Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

CHƯƠNG IV: 5 NƯỚC PHÍA BẮC TÂY ÂU(Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

CHƯƠNG IV: 5 NƯỚC PHÍA BẮC TÂY ÂU.

1. SWEDEN - KINGDOM OF SWEDEN (THỤY ĐIỂN).

A. Tiến trình phát triển.

Người Thụy Điển đã sống tại đây trên 5.000 năm, lâu hơn bất cứ người Châu Âu nào khác. Bộ tộc Gothic của Thụy Điển đóng vai trò chính trong việc làm tan rã đế quốc La Mã. Người Thụy Điển cũng đã giúp sáng tạo quốc gia Nga đầu tiên trong thế kỷ thứ 9. Thụy Điển bị Thiên chúa giáo hóa trong thế kỷ 11, và cũng là quốc gia Quân chủ trung ương tập quyền mạnh. Quốc hội (Riksdag) lập ra năm 1435, là quốc hội sớm nhất trên lục địa Châu Âu, với đại diện gồm tất cả các giai cấp trong xã hội. Người Thụy Điển giữ được độc lập tương đối từ sự cai trị của vua Đan Mạch. Và giải phóng hoàn toàn bởi Gustavus I trong cuộc nổi dậy năm 1521-1523. Ông ta thành lập chính quyền, tổ chức quân đội, và cho xây dựng nhà thờ Tin Lành Luther. Trong thế kỷ 17, Thụy Điển là nước mạnh nhất Châu Âu, cai trị gần như toàn bộ khu vực ven Bờ biển Baltic.

Có lúc thế lực Thụy Điển giảm dần, nhưng rồi lại mạnh lên sau đó. Trong chiến tranh chống lại Napoleon 1799-1815, cuối cùng Thụy Điển có thêm được phần đất của Na Uy. Thụy Điển vẫn giữ trung lập trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Sau hơn 4 thập kỷ cầm quyền, đảng Dân chủ Xã hội rời chính quyền năm 1976. Thủ tướng Olot Palm bị bắn chết ở Stockholm ngày 28/2/1986, kế tục ông ta là Ingvar Carlsson. Tháng 10/1991, Carl Bildt một người phi Xã hội Chủ nghĩa trở thành Thủ tướng, với sự ủy thác khôi phục lại nền kinh tế  cạnh tranh của Thụy Điển. Sau cuộc bầu cử năm 1994, đảng Dân chủ Xã hội trở lại chính quyền. Ngày 13/11/1994, cử tri Thụy Điển đồng thuận trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU), và ngày 1/1/1995, Thụy Điển gia nhập EU. Tháng 3/1996, Carlsson về hưu và được kế tục bởi Goran Persson.

Persson và đảng Dân chủ Xã hội của ông ta vẫn ở vị trí cầm quyền sau cuộc bầu cử ngày 20/9/1998, và ngày 15/9/2002, nhưng lại cầm quyền trong một chính phủ Liên hiệp. Ngày 11/9/2003, Bộ trưởng Ngoại giao bà Anna Lindh bị đâm (bằng dao) chết trong một siêu thị ở Stockholm. Ngày 14/9/2003, cử tri Thụy Điển không đồng ý việc nước nầy sử dụng đồng EURO thay cho tiền đồng Thụy Điển. Tháng 3/2004, Mijailo Mijailovic thủ phạm giết bà Anna hồi tháng 9/2003, bị kết án tù chung thân, nhưng sau đó tòa phúc thẩm xét thấy rằng anh ta là một người mất trí và gởi anh ta tới bệnh viện tâm thần. Sau khi báo chí lên tiếng về vai trò của bà Laila Freivalds trong vụ hình biếm họa trên Internet, phỉ báng nhà tiên tri Muhammad tại Đan Mạch làm nổ ra một làn sóng người chống đối của tín đồ Hồi giáo khắp nơi.

Ngày 21/3/2006, bà Freivalds từ chức.Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/9/2006, Liên minh Trung-hửu do Fredrik Reinfeldt cầm đầu đánh bại đảng Dân chủ Xã hội. Ngày 18/6/2008, Quốc hội thông qua đạo luật thành lập cơ quan An ninh với nhiệm vụ giám sát các hoạt động bưu chính viển thông, và các phương tiện truyền thông điện tử khác xuyên quốc gia.

B. Sweden ngày nay.

Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Thụy Điển theo chế độ Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1975. Nhà vua đương nhiệm là Carl XVI Gustaf kế thừa nhà vua (ông nội) Gustaf VI Adolf qua đời ngày 15/9/1973. Vua là nguyên thủ quốc gia, nhưng không thực hiện chức năng chính quyền. Quốc hội một viện, gồm 349 đại biểu do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Toàn quốc chia thành 29 khu vực bầu cử bầu ra 310 đại biểu. 39 đại biểu còn lại chia cho các đảng chính trị theo một tỷ lệ nhất định. Muốn dự phần đảng dó phải đạt nhất là 4% tổng số phiếu bầu toàn quốc.phiêú bầu. Lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội được quyền thành lập chính phủ. Có thể Liên minh với đảng khác để thành lập chính phủ Liên hiệp.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 9.045.389, dưới 15 tuổi 16%, trên 65 tuổi 18,3%. Mật độ cư dân: 22 người/km2. Thành phố: 84,3%. Sắc tộc: Swedish 89%, Finnish 2%, Sami và sắc tộc khác 9%. Ngôn ngữ: Swedish (chính), Sami, Finnish. Tôn giáo: Tin lành Lutheran 87%, tôn giáo khác 13%. Đất đai: Tổng diện tích: 449.964 km2,. Diện tích đất: 410.934 km2. Địa điểm: trên bán đảo phía Bắc Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Norway phía tây, Đan Mạch phía nam, Phần Lan phía đông. Địa thế: Núi non dọc theo đường biên giới tây bắc chiếm 25% diện tích. Đất bằng phẳng chiếm cả miền trung và miền nam, trong đó có nhiều hồ lớn. Thủ đô: Stockholm. Thành phố đông dân: Stockholm 1.264.000, Goteborg: 792.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Lọai chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Carl XVI Gustaf, sinh 30/4/1946, nhậm chức 19/9/1973. Thủ tướng chính phủ: Fredrik Reinfeldt, sinh ngày 4/8/1965, nhậm chức 5/10/2006. Chính quyền địa phương: 21 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 7,3 tỷ. Quân đội chính quy: 24.000. Kinh tế: Công nghiệp sắt thép, xe hơi, trang thiết bị cơ bản, sản phẩm giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, khoai tây, củ cải đường. Tài nguyên: sắt, chì, nhôm, bạc, đồng, Uranium, gổ xẽ, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 6%. Chăn nuôi: trâu bò 1,6 triệu, gà 6,5 triệu, heo 1,7 triệu, cừu 505.466. Đánh cá: 276.800 tấn. Cung cấp điện: 138,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2%, đóng góp 2%; công nghiệp 24%, đóng góp 29%; và dịch vụ 74%, đóng góp 69%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Krona (tháng 9/2008: 6,8=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 334,6 tỷ. Bình quân đầu người: 36.500. Tăng trưởng: 2,6%. Nhập khẩu: 150,6 tỷ. Bạn hàng: Germany 17,2%, Denmark 9%, Thụy Điển 8,1%, Anh Quốc 5,9%, Netherlands 5,7%, Phần Lan 5,6%, France 4,5%. Xuất khẩu: 170,2 tỷ. Bạn hàng: Đức 9,7%, Hoa kỳ 9,2%, Norway 9,1%, Anh quốc 7,1%, Denmark 6,8%, Finland 5,9%, Pháp 4,9%, Netherlands 4,7%. Du lịch: 9,1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 240,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 17,1 tỷ. Dự trữ vàng 4,7 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: 2,2%. Vận chuyển:  Đường xe lửa: 11.525 km. Bằng xe hơi: 4,2 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 475.900. Bằng máy bay: bay 11,9 tỷ km, sân bay 152. Hải cảng: 3- Goteborg, Stockholm, Malmo. Truyền thông: máy truyền hình 551/1000 cư dân, Radio 932/1000. Điện thoại: 5,4 triệu. Internet: 7 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 78,5, nữ 83,1. Sinh xuất: 10,2/1000 người. Tử xuất: 10,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm 0,01%. Chết trước tuổi trưởng thành: 2,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 99%, trung hoc 100%, đại học 65%.

Tham gia  tổ chức Quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và tất cả các tổ chức đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).

2. FINLAND - REPUBLIC OF FINLAND (PHẦN LAN).

A. Tiến trình phát triển.

Người Phần Lan định cư ở đây khoảng đầu công nguyên từ vùng Ural, bị sát nhập vào Thụy Điển năm 1154. Năm 1809, khu vực nầy là Lãnh địa tự trị của một công tước hàng đầu trong đế quốc Nga. Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, và năm 1919 trở thành một nước Cộng hòa. Ngày 30/11/1939, Liên bang Xô Viết xâm lăng Phần Lan buộc nước này phải nhượng cho Liên Xô một vùng đất rộng 41.871 km2 . Sau chiến tranh thế giới II, bị buộc phải kéo dài thêm sự nhượng địa ấy, và đến năm 1948, lại ký hiệp ước hỗ tương giữa hai nước Liên Xô - Phần Lan. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, tháng giêng năm 1992, Phần Lan và Liên bang Nga xóa bỏ hiệp ước này bằng một hiệp ước mới. Cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 16/10/1994, cử tri Phần Lan đồng ý gia nhập Liên hiệp Châu Âu. Và chính thức gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU) ngày 1/1/1995.

Tại vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống ngày 15/1/2006, có 5 ứng viên dự tranh, đương kim Tổng thống Tarja Halonen dẫn đầu cũng chỉ chiếm 46,3% phiếu bầu. Tại vòng bầu chung cuộc ngày 29/1/2006, Haronen đắc cử với 51,8%. Cuộc bầu cử 200 đại biểu Quốc hội ngày 18/3/2007, đảng Trung lập (KESK) dẫn đầu chiếm 51 ghế, đảng Quốc gia (KOK) 50 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại, cao nhất là đảng Dân chủ Xã hội (SDP) 45 ghế, và thấp nhất đảng Sự thật Phần Lan 5 ghế. Đáng lưu ý là cuộc bầu cử Quốc hội lần nầy, có tới 42% phụ nử đắc cử. Vụ ôm bom tự sát tại trường Trung học Tuusula ngày 27/11/2007 giết chết 9 người. Và ngày 23/9/2008, một vụ đánh bom tự sát khác tại trường Dạy nghề Kauhajoki cũng giết chết 11 người.
 Lưu ý:

Quần đảo Aland cũng gọi là Ahvenanmaa một tỉnh tự trị của Phần Lan là một nhóm đảo nhỏ với diện tích 1.527 km2 nằm trong vịnh Bothnia, cách Thụy Điển 64 km và cách Phần Lan 38 km. Mariehamn là hải cảng chính của quần đảo này.

B. Finland ngày nay.

Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp mới ngày 1/3/2000 (thay thế Hiến pháp năm 1919) khẳng định Phần Lan là một nước Cộng hòa. Theo đó Tổng thống chọn người đứng ra thành lập chính phủ. Nhưng thật sự lảnh tụ đảng nào chiếm đa số ghế tại Quốc hội đương nhiên sẽ là Thủ tướng. Đường lối đối nội thuộc trách nhiệm của chính phủ. Còn chính sách đối ngoại vả quan hệ với Liên hiệp Châu Âu là trách nhiệm chung của Tổng thống và chính phủ. Quốc hội có một viện gồm 200 đại biểu được bầu lên trong các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Có 15 khu vực bầu cử. Số đại biểu mỗi khu vực tùy theo số cư dân nhiều ít. Quốc hội có thể bị giải tán trước nhiệm kỳ bởi Tổng thống. Tổng thống được bầu trực tiếp trên toàn quốc với nhiệm kỳ 6 năm. Trường hợp không có ứng viên nào chiếm đa số tuyệt đối thì sẽ tổ chức bầu vòng chung cuộc cho 2 ứng viên có số phiếu cao nhất của vòng đầu.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.244.749, dưới 15 tuổi 16,6%, trên 65 tuổi 16,6%. Mật độ cư dân: 17 người/km2. Thành phố: 62,4%. Sắc tộc: Finnish 93%, Swedish 6%. Ngôn ngữ: Finnish, Swedish (chính cả hai). Tôn giáo: Tin lành Lutheran 83%, không tôn giáo 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 338.145 km2,. Diện tích đất: 304.473 km2. Địa điểm: trên bán đảo phía bắc Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Norway phía bắc, Sweden phía tây, Liên bang Nga phía đông. Địa thế: miền trung và miền nam là hai vùng bằng phẳng với những ngọn đồi thấp và nhiều hồ. Miền bắc có nhiều núi non dày đặc cao từ 3000-4000 ft, trên mặt nước biển trung bình. Thủ đô: Helsinki: 1.115.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Lọai chính quyền: Cọng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Tarja Halonen, sinh 24/12/1943, nhậm chức 1/3/2000 (tái bầu tháng 1/2006). Thủ tướng chính phủ: Matti Vanhanen, sinh 4/11/1955, nhậm chức 24/6/2003 (tái bầu tháng 4/2007). Chính quyền địa phưong: 6 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 3,1 tỷ. Quân đội chính quy: 29.300. Kinh tế: Công nghiệp sản xuất kim loại, điện tữ, tinh chế đồng, đóng tàu, bột giấy, và giấy viết, hóa chất, hàng dệt, may mặc. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường. Tài nguyên: kim loại trắng cứng xanh, sắt, đồng, bạc, nhôm, gổ xẻ. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi: trâu bò 929.086, gà 5,4 triệu, dê 6.700, heo 1,4 triệu, cừu 110.000. Đánh cá: 162.341 tấn. Cung cấp điện: 78 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 4%, đóng góp 4%; lao động công nghiệp 25%, đóng góp 33%; lao động dịch vụ 71%, đóng góp 63%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 185,5 tỷ. Bình quân đầu người: 35.300. Tăng trưởng: 4,4%. Nhập khẩu: 81,5 tỷ. Bạn hàng: Germany 15,6%, Russia 14%, Sweden 13,7%, Netherlands 6,6%, Trung Quốc 5,4%. Xuất khẩu: 104,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 11,3%, Sweden 10,5%, Russia 10,1%, Anh 6,5%, Hoa Kỳ 6,5%, Netherlands 5,1%. Du lịch: 2,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 58,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 4,4 tỷ. Dự trữ vàng: 1,5 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.739 km. Bằng xe hơi: 2,4 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 374.900. Bằng máy bay: bay 11,1 tỷ km, sân bay 76. Hải cảng: 4- Helsinki, Turku, Rauma, Kotka. Truyền thông: máy truyền hình 643/1000 cư dân, Radio 1.564/1000. Điện thoại: 1,7 triệu. Internet: 3,6 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,3 nữ 82,5. Sinh xuất: 10,4/1000 người. Tử xuất: 10/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,04%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 100%, trung học 100%, đại học 83%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

3. UNITED KINGDOM - UNITED KINGDOM Of GREAT BRITAIN and NORTHERN ICELAND (VƯƠNG QUỐC ANH).
A. Tiến trình phát triển.

Vương quốc Anh và Bắc Ireland bao gồm England, Wales, Scotland, và Bắc Ireland. Dưới đây là vài nét đặc điểm về nước Anh.

Nữ hoàng và gia đình Hoàng gia: Nhà vua cai trị Vương quốc là Elizabeth II thuộc dòng họ Windsor, sinh 21/4/1926, con gái trưởng của vua George VI. Bà ta kế thừa vua cha ngày 6/2/1952, và chính thức đăng quang ngày 2/6/1953. Bà kết hôn ngày 20/11/1947, với Trung úy Philip Mountbatten, sinh 10/6/1921, nguyên là Hoàng thân Hy lạp. Ông ta được phong tước Công quốc của Edinburgh và tước hiệu H.R.H ngày 19/11/1947. Ngày 27/2/1957, Philip được bổ nhiệm Hoàng thân của vương quốc Anh thống nhất và Bắc Ireland. Hoàng tử Charles Philip Arthur George sinh 14/11/1948 là Hoàng thân của Wales và là người thừa kế ngôi vua từ Nữ hoàng. Con trai thứ nhất của ông ta William Philip Arthur Louis, sinh 21/6/1982 là người thứ hai bậc kế thừa ngôi vua của Anh Quốc.

Quốc hội Anh là cơ quan Lập pháp của Vương quốc Anh thống nhất với thẩm quyền làm luật cụ thể trên các đơn vị hành chánh hải ngoại phụ thuộc. Quốc hội gồm có 2 viện: Hạ viện (House of Commons) có 646 đại biểu được bầu lên bằng cách trực tiếp bỏ phiếu trong các khu vực bầu cử chỉ định: England 529, Wales 40, Scotland 59, Northern Ireland 18. Thượng viện (House of Lords), theo sau một sự cắt giảm mạnh mẽ về số lượng quý tộc cha truyền con nối năm 1999, đến tháng 7/2007 thành viên Thượng viện gồm có 92 quý tộc cha truyền con nối, 629 quý tộc suốt đời, 2 tổng giám mục, và 24 giám mục của Anh quốc giáo. Tổng cọng 747 Nghị sĩ.

Tài nguyên và công nghiệp: Công việc chính của nước Anh là sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Công nghiệp thép và sử dụng thép sản xuất công cụ đóng góp hơn 50% hàng xuất khẩu. Có hơn 60 triệu mẫu Anh đất (1 mẫu Anh = 0,405 mẫu tây, tức là 1 acre = 0,405ha) ở England, Wales và Scotland, trong đó 46 triệu mẫu khai thác nông nghiệp, và 17 triệu có thể trồng trọt, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi. Các mỏ dầu lửa, và khí đốt thiên nhiên lớn được tìm thấy ở biển Bắc và khai thác dầu để bán được thực hiện từ năm 1975. Anh Quốc cũng có trữ lượng lớn than đá. Anh nhập khẩu toàn bộ sợi bông, cao su, lưu huỳnh, 80% lông cừu, 50% quặng sắt, thực phẩm, một số lượng đáng kể thuốc lá, y dược, và giấy. Hàng hóa sản xuất làm từ những nguyên liệu cơ bản này xuất khẩu ra nước ngoài từ thời đại công nghiệp.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Anh Quốc là máy móc, trang thiết bị, dược phẩm, hàng dệt, quần áo, xe hơi, xe vận tải, sắt, thép, máy kéo, tàu thuyền, máy bay phản lực, máy móc nông nghiệp, thuốc giảm đau, radio, máy truyền hình, rada, trang thiết bị hàng hải, các dụng cụ nghiên cứu khoa học, trang thiết bị quân sự và rượu Whisky.


Giáo dục và tôn giáo: Nhà thờ Anh giáo là nhà thờ đạo Tin lành. Nữ hoàng Anh vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Anh giáo, với quyền chỉ định bổ nhiệm Tổng giám mục, giám mục và các chức sắc tôn giáo liên quan. Có hai tỉnh cầm đầu giáo hội là Tổng giám mục đó là tỉnh Canterbury và York. Nhà thờ nổi tiếng nhất là Westminster Abbey (1050-1760) nơi làm lễ đang quang và đặt lăng mộ của Elizabeth I, Mary, Hoàng hậu của Scotland, các nhà vua, nhà thơ, và chiến sĩ trận vong. Anh Quốc có trên 70 trường đại học, trong đó có hai trường nổi tiếng nhất là Oxford và Cambridge.

Lịch sử: Anh Quốc là một phần của lục địa Châu Âu cho đến khoảng năm 6000 Trước nông nguyên (TCN) thì do vận động của trái đất nó bị tách ra khỏi lục địa. Những người định cư vẫn tiếp tục băng qua thủy lộ Anh trong suốt thời gian dài sau đó. Người Tây Âu Cổ đại (Celt) đến đây  cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm. Ngôn ngữ của họ còn tồn tại ở Welsh và trong nội địa  Gaelic. Anh Quốc (England) bị La Mã đánh chiếm, và sát nhập vào đế quốc La Mã năm 43 (TCN). Năm 410 Sau công nguyên (SCN), khi quân đoàn La Mã rút khỏi Anh Quốc thì một làn sóng người Jutes, Angles và Saxons đến từ đất liền Đức quốc. Họ kháng cự các cuộc tấn công của người Đan Mạch để giữ quyền thống trị từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 11. Cuộc xâm lăng thành công năm 1066 của người nói tiếng Pháp vùng Norman. Họ hợp nhất England với nước Pháp cai trị họ.

Năm 1215, giới quý tộc có quyền thế trong Hoàng gia buộc Vua John ký tuyên ngôn gọi là “Magna Carta” bảo đảm các quyền tự do dân sự, và chính trị. Nhà nước không được can thiệp vào các vấn đề riêng tư của cá nhân, và chỉ cai trị theo luật. Trong những thập niên sau đó, các cơ cấu nền tảng cho một Quốc hội được hình thành. Triều đình Anh đòi phần lớn đất đai từ nước Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài hơn 100 năm từ 1338 đến 1453 và nước Anh bị đánh bại. Hai năm sau, nước Anh lại xảy ra nội chiến gọi là chiến tranh Hoa hồng. Hoa hồng là quốc huy nước Anh thời đó. Nội chiến từ năm 1455 đến 1485 chấm dứt, với việc thành lập vương triều Tudor hùng mạnh. Văn minh Anh phát triển rực rỡ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh tế tăng nhanh trong một thời gian dài cùng với sự ổn định xã hội, nó đã vượt xa tất cả các nước trong lục địa Châu Âu.

Tôn giáo hoàn toàn độc lập khi nhà thờ Anh quốc giáo ly khai khỏi Giáo hoàng La Mã năm 1534. Dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I, Anh Quốc trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trên biển cả, dẫn đến việc thành lập các thuộc địa trong thế giới mới, mở rộng buôn bán với Châu Phi và Viễn Đông. Năm 1603, Scotland hợp nhất với Anh Quốc khi James VI của Scotland được tôn làm vua James I của nước Anh. Cuộc tranh chấp giữa Quốc hội và nhà vua Stuart biến thành một cuộc nội chiến đẩm máu 7 năm (1642-1649) và thành lập một nền cộng hòa dưới quyền lãnh đạo của Puritan Oliver Cromwell. Chế độ quân chủ được phục hồi năm 1660. Cuộc nổi dậy của Glorious năm 1688, xác nhận quyền lực tối cao được giao cho Quốc hội. Năm 1689, một luật về thẩm quyền được công bố. Trong thế kỷ 18, thẩm quyền của Quốc hội được mở rộng.

Cải tiến cách quản lý hãng xưởng và kỷ thuật được mọi người tích cực tiếp nhận đưa đến cuộc cách mạng công nghệ vào những năm cuối thế kỷ. Tại thời điểm nầy, 13 thuộc địa Bắc Mỹ bị mất bởi người định cư Anh đứng lên làm bạo loạn thành lập Liên bang Hoa Kỳ năm 1776, nhưng lại được thay thế bằng cách chiếm thuộc địa mới Úc Đại Lợi, và mở rộng vùng thống trị đế quốc ở Canada, và Ấn độ. Vai trò của Anh trong việc đánh bại Napoleon năm 1815, đã củng cố thêm vị trí Anh như một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Sự mở rộng quyền bầu cử trong năm 1832, và thành lập các nghiệp đoàn lao động năm 1867, cùng với việc phát triển giáo dục công lập phổ cập là những thay đổi mạnh mẽ về mặt xã hội. Công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thế kỷ 19 cũng là những bước tiến tại nước Anh mà không có quốc gia nào tại Châu Âu có thể đạt tới.

Nhiều phần rộng lớn trên lục địa Châu Phi và Châu Á được cộng thêm vào phần đất của đế quốc trong thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria 1837-1901. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, mặc dù là nước chiến thắng, Anh Quốc cũng phải chịu sự tổn thất lớn lao, và gián đoạn trong phát triển kinh tế. Năm 1921, Ireland ly khai trở thành một quốc gia độc lập, và công cuộc vận động để trở thành quốc gia độc lập là những hoạt động của người bản xứ ở Ấn Độ và các thuộc địa khác. Anh Quốc đã phải chịu nhiều thiệt hại như là mục tiêu của các trận mưa bom trong đệ II thế chiến, nhưng vẫn tiếp tục kháng cự đơn phương chống lại Đức Quốc trong nhiều năm sau khi Pháp bị đánh gục từ năm 1940. Công nghiệp tiếp tục phát triển trong thời kỳ sau chiến tranh, nhưng Anh Quốc bị mất vị trí lãnh đạo thế giới trước các thế lực đang lên khác là Hoa Kỳ, và Liên Xô.

Chính phủ lao động đề ra các chương trình thay đổi xã hội, quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp cơ bản, và mở rộng an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính phủ bảo thủ của thủ tướng Margaret Thatcher sau đó cố gắng gia tăng vai trò của các công ty tư nhân. Năm 1987, bà Thatcher trở thành nhà lãnh đạo Anh Quốc đầu tiên kể từ 160 năm nay được bầu làm Thủ tướng liên tục trong ba nhiệm kỳ. Do không còn được ưa chuộng của quần chúng, bà từ chức thủ tướng tháng 11/1990. Người kế tục bà ta là John Major lãnh đạo đảng bảo thủ và đã chiến thắng trong cuộc đầu phiếu ngày 9/4/1992. Anh Quốc ủng hộ Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc chống lại Iraq và gởi quân tham chiến trong cuộc chiến tranh vùng vịnh Persian năm 1991. Đường hầm ngầm xuyên biển nối liền Anh Quốc với lục địa Châu Âu chính thức khai trương ngày 6/5/1994.

Quan hệ của Anh Quốc và Liên hiệp Châu Âu xấu đi trong năm 1996, khi Liên hiệp Châu Âu cấm nhập thịt bò của Anh Quốc, bởi vì nạn dịch bò điên (madcow). Ngày 1/5/1997, đảng lao động trở lại cầm quyền, chiến thắng với số phiếu áp đảo lớn nhất kể từ năm 1935. Lãnh tụ đảng lao động Tony Blair 43 tuổi trở thành vị Thủ tướng trẻ nhất từ năm 1812. Ngày 31/8/1997, Diana công nương của xứ Wales chết trong một vụ đụng xe ở Paris. Anh Quốc đóng vai trò hàng đầu trong khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) oanh kích chống lại Yugoslavia từ tháng 3 đến tháng 6/1999 và đóng góp 12.000 quân cho lực lượng đa quốc giữ gìn an ninh ở Kosovo (KFOR). Nông nghiệp và du lịch phải đương dầu với nạn dịch "lở mồm long móng" trên bò nuôi trong các trang trại vào tháng 3 và 4/2001.

Tony Blair lãnh tụ đảng Lao động dành thắng lợi áp đảo trong một cuộc bầu cử khác ngày 7/6/2001. Sau vụ khủng bố cướp máy bay tấn công vào hai tòa nhà trung tâm thương mại quốc tế ở New York, Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, Anh Quốc giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh chống khủng bố do Hoa Kỳ lãnh đạo. Anh Quốc tham gia cùng Hoa Kỳ ném bom Afghanistan ngày 7/10, và là quốc gia lãnh đạo hàng dầu trong lực lượng giữ gìn hòa bình đa quốc trú đóng ở Kabul theo sự ủy quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 20/12/2001. Tháng 9/2002, trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ thủ tướng Blair tuyên bố sẽ hậu thuẫn Hoa Kỳ chống lại Iraq bằng hành động quân sự để loại bỏ vũ khí có sức tàn phá lớn lao. Vượt qua cả sự bất đồng ngay chính trong nội các của ông ta, Blair cam kết sẽ gởi quân Anh cùng với Hoa Kỳ xâm lăng Iraq trong tháng 3/2003.

Lực lượng Anh hiện vẫn còn trú đóng ở miền nam Iraq. Uy tín của Blair bị thách thức sau cái chết của chuyên viên điều tra David Kelly. Người ta đang nghi ngờ và tranh luận việc Iraq có hay không tồn trử vủ khí sinh hóa có sức sát thương hàng loạt trước khi bị xâm lăng. Quốc hội và cả Hội đồng thẩm phán đang xem xét và đánh giá vấn đề nầy. Một ủy ban điều tra cầm đầu bởi Lord Butler ngày 14/7/2004 đã đi đến kết luận rằng tin tức tình báo đã sai lầm trước khi tiến hành cuộc xâm lăng, rằng các bằng chứng cho thấy sự kiện liên quan đã bị bóp méo. Trong cuộc bầu cử ngày 5/5/2005, Blair trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của đảng Lao động thắng cử trong 3 nhiệm kỳ liên tục, nhưng do bị chống đối trong việc gởi quân tham chiến với Hoa Kỳ ở Iraq nên bị giảm thế đa số ở Hạ viện.

Ngày 7/7 bốn vụ ôm bom tự sát tại 3 nơi trong đường hầm xe lửa, và 1 xe bus làm chết 56 người và hàng trăm người bị thương. Cảnh sát đã nhận diện được 3 trong 4 người Anh ôm bom tự sát có gốc Pakistan. Đạo luật chống khủng bố và Đạo luật quy định quyền dân sự cho các cặp đồng cùng giới tính có hiệu lực từ tháng 12/2005. Ngày 10/8/2006, giới chức có thẩm quyền Anh tuyên bố họ đã chận đứng âm mưu khủng bố dùng chất nổ lỏng cho nổ một máy bay chở khách từ Anh Quốc đi Hoa Kỳ. Trên 20 người tình nghi đã bị bắt tại Anh Quốc, và Pakistan. Những người nầy đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vụ việc trên. Đối diện với bất đồng ngày càng tăng trong nội bộ đảng, ngày 7/9 Thủ tướng Blair cam kết sẽ từ chức vào năm tới. Ngày 27/6/2007, Blair từ chức, và được kế thừa bởi Gorden Brown, người Scotland, Bộ trưởng Ngân khố từ năm 1997-2007.

Ngày 29/6 Cảnh sát phát hiện một âm mưu đánh bom bằng xe tại Luân Đôn, và hôm sau 30/6 tại phi trường Glasgow Scotland, bắt giữ 7 người tình nghi hầu hết là công nhân y dược, sinh trưởng ở nước ngoài. Trận lụt trong tháng 7-8/2007, ở England làm thiệt hại trên 2 tỷ USD. Để chống đở với cuộc khủng hoảng tài chánh lan nhanh trên toàn cầu, ngày 13/10/2008 Thủ tướng Brown đề ra kế hoạch tài trợ 3 ngân hàng quốc doanh, và các ngân hàng khác số tiền lên đến 63 tỷ.


Lưu ý.

1. Về xứ Wales: Công quốc Wales ở phía tây Anh quốc, chiếm 20.761km2 diện tích và 2.966.000 cư dân (2006). Cardiff là thủ đô của nó với 319.700 cư dân. Dưới 20% cư dân xứ Wales nói tiếng Anh và Walsh. Và khoảng 32.000 cư dân chỉ nói được tiếng Welsh. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1979, về việc tổ chức bầu cử quốc hội cho xứ Wales, bị đa số cử tri phản đối với tỷ lệ phiếu 4-1. Một đề nghị luật tương tự được chấp nhận ngày 18/9/1997 với số phiếu sít sao. Cuộc bầu cử 60 ghế cho quốc hội được tiến hành ngày 6/5/1999, và ngày 1/5/2003. Vài nét về lịch sử: Từ rất sớm người xâm lược Anglo-Saxon đã đẩy người Celtic vào núi Weles, có khi người ta còn gọi nó là Waelise tức người Welsh hoặc người nước ngoài. Tại đó họ thành lập một quốc gia riêng. Các nhà (cai trị) của dòng họ Gwynedd trong thế kỷ 13, xua quân đánh England nhưng bị đánh bại năm 1283. Con trai của Edward Caernarvon là Edward I của England thành lập công quốc Wales năm 1301.

2. Về Scotland: Scotland là một vương quốc hiện hợp nhất với England và Wales thành Anh Quốc (Great Britain) chiếm 37% phía bắc của đảo chính British và các đảo Hebrides, Orkney, Shetland cùng với nhiều đảo nhỏ khác. Scotland có chiều dài 442 km, chiều rộng 241 km, chiếm 78.752 km2 và 5.117.400 cư dân (2006). Một vành đai đất thấp khoảng 96 km chiều rộng từ vịnh Clyde tới vịnh Forth phân ranh vùng đất cao nông nghiệp phía nam và vùng đá hoa cương của phía bắc. Khu vực này chiếm 75% dân số và hầu hết làm việc trong công nghiệp. Cao nguyên là thắng cảnh nổi tiếng, du khách bị cuốn hút bởi săn bắn và câu cá. Nó còn là nơi phát triển công nghiệp của tương lai bởi có rất nhiều công trình thủy điện. Edinburgh là thủ phủ với 449.000 cư dân. Glasgow là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước Anh với 579.000 cư dân. Nó là nơi đóng tàu tổng hợp và là một bến cảng vượt đại dương ở Clyde.

Aberdeen với 227.430 cư dân ở phía đông bắc của Edinburgh là một cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp đá hoa cương, chế biến cá và nơi đặt trụ sở của cơ quan thăm dò dầu khí ở Biển Bắc. Dundee với 150.250 cư dân cũng ở phía đông bắc Edinburgh là trung tâm công nghiệp đánh bắt và chế biến cá. Có khoảng 90.000 người nói tiếng Gaelic thông thạo như tiếng Anh. Vài nét về lịch sử: Scotland được gọi là Caledonia, sau khi người La Mã đánh bộ tộc Celtic bản địa và chiếm khu vực phía nam từ thế kỷ thứ I. Trong thế kỷ thứ IV, Hội truyền giáo từ Anh Quốc đã đến đây truyền đạo Thiên chúa, nhưng cho đến thế kỷ thứ 6, St. Columba một tu sĩ người Ireland mới cảm hóa được nhiều người Scotland theo đạo Thiên chúa. Vương quốc Scotland được thành lập năm 1018. William Wallace và Robert Bruce cả hai đã đánh bại quân đội Anh lấn chiếm trong hai cuộc xâm lăng năm 1297 và 1314.

Năm 1603, James VI của Scotland, con trai của Mary, Nử hoàng Scotland kế thừa ngôi vua Anh, gọi là James I và thực hiện việc hợp nhất thành một vương quốc duy nhất. Năm 1707, đại biểu của Scotland được thâu nhận vào Quốc hội Anh như một quốc hội thống nhất từ hai quốc hội riêng lẻ trước đây. Nội các nước Anh cử ra một cơ quan, hàng bộ trưởng điều hành Scotland. Đảng quốc gia Scotland ra sức vận động cho sự độc lập. Năm 1959, trong một nỗ lực thành lập một Quốc hội Scotland đưa ra trưng cầu dân ý, nhưng bị đánh bại. Tuy nhiên, dư luật lập ra một cơ quan lập pháp cấp vùng với thẩm quyền giới hạn trong phạm vi thuế khóa đã được thông qua với số phiếu áp đảo ngày 11/9/1997. Và cuộc bầu cử 129 đại biểu quốc hội diển ra ngày 6/5/1999, và ngày 1/5/2003.

Đài tưởng niệm của Rober Bruce, Sir Walter Scott, John Knox, và Mary Nử hoàng Scots đã cuốn hút nhiều du khách đến thăm, bởi cảnh đẹp của Trossachs, Lock Katrine, Lock Lomond và dòng tu không còn nguyên vẹn. Ngành cơ khí là công nghiệp quan trọng nhất ở Scotland nó tập trung vào các mặt hàng máy trang bị văn phòng, xe hơi, điện tử và nhiều hàng hóa tiêu dùng khác. Dầu lửa và khí đốt thiên nhiên được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Bắc đã kích thích và hậu thuẫn cho công nghiệp trên bờ phát triển nhanh hơn. Sản phẩm của Scotland còn có hàng len với chất lượng cao, len sợi mịn, len sợi nhám, hàng tơ lụa, hàng sợi lanh, sợi đay. Chăn nuôi Scotland từng nổi tiếng nhất thế giới là giống bò và cừu nuôi. Đánh cá đạt tới một lượng lớn cá trích, cá tuyết, cá trắng nhỏ, chế biến thành cá đóng hộp. Rượu Whisky là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất thế giới.

3. Quần đảo Hebrides là một nhóm khoảng 500 đảo và 100 cư dân ngoài khơi bờ phía tây. Trong nội địa đảo Hebrides gồm Skye, Mull và Lona một thiểu số chiếm khoảng 1/3 dân số yêu cầu bãi bỏ các điều kiện về tài sản trong các cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Các cuộc bạo loạn và khủng bố gia tăng giữa tín đồ Thiên chúa giáo và lực lượng vũ trang cộng hòa Ireland (bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trong cộng hòa Ireland) và các nhóm Tin lành, cảnh sát và quân đội Anh. Thủ tướng kế nhiệm Bắc Ireland cho thực hiện nhiều chương trình cải cách nhưng không thành công bởi nhiều phần tử cực đoan của cả hai bên. Giữa năm 1969 và 1994 có hơn 3.000 người bị giết trong các cuộc bạo loạn phe nhóm ngay cả trong đất liền England. Ngày 30/3/1972, Anh Quốc đình chỉ hoạt động của Quốc hội Bắc Ireland. Và đưa nó vào sự cai trị trực tiếp của Anh.

Năm 1993, khi những người ôn hòa thắng lợi trong một cuộc bầu cử Hạ viện mới một chính phủ Liên hiệp được thành lập. Năm 1994, một cuộc nổi dậy của những người Tin lành truất phế chính phủ Liên hiệp, và Anh Quốc tái lập việc cai trị trực tiếp. Bắc Ireland khắc sâu vào lịch sử như một tấm thảm kịch trong năm 1981 bởi cái chết của 10 người Ireland quốc gia chủ nghĩa chết trong nhà tù Maze gần Belfast khi họ đang tuyệt thực. Năm 1985, Hillsborough đồng ý trao lực lượng vũ trang cọng hoà Ireland bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, để có tiếng nói trong chính quyền Bắc Ireland. Thỏa hiệp này bị những người trung thành với Ulster phản đối mạnh mẽ. Ngày 12/12/1993, Anh Quốc và Ireland công bố các nguyên tắc để giải quyết xung đột tại Bắc Ireland. Ngày 31/8/1994, lực lượng võ trang cộng hòa Ireland (IRA) tuyên bố ngưng bắn và rằng nó sẽ dựa vào các mục tiêu đã thỏa thuận được thực hiện như thế nào để có những bước tiếp theo.

Ngày 9/2/1996, lực lượng cộng hòa Ireland tái tục sách lược khủng bố của nó. Ngày 20/7/1997, các bên đạt được một thỏa ước ngưng bắn mới và tái lập các cuộc thương thảo hòa bình vào ngày 15/8. Một giải pháp giải quyết vấn đề đạt được vào ngày thứ sáu đẹp trời 10/4/1998, theo đó chính quyền tự trị sẽ tái lập và bầu ra 108  thành viên cho nghị viện và bảo đảm quyền cho những người thiểu số. Cả Ireland và Anh Quốc  đều đồng ý từ bỏ đòi hỏi một Hiến pháp cho Bắc Ireland. Thỏa ước được chấp thuận của cử tri Bắc Ireland và cộng hòa Ireland trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 22/5 và cuộc bầu cử Nghị viện diễn ra vào ngày 25/6. Lại xảy ra bất đồng với lực lượng cộng hòa Ireland trong việc điều tra để quy trách nhiệm thuộc về ai cho vụ đặt bom tại Omagh ngày 15/8 giết chết 29 người và bị thương trên 330 người. Ngày 2/12/1999, Luân Đôn đã chuyển quyền cai trị cho chính quyền, phân chia quyền hành Bắc Ireland.

Chính quyền tự trị Bắc Ireland bị ngưng hoạt động nhiều lần bởi vì sự trì hoãn giải giới của lực lượng cộng hòa Ireland (IRA). Ngày 23/10/2001, IRA đã phá hủy kho vũ khí cuối cùng của họ.

4. Về Channel Islands: nhóm đảo Channel có diện tích 194 km2 và 145.000 cư dân (2003), ngoài khơi bờ tây bắc của Pháp. Chỉ có những phần từng là của Công tước Normandy thuộc về lãnh thổ Anh như Jersey, Guernsey, Alderney, Brechou, Great Sark, Little đến sau cùng của tu sĩ Columba năm 563. Bên ngoài nhóm đảo Hebrides gồm Lewi và Harris, cư dân ở đây sống bằng nghề nuôi cừu và thêu đan. Nhóm đảo Orkney có khoảng 90 đảo nằm phía đông bắc. Thành phố quản lý đảo là Kirkwall trên đảo Pomona. Chế biến cá, nuôi cừu và thêu đan là nghề chính của cư dân. Phía đông bắc của nhóm đảo Orkney là khoảng 200 đảo của quần đảo Shetland với 24 cư dân, nó là quê hương của giống ngựa nhỏ con (Shetland Pony). Nhóm đảo Orkneys và Shetlands là các trung tâm của công nghiệp dầu khí biển Bắc.

5. Về Bắc Ireland: Bắc Ireland được thành lập năm 1920 từ 6/9 đơn vị hành chánh của Ulster góc phía đông bắc của đảo Ireland chiếm 14.115 km2 với 1.702.600 dân số (2003). Thủ phủ là trung tâm công nghiệp chính Belfast với 277.000 cư dân. Công nghiệp đóng tàu kể cả tàu dầu lớn, là công nghiệp quan trọng trong một thời gian dài. Thành phố Belfast vừa là trung tâm của chính quyền nó cũng là bốn cảng lớn nhất. Bắc Ireland còn sản xuất sợi lanh cùng với quần áo vải lanh, dây thừng, cuộn chỉ, sợi nhân tạo, phụ tùng máy móc và các sản phẩm điện tử. Có một số lớn trâu bò, heo, cừu và gia cầm cùng với các sản phẩm từ sữa cũng được sản xuất từ đây. Khoai tây là cây lương thực chính trong vùng. Năm 1920, một đạo luật của Quốc hội Anh tách phía bắc ra khỏi phía nam Ireland trở thành một đơn vị tự trị, và sau đó là một cộng hòa trong khối Liên hiệp Anh, thì bắc Ireland chọn ở lại như một phần của Vương quốc thống nhất Anh (United Kingdom).

Bắc Ireland được bầu 18 thành viên (dân biểu) vào Hạ viện vương quốc Anh. Trong năm 1968-1969, những người theo Thiên chúa giáo La Mã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn, họ tố cáo chính quyền đã kỳ thị họ về quyền bầu cử, nhà ở, và việc làm. Hai đảo Jersey có 91.321 cư dân (2007) và Guernsey có 65.573 cư dân (2007) tồn tại tách rời và vị toàn quyền cai quản ở đây được bổ nhiệm bởi Nữ hoàng. Các đảo khác là đất Anh bị chiếm bởi quân đội Đức trong thế chiến thứ II. Đảo Man (Isle of Man) có diện tích 814 km2 và 74.655 cư dân (2004) là đảo trong biển Irish cách Scotland 32 km và cách Cumberland 48 km. Đảo có nhiều chì và sắt. Cai trị bởi luật lệ riêng với toàn quyền do nữ hoàng bổ nhiệm và quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện.Thủ đô: Douglas. Nông nghiệp, du lịch và đánh cá là công việc chính của cư dân. Đảo Man nổi tiếng về giống mèo Manx không đuôi.

6. Về Gibraltar một vùng phụ thuộc nằm trên bờ phía nam Tây Ban Nha, nơi đặt trạm kiểm soát thủy lộ vào biển Địa Trung Hải rộng 1,2 km2 dài 4,42 km2, có độ cao 1.396 ft, một eo đất hẹp nối liền với đất liền có 27.967 cư dân (2007). Gibraltar bị Anh Quốc chiếm hữu từ năm 1704 từng là đối tượng tranh chấp giữa Anh Quốc và Tây Ban Nha. Năm 1967, trong một trưng cầu dân ý, thi hành nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc xóa bỏ thuộc địa, cư dân bỏ phiếu gần như hoàn toàn muốn duy trì sự cai trị của Anh Quốc. Ngày 30/5/1969, một Hiến pháp mới mở rộng quyền cai quản nội địa của cư dân Gibraltar. Anh Quốc tiếp tục đảm trách vấn đề quốc phòng và đối ngoại. Sau đó một thỏa ước giữa Anh Quốc và Tây Ban Nha được ký năm 1984, theo đó biên giới bị đóng cửa từ năm 1969 bởi Tây Ban Nha sẽ mở cửa trở lại vào tháng 2/1985. Ngày 1/10/1996 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị quyết yêu cầu Anh Quốc chấm dứt tình trạng cai trị thuộc địa Gibraltar. Nhưng giải pháp giải quyết vấn đề chưa đạt được cho đến ngày nay.

7. Tại vùng biển Caribbean - tức British West Indies và Bermuda: Nhấp nhô trong một vòng cung rộng lớn ngoài khơi bờ phía đông bắc của Venezuala, rồi sau đó là phía bắc và tây bắc hướng về Puerto Rico, nhóm đảo Leeward tạo thành một rào cản núi lửa và san hô che chở biển Carribbean từ Đại Tây Dương mở rộng. Nhiều đảo thuộc quyền sỡ hữu của Anh với chính quyền tự trị. Quyền bầu cử được thực hiện rộng rãi từ 1951-1954. Hệ thống chính quyền được thiết lập từ 1956-1960. Nhóm đảo Leeward vẫn còn gắn bó với Anh Quốc là Montserrat, có diện tích 82 km2 và 9.245 cư dân (2004). Quần đảo Virgin có 152 km2 và 22.187 cư dân (2004), và Anguilla phía Bắc có diện tích 155 km2 và 13.008 cư dân (2004). Montserrat bị tàn phá bởi núi lửa t đồi Sonfriere, nó bắt đầu phun lửa ngày 18/7/1995.

Nhóm 3 đảo thuộc Anh, nằm phía nam Cuba và tây bắc Jamaica, có diện tích 264 km2 và 43.103 cư dân (2004), hầu hết ở trên đảo Gand Cayman. Nó là 1 cảng tự do. Trong thập niên 1970, Grand Cayman trở thành một nơi dung thân cho các qủy nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng phương Tây mở văn phòng hoạt động miễn thuế tại đây. Nhóm đảo Turk và Caicos ở tại điểm cuối cùng phía đông nam của Baham, gồm khoảng 30 đảo, nhưng chỉ có 6 đảo có cư dân sinh sống, chiếm 499 km2 và 19.956 cư dân (2004). Muối, ốc, sò và vỏ ốc xà cừ là nguồn xuất khẩu chính.

8. Về Bermuda: quần đảo Bermuda là một vùng phụ thuộc Anh cai trị bởi một thống đốc do Nữ Hoàng bổ nhiệm. Một nghị viện từ năm 1620 là cơ quan lập pháp lâu đời nhất trong số những nơi từng phụ thuộc Anh. Thủ đô là Hamilton. Nó là một nhóm khoảng 150 đảo san hô nhỏ lập thành nằm ở phía tây Đại Tây Dương, xa về phía đông của bắc Carolina 933 km, có diện tích 51 km2 và 64,935 cư dân (2004). Một căn cứ hổn hợp không, hải quân tại đây bị đóng cửa năm 1995, nhưng cơ quan không gian (NASA) Hoa kỳ vẫn duy trì trạm quan sát để theo dõi các phi thuyền phóng ra trên không trung. Du lịch là công nghiệp chính, Bermuda có nhiều tàu trang bị như khách sạn. Chính quyền thu ngân sách hầu hết từ nhập khẩu. Mặt hàng xuất khẩu của Bermuda có sản phẩm dầu lửa và dược phẩm. Trong một cuộc trưng cầu dân ý ngày 15/8/1995 đa số cử tri phản đối việc độc lập cho Bermuda với đa số phiếu 3 chọi 1.

Ngày 5/9/2003, một cơn lốc, xem như trận bảo mạnh nhất từ 50 năm qua đã ập vào Bermuda làm một số người chết, 4 người mất tích và thiệt hại vật chất trên 3000 triệu USD.

9. Tại vùng phía Nam Đại Tây Dương. Nhóm đảo Falkland nằm ngoài khơi phía đông cách eo biển Magellan tận cùng của Nam Phi 482 km. Falkland gồm hai đảo lớn và khoảng 200 đảo nhỏ, có diện tích 12.168 km2 và 3.105 cư dân (2007). Cấp giấy phép (lệ phí) cho tàu đánh cá nước ngoài đã trở thành nguồn thu chính của ngân sách. Chăn nuôi cừu trên đồng cỏ tự nhiên là công nghiệp chính và len là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Có nhiều chỉ dấu cho thấy trữ lượng dầu lửa và khí đốt trong vùng rất lớn. Nhóm đảo Falkland cũng được Argentina đòi chủ quyền mặc dù 97% cư dân trên đảo là người gốc Anh. Ngày 2/4/1982, Argentina xâm chiếm đảo. Anh quốc gởi lực lượng đến tái chiếm đổ bộ lên đảo Falkland ngày 21/5 và buộc quân Argentina tại cảng Stanley đầu hàng ngày 14-16. Một hiệp ước tái lập dịch vụ hàng không dân dụng với Argentina được ký kết ngày 14/7/1999.

Vùng Nam cực thuộc Anh tại vĩ độ 60 về phía nam nguyên thuộc nhóm đảo Falkland, được tách ra thành lập một thuộc địa riêng năm 1962, bao gồm nhóm đảo phía nam Shetland, Orkneys và bán đảo Nam cực. Các đài khí tượng vẫn được duy trì trên vùng.

10. Nhóm đảo Nam Georgia và Nam Sandwith…. trước đây do Falkland quản lý trở thành một vùng phụ thuộc riêng năm 1985, Nam Georgia có diện tích 3.754 km2, không có người ở nằm ở phía đông nam cách đảo Falkland 1.287 km. Còn đảo Nam Sandwich có diện tích 336 km2, cũng không có người ở, nằm phía đông nam cách đảo nam Georgia 756 km. Đảo Helena nằm ngoài khơi cách bờ tây Châu Phi 1.930 km2 và phía đông Nam Phi cách đất liền 2.896 km có diện tích 121 km2 và 7.266 cư dân. Công nghiệp chính là sợi lanh và sợi chỉ lanh. Sau khi Napoleon Bonaparte bị đánh bại Waterloo đồng minh đã lưu đày ông ta đến Helena, nơi ông ta sống từ 16/10/1815 cho đến khi ông ta chết ngày 5/5/1821. Thủ đô là Jametown. Đảo Tristan da Cunha là nhóm đảo nguyên núi lửa nằm giữa Cape of Good Hope và Nam Mỹ.

Năm 1961, núi lửa hoạt động phun cao tới 6.760 ft làm 262 cư dân phải chuyển vào Anh Quốc nhưng hầu hết trở lại đảo trong năm 1963. Đảo Tristan da Cunha có diện tích 103 km2 và 284 cư dân (2002). Đảo Assension cũng một đảo nguyên là núi lửa nằm phía tây bắc, cách đảo Helena 1.126 km. Nó là trung tâm chuyển tiếp truyền thông của Anh và là trung tâm theo dõi đường bay của vệ tinh. Đảo có diện tích 88 km2 và 1.050 cư dân (2002), hơn một nửa người là công nhân truyền thông. Đảo là nơi nổi tiếng về rùa biển.

11. Tại vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: nhóm đảo nằm trong Ấn Độ Dương trước đây thuộc Mauritius hoặc Seychelles, bao gồm các đảo Chagos Archipelago, Aldabra, Farguhar và Des Roches. Ba đảo sau được chuyển giao cho Seychelles để trở thành Seychelles độc lập  năm 1976. Còn đảo Chagos Archipelago kể cả Diego Garcia chiếm 59 km2 không có người ở, quân Anh và Mỹ vẫn còn chiếm đóng quân sự. Nhóm đảo Pitcaim ở Thái bình dương nằm giữa Nam Mỹ và Úc Đại Lợi. Nó được khám phá năm 1767 bởi Philip Carteret nhưng không có cư dân sinh sống cho đến 23 năm sau những người làm binh biến của Bounty chạy đến đó. Nhóm đảo Pitcaim là thuộc địa Anh, được quản lý bởi một cao uỷ Anh đặt tại New Zealand cùng với một Hội đồng địa phương. Các đảo Henderson, Ducie và Oeno không có người ở cùng thuộc đảo Pitcaim - Đảo này rộng 4,4 km2 và 54 người sinh sống.

B.  Anh quốc ngày nay.

Hiến pháp và chính quyền: Anh quốc theo chế độ Quân chủ lập hiến. Nử hoàng Anh là Elixabeth II Alexanra Mary, sinh ngày 21/4/1926, lên ngôi ngày 6/2/1952, kế thừa vua cha George VI qua đời. Nử hoàng Anh vừa là nguyên thủ quốc gia của nước Anh vừa là nguyên thủ quốc gia của nhiều nước nguyên thuộc địa Anh kể cả Úc Đại Lợi và Canada. Tiền lương hàng năm của Nử hoàng, và Hoàng tế Philip (chồng Nử hoàng) được Nghị viện chuẩn cấp từng thập niên. Chẳng hạn thập niên 2001-2010 lương hàng năm của Nử hoàng là 7.900.000 bảng Anh, Hoàng tế Philip 359.000. Tất cả số tiền trên đều miển thuế, nói khác đi là sau khi trừ thuế. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Nử hoàng, Thượng viện và Hạ viện. Một Dự thảo luật đựoc thông qua bởi Lưởng viện và được Nử hoàng ban hành trở thành Luật của Quốc hội-Đạo luật. Nử hoàng triệu tập các phiên họp hoặc giải tán Quốc hội, kêu gọi bầu cử sớm theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ. Quốc hội họp hằng năm 2 lần. Nhiệm kỳ cho đại biểu Hạ viện 5 năm. Còn Thượng viện chi phối bởi luật quy ước.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 60.943.912, dưới 15 tuổi 16,9%, trên 65 tuổi 16%. Mật độ cư dân: 252 người/km2. Thành phố: 89,7%. Sắc tộc: English 84%, Scottish 9, Welsh 5%, Irish 3%, Ulster 2%, Ấn Độ, Pakistan 2%. Ngôn ngữ: English (chính), Welsh, Scottish, Gaelic. Tôn giáo: Thiên chúa giáo Anh, La Mã, Tin lành 72%, Hồi giáo 3%, không tôn giáo 23%. Đất đai: Tổng diện tích: 244.820 km2. Diện tích đất: 241.590 km2. Địa điểm: nằm ngoài khơi phía Tây bắc bờ Châu Âu, nằm giữa thủy lộ Anh, eo biển Dover và Biển Bắc. Quốc gia láng giềng: Ireland phía tây, Pháp phía đông nam. Địa thế: England hầu hết là đất bằng gợn sóng dẫn tới cao nguyên nam Scotland rồi thấp xuống tại miền trung Scotland. Vùng cao đá hoa cương ở phía bắc. Bờ biển với nhiều lồi lõm giống răng cưa nhất là ở phía tây. Đảo Anh có khí hậu dịu hơn phía bắc Châu Âu ngay cả tại vịnh Stream có nhiều mưa. Hai con sông dài nhất là Severn 353 km và sông Thames 345 km. Thủ đô: London. Thành phố đông dân: London 8.567.000, Birmingham 2.285.000, Manchester 2.230.000, West Yorkshire 1.529.000, Glasgoww 1.160.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Elizabeth II, sinh 21/4/1926, nhậm chức 6/2/1952. Thủ tướng chính phủ: Gordon Brown, sinh 20/2/1951, nhậm chức 27/6/2007. Chính quyền địa phương: 467 cơ quan tự quản, trong đó England 387, Wales 22, Scotland 32, Bắc Ireland 26. Ngân sách quốc phòng: 61,1 tỷ. Quân đội chính quy: 180.527. Kinh tế: Công nghiệp máy công cụ, điện lực, thiết bị máy tự động, đường ray xe lửa, đóng tàu, máy bay, xe hơi, điện tử, luyện kim, hóa chất, than đá, dầu lửa, và trang thiết bị khác. Nông sản: hạt ngũ cốc, hạt có chất dầu, khoai tây, và rau quả. Tài nguyên: than đá, đá vôi, đất sét, muối, quặng sắt, thiết, dầu lửa và khí đốt, thạch cao, chì. Dự trữ nhiên liệu: 3,6 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 23%. Chăn nuôi: trâu bò 10 triệu. gà 157,3 triệu, dê 95.000, heo 4,9 triệu, cừu 33,6 triệu. Đánh cá: 795.671 tấn. Cung cấp  điện: 370,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2%, đóng góp 1%; lao động công nghiệp 18%, đóng góp 26%; lao động dịch vụ 80%, đóng góp 73%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Pound (GBP) (tháng 9/2008: 0,57=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.100 tỷ. Bình quân đầu người: 35.100. Tăng trưởng: 3,1%. Nhập khẩu: 616,8 tỷ. Bạn hàng: Germany 12,8%, Hoa Kỳ 8,9%, France 6,9%, Netherlands 6,6%, Trung Quốc 5,3% Norway 4,9%. Xuất khẩu: 441,4 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 13,9%, Germany 10,9%, France 10,4%, Ireland 7,1%, Netherlands 6,3%, Belgium 5,2%. Du lịch: 33,7 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.200 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 30,9 tỷ. Dự trữ vàng: 9,9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 16.563 km. Bằng xe hơi: 28,3 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 4,1 triệu. Bằng máy bay: bay 182,6 tỷ km, sân bay 310. Hải cảng: 4- London, Livepool, Cardiff, Belfast. Truyền thông: máy truyền hình 661/1000 cư dân, Radio 1.437/1000. Điện thoại: 33,7 triệu. Internet: 40,2 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,4, nữ 81,5. Sinh xuất: 10,7/1000 người. Tử xuất: 10,1/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,06%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,9/1000 trẻ ơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 58%.

Tham gia  tổ chức Quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Khối thịnh vương Anh (Commonwealth). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

4. IRELAND.

A. Tiến trình phát triển.

Người Tây Âu (Celts) Cổ đại xâm lăng đảo Ireland khoảng thế kỷ thứ 4 Trước công nguyên (TCN). Văn hóa và văn chương Gaelic truyền bá sang Scotland và nhiều nơi khác trong thế kỷ thứ 5 Sau công nguyên (SCN). Cũng trong thế kỷ này tu sĩ Patrich thuyết phục người Ireland theo đạo Thiên chúa (Christianty). Cuộc xâm chiếm của người Bắc Âu (Norseman) trong thế kỷ thứ 8 kết thúc năm 1014 khi nhà vua Ireland là Brian Boru đánh bại quân Na Uy xâm lược. Anh Quốc bắt đầu xâm chiếm đảo trong thế kỷ 12. Cuộc chiến đấu Anh - Ireland tiếp tục trên 700 năm. Bằng những cuộc nổi loạn đắng cay với các cuộc đàn áp khốc liệt, cuộc nổi dậy ngày thứ hai Giáng sinh năm 1916 thất bại, nhưng sau đó trở thành một cuộc chiến tranh du kích và bị quân đội Anh trả đũa rất thô bạo "ăn miếng trả miếng".

Tháng 1/1919, Dail Eireann (Quốc hội Ireland) lập lại đòi hỏi độc lập. Tháng 12/1921, Anh Quốc đề nghị một dạng chính quyền tự trị cho 6 khu vực ở Ulster và 26 khu vực phía nam Ireland. Hiến pháp thành lập quốc gia độc lập cho Ireland được thông qua ngày 11/12/1922, nhưng Bắc Ireland vẫn còn như là một phần của Vương quốc Anh thống nhất (United Kingdom). Một hiến pháp mới được cử tri chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý có hiệu lực từ ngày 29/12/1937, đổi tên nước là quốc gia Eire có nghĩa là Ireland trong English, và nó là một quốc gia cai trị theo chế độ quân chủ. Ngày 21/12/1948 bằng một đạo luật khác tuyên bố Ireland là một nước cộng hòa và rút ra khỏi Khối thịnh vượng Anh. Năm 1949, Quốc hội Anh thừa nhận cả hai điều trên, nhưng khẳng định một lần nữa rằng 6 khu vực tự trị ở Bắc Ireland vẫn còn là một bộ phận của Vương quốc Anh.

Chính quyền Ireland ủng hộ sự thống nhất tất cả các phần đảo trong hòa bình và phối hợp với Anh chống lại quân khủng bố. Ngày 15/12/1993, chính phủ Anh và Ireland đồng ý trên một kế hoạch hòa bình để giải quyết vấn đề liên quan đến Bắc Ireland. Ngày 31/8/1994, quân đội cộng hòa Ireland, một tổ chức bất hợp pháp trong cộng hòa Ireland tuyên bố ngưng bắn khi cuộc thương thảo hòa bình lập lại. Thế nhưng, ngày 9/2/1996 các cuộc tấn công khủng bố lai bắt đầu tái diển. Ngày 20/7/1997, quân đội cộng hòa Ireland (IRA) tuyên bố một cuộc ngưng bắn mới, và các cuộc đàm phán hòa bình tái lập vào ngày 15/9. Người phụ nữ giữ chức vụ Tổng thống đầu tiên của Ireland bà Mary Robinson từ chức ngày 12/9/1997, và trở thành Cao ủy trưởng của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.

Kế nhiệm là bà Mary McAleese, một giáo sư luât từ Bắc Ireland và là người phía bắc đầu tiên đảm nhiệm chức nguyên thủ quốc gia. Sau nhiều cuộc thương thảo, Bắc Ireland đồng ý một giải pháp hòa bình vào ngày thứ 6 mồng 10/4/1998, và cử tri cộng hòa Ireland phê chuẩn thỏa ước vào ngày 22/5. Ngày 7/6/2001, cử tri Ireland bỏ phiếu phản đối, và sau đó ngày 19/10/2002, chấp nhận dự án mở rộng Liên hiệp Châu Âu. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 11/6/2002, chấm dứt việc ban cấp quốc tịch đương nhiên cho trẻ em sinh ra trong lảnh thổ Ireland. Nhờ đầu tư kỷ thuật công nghệ cao từ nước ngoài tạo thêm nhiều việc làm cho những người được đào tạo, Ireland trở nên hưng thịnh trong những năm gần đây. Trong cuộc bầu chọn Tổng thống ngày 22/10/2004, đương kim Tổng thống Mary Mc Aleese được trúng cử không có ứng viên đối thủ.

Cuộc bầu cử 166 đại biểu Quốc hội ngày 24/5/2007, đảng Fianna Fail (FF) dẫn đầu chiếm 78 ghế, kế là đảng Fine Gael (FG) 51 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại cao nhất là đảng Lao động (L)20 ghế, thấp nhất đảng Dan chủ Tiến bộ (PD) 2 ghế. Và cuộc bầu cử 60 nghị sỉ Thượng viện tháng 7/2007, đảng FF cũng dẫn đầu chiếm 28 ghế, đảng FG 14 ghế, đảng L 1 ghế. Bị điều tra liên quan đến một vụ tham nhủng, ngày 2/4/2008 Thủ tướng từ chức sau 11 năm nắm quyền

Và được thay thế bởi Bộ trưởng Tài chánh Brain Cowen. Trong cuộc trưng cầu dan ý ngày 12/6 cử tri không đồng ý kế hoạch cải sửa Liên hiệp Châu Âu theo Hiệp ước Lisbon.

B. Ireland ngày nay.

Hiến pháp và chính quyền:  Hiến pháp mới Ireland được Quốc hội thông qua ngày 14/6/1937, và được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 1/7/1937. Theo đó, thì tên nước mới là Ireland (thay cho tên củ Irish). Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống có tính nghi thức rất ít thực quyền, quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội, và giải thích Hiến pháp thuộc về Tòa án tối cao. Quốc hội quốc gia gồm Tổng thống (nhiệm kỳ 7 năm), Hạ viện, và Thượng viện. Hạ viện có 166 đại biểu do dân bầu lên từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 60 nghị sỉ. 11 người do Thủ tướng bổ nhiệm, 6 người chọn từ các trường Đại học, và được bầu lên từ danh sách các ứng viên đại diện cho các nhóm ngành: ngôn ngữ văn hóa; nông lâm ngư nghiệp; lao động các ngành, công nghiệp và dịch vụ; quản lý và an sinh. Tu chỉnh Hiến pháp phải được cử tri chấp nhận thông qua “trưng cầu dân ý”.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.156.119, dưới 15 tuổi 20,9%, trên 65 tuổi 11,8%. Mật độ cư dân: 60 người/km2. Thành phố: 60,5%. Sắc tộc: Người Celtic chiếm đa số 87%, người Anh chiếm thiểu số. Ngôn ngữ: phần nhiều tiếng Anh, tiếng Ireland (gaelic) số ít (cả hai là chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 87%, Anh giáo 3%, không tôn giáo 4%. Đất đai: Tổng diện tích: 70.280 km2. Diện tích đất: 68.890 km2. Địa điểm: trong Đại Tây Dương, sát phía tây Anh Quốc. Quốc gia láng giềng: Anh Quốc (Bắc Ireland) phía đông. Địa thế: Ireland gồm một miền trung cao nguyên bao quanh bởi các nhóm đồi thấp và núi. Đường bờ biển với nhiều lồi lõm của Đại Tây Dương. Thủ đô: Dublin 1.059.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mary McAleese, sinh 27/6/1951, nhậm chức 11/11/1997 (tái bầu ngày 1/10/2004). Thủ tướng chính phủ: Brian Cowen, sinh 10/1/1960, nhậm chức 7/5/2008. Chính quyền địa phương: 26 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 1,3 tỷ. Quân đội chính quy: 10.460. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống, hàng dệt, may mặc, hóa chất, dược phẩm. Nông sản: lúa mỳ, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường, và củ thực phẩm. Tài nguyên: nguyên tố kim loại trắng, đồng, chì, nhôm, thạch cao, đá vôi, khoáng dolomit, than bùn, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 6,7 triệu, gà 13 triệu, dê 7,000, heo 1,6 triệu, cừu 5,5 triệu. Đánh cá: 293.732 tấn. Cung cấp điện: 25,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 6%, đóng góp 5%; lao động công nghiệp 27%, đóng góp 46%; lao động dịch vụ 67%, đóng góp 49%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 186,2 tỷ. Bình quân đầu người: 43.100. Tăng trưởng: 5,3%. Nhập khẩu: 84,2 tỷ. Bạn hàng: Anh Quốc 37,3%, Hoa Kỳ: 11,6%, Germany 9,5%, Netherlands 4,6%. Xuất khẩu: 115,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 18,8%, Anh Quốc 17,4%,  Belgium 15,9%, Germany 7,5%, France 5,6%. Du lịch: 5,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 88,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 493 triệu. Dự trữ vàng: 180.000 ozt. Nợ nước ngoài: 11,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.235 km. Bằng xe hơi: 1,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 300.000. Bằng máy bay: bay 34,5 tỷ km, sân bay 15. Hải cảng: 2- Dublin, Cork. Truyền thông: Máy truyền hình 406/1000 cư dân, Radio 697/1000. Điện thoại: 2,1 triệu. Internet: 1,7 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,4, nữ 80,9. Sinh xuất: 14,3/1000 người. Tử xuất: 7,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 45%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IRRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO) và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU), Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).

5. DANMARK - KINGDOM OF DANMARK (ĐAN MẠCH).

A. Tiến trình phát triển.

Tên thành phố Copenhagen có từ thời Cổ đại, khi những người đánh cá và buôn bán gọi nó là Havn (bến cảng) phát triển trên một nhóm đảo nhỏ. Giám mục Absalon (1128-1201) là người thành lập thành phố. Người Đan Mạch là một bộ phận trong đội quân cướp biển Bắc Âu (Viking Raiders) thời đầu Trung cổ. Vương quốc Đan Mạch mạnh nhất trong vùng cho đến thế kỷ 17, khi nó mất phần đất phía nam. Thụy Điển (Sweden), Na Uy (Norway) tách ra năm 1815. Schleswig-Holstein tách ra năm 1864, nhưng phía Bắc Schleswig hợp nhất trở lại năm 1920. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 5/1993, cử tri bỏ phiếu chấp thuận Hiệp ước Maastricht, văn kiện cơ bản của Liên hiệp Châu Âu. Trước đó trong năm 1992, chính cử tri đã phản đối hiệp ước này. Ngày 28/9/2000, Đan Mạch bỏ phiếu không gia nhập khối tiền tệ Châu Âu đồng Euro.

Trên tờ nhật báo Jyllands-Posten phát hành ngày 30/9/2005 tại Đan Mạch, đăng một hình biếm họa Muhammad, bôi nhọ đạo Hồi. Sau đó bức hình được nhiều báo của các quốc gia khác trích đăng, làm dấy lên một làn sóng chống đối, khắp nơi của tín đồ Hồi giáo. Và đến đầu năm 2006, các nước Hồi giáo tẩy chay hàng hóa của Đan Mạch. Tháng 9/2006, và tháng 9/2007, cảnh sát tấn công vào những nơi nghi ngờ có liên kết với tổ chức al-Qaeda đang âm mưu đặt bom khủng bố. Cuộc bầu cử 179 đại biểu Quốc hội ngày 13/11/2007, đảng Tự do (V) dẫn đầu chiếm 46 ghế, kế đến đảng Dân chủ Xã hội (SD) 45 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại. Ngày 2/6/2008, một xe bom nổ bên ngoài Toà đại sứ Đan Mạch ở thủ đô Islamabad của Pakistan giết chết 8 người, tổ chức al-Qaeda được quy trách nhiệm về vụ nầy.

Lưu ý.

1. Nhóm đảo Faroe: nằm ở biển Bắc cách 482 km phía tây bắc của nhóm đảo Shetlands, và 1.367 km từ Đan Mạch chiếm diện tích 1.165 km2 và 47.511 cư dân (2007). Nó là một đơn vị hành chánh của Đan Mạch với một chính quyền tự trị các vấn đề hành chánh sự vụ. Thủ phủ là Torshavn. Đánh cá chủ yếu để xuất khẩu là công việc chính của cư dân. Năm 2002 đánh bắt 571.255 tấn.

2. Đảo Greenland: Greenland là một đảo nằm giữa phía bắc Đại Tây Dương và biển Cực bắc, tách rời lục địa Bắc Mỹ bởi eo biển Davis, và vịnh Baffin. Đảo có tổng diện tích: 2.174.760 km2, trong đó 84% bao phủ bởi băng tuyết. Hầu hết đảo là cao nguyên với độ cao từ 9000 đến 10.000 ft. Độ dày trung bình lớp tuyết phủ 1.000ft. Dân số (2007): 56.344. Theo Hiến pháp Đan Mạch năm 1953 thuộc địa trở thành một phần trọn vẹn của Vương quốc với các đại biểu trong Quốc hội Đan Mạch. Năm 1978, quốc hội Đan Mạch chấp nhận một chính quyền tự trị cho đảo Greenland, có hiệu lực từ ngày 1/5/1979, với tên gọi chính thức là Greenland. Thuật ngữ tên gọi Greenland có nghĩa Kalaallit Nunaat. Tên chính cho thủ phủ của nó là Nuuk hơn là Godthab. Đánh cá là công việc chính của cư dân trên đảo, chủ yếu để xuất khẩu. Năm 2004: đánh bắt 261.302 tấn.

B. Đan Mạch ngày nay.


Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp hiện hành dựa trên Luật cơ bản ngày 5/6/1953. Theo đó quyền Lập pháp trao cho Nử hoàng và Quốc hội kết hợp, quyền Hành pháp cũng trao cho Nữ hoàng thông qua các Bộ trưởng, quyền Tư pháp thuộc thẩm quyền Tòa án. Nử hoàng hiện là Magrethe II, sinh ngày 16/4/1940, kế thừa Vua cha Federik IX qua đời ngày 14/1/1972. Nử hoàng nhận trợ cấp hàng năm là 64,3 triệu Kroner ( 1USD=5,3 Kroner, tiền Đan Mạch) từ Ngân sách Quốc gia. Ngôi vua buộc phải là tín đồ Tin lành Luther, là Tôn giáo chính của Đan Mạch. Quốc hội có 179 đại biểu, được bầu lên từ 17 khu vực bầu cử 135 ghế, từ các đảng phái 40 ghế, và 2ghế cho quần đảo Faroe và 2 ghế cho đảo Greenland với nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội bắt đầu kỳ họp hàng năm vào thứ ba đầu tháng 10. Bên cạnh chức năng làm luật, Quốc hội 6 năm 1 lần bầu ra các thẩm phán cùng với các thẩm phán của Tòa án Tối cao lập thành Hội đồng phân xử khi các tranh chấp giữa Quốc hội và Chính phủ.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.484.723, dưới 15 tuổi 18,4%, trên 65 tuổi 15,7%. Mật độ cư dân: 129 người/km2. Thành phố: 85,9%. Sắc tộc: Danish, German ở phía nam. Ngôn ngữ: Danish, Faroese, Greenlandic, German. Tôn giáo: Tin lành Luther 95%, Thiên chúa giáo khác 3 %, Hồi giáo 2%. Đất đai: Tổng diện tích 43.094 km2. Diện tích đất: 42.394 km2. Địa điểm: phần lồi ra phía bắc của Châu Âu và biển Baltic. Quốc gia láng giềng: Đức phía nam, Na Uy phía tây bắc, Thụy Điển phía đông bắc. Địa thế: Đan Mạch gồm bán đảo Jutland và khoảng 500 đảo trong đó 100 đảo có người ở đất bằng phẳng, ít gồ ghề hầu hết được sử dụng cho sản xuất. Thủ đô:  Copenhagen: 1.085.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Margrethe II, sinh 16/4/1940, nhậm chức 14/1/1972. Thủ tướng chính phủ: Anders Fogh Rasmussen, sinh 26/1/1953, nhậm chức 27/11/2001 (tái bầu 2007). Chính quyền địa phương: 14 đơn vị hành chánh và 2 khu vực đặc biệt. Ngân sách quốc phòng: 4,3 tỷ. Quân đội chính quy: 29.960. Kinh tế: Công nghiệp máy móc trang thiết bị, sản phẩm diện tử, hóa chất, hàng dệt, may mặc, trang trí nội thất, xây dựng, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, muối, cá, đá vôi, đá, sỏi. Dự trữ nhiên liệu: 1,2 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 53%. Chăn nuôi: trâu bò 1,6 triệu, gà 16,5 triệu, heo 13,6 triệu, cừu 210.000. Đánh cá: 904.894 tấn. Cung cấp điện: 43 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 3%, đóng góp 2%; lao động công nghiệp 21%, đóng góp 22%; lao động dịch vụ 76%, đóng góp 76%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Krone (DKK) (tháng 9/2008: 5,3=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 203,7 tỷ. Bình quân đầu người: 37.400. Tăng trưởng: 1,8%. Nhập khẩu: 102,3 tỷ. Bạn hàng: Germany 21,3%, Sweden 14,2%, Norway 6,5%, Netherlands 6,2%, Anh Quốc 5,6%, Trung Quốc 5%. Xuất khẩu: 101,2 tỷ. Bạn hàng: Germany 17,4%, Sweden 14,2%, Anh Quốc 8,9%, Hoa Kỳ 6,2%, Norway 5,4%, Netherlands 5,1%. Du lịch: 5,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 158,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 20,5 tỷ. Dự trữ vàng: 2,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 21,7 tỷ. Giá cả tiêu, thụ: tăng 1,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.643 km. Bằng xe hơi: 1,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 484.000. Bằng máy bay: bay 7,8 tỷ km, sân bay 28. Hải cảng: 4- Copenhagen, Alborg, Arthus, Odense. Truyền thông: Máy truyền hình 776/1000 cư dân, Radio 1.325/1000. Điện thoại: 2,8 triệu.  Internet: 3,5 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,8, nữ 80,6. Sinh xuất: 10,7/1000 người. Tử xuất: 10,2/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,05%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 55%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét