Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

CHƯƠNG III: HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG(Sách Châu Á và hợp tác Châu Á Thái Bình Dương 2010 )

CHƯƠNG III: HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG.
                                      I. Quá trình hình thành.
Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương gọi tắt là APEC (Asia Pacific Economic Cooperation) khởi đầu là một Diển đàn nhằm thảo luận các vấn đề về Hợp tác Kinh tế Vùng Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Diển đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ra đời năm 1989, gồm 12 thành viên sáng lập là Australia, Brunei, Canada, Indonesia, Japan, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Nam Triều Tiên, Thái Lan, và Hoa Kỳ. 3 nước China, Hồng Kông, và Đài Loan gia nhập tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Binh Dương năm 1991. Mexico, Papua New Guinea tham gia tổ chức năm 1993, và Chile cũng trở thành thành viên của tổ chức năm 1994. Năm 1997, Hồng Kông hết thời hạn thuê mướn được Anh trả lại cho Trung Quốc với tên mới là “Đặc khu Hành chánh”, nhưng vẩn duy trì ghế thành viên của mình trong tổ chức APEC. 
Peru, Liên bang Nga, và Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên của Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương năm 1998. Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) không phải là tổ chức hợp tác cấp khu vực như Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) cả 10 nước thành viên đều nằm trong khu vực Đông Nam Á, hay Liên hiệp Châu Âu (EU) 27 nước thành viên của nó đều ở Tây Âu và Trung Âu, hay ngay cả 53 nước thành viên của Liên hiệp Châu Phi (AU) cũng đều nằm trên lục địa Châu Phi, hoặc 35 nước thành viên của tổ chức các Quốc gia Mỹ Châu (OAS) cũng chỉ nằm trên hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Trái lại, 21 quốc gia và đơn vị hành chánh thành viên của Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương nằm rộng kháp trên 5 lục địa Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Châu Đại Dương. 
Nó gồm 7 nước ở khu vực Đông Nam Á, 5 nước khu vực Đông Á. 1 nước trên lục địa Châu Âu (Đông Âu), 3 nước trên lục địa Bắc Mỹ, 2 nước Nam Mỹ, 1 nước ở Châu Úc, và 2 nước trên Châu Đại Dương. Mục tiêu của tổ chức APEC là “giảm bỏ hàng rào thuế quan trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ, gia tăng hoạt động thương mại, và khuyến khích đầu tư giữa các nước thành viên”. Hai năm đầu tiên Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lập ra 10 nhóm công tác để nghiên cứu các phương cách, và lộ trình hợp tác giữa các nước thành viên. Từ năm 1989, Bộ trưởng Kinh tế, và Bộ trưởng Ngoại giao các nước họp hàng năm tổng kết việc đã làm, và đề ra kế hoạch thực hiện cho năm tới. Năm 1993, nguyên thủ các quốc gia APEC họp phiên thượng đỉnh đầu tiên. Họ lập ra các Tiểu ban chuyên ngành để thảo luận và đưa ra giải pháp cùng với nguyên tắc hợp tác giữa các nước thành viên trong lảnh vực thương mại, đầu tư, giáo dục đại học và hậu đại học, và các nguồn lực phát triển về con người. Năm 1994 tổ chức APEC đề ra kế hoạch thành lập một khu mậu dịch tự do giữa các nước thành viên, bắt đầu thực hiện vào năm 2020. Trụ sở chính của Tổ chức Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương đặt ở Singapore.     
  II. Tiềm lực của Tổ chức Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương.
21 Quốc gia thành viên của tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) có tổng diện tích đất 62.635.792 km2 gần bằng ½ tổng diện tích đất của thế giới, và 2.715.470.000 cư dân hơn 40% dân số thế giới. Tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ năm 2009 của 21 nước thành viên APEC là 35.801,5 USD chiếm 55% tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của 195 quốc gia trên toàn thế giới là 64.789,2 tỷ USD. Nhập khẩu năm 2009 của APEC là 6.100,3 tỷ USD bằng 45,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của toàn thế giới là 13.157,8 tỷ USD, và Xuất khẩu 5.839,1 tỷ USD bằng 44,6% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của 195 quốc gia trên toàn thế giới là 13.087,6 tỷ. Có thể nói rằng đất đai, dân số, tổng sản lượng, nhập khẩu, xuất khẩu của APEC lớn hơn nhiều so với các tổ chức và Châu Lục khác của thế giới. Chẳng hạn, diện tích đất của 21 nước APEC lớn hơn 14 lần, dân số hơn 5 lần, tổng sản lượng hơn 3 lần, nhập khẩu, xuất khẩu đều cao hơn so với 27 nước trong Liên hiệp Châu Âu (EU). Còn so với 53 nước trong Liên hiệp Châu Phi (AU) thì diện tích đất của 21 nước APEC lớn hơn 2 lần, dân số 3 lần, tổng sản lượng 15 lần, nhập khẩu 13 lần, xuất khẩu 13 lần. Còn so với 35 nước trong Tổ chức các Quốc gia Mỹ Châu (OAS) thì APEC có điện tích đất lớn gấp rưởi, dân số gần gấp 3, tổng sản lượng gần gấp 2, nhập khẩu gần gấp 2, và xuất khẩu gấp 2 lần rưởi. Vài số liệu trong các bảng kê sau đây sẽ nói lên tiềm lực to lớn của Tổ chức Hợp Tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chẳng những so với các tổ chức cấp khu vực, cấp vùng mà còn so với cả các lục địa Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, và Châu Đại Dương nữa.     
III. Vài số liệu về Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương.
1.  TÊN NƯỚC, DIỆN TÍCH, ĐẤT NÔNG NGHIỆP, DÂN SỐ,TỔNG SẢN LƯỢNG, THU NHẬP NĂM 2007, 2008 VÀ 2009.
=> Bạn click đường dẫn để lấy số liệu
2.  TÊN NƯỚC, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, TỔNG SẢN LƯỢNG, NGÂN SÁCH, DỰ  TRỬ, NỢ NƯỚC NGOÀI, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU NĂM 2007, 2008 VÀ 2009.
=> Bạn click đường dẫn để lấy số liệu
3.  TÊN NƯỚC, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GIÁO DỤC, PHÂN BỐ LAO ĐỘNG, ĐÓNG GÓP VÀO TỔNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA NĂM 2009.
=> Bạn click đường dẫn để lấy số liệu
4. TÊN NƯỚC, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ 2009, 2025, VÀ 2050, CẤU TRÚC DÂN SỐ, TUỔI THỌ, TĂNG DÂN SỐ, NHIỂM HIV, ĐỘC LẬP, VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét