Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Chương 8: HIỆN TRẠNG CHÂU ĐẠI DƯƠNG ( Sách văn minh nhân loại)

CHƯƠNG  8:  HIỆN TRẠNG CHÂU ĐẠI DƯƠNG.
                                      I. Khái Quát.
Khái niệm Châu Đại Dương bao gồm cả Châu Úc, và 13 quốc gia Đảo phía Đông nam Thái Bình Dương, hầu hết mới tuyên bố độc lập trong thập niên 1970, 1980, 1990. Tất cả các quốc gia châu Đại Dương phần lớn là thuộc địa củ của Anh. Nó là châu nhỏ nhất trong các châu, chỉ chiếm 8.539.653 km2, và trên 30.triệu cư dân. Châu Úc nằm giữa phía Nam Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương. Châu Úc còn được người ta gọi là "miệt dưới" vì nó nằm trọn phía Nam Bán cầu. Tên Australia, chử La tinh gọi là Australis có nghĩa là phía Nam. Tên chính thức của nó là Liên bang Úc Đại Lợi (Commonwealth of Australia). Úc Đại Lợi chiếm trên 90% diện tích đất của châu Đại Dương, và gần 70% dân số của châu này. Úc Đại Lợi là một đảo lớn khô ráo, cư dân thưa thớt 2 người/ km2.
Chỉ có một ít vùng dọc theo hoặc gần bờ biển, có lượng mưa đủ nước cho cư dân sinh sống. Dọc theo bờ phía Đông nam của đảo (lục địa) có đông dân cư hơn bất cứ nơi nào khác. Hai thành phố lớn nhất của Úc là Sydney, và Mebourne đều nằm trong vùng này. Canberra, thủ đô Liên bang Úc Đại Lợi nằm sâu trong nội địa cách hải cảng Sydney khoảng 300 km. Vùng rộng lớn mênh mông bên trong nội địa Úc là sa mạc, hoặc đồng cỏ khô bạt ngàn có rất ít cư dân. Úc Đại Lợi nổi tiếng là lục địa có không gian mở rộng nhiều ánh sáng mặt trời, với vô số cừu, bò, và vài loại thú vật hoang dã quý hiếm. Kangaroos, Koalas, Platypuses, và wormbats là những động vật phổ biến, và chỉ có một số ít động vật quý hiếm sống ở Úc. Liên bang Úc Đại Lợi là một nhóm các thuộc địa của Anh, và hầu hết người Úc là người gốc Anh.
Người Anh đến định cư ở Úc họ mang theo các phong tục tập quán từ Anh Quốc. Chẳng hạn, người Úc lái xe bên trái của đường lộ y như người Anh. Sở thích uống trà nóng của Úc cũng y  tiết nắng ấm của lục địa, người Úc sử dụng thời gian nhàn rỗi của họ cho việc vui chơi giải trí ngoài trời. Họ yêu chuộng thể thao và thích vui sống bên ngoài gia đình. Úc Đại Lợi là một quốc gia đã phát triển của thế giới. Úc có nhiều thành phố năng động, nhà máy hiện đại, và có các sản phẩm nông nghiệp, hầm mỏ có giá trị cao. Úc là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các mặt hàng len, quặng nhôm (bauxites), cùng với một số lượng lớn nông sản, và sản phẩm từ hầm mỏ. Thu nhập từ các nguồn hàng xuất khẩu, có thể đủ cho tất cả cư dân Úc Đại Lợi trên dưới 20 triệu người, một mức sống với tiêu chuẩn cao.
Trong quá khứ vương quốc Anh là bạn hàng chính của Úc Đại Lợi. Ngày nay, Úc Đại Lợi giao thương với Nhật Bản, và Hoa Kỳ là chủ yếu. Người Úc đầu tiên có mặt tại lục địa này là người da đen nay gọi là thổ dân (Aborigins). Thổ dân sống ở đây khoảng trên dưới 50,000 năm trước khi người da trắng đến lập nghiệp. Anh Quốc chiếm Úc Đại Lợi làm thuộc địa giam giữ tù nhân năm 1788. Từ sau đó, người Anh vào Úc định cư tăng thêm đều đặn trong khi thổ dân thì cứ giảm dần. Ngày nay, đa số người Úc là người da trắng trên dưới 90%, người gốc Châu Á 6%, gốc Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương 3%, và Thổ dân chỉ chiếm 1%. Quá trình hình thành 13 quốc gia còn lại của Châu Đại Dương, thì mỗi quốc gia có một cảnh ngộ riêng không giống như các quốc gia khác trên các lục địa đất liền.
Newzealand bị Anh Quốc xâm chiếm đưa người đến định cư lập thành thuộc địa trong những năm 1800. Năm 1858, thành lập chính quyền tự trị và trở thành quốc gia độc lập trong Liên hiệp Anh năm 1907. Đảo Papua New Guinea phía Bắc Úc Đại Lợi bị Hoà Lan chiếm làm thuộc địa đầu những năm 1800 một nửa đảo phía Tây. Một nửa đảo phía Đông còn lại thì năm 1884 cả Anh lẫn Đức tuyên bố chủ quyền: Anh phía Nam, và Đức phía Bắc. Năm 1905, Anh nhượng quyền phần phía Nam cho Úc Đại Lợi, và Úc đánh chiếm phần phía Bắc từ Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ I. Sau chiến tranh, Úc được Hội Quốc Liên (Leaque of Nations) ủy thác quản lý phần Úc chiếm từ Đức. Và sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Liên Hiệp Quốc (United Nations) uỷ thác cho Úc quản lý toàn khu vực.
Cả hai phần Bắc-Nam phía Đông đảo Papua New Guinea nhập làm một năm 1949, được ban cấp quy chế tự trị năm 1973, và trở thành quốc gia Papua New Guinea độc lập năm 1975. Mười một quốc gia khác của Châu Đại Dương chỉ chiếm trên 65.000 km2, và trên 2triệu, trong đó Tuvalu có 26 km2, và 11.000 cư dân, và Nauru có 21 km2, và 12.000 cư dân. Xin lưu ý rằng, trong 11 quốc gia ấy, Anh, và Đức đã chia nhau tranh chiếm từ cuối những năm 1800. Đức chiếm Samoa, Nauru, Marshall Island, Micronesia, và Palau. Anh chiếm Solomon, Tuvalu, Fiji, Tonga, và Kiribati. Riêng Vanuatu, Anh, và Pháp chia nhau kiểm soát. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, Đức bị tước hết các thuộc địa và lãnh thổ hải ngoại. Và Hội Quốc Liên uỷ thác cho New Zealand, Australia, và Nhật Bản quản lý 5 quần đảo do Đức chiếm giữ.
Trong đó Nhật quản lý 3 quần đảo Marshall Island, Micronesia, và Palau. Khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ II, Nhật mở rộng vùng kiểm soát bằng cách đánh chiếm Kiribati, Nauru, và Solomon Island. Tại đây, xảy ra những trận đánh khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sau chiến tranh, Liên Hiệp Quốc uỷ thác cho Hoa Kỳ quản lý Marshall Island, Micronesia, và Palau, cho đến đầu thập niên 1990, ba quốc gia này mới được Hoa Kỳ ban cấp độc lập cho họ.
            II. Quốc gia, lãnh thổ, dân số, và thành phổ thủ đô.
Có 14 quốc gia độc lập, và 14 vùng phụ thuộc ở Châu Đại Dương. Quốc gia lớn nhất cả diện tích đất lẫn dân số là Úc Đại Lợi, chiếm 7.741.220 km2, và trên 21 triệu cư dân. Có tới 7 quốc gia diện tích nước dưới 1.000 km2. Và 11 quốc gia có dân số dưới 1 triệu người. Trong đó có 5 nước dưới 100 ngàn cư dân.
1.) 14 Quốc gia độc lập của Châu Đại Dương là. (WB 2010)

Stt
Tên…quốc..gia
Diện.tích:
km2
Dân.số:
000
(2009)
Dân.số:
000
(2010)
Thủ đô
Độc lập
Độc lập từ
1
Australia
7.741.220
20.979.
21.865.
Canberra
1901
Anh Quốc
2
Fiji
18.274
876.
877.
Suva
1970
Anh Quốc
3
Karibati
726
106.
105.
Tarawa
1978
Anh Quốc
4
Marshall Island
181
68.
67.
Majuro
1991
Hoa Kỳ
5
Micronesia Federal
702
112.
113.
Palikir
1991
Úc Đại Lợi
6
Nauru
21
15.
11.
Nauru
1968
Anh Quốc
7
New Zealand
270.534
4.188.
4.293.
Wellington
1907
Úc Đại Lợi
8
Palau
459
21.
20.
Koro
1993
New.Zealand 
9
Papua New Guinea
462.840
6.253.
6.719.
P.Moresby
1975
Úc Đại Lợi
10
Samoa
2.831
187.
192.
Apia
1962
New.Zealand
11
Solomon Island
28.896
510.
533.
Honiara
1978
Anh Quốc
12
Tonga
748
107.
104.
Nukualofa
1970
Anh Quốc
13
Tuvalu
26
11.
12.
Funafuti
1978
Anh Quốc
14
Vanuatu
12.189
223.
236.
Port.Vila
1980
Anh, Pháp
 2.) 14 vùng phụ thuộc của châu Đại Dương là.

Số
thứ
tự
Tên vùng phụ thuộc
Diện tích:km2
Dânsố:
000
(2009)
Dânsố:
000
(2010)
Thủ đô
Phụ Thuộc
1
American..Samoa..(US)
199
59.
65.
Pago..Pago
Hoa kỳ
2
Cook Islands   (NZ)
240
19.
20.
Avarua
New..Zealand
3
Easter Island  (Chile)
122
4.
4.

 

Chi Lê
4
French Polynesia (Fr)
4.000
268.
275.
Papeete
Pháp Quốc
5
Guam    (US)
541
177.
181.
Hagatna
Hoa Kỳ
6
Midway Island  (US)
5
0,04
0,04

 

Hoa Kỳ
7
New  Caledonia (Fr)
19.079
247.
252.
Noumea
Pháp Quốc
8
Niue Island (Nz)
260
2.
2.

 

New Zealand
9
Norfolk Island   (Aust)
35
2.
2.

 

Australia
10
Northern Mariana Isl
477
86.
90.
Saipan
Hoa Kỳ
11
Pitcairn Islands (UK)
44
0.05
0.05

 

Anh Quốc
12
Tokelau  (NZ)
10
1.
1.

 

New Zealand
13
Wake Island   (US)
8
0,2
0,1

 

Hoa Kỳ
14
Wallis, Futuna Isl (Fr)
275
16.
16.
Mata Utu
Pháp Quốc
                 III. Cư dân, sắc tộc, ngôn ngữ, và tôn giáo.
Có trên dưới 35 triệu người sống ở Châu Đại Dương. Trong đó Úc chiếm trên 21 triệu, Papua New Guinea hơn 6 triệu, New Zealand hơn 4 triệu. Trên dưới 2 triệu người sống trong 11 quốc gia còn lại. Hai quốc gia có cư dân ít nhất là Tuvatu có 11.000 người, và Nauru 12.000 người. Có khoảng 80% người Úc sống ở phía Đông Nam lục địa, hầu hết là sống trong thành phố dọc theo bờ biển. Số người còn lại sống dọc theo bờ Đông Bắc, và nhiều hơn sống ở Tây Nam. Nội địa Úc Đại Lợi quá khô cằn nên cư dân rất thưa thớt. Canberra, thủ đô Liên bang Úc là thành phố lớn nhất trong nội địa nó nằm cách bờ Thái Bình Dương khoảng 130 km. Cư dân New Zealand hầu hết sống trong hai đảo lớn, trong đó gần 70% sống ở đảo phía Bắc. Trên dưới 30% sống ở đảo lớn hơn phía Nam.
Do núi rừng dày đặc phủ lên nhiều ở trung tâm, nên cư dân Papua New Guinea phần lớn sống ở vùng thấp dọc theo bờ biển và hầu hết sống bằng nông nghiệp và khai thác rừng. Các nước còn lại phần đông cư dân sống dọc theo bờ biển nơi có đất đai tương đối màu mở để làm nông nghiệp và chăn nuôi cũng như đánh bắt cá. Đó là công việc kiếm sống chủ yếu của một số nước. Mật độ cư dân mỗi nước có sự khác nhau chẳng hạn Úc Đại Lợi 2,52 người/ km2, New Zealand trên 14 người/ km2, Papua New Guinea trên 11/km2. Các nước còn lại như Vanuatu mật độ cư dân 15 người/km2. trong khi ở Nauru, mật độ này lên tới 571 người/ km2, và Tuvatu là 423người/ km2. Hầu hết người Úc đến từ Châu Âu, hoặc con cháu của người Châu Âu. Người bản địa Aborigines chỉ chiếm khoảng hơn 1% trong tổng số dân số Úc.
Cho đến giữa những năm 1900, đa số người đến định cư ở Úc Đại Lợi là người từ Anh và Ireland. Và kết quả là phần nhiều người Úc có tổ tiên gốc Anh, hoặc Bắc Ireland. Sau thế chiến II, chính quyền Liên bang Úc có chương trình nhập cư đặc biệt dành cho những người Châu Âu bị tiêu tan nhà cửa bởi chiến tran, và sau đó chương trình được mở rộng cho người châu Âu, và Châu Mỹ nào muốn đến định cư Úc phải có kỹ năng nghề nghiệp, và lý lịch rõ ràng. Úc Đại Lợi cũng tiếp nhận người tỵ nạn từ các vùng đất khác của thế giới, nhất là từ Đông Nam Á trong thập niên 1970, và 1980. Và kết quả là Úc Đại Lợi tiếp nhận khoảng 5 triệu người đến định cư từ sau thế chiến thứ II, trong đó khỏng 1/2 đến từ các đảo Anh. Số còn lại đến từ nội địa Châu Âu, nhiều nhất là người Hy Lạp, và Ý Đại Lợi.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 1900, số người nhập cư vào Úc từ New Zealand, và Đông Nam Á tăng lên rất nhiều. Úc không giới hạn số người đến định cư từ Hoa Kỳ, và Canada. Hiện có khoảng 20% công dân Úc sinh ở nước ngoài, bởi do tỷ lệ nhập cư cao từ sau năm 1945. Sắc tộc Maoris, người da nâu định cư đầu tiên ở New Zealand, từ các đảo Polynesia hàng ngàn năm trước khi người Châu Âu đến đây cuối những năm 1700, nay còn khoảng trên dưới 10%. Ngày nay, người New Zealand hầu hết có gốc Châu Âu. Các quốc gia còn lại đều là cư dân bản địa trên đảo. Họ thuộc các sắc dân đảo Melannesian, Polynesian và nhiều sắc dân đảo khác. Người Châu Âu, hoặc Châu Âu lai sắc dân địa phương, chiếm chưa tới 2% trên tổng dân số các quốc gia đảo.
Các sắc tộc bản địa cũng có quá trình phát trển không giống nhau, giữa các quốc gia của Châu Đại Dương. Trong số 14 quốc gia của Châu nầy, 12 quốc gia có tới 98% dân số là dân sắc bản địa. Riêng New Zealand sắc tộc Maoris có khoảng trên dưới 10%. Còn Úc Đại Lợi Thổ dân chỉ chiếm hơn 1% dân số, và hầu hết lại có tổ tiên pha trộn người da trắng và người thổ dân. Quá trình phát triển người Aborigines (Thổ dân) ở Úc cũng giống như người da đỏ ở Châu Mỹ khi người Châu Âu xâm chiếm lục địa này, Thổ dân Úc bị giết hoặc cưỡng bức rời khỏi gia đình bởi người da trắng, số còn lại sống và hoạt động cách ly hẳn với người da trắng, hoặc bên lề xã hội của người da trắng từ Châu Âu. Họ tiếp tục sống du canh, du cư để duy trì cộng đồng, truyền thống và cách sống riêng của họ.
Những nơi họ sống không được mấy ai chú ý, và nói chung người Thổ dân Úc đã tụt hậu quá xa so với người da trắng về giáo dục, và thu nhập. Họ không có nhà cửa ổn định, và được chăm sóc y tế. Trong những năm, gần đây chính quyền Liên bang Úc cũng có một số chương trình trợ giúp Thổ dân nâng cao tiêu chuẩn sống của họ. Trước đó chỉ do một số nhỏ tư nhân, và nhà thờ có trợ giúp trong một số trường hợp hiếm hoi, hoặc để mua chuộc họ theo đạo Thiên chúa. Hiến pháp thành lập Liên bang Úc Đại Lợi năm 1900, điều 127, đặt Thổ dân ra ngoài đối tượng các cuộc kiểm kê dân số của Liên bang và Tiểu bang thực hiện 5 năm 1 lần. Tu chính Hiến pháp năm 1967, đề nghị huỷ bỏ điều 127, đã được đa số cử tri Úc chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý”.
Từ đó, chính quyền Liên bang quan tâm nhiều hơn đến thổ dân bằng việc cải thiện điều kiện sống, chăm sóc y tế, giáo dục, tìm kiếm việc làm với một số chước giảm về tiêu chuẩn. Chính quyền còn có chương trình đặc biệt cho phép Cộng đồng Thổ dân vùng thôn quê được quyền làm chủ đất đai của họ. Tuy nhiên, người thổ dân còn muốn có tiếng nói của mình trong các quyết định liên quan đến Thổ dân. Họ còn muốn tái lập chủ quyền trên các vùng đất du canh, du cư truyền thống mà thổ dân đang sử dụng ngoài nơi họ đang cư trú. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của người Úc. Khi người Anh vào Úc định cư họ có thêm vài từ vựng mới, miêu tả các động vật và thực vật trên vùng đất mới nầy. Chỉ trong những trường hợp ấy người ta mới sử dụng từ ngữ mới, còn đại loại người định cư vẫn sử dụng từ ngữ hiện có của người Anh.
Chẳng hạn, họ đặt tên cho một loài chim là "magpie" giống tên chim magpie ở Anh, nhưng thực ra loài chim này không giống hoặc liên quan gì tới chim magpie ở Anh cả. Trong các trường hợp khác, người Anh định cư phải vay mượn tiếng nói từ người thổ dân chẳng hạn từ "Kangaroo", và "Koala" tiếng người thổ dân chỉ hai con vật "Kangaroo", và "Koala". Người Anh định cư đưa nó vào từ vựng tiếng Anh. Họ còn sáng tạo ra một số từ vựng khác hơn tiếng Anh người Anh thường dùng. Chẳng hạn, trại chăn nuôi " ranches" thành “stations", chủ trại “ranch owners" thành "squatters", một đàn gia súc "a herd of animals" thành "a mob"; ngựa hoang "wild horses" thành "brumbies". Và các con thú nhảy như hươu, thỏ, “bucking broncos" thành "buckjumpers". Sâu trong nội địa, “interior itself" thành “outback".
Ngưỡng mộ tôn kính ai đó “term of high praise “thành blood is worth bottling". Người Úc gốc Anh nhấn trọng âm không đúng như cách nhấn của Anh gốc London. Người Úc nhấn rõ ràng và kéo dài khi phát nguyên âm, trong khi người Anh gốc London lại có khuynh hướng cắt bỏ nó. Nhấn trọng âm có khác nhau giữa các vùng một chút, nhưng sự thật khác nhau nhiều hơn bởi nguồn gốc gia đình, trình độ học vấn và cả trình độ ngữ pháp về tiếng Anh. Cũng như nước Úc, New Zealand, và các quốc gia còn lại ở Châu Đại Dương đều xem ngôn ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ chính cùng với ngôn ngữ thổ dân địa phương. Riêng New Zealand hầu hết cư dân nói tiếng Anh, ngoại trừ một số rất nhỏ nói ngôn ngữ sắc dân Maoris, và Papua New Guinea sử dụng tới 700 loại ngôn ngữ thổ dân khác nhau.
Hiến pháp Liên bang Úc Đai Lợi cấm Quốc hội làm luật về tôn giáo. Đa số người Úc theo Thiên chúa giáo với nhiều loại nhà thờ khác nhau, Thiên chúa giáo La Mã, Thiên chúa giáo Tin Lành, Thiên chúa giáo Anh, Thiên chúa giáo Chính thống. Nhưng phần nhiều họ không đi nhà thờ. Thiên chúa giáo Anh, và Thiên chúa giáo La Mã chiếm nhiều tín đồ hơn các hệ phái Thiên chúa giáo khác. Các hệ phái khác thì có Baptist, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo, nhà Thờ Tổng hợp, nhà Thờ Tự quản, nhà thờ Scotland. Nhà thờ Tổng hợp đứng hàng thứ ba sau Anh giáo, và La Mã. Một cách tổng quát, phạm vi ảnh hưởng tôn giáo phản ánh nguồn gốc gia đình của họ. Chẳng hạn nhà thờ Anh giáo có tín đồ người định cư gốc Anh, nhà thờ La Mã có tín đồ người định cư gốc Ireland, Italy, và các nước Châu Âu theo đạo Thiên chúa La Mã.
Một số tín đồ Do Thái giáo, Hồi giáo đều có cha mẹ, hoặc ông bà đến Úc từ trong nội địa Châu Âu, Trung Đông, hoặc Nam Á hay Đông Nam Á. Từ thập niên 1980, phần đông người nhập cư theo diện tỵ nạn từ Việt Nam, Lào, Campuchia họ cũng mang theo đạo Phật vào Úc Đại Lợi. Nhà thờ Anh giáo là hệ phái Thiên chúa lớn nhất ở New Zealand. Khoảng 18% người New Zealand là tín đồ Anh giáo, 14% tín đồ Thiên chúa giáo La Mã, 13% tín đồ Tin Lành hệ Presbyterians. Xã hội New Zealand ngày càng trở nên thế tục hơn (Secular non religious). Và nhiều người tự nhận mình là Phi tôn giáo (have no religious affirmation). Các nước còn lại của Châu Đại Dương, hầu hết là dân bản địa nên họ có niềm tin tuyền thống của từng sắc dân. Nhưng có ảnh hưởng ít nhiều bởi nhiều người chiếm đóng, và cai trị họ trong một thời gian dài.
Có một số lớn người theo Thiên chúa giáo La Mã, hoặc theo Anh giáo, hoặc một vài hệ Thiên chúa giáo Tin Lành từ Đức, từ Anh. Lại có một số kết hợp cả niềm tin Thiên chúa giáo, và niềm tin truyền thống của họ. Chẳng hạn tại Papua New Guinea, theo thống kê có 22% theo Thiên chúa giáo La Mã, 16% theo Anh giáo, và 34% theo niềm tin bản địa truyền thống. Nhưng trong các tỷ lệ theo Thiên chúa La Mã, hoặc Anh giáo đều có kết hợp niềm tin truyền thống. Và ngay cả trong niềm tin truyền thống cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau không thống nhất.
                            IV. Đời sống ở Châu Đại Dương.
1. Vài nét về đời sống ở châu Đại dương.

Đa số người Úc thuộc giai cấp trung lưu. Hầu hết được giáo dục cơ bản như nhau, có giá trị như nhau, và vị trí đứng của họ trong xã hội đều được mọi người thừa nhận. Và do đó, đời sống của con người trên khắp nước Úc đều mang dấu ấn một sự thống nhất. Ngay cả sự khác biệt giữa đời sống nông thôn và các thành phố lớn cũng chỉ rất nhỏ. Úc Đại Lợi ăn nhiều thịt trong các bữa ăn hằng ngày của họ. Thịt bò được ưa thích nhất, kế đến là thịt cừu, thịt gia cầm và thịt heo. Người Úc thích ăn thịt tươi hơn thịt chế biến. Thịt thường được rán hoặc nướng, ăn với khoai tây hay rau quả khác. Nhưng các cách nấu nướng thì theo kiểu người Hy Lạp, người Ý, và vài kiểu khác ở Châu Âu trở nên phổ biến hơn. Nhiều người Úc gốc Châu Âu từ vài thập kỹ qua, cũng bắt đầu làm quen với khẩu vị với các món ăn từ Châu Á.
Nhà hàng Trung Quốc mọc lên trong tất cả các Tiểu bang và lãnh thổ. Các thành phố lớn đều có nhà hàng Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, và Việt Nam. Trà uống nóng được ưa chuộng ở Úc. Tuy nhiên, lượng cà phê tiêu thụ tăng gấp 3 lần từ giữa những năm 1900 và lượng trà bị giảm. Bia một loại thức uống được ưa chuộng nhất. Những buổi vui chơi ngoài trời kéo dài từ mùa hè nắng chói đến mùa đông sương tuyết vào các ngày nghỉ lễ, hoặc cuối tuần. Những buổi picníc, barbecues cùng với gia đình, bạn bè, láng giềng nối tiếp quanh năm bất chấp nắng nóng hay sương lạnh. Đời sống của người New Zealand, thì kết hợp cách nấu nướng truyền thống của người Anh, và thực phẩm sản xuất tại chỗ. Họ cũng ăn nhiều thịt, và sữa, pho mát, kem hằng ngày cùng với một đĩa bánh ngọt làm bằng lòng đỏ trứng gà tráng miệng gọi là "Pavlova".
Trà, cà phê, bia, và rượu vang là những thức uống được mọi người ưa thích. Các quốc gia khác, do điều kiện kinh tế tại các hải đảo với lại trình độ văn minh của các sắc tộc nên tiêu chuẩn sống của họ còn rất thấp. Giải trí của người Úc khá phong phú thăm viếng bạn bè, đi bộ, lái xe đi đây đi đó, hoặc xem truyền hình như là thú tiêu khiển. Các môn thể thao ngoài trời được nhiều người ưa chuộng nhất. Cũng có khá nhiều người thích trượt tuyết, bơi lội, lướt sóng, hoặc chèo thuyền, nhiều người khác thích đánh golf, tennis. Họ lập các đội thể thao bán thời, bắt đầu chơi thể thao từ trường sơ cấp, và một số người tiếp tục môn thể thao của họ suốt cả cuộc đời. Những người chơi giỏi lập thành đội tranh tài tại cấp địa phương, tiểu bang, có thể chiếm được vị trí trong các đội tuyển quốc gia.
Đội tuyển thể thao quốc gia là một đội tuyển nhà nghề, họ chơi chuyên nghiệp và được đa số người Úc nhiệt tình ủng hộ. Các đội thể thao được hầu hết người Úc ủng hộ là Criket, football, Rugby League, Rugby Union, và Soccer. Criket là môn thể thao của người Anh, với cây gậy và quả banh có nhiều người Úc yêu thích chơi vào mùa hè. Đội Criket Úc thường thi đấu với các đội tuyển Anh Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Pakistan, vùng đảo Caribbean, và một số nước Châu Phi nguyên thuộc địa Anh. Australian football, Rugby League, Rugby Union, và Soccer thường thi đấu vào mùa đông. Australian football ra đời ở nước Úc, và chỉ thi đấu ở các phần đất nguyên trước đây thuộc Úc như Papua New Guinea. Nó là môn thể thao phổ biến nhất ở Nam Úc. Rugby Union, và Rugby League là dạng football ra đời từ Anh Quốc.
Rugby League là đội thể thao nhà nghề, còn đội Rugby Union là đội không chuyên. Cả hai đội thường thi đấu các đội tuyển Anh, Pháp, New Zealand. Soccer đang là môn phát triển nhanh ở Úc. Đội bóng đá quốc gia Úc thi đấu với các đội tuyển quốc gia bên ngoài lục địa. Úc Đại Lợi từng sản sinh ra nhiều vận động viên nổi tiếng trên thế giới nhất là các môn tennis, golf, bơi lội, và chạy bộ. Ngôi sao hàng đầu trong môn quần vợt của Úc như Evonne Goolagong Cawley, Magaret Smith Court, Lew Hoad, Rod Laver, Jonn Newcombe, và Ken Rosewall. Những người chơi golf giỏi nhất nước Úc thì có Bruce Crampton, Kel Nagle, Greg Norman, và Peter Thomson. Các vận động viên bơi lội nổi tiếng ở Úc có Rebecca Brown, Dawn Fraser, Shane Gould, Kieren Perkins, Samantha Riley, Murray Rose, và Tracey Wickhan.
Các ngôi sao chạy bộ hàng đầu của Úc có Ron Clarke, Herb Elliott, John Landy, và Newman Cathy. Nhiều vận đông viên người Úc từng đoạt huy chương vàng cấp “Thế vận hội” trong các môn bơi lội, chạy bộ, chạy đường trường, chèo thuyền, xe đạp, và đua thuyền buồm. Một số khác thi đấu thành công trong môn thể thao lướt sóng. Các lần thi đấu thể thao truyền thống có trên dưới hàng trăm ngàn người dự khán. Sự kiện thi đấu nổi tiếng nhất là các cuộc đua xe hơi hàng năm ở Melbourne, kế đến là các cuộc đua ngựa hào hứng được nhiều chục ngàn người trên khắp thế giới về Úc tham dự. Gần giống Úc Đại Lợi, New Zealand cũng có tiêu chuẩn sống cao, khoảng 70% cư dân New Zealand có nhà riêng và mỗi gia đình đều có ít nhất một xe hơi. 
Người New Zealand cũng thích hoạt động ngoài trời nhất là các môn thể thao chèo thuyền, hoặc thuyền buồm dọc theo bờ, hoặc trên sông hồ là hoạt động phổ biến nhất. Họ thích chơi xem thi đấu criket, rugby, tennis, và bơi lội. Papua New Guinea, và các quốc gia đảo còn lại của châu Đại Dương có tiêu chuẩn sống thấp. Phần lớn làm nông nghiệp, và đánh cá kiếm sống. Họ sống theo lối sống cổ truyền đơn giản, bữa ăn đạm bạc. Và vui chơi giải trí của họ được thể hiện trên các lễ hội của cộng đồng, các buỗi tế cúng thần linh theo niềm tin riêng của từng sắc tộc. Nhưng cũng có tới hàng trăm lễ hội, niềm tin tại các quốc gia này. Chẳng hạn, Papua New Guinea, mỗi sắc tộc có tiếng nói và niềm tin không giống nhau. Trên dưới 700 loại ngôn ngữ và hàng trăm niềm tin chỉ riêng ở quốc gia này.
2. Đời sống ở nông thôn.
Chỉ có khoảng trên dưới 15% người Úc sống ở  thôn quê. Người Úc gọi các vùng này là vùng đất hoang vu "bush". Từ ngữ chỉ bên trong nội địa “interior” nói chung, nhưng chỉ một số nơi cụ thể nào đó trong nội địa thì gọi là "outback". Các vùng bên trong nội địa "outback" bao gồm các đồng cỏ bạc ngàn, các khu chăn nuôi rộng thênh thang, các nơi khai thác hầm mỏ, và cả các thị trấn. Gần như tất cả các trại chăn nuôi trong nội địa là trại nuôi cừu, hoặc nuôi bò. Đời sống trong các trang traị bị các ly với xã hội bên ngoài. Hầu hết các trang trại lớn, có trại chiếm tới 260 ngàn hec-ta (2600 km2), và cách thị trấn khoảng trên dưới 150 km. Khu vực trong nội địa ít có đường trải nhựa. Đa số chủ trang trại có một chiếc máy bay loại nhẹ, dùng cho việc đi lại của họ và gia đình đến các thị trấn, hoặc thành phố.
Gia đình nào không có máy bay, họ có thể đến thành phố một vài lần trong năm. Những trang trại gần bờ biển thị trấn, thường lớn và gần nhau hơn. Nhưng ngay cả như thế, các gia đình ở trang trại cũng cảm thấy đời sống của mình cách xa với đời sống ở thành thị. Nông thôn Úc Đại Lợi hay gặp phải tai ương thất thường như hạn hán, bão lụt, và cháy rừng. Do vậy họ gắn bó với nhau bằng một cảm nhận ràng buộc mạnh mẽ. Cảm nhận của cộng đồng nông thôn này đựơc phản ánh qua sự kiện họ có một đảng chính trị riêng mang tên "đảng Nông thôn" thành lập năm 1919, nay đổi thành đảng Quốc gia. Mỗi cộng đồng vùng thôn quê Úc có truyền thống riêng trong sáng, bình đẳng, hội hè, và thi đấu thể thao. Vấn đề nông thôn hiện nay là thiếu việc làm tại địa phương.
Tuy nhiên, hầu hết các gia đình nông thôn, đều làm chủ trang trại và sống khá thoải mái, đầy đủ tiện nghi. Nhà cửa ở trang trại phần nhiều củ kỹ, làm bằng gỗ và được bao bọc bằng một hành lang có mái che. Các nhà mới hơn thì xây bằng gạch nung. Tất cả các nhà đều có điện nước, máy điều hoà, và các tiện nghi hiện đại khác. Có khoảng 20% người New Zealand sống ở thôn quê. Trong khu vực nông thôn, từng nhóm người nhỏ sống với nhau được liên kết với các nhóm khác bởi hệ thống đưòng xá tốt, và do vậy giao tiếp xã hội cũng dễ dàng. Nhưng do địa thế cao thấp của quốc gia, các trang trại gần nhau nhất cũng tới vài chục cây số, cho nên các chủ trang trại cũng sống gần như cô lập. Hầu hết các trang trại có máy điện cung cấp ánh sáng, và cho các máy móc trang thiết bị khác hoạt động.
Nhiều gia đình tự tổ chức, điều hành hoạt động trang trại không hoặc rất ít khi phải thuê mướn nhân công. Người nông dân New Zealand thích xem truyền hình vào buổi tối, và gần như mỗi gia đình đều có máy truyền hình. Toàn quốc có hai hệ thống truyền hình. Các quốc gia đảo khác của Châu Đại Dương hầu hết sống trong điều kiện cha ông họ từng sống hàng trăm năm trước đây, canh tác nông nghiệp bằng công cụ thô sơ theo phương pháp cổ truyền, thâm chí còn tồn tại lối sống phụ thuộc vào thiên nhiên như hái lượm, săn bắt cây cỏ hoang dại, và thú vật hoang dã có sẵn tại địa phương. Thực phẩm của họ là các loại ngũ cốc, khoai, rau, quả các loại đậu. Họ cũng đánh cá, săn bắt thú hoang, và thuần dưỡng súc vật, nuôi gia cầm làm thực phẩm. Họ sống trong các cộng đồng thôn quê hoặc thành thị.
3. Đời sống thành thị.
Úc Đại Lợi là một trong các quốc gia đã đô thị hoá. Có hơn 80% cư dân Úc sống trong các thành phố và thị trấn. Hơn 70% người Úc sống trong các thành phố. Ngoại trừ thành phố thủ đô Liên bang ở Canberra, sáu thành phố thủ đô Tiểu bang được xếp theo thứ tự lớn nhỏ là thành phố Sydney của Tiểu bang New South Wales, Melbourne của Victoria, Brisbane của Queensland, Perth của Western Australia, Adelaide của South Australia, và Hobart của Tasmania. Canberra tuy là thành phố thủ đô của Liên bang, nhưng lại nhỏ hơn các thành phố của Tiểu bang, ngoại trừ Hobart. Ngoài ra, Úc Đại Lợi còn có 7 thành phố có trên 100.000 cư dân, đó là thành phố Campbelltown, Gosford, Newcastle, Penrith, và Wollongong ở Tiểu bang New South Wales, Gold Coast ở Queensland, và Salisbury ở South Australia.
Sydney, và Melbourne là hai thành phố lớn nhất Úc Đại Lợi, Sydney trên dưới 4 triệu cư dân, Melbourne trên dưới 3 triệu. Mỗi thành phố thủ đô Tiểu bang không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm thương mại, công nghiệp, và văn hoá của tiểu bang. Mổi tiểu bang đều có ghi dấu tích trước đó, hoặc vùng định cư sớm nhất. Mỗi tiểu bang còn để lại các chứng tích gần cửa sông, gần hải cảng bốc dở hàng hoá. Sông ngòi cung cấp nước uống. Hải cảng phát triển thành trung tâm thương mại, và xuất nhập khẩu. Các thuận lợi này giúp thủ đô mỗi Tiểu bang trở thành thành phố lớn nhất của tiểu bang đó. Bốn thành phố Newcastles, Penrich, Wollongong, và Geelong là những thành phố công nghiệp lớn, lập ra gần thủ đô tiểu bang cạnh bờ phía Đông nam. Hai khu vực Newcastles, và Wollongong đều có trữ lượng than đá lớn.
Thành phố Gold Coast là thành phố nghĩ mát nổi tiếng trên bờ phía Đông cách thủ đô Brisbane không bao xa về phía Nam. Khu vực kinh doanh ở mỗi tiểu bang là khu cổ nhất sát bờ biển. Các toà nhà với lối kiến trúc hiện đại, các cao ốc nhiều tầng thay thế những ngôi nhà củ kỹ xây dựng lúc đầu. Phía dưới các toà nhà này là một loạt các cửa hàng, quán ăn, và cả rạp hát. Hầu hết cư dân thành phố, sống trong các thị trấn mở rộng bao quanh khu vực trung tâm bận rộn. Người ta gọi khu vực này là "vùng phụ cận”. Thành phố Úc Đại Lợi có ít nhà chung cư, đa số người ta sống trong các ngôi nhà riêng biệt. Trên dưới 1/4 gia đình Úc có nhà riêng. Hầu hết nhà kiểu củ được làm bằng gổ cứng, nhưng phần lớn nhà mới thì được xây bằng gạch. Tất cả vùng phụ cận đều có trường học, nhà thờ, trung tâm thương mại, và nhiều nơi giải trí riêng.
Một số vùng ngoại ô gần thành phố Sydney, và Melbourn có cả các khu công nghiệp. Thành phố lớn ở Úc cũng có nhiều vấn đề tình trạng ô nhiễm, và nạn kẹt xe hàng tiếng đồng hồ. Trước thập niên 1950, vùng ngoại ô gần thành phố là khu vực của dân nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao, tội phạm hình sự nhiều. Sau thập niên 1950, nhiều người nhập cư không phải gốc Anh bắt đầu đến khu vực này, và tình hình ở đây được cải thiện. Trong thập niên 1960, nhiều người trung lưu cũng di chuyển về đây, và khu vực này sinh đông hẳn lên. Nhà thương, trường đại học được xây dựng cùng với các tiện ích công công khác làm cho đời sống phong phú thêm hơn. Các nước còn lại của châu Đại Dương tỷ lệ cư dân sống trong thành phố trên dưới 70%. New Zealand gần 80% dân số sống ở thành phố.
Thành phố lớn New Zealand không đông đúc lắm nên không có nạn kẹt xe. Thành phố có nhà hàng sang trọng, quán rượu, nhà hát, các phòng hoà nhạc, và những nơi vui chơi giải trí khác. Papua New Guinea, Fiji, và nhiều nước khác đời sống, và tiện ích công cộng phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế nên thấp hơn hàng chục lần so với Úc Đại Lợi, hoặc ngay cả so với New Zealand.
                                V. Giáo dục, và nghệ thuật
1. Giáo dục.

Tại Úc Đại Lợi, mỗi tiểu bang và vùng tự trị đều có luật cho ngành giáo dục của địa phương mình. Chính quyền Liên bang chỉ đảm trách việc giáo dục cho những vùng phụ thuộc khác. Trong tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ ngoại trừ Tasmania, cưỡng bức giáo dục 9 năm từ 6 đến 15 tuổi, nghĩa là tất cả trẻ em trong độ tuổi này phải đi học. Tuy nhiên, trong thực tế các em bắt đầu đi học trước 6 tuổi. Khoảng 3/4 học sinh Úc học trường công. Số còn lại học ở trường Thiên chúa giáo, và trường tư thục khác. Mỗi tiểu bang trong Liên bang Úc điều khiển hệ thống giáo dục công lập ở tiểu bang mình,nhưng, họ phải phụ thuộc vào Liên bang về ngân sách. Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã làm chủ, và điều hành phần lớn các trường tư thục. Họ thu học phí từ học sinh. Và chính quyền Liên bang cũng có cấp ngân sách cho các trường tư.
Bậc tiểu học kéo dài từ 6 đến 8 năm tính luôn cả học mẩu giáo. Bậc trung học từ 5 đến 6 năm. Tuy nhiên, có khoảng 1/3 chỉ học từ ba đến bốn năm ở bậc trung học. Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp trung học vào học bậc đại học hoặc cao đẳng. Nhiều trẻ em Úc ỏ các vùng xa trong nội địa chỉ học đến bậc tiểu học, còn bậc trung học thì học ở nhà nghĩa là "học hàm thụ, và trường qua hệ thống vệ tinh truyền hình". Mỗi tiểu bang điều hành một trường hàm thụ, cho các em ở khu vực xa xôi hẻo lánh. Lãnh thổ Bắc Úc có tới hai trường hàm thụ. Học sinh sẽ nhận bài, và nộp bài làm qua bưu điện. Còn các trường qua vệ tinh truyền hình thì học sinh học trực tiếp qua giáo viên của mình, bằng cách giáo viên được đưa vào các trung tâm truyền hình địa phương, để trực tiếp giảng dạy cho học sinh bởi hệ thống vô tuyến hai chiều.
Mỗi trường đại học Úc Đạị Lợi công cũng như tư đều có chương trình cho bậc đại học, và trên đại học. Sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh có thể học bậc đại học hay cao đẳng tuỳ theo sở thích, hoặc kết quả điểm của bậc trung học. Sinh viên học cao đẳng hay đại học đều phải trả một phần học phí. Phần còn lại do chính quyền Liên bang đài thọ. Chính quyền Liên bang cho sinh viên vay tiền trả học phí. Sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm, sẽ trả lại dần dần cho chính phủ tuỳ theo mức lương kiếm được. Chính quyền New Zealand cung cấp chương trình giáo dục miễn phí cho học sinh đến 19 tuổi. Luật cưỡng bức giáo dục 9 năm từ 6 đến 15 tuổi, nhưng hầu hết các em đến các trung tâm giử trẻ, hoặc mẩu giáo dưới 5 tuổi. Bậc tiểu học có 8 lớp giống ở Hoa Kỳ, cũng có một số trường học 5 hoặc 6 lớp.
Bậc trung học cũng giống chương trình trung học Mỹ. Học sinh trung học có thể  được học về kinh tế gia đình, nông nghiệp, và một số môn kỹ thuật. Khoảng 1/7 học sinh trung học, học trường tư của các nhà thờ Thiên chúa giáo. Chính quyền có xe Buses đưa đón trẻ em ở khu vực nông thôn đến trường học miễn phí. Học sinh ở nơi xa xôi sẽ được dạy bởi một trường hàm thụ từ Wellington. New Zealand có 6 trường đại học: Massey University (bắc Palmerston), Victoria University của Wellington, và đại học Aucklland, Canterbury (Thiên chúa giáo), Otago ở Dunedin, và Waikato ở Hamilton. Khoảng 40.000 sinh viên học đại học. Trường đại học thâu nhận sinh viên từ các trường trung học tại một điểm chuẩn nào đó, số còn lại phải trải qua một kỳ thi tuyển. New Zealand có tới 9 trường sư phạm với khoảng 9.600 sinh viên.
Các nước còn lại trong Châu Đại Dương kể cả Papua New Guinea trẻ em tuy có luật quy định giáo dục cưỡng bức cấp tiểu học, nhưng một số lớn trẻ em chỉ đi học một số năm nào đó, rồi phải bỏ học phụ giúp cha mẹ làm việc nhà đánh cá, trồng trĩa. Tỷ lệ học sinh học trung học cũng khoảng trên dưới 50%. Một số gia đình giàu có, hoặc các viên chức nhà nước cao cấp, nhà doanh nghiệp gởi con cái mình ra nước ngoài du học, hầu hết học tại các trường đại học New Zealand, hoặc Úc Đại Lợi. Số còn lại gởi học tại trường đại học của các nước Đông Nam Á - Indonesia.
2. Nghệ thuật.
Chính quyền Liên bang Úc Đại Lợi trợ giúp tài chính cho các hoạt động nghệ thuật như nhạc kịch, múa ballet, kinh doanh trình diễn, giàn nhạc giao hưởng, và kỹ nghệ điện ảnh. Chính quyền Liên bang còn trợ cấp tài chánh cho các nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, và những nhà sáng tác khác. Về văn học cho đến cuối những năm 1900, ngoại trừ hai cuốn tiểu thuyết của Marcus Clark, và của Thomas Alexander Browne, ít ai đọc văn học Úc sáng tác trước thập niên 1890. Cuốn tiểu thuyết "His Natural Life" của Clark xuất bản năm 1874, kể về cuộc đời của một tù nhân trong thuộc địa Úc. Và cuốn "Robbery Under Arme" của Browne năm 1888, là một chuỵện kể về sự phiêu lưu của một tay anh chị Úc sống ngoài vòng phát luật. Sau đó, nhà văn Úc sáng tác từ nguồn cảm hứng mang tính quốc gia, mô tả các thử thách của đời sống thôn quê.
Những năm 1900, nhiều nhà văn Úc viết về đời sống ở thành thị cũng như thôn quê. Patrick White thuộc thế hệ nhà văn loại này. Ông là người da trắng đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương năm 1973. Các nhà văn nổi tiếng khác như Thomas Keneally, về các chủ đề "đức hạnh, tội lỗi, và vi phạm luật pháp", Arthur Upfield với các thiên phóng sự điều tra về người anh hùng trong thổ dân. Về hội hoạ thì thổ dân Úc có nghệ thuật hội hoạ truyền thống phát triển khá cao trước khi người Châu Âu đến lục địa này. Họ khắc hoạ trên vỏ cây, trên đá tạo ra nhiều phát hoạ về hình dáng con người, và động vật rất tinh vi. Albert Namatjira, người hoạ sĩ thổ dân tiếp thu, vài kỹ thuật Châu Âu vẽ ra những cảnh quang sa mạc khá tinh tế. Lớp hoạ sĩ da trắng đầu tiên ở Úc bắt đầu công việc của mình cuối những năm 1800.
Họ chịu ảnh hưởng thể loại ấn tượng Pháp, được thể hiện trong các công trình về sự thay đổi hoặc chi phối từ thiên nhiên. Họ thường làm việc ở Heidelberg gần Melbourne, và trở thành cái được nhiều người biết là “trường phái Heidelberg”. Lảnh đạo trường phái này có Charles Conder, Frederick Mc Cubbin, Tom Roberts, và Arthur Streeton. Trong những năm 1900, một số hoạ sỉ Úc phát triển thể loại mang tính cá nhân cao. Hoạ sỉ vẽ về chân dung William Dobel nổi tiếng về phong cách được thể hiện trong các tác phẩm độc đáo cuả ông ta. Russel Drysdale cũng được người ta biết đến nhiều qua các bức tranh cuả ông ta vẽ ra những cái ông ta hằng ấm ủ ở bên trong nội địa. Sidney Nolen thì sáng tác các bức tranh đẹp như mơ trên các chủ đề truyền thống dân gian.
Từ giữa và cuối những năm 1900, các bức tranh vẽ nhiều cảnh trong nội địa của Frederick William chiếm được sự hâm mộ của công chúng. Ngày nay, nghệ thuật thổ dân đang gây ấn tượng mạnh mẽ trên khắp lục địa. Úc Đại Lợi có các phòng sưu tầm, và trưng bày nghệ thuật quốc gia như toà nhà sưu tầm, và trưng bày nghệ thuật Liên bang ở Canberra, nhà sưu tầm, và trưng bày nghệ thuật tiểu bang Victoria ở Melbourne, nhà sưu tầm, và trưng bày nghệ thuật ở tiểu bang New South Wales ở Sydney, nhà sưu tầm, và trưng bày nghệ thuật tiểu bang Nam Úc ở Adelaide. Về âm nhạc, ca múa, kịch nghệ, và điện ảnh thì có nhà hát nhạc kịch, và ca múa Úc Đại Lợi "The Australian Opera and Australian Ballet" thường gọi là nhà hát “Con Sò”, ở Sydney bởi hình dáng kiến trúc giống con sò.
Các tiểu bang thì có tổ hợp Sydney Dance Company ở New Sonth Wales, và tiểu bang Victoria có Opera là những nơi được mọi người biết đến. Tại thủ đô của mỗi bang đều có một dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp. Một số ca sĩ nổi danh khắp thế giới, và các nhà sáng tác lừng danh từng được sinh trưởng ở Úc Đại Lợi như các ca sĩ Opera Marjorie Lawrence, Dame Nellie Melba, và Dame Joan Sutherland. Các nhà sáng tác Percy Grainger, và Peter Sculthorpe. Nhà sáng tác hiện đại nổi tiếng Richard Meale về phong cách trình diễn nhạc cụ, và biễu diễn sân khấu, kể cả Opera Voss (1986). Mỗi thành phố thủ đô  tiểu bang Úc Đại Lợi đều có đoàn kịch gồm nam nữ nghệ sĩ chuyên nghiệp toàn thời. Mỗi tổ hợp có các thể loại theo mùa, kéo dài suốt năm và trình diễn theo lối hiện đại.
Úc cũng là một trong những quốc gia đầu tiên phát triển kỹ nghệ điện ảnh. Những nhà làm phim Úc từng sản xuất phim ảnh đầu tiên từ năm 1906, chỉ 3 năm sau khi Hoa Kỳ sản xuất bộ phim đầu tiên của họ. Kỹ nghệ điện ảnh Úc thật sự biến mất cuối thập niên 1930, vì không cạnh tranh nổi với điện ảnh Hoa Kỳ, và Anh Quốc. Nhưng phim ảnh Úc tái sinh vào cuối thập niên 1960. Ngày nay kỹ nghệ điện ảnh Úc sản xuất trên 20 bộ phim hàng năm, và số lượng phân phối ra nước ngòai có tăng. Các ngội sao điện ảnh, và sân khấu nổi tiếng như Dame Jndith Anderson, Judy Davis, Peter Finch, Errol Flynn, Paul Hogan, và Cyril Ritchard, đều sinh ra, hoặc trưởng  thành ở Úc Đại Lợi. Về kiến trúc suốt những năm 1800, nhiều toà nhà của chính phủ, và tư nhân ở Úc được xây theo kiểu dáng kiến trúc “Georgian”, hoặc “Victorian”.
Cả hai đều khởi đầu ở Anh. Kiểu Georgian đặt trọng tâm theo cấu trúc hình chữ nhật, hoặc hình vuông với các loại kính trang trí có đặc điểm trụ tròn. Dưới con mắt của người Úc lúc bấy giờ cho rằng kiểu Georgian làm cho hành lang của các toà nhà nổi lên những nét cơ bản của kiến trúc. Còn kiểu Victorian, thì các toà nhà hầu hết có hình dáng không đều, và trang trí rất tinh vi như nhà vòm, và tháp chuông. Hàng rào, và mái che theo kiểu Victorian làm nổi bật các thanh sắt, và công trình kuyện kim thời đó. Hiện nay, có nhiều hoạt động mang tính quốc gia muốn bảo quản các toà nhà lịch sữ này. Một số kiến trúc mẫu mực kiểu Goergian, và Victorian đang được trùng tu, bảo quản. Nhưng phần nhiều đã bị mai một. Ngày nay, kiến trúc Úc Đại Lợi cũng như các thành phố hiện đại khác kiến trúc bê tông, thép, xây dựng cao nhiều tầng.
Tuy nhiên, một số kiến trúc hiện đại ở Úc Đại Lợi cao hơn bình thường. Nhà hát con sò Sydney là một trong những kiến trúc tuyệt đẹp, với các mái lợp như cánh buồm đã cuốn hút nhiều du khách thế giới kể từ khi hoàn tất năm 1973. Nhà kiến trúc nổi tiếng Danish Jorn Utzon sáng tạo ra kiểu dáng này. Nghệ thuật New Zealand, thì sắc dân Maoris đã sáng tạo loại nghệ thuật của riêng họ hàng trăm năm trước khi người Châu Âu đến định cư lập nghiệp xứ này. Hầu hết nghệ thuật loại này là những chạm khắc trên gỗ rất công phu, và những chuyện kể hoang đường thần thoại đầy thi vị. Cả hai loại nghệ thuật kể chuyện, và khắc chạm này hiện vẫn còn tiếp tục trong cộng đồng sắc tộc Maoris. Khi người Âu Châu đến New Zealand cuối những năm 1700, họ làm việc tích cực để xây dựng quê hương mới, nhưng cũng có sáng tạo nghệ thuật.
Quê hương mới, và sự xa cách của nó từ nền văn minh phương Tây đã làm cho người New Zealand cảm nhận rằng một phần sáng tạo nghệ thuật của họ, phát triển trong một quốc gia khác. Họ tự xem mình có nền văn hoá thấp hơn văn hoá phương Tây, và Hoa Kỳ. Hầu hết giới nghệ sỹ New Zealand, muốn phát triển tài năng của họ từ vùng đất họ đang sống. Và thiên tài của họ được thể hiện ở nhà văn Katherine Mansfield, nhà danh hoạ Frances Hodgkin, và nhà vẽ tranh biếm hoạ chính trị Sir David Low đầu những năm 1900. Văn học New Zealand phát triển mạnh từ giữa và cuối những năm 1900, gồm tiểu thuyết gia Sylvia Ashton- Warner, nhà thơ Jamesk. Baxter, nhà viết truyện trinh thám Dame Ngaio Marsh từng được thế giới ngưỡng mộ. Các thành phố chính của New Zealand, đều có nhà trưng bày nghệ thuật viện bảo tàng.
Các quốc gia còn lại của Châu Đại Dương đều tiếp tục các thể loại nghệ thuật truyền thống sắc tộc của họ. Khắc tượng trên gổ, tranh hoạ trên tường, hoa văn trên đồ dùng trang sức, và nhảy múa cộng đồng trong các dịp hội hè, ma chay, hoặc lễ kỹ niệm, đều mang đặc trưng riêng của từng sắc tộc.
                               VI. Đất đai Châu Đại Dương.
1. Vài nét về đất đai Úc Đại Lợi.

Úc Đại Lợi được bao quanh bởi biển nước như một hòn đảo. Nhưng các nhà địa lý xếp nó là một lục địa bởi vì sự rộng lớn của nó. Khuynh hướng hiện nay người ta xem nó như một trong những quốc gia giữa biển cả gọi là Châu Đại Dương. Úc Đại Lợi chiếm 7.741.220 km2, gần 5% diện tích đất của thế giới. Đảo Tasmania cách lục địa Úc 200 km về phía Nam, một Tiểu bang của Liên bang Úc từng là một phần của lục địa, cho đến khoảng 12.000 năm gần đây nó bị tách ra, vì mặt nước biển dâng cao ngập phần tiếp giáp với lục địa. Hầu hết đất ở Úc Đại Lợi thấp bằng phẳng. Những nơi đất cao và núi non nằm dọc theo bờ phía đông. Gần như tất cả đất phía Tây của nước này đều là thảo nguyên (plains), và cao nguyên (Plateaus) nó chiếm 90% diện tích lục địa. Úc Đại Lợi có 3 vùng đất chính tính từ Đông sang Tây.
(1)Vùng đất Cao phía Đông trải dài từ bán đảo Cape York đông bắc lục địa tới bờ phía nam Tasmania. Một thảo nguyên thấp giáp ranh với bãi cát bờ biển, và vách đá chạy dài dọc theo bờ Thái Bình Dương. Vùng này có nhiều mưa hơn các nơi khác. Từ Brisbane đến Melbourne đất bằng phẳng, nơi có mức độ cư dân cao hơn nhiều so với tất cả các nơi còn lại của lục địa. Độ dốc của triền đá chia cách dòng chảy của sông, làm cho sự phân ranh giữa nó và vùng đất thấp ở trung tâm rõ ràng hơn. Sông chảy theo hai hướng, một hướng chảy theo triền dốc thấp về hướng đông đi vào Đại Dương, và một hướng khác chảy theo triền dốc về hướng tây đổ  vào vùng đất thấp trong nội địa. Vùng đất cao này còn bao gồm cả phần đất cao nguyên được chia thành nhiều tiểu vùng bởi các con rạch, suối, đồi, và núi thấp.
Nhiều nơi ở cao nguyên có đất đai màu mỡ dùng trồng cây lương thực. Đồng cỏ, và rừng bao phủ phần còn lại. Nhưng các khu vực ven rừng ở phía bắc ngày nay được phát quang để làm nông nghiệp, và xây dựng thành phố. (2) Vùng đất Thấp ở Trung tâm là nơi thấp nhất của lục địa. Nó là một vùng bằng phẳng. Khi có mưa lớn nhiều sông chảy xuyên qua vùng đất này. Tuy nhiên lượng mưa không thường hằng năm, ngoại trừ những nơi gần bờ biển ở phía Bắc, và phía Nam cạnh vùng cao. Xa hơn sâu bên trong nội địa sông cạn hơn, và gần như khô quanh năm. Nông dân ở phần phía nam của vùng trồng lúa mì. Phần còn lại khô và nóng không phù hợp cho việc gieo trồng hạt ngũ cốc. Tuy nhiên nó được bao phủ bởi đồng cỏ, lùm cây sử dụng cho chăn nuôi rất tốt.
Phía Tây của nó là một sa mạc khô cằn đầy cát. Hồ Eyre điểm thấp nhất của lục địa, sâu 16 mét so với mặt nước biển trung bình, chạy dọc theo ven bờ phía nam của sa mạc. Không có thành phố lớn trong vùng đất thấp này. Thành phố Mount Isa, và Broken Hill là hai thành phố lớn nhất, nhưng mỗi thành phố chưa tới 30.000 cư dân. Cả hai thành phố đều là các trung tâm khai thác mỏ. Vùng Cao nguyên phía Tây chiếm 2/3 diện tích đất của lục địa. Đất đai bằng phẳng với độ cao, cao hơn vùng đất thấp miền trung. Sa mạc rộng lớn nằm giữa cao nguyên phía tây. Cuối sa mạc về phía đông bắc và phía nam là đồng cỏ, và bụi cây. Có dãy núi nhô lên không cao lắm, nên người ta sử dụng đất khu vực này cho chăn nuôi. Ở phía cực bắc và tây nam có nhiều mưa, nó là những khu vực chính để gieo trồng ngũ cốc.
Thảo nguyên ven bờ phía nam của vùng là một cao nguyên khô cằn, không cây cối kéo dài 640 km từ đông sang tây người ta gọi là thảo nguyên "Nullarbor". Từ ghép của hai chữ "nulla" và "arbor" tiếng La tinh có nghĩa là không cây cối. Vùng cao nguyên phía tây có hai thành phố lớn là Adelaide thủ đô của Tiểu bang Nam Úc, và Perth thủ đô của Tiểu bang Tây Úc. Adelaide ở phần cực nam về phía Đông của vùng, và Perth ở phần cực nam phía Tây của vùng. Cả hai thành phố đều nằm trên bờ thảo nguyên Nullarbor.
2. Núi đồi, sa mạc Úc Đại Lợi.
Núi cao nhất ở Úc Đại Lợi là núi Alps ở phía Đông nam "vùng đất cao phía đông" của lục địa. Núi Alps là vùng núi tuyết nổi tiếng của Úc bao gồm nhiều dãy núi, trong đó có núi Kosciuszko cao tới 2.228 mét so với mặt nước biển trung bình. Nó cũng là núi cao nhất nước Úc Đại Lợi. Ngọn núi Kosciuszko và các ngọn núi cao khác của dãy núi Alps, phủ đầy tuyết trong mùa đông là nơi trượt tuyết lý tưởng cuốn hút nhiều người Úc đến đây vui chơi. Núi non ở các nơi khác, kể cả “vùng cao nguyên phía tây” thấp hơn nhiều so với dãy núi Alps. Núi cao nhất “vùng đất thấp trung tâm” là núi MacDonnell và núi Musgrave. Núi đá Ayers, người thổ dân gọi là “Uluru” là một lớp đá khổng lồ có hình dáng như một cái bánh, nổi lên trên mặt đất ở ngay phía nam của dảy MacDonnell trong công viên quốc gia Uluru là nơi nhiều khách du lịch đến tham quan.
Sa mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa Úc Đại Lợi. Bốn sa mạc lớn nhất là, sa mạc Simpson nằm dọc theo bờ phía Tây của “vùng đất thấp trung tâm”. Ba sa mạc khác là Gibson, Great Sandy, và Great Victoria nằm ở phần trung tâm của “vùng cao nguyên phía tây”. Tất cả các sa mạc, ngoại trừ Gibson gồm cát xoáy và thường xuyên chuyển thành các đồi cát. Một số đồi cát dài tới 320 km. Sa mạc Gibson nằm bên ngoài tuyến gió trực tiếp nên cát không chuyển động theo gió. Trên mặt sa mạc Gibson gồm sạn đá, và vữa than bùn.
 3. Sông ngòi, ao, hồ, nước ngầm, đá, san hô.
Sông ngòi đối với Úc Đại Lợi là một trong những nguồn sống quan trọng. Sông cung cấp nước ăn uống cho cư dân thành phố, thị trấn và nước ăn uống, tưới tiêu cho nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết sông ở Úc bị khô cạn ít nhất là một phần trong năm. Sông chỉ đầy nước trong mùa mưa. Và mùa mưa thì chỉ đến vào mùa hè ở phía bắc, và mùa đông ở phía nam lục địa. Chính quyền đã phải xây đập, và ngăn hồ chứa nước trên tất cả các con sông lớn để trử nước, mới có nước sử dụng trong mùa khô. Sông Murray là con sông có dòng chảy quanh năm. Nó bắt đầu ở núi tuyết và chảy về phía tây dài 2.589km. Sông Murray chảy vào Đại Dương phía đông nam của thành phố Adelaide. Về mùa khô thì phần phía nam của sông Murray nhận nguồn nước từ sông Darling.
Sông Darling bắt đầu từ trung tâm của "vùng đất cao phía đông" chảy về phía đông nam rồi chảy vào sông Murray. Sông Darling là sông dài nhất Úc Đại Lợi, dài 2.739 km, nhưng khô cạn vào mùa đông, và dòng chảy tăng lên trong mùa hè khi phía bắc, và miền trung của vùng đất cao phía đông này có nhiều mưa. Và nhờ vậy sông Darling có nước cung cấp cho sông Murray trong khi hầu hết các sông ở phía nam lục địa trở thành khô cạn. Đề án dự trữ nước lớn nhất của Úc Đại Lợi là đề án vùng núi tuyết. Nó gồm một hệ thống đập, kênh, và đường hầm nhân tạo. Một số kênh, và đường hầm nhân tạo mang nước từ núi tuyết tan đến hồ chứa. Các con đập thì có chức năng ngăn trữ nước. Các kênh, và đường hầm thì dẫn nước từ hồ chứa đưa vào sông Murray, và sông Murrumbidgee.
Người ta lấy nước từ hai con sông này để tưới tiêu cho các cánh đồng trồng trĩa của Tiểu bang New South Wales, Victoria. Phương án dự trử nước vùng núi tuyết còn là nguồn thuỷ điện cung cấp điện năng cho New South Wales, Victoria, và một số thủ đô một lượng điện đáng kể. Tiểu bang Tasmania đang có dự án mở rộng nguồn thuỷ điện trên một phạm vi lớn hơn cả dự án thuỷ điện từ núi tuyết. Hầu hết hồ tự nhiên ở Úc Đại Lợi đều khô cạn nhiều tháng, hoặc từng thời điểm trong năm. Các hồ khô cạn gọi là "playas" thường thấy ở Tây Úc, và Nam Úc. Trong những lúc như thế người ta thấy đáy hồ chỉ là một lớp muối, hoặc bùn khô. Hồ chỉ đầy nước sau khi có mưa lớn. Các hồ khô cạn (playas) ở Nam Úc gồm hồ Eyre, Torrens, Gairdner, và hồ Frome nằm trong khu vực ít mưa hoặc khô hạn thường xuyên.
Chính quyền Tây Úc, và Tasmania đã cho xây dựng hai hồ nhân tạo lớn chứa nước sử dụng quanh năm. Đó là hồ Argyle ở Tây Úc, và hồ Gardon ở Tasmania. Hai tiểu bang này còn sử dụng hồ chứa nước nhân tạo để sản xuất thuỷ điện. Trong lòng đất của Úc Đại Lợi có nhiều túi nước ngầm, nhưng hầu hết là nước mặn không thể dùng ăn uống hay tưới tiêu gì được. Tuy nhiên, một số nơi túi nước ngầm không quá mặn đối với súc vật. Trên nhiều trang trại lớn, người ta có thể sử dụng nguồn nước ngầm này cho gia súc uống. Phần lớn nước ngầm ở Úc Đại Lợi là nước do áp suất tự nhiên (artesian). Từ áp suất tự nhiên, nước được hút lên bởi sức ép tràn xuyên qua bất cứ khe hở hay khoảng trống nào. Do vậy, nước có thể được mang lên khỏi túi nước ngầm bằng cách đào giếng chứ không bơm được.
Nguồn nước ngầm của Úc Đại Lợi được tạo ra chủ yếu ở khu vực đá ngầm khổng lồ (great Artesian Basin). Bình nguyên này kéo dài băng qua nhiều nơi phía đông lục địa. Các bình nguyên nước ngầm lớn khác nằm ở tây bắc bờ phía tây, và bờ phía nam lục địa. Hầu hết nước trong các túi nước ngầm này khá mặn, chỉ có thể dùng cho chăn nuôi. Các túi nước ngầm gần bờ biển ít mặn hơn, người ta dùng tưới cho cây trồng. Tại Adelaide, Perth, đôi khi còn dùng nước ngầm cho việc ăn uống. Úc Đại Lợi còn có một khu vực bãi đá ngầm “san hô” lớn nhất thế giới, nó là nơi cuốn hút nhiều du khách nhất ở Úc. Tên là bãi đá ngầm, nhưng nó là một chuổi bãi san hô ngầm gần 2500 bãi. Nó bao gồm cả nhiều đảo nhỏ. Những bãi san hô và đảo nhỏ này không đứt khoảng dài tới 2.000 km, dọc theo bờ phía Đông Bắc của lục địa.
Có hơn 400 chủng loại san hô với màu sắc và hình dáng khác nhau trên chuổi bãi san hô ngầm này. Nước ấm quanh năm trong khu vực đá san hô. Nước ấm và cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn các người bơi lặn cả chuyên nghiệp lẫn tài tử đến thưởng ngoạn cảnh tượng tuyệt diệu có một không hai trên thế giới này. Khu vực san hô lớn này còn là một trong những nơi tham quan của du khách nước ngoài.
4. Các nước khác ngoài Úc Đại Lợi.
New Zealand có hai đảo chính là đảo phía Bắc và đảo phía Nam, mỗi đảo đều có nhiều đồi núi. Bờ phía đông đất bằng phẳng, màu mỡ nhất là vùng đồng bằng rộng lớn Canterbury ở đảo phía nam. Một vùng cao nguyên do sự phun lửa tạo thành ở trung tâm đảo phía bắc. Đảo phía nam có băng giá, và có tới 15 tảng băng với đỉnh cao tới 3.048 mét. Còn Papua New Guinea gồm một nữa phía Đông của đảo New Guinea, và gần 600 đảo nhỏ cạnh nó. Tại phần đất ở đảo New Guinea núi rừng dày đặt phủ lên nhiều phần ở trung tâm. Đất thấp dọc theo bờ biển, kể cả một số đảo của quần đảo Bismark. Solomon Islands có 10 đảo lớn do núi lửa tạo thành khá lởm chởm cùng với 4 nhóm đảo nhỏ hơn. Cộng hoà Vanuatu có một dải đất dài dọc theo bờ khai thác nông nghiệp số còn lại là rừng rậm.
Cộng hoà Fiji chiếm 322 đảo, nhưng chỉ có 109 đảo có người ở. Hầu hết là rừng rậm. Tuy nhiên cũng có một số khu vực đất màu mở làm nông nghiệp tốt. Vương quốc Tonga gồm 170 đảo, và bải san hô do sự phun lửa tạo thành trong đó có 36 đảo có người ở. Quốc gia Samoa có hai nhóm đảo chính là Savali, và Upolu, cả hai đều là núi non lởm chởm. Tuvalu gồm 9 đảo chạy dài từ tây bắc đến đông nam dài 579 km phía nam Thái Bình Dương. Các đảo đều là san hô thấp không có nơi nào cao hơn 4.5 mét so với mặt nước biển trung bình. Cộng hoà Kiribati có 33 đảo gồm 3 nhóm Gilbert, Line, và Phoenix. Ngoại trừ một đảo duy nhất Banaba, tất cả các đảo đều nằm dưới nước với một lớp đất cát san hô hoặc các mảnh đá vỡ vụn.
Cộng hoà Nauru chỉ có 21 km2, hầu hết là cao nguyên nơi có nhiều trữ lượng phosphate, được bao quanh bởi bờ cát và đá san hô. Cộng hoà Marshall Island tạo thành bởi hai chuổi đảo san hô song song. Liên bang Micronesia, gồm 607 đảo chia thành 4 tiểu bang. Và Cộng hoà Palau gồm 26 đảo lớn và hơn 300 đảo nhỏ.
                        VII. Khí hậu, động vật, và thực vật.
1. Khí hậu.

Một phần ba phía bắc Úc Đại Lợi nằm trên vùng nhiệt đới có nắng ấm quanh năm. Phần còn lại nằm phía nam vùng nhiệt đới có mùa hè ấm áp, và mùa đông mát mẻ hoặc lạnh. Nhiều nơi ở phía nam trong mùa đông thỉnh thoảng có sương giá, hoặc đóng băng. Nhưng chỉ có vùng núi Alps của lục địa, và Tasmania mới là những nơi có nhiệt độ thấp dưới mức đông đá lâu hơn một ngày, hoặc trên dưới thời gian đó một chút. Úc Đại Lợi hầu hết có độ ẩm do mưa, chỉ có tuyết rơi tại vùng núi Alps, và Tasmania. Khoảng 1/3 lục địa Úc là sa mạc, nhận lượng mưa hằng năm dưới 25cm. Đất trên sa mạc thì quá cằn cổi, ngay cả không mọc đủ cỏ cho chăn nuôi. Nhiều nơi trong 2/3 còn lại có lượng mưa hằng năm trên dưới 50 cm. Một ít loại cây cho hạt ngũ cốc có thể trồng được ở đây mà không cần tưới tiêu.
Dọc theo ven bờ phía bắc, đông, đông nam, và phần cuối của phía tây nam lục địa thường có mưa nhiều và mưa lớn. Bờ phía đông Queensland là phần ẩm ướt nhất của lục địa. Một số nơi ở đây có lượng mưa hằng năm tới 381cm. Nhiều nơi bờ phía đông lục địa, và Tasmania nhận mưa đều quanh năm. Các nơi còn lại trên khắp lục chỉ có mưa theo mùa. Úc Đại Lợi nằm phía nam đường Xích đạo, vì thế các mùa của nó tương phản với bắc bán cầu. Phần phía nam của lục địa có 4 mùa, mùa đông ẩm ướt và mát kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 8. Mùa hè khô và nóng kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 2. Phần phía bắc nhiệt đới chỉ có hai mùa, mùa ẩm ướt và mùa khô ráo. Mùa ẩm ướt tương ứng với mùa hè kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 4. Mùa khô ráo tương ứng với mùa đông kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10.
Mùa ẩm ướt có nhiều cơn mưa như trút nước đôi khi có bảo táp, nhất là ở bờ phía bắc của lục địa. Chẳng hạn năm 1974, cơn bảo xoáy đã san bằng thành phố Darwin, thủ đô lãnh thổ Bắc Úc. Nước lụt tràn ngập nhiều vùng của Úc trong mùa mưa. Và tương phản với nó là mùa khô, hạn hán thường kéo dài tạo nhiều khó khăn cho các vùng sâu xa trong nội địa. Chính quyền có các công trình dự trử nước để đối phó với nạn hạn hán trong mọi tình huống. Tuy nhiên, có khi nạn hạn hán kéo dài hoặc lượng mưa quá ít trong năm có thể làm khan hiếm nước.
2. Động vật.
Cách đây khoảng 200 triệu năm khi tất cả các lục địa là một vùng đất khổng lồ thì Úc Đại Lợi là một lục địa cách ly với vùng đất khổng lồ này. Và kết quả là động vật tự nhiên tại lục địa Úc Đại Lợi phát triển không giống như các lục địa khác. Các động vật thiên nhiên ở đây như Kangaroos, Koalas, Wallabies (Kangaroos nhỏ), Wombas, và các loại Marsupials khác. Marsupials là các loài động vật có vú sinh con rất nhỏ, và phát triển rất chậm. Hầu hết các loại này, khi con vật sinh ra được mẹ nó nuôi trong một cái túi ở trước bụng cho đến khi con vật trưởng thành. Có khoảng 150 loại thuộc dạng nuôi con trong cái túi này ở Úc Đại Lợi. Con thú mỏ vịt, và thú lông nhím ở hang đẻ trứng là hai loại động vật thiên nhiên ở Úc khác lạ so với các lục địa khác hoặc các lọai động vật thông thường.
Chúng là những loài động vật có vú nhưng lại nở con từ việc ấp trứng. Thú mỏ vịt chỉ có ở Úc, còn thú lông nhím ở hang còn có thể tìm thấy ở các nước láng giềng New Zealand. Úc Đại Lợi có khoảng 700 loại chim tự nhiên. Chúng gồm các loại thiên nga đen của thế giới, 60 loại chim vẹt có mào, nhiều loại chim vẹt không mào và chim két đuôi dài. Hai loại chim lớn không bay được là đà điểu, và đà điểu sa mạc chỉ có tại Úc. Chim bói cá Kookaburra, là một trong những loài chim thuộc họ chim bói cá nổi tiếng ở Úc. Tiếng kêu lớn ồn ào của các loài chim là những âm thanh quen thuộc trong nhiều khu vực có cư dân tại Úc Đại Lợi, nhất là các bải tắm, công viên, ven sông, ven bờ biển nơi có đông du khách. Úc Đại Lợi có khoảng 140 loài rắn, và khoảng 270 loại tắc kè.
Hầu hết các loại rắn là rắn độc, nhưng chỉ có hai trong số chúng là rắn hổ mang, và rắn taipan có thể cắn chết người như thường thấy trên thế giới. Còn tất cả các loại tắc kè đều không có nọc độc. Ngoài các loại động vật tự nhiên ở trên, khi người Thổ dân đầu tiên đến sinh sống trên lục địa này, họ mang theo một loại chó gọi là chó săn. Những con chó này trốn thoát chủ của nó, và trở thành chó hoang. Ngày nay con cháu của những con chó này là con thú đi săn mồi tìm kiếm thức ăn, dũng mãnh nhất trong các loại động vật ở Úc Đại Lợi. Cuối những năm 1700 đầu những năm 1800, người định cư Châu Âu đã mang vào đây nhiều loại động vật có vú quen thuộc như mèo, chồn, cọp, beo, trâu, bò, hươu, nai, dê, ngựa, heo, thỏ, và cừu. Họ còn mang vào các loại động vật quý hiếm.
Trâu nước, lạc đà, nhiều loại chim, và hàng trăm giống cây trồng khác. Một số con vật do người định cư Châu Âu mang vào Úc trở thành thú hoang đe doạ môi trường. Chẳng hạn, thỏ đã tạo ra nhiều thiệt hại lớn cho các vụ mùa và các đồng cỏ. Đẩy đàn thỏ này đi xa ra, hay tàn diệt chúng quả là một vấn đề phải suy nghĩ kỹ. Cho nên, khi cho phép nhập một loại động vật hay thực vật nào vào lục địa Úc Đại Lợi, chúng ta phải lường trước rằng, chúng sẽ góp sức hay tạo thêm sự rắc rối cho sự thành công của chúng ta.
3. Thực vật.
Cây cỏ thiên nhiên chiếm nhiều nhất trên đất liền Úc Đại Lợi là cây keo (acacias), và cây khuynh diệp (eucalyptuses). Chúng mọc được trên cả các vùng đất khô cằn, và trong các vùng ẩm thấp thì cây lớn hơn. Cây keo (acacias) ở Úc thường gọi là keo hoa vàng (wattles) mọc từ hạt của nó. Có khoảng 700 loại keo trong đó nhiều lọai mang hoa màu rực rở. Keo tự nhiên mọc trên đất khô cằn từng nhóm gọi là “lùm” hoặc “bụi” có tên mulga hoặc myall. Còn các lọai keo vở trắng bạc và gổ đen là những cây cao mọc trên các nơi ẩm thấp. Cây khuynh diệp là loại cây phổ biến mọc được khắp nơi trên lục địa. Có khoảng 500 loại cây khuynh diệp khác nhau, phần nhiều là cây lá nhỏ trơn bóng. Lá chứa mùi thơm từ xa người ta có thể nghe thấy mùi thơm của nó.
Các bụi, lùm khuynh diệp mọc bao phủ cả một vùng rộng lớn bên trong nội địa có tên là cây cẩm quỳ (mallees). Loại cây khuynh diệp cao, người Úc gọi nó là "gum trees", hoặc "gums" chẳng những là loại cây cao ở Úc mà còn là loại cây cao nhất thế giới. Hai loại cây mọc trên núi là karri và ash (tần bì) cao tới 91 mét hay cao hơn nữa. Trước đây, cây khuynh diệp là loại cây chỉ mọc ở Úc Đại Lợi, và trên một số đảo ở phía bắc. Và sau này, người ta mang nó trồng nhiều nơi trên thế giới những vùng nắng ấm như California, Hawaii thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ, và các quốc gia dọc theo bờ Địa Trung Hải. Cây cỏ, và các loại cây giống cọ mọc nhiều ở Úc. Có một vài loại cỏ giống cây cọ mọc ở vùng khô cằn phía tây. Cây này có cùng họ với cây “ngọc giả” hoa trắng phía tây vùng Nam Mỹ.
Cây macrozamia mọc khắp lục địa. Chúng giống cây cọ về thân, nhưng lá lại giống cây dương xĩ hoặc cây thông lá nhỏ. Úc Đại Lợi có rất ít cây lá nhỏ. Cây thông kauri, và thông bunya chỉ là một ngoại lệ. Ngược lại, Úc Đại Lợi lại có rất nhiều hoa, hàng ngàn loại hoa dại. Phần lớn chúng mọc trên sa mạc. Khi hoa già rụng hạt vùi trong lòng đất cho đến khi có trận mưa lớn chúng bắt đầu mọc. Sau đó ít ngày hoặc ít tuần, sa mạc phủ kín đầy hoa, muôn màu muôn sắc, hiếm có cảnh tượng nào được như thế.
4. Các nước khác ngoài Úc Đại Lợi.
New Zealand có khí hậu ôn hoà, ẩm ướt giống bờ Thái Bình Dương phía tây bắc của Hoa Kỳ. Nhưng New Zealand nằm phía nam đường Xích đạo, và vì thế mùa của nó là tương phản với phía bắc Bán cầu. Tháng 7 là tháng lạnh nhất ở New Zealand và tháng giêng, tháng hai là hai tháng ấm nhất. Sở dĩ New Zealand có khí hậu ôn hoà, bởi gió nhẹ từ Đại Dương mang hơi ấm  vào đất liền trong mùa đông, và nó cũng đưa hơi mát  vào nội địa trong mùa hè. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 18 đến 29 độ C, và nhiệt độ mùa đông khoảng từ 2 đến 13 độ C, New Zealand có mưa quanh năm nhưng lượng mưa có khác nhau chút ít giữa các tháng, và các vùng trong lãnh thổ. Trên khắp lãnh thổ New Zealand thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng sang mưa, rồi từ mưa trở lại nắng một lần nữa.
Các nước còn lại các châu Đại Dương đều là những quốc gia nằm gần các đường xích đạo, nên khí hậu nóng ẩm ướt. Chẳng hạn tại Papua New Guinea có khí hậu trộn lẫn cái nóng của đường xích đạo, nhưng đồng thời nó cũng nhận cái ẩm ướt bởi có nhiều mưa. Hơn nữa gió biển thường hoá giải được cái nóng và cái lạnh của đảo khiến các quốc gia này nắng ấm quanh năm. Nhiệt độ trung bình ở Papua New Guinea từ 24 đến 28 độ C cho các vùng đất thấp, và từ khoảng 20 độ C trong các vùng đất cao. Lượng mưa trung bình hằng năm 203 cm. Các nước còn lại cũng có nhiệt độ trung bình, cùng với lượng mưa hằng năm tương tự như của Papua New Guinea.
                            VIII. Kinh tế châu Đại Dương.
1. Vài nét về kinh tế Úc Đại Lợi.

Úc Đại Lợi là một trong những quốc gia giàu đã phát triễn của thế giới. Nhưng không giống các quốc gia giàu có khác của thế giới nhờ sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp. Sự giàu có của Úc Đại Lợi từ nông nghiệp, và hầm mỏ. Nó chiếm một phần quan trọng trong nền công nghiệp Úc. Trong quá khứ, công nhân làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp cao. Nhưng từ cuối những năm 1900, do sự gia tăng của ngành công nghiệp dịch vụ, công nhân công nghiệp giảm dần. Hàng hoá xuất khẩu của Úc Đại Lợi từ sản phẩm nông nghiệp và hầm mỏ. Giá trị xuất khẩu từ hầm mỏ cao hơn giá trị xuất khẩu hàng hoá công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có một phần nhỏ thu nhập xuất khẩu nông sản và hầm mỏ đến với chủ trạng trại, công ty khai thác hầm mỏ. Phần lớn hơn đến với quá trình chế biến, và phân phối hàng hoá.
Do vậy, lợi ích kinh tế từ hầm mỏ và nông nghiệp như là một lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Và cũng từ đó mà nhiều người Úc đều có tiêu chuẩn sống cao. Cái bất lợi cố hữu của Úc là thiếu tư bản tức là thiếu tiền để phát triển công nghiệp, và hoạt động kinh doanh. Và kết quả Úc Đại Lợi là một trong những nước vay nợ nước ngoài nhiều nhất. Nhiều công ty hầm mỏ, nhà máy và các hoạt động kinh doanh khác ở Úc Đại Lợi được làm chủ, hoặc điều hành bởi các nhà tư bản nước ngoài Mỹ, Anh, Nhật, và nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác. Ngay cả việc tàu biển thường xuyên mang một lượng lớn hàng hoá hầm mỏ, và nông sản từ các bến cảng Úc đến các quốc gia bên ngoài lục địa đều do tàu biển nước ngoài thực hiện, bởi vì Úc chỉ có một đội tàu thương mại nhỏ.
2. Kinh tế nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp ở Úc Đại Lợi được trang bị kỹ thuật cao, do vậy yêu cầu lao động trong lãnh vực này là tối thiểu. Chỉ có 4% nông dân Úc làm việc trong sản xuất nông nghiệp. Tuy thế họ sản xuất ra được gần như toàn bộ thực phẩm cần thiết cho người dân Úc. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 60% diện tích lục địa, nhưng hầu hết là đồng cỏ khô cằn chỉ dùng cho chăn nuôi. Có khoảng 10% đất nông nghiệp sử dụng cho sản xuất hạt ngũ cốc. Và trong 10% đất gieo trồng ấy chỉ có 1/10 diện tích được tưới tiêu. Nhưng nhờ nông dân sử dụng kỹ thuật hiện đại và phương pháp canh tác tiên tiến, nên kết quả sản xuất trên đất gieo trồng rất cao. Sản phẩm nông nghiệp hàng đầu của Úc theo định kỳ có các đàn gia súc cấp thịt, con giống nuôi, lúa mì, và len. Sản phẩm hàng ngày thì có trái cây, rau quả, và mía đường.
Những sản phẩm này cũng là sản phẩm xuất khẩu chính của Úc. Úc là quốc gia xuất khẩu len lớn nhất thế giới, và là một trong những quốc gia hàng đầu xuất khẩu thịt bò, đường, và lúa mì. Các sản phẩm nông nghiệp khác của Úc gồm lúa mạch, thịt gà, trứng, hạt ngũ cốc, gạo, khoai, thịt cừu, và cừu con, rau, quả, và sợi bông. Cừu và bò được chăn nuôi trên tất cả các tiểu bang. Tuy nhiên một, vài tiểu bang chăn nuôi nhiều hơn các tiểu bang khác. New South Wales, và Tây Úc chiếm hơn 1/2 lượng cừu nuôi của Úc Đại Lợi, và cũng sản xuất khoảng một nữa lượng len từ cừu. New South Wales, và Queensland nuôi hơn một nữa lượng bò của lục địa. Victoria đứng đầu các sản phẩm tiêu dùng. Lúa mì được gieo trồng trên tất cả mọi vùng của lục địa, nhưng nhiều hơn ở những  nơi có lượng mưa trung bình, và nhiệt độ điều hoà.
Nói chung sản xuất nông nghiệp được tập trung nhiều hơn ở New South Wales, và Tây Úc. Các nông trại bên bờ phía đông Queensland trồng mía đường, chuối, thơm, và các loại ngũ cốc thích hợp với khí hậu ẩm ướt nhiệt đới. Các loại trái cây như táo, và lê trồng trên tất cả các tiểu bang. New South Wales, và Nam Úc sản xuất nhiều cam. Nam Úc cũng là tiểu bang sản xuất nho, và chế biến rượu vang của Úc đại lợi. Đất rừng chiếm khoảng 6% diện tích lục địa. Gần như tất cả rừng đều nằm ở vùng đất cao phía đông, và một vài khu vực ẩm ướt ven bờ. Bờ phía đông bắc có rừng nhiệt đới. Rừng của Úc hầu hết là cây khuynh diệp. Gổ của một số loại cây khuynh diệp được sử dụng chế biến giấy viết, và các đồ gia dụng như đóng sàn nhà, đóng bàn ghế.
Nhưng gổ cây khuynh diệp quá cứng cho việc xây dựng nhà cửa và mục đích khác. Do đó Úc Đại Lợi đã phải nhập khẩu một số chủng loại cây gổ mềm khác. Cây thông “monterey” nhập khẩu từ Caliornia, đã trở thành cây cho gổ xẻ quan trọng chỉ sau cây khuynh diệp. Mặc dù lục địa được bao quanh bởi nước, nhưng nguồn cá của Úc không nhiều. Hàng ngàn loại cá sống trên các vùng nước dọc theo bờ lục địa, nhưng chỉ có một ít loại thoã mãn được hai yêu cầu là ăn được, và có số lượng lớn. Công nghiệp cá ở Úc nhỏ nhưng có lời. Thu nhập của công nghiệp cá hầu hết từ tôm hùm, cua, sò, tôm, và bào ngư. Các đội tàu đánh cá ngoài khơi cũng mang về một số lượng lớn vừa phải cá phèn, cá hồi, và cá ngừ. Các loại hải sản có vỏ bọc như tôm, cua, sò, hàu, được xuất khẩu nhiều nhất. Đôi khi người ta còn nuôi sò để lấy ngọc trai.
3.  Kinh tế công nghiệp.
Không như các quốc gia đã phát triển khác của thế giới, là sản xuất và xuất cảng hàng hoá công nghiệp. Trái lại Úc Đại Lợi nhập khẩu hàng hoá công nghiệp nhiều hơn xuất khẩu. Các nhà máy Úc sản xuất ra nhiều hàng hoá cho người tiêu dùng, như chế biến thực phẩm và các mặt hàng sử dụng trong gia đình cho nhu cầu con người nói chung. Nhưng Úc phải nhập khẩu hầu hết trang thiết bị, máy móc cho nhà máy, trang thiết bị cho xây dựng, và các hàng hoá khác dùng cho sản xuất. Sắt và thép là hai ngoại lệ. Công nghiệp sắt thép Úc sản xuất đủ kim loại đáp ứng cho nhu cầu của ngành công nghiệp khác. Các nhà máy Úc phụ thuộc nặng nề  vào tư bản nước ngoài. Hầu hết nhà máy Úc chú trọng đến công nghiệp nhẹ, công nghiệp lắp ráp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, và nguyên liệu hầm mỏ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Sản phẩm công nghiệp hàng đầu của Úc là chế biến thực phẩm, luyện kim, trang thiết bị vận tải, xe du lịch, giấy viết, dược phẩm, vải vóc, may mặc, giày dép, và đồ gia dụng. New South Wales, và Victoria là hai tiểu bang sản xuất công nghiệp chính của Úc đại lợi. Có khoảng 2/3 công nhân làm việc trong các nhà máy ở hai tiểu bang này. Hầu hết các nhà máy được đặt bên trong hoặc quanh gần thành phố Sydney, và thành phố Melbourne ngoại trừ các nhà máy chế biến nông sản, và chế biến nguyên liệu thô từ hầm mỏ. Úc đại lợi có nhiều trử lượng hầm mỏ, nhưng nó lại nằm sâu trong lục địa khu vực khô cằn xa vùng dân cư, khiến việc khai thác phải tốn kém nhiều. Chẳng hạn phải xây dựng đường xe hơi, và đường xe lửa đến tận nơi có hầm mỏ. Ngoài ra còn phải xây dựng các thị trấn cho công nhân và gia đình họ.
Chi phí khai thác hầm mỏ ở Úc là khá cao. Cái mà công nghiệp Úc phải tính toán cân nhắc ngay cả sản xuất công nghiệp nặng từ vốn đầu tư của nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài làm chủ, hoặc kiểm soát một phần hai công nghiệp hầm mỏ Úc. Năm 1975, chính quyền Liên bang ban hành đạo luật quy định, từ nay mọi khai thác hầm mỏ phải có vốn đầu tư trong nước ít nhất là 50%. Tuy nhiên, không cứng nhắc trong áp dụng nếu vốn đầu tư vượt quá khả năng của các nhà đầu tư Úc. Khai thác hầm mỏ bắt đầu từ những năm 1800 đến giữa những năm 1900, Úc đã xuất khẩu một lượng lớn vàng, bạc, đồng, chì, thiết, và kim loại trắng. Từ giữa những năm 1900, các nhà địa chất Úc đã tìm thấy một trử lượng khổng lồ quặng nhôm, quặng sắt, và than đá.
Trong thập niên 1960, họ còn tìm thấy nguyên tố manganese, khí thiên nhiên, nicken, và dầu khí với trử lượng lớn. Úc Đại Lợi đã trở thành một trong những quốc gia có trử lượng hầm mỏ nhiều nhất thế giới. Úc đứng đầu thế giới sản xuất quặng nhôm, đá kim cương, chì, và kim loại trắng. Và là nước sản xuất hàng đầu thế giới về than đá, đồng, vàng, quặng sắt, manganese, nicken, bạc, thiết, kim loại xám, kim loại xám nặng, và tinh thể đá ngọc. Gần như tất cả đá opals có chất lượng cao của thế giới đều được sản xuất từ hầm mỏ Úc. Tây Úc, Queensland, và New South Wales theo thứ tự dẫn dầu các tiểu bang về sản xuất hầm mỏ. Tây Úc sản xuất hầu hết nicken, quặng sắt, vàng, và quặng nhôm. Queensland sản xuất quặng nhôm, đồng, và bạc. New South Walls dẫn đầu sản xuất than chì, và kim loại trắng.
Tất cả nguyên tố manganes đều sản xuất từ hầm mỏ Bắc Úc. Hầu hết thiết sản xuất từ hầm mỏ Tasnania. Khu vực ngoài khơi dọc theo bờ tây bắc của Tây Úc là nguồn trử lượng dầu khí chính của Úc Đại Lợi. Các nơi sản xuất dầu khí lớn khác gồm Nam Úc, và Victoria. Nam Úc, và Tây Úc còn là nơi sản xuất khí thiên nhiên chính của lục địa. Úc Đại Lợi đứng đầu thế giới về trử lượng Uranium chưa khai thác. Nó nằm tong lãnh thổ Nam Úc, và Bắc Úc.
4. Công nghiệp dịch vụ, và thương mại quốc tế.
Công nghiệp dịch vụ Úc là những hoạt động kinh tế phục vụ cho sản xuất chứ không phải trực tiếp sản xuất ra hàng hoá. Công nghiệp dịch vụ cung cấp 3/4 công việc cho người Úc, và chiếm 2/3 tổng sản lượng nội địa (GDP), tức tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra trong năm. Nhà thương, trường học, cơ quan chính quyền, kho hàng, khách sạn, và nhà hàng đều là công nghiệp dịch vụ. Công nghiệp dịch vụ còn bao gồm các hoạt động khác như ngân hàng, thương nghiệp, vận chuyển, truyền thông, và phục vụ du lịch. Úc Đại Lợi có nhiều nơi cuốn hút du khách gồm những nơi hoang dã, bãi biển san hô, dãy núi Alps, và vô số điểm mang tính di tích lịch sữ đáng quan tâm. Có trên một triệu du khách nước ngoài hàng năm đến thăm quan Úc Đại Lợi.
Trở ngại chính trong việc phát triển công nghiệp du lịch của Úc, là lục địa cách ly ngoài biển cả cách xa các lục địa khác gây tốn kém cho khách nước ngoài. Chẳng hạn muốn đến Úc Đại Lợi từ Bắc Mỹ, người ta phải bay một quãng đường dài gấp so đôi với Bắc Mỹ đến Châu Âu. Và từ Châu Âu đến Úc Đại Lợi cũng tương tự như vậy, cách xa gấp đôi lộ trình từ Châu Âu đến Bắc Mỹ. Do vậy, đi du lịch tuyến đường Châu Âu - Bắc Mỹ ít tốn kém hơn là đi du lịch tuyến Châu Âu - Úc Đại Lợi hay Bắc Mỹ - Úc Đại Lợi. Chỉ có khỏang trên 1% người Bắc Mỹ du lịch nước ngoài đến tham quan Úc Đại Lợi. Khoảng 1/2 du khách nước ngoài đến Úc thường từ những nơi gần hơn chẳng hạn New Zealand, các quốc gia đảo trên Thái Bình Dương, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á. Đây cũng là các nơi mà du khách Úc thường đến nghĩ ngơi, thưởng ngoạn.
Thương mại quốc tế có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế Úc Đại Lợi. Từ thập niên 1950 trở về trước, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm tới 85% nguồn thu nhập của Úc. Đến nay hàng nông sản xuất khẩu vẫn còn giữ vai trò quan trọng, nhưng Úc đã gia tăng các mặt hàng xuất khẩu gồm cả sản phẩm công nghiệp, sản phẩm hầm mỏ. Hiện tại hàng nông nghiệp xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% tổng số tiền thu được từ xuất khẩu hàng hoá. Sản phẩm hầm mỏ, và nguyên liệu thô khác chiếm 45%. Và hàng hoá công nghiệp chiếm 35% còn lại. Khoảng 85% hàng hoá nhập khẩu của Úc từ nước ngoài là hàng công nghiệp, kể cả trang thiết bị máy móc, cái mà Úc chưa sản xuất được. Trong nhiều năm, Anh Quốc là bạn hàng chính của Úc. Anh mua sản phẩm nông nghiệp của Úc, và bán cho Úc sản phẩm công nghiệp.
Từ thập niên 1960, buôn bán của Anh với Úc bắt đầu giảm sút. Úc vẫn xuất khẩu sản phẩm hầm mỏ, lúa mỳ, trái cây sang Anh và các nước Tây Âu khác. Nhưng ngày nay Nhật Bản là khách hàng lớn nhất của Úc Đại Lợi. Nhật mua than đá, quặng sắt, và các sản phẩm hầm mỏ khác của Úc. Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước Châu Á là khách hàng tiêu thụ nông sản lớn nhất là lúa mỳ, hàng len. Nhật Bản là nước mua nhiều len của Úc so với các nước bạn hàng khác. Hoa Kỳ, và Nhật Bản thay thế Anh là hai nước bán hàng công nghiệp chính cho Úc. Hoa Kỳ cũng nhập cảng một số lượng lớn thịt bò, các loại hải sản có vỏ bọc như tôm hùm, cua, sò, và đường của Úc. Hoa Kỳ còn mua quặng nhôm, nguyên liệu chế tạo nhôm từ Úc Đại Lợi.
5. Kinh tế các nước khác ngoài Úc Đại Lợi.
Kinh tế New Zealand phụ thuộc vào nông nghiệp, và buôn bán với nước ngoài. New Zealand bán bơ, phoma, thịt, len cho nhiều quốc gia phần lớn là Anh để có thu nhập. Nhưng sản xuất công nghiệp gia tăng nhiều trong những năm gần đây. Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên chính, 1/3 đất được sử dụng gieo trồng ngũ cốc, trồng cỏ cho chăn nuôi, 1/3 là rừng cây gỗ có giá trị và các đồng cỏ tự nhiên, 1/3 còn lại là núi sông, ao hồ không sử dụng được. New Zealand có ít hầm mỏ, mỏ than, quặng sắt, và khí thiên nhiên không có trữ lượng lớn. Có một ít mỏ đồng, vàng, bạc, và thiết. Thuỷ điện cung cấp tới 75% điện quốc gia. Đảo phía bắc có 8 đập dọc theo sông Waikato khai thác thuỷ điện. Sông Clutha, và sông Waitaki của đảo phía nam cũng được khai thác sản xuất thuỷ điện.
Nhờ đất tốt khí hậu ôn hoà, New Zealand chẳng những sản xuất đủ sữa thịt, thoả mãn nhu cầu cư dân trong nước mà còn cung cấp cho hàng triệu người trên thế giới. New Zealand nuôi trên 70 triệu cừu, 10 triệu bò. Cừu cung cấp thịt, và len. Lúa mạch, bắp, và yến mạch là hạt ngũ cốc chính của New Zealand. Cây trái thì có lê, và táo. Sản xuất công nghiệp gồm trang bị vận tải, y dược, giấy sản phẩm, dầu lửa, hàng nhựa, và hàng dệt. Công nghiệp chế biến chủ yếu là chế biến sữa, len, đồ gỗ, và chế biến thực phẩm. Các mặt hàng xuất khẩu của New Zealand ngoài bơ, phomat, thịt, và len còn có cà phê, trà, trái cây, hàng dệt, rau quả, và cả hàng hoá công nghiệp khác. Khách hàng buôn bán với New Zealand có Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật, Trung Quốc, và nhiều nước Châu Âu.
Công nghiệp của các nước khác thuộc châu Đại Đương gồm công nghiệp đánh cá, công nghiệp du lịch, chế biến đặc sản địa phương như dừa, dầu cọ, và chế biến thực phẩm. Dừa và hạt ngũ cốc là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của các quốc gia Đảo. Khách hàng giao thương với các nước đảo này gồm Úc, Nhật, New Zealand, Anh, và Hoa Kỳ.
                             IX. Vận chuyển, và truyền thông.
1. Vận chuyển.

Xe hơi là phương tiện chuyển vận chính ở Úc. Mỗi gia đình Úc đều có xe hơi riêng, một số lớn có trên một chiếc dùng vào việc đi lại hàng ngày. Đường cao tốc tráng nhựa nối liền thành phố thủ đô các tiểu bang và nhiều thành phố lớn trong nội địa. Nhưng hầu hết đường sá ở vùng sâu, xa bên trong nội địa không được tráng nhựa. Úc Đại Lợi có các hãng hàng không nội địa, và quốc tế Australian Airlines, Virgin Blue, Qantas. Australian Airline do chính quyền Liên bang làm chủ. Virgin Blue do tư nhân làm chủ và điều hành. Vận chuyển bằng máy bay là một phần quan trọng của các vùng sâu trong nội điạ và xuyên tiểu bang. Một dịch vụ máy bay chửa bệnh khẩn cấp gọi là "Royal  Flying Doctor Service" đưa bác sĩ đến các vùng xa xôi hẻo lánh khám, và chữa bệnh khẩn cấp miễn phí.
Có tới 12 sân bay nằm rải rác khắp các vùng sâu trong nội địa dành riêng cho dịch vụ máy bay chữa bệnh khẩn cấp nầy. Úc Đại Lợi chỉ có một hãng hàng không Quốc tế Qantas Airline cũng do chính quyền Liên bang làm chủ. Nhiều hãng hàng không nước ngoài có đường bay đến Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth. Vận chuyển hàng hoá xuyên lục địa do xe tải, xe lửa, và tàu thuỷ. Công nghiệp xe vận tải do tư nhân làm chủ, tàu thuỷ cũng vậy. Nhưng bằng xe lửa thì do công ty quốc doanh điều hành. Xe lửa vận chuyển hàng nông sản, và hầm mỏ từ vùng sâu trong nội địa tới các hải cảng, thành phố ven bờ và tới các tuyến đường sắt chính. Cũng có một số đường sắt chuyên dùng do tư nhân làm chủ, chỉ để chuyển tải hàng hoá hầm mỏ từ nơi khai thác đến các hải cảng.
Thành phố Sydney, và Melbourne có hệ thống xe lửa xuyên qua các tuyến đường nhằm phục vụ rộng rãi hành khách thường xuyên đi làm, và trở về trong thành phố, và vùng phụ cận. Úc Đại Lợi chỉ có một đội tàu thương thuyền nhỏ, nên các tàu lớn nước ngoài thực hiện hầu hết việc chuyển tải hàng kồng kềnh tại các hải cảng Úc đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Hải cảng bận rộn nhất ở Úc về phía Đông thì có Sydney, Melbourne, Gladston, Hay Point, và Newcastle. Về phía Tây thì có Dampier, Fremantle, Port Hedland, và Port Walcott.
2. Truyền thông.
Hệ thống bưu chính, điện thoại, điện báo Úc Đại Lợi được làm chủ bởi chính quyền Liên bang, và điều hành bởi các cơ quan độc lập của chính quyền. Uỷ ban bưu chính Úc điều hành hệ thống bưu chính. Sở viễn thông điều hành hệ thống điện thoại điện báo cho đến thập niên 1990. Ngày nay thì hệ thống Bưu chính viển thông hoạt động theo cơ chế thị trường. Mỗi gia đình người Úc đều có ít nhất một điện thoại. Những nơi xa nhất trong nội địa nhiều người có máy thu phát hai chiều thay cho điện thoại. Về ngành truyền thông thương mại do tư nhân làm chủ và điều hành, chiếm một phần hai đài phát thanh, và một phần ba đài truyền hình. Phần còn lại là do chính quyền Liên bang làm chủ, hoặc trợ cấp tài chính và điều hành bởi một cơ quan truyền thông độc lập của chính quyền.
Không giống các đài thương mại khác, các đài của cơ quan truyền thông Úc (ABC) không nhận quảng cáo. Mỗi gia đình người Úc đều làm chủ một, hoặc nhiều hơn một máy truyền hình, một, hoặc nhiều hơn một Radio. Úc Đại Lợi có khoảng 65 nhật báo. Tất cả đều do tư nhân làm chủ. Mỗi thành phố có ít nhất một tờ nhật báo. Nhật báo được nhiều người đọc nhất ở Melbourne thì có Herald, Sun New-Victorial, và The Age. Ở Sydney có Morning Herald, Daily Mirror Telegraph. Tờ nhật báo mang tính Liên bang là "The Australian" phát hành tại Sydney, Melbourne, Adelaide, và Bristane. Các thành phố địa phương đều có tuần báo, bán tuần báo, hoặc hai tuần ra một số.
3. Vận chuyển, truyền thông các nước khác ngoài Úc Đại Lợi.
New Zealand có hệ thống đường bộ tới 93.000 km, trong đó 37.000 km đường được tráng nhựa. Gần 1 triệu trên 4 triệu dân số của New Zealand có xe hơi cá nhân. Hàng không New Zealand do chính quyền làm chủ. Chính quyền cũng làm chủ hệ thống đường xe lửa. Đường xe lửa, xe hơi, và tàu phà thuyền chuyên chở thành và hàng hóa, xuyên thông giữa đảo bắc và đảo nam. Cảng biển Auckland, và Wellington là hai bến cảng bận rộn nhất ở New Zealand. Ngành bưu chính viễn thông do nhà nước làm chủ gồm hệ thống điện thoại, điện báo, và bưu điện. New Zealand có 8 tờ nhật báo trong đó tờ nhật báo lớn nhất là tờ New Zealand Herald, phát hành tới 210.000 ấn bản. Chính quyền làm chủ hai hệ thống truyền hình, và 45 trên 50 đài phát thanh trên toàn quốc.
Và các quốc gia còn lại của châu Đại Dương, thuỷ vận là chính. Mỗi quốc gia đều có một, hoặc nhiều hải cảng để giao tiếp với nước ngoài nhất là để giao thương buôn bán. Hầu hết các quốc gia đều có đường hàng không để khách du lịch có thể đến tham quan nghĩ ngơi. Ngành du lịch như một hoạt động quan trọng của nhiều quốc gia Đảo. Đường bộ không phát triển, khối lượng xe hơi chuyên chở hành khách hàng hoá không nhiều. Hai nước có xe hơi nhiều nhất là Papua New Guinea, và Fiji, mỗi nước có trên dưới 30.000 xe vận tải, xe hơi cá nhân cũng với số lượng tương tự. Khoảng trên dưới 40% cư dân trong các quốc gia này có sở hữu 1 radio. Dưới 20% cư dân có máy truyền hình. Một số quốc gia đảo còn chưa có đài truyền hình. Điện thoại tại các quốc gia đảo cũng chỉ chiếm trên dưới 20%. Chỉ có 3 nước trong số 12 nước có nhật báo.
    GHI CHÚ: Những cái mốc đáng nhớ trên Châu Đại Dương.
Khoảng 50.000, năm trước đây, người Thổ dân đã định cư trên lục địa Úc Đại Lợi.
Năm 1606 SCN, Willem Jansz trở thành người Châu Âu đầu tiên nhìn thấy Úc Đại Lợi và vùng đất liền của nó.
Năm 1642, Abel Janszoom Tasman nhìn thấy đảo đảo Van Diemen. Và đảo nầy được dổi tên thành Tasmania năm 1855.
Năm 1770, Jams Cook thám hiểm bờ phía đông Úc Đại Lợi. Ông ta đề nghị Anh Quốc chiếm nó và đặt tên là New South Wales.
Năm 1788, Anh Quốc tuyên bố thành lập thuộc địa New South Wales làm thành nơi giam giữ tù nhân.
Năm 1801-1803, Matthew Flinders thám hiểm vòng quanh Úc Đại Lợi nhận ra và xác đoán rằng đây là một vùng đất rộng lớn.
Năm 1829, Charles Fremantle đề nghị Anh Quốc chiếm toàn bộ phần phía Tây (nay là Tây Úc) của lục địa.
Năm 1851, Vàng được tìm thấy ở New South Wales và Victoria.
Năm 1868, Anh Quốc kết thúc việc chuyển tù nhân vào Úc Đại Lợi.
Năm 1901, Úc Đại Lợi trở thành quốc ia độc lập. Và Melbourne được chọn đặt làm thủ đô tạm thời.
Năm 1927, Thủ đô Liên bang Úc Đại Lợi di dời về Caberra.
Năm 1967, tu chỉnh Hiến pháp cho phép chính quyền Liên bang đề ra chương trình giúp đở Thổ dân.
Năm 1978, Vùng Bắc Úc được phép tự quản về hành chánh bước đầu hướng tới một vùng lảnh thổ tương đương như một Tiểu bang của Liên bang Úc Đại Lợi.
Năm 1986, Anh Quốc chấm dứt việc áp đặt Luật Anh, và xử kháng án tại cấp Liên bang và Tiểu bang Úc.
Năm 1999, Trong một cuộc “trưng cầu dân ý” cử tri Úc không đồng ý việc Liên bang Úc Đại Lợi trở thành một nước Cộng hòa, có nghĩa nước nầy vẫn duy trì Nử hoàng Anh làm nguyên thủ quóc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét