Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

CHƯƠNG XI : 53 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU PHI( Sách văn minh nhân loại)





CHƯƠNG  XI :   53  QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU PHI

53 quốc gia độc lập ở Châu Phi được chia làm 3 khu vực: Khu vực Bắc Phi 10 quốc gia, khu vực Trung Phi 29 quốc gia, khu vực Nam Phi 14 quốc gia.


                               I. 10 Quốc gia khu vực Bắc Phi.

10 quốc gia khu vực Bắc Phi chiếm 13.080.596 km2 diện tích đất, và 251.095.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Sudan chiếm 2.505.813 km2, kế đến Algeria 2.381.741 km2, 4 quốc gia khác trên 1 triệu km2. Quốc gia có dân số cao nhất là Egypt trên 80 triệu, và thấp nhất là Mauritania trên 3 triệu. Ngoại trừ Chad và Sudan, mỗi nước có trên 25% cư dân theo niềm tin bản địa, các nước còn lại trong khu vực cư dân đều theo Hồi giáo tới 80%. Morocco theo chế độ Quân chủ, 9 nước còn lại đều theo thể chế Cộng hòa. Có một chút tên gọi khác nhau, chẳng hạn Mauritania gọi là Cộng hòa Hồi giáo, Algeria gọi là Cộng hòa Dân chủ, Egypt gọi là Cộng hòa Ả Rập, và Libya thì gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nhân dân Ả Rập. 10 quốc gia trong khu vực Bắc Phi gồm Mauritania, Algeria, Morocco, Tunisia, Libya, Egypt, Sudan, Chad, Niger và Mali.


1. MAURITANIA  -  ISLAMIC  REPUBLIC  OF  MAURITANIA.

A. Tiến trình phát triển.

Mauritania bị Pháp cai trị dưới danh nghĩa bảo hộ từ năm 1903. Nó trở thành quốc gia độc lập ngày 28/11/1960, và năm 1976 được thêm vào phần đất phía Nam sa mạc Sahara (gọi là Western Sahara) nguyên trước đó là thuộc địa Tây Ban Nha. Du kích quân của Mặt trận Polisario Saharan gia tăng các cuộc tấn công vào quân chính phủ trong năm 1977. Máy bay ném bom của Pháp và 8.000 quân Morocco can thiệp bằng các cuộc đánh phá vào Mặt trận. Năm 1979, Mauritania ký thỏa hiệp hòa bình với Mặt trận và chia xẻ quyền kiểm soát trên phần đất Western Sahara nầy. Năm 1984, Trung tá Maaouiya Ould Sid Ahmed Taya chiếm quyền bằng một cuộc đảo chánh quân sự. Hiến pháp mới công bố năm 1991, các đảng phái đối lập được chính thức thừa nhận, và nó cũng tăng thêm quyền hạn cho Tổng thống.

Tháng 6/2003, một cuộc đảo chánh Taya bị thất bại. Tháng 8/2005, một cuộc đảo chánh không đổ máu khác do các sỉ quan trẻ lảnh đạo bởi Đại tá Ely Ould Mohammed Vall đã lật đổ Tổng thống Taya, và lập ra một Hội đồng Quân nhân vì Công lý và Dân chủ. Hội đồng cam kết sẽ tổ chức bầu cử dân chủ trong vòng 2 năm. Từ tháng 1 đến tháng 6/2006, trên 10.000 người rời Mauritania trên nhưng con tàu thô sơ đến nhóm đảo Canary của Tây Ban Nha, và hơn 1.700 người chết trên đường vượt biển. Hiến pháp mới được thông qua, quy định chức vụ Tổng thống chỉ giới hạn trong 2 nhiệm kỳ 5 năm. Cuộc bầu cử Hạ viện ngày 19/11 và 1/12/2006, Liên minh gồm 11 tổ chức Thay đổi Dân chủ dẫn đầu chiếm 41/95 ghế. Và cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên kể từ năm 1960, diển ra ngày 11/3/2007, với 14 ứng viên dự tranh.

Và tại vòng bầu chung cuộc ngày 25/3/2007, Sidi Ould Cheikh Abdellahi được bầu với 52,9%, trên đối thủ Daddah 47,1% phiếu bầu. Chế độ nô lệ đã bị xoá bỏ, nhưng từ những năm 1980, hàng ngàn người Mauritannians tiếp tục sống dưới điều kiện như các nô lệ, khiến một đạo luật bỏ tù những ai cầm giữ người như nô lệ được ban hành ngày 8/8/2007. Cuộc đảo chánh quân sự ngày 6/8/2008, chấm dứt 2 năm tồn tại của chính quyền dân sự. Cầm đầu cuộc đảo chánh tướng Mohamed Ould Abdel Aziz giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống gây nhiều tranh cải. Tổ chức al-Qaeda của người Hồi giáo ở Maghreb trở lại hoạt động, đe doa nền an ninh quốc gia, khiến nước nầy phải nhờ lực lượng giữ gìn hòa bình của Mỹ đẩy chúng ra khỏi Mauritania trong tháng 8. Một trử lượng lớn dầu hoả được tìm thấy trong những năm gần đây giúp Mauritania phát triển.

B. Mauritania ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Mauritania được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 25/6/2006, thay thế Hiến pháp năm 1991. Theo đó, Tổng thống được dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm, chỉ giới hạn trong 2 nhiệm kỳ, và không quá 75 tuổi. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 95 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử. Thượng viện có 56 nghị sỉ, trong đó 53 được bầu, và 3 nghị sỉ do Tổng thống bổ nhiệm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 3.205.000, dưới 15 tuổi 40,7%, trên 65 tuổi 3,4%. Mật độ cư dân: 3,1 người/km2. Thành phố: 41,2%. Các nhóm sắc tộc: Pha trộn Moor da đen 40%, Moor 30%, da đen 30%. Ngôn Ngữ: Hasaniya Arabic, Wolof (chính cả hai), Fulani, Pulaar, Soninke, French. Tôn giáo: Hồi giáo 100%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.030.700 km2. Diện tích đất: 1.030.400 km2. Địa điểm: phía tây bắc Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Morocco phía bắc. Algeria, và Mali phía đông. Senegal phía nam. Địa thế: lưu vực sông Senegal đất màu mỡ. Xa về phía nam một vùng trung tâm rộng lớn bằng phẳng đất cát và bụi cây. Phía bắc đất khô và kéo dài vào sa mạc Sahara. Thủ đô: Nouakchott: 709.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mohamed Ould Abdel Aziz, sinh 1956, nhậm chức 6/8/2009. Thủ tướng chính phủ: Moulaye Ould Mohamed Laghdaf, sinh năm 1957, nhậm chức 14/8/2008. Chính quyền địa phương: 12 vùng, 1 khu vực thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 20 triệu USD. Quân đội chính quy: 15.870. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác mỏ, luyện kim, thạch cao, chế biến cá. Nông sản: quả chà là, hạt kê, lúa miến, gạo, bắp. Tài nguyên: quặng sắt, thạch cao, đồng, phosphate, kim cương (diamonds), vàng, dầu lủa, cá. Dự trử nhiên liệu: 100 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 0,2%. Chăn nuôi: trâu bò 1,7 triệu, gà 4,2 triệu, dê 5,6 triệu, cừu 8,9 triệu. Đánh cá: 193.320 tấn. Sản xuất điện: 415,3 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 50%, đóng góp 23%; công nghiệp 10%, đóng góp 36%; dịch vụ 40%, đóng góp 41%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Ouguiya (tháng 9/2010: 286=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 6,4 tỷ. Bình quân đầu người: 2.000. Tăng trưởng: -1%. Nhập khẩu: 1,5 tỷ. Bạn hàng: Pháp 11,9%, Trung Quốc 8,2%, Hoa Kỳ 6,8%, Belgium 6,7%, Italy 5,9%, Spain 5,5. Xuất khẩu: 1,4 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 26,3%, Italy 11,8%, Pháp 10,2%, Belgium 6,8%, Spain 6,7%, Japan 5,4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 770 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 143 triệu. Dự trữ vàng: 11,500ozt. Nợ nước ngoài: 2,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 717 km. Bằng xe hơi: 12.200 lượt xe, xe hơi cá nhân 18.200 chiếc. Bằng máy bay: bay 55,9 triệu km, sân bay 8. Hải cảng: 02- Nouakchott, Nouadhibou. Truyền thông: Máy truyền hình: 95/1000 cư dân. Radio 146/1000. Điện thoại: 2,3/100. Internet: 2,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 58,6, nữ 63. Sinh xuất: 33,7/1000 người. Tử xuất: 9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 61,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,8%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11 tuổi, biết đọc biết viết 56,8%, trung học 18,5%, đại học 6%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Liên hiệp Châu Phi (AU).


2. ALGERIA  -  PEOPLE’S  DEMOCRATIC  REPUBLIC OF ALGERIA.

A. Tiến trình phát triển.  

Người Berbers là cư dân đầu trên Algeria, rồi sau đó là người Phoenicians, Romans, Vandal và cuối cùng là người Arabs. Thổ Nhĩ Kỳ cai trị vùng này từ 1518 cho đến khi người Pháp chiếm trị 1830. Với một số lớn người định cư Châu Âu và văn hoá Pháp lấn áp, vẫn không ngăn cản được cuộc vận động của những người theo chủ nghĩa quốc gia Ả Rập bằng các cuộc tấn công kiểu chiến tranh du kích. Các cuộc thương thảo hòa bình với Tổng thống Pháp Charles de Gaulle để người Pháp, và hơn một triệu người Châu Âu rời khỏi Algeria. Algeria chính thức độc lập ngày 5/7/1962. Ahmed Ben Bella chiến thắng trong cuộc đấu đá chính trị giành quyền cai trị Algeria. Năm 1965, đại tá Houari Boumediene làm một cuộc đảo chánh quân sự thay thế Bella, Boumediene nắm quyền lực cho đến khi ông ta chết do xuất huyết năm 1978.

Năm 1967, Algeria tuyên bố chiến tranh với Israel, cắt đứt mối ràng buộc với Hoa Kỳ, hướng mối quan hệ ràng buộc kinh tế, chính trị với Liên Xô. Năm 1988, các cuộc bạo loạn phản đối chính quyền do quản lý kinh tế yếu kém làm chết 500 người. Năm 1989, cử tri chấp nhận Hiến pháp mới đa đảng chính trị. Năm 1992, chính phủ đình hoãn bầu cử Quốc hội đáng lẽ tổ chức vào tháng 1/1992, cuộc bầu cử mà những người Hồi giáo bảo thủ hy vọng sẽ thắng cử. Ngày 29/6/1992, Tổng thống Mohammed Boudiaf bị ám sát. Dân quân Hồi giáo bảo thủ tung ra các cuộc tấn công nhắm vào loại đối tượng viên chức nhà nước, lực lượng an ninh, và người nước ngoài, như một cuộc nội chiến giữa quân bạo loạn với quân chính phủ kéo dài cho tới cuối thập niên 1990. Gần 100.000 người ghi nhận đã chết trong cuộc nội chiến nầy.

Liamine Zeroual thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 16/11/1995. Hiến pháp mới được chấp nhận trong “cuộc trưng cầu dân ý” ngày 28/11/1996, cấm đảng chính trị Hồi giáo hoạt động, và gia tăng quyền hạn của Tổng thống. Các đảng chính trị ủng hộ chính phủ chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/6/1997. Abdelaziz Bouteflika người trở thành Tổng thống sau cuộc bầu cử có nhiều thiếu sót ngày 15/4/1999. Ông ta đưa ra  chương trình thương thảo hòa bình với phiến quân và ân xá rộng rãi được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 16/9. Từ tháng 4 đến tháng 6/2001, thiểu số người Berber Algeria dấy lên các cuộc bạo loạn phản đối làm chết hơn 100 người và làm bị thương cho hàng ngàn người khác. Trận lụt trong tháng 11/2001 giết chết trên 700 người.

Ngày 21/5/2003, một trận động đất ở phía bắc Algeria giết chết trên 2.200 người, và khoảng 200.000 người mất nhà cửa. Tổng thống Bouteflika giành thắng lợi trong cuộc bầu tổng thống ngày 8/4/2004 với một đa số 83,5%. Sau khi các tay súng của dân quân Hồi giáo giết chết 12 binh sỉ, ngày 20/6, quân đội chính phủ tung ra một cuộc hành quân tấn công giết được Nabil Sahraoui thủ lảnh của nhóm gọi là Tổ chức Hồi giáo GSPC. Trong chủ trương hoà giải được cử tri chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 29/92005, theo đó chính phủ sẽ đặc xá cho những người Hồi giáo bị cầm tù vì vai trò của họ trong cuộc nội chiến hồi thập niên 1990 làm cho hơn 200.000 người bị thiệt mạng. Ngày 30/10/2006, dân quân Hồi giáo cực đoan đánh bom vào 2 đồn cảnh sát, và ngày 13/2 2007 đánh vào 7 đồn cảnh sát khác.

Ngày 11/4, một vụ ôm bom tự sát nhắm vào một cơ quan chính quyền và một đồn cảnh sát ở Thủ đô Algiers giết chết 33 người. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/5/2007, Liên minh đương quyền giành thắng lợi lớn, chiếm 249/389 ghế. Các vụ ôm bom tự sát tương tự giết chết hơn 50 người tại Batna ngày 6/9 và tại Dellys và ngày 8/9. Ngày 11/12, một vụ đánh bom bằng xe ở Algiers lảm 11 nhân viên Liên Hiệp Quốc và hơn 50 người khác thiệt mạng. Làn sóng bạo loạn của nhóm Hồi giáo quá khích Maghreb trong tháng 8/2008, cũng làm hơn 100 người thiệt mạng. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/5/2007, Liên minh đương quyền giành thắng lợi lớn, chiếm 249/389 ghế. Các đảng khác chia nhau số ghế còn lại.

Ngày 12/11/2008, Quốc hội thông qua tu chỉnh Hiến pháp xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 9/4/2009, Bouteflika tái đắc cử nhiệm kỳ 3 với hơn 90% phiếu bầu, các đảng đối lập cho rằng đó là một cuộc bầu cử gian lận.

B.  Algeria ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Algeria được cử tri chấp nhận trong cuộc “trung cấu dân ý” ngày 28/11/1996. Nó xác định rằng người Hồi giáo Algeria là người à Rập và ngưới Berber. Các đảng phái chính trị được phép hoạt động, nhưng cấm mọi sự phân biệt đối xử về màu da, sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ, địa phương. Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Thủ tướng là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 389 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 144 nghị sỉ, trong đó 1/3 do Tổng thống bổ nhiệm, và 2/3 nghị sỉ được bầu lên từ 48 khu vực bầu cử.           

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 34.586.000, dưới 15 tuổi 24,7%, trên 65 tuổi 5,1%. Mật độ cư dân: 14,5 người/km2. Thành phố: 65,9%. Các nhóm sắc tộc: Arab-Berber 99%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), Pháp, bản địa Berber. Tôn giáo: Muslim 99%, hầu hết hệ phái Sunni. Đất đai: Tổng diện tích: 2.381.741 km2. Diện tích đất: 2.381.741 km2. Địa điểm: phía tây Bắc Phi từ biển Địa Trung Hải vào tới sa mạc Sahara. Quốc gia láng giềng: Morrocco phía tây. Mauritania, Mali, Niger phía nam. Libya,Tunisia phía đông. Địa thế: trên bờ Địa Trung Hải gồm đồi, gò, và đất bằng phẳng phì nhiêu từ 80-160 km chiều rộng, với khí hậu điều hòa và mưa đủ cho việc trồng trọt. Hai dãy núi chính Atlas nguyên sinh chạy xuyên qua đông - tây, cao 7000ft đến gần một vùng cao nguyên khô cằn. Vùng thấp nằm ở sa mạc Sahara, hầu hết khô cằn với nhiều tài nguyên hầm mỏ. Thủ đô: Algiers, với 2.740.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Abdelaziz Bouteflika, sinh 2/3/1937, nhậm chức 27/4/1999 (tái bầu năm 2004, và 2008). Thủ tướng chính phủ: Ahmed Ouyahia, sinh 2/7/1952, nhậm chức 23/6/2008. Chính quyền địa phưong: 48 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 5,3 tỷ USD. Quân đội chính quy: 147.000. Kinh tế: Công nghiệp: dầu lửa, khí thiên nhiên, khai thác hầm mỏ, công nghiệp nhẹ, lọc dầu, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mỳ, lúa mạch,hạt ngũ cốc, nho, cam, chanh, quả olive. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, sắt, nhôm, chì, uranium, muối acid. Dự trữ nhiên liệu: 12,2 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 1,6 triệu, gà 124 triệu, dê 3,7 triệu, heo 5.700, cừu 19,5 triệu. Đánh cá: 146.052 tấn. Sản xuất điện: 37,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 14%, đóng góp 10%; công nghiệp 13,4%, đóng góp 57%; dịch vụ 76,6%, đóng góp 33%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 75,2=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 241,4 tỷ. Bình quân đầu người: 7.100 USD. Tăng trưởng: 2,2%. Nhập khẩu: 39,1 tỷ. Bạn hàng: Pháp 22,1%, Italy 8,6%, Trung Quốc 8,5%, Germany 5,9%, Spain 5,63%, Hoa Kỳ 4,6%. Xuất khẩu: 43,7 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 26,7%, Italy 16,6%, Spain 9,1%, France 8,6%, Canada 7,9%, Brazil 6,5%. Du lịch: không có số liệư. Ngân sách quốc gia: 75,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 95,0 tỷ. Dự trữ vàng: 5,5 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 21,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 5,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.972 km. Bằng xe hơi: 1,9 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 1,1 triệu chiếc. Bằng máy bay: bay 3,3 tỷ km, sân bay 52. Hải cảng: 03- Algiers, Annaba, Oran. Truyền thông: Máy truyền hình 107/1000 cư dân, Radio 242/1000. Điện thoại: 7,4/100. Internet: 13,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 72,6, nữ 76. Sinh xuất: 16,7/1000 người. Tử xuất: 4,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 26,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15 tuổi, biết đọc biết viết 72,6%, trung học 67%, đại học 15%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Liên hiệp Châu Phi (AU). Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa (OPEC).


3. MOROCCO - KINGDOM OF MOROCCO.

A. Tiến trình phát triển.

Cộng đồng sắc tộc Berter là cư dân đầu tiên ở Morocco, sau đó là Carthaginians, và Romans. Người Á Rập xâm lăng xứ nầy năm 683. Trong thế kỷ XI và XII, người Berter lớn mạnh trở thành đế quốc cai trị toàn bộ phía Tây Bắc Phi, với thủ đô là Morocco. Thế kỷ XIX, Tây Ban Nha đặt một phần Morocco dưới quyền cai trị của họ. Pháp chiếm trị phần còn lại của xứ nầy đầu thế kỷ XX. Các cuộc nổi dậy chống đối của người du mục từ 1911 đến 1933, nhưng không thành công. Morocco trở thành một quốc gia độc lập ngày 2/3/2956. Cảng biển quốc tế Tangier giao hoàn cho Morcco năm 1956. Ngày 18/8/1957, Morocco trở thành một nước Quân chủ và Thủ lỉnh Hồi giáo nắm giữ ngôi Vua là Mohammed V. Năm 1961, Hassan II kế vị vua cha, mời các đảng phái tham gia chính quyền, bằng cách tổ chức bầu cử Quốc hội.

Nhưng do bất ổn chính trị kéo dài đã phá vở các nổ lực của ông ta, trở lại chế độ cai trị chuyên chế từ năm 1965 đến 1977. Morcco mỡ rộng sự tranh chấp vùng Tây Sahara trong suốt nữa sau của thập niên 1970. Ngày 23/7/1999 Hassan II chết, con trai trưởng lên ngôi vua với danh xưng Mohammed VI. Cải cách chính trị trong thập niên 1990, bao gồm cả việc thành lập một Quốc hội năm 1997. Ngày 16/5/2003, 5 cuộc khủng bố tại Casablanca giết chết 40 người kể cả 10 người ôm bom tự sát. Chính phủ cho rằng nhóm quá khích Salafia Jihadia đã kết nối với al-Qaeda thực hiện các cuộc khủng bố nầy. Ngày 24/2/2004, một trận động đất ở Vicinity của al-Hoceima trên bờ phía Bắc Morocco giết chết ít nhất 629 người. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8/4/2004, đương kim Tổng thống, tái đắc cử với 85% phiếu bầu.

Và cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/5/2007, Liên minh đương quyền giành chiến thắng chiếm 249/389 ghế, kế là đảng Công nhân 26 ghế, số ghế còn lại vào tay các đảng nhỏ và ứng viên độc lập. Ngày 18 và 19/2/2008, chính quyên đã bắt 32 người họ cho là khủng bố trong đó có Mustapha Moatassim, cầm đầu đảng Civillized Hồi giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật hồi ngày 20/2. Đến giữa năm 2010, gần 1.000 dân quân Hồi giáo vẫn còn bị bắt cầm tù ở Morocco.  

Lưu ý.

Tây Sahara trước là vùng bảo hộ của Tây Ban Nha, có đường biên giới phía Bắc là Morocco, phía Đông Bắc là Algeria, phía Đông và Nam là Mauritania, và phía Tây là Đại Tây Dương. Muối acid là nguồn thu nhập chính của Tây Sahara. Dân số (2004): 227.405. Thủ đô: Laayoune (El Aaiun). Diện tích: 102.600 km2. Tháng 2/1976, Tây Ban Nha rút lui khỏi vùng nầy, Morocco đưa quân chiếm đóng. Lực lượng du kích của mặt trận Polisario, một tổ chức của người bản địa từng tuyên bố đây là vùng độc lập của họ, với sự hỗ trợ của Algeria, tung du kích tấn công chống lại lực lượng mới chiếm đóng. Ngày 14/4/1976, Morocco mở rộng lãnh thổ chiếm thêm 70.000 km2. Phần còn lại do Mauritania lấn chiếm. Ngày 5/8/1979, khi Maunitania ký thỏa ước giải quyết đất đai với mặt trận Polisario, Morocco xua quân lấn chiếm phần đất của Mauvitania tại phía Tây Sahaha.

Sau nhiều năm chiến đấu khốc liệt, Morocco chiếm quyền kiểm soát các khu vực chính trong thành phố. Nhưng du kích quân của mặt trận Polisario vẫn còn tự do đi lại trong một vùng Sa mạc rộng lớn có ít cư dân. Cả hai bên đều thực thi ngưng bắn năm 1991, khi lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc triển khai hoạt động. Cuộc “trưng cầu dân ý” để xác định quyền tự do cho Tây Sahara do Liên Hiệp Quốc bảo trợ ,một lần nữa lại bị đình hoản. Nguyên Bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ James A. Baker III, một đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc phụ trách giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan từ năm 1997 đến 2004, vẫn chưa giải quyết đựoc vấn đề.

B. Morocco  ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới của Morocco được thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 3/1972. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp Morocco là Hiến pháp quân chủ Lập hiến. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 325 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tu chỉnh Hiến pháp ngày 13/9/1996, thành lập thêm Thượng viện gồm 270 nghị sỉ, trong đó 162 được bầu lên từ các Hội đồng địa phương, 81 từ Phòng Thương mại, và 27 từ Liên đoàn nghề nghiệp, với nhiệm kỳ 9 năm. Thượng viện có quyền làm luật, ban hành tình trạng khẩn trương, và giải tán chính phủ với da số 2/3 phiếu thuận. Nhà Vua là nguyên thủ quốc gia, có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, giải tán Quốc hội và ban hành Đạo luật.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 31.627.000, dưới 15 tuổi 28,2%, trên 65 tuổi 6%. Mật độ cư dân: 70,9 người/km2. Thành phố: 56,7%. Các nhóm sắc tộc: Arab-Berber: 99%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), phương ngữ Berber, Pháp, Tây Ban Nha, Anh. Tôn giáo: Hồi giáo: 99%. Đất đai: Tổng diện tích: 446.550 km2. Diện tích đất: 446.300 km2. Địa điểm: Phía tây Bắc Phi. Quốc gia láng giềng: Tây Sahara phía tây, Algeria phía đông. Địa thế: bao gồm 5 vùng thiên nhiên: núi non trùng điệp ở phía bắc, đồng bằng màu mỡ phía tây, đất bằng phẳng phù sa phía tây nam, cao nguyên thuận lợi cho việc gieo trồng ở trung tâm, và một bình nguyên sa mạc khô từ phía đông nam. Thủ đô: Rabat. Thành phố đông dân: Casablanca: 3.245.000, Fes: 1.044..000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Mohammed VI, sinh 21/8/1963, nhậm chức 23/7/1999. Thủ tướng chính phủ: Abbas El Fassi, sinh 18/9/1940, nhậm chức 19/9/2007. Chính quyền địa phưong: 16 vùng. Ngân sách quốc phòng: 3,1 tỷ USD. Quân đội chính quy: 195.800. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, chế biến thực phẩm, hàng da, hàng vải, xây dựng, du lịch. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, nho, cam, chanh, quả olive, và rau quả. Tài nguyên: muối acid, quặng sắt, mangan, kim loại trắng, thiếc, chì. Dự trữ nhiên liệu: 8 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 19%. Chăn nuôi: trâu bò 2,7 triệu, gà 140 triệu, dê 5,3 triệu, heo 8.000, cừu 17,3 triệu. Đánh cá: 880.95796.627 tấn. Sản xuất điện: 21,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 44,6%, đóng góp 14%; công nghiệp 19,8%, đóng góp 32%; dịch vụ 35,5%, đóng góp 54%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dirham (tháng 9/2010: 8,6 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 145,6 tỷ. Bình quân đầu người: 4.700 USD. Tăng trưởng: 4,9%. Nhập khẩu: 31,2 tỷ. Bạn hàng: Pháp 17,4%, Tây Ban Nha 14,3%, Saudi Arabia 6,9%, Trung Quốc 6,8%, Italy 6,3%, Germany 5,9%. Xuất khẩu: 14,8 tỷ. Bạn hàng: Pháp 21,4%,Tây Ban Nha 20,5%, Anh 4,9%, Italy 4,7%, Ấn Độ 4,1%. Du lịch: 7,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 25,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 14,5 tỷ. Dự trữ vàng: 709.000 ozt. Nợ nước ngoài: 17,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.906 km. Bằng xe hơi: 1,3 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 455.000. Bằng máy bay: bay 5,4 tỷ km, sân bay 26. Hải cảng: 03- Tangier, Casablanca, Kenitra. Truyền thông: Máy truyền hình 165/1000 cư dân, Radio 247/1000. Điện thoại: 11/100. Internet: 32,2/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 72,6, nữ 78,9. Sinh xuất: 14,9/1000 người. Tử xuất: 4,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 28,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15 tuổi, biết đọc biết viết 56,4%, trung học 40%, đại học 9%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên đoàn Ả Rập (AL).


4. TUNISIA  -  TUNISIAN  REPUBLIC,       

A. Tiến trình phát triển.

Tunisia là nơi cư trú của người Carthage Cổ đại và nguyên là quốc gia Barbary. Đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ thống trị Tunisia trước khi Pháp bảo hộ theo Hiệp ước ngày 12/5/1881. Tuy mang danh bảo hộ, Pháp cai trị Tunisia như một thuộc địa. Năm 1955, để xóa dịu làn sóng bạo động gia tăng, Pháp ban cấp quy chế tự trị cho Tunisia. Ngày 20/3/1956, Tunisia được trả độc lập. Ngay sau đó, Tunisia thành lập Quốc hội Lập hiến, và Habib Bourguiba là Thủ tướng. Năm sau chế độ quân chủ kết thúc, Thủ tướng Habib Bourguiba, người lãnh đạo đấu tranh cho độc lập Tunisia trở thành Tổng thống. Là người muốn trần tục hóa đường lối Xã hội Chủ nghĩa, Bourguiba khuyến khích phát triển Kinh tế xã hội theo hướng nầy. Năm 1975, tu chỉnh Hiến pháp cho phép Bourguiba làm Tổng thống trọn đời.

Cuối thập niên 1970, các khó khăn và sự bất mãn của người dân tăng dần, nhiều cuộc biểu tình có bạo động rộng khắp trong tháng giêng 1978, 1980 và 1984. Các nhóm Hồi giáo lớn mạnh gây ảnh hưởng, và một cuộc đảo chánh không đổ máu lật đổ Bourguiba bởi Thủ tướng của ông ta là Zine al-Abidine Ben Ali năm 1987. Ben Ali đưa ra chương trình cải cách dân chủ, sửa đổi luật báo chí theo hướng dể dãi hơn, mở rộng buổi thảo luận với các nhóm Hồi giáo. Dù vậy, ông ta vẫn không thừa nhận đảng nỗi tiếng al-Nahda cực đoan. Ben Ali được tái bầu Tổng thống năm 1994, và 1999. Ngày 11/4/2002 một vụ nổ nhắm vào người Do Thái trên đảo Djerba, giết chết 17 người trong đó có 12 du khách người Đức. Người ta nghi ngờ đó là hành động của Tổ Chức Al Qaeda.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 24/10/2004, đương kim Tổng thống Ben Ali đắc cử nhiệm kỳ thứ IV với 94,4% phiếu bầu. Tại Quốc hội, đảng Nghị viện Dân chủ đương quyền dẫn đầu chiếm 152/189 ghế, kế là Mặt trận Dân chủ Xã hội 14 ghế, và sau cùng đảng Dan chủ Tự do 2 ghế. Vẫn ở thế đối lập, đảng Dân chủ Cấp tiến tẩy chay bầu cử, vì cho rằng đó là một cuộc bầu cử được sắp đặt trước.

B. Tunisia ngày nay.           

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Tunisia được Quốc hội Lập hiến thông qua có hiệu lực thi hành ngày 1/6/1959. Tu chỉnh Hiến pháp năm 1988, nó xóa bỏ chức vụ Tổng thống trọn đời, và giới hạn 3 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tu chỉnh Hiến pháp ngày 27/5/2002, cử tri đồng ý xóa bỏ giới hạn chức vụ Tổng thống trong 3 nhiệm kỳ, và tăng tuổi đương nhiệm Tổng thống từ 70 lên thành 75 tuổi. Quan sát viên quốc tế, và các chính trị gia đối lập cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý chỉ nhắm vào việc duy trì quyền lực của cá nhân và phe đảng đương quyền của Ben Ali, người mà lẽ ra sẽ về hưu, khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba vào năm 2004. Quốc hội chỉ có Hạ viện gồm 189 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.589.000, dưới 15 tuổi 22,2%, trên 65 tuổi 7,3%. Mật độ cư dân: 66,8 người/km2. Thành phố: 66,9%. Các nhóm sắc tộc: Arab 98%, European 1%, Jewish và sắc dân khác 1%. Ngôn Ngữ: Arabic (chính), Pháp. Tôn giáo: Hồi giáo: 98% hầu hết thuộc hệ phái Sunni. Đất đai: Tổng diện tích: 163.610 km2. Diện tích đất: 155.360 km2. Địa điểm: bờ bắc châu Phi. Quốc gia láng giềng: Algeria phía tây,  Libya phía đông. Địa thế: đất trồng cây lấy gỗ và làm nông nghiệp phía bắc. Bờ biển miền trung bằng phẳng đồng cỏ và trồng cây ăn quả (cây vườn). Đất khô phía nam kéo dài tới sa mạc Sahara. Thủ đô:  Tunis 759.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống tướng Zine al- Abidine Ben Ali, sinh 3/8/1936, nhậm chức 7/11/1987 (tái bầu năm 1994,1999, và 2004). Thủ tướng chính phủ: Mohammed Ghannouchi, sinh 18/8/1941, nhậm chức 17/11/1999. Chính quyền địa phương: 24 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 534 triệu USD. Quân đội chính quy: 35.800. Kinh tế: Công nghiệp dầu khí, khai thác hầm mỏ, chế biến thực phẩm, hàng hàng dệt, giày dép, du lịch. Nông sản: hạt ngũ cốc, trái chà là, cam, chanh, cà chua, củ cải đường, quả olive, quả hạnh nhân. Tài nguyên thiên thiên: dầu lửa, photsphates, kim loại trắng cứng, sắt, chì, muối acid. Dự trữ nhiên liệu: 425 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 710.130, gà 64 triệu, dê 1,6 triệu, heo 6.000, cừu 7,6 triệu. Đánh cá: 114.170 tấn. Sản xuất điện: 13,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 18,3%, đóng góp 14%; công nghiệp 31,9%, đóng góp 32%; dịch vụ 49,8%, đóng góp 54%.
           
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 1,4 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 86,4 tỷ. Bình quân đầu người: 8.200 USD. Tăng trưởng: 3%. Nhập khẩu: 19 tỷ. Bạn hàng: Pháp 24,9%, Italy 20,4%, Germany 9,4%, Spain 4,7%. Xuất khẩu: 14,4 tỷ. Bạn hàng: Pháp 28,9%, Italy 20,4%, Germany 8,6%, Spain 6,1%, Libya 4,9%, Hoa Kỳ 4%. Du lịch: 3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 11,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 7,0 tỷ. Dự trữ vàng: 218.000 ozt. Nợ nước ngoài: 14,7 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,8%%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.152 km. Bằng xe hơi: 552.900 đầu xe, xe hơi cá nhân 281,500 chiếc. Bằng máy bay:  bay 2,8 tỷ km. sân bay 14. Hải cảng: 03- Tunis, Stax, Bizerte. Truyền thông: máy truyền hình 190/1000 cư dân. Radio: 158/1000. Điện thoại: 12,5/100. Internet: 34,1/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 74,2, nữ 77,9. Sinh xuất: 15,3/1000 cư dân. Tử xuất: 5,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 21,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16 tuổi, biết đọc biết viết 77,6%, trung học 73%, đại học 17%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Liên hiệp Châu Phi (AU).


5. LIBYA  -  GREAT SOCIALIST PEOPLE'S LIBYAN ARAB JAMAHIRIYA

A. Tiến trình phát triển.

Người định cư đầu tiên ở Libya là sắc tộc Berbers. Libya bị cai trị kế tục bởi các thế lực Carthage, Rome, Vandals, và Ottomans-Thổ Nhỉ Kỳ. Italy chiếm trị từ năm 1912, rồi Anh, và Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Ngày 2/1/1952, Libya trở thành một quốc gia độc lập với chế độ Quân chủ lập hiến. Năm 1969, một nhóm quân nhân do đại tá Muammar al-Qaddafi cầm đầu chiếm quyền lực. Libya và Ai Cập đánh nhau nhiều lần trên không và trên dất liền dọc theo biên giới của hai nước trong tháng 7/1977. Cũng trong năm 1977, Chad cáo buộc Libya sử dụng quân đội chiếm đóng vùng phía Bắc có nhiều trữ lượng Uranium của Chad. Năm 1987, quân đội Chad đánh bật lực lượng Libya ra khỏi các cứ điểm cuối cùng của họ tại vùng chiếm đóng, để lại trên 1 tỷ trang thiết bị quân sự.

Libya còn bị tố giác trợ giúp võ trang cho các nhóm bạo loạn nổi dậy đánh phá ở Ai Cập, Sudan, và hổ trợ cho những tên khủng bố trong nhiều quốc gia khác nhau. Libya cũng bị cáo buộc hậu thuẩn cho các vụ tấn công vào phi trường Rome và Vienna tháng 12/1985. Ngày 7/1/1986, Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận về kinh tế chống Libya, ra lệnh người Mỹ phải rời khỏi nước này và phong tỏa tài sản của Libya ở trong nước Mỹ. Ngày 27/1, Hoa Kỳ mở chiến dịch bay trên không phận vùng vịnh Sidra và  lực lượng hải quân đặc nhịêm bắt đầu thực hiện cuộc thao dượt trong khu vực. Ngày 23/3, khi các hỏa tiển phòng không của Libya bắn vào máy bay chiến đấu của Mỹ, Hoa Kỳ đáp trả bằng cách bắn chìm hai tàu chiến Libya, và ném bom vào nơi đặt hỏa tiễn trong nội địa Libya.

Ngày 27/3, Hoa Kỳ rút khỏi vùng vịnh. Hoa Kỳ còn cáo buộc Đại tá Qaddafi đã ra lệnh đặt bom tại một Câu lạc bộ (hộp đêm) ở Tây Berlin ngày 5/4/1986, giết chết 3 người trong đó có 1 quân nhân Mỹ. Trong một hành động gọi là để đáp trả ngày 14/4, Hoa Kỳ gởi máy bay chiến đấu oanh tạc những mục tiêu có quan hệ với những tên khủng bố ở Tripoli và Benghazi trong nội địa Libya. Ngày 15/4/1992, Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận có giới hạn lên Libya, bởi nước này đã không thực hiện việc chuyển giao hai người có can dính đến việc đặt bom trong chuyến bay số 103 của hãng hàng không thế giới Pan American trên bầu trời Lockerbie ở Scotland năm 1988, và 4 người khác can dính đến một vụ đặt bom trong máy bay trên bầu trời Niger. Ngày 1/12/1993, lệnh cấm vận được siết chặt thêm.

Ngày 5/4/1999, sau khi Libya đã chuyển giao hai nghi can trong vụ nổ máy bay ở Lokerbie, thì lệnh cấm vận được tháo gỡ (ngoại trừ Hoa Kỳ). Hai nghi can trên sẽ được xét xử tại Hòa Lan theo luật của Scotland. Một trong hai bị cáo là một viên chức tình báo Libya, Abdel Basset Ali al-Meghri, bị kết án tội giết người ngày 31/1/2001. Năm 2003, sau một thời gian dài thương thảo, Libya đồng ý không hợp tác thêm nữa với bọn khủng bố, và giải quyết bồi thường cho gia đình các nạn nhân trong vụ đặt bom trên chuyến bay 103 ở Lokerbie năm 1988. Ngày 12/8/2003, Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm vận đối với Libya. Qua 9 tháng thương thảo với Hoa Kỳ và Anh Quốc, ngày 19/12, Libya tuyên bố sẽ ngưng phát triển chương trình sản xuất vủ khí hạt nhân, sinh học, và hoả tiển có tầm xa.

Ngày 23/4/2004, Hoa Kỳ xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế lên Libya, nhưng Libya vẫn còn nằm trong danh sách nước hổ trợ khủng bố. Ngày 10/8, Libya cam kết bồi thường cho các nạn nhân không phải là công dân Hoa Kỳ trong vụ đặt bom tại một hộp đêm ở Berlin năm 1986. Việc Libya cho đấu thầu giấy phép xuất khẩu dầu lửa và khí đốt trong tháng 1/2005, đưa tới việc các công ty năng lượng Mỹ quây trở lại Libya, và quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Libya được tái lập đầy đủ tháng 5/2006. Quan hệ với phương Tây cũng được cải thiện, thể hiện trên việc Thủ tướng Ý việc thăm viếng Bengazi ngày 30/8/2008, với lời cam kết sẽ tài trợ 5 tỷ USD cho các dự án phát triển của Libya như là số tiền bồi thường trong thới gian 32 năm cai trị thuộc địa Libya của Ý.

Và, ngày 5/9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Codoleezza Rice thăm viếng Libya đáp trả việc nước nầy đã giải quyết vụ đặt bom ở Lockerbie năm 1986. Ngày 20/8/2009, Abdel Basset Ali al-Megrahi một điệp viên Lybia bị kết án tù chung thân năm 2001, trong vụ đánh bom Lockerbie được được chính quyền Scottish phóng thích theo đề nghị của tổ chức ân xá. Qaddafi được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu 1 năm, nhân dịp nhà lãnh đạo Lybia vừa tròn 40 năm cầm quyền. Anh Quốc và Libya đã giải quyết được vụ bất đồng việc mua bán dầu lửa. Megrahi, người được phóng thích bởi Scottish được chính phủ Libya chào đón như một anh hùng. Cuộc đấu tranh gọi là mùa Xuân Bắc Phi đã lật đổ được chính quyền Tunisia, Ai Cập, Qaddafi cầm cự được gần nữa năm, cuối cùng thì cũng kết thúc với cái chết của Qaddafi hôm 20/10/2011.

B. Libya ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Libya có hiệu lực thi hành ngày 11/12/1969. Tu chỉnh Hiến pháp năm 1977, chỉ rõ Libya là nước à Rập Jamahiriya Xã hội Chủ nghĩa Nhân dân thống nhất trong đó mỗi người dân xử dụng quyền chính trị của mình thông qua các đại biểu Quốc hội Nhân dân khoảng 2.000 đại biểu. Quốc hội chỉ định Ủy ban Nhân dân thực hiện chức năng Hành pháp. 25 chính quyền tự trị gọi là “Shabiyat” cấp Tỉnh và Thành phố với khoảng 2.700 đại biểu Nhân dân được trao quyền cai quản tại địa phương đó. Từ năm 1977, Libya được cai trị bởi một Hội đồng Điều hành Cách mạng (RCC) cầm đầu bởi Đại tá Muammar Qadhafi. Sau đó trong năm, nó xóa bỏ danh xưng Hội đồng Điều hành Cách mạng, và 5 thành viên còn lại của Hội đồng nầy lập thành Ban Bí thư, cũng dưới quyền điều khiển bởi Qadhafi. Năm 1979, tất cả Ban Bí thư từ chức và được thay thế bởi Quốc hội được cử tri bầu ra. Từ đó đến nay, Đại tá Qadhafi vẫn ở vị trí cầm đầu Cách mạng. Không có một đồng chí hoặc một thành viên nào trong Hội đồng Cách mạng trước đây còn ở chức vụ trong chính quyền.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 6.461.000, dưới 15 tuổi 32,9%, trên 65 tuổi 4,5%. Mật độ cư dân: 3,7 người/km2. Thành phố: 77,7%. Các nhóm sắc tộc: Arab-Berber 97%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), Italian, English. Tôn giáo: Hồi giáo 97%, hầu hết thuộc hệ phái Sunni. Đất đai: Tổng diện tích: 1.759.540 km2. Diện tích đất: 1.759.540 km2. Địa điểm: trên bờ Địa Trung Hải bắc Phi. Quốc gia láng giềng: Tunisia, Algeria phía tây. Niger, Chad phía nam. Sudan, Ai Cập phía đông. Địa thế: sa mạc và bán sa mạc chiếm 92% đất , núi thấp phía bắc, núi cao hơn phía nam, và một vùng bờ biển hẹp. Thủ đô: Tripoli. Thành phố đông dân: Tripoli 1.095.000. Benghazi 1.080.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Chuyễn tiếp. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: ..........., sinh ................., nhậm chức ngày ../11/2011 (40 năm). Chính quyền địa phương: 25 đơn vị tự trị. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 76.000. Kinh tế: Công nghiệp dầu lửa, chế biến thực phẩm, hàng dệt, thủ công mỹ nghệ, ciment. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, đậu nành, đậu phụng, rau quả, cam, chanh, trái chà là, Olive. Tài mguyên: dầu lửa, khí đốt, khoáng sản, thạch anh. Dự trữ nhiên liệu: 43,7 tỷ thùng Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 130.000, gà 25 triệu, dê 1,3 triệu, cừu 4,5 triệu. Đánh cá: 40.830 tấn. Sản xuất điện: 24 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 17%, đóng góp 17%; công nghiệp 23%, đóng góp 33%; dịch vụ 60%, đóng góp 50%.

 Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 1,28 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 85 tỷ. Bình quân đầu người: 13.400. Tăng trưởng: -0,7%. Nhập khẩu: 22,1 tỷ. Bạn hàng: Italy 18,8%, Đức 7,8%, Trung Quốc 7,5%, Tunisia 6,2%, France 5,8%, Tuekey 5,2%. Xuất khẩu: 34,2 tỷ. Bạn hàng: Italy 37,4%, Đức 14,8%, Spain 7,8%, Hoa Kỳ 6,2%, Pháp 5,6%, Turkey 5,4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 34,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 66,3 tỷ. Dự trữ vàng: 4,6 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 4,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: 2,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 552.700 đầu xe, xe hơi cá nhân 195.500. Bằng máy bay: bay 984,8 triệu km. sân bay 60. Hải cảng: 02, Tripoli, Banghazi. Truyền thông: Máy truyền hình 139/1000 cư dân, Radio 259/1000. Điện thoại: 17,2/100. Internet: 5,5/100 người sử dung. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,2, nữ 79,9. Sinh xuất: 24,6/1000 người. Tử xuất: 3,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 20,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14 tuổi, biết đọc biết viết 88,4%, trung học 77%, đại học 57%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Liên hiệp Châu Phi (AU). Các quốc gia Xuất khẩu dầu khí (OPEC).


6. EGYPT  -  ARAB REPUBLIC OF EGYPT             

A. Tiến trình phát triển.

Theo các ghi nhận khảo cổ học, nền văn minh nông nghiệp Ai Cập Cổ đại ra đời khoảng 7000 Trước công nguyên (TCN). Một vương quốc thống nhất xuất hiện khoảng 3200 TCN và mở rộng về phía Nam đến tận Nubia và Bắc Syria. Nền văn hóa cao được thể hiện qua các nhà cai trị, và tăng lữ. Nó dựa trên chế độ nô lệ trong phát triển kinh tế, cùng với đất đai màu mỡ và nguồn nước từ sông Nile. Vương quốc suy yếu, tạo sự dễ dàng cho người Hyksos, Assyrians từ Châu Á xâm lược. Vương quốc của người bản xứ cuối cùng rơi vào tay Persians năm 341 TCN. Kế đó, là đế quốc Hy Lạp (Alexander và Ptolemies), rồi đế quốc La Mã, đế quốc Byzantines, và đế quốc Hồi giáo Ả Rập. Chính các đế quốc này đã truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Hồi, và ngôn ngữ Ả Rập vào Bắc Phi.

Ngôn ngữ Ai Cập Cổ đại chỉ còn được duy trì trong nghi thức tế lễ Thiên Chúa giáo tại Coptic. Ai Cập bị cai trị như một phần của đế quốc Hồi giáo rộng lớn trong nhiều thế kỷ. Nhà quân sự quyền thế của vùng Caucasian là Mamluks cai trị Ai Cập từ năm 1250 cho đến khi bị đánh bại bởi đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1517. Dưới sự thống trị của các vua Hồi từ Thổ Nhĩ Kỳ-Ottoman vùng Ai Cập Bắc Phi do một Phó vương - cha truyền con nối trị vì với các quyền hạn rộng lớn. Năm 1882, Anh chiếm trị Ai Cập mặc dù trên danh nghĩa đế quốc Ottoman vẫn còn tồn tại. Năm 1914, Ai Cập chính thức dưới sự bảo hộ của Anh đến 1922, tiếp đó là chính quyền tự trị. Năm 1936 một thỏa hiệp củng cố quyền tự trị của Ai Cập nhưng Anh Quốc vẫn duy trì các cơ sở cai trị ở Ai Cập và cai quản cả Sudan.

Trong Thế chiến thứ II, Đức và Ý chiếm Ai Cập. Liên quân Anh - Mỹ phải khó khăn lắm mới đánh bật lực lượng này ra khỏi Ai Cập. Năm 1948, khi Do Thái tuyên bố thành lập quốc gia, Ai Cập cùng với các quốc gia Ả Rập khác xâm lăng Do Thái và bị đánh bại. Năm 1951, Ai Cập hủy bỏ thỏa ước năm 1936, về quyền tự trị của nước này đối với Anh Quốc. Sudan cũng trở thành một quốc gia độc lập năm 1956. Ngày 23/7/1952, các sĩ quan cao cấp trong quân đội làm bạo loạn, họ đề cử Tướng Mohammed Naguib Tổng tư lệnh nắm quyền bính, buộc nhà vua Farouk thoái vị. Ngày 18/6/1953, Ai Cập tuyên bố theo thể chế Cộng hòa, thì Naguib trở thành Tổng thống đầu tiên và cũng là Thủ tướng chính phủ. Năm 1954, Trung tá Gamal Abdel Nasser truất phế Naguib, nắm quyền Thủ tướng và trở thành Tổng thống 1956.

Tại thời điểm nầy, Nasser nổi lên như một nhà lảnh đạo thế giới Hồi giáo. Đối với Egypt, Nasser đẩy mạnh tiến trình xây dựng đập chứa nước Aswan. Ngày 29/10/1956, sau khi bọn khủng bố mở các cuộc tấn công vượt qua biên giới, Israel nhân cơ hội tiến chiếm bán đảo Sinai của Ai Cập. Ngày 31/10 Anh và Pháp đề nghị ngưng bắn bị Ai Cập phản đối, thế là hai nước nầy bắt đầu ném bom, và ngày 5-6/11 họ đổ quân vào bán đảo. Ngày 7/11 Ai Cập và Israel chấp nhận một cuộc ngưng bắn, lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc triển khai hoạt động tại đường biên giới hai nước Ai Cập – Israel dài tới 188 km. Việc đào giếng lấy nước từ áp xuất tự nhiên thực hiện từ 1960 đến 1966, mở rộng thêm 43.000 acres đất gieo trồng ở phía Tây sa mạc Sahara.

Ngày 15/1967, lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc rút khỏi vùng chiếm đóng theo yêu cầu của Tổng thống Nasser, ngay sau đó Ai Cập dưa quân vào dải Gaza, cao nguyên Sharmel Sheikh, đóng cửa eo vịnh Tiran trên con đường đi lại của tàu bè Do Thái. Thế là, chiến tranh lại nổ ra giửa hai nước. Trước khi có cuộc ngưng bắn do Liên Hiệp Quốc đứng ra hòa giải ngày 10/6, Israel đã chiếm giãi Gaza, toàn bộ bán đảo Sinai, và kiểm soát hoàn toàn bờ đông kênh đào Suez, tái mở cửa eo vịnh Tiran. Cuộc chiến thỉnh thoảng lại diển ra cho đến ngày 7/8/1970, Do Thái và Ai Cập mới đạt được một hỏa ước mgưng bắn. Nasser chết năm ngày 28/8/1970, và được thay thế bởi Phó tổng thống Anwar Sadat. Công trình xây dựng đập chứa nước Aswan hoàn thành năm 1971, cung cấp nước tưới tiêu cho trên một triệu acres đất.

Trong một cuộc tấn công bất ngờ ngày 6/10/1973, khi lực lượng Ai Cập vượt qua kênh đào Suez vào bán đảo Sinai. Đồng thời lực lượng Syria cũng tấn công quân Do Thái trên cao nguyên Golan. Ai Cập được Liên bang Xô viết cung cấp máy bay vận chuyển quân sự, Do Thái cũng được Hoa Kỳ cung cấp cầu không vận tương tự. Israel phản công vượt qua kênh đào bao vây thành phố Suez. Liên Hiệp Quốc lại trung gian hòa giải một cuộc ngưng bắn có hiệu lực từ ngày 24/10. Ngày 18/1/1974, thỏa hiệp được chính thức ký kết theo đó, lực lượng Israel rút khỏi bờ phía Tây kênh đào, giới hạn số lượng quân Ai Cập chiếm đóng dọc theo bờ phía Đông kênh đào. Năm 1975, một thỏa ước thứ hai được ký giữa hai nước, để cho Do Thái khai thác các giếng dầu ở bán đảo Sinai. Tháng 11/1977, Tổng thống Sadat bất ngờ viếng thăm Jesusalem mở ra một viễn cảnh làm hòa với Do Thái.

Ngày 26/3/1979, Ai Cập và Israel chính thức ký một hiệp ước hòa bình chấm dứt 30 năm chiến tranh, và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Căng thẳng giữa những người Hồi giáo Chính thống và Thiên chúa giáo La Mã năm 1981 tạo ra những cuộc đập phá, đánh nhau trên đường phố và đỉnh cao của nó là cuộc đàn áp vì lý do an ninh quốc gia vào tháng 9. Ngày 6/10, Tổng thống Sadat bị ám sát bởi những tên Hồi giáo cực đoan. Kế vị ông ta là Hosni Mubarak. Tháng 4/1982, Israel trả quyền cai trị bán đảo Sinai lại cho Ai Cập. Ai Cập là quốc gia ủng hộ cả chính trị lẫn quân sự cho lực lượng Đồng minh, tấn công và đánh bại Iraq trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991. Một làn sóng bạo động của những người theo Hồi giáo Chính thống nổi lên và kéo dài trong thập niên 1990.

Lực lượng an ninh Ai Cập mở những cuộc hành quân nhắm vào dân quân vũ trang Hồi giáo, một số dân quân bị bắt, và bị kết án tử hình về tội khủng bố. Ngày 14/10/1994, nhà văn Naguib Mahfonz, người đoạt giải Nobel văn chương năm 1988, bị đâm chết bởi dân quân Hồi giáo. Ngày 26/6/1995, Tổng thống Mubarak thoát khỏi một vụ ám sát nhắm vào ông ta tại Ethiopia. Ai Cập cáo buộc Sudan chủ mưu vụ này. Ngày 17/11/1997, những tên Hồi giáo cực đoan giết 58 du khách nước ngoài, và 4 người Ai Cập gần Luxor. Ngày 6/9/1999, Tổng thống Mubarak bị một tên cầm dao lao đâm nhưng chỉ bị thương nhẹ ngoài da. Hai mươi ngày sau ngày 26/9, ông ta tái đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 4. Ngày 31/10/1999, một máy bay phản lực chở khách Ai Cập bay từ New York đến Cairo, rơi vào Đại Tây Dương gần đảo Nantucket, giết tất cả 217 hành khách trên máy bay.

Một chiếc xe lửa trật đường ray bốc cháy trên đường từ Cairo đến Luxor ngày 20/2/2002, làm chết trên 360 người. Ngày 3/1/2004, một chiếc máy bay thuê bao Ai Cập rơi vào biển Đỏ không bao lâu sau khi cất cánh giết chết 148 người, trong đó có 133 du khách người Pháp. Quân khủng bố còn gia tăng các cuộc đánh phá vào các khu công nghiệp du lịch quan trọng. Chẵng hạn ngày 7/10, chúng đánh bom vào nơi du lịch nỗi tiếng Taba giết chế 35 người, ngày 23/7/2005, chúng lại đánh bom nơi nghỉ dưởng Sham el Sheikh cạnh Biển Đỏ. Dưới sức ép của Hoa Kỳ, Hosni Mubarak phải để cho các ứng viên đối lập dự tranh trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/9/2005, và Mubarak tái đắc cử với 88,6% phiếu bầu. Cuộc bầu cử Hạ viện giữa ngày 9/11 và 7/12/2005, đảng Dân chủ Quốc gia dẫn đầu chiếm 388 ghế, ứng viên độc lập 112 ghế, và sau cùng là đảng Al-Ghad 1 ghế.

Ngày 24/4/2006,vụ ôm bom tự sát tại một thị trấn nghỉ mát Dhab, Sinai giết chết 18 người và 85 người bị thương. Ngày 9/5 lực lượng an ninh đã giết chết Nasser Khmis al Mallahi, người từng chỉ huy các trận tấn công ở Taba, Sham el Sheilkh và Dahab. Tu chính Hiến pháp tăng thêm quyền hạn của Tổng thống, và ngăn cấm các đảng chính trị núp dưới chiêu bài tôn giáo được chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 26/3/2007. Ngày 30/4/2008, Hosni Mubarak Và tại cuộc bầu cử Thượng viện ngày 11 và 18/6/2007, đảng Dân chủ Quốc gia chiếm 84/ 88 ghế, ứng viên độc lập 3, và đảng Quốc gia Cấp tiến 1 ghế. Ngày 30/4/2008, Hosni Mubarak công bố sẽ tăng 30% lương cho các viên chức nhà nước, làm cho giá cả tăng vọt, gây nên một sự giận giữ trong công chúng.

Ngày 4/9/2009, tổng thống Obama thăm viếng Ai Cập, nói chuyện trước trường Đại học Cairo, ông tuyên bố một quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và Thế giới Hồi giáo đã bắt đầu. Cuộc đấu tranh gọi là mùa Xuân Bắc Phi (2011) đã lật đổ được chính quyền Tunisia, Ai Cập. Một chính quyền mới được thành lập, Hosni Mubarak bị cầm tù chờ ngày ra tòa với cáo buộc tham nhũng.

Lưu ý.

Kênh đào Suez dài 165,7 km nối liền Địa Trung Hải và biển Đỏ, được xây dựng bởi một công ty Pháp năm 1859-1869, nhưng Anh Quốc nắm quyền kiểm soát thu lợi năm 1875. Quân sĩ Anh sau cùng rút khỏi đây ngày 13/6/1956. Ngày 26/7 Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào.

B. Ai Cập ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ai Cập được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 11/8/1971, và được tu chỉnh ngáy 22/5/1980. Hiến pháp chỉ rõ Ai Cập là một nước Cộng hòa à Rập, với một hệ thống dân chủ xã hội, và nhân dân Ai Cập là một phần của Quốc gia à Rập. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu ngành Hành pháp, do dân bầu nhưng ứng viên phải do Quốc hội giới thiệu. Tu chỉnh Hiến pháp tháng 3/2005, cho phép các ứng viên tự do dự tranh chức Tổng thống mà không cần Quốc hội giới thiệu. Quốc hội Nhân dân gồm 454 đại biểu trong đó 444 được bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 10 do Tổng thống chỉ định với nhiệm kỳ 6 năm. Thượng viện được thành lập năm 1980, nhưng chỉ có vai trò cố vấn gồm 264 nghị sỉ, trong đó 176 do dân bầu và 88 do Tổng thống chỉ định, với nhiệm kỳ 6 năm. Và cứ 3 năm bầu lại ½ nghị sĩ.  

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 80.471.000, dưới 15 tuổi 32,8%, trên 65 tuổi 4,4%. Mật độ cư dân: 80,8 người/km2. Thành phố: 43,3%. Các nhóm sắc tộc: Egptian Arab 99%. Ngôn Ngữ: Arabic (chính), French, English. Tôn giáo: Hồi giáo hầu hết thuộc hệ phái Sunni 90%, Thiên chúa giáo La mã và tôn giáo khác 9%. Đất đai: Tổng diện tích 1.001.450 km2. Diện tích đất 995.450 km2. Địa điểm: bìa phía đông bắc của Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Libya phía tây, Sudan phía nam, Israel và dãi Gaza phía đông. Địa thế: hầu như hoàn toàn hoang vắng không người ở vùng đồi núi phía đông, và dọc theo sông Nile. Lưu vực sông Nile là nơi đa số cư dân sinh sống trải dài tới 884 km. Thủ đô: Cairo. Thành phố đông dân: Cairo 10.902.000, Alexandria: 4.304.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: ......, sinh ../../...., nhậm chức ../../...... Thủ tướng chính phủ: .............., sinh ../../...., nhậm chức ../../..... Chính quyền địa phưong: 26 đơn vị tự trị. Ngân sách quốc phòng: 3,2 tỷ USD. Quân đội chính quy: 468.500. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, hàng dệt, hóa chất, du lịch, hydrocarbons, xây dựng, xi măng, sắt thép. Nông sản: lúa gạo, lúa mì, bắp, trái cây, rau quả, các loại đậu, bông sợi. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, muối acid, quặng sắt, nguyên tố mangan, phosphates, thạch cao, đá vôi, đá trong suốt dạng tấm (tals), nguyên tố kim loại chống lửa (asbestos), nguyên tố kim loại trắng cứng hơi xanh (zinc) chì. Dự trữ nhiên liệu: 3,7 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 4,6 triệu, gà 96 triệu, dê 4 triệu, heo 30.000, cừu 5,2 triệu. Đánh cá: 970.925 tấn. Sản xuất điện: 118,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 32%, đóng góp 39%; công nghiệp 17%, đóng góp 20%; dịch vụ 51%, đóng góp 41%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Pound (tháng 9/2010: 5,71 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 469,8 tỷ. Bình quân đầu người: 6.000. Tăng trưởng: 4,7%. Nhập khẩu: 47,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 11,4%, Trung Quốc 5,2%, Đức 6,4%, Italy 5,4%, Saudi Arabia 5%. Xuất khẩu: 24,3 tỷ. Bạn hàng: Italy 12,2%, Hoa kỳ 11,4%, Spain 8,6%, Anh quốc 5,6%, France 5,4%, Syria 5,2%. Du lịch: 11 tỷ. Ngân sách quốc gia:63,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 20,5 tỷ. Dự trữ vàng: 2,4 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 33,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 11,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.046 km. Bằng xe hơi: 2,1 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 714.000 chiếc. Bằng máy bay: bay 8,8 tỷ km, sân bay 72. Hải cảng: 4, Alexandria, Port Said, Suez, Damietta. Truyền thông: máy truyền hình 170/1000 cư dân, Radio 317/1000 cư dân. Điện thoại: 12,4/100. Internet: 20/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 69,8, nữ 75,1. Sinh xuất: 25/1000 người. Tử xuất: 4,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 26,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 66,4%, trung học 81%, đại học 39%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên đoàn à Rập (AL). Liên hiệp Châu Phi (AU).


7. SUDAN  -  REPUBLIC OF THE SUDAN.

A. Tiến trình phát triển..

Người Nubia định cư đầu tiên ở phía bắc Sudan, sau đó là người Ai Cập Cổ đại. Thế kỷ thứ 6, Ai Cập trong đó có Sudan nằm dưới sự kiểm soát của thế giới Địa Trung Hải, và cư dân bị cưởng bức theo Cơ đốc giáo Coptic. Năm 639, vùng nầy bị Hồi giáo à Rập chiếm trị kéo dài hơn 6 thế kỷ, và đạo Hồi phát triển thuận lợi. Năm 1250, Ai Cập dưới sự cai trị của của Thủ lỉnh Hồi giáo Mamluk được sự ủng hộ của một bộ tộc du cư hiếu chiến bành trướng lảnh thổ về phía Nam. Họ kết hôn với người Nubian bản địa và truyền bá đạo Hồi và văn hóa Hồi giáo cho đến năm 1500 bắt đầu suy yếu và sụp đổ. Nhà canh tân Khartoum từ vương quốc hiếu chiến Funj trước đây ở vùng cao sông Nile lập ra Vương triều Al Jazirah năm 1607 và bành trướng về phía Bắc đến cuối thế kỷ 17.

Đây là thời kỳ yên bình dài nhất, đạo Hồi thăng hoa, các trường học và Thánh đường Hồi giáo được xây dựng dọc theo sông Nile. Vương quốc Funj chấp nhận Hồi giáo, nhưng một số vẫn giữ tập tục và niềm tin Phi Châu truyền thống của họ. Thập niên 1820, Phó vương Ai Cập dưới quyền Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ là Muhammad Ali đưa quân vào đánh chiếm vùng phía nam và chiếm Sudan. Vương tiều Funj sụp đổ, và năm đó Ali đánh chiếm toàn lưu vực dông Nile từ Nubia tới Ethopia. Trong trong thập niên 1880, cuộc nổi dậy do Muhammad Ahmad, người tự nhận mình là Mahdi lãnh tụ hệ phái Hồi giáo khổ hạnh cùng với người theo ông ta chiếm quyền bính. Năm 1898, quân đội Anh - Ai Cập đánh bại lực lượng Mahdi đưa vùng nầy trở lại thuộc địa Anh thuộc lảnh thổ Ai Cập.

Năm 1951, Quốc hội Ai Cập hủy bỏ các hiệp ước 1899 và 1936 với Anh và tu chỉnh Hiến pháp để cho người Sudan có Hiến pháp riêng. Sudan hoàn toàn độc lập và bầu một chính phủ Đại nghị, có hiệu lực từ ngày 1/1/1956. Năm 1969, Hội đồng Cách mạng nắm quyền chỉ định một Thủ tướng dân sự và Hội đồng nội các. Chính quyền tuyên bố sẽ thành lập Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Cuộc nội chiến và dòng người tỵ nạn tràn vào từ các quốc gia láng giềng làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Sau 16 năm nắm quyền, Tổng thống Jaafa al-Nimeiry bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh quân sự không đổ máu vào ngày 6/4/1985. Năm 1986, Sudan tổ chức bầu cử Quốc hội dân chủ đầu tiên từ 18 năm qua, nhưng chính quyền dân cử lại bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh không đổ máu ngày 30/6/1989.

Giữa thập niên 1980, các cuộc bạo loạn ở miền Nam nơi phần lớn cư dân da đen theo Thiên chúa giáo cùng với người du cư bản địa chống lại chính quyền đang thống trị ở miền Bắc, hầu hết là người Hồi giáo à Rập. Cái giá phải trả cho cuộc chiến và cả sự đói khát đã giết chết khoảng 2 triệu người, và nhiều triệu người miền Nam phải rời khỏi nơi cư trú. Các vấn đề kinh tế cũng tạo ra thêm nhiều tai ương cho đất nước trong hai thập niên 1980 và 1990. Năm 1993, Hội ân xá Quốc tế tố cáo Sudan "thanh lọc sắc tộc" nhằm xóa bỏ sắc tộc Nubia ở miền Nam. Ai Cập kết tội Sudan trong vụ ám sát Tổng thống Ai Cập là Hosni Mubarak ở Ethiopia ngày 26/6/1995. Một Hiến pháp mới dựa vào luật Hồi giáo có hiệu lực ngày 30/6/1998. Hiến pháp  nầy bị bải bỏ nhiều phần trong năm 1999.

Liên quan đến vụ đặt bom ở Kenya và Tanzania ngày 20/8, Hoa Kỳ phóng tên lửa phá hủy vườn trồng cây dược liệu Khartoun nơi Hoa Kỳ cho rằng có các hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố. Sau đó các cơ quan điều tra độc lập đã đánh đổ lời tuyên bố đầy ngờ vực của Hoa Kỳ. Can dính vào việc tranh giành quyền lực, Tổng thống Omar Hassan Ahmad al-Bashir giải tán Quốc hội và tuyên bố tình trạng khẩn trương ngày. 12/12/1999. Các đảng phái đối lập tẩy chay cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội từ ngày 13 đến ngày 22/12/2000, cuộc bầu cử đưa tới sự chiến thắng cho Bashir. Một hiệp ước hòa bình sơ bộ nhằm giải quyết vấn đề miền Nam được ký ngày 20/7/2002, nhưng các cuộc thương thảo bị gảy đổ ngày 2/9, thế là các cuộc xung đột ở miền Nam vốn lún sâu dần suốt năm 2002-2004.

Năm 2004, một cuộc khủng hoảng mới lại xẩy ra ở vùng Darfur miền Tây Sudan, nơi dân quân Hồi giáo có tên “Janjaweed” tấn công vào các làng đốt nhà, cướp của, giết người. Theo tường thuật quân đội chính phủ Sudan có dính líu vào vụ thảm sát nầy. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Sudan phải giải giới đám dân quân Hồi giáo. Ngày 23/8/2004, Liên hiệp Châu Phi nhận trách nhiệm đứng ra tổ chức các cuộc thương thảo hòa bình, nhưng cũng không giải quyết được cuộc khủng hoảng, khiến phải gởi 2.000 quân của Liên hiệp đến làm nhiệm vụ giữ gìn hòa bình. Chính quyền Mỹ cũng tuyên bố cuộc thanh tẩy chủng tộc ở đây cần phải có thêm nhiều sức ép của quốc tế nữa. Đến cuối tháng 8/2004, số thường dân bị giết lên đến 50.000 người, và trên 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Một thoả hiệp chấm dứt bạo loạn miền Nam được ký ngày 9/1/2005, theo đó một Hiến pháp phân chia quyền hành trao quyền tự trị cho miền Nam Sudan, nguyên lãnh tụ phiến quân Jhon Garang trở thành Phó tổng thống thứ nhất. Ngày 9/7, ông ta chết trong một vụ một máy bay trực thăng bị bị rớt, Ba tuần sau ngày 1-3/8, bạo loạn bùng nổ tạị Khartoum và nhiều thành phố khác làm chết trên 130 người. Ngày 20/9, một chính quyền Liên hiệp tuyên thệ nhậm chức. Xin lưu ý rằng, từ năm 2003-2008, một cuộc bạo loạn tại Darfur, nam Sudan đưa tới cuộc khủng hoảng. Bị cho là kỳ thị, dân quân Marauding Hồi giáo à Rập thường gọi là janjaweed trả đủa bằng cách tấn công vào các làng của người da đen cướp của, đốt nhà, giết cư dân, theo tường thuật có sự tiếp tay của quân đội Sudan.

Liên hiệp Châu Phi gởi hơn 7.000 gìn giữ hoà bình đến can thiệp, nhưng bạo loạn vẫn tiếp tục. Cuộc chiến lan sang cả hai nước Sudan và Chad đưa tới các trận đánh nhau tại vùng biên giới, giết chết nhiều cư dân tại đây. Ngày 31/7/2007, Hội đồng Bảo an Liêp Hiệp Quốc thông qua nghị quyết gởi một lực lượng đến vản hồi an ninh 26.000 gồm quân của Liên Hiệp Quốc và Liên hiệp Châu Phi kết hợp. Đến giữa năm 2008, khi Uỷ ban quyết định tái tục nhiệm vụ thì chỉ còn khoảng 10.000 nhân viên tại đây.  Ngày 3/4/2009, Toà án Quốc tế có trụ sở tại Hague, Hoà Lan yêu cầu bắt giam Tổng thống Bashi về tội diệt chủng và chống nhân loại tại Darfur. Bashi công khai chỉ trích tòa án Quốc tế. Tính đến tháng 9/2009, cuộc nội chiến đã giết chết 300.000 người, và làm hơn 2,7 triệu người tiêu tan nhà cửa. Tháng 4/2010, Bashi đắc cử nhiệm kỳ 2 trong một cuộc bầu cử bị lên án là gian lận.

Trong cuộc trưng cầu dân ý phía “Nam Sudan” nơi có nhiều trử lượng dầu khí của quốc gia, sẽ chính thức trở thành quốc của độc lập vào đầu năm 2011.

B. Sudan ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Sau cuộc đảo chánh năm 1989, Hiến pháp bị ngưng thi hành. Sudan được cai trị bởi 12 thành viên trong Hội đồng Cách mạng. Cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến tháng 3/1996, với nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới. Và Hiến pháp mới được Tổng thống Omar Hassan Ahmed al-Bashie ban hành ngày 26/3/1998. Hiến pháp bị đình chỉ từng phần trong tháng 12/1999. Theo thỏa thuận được ký giữa các bên để chấm dứt nội chiến trong tháng 1/2005, thì một Quốc hội chuyển tiếp gồm Hạ viên với 450 đại biểu do Tổng thống chỉ định và Thượng viện với 50 nghị sỉ do Ha viện bầu có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp, và cùng làm việc đề ra giải pháp đưa ra ‘trưng cầu dân ý” vào năm 2011, để nhân dân quyết định miền Nam Sudan trở thành độc lập hay vẫn ở lại trong quốc gia Sudan thống nhất. Hiến pháp mới được thông qua ngày 6/7/2005, theo đó trong thời kỳ quá độ miền Nam Sudan vẩn duy trì quyền tự trị, và các phe nhóm kháng chiến trước đây được quyền tham gia chính phủ trung ương.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 43.939.000, dưới 15 tuổi 40,2%, trên 65 tuổi 2,5%. Mật độ cư dân: 18,5 người/km2. Thành phố: 39,4%. Các nhóm sắc tộc: da đen 52%, Arab 39%, Beja 6%. Ngôn Ngữ: Arabic (chính), Nubian, Ta Bedawie, Nilotic, phương ngữ Sudan, English. Tôn giáo: Hồi giáo hầu hết hệ phái Sunni 70% (phía Bắc), Niềm tin bản địa 25%, Thiên chúa giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 2.505.813 km2. Diện tích đất: 2.376.000 km2. Địa điểm: ranh giới cuối cùng của sa mạc Sahara về phía đông. Quốc gia láng giềng: Ai cập phía bắc, Libya, Chad, Cộng hòa trung Phi phía tây, Congo (Zair), Uganda, Kenya phía nam, Ethiopia, Eritrea phía đông. Địa thế: bắc sa mạc Libya phía tây, núi, sa mạc Nubia phía đông, cùng với lưu vực sông Nile hẹp ở giữa. Miền trung là một vùng rộng lớn, đất đai màu mỡ, mưa nhiều thuận lợi cho gieo trồng lương thực, đồng cỏ, và rừng cây tươi tốt, miền nam đất tốt lại có nhiều mưa. Thủ đô: Khartoum. Thành phố đông dân: Khartonm 5.021.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa với nhiều chi phối từ quân đội. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống tướng Omar Hassan Ahmed al-Bashir, sinh 1/1/1944, nhậm chức  30/6/1989 (tái bầu năm 2000, 2005,2010). Chính quyền địa phưong: 26 tiểu bang. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 109.300. Kinh tế: Công nghiệp dầu khí, cán ép bông sợi, vải vóc, dầu ăn, đường cát, ciment. Nông sản: nhựa cây Ả rập, lúa miếng, lúa mì, bông sợi, mía đường, bông sợi. Tai nguyên: dầu lửa, khí đốt, quặng sắt, quặng nhôm, đồng, bạc, vàng, nguyên tố kim loại nặng (thép xám=tungsten), thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 5 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi (2003): trâu bò 39,5 triệu, gà 35 triệu, dê 42 triệu, cừu 49 triệu. Đánh cá: 64.608 tấn. Sản xuất điện: 4,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 32%; công nghiệp 7%, đóng góp 19%; dịch vụ 13%, đóng góp 49%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 2,37 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 92,7 tỷ. Bình quân đầu người: 2.300. Tăng trưởng: 4,2%. Nhập khẩu: 8,3 tỷ. Bạn hàng: Trung quốc 18,2%, Saudi Arabia 9,2%, U.  Arab Emirates 5,8%, Ai Cập 5,3%, Đức 5,2%, India 4,6%, Pháp 4,1%. Xuất khẩu: 7,6 tỷ. Bạn hàng: Japan 49,6%, Trung quốc 32%, Saudi Arabia 3,1%. Du lịch: 331 triệu. Ngân sách quốc gia: 10,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 697 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 21 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 11,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.977 km. Bằng xe hơi: 47.300 đầu xe, xe hơi cá nhân 65.500 chiếc. Bằng máy bay: bay 923 triệu km, sân bay 16. Hải cảng: 1, Port Sudan. Truyền thông: Máy truyền hình 173/1000 cư dân, Radio 480/1000. Điện thoại: 0,9/100. Internet: 9,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 53, nữ 55,4. Sinh xuất: 36,6/1000 người. Tử xuất: 11,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 72,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,4%. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học: 6-13, biết đọc biết viết 69,3%, trung học 29%, đại học 7%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Liên hiệp Châu Phi (AU).


8. CHAD  -  REPUBLIC OF CHAD

A. Tiến trình phát triển.

Chad từng là nơi định cư của người Cổ đại thời văn minh đồ đá củ và đồ đá mới trước cả khi hình thành sa mạc Sahara. Các vương quốc kế kiếp nhau, cùng với thương nhân Ả Rập buôn bán nô lệ khuynh đảo Chad cho đến khi Pháp chiếm nó làm thuộc địa khoảng năm 1900. Chad trở thành quốc gia độc lập ngày 11/8/1960. Những cuộc bạo loạn của người Hồi giáo phía Bắc nhắm vào tín đồ Thiên chúa giáo và người theo vật thần, chính quyền phía nam, và quân đội Pháp dẫn đến thỏa ước ngưng và bắn hòa bình năm 1966 hiện còn hiệu lực. Quân đội Libya theo yêu cầu của chính quyền Chad gởi tới nước này tháng 12/1980, và rút khỏi Chad tháng 11/1981. Lực lượng nổi dậy do Hissen Habre lãnh đạo chiếm thủ đô, và buộc Tổng thống Goukouni Oueddei rời khỏi nước tháng 6/1982.

Năm 1983, Pháp gởi 3000 quân tới Chad trợ giúp Tổng thống Habré chống lại cuộc nổi dậy do Libya hậu thuẩn. Pháp và Libya đồng ý cùng rút quân khỏi Chad tháng 9/1984, nhưng lực lượng Libya vẫn còn ở phía Bắc cho đến tháng 3/1987, khi quân đội Chad đánh chiếm cứ điểm cuối cùng của nó. Tháng 12/1990, Tổng thống Habre bị lật đổ bởi một cuộc bạo loạn do Libya hậu thuẫn. Lực lượng cứu quốc của những người yêu nước nắm quyền bính. Ngày 3/2/1994, tòa án quốc tế bác đơn của Libya đòi vùng đất trên dải Aozou có nhiều hầm mỏ thuộc địa phận Chad dọc theo biên giới Libya. Quân đội Libya báo cáo là họ đã rút khỏi vùng tranh chấp cuối tháng 5. Sau khi chấp thuận Hiến pháp mới tháng 3/1996, cuộc bầu cử Tổng thống có nhiều đảng phái tranh cử được tổ chức trong tháng 6 và tháng 7.

Lực lượng duy trì hoà bình của Hoa Kỳ rút khỏi Chad tháng 4/1998, giữa lúc các cuộc đụng độ của quân nổi dậy và quân đội chính phủ còn tiếp diễn. Ngày 20/5/2001, Tổng thống Idriss Deby đắc cử thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Ngày 15/7/2003, một đường ống dẩn dầu dài 1.069km nằm bên trong nội địa Chad đi vào hoạt động để xuất khẩu dầu lửa qua ngã Cameroon. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/5/2006, đương kim Tổng thống Idriss Deby tái đắc cử nhiệm kỳ 3, với 53,1% phiếu bầu, trong sự tẩy chay của các đảng đối lập. Bạo loạn leo thang dọc theo ranh giới giữa dân quân Sudan có tên janjaweed và người bạo loạn Chad. Có khoảng giữa 140 đến 700 thường dân thiệt mạng trên đường chạy thoát vùng chiến sự vào trại tỵ nạn phía bắc Djamena.

Từ 2-5/2/2008, hơn 2000 quân bạo loạn Chad tấn công vào thủ đô và đánh nhau với quân chính phủ trong một nổ lực đảo chánh, nhưng thất bại. Một thoả ước tái lập quan hệ bình thường, chấm dứt các cuộc nỗi dậy dọc theo biên giới giữa Chad và Sudan được ký ngày 1/15/2010. Đến giữa năm 2010, số người chạy loạn từ Darfur đến trại tỵ nạn do Liên Hiệp Quốc quản lý ở Chad là 270.000 người, và tại Cộng hoà Trung Phi 81.000 người. Ngày 15/1/2010, Chad và Sudan ký hiệp ước trừ khử các nhóm bạo loạn đang hoạt động tại biên giới, hướng đến quan hệ bình thường giữa hai nước. Tính đến giữa năm 2010, số người trong các trại tỵ nạn ở Chad là 270.000 từ Darfur, 81.000 từ Trung Phi, và 170.000 của chính người Chad phải từ bỏ nhà cửa vì chiến tranh. Lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc triển khai hoạt động tại Chad từ năm 2007 đến giữa năm 2010 vẫn còn tiếp tục.

B. Chad ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Sau khi lật đổ Tổng thống Habre, Idriss Deby tự xưng Tổng thống và tuyên thệ nhậm chức ngày 4/3/1991. Luật tháng 10/1991, cho phép thành lập các đảng chính trị, và nghiêm cấm các phân biệt màu da, sắc tộc, địa phương, ngôn ngữ ,và tôn giáo. Trong năm 1996, có 59 đảng phái tại Chad. Hiến pháp mới được thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 31/3/1996, nó xác định Chad là một quốc gia thống nhất. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, giới hạn trong 2 nhiệm kỳ. Ngày 26/5/2004, Quốc hội thông qua tu chính Hiến pháp giới hạn tuổi Tổng thống không quá 70, và xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ của Tổng thống. Quốc hội gồmó 155 đại biểu, được bầu từ các khu vực bầu cử có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có dự liệu trong Hiến pháp 1996, nhưng đến nay vẫn chưa được thành lập.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.543.000, dưới 15 tuổi 46,4%, trên 65 tuổi 2,9%. Mật độ cư dân: 8,4 người/km2. Thành phố: 27,1%. Các nhóm sắc tộc: có khoảng 200 nhóm sắc tộc trong đó sắc tộc lớn nhất phía nam là Sara 28%, phía bắc là Arabs 12%. Ngôn ngữ: Pháp, Arabic (chính cả hai), Sara, và hơn 120 ngôn ngữ và phương ngữ khac. Tôn giáo: Hồi giáo 53%, Thiên chúa giáo 20%, Tin lành 14%, niềm tin vật thần 7%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.284.000 km2. Diện tích đất: 1.259.200 km2.  Địa điểm: phía bắc trung Phi. Quốc gia láng giềng: Libya phía bắc, Niger, Nigeria, Cameroon phía tây, cộng hòa Trung Phi phía nam, và Sudan phía đông. Địa thế: cây cỏ nhiệt đới, thảo nguyên và sa mạc phía nam (một phần của sa mạc Sahara). Sông từ nam chảy về phía bắc tới hồ Chad bao quanh bởi đất đầm lầy. Thủ đô: N'Djamena 808.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Idriss Déby Itno, sinh 1952, nhậm chức 4/12/1990 (tái bầu năm 1996, 2001, và 2006). Thủ tướng chính phủ: Emmanuel Nadingar, sinh 1951, nhậm chức 3/5/2010. Chính quyền địa phương: 14 quận. Ngân sách quốc phòng: 151 triệu USD. Quân đội chính quy: 25.350. Kinh tế: Công nghiệp hàng dệt, bông sợi, thịt hộp, rượu bia, nước giải khát, đèn hồ quang, xà phòng, thuốc lá, vật liệu xây dựng, xây dựng công trình. Nông sản: sợi bông, lúa miếng, hạt kê, đậu phụng, lúa gạo, khoai tât, bột sắn. Tài nguyên: dầu lữa, uranium, nartron, kaolin, và đánh cá. Dự trử nhiên liệu: 1,5 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 6,8 triệu, gà 5,2 triệu, dê 6,1 triệu, heo 27.040, cừu 3 triệu. Đánh cá: 70.000 tấn. Sản xuất điện: 100 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 39%; công nghiệp 10%, đóng góp 17%; dịch vụ 10%, đóng góp 44%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 19,2 tỷ. Bình quân đầu người: 1.900. Tăng trưởng: 5,3%. Nhập khẩu: 2,2 triệu. Bạn hàng: Pháp 19,1%, Cameroon 18,1%, Hoa Kỳ 12,9%, Germany 7,5%, Saudi Arabia 5,1%, Belgium 5%. Xuất khẩu: 3,5 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 79,2%, Trung Quốc 10,2%, Đài Loan 4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 393 triệu. Dự trữ vàng: 11.126 ozt. Nợ nước ngoài: 1,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 10%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 130 triệu km, sân bay 7. Hải cảng: Không có số liệu. Truyền thông: máy truyền hình 1/1000 cư dân. Radio 236/1000 cư dân. Điện thoại: 0,1/100. Internet: 1,7/100  người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 47, nữ 49,1. Sinh xuất: 40,1/1000 người. Tử xuất: 15,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 97,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: 3,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11 tuổi, biết đọc biết viết 32,7%, trung học 11%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO) và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


9. NIGER  -  REPUBLIC OF NIGER.

A. Tiến trình phát triển..

Niger là một phần của đế quốc Châu Phi thời Cổ đại và Trung cổ. Các nhà thám hiểm Châu Âu tiếp cận vùng này cuối thế kỷ 18. Pháp phải mất 22 năm để đánh bại quân Tuareg (1900-1922) mới thành lập thuộc địa Niger. Niger trở thành quốc gia độc lập ngày 3/8/1960. Năm sau nó ký hiệp ước song phương với Pháp. Năm 1993, lần đầu tiên Niger tổ chức bầu cử Tổng thống tự do kể từ khi độc lập. Mahamane Ousmane một lảnh tụ đối lập đắc cử Tổng thống. Ngày 24/4/1995, thỏa ước hòa bình đạt được chấm dứt cuộc bạo loạn chống Tuareg từ 1990. Sau cuộc tranh chấp về bầu cử tháng 5/1995, một cuộc đảo chánh do nhóm quân nhân cách mạng cánh tả lên nắm quyền ngày 27/1/1996. Ngày 9/4/1999, tướng Ibrahim Bare Mainassara, trở thành Tổng thống Niger (từ năm 1996), bị ám sát do cận vệ của ông ta.

Thị trưởng Daoude Wanké với sự hậu thuẩn của quân đội nắm quyền bính. Trong một cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 18/7/1999, đa số cử tri chấp nhận Hiến Pháp mới, theo đó quyền cai trị đất nước phải trả lại cho một chính quyền dân sự. Dưới sức ép của quốc tế cuộc bầu cử chính quyền dân sự đầu tiên được tồ chức ngày 17/10 và 24/11/1999, Tandja Mamadou đắc cử Tổng thống, và đảng của ông ta cũng thắng lớn tại Quốc hội. Tháng 12/2004, Tandja đắc cử nhiệm kỳ 2, cùng với Thủ tướng Hama Amadou làm Thủ tướng. Năm 2005, Niger tiếp tục chịu đựng với sự sút giảm kinh tế nghiêm trọng, chính quyền tăng thuế trên các loại hàng hóa thiết yếu, kể cả thực phẩm khiến dấy lên một làn sóng biểu tình phản đối khắp nơi. Chính phủ phải ban hành lệnh miển trừ thuế cho một số mặt hàng cơ bản.

Cũng năm nầy nạn hạn hán, và đàn châu chấu tràn vào phá hoại gần như hoàn toàn vụ mùa thu hoạch. Chương trình thực phẩm Thế giới cảnh báo rằng sẽ có hàng triệu người suy dinh dưởng nghiêm trọng, quốc tế đã nổ lực trợ giúp, nhưng vẫn có nhiều ngàn người chết vì bệnh tật, và vì thiếu đói. Tháng 6/2006, Liên đoàn Lao động tổ chức một cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối việc vật giá leo thang. Để xoa dịu chính phủ cho rằng có sự tham nhũng từ quỷ tài trợ, và nhiều Bộ trưởng bị giải nhiệm phải rời khỏi chính quyền. Trong năm 2006, Tòa án Quốc tế đã giải quyết vụ tranh chấp đất với Benin, bởi trước đó đã ban cấp nhiều sông và hải đảo cho Niger dọc theo đường biên giới chung của hai nước. Tháng 6/2007, tổ chức bạo loạn mang tên Tuareg tái hoạt động, và quân chính phủ mở các cuộc đánh trả.

Cuối năm 2009, Tandja Mamadou ban hành lệnh khẩn trương, tạo lý do để giữ ứng cử nhiệm kỳ thứ 3. Ngày 18/2/2010, tổng thống Tandja Mamadou bị quân đội lật đổ bằng một cuộc đảo chánh.

B. Niger ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Niger được công bố ngày 18/7/1999. Hiến pháp chỉ rõ Niger là một nước Cộng hòa thống nhất. Tổng thống do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 113 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 15.878.000, dưới 15 tuổi 49,7%, trên 65 tuổi 2,3%. Mật độ cư dân: 12,5 người/km2. Thành phố: 17%. Các nhóm sắc tộc: Haoussa 65%, Djerma Sonrai 21%, Peuhia 9%, Tuareg 9%. Ngôn ngữ: Pháp (chính), Hausa, Djerma, Fulani. Tôn giáo: Hồi giáo 80%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.267.000 km2. Diện tích đất: 1.266.700 km2. Địa điểm: bên trong nội địa bắc Phi. Quốc gia láng giềng: Libya, Algeria phía bắc. Mali, Burkina Faso phía tây. Benin, Nigeria phía nam. Chad phía đông. Địa thế: hầu hết là núi non và sa mạc khô cằn. Một đồng cỏ nhiệt đới hẹp phía nam, và bình nguyên sông Niger nơi có đông cư dân nhất ở phía tây nam. Thủ đô: Niamey: 1.004.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Chuyễn tiếp. Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch Hội đồng tối cao Tái lập Dân chủ: Salou Djib, sinh 15/4/1965, nhậm chức 19/2/2010. Thủ tướng chính phủ: Mahamadou Dana, sinh 25/7/1951, nhậm chức 23/2/2010. Chính quyền địa phưong: 7 khu hành chánh và 1 quận thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 67 triệu USD. Quân đội chính quy: 5.300. Kinh tế: Công nghiệp khai thác Uranium, Ciment, gạch, vải vóc, chế biến thực phẩm, hóa chất. Nông sản: sợi bông, đậu phụng, đậu bò, hạt kê, lúa gạo, lúa miếng, bột sắn. Tài nguyên: Uranium, than đá, quặng sắt, thiết, phosphates, vàng, và dầu lửa. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 2,4 triệu, gà 25 triệu, dê 7,4 triệu, heo 40.000, cừu 4,8 triệu. Đánh cá: 29.875 tấn. Sản xuất điện: 150 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 90%, đóng góp 45%; công nghiệp 6%, đóng góp 17%; dịch vụ 4%, đóng góp 38%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 10,1 tỷ. Bình quân đầu người: 700. Tăng trưởng: -1,2%. Nhập khẩu: 800 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ 14,2%, Pháp 12,2%, China 7,9%, Nigeria 7,8%, Cote d’voire 5%. Xuất khẩu: 428 triệu. Bạn hàng: Pháp 34,8%, Hoa Kỳ 26,5%, Nigeria 18,3%, Russia 11,3%. Du lịch: 28 triệu. Ngân sách quốc gia: 320 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 418,1 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: Không có số liệu. Bằng xe hơi: 9.300 đầu xe, xe hơi cá nhân 3.800 chiếc. Bằng máy bay: bay 130 triệu km, sân bay 9. Hải cảng: không có số liệu. Truyền thông: máy truyền hình 15/1000 cư dân. Radio 36/1000. Điện thoại: 0,4/100. Internet: 0,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 51,8, nữ 54,3. Sinh xuất: 51,1/1000 người. Tử xuất: 14,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 114,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,8%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12 tuổi, biết đọc biết viết 28,7%, trung học 7%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


10. MALI   -   REPUBLIC OF MALI.

A. Tiến trình phát triển.      

Thế lực Mali đạt tới đỉnh cao của nó giữa thế kỷ 11 và 13, khi đế quốc có biệt danh mỏ vàng nầy ngự trị cả một vùng rộng lớn quanh nó. Timbuktu (Tombouctou) từng là trung tâm nghiên cứu Hồi giáo. Pháp chiếm trị năm 1898, trở thành quốc gia tự trị trong Liên hiệp Pháp ngày 24/11/1958, và ngaỳ 4/4/1959, kết hợp với Senergal thành lập Liên bang Mali. Liên bang Mali chính thức độc lập ngày 20/6/1960. Nhưng hai tháng sau, ngày 22/8 Senegal rút khỏi Liên bang, và Mali tuyên bố Cộng hòa Mali ngày 22/9/1960. Mali ký hiệp ước kinh tế với Pháp, và  với Senegal trong năm 1963. Năm 1968, một cuộc đảo chánh đưa Moussa Traoré đến với quyền lực. Sau 22 năm nắm quyền, Traoré làm cho nền kinh tế quốc gia kiệt quệ. Nạn đói xảy ra trong năm 1973-1974, giết chết hơn 100.000 người.

Nạn hạn hán quay trở lại nước này nhiều lần trong thập niên 1980. Ngày 26/3/1991, quân đội đảo chánh lật đổ Tổng thống Moussa Traore, người nắm quyền hành từ năm 1968. Oumar Konare, người cầm đầu cuộc đảo chánh được bầu làm Tổng thống ngày 26/4/1992. Một Hiệp ước hòa bình được ký vào thánh 6/1994 giữa chính quyền và nhóm nổi dậy Tuareg, theo đó, vùng phía Bắc của Tuareg là một vùng hành chánh đặc biệt. Konare và đảng của ông ta giành thắng lợi trong một loạt các cuộc bầu cử gian lận từ tháng 4 đến tháng 8/1997. Lần thứ nhất vào tháng 4/1997, bị Tòa án Hiến pháp hủy bỏ, và lần thứ hai trong tháng 7/1997, bị các đảng đối lập tẩy chay. Hai lần bị kết án tử hình về tội hình sự khi đang tại chức, cựu Tổng thống Maussa Traore được giảm án thành tù chung thân trong tháng 12/1997 và tháng 9/1999.

Nhà lảnh đạo quân sự trong cuộc đảo chánh năm 1991, Amadou Toumani Touré được bầu làm Tổng thống tháng 5/2002. Tháng 7/2005, nạn khan hiếm thực phẩm đưa tới hơn 1 triệu người chết đói và chết liên quan đến đói khát. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 29/4/2007 có 7 ứng viên dự tranh, Touré tái đắc cử với 71,2% phiếu bầu. Và, cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1 và 22/7/2007, Liên minh Dân chủ Mali dẫn đầu chiếm 51 ghế, kế là đảng Dân chủ Cộng hòa 34 ghế, và sau cùng là đảng Cấp tiến 2 ghế.

B. Mali ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Mali đựoc thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” năm 1974. Tu chỉnh bởi Quốc hội ngày 2/9/1981, theo đó chỉ có 1 đảng chính trị được phép hoạt động là đảng Dân chủ Tống nhất. Hội nghị Quốc gia gồm 1800 đại biểu trong tháng 8/1991, thông qua dự thảo Hiến pháp chấp nhận đa đảng chính trị, và được 99,7% cử tri ủng hộ trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 1/1992. Hiến pháp trao quyền Hành pháp cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, và chỉ giới hạn trong 2 nhiệm kỳ. Quốc hội nắm quyền Lập pháp gồm 147 đại biều, cũng do dân bầu từ các khu vực bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm. Một tòa án Hiến pháp cũng được thành lập năm 1994.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 13.796.000, dưới 15 tuổi 47,5%, trên 65 tuổi 3%. Mật độ cư dân: 11,3 người/km2. Thành phố: 35,1%. Các nhóm sắc tộc: Mande (Bambara, Malinke, Soninke) 50%, Peul 17%, Voltaic 12%, Tuareg và Moor 10%, Songhai 6%. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Bambara và một số ngôn ngữ Châu Phi khác. Tôn giáo: Hồi giáo 90%, Niềm tin bản địa 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.240.192 km2. Diện tích đất: 1.220.190 km2. Địa điểm: bên trong nội địa tây Phi. Quốc gia láng giềng: Mauritania, Senegal phía tây, Guinea, Coted'Ivoire, Burkinia Faso phía nam, Niger phía đông, Algeria phía bắc. Địa thế: một đồng cỏ bằng phẳng bao bọc bởi thảo nguyên cao hơn của hai con sông Niger và Senegal kéo dài về phía bắc đi vào sa mạc Sahara. Thủ đô: Bamaka 1.628.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Amadou Toumani Touré, sinh 4/11/1948, nhậm chức 8/6/2002 (tái bầu năm 2007). Thủ tướng chính phủ: Modibo Sidibé, sinh 7/11/1952, nhậm chức 28/9/2007. Chính quyền địa phương: 8 khu hành chánh và 1 quận thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 180 triệu USD. Quân đội chính quy: 7.350. Kinh tế: Công nghiệp khai thác phosphates , vàng, xây dựng, và chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng. Nông sản: lúa gạo, bắp, hạt kê, bông sợi, đậu phụng, rau quả. Tài nguyên: vàng, muối acid dùng làm phân bón), kao lanh (đất sét trắng dùng làm đồ sứ), đá vôi, Uranium, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 4%. Chăn nuôi: trâu bò 7,9 triệu, gà 33 triệu, dê 13 triệu, heo 71.000, cừu 8,6 triệu. Đánh cá: 101.090 tấn. Cung cấp điện: 515 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 25%; công nghiệp 10%, đóng góp 29%; dịch vụ 10%, đóng góp 46%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 14,6 tỷ. Bình quân đầu người: 1.200. Tăng trưởng: 4,4%. Nhập khẩu: 2,4 tỷ. Bạn hàng: Senegal 13,8%, Pháp 12,6%, Cote d' Ivoire 10,2%. Xuất khẩu: 294 triệu. Bạn hàng: Trung Quốc 35,6%, Thái Lan 9,4%, Đài Loan 81%, Bangladesh 5,3%, Úc 5%. Du lịch: 130 triệu. Ngân sách quốc gia: 1,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,0 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 3,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 728 km. Bằng xe hơi: 72.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 47.000 chiếc. Bằng máy bay: bay 130 triệu km, sân bay 8. Hải cảng: 1- Koulikoro. Truyền thông: Máy truyền hình 13/1000 cư dân, Radio 55/1000. Điện thoại: 0,6/100. Internet: 1,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 50,6, nữ 53,8. Sinh xuất: 46,1/1000 người. Tử xuất: 14,6/1000. Tăng dân số tự nhiên: 3,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 113,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15 tuổi, biết đọc biết viết 26,2%,trung học 14%, đại học 2%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU).


                           II. 29 Quốc gia khu vực Trung Phi.

29 quốc gia khu vực Trung Phi chiếm 10.393.106 km2  diện tích đất, và 607.429.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Congo (Zair) chiếm 2.344.858 km2, và quốc gia nhỏ nhất là São Tomé chỉ có 964 km2. Quốc gia có dân số đông dân nhất là Nigeria có trên 150 triệu, và có tới 4 nước dưới 1 triệu người, trong đó Cape Verd, Djbouti, Equatorial Guinea mỗi nước trên dưới 400 ngàn. Riêng Sảo Tomé chỉ 175 ngàn người. Có 10 nước cư dân theo Hồi giáo trên 50%, 8 nước trên 60% là tín đồ Thiên chúa giáo, và 6 nước theo tôn giáo bản địa. Các nước còn lại pha trộn tôn giáo. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều theo chế độ Cộng hòa, trong đó Tanzania, Ethiopia, Nigeria có tên gọi là Cộng hoà Liên bang, và Congo (Zair) là Cộng hòa Dân chủ. 29 quốc gia khu vực Trung Phi gồm: Cape Verde, Senegal, Gambia, Guinea-Bissau, Guinea, Sierra Leon, Liberia, Coté d' Ivoire, Burkinia Faso, Ghana, Tongo, Benin, Nigeria, Cameroon, Central Africa, Ethiopia, Eritrea, Djbouti, Somalia, Kenya, Uganda, Tanzania, Burundi, Rwanda, Congo (Zair), Congo Republic, Gabon, Equatorial Guinea, và Sảo Tomé.


1. CAPE VERDE  -  REPUBLIC OF  CAPE VERDE.

A. Tiến trình phát triển..

Không có cư dân trên đảo Cape Verde cho đến khi Bồ Đào Nha khám phá ra đảo năm 1456. Người Bồ Đào Nha chiếm đảo làm thuộc địa năm 1462, và sau đó người nô lệ Châu Phi được mang tới đảo này. Hầu hết người Cape Verdeans hiện nay là dòng dõi của hai nhóm người Bồ Đào Nha và người nô lệ Châu Phí này. Họ nói tiếng Bồ Đào Nha và theo đạo Thiên chúa. Năm 1956, những người theo chủ nghĩa quốc gia trên đảo và người Guinea nói tiếng Bồ Đào Nha thành lập Mặt trận đấu tranh đòi độc lập cho Cap Verde-Guinea (PAIGC). Trong thập niên 1960, họ đã tiến hành đánh phá du kích khá thành công. Ngày 5/7/1975, Cape Verde trở thành một quốc gia độc lập và Mặt trận PAIGC nắm chính quyền. Và chính Mặt trận nầy cũng là đảng cầm quyền của thuộc địa Bồ Đào Nha tại Guinea-Bissau.

Nhưng gần đây do vị thế đặc quyền của người Cape Verde tại Guinea-Bissau đã đưa đến việc tách rời giữa 2 đảng cầm quyền của 2 nước. Tháng 1/1981, mặc dù Mặt trận PAIGC vẫn là đảng đương quyền tại Guinea-Bissau, nhưng tại Cape Verde nó đổi tên thành Mặt trận PAICV. Hiến pháp năm 1981, chỉ rõ Mặt trận nầy là đảng chính trị hợp pháp duy nhất tại Cape Verde. Nhưng tháng 9/1990, Quốc hội thông qua Luật hủy bỏ đảng duy nhất và cho phép bầu cử tự do da đảng. Ngày 17/2/1991, Antonio Mascarenhas Moteiro chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tự do đầu tiên tại Cape Verde. Và, tái đắc cử nhiệm kỳ 2 (năm 2996) không có đối thủ. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2 ngày 25/2/2001, Pedro Pires đắc cử, và được tái bầu nhiệm kỳ 2 năm 2006.

Cuộc bầu cử 72 đại biểu Quốc hội ngày 22/1/2006, Mặt trận PAICV dẫn đầu với 41 ghế, kế đến là Mặt trận Vận động cho Dân chủ (MPD) 29 ghế, và sau cùng Liên minh Dân chủ 1 ghế. Đến năm 2008, tiền gởi về từ công nhân lao động nước ngoài là nguồn thu nhập chính củ Cape Verde.

B. Cape Verde ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Cape Verde có hiệu lực thi hành tháng 9/1992. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh 2 lần vào năm 1995 và năm 1999. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội chỉ có Hạ viện gồm 72 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 508.000, dưới 15 tuổi 33,4%, trên 65 tuổi 5,5%. Mật độ cư dân: 126,1 người/km2. Thành phố: 60,4%. Sắc tộc: Creole 71%, African 28%, European 1%. Ngôn ngữ: Portuguese (chính), Crioulo. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã kết hợp với niềm tin bản địa, Thiên chúa giáo Tin lành hầu hết thuộc hệ phái nhà thờ Nazarene. Đất đai: Tổng diện tích: 4.033 km2. Diện tích đất: 4.033km2. Địa điểm: trên Đại Tây Dương, ngoài khơi phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Mauritania, Senegal về phía đông. Địa thế: gồm 15 đảo do hoạt động của núi lửa tạo thành. Quang cảnh bị xói mòn và trơ trụi với một ít cây cối hầu hết ở vùng thấp bên trong nội địa. Thủ đô: Praia: 125.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Pedro Pires, sinh 29/4/1934, nhậm chức 22/3/2001 (tái bầu tháng 2/2006). Thủ tướng chính phủ: José Maria Neves, sinh 28/3/1960, nhậm chức 1/2/2001 (tái bầu tháng 1/2006). Chính quyền địa phưong: 17 quận.  Ngân sách quốc phòng: 8,8 triệu USD. Quân đội chính quy: 1.200. Kinh tế: Công nghiệp thực phẩm và thức uống, chế biến cá, giày dép, may mặc, sửa chửa tàu biển. Nông sản: chuối, cà phê, khoai ngọt, đậu phụng, bắp, mía đường. Tài nguyên: muối, đá bazan, đá vôi, kaolin, đánh cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 24.150, gà 505.000, dê 115.400, heo 217.000, cừu 10.920. Đánh cá: 21.910 tấn. Cung cấp  điện: 250 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: Nông nghiệp 52%, đóng góp 10%; công nghiệp 23, đóng góp 17%, dịch vụ 35%, đóng góp 53%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Escudo (tháng 9/2010: 86,5 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1,8 tỷ. Bình quân đầu người: 3.600. Tăng trưởng: 1,8%. Nhập khẩu: 858 triệu. Bạn hàng: Bồ Đào Nha 40,8%, Netherlands 10,5%, Spain 6,2%, Italy 5,5%, Cote d’Voire 5,2%. Xuất khẩu: 106 triệu. Bạn hàng: Tây Ban Nha 45,2%, Bồ Đào Nha 22,9%, Hoà Lan 13,3%, Morocco 4,9%. Du lịch: 350 triệu. Ngân sách quốc gia: 672,0 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 233,6 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 300 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 13,500 đầu xe, xe hơi cá nhân 3,100 chiếc. Bằng máy bay: bay 803,8 triệu km, sân bay 8. Hải cảng: 2- Mindelo, Praia. Truyền thông: máy truyền hình 5/1000 cư dân, Radio 183/1000. Điện thoại: 14,3/100. Internet: 29,7/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 68,2; nữ 72,6. Sinh xuất: 21,7/1000 người. Tử xuất: 6,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 17,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học: 6-11 tuổi, biết đọc biết viết 84,1%, trung học 69%, đại học không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


2. SENEGAL  -  REPUBLIC OF SENEGAL.

A. Tiến trình phát triển..

Một thời gian dài sau Công nguyên, Senegal nằm dưới sự chi phối của đế quốc giàu vàng Ghana. Quốc gia Senegal được thành lập vào thế kỳ thứ 9 phía tây Takrur. Hồi giáo thâm nhập phía nam Mauritania vào thế kỷ 11 bởi Zenerga Beber, người sau nầy được đặt tên cho một vùng. Quyền lực của Mali mở rộng trong thế kỷ 13 và 14 nhất là dưới triều Mansa Musa, ông ta chinh phục Takrur và Tukulor ở Senegal. Phía Tây thì đế quốc Jolof khuynh đảo, nơi sau nầy phân hóa thành 4 vương quốc riêng lẽ. Người Bồ Đào Nha lập hai thuộc địa trên đảo Gorée, và tại Rufisque khoảng năm 1444, để buôn bán người nô lệ da đen. Hoa Lan giành quyền buôn bán với Genegal thế kỷ 17, và bị Pháp trục xuất khỏi vùng năm 1677. Pháp đặt căn cứ tại Saint Louis ngay cửa sông Senegal.

Trong đất liền Tukulor sáng tạo giáo lý Hồi giáo gọi là “thần quyền” ở Fouta Toro rồi đánh chiếm vương quốc Denienké năm 1776. Quyền lực của Tukulor phát triển nhanh chóng trong thập niên 1850 dưới thời al-Hajj Umar Tal. Quốc gia Hồi giáo độc lập cuối cùng nầy bị chinh phục năm 1893, và Dakar trở thành thủ đô Tây Phi của Pháp năm 1904. Ngày 20/6/1960, như là một phần độc lập cùng với cộng hòa Sudan lập thành Liên bang Mali, nhưng ngày 20/8, Senegal rút khỏi liên bang. Ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Pháp vẫn còn rất mạnh. Ngày 17/12/1982, Senegal ký với Gambia hiệp ước hợp nhất, nhưng vẫn còn duy trì quyền độc lập riêng tư mỗi nước dưới tên gọi "Senegambia". Sự hợp nhất sụp đổ năm 1989, sau 6 năm tồn tại, dù vậy năm 1991, hai quốc gia ký một hiệp ước hợp tác và thân thiện.

Trước đó năm 1982, chính quyền Senegal dập tắt cuộc bạo loạn đòi ly khai của tỉnh Casamance phía Nam. Tháng 6/1998, Senegal gởi quân trợ giúp chính phủ Guinea - Bissau đàn áp một cuộc nổi loạn của quân đội. Bốn mươi năm cầm quyền của đảng xã hội chấm dứt khi Abdoulaye Wade, lãnh tụ đảng dân chủ Senegal đắc cử Tổng thống ngày 19/3/2000. Ngày 26/9/2002, một chiếc phà chở khách của Senegal bị lật úp ngoài bờ Gambia giết chết ít nhất 1.863 người. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/2/2007 có 4 ứng viên dự tranh, đương kim Tổng thống Abdoulaye Wade tái đắc cử với 55,9% phiếu bầu. Và cuộc bầu cử Hạ viện ngày 3/6/2007, Liên đảng Dân chủ-Sopi dẫn đầu chiếm 131 ghế, đảng Takku 3 ghế, và đảng nhỏ chỉ có 1 ghế. Abdoulaye Wade, tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 năm 2007.


B. Senegal ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Senegal được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 7/1/2001. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội không cần phải có sự đồng ý của 2/3 đại biểu Quốc hội. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 150 đại biểu, trong đó 90 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử và 60 được bầu theo tỷ lệ đại diện các đảng chính trị, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện (bị giải tán 6 năm, mới tái lập tháng 1/2007) có 100 nghị sỉ, trong đó 35 do dân bầu trực tiếp, và 65 do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 12.323.000, dưới 15 tuổi 42%, trên 65 tuổi 3%. Mật độ cư dân: 64 người/km2. Thành phố: 42,1%. Sắc tộc: Wolof: 43%, Pular 24%, Serer 15%. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Wolof, Pulaar, Diola, Mandinka. Tôn giáo: Hồi giáo: 94%, Thiên chúa giáo: 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 196.722 km2. Diện tích đất: 192.530 km2. Địa điểm: phía tây châu Phi. Quốc gia láng giềng: Mauritania phía bắc, Mali phía đông, Guinea, Guinea- Bissau, và Gambia bao quanh trên ba mặt về phía nam. Địa thế: đồng bằng thấp trải dài trùm lên hầu hết Senegal, cao hơn một chút ở phía đông nam. Đầm lầy và rừng nhiệt đới phía tây Nam. Thủ đô: Dakar: 2.777.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Abdoulaya Wade, sinh 29/5/1926, nhậm chức 1/4/2000 (tái bầu 2007). Thủ tướng chính phủ: Souleymane Ndéné Ndiaye, sinh 6/8/1958, nhậm chức 30/4/2009. Chính quyền địa phưong: 11 vùng. Ngân sách quốc phòng: 217 triệu USD. Quân đội chính quy: 13.620. Kinh tế: Công nghiệp khai thác muối acid (làm phân bón), chế biến cá, chế biến nông sản. Nông sản: lúa gạo, lúa miếng, hạt kê, bắp, đậu phụng, sợi bông. Tài nguyên: khoáng sản sắt, muối acid (phosphates), cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 13%. Chăn nuôi: trâu bò 3,2 triệu, gà 31,7 triệu, dê 4,4 triệu, heo 327.350, cừu 5,1 triệu. Đánh cá: 377.885 tấn. Cung cấp điện: 1,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 77,5%, đóng góp 17%; công nghiệp 12%, đóng góp 27%; dịch vụ 10,5%, đóng góp 56%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 22,4 tỷ. Bình quân đầu người: 1.600 USD. Tăng trưởng: 1,7%. Nhập khẩu: 4,5 tỷ. Bạn hàng: Pháp 21,3%, Nigeria 10,6%, Anh Quốc 8,9%, Hòa Lan 4,9%, Trung Quốc 4,8%, Brazil 4,1%. Xuất khẩu: 1,9 tỷ. Bạn hàng: Mali 18,5%, India 14,3%, Pháp 6,9%, Italy 5,1%, Gambia 5%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 3,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,3 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 3,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng -1,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 905 km. Bằng xe hơi: 147.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 46.000 chiếc. Bằng máy bay: bay 766,8 triệu km, sân bay 9. Hải cảng: 2- Dakar, Saint Louis. Truyền thông:  Máy truyền hình 41/1000 cư dân, Radio 141/1000. Điện thoại: 2,2/100. Internet: 7,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 57,5, nữ 61,3. Sinh xuất: 37,3/1000 người. Tử xuất: 9,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 57,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12 tuổi, biết đọc biết viết 41,9%, trung học 20%, đại học 4%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU).


3. GAMBIA  -   REPUBLIC OF THE GAMBIA.

A. Tiến trình phát triển..

Bộ tộc Gambia từng một lần liên minh với các đế quốc tây Phi Ghana, Mali và Songhay. Khu vực trở thành nơi chiếm hữu đầu tiên của Anh Quốc ở Châu Phi năm 1588. Ngày 18/2/1965, Gambia trở thành quốc gia độc lập. Gia nhập Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth) năm 1970. Quốc gia trải qua một nạn đói nghiêm trọng trong thập niên 1970. Sau cuộc đảo chánh năm 1981, Gambia cùng với Senegal hợp nhất thành Liên bang Senegambia tồn tại cho đến năm 1989. Sau 24 năm cầm quyền, Tổng thống Dawda K. Jawara bị truất phế trong một cuộc đảo chánh không đổ máu do sĩ quan quân đội thực hiện ngày 23/7/1994. Yahya Jammeh người cầm đầu đảo chánh cấm đảng phái đối lập hoạt động, bắt giam các đối thủ chính trị, cai quản đất nước bằng sắc lệnh.

Một Hiến pháp mới được công chúng chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 8/8/1996. Ngày 27/9, Jammed thắng cử trong cuộc bầu Tổng thống. Ngày 2/1/1997, bầu cử Quốc hội, trở lại danh nghĩa chính quyền dân sự hoàn toàn, nhưng Jammed vẫn còn bám chặt vào quyền lực. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 18/10/2001, Jammed tái đắc cử, sau khi đàn áp thẳng tay nhắm vào những người bất đồng ý kiến. Tháng 3/2006, lực lượng an ninh chận đứng một âm mưu đảo chánh bởi các sỉ quan quân đội. Jammed lại tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/9/2006 (nhiệm kỳ 3) với 67,3% phiếu bầu. Và cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/1/2007, Liên minh Yêu nước Xây dựng (APRC) dẫn đầu chiếm 42 ghế, kế là đảng Dân chủ Thống nhất 4 ghế.  

B. Gambia ngày nay.             

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Gambia có hiệu lực thi hành năm 1970. Nó trao quyền Hành pháp cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu. Quốc hội chỉ có một viện gồm 53 đại biểu, trong đó 48 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 5 do Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm. Hiến pháp mới thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 8/8/1996, có hiệu lực thi hành tháng 1/1997,  lập nền đệ nhị Cộng hòa, theo đó, lệnh cấm các đảng phái hoạt động từ năm 1994 bị bải bỏ, các thành viên trong Hội đồng Quân nhân cai trị phải từ chức trước khi gia nhập Liên minh Yêu nước và tái Xây dựng (APRC).

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.824.000, dưới 15 tuổi 43,4%, trên 65 tuổi 2,4%. Mật độ cư dân: 182,4 người/km2. Thành phố: 57,3%. Sắc tộc: Mandinka 42%, Fula 18% Wolof 16%, Jola 10%, Serahuli 9%. Ngôn Ngữ: English (chính), Mandinka, Wolof, Fula, và ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: Hồi giáo 90%, Thiên chúa giáo La mã 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 11.295 km2. Diện tích đất: 10.000km2. Địa điểm: trên bờ Đại Tây Dương gần cuối phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: bao quanh ba phía bắc, đông, nam bởi Senegal. Địa thế: Một dải đất hẹp trên mỗi bên của lưu vực sông Gambia. Thủ đô: Banjul: 436.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Yahya Jammed, sinh 25/5/1965, nhậm chức ngày 23/7/1994 (tái bầu năm 2001, và 2006). Chính quyền địa phương: 5 vùng, 1 thành phố. Ngân sách quốc phòng: 7 triệu USD. Quân đội chính quy: 800. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, máy móc, gổ xây dựng, chế biến nông sản, cá, đậu phụng, may mặc, thuộc da, du lịch,. Nông sản: lúa gạo, lúa miến, hạt kê, đậu nành, đậu phụng, bột sắn, dầu cọ. Tài nguyên: cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 28%. Chăn nuôi: trâu bò 334.000, gà 710.000, dê 280.000, heo 21.700, cừu 150.000. Đánh cá: 34.912 tấn. Cung cấp  điện: 150 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 75%, đóng góp 37%; công nghiệp 19%, đóng góp 29%; dịch vụ 6%, đóng góp 24%.

 Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dalasi (tháng 9/2010: 28,2 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2,4 tỷ. Bình quân đầu người: 1.400. Tăng trưởng: 5,2%. Nhập khẩu: 285 triệu. Bạn hàng: Trung quốc 25%, Senergal 12,6%, Cote d’Voire 8%, Brazil 6,2%. Xuất khẩu: 86 triệu. Bạn hàng: Ấn Độ 36,8%, Anh quốc 15,1%, Indonesia 7,5%, Pháp 6,8%, Italy 4,3%, Senegal 4,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 189,4 triệu. Dự trữ ngoại tệ:143 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 400 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 6.400 đầu xe, xe hơi cá nhân 3.500 chiếc. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 1. Hải cảng: 1- Banjul. Truyền thông: Máy truyền hình: 3/1000 cư dân, Radio 394/1000. Điện thoại: 2,9/100. Internet: 7,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 52,3, nữ 55,9. Sinh xuất: 37,3/1000 người. Tử xuất: 12/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 67,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,9%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12 tuổi, biết đọc biết viết 45,3% trung học 31%, đại học 2%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh (Commowealth). Liên hiệp Châu Phi (AU).


4. GUINEA-BISSAU   -   REPUBLIC OF GUINEA-BISSAU.

A. Tiến trình phát triển.      

Thủy thủ Bồ Đào Nha thám hiểm khu vực giữa thế kỷ 15. Buôn bán người nô lệ da đen Châu Phi nở rộ trong thế kỷ 17 và 18. Và sự chiếm cứ làm thuộc địa bắt đầu trong thế kỷ 19. Công cuộc vận động độc lập tiến hành dưới nhiều hình thức, kể cả chiến tranh du kích và thành lập chính quyền trong nội địa, được thế giới ủng hộ từ thập niên 1960. Ngày 10/9/1974, Guinea-Bissau trở thành một quốc gia độc lập. sau khi chính quyền thuộc địa Bồ Đào Nha bị đánh bại. Tháng 11/1980, cuộc đảo chánh chiếm quyền bởi João Bernardo Vieira. Ngày 16/5/1984, Hiến pháp mới thừa nhận nguyên lý kinh tế Marxist. Nhưng 2 năm sau năm áp dụng không thành công, năm 1986 trở lại nền kinh tế do tư nhân làm chủ trong một nổ lực đưa quốc gia thoát khỏi sự nghèo đói.

Sau 14 năm nắm quyền, Vieira bắt đầu mở rộng tự do chính trị và cuộc bầu cử đa đảng được tổ chức ngày 3/7/1994. Ngày 7/6/1998, cuộc nổi dậy của phiến quân bắn rơi một máy bay dân sự. Chính quyền Vieira sự có trợ giúp của Senegal và Guinea ký thỏa hiệp hòa bình với phiến quân ngày 2/11. Ngày 7/5/1999, quân đội nổi dậy truất phế Vieira. Cuộc bầu cử ngày 28-29-11/1999 và ngày 16/1/2000 đưa trở lại chế độ cai trị dân sự với Tổng thống Kumba Ialá. Ngày 14/8/2003, Kumba Ialá, bị lật đổ bởi Tổng tham mưu trưởng quân đội, tướng Verissimo Correia Seabra. Chính quyền Lâm thời được thành lập ngày 28/8. Và cuộc bầu cử Quốc hội ngày 28/3/2004, đảng Phi Châu cho độc lập của Guinea và Cape Verde (PAIGC) dẫn đầu chiếm 45/100 ghế, kế là đảng Đổi mới Xã hội (PRS) 17 ghế, và sau cùng là đảng Bình dân 1 ghế.

Cuộc bầu cử Tổng thống (chung cuộc) ngày 24/7/2005, João Bernardo Vieira đắc cử, với 52,4% phiếu bầu. Tướng Batista Tagme N. Waie được tái nhậm chức Tổng tư lệnh quân đội, và bị ám sát bằng bom ngày 1/3/2009. Chưa được một ngày sau, Vieira bị toán lính cận vệ bắn chết ngay tại Dinh tổng thống. Sau nhiều ngày tranh cải, cuối cùng thì đảng đương quyền chọn Malam Bacai Sanha làm ứng viên Tổng thống trong cuộc bầu cử vào ngày 28/6/2009, và thắng cử trong vòng bầu chung cuộc ngày 26/7 và nhậm chức ngày 8/9. Trong những năm gần đây, Guinea-Bissau là điểm trung chuyển của bọn buôn lậu cocaine từ Colombia đến Châu Âu.

B. Guinea-Bissau ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Guinea-Bissau có hiệu lực thi hành ngày 16/5/1984. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh 5 lần. Theo đó, Hội đồng Cách mạng thành lập sau cuộc đảo chánh năm 1980, được thay thế bởi Hội đồng Quốc gia gồm 15 thành viên. Quốc hội gồm 150 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.565.000, dưới 15 tuổi 40,6%, trên 65 tuổi 3,1%. Mật độ cư dân: 55,7/km2. Thành phố: 29,9%. Sắc tộc: Balanta 30%, Fula 20%, Manjaca 14%, Mandinga 13%, Papel 17%. Ngôn Ngữ: Bồ đào nha (chính), Crioulo, ngôn ngữ Châu Phi. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 50%, Hồi giáo 45%, Thiên chúa giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 36.125 km2. Diện tích đất: 28.120 km2. Địa điểm: trên bờ Đại Tây Dương phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Senegal phía bắc, Guinea phía đông và phía nam. Địa thế: bao trùm phần lớn quốc gia là một vùng trủng thấp bằng phẳng dọc theo bờ. Về phía đông là một đồng cỏ nhiệt đới. Thủ đô: Bissau 302.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Malam Bacai Sanhá, sinh 5/5/1947, nhậm chức 8/9/2009. Thủ tướng chính phủ: Carlos Gomes Júnuor, sinh 19/12/1949, nhậm chức 2/1/2009. Chính quyền địa phương: 9 vùng. Ngân sách quốc phòng: 15 triệu USD. Quân đội chính quy: 6.458. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát. Nông sản: lúa gạo, lúa miếng, đào lộn hột, bột sắn, bắp, đậu phụng, sợi bông, quả hạnh nhân. Tài nguyên: dầu lửa, quặng nhôm, phosphates, gỗ xẻ, cá. Dự  trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 8%. Chăn nuôi: trâu bò 549.800, gà 1,7 triệu, dê 345.00, heo 390.500, cừu 220.500. Đánh cá: 6.200 tấn. Cung cấp  điện: 65 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 82%, đóng góp 62%; công nghiệp 9%, đóng góp 12%; dịch vụ 9%, đóng góp 26%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1,7 tỷ. Bình quân đầu người: 1.100 USD. Tăng trưởng: 3%. Nhập khẩu: 200 triệu. Bạn hàng: Senegal 22,6%, Bồ đào nha 17,7%, Italy12,2%, Pahistan 4,3%. Xuất khẩu: 133 triệu. Bạn hàng: Ấn độ 72,4%, Nigeria 17,2%, Ecuador 4,1%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: không có số liệu. Dự trữ ngoại tệ: 107,5 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 900 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng -1,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 3.500 đầu xe, xe hơi cá nhân 2.500 chiếc. Bằng máy bay: bay 9,9 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 1- Bissau. Truyền thông: Máy truyền hình: không có số liệu, Radio 43/1000 cư dân. Điện thoại: 0,3/100. Internet: 2,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 46,4, nữ 50,2. Sinh xuất: 35,6/1000 người. Tử xuất: 15,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 98,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,8%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12 tuổi, biết đọc biết viết 51%, trung học 11%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


5. GUINEA  -  REPUBLIC OF GUINEA.

A. Tiến trình phát triển..

Guinea là một phần của đế quốc Tây Phi thời Cổ đại, bị Pháp chiếm trị từ năm 1849. Dưới sự lảnh đạo của Sekou Toure, Guinea tuyên bố độc lập năm 1958. Sekou Toure cũng tạo ra sự mâu thuẩn giữa Guinea và Pháp dẩn đến việc Pháp rút hết mọi sự trợ giúp cho nước này. Toure là Tổng thống đầu tiên của Châu Phi  tìm kiếm sự hậu thuẫn ở các nước Cộng sản, và lập ra đảng quốc gia duy nhất. Từ năm 1958-1984, dưới sự cai trị của ông ta hàng ngàn người đối lập bị bỏ tù. Khi cuộc xâm lăng do Bồ Đào Nha thực hiện trong thập niên 1970, thất bại nhiều người bị mất tích và bị giết. Tháng 3/1984, sau khi Toure chết một cuộc đảo chánh không đổ máu, đưa quân đội lên nắm quyền. Hiến pháp mới được chấp nhận năm 1991, nhưng công cuộc vận động cho dân chủ diễn ra khá chậm chạp.

Cuối cùng thì cuộc bầu cử Tổng thống cũng được tổ chức vào tháng 12/1993, và tướng đương quyền Lansana Conté là người thắng cử. Các quan sát viên nước ngoài cho đó là cuộc bầu cử gian lận. Ngày 11/6/1995, bầu cử Quốc hội cũng xảy ra tương tự. Ngày 23/2/1996, Conté đánh bại lực lượng vũ trang nổi loạn ở Conakry. Conté tái đắc cử Tổng thống tháng 12/1998. Đầu năm 2001, cuộc chiến nổ ra dọc theo biên giới Liberia và Sierra Leone tạo ra cuộc khủng hoảng người tỵ nạn. Giữa năm 2002, có hơn 100.000 tỵ nạn Liberian và hơn 40.000 người Sierra Leonean vẫn còn ở Guinea. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/6/2002, đảng UPU ẫn đầu chiếm 85/114 ghế, kế là đảng Cấp tiến 20 ghế. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 21/12/2003, bị các đảng phái đối lập tẩy chay, Conté chua cay nhận 95,6% phiếu bầu.

Ngày 30/4/2004, sau hai tháng nhận chức Thủ tướng, Francois Fall tố cáo Conte đã cản trở công cuộc cải cách và tuyên bố từ chức. Người có khả năng kế vị ông ta là Cellou Dalein Diallo bị bắn chết ngày 5/4/2006 trong một cuộc tranh giành quyền bính. Cho đến khi Conte đồng ý chỉ định Thủ tướng mới. Trong tháng 1 và 2/2007, có hơn 120 người biểu tình phản đối bị bắn chết. Tháng 5/2008, Conte cách chức Thủ tướng, các cuộc biểu tình phản đối lại tái diển. Sau khi Contre chết, ngày 22/12/2008, một cuộc đảo chánh quân sự, tự xưng Hội đồng Quốc gia cho Dân chủ và Phát triển. Có hơn 150 người bị bắn chết trong cuộc biểu tình ngày 28/9/2009 tại Conakry.

Ngày 3/12, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia, Moussaa Dadis bị thương nặng trong vụ mưu sát bởi Phụ tá của ông ta. Phó Chủ tịch Hội đồng, Sekouba Konate trở thành Quyền Chủ tịch chuẩn bị cho một chính quyền Dân sự, mà cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diển ra vào năm 2010. 

B. Guinea ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Guinea có hiệu lực thi hành ngày 26/1/1955. Hiến pháp chỉ rõ Guinea là một nước Cộng hòa. Tổng thống do dân bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 114 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tu chỉnh Hiến pháp ngày 11/11/2001, cử tri ủng hộ tăng nhiệm kỳ thứ 3 cho Tổng thống của Conté. Và trong một cuộc “trưng cầu dân ý” khác tăng thời gian tại chức của nhiệm kỳ Tổng thống lên thành 7 năm thay vì 5 năm. Các đảng phái đối lập tẩy chay cuộc “trưng cầu dân ý” nầy.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.324.000, dưới 15 tuổi 42,7, trên 65 tuổi 3,5%. Mật độ cư dân: 42 người/km2. Thành phố: 34,9%. Sắc tộc: Peuhl 40%, Malinke 30%, Sousou 20%, và các sắc tộc khác 10%. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), và nhiều ngôn ngữ sắc tộc Châu Phi. Tôn giáo: Hồi giáo 85%, Thiên chúa giáo 8%, Niềm tin bản địa 7%. Đất đai: Tổng diện tích 245.857 km2. Diện tích đất: 245.717 km2. Địa điểm: trên bờ Đại Tây Dương phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Guinea-Bissau, Senegal, Mali phía bắc. Côte d' Ivoire phía đông. Liberia phía nam. Địa thế: một vành đai dọc theo bờ biển hẹp bao quanh vùng núi miền trung, đầu nguồn của sông Gambia, Senegal,và Niger. Xa hơn, bên trong nội địa là một vùng đất cao lạnh hơn. Phía đông nam là rừng rậm. Thủ đô: Conakry: 1.597.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Chuyễn tiếp. Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch Hội đồng Quốc gia: Sekouba Konate, sinh 6/6/1964, nhậm chức 5/12/2009. Thủ tướng chính phủ: Jean Marie Dore, sinh 12/6/1938, nhậm chức ngày 26/1/2010. Chính quyền địa phưong: 33 vùng hành chánh và 1 khu đặc biệt. Ngân sách quốc phòng: 55 triệu USD. Quân đội chính quy: 12.300. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ nhôm, vàng, kim cương, tinh lọc nhôm, công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản. Nông sản: lúa gạo, cà phê, chuối, quả cây cọ, dứa, cà phê, khoai ngọt, bột sắn. Tài nguyên: quặng nhôm, sắt, vàng, kim cương, Uranium, thủy điện, cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 4%. Chăn nuôi: trâu bò 4,2 triệu, gà 17,8 triệu, dê 1,6 triệu, heo 82.370, cừu 1,3 triệu. Đánh cá: 94.000 tấn. Cung cấp  điện: 850 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 76%, đóng góp 25%; công nghiệp 12%, đóng góp 38%; dịch vụ 12%, đóng góp 37%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc (tháng 9/20109: 5.600 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 10,2 tỷ. Bình quân đầu người: 1.000. Tăng trưởng: -3,5%. Nhập khẩu: 1,1 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 8,5%, France 7,9%, Hoà Lan 4,7%, Belgium 4,3%. Xuất khẩu: 891 triệu. Bạn hàng: South Korea 13,1%, Russia 11,1%, Ukrain 9,2%, Spain 7,7%, Pháp 7,4%, Hoa kỳ 7,4%, Germany 5,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 728 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 67 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 300 triệu. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 836 km. Bằng xe hơi: 23.200 đầu xe, xe hơi cá nhân 13.000. Bằng máy bay: bay 93,9 triệu km, sân bay 5. Hải cảng: 1- Conakry. Truyền thông: máy truyền hình 47/1000 cư dân, Radio 52/1000. Điện thoại: 0,2/100. Internet: 0,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 56,1, nữ 59,1. Sinh xuất: 37,2/1000 người. Tử xuất: 10,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 63,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,6%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12 tuổi, biết đọc biết viết 29%, trung học 15%, đại học 1% .

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), hầu hết các tổ chức phụ thuộc của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU).


6. SIERRA LEON  -  REPUBLIC OFSIERRA LEON.

A. Tiến trình phát triển.

Là thị trấn tự do thành lập bởi chính quyền Anh năm 1787, là bến cảng buôn bán người nô lệ da đen Châu Phi. Chính quyền tự trị lập ra năm 1951, và ngày 27/4/1961, Sierra Leon trở thành quốc gia độc lập. Ngày 19/4/1971, tuyên bố chế độ Cộng hòa, và Steven giữ chức Tổng thống. Cuộc “trưng cầu dân ý” năm 1978, chấp nhận quốc gia độc đảng đã đưa lại sự ổn định chính trị, nhưng nạn tham nhũng và quản lý tồi làm băng hoại nền kinh tế. Joseph Saidu Momoh kế vị Steven nắm quyền Tổng thống năm 1985, bị quân đội truất phế năm 1992. Valentine Strasser cầm đầu cuộc đảo chánh lập ra Hội đồng Điều hành Quốc gia (NPRC). Năm 1995, Mặt trận Cách mạng Thống nhất (RUF) kiểm soát nhiều vùng quê, Hội đồng Điều hành Quốc gia phải tìm kiếm sự trợ giúp từ Đội quân đánh thuê từ nước ngoài.

Và ngày 16/1/1996, một cuộc đảo chánh khác, mở đầu cho một chính quyền dân sự vào tháng 4/1996, và Ahmad Tejan Kabah trở thành Tổng thống. Ngày 30/11, một thỏa hiệp ngưng bắn với Mặt trận Cách mạng Thống nhất (RUF) đưa đến sự hòa hoãn tạm thời cho cuộc nội chiến đã giết chết trên 10.000 người kéo dài trong 5 năm qua. Ngày 25/5/1997, một cuộc đảo chánh gặp phải sự chống đối rộng rãi trên khắp thế giới. Bằng sự can thiệp của quân đội Nigeria, Tổng thống Ahmad Tejan Kabbah trở lại cầm quyền ngày 10/3/1998. Mặt trận thống nhất cách mạng (RUF) lại leo thang các vụ tấn công đẩy quốc gia tới nội chiến. Ngày 7/7/1999 chính quyền Kabbah ký với Mặt trận Cách mạng Thống nhất một thỏa ước phân chia quyền hành. Uỷ ban giám sát của Liên Hiệp Quốc được gởi tới giám sát việc thi hành thỏa ước.

Đầu tháng 5/2000, quân du kích của Mặt trận đã bắt giữ hơn 500 nhân viên trong Lực lượng duy trì hoà bình của Liên Hiệp Quốc làm con tin làm cho thỏa ước gảy đổ. Ngày 17/5, lãnh tụ quân nổi dậy Foday Sankoh bị bắt. Cuối tháng 5, một số con tin được phóng thích, và hơn 233 nhân viên Liên Hiệp Quốc bị phiến quân giam giữ cũng được giải cứu ngày 15/7. Năm 2001, một chương trình giải trừ quân bị do Liên Hiệp Quốc bảo trợ được thực hiện nhằm giảm thiểu các cuộc bạo loạn. Ngày 3/1/2002 Liên Hiệp Quốc cũng thành lập một tòa án chuyên trách (Tribunal) với thẩm quyền xét xử tội phạm chiến tranh. Chính quyền và lãnh tụ phiến quân tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh ngày 18/1/2002. Kabbah thắng cử trong cuộc bầu Tổng thống ngày 14/5/2002.

Sankoh, một tội phạm chiến tranh đã chết trong nhà giam của Liên Hiệp Quốc ngày 29/7/2003. Ngày 29/6/2004, một chiếc trực thăng của Liên Hiệp Quốc bị rơi ở phía đông Sierra Leone giết chết tất cả 24 người. Lực lượng Liên Hiệp Quốc rút khỏi Sierra Leon tháng 12/2005. Cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 11/8/2007, không có ứng viên Tổng thống nào hội đủ túc số cần thiết, và tại cuộc bầu chung cuộc ngày 8/9/2007, lãnh tụ đối lập Ernest Bai Koroma thắng cử Tổng thống với 54,6% phiếu bầu. Tại Quốc hội thì đảng Nghị viện Nhân dân (APC) dẫn đầu chiếm 59/124 ghế, kế là đảng Nhân dân Sierra Leon 43 ghế. Ngày 2/9/2008, Koroma ký ban hành đạo luật chống tham nhũng, ông tuyên bố sẽ công khai hoá tài sản của mình. Ngày 25/2/2009, ba tên cầm đầu đám dân quân bạo loạn bị kết án tù.

B. Sierra Leone ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Sierra Leon có hiệu lực thi hành tháng 9/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh 93 lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống vừa là nguyên thủ Quốc gia vừa là người cầm đầu chính phủ, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu hơn 2 nhiệm. Quốc hội gồm 124 đại biểu, trong đó 112 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 12 là Thủ lỉnh của 12 bộ tộc cũng có có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.245.000, dưới 15 tuổi 41,8%, trên 65 tuổi 3,6%. Mật độ cư dân: 73,2 người/km2. Thành phố: 38%. Sắc tộc: Mende 30%, Temne 30%, các sắc tộc khác 30%, Creole 10%. Ngôn ngữ: English (chính), ngôn ngữ sắc tộc Mende ỏ phía nam, Temne phía bắc. Tôn giáo: Hồi giáo 60%, Niềm tin bản địa 30%, Thiên chúa giáo La mã 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 71.740 km2, Diện tích đất: 71,620. Địa điểm: trên bờ  phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Guinea phía bắc và phía đông, Liberia phía nam. Địa thế: đất lồi lõm kéo dài theo bờ phía tây 337 km2, với cây đước ngập nước cạnh bờ. Bên trong nội địa là đồi cây.Một vùng cao nguyên và núi non ở phía đông. Thủ đô: Freetown: 875.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia  & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Ernest Bai Koroma, sinh 2/10/1953, nhậm chức 17/9/2007. Chính quyền địa phương: 1 vùng hành chánh và 3 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 11 triệu USD. Quân đội chính quy: 10.500. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ kim cương, dầu khí, hàng tiêu dùng. Nông sản: luá gạo, hạt dầu cọ, cà phê, ca cao, đậu phụng. Tài nguyên: nguyên tố kim loại xám đậm, quặng nhôm, quặng sắt, vàng, kim cương. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 8%. Chăn nuôi: trâu bò 300.000, gà 7,5 triệu, dê 500.000, heo 52.000, cừu 470.000. Đánh cá: 148.146 tấn. Cung cấp điện: 80 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 65%, đóng góp 49%; công nghiệp 19%, đóng góp 31%; dịch vụ 16%, đóng góp 21%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Leone (tháng 9/2010: 3.975 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 4,6 tỷ. Bình quân đầu người: 900 USD. Tăng trưởng: 4%. Nhập khẩu:  560 triệu. Bạn hàng: Cote d’Ivoire 9,7%, Hoa Kỳ 8,1%, Trung Quốc 8%, Anh Quốc 7%, Hoà Lan 5,8%, Nam Phi 4,7%, Ấn Độ 4,6%, Pháp 4,4%. Xuất khẩu: 216 triệu. Bạn hàng: Belgium 52,2%, Hoa kỳ 19,1%, Hoà Lan 6,8%. Du lịch 22 triệu. Ngân sách quốc gia: 351 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 258 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 7.700 đầu xe, xe hơi cá nhân: 7.700 chiếc. Bằng máy bay: bay 84 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 2- Freetown, Bonthe. Truyền thông: máy truyền hình: 13/1000 cư dân, Radio 274/1000. Điện thoại: 0,6/100. Internet: 0,3/100 ngưòi sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 53,3, nữ 58,2. Sinh xuất: 38,8/1000 người. Tử xuất: 12/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 80,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,7%. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 6-11, biết đọc biết viết 39,8%, trung học 17%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth), Liên hiệp Châu Phi (AU). 


7. LIBERIA   -  REPUBLIC OF LIBERIA. 

A. Tiến trình phát triển..

Liberia được thành lập năm 1822, bởi những người gốc nô lệ Châu Phi, nay là người Mỹ da đen tự do định cư tại Monrovia với sự trợ giúp của Hội thuộc địa. Trở thành quốc gia theo chế độ Cộng hòa ngày 26/7/1847, với Hiến pháp phỏng theo mô thức của Hoa Kỳ. Dưới thời Tổng thống William V.S Tubman, Liberia là thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc. Tubman chết năm 1971, người kế vị là Phó tổng thống của ông ta William .A. Tolbert Jr. Nạn tham nhũng vượt ra khỏi sự kiểm soát. Quân đội thực hiện một cuộc đảo chánh đẩm máu trước tảng sáng ngày 12/4/1980,  Tổng thống Tolbert bị giết, và Trung sĩ Samuel Doe nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Doe được chọn làm Tổng thống trong cuộc bầu cử gây nhiều tranh luận. Tổng thống Doe vẫn duy trì quyền lực sau cuộc đảo chánh năm 1985.

Cuộc nội chiến bắt đầu tháng 12/1989, quân nổi dậy chiếm được nhiều vùng quan trọng và tiến vào thủ đô tháng 6/1990. Tháng 9/1990, Tổng thống Doe bị bắt và bị kết án tử hình. Bất chấp lực lượng duy trì hòa bình từ nhiều quốc gia đang làm nhiệm vụ giám sát ngưng bắn, trận chiến trở nên mãnh liệt giữa các phe nhóm tranh giành quyền lực và một loạt các thỏa ước ngưng bắn bị vi phạm. Ngày 1/9/1995, một Hội đồng Điều hành Quốc gia lâm thời được thành lập. Cuộc tranh chấp lại nổ ra một lần nữa vào tháng 4/1996, trận chiến đã phá hủy nhiều nơi ở thủ đô Monrovia. Ngày 3/9/1996, bà Ruth Perry trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Châu Phi nắm giữ chức lãnh đạo quốc gia cầm đầu một chính quyền chuyển tiếp khác. Kết quả cuộc nội chiến cho thấy đã có hơn 150.000 chết, và gần một nữa cư dân phải rời nơi sinh sống.

Ngày 19/7/1997, Charles Taylor, nhà lãnh đạo cuộc bạo loạn trước đây được bầu làm Tổng thống, trong một cuộc bầu cử toàn quốc lần đầu tiên ở Liberia từ 12 năm qua. Ngày 4/5/2001, Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận để trừng phạt Liberia về việc nước này trợ giúp Mặt trận Cách mạng thống nhất (RUF) nổi loạn ở Sierra Leone. Ngày 8/2/2002, Tổng thống Taylor tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ, sau khi quân nổi loạn Liberia tung ra các cuộc tấn công gần thủ đô Monrovia. Ngày 4/6/2003, một tòa án được Liên Hiệp Quốc bảo trợ, truy tố Taylor về tội phạm chiến tranh bởi vai trò của ông ta trong cuộc chiến ở Sierra Leone. Bạo loạn một lần nữa đe dọa thủ đô Monrovia, buộc Taylor phải từ chức và chạy khỏi nước, và ngày 11/8, Phó Tổng thống Moses Blah nhậm chức Quyền Tổng thống.

Ngày 19/9 Liên Hiệp Quốc gởi 15.000 quân đến vản hồi trật tự taị quốc gia nầy. Ngày 14/10, nhà doanh nghiệp Charles Gyude Bryant được chỉ định cầm đầu chính quyền Liên hiệp chuyển tiếp. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 11/10/2005, không ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết. Và, tại vòng bầu chung cuộc ngày 8/11/2005, Allen Jhonson-Sirlesf, là phụ nử đầu tiên đắc cử Tổng thống. Tại Quốc hội, đảng Thay đổi Dân chủ Nghị viện (CDC) dẫn đầu chiếm 15/64 ghế ở Hạ viện, kế là đảng Lao động (LP) 9 ghế, và sau cùng là đảng Quốc gia Yêu nước (NPP) 4 ghế. Ngày 29/3/2006, trên đường đào thoát, Charles Taylor bị bắt và giải giao cho Toà án quốc tế. Dự kiến phiên toà xét xử sẽ diển ra ngày 4/6/2007, nhưng Taylor bị bệnh nên hoản lại.

Tháng 6/2009, Cơ quan đặc trách Hòa giải của Liên Hiệp Quốc điều tra chiến tranh Liberia từ năm 1989-2003 thấy số tiền của tổng thống Taylor tăng dần từ thập niên 1980, nên đề nghị công khai tuyên bố phong tỏa các tài khoản nầy. Ngày 13/8/2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm viếng Liberia tỏ ý ủng hộ chính quyền Jhonson-Sirlesf. Tính đến giữa năm 2010, lực lượng duy trì hoà bình tại Niberia 7.370.

B. Liberia ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Liberia được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 7/1984, có hiệu lực thi hành ngày 6/1/1986. Theo đó, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa cầm đầu chính phủ, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 64 đại biểu và Thượng viện có 30 nghị sỉ. Tất cả đều do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 3.685.000, dưới 15 tuổi 44,3%, trên 65 tuổi 2,9%. Mật độ cư dân: 38,3 người/km2. Thành phố: 47,4%. Sắc tộc: Kpelle, Bassa, Dey, và các bộ tộc du mục khác 95%, Americo-Liberia 2,5%, Caribbean 2,5%. Ngôn ngữ: English (chính), Mande, West Atlantic, và các ngôn ngữ sắc tộc Kwa. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 40%, Niềm tin truyền thống 40%, Hồi giáo 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 111.369 km2. Diện tích đát: 96.320 km2. Địa điểm: trên bờ tây nam của phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Sierra Leone phía tây, Guinea phía bắc, và Côte d' Ivoire phía đông. Địa thế: đầm lầy ven bờ Đại Tây Dương. Cao nguyên, núi, đồi, rừng bên trong nội địa. Sáu con sông chính có dòng chảy song song tới Đại Dương. Thủ đô: Monrovia 882.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ:  Tổng thống Ellen Jhonson-Sirleaf, sinh 29/10/1938, nhậm chức ngày 16/1/2006. Chính quyền địa phưong: 15 vùng nông thôn. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 2.400. Kinh tế: Công nghiệp chế biến cao su, dầu cọ, kim cương, gỗ xẽ. Nông sản: lúa gạo, khoai mỳ (sắn), cà phê, cocoa, mía đường ,dầu cọ, chuối, bột sắn. Tài nguyên: vàng, quặng sắt, kim cương, gổ xẻ, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 38.000, gà 5,9 triệu, dê 261.600, heo 173.000, cừu 230.340. Đánh cá: 10.424 tấn. Cung cấp  điện: 350 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 70%, đóng góp 57%; công nghiệp 8%, đóng góp 115%; dịch vụ 22%, đóng góp 28%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar (tháng 9/2010: 71 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1,6 tỷ. Bình quân đầu người: 400 USD. Tăng trưởng: 4,6%. Nhập khẩu: 7,1 tỷ. Bạn hàng: South Korea 40,2%, Singapore 16%, Japan 13,6%, Trung Quốc 8,6%. Xuất khẩu: 1,2 tỷ. Bạn hàng: Germany 23,4%, Nam Phi 16,1%, Ba Lan 15,7%, Hoa kỳ 11,34%, Sapain 11%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: không có số liệu. Dự trữ ngoại tệ: 104 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 2,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 489 km. Bằng xe hơi: 17.100 đầu xe, xe hơi cá nhân: 12.800 chiếc. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 2. Hải cảng: 4- Monrovia, Buchanan, Greenville, Harper. Truyền thông: máy truyền hình 26/1000 cư dân, Radio 329/1000. Điện thoại: 0,1/100. Internet: 0,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 55,1, nữ 58,1. Sinh xuất: 38,1/1000 người. Tử xuất: 10,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 76,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,7%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11 tuổi, biết đọc biết viết 58,1%, trung học 24%, đại học 7%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó, Liên hiệp Châu Phi (AU).


8. CÔTE D' IVOIRE   -   REPUBLIC OF CÔTE D’ IVOIRE.

A. Tiến trình phát triển..

Là lãnh thổ bảo hộ của Pháp từ năm 1842, nhưng không chiếm cứ xứ nầy cho đến năm 1882. Côte d; Ivoire trở thành quốc gia độc lập năm 1960. Nó là quốc gia phát đạt nhất trong tất cả các quốc gia nhiệt đới ở Châu Phi, và là kết quả của việc mở rộng xuất cảng hàng hóa nông nghiệp. Nó có quân hệ gắn bó với Pháp và việc khuyến khích đầu tư nước ngoài. Khoảng 20% dân số là công nhân từ các nước láng giềng. Côte d' Ivoire là tên chính thức đổi từ tên Ivory Coast trong tháng 10/1985. Tháng 2/1990, sinh viên và công nhân biểu tình phản đối, yêu cầu Tổng thống Felix Houphouet Bolgny người cai trị xứ này trong thời gian dài từ chức. Tháng 10/1990, lần đầu tiên Côte d' Ivoire tổ chức bầu cử Tổng thống có nhiều đảng tham dự, và Houphouet Bolgny vẫn còn tại chức.

Bolgny chết ngày 7/12/1993, Quốc hội chỉ định ông Henry Konan Bedie kế vị. Henry Konan Beie tái đắc cử Tổng thống ngày 22/10/1995. Ngày 24/12/1999, Bedie bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh quân sự. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/10/2000, lãnh tụ cuộc đảo chánh, Robert Guéi đang nắm quyền thất cử, nhưng bằng mọi cách ông ta cho rằng mình đã thắng cử. Bạo loạn nổi lên khắp nơi làmtrên 2000 người thiệt mạng, và cuối cùng thì Robert Guéi đào thoát sang Benin. Và Laurent Gbagbo trở thành tổng thống. Robert Gnéi bị giết tại Abidjan ngày 19/9/2002, sau một cuộc giao tranh tại Bouake, Korhogo,và Abdjan. Ngày 25/9, quân đội Pháp đã giải cứu 160 sinh viên trong đó có hơn 100 người từ Hoa Kỳ bị bắt làm con tin tại Bouaké.

Tranh chấp nổ ra với quốc gia láng giềng Liberia từ nhiều tháng qua vẫn còn tiếp tục, bất chấp sự hiện diện của 3,000 quân Pháp đang làm nhiệm vụ duy trì hòa bình tại đây. Tháng 3/2003, một thỏa ước phân chia quyền hành đạt được, Gbagbo và lảnh tụ phiến quân tuyên thệ nhậm chức ngày 5/7. Họ cùng tuyên bố rằng chiến tranh là chuyện của quá khứ. Tuy nhiên, quốc gia vẫn còn chia cắt với phiến quân nắm giữ phía Bắc, quân đội chính phủ chỉ kiểm soát được phần phía Nam. Tháng 2/2004, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp nhận đưa 6.240 quân (UNOCI) đến làm nhiệm vụ duy trì an ninh tại xứ nầy. Tháng 4/2005, Chính phủ và lảnh tụ đối lập ký thỏa hiệp chấm dứt nội chiến và cam kết sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 10, nhưng sau những lần đình hoãn, quốc gia lại di vào khủng hoãng.

Tháng 3/2007, một thỏa hiệp “phân chia quyền hành” đạt được giữa chính phủ và phiến quân. Lảnh tụ phiến quân Guilllaume Soro, trở thành Thủ tướng. Cuộc bầu cử Tổng thống bị đình hoản trong một thời gian dài, dự kiến sẽ diển ra vào 31/10/2010. Tính đến giữa năm 2010, lực lượng giữ gìn hoà bình còn tại đây 8.500.   

B. Côte d' Ivoire ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Côte d’ Ivoire có hiệu lực thi hành năm 1960. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần trong các năm 1971, 1975, 1980, 1985,1986, 1990, 1998, và năm 2000. Đảng chính trị hợp pháp duy nhất là đảng Dân chủ Côte d’ Ivoire, đến năm 1990 thì các đảng phái khác mới được luật pháp thừa nhận. Hiến pháp chỉ rõ Côte d’ Ivoire là một nước Cộng hòa, Tổng thống nắm quyền Hành pháp, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội một viện gồm 225 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, cũng có nhiệm kỳ 5 năm. Tu chính Hiến pháp năm 1990, chỉ rõ Chủ tịch Quốc hội trở thành Tổng thống khi xét thấy Tổng thống không còn khả năng, và lập ra chức Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm. Ngày 7/12/1993, Chủ tịch Quốc hội Henry Konan Bédíe trở thành Tổng thống sau khi Tổng thống Houphouet-Boigny qua đời. 

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 20.058.000, dưới 15 tuổi 40,2%, trên 65 tuổi 2,9%. Mật độ cư dân: 66,2 người/km2. Thành phố: 49,8%. Sắc tộc: Akan 42%, Voltaiques 18%, Mandes bắc 17%, Krous 11%, Mandes nam 10%. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Dioula, và các ngôn ngữ bản địa khác. Tôn giáo: Hồi giáo 40%, Thiên chúa giáo 30%, niềm tin bản địa 30%. Đất đai: Tổng diện tích: 322.463 km2. Diện tích đất: 318.003 km2. Địa điểm: trên bờ  phía  nam của phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Liberia, Guinea phía tây, Mali, Burkina Faso phía bắc, và Ghana phía đông. Địa thế: rừng bao phủ một phần hai lành thổ phía tây, mở rộng từ bờ biển tới phía bắc và đông. Một vùng đồng bằng trong nội địa, cách khoảng vượt qua đồi núi thấp phía tây bắc. Thủ đô: Yamoussoukro. Thành phố đông dân: Abidjan 4.009.000, Yamoussoukro 808.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Laurent Gbagbo, sinh 31/5/1945, nhậm chức 26/10/2000. Thủ tướng chính phủ: Guillaume Soro, sinh 8/5/1972, nhậm chức 4/4/2007. Chính quyền địa phương: 58 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 360 triệu USD. Quân đội chính quy: 17.050. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống, sản xuất gỗ, lọc dầu, lắp ráp xe hơi, hàng dệt, phân bón, vật liệu xây dựng, điện. Nông sản:  cà phê, cocoa, đậu, chuối, quả cọ. Tài nguyên: dầu khí, Mangan, kim cương, quặng sắt, nhôm, cobalt, đồng, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 100 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 10%. Chăn nuôi: trâu bò 1,5 triệu, gà 33 triệu, dê 1,2 triệu, heo 345.000, cừu 1,5 triệu. Đánh cá: 33.461 tấn. Cung cấp điện: 5,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 68%, đóng góp 37%; công nghiệp 16%, đóng góp 20%; dịch vụ 16%, đóng góp 43%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 35,9 tỷ. Bình quân đầu người: 1.700. Tăng trưởng: 3,8%. Nhập khẩu: 6,5 tỷ. Bạn hàng: Nigeria 27,6%, Pháp 25,4%, China 4,3%. Xuất khẩu: 8,7 tỷ. Bạn hàng: Pháp 18,3%, Netherlands 9,7%, Hoa Kỳ 9,1%, Nigeria 7,2%, Germanỵ 4,2%. Du lịch: không có số liệu . Ngân sách quốc gia: 5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 11,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 659km. Bằng xe hơi: 113.900 đầu xe, xe hơi cá nhân 54.900 chiếc. Bằng máy bay: bay 302 triệu km, sân bay 7. Hải cảng: 3- Abidjan, Dabou, San-Pedro. Truyền thông: máy truyền hình 65/1000 cư dân, Radio 161/1000. Điện thoại: 1,3/100. Internet: 4,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 55,3, nữ 57,1. Sinh xuất: 31,5/1000 người. Tử xuất: 10,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 66,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 3,9%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 54,6%, trunghọc 23%, đại học 7%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU).


9. BURKINA FASO.    

A. Tiến trình phát triển.

Bộ tộc Mosso vào vùng này định cư trong thế kỷ 11 tới thế kỷ 13. Vương quốc của họ cai trị cho đến khi họ bị đánh bại bởi đế quốc Mali và Songhai. Pháp chiếm trị Upper Volta (nay là Burkina Faso) năm 1896, nhưng đến năm 1919, nó mới trở thành thuộc địa Thượng Volta. Năm 1947, Thượng Volta được thừa nhận như một vùng tự trị thuộc Pháp ở phía Tây Châu Phi. Burkina Faso trở thành quốc gia độc lập ngày 5/8/1960, và một cuộc bầu cử chính quyền thân Pháp được tổ chức sau đó. Quốc gia lâm vào cảnh thiếu thực phẩm nghiêm trọng vì hạn hán trong năm 1972-1974 và 1982-1984. Quân đội nắm quyền trong hầu hết thời kỳ từ sau ngày đội lập. Tháng 8/1983, Đại úy Thomas Sankara cầm đầu một cuộc đảo chánh lập ra chính quyền thiên tả.

Sankara bị lật đổ và bị giết trong cuộc đảo chánh ngày 15/10/1987, bởi bạn của ông ta, Đại úy Blaise Compaoré. Đây là cuộc đảo chánh thứ 5 từ năm 1960. Blaise Compaoré cho thành lập chế độ dân chủ đa đảng được thực hiện vào đầu thập niên 1990. Nhiều trăm ngàn công nhân nông nghiệp nhập cư vào Côte d' Voire và Ghana hàng năm. Burkina Faso phụ thuộc nặng nề vào sự trợ giúp từ nước ngoài. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 13/11/2005, có 13 ứng viên dự tranh, đương kim Tổng thống Blaise Compaoré tái đắc cử với 80,3% phiếu bầu. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5/2007, đảng Nghị viện Dân chủ Tiến bộ (CDP) dẫn đầu chiếm 73/111 ghế, kế là Liên minh Dân chủ Liên kết Châu Phi (ADF-RDA) 14 ghế. Burkina Faso là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, phụ thuộc nặng nề vào nguồn trợ giúp từ nước ngoài.


B. Burkina Faso ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Burkina Faso được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 6/1991. Hiến pháp chỉ rõ Burkina Faso là một nước Cộng hòa. Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 7 năm. Quốc hội chỉ có một viện gồm 111 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Tu chỉnh Hiến pháp được Quốc hội thông qua tháng 4/2000, giảm nhiệm kỳ Tổng thống từ 7 năm xuống còn 5 năm và chỉ giới hạn trong 2 nhiệm kỳ. Tu chỉnh Hiến pháp nầy không chi phối hiệm kỳ 7 năm của Tổng thống Blaise Compaoré sẽ kết thúc vào năm 2005.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 16.241.000, dưới 15 tuổi 46%, trên 65 tuổi 2,5%. Mật độ cư dân: 59,3 người/km2. Thành phố: 14,8%. Sắc tộc: Mossi 40%, Gurunsi, Senufo, Lobi, Bobo, Mande, Fulani. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), và các ngôn ngữ sắc tộc Sudanic. Tôn giáo: Hồi giáo 50%, Niềm tin bản địa 40%, Thiên chúa giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 274.200 km2. diện tích đất: 273.800 km2. Địa điểm: nam sa mạc Sahara, phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Mali phía tây bắc, Niger phía đông bắc, Benin Togo, Ghana, và Côte d' Ivoire phía nam. Địa thế: Burkina Faso được bao bọc bởi đồng cỏ nhiệt đới của vùng phía tây Châu Phi. Phía bắc khô nóng và cư dân thưa thớt. Thủ đô: Ouagadougou 1.777.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Blaise Compaore, sinh 3/2/1951, nhậm chức 15/10/1987 (tái bầu gần nhất năm 2005). Thủ tướng chính phủ: Tertius Zongo, sinh 18/5/1957, nhậm chức 4/6/2007. Chính quyền địa phương: 45 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 123 triệu USD. Quân đội chính quy: 11.200. Kinh tế: Công nghiệp sợi bông, chế biến nông sản, thức uống, xà phòng, hàng dệt, thuốc lá, khai thác vàng. Nông sản: hạt kê, lúa miếng, lúa gạo, mè, đậu phụng, và sợi bông. Tài nguyên: nguyên tố mangan, đá vôi, đá cẩm thạch, thép cứng, vàng, bạc, chì, nhôm, nickel, phosphates. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 18%. Chăn nuôi: trâu bò 8,8 triệu, gà 27,2 triệu, dê 11,4 triệu, heo 2,8 triệu, cừu 7,3 triệu. Đánh cá: 9.702 tấn. Cung cấp điện: 611,6 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 90%, đóng góp 40%; công nghiệp 5%, đóng góp 20%; dịch vụ 5%, đóng góp 40%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 18,8 tỷ. Bình quân đầu người: 1.200. Tăng trưởng: 3,2%. Nhập khẩu: 1,5 tỷ. Bạn hàng: Côte d' Ivoire 25,4%, Pháp 22,3%, Togo 7%. Xuất khẩu: 855 triệu. Bạn hàng: Trung Quốc 40,4%, Singapore 13,9%, Ghana 5,7%, Đài Loan 4,9%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 826,5 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng: 2,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 620km. Bằng xe hơi: 26.500 đầu xe, xe hơi cá nhân 22.600 chiếc. Bằng máy bay: bay 329 triệu km, sân bay: 2. Hải cảng: không có số liệu. Truyền thông: Máy truyền hình 11/ 1000 cư dân, Radio 34/1000. Điện thoại: 1,1/100. Internet: 1,1/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 51,4, nữ 55,3. Sinh xuất: 44/1000 người. Tử xuất: 13/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 83/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,6%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 28,7%, trung học 10%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU).


10. GHANA   -   REPUBLIC OF GHANA.

A. Tiến trình phát triển..

Ghana là tên của một đế quốc Châu Phi nằm dọc theo sông Niger từ năm 400 đến năm 1240. Đến thế kỷ 17, thủ lảnh các bộ tộc hiếu chiến là Ashanti thống trị toàn vùng. Vương quốc Ashanti trở nên hùng mạnh hơn nhờ kết hợp việc buôn bán vàng và nô lệ. Năm 1874, nó bị Anh Quốc xâm chiếm làm thuộc địa bởi sự giàu có và nổi tiếng nhiều vàng của nó. Vùng sâu bên trong nội địa trở thành khu vực bảo hộ năm 1901. Sự cai trị của Anh bị thử thách sau đệ II thế chiến bởi Kwame Nkrumah và đảng Nghị viện Nhân dân (CPP) thành lập năm 1949. Năm 1956, Liên Hiệp Quốc hợp nhất Ghana với Togo thuộc Anh thành một vùng ủy trị của Anh. Ngày 6/3/1957, Ghana hoàn toàn độc lập, và trở thành một nước Cộng hòa trong Khối thịnh vượng Anh năm 1960, và Bác sỉ Kwame Nkrumah như là vị Tổng thống đầu tiên của Ghana.

Ông ta cho xây dựng nhiều trường học, bệnh viện, và tiến hành các dự án phát triển như thủy điện sông Volta, nhà máy chế biến nhôm. Nhưng ông ta đã đưa đất nước vào nợ nần, bỏ tù những người đối lập, và hơn nữa bản thân ông ta bị tố cáo là tham nhũng. Năm 1964, trong một cuộc “trưng cầu dân ý”, lại trao quyền lãnh đạo đất nước cho Nkrumah. Ông lập ra đảng duy nhất “quốc gia xã hội chủ nghĩa”. Nkrumah bị lật đổ năm 1966 bởi một cuộc đảo chánh của quân đội và cảnh sát  do tướng Joseph Ankrah cầm đầu. Sau đó, họ trục xuất tất cả chuyên gia, giáo sư người Trung quốc và Đông Đức về nước. Năm 1969, (tháng 8) bầu cử Quốc hội đảng tiến bộ của Bác sĩ Kofi Busia giành thắng lợi, Busia trở thành thủ Tướng. Tháng 1/1972, Trung tá Ignatius Acheampong lãnh đạo cuộc đảo chánh chiếm chính quyền.

Ông cấm các đảng phái chính trị hoạt động, lập ra Hội đồng Cứu nguy Quốc gia (NRC). Tháng 7/1978, Trung tướng Fredrick Akuffo thực hiện một cuộc đảo chánh khác thay thế Hội đồng Cứu nguy Quốc gia bằng Hội đồng Quân sự đặc biệt (SMC) do tướng Akuffo cầm đầu. Tháng 5/1979, Trung úy phi công Jerry Rawlings cầm đầu cuộc đảo chánh không thành công, Rawlings bị bắt giam. Nhưng một cuộc chống đối của quân đội nổi lên khắp nơi, và Rawlings được trả tự do ngày 4/6, ngay sau đó ông ta trở thành người lãnh đạo Hội đồng Quân đội Cách mạng (AFRC). Hội đồng này đã hành quyết 8 nhà lãnh đạo quốc gia trước đây, kể cả Acheampong, và Akuffo. Ngày 18/6/1979, trong cuộc bầu cử Quốc hội, đảng Quốc gia Nhân dân của bác sĩ Hilla Limann chiếm đa số phiếu và Limann thành lập chính phủ dân sự.

Bị tố cáo tham nhũng, tranh chấp cá nhân và yếu kém trong quản lý, chính phủ dân sự của Limann bị lật đổ ngày 31/12/1981 bởi Rawlings, người chiếm quyền lực hai lần bằng hai cuộc đảo chánh (5/1979 và 12/1981). Rawlings hủy bỏ Hiến pháp, giải tán Quốc hội cấm các đảng phái hoạt động chính trị và lập ra Hội đồng Phòng thủ quốc gia tạm thời gồm 4 sĩ quan quân đội, 3 dân sự, với Rawlings là chủ tịch Hội đồng. Tháng 4/1992, Hiến pháp mới cho phép các đảng phái chính trị hoạt động sau 11 năm bị cấm. Ngày 3/11/1992, Rawlings đắc cử Tổng thống. Tháng 2/1993, hơn 1000 người bị giết trong các cuộc xung đột sắc tộc ở phía bắc Ghana. Ngày 7/12/1996, Rawlings tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2. Ngày 1/1/1997, Kofi Annan nhà ngoại giao lỗi lạc của Ghana trở thành Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (1997-2006).

Ngày 28/12/2000, lãnh tụ đối lập John Agyekum Kufuor, thắng cử trong cuộc bầu chọn Tổng thống. Ông ta nhậm chức ngày 7/1/2001, đánh dấu sự chuyển giao quyền lực hòa bình từ một Tổng thống được bầu này đến một Tổng thống được bầu khác. Cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 7/12/2004, có 4 ứng viên dự tranh Tổng thống, và Jhon A. Kufuor đương kim Tổng thống đắc cử với 52,5% phiếu bầu. Tại Quốc hội, đảng Mới Yêu nước (NPP) dẫn đầu chiếm 128/130 ghế, và sau cùng 1 ghế của ứng viên độc lập. Tháng 6/2007, một giềng dầu lớn được tìm thấy ngoài khơi Ghana lên tới 650-2.000 triệu thùng. Jhon Atta Mills, đắc cử tổng thống trong vòng bầu chung cuộc ngày 28/12/2008. Tổng thống Mỹ Obama đã chọn Ghana là chuyến công du đầu tiên đến Nam Sahara Phi châu ngày 10-11/7/2009.    
                                                            
B. Ghana ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ghana được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 28/4/1992. Hiến pháp chỉ rõ Ghana là một nước Cộng hòa theo chế độ Tổng thống chế tương tự như ở Hoa Kỳ. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa cầm đầu chính phủ do dân bầu, với nhiệm kỳ 4 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 230 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 24.339.000, dưới 15 tuổi 38,8%, trên 65 tuổi 3,6%. Mật độ cư dân: 107 người/km2. Thành phố: 50,7%. Sắc tộc: Akan 45%, Mole-Dagbon 16%, Ewe 13%, Ga 8%. Ngôn Ngữ: English (chính), và 85 ngôn ngữ sắc tộc kể cả Akan, Moshi- Dagomba, Ewe, Ga. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 69%, Hồi giáo 16%, Niềm tin bản địa 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 238.533 km2. Diện tích đất: 237.533 km2. Địa điểm: trên bờ nam  phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Côte d' Ivoire phía tây, Burkina Faso phía bắc, Togo phía đông. Địa thế: Hầu hết đất đai của Ghana là bằng phẳng thấp (màu mỡ) và bụi rậm, cắt ngang bởi các con sông và hồ nhân tạo Volta. Thủ đô: Accra:  2.269.000 người. Thành phố đông dân: Kumasi 1.773.000 cư dân

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống John Atta Mills, sinh 21/6/1944, nhậm chức 7/1/2009. Chính quyền địa phương: 10 vùng hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 264 triệu USD. Quân đội chính quy: 15.500. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, luyện nhôm, gỗ xẻ, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa gạo, cocoa, cà phê, bột sắn, bắp, đậu phụng, chuối. Tài nguyên: nguyên tố mangan, nhôm, vàng, kim cương, cao su, gổ xẻ, cá. Dự trữ nhiên liệu: 15 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 18%. Chăn nuôi: trâu bò 1,4 triệu, gà 31 triệu, dê 3,7 triệu, heo 239.000, cừu 3,4 triệu. Đánh cá: 368.069 tấn. Cung cấp điện: 6,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 56%, đóng góp 36%; công nghiệp 15%, đóng góp 25%; dịch vụ 29%, đóng góp 39%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Cedi (tháng 9/2010: 1,43 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 35,8 tỷ. Bình quân đầu người: 1.500 USD. Tăng trưởng: 3,5%. Nhập khẩu: 8,4 tỷ. Bạn hàng: Nigeria 16,4%, Trung Quốc 12,8%, Anh Quốc 5,6%, Belgium 4,7%, Hoa Kỳ 4,6%, Brazil 4,3%, Nam Phi 4,1%, Pháp 4%. Xuất khẩu: 5,7 tỷ. Bạn hàng: Netherlands 11,2%, Anh quốc 8,6%, Hoa Kỳ 6,7%, Spain 5,7%, Beigium 5,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,3 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 7,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 19,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 952km. Bằng xe hơi: 92.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 124.900 chiếc. Bằng máy bay: bay 411,2 triệu km, sân bay 7. Hải cảng: 2- Tema, Takoradi. Truyền thông: Máy truyền hình: 115/1000 cư dân, Radio 680/1000. Điện thoại: 1,1/100. Internet:5,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 59,4, nữ 61,8. Sinh xuất: 28,1/1000 người. Tử xuất: 89,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 49,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,9%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14 tuổi, biết đọc biết viết 65,8%, trung học 10%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


11. TOGO  -  TOGOLESE REPUBLIC.

A. Tiến trình phát triển.

Người Ewe đến phía nam Togo cách đây nhiều thế kỷ. Sau đó Togo trở thành nơi buôn bán người nô lệ da đen Châu Phi. Năm 1884, Đức chiếm trị Togo. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ I (1914-1918) Pháp và Anh quản lý vùng đất Togo do sự ủy thác của Hội Quốc Liên. Phần đất do Pháp quản lý trở thành cộng hòa Togo ngày 27/4/1960. Cư dân bị chia cách giữa hai bộ tộc Bantus ở phía Nam, và Hamitic phía Bắc. Togo tích cực hoạt động tiến tới hợp nhất để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Tháng 1/1993, cảnh sát xả súng bắn vào đoàn biểu tình chống chính quyền giết chết 22 người. Khoảng 25.000 chạy sang hai nước láng giềng Ghana và Benin như là kết quả của nội chiến. Tháng 1/1994, có ít nhất 40 người bị giết, khi những người võ trang tấn công vào một căn cứ quân sự.

Việc tấn công này làm hỏng cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng đầu tiên dự định sẽ tổ chức vào tháng 2/1994. Tổng thống Gnassingbe Eyadema, người nhậm chức từ 1967, được tái bầu ngày 21/6/1998, trong một cuộc bầu phiếu gây nhiều tranh cãi. Ông ta tái đắc cử Tổng thống ngày 1/6/2003. Giới quan sát viên cho đây là cuộc bầu cử không có dân chủ. Tháng 2/2005 Eyadema chết, quân đội đưa con trai ông ta là Faure Gnassingbé lên làm Tổng thống, và hôm sau tu chỉnh Hiến pháp, hợp pháp hóa chức vụ của ông ta. Dưới sức ép của trào lưu dân chủ và quốc tế, Faure từ chức ngày 25/2/2005, và Chủ tịch Quốc hội Abbas Bonfoh trở thành quyền Tổng thống. Trong cuôc bầu cử Tổng thống ngày 24/4/2005, có 4 ứng viên dự tranh, Faure Gnassingbé đắc cử với 60,2% phiếu bầu.

Người ta cho rằng đó là sự gian lận và một cuộc biểu tình phản đối rộng lớn ở Lomé. Ngày 3/5/2005, tòa án Hiến pháp xác nhận Faure đắc cử. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 14/10/2007, đảng đương quyền dẫn đầu chiếm 50/81 ghế, kế đến là Liên minh cho Thay đổi 27 ghế. Ngày 12/4/2009, sau khi bắn cựu Bộ trưởng Quốc phòng tại nhà riêng ông ta, em trai tổng thống Kpatcha Gnassingbé xin tỵ nạn tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Lomé nhưng bị từ chối, ông ta bị bắt và bị buộc tội âm mưu đảo chánh. Faure Gnassingbé tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai ngày 4/3/2010.

B. Togo ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Togo được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 27/9/1992. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do ân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 81 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Tu chỉnh Hiến pháp ngày 30/12/2002 không giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 6.587.000, dưới 15 tuổi 41,2%, trên 65 tuổi 2,8. Mật độ cư dân: 121,1 người/km2. Thành phố: 42,7%. Sắc tộc: Ewe, Mina, Kabre và 37 sắc tộc khác. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Ewe, Mina ở phía nam, Dagomba, Kabye ở phía bắc. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 51%, Thiên chúa giáo 29%, Hồi giáo 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 56.785 km2. Diện tích đất: 54.385 km2. Địa điểm: Trên bờ nam phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Ghana phía tây, Burkina Faso phía bắc, Benin phía đông. Địa thế: một dảy đồi chạy từ tây nam đến đông bắc chia Togo thành hai vùng đồng bằng trồng trọt. Thủ đô: Lomé: 1.493.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Faure Gnassingbé, sinh 6/6/1966, nhậm chức 4/5/2005 (tái bầu 2010). Thủ tướng chính phủ: Gilbert Fossoun Houngbo, sinh 4/2/1961, nhậm chức 8/9/2008. Chính quyền địa phương: 5 vùng hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 67 triệu USD. Quân đội chính quy: 8.550. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ muối acid, chế biến nông sản, thực phẩm, ciment, thủ công mỹ nghệ. Nông sản: Cà phê, cocoa, sợi bông, lúa gạo, hạt kê, khoai mỡ, bắp, bột sắn. Tài nguyên: nguyên tố phosphate (muối acid), đá vôi, đá hoa cương. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 44%. Chăn nuôi: trâu bò 282.200, gà 11,1 triệu, dê 1,5 triệu, heo 340.250, cừu 2 triệu. Đánh cá: 27.899 tấn. Cung cấp điện: 230 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 65%, đóng góp 40%; công nghiệp 5%, đóng góp 20%; dịch vụ 30%, đóng góp 40%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 5,6 tỷ. Bình quân đầu người: 900. Tăng trưởng:  3,1%. Nhập khẩu: 1,2 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 30,9%, Anh Quốc 11,3%, Pháp 9,2%, Netherlands 6,1%, Belgium 6%, Hoa Kỳ 4,8%. Xuất khẩu: 709 triệu. Bạn hàng: Ghana 16,7%, Burkina Faso 14,4%, Benin 9,1%, Belgium 6,1%, Mali 5,8%, Đức 5,4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 536,6 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 448 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 567 km. Bằng xe hơi: 51.400 đầu xe, xe hơi cá nhân 24.500 chiếc. Bằng máy bay: bay 130 triệu km, sân bay 2. Hải cảng: 1- Lomé. Truyền thông: máy truyền hình 22/1000, Radio 244/1000. Điện thoại: 2,7/100. Internet: 5,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 59,7, nữ 64,8. Sinh xuất: 35,9/1000 người. Tử xuất: 8,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 53,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 3,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15 tuổi, biết đọc biết viết 64,9%, trung học 34%, đại học 4%.
           
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


12. BENIN  -  REPUBLIC OF BENIN.  

A. Tiến trình phát triển.

Cộng hòa Benin trước đây là là Cộng hoà Dahomey, quốc gia giàu mạnh từ thế kỷ 17 nhờ việc buôn bán người nô lệ da đen Châu Phi với Bồ Đào Nha, Anh, và Pháp trên cảng Whydah. Một cơ sở giáo dục cho những thanh niên ưu tú Châu Phi da đen vào thế kỷ 19. Pháp chiếm vùng đất bên trong nội địa lên tới sông Niger sau khi đánh quân Dahomey, và thành lập thuộc địa Dahomey như một trong các thuộc địa phía Tây Châu Phi năm 1904. Sau đệ II thế chiến, nhiều phong trào nổi dậy chống lại sự cai trị của Pháp. Quốc gia thu hồi độc lập ngày 1/8/1960, dưới tên gọi Dahomey, đổi thành Benin năm 1975. Trong lần đảo chánh thứ năm kể từ khi độc lập năm 1972, Đại tá Mathieu Kerekou nắm quyền lực. Hai năm sau Kerekou tuyên bố Benin là một quốc gia Xã hội chủ nghĩa theo đường lối cai trị của học thuyết Marxist-Leninist.

Hiến pháp được công bố năm 1977, chỉ thừa nhận đảng phái chính trị duy nhất là đảng Marxist-Leninist. Tháng 12/1989, Kerekou công bố chấm dứt áp đặt chủ nghĩa Marxist-Leninest lên nước này. Tháng 3/1991 trong cuộc bầu cử Tổng thống tự do lần đầu tiên sau hơn 30 năm kể từ ngày độc lập, Kerekou bị đánh bại bởi ứng cử viên Nicephore Soglo. 5 năm sau trong cuộc bầu cử năm 1996, Kerekou đánh bại Soglo tái nhậm chức Tổng thống. Ông ta tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa năm 2001. Ngày 25/12/2003, một chiếc máy bay đi Beirut, Lebanon bị rơi khi vừa cất cánh từ phi trường Cotonou giết chết 140 người. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 5/3/2006, có 26 ứng viên dự tranh, không có ứng viên nào hội đủ túc số cần thiết, và tại vòng bầu chung cuộc ngày 19/3, kinh tế gia Yayi Boni (độc lập) đắc cử với 74,5% phếu bầu.

Ngày 15/3/2007, Boni thoát chết trong một nổ lực ám sát. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 31/3/2007, Lực lượng Cauri, Liên minh ủng hộ Tổng thống Yayi Boni dẫn đầu chiếm 35/83 ghế, kế là đảng Dân chủ 20 ghế, và sau cùng đảng Dân chủ à Tiến bộ Xã hội 1 ghế. Ngày 16/2/2008, Tổng thống Bush mở chuyến công du Châu Phi, khi đến Benin ông hứa sẽ viện trợ 307 triệu USD cho Benin nhằm chống bệnh sốt rét, đào tạo giáo viên, và phát triển kinh tế. Có hơn 100.000 người bị mất trắng số tiền tiết kiệm của họ khi quỷ đầu tư của họ bị các viên chức cao cấp của chính quyền tham ô giữa năm 2010.

B. Benin ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Đảng Cách mạng Quần chúng Benin (PRPB) đơn phương nắm quyền lực từ năm 1977 đến 1989. Tháng 2/1990, Lực lượng Hành động họp Đại hội tuyên bố, chính họ mới là tổ chức lảnh đạo quốc gia, và chỉ định Nicephore Soglo làm Thủ tướng của chính phủ Lâm thời. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 12/1990, cử tri chấp nhận Hiến pháp mới. Hiến pháp chỉ rõ Benin là một nước Cộng hòa theo thể chế Tổng thống. Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu. Quốc hội gồm 83 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tu chỉnh Hiến pháp năm 1994, lập thêm hai cơ quan mới là Hội đồng Tư vấn Kinh tế Xã hội, và Tòa án Hiến pháp.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 9.056.000, dưới 15 tuổi 45%, trên 65 tuổi 2,7%. Mật độ cư dân: 81,9 người/km2. Thành phố: 41,6%. Sắc tộc: Fon, Adja, Bariba, Yoruba, và 42 sắc tộc châu Phi khác. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Fon, Yoruba, và ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 33%, Thiên chúa giáo 43%, Hồi giáo 24%. Đất đai: Tổng diện tích: 112.622 km2. Diện tích đất: 110.622 km2. Địa điểm: phía tây Châu Phi trên bờ vịnh Guinea. Quốc gia láng giềng: Togo phía tây, Burkina Faso, Niger phía bắc, Nigeria phía đông. Địa thế: hầu hết đất bằng phẳng và bao phủ bởi cây cối dày đặc. Dọc theo bờ biển nóng ẩm ướt và mưa nhiều. Thủ đô: Porto-Novo. Thành phố đông dân: Cotonou 815.000 cư dân. Porto-Novo 276.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Boni Yayi, sinh 1952, nhậm chức 6/4/2006. Chính quyền địa phương: 12 vùng hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 79 triệu USD. Quân đội chính quy: 4.750. Kinh tế: Công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, thuốc lá, hàng dệt, chế biến thực phẩm, và thức uống. Nông sản: dầu cọ, bông sợi, lúa gạo, lúa miếng, bắp, sắn, đậu phụng. Tài nguyên: dầu lửa, đá vôi, đá hoa cương, gỗ xẽ. Dự trữ nhiên liệu: 8 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 24%. Chăn nuôi: trâu bò 1,9 triệu, gà 15,1 triệu, dê 1,4 triệu, heo 344.300, cừu 811.200. Đánh cá: 38.436 tấn. Cung cấp điện: 110 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 70%, đóng góp 36%; công nghiệp 7%, đóng góp 15%; dịch vụ 23%, đóng góp 49%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 13,6 tỷ. Bình quân đầu người: 1.500 USD. Tăng trưởng: 2,7%. Nhập khẩu: 1,6 tỷ. Bạn hàng: China 4,7%, Pháp 7,6%, Thái Lan 6,1%. Xuất khẩu: 1,1 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 21%, Indonesia 7,8%, India 7,1%, Hoà Lan 6,3%, Niger 5,7%. Du lịch:không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 784 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 757 km. Bằng xe hơi: 135.700 đầu xe, xe hơi cá nhân 19.200 chiếc. Bằng máy bay: bay 130 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 1- Cotonou. Truyền thông: Máy truyền hình 44/1000 cư dân, Radio 448/1000. Điện thoại: 0,4/100. Internet: 2,2/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 58,2, nữ 60,7. Sinh xuất: 38,7/1000 người. Tử xuất: 9,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 63,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11 tuổi, biết đọc biết viết 40,8%, trung học 21%, đại học không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên đoàn Châu Phi (AU).


13. NIGERIA  -   FEDERAL REPUBLIC OF NIGERIA.    

A. Tiến trình phát triển.

Nền văn hóa sớm nhất ở Nigeria khoảng năm 700 TCN. Từ thế kỷ 12 đến 14 đạt tới trình độ phát triển cao tới tận khu vực Yoruba, Ife. Còn ở phía Bắc thì chịu nhiều ảnh hưởng của Hồi giáo. Người buôn bán nô lệ Bồ Đào Nha, và Anh đến đây từ thế kỷ 15, 16. Anh chiếm Lagos năm 1861, mở rộng dần vào bên trong nội địa cho đến năm 1900. Ngày 1/10/1960, Nigeria trở thành quốc gia độc lập, và theo chế độ Cộng hòa ngày 1/10/1963. Ngày 30/5/1967, vùng phía Đông ly khai và tuyên bố lập nước Cộng hòa Biafra, quốc gia sa vào nội chiến. Thảm họa chiến tranh đã làm trên 1 triệu người thương vong trong đó nhiều người Biafran chết vì đói khát, mặc dù các tổ chức quốc tế đã cung cấp thực phẩm cứu trợ. Ngày 12/1/1970, sau khi mất nhiều vùng kiểm soát, những người ly khai ký thỏa ước đầu hàng có điều kiện.

Thập niên 1970, Nigeria nổi lên như là một quốc gia xuất khẩu dầu lửa dẫn đầu thế giới. Nhưng phần lớn tiền thu nhập từ xuất khẩu đã bị tiêu xài lãng phí, bởi nạn tham nhũng và quản lý tồi. Sau 13 năm quân đội nắm quyền, tháng 10/1979, quốc gia quay trở lại chính quyền dân sự ổn định. Ngày 31/12/1983, một cuộc đảo chánh đưa quân đội trở lại cầm quyền. Và một cuộc đảo chánh thứ hai vào năm 1985, cũng do quân đội thực hiện. Tướng Ibrahim Babangida cầm đầu chính quyền quân sự tổ chức bầu cử Tổng thống vào ngày 12/6/1993,  Nhưng, ông ta  hủy bỏ cuộc bầu phiếu ngày 23/6, khi có vẻ như là Moshooh Abiola sẽ thắng cử. Các cuộc nổi loạn xảy ra ngay sau đó làm nhiều người chết. Babangida, từ chức chỉ định người cầm đầu chính quyền dân sự chuyển tiếp ngày 26/8.

Nhưng chính quyền dân sự lại bị lật đổ ngày 17/11, trong một cuộc đảo chính do tướng Sani Abacha cầm đầu. Dựa vào kết quả cuộc bầu cử Tổng thống bị huỷ bỏ năm 1993, ngày 11/6/1994, Moshooh Abiola tuyên bố chính ông ta là Tổng thống, và ngày 23/6, Abiola bị bắt. Ngày 8/6/1998, Abacha chết vì bệnh đau tim. Ngày 7/7/1998, Abiola chết trong nhà tù, trong khi người kế nhiệm Abacha là tướng Abdulsalam Abubakar đang chuẩn bị trả tự do cho ông ta. Cái chết của Abiola châm ngòi cho những cuộc bạo loạn ở Lagos và các thành phố khác. Ngày 20/7, Abubakar cam kết sẽ tổ chức bầu cử sớm và quay trở lại chính quyền dân sự. Olusegun Obasanjo, người từng cầm đầu chính quyền quân sự trước đây đắc cử Tổng thống ngày 27/2/1999, và là chính quyền dân sự đầu tiên từ 15 năm nay.

Ngày 17/10/1998, do sự rò rỉ từ một ống dẫn dầu phía nam Nigeria, một kho dầu phát nổ làm hơn 700 người chết trong khi đang làm việc quanh đó. Do sự áp đặt nghiêm ngặt luật Hồi giáo ở phía bắc dẫn tới các cuộc đánh nhau trong tháng 1 đến tháng 3/2000 làm chết trên 800 người. Ngày 26 và 27/8/2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm viếng Nigeria. Từ ngày 7-12/9 và 13-14/10 các cuộc xung đột giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo giết chết 600 người. Ngày 22-24/10, trong các cuộc đàn áp người chống đối chính quyền quân đội bắn chết 200 người ở Đông Nam Nigeria. Ngày 27/1/2002, một kho quân trang quân dụng quân đội ở Lagos phát nổ giết chết hơn 1000 người trong đó nhiều nạn nhân bị chết chìm trong kênh đào khi cố chạy thoát khỏi vụ nổ.

Cũng năm 2002, bộ luật Hồi giáo Sharia nghiêm ngặt được chấp nhận bởi khoảng một phần ba trong 36 khu vực của Nigeria. Cuộc tranh luận về đồ án xây dựng nhà trú ngụ và nhà trình diển cho cuộc thi hoa hậu thế giới châm ngòi cho các cuộc bạo loạn do đầu óc bè phái, cục bộ tại Kaduna từ ngày 20-24/11, làm hơn 200 người chết và 1.100 người bị thương. Obasanjo tái đắc cử trong cuộc bầu Tổng thống ngày 19/4/2003. Tại Yelwa miền trung Nigeria, ngày 2/3/2004, nhóm dân quân Thiên chúa giáo đã tấn công và tàn sát 630 tín đồ Hồi giáo. Phán quyết của tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp giữa Cameroon và Nigeria trên bán đảo nhiều dầu lửa Bakassi là trả bán đảo nầy về cho Cameroon từ năm 2002, có hiệu lực thi hành tháng 9/2004, nhưng đến 12/6/2006, Nigeria vẫn chưa chịu thi hành án lệnh.

Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 21/4/2007, có 24 ứng viên dự tranh, Umaru Musa Yar’Adua đắc cử với 70% phiếu bầu. Bạo loạn tái phát vùng bình nguyên Niger trong những năm gần đây đưa tới việc cắt giảm lượng khai thác dầu tạo ra sức ép giá dầu lữa thế giới. Bạo loạn bộc phát giữa quân đội và nhóm ngườu Hồi giáo cực đoan phía Đông Bắc Nigeria cuối tháng 6/2009, làm ít nhất 800 người thiệt mạng. Sau một thời gian dài điều trị bệnh hiểm nghèo tại Saudi Arabia, tổng thống Yar’ Adua qua đời ngày 5/5/2010. Và Phó thổng thống Goodluck Lonathan kế vị.

B. Nigeria ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Nigeria được thông qua ngày 5/5/1999, có hiệu lực thi hành ngày 29/5/1999. Hiến pháp chỉ rõ Nigeria là một nước Cọng hòa Liên bang gồm 36 tiểu bang và 1 vùng lảnh thổ thủ đô. Hiến pháp trao quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do dân bầu, với nhiệm kỳ 4 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quyền lập pháp trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 360 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 109 nghị sỉ, mỗi tiểu bang được 3 nghị sỉ, và vùng thủ đô 1 nghị sỉ.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 152.217.000, dưới 15 tuổi 41,2%, trên 65 tuổi: 3,1%. Mật độ cư dân: 167,1 người/km2. Thành phố: 49,1%. Sắc tộc: Hansa, và Fulani 29%, Yoruba 21%, Ibo 18%, Ijaw 10%, và trên 250 sắc tộc khác. Ngôn Ngữ: English (chính), Hansa, Yoruba, Ibo, Fulani. Tôn giáo: Hồi giáo 50% (phía bắc), Thiên chúa giáo 40% (phía nam), Niềm tin bản địa 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 923.768 km2. Diện tích đất: 910.768 km2. Địa điểm: trên bờ nam phía tây Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Benin phía tây, Niger phía bắc, Chad và Cameroon phía đông. Địa thế: từ đông sang tây chia thành 4 khu vực khu vực đầm lầy với cây đước dọc theo bờ biển rộng 20-100 km. Khu vực rừng mưa nhiệt đới rộng 70-160km. Khu vực cao nguyên đồng cỏ và trồng cây lấy gỗ. Và một khu vực bán sa mạc ở phía bắc. Thủ đô: Abuja. Thành phố đông dân: Lagos 10.203.000, Kano 3.304.000, Ibadan 2.762.000, Abuja 1.857.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Goodluck Jonathan, sinh 20/11/1957, nhậm chức 6/5/2010. Chính quyền địa phương: 36 khu vực hành chánh (Tiểu bang), 1 vùng thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 1,4 tỷ USD. Quân đội chính quy: 80.000. Kinh tế: Công nghiệp khai thác dầu, hầm mỏ, chế biến dầu cọ, sợi bông, cao su, thực phẩm. Nông sản: Cocoa, sản phẩm từ cây cọ, lúa gạo, hạt kê, dậu nành, bắp, sắn, khoai, bông sợi. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, đá vôi, nguyên tố kim loại sắt, thiếc, chì, kim loại trắng, than đá. Dự trữ nhiên liệu: 36,2 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 33%. Chăn nuôi: trâu bò 16,3 triệu, gà 166,5 triệu, dê 28,6 triệu, heo 6,7 triệu, cừu 24 triệu. Đánh cá: 636.901 tấn. Cung cấp điện: 21,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 70%, đóng góp 31%; công nghiệp 10%, đóng góp 44%; và dịch vụ 20%, đóng góp 25%.
.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Naira (tháng 9/2010: 151 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 339 tỷ. Bình quân đầu người: 2.300 Tăng trưởng: 6,1%.  Nhập khẩu: 33 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 10,6%, Hoa Kỳ 8,3%, Hoà Lan 5,9%, Anh Quốc 5,7%, France 5,5%. Xuất khẩu: 47,8 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 49,9%, Spain 8,1%, Brazil 6,3%, France 4,3%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 21,8 tỷ. Dự trử ngoại tệ: 28,5 tỷ. Dự trử vàng: 687.000 ozt. Nợ nước ngoài: 30,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 11,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.504 km. Bằng xe hơi: 52.300 đầu xe, xe hơi cá nhân 13.500 chiếc. Bằng máy bay: bay 682,8 tỷ km, sân bay 36. Hải cảng: 4- Port Harcourt, Lagos, Warri, Calabar. Truyền thông: Máy truyền hình 69/1000, Radio 226/1000 cư dân. Điện thoại: 0,9/100. Internet: 28,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 46,5, nử 48,1. Sinh xuất: 36,1/1000 người. Tử xuất: 16,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 93/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 3,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14 tuổi, biết đọc biết viết 60,1%, trung học 32%, đại học 4%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Quốc tế (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên đoàn Châu Phi (AU). Các quốc gia Xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth).


14. CAMEROON - REPUBLIC OF CAMEROON.                  

A. Tiến trình phát triển..

Thủy thủ Bồ Đào Nha là người Châu Âu đầu tiên đặt chấn lên Cameroon vào thế kỷ 15. Buôn bán người nô lệ da đen Châu Phi là hoạt động chủ yếu trong khu vực của thương nhân Châu Âu và Châu Mỹ. Đức chiếm trị vùng này từ 1884 và chấm dứt năm 1916, khi Pháp và Anh chia nhau chiếm đóng. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ I, Hội Quốc Liên ủy thác cho Pháp và Anh cai trị như hai vùng ủy trị. Phần đất ủy trị thuộc Pháp trở thành Cameroon độc lập ngày 1/1/1960. Phần đất ủy trị thuộc Anh, một phần sát nhập vào Nigeria và một phần sát nhập vào Cameroon năm 1961. Nhờ sự ổn định Cameroon đã phát triển đường xá, đường xe lửa, sản xuất dầu lửa, nông nghiệp khá thuận lợi. Tổng thống Paul Biya vẫn còn tại chức trong cuộc bầu cử tháng 10/1992, nhưng lại nổi lên các cuộc tranh chấp lan rộng.

Tháng 12/1995, Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/5/1997, các đảng phái đối lập tẩy chay, và đảng của Biya thắng cử. Tại cuộc bầu cử Tổng thống ngày 11/10/2004, đương kim Tổng thống Paul Biya tái đắc cử với 70% phiếu bầu. Và bầu cử Quốc hội ngày 22/7 và 30/8/ 2007, Mặt trận Dân chủ Nhân dân Camerooon (RDPC) đương quyền cũng dẫn đầu chiếm 153 ghế, kế là Mặt trận Dân chủ Xã hội (SDF) 16 ghế. Việc tăng giá thực phẩm, nhiên liệu, cùng với sự bất mãn Biya đã nổ ra các cuộc biểu tình bạo loạn từ 23 đến 29/2/2008. Cơ quan Lập pháp đa số trung thành với Biya, ngày 10/4 đã thông qua tu chính Hiến pháp xoá bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống, có nghĩa Biya muốn ứng cử Tổng thống thêm bao nhiêu nhiệm kỳ nữa cũng được.

B. Cameroon ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Cameroon được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 20/5/1972, có hiệu lực thi hành ngày 2/6/1972.. Hiến pháp chỉ rõ Cameroon là một nước Cộng hòa, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm 180 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Từ năm 1966, chỉ có Mặt trận Dân chủ Nhân dân Cameroon (RDPC) là đảng chính trị hợp pháp duy nhất tại Cameroon. Tu chính Hiến pháp năm 1990, cho phép các đảng phái chính trị hoạt động.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 19.294.000, dưới 15 tuổi 40,7%, trên 65 tuổi 3,3%. Mật độ cư dân: 40,8 người/km2. Thành phố: 57,6%. Sắc tộc: Người cao nguyên (Highlanders) 31%, Bautu xích đạo 19%, Kurdi 11%, Fulani 10%, Bantu tây-bắc 8%. Ngôn Ngữ: English, French (chính cả hai), và 24 ngôn ngữ sắc tộc Châu Phi. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 40%, Thiên chúa giáo 40%, Hồi giáo 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 475.440 km2. Diện tích đất: 472.710 km2. Địa điểm: ở giữa phía tây và trung Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Nigeria phía tây bắc, Chad và Cộng hòa Trung Phi phía đông, Congo, Gabon, Equatorial Guinea phía nam. Địa thế: khu vực thấp bằng phẳng dọc theo bờ biển với rừng mưa nhiệt đới ở phía tây. Cao nguyên miền trung cho tới núi rừng phía tây kể cả núi Cameroon cao 13.350ft. Đồng cỏ phía bắc và đầm lầy bao quanh hồ Chad. Thủ đô: Yaounde. Thành phố đông dân: Douala 2.053.000 cư dân. Yaounde 1,739.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Paul Biya, sinh 13/2/1933, nhậm chức ngày 6/11/1982 (tái bầu năm 1984, 1988, 1992, 1997, và 2004.) Thủ tướng chính phủ: Philemon Yang, sinh 14/6/1947, nhậm chức 30/6/2009. Chính quyền địa phưong: 10 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 306 triệu USD. Quân đội chính quy: 14.100. Kinh tế: Công nghiệp dầu khí, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, hàng dệt, gổ xẻ. Nông sản: cocoa, cà phê, sợi bông, cao su, chuối, hạt có dầu, hạt ngủ cốc. Tài nguyên: dầu lửa, quặng sắt, quặng nhôm, gổ xẽ, thủy diện. Dự trữ nhiên liệu: 200 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 13%. Chăn nuôi: trâu bò 6 triệu, gà 31 triệu, dê 4,4 triệu, heo 1,4 triệu, cừu 3,8 triệu. Đánh cá: 137.572 tấn. Cung cấp  điện: 5,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 70%, đóng góp 43%; công nghiệp 13%, đóng góp 20%; dịch vụ 17%, đóng góp 37%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 42,8 tỷ. Bình quân đầu người: 2.300. Tăng trưởng: 3,9%. Nhập khẩu: 4,4 tỷ. Bạn hàng: Pháp: 23,5%, Nigeria 13,2%, Trung Quốc 7,2%, Belgium 5,2%, Hoa Kỳ 4,5%. Xuất khẩu: 3,6 tỷ. Bạn hàng: Spain 20,9%, Italy 15,2%, France 11,4%, Nam Triều Tiên 7,6%, Hòa Lan 7,1%, Hoa Kỳ 5,6%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 4,1 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,3 tỷ. Dự trữ vàng: 29.954 ozt. Nợ nước ngoài: 8,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 986 km. Bằng xe hơi: 173.100 đầu xe, xe hơi cá nhân 57.400 chiếc. Bằng máy bay: bay 719,8 triệu km, sân bay 11. Hải cảng: 2. Douala, Kribi. Truyền thông: máy truyền hình 34/1000 cư dân, Radio 163/1000. Điện thoại: 1,7/100. Internet: 3,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 53,2 nữ 54,9. Sinh xuất: 33,6/1000 người. Tử xuất: 12/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 62,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 5,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11 tuổi, biết đọc biết viết 75,9%, trung học 20%, đại học 5%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


15. CENTRAL  AFRICAN  REPUBLIC.

A. Tiến trình phát triển..

Các bộ tộc Bantu khác nhau định cư trong vùng qua nhiều thế kỷ trước khi người Pháp chiếm trị vào cuối thế kỷ 19, khi nó còn mang tên Ubangi-Shari. Quốc gia hoàn toàn độc lập ngày 13/8/1960. Tất cả các đảng phái chính trị bị giải tán trong năm 1960, khi nước này chịu ảnh hưởng chính trị bới Trung Quốc. Và cũng từ năm 1960 Trung Quốc xem  Abangi - Shari như là trung tâm để truyền bá Cộng sản lên Châu Phi. Năm 1965, Jean-Bedel Bokassa cầm đầu một cuộc đảo chánh quân sự chiếm chính quyền. Quan hệ Trung Quốc trở nên lạnh nhạt và chấm dứt sau 1965. Tháng 12/1976, Tổng thống Bokassa công bố Hiến pháp đổi tên nước thành đế quốc Trung Phi và chính ông ta là Hoàng đế. Sự cai trị của Bokassa được mô tả như là độc tài, tàn nhẫn, và vi phạm nhân quyền.

Ông ta bị lật đổ trong một cuộc đảo chánh không đổ máu, được hổ trợ bởi chính quyền Pháp vào ngày 20/9/1979. Năm 1981, tướng André Kolingba trở thành người đứng đầu quốc gia trong một cuộc đảo chánh không đổ máu khác. Tháng 10/1992 bầu cử Quốc hội và Tổng thống nhưng bị hủy bỏ khi Kolingba đang có vẻ thua cuộc. Cuộc bầu cử mới tổ chức trong tháng 8 và 9/1993, với kết quả Kolingba bị thay thế bằng một chính quyền dân sự dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ange-Felix Patasse. Trong năm 1996 và 1997, Pháp đã gởi quân đội đến giúp Patasse trấn áp các cuộc bạo loạn bằng quân sự. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22/11 và 13/12/1998, những người trung thành với Patasse thắng với một đa số phiếu rất nhỏ. Và Patasse được tái bầu Tổng thống nhiệm kỳ 6 năm, lần thứ hai vào ngày 19/9/1999.

Ngày 28/5/2001, một cuộc đảo chánh vừa mới khởi sự nhưng đã bị dập tắt. Ngày 15/3/2003, Patasse bị truất quyền bởi các cuộc bạo loạn dưới sự lảnh đạo của nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội, tướng Francois Bozize. Cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 13/3/2005 và ngày 8/5/2005, có 11 ứng viên dự tranh Tổng thống, không có ứng viên nào đạt được túc số quy định. Và tại vòng bầu chung cuộc ngày 8/5/2005, đương kim Tổng thống Francois Bozize tái đắc cử với 64,7% phiếu bầu, nhưng bạo loạn vẫn tiếp tục nổ ra của những người trung thành với Patasse ở phía Bắc. Còn tại Quốc hội, Liên minh Hội tụ Quốc gia dẫn đầu chiếm 42 ghế, kế là đảng Thống nhất Quốc gia 3 ghế, và sau cùng Liên minh Dân chủ và Tiến bộ 2 ghế. Tính đến giữa năm 2008, có 58.000 người chạy khỏi vùng phía bắc hiện đang sống trong trại tỵ nạn tại quốc gia láng giềng Chad.

Ngày 8-20/12/2009, Hội nghị quốc tế bàn về các bước phải thực hiện để chuyễn dần đến một chính quyền thống nhất vào ngày 19/1/2009.

B. Cộng hòa Trung Phi ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Cọng hòa Trung Phi được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 21/11/1986. Hiến pháp chỉ rõ quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 6 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quốc hội gồm 109 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Sau cuộc đảo chánh tháng 3/2003, tướng Francois Bozizé ra lệnh giải tán Quốc hội và đình chỉ thi hành Hiến pháp. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 5/12/2004, cử tri chấp nhận Hiến pháp mới từ khung Hiến pháp trước đây, nhưng chỉ giới hạn chức vụ Tổng thống trong 2 nhiệm kỳ 5 năm, nó cũng quy định cho việc bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ từ các đảng chính trị với sự chấp nhận của đa số đại biểu Quốc hội.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.844.000, dưới 15 tuổi 41,1,%, trên 65 tuổi 3,8%. Mật độ cư dân: 7,8 người/km2. Thành phố: 38,7%. Sắc tộc: Baya 33%, Banda 27%, Mandjia 13%, Sara 10%, Mboum 7%, M’Baka 4%, Yakoma 4%. Ngôn ngữ: Pháp (chính), Sangho, và các ngôn ngũ sắc tộc khác. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 35%, Thiên chúa giáo Tin lành 25%, Thiên chúa giáo La Mã 25%, Hồi giáo 15%. Đất đai: Tổng diện tích 622.984 km2. Diện tích đất: 622.984 km2. Địa điểm: ở trung tâm Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Chad phía bắc, Cameroon phía tây, Congo-Brazzaville, và Congo-Kinshasa (Zaire) phía nam, Sudan phía đông. Địa thế: cao nguyên chiếm phần lớn lảnh thổ với độ cao trung bình 2000ft. Dòng chảy của các sông phía nam chảy tới Congo, và phía bắc chảy tới hồ Chad. Đồng cỏ bao phủ, và một vùng khô phía đông bắc. Còn rừng mưa nhiệt đới ở phía tây nam. Thủ đô: Bangui: 702.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Framcois Bozize, sinh 14/10/1946, nhậm chức 15/3/2003 (tái bầu năm 2005). Thủ tướng chính phủ: Faustin-Archange Touadéra, sinh 21/4/1957, nhậm chức 22/1/2008. Chính quyền địa phương: 14 khu vực hành chánh, 2 khu vực kinh tế, 1 khu vực địa phương. Ngân sách quốc phòng: 22 triệu USD. Quân đội chính quy: 3.150. Kinh tế: Công nghiệp khai thác kim cương, hàng dệt, đóng giày, xưởng cưa, nhà máy bia. Nông sản: bắp,  sắn, khoai, hạt kê, chuối, bông sợi, cà phê, thuốc lá. Tài nguyên: kim cương, vàng, dầu lửa, Uranium, gổ xẻ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 3,4 triệu gà 4,8 triệu, dê 3,1 triệu, heo 805.000, cừu 260.000. Đánh cá: 15.000 tấn. Cung cấp  điện: 110 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 84%, đóng góp 55%; công nghiệp 3%, đóng góp 20%; dịch vụ 13%, đóng góp 25%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 3,3 tỷ. Bình quân đầu người: 700. Tăng trưởng: 1,7%. Nhập khẩu: 237 triệu. Bạn hàng: Pháp 15,4%, Hoà Lan 15,1, Hoa Kỳ 9,%, Cameroon 8,9%. Xuất khẩu: 146 triệu. Bạn hàng: Belgium 30,8%, Spain 10,7%, Indonesia 8%, Pháp 7,8%, Trung Quốc 6,9%, Cộng hoà Congo 6%, Turkey 5%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 362 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 134 triệu. Dự trữ vàng: 11.126 ozt. Nợ nước ngoài: 800 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 800 đầu xe, xe hơi cá nhân 700 chiếc. Bằng máy bay: bay 130 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 1- Bangui. Truyền thông: Máy truyền hình 6/1000 cư dân. Radio 83/1000. Điện thoại: 0,3/100. Internet: 0,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 48,5, nữ 51. Sinh xuất: 36,8/1000 người. Tử xuất: 15,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 101,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 6,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15 tuổi, biết đọc biết viết 54,6%, trung học 10%, đại học 2%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


16. ETHIOPIA  -  FEDEREAL DEMOCRATIC REPUBLIC OF ETHIOPIA.

A. Tiến trình phát triển.                         

Văn hóa Ethiopia chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ai Cập và Hy Lạp. Vương quốc Ethiopia bị xâm lăng bởi Ý Đại Lợi năm 1880, nhưng vẫn duy trì được nền độc lập của nó cho đến năm 1936, bằng một cuộc xâm lăng khác Ethiopia mới rơi vào tay Italy. Quân đội Anh giải phóng nước này năm 1941. Vị hoàng đế cuối cùng của Ethiopia là Haile Selassie I, lập ra Quốc hội và một hệ thống Tư pháp năm 1931, nhưng cấm các hoạt động chính trị và thành lập đảng phái. Nhiều cuộc hạn hán kéo dài trong thập niên 1970, giết chết hàng trăm ngàn người. Các cuộc nổi dậy của quân đội, biểu tình phản đối của sinh viên dẫn đến việc truất phế và cầm tù Hoàng đế Selassie ngày 12/9/1974, bởi Trung tá Mengistu Haile Mariam. Hội đồng Quân sự cai quản quốc gia.

Họ cam kết sẽ tạo lập một quốc gia xã hội chủ nghĩa độc đảng, và tiến hành cải cách điền địa. Mọi sự chống đối đều bị đàn áp bằng vũ lực. Ảnh hưởng của nhà thờ Thiên chúa giáo bị hạn chế, và chế độ quân chủ chính thức bãi bỏ năm 1975. Tháng 8/1975, cựu hoàng Selassie bị giết (was murdered) trong nhà tù. Trong tháng 2/1977, do bất đồng giữa tướng Teferi Bante chủ tịch Hội đồng quân sự và Đại tá Mengistu Haile Mariam, Mariam tiến hành một cuộc đảo chánh giết chết Bante, và nắm quyền hành. Các cuộc nổi dậy từ nhiều phe nhóm chính trị, và sắc tộc với sự giúp đỡ của Sudan và Somali diễn ra khắp nơi. Quan hệ Ethiopia và Hoa Kỳ từng là đồng minh chủ yếu bị thoái hóa nghiêm trọng. Cuối năm 1977, Ethiopia ký với Liên bang Xô viết một hiệp ước hợp tác nhiều mặt.

Năm 1978, cố vấn Liên Xô, và quân đội Cu Ba đã giúp Ethiopia tái chiếm Ogaden, nơi bị Somali lợi dụng tình hình bất ổn đánh chiếm trong tháng 7/1977. Bắt đầu từ năm 1984, trong một nỗ lực của cả thế giới nhằm cứu trợ Ethiopia thoát khỏi nạn đói kém đã làm chết 1 triệu người bởi nạn hạn hán kéo dài. Năm 1988, sau 11 năm can dính đến cuộc chiến, Ethiopia và Somali, ký hiệp ước hòa bình. Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia (EPRDF) một cơ quan điều phối 6 tổ chức quân sự nổi dậy, tung ra cuộc tấn công nhắm vào quân đội chính phủ tháng 2/1991. Tháng 5, Tổng thống Mengistu Haile Mariam từ chức và rời khỏi đất nước. Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân chiếm quyền lực, và thành lập chính phủ chuyển tiếp. Cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên của Ethiopia tổ chức vào năm 1995.

Eritrea một tỉnh của Ethiopia trên bờ biển đỏ, tuyên bố độc lập ngày 24/5/1993, từ đó các cuộc đánh nhau vẫn thường xẩy ra tại đường ranh giới giửa hai nước. Khoảng tháng 6/1998 đến tháng 5/2000, khi quân đội Ethiopia thọc sâu vào lãnh địa Eritrea thì cuộc chiến đạt tới đỉnh cao của nó. Một thỏa ước ngưng bắn đạt được ngày 18/6, và hiệp ước hòa bình được ký kết ngày 12/12/2000 giữa hai nước. Chiến tranh làm cho 350.000 người Ethiopia phải rời bỏ nhà cửa nơi cư trú của họ, và tổn phí lên tới 3 tỷ mỹ kim. Cái giá phải trả cho việc thất vụ năm 2001, cùng với nạn hạn hán trong năm 2002-2003 dẩn đến nạn khan hiếm thực phẩm nghiêm trọng. Các cuộc xung đột sắc tộc tại tiểu bang Gambella phía tây Ethiopia từ tháng 12/2003 đến tháng 1/2004, làm 250 người chết và nhiều ngàn người chạy sang Sudan.

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 15/5, Mặt trận Dân chủ Nhân dân (EPRDF) dẫn đầu, chiếm 327 ghế, kế là Liên minh Dân chủ Thống nhất (CUD) chiếm 109 ghế, và sau cùng ứng viên độc lập 1 ghế. Ngày 8/6, cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình trong thủ đô Addis Ababa, giết chết 36 người, và bắt giam 3.000 người. Từ 1-4/11 cảnh sát lại bắn chết 46 người biểu tình tại thủ đô, và đàn áp thẳng Mặt trận Tự do Oromo truy bắt hàng ngàn người Oromo trong tháng 12/2005 và tháng 1/2006. Ethiopia gởi quân vào Somalia đối phó với dân quân Hồi giáo đang gia tăng hoạt động tại đây. Ngày 12/12, bắt đầu phiên toà xét xử nguyên Tổng thống Mengistu về tội diệt chủng, chống nhân loại. Nạn hạn han`1, và khan hiếm thực phẩm trong tháng 6/2008, khiến Ethiopia phải xin viện trợ khẩn cấp 325 triệu USD.

Quân đội Ethiopia bị đẩy ra khỏi Somalia tháng 1/2009. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23/52010, Mặt trận Dân chủ Nhân dân (EPRDF) lại dẫn đầu. Các đảng đối lập tố cáo, cho rằng đó là một cuộc bầu cử gian lận.

B. Ethiopia ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ethiopia có hiệu lực thi hành ngày 22/8/1995. Hiến pháp chỉ rõ Ethiopia là một nước Cộng hòa Liên bang gồm 9 tiểu bang, 2 vùng thủ đô và lảnh thổ phía Nam. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia mang tính nghi thức được bầu bởi Lưởng viện Quốc hội với nhiệm kỳ 6 năm. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 547 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 112 nghị sỉ.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 88.013.000, dưới 15 tuổi 46,2%, trên 65 tuổi 2,7%. Mật độ cư dân: 88 người/km2. Thành phố: 16,5%. Sắc tộc: Oromo 32%, Amhara 30%, Tigraway 6%, Somali 6%. Ngôn Ngữ: Amharic, Tigrinya, Oromigna, Guaragigna, Somali, Arabic, và trên 200 ngôn ngữ sắc tộc Châu Phi khác. Tôn giáo: Chính thống giáo Ethiopia 51%, Hồi giáo 33%, Vật thần tín ngưỡng 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.104.300 km2. Diện tích đất: 1.000.000 km2. Địa điểm: phía đông trung  Phi. Quốc gia láng giềng: Sudan phía tây, Kenya phía nam, Somali và Djbouti phía đông. Địa thế: cao nguyên miền trung có độ cao từ 600 đến 10.000ft. Núi non cao hơn gần bình nguyên sông Rift rộng lớn từ phía tây nam băng qua. Sông Nile xanh biếc và các con sông khác chảy xuyên qua cao nguyên, tạo ra các đồng bằng màu mỡ ở phía tây và phía đông nam Ethiopia. Thủ đô: Addis Ababa: 2.863.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Girma Wolde Giyorgis, sinh ../12/1924, nhậm chức ngày 8/10/2001 (tái bầu năm 2007). Thủ tướng chính phủ: Meles Zenawi, sinh 8/5/1955, nhậm chức 23/8/1995 (tái tục năm 2000, và 2005). Chính quyền địa phương: 9 tiểu bang, 2 thành phố cảng. Ngân sách quốc phòng: 317 triệu USD. Quân đội chính quy: 138.000. Kinh tế: Công nghiệp hóa chất, chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt, xi măng, luyện kim. Nông sản: cà phê, ngũ cốc, loại hạt có dầu, mía đường, khoai tây, các loại đậu. Tài nguyên: bạch kim (platium), vàng, đồng, potash, khí đốt, thủy diện. Dự trữ nhiên liệu: 4 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 10%. Chăn nuôi: trâu bò 43 triệu, gà 36 triệu dê 18 triệu, heo 28.000, cừu 23,7 triệu. Đánh cá: 9.890 tấn. Cung cấp điện: 3,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 85%, đóng góp 46%; công nghiệp 5%, đóng góp 13%; dịch vụ 10%, đóng góp 41%.

 Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Birr (tháng 9/2010: 16,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 77,5 tỷ. Bình quân đầu người: 900. Tăng trưởng: 8,7%. Nhập khẩu: 7,1 tỷ. Bạn hàng: Saudi Arabic 18,1%, China 11,4%, India 8,1%, Italy 5,1%. Xuất khẩu: 1,7 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 10,5%, Germany 8,7%, Japan 7,4%, Hoa kỳ 6,8%, Saudi Aeabia 5,8%, Djibouti 5,8%, Thuỵ Sỉ 5,1%, Italy 5%. Du lịch: 377 triệu. Ngân sách quốc gia: 5,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,1 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 2,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 8,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 698 km. Bằng xe hơi: 81.200 đầu xe, xe hơi cá nhân 44.500 chiếc. Bằng máy bay: bay 4,3 tỷ km, sân bay 15. Hải cảng: không ghi nhận. Truyền thông: máy truyền hình 5/1000 cư dân, Radio 185/1000. Điện thoại: 1,1/100. Internet: 0,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 53,3, nữ 58,4. Sinh xuất: 43,3/1000 người. Tử xuất: 11,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 79/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 2,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 35,9%, trung học 17%, đại hoc 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


17. ERITREA - STATE OF ERITREA.         

A. Tiến trình phát triển..

Eritrea là một phần của vương quốc Ethiopia thời Aksum. Nó là thuộc địa Ý từ năm 1890. Năm 1941, Anh chiếm vùng này, sau đệ II Thế chiến Anh và Liên Hiệp Quốc giám quản rồi trở thành một tỉnh của Liên bang Ethiopia năm 1952. Cuộc đấu tranh đòi độc lập năm 1962, kéo dài tới 31 năm, và Eritrea chính thức trở thành quốc gia độc lập ngày 24/5/1993. Cuộc chiến tranh biên giới giữa Eritrea với Ethiopia từ tháng 6/1998 đến tháng 5/2000 thì quân đội Ethiopia đánh chiếm phía tây Eritrea. Ngày 18/6, một thỏa ước ngưng bắn tạm thời dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, và Hiệp ước hòa bình giữa hai nước ký ngày 12/12/2000. Tháng 4/2002, một quyết định của Tòa án quốc tế chính thức công bố đường biên giới giữa Ethiopia và Eritrea. Nhưng cho tới tháng 9/2003, Ethiopia vẫn còn kháng án phán quyết ấy.

Liên Hiệp Quốc đe dọa sẽ ban hành lệnh cấm vận lên cả hai nước cho đến khi họ tuân thủ kế hoạch hòa bình năm 2000. Đồng thời, Ủy ban Luật quốc tế phán quyết rằng quân đội Eritrea tấn công vào Ethiopia năm 1998 là vi phạm luật quốc tế. Eritrea trục xuất nhân viên đại diện Liên Hiệp Quốc gốc Bắc Mỹ và Châu Âu. Tình hình xấu thêm trong tháng 9/2006, khi Eritrea trục xuất 5 nhân viên Liên Hiệp Quốc mà họ cho là làm gián điệp. Tháng 10/2006, Kofi Annan Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thúc dục Eritrea rút quân ra khỏi một vùng đệm trên đường biên giới Ethiopia. Tháng 7/2007, Eritrea bị tố cáo đã hổ trợ phiến quân Hội giáo mở các cuộc tấn công Somalia. Đến giữa năm 2008 Liên Hiệp Quốc còn 330 quân ở Eritrea.

Ngày 16/4/2009, một báo cáo của tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói rằng Eritrea là một trong những quốc gia thiếu dân chủ nhất thế giới. Nhiều ngàn cư dân Eritrea chạy trốn khỏi nước trong đó có 12 người đội túc cầu quốc gia, đội từng đánh bại Kenya trong trận đấu tháng 12/2009.

B. Eritrea ngày nay. 

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Eritrea được cử tri thông qua trong cuộc”trưng cầu dân ý” ngày 23 và 25/4/1993. Hiến pháp lập ra chính quyền chuyển tiếp gồm Tổng thống và 150 đại biểu Quốc hội. Tổng thống được bầu bởi Quốc hội. Tổng thống bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng gồm 14 Bộ trưởng, và 10 Thống đốc của 10 Tỉnh. Tổng thống vừa là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vừa là Chủ tịch Quốc hội.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.792.000, dưới 15 tuổi 42,5%, trên 65 tuổi 3,6%. Mật độ cư dân: 57,4 người/km2. Thành phố: 21,1%. Sắc tộc: Tigrinya 50%, Tigre và Kunama 40%, Afar 4%, Saho 3%. Ngôn Ngữ: Tigrinya, Arabic (chính),Tigre, Kunama, Afar, Amharic và các ngôn ngữ Cashitic khác. Tôn giáo: Hồi giáo, Thiên chúa giáo Chính thống, Thiên chúa giáo La Mã, Tin lành. Đất đai: Tổng diện tích: 117.60 km2. Diện tích đất: 101.000 km2. Địa điểm: phía đông Châu Phi trên bờ tây nam của biển Đỏ. Quốc gia láng giềng: Sudan phía tây, Ethiopia phía nam, Djbouti phía đông nam. Địa thế: quốc gia gồm nhiều đảo của quần đảo Dahlak, vùng bằng phẳng dọc theo bờ biển phía nam. Dảy núi cao có đỉnh cao tới 9.000ft ở phía bắc. Thủ đô: Asmara: 649.000 cư dân.

 Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: chuyển tiếp. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Issaias Afwerki, sinh 2/2/1946, nhậm chức 24/5/1993 (tái bầu 1997). Chính quyền địa phương: 10 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 201.750. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt, và may mặc. Nông sản: cà phê, bông sợi, sợi sisal, rau quả, lúa miếng, bắp, thuốc lá, đậu lăng. Tài nguyên: Carbonat kali (potash), kim loại trắng, vàng, đồng, muối, cá. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 2 triệu, gà 1,4 triệu, dê 1,7 triệu, cừu 2,1 triệu. Đánh cá 8.813 tấn. Cung cấp điện: 271 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 12%; công nghiệp 10%, đóng góp 25%; dịch vụ 10%, đóng góp 63%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Nafka (tháng 9/2010: 15 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 4 tỷ. Bình quân đầu người: 700. Tăng trưởng: 3,6%. Nhập khẩu: 627 triệu. Bạn hàng: Italy 15,1%, Pháp 11,8%, Hoa Kỳ 9,5%, Germany 8,6%, Đào Loan 7,3%, Ấn Độ 7%, Ireland 6,1%. Xuất khẩu: 17 triệu. Bạn hàng: Italy 31,4%, Hoa Kỳ 11,9%, Belarus 5,9%, France 5,1%, Đức 4,6%, Tuekey 4,4%, Anh Quốc 4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 738 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 37 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 300 triệu. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 305 km. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 4. Hải cảng: 2- Mitsiwa, Aseb. Truyền thông: máy truyền hình: 16/1000 cư dân, Radio 484/1000. Điện thoại: 1/100. Nhật báo: không có số liệu. Internet: 4,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 60,1, nữ 64,3. Sinh xuất: 33,5/1000 người. Tử xuất: 8,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 42,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14 tuổi, biết đọc biết viết 65,3%, trung học 24%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


18. DJIBOUTI  -  REPUBLIC OF DJIBOUTI.

A. Tiến trình phát triển..

Pháp chiếm trị vùng này năm 1862, và trở thành thủ đô của Somali thuộc Pháp năm 1892. Cảng Djibouti phục vụ như một nơi trung chuyển nhiên liệu quan trọng trên thủy lộ kênh đào Suze. Một đường xe lửa đến Addis Ababa hoàn tất năm 1917. Somali trở thành lãnh thổ của Pháp năm 1945. Năm 1967, nó đổi tên thành Afars và Issas là lãnh thổ Pháp ở Hải ngoại. Ethiopia và Somalia đều thoái thác yêu sách của họ trong vùng, nhưng mỗi bên đều tố cáo bên kia chiếm đất của mình. Năm 1976, có những trận đánh nhau giữa Afars (liên quan đến sắc tộc Ethiopia) và Issas (liên quan đến sắc tộc Somalia). Người nhập cư từ hai quốc gia tiếp tục đổ vào Djibouti, và nó trở thành một quốc gia độc lập ngày 27/6/1977. Sự trợ giúp của Pháp là chỗ dựa của nền kinh tế cùng với sự giúp đỡ từ các quốc gia Ả Rập.

Hiệp ước hoà bình tháng 12/1994, chấm dứt cuộc nổi dậy kéo dài 3 năm của người bạo loạn Afar. Có khoảng 3.000 lính Pháp, và 1,800 quân sỉ Hoa Kỳ vẫn còn trú đóng trong lảnh thổ Djibouti. Tại cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8/4/2005, Ismail Omar Guelleh tái đắc cử 100% phiếu bầu, không có ứng viên dự tranh. Và cuộc bầu cử Quốc hội ngày 8/2/2008, Liên minh của đảng cầm quyền chiếm tất cả 65 ghế, các đảng đối lập tẩy chay bầu cử.

B. Djibouti ngày nay.                         

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Djibouti được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 4/9/1992. Hiến pháp chỉ rõ Djibuoti là một nước Cộng hòa. Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 65 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Có 4 đảng chính trị được phép hoạt động, nhưng yêu cầu các đảng phải cân bằng số đảng viên giữa các sắc tộc.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 740.000, dưới 15 tuổi 35,7%, trên 65 tuổi 3,3%. Mật độ cư dân: 31,9 người/km2. Thành phố: 76,2%. Sắc tộc: Somali 60%, Afar 35%. Ngôn ngữ: Pháp, Ả Rập (chính cả hai) Afar, Somali. Tôn giáo: Hồi giáo 94%, Thiên chúa giáo 6%. Đất đai: Tổng diện tích: 23.200 km2. Diện tích đất: 23.180 km2. Địa điểm: trên bờ phía đông của Châu Phi tách ra từ bán đảo Ả Rập bởi eo biển có tầm quan trọng chiến lược Bab el-Mandeb. Quốc gia láng giềng: Eritrea phía tây bắc, Ethiopia phía tây và tây nam, Somali phía đông nam. Địa thế: Vùng thấp bằng phẳng dọc theo bờ biển. Vùng núi non sâu bên trong nội địa. Và một vùng cao nguyên khô cằn, sỏi cát và hoang vắng khô và nóng. Thủ đô: Djibouti: 567.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ismail Omar Guelleh, sinh 27/11/1947, nhậm chức 8/5/1999 (tái bầu năm 2005). Thủ tướng chính phủ: Dileita Mohamed Dileita, sinh 12/3/1958, nhậm chức 7/3/2001 (tái bầu năm 2008). Chính quyền địa phưong: 5 khu vực. Ngân sách quốc phòng: 13 triệu USD. Quân đội chính quy: 10.450. Kinh tế: Công nghiệp  chế biến nông sản, xây dựng. Nông sản: rau quả, trái cây. Tài nguyên: vùng nóng của địa cầu. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 0,04%. Chăn nuôi: trâu bò 297.000, gà 1 triệu, dê 512.000, cừu 466.000. Đánh cá: 260 tấn. Cung cấp điện: 280 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 64%; công nghiệp 10%, đóng góp 16%; dịch vụ 10%, đóng góp 20%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Djibouti Franc (tháng 9/2010: 175,8 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2 tỷ. Bình quân đầu người: 2.700. Tăng trưởng: 5%. Nhập khẩu: 644 triệu. Bạn hàng: South arabia 21,4%, Ấn Độ 17,9%, Trung Quốc 11%, Ethiopia 4,6%. Xuất khẩu: 100 triệu. Bạn hàng: Somali 66,3%, Ethiopia 21,5%, Yemen 3,4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 182 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 154 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: 1,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 100 km. Bằng xe hơi: 13.500 đầu xe, xe hơi cá nhân: 3.000. Bằng máy bay: bay 69 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 1- Djibouti. Truyền thông: máy truyền hình 48/1000 cư dân, Radio 86/1000. Điện thoại: 2/100. Internet: 3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 58,3, nữ 63,2. Sinh xuất: 25,6/1000 người. Tử xuất: 8,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 56,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 3,1%. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 67,9%, trung học 16%, đai học -1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Liên đoàn Ả Rập (AL).


19. SOMALIA.

A. Tiến trình phát triển.

Bắc Somalia thuộc Anh, Trung và Nam Somalia thuộc Ý lập ra trong thế kỷ 19. Ý mất thuộc địa ở Châu Phi trong thế chiến thứ II. Năm 1949, Liên Hiệp Quốc chấp nhận cho Ý trở lại quản lý thuộc địa củ Somalia như một vùng ủy trị của Liên Hiệp Quốc trong 10 năm, kể từ 1950 và phải trả lại độc lập cho Somali năm 1960. Vùng đất thuộc Anh cũng trả độc lập ngày 26/6/1960. Và ngày 1/7/1960, bằng một sự sắp xếp trước cả hai vùng ủy trị sẽ hợp nhất để lập thành một quốc gia Cộng hòa Somalia độc lập. Ngày 16/10/1969, Tổng thống Abdi Rashid Ali Shirmarke bị ám sát. Năm hôm sau, ngày 21/10, một cuộc đảo chánh quân sự cầm đầu bởi tướng Mohammad Siyad Barre chiếm quyền lực. Năm 1970, Barre tuyên bố Somalia là một nước Xã hội chủ nghĩa với tên gọi Cộng hòa Dân chủ Somalia.

Somalia đưa quân vào Ogaden, một vùng rộng lớn phía đông Ethiopia, cùng với cư dân hầu hết là người Somalia nỗi loạn tuyên bố đó là vùng đất của người Somalia. Cuba đưa 11.000 quân, cùng với trang thiết bị quân sự của Liên Xô năm 1977, Ethiopia đã đánh bật quân đội Somalia ra khỏi Ogaden, nhưng lực lượng nổi loạn Somalia vẫn còn chiền đấu. Đến năm 1978, có hơn 1,5 triệu người tỵ nạn chạy vào Somalia. Một thỏa ước hòa bình đạt được giữa Somalia và Ethiopia. Tháng 1/1991, cuộc chiến khốc liệt, buộc Tướng Barre phải rời khỏi thủ đô. Trong năm 1991-1992, nội chiến đã giết chết hơn 40.000 người. Giữa năm 1992, trận hạn hán kéo dài cùng với những tên cướp, sống ngoài vòng pháp luật đã tạo ra một nạn đói kém đe dọa 1 triệu rưỡi người có nguy cơ chết đói vì thiếu thực phẩm, thuốc men.

Tháng 12/1992, hai nhà lảnh đạo phiến quân là Ali Mahdi Muhammad và Muhammad Farah Aidid đồng thỏa ước hòa bình do Liên Hiệp Quốc đứng ra bảo trợ, và ngày 15/1/1993, hai bên chính thức ký hiệp ước. Cuối tháng 3, họ đồng ý giải giới và cùng nhau thành lập một chính quyền chuyển tiếp gồm 14 thành viên, nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình, nạn đói kém càng trầm trọng thêm. Ngày 4/5/1993, lực lượng đa quốc đến Somalia cùng với quân đội Hoa Kỳ để đồng thời với việc cứu đói, cố gắng vãn hồi trật tự. Nhưng nhiệm vụ thứ hai không thành công, nhiều người Hoa Kỳ và các quốc gia khác phải chịu thương vong. Ngày 3-4/10, trong một sứ mệnh giải cứu con tin bị thất bại, làm chết 18 quân nhân Hoa Kỳ, và hơn 500 người Somalia.

Ngày 25/3/1994, Hoa Kỳ rút lực lượng giữ gìn hòa bình của họ khỏi Somalia. Và quân đội Liên Hiệp Quốc rút hết vào ngày 3/3/1995. Thủ đô Mogadishu không còn chức năng của một chính quyền Trung ương, và các phe nhóm võ trang thống giữ trên nhiều vùng khác nhau. Năm 1999, một lực lượng cảnh sát kết hợp hoạt động tại thủ đô nhưng nhiều vùng thôn quê, nhất là ở phía Nam Somalia còn phải đương đầu với các cuộc bạo loạn còn tiếp tục và cả nạn khan hiếm thực phẩm. Các viên chức Hoa Kỳ tin rằng Somalia có căn cứ của tổ chức khủng bố al-Qaeda. Ngày 29/1/2004, sau khi lảnh đạo các phe đảng chính trị thỏa thuận ký hòa ước, một Quốc hội chuyển tiếp, cơ quan Lập pháp đầu tiên của Somalia chính thức mở đầu cuộc họp ngày 22/8/2004.

Tháng 6/2006, sau nhiều tháng chiến đấu với một lực lượng dân quân Hồi giáo, chính phủ kiểm soát được thủ đô Mogadishu  và phần lớn phía Nam Somali. Đến tháng 12/2006, thì dân quân Hồi giáo rút toàn bộ lực lượng ra khỏi thủ đô, và phía Nam thành phố Kismayo cứ điểm cuối cùng của phiến quân cũng bị quân chính phủ chiếm cứ vào tháng 1/2007. Ngày 20/2, Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc uỷ thác cho Liên hiệp Châu Phi gởi một lực lượng duy trì hoà bình đến Somali, nhưng lại trở thành mục tiêu của phiến quân. Từ tháng 2-4, tại Mogadishu cuộc chiến trở nên khốc liệt làm hàng trăm người chết, và 350.000 phải rời khỏi thủ đô. Hàng loạt cuộc thương thảo hoà bình thất bại, cùng với nó các vụ đánh bom và bắt cóc người cũng diển ra liên tục năm 2007-2008.

Tình hình an ninh ngày càng tồi tệ, ngay cả nhân viên thiện nguyện quốc tế cũng không được an toàn, khiến họ phải rời khỏi Somalia. Sự kiện nầy, làm cho người dân Somalia càng khốn khổ, và chuyện vi phạm nhân quyền càng tệ hại hơn. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/ 2008, bọn cướp biển Somalia đã cướp hơn 25 tàu buôn nước ngoài. Sau khi tổng thống Yusuf từ chức ngày 29/12/2008. Ngày 31/1/2009, Quốc hội chuyễn tiếp bầu thủ lỉnh Hồi giáo ôn hòa Sheikh Ahmed làm tổng thống. Liền ngay sau đó, Ethiopia cam kết rút quân khỏi Somalia. Ngày 22/6, lệnh thiết quân luật được ban ra, sau khi quân nỗi dậy Hồi giáo tấn công vào văn phòng đại diện Lien Hiệp Quốc hậu thuẩn cho chính quyền.

Một trực thăng của biệt kích Mỹ oanh kích căn cứ của al-Qaeda giết chết tên thủ lỉnh sinh ở Kenya là saleh Ali Saleh Nabhan. Ngày 3/12, một cảm tử quân ôm bom tự sát trong thủ đo Mogadisshu giết chết 22 người trong đó có 4 Bộ trưởng của chính quyền chuyễn tiếp. Hoạt động cướp biển gia tăng thực hiện trên 200 vụ ở vùng Sừng châu Phi năm 2009. Chúng còn liên kết với quân nỗi dậy Hồi giáo tiếp tục nhiều vụ cướp biển trong năm 2010. Tranh chấp chính trị nội bộ chính quyền chuyễn tiếp, sau khi thủ tướng Omar Abdirashih Sarmarke từ chức hôm 21/9/2010.  

B. Somalia ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Somali có hiệu lực thi hành năm 1969. Hiến pháp chỉ rõ chỉ có đảng Cách mạng Xã hội mới là đảng chính trị hợp pháp duy nhất. Từng có một cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội, nhưng do các phe đảng chính trị tranh giành quyền bính làm rối loạn nền chính trị Somali. Tháng 8/2000, một Quốc hội chuyển tiếp được thành lập tại nước láng giềng Djibouti và sau đó chuyển về Mogadishu với 245 đại biểu, do các Thủ lảnh bộ tộc chỉ định. Theo Hiến ước, Quốc hội nầy bầu một Tổng thống, người sẽ đứng ra thành lập chính phủ. Tuy nhiên, mâu thuẩn giữa các phe nhóm nổi dậy vẫn tiếp tục. Trong tháng 11/2002, thủ lảnh các phe nhóm họp lại và bắt đầu soạn thảo một Hiến pháp cho Liên bang. Tháng 1/2004, họ ký với nhau một thỏa thuận thành lập chính quyền mới. Tháng 8/2004, Quốc hội Liên bang Somali gồm 275 đại biểu, với vai trò điều hành chính quyền chuyển tiếp chính thức ra mắt tại Nairobi, Kenya. Nhờ sự hổ trợ của Liên Hiệp Quốc, chính quyền mới Somalia rời Kenya chuyển về Somalia trong tháng 6/2005. Vì lý do an ninh tại Mogadishu, tháng 2/2006, Quốc hội họp phiên đầu tiên tại Baidoa.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.1123.000, dưới 15 tuổi 45%, trên 65 tuổi 2,5%. Mật độ cư dân: 16,1 người/km2. Thành phố: 37%. Sắc tộc: Somali 85%, Bantu và sắc tộc khác 15%. Ngôn Ngữ: Somali, Arabic (chính cả hai), Italian, English. Tôn giáo: Muslim hầu hết  thuộc hệ  phái Sunni. Đất đai: Tổng diện tích: 637.657 km2. Diện tích đất: 627.337 km2. Địa điểm: nằm nhô ra phía đông Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Djibouti, Ethiopia, Kenya phía tây. Địa thế: Bờ biển kéo dài 2.735 km2. Đồi núi bao phủ phần phía bắc. Miền trung và phía nam bằng phẳng. Thủ đô: Mogadishu: 1.353.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: chuyển tiếp. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Sheikh Sharif Sheikh Ahmed, sinh 25/6/1964, nhậm chức ngày 31/3/2009. Thủ tướng chính phủ: Abdiwahid Elmi Gonjeh, sinh ../../…, nhậm chức 24/9/2010. Chính quyền địa phưong: 18 vùng. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 2.000. Kinh tế: Công nghiệp  vô tuyến viễn thông, hàng dệt, chế biến đường, và một số công nghiệp nhẹ. Nông sản: lúa gạo, chuối, đậu nành, bắp, dừa. Tài nguyên: Uranium, quặng nhôm, sắt, thiếc, đồng, thạch cao, muối, khí đốt, dầu lửa. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 5,4 triệu, gà 3,4 triệu, dê 12,7 triệu, heo 4.200, cừu 13,1 triệu. Đánh cá: 30.000 tấn. Cung cấp  điện: 280 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 71%, đóng góp 55%; công nghiệp 14%, đóng góp 24%; dịch vụ 15%, đóng góp 25%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Shilling (tháng 9/2010: 1.610 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 5,7 tỷ. Bình quân đầu người: 600. Tăng trưởng: 2,6%. Nhập khẩu: 798 triệu. Bạn hàng: Djibouti 31%, Ấn Độ 8,2%, Kenya 8,1%, Brazil 7,7%, Oman 5,5%, United Arabia Emirates 5,2%, Yemen 5%. Xuất khẩu: 300 triệu. Bạn hàng: Thái Lan 31,3%, United Arabia Emirates 22,8% Yemen 14,9%, Ấn Độ 8,9%, Oman 5,4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: không có số liệu. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 2,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 12.000 đầu xe, xe hơi cá nhân: 12.000. Bằng máy bay: bay 139,8 triệu km, sân bay 7. Hải cảng: 2- Mogadishu, Berbera. Truyền thông: máy truyền hình: 14/1000 cư dân. Radio: 53/1000. Điện thoại: 1,1/100. Internet: 1,2/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 48,1, nữ 51,9. Sinh xuất: 43,3/1000 người. Tử xuất: 15,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 107/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuồi cưởng bức đi học 6-13 tuổi, biết đọc biết viết 37%, trung học 6%, đại học 3%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Liên đoàn Ả Rập (AL).


20. KENYA  -  REPUBLIC OF KENYA.

A. Tiến trình phát triển..

Trước khi bị chiếm thuộc địa cả một vùng rộng lớn của cộng đồng người làm nông nghiệp Châu Phi nằm dưới sự thống trị bởi hai nhà cai trị nỗi tiếng Kikuyu và Masai, Từ thế kỷ 16 kéo dài đến thế kỷ 19 từng phấn đất bị mất vào tay vào à Rập, rồi Otoman. Họ cho xuất khẩu trầm hương, và người nô lệ da đen Châu Phi từ bờ biển Kenya. Năm 1895, Anh chiếm trị vùng đất phía Đông Châu Phi, và từ năm 1920 gọi là thuộc địa Kenya. Dòng người định cư Châu Âu tràn vào Kenya, họ đại diện cho các chủ đất da trắng cùng với người da đen Châu Phi trong Hội đồng Lập pháp Kenya. Từ tháng 10/1952 đến tháng 1/1960, Kenya ban hành tình trạng khẩn trương để đối phó với các cuộc nổi dậy của sắc tộc Mau Mau. Có trên 13.000 người Châu Phi và 100 người da trắng bị giết.

Tổ chức Thống nhất Châu Phi- Kenya bị cấm hoạt động và thủ lảnh của nó là Jomo Keyaatta bị bỏ tù. Tình trạng khẩn trương bải bỏ năm 1960, và chính quyền chuyễn tiếp được thành lập năm 1962. Tháng 12/1963, Kenya chính thức độc lập trong Khối Liệp hiệp Anh. Kenya có được sự phát triển ổn định về công nghiệp và nông nghiệp dưới một hệ thống kinh tế trong đó các công ty tư nhân được khuyến khích. Và dân chúng cũng hài lòng về sự tự do trong đời sống chính trị. Nhưng sự ổn định này bị lung lay trong năm 1974-1975, khi những người đối lập cáo buộc chính quyền tham nhũng và đàn áp người đối lập. Tổng thống Jomo Kenyatta lãnh đạo quốc gia từ ngày Kenya độc lập, chết ngày 22/8/1978. Người kế nhiệm ông ta là phó Tổng thống Daniel Arap Moi.

Đến năm 1982, sau một cuộc đảo chánh không thành công, Kenya chỉ có một đảng chính trị duy nhất, và năm 1986 mới có cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên. Trong nữa đầu thập niên 1990, Kenya trải qua một sự suy thoái kinh tế, thất nghiệp lan rộng vạ nạn lạm phát cao. Các cuộc xung đột sắc tộc ở các tỉnh phía Nam, giết chết hàng ngàn người, và hàng chục ngàn người khác phải rời bỏ nhà cửa, nơi sinh sống của họ. Cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng đầu tiên vào năm 1992 và 1997.Tổng thống Moi thắng cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử tháng 12/1992. Tháng 8/1997, xung đột nổi lên tại vùng Mombasa giết chết hơn 40.000 người. Ngày 29/12, Tổng thống Moi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 trong một cuộc bầu cử có nhiều rối rắm.

Ngày 7/8/1998, một xe bom nổ tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Nairobi giết chết hơn 200 người và làm bị thương khoảng 5.000 người. Hoa Kỳ cáo buộc cuộc tấn công này cùng với cuộc tấn công bằng bom tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Tanzania là do tổ chức khủng bố Hồi giáo bởi một người Hồi giáo giàu có, sinh ra ở Saudi Arabia là Osania Bin Laden cầm đầu, hiện đang được Afghanistan chứa chấp. Sau phiên tòa xét xử tại thành phố New York, 4 người tham gia vào âm mưu khủng bố trên bị kết tội ngày 29/5/2001. Ngày 28/11/2002 tại Mobasa, những tên khủng bố kết nối với al-Qaeda giết chết 12 người Kenya và 3 du khách Israel ở một khách sạn do người Israel làm chủ. Nhiệm kỳ của Tổng thống Moi chấm dứt ngày 30/12/2002, Hiến pháp Kenya cấm bất cứ nổ lực nào của Moi muốn tái ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Lảnh tụ đảng dân chủ đối lập tuyên bố sẽ ra ứng cử Tổng thống kế tục sự nghiệp của Moi, nhưng không thành công. Mwai Kibaki trở thành Tổng thống. Ông là người đầu tiên không phải của Tổ chức Thống nhất Châu Phi- Kenya làm nguyên thủ quốc gia. Tháng 11/2005, dự thảo Hiến pháp mới trao quá nhiều quyền cho Tổng thống, không được cử tri chấp nhận. Trong cuộc bầu cử ngày 27/12/2007, đương kim Tổng thống Mwai Kibaki, thắng cử với 46,4% phiếu bầu, trên đối thủ nặng ký về nhì Raila Odinga chiếm 44,1%. Tại Quộc hội thì, Tổ chức Vận động Dân chủ Kenya (ODM) dẫn đầu chiếm 99/207 ghế, kế là đảng Thống nhất Quốc gia (PNU) 43 ghế. Sau bầu cử, lại dấy lên các cuộc bạo loạn giữa các phe nhóm chính trị đối nghịch làm chết 1.500 người, và 600.000 người phải rời nơi cư trú.

Ngày 28/2/2008, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đứng ra làm trung gian hoà giải, Kibaki vẫn giữ chức Tổng thống, nhưng Raila Odinga cũng nắm chức Thủ tướng. Một hiến pháp mới được cử tri chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 4/8/2010, theo đó giãm bớt quyền hạn của tổng thống, thành lập chính quyền cấp Vùng, và quốc hội lập thêm Thượng viện.

B. Kenya ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Kenya có hiệu lực thi hành năm 1962. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Kenya là một nước Cộng hòa. Quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quyên Lập pháp trao cho Quốc hội gồm 211 đại biểu. trong đó 209 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 12 do Tổng thống bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 5 năm. Hiến pháp mới được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 4/8/2010, theo đó giãm bớt quyền hạn của tổng thống, thành lập chính quyền cấp Vùng, và quốc hội lập thêm Thượng viện.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 40.046.000, dưới 15 tuổi 42,3%, trên 65 tuổi 2,7%. Mật độ cư dân: 70,4 người/km2. Thành phố: 21,9%. Sắc tộc: Kikuyu 22%, Luhya 14%, Luo 13%, Kalenjin 12%, Kamba 11%, Kisii 6%, Meru 6%. Ngôn ngữ: Swahili, English (chính cả hai), một số ngôn ngữ sắc tộc bản địa. Tôn giáo: Tin lành 45%, Thiên chúa giáo la mã 33%, Niềm tin bản địa 10%, Hồi giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 580.367 km2. Diện tích đất: 569.140 km2. Địa điểm: phía đông của Châu Phi trên bờ Ấn Độ Dương. Quốc gia láng giềng: Uganda phía tây, Tanzania phía nam, Somalia phía đông, Ethiopia phía bắc, Sudan phía tây bắc. Địa thế: ba phần năm đất phía bắc Kenya là khô cằn. Phần còn lại phía nam là bờ biển thấp, và cao nguyên có độ cao khác nhau từ 3000 đến 10.000ft. Bình nguyên Rift rộng lớn xuyên qua quốc gia từ bắc đến nam cạnh sườn núi cao. Thủ đô: Nairobi. Thành phố đông dân: Nairobi 3.375.000 cư dân, Mombasa: 966.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mwai Kibaki, sinh 15/11/1931, nhậm chức 30/12/2002 (tái bầu tháng 12/2007). Thủ tướng chính phủ: Raila Amollo Odinga, sinh 7/1/1945, nhậm chức 17/4/2008. Chính quyền địa phương: 7 tỉnh và 1 thủ đô Nairobi. Ngân sách quốc phòng: 696 triệu USD. Quân đội chính quy: 24.120. Kinh tế: Công nghiệp lọc dầu, xi măng, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, du lịch. Nông sản:  cà phê, trà, bắp, lúa mỳ, mía đường, trái cây. Tài nguyên: Vàng, đá vôi, đá hoa cương, hồng ngọc, da động vật, hoa kiểng, thủy diện. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 8%. Chăn nuôi: trâu bò 12,5 triệu, gà 30 triệu, dê 10,5 triệu, heo 325.000, cừu 9,3 triệu. Đánh cá: 159.907 tấn. Cung cấp  điện: 6,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 75%, đóng góp 19%; công nghiệp 12%, đóng góp 19%; dịch vụ 13%, đóng góp 62%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Shilling (tháng 9/2010: 80,9 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 62,6 tỷ. Bình quân đầu người: 1.600 USD. Tăng trưởng: 2,6%. Nhập khẩu: 9,2 tỷ. Bạn hàng: United Arabia Emirates 11,9%, India 8,9%, Trung Quốc 8,4%, Saudi Arabia 8,4%, Hoa Kỳ 7,1%, South Africa 6,4%, Anh quốc 5,4%. Xuất khẩu: 4,4 tỷ. Bạn hàng: Uganda 15,8%, Anh quốc 10,3%, Hoa Kỳ 8,2%, Netherlands 7,8%, Tanzania 7,7%. Du lịch: 752 triệu. Ngân sách quốc gia: 8,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,4 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 6,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 9,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.777 km. Bằng xe hơi: 324.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 309.000. Bằng máy bay: bay 5,3 tỷ km, sân bay 15. Hải cảng: 3- Mombasa, Kisumu, Lamu. Truyền thông: Máy truyền hình 22/1000 cư dân, Radio  216/1000. Điện thoại: 1,7/100. Internet: 10/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 58,3, nữ 59,3. Sinh xuất: 35,1/1000 người. Tử xuất: 9,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 53,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13 tuổi, biết đọc biết viết 86,5%, trung học 31%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và tất cả các cơ quan đặc biệt của tổ chức này. Liên hiệp thịnh vượng Anh ( Commomwealth), Liên hiệp Châu Phi (AU).


21. UGANDA  -  REPUBLIC OF UGNADA. 

A. Tiến trình phát triển..

Bộ tộc nói tiếng Bantu di chuyển vào lập nghiệp tại bắc Uganda khoảng năm 500 Trước công nguyên (TCN). Họ biết luyện kim và sử dụng công cụ bằng kim loại. Nhiều thế kỷ sau đó nông dân nói tiếng Nilotic từ vùng cao lưu vực sông Nile vào định cư phía Bắc Uganda. Đầu những năm 1300 Sau công nguyên (SCN) họ thành lập một số Vương quốc tự trị gọi là the Chweze States. Năm 1500, người Luo nói tiếng Nilotic xâm chiếm các Vương quốc tự trị và lập ra ba Vương quốc Buganda, Bunyoro, và Ankole. Phía Bắc là định cư của 2 nhóm sắc tộc Alur và Acholi. Trong những năm 1600, Bunyoro là quốc gia hùng mạnh nhất phía Nam thống trị một khu vực rộng lớn, nay là Rwanda và Tansania. Trong những năm 1700, vương quốc Buganda bành trướng lảnh thổ đến tận hồ Victoria từ sông Nile đến sông Kagera.

Vương quốc nầy có quân đội mạnh kiểm soát toàn bộ khu vực rộng lớn nơi có nhiều đàn gia súc lớn. Buôn bán ngà voi và người nô lệ da đen Châu Phi trở thành nguồn lợi lớn của Vương quốc. Các thương buôn người à Rập từ bờ phía Đông Châu Phí tới được hồ Victoria năm 1844. Một thương lái nổi tiếng tên Ahmad bin Ibrahim bắt đầu buôn bán với nước ngoài, nhập khẩu vải vóc, vủ khí để dổi lấy ngà voi và người nô lệ da đen. Ibrahim cũng truyền bá đạo Hồi tại những nơi ông ta đến. Năm 1862, một nhà thám hiểm người Anh tên Jhon Speke trong một nổ lực tìm kiếm tài nguyên sông Nile trở thành người Châu Âu đầu tiên thăm viếng Buganda. Ông ta được sự hổ trợ của 150.000 quân cùng với Hải quân, tiếp xúc với Kabaka Mutesa I giàn xếp cho Hiệp hội truyền giáo Tin lành Anh đến truyền bá đạo Tin lành năm 1877.

Hai năm sau các Linh mục người da trắng cũng đến truyền bá đạo Thiên chúa La mã. Họ đã thành công trong việc cải đạo được một số người Châu Phi theo Tin lành giáo, và Thiên chúa giáo La mã. Nhưng đến thập niên 1880, họ bị cạnh tranh khốc liệt với một thế lực khác mạnh hơn là Thương nhân Hồi giáo và đạo Hồi từ Ấn Độ Dương. Năm 1884, Mwanga kế thừa ngôi vua từ Kabaka Mutesa, bằng sáng kiến trị quốc mới, nhất là trong quan hệ đối ngoại, ông ta không muốn thế lực bên ngoài chi phối. Năm 1888, ông ta bị truất phế bởi những người theo Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Sau đó được phục hồi ngôi vị, nhưng quyền hạn không còn như trước. Năm 1889, Mwanga được một người Đức là Bác sỉ Carl Peter đến thăm, và ông ta ký với Đức một Hiệp ước thân thiện.

Lo ngại ảnh hưởng lớn mạnh của Đức đe dọa thế đứng của Anh dọc sông Nile, năm 1890, họ đã ký với nhau Hiệp ước trao cho Anh quyền thống trị nơi bây giờ là Uganda, và Đức cai trị vùng phía Đông Nam nơi bây giờ làTanzania. Frederick Lugard đại diện Công ty Đông Phi của đế quốc Anh cầm đầu một đội quân tiến vào Buganda, và trong năm 1892, hậu thuẩn cho những người theo Tin lành Anh tấn công phá bỏ Hội truyền giáo La mã Pháp. Năm 1894, Anh chính thức chiếm trị Uganda dưới hình thức bảo hộ. Quốc gia trở thành độc lập ngày 9/10/1962, là một thành viên trong khối thịnh vượng Anh (Commonwealth) năm 1963. Năm 1967, các tiểu vương theo truyền thống kể cả vương quốc Buganda hùng mạnh bị bãi bỏ, và chính quyền trung ương trở thành trung tâm quyền lực của cả nước.

Năm 1971, tướng Idi Amin chiếm quyền từ Thủ tướng Milton Obote. Trong suốt 7 năm cai trị độc tài của ông ta, Amin phải chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 300.000 người đối lập. Chỉ trong năm 1972, ông trục xuất 45.000 người Uganda gốc Châu Á. Năm 1976, Amin tự chỉ định mình là Tổng thống suốt đời. Ngày 11/4/1979, quân đội Tanzania và những người Uganda bị trục xuất kết hợp với các cuộc nổi dậy truất  quyền Amin. Tháng 12/1980, cựu Thủ tướng Milton Obote nắm Quyền tổng thống cho đến khi ông ta bị đẩy ra bằng một cuộc đảo chánh quân sự ngày 27/7/1985. Chiến tranh du kích, vi phạm nhân quyền vượt ngoài vòng kiểm soát của chính phủ đè nặng lên người dân Uganda, dưới thời cai trị của Obote. Tình hình Uganda được cải thiện sau khi Yoweri Museveni nắm quyền từ tháng 1/1986.

Năm 1993, chính phủ phục hồi chế độ quân chủ của tiểu bang Buganda và các vùng khác, nhưng chỉ có chức năng nghi thức. Hiến pháp được phê chuẩn tháng 10/1995, theo đó một cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống phi đảng phái sẽ được tổ chức trong năm 1996. Uganda từng giúp Laurent Kabila chiếm quyền hành ở Congo - Zaire năm 1997. Nhưng sau đó lại gởi quân giúp các cuộc nổi loạn muốn truất quyền ông ta năm 1998. Một thỏa ước rút quân khỏi Congo sẽ được thực hiện ngày 6/8/2002. Cuối thập niên 1990, Museveni phải đương đầu với nhiều cuộc bạo loạn trong vùng. Có ít nhất 330 thành viên vận động cho việc khôi phục 10 điều răn của chúa bị chết trong vụ cháy nhà thờ ở Kanungu vào ngày 17/3/2000, trong tổng số trên 900 cái chết được cho là có liên quan đến việc cúng bái.

Từ tháng 10 đến tháng 12/2000, một dịch bệnh siêu vi "ebola" bộc phát ở Uganda giết chết hơn 150 người. Tổng thống Museveni được tái bầu trong cuộc bầu cử ngày 12/3/2001. Bạo loạn chống Museveni còn tiếp tục ở phía Bắc Uganda khiến khoảng 1,2 triệu người phải chạy loạn khỏi nhà cửa của họ. Đội quân của Lord, nhóm bạo loạn chống chính quyền (LRA) từ năm 1986, đã bắt cóc trên 30.000 trẻ em để làm binh lính và phục vụ tình dục. Ngày 21/2/2004, đội quân nầy đã tàn sát trên 200 thường dân tại một trại tỵ nạn gần Lira. Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 13/2/2006, đương kim Tổng thống Museveni tái đắc cử với 59,3% phiếu bầu. Taị Quốc hội, Mặt trận Củng cố Quốc gia dẫn đầu chiếm 142/215 ghế, kế là Tổ chức Thay đổi Dân chủ chiếm 27 ghế, và sau cùng đảng Bảo thủ chỉ chiếm 1 ghế.

Qua sự trung gian của Sudan thương thảo hoà bình bắt đầu tháng 6/2006 và tiếp tục suốt năm 2007. Bạo loạn giảm dần, và người tỵ nạn đang quay trở về nhà của họ. Ngày 23/2/2008, các bên liên quan đã ký thoả ước ngưng bắn, nhưng vào cuối năm quân sỉ của Uganda và Congo với sự giúp đở của Hoa Kỳ, đã tung ra các cuộc tấn công mới nhắm vào đội quân của Lord (LRA). Dân quân Hồi giáo của Al-Shabaab đắt căn cứ ở Somalia lien kết với al-Qaeda, nhận trách nhiệm trong vụ ôm bom tự sát ngày 11/7/2010 giết chết 76 người khi họ đang xem trận đấu túc cầu trức tiếp truyền hình tại Kampala.

B. Uganda ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới Uganda có hiệu lực thi hành ngày 8/10/1995, chỉ rõ Uganda là một nước Cộng hòa. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu hơn 2 nhiệm kỳ. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quốc hội gồm 332 đại biểu, trong đó 215 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 104 được bầu lên từ các tổ chức xã hội như Hội Phụ nử, quân đội có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 33.398.000, dưới 15 tuổi 50%, trên 65 tuổi 2,1%. Mật độ cư dân: 157 người/km2. Thành phố: 12,5%. Sắc tộc: Bagania 17%, Banyakole 10%, Basoga 8%, Bakiga 7%, và nhiều nhóm sắc tộc khác. Ngôn Ngữ: English (chính), Swahili, Ganda, nhiều ngôn ngữ Bantu và ngôn ngữ Ã rập Nilotic. Tôn giáo: Thiên chúa giáo Tin lành 42%, Thiên chúa giáo La mã 42%, Hồi giáo 12%. Đất đai: Tổng diện tích: 236.040 km2. Diện tích đất: 199.710 km2. Địa điểm: nằm  phía Đông Trung Phi. Quốc gia láng giềng: Congo phía tây, Rwanda, Tanzania phía nam, Kenya phía đông, Sudan phía bắc. Địa thế: hầu hết lảnh thổ là cao nguyên có độ cao từ 3000-6000ft, với dảy núi Ruwenzori phía tây trong đó có núi Margherita cao 16.750ft. Núi lửa phía tây nam. Đông bắc khô cằn. Tây và tây nam có nhiều mưa. Ba hồ Victoria, Edward, Albert tạo thành những đường biên giới. Thủ đô: Kampala: 1.535.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Yeweri Kaguta Museveni, sinh 15/8/1944, nhậm chức 29/1/1986 (tái bầu 1996, 2001 và 2006). Thủ tướng chính phủ: Apollo Nsibambi, sinh 27/11/1938, nhậm chức 5/4/1999 (tái bầu 2006). Chính quyền địa phương: 56 quận. Ngân sách quốc phòng: 243 triệu USD. Quân đội chính quy: 45.000. Kinh tế: Công nghiệp  đường, chế biến rượu bia, thuốc lá, bông sợi, hàng dệt, xi măng. Nông sản: cà phê, trà, bắp, bông sợi, thuốc lá, Sắn, khoai. Tài nguyên: đồng, côban, thủy điện, đá vôi, muối. Dự trử nhiên liệu. Đất nông nghiệp: 22%. Chăn nuôi: trâu bò 7,2, triệu, gà 223,8 triệu, dê 8,3 triệu, heo 2 triệu, cừu 1,7 triệu. Đánh cá399.491 tấn. Cung cấp  điện: 2,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 82%, đóng góp 36%; công nghiệp 5%, đóng góp 21%; dịch vụ 13%, đóng góp 42%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Shilling (tháng 9/2010: 2.251 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 38,2 tỷ. Bình quân đầu người: 1.200 USD. Tăng trưởng: giảm 3,5%. Nhập khẩu: 4,2 tỷ. Bạn hàng: Kenya 34,6%, United Arab Emirates 8,7%, Trung Quốc 7,2%, Ấn Độ 5,6%, South Africa 5,5%. Xuất khẩu: 3,7 tỷ. Bạn hàng: Belgium 9,8%, Netherlands 7,8%, Germany 7,5%, Rwanda 5,5%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,9 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 3,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 12,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.243 km. Bằng xe hơi: 65.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 104.000. Bằng máy bay: bay 271 triệu km, sân bay 5. Hải cảng: 2- Entebbe, Jinja. Truyền thông: máy truyền hình 28/1000 cư dân, Radio: 130/1000. Điện thoại: 0,7/100. Internet: 9,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ nam 51,9, nữ 54,1. Sinh xuất: 47,6/1000 người. Tử xuất: 11,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 63,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 5,4%. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học: 6-12, biết đọc biết viết 74,6%, trung hoc 16%, đại học 2%.

Tham gia  tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


22. TANZANIA - UNITED REPUBLIC OF TANZANIA.

A. Tiến trình phát triển..

Cộng hòa Tanganyika phía đông Châu Phi và Cộng hòa đảo quốc Zanzibar nằm ngoài khơi bờ Tanganyika, khi thâu hồi độc lập hai Cộng hòa kết hợp thành một quốc gia duy nhất với tên gọi Cộng hòa thống nhất Tanzania ngày 26/4/1964. Zanzibar bên trong nội địa vẫn còn là chính quyền tự trị. Tổng thống Julius K. Nyerere, nhà lãnh đạo đấu tranh cho độc lập của Tanganyika  trước đây chiếm ưu thế trong nền chính trị Tanzania, chủ trương kế hoạch hóa, chính quyền kiểm soát nền kinh tế quốc gia, dưới sự cai trị của một đảng duy nhất cho đến khi ông ta từ chức năm 1985. Năm 1992, tu chính Hiến pháp cho phép thành lập hệ thống đa đảng chính trị, tư nhân hóa nền kinh tế được thực hiện trong thập niên 1990. Có ít nhất 500 người chết khi một chiếc phà Tanzania chở quá nhiều người bị chìm tại hồ Victoria ngày 21/5/1996.

Tháng 12 khoảng 460.000 người tỵ nạn Rwanda hầu hết là người Hutu từ Tanzania quay trở về Rwanda. Ngày 7/8/1998, một vụ nổ bom tại tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Dar-es-Salaam giết chết 11 người và làm bị thương trên 70 người khác. Hoa Kỳ cáo buộc vụ tấn công này, và vụ đặt bom tại sứ quán Hoa Kỳ ở Kenya là do tổ chức khủng bố Hồi giáo hợp tác với Osama bin Ladin thực hiện. Sau 1 phiên xử ở thành phố New York, bốn người tham gia khủng bố bị kết án vào ngày 29/5/2001. Ngày 14/10/1999, cựu Tổng thống Nyerere chết ở London. Ngày 29/10/2000, Tổng thống Benjamin Mkapa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Có trên 280 người chết trong vụ lật tàu lửa ngày 24/6/2002 tại Đông nam thành phố Dodoma.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 14/12/2005. Có 10 ứng viên dự tranh chức Tổng thống, ứng viên Jakaya M. Kikweti đắc cử với 80,3% phiếu bầu. Tại Quốc hội, đảng Cách Mạng Quốc gia (Chama Cha Mapinduzi) dẫn đầu chiếm 203/232 ghế, kế là Mặt trận Thống nhất Civic 19 ghế, và sau cùng là đảng Lao động 1 ghế. Jakaya M. Kikweti tái đắc cử nhiệm kỳ 2 trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 31/10/2010.
                                       
Lưu ý.

1. Tanganyika: là vùng đất bị người Ả Rập xâm chiếm và tiến hành việc buôn bán người nô lệ da đen từ thế kỷ thứ 8. Thủy thủ Bồ Đào Nha thám hiểm ven bờ khoảng năm 1500, và sau đó là người Châu Âu khác. Năm 1885, Đức quốc chiếm trị, lập ra vùng Đông Phi thuộc Đức, trong đó Tanganyika như là 1 phần của nó. Vùng chiếm trị Đức trở thành khu vực ủy trị của Hội Quốc Liên sau năm 1918. Và 1946, nó là vùng ủy trị của Liên Hiệp Quốc do Anh quản lý. Ngày 9/12/1961, Tanganyika trở thành quốc gia độc lâp, và năm sau đổi tên thành Cộng hòa trong khối thịnh vượng Anh.

2. Zanzibar: quần đảo Cloves nằm ngoài khơi bờ biển cách đất liền Tanzania 37 km2, có diện tích 1.656 km2 và 622.459 (2002) cư dân. Và đảo Pemba nằm về phía đông bắc cách bờ 40 km, có diện tích 903 km2 và 362.166 (2002) cư dân. Cả hai quần đảo đều do Tanzania quản lý. Công nghiệp chủ yếu của quần đảo Cloves và Pemba là sản xuất dầu khí. Sản phẩm dầu của Zanzibar và Pemba hầu hết đều dùng cho xuất khẩu. Zanzibar từng là trung tâm buôn bán nô lệ Châu Phi của các thương nhân Ả rập nhiều thế kỷ. Người Bồ Đào Nha chiếm trị vùng này hai trăm năm, cho đến năm 1700 thì bị người Ả Rập đánh chiếm. Zanzibar trở thành khu vực bảo hộ của Anh từ năm 1890, tuyên bố độc lập ngày 10/12/1963. Ngày 12/1/1964, lực lượng nổi dậy truất phế vua Hồi. Chính quyền mới trục xuất các nhà ngoại giao phương Tây và các hãng thông tấn, tàn sát hàng ngàn người Ả Rập và quốc hữu hóa các trang trại tư nhân. Sau đó liên hiệp với Tanganyika.

B. Tanzania ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Tanzaniacó hiệu lực thi hành ngày 25/4/1977. Hiến pháp chỉ rõ Tanzamia là một nước Cộng hòa. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh tối cao quân đội do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu. Thủ tướng cầm đầu chính phủ là thủ lảnh đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội. Quốc hội gồm 324 đại biểu, trong đó 232 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, số còn lại là đại diện các tổ chức, có tới 75 đại biểu nử, với nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 41.892.000, dưới 15 tuổi 42,5%, trên 65 tuổi 2,9%. Mật độ cư dân: 47,3 người/km2. Thành phố: 25,9%. Sắc tộc: Bantu nội địa 95%, Zanzibar (pha trộn Arab-Africab) 5%. Ngôn Ngữ: Swahili, English (chính cả hai) và nhiều ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 35%, Hồi giáo 35%, Thiên chúa giáo 30%. Riêng tại Zanzibar có tới 99% là Hồi giáo. Đất đai: Tổng diện tích: 945.087 km2. Diện tích đất: 886.037 km2. Địa điểm: trên bờ phía đông Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Kenya, Uganda phía bắc, Rwanda, Burundi, Congo phía tây, Zambia, Malawi, Mozambique phía nam. Địa thế: Cao nguyên miền trung nóng và khô. Khu vực hồ bao bọc phía tây. Vùng đất cao ở phía bắc và nam, bờ biển đất bằng phẳng. Núi Kilimanjaro cao nhất châu Phi cao 19.340ft. Thủ đô: Dodoma. Thành phố đông dân: Dar es Salaam 3.207.000, Dodoma 200.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Jakaya M. Kikweti, sinh 7/10/1950, nhậm chức 21/12/2005 (tái bầu năm 2010). Thủ tướng chính phủ: Mizengo Katanza Peter Pinda, sinh 12/8/1948, nhậm chức 8/2/2008. Chính quyền địa phương: 25 vùng. Ngân sách quốc phòng: 183 triệu USD. Quân đội chính quy: 27.000. Kinh tế: Công nghiệp  khai thác mỏ vàng, kim cương, dầu lữa, chế biến dầu khí, chế biến nông sản, đóng giày. Nông sản: sợi bông, sợi sisal, cà phê, trà, thuốc lá, bắp, hành tỏi. Tài nguyên: muối acid (làm phân bón), than đá, quặng sắt, thiết, kim cương, đá quý (ngọc), vàng, nickel, khí thiên nhiên, hoa cúc dùng chế ra thuốc trừ sâu. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 4%. Chăn nuôi: trâu bò 18 triệu, gà 30 triệu, dê 12,6 triệu, heo 455.000, cừu 3,6 triệu. Đánh cá: 341.717 tấn. Cung cấp  điện: 3,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 44%; công nghiệp 10%, đóng góp 1%; dịch vụ 1%, đóng góp 40.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Shilling (tháng 9/2010: 1.515 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 57,7 tỷ. Bình quân đầu người: 1.400. Tăng trưởng: 6%. Nhập khẩu: 5,8 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 10%, Trung Quốc 6%, Kenya 8%, India 6,9%, United Arab Emirates 6,1%, Hoa kỳ 4%. Xuất khẩu: 3 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 8,9%, India 8,8%, Netherlands 6,2%, Japan 5,4%, Zambia 4,7%, United Arab Emirates 4,3%. Du lịch: 594 triệu. Ngân sách quốc gia: 5,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,2 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 7,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 12,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.689 km. Bằng xe hơi 35.600 đầu xe, xe hơi cá nhân 98.800. Bằng máy bay: bay 215,9 triệu km, sân bay 10. Hải cảng: 3- Dar-es-Salaam, Mtwara, Tanga. Truyền thông: máy truyền hình 21/1000 cư dân, Radio  280/1000. Điện thoại: 0,4/100. Internet: 1,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 51, nữ 54. Sinh xuất: 33,4/1000 người. Tử xuất: 12,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 68,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 6,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-13 tuổi, biết đọc biết viết 72,6%, trung học 5%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các tổ chức đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


23. BURUNDI  -  REPUBLIC OF BURUNDI

A. Tiến trình phát triển.                  

Thổ dân lùn Twa là cư dân đầu tiên trong vùng. Sau đó người Bantu (Hutus) từ Ethiopia xâm chiếm khu vực trong thế kỷ 16. Đức chiếm trị năm 1899, và khu vực lại rơi vào tay Bỉ (Belgium) năm 1916. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Bỉ tiếp tục quản lý do sự ủy thác của Hội Quốc Liên. Sau thế chiến II, Liên Hiệp Quốc quản lý trên Ruanda - Urundi nay là hai nước Rwanda và Burundi. Burundi trở thành quốc gia độc lập ngày 1/7/1962. Một cuộc nổi dậy không thành công năm 1972-1973 đã giết chết 10.000 người Tutsi, 150.000 người Hutu, và trên 100.000 người Hutu phải chạy qua Tanzania và Congo (Zaire). Trong thập niên 1980, chính quyền do người Tutsi chi phối ở Burundi cam kết sẽ cải cách dân chủ và thực hiện hòa giải với các sắc tộc khác.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên tháng 6/1993, một người Hutu là Melchior Ndadaye đắc cử. Bốn tháng sau ông ta bị giết trong một cuộc đảo chánh ngày 21/10/1993. Có ít nhất 150.000 người Burundi chết trong cuộc xung đột sắc tộc kéo dài 3 năm sau đó. Tháng 4/1994, Tổng thống Cyprian Ntaryamira (đắc cử tháng 1/1994) cùng với Tổng thống Rwanda đã bị chết trong vụ rớt máy bay có nhiều nghi vấn. Tai nạn xảy ra châm ngòi cho một cuộc chết chóc ở Rwanda. Cuộc nổi dậy ở Burundi bắt đầu vượt ra khỏi ranh giới và đẩy mạnh trong năm 1995. Cuộc tranh chấp sắc tộc tiếp tục, sau vụ đảo chánh quân sự ngày 25/7/1996. Cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình từ tháng 12/1999.

Ngày 28/8/2000, các bên tham chiến đã ký hiệp ước hòa bình tại Arusha, Tanzania. Hai nỗ lực đảo chánh bị dập tắt ngày 18/4 và 23/7/2001. Và, một chính phủ phân quyền cầm đầu bởi Buyoya tuyên thệ nhậm chức ngày 1/11/2001, nhưng mâu thuẫn giữa các phe đảng, cùng với các cuộc bạo loạn vẫn còn tiếp diễn. Domitien Ndayizeye, một người Hutu trở thành Tổng thống ngày 30/4/2003. Do bạo loạn tăng lên, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã triển khai lực lượng duy trì hòa bình gồm 5.650 quân tại Burundi ngày 21/5/2004. Ngày 13/8, quân bạo loạn Hutu tấn công một trại tỵ nạn của người Tutsi ở phía tây Burundi giết chết hơn 160 người trong đó có nhiều trẻ em, và phụ nữ. Dự thảo Hiến pháp phân quyền được cử tri chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 28/2/2005, mở đường cho các cuộc bầu cử dân chủ.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 4/7/2005, Lực lượng Dân chủ dẫn đầu chiếm 64/118 ghế, kế là Mặt trận Dân chủ 30 ghế, và sau cùng đảng Cải cách Quốc gia 1 ghế. Ngày 26/8/2005, Quốc hội bầu Pierre Nkurunziza làm Tổng thống. Ông ta là lảnh tụ phiến quân được chọn làm nguyên thủ quốc gia đầu tiên từ ngày Tổng thống Melchior Ndadaye bị ám sát năm 1993. Ngày 1/1/2007, lực lượng duy trì hòa bình (ONUB) của Liên Hiệp Quốc được thay thế bởi Cơ quan hợp nhất cũng của Liên Hiệp Quốc tại Burundi (BINUB). Ngày 4/12/2008, một thỏa ước đạt được giữa chính phủ và phiến quân Hutu, theo đó lực lượng vủ trang Hutu bắt đầu giải giới và giải thể. Ứng viên tổng thống Nkurunziza rút tên khỏi danh sách ứng cử, vì cho rằng cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/6/2010 đã được sắp đặt trước.

B. Burundi ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Burundi có hiệu lực thi hành năm 1981. Hiến pháp chỉ rõ Burundi là một nước Cộng hòa. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người cầm chính phủ, do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 118 đại biểu trong đó 100 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử và 18 chỉ định từ các sắc tộc, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 49 nghị sỉ gồm 34 bầu cử và 15 chỉ định kể cả 4 cựu Tổng thống.

 Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 9.863.000, dưới 15 tuổi 46,1%, trên 65 tuổi 2,5%. Mật độ cư dân: 384 người/km2. Thành phố: 10,7%. Sắc tộc: Hutu (Bantu) 85%, Tutsi 14%, người lùn Twa 1%. Ngôn Ngữ: Kirundi, Pháp (chính cả hai), Swahili. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 67%, Niềm tin bản địa 23%, Hồigiáo 10%, Tin lành 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 27.830 km2. Diện tích đất 25.680 km2. Địa điểm: vùng trung Phi. Quốc gia láng giềng: Rwanda phía bắc, Congo phía tây, Tanzania phía đông và phía nam. Địa thế: phần lớn lãnh thổ là cao nguyên đầy cỏ với núi non có nơi cao tới 8.900ft. Suối nguồn nước trong lành của sông Nile hầu hết nằm ở phía nam. Hồ Tanganyika là hồ sâu nhất, đứng hàng thứ hai thế giới. Thủ đô: Bujumbura: 455.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Pierre Nkurunziza, sinh 18/12/1963, nhậm chức 26/8/2005 (tái bầu năm 2010). Chính quyền địa phưong: 16 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 82 triệu USD. Quân đội chính quy: 20.000. Kinh tế: Công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, lắp ráp hàng kim khí diện máy, xây dựng. Nông sản: sợi bông, cà phê, trà, bắp, đậu nành, chuối, khoai ngọt. Tài nguyên: Nickel, Uranium, hợp chất đất quý hiếm (rare earth oxides), than bùn, cô ban, đồng, bạch kim (Platium) nguyên tố kim loại cứng không gĩ (vanadium, thủy diện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 36%. Chăn nuôi: trâu bò 400.000, gà 4,4 triệu, dê 750.000, heo 70.000, cừu 250.000. Đánh cá: 14.200 tấn. Cung cấp  điện: 92 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 93%, đóng góp 48%; công nghiệp 3%, đóng góp 19%; dịch vụ 4%, đóng góp 33%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc (tháng 9/2010: 1.205 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 3,2 tỷ. Bình quân đầu người: 300. Tăng trưởng: giảm 4,5%. Nhập khẩu: 275 triệu. Bạn hàng: Kenya 19%, Italy 15,1%, Tanzania 11,1%, Belgium 9,7%, Uganda 5,6%. Xuất khẩu: 68 triệu. Bạn hàng: Đức 18%, Yhuỵ Sỉ 8,6%, Belgium 5,5%, Rwanda 5,4%, Italy 4,6%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 417 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 205 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 11%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 7.000 đầu xe, xe hơi cá nhân: 9.300. Bằng máy bay: bay 7,8 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 1- Bujumbura. Truyền thông: máy truyền hình: 15/1000 cư dân, Radio 152/1000. Điện thoại: 0,4/100. Internet: 0,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 56,7, nữ 60. Sinh xuất: 41,4/1000 người. Tử xuất: 9,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 63,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: 2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12 tuổi, biết đọc biết viết 65,9, trung hợc%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


24. RWANDA  -  REPUBLIC OF RWANDA.

A. Tiến trình phát triển.

Trong nhiều thế kỷ, người Tutsi (rất cao) chiếm ưu thế về chính trị mặc dù người Hutu chiếm tới 90% cư dân. Năm 1959, nội chiến nổ ra và quyền lực của người Tutsi chấm dứt. Nhiều người Tutsi phải lưu vong. Rwanda là thuộc địa Bỉ trước đây, cùng với Urundi dưới sự ủy trị của Liên Hiệp Quốc  trở thành quốc gia độc lập ngày 1/7/1962. Năm 1963, người lưu vong Tutsi trở lại chiếm quyền bằng một cuộc đảo chánh không thành công, và cuộc tàn sát nhiều người Tutsi được diễn ra sau đó. Sự kình địch giữa những người Hutu dẫn đến một cuộc đảo chánh không đổ máu tháng 7/1973, đưa Juvénal Habyarimana lên nắm quyền. Năm 1990, Mặt trận Yêu nước Rwanda (RPF) của khoảng từ 5.000 đến 10.000 người Tutsis lưu vong từ Uganda xâm lược Rwanda và bắt đầu một cuộc nội chiến.

Thương thảo ngưng bắn giữa chính phủ và phe bạo loạn bắt đầu ngày 29/3/1991, và ngày 14/7/1992 chính thức ký Hiệp ước tại Arusha. Từ đó, nền dân chủ đa đảng được hợp pháp hóa.
Nhưng sau cái chết của Habyarimana, và Tổng thống Burundi trong một tai nạn máy bay có nhiều nghi vấn ngày 6/4/1994, bạo loạn lai nổi lên khắp nơi. Hơn 1 triệu người hầu hết là người Tutsi bị giết bởi lực lượng dân quân Hutu, và khoảng 2 triệu người cả Tutsi và Hutu phải chạy sang Congo (Zaire) và các quốc gia khác, trong cuộc nội chiến. Tại các nước tạm dung này, người Rwanda còn phải trải qua một cơn dịch tả hiểm nghèo, giết chết không biết bao nhiêu người chạy loạn. Ngày 23/6/1994, được sự ủy thác của Liên Hiệp Quốc, quân đội Pháp tiến vào phía Tây nam Rwanda thành lập cái gọi là một khu vực an toàn.

Mặt trận Yêu nước tuyên bố chiến thắng, tháng 7, thành lập chính quyền do Tổng thống người Hutu ôn hòa cầm đầu. Ngày 22/8, quân đội Pháp rút, và lực lượng Liên Hiệp Quốc chấm dứt nhiệm vụ ngày 8/3/1996. Chính quyền Rwanda và một tòa án được Liên Hiệp Quốc bảo trợ ở Tanzania tiếp tục thu thập nhưng bằng chứng để truy tố những người có trách nhiệm trong hành động diệt chủng vừa qua. Có hơn 1 triệu người tỵ nạn hầu hết là người Hutu quay trở lại Rwanda từ Tanzania và Congo trong tháng 11 và 12/1996. Ngày 24/4/1998, đội hành quyết Rwanda đã thi hành bản án tử hình đối với 22 người bi tòa án xứ nầy buộc tội diệt chủng. Ngày 1/5, trước tòa án Liên Hiệp Quốc, nguyên Thủ tướng Jean Kambada viện dẩn rằng hành động của mình không phải là diệt chủng nên nhận bản án tù chung thân ngày 4/8/1998.

Ngày 22/4/2000, tướng Paul Kagame lảnh tụ Mặt trận Yêu nước Rwanda tuyên thệ nhậm chức, là vị Tổng thống đầu tiên của sắc tộc Tutsi. Ngày 8/6/2001, một tòa án ở Bỉ đã kết án 2 nử tu Thiên chúa giáo La Mã và 2 người Rwanda về vai trò của họ trong vụ diệt chủng ở Rwanda năm 1994. Ngày 30/7/2002, Rwanda và Congo ký hiệp ước, theo đó thì Rwanda đồng ý rút quân khỏi Congo, và Congo đồng ý không cung cấp nơi trú đóng cho quân du kích Hutu. Ngày 26/5/2003, trong một cuộc “trưng cầu dân ý” cử tri Rwanda chấp nhận Hiến pháp mới. Ngày 25/8, Kagam được tái bầu chức Tổng thống, và ngày 29-30/9 bầu chọn Quốc hội mới. Tháng 6/2004, nguyên Tổng thống Bizimungu bị một tòa án kết án 15 năm tù về tội tham nhũng. Ngày 24/11/2006, Rwanda cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp.

Ngày 6/4/2007, Tổng thống Kagame ân xá cho cựu Tổng thống Bizimungu, và ông nầy chính thức rời khỏi nhà tù trong ngày. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Rwanda phát triển ổn định. Ngày 19/2/2008, trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Bush đến Rwanda, ông hứa sẽ tài trợ cho Rwanda để huấn luyện quân đội, ngăn ngừa bệnh sốt rét, và kiểm soát bệnh HIV. Đến tháng giữa năm 2010, Rwanda còn duy trí 3.300 quân giữ gìn hoà bình tại vùng Dafurn ở Sudan. Ngày 9/8/2010, Kagam được tái bầu chức Tổng thống,

B. Rwanda ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới Rwanda có hiệu lực thi hành năm 1978, chỉ cho phép một đảng chính trị duy nhất là đảng MRNC. Tu chỉnh Hiến pháp tháng 6/1991, hợp pháp hóa các đảng chính trị tại Rwanda. Thỏa ước Arusha tháng 8/1994, giữa chính phủ và các phe nhóm bạo loạn lập ra một Quốc hội chuyển tiếp với 70 đại biểu. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 26/5/2003, cử tri chấp nhận Hiến pháp mới. Theo đó, quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 80 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 26 nghị sỉ. Nhằm tránh việc phân biệt đối xử giữa các sắc dân có nguồn gốc văn hóa khác nhau, tái diển nội chiến vì sắc tộc, Hiến pháp quy định Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội không được từ một đảng chính trị, hay một sắc tộc.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 11.055.000, dưới 15 tuổi 43%, trên 65 tuổi 2,4%. Mật độ cư dân: 448,2 người/km2. Thành phố: 18,6%. Sắc tộc: Hutu 84%, Tutsi 15%, người lùn Twa: 1%. Ngôn Ngữ: Pháp, Kinyarwanda, Anh (chính tất cả), Swahili. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 57%, Thiên chúa giáo Tin lành 26%, Niềm tin bản địa 11%, Hồi giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 26.338 km2. Diện tích đất: 24.668 km2. Địa điểm: phía đông châu Phi. Quốc gia láng giềng: Uganda phía bắc, Congo phía tây, Brundi phía nam, Tanzania phía đông. Địa thế: đồi và cao nguyên đồng cỏ bao trùm hầu hết đất đai cùng với một chuỗi núi lửa phía tây bắc. Nguồn nước sông Nile chảy vào sông Kagera phía tây nam Kigali. Thủ đô: Kigali: 909.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Paul Kagame, sinh 23/10/1957, nhậm chức 22/4/2000 (tái bầu tháng 8/2003, và tháng 8/2010). Thủ tướng chính phủ: Bernard Makuza, sinh 1961, nhậm chức 8/3/2000. Chính quyền địa phưong: 12 quận chia thành 155 cộng đồng nông thôn. Ngân sách quốc phòng: 62 triệu USD. Quân đội chính quy: 33.000. Kinh tế: Công nghiệp xi măng, sản phẩm nông nghiệp. Nông sản: chuối, cà phê, trà, hoa cúc (dùng làm thuốc trừ sâu). Tài nguyên: nguyên tố kim loại nặng, thiếc, vàng, khí methane, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 46%. Chăn nuôi: trâu bò 1 triệu, gà 1,8 triệu, dê 1,3 triệu, heo 270.000, cừu 470.000. Đánh cá: 8.200 tấn. Cung cấp điện: 120 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 90%, đóng góp 41%; công nghiệp 5%, đóng góp 21%; dịch vụ 5%, đóng góp 38%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc (tháng 9/2010: 585,2 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 11 tỷ. Bình quân đầu người: 1.000 USD. Tăng trưởng: 4,5%. Nhập khẩu:  867 triệu. Bạn hàng: Kenya 19,7%, Đức 7,8%, Uganda 6,9%, Belgium 5%. Xuất khẩu: 191 triệu. Bạn hàng: China 10,2%, Đức 9,6%, Hoa Kỳ 4,3%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 473,7 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 10,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 10.700 đầu xe, xe hơi cá nhân: 16.300. Bằng máy bay: bay 6,4 triệu km, sân bay 4. Hải cảng: 2- Gisenyi, Cyangugu. Truyền thông: máy truyền hình: 9/1000 cư dân, Radio 101/1000. Điện thoại: 0,3/100. Internet: 4,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 56,1, nữ 58,9. Sinh xuất: 37,3/1000 người. Tử xuất: 10,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 65,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 2,8%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12, biết đọc biết viết 70,3%, trung học 9%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


25. CONGO ( ZAIRE)  -  DEMOCRATIC REPUBLIC OF THE CONGO.

A. Tiến trình phát triển.                          

Cư dân sống trên đất Congo đầu tiên là bộ tộc người lùn, sau đó là người Bantus từ phía Đông, và người du cư Nilotic từ phía Bắc. Vương quốc Bantu Bakongo rộng lớn cai trị nhiều phần đất của Congo và Angola khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha thăm viếng xứ này vào thế kỷ 15. Nhà vua Bỉ, Leopold II, thành lập nhóm hải ngoại khai thác khu vực Congo năm 1876. Năm 1877, Henry M. Stanley cầm đầu nhóm hải ngoại thám hiểm Congo, và năm 1878 nhóm nầy đã gởi về cho nhà vua cách tổ chức trong vùng, và phương cách vượt thắng các lãnh chúa bản địa. Năm 1884-1885, hội nghị Berlin thành lập quốc gia tự do Congo, với Leopold như là nhà vua và chủ nhân chính của quốc gia  này. Sự khai thác bóc lột người lao động bản địa làm việc trong các đồn điền cao su, tạo ra sự chỉ trích mạnh mẽ của thế giới.

Năm 1908, chính phủ Bỉ ban hành Hiến chương thuộc địa, gọi thuộc địa là Congo của Bỉ (Belgium Congo). Hàng triệu người Congo đã chết giữa năm 1880 và 1920, như là kết quả của sự bóc lột sức lao động nô lệ, và nhiều nguyên nhân đói khát, bệnh tật dưới sự cai trị của người Châu Âu. Các nhà lãnh đạo Congo và Bỉ đã thỏa thuận ngày 27/1/1960, để cho Congo trở thành quốc gia độc lập vào tháng 6/1960. Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ngày 31/5, lãnh tụ Phong trào Quốc gia Congo do Patrice Lumumba lảnh đạo giành được 35 trên 137 ghế trong Quốc hội. Lunumba được chỉ định làm Thủ tướng và thành lập một nội các Liên hiệp. Ngày 30/6, Cộng hòa Congo chính thức được thành lập. Bạo loạn ngày càng lan rộng làm cho người Châu Âu và nhiều người khác phải bỏ chạy.

Ngày 9/8/1960, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bỉ rút quân đội khỏi Congo, và một đội quân Liên Hiệp Quốc được gởi tới duy trì trật tự. Tổng thống Joseph Kasavuba bãi nhiệm Thủ tướng Lumumba trong tháng 9. Lumumba bị giết ngày 17/1/1961. Quân đội Liên Hiệp Quốc rút khỏi Congo ngày 30/6/1964, và Moise Tshombe trở thành Tổng thống. Ngày 7/8, phe nổi dậy cánh tả chiếm quyền thành lập chính quyền Cộng hòa Nhân dân ở Stanleyville (nay là Kisangani). Tổng thống Tshombe trốn trong trại lính của người nước ngoài tìm cách tái lập quân đội Congo. Trong tháng 11 và 12, quân nổi dậy giết toàn bộ những người bị bắt làm con tin da trắng và hàng ngàn người Congo. Quân nhảy dù Bỉ được máy bay Hoa Kỳ vận chuyển tới đổ quân giải cứu được hàng trăm con tin.

Tháng 7/1965, quân bạo loạn đã mất hết ảnh hưởng của họ. Cuối năm 1965, Tướng Joseph D. Mobutu được chỉ định làm Tổng thống. Sau đó ông ta đổi tên thành Mobutu Sese Seko cai trị như một nhà độc tài. Tên nước (quốc gia ) đổi thành Cộng hòa Dân chủ Congo năm 1966, và một lần nữa đổi thành Cộng hòa Zaire năm 1971. Tệ nạn tham nhũng trong chính quyền, và suy thoái kinh tế là một tai họa cho Cộng hòa Zaire trong thập niên 1980, và tệ hại hơn trong thập niên 1990. Năm 1990, Tổng thống Mobutu công bố chấm dứt sự cấm đoán các đảng phái hoạt động chính trị hiệu lực từ 20 năm qua. Dù vậy, ông ta vẫn muốn còn duy trì hiệu lực, bất chấp cả sức ép của quốc tế lẫn quốc nội. Năm 1994, Zaire bị tràn ngập bởi dòng người tỵ nạn từ các cuộc chém giết sắc tộc rộng lớn ở Rwanda.

Bạo loạn sắc tộc còn ập vào phía Đông Zaire trong năm 1996. Tháng 10/1996, dân quân Hutu chiếm đa số trong các trại tỵ nạn đánh lại quân bạo loạn hầu hết là người Tutsis ở Zaire, dẫn tới việc quân đội chính phủ phải can thiệp. Kết quả của sự xung đột là người tỵ nạn Rwanda phải rời trại trở về Rwanda, trong khi nhiều người chạy về phía Đông Zaire. Quân bạo loạn lãnh đạo bởi tướng Laurent Kabila, một người Marxist trước đây, và có thời gian là đối thủ của Mobutu tạo được một lực lượng mạnh, bắt đầu chuyển quân về phía tây, băng xuyên qua Zaire. Hành động chuyển quân này làm quốc gia rối loạn, khi Mobutu đang ở Tây Âu để điều trị chứng ung thư tuyến tiền liệt khoảng 4 tháng cuối năm 1996. Trong khi Mobutu ở nước ngoài, quân đội Zaire chống cự yếu ớt.

Hơn nữa lực lượng nổi dậy lại được sự trợ giúp bởi nhiều kẻ thù của Mobutu nhất là Rwanda và Uganda. Tháng 3/1997, Mobutu về Zaire nhưng nổ lực thương lượng với tướng Kabila không mang lại kết quả mong muốn. Vào ngày 17/3, quân Kabila vào Kinshasa, và Mobutu trở thành kẻ lưu vong. Quốc gia một lần nữa trở lại tên Cộng hòa Dân chủ Congo. Mobutu chết ngày 7/8 ở Rabat Morocco. Kabila cai trị quốc gia bằng sắc lệnh, xa lánh viên chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức trợ giúp quốc tế và đồng minh củ. Các cuộc nổi dậy được trợ giúp từ Rwanda và Uganda đe dọa Kinshasa trong tháng 8/1998, nhưng quân nổi dậy bị đánh bật ra nhờ sự hỗ trợ của Angola, Namibia và Zimbabwe. Ngày 31/8/1999, phiến quân đồng ý ngưng bắn, nhưng thỏa ước ngưng bắn không được thực hiện một cách đúng đắn.

Ngày 16/1/2001, Kabila bị ám sát bởi một trong những người bảo vệ ông ta, và người kế nhiệm là con trai ông ta Joseph. Ngày 17/1/2002, một trận núi lửa bộc phát ở phía Đông Congo gần Goma, nham thạch tràn ngập nhiều thành phố, và phá hủy hàng ngàn ngôi nhà. Ngày 30/7/2002, Congo và Rwanda ký hiệp ước hòa bình với hy vọng kết thúc nội chiến của người Congo. Đến giữa tháng 11/2002, số người chết do nội chiến lên tới 3,3 triệu. Sau chiến tranh một làn gió mới đang khởi động, đầu tiên là thỏa ước rút quân của Rwanda và Uganda, kế đến là thỏa hiệp phân chia quyền hành giữa các phe nhóm ngày 2/4/2003, dẩn tới một chính quyền Congo mới sẽ nhậm chức trong tháng 7. Ngày 11/6/2004, một nổ lực đảo chánh của quân cận vệ Tổng thống đã được dập tắt.

Ngày 13/5/2005, Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua. Đội quân giử gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc (MONUC) triển khai hoạt động tại Congo từ năm 1999 vẫn còn giám sát cuộc bầu cử sẽ tổ chức ngày 30-31/7/2006. Đây là cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội đầu tiên từ ngày Cộng hòa Dân chủ Congo thành lập năm 1960. Có 32 ứng viên dự tranh Tổng thống, không có ứng viên nào hội đủ túc số trong vòng đầu. Và tại vòng bầu chung cuộc ngày 29/10/2006, đương kim Tổng thống Joseph Kabila đắc cử với 58,1% phiếu bầu đánh bại lãnh tụ phiến quân Jean-Pierre Bemba. Tại Quốc hội, đảng Nhân dân dẫn đầu chiếm 111/500 ghế, kế là đảng Tự do 64 ghế, và sau cùng là Liên minh Dân chủ Congo 10 ghế.

Hàng trăm người chết trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và phiến quân trung thành với Bema, người đã đào thoát sang Châu Âu. Ngày 23/1/2008, một thoả ước đạt được với các nhóm phiến quân phía Đông, bao gồm cả đạo quân do Tướng Laurent Nkunda chỉ huy, nhưng ngày 28/8, Nkunda tung ra các cuộc tấn công mới, ông ta bị chính quyền Rwanda bắt ngày 22/1/2009. Trong chuyến thăm viếng phía Đông Congo ngày 11/8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố sẽ cấp 17 triệu USD để hạn chế bạo loạn tinh dục trong vùng. Trong một báo cáo của Liên Hiệp Quốc có tới 8.000 phụ nử Congo bị hiếp dâm và hơn 150 người khác bị các băng đảng Rwanda hiếp dâm tập thể năm 2009.

Tính đến tháng 7/2010, đội quân giữ gìn hoà bình, và nhân viên dân sự của Liên Hiệp Quốc tại Congo khoảng 19.800.

B. Congo ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới Congo được Quốc hội thông qua ngày 16/5/2005. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 500 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 120 nghị sỉ, được bầu lên bởi các nghị viện cấp tỉnh, cũng có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 70.916.000, dưới 15 tuổi 46,7%, trên 65 tuổi 2,5%. Mật độ cư dân: 31,3 người/km2. Thành phố: 34,6%. Sắc tộc: hơn 200 sắc tộc, trong đó có bốn sắc tộc lớn nhất là Mongo, Luba, Congo (hầu hết là người Bantu), và Mangbetu-Azande. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Lingala, Kinhswana, Tshiluba. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 50%, Tin lành 20%, Hồi giáo 10%, Kimbanguist 10%.  Đất đai: Tổng diện tích: 2.344.858 km2. Diện tich đất: 2.267.048 km2. Địa điểm: miền trung Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Cộng hòa Trung Phi, Sudan phía bắc, Congo-Brazzaville phía tây, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania phía đông, Zamibia, Angola phía nam. Địa thế: Congo gồm bình nguyên khổng lồ của sông Congo. Vùng trung tâm rộng lớn là một cao nguyên bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới. Núi cao ở phía tây. Đồng cỏ nhiệt đới phía nam và đông nam. Đất trồng cỏ phía bắc. Và núi cao Ruwenzori phía đông bao quanh vùng trung tâm. Một dải đất ngắn sát bờ Đại Tây Dương. Sông Congo dài 4.373 km. Thủ đô: Kinshasa. Thành phố đông dân: Kinshasa 8.401.000. Lubumbashi 1.479.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Joseph Kabila, sinh 24/6/1971, nhậm chức 26/1/2001 (tái bầu năm 2006). Thủ tướng chính phủ: Adolphe Muzito, sinh năm 1925, nhận chức ngày 10/10/2008. Chính quyền địa phưong: 10 tỉnh và 1 thành phố. Ngân sách quốc phòng: 168 triệu USD. Quân đội chính quy: 139.251. Kinh tế: Công nghiệp khai thác và chế biến sản phẩm hầm mỏ, chế biến thực phẩm thức uống, hàng dệt, giày dép, thuốc lá, xi măng. Nông sản: Cao su, dầu cọ, cà phê, trà, đường, bột sắn, chuối, hạt ngủ cốc, bắp, trái cây. Tài nguyên: Dầu khí, thiếc, đồng, bạc, vàng, quặng sắt, quặng nhôm, Mangan, nguyên tố kim loại trắng mềm, kim loại nặng, kim loại phóng xạ, Uranium, than đá, gỗ xẽ. Dự trữ nhiên liệu: 180 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 758.000, gà 19,8 triệu, dê: 4 triệu, heo 1 triệu, cừu 900.000. Đánh cá: 329.558 tấn. Cung cấp điện: 8,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 65%, đóng góp 55%; công nghiệp 16%, đóng góp 11%; dịch vụ 19%, đóng góp 34%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc Congo (tháng 9/2010: 875=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 21,9 tỷ. Bình quân đầu người: 300. Tăng trưởng: 2%. Nhập khẩu: 5,2 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 19,5%, Bỉ 11,8%, France 9,4%, Kenya 5,7%, Zambia 6,5%. Xuất khẩu: 6,1 tỷ. Bạn hàng: Bỉ 33,4%, Trung Quốc 24,1%, Chile 8,9%, Finland 8,2%, Hoa Kỳ 5,6%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 50 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 11,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: 17,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.137 km. Bằng xe hơi: 172.600 đầu xe, xe hơi cá nhân 34.600 chiếc. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 26. Hải cảng: 3- Matadi, Boma, Kinshasa. Truyền thông: máy truyền hình: 2/1000 cư dân, Radio 376/1000. Điện thoại: 0,1/100. Internet: 0,6%/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 52,9, nữ 56,6. Sinh xuất: 42,3/1000 người. Tử xuất: 11,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 79,4,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13 tuổi, biết đọc biết viết 66,6%, trung học 18%, đại học 2%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU)..


26. CONGO  -  REPUBLIC OF THE CONGO.     

A. Tiến trình phát triển.

Vương quốc Loango phát triển rực tỡ trong thế kỷ 15, cũng giống như vương quốc Anzico của Batekes trở nên suy yếu vào cuối thế kỷ 17. Năm 1885, Pháp chiếm trị toàn bộ khu vực rồi gọi nó là khu vực Trung Congo. Ngày 15/8/1960, khu vực thu hồi độc lập với tên gọi Cộng hòa Congo. Sau cuộc đảo chánh năm 1963, bởi Liên đoàn thương mại Congo, chọn đường lối phát triển Marxist-Leninist do Liên Xô, và Trung Quốc tranh nhau ảnh hưởng. Pháp vẫn còn là bạn hàng thương mại quan trọng, và là nguồn trợ giúp kỷ thuật cho Congo. Các công ty tư nhân Pháp đóng vai trò chính của nền kinh tế Congo. Năm 1970, quốc gia được đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Congo. Năm 1990, Congo từ bỏ chủ nghĩa Marxist, và các đảng phái đối lập được hợp pháp hóa.

Năm 1991, tên nước lại đổi thành Cọng hoà Congo, một Hiến pháp mới cũng được thông qua, và tiến hành bầu cử chính quyền dân chủ. Tháng 6/1997, Tổng thống Lissouba tiến hành một cuộc giải giới các lực lượng đối lập, dẫn tới một cuộc tranh chấp giữa các phe nhóm ngay tại thủ đô Brazzaville trong suốt mùa hè. Sau 4 tháng đánh nhau giữa quân đội và phiến quân ở trung tâm thành phố, khiến thủ đô Brazzaville như là một thành phố ma. Ngày 15/10/1997, đội quân bạo loạn của nhà Marxist là Denis Sassou-Nguesso, nắm quyền kiểm soát thành phố, Tổng thống Lissouba đào thoát sang Burkinia Faso. Tháng 11/1999, một Hiệp ước hòa bình gữa Tổng thống Sassou-Nguesso và hai lảnh tụ phiến quân vùng Cocoye và Ninja đưa tới một thời kỳ ổn định tại Cọng hòa Congo.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 10/3/2002, Sassou-Nguesso giành chiến thắng sít sao. Ngày 17/3/2003, chính phủ và phiến quân Ninja vùng sâu ký hiệp ước ngưng bắn. Thu nhập dầu khí chiếm 65% tổng sản lượng quốc gia và 90% hàng xuất khẩu. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 24/6/2007, đảng Lao động dẫn đầu, chiếm 46/137 ghế, về nhì là đảng Dân chủ và Phát triển 11 ghế, và sau cùng là 11 đảng có đảng chỉ chiếm được 1 hoặc 2 ghế. Sassou-Nguesso tái đắc cử sít sao trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 12/7/2009.

B. Congo ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Congo được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 1/2002, có hiệu lực thi hành tháng 8/2002. Hiến pháp chỉ rõ Congo là một nước Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, do dân bầu với nhiệm kỳ 7 năm. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 137 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 66 nghị sỉ, cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 2 năm bầu lại 1/3 nghị sỉ.      

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.125.000, dưới 15 tuổi 45,8%, trên 65 tuổi 2,8%. Mật độ cư dân: 12,1 người/km2. Thành phố: 61,7%. Sắc tộc: Kongo 48%, Sangha 20%, Teke 17%, M'Boshi 12%. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Lingala, Monokutuba, Kikongo, và nhiều ngôn ngữ châu Phi khác. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 50%, Vật thần giáo 48%, Hồi giáo 2%. Đất đai: Tổng diện tích: 342.000 km2. Diện tích đất: 341.500 km2. Địa điểm: nằm ở phía tây Trung Phi. Quốc gia láng giềng: Gabon, Cameroon phía tây, Cộng hòa Trung Phi phía bắc, Congo-Kinshasa phía đông, Angola phía tây nam. Địa thế: nhiều phần đất ở Congo được bao phủ bởi rừng rậm. Một bờ biển bằng phẳng chạy dài tới lưu vực Niari màu mỡ. Miền trung là một cao nguyên lưu vực sông Congo gồm một vùng bằng phẳng ngập nước, và một đồng cỏ nhiệt đới. Thủ đô: Brazzaville: 1.292.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Denis Sassou-Nguesso, sinh 1943, nhậm chức 25/10/1997 (tái bầu năm 2002 và 2009). Chính quyền địa phương: 10 vùng và 6 khu vực nông thôn. Ngân sách quốc phòng: 112 triệu USD. Quân đội chính quy: 10.000. Kinh tế: Công nghiệp dầu khí, ximăng, gỗ xẻ, thức uống, đường, dầu cọ. Nông sản: lúa gạo, bắp, sắn, cà phê, đường, cocoa, đậu phụng, rau quả. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, chì, đồng, thiết, nhôm, Uranium, bồ tạc (Potash), thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 1,6 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 110.000, gà 2,4 triệu, dê 290.000, heo 46.000, cừu 99.000. Đánh cá: 59.506 tấn. Cung cấp  điện: 400 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 60%, đóng góp 7%; công nghiệp 20%, đóng góp 54%; dịch vụ 20%, đóng góp 39%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 15,6 tỷ. Bình quân đầu người: 3.900. Tăng trưởng: 7,6%. Nhập khẩu: 3,3 tỷ. Bạn hàng: Pháp 23,5%, Trung Quốc 13,1%, Hoa Kỳ 7,5%, Ấn Độ 6,9%, Italy 5,6%, Belgium 5,1%. Xuất khẩu: 8,2 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 38,1%, Trung Quốc 33,3%, Taiwan 10,2%, Nam Triều Tiên 6,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,4 tỷ. Dự trữ vàng: 11.126 ozt. Nợ nước ngoài: 5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 894 km. Bằng xe hơi: 29,700 đầu xe, xe hơi cá nhân: 23.100. Bằng máy bay: bay 31 triệu km, sân bay 5. Hải cảng: 2- Pointe-Noire, Brazzaville. Truyền thông: máy truyền hình 13/1000 cư dân, Radio  126/1000. Điện thoại: 0,7/100. Internet: 6,7/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 53,3, nữ 55,8. Sinh xuất: 41/1000 người. Tử xuất: 11,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 77,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 3,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15 tuổi, biết đọc biết viết 83,8%, trung học 53%, đại học 8%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


27. GABON  -  GABONESE REPUBLIC.

A. Tiến trình phát triển.

Giữa thế kỷ 16 và 18, sắc tộc Fang và vài sắc tộc khác định cư tại nơi bây giờ là Gabon, một phần của một vương quốc rộng lớn, mà thủ đô của nó la Librevill. Có lúc Librevill là nơi định cư của người nô lệ trốn thoát được giải cứu bởi Pháp năm 1949. Pháp chiếm trị vùng nầy vào thời gian đó. Và đến năm 1888, Pháp mở rộng ra thành thuộc địa Congo của Pháp. Cư dân bản địa kháng cự việc chiếm cứ của Pháp từ năm 1905 đến 1911, nhưng không thành công. Gabon trở thành một Cọng hòa tự trị trong Cộng đồng Pháp ngày 28/11/1958. Và quốc Ganbon chính thức độc lập ngày 17/8/1960. Nhưng cho đến năm 1990, hệ thống đa đảng chính trị mới được phép hoạt động. Ngày 14/3/1991, Hiến pháp mới ra đời. Tổng thống Omar Bongo được tái bầu ngày 5/10/1993, kéo dài thời gian cầm quyền.

Có bạo loạn và tố cáo bầu cử gian lận. Dù vậy, ông ta còn được tái bầu ngày 6/12/1998. Dĩ nhiên, cũng giống như lần trước người ta cho đó là một gian trá và không tiến hành đúng pháp luật. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 27/11/2005, có 5 ứng viên dự tranh, đương kim Tổng thống Omar Bongo đắc cử với 79,2% phiếu bầu. Và cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17 và 24/12/2006, đảng Dân chủ dẫn đầu chiếm 82 ghế, về nhì là Liên đảng 17 ghế, và sau cùng ứng viên độc lập 4 ghế. Sauk khi Omar Bongo qua đời ngày 8/6/2009, con trai của ông ta là Ali Bongo Ondimba, Bộ trưởng Quốc phòng Xử lý thường vụ chức Tổng thống. Ông ta đắc cử tổng thống ngày 30/8, và nhậm chức ngày 16/10/2009.

Gabon là quốc gia hưng thịnh trong số các nước Châu Phi da đen, nhờ vào sự phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên, và các chương trình phát triển của chính quyền cùng với sự đầu tư của nước ngoài.


B. Gabon ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Gabon có hiệu lực thi hành ngày 21/3/1997. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Gabon là một nước Cộng hòa. Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu không giới hạn nhiệm kỳ. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 120 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 91 nghị sỉ, có nhiệm kỳ 6 năm củng do dân bầu đại diện cho các địa phương.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.545.000, dưới 15 tuổi 42,2%, trên 65 tuổi 3,9%. Mật độ cư dân: 6 người trên km2. Thành phố: 85,6%. Sắc tộc: Fang, Nzebi, Bapounou, Obamba, European. Ngôn Ngữ: Pháp (chính), Fang,Myene, Nzebi, Bapounou, Eschira, Bandjabi. Tôn giáo: Thiên chúa giáo: 55-75%. Đất đai: Tổng diện tích: 267.667 km2. Diện tích đất: 257.667 km2. Địa điểm: trên bờ Đại Tây Dương phía tây Trung Phi. Quốc gia láng giềng: Equatorial-Guinea, và Cameroon phía bắc, Congo phía đông và nam. Địa thế: lảnh thổ nhiều rừng rậm,  gồm bờ biển đất thấp, và cao nguyên ở phía bắc, đông, và nam. Núi non có ở cả phía bắc, đông nam, và trung tâm. Hệ thống sông Ogooue cũng chiếm nhiều đất trong nội địa. Thủ đô: Libreville: 619.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cọng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ali Bongo Ondimba, sinh 9/2/1959, nhậm chức 16/10/2009. Thủ tướng chính phủ: Paul Biyoghé Mba, sinh 18/4/1953, nhậm chức 17/7/2009. Chính quyền địa phương: 9 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 134 triệu. Quân đội chính quy: 4.700. Kinh tế: Công nghiệp  chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt, gỗ xẻ, xi măng, khai thác mỏ, dầu lữa, hóa chất, sữa chựa tàu. Nông sản: cà phê, cocoa, mía đường, cao su, sản phẩm từ cây cọ. Tài nguyên: dầu lửa, nguyên tố mangan, Uranium, sắt, vàng, gỗ xẽ, thủy diện. Dự trữ nhiên liệu: 2 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 36.000, gà 3,1 triệu, dê 91.000, heo 213.000, cừu 196.000. Đánh cá: 41.647 tấn. Cung cấp điện: 1,8 tỷ  Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 60%, đóng góp 8%; công nghiệp 15%, đóng góp 49%; dịch vụ 25%, đóng góp 43%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010: 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 21,2 tỷ. Bình quân đầu người: 14.000. Tăng trưởng: -1,1%. Nhập khẩu: 2,3 tỷ. Bạn hàng: Pháp: 35,2%, Hoa Kỳ: 7,6%, Netherlands 5,5%, Cameroon 4,5%, Belgium 4,3%. Xuất khẩu: 5,9 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 27,2%, Trung Quốc 15,7%, France 7,7%, Trinidad Tobago 5,3%, Thái Lan 4,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,2 tỷ. Dự trữ vàng: 12.837ozt. Nợ nước ngoài: 3,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: thay đổi: tăng 1,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 814 km. Bằng xe hơi: không có số liệu, xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 814 triệu km, sân bay 10. Hải cảng: 3- Port Gentil, Owendo, Libreville. Truyền thông: máy truyền hình: 251/1000 cư dân, Radio 501/1000. Điện thoại: 1,8/100. Internet: 6,7/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 52, nữ 53,6. Sinh xuất: 35,4/1000 người. Tử xuất: 12,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 50,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 5,9%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16 tuổi, biết đọc biết viết 87%, trung học 55%, đại học 8%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO) Y tế Thế giới (WHO) và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


28. EQUATORIAL GUINEA  -  REPUBLIC OF EQUATORIAL GUINEA.

A. Tiến trình phát triển.             

Người Bồ Đào Nha đặt chân lên đảo Fermando Po (nay là Bioko) vào cuối thế kỷ thứ 15, và nhượng quyền cho Tây Ban Nha năm 1778. Trong nhiều thập kỷ, Tây Ban Nha không hiện diện tại đây. Anh Quốc được phép lập căn cứ hải quân tại Clareence, nơi trở thành trung tâm bí mật buôn bán người nô lệ da đen trên một khu vực rộng lớn. Tây Ban Nha tái lập sự cai trị từ thập niên 1840. Đảo Fermando Po trở thành đồn điền trồng cocoa nhập khẩu lao động từ Châu Phi. Thập niên 1959, Phong trào vận động cho độc lập ở Châu Phi lan nhanh. Năm 1963, Equatorial Guinea được ban cấp quy chế tự trị. Và trở thành quốc gia độc lập ngày 12/10/1968. Bạo loạn nổi lên năm 1969, do sự tranh chấp giữa người sống trên đảo và tỉnh Rio Muni trên đất liền lạc hậu hơn.

Năm 1972, một người trên đất liền là Masic Nguema Biyogo trở thành Tổng thống suốt đời. Triều đại Masic là một trong những chế độ tàn bạo nhất ở Châu Phi. Quốc gia nợ nần, dân tình điêu đứng. Biyogo bị đảo chánh tháng 8/1979, lãnh tụ đảo chánh là Teodoro Obiang Nguema Mbasogo trở thành Tổng thống. Mbasogo đồng ý tổ chức tổng tuyển vào ngày 21/11/1993. Trên danh nghĩa đảng cầm quyền chiến thắng trong cuộc bầu cử nầy, nhưng các đảng phái đối lập thì tẩy. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/2/1996, và bầu Quốc hội ngày 6/3/1999 cũng bị cáo buộc gian trá, lừa đảo tương tự. Nguema Mbasogo tái đắc cử ngày 15/12/2002, với 97,1% phiếu bầu. Các ứng viên đối lập thấy có nhiều dấu hiệu gian lận, nên rút lui trong khi cuộc bầu cử đang tiến hành.

Việc bán dầu cho Hoa Kỳ trong những năm gần đây phát triển mạnh. Tháng 3/2004, các nhà chức trách ở Zimbabwe và Equatorial-Guinea đã bắt giữ 85 người, với cáo buộc có âm mưu lật đổ chính quyền Mbasogo. Mark Thatcher, con trai của nguyên Thủ tướng Anh cũng bị bắt tại Nam Phi, vì cho rằng có dính líu đến âm mưu trên. Cuối cùng thì ông ta chịu nộp 500.000  tiền phạt để được tha. Tháng 8/2006, Mbasogo cải tổ nội các, ông gọi đó là nội các tồi tệ nhất. Và ngày 8/7/2008, Mbasogo bổ nhiệm Thủ tướng mới. Một nổ lực đảo chánh đã bị dập tắt, nhà cầm quyền cho rằng phiến quân Nigeria đứng đàng sau âm mưu nầy.

B. Equatorial Guinea ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Equatorial Guinea được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” có hiệu lực thi hành tháng 8/1982. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Equatorial Guinea là một nước Cộng hòa, Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu không giới hạn nhiệm kỳ. Quốc hội gồm 100 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 650.000, dưới 15 tuổi 41,7%, trên 65 tuổi 4,1%. Mật độ cư dân: 23,2 người/km2. Thành phố: 39,5%. Sắc tộc: Fang 83%, Bubi 7%. Ngôn Ngữ: Spanish, French (chính cả hai), Fang, Bubi, Pidgin-Enhlish, Portuguese-Creole, Ibo. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã, chủ nghỉa vô thần. Đất đai: Tổng diện tích: 28.051 km2. Diện tích đất: 28.051 km2. Địa điểm: đảo Bioko nằm ngoài khơi bờ phía tây Châu Phi trong vịnh Guinea, và đất liền nằm trong nội địa Rio Muni. Quốc gia láng giềng: Gabon phía nam, Cameroon phía đông và phía bắc. Địa thế: đảo Bioko gồm hai dãy núi lửa nối liền bởi một bình nguyên. Rio Muni chiếm 90% diện tích có bờ biển bằng phẳng và các đồi thấp nhô lên. Thủ đô: Malabo: 128.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Teodoro. O.N Mbasogo, sinh 5/6/1942, nhậm chức 10/10/1979 (tái bầu các nhiệm kỳ kế tiếp, gần nhất năm 2002. Thủ tướng chính phủ: Ignacio Milam Tang, sinh 20/6/1940, nhậm chức 8/7/2008. Chính quyền địa phương: 7 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 11 triệu. Quân đội chính quy: 1.320. Kinh tế: Công nghiệp dầu lửa, khí đốt, nghiền gổ, đánh cá. Nông sản: cà phê, cocoa, lúa gạo, chuối, khoai, sắn. Tài nguyên: dầu khí. gổ, vàng, uranium, mangan. Dự trữ nhiên liệu: 1,1 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 5.050, gà 320.000,dê 9.000, heo 6.100, cừu 37.6000. Đánh cá: 2.500 tấn. Cung cấp  điện: 28 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 66%, đóng góp 20%; công nghiệp 11%, đóng góp 40%; dịch vụ 23%, đóng góp 40%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc (tháng 9/2010): 509,3 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 23,7 tỷ. Bình quân đầu người: 37.500. Tăng trưởng: 5,3%. Nhập khẩu: 3,3 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 40,1%, Spain 10%, Cote d’Ivoire 8,4%, Pháp 6,5%, Anh quốc 6,1%, Italy,5,3%. Xuất khẩu: 8,9 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 31,1%, Hoa kỳ 22,4%, Spain 12,7%, Đài Loan 7,4%, Bồ Đào Nha 6,1%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 5,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 200 triệu. Giá cả tiêu thụ: 6,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 4.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 3.600. Bằng máy bay: bay 4 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 2- Malabo, Bata. Truyền thông: máy truyền hình 116/1000 cư dân, Radio 429/1000. Điện thoại: 1,5/100. Internet: 2,1/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 61,1, nữ 62,9. Sinh xuất: 36/1000 người. Tử xuất: 9,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 79,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 3,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11 tuổi, biết đọc biết viết 93%, trung học 32%, đại học không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thụôc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới IMO) và Y tế Thế giới (WHO).  Liên hiệp Châu Phi (AU).


29. SÃO TOMÉ,  PRINCIPE - DEMOCRATIC REPUBLIC OF SẢO TOMÉ, PRINCIPE.

A. Tiến trình phát triển..

Quần đảo São Tomé và Principe được phát hiện năm 1471, bởi người thám hiểm Bồ Đào Nha, rồi đưa tù nhân, và người lưu đày Do Thái đến đây định cư. Việc trồng cây mía đường buổi đầu được thay thế bằng buôn bán người nô lệ Châu Phi da đen, là hoạt động kinh tế chính của quần đảo. Cho đến thế kỷ thứ 19, thì việc trồng cà phê và cacoa mới bắt đầu. Năm 1974, Bồ Đào Nha đồng ý trao trả thuộc địa cho tổ chức vận động tự do của đảo Sảo Tomé và Principe. Manuel Pinto da Costa, người được đào tạo tại Đông Đức, lãnh đạo tổ chức trở thành Tổng thống đầu tiên của đảo quốc ngày 12/7/1975 khi đảo quốc chính thức độc lập. Năm 1987, các cơ cấu dân chủ được thiết lập. Năm 1991, trong cuộc bầu cử Tổng thống tự do đầu tiên Miguel Trovoada đắc cử.

Ngày 15/8/1995, cuộc đảo chánh quân sự truất quyền Trovoada. Một tuần sau, qua sự trung gian hòa giải của Angola, Trovoada trở lại chức vụ. Ngày 21/7/1996, Tổng thống Trovoada tái đắc cử nhiệm kỳ 2 đánh bại ứng cử viên Manuel Puita da Costa. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 29/1/2001, thương gia giàu có chuyên xuất khẩu Cocoa là Fradique Melo de Menezes đắc cử. Ngày 16/6/2003, trong khi Menezes và Bộ trưởng Ngoại giao đang công du nước ngoài, thì Thiếu tá Fernando Pereira thực hiện một cuộc đảo chánh lật đổ Menezes. Ngày 24/7/2003, Pereira chấp nhận đề nghị của Quốc hội để Menezes trở về thành lập chính quyền Quốc gia thống nhất.

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26/3/2006, đảng Vận động Thay đổi Dân chủ dẫn đầu chiếm 23/55 ghế, về nhì là đảng Tự do 20 ghế, và sau cùng Mặt trận Mới 1 ghế. Và tại cuộc bầu cử Tổng thống ngày 30/7/2006, có 3 ứng viên dự tranh, đương kim Tổng thống Menezes tái đắc cử với 60,6% phiếu bầu. Sauk hi đảng Hành động cho Dân chủ và Độc lập thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/8/2010, Patrice Trovoada con trai của một cựu tổng thống được chọn làm Thủ tướng. Trong một thời gian dài São Tomé từng là quốc gia nghèo đói nhất thế giới, nhưng triển vọng nguồn dầu lửa trong vùng vịnh Guinea sẽ giúp quốc gia nầy cải thiện được tình hình, và tạo đà phát triển.

B. São Tomé và Principe ngày nay.     

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp São Tomé và Principe được cư tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 3/1990, có hiệu lực thi hành tháng 9/1990. Hiến pháp São Tomé chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 55 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 175.000, dưới 15 tuổi 44,9%, trên 65 tuổi 3,3%. Mật độ cư dân: 182,4 người/km2. Thành phố: 61,4%. Sắc tộc: Mestizo (pha trộn Bồ Đào Nha-Phi Châu), Black, Portuguese. Ngôn Ngữ: Portuguese (chính), Crsole, Fang. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 70%. Đất đai: Tổng diện tích: 964 km2. Diện tích đất: 964 km2. Địa điểm: nằm trong vịnh Guinea khoảng 201 km2 ngoài khơi bờ phía tây Trung Phi. Quốc gia láng giềng: Gabon, Equatorial-Guinea phía đông. Địa thế: Sảo Tomé và Principe là những đảo một phần của dảy núi lửa ngưng hoạt động. Cả hai đảo bao phủ bởi rừng tươi tốt và phần đất nhô ra. Thủ đô:  Sảo Tomé: 60.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Fradique Melo de Menezes, sinh 21/3/1942, nhậm chức 3/9/2001 (tái bầu 2006). Thủ tướng chính phủ: Patrice Trovoada, sinh ngày 18/3/1962, nhậm chức 14/8/2010. Chính quyền địa phương: 2 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: không có số liệu. Kinh tế: Công nghiệp xây dựng, hàng dệt, rượu bia, xà phòng, chế biến cá. Nông sản: dừa, cocoa, dầu cọ, tiêu, quế gia vị, cà phê. Tài nguyên: đánh cá, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 8%. Chăn nuôi: trâu bò 4.600, gà 350.000, dê 5.000, heo 2.500. cừu 2.800. Đánh cá: 4.000 tấn. Cung cấp điện: 19 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 90%, đóng góp 20%; công nghiệp 5%, đóng góp 18%; dịch vụ 5%, đóng góp 62%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dobra (tháng 9/2010: 19.165 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 295 triệu. Bình quân đầu người: 1.700. Tăng trưởng: 4%. Nhập khẩu: 86 triệu. Bạn hàng: Bồ Đào Nha 48,7%, Pháp 19,8%, Hoa Kỳ 5,1%, Belgium 4,8%. Xuất khẩu: 8 triệu. Bạn hàng: Hòa Lan 41,9%, Belgium 16,6%, Nam Triều Tiên 9%, Bồ Đào Nha 8,1%. Du lịch: 7 triệu. Ngân sách quốc gia: 57 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 24,8 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 300 triệu. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lữa: không có số liệu. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 17 triệu km, sân bay 2. Hải cảng: 2- Sảo Tomé, Santo Antonio. Truyền thông: máy truyền hình: 229/1000 cư dân, Radio  319/1000. Điện thoại: 4,8/100. Nhật báo: không có số liệu. Internet: 16,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 61,6, nữ 63,9. Sinh xuất: 39,1/1000 người. Tử xuất: 8,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 54,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-12 tuổi, biết đọc biết viết 88,3%, trung học và đại học không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO).  Liên hiệp Châu Phi (AU).


III. 14 Quốc gia khu vực Nam Phi.

14 quốc gia khu vực Nam Phi chiếm 6.110.960 km2 diện tích đất, và 155.662.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Angola chiếm 1.246.700 km2, kế đến Nam Phi 1.219.090 km2. Quốc gia nhỏ nhất là Seychelles chỉ có 455 km2. Nước có dân số đông dân nhất là Nam Phi trên 49 triệu, và nước có ít dân cư nhất  Seychelles chỉ có trên 80 ngàn người. Comoros có trên 80% cư dân theo đạo Hồi, 5 nước có tới 50% cư dân theo Thiên chúa giáo, và 5 nước khác trên 50% cư dân theo tôn giáo bản địa. Hai quốc gia Lesotho và Swazeland còn duy trì chế độ Quân chủ. 12 quốc gia còn lại đều theo chế độ Cộng hòa. 14 quốc gia ở khu vực Nam Phi là: Angola, Zambia, Malawi, Mozambique, Zimbawe, Botswana, Namibia, South Africa, Lesotho, Swaziland, Mauritius, Madagascar, Seychelles, và Comoros.


1. ANGOLA  -  REPUBLIC OF ANGOLA.

A. Tiến trình phát triển.

Từ đầu những năm 1500, bộ tộc du cư Bantu sống du cư gần như trên toàn bộ khu vực Angola. Khi người Bồ Đào Nha đến năm 1583, họ liên minh với vương quốc Bakongo ở phía Bắc thực hiện việc buôn bán người nô lệ Châu Phi da đen. Không có chiếm cứ đất đai trong  khu vực cho đến khi 400.000 người Bồ Đào Nha đến đây định cư lập nghiệp vào đầu thế kỷ 20. Chiến tranh du kích giữa lực lượng yêu nước và chính quyền Bồ Đào Nha khởi sự từ năm 1961. Đến năm 1975, Bồ Đào Nha trao trả độc lập cho Angola. Chiến tranh lại nổ ra giữa ba phe nhóm chính trị tranh giành quyền lực. Mặt trận Quốc gia có căn cứ ở Zaire nay là Congo, Tổ chức Quần chúng vận động cho tự do của Angola được Liên Xô hậu thuẩn (MPLA), và Liên minh Quốc gia đòi độc lập cho Angola (UNITA) được Hoa Kỳ và Nam Phi trợ giúp.

Năm 1976, quân đội Cuba và trang thiết bị của Liên Xô hổ trợ tổ chức Quần chúng (MPLA) giành chiến thắng nắm quyền kiểm soát hầu hết Angola. Nhưng cuộc chiến giữa các phe nhóm vẫn còn tiếp tục trong suốt thập niên 1980. Một thoả ước hoà bình giữa chính quyền (MPLA) và tổ chức Liên minh Quốc gia (UNITA) được ký ngày 1/5/1991. Tổng tuyển cử diển ra trong tháng 9/1992, nhưng chiến tranh nổ ra một lần nữa bởi vì Liên minh UNITA chối bỏ kết quả bầu cử. Ngày 20/11/1994, Liên minh UNITA ký một hiệp ước hòa bình mới với chính quyền MPLA, nhưng bạo loạn tiếp tục bởi việc giải gởi lực lượng vũ trang tiến hành chậm chạp. Ngày 28/8/1997, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một quyết định áp đặt lệnh cấm vận lên Angola.

Tháng 8/1998, Angola gởi nhiều ngàn quân vào Congo (Zaire) hậu thuẫn cho chính phủ Laurent Kabila. Tháng 3/1999, Liên Hiệp Quốc chấm dứt nhiệm vụ ở Angola trong khi nội chiến vẫn còn tiếp tục. Năm 2001, Liên Hiệp Quốc ước tính nội chiến ở Angola giữa chính phủ MPLA và liên minh UNITA giết chết khoảng 1 triệu người, và làm cho 2,5 triệu người khác phải tiêu tan nhà cửa. Ngày 10/8, phiến quân UNITA trong một cuộc phục kích phá tàu lửa làm chết hơn 250 người. Ngày 22/2/2002, quân đội chính phủ tấn công vào sào huyệt  phiến quân giết chết lãnh tụ Jonas Savimbi. Ngày 4/4/2002, Liên minh UNITA đồng ý ký một thỏa hiệp ngưng bắn tạm thời với chính phủ kết thúc cuộc nội chiến kéo dài tới 27 năm. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn tiềp tục giữa quân đội chính phủ và du kích quân ly khai trong vùng giàu dầu lữa Cabinda.

Theo báo cáo của tổ chức Human Eights Watch, do quản lý tồi và nạn tham nhũng đã tiêu tán tới 4,2 tỷ mỹ kim tiền thu nhập từ dầu lữa trong 5 năm qua: 1997-2002. Tháng 4/2004, nhà cầm quyền đã bắt giữ trên 3.000 người khai thác kim cương (diamond) bất hợp pháp, trong đó có nhiều người nước ngoài, và hơn 11.000 người khác bị trục xuất từ tháng 12/2003, do việc khai thác tài nguyên bất hợp pháp. Cơn sốt cấp tính Marburg do virus Ebola năm 2005, đã làm tren 300 người thiệt mạng. Dịch tiêu chảy tháng 2/2006, giết chết trên 1.600 người. Ngày 5-6/9/2008, người dân Angola lần đầu tiên được đi bâu Quốc hội kể từ 16 năm qua, đảng đương quyền giành thắng lợi.

Trong năm 2009, có dấu hiệu tăng lên sau hai cuộc viếng thăm của Giáo hoàng trong tháng 3 và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton trong tháng 9. Ngày 21/1/2010, Quốc hội đã chấp nhận tu chính Hiến pháp tăng thêm quyền cho tổng thống Jose Eduado dos Santos, người lãnh đạo Mặt trận Quần chúng (MPLA) nắm giữ quyền bính từ 1979.

B. Angola ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Angola có hiệu lực thi hành từ năm 1975. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ chỉ có Mặt trận Quần chúng cho Tự do (MPLA) của Angola mới là đảng chính trị duy nhất được phép hoạt động. Năm 1990, tu chính Hiến pháp cho phép các đảng đối lập được phép hoạt động. Theo Hiến pháp quyền Hành pháp được trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ, và Thống đốc các Tỉnh là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế đại biểu tại Hội đồng Tỉnh. Quốc hội gồm 220 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 13.068.000, dưới 15 tuổi 43,4%, trên 65 tuổi 2,7%. Mật độ cư dân: 10,5 người/km2. Thành phố: 57,6%. Sắc tộc: Ovimbundu 37%, Kimbundu 25%, Bakongo 13%. Ngôn ngữ: Bồ đào nha (chính), Bantu, và nhiều ngôn ngữ châu Phi khác. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 47%, Thiên chúa giáo La mã 38%, Tin lành 15%.  Đất đai: Tổng diện tích: 1.246.700 km2. Diện tích đất: 1.246.700 km2. Địa điểm: nằm phía tây nam Châu Phi trên bờ Đại Tây Dương. Quốc gia láng giềng: Namibia phía nam, Zambia phía đông, Congo (Zaire)  phía bắc. Cabinda, một vùng cách ly từ rừng quốc gia cách bờ Đại Tây Dương của Congo (Zaire), giáp ranh cộng hòa Congo. Địa thế: Angola bao gồm một vùng cao nguyên có độ cao từ 3.000-5.000 feets nổi lên từ dảy bờ biển hẹp. Cũng có một vùng đất cao vừa phải nằm ở phía tây miền trung. Sa mạc phía nam và khu rừng mưa nhiệt đới bao trùm Cabinda. Thủ đô: Luanda: 4.000.000 cư dân, Thành phố đông dân: Huambo 979.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống José Eduardo dos Santos, sinh 28/8/1942, nhậm chức 20/9/1979 (tái bầu 1985, 1992, 1999, và 2006). Chính quyền địa phương: 18 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 2,7 tỷ USD. Quân đội chính quy: 107.000. Kinh tế: Công nghiệp dầu khí, xi măng, khai thác mỏ, sản phẩm kim khí cơ bản, đánh cá và chế biến thực phẩm. Nông sản: cà phê, chuối, mía đường, sợi sisal. Tài nguyên: sắt, kim cương (trên 1 triệu carats mỗi năm), vàng, phosphates, đồng, nhôm, Uranium, và dầu lửa. Dự trữ nhiên liệu: 9 tỷ. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 4,2 triệu, gà 6,9 triệu, dê 2,1 triệu, heo 782.000, cừu 340.000. Đánh cá: 213.948 tấn. Cung cấp  điện: 2,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 85%, đóng góp 8%; công nghiệp 7%, đóng góp 67%; dịch vụ 8%, đóng góp 25%.
           
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng New Kwanza (tháng 9/2010: 90,4=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 107 tỷ. Bình quân đầu người: 8.400. Tăng trưởng: -0,3%. Nhập khẩu: 15,7 tỷ. Bạn hàng: Nam Triều Tiên 13,7%, Hoa Kỳ 14,3%, Bồ Đào Nha: 14,1%, Trung Quốc 83,%, South Africa 6,3%, Brazil 5,9%, France 5,8%. Xuất khẩu: 40,7 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 39,4%, China 35,4%, France 5%, Chile 4,3%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 32,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 8,7 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 10,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 13,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.761 km. Bằng xe hơi: 117.200 đầu xe, xe hơi cá nhân: 118.300. Bằng máy bay: bay 547,8 triệu km, sân bay 31. Hải cảng: 3- Cabinda, Lobito, Luanda. Truyền thông: máy truyền hình 15/1000 cư dân, Radio  67/1000. Điện thoại: 1,6/100. Internet: 3,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 37,5 nữ 39,5. Sinh xuất: 43,3/1000 người. Tử xuất: 23,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 178,1/1000 trẻ sơ sinh. nhiểm bệnh AIDS: 2,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11 tuổi, biết đọc biết viết  69,6%, trung học 16%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).  


2. ZAMBIA  -  REPUBLIC OF ZAMBIA.

A. Tiến trình phát triển.

Phía Bắc Rhodesia có một quốc gia nằm dưới sự kiểm soát của Công ty Nam Phi từ năm 1889. Năm 1924, thành lập văn phòng Thống đốc và sau đó có thêm cả cơ quan Lập pháp, và trở thành đơn vị tự trị trong Khối thịnh vượng Anh ngày 24/10/1964. Chính quyền Rhodesia của người da trắng tuyên bố độc lập, tách khỏi mẩu quốc Anh ngày 11/11/1965. Quan hệ giữa Zambia và Rhodesia trở nên xấu đi. Chính phủ có kế hoạch chi phối các ngành công nghiệp quan trọng. Năm 1970, hai công ty khai thác đồng do tư nhân nước ngoài làm chủ, bị buộc phải nhượng 51% phần hùn cho công ty quốc doanh. Năm 1975, đất đai do tư nhân làm chủ cùng với các công ty tư nhân khác bị quốc hữu hóa. Trong thập niên 1980 và 1990, giá đồng thế giới bị sụt giảm, cùng với nạn hạn hán kéo dài khiến nền kinh tế Zambia điêu đứng.

Sự khan hiếm thực phẩm trong tháng 6/1990, làm cho Zambia lâm cảnh đói kém nghiêm trọng nhất từ ngày độc lập. Cuộc bầu cử tháng 10/1991, mang lại một luồng sinh khí mới. Chính quyền mới chấm dứt sự cai trị độc đảng, cùng với việc tìm cách bán các công ty quốc doanh, kể cả ngành công nghiệp đồng làm cho nền kinh tế khởi sắc. Tổng thống Frederick Chiluba đắc cử nhiệm kỳ 2 trong cuộc bầu cử ngày 18/10/1996, nhưng các quan sát viên quốc tế có đưa ra một số chỉ trích của các đảng đối lập. Cuộc đảo chánh quân sự ngày 28/10/1997 bị dập tắt. Sau đó Hiến pháp được tu chỉnh để cho đương kim Tổng thống Chiluba ứng cử thêm nhiệm kỳ 3. Cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi ngày 27/12/2001, Levy Patrick Mwanawasa thắng cử, Chiluba phải đắng cay chấp nhận.

Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc đến cuối thập niên 1990, căn bệnh hiểm nghèo AIDS đã làm cho 650.000 trẻ em Zambia mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cùng thời điểm đó, 20% dân số người lớn bị nhiễm HIV/AIDS. Năm 2002, nạn khan hiếm thực phẩm đe dọa hơn 2 triệu người Zambia, nhưng chính quyền từ chối việc tàu phân phối thực phẩm đến từ Hoa Kỳ bởi vì hạt ngũ cốc của Hoa Kỳ theo họ đã bị giảm tính di truyền tử. Ngày 24/2/2003, Chiluba bị bắt giam về tội ăn cắp công quỷ trong khi làm Tổng thống. Ngày 9/12 bắt đầu phiên xử ông ta, nhưng phiên tòa tiến hành rất chậm, bởi sự đình hoản nhiều lần của công tố viên. Cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 28/9/2006, có 5 ứng viên Tổng thống, đương kim Tổng thống Levy Patrick Mwanawasa tái đắc cử, với 43% phiếu bầu.

Tại Quốc hội, Mặt trận Dân chủ đa đảng dẫn đầu chiếm 72/150 ghế, về nhì là Mặt trận Yêu nước 44 ghế, và sau cùng Liên minh Dân chủ Thống nhất 27 ghế. Ngày 7/6/2007, Chiluba bị buộc phải trả lại cho công quỷ 58 triệu USD bởi một toà án Anh. Ngày 29/6/2008, Mwanawasa bị đột quỵ, và chết ngày 19/8. Phó Tổng thống Rapiah Banda trở thành Quyền Tổng thống. Ông ta thắng cử sít sao trong cuộc bầu tổng thống ngày 30/10. Chương trình phòng chống HIV/AIDS của chính phủ đã có tiến bộ đáng kể. Có trên 1 triệu người Zimbia nhiểm bệnh HIV/AIDS.

B. Zambia ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Zimbia có hiệu lực thi hành ngày 24/8/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Zimbia là một nước Cộng hòa, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa cầm đầu chính phủ, do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm gồm 159 đại biểu cũng do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 13.460.000, dưới 15 tuổi 44,8%, trên 65 tuổi 2,3%. Mật độ cư dân: 18,1 người/km2. Thành phố: 35,5%. Sắc tộc: hơn 70 nhóm sắc tộc Châu Phi trong đó lớn nhất có các nhóm Bamba, Tonga, Ngoni, và Lozi. Ngôn ngữ: English (chính), Bamba, Kaonda, Lozi, Lunda, Luvale, Nyanja, Tonga, và 70 ngôn ngữ bản địa. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 50-74%, Hindu và Hồi giáo 24-49%.  Đất đai: Tổng diện tích: 752.618 km2. Diện tích đất: 743.398. Địa điểm: ở phía nam Trung Phi. Quốc gia láng giềng: Tanzania, Malawi, Mozambique  phía đông, Congo (Zaire)  phía bắc, Zimbabwe, Namibia phía nam, Angola phía tây. Địa thế: Hầu hết lảnh thổ là một vùng đất cao bao phủ bởi rừng rậm, có dòng chảy của các con sông quan trọng kể cả sông Zambezi. Thủ đô: Lusaka 1.413.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Rupiah Banda, sinh 19/2/1937, nhậm chức 2/11/2008. Chính quyền địa phương: 9 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 229 triệu USD. Quân đội chính quy: 15.100. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng, và chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa miếng, lúa gạo, dậu phụng, hoa hướng dương, các loại hạt, bắp. Tài nguyên: nguyên tô Cobalts, đồng, nhôm, chì, bạc, vàng, ngọc, Uranium, than đá, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi: trâu bò: 2,6 triệu, gà 30 triệu, dê 1,3 triệu, heo 340.000, cừu 152.000. Đánh cá: 70.125 tấn. Cung cấp  điện: 9,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 85%, đóng góp 15%; công nghiệp 6%, đóng góp 28%; dịch vụ 9%, đóng góp 57%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Kwancha (tháng 9/2010: 4.870=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 18,5 tỷ. Bình quân đầu người: 1.600. Tăng trưởng: 6,3%. Nhập khẩu: 3,7 tỷ. Bạn hàng: Nam phi 50%, Zimbabwe 54,%, United Arab Emirates 4,6%, China 4,4%. Xuất khẩu: 4,4 tỷ. Bạn hàng: Thụy Sỉ 24,6%, South Africa 10,8%, Thailand 10,3%, Trung Quốc 9,9%, Italy 9%, Congo (Zaire) 5%, Tanzania 4,7%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ : 1,2 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 5,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 13,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2,156 km. Bằng xe hơi: 3.700 đầu xe, xe hơi cá nhân: 3.900. Bằng máy bay: bay 15,9 triệu km, sân bay 9. Hải cảng: 1- Mpulungu. Truyền thông: máy truyền hình 145/1000 cư dân, Radio 160/1000. Điện thoại: 0,7/100. Internet: 6,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 50,8, nữ 53,3. Sinh xuất: 44,6/1000 người. Tử xuất: 12,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 3,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 68,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 15,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-13 tuổi, biết đọc biết viết 70,7%, trung học 27%, đại học 3%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc cúa nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU), Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


3. MALAWI  -  REPUBLIC OF MALAWI.       

A. Tiến trình phát triển.

Người Bantus đến định cư trong vùng từ thế kỷ 16. Thương buôn Ả Rập bắt đầu buôn bán người nô lệ người da đen Châu Phi thế kỷ 19. Khu vực trở thành vùng bảo hộ của Anh năm 1891. Tuyên bố độc lập ngày 6/7/1964, và đổi tên thành cộng hòa Malawi năm 1966. Sau 3 thập kỷ độc đảng cai trị dưới quyền Tổng thống Hastings Kamuzu Banda, Malawi chấp nhận Hiến pháp mới. Cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên được tổ chức ngày 17/5/1994, chọn nhà lãnh đạo Bakili Muluzi làm nguyên thủ quốc gia. Trong phiên xử ngày 23/12/1995, cựu Tổng thống Banda, người bị tố cáo có liên quan đến cái chết của bốn đối thủ chính trị ông ta năm 1983, được tòa tuyên bố là vô tội, ông ta chết ngày 25/11/1997. Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc có hơn 15 phần trăm người lớn ở Malawi bị nhiễm HIV/AIDS.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội gây nhiều tranh luận ngày 20/5/2004, có 3 ứng viên dự tranh Tổng thống, Bingu wa Mutharika lảnh tụ Mặt trận Dân chủ thống nhất đắc cử Tổng thống với 35,9% phiếu bầu. Tại Quốc hội, đảng Nghị viện dẫn đầu chiếm 59 ghế, vế nhì là Mặt trận Dân chủ Thống nhất 49 ghế, và sau cùng ứng viên độc lập chiếm 38 ghế. Ngày 26/10/2005, do tranh chấp quyền hành, đồng minh chính trị của Mutharika tố cáo ông ta về việc ông nầy can thiệp vào Toà án Hiến pháp. Mutharika cách chức Phó Tổng thống Cassim  Chilumpha, nhưng bị buộc phải phục chức ông nầy tháng 2/2006, rồi ngày 28/4/2006 Chilumpha bị bắt và bị cáo buộc tội phản quốc. Ngày 27/7, cựu Thổng thống Muluzi bị bắt, và bị cáo buộc tội tham nhũng, và phóng thích 4 ngày sau đó. Ngày 19/5/2009, Mutharika tái đắc cử Tổng thống.

B. Malawi ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới Malawi được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 17/5/1994. Hiến pháp chỉ rõ Malawi là một nước Cộng hòa, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa cầm đầu chính phủ do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 193 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 15.447.000, dưới 15 tuổi 45,3% trên 65 tuổi 2,7%. Mật độ cư dân: 164,2 người/km2. Thành phố: 19,2%. Sắc tộc: Chewa, Nyanja, Tumbuka, Yao, Lomwe, Sena, Tonga, Ngoni, Ngonde. Ngôn Ngữ: English, Chichewa (chính cả hai), và nhiều ngôn ngữ bản địa châu Phi. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 80%, Hồi giáo 13%. Đất đai: Tổng diện tích: 118.484 km2. Diện tích đất: 94.080 km2. Địa điểm: ở đông nam Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Zamibia phía tây, Mozambique  phía nam và đông, Tanzania  phía bắc. Địa thế: Malawi chạy dài từ bắc đến nam 901 km dọc theo hồ Malawi còn gọi là Hồ (Nyasa). Cao nguyên và núi của lưu vực sông Rift tạo thành đường phân ranh dọc theo lãnh thổ. Thủ đô: Lylongwe. 814.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Bingu wa Mutharika, sinh 24/2/1934, nhậm chức ngày 24/5/2004 (tái đắc cử 2009). Chính quyền địa phưong: 3 vùng hành chánh và 26 quận. Ngân sách quốc phòng:  43 triệu USD. Quân đội chính quy: 5.300. Kinh tế: Công nghiệp xi măng, trà, thuốc, gỗ xẻ, sản phẩm gỗ, đường, hàng tiêu dùng. Nông sản: bắp, khoai, sắn, đậu nành, bông sợi, thuốc lá, trà, mía đường. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 21%. Chăn nuôi: trâu bò: 752.000, gà 15,3 triệu, dê 1,9 triệu, heo 459.000, cừu 116.000. Đánh cá: 72.787 tấn. Cung cấp  điện: 1,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 90%, đóng góp 51%; công nghiệp 5%, đóng góp 22%; dịch vụ 5%, đóng góp 27%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Kwacha (tháng 9/2010: 151,5 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 12,5 tỷ. Bình quân đầu người: 800. Tăng trưởng 7,6%. Nhập khẩu: 1,5 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 29,3%, Zimbia 19,3%, Zimbabwe 7,8%, Ấn Độ 6,9%, Hoa Kỳ 5,4%, Tanzania 5%. Xuất khẩu: 912 triệu. Bạn hàng: Nam Phi 12,9%, Đức 9,9%, Ai Cập 9,8%, Hoa kỳ 9,7%, Mozambique 5,5%, Russia 5,5%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 95,2 triệu. Dự trữ vàng: 13.800 ozt. Nợ nước ngoài: 3,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: Tăng 8,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 796 km. Bằng xe hơi: 2.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 3.000. Bằng máy bay: bay 167 triệu km, sân bay 6. Truyền thông: máy truyền hình 3/1000 cư dân, Radio 476/1000. Điện thoại: 1,2/100. Internet: 4,7/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 50,2, nữ 51,6. Sinh xuất: 41,3/1000 người. Tử xuất: 13,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 83,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 11,9%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13 tuổi, biết đọc biết viết 72,8%, trung học 17%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU), Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


4. MOZAMBIQUE  -  REPUBLIC OF MOZABIQUE.

A.Tiến trình phát triển.

Trạm buôn đầu tiên của người Bồ Đào Nha trên bờ biển Mozambique lập ra năm 1505, để buôn bán với phương Đông. Không giống các nước khác ở Châu Phi, Mozambique phải chiến đấu 10 năm chống lại sự cai trị của Bồ Đào Nha mới có được quốc gia độc lập ngày 25/6/1975. Trước đó năm 1974, Bồ Đào Nha có vài cải cách mở đường cho việc chuyển giao quyền lực có trật tự cho Mặt trận Tự do Mozambique của Frelimo. Chẳng hạn ngày 20/9/1974, Frelimo được xem như là người bản địa nắm quyền lâm thời, bất chấp sự chống đối của một số người da trắng và da đen. Chính quyền mới lãnh đạo bởi Tổng thống Samora Machel người theo chủ nghĩa Cộng sản-Mao quyết định đưa quốc gia từng bước vào hệ thống cọng sản. Nền kinh tế, chính trị lâm vào khủng hoảng vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhíng quyền.

Mozambique phụ thuộc nặng nề vào chính quyền phân biệt chủng tộc Nam Phi và nợ nước ngoài tăng vọt.Trong thập niên 1980, hạn hán kéo dài và nội chiến gây nên nạn đói giết chết nhiều người. Tổng thống Machel bị thiệt mạng trong một tai nạn máy bay sát biên giới Nam Phi ngày 19/10/1986. Năm 1989, đảng cầm quyền chính thức từ bỏ chủ nghĩa cọng sản, và một Hiến pháp mới được thông qua có hiệu lực ngày 30/11/1990, mở đường cho các cuộc bầu cử đa đảng chính trị và kinh tế thị trường tự do. Ngày 4/10/1992, chính phủ và lực lượng kháng chiến quốc gia Mozambique (MNR) đạt được một thỏa ước chấm dứt cụôc chiến. Việc hồi hương 1,7 triệu người tỵ nạn Mozambique kết thúc vào tháng 6/1995. Tháng 3/1999, trận lụt tệ hại nhất trong 4 thập kỷ nay làm cho 200.000 người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Nghiêm trọng hơn nữa trong trận lụt tháng 2 và 3/2000, giết chết 600 người và hơn 1 triệu người phải rời khỏi nơi cư trú, thiệt hại kinh tế hết sức lớn lao. Ngày 25/5/2002, một chiếc xe lửa trật đường rầy phía Nam Mozambique làm chết 196 người. Cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 1 và 2/12/2004, có 2 ứng viên dự tranh chức Tổng thống, Armando Guebuza đắc cử với 63,7% phiếu bầu. Tại Quốc hội, Mặt trận Tự do Mozambique dẫn đầu, chiếm 160/250 ghế, đảng Củng cố Quốc gia chiếm 90 ghế. Trận lụt tháng 2/2007, và sau đó là cuồng phong Favio làm 45 người thiệt mạng và 170.000 ngàn người tiêu tan nhà cửa. Từ năm 2000- 2008, tăng trưởng trung bình hàng năm Mozambique 8%. Một trận lụt khác kéo dài từ tháng 1-3/2008, làm 700 người chết và 650.000 ngàn người tiêu tan nhà cửa.

Mặc dù nền hinh tế tăn trưởng mạnh từ năm 2000- 2010, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp, và nạn nghèo đói khắp nơi. Tổng thống Guebuza tái đắc cử với 75% phiếu bầu ngày 28/10/2009.

B. Mozambique ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Mozambique được Quốc hội thông qua ngày 2/11/1990, có hiệu lực thi hành ngày 30/11/1990. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 250 đại biểu cũng do dân bầu trực tiếp, từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 22.061.000, dưới 15 tuổi 44,1%, trên 65 tuổi 2,9%. Mật độ cư dân: 28,1 người/km2. Thành phố: 37,6%. Sắc tộc: Shangaan, Chokwe, Manyika, Sena, Makua. Ngôn Ngữ: Bồ Đào Nha (chính), phương ngữ bản địa, English. Tôn giáo: Niềm tin bản địa 50%, Thiên chúa giáo 24%, Hồi giáo 18%. Đất đai: Tổng diện tích: 799.380 km2. Diện tích đất: 786.380 km2. Địa điểm: trên bờ phía đông nam Châu phi. Quốc gia láng giềng: Tanzamia phía bắc, Malawi, Zimbabwe phía tây, Nam Phi, Swazilaud phía nam. Điạ thế: vùng đất thấp dọc bờ biển chiếm gần một nửa diện tích. Cao nguyên cao dần tiếp cận với núi non dọc theo đường biên giới phía tây. Thủ đô: Maputo 1.589.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Armando Guebuza, sinh 20/1/1943, nhậm chức 2/2/2005 (tái cử 2009). Thủ tướng chính phủ: Aires Ali, sinh 6/12/1955, nhậm chức 16/1/2010. Chính quyền địa phưong: 10 tỉnh, và một vùng tự trị Maputo. Ngân sách quốc phòng: 70 triệu USD. Quân đội chính quy: 11.200. Kinh tế: Công nghiệp sản phẩm dầu khí, hóa chất, hàng dệt, xi măng, chế biến thực phẩm, thức uống. Tài nguyên: than đá, kim loại màu xám, khí thiên nhiên, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 1,3 triệu, gà 28,5 triệu, dê 393.000, heo 182.000, cừu 126.000. Đánh cá: 43.725 tấn. Cung cấp  điện: 15,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 81%, đóng góp 20%; công nghiệp 6%, đóng góp 27%; dịch vụ 13%, đóng góp 53%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Metical (tháng 9/2010: 36,4=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 20,2 tỷ. Bình quân đầu người: 900. Tăng trưởng: 6,3%. Nhập khẩu: 3,1 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 35,9%, Australia 9,4%, Trung Quốc 5%. Xuất khẩu: 2 tỷ. Bạn hàng: Belgium 29,3%, Italy 22%, Spain 7,2%, Trung Quốc 4,1%. Du lịch: 190 triệu. Ngân sách quốc gia: 2,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,0 tỷ. Dự trữ vàng: 95.211 ozt. Nợ nước ngoài: 900 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,3%. Vận chuyển:  Đường xe lửa: 3.123 km. Bằng xe hơi: 112.000 đầu xe, xe hơi cá nhân: 40.000. Bằng máy bay: bay 372 triệu km, sân bay 22. Hải cảng: 4- Maputo, Beira, Nacala, Inhamban. Truyền thông: máy truyền hình 5/1000 cư dân, Radio 40/1000. Điện thoại: 0,4/100. Internet: 2,7/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 42,1, nữ 40,7. Sinh xuất: 37,8/1000 người. Tử xuất: 19,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 103,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 12,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-12 tuổi, biết đọc biết viết 54%, trung học 9%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hành hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU), Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


5. ZIMBABWE  -  REPUBLIC OF ZIMBABWE.

A. Tiến trình phát triển..

Anh nắm quyền cai trị khu vực phía Nam Rhodesia từ công ty Nam Phi Anh năm 1923, khu vực mà Cecil Rhodes xâm chiếm từ năm 1897. Nó được ban cấp chính quyền tự trị cuối năm 1923. Theo Hiến pháp năm 1961, quyền bầu phiếu chỉ dành riêng cho người da trắng. Ngày 11/11/1965, Thủ tướng Ian D. Smith đơn phương tuyên bố độc lập. Anh Quốc gọi đó là hành động bất hợp pháp, và yêu cầu Rhodesia mở rộng quyền bầu cử chuẩn bị cho việc cai trị Rhodesia bởi người da đen chiếm đa số. Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận từng phần, và tháng 5/1968, cấm buôn bán với Rhodesia. Các cuộc thương thảo giữa chính quyền và các tổ chức người da đen theo chủ nghĩa quốc gia bị gián đoạn, phá vỡ nổ lực chấm dứt chiến tranh du kích đang ngày càng tăng.

Một giải pháp cho cuộc nội chiến đạt được tháng 3/1978, trong đó Smith và 3 lãnh tụ da đen sẽ phân chia quyền hành cho đến khi quyền hành được chuyển giao cho chính quyền đa số người da đen. Cuộc tuyển cử toàn quốc lần đầu tiên ngày 21/4/1979, Hội đồng Thống nhất Quốc gia Châu Phi của giám mục Abel Muzorewa chiếm một đa số vừa đủ trong Quốc hội mà hầu hết là người da đen. Ngày 5/12, một thỏa ước ngừng bắn đạt được trong tất cả các bên lâm chiến. Quốc gia Zimbabwe đạt được mục tiêu cuối cùng là sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ ngày 18/4/1980. Ngày 6/3/1992, Tổng thống Robert Mugabe tuyên bố quốc gia đang gặp tai họa bởi hạn hán kéo dài, và yêu cầu các tổ chức cứu trợ nước ngoài hiến tặng thực phẩm, tiền bạc và thuốc men. Chương trình cải tổ kinh tế tạo ra sự khó khăn rộng khắp.

Tháng 3/1996, Tổng thống Mugabe tái đắc cử sau khi các ứng cử viên đối lập rút lui. Tháng 4/2000, một cuộc vận động tái phân phối đất đai, khởi xướng bởi Mugabe dấy lên các cuộc tấn công bạo loạn chống lại các chủ đất người da trắng, chiếm dưới 1% dân số nhưng lại nắm tới 70% đất đai. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 24-25/6/2000, các đối thủ chính trị của Mugabe giành được một số ghế đáng kể. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 9-11/5/2002, Mugabe thắng cử một lần nữa. Các quan sát viên quốc tế bình luận rằng Mugabe đắc cử nhờ vào sự khủng bố và gian lận. Chính quyền đưa ra thời hạn là ngày 8/8/2002, các chủ đất người da trắng phải rời khỏi trang trại của họ. Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, và Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth) áp dặt lệnh cấm vận lên chính quyền Mugabe.

Ngày 2/7/2003, Zimbabwe tuyên bố rút khỏi Khối thịnh vượng Anh. Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc có khoảng 1/4 dân số thanh niên của Zimbabwe bị nhiễm HIV/AIDS. Tháng 9/2005, Tổng thống Mugabe quốc hửu hóa tất cả đât đai do tư nhân làm chủ. Cuộc bầu cử Quốc hội trong năm 2005, đua lại sự chiến thắng cho đảng đương quyền của Tổng thống Mugabé bị cả thế giới chỉ trích. Trong 2006 và 2007, Zimbabwe trải qua một nạn đói kém nghiêm trọng, cơ quan UNICEF ước tính có khoảng 4 triệu người cẩn phải được cứu trợ. Tháng 3/2007, có bằng chứng cho thấy rằng lảnh tụ đối lập Morgan Tsvangirai bị cảnh sát tra tấn làm dấy lên một sự giận giử của thế giới.

Tình trạng nhiểm bệnh AIDS tiếp tục xấu hơn trong năm 2007, với khoảng 24% trẻ em mồ côi bởi cơn bệnh hiểm nghèo nầy đã cướp mấy sinh mạng của cha mẹ chúng. Cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 29/3/2008, có 2 ứng viên dự tranh Tổng thống, ứng viên Morgan Tsvangirai có số phiếu cao hơn nhưng vẫn không đủ túc số cần thiết. Và để tránh bầu vòng 2 một sự tương nhượng được dàn xếp, theo đó Mugabé giữ chức Tổng thống, và Moegan Tsvangirai giữ chức Thủ tướng. Tsvangirai tuyên thệ nhậm chức ngày 11/2/2009. Tại Quốc hội, Mặt trận Vận động Thay đổi Dân chủ (MDC) dẫn đầu chiếm 99 ghế, về nhì Mặt trận Quốc gia Yêu nước (PF) chiếm 97 ghế, và sau cùng ứng viên độc lập chiếm 1 ghế.

B. Zimbabwe ngày nay.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Zimbabwe có hiệu lực thi hành năm 1979. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh 18 lần. Hiến pháp chỉ rõ Zimbabwe là một nước Cộng hòa. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 210 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 93 nghị sỉ, cũng do dân bầu,

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 11.651.000, dưới 15 tuổi 43,1%, trên 65 tuổi 3,9%. Mật độ cư dân: 30,1 người/km2. Thành phố: 37,8%.  Sắc tộc: Shona 82%, Ndebele 14%. Ngôn ngữ: English (chính), Shona, Sindebele, và một số ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: pha trộn Niềm tin bản địa và Thiên chúa giáo 50%, Thiên chúa giáo 25%, Niềm tin bản địa 24%. Đất đai: Tổng diện tích: 390.757 km2. Diện tích đất: 386.847 km2. Địa điểm: ở phía nam Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Zambia phía bắc, Botswana phía tây, Nam Phi phía nam, Mozambique phía dđông. Địa thế: Zimbabwe là một vùng cao nguyên, núi non nổi lên ở biên giới phía đông, hạ thấp xuống trên các đường biên giới khác. Thủ đô: Harare. Thành phố đông dân: Harare 1.606.000 cư dân, Bulawayo 824.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Robert G. Mugabe, sinh 21/2/1924, nhậm chức ngày 21/12/1987 (tái bầu năm 1990, 1996, 2002, và 2008). Thủ tướng chính phủ: Morgan Tsvangirai, sinh 3/10/1952, nhậm chức: năm 11/2/2009. Chính quyền địa phương: 8 tỉnh, 2 thành phố. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 29.000. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, luyện kim, hóa chất, xi măng, sản phẩm gỗ. Nông sản: lúa mì, bắp, bông sợi, cà phê, thuốc lá. Tài nguyên: than đá, quặng Chromium (dùng mạ điện), asbestos (chất chống lửa), nguyên tố kim loại cứng màu xám dùng để tăng độ cứng của thép (vanadium), thiết, Nicken, sắt, đồng, vàng, bạch kim (platium). Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 8%. Chăn nuôi: trâu bò 5,4 triệu, gà 23 triệu, dê 3 triệu, heo 630.000, cừu 610.000. Đánh cá: 15.450 tấn. Cung cấp điện: 8,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 66%, đóng góp 17%; công nghiệp 10%, đóng góp 25%; dịch vụ 24%, đóng góp 58%.
           
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar Zimbabwen (tháng 9/2010: 361,9=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 0,09 tỷ. Bình quân đầu người:  dưới 100 USD. Tăng trưởng: giảm -1,3%. Nhập khẩu: 2,4 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 46,1%, Trung Quốc 5,9%, Botswania 4,8%, Zimbia 4,1. Xuất khẩu: 1,2 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 32,3%, China 6,3%, Zambia 6,2%, Japan 5,9%, Hoa Kỳ 4,9%, Netherlands 4,6%, Italy 4,4%, Đức 4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 258 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 4,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 24.411%. Vận chuyển:  Đường xe lửa: 3.076 km. Bằng xe hơi: 598.000 đầu xe, xe hơi cá nhân: 103.000. Bằng máy bay:  bay 499 triệu km, sân bay 19. Hải cảng: 2- Binga, Kariba. Truyền thông: máy truyền hình 35/1000 cư dân, Radio 389/1000. Điện thoại: 3,1/100. Internet: 11,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 48, nử 47,1. Sinh xuất: 31,6/1000 người. Tử xuất: 14,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 30,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 15,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13 tuổi, biết đọc biết viết 68%, trung học 47%, đại học 6%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


6. BOTSWANA   -  REPUBLIC OF BOTSWANA.

A. Tiến trình phát triển.                         

Cư dân đầu tiên trong khu vực là người thổ dân Bushmen, sau đó người Bantu. Khu vực chịu sự bảo hộ Anh năm 1886, với tên gọi Bechuanaland. Thỉnh thoảng bị xâm lăng bởi người Nam Phi gốc Hòa Lan (Boers), và người Đức từ phía Nam và Tây nam. Bechuanaland, được ban cấp chính quyền tự trị năm 1960, và trở thành quốc gia độc lập năm 1966. Botswana gặp khó khăn với nước láng giềng Rhodesia cho đến khi Rhodesia trở thành quốc gia độc lập Zimbabwe năm 1980. Quan hệ với Nam Phi củng căng thẳng cho đến khi chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Ngày nay quốc gia hài lòng với việc ổn định và phát triển nhanh. Chăn nuôi gia tăng, cùng với việc khai thác hầm mỏ, đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế vốn ràng buộc khăn khít với Nam Phi.

Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc hơn 15% dân số trưởng thành Botswana mắc bệnh HIV/AIDS. Trong cuộc bầu cử ngày 30/10/2004, đảng Dân chủ (BDP) dẫn đầu chiếm 44 ghế, về nhì là Mặt trận Quốc gia 12 ghế, và sau cùng đảng Nghị viện 1 ghế. Ngày 1/4/2008, Tổng thống Festus Mogae chuyển giao quyền hành cho Seretse Khama Ian Khama, con trai của nhà lãnh  đạo và là Tổng thống đấu tiên của Botswana (1960-1980) Sir Seretse Khama. Nắm quyền từ khi độc lập, đảng Dân chủ (BDP) dẫn đầu bầu cử ngày 16/10/2009, và Ian Khama, tuyên thệ chính thức nhậm chức.

B. Botswana ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Botswana được Quốc hội Lập thông qua tháng 3/1965, có hiệu lực thi hành ngày 30/9/1966. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Botswana là một nước Cộng hòa, quyền Hành pháp trao cho Tổng thống được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm 63 đại biểu trong đó 57 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, 4 được bầu đặc biệt, 1 chỉ định bởi Tổng thống, và 1 bởi Chủ tịch Quốc hội, với nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.029.000, dưới 15 tuổi 34,3,%, trên 65 tuổi 3,9%. Mật độ cư dân: 3,6 người/km2. Thành phố: 60,4,%. Sắc tộc: Tswana 79%, Kalanga 11%, Basarwa 3%. Ngôn Ngữ: English (chính), Setswana. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 72%, không tôn giáo 21%. Đất đai: Tổng diện tích: 581.730 km2. Diện tích đất: 566.730 km2. Địa điểm: ở phía nam Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Namibia phía bắc và tây, Nam Phi phía nam, Zimbabwe phía đông. Địa thế: Sa mạc Kalahari cung cấp điều kiện sống cho thổ dân du mục và thú vật hoang dã mở rộng bao trùm phía tây nam. Khu vực đất nông nghiệp, đầm lầy ở phía bắc. Và bằng phẳng phía đông nơi đồng cỏ xanh tốt thuận lợi cho chăn nuôi. Thủ đô: Gaborone 196.000 cư dân

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Seretse Khama Ian Khama, sinh 27/2/1953, nhậm chức 1/4/2008. Chính quyền địa phưong: 10 khu vực, và 4 hội đồng thành phố. Ngân sách quốc phòng: 293 triệu USD. Quân đội chính quy: 9.000.  Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, chế biến thực phẩm, hàng dệt. Nông sản: bắp, lúa miếng, hạt kê, hoa hướng dương, đậu các loại. Tài nguyên: than đá, muối, Nicken, đồng, bạc, sắt, đá kim cương. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 3,1 triệu, gà 4 triệu, dê 2 triệu, heo 8.000, cừu 300.000. Đánh cá: 81 tấn. Cung cấp  điện: 1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 60%, đóng góp 4%; công nghiệp 20%, đóng góp 44%; dịch vụ 20%, đóng góp 52%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Pula (tháng 9/2010: 6,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 25,4 tỷ. Bình quân đầu người: 12.800. Tăng trưởng: -5,4%. Nhập khẩu: 4,2 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 74%, Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (AFTA) 17%, Zimbabwe 4%. Xuất khẩu: 3,4 tỷ. Bạn hàng: Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu: 87%, Nam Phi 7%, Zimbabwe 4%. Du lịch: 553 triệu. Ngân sách quốc gia: 6,1 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 5,5 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 500 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 888 km. Bằng xe hơi: 83.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 111.000. Bằng máy bay: bay 94,9 triệu km, sân bay 11. Truyền thông: máy truyền hình 21/1000 cư dân, Radio 154/1000. Điện thoại: 7,4/100. Internet: 6,2/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 61,1 nữ 60,8. Sinh xuất: 22,5/1000 người. Tử xuất: 9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 11,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 23,9%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 83,3%, trung học 77%, đại học 4%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).

7. NAMIBIA  -  REPUBLIC OF NAMIBIA.

A. Tiến trình phát triển.

Namibia bị tuyên bố khu vực bảo hộ của Đức năm 1890, và chính thức gọi nó là Tây Nam Phi. Nam Phi chiếm nó từ Đức năm 1915, trong chiến tranh thế giới lần thứ I. Hội Quốc Liên ủy thác cho Nam Phi quản lý khu vực từ năm 1920. Năm 1966, một tổ chức Cộng sản gọi là Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) tiến hành chiến tranh du kích đòi độc lập. Năm 1968, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố việc Nam Phi chiếm trị khu vực nầy là bất hợp pháp. Sau nhiều năm tiến hành chiến tranh du kích và các nổ lực ngoại giao thất bại. Ngày 22/12/1988, qua sự trung gian hòa giải của Hoa Kỳ, Nam Phi, Angola, và Cuba ký một thỏa ước chấm dứt sự cai trị của Nam Phi tại Namibia, bắt đầu ngưng bắn, và chuyển giao độc lập cho Namibia theo kế hoạch của Liên Hiệp Quốc năm 1978.

Một thỏa ước riêng lẻ giữa Cuba và Angola quy định tiến trình rút quân Cuba khỏi Namibia. Ngày 9/2/1990, một Hiến pháp được ban hành theo đó chính quyền Namibia sẽ là một chính quyền đa đảng chính trị. Và Namibia chính thức độc lập ngày 21/3/1990. Tháng 4/1990, Namibia gia nhập Liên Hiệp Quốc, và tháng 6/1990 gia nhập Liên hiệp Châu Phi. Hải cảng chính trong vịnh Walvis trao cho Nam Phi quản lý năm 1922, vẫn còn tiếp tục cho đến ngày 1/3/1994, Nam Phi sẽ phải trả lại cho Namibia. Bạo loạn của những người ly khai nổ ra ở dải Caprivi cuối thập niên 1990. Năm 2004, trận lụt lớn tại quốc gia nầy làm cho Namibia thêm khó khăn. Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 15 và 16/11/2004, có 5 ứng viên dự tranh Tổng thống, Hifikepunye Pohamba đắc cử với 76,4% phiếu bầu.

Tại Quốc hội, đảng Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) dẫn đầu, chiếm 55 ghế, về nhì là đảng Dân chủ Nghị viện (CoD) 5 ghế, và sau cùng đảng Cộng hòa 1 ghế. Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc có khoảng một phần năm người trưởng thành tại Namibia nhiễm bệnh HIV/AIDS. Đến năm 2007, tình trạng lây nhiểm bắt đầu có triệu chứng giảm sút. Trận lụt tại vùng Nam Namibia giữa tháng 4/2009, cướp đi ít nhất 85 người. Đảng Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) nắm quyền từ ngày độc lập lại thắng lớn trong cuộc bầu cử ngày 27-28/11/2009.

B. Namibia ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Namibia được Quốc hội Lập hiến thông qua ngày 9/2/1990, có hiệu lực thi hành ngày 12/3/1990. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Namibia là một nước Cộng hòa. Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tu chính Hiến pháp năm 1999, cho phép Tổng thống Sam Nujoma tái bầu nhiệm kỳ thứ ba. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 78 đại biểu, trong đó 72 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 6 được bổ nhiệm bởi Tổng thống từ các chuyên viên đặc biệt, với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 26 nghị sỉ, được bầu lên từ các Hội đồng cấp Vùng, mỗi Vùng được bầu 2 nghị sỉ, với nhiệm kỳ 6 năm

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.128.000, dưới 15 tuổi 35,1%, trên 65 tuổi 4%. Mật độ cư dân: 2,6 người/km2. Thành phố: 37,4%.  Sắc tộc: Ovambo 50%, Kavangos 9%, Hereo 7%, Damara 7%, Người lai trắng-đen, Người da trắng 6%. Ngôn ngữ: English (chính), Afrikaans, German, Oshivambo, Herero, Nama. Tôn giáo: Tin lành Luther 50%, Thiên chúa giáo 30%. Niềm tin bản địa 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 824.292 km2. Diện tích đất: 823.290 km2. Địa điểm: phía nam Châu Phi trên bờ Đại Tây Dương. Quốc gia láng giềng: Angola phía bắc, Botswana phía đông, Nam Phi phía nam. Địa thế: đất bằng phẳng phía đông nơi đồng cỏ xanh tốt thuận lợi cho chăn nuôi. Thủ đô: Windhoek 342.000 cư dân

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Hifikepunye Pohamba, sinh 18/8./1935, nhậm chức 21/3/2005. Thủ tướng chính phủ: Nahas Angula, sinh 22/8./1943, nhậm chức 21/3/2005. Chính quyền địa phương: 13 vùng. Ngân sách quốc phòng: 305 triệu USD. Quân đội chính quy: 9.200. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, chế biến cá, chăn nuôi gia súc cấp thịt, sản phẩm sữa. Nông sản: đậu phụng, đậu nành, hạt kê. Tài nguyên: thiếc, nhôm, chì, đồng, vàng, đá kim cương, Uranium, kim loại cứng, khí thiên nhiên, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 2,5 triệu, gà 3,5 triệu, dê 2 triệu, heo 25.000, cừu 2,7 triệu. Đánh cá: 509.515 tấn. Cung cấp  điện: 1,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 16,3%, đóng góp 11%; công nghiệp 22,4%, đóng góp 30%; dịch vụ 61,3%, đóng góp 59%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Dollar Namibia (tháng 9/2010: 7,1= 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 13,9 tỷ. Bình quân đầu người: 6.600. Tăng trưởng: giảm 0,8%. Nhập khẩu: 4,5 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 85%, Hoa kỳ 5%. Xuất khẩu: 3,5 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 33,4%, Hoa kỳ 4%. Du lịch: 378 triệu. Ngân sách quốc gia: 2,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,3 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 8,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.381 km. Bằng xe hơi: lhông có số liệu, xe hơi cá nhân không có số liệu. Bằng máy bay: bay 912,7 triệu km, sân bay 21. Hải cảng: 2 - Luderitz, Walvis. Truyền thông: máy truyền hình 38/1000 cư dân, Radio 413/1000. Điện thoại: 6,5/100. Internet: 5,9/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 52,3, nữ 51,6. Sinh xuất: 21,8/1000 người. Tử xuất: 13/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 45,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 15,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 88,2%, trung học 59%, đại học 7%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU), Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


8. SOUTH AFRICA  -  REPUBLIC OF SOUTH AFRICA.

A. Tiến trình phát triển.     

Thổ dân, và người Hottentots là cư dân đầu tiên trong vùng. Người Bantus gồm Zulu, Xhosa, Swazi và Sotho từ Đông bắc đến cư trú ở Nam Phi trước thế kỷ 17. Người Hòa Lan đến lập nghiệp tại Cape of Good Hope trong thế kỷ 17. Năm 1806, Anh Quốc chiếm Cape of Good Hope, đẩy nhiều người Hoà Lan chạy về phía Bắc, và thành lập hai Cộng hòa độc lập là Transvaal và Orange. Đá kim cương được tìm thấy năm 1867, và vàng tìm thấy năm 1886. Người Hòa Lan lai Nam Phi (Boers) căm thù sự xâm chiếm của Anh Quốc và các nước khác. Cuộc chiến tranh Anh - Hòa Lan (Anglo - Boer) năm 1899-1902, Anh thắng Hòa Lan và thành lập Liên hiệp Nam Phi ngày 31/5/1910, bằng cách hợp nhất 2 thuộc địa của Anh là Cape và Natal với 2 Cộng hòa độc lập của người Hòa Lan trước chiến tranh là Transvaal và Orange.

Với sự chiến thắng của đảng quốc gia trong cuộc bầu cử năm 1948, lảnh tụ đảng Daniel Malan phát triển chính sách phân biệt chủng tộc thường gọi là Apartheid từ chỗ một tồn tại không chính thức trở thành chính thức. Dưới chính sách phân biệt chủng tộc, người da đen bị giới hạn nghiêm ngặt trong một số công việc nhất định, và chịu trả lương thấp hơn nhiều lần khi cùng làm một công việc như người da trắng. Chỉ có người da trắng mới được đầu phiếu và dự tranh vào chức vụ công cử. Con cháu người Ấn Độ - Châu Á, và các thế hệ pha trộn chủng tộc da màu cũng bị giới hạn trong các quyền hoạt động chính trị. Năm 1959, chính quyền thông qua đạo luật cho thành lập các tiểu bang của người Bantus. Những người phản đối, chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc "Apartheid" bị đàn áp thô bạo.

Tại cuộc biểu tình phản đối ngày 21/3/1960, ở Sharpeville, 69 người da đen bị giết bởi quân đội chính phủ. Ngày 31/5/1961, sau một cuộc “trưng cầu dân ý”, Liên hiệp Nam Phi đổi tên nước thành Cọng hòa Nam Phi, và rút ra khỏi Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth). Có ít nhất 600 người hầu hết là người Bantu bị giết trong năm 1976, khi họ biểu tình chống sự phân biệt chủng tộc. Năm 1981, Nam Phi tung ra các cuộc hành quân tiến vào Angola và Mozambique đánh tận sào huyệt các nhóm du kích. Tháng 11/1983, Hiến pháp mới được thông qua trong mở rộng quyền bầu cử Quốc hội cho các người da màu (pha trộn chủng tộc) và thiểu số người Châu Á. Năm 1985, luật cấm quan hệ nam nữ giữa các người khác chủng tộc và kết hôn giữa họ với nhau bị bãi bỏ.

Năm 1986, giám mục Desmond Tutu, người được trao giải thưởng Nobel hoà bình kêu gọi các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh cấm vận chống lại chính quyền Nam Phi buộc họ phải chấm dứt  chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tháng 4/1986, Tổng thống P. W Botha công bố chấm dứt hệ thống luật phân biệt chủng tộc ban hành trước đây, và đề nghị những người da đen làm cố vấn cho chính quyền. Ngày 19/5, Nam Phi cùng lúc tấn công vào 3 quốc gia láng giềng là Zimbabwe, Botswana và Zambia, đánh thẳng vào cơ quan đầu não quân du kích của Nghị hội Quốc gia người da đen Châu Phi (ANC). Ngày 12/6, chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, và giao quyền rộng rãi cho lực lượng quân đội duy trì an ninh trật tự trên lãnh thổ. Ngày 6-8/6/1988, khoảng 2 triệu công nhân da đen bắt đầu một cuộc biểu tình.

Ngày 14/8/1989, Tổng thống Botha người cầm đầu chính quyền từ năm 1978 từ chức, và thay thế bởi F.W de Klerk. Năm 1990, chính quyền bải bỏ lệnh cấm Nghị hội Quốc gia người da đen Châu Phi hoạt động chính tri. Ngày 11/2/1990, nhà lãnh đạo quốc gia chủ nghĩa người da đen Nelson Mandela, được trả tự do sau hơn 27 năm bị cầm tù. Tháng 2/1991, Tổng thống F.W de Klerk công bố chấm dứt hiệu lực tất cả các luật có liên quan đến việc phân biệt chủng tộc. Năm 1993, các nhà thương thảo đạt được một nguyên tắc chung cho Hiến pháp dân chủ. Các phần đất của người da đen, chính quyền tự trị bản xứ giải thể, và hợp thành một hệ thống chính quyền thống nhất gồm 9 tỉnh. Trong cuộc bầu cử ngày 24-26/4/1994, Nghị hội Quốc gia Châu Phi (ANC) chiến thắng với 62,7% số phiếu, Nelson Mandela trở thành Tổng thống.

Đảng Quốc gia chiếm 20,4% phiếu bầu. Đảng Tự do của Inkatha nắm quyền lập pháp ở một tỉnh quan trọng là tỉnh Zulu chiếm 10,5%. Ngay sau đó, đảng Tự do của Inkatha có sự giúp đỡ của lực lượng quốc phòng Nam Phi thời phân biệt chủng tộc bắt đầu cuộc chiến chống lại Nghị hội Quốc gia Châu Phi. Năm 1995, Tổng thống Mandela chỉ định một Uy ban đặc biệt lãnh đạo bởi Giám mục Desmond Tutu điều tra thu thập những chứng cứ, tài liệu về sự lạm dụng đàn áp nhân quyền dưới thời phân biệt chủng tộc trước đây. Một tu chỉnh Hiến pháp thời hậu chủ nghĩa phân biệt chủng tộc từng gặp phải sự phản đối của tòa án Hiến pháp đã trở thành luật ngày 10/12/1996, sẽ có hiệu lực sau 3 năm. Nghị hội Quốc gia Châu Phi chiến thắng với số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 2/6/1999.

Lãnh đạo Nghị hội là Thabo Mbeki, Phó Tổng thống của Mandela trở thành Tổng thống trong cuộc bầu cử chính thức lần thứ hai ở Nam Phi. Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc có hơn 5 triệu người Nam Phi, chiếm 21,5% người trưởng thành nhiễm bệnh HIV/AIDS. Nam Phi là nơi tổ chức Hội nghị Quốc tế về bệnh AIDS tháng 7/2000. Ngày 19/4/2001, bằng việc kiểm soát dược phẩm, nó đặt đạo luật trợ cấp mua thuốc với giá rẻ hơn năm 1997, vào một sự thách thức về phương cách loại hình nhập khẩu dược liệu chống bệnh AIDS. Johannesburg, thành phố lớn đứng thứ hai của Nam Phi với gần 3 triệu dân đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh của Thế giới về sự Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc bắt đầu ngày 26/8 đến ngày 4/9/2002.

Dưới sự lảnh đạo của Mbeki, Nghi hội Quốc gia Châu Phi chiếm 70% phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/4/2004. Trái với chính sách trước đây, chính phủ đã chấp thuận tài trợ cung cấp thuốc trị bệnh AIDS miển phí, theo dự kiến hồi tháng 11/2003. Trong lời phát biểu trước Quốc hội ngày 10/5/2004, Nelson Mandela, 85 tuổi tuyên bố rút lui khỏi đời sống chính trị. Ngày 30/11/2006, Nam Phi trở thành quốc gia đầu tiên của Châu Phi hợp pháp hoá hôn nhân đồng cùng giới tính. Sau khi bị Phó Tổng thống của mình là Jacob Zuma đánh bại trong cuộc tranh giành quyền lãnh đạo Nghị hội Quốc gia Châu Phi, ngày 21/9/2008, tổng thống Mbeki từ chức. Ngày 6/4/2009, cáo buộc tham nhũng nhắm vào Zuma không thành công, và sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22/4, ông ta trở thành tổng thống. Nam Phi là quốc gia đầu tiên ở Châu Phi là nước chủ nhà tổ chức Thế Vận Hội năm 2010.

B.  Nam Phi ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp tổ chức chính quyền chuyển tiếp Nam Phi có hiệu lực thi hành ngày 27/4/1994 đến ngày 3/2/1997. Theo đó một Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện được thành lập có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp. Và, Hiến pháp chính thức được Quốc hội thông qua tháng 12/1996, có hiệu lực thi hành ngày 4/2/1997. Hiến pháp chỉ rõ, quyền Hành pháp trao cho Tổng thống là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, cùng với nhiệm kỳ của Quốc hội, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hôị gồm 350 đến 400 đại biểu, trong đó 200 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 200 được bầu ra từ các Tỉnh, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 49.109.000, dưới 15 tuổi 28,6%, trên 65 tuổi 5,5%. Mật độ cư dân: 40 người/km2. Thành phố: 61,2%. Sắc tộc: người da đen 79%, da trắng 10%, tạp chủng 8%, Indian 3%. Ngôn Ngữ: 11 ngôn ngữ chính theo thứ tự Afrikaans, English, Ndebele, Pedi, Sotho, Swazi, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa, Zulu, (tất cả đều chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo (5 loại) 68%, Niềm tin bản địa và Vật thần 29%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.219.090 km2. Diện tích đất: 1.214.470 km2. Địa điểm: cực nam của Châu Phi. Quốc gia láng giềng: Namibia, Botswanna, Zimbabwe phía bắc, Mozambique, Swaziland phía đông, bao quanh Lesotho. Địa thế: cao nguyên rộng lớn trong nội địa tiếp cận với bờ biển dài 4.344 km, có một ít sông và hồ quan trọng. Phía tây ít mưa và mưa nhiều hơn ở phía đông. Thủ đô: Cape Town (Quốc hội), Pretoria (Hành pháp), và Bloemfontein (Tư pháp). Thành phố đông dân: Cape Town 3.353.000, Johannesburg 3.607.000, East Rank 3.144.000, Durban 2.837.000, Pretoria 1.404.000, Bloemfontein 436.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Jacob Zuma, sinh 12/4/1942, nhậm chức 9/5/2009. Chính quyền địa phương: 9 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 4,3 tỷ USD. Quân đội chính quy: 62.082. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ bạch kim (platium), vàng, nguyên tố kim loại dùng mạ diện và chế tạo thép không gĩ (chromium), thép xây dựng, máy công cụ, lắp ráp xe hơi, hàng dệt, hóa chất, phân bón, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mì, bắp, mía đường, rau quả, trái cây.  Tài nguyên: than đá, nguyên tố Mangan, muối acid làm phân bón, sắt, thiếc, đồng, Nickel, bạch kim, kim loại xám, kim loại trắng xanh, kim loại thép không gỉ, đá kim cương, đá ngọc, vàng (chiếm 30% sản phẩm vàng của thế giới). Dự trử nhiên liệu: 15 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 12%. Chăn nuôi: trâu bò 13,5 triệu, gà 126 triệu, dê 6,4 triệu, heo 1,7 triệu, cừu 25 triệu. Đánh cá: 630.340 tấn. Cung cấp điện: 240,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 9%, đóng góp 4%; công nghiệp 26%, đóng góp 31%; dịch vụ 65%, đóng góp 65%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Rand (tháng 9/2010: 7,1=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 505,3 tỷ. Bình quân đầu người: 10.300. Tăng trưởng: -0,8%. Nhập khẩu: 66 tỷ. Bạn hàng: Germany 12,6%, Trung Quốc 10%, Hoa kỳ 7,6%, Japan 6,6%, Saudi Arabia 5,3%, Anh Quốc 5%. Xuất khẩu: 66,6 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 12,1%, Hoa kỳ 11,8%, Anh Quốc 9%, Germany 7,6%, Hoà Lan 5,3%, Trung Quốc 4%. Du lịch: 7,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 94,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 22,4 tỷ. Dự trữ vàng: 4 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 27,1 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 20.867 km. Bằng xe hơi: không có số liệu, xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 20 tỷ km, sân bay 146. Hải cảng: 4 - Durban, Cape Town, East London, Port Elizabeth. Truyền thông: máy truyền hình 138/1000 cư dân, Radio  355/1000. Điện thoại: 8,6/100. Internet: 8,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 50,1, nữ 48,3 Sinh xuất: 19,6/1000 người. Tử xuất: 17/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 43,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 18,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 89%, trung học 100%, đại học 17%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


9. LESOTHO  -  KINGDOM OF LESOTHO.

A. Tiến trình phát triển.

Lesotho từng có lần gọi là Basutoland, trở thành quốc gia bảo hộ Anh năm 1868, khi thủ lãnh Moshesh muốn tìm kéo sự bảo hộ của Anh để chống lại người Hòa Lan - Nam Phi (Boers). Lesotho thâu hồi độc lập ngày 4/10/1966. Tháng 1/1970, tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, sau khi đảng Nghị viện Basotholand cho rằng đã đánh bại đảng Quốc gia Basotho của Jonathan đương kim Thủ tướng. Nhà vua phải đi lưu vong, nhưng trở lại Lesotho vào cuối năm. Hầu như tổng sản lượng của Lesotho có được bởi công nhân mang quốc tịch Lesotho làm việc ở Nam Phi. Phát triển chăn nuôi là công nghiệp chính, đá kim cương là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Ngày 1/1/1986, Nam Phi áp đặt lệnh cô lập Lesotho, bởi vì nước này đã cung cấp nơi ẩn trú cho các nhóm vũ trang chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Ngày 20/1, một cuộc đảo chánh quân sự tại Lesotho. Và lệnh cô lập của Nam Phi được tháo bỏ ngày 25/1/1986, khi nhà lãnh đạo mới thỏa thuận với Nam Phi sẽ trục xuất những nhóm bạo loạn ra khỏi Lesotho. Tháng 3/1990, vua Moshoeshoe bị lưu đày bởi chính quyền quân sự. Ngày 12/11, Letsie  III trở thành vua Lesotho. Tháng 3/1993, Ntsu Mokhehle được bầu làm Thủ tướng dân sự, chấm dứt 23 năm quân đội nắm quyền cai trị đất nước. Sau một loạt các cuộc chống đối bạo loạn ngày 17/8/1994, nhà vua giải tán chính phủ của Thủ tướng Mokhele, và phục hồi cai trị quốc gia bằng Hiến pháp. Ngày 25/1/1995, vua Letsie III thoái vị, và Moshoeshoe trở lại ngôi báu. Ngày 15/1/1996, vua Moshoeshoe chết trong một tại nạn xe hơi, Letsie lại lên ngôi vua ngày 7/2 và lễ đăng quang chính thức vào ngày 31/10/1997.

Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 5/1998, nhà Vua tuyên thệ nhậm chức theo Hiến pháp mới, và Hội đồng Quân sự giải tán. Ngày 22/9/1998, chính quyền Lesotho yêu cầu quân đội Nam Phi và Botswana tới trợ giúp dập tắt các cuộc bạo loạn chống chính quyền. Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc có khoảng hơn 20% người trưởng thành ở Lesotho nhiễm bệnh HIV/AIDS. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/2/2007, đảng Dân chủ dẫn đầu chiếm 61 ghế, về nhì là đảng Quốc gia Độc lập 21 ghế, và sau cùng Mặt trận Dân chủ Quần chúng 1 ghế. Buôn lậu thuốc phiện là nguồn thu nhập chính của Lesotho


B. Lesotho ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Lesotho là Hiến pháp Quân chủ Lập hiến. Theo đó, nhà Vua là nguyên thủ quốc gia, ngôi Vua được kế thừa theo truyền thống. Một Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 80 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 33 nghị sỉ, trong đó 22 là Thủ lảnh các Bộ tộc, và 11 do nhà Vua bổ nhiệm. Tu chỉnh Hiến pháp năm 2002, tăng số đại biểu của Hạ viện lên thành 120 đai biểu.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.919.000, dưới 15 tuổi 33,7%, trên 65 tuổi 5,4%. Mật độ cư dân: 62,2 người/km2. Thành phố: 26,1%.  Sắc tộc: Sotho 99,7%. Ngôn ngữ: Sesotho, English (chính cả hai), Zulu, Xhosa. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 80%, Niềm tin bản địa 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 30.355 km2. Diện tích đất: 30.355 km2. Địa điểm: nằm lọt giữa nước Nam Phi. Quốc gia láng giềng: bao bọc hoàn toàn bởi cộng hòa Nam Phi. Địa thế: giữa đất liền và núi với độ cao từ 5.000 -11.000ft. Thủ đô:  Maseru 220.000cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Letsie III, sinh 17/7/1963, nhậm chức 7/2/1996. Thủ tướng chính phủ: Pakalitha Betuel Mosisili, sinh 14/3/1945, nhậm chức 29/5/1998. Chính quyền địa phương: 10 quận. Ngân sách quốc phòng: 36 triệu USD. Quân đội chính quy: 2.000. Kinh tế: Công nghiệp thực phẩm, thức uống, hàng dệt, may mặc, thủ công mỹ nghệ. Nông sản: Lúa mì, lúa miến, bắp, các loại đậu. Tài nguyên: đá kim cương, các loại hầm mỏ khác, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: khộng có số liệu. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 695.000, gà 1,9 triệu, dê 715.000, heo 66.000, cừu 1 triệu. Đánh cá: 47 tấn. Cung cấp điện: 500 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 86%, đóng góp 15%; công nghiệp 7%, đóng góp 43%; dịch vụ 7%, đóng góp 42%.
           
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Loti (tháng 9/2010: 7,1=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 3,2 tỷ. Bình quân đầu người: 1.600. Tăng trưởng: 1,6%. Nhập khẩu: 1,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 83,8%, Belgium 12,7%, Canada 2,4%. Xuất khẩu: 821 triệu. Bạn hàng: Hồng Kông 29,6%, Trung Quốc 24%, Đài Loan 22,3%, Đừc 5,7%, Ấn Độ 5,5%. Du lịch: 43 triệu. Ngân sách quốc gia: 1,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 438 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 700 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,2%. Vận chuyển:  Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: không có số liệu, xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 3. Truyền thông: máy truyền hình 16/1000 cư dân, Radio 52/1000. Điện thoại: 1,9/100. Internet: 3,7/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 50,6, nữ 50,8. Sinh xuất: 27,2/1000 người. Tử xuất: 15,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 56,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 23,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-12, biết đọc biết viết 89,5%, trung học 32%, đai học 2% .

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


10. SWAZILAND  -  KINGDOM OF SWAZILAND.

A. Tiến trình phát triển.              

Gia đình Hoàng gia Swazis tồn tại từ 400 năm nay, và là một trong những vương triều cai trị sau cùng của Châu Phi. Swazis là một gia đình người Bantu bị đẩy vào Swaziland từ phía Bắc bởi người Zulus năm 1820. Chính quyền tự trị của họ được Anh Quốc bảo hộ. Đến năm 1903, Anh Quốc nắm quyền thống trị hoàn toàn. Ngày 6/9/1968, Swaziland thu hồi độc lập. Năm 1973, nhà vua ban hành lệnh thiết quân luật hủy bỏ Hiến pháp và tự nhận trách nhiệm cai trị quốc gia bằng quyền lực của nhà vua. Ngày 13/10/1978, Hiến pháp mới cấm các đảng phái chính trị hoạt động. Ngày 25/4/1986, Mswati kế thừa vua cha, tuyên thệ nhậm chức. Cải cách chính trị tiến hành chậm chạp, khiến các cuộc biểu tình chống đối của sinh viên và công nhân nổi lên liên tục làm cho Swaziland bất ổn suốt thập niên 1990.

Ngày 19/9/2008, tu chính Hiến pháp cho phép cho phép các đảng phái chính trị được ứng cử vào Quốc hội. Theo sự ước tính của Liên Hiệp Quốc có hơn 1/4  (26,1%) số người trưởng thành tại Swaziland mắc nhiễm HIV/AIDS. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn làm cho sinh viên và giới công nhân nãn lòng trong những năm gần đây.   

B. Swaziland ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Swaziland ban hành 26/7/2005, có hiệu lực thi hành tháng 1/2006. Hiến pháp chỉ rõ Swaziland là một nước Quân chủ lập hiến, nhà Vua là nguyên thủ quốc gia, theo truyền thống “cha truyền con nối”. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 65 đại biểu trong đó 55 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 10 do nhà Vua bổ nhiệm có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 30 nghị sỉ, trong đó 10 được bầu lên bởi Hạ viện, và 20 nghị sỉ do nhà Vua bổ nhiệm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.354.000, dưới 15 tuổi 38,2%, trên 65 tuổi 3,6%. Mật độ cư dân: 78,7 người/km2. Thành phố: 21,4%. Sắc tộc: Phi Châu 97%, Âu Châu 3%. Ngôn ngữ: English, Siswati (chính cả hai). Tôn giáo: Niềm tin bản địa 40%, Thiên chúa giáo 20%, Hồi giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 17.364 km2. Diện tích đất: 17.204 km2. Địa điểm: ở phía nam Châu Phi, sát bờ Ấn Độ Dương. Quốc gia láng giềng: Nam Phi ở phía bắc, tây, nam, Mozambique phía đông. Địa thế: từ tây đến đông một vành đai rộng, đất khô trong vùng thảo nguyên thấp, sau đó nổi lên thành cao nguyên ở phía đông. Thủ đô: Mbabane (Chính phủ), Lobamba (Quốc hội ). Thành phố đông dân: Mbabane 74.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Mswati III, sinh 19/4/1968, nhậm chức 25/4/1986. Thủ tướng chính phủ: Barnabas Sibusiso Dlamini, sinh 15/5/1942, nhậm chức 23/10/2008. Chính quyền địa phưong: 4 khu vực. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, chế biến đường, chế biến gỗ, hàng dệt, may mặc. Nông sản: mía đường, thuốc lá, sợi bông, lúa gạo, bắp, đậu phụng, thơm, các loại cam, chanh. Tài nguyên: than đá, đất sét, hợp chất chống lửa, gổ xẽ, thủy điện, mỏ dá quý ,kim cương, vàng. Dựv trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 10%. Chăn nuôi: trâu bò 585.000, gà 3,2 triệu, dê 276.000, heo 30.000, cừu 28.000. Đánh cá: 70 tấn. Cung cấp điện: 441 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 60%, đóng góp 15%; công nghiệp 20%, đóng góp 43%; dịch vụ 20%, đóng góp 41%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lilangeni (tháng 9/2010: 7,1=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 5,9 tỷ. Bình quân đầu người: 4.400. Tăng trưởng: 0,4%. Nhập khẩu: 1,6 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 95,6%, Liên hiệp châu Âu 0,9%, Japan 0,9%, Singapore 0,3%. Xuất khẩu: 1,4 tỷ. Bạn hàng: Nam Phi 59,7%, Liên hiệp châu Âu 8,8%, Hoa Kỳ 8,8%, Mozambique 6,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 611 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 300 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,3 %. Vận chuyển: Đường xe lửa: 300 km. Bằng xe hơi: 54.900 đầu xe, xe hơi cá nhân: 66.100. Bằng máy bay: bay 68 triệu km. Truyền thông: máy truyền hình 112/1000 cư dân, Radio 169/1000. Điện thoại: 3,7/100. Internet: 7,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 48,1, nữ 47,6. Sinh xuất: 27,1/1000 người. Tử xuất: 15/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 66,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 26,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-12, biết đọc biết viết 86,5%, trung học 56%, đại học 5%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


11. MAURITIUS  -  REPUBLIC OF MAURITIUS.

A. Tiến trình phát triển.                   

Đảo Mauritius không có người ở, năm 1638 Hòa Lan chiếm đảo để trồng mía đường. Năm 1721, Pháp chiếm rồi đưa người nô lệ Châu Phi đến làm phu đồn điền. Năm 1810, Anh chiếm trị, và đưa công nhân người Ấn Độ vào làm việc trong các đồn điền trồng mía. Ngày 12/3/1968, Mauritius trở thành quốc gia độc lập. Họ hài lòng với thời kỳ phát triển kinh tế và sự ổn định chính trị của mình. Nhưng đến ngày 10/12/1991, Quốc hội thông qua một đạo luật bải bỏ Nử hoàng Anh làm nguyên thủ quốc gia, để trở thành một nước Cộng hòa. Đạo luật này có hiệu lực từ ngày 12/3/1992, và Tổng toàn quyền Sir Veerasamy Ringadoo tuyên thệ nhậm chức Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Mauritius.

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/7/2005, Liên minh Xã hội dẫn đấu, chiếm 42 ghế, về nhì là Liên minh Cải thiện Xã hội 24 ghế, và sau cùng là Tổ chức Quần chúng 2 ghế.

B. Mauritius ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Mauritius có hiệu lực thi hành ngày 12/3/1968. Từ đó đến nay hiến pháp có tu chỉnh thêm. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội có 70 đại biểu trong đó 62 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 8 đại biểu dành riêng để ban cấp cho các cộng đồng sắc tộc để có số đại diện tương xứng, với nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng cầm đầu chính phủ trách nhiệm quản lý xã hội.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.294.000, dưới 15 tuổi 22,2%, trên 65 tuổi 7,2%. Mật độ cư dân: 637,5 người/km2. Thành phố: 41,9%. Sắc tộc: Indo-Mauritian 68%, Creole 27%. Ngôn ngữ: English (chính), French, Creole, Hindi, Urdu, Hakka, Bhojpuri. Tôn giáo: Hindu 48%, Thiên chúa giáo 24,%, Muslim 17%.  Đất đai: Tổng diện tích: 2.040 km2. Diện tích đất: 2.030 km2. Địa điểm: trên Ấn Độ Dương, 804 km  phía đông của Madagascar. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Madagascar về phía tây. Địa thế: đảo do núi lửa tạo thành bao quanh bởi các bãi đá san hô. Một cao nguyên chính giữa được bao bọc bởi núi cao. Thủ đô:  Port Louis 149.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Anerood Jugnauth, sinh 29/3/1930, nhậm chức 7/10/2003 (tái bầu năm 2005). Thủ tướng chính phủ: Navinchandra Ramgoolam, sinh 14/7/1947, nhậm chức 5/7/2005. Chính quyền địa phưong: 9 quận và 3 khu vực phụ thuộc. Ngân sách quốc phòng: 41 triệu. Quân đội chính quy: 2.000. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa chất, đường cát, hàng dệt, may mặc. Nông sản: mía đường,  bắp, khoai tây, chuối, trà. Tài nguyên: cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 49%. Chăn nuôi: trâu bò 28.500, gà 10 triệu, dê 91.500, heo 12.500, cừu 12.000. Đánh cá: 8.784 tấn. Cung cấp điện: 2,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 9%, đóng góp 6%; công nghiệp 30%, đóng góp 30 dịch vụ 61%, đóng góp 64%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee (tháng 9/2010: 30,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 16,7 tỷ. Bình quân đầu người: 13.000. Tăng trưởng: 3,1%, Nhập khẩu: 3,5 tỷ. Bạn hàng: Pháp 15,5%, Nam phi 8,6%, Ấn Độ 7,4%, China 5,9%, Bahrain 5,6%. Xuất khẩu: 1,9 tỷ. Bạn hàng: Anh quốc 30,5%, Pháp 15,2%, United Arab Emirates 10,5%, Hoa kỳ 10,3%, Madagascar 7%. Du lịch:1,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 2,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,3 tỷ. Dự trữ vàng: 125.780 ozt. Nợ nước ngoài: 1,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 124.000 đầu xe, xe hơi cá nhân: 41.000. Bằng máy bay: bay 5,7 triệu km, sân bay 2. Hải cảng: 1-Port Louis. Truyền thông: máy truyền hình 248/1000 cư dân, Radio 371/1000. Điện thoại: 29,4/100. Internet: 22,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 70,8, nữ 77,9. Sinh xuất: 14,2/1000 người. Tử xuất: 6,6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 11,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,7%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 87,5%, trung học 71%, đại học 7%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth). Liên hiệp Châu Phi (AU).


12. MADAGASCAR  -  REPUBLIC OF  MADAGASCAR.

A. Tiến trình phát triển.

Madagascar do người Malayan-Indonesian định cư cách đây 2000 năm, con cháu của họ vẫn còn chiếm đa số ở đây. Một vương quốc thống nhất cai trị quốc gia trong hai thế kỷ 18 và 19. Đảo Madagascar bị Pháp chiếm trị dưới hình thức bảo hộ năm 1885, rồi trở thành thuộc địa năm 1896. Ngày 26/6/1960, Madagascar thu hồi độc lập. Bất mãn với sự lạm phát vật giá gia tăng cùng với sự khuynh đảo của Pháp dẫn tới một cuộc đảo chánh năm 1972. Chế độ mới quốc hữu hóa các tổ chức tài chánh do người Pháp làm chủ, đóng cửa các căn cứ quân sự của Pháp cùng với trạm quan sát không gian của Hoa Kỳ, và bắt đầu nhận trợ giúp từ Trung Quốc. Năm 1979, chính quyền thực hiện một kế hoạch trục xuất người nước ngoài và đàn áp thẳng tay các cuộc biểu tình.

Năm 1990, Madagascar chấm dứt lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động áp dụng từ năm 1975. Albert Zafy được bầu làm Tổng thống năm 1993, sau 17 năm dưới sự cai trị của Adm Didier Ratsiraka. Sau khi Zafy bị buộc tội phản quốc bởi Quốc hội, tòa án Hiến pháp Madagasca cách chức ông ta ngày 5/9/1996. Thủ tướng Norbert Ratsirahonana trở thành Tổng thống tạm thời. Trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11 và 29/12 Ratsiraka có lợi thế hơn Zafy nên thắng cử. Bệnh dịch tả cùng với hai cơn lốc với sức gió cực mạnh trong tháng 2 và tháng 4/2000, đã giết chết ít nhất 1.600 người. Trong cuộc bầu cử Tổng thống gây nhiều tranh cãi ngày 16/12/2001, ứng viên đối lập Marc Ravalomanana cho rằng mình đắc cử, mặc dù Tòa án phán quyết cần có một vòng bầu chung cuộc.

Ngày 23/2/2002, Ravalomanana tự phong Tổng thống và từ Tổng hành dinh của mình, ông ta ban hành lệnh thiết quân luật. Tuy nhiên, đương kim Tổng thống Didier Ratsiraka, và chính quyền của ông ta ra lệnh tấn công vào Tổng hành dinh của đối thủ ở Toamasina. Trong tháng 4/2003, hai bên đi đến thỏa thuận là kiểm phiếu lại để giải quyết tranh chấp. Kết quả chính thức được công bố là Ravalomanana đắc cử Tổng thống. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/12/2006, có 14 ứng viên dự tranh, đương kim Tổng thống Marc Ravalomanana đắc cử với 54,8% phiếu bầu. Và tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23/9/2007, đảng Tôi yêu Madagascar dẫn đầu chiếm 105 ghế, ứng viên độc lập chiếm 11 ghế, và sau cùng các đảng nhỏ chỉ nhiếm 1 ghế.

Ngày 17/2/2008, cơn lốc Ivan ập  vào Madagascar giết chết 83 người và làm cho 145.000 người tiêu tan nhà cửa. Cuộc tranh chấp quyền lực giữa tổng thống Marc Ravalomanana và Thị trưởng Antananarivo là Andry Rajoelina người được quân đội hậu thuẩn lên đến cực điểm dẫn tới việc thành lập một chính quyền chuyễn tiếp do Andry Rajoelina cầm đầu ngày 17/3/2009. Liên hiệp Châu Phi đình hoản tư cách Hội viên, và trục xuất Madagascar ra khỏi tổ chức nầy, nhưng tại cuộc thương thảo trong tháng 8 và 11 của chính quyền Rajoelina, Madagascar được phục hồi tư cách Hội viên của Liên hiệp.  

B. Madagascar ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Madagascar được cử tri tán thành trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 30/10/1975. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Madagascar là một nước Cộng, quyền Hành pháp trao cho Tổng thống dao dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 127 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 90 nghị sỉ cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 21.281.000, dưới 15 tuổi 43,3%, trên 65 tuổi 3%. Mật độ cư dân: 36,6 người/km2. Thành phố: 29,8%. Sắc tộc: Mainly Malagasy (Indonesian-African) cũng gọi là Cotiers, French, Indian, Chinese. Ngôn ngữ:  Malagasy, French (chính cả hai). Tôn giáo: Niềm tin bản địa 52%, Thiên chúa giáo 41%, Hồi giáo 7%. Đất đai: Tổng diện tích: 587.041 km2. Diện tích đất: 581.540 km2. Địa điểm: trong Ấn Độ Dương ngoài khơi phía đông nam bờ Châu Phi. Quốc gia láng giềng: quần đảo Comoro phía tây bắc, Mozambique phía tây. Địa thế: dải bờ biển ẩm ướt phía đông. Vùng đất bằng phẳng phì nhiêu trong khu vực cao nguyên. Núi ở trung tâm. Và một dải bờ biển rộng hơn ở phía tây. Thủ đô:  Antananarivo: 1.816.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Andry Raloelina, sinh 30/5/1974, nhậm chức 17/3/2009. Thủ tướng chính phủ: Monja Roindefo, sinh 30/5/1974, nhậm chức 17/3/2009. Chính quyền địa phương: 6 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 103 triệu. Quân đội chính quy: 13.500. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thuộc da, rượu bia, hàng dệt, xà phòng, đường cát, xe hơi. Nông sản: cà phê, lúa gạo, mía đường, sắn, đậu phụng, các loại đậu khác, hành, tỏi, và vani. Tài nguyên: hợp chất Crôm, quặng nhôm, thạch cao, ngọc, mica, chì, than đá, thủy điện, cá. Dự trữ nhiên liêụ: không có  số liệu. Đất nông nghiệp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 9,6 triệu, gà 25 triệu, dê 1,3 triệu, heo 1,6 triệu, cừu 715.000. Đánh cá : 150.930 tấn. Cung cấp điện: 1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 81%, đóng góp 34%; công nghiệp 6%, đóng góp 8%; dịch vụ 13%, đóng góp 58%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Malagsy Franc (tháng 9/2010: 2.010=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 20,2 tỷ. Bình quân đầu người: 1.000. Tăng trưởng: 7%. Nhập khẩu: 1,8 tỷ. Bạn hàng: Pháp: 13,4%, Trung Quốc 11,6%, Iran 9%, Mauritius 7,4%, Hồng Kông 4,6%. Xuất khẩu: 1 tỷ. Bạn hàng: Pháp 32%, Hoa kỳ 25,3%, Germany 6%, Italy 5%, Anh Quốc 4,1%. Du lịch: 159 triệu. Ngân sách quốc gia: 1,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 274 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 4,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 854 km. Bằng xe hơi: không có số liệu., xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 910 triệu km, sân bay 27. Hải cảng: 5- Toamasina, Antsiranana, Mahajanga, Toliara, Antsohimbondrona.Truyền thông: máy truyền hình: 23/1000 cư dân, Radio 209/1000. Điện thoại: 0,9/100. Internet: 1,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 61,3, nữ 65,3. Sinh xuất: 37,9/1000 người. Tử xuất: 9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 52,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-10, biết đọc biết viết 70,7%, trung học 16%, đại học 2%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc cuả nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Phi (AU).


13. SEYCHELLES  -  REPUBLIC OF SEYCHELLES.

A. Tiến trình phát triển.

Quần đảo bị chiếm trị bởi Pháp năm 1768. Năm 1794, Anh đánh đuổi Pháp khỏi đảo và cai trị nó như một phần của đảo Mauritius từ năm 1814. Năm 1903 quần đảo Seychelles trở thành một thuộc địa riêng tách khỏi Mauritius. Seychelles tuyên bố quốc gia độc lập ngày 29/6/1976, và Mancham trở thành Tổng thống. Một năm sau, tháng 6/1977, khi ông ta dự một Hội nghị tại Anh Quốc, thì lảnh tụ đảng Xã hội, và Thủ tướng của ông ta là France Albert René làm một cuộc đảo chánh truất quyền Mancham. Rene nắm quyền cai trị độc tài đảo quốc cho đến tháng 6/1993, một Hiến pháp mới được thông qua trong đó hệ thống đa đảng chính trị được phép hoạt động. Sau gần 27 năm nắm giữ quyền bính, ngày 14/4/2004, Tổng thống France Albert Rene từ chức, và được kế thừa bởi chính Phó Tổng thống của ông ta là James Michel.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 28 và 30/7/2006, đương kim Tổng thống James Michel tái đắc cử với 53,7% phiéu bầu. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10 và 12/5/2007, Mặt trận Nhân dân Tiến bộ dẫn đầu chiếm 23/34 ghế, đảng Quốc gia và Quốc gia Dân chủ 11 ghế.

B. Seychelles ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Seychelles có hiệu lực thi hành năm 1979. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh 93 lần. Hiến pháp chỉ rõ quyền Hành pháp được trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm 34 đại biểu trong đó 25 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 9 chỉ định bởi Tổng thống có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 88.000, dưới 15 tuổi 22,3%, trên 65 tuổi 7,1%. Mật độ cư dân: 194,2 người/km2. Thành phố: 54,8%. Sắc tộc: Mainly Seychellois (pha trộn sắc dân châu Á, châu Phi, châu Âu). Ngôn ngữ:  Anh, Pháp, Creole (chính cả ba). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 82%, Anh giáo 6%. Đất đai: Tổng diện tích: 455 km2. Diện tích đất: 455 km2. Địa điểm: trong Ấn Độ Dương cách 1.126 km về phía đông bắc của Madagascar. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Madagascar phía tây nam, Somalia phía tây bắc. Địa thế: gồm 86 đảo trong đó khoảng một phần hai là đá san hô, phần còn lại là đá hoa cương với núi non bao trùm. Thủ đô:  Victoria 26.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống James Michel, sinh 18/8/1944, nhậm chức 14/4/2004 (tái bầu năm 2006). Chính quyền địa phương: 23quận. Ngân sách quốc phòng: 8 triệu. Quân đội chính quy: 200. Kinh tế: Công nghiệp đánh cá, du lịch, chế biến vani, và dừa. Nông sản: vani, dừa, khoai ,sắn, chuối, và quế. Tài nguyên: cá, quế. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 1,420, gà 575,000, dê 5,200, heo 18,700. Đánh cá: 93.327 tấn. Cung cấp  điện: 250 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 3%, đóng góp 3%; công nghiệp 23%, đóng góp 28%; dịch vụ 74%, đóng góp 69%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee (tháng 9/2010: 13= 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1,8 tỷ. Bình quân đầu người: 20.800. Tăng trưởng: -3,5%. Nhập khẩu: 703 triệu. Bạn hàng: Saudi Arabia 17,6%, South Africa 9,6%, Spain 8,1%, Pháp 7,5%, Singapore 7,2%, Italy 4,8%, Anh quốc 4%. Xuất khẩu: 428 triệu. Bạn hàng: Anh Quốc 26,2%, France 18,1%, Italy 12,2%, Japan 8,5%, Apain 8,3%, Netherlands 4,4. Du lịch: 285 triệu. Ngân sách quốc gia: 267 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 121 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 200 triễu. Giá cả tiêu thụ: tăng 31,8 %. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 6.200, xe hơi cá nhân 2.400. Bằng máy bay: bay 1,1 tỷ km, sân bay 9. Hải cảng: 1- Victoria.  Truyền thông: máy truyền hình 214/1000 cư dân, Radio 560/1000. Điện thoại: 26,2/100. Internet: 40,4/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 68,6, nữ 78,1. Sinh xuất: 15,5/1000 người. Tử xuất: 6,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 12/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 91,8%, trung học 25%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên hiệp Châu Phi (AU). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).


14. COMOROS  -  UNION OF COMOROS.

A. Tiến trình phát triển.

Quần đảo được cai trị bởi các vua Hồi giáo cho đến khi Pháp chiếm nó từ năm 1841, và trở thành một vùng hải ngoại thuộc Pháp năm 1947. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” năm 1974, cư dân trên quần đảo ủng hộ nền độc lập của riêng họ, nhưng số tín đồ Thiên chúa giáo ở đảo Mayotte lại muốn ở trong Liên hiệp Pháp. Nghị viện quốc gia Pháp quyết định để cho mỗi đảo hoàn toàn tự quyết định lấy số phận của mình. Đại biểu quốc gia Comoros tuyên bố quốc gia độc lập ngày 6/7/1975, với Ahmed Abdallah giữ chức Tổng thống. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” năm 1976, đảo Mayott vẫn bỏ phiếu duy trì sự phụ thuộc của Pháp. Những người theo cánh tả chiếm quyền lực từ Abdallah năm 1975, lại bị truất phế khỏi chính quyền trong cuộc đảo chánh được Pháp hậu thuẫn.

Năm 1978, Abdallah trở lại chức Tổng thống. Tháng 11/1989, Abdallah bị ám sát, ngay sau đó một hệ thống đa đảng được phép hoạt động. Tháng 9/1995, cuộc đảo chánh quân sự do những người lính đánh thuê Pháp giúp đỡ truất phế Tổng thống Said Mohamed Djohar. Ngày 4/10, quân đội Pháp tiến hành chiếm Comoros và buộc lãnh tụ đảo chánh phải đầu hàng. Tháng 1/1996, Djohar trở lại Comoros từ nơi bị lưu đày. Tháng 3, cuộc bầu cử Tổng thống mới, Mohammed Take Abdaulkarim chiến thắng vòng bầu thứ hai trên đối thủ kỳ cựu Said Mohamed Djohar. Ngày 23/11/1996, không tặc cướp máy bay của hãng hàng không Ethiopia chiếc Boeing 767 đâm xuống biên ngoài khơi bờ Ethiopia giết chết 123 người, trên tổng số 175 hành khách. Vì muốn phục hồi sự ràng buộc với Pháp, đảo Anjouan tuyên bố ly khai khỏi Comoros.

Nổ lực làm việc để tạo ra một Hiến pháp mới liên quan đến mối quan hệ giữa các đảo Grande Comore, Anjouan, và Moheli tiến hành từ khi Anjouan và Moheli ly khai khỏi Comoros trong năm 1997, không thành công. Sự bất ổn ở Grande Comore lên đến cực điểm trong cuộc đảo chánh quân sự ngày 30/4/1999. Ngày 23/1/2000, Anjouan được chấp nhận cho ly khai trong một cuộc bỏ phiếu gây nhiều tranh cãi. Ngày 9/8/2001, một cuộc tranh chiếm quyền lực bằng quân sự trên đảo Anjouan. Kết quả bầu cử Tổng thống ngày 4/4/2002, Azali Assoumani trung tá quân đội lãnh đạo cuộc đảo chánh hồi tháng 4/1999 đắc cử. Mỗi đảo trên ba đảo trong năm 2002 cũng bầu Tổng thống (2002-2007) riêng cuả họ. Tháng 3-4/2004, cuộc bầu cử Nghị viện quốc gia, và Nghị viện mỗi đảo cũng đã được tiến hành.

Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 16/4/2006, không có ứng viên nào đạt túc số quy định, và tại vòng bầu chung cuộc ngày 14/5/2006, ứng viên Ahmed Abdallah Mohamed Sambi đắc cử với 58% phiếu bầu. Nhà lãnh đạo Anjouan, Đại tá Mohamed Bacar, không chịu từ bỏ quyền hành, sau khi cuộc bầu cử chính quyền của ông ta bị xem là bất hợp pháp. Ngày 25-26/3/2008, khi quân đội của Liên hiệp Châu Phi cùng với quân của Comoros tiến chiếm đảo thì ông ta đào thoát khỏi đảo.

B. Comoros ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Comoros được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 23/12/2001. Hiến pháp chỉ rõ Comoros là một nước Cộng hòa, quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội gồm 42 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 773.000, dưới 15 tuổi 41,9%, trên 65 tuổi: 3,1%. Mật độ cư dân: 346 người/km2. Thành phố: 28,1%. Sắc tộc: Antalote, Cafre, Makoa, Oimatsaha, Sakalava. Tất cả đều pha trộn sắc dân Arab-African. Ngôn ngữ: Arabic, French (chính cả hai), Shikomoro. Tôn giáo: Hồi giáo hệ phái Sunni 98%. Đất đai: Tổng diện tích: 2.235 km2. Diện tích đất: 2,235 km2. Địa điểm: ba đảo Grande Comore (Njazidja), Anjouan (Nzwani) và Moheli (Mwali) trong thủy lộ Mozabique giữa tây bắc Madagascar và đông nam Châu Phi. Quốc gia láng giềng:  gần nhất là Mozambique phía tây, Madagascar phía đông. Địa thế: quần đảo trước kia là núi lửa hoạt động trên đảo Grande Comore. Thủ đô: Moroni: 49.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia & cầm đầu chính phủ: Tổng thống Amed Abdallah Mohamed Sambi, sinh 5/6/1958, nhậm chức 26/5/2006. Chính quyền địa phương: 3 đảo chính và 4 khu vực tự trị. Kinh tế: Công nghiệp hàng dệt, hương liệu, du lịch. Nông sản: dừa, dây dừa, chuối, sắn, hành, tỏi, và hương liệu. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 36%. Chăn nuôi: trâu bò 45.000, gà 500.000, dê 115.000, cừu 21.000. Đánh cá: 15.070 tấn. Cung cấp  điện: 22 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 40%; công nghiệp 10%, đóng góp 24%; dịch vụ 10%, đóng góp 36%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc (tháng 9/2010: 382,3=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 765 triệu. Bình quân đầu người: 1.000. Tăng trưởng: 1,8%. Nhập khẩu: 143 triệu. Bạn hàng: Pháp 25,1%, United Arab Emirates 10%, South Africa 6,5%, Pskistan 64,%, Kenya 5,1%. Xuất khẩu: 32 triệu. Bạn hàng: Hoà Lan 35,7%,  Pháp 18,2%, Italy 12,7%, Singapore 7,8%, Turkey 4,9%, Hoa kỳ 4,5%,. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: không có số liệu. Dự trữ ngoại tệ: 72 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 200 triệu. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 4. Hải cảng: 3- Fomboni, Moroni, Moutsamoudou. Truyền thông: máy truyền hình 4/1000 cư dân, Radio  141/1000. Điện thoại: 3,8/100. Internet: 3,6/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 61,4, nữ 66,3. Sinh xuất: 34,7/1000 người. Tử xuất: 7,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 2,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 64,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13, biết đọc biết viết 73,6%, trung học và đại học không có sớ liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO).  Liên hiệp Châu Phi (AU). Liên đoàn Ả Rập (AL).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét