Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

CHÚ GIẢI CẦN BIẾT.(GIA PHỔ HỌ LÊ TRIỀU THUỶ )

CHÚ GIẢI CẦN BIẾT.
1. Gia Phổ HỌ LÊ ta đến nay ghi được 20 Đời: Đời thứ nhất có 1 ngài; Đời thứ hai có 2 ngài; Đời thứ ba có 2 ngài; Đời thứ tư có 3 ngài; Đời thứ năm có 10 ngài……... Và, cũng tại Đời thứ năm nầy, không hiểu vì lý do gì, người con thứ ba của ngài LÊ TẠ (SỰ) là Lê Bá Hiển (Duệ) lập Họ LÊ VĂN, tách khỏi Họ LÊ ĐÌNH.
 
2. Về sau, ngài LÊ VĂN CHỢ, một thành viên Đời thứ 14 của Họ LÊ VĂN rời làng Xuân Ỗ đến “định cư lập nghiệp” tại thôn TRIỀU THỦY. Vậy là, Họ LÊ TRIỀU THỦY khởi đầu từ Đời thứ 14 có 1 ngài; Đời thứ 15 có 3 ngài; Đời thứ 16 có 6 ngài; Đời thứ 17 có 19 ngài; Đời thứ 18 có 39 ngài; Đời thứ 19 có 117 ngài; và  Đời thứ 20, có 153 ngài.
 
3. Người có ghi “năm sinh sớm nhất” trong Gia Phổ Họ LÊ TRIỀU THỦY là ngài LÊ CÔNG NGHỊ (NƯỚC), thành viên thứ 3 của Đời thứ 5, sinh năm Giáp Thân… Và, ngài LÊ VĂN KIẾM thành viên thứ 1 của Đời thứ 16, ghi sinh năm Canh Tuất, Tự Đức thứ 3.
 
4. Khi liên hệ đối chiếu “Âm lịch = Dương lịch”, người biên soạn thấy có năm “Canh Tuất” là năm 1850, và Vua Tự Đức “lên ngôi năm 1848”, năm thứ 3 cũng là năm 1850. Vậy, có thể xác định ngài LÊ VĂN KIẾM sinh năm Canh Tuất là năm 1850. Còn ngài LÊ CÔNG NGHỊ (NƯỚC) sinh năm Giáp Thân có thể là năm 1644, hay trước đó 60 năm là năm 1584, hoặc sau đó 60 năm là năm 1704.
 
5. Lấy cái mốc từ Ngài LÊ VĂN KIẾM, sinh năm Canh Tuất là năm 1850, lùi lại thời gian 300 năm về trước, thì đó là năm 1550. và lùi lại 15 Đời thì đó là Đời thứ 1. Lấy 300 năm chia cho 15 đời ta thấy mỗi Đời cách nhau 20 năm (Thời bấy giờ người ta lấy vợ sớm nên mỗi Đời (thế hệ) cách nhau 20 năm, chứ không phải 25 năm như bây giờ). 
 
6. Nguyễn Hoàng vào trấn giữ Thuận Hoá-Phú Xuân năm 1558, sau đó “ra lời kêu gọi” người Thanh Hoá vào Phú Xuân lập nghiệp. Và, ngài LÊ QUÝ CÔNG, thủy tổ HỌ LÊ LÀNG XUÂN Ỗ, hưởng ứng lời kêu gọi đó, vào “khai cơ thác thổ” tại đây khoảng trước hoặc sau 1570, lúc Ngài đã trên dưới 20 tuổi. Do vậy, chúng ta có thể suy đoán rằng, Ngài LÊ QUÝ CÔNG, sinh khoảng trước hoặc sau 1550.
 
7. Nếu Ngài Thuỷ tổ Đời thứ 1 LÊ QUÝ CÔNG sinh khoảng trước hoặc sau 1550, thì con ngài Đời thứ 2 sinh khoảng trước hoặc sau 1570 cũng là điều hợp lý. Tiếp theo, Đời thứ 3 khoảng trước hoặc sau 1590, Đời thứ 4 khoảng trước hoặc sau 1610, Đời thứ 5 khoảng trước hoặc sau 1630...

8. Đến đây, ta thấy có sự “trùng hợp khá lý thú” để xác định rằng, ngài LÊ CÔNG NGHỊ (NƯỚC), thành viên thứ 3 của Đời thứ 5, sinh năm Giáp Thân phải là năm 1644, chứ không thể là năm 1584, hay năm 1704 được, bởi thành viên thứ 1 của Đời thứ 5 bắt đầu khoảng trước, hoặc năm 1630. 


9. Vậy là, từ “vài thông tin ít oi”, lần mò theo theo thời gian và các phương pháp nghiên cứu, chúng ta đã tạm thời xác định được THỜI ĐIỂM “lúc sinh tiền của các ngài tiền nhân” từ Đời thứ 1 đến Đời thứ 15, ít nhất cho đến khi “phát hiện được thông tin mới” chính xác hơn.  


10. Nguồn thông tin trong Gia Phổ nầy, từ Đời thứ 1 đến Đời thứ 14, người biên soạn “chép lại” từ Gia Phổ HỌ LÊ ĐÌNH, và LÊ VĂN Xuân Ỗ. Và, từ Đời thứ 15 đến một phần Đời thứ 17, theo thông tin HỌ LÊ TRIỀU THUỶ. Phần còn lại của Đời thứ 17, 18, 19, và Đời thứ 20, người biên soạn tham khảo từ nhiều nguồn, chủ yếu hỏi trực tiếp, hoặc qua điện thoại, nên còn nhiều thiếu sót cần bổ sung thêm.  


11. Để tiện tra cứu sau nầy, các thành viên “không ghi chữ lót”, người biên soạn “ghi thêm” theo “chữ lót của ngừơi cha”. Chẵng hạn, tại Đời thứ 6, hai người con của ngài LÊ CÔNG NGHỊ (NƯỚC) là LÊ CÔNG ĐỊCH, và LÊ SỐ (không ghi chữ lót), người biên soạn “ghi thêm chữ lót” của ngài SỐ thành “LÊ CÔNG SỐ”. Riêng các thành viên HỌ LÊ TRIỀU THUỶ “không ghi chữ lót” đều ghi thêm chữ lót, theo quy ước “Nam VĂN”, “Nử THỊ”. Ý chỉ “nguồn gốc” LÊ VĂN của chúng ta. 


12. Phần lớn cả ba Gia Phổ đều ghi ngày, tháng, năm sinh theo Âm lịch, thỉnh thoảng có ghi thêm niên đại nhà Vua, chẳng hạn như Thành Thái thứ 3, 5, 7..., nhưng vẫn còn ít nhiều sai sót. Người biên soạn “phải ghi thêm, và sửa lại”. Chẳng hạn, Ngài Lê Văn Đỉnh, thành viên thứ 2, Đời thứ 16, Gia Phổ trước đây ghi sinh năm Nhâm Tý, Tự Đức thứ 5, mất năm Đinh Hợi, thọ 93 tuổi. Người biên soạn “ghi thêm và sửa lại” là Ngài Lê Văn Đỉnh, sinh năm Nhâm Tý (1852), Tự Đức thứ 5, mất năm Đinh Hợi (1947), thọ 95 tuổi.

13. Và, hiện nay hầu hết ghi ngày, tháng, năm sinh theo Dương lịch, thỉnh thoảng có ghi thêm “tuổi Tý, Sửu, Dần..(ứng theo 12 con Giáp)” nhưng có nhiều trường hợp “không khớp”. Người biên soạn phải “ghi thêm và sửa lại” trong (mở ngoặc, đóng ngoặc). Chẳng hạn, thành viên thứ 8, Đời thứ 18, ngài Lê Xuân Đỗ, ghi sinh ngày 13 tháng 6 năm 1936 (tuổi Sửu). Người biên soạn phải “ghi thêm và sửa lại” là ngài  Lê Xuân Đỗ, sinh ngày 13 tháng 6 năm 1936 (Đinh Sửu=1937). Có nghĩa ngài Đỗ sinh năm 1936, là tuổi trên giấy tờ, tuổi theo luật pháp. Đích thực, ngài Lê Xuân Đỗ, sinh năm Đinh Sửu phải là năm 1937.


14. Phần lớn cả ba Gia Phổ ghi “quý danh” rồi “tự” hay cả “tên thường gọi”. Một số trường hợp một ngài mà có hai, hoặc ba tên khác nhau… Người biên soạn “viết lại” theo QUY ƯỚC: Quý danh: viết theo lúc sinh (tên cha mẹ đặt); khi vào đời có tên nào khác (theo khai sinh, tự, hay thường gọi…) thì chỉ viết thêm sau quý danh trong “mở ngoặc. đóng ngoặc”. Chẳng hạn, thành viên thứ 2, Đời thứ 2, là ngài LÊ ĐÀO (tên cha mẹ đặt); khi vào đời có thêm tên XUÂN, thì người biên soạn viết: Quý danh LÊ ĐÀO (XUÂN). 


15. Trường hợp một ngài mà có nhiều vợ, nhiều con, thì người biên soạn ghi “thứ tự” theo QUY ƯỚC vợ chánh và con bà ấy, vợ kế và con bà ấy, vợ thứ (1) và con bà ấy, vợ thứ (2) và con bà ấy, vợ thứ (3) và con bà ấy … Lập “quy ước” nầy, người biên soạn chỉ có một mục đích duy nhất GHI CHÍNH XÁC người nào là MẸ ĐẼ ra thành viên đó, để không nhầm lẫn với người khác.


Triều Thủy ngày 25 tháng 2 năm 2013 (Quý Tỵ)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét