Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

CHƯƠNG V: 5 NƯỚC TRÊN ĐẤT LIỀN TÂY ÂU.( Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

CHƯƠNG V: 5 NƯỚC TRÊN ĐẤT LIỀN TÂY ÂU.

1. NETHERLANDS - KINGDOM OF THE NETHERLAND (HÒA LAN).
A. Tiến trình phát triển.
Julius Caesar xâm chiếm vùng nầy năm 55 Trước công nguyên (TCN), khi cư dân sinh sống ở đây là người Celtic, và dân du mục Đức. Sau khi đế quốc Charlemagne phân rã, Netherlands gồm Holland, Belgium, Flanders tách khỏi các lãnh địa của bá tước, công tước, giám mục trong vùng và trao cho Burgundy và sau đó cho Charles V của Tây Ban Nha cai trị. Con trai của Charles V là Philip II, ra sức kìm hãm người Hoà Lan (Dutch) đang tìm kiếm sự tự do về chính trị, và họ đã đến với đạo Tin lành (1568-1573). William Silient, hoàng tử của Orange, lãnh đạo một vùng, hợp nhất các tỉnh phía bắc Estates thành một quốc gia thống nhất gọi là Utrecht năm 1579. Vùng hợp nhất Estates vẫn duy trì sự cai trị riêng, nhưng có đại diện trong quốc gia thống nhất, lo về vấn đề ngoại giao và quốc phòng. Năm 1581, Hoà Lan cự tuyệt Liên minh với Tây Ban Nha.

Sự vựơt trội về hàng hải, kinh tế và nghệ thuật nói lên tính năng động của quốc gia thống nhất Hòa Lan. Trong thời gian tiến hành Cách mạng Pháp, Hòa Lan bị Pháp chiếm. Năm 1806, Napoleon bổ nhiệm em trai của ông ta là Louis làm vua Holland. Và Louis từ chức năm 1810, khi Napoleon sát nhập Holland vào Pháp. Năm 1813, Pháp bị đánh bật ra khỏi vùng. Năm 1815, Hội nghị Vienna quyết định thành lập vương quốc Netherlands bao gồm cả Belgium dưới sự cai trị của William I. Năm 1830, Belgium ly khai và thành lập vương quốc riêng. Hiến pháp năm 1814, và các tu chính sau đó quy định vương quốc Hoà Lan theo chế độ quân chủ ngôi Vua được cha truyền con nối. Hòa Lan giữ trung lập trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, nhưng trong chiến tranh Thế giới lần thứ II lại bị quân Đức xâm lăng, và chiếm đóng thô bạo từ 1940 đến 1945.

Về các thuộc địa ở hải ngoại, thì sau nhiều năm chiến đấu cam go, năm 1949, Hòa Lan ban cấp độc lập cho Indonesia. Và năm 1963, Hòa Lan lại phải trả một nửa đảo phía Tây New Guinea cho nước này (Indonesia). Người nhập cư từ các thuộc địa cũ đã là vấn đề bức xúc đối với Hòa Lan. Ngày 6/5/2002, lãnh tụ cánh hữu được ưa chuộng Pim Fortuyn bị giết 9 ngày trước khi bầu cử Quốc hội. Nó là vụ ám sát chính trị đầu tiên trong lịch sử hiện đaị của Hòa Lan. Cuộc bầu cử Thượng viện ngày 25/5/2003, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo dân đầu chiếm 23 ghế, kế đó là đảng Lao động 19 ghế. Ngày 20/3/2004, Nử hoàng Juliana người ngự trị vương quốc từ năm 1948 đến năm 1980 từ trần. Ngày 2/1/2004, nhà làm phim điện ảnh Theo Van Gogh bị giết bởi một người Hồi giáo cực đoan cũng gây nên “cái sốc” (shocked) trong nhiều người Hòa Lan.

Liên quan đến người nhập cư đã góp phần đánh bại đề nghị Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu với 62% số phiếu trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 1/6/2005. Cuộc bầu cử Hạ viện ngày 22/11/2006, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo dẫn đầu chiếm 41 ghế, về nhì là đảng Lao động 33 ghế, và sau cùng đảng Cải cách Chính trị chiếm 2 ghế.

Lưu ý.

1. Vùng Netherland Antilles: có Hiến pháp ở cấp độ giống như trong nội địa vương quốc Hòa Lan gồm hai nhóm đảo trong biển Caribbean (West Indies): Curacao và Bonaire gần bờ biển của Venezuela, và St Eustatius, Saba và phần phía nam St Maarten ở phía đông nam Puerto Rico. Hai phần ba phía bắc của St Maarten là Guadeloupe thuộc Pháp, Pháp gọi có là đảo St Martin. Tổng cọng hai nhóm đảo này gần 800 km2 diện tích đất, và 223.652 cư dân (2007). Công nghiệp chính là chế biến dầu thô từ Venezuela, đóng tàu, và du lịch.

2. Đảo Aruba: là đảo tách ra từ vùng Netherland Antilles ngày 1/1/1986. Nó là một đơn vị tự trị, thành viên của vương quốc Hà Lan như tình trạng của Netherland Antilles chiếm 194 km2 và 100.018 cư dân (2007). Công nghiệp chính của nó là chế biến dầu và du lịch.

B. Hòa Lan ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Hòa Lan là Hiến pháp Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1815, và tu chỉnh mới nhất năm 2002. Vương quốc Hòa Lan bao gồm cả Aruba và Netherlands Antilles. Mỗi Vùng đều có chính quyền tự trị riêng, họ thống nhất trên cơ sở bình đẳng, hổ tương và vì lợi ích chung. Hiến pháp chỉ rỏ, việc kế thừa ngôi Vua theo huyết thống gia đình bằng sinh trưởng không phân biệt nam hay nử. Nử hoàng hiện đang trị vì Hòa Lan là Beatrix Wilhelmina, sinh ngày 31/1/1938, con gái của Nử hoàng Juliana và Hoàng tế Bernhard, kế thừa chức vị Nử hoàng từ mẹ là Juliana (thoái vị) ngày 30/4/1980. Lương hàng năm của Nử hoàng năm 2007, 4.068.000 dollars Hòa Lan (2,4$=1USD). Quyền Hành pháp trao cho Nử hoàng, trong khi quyền Lập pháp thì trao cho cả Nử hoàng lẫn Quốc hội gồm hai viện. Hà viện có 150 đại biểu do dân bầu từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 75 Nghị sỉ, do các đại biểu cấp Tỉnh bầu.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 16.645.313, dưới 15 tuổi 17,6%, trên 65 tuổi 14,6%. Mật độ cư dân: 491 người/km2. Thành phố: 80,2%. Sắc tộc: Dutch 80%. Ngôn ngữ: Dutch (chính), Frisian, Flemish. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 30%, Tin lành 11%, không tôn giáo 42%. Đất đai: Tổng diện tích: 41.526 km2. Diện tích đất: 33.883 km2. Địa điểm: phía Tây bắc Châu Âu trên biển Bắc. Quốc gia láng giềng: Đức phía đông, Belgium phía nam. Địa thế: đất bằng phẳng độ cao trung bình 37ft trên mặt nước biển, và nhiều nơi đất thấp ngập nước được cải tạo và bảo vệ bởi 2.413 km đê đắp cao. Thủ đô: Amsterdam. Thành phố đông dân: Amsterdam: 1.031.000 cư dân, Rotterdam 1.005.000, The Hague 705.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Beatrix, sinh 31/1/1938, nhậm chức 30/4/1980. Thủ tướng chính phủ: Jan Peter Balkenende, sinh 7/5/1956, nhậm chức 22/7/2002 (tái bầu năm 2006). Cơ quan chính phủ: The Hague. Chính quyền địa phương: 12 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 11,6 tỷ. Quân đội chính quy: 45.603. Kinh tế: Công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất máy móc, kim loại, sản xuất điện máy, và trang thiết bị điện, các loại hóa chất. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, trái cây, rau quả. Tài nguyên: dầu lửa, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: 100 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 22%. Chăn nuôi: trâu  bò 3,7 triệu, gà 91 triệu, dê 372.600, heo 11,6, triệu, cừu 1,4 triệu. Đánh cá: 479.280 tấn. Cung cấp điện: 92,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 3%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 21%, đóng góp 24%; lao động dịch vụ 76%, đóng góp 73%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 639,5 tỷ. Bình quân đầu người: 38.500. Tăng trưởng: 3,5%. Nhập khẩu: 404,7 tỷ. Bạn hàng: Germany 17,1%, Belgium 9,5%, Trung Quốc 9,4%, Hoa Kỳ 7,8%, Anh Quốc 5,9%, Nga 5,1%. Xuất khẩu: 457,2 tỷ. Bạn hàng: Germany 25,5%, Belgium 14%, Anh Quốc 8,9%, France 8,6%, Italy 5,1%. Du lịch: 11,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 350,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 6,5 tỷ. Dự trữ vàng: 19,9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,6%. Vận chuyển:  Đường xe lửa: 2.796 km. Bằng xe hơi: 6,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 1,1 triệu. Bằng máy bay: bay 75,6 tỷ km, sân bay 20. Hải cảng: 3- Rotterdam, Amsterdam, Ijmuiden. Truyền thông: Máy truyền hình 540/1000 cư dân, Radio 980/1000. Điện thoại: 7,3 triệu. Internet: 15 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,7, nữ 82. Sinh xuất: 10,5/1000 người. Tử xuất: 8,7/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-17, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 49%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

2. GERMANY - FEDERAL REPUBLIC OF GERMANY (ĐỨC QUỐC).

A. Tiến trình phát triển.            

Germany là quốc gia đầu tiên được thành lập bởi một số nước nhỏ hơn có cùng ngôn ngữ và tập quán năm 1871. Đức bị chia đôi từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II cho đến năm 1990 khi nó được tái hợp nhất. Dưới đây vài nét về lịch sử nước Đức:

 Lịch sử và chính quyền: Các bộ tộc Đức bị đánh bại bởi Julius Caesar năm 55 và 53 Trước công nguyên (TCN), nhưng khi Roman mở rộng về phía Bắc sông Rhine thì bị chận lại năm thứ 9 Sau công nguyên (SCN) bởi một bộ tộc Đức - tộc Cherusci. Bộ tộc này đánh bại 3 quân đoàn La Mã tại khu rừng Teutoburg, và do vậy họ ngăn chặn Roman thâm nhập xa hơn trên đất liền phía Bắc sông Rhine. Các bộ tộc Đức xâm chiếm đế quốc Tây La Mã trong thế kỷ thứ 4 và thứ 5 (SCN) và thành lập đế quốc Frankish. Frankish bị Thiên chúa giáo hóa cuối thế kỷ thứ 7, và đạt tới đỉnh cao của nó dưới thời Charlemagne (cai trị 768-814), người đã được Giáo hoàng Leo III ban cấp ngôi vị Hoàng đế La Mã vào ngày giáng sinh năm 800. Sau khi Charlemagne chết năm 814, vùng cai trị của ông ta gồm Franks, Saxon, Bavarian, Rhenish, Frankish bị phân hóa.

Và Otto từng bước đánh chiếm phần phía Đông thành lập đế quốc Đức mang tên “Đế quốc Thần thánh La Mã” (Holy Roman Empire), Otto lại được Giáo hoàng gắn vương miện. Cuộc chiến tranh giữa Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành từ năm 1618 đến 1648 chẻ vở nước Đức thành các vương quốc và công quốc nhỏ. Từ cuối thế kỷ 17, lãnh đạo các công quốc Đức là những quý tộc nổi tiếng của Prussia, Brandenburg, Bavaria, Saxony, và Hanover trở thành nguồn lực quan trọng trong lãnh địa riêng của họ. Kế tục cuộc chiến của Áo (1740-1748), Frederick nhà cai trị lớn của Prussia (cai trị 1740-1786) chiếm được Silesia của Áo, và trở thành đối thủ chính tranh chức lãnh đạo Đức với Habsburgs. Trong chiến tranh 7 năm (1756-1763) Frederick đạt tới thắng lợi cuối cùng trên nước Áo.

Năm 1772, cả hai nước Áo và Prussia chiếm một vùng của Ba Lan (Poland), nhưng bị đánh bại bởi quân đội Napoleon Bonaparte trong cách mạng Pháp (1796-1797 và 1805-1806). Dưới thời Napoleon bản đồ chính trị nước Đức được vẽ lại, nhiều công quốc nhỏ hợp nhất thành 16 nước lớn hơn, ràng buộc với nhau trong sự chi phối của Liên minh Pháp - Rhenish (1806). Khi Napoleon bại trận, hội nghị Vienna (1814-1815), dưới danh nghĩa nhà lãnh đạo Áo sáng lập ra một Liên bang Đức mới. Với giải pháp đó, Prussia và Áo có được nhiều nguồn lợi quan trọng trong vùng trước kia nằm trong nước Đức nhưng sau đó nằm phía Bắc của nước Ý (Italy). Áo xung đột với Prussia để tranh quyền thống trị vùng nhiều lợi lộc nầy, nhưng bị thất bại trong cuộc "chiến tranh bảy tuần" năm 1866.

Từ thắng lợi này, Otto von Bismarck, Thủ tướng Prussian thành lập Liên bang Đức phía Bắc năm 1867. Năm 1870, Bismarck khiêu khích để Napoleon III tuyên bố chiến tranh. Sau đó, Bismarch nhanh chóng đánh bại Pháp và thành lập đế quốc Đức (German Empire). Ngày 1/18/1871, tại Versalles chính thức công bố Hoàng đế Đức Prussia là vua Wilhelm I. Đế quốc Đức đạt tới đỉnh cao của nó trước chiến tranh Thế giới I năm 1914 có tới 540.531 km2 diện tích đất, cộng thêm các thuộc địa của nó. Sau chiến tranh, Đức phải nhượng Alsace-Lorraine cho Pháp, phía Tây Prussia và tỉnh Posen (Poznan) cho Ba Lan (Poland), một phần Schleswig cho Đan Mạch (Denmark), mất tất cả các thuộc địa, và hai cảng biển Memel và Danzig. Đế quốc Đức bị xóa sổ và thành lập nước Cộng hòa Đức mới.

Từ năm 1919 đến 1933, Đức phải trả tiền bồi thường chiến tranh cho các quốc gia thắng trận. Hai vị Tổng thống được bầu lên trong thời gian này là Friedrich Ebert và Paul von Hindenburg. Sau chiến tranh Thế giới lần thứ I, Adolf Hitler lãnh đạo đảng Công nhân Quốc gia cánh Xã hội Đức (Nazi). Năm 1923, trong một nỗ lực truất phế chính quyền Bavarian không thành công, Hitler bị bắt bỏ tù. Đảng Nazi được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng từ 18,3% trong cuộc bầu cử năm 1930, tăng lên thành 37,4% trong cuộc bầu cử tháng 7/1932. Nhân khi chính quyền Papen từ nhiệm, đảng viên đảng Nazi xuống đường gây bạo loạn với khẩu hiệu “quốc gia không thể thiếu vắng chính quyền Hitler". Mặc dù trong cuộc bầu cử tháng 11/1932, đảng Nazi rớt xuống còn 32,2% số phiếu, Tổng thống Hindenburg miễn cưỡng bổ nhiệm Hitler làm Thủ tướng.

Ngày 30/1/1933, cầm đầu một nội các Liên hiệp trong đó có một số bộ trưởng không phải đảng Nazi. Ngày 3/8/1934, ngay trong ngày sau cái chết của Hindenburg, nội các sát nhập vào văn phòng Tổng thống và Thủ tướng chính phủ, trở thành nhà lãnh đạo quốc gia duy nhất. Nhận được sự giúp đỡ từ ngoài nhờ điều kiện thế giới được cải thiện, Hitler nhanh chóng phục hồi kinh tế bằng một cuộc cải cách tiền tệ, mở rộng chi tiêu vào các chương trình phát triển quốc gia. Từ năm 1934, người Đức gốc Do Thái dần dần bị tước mất quyền công dân, quyền con người. Năm 1935, tại hội nghị đảng Nazi, đạo luật Nuremberg nổi tiếng tàn nhẫn chính thức công bố, bắt đầu một loạt các cuộc khủng bố bức hại người Do Thái, và đối lập. Tại đỉnh cao của nó có tới hàng triệu người Do Thái và đối lập khác bị giết.

Hitler ra lệnh cấm các quyền tự do phát biểu và hội họp. Về đối ngoại, ông ta phủ nhận hiệp ước Versailles, từ chối bồi thường chiến tranh. Năm 1936, tái lập chế độ quân phiệt tại Rhineland và năm 1938, mở rộng vùng kiểm soát sang Áo (Anschluss). Tại Munich, Hitler đạt tới một thỏa thuận với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, theo đó nước Đức được mở rộng thêm một phần của Czechoslovakia. Năm 1939, Hitler ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô. Ngày 1/9/1939, tuyên bố chiến tranh với Ba Lan, và thế là chiến tranh Thế giới lần thứ II bắt đầu. Khi sự thất bại gần như hoàn toàn, Hitler không để người ta đưa ông ra xét xử như một tội phạm chiến tranh, ông ta đã tự sát tại Berlin tháng 4/1945. Sự thắng lợi của Đồng minh đã vô hiệu hóa các hành động ngông cuồng, muốn bành trướng lãnh thổ của Hitler.

Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, nước Đức bị chia thành 4 khu vực, chiếm đóng bởi bốn nước của phe Đồng minh thắng trận là Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, và Pháp. Liên Xô nắm quyền kiểm soát nhiều phần đất phía Đông. Một vùng gọi là Oder-Neisse được nhường cho, và sau đó sáp nhập vào Ba Lan. Phía Đông bắc Prussia (nay là Kaliningrad) sáp nhập vào Liên Xô. Các vùng còn lại phía Tây và phía Nam chiếm khoảng hai phần ba nước Đức ngày nay, chia ra giữa các nước đồng minh phương Tây- tức Hoa Kỳ, Anh và Pháp chiếm đóng. Họ cũng thành lập một vùng lớn hơn trong thành phố Berlin, (nằm ngoài phần Liên Xô kiểm soát) do Bộ chỉ huy 4 nước Đồng minh cai quản. Năm 1948, Liên Xô rút ra khỏi Bộ chỉ huy Đồng minh, thành lập Bộ chỉ huy riêng tại Đông Berlin và cắt đứt tất cả mọi nguồn tiếp liệu cho thành phố Berlin.

Đồng minh phương Tây phải thiết lập một cầu không vận khổng lồ mang thực phẩm tiếp tế cho Tây Berlin hai năm 1948 và 1949. Trong năm 1949, nước Đức thành lập 2 quốc gia riêng lẻ. Tháng 5, vùng cai quản bởi Đồng minh phương Tây trở thành Cọng hòa Liên bang Đức thường gọi là Tây Đức. Thủ đô: Bonn. Tháng 10, vùng cai quản bởi Liên Xô trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức thường gọi là Đông Đức: Thủ đô: Đông Berlin.

Chính quyền Đông Đức: Cộng hòa Dân chủ Đức chính thức tuyên bố thành lập ngày 7/10/1949. Quân đội Liên Xô vẫn còn trú đóng trên lãnh thổ Đông Đức, trách nhiệm an ninh theo thỏa hiệp của 4 cường quốc tại hội nghị Potsdam. Năm 1954, Tây Đức tham gia cộng đồng Phòng thủ Châu Âu, cũng là lúc chính quyền Đông Đức ban hành sắc lệnh cấm đến gần đường phân ranh 5 cây số, chạy dọc theo đường biên giới với Tây Đức dài 965 km, và cắt đứt hệ thống điện thoại giữa hai phần Đông-Tây Berlin. Sau khi hơn 3 triệu người Đông Đức chạy sang Tây Đức năm 1961, chính quyền Đông Đức cho xây bức tường ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin. Dù vậy, dòng người đào thoát từ Đông sang Tây vẫn còn tiếp tục, nhưng ở một mức độ thấp hơn. Đông Đức trải qua các vấn đề kinh tế nghiêm trọng trong một thời gian dài.

Giữa thập niên 1960, bắt đầu áp dụng hệ thống kinh tế mới, giảm bớt việc điều hành kinh tế từ trung ương cho phép các nhà máy tạo ra lợi nhuận, quy định việc tái đầu tư, tái phân phối tiền lương và tiền thưởng cho công nhân. Đến đầu thập niên 1970, kinh tế Đông Đức được công nghiệp hóa ở mức độ cao và có tích lũy. Người dân Đông Đức có tiêu chuẩn sống cao nhất trong số các quốc gia khối Liên hiệp Warsaw. Nhưng sự phát triển kinh tế bị chậm lại từ cuối thập niên 1970, bởi nạn khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, thiếu lao động, và mang một số nợ khổng lồ từ các chủ nợ phương Tây. So sánh với tiêu chuẩn sống ở phía Tây, nhiều người trẻ lại rời bỏ Đông Đức. Chính quyền Đông Đức khẳng định không theo sách lược đổi mới (Glasnost) vào nữa sau thập niên 1980 của Liên Xô.

Nhưng trong tháng 10/1989, họ phải đương đầu với một làn sóng người xuống đường biểu tình, đòi đổi mới lan rộng ra trên toàn quốc. Ngày 18/10/1989, chủ tịch Erich Honecker nắm quyền từ 1976 bị buộc phải từ chức. Ngày 4/11, đường biên giới với Czechoslovakia được mở ra, cho phép người tỵ nạn đi tới phía Tây. Ngày 9/11 chính quyền Đông Đức công bố quyết định mở cửa biên giới với phía Tây, phá bỏ bức tường Bá Linh (Berlin Wall), là biểu tượng cao nhất của thời chiến tranh lạnh. Ngày 23/8/1990, Quốc hội Đông Đức đồng ý chính thức thống nhất với Tây Đức và nó được thực hiện ngày 3/10/1990.

2. Chính quyền Tây Đức: Cộng hòa Liên bang Đức, chính thức tuyên bố thành lập ngày 23/3/1949 tại Bonn, sau khi công bố Hiến pháp do Nghị viện tư vấn, từ 11 tiểu bang trong ba khu vực cai quản của Anh, Pháp và Hoa Kỳ soạn thảo. Sau đó tái tổ chức thành 9 đơn vị tự trị, cùng với 10 tiểu bang năm 1957. Riêng Berlin cũng được xem như của một tiểu bang, nhưng do thỏa ước chiếm đóng năm 1945, đặt nó vào những hạn chế nhất định. Các thế lực chiếm đóng phương Tây Anh, Pháp, Mỹ trở về tình trạng dân sự ngày 21/9/1949. Đồng minh phương Tây chấm dứt chiến tranh với Đức năm 1951. Ngày 2/7/1951, Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao với Đức. Và Liên Xô cũng làm thế năm 1955. Ngày 5/5/1955, ba nước Anh, Pháp, Mỹ tháo bỏ sự chi phối, và Cộng hòa Liên bang Đức trở thành một quốc gia độc lập hoàn toàn.

Tiến sĩ Konrad Adenauer, lảnh tụ đảng Dân chủ Thiên chúa giáo được bầu làm Thủ tướng ngày 15/9/1949, tái bầu vào 3 nhiệm kỳ kế tiếp năm 1953, 1957, 1961. Willy Brandt cầm đầu Liên minh đảng Dân chủ xã hội và Dân chủ tự do trở thành Thủ tướng ngày 21/10/1969. Năm 1970, Brandt ký các hiệp ước thân thiện với Liên Xô và Ba Lan. Năm 1971, Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô ký một thỏa thuận cho phép phương Tây đi vào Tây Berlin. Năm 1972, Đông Đức và Tây Đức lần đầu tiên chính thức ký hiệp ước giữa họ với nhau thỏa thuận tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra vào Tây Berlin. Năm 1973, Tây Đức và Czechoslovakia ký thỏa ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, và hủy bỏ thỏa thuận Munich năm 1938. Tháng 5/1974, Brandt từ chức Thủ tướng bởi một phụ tá thân cận ông ta bị khám phá làm gián điệp cho Đông Đức trong một thời gian dài.

Kế thừa ông ta là Helmut Schmidt, người lãnh đạo Liên minh giành thắng lợi trong cuộc bầu cử 1976 và 1980, lèo lái nền kinh tế quốc gia vượt qua sự xuống dốc nhanh chóng bởi giá dầu lửa tăng cao. Tháng 12/1979, chính quyền Schmidt quyết định tham gia vào Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tháng 9/1982, đảng Dân chủ Tự do rút ra khỏi Liên minh Dân chủ xã hội, gia nhập Liên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo dưới sự lãnh đạo của Helmut Kohl (Dân chủ Thiên chúa giáo). Đảng kết hợp này giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 3/1983, Helmut Kohl trở thành Thủ tướng. Kinh tế Tây Đức phát triển mạnh từ thập niên 1950 là quốc gia dẫn đầu Châu Âu trong việc tạo điều kiện cho giới công nhân tham gia vào việc quản lý công nghiệp. Nhưng đến thập niên 1980, kinh tế xuống dốc, thất nghiệp gia tăng lên tới 10% trong năm 1988.

Năm 1989, những sự thay đổi chính quyền ở Đông Đức, và bức tường Berlin được gỡ bỏ là phát súng hiệu cho các cuộc thương thảo tái thống nhất hai nước Đức, bị chia cắt một cách bất đắc dĩ từ sau đệ II thế chiến, trên 4 khu vực chiếm đóng của phe đồng minh thắng trận. Năm 1990, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Helmut Kohl, Tây Đức nhanh chóng đi vào thống nhất với Đông Đức.

 Mở đầu kỷ nguyên mới: Do khối Cộng sản phản đối việc Đông Đức thương thảo liên quan đến vấn đề tái thống nhất nước Đức. Cho đến tháng 2/1990, Bộ trưởng Ngoại giao bốn nước Đồng minh hàng đầu của Thế chiến thứ II, Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp cùng với Đông Đức và Tây Đức họp hội nghị tại Ottawa, Canada đạt tới sự thỏa thuận chung mở đường cho các cuộc thương thảo  cấp cao bàn việc tái thống nhất nước Đức. Tháng 5, Hội nghi cấp Bộ trưởng các nước khối NATO chấp nhận một đề nghị trọn gói duy trì nước Đức vẫn là một thành viên chính thức của khối NATO và cấm nước Đức mới sản xuất, hoặc có các loại vũ khí hạt nhân, sinh học (vi trùng) hoặc hóa học. Tháng 7/1990, Liên Xô đồng ý về các điều kiện để nước Đức mới trở thành thành viên chính thức của khối NATO.

Hai nước Đức thoả thuận việc thống nhất tiền tệ theo đồng Mark của Tây Đức bắt đầu từ tháng 7. Ngày 3/10 hợp nhất hai nước Đức, và cuộc tổng tuyển cử toàn quốc kể từ 1932 được tổ chức vào ngày 2/12/1990. Đông Đức nhận trên 1000 tỷ từ công quỹ, và tư nhân của Tây Đức để tái xây dựng giữa năm 1990 và 1995. Năm 1991, Berlin một lần nữa trở thành thủ đô nước Đức. Quốc hội, các cơ quan chính quyền và hầu hết sứ quán nước ngoài di chuyển từ Bonn đến Berlin vào cuối năm 1999. Ngày 12/7/1994, tòa án tối cao Đức Quốc phán quyết rằng, quân đội Đức có thể tham gia vào lực lượng đặc nhiệm quốc tế ở nước ngoài nhưng phải được sự chấp thuận của Quốc hội. Buổi lể tiễn đưa người lính Nga cuối cùng rút ra khỏi Đức ngày 31/8. Một tuần sau đó một buổi lễ tương tự khác cũng được tổ chức tiễn đưa quân đội Hoa Kỳ, Anh, Pháp rút khỏi tây Berlin.

Cuộc tổng tuyển cử ngày 16/10, Liên đảng của Thủ tướng Helmut Kohl chiến thắng với số phiếu sít sao. Helmut Kohl là người giữ chức vụ Thủ tướng Đức lâu nhất trong thế kỷ 20. Nạn thất nghiệp tăng lên đến 12,6% trong tháng 1/1998. Thời cai trị của Kohl chấm dứt với sự thất bại của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27/9/1998, Gerhard, Schroder lãnh tụ đảng Dân chủ Xã hội trở thành Thủ tướng. Đức đóng góp 8.500 quân cho khối NATO lãnh đạo lực lượng gìn giữ an ninh (KFOR) tiến vào Kosovo tháng 6/1999. Helmut Kohl từ chức chủ tịch danh dự đảng ngày 18/1/2000, giữa lúc có sự tố cáo quyên góp quỹ một cách trái luật. Ngày 8/2/2001, Kohl đạt tới một sự thỏa thuận với công tố viên trong đó ông nhìn nhận có vi phạm luật ủy thác và đồng ý trả tiền phạt, nhưng không thừa nhận bất cứ một tội phạm hình sự nào.

Ngày 22/9/2002, trong cuộc bầu cử Quốc hội, đảng Dân chủ Xã hội giành thắng lợi và Schroder tiếp tục nắm quyền. Schroder cùng với sự ủng hộ của phe đối lập, phản đối bất cứ hành động quân sự nào chống lại Iraq. Đầu năm 2003, Đức cùng với Pháp, và Liên bang Nga ra sức ngăn chận Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để không phê chuẩn nghị quyết cho phép Hoa Kỳ xâm lăng Iraq. Tuy nhiên, số phiếu bầu của những người ủng hộ Schroder trong đảng giảm xuống một cách thê thảm, khiến ông phải từ chức chủ tịch đảng vào tháng 2/2004, và nói ông cần phải tập trung nhiều hơn cho vấn đề cải cách kinh tế. Ngày 13/6, Liên minh cầm quyền của Schroder chỉ chiếm được một số ghế ít ỏi trong Quốc hội Liên hiệp Châu Âu. Ngày 22/5/2005, Schroder tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 18/9 sớm hơn dự liệu.

Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo do bà Angela Merkel lảnh đạo chiến thắng với đa số phiếu sít sao. Ngày 22/11/2005, bà Angela trở thành Thủ tướng của một nội các Liên hiệp bao gồm cả những người có khuynh hướng Xã hội chủ nghĩa. Tháng 6/2007, Đức là nước chủ nhà của Hội nghị Nhóm 8 nước giàu (G8), nhưng không thuyết phục được Hoa Kỳ chấp nhận đề nghị của Thủ tướng Merkel, theo đó đến năm 2050, mỗi nước công nghiệp phải cắt giảm 50% lượng khí thải nhà kính. Ngày 5/9, chính quyền đã phát hiện một âm mưu khủng bố bằng bom nhắm vào căn cứ không quân Hoa Kỳ tại Ramstein, và phi trường quốc tế Frankfurt. Đến tháng 9 năm 2008, có khoảng 3.200 quân sỉ Đức tham chiến tại Afghanistan như một phần trong lực lượng duy trì hòa bình của Khối NATO, và khoảng 2.000 quân sỉ khác làm nhiệm vụ tương tự tại Lebanon.

Lưu ý.

Đảo Helgoland là một đảo rộng 130 mẩu Anh ( a=0,405 ha) nằm ở biển Bắc được lực lượng Hải quân Anh chiếm từ tay Đan Mạch năm 1807, và sau đó nhượng lại cho Đức để trở thành một phần của tỉnh Schleswig-Holstein. Đảo được xây dựng như một căn cứ quân sự vững chắc của Đức. Ngày 23/5/1945 căn cứ quân sự này đầu hàng Anh và được Anh củng cố thêm năm 1947. Ngày 1/3/1952 đảo trả lại cho Tây Đức để sử dụng như là một hải cảng tự do.

B. Đức quốc ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Đức Quốc có hiệu lực thi hành ngày 23/5/1949. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Đức Quốc là một nước Cộng hòa Liên bang gồm 16 tiểu bang. Mỗi tiểu bang có Hiến pháp, Quốc hội và chính quyền điều hành địa phương mình. Hiến pháp Liên bang là Luật cơ bản hình thành từ sự tự do cá nhân, xã hội dân chủ, tôn trọng nhân quyền, luật Tiểu bang, Công pháp Quốc tế cũng là một phần của Hiến pháp Liên bang. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 614 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 69 nghị sỉ, được bầu lên từ các chính quyền tiểu bang, căn cứ vào cư dân trong tiểu bang đó. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia được bầu lên bởi một hội nghị bầu “Tổng thống” chỉ gồm một số đại biểu Quốc hội Liên bang và Tiểu bang bằng nhau, nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm, phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 82.369.548, dưới 15 tuổi 13,8%, trên 65 tuổi 20%. Mật độ cư dân: 236 người/km2. Thành phố: 73,4%. Sắc tộc: German 92%, Turkish 2%. Ngôn ngữ: German (chính), Turkish, Italian, Greek, English, Danish, Dutch, Alavic. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 34%, Tin lành 34%, Hồi giáo 4%, không tôn giáo 28%. Đất đai: Tổng diện tích: 357.021 km2. Diện tích đất: 349.223 km2. Địa điểm: nằm giữa trung tâm Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Denmark phía bắc, Netherlands, Belgium, Luxembourg, Pháp phía tây, Switzerland, Austria phía nam, Czech Republic, Poland phía đông. Địa thế: đất bằng phẳng phía bắc, đồi thấp ở phía tây và miền trung, vùng núi  Bavaria ở phía nam. Các con sông chính là Elbe, Weser, Ems, Rhine và Main tất cả đều chảy về phía Biển Bắc, còn sông Danube chảy về Biển Đen. Thủ đô: Berlin. Thành phố đông dân: Berlin 3.406.000, Hamburg 1.757.000, Munich 1.275.000, Cologne 1.004.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa Liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Horst Kohler, sinh 22/2/1943, nhậm chức ngày 1/7/2004. Thủ tướng chính phủ: Angela Merkel, sinh 17/7/1954, nhậm chức 22/11/2005. Chính quyền địa phương: 16 tiểu bang. Ngân sách quốc phòng: 43,2 tỷ. Quân đội chính quy: 245.702. Kinh tế: Công nghiệp sắt, thép, than, xi măng, hóa chất, máy móc, xe hơi, máy công cụ, điện tử, đóng tàu, chế biến thực phẩm và thức uống. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, khoai tây, củ cải đường, trái cây, bap cải. Tài nguyên: quặng sắt, than đá, than nâu, bồ tạc, gỗ xẽ, đá vôi, Uranium, đồng, khí thiên nhiên, muối, nickel. Dự trữ nhiên liệu: 367 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 33%. Chăn nuôi: trâu bò 12,6 triệu, gà 108 triệu, dê 180.000, heo 26,5 triệu, cừu 2,4 triệu. Đánh cá: 333.216 tấn. Cung cấp điện: 592 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 3%, đóng góp 1%; lao động công nghiệp 33%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 64%, đóng góp 68%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.800 tỷ. Bình quân đầu người: 34.200. Tăng trưởng: 2,5 %. Nhập khẩu: 1.100 tỷ. Bạn hàng: Netherlands 11,7%, France 8,7%, Belgiun 7,6%, Anh Quốc 5,9%, China 5,9%, Italy 5,5%, Hoa Kỳ 5,1%. Xuất khẩu: 1.300 tỷ. Bạn hàng: France 9,7%, Hoa Kỳ 8,6%, Anh Quốc 7,3%, Italy 6,7%, Netherlands 6,2%, Belgium 5,5%, Austria 5,5%. Du lịch: 32,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.500 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 28 tỷ. Dự trữ vàng: 109,8 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: 2,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 48.204 km. Bằng xe hơi: 45,4 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 3,5 triệu. Bằng máy bay: bay 170,5 tỷ km, sân bay 331. Hải cảng: 5- Hamburg, Bremen, Bremehaven, Lubeck, Rostock. Truyền thông: máy truyền hình 581/1000 cư dân, Radio 948/1000. Điện thoại: 53,8 triệu. Internet: 42,5 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,1, nữ 82,3. Sinh xuất: 8,2/1000 người. Tử xuất: 10,8 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-18, biết đọc biết viết 99%, trung học 98%, đại học 46%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

3. BELGIUM - KINGDOM OF BELGIUM (BỈ).

A. Tiến trình phát triển.

Belgium lấy từ tên gốc của nó Belgae, cư dân đầu tiên ở Belgium là người Celts. Vùng đất nầy bị xâm chiếm bởi Julius Caesar, và chịu hơn 1800 năm cai trị từ Rome, Franks, Burgundy, Spain, Áo, và France. Sau năm 1815, Belgium trở thành một phần của Hòa Lan (Netherlands). Năm 1830, Belgium tuyên bố độc lập với chế độ Quân chủ lập hiến. Sự trung lập của Belgium đã bị Đức xâm phạm trong cả hai cuộc chiến tranh Thế giới. Vua Leopold III, đầu hàng Đức ngày 28/5/1940. Sau chiến tranh, ông bị buộc phải thoái vị nhường ngôi cho con trai là vua Baudouin. Baudouin được kế thừa bởi em trai ông ta Albert II ngày 9/8/1993. Vùng Flemings phía bắc Belgium nói tiếng Hòa Lan, trong khi Walloons ở phía nam lại sử dụng tiếng Pháp. Ngôn ngữ khác nhau là nguyên nhân xung đột dai dẳng và dẫn đến sự thù nghịch truyền kiếp giữa hai nhóm người.

Quốc hội thông qua đạo luật phân vùng nhắm tới việc phân quyền từ chính quyền Trung ương tới ba vùng Wallonia, Flanders và Brussels. Năm 1993, thay đổi Hiến pháp chuyển Belgium thành một quốc gia Liên bang. Ngày 6/11/2001, hảng hàng không quốc gia Sabena bị phá sản. Sau cuộc bầu cử ngày 10/6/2007, do sự tranh chấp giữa vùng Flemings nói tiếng Hòa Lan và Walloons nói tiếng Pháp dẩn tới một cuộc khủng hoảng chính trị, bởi vì Thủ tướng chỉ định người Fleming là Yves Leterme không thể thành lập được phính phủ mới. Sau 282 ngày điều hành bằng một chính quyền chuyển tiếp, cuối cùng thì một chính phủ Liên minh củng được thành lập vào ngày 23/3/ 2008.

B. Belgium ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Belgium là Hiến pháp Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1831. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp Belgium trao quyền Lập pháp cho nhà Vua, Quốc hội Liên bang, Cộng đồng địa phương cấp Vùng. Cộng đồng theo ngôn ngữ thì có cộng đồng nói tiếng Hòa Lan, tiếng Pháp, và tiếng Đức. Và Vùng theo lãnh thổ thì có vùng Flemish, vùng Walloon, và vùng thủ đô Brussels. Nhà vua đương nhiệm là Albert II, sinh ngày 6/6/1934, kế thừa Vua anh, lên ngôi ngày 9/8/1993. Tu chỉnh hiến pháp năm 1991, cho phép phụ nử cũng được kế thừa ngôi Vua. Tiền lương hàng năm của nhà Vua 6.048.000 đồng tiền Hòa Lan (44,4=1 USD), Hoàng hậu 1,116.000, Hoàng tử 788.400. Từ 1995, Quốc hội Liên bang gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 150 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 71 nghị sỉ, trong đó 25 được bầu lên từ Cộng đồng nói tiếng Hòa Lan, 15 từ Cộng đồng nói tiếng Pháp, 21 từ các Hội đồng địa phương, và 10 nghị sỉ hổn hợp. Ngoài ra còn có một số nghị sỉ dành cho gia đình Hoàng gia như một đặc quyền của họ.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.403.951, dưới 15 tuổi 16,3%, trên 65 tuổi 17,5%. Mật độ cư dân: 344 người/km2. Thành phố: 97,3%. Sắc tộc: Fleming 58%, Walloon 31%. Ngôn ngữ: Dutch, French, German (chính cả ba), Flemish, Luxembourgish. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 75%, Tin lành và tôn giáo khác 25%. Đất đai: Tổng diện tích: 30.528 km2. Diện tích đất: 30.278 km2. Địa điểm: phía tây Châu Âu, trên bờ biển Bắc. Quốc gia láng giềng: Luxembourg phía đông nam, Pháp phía tây và phía nam, Đức phía đông, Hòa Lan phía bắc. Địa thế: hầu hết đất bằng phẳng, cao hơn là đồi và đất rừng phía đông nam. Thủ đô: Brussel. Thành phố đông dân: Brussels 1.743.000 cư dân, Antwerpen 920.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Albert II, sinh 6/6/1934, nhậm chức 9/8/1993. Thủ tướng chính phủ: Yves Leterme, sinh 6/10/1960, nhậm chức 20/3/2008. Chính quyền địa phưong: 10 tỉnh và thủ đô Brussels. Ngân sách quốc phòng: 3,9 tỷ. Quân đội chính quy: 39.690. Kinh tế: Công nghiệp sản xuất máy cơ khí, luyện kim, lắp ráp xe hơi, chế biến thực phẩm và thức uống, hóa chất, hàng dệt, kính, dầu lửa, than đá. Nông sản: hạt ngũ cốc, trái cây, củ cải đường, rau quả. Tài nguyên: than đá, khí đốt thiên nhiên. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 27%. Chăn nuôi: trâu bò: 2,6 triệu, gà 30,4 triệu, dê 26.500, heo 6,3 triệu, cừu 155.515. Đánh cá: 24.219 tấn. Cung cấp điện: 80 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 2%, đóng góp 2%; lao động công nghiệp 25%, đóng góp 26%; lao động dịch vụ 73%, đóng góp 72%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 376 tỷ. Bình quân đầu người: 35.300. Tăng trưởng: 2,7%. Nhập khẩu: 322,9 tỷ. Bạn hàng: Netherlands 18,4%, Germany 17,5%, France 11,3%, Anh Quốc 6,6%, Ireland 5,9%, Hoa Kỳ 5,3%. Xuất khẩu: 322,1 tỷ. Bạn hàng: Germany 19,9%, France 17%, Netherlands 12%, Anh Quốc 7,9%, Hoa Kỳ 6,1%, Italy 5,2%. Du lịch: 10,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 22,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 6,5 tỷ. Dự trữ vàng: 7,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 28,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.534 km. Bằng xe hơi: 4,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 652.000. Bằng máy bay: bay 4,6 tỷ km, sân bay 27. Hải cảng: 3- Antwerp (một trong những hải cảng bận rộn nhất thế giới), Zeebrugge, Ghent. Truyền thông: Máy truyền hình: 532/1000 cư dân, Radio 797/1000. Điện thoại: 4,7 triệu. Internet: 5,2 triệu. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,9, nữ 82,4. Sinh xuất: 10,2/1000 người. Tử xuất: 10,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm 0, 02%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-18, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 56%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

4. LUXEMBOURG - GRAND DUCHY OF LUXEMBOURG (LỤC XÂM BẢO).

A. Tiến trình phát triển..

Luxembourg là lãnh địa của các Công hầu bá tước thành lập năm 963, bị cai trị bởi Burgundy, Spain, Austria, và France từ năm 1448 đến 1815. Sau chiến tranh 6 tuần Vienna - Prussia (Áo - Đức), Luxembourg trở thành một phần của Liên bang Đức năm 1866. Năm 1867, quân Đức rút khỏi Luxembourg. Belgium liên kết với Netherlands (Hòa Lan) năm 1890, khi một phụ nữ được kế thừa ngôi vua Hòa Lan bị trục xuất sang Luxembourg theo luật Salic của Hòa Lan để chọn một người đàn ông nắm quyền cai trị đất nước. Cuối cùng luật Salic bị bãi bỏ năm 1912, cho phép bà Marie-Adelaide trở lại kế thừa ngôi vị cai quản Công quốc. Chính bà Marie-Adelaide là người đã cho phép quân đội Đức chiếm đóng Luxembourg trong đệ I Thế chiến. Tại Hiệp Versailles năm 1919, Luxembourg tuyên bố hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc với Đức.

Trong đệ II thế chiến, Luxembourg bị Đức tràn chiếm năm 1940, và sau đó sáp nhập vào Đức năm 1942. Công tước Charlotte và các Bộ trưởng của bà ta trốn thoát sang London. Con trai của bà, Hoàng tử Jean là một trong những người lính Đồng minh đầu tiên tiến vào giải phóng Luxembourg năm 1944. Sau chiến tranh, Luxembourg gia nhập vào Đồng minh phương Tây, trở thành một thành viên sáng lập khối NATO (1949) và Liên hiệp các nước Tây Âu - WEU (1955). Nó cũng kết hợp Belgium và Netherlands thành Tổ chức BENELUX thống nhất Mậu dịch (1948), và thống nhất Kinh tế (1958), và rất nhiều tổ chức khác. Grand Duke Jean tuyên bố ông ta sẽ thoái vị, để cho con trai ông ta là Hoàng thân Henri kế vị vào tháng 10/2000. Luxembourg là một trong 6 quốc gia sáng lập viên của Tổ chức (1951) nay trở thành Liên hiệp Châu Âu (EU).

Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 13/6/2004, đảng Xả hội Thiên chúa giáo dẫn đầu chiếm 24 ghế, về nhì là đảng Công nhân 14 ghế và sau cùng Ủy ban Hành động cho ân chủ và Công lý 7 ghế. Sau bầu cử một chính phủ Liên hiệp được thành lập giữa đảng Xã hội Thiên chúa giáo và đảng Công nhân. Và cử tri Luxembourg đã chấp nhận Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu trong tháng 7/2005.

B. Luxembourg ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Luxembourg là Hiến pháp Quân chủ lập hiến có hiệu lực thi hành ngày 17/10/1868. Hiến pháp được tu chỉnh trong các năm 1919, 1948, 1956, 1972, 1993, 1988, 1989, 1994, 1996, và 1998. Hiến pháp chỉ rỏ, việc kế thừa ngôi Vua theo huyết thống gia đình. Nhà vua hiện nay là Công tước Henri, sinh ngày 16/4/1955, con trai của Công tước Jean và Công nương Joséphine-Charlotte, kế thừa chức vị vua cha Jean (thoái vị) ngày 7/10/2000. Nhà vua vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa nắm một phần quyền Hành pháp, Lập pháp, và Tư pháp. Nhưng Hiến pháp lại trao quyền thành lập và điều hành Chính phủ cho các Bộ trưởng cầm đầu bởi Thủ tướng. Sự phân quyền giữa Hành pháp và Lập pháp không rõ ràng, có nhiều đan xen giữa hai tổ chức nầy, nhưng quyền Tư pháp thì rõ ràng, minh bạch hơn. Quốc hội gồm hai viện, Hà viện có 60 đại biểu do dân bầu từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 21 Nghị sỉ do nhà Vua bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 15 năm, và tuổi bắt buộc nghỉ hưu là 72.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 486.006, dưới 15 tuổi 18,6%, trên 65 tuổi 14,7%. Mật độ cư dân: 188 người/km2. Thành phố: 82,8%. Sắc tộc: Luxembourger 63%, Portuguese 13%, France 5%, Italian 4%, German 2%. Ngôn ngữ: Luxembourgish (national), German, French (chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 87%, tôn giáo khác 13%. Đất đai: Tổng diện tích: 2.586 km2. Diện tích đất: 2.586 km2. Địa điểm: phía tây Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Belgium phía tây, Pháp phía nam, Đức phía đông. Địa thế: rừng rậm (Ardennes) bao trùm phía bắc. Phía nam đất thấp và cao dần thành cao nguyên. Thủ đô:  Luxembourg-Ville 84.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Grand Duke Henri, sinh 16/4/1955, nhậm chức 7/10/2000. Thủ tướng chính phủ: Jean-Claude Juncker, sinh 9/12/1954, nhậm chức 19/1/1995 (người giữ chức Thủ tướng lâu nhất Châu Âu). Chính quyền địa phưong: 3 quận. Ngân sách quốc phòng: 375 triệu. Quân đội chính quy: 900. Kinh tế: Công nghiệp ngân hàng, luyện sắt, thép, nhôm, sản phẩm kim loại, kính, hóa học, máy móc, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mạch, lúa mì, yến (oats), khoai tây, nho, trái cây. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 27%. Chăn nuôi: trâu bò 191.500, gà 79,2 triệu, dê 1.730, heo 96.920, cừu 9.050. Đánh cá: không có số liệu. Cung cấp điện: 3,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 1%, đóng góp 1%; lao động công nghiệp 13%, đóng góp 16%; lao động dịch vụ 86%, đóng góp 83%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 38,6 tỷ. Bình quân đầu người: 80.500 USD. Tăng trưởng: 5,4%. Nhập khẩu: 24,8 tỷ. Bạn hàng: Belgium 26,3%, Germany 20,1%, China 16,7%, France 8,5%, Anh Quốc 5,5%. Xuất khẩu: 19,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 19,3%, France 15,5%, Anh Quốc 9,5%, Italy 9,5%, Belgium 8,8%, Spain 5,3%. Du lịch: 3,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 19,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 91 triệu. Dự trữ vàng: 70.000 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 275 km. Bằng xe hơi: 304.000 đầu xe, xe hơi cá nhân: 41.000. Bằng máy bay: bay 572 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 1- Mertert. Truyền thông: Máy truyền hình 599/1000 cư dân, Radio 683/1000. Điện thoại: 248.200. Internet: 345.000 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 75,9, nữ 82,7. Sinh xuất: 11,8/1000 người. Tử xuất: 8,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 100%, trung học 97%, đại học 10%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Qủy tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).

5. FRANCE - FRENCH REPUBLIC (PHÁP).

A. Tiến trình phát triển.

Người Tây Âu Cổ đại ở vùng Gaul bị xâm lược bởi Julius Caesar từ năm 58-51 Trước công nguyên (TCN) hợp nhất vào đế quốc La Mã trên 500 năm. Năm 486 Clovis I, vua của Franks đánh bại chính quyền La Mã cuối cùng, theo đạo Thiên chúa và lập ra vương triều Merovingian cai trị nước Pháp (France) cho đến năm 751. Đế quốc Frankish dưới triều đại Carolingian, mở rộng vào tới vùng đất ngày nay là Italy, Hungary, Czechoslovakia, Germany. Đỉnh cao của nó dưới thời Charlemagne (cai trị 768-814) người được Giáo hoàng phong chức Hoàng đế La Mã năm 800. Năm 843, vùng Franconia nói tiếng Đức ly khai trở thành nước Pháp (France). Các phe đảng chính trị đánh nhau tranh giành quyền lực giữa các Lãnh chúa phong kiến dẫn đến một cuộc bầu chọn Hugh Capet làm vua năm 987.

Triều đại Capet kéo dài cho đến năm 1328, là một thời kỳ phát triển mạnh, cư dân được khai hóa, và hưng thịnh. Các thị trấn ra đời, trường đại học được thành lập và nhiều nhà thờ cũng được xây dựng. Louis IX, nổi tiếng là người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Thập tự chinh (thánh chiến) của đội quân Thiên chúa giáo đánh Hồi giáo để giành lại đất thánh nhiều trăm năm, nhưng đất thánh vẫn còn trong tay Hồi giáo. Khi triều đại Capetian suy yếu, ngôi vua được chuyển qua cho nhà Valois, vị vua đầu tiên của nhà này là Philip VI (cai trị 1328-1350). Tại thời điểm này gần một nửa nước Pháp thuộc về vua Anh Edward III. Và Philip bắt đầu một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 100 năm (1337-1453). Mặc dù quân Anh của Henry V chiến thắng tại trận đánh Agincourt (1415), cuối cùng Anh bị đẩy ra khỏi nước Pháp, ngoại trừ Calais.

Charles VIII (cai trị 1483-1498) thành lập chế độ trung ương tập quyền. Năm 1494, ông ta xâm lăng Italy mở đầu các cuộc chiến tranh Habsburg - Valois. Năm 1559, Henry II (cai trị 1547-1559) ký hiệp ước Cateau-Cambresis, theo đó Pháp từ bỏ đòi đất Italy. Chiến tranh tôn giáo (1562-1598) giữa hai phe nhóm quý tộc Thiên chúa giáo La Mã đánh nhau với nhóm quý tộc Thiên chúa giáo Tin Lành tranh đoạt ngôi vua sau cái chết bất ngờ của Henry II năm 1559. Tin Lành, một giáo mới phải chịu đựng nhiều bức hại trước khi được phép thực hiện tín ngưỡng của mình. Henry IV, một tín đồ Thiên chúa giáo Tin Lành bỏ đạo theo Thiên chúa giáo La Mã năm 1593, chống khuynh hướng Habsburg trong chính sách ngoại giao, nhưng bị ám sát năm 1610. Trong thế kỷ 17, Pháp Quốc như một quốc gia hùng mạnh của thế giới.

Đầu tiên là Cardinal Richelieu cầm đầu Hội đồng Nội các của vua Louis XIII (cai trị 1610-1643) và kế đó là Cardinal Mazarin, cầm đầu Hội đồng Nội các của Louis XIV (cai trị 1643-1715). Sự thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng Pháp có thêm đất đai, lúc đầu thì bằng ngoại giao và sau đó bằng đánh nhau trong cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648). Tuy nhiên, các người kế vị Louis XIV, như Louis XV (cai trị 1715-1774) và Louis XVI (cai trị 1774-1793) cùng với chế độ Trung ương tập quyền không thay đổi đã làm hỏng vị trí của Vương triều cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Chiến tranh 7 năm (1756-1763), diễn ra trong nội địa Châu Âu chống lại Frederick II của Prussia và trong các thuộc địa, cũng như trên biển cả chống lại Anh (Britain) đã làm kiệt quệ quốc khố đưa đến sự mất thuộc của Pháp ở Ấn Độ (India), West Indies (biển Caribbean) và Bắc Phi.

Sự ủng hộ của Pháp trong cuộc chiến tranh giành độc lập chống lại Anh tại Bắc Mỹ (1776-1783) cũng là một sự hao tốn tiền bạc khác. Tất cả các điều không hay trên, đã tạo cho đối thủ của nền chuyên chính Pháp đến gần hơn với các cuộc bạo loạn. Cuộc khủng hoảng kinh tế rộng lớn tạo ra sự bất mãn nơi giới tư sản và địa chủ. Trong một nổ lực cứu vãng tình hình, tháng 5/1789 vua Louis XVI triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc tại Versailles. Hội nghị đại biểu là cơ quan đại diện chính thức của nước Pháp gồm 300 quý tộc, 300 tăng lử, và 600 giới bình dân. Cơ quan này đã không họp từ năm 1614. Tại phiên họp ngày 17/6/1789, thành phần thứ 3 đại biểu giới bình dân đứng lên tuyên bố, tự nhận mình là Nghị viện Quốc gia (National Assembly) và đưa ra các dự thảo văn kiện cải tổ nền Quân chủ.

Ngày 14/7, một đám đông gần Paris biểu tình, phá ngục Bastille. Và tháng 8, tá điền nổi dậy chống lại Lãnh chúa phong kiến (Feudal lord). Trong khi đó Nghị viện Quốc gia cho công bố các văn kiện chính thức của cuộc cách mạng: xóa bỏ chế độ Phong kiến, tuyên ngôn Quyền con người, hạn chế quyền phủ quyết của nhà Vua. Tháng 10, một đoàn người hầu hết là phụ nữ tiến vào Versailles yêu cầu được có bánh mì, nhưng kỳ thực để bắt những người trong gia đình Hoàng gia và mang họ về Paris. Tháng 6/1791, trong cuộc chạy trốn gia đình Hoàng gia bị lạc tại Varennes. Ngày 14/9, Louis chấp nhận Hiến pháp mới, trong đó nó thay thế Nghị viện Quốc gia bởi một Nghị viện Lập pháp với 745 thành viên, đa số đảng viên cộng hòa ôn hoà, cũng có đảng viên quân chủ và đảng viên cọng hoà cực đoan của hai câu lạc bộ Jacobin và Cordelier.

Những người bảo hoàng lưu vong tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà cai trị Châu Âu. Tất cả họ đều sợ tư tưởng cách mạng bành trướng sẽ đe doạ quyền uy của họ. Prussia và Austria (Đức và Áo) thành lập một Liên minh chống Pháp. Thế là chiến tranh cách mạng Pháp bắt đầu vào ngày 20/4/1792. Sau những lời đồn đại Louis và Marie Antoinette mưu phản, ngày 10/8 đám đông tràn vào đập phá cung điện Tuileries và lập ra một chính quyền lâm thời - Công xã Paris (Paris Commune). Công xã Paris cầm đầu bởi Danton nắm cả quyền cảnh sát, từ ngày 2-7/9 ông ta chủ mưu giết hàng trăm tù nhân trung thành với nhà vua. Nghị viện Lập pháp tự giải tán để thành lập Hội nghị Quốc gia bầu lên 749 thành viên toàn đảng viên cộng hòa. Và tại phiên họp đầu tiên ngày 21/9, nó tuyên bố xóa bỏ chế độ Quân chủ, khởi sự truy tố Louis về tội mưu phản.

Ngày 15/1/1793, Louis bị xử tử hình và mang ra hành quyết ngày 21/1 dẫn tới sự nổi dậy của những người bảo hoàng. Khởi đầu, từ Công quốc Terror, nơi nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng hòa không quá khích bị cách chức. Và sau đó, các phe đảng chống lại nhau bởi J.R Hebert và phe kia là Danton. Sự thái quá của Robespierre khiến nổ ra cuộc đảo chánh ngày 27/7/1794, trong đó ông ta bị hành quyết và một thời kỳ dịu hơn bắt đầu. Cuộc cách mạng Pháp tiếp tục, và Pháp có thêm một vùng đất về phía Bắc. Ngày 22/8/1795, Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành, lập ra Hội đồng Điều hành Quốc gia gồm hai viện Quốc hội, nhưng chẳng bao lâu, nó trở thành sa đọa và chia rẽ. Trở lại Pháp từ các cuộc hành quân thành công ở Italy, Naponeon Bonaparte lật đổ Hội đồng Điều hành Quốc gia trong một cuộc đảo chánh ngày 9/11/1799.

Ông ta tự bổ nhiệm mình như là người lãnh đạo cao nhất. Và trong năm 1802, ông ta xác nhận chức lãnh đạo ấy trọn đời. Tháng 12/1804, ông cũng tự phong là Hoàng đế của nước Pháp. Phương cách điều hành nhà nước, và sự canh tân của ông ta đưa cuộc khủng hoảng tài chánh trở lại dưới sự kiểm soát, cải cách hệ thống thuế khóa và ban hành bộ Luật dân sự Napoleon nổi tiếng. Ông ta còn tiến hành một loạt các cuộc hành quân lấn chiếm thắng lợi, chẳng hạn đánh Nga và Áo tại Austerlitz tháng 12/1805, đánh Nga tại Jena tháng 10/1806. Tuy nhiên, sau cuộc hành quân thất bại của ông ta đánh Nga năm 1812, rồi kế đó là Áo và Đức đánh chiếm Paris ngày 31/3/1814, Napoleon bị buộc phải thoái vị ngày 11/4. Năm 1815, Napoleon bị đày tới Elba và làm một bản trần trình về cuộc chiến tranh 100 ngày, trong đó có sự thất bại của trận đánh Waterloo.

Chính quyền Quân chủ bị lật đổ bới cuộc cách mạng Pháp (1789-1793), và kế thừa bởi đệ I Cộng hòa. Sau đó bởi Đế quốc thứ I dưới thời Napoleon (1804-1815), rồi chính quyền Quân chủ (1814-1848), tiếp nữa là đệ II Cộng hòa (1848-1852). Kế đó bởi Đế quốc thứ II (1852-1870), tiếp nữa đệ III Cộng hòa (1871-1946). Nước Pháp còn phải trải qua sự thiệt hại nghiêm trọng về nhân lực và vật lực trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, khi nó bị xâm chiếm bởi nước Đức. Tại Hiệp ước Versailles, Pháp được trả lại hai tỉnh Lorraine và Alsace bị Đức chiếm năm 1871. Đức xâm chiếm Pháp một lần nữa trong tháng 5/1940, và ký một thỏa ước tạm thời ngưng bắn với chính quyền mới dựng lên ở Vichy. Sau khi Pháp được giải phóng bởi đồng minh tháng 9/1944, tướng Charles de Gaulle trở thành người cầm đầu Chính quyền lâm thời cho đến năm 1946.

Cùng năm 1946 nầy, nền đê IV Cộng hòa bắt đầu. Năm 1958, De Gaulle một lần nữa lãnh đạo Chính phủ, lúc có cuộc khủng hoảng ở Algerian, và cũng là năm cử tri chấp nhận Hiến pháp mới mở đầu nền đệ V Cộng hòa Pháp cho đến ngày nay. Tháng 1/1959, de Gaulle trở thành Tổng thống, đẩy mạnh phát triển kinh tế và kỷ thuật. Pháp thăng tiến trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế Âu Châu đang lớn mạnh và thực hiện chính sách đối ngoại độc lập gần như cực đoan. Pháp rút khỏi Đông Dương (Việt, Miên, Lào) năm 1954, Morocco và Tunisia năm 1956. Tất cả các vùng còn lại ở Châu Phi là thuộc địa của Pháp cũng tuần tự trả độc lập từ năm 1958 đến 1962. Năm 1966, Pháp rút tất cả quân đội của họ ra khỏi quyền chỉ huy quân sự tối cao của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO), mặc dù 60.000 quân của Pháp vẫn còn đồn trú ở Đức.

Tháng 5/1968, sinh viên xuống đường chống đối ở Paris, và nhiều trung tâm thành phố khác nổi lên đánh cảnh sát. Giới công nhân cũng nhập cuộc và lao vào một cuộc biểu tình rộng lớn trên toàn quốc. Chính quyền đã phải nhượng bộ một số yêu sách của giới biểu tình ngày 26/5. Tháng 4/1969, De Gaulle từ chức sau khi thất bại trong một cuộc "trưng cầu dân ý" để sửa đổi Hiến pháp. George Pompidou được bầu chọn kế vị, tiếp tục nhấn mạnh chính sách của De Gaulle về sự độc lập của Pháp từ hai thế lực hàng đầu thế giới là Liên Xô và Hoa Kỳ. Năm 1974, sau cái chết của Pompidou, Valery Giscard d’Estaing được bầu làm Tổng thống. Ông ta tiếp tục thực hiện chính sách bảo thủ cố hữu của các người tiền nhiệm. Ngày 10/5/1981, cử tri Pháp bầu Francois Mitterrand đảng Xã hội làm Tổng thống.

Dưới thời Mitterrand chính quyền quốc hữu hóa 5 ngành công nghiệp chính và hầu hết các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, sau năm 1986, khi đảng Cánh hữu thắng trong cuộc bầu cử hạ viện, Mitterrand chọn lãnh đạo đảng Bảo thủ Jacques Chirac làm Thủ tướng. Trong 2 năm sống chung "tả- hữu", chính quyền nước Pháp bắt đầu theo đuổi một chương trình tư hữu hóa trong đó nhiều công ty quốc doanh được bán. Sau khi thắng cử nhiệm kỳ hai năm 1988, Tổng thống Mitterrand có được Thủ tướng đảng Xã hội. Cánh trung hữu thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1993, mở đầu một thời kỳ khác. Dưới danh nghĩa "thống nhất quốc gia" Mitterrand lại phải sống chung với một Thủ tướng Bảo thủ. Năm 1993, Pháp ban hành nhiều quy định siết chặt chính sách nhập cư, và trao cho chính phủ nhiều quyền hạn hơn trong việc trục xuất người nước ngoài.

Năm 1994, Pháp gởi quân đội tới Rwanda, bảo vệ kiều dân Pháp đang chịu sự bức hại, tàn sát ở đó. Tên khủng bố quốc tế khét tiếng Carlos-Jackal (Ilich Ramirez Sanchez) bị pháp xử tù chung thân khiếm diện, bị bắt ở Sudan trong tháng 8/1994, và đã dẫn độ ngay về Pháp. Nguyên Thủ tướng bảo thủ Jacques Chirac đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu chung cuộc ngày 7/5/1995. Một loạt các cuộc đặt và tấn công bằng bom diễn ra từ 1995, những người Hồi giáo cực đoan phản đối việc Pháp ủng hộ chính quyền Algeria, chống lại những người Hồi giáo chính thống. Tháng 9/1995, nước Pháp tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân, làm dấy lên một phong trào phản đối khắp nơi trên thế giới. Cuộc thử nghiệm kết thúc vào tháng 1/1996. Chirac cắt giảm chi tiêu của chính phủ, giúp kinh tế Pháp có đủ ngân quỹ đáp ứng điều kiện gia nhập khối tiền tệ chung của Châu Âu.

Với nạn thất nghiệp tăng tới gần 13%, trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/6/1997, phần thắng quyết định nghiêng về các đảng phái Cánh tả. Kết quả thời kỳ sống chung “tả hữu” mới tái diễn, giữa một Tổng thống bảo thủ và một Thủ tướng xã hội cấp tiến. Pháp đóng góp 7.000 quân cho khối NATO, cầm đầu lực lượng giữ gìn an ninh (KFOR) đổ quân vào Kosovo tháng 6/1999. Cử tri Pháp bất mãn với những vụ tai tiếng của chính quyền tao ra một "cú sốc" về chính trị nước Pháp, khiến cuộc bầu cử Tổng thống vòng đầu ngày 21/4/2002, người dân Pháp dồn cho ông Jean -Marie Le Pen, người lãnh đạo Mặt trận quốc gia cựu hữu 16,9% số phiếu đứng hàng thứ hai. Chirac đứng hàng đầu chỉ với 19,9%, và Jospin đương kim Thủ tướng bị ra rìa với số phiếu 16,2%. Trong cuộc bầu chung cuộc vòng hai tháng 5, Chirac thắng cử dễ dàng với 82% số phiếu.

Và đồng minh cánh Trung hữu của ông ta chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9 và 16 tháng 6. Tháng 3/2003, Quốc hội đã chấp nhận một tu chính hiến pháp ban thêm đặc quyền cho các chính quyền địa phương cấp vùng. Ngày 3/3/2004, Quốc hội thông qua một đạo luật cấm phụ nử Hồi giáo che mặt, hoặc khăn trùm đầu trong các trường công lập. Bất chấp sự đe dọa của các phần tử cực đoan Hồi giáo, từng bắt cóc hai phóng viên báo chí tại Iraq, đạo luật sẽ có hiệu lực ngày /9/2004. Bất mản với tình trạng phát triển kinh tế chậm chạp, và cắt giảm các chương trình an sinh xã hội, cử tri Pháp đã nổi lên ủng hộ các đảng phái Cánh tả trong cuộc bầu cử cấp vùng ngày 21 và 28/3/2004, và bầu Quốc hội Châu Âu ngày 13/6. Ngày 23/5, một tòa nhà vừa xây cất xong tại phi trường De Gaulle bên ngoài Paris bị sập, giết chết 4 người.

Ngày 6/6/2004, các nhà lảnh đạo thế giới và hàng ngàn cựu chiến binh cùng chiến đấu trong đệ II Thế chiến, đã tề tựu về Normandy để kỷ niệm 60 năm ngày D, tức ngày bắt đầu trận đánh tại đây. Ngày 29/5/2005, cử tri một lần nữa chỉ ra rằng họ không muốn ủng hộ đề nghị của chính quyền Chirac bằng cách phản đối phê chuẩn Hiến pháp Liên hiệp Châu Âu (EU). Ngày 31/5, Thủ tướng Jean Pierre Raffarin từ chức và được thay thế bởi Dominique de Villepin. Sau 12 ngày bạo loạn, khởi đầu từ Paris lan ra khắp 300 thành phố và thị trấn, ngày 8/11 lệnh khẩn trương trên toàn quốc được ban hành. Những người bạo loạn là người trẻ nhập cư từ Bắc và Tây Phi. Sau một làn sóng biểu tình phản đối rộng khắp, ngày 10/4/2006, Chirac đồng ‎ý rút lại luật vừa mới ban hành, luật mà theo họ trao cho giới chủ nhân có thể đuổi việc công nhân chưa có kinh nghiệm.

Vận động như một nhà cải cách kinh tế, ứng cử viên Tổng thống bảo thủ hậu thuẩn Hoa Kỳ Nicolas Sarkozy đắc cử Tổng thống trong vòng bầu chung cuộc ngày 6/5/2007, đánh bại ứng cử viên Xã hội bà Ségolene Royal với số phiếu 53-47%. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10-17/6, đảng của Sarkozy cũng chiếm đa số, mặc dù đảng Xã hội có tăng đôi chút. Ngày 24/1/2008, Ngân hàng Pháp Société Générale phát hiện đã thất thoát hơn 7 tỷ, số tiền bị nhà kinh doanh Jerôme Kerviel. Ngày 2/2/2008, Tổng thống Saekozy kết hôn với một ca sỉ kiêm người mẩu Italy Carla Bruni. Đến tháng 9/2008, Pháp đã gởi 2.660 quân tham chiến với Khối NATO trên chiến trường Afghanistan.

1. Đảo Corsica ở Địa Trung Hải phía tây của Italy, và phía bắc của Sardinia là một tập hợp lãnh thổ và vùng của Pháp gồm hai đơn vị phụ thuộc. Nó được bầu 2 thượng nghị sĩ và 3 dân biểu vào Quốc hội Pháp. Diện tích: 8.792 km2 và 260.419 cư dân (2001). Thủ đô: Ajaccio nơi sinh trưởng của Napoleon I. Bạo loạn dấy lên bởi các nhóm người Corsican ly khai đã làm hại cho ngành du lịch là công nghiệp hàng đầu trên đảo. Ngày 6/7/2003 trong một cuộc Trưng cầu dân ý về kế hoạch hạn chế quyền tự trị của đảo, cử tri phản đối với tỷ lệ 51-49%.

2. Guiana thuộc Pháp là đơn vị phụ thuộc nằm trên bờ đông bắc nam Mỹ, với Suriname phía tây và Brazil phía đông và phía nam. Diện tích: 89.616 km2 và 199.509 cư dân (2006). Guiana bầu một thượng nghị sĩ và hai dân biểu vào quốc hội Pháp. Guiana được cai trị bởi một Thống đốc và một Hội đồng điều hành gồm 16 thành viên do dân bầu. Thủ đô: Cayenne. Đảo Davil là một thuộc địa giam giữ người bị trừng phạt nổi tiếng từ giữa năm 1938 và 1951. Cơ quan không gian Châu Âu còn duy trì một trung tâm phóng vệ tinh do Pháp thành lập năm 1964 ở thành phố Kourou. Rừng cây gổ dày đặc Immense bao phủ 88% đất của đảo. Đánh cá, khai thác rừng, và khai thác mỏ vàng là công nghiệp quan trọng nhất của đảo.

3. Guadeloupe - quần đảo Leeward ở West Indies (biển Caribbean) gồm hai nhóm đảo lớn: Basse - Terre và Grande - Terre tách rời bằng con sông nước mặn, cọng thêm nhóm Marie Galante và Saintes về phía nam, còn về phía Bắc thì có Desirate, St Barthelemy và hơn một nữa St Martin, phần còn lại của Netherland gọi là St Maarten. Đây là đơn vị phụ thuộc Pháp chiếm hữu từ 1635 có hai nghị sĩ và 4 dân biểu đại biểu tại quốc hội Pháp. Nó được cai trị bởi một Thống đốc và một Hội đồng Điều hành của khu vực. Diện tích quần đảo 1.178 km2 và 452.776 (2006) cư dân, chủ yếu là con cháu (dòng dỏi) của người nô lệ Châu Phi da đen. Thủ đô: Basse-Terretven Basse - Terreland. Đất đai màu mỡ trồng mía đường và chế biến rượu rum, đường cát là hoạt động chính, nhưng công nghiệp du lịch mới giữ vai trò quan trọng.

4. Martinique hầu hết ở phía Bắc nhóm đảo Windward. Nó là đơn vị phụ thuộc trong West Indies (biển Caribbean), Pháp chiếm hữu từ năm 1635, có hai thượng nghị sĩ và 4 dân biểu đại diện trong quốc hội Pháp. Đảo là nơi sinh trưởng của Hoàng hậu Napoleon bà Josephine. Diện tích: 1.128 km2 và 436.131 (2006) cư dân, hầu hết là có dòng dỏi của người nô lệ Châu Phi da đen. Thủ đô: Fort -de. France có 101.000 cư dân. Nó là nơi du lịch lý tưởng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dầu lửa, rượu rum và chuối.

5. Reunion là một đảo do núi lửa tạo thành nằm trong Ấn Độ Dương, khoảng 675 km phía Đông của đảo Madagascar là đơn vị thuộc Pháp từ năm 1665. Diện tích: 2.511 km2 và 787.584 (2006) cư dân trong đó có 30% từ dòng dỏi Pháp. Thủ đô: Saint-Denis. Nó có 3 thượng nghị sĩ và 5 dân biểu đại diện tại quốc hội Pháp. Đảo cũng là nơi từng lưu đày Cựu hoàng Duy Tân. Xuất khẩu đường là công nghiệp chính của đảo.

6. Các tập hợp vùng ở hải ngoại:  a. Mayotte nơi đang đòi chủ quyền bởi Comoros và đang cai trị bởi người Pháp. Trong cuộc bầu phiếu 1976 nó trở thành một tập hợp lãnh thổ của Pháp. Đó là một hòn đảo phía Tây Bắc của Madagascar, có diện tích: 372 km2 và 201.234 (2006) cư dân. b. St Pierre và Miquelon trước đây một lãnh thổ hải ngoại (1816-1976) rồi đơn vị phụ thuộc (1976-1985) và từ năm 1985 chuyển thành tập hợp vùng. Nó gồm hai nhóm đảo đá gần phía Tây Nam bờ Newfoundland. Cư dân sống bằng nghề đánh cá. Sản phẩm cá là mặt hàng xuất khẩu chính. Nhóm đảo St Pierre có 25 km2 và Miquelon 214 km2. Cư dân của cả hai nhóm đảo là 7.026 (2006). Mayotte, St Pierre và Miquelon có 1 thượng nghị sĩ và 1 dân biểu đại diện chung trong Quốc hội Pháp.

7. Các lãnh thổ ở hải ngoại Thái Bình Dương - Châu Đại Dương - Nam cực.

a. Lãnh thổ Polynesia thuộc Pháp gồm 130 đảo, nằm rải rác giữa 5 quần đảo ở nam Thái Bình Dương được cai trị bởi một Hội đồng Bộ trưởng đứng đầu là 1 chủ tịch. Hội đồng và Quốc hội lãnh thổ có cơ sở chính tại Papeete ở Tahiti. Một tập hợp đảo gồm Windward và Leeward: có 1 thượng nghị sĩ và 2 dân biểu đại diện tại Quốc hội Pháp. Các nhóm đảo khác là nhóm đảo Marquesas, Tuamotu, Gambier và Austral. Tổng cọng các nhóm đảo được cai trị từ Tahiti chiếm 3.624 km2 và 274.578 (2006) cư dân trong đó hơn một nữa sống ở Tahiti. Tahiti là một nơi có phong cảnh đẹp núi non hùng vĩ bên cạnh bờ biển với những buồng dừa sai quả, chanh, cam, thơm và vanilla. Nuôi sò lấy ngọc trai cũng là sản phẩm chính. Tháng 9/1995, cư dân Tahiti tức giận bởi vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Pháp đứng lên làm bạo loạn phản đối rất mạnh.

b. Lãnh thổ thuộc Pháp phía Nam và đất liền ở Nam Cực gồm cả vùng đất Adellie trên Nam Cực và 4 nhóm đảo trong Ấn Độ Dương. Pháp đặt chân lên lãnh thổ Nam cực năm 1840, có 1 trạm nghiên cứu 1 bờ biển 297 km và dải đất liền dài 1.995 km chạy tới Nam cực. Hoa Kỳ không thừa nhận việc đòi hỏi chủ quyền quốc gia trên lục địa Nam cực. Có hai tảng băng trôi khổng lồ trong vùng là: Ninnis rộng 35 km dài 159 km và Ments rộng 17 km và dài 225 km. Hai nhóm đảo khác trong Ấn độ Dương là quần đảo Kerguelen, Pháp thăm dò vùng này năm 1772, gồm một đảo lớn và 300 đảo nhỏ. Đảo chính dài 139 km và rộng 119 km, có núi Ross cao 6.429 ft. Trạm nghiên cứu chính là Port - Aux - Francais. Hải cẩu (Seals) thường nặng tới hai tấn và cũng có nhiều cá voi xanh. Đảo có than đá, than bùn và đá chứa 50% giá trị của đá quý (gem). Còn quần đảo Crozet Archipelago, Pháp đến đây năm 1772, có diện tích 504 km2, phía đông đảo cao tới 6.560 ft. Đảo Saint Paul phía nam Ấn Độ Dương có mùa xuân ấm. Đảo Amsterdam gần Saint Paul cả hai nơi này có nhiều cá tuyết (Cod) và tôm hùm (Rock Lobster).

c. Lãnh thổ New Caledonia và các đơn vị phụ thuộc là một nhóm đảo ở Thái Bình Dương khoảng 1.794 km phía Đông Úc Đại Lợi, và khoảng cách tương tự phía Tây Bắc Newzealand. Các đơn vị phụ thuộc là nhóm đảo Loyalty, đảo Pines, quần đảo Belep Archipelago và nhóm đảo Huon. Đảo lớn nhất là New Caledonia có diện tích 16.906 km2 và các đảo khác cọng lại tổng diện tích lên tới 22.130 km2 với tổng dân số của lãnh thổ 219.246 (2006). Pháp chiếm trị vùng  này năm 1853. Lãnh thổ được cai trị bởi một Cao ủy và một Quốc hội vùng do dân bầu. Nó có 1 thượng nghị sĩ và 2 dân biểu đại diện tại quốc hội Pháp. Thủ đô: Noumea. Khai thác hầm mỏ là công nghiệp chính. New Caledonia cũng là một trong những nơi cung cấp kim loại trắng bạc lớn nhất thế giới. Khoáng sản hầm mỏ khác được tìm thấy là crôm, sắt, coban, mangan, bạc, chì, đồng và vàng. Sản phẩm nông nghiệp thì có: khoai mỡ, khoai ngọt, khoai tây, sắn, bắp và dừa. Năm 1987 trong một cuộc trưng cầu dân ý cử tri New Caledonia chọn ở lại với Cộng hòa Pháp. Năm 1988, có vài sự va chạm giữa người Pháp và người Melanesians. Ngày 21/4/1988, một thỏa ước đạt được giữa Pháp và các nhóm chính trị đối thủ bản địa New Caledonia xác định sẽ chia quyền cai trị trong một thời kỳ từ 15 đến 25 năm. Ngày 6/7 Pháp tu chỉnh Hiến pháp cho phép thổ dân quyền tự trị và cử tri New Caledonia chấp nhận giải pháp này ngày 8/11/1988 với một đa số 72%.           

d. Lãnh thổ của nhóm đảo Wallis và Futuna gồm hai cụm đảo ở tây nam Thái bình dương, phía nam Tuvalu, phía bắc Fiji và phía tây Samoa, trở thành một lãnh thổ hải ngoại của Pháp ngày 29/7/1961. Nhóm đảo có tổng diện tích 274 km2 và 16.025 (2006) cư dân. Đảo Alofi nối liền với Futuna không có người ở. Thủ đô Mata-Utu. Lãnh thổ có 1 thượng nghị sĩ, và 1 dân biểu đại diện trong Quốc hội Pháp. Sản phẩm chính ở đây là dừa, chuối, khoai lang và khoai sọ.

B. Pháp Quốc ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp của nền đệ V Cộng hòa, có hiệu lực thi hành ngày 4/10/1958, mở đầu bằng Tuyên ngôn Nhân quyền và có 89 điều khoản. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu, với nhiệm kỳ 7 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống có thể giải tán Quốc hội, sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, và Chủ tịch Thượng viện. Tổng thống có quyền ban hành tình trạng khẩn trương đáp ứng tình hình, nhưng không được giải tán Quốc hội trong thời kỳ đó. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 577 đại biểu (trong đó 555 từ nội địa, và 22 từ các Vùng, hoặc lành thổ hải ngoại thuộc Pháp), do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 348 nghị sỉ, không bầu trực tiếp mà bầu từ các địa phương và lảnh thổ hải ngoại, với nhiệm kỳ 6 năm, cứ mỗi 3 năm thì 1/2 nghị sỉ phải được thay thế. Tu chính hiến pháp ngày 24/9/2000, kể từ kỳ bầu cử tới, nhiệm kỳ Tổng thống giảm xuống còn 5 năm. Và tu chỉnh hiến pháp ngày 26/9/2004, nhiệm kỳ Nghị sỉ tại Thượng viện cũng giảm xuống còn 6 năm, thay vì trước đó 9 năm.           

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 64.057.790, dưới 15 tuổi 18,6%, trên 65 tuổi 16,3%. Mật độ cư dân: 100 người/km2. Thành phố: 76,7%. Sắc tộc: French, Slavic, North African, Basque thiểu số, Indochinese. Ngôn ngữ: French (chính), Italian, Breton, Alsatian (German), Corsican, Gascon, Portuguese, Provencal, Dutch, Flemish, Catalan, Basque, Romani. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 83-88%, Hồi giáo 5-10 %. Đất đai: Tổng diện tích: 643.427 km2. Diện tích đất: 640.053 km2. Địa điểm: phía tây Châu Âu, giữa Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Tây Ban Nha phía nam, Ý Đại Lợi, Thụy Sĩ và Đức phía đông, Luxembourg, Belgium phía bắc. Địa thế: một vùng bằng phẳng rộng lớn chiếm hơn một nữa quốc gia ở miền bắc và miền tây. Sông từ phía bắc và phía tây chảy về hướng tây là các con sông Seine, Loire, Garonne. Giữa núi non trùng điệp của miền trung là 1 cao nguyên. Miền đông là dãy núi Alps cao tới 15.771 ft (núi Blanc), thấp hơn là rừng Jura và rừng Vosges. Sông Rhon chảy từ hồ Geneva tới Địa Trung Hải. Dãy núi Pyrenees ở phía tây nam giáp ranh với Tây Ban Nha. Thủ đô: Paris. Thành phố đông dân: Paris 9.904.000, Lyon 1.423.000, Marseilles 1.400.000, Lille 1.044.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Nicolas Sarkozy, sinh 28/1/1955, nhậm chức 16/5/2007. Thủ tướng chính phủ: Francois Fillon, sinh 4/3/1954, nhậm chức 17/5/2007. Chính quyền địa phương: 22 vùng hành chánh và 96 đơn vị phụ thuộc. Ngân sách quốc phòng: 51,7 tỷ. Quân đội chính quy: 254.895. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, máy móc, trang thiết bị, xe hơi, máy bay, điện tử, hóa chất, hàng dệt, chế biến thực phẩm và du lịch. Nông sản: lúa mì, hạt ngũ cốc, nho, củ cải đường, khoai tây, rau quả. Pháp là quốc gia xuất khẩu thực phẩm lớn nhất ở Tây Âu. Tài nguyên: quặng nhôm, sắt, than đá, potash, gỗ xẽ, cá. Dự trữ nhiên liệu: 119,8 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 33%. Chăn nuôi: trâu bò 19,4 triệu, gà 161,5 triệu, dê 1,3 triệu, heo 14,7 triệu, cừu 8,5 triệu. Đánh cá: 831.450 tấn. Cung cấp điện: 542,4 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 4%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 24%, đóng góp 24%; lao động dịch vụ 72%, đóng góp 73%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 2.000 tỷ. Bình quân đầu người: 33.200. Tăng trưởng: 1,9%. Nhập khẩu: 600,1 tỷ. Bạn hàng: Germany 19%, Belgium 11%, Italy 8,3%, Spain 7%, Netherlands 6,7%, Anh 6,5%. Xuất khẩu: 548 tỷ. Bạn hàng: Germany 15,6%, Spain 9,6%, Italy 8,9%, Anh 8,2%, Belgium 7,2%, Hoa Kỳ 6,7%. Du lịch: 46,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.400 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 28,9 tỷ. Dự trữ vàng: 83,6 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 106,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 29.364 km. Bằng xe hơi: 29,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 6,4 triệu. Bằng máy bay: bay 116,8 tỷ km sân bay 292. Hải cảng: 4- Marsaille, Le Havre, Bordeaux, Rouen. Truyền thông: Máy truyền hình 620/1000 cư dân, Radio 946/1000. Điện thoại: 34,8 triệu. Internet: 30,1 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,7, nữ 84,2. Sinh xuất: 12,7/1000 người. Tử xuất: 8,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 51%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Qủy tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét