Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

CHƯƠNG VI. 1 NƯỚC THÀNH VIÊN Ở CHÂU ÂU.(Sách Châu Á và hợp tác Châu Á Thái Bình Dương 2010 )

CHƯƠNG VI. 1 NƯỚC  THÀNH VIÊN Ở CHÂU ÂU.

1. RUSSIA  –  RUSSIAN FEDERATION (LIÊN BANG NGA).
A. Tiến trình phát triển.

Sắc tộc Slavic bắt đầu di cư vào Russia từ phía Tây vào thế kỷ thứ 5 Sau công nguyên (SCN). Quốc gia đầu tiên Russia thành lập bởi thủ lĩnh Scandinavian (Bắc Âu) trong thế kỷ thứ 9, chủ yếu ở Novgorod và Kiev. Vào thế kỷ 13, Mongols (Mông Cổ) tràn vào quốc gia. Nó được tái lập quyền cai trị bởi các quý tộc hàng đầu, và công tử Moscow hoặc Muscovy. Năm 1480, các Công quốc này hoàn toàn tự trị không còn phụ thuộc vào Mongols. Năm 1547, Ivan người anh hùng nổi tiếng chính thức tuyên bố thành lập Tsar (Nga hoàng) đầu tiên. Nhà cai trị lớn Peter (1682-1725) mở rộng vùng thống trị, đến năm 1721, thành lập đế quốc Nga (Russia Empire). Công nghiệp hiện đại, và tư tưởng phương Tây bắt đầu phát triển trên khắp đế quốc rộng lớn Nga trong thế kỷ 19, và đầu thế kỷ 20. Nhưng bạo loạn chính trị đã làm gián đoạn tiến trình này.
Về mặt quân sự, Nga bị đẩy lùi trong chiến tranh 1905 với Nhật Bản, và trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, đưa tới việc chế độ Nga hoàng từng bước gảy đổ. Bắt đầu từ tháng 3/1917, các cuộc biểu tình nhỏ rời rạc chống chính quyền, đến làn sóng xuống đường cao hơn bởi các công nhân trong các nhà máy. Một chính quyền Dân chủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Georgi Lvov được thành lập. Nhưng ngay sau đó trong tháng 5, chính quyền lâm thời thứ hai cầm đầu bởi Alexander Kerensky thay thế nó. Ngày 7/11/1917, chính quyền Kenensky và Quốc hội do dân bầu bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh do lảnh tụ Cộng sản, Vladimir Ilyich Lenin cầm đầu. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đảng Bolsheviks chỉ chiếm được một phần tư (1/4) số ghế, và một đa số tuyệt đối do Nông dân ủng hộ cách mạng xã hội nắm giữ.
Xin nói thêm, là sau cuộc đảo chánh không đổ máu trên, Lênin thành lập Hội đồng Đặc uỷ Nhân dân (Conncil of People’s Commissars) với Lênin làm Chủ tịch kiêm nhiệm Thủ tướng chính phủ, Leon Trotsky làm Bộ trưởng ngoại giao. Ngày 6/1/1918, Quốc hội nhóm họp nổi lên một mâu thuẫn không giải quyết được, là đại diện Bolsheviks (đa số đảng viên Cộng sản Nga) yêu cầu đặt Quốc hội phụ thuộc vào “Đại hội Xô viết toàn Nga”, gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của đại diện phe đa số. Thế là Lenin giải tán cuộc họp. Quốc hội họp lần thứ hai cũng trong tháng 1, chấp nhận thành lập “ Hội đồng Liên minh Đặc uỷ Nhân dân” và quy định rằng, không có Lênin và cũng không có Trotsky tham gia vào Hội đồng Liên minh này. Tháng 5/1918, Trotsky ra lệnh giải giới lực lượng vũ trang Czechoslovak, khiến họ chạy vào Siberia bên ngoài nước Nga.
Những người nầy dấy loạn, và thế là nước Nga đi dần vào nội chiến. Lenin lợi dụng tình cảnh này, cấm tất cả các đảng phái ngoài đảng Cộng sản (Bolsheviks) hoạt động. Đảng Bolsheviks bị thách thức bởi đội quân Bạch Vệ (White Armies) do các Sĩ quan trung thành với chế độ Nga hoàng  lãnh đạo, được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, Mỹ, và Nhật. Ngày 18/7/1918, gia đình Hoàng gia Nga bị đội vệ binh Bolsheviks hành quyết. Bolsheviks đổi tên nước Nga thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga (RSFSR), và Moscow là thủ đô. Năm 1920, Bolsheviks thắng thế trong cuộc nội chiến, nhưng sau đó lại phải đánh nhau với lực lượng nổi dậy Poland, kéo dài suốt năm. Lấy cớ nội chiến, Lenin tung ra một chính sách gọi là “Cộng sản thời chiến”, với hình thức quản lý kinh tế tập trung cao độ, huy động tất cả nhân tài, vật lực của tư nhân, và công cộng vào tay nhà nước.
Nhà nước cấm tư nhân trao đổi hàng hoá, cưỡng bức trưng thu hạt ngũ côc, và các nguồn lương thực khác từ giới tư nhân. Đáp trả chính sách “siết chặt hầu bao xã hội” dưới cái gọi là Cộng sản thời chiến, cùng với các sự đe doạ về quân sự, giai cấp công nhân và nông cũng dân dần dần xa lánh chế độ. Sự bất mãn xã hội đạt tới đỉnh cao tại cuộc “biểu tình im lặng” trong tháng 3/1920, tại căn cứ Hải quân Kronstadt đóng trú gần Pertrograd. Để chống đỡ với kinh tế đang khủng hoảng, giết chết hàng trăm ngàn người bởi nạn đói kém, Lenin công bố “ chính sách kinh tế mới” (New Economic Policy) huỷ bỏ việc trưng thu nông sản của nông dân, và thay bằng một loại thuế, đánh trên sản phẩm thặng dư. Chính sách kinh tế mới, đã rút bỏ nguyên tắc xã hội làm chủ nền kinh tế, hướng tới điều theo từ ngữ của Lenin là kinh tế “ tư bản nhà nước” (State Capitalism).
Nó là một sự kết hợp nhà nước làm chủ các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp vì lợi ích xã hội, và hệ thống ngân hàng, tài chánh cùng với một thị trường tự do, trong đó tư nhân làm chủ công nghiệp nhỏ, và nông nghiệp. Năm 1921, Bolsheviks chiếm quyền thống trị ở Georgia, Armenia, Azerbaizan, và hầu hết vùng Trung Á. Nội chiến chấm dứt năm 1922, với việc quân đội Nhật Bản rút lui khỏi các tỉnh ven bờ Thái Bình Dương của Nga. Tháng 12/1922, sau khi củng cố quyền lực của Xô viết ở Ukrain, Transcaucasia và Trung Á, Cọng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết (USSR) chính thức thành lập, và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga (RSFSR) trở thành một thành viên trong Liên bang Xô viết (USSR). Sau một thời gian lâm bệnh, ngày 21/1/1924 Lenin chết (ở tuổi 53).
Ngay sau đó, cấp lãnh đạo đảng Bolsheviks bị phân hoá, biến thành một cuộc tranh chấp nội bộ với 4 phe nhóm chính cầm đầu bởi Leon Troksky, Joseph Stalin, Grigory Zinoviev, và Lev Kamenev. Ngoài ra, còn có 3 nhóm của 3 nhân vật đang lên khác là Nikolai Bukharin, Alexei Rykov, và Mikhail Tomsky. Zinoviev, Kamenev, và Bukharin, liên minh với Stalin để bảo đảm rằng Trotsky không thể kế thừa Lenin được. Chính sách kinh tế là đầu mối của cuộc tranh chấp: Trotsky ủng hộ việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, cấp vốn đầu tư cho nông dân. Ngược lại, Bukharin lại ủng hộ giải pháp hoà giải với nông dân. Kết quả, Stalin nổi lên ở cương vị lãnh đạo cao nhất. Thấy những triệu chứng không đáng tin từ Stalin, lại lo sợ Stalin dùng quyền lực quá đáng trở thành một nhà độc tài, năm 1925, Zinoviev và Kamenev ly khai khỏi Stalin.
Cũng trong năm này, đảng Cộng sản toàn Nga đổi tên thành đảng Cộng sản toàn Liên bang Xô viết. Năm 1926, Zinoviev và Kamenev liên minh với Troksky, trong khi đó, thì Stalin liên minh với nhóm Bukharin. Năm 1927, các đối thủ chính trị cánh tả của Stalin bị trục xuất khỏi đảng. Năm 1928, Stalin đưa ra kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ I “công nghiệp hoá nhanh chóng nền kinh tế quốc gia”. Dấu hiệu chấm dứt chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin, trong đó nhà nước nắm công nghiệp nặng, công nghiệp vì lợi ích xã hội, và hệ thống tài chính ngân hàng, cùng với một thị trường tự do, tư nhân được làm chủ công nghiệp nhỏ, và nông nghiệp. Năm 1929, sau khi cưỡng bức Trotsky đi lưu vong, Stalin quay trở lại thanh trừng “cánh cực hữu” trục xuất Bukharin, Rykov và Tomsky ra khỏi Bộ chính trị.
Và, để bảo đảm an toàn cho bản thân, ông ta tước quyền quyết định của tất cả các Bộ trưởng trong chính phủ. Nghĩa là từ nay, các Bộ trưởng bất cứ bộ nào của chính phủ đều phải trình Stalin quyết định trước khi tiến hành công sự vụ. Tại nông thôn, một cuộc vận động “tập thể hoá” nông nghiệp, được tiến hành trong năm 1929-1930. Giới nông dân giàu gọi là “ Kulaks”, người sản xuất và cung cấp hạt ngũ cốc cho cả nước bị khủng bố, bức hại như kẻ thù: tước hết của cải, xử bắn hoặc lưu đày. Số còn lại, cưỡng bức vào các trang trại tập thể. Cái giá của cuộc vận động tập thể hoá, làm hàng trăm ngàn người bị giết, và hệ thống sản xuất nông nghiệp bị phá vỡ đưa tới nạn đói khắp nơi trên cả nước trong hai năm 1932-1933. Tháng 1/1934, tại Đại hội đảng lần thứ 17, có một số gợi ý đề nghị rằng, Stalin nên được thay thế bởi lãnh tụ đảng bộ Leningrad, là Sergei Kirov.
Tháng 12/1934, Kirov bị ám sát, và cái chết của ông ta mở đầu cho một sự khủng bố chính trị kinh hoàng trong những năm sau đó, mà đỉnh cao của nó là các năm 1936 đến 1938. Hàng triệu người bị hành quyết, và cầm tù trong các trại lao động cưỡng bức mà hầu hết không được xét xử. Tại một số phiên toà xét xử, chỉ cho người ta thấy rằng, các đối thủ chính trị của Stalin gồm cả Zinoviev, Kamenev, Bukharin, và Rykov đều bị kết án tử hình, sau khi trưng ra các “bằng chứng giả tạo” về lời thú nhận của họ, trong vô số hằng hà điều buộc tội, kể cả tội khủng bố và mưu phản. Hầu hết 50 bản án tử hình, và nhiều cái chết khác, đang là cái gì bí ẩn, không thể hiểu được. Tháng 8/1939, sau nhiều nổ lực vận động thành lập một Liên minh với Anh và Pháp không thành công, Stalin sau đó ký với Đức Quốc Xã (Nazi Germany) một hiệp ước “bất tương xâm”.
Hiệp ước gồm cả những Hiệp định thư (Protocols) bí mật chia một phần Đông Âu cho Đức Quốc và phần còn lại chịu sự thống trị của Liên bang Xô viết. Năm 1940, Trotsky bị giết bởi một điệp viên Xô viết, người được xem như là bạn của ông ta ở Mexico. Năm 1941, Stalin đảm nhận luôn chức vụ Thủ tướng. Ngày 22/6/1941, Đức huỷ bỏ Hiệp ước ký với Liên Xô năm 1939, và xâm lăng Liên bang Xô viết, chiếm nhiều vùng rộng lớn gây thiệt hại người, và của cải trên phần đất Liên Xô ở Châu Âu. Cuối cùng, thì Đức cũng bị Liên Xô đẩy lùi năm 1944, sau một thời gian dài chiến đấu gay go, trong đó 27 triệu công dân Liên Xô thiệt mạng. Sau khi đánh bại Đức Quốc Xã tháng 8/1945, theo Hiệp ước Yalta Liên Xô cùng phe Đồng minh đánh Nhật Bản. Quân đội Xô viết tiến vào phía Đông-bắc Trung Quốc, nơi có 1 triệu quân Nhật Bản đang phòng ngự.
Từ Trung Quốc, Liên Xô chiếm luôn Bắc Triều Tiên và hai nhóm đảo Sakhalin và Kiril. Năm 1952, tất cả đảng Cộng sản Bolsheviks được đổi tên thành đảng Cộng sản Liên bang Xô viết (CPSU). Tháng 3/1953, Stalin chết và được kế thừa bởi một nhóm lãnh đạo “tam đầu chế” gồm Georgy Malenkov (Thủ tướng và lãnh đạo đảng), Vyacheslav Molotov (Bộ trưởng ngoại giao), và Lavrenti Beria (nguyên Bộ trưởng nội vụ). Chưa đầy một tuần sau đó, Malenkov bị buộc phải trao chức lãnh đạo đảng cho Nikita Khrushchev. Tháng 7/1953, Beria bị trục xuất khỏi đảng và ngay sau đó bị cáo buộc về tội gián điệp. Năm 1955, Hiệp ước Warsaw thành lập “khối Liên minh Quân sự các nước Cộng sản” đối kháng với khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và, tên lửa của Liên Xô thiết đặt tại các nước Cộng sản Đông Âu tạo ra mối bất hòa giữa hai khối Đông-Tây.
Sự căng thẳng giữa Khối Cộng sản phía Đông và Không cộng sản phía Tây phát triển thành “ chiến tranh lạnh” trong một thời gian dài. Tại Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 20 năm 1956, Khrushchev đưa ra những lời chỉ trích cay độc nhắm vào nhà độc tài Stalin, và tệ sùng bái cá nhân. Cùng năm này, quân đội và xe tăng Liên Xô tràn vào Hungaria đàn áp cuộc nổi dậy đòi dân chủ. Năm 1957, Malenkov, Molotov, và Lazar Kaganovich trong một nổ lực hạ bệ Khrushchev, liền ngay sau đó họ bị trục xuất khỏi Uỷ ban Trung ương đảng. Đầu thập niên 1960, bằng các chủ trương đối nội không bình thường, và cách hành xử của Khrushchev trong quan hệ quốc tế, nhất là vụ khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba năm 1962, và xung đột với Trung Quốc năm 1963, làm dấy lên một làn sóng chống đối mạnh mẽ.
Ngày 15/10/1964, Khrushchev bị buộc phải về hưu, và được thay thế bởi Bí thư thứ nhất Lionid Brezhnev, sau đó gọi là Tổng bí thư. Brechnev bắt đầu những cải cách nhằm nâng cao hiệu xuất kinh tế, nhưng cuối cùng cũng bị giới hạn bởi quan điểm của Stalin trước đó. Tháng 8/1968, dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, khối Warsaw xâm lăng Tiệp Khắc (Czechoslovakia) dập tắt phong trào đấu tranh đòi dân chủ, cái mà Liên Xô cho rằng đe doạ lật đổ chính quyền Cộng sản tại đó. Năm 1977, ban hành Hiến pháp mới tăng cường vai trò của đảng Cộng sản như là lực lượng lãnh đạo hàng đầu, và toàn diện xã hội Liên Xô. Tháng 11/1982, Brezhnev chết, Yuri Andropov kế vị ông ta cả hai chức Tổng bí thư đảng, và Chủ tịch đoàn Xô viết Tối cao. Andropov người từng cầm đầu ngành tình báo Liên Xô, đưa ra một chương trình hành động chống tham nhũng mạnh mẽ.
Tháng 2/1984, chỉ sau hơn một năm tại chức Andropov chết, người kế thừa ông ta trong cả hai chức là Konstantin Chernenko, người từng được Brezhnev đỡ đầu. Sau cái chết của Chernenko vào ngày 10/3/1985, thành viên trẻ nhất trong Bộ chính trị ở tuổi 54, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư. Cũng như Chernenko, Gorbachev từng được Andropov đỡ đầu, dù chưa được sự hậu thuẫn trong Bộ chính trị và Uỷ ban Trung ương đảng, ông ta vẫn cho tiến hành một cuộc thay đổi rộng lớn trong đảng và trong chính quyền. Hầu hết viên chức cũ của Brezhnev bị thay thế, hoặc chuyển đổi như Bộ trưởng Ngoại giao kỳ cựu Andrei Gromyko, được trao cho chức Chủ tịch nước có tính cách nghi thức. Và thay thế Gromyko bởi Eduard Shevardnadze, nguyên cầm đầu ngành tình báo, đang làm Tổng bí thư Cộng hoà Georgia.
Gorbachev bắt đầu nhận thức lại thực tế của việc phân chia Châu Âu sau chiến tranh, giảm bớt mối đe doạ chiến tranh hạt nhân, tái lập quan hệ giữa Moscow với phương Tây, và rút khỏi cuộc chiến tranh gần một thập kỷ ở Afghanistan. Gorbachev còn khởi xướng một thời kỳ thay đổi quan trọng, dưới hai tiêu đề “Glasnost và Perestroika” tức là “mở cửa đổi mới và tái cấu trúc”. Các sự kiện nầy (sách lược đối ngoại và đối nội), đã làm lung lay chủ nghĩa Cộng sản tận gốc rễ của nó là Liên bang Xô viết, và các chính thể phụ thuộc nó. Ông ta chấm dứt chiến tranh lạnh, và  giúp tạo ra điều mà Tổng thống Mỹ Bush sau đó gọi là “một trật tự Thế giới mới”. Gorbachev gỡ bỏ sự ràng buộc xã hội, nới lỏng các khắc khe chính trị cho những người theo chủ nghĩa quốc gia, điều mà người ta thường gọi là cuộc “Cách mạng Nga lần thứ hai (The Second Russian Revolution)”.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng năng lượng hạt nhân tại Chernobyl ở phía Bắc Ukraine phát nổ, do thiếu tinh thần trách nhiệm, và viên chức điều hành không đủ khả năng chuyên môn phù hợp. Sau khi được bầu vào chức vụ lãnh đạo đảng, Gorbachev nhanh chóng mở ra cuộc tấn công ngoại giao. Bốn lần họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Reagan, dẫn tới việc ký Hiệp ước huỷ bỏ các loại vũ khí hạt nhân tầm trung, trên đất liền tại Hoa Kỳ và Liên Xô trong vòng 3 năm. Ngày 1/10/1988, Mikhail Gorbachev kế vị Gromyko trở thành nguyên thủ quốc gia. Cuối năm 1988, ông ta ra lệnh đặc xá cho tất cả các tù nhân chính trị. Tháng 3/1989, cuộc bầu cử 2250 đại biểu Quốc hội Liên bang theo tu chỉnh Hiến pháp, có nhiều ứng viên các đảng phái khác nhau đắc cử. Một cuộc biểu tình rộng lớn chào mừng những người cải cách trong đảng Cộng sản trúng cử.
Khoảng một phần ba lãnh đạo đảng trong vùng Baltic bị thất cử, nhiều thành viên không đảng phái hoặc người theo chủ nghĩa quốc gia đắc cử. Ngày 25/5/1989, khi Quốc hội nhóm họp hầu như tất cả đều bầu Gorbachev vào chức Tổng thống, cơ quan hành pháp mới thay chức Chủ tịch Xô viết tối cao. Anatoly Lukyanov, được bầu làm Phó cho ông ta. Qua các việc làm của Quốc hội, và Xô viết tối cao chứng minh sự thay đổi sâu sắc trong đường lối chính trị tại Liên bang Xô viết. Nếu “Glasnost” được đánh dấu như một thành công trong việc cởi trói cho xã hội trong nhiều thập kỷ qua, thì Perestroika chứng minh nhược điểm của Gorbachev. Ông hứa sẽ thực hiện việc cải sửa, tiến hành đổi mới kỷ thuật, sử dụng hợp lý hơn sức lao động, nguyên vật liệu và phương cách quản lý, giảm bớt kế hoạch từ Trung ương, cho phép các công ty tư nhân hoạt động.
Mặc dù đưa ra sách lược đổi mới, Gorbachev từ chối thực hiện chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế tập trung chỉ huy sang kinh tế thị trường, vì sợ tạo ra sự khó khăn không đáng có. Đến cuối thập niên 1980, không thấy có dấu hiệu nào được cải thiện trong nền kinh tế. Quả vậy, mức sống bình thường của người dân lao động luôn bị ám ảnh của nạn mất việc làm. Sự việc xảy ra thường đưa lại điều tệ hại thay cho đều tốt lành. Tháng 2/1989, quân đội Liên Xô rút hết quân ra khỏi Afghanistan. Tháng 5, Gorbachev thăm viếng Bắc Kinh và bình thường hoá quan hệ giữa hai cựu cường quốc Cộng sản này. Tháng 12, Gorbachev và Tổng thống mới của Hoa kỳ George Bush, họp thượng đỉnh đầu tiên tại ngoài khơi vùng biển Malta thảo luận về Hiệp ước cắt giảm các loại vũ khí chiến lược, và vũ trang quy ước ở Châu Âu, xem chiến tranh lạnh như là chuyện quá khứ.
Gorbachev cam kết rằng, Liên bang Xô viết sẽ không sử dụng vũ lực đàn áp, hoặc cản trở các phong trào dân chủ trong các nước từng chịu ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu. Tháng 5/1990, Quốc hội Cộng hòa Nga bầu Boris Yeltsin (người từng được Gorbachev đưa từ Yekaterinburg về Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương đảng Moscow năm 1985, và bị cách chức năm 1988, khi Yeltsin chỉ trích Gorbachev rằng, tiến trình đổi mới quá chậm chạp) làm Tổng thống Liên bang Nga, một trong 15 Cộng hoà của Liên bang Xô viết. Từ vị thế quan trọng này, Yeltsin được công chúng yêu thích. Quốc hội Liên bang Nga bắt đầu thực hiện sức mạnh chính trị của mình, thách thức quyền hạn của điện Cẩm Linh (thẩm quyền Liên bang) trong một cuộc đấu tranh đầy kịch tính, đe doạ tương lai của Liên bang Xô viết.
Về cơ bản Tổng thống Liên bang Nga, Boris yeltsin được trao cho quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh giữa các Cộng hoà trong Liên bang với chính quyền Xô viết trung ương ở Điện Cẩm Linh. Mặc khác, Gorbachev còn gặp phải sự phản đối của Thủ tướng Nikolai Ryzhkov, người cho rằng cải cách kinh tế sẽ làm hỏng và chôn vùi Liên bang Xô viết. Và cuối cùng, ông ta đi đến quyết định chận đứng cải cách. Sự kình địch giữa chính quyền Trung ương và các Cộng hoà thành viên, giữa đảng và văn phòng chính phủ, đã phá vỡ hệ thống phân phối từ Trung ương, và Liên Xô phải dựa vào nguồn trợ giúp thực phẩm từ phương Tây trong những năm hạt ngũ cốc bị thất thu. Tháng 2/1990, Gorbachev đề nghị rằng đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) nên từ bỏ vai trò lãnh đạo xã hội Xô viết được ghi trong Hiến Pháp.
Ông nói, vị trí đấu tranh của đảng vẫn còn, nhưng nên làm như thế trong khuôn khổ luật pháp của tiến trình dân chủ hoá, bằng mọi cách từ bỏ tất cả các đặc quyền chính trị có vẻ như hợp pháp của nó. Ngày 7/2, Uỷ ban Trung ương đảng đồng ý từ bỏ độc quyền chính trị của đảng Cộng sản, mở cửa cho Liên bang Xô viết đi tới một hệ thống đa đảng chính trị. Gorbachev còn đề nghị giảm bớt quyền lực của Bộ chính trị Trung ương đảng, cùng với sự chuyển đổi một hệ thống chính quyền kiểu Tổng thống chế của phương Tây, và bắt đầu từ năm 1995, vị Tổng thống của Liên bang Xô viết sẽ do nhân dân trực tiếp bầu ra. Và cơ quan Hành pháp trong cơ chế mới sẽ có quyền hành hơn trong việc quản lý xã hội. Tháng 3/1990, Quốc hội Liên bang họp đồng ý đề nghị của Gorbachev, và bầu ông ta vào chức vụ Tổng thống.
Cũng trong tháng 3, các nhà cải cách cấp tiến, và tự do giành được nhiều thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội tại các Cộng hoà cũng như chính quyền địa phương. Tháng 7/1990, tại kỳ Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô thứ 28, Gorbachev được tái bầu chức lãnh đạo đảng sau một báo cáo đầy sức thuyết phục, về các chủ trương đường lối của ông ta. Bộ chính trị mới mở rộng thành 24 uỷ viên, trong đó lãnh đạo đảng tại 15 Cộng hoà trở thành 15 Uỷ viên Bộ chính trị mới. Có khoảng 10 đến 12 uỷ viên củ được tái bầu. Ngày 12/7 tại Đại hội, Yelstin bất ngờ bước lên diễn đàn cho rằng tốc độ cải cách quá chậm, và ông ta làm cho Đại hội sửng sốt khi tuyên bố rằng, ông ta rút lui khỏi đảng Cộng sản. Hôm sau, các Thị trưởng của thành phố Moscow và Leningrad là Gavril Popov, và Anatoli Sobchak cũng rời bỏ đảng.
Tháng 11, trong một nổ lực nhằm ổn định kinh tế và khôi phục chính trị, Gorbachev đề nghị tái tổ chức về cơ bản cơ quan hành pháp tại trung ương, và quyền hạn của nó. Theo đề nghị này, để chống lại tội phạm hình sự một Hội đồng an ninh được thành lập, mà Tổng thống là Chủ tịch với quyền hạn ban hành sắc luật cần thiết. Và, Hội đồng Cố vấn Liên bang cũng được trao thêm quyền hạn để cân bằng quyền lực giữa các Cộng hoà và Điện Cẩm Linh. Một tháng sau khi đề nghị này được phê chuẩn, Chính phủ (nội các) đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Tổng thống hơn là Thủ tướng. Việc nới lỏng sự ràng buộc trong đời sống chính trị kiểu Xô viết, làm dấy lên các căng thẳng chủng tộc, và mong muốn độc lập quốc gia ở Uzbekistan, Georgia, Azerbaizan và Armenia để cuối cùng đe doạ cho chính Liên bang.
Gorbachev cam kết duy trì sự thống nhất của Liên bang, khi đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng đòi ly khai ở các Cộng hoà vùng Baltics. Ba Cộng hòa Estonia, Latvia, và Lithuania bắt đầu cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quốc gia, và chính thức yêu cầu được quyền tự trị nhiều hơn. Họ cho rằng, việc sát nhập ba quốc gia này vào Liên bang Xô viết năm 1940, là một việc làm áp đặt đơn phương. Trước đó trong tháng 1/1990, Gorbachev thăm viếng Lịhuania cố thuyết phục Algirdas Brazaukas lãnh đạo đảng Cộng sản tại đây trở lại khuôn nếp cũ không thành công. Khoảng 250.000 người ủng hộ độc lập xuống đường biểu tình đúng vào ngày ông ta đến, thế là một cuộc tranh luận chớp nhoáng ngay trên đường phố Vilnius. Gorbachev lưu ý rằng, Liên Xô không thể bỏ các cảng vùng Baltic và rằng, cái giá phải trả cho việc ly khai là khá cao.
Tháng 2 và 3, các ứng viên ủng hộ độc lập giành chiến thắng gần như hoàn toàn trong cuộc bầu cử ở Lithuania. Thừa thắng xông lên, ngày 11/3 họ tuyên bố quốc gia độc lập, và chỉ định chính quyền mới không Cộng sản, thương thảo quan hệ với Moscow, và bầu Vytautas Landsbergis làm Tổng thống. Căng thẳng bắt đầu sau khi quân đội Xô viết tiến vào thành phố Vilnius, chiếm Tổng hành dinh, và các cơ quan đảng Cộng sản Lithuania nổi loạn. Điện Cẩm Linh cũng áp đặt lệnh cấm vận kinh tế có hiệu lực đầu tháng 6 lên Lithuania, buộc hoãn thực hiện tuyên bố độc lập như là điều kiện để thương thảo với Trung ương. Estonia và Latvia cũng trải qua một tiến trình tương tự, nhưng không mạnh mẽ như Lithuania, bởi vì cư dân của họ một phần không nhỏ là con cháu của sắc tộc Nga, những người này phản đối việc ly khai.
Tháng 5, Estonia tuyên bố Cọng hoà mới, Estonia bỏ hẳn cụm từ “Xã hội Chủ nghĩa”. Công cuộc vận động cho độc lập quốc gia, và phân chia sắc tộc đang diển ra khắp nơi ở Liên Xô. Trong thực tế, mỗi Cộng hoà đã dấy lên một phong trào công khai đòi độc lập, hoặc một chính quyền tự trị hoàn toàn. Tháng 7 Ukraine đòi được tự trị nhiều hơn, bất chấp sự ngăn cấm công khai tuyên bố độc lập. Moldavia chủ yếu cư dân thuộc sắc tộc hoặc con cháu Romania tuyên bố độc lập trong tháng 6. Tại Azerbaizan, nằm trong Nakhichevan một vùng giáp ranh với Iran, người Azerbaizan, phá huỷ các cột mốc biên giới, đòi được tự do qua lại với người sắc tộc anh em của họ, vượt qua sông Rraks và cổ vũ cho sự hợp nhất tổ quốc. Armenia bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh với Azerbaizan trên vùng Nargony Karabakh.
Quốc hội Azerbaizan đe doạ ly khai nếu quân đội Liên Xô vào thủ đô Baku vãn hồi trật tự. Tại Amid kéo dài bất ổn suốt năm, Armenia tuyên bố độc lập. Ở Tajkistan các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền từ chức, sau khi 18 người bị thiệt mạng trong một cuộc nổi loạn hồi tháng 2. Tại Kirghizia, khoảng 150 người bị giết trong một cuộc đụng độ sắc tộc hồi tháng 6. Trong tháng 10, Mặt trận Quốc gia chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Georgia, và liền ngay sau đó xoá bỏ cụm từ “Sô viet” và “Xã hội Chủ nghĩa” ra khỏi tên nước của nó. Tháng 12, Gorbachev đưa ra dự thảo Hiệp ước Liên bang và được thông qua, tái lập các mối quan hệ giữa các Cộng hoà và Trung ương. Hiệp ước mang ra “trưng cầu dân ý” trong tháng 3, bất chấp sự tẩy chay của các nước vùng Baltic, Estonia, Latvia, Lithuania, Georgia, và Mololavia.
Tháng 5 và tháng 6, Tổng thống Hoa Kỳ Bush và Tổng thống Liên Xô Gorbachev họp thượng đỉnh ở Washington, ký 16 hiệp ước song phương kể cả Hiệp ước thương mại ngoài dự liệu, và bắt đầu phá huỷ các loại vũ khí hoá học từ năm 1992. Cuối năm 1990, Hiệp ước cắt giảm lực lượng võ trang quy ước tại Châu Âu cũng được ký kết. Tháng 9, trong một nổ lực đáp trả việc xâm lăng của Iraq vào Kuwait, Bush và Gorbachev họp thượng đỉnh tại Helsinki. Moscow ủng hộ mạnh mẽ đề nghị của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, chống lại đồng minh củ của mình tại Trung Đông, sau khi nổ lực tìm một giải pháp ngoại giao ở vùng vịnh không thành công. Tháng 3/1991, Estonia tuyên bố rằng, Cộng hoà Estonia đang đi vào thời kỳ chuyển đổi tới quốc gia độc lập. Gorbachev vẫn giữ quan điểm rằng, việc rút ra khỏi Liên bang Xô viết chỉ có thể thông qua việc sửa đổi Hiến pháp.
Ông còn khuyến cáo, tự tuyên bố độc lập là vi hiến, nhưng ông ta cũng không áp đặt lệnh cấm vận lên Estonia và Latvia. Cuối tháng 7/1991, Gorbachev và Bush họp ký hiệp ước START, hiệp ước mà cuộc thương thảo kéo dài tới 9 năm. Theo đó, cả hai nước hạn chế đầu đạn hạt nhân và máy bay xuyên lục địa xuống còn 1600, và cắt giảm 30% vũ khí chiến lược hiện có. Liên bang Xô viết cũng ủng hộ Hoa Kỳ đạt tới một giải pháp giải quyết vấn đề Trung Đông, bằng cách đồng bảo trợ một hội nghị hoà bình cho Trung Đông. Liên bang Xô viết cũng đã dùng ảnh hưởng của mình khuyến cáo quân đội Việt Nam rút ra khỏi Cambodia, và đưa ra một thời biểu rút hết các lực lượng quân sự khỏi các nước Đông Âu. Liên Xô đồng ý giải tán Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon) và Khối Liên minh Quân sự Đông  Âu (Warsaw Pact).
Đi xa hơn, cùng với Hoa Kỳ chấm dứt các cuộc chiến tranh ở Châu Phi và Trung Mỹ, chấm dứt các bất đồng về nhiên liệu thế giới, phát sinh do sự kình địch của hai cường quốc Nga - Mỹ. Tháng 6, khi nhận giải Nobel Hoà bình (Nobel Peace Prize), Gorbachev lập lại rằng, quốc gia ông cần nhiều trợ giúp vô điều kiện từ bên ngoài. Ông nói, nếu chương trình “Cải tổ” và “Đổi mới” (Glasnost and Perestroika), thất bại, viễn cảnh đi vào một Thế giới mới, một thời kỳ hoà bình trong lịch sử sẽ biến mất, ít nhất là những năm trước mắt. Phương Tây và Hoa Kỳ từng rót vào Liên Xô một lượng lớn tiền mặt, giúp Gorbachev thực hiện nền kinh tế thị trường hỗn hợp. Đầu tháng 7, Xô viết Tối cao thông qua đạo luật tháo gỡ cái thòng lọng đang đè nặng trên chính quyền Trung ương bởi do bao cấp cho công nghiệp và thương mại quốc doanh.
Tháng 7/1991, Gorbachev được mời tới London họp thượng đỉnh với nhóm 7 nước mạnh (Group of Seven) về kinh tế và xã hội. Các nhà lãnh đạo của tổ chức này, thừa nhận Liên Xô gia nhập nhóm như một khuyến khích để Liên Xô hoà nhập vào với nền kinh tế Thế giới. Gorbachev rời London với sự bảo đảm Liên Xô sẽ nhận các trợ giúp kỷ thuật, và chuyên viên cố vấn từ Hiệp hội Tài chánh Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Thế giới, và cam kết trong tương lai họ sẽ giúp Gorbachev các phương tiện cần thiết, để Liên Xô tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường tự do. Trước đó, tháng giêng 1991 Thủ tướng Ryzhkov đột phát bệnh đau tim, và được thay thế bởi Bộ trưởng tài chánh, Valentin Pavlov. Giữa tháng giêng một cuộc đàn áp mới được tiến hành, chống lại các cuộc bạo loạn tại Cộng hoà vùng Baltic.
Khoảng 15 người bị giết, khi quân đội Liên Xô tiến chiếm đài truyền hình ở Lithuania. Một tuần sau, quân của Bộ nội vụ Liên Xô giết 5 người trong khi tấn công vào trụ sở Bộ nội vụ Latvia. Quân đội còn được điều động vào những khu vực bất an khác ở Ukrain, Georgia, Armenia, và Moldavia. Tháng 2, cử tri Lithuania hoàn toàn ủng hộ độc lập trong một cuộc trưng cầu dân ý. Ngày 12/6, Yeltsin trở thành người cầm đầu chính quyền, được dân chúng yêu thích nhất ở nước Nga từ 1000 năm qua. Từ cuộc bầu chọn này, người ta đánh giá cao Yeltsin không chỉ ở nước Nga mà còn toả ra trên Thế giới. Sau một chuyến thăm viếng Hoa Kỳ thành công, Yeltsin bắt đầu cải tổ Liên bang Nga. Trong những sắc lệnh quan trọng, có một sắc lệnh cấm đảng Cộng sản hoạt động trong những nơi làm việc, và các tổ chức công cộng.
Tháng 7, những người đổi mới nổi tiếng như Shevardnadze, Popov, Sobchak, và Alexander Yakovlev nguyên cố vấn trụ cột của Gorbachev, kết hợp thành lập Mặt trận Cải cách Dân chủ. Tháng 8, họ tiến thêm bước nữa, ly khai khỏi đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) bằng cách lập ra đảng Cộng sản Nga Dân chủ, do phụ tá của Yeltsin là Alexander Rutskoi lảnh đạo. Lúc này, những người theo đường lối cứng rắn cũng kết hợp lại, lập ra một Tổ chức Bảo vệ đảng Cộng sản, yêu cầu trục xuất khỏi đảng những phần tử “trưởng giả” thuộc giai cấp Tư sản (Bourgeois) và đưa họ ra xét xử theo trọng tội phản quốc. Ngày 15/8/1991, văn bản tu chỉnh cuối cùng của Hiệp ước Liên bang mới được ban hành. Nó xác định, huỷ bỏ bất cứ loại sở hữu tài sản nào quy vào Chủ nghĩa Xã hội trước đây, và trao nó cho các Cộng hoà với tư cách là chủ sở hữu.
Hiệp ước quy định rằng, các Cộng hòa thành viên trong Liên bang mới là tự nguyện, bất chấp cả việc Hiệp ước Liên bang của năm 1922 vẫn còn hiệu lực. Các Cộng hoà có quyền từ chối ký vào Hiệp ước mới. Mặc dù sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa chính quyền Trung ương và các Cộng hoà vẫn còn mơ hồ, Hiệp ước thể hiện một sự thay đổi đáng ngạc nhiên về bản chất của Liên bang. Tám Cộng hoà kể cả Liên bang Nga sẽ ký vào văn kiện trong vài tuần sau đó, Ukrain muốn có thêm thời gian thảo luận, Armenia dự định tổ chức trưng cầu dân ý trên vấn đề liên quan. Các Cộng hòa vùng Baltic, cũng như Georgia và Moldavia thẳng thừng từ chối ký hiệp ước. Buổi lễ tổ chức ký kết hiệp ước đầu tiên gồm 3 nước Liên bang Nga, Kazakhstan, Uzbekistan dự định sẽ diễn ra vào ngày 20/8/1991.
Ngày 18/8, trong khi Gorbachev đang nghĩ dưỡng tại nhà nghĩ Foros, Crimean, ông ta được thăm viếng bởi một vị khách “không mời mà đến”, nhân danh đại diện cho Tổ chức tự nhận là “Ủy ban Quốc gia Hành động cho Tình trạng Khẩn cấp” (State Committee for the State of Emergency), yêu cầu Garbachev ký vào một sắc luật (Decree) trao tất cả quyền hành của ông ta cho Phó Tổng thống Yanayev. Gorbachev từ chối, và thế là ông ta bị đặt trong tình trạng bị bắt giam tại gia, dưới sự canh gác cẩn mật của quân đảo chánh. Ngày 19/8, một thông cáo tuyên bố rằng 8 thành viên của Uỷ ban Quốc gia Hành động cho Tình trạng Khẩn cấp (SCSE) do Yanayev lãnh đạo, sẽ điều khiển quốc gia trong 6 tháng dưới tình trạng khẩn cấp, kiểm duyệt thông tin báo chí, đình hoãn mọi hoạt động của các đảng phái chính trị, và các tổ chức quần chúng.
Tình trạng quốc gia khẩn cấp bao gồm cả lệnh giới nghiêm trong một số khu vực có biến động chính trị, những ai giữ vũ khí bất hợp pháp phải giao nộp, cấm chỉ mọi cuộc tụ tập xuống đường, tuần hành trên đường phố. Hội đồng An ninh Quốc gia do Gorbachev lãnh đạo đình chỉ hoạt động. Một số xe tăng và trọng pháo chuyển quân ầm ầm tiến vào Moscow, và chiếm giữ các địa điểm trọng yếu trong thủ đô. Mặc dù hầu hết các quốc gia trên Thế giới phản ứng đối với sự kiện một cách dè dặt, thận trọng thì Trung Quốc, Iraq, Libya và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) chào mừng họ. Người ta lấy làm lạ từ phe đảo chánh là thiếu hẳn tính kiên quyết, và lòng tự tin vào việc làm của mình ngay cả khi tiếp quản, như báo hiệu một sự thất bại không thể tránh. Các phương tiện thông tin liên lạc không bị cắt, lệnh giới nghiêm không được thi hành triệt để.
Với tính nhanh nhạy nắm được tình hình, Yeltsin công khai lên án phe đảo chánh, cho đó là một hành động bất hợp pháp, và tuyên bố rằng, ông ta sẽ chỉ huy cuộc tái chiếm những nơi phe đảo chánh đã chiếm giữ. Yeltsin kêu gọi phát động một cuộc biểu dương lực lượng trên toàn Liên bang Xô viết, và cổ vũ trên 10.000 người ủng hộ đoàn quân chống đảo chánh kéo tới toà nhà Quốc hội Nga. Ngày 20/8/1991, cuộc tấn công bắt đầu đánh thẳng vào cơ quan đầu não của phe đảo chánh (SCSE), và công bố các vị sĩ quan cao cấp trong quân đội không tuân lệnh từ Ủy ban Khẩn cấp sử dụng quân đội đàn áp nhân dân. Bất chấp lệnh giới nghiêm, hàng ngàn người dùng phương tiện có sẵn làm nhiều vật cản trên đường phố, và tạo thành một chuỗi mắc xích người vây quanh toà nhà Quốc hội, với hy vọng quân đảo chánh sẽ không tấn công vào Quốc hội.
Ngày 21/8/1991, phe đảo chánh thất bại, bởi vì quân đội không muốn can dính vào việc tranh giành quyền binh này, đã ra lệnh cho các đơn vị trở về nơi đồn trú. Các nhà lãnh đạo đảo chánh trốn chạy. Gorbachev chính thức phục hồi chức Tổng thống liền, ngay sau khi Xô viết tối cao bàn thảo với Phó tổng thống Nga Rutskoi và Thủ tướng Nga Silayev. Gorbachev trở về Moscow, nhưng Yeltsin người hùng trong cuộc đảo chánh, một đồng nghiệp từng nhiều năm gần gủi, nay đang ở vào vị thế trong một quan hệ mới. Các nhà lãnh đạo đảo chánh bị bắt, bị buộc tội phản nghịch. Và Gorbachev bị làm mất mặt khi xuất hiện trước Quốc hội Liên bang Nga nơi một số đại biểu đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề khá cay độc. Sự thật, Yeltsin mới là người quyết định số phận của ông ta.
Phớt lờ sự khẩn khoản của Gorbachev, Yeltsin ký sắc lệnh đình chỉ hoạt động của đảng Cộng sản trong Liên bang Nga. Trên khắp các Cộng hoà của Liên bang Xô viết, một cuộc thanh trừng không nương tay buộc về hưu các nhân vật lãnh đạo nổi tiếng, và tịch thu tất cả các tài sản của đảng Cộng sản. Gorbachev từ chức lãnh tụ đảng Cộng sản Liên Xô, và thuyết phục Uỷ ban Trung ương đảng giải tán. Sáu đó, Quốc hội Xô viết thông qua đạo luật, đình chỉ tất cả hoạt động của đảng Cộng sản toàn Liên bang. Tài sản khổng lồ của đảng được chuyển giao cho chính quyền cấp vùng và cấp địa phương. Đảng Cộng sản Liên bang Xô viết từng một thời làm mưa, làm gió bị vứt bỏ và lãng quên. Quốc hội Xô viết cũng chính thức giải tán toàn bộ Nội các của Gorbachev. Các Cộng hoà vùng Armenia, Georgia, Moldavia lập lại tuyên bố là muốn tách khỏi Liên bang Xô viết.
Ngoài các Cộng hòa vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania, những Cộng hoà khác như Ukraine, Byelorussia, Azerbaizan, Uzbekistan, Kirghisia cũng tuyên bố độc lập. Gorbachev và Yeltsin thoả thuận chuyển giao quyền hành của Nội các Liên Xô cho chính quyền Liên bang Nga dưới hình thức uỷ thác, trong đó Yeltsin, Tổng thống Nga đóng vai trò then chốt, và Thủ tướng Nga Ivan Silayev được chỉ định như Thủ tướng Liên bang Xô viết trong thực tế. Đầu tháng 9, một nổ lực chính trị cuối cùng để cứu vãn Liên bang Xô viết đang phân hoá, không còn kiểm soát được giữa các đại biểu nhân dân trong Liên bang Xô viết. Với tư cách Tổng thống, Gorbachev hướng dẫn quá trình thảo luận, gợi lên các sự kiện, kích động sự quan tâm, và tăng tốc thuyết phục các đại biểu chưa sẵn sàng, chấp nhận một tình trạng không thể tránh né được.
Đó là những thực tế quá rõ ràng, rằng “Liên bang thực sự đã mất quyền điều khiển quốc gia”. Các Cộng hoà thành viên đã liên kết với nhau bằng các Hiệp ước kinh tế và quốc phòng, làm giảm mất nhiều quyền hạn của Điện Cẩm Linh. Sau 3 ngày thảo luận sôi nổi ngày 5/9, Quốc hội chấp nhận những điều như Gorbachev mô tả là một sự kiện lịch sử trọng đại “chấm dứt 74 năm trung ương tập quyền, thải bỏ cấu trúc quyền lực củ của đế quốc Xô viết”. Một Hội đồng Quốc gia cầm đầu bởi Gorbachev được thành lập, để điều hành quá trình chuyển tiếp, trong đó một Hiến pháp mới sẽ được thông qua. Theo đó, lập ra một Liên bang các Quốc gia độc lập theo quy chế Hiệp ước đang dự thảo, một Hội đồng Cố vấn chính trị, sẽ cố vấn cho Gorbachev về các chính sách đường lối. Một Quốc hội Tối cao gồm hai viện, một cho Liên bang và một cho các Quốc gia độc lập.
Tháng 11, Quốc hội Liên bang mới nhóm họp, nhưng số người tham dự quá ít ỏi, chỉ có 7 quốc gia thành viên gởi đại diện đến dự họp. Đến giờ này, thì Gorbachev nhận ra rằng ông ta thực sự đã mất hết sự hậu thuẫn, những gì mà Liên bang mới dự kiến làm, chỉ là một khái niệm không hơn không kém. Cũng trong tháng 11, Yeltsin tự chỉ định ông ta kiêm nhiệm chức Thủ tướng Liên bang Nga. Đầu tháng 12, Yeltsin họp với các nhà lãnh đạo Belarus, và Ukraine rồi tuyên bố rút lui khỏi Liên bang mới, và thành lập một Liên hiệp các nước Cộng hoà vùng Slav, như một hành động chống lại Gorbachev. Liên hiệp sau đó biến thành một Tổ chức mới lớn hơn, có tên Các Quốc gia Độc lập vì Thịnh vượng (Commonwealth of Indipendent States = CIS), mục tiêu của Liên hiệp là “vì lợi ích chung” cái mà Liên bang Xô viết trong thời gian qua không mang lại cho họ.
Ngày 21/12/1991, các nhà lãnh đạo 11 Cộng hoà Liên bang Xô viết củ họp tại Alma-Ata, Kazakhstan ký bản tuyên bố chung khẳng định, họ sẽ thực hiện các điều khoản quy định của Khối các Quốc gia Độc lập vì Thịnh vượng (CIS). Và cuối cùng ngày 25/12/1991, Liên bang Xô viết củ hoàn toàn tan rã, Gorbachev không còn chức Tổng thống. Tháng 2/1992, với sự thoả thuận của các quốc gia trong Khối Thịnh vượng (CIS) Liên bang Nga được chỉ định là quốc gia kế thừa hợp pháp của Liên bang Xô viết củ. Liên bang Nga cũng được giao trách nhiệm kiểm kê tất cả các nơi có tồn trữ vũ khí hạt nhân, tại các Cộng hòa Liên Xô củ, và phải chuyển giao về tổng kho Liên bang Nga. Ngày 21/4/1992, Yeltsin đệ trình Quốc hội một dự thảo luật, cho phép cá nhân ông ta điều hành chính quyền bằng sắc lệnh nhưng không được chấp thuận.
Mâu thuẩn giữa các đại biểu Quốc hội bầu ra trước đảo chánh năm 1991, mà đa số là các viên chức của đảng Cộng sản, đang tước bớt quyền hạn của ông ta từ cuối năm 1991. Mâu thuẫn tăng dần, cả Yeltsin và Quốc hội, bên nào cũng tự cho là mình có quyền cao hơn về chính trị. Đối với Yeltsin, Quốc hội là “cái gai” bên cạnh ông ta. Còn đối với Quốc hội, Yeltsin như là một nhà “độc tài”. Thế là cuộc chiến bùng nổ. Tháng 11/1992, các đại biểu Quốc hội chống Yeltsin ra lời kêu gọi Yeltsin từ chức, nhưng bị phe đồng minh của ông ta chận lại. Vượt qua các đại biểu bảo thủ, theo đường lối cứng rắn ngăn cản, cuối cùng Quốc hội cũng thông qua đường lối “cải cách cơ bản” nền kinh tế Nga theo đề nghị của Yeltsin. Đạo luật cải cách kinh tế có hiệu lực từ ngày 1/10/1992, khi mỗi công dân Nga được cấp một tấm phiếu có giá trị 10.000 rúp (rubes).
Với tấm phiếu này, họ có thể mua các cổ phần trong các Công ty do nhà nước làm chủ. Tháng 5, Quốc hội huỷ bỏ đạo luật chuyển vùng Crimean cho Ukraine, sự kiện xảy ra từ cuối thập niên 1950 dưới thời Khruschev, và từng gây sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia. Quốc hội Crimean đình hoãn thi hành tuyên bố độc lập, chờ đợi sự thương thảo giữa hai quốc gia. Tháng 6, Nga và Ukraine đạt tới thoả thuận 18 điểm, giải quyết các sự khác nhau trên nhiều vấn đề kể cả tàu bè ra vào Biển Đen, và trách nhiệm về kinh tế. Bên cạnh khó khăn về kinh tế, Liên bang Nga còn phải đương đầu với nhiều vấn đề khác nhau thời hậu Liên bang Xô viết, kể cả việc gia tăng tội phạm hình sự, trong đó trên 30% là tội hình sự nghiêm trọng trong năm 1991-1992. Trong khi đường lối đối nội còn nhùng nhằn với tốc độ cải cách, thì quan hệ đối ngoại tiếp tục được cải thiện.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân trên một diện rộng gọi là START –1 đã được Quốc hội Nga phê chuẩn. Tháng giêng 1993, các cuộc bán đấu giá công ty Quốc doanh cho tư nhân bắt đầu. Đến giữa năm 1993, mâu thuẫn giữa Tổng thống Yeltsin và Quốc hội, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Ruslan Khasbulatov trở nên quyết liệt hơn. Một cuộc chạy đua quyền hành, và tốc độ cải cách kinh tế của hai dạng chính quyền: Tổng thống hay Quốc hội. Kết quả trưng cầu dân ý ngày 25/4, chiến thắng thuộc về Yeltsin, ông giành được hậu thuẫn 53% cho chủ trương, và 58,7% về sự yêu chuộng. Cử tri thấp cổ bé miệng gạt ra ngoài các vấn đề liên quan đến sự chồng chéo quyền hành giữa Quốc hội và Tổng thống. Sự mâu thuẫn vốn có tăng lên sau cuộc trưng cầu dân ý, làm phức tạp thêm vấn đề, kể cả chia rẽ giữa Tổng thống Yeltsin và Phó tổng thống Aleksandr Rutskoi.
Căng thẳng giữa Yeltsin và Quốc hội gia tăng cho đến cuối tháng 8/1993, khi Yeltsin tuyên bố ý định của ông ta là sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội mới vào mùa thu, phớt lờ việc Quốc hội đang xem xét về ngân sách. Và ngày 27/8, Quốc hội đáp trả bằng cách huỷ bỏ tu chính xin tăng ngân sách của chính phủ. Ngày 21/9, Yeltsin ban hành sắc lệnh giải tán Quốc hội, và kêu gọi bầu cử Quốc hội mới. Quốc hội không thi hành sắc lệnh và kêu lên toà án Hiến pháp. Toà án Hiến pháp Liên bang Nga tuyên bố sắc lệnh của Yeltsin là vi hiến. Liền ngay sau đó, Quốc hội cách chức Tổng thống của Yeltsin, và đề cử Phó tổng thống Rutskoi làm Quyền Tổng thống. Việc cách chức, và bổ nhiệm nầy, bị chính phủ và các cơ quan chính quyền đang hậu thuẫn Tổng thống Yeltsin xem như không có. Các đại biểu Quốc hội bắt đầu chuyển sang thương thảo, mặc cả để cải thiện tình hình.
Cuộc khủng hoảng đạt tới đỉnh cao vào đầu tháng 10. Ngày 3/10/1993, một đoàn biểu tình chống chính phủ, vượt qua hàng rào cản cảnh sát đến vây quanh toà nhà Quốc hội ở Moscow, một đoàn khác chiếm văn phòng thị trưởng Moscow, và một đoàn khác nữa chiếm phần trung tâm của đài Truyền hình. Tại đậy, lực lương canh giữ là vệ binh đặc biệt của Bộ Nội vụ nổ súng giết chết vài người. Ngày 4/10, Phụ tá gần gủi của Yeltsin là Bộ trưởng Bộ quốc phòng Pavel Grachev, đưa một toán sỉ quan, 4 xe tăng tìm cách vượt chướng ngại, mở đường tiến chiếm tòa nhà Quốc hội, y như toán quân đặc biệt chống khủng bố “Alfa” hành quân thần tốc giết chết Tổng thống Afghanisstan là Hafizullah Amin hồi năm 1979. Đến cuối ngày, chính phủ vãn hồi trật tự nắm quyền kiểm soát thủ đô, Khasbulatov, Rutskoi và một số thành viên khác lãnh đạo cuộc chống đối bị bắt.
Sau đó, Tổng thống Yeltsin giải tán Quốc hội cấp vùng, và địa phương ở Liên bang Nga, và kêu gọi một cuộc bầu cử mới vào đầu tháng 3/1994. Ngày 6/11, Yeltsin huỷ bỏ lời hứa của ông ta là sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống năm 1994. Từ tháng 5 đến tháng 6, Hội nghị Lập hiến đưa ra một dự thảo Hiến pháp, Tổng thống cũng đệ trình một dự thảo Hiến pháp, nên phải trải qua nhiều gian truân mới đạt tới một dự thảo cuối cùng. Quốc hội muốn giữ ý riêng của mình, khiến nổ ra một sự cạnh tranh giữa hai dự thảo Hiến pháp. Quốc hội rút lại ý muốn, và ngày 12/7, Hội nghị nhận tu chỉnh dự thảo Hiến pháp của Tổng thống. Ngày 12/12/1993, Hiến pháp mới của Liên bang Nga được chấp nhận trong một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn Liên bang, cùng với ngày bầu cử Quốc hội Liên bang.
Bởi vì, người ta bắt đầu bỏ phiếu chống lại Yeltsin, nên các đảng phái đối lập khác nhau, chiếm đa số phiếu tại Hạ viện (The State Duma) tạo thành một Quốc hội không ổn định từ đầu. Ngày 23/2/1995, bất chấp sự chỉ trích của Yeltsin, Hạ viện ra tuyên bố ân xá cho các nhà lãnh đạo cuộc đảo chánh tháng 8/1991, và cuộc kháng cự tại Quốc hội tháng 10/1993. Các tù nhân được phóng thích ba ngày sau đó. Cuộc vận động tư nhân hoá của Yeltsin bắt đầu thực hiện, khi các công ty quốc doanh được bán cho những người có phiếu thưởng (10.000 Rup) chấm dứt ngày 1/7/1995, không mang lại thuận lợi hơn cho dân chúng. Sau khi bị Quốc hội từ chối phế chuẩn đạo luật tư nhân hoá bước kế tiếp, Yeltsin ban hành sắc luật công bố thực hiện bước hai của quá trình tư nhân hoá, bất chấp sự từ chối của Quốc hội.
Ngày 12/10, Dzhokhar Dudayev, Tổng thống tiếm quyền Chechnya, tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Nga. Sau đó, Dudayev ban hành thiết quân luật. Cuộc chiến tiếp tục nổ ra giữa hai phe tại Chechnya, và ngày 25/11, quân đội Nga kết hợp với lực lượng chống Dudayev, tấn công vào thủ đô Chechen, Grozny. Cuộc tấn công thất bại, và binh sĩ Nga bị bắt. Yeltsin công bố một tối hậu thư yêu cầu phe tiếm quyền phải phóng thích những quân sĩ Nga vừa bị bắt, và buông súng đầu hàng. Dudayev phớt lờ tối hậu thư, nhưng ông ta nói sẵn sàng gặp Yeltsin để thảo luận tương lai của Chechen. Yeltsin bác bỏ ý kiến trên và ngày 4/12, không lực Nga bắt đầu ném bom Chechnya. Ngày 11/12, quân đội Nga tiến vào Chechnya, và cuộc chiến trở nên gay go khi quân Nga phải chiến đấu chiếm từng nhà trên đường phố Grozny.
Chiến tranh Chechen tiếp tục ảnh hưởng nền kinh tế Nga. Yeltsin và Bộ trưởng Quốc phòng Grachev công khai nhìn nhận cuộc chiến đã đẩy số thương vong tăng lên. Từ cuộc đánh nhau trên đường phố Grozny, đến việc nhóm khủng bố Chechen tấn công thành phố Budenovsk chiếm một bệnh viện địa phương, bắt nhiều người làm con tin, và chỉ được thả ra khi cá nhân Thủ tướng Chernomyrdin can thiệp. Việc bao vây cô lập bệnh viện ở thành phố Budenovsk của Nga, khiến Hạ viện Liên bang Nga (viện Duma) thông qua một kiến nghị, bất tín nhiệm 4 vị Bộ trưởng trong chính phủ. Không bao lâu sau đó, các vị này đệ đơn xin từ chức, và Tổng thống Yeltsin chấp nhận đơn của Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng đặc trách Sắc tộc, và Chỉ huy trưởng ngành Phản gián Liên bang, nhưng còn giữ nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Grachev tại chức.
Cuộc bầu cử Hạ viện Nga ngày 17/12/1995, đảng Cộng sản lãnh đạo bởi Gennady Zyuganov giành được đa số phiếu, chiếm 157/450 tổng số ghế. Đảng lãnh đạo bởi Thủ tướng Chernomyrdin là đảng Tổ quốc Nga chiếm 55 ghế, và đảng Dân chủ Tự do cực hữu chiếm 51 ghế. Tháng 2/1996, Yeltsin tuyên bố, sẽ ra tranh cử Tổng thống vào tháng 6/1996, bất chấp sức khoẻ của ông ta sa sút trong năm 1995, bởi chứng đau tim trong tháng 7 và tháng 10. Đối thủ chính của ông ta là Zyuganov lảnh tụ đảng Cộng sản, người dẫn đầu trong cuộc thăm dò ý kiến. Ngày 21/4, nhà lãnh đạo Chechen là Dudayev bị giết trong một cuộc oanh kích. Bốn ngày sau, Zelimkhan Yandarbiyev được chỉ định vào chức Tổng thống Chechen mới. Ngày 27/5, trong khi họp mặt thương thảo với Yeltsin ở Moscow, Yandarbiyev đạt tới một hiệp ước ngưng bắn mới có hiệu lực ngay tức khắc.
Ngày hôm sau, Yeltsin thực hiện một cuộc thăm viếng ngắn ngủi căn cứ quân sự ở Chechnya, tuyên bố chiến tranh trên lãnh thổ Chechnya. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1996, Yeltsin đã      liên minh với ứng viên đứng hàng thứ ba trong vòng đầu là tướng Aleksandr Lebed. Ông ta chỉ định Lebed làm Cố vấn An ninh quốc gia cho ông ta, và là Thư ký Hội đồng An ninh. Theo lời khuyên của Lebed, Yeltsin giải nhiệm Bộ trưởng quốc phòng tướng Pavel Grachev. Ngày 19/6, đội cận vệ Tổng thống bắt giữ hai nhân viên vận động bầu cử cho Yeltsin, mang 500.000 USD tiền mặt quyên góp từ các chủ ngân hàng, ủng hộ tài chánh cho cuộc vận động bầu cử của Yeltsin. Những người ủng hộ Tổng thống này bị giải nhiệm, và bị bắt như một nổ lực xoa dịu công chúng, bởi những người theo đường lối cực đoan đòi huỷ bỏ vòng bầu Tổng thống chung cuộc.
Ngày hôm, sau Yeltsin đáp trả bằng cách giải nhiệm 3 nhân vật chính trị gần gủi ông ta, bị nghi là đã đứng đằng sau vụ bắt giữ 2 nhân viên nói trên, gồm Phó thủ tướng thứ nhất Oleg, Soskovets, Chỉ huy trưởng Quân bảo vệ Tổng thống Alesandr Korzhakov, và Giám đốc cơ quan Tình báo Liên bang trung tướng Mikhail Barsukov. Ngày 25/6, Tổng thống giải nhiệm thêm 7 vị tướng khác. Cuối tháng 6, Yeltsin trải qua cơn đau tim đột biến lần thứ 3 trong vòng 15 tháng qua, chứng bệnh gần như làm cho ông ta tê liệt. Dù thế, Yeltsin vẫn giành chiến thắng trên chân ứng viên Zyuganov, chiếm 53% số phiếu bầu. Cuộc ngưng bắn ở Chechnya bị phá vỡ giữa tháng 7. Ngày 22/8, Lebed và Aslan Maskhadov Tổng tham mưu trưởng Chechen, và Trung tướng Tikhomirov, Tư lệnh quân đội Nga ở Chechnya ký một thoả ước rút các lực lượng quân sự Nga ra khỏi Chechnya.
Ngày 31/8, Lebed, Maskhadov, và người cầm đầu Uỷ ban cai trị Lâm thời ở Chechnya, Tim Gulgimann ký một hiệp ước hoà bình chấm dứt chiến tranh ở Chechnya. Bất chấp các sự hoài nghi từ đầu, Nga và Chechen cử quan sát viên giám sát việc thi hành thoả ước bên nhau. Thoả ước mới hoãn việc đòi độc lập của Chechen tách khỏi Nga trong 5 năm, cho đến ngày 31/12/2000. Đầu tháng 9, Lebed tuyên bố rằng có khoảng từ 70.000 đến 90.000 người đã chết trong chiến tranh ở Chechnya. Ngày 5/11, Yeltsin trải qua một cuộc giải phẩu tim thành công. Ông ta được giải phẩu bởi một toán phẩu thuật Nga, với sự cố vấn của một chuyên gia về tim mạch từ Hoa kỳ là Michael Debakey. Ngày 23/12/1996, Yeltsin trở lại văn phòng làm việc. Bệnh hoạn của Yeltsin để lại một khoảng trống chính trị ở Moscow.

Mùa thu 1996, được đánh dấu bởi một loạt các cuộc xung đột chính trị giữa các đối thủ, và phe cánh trong chính quyền Liên bang Nga. Tháng 9 và 10, tướng Lebed trở thành người công khai chỉ trích các chính sách của Tổng thống, trong đó có cả việc đề nghị bải nhiệm Yeltsin vào ngày 17/10. Ngày 30/10, Yeltsin bổ nhiệm một nhà kinh doanh lớn Boris Berezovsky, người gần gủi với gia đình Yeltsin vào chức Phó tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia. Ngày 11/12, theo yêu cầu của Yeltsin, Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Igor Rodionov từ nhiệm, và một Bộ trưởng Quốc phòng dân sự đầu tiên đảm nhiệm chức vụ kể từ năm 1925. Cuộc vận động bầu cử năm 1996, nhắm vào việc kinh tế Nga phát triển quá chậm, chính phủ phải vay nợ trong và ngoài nước để có thể trả được nợ tiền lương cho công nhân, và viên chức trước ngày bầu cử tháng 6.
Ngày 26/3/1996, Quỷ Tiền tệ Thế giới chính thức cho Liên bang Nga vay 10,1 tỷ trong 3 năm, khoảng nợ vay lớn thứ hai trong lịch sử nước Nga. Ngày 29/4, Câu lạc bộ Paris đồng ý gia hạn toàn bộ số nợ 40 tỷ của Nga, sau khi thoả hiệp với Câu lạc bộ London về các khoản nợ thương mại tháng 11/1995. Đây là số tiền cho vay được gia hạn lớn nhất, trong vòng 40 năm qua của Câu lạc bộ Paris. Ngày 18/7, chính phủ chấp thuận một chương trình tư nhân hoá mới, bao gồm cả việc bán cổ phần nhiều công ty dầu khí, điện lực, và truyền thông quốc doanh lớn. Tình hình kinh tế Nga vẫn còn nhiều khó khăn trong năm 1996. Giữa năm 1995, chưa trả được nợ tiền lương, nổi lên như là vấn đề chính của xã hội, gây ra nhiều cuộc biểu tình trong một số ngành công nghiệp. Điều này lại tái diển với một diện rộng hơn, sau cuộc bầu cử tháng 6.
Nó nói lên một cách rõ ràng rằng, chính quyền đã không thực hiện lời hứa trong cuộc bầu cử của Yeltsin là sẽ đẩy lùi, và chấm dứt việc chậm trả lương cho công nhân, viên chức. Ngày 5/11, các Liên đoàn Công nhân trên toàn Liên bang Nga tổ chức một cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ không trả lương đầy đủ, đúng thời hạn. Một vấn đề cốt yếu khác nổi lên trong năm 1996, đó là cải cách thuế khoá. Mức độ thu thuế ở Nga rơi vào tình cảnh bi đát trong năm 1996, xuống thấp hơn cả những năm trước đó. Tiền thuế thu được quá ít ỏi, trở thành một trong những nguyên nhân cản trở việc vay nợ quốc tế từ Ngân hàng Thế giới, cũng như Quỹ Tiền tệ Thế giới. Tháng 3 và 4/1996, Nga ký một Hiệp ước hợp nhất với Belarus, và một hiệp ước hợp tác kinh tế với Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Tổng thống Nga, ngày 8/1/1997, Yeltsin được đưa vào bệnh viện vì bị viêm cả hai buồng phổi. Tháng giêng phe đối lập ở Hạ viện trong một nổ lực bải chức ông ta vì sức khỏe, nhưng cuộc vận động không hội đủ tỷ số ủng hộ cần thiết. Ngày 12/5, Yeltsin và Tổng thống mới được bầu của Chechen Aslan Maskhadov ký một hiệp ước hoà bình ở Moscow. Giống như hiệp ước trước đó, văn kiện này không giải quyết vấn đề liên quan đến Hiến pháp giữa hai nước Nga và Chechnya. Ngày 9/9, hai bên ký một thoả ước trọn gói quy định việc vận chuyển dầu băng ngang qua vùng Chechen. Trước đó ngày 6/3/1997, trong một  bài phát biểu hàng năm tại Quốc hội Liên bang, Yeltsin đánh giá cao tình hình kinh tế và nhiều thành quả khác của chính quyền Liên bang.
Hôm sau, ông ta bổ nhiệm Chánh văn phòng Anatoly Chubais làm Phó thủ tướng thứ nhất phụ trách Cải cách kinh tế. Bốn ngày sau, Tổng thống ra lệnh cho Chernomyrdin và Chubais thành lập chính phủ mới. Ngày 17/3, Yeltsin bổ nhiệm thống đốc vùng Nizhny Novgorod là Boris Nemtsov làm Phó thủ tướng thứ nhất. Những tháng còn lại của năm 1997, Chubais và Nemtsov là hai nhân vật chính đảm trách công việc cải cách nước Nga, Thủ tướng Chernomyrdin lu mờ dần. Ngày 28/4, Yeltsin ban hành sắc lệnh tư hữu hoá cơ quan viễn thông quốc doanh do công ty Svyazinvest điều hành. Các công ty lớn khác cũng được tư nhân hoá gồm Liên hiệp Công ty Dầu khí và Kim loại. Tháng 7, được ghi nhận bởi một loạt các vụ tai tiếng tài chánh, kết hợp với tham nhũng, và biển thủ công quỹ bởi các viên chức chóp bu trong chính quyền và các nhà kinh doanh.
Các vụ tai tiếng này lan nhanh như báo hiệu một cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn tài chánh, trong việc tư nhân hoá ngành viễn thông và các ngành dầu khí. Ngày 25/7, Liên hiệp Công ty cầm đầu bởi Oneximbank, trúng thầu tư hữu hoá công ty Svyazinvast. Tổng giám đốc Liên hiệp Oneximbank là Vladimir Potanin, người từng làm Phó thủ tướng Nga cho đến tháng 3, và bạn của ông ta trong chính quyền là Chubais, bị cáo giác đã dùng vị thế chức vụ ảnh hưởng lên kết quả đấu thầu. Cuộc đấu thầu kế đó vào ngày 5/8, bán cổ phần Công ty quốc doanh Khai thác hầm mỏ Norilsk Nickel cho tư nhân, một lần nữa Liên hiệp Oneximbank trúng thầu. Các sự kiện này tạo ra một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong dư luận xã hội, và đưa đến sự từ chức ngày 13/8 của Alfred Kokh, Phó thủ tướng đặc trách tư nhân hóa các công ty quốc doanh.
Sự cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh doanh, quyền chi phối quá trình tư nhân hoá, dẫn tới một loạt phát hiện trong việc gây sức ép vòi vĩnh, cái làm xói mòn quyền lực quốc gia. Trong một nổ lực chận đứng các sự cạnh tranh bất chính này, ngày 15/9, Tổng thống Yeltsin họp 6 nhà lãnh đạo Ngân hàng lớn nhất ở Nga. Cuộc họp đi tới thoả thuận chung là, ra sức chận đứng cạnh tranh không lành mạnh, nhưng chỉ trong ít ngày sau đó lại xảy ra một vụ tai tiếng mới. Mặc dù tình hình kinh tế chưa được cải thiện, chính quyền Liên bang Nga đã thành công trong việc vay nợ mới trên thị trường tài chánh Thế giới. Ngày 13/6, ngân hàng Thế giới tuyên bố sẽ tăng số tiền cho Liên bang Nga vay từ 6 tỷ hiện tại lên thành 12,4 tỷ. Ba tháng sau đó, tháng 9, Nga chính thức gia nhập Câu lạc bộ các quốc gia cho vay Paris.
Tại đây, Liên bang Nga được kế thừa phần Liên bang Xô viết đã đóng góp khoảng 140 tỷ. Do vậy, khả năng vay cũng được tăng thêm. Ngày 6/10, bằng một hợp đồng vay nợ giữa Nga và Câu lạc bộ London chuyên cho vay thanh toán thương mại, thay thế hợp đồng vay nợ cũ đáo hạn. Trước đó, ngày 19/1, hai Công ty Dầu khí tư nhân Ao Yukov và Ao Sibneft tuyên bố hợp nhất dưới tên mới là Công ty Ao Yuksi, và trở thành Công ty Sản xuất Dầu khí lớn đứng hàng thứ 11 của thế giới. Về quân đội, cũng có nhiều dấu hiệu không bình thường trong tháng 5 và tháng 6. Ngày 22/5, Yeltsin tuyên bố công khai rằng ông không hài lòng với tình trạng quân đội, và cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Rodionov, đệ nhất Phó bộ trưởng kiêm Tổng tham mưu trưởng, tướng Viktor Samsonov. Hôm sau, tướng Igor Samsonov được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Ngày 16/7, Yeltsin ban hành một sắc luật cắt giảm mạnh mẽ lực lượng vũ trang Nga xuống còn 1,2 triệu. Ngày 23/6, Quốc hội (Hạ viện) phê chuẩn đạo luật về Hiệp hội Tôn giáo và quyền tự do lựa chọn, trong đó nhấn mạnh quyền không có niềm tin của người bản địa Nga. Đạo luật này bị dư luận quốc tế chỉ trích, đề nghị Yeltsin phủ quyết nó vào ngày 22/7. Tuy nhiên, sau đó Hạ viện gạt sang một bên phủ quyết của Tổng thống. Ngày 26/9, Yeltsin ký ban hành đạo luật. Ngày 20/11, sức ép thù địch giữa các tập đoàn hoạt động kinh doanh, cho rằng mình sẽ là vật tế thần mới. Theo sau các khám phá về sức ép trả một số tiền cho Chubais, và các thành viên phe đảng chính trị của ông ta, như một đóng góp của họ cho một “cuốn sách không viết” về tư hữu hoá ở Liên bang Nga, Chubais bị mất chức Bộ trưởng Tài chánh.
Mặc dù không cùng phe cánh, hay dính dáng đến vụ tai tiếng, Nemtsov cùng bị mất chức Bộ trưởng đặc trách Năng lượng và Nhiên liệu. Một số viên chức hàng đầu khác cũng bị sa thải. Ngày 2/4, Yeltsin và Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko ký hiệp ước Liên bang giữa hai quốc gia. Hiệp ước như bước đầu hướng tới việc mở rộng phục hồi Liên bang Xô viết. Ngày 23/4, Yeltsin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), kết thúc cuộc thương thảo bằng tuyên bố chung về một Thế giới đa cực, và lập ra một trật tự quốc tế mới. Tuyên bố này chỉ trích bất cứ quốc gia nào, muốn lập quyền lãnh đạo trong các quan hệ quốc tế nhắm ám chỉ vào Hoa Kỳ. Mặc dù lúc đầu có nghi ngờ về sự thành công trong cuộc thương thảo giữa Liên bang Nga và Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên quan đến việc khối này mở rộng về phía Đông.
Tại Hội nghị nhóm họp ở Paris ngày 27/5, Yeltsin và các đại diện cao cấp của 16 quốc gia thành viên NATO, ký hiệp ước nền móng (Founding ACT). Nó đưa ra một khung cho mối quan hệ Nga-NATO và cùng thành lập một Hội đồng Cố vấn chung. Công cuộc cải cách tiền tệ công bố trong tháng 8/1997, đi vào hiệu lực ngày 1/1/1998, theo đó một đồng Rup (Rouble) mới tương đương với 1000 đồng Rup củ. Cuối tháng 3, Tổng thống Yeltsin giải tán toàn bộ nội các và chỉ định Bộ trưởng năng lượng Sergei Kiriyenko, 35 tuổi làm Quyền Thủ tướng. Dưới bóng ma đe doạ sẽ bị giải tán, Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc chỉ định Kiriyenko của Yeltsin. Ngày 3/7, Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Hạ viện, Lev Rokhlin bị bắn chết tại nhà riêng của ông ta ở  ngoại ô Moscow. Rokhlin từng chỉ huy quân đội tấn công vào Grozny trong những tuần đầu cuộc chiến ở Chechnya.
Ngày 17/7, Tổng thống Yeltsin tham dự buổi lể cải táng Hoàng đế Tsar Nicholas II tại St Peter, và nhà thờ Paul ở đường Peterburg. Trong khi làm Bí thư thứ nhất Uỷ ban Trung ương đảng Cộng sản Sverdlovsk Oblast, Yeltsin đã ra lệnh phá huỷ toà nhà mà Hoàng đế Tsar và gia đình bị giết. Ngày 17/8, Thủ tướng Kiriyenko tuyên bố đồng Rup sẽ được thả nổi lên xuống từ 6 đến 9,5 Rup tương đương 1 USD. Kiriyenko cũng thông báo tạm đình chỉ trả nợ nước ngoài, và tái cấu trúc nợ của chính phủ trước cuối năm 1999. Sau sự giảm giá của đồng Rup, cả “tỷ giá hối đoái” và “thị trường chứng khoáng” Nga xuống giá khủng khiếp. Ngày 23/8, trong một hành động đáp trả lời kêu gọi của Hạ viện cá nhân Yeltsin nên từ chức, thì ông ta cách chức Thủ tướng Kiriyenko và toàn bộ nội các, đồng thời chỉ định nguyên Thủ tướng Vikor Chernomyrdin làm Quyền Thủ tướng.
Hạ viện bác bỏ đề nghị Chernomyrdin làm Thủ tướng lần thứ 2. Ngày 11/9, Hạ viện đồng ý Yevgeny Primakov vào chức vụ này. Ngày 14/11, Liên bang Nga gia nhập tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Ngày 17/1/1999, Tổng thống Yeltsin vào bệnh viện, vì chứng xuất huyết do loét dạ dày, làm dư luận xôn xao về sức khoẻ của ông ta. Với sự nhất trí cao, Moscow cho rằng việc NATO ném bom xuống Yugoslavia sẽ tạo ra mâu thuẩn, làm lu mờ vai trò của Liên Hiệp Quốc. Ngày 23/3, trên đường thăm viếng chính thức nước Mỹ, Thủ tướng Primakov đã huỷ bỏ cuộc hành trình, để phản đối việc NATO oanh kích Nam Tư (Yugoslavia). Sau các cuộc đàm thoại với Tổng thống Pháp Chirac, Thủ tướng Đức Schroeder, và Tổng thống Mỹ Clinton, Tổng thống Yeltsin  chỉ trích việc máy bay NATO oanh tạc Yugoslavia, đe doạ sẽ có hành động.
Và, một trong những hành động đó là ngày 24/3, Moscow rút khỏi “Kế hoạch Hợp tác Quân sự và bạn Đồng minh” vì hoà bình. Moscow cũng triệu hồi Tuỳ viên quân sự Trung tướng Zavarzin về nước, đóng cửa Văn phòng Lãnh sự Nga cạnh NATO. Ngày 27/4, Yeltsin giải nhiệm Phó thủ tướng thứ nhất Vadin Gustov, và bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Sergei Stepashin thay thế. Stepeshin phụ trách giám sát bầu cử, các chủ trương vùng, và vẫn cầm đầu Bộ Nội vụ. Ngày 12/5, Yeltsin công bố chấp nhận đơn xin từ chức Quyền thủ tướng Primakov, và bổ nhiệm Stapashin vào chức vụ này. Ngày 15/5, Hạ viện đã không thành công trong việc buộc tội Tổng thống Yeltsin. Một trong 5 tội các đại biểu Quốc hội cáo buộc là Tổng thống đã tiến hành cuộc chiến chống lại Chechnya chỉ chiếm được 283 phiếu trong khi phải cần 300 phiếu.
Ngày 19/5, Hạ viện chấp nhận ứng viên Stepashin hiện Quyền thủ tướng vào chức Thủ tướng. Ngày 4/8, đáp ứng sự cầu viện của lãnh đạo địa phương Dagestan, Moscow gởi lực lượng của Bộ Nội vụ đến Cộng hoà Tsumadin, và Botlikh Raions. Ba ngày sau, một nhóm vũ trang Hồi giáo từ Chechnya chiếm hai làng ở Dagestan. Nhóm vũ trang này được lãnh đạo bởi nguyên Quyền Thủ hiến Chechen, Shamil Basaev và Khottab, sinh ở Jordan. Một tiểu đoàn quân đội Nga, và một tiểu đoàn vũ trang của Bộ Nội vụ, cùng với 1000 cảnh sát Dagestani mở trận tấn công tái chiếm Botlikh Raions. Lúc này, Yeltsin ngấm ngầm tìm người kế vị lãnh đạo Liên bang Nga, theo ông người đó phải “có khả năng ổn định xã hội, cuốn hút được sự hậu thuẫn từ các lực lượng chính trị rộng rãi, và bảo đảm tiếp tục đổi mới nước Nga”. Ông đã tìm thấy người đó ở Vladimir Putin.
Sau khi được thâu dụng vào văn phòng Phủ tổng thống năm 1996, cựu viên chức KGB và Phó thị trưởng Leningrad, Putin đã tạo được thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp ông ta. Năm 1998, nhận chức Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia, và năm 1999, Tổng thư ký Hội đồng An ninh. Ở mỗi cương vị, Putin tỏ ra xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Yeltsin tin tưởng Putin, và bổ nhiệm ông ta làm Phó thủ tướng thứ nhất. Đồng thời đề nghị Putin ứng viên vào chức vụ Thủ tướng lên Hạ viện. Ngày 16/8, đại biểu viện Duma bỏ phiếu thông qua việc đề cử này. Ngày 31/8 một vụ nổ lớn, làm vở tường xuyên thủng tầng ngầm Trung tâm Thương mại gần Điện Cẩm Linh làm 41 người bị thương, trong số có 24 người phải đưa vào bệnh viện. Sáng sớm ngày 9/9, một vụ nổ khác tại một chung cư phía Đông nam Moscow làm 20 chết, 150 người bị thương.
Bốn ngày sau (13/9), lại một vụ nổ chung cư nữa ở phía Nam thủ đô. Số người chết trong 2 vụ nổ chung cư trên lên đến 200 người. Ngày 16/9, hơn 25.000 người tập họp ở Grozny phản đối việc không quân Nga bắn phá vào các thị trấn và làng mạc ở phía Nam Chechnya. Ngày 17 và 18/9, hàng trăm phi vụ oanh kích nhắm vào các mục tiêu chọn sẵn ở Chechen. Ngày 18/9, Thủ tướng Putin khẳng định không lực Nga chỉ đánh phá vào căn cứ du kích quân. Nhưng ngày 19/9, Phó thủ tướng Chechen Akhmed Zakaev cho rằng, các mục tiêu ném bom không chỉ các căn cứ du kích hoặc Mujahedin, mà còn nhắm vào khu vực cư dân làm trên 200 người chết, hầu hết là thường dân. Từ ngày 24 đến 26/9, Không lực Nga tập trung đánh vào các mục tiêu chọn sẵn trong thủ đô Chechnya như kho dầu, tháp truyền hình và cả hệ thống liên lạc, điện thoại, điện báo.
Ngày 30/9, xe tăng và bộ binh Nga tiến vào Chechnya. Ngày 5/10, Tổng thống Chechen Aslan Maskhadov ban hành lệnh thiết quân luật lên toàn Cộng hoà Chechnya, và điều động quân vào thủ đô, chống lại quân Nga đang trên đường tiến quân cách thủ đô 10 km. Ngày 6/10, không quân, pháo binh Nga tiếp tục ném bom, pháo kích vào phía Bắc và phía Đông thủ đô Chechen. Cùng ngày, lãnh đạo chính quyền địa phương Ingushetia cho hay, rằng có tới 124.000 người Chechnya chạy vào lãnh thổ Ingushetia, trong khi chính quyền địa phương chỉ có khả năng cung cấp thực phẩm cho 5.000 người mà thôi. Ngày 25/10, quân Nga từ phía Bắc Grozny tiến vào phía Nam và phía Đông chạm trán với lực lượng phòng thủ Chechnya tại làng Sadovoe, và làng Pervomaiskoe. Ngày 27/10, quân đội Nga báo cáo chỉ cách Grozny 7 km về phía Bắc.
Ngày 31/12/1999, Tổng thống Yeltsin ký sắc lệnh đề cử Thủ tướng Putin làm Quyền Tổng thống Liên bang Nga. Ông nói, ông từ chức Tổng thống 6 tháng trước khi mãn nhiệm kỳ vào tháng 6/2000, rằng ông sẽ không bám vào quyền lực thêm 6 tháng nữa, khi quốc gia đã có một nhà lãnh đạo mạnh, rằng nhà lãnh đạo ấy cần có thời gian chuẩn bị để trở thành Nguyên thủ quốc gia. Một trong những hành động đầu tiên của Quyền Tổng thống Putin, là ký sắc lệnh ban cấp cho Yeltsin và gia đình ông ta miễn trách nhiệm hình sự, không bị bắt giam, điều tra, truy tố về tội hình sự. Ngày 16/1/2000, quân Nga bắt đầu một loạt các cuộc tấn công mới vào Grozny. Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Chechen Magomed, Khambiev tuyên bố thay đổi chiến thụât chuyển từ đối đầu trận tuyến sang đánh du kích vào từng đơn vị, xe bọc thép Nga trên khắp Chechnya.
Sau một trận đánh quyết liệt trong hai ngày 4 và 5/2, bộ binh và chiến xa Nga chiếm được Grozny. Ngày 6/2/2000, Quyền Tổng thống Putin tuyên bố quân Nga kiểm sóat hòan toàn Grozny. Trên lãnh vực chính trị, nhằm đáp trả quyết định của Warsaw trục xuất 9 nhà ngoại giao Nga bị tố cáo là gián điệp, ngày 21/1/2000, chính phủ Nga tuyên bố trục xuất 9 nhà ngoại giao Ba Lan (Polish) cũng cùng cáo buộc tương tự. Ngày 26/3/2000, Vadimir Putin được bầu làm Tổng thống, chiếm 52% tổng số phiếu bầu, đánh bại 10 ứng cử viên đối lập. Ngày 16/7/2001, Liên bang Nga và Trung Quốc ký hiệp ước hợp tác và hửu nghị trong thời gian 20 năm. Ngày 24/5/2002, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush ký thỏa ước cắt giảm 2/3 vủ khí hạt nhân hiện đang tồn trử tại mỗi nước.
Ngày 28/5, Nga gia nhập như một thành viên mới của khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 14/6, chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa ước 1972 ABM, vế kế hoạch phát triển tên lửa phòng thủ, Nga cũng đơn phương rút khỏi hiệp ước START II. Nga tiếp tục các cuộc hành quân tiêu diệt các phần tử Hồi giáo ly khai ở Chechnya. Ngày 23/10, khoảng 50 du kích tấn công vào một nhà hát trong thủ đô Moscow, bắt hơn 800 người làm con tin. Ngày 26/10/2002, lực lượng đặc nhiệm Nga sử dụng cả hơi ngạt tái chiếm nhà hát, làm 129 con tin và gần như toàn bộ du kích quân đều bị thiệt mạng. Liên bang Nga từng ủng hộ Hoa Kỳ lành đạo cuộc xâm lăng Afghanistan năm 2001, nhưng khi Hoa Kỳ cầm đầu một Liên minh quân sự xâm lăng Iraq tháng 3/2003, thi Nga cùng với Pháp và Đức ngăn chặn Hội đồng Bảo an chấp nhận cuộc xâm lăng nầy.
Liên minh chính trị của Putin giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/12/2003. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 14/3/2004, đương kim Tổng thống Putin tái đắc cử, với 71% phiếu bầu. Putin lên án nhóm khủng bố Chechen trong vụ nổ đường xe điện ngầm ở Mascow ngày 6/2 giết chết 39 người. Ngày 9/5, một vụ đánh bom khác ở Grozny giết chết Tổng thống Akhmad Kadyrov thân Moscow, và ít nhất 6 người khác. Ngày 29/8/2004, tướng Alu Alkhanov được bầu làm Tổng thống Chechen. Xung đột Chechnya dấy lên một làn sóng khủng bố tại nhiều nơi khác trong tháng 8-9/2004. Đêm 24/8, sau khi cất cánh từ phi trường Domodedovo, Moscow hai chiếc máy bay chở khách nổ trên không trung giết chết 90 người. Ngày 31/8, vụ ôm bom tự sát tại sân ga xe điện ngầm làm 11 người thiệt mạng.
Ngày 1/9, các tay súng Chechen chiếm một trường học ở Beslan phía Bắc Ossetia, bắt hơn 1.100 người làm con tin. Ngày 3/9, quân đội Nga đột kích giải cứu con tin làm chết hơn 330 người, trong đó có 186 trẻ em. Trích dẩn từ lời đe dọa của bọn khủng bố, ngày 13/9, Putin đề nghị chính quyền các cấp siết chặt hơn nữa các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, kể cả tòa nhà Quốc hội và các cơ quan công quyền. Ngày 5/11/2004, Nga phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất độc thải ra từ các nhà máy làm nóng trái đất. Ngày 8/3/2005, trong một trận càng quét, quân đội Nga đã giết chết lảnh tụ phiến quân Chechen là Asian Maskhadov. Trùm tư bản dầu lửa Mikhail Khodorkovski, đối thủ chính trị nặng ký của Putin bị bắt về tội gian lận, và trốn thuế. Và, tại phiên xử ngày 31/5/2005, Khodorkovski bị tuyên án 9 năm tù.
Lảnh tụ quân du kích Chechen Shamil Basayev, người cầm đầu quân khủng bố tấn công Beslan bị giết ngày 10/6/2006. Một đối thủ khác của Putin, là nguyên điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị đầu độc bằng chất phóng xạ, và đã chết tại London ngày 23/11/2006. Kinh tế Nga tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, nhờ giá dầu thế giới tăng cùng với mối quan hệ ổn định với phương Tây, thế đứng của Putin cũng được tăng lên. Ngày 26/4/2007, Putin tuyên bố Nga sẽ đình hoãn thi hành hiệp ước về vủ khí quy ước ở Châu Âu để đáp trả việc Hoa Kỳ bố trí hệ thống tên lửa có đầu đạn hạt nhân tại Ba Lan và Cộng hòa Czech. Hiến pháp Nga hạn chế chức vụ Tổng thống chỉ 2 nhiệm kỳ, và Putin hậu thuẩn cho môn đệ của mình là Dmitri Medvedev. Và, Medvedev đã thắng cử dể dàng (70,3% phiếu bầu) trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 2/3/2008.
Và sau khi nhậm chức ngày 7/5,  Medvedev bổ nhiệm Putin làm Thủ tướng Liên bang Nga. Ngày 7/8/2009, sau một thời gian dài tự chế, cuộc chiến giữa Nga và Georgia bùng nổ khi Nga cùng lúc đưa quân vào hậu thuẩn cho quân nổi dậy đòi ly khai tại vùng Nam Ossetia và Abkhazia, và tấn công các thành phố chiến lược của Georgia. Ngày 16/8/2008, hai bên ký thỏa ước ngưng bắn hàng ngàn quân sỉ Nga rời khỏi Georgia, nhưng vẫn còn một số quân tại vùng Abkhazia và Ossetia. Và ngày 26/8, Tổng thống Nga Medvedev thừa nhận nền độc lập của Abkhazia và Ossetia. Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá dầu lửa xuống thấp làm rối loạn thị trường tài chánh Liên bang Nga. Ngày 18/9, chính phủ phải đưa ra kế hoạch tài trợ khẩn cấp lên tới 130 tỷ USD. Ngày 7/10/2008 cuộc khủng hoảng lún sâu, chính phủ phải vay thêm 37 tỷ USD.
B Liên bang Nga ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Liên bang Nga có hiệu lực thi hành năm 1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Liên bang Nga là một nước Cộng hòa thống nhất gồm 21 tiểu bang, và 1 vùng và 4 khu vực tự trị. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, và cầm đầu ngành Hành pháp, do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Trung ương, nhưng phải được Hạ viện chấp thuận. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 450 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 178 nghị sỉ đại diện 21 Cộng hoà, 6 tỉnh, 51 vùng (Oblast) và 11 khu vực tự trị (Okrug), cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội, tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Tổng thống chỉ có thể bị truy tố bởi Quốc hội, với sự đồng ý của Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao Liên bang, và với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội của cả Thượng viện lẫn Hạ viện. Trường hợp Tổng thống không đủ khả năng điều hành việc nước, thì Thủ tướng tạm thời nắm Quyền Tổng thống cho đến khi bầu Tổng thống mới. Toà án Hiến pháp gồm 19 Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm, với sự chấp thuận của Quốc hội. Tu chỉnh Hiến pháp phải được 3/4 số phiếu thuận của Thượng viện, 2/3 phiếu thuận của Hạ viện, và phải được sự ưng thuận của Tổng thống.
 Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 140.702.094, dưới 15 tuổi 14,6%, trên 65 tuổi 14,1%. Mật độ cư dân: 8 người/km2. Thành phố: 72,9%. Sắc tộc: Russian 80%, Tatar 4% Ukraine 3%, Chuvash 1%, Bashkir 1%, Moldavian 1%. Ngôn ngữ: Russian (chính) và nhiều ngôn ngữ khác.  Tôn giáo: Chính thống giáo Nga 10-15%, Hồi giáo 10-15%, và niềm tin khác. Đất đai: Tổng diện tích: 17.075.200 km2. Diện tích đất: 16.995.800 km2. Hơn 76% tổng diện tích của Liên bang Xô viết củ, và là quốc gia lớn nhất thế giới. Địa điểm: chạy dài từ Đông Âu, băng qua Bắc Á đến Thái Bình Dương, trong đó ba phần tư đất nằm ở Châu Á và một phần tư nằm ở Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Finland, Norway, Sweden, Estonia, Latvia, Belarus, Ukraina phía tây, Georgia, Azerbaijan, Kazakhstan, China, Mongolia, Bắc Triều Tiên phía nam, Kaliningrad nằm giữa bao quanh bởi Poland về phía nam. Địa thế: mổi vùng ở Nga có mỗi loại khí hậu khác nhau, ngoại trừ vùng nhiệt đới tuỳ thuộc vào địa lý. Phần ở Châu Âu là một vùng bằng phẳng thấp đồng cỏ ở phía nam, cây gổ ở phía bắc với núi Ural ở phía đông, và núi Caucasus ở phía nam. Núi Urals chạy dài theo hướng bắc nam 4.022 km. Phần ở Châu Á cũng có vùng bằng phẳng rộng lớn với núi non ở phía nam và phía đông. Vùng đất phủ đầy tuyết phía Cực bắc, với vành đai rừng thấp đất bằng phẳng, đầm lầy ở phía tây, sa mạc ở phía tây nam. Thủ đô: Moscow. Thành phố đông dân: Moscow 10.452.000, St Petersburg 4.553.000, Novosibirsk 1.389.000, và Nizhniy- Novgorod 1.278.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Dmitri Medvedev, sinh 14/9/1965, nhậm chức 7/5/2008. Thủ tướng chính phủ: Vladimir Putin,  sinh 7/10/1952, nhậm chức 8/5/2008. Chính quyền địa phương: 7 khu vực Liên bang gồm 44 tỉnh, 21 Cộng hoà tự trị, 6 lảnh thổ tự trị, 1 vùng tự trị, 10 khu vực tự trị, 2 thành phố Liên bang. Ngân sách quốc phòng: 32,9 tỷ. Quân đội chính quy: 1.027.600. Kinh tế: Công nghiệp than, dầu lửa, khí thiên nhiên, hoá chất, kim loại, máy móc, đóng tàu, xe cộ, truyền thông, trang thiết bị, điện lực, dụng cụ y khoa, thiết bị khoa học, máy nông nghiệp, hàng dệt. Nông sản: hạt ngũ cốc, củ cải đường, rau quả, trái cây, hạt dầu hoa hướng dương. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, than đá, gổ xẻ, nguyên tố kim loại dùng mạ điện, đồng, vàng, chì, kim loại trắng, muối acid dùng làm phân bón, bạc, thiếc, nguyên tố kim loại mềm trắng bạc. Dự trữ nhiên liệu: 60 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi: trâu bò 21,5 triệu, gà 358,2 triệu, dê 2,2 triệu, heo 15,8 triệu, cừu 17,5 triệu. Đánh cá: 3,4 triệu tấn. Cung cấp điện: 904,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 11%, đóng góp 5%; công nghiệp 29%, đóng góp 35%; và dịch vụ 60%, đóng góp 60%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Ruble (RUB) (tháng 9/2008: 25,7=USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.100 tỷ. Bình quân đầu người: 14,700. Tăng trưởng: 8,1%. Nhập khẩu: 260,4 tỷ. Bạn hàng: Đức 13,9%, China 9,7%, Ukraine 7%, Japan 5,9%, S.Korea 5,1%, Hoa kỳ 4,8%, France 4,4% , Italy 4,3%. Xuất khẩu: 365 tỷ. Bạn hàng: Netherlands 12,3%, Italy 8,6%, Germany 8,4%, China 5,4%, Ukraine 5,1%, Turkey 4,9%, Switzerland 4,1%. Du lịch: 7,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 262 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 293,8 tỷ. Dự trữ vàng: 14,4 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu.Gía cả tiêu thụ: tăng 9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 87.138 km.  Bằng xe hơi: 25,5 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 4,6 triệu. Bằng máy bay: bay 61,9 tỷ km, sân bay 601. Hải cảng chính: 3- St Petersburg, Murmansk, Arkhangelsk. Truyền thông: máy truyền hình 421/1000 cư dân, Radio 417/1000. Điện thoại : 43,9 triệu. Internet: 30 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 59,2, nữ 73,1. Sinh xuất: 11/1000 người. Tử xuất: 16,1/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 10,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 86%, đại học 42% .
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Khối Thịnh vượng các Quốc gia độc lập (CIS). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (AFEC)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét