Cộng hòa thành viên Kazakstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan tách ra thành lập chính quyền dân chủ. Mông Cổ thành lập chính quyền Cộng sản năm 1921, và chuyển sang chính quyền dân chủ năm 1990. Qinghai là một tỉnh của Trung Quốc. Tibet, và Xinjian được gọi là hai vùng tự trị của Trung Quốc. Trung Á là khu vực cao nguyên, và rừng núi. Sa mạc rộng lớn không cây cỏ. Hầu hết đất đai khô cằn không phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
Đa số người Trung Á kiếm sống bằng nghề chăn nuôi. Hoạt động công nghiệp tập trung trong một ít thành phố. Có khoảng trên dưới 83 triệu cư dân sống ở Trung Á, hoặc 2% dân số lục địa. Mật độ cư dân ở Trung Á là 10 người/km2. Người Mông Cổ gọi là Mongol, dưới thời Genghis Khan nhà cai trị đầy quyền uy thống nhất được nhiều bộ tộc Mongols du mục đầu những năm 1200. Ông ta, và cháu nội ông ta là Kublai Khan đã mở rộng lãnh thổ bằng cách xâm chiếm các vùng đất xung quanh, và thống trị trong một thời gian dài. Đế quốc của ông ta gồm toàn bộ khu vực Trung Á, Đông Á (trừ Nhật bản), nhiều phần của nước Nga, và một phần của Châu Âu. Các sắc dân trong những nước như Kazakstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, và Tajikistan đều có các đặc tính riêng không giống sắc dân Mông Cổ.
Ngay cả Qinghai, Tibet, và Xinjian thuộc lãnh thổ Trung Quốc nhưng hầu hết không phải sắc dân Trung Quốc. Sắc dân Tibetans tạo thành dân số Tibet sống ở đây từ thời Cổ đại. Sắc dân Uygurs gốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tới một nửa dân số ở Xinjian. Đa số người Trung Á theo Hồi giáo, các chính quyền Cộng sản kiểm soát nghiêm ngặt. Ngày nay đạo Hồi là tôn giáo chính ở Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, và Tajikistan. Nó cũng là tôn giáo chính ở khu vực tự trị Xinjian thuộc Trung Quốc. Một môn phái của đạo Phật gọi là "Lamaison" là tôn giáo chính ở Mông Cổ, Tibet, Qinghai. Chính quyền Trung Quốc xem tôn giáo là "điều mê tín không đáng có", ra sức khuyến khích người ta tập trung giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống hơn là mơ tưởng giải pháp không tưởng trong tôn giáo.
2. Đời sống ở Qinghai, Xinjian, Tibet.
Hiện Qinghai là một tỉnh của Trung Quốc. Hầu hết cư dân tỉnh này sống ở nông thôn, đời sống cư dân Qinghai không có gì khác so với đời sống ở Trung Quốc. Nhưng tại Xinjian, và Tibet có vài đặc trưng của riêng vùng. Chẳng hạn ở Xinjian, đa số cư dân làm nghề chăn nuôi sống gần như các “ốc đảo” trong sa mạc mênh mông. Họ có kinh nghiệm sống trên sa mạc nên một số trong bọn họ còn cải tạo đất, để làm nông nghiệp. Còn tại Tibet, trước khi Cộng sản Trung Quốc chiếm vùng này năm 1950, phần nhiều đất đai trong vùng đặt dưới sự cai quản của vị lãnh đạo tôn giáo. Tăng lữ Phật giáo cai trị đất nước, và làm chủ hầu hết đất đai. Tăng lữ, và một nhóm nhỏ quý tộc tạo thành giới thượng lưu của xã hội Tibet. Nông dân, và người du mục chăn nuôi tạo thành giai cấp hạ lưu.
Nông dân làm việc trên đồng ruộng, và người du mục thì trông coi các đàn gia súc. Tất cả đều do tăng lữ, và quý tộc làm chủ. Ngay sau khi chiếm Tibet, chính quyền Cộng sản Trung Quốc tước bỏ đặc quyền, và sự giàu có của giới tăng lữ, và quý tộc bằng cách chiếm đoạt tài sản, và đất đai của giới này, đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Nông dân, và người du mục vẫn làm việc trên đồng ruộng, và chăm sóc các đàn gia súc. Về đời sống xã hội có thay đổi chút ít nhưng nông dân, và người chăn nuôi phải giao nông sản phẩm của họ cho chính quyền còn nhiều hơn là cho các chủ đất, tăng lữ quý tộc trước đó.
3. Đời sống ở Mông Cổ, và các nước Cộng hòa Liên Xô cũ.
Tại Mông Cổ, trước khi Cộng sản nắm chính quyền năm 1921, xã hội Mông Cổ gần giống xã hội Tibet. Các tăng lữ, và thế lực chính trị nắm hầu hết quyền hành, và tài sản. Họ làm chủ các đàn gia súc lớn do tín đồ và nhân dân dâng hiến. Mỗi gia đình đều mong muốn ít nhất là một thành viên trẻ trong gia đình trở thành tăng lữ. Giới tăng lữ, và một nhóm nhỏ quý tộc tạo thành giai cấp thượng lưu của xã hội Mông Cổ. Giai cấp thấp nhất của xã hội, hầu hết là các nhà chăn nuôi, sống du cư cùng với đàn gia súc của họ. Năm 1921, sau khi nắm quyền hành chính quyền Cộng sản thành lập các trại chăn nuôi lớn, và ra sức vừa thuyết phục vừa cưỡng bức các nhà chăn nuôi sống trong các “nông trại” mới thành lập, và làm việc như những công nhân nông nghiệp làm chủ tập thể nông trại, do nhà nước trả lương.
Đầu thập niên 1990, khi Liên Xô, và các nước Cộng sản Đông Âu không còn thì chính quyền  Mông Cổ cho phép các nhà chăn nuôi rời khỏi nông trại. Ngày nay, người Mông Cổ vẫn sống trên các cánh đồng chăn nuôi. Đây là những cánh đồng khổng lồ, với các trại chăn nuôi bao quanh. Ở giữa là một thị trấn nhỏ, trong đó có các tòa nhà công cộng, văn phòng, các tiệm bán hàng, và trung tâm y tế. Đầu những năm 2000, đất nông nghiệp, và các đàn gia súc lại do tư nhân làm chủ, nhưng không phải giới tăng lữ, và quý tộc mà là các nhà doanh nghiệp mới. Năm quốc gia còn lại của Trung Á là Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan, đang trong quá trình chuyển đổi từ xã hội Cộng sản do Liên Xô chi phối, sang xã hội tự do dân chủ độc lập. Trọng tâm của họ là cải thiện đời sống cho toàn xã hội.
60% cư dân trong khu vực nông thôn sống bằng nghề chăn nuôi. Thu nhập bình quân đầu người của họ rất thấp. Ba nước Uzbekistan, Kyrqyzstan, Tajikistan thu nhập (2008) chỉ ở mức trên 2000 USD/người/năm. Hai nước Kazakhstan, Turkmenistan trên 8000 USD/người/năm. Thành phố lớn nhất của các nước này là Tashken, thủ đô Uzbekistan với khoảng 2 triệu cư dân. Các thành phố khác đều dưới 1 triệu người. Cư dân thành phố sống trong các căn nhà riêng độc lập, hoặc trong các khu chung cư. Người ở nông thôn sống trong các căn nhà gạch phơi khô. Đa số làng quê đều không có điện nước. Hầu hết gia đình nông thôn là gia đình mở rộng. Cũng có một số người ở nông thôn sống trong các căn lều di động, làm bằng khung gỗ tròn kết nối lại, và phủ mái bằng một tấm vải dệt chắc, dày để che mưa che nắng.
4. Giáo dục, và nghệ thuật.
Tại Mông Cổ, và Tây Tạng (Tibet) trước khi Cộng sản nắm quyền, trọng tâm của việc giáo dục chỉ bao quanh đến vấn đề tôn giáo. Ngoại trừ giới tăng lữ và quý tộc, ít có người được cắp sách đến trường trong một ít năm. Cộng sản mở rộng việc giáo dục đến cho nhiều người hơn. Nhưng cũng lại bao quanh bởi nguyên lý Cộng sản thay cho nguyên lý tôn giáo. Nó là chương trình giáo dục bắt buộc cho đến năm 1990 tại Mông Cổ. Và ngày nay còn tiếp tục ở Qinqhai, Tibet, và Xinjian. Phần còn lại ở Trung Á, các quốc gia nguyên là thành viên của Liên bang Xô viết cũng áp đặt chương trình giáo dục kiểu Cộng sản, nặng nguyên lý cộng sản hơn kiến thức phổ thông. Từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, các chính quyền mới đang làm hết sức mình, từng bước xóa bỏ nguyên lý cộng sản ra khỏi nhà trường.
Hầu hết trẻ em trên 15 tuổi tại các nước này, đều biết đọc biết viết. Cưỡng bức gíáo dục từ 11 năm, hoặc từ 6 đến 17 tuổi. Dệt thảm là loại hình nghệ thuật phổ biến nhất ở Trung Á. Thêu đan, và làm nữ trang cũng phát triển mạnh trong khu vực. Riêng tại Kazakhstan, và Kyrqyzstan có một loại hình nghệ thuật độc đáo mà ít có nơi nào có được. Đó là kể chuyện bằng thơ về lịch sử. Nó là một phần văn hóa của hai quốc gia này. Các vùng do Trung Quốc cai trị Qinqhai, Tibet, và Xinjian, và Mông Cổ nghệ thuật cũng như giáo dục đặt trọng tâm vào các vấn đề tôn giáo trong một thời gian dài. Rồi sau đó tập trung vào các vấn đề cộng sản hơn 50 năm. Nay nghệ thuật nhắm vào các chủ đề của đời sống hiện thực ở Mông Cổ, nhưng trong phần đất của Trung Quốc ở Trung Á, nghệ thuật vẫn còn phục vụ chủ trương của nhà nước.
                                    X. Đất đai Châu Á.
1. Vài nét về đất đai Châu Á.    

Châu Á là lục địa lớn nhất trong các lục địa của thế giới, chiếm khoảng 44.000.000m2, hoặc 30% diện tích thế giới. Nó trải dài từ Turkey, bán đảo Arabia, dãy núi Ural phía Đông Châu Âu tới Thái Bình Dương, và từ Biển Bắc chạy dài về phía nam tới Ấn Độ Dương. Các nhà địa lý còn tính tới cả hàng ngàn quần đảo ngoài khơi Thái Bình Dương vào lục địa Châu Á từ tây sang đông gồm Cyprus, Madives, Sri lanka, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, và Đài Loan. Châu Á, và Châu Âu cùng nằm trên một vùng đất không có phần nước chia tách giữa hai châu, và do vậy một số nhà địa lý còn xem nó như một lục địa, gọi là lục địa Á - Âu "Eurasia". Một số khác lại nói Châu Âu, Châu Á, Châu Phi là một lục địa, bởi vì cả ba châu này nối kết với nhau, trước khi người ta xây dựng kênh đào Suez.
Những người nầy gọi nó là lục địa Âu –Á - Phi "Eurafrasia". Châu Á có núi cao nhất, sa mạc rộng nhất, và đồng bằng lớn nhất thế giới. Nhiều sông ngòi quan trọng, và đất đai tốt, màu mỡ, hầu hết được phân bố trên mỗi vùng của Châu Á. Nó chỉ cho người ta thấy rằng các đặc trưng thiên nhiên đó, đã ảnh hưởng lên đời sống của họ như thế nào. Họ phải làm gì để thích nghi, hoặc sử dụng nó một cách tốt nhất. Châu Á có 6 vùng đất chính. Mỗi vùng có đặc trưng gì, người ta đã sử dụng nó ra sao, và tổ  chức đời sống như thế nào được mô tả chi tiết tại mỗi khu vực. (1) Khu vực Tây Nam Á là một vùng đất của sa mạc về phía Nam, và của rừng núi và cao nguyên ở phía Bắc. Hầu hết đất khô cằn không trồng triả gì được. Nhưng nó lại có nhiều dầu mỏ, một trong những nguồn năng lượng thiên nhiên có giá trị lớn nhất thế giới.
(2) Khu vực Nam Á có nhiều rừng núi, đất đai màu mỡ ở phía Nam tương phản với phía Bắc khô cằn. hoang vắng. (3) Khu vực Đông Nam Á là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên gồm đất đai phì nhiêu, rừng tươi tốt, và nhiều trữ lượng dầu mỏ có giá trị lớn. (4) Khu vực Đông Á cũng có nhiều đất tốt, giàu màu mỡ, và các tài nguyên có giá trị khác. (5) Khu vực Bắc Á được bao phủ bởi rừng, giá tuyết bao trùm nhiều tháng trong năm, đất đai tại đây khô cứng vì giá lạnh. Tuy nhiên, phần phía Nam của khu vực cũng có đất làm nông nghiệp tốt. Khu vực lại có nhiều loại hầm mỏ với trữ luợng lớn, phần nhiều chưa được khai thác. (6) Khu vực còn lại là Trung Á nơi có nhiều đất cằn cỗi nhất với nhiều dạng khác nhau như sa mạc, rừng núi, và cao nguyên. Người ta chưa phát hiện có nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nào tại Trung Á.
2. Đồi núi, sa mạc, và đồng bằng.
Châu Á có nhiều đồi núi hơn bất cứ lục địa nào khác. Đồi núi đã tạo ra sự khó khăn cho việc đi lại trong nhiều nơi ở Châu Á. Nó còn là nguyên nhân ngăn cách giao lưu văn hóa, tư tưởng giữa nhóm người này với các nhóm người khác. Nhưng mặt khác, rừng núi là nguồn nước của nhiều con sông quan trọng ở Châu Á. Hàng triệu nông dân phụ thuộc vào các nguồn nước từ sông ngòi này để gieo trồng ngũ cốc. Ngoại trừ dãy núi Urals, tất cả núi chính ở Châu Á đều là các nhánh của một vùng núi non hỗn độn gọi là "Pamirs". Nó nằm ở giao điểm Afghanistan, Trung Quốc, Liên bang Nga, và Pakistan. Đôi khi nó cũng được gọi là nơi cư trú của các loại thú hoang dại, hoặc ngôi nhà của thế giới các loài. Một vài ngọn núi ở "Pamirs" cao hơn 7.620 mét so với mặt nước biển trung bình.
Và, đáy của thung lũng có nơi thấp tới 6.000 mét tính từ đỉnh núi cao nhất. Dãy núi Tienshan, và Altai mở rộng từ Pamirs về hướng đông bắc kéo dài đến tận Mông Cổ. Xa hơn dãy núi cao này là dãy Stanovoi, và dãy Yablonoyy thấp băng qua phía nam Siberia, tới tận biển Okhotsk. Phía đông Pamirs là dãy Karakoram chạy về hướng Tibet. Tại Tibet, nó trở thành núi Kunlun, và sau đó là núi Nanshan. Dãy này chạy dài tới giao điểm với dãy Qin-Ling miền trung Trung Quốc. Núi Himalaya "nổi tiếng" phía Đông nam Pamirs, và chạy dọc theo biên giới phía Nam của Tibet. Dãy núi cao ngất trời này gồm nhiều đỉnh núi cao nhất thế giới như ngọn Everest nằm giữa Nepal và Tibet. Himalaya cao tới 8.848 mét trên mặt nước biển trung bình, là đỉnh núi cao hơn hết thảy.
Dãy Hindu Kush mở rộng từ Pamirs về phía tây vượt qua Afghanistan. Xa hơn về phía tây các dãy Elburz Zagros, và nhiều dãy khác kéo dài đến cao nguyên Iran. Dãy núi Pontic, và Taurus bao quanh cao nguyên Anatolla của Thổ Nhĩ Kỳ phía đông, gần điểm cuối cùng của Châu Á. Sa mạc trải dài băng qua Châu Á từ phía nam bán đảo Arabia tới Trung Quốc, và Mông Cổ. Các vùng sa mạc khổng lồ này, không thích hợp cho việc trồng trọt, và có rất ít người ở đó. Sa mạc Rub al Khali chiếm phần lớn bán đảo Arabia. Các sa mạc khác chiếm nhiều phần còn lại của Tây Nam Á. Sa mạc Kara Kum ở Turkmenistan, sa mac Kyzyl Kum băng qua Kazakhstan và phía bắc Uzbekistan. Sa mạc Thar trải rộng đến nhiều phần dọc theo đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.
Xa hơn về phía đông là sa mạc Taklimakan phía tây Trung quốc, và sa mạc Gobi của Trung Quốc và Mông Cổ tạo thành một vùng đất hoang khổng lồ. Khu vực phía bắc Liên bang Nga là vùng đất đóng băng, gọi là sa mạc lạnh, bởi vì không, hoặc rất ít có cây cối ở đây. Vùng đất bằng phẳng gọi là đồng bằng với ít cây cối. Và, nhờ các con sông cắt chia thành nhiều vùng đồng bằng chính của Châu Á. Chẳng hạn, đồng bằng phía nam Liên bang Nga, đồng bằng phía bắc Kazakhstan, hay đồng bằng phía đông Trung Quốc. Do lượng mưa hàng năm cùng với nước sông tràn ngập định kỳ làm cho đất đai ở các đồng bằng Châu Á có độ màu mỡ cao thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
3. Sông ngòi, ao hồ, vịnh bờ biển.
Hàng triệu sông ngòi ở Châu Á dày đặc, sát nhau trong các thung lũng, lưu vực sông của lục địa. Sông ngòi giữ vai trò quan trọng trong đời sống cư dân Châu Á. Sông cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng, tạo thêm màu mỡ cho đất đai trong quá trình gieo trồng, và là nguồn nước ăn uống cho mọi người. Sông ngòi còn là lộ trình vận chuyển phục vụ đi lại, và thương mại bằng đường thủy. Các sông chính của khu vực Tây Nam Á chảy qua phần phía bắc của nó. Hai sông Tigris, và Euphrates bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ giao nhau tại Iraq tạo thành sông Shatt al Arab, sông Karun chảy từ Iran vào Shatt al Arab từ đó chảy vào vịnh Persian. Sông Jordan từ Lebanon chảy về phía nam và đi vào Biển Chết (Dead Sea). Tại Nam Á, nhiều con sông từ vùng đồi núi phía bắc chảy xuống phía nam.
Ba con sông chính gồm sông Indus từ bắc chảy xuyên qua Pakistan, và đi vào biển Persian. Hai sông Brahmaputra, và Ganges chảy vào Bắc Ấn, rồi vào Bangladesh trước khi chảy vào vịnh Bengal. Một bình nguyên rộng lớn nhờ lớp bùn dày lắng đọng ngay tại cửa sông Brahmaputra và sông Ganges là bình nguyên rộng nhất thế giới. Bốn con sông quan trọng của Đông Nam Á, bắt đầu từ dãy núi gần Tibet. Đó là các sông Irrawaddy, Mekong, Menam, và Salween. Cả bốn sông chảy theo bốn lộ trình của nó, xuyên qua đất liền của khu vực Đông Nam Á như Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam rồi chảy vào biển. Hai con sông chính của Đông Á là sông Huang He, và sông Yangtze đều xuất phát từ Tibet, chảy về phía đông vào Trung Quốc theo dòng chảy của từng con sông.
Sông Huang He chảy vào Biển Vàng (Yellow Sea), và sông Yangtze chảy vào Biển Đông, Trung Quốc. Sông Yangtze là sông dài nhất Châu Á, dài 6.275km. Ở phía nam Trung Quốc, còn có sông Xi, con sông quan trọng này chảy từ nội địa miền trung Trung Quốc ra biển phía nam. Ba con sông chính ở Bắc Á là sông Lena, Ob, và sông Yenisey xuất phát từ phía nam của khu vực Bắc Á, xuyên qua vùng Siberia chảy theo hướng bắc, theo dòng chảy của từng con sông rồi chảy hết vào Biển Bắc. Đặc biệt khu vực này còn có sông Amur. Nó là đường thủy chính của vùng phía Bắc xa xôi Siberia. Riêng tại khu vực Trung Á, không có con sông nào lớn quan trọng như ở Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, và Bắc Á. Các con sông lớn ở đây đều bắt đầu từ vùng rừng núi, và chảy vào nội địa của nó.
Bờ biển Châu Á dài khoảng 129.77km, gấp ba lần khoảng cách vòng quanh thế giới tại đường xích đạo. Bờ biển có rất nhiều nơi trú ẩn an toàn cho tàu bè đi lại dọc theo bờ. Vì bờ biển vốn đất nông (cạn), bùn, phù sa từ sông suối đổ vào. Theo thời gian, nó lấp mất một phần những nơi an toàn ấy. Một số nơi an toàn trên bờ Bển Bắc vẫn còn đông đá từ nhiều năm nay. Hải cảng Singapore nằm trên bờ đảo xa ở Đông Nam Á là cảng hoạt động náo nhiệt, bận rộn nhất Châu Á. Hai vịnh lớn của Ấn Độ Dương lõm vào bờ phía nam của Châu Á, đó là vịnh Bengal nằm phía Đông tiểu lục Ấn Độ, và vịnh Arabia nằm phía Tây tiểu lục nầy. Chạy dài theo bờ phía đông Châu Á là các nhóm hải đảo, và bán đảo, cạnh bờ, và ngoài khơi Thái Bình Dương tạo thành một loạt các biển nhỏ từ Bắc tới Nam.
Đó là biển Bering, Okhotsh, Japan, Yellow. Biển đông-nam Trung Quốc. Biển Đỏ (Read Sea) nằm giữa Châu Á, và Châu Phi. Biển Đen, và biển Địa Trung Hải tạo thành một phần ranh giới giữa Châu Á, và Châu Âu. Biển Caspian phía bắc Iran giáp ranh Châu Á, và Châu Âu đều là lãnh thổ của Liên bang Nga, và là vùng nước bên trong nội địa lớn nhất thế giới. Quả thực nó là một hồ lớn, chiếm tới 372.00km2. Những hồ khác như biển-hồ Aral giữa Kazakhstan và Uzbekistan, hồ Balkhash ở Kazakhstan, và hồ Baikal ở trong nội địa Liên bang Nga. Biển Chết (Dead Sea) nằm giữa Israel, và Jordan, có nơi sâu tới 399 mét so với mặt nước biển trung bình, là nơi thấp nhất của bề mặt trái đất.
                        XI. Khí hậu, động vật, và thực vật.
1. Khí hậu.                     

Bởi vì diện tích Châu Á quá lớn nên có nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lạnh khủng khiếp ở Bắc cực. Nóng và khô ở vùng sa mạc Trung Á, và Tây Nam Á. Nóng và ẩm ướt của vùng nhiệt đới phía Nam. Gió mùa ảnh hưởng nhiều nơi, thổi đều đặn hàng năm trong từng thời kỳ nhất định, hầu hết từ phía bắc thổi vào phía đông nam tạo thành mùa khô lạnh. Trong mùa hè, gió đổi hướng thổi từ biển đông, và đông nam về hướng tây bắc tạo thành mùa nóng và ẩm ướt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 ở phía đông của lục địa, nhiều nhất là khu vực sát biển đông, rồi giảm dần, và biến mất ngoài biển khơi. Tháng 11 đến tháng 2, mùa mưa từ phía bắc tiến dần về phía nam, và tây nam tạo ra khí hậu dễ chịu ở hai khu vực này. Tháng 2 đến tháng 4 gió mùa từ phía nam thổi vào lục địa, mang theo ẩm ướt làm cho nhiệt độ trong lục địa tăng lên.
Từ tháng 5 đến tháng 10, các cơn mưa nặng hạt từ biển phía nam thổi vào lục địa tạo thành mùa ẩm ướt nhất trong năm, đôi khi nó còn tạo ra các trận lụt lớn. Tại khu vực Tây Nam Á, gió mùa chỉ ảnh hưởng phía nam, và tây nam bờ bán đảo Arabia. Hầu hết khu vực Tây Nam Á có mùa hè nóng, và mùa đông dài mát mẻ. Bên trong nội địa, mùa hè nhiệt độ nóng có khi lên tới 46 độ C. Không có mây trong khu vực ngăn cách cái "nóng của ban ngày với cái mát lạnh của ban đêm". Nhưng cái dễ chịu của ban đêm có thể tạo ra một ngày nóng hơn kế đó. Đa số khu vực Tây Nam Á chỉ có mưa trong mùa đông. Lượng mưa nhiều nhất của khu vực là gần biển Đen, biển Caspian, và biển Địa Trung Hải. Một số nơi trong bán đảo Arabia không có mưa nhiều trong năm.
Thời tiết giá lạnh ở khu vực phía Bắc Siberia gần như bị đông lạnh quanh năm. Phần còn lại của khu vực Bắc Á, nhiệt độ gần giống vùng đồng bằng khổng lồ của phía bắc Bắc Mỹ. Nhiệt độ xuống dưới 40 độ C (-) trong mùa đông, và mùa hè thì mát. Hầu như toàn bộ khu vực Trung Á là "khô lạnh", hoặc cả khô lẫn lạnh.
2. Động vật.
Nhiều người Châu Á xem việc chăn nuôi súc vật như là một nghề nghiệp, và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm, quần áo, và cả nơi cư trú. Các loài súc vật họ nuôi gồm lạc đà "một bướu", và các loại lạc đà khác ở Tây Nam Á. Có nhiều voi ở Nam Á. Lạc đà hai bướu, và trâu rừng to lớn ở Trung Á. Trâu nước ở Đông Nam Á, và Đông Á. Và, hươu nai có sừng ở Bắc Á. Các loại động vật hoang dã như cáo, thỏ, ở Bắc Cực. Lemming, nai, dê gần cực Bắc vào mùa hè nhưng mùa đông chúng lại di chuyển về phía Nam. Bộ lông của nhiều loại động vật khu vực Bắc Á có giá trị lớn như gấu nâu, nai không sừng, rái cá, mèo rừng, chồn đen, và chồn Ermines, linh dương, và hải ly (sóc ở hang). Các đàn châu chấu ở Mông Cổ, và phía tây bắc Trung Quốc.
Từng thời kỳ các đàn châu chấu trên lộ trình di chuyển của nó, chúng ăn và phá hoại hết các loại ngũ cốc trên nhiều cánh đồng phía bắc Trung Quốc. Gấu trúc gần giống gấu đen, và gấu trắng chỉ sống ở phía tây nam Trung Quốc, và Tibet. Còn tại Đông Á vì quá đông người nên ít có động vật hoang dã sống ở đây. Nhưng về phía Nam, và Đông Nam Á lại có nhiều thú hoang dã nhất Châu Á. Khỉ không đuôi, và nhiều loại khỉ khác, cùng với loại chim đẹp vùng nhiệt đới có nhiều vô số kể trong hai khu vực này. Khu vực này còn có cả tê giác, bò rừng, cọp, báo, cá sấu, và nhiều loại rắn độc rất nguy hiểm cho người. Riêng khu vực Tây Nam Á thì có linh dương, lừa rừng, dê rừng, và các loại dê hoang khác.
3. Thực vật.
Ít loại cây có thể sống được vùng gần cực bắc của khu vực Bắc Á. Nhưng về phía nam khu vực lại có rừng gỗ thông, và gỗ linh san lớn nhất thế giới. Rừng cây này cung cấp cho Nga nhiều loại sản phẩm rừng, chẳng hạn gỗ xẻ, bột giấy, và các sản phẩm khác. Khu vực Trung Á tuy ít cây cối, nhưng lại có nhiều đồng cỏ là nguồn thức ăn chính, quan trọng cho các đàn gia súc. Và công việc chăn nuôi là nguồn kinh tế cơ bản của khu vực. Phía đông của khu vực Đông Á, nơi có nhiều mưa nên cây cối phát triển tốt. Ngoài nguồn lợi chính của gỗ xẻ, và bột giấy, khu vực còn có các loại cây ăn quả, dâu nuôi tằm, nguyên liệu của vải lụa. Khu vực Đông Nam Á, và một phần Nam Á có khí hậu thuận lợi phát triển nhiều loại cây có giá trị. Sản phẩm từ các loại cây đó chiếm một phần quan trọng trong hàng hóa xuất khẩu của hai khu vực này.
Chẳng hạn gỗ tếch, cao su, trà, sợi đay, tre nứa, và đồ gia vị được nhiều nơi trên thế giới yêu thích. Khu vực Tây Nam Á, vì đất khô nên thích hợp cho cây chà là, dầu cọ, và cây olive trồng được trên các sa mạc. Nó là một nguồn thực phẩm chẳng những đáp ứng cho nhu cầu mà còn để xuất khẩu nữa. Cây thuốc phiện được trồng nhiều nơi ở Châu Á như Ấn Độ, Miến Điện, Lào, và Thổ Nhĩ Kỳ. Những loại tân dược kích thích mạnh như heroin, morphin, opium đều được bào chế từ bông hoa của loại cây này. Bác sĩ thường sử dụng nó làm giảm cơn đau, hoặc cho mục đích khác trong quá trình điều trị bệnh nhân. Nhưng cũng có hàng triệu người cả trong lẫn ngoài Châu Á, sử dụng thuốc kích thích chỉ để tìm cảm giác "sảng khoái". Nhiều người trong số họ trở nên ghiền ma túy, sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, và nghị lực không còn bình thường.
                                 XII. Kinh tế Châu Á.
1. Kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp là hoạt động kinh tế quan trọng nhất ở Châu Á. Có khoảng 60% cư dân Châu Á làm việc trên các đồng ruộng, và kiếm sống bằng nghề nông. Sản phẩm nông nghiệp cũng là nguồn xuất khẩu chính ở Châu Á. Trong nhiều quốc gia ở Châu Á, hầu hết nông dân sử dụng công cụ bằng tay, và dùng trâu bò kéo cày, làm đất. Họ ít được sử dụng máy móc, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hoặc các trợ giúp kỹ thuật khác. Việc thiếu công cụ hiện đại cho sản xuất nông nghiệp, và phương pháp canh tác lạc hậu khiến sản lượng tăng rất ít so với sự gia tăng dân số. Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh sản xuất được một lượng lớn hạt ngũ cốc chủ yếu trên những mảnh đất nhỏ. Hơn nữa, các quốc gia này lại quá đông dân, nên sản lượng nông nghiệp cũng chỉ đủ cho nhu cầu thực phẩm hàng năm của họ.
Các quốc gia như Israel, Nhật Bản, Liên bang Nga, và một số ít nước khác có sử dụng máy móc nông nghiệp, và phương pháp canh tác hiện đại, nhưng cũng chỉ nhằm giảm lao nhọc, bớt nhân công để chuyển họ vào hoạt động công nghiệp, và dịch vụ, chứ không có ý định sản xuất nông nghiệp như một loại sản xuất hàng hóa xuất khẩu khác. Cuộc cách mạng xanh tạo ra các giống lúa mới. Lúa mì, lúa mạch, lúa gạo, có thể tăng gấp đôi, hoặc gấp ba sản lượng hạt ngũ cốc đang diễn ra trên thế giới, nó sẽ là những hứa hẹn cho nông nghiệp Châu Á, giúp các nước này thoát khỏi nạn đói kinh niên. Có ba dạng canh tác nông nghiệp ở Châu Á. Tư nhân làm chủ đất canh tác, thuê đất của địa chủ để canh tác, và đất canh tác tập trung do nhà nước quản lý. Nhiều nơi ở Châu Á, nông dân có làm chủ một phần đất canh tác.
Tuy nhiên, trên các phần đất chính của khu vực Tây Nam Á, và Nam Á, phần nhiều do các chủ đất giàu có lập trang trại. Nông dân hai khu vực này chỉ làm chủ một mảnh đất nhỏ, hoặc thuê đất của các địa chủ để gieo trồng. Họ phải trả cho chủ đất một số lượng hạt ngũ cốc, hoặc bằng tiền. Canh tác tập trung do nhà nước quản lý là hình thức quản lý trong các quốc gia Cộng sản ở Châu Á trước thập niên 1990. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc gọi nông nghiệp tập trung là “công xã nông thôn”, bắt đầu thực hiện nó từ năm 1958, và từ bỏ vào thập niên 1980. Hiện nay, Trung Quốc cho phép các gia đình nhận một phần đất để canh tác, và giao nộp cho chính quyền một số sản lượng nào đó như tiền thuê đất. Số còn lại, một phần bán cho nhà nước theo giá vừa phải. Số khác họ được quyền bán ra thị trường tự do.
Riêng tại Israel cũng có dạng nông nghiệp tập trung gọi là công xã, hoặc hợp tác xã, nhưng hình thức phân phối cho các thành viên công xã, hoặc xã viên hợp tác xã, hoàn toàn khác với các nước Cộng sản. Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, và phía Tây nam của Bắc Á được xếp vào các khu vực gieo trồng các hạt ngũ cốc chính của lục địa. Còn hầu hết khu vực Tây Nam Á, Trung Á, và Bắc Á, khí hậu, và đất đai không phù hợp cho việc gieo trồng cây lương thực. Hạt ngũ cốc chính của Châu Á là lúa gạo, và lúa mỳ. Các nước Châu Á đứng đầu Trung Quốc và Ấn Độ xuất hơn 90% lượng gạo tiêu dùng của thế giới. Lúa mì được sản xuất tại Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Thổ nhĩ kỳ, và Ukrain. Hầu hết cao su thiên nhiên, và trà đến với các nước trên thế giới đều từ Châu Á. Malaysia, và Thái Lan sản xuất cao su đứng đầu thế giới.
Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, và Indonesia đứng hàng đầu lục địa về lượng trà xuất khẩu. Các loại nông sản quan trọng khác của Châu Á là sợi bông, và mía đường. Đứng đầu cây bông sợi là Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Turkmenistan. Đứng đầu sợi đay thì có Bangladesh, Ấn Độ, và Trung Quốc. Ấn Độ còn là nước sản xuất mía đường đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil ở Nam Mỹ. Nông dân Nam Á xem việc chăn nuôi là nghề chính của họ. Ở mức độ thấp hơn một chút là Tây Nam Á, và miền Trung của Bắc Á ngành chăn nuôi cũng là công việc mưu sinh của nhiều người. Họ lấy phoma, sữa, và thịt từ đàn gia súc. Họ cũng dùng lông, và da cho việc may mặc, và làm chỗ ở (tấm lợp). Một số súc vật còn được sử dụng như một phương tiện chuyên chở.

Các chủ trang trại, chủ đàn gia súc du cư, bán gia súc hoặc sản phẩm từ súc vật để mua các loại hàng hóa khác cho tiêu dùng, hoặc tiếp tế. Lạc đà, dê, và cừu là các con vật thường nuôi, và cũng là đàn gia súc quan trọng nhất ở Tây Nam Á. Tại Trung Á, nhiều đàn gia súc là lạc đà hai cục u, trâu bò, dê, ngựa, heo, cừu, và trâu rừng. Vùng phía Bắc của Bắc Á, người ta thường chăn nuôi nai sừng dài. Nó là con vật chăn nuôi chính của vùng này. Gia cầm, và heo thịt dùng làm thực phẩm được nuôi trên hầu hết các nước Đông Nam Á.
2. Kinh tế công nghiệp.
Sự cai trị thuộc địa của Châu Âu để lại nhiều dấu ấn của nó trên nền công nghiệp Châu Á. Trong thời kỳ cai trị thuộc địa, Châu Á phục vụ như một nguồn cung cấp thực phẩm của người Châu Âu, và cũng là nguồn nguyên liệu thô cho các nhà máy của họ. Vì vậy, mà cho đến hôm nay, chế biến thực phẩm, và các sản phẩm tiêu dùng khác đang là sản phẩm công nghiệp quan trọng của nhiều quốc gia Châu Á. Chẳng hạn, công nghiệp tinh chế mía đường, và chế biến thực phẩm trên gạo, và thuốc lá đang là hoạt động chính của nền kinh tế trong nhiều nơi trên khắp lục địa. Hầu hết công nghiệp nặng của Châu Á tập trung vào các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan. Tất cả các quốc gia này đều có các nhà máy lớn, và hiện đại.
Sản phẩm công nghiệp gồm xe hơi, trang thiết bị điện, máy móc cho nhà máy, kim loại, và thép, vũ khí cho quân đội, máy bay, tàu thủy, y dược, dụng cụ cho y tế, và hàng dệt. Israel, Bắc Triều tiên, Singapore, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một số công nghiệp nặng. Ngoại trừ Nhật Bản, các mặt hàng công nghiệp của Châu Á, chất lượng thấp hơn của phương Tây, và Hoa Kỳ. Đó là đánh giá chung của người tiêu dùng trên thế giới. Khai thác nguyên liệu thô từ hầm mỏ, xuất khẩu có tầm quan trọng trong nhiều quốc gia Châu Á. Tây Nam Á cung cấp phần lớn dầu khí cho thế giới. Đông Nam Á, cung cấp nhiều thiết. Trung Quốc xuất khẩu một lượng lớn kim loại trắng, và nguyên tố kim loại nặng. Tinh thể khoáng chất, và oxid, mangan đen từ Trung Quốc, Ấn Độ. hợp chất crome từ Philippines, và Thổ Nhĩ Kỳ được bán ra trên khắp thế giới.
Giá như Châu Á có thêm nhà máy chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh trước khi bán ra nước ngoài, có lẽ nền kinh tế của lục địa sẽ được cải thiện. Châu Á còn có nhiều sông, hồ, biển, và hàng triệu người đánh cá để kiếm sống. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Liên bang Nga, và Thái Lan được xếp vào loại các nước có công nghiệp đánh cá lớn hàng đầu của thế giới. Công nghiệp du lịch, và ngành thủ công mỹ nghệ cũng có vai trò quan trọng. Hàng năm, du khách nước ngoài đến tham quan, họ thường mua nhiều hàng thủ công mỹ nghệ làm ra bởi các nghệ nhân người Châu Á. Hàng thủ công mỹ nghệ này gồm hàng chạm, trổ, điêu khắc, hàng da, hàng nữ trang, kim loại, hoặc đá, đồ gốm, thảm lót sàn nhà, tranh vẽ, tranh sơn mài, và hàng dệt.
Công nghiệp du lịch được chú trọng nhiều ở Israel, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, và Ấn độ. Đa số quốc gia châu Á đang cố gắng cải thiện nền kinh tế quốc dân bằng cách lập thêm công nghệ mới, mở rộng và cải tiến công nghệ cũ. Họ thực hiện nhiều bước khác nhau tiến đến công nghiệp hóa, và hiện đại hóa nền kinh tế. Những bước này bao gồm đề nghị giảm thuế cho đầu tư nước ngoài vào lục địa, sử dụng quỹ riêng cùng với trợ giúp từ các nước khác xây dựng công nghệ trang thiết bị. Sản phẩm của công nghệ trang thiết bị sẽ bán cho các nhà kinh doanh Châu Á, với giá thấp hơn so với công nghệ phương Tây. Nhiều sự thay đổi khác trong lãnh vực giáo dục đào tạo chuyên viên, kỹ thuật viên, và huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân.
Các chính quyền Cộng sản còn lại ở Châu Á như Trung quốc, và Việt Nam cũng đang chuyển đổi nền kinh tế Cộng sản của mình thành nền kinh tế hỗn hợp, một phần do nhà nước nắm giữ, và phần khác do tư nhân đứng ra đảm trách, hoạt động theo cơ chế vừa do nhà nước kiểm soát, vừa do tư nhân điều hành. Một số quốc gia Châu Á đã thành công trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của họ, đứng đầu là Nhật Bản, đạt tới hiện đại hóa công nghiệp ở mức độ cao, và đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản phẩm công nghiệp, và xuất khẩu hàng công nghiệp chỉ sau Hoa Kỳ. Israel, Nam Triều tiên, Đài Loan cũng đạt tiến bộ lớn trong phát triển công nghiệp. Một số quốc gia khác cũng có một vài tiến bộ đáng kể trong phát triển công nghiệp.
Trung Quốc, và Ấn Độ có các nhà máy khổng lồ, và sản xuất hàng hóa với số lượng lớn trong nhiều dạng khác nhau. Các nước như Iraq, Malaysia, Pakistan, Philippines, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển công nghiệp hiện đại. Nhiều nhà máy mới với trang bị máy móc tối tân đang được xây dựng, và hoạt động. Ả Rập Saudi, Iran, Kuwait, và các nước sản xuất dầu khí có nhiều nhà máy lọc dầu lớn. Các quốc gia từng một thời là thành viên của Liên bang Xô viết nằm trong lục địa Châu Á đang đương đầu với sự cần thiết phải thay thế các trang thiết bị công nghệ cũ, và tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa của họ. Các nước còn lại của Châu Á vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào nền nông nghiệp. Do vậy, họ có ít sản phẩm công nghiệp hơn sản phẩm nông nghiệp, và nguyên liệu thô từ hầm mỏ.
                           XIII. Vận chuyển, và truyền thông.
Hệ thống vận chuyển, và thông tin ở Châu Á có sự tương phản rõ rệt giữa các thành phố, và vùng thôn quê. Hầu hết, các thành phố đều có trang thiết bị hiện đại như các thành phố phương Tây. Nhưng nhiều vùng thôn quê thì thông tin, và vận chuyển, chỉ khác một chút so với hàng trăm năm trước đây.
1. Vận chuyển.
Có nhiều loại xe dùng chuyên chở hàng hóa, và người trong các thành phố Châu Á. Xe hơi, xe buýt, xe gắn máy, và xe vận tải. Về lực đẩy thì tùy theo loại động cơ cho xe hơi, sức người cho xe xích lô, xe đạp, và bằng súc vật kéo cho xe trâu, xe bò, xe ngựa chở người, hoặc hàng hóa nhẹ chạy trong thành phố. Xe hơi khá hiếm ở các vùng quê. Đường làng ít khi được trải nhựa, hoặc rải đá. Dân làng chuyển vận hàng hóa bằng xe hai bánh do súc vật, hoặc người kéo. Đi qua các bãi cát của sa mạc thường bằng xe hai bánh, do lạc đà, trâu, bò, hoặc ngựa kéo. Hầu hết dân làng đi bằng chân không mang giày dép. Sông ngòi là lộ trình vận chuyển chính trong nhiều vùng quê châu Á. Người ta sử dụng đủ loại thuyền thuyền mành, thuyền chèo, ghe tam bản, thuyền nhẹ, ca nô, xà lan, tàu lớn vào việc vận chuyển hàng hóa, và hành khách.
Thuyền mành, và vài loại thuyền khác có thiết kế hệ thống buồm tận dụng sức gió cho chuyển dịch. Nhiều nơi phải chèo tay, và chống đẩy ở những vùng nước cạn. Đôi khi người ta còn dùng dây thừng kéo xà lan. Trong thời kỳ Châu Á bị Châu Âu chiếm làm thuộc địa, các nhà cai trị thuộc địa có xây dựng một hệ thống xa lộ ở Châu Á giữa các khu trong nội địa, và các thành phố gần bờ biển. Từ khi kết thúc cai trị thuộc địa, các quốc gia Châu Á tiếp tục quá trình xây dựng và cải thiện nó, khiến xe tải, xe buýt có thể sử dụng an toàn hơn. Máy bay được sử dụng trong hầu hết các thành phố lớn nối liền với các thành phố trong nội địa, và nhiều nơi khác trên thế giới. Nhưng xe lửa vẫn là phương tiện vận chuyển chính trong di chuyển đường dài của lục địa. Các nhà cai trị Châu Âu xây dựng hệ thống đường sắt này trong những năm 1800.
Họ dùng xe lửa chở nguyên liệu thô từ bên trong nội địa đến bờ biển hoặc hải cảng, rồi cho xuống tàu chở về chính quốc. Ngày nay, tất cả các quốc gia Châu Á có ít nhất là một đường xe lửa chính. Nhưng hầu hết đường sắt không đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng, cả trong vận chuyển hành khách lẫn hàng hóa. Đa số các nước ở Châu Á đều thiếu nhân viên quản lý đường sắt có kinh nghiệm như kỹ thuật viên, thẩm định viên, và thợ sửa chữa xe lửa lành nghề. Nhật Bản có hệ thống đường sắt hiện đại nhất thế giới là một ngoại lệ ở Châu Á. Tàu biển vượt đại dương mang theo hàng hóa đến, và đi tại các hải cảng ở Châu Á đều được chở trên các con tàu hiện đại khổng lồ của nước ngoài. Thuyền tam bản, và thuyền nhỏ cũng được sử dụng giúp công nhân bến cảng sử dụng để chuyển tải hàng hóa lên, và xuống tàu.
2. Truyền thông.
Các phương tiện thông tin liên lạc như đài truyền hình, truyền thanh, sách báo, tạp chí, và nhật báo được hoạt động, phát hành rộng rãi như nhiều thành phố phương Tây. Các thành phố lớn đều có đài truyền hình, truyền thanh, và nhật báo phát tin hàng ngày. Hệ thống điện báo, điện thoại, chuyển thư nhanh, và các phương tiện truyền thông khác khá phổ biến trong hầu hết các thành phố, và thị trấn. Vùng thôn quê nhật báo, radio. truyền hình cũng tới được. Một số quốc gia người dân có máy truyền hình, radio. Chẵng hạn, Nhật Bản có tới 75/100 người có máy truyền hình, nhưng tại Campuchia và Miến Điện số người có máy truyền hình lá/125. Điện thoại, điện báo, chuyển thư nhanh trong nột số ít khu vực ở Châu Á không tới được vùng nông thôn.
           GHI CHÚ: Những cái mốc đáng nhớ trên lục địa Châu Á.
Năm 3500 TCN, Bằng việc gieo trồng ngủ cốc và thuần dưởng súc vật, nền văn minh đầu tiên của nhân loại ra đời ở Tây Nam Á.
Năm 2500 TCN, Nông nghiệp phát triển, văn minh Nam Á xuất hiện nơi bây giờ là Pakistan.
Những năm 1700’s TCN, Văn minh Đông Á, với việc trồng lúa nước bắt đầu ở nơi bây giờ là Trung Quốc.
Năm 563 TCN, Budddha, người sáng lập Phật giáo sinh ra ở Tây Á nơi bây già là Nepal
Năm 551 TCN, Confucius, người khai sinh thuyết Khổng giáo ra đời ở Đông Nam Á nơi bây giờ là Trung Quốc.
Năm 04 SCN, Jesus Christ người sáng lập Thiên chúa giáo sinh ra ở Bethlehem,Tây Nam Á. Năm 317, Nhà Huns từ Mông Cổ xâm lăng phía bắc Trung Quốc khởi sự một loạt các cuộc xâm lăng xuyên qua Châu Á đến tận Châu Âu, tại đây nó góp phần đánh đổ đế quốc La Mã.
Năm 570, Muhammad người sáng lập ra Hồi giáo ra đời ở nơi bây giờ Saudi Arabia, Tây Nam Á.
Năm 661-750, Văn minh Hồi giáo thường gọi là đạo Hồi mở rộng ra khắp vùng Tây Nam Á.
Những năm 1200’s, Mông Cổ xâm lăng nhiều phần đất của Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, thống trị toàn bộ Trung Quốc, Triều Tiên, đến tận sông Danube miền Trung Châu Âu.
Những năm 1500’s, Các nước Châu Âu bắt đầu công cuộc xâm lăng Châu Á, Bồ Đào Nha nắm quyền kiểm soát Ấn Độ Dương, Ma Cao của Trung Quốc, Tây Ban Nha ở Philippines.
Năm 1526, Mông Cổ xâm chiếm Ấn Độ lập ra đế quốc Mughal cai trị tiểu lục Ấn Độ.
Năm 1639, Nhật Bản ra lệnh đóng cửa các hải cảng, cấm giao thương với Châu Âu, cấm đạo Thiên chúa, và trừng trị nghiêm khắc những người mà họ gọi là theo đạo, tay sai cho ngoại bang.
Năm 1842, Sau cái gọi là chiến tranh nha phiến với Anh Quốc, Trung Quốc phải mở 5 hải cảng cho các nước phương Tây ra vảo buôn bán.
Năm 1905, Nhật Bản đánh bại Nga, nắm quyền kiểm soát toàn bộ lợi ích của Nga trên bán đảo Triều Tiên.
Năm 1912,  Trung Quốc thành lập chế độ Cộng hòa, sau khi lật đổ nhà Mản Châu thường gọi là nhà Thanh, người cai trị Trung Quốc từ năm 1964.
Năm 1931, Nhật Bản xâm lăng và chiếm đóng Mản Châu (Manchuria), dùng làm nước đệm đánh chiếm Trung Quốc.
Năm 1937-1938, Nhật Bản xâm lăng và chiếm đóng miền Trung Trung Quốc.
Năm 1941-1945, Nhật Bản đánh chiếm tất cả các thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ trên bán đảo Đông Dương, vùng Đông Nam Á, và Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới II, cho đến khi bị bại trận ngày 18/9/1945.
Thập niên 1940’s-1950’, Các quốc gia nguyên thuộc địa của các nước phương Tây giành thắng lợi trong việc thâu hồi nền độc lập của họ.
Năm 1946-1954 Cộng sản Việt Nam đánh Pháp độc lập tổ quốc, và giành được một nữa nước phía Bắc Việt nam
Năm 1948, Quốc gia Do Thái (Israel) tái thành lập trên phần đất Palestine tổ tiên của họ. Khối à Rập chống lại việc nầy, và nổ ra chiến tranh à Rập-Do Thái lần thứ nhất.
Năm 1949, Cộng sản Trung Quốc đánh bại phe Quốc gia chiếm toàn bộ nội địa Trung Quốc.
Năm 1950-1953, Cộng sản Bắc Triều tiên xua quân đánh chiếm Nam Triều Tiên Không Cộng sản, nổ ra chiến tranh Triều Tiên.
Năm 1957, Chiến tranh Việt Nam khởi sự với việc Cộng sản nổi dậy đánh quân chính phủ Nam Việt nam do Hoa Kỳ hậu thuẩn.
Năm 1965, Cộng sản gia tăng cường độ hoạt động, và Hoa Kỳ bắt đầu gởi quân tham chiến tại Nam Việt Nam.
Năm 1975, Cộng sản Bắc Việt Nam đánh đổ chính quyền Nam Việt Nam kết thúc chiến tranh Việt Nam. Cộng sản cũng chiếm được quyền bính tại Lào, và Campuchia.
Năm 1980-1988, Bùng nổ chiến tranh Iran-Iraq.
Năm 1990-1991 Iraq xâm lược và chiếm đóng Kuwait. Lực lượng Liên quân do Hoa Kỳ cầm đầu đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait.
Năm 1991, Hầu hết các Cộng hòa trong Liên bang Xô viết tuyên bố độc lập, Liên bang Xô viết bị giải thể.
Năm 1997, Anh Quốc trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc, sau khi hết hạn thuê mướn.
Năm 2000, Hai nhà lảnh đạo Bắc và Nam Triều tiên họp thượng đỉnh đầu tiên từ ngày chia cắt năm 1948.
Năm 2001, Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ đưa quân vào đánh đổ chính quyền Taliban ở Afghanistan.
Năm 2003, Lực lượng Liên quân do Hoa Kỳ lảnh dạo tấn công vào Iraq, đánh đổ chính quyền của Saddam Hussein.
Năm 2004, Trận động đất trong Ấn Độ Dương tạo ra trận cuồng phong (sóng thấn) giết chết hơn 216,000 người dọc theo bờ Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cằng số người thiệt mạng lêm tới 283.000 ngưới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét