Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

CHƯƠNG V. 5 NƯỚC THÀNH VIÊN Ở ĐÔNG Á.(Sách Châu Á và hợp tác Châu Á Thái Bình Dương 2010 )

              CHƯƠNG V. 5 NƯỚC  THÀNH VIÊN Ở ĐÔNG Á.
1. CHINA - PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA (TRUNG QUỐC).
A. Tiến trình phát triển.
Vẫn còn một số sinh vật giống người khác nhau sống từ hàng ngàn năm trước đây được tìm thấy trong nhiều nơi ở Trung Quốc. Những người định cư làm nông nghiệp kiểu thời kỳ đồ đá, sống rãi rác ở bình nguyên sông Huang (Yellow) từ khoảng 5000 Trước công nguyên (TCN). Ngôn ngữ nghệ thuật, tôn giáo của họ là những chỉ dấu cơ bản cho nền văn minh Trung Quốc sau đó. Kỷ thuật luyện kim thời đồ đồng đạt tới tột đỉnh. Chữ viết tượng hình giống như chữ Trung Quốc hiện nay, đã được sử dụng từ năm 1500 đến 1000 năm TCN dưới thời  nhà Shang (Thương), triều đại cai trị phần lớn phía bắc Trung Quốc. Một chuỗi các triều đại kế tiếp và các cuộc chiến tranh giữa các vương quốc thống trị Trung Quốc khoảng 3000 năm sau đó. Họ mở rộng chính trị và bành trướng văn hóa Trung Quốc về phía nam và phía tây.
Họ cũng phát triển kỷ thuật và canh tân xã hội như là một thời thịnh trị trong lịch sử Trung Quốc. Sự cai trị của người nước ngoài như Mông Cổ dưới triều nhà Nguyên (Yuan) từ 1271-1368 và Mản Châu dưới triều Thanh (Ch'ing) từ 1644-1911 đã không thay đổi được nền tảng văn hoá Trung Quốc. Sự trì trệ yếu kém của Trung Quốc trong thế kỷ 19, khiến nó phải chịu nhiều sức ép cả bên trong lẫn bên ngoài. Các cuộc nổi dậy khắp nơi giết chết 10 triệu người. Nga, Nhật, Anh và các thế lực khác đã nắm quyền “chính trị và kinh tế” trên nhiều phần của đất nước. Ngày 1/1/1912, Trung Quốc trở thành một nước Cộng hòa thống nhất sau cuộc khởi nghĩa tại Wuchang bởi bác sĩ Tôn Dật Tiên (Dr.Sun Yat-sen) sáng lập viên đảng Kuomintang (Quốc Dân Đảng).
Năm 1928 đảng Kuomintang lãnh đạo bởi Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) đã thành công trên danh nghĩa tái thống nhất Trung Quốc. Đồng thời, ông ta cũng tiến hành một cuộc tranh trừng đẫm máu nhắm vào những người Cộng sản ở mọi cấp. Từ đó nó tạo ra một sự thù hận giữa hai phe đảng chính trị Quốc gia và Cộng sản kéo dài trong nhiều thập kỷ. Trên 50 năm (1894-1945). Trung Quốc vướng phải nhiều cuộc tranh chấp với Nhật Bản. Do ở thế yếu nên năm 1895, Trung Quốc phải nhường quyền cai trị Triều Tiên, Đài Loan và một số khu vực khác nhau cho Nhật Bản. Ngày 18/9/1931, Nhật Bản xâm lăng các tỉnh đông bắc (Manchuria) của Trung Quốc, và dựng lên một chính quyền bù nhìn gọi là Manchukuo. Năm 1933, tỉnh biên giới Jehol bị cắt ra khỏi Trung Quốc làm thành một nước đệm.
Ngày 7/7/1937 biết được sự mâu thuẫn “Quốc-Cộng” trong nội địa Trung Quốc, Nhật Bản xâm lăng và chiếm toàn bộ phía bắc Trung Quốc. Ngày 20/11/1937, chính quyền Trung Quốc triệt thoái khỏi thủ đô Nam Kinh (Nanjing) đến Trùng Khánh (Chungkinh). Ngày 13/12/1937, quân Nhật tiến chiếm Nam Kinh. Từ năm 1939 chiến tranh Nhật Bản-Trung Quốc (1939-1945) trở thành một phần của chiến tranh Thế giới II mở rộng. Sau khi bị đánh bại trong chiến tranh thế giới II, Nhật Bản từ bỏ tất cả các phần đất xâm chiếm. Và nội chiến liên quan đến chính kiến “Quốc gia-Cộng sản” và các phe nhóm khác lại bắt đầu. Đến năm 1949 Cộng sản nắm quyền thống trị toàn bộ lãnh thổ. Ngày 8/12/1949 chính quyền Quốc gia một lần nữa phải triệt thoái khỏi nội địa, chạy ra đảo Taiwan.
Hội nghị tư vấn chính trị nhân dân nhóm họp ngày 21/9/1949 và chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Quốc chính thức thành lập ngày 1/10/1949 tại Bắc kinh dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông (Mao Zedông). Trung Quốc và Liên bang Xô viết ký một hiệp ước đồng minh thân thiện, và giúp đỡ hỗ tương ngày 15/2/1950. Hoa Kỳ không thừa nhận chính quyền mới Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Ngày 26/11/1950 Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc gởi quân đội giúp Cộng sản Bắc Triều Tiên đánh chiếm Nam Triều Tiên (1950-1953) nhưng không thành công. Sau một thời kỳ củng cố ban đầu 1949-1952, các tổ chức công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế và xã hội bị cưỡng bức theo một mô hình dựa vào ý kiến của Mao Trạch Đông gọi là “tư tưởng Mao chủ tịch”.
Tuy nhiên, những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách và các cuộc nổi loạn của bè đảng theo chủ nghĩa quốc gia đã làm trở ngại trong phát triển kinh tế. Năm 1957, Mao nhìn nhận có khoảng 800.000 người bị hành quyết trong thời gian 1949-1954. Những người đối lập cho rằng con số thực sự bị giết còn cao hơn nhiều lần. Thời kỳ “đại nhảy vọt” 1958-1960 cố gắng thực hiện một tốc độ phát triển kinh tế nhanh thông qua một lượng lao động tập trung đông trên các cái gọi là “công xã nông thôn” rộng lớn. Chương trình này tạo ra những sự chống đối và sau đó phải bãi bỏ. Trong thập niên 1960, quan hệ với Liên Xô trở nên xấu đi với những sự bất đồng về lý luận Cộng sản về vai trò lãnh đạo cộng sản thế giới và về cả biên giới giữa hai nước. Liên Xô hủy bỏ các hiệp ước trợ giúp kinh tế, kỷ thuật.
Và Trung quốc cùng với Albania tung ra chiêu đòn tuyên truyền chống lại Liên Xô, cho rằng Liên xô đi trệch lý luận “cộng sản thuần khiết", rằng Liên Xô đã theo "chủ nghĩa xét lại". Trung Quốc chỉ trích chính sách của Liên Xô "cùng sống chung hòa bình" với phương Tây, ký Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ và với Anh Quốc. Trung Quốc còn tố cáo Liên Xô phản bội lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, toa rập với phương Tây mưu đồ chống lại Trung Quốc. Thời kỳ "đại cách mạng văn hóa vô sản" trong thập niên 1960, là một nỗ lực chống lại các thế lực họ gọi là “chủ nghĩa quan liêu”, và “chủ nghĩa thực dụng” hướng tới một giai đoạn mới của nguyên lý cách mạng. Các cuộc thanh trừng diễn ra khắp nơi dưới danh nghĩa cách mạng triệt để.
Nó tố cáo các viên chức chính quyền và lãnh đạo cao cấp trong đảng không thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cộng sản và cách chức họ khỏi vị trí lãnh đạo. Sinh viên và thành niên lập ra các tổ chức bán quân sự gọi là "Vệ binh đỏ". Họ tuần hành trong các thành phố chính, chống lại tất cả những ai được họ gán cho là phản cách mạng, và chống lại chủ nghĩa Mao. Các trường học đóng cửa từ năm 1966 đến 1970, và hệ thống giáo dục hoàn toàn bị phá vỡ. Vệ binh đỏ chiếm chính quyền nhiều thành phố và tỉnh. Và sau đó, cách mạng lại vỡ ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa họ với nhau. Mao Trạch Đông phải kêu gọi quân đội vản hồi trật tự. Đến năm 1969, đảng Cộng sản, chính quyền, và hệ thống giáo dục mới bắt đầu tái hoạt động, nhưng mâu thuẫn giữa cách mạng và ôn hòa trong đảng vẫn còn tiếp tục.
Ngày 25/10/1971, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trục xuất chính quyền Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và chuyển giao ghế đại diện cho Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Hoa Kỳ ủng hộ quyết định thâu nhận chính phủ Trung Quốc, nhưng phản đối việc trục xuất Đài Loan. Ngày 21-28/2/1972, Tổng thống Richard Nixon thăm viếng Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Chu Ân Lai (Zhou EnLai), chấm dứt nhiều năm thù địch giữa hai nước. Tháng 5 và tháng 6/1973, Trung Quốc và Hoa Kỳ mở văn phòng liên lạc tại thủ đô của hai bên. Ngày 15/12/1978, Hoa Kỳ chính thức thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc như là một chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia được thành lập ngày 1/1/1979.
Ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông chết, Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) củng cố thế lực, nối tiếp Mao Trạch Đông như là nhà "lãnh đạo tối cao" của Trung Quốc. Tập đoàn cai trị mới thay đổi một số chủ trương của Mao trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, công nghiệp và tìm kiếm các mối quan hệ thân thiện với các quốc gia không Cộng sản. Trong khi đánh giá lại chủ trương của Mao, vợ ông ta Giang Thanh (Jiang Qing), và những người cực tả trong cách mạng văn hóa hồi thập niên 1960, bị truy tố hình sự. Và tại phiên tòa ngày 25/1/1981, cả 4 người đều bị kết án tù giam. Giữa thập niên 1980, Trung Quốc ban hành nhiều luật lệ cải cách kinh tế sâu rộng hơn, cổ vũ hướng đến kinh tế thị trường, khuyến khích tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh.
Ngày 4/5/1989, khoảng 100 ngàn sinh viên và công nhân xuống đường biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn đòi hỏi dân chủ, và cải cách chính trị. Lúc nầy, nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev có cuộc thăm viếng Trung Quốc (ngày 15-18/5). Đây là cuộc thăm viếng, và họp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô kể từ năm 1959. Sự bất ổn tiếp tục lan rộng và ngày 20/5, Trung Quốc ban hành lệnh thiết quân luật. Nhưng đoàn biểu tình vẫn bám trụ tại Quảng trường, và có nhiều người từ các nơi khác về tăng cường lực lượng. Ngày 3-4/6, Trung Quốc đưa quân đội đến đàn áp. Tiếng gầm thét của xe tăng, đại bác, cùng với tiếng kêu gào của những người biểu tình vang dậy khắp cả Quảng trường. Có khoảng 5000 người chết, 10.000 người bị thương, và hàng trăm sinh viên, công nhân bị bắt.
 Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới ở thập niên 1990. Dù vậy, các vụ vi phạm nhân quyền vẫn cứ tiếp tục không có biểu hiện sút giảm. Hoa Kỳ ban cấp quy chế “tối huệ quốc” nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tái tục nhiều lần. Ngày 19/2/1997, Đăng Tiểu Bình chết ông ta chọn người thừa kế mình là Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) nắm quyền cai trị với cương vị Chủ tịch nước. Chủ tịch Giang Trạch Dân lần đầu tiên xuất ngoại thăm viếng Hoa Kỳ từ ngày 26/10 đến 3/11/1997, và Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Trung Quốc từ ngày 25/6 đến 3/7/1998. Với sự thỏa thuận của các nước liên quan, ngày 1/7/1997, Anh Quốc trả Hồng Kông trở lại cho Trung Quốc. Và ngày 20/12/1999, Bồ Đào Nha cũng trả Macao về cho Trung Quốc.
Trận lụt trong tháng 7 và tháng 8 giết chết ít nhất 3000 người và làm thiệt hại tài sản lên tới 20 tỷ mỹ kim. Vào ngày 7/5/1999, khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO thả bom trúng vào tòa Đại sứ Trung Quốc ở Belgrade, Yugoslavia giết chết 3 người và làm bị thương 27 người. Ngày 30/7, Hoa Kỳ đồng ý trả 4,5 triệu USD bồi thường cho các nạn nhân và gia đình họ. Và ngày 16/12, trả 28 triệu USD bồi thường thiệt thiệt hại vật chất cho sứ quán Trung Quốc. Ngày 22/7/1999, Trung Quốc ra lệnh cấm giáo phái Pháp luân công (Falun Gong) hoạt động, sau khi nó đã truyền bá ra nhiều nơi bất hợp pháp. Ngày 15/11/1999, Hoa Kỳ và Trung Quốc ký hiệp ước thương mại toàn diện, và việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc đã được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận ngày 19/9/2000.
Sau một cuộc va chạm trên không vào ngày 1/4/2001, một máy bay phản lực Trung Quốc rơi xuống biển phía nam Trung Quốc, và một máy bay thám thính Hoa Kỳ phải đáp khẩn cấp trên đảo Hải Nam (Hainan Island). Ngày 12/4/2001, tất cả 24 nhân viên phi hành đoàn trên máy bay Hoa Kỳ được trả tự do. Ngày 13/7 thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc được chọn đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2008. Ngày 16/7, Trung Quốc và Nga ký hiệp ước thân thiện 20 năm. Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân hội kiến với Tổng thống Bush tại Thượng Hải (Shanghai), nhân hội nghị thượng đỉnh của tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), nhóm họp ngày 20 và 21/10/2001. Ngày 6/9/2002, Trung Quốc sản xuất thuốc đặc trị chống HIV, nhằm giải quyết bệnh AIDS đang phát triển nhanh trong nội địa.
Trung Quốc được thâu nhận vào tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTrO) vào ngày 10/11/2002, bất chấp nhiều sự phản đối từ các tổ chức lao động, và nhân quyền. Ngày 15/11/2002, tại Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 16, Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) được bầu làm Tổng Bí thư đảng, và ngày 15/3/2003, tại kỳ họp lần thứ 10 của Quốc hội cũng bầu ông ta làm Chủ tịch nước, khi Giang Trạch Dân từ chức Chủ tịch Quân ủy trung ương. Đến giửa năm 2003, bệnh dịch cúm SARS xuất hiện từ cuối năm 2002 đã giết chết 349 người bên trong nội địa Trung Quốc. Tháng 8/2003, Trung Quốc tự nhận làm nước chủ nhà đứng ra tổ chức Hội nghị “sáu nước” Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản và Trung Quốc bàn thảo về chương trình sản xuất vủ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Với việc phóng đi và quay trở về an toàn của con tàu vủ trụ Shenzhọu 5, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Hoa Kỳ và Liên Xô đưa người vào không gian. Ngày 23/12/2003, một vụ nổ lò hơi (gas) ở Chongqing làm 233 thiệt mạng. Trận lụt mùa hè năm 2004, đã giết chết hơn 1000 người và làm thiệt hại trên 8 tỷ Mỹ kim. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được tăng thêm quyền hạn khi ông ta trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương ngày 19/9. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc có khoảng 650.000 người Trung Quốc nhiểm HIV/AIDS trong năm 2005, ít hơn ước tính trước đó. Cơn bảo nhiệt đới Bilis ập vào Trung Quốc, gây nên nạn lụt và đất chuồi ngày 14/7/2006, giết chết 612 người và làm thiệt hại tài sản hơn 3,3 tỷ Mỹ kim. Các báo cáo công nghiệp năm 2007, cho rằng Trung Quốc đã sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng kém chất lượng, có chất độc hại như thú nhồi bông, kem đánh răng, và đồ chơi trẻ em.
Ngày 10/7/2007, thi hành bản án tử hình đối với Zheng Xiaoyu, người cầm đầu ngành thực phẩm và dược phẩm can tội nhận hối lộ và thiếu tinh thần trách nhiệm. Giữa thàng 2/2008, thời tiết lạnh giá và cơn bảo tuyết thất thường đã cướp đi hơn 100 mạng sống và làm thiệt hại tài sản khoảng 15 tỷ Mỹ kim. Tại cuộc họp Nghị viện Nhân dân ngày 15-16/3, Hồ Cẩm Đào được tái bầu vào chức Chủ tịch nước, và Ôn Gia Bảo vào chức Thủ tướng chính phủ. Ngày 12/5/2008, động đất ở tỉnh Tứ Xuyên làm 69.226 người chết, 17.923 người mất tích, 364.000 bị thương và trên 5 triệu người sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Thế Vận Hội lần thứ 29 diển ra ở Bắc Kinh từ ngày 8/8 đến ngày 24/8/2008, chủ tịch Ủy ban Thế vận Quốc tế (IOC) Jacques Rogge khen ngợi nước chủ nhà đã tổ chức thành công tốt đẹp.
Ngày 8/9, một hồ chứa quặng sắt phế thải lớn bị vỡ ập xuống thị trấn Taoshi tỉnh Sơn Tây làm chết 128 người, viên tỉnh trưởng bị cách chức. Ngày 26/10/2008, nhà cầm quyền Hương Cảng tuyên bố họ đã phát giác ra “độc chất melamine” trong trứng gà của tổ hợp Hanwei, Trung Quốc. Melamines là một hóa chất rẽ tiền, nhưng giàu đạm nhờ thành phần nitrogen cao. Các nhà chăn nuôi pha trộn nó vào thức ăn cho gà tăng trọng nhanh mà cơ quan kiểm phẩm không thể nào phát hiện được.
Lưu ý:       
1. Mãn Châu (Manchuria) quê hương của sắc tộc Manchus, sắc tộc từng cai trị Trung Quốc từ năm 1644 đến 1911. Mãn Châu cũng là nơi hàng triệu người Trung Quốc đến đây định cư lập nghiệp trong thế kỷ 20. Người Nhật cai trị Mãn Châu từ năm 1931-1945 và khu vực đạt tới trình độ công nghiệp hóa. Hiện nay vùng này chia thành 3 tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc là tỉnh HeilongJiang, Jilin, và Liaoning.
2. Quảng Châu (Guangxi Zhuang) nằm phía Đông Nam Trung Quốc. Phía bắc là 2 tỉnh Guizhou, và Hunan. Phía đông nam tỉnh Quảng đông. Phía tây nam giáp Việt Nam. và phía tây là tỉnh Yunnan. Quảng Châu là nơi sản xuất gạo lớn nhờ các lưu vực sông có đất màu mở, và cùng là nơi sản xuất các sản phẩm rừng có giá trị. Dân số (2000): 44,8 triệu.
3. Bên trong nội địa Mông Cổ (Inner Mongolia)  nơi chiếm trị bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Các đường biên giới của nó thường chịu nhiều thay đổi, đạt tới sự mở rộng lớn nhất năm 1956, và điều chỉnh trả bớt năm 1959. Hiện nay vùng này chiếm 1.176.959 km2 diện tích, trong đó cư dân Mông Cổ chiếm thiểu số và người định cư Trung Quốc gấp 10 lần nhiều hơn. Dân số (2000): 23,76 triệu. Thủ đô: Hohhot.
4. Ningxia Hui  phía Bắc của miền trung Trung Quốc có diện tích 155.340 km2. Dân số (2000): 5,62 triệu. Thủ đô: Yinchuan. Nó nằm trên cao nguyên nội địa Mông Cổ là một vùng bán nhiệt đới với sa mạc ở phía bắc. Sông Yellow (Huang He) chảy băng qua phía bắc cung cấp nước cho việc tưới tiêu ruộng đồng. Các mỏ than đang được khai thác ở phía đông. Công nghiệp chưa được phát triển, và chỉ có một đường xe lửa tới được trong vùng. Cư dân ở đây hầu hết là người Hán, và người Hui (Hồi giáo Trung Quốc) chiếm khoảng 1/3 dân số. Dân số trong vùng tăng cực nhanh từ 1959-1980. Đến nay thì tương đối ổn định.
 5. XinJiang Uygur  là một vùng nằm ở Trung Á chiếm 1.646.345 km2. Dân số (2000): 19,25 triệu. 75% là người Hồi giáo-Thổ Nhĩ Kỳ (sắc tộc Uygur). Người Trung Quốc gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nó là một vùng giàu trữ lượng hầm mỏ mang tính chiến lược. Sắc tộc Uygur đòi ly khai và Trung Quốc gởi quân đến trấn áp phong trào này, một phong trào mà chính quyền Bắc Kinh xem như là những tên khủng bố. Thủ đô: thành phố Urumqi.
6. Tây Tạng (Tibet) chiếm 1.221.231 km2, nhưng là một vùng cao nguyên núi non trùng điệp, cư dân thưa thớt. Hai dảy núi nổi tiếng là Himalayas nằm ở phía Nam và Kunluns nằm ở phía Bắc. Núi cao chạy dài nối với Ấn Độ và Nepal, có nhiều đường đi vào phần đất Trung Quốc. Độ cao trung bình 15.000ft, tại Jiachan cao 15.870ft là thị trấn có cư dân sinh sống, người ta tin rằng đây là điểm cao nhất trái đất có người ở. Thủ đô: thành phố Lhasa. Dân số (2000): 2,62 triệu, trong đó khoảng 500 ngàn là người Trung Quốc. Và có 4 triệu người Tây Tạng khác tạo thành đa số cư dân trong khu vực rộng lớn bên cạnh đó. Trong một thời gian dài nó đã sát nhập vào Trung Quốc. Nền nông nghiệp trong khu vực còn sơ khai, theo truyền thống. Trung Quốc cai trị toàn bộ Tibet từ thế kỷ 18, nhưng năm 1911, thì Tây Tạng tuyên bố độc lập.
Năm 1951, Trung Quốc tuyên bố tái lập cai trị và một chính quyền Cộng sản được dựng lên năm 1953, xóa bỏ phương cách cai trị theo kiểu thần quyền của Phật giáo Lamaist. Chế độ nông nô bị bãi bỏ, nhưng toàn bộ đất đai vẫn còn tập thể hóa. Năm 1956, một cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống lại Trung Quốc trong nội địa lan tới Tây Tạng năm 1959. Cuộc bạo loạn bị đàn áp bởi quân đội Trung Quốc và cuộc nổi dậy hầu như bị dập tắt hoàn toàn. Đức Dalai Lama và khoảng 100 ngàn người Tây Tạng chạy trốn sang Ấn Độ.
 7. Hồng Kông:  Hồng Kông (Xianggang) nằm tại cửa sông Zhu Jiang phía Đông Nam Trung Quốc cách Canton (Guangzhou) 144 km về phía nam, từng là  khu vực phụ thuộc Anh Quốc từ năm 1842 cho đến 1/7/1997. Ngay sau đó nó trở thành đặc khu  hành chánh của Trung Quốc. Đảo Hồng Kông có diện tích 80km2 bị Anh quốc chiếm trị năm 1841, chính thức chuyển nhượng cho Anh năm 1842, trên đó một cơ quan chính quyền được xây dựng. Đối diện với nó là bán đảo Kowloon rộng 7,7 km2, một bến tàu nhỏ nối liền với nó năm 1860. Năm 1898, Hồng Kông được nối thêm 919 km2 gồm một khu vực đất liền, và các đảo gọi là vùng đất mới do Anh Quốc thuê Trung Quốc trong thời hạn 99 năm. Tổng cọng toàn lãnh địa Hồng Kông 1.564,4 km2. Dân số (2008): 7.206.000, kể cả gần 20.000 kiều dân Anh. Hồng Kông là trung tâm thương mại và ngân hàng.
Thu nhập bình quân đầu người được xếp vào loại cao nhất thế giới: 25.400 USD/người/ năm (2000). Công nghiệp chính của đặc khu Hồng Kông là hàng dệt, may mặc, du lịch, điện tử, đóng tàu, sắt thép, đánh cá, ciment và sản xuất công nghiệp nhỏ. Dệt kim Hồng Kông (sợi nhỏ) là một trong những mặt hàng tốt nhất thế giới. Cảng Hồng Kông là bến tàu quan trọng của Hải quân Anh trong một thời gian dài, và là một trong các bến cảng có lượng tàu lui tới nhiều nhất thế giới. Nó còn là thuộc địa mở, nơi dung thân cho những người bị đày ải từ đất liền Trung Quốc. Hồng Kông bị Nhật Bản chiếm đóng trong thời kỳ chiến tranh Thế giới lần thứ II. Từ năm 1949 đến năm 1962, Hồng Kông tiếp nhận hơn một triệu người tỵ nạn chạy trốn khỏi Cộng sản Trung Quốc. Bắt đầu trong thập niên 1950, giá thuê nhân công rẽ dẫn đến một sự bùng phát trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Các chủ trương thuế khóa dễ dàng đã hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông, làm cho Hồng Kông trở thành một trong những khu vực sản xuất chính và là nơi giàu có nhất vùng Viển đông. Bên cạnh những người giàu có là những người nghèo, họ sống và làm việc trong những điều kiện tồi tàn, tiền lương thấp làm phát sinh nhiều sự bất ổn chính trị trong thập niên 1960. Luật lệ và các chương trình công ích tăng thêm tiêu chuẩn sống từ thập niên 1970. Khi thời gian thuê mướn Hồng Kông sắp đủ 99 năm, Anh Quốc và Trung Quốc ký thỏa ước ngày 19/12/1984, theo đó tất cả khu vực Hồng Kông sẽ được giao trả cho Trung Quốc năm 1997, và Hồng Kông được phép duy trì hệ thống tư bản chủ nghĩa của nó trong vòng 50 năm. Tháng 12/1996, Ủy ban bầu chọn nhà cầm quyền Trung Quốc đã chỉ định nhà kinh doanh hàng hải giàu có Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa) làm Chủ quản Đặc khu Hồng Kông khi Anh Quốc giao trả cho Trung Quốc.
Ngày 1/7/1997, một buổi lễ chuyển giao với đầy đủ nghi thức cấp nhà nước, như một điểm mốc lịch sử của đặc khu Hồng Kông. Tên đường và hệ thống tiền tệ Hồng Kông vẫn được duy trì (7,80 đồng Hồng kông=1 USD), nhưng không có hình của Nữ hoàng Anh trên giấy bạc đô la Hồng Kông. Ngôn ngữ chính thức vẫn là Chinese và English. Hội đồng Lập pháp cũ giải tán và một Cơ quan Lập pháp mới được chỉ định để thay thế Hội đồng này. Cơ quan Lập pháp mới quy định giới hạn hoạt động đối lập và giảm bỏ tiêu chuẩn bầu cử cho người đủ tuổi đi bầu cơ quan lập pháp. Các ứng viên ủng hộ dân chủ đã thực hiện đầy đủ quyền của mình trong cuộc bầu phiếu ngày 24/5/1998. Năm 2003, dịch cúm SARS phát khởi ở Hồng Kông giết chết 300 người, và gây thiệt hại lớn lao về kinh tế bởi người ta sợ lây lan không dám đến Hồng Kông.
Ngày /7/2003, hàng trăm ngàn cư dân Hồng Kông xuống đường biểu tình phản dối dự luật cấm biểu tình chống đối nhà nước. Ngày 5/9 dự luật được rút lại. Một cuộc biểu tình khác diển ra vào ngày 1/7/2004, phản đối chính quyền Bắc Kinh hạn chế tự do dân chủ tại Hồng Kông. Các ứng viên ủng hộ dân chủ chiếm được sự ủng hộ đông đảo của cử tri trong cuộc bầu cử ngày 12/9, nhưng không đủ túc số để nắm quyền điều hành Đặc khu Hồng Kông. Sau khi Đổng Kiến Hoa từ chức ngày 10/3/2005, Donald Tsang được bầu như người kế vị Tổng chủ quản Hồng Kông với nhiệm kỳ 2 năm. Và, Tsang đắc cử với nhiệm kỳ 5 năm trong cuộc bầu cử ngày 25/3/2007.
8. Ma Cao:  Ma Cao có diện tích 25,89 km2 gồm một phần bên trong nội địa, một bán đảo và 2 đảo nhỏ tại cửa sông Xi (Pearl) của Trung Quốc. Nó được xem như là thuộc địa thương mại của Bồ Đào Nha từ năm 1557. Năm 1849, Bồ Đào Nha đòi toàn quyền cai trị vùng này, đòi hỏi đó được Trung Quốc chấp nhận trong một Hiệp ước năm 1887. Bồ Đào Nha ban cấp quy chế  tự trị cho Ma Cao năm 1976. Năm 1987 Trung Quốc và Bồ Đào Nha ký một thỏa ước, theo đó Ma Cao sẽ được trả lại cho Trung Quốc ngày 20/12/1999. Cũng như Hồng Kông chính quyền Trung Quốc bảo đảm cho Ma Cao sẽ không thay đổi lối sống, và hệ thống tư bản chủ nghĩa trong thời hạn 50 năm. Dân số Ma Cao năm 2008 là 481.000 người.
B. Trung quốc ngày nay (Số liệu không tính Hồng kông và Ma cao).
Hiến pháp và chính quyền: Hội nghị Tư vấn chính trị do đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập nhóm họp ngày 21/9/1949, tại Bắc Kinh thông qua 60 điều khoản Luật cơ bản và 31 điều khoản tổ chức chính quyền trung ương. Cả hai trở thành nền tảng của luật Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 20/9/1954. Hội nghị Tư vấn tiếp tục tồn tại sau 1954 như một cơ quan Tư vấn. 3 tu chính Hiến pháp trong các năm 1975, 1978, và 1982 trao thêm quyền cai trị toàn diện đất nước cho đảng Cộng sản. Sau đó, Hiến pháp được tu chỉnh từng phần trong các năm 1988, 1983, và 1999, chấp nhận nguyên tắc Xã hội Chủ nghĩa theo cơ chế thị trường và chủ sở hữu tư nhân. Quốc hội chỉ có một viện, là cơ quan quyền lực cao nhất với quyền tu chỉnh Hiến pháp, bầu chọn và cách chức các viên chức cao nhất của chính quyền.
 Quốc hội có 2.985 đại biểu được bầu lên bởi Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, vùng, thành phố và các đơn vị tự trị hành chánh, với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu ra Ủy ban Thường trực, Hội đồng Quốc gia (State Council), Chủ tịch và Phó chủ tịch nước cũng với nhiệm kỳ 5 năm. Khi Quốc hội không họp thì Ủy ban Thường trực Quốc hội thực hiện chức năng của Quốc hội. Lưu ý: Hội đồng Quốc gia là cơ quan hành pháp cao nhất gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, và các thành viên của nó. Quân ủy Trung ương: là cơ quan chỉ huy cao nhất trong quân đội.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.330.044.605, dưới 15 tuổi 20,1%, trên 65 tuổi 8%. Mật độ dân cư: 143 người/km2. Thành phố: 40,4%. Sắc tộc: Han 92%, và 56 nhóm sắc tộc khác gổm Zhuang, Manchu, Hui, Miao Uygur, Yi, Tujia, Tong, Tibetan, Mongol... Ngôn ngữ: Madarin (chính), Yue (Cantonese), Wu (Shanghlese), Minbei (Fuzhou), Minnan (Hokkien-              Taiwanese), Xiang, Gan, Hakka, và nhiều ngôn ngữ sắc tộc thiểu số khác. Tôn giáo: Vô thần là chính, Phật giáo, Lảo giáo, một ít Hồi giáo, Thiên chúa giáo. Đất đai: Tổng diện tích: 9.596.960 km2. Diện tích đất: 9.326.410 km2. Địa điểm: chiếm hầu hết phần đất liền có thể sinh sống được ở Đông Á. Quốc gia láng giềng: Mông Cổ phía bắc. Liên bang Nga phía đông bắc và tây bắc. Afghanistan, Pakistan, Tajikistan, Kyrgystan, Kazakhstan phía tây. Ấn Độ, Nepal, Blutan, Myanmar, Laos, Việt Nam phía nam. Bắc Triều Tiên phía đông bắc. Địa thế: Hai phần ba dất nước rộng lớn là núi non hoặc sa mạc. Một phần mười đất được gieo trồng. Thế đất thấp nhô  cao dần lên, dốc đứng ở phía bắc tại Daxinganlingshanmai chia tách Manchuria và Mongolia. Núi Tien Shan ở Xingjiang, Himalayan và Kynlunshanmai phía tây nam và Tibet. Từ bắc đến nam dài 2.992 km và rộng từ đông sang tây hơn 3.218 km. Một nửa phía đông Trung Quốc là đất có nước tưới tiêu tốt nhất thế giới. Ba hệ thống sông lớn là sông Chang (Yangtze), sông Huang (Yellow) và sông Xi cung cấp nước cho một vùng đất nông nghiệp khổng lồ. Thủ đô: Bắc Kinh (Beijing). Thành phố đông dân: Thượng Hải (Shanghai) 14.987.000, Bắc Kinh 11.106.000, Quảng Châu, Quảng Đông 8,829.000, Shenzhen 7.581.000, Wuhan 7.243.000, và Tianjin 7.180.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng sản. Nguyên thủ quốc gia và Chủ tịch Quân ủy trung ương: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu jintao), sinh tháng 12/1942, nhậm chức 15/3/2003 (tái bầu 2008). Thủ tướng chính phủ: Ung Gia Bảo (Wen jiabao) sinh tháng 9/1942, nhậm chức 16/3/2003 (tái bầu 2008). Chính quyền địa phương: 22 tỉnh (không kể Đài Loan), 5 vùng tự trị, 4 khu thành phố tự quản, và 2 đặc khu hành chánh là Hồng Kông (1/7/1997), và Ma Cao (20/12/1999). Ngân sách quốc phòng: 46,7 tỷ. Quân đội chính quy: 2.105.000 triệu. Kinh tế: Công nghiệp: sắt, thép, than, máy móc xây dựng, hàng dệt, may mặc, khai thác và chế biến dầu lửa, xi măng, phân hóa học, và vũ khí. Nông sản: gạo, lúa mì, lúa miếng, khoai tây, dậu phụng, trà. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu lửa, khí đốt, nguyên tố kim loại nặng, kim loại trắng hơi xanh, thủy ngân, chì, mangan đen, thiếc, nguyên tố kim loại trắng, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 16 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 15%. Chăn nuôi: trâu bò 119,9 triệu, gà 4,5 tỷ, dê 197,3 triệu, heo 501,5 triệu, cừu 172 triệu. Đánh cá: 62,7 triệu tấn. Cung cấp điện: 2.371,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 43%, đóng góp 15%; công nghiệp 25%, đóng góp 53%; dịch vụ 32%, đóng góp 32%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Yuan Renminbi (tháng 9/2008: 6,8=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 7.000 tỷ. Bình quân đầu người: 5.300. Tăng trưởng: 11,4%. Nhập khẩu: 901,3 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 14,6%, Nam Triều Tiên 11,3%, Đài Loan 10,9%, Hoa Kỳ 7,5%, Đức 4,8%. Xuất khẩu: 1.200 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 21%, Hồng Kông 16%, Nhật Bản 9,5%, Nam Triều Tiên: 4,6%, Đức 4,2%. Du lịch: 33,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 651,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 968,3 tỷ. Dự trữ vàng: 19,2 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 233,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 75.421 km. Bằng xe hơi: 21,3 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân: 9,6 triệu. Bằng máy bay: bay 176,1 tỷ km, sân bay 403. Hải cảng: 4- Shanghai, Qinhuangdao, Dalian, Guangzhou (Canton). Truyền thông: Máy truyền hình: 291/1000 cư dân. Radio: 342/1000. Điện thoại: 365,4 triệu. Internet: 210 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 71,4, nữ 75,2. Sinh xuất: 13,7/1000 cư dân. Tử xuất: 7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 21,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: o,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 93,3%, trung học 62%, đại học 6%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác  Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
2. HỒNG KÔNG.
A. Tiến trình phát triển.

Hồng kông (Xiangganq) nằm tại cửa sông Zhu Jiang phía đông nam Trung Quốc cách Canton (Guangzhou) 144 km về phía nam có diện tích 80km2 bị Anh Quốc chiếm trị năm 1841, chính thức chuyển nhượng cho Anh năm 1842. Năm 1860, một bến tàu nhỏ nằm trên bán đảo Kowloon rộng 7,7 km2, sáp nhập với Hồng Kông. Năm 1898 nó lại được nối thêm 919 km2 gồm một khu vực đất liền, và các đảo gọi là “vùng đất mới” do Anh Quốc thuê từ Trung Quốc trong thời hạn 99 năm. Tổng cọng toàn lãnh địa Hồng Kông 1.564,4 km2. Hồng Kông được xen như là thuộc địa mở, nơi dung thân cho những người bị đày ải từ đất liền Trung Quốc. Hồng Kông bị Nhật Bản chiếm đóng trong thời kỳ chiến tranh Thế giới lần thứ II. Từ năm 1949 đến năm 1962, Hồng Kông tiếp nhận hơn 1 triệu người tỵ nạn chạy trốn khỏi cọng sản Trung Quốc.
Bắt đầu trong thập niên 1950, giá thuê nhân công rẻ dẫn đến một sự bùng phát trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Do chủ trương thuế khóa dễ dàng đã hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông, làm cho Hồng Kông trở thành một trong những khu vực sản xuất chính, và là nơi giàu có nhất vùng Viển Đông. Bên cạnh những người giàu có là những người nghèo, họ sống và làm việc trong những điều kiện tồi tàn, tiền lương thấp làm phát sinh nhiều sự bất ổn chính trị trong thập niên 1960. Luật lệ và các chương trình công ích tăng thêm tiêu chuẩn sống từ thập niên 1970. Ngày 19/12/1984, khi thời gian thuê mướn Hồng Kông sắp đủ 99 năm, Anh Quốc và Trung Quốc ký một thỏa ước, theo đó tất cả khu vực Hồng Kông sẽ được giao trả cho Trung Quốc năm 1997. Hồng Kông được phép duy trì hệ thống tư bản chủ nghĩa của nó trong vòng 50 năm.
Tháng 12/1996, Ủy ban bầu chọn nhà cầm quyền Trung Quốc đã chỉ định nhà kinh doanh hàng hải giàu có Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa) làm Chủ quản Đặc khu Hồng Kông khi Anh Quốc giao trả cho Trung Quốc. Ngày 1/7/1997, một buổi lễ chuyển giao với đầy đủ nghi thức cấp nhà nước, như một điểm mốc lịch sử của đặc khu Hồng Kông. Tên đường và hệ thống tiền tệ Hồng Kông vẫn được duy trì (7,78 đồng Hồng kông=1 USD), nhưng không có hình của Nữ hoàng Anh trên giấy bạc đô la Hồng Kông.    Hội đồng Lập pháp cũ mới được bầu lên năm 1996 bị giải tán, và một cơ quan Lập pháp được chỉ định để thay thế Hội đồng này. Cơ quan Lập pháp mới quy định giới hạn hoạt động đối lập, giảm bỏ tiêu chuẩn cho cử tri và ứng viên bầu chọn vào cơ quan Nhà nước. Cuộc bầu cử ngày 24/5/1998, các ứng viên ủng hộ dân chủ chiếm được một đa số tương đối.
Năm 2003, dịch cúm SARS phát khởi ở Hồng Kông giết chết 300 người và gây thiệt hại lớn lao về kinh tế, bởi người ta sợ lây lan không dám đến Hồng Kông. Ngày 1/7/2003, hàng trăm ngàn cư dân Hồng Kông xuống đường biểu tình phản dối dự luật cấm biểu tình chống đối nhà nước. Ngày 5/9 dự luật được rút lại. Một cuộc biểu tình khác diển ra vào ngày 1/7/2004, phản đối chính quyền Bắc Kinh hạn chế tự do dân chủ tại Hồng Kông. Trong cuộc bầu cử ngày 12/9, các ứng viên  dân chủ chiếm được sự ủng hộ đông đảo của cử tri, nhưng không đủ túc số để nắm quyền điều hành Đặc khu Hồng Kông. Ngày 10/3/2005, sau khi Đổng Kiến Hoa từ chức, kế vị ông ta là Donald Tsang cũng nhiệm kỳ 2 năm. Ngày 25/3/2007, Donald Tsang tái đắc cử tổng quản Đặc khu Hồng Kông nhiệm kỳ 5 năm.
B. Hồng Kông ngày nay.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 6.980.412, gồm cả 20.000 kiều dân Anh. Mật độ dân cư: 4.463 người/km2. Thành phố: 99%. Sắc tộc: Chineses, English. Ngôn ngữ: Chinese, English. Tôn giáo: Phật giáo, Khổng giáo. Đất đai: Tổng diện tích: 1,564 km2. Diện tích đất: 1.564 km2. Địa điểm: ở phía đông nam thuộc lảnh thỗ Trung quốc. Thành phố thủ đô: Hồng Kông.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cọng sản. Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu jintao), sinh tháng 12/1942, nhậm chức 15/3/2003. Thủ tướng chính phủ: Ung Gia Bảo (Wen jiabao) sinh tháng 9/1942, nhậm chức 16/3/2003. Hồng Kông là một Đặc khu Hành chánh của Trung Quốc. Tổng quản đặc khu: Donald Tsang, sinh năm 1944, nhậm chức 10/3/2005, tái bầu ngày 25/3/2007. Kinh tế: Hồng kông là trung tâm thương mại và ngân hàng. Công nghiệp chính của đặc khu Hồng Kông là hàng dệt, may mặc, du lịch, điện tử, đóng tàu, sắt thép, đánh cá, ciment và sản xuất công nghiệp nhỏ. Dệt kim Hồng Kông (sợi nhỏ) là một trong những mặt hàng tốt nhất thế giới. Cảng Hồng Kông còn là một trong các bến cảng có lượng tàu lui tới nhiều nhất thế giới. Bắt đầu trong thập niên 1950, giá thuê nhân công rẻ dẫn đến một sự bùng phát trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Do chủ trương thuế khóa dễ dàng đã hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông, làm cho Hồng Kông trở thành một trong những khu vực sản xuất chính, và là nơi giàu có nhất vùng Viển Đông.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Đô la Hồng Kông. Tổng sản lượng nội địa: 260,0 tỷ. Bình quân đầu người: 37.300 USD. Tăng trưởng: 1%. Nhập khẩu (2005): 2,8 tỷ. Bạn hàng (2004): China 32,9%, Thailand 10,7%, Nhật bản 4,8%. Xuất khẩu (2005): 1,3 tỷ. Bạn hàng (2004): Trung Quốc 29 %, South Korea 24,1%, Japan 13,2%. Du lịch: 150 triệu. Ngân sách quốc gia: không có số liệu. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 12,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.123 km. Bằng xe hơi: không có số liệu. Xe hơi cá nhân không có số liệu. Bằng máy bay: bay 34 triệu km, sân bay 36. Hải cảng: 3-Chonjin, Hamhung, Nampo. Truyền thông: Máy truyền hình: 55/1000 cư dân. Radio: 146/1000. Điện thoại: 980.000. Nhật báo: không có ssố liệu. Internet: không có số liệu. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,9, nữ 74,5. Sinh xuất: 15,5/1000 cư dân. Tử xuất: 7,1/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,84%. Chết trước tuổi trưởng thành: 23,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học và đại học: không có số liệu.
Tham gia tổ chức quốc tế: Hợp tac Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
3. KOREA, SOUTH - REPUBLIC OF KOREA (NAM TRIỀU TIÊN).
A. Tiến trình phát triển.

Triều Tiên từng có lần gọi là Vương quốc Hermit được ghi nhận vào lịch sử từ thế kỷ thứ I Trước công nguyên (TCN). Năm 668, Sau công nguyên (SCN) nó liên minh với một vương quốc khác dưới sự cai trị của Vương triều Silla. Có những lúc nó lại liên hợp với đế quốc Trung Quốc. Một hiệp ước gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản trong chiến tranh 1894-1895, thừa nhận sự độc lập vẹn toàn của Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản xua quân thôn tính Triều Tiên. Tại Hội nghị Potsdam tháng 7/1945, quy định vĩ tuyến thứ 38 là đường phân ranh cho quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô chiếm đóng. Quân đội Liên Xô vào Bắc Triều Tiên ngày 10/8/1945, quân đội Hoa Kỳ vào Nam Triều Tiên ngày 8/9/1945. Tháng 5/1948, Nam Triều Tiên thành lập chế độ Cộng hòa với thủ đô của nó là thành phố Seoul. Bác sĩ Syngman Rhee được chọn làm Tổng thống.
Một chế độ Cộng sản đối kháng do Kim Nhật Thành lãnh đạo cũng được thành lập ở Bắc Triều Tiên. Tháng 6/1950, Cộng sản Bắc Triều Tiên xua quân đánh chiếm Nam Triều Tiên. Và thế là chiến tranh Triều Tiên bắt đầu. Quân Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ chỉ huy gởi tới Nam Triều Tiên chận đứng sự xâm lăng của Cộng sản Bắc Triều Tiên. Tháng 7/1953 chiến tranh kết thúc, nhưng sự chia cắt hai miền Nam Bắc theo đường phân ranh phi quân sự dọc theo vĩ tuyến 38 vẫn chưa được giải quyết. Sự cai trị độc tài của Bác sĩ Rhee làm quần chúng phản đối. Một cuộc vận động do sinh viên các trường đại học xuống đường tuần hành thách thức chính quyền, buộc ông ta từ chức ngày 26/4/1960. Ngày 16/5/1961 một cuộc đảo chánh do tướng Park Chung Hee cầm đầu thành công đưa ông ta lên ngôi vị lãnh đạo chính phủ.
Park Chung Hee được bầu làm Tổng thống năm 1963, và trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1972, cho phép ông ta tái bầu không giới hạn vào các nhiệm kỳ Tổng thống 6 năm. Ngày 26/10/1979, Park Chung Hee bị ám sát bởi trưởng cơ quan CIA tại Nam Triều Tiên. Tháng 5/1980, tướng Chun Doo Hwan cầm đầu ngành tình báo quân đội nắm quyền cai trị ban hành lệnh thiết quân luật, và ra lệnh thẳng tay đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ ở thành phố Kwangju. Tháng 7/1982, Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý trên mục tiêu tái thống nhất hai nước bằng các cuộc thương thảo hòa bình. Nhưng không có ký một văn bản nào tháo bỏ các mối bất đồng giữa hai chế độ. Cho đến năm 1985, họ mới đồng ý với nhau thảo luận trên các vấn đề liên quan đến kinh tế.
Ngày 10/6/1987, giai cấp trung lưu gồm nhân viên văn phòng, chủ hiệu buôn và các nhà hoạt động kinh doanh kết hợp với sinh viên tuần hành, phản đối chính quyền ở thành phố thủ đô Seoul yêu cầu cải cách dân chủ. Sau nhiều tuần bạo loạn đập phá, ngày 1/7, Chun Doo Hwan phải chấp nhận các yêu sách của những người biểu tình phản đối, chẳng hạn đồng ý tổ chức bầu cử tổng thống, và nhiều cải cách khác. Tháng 12/1987, Roh Tae Woo được bầu làm Tổng thống. Năm 1990, ba đảng chính trị lớn hợp nhất. Khoảng 100 ngàn sinh viên xuống đường biểu tình phản đối sự hợp nhất nầy xem đó như là một hành động có tính toán, thiếu dân chủ. Năm 1993, Kim Young Sam được bầu làm Tổng thống, lần đầu tiên Nam Triều tiên có vị tổng thống dân sự kể từ năm 1961.
Bị cáo buộc nổi loạn, phản quốc, tham nhũng, trách nhiệm trong vụ đảo chánh năm 1979, và tàn sát người biểu tình ở Kwangju năm 1980, cựu Tổng thống Chun Doo Hwan bị kết án tử hình trong phiên tòa tại Seoul ngày 6/8/1996. Còn cựu Tổng thống Roh Tae Woo nhận bản án 22 năm rưỡi tù giam. Ngày 16/12 Chun được giảm án thành tù chung thân, và Roh còn 7 năm tù giam. Sự sụp đổ tòa nhà kiên cố tháng 1/1997 gây ra tai tiếng xung quanh việc xây cất tòa nhà này. Sự xuống giá nhanh chóng tiền tệ và thị trường chứng khoán khiến nam Triều tiên phải ngăn chặn sự xuống dốc thêm nửa bằng cách ký vay 57 tỷ Mỹ kim không tiền bảo chứng của Quỹ tiền tệ thế giới vào ngày 4/12. Kim Dae Jung người bất đồng chính kiến trong một thời gian dài đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 18/12/1997.
Bốn ngày sau, ngày 22/12 Kim Dae Jung ký lệnh ân xá cho hai cựu tổng thống Chun và Roh. Từ ngày 13-15/6/2000, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên nhóm họp tại Bình Nhưỡng giưa hai vị Tổng thống Nam Triều Tiên Kim Dae Jung và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong II. Hai nhà lảnh đạo đồng ý làm việc với nhau cho mục đích hòa giải và tiến dần đến việc tái thống nhất Triều Tiên. Sự kiện nầy làm cho Kim Dae Jung được giải Nobel Hòa bình năm 2000. Khó khăn lại ập tới bởi vụ xung đột hải quân với Bắc Triều Tiên ngày 29/6/2002, và bởi các vụ tham nhũng bị phanh phui chính ngay trong gia đình của Kim Dae Jung. Ngày 11/7/2002, Kim Dae Jung cải tổ nội các. Quốc hội kiểm soát bới các thành viên đảng đối lập bác bỏ hai lần đề nghị bổ nhiệm Thủ tướng của ông ta vào ngày 31/7 và 28/8/2002.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 19/12, Roh Moo Hyun đắc cử. Vụ cháy xe điện ngầm tại Taegu ngày 18/2/2003, giết chết 198 người, kẻ gây ra vụ cháy nhận án tù chung thân, 8 người khác bị buộc tội bất cẩn cũng bị án tù có thời hạn. Trận cuồng phong Maemi ập vào Pusan và vùng phụ cận ngày 12-13/9/2003 làm thiệt mạng 130 người và thiệt hại tài sản tới 4,1 tỷ mỹ kim. Ngày 12/3/2004, Quốc hội cáo buộc Tổng thống Roh Moo Hyun cố ý làm trái mua chuộc cử tri trong cuộc bầu cử Quốc hội, để đảng Uri có đa số phiếu hậu thuẩn cho Roh. Ngày 14/5 tòa án Hiến pháp tuyên bố Roh vô tội. Tháng 8/2004, Nam Triều Tiên gởi 3.000 quân tham chiến phía bắc Iraq. Ngày 2/9, Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế cáo buộc Nam Triều Tiên  vi phạm Hiệp ước về hạt nhân, và có một thỏa ước song phương với Bắc Triều Tiên.
Ngày 1/1/2007, Ban Ki-Moon nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên từ năm 2004-2006, nhậm chức Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc. Ngày 2/4 Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên ký hiệp ước mậu dịch tự do giữa hai nước. Tháng 10/2007, cả Bắc lẫn Nam Triều Tiên đều ra lời kêu gọi một nền hòa bình vĩnh viễn cho bán đảo thay thế Hiệp ước đình chiến tạm thời kể từ khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 19/12/2007, Lee Myung-Bak, nguyên một nhà thầu xây dựng và Thị trưởng Thành phố Seoul, đảng Quốc gia giành chiến thắng với 48,7% phiếu bầu, về nhì là ứng viên Chung Dong-Yuong của đảng Dân chủ Thống nhất. Tháng 6/2008, một cuộc biểu tình phản đối quyết định của chính phủ trong việc cho phép nhập cảng thịt bò từ Hoa Kỳ, đã bị cấm từ năm 2003 bởi dịch bò điên.
Tính đến tháng 9/2008, Hoa Kỳ còn 28.500 quân đồn trú tại Nam Triều Tiên, và Nam Triều Tiên cũng gởi 600 quân tham chiến với Hoa Kỳ tại chiến trường Iraq.
B. Nam Triều Tiên ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp năm 1988, quy định Tổng thống là nguyên thủ Quốc gia, do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống chỉ định các thành viên của Hội đồng Quốc gia (chính phủ) và đứng đầu Hội đồng nầy. Quốc hội gồm 299 đại biều do dân bầu trực tiếp trong các khu vực bầu cử 243, và 56 đại biểu dành riêng cho các đảng phái theo danh sách và tỷ lệ quy định, đại biểu Quốc hội có nhiệm kỳ 4 năm. Hiến pháp hiện tại là Hiến pháp của nền đệ VI Cộng hòa.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 48.379.292, dưới 15 tuổi 17,7%, trên 65 tuổi 9,9%. Mật độ dân cư: 493 người/km2. Thành phố: 80,8%. Sắc tộc: Korean, và một ít China. Ngôn ngữ: Korean, English dạy rộng rải trong các trường học. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 25%, Phật giáo 23%, không tôn giáo 49%. Đất đai: Tổng diện tích: 98.480 km2. Diện tích đất: 98.190 km2. Địa điểm: phía bắc Đông Á. Quốc gia láng giềng:  Bắc Triều Tiên phía bắc. Địa thế: Quốc gia núi non trùng điệp, với bờ biển phía đông gồ ghề. Bờ phía tây và nam có nhiều nơi thụt sâu vào bên trong nội địa, với nhiều đảo và hải cảng. Thủ đô: Seoul. Thành phố đông dân: Seoul 9.796.000, Busan 3.480.000, Incheon 2.550.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Lee Myung-Bak, sinh 19/12/1941, nhậm chức 25/2/2008. Thủ tướng chính phủ: Han Seung-Soo, sinh 28/23/1936, nhậm chức 29/2/2008. Chính quyền địa phương: 9 tỉnh và 7 thành phố. Ngân sách quốc phòng: 26,9 tỷ. Quân đội chính quy: 687.000. Kinh tế: Công nghiệp: điện, xe hơi, y dược, đóng tàu, luyện kim, hàng dệt, may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, hạt ngủ cốc, lúa mạch, rau quả, trái cây. Tài nguyên: than đá, nguyên tố kim loại nặng, kim loại trắng bạc, than chì, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 2,6 triệu, gà 121 triệu, dê 527.000, heo 9,9 triệu, cừu 1.350. Đánh cá: 3 triệu tấn. Cung cấp điện: 382,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 8%, đóng góp 4%; công nghiệp 17%, đóng góp 36%; dịch vụ 75%, đóng góp 60%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Won (tháng 9/2008: 1,1=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 1.200 tỷ. Bình quân đầu người: 24.800. Tăng trưởng: 5%. Nhập khẩu: 356,8 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 17,4%, Trung Quốc 15,4%, Hoa Kỳ 11,2%, Saudi Arabia 6,4%. Xuất khẩu: 371,5 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 24,7%, Hoa Kỳ 13,1%, Nhật Bản 7,5%, Hồng Kông 4,2%, Taiwan 4,1%. Du lịch: 5,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 246,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 165,8 tỷ. Dự trữ vàng: 460.000ozt. Nợ nước ngoài: 160,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.470km. Bằng xe hơi: 10,6 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 4,3 triệu. Bằng máy bay: bay 67 tỷ km, sân bay 68. Hải cảng: 2- Pusan, Inchon. Truyền thông: Máy truyền hình: 364/1000 cư dân. Radio: 1039/1000. Điện thoại: 23,3 triệu. Internet: 34,8 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 75,3, nữ 82,2. Sinh xuất: 9,1/1000 cư dân. Tử xuất: 5,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 98%, trung hoc 100%, đại học 52%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OCED).
4. JAPAN (NHẬT BẢN).
A. Tiến trình phát triển.

Theo truyện kể của người Nhật Bản, đế quốc Nhật được thành lập năm 660 Trước công nguyên (TCN) bởi Hoàng đế Jimmu, nhưng các ghi chép lại nói về ngày quốc gia Nhật Bản thống nhất khoảng 1000 năm sau đó. Ảnh hưởng Trung Quốc rất lớn  trong việc hình thành nền văn minh Nhật Bản. Đạo Phật được truyền bá vào đây trước thế kỷ thứ 6 Sau công nguyên (SCN). Hệ thống Phong kiến với các gia đình quý tộc địa phương đầy quyền lực, và đội quân thiện chiến của họ thống trị từ năm 1192. Chính phủ Trung ương tập quyền được trao cho các gia đình Shoguns (quân sự độc tài) giữa năm 1192 và 1867, cho đến khi nó được thay thế bởi Hoàng đế nhà Minh Trị (Meiji) năm 1868. Bồ Đào Nha và Hòa Lan có buôn bán với Nhật Bản trong thế kỷ 16 và 17.
Thuyền trưởng Matthew C. Perry, người Mỹ thăm viếng Nhật Bản và ký hiệp ước giao thương Hoa Kỳ - Nhật Bản. Hiệp ước được phê chuẩn năm 1854. Công nghiệp hóa Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Năm 1894-1895, Nhật Bản đánh Trung Quốc chiếm đảo Đài Loan. Sau chiến tranh với Nga năm 1904-1905, Nga nhượng một nửa phía Nam đảo Sakhalin và trao quyền đặc nhượng ở Trung Quốc. Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Triều Tiên. Trong đệ I thế chiến, Nhật Bản đánh bật Đức Quốc ra khỏi Quảng Đông (Shandong), Trung Quốc và chiếm tất cả các đảo trên Thái Bình Dương do Đức kiểm soát. Năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu (Manchuria) và lao vào cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc năm 1937. Ngày 7/12/1941, Nhật Bản khởi chiến với Hoa Kỳ bằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor).
Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima ngày 6/8, và Nagasaki ngày 9/8/1945. Nhật Bản đầu hàng đồng minh ngày 14/8/1945. Hiến pháp mới được thông qua ngày 3/5/1947. Nhật Bản công bố từ bỏ quyền tiến hành chiến tranh. Hoàng đế từ bỏ quyền tối thượng, Nghị viện trở thành cơ quan duy nhất được ban hành luật pháp. Nhật Bản, Hoa Kỳ và 48 Quốc gia không cộng sản ký hiệp ước hòa bình. Hoa Kỳ còn ký với Nhật Bản một thỏa hiệp phòng thủ song phương ngày 8/9/1951 tại San Francisco và một hiệp ước phục hồi quyền tối thượng của quốc gia Nhật Bản ngày 28/4/1952. Về tái thiết sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản nổi lên như một quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, và là một quốc gia hàng đầu về kỷ thuật.
Hoa Kỳ và Tây Âu chỉ trích Nhật Bản về chính sách hạn chế nhập khẩu, cái đã cho phép Nhật Bản tích lũy được một số ngoại tệ thặng dư lớn trong quan hệ mậu dịch với Thế giới. Ngày 26/6/1968, Hoa Kỳ đã trả lại cho Nhật Bản quyền cai trị trên các đảo Bonin, Volcano và Marcus. Ngày 15/5/1972, Hoa Kỳ trả thêm cho Nhật Bản các đảo Okinawa, Ryukyu, và Daito. Tuy nhiên, Nhật Bản đồng ý cho Hoa Kỳ được tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự trên đảo Okinawa. Vụ tai tiếng kết nạp đảng viên mới của đảng Tự do cầm quyền là vụ tai tiếng chính trị tệ hại nhất của Nhật Bản kể từ sau đệ II thế chiến. Nó liên quan đến việc tặng hiến tiền bạc và cổ phần thương mại cho các chính trị gia, khiến Thủ tướng Noburo Takeshita phải từ chức trong tháng 5/1989.
Những vụ tai tiếng kinh tế và chính trị mới sau đó khiến đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) bị mất ghế không chiếm được đa số trong cuộc bầu cử ngày 18/7/1993, và ngày 29/6/1994. Tomichi Murayama trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của đảng Xã hội Nhật Bản kể từ năm 1947-1948. Một trận động đất trong vùng Kobe tháng giêng 1995 đã làm hơn 5000 người chết, gần 35.000 người bị thương và làm thiệt hại tài sản trên 90 tỷ USD. Ngày 20/2 vụ tấn công bằng hơi độc gây tác hại thần kinh trong đường xe điện ngầm Tokyo do một nhóm cuồng tín tôn giáo thực hiện làm 12 người chết và hàng ngàn người bị thương. Sự giận dữ của công chúng tăng cao khi một nữ sinh 13 tuổi ở Okinawa bị ba quân nhân Mỹ thay nhau hãm hiếp ngày 4/9, dẫn tới việc Hoa Kỳ bắt đầu giảm sự hiện diện quân đội của họ tại đó.
Ngày 5/1/1996 Murayama từ chức Thủ tướng và được thay thế bởi Ryutaro Hashimoto thuộc đảng Dân chủ Tự do. Hashimoto ký một tuyên bố an ninh chung với Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Tokyo ngày 17/4/1996. Thế vận mùa đông từ ngày 7-22/2/1998 diển ra tại Thành phố Nagano. Trong thời gian dài Nhật Bản lún sâu vào suy thoái, đảng Dân chủ Tự do trải qua một sự chê trách mạnh mẽ trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 12/7/1998. Hashimoto từ chức và ngày 24/7 đảng Dân chủ Tự do chọn Keizo Obuchi làm Thủ tướng. Sau khi Obuchi tai biến ngã quỵ ngày 3/4/2000, một đảng viên đảng Dân chủ Tự do là Yoshiro Mori kế thừa ông ta ngày 5/4. Obuchi chết ngày 14/5. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/6, đảng Dân chủ Tự do và đồng minh của nó bị sút giảm đa số ghế tại Hạ viện.
Mori không được quần chúng ưa thích bị thay thế chức lãnh tụ đảng và Thủ tướng trong tháng 4/2001 bởi Junichiro Koizumi, một nhà cải cách được ưa chuộng. Koisumi lập một toán chuyên gia nghiên cứu và đề xuất giải pháp bầu Thủ tướng bằng phổ thông đầu phiếu. Tháng 8/2002, Koizumi trở thành nhà lảnh đạo Nhật Bản đầu tiên thăm viếng Bắc Triều Tiên, nhà lảnh đạo Bắc Hàn Kim Jong II đã xin lổi về việc 5 công dân Nhật bị bắt cóc. Năm người bị bắt cóc nầy được trả về Nhật Bản trong tháng 10/2002. Liên minh nắm đa số ghế trong Quốc hội do Koizumi lảnh đạo vẫn duy trì quyền lực trong cuộc bầu cử ngày 9/11/2003. Tháng 2/2004, lần đầu tiên từ sau Thế chiến II, Nhật Bản gởi hơn 500 quân nhân không chiến đấu ra nước ngoài đến giúp tái thiết Iraq.
 Vụ rò rỉ lò phản ứng hạt nhân tại Mihama ngày 9/8/2004 giết chết 5 công nhân. Ngày 25/4/2005, một vụ tại nạn xe lửa tai Amagasaki phìa tây Nhật Bản làm trên 100 người thiệt mạng. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/9/2005, cử tri uỷ thác cho Koizumi của đảng Dân chủ Tự do (LDP) tái phục hồi nền kinh tế. Tháng 9/2006, Shinzo Abe người được Koizumi ủng hộ kế thừa ông ta cả hai chức lảnh tụ đảng và Thủ tướng. Vụ tai tiếng liên quan đến đảng Tự do đương quyền khiến nhiều Bộ trưởng phải từ chức, và Bộ trưởng Nông nghiệp Toshikatsu Matsuoka treo cổ tự tử ngày 28/3/2007 sau khi có nhiều nghi vấn liên quan đến vấn đề chia chác tiền bạc của ông ta. Cuộc bầu cử bán phần Thượng viện ngày 29/7/2007, đảng Dân chủ đánh bại đảng Dân chủ Tự do đương quyền, khiến Shinzo Abe tuyên bố tự chức.
Ngày 12/9/2007, Abe từ chức, và Yasuo Fukuda thay thế Abe cả hai chức lảnh tụ đảng và Thủ  tướng. Ngày 8/6/2008, một kẻ giết người lái một chiếc xe tải loại nhỏ tông vào đám đông khách bộ hành tại khu vực buôn bán Akihabara, rồi nhảy ra khỏi xe dùng dao đâm chết một người. Có 7 người thiệt mạng và 10 người bị thương. Hung thủ là Tomohiro Kato bị bắt tại chỗ. Tomohiro Kato 25 tuổi, khai rằng “tôi tới Akihabara để giết người, hể gặp ai là tôi giết”. Đương sự có phát họa kế hoạch giết người trên mạng Internet. Tiếc rằng, thông diệp nầy không được phát giác kịp thời. Bị chỉ trích không có khả năng vựt dậy nền kinh tế, và tỷ lệ tăng trương thấp, ngày 1/9/2008 Yasuo Fukuda từ chức, và ngày 21/9, đảng Dân chủ Tự do chọn nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Taro Aso thay thế Fuhuda.          
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/9/2009, đảng Dân chủ giành thắng lợi, với hơn 300/80 ghế, và lảnh tụ đảng Yuhio Hatoyama, 62 tuổi giành quyền thành lập chính phủ, ông nói “ Dân chúng Nhật Bản đã lựa chọn sự thay đổi, và tôi hết sức vui mừng đón nhận sự trao phó của cử tri. Chúng ta sẽ có một tân chính phủ đặt nền tảng trên dân chúng”
B. Nhật bản ngày nay.    
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 thay thế Hiến pháp Meiji năm 1889. Hiến pháp mới xác định, người dân Nhật Bản tự họ tuyên hứa sẽ thực hiện và phát triển tư tưởng Dân chủ và Hòa bình. Hoàng đế là biểu tượng thống nhất của tất cả người Nhật. Quyền lực tối cao thuộc về người dân. Các quyền cơ bản của công dân được bảo đảm. Hoàng đế không có quyền can thiệp vào công việc của chính quyền. Quyền hành pháp trao cho Thủ tướng chính phủ, là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Quyền lập pháp trao cho Quốc hội. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 500 đại biểu, và kể từ kỳ bầu cử tháng 6/2000 giảm xuống còn 480 đại biểu, trong đó 300 ghế được bầu lên từ các khu vực bầu cử, và 180 ghế đại diện từ 11 vùng tự trị theo tỷ lệ cân xứng. Nhiệm kỳ của các đại biểu Hạ viện là 4 năm. Thượng viện có 252 nghị sỉ, kể từ kỳ bầu bán phần nghị sĩ năm 2001 giảm xuống còn 247, và hiện nay là 242 nghị sĩ, trong đó 146 được bầu lên từ các quận hoặc huyện, và 96 nghị sĩ đại diện các đảng chính trị theo một tỷ lệ thích ứng. Cứ 3 năm bầu lại một phần hai tổng số nghị sĩ. 
Lưu ý: (1) Cá nhân Dân biểu hoặc Nghị sĩ nhận quà hiến tặng từ bất cứ ai bị sa thải khỏi Quốc hội, và khai trừ khỏi đảng ít nhất 5 năm. (2) Luật bầu cử tháng 10/2000, trao cho cử tri được quyền chọn ứng viên cá nhân hay đảng phái để bầu vào Thượng viện. (3) Khi trở thành Thủ tướng, tháng 4/2001 Junichiro Koizumi lập một toán chuyên gia nghiên cứu và giới thiệu phương án Thủ tướng Nhật Bản nên được bầu lên bởi cử tri toàn quốc, nhưng hình như đã đi vào quên lãng. (4) Ngày 14/5/2007, Quốc hội thông qua dự án thay đổi Hiến pháp đưa ra “trưng cầu dân ý” xóa điều cam kết từ bỏ vỏ trang quân sự ghi trong Hiến pháp Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II. Dự thảo luật sẽ hoàn tất để chính phủ tổ chức ‘trưng cầu dân ý” vào đầu năm 2010. (5) Hoàng đế Nhật Bản hiện là Akihito, sinh ngày 23/12/1933, người kế thừa vua cha Hirohito ngày 7/1/1989 và chính thức lên ngôi Hoàng đế ngày 12/11/1990. Luật kế thừa ngôi Vua phải là con cháu trai của Nhà vua. Do vậy, người kế thừa ngôi Hoàng đế Nhật Bản sẽ là hoàng tử Hisahito.Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 127.288.149, dưới 15 tuổi 13,7%, trên 65 tuổi 21,6%. Mật độ dân cư: 340 người/km2. Thành phố: 66%. Sắc tộc: Japanese 99,4%, Korean, Chinese, và sắc tộc khác 1%. Ngôn ngữ: Japanese (chính), Ainu, Korean. Tôn giáo: Shinto kết hợp Phật giáo 84%. Đất đai: Tổng diện tích: 377.835 km2. Diện tích đất: 374.744 km2. Địa điểm: Quần đảo ngoài khơi bờ Đông Á. Quốc gia láng giềng: Nam Triều tiên phía tây. Nga phía bắc. Địa thế: Nhật Bản gồm 4 nhóm đảo chính: Honshu 227.327 km2, Hokkaido 78.042 km2. Kyushu 36.541 km2, và Shikoku: 18.249 km2. Bờ biển lỏm sâu vào bên trong nội địa dài 26.796 km2. Các đảo phía bắc nối liền với núi Sakhalin. Dảy núi Kunlun của Trung Quốc nối vào các đảo phía nam. Các dảy núi giao nhau tại núi Alps Nhật Bản. Với một bề ngang rộng nó tách ra băng qua đảo Honshu từ đông sang tây, nổi lên một nhóm núi lửa hầu hết đã ngưng hoạt động kể cả núi Fuji cao 12.388 ft gần Tokyo. Thủ đô: Tokyo. Thành phố đông dân: Tokyo 35.676.000, Osaka-Kobe 11.294.000, Nagoya 3.230.000, Fukuoka-Kitakyushu 2.792.000, Sapporo 2.544.000, Kyoto 1.806.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Hoàng đế Akihito, sinh 23/12/1933, nhậm chức 7/1/1989. Thủ tướng chính phủ: Yukio Hatoyama, sinh ../../1945, nhậm chức: 24/9/2009. Chính quyền địa phương: 47 quận. Ngân sách quốc phòng: 43,6 tỷ. Quân đội chính quy: 240.400. Kinh tế: Công nghiệp: xe hơi, trang thiết bị điện, máy móc công cụ, nghiên cứu kim loại, và luyện kim, tàu biển, hàng dệt, và chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, củ cải đường, rau quả, trái cây. Tài nguyên: cá. Dự trữ nhiên liệu: 44,1 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 12%. Chăn nuôi: trâu bò 4.4 triệu, gà 288,5 triệu, dê 32.000, heo 9,8 triệu, cừu 10.000. Đánh cá: 5,5 triệu tấn. Cung cấp điện: 1.007,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 4%, đóng góp 1%; công nghiệp 28%, đóng góp 26 dịch vụ 68%, đóng góp 73%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Yen (tháng 9/2008: 106,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 4.300 tỷ. Bình quân đầu người: 33.600. Tăng trưởng: 2,1%. Nhập khẩu: 572,4 tỷ. Bạn hàng: Trung quốc 20,5%, Hoa kỳ 12%, Saudi Arabia 6,4%, United Arabia Emirates 5,5%, Australia 4,8%, South Korea 4,7%, Indonesia 4,2%. Xuất khẩu: 676,9 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 22,8%, China 14,3%, South Korea 7,8%, Taiwan 6,8%, Hồng Kông 5,6%. Du lịch: 8,5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.600 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 603,9 tỷ. Dự trữ vàng: 24,6 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: giảm 0,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 23.468 km. Bằng xe hơi: 57,1 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 16,9 triệu. Bằng máy bay: bay 151,7 tỷ km, sân bay 145. Hải cảng: 7- Tokyo, Kobe, Osaka, Nagoya, Chiba, Kawasaki, Hakodate. Truyền thông: Máy truyền hình: 719/1000 cư dân. Radio: 956/1000. Điện thoại: 51,2 triệu. Internet: 88,1 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 78,7, nữ 85,6. Sinh xuất: 7/9/1000 cư dân. Tử xuất: 9,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: =0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 2,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 44%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).
5. TAIWAN - REPUBLIC OF CHINA (ĐÀI LOAN).
A. Tiến trình phát triển.

Phần lớn người định cư Trung Quốc lập nghiệp ở Đài Loan trong thế kỷ 17. Đài Loan được cai trị từ đất liền Trung Quốc. Hòa Lan cai trị nó từ năm 1620 đến 1662. Đài Loan còn được gọi là Formosa bị Nhật Bản chiếm trị từ năm 1895 đến 1945. Hai triệu người ủng hộ chính quyền Quốc Dân Đảng (Kuomintang) chạy ra đảo năm 1949, sau khi Cộng sản chiếm toàn bộ nội địa. Họ xây dựng Taiwan như là thủ đô của chính phủ Cộng hòa Trung Quốc (Republic of China). Ngày 15/12/1978, Hoa Kỳ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, cắt đứt ràng buộc ngoại giao với chính phủ Đài Loan, chỉ duy trì sự liên hệ qua các văn phòng đại diện. Chương trình cải cách ruộng đất do Hoa Kỳ trợ giúp, cùng với đầu tư và giáo dục miễn phí ở mọi cấp đã đưa Đài Loan có được những thuận lợi to lớn về công nghiệp, nông nghiệp và tiêu chuẩn sống.
Năm 1987, bải bỏ lệnh thiết quân luật sau 38 năm (từ 1949) tồn tại. Và năm 1991, chấm dứt tình trạng khẩn trương kéo dài hơn 43 năm qua. Ngày 23/3/1996, lần đầu tiên Đài Loan tổ chức bầu Tổng thống trực tiếp. Trận động đất ngày 21/9/1999, giết chết hơn 2.300 người và hàng chục ngàn người bị thương. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 18/3/2000, Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian) lãnh tụ đảng Dân chủ Cấp tiến ủng hộ Đài Loan độc lập đắc cử, chấm dứt hơn 50 năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng. Cả hai chính quyền Đài Bắc, và Bắc Kinh đều xem Đài Loan như một phần của Trung Quốc kéo dài. Dù vậy, một cách chính thức người Đài Loan thể hiện dấu hiệu khởi đầu từ một chính sách trong tháng 7/1999, rằng họ cự tuyệt nỗ lực của Băc Kinh tái thống nhất quốc gia, kể cả gây sức ép về quân sự.
Nhưng các ràng buộc về kinh tế thì được mở rộng vào trong nội địa trong suốt thập niên 1990. Từ năm 2000, Đài Bắc bắn tin sẽ có một cuộc “trưng cầu dân ý” để đảo quốc trở thành một quốc gia độc lập, cái mà chính quyền từ đất liền Bắc Kinh luôn lên tiếng đe dọa sẽ dùng cả vủ lực nếu cần. Đài Loan chỉ có quan hệ ngoại giao với 26 quốc gia, nhưng có một nền kinh tế mạnh và là một trong 10 nước thặng dư tư bản xuất khẩu lớn của thế giới. Ngày 19/3/2004, Trần Thủy Biển bị thương trong vụ mưu sát, chỉ một ngày trước khi đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ II. Cuộc bầu cử 300 đại biểu Hạ viện ngày 14/5/2005, đảng Dân chủ Cấp tiến dẫn đầu chiếm 127 ghế, đảng Quốc gia về nhì chiếm 117 ghế. Và cuộc bầu cử bán phần Thượng viện ngày 13/1/2008, đảng Quốc gia chiếm 81 ghế, và đảng Dân chủ Cấp tiến 27 ghế.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/3/2008, Mã Cửu Anh (Ma Ying-jeou), đảng Quốc gia đắc cử với 58,4% phiếu bầu. Ứng viên Tạ Trường Đình (Frank Hsieh) đảng Dân chủ Cấp tiến 41,6% phiếu bầu.    
Lưu ý:           
Các đảo Penghu (Pescadores) có diện tích 126 km2 và 91.785 cư dân nằm giữa Đài Loan và đất liền, đảo Quemoy và Matsu có 53.286 cư dân nằm ngoài khơi đất liền đều nằm dưới sự cai quản của chính phủ Đài Loan.
B. Đài Loan ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Học thuyết Quốc gia, Dân chủ, và Xả hội của Bác sỉ Tôn Dật Tiên (Dr Sun Yat-sen) người khai sinh nền Cọng hòa Trung Quốc là nền tảng của Hiến pháp Đài Loan. Theo đó chính quyền chia thành 3 cấp: cấp Trung ương, cấp Tỉnh, và cấp Địa phương. Mỗi cấp có một số quyền được ghi rõ trong Hiến pháp. Chính quyền Trung ương gồm Tổng thống và 5 cơ quan gọi là Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp, Kiểm tra, và Điều hành. Nghị viện Quốc gia chỉ bầu chọn đặc biệt cho nhiệm vụ duy nhất là tu chỉnh Hiến pháp. Bắt đầu từ lần bầu cử cơ quan Lập pháp thứ 7 vào ngày 12/1/2008, số đại biểu của cơ quan nầy chỉ còn 113 thay vì 225 như trước đó. Từ ngày ban hành Hiến pháp Đài Loan chưa một lần tu chỉnh. Vấn đề nảy sinh phải giải quyết là nhiệm kỳ Tổng thống không kéo dài ra sao do quy định của cơ quan Lập pháp hay cơ quan Kiểm tra. Cơ quan Lập pháp thì có quyền cách chức Thủ tướng do Tổng thống chỉ định, trong khi Tổng thống lại có quyền giải tán cơ quan Lập pháp. Do vậy, giải pháp giải quyết là cơ quan Lập pháp chỉ hạn chế trong phạm vi quyền hạn của mình.
Cư dânvà lãnh thổ: Con người: Dân số: 22.920.946, dưới 15 tuổi 17,3,%, trên 65 tuổi 10,5%. Mật độ dân cư: 710 người/km2. Thành phố: 75%. Sắc tộc: Taiwanese 84%, đất liền Chinese 14%, cư dân bản địa 2%. Ngôn ngữ: Mandarin Chinese (chính), Taiwanese, thổ ngữ Hakka. Tôn giáo: Phật giáo, Khổng giáo, và Lão giáo 93%, Thiên chúa giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích 35.980 km2. Diện tích đất: 32.260km2. Địa điểm: ngoài khơi phía đông nam bờ Trung Quốc giữa biển Đông và nam Trung Quốc. Quốc gia láng giềng: gần Trung Quốc nhất. Địa thế: dảy núi tạo thành xương sống của đảo, một nửa phía đông, ngập nước với đá cheo leo hiểm trở. Triền dốc phía tây đất bằng phẳng phì nhiêu, rất tốt cho gieo trồng. Thủ đô: Taipei. Thành phố đông dân: Taipei 2.603.000, Kaohsiung 1.538.000, Taichung 1.078.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mã Cửu Anh (Ma Ying-jeou, sinh23/7/1950, nhậm chức 20/5/2008. Thủ tướng chính phủ: Liu Chao-shiuan, sinh 5/10/1943, nhậm chức 20/5/2008. Chính quyền địa phương: 16 tỉnh, 5 khu vực và 2 thành phố tự trị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 9,5 tỷ. Quân đội chính quy: 290.000. Kinh tế: Công nghiệp: điển tử, hóa dầu, hoá chất, hàng dệt, luyện kim, máy móc, xi măng, chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, bắp, trà, rau quả, trái cây. Tài nguyên: than đá, khí đốt, đá vôi, đá hoa cương, hợp chất chống lửa (asbestos). Dự trử nhiên liệu: 2,4 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 24%. Đánh cá: 1,2 triệu tấn. Cung cấp điện: 210,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 5%, đóng góp 2%; công nghiệp 37%, đóng góp 30%; dịch vụ 58%, đóng góp 68%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Đola Đài Loan mới (tháng 9/2008: 32,1=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 695,4 tỷ. Bình quân đầu người: 30.100. Tăng trửơng: 11,9%. Nhập khẩu: 219,3 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 23%, Trung Quốc 11,9%, Hoa kỳ 10,9%, South Korea 7,2%, Saudi Arabia 4,9%. Xuất khẩu: 246,7 tỷ. Bạn hàng: China 22,5%, Hồng Kông 15,7%, Hoakỳ 15%, Japan 7,3%. Du lịch: 5,1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 75,7 tỷ. Dự trử ngoại tệ: 171 tỷ. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 55,5 tỷ. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.588 km. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 38. Hải cảng: 4- Kaohsiung, Chilung, Hualian, Taichung. Truyền thông: Máy truyền hình 327/1000 cư dân, Radio 402/1000. Điện thoại: 14,3 triệu. Internet: 14,8 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 74,9, nữ 80,9. Sinh xuất: 9/1000 cư dân. Tử xuất: 6,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,5 /1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết  96,1%, trung học và đại học không có số liệu.
Tham gia tổ chức quốc tế: Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét