Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

CHƯƠNG II: CHÂU ÂU NGÀY NAY: năm 2010( Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

                CHƯƠNG II: CHÂU ÂU NGÀY NAY: năm 2010.
I . Khái quát.
Châu Âu là lục địa đứng hàng thứ sáu trong bảy lục địa về diện tích, nhưng lại là lục địa có mức độ dân cư đông đúc nhất thế giới. Khoảng một phần tám dân số thế giới sống ở Châu Âu. Châu Âu kéo dài từ bờ Biển Bắc đến biển Địa Trung Hải ở phía Nam, và từ Đại Tây Dương phía Tây đến dãy núi Ural ở phía Đông. Lục địa Châu Âu chiếm một phần năm khu vực rộng mênh mông của thế giới. Bốn phần năm còn lại của khu vực là lục địa Châu Á. Người Châu Âu đại diện cho các tập tục văn hoá cổ truyền khác nhau, ngôn ngữ khác nhau. Châu Âu là nơi đứng đầu thế giới về phát triển kinh tế và là trung tâm hàng đầu của thế giới cả lĩnh vực nông nghiệp lẫn công nghiệp. Lục địa Châu Âu có nhiều trữ lượng than đá, đa dạng kim loại. Nó còn là vùng đất tốt nhất thế giới để phát triển nông nghiệp.
Nhiều kỳ tích văn hoá, cảnh đẹp thiên nhiên Châu Âu hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Di vật trưng bày trong các viện bảo tàng Loarro ở Paris đã để lại ấn tượng mạnh cho người thưởng ngoạn nghệ thuật. Các kiệt tác về nghệ thuật kiến trúc như đền đài thời Hy Lạp-La Mã, các nhà thờ vòm nhọn ở Pháp, Đức, Ý cùng với cảnh quang lộng lẫy và phong phú về lịch sử các triều đại vua chúa, các dinh thự và toà nhà chính phủ lừng danh ở Luân Đôn. Châu Âu còn có sông Rhin nổi tiếng với làn gió thổi qua các bậc nấc của vách đá, ghi đậm nét tàn tích của các lâu đài dinh thự cách đây nhiều thế kỷ. Giữa lục địa Âu Châu là dảy núi Alps tuyệt vời, phủ đầy tuyết ở Thuỵ Sĩ, cánh đồng hoa Tulip rực rỡ ở Hoà Lan, kênh đào Venice và bãi biển đầy ánh nắng ở Riviera. Châu Âu còn là nơi khai sinh ra nền văn minh phương Tây.
Tư tưởng, chính trị từ thơì cổ Hy Lạp, La Mã cùng với các khám phá khoa học, nghệ thuật, triết học và niềm tin tôn giáo từ đây và lan ra các phần đất khác của thế giới. Văn minh Úc Đại Lợi, Canada, Hoa Kỳ, Mỹ La tinh, New Zealand đều là sự mở rộng từ nền văn minh Châu Âu. Nó còn ảnh hưởng lên tiến trình phát triển của toàn thế giới. Văn minh quan trọng nhất thời Cổ đại ở Châu Âu phát triển quanh vùng Địa Trung Hải. Nền văn minh sớm sủa này xuất hiện trên các đảo trong vùng biển Aegean phía đông Hy Lạp khoảng năm 3000 Trước công nguyên (TCN). Hai nền văn minh chi phối Châu Âu là văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã. Văn minh Hy Lạp đạt tới đỉnh cao của nó trong khoảng những năm 400 và 300 TCN. Đóng góp lớn nhất của nền văn minh Hy Lạp là nghệ thuật. khoa học, triết học, và chính quyền.
Người La Mã sống trên bán đảo Ý Đại Lợi tiếp nhận nền văn minh Hy Lạp một cách tích cực. Khi họ bắt đầu mở rộng vùng thống trị trong những năm 200 TCN, để rồi thành lập đế quốc La Mã trên gần như toàn bộ Châu Âu, nhiều vùng ở Châu Á và Châu Phi. Đóng góp quan trọng nhất của văn minh La Mã là hệ thống pháp luật tinh tế, và nghệ thuật cầm quyền tuyệt vời. Đế quốc phía Tây La Mã chấm dứt sự cai trị cuối những năm 400 Sau công nguyên (SCN). Và một thời kỳ khác đi vào lịch sử Châu Âu người ta gọi là “thời Trung cổ”. Thời Trung cỗ là thời kỳ sau đế quốc Tây La Mã sụp đổ, các tiểu quốc Tây Âu mới hình thành. Và Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã nắm lấy cơ hội khuynh đảo các vấn đề chính trị, giáo dục, nghệ thuật và tôn giáo trên khắp lục địa gần 1000 năm.
Cuối những năm 1300, Phong trào Phục Hưng ra đời đưa Châu Âu vào một thời kỳ mới, thời kỳ đạt được sự tiến bộ vược bậc về kiến thức, khoa học, và nghệ thuật giúp Châu Âu thoát khỏi thời Trung cổ. “Chủ nghĩa Nhân đạo” là xương sống của Phong trào Phục Hưng. Khi Phong trào kết thúc vào những năm 1600, thì Châu Âu bước váo một thời kỳ phát triển cực nhanh về kinh tế, chính trị, và khoa học. Trong những năm 1500, 1600, và 1700 các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và một số nước Châu Âu trở nên hùng mạnh tiến hành các cuộc xâm lược, và lập nhiều thuộc địa trên tất cả các phần đất còn lại của thế giới. Các lục địa bên ngoài Châu Âu như Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Á, và Châu Phi từng bước bị các thế lực Châu Âu chiếm làm thuộc địa. Họ thu được nhiều mối lợi từ việc chiếm cứ, buôn bán tại các thuộc địa nầy.
Cuộc cách mạng công nghệ cuối những năm 1700, cũng khởi đi từ Châu Âu. Nó làm cho lục địa này trở thành trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới. Các quốc gia Châu Âu ngày càng chiếm thêm nhiều thuộc địa ở nước ngoài. Và các thuộc địa trở thành nơi cung cấp nguyên liệu thô cho công nghệ của họ, và cũng là nơi tiêu thụ hàng hoá sản xuất từ Châu Âu. Châu Mỹ và Châu Úc vừa là thuộc địa, vừa là nơi định cư của người Châu Âu. Toàn bộ Châu Phi và phần lớn Châu Á đều nằm dưới sự cai trị thuộc địa của Châu Âu. Cuối những năm 1700 và đầu những năm 1800, người Châu Âu định cư tại các thuộc địa Bắc Mỹ, và Nam Mỹ đứng lên đấu tranh thành lập quốc gia độc lập của riêng họ, tách khỏi sự cai trị từ Châu Âu. Đầu những năm 1900, Úc Đại Lợi, và Canada cũng thành lập quốc gia độc lập.
Đến cuối những năm 1900, thì Châu Âu mất hết các thuộc địa còn lại của họ ở Châu Á và Châu Phi. Hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918) và lần thứ II (1939-1940) đều khởi đầu từ Châu Âu. Và, hậu quả của chiến tranh là sự đổ vỡ lớn lao cho lục địa về mặt kinh tế và xã hội. Nó cũng làm thay đổi các loại chính quyền, và khai sinh thêm nhiều quốc gia mới. Sau chiến tranh thế giới thứ II, chính quyền kiểu Cộng sản đựợc thành lập ở nhiều nước ở Châu Âu. Và lục địa này bị chia thành hai nhóm nước, các quốc gia Cộng sản ở phía Đông gọi là khối Đông Âu. Và các quốc gia Không cộng sản ở phía Tây gọi là khối Tây Âu. Từ cuối thập niên 1940, đến thập niên 1960, sự kình địch giữa hai khối Đông Âu và Tây Âu trở thành trung tâm chiến tranh lạnh của thế giới.
Cuối thập niên 1960, mối quan hệ giữa hai khối “Đông - Tây” được cải thiện. Rồi chương trình “cải tổ và đổi mới” của Gorbachev tại Liên Xô, làm cho người trong khối Đông Âu có được một chút tự do. Công cuộc cải tổ và đổi mới đòi hỏi có thêm nhiều tự do hơn, và đưa đến chấm dứt sự cai trị độc tài kiểu Cộng sản tại Đông Âu. Năm 1990, Đông Đức và Tây Đức thống nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức Không cọng sản. Năm 1991, Liên Xô bước vào một ngõ rẽ chính trị. Trước hết là chấm dứt sự cai trị của đảng Cộng sản, sau khi những người cộng sản bảo thủ trong một nỗ lực truất phế Gorbachev thất bại. Kế đó là Cộng hoà Estonia, Latvia, và Lithuania, ba thành viên của Liên bang Xô viết từ năm 1940 tuyên bố ly khai khỏi Liên Xô. Cuối năm 1991, các Cộng hoà Xô viết khác cũng tuyên bố độc lập.
Và ngày 25/12/1991, Liên bang Xô viết Cộng sản chấm dứt sự tồn tại. Đầu năm 1992, Liên bang Cộng sản Nam Tư (Yugoslavia) cũng bị xóa sổ, và các nước Croatia, Macedonia, Slovenia, Bosnia-Herzegovina  tuyên bố độc lập. Serbia và Montenegro kết hợp như một Yugoslavia nhỏ hơn. Mặc dù Châu Âu có nhiều chia rẽ trong những năm 1900, họ luôn có những nổ lực từng bước tiến đến thống nhất. Chẳng hạn, một số nước đã thành lập được một tổ chức bề thế gọi là “Liên hiệp Châu Âu”. Thông qua Liên hiệp Châu Âu, họ hợp tác với các quốc gia khác trong lục địa về chính trị, kinh tế, xã hội, và đang tiến đến việc hợp nhất các nguồn tài lực của họ thành một nền kinh tế duy nhất cho Châu Âu.
II. Quốc gia, lảnh thổ, dân số, và thành phố thủ đô.

Châu Âu có 45 quốc gia độc lập, gồm cả quốc gia lớn nhất thế giới là Liên bang Nga và quốc gia nhỏ nhất là Valican City. Liên bang Nga nằm một phần ở Châu Âu (4.309.400km2) và một phần lớn hơn ở Châu Á (12.766.000 km2). Ba nước sau Liên bang Nga, có từ 500 đến 600 ngàn km2 là Ukrain, Pháp Quốc, Tây Ban Nha. Sáu nước nhỏ dưới 500 km2 là Andorra, Malta, Liechtenstein, San-Marino, Monaco, và Vatican city, trong đó Monaco chỉ 1,95 km2 và Vatican city có 0,4 km2. Quốc gia có dân số cao nhất cũng là Liên bang Nga gần 150 triệu người. Kế đến là Đức Quốc trên 82 triệu. Ba nước có trên 50 triệu người là Anh, Pháp, và Ý. Và, 5 nước có dân số chỉ trên dưới 50 ngàn người là Andorra, Liechtenstein, Monaco, San Marino, và Vatican city. Trong đó Vatican city chỉ có 1000 người.
1.) 45 quốc gia độc lập của Châu Âu là. (WB 2010) 
Số
T.T
Tên quốc gia
Diện tích: km2
Dânsố:
000
(2009)
Dânsố:
000 (2010)
Thủ đô
Độc lập
Độc lập từ
1
Albania
28.748
3.187.
3.345.
Tirané
1912
ĐQ.Ottoman
2
Andorra
468
79.
84.
Andorra
1248
PhápGM.Urgel
3
Austria
83.859
8.221.
8.406.
Vienna
1923
LM Hung-Áo
4
Azerbaijan (EU)
14.300
2.582.
2.618.
Baku
1991
LB Xô viết
5
Belarus
207.600
9.615.
9.577.
Minsk
1991
LB Xô viết
6
Belgium
30.528
10.490.
10.520.
Brussels
1830
Hoà Lan
7
Bosnia.Herzegovina
51.197
3.923.
3.968.
Sarajevo
1991
LB Xô viết
8
Bulgaria
110.912
7.549.
7.503.
Sofia
1908
ĐQ Ottoman
9
Croatia
56.538
4.392.
4.440.
Zagreb
1991
LB Nam Tư
10
Czech Republic
78.866
10.205.
10.202.
Prague
1992
LB Tiệp Khắc
11
Denmark
43.094
5.463.
5.476.
Copenhagen
1128
Tân lập
12
Estonia
45.100
1.334.
1.321.
Tallinn
1990
LB Xô viết
13
Finland
338.145
5.285.
5.323.
Helsinki
1923
LB Nga
14
France
551.500
61.225.
62.558.
Paris
500
Tây La Mã
15
Georgia (EU)
14.637
442.
429.
Tbilisi.
1991.
LB.Xô viết .
16
Germany
357.022
83.414.
82.327.
Berlin
1990
Hợp nhất
17
Greece
131.957
11.128.
11.197.
Athens
1829
ĐQ Ottoman
18
Hungary
93.032
10.020
9.970.
Budapest
1920
LM Hung-Áo
19
Iceland
103.000
300.
314.
Reykjavik
1941
Đan Mạch
20
Ireland
70.273
4.269.
4.458.
Dublin
1918
Anh Quốc
21
Italy
301.318
58.818.
59.107.
Rome
1861
Hợp nhất
22
Kazakhstan (EU)
120.700
461.
477.
Astana.
1991
LB Xô viết
23
Kosovo
10.887
2.161.
2.262.
Pristina
2008
Serbia
24
Latvia
64.600
2.267.
2.242.
Riga
1991
LB Xô viết
25
Liechtenstein
160
36.
36.
Vaduz
1806
Tân lập
26
Lithuania
65.200
3.374.
3.349.
Vilnius
1990
LB Xô viết
27
Luxembourg
2.586
469.
495.
Luxembourg
1919
Đức Quốc
28
Macedonia
25.713
2.048.
2.057.
Skopje
1991
LB Nam Tư
29
Malta
316
409.
412.
Valletta
1964
Anh Quốc
30
Moldova
33.851
3.982.
3.784.
Chisinau
1991
LB Xô viết
31
Monaco
1,95
34.
33.
Monaco
1911
Pháp Quốc
32
Montenegro
13.812
629.
612.
Podgorica
2006
LB Nam Tư
33
Netherland
41.526
16.513.
16.567.
Amsterdam
1815
Pháp Quốc
34
Norway
386.299
4.671.
4.786.
Oslo
1905
Thụy Điển
35
Poland
323.250
38.077.
38.025.
Warsaw
1918
Nga, Đức, Áo
36
Portugal
88.941
10.678.
10.221.
Lisbon
1100
Tân lập
37
Romania
328.391
21.517.
21.150.
Bucharest
1877
 ĐQ Ottoman
38
Russia
4.309.400
104.605.
104.001.
Moscow
1480
Mông Cổ
39
San Marino
61
29.
32.
San Marino
300
Tây La Mã
40
Serbia
88.361
7.358.
7.377.
Belgrade
1991
LB Nam Tư
41
Slovakia
49.012
5.395.
5.406.
Bratislava
1992
LB Tiệp Khắc
42
Slovenia
20.256
2.001.
2.008.
Ljubljana
1991
LB Nam Tư
43
Spain
505.992
44.687.
45.898.
Madrid
1469
Tân lập
44
Sweden
449.964
9.179.
9.243.
Stockhom
300
Tây La Mã
45
Switzerland
41.248
7.542.
7.595.
Bern
1291
Tân lập
46
Turkey (EU)
23.621
8.231.
8.427.
Ankara

ĐQ Ottoman
47
Ukrain
603.700
46.060.
45.378.
Kiev
1991
LB Xô viết
48
United.Kingdom
242.900
60.590.
61.489.
London
1251
MagnaCarta
49
Vatican City
0,4
1.
1.
Roman
1929
Ý Đại Lợi
2.) 5 vùng lảnh thổ phụ thuộc của Châu Âu là.
Stt
Tên vùng
phụ thuộc
Diệntích:
Km2
Dân số:000
(2009)
Dân số:000 (2010)
  Thủ đô
  Phụ thuộc
1
Azores
2.247
245.
248.
P.Delga
Bồ Đào Nha
2
Channel Island
197
153.
157.
S.Peter Port
Anh Quốc
3
Faroe Island
1.399
49.
49.
Torshavn
Đan Mạch
4
Gibralta
6
28.
28.
Gibraltar
Anh Quốc
5
Man Island
572
76.
78.
Douglas
Anh Quốc
  III. Cư dân, sắc tộc, ngôn ngữ, và tôn giáo.

Mặc dù lục địa Châu Âu đứng hàng thứ 6 về diện tích đất, nhưng dân số Châu Âu lại đứng hàng thứ 3 chỉ sau Châu Á và Châu Phi. Trên 700 triệu người, hoặc một phần tám dân số thế giới sống ở Châu Âu. Liên bang Nga có trên 140 triệu cư dân, thì trên lảnh thổ Châu Á dưới 40 triệu, số còn lại đều ở trong lảnh thổ Châu Âu. Mức độ cư dân ở châu Âu là 67 người trên một cây số vuông. Châu Âu và Châu Á được xếp vào loại có mức độ cư dân cao nhất thế giới. Cũng như các lục địa khác, cư dân Châu Âu phân phối không đồng đều. Hầu hết các vùng xa của Châu Âu mức độ cư dân thấp dưới mức độ trung bình. Chẳng hạn nhiều vùng rộng lớn ở Bắc Âu hầu như hầu như không có người ở. Nhưng tại Hoà Lan thì lại có nhiều người hơn, tới 385 ngưòi trên một km2. Là một trong những nước có mức độ cư dân cao nhất thế giới.


Hầu hết người Châu Âu có nguồn gốc từ bộ tộc du canh du cư, từng sống ở lục địa này trên nhiều nơi khác nhau từ thời Cổ đại. Do sống du cư, nên các bộ tộc người Châu Âu có nhiều sự pha trộn với bộ tộc khác những người họ gặp. Chẳng hạn, tổ tiên người Anh là sự pha trộn các nhóm sắc tộc Angles, Celts, Danes, Jutes, và Saxons. Trong những năm 1900, một số sắc dân từ Châu Á, và châu Phi di dân vào các nước Tây Âu. Tuy nhiên người Châu Á, và Châu Phi chỉ là một số rất nhỏ trong dân số của lục địa Châu Âu. Người Châu Âu có một nền văn hoá đa dạng. Nhiều nhóm sắc tộc ở Châu Âu là một trong những đặc trưng của sự đa đạng đó. Mổi nhóm sắc tộc gồm một số người có nguồn gốc văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, và thông thường là cùng một tổ tiên, hoặc tất cả các đặc trưng trên.

Lục địa Châu Âu có hàng chục, thậm chí hàng trăm loại sắc tộc khác nhau. Trong mỗi quốc gia cũng có hai hoặc nhiều hơn hai nhóm sắc tộc. Chẳng hạn, Belgium chỉ có 30.000 km2 diện tích đất cũng có tới hai sắc tộc đó là Flemings và Walloons. Một cách tổng quát, các nhóm sắc tộc đều giáo dục cho thành viên của họ nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau. Họ lập ra các tiêu chuẩn mẫu mực ứng xử cho các thành viên, bảo tồn các giá trị nghệ thuật, tôn giáo, và truyền thống khác. Nhưng trong nhiều trường hợp thành viên của nhóm sắc tộc này không thích, và không tin thành viên của nhóm sắc tộc láng giềng. Sự cảm nhận này, thường dẫn đến các cuộc xung đột các nhóm, hoặc giữa các quốc gia với nhau. Những sự xung khắc như thế  hiện còn đang tiếp tục giữa người Anh và người Irish, giữa người Serbs và người Albanians ở Kosovo.

Tuy nhiên nhiều nhóm sắc tộc Châu Âu đã quên dần các sự khác nhau giữa họ, và nghĩ rằng tất cả họ đều là thành viên của quốc gia như sắc tộc Danes và Italian. Trong nhiều nơi trên khắp lục địa, người ta còn nghĩ rằng, không những họ là thành viên của cộng đồng quốc gia, mà xa hơn họ còn là thành viên của Cộng đồng Châu Âu nửa. Có khoảng 50 ngôn ngữ và 100 phương ngữ sử dụng ở Châu Âu. Ngôn ngữ từng là nguyên nhân của sự phân chia, và hợp nhất trên khắp lục địa. Đại thể là có hai cảm nhận trái ngược nhau. Cảm nhận thứ nhất là hợp nhất các nhóm ngôn ngữ khác vào nhóm ngôn ngữ của họ. Cảm nhận thứ hai là tách rời những người có tiếng nói khác ngôn ngữ của mình. Các nhà nghiên cứu chia ngôn ngữ thế giới thành 9 nhóm ngôn ngữ chính.


Ngôn ngữ của người Châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ “Indo European”. Không có ai biết được nhóm ngôn ngữ này xuất hiện ở đâu. Nhóm ngôn ngữ Indo-European có ba tiểu nhóm ở Châu Âu là Balto- Slavic, Germanic và Romance. Đa số người Đông Âu nói tiếng Balto-Slavic như Bulgarian, Czech Polish, và Russian. Người nới tiếng Germanic gồm Danish, English, German, và Swedish hầu hết là phía Bắc Tây Âu. Còn tiểu nhóm ngôn ngữ Romance được nói nhiều nhất trong những quốc gia phía Nam Tây Âu như French, Italian, và Spanish. Cũng có một số người ở Châu Âu, nói tiếng Ả Rập (Arabic) và Do Thái (Hebrew) thuộc nhóm ngôn ngữ Afro-Asiatic, nhưng không nhiều. Họ là những người Ả Rập và Do Thái đến Châu Âu trong những năm 1900. Cùng với họ có người Châu Phi (African) nói tiếng thuộc ngôn ngữ Black African.

Thiên chúa giáo là tôn giáo chính ở Châu Âu. Nó bắt đầu từ Tây Nam Á, truyền vào Châu Âu trong những năm 300, gần cuối thời đế quốc La Mã. Thiên chúa giáo trở thành thế lực khuynh đảo Châu Âu suốt thời Trung cổ với nhà thờ La Mã phía Tây, và nhà thờ Chính thống giáo phía Đông. Những năm 1500, nhà thờ La Mã lại phân hoá khai sinh đạo Tin lành ở các nước phía Bắc Tây Âu. Châu Âu cũng có nhiều người theo Do Thái giáo và Hồi giáo. Do Thái giáo có tín đồ khắp nơi, nhưng Hồi giáo lại tập trung ở phía Nam Đông Âu. Dưới danh nghĩa Thiên chúa giáo, người ta tạo ra không biết bao nhiêu phiền tóai, rắc rối cho Châu Âu. Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã kết cấu với nhà cầm quyền Châu Âu bức hại những người không theo tôn giáo mình trên khắp lục địa  trong một thời gian dài.

Họ tiến hành tới 8 cuộc “thập tự chinh” tái chiếm vùng Trung Đông nơi mà họ gọi là “vùng đất thánh” do Hồi giáo chiếm giữ, bắt đầu từ năm 1096 đến năm 1270. Trong cuộc thập tự chinh lần thứ II (1147- 1149) do đích thân vua Louis VII của Pháp, và Hoàng đế Conrad III Đức cầm đầu. Cuộc thập tự chinh lần thứ III (1189- 1192) do Hoàng đế Đức, vua Pháp, và vua Anh lãnh đạo, và Hoàng đế Frederick II của Đức chết trước khi đến được đất thánh. Cuộc thập tự chinh lần thứ IV (1201- 1204) do chính Giáo hoàng Innocent II đứng ra cổ vũ, thì hoàn toàn không phải vì mục đích chống lại Hồi giáo mà là bởi mục tiêu kinh tế, chính trị. Quân viễn chinh đánh chiếm Contantinople, thủ đô của đế quốc Byzantine, rồi chia nhau tài sản và lãnh thổ chiếm được từ đế quốc Byzantine.

Đáng lưu ý nhất là cuộc viễn chinh lần thứ năm, thường gọi là cuộc thập tự chinh trẻ con (the chilchren’s Crusades) xảy ra năm 1212. Nó là một tấn bi kịch về thập tự chinh, một câu chuyện bi thảm liên quan đến con người Châu Âu trong nhiều trăm năm sau đó. Quân thập tự chinh là những  trẻ em nam, nữ bị kích động bởi những tu sỉ quá khích “tình nguyện” tiến chiếm đất Thánh”. Nhiều người trong bọn họ dưới 12 tuổi (many were less than 12 year old), gồm hai đội quân một từ Đức và một từ Pháp. Không có trẻ em nào tới được đất thánh. Nhiều em chết vì đói lạnh, và những gian truân khác trên đường hành quân dài ngày về phía nam Địa Trung Hải. Một số khác bị chết đắm dưới biển sâu vì bảo táp, hoặc bị bán làm nô lệ cho những người Hồi giáo. Ít người trong đội quân thập tự chinh trẻ con ấy được quay trở về nhà họ.


Việc xuất hiện Tin Lành giáo đầu những năm 1500 cũng tạo ra sự xung đột, đưa đến cuộc chiến tranh giữa Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành kéo dài trên 100 năm. Đắng cay hơn, các cuộc tranh chấp kiểu này vẫn còn tiếp diễn trong một ít khu vực ở Châu Âu. Nhiều cuộc bạo loạn gây chết người giữa cộng đồng Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành suốt hai thập kỷ 1960 và 1970 ở Ireland, đến nay vẫn còn ầm ĩ chưa có cách giải quyết. Thiên chúa giáo như một phần của lịch sữ Châu Âu. Các học giả cho rằng ảnh hưởng của Thiên chúa giáo Tin Lành đã mang lại sự phát triển nhanh chóng ở Tây Âu về các lảnh vực chính trị, kinh tế, và khoa học. Sư thật thì nó đã xuất hiện từ thời Hy Lạp- La Mã Cổ đại, được phong trào Phục Hưng kế thừa, và phát triển trước khi Thiên chúa giáo Tin Lành xuất hiện.

IV . Đời sống ở Châu Âu.

1.Vài nét về đời sống ở Châu Âu.

Các cách sống khác nhau tồn tại lâu dài trên lục địa Châu Âu chẵng những giữa đông và tây, bắc và nam, giữa nông thôn với thành thị, mà nó còn có sự khác nhau về tập quán, ngôn ngữ, tôn giáo, và cả hệ thống giáo dục giữa các nhóm. Trong một thời gian dài các nước Cộng sản ở phía Đông còn làm sâu thêm sự khác nhau về chính trị, xã hội giữa Đông và Tây. Họ giới hạn nghiêm ngặt các hoạt động chính trị, kinh tế, nghệ thuật và nhiều sự tự do khác trong đời sống xã hội. Từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1900, Cộng sản không còn nắm quyền cai trị trong vùng, và người ta có được sự tự do mới. Một cách tổng quát thì vùng phía Bắc lục địa đã công nghiệp hoá và đô thị hoá nhiều hơn vùng phía Nam. Sự phát triển này mở rộng thêm khoảng cách về đời sống của cư dân giữa khu vực Bắc Âu và khu vực Nam Âu.

Trên khắp Châu Âu người thôn quê có khuynh hướng theo lối sống cổ truyền nhiều hơn là người ở thành thị. Sự phát triển trong mỗi nước nói chung, chắc chắn sẽ đưa lại các giảm thiểu về sự khác biệt này. Nó bao gồm cả công nghiệp hoá, đô thị hoá và nâng cao tiêu chuẩn sống. Từ nữa sau của những năm 1900, nhiều người di chuyển vào thành phố tìm được việc làm trong các nhà máy, thu nhập tăng lên và họ bắt đầu theo các cách sống mới. Cũng như thế vài lối sống thành phố cũng đã và đang mở rộng tới thôn quê. Cho dù họ có nhiều sự khác nhau, ngưòi Châu Âu cũng chia xẽ với nhau về “niềm tin và phong cách”. Chẳng hạn nhiều người đặt tầm quan trọng lớn lao vào gia đình. Họ xem gia đình là trung tâm của đời sống, kinh tế, và xã hội. Nó bảo vệ cho từng cá nhân, giáo dục cho từng con người về đời sống của họ.


Nhiều người Âu Châu cho rằng họ chịu ơn và trung thành trước hết là với gia đình. Ngôi nhà có vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi mà cha mẹ anh chị em sinh sống với nhau trong một thời gian dài, là nơi mà mỗi người mang nhiều dấu ấn của thời niên thiếu. Gia đình vẫn còn sự ràng buộc mạnh mẽ với những người theo đạo Thiên chúa giáo La Mã phiá Tây, và những người theo Chính thống giáo ở phía Đông. Một cách chính xác là những nơi, những nước chưa đạt đựơc trình độ đời sống công nghiệp hoá, thì sự ràng buộc với gia đình có vẻ còn mạnh. Tuy nhiên, sự ràng buộc với gia đình ở người trẻ không mạnh như sự ràng buộc của người lớn. Và gia đình tại các nước phía Bắc và phía Tây lục địa, nơi phần nhiều đã đô thị hoá, và những người theo đạo Tin Lành thì vai trò của nó cũng ít quan trọng hơn.


Một phong cách khác của con người Âu Châu là tin tưởng mạnh mẻ vào các sự kiện trọng đại của quá khứ. Niềm kiêu hảnh lớn lao của hầu hết người Âu Châu về các thành tựu xuất chúng trong lãnh vực nghệ thuật, giáo dục, khoa học, chính trị những cái mà người của lục địa này đã sáng tạo ra hàng trăm ngay cả hàng ngàn năm trước đây. Thế nhưng, mâu thuẩn giai cấp trong xã hội Âu Châu lại là một phần lịch sử quan trọng. Cách mạng Pháp năm 1789 - 1799 là một trong những sự kiện lịch sử ấy. Ý niệm nghi ngờ và thù hận giai cấp hiện vẫn còn tồn tại, nhưng chỉ thu hẹp trong một vài khía cạnh của đời sống xã hội. Nhiều người ở Châu Âu tin tưởng mạnh mẽ tầm quan trọng về các vị trí trong xã hội bằng một cảm nhận mới. Xác định vị trí trong xã hội cũng là xác định phương cách đóng góp công sức mình cho xã hội.


Tại Tây Âu công nhân, nông dân, địa chủ, tư sản tất cả đều ý thức vị trí đứng của mình so với vị trí đứng của người khác. Công nhân, nông dân đã thực hiện quyền bầu phiếu, và tổ chức công đoàn lao động từ cuối những năm 1800. Trong suốt những năm 1900, các giai cấp nghèo nhất trong xã hội cũng gia tăng sức sống. Ngày nay, nhiều trẻ em trong các gia đình lao động đạt được trình độ giáo dục bậc đai học, đảm trách các công việc trong các lảnh vực chuyên môn, hoặc viên chức cao cấp của nhà nước. Còn tại Đông Âu dưới thời kỳ Cộng sản cai trị, các viên chức nhà nước và gia đình họ đa số là đảng viên cộng sản đựơc bao cấp nhiều ưu đải hơn tình cảnh của người khác. Nhưng hầu hết người dân ít có phân biệt giai cấp xã hội, họ có cơ hội bình đẳng hơn trong giáo dục và tìm kiếm việc làm.


Sau khi Cộng sản sụp đổ đầu thập niên 1990 giai cấp xã hội bắt đầu hình thành. Một số người đã thành công hơn các người khác, trong sự cạnh tranh dưới những điều kiện kinh tế mới. Tin tưởng và gởi gắm vào chính quyền là niềm tin lớn đối với chính quyền của người Châu Âu. Họ tin tưởng và hi vọng rằng, chính quyền sẽ mang lại sự an bình cho họ hơn là niềm tin tôn giáo. Các chính quyền Tây Âu đóng vai trò chính trong công việc đều hành nền kinh tế quốc gia và đưa lại sự an lạc cho cư dân. Hầu hết các hoạt động kinh tế ở Tây Âu là sự kết hợp tự do kinh doanh của tư nhân, và nhà nước giữ vai trò quản lý bằng chính sách và luật pháp. Gần như toàn bộ các quốc gia Tây Âu, nhà nước hoặc một phần hoặc làm chủ hoàn toàn các dịch vụ công cộng như hàng không, điện lực, hoả xa, và viễn thông bưu chính.


Nhà nước cung cấp tài chánh cho nhiều loại chương trình an sinh xã hội như trợ cấp hưu dưỡng, trợ cấp gia đình, và trợ cấp khác. Trợ cấp hưu dưỡng gồm 6 lọai: hưu hưởng tuổi già, cha mẹ neo đơn, góa phụ, nuôi dưỡng người tàn tật, nuôi dưỡng người già, và nuôi dưỡng người vợ. Trợ cấp gia đình cũng có 6 loại: trợ cấp trẻ em tàn tật, trợ cấp cha mẹ, trợ cấp sinh con, trợ cấp gia đình, và trợ cấp nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Trợ cấp khác thì có 9 loại: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp bệnh tật, trợ cấp người lớn tuổi, trợ cấp người phối ngẩu, trợ cấp goá phụ, trợ cấp đặc biệt, trợ cấp huấn luyện thanh niên, trợ cấp neo đơn, và trợ cấp doanh nghiệp ban đầu. Ngoại trừ Hi Lạp và Hoà Lan, tất cả các nước Tây Âu đều có chương trình an sinh xã hội như vậy.


Riêng tại Thuỵ Điển, như để chia bớt sự lo lắng của cha mẹ các em, chính quyền cung cấp mọi chi phí học hành cho mỗi em còn đang đi học, kể cả học bậc trung học và đại học. Tại Đông Âu thời còn chế độ Cộng sản, nhà nước tổ chức và điều hành phần lớn các hoạt động kinh tế. Họ còn kiểm soát nghiêm ngặt nhiều lảnh vực của đời sống, kể cả việc làm và nơi và nơi cư trú cũng không hoàn toàn được quyền tự do lựa chọn. Chính quyền chăm sóc y tế và giáo dục miển phí. Nhà ở và phương tiên đi lại được cung cấp với giá rẻ. Cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1900, khi chế độ Cộng sản sụp đổ, thì người dân Đông Âu được tự do kinh doanh, và nhà nước cũng giảm dần sự kiểm soát trên đời sống riêng tư của họ.


2. Đời sống ở nông thôn.


Có nhiều sự khác nhau giữa các quốc gia trong nội địa Châu Âu. Nhưng đại thể thì cư dân sống ở khu vực nông thôn có tiêu chuẩn sống thấp hơn ở khu vực thành thị. Người nông dân trong một số quốc gia Châu Âu vẫn còn tình trạng như một “tá điền”. Từ ngữ chỉ vị trí thấp trong xã hội của họ. Một số nông gia Tây Âu sống trên các trang trại do họ làm chủ. Họ sống trong làng gần đó và đến trang trại làm việc mỗi ngày. Các nông gia ở phía bắc như Anh, Đan Mạch, Hoà Lan được trang bị kỷ thuật, và phương pháp canh tác tốt hơn, khiến năng xuất lao động của họ không ngừng tăng, và tiêu chuẩn sống do vậy cũng cao hơn bất cứ nơi nào ở Tây Âu. Ngược lại, nông gia ở phía nam như tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha, một số nông dân vẫn còn canh tác theo lối cổ truyền như cha ông họ từng sử dụng cách đây hàng trăm năm.

Tất cả các nông trại tại Tây Âu, thường do gia đình làm chủ, và cha mẹ con cái đều là nguồn lao động của trang trại. Tại Đông Âu, dưới thời Cộng sản cai trị đa số nông dân sống, và làm việc trên cánh đồng rộng lớn do chính quyền làm chủ. Một số trang trại gọi là “nông  trường quốc doanh”, và nông dân làm việc trong nông trường là công nhân của chính quyền. Một số khác gọi là “hợp tác xã”. Họ mua hoặc thuê trang thiết bị của nhà nước, và sản xuất theo chỉ tiêu của nhà nước. Đầu thập niên 1990, sau khi Cộng sản không còn quyền lực, các nhà nước mới ở Đông Âu phân phối lại ruộng đất, cho phép tư nhân có sở hữu đất đai. Một số nông trường vẫn do nhà nước làm chủ. Nhưng phần lớn bị phá sản phải bán. Một số khác hoạt động dưới dạng công ty, do Ban Giám đốc và các nông dân hùn hạp làm chủ.


3.Đời sống ở thành thị.


Sự phát triển cộng nghệ, và kinh doanh tại các thành phố lớn ở Âu Châu cuốn hút hàng triệu người từ nông thôn đổ dồn về thành phố. Kết quả là thành phố trở nên đông đúc hơn, và do vậy, nhiều thị trấn cũng mọc lên bao quanh các thành phố. Châu Âu có một số thành phố nổi tiếng như Moscow, thủ đô của Liên bang Nga, là thành phố lớn nhất Châu Âu, London, thủ đô của Vương quốc Anh, và Paris thủ đô của cộng hoà Pháp Quốc, được xếp vào loại trung tâm thị tứ lớn nhất thế giới. London còn là trung tâm tài chánh hàng đầu của thế giới. Và Paris còn có thêm vinh dự là thủ đô của thời trang, nghệ thuật, và trung tâm nghiên cứu của thế giới. Các thành phố Tây Âu cho thấy sự khác biệt lớn lao giữa tân và cổ. Các giáo đường xây cất từ thời Trung cổ, đứng cạnh các siêu thị kiểu Mỹ, cùng với các nhà kính, kim loại chọc trời.

Dấu tích của các kiến trúc xây dựng từ Trước công nguyên vẫn còn tồn tại trong các thành phố Athens và Rome. Trong một vài thành phố, tín đồ Thiên chúa giáo đang hành lễ trong các nhà thờ xây cất trước khi Christopher Columbus đặt chân lên Châu Mỹ bên cạnh những toà chung cư hiện đại, các cửa hàng, quán ăn trưa nhanh, và chỗ bán hamburger khắp nơi và trở thành quen mắt. Xe cộ, thực phẩm đông lạnh, và hệ thống truyền hình là những cái phổ biến hơn cả tại các thành phố Châu Âu ngày nay. Người ta thường dùng từ ngữ “Âu- Mỹ” bởi vì nó có sự giống nhau trong các nét đặc trưng giữa thành phố hiện đại ở Châu Âu và thành phố hiện đại ở Châu Mỹ. Nhiều quốc gia Đông Âu không phát triển nhanh như các nước ở Tây Âu. Và kết quả là tiêu chuẩn sống phía Đông thấp hơn tiêu chuẩn sống phía Tây của lục địa Châu Âu.


V. Giáo dục và nghệ thuật.

1.Giáo dục .

Các quốc gia Châu Âu được xếp vào loại có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Hầu hết người Âu Châu đều biết đọc biết viết. Trên 90% trẻ em các nước Âu Châu hoàn tất chương trình giáo dục cơ bản lớp 10. Việc giáo dục tại Châu Âu có sự khác nhau giữa các quốc gia này với quốc gia khác. Chẳng hạn tại Bồ Đào Nha trẻ em phải đi học lúc 6 tuổi. Trong khi các nước khác 5 tuổi được vào các lớp mẩu giáo. Tại Pháp hệ thống giáo dục do chính quyền trung ương đảm trách trong khi ở Thuỵ Sĩ, chính quyền Tiểu bang được chính thức trao cho nhiệm vụ tổ chức điều hành nền giáo dục trong Tiểu bang mình. Hầu hết các quốc gia phía Bắc như Anh Quốc, Phần Lan, Thuỵ Điển trẻ em có chương trình giáo dục giống nhau, cưỡng bức giáo dục cơ bản đến 15 hoặc 16 tuổi.

Sau đó một số em có thể rời khỏi trường học, hoặc bắt đầu đến các trường dạy nghề. Số còn lại tiếp tục hoàn tất chương trình trung học rồi đến đại học hoặc dự bị đại học. Về tổng quát chất lượng giáo dục ở Châu Âu thì ở phía Bắc có chất lượng giáo dục cao hơn các vùng phía Nam. Chẳng hạn Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Bulgaria, và Albania do trình độ phát triển kinh tế chưa cao nên họ không đủ sức cải thiện, hoặc nâng cao chất lượng giáo dục bằng được các nước phía Bắc. Tính trung bình trẻ em các quốc gia này có số năm đi học cũng ít hơn các quốc gia phía Bắc. Họ cũng nhận được rất ít công trình nghiên cứu khoa học, và huấn luyện kỷ thuật. Hơn nữa, nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã đang nắm, hoặc ít nhất là chi phối hệ thống giáo dục của một số nước phía Nam lục địa.

Cho đến cuối thập niên 1980, chính quyền Cộng sản tổ chức điều hành và kiểm soát hệ thống giáo dục các nước Đông Âu. Tât cả trường học từ tiểu học đến đại học, hậu đại học đều dạy lý thuyết Cộng sản và cấm giảng giải giáo lý tôn giáo. Ngày nay, chính quyền mới ở các nước Đông Âu vẫn còn điều khiển hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, một số nơi trường tư thục đang được phép thành lập. Trong một số nổ lực phát triển kinh tế, và kỷ thuật, các quốc gia Cựu cộng sản này, đang đặt trọng tâm giáo dục vào khoa học, kỷ thuật phương cách quản lý. Họ cho rằng cần phải đưa chương trình cưỡng bức giáo dục trẻ em Đông Âu từ 8 năm thành 10 năm mới hy vọng trong một số năm nhất định nào đó, nền giáo dục cơ bản ở Đông Âu mới từng bước theo kịp Tây Âu.

Châu Âu có nhiều trường đại học lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới như đại học Cambridge, Edinburgh, London và Orford ở Anh Quốc. Đại học Krakow ở Ba Lan, Đại học Bologna ở Ý Đại Lợi, Đại học Dublin ở Ireland, Đại học Heidelberg ở Đức. Và các trường đại học ở Moscow; ở Paris; ở Rome và ở Vienna. Châu Âu còn có một số thư viện hàng đầu của thế giới. Thư viện Quốc gia Pháp Bibliothéque ở Paris, Thư viện Anh (British Library) ở London, Thư viện Bodleian của đại học Oxford ở England, Thư viện Quốc gia Nga ở Moscow, Thư viện Vatican ở Vatican City.

2. Nghệ thuật.

Nghệ thuật Châu Âu có ảnh hưởng lớn trên thế giới bất cứ lục địa nào khác. Sau thời Trung cổ, các quốc gia Tây Âu bắt đầu phát triển và trở thành các cường quốc dẫn đầu thế giới. Nghệ thuật Châu Âu chẳng những chi phối lên các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc Đại Lợi, New Zealand, những nơi mà cư dân hầu hết là người định cư Châu Âu, mà còn vươn tới nhiều nơi ở Châu Phi và Châu Á, những nơi đã trở thành thuộc địa của Châu Âu. Đặc biệt vùng Trung, Nam Mỹ dưới công thức “Chính quyền Châu Âu, ngôn ngữ La tinh, và đạo Thiên chúa” cùng nhau thống trị vùng gọi là “Mỹ La tinh” này thì nghệ thuật Châu Âu càng chi phối nặng nề hơn. Trong những năm 1900, các thế lực Châu Âu bắt đầu giảm sút không còn dẫn đầu thế giới nữa thì ảnh hưởng nghệ thuật cũng giảm dần.


Về nghệ thuật Hy Lạp, thì hầu hết được sáng tạo trong thời Cổ đại, nghệ thuật này ảnh hưởng lên các nghệ nhân Châu Âu gần 2000 năm, nhất là các lãnh vực kiến trúc, văn học, và điêu khắc. Các đền đài, dinh thự là những mẩu mực của nghệ thuật Hy Lạp về sự “to lớn thanh nhã” xứng đáng xếp vào các loại kiến trúc đẹp, và vĩ đại nhất thế giới. Hy Lạp cũng có những tác phẩm văn chương hay, và những vỡ kịch nổi tiếng đầu tiên ở Châu Âu. Các tượng người bằng đồng, bằng đá hoa cương tuyệt đẹp với các nét khắc chạm đặc sắc được sáng tạo bởi nghệ nhân điêu khắc người Hy Lạp. Còn nghệ thuật La Mã tuy hầu hết dựa vào nghệ thuật Hy Lạp, nhưng đến lược họ, các nghệ nhân La Mã cũng có nhiều sáng tạo bổ sung làm phong phú thêm nghệ thuật Châu Âu.

Chẳng hạn, kiến trúc La Mã phát triển theo kiểu “bê tông vòm” cách này có thể xây được các toà nhà lớn hơn bởi “trụ tròn” của Hy Lạp. Hoặc các cách vẽ tượng hình chân dung hiện thực sinh động hơn, phổ biến hơn so với tượng đúc bằng kim loại trước đó. Nghệ thuật thời Trung cổ chi phối Châu Âu hơn 1000 năm. Đó là nghệ thuật của Thiên chúa giáo La Mã phía Tây, nghệ thuật của Chính thống giáo phía Đông, và nghệ thuật Hồi giáo Islam. Sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào cuối những năm 400, thì nhà thờ Thiên chúa giáo từng bước ảnh hưởng lên đời sống Tây Âu cả chính trị, tôn giáo, giáo dục, xã hội. Đế quốc La Mã phía Đông tiếp tục tồn tại và trở thành đế quốc Byzantine, Chính thống giáo và văn hoá Châu Á trong lảnh thổ Byzantine ảnh hưởng lên nghệ thuật phía Đông Châu Âu.

Từ những năm 600, Hồi giáo xâm chiếm và thống trị vùng phía Nam và phía Đông nam Châu Âu, và nghệ thuật Hồi giáo ảnh hưởng lên khu vực này. Nghệ thuật thời Trung cổ sáng tạo hầu hết là nhắm vào các “chủ đề tôn giáo”. Phần lớn các công trình nổi tiếng trong thời kỳ này là các hình tượng, tranh vẽ về tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc nhà thờ. Trong những năm 1000, và 1100, xuất hiện một kiểu kiến trúc và trở nên thịnh hành, được gọi là “kiến trúc Romanesque”. Nét chính của loại kiến trúc này là sự chắc chắn và rộng thênh thang của nó, bởi nhờ móng chắc chắn, tường dày, vòm rộng và thấp. Các bức tranh vẽ Romanesque thì có nhiều màu sắc nhưng không miêu tả không gian và hình dáng cụ thể. Vào những năm 1200, một loại hình nghệ thuật có tên” Gothic” và trở thành thể loại chính lan khắp Châu Âu.

Đại diện tiêu biểu của thể loại này là các công trình kiến trúc gồm các kiểu nhà cao đẹp thanh nhã, nhất là nhà thờ. Nó không còn cần tường dày với móng chắc như kiểu Romanesque. Hình dáng kiến trúc Gothic phổ biến là các vòm nhọn sử dụng cửa kính biến màu thay thế từng phần của các bức tường. Phong trào Phục Hưng khởi đầu từ Ý Đại Lợi trong những năm 1300, lan rộng khắp Châu Âu trong những năm 1400 và 1500. Nghệ thuật thời Phục Hưng chịu ảnh hưởng nghệ thuật và triết lý Hy Lạp và La Mã Cổ đại. Các nhà sáng tạo nghệ thuật thời Phục Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng của con người, và đời sống cá nhân của họ. Nghệ thuật thời Phục Hưng miêu tả không gian và hình dáng cụ thể gần với hiện thực hơn nhiều so với cách miêu tả thời Trung cổ.

Nghệ nhân thời Phục Hưng còn tiếp tục một số công trình với chủ đề tôn giáo, nhưng phần lớn hơn tập trung vào các chủ đề đời sống của con người hàng ngày. Và từ đời sống các hoạ sĩ phát hoạ ra những bức chân dung, phong cảnh tự nhiên và cả những sinh hoạt trên thành phố. Các nhà kiến trúc say mê sáng tạo các kiểu nhà ở, và toà nhà trụ sở của chính quyền. Các nhà điêu khắc cũng đúc được tượng chân dung đúng với con người thực hơn. Do đời sống xã hội thay đổi, hai dạng nghệ thuật mới là nhạc kịch, và nhạc giao hưởng xuất hiện. Trong những năm 1600, khi chủ nghĩa Quốc gia phát triển, và cùng với nó mâu thuẫn giữa nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã và nhà thờ Thiên chúa giáo Tin Lành giáo lên tới đỉnh cao, thì một loại nghệ thuật có tên là “nghệ thuật phong cách” ra đời. “Kịch Baroque” chẳng hạn.

Từ những năm 1700, khi công nghiệp phát triển và thành phố xuất hiện. Cùng với nó là sự tiến bộ lớn lao về khoa học và kỷ thuật làm thay đổi xã hội Châu Âu, đồng thời nó cũng tạo ra nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội. Các nghệ sĩ sáng tạo không còn quan tâm đến chủ đề tôn giáo mà nhấn mạnh trên các chủ đề của đời sống con người trong thế giới đương đại. Nhiều nhà văn đã vận dụng cái mà người ta gọi là “chủ nghĩa lãng mạn” để phản đối, và chống lại sự gia tăng kỹ thuật, tiêu chuẩn hoá xã hội. Họ phản đối bất công xã hội và thể chế bạo ngược đương thời. Các nghệ sĩ này quay về với đời sống tự nhiên, mơ mộng viễn vông với câu chuyện hoang đường ở những nơi xa xăm không ai biết đến. Họ trốn chạy thực tại, nhấn mạnh xúc cảm vào thế giới tưởng tượng trong sáng tác.

Vào những năm 1800, một dạng nghệ thuật khác gọi là “chủ nghĩa hiện thực” ra đời. Các nghệ sĩ cố gắng “tả chân” đời sống vốn có của nó. Từ những năm 1900, nhiều lọai hình nghệ thuật xuất hiện. Giới hoạ sĩ vượt ra khỏi chủ đề truyền thống đi vào vấn đề lớn lao hơn. Họ phát triển thể loại trừu tượng không đưa vào đối tượng hình tượng, mà chuyên sâu vào cảm xúc ý tưởng, hoặc một tâm trạng nào đó. Các nhà điêu khắc cũng có những công trình với mô hình mới như kim loại và chất dẻo. Họ sáng tạo nhiều hơn hình vẽ  máy móc và các đối tượng khác. Trong lĩnh vực kiến trúc, trường sáng tạo kiểu dáng Bauhaus ở Đức phát minh nhiều kiểu kiến trúc đơn giản hơn, thông dụng hơn và không trang trí loè loẹt. Múa Ballet kịch nghệ, văn chương, và âm nhạc cũng có nhiều cách thể hiện tiến bộ hơn nhiều, khác xa hơn trước đó.

VI. Đất đai Châu Âu.


1. Vài nét về đất đai Châu Âu .

Châu Âu chiếm khoảng 10.398.000 km2 hoặc một phần mười lăm diện tích của thế giới. Nó nhỏ hơn bất kỳ một lục địa nào ngoại trừ Châu Úc. Đại Tây Dương là biên giới phía Tây của Châu Âu. Núi Ural, sông Ural và biển Caspian tạo thành ranh giới phía Đông của luc địa. Châu Âu kéo dài từ bờ Biển bắc ở phía Bắc đến biển Địa Trung Hải, biển Đen và núi Caucasus ở phía Nam. Các nhà địa lý cho rằng các quốc gia đảo Iceland, England, và Ireland và hàng ngàn đảo khác nằm xa đất liền Châu Âu là một phần của lục địa. Châu Âu là một bán đảo lớn rộng chạy dài về phía tây từ tây bắc Châu Á. Không có vùng nước chia cắt ranh giới giữa hai nước lục địa Châu Á và Châu Âu. Và, vì thế một số nhà địa lý xem chúng như là một lục địa gọi là Á – Âu  (Eurasia).

Một số khác lại nói cả Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, tạo thành một lục địa, bởi vùng đất này vốn nối liền với nhau tại phía Tây nam Châu Á và Đông bắc Châu Phi trước khi xây dựng kênh đào Sues. Họ gọi lục địa này là lục địa Âu - Á - Phi (Eurafrasia). Lục địa Châu Âu có bốn vùng chính: vùng núi phía tây bắc, vùng đồng bằng, vùng cao nguyên miền trung, và hệ thống núi Alpine.

2, Vùng Núi Tây bắc, Đồng bằng, Cao nguyên miền Trung, và Núi Alpine.

Vùng Núi phía Tây bắc” chạy xuyên qua nội địa miền Tây bắc nước Pháp, Ireland, Bắc Anh, Na Uy, Thụy Điển, Bắc Phần Lan, và một phần Tây bắc Liên bang Nga trên phần đất của lục địa Châu Âu. Núi bao phủ hầu hết đất đai trong vùng. Nó gồm các hốc đá lâu năm, các nhủ đá không biết được tạo ra từ bao giờ. Vùng còn bao gồm các dảy núi Galdhopiggen, có đỉnh cao tới 2.469 m, so với mặt nước biển trung bình ở Na Uy. Đất đai trong vùng kém màu mỡ, những bậc thang dốc thẳng đứng, không trồng trọt gì được. Phần lớn vùng núi Tây bắc cư dân thưa thớt dưới 10 người/km2. “Vùng Đồng bằng” phần lớn nằm trong lãnh thổ Liên bang Nga và từ đó mở rộng ra xuyên qua Belarus, Poland, Germany tới nứơc Pháp, phình to ra ở phía Tây nước Pháp, và hẹp lại tại vùng đồng bằng nằm trong lãnh thổ  Belgium chỉ rộng 80 km.

Đồng bằng Châu Âu đất bằng phẳng trải dài trong hầu hết các nước. Một số nơi đất gồ ghề và đồi thấp, số khác là đất làm nông nghiệp tốt nhất trên thế giới. Khu vực phía Tây mực độ cư dân dày đặc, nhưng ở phía Đông trong lãnh thổ Liên bang Nga cư  dân lại thưa thớt chỉ khoảng 30 người/ km2. “Vùng Cao nguyên miền Trung” bao gồm núi thấp và cao nguyên mở rộng xuyên qua miền Trung Châu Âu, có độ cao 300 đến 1.800 m. Nó gồm cao nguyên Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Đức,và cộng hoà Czech. Một vài nơi có rừng, nhưng hầu hết đất có đá không khai thác làm nông nghiệp được, ngoại trừ các lưu vực ven sông thì đất làm nông nghiệp rất tốt. Một số nơi ở Đức, cộng hoà Czech có nhiều trữ lượng hầm mỏ. Mật độ dân cư vùng này trên dưới 50 người /km2 ở Pháp và Tây Ban Nha.

Còn ở Đức và Cọng hoà Czech có từ 100 hoặc có nơi tới 200 người/km2. “Hệ thống Núi Alpine” chạy từ Tây Ban Nha băng qua Nam Âu đến biển Caspian. Nó bao gồm nhiều dãy núi. Dãy núi lởm chởm Nevada nối lên ở Tây Ban Nha, núi Pyrenees tạo thành đường biên giới giữa Tây Ban Nha và Pháp. Dãy núi Alps nổi tiếng bao phủ miền Đông nam nước Pháp, miền Bắc Ý Đại Lợi, gần trọn nước Thuỵ Sĩ, miền Nam nước Đức, nước Áo, và miền Bắc của Slovenia. Núi Apennines phía Nam dãy núi  Alps, bao trùm lên phần lớn nước Ý. Xa hơn về phía Đông là hệ thống núi Alpine gồm núi Dinaric Alps ở Croatia, Bosnia Herzegovinia, và Yugoslavia. Núi Balkan ở Bulgaria, núi Carpathians chạy băng qua miền Bắc Slovakia, miền Nam Poland, và phía Tây của Ukrain và Romania. Dảy núi Caucasus nằm phía Đông là nơi cuối cùng của vùng này.

Hệ thống núi Alpine gồm cả núi cao nhất là đỉnh Albrus cao 5.642 m so với mặt nước biển trung bình nằm trong vùng núi Caucasus, và núi đẹp nhất là núi Alps ở Thuỵ Sĩ. Những triền núi thấp các vùng đồng bằng rộng lớn với nhiều thung lũng bao quanh là những nơi tốt nhất cho việc trồng trĩa. Rừng rậm bao trùm các triền núi lớn. Dưới các tầng cây thấp là những bãi cỏ rộng thênh thang tươi tốt dùng cho chăn nuôi. Mật độ cư dân trong vùng này khác nhau từ dưới 10 người/km2 ở một vài nơi, Còn các nơi khác thì trên dưới 100 người/km2.


3, Sông ngòi, ao hồ, bờ biển, và hải đảo.


Sông ngòi ở Âu Châu phục vụ như lộ trình chính của công nghiệp vận tải thuỷ. Sông còn là nguồn cung cấp nước tưới tiêu ruộng đồng và các công trình thuỷ điện. Sông dài nhất Châu Âu là sông Volga, có dòng chảy dài 3.531 km xuyên qua Liên bang Nga tới biển Caspian. Kênh đào nối liền sông Volga với biển Cực bắc, biển Baltic và sông Don. Gió sông Don thổi qua Liên bang Nga tới biển Đen. Sông Rhine có dòng chảy 1.320 km từ núi Alps xuyên qua Tây Đức, Hoà Lan tới Biển bắc. Nó là xương sống của hệ thống thuỷ vận trong nội địa Âu Châu bên ngoài Liên bang Nga. Sông Danube dài 2.850 km là sông dài đứng thứ hai ở Châu Âu. Gió sông Danube thổi tới Tây Đức xuyên qua Áo, Slovakia, Hungary, Yugoslavia, Bulgaria và Romania tới Biển bắc. Nó là đường thuỷ chính vùng phía Tây nam của Đông Âu.

Các sông chính khác của Châu Âu gồm sông Dnepr ở Liên bang Nga, Belarus, và Ukraine, sông Dvina phía Bắc nằm trong Liên bang Nga, nhưng phía Tây của nó một phần trong liên bang Nga và một phần khác trong Latvia,  Sông Oder và Vistuta ở Balan, sông Elbe ở cộng hòa Czech và Đức Quốc, sông Po ở Ý Đại Lợi, sông Rhône, và sông Seine ở Pháp, sông Tagus ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và sông Thames ở Anh. Hồ lớn nhất ở Châu Âu và củng là hồ lớn nhất thế giới là hồ nước mặn Caspian, nằm một phần ở Châu Âu, và một phần ở Châu Á. Hồ ở chiếm 371.000 km2 lớn bằng tiểu bang California của Hoa Kỳ, bờ phía Bắc của hồ có độ sâu 28 m so với mực nước biển trung bình, nó củng là điểm thấp nhất của lục địa Châu Âu. Các hồ nước ngọt của Châu Âu tổng cộng chỉ có 137.000 km2 diện tích.


Hồ nước ngọt lớn nhất là hồ Ladogo nằm phía Tây nam nước Nga chiếm 17.703 km2. Tại Phần Lan có khoảng 60.000 hồ, người ta biết đến Phần Lan như là vùng đất của hàng ngàn hồ. Châu Âu có bờ biển gồ ghề lởm chởm khác thường. Khúc khuỷu quanh co là đặc trưng của bờ biển Châu Âu. Tự nó, hoặc nối tiếp với các phần đất ngoài nó, và các bán đảo nhỏ. Bán đảo chính là bán đảo Scandinavian lãnh thổ của Na Uy và Thuỵ Điển, bán đảo Jutland phần đất của Đan Mạch. Bán đảo Iberian phần đất của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, bán đảo Apennine phần đất của Ý Đại Lợi. Và bán đảo Balkan nơi toạ lạc của các nước Albania, Bosnia-Herzegovina, Bulgaria, Hy Lạp, Macedonia, và một phần của Croatia, Alovenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Yugoslavia. Biển, vịnh và bến cảng nằm giữa các bán đảo.


Bờ biển Châu Âu dài khoảng 60.957 km. Khoảng cách này dài hơn một lần rưởi chiều dài vòng quanh đường xích đạo của trái đất. Bờ biển không đều nhau tạo thành các hải cảng tự nhiên, cái đã giúp một số nước Châu Âu trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tàu biển, và công nghiệp đánh cá. Đa số các quốc gia Châu Âu, ngoại trừ Liên bang Nga có bờ  biển dài trên dưới 500 km. Hàng ngàn hải đảo nằm ngoài khơi bờ biển Âu Châu. Đảo lớn và quan trọng nhất là đảo Great Britain, một trong những đảo của quần đảo Anh. Quần đảo Anh nằm ở phía tây bắc đất liền Châu Âu. Các đảo lớn khác trong khu vực là đảo Ireland, Iceland, nhóm đảo Faroe, nhóm đảo Shetland, nhóm đảo Orkney, và nhóm đảo Channel. Các đảo chính phía Nam lục địa từ tây sang đông có đảo Balearic, Corsica, Sardinia, Sicily, và đảo Crete.



VII. Khí hậu, động vật, và thực vật. 

1. Khí hậu.

Âu Châu có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng, nhưng hầu hết lục địa có thời tiết dễ chịu. Vùng Cực bắc gồm Iceland, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, và một phần nước Nga mùa hè mát mẽ ngắn và mùa đông lạnh kéo dài. Có nắng và mưa vừa trong mùa hè. Vùng Tây bắc gồm một phần Na Uy, Anh, Ireland, Hoà Lan, Bỉ, Luxembourg, Thuỵ Sĩ, Pháp, và một phần Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi ẩm thấp có nhiều mưa biển. Mùa hè ấm trung bình và mát dịu, còn mùa đông thì mưa trung bình suốt mùa. Vùng nội địa miền Trung gồm một phần nước Nga, Latvia, Ukrain, Balan, Đức, Tiệp Khắc, Áo, Hurgary, Romania, Yugoslavia, và Đan Mạch có mưa nội địa trung bình suốt mùa đông.

Mùa hè từ ấm đến mát, mùa đông lạnh. Vùng Tây nam, bao gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, hầu hết phía bắc bờ Địa Trung Hải, Ý Đại Lợi, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hy Lạp, mùa hè khô nóng và mùa đông mát có lượng mưa trung bình suốt mùa. Và vùng phía Đông nam lục địa hầu hết thuộc Liên bang Nga đất thảo nguyên, nhiệt độ thay đổi từ nóng đến lạnh trong ngày, ngoài trừ vùng bờ biển. Nhìn chung Châu Âu có thời tiết dễ chịu hơn nhiều nơi ở Châu Á và Bắc Mỹ trong cùng một vỹ tuyến. Chẳng hạn Berlin ở Đức, Calgary ở Canada, và Irkutsk ở Nga thuộc Châu Á cùng nằm trong một vùng vỹ tuyến giống nhau, nhưng nhiệt độ trung bình tháng giêng ở Berlin trên dưới 8 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình cùng thời đểm ở Canada nhiều, và cao hơn gần 20 độ C so với nhiệt độ trung bình ở Irkutsk.


Thời tiết êm dịu ở Châu Âu có được là nhờ gió thổi từ Đại Tây Dương băng qua lục địa. Luồng gió ấm tạo thành dòng hải lưu nóng chạy từ vịnh Mexico sang bờ biển phía Tây Châu Âu. Gió ảnh hưởng nhiều đến lục địa vì không có núi lớn đủ sức cản, và bởi Châu Âu chỉ nằm sâu vào có 480 km từ bờ Đại Tây Dương. Hầu hết dòng hải lưu nóng và gió tây thổi mạnh, vào Châu Âu chỉ đến được dọc theo bờ phía Tây Na Uy. Phần lớn bờ biển Na Uy nằm trong vùng Cực bắc, do vậy có nhiều nơi đông đá và tuyết phủ vào mùa đông. Nhưng tất cả bờ phía Tây và một vài nơi ở phía Bắc vẫn không có đông đá, và tuyết phủ ngay cả trong mùa đông. Nhìn chung Bắc Âu mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn và mát so với Nam Âu. Cũng tương tự như thế mùa đông dài và lạnh mùa hè ngắn và nóng tại Đông Âu so với Tây Âu.

Chẳng hạn tại Glasgow của Scotland có nhiệt độ trung bình 3 độ C trong tháng giêng , nhưng tại Moscow ở Nga có cùng vùng vỹ tuyến cũng trong tháng giêng nhiệt độ xuống dưói 10 độ C (-10). Hầu hết lục địa Châu Âu, nhận lượng mưa hàng năm từ 50 đến 150 cm. Lượng mưa lớn hơn 200 cm chỉ xuất hiện ở phía Tây các dãy núi trong một số quốc gia như Anh, Na Uy, và Tây Yugoslavia. Các nơi có lượng mưa hàng năm dưới 50 cm là dãy núi cao ở phía đông, phía trong nội địa xa Đại Tây Dương, và dọc theo bờ Bắc cực. Cũng có vài nơi lượng mưa ít “tương tự” như thế, chẳng hạn phía đông nam, và bắc nước Nga trong lục địa Châu Âu, phía đông khu vực Scandinavia, miền trung, và đông nam của Tây Ban Nha


2. Động vật.

Đơi sống hoang dã ở Châu Âu gồm nhiều loại động vật và thực vật cũng có ở Bắc Mỹ, nhưng Châu Âu có một số loại mà ở Bắc Mỹ không có. Chẳng hạn loại chim” sơn ca” (nightingales), loại hoa “tuyết nhung” (edelweiss). Còn chim cổ đỏ Châu Âu chỉ lớn bằng một nữa chim cổ đỏ Bắc Mỹ, nhưng cũng gọi là chim cổ đỏ “Robin” giống nhau. Thú hoang và cây cỏ Châu Âu chịu nhiều ảnh hưởng từ con người. Rừng rú bạc ngàn từng bao phủ nhiều phần của lục địa bị đốn chặt để lấy gổ, để khai thác nông nghiệp, và để xây dựng thành phố. Một số loại thú hoang bị tuyệt chủng bởi nhiều nguyên nhân đánh bắt, săn bắn, và cả sự gia tăng dân số. Một vài loài khác trong những năm gần đây không còn thấy xuất hiện. Ngày nay mở rộng việc sử dụng thuốc trừ sâu, cũng đang đe doạ một số chủng loại động vật.

Động vật hoang dã của Châu Âu hiện đang sống trong các khu vực xa xôi hẻo lánh, hoặc trong những vùng được bảo vệ như Lâm viên quốc gia hay sở thú. Gấu nâu Châu Âu một trong những loại gấu lớn nhất, sống trong phần đất ít có người lui tới ở nước Nga và phía Bắc Scandinavia. Cáo và chồn hoang ở khắp các nơi, sơn dương và dê có sừng ngã về phía sau sống ở vùng núi cao phía Tây nam. Nai sừng nhú, hươu Bắc cực và nhiều loại hươu, nai khác sống ở Địa Trung Hải và Bắc cực. Hải cẩu sống ngoài khơi Bắc cực, Đại Tây Dương, và dọc theo bờ Địa Trung Hải. Các loại động vật hoang dã khác ở Châu Âu gồm thỏ rừng, nhím, lem, mút, chuột chũi, rái cá, sóc, và heo rừng. Các loài chim như đại bàng, chim ưng, chim sẻ, chim sơn ca, chim cú, chim quạ, chim cổ đỏ, chim cò, chim sẻ đá và chim bồ câu rừng.

Cá có nhiều ở Châu Âu, ngoài khơi Đại Tây Dương vùng biển Baltic, biển Đen, biển Caspian, biển Địa Trung Hải, và biển Bắc. Cá đánh bắt cho thương mại gồm cá trổng, cá tuyết, cá lờn bơn, cá trích, cá hồi, cá tầm, và cá ngừ. Trứng cá tầm là món ăn “cao lương mỹ vị” gọi là caviar.


3. Thực vật .

Cây cỏ ở lục địa Châu Âu phát triển theo ba nhóm cơ bản: rừng, đồng cỏ, và núi cao Bắc cực. Hầu hết rừng ở miền Trung, và phía Nam lục địa đã bị đốn chặt, nhưng tại phía Bắc vẫn còn nhiều khu rừng lớn. Đó là những khu “rừng lá nhỏ”, hầu hết là thông có quả hình nón, gọi là cây tùng bách (conifer) hoặc thông xanh tốt quanh năm. Cây tùng bách gồm linh sam (fir), thông lá rụng (larch), thông có trái (pine), và cây vàn sam (Spruce). Rừng thông này cung cấp gổ xẻ cho Châu Âu dùng làm nhà cửa, và nguyên liệu sản xuất giấy. Chính quyền các nước nắm quyền khai thác và bảo vệ rừng. Rừng miền Trung và phía Nam lục địa, ngoài Liên bang Nga, một số là “rừng cây lá lớn” rụng lá vào mùa thu hằng năm như cây tầng bì (ash), sồi (beech), bulô (birch), đu (elm), thích (maple), và sồi gổ cứng (oak).

Một số khác “rừng cây lá nhỏ” bao phủ nhiều triền núi cao. Còn lại là rừng hổn hợp cả cây lá nhỏ và lá lớn. Dọc theo bờ Địa Trung Hải còn có rừng cây lá lớn không rụng lá vào mùa thu như cây bần (cork), cây oliu (olive) có lá to cứng tròn, có thể dùng che mưa. Đồng cỏ ở Châu Âu mở rộng trên nhiều vùng được xếp thành hai loại. Đồng cỏ chuyên dùng là đồng cỏ thấp mọc ở nơi khô cằn, hầu hết phía Đông nam nước Nga. Đồng cỏ hổn hợp trái lại, cỏ cao hơn và mọc ở những nơi đất đai màu mỡ. Nông dân thường sử dụng đất, một phần trồng cỏ cho chăn nuôi, và một phần khác gieo trồng hạt ngủ cốc. Đồng cỏ hổn hợp chiếm một phần lớn đồng bằng Châu Âu, miền trung và phía tây nước Nga, và hầu hết khu vực đồng bằng bên ngoài nước Nga.


Núi cao và Bắc cực là vùng lạnh. Không có cây cỏ phía bắc Châu Âu. Đất trong vùng hầu hết bị đông lạnh trong năm. Mùa hè ngắn ngủi băng tan được từ 30 đến 60 cm. Dù vậy, nó vẫn có nhiều đầm lầy, ao nước, vũng nước nhỏ trên mặt đất. Cây nhỏ, bụi cây, hoa dại và các loại cây rêu, nấm gọi là cây địa y chùm gởi (lichens) bao trùm lên vùng Bắc cực trong mùa hè. Núi cao ở Châu Âu củng giống như ở Bắc cực, người ta chỉ sử dụng một phần rất nhỏ như cánh đồng cỏ chăn nuôi trong một thời gian ngắn hàng năm.

VIII. Kinh tế Châu Âu

1. Vài nét về kinh tế Châu Âu.

Giá trị sản phẩm kinh tế Châu Âu lớn hơn nhiều so với bất cứ lục địa nào. Hầu hết các quốc gia Châu Âu có nền kinh tế phát triển cao. Hàng hoá sản xuất từ Châu Âu bao gồm xe cộ, máy móc, máy bay, tàu thuỷ, sắt thép, và y dược. Công nghiệp dịch vụ như ngân hàng, chăm sóc y tế, phân phối hàng hoá, và công việc chính quyền đang đóng vai trò quan trọng. Với lượng lớn phân bón sản xuất ở lục địa, góp phần làm tăng thêm sản phẩm nông nghiệp. Tại Tây Âu, các hoạt động kinh doanh hầu hết do tư nhân làm chủ. Nhưng nhiều công ty cung cấp hàng hoá và dịch vụ thiết yếu thì do chính phủ đứng ra tổ chức và điều hành. Các công ty này bao gồm điện, nước, hoả xa, ngân hàng và đôi khi cả ngành sản xuất xe hơi. Từ cuối thập niên 1980 và thập niên 1990, nhiều chính phủ bắt đầu bán một số công ty do họ làm chủ cho tư nhân.

Tại Đông Âu từ cuối thập niên 1940, các nước Cộng sản nắm tất cả các hoạt động kinh tế, tổ chức và điều hành theo nguyên tắc “cộng sản chủ nghĩa”. Nhà nước nắm toàn bộ đất đai, tổ chức sản xuất, và phân phối hàng hoá và dịch vụ cho toàn xã hội. Đến cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, khi Cộng sản mất quyền cai trị, các quốc gia Đông Âu bắt đầu từng bước gia tăng các hoạt động kinh tế do tư nhân làm chủ. Châu Âu cũng là lục địa có nhiều hoạt động mậu dịch với nhau giữa các quốc gia trong lục địa hơn bất cứ lục địa nào khác của thế giới. Các hoạt động này đang ngày càng gia tăng bởi nhiều tổ chức mậu dịch. Chẳng hạn Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu, Liên hiệp Châu Âu.

2. Kinh tế nông nghiệp.

Có hơn một phần hai đất đai ở Châu Âu được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Công nhân làm việc trong nông nghiệp ở Châu Âu không nhiều bằng công nhân làm trong công nghiệp và dịch vụ. Trên dưới 15% người Châu Âu kiếm sống bằng khai thác nông nghiệp. Một số nơi ở Châu Âu có đất canh tác nông nghiệp tốt nhất thế giới. Năng suất nông sản đạt được các vụ mùa Châu Âu nhất là ở Tây Âu thường cao nhất thế giới. Hầu hết các quốc gia Tây Âu, Liên bang Nga, Ukrain, và các nước trước đây là thành viên của Liên bang Xô viết đều sử dụng các phương tiện, và phương pháp canh tác nông nghiệp hiện đại. Họ có đất đai màu mở, phân bón hoá học, và thay đổi các loại cây trồng hằng năm để bảo quản độ màu mỡ của đất. Một số nông dân còn sử dụng các loại máy móc, kỷ thuật mới nhất.


Nhưng trong nhiều phần của phía nam Tây Âu và trong nhiều quốc gia Đông Âu không phải là thành viên của Liên bang Xô viết củ, nông dân phần nhiều không được sử dụng các phương tiện canh tác hiện đại. Và do vậy, năng suất nông nghiệp ở đây thấp hơn nhiều so với các vùng khác trong nội địa. Sản phẩm nông nghiệp ở Châu Âu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ lục địa. Họ chỉ nhập thêm khoảng một phần năm từ các Châu khác. Đa số nông sản nhập khẩu là sản phẩm vùng nhiệt đới như cacao, cà phê, trà, chuối. Nhiều quốc gia Châu Âu thường trao đổi sản phẩm nông nghiệp giữa họ với nhau, nhờ vậy mà thực phẩm tiêu dùng ở Châu Âu rất phong phú. Chẳng hạn Hoà Lan nhập khẩu nhiều loại hạt ngũ cốc, rau quả từ các quốc gia khác, nhưng sản phẩm sữa của họ bán ra khắp các nước Châu Âu.

Gần như tất cả đất nông nghiệp ở Tây Âu đều do tư nhân làm chủ. Đa số nông dân canh tác trên phần đất của mình. Tuy nhiên, trên một số nước như Bỉ, Anh có gần một nữa nông dân thuê đất từ các địa chủ giàu có để canh tác. Nhiều nước ở Tây Âu nông dân có tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp. Tại đây, họ sẽ mua, và bán sản phẩm của thành viên tránh cho nông dân phải bán sản phẩm của mình với giá thấp vào mùa thu hoạch, và như vậy tăng thêm phần nào lợi tức của họ. Ở Đan Mạch và Thuỵ Điển nông dân còn hùn vốn với nhau để mua trang thiết bị. Tại Đông Âu trong nhiều năm, nhà nước làm chủ tất cả đất nông nghiệp, ngoại trừ Ba Lan và Nam Tư. Các loại đất nông nghiệp chủ yếu được quản lý dưới dạng hợp tác xã, hoặc nông trường quốc doanh.

Mục đích, tổ chức, và hoạt động của hợp tác xã ở Đông Âu khác xa so với tổ chức hợp tác xã ở Tây Âu. Chính quyền điều khiển hợp tác xã nông nghiệp bằng cách đề ra chỉ tiêu sản xuất. Nông dân thuê, hoặc mua trang thiết bị từ chính quyền, tiến hành sản xuất và nhận tiền lương từ việc chia sản phẩm, và chia lợi tức. Nông trường quốc doanh do nhân viên chính quyền quản lý. Công nhân nông trường chỉ nhận tiền lương, không chia sản phẩm, hoặc lợi tức của nông trường. Sau khi Cộng sản sụp đổ vào cuối thập niên 1980, và đầu thập niên 1990, các quốc gia Đông Âu trả lại đất do nhà nước làm chủ cho tư nhân. Một số nông trường quốc doanh bị phá sản, bán lại cho tư nhân hoặc công ty nông nghiệp. Một số lớn nông trường quốc doanh trở thành công ty cổ phần.

Các viên chức quản lý, và công nhân nông nghiệp nhận được một số cổ phần, và trở thành chủ cổ phần của nông trường cùng với trang thiết bị của nó. Họ quyết định phải làm gì, và làm như thế nào để tăng sản lượng, và tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất. Chính quyền không còn đưa ra chỉ tiêu, và bao tiêu sản phẩm của họ nữa. Nông dân có thể nhận được ít tiền lương hơn, cùng với lợi tức của phần hùn, hoặc họ chỉ nhận lợi tức của phần hùn mà thôi. Sản phẩm nông nghiệp Âu Châu phần lớn gồm lúa mạch, lúa mỳ, lúa mạch đen, khoai tây, và củ cải đường. Lúa mỳ Âu Châu nhiều hơn các lục địa khác. Bên cạnh sản phẩm chính, Châu Âu còn có sản phẩm như bắp, đậu, sợi cây lanh, đậu Hoà Lan, và thuốc lá. Khoảng một phần hai đất nông nghiệp dùng vào việc gieo trồng ngũ cốc.

Lúa mỳ là loại hạt ngũ cốc chính của Châu Âu được gieo trồng khắp nơi trong lục địa. Các nước nằm trên bờ Địa Trung Hải sản xuất oliu nhiều nhất thế giới. Nông dân trong các quốc gia này còn trồng chanh, cam, chà là, sung, dâu, và nho. Chăn nuôi cũng là một phần quan trọng của nền nông nghiệp Châu Âu. Nó được thực hiện khắp nơi trên lục địa. Nhiều nông dân xem việc chân nuôi như một nguồn thu nhập cùng với hạt ngũ cốc, trái cây và rau quả. Nông dân Châu Âu thường nuôi bò, heo, cừu, và các loại gia cầm để lấy thịt. Dự trữ và chế biến nông sản là một hoạt động kinh tế trong nhiều quốc gia ở phía Bắc lục địa như Anh Quốc, Đan Mạch và Hoà Lan. Diện tích đất trong những vùng bình nguyên rừng núi Châu Âu được dùng như các đồng cỏ cho chăn nuôi.

Một số ngành chăn nuôi và con vật nuôi như bò, cừu là những con vật nuôi tốt nhất thế giới, đều bắt nguồn từ Châu Âu. Bò Jersey, bò Hereford, và cừu Hampshire, cừu Suffolk, cừu Shropshire được nuôi nhiều nhất ở Anh. Công nghiệp đánh cá Châu Âu đã cung cấp một phần thực phẩm quan trọng cho lục địa. Các tàu đánh cá hoạt động khắp nơi trên biển cả trong ranh giới lục địa. Những vùng đánh cá chính của Châu Âu là vùng biển bắc Đại Tây Dương, và khu vực Cực bắc. Tàu đánh cá Châu Âu còn đi khắp thế giới, và đánh bắt khoảng ¼ lượng cá của thế giới. Liên bang Nga, và Na Uy là hai nước có ngành công nghiêp đánh cá đứng đầu lục địa.


3. Kinh tế công nghiệp.

Châu Âu được xem là nơi khai sinh nền công nghiệp hiện đại của thế giới. Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh quốc cuối những  năm 1700, lan sang các nước khác ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong những năm 1800. Thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp, người ta dùng lực đẩy của máy móc để sản xuất hàng hoá. Phương cách này cùng với sự cải tiến tổ chức, chẳng những gia tăng sản phẩm mà còn giảm được giá thành của hàng hoá. Cách mạng công nghiệp làm cho nhiều quốc gia Châu Âu trở thành các trung tâm sản xuất hàng công nghiệp của thế giới. Thuật ngữ “công nghiệp” chỉ các hoạt động tổng quát, gồm sản xuất, xây dựng, và khai thác mỏ. Nhưng “sản xuất công nghiệp” từ bản chất của nó là “sản xuất hàng hoá”. Châu Âu được xếp vào vùng sản xuất chính của thế giới sau Hoa Kỳ.

Các quốc gia sản xuất công nghiệp chủ yếu của Châu Âu là Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoà Lan, Tây Ban Nha, và Thuỵ Điển ở Tây Âu. Còn tại Đông Âu thì có các nước Ba Lan, Liên bang Nga, và Ukrain. Sản xuất công nghiệp ở Tây Âu hầu hết do tư nhân làm chủ. Nhưng cũng có một số quốc gia Tây Âu nhà nước làm chủ và điều hành các nhà máy sản xuất xe hơi, sản xuất sắt thép, và các nhà máy luyện kim khác. Sau cải cách kinh tế cuối những năm 1900, chính quyền các nước Đông Âu bắt đầu bán các nhà máy do nhà nước làm chủ, và cho phép các công ty tư nhân tự do hoạt động. Nhìn chung các nước Đông Âu tụt hậu khá xa so với các nước Tây Âu trong phát triển, và sản xuất công nghiệp. Cuối những năm 1900, nhiều nhà máy ở Châu Âu phải đóng cửa.

Nó là kết quả của cuộc cạnh tranh giữa các công ty, và cũng là cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới. Nhiều công ty sản xuất công nghiệp cũng phải giảm bớt một số công nhân trong các nhà máy của họ. Nền sản xuất công nghiệp tập trung lớn nhất của Châu Âu được tiến hành tại các quốc gia sản xuất công nghiệp hàng đầu của lục địa. Một trong những nơi tập trung nổi tiếng thuộc loại này là trung tâm sản xuất công nghiệp Ruhr ở Đức Quốc. Người ta dùng sông Ruhr, để đặt tên cho trung tâm, bởi vì vùng sông này có nhiều trữ lượng than đá sẽ được sử dụng cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp chính của vùng này là sản xuất y dược, sắt thép, và luyện kim, máy móc và hàng dệt. Hệ thống vận chuyển ở trình độ cao của vùng công nghiệp tập trung Ruhr gồm đường xe lửa, đường sông với hệ thống kênh đào hiện đại.

Các quốc gia Châu Âu dẫn đầu thế giới về sản xuất các mặt hàng quan trọng và một trong những mặt hàng ấy là xe hơi. Trong 10 nước sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, thì có 6 nước ở lục địa Châu Âu. Ngành công nghiệp xe hơi là ngành lớn mạnh nhanh chóng nhất ở Châu Âu trong nửa sau của những năm 1900. Công nghiệp xe hơi là công nghiệp mũi nhọn của lục địa. Những loại xe hơi nổi tiếng của Châu Âu như Fiat của Ý, Renault của Pháp, Volkswagen của Đức, Volvo của Thuỵ Điển chẳng hạn, được cả thế giới ưa thích. Khai thác hầm mỏ cũng là công nghiệp mủi nhọn ở Châu Âu. Nó được tiến hành nhiều nơi khác nhau kéo dài từ Vương quốc Anh ở phía Tây đến biển Caspian phía Đông lục địa. Liên bang Nga là quốc gia dẫn đầu thế giới về hầm mỏ, và là quốc gia có nhiều trữ lượng hầm mỏ đa dạng nhất Châu Âu.



Hầm mỏ Châu Âu sản xuất chừng 1/3 lượng than và khí đốt của thế giới, ¼ của quặng sắt và 1/5 lượng dầu khí. Các mỏ than lớn nhất Châu Âu nằm trong lãnh thổ Đức, Ba Lan, và Liên bang Nga. Liên bang Nga, và Ukrain là hai nước hàng đầu trong các quốc gia có quặng sắt lớn của lục địa. Anh, Hoà Lan và Liên bang Nga dẩn đầu sản xuất khí đốt thiên nhiên. Anh, Na Uy, và Liên bang Nga còn là ba quốc gia sản xuất dầu khí chính của Châu Âu. Các loại hầm mỏ quan trọng khác như hợp chất chrôm, chì, nguyên tố Mangan, kim loại màu trắng, bạch kim, cacbonat kaly, bạc và kẽm, hầu hết được sản xuất từ các từ các hầm mỏ Liên bang Nga. Năng lượng cho sản xuất công nghiệp Châu Âu đến từ nhiều nguồn như than đá, khí thiên nhiên, năng lượng hạt nhân, dầu khí, dòng chảy của Đại dương, sông, suối, hồ chứa, và hơi nước.

Than đá, thuỷ điện được Châu Âu xếp vào năng lượng chủ yếu lâu dài của nền công nghiệp lục địa. Châu Âu là khách hàng tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới. Châu Âu cũng là lục địa sản xuất tới một nữa than đá thế giới. Thế nhưng nó vẫn phải nhập cảng một số lượng lớn than đá từ bên ngoài. Hiện nay, việc sử dụng năng lượng than đá ở Châu Âu đang giảm dần, và gia tăng các nguồn năng lượng khí thiên nhiên, năng lượng hạt nhân, và dầu khí trên hầu hết các nước trong lục địa.


4. Công nghiệp dịch vụ.

Công nghiệp dịch vụ được hiểu là công nghiệp sản xuất các thứ phục vụ con người hơn là sản xuất hàng hoá. Nó bao gồm trao đổi hàng hoá, chăm sóc y tế, phục vụ chính quyền, giao dịch tài chánh, giáo dục đào tạo. Công nghiệp dịch vụ tăng nhanh tại Châu Âu từ nữa sau của những năm 1900. Công nhân làm việc trong công nghiệp dịch vụ nhiều hơn bất cứ hoạt động kinh tế nào khác của lục địa. Trao đổi hàng hoá, thường gọi là mậu dịch, thương mại, hoặc mua bán hàng hoá có tầm quan trọng đặc biệt, nó vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của tất cả các hoạt động kinh tế. Thị trường chung Châu Âu, trong đó hầu hết các quốc gia của lục địa đều là thành viên. Thực chất đó là một nơi để trao đổi hàng hoá, một Liên hiệp các quốc gia trong hoạt động kinh tế.

Thị trường chung khuyến khích mậu dịch giữa các quốc gia thành viên, bằng cách loại bỏ thuế quan và các rào cảng mậu dịch khác. Thị trường chung Châu Âu còn là nơi để các quốc gia làm việc với nhau, khuyến khích phát triển công nghiệp, gia tăng việc làm, và để phục vụ khách hàng tốt hơn trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Thị trường chung nổi tiếng nhất ở châu Âu là Liên hiệp Châu Âu. Tiền thân của Liên hiệp Châu Âu là các tổ chức kinh tế, mậu dịch thành lập trong thập niên 1950 và thập niên 1960, dưới ít nhất là ba tên gọi “Cộng đồng Âu Châu” gồm cộng đồng than và sắt thép Âu Châu (ECSC), cộng đồng kinh tế Âu Châu (EEC), và cộng đồng Âu Châu (EC). Năm 1993, khi thành lập Liên hiệp Âu Châu, thì cộng đồng Âu Châu (EC) được sát nhập vào Liên hiệp Âu Châu.


Một nơi trao đổi hàng hoá khác là Hiệp hội Mậu dịch tự do Âu Châu (EFTA) cũng là một dạng thị trường chung của các quốc gia Tây Âu thành lập năm 1960 do các nước Iceland, Liechtenstein, Na Uy, và Thuỵ sĩ. Trước đó trong năm 1949, các quốc gia Đông Âu lập ra Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON). để “trao đổi hàng hoá” giữa các nước Cộng sản. Năm 1991, sau khi Cộng sản không còn cai trị nhiều nước Đông Âu, thì Hội đồng Tương trợ Kinh tế cũng giải tán. Một cách tổng quát thì các quốc gia Châu Âu có lượng trao đổi hàng hoá giữa họ với nhau rất lớn. Nhưng họ cũng có buôn bán với các nước bên ngoài lục địa, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Châu Âu cũng nhập cảng nguyên liệu thô như dầu khí từ Trung Đông và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng của nó tới nhiều nơi khác nhau trên thế giới.


Hàng nhập cảng của Châu Âu, chủ yếu là than đá, hạt ngũ cốc, và dầu khí. Và hàng xuất khẩu của lục địa gồm dược phẩm, xe cộ, máy bay, tàu thuỷ, máy móc, quần áo, hàng dệt, và rượu vang. Nhiều quốc gia Châu Âu có tiêu chuẩn sống rất cao, do vậy họ có thể mua một số lượng lớn hàng hoá để bán lẻ. Ngành bán lẻ cũng tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân công nghiệp dịch vụ. Nhiều quốc gia Châu Âu xem việc chăm sóc y tế, và nghiên cứu khoa học, phòng chữa bệnh là một trong các mục tiêu phục vụ quan trọng của chính phủ. Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh Quốc là một tổ chức do chính quyền tài trợ. Viện Pasteur ở Paris, trung tâm nghiên cứu, phòng ngừa và điều trị bệnh tật nổi tiếng. Một số nước ở Châu Âu chăm sóc y tế được xã hội hoá hoàn toàn.


Theo đó tất cả cơ sở y tế đều do nhà nước sở hữu, và mọi chi phí thuốc men cho cá nhân đều do ngân sách nhà nước đài thọ. Công nhân được chăm sóc y tế miễn phí hoặc với giá thấp. Một số quốc gia khác chỉ xã hội hoá về thuốc phòng chữa bệnh. Nhưng đa số các nước Tây Âu chăm sóc y tế chỉ được xã hội hoá một phần. Chính quyền trung ương, không làm chủ nhiều cơ sở y tế, cũng không trả tiền cho tất cả các bác sĩ, xem đó là nghề nghiệp chuyên môn của riêng họ. Nhưng mỗi quốc gia đều có chương trình bảo hiểm sức khoẻ quốc gia. Tại đây, người nghèo được chăm sóc y tế miễn phí, hoặc bồi hoàn tiền lại cho bệnh nhân, nếu họ đã trả tiền chăm sóc y tế cho bác sĩ. Chương trình trợ giúp tài chánh này thông qua hệ thống an sinh xã hội tại mỗi nước, được quy định rõ trong luật an sinh xã hội.

Các bác sĩ sẽ được trả một phần lệ phí khám, và điều trị từ ngân sách quốc gia, và phần khác do bệnh nhân chi trả. Các bệnh nhân hoàn toàn được quyền tự do lựa chọn nơi điều trị, hoặc bác sĩ tư hoặc bệnh viện công. Tại Đông Âu, dưới thời Cộng sản việc chăm sóc y tế hoàn toàn được xã hội hoá. Nhưng từ giữa thập niên 1990, các dịch vụ chăm sóc y tế tư, và hệ thống bảo hiểm y tế đưa vào hoạt động tại một số nước. Nhu cầu nhân viên phục vụ trong bộ máy chính quyền ở Châu Âu rất lớn. Nó là một trong các ngành công nghiệp dịch vụ chủ yếu của lục địa. Bên cạnh quân đội thường trực phòng thủ quốc gia, lực lượng cảnh sát lo về an ninh nội chính, viên chức quản lý hành chánh các cấp. Chính quyền nắm giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân.


Họ đề ra chủ trương, chính sách kinh tế hằng năm, và chương trình phát triển kinh tế xã hội nhiều năm. Họ phải thuê mướn nhiều nhân viên thường xuyên cho các hoạt động này. Chính quyền cũng phải thuê nhiều người làm việc trong các trường công lập, bệnh viện, thư viện, cùng với những dịch vụ công cộng khác. Nhân lực trong lực lượng quân đội Châu Âu lớn nhất thế giới. Giao dịch tài chánh cũng là một ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng ở Châu Âu. Nhiều ngân hàng, và tổ chức tài chánh lớn nhất thế giới đều có trụ sở chính ở Tây Âu. Chẳng hạn các ngân hàng Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ đều là những ngân hàng nhận rất nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, bởi vì sự an toàn cua nó, và cả vốn đầu tư trở lại cũng rất cao. Thị trường chứng khoán hoạt động mạnh ở Amsterdam, Frankfurt, London, Paris, và Zurich.


Thị trường chứng khoán London còn hoạt động như là thị trường vàng trung tâm của thế giới. London cũng là quê hương của Hiệp hội Bảo hiểm nổi tiếng nhất thế giới, Hiệp hội Lloyd’s of London. Còn tại Đông Âu trong nhiều thập kỷ qua các hoạt động tài chánh đều do các chính quyền nắm giữ. Tuy nhiên từ đầu thập niên 1990, các ngân hàng tư nhân, và ngân hàng thương mại cũng được phép thành lập và hoạt động tại một số nước.



IX. Vận chuyển và truyền thông.


1. Vận chuyển.


Châu Âu có hệ thống chuyển vận tốt nhất thế giới. Các đường bay, thuỷ lộ, kênh đào, đường xe lửa, xa lộ, và nhiều sông ngòi chồng chéo khắp lục địa. Không giống các lục địa khác quá rộng lớn, nhiều nơi không thể tới, hoặc phục vụ bằng phương tiện hiện đại, còn tại Châu Âu thì các phương tiện hiện đại đều được sử dụng trên khắp lục địa. Một hệ thống xa lộ, và đường xá tốt cho xe cộ lưu thông. Người Châu Âu sử dụng xe hơi cá nhân chiếm tỷ lệ cao hơn các châu khác. Xe vận tải mang hàng hoá đến được cả những vùng xa xôi của lục địa. Xa lộ tốt nhất Châu Âu là đường cao tốc bốn tuyến Autobahns ở Đức. Châu Âu chiếm tới một phần tư tổng số đường sắt cho xe lữa chạy của thế giới. Xe lửa cao tốc hiện đại đưa hành khách di chuyển đến mọi nơi trong nội địa.

Xe lửa tốc hành xuyên quốc gia nối liền 9 thành phố thủ đô của 9 nước Tây Âu. Du khách nước ngoài có thể sử dụng loại xe lửa này tham quan, nghiên cứu tìm hiểu nhiều nơi trong suốt cuộc hành trình. Xe lửa cũng được sử dụng để chuyển tải hàng hoá từ bên trong nội địa tới bến cảng để xuất khẩu, và từ bến cảng đến thành phố cho hàng nhập khẩu. Có nhiều đường hầm nhân tạo cho xe hơi và xe lửa chạy thông qua đồi núi. Bốn đường hầm dài nhất thế giới dành cho xe hơi, và trên 10 đường hầm dài nhất cho xe lửa đều nằm trong lục địa Châu Âu. Trong đó có đường hầm St Gotthard cắt thông qua núi Alps, miền trung Thuỵ Sĩ, dành cho xe hơi dài tới 16,3 km, và đường hầm cho xe lửa cũng xuyên qua núi Alps nối liền Thuỵ Sĩ và Ý Đại Lợi dài tới 19.8 km. Cả hai đều là đường hầm dài nhất thế giới.

Năm 1986, Anh và Pháp đưa ra dự án xây dựng một đường xe lửa ngầm ở eo biển Dover, một phần thuộc eo biển Anh và phần còn lại thuộc lảnh hải Pháp. Đường xe lửa hoàn tất việc xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1994. Đường hàng không Châu Âu bay xuyên qua lục địa và khắp thế giới. Hãng hàng không quốc gia Đan Mạch, Na Uy, và Thuỵ Điển kết hợp lập thành tổ chức hàng không thống nhất mang tên Scandinavian (SAS). Hãng hàng không Hoàng gia Hoà Lan (KLM) thành lập năm 1919, là hảng hàng không lâu năm nhất thế giới hiện đang hoạt động. Hãng hàng không Nga Aeroflot là hàng không lớn nhất thế giới do nhà nước làm chủ. Sông ngòi kênh đào Châu Âu tạo thành hệ thống thuỷ vận quan trọng lục địa. Thuyền bè, xà lan, tàu sông chuyên chở hàng hoá đi lại thường xuyên trên lộ trình này.

Tàu biển Châu Âu vận chuyển hơn một phần hai lượng hàng vận chuyển bằng tàu thuỷ của thế giới và cũng là đội hàng hải thương thuyền dẫn đầu thế giới. Các nước Anh, Pháp, Hy Lạp, Ý, Na Uy, và Nga có nhiều đội tàu chuyên dùng lớn vượt xa đội tàu của các quốc gia khác. Châu Âu củng có nhiều hải cảng quan trọng. Rotterdam ở Hoà Lan là một trong những hải cảng có tàu bè đi lại tấp nập hơn cả. Các cảng lớn khác ở Châu Âu là Hải cảng Antwerp ở Bỉ, Genoa ở Ý, Havre và Marseille ở Pháp và hải cảng Hamburg ở Đức.


2. Truyền thông.


Hệ thống truyền thông Châu Âu được xếp vào loại hiện đại. Nó nối liền hầu hết các phần trong lục địa Châu Âu, và cả các phần trên lục địa khác của thế giới. Truyền thông bằng vô tuyến  truyền thanh, và vô tuyến truyền hình phủ sóng trên khắp lục địa. Mỗi quốc gia ở Châu Âu đều có hệ thống truyền thanh, truyền hình riêng và cũng có hệ thống truyền hình nối kết giữa các nước với nhau có tên “Eurovision”. Mang lưới thư tín, điện thoại, điện báo, thông suốt trên tất cả các vùng của lục. Nhật báo hầu như phát hành rộng rãi khắp nơi, kể cả một số nhật báo có nhiều bạn đọc nhất thế giới. 
 GHI CHÚ: Những cái mốc đáng nhớ trên Lục địa Châu Âu. 

Khoảng năm 3000 TCN, Nền văn minh Châu Âu xuất hiện trên đảo Crete và các đảo khác trong biển Aegean.

Từ năm 500-300 TCN, Văn minh Hy Lạp đạt tới đỉnh cao của nó.

Từ năm 27 TCN-180 SCN, Vùng thống trị của đế quốc La Mã rộng lớn nhất.

Trong những năm 300’s SCN: Đế quốc La Mã cho phép tự do thờ phụng Thiên chúa (Christ).

Đế quốc La Mã phân hóa thành đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là đế quốc Byzantine.

Trong những năm 400’s, đế quốc Tây La Mã sụp đổ và bắt đầu thời Trung cỗ.

Năm 732, quân Frankish đánh bại quân Hồi giáo ở Tây Ban Nha.

Năm 768-814, Charlemagne hình thành hệ thống cai trị như một đế quốc ở Tây Âu.

Năm 1054, Thiên chúa giáo phân hóa thành Thiên chúa giáo La Mã và Chính Thống giáo.

Năm 1096-1291, Châu Âu tiến hành trên 10 cuộc Thập tự chinh, còn gọi thánh chiến.

Năm 1347-1352, bệnh dịch (Black Death) đã cướp đi khoảng ¼ dân số ở Châu Âu.

Những năm 1300’s, Phong trào Phục Hưng xuất hiện ở Ý Đại Lợi.

Những năm 1500’s, Tin Lành giáo xuất hiện và lan nhanh khắp Châu Âu.

Năm 1689, Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Nhân quyền.

Năm 1789-1799, Cách mạng Pháp xóa bỏ hoàn toàn chế độ Quân chủ.

Năm 1815, Napoleon bị đánh bại tại Waterloo.

Những năm 1700’s-giữa 1800’s Cách mạng Công nghiệp phát triển mạnh ở Châu Âu.

Năm 1914-1918, Chiến tranh thế giới lần thứ I diển ra ở Châu Âu.

Năm 1918, Cách mạng Bolshevik lập ra chế độ độc tài Cộng sản ở Nga.

Năm 1939-1945, Đồng minh đánh bại phe Trục gồm Đức, Ý, và các nước khác.

Thập niên 1940’s, Cộng sản độc tài chiếm quyền thống trị các nước Đông Âu

Năm 1949, Hoa Kỳ, Canada và 10 nước Tây Âu thành lập Tổ chức Liên phòng Bắc Đại Tây Dương.

Thập niên 1950’s, các nước Tây Âu bắt đầu Hợp tác Kinh tế, sau đó Hợp nhất thành Cộng đồng Châu Âu.

Năm 1975, lần đầu tiên, hầu hết các nước Châu Âu ký Hiệp ước, cam kết sẽ làm việc với nhau gia tăng và khuyến khích tôn trọng Nhân quyền.

Năm 1989-1990,  Cộng sản chấm dứt sự cai trị độc tài trong hầu hết các nước Đông Âu và người dân trong các nước nầy bắt đầu có được các quyền tự do.

Năm 1990, Đông Đức và Tây Đức thống nhất thành Liên bang Đức không Cộng sản.

Năm 1991, Hầu hết các Cộng hòa trong Liên bang Xô viết tuyên bố độc lập và Liên bang Xô viết chấm dứt sự tồn tại. Ba trong số sáu thành viên của Liên bang Nam Tư cũng tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Nam Tư (Yugoslavia).

Năm 1993, Cộng đồng Châu Âu hợp nhất với một tổ chức mới có tên Liên hiệp Châu Âu. Các thành viên của Cộng đồng trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu. Liên hiệp Châu âu được thành lập để gia tăng hợp tác thêm nữa về kinh tế, chính trị giữa các nước thành viên.

Năm 1999, Thống nhất kinh tế và tiền tệ được thực hiện trong hầu hết các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu gọi là đồng euro.

Năm 2002, đồng euro thay thế hoàn toàn đồng tiền đang lưu hành trong các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét