Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

CHƯƠNG VIII: 7 NƯỚC PHÍA NAM TRUNG ÂU (Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

CHƯƠNG VIII: 7 NƯỚC PHÍA NAM TRUNG ÂU.
1. SLOVAKIA - REPUBLIC OF SLOVAKIA.
A. Tiến trình phát triển. 
Người định cư ban đầu ở Slovakia là Illyrian, Celtic, và người du mục Đức. Nó liên kết với nhau thành Great Moravia trong thế kỷ thứ 9, và trở thành một phần của Hungary vào thế kỷ 11. Người Czech-Hussites xâm chiếm khu vực thế kỷ 15, và Hungary phục hồi quyền cai trị năm 1526. Slovaks tự mình tách khỏi Hungary sau chiến tranh Thế giới làn thứ I, và kết hợp với Czech của Bohemia thành lập cộng hòa Czechoslovakia ngày 28/10/1918. Bắt đầu đệ II thế chiến năm 1939, Đức quốc xã xâm lăng Czechoslovakia, hậu thuẩn cho một nhóm chính trị người Slovak tuyên bố Slovakia độc lập. Kết thúc đệ II thế chiến năm 1945, Slovakia lại kết hợp với Czech thành lập Czechoslovakia. Cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, sau cải tổ và đổi mới tại Liên xô làm dấy lên phong trào đòi cải cách dân chủ tại Czechoslovakia.
Ngày 17/7/1992, Slovakia tuyên bố chủ quyền, và Czechoslovakia chính thức trở thành 2 quốc gia độc lập. Cộng hòa Czech, và Slovakia ngày 1/1/1993. Mặc dù phát triển kinh tế còn chậm, Slovakia nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp châu Âu năm 1995. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25-26/9/1998, Vladimir Meciar đương kim Thủ tướng và Liên minh Quốc gia của ông ta không đạt đa số phiếu. Cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên ngày 29/5/1999 Vladimir Meciar bị đánh bại bởi Rudolf Schuster. Liên minh Trung hữu thành lập chính phủ sau cuộc bầu Quốc hội ngày 20-21/9/2002. Slovakia gia nhập Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) tháng 3/2004. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày ngày 3/4/2004, có 6 ứng viên dự tranh, không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết để đắc cử.
Tại vòng bầu chung cuộc ngày 17/4, Meciar lại thua đau, trước đối thủ Ivan Gasparovic (vòng đầu chỉ có 22,3% phiếu bầu so với 32,7% của Meciar), nguyên là đồng minh của ông ta. Slovakia trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp Châu Âu (EU), tháng 5/2004. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/6/2006, đảng Định hướng dẫn đầu chiến 50 ghế, kế là Liên minh Dân chủ-Thiên chúa giáo 31 ghế, và sau cùng Mặt trận Dân chủ Thiên chúa giáo 14 ghế. Là một trong những nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu phát triển nhanh nhất, Slovakia được chấp nhận sử dụng đồng tiền euro ngày 1/1/2009.
B. Cộng hòa Slovakia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Slovakia có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1993. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm 150 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tu chỉnh Hiến pháp tháng 9/1998, quy định Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, và không được quá 2 nhiệm kỳ. Quyền Tư pháp gồm Tòa án tối cao, các Thẩm phán do Quốc hội bầu chọn, và Tòa án hiến pháp, Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Quốc hội.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 5.455.407, dưới 15 tuổi 16,1%, trên 65 tuổi 12,3%. Mật độ cư dân: 112 người/km2. Thành phố: 56%. Sắc tộc: Slovak 86%, Hungarian 10%, Roma 2%. Ngôn ngữ: Slovak (chính), Hungarian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 69%, Tin lành 11, không tôn giáo 13%. Đất đai: Tổng diện tích: 48.845 km2. Diện tích đất: 48.800 km2. Địa điểm: phía đông miền trung châu Âu. Quốc gia láng giềng: Ba lan phía bắc, Ukrain phía đông, Hungarian phía nam, Áo và cọng hoà Czech phía tây. Địa thế: núi Capathians phía bắc, đồng bằng sông Danube màu mỡ phía nam. Thủ đô: Bratislava. Thành phố đông dân: Bratislava 424.000 cư dân, Kosice 242.000.
Chính trị và kinh tế: Loaị chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ivan Gasparovic, sinh 27/3/1941, nhậm chức 15/6/2004. Thủ tướng chính phủ: Robert Fico, sinh 15/9/1964, nhậm chức 4/7/2006. Chính quyền địa phưong: 8 đơn vị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 1,2 tỷ. Quân đội chính quy: 17.129. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, sản phẩm kim loại, điện tử, hơi đốt, chế biến thực phẩm, thức uống, lọc dầu, năng lượng hạt nhân. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, trái cây, củ cải đường, hoa bia. Tài nguyên: than nâu, sắt, đồng, nguyên tố mangan, muối. Dự trữ nhiên liệu: 9 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 29%. Chăn nuôi: trâu bò 507.820, gà 13 triệu, dê 38.352, heo 1,1 triệu, cừu 332.571. Đánh cá: 2.981 tấn. Cung cấp điện: 19,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 6%, đóng góp 6%; công nghiệp 38%, đóng góp 48%; và dịch vụ 56%, đóng góp 46%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Koruna (tháng 9/2008: 21,6=1 USD; ). Tổng sản phẩm nội địa: 109,6 tỷ. Bình quân đầu người: 20.300. Tăng trưởng: 10,4%. Nhập khẩu: 58,4 tỷ. Bạn hàng: Germany 23,6%, Cọng hoà Czech 18,2%, Russia 11%, Hungary 6%, Áo 5,5%, Ba Lan 4,9%, Italy 4,4%. Xuất khẩu: 57,5 tỷ. Bạn hàng: Germany 23,7%, Cọng hoà Czech 14,1%, Italy 6,5%, Ba Lan 6,2%, Austria 6%, Hungary 5,8%, France 4,3%, Hoà Lan 4,2%. Du lịch: 1,5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 36 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 11,4 tỷ. Dự trữ vàng: 1,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 2,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.660 km. Bằng xe hơi: 1,3 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 197.000. Bằng máy bay: bay 847,7 triệu km, sân bay 20. Hải cảng: 2- Bratislava, Komarno. Truyền thông: máy truyền hình 418/1000 cư dân, Radio 967/1000. Điện thoại: 1,2 triệu. Internet: 2,4 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 71,2, nữ 79,3. Sinh xuất: 10,6/1000 người. Tử xuất: 9,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 86%, đại học 27%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).
2. HUNGARY - REPBLIC OF HUNGARY. 
A.Tiến trình phát triển. 
Tộc người định cư đầu tiên ở Hungary là Slav và Germanic, bị xâm chiếm bởi người Magyards từ phía đông. Từ năm 997 đến 1038, dưới sự cai trị của Stephen I người được Giáo hoàng Sylvester II phong chức vua năm 1000. Trong thế kỷ 15, đế quốc Ottanian bành trướng tới biên giới phía nam Hungary, nhưng bị đánh bật ra. Dù vậy, đến năm 1526 Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ cũng thôn tính miền nam và miền trung Hungary. Miền tây đến dưới sự cai trị của Hapsburg, từng bước mở rộng gần như toàn bộ Hungary, sau khi trục xuất được Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi lảnh thổ năm 1699. Năm 1703, ở cương vị thống trị, Hoàng đế Charles của Austria phục hồi Hiến pháp và Quốc hội Hungary. Cảm nhận chủ nghĩa quốc gia của người Hung, hậu thuẫn cho nhà lãnh đạo dân chủ cấp tiến Lajos Kossuth, thành lập một chính quyền độc lập với Austria.
Năm 1859 và 1866, quân đội Austria đánh bại Italy, và Prussia, và buộc hoàng đế ôn hoà thoái vị. Theo thoả hiệp năm 1867, một chế độ Quân chủ lưởng quyền được thành lập, với Hoàng đế của Áo và vua Hung tồn tại song song. Hungary chỉ lo phần nội trị. Còn quốc phòng và ngoại giao trở thành trách nhiệm kết hợp Austro-Hungaria. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, Hungary chiến đấu bên cạnh nước Áo. Sau chiến tranh, Hungary mất Transylvania cho Romania, Croatia, và Bacska cho Yugoslavia; Slovakia, và Carpatho-Ruthenia cho Czechoslovakia. Tất cả các phần đất này có một số lớn người thiểu số Hungary. Tháng 11. 1918, một Hội đồng Quốc gia cai trị Cộng hoà như một chính quyền lâm thời. Tình hình chính trị trở nên phức tạp hơn, bởi cuộc xâm lăng của Romania.
Năm 1920, chính quyền Cộng hoà dưới sự lảnh đạo của Michael Karolyi, và lảnh tụ đảng Cộng sản Bolshevish Bela Kun nhất trí tán thành phục hồi chế độ Quân chủ, với Admiral Nicholas Horthy làm nhiếp chánh, cai trị thay vua. Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Hungary tham chiến cạnh Đức Quốc Xã, quân Hung chiếm đóng và ngay sau đó được sáp nhập vào Hungary hầu hết các phần đất bị mất trong năm 1918, sau Thế chiến I. Quân đội Liên Xô tiến chiếm Hungary năm 1944-1945. Và bằng một hiệp ước ngưng bắn với lực lượng Đồng minh, Hungary từ bỏ tất cả các vùng đã chiếm đóng, trở lại đường biên giới với Czechoslovakia, và các nước khác theo quy định phân ranh năm 1937. Ngày 1.2.1946, một chế độ Cộng hoà ra đời, và Zoltan Tildy được bầu làm Tổng thống. Năm 1947, Cộng sản buộc Tildy rời chức vụ.
Thủ tướng Imre Nagy, người nhận chức từ giữa năm 1953 cũng bị bải chức ngày 18.4.1955, bởi chủ trương ôn hoà, cổ vũ nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng của ông ta. Năm 1956, công chúng đòi cách chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Emo Gero, và thành lập một chính phủ do Nagy cầm đầu. Sau ngày hứa thỏa mản yêu sách của công chúng, không được chính quyền thực hiện, ngày 23/10, nhiều cuộc biểu tình chống sự cai trị của Cộng sản thành các cuộc bạo loạn khắp nơi. Ngày 4.11, quân đội Xô viết tung ra một cuộc hành quân lớn nhắm vào Budapest với 200.000 quân, 2500 xe bọc thép, và nhiều xe trong pháo hàng nặng. Khoảng 200,000 người thoát chạy khỏi Hungary. Hàng ngàn người bị bắt, và bị xử tử kể cả Nagy trong tháng 6.1958. Mùa xuân 1963, chế độ trả tự do cho những người bị bắt giam từ cuộc bạo loạn 1956.
Năm 1968, quân đội Hungary một trong các nước khối Warsaw đưa quân xâm lăng Czechoslovakia. Cải cách kinh tế được phát khởi đầu năm 1968, chuyển từ hệ thống kế hoạch trung ương tập quyền thành kinh tế thị trường trên cơ sở lợi nhuận. Năm 1989, Quốc hội thông qua Đạo luật cho phép tự do hội họp, tự do lập hội. Tháng 10/1989, đảng Cộng sản chính thức giải tán. Và ngày 19.6.1991, người lính Liên Xô cuối cùng rời khỏi Hungary. Ngày 12.3.1999, Hungary trở thành thành viên của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 1/5/2004, Hungary được chính thức gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU). Ngày 7/6/2005, Laszlo Solyom được Quốc hội bầu làm Tổng thống. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9 và 23/4/2006, đảng Xã hội dẫn đầu chiếm 186/386 ghế, kế là Liên minh Civic 164 ghế, và sau cùng đảng Somogyert chiếm 1 ghế.
Một thông tin vừa hé lộ, Thủ tướng Ferenc Gyurcsany thú nhận rằng, trong cuộc vận động bầu cử hồi tháng 4/2006, ông ta “sáng, trưa, và tối” luôn nói dối về tình hình kinh tế, làm dấy lên một làn sóng biểu tình phản đối, đòi ông phài từ chức. Ngày 15/3/2007, 10 ngàn người lại xuống đường biểu tình chống đối Gyurcsany trong thủ đô Budapest.
B. Cộng hoà Hungary ngày nay.    

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Hungary được Quốc hội thông qua ngày 18/10/1989, xóa bỏ cụm từ Cộng hòa Nhân dân trước tên nước Hungary độc lập. Tu chỉnh hiến pháp năm 1997, chỉ rõ nguyên thủ quốc gia là Tổng thống được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm 386 đại biểu, do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Tòa án Hiến pháp mới thành lập tháng 1/1990, với chức năng giải thích Hiến pháp và xem xét lại các luật khi có khiếu nại vi hiến.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 19.930.915, dưới 15 tuổi 15,2, trên 65 tuổi 15,6 %. Mật độ dân cư: 107 người/km2. Thành phố: 66,3%. Sắc tộc Hungarian 92%, Roma 2%. Ngôn ngữ Hungarian (chính), Romani, German, Slavic languages, Roman. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 52%, Tin lành 16, không tôn giáo 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 93,030 km2. Diện tích đất: 92.340 km2. Địa điểm: phía đông miền trung Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Slovakia, Ukrain phía bắc, Austria phía tây, Slovenia, Yugoslavia, Croatia phía nam, Romania phía đông. Địa thế: sông Danube tạo thành đường biên giới phía tây bắc đi về phía nam chia quốc gia thành hai phần. Nửa phía đông là một vùng đồng bằng màu mở lớn, nửa còn lại phía tây và phía bắc là đồi thấp. Thủ đô: Budapest 1.679.000 cư dân. 

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Laszlo Solyom, sinh 3/1/1942, nhậm chức 5/8/2005. Thủ tướng chính phủ: Ferenc Gyurcsany, sinh 4/6/1961, nhậm chức 29/9/2004. Chính quyền địa phương: 19 đơn vị hành chánh tỉnh, 20 đơn vị thành phố, 1 thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 1,8 tỷ. Quân đội chính quy: 32.300. Kinh tế: công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, xe hơi, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mỳ, bắp, khoai tây, củ cải đường, hoa hướng dương. Tài nguyên: than đá, quặng nhôm, khí thiên nhiên, nguyen liệu phân bón. Dự trử nhiên liệu: 20,2 triệu thùng. Đất nông nghiệp 50%. Chăn nuôi: trâu bò 702.000, gà 30,3 triệu, dê 70.000, heo 4 triệu, cừu 1,3 triệu. Đánh cá: 22.229 tấn. Cung cấp điện: 34 tỷ kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 6%, đóng góp 3%; công nghiệp 33 đóng góp 23%; và dịch vụ 61 đóng góp 64%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Forint (tháng 9/2008, 171,9=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 191,3 tỷ. Bình quân đầu người: 19.000. Tăng trưởng: 1,3%. Nhập khẩu: 87,9 tỷ. Bạn hàng: Đức 27,2%, Nga 8,4%, Trung Quốc 7,1%, Austria 6,2%, France 4,7%, Ý 4,5%, Hoà Lan 4,3%, Ba Lan 4,2%. Xuất khẩu: 88,8 tỷ. Bạn hàng: Đức 29,5%, Italy 5,6%, Áo 5%, France 5%, Anh quốc 4,5%, Romania 4,2%, Ba Lan 4%. Du lịch: 4,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 71,7 tỷ. Dự trử ngoại tệ 15,1 tỷ. Dự trử vàng 100.000 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 8.054 km. Bằng xe hơi: 2,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 427.000. Bằng máy bay: bay 3,5 tỷ km, sân bay 20. Truyền thông: máy truyền hình 447/1000 cư dân, Radio 689/1000. Điện thoại: 3,3 triệu. Internet: 4,2 triệu người sử dụng. Y tế sức khoẻ: Tuổi thọ: nam 69, nử 77,6. Sinh xuất: 9,6/1000 cư dân. Tử xuất: 13/1000. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-16, biết đọc biết viết 98%, trung  học 98%, đại học 34%.
Tham gia tổ chức thế giới:Liên Hiệp Quốc(UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng  Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
3. ROMANIA.

A. Tiến trình phát triển. 
Romania được người ta biết đến rất sớm trước khi nó hợp nhất với bộ tộc du mục Thracians thường gọi là Dacians. Vương quốc Dacian bị La Mã chiếm trị từ 106 đến 271, người và ngôn ngử của Dacian bị La Mã hoá. Cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nhiều lãnh địa phong kiến gọi là "Công quốc” ở lưu vực sông Danube là Wallachia và Moldavia bị khuynh đảo bởi Thổ Nhỉ Kỳ. Đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên khoảng 1300 kéo dài tới 1922, là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới trong những năm 1500 và 1600. Tại đỉnh cao của nó vùng thống trị gồm Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Tây Nam Á, Đông Nam Âu, và phần lớn Bắc Phi. Trong thời kỳ chiếm trị Romani, Ottoman giao cho quý tộc địa phương cai trị như đại diện Thổ Nhĩ Kỳ. Đến năm 1711, khi Ottoman nghi ngờ những người này có vẻ như ủng hộ Russian, nên bị thay thế bởi các tay buôn gan dạ người Hy Lạp.
Ở cương vị cai trị, người Hy Lạp còn gọi là Phanariots rất hà khắc, moi tiền cư dân bằng nhiều cách hối lộ, tống tiền, tham nhũng khiến ảnh hưởng của Russian ngày càng tăng. Giữa năm 1829 và 1834, Russian giúp tái lập một số Công quốc nhưng chẳng bao lâu sau, Russian lại chi phối lên các Công quốc ấy. Năm 1859, hai Công quốc Wallachia và Moldavia thống nhất làm một, và trở thành quốc gia Romania năm 1861. Năm 1877, Romania tuyên bố độc lập, tách ra khỏi sự phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ, và trở thành một Vương quốc được thừa nhận bởi hiệp ước Berlin năm 1878. Năm 1881, Vương quốc dưới sự lảnh đạo của vua Carol I. Năm 1886, Carol thành lập Quốc hội lưởng viện, và cai trị theo chế độ Quân chủ lập hiến. Romania gia nhập với phe Đồng minh trong chiến tranh Thế giới lần thứ I.
Sau chiến tranh, Romania có thêm Bessarabia, Bukovina, Transylvania, và Banat. Năm 1940, theo sau việc Đức Quốc Xã (Nazi), và Liên Xô xâm chiếm, Romania buộc phải nhường Bessarabia, và phía Bắc Bukovina cho Liên Xô, phần phía Nam Dobrudja cho Bulgaria, và phía Bắc Transylvania cho Hungary. Vua Carol II thoái vị, nhường ngôi cho con trai là Michael. Ngày 22/6/1941, Thủ tướng Marshal Ion Antonescu, đứng về phía Đức tuyên chiến với Liên Xô. Ngày 23/8/1944, với sự hậu thuẫn của các đảng đối lập, vua Michael, bải nhiệm Thủ tướng Antonescu, và Romania gia nhập Khối Đồng minh. Thoả hiệp ngưng bắn tạm thời tháng 9/1944, trao cho quân đội Liên Xô kiểm soát lảnh thổ Romania, như báo trước nó sẽ thành lập một chế độ Cộng sản trong tương lai. Cuộc bầu cử tháng 11.1946, được tổ chức trong một bầu không khí có sự đe doạ và gian lận.
Vua Michael bị buộc phải từ chức, và Cộng hoà Nhân dân Romania chính thức thành lập. Tháng 6/1952, lãnh tụ Cộng sản Gheorghe Gheorghiu-Dej trở thành Thủ tướng, tự mình đứng ra thanh trừng các đồng chí từng lãnh đạo của ông ta trong những năm đầu thập niên 1950. Thảng 3/1961, Gheorghiu-Dej được bầu làm Tổng thống. Trong quan hệ đối ngoại, Gheorghiu-Dej duy trì được sự độc lập nhất định đối với Liên Xô, nhưng trong nội bộ thì ra sức đàn áp, bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến, thực thi triệt để chủ trương bần cùng hoá nhân dân. Khi ông ta chết tháng 3/1965, thì Nicolae Ceausescu kế thừa chức Bí thư thứ nhất, còn Chivu Stoica trở thành Tổng thống. Ngày 22/8/1965, công bố Hiến pháp mới, đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Romania.
Nicolae Ceausescu được bầu chức Tổng bí thư đảng tháng 6/1965, đến tháng 12/1967 trở thành Tổng thống, ra sức thúc ép đẩy nhanh tiến trình quốc hữu hoá công nghiệp, tập thể hoá nông nghiệp, và nhà nước thực hiện quyền làm chủ đất đai, xoá bỏ sở hữu tư nhân. Trong thập niên1970, Romania vay nhiều nợ từ phương Tây để phát triển công nghiệp cơ bản. Nhưng sau năm 1981, trong một nổ lực xuất khẩu tối đa và xiết chặt nhập khẩu, để có 10 tỷ trả nợ đáo hạn. Điều này đã đưa lại cho người dân Romania một sự khó khăn ghê gớm, làm bùng nổ các cuộc biểu tình phản đối, như cuộc phản đối của công nhân tại Brasov ngày 15/11/1987. Tháng 11/1989, đảng Cộng sản Romania tái bầu Ceausescu vào chức Tổng bí thư. Ngày 16/12/1989, quân đội nổ súng giết chết hàng trăm người biểu tình chống chính phủ ở Timoshoara.
Làn sóng chống đối bạo động đã lan rộng ở nhiều thành phố khác, Ceausescu tuyên bố tình trạng khẩn trương. Ngày 21/12/1989 tại Bucharest, lực lượng an ninh lại nổ súng vào những người biểu tình phản đối. Ngày 22/12, một số đơn vị quân đội tham gia cuộc bạo loạn, và lập ra một "Hội đồng Cứu nguy Quốc gia" công khai tuyên bố họ đã lật đổ chính quyền. Các trận đánh ác liệt diễn ra giữa quân đội ủng hộ chính quyền mới, và lực lượng trung thành với Ceausescu. Ceausescu và vợ ông ta bị bắt, sau đó trong một phiên xử họ bị xem là người phạm tội dịêt chủng, và bị kêu án tử hình ngày 25/12/1989. Các đảng viên Cộng sản củ vẫn cầm quyền trong những năm sau đó. Ngày 8/12/1991, một Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành trong đó hệ thống chính trị đa dạng được áp dụng. Năm 1996, các công ty quốc doanh được tư nhân hoá.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3 và 7/11/1996, hầu hết đảng viên cộng sản đều bị thất cử, nhưng họ trở lại chính quyền trong cuộc bầu ngày 26/11 và 10/12/2000. Romania trở thành thành viên chính thức của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 2004. Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 28/11/2004, có 12 ứng viên dự tranh Tổng thống, không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết, và tại vòng bầu chung cuộc ngày 12/12, lảnh tụ đối lập Thị trưởng Bucharest, Traian Basescu đắc cử với 51,2% phiếu bầu. Tại Quốc hội, Liên minh Quốc gia dẫn đầu chiếm 132 ghế tại Hạ viện, và 57 ghế tại Thượng viện, kế là Liên minh Công lý và Chân lý chiếm 113 ghế đại biểu và 49 nghị sỉ, và sau cùng là Liên minh Dân chủ chiếm 22 ghế tại Hạ viện ,và 10 tại Thượng viện.
Trận lụt trong tháng 7 và 8/2005, làm hơn 50 người thiệt mạng. Romania gia nhập Liên hiệp Châu Âu ngày 1/1/2007. Ngày 19,4/2007, Quốc hội thông qua quyết định ngưng chức Tổng thống Basescu, như một giải pháp tạm thời nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp chính trị. Nhưng trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 19/5, cử tri không đồng ý việc cách chức và ngày 23/5, Basescu được phục hồi chức vụ. Romania khẳng định là đồng minh của Hoa Kỳ, và có 400 quân tham chiến ở Iraq, và 750 quân tham chiến ở Afghanistan tính đến giữa năm 2007.
B. Romania ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Romania có hiệu lực thi hành năm 1991, và thay thế bởi Hiến pháp được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 18-19/10/2003. Hiến pháp chỉ rõ Romania là một nước Cộng hòa pháp trị, tôn trọng quyền riêng tư, sở hữu tài sản và kinh tế thị trường. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật, nếu được 2/3 đại biểu Quốc hội đồng ý. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 332 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 137 nghị sỉ, cũng do dân bầu, với nhiệm kỳ 4 năm. Một tòa án Hiến pháp với chức năng giải thích Hiến pháp và các luật bị cho là bất hợp hiến.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 22.246.862, dưới 15 tuổi 15,6% trên 65 tuổi 14,7%. Mật độ cư dân: 96 người/km2. Thành phố: 53,7%. Sắc tộc: Romanian 90%, Hungarian 7%, Roma 3%. Ngôn ngữ: Romanian (chính), Hungarian, German, và Roman. Tôn giáo: Chính thống giáo Romanian 87%, Tin lành 8%, Thiên chúa giáo La mã 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 237.500 km2. Diện tích đất: 230.340 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu, trên bờ biển Đen. Quốc gia láng giềng: Moldova  phía  đông,  Ukrain phía bắc, Hungary, Serbia, và Montenegro phía tây, Bulgaria phía nam. Địa thế: Dảy núi Carpathian nằm phía trung, bắc, và cao nguyên Transylvanian. Đồng bằng rộng ở phía nam, đông và núi thấp dần xuống cho tới khi gặp hệ thống sông Danube. Thủ đô: Bucharest: 1.942.000 cư dân. 
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Traian Basescu, sinh 4/11/1951, nhậm chức 20/12/2004 (bị ngưng chức từ ngày 20/4 đến 23/5/2007). Thủ tướng chính phủ: Calin Popescu-Tariceanu, sinh 14/1/1952, nhậm chức 29/12/2004. Chính quyền địa phương: 41 đơn vị hành chánh và 1 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 3,2tỷ. Quân đội chính quy: 74.267. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, máy móc hạng nhẹ, lắp ráp xe hơi, gỗ xẻ, hàng dệt, giày dép. Nông sản: lúa mì, bắp, khoai tây, nho, củ cải đường, hạt hoa hướng dương. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu lửa, khí đốt, muối, gổ xẽ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 600 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 39%. Chăn nuôi: trâu bò 2,9 triệu, gà 85 triệu, heo 6,8 triệu, cừu 7,7 triệu, dê 727.000. Đánh cá: 14.752 tấn. Cung cấp điện: 56,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 30%, đóng góp 13%; công nghiệp 23%, đóng góp 38%; và dịch vụ 47%, đóng góp 49%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Leu (tháng 9/2008: 2,5=1 USD). Tổng sản phẩm nội địạ: 245,5 tỷ. Bình quân đầu người: 11.400 USD. Tăng trưởng: 6%. Nhập khẩu: 64,3 tỷ. Bạn hàng: Germany 16,6%, Italy: 12,9%, Trung Quốc 11,3%, Russia 6,1%, Hungary 5,8%, France 5,3%. Xuất khẩu: 40,3 tỷ. Bạn hàng: Italy 16,1%, Germany 15,3%, Thổ Nhĩ Kỳ 7,8%, Hungary 6,4%, France 6,3%, Áo 4,7%, Anh 4,5%. Du lịch: 1,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 60,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 23,5 tỷ. Dự trữ vàng: 3,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 4,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 11.382 km. Bằng xe hơi: 3,4 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 533.000. Bằng máy bay: bay 1,5 tỷ km, sân bay 25. Hải cảng: 2- Constanta, Braila. Truyền thông: máy truyền hình 312/1000 cư dân, Radio 335/1000. Điện thoại: 4,3 triệu. Internet: 12 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 68,7, nữ 75,9. Sinh xuất: 10,6/1000 người. Tử xuất: 11,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm-0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 23,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 97%, trung học 80%, đại học 18%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN). và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).
4. SLOVENIA - REPUBLIC OF SLOVENIA.
A. Tiến trình phát triển.
Người Slovenia định cư trong vùng đất hiện tại của họ từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8. German chiếm trị đầu thế kỷ thứ 9. Lịch sử chính trị cận đại của Slovenia từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20, khi nó bị sáp nhập vào đế quốc Habsburg rồi phát triển như một phần của Liên minh Hung-Áo. Sau khi Liên minh Hung-Áo bị đánh bại trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, vùng đất của Slovenia trở thành một phần của vương quốc Serbs, Croats, và Slovenes, rồi trở thành một Cọng hòa trong Liên bang Nam Tư (Yugoslavia). Năm 1989, Quốc hội Slovenia thông qua tu chính Hiến pháp lập chính quyền mới ly khai khỏi Liên bang Nam Tư. Ngày 2/9/1990, Quốc hội soạn thảo văn kiện cho nền độc lập quốc gia, và tại cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 23/12, có 85% số phiếu ủng hộ văn kiện tuyên bố quốc gia độc lập nầy.
Ngày 25/6/1991, Slovenia tuyên bố độc lập, nhưng chấp nhận đề nghị hoãn lại 3 tháng để thương thảo hoà bình với Liên bang Yugoslavia, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp Châu Âu. Ngày 27/6, quân đội Liên bang Yugoslavia tiến vào Slovenia dưới danh nghĩa bảo vệ đường biên giới bên ngoài Yugoslavia. Nhưng sau vài trận đụng độ họ rút lui cuối tháng 7. Sau 3 tháng “hoãn lại”, ngày 8/10/1991, Slovenia (và Croatia) chính thức công bố độc lập tách ra khỏi Liên bang Yugoslavia. Slovenia gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày 22/5/1992. Bắt đầu liên kết mậu dịch với Liên hiệp Châu Âu. Tháng 3/2004, Slovenia trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU), và Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/10/2004, Đảng Dân chủ Trung hữu dẫn đầu chiếm 29 ghế, kế là đảng Dân chủ Tự do đương quyền 23 ghế, và đảng Dân chủ Nhân dân chiếm 4 ghế.
Ngày 1/1/2007, Slovenia được chính thức gia nhập hệ thống tiền tệ Châu Âu đồng euro. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 21/10/2007, có 7 ứng viên dự tranh, nhưng không có ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết. và tại vòng bầu chung cuộc ngày 11/11/2007, ứng viên Danilo Turk đắc cử với 68% phiếu bầu. Ngày 5/3/2008, Slovenia trở thành quốc gia đầu tiên trong trong Liên bang Nam Tư củ công nhận quốc gia Kosovo độc lập.
B. Cộng hoà Slovenia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Slovenia có hiệu lực thi hành ngày 23/12/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Slovenia là một nước Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 90 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 40 nghị sỉ, cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Chức năng của thượng viện là xem xét dự luật từ hạ viện, và có quyền phủ dự luật đó. Ngành Tư pháp gồm tòa án Tối cao trong đó các Thẩm phán do Quốc hội bầu chọn, và tòa án Hiến pháp, Thẩm phán do đề nghị của Tổng thống và cũng do Quốc hội bầu chọn, với nhiệm kỳ 9 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.007.711, dưới 15 tuổi 13,6%, trên 65 tuổi 16,3%. Mật độ cư dân: 99 người/km2. Thành phố: 49,5%. Sắc tộc: Slovene 83%, Croat 2%, Serb 2%, Bosniak 1%. Ngôn ngữ: Slovenian (chính), Serbo-Croatian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 58%, Hồi giáo 2%, không tôn giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 20.273 km2. Diện tích đất: 20.151 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Croatia phía đông nam và nam, Austria phía bắc, Hungary phía đông bắc, Italy phía tây. Địa thế: hầu hết đồi thấp, 42% là đất trồng rừng. Thủ đô: Ljubljana 244.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Danilo Turk, sinh 19/2/1952, nhậm chức 22/12/2007. Thủ tướng chính phủ: Janez Jansa, sinh 17/9/1958, nhậm chức 9/11/2004. Chính quyền địa phương: 183 Hội đồng nông thôn, 11 Hội đồng thành phố (tương đương phường xã). Ngân sách quốc phòng: 750 triệu. Quân đội chính quy: 5.973. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim, sản phẩm kim khí điện máy, xe vận tải, trang thiết bị  điện, sản phẩm len, hảng dệt, hóa chất, máy công cụ. Nông sản: Khoai tây, lúa mì, cây hoa làm rượu bia, củ cải dường, bắp, nho. Tài nguyên: than bùn, chì, nhôm, bạc, uranium, gổ xẻ, thủy điện, thủy ngân. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 9%. Chăn nuôi: trâu bò: 451.293, gà 2,9 triệu, dê 27.798, heo 575.120, cừu 131.528. Đánh cá: 2.500 tấn. Cung cấp điện: 14,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 3%, đóng góp 3%; công nghiệp 36%, đóng góp 40%; và dịch vụ 61%, đóng góp 57%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 54,7 tỷ. Bình quân đầu người: 27.200 USD. Tăng trưởng: 6,1%. Nhập khẩu: 29,3 tỷ. Bạn hàng: Đức 19,7%, Italy 18,1%, Áo 11,9%, France 6%, Croatia 4,7%, Pháp 6,5%, Nga 4,4%. Xuất khẩu: 27 tỷ. Bạn hàng: Đức 20,1%, Italy 13%, Croatia 9,1%, Austria 8,8%, France 6,5%, Russia 4,4%. Du lịch: 1,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 19 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 0,6 tỷ. Dự trữ vàng: 100.000 ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 3,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.229 km.  Bằng xe hơi: 971.100 đầu xe, xe hơi cá nhân: 62.700. Bằng máy bay: bay 710,8 triệu km, sân bay 6. Hải cảng: 3- Isola, Koper, Piran. Truyền thông: máy truyền hình 326/1000 cư dân, Radio 404/1000. Điện thoại: 875.100. Internet: 1,3 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 73, nữ 80,7. Sinh xuất: 9/1000 người. Tử xuất: 10,5/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 99%, trung học 99%, đại học 53%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE), Liên hiệp Châu Âu (EU), Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).
5. BULGARIA - REPUBLIC OF BULGARIA.
A. Tiến trình phát triển.
Bulgaria được định cư bởi người Slavs từ thế kỷ thứ 6. Người Turkic Bulgars đến trong thế kỷ thứ 7. Kết hợp với người Slavs, trở thành quốc gia Thiên chúa giáo trong thế kỷ thứ 9, và là đế quốc hùng mạnh trong thế kỷ thứ 10 và 12. Bị Ottoman-Thổ Nhỉ Kỳ chiếm trị từ năm 1396, và kéo dài 500 năm. Cuộc bạo loạn năm 1876, đưa đến việc thành lập Vương quốc độc lập năm 1908. Sau chiến tranh vùng Balkan lần thứ I, Bulgaria mở rộng thêm lãnh thổ. Nhưng bị mất vùng ven biển Aegean trong chiến tranh Thế giới lần thứ I. Khi nổ ra chiến tranh Thế giới lần thứ II, Bulgaria cùng với Đức gia nhập “Phe trục”, nhưng rút lui năm 1944. Ngày 8/9/1946, với sự giúp đỡ của Liên Xô, đảng Cộng sản nắm quyền lực, xoá bỏ chế độ Quân chủ. Ngày 10/11/1986, Todor Zhivkov, sau 35 năm nắm quyền lực vừa là lãnh tụ đảng và là người cầm đầu quốc gia từ chức.
Tháng 1/1990, Zhivkov bị kết án tù về tội tham nhũng và lạm dụng quyền hành. Cũng tháng 1/1990, Quốc hội thông qua đạo luật huỷ bỏ vai trò thống trị của đảng Cộng sản được ghi trong Hiến pháp. Ngày 12/7/1991, Hiến pháp mới của Bulgaria có hiệu lực. Một chương trình kinh tế nghiêm túc được áp dụng từ tháng 5/1996. Ngày 2/10, nhà lãnh đạo đảng Cộng sản trong một thời gian dài, nguyên Thủ tướng Andrei Lukanov bị ám sát ở Sofia. Petar Stoyanov chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống chung cuộc ngày 3/11. Nền kinh tế Bulgaria trở nên xấu đi dẫn đến các cuộc biểu tình khắp nơi, đặt biệt là cuộc tuần hành biểu dương trong tháng 1/1997. Lực lượng Dân chủ thống nhất chống cọng (UDF) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 19/4/1997.
Nhưng lực lượng này (UDF) lại thất bại trong cuộc bầu cử ngày 17/6/2001, trước Mặt trận Quốc gia do nhà vua củ Simeon II lảnh đạo. Lãnh tụ đối lập đảng xã hội Georgi Parvanov giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống chung cuộc ngày 18/11/2001. Ngày 2/4/2004, Bulgaria trở thành thành viên chính thức của Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương NATO. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/6/2005, Liên minh Xả hội dẫn đầu, chiếm 82/240 ghế, kế là Mặt trận Quốc gia 53 ghế và sau cùng là đảng Nhân dân Thống nhất 13 ghế. Tại cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/10/2006, có 6 ứng viên dự tranh, nhưng không có đủ 50% cử tri tham gia đầu phiếu, nên ngày 29/10 phải tổ chức bầu vòng chung cuộc, và đương kim Tổng thống Georgi Parvanov đắc cử, vơí 75,9% phiếu bầu. Bulgaria gia nhập Liên hiệp Châu Âu ngày 1/1/2007.
B. Cọng hoà Bulgaria ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Bulgaria có hiệu lực thi hành ngày 12/7/1991. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm 240 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 7.262.675, dưới 15 tuổi 13,8%, trên 65 tuổi 17,6%. Mật độ cư dân: 65 người/km2. Thành phố: 70,2%. Sắc tộc: Bulgarian 84%, Turks 9%, Roma 5%. Ngôn ngữ: Bulgarian (chính), Turkish. Tôn giáo: Chính thống giáo Bulgarria 83%, Hồi giáo 12%.  Đất đai: Tổng diện tích: 110.910 km2. Diện tích đất: 110.550 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Âu, và đông bán đảo Balkan trên biển đen. Quốc gia láng giềng: Yugoslavia, Macedonia phía tây, Romania phía bắc, Turks, Greece phía nam. Địa thế: núi Stara Planina (Balkan) chạy từ đông sang tây xuyên qua miền trung, đồng bằng Danube ở phía bắc, núi Rhodope phía tây nam, và đồng bằng Thracian ở đông nam. Thủ đô: Sofia 1.185.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Georgi Parvanov, sinh 28/6/1957, nhậm chức 22/01/2002 (tái bầu tháng 10/2006). Thủ tướng chính phủ: Sergey Stanishev, sinh 5/5/1966, nhậm chức 16/8/2005. Chính quyền địa phương: 28 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 864 triệu. Quân đội chính quy: 40.747. Kinh tế: Công nghiệp điện gia dụng, kim khí điện máy, hóa chất, chế biến thực phẩm, thức uống, thuốc lá.  Nông sản: lúa mạch, lúa mì, củ cải đường, hoa hướng dương, trái cây, hạt có dầu, rau quả, thuốc lá. Tài nguyên: than đá, chì, đồng, quặng nhôm, kim loại mạ thép không gỉ, gổ xẻ. Dự trữ nhiên liệu: 15 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 30%. Chăn nuôi: trâu bò 628.271, gà 18 triệu, dê 549.076, heo 1 triệu, cừu 1,6 triệu. Đánh cá: 10.801 tấn. Cung cấp điện: 41,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 8%, đóng góp 1%; công nghiệp 34%, đóng góp 40%; và dịch vụ 58%, đóng góp 59%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lev (tháng 9/2008: 1,4=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 86,3 tỷ. Bình quân đầu người: 11.300 USD. Tăng trưởng: 6,2%. Nhập khẩu: 28,7 tỷ. Bạn hàng: Russia 16,8%, Germany 12,4%, Italy 8,7%, Turkey 6,4%, Trung Quốc 5,4%, Greece 5,1%. Xuất khẩu: 18,4 tỷ. Bạn hàng: Turkey 10,8%, Italy 10,1%, Germany 9,9%, Greece 8,2%, Bỉ 64,%. Du lịch: 2,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 15,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 10,4 tỷ. Dự trữ vàng: 1,2 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 8,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 4.292 km. Bằng xe hơi: 2,5 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 371.000. Bằng máy bay: bay 746,8 triệu tỷ km, sân bay 131. Hải cảng: 2 – Varna, Burgas. Truyền thông: máy truyền hình: 429/1000 cư dân, Radio 537/100. Điện thoại: 2,3 triệu. Internet: 4 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 69,2, nữ 76,7. Sinh xuất: 9,6/1000 người. Tử xuất: 14,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm 0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 18,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học: 7-14, biết đọc biết viết 98%, trung học 87%, đại học 43%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO).  và Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
6. GREECE - HELLENIC REPUBLIC (HY LẠP).
A.Tiến trình phát triển.
Thành tựu của Hy Lạp Cổ đại trong các lãnh vực sáng tạo nghệ thuật, kiến trúc, khoa học, toán học, triết học, kịch nghệ, văn chương, và dân chủ đã trở thành các di sản vô cùng quý giá mà các thời đại sau nó, không chỉ ở Hy Lạp mà cả thế giới tiếp tục kế thừa. Hy Lạp đạt tới đỉnh cao về sự rực rỡ của nó, cũng như sức mạnh được thể hiện cụ thể trong các chính quyền Thành phố  Athens (tương tự quốc gia) vào thế kỷ thứ IV Trước công nguyên (TCN). Hy Lạp sụp đổ, và chịu sự cai trị của đế quốc La Mã trong thế kỷ thứ II và thứ I TCN. Thế kỷ thứ IV Sau công nguyên (SCN), Hy Lạp trở thành một phần của đế quốc Byzantine. Và khi Constantinople thủ đô của Byzantine rơi vào tay Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1453, thì nó là một phần của đế quốc Ottoman-Thổ Nhỉ Kỳ. Nhiều tổ chức người Hy Lạp tiếp tục chống lại đế quốc mới nầy hàng trăm năm.
Trong cuộc nổi dậy kéo dài gọi là chiến tranh giành độc lập với Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1821 đến 1829, kháng chiến quân Hy lạp chiến thắng, và tái lập vương quốc Hy Lạp. Năm 1924, Hy Lạp tuyên bố thành lập chế độ Cộng hoà. Năm 1935, phục hồi chế độ Quân chủ, và George II, nhà vua của Hellenes lên ngôi. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II, Ý Đại Lợi buộc Hy Lạp phải tuân thủ các điều ghi trong tối hậu thư bị Hy Lạp phản đối. Thế là tháng 10/1940, Hy Lạp bị đánh chiếm bởi Phe trục là Đức, Ý, và Bulgaria. Cuối năm 1944, quân xâm lược bị đẩy ra khỏi Hy Lạp. Đội quân Cộng sản nhân cơ hội giành quyền kiểm soát một phần, và bị đánh bại bởi quân trung thành với nhà Vua và quân đội Anh. Trong cuộc phổ thông đầu phiếu, cử tri ủng hộ phục hồi chế độ Quân chủ.
Cộng sản tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính quyền Hy Lạp từ năm 1947 đến 1949, nhưng bị đánh bại nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Thời kỳ tái xây dựng và phát triển bắt đầu với chính quyền Bảo thủ của Thủ tướng Constantine Karamanlis. Liên minh Trung dung cầm đầu bởi George Papandreou chiến thắng trong hai cuộc bầu cử năm 1963 và 1964, nhưng Vua Constantine người vừa lên ngôi năm 1964, buộc Papandreou từ chức. Thời kỳ tranh chấp chính trị kéo dài và kết thúc ngày 21/4/1967, khi quân đội do Đại tá George Papadopoulos cầm đầu thực hiện một cuộc đảo chánh cướp chính quyền. Ngày 17/12, vua Constantine trong một nổ lực cố phục hồi chế độ độc đoán của ông ta bị thất bại phải chạy trốn sang Ý Đại Lợi. Papadopoulos bị truất phế ngày 25/11/1973, bởi một cuộc đảo chánh khác.
Ngày 15/7/1974, sĩ quan quân đội Hy Lạp phục vụ trong lực lượng An ninh quốc gia Cyprus, tiến hành một cuộc đảo chánh chiếm đảo. Một tuần sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Cyprus tái lập trật tự củ. Cuộc đảo chánh chiếm đảo của Hy Lạp, và việc đổ quân tái chiếm Cyprus của Thổ Nhỉ Kỳ đã làm sụp đổ chính quyền chuyển tiếp do nhóm đảo chánh chiếm quyền cuối năm 1973. Người ta tin rằng chính nhóm nầy đã chủ mưu cuộc đảo chánh chiếm đảo Cyprus năm 1974. Chính quyền Dân chủ trở lại và chế độ Quân chủ bị bãi bỏ trong năm 1975. Năm 1981, đảng Pasok (Xã hội) của Andreas Papandreou giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, đã đưa đến nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội, và đối ngoại của Hy lạp. Vụ tai tiếng nhắm vào George Kostokas, chủ ngân hàng và là nhà xuất bản có liên quan tới đảng Xã hội.
Một số đảng viên hàng đầu của đảng bị bắt giam, điều tra do có dính líu với lảnh tụ đảng Papandreou, làm cho đảng Xã hội thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1989. Tuy nhiên, trong phiên xử Papandreou vào tháng 1/1992, ông ta được xem là vô tội, lại đưa đảng Xã hội trở lại chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 10/10/1993. Sự căng thẳng giữa Hy Lạp và Macedonia không còn, khi hai nước ký thoả ước quan hệ bình thường ngày 13/9/1995. Ngày 18/1/1996, Costas Simitis được chỉ định thay thế Papandreou làm Thủ tướng chính phủ và lãnh đạo đảng Xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Simitis, đảng Xã hội chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 22/9/1996. Ngày 5/9/1997, Uỷ ban Thế vận hội chọn thành phố Athens, đứng ra tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2004.
Ngày 7/9/1999, trận động đất tại Athens giết chết ít nhất 143 người, và trên 60.000 người phải rời bỏ nơi cư trú. Đảng Xã hội vẫn duy trì quyền lực với số phiếu thắng sít sao trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 9/4/2000. Ngày 17/11/2002, cảnh sát phá vỡ tổ chức khủng bố, từng bị tố cáo đã giết chết 23 người từ giữa thập niên 1970. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3/2004, đảng Dân chủ mới giành thắng lợi, và lảnh tụ đảng Konstentinos (Costas) Karamanlis trở thành Thủ tướng. Thế vận hội mùa hè từ 13-29/8/2004, đã tổ chức thành công tại thành phố Athen của Hy lạp. Ngày 8/2/2005, Karolos Papoulias được Quốc hội bầu làm Tổng thống với 279/300 phiếu bầu, không có đối thủ. Ngày 14/8 một vận tải cơ của Cpyrus rơi gần Athens làm thiệt mạng 121 hành khách. Vụ cháy rừng Rampant trong tháng 8/2007, làm 65 người chết, và thiệt hại tài sản lên đến 1,6 tỷ.
Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 16/9/2007, đảng Dân chủ mới đương quyền dẫn đầu chiếm 152 ghế, kế là đảng Xã hội 102 ghế, và sau cùng đảng Công chúng Truyền thống 10 ghế. Ngày 23-25/1/2008, lần đầu tiên Karamanlis thăm viếng Thổ Nhĩ Kỳ, sau 49 năm hai nước lạnh nhạt với nhau.
B. Cộng hoà Hy Lạp ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới Hy Lạp có hiệu lực thi hành tháng 6/1975. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh vài lần. Hiến pháp chỉ rõ Hy Lạp là một nước Cộng hòa, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia được bầu bởi Quốc hội cho một nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quốc hội gồm 300 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.722.816, dưới 15 tuổi 14,3%, trên 65 tuổi 19,1%. Mật độ cư dân: 82 người/km2. Thành phố: 60,4%. Sắc tộc: Greek 97%, sắc tộc khác 3%. Ngôn ngữ: Greek (chính), French, English. Tôn giáo: Chính thống giáo Hy lạp 98%, Hồi giáo 1%. Đất đai: Tổng diện tích: 131.940 km2. Diện tích đất: 130.800 km2. Địa điểm: nằm ở cuối cùng phía nam bán đảo Balkan, đông nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Albania, Macedonia, Bulgaria phía bắc, Turkey phía đông. Địa thế: khoảng ba phần tư đất Hy Lạp không canh tác được bởi núi bao phủ, dảy núi Pindus xuyên qua quốc gia từ bắc tới nam. Bờ biển nhiều lồi lõm kéo dài 15.100 km. Chỉ có 169 trong số 2000 đảo có cư dân sinh sống và chủ yếu tập trung vào các đảo Crete, Rhodes, Milos, Kekira (Corfu), Chios, Lesbos, Samos, Euboea, Delos, Mykonos. Thủ đô: Athens 3.242.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Karolos Paoulias, sinh 4/6/1929, nhậm chức 12/3/2005. Thủ tướng chính phủ: Konstantinos (Costas) Karamanlis, sinh 14/8/1956, nhậm chức 10/3/2004 (tái bầu năm 2008). Chính quyền địa phưong: 13 vùng gồm 51 khu (quận) hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 5,5 tỷ. Quân đội chính quy: 156.600. Kinh tế: Công nghiệp sản phẩm kim loại, hoá chất, dầu lửa, hầm mỏ, chế biến thực phẩm, hàng dệt, thuốc lá, du lịch. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, bắp, củ cải đường, olives, cà chua, nho. Tài nguyên: than nâu, nguyên tố kim loại trắng bạc, quặng nhôm, đá hoa cương, dầu khí, tiềm năng thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 10  triệu thùng. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 625.028, gà 31,2 triệu, dê 5,6 triệu, heo 1 triệu, cừu 8,8 triệu. Đánh cá: 211.627 tấn. Cung cấp điện: 55,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 12%, đóng góp 7%; công nghiệp 20%, đóng góp 22%; và dịch vụ 68%, đóng góp 71%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 324,6 tỷ. Bình quân đầu người: 29.200 USD. Tăng trưởng: 4%. Nhập khẩu: 80,8 tỷ. Bạn hàng: Germany 12,6%, Italy 11,6%, Russia 7,1%, France 5,8%, Netherlands 5,2%. Xuất khẩu: 23,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 11,4%, Italy 11,2%, Bulgary 6,4%, Anh quốc 6%, Cyprus 5,4%, Thổ Nhĩ Kỳ 5,2%. Du lịch: 14,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 120,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 399 triệu. Dự trữ vàng: 3,6 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Gía cả tiêu thụ: tăng 2,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.571 km. Bằng xe hơi 4,3 triệu, xe hơi cá nhân 1,2 triệu. Bằng máy bay: bay 9,1 tỷ km, sân bay 66. Hải cảng: 3 – Piraeus, Patrai, Thessaloniki. Truyền thông: máy truyền hình 480/1000 cư dân, Radio 475/1000. Điện thoại: 6,2 triệu. Internet: 2,5 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77, nữ 82,2. Sinh xuất: 9,5/1000 người. Tử xuất: 10,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm -0,09%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 97%, trung học 96%, đại học 50%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD). Liên hiệp Châu Âu (EU).
7. CYPRUS - REPUBLIC  OF CYPRUS (SÍP).
A. Tiến trình phát triển. 
Cyprus sau đệ nhị thế chiến, khuynh hướng hợp nhất với Hy Lạp đã trở thành mối lo ngày càng gia tăng trong thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến các cuộc bạo loạn trong những năm 1955 và 1956. Năm 1959, Anh, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo Cuprus chấp nhận giải pháp độc lập cho đảo quốc này, bằng Hiến pháp bảo đảm người Thổ Nhĩ Kỳ thường trú tại những nơi căn cứ vào sắc tộc. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có những phiên họp chung để giải quyết các vấn đề tôn giáo, giáo dục và nhiều vấn đề khác. Tổng giám mục Makarious III, người lãnh đạo cuộc vận động hợp nhất được bầu làm Tổng thống. Và cuối cùng đảo quốc này trở thành quốc gia độc lập ngày 16/8/1960. Tình trạng xung đột giữa người Hy Lạp-Thổ Nhỉ Kỳ ngày càng tăng, khiến Liên Hiệp Quốc phải gởi lực lượng duy trì hoà bình đến tái lập sự quản lý uỷ trị năm 1964.
Lực lượng Vệ binh quốc gia Cyprus, lãnh đạo bởi các sỹ quan Hy Lạp, thực hiện một cuộc đảo chánh cướp chính quyền ngày 15/7/1974. Năm ngày sau, ngày 20/7 Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ lên Đảo quốc. Hy Lạp huy động các lực lượng quân sự sẵn sàng chiến đấu, nhưng không xảy ra các trận đánh lớn. Cuộc dàn xếp ngưng bắn không thành công. Ngày 16/8 quân đội Thổ tiến chiếm khoảng 40% phía Đông Bắc đảo, bất chấp sự hiện diện của lực lượng duy trì hoà bình Liên Hiệp Quốc. Ngày 8/6/1975, người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức “trưng cầu dân ý” thành lập quốc gia riêng cho người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1976, bầu Tổng thống và Quốc hội. Khoảng 200.000 người Hy Lạp đã phải rời  khỏi khu vực kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng ngàn người Thổ trong đó có một số từ đất liền nhanh chóng đến chiếm lập nghiệp vùng này.
Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp gốc Cyprus bắt đầu cuộc đàm phán trực tiếp vào ngày 4/12/2001 sau hơn 4 năm gián đoạn. Ngày 23/4/2003, biên giới giữa Cyprus Thổ Nhỉ Kỳ và Cyprus Hy Lạp được mở ra lần đầu tiên kể từ khi phân chia. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” riêng lẻ ngày 24/4/2004, cử tri người Cyprus Thổ Nhỉ Kỳ chấp nhận một kế hoạch tái thống nhất do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, nhưng 76% người Cyprus Hy Lạp phản đối. Ngày 1/5/2004, phớt lờ sự phân chia, Cyprus trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp Châu Âu. Cuộc bầu cử 56 đại biểu Quốc hội ngay 21/5/2006, đảng Công nhân Tiến bộ (AKEL) dẫn đầu chiếm 18 ghế, đảnh Dân chủ Hội tụ  (DISI) 18 ghế, và đảng Dân chủ (DIKO) các đảng nhỏ tranh nhau các ghế còn lại.
Cuộc bầu cử Tổng thống trong tháng 2/2008, đương kim Tổng thống Tassos Papadopoulos bị loại từ vòng đầu. Và, Dimitris Christofias giành chiến thắng tại vòng bầu chung cuộc ngày 24/2/2008 với 54,3%, người Cộng sản đầu tiên trở thành Tổng thống của đảo quốc.
Lưu ý: Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ phía Bắc Cyprus tuyên cáo độc lập bởi nhà lãnh đạo Rauf Denktash, người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/11/1983. Quốc gia này không được quốc tế thừa nhận, mặc dù nó có quan hệ thương mại với một số nước. Mehmet Ali Tallat kế thừa như Tổng thống ngày 24/4/2005. Khu vực Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 3.325 km2, Dân số: 264.172 (gần như tất cả là người Thổ Nhĩ Kỳ). Thủ đô: Lefkosa (Nicosia).
B. Cyprus ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp có hiệu lực thi hành năm 1960 chỉ rõ Tổng thống nắm quyền Hành pháp, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sử dụng quyền Hành pháp thông qua Hội đồng Bộ trưởng do ông ta chỉ định. Quốc hội nắm quyền Lập pháp, cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, gồm 80 đại biểu trong đó 56 được bầu bởi người Cyprus gốc Hy Lạp, và 24 được bầu bởi người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Từ tháng 10/1963, các đại biểu đại diện cho Cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ không còn hiện diện tại Quốc hội. Do đó, 24 ghế nầy vẫn còn bỏ trống.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 792.604, dưới 15 tuổi 19,5%, trên 65 tuổi 12%. Mật độ dân cư: 85,8 người/km2. Thành phố: 69,3%. Sắc tộc: Greek: 77%, Turkist: 18%. Ngôn ngữ: Greek, Turkist (cả hai chính thức), English. Tôn giáo: Chính thống giáo Hy Lạp 78%, Hồi giáo 18%. Đất đai: Tổng diện tích: 9.250 km2. Diện tích đất: 9.240 km2. Địa điểm: phía Đông Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia láng giềng: Gần nhất Thổ Nhĩ Kỳ phía bắc. Syria và Lebanon phía đông. Địa thế: Hai dãy núi chạy từ đông sang rây, phân cách bởi một đồng bằng phì nhiêu rộng lớn. Thủ đô: Nicosia: 233.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Dimitris Christofias, sinh 29/8/1946, nhậm chức 28/2/2008. Chính quyền địa phương: 6 quận. Ngân sách quốc phòng: 346 triệu USD. Quân đội chính quy: 10.000. Kinh tế: Công nghiệp: thực phẩm, thức uống, hàng dệt, hóa chất, sản phẩm kim khí, du lịch. Nông sản: Lúa mạch, nho, rau quả, cam chanh, khoai tây, olives. Tài nguyên: đồng, quặng hỗn hợp sắt đồng, khoáng chất dùng chế biến vật liệu cách nhiệt, đất sét màu, đá cẩm thạch, muối, gổ. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 58.000, gà 3,1 triệu, dê 356.000, heo 460.000, cừu 270.000. Đánh cá: 4.822 tấn. Cung cấp điện: 4,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 9%, đóng góp 4%; công nghiệp 20%, đóng góp 20%; dịch vụ 71%, đóng góp 76%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2008: 0,72=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 36,5 tỷ. Bình quân đầu người: 46.900. Tăng trưởng: 4,4%. Nhập khẩu: 7,8 tỷ. Bạn hàng: Hy lạp 17,6%, Italy 11,4%, Đức 9%, Anh 8,9%, Israel 6,3%. Xuất Khẩu: 1,5 tỷ. Bạn hàng: Anh quốc 15,1%, Hy lạp 14,2%, Pháp 7,7%, Đức 4,9%. Du lịch: 2,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 9,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 3,8 tỷ. Dự trữ vàng: 470.000 ozt. Nợ nước ngoài: 7,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,4%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 355.000 lượt xe, xe hơi cá nhân: 126.000. Bằng máy bay: bay 4,1 tỷ km, sân bay: 13. Hải cảng: Famagusta, Lemassol. Truyền thông: Máy truyền hình: 154/1000 cư dân. Radio: 406/1000. Điện thoại: 376.000. Internet: 380.000người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 75,8, nữ 80,7. Sinh xuất: 12,6/1000 cư dân; Tử xuất: 7,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 97,7%, trung học 83%, đại học 19%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Tthế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth). Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét