Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Chương 7: HIỆN TRẠNG CHÂU MỸ ( Sách văn minh nhân loại)

CHƯƠNG  7: HIỆN TRẠNG CHÂU MỸ
                                     I. Khái quát.
Về phương diện địa lý người ta chia Châu Mỹ ra làm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nhưng về  phương diện lịch sử, và văn hoá người ta lại chia nó làm hai vùng Canada và Hoa Kỳ gọi là vùng “Anh Mỹ”, còn Mexico, Trung Mỹ, vùng đảo Caribbean và Nam Mỹ gọi là vùng "Mỹ La tinh". Do vậy, cách trình bày trong chương "hiện trạng Châu Mỹ" thường có kết hợp cả phương diện địa lý lẫn phương diện lịch sử, và văn hóa.
Bắc Mỹ là lục địa lớn đứng hàng thứ ba trong các lục địa về diện tích đất, và đứng hàng thứ tư về dân số. Bắc Mỹ chiếm 24.198.000km2, và trên 500 triệu cư dân. Ranh giới phía Bắc của Bắc Mỹ là Biển Bắc, và phía Nam là Nam Mỹ. Bắc Mỹ gồm Canada, Greenland, Hoa Kỳ, các quốc gia Trung Mỹ, và quốc gia đảo Caribbean. Canada, và Hoa Kỳ ở phía Bắc chiếm 4/5 diện tích Bắc Mỹ lập nên cái mà người ta thường gọi là vùng "Anh Mỹ", để phân biệt với một phần khác của Châu Mỹ gọi là vùng “Mỹ La tinh”. Sở dĩ gọi nó là vùng “Anh Mỹ” bởi người định cư trong vùng hầu hết là từ Anh Quốc. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính chiếm đa số của vùng. Mexico, các quốc gia phía Nam, và các quốc gia đảo trên biển Caribbean tạo thành tên người ta thường gọi là khu vực Trung Mỹ.
Bởi vì, chúng nằm giữa phần phía Bắc, và phía Nam Châu Mỹ. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính, chiếm đa số tại khu vực Trung Mỹ, mặc dù tiếng Anh cũng được sử dung ở một số nơi trên các quốc gia Đảo. Vùng Anh Mỹ (Canada, Hoa Kỳ) có nhiều trữ lượng lớn than đá, dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, và các trữ lượng hầm mỏ khác. Nó cũng có nhiều rừng rậm, và vô số đất làm nông nghiệp. Canada, và Hoa Kỳ sản xuất khoảng 1/3 lượng hàng công nghiệp thế giới. Nó cũng là nơi xuất khẩu lương thực nhiều hơn bất cứ lục địa nào. Trái lại, khu vực Trung Mỹ có rất ít trữ lượng hầm mỏ, và ít đất có thể làm nông nghiệp. Các nước Trung Mỹ xếp vào loại những nước nghèo. Khí hậu Bắc Mỹ, phía Bắc thảo nguyên phủ đầy tuyết, tương phản với nhiệt độ nắng ấm phía Nam trên bờ Caribbean.
Cảnh tượng thiên nhiên xinh đẹp kéo dài từ đỉnh núi cao vời vợi, tới những đồng cỏ bằng phẳng vô tận. Rừng gổ đỏ quý hiếm dọc theo bờ Thái Bình Dương, tương phản với bãi cát nóng bỏng của sa mạc rộng lớn phía Tây Nam. Bắc Mỹ còn có đảo lớn nhất thế giới là đảo Greenland, và hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, hồ Superior.
Nam Mỹ là lục địa đứng hàng thứ tư trong các lục địa về diện tích đất, và đứng hàng thứ năm về dân số. Nam Mỹ chiếm 17.866 km2, hay 12% diện tích đất của thế giới, và gần 400 triệu cư dan, khoảng 6% về dân số. Nam Mỹ gần như có đủ các thắng cảnh, và khí hậu của trái đất. Rừng mưa nhiệt đới tại lưu vực sông Amazon, chiếm khoảng 2/5 diện tích Nam Mỹ, là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Sa mạc Atacama phía bắc Chile là một trong những nơi khô hạn dẫn đầu thế giới. Núi tuyết, và núi lửa nổi lên dọc theo dảy núi Andes cao ngất về phía Tây. Phía Bc, và phía Nm lục địa thì có các đồng cỏ tại Venezuala, và Argentina nhấp nhô chạy dài xa tít ngoài cả tầm nhìn mắt của người ta. Phong cảnh khác của Nam Mỹ còn bao gồm nhiều thác nước đẹp tuyệt vời, những hồ nước rộng bao la, và các dãy núi đá hùng vĩ.
Cùng với nó còn có các hải đảo quanh năm lộng gió. Nam Mỹ là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi. Vô số kể đất làm nông nghiệp, đất trồng rừng lấy gổ, và đồng cỏ cho chăn nuôi. Nam Mỹ cũng có nhiều trữ lượng hầm mỏ, khoáng sản có giá trị. Thế nhưng, các quốc gia Nm Mỹ chưa làm gì nhiều để tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và đa dạng này để phát triển đất nước, và cải thiện đời sống của người dân. Cho đến giữa  những năm 1900, đa số người Nm Mỹ sống ở nông thôn. Ngày nay, thì hầu hết sống trong các thành phố, nhưng sự khó khăn trong đời sống,và cơ hội tìm kiếm việc làm trong thành phố cũng không dễ dàng gì, bởi lẻ họ không được học hành và thiếu kỹ năng cần thiết. Kết quả là họ không có việc làm, tiếp tục sống trong tình trạng thiếu đói, khốn khó.
Tình trạng thiếu đói tràn lan, cùng với nó là các thay đổi kinh tế tạo ra một tình huống bất ổn chính trị xã hội kéo dài tại các nước Nam Mỹ. Vùng Mỹ La tinh bao gồm từ Mexico, và tất cả các quốc gia và đơn vị tự trị phía nam của nó cho tới điểm tận cùng phía Nam của Nam Mỹ. Hầu hết cư dân vùng này thường có nhiều nguồn gốc khác nhau. Ngôn ngữ, tập quán, tôn giáo, nghệ thuật đến Mỹ La tinh phần lớn từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, trên cơ sở văn hoá La Mã Cổ đại. Bởi vì cái văn hoá La tinh đó mà người ta gọi nó là người La tinh ở Châu Mỹ hay còn gọi là "vùng Mỹ La tinh". Thành phố lớn của Mỹ La tinh mang bóng dáng kiến trúc hiện đại, cùng với nó là xa lộ siêu tốc, trong khi hầu hết làng quê thì mái nhà tranh rạ, đường sá lầy lội. Hầu hết cư dân nghèo nàn và thường thiếu ăn.
Thế nhưng, các lễ hội đủ màu sắc thường tràn ngập đường sá trong thành phố, và chật ních các quảng trường làng. Các đám đông nhảy múa theo tập tục rất vui nhộn và sinh động. Đa số người Mỹ La tinh ít được giáo dục, nhiều người không biết đọc, biết viết. Mỹ La tinh có một số trường đại học lớn. Về sáng tạo nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, văn học Mỹ La tinh cũng đoạt một số giải thưởng xuất sắc được thế giới ngưỡng mộ. Phần nhiều người Mỹ La tinh, là con cháu người Âu Châu, nhưng cũng có một số lớn người “tạp chủng” da trắng, da đỏ, da đen pha trộn. Brazil, một số nước vùng Caribbean, và Trung Mỹ phần lớn là người da đen. Trước khi Châu Âu xâm lược Châu Mỹ, người da đỏ Aztec ở Mexico, Maya ở Trung Mỹ, và Inca ở Nam Mỹ đã sống trong các thành phố lớn, và có tổ chức cộng đồng nông nghiệp tốt.
Người xâm lược Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha phá huỷ nền văn minh và tổ chức cộng đồng này, và thay thế nó bằng một hệ thống chính trị xã hội gần giống chế độ Phong kiên Châu Âu. Dưới hệ thống này một ít người cai trị như Lãnh chúa (Lords), trong khi đa số người còn lại làm việc cho họ trong các đồn điền, hoặc trong các hầm mỏ. Sau người Anh đi xâm lược và định cư vùng Anh Mỹ (Bắc Mỹ) đứng lên đấu tranh thành lập Liên bang Hoa Kỳ năm 1776, đầu những năm 1800, người Châu Âu định cư vùng Mỹ La tinh cũng đấu tranh thành lập quốc gia độc lập của riêng họ, tách khỏi sự cai trị từ mẩu quốc Châu Âu. Thế nhưng, của cải và quyền lực vẫn giữ nguyên trong tay một số ít gia đình, và sau đó là quân đội nắm quyền cai trị theo kiểu độc tài chuyên chế. Và thế bạo loạn nổi lên khắp nơi trở thành phổ biến ở vùng Mỹ La tinh.
Không giống người Châu Âu định cư ở Hoa Kỳ, và Canada, hầu hết người có thế lực ở Mỹ La tinh không chia xẽ sự giàu có cho cư dân trong vùng. Tiền bạc họ kiếm được từ quốc gia họ đang sống, họ đầu tư vào các nước Châu Âu hoặc Hoa Kỳ để cho tiền đầu tư của họ được an toàn hơn. Họ có nhiều quyền lực chính trị, và thường sử dụng nó để trốn thuế. Và kết quả là, đa số các nước Mỹ La tinh không đủ sức kham nổi các dự án quan trọng, như xây dựng các công trình thuỷ điện, và xa lộ mới. Năm 1961 Hoa Kỳ, và 19 quốc gia Mỹ La tinh đề ra một kế hoạch hợp tác, gọi là "Liên minh cho sự tiến bộ" (Alliance of progress). Kế hoạch dự kiến sẽ đưa đến một số cải cách trong các lãnh vực y tế, nhà ở, giáo dục. Trong thập niên 1960, nhiều tỷ đô la được sử dụng thực hiện một phần kế hoạch.
Trước khi thành lập Liên minh cho sự tiến bộ, Hoa Kỳ đã cho nhiều quốc gia Mỹ La tinh vay nhiều tỷ đô la để phát triển. Các công ty Hoa Kỳ, và Châu Âu cũng đã đầu tư một số lớn tiền bạc vào khai thác hầm mỏ, và sản xuất công nghiệp ở Mỹ La tinh. Thế nhưng, người Mỹ La tinh cho rằng các nhà kinh doanh nước ngoài chỉ nhắm vào số tiền lời khổng lồ sẽ kiếm được, chứ không quan tâm đến vấn đề an sinh của đa số người dân trong vùng. Kết quả là, trong hai thập niên 1960 và 1970, các quốc gia Mỹ La tinh từng bước giảm bớt đầu tư nước ngoài. Chính quyền 4 nước Bolivia, Chile, Peru, và Venezuela, còn quốc hữu hoá các công ty công nghiệp do Hoa Kỳ, và Châu Âu làm chủ. Thế là cả kế hoạch Liên minh cho sự tiến bộ, và đầu tư nước ngoài phải chựng lại.
          II. Quốc gia, lãnh thổ, dân số,và thành phủ thủ đô.
Bắc Mỹ được chia thành 23 quốc gia độc lập, và 14 vùng phụ thuộc gồm cả quốc gia lớn đứng hàng thứ hai thế giới về đất đai là Canada chiếm 9.970.610 km2, và Hoa Kỳ đứng hàng thứ tư chiếm 9.372.570 km2. Nhưng Bắc Mỹ, cũng có tới 7 nước mà diện tích lãnh thổ của mỗi nước, chỉ chiếm trên dưới 500km2.
1.) 23 quốc gia độc lập của Bắc Mỹ là: (World Book 2010)

Số
thứ
tự
Tên quốc gia
Diệntích:
Km2
Dânsố:
000
(2009)
Dânsố:
000
(2010)
Thủ đô
Độc lập:
Độc lập từ:
1
Antiqua..Barbuda
442
84.
88.
St Johns
1981
Anh
2
Bahamas
13.878
336.
342.
Nassau
1973
Anh
3
Barbados
430
282.
284.
Bridgetown
1966
Anh
4
Belide
22.695
312.
315.
Belmopan
1981
Anh
5
Canada
9.970.610
33.063.
33.772.
Ottawa
1931
Anh
6
Costa Rica
51.100
4.550.
4.672.
San jose
1821
Tây.Ban.Nha
7
Cuba
110.861
11.371.
11.265.
Havana
1898
Tây.Ban.Nha
8
Dominica
751
80.
73.
Roseau
1978
Anh
9
Dominican – Rep
48.511
9.290.
9.884.
Santo..Domingo
1844
Tây.Ban.Nha
10
El Salvador
21.041
7.218.
7.191.
San Salvador
1821
Tây.Ban.Nha
11
Grenada
344
106.
110.
Saint George’s
1974
Anh
12
Guatemala
108.889
13.532.
14.368.
Guatemala
1821
Tây.Ban.Nha
13
Haiti
27.750
9.037.
9.723.
Port-au-Prince
1804
Pháp
14
Honduras
112.088
7.691.
7.737.
Tegucigalpa
1821
Tây.Ban.Nha
15
Jamaica
10.990
2.695.
2.758.
Kingston
1962
Anh
16
Mexico
1.958.201
110.915.
110.155.
Mexico city
1821
Tây.Ban.Nha
17
Nicaragua
130.000
5.458.
5.916.
Managua
1821
Tây.Ban.Nha
18
Panama
75.517
3.394.
3.511.
Panama city
1903
Tây.Ban.Nha
19
St Kitts+ Nevis
261
44.
51.
Basseterre
1983
Anh
20
St Lucia
539
172.
171.
Castries
1979
Anh
21
St Vincent Gre.
388
121.
122.
Kingstown
1979
Anh
22
Trinidad Tobago
5.130
1.316.
1.345.
Port of Spain
1962
Anh
23
United States
9.346.791
303.533.
309.048.
Washington
1776
Anh
  Và 14 vùng phụ thuộc của Bắc Mỹ là:



Tên quốc gia
Diệntích: km2
Dânsố:
000
(2009)
Dânsố:
000
(2010)
Phụ thuộc.
1
Anguilla
96
13.
14.
Anh
2
Aruba
193
96.
104.
Tây Ban Nha
3
Bernuda
53
65.
65.
Anh
4
Cayman Islands
259
48.
50.
Anh
5
Greenlands
2.166.086
57.
56.
Đan Mạch
6
Guadeloupe
1.704
421.
454.
Pháp
7
Martinique
1.100
406.
402.
Pháp
8
Montserrat
102
7.
6.
Anh
9
Nerthetauds Antilles
798
193.
200.
Hòa Lan
10
Puerto Rico
9.103
3.959.
4.000.
Hoa Kỳ
11
St Barthelemy
21
7.
8.
Pháp
12
St Martin
53
30
30
Pháp
11
St….Pierre+Miquelon
242
7.
7.
Pháp
12
Turks+ Caicos Isl
430
23.
24.
Anh
13
Virgin Islands (US)
342
108.
110.
Hoa Kỳ
14
Virgin Islands  (UK)
153
24.
24.
Anh
 Nam Mỹ có 12 quốc gia độc lập, và 2 vùng phụ thuộc gồm cả quốc gia lớn đứng hàng thứ 5 thế giới cả diện tích đất lẫn dân số là Brazil chiếm 8.547.403 km2, và trên 180 triệu cư dân. Nhưng Nam Mỹ cũng có hai quốc gia dưới 1 triệu người.
2.) 12 Quốc gia độc lập của Nam Mỹ là:



Tên quốc gia
Diện tích:km2
Dân số:
000
(2009)
Dân số:
000
(2010)
Thủ đô
Độc lập:
Độc lập từ
1
Argentina….....
2.780.400
39.746.
40.519.
Buenos.Aires
1816
Tây Ban Nha
2
Bolivia
1.098.581
9.764.
10.040.
La.Paz.Sucre
1825
Tây Ban Nha
3
Brazil
8.547.403
193.540.
199.132.
Brasilia
1822
Bồ Đào Nha
4
Chile
756.626
16.763.
17.088.
Santiago
1818
Tây Ban Nha
5
Colombia
1.138.914
43,127.
46.271.
Bogota
1819
Tây Ban Nha
6
Ecuador
283.561
13.832.
14.012.
Quito
1830
Tây Ban Nha
7
Guyana
214,969
753.
757.
Georgetown
1966
Tây Ban Nha
8
Paraguay
406.752
6.352.
6.502.
Asuncion
1811
Tây Ban Nha
9
Peru
1.285.216
29.180.
28.971.
Lima
1821
Tây Ban Nha
10
Suriname
163.265
458.
466.
Paramaribo
1975
Tây Ban Nha
11
Uruguay
175016
3.370.
3.360.
Montevideo
1828
Tây Ban Nha
12
Venezuela
912.050
28.112.
28.920.
Caracas
1830
Tay Ban Nha
Và 2 vùng phụ thuộc của Nam Mỹ là:

Số
thứ
tự
Tên vùng
Phu thuộc
Diện tích:
km2
Dânsố:
000
(2009)
Dânsố:
000
(2010)
Phụ thuộc
1
Falkland…Islands
12.170
3.
3.
Anh quốc
2
French Guiana
91.000
200.
217.
Pháp quốc
                    III. Cư dân, sắc tộc, ngôn ngữ, và tôn giáo.
Người Bắc Mỹ đầu tiên là người Mỹ da đỏ, họ đến đây từ Châu Á. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, người da đỏ cư trú trên lục địa này cách đây khoảng 15.000 năm. Họ vượt qua eo biển Bering bấy giờ là đất liền, lần theo các đàn thú săn tìm mà đến đây. Cuối cùng họ định cư trải rộng ra khắp lục địa, nhưng nhiều nhất là ở Trung Mỹ. Tổ tiên người Eskimos đến sau, cách đây nhiều ngàn năm cũng từ Châu Á. Cuối những năm 1400 và đầu những năm 1500, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, mở đầu cho người Châu Âu đến Châu Mỹ định cư. Khoảng 100 năm sau, người Anh, và người Pháp đến Bắc Mỹ nơi bây giờ là Canada, và Hoa Kỳ. Người da đen Châu Phi bị đưa sang Bắc Mỹ bởi Tây Ban Nha. Họ đến làm việc trong các đồn điền trồng mía vùng Caribbean như người nô lệ.
Sau đó, người nô lệ Châu Phi da đen cũng bị đưa sang các khu vực đất liền dọc theo bờ Đại Tây Đương. Có trên 500 triệu người sống ở Bắc Mỹ chiếm khoảng 8% dân số thế giới. Chỉ có một số ít người sống ở phía Bắc nơi lạnh cóng của lục địa, hoặc ở phía Tây nơi có các sa mạc nóng bức. Nhiều thành phố lớn nằm dọc theo bờ hồ vùng phía Đông, sông Lawrence, và bờ Đại Tây Dương từ Massachusetts đến Virginia. Và từ thập niên 1950, một số người từ Đông bắc, và Trung tây nước Mỹ di chuyển đến California, và các tiểu bang phía Tây nam dọc theo bờ vịnh. Tại Trung Mỹ, hầu hết người ta sống ở vùng cao nguyên thoáng mát. Thành phố Mexico toạ lạc tại vùng này là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Từ những năm 1900, nhiều người Mexico, Puerto Rica, và Cuba di chuyển sang Hoa Kỳ.
Đa số người Bắc Mỹ có gốc Âu Châu. Tổ tiên của họ từ nhiều quốc gia Châu Âu đến lập nghiệp ở Bắc Mỹ. Hơn 1/3 người Hoa Kỳ, và gần 1/2 người Canada có nguồn gốc từ các đảo nhỏ ở Anh. Hơn 1/4 dân số Canada có nguồn gốc từ Pháp. Hầu hết tổ tiên người Trung Mỹ cũng là người Châu Âu, họ đến xứ này từ Tây Ban Nha. Người da đen Châu Phi chiếm 12% dân số Hoa Kỳ. Đa số người trên các quốc gia đảo Caribbean là người Châu Phi da đen. Những người khác đều là người lai, con cháu cuả người da đen, và da trắng kết hôn với nhau. Người Châu Á chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cấu trúc dân số Bắc Mỹ. Phần lớn họ di cư đến lục địa này từ Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, Nhật Bản, Đại Hàn, và Philippines trong những năm 1800. Người da đỏ hiện có ở Hoa Kỳ, và Canada đều sống trong vùng đất dành riêng.
Cũng có nhiều người da đỏ sống ở miền Trung Mexico, và các nơi khác của Trung Mỹ. Đa số họ là người "tạp chủng" tức người có tổ tiên da trắng, và da đỏ hợp thành qua hôn nhân. Chỉ có khoảng 136.000 người sắc tộc Inuits, và Aleuts ở Bắc Mỹ. Hầu hết sống ở Alaska bắc Canada, và Greenland. Hầu hết người Bắc Mỹ nói tiếng Anh, Tây Ban Nha, và tiếng Pháp. Các vùng trong lục địa vẫn còn sử dụng ngôn ngữ của những người Châu Âu đi chiếm thuộc địa buổi đầu. Tiếng Anh được sử dụng trên toàn Liên bang Hoa Kỳ, và hầu hết cư dân ở Canada. Số còn lại tại Canada nói tiếng Pháp. Tất cả người Mexico, đa số người Trung Mỹ, và các quốc gia đảo Caribbean nói tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Anh, Pháp, Hoà Lan cũng được sử dụng trên một số đảo Caribbean. Người da đỏ, và người Inuits thì sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
Trước khi người Châu Âu đến Nam Mỹ, vùng này đã có cư dân sinh sống khá lâu, đó là người Mỹ da đỏ. Cuối những năm 1400 và đầu những năm 1500, người Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha từ phía Nam Châu Âu bắt đầu đến định cư Nam Mỹ. Không bao lâu sau khi người Châu Âu đến, họ bắt đầu đưa vào đây nhiều người Châu Phi da đen để làm nô lệ. Trải qua nhiều trăm năm một số lớn người da trắng, da đỏ, và da đen kết hôn với nhau. Vì vậy mà ngày nay hầu hết người Nam Mỹ có nguồn gốc pha trộn. Họ chính là con cháu của người da đỏ, và da trắng, hoặc con cháu của người da đen, và da trắng, do nguồn gốc hôn nhân của cha ông họ. Số người còn lại là người thuần da đỏ, da đen, hoặc da trắng. Người Nam Mỹ chia xẽ các truyền thống, và giá trị từ nguồn gốc kế thừa tại thuộc địa nơi họ đang sống.
Sự kế thừa nguồn gốc văn hóa ấy được phản ảnh ở sự kết hợp của người Mỹ gốc Châu Phi, gốc Bản địa, và gốc Châu Âu. Christopher Colombus một thuyền trưởng người Ý làm việc cho Tây Ban Nha đặt chân lên Châu Mỹ năm 1492. Lúc ấy người da đỏ đã sống ở đây khoảng 40.000 năm. Các sắc tộc Mỹ da đỏ đã có một nền văn minh phát triển cao. Sau cái năm 1492 lịch sử ấy, người Châu Âu nhanh chóng đến Nam Mỹ chiếm hầu hết đất của người da đỏ, và lập ra các thuộc địa định cư. Người Châu Âu cai trị thuộc địa Nam Mỹ khoảng 300 năm. Đầu những năm 1800, nhiều thuộc địa Nam Mỹ đạt tới sự độc lập của họ, và trở thành các nước Cộng hoà. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cuả những nước cộng hoà mới thiếu kinh nghiệm cần thiết để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội nghiêm trọng.
Kết quả là các nước Cộng hoà tân lập không làm được những điều mà mọi người trông đợi. Nhân cơ hội đó, một số nhà quân sự độc tài chiếm quyền cai trị đất nước ở Nam Mỹ. Một số khác lại bị cai trị bởi một ít gia đình đầy quyền thế. Tất cả đều sử dụng vị trí cai trị, chức vụ để làm giàu cho cá nhân. Còn đại bộ phận dân chúng đến cuối những năm 1900, vẫn còn tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói. Nam Mỹ có 4 nhóm cư dân chính xét theo nguồn gốc tổ tiên: Mỹ da đỏ, Châu Âu da trắng, Châu Phi da đen, và người có nguồn gốc Pha trộn. Giai cấp xã hội Nam Mỹ phần lớn dựa  vào nguồn gốc tổ tiên. Người có nguồn gốc pha trộn hầu hết tạo thành giai cấp trung lưu. Phần lớn người ở giai cấp thấp là những người da đỏ, và da đen. Giai cấp thượng lưu chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chủ yếu là người da trắng.
Nhưng vị trí xã hội thì không dựa vào nguồn gốc tổ tiên. Người da đỏ, da đen, hoặc người lai đều có thể giữ vị trí cao trong xã hội nếu họ có khả năng. Tại Brazil chẳng hạn, nhiều người da đen trở thành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật, kinh doanh, chính trị, hoặc khoa học. Hiện người da đỏ chiếm một tỷ lệ lớn ở Bolivia, Ecuador, và Peru. Đa số người da trắng sống ở Argentina, Costa Rica, và Uruguay, cũng có một số lớn sống ở Brazil, và Chile. Còn người da đen tại Nam Mỹ thì nước nào cũng có, nhưng đông nhất là tại Brazil. Người có nguồn gốc Pha trộn thì nhóm pha trộn lớn nhất là da đỏ và da trắng gọi là"Mestizos" chiếm đa số cư dân ở Colombia, Paraguay, và Venezuela. Còn nhóm pha trộn da đen và da trắng gọi là "Mulattoes" phần lớn sống ở Brazil.
Hầu hết người Nam Mỹ nói ngôn ngữ Châu Âu, quốc gia cai trị thuộc địa cũ của họ. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính của Brazil. Các nước còn lại ở Nam Mỹ, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính của họ. Ngoại trừ vài nước có ngôn ngữ pha trộn như tại Paraguay, ngôn ngữ Guarani của người da đỏ, cùng với tiếng Tây Ban Nha đều là ngôn ngữ chính. Tại Peru tiếng Quechua của người da đỏ cũng là ngôn ngữ chính, cùng với ngôn ngữ Tây Ban Nha. Riêng tại Bolivia có tới 3 ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Quechua, và tiếng Aymara của người da đỏ. Hâù như đa số người Châu Mỹ là tín đồ Thiên chúa, trong đó Thiên chúa giáo La Mã chiếm phần lớn nhất, kế đến là Thiên chúa giáo Tin lành. Luật của tất cả các quốc gia Châu Mỹ đều bảo đảm tự do hành đạo.
Tuy nhiên, có một số nước vùng Mỹ La tinh chính thức hậu thuẩn cho Thiên chúa giáo La Mã. Châu Mỹ còn có các tôn giáo khác như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo. Một số không nhỏ người da đỏ, da đen thờ cúng thượng đế (Gods) theo niềm tin riêng của họ. Vùng "Anh Mỹ" gồm Hoa Kỳ, và Canada, tôn giáo không chi phối chính trị, xã hội như vùng "Mỹ La tinh". Có trên 50 hệ phái Thiên chúa giáo thờ chúa khác nhau ở Hoa Kỳ. Chính Thống giáo có 6 hệ phái, Do Thái giáo có 3 hệ phái, Hồi giáo, Phật giáo cũng có nhiều hệ phái. Và hầu hết các tôn giáo đều do từ nguồn gốc tổ tiên của họ. Trên dưới 55% người Hoa Kỳ theo đạo Tin lành, theo thứ tự tín đồ lớn nhất là Baptists, kế là Episcopalians, Lutherans và Methodists. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nhiều người Mỹ đến các thuộc địa buổi đầu là chạy trốn sự bức hại tôn giáo từ nhiều nơi khác nhau. Họ gồm tín đồ Puritans ở New England, tín đồ Roma Cathotics ở Maryland, và tín đồ Quaker ở Pensylvania. Chính những tín đồ này đã làm ra các luật cơ bản cho quốc gia, trong đó có luật tự do tôn giáo. Và tu chính Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1791, xác định bảo đảm cho mỗi người dân được tự do tôn giáo, và nó cũng quy định không có tôn giáo nào là tôn giáo chính của quốc gia. Người Pháp đầu tiên mang Thiên chúa giáo La Mã đến Canada. Hiện có trên 10 triệu nguời Canada theo Thiên chúa giáo La Mã. Kế đến là tín đồ Tin Lành. Nhà thờ Tin Lành tổng hợp Canada có trên dưới 3,5 triệu người theo, Tin Lành khác gồm Presbyterians, Lutherans, và Baptists.
Nhà thờ Anh Quốc giáo có gần ba triệu tín đồ, Do Thái giáo 300.000, Hồi giáo 100.000, Phật giáo, Hindu đang phát triển từ những người mới nhập cư. Sau các nhà thám hiểm, những người đi chiếm thuộc địa đinh cư Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mang niềm tin Thiên chúa giáo La Mã đến vùng Mỹ La tinh, vừa thuyết phục vừa cưỡng bức người Mỹ da đỏ theo Thiên chúa giáo. Khi người nô lệ da đen Châu Phi đến Mỹ La tinh làm việc trong các đồn điền, và hầm mỏ, họ cũng bị cưỡng bức theo Thiên chúa giáo La Mã. Trong suốt thời kỳ cai trị thuộc địa, nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã là người thực hiện quyền chính trị lớn nhất vùng Mỹ La tinh. Nhà thờ làm chủ vô số đất đai và các tài sản khác, khuynh đảo hệ thống giáo dục. Đầu những năm 1800, nhiều thuộc địa Mỹ La tinh vận động cho nền độc lập của họ.
Một số thành viên trong giới tăng lữ ủng hộ cuộc vận động này, nhưng đa số giới tăng lữ thì phản đối nó. Sau khi được độc lập, nhiều chính quyền Mỹ La tinh từng bước giảm bớt sự khuynh đảo của các nhà thờ. Họ rút bớt đất đai, tài sản, giới hạn hoặc truất quyền độc tôn của nhà thờ trong lĩnh vực giáo dục, bệnh viện, nghĩa trang, và các hội từ thiện, cái mà nhà thờ từng nắm từ nhiều trăm năm. Đầu những năm 1900, nhà thờ La Mã lại kết nối với các lãnh đạo quân sự, chủ đất giàu có đang nắm chính quyền trong tất cả các quốc gia Mỹ La tinh. Và thế là bộ ba: nhà thờ La Mã, giới lãnh đạo quân sự, giới chủ đất giàu có lại khuynh đảo gần như toàn bộ các nước Mỹ La tinh. Tuy nhiên, từ cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, trong vài bình luận của nhà thờ La Mã, làm nảy sinh mâu thuẩn giữa chính trị và tôn giáo trong một số nước.
Hiện Mỹ La tinh có gần 80% tín đồ Thiên chúa giáo La Mã, 5% người theo đạo Tin Lành gồm hệ phải Baptists (chỉ rửa tội cho người lớn), Episcopolians (tôn giáo Giám mục quản lý), Lutherians (theo giáo lý Martin Luther), và Methodists (Tân giáo Giáo hội quản lý). Nhiều người da đỏ, hoặc da đen kết hợp niềm tin Thiên chúa giáo, và niềm tin thần linh theo truyền thống riêng của họ.
                                   IV. Đời sống ở Châu Mỹ.
1. Vài nét về đời sống ở Châu Mỹ.

Đời sống ở Châu Mỹ có sự khác nhau giữa hai vùng "Anh Mỹ", và " Mỹ La tinh". Vùng Anh Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada, phần lớn có nguồn gốc từ Âu Châu. Cho nên văn hoá thuần Âu Châu tồn tại như là phong cảch sống của họ. Họ xem gia đình là nền tảng, cha mẹ, và con cái có sự ràng buộc mạnh mẽ. Nhưng do phong cách tự lập cao, nên đến một lúc nào đó sự ràng buộc có giá trị tinh thần nhiều hơn là vật chất. Chẳng hạn cha mẹ kỳ vọng vào sự thành đạt của con cái như một niềm kiêu hảnh của gia đình, hơn là trông chờ con cái sẽ đưa về cho họ những lợi lộc vật chất. Đối với con cái cũng vậy, họ tự hào bởi cha ông đã để lại tiếng tăm về sự đóng góp cho quốc gia, xã hội bằng những công việc "ích nước lợi dân". Dù cha mẹ đang có chức cao, bổng hậu, con cái họ vẫn không mảy may ỷ lại để đánh mất tính tự chủ độc lập của mình.
Gia đình ở Hoa Kỳ, và Canada, phần nhiều chỉ gồm cha mẹ và con cái, rất hiếm thấy kiểu gia đình mở rộng. Tại Hoa Kỳ các cộng đồng thành phố có hơn 2500 cư dân, còn cộng đồng nông thôn thì dưới 2500 cư dân. Thống kê năm 1790 cho thấy có hơn 95% người Hoa Kỳ sống ở nông thôn, ngày nay thì có hơn 75% sống ở thành thị. Vùng rộng lớn cực Bắc Canada nơi người Mỹ da đỏ, và người Eskimos từng sống hàng ngàn năm trước đây, nay cư dân vùng này rất thưa thớt, người da đỏ và Eskimos chiếm tới một nửa. Những người còn lại là thương nhân, người khai thác hầm mỏ, lực lượng quân đội, và cảnh sát biên phòng hoàng gia Canada. Một số người Eskimos, và người Mỹ da đỏ vẫn còn theo nếp sống cổ truyền đánh cá, săn bắt, và đánh bẩy súc vật, nhưng nhìn chung đa số họ đã chấm dứt lối sống cổ truyền.
Đối với vùng Mỹ La tinh, thì gia đình luôn được xem trọng. Cảm nhận về lòng trung thành, và hợp tác đã ràng buộc họ lại với nhau không chỉ cha mẹ với con cái mà còn cả ông bà, cô cậu, và anh em họ nữa. Những cảm nhận như thế cũng thường được chia xẽ với bạn bè, và hiệp hội kinh doanh. Kiểu gia đình mở rộng đã đưa lại cho các thành viên của nó các sự trợ giúp tài chánh, bảo đảm an toàn, và cả đời sống xã hội. Trong gia đình người đàn ông là chủ gia đình, ông ta làm việc và gánh vác toàn bộ kinh tế gia đình. Con cái được giáo dục phải vâng lời cha mẹ, ông bà, và anh chị lớn hơn mình. Truyền thống Mỹ La tinh chỉ có người đàn ông mới tìm kiếm việc làm bên ngoài gia đình, người phụ nữ luôn ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái. Đầu  thập niên 1960, phụ nữ tất cả các quốc gia Mỹ La tinh được quyền bầu phiếu.
Và nhờ được giáo dục, một số phụ nữ còn hoạt động cả trong lĩnh vực chính trị, hoặc nắm giữ chức vụ cao trong chính quyền. Hầu hết người da đỏ cảm nhận rằng lòng trung thành, và mối quan hệ dòng tộc của họ mở rộng từ gia đình đến cộng đồng. Họ tự hào về di sản kế thừa sắc tộc của họ, và hài lòng việc họ đang là thành viên của nhóm sắc tộc, hoặc bộ tộc du canh du cư hơn là công dân của quốc gia họ. Cách ăn mặc ở Mỹ La tinh khác nhau từ một vùng này với một vùng khác tuỳ thuộc vào khí hậu, và tập quán. Các thành phố mặc quần áo giống Hoa Kỳ và Canada, nhưng ở khu vực nông thôn nhiều làng thích ăn mặc quần áo theo kiểu cách truyền thống, thường là màu sắc rực rỡ, kiểu dáng sinh động. Phụ nữ người da đỏ ở cao nguyên Bolivia đội mũ len quả dưa (derby).
Người chăn bò (Cowboys) ở Argentina, và Uruguay, mặc áo chui đầu, quần dài rộng, mang giày ống thấp cổ, và đội mũ rộng vành. Hạt ngũ cốc là thực phẩm chính của hầu hết người Mỹ La tinh. Nhiều người ở Mexico, và Trung Mỹ ăn bánh mỳ lạc từ bột bắp, hoặc bột mì. Bữa ăn của người ở khu vực Caribbean thì có đậu, và gạo là phần chính. Trong khu vực núi non Nam Mỹ người ta ăn khoai tây hàng ngày. Người ở khu vực nhiệt đới lại ăn củ sắn và bột sắn. Tại Argentina, và Uruguay, người ta ăn thực phẩm chế biến từ lúa mỳ. Đa số người Mỹ La tinh ăn rất ít thịt bởi vì họ không đủ tiền mua thịt. Nhưng tại các nước nuôi bò như Argentina, và Uruguay, người ta ăn nhiều thịt bò hơn. Cư dân sống dọc theo các con sông, hoặc cạnh bờ biển thường ăn nhiều cá, và các loại nghêu sò, tôm, cua.
Khu vực nhiệt đới người ta thích ăn trái cây như chuối, xoài, cam, thơm. Họ thích uống cà phê, trà, và các thức uống có nồng độ cao như rượu rum, rượi vang, và một loại rượu mạnh "Aguardiente" chế tạo từ cây mía đường. Giai cấp trung lưu, và thượng lưu người Mỹ La tinh bữa ăn thường phong phú hơn người nghèo, có nhiều thịt, và cách chế biến cũng khác. Phần lớn người Mỹ La tinh nông thôn cũng như thành thị đều bị suy dinh dưỡng. Người Mỹ La tinh thích hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời. Bóng đá là môn được ưa chuộng nhất trong vùng. Hàng trăm ngàn người xem ngồi chật kín các sân vận động khổng lồ, trên khắp các quốc gia Mỹ La tinh để xem các đội bóng chuyên nghiệp thi đấu. Các ngôi sao bóng đá trở thành người hùng quốc gia.
Bóng chày (Baseball) là môn đặc biệt yêu thích tại các quốc gia đảo. Một kiểu chơi bóng khác, dùng gậy đánh banh vào lưới đối phương gọi là Criket được yêu chuộng ở Bahamas, Jamaica, Trinidad, và Tobago. Đấu bò Tây Ban Nha cũng được đặc biệt yêu thích ở Mexico, Colombia, Peru, và Venezuela. Các cuộc đua thuyền trên sông nước, những đoàn nhảy múa theo vũ điệu truyền thống trên đường phố, những đoàn trình diễn âm nhạc thi đấu thể thao, và những ngày đốt pháo bông, tất cả đều mang dáng dấp đặc trưng của Mỹ La tinh.
2. Đời sống ở nông thôn.
Đất thôn quê chiếm 98% diện tích lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng nhiều nơi không có người ở, hoặc rất thưa thớt cư dân. Trên dưới 25% người Mỹ sống thôn quê. Nghề nông là kinh tế chủ yếu của khu vực nông thôn, nhưng khoảng 3% người thôn quê làm việc như nông dân. Người khác làm nghề kinh doanh tự do, hoặc làm những việc liên quan đến nông nghiệp như cho thuê cửa hàng, hoặc kho bãi chứa vật liệu. Khai thác mỏ cũng cung cấp nhiều việc làm cho nông thôn. Và cũng có nhiều người Mỹ ở đây làm giáo viên, viên chức chính quyền, bán hàng, hoặc nghề khác. Người nông dân Hoa Kỳ ngày nay sống khác xa cha ông họ. Máy móc giúp họ cày xới đất gieo hạt, và thu hoạch hạt ngũ cốc. Sản phẩm của họ có người khác phân phối tới các thị trường. Hằng ngày có hệ thống chuyển tải thức ăn tới nuôi súc vật trong trang trại.
Máy vắt sữa thay thế cái công việc nhàm chán hằng ngày. Gia đình người nông dân có tiện nghi sống gần như thành phố xe hơi, điện thoại, radio, máy truyền hình, máy giặt, máy rửa chén, nhà nào cũng có. Từ thập niên 1970, có nhiều người từ nông thôn di chuyển về thành phố, nhưng cũng có nhiều người từ thành phố về sống ở nông thôn. Phần lớn họ muốn tránh cái ồn ào, náo nhiệt. Nạn ô nhiễm, kẹt xe, tội phạm hình sự, và bao sự phiền toái của thành phố. Nông thôn cũng có khoảng cách giàu nghèo, nhưng không quá lớn như khoảng cách ấy ở thành phố. Cũng giống Hoa Kỳ, Canada có gần 25% cư dân sống ở nông thôn, nhưng kiếm sống bằng nghề nông dưới 3%. Người khác thì khai thác hầm mỏ, khai thác rừng, và đánh cá. Hầu hết nông dân ở Canada có trang trại riêng, làm việc bởi thành viên của gia đình.
Máy móc hiện đại giúp mỗi gia đình làm hết mọi công việc trong  trang trại của họ. Nơi có trang trại lớn nhất ở Canada là tỉnh Prairie (tương đương Tiểu bang) mỗi trang trại trung bình 344 ha, và trang trại nhỏ nhất 120 ha. Tỉnh Prairie chiếm khoảng 75% trang trại của Canada. Nông sản thu hoạch chất vào các xe nâng hàng, dọc theo đường xe lửa nối liền trang trại tới cảng cạnh bờ hồ, hoặc bờ biển Thái Bình Dương. Thị trấn được xây dựng dọc theo đường xe lửa có cửa hàng, trường học, và có nhiều dịch vụ phục vụ công cộng. Có khoảng 30% dân số trong các quốc gia vùng Mỹ La tinh sống ở nông thôn. Nhưng không như vùng Anh Mỹ, hầu hết các gia đình nông dân, gọi là công nhân nông nghiệp đều nghèo. Phần lớn họ là người da đen, sống trên các quốc gia đảo Caribbean, và dọc theo bờ đất liền khu vực nhiệt đới.
Họ làm việc trong các đồn điền cà phê ở cao nguyên, hoặc đến làm việc trên các nông trại lớn sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu, do những người giàu có làm chủ. Số còn lại làm thuê, hoặc làm chủ một mảnh đất nhỏ trên đó họ gieo trồng hạt ngũ cốc, và chăn nuôi kiếm đủ thực phẩm nuôi sống gia đình. Họ không có tiền mua máy móc và do vậy họ phải dùng công cụ bằng tay, làm việc trên mảnh đất riêng của họ. Công nhân nông nghiệp trong các đồn điền vùng đảo Caribbean trồng mía đường, bông vải, và chuối, phần lớn là người da đen. Còn công nhân làm việc trên các đồn điền bên trong nội địa cũng sản xuất các mặt hàng tương tự, và một số hàng nông sản khác đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thì hầu hết người pha trộn nguồn gốc da trắng, và da đỏ gọi là mestizos.
Tất cả họ đều sống trong những ngôi làng nhỏ. Mỗi sáng sớm họ đi bộ, hoặc xe buýt hoặc xe tải từ nơi ở đến nông trường làm việc, và chiều trở về nhà cũng bằng phương tiện đó. Một số làng chỉ có một ít nhà chung sống với nhau, đều chật chội thiếu tiện nghi như nhau. Một số nơi định cư lớn thì có nhà thờ, cửa tiệm, và các toà nhà của chính quyền bao quanh một quảng trường gọi là" Plaza". Người ta sẽ tụ tập tại quảng trường trong những dịp lễ lạc, vui chơi giải trí, hoặc họp bàn những công việc liên quan đến tập thể của cộng đồng. Nhiều làng cũng có chợ "lộ thiên" không có mái che, tại đây mỗi cuối tuần người ta sẽ họp nhau lại mua, bán, trao đổi hàng hoá, và thông tin mà một số người biết được qua nghe radio, xem truyền hình, và đọc báo.
Đa số nhà cửa ở nông thôn vùng Mỹ La tinh có một hoặc hai phòng, mái lợp bằng cỏ rơm khô hoặc tấm thiết, tường gổ hoặc trát bùn khô kết dính lại, nền đất. Các làng ở vùng rừng núi, phần nhiều nhà được xây bằng đá hoặc bằng gạch phơi khô, và mái lợp bằng ngói đỏ. Các chủ đất giàu có sống trong những dinh thự nguy, nga sang trọng ngay trên đất của họ. Tuy nhiên, phần lớn chủ đất thuê người điều hành quản lý trang trại, hầu hết thời gian họ sống ở thành phố. Một cách tổng quát người ở nông thôn có tiêu sống thấp hơn nhiều so với thành phố. Nhiều gia đình ở nông thôn không có tiện nghi như điện, nước, điện thoại ngay cả nhiều làng không có trường học, và cơ sở y tế. Sự thiếu vắng tổ chức y tế, cùng với sự chênh lệch giàu nghèo trong các vùng quê Mỹ La tinh dẫn đến những vấn đề kinh tế, xã hội nghiêm trọng.
Một số nhỏ người giàu có cùng với các chủ trang trại ít giàu hơn, làm chủ tất cả các phần đất tốt nhất, còn đại bộ phận nông dân không có đất canh tác phải thuê những mảnh đất nhỏ, đầu thừa đuôi thẹo, hoặc đất xấu thiếu màu mỡ, để gieo trồng lương thực nuôi sống gia đình. Từ những năm 1900, nhiều chính quyền vùng Mỹ La tinh ra sức cải thiện đời sống của cư dân ở vùng quê. Nhờ đó, mà người ta không muốn di chuyển vào thành phố như những năm trước đó. Một số chính quyền còn đưa ra các chương trình cải cách nông nghiệp, mua lại các vùng đất rộng lớn của địa chủ chia thành từng vùng nhỏ, rồi cấp phát cho nông dân nghèo. Nhiều chính phủ còn xây dựng đường sá cung cấp điện nước, và tiện nghi hiện đại khác cho hàng ngàn thị trấn, và các làng mạc.
Việc mở rộng đường sá cũng tạo ra các vùng định cư mới trước đây chưa có người ở. Từ thập niên 1960, nhiều gia đình rời khỏi các làng kém phát triển đến định cư tại vùng đất mới. Tuy nhiên, một số trong họ gặp phải thất bại, bởi vì chi phí cải tạo đất gieo trồng quá cao, nhưng nhà nước lại không đủ tiền tài trợ.
3. Đời sống thành thị .
Mở rộng thị trấn bao quanh thành phố là đặc trưng của các thành phố ở Hoa Kỳ. Thành phố chỉ chiếm 2% đất, nhưng nó là nơi cư trú của 75% dân số của nước Mỹ. Người ta gọi là "Metropolitan Areas" vùng ven thành phố. Có khoảng 330 vùng ven thành phố ở Hoa Kỳ. Thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ là New York có trên 8 triệu cư dân, nhưng nếu tính cả khu vực bao quanh thành phố thì có trên 16 triệu người, hoặc như thành phố Los Angeles đứng hàng thứ hai với trên dưới 4 triệu cư dân, nhưng tính cả khu vực bao quanh thành phố thì có trên 13 triệu người. Khu vực thành phố cung cấp việc làm cho nhiều loại công nhân khác nhau:công nhân nhà máy, nhân viên ngân hàng, bác sĩ, quân đội, nhân viên y tế, nhân viên cảnh sát, giáo viên, công nhân xây dựng, công nhân vận tải, và cả công nhân vệ sinh.
Và ở đó, cũng có các nhu cầu tiện ích khác như nhà hàng, nhà hát, và các loại vui chơi giải trí tái phục hồi sức lao động. Người giàu có sống trong các căn nhà sang trọng với đầy đủ tiện nghi, giai cấp trung lưu ở trong các căn nhà song lập, hoặc chung cư với những tiện nghi riêng biệt nhưng không bằng giới giàu có. Trái lại, giai cấp nghèo sống trong những căn nhà dưới tiêu chuẩn. Họ thuê những ngôi nhà nhỏ, vợ chồng con cái đôi khi có cả cha mẹ sống chen chúc nhau rất chật chội. Cũng như các thành phố khác trên thế giới tội phạm hình sự, xung đột sắc tộc, sự ồn ào náo nhiệt, và cả nạn kẹt xe thường xảy ra ở các thành phố Hoa Kỳ. Cũng như Hoa Kỳ, Canada có khoảng trên dưới 75% cư dân sống ở thành phố. Ba thành phố lớn nhất ở Canada là Montreal, Toronto, và Vancouver, và 23 thành phố có trên 200.000 cư dân.
Tất cả thành phố đều có họat động văn hoá, nghệ thuật, giải trí, như trình diễn âm nhạc, chiếu bóng, tham quan danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng, công viên, lâm viên, và nhiều sự kiện thể thao, điền kinh. Các thành phố ở Canada phát triển rất nhanh, nhưng ít có tệ nạn tiêu cực phát sinh như các thành phố Châu Âu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số thành phố cắt giảm chi tiêu cho giáo dục, y tế, và an sinh xã hội đã tạo ra vài khó khăn. Hơn nữa, một số người mới nhập cư đang phát sinh một số mẫu thuẫn giữa họ, hoặc giữa họ với người xung quanh. Năm 1940, hơn 65% dân số vùng Mỹ La tinh sống ở nông thôn. Ngày nay tới 70% người Mỹ La tinh sống ở thành thị. Bốn thành phố Mỹ La tinh, và các vùng phụ cận cuả nó được xếp loại các thành phố trung tâm lớn nhất thế giới.
Đó là thành phố Mexico City, của Mexico trên 18 triệu người; São Paulo của Brazil trên 18 triệu; và Buenos Aires của Argentira trên 12 triệu cư dân. Các thành phố lớn ở Mỹ La tinh có cấu trúc gần giống như ở Hoa Kỳ, và Canada. Các toà nhà chọc trời khung thép, tường kính  mọc lên trong các khu thương mại, và tài chánh nơi luôn bận rộn. Những dãy chung cư cao tầng cạnh các đại lộ rộng thênh thang. Nhiều cửa hàng sang trọng, nhà hàng, quán rượu, và câu lạc bộ về đêm luôn hấp dẫn và cuốn hút đông đảo khách lui tới. Nạn kẹt xe trong các thành phố, nhất là trong giờ cao điểm. Hệ thống xe bus, và xe điện ngầm hiện đại đã đưa hàng triệu người đến nơi làm việc, và về nhà sau giờ tan sở. Nhiều khu vực Cổ trong thành phố Mỹ La tinh có những toà nhà kiểu Tây Ban Nha đứng sát nhau, dọc theo các con đường rải đá sỏi chật hẹp.
Những toà nhà được xây bằng đất sét hoặc gạch phơi khô, với các trang trí lưới sắt trên cửa sổ. Chính quyền đã mua những toà nhà này, trùng tu lại và sử dụng như những bảo tàng nhỏ. Người giàu có ở thành phố bao gồm các chủ ngân hàng, kỹ nghệ gia, lãnh đạo chính trị, chỉ huy quân đội, và các công ty nông nghiệp lớn, chủ trang trại thích sống ở thành phố. Những người này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cư dân trong thành phố, nhưng họ nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị trong mỗi quốc gia. Họ sống trong các dinh thự nguy nga, lộng lẫy với những hồ bơi trang trọng, hoặc trong các chumg cư sang trọng đắt tiền. Nhiều người giàu có thường đi du lịch nước ngoài, và gởi con cái họ vào các trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ.
Dưới giai cấp thượng lưu kể trên, tất cả các thành phố lớn Mỹ La tinh đều có phát triển một giai cấp trung lưu. Họ là các chuyên gia, viên chức chính quyền, nhân viên văn phòng nhiều kinh nghiệm, và một số công nhân lành nghề. Đa số gia đình trung lưu sống trong các chung cư đầy đủ tiện nghi, hoặc trong các ngôi nhà riêng nhỏ, vùng ngoại ô của thành phố. Họ có xe hơi riêng, ăn mặc đẹp, và hằng năm đi đây, đi đó vào mùa hè. Thành phố Mỹ La tinh cũng như các thành phố khác trên thế giới, đang đối diện với các vấn đề nghiêm trọng như ô nhiễm không khí, nước thải, đông đúc vượt quá dự liệu, khan hiếm nhà ở, và tỷ lệ tội phạm hình sự gia tăng. Sự nghèo đói, và nạn thất nghiệp đang lan rộng ra trong các thành phố Mỹ La tinh. Hàng triệu người từ thôn quê di chuyển về thành phố tìm kiếm việc làm.
Nhiều người trong số họ không thể nào kiếm được việc làm bởi vì ít được giáo dục, thiếu kỹ năng cần thiết. Số người kiếm được việc làm, thì hầu hết mức lương thấp. Người nghèo trong thành phố sống ở khu nhà ổ chuột. Một số thành phố có hơn một phần tư cư dân, sống trong các khu nhà ổ chuột. Nhiều gia đình sống chen chúc với nhau trong một túp lều làm bằng thùng gỗ đựng rượu vang thải loại, bằng giấy cát tông, hoặc những tẩm thiết nhỏ, trên đất không do họ làm chủ. Các túp lều ổ chuột này không có điện nước, cống thoát nước. Hàng triệu trẻ em trong khu nhà ổ chuột bị bỏ rơi, bởi cha mẹ họ quá nghèo không đủ sức lo cho miếng ăn, tấm mặc. Những trẻ em vô gia cư này đi lang thang trên đường phố, phải ăn xin, trộm cắp, và làm những việc kỳ quặc khác để sống sót.
Từ thập niên 1970, một số chính quyền Mỹ La tinh đã triệt hạ một số khu nhà ổ chuột, và thay thế nó bằng những khu nhà tập thể với giá rẻ. Nhưng trong nhiều thành phố, việc xây cất không thể theo kịp với đà gia tăng dân số quá nhanh. Nhiều chính quyền đang cố gắng khuyến khích phát triển công nghiệp trong các thành phố nhỏ, với ý định làm giảm sức ép đáng kể lên các trung tâm thành phố lớn. Nhiều tổ chức cộng đồng, thiện nguyện đã nhận nuôi dưỡng nhiều trẻ em bị bỏ rơi. Nhưng các khu nhà ổ chuột vượt cả sự đông đúc, chật chội, và nạn nghèo đói vẫn còn là các vấn đề nghiêm trọng ở các quốc gia vùng Mỹ La tinh.
                            V. Giáo dục, và nghệ thuật.
1. Giáo dục.

Giáo dục là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế của Hoa Kỳ, và là thành tựu đạt được tiêu chuẩn cao của đời sống Mỹ. Nó giúp người ta hài lòng về đời sống của họ. Người Mỹ có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Trường học, thư viện, viện bảo tàng, và các tổ chức giáo dục khác cung cấp nhiều cơ hội cho mọi người ở mọi lứa tuổi có điều kiện học tập. Trong thời kỳ đầu của lịch sử Hoa Kỳ, hầu hết trường học do tư nhân làm chủ. Các nhà thờ đứng ra tổ chức, và điều hành hệ thống giáo dục. Đầu những năm 1800, bắt đầu thực hiện chương trình trường công lập miễn phí. Chính quyền Tiểu bang nhận trách nhiệm thành lập hệ thống trường công lập. Năm 1918, mỗi Tiểu bang đều có luật bắt buộc trẻ em phải đi học cho đến một hạn tuổi nào đó, hoặc phải hoàn tất một số lớp học chỉ định.
Ngày nay, 80% trường trung học, và cơ bản, và 45% cơ sở giáo dục sau trung học là trường công lập. Số trường còn lại vẫn do các tổ chức tôn giáo, và tư nhân đảm trách. Có khoảng 78.000 trường cơ bản, 30.000 trường trung học, và 3.000 trường cao đẳng, đại học cộng đồng, và viện đai học ở Hoa Kỳ. Hơn 99% trẻ em hoàn tất chương trình giáo dục cơ bản, 80% tốt nghiệp trung học. 75% học sinh tốt nghiệp trung học học lên bậc cao đẳng, và đai học. Khoảng trên 20% cư dân Hoa Kỳ đã hoàn tất chương trình ít nhất 4 năm ở bậc đại học. Hằng triệu người lớn đang theo học đại học, cao đẳng, và định hướng nghề nghiệp ở Hoa Kỳ. Buổi đầu nền giáo dục Canada do các tổ chức tôn giáo điều hành. Năm 1867, một đạo luật Anh trao trách nhiệm điều hành giáo dục cho các chính quyền cấp tỉnh ở Bắc Mỹ, tức Canada.
Ngày nay mỗi tỉnh, và vùng lãnh thổ Canada có hệ thống giáo dục của tỉnh và lãnh thổ riêng. Bậc trung học ở các tỉnh 12 năm. Tỉnh Ontario 13 năm. Còn tỉnh Newfoundland và Quebec chỉ 11 năm. Hầu hết các trường Thiên chúa giáo dạy tiếng Pháp, trường Tin Lành dạy tiếng Anh. Các trường đại học Canada dạy tiếng Anh, một số dạy tiếng Pháp. Một số khác dạy cả hai ngôn ngữ Anh Pháp. Xin lưu ý rằng tại Canada các trường Thiên chúa giáo, Tin Lành đều nằm trong hệ thống giáo dục công lập tỉnh. Canada có một hệ thống thư viện rộng khắp, và có khoảng 1300 viện bảo tàng, và nhà trưng bày nghệ thuật. Trong số những nhà bảo tàng quốc gia, viện bảo tàng hoàng gia Ontario, ở Toronto nổi tiếng về các bảo vật trưng bày của nó trên các lĩnh vực như khảo cổ học, địa chất học, và động vật học.
Có nhiều cải thiện trong lĩnh vực giáo dục vùng Mỹ La tinh kể từ đầu thập niên 1960. Nhiều người Mỹ La tinh được đến trường học nhiều hơn cả cấp giáo dục cơ bản, trung học, và đại học. Trong nhiều quốc gia tỷ lệ người 15 tuổi, hoặc trên 15 tuổi biết đọc biết viết gia tăng đáng kể. Các nước như Argentina, Chile, Cuba, và Uruguay người biết đọc biết viết trên 90%. Nhiều chính quyền đề ra chương trình xoá nạn mù chữ, bằng cách dạy cho người lớn tuổi cách đọc cách viết. Mặc dù hầu hết các nước Mỹ La tinh có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục so với thập niên 1950, nhưng nó vẫn còn tồn tại những vấn đề khá bức xúc. Chẳng hạn, ở Haiti, và Guatemata tỷ lệ người biết đọc, biết viết dưới 60%. Trên khắp các quốc gia Mỹ La tinh trình độ giáo dục ở khu vực nông thôn quá thấp so với khu vực thành phố.
Gần như tất cả các nước Mỹ La tinh đều có luật cưỡng bức giáo dục theo đó mỗi trẻ em phải hoàn tất chương trình giáo dục cơ bản. Thế nhưng, nhiều học sinh nhất là ở vùng nông thôn, và các khu nhà ổ chuột trong các thành phố không thể thực hiện chương trình giáo dục cưỡng bức này. Bởi vì có nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, cả phía chính quyền lẫn tình cảnh gia đình của các em. Chính phủ không có tiền xây đủ trường học, cung cấp tài liệu giáo dục và nhất là tình trạng giáo viên không được đào tạo sư phạm cơ bản. Một số lớn học sinh phải bỏ học chỉ sau vài ba năm đến trường. Các em phải bỏ học ở nhà tìm kiếm việc làm giúp gia đình. Sự thật thì tất cả các quốc gia Mỹ La tinh đều có xây thêm nhiều trường học, và bảo trợ nhiều chương trình giáo dục đến được với nhiều người hơn.
Tuy nhiên, dân số tăng quá nhanh so với trường được xây dựng, và giáo viên được đào tạo. Hơn nữa, chi phí giáo dục không những gia tăng trong khi ngân sách dành cho giáo dục dù nó gia tăng cũng có giới hạn không kham nổi nhu cầu. Trong nhiều nước Mỹ La tinh, học sinh được giáo dục miễn phí từ cấp mẩu giáo đến đại học. Tuy nhiên, một số lớn học sinh trong các gia đình giàu có của giai cấp thượng lưu, và trung lưu thường chọn các trường tư nổi tiếng cho con mình theo học, dù đóng học phí có khi khá cao. Tất cả các trường tư Mỹ La tinh đều có nhận một phần quỹ tài trợ từ các chính phủ. Hầu hết trường tư là trường do nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã làm chủ. Trong một thời gian dài người ta thấy rằng chất lượng giáo dục ở các trường tư tốt hơn ở các trường công.
Nhưng trong những năm gần đây nhờ chính quyền tăng thêm hổ trợ tài chính đã làm cho nhiều trường công nâng cao được chất lượng giáo dục, đạt tới trình độ giáo dục tương đương với trường tư. Một số trường, nhất là ở cấp đại học đã vượt trội so với trường tư. Có một số trường đại học công lập, và tư thục vùng Mỹ La tinh nổi tiếng đạt ngôi vị xuất sắc. Cả 4 trường đại học này đều được thành lập từ những năm 1500. Đại học Santo Domingo ở cộng hoà Dominican thành lập năm 1538. Nó là cơ sở giáo dục cao nhất, và lâu đời nhất ở phía Tây Bán Cầu. Đại học quốc gia San Macos ở Lima Peru, và đại học quốc gia tự trị Mexico, ở Mexico city của Mexico đều thành lập năm 1551. Còn đại học Saint Thomas ở Bogota, Colombia thì thành lập năm 1580.
Từ thập niên 1960, số lượng sinh viên đăng ký học cao đẳng và đại học tăng nhiều. Trong nhiều quốc gia, số học sinh tốt nghiệp trung học với điểm cao muốn đăng ký vào các đại học công vượt quá số chỗ có thể thâu nhận. Phần lớn các nước Mỹ La tinh đang thiếu công nhân có kỹ năng, kỹ thuật viên, giáo viên các cấp, khoa học gia, và chuyên gia ở các ngành chuyên môn khác, kể cả khoa học quản lý. Nhằm đáp ứng một phần nhu cầu, hầu hết các nước thành lập trường kỹ thuật, giúp giới trẻ chuẩn bị cho tương lai của họ trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, và phát minh sáng chế, cùng lúc với ngành sư phạm các cấp học.
2. Nghệ thuật.
Những người Châu Âu đi chiếm thuộc địa “Vùng Anh Mỹ” trong những năm 1600, họ mang theo nghệ thuật truyền thống Châu Âu đến vùng đất mới. Nhưng không bao lâu sau đó, những người Mỹ gốc Âu Châu này đã sáng tạo ra các kiểu nhà, được xếp vào loại công trình nghệ thuật đầu tiên ở Bắc Mỹ. Đầu những năm 1700, các nghệ nhân Bắc Mỹ sản xuất ra các loại đồ dùng gia đình, trang trí nội thất, với những nét chạm khắc tuyệt đẹp trên gỗ, hoặc trên kim loại bạc. Cuối những năm 1700, một số hoạ sĩ thuộc địa vẽ được các bức chân dung tuyệt vời. Đầu những năm 1800, xuất hiện một số công trình về văn chương của Washington Irving, và James Fenimore Cooper. Đến cuối những năm 1800, kiến trúc sư Mỹ bắt đầu thiết kế các toà nhà cao chọc trời (Skyscrapers), làm thay đổi tận gốc các kiểu kiến trúc thành phố trên khắp thế giới.
Cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, hai dạng nghệ thuật Mỹ là nhạc kịch, và nhạc khiêu vũ (Jaza) độc chiếm sự hâm mộ của nhiều thính giả. Trong những năm 1900, Hoa Kỳ đạt tới vị trí hàng đầu thế giới về nghệ thuật điện ảnh, và vũ điệu. Ngày nay, giới kiến trúc, sáng tác nhạc, điêu khắc, hoạ sĩ, và các thể loại khác của Hoa Kỳ được thế giới ngưỡng mộ, và ảnh hưỡng rộng rải trên các lục địa. Nghệ thuật Canada cũng là nghệ thuật truyền thống Châu Âu bởi những người đi chiếm thuộc địa mang theo vào Bắc Mỹ. Trong những năm 1900, nhất là sau đệ nhị thế chiến năm 1945, nghệ thuật Canada phát triển mạnh, chính quyền tài trợ cho ngành kịch nghệ đang trên đà trỗi dậy.Năm 1957, chính quyền Canada khuyến khích phát triển loại hình nghệ thuật nâng cao mang tính nhân văn, nhân đạo, và thúc đẩy tiến hoá xã hội.
Chính phủ cung cấp tài chánh, trợ cấp cho cá nhân nghệ sĩ, cũng như các ban nhạc, nhà hát, và các tổ chức nghệ thuật khác. Mỗi tỉnh, ngoại trừ vùng đảo Prince Edward cũng trợ cấp tài chánh thông qua các nhóm, hoặc cá nhân. Năm 1969, Liên bang Canada khai trương trung tâm trình diễn nghệ thuật quốc gia ở Ottawa. Ca kịch, nhạc kịch, biễu diễn nghệ thuật, vũ điệu ballet, và kịch nghệ điện ảnh đều được trình diễn tại trung tâm nghệ thuật quốc gia này. Nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia, nơi tập hợp các loại hình nghệ thuật Âu Châu, và các công trình nghệ thuât Canada xuất sắc, được người xem đánh giá như nhà trưng bày nghệ thuật có hạng của thế giới.
Nghệ thuật truyền thống “Vùng Mỹ La tinh” có từ hàng ngàn thế kỹ, thể hiện trong văn hoá của người da đỏ Cổ đại. Các đền đài, công trình đã đổ nát và một số còn tồn tại ở Mexico, Peru, và Guatemala cho thấy nền văn minh da đỏ phát triển khá cao. Họ sản xuất được đồ gốm, đồ trang sức, và hàng dệt cùng vô số các loại hàng thủ công mỹ nghệ đẹp. Khi người Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha đến Mỹ La tinh trong những năm 1500, họ cũng đưa theo nghệ thuật truyền thống của họ vào Mỹ La tinh. Và nghệ thuật Châu Âu trong nhiều thể loại ảnh hưởng đến nghệ thuật Mỹ La tinh hàng trăm năm. Sau khi nhập khẩu người nô lệ Châu Phi da đen  vào Mỹ La tinh, thì nghệ thuật truyền thống của nhười da đen cũng ảnh hưởng lên Mỹ La tinh nhất là lĩnh vực âm nhạc, và vũ điệu.
Trong những năm 1800 và 1900, loại hình nghệ thuật mang đặc thù Mỹ La tinh chiếm ưu thế hơn so với thuật Châu Âu. Các công trình kiến trúc đồ sộ chứng tỏ người da đỏ có nền văn minh phát triển cao vùng Mỹ La tinh nầy. Chẳng hạn các Kim tự tháp được xây dựng bằng các tảng đá lớn chồng lên nhau của bộ tộc Aztec, Maya, và Toltec ở Mexico. Hay các toà nhà xây bằng đá viên nọ ghép lên viên kia, không cần xi măng tại thành phố tưạ sát vào núi Andes của bộ tộc Inca ở Nam Mỹ. Còn nghệ thuật kiến trúc của Châu Âu được thể hiện ở toà nhà chính quyền, và cơ sở tôn giáo. Công trình đẹp nhất theo kiểu kiến trúc Châu Âu là các nhà thờ to lớn, và tu viện rộng thênh thang gồm nhà thờ, khu nhà ở cho chủng sinh nội trú, và sân chơi được bao quanh bởi tường đá cao và dày.
Bắt đầu từ những năm 1600, hầu hết nhà thờ chính, lâu đài, dinh thự, được xây cất theo kiểu "Baroque" với các trang trí lộng lẫy. Kiến trúc kiểu nầy cốt làm nổi bật những đường nét chạm khắc tinh tế, hàng cột tròn với nghệ thuật điêu khắc độc đáo, dác cẩn bằng gốm, màu vàng và bạc. Còn kiểu kiến trúc Mỹ La tinh hiện đại, kết hợp với loại nghệ thuật hình học đơn giản, với cách trang trí sinh động theo hình vòng cung bởi nguồn cảm hứng của người da đỏ địa phưong mô phỏng theo kiểu “Baroque”. Nhiều toà nhà còn được trang trí bằng những bức tranh vẻ rất sinh động, hoặc khảm, dác bằng những mảnh đá, hoặc những vật liệu khác tạo thành các hình ảnh hấp dẫn. Những loại kiến trúc như thế có thể tìm thấy ở trường đại học quốc gia tự trị Mexico ở Mexico city, và đại học miền trung Venzuela ở Caracas.
Nhà kiến trúc nổi tiếng người Brazil là Oscar Niemeyar sáng tạo nhiều kiểu dáng hiện đại trong các công trình kiến trúc thành phố Brasilia, thủ đô của Brazil. Văn chương Mỹ La tinh bao gồm các nhà văn nói tiếng Tây Ban Nha của Tây bán cầu như Peurto Rico, hay nói tiếng Bồ Đào Nha như Brazil. Nó bắt đầu với các nhà thám hiểm Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha đi tìm vùng đất mới cuối thế kỹ 13, và kết thúc bởi các cuộc chiến tranh đòi độc lập 300 năm sau đó. Những nhà văn buổi đầu này, hầu hết là các biên niên sử và các bài báo cáo được viết bởi các sĩ quan chỉ huy quân đội, và các nhà truyền giáo. Họ thuật lại những cuộc chạm trán nảy lửa với người bản địa, củng như bắt gặp những cảnh tuyệt đẹp, và nền văn minh mới. Tác giả kết hợp viễn cảnh cùng với hiện thực để mô tả công cuộc chinh phục thế giới mới của họ.
Hiểm nguy xen lẫn sự thích thú của họ khi tiếp xúc với người xa lạ từ ngôn ngữ, tập quán, và cả cây cỏ, thú vật. Hernando Cortés, người chỉ huy cuộc đánh chiếm đế quốc Aztec, viết 5 bài báo cáo về cho nhà vua Tây Ban Nha từ năm 1519 đến năm 1526. Năm bản báo cáo (Five letters), là những sự kiện hấp dẫn, thuật lại chi tiết các cuộc hành quân, chinh phục của Cortes. Bernal Diaz del Castillo, người tham dự cuộc hành quân viễn chinh chiếm Aztec dười sự chỉ huy của Cortes, ghi lại những sự kiện tại chỗ năm 1522 dưới tiêu đề "sự thật lịch sử công cuộc xâm chiếm vùng đất mới của Tây Ban Nha". Hầu hết thuộc địa Mỹ La tinh bắt đầu đấu tranh cho nền độc lập của họ thoát khỏi sự cai trị của Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha. Cuộc đấu tranh bắt đầu 1810 kéo dài khoảng 16 năm.
Chiến tranh là một nguồn cảm hứng cho các nhà văn sáng tác. José Joaquin, Fernandez de Lizardi cho ra đời tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên năm 1916, cuốn "The Itching Parrot" nội dung cốt truyện châm biến, phê phán về sự thối nát của xã hội Mexico city. José Joaquin Olmedo của Ecuador cũng sáng tạo ra các vần thơ yêu nứơc năm 1825, cuốn "Song to Bolivar". José Maria Heredia người Cuba, nhà văn Mỹ La tinh viết tiểu thuyết lãng mạn đầu tiên tả nỗi buồn khá nên thơ trong cuốn "On the Pyramid of Cholula”, xuất bản năm 1820. Một số bài thơ của Andrés, Bello, ở Venezuela cũng có nhièu ý tưởng lãng mạn tinh tế, nhất là cuốn "Ode to the Agriculture of the Torrid Zone", ấn hành năm 1826. Đứng đầu các nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực vùng Mỹ La tinh là Alberto Blest Gana, và Baldomero Lillo của Chile.
Các nhà văn Clorinda Matto de Turner của Peru, Eugenio Cambaceras của Argentina, và Federico Gamboa của Mexico. Nhà văn hiện thực nổi tiếng nhất là Joaquim Maria Machado de Assis người Brazil, với hai cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1881, và năm 1900. Cuốn "Epitaph of a small Winner", và cuốn "Dom Casmurro". Cả hai cuốn tiểu thuyết này đều chỉ cho người ta thấy thuật kể chuyện và đặc điểm miêu tả của ông ta rất tinh thông có tính thuyết phục cao. Văn học hiện đại Mỹ La tinh kéo dài từ khoảng 1888 đến năm 1910, trong đó có một số nhà sáng tác thơ văn nổi hẳn lên, như nhà thơ người Nicaragua là Ruben Dario, sáng tác một dạng "thơ hiện đại". Dario cho rằng bài thơ không phải là một thông điệp mà là một cố gắng vươn tới cái đẹp từ trong bản chất sâu xa của nó.
Thơ phải quay trở về với cội nguồn, thần tượng của nó từ Hy Lạp, phương Đông, và Bắc Âu. Cuốn "Azul" xuất bản năm 1888, như điểm mốc đánh dấu thời điểm đầu của văn học hiện đại. Một nhà thơ hiện đại nổi tiếng khác là nhà thơ Leopoldo Lugones người Argentina. Một nhóm nhà thơ nữ cũng đạt tới đỉnh cao đầu những năm 1900. Thơ của họ phản ánh vấn đề tình yêu, và thân phận phụ nữ trong một xã hội mà nam giới nắm quyền chi phối mọi chuyện. Năm 1945, nhà thơ nữ người Chile, bà Gabbriela Mistral trở thành người đầu tiên vùng Mỹ La tinh nhận giải Nobel về văn chương. Những nhà thơ nữ khác được tuyên dương như bà Delmira Agustini Storni, và bà Juana de Ibarbouron của Uruquay. Từ giữa những năm 1900, văn học Mỹ La tinh cảm nhận rằng, có một sự cách ly nào đó trong giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Nhà văn Eduardo Mallea người Argentina, miêu tả trong cuốn tiểu thuyết của ông ta, cuốn "Bay of Silence" xuất bản năm 1940, và cuốn "All Green Shall Perish", xuất bản 1941. Ciro Alegria, ngưòi Peru viết tiểu thuyết phản đối sự ngược đãi của xã hội đối với người da đỏ Peru, cuốn "Broad and Alien Is the Word" năm 1941. Jorge Luis Borges viết truyện ngắn về sự mơ tưởng cách sống đơn giản cho tương lai, cuốn “Ficciones” năm 1944. Kể từ thập niên 1950, văn học Mỹ La tinh phát triển mạnh, tạo ra những bất ngờ mang lại sự thích thú cho người đọc trên khắp thế giới. Một số tiểu thuyết lớn hàng đầu thế giới viết bởi người Mỹ La tinh được họ gọi là "tiếng gầm" (boom) như tiểu thuyết gia Carlos Fuentes của Mexico, Julio Cortazar của Argentina, Mario Vargas Llosa của Peru, và Gabriel Garcia Marquez của Colombia.
Tất cả 4 nhà văn này đều sử dụng lối văn chương kể chuyện để diễn đạt, và bày tỏ sự kế thừa văn hoá truyền thống của họ. Bằng ngôn ngữ giản dị họ trắc nghiệm một lối viết gọi là “văn chương hiện thực” thông qua hình ảnh châm biếm, và phê phán các tàn dư còn sót lại của quá khứ. Tiểu thuyết "tiếng gầm" được đánh giá như một phép thần thông của chủ nghĩa hiện thực (Magical realism). Nó hoà lẫn sự hư cấu, và xảo thuật trong diễn tả hiện thực của đời sống hàng ngày. Nhà văn nổi tiếng nhất của tiểu thuyết "tiếng gầm" là Gabriel Garcia Marquez người đoạt giải Nobel văn chương năm 1982. Cuốn tiểu thuyết "một trăm năm cô quạnh" (One Hundred years of Solitude) xuất bản năm 1967, được xếp như một "hiện tượng" về thể loại tiểu thuyết hư cấu của Mỹ La tinh.
Nó chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử nhưng cũng bao gồm cả ước mơ thầm kín, và những nhân vật khác thường, những sự kiện kỳ lạ, những pha gay cấn, và cả những hài hước khá ngộ nghĩnh. Gabriel G. Marquez vẫn còn giữ được tiếng tăm trên thế giới với cuốn "The Autumn of the Patriarch" xuất  bản  năm 1975 và cuốn "Chronile of a Death foretold” xuất bản năm 1981. Về hội hoạ, điêu khắc Mỹ La tinh trứơc khi bị phương Tây chiếm làm thuộc địa có các bức tranh tường với màu sắc rực rỡ được vẽ bởi người da đỏ. Một số tranh loại này được sử dụng trang trí đền đài, cung điện như hình ảnh biểu trưng của đời sống thực trong các trận đánh nhau, và các ngày lễ hội. Nghệ nhân của một số bộ tộc da đỏ, còn vẻ hình hoa văn trên đồ gốm sứ và các hình tượng điêu khắc.
Thời thuộc địa nhiều hoạ sĩ Mỹ La tinh thường mô phỏng theo các thể loại phương Tây. Hầu hết các bức tranh vẽ theo chủ đề tôn giáo dùng trong các nhà thờ chính, và nhà thờ địa phương. Những bức tranh thời kỳ này hiện còn tại các thành phố lớn như Mexico city, Quito ở Ecuador, và Cusio ở Peru. Từ đầu những năm 1900, một số hoạ sĩ Mỹ La tinh phát triển nhiều loại tranh vẽ khác nhau, họ chọn màu sắc hấp dẫn, và hình ảnh sinh động trái với hình ảnh truyền thống của người da đỏ. Chẳng hạn các hoạ sĩ Mexico như Jose Clemente Orozco, Diego Rivera, và David Siqueiros trở thành nổi tiếng với những bức tranh tường khổng lồ, mô tả bối cảnh lịch sử của Mexico, nhất là công cuộc đấu tranh giành độc lập của cách mạng Mexico năm 1810.
Người Mỹ da đỏ vùng Mỹ La tinh sáng tạo nhiều công trình điêu khắc tuyệt đẹp khắp nơi trong vùng từ tượng bán thân, tượng nhỏ, tới những bức tượng khổng lồ với nhiều đường nét tỷ mỷ phức tạp trên những tấm bia, và đài tưởng niệm. Các nghệ nhân điêu khắc da đỏ thực hiện công việc sáng tạo của họ trên đất sét, đất đá, đá hoa cương, vàng, và gổ. Nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả các vị thần, và niềm tin của họ để trang trí các đền đài, và nơi thờ phụng. Thời thuộc địa công trình điêu khắc thể hiện trên các lâu đài, toà nhà chính quyền, và nhà thờ cơ đốc giáo. Cũng có một số tác phẩm thể hiện trên thạch cao. Nhà điêu khắc Antonio, Francisco Lisboa, người Brazil có một số công trình điêu khắc tuyệt đẹp cuối những năm 1700 và đầu những năm 1800.
Các nhà điêu khắc Mỹ La tinh tập trung phản ánh niềm tự hào quốc gia, phát triển mối quan tâm về sự kế thừa nguồn gốc da đỏ, các vị anh hùng da đỏ trong những cuộc nổi dậy, và chiến tranh giành độc lập được ghi đậm nét trên các đài tưởng niệm ở các quảng trường trung tâm. Về âm nhạc thì người Mỹ La tinh thích thú với loại nhạc sống động, vừa đi vừa trình diễn trên các đường phố. Biễu diễn âm nhạc truyền thống của người da đỏ, da đen và các loại nhạc cổ điển phương Tây luôn cuốn hút được số đông người thưởng ngoạn. Nhạc Rock cũng được giới trẻ Mỹ La tinh ưa chuộng. Âm nhạc người Mỹ La tinh da đỏ được thực hiện chủ yếu trong các lễ hội vẫn còn thịnh hành ở khu vực có người da đỏ sinh sống. Kế đến là nhạc cổ điển phương Tây với các loại nhạc cụ Châu Âu vào Mỹ La tinh từ thời cai trị thuộc địa.
Một thể loại nhạc mới nhạc "Mestizo" kết hợp âm điệu của người da đỏ cùng với loại nhạc sống động, dồn dập của Tây Ban Nha trở thành âm nhạc phổ biến trong vùng. Âm nhạc vùng quốc gia đảo Caribbean, và khu vực đất liền cạnh bờ biển phản ánh nhạc truyền thống Phi Châu, đưa vào đây bởi người nô lệ da đen làm việc trong các đồn điền. Giai điệu âm nhạc Châu Phi rất phong phú và phức tạp, có thể nghe thấy trong âm nhạc Calypso của Trinidad, trong các vũ điệu Samba, và Bossanova của Brazil. Khi trình diễn nhạc truyền thống Mỹ La tinh, các nhạc công thường sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau như trống gổ và trống hợp kim, guitar 4 dây, đàn phím gổ Trung Mỹ, và lục lạc làm từ trái bầu khô. Nhiều ban nhạc còn có thêm ống sáo, thụ cầm (harps), kèn đồng (horns), vĩ cầm (violons), và trống lục lạc (tambourines).
Hầu hết thành phố lớn Mỹ La tinh có dàn nhạc giao hưởng (symphony orchestras), nhạc thính phòng (chamber groups), và các tổ hợp nhạc kịch (opera companies). Các tổ chức trình diễn này thường thực hiện các công trình của những nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng phương Tây. Các loại nhạc cổ điển Châu Âu ảnh hưởng mạnh cho đến những năm 1800. Sau đó một số nhà soạn nhạc Mỹ La tinh bắt đầu thể hiện dòng nhạc truyền thống, kế thừa từ chính quốc gia họ. Trong những năm 1900, các nhà soạn nhạc thuộc loại này từng nổi danh trên thế giới như Heitor Villa Lobos của Brazil, và Carlos Chavez của Mexico. Họ sử dụng âm nhạc, và nhịp điệu dân gian cùng với nhạc cụ truyền thống trong các buổi trình diển của họ. Alberto Ginastera của Argentina mạnh dạng đưa nhạc dân gian vào các công trình đầu tay của ông ta.
Về vũ điệu từng là một phần của đời sống trong suốt chiều dài lịch sử của người Mỹ La tinh. Người da đỏ, và da đen phát triển vũ điệu cùng với việc thờ cúng tôn giáo, lễ hội cũng như các sự kiện ngày sinh, ngày cưới, và ngày ma chay an táng. Người nhập cư Châu Âu cũng đưa  vào đây các vũ điệu dân gian từ quốc gia họ. Và vũ điệu tiếp tục đóng vai trò chính trong các lễ hội tôn giáo, và lễ hội cộng đồng của người Mỹ La tinh. Nó cũng là một dạng vui chơi giải trí được nhiều người yêu thích. Trong nhiều nước đội múa quốc gia, trình diễn các vũ điệu truyền thống trên sân khấu với nhiều màu sắc rực rỡ. Một trong những đội múa nổi tiếng nhất là đội Ballet Folklorico của Mexico. Đội này từng đi lưu diễn nhiều nơi trên thế giới. Các nước Mỹ La tinh có vũ điệu truyền thống riêng của họ, kể cả vũ điệu dân gian từ Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha.
Chẳng hạn vũ điệu "zapateado" của Tây Ban Nha, đập gót chân liên tục là một phần của vũ điệu "cueca" ở Bolivia, và Chile. Vũ điệu "Joropo" của Venezuela, và vũ điệu "Jarabe Tapatio”, hoặc vũ điệu “Mexican” của Mexico. Trong các nước vùng quốc gia đảo Caribbean vũ điệu Châu Phi, Tây Ban Nha kết hợp một cách phổ biến trong các phòng khiêu vũ, với các vũ điệu "rumba", và "chacha". Rumba, chacha, và một số vũ điệu nhạc khác kể cả "tango" của Argentina, "Sumba" của Brazil, và "Conga" của Cuba là những vũ điệu được nhiều người bên ngoài Mỹ La tinh yêu thích. Mỹ La tinh còn có một loại nghệ thuật khác là các mặt hàng "thủ công mỹ nghệ". Nhiều hiệp hội nghệ nhân người Mỹ La tinh sản xuất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp.
Người ta có thể tìm thấy mức độ tinh xảo, trong các đồ trang sức, đồ dùng gia đình, đồ dùng trong nghi thức tôn giáo, kể cả các loại công cụ cầm tay. Kính thuỷ tinh, công cụ kim loại, đồ gốm, và hàng dệt Mỹ La tinh từng nổi tiếng trên thế giới. Hầu hết hàng thủ công mỹ nghệ Mỹ La tinh sản xuất ở nhà. Chẳng hạn, người da đỏ vùng núi Andes lấy lông từ súc vật "cừu" chế biến thành sợi len, rồi đan áo len, nón trùm đầu tuyệt đẹp với nhiều kiểu dáng khác nhau. Hay như người ở vùng Caribbean dùng vỏ sò tạo ra những chiếc đĩa đựng thức ăn. Hoặc người vùng thấp nhiệt đới Trung Mỹ dùng mây rừng, chế ra kết bện thành những chiêc ghế, hoặc đồ trang trí theo các biểu tượng dân gian. Biểu tượng con mắt của thượng đế (eye of God) là biểu tượng tôn giáo trang trí trên tường có phổ biến nhất.
                                    VI . Đất đai Châu Mỹ.
A. Tại Bắc Mỹ.
1. Vài nét về đất đai Bắc Mỹ.

Bắc Mỹ chiếm 24.208.000 km2 hoăc 1/6 diện tích đất của thế giới. Đất đai Bắc Mỹ khá gồ ghề với hình dáng ba góc gần như tam giác. Biển bắc Thái Bình Dương, và Đại Tây Dương là biên giới của ba cạnh. Phần cực Bắc của Bắc Mỹ kéo dài 8.900 cây số từ các đảo Alaska tới tỉnh Newfoundland của Canada. Nhưng phần cực Nam của Bắc Mỹ, nơi hẹp nhất ở Panama. Chỉ rộng khoảng 50 cây số từ bờ Thái Bình Dương sang bờ Đại Tây Dương. Từ bắc tới nam của Bắc Mỹ, tức từ Bắc Greenland tới Panama dài khoảng 8.900 cây số. Bắc Mỹ có 8 vùng đất chính: vùng ven Thái Bình Dương và trũng thấp, vùng Cao nguyên miền tây, vùng Núi đá, vùng Đồng bằng nội địa, vùng Bảo tồn thiên nhiên Canada, vùng Cao nguyên Appacachian, vùng Thấp ven Đại Tây Dương, và vùng Trung Mỹ và biển Caribbean.
(1) Vùng Ven Thái Bình Dương và trũng thấp bao gồm hai dãy núi song song cách nhau bởi nhiều khu vực trũng thấp. Cả hai dãy núi này kéo dài từ Alaska đến Mexico. Những khu vực trũng thấp giữa hai dãy núi đất đai màu mở, và là trung tâm sản xuất nông nghiệp chính của lục địa. Bên ngoài khu vực trũng thấp vùng còn có các dãy núi tách rời ở Washington, ở Oregon, và ở California. Cảnh quang trong vùng khá hấp dẫn với nhiều ngọn núi cao. Núi Mckinley tại Alaska, và ngọn núi cao nhất cao 6.194 mét so với mặt nước biển trung bình. Bên trong nội địa gần rừng Cascade nơi có nhiều chứng tích của núi lửa, và khu vực thiên nhiên Sierra Nevada được bảo tồn như lâm viện quốc gia của tiểu bang Caliornia. (2) Vùng Cao nguyên miền Tây nằm giữa Thái Bình Dương và núi đá.
Nó là vùng khô cằn gồm lưu vực sông Yukon ở Alaska và Canada, cao nguyên Colombia thuộc Anh, cao nguyên Colovado, bình nguyên lớn miền trung Nevada, và cao nguyên Mexico. Đồng, vàng, bạc, chì, và kẽm ở Bắc Mỹ phần lớn khai thác từ vùng cao nguyên miền tây này. Vùng còn có cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Điểm thấp nhất của Tây bán cầu cũng ở vùng này. Nó thấp tới 86 mét so với mặt nước biển trung bình, nằm ở vùng trũng California. (3) Vùng Núi đá tạo thành một hệ thống núi rộng lớn nhất ở Bắc Mỹ. Nó trãi dài từ Alaska tới New Mexico, và mở rộng theo hướng nam đi vào Mexico, phía đông Sierra Madre. Rừng rậm bao trùm trên phía Bắc, và khu vực phía Nam có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn. Cảnh trí thiên nhiên từ các mỏm đá tạo thành nơi du lịch hấp dẫn du khách tham quan nổi tiếng thế giới.
(4) Vùng Đồng bằng nội địa chiếm phần lớn miền Trung Canada, và miền Trung tây của Hoa Kỳ. Phần phía Bắc vùng đồng bằng nội địa là nơi sản xuất nông nghiệp chính của Bắc Mỹ. Hạt ngũ cốc, và heo thịt là hai sản phẩm chủ yếu trong các mặt hàng nông sản. Phần phía Tây của vùng khô ráo hơn là nơi cung cấp lúa mì, thịt bò, dầu khí, và khí đốt thiên nhiên cho lục địa. (5) Vùng Bảo tồn thiên nhiên Canada là một khu vực đá lâu năm, rộng lớn nằm ở phía Đông vùng đồng bằng, và phía Bắc các hồ lớn. Vùng chiếm nhiều diện tích trong lãnh thổ Canada. Bởi vì đất đai thiếu độ phì nhiêu cần thiết, và khí hậu quá lạnh nên có rất ít cư dân ở vùng này. Rừng núi xanh tươi quanh năm trải dài xuyên qua phía Nam khu vực. Vùng bảo tồn thiên nhiên Canada có nhiều khoáng sản có giá trị dưới lòng đất.
(6) Vùng Cao nguyên Appalachians kéo dài từ Newfoundland đến Alabama. Khu vực cao nguyên Allegheny có trữ lượng than đá lớn nhất thế giới. Phía Bắc, và phía Nam vùng cao nguyên người ta trồng rừng bằng các loại cây gỗ cứng. (7) Vùng Thấp theo bờ Đại Tây Dương, từ thành phố New York chạy dọc theo bờ vịnh Mexico đến bán đảo Yucaton của Mexico. Đất vùng bờ biển có độ phì nhiêu cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. (8) Vùng Trung Mỹ, và Caribbean nằm trên khoảng đất hẹp như là cầu nối liền Bắc Mỹ, và Nam Mỹ, cùng với các nhóm đảo trên vùng biển Caribbean. Do hoạt động nuí lửa tạo thành một dãy núi chạy dài theo bờ biển Thái Bình Dương ở Trung Mỹ. Còn các nhóm đảo vùng biển Caribbean hầu hết được tạo thành bởi nham thạch của núi lửa. Nó cũng tạo ra các đảo san hô, và núi đá vôi.
2. Sông ngòi, và ao hồ.
Ở phía Tây vùng núi đá, các con sông Bắc Mỹ chảy vào Thái Bình Dương, hoặc vịnh California như một cái túi của Thái Bình Dương. Phía Đông vùng núi đá, có các sông chảy vào Biển Bắc, vịnh Hudson của Đại Tây Dương, hoặc vịnh Mexico. Dãy núi đá cao chia tách các vùng nước như là sự chia cắt lớn bên trong nội địa. Các sông phía Tây như sông Yukon Fraser, và sông Columbia chảy thông qua khoảng trống ven bờ tới Thái Bình Dương. Sông Calorado chảy thông qua nơi có phong cảnh tự nhiên hùng vĩ Grand Canyon vào vịnh California. Sông Mackenzie tạo thành một phần của hệ thống sông dài nhất Canada chảy từ hồ lớn Slave vào Biển Bắc. Nhiều suối và sông ở Canada cũng chảy hết vào vịnh Hudson. Phía Đông dãy núi Appalachian có nhiều sông ngắn như sông Conecticut, và sông Hudson chảy vào Đai Tây Dương.
Sông dài nhất nội địa Bắc Mỹ là sông Mississippi-Missouri-Ohio chảy vào vịnh Mexico. Hệ thống sông này dài khoảng 7.600 km có dòng chảy bên trong lãnh thổ nước Mỹ, giữa núi đá và núi Appalachian. Sông Rio Grande tạo thành đường biền giới giữa Hoa Kỳ, và Mexico chảy hết  vào vịnh Mexico. Hồ Superior là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Nó là một trong 5 hồ có đường thủy vận quan trọng trong nội địa Bắc Mỹ. Bốn hồ lớn khác là Michigan, Huron, Erie, và Ontario. Ngoại trừ hồ Michigan nằm trong nội địa nước Mỹ, bốn hồ Superior, Huron, Erie, và Ontario nằm trên đường biên giới giưã Hoa Kỳ và Canada. Những hồ này tạo thành một chuỗi hồ mở rộng về phía Tây bắc tới hồ lớn nhất Canada là hồ Bear. Hồ nước mặn Utah có cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời, và nó cũng là hồ nước mặn có độ mặn cao hơn cả độ mặn nước biển.
3. Thác nước, sa mạc, bờ biển, và hải đảo.
Thác nước nổi tiếng của Bắc Mỹ là thác Niagara trên đường biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ. Nó nằm ở giữa hồ Erie và hồ Ontario. Thác Niagara gồm hai thác là Horseshoe và American. Thác Horseshoe chỉ cao 51 mét nhưng lượng nước chảy qua nó nhiều hơn bất cứ thác nước nào ở Bắc Mỹ. Thác nước hấp dẫn nhất là thác Yosemite của công viên quốc gia, cũng mang tên Yosemite ở rừng Sierra Nevada. Thác Yosemit có dòng nước rơi từ độ cao 739 mét. Sa mạc Bắc Mỹ hầu hết nằm ở phía nam Hoa Kỳ, và bắc Mexico. Một vùng khô cằn rộng lớn trải dài từ phía nam Idaho, và Oregan đến Mexico. Nó là một bình nguyên rộng gồm sa mạc Mojave, thung lũng chết, và sa mạc Sonoran. Một sa mạc lớn khác là sa mạc Chihuahuan, nó mở rộng từ phía nam New Mexico xuyên qua phía tây Texas đi vào Mexico.
Bắc Mỹ có đường bờ biển dài gần 300.000 km. Dãy núi dọc theo bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có nhiều vịnh cắt xuyên qua triền đá. Đồng bằng dốc nhẹ thoải ra tới bờ biển dọc theo vịnh Mexico. Biển Caribbean, và thành phố New York phía Nam Đại Tây Dương có đường bờ biển thông suốt, và bằng phẳng. Đảo Greenland, thuộc Bắc Mỹ, nhưng nó là một tỉnh của Đan Mạch. Newfoundland, và một số đảo khác trong Đại Tây Dương ngoài khơi Canada. Vencouver, và một số đảo trong Thái Bình Dương cũng nằm ngoài khơi bờ Canada, kể cả quần đảo Aleution mở rộng từ bán đảo Alaska về phía Tây. Những nhóm đảo trong vùng biển Caribbean, gọi là West Indies gồm nhóm đảo Bahamas, Antilles, Cuba nằm trong nhóm đảo lớn Antilles. Và nó là đảo lớn nhất trong các đảo của vùng biển Caribbean. Và Antilles nhỏ.
B. Tại Nam Mỹ
1. Vài nét về đất đai Nam Mỹ.

Nam Mỹ chiếm 17.866.000 km2, hoặc khoảng 1/8 diện tích đất thế giới. 3/4 phía Bắc nằm trong vùng nhiệt đới. Đường xích đạo xuyên qua Nam Mỹ khoảng 640 km ở phía Bắc, nơi rộng nhất của Nam Mỹ. Cape Horn phía Nam của lục địa chỉ cách Nam cực 970km về phía Nam. Nam Mỹ được bao quanh bởi biển. Biển Caribbean ở phía Bắc, Đại Tây Dương, phía Đông bắc, và Đông nam. Hành lang Drake tách Nam Mỹ với Nam cực. Thái Bình Dương vổ lên bờ phía Tây Nam Mỹ. Nam Mỹ tiếp giáp Bắc Mỹ tại eo hẹp nhất thuộc lãnh thổ Panama. Dãi đất hẹp này nối Trung Mỹ với Colombia phía Tây Nam Mỹ. Cũng như Bắc Mỹ, Nam Mỹ là vùng đất cao, nhiều núi lởm chởm ở phía Tây. Đồng bằng rộng lớn ở Trung tâm được thoát nước bởi nhiều con sông rộng. Phía Đông cũng có nhiều núi nhưng không gồ ghề như ở phía Tây.
Nam Mỹ có 3 vùng đất chính là vùng Cao nguyên phía đông, vùng Núi Andes phía tây, vùng Đồng bằng trung tâm. (1). Vùng Cao nguyên phía Đông được chia thành hai tiểu vùng là Cao nguyên Guiana, và Cao nguyên Brazil bởi lưu vực sông Amazon. Núi non ở cao nguyên phía đông này tuy lâu đời nhưng thấp hơn nhiều so với núi non ở Andes phía tây. Tiểu vùng Cao nguyên Guiana nằm phía Bắc lưu vực Amazon, có độ cao từ 1.000 mét đến 1.500 mét so với mặt nước biển trung bình. Rừng nhiệt đới, và đồng cỏ bao phủ toàn vùng nên có rất ít cư dân định cư trong tiểu vùng. Tài nguyên thiên nhiên ở cao nguyên Guiana cũng chưa được khai thác. Còn tiểu vùng Cao nguyên Brazil chạy dài từ phía Nam sông Amazon đến Đông nam Brazil, chiếm tới 1/4 diện tích Nam Mỹ.
Núi cao nhất tiểu vùng là núi Picoda Bandeia nằm phía Đông bắc khu công nghiệp Rio de Faneiro, cao 2.890 mét so với mặt nước biển trung bình. Tuy nhiên, hầu hết Cao nguyên Brazil là các đồi đất thấp bằng phẳng chỉ cao từ 300 đến 900 mét. Cao nguyên Brazil có nhiều đất tốt thuận lợi cho việc chăn nuôi, và có nhiều trữ lượng hầm mỏ có giá trị. (2). Vùng Núi Andes phía Tây là một vùng núi lởm chởm. Các đỉnh núi phủ đầy tuyết, cao nguyên rộng cỏ xanh tươi, triền dốc núi thẳng đứng và các thung lũng phẳng phiu. Rặng núi Andes chạy dài từ Venezuala phía bắc đến tận Tierra del Fuego ở phía Nam, dài tới 7.200 km. Dãy núi Andes là dãy núi dài nhất thế giới. Về độ cao thì chỉ có Himalaya ở Châu Á mới cao hơn núi Andes. Có nhiều đỉnh trong rặng núi Andes cao trên 6.100 mét so với mặt nước biển trung bình.
Núi Aconcagua ở Argentina là núi cao nhất Tây bán cầu, cao tới 6.959 mét. Dãy núi Andes được tạo ra cách đây khoảng từ 10 đến 15 triệu năm, là kết quả của một vụ nổ khủng khiếp từ sâu trong lòng đất. Các vụ nổ này vẫn còn tiếp tục diễn ra dưới dạng như hoạt động của núi phun lửa, và các vụ động đất. Vùng núi Andes có tầm quan trọng lớn lao về mặt kinh tế cho nhiều quốc gia Nam Mỹ. Nhiều trử lượng hầm mỏ có giá trị lớn, trong vùng như đồng, vàng, chì, thiết, và kim loại trắng cứng. Những cánh đồng cà phê bạt ngàn trồng dọc theo triền thấp cạnh núi Andes. Nông dân khu vực bình nguyên, và cao nguyên sản xuất bắp, lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen, và khoai tây. Họ cũng chăn nuôi gia súc, để lấy da, và thịt. (3). Vùng Đồng bằng Trung tâm từ dãy núi Andes mở rộng về phía đông, chiếm 3/5 diện tích Nam Mỹ.
Vùng được thoát nước bởi các con sông lớn chảy vào Đại tây dương. Nó được chia thành 4 tiểu vùng. Tiểu vùng Đồng cỏ bạt ngàn gọi là Llanos tại lưu vực sông Orinoco thuộc Colombia và Venezuala, nơi có nhiều ngành chăn nuôi phát triển nhờ đồng cỏ rộng, và cây cối thưa thớt. Tiểu vùng Rừng mưa nhiệt đới tại lưu vực sông Amazon thuộc Bolivia, Brazil, và Peru. Tiểu vùng Rừng gổ quý hiếm tại miền trung phía bắc Argentina, phía tây Paraguay, và phía nam Bolivia. Tiểu vùng Đồng cỏ Pampa thuộc Argentina. Có thể nói vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mở nhất của Nam Mỹ, và cũng là một đại trang trại dành cho chăn nuôi.
2. Sông ngòi, ao hồ, thác nước, rừng mưa.
Nam Mỹ có 5 con sông lớn với lưu lượng dòng chảy chính là sông Amazon, sông Rio de la Plata, sông Magdalena-Cauca, sông Orinoco, và sông São Francisco. (1). Sông Amazon có lưu lượng dòng chảy tưới tiêu được khoảng 7 triệu km2, và cũng là sông có dòng chảy lớn nhất thế giới. Sông Amazon cung cấp khoảng 1/5 lượng nước sông tốt nhất thế giới. Nó chảy từ Peruvian Andes tới Đại Tây Dương dài 6.437 km, đứng hàng thứ hai thế giới về độ dài chỉ sau sông Nile ở Châu Phi. Sông Amazon là lộ trình thuỷ vận chính nối liền giữa vùng Amazon và các nơi khác của Nam Mỹ cho đến thập niên 1960. Từ cuối thập niên 1960, Nam Mỹ phát triển đường bộ, và đường hàng không từ các thành phố tới được những thị trấn xa xôi trên lục địa, nhờ vậy rút ngắn thời gian vận chuyển hành khách, và hàng hoá.
(2). Sông Rio de la Plata là một hệ thống sông tạo thành bởi các sông Parana, Paraguay, và sông Uruguay. Nó cấp nước tưới tiêu cho nội đồng Argentina, Bolivia, Brazil, Paraguay, và Uruguay. Hệ thống sông này sau đó chảy vào Đại Tây Dương trên bờ Đông nam của lục địa. Đập nước thuỷ điện Itaipu nằm trên sông Parana giữa Paraguay và Brazil với công xuất 12 triệu rưỡi kilowatts là một trong những nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới. (3). Sông Magdalena-Cauca chảy về phía Bắc xuyên qua thung lũng Colombia. Sông Cauca chảy vào sông Magdalena, rồi từ đó chảy ra biển Caribbean. (4). Sông Orinoco chảy vào một vùng rộng lớn có hình bán nguyệt xuyên qua Venezuela tới Đại Tây Dương. Chiều dài sông tạo thành một phần đường biên giới của Colombia và Venezuela.
Hạ nguồn sông Orinoco chảy băng qua Llanos như là một nhánh tại miền trung Venezuela. Tàu lớn vượt Đại Tây Dương thường vào sông Orinoca bốc hàng nguyên liệu kim loại của Venezuela. (5). Sông São Francisco dài khoảng 3200 km, chảy qua phía Đông bắc Brazil xuyên qua một vùng sa mạc lớn rồi đổ về phía Đông nam sau đó chảy vào Đại Tây Dương. Đây là con sông lớn có đường thuỷ vận dài tới 1.400 km để tàu bè đi lại. Có nhiều nhà máy thuỷ điện cung cấp điện cho vùng São Francisco. Nam Mỹ ít có hồ lớn như Bắc Mỹ. Hồ Maracaibo tại Venezuela là hồ lớn nhất lục địa, chiếm 15.512 km2. Có một kênh hẹp nối liền hồ Maracaibo với vịnh Venezuela. Các giếng dầu được khai thác ngay trong lòng hồ Maracaibo và dọc theo bờ hồ. Hồ Titicaca ở Andes là hồ tự nhiên cao nhất thế giới.
Hồ Titicaca nằm trên đường biên giới giữa Bolivia và Peru, có độ cao 3.812 mét, và nước hồ Titicaca được hâm nóng bởi khí hậu. Vùng này cũng không gieo trồng gì được. Nam Mỹ có nhiều thác nước đẹp tuyệt vời. Thác nước "Angle" tại đầu nguồn sông Caroni phía Đông nam Venezuela là thác nước cao nhất thế giới. Từ độ cao 979 mét nước rơi xuống đất, đá đẹp như các hạt sương rồi chảy vào sông Churun. Thác nước cao đứng hàng thứ hai thế giới là thác "Cuquenan" cũng ở phía Đông nam Venezuela. Từ độ cao 610 mét nước rơi xuống như một màn sương bàn bạc tuyệt đẹp. Nhiều người còn xếp thác nước "Iguacu" ở biên giới giữa Argentina và Brazil cũng là thác nước tự nhiên đẹp chỉ đứng sau thác Angles, và thác Cuquenan thôi.
Rừng mưa nhiệt đới chiếm hơn 1/3 diện tích Nam Mỹ. Rừng mưa với cây cối rậm rạp mọc trên các vùng đất ẩm ước tại lưu vực sông Amazon, và phía Đông bắc Nam Mỹ. Nhiều nơi rừng có gổ quý, giá trị cao được xem là mặt hàng lâm sản chính của vùng Amazon giàu có. Khu rừng dọc theo bờ biển Brazil bị đốn chặt lấy đất làm nông nghiệp, và dựng trại chăn nuôi. Trong những khu vực rừng bị phá, đất màu mỡ do lá cây rụng mục tạo ra hầu hết bị trôi chảy. Và kết quả là đất từ các rừng mưa nhiệt đới, sau một số năm canh tác trở thành đất cằn cổi không còn độ phì nhiêu cần thiết cho việc trồng trọt. Vì thế, muốn gieo trồng ngũ cốc ở vùng này người ta phải có biện pháp chống xói mòn và bón nhiều phân hơn, làm chi phí sản xuất tăng cao.
3. Sa mạc, bờ biển, hải đảo.
Nam Mỹ có một vùng sa mạc rộng lớn từ bờ biển Ecuador chạy dọc theo Peru, và Chile băng qua Andes đi vào Patagonia đến tận phía Nam của Argentina sát bờ Đại Tây Dương. Nam Mỹ còn có một vùng đất bị xói mòn khô cằn chỉ có những bụi cây gai, hoặc cây thấp chạy dài đi vào nội địa phía Đông nam Brazil. Một vùng biên sa mạc khác ở phía Bắc chạy dọc theo hầu hết bờ biển Colombia và Venuezuela. Bờ biển Nam Mỹ dài, nhưng ít có vịnh và nơi để tàu bè có thể ẩn náu. Cảng thiên nhiên tốt nhất của Nam Mỹ là cảng Rio de Janeiro. Các cảng vịnh khác gồm  Darien ngoài khơi bờ biển Caribbean ở Colombia, cảng cửa sông Amazon, cảng Rio de la Plata trên bờ Đại Tây Dương, và cảng vịnh Guayaquil ở Ecuador trên bờ Thái Bình Dương. Nam Mỹ có nhiều nhóm đảo khá quan trọng.
Đảo lớn nhất là nhóm đảo Tierra del Fuego, nằm ngang băng qua eo biển Magellan từ nửa cực Nam của lục địa. Argentina, và Chile sở hữu nhóm đảo này. Chile cũng làm chủ nhóm đảo Juan Fernandez trong Thái Bình Dương, ngoài khơi cách bờ Chile 640 km. Nhóm đảo Falkland trong Đại Tây Dương cách bờ Argentina 515 km về phía Nam, thuộc vùng hải ngoại của Anh. Argentina đang đòi Anh trả lại, và gọi nhóm đảo này là Islas Malvinas. Nhóm đảo Falkland, và Tierra del Fuego có nhiều đất trồng cỏ nuôi cừu rất tốt. Các nhóm đảo Galapagos ngoài khơi Thái Bình Dương thuộc Ecuador được xem như là quê hương của những con rùa biển cực lớn, và nhiều loài động vầt quý hiếm khác. Đảo Marajo nằm ngay cửa sông Amazon thuộc sỡ hữu Brazil, là đảo đất bằng phẳng nhiều cỏ, thuận lợi cho việc dựng trang trại nuôi trâu nước.
                         VII. Khí hậu động vật, và thực vật.
A. Tại Bắc Mỹ.
1. Khí hậu.

Bắc Mỹ có khí hậu từ khô ráo giá lạnh phía bắc tới hơi nóng của vùng nhiệt đới theo trục bắc-nam. Vùng cực Bắc đông đá thường xuyên bao phủ gần như toàn đảo Greenland. Nhiệt độ vùng này ít khi có được trên độ đông đá. Vùng đóng băng Bắc Mỹ là một khu vực khổng lồ. Nhiệt độ trên độ đông đá trong mùa hè ngắn ngủi hàng năm, không có cây cối trong khu vực. Tương phản với khu vực trũng thấp phía Nam Bắc Mỹ thì luôn nóng, và gần như có mưa quanh năm. Hầu hết các nơi còn lại của Bắc Mỹ thì lạnh vào mùa đông và ấm  vào mùa hè, với lượng mưa vừa phải. Một số khu vực có mùa đông mát dịu kéo dài và nóng  vào mùa hè. Những nơi khác thì mùa đông giá lạnh, và mùa hè  ấm ngắn hơn. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Bắc Mỹ là 57 độ C vào năm 1913 tại thung lũng chết. Nhiệt độ thấp nhất là 66 độ âm (-66) tại Northice trong đảo Greenland vào năm 1954.
2. Động vật.
Động vật tại Bắc Mỹ khá phong phú trong nhiều nơi tuỳ theo khí hậu, và cây cỏ của mỗi vùng. Nai, hưu, gấu trắng bắc cực, hải cẩu, cú tuyết, cá voi, và chồn sống ở miền Bắc giá lạnh. Báo đốm, khỉ, và các loài chim đủ màu sắc được tìm thấy ở vùng gần đường xích đạo Trung Mỹ. Vùng núi đá có cừu, và dê ăn cỏ ở triền núi. Các sa mạc phía Tây nam có vô số kỳ nhông, kỳ đà, rắn, và nhiều loại bò sát khác, Chó sói, và heo rừng có răng nanh lác đác được tìm thấy ở các đồng bằng rộng lớn. Rừng trong Canada, và phía Bắc Hoa Kỳ có hải ly, gấu đen, hưu, nai, chồn, nai sừng tấm, chuột hưong, và nhím. Ngổng Canada, vịt, cò trắng, chim bồ nông, và cò thìa, thường thấy trên các đầm lầy của vùng trũng thấp dọc bờ biển vào mùa đông. Cá sấu hay sống trong các vùng nước dọc theo bờ xa về phía Nam.
Gấu trúc, chồn, và sóc sống ở khắp nơi trên lục địa Bắc Mỹ. Một vài loại thú hoang giảm sút nhanh chóng trong những năm gần đây tại một số nơi, chẳng hạn bò rừng, đại bàng, và sếu. Có nhiều luật lệ giới hạn nghiêm ngặt việc săn bắt, và lập các khu bảo tồn thiên nhiên bảo vệ các loài thú hoang quý hiếm còn đang sống sót. Cá ở Thái Bình Dương, và Đại Tây Dương rất phong phú và đa dạng. Các đội tàu đánh cá thương mại của các quốc gia Bắc Mỹ thường đánh bắt một lượng lớn như cá tuyết, cá lờn bơn, thu, ngừ, và nhiều loại cá khác, cùng với các loại giáp xác, nghêu, sò, tôm cua. Cua có nhiều ở bắc Thái Bình Dương, cá tuyết, và tôm hùm phần lớn ở phía bắc Đại Tây Dương. Tôm có nhiều ở vịnh Mexico.
3. Thực vật.
Cây cỏ Bắc Mỹ bị chi phối bởi khí hậu, chẳng hạn vùng đông đá Greenland không có cây cối. Chỉ có cây cỏ, rong rêu, và cây địa y sống được ở vùng đông đá rộng lớn, và tương đối bằng phẳng ở ven Biển Bắc. Một loại rêu gọi là bèo cám mọc đầy trên các đầm lầy Canada, và nó là nguồn hàng xuất khẩu của vùng này. Các loại cây xương rồng mọc nhiều trên sa mạc phía Tây nam Bắc Mỹ. Cỏ thấp, và những cây bụi nhỏ như liễu mọc trùm lên vùng khô cằn bằng phẳng rộng lớn ở đây. Hầu hết phần còn lại của lục địa có nhiều rừng, và  các đồng cỏ bạt ngàn của thảo nguyên. Rừng bao phủ các vùng núi phía Tây. Còn thảo nguyên chiếm nhiều khu vực rộng lớn kéo dài băng qua trung tâm của nội địa. Rừng mưa nhiệt đới dọc theo bờ biển Caribbean. Còn rừng cây thường chiếm một nữa phía Đông Hoa Kỳ và hầu hết lãnh thổ Canada.
Rừng đẹp nhất Bắc Mỹ nằm dọc theo bờ Thái Bình Dương. Các cây gỗ đỏ cao vời vợi tỏa hương thơm đứng ngạo nghể cùng với rừng tuyết tùng, linh sam, cần độc và cây vân sam làm say đắm du khách. Rừng Canada gồm cây lim sam, cần độc, thông rụng lá, thông lấy gỗ, và vân sam. Các loại cây gỗ cứng như cây thích, và sồi mọc ở phía Bắc Hoa Kỳ. Tại Canada và Hoà Kỳ có một số rừng được quy hoạch chuyển đổi cây mọc tự nhiên, thành cây trồng cung cấp nguyên liệu bột giấy để sản xuất thành giấy in ấn. Cây hồ đào, sồi, cây gỗ cứng, thông lấy gỗ đầy kín các  rừng cây phía Nam Hoa Kỳ. Rừng cây nhiệt đới ở Trung Mỹ gồm cây dái ngựa, tức là cây gỗ có màu đỏ, cây hồng mộc dùng đóng đồ gia dụng nội thất là loại phổ biến nhất.
B.Tại Nam Mỹ.
1. Khí hậu.

Khí hậu Nam Mỹ có sự khác nhau khá lớn. Từ những nơi khô cằn của sa mạc phía Bắc Chile đến những nơi mưa nhiều theo gió mùa của bờ phía Nam Nam Mỹ. Trong khi sức nóng là đặc điểm vùng mưa rừng nhiệt đới tại bình nguyên Amazon, thì hơi lạnh đến đông đá bao trùm vùng núi Andean đầy tuyết. Tuy nhiên, hầu hết lục địa Nam Mỹ thời tiết ấm quanh năm ngoại trừ vùng cao của núi Andes quanh năm lạnh. Khí hậu nóng nhất ở Nam Mỹ là Gran Chaco của Argentina nơi có nhiệt độ cao tới 43 độ C. Nhiệt độ vùng Amazon, nói chung từ 21 đến 32 độ C, và đôi khi lên tới 38 độ C. Phía Nam đường xích đạo mùa hè kéo dài từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 3, và mùa đông từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9. Xa về phía Nam Argentina nhiệt độ từ 0 độ C trong tháng 7 đến 16 độ C trong tháng 1.
Có khi cũng rơi xuống âm 33 độ C (-33). Hầu hết Nam Mỹ có nhiều mưa, lượng mưa trung bình 200 cm trong vùng ven biển Guiana thuộc Pháp, Guyana và Surinane, vùng bình nguyên Amazon, vùng phía Tây nam Chile, vùng bờ biển Colombia và phía Bắc Ecuador. Nơi có mưa nhiều nhất ở Nam Mỹ là Quibdo, Colombia lượng mưa hàng năm tới 890 cm. Ngay cả vùng ẩm ướt nhất của Nam Mỹ cũng có một mùa khô ráo. Hay ngay cả khi có nhiều ánh nắng cũng có thể chen vào các trận mưa lớn như trút nước. Phía Tây nam Chile, gió tây ẩm ướt từ Thái Bình Dương có kèm theo mưa thổi vào trước khi nó vượt qua núi Andes. Và kết quả là vùng phía đông núi Andes rất khô ráo, lượng mưa hàng năm ở khu vực này cũng như tại cao nguyên Patagonia đông nam Argentina chỉ có 25cm.
Bờ biển Peru, và phía bắc Chile là những nơi khô hạn nhất của nhất của trái đất. Thành phố cảng phía bắc Chile là Arica chỉ nhận lượng mưa trung bình hằng năm 0,76 mm. Cái lạnh từ ngoài khơi bờ Bắc tràn vào Peru làm mát không khí trong vùng đó là lý do mưa ít. Tại những thời điểm thất thường từ 2 tới 7 năm một lần, dòng nước nóng phía bắc Peru chảy yếu dần, và mạnh hơn về phía Nam dọc theo bờ biển, và thường xảy ra trước hoặc sau mùa giáng sinh. Sự kiện này được gọi là "El Nino". El Nino tạo ra các sự thay đổi bầu khí quyển dẫn tới các trận mưa như trút nước trong các vùng khô ráo. Những sự thay đổi này cũng làm xáo trộn đời sống sinh vật trên biển cả gây thiệt hại cho ngành công nghiệp cá biển trong vùng.
2. Động vật.
Nam Mỹ có một số lượng lớn động vật khác nhau chiếm khoảng 1/4 các loại động vật có vú được biết trên thế giới. Tuy nhiên nó không có các đàn, bầy động vật hoang dã lớn như ở Châu Phi. Động vật hoang dã lớn nhất ở Nam Mỹ là giống heo mỏ dài Châu Mỹ, lớn gần bằng một con ngựa nhỏ ở trong vùng Amazon. Bình nguyên Amazon nơi có động vật hoang dã lớn nhất ở Nam Mỹ gồm cả loài gặm nhắm như hải ly, chuột, sóc, có con dài tới 1,2 mét. Rừng mưa nhiệt đới có nhiều loại khỉ, cà tu, và con Culi. Vùng Amazon cũng là quê hương của các loài trăn rắn. Có một loại trăn to lớn, có con dài tới 9 mét hoặc hơn. Sông Amazon còn có loại lợn biển (manatee) cân nặng từ 350 đến 500 kg, và loại cá mang tên pirarucu, có con dài tới 2,1 met và nặng trên 100 kg.
Cá pirarucu sinh đẻ trong sông, và các đàn cá con của nó có thể tấn công bất cứ loài sinh vật nào lớn hơn nó, và chỉ ăn thịt con mồi còn xương để lại. Nam Mỹ có nhiều loại chim gồm cò trắng, hồng hạc, vẹt cò, chim bói cá, và chim toucan. Nam Mỹ còn có loại chim giống đà điểu Châu Phi, sống ở Pampa, Argentina. Nhóm đảo Galapagos của Ecuador có nhiều rùa biển, tắc kè, và vô số loài chim sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Hai loại lạc đà hoang dã được thuần dưỡng là vicuna, và guanaco sống ở vùng cao Andes. Các nhà khoa học tin rằng hai loại lạc đà không bướu lông dài alpaca, và Llama, được thuần dưỡng tại Nam Mỹ là thế hệ con cháu của loài lạc đà guanaco. Lạc đà Alpaca thì sản xuất len tốt, còn lạc đà Llania có thể chở nặng tới 60 kg. Chuột trắng Nam Mỹ (guinea-pig) thuần dưỡng để làm kiểng, hoặc dùng cho thí nghiệm.
3. Thực vật. 
Có một lượng lớn cây cỏ khác nhau phát triển ở Nam Mỹ trong đó nhiều loại không tìm thấy bất cứ lục địa nào khác. Rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới ở bình nguyên sông Amazon. Bình nguyên khổng lồ này có vô số kể các loài cây. Chỉ riêng cây phong lan cũng đã trên 2.500 loài. Nhóm cây gổ cứng có cây gổ nâu đỏ (dái ngựa), và hồng mộc sử dụng sản xuất đồ dùng gia đình trang trí nội thất. Các loại cây có giá trị khác như cây cao su, cây hạnh nhân, cây ca cao, cho hạt dùng chế biến cocoa và chocola. Có thể nói, rừng cây nam Mỹ dày đặc nối tiếp không dứt khoảng. Ngoài bình nguyên sông Amazon, những loại cây có giá trị cũng được phát triển khắp nơi. Cây lấy sợi Sical trồng ở vùng khô cằn phía bắc Brazil. Tại đây còn có cây dừa, và cây cọ.
Lùm, bụi cây coca mọc ở rừng bán nhiệt đới lá của nó chứa cocain, và các chất hưng phấn khác dùng bào chế dược phẩm. Cây Quinine, một loại dược thảo dùng trị bệnh sốt rét được tìm thấy ở Ecuador, và Peru. Ecuador là nơi sản xuất và cung cấp gổ nhẹ sáng có giá trị lớn nhất thế giới. Tannin chất hoá học sử dụng để thuộc da, chế biến mực viết, và thuốc nhuộm lấy từ cây quebracho ở Argentina, và Paraguay. Gổ thông mềm Parana ở miền nam Brazil dùng vào công nghiệp xây dựng. Nhiều loại cây có giá trị thương mại từ các lục địa khác cũng được đưa vào trồng ở Nam Mỹ như cây chuối, và cà phê. Nó đã trở thành các mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở Nam Mỹ mang vào từ Châu Phi. Giữa những năm 1800, người ta còn mang cây khuynh diệp từ Úc Châu vào Nam Mỹ là một nguồn củi đốt quan trọng của lục địa.
                                    VIII. Kinh Tế Châu Mỹ
A.Tại Bắc Mỹ
1. Vài nét về kinh tế kinh tế Bắc Mỹ.

Bắc Mỹ có 23 quốc gia gồm 2 quốc gia phía Bắc, 8 quốc gia Trung Mỹ, và 13 quốc gia đảo vùng biển Caribbean. Diện tích Bắc Mỹ 22.333.055 km2. Canada lớn nhất chiếm 9.984.670 km2, kế đó là Hoa Kỳ chiếm 9.631.418 km2, 8 nước Trung Mỹ chiếm 2.496.330 km2, trong đó Mexico chiếm 1.972.550 km2. Và 13 nước đảo vùng biển Caribbean chỉ chiếm 220.637 km2, trong đó Cuba chiếm 111860 km2. Dân số Bắc Mỹ (năm 2009) trên 523 triệu, hai quốc gia phía Bắc trên 337triệu, trong đó Hoa Kỳ có trên 303 triệu. Tám nước Trung Mỹ có trên 151 triệu, trong đó Mexico chiếm gần 110 triệu. 13 nước Đảo Caribbean hơn 34 triệu trong đó Cuba có hơn 11 triệu. Tổng sản lượng Bắc Mỹ (năm 2009) trên 16.822 tỷ USD gồm, hai nước phía Bắc chiếm 15.100 tỷ, trong đó Hoa Kỳ có tới 13.800 tỷ. Tám nước Trung Mỹ chiếm 1.533 tỷ, trong đó Mexico có 1.300 tỷ.
Và 13 quốc gia đảo Caribean chiếm 188 tỷ, trong đó cộng hoà Dominican có hơn 61tỷ. Thu nhập bình quân đầu người (năm 2009) Bắc Mỹ trên 30.000 USD người/ năm. Đứng đầu là Hoa Kỳ 45.800 USD, kế đến là Canada 38.400 USD, Cuba 4.500 USD, và Haiti thu nhập 1300 USD/người/ năm. Tổng số hàng và hoá dịch vụ xuất khẩu của Bắc Mỹ là 2.213 tỷ USD. Đứng đầu là Hoa Kỳ xuất 1.100 tỷ, kế đến là Canada 443 tỷ. Đứng cuối sổ là Antigua xuất khẩu có 38 triệu, trên đó là St Kitts 53 triệu. Tổng số hàng hoá, và dịch vụ Bắc Mỹ nhập khẩu 2.775 tỷ USD. Đứng đầu là Hoa Kỳ nhập khẩu 2.000 tỷ USD, kế đó là Canada 386 tỷ. Đứng cuối sổ nhập khẩu là Dononica nhập khẩu 10 triệu, và trên đó là St Kitt nhập 15 triệu.
2. Kinh tế nông nghiệp.
Bắc Mỹ đứng hàng thứ ba thế giới về sản lượng nông nghiệp, chỉ sau Châu Á và Châu Âu. Sản phẩm nông nghiệp Bắc Mỹ chiếm 1/2 hạt ngũ cốc, hạt lanh, và lúa miến của thế giới, 1/3 đậu nành, 1/5 lúa mì, và bông sợi. Nông gia Bắc Mỹ nhất là ở Hoa Kỳ, và Canada trồng một số lượng lớn hạt ngũ cốc để bán ra nước ngoài. Bắc Mỹ cung cấp tới 1/2 lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Nhờ đất đai màu mở, khí hậu thuận lợi của miền trung và miền tây Hoa Kỳ khiến nước Mỹ trở thành trái tim của nền nông nghiệp Bắc Mỹ. Nông gia vùng này thường trồng bắp, và các loại hạt ngũ cốc khác cùng với đàn bò, và heo thịt. Nhiều vùng đồng bắng rộng lớn của Canada, và Hoa Kỳ được sử dụng trồng lúa mỳ. Các trại bò, và cừu chiếm lưu vực phía Tây, và vùng cao nguyên.
Những người chủ trang trại có đầy đủ phương tiện tưới tiêu cho cây trồng, phơi sấy hạt ngũ cốc, và cỏ linh lăng làm thức ăn cho gia súc. Bắp, đậu, và gạo là hạt ngũ cốc, là nguồn thực phẩm chính của khu vực Trung Mỹ, và vùng biển Caribbean. Sợi bông, củ cải đường, trái cây cũng được sản xuất ở khu vực này. Ngoài các nông gia Trung Mỹ, và Caribbean, còn có các chủ đồn điền lớn vùng nầy chuyên sản xuất hạt ngũ cốc, chuối, cà phê, sợi bông, và mía đường để xuất khẩu. Chỉ có khoảng 2% công nhân làm nông nghiệp ở Hoa Kỳ, và Canada. Hầu hết nông gia đều làm chủ hoàn toàn hay ít nhất một phần đất canh tác của họ. Nhưng tại Trung Mỹ thì có khoảng một phần năm công nhân làm nông nghiệp, và có rất ít trong số họ được làm chủ đất canh tác.
Tại vùng biển Caribbean cũng ở trường hợp tương tự, ngoại trừ nước Cộng sản Cuba do nhà nước đứng ra tổ chức canh tác, và làm chủ đất. Một số lớn nông dân Trung Mỹ, và Caribbean thuê một mảnh đất nhỏ, trên đó họ làm việc quần quật để sản xuất đủ lương thực cho gia đình. Số khác làm việc trong các đồn điền lớn, như người lao động chân tay cho các chủ đồn điền giàu có.
3. Kinh tế công nghiệp:
Công nghiệp Bắc Mỹ đứng hàng thứ hai thế giới chỉ sau Châu Âu. Hoa Kỳ và Canada sản xuất khoảng 1/3 lượng hàng công nghiệp trên thế giới. Hàng hoá sản xuất chính của Bắc Mỹ gồm máy bay, tàu thuỷ, xe hơi, trang thiết bị quân sự, trang thiết bị y tế, dược phẩm, thực phẩm, hàng dệt, luyện kim, hoá chất, và lọc dầu. Công nhân làm việc trong sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 1/5 lực lượng lao động Bắc Mỹ. Miền Trung tây và Đông bắc Hoa Kỳ, và hai tỉnh Ontario và Quebec của Canada là trung tâm sản xuất công nghiệp chính của Bắc Mỹ. Từ giữa những năm 1900, công nghiệp Hoa Kỳ mở rộng về phía nam, và dọc theo bờ Thái Bình Dương. Sản phẩm chính từ các nhà máy trong khu công nghiệp mới gồm máy bay, tên lửa, hạt nhân, điện toán, điện, và các bộ phận điện, dầu hoả, và sản phẩm hoá dầu. Sản phẩm công nghiệp Trung Mỹ gồm xi măng, hoá chất phân bón, hàng dệt, chế biến thực phẩm.
Vùng biển Caribbean có công nghiệp chế biến đường, thuốc lá, thức uống, và du lịch. Hầm mỏ Bắc Mỹ cung cấp nhiều loại khoáng sản khác nhau cho thế giới, 2/5 khoáng sản bạc, 1/3 kim loại trắng, 1/3 chất đốt thiên nhiên. Nó còn cung cấp 1/3 photphate, và potast, nguyên liệu chính dùng chế biến phân hoá học. Khoảng 1/4 đồng, chì, và dầu thô bán ra trên thế giới cũng từ Bắc Mỹ cùng với 1/5 than đá. Chỉ có khoảng 1% lực lượng Bắc Mỹ làm việc trong lãnh vực hầm mõ. Gần như toàn bộ dầu khí, và hơi đốt thiên nhiên của Bắc Mỹ đều nằm trong vùng đồng bằng rộng lớn Alaska, và vùng ven vịnh Mexico. Các mỏ than đá chính nằm ở đồng bằng Appalachian miền trung Hoa Kỳ, và vùng núi đá. Còn khoáng sản kim loại hầu hết nằm ở vùng cao nguyên Appalachina, và nhiều dãy núi đá phía tây Bắc Mỹ.
B.Tại Nam Mỹ.
1. Vài nét về kinh tế Nam Mỹ.

Nam Mỹ có 12 quốc gia chiếm 17.765.570 km2, và gần 400 triệu cư dân. Trong đó Brazil đứng hàng thứ 5 thế giới cả diện tích đất và dân số: đất 8.547.403 km2, và dân số gần 200 triệu người. Bốn quốc gia có diện tích trên 1 triệu km2 gồm Argentina, Peru, Colombia, và Bolovia. Quốc gia có diện tích đất nhỏ nhất là Suriname chiếm 163.265 km2, và Surinance cũng là nước có dân thấp nhất Nam Mỹ trên dưới 500 ngàn người. Nam Mỹ có vô số nguyên liệu thô dùng cho công nghiệp. Nhiều vùng đất phì nhiêu, và cũng là nơi cung cấp năng lượng khổng lồ cho lục địa. Nhưng chỉ mới khai thác một phần rất nhỏ trong số tài nguyên vô cùng phong phú này. Argentina, Brazil, Uruquay, và Venezuela là các nước có nền kinh tế phát triển khá nhất lục địa, nhờ được trang bị kỹ thuật, và phương pháp sản xuất hiện đại.
Các nước còn lại đều bị xếp vào loại các nước đang phát triển. Những nước này phụ thuộc phần lớn vào một, vài mặt hàng nông sản, và nguyên liệu thô hầm mỏ xuất khẩu để có thu nhập. Và họ phải nhập khẩu nhiên liệu, hàng công nghiệp, và ngay cả thực phẩm. Giá trị hàng hoá, và dịch vụ sản xuất hàng năm tại mỗi quốc gia rất thấp. Hầu hết các nước Nam Mỹ có tiêu chuẩn sống thấp. Nhưng người ở giai cấp thượng lưu, và trung lưu có thu nhập cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân. Ngược lại, các giai cấp thấp của xã hội lại có mức thu nhập thấp hơn cả nước thu nhập bình quân.
2. Kinh tế nông nghiệp.
Có khoảng 4/5 đất đai Nam Mỹ có thể sử dụng cho nông nghiệp. Phương cách sản xuất nông nghiệp ở Nam Mỹ vừa hiện đại, vừa sử dụng công cụ bằng tay theo phương thức cổ truyền. Chỉ khoảng 1/3 đất nông nghiệp dùng sản xuất thực phẩm phần còn lại là đồng cỏ. Thuế đất ở Nam Mỹ rất thấp, và các điền chủ tuy nắm nhiều đất, nhưng họ chỉ phải đóng thuế trên các loại ngũ cốc thu hoạch được. Do vậy, họ để  lại nhiều đất không gieo trồng gì cả. Nam Mỹ có một số đồn điền lớn nhất thế giới ở Argentina, và Brazil. Các đồn được trang bị máy móc hiện đại, và sử dụng phương pháp canh tác tiên tiến. Họ thu được nhiều lợi nhuận từ việc cải tiến giống cây trồng và phân hoá học, cùng với việc trả lương công nhân thấp. Họ sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu như thịt bò, cà phê, chuối, ngũ cốc, đậu nành, đường cát, và len.
Phần còn lại là đồn điền cở trung, và nhỏ. Người nông dân thì làm chủ, hoặc thuê một mảnh đất nhỏ gieo trồng đủ thực phẩm cho gia đình. Để trốn cảnh nghèo đói kinh niên, một số nông dân đã di cư vào các thành phố. Năm 1940 cư dân thôn quê ở Nam Mỹ là 65%, ngày nay chỉ còn 25%. Hầu hết các quốc gia Nam Mỹ phụ thuộc vào sản xuất ngũ cốc đơn thuần cho xuất khẩu. Do vậy khi thị trường ngũ cốc thế giới biến động sụt giá cũng tạo ra nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, nông dân đã nhận ra rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách trồng cây gai dầu (Marijuana), hoặc cây coca cung cấp các tay buôn lậu quốc tế. Giá trị các mặt hàng gây kích thích xuất khẩu bất hợp pháp này, vượt cao hơn tất cả các loại ngũ cốc xuất khẩu ở Bolovia, Colombia, và Peru cộng lại.
Sản phẩm công nghiệp rừng ở Brazil chẳng những lớn nhất ở Nam Mỹ mà còn lớn nhất thế giới nữa. Lưu vực sông Amazon có nhiều loại gỗ cứng của vùng nhiệt đới, như gỗ nâu "dái ngựa" gỗ đỏ hồng dùng đóng bàn ghế, và trang trí nội thất. Cây cao su cung cấp mũ cho công nghiệp cao su. Cây gỗ thông dùng cho công nghiệp xây dựng. Gỗ ở Brazil còn đưa  vào hầm đốt như nhiên liệu sử dụng cho quá trình luyện kim. Brazil còn cung cấp cho thế giới các mặt hàng nông sản khác như xơ dừa, quả dừa, quả chà là, quả hạnh nhân. Tuy nhiên, việc phá rừng lấy gỗ, lấy đất ở Nam Mỹ cũng đẻ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sau khi triệt hạ cây, nước mưa chảy qua mặt đất ra sông và biển hơn là thấm vào lòng đất. Nó đã để lại hai hậu quả một lúc là xói mòn mặt đất, và giảm nguồn nước dự trữ cung cấp cho nhiều khu vực.
Để giải quýêt vấn đề, nhiều chính quyền Mỹ La tinh đang bắt đầu khôi phục lại các vùng rừng đã bị phá. Chile, và Peru là hai quốc gia có công nghiệp đánh bắt, và chế biến cá lớn nhất lục địa. Khu vực ngoài khơi bờ Chile, và Peru có nhiều phiêu sinh (Plankton) trôi nổi trên biển là thức ăn của nhiều loại cá, nhờ vậy mà vùng này có nhiều cá. Tàu biển của Chile, và Peru thả lưới đánh bắt cá trổng, và cá khác trên một vùng rộng lớn. Hầu hết cá đánh bắt được chế biến thành cá hộp xuất khẩu. Cá cũng là một loại thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày cư dân vùng xa xôi trong nội địa dọc theo sông Amazon. Cá nước ngọt cung cấp chất đạm cho bữa ăn của cư dân vùng này.
 3. Kinh tế công nghiệp.
Argentina, Brazil, và Chile là ba quốc gia sản xuất công nghiệp hàng đầu ở Nam Mỹ. Hầu như tất cả hàng hoá sản xuất từ công nghiệp Nam Mỹ dành cho xuất khẩu. Brazil chẳng những là quốc gia được xếp vào loại hàng đầu ở Nam Mỹ mà còn là nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Các nhà máy Brazil sản xuất các mặt hàng xe hơi, xe vận tải, máy bay, máy điện toán, và máy truỳên hình. Brazil còn là nước sản xuất vũ khí với một số lượng lớn của thế giới. Chín nước còn lại của Nam Mỹ sản xuất công nghiệp còn giới hạn trong các mặt hàng chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt, giày dép, và trang trí nội thất. Công nghiệp Nam Mỹ từng bị cản trở bởi Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha đến những năm 1800. Họ không muốn công nghiệp Nam Mỹ phát triển, mà muốn đưa nguyên liệu thô từ lục địa này về mẫu quốc chế biến.
Cho đến sau chiền tranh thế giới lần thứ hai, hầu hết hàng hoá công nghiệp ở Nam Mỹ đều nhập khẩu từ Châu Âu. Sau chiến tranh, chính quyến các quốc gia Nam Mỹ bắt đầu xây dựng nhà máy, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sản xuất các mặt hàng thay thế hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng này gồm xe hơi, tủ lạnh, máy may, và một số hàng kim khí điện máy khác. Ngày nay, lực cản phát triển công nghiệp ở các nước nam Mỹ không phải  là hai mẫu quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, mà là nợ nần và thiếu vốn đấu tư cho công nghiệp. Nam Mỹ còn thiếu một đội ngũ chuyên viên, nhà quản lý, kỹ thuật viên, và thiếu cả công nhân lành nghề. Nhiều chính quyền trong vùng đang có một nổ lực mới là tập trung giáo dục vào việc đào tạo chuyên viên, kỹ thuật viên, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Nhờ vậy mà nền công nghiệp các nước này phát triển nhanh hơn. Nam Mỹ có trữ lượng lớn, vàng, đồng, chì, quặng sắt, thiết, kim loại trắng, dấu khí, và nhiều loại hầm mỏ có giá trị khác. Trữ lượng hầm mỏ không phân bố đồng đều, chẳng hạn Brazil, Chile, Venezuela có nhiều hầm mỏ lớn, đa dạng nhưng Parguay thì có ít hầm mỏ có giá trị. Hàng hoá từ hầm mỏ có giá trị là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều quốc gia Nam Mỹ. Nhưng nhân công làm việc trong lãnh vực này thì rất ít bởi nhờ có máy móc hiện đại. Venezuela là quốc gia sản xuất dầu khí dẫn đầu lục địa. Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, và Peru có nhiều giếng dầu có giá trị lớn. Bolivia có nhiều mỏ thiết. Brazil, và Venezuela có vô số trữ lượng quặng sắt. Brazil, Gnyana, và Suriname sản xuất quặng nhôm, Brazil còn sản xuất một lượng lớn nguyên tố mangan.
Chile có trữ lượng đồng đứng đầu thế giới, và cũng là quốc gia có nhiều trử lượng sodium nitrate, nguyên tố kim loại trắng bạc sản xuất phân bón hoá học. Peru có nhiều mỏ đồng, chì, và kim loại trắng. Colombia cung cấp ngọc quý (emerald) nhiêù nhất thế giới, và cũng là nước có nhiều mỏ than hàng đầu Nam Mỹ. Khai thác hầm mỏ phần lớn nằm ở các vùng xa, như sodium nitrate và đồng của Chile ở tận Sama Atacama. Đồng, chì, thiết, kim loại trắng phải khai thác trong vùng núi cao Andes. Những năm đầu của thập niên 1980, vô số kể trữ lượng hầm mỏ, được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon. Nó bao gồm cả trữ lượng lớn vàng, và quặng sắt.
4. Công nghiệp dịch vụ và thương mại quốc tế.
Có khoảng 1/2 lực lượng lao động Nam Mỹ làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ. Đó là những người làm việc ở các ngân hàng, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, và các cửa hàng. Những công việc khác thuộc lãnh vực chuyên môn như luật sư, kỹ sư, giáo sư, chuyên viên quản lý, quảng cáo điện tử là dịch vụ đang tăng nhanh ở Nam Mỹ. Cũng có một số lớn công nhân công nghiệp dịch vụ không đòi hỏi kỹ năng làm việc với đồng lương rất thấp như gia nhân, gác cổng, bán hàng trên đường phố, rữa xe, và cả người để sai vặt khác. Họ là những người thất nghiệp, người già phải làm việc kiếm thêm tiền nuôi sống bản thân, bởi do trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu dưỡng quá thấp không đủ sống. Buôn bán với nước ngoài có vai trò lớn trong nền kinh tế Nam Mỹ.
Các mặt hàng nông sản, sản phẩm rừng gồm hạt ngũ cốc, chuối, ca cao, cà phê, thịt, da súc vật, các loại trái cây cam, chanh, đậu nành, đường, gổ, và len. Sản phẩm từ hầm mỏ gồm quặng nhôm, vàng, đồng, quặng sắt, chì, nguyên tố mangan, muối, axít nitric, dầu khí, thiết, và kim loại trắng, đều là những mặt hàng xuất khẩu chính của Nam Mỹ. Kể từ giữa những năm 1900, hàng xuất khẩu ở Nam Mỹ không ngừng gia tăng gồm cả các mặt hàng mới từ công nghiệp như áo quần, giày dép. Brazil còn xuất khẩu xe hơi, và cơ phận xe hơi, xe vận tải sang Nigeria, cơ phận máy bay, và máy bay loại nhỏ sang Hoa Kỳ. Hàng hoá nhập cảng vào Nam Mỹ gồm dược phẩm, thực phẩm, nhiên liệu, máy móc, và trang thiết bị vận tải. Các nước Bắc Mỹ, và Châu Âu là bạn hàng thương mại chính của Nam Mỹ trong một thời gian dài.
Ngày nay, Nhật Bản là bạn hàng thương mại quan trọng của nhiều nước Nam Mỹ. Nhật mua nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, và cung cấp quỹ đầu tư cũng như kỹ thuật cao cấp. Năm 1994, Argentina, Brazil, Paraguay, và Uruguay thành lập thị trường chung các nước Nam Mỹ (Mercosur) để gia tăng sự hợp tác kinh tế trong vùng. Chile, và Bolivia gia nhập tổ chức Mercosur năm 1996.
                         IX. Vận chuyển, và truyền thông
A. Tại Bắc Mỹ
1. Vận chuyển.

Bắc Mỹ nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, ở vào vị trí trung tâm của các con đường thương mại chính của thế giới. Kênh đào Panama ở mũi phía Nam của lục địa Bắc Mỹ là nơi giao tiếp của hai Đại Dương. Các cảng lớn nằm dọc theo bờ phía Đông và phía Tây của Bắc Mỹ. Thành phố New York, New Orleans, và Houston phục vụ tàu hàng xuất nhập cảng phía bờ Đại Tây Dương. Còn các cảng phục vụ tàu hàng xuất nhập phía bờ Thái Bình Dương gồm Valdes, Alaska, Vancouver, và Long Beach ở California. Hoa Kỳ, và nam Canada có hệ thống chuyển chở mạnh nhất thế giới. Nó bao gồm đường sông trong nội địa, xa lộ, và các tuyến đường xe lửa. Hế thống đường sông Mississippi, hồ lớn Superior, và đường biển ở St Lawrence tạo thành một hệ thống thủy vận quan trong nhất Bắc Mỹ.
Các xa lộ, và xe lửa chạy theo đường thẳng, chéo nhau rất thịnh hành ở Hoa Kỳ, và Canada. Chỉ có một ít đường chính đi vào Bắc Canada. Tại Mexico đường tráng nhựa, và đường xe lửa nối liền các đường phố chính. Riêng tại Trung Mỹ, và vùng Caribbean hầu hết các con đường không được trải nhựa. Còn các công ty hỏa xa thì quá nhỏ, đường sắt chỉ được tư nhân sử dụng chuyển tải nông sản từ các đồn điền mía đường, hoặc chuối, cà phê tới các hải cảng. Bắc Mỹ cũng là nơi có hệ thống đường hàng không tốt nhất thế giới. Hầu hết các chuyến bay phục vụ cho thành phố lớn của Hoa Kỳ, và Nam Canada. Các sân bay bận rộn nhất thế giới đều nằm ở Hoa Kỳ.
2. Truyền thông.
Hệ thống truyền thông Bắc Mỹ tốt hơn bất cứ lục địa nào trên thế giới. Radio, và vô truyền hình ở Mỹ, và Canada nhà nào cũng có. Các quốc gia Trung Mỹ, và vùng đảo Caribbean nhiều vùng có Radio, nhưng truyền hình thì không được sử dụng phổ biến. Có khoảng 2.000 tờ nhật báo được phát hành tại Bắc Mỹ. Hầu hết nhật báo, đài phát thanh, truyền hình ở Bắc Mỹ đều do tư nhân làm chủ, ngoại trừ Cuba, và Nicaragua, chính quyền hai quốc gia này nắm quyền điều khiển hệ thống truyền thông trên toàn xã hội.
B. Tại Nam Mỹ.
1. Vận chuyển.

Các đội tàu biển Nam Mỹ nắm giữ vai trò vận chuyển chính trong một thời gian dài. Núi non hiểm trở, rừng cây dày đặc, và các vùng sa mạc khô khan làm cho vận chuyển trên đất liền rất khó khăn. Và kết quả tự nhiên là hầu hết các thành phố, và thị trấn đều nằm gần bờ sông hoặc bờ biển, những nơi thuận lợi cho tàu bè lui tới. Ngày nay các xa lộ hiện đại, và đường xe lửa thương mại đan xen khắp lục địa. Nhưng vận tải hàng hải vẫn còn quan trọng trong các vùng xa dọc theo sông bên trong lục địa, và vùng bờ biển hiểm trở phía nam Chile. Hơn nữa vận chuyển bằng tàu biển vẫn là phương tiện chính trong xuất khẩu hàng hoá ở Nam Mỹ. Argentina, Brazil, Chile, Peru có các đội tàu lớn chuyên mang hàng hoá trao đổi với thế giới bên ngoài lục địa. Argentina, và Brazil còn có hệ thống xe lửa lớn nhất Nam Mỹ.
Nhưng cũng giống như Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, và Peru đường hoả xa được dùng chuyển tải hàng hoá từ trang trại, hầm mỏ đến bờ biển để xuất khẩu, không dùng cho đại chúng. Và hầu hết đường xe lửa cùng với thiết bị hoả xa đã quá củ từ cả trăm năm nay chưa sữa chữa. Đường bộ Nam Mỹ có tới 3.200.000 km trong đó 90% không được trải đá, trán nhựa. Xa lộ Pan- American là đường cao tốc nối liền các quốc gia Nam Mỹ. Brazil có hệ thống xa lộ tốt nhất lục địa. Từ giữa những năm 1900, đường hàng không phát triển nhanh ở Nam Mỹ. Riêng tại Brazil có tới 1500 sân bay, máy bay phục vụ đến các thành phố nhỏ. Thành phố lớn ở Nam Mỹ có xe hơi, xe bus, và xe gắn máy chạy đầy trên các đường phố. Và, cũng như các thành phố khác trên thế giới, nạn kẹt xe vẫn thường xẩy ra.
Để giải toả nạn kẹt xe, một hệ thống đường phụ mới mở thêm ở nhiều thành phố Buenos Aires của Argentina. Caracas của Venezuela, Rio de la Janeira, và Sao Paulo của Brazil, và Santiago của Chile. Tuy nhiên, nhiều khu vực ở thôn quê nghèo, người ta vẫn còn phụ thuộc vào súc vật trong vận chuyển. Tại Burros, và Ilamas, người ta chất đầy hàng trên các xe thô sơ do ngựa, hoặc lừa kéo dọc theo các đường đất lầy lội. Và nó cũng được dùng chuyển tải nông sản trên cánh đồng.
2. Truyền thông.
Nhật báo, tạp chí, và sách được phát hành khắp Nam Mỹ. Nhưng tại Brazil, và Argentina số lượng ấn bản, bằng tất cả các quốc gia Nam Mỹ cộng lại. Hầu hết các thành phố Nam Mỹ ít nhất cũng có một tờ báo địa phương. Và một, hoặc nhiều tờ báo mang tính quốc gia được phát hành trong thành phố lớn, hoặc thành phố thủ đô. Radio, và truyền hình là nguồn thông tin quan trọng. Và hầu như mỗi gia đình đều có Radio, và khoảng 80% gia đình có máy truyền hình, hoặc thuê từ các cửa hàng. Điện thoại, điện tín khá phổ biến trong thành phố, nhưng vẫn chưa có đường điện thoại đến thôn quê xa xôi. Chính quyền các nước Nam Mỹ, qua từng thời điểm hạn chế sự tự do bày tỏ ý kiến của người dân. Một số chính quyền còn nắm các hoạt động thông tin, báo chí, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình. Một số khác thì chương trình phát thanh, truyền hình, và thông tin phải được chính quyền chấp nhận trước khi thực hiện.
        GHI CHÚ: Những cái mốc đáng nhớ trên lục địa Châu Mỹ.
Năm 10.500 TCN, Người da đỏ sống rãi rác khắp từ Bắc đến Nam Châu Mỹ.
Năm 250-900 SCN, Nền văn minh của người da đỏ Maya phía Nam Mexico và Bắc Trung Mỹ đạt tới đỉnh cao của nó.
Những năm 1400’s-1500’s, Đế quốc Aztec ở Mexico, và đế quốc Inca ở phía Tây Nam Mỹ, là 2 đế quốc thống lỉnh 2 vùng rộng lớn của Mỷ Châu.
Năm 1492, Christopher Columbus người Châu Âu đầu tiên đặt chân lên Vùng Mỹ La tinh.
Đầu những năm 1500’s, Quân xâm lược Tây Ban Nha chiếm hầu hết Vùng Mỹ La linh nơi các nền văn minh của người da đỏ đang phát triển mạnh.
Đầu những năm 1800’s, Hầu hết các thuộc địa vùng Mỹ La tinh trở thành các quốc gia độc lập.
Giữa những năm 1900’s, Các chính quyền quân sự trong nhiều quốc gia vùng Mỹ La tinh tiến hành các cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” đàn áp thẳng tay các chính trị gia đối lập.
Năm 1959, Fidel Castro thành lập chính quyền Cộng sản ở Cuba.
Những năm 1980’s, Nhiều quốc gia vùng Mỹ La tinh tái lập chính quyền Dân sự, sau một thời gian dài chính quyền nằm trong tay các nhà quân sự.
Những năm 2000’s, cử tri trong nhiều nước Nam Mỹ đã bầu chọn các nhà lảnh đạo cánh tả vào vị trí cầm quyền.
Năm 2006, Michelle Bachelet được bầu làm Tổng thống Chile, trở thành người phụ nử đầu tiên đắc cử tại một quốc gia Nam Mỹ, không phải kế thừa chức vụ nguyên thủ quốc gia từ chức vụ của chồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét