Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ CHÂU Á.(Sách Châu Á và hợp tác Châu Á Thái Bình Dương 2010 )

PHẦN I. LỤC ĐỊA CHÂU Á.
CHƯƠNG  I: LỊCH SỬ CHÂU Á.
                      I. Thời Cổ Đại.                                   
Bốn khu vực văn minh sớm nhất của thế giới, đôi khi còn gọi nó là bốn cái nôi của nền văn minh nhân loại, một nằm ở Châu Phi, và ba ở Châu Á. Đó là văn minh Tigris-Euphrates (Tây Nam Á), văn minh Indus (Nam Á), và văn minh Hoàng Hồ (Đông Á).
1. Văn minh Tigris - Euphrates ở Tây Nam Á.
Văn minh Tigris-Euphrates là nền văn minh đầu tiên của nhân loại, nằm gần phần trên cửa vịnh Persia. Nó là một trung tâm rộng lớn, gọi là khu vực "lưởi liềm phì nhiêu" (fertile crescent), chạy dọc theo sông Tigris và Euphrates nơi nổi tiếng có nhiều đất trồng trọt xanh tươi, tại phía bắc và phía tây bờ vịnh Persia. Sau đó, nó quẹo về phía nam xuyên qua lưu vực sông Jordan nơi bây giờ là Iraq, Israel, Jordan, Lebanon, và Syria. Từ tàn tích của thành phố cổ ghi nhận tại khu vực này, các nhà khảo cổ khám phá thêm nhiều điều về nền văn minh cổ tồn tại trong khu vực giữa khoảng năm 3500 và 539 Trước công nguyên (TCN). Đó là các nền văn minh Sumer, Babylone, Assyria và Persia. Văn minh Sumer phát triển như là nền văn minh đầu tiên của nhân loại khoảng 3500 TCN.
Họ phát minh ra một kiểu chữ viết gọi là hình nêm (cuneiform), và dùng nó khắc lên những tấm bảng đất sét. Văn minh Sumer truyền bá đến nhiều nơi tới tận Ai Cập (Egypt) ở Bắc Phi. Quân đội Sumer biết dùng ngựa đi đánh trận hàng ngàn năm trước khi người à Rập (Arab) dùng nó. Người Sumer còn phát triển một hệ thống luật khá tinh vi để quản lý việc cân đo, đong, đếm trong trao đổi thương mại. Nhưng, đến khoảng 1900 TCN, vương quốc Babylone xuất hiện trong khu vực phía bắc Sumer. Babylone trở thành vương quốc hùng mạnh, phát triển nền văn minh cao hơn nổi tiếng về luật pháp, tôn giáo, và tường thành trong các thành phố. Vương quốc Assyria thống trị vùng phía bắc Babylone, bắt đầu bành trướng lảnh thổ từ năm 883 TCN.
Giữa năm 729 và 625 TCN sau gần 100 năm lấn chiếm, Assyria thống trị gần như toàn bộ vùng cai trị của Babylone. Sau cái chết của hoàng đế Assyria là Ashurbanipal năm 627 TCN, vương quốc Babylone tái thâu hồi độc lập. Nhưng cũng chỉ cai trị được gần 100 năm, vương quốc Babylon lại rơi vào tay nước láng giềng Persia năm 539 TCN. Vương quốc Persia đạt tới đỉnh cao của nó khoảng 520 TCN. Lúc này vùng thống trị của Persia gồm hầu hết Tây Nam Á, nhiều nơi ở Nam Á, Nam Nga và Bắc Phi. Vương quốc Persia kéo dài gần 200 năm. Đến năm 331 TCN thì Alenxander đại đế xâm chiếm đế quốc Persia.
2. Văn minh Indus ở Nam Á.
Văn minh Indus xuất hiện khoảng 2500 TCN. Đó là nền “văn minh đồ đồng” (bronze Age). Nền văn minh này bành trướng khắp lưu vực sông Indus, nơi bây giờ là Pakistan. Các học giả không biết xã hội Indus bắt đầu như thế nào, và cũng không biết người của Indus có liên quan gì với người Tây Á không. Khoảng 1500 TCN, người du mục Aryans xâm lăng Ấn Độ. Họ đến đây từ đồng bằng phía bắc bờ biển Caspian. Người Aryans truyền bá văn hoá của họ sang phía đông đến tận lưu vực sông Ganges. Họ phát triển tôn giáo, và tôn giáo của họ là nền tảng của đạo Hindu tức Ấn Độ giáo ngày nay. Năm 517 TCN, đế quốc Persia tràn qua lưu vực sông Indus, biến nó thành một phần của Persia và cai trị gần 200 năm. Giữa những năm 327 và 325 TCN, Alexander xâm chiếm Indus.
Nhưng chẳng bao lâu sau đó ông ta từ bỏ vùng này, và Ấn Độ được đặt dưới quyền cai trị của những người theo đạo Phật. Vương triều Phật giáo cai trị nhiều khu vực phụ thuộc Ấn Độ hàng trăm năm. Vị Hoàng đế lớn nhất trong thời kỳ này là Asoka, ông ta thống trị tới hai phần ba khu vực Nam Á. Trong thời gian cai trị của Asoka suốt 40 năm từ năm 272 đến 232 TCN, nghệ thuật và chữ viết phát triển mạnh mẽ.
3. Văn minh Hoàng Hồ ở Đông Á.
Văn minh Huang Hồ bắt đầu ở phía bắc và trung của Trung Quốc và là trung tâm văn minh thứ ba ở Châu Á xuất hiện khoảng 1700 TCN. Vương triều nhà Thương (Shang) là vương triều đầu tiên của nền văn minh Đông Á. Các dinh thự, nhà cửa và thành phố thủ đô của vương quốc được xây dựng ở An-yang. Các tăng lữ dưới thời Thương sáng tạo ra kiểu chữ viết "hình tượng" (pictographs) bằng cách gạch những nét giản đơn tượng trưng cho chữ viết, ghi nhận các sự kiện và lưu trử các sự kiện đó. Các hình thức chữ viết ban sơ này tạo thành nền tảng chữ viết của Trung Quốc ngày nay. Đến năm 1122 TCN, nhà Chu (Zhou) từ lưu vực sông Giang Tử (Yangtze) lớn mạnh thay thế vương triều Thương. Suốt thời kỳ nhà Chu cai trị, kiến thức văn học, nghệ thuật Trung Quốc phát triển rực rỡ.
Các nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử (Confucius) và Lão Tử (Lao tzu) đưa ra nguyên lý triết học Đông Phương, trong những năm 500 TCN. Từ năm 403 TCN các cuộc chiến tranh Phong kiến làm cho triều đại nhà Chu suy yếu, và chấm dứt cai trị năm 256 TCN. Các lảnh chúa Phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, cho đến khi nhà Tần (Ch'in) thâu tóm quyền lực năm 221 TCN. Triều Tần chỉ kéo dài trên 20 năm, nhưng các vị hoàng đế cho xây dựng nhiều tường thành lớn trong một nổ lực phòng thủ, chống lại sự xâm lăng từ các bộ tộc phương Bắc. Các cuộc bạo loạn của những kẻ hiếu chiến trong nội địa đã lật đổ vương triều Tần vào cuối những năm 200 TCN. Triều đại kế của Trung Quốc là nhà Hán (Han), các vua Hán từng bước mở rộng lảnh thổ, cai trị một đế quốc rộng lớn từ năm 202 TCN đến năm 220 SCN.
II. Thời Trung Cổ.
4. Người dã man xâm lược Châu Á.
Các nhóm du mục từ phía Bắc tràn vào phía Nam Bắc Á và Trung Á hàng trăm năm. Đến những năm 300 SCN, họ phá huỷ tất cả các nền văn minh Cổ ở Châu Á. Cũng tại thời điểm nầy, quân đội nhà Huns của Mông Cổ xâm lăng phía bắc Trung Quốc, rồi chiếm Châu Âu, tại đây họ góp phần đánh đổ đế quốc La Mã. Năm 500, nhà Huns xâm lăng Ấn Độ chấm dứt vương triều Gupta, Đế quốc từng cai trị xứ này hơn 180 năm. Người du mục yếu dần qua các cuộc chiến tranh lấn chiếm, và chiến tranh tôn giáo tại nhiều khu vực Tây Á. Nhờ vậy, Đông Á được sống yên ổn từ những năm 600 đến những năm 1100. Triều đại nhà Đường (T'ang), rồi nhà Tống (Sung) kế tục cai trị Trung Quốc. Họ phát triển nhiều lảnh vực như súng đạn, ngành in ấn, tiền giấy, và đồ dùng bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hồi giáo à Rập đánh chiếm Tây Á những năm 600, cai trị một vùng rộng lớn bao gồm cả Bắc Phi và một phần Nam Âu. Giữa những năm 300 và 1100, khi đế quốc Byzantine cai trị phía đông Địa Trung Hải, Thiên chúa giáo cũng chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ ở khu vực Châu Á. Đến lúc SelJuk Turk, một người Hồi giáo từ Trung Á đánh bại đế quốc Byzantine thì ảnh hưởng của Thiên chúa giáo ở đây cũng chấm dứt. Người xâm lược dã man từ Trung Á lại nổi lên khi Genghis Khan thống nhất được các bộ lạc Mông Cổ. Năm 1206, Khan đánh chiếm bắc Trung Quốc, bắc Ấn Độ, Persia (Iran ngày nay) đến tận ở Châu Âu. Mông Cổ thống trị Trung Quốc, Triều Tiên tới tận sông Danube miền trung Châu Âu. Mông Cổ là đế quốc cai trị vùng đất lớn nhất trong lịch sử loài người  từ đầu những năm 1200 đến năm 1368.
Đỉnh cao của nó dưới thời hoàng đế Kublai Khan giữa những năm 1200. Sau khi Mông Cổ sụp đổ, triều đại nhà Minh (Ming) nắm quyền thống trị Trung Quốc và bành trướng thế lực rộng khắp Đông Á. Trong 300 năm cai trị của nhà Minh, các lảnh vực văn học, nghệ thuật ở Trung quốc thăng hoa kết trái. Năm 1526, Mông Cổ một lần nửa xâm lăng Ấn Độ lập ra đế quốc Mogul. Cùng thời gian này, Hồi giáo Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ từ Tây Nam Á mở rộng vùng tới Bắc Phi và đông nam Châu Âu, trở thành đế quốc Ottoman tồn tại đến sau đệ I thế chiến (1918). Nhưng, vì đế quốc này không đủ mạnh để duy trì quyền lực trên toàn vùng đất thống trị. Và những người Châu Âu bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển rực rỡ về kinh tế, và văn hoá. Kết quả của sự phát triển này đưa tới việc họ xâm lược Châu Á.
III. Thời Hiện Đại.
5. Đế quốc phương Tây xâm lược Châu Á.
Sự phong phú và đa dạng tài nguyên thiên nhiên của Châu Á, kích thích sự thèm khát nơi người Châu Âu. Và thế là “những tên thực dân” phương Tây tiến hành xâm lược Châu Á. Bồ Đào Nha nắm quyền kiểm soát Ấn Độ Dương, và chiếm Ma Cao trong những năm 1500. Tây Ban Nha khởi sự buôn bán với Philippines năm 1569. Sau năm 1600, Hoà Lan và Anh Quốc mới nhảy vào Châu Á. Hoà Lan chiếm Java, Melaka (nay là Malaysia) từ tay Bồ Đào Nha năm 1619. Rồi, Anh Quốc chiếm Borneo, Malaysia, Singapore từ tay Hoà Lan cuối những năm 1700. Pháp chiếm bán đảo Đông Dương trong những năm 1800. Nhưng tại Nhật Bản, triều đại Tokugawa đang thời kỳ sung sức, buộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phải rời khỏi xứ nầy năm 1639. Tàu buôn Hoà Lan một năm một lần được phép cập cảng Nagasaki.
Tại Trung Quốc, việc buôn bán với phương Tây chỉ được thực hiện tại bến cảng Canton. Không buôn bán được với Trung Quốc và Nhật Bản, Anh Quốc và Hoà Lan quay về hướng Nam, và Đông Nam Á. Anh Quốc từng bước xâm chiếm Ấn Độ và hầu hết vùng Nam Á. Hoà Lan chiếm tất cả các quần đảo Indies (nay là Indonesia). Với sức mạnh về quân sự, và tiềm năng kinh tế, các nước Châu Âu đi xâm chiếm và kiểm soát hầu hết Châu Á, trong những năm 1800. Năm 1842, Trung Quốc chấp thuận cho Anh Quốc buôn bán tại 5 hải cảng của nước này. Hai năm sau việc buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng được thực hiện. Năm 1854, thuyền trưởng tàu hải quân Hoa Kỳ là Matthew C. Perry ký với Nhật Bản một Hiệp ước trao đổi thương mại có giới hạn giữa hai nước, mở đầu cho một quan hệ mới Nhật - Mỹ.
6. Thực dân phương Tây cai trị Châu Á.
 Thời kỳ cạnh tranh gay gắt bắt đầu giữa các thế lực phương Tây, hầu hết trong bọn họ đều nhắm vào việc mở rộng thuộc địa và giao thương với Châu Á. Anh Quốc trở thành thế lực mạnh nhất vùng Tây Nam Á, Nam Á và nam Trung Quốc. Nước Nga mở rộng lảnh thổ bằng cách lấn chiếm Trung Á và Manchu. Nước Pháp chiếm Đông Dương. Hoa Kỳ tiếp nhận Philippines từ tay Tây Nan Nha. Đến đầu những năm 1900, bằng sự chi phối của phương Tây, Châu Á có nhiều thay đổi lớn lao. Sự cai trị thuộc địa, cởi bỏ được phần nào các rào cảng văn hoá, cái từng gây chia rẽ giữa phương Đông với phương Tây. Nghệ thuật, kiến trúc phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ vào nghệ thuật, kiến trúc Châu Á. Nhiều toà nhà lớn trong hầu hết các thành phố thuộc địa được xây dựng theo các đường nét, và kiểu dáng phương Tây.
Đa số các nhà cai trị thuộc địa phương Tây nắm giữ vai trò lảnh đạo kinh tế, và đời sống chính trị trong nhiều quốc gia ở Châu Á. Những người này đã thâu được nhiều mối lợi lớn lao thông qua việc cai trị của họ trên nhiều quốc gia tại Châu Á. Trong cùng thời gian ấy, thì đa số người Châu Á sống trong cảnh nghèo đói, và không hề có tiếng nói của họ trong các chính quyền. Điều này khiến nhiều người Châu Á bất mản với chủ nghĩa thực dân phương Tây, và đòi hỏi rằng Châu Á phải được cai trị bởi người Châu Á. Chủ nghĩa quốc gia được cảm nhận từ đó, và lan rộng ra trên nhiều phần đất của lục địa. Thông qua các hoạt động cụ thể chủ nghĩa quốc gia phát triển mạnh, và ngày càng được nâng cao. Và, kết quả là chủ nghĩa thực dân chấm dứt sự tồn tại ở Châu Á.
IV. Trong Thế Kỷ XX.
7. Sự trổi dậy của đế quốc Nhật Bản.
Sau khi phá bỏ hệ thống chính quyền của triều đại Tokugawa, Nhật Bản chấp nhận thể chế "Quân chủ lập hiến" năm 1889. Và từ đó Nhật Bản trổi dậy như một thế lực mạnh nhất Đông Á. Giữa năm 1894 và 1905, Nhật Bản tiến hành hai cuộc chiến với Trung Quốc, và đế quốc Nga. Nhật Bản chiến thắng tại Đài Loan, đứng vững tại Manchu và Triều Tiên, sau khi chiếm được các nơi này. Nên nhớ rằng, vào thời điểm giữa những năm 1500 và 1900, các thế lực Châu Âu đã khuynh đảo 5 lục địa còn lại của thế giới: chiếm toàn bộ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc, Châu Phi và hầu hết Châu Á kể cả một phần Trung Quốc, nhưng họ phải "kiên dè" Nhật Bản. Đến cuối những năm 1800, quân đội Nhật Bản lớn mạnh, bởi trang bị hiện đại, và cả tinh thần "quyết chiến quyết thắng", kiểu "võ sĩ đạo Nhật Bản” truyền thống.
Tại Trung Quốc thể chế Cộng hoà thay thế triều đại nhà Thanh năm 1912. Nhưng Trung Quốc còn quá khó khăn trong việc xây dựng chính quyền và kiến thiết quốc gia. Các lảnh chúa Phong kiến lại không ngừng đánh nhau để tranh quyền kiểm soát đất nước. Đến năm 1927, Tưởng Giới Thạch (Chiang kai-shek), mới thành lập được chính quyền Trung ương tại Nam Kinh. Các nhóm chính trị đối lập tiếp tục tranh phá làm suy yếu chính quyền, Nhật Bản nhân cơ hội đó xua quân đánh chiếm nước đệm Mauchu năm 1931. Sáu năm sau, năm 1937 họ đánh chíếm miền trung Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc phải rút khỏi các vùng đất bị chiếm đóng, và di chuỷên về phía đông, và phía nam. Năm 1941, Nhật Bản Liên minh với “Phe trục” là Đức Quốc, và Ý Đại Lợi trong chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945).
Tại đỉnh cao của Liên minh quyền lực này năm 1943, Nhật Bản kiểm soát toàn bộ Đông Á, Đông Nam Á và vùng biển Thái Bình Dương. Chính quyền do các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Hoà Lan, Bồ Đào Nha thành lập dưới dạng "cai trị thuộc địa" trong khu vực hòan tòan bị phá bỏ, và các chính quyền mới của người bản xứ bắt đầu hình thành. Khẩu hiệu "Châu Á phải được cai trị bởi người Châu Á" do Nhật Bản khởi xướng, được dân chúng tại các nước đang bị phương Tây "chiếm làm thuộc địa" đón nhận với nhiều thiện cảm. Tháng 5/1945 tại mặt trận Châu Âu, Phe trục là Đức, và Ý đã đầu hàng Đông minh, nhưng tại mặt trận Đông Á và Đông Nam Á, Nhật Bản vẫn còn bám trụ. Cho đến khi bị Hoa Kỳ ném hai quả bom nguyên tử vào bên trong nội địa, Nhật Bản mới đầu hàng Đồng minh vô đìêu kiện.
8. Kết thúc chủ nghĩa thực dân, và hậu quả của nó.
Sau chiến thắng của phe Đồng minh trong đệ II thế chiến, một số nước phương Tây muốn quay trở lại cai trị thuộc địa. Lúc nầy cảm nhận “chủ nghĩa quốc gia” đang phát triển mạnh tại Châu Á, họ đứng lên đấu tranh đòi đòi độc lập dưới nhiều hình thức khác nhau, đã dẫn đến việc chấm dứt “cai trị thuộc địa”của các nước phương Tây tại lục địa này bằng nhiều cách khác nhau. Từ giữa năm 1946 và 1949 các thuộc địa Jordan, Lebanon, Pakistan, Ấn Độ, Sri-Lanka, Miến Điện, Philippines, Indonesia trở thành các quốc gia độc lập. Tại Tây Nam Á nguyên thuộc địa của Ottoman, sau đế I thế chiến. Hội Quốc Liên uỷ trị cho Anh, và Pháp quản lý bằng các chính quyền tư trị cũng tuyên bố độc lập, trong đó một quốc gia mới là Israel được thành lập năm 1948.
Riêng tại xứ Đông Dương: Việt, Miên, Lào thì Pháp vẫn bám lấy và muốn tái lập chế độ cai tri thuộc địa. Sau nhiều năm chiến đấu khốc liệt, Việt, Miên, Lào cũng trở thành quốc gia độc lập năm 1954. Sự chấm dứt chủ nghĩa thực dân, đã mang lại cho Châu Á cơ hội tự mình đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội cho chính mình. Nhưng, sau quá nhiều năm dưới sự cai trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nó đã để lại cho Châu Á, một sự nghèo nàn, lạc hậu, khó tìm ra phương cách đối đầu với thế giới hiện đại cho việc phát triển. Kinh tế Châu Á có một khoảng cách tụt hậu quá xa so với các nước phương Tây. Cách mạng công nghệ ra đời cuối những năm 1700 tại Châu Âu, đã giúp họ thành công trong việc tạo ra đủ việc làm, đáp ứng được đà dân số đang tăng nhanh.
Cách mạng công nghệ hình thành các các doanh nghiệp lớn, cải tiến công cụ sản xuất, và phương pháp canh tác nông nghiệp. Chính quyền phương Tây cũng đề ra được phương sách quản lý xã hội tốt hơn, nâng cao tiêu chuẩn sống cho cư dân. Trái lại, bằng chính sách cai trị thuộc địa, phương Tây chỉ xem Châu Á như là nơi cung cấp nguyên liệu thô và thị trường tiêu thụ hàng công nghệ của họ. Nhưng bản thân Châu Á thì tự nó không trở thành công nghiệp hoá được. Và lục điạ này cũng không bao giờ có kinh nghiệm, hay vốn liếng nào nhiều để cải thiện nông nghiệp. Còn đất nông nghiệp thì nơi nào có thể khai thác kinh doanh lập đồn điền, trồng cây công nghiệp đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho "mẫu quốc" thì họ ra sức chiếm đoạt, bằng nhiều cách khác nhau.
Tất cả các lý do này là nguyên nhân của sự nghèo đói, và trở thành một khoảng cách lớn giữa Châu Á và phương Tây, khi chủ nghĩa thực dân chấm dứt. Chủ nghĩa thực dân cũng ngăn cản sự phát triển chính trị, và quân sự tại đây. Trong thời kỳ Châu Á bị cai trị từ bên ngoài, các quốc gia phương Tây phát triển chính quyền Trung ương tập trung mạnh. Sau khi các nước Châu Âu rời khỏi vùng này, nhiều nhóm chính trị khác nhau trong nhiều quốc gia ở Châu Á xâu xé nhau để tranh giành quyền lực. Trong nhiều trường hợp khi đến với quyền lực, thì họ lại gặp quá nhìêu khó khăn trong việc thiết lập quyền cai trị, và cải thiện đời sống cho người dân. Cộng sản và các hoạt động bạo lọan khác, luôn chống đối chính quỳên mới trong nhiều quốc gia vừa thu hồi độc lập.
Trong thời kỳ chiếm trị thuộc địa nước ngoài, nội địa các quốc gia phương Tây phát triển nhanh về quân sự chính trị, và công nghiệp. Nhưng tại Châu Á, thì  người cai trị thuộc địa là người phương Tây, họ nhận trọng trách chỉ huy quân đội, phòng thủ quốc gia và điều hành chính quyền. Cho khi họ rời khỏi xứ này, nhiều quốc gia Châu Á đều nhận ra rằng quân đội của họ không đủ sức phòng thủ đất nước. Tình này cộng với các vấn đề khác tạo thành "tình huống của châu Á".
9. Châu Á với chủ nghĩa Cộng sản.
Hai quốc gia Châu Á trở thành Cộng sản khá lâu trước chiến tranh thế giới thứ II là Liên bang Xô viết, và Mông Cổ. Năm 1939 khi chiến tranh thế giới nổ ra, đảng Cộng sản mở rộng hoạt động trên nhiều vùng ở lục địa Châu Á. Cộng sản công khai tuyên bố chống lại sự cai trị của chủ nghĩa thực dân tại các thuộc địa. Và ở vị thế chống chủ nghĩa thực dân ấy có nhiều người theo họ. Trong thời kì tiếp diễn đệ II thế chiến người Cộng sản chiến đấu sát cánh với phe Đồng minh. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, Cộng sản tái kêu gọi chấm dứt ngay chủ nghĩa thực dân, mở rộng ảnh hưởng chi phối quyền lực Cộng sản lên các nước chư hầu. Sau 22 năm lảnh đạo đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông (Mao zedong) đạt tới quyền cai trị toàn bộ Trung Quốc sau khi đánh thắng chính quyền Quốc Dân Đảng năm 1949.
Với sự chiến thắng này, Cộng sản nắm quyền thống trị 2 quốc gia lớn nhất Châu Á là Liên bang Xô viết (có trên 12.000.000km2/17.000.000km3 tại Châu Á) và Trung Quốc. Tại Bắc Hàn, Cộng sản nắm quyền lực từ sau khi chiến tranh thế giới thư II kết thúc, đối lập với Nam Hàn Không cộng sản. Năm 1950, Cộng sản Bắc Hàn xua quân đánh chiếm 4/5 lảnh thổ Nam Hàn, nổ ra chiến tranh đầu tiên giữa hai phe Cộng sản và Không Cộng sản thế giới. Hoa Kỳ và các nước Không cộng sản chiến đấu cạnh Nam Hàn. Cộng sản Trung quốc gởi quân chiến đấu, và Liên Xô cung cấp tiếp vận cho Bắc Hàn. Chiến tranh kết thúc năm 1953, nhưng Hàn Quốc vẫn còn bị chia đôi, Cộng sản ở phía Bắc, và Không cộng sản ở phía Nam. Cộng sản cũng có vị trí nhất định ở Đông Nam Á.
Tháng 8/1945, ngay khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, Cộng sản Việt Nam ép buộc vua Bảo Đại thoái vị. Tháng 9/1945, Cộng sản tuyên bố Việt Nam độc lập. Thực dân Pháp đưa quân tái chiếm Việt Nam, và thế là chiến tranh Đông Dương bắt đầu. Những người chiến đấu cho một quốc gia Việt Nam độc lập, thành lập Mặt trận lãnh đạo cuộc chiến gọi là Mặt trận Việt Minh. Mặt trận này bị chi phối bởi Hồ Chí Minh, và các đồng chí cộng sản của ông ta. Sau 9 năm chiến đấu gian khổ (1946-1954), lực lượng này đánh bại thực dân Pháp năm 1954. Sau đó khu vực Đông Dương chia thành các quốc gia độc lập, Bắc Việt Nam Cộng sản, Nam Việt Nam không cộng sản, Lào, và Campuchia Trung lập. Mặc dù Pháp bị đánh bại, rút quân khỏi Đông Dương, tại đây cuộc chiến vẫn không chấm dứt.
Cộng sản tại miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia tiếp tục chiến đấu chống lại các chính quỳên mới Không cộng sản. Bắc Việt Nam gửi quân, và tiếp vận trợ giúp cuộc chiến. Liên Xô và Trung Quốc cũng trợ giúp trang thiết bị quân sự cho các đồng chí cộng sản của họ. Vào đầu thập niên 1960, miền Nam Việt Nam như muốn rơi vào tay cộng sản. Hoa Kỳ và đồng minh của họ gửi quân đội, và các trợ giúp khác bảo vệ Nam Việt Nam. Tại đỉnh cao của nó năm 1969, Hoa Kỳ đã gửi trên 500 nghìn quân sĩ tham chiến tại Nam Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài đến năm 1973, khi Hoa Kỳ như là một bên trong cuộc chiến, ký với Bắc Việt Nam Cộng sản, một hiệp ước chấm dứt chiến tranh và rút quân khỏi Nam Việt Nam. Nhưng tiếng súng vẫn nổ giữa những người Cộng sản và Không cộng sản tại Nam Việt Nam, Lào và Campuchia.
Năm 1975, Cộng sản chiếm được Nam Việt nam, Lào và Capuchia. Năm 1976, Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam thống nhất thành một quốc gia duy nhất dưới sự lãnh đạo của Cộng sản. Năm 1978, được sự hậu thuẩn của Liên Xô, các nhà lảnh đạo quân sự cánh tả làm một cuộc đảo chánh đẩm máu chiếm quyền lực ở Afghanistan. Nhiều người Afghanistan nổi lên làm bạo loạn chống chính quyền mới. Tháng 12/1979, máy bay Liên Xô ném bom thủ đô Kabul, và đỗ quân vào Afghanistan hậu thuẩn cho một cuộc đảo chánh mới, gọi là để đập tan các cuộc nổi dậy chống đối của phe nhóm Mujahideen.
Nhưng chính phủ mới, và đồng minh Liên Xô của họ cũng không đánh bại được phe nhóm bạo loạn. Cuộc chiến kéo dài, trong đó 15.000 quân Liên Xô đựơc ghi nhận là tử thương. Sau 10 năm can tính vào cuộc chiến, qua sự trung gian hoà giải của Liên Hiệp Quốc, một thoả ước được ký kết vào tháng 4/1988, theo đó Liên Xô sẽ rút hết quân đội của họ khỏi Afghanistan trong năm 1988 và 1989. Chiến tranh vẫn tiếp tục và tăng lên giữa phe nhóm bạo loạn và chính quyền. Năm 1992, phe nhóm bạo loạn đánh bại chính quyền. Sau chiến thắng, phe bạo loạn lại xảy ra mâu thuẩn giữa những người Hồi giáo ôn hoà và Hồi giáo cực đoan. Nhiều phe nhóm chính trị của Mujahideen đồng ý khôi phục lại chính quyền truyền thống, bầu Burhamuddin người cầm đầu lực lượng du kích làm Tổng thống ngày 28/6/1992.
Mâu thuẩn giữa phe Hồi giáo “ôn hoà” và “cực đoan” tăng lên, và tiếng súng vẫn tiếp tục nổ quanh Kabul và nhiều nơi khác. Taliban một trong các phe nhóm nỗi dậy của Hồi giáo cực đoan, gia tăng vùng kiểm soát đến tháng 9/1996, đánh chiếm Kabul và lập ra một chính quyền mới. Tại Liên Xô, Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô tháng 3/1985, họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa kỳ Regean 4 lần. Năm 1987, ông khởi đầu một chương trình “Cải tổ và Đổi mới” (Glasnost và Perestroika) sâu rộng, mở rộng quyền tự do dân chủ về chính trị, và tái cấu trúc nền kinh tế. Chương trình Glasnost và Perestroika của Gorbachev bị vài nước cộng sản Đông Âu và những người theo đường lối cực đoan trong đảng Cộng sản Liên Xô chống đối.
Gorbachev còn phải đương đầu với các vấn đề kinh tế, sắc tộc, và khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa đang tăng lên trong các Cộng hoà của Liên bang Xô viết. Và Cộng sản chấm dứt sự cai trị sau khi những người Cộng sản cực đoan trong Bộ Chính trị đảng cầm đầu một cuộc đảo chánh truất phế Gorbachev bị thất bại. Sự thất bại này dẫn đến các Cộng hoà trong Liên bang Xô viết tuyên bố "quốc gia độc lập". Tháng 12/1991, Gorbachev từ chức Tổng thống, và Liên bang Xô viết chấm dứt sự tồn tại. Các Cộng hoà Xô viết chính thức thành lập quốc gia độc lập của họ.
10. Châu Á với các cuộc tranh chấp khác.
Cuộc chiến ở Châu Á không chỉ là cuộc tranh chấp giữa Cộng sản và Không cộng sản, mà còn là cuộc tranh chấp giữa các nhóm sắc tộc, giữa các bất đồng chính kiến, tranh chấp quỳên lực giữa các nhóm trong nội bộ quốc gia, tranh chấp biên giới giữa các quốc gia, và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến những cuộc chiến đấu không ngừng nghĩ giữa các người Châu Á với nhau. Bắt đầu từ năm 1948, tranh chấp giữa Israel và những người à Rập Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc phi. Người à Rập cho rằng, Israel không được quyền thành lập quốc gia Do Thái, ở nơi mà người à Rập gọi là phần đất của họ. Và giữa họ, người à Rập và người Israel tiến hành tới 4 cuộc chiến tranh kể từ năm 1948. Cuối thập niên 1970, mối quan hệ giữa Do Thái và các nước à Rập được cải thiện phần nào.
Tuy nhiên, các vấn đề tranh chấp giữa Israel và Ã Rập thì chưa bào giờ được giải quyết. Đầu thập niên 1990, tưởng chừng như quan hệ giữa Israel và Jordan cùng với Palestine xích lại gần nhau hơn, nhưng cho đến cuối thập niên và tận năm 2001, cuộc xung đột Israel và Palestine lại trở nên căng thẳng. Các cuộc xung đột cũng xẩy ra giữa các nhóm Hồi giáo khác nhau ở Tây Nam Á. Trong thập niên 1960, nổ ra nhiều cuộc bạo loạn kể cả các cuộc đánh nhau với quân đội chính phủ tại 3 nước Iraq, Syria, và Yemen. Ai Cập ủng hộ nhóm bạo loạn Yemen, trong khi Saudi Arabia lại hậu thuẩn cho chính phủ Yemen. Cuối thập niên 1970, bạo loạn bùng nổ lớn ở Iran, buộc nhà vua Shak phải đào thoát sang Hoa Kỳ rồi tới Ai Cập. Và lực lượng nổi dậy thành lập chính quyền mới.
Thế nhưng, bạo loạn ở đây vẫn còn tiếp tục bởi các cuộc nổi dậy của sắc tộc thiểu số, và các cuộc đấu tranh giữa thế lực tăng lữ và lực lượng tự do thân phương Tây trong giới trí thức. Năm 1980, Iran và Iraq bắt đầu chiến tranh. Qua sự trung gian hoà giải của Liên Hiệp Quốc, hai quốc gia ký thoả ước chấm dứt chiến tranh năm 1988, sau 8 năm đánh nhau quyết liệt. Tại Lebanon chiến tranh tôn giáo giữa các người theo đạo Hồi và những người theo đạo Thiên chúa trong suốt thập niên 1970. Đến thập niên 1980, các nhóm Hồi giáo trong nội địa Lebanon lại nổi lên đánh nhau do bất đồng quan điểm. Cho tới năm 1991, một đề nghị chấm dứt xung đột nội chiến bởi tôn giáo cho Lebanon mới được hình thành. Năm 1990, Iraq xâm lăng Kuwait. Nhiều quốc gia phương Tây và Tây Nam Á Liên minh đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait năm 1991.
Trong thập niên 1960, Ấn Độ dính líu tới 3 cuộc chiến tranh. Năm 1961, Ấn Độ đánh chiếm 3 vùng đất của quốc gia bị Bồ Đào Nha chiếm trị là Daman, Diu, và Goa. Đầu năm 1962, Trung Quốc xâm lăng Ấn Độ nhưng bị đánh bật ra khỏi Ấn Độ cuối năm. Năm 1965, Pakistan và Ấn Độ lại đánh nhau ở vùng tranh chấp Kashmir. Một cuộc ngừng bắn cho 2 quốc gia này được Liên Hiệp Quốc làm trung gian hòa giải, nhưng vấn đề tranh chấp vẫn chưa được giải quyết. Nội chiến Pakistan bắt đầu năm 1971, khi chính quyền trung ương phía Tây đưa quân đến vùng phía Đông dẹp bạo loạn. Nhờ sự hổ trợ của quân đội Ấn Độ, quân bạo loạn phía Đông đã đánh bại quân đội chính phủ trung ương Pakistan phía Tây tháng 12/1991. Sau đó, phía Đông Pakistan trở thành quốc gia độc lập Bangladesh.
Cũng trong thập niên 1960, các nước Cộng sản bắt đầu các mối bất hoà giữa họ. Trung Quốc và Liên Xô, mỗi quốc gia đều cho rằng quốc gia kia không theo đúng “giáo điều Cộng sản”. Năm 1969, quân đội 2 nước có các cuộc đánh nhau ở biên giới. Từ năm 1977 đến năm 1979, Việt Nam và Campuchia buộc tội lẫn nhau về vùng biên giới. Tháng 1/1979, Việt Nam đánh thẳng vào Campuchia, chiếm Phnom Pênh ngày 7, và hôm sau dựng lên một cuộc chính phủ Campuchia do Việt Nam hậu thuẩn. Trong thời gian này, Trung Quốc và Việt Nam nổ ra các mối bất hoà nghiêm trọng. Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã kỳ thị sắc tộc có nguồn gốc Trung Quốc, cắt đứt viện trợ. Đầu năm 1979, Trung Quốc xua quân xâm lăng 4 tỉnh cực bắc Việt Nam, dưới cái gọi là "trừng phạt" sự xâm lăng của Việt Nam vào Campuchia.
11. Châu Á trước kỷ nguyên mới thế kỷ 21.
Những năm đầu của thế ký 21 Châu Á vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề nghèo đói, và mù chữ. Các cuộc tranh chấp giữa họ vẫn còn tiếp tục, đe doạ hoà bình trong nhiều khu vực. Tuy nhiên, một số học giả thấy rằng Châu Á có tiến bộ. Điều đó có ý nghĩa lục địa này đang bắt đầu một kỷ nguyên mới của sự phát triển. Hiện nay phần lớn khu vực ở Đông Á và Đông Nam Á có nhiều tiến bộ về kinh tế. Các giống lúa mới tăng nhanh làm năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng đáng kể, và điều này giúp giảm được nạn đói trong nhiều khu vực. Tại Tây Nam Á, Israel phát triển vượt bật về kinh tế, thu nhập từ dầu khí đã giúp cải thiện kinh tế các quốc gia khác trong vùng. Sự tiến bộ về kinh tế giúp chính quyền các nước xây thêm nhiều trường học mới, huấn luyện được nhiều giáo viên hơn trong nổ lực nâng cao trình độ văn hóa.
Hiện nay tỷ lệ trẻ em đến trường học tăng cao hơn so với vài 3 năm trước đó. Trong bán thập kỷ sau của 1990, nhiều quốc gia giảm nạn mù chữ xuống dưới 50%. Nhưng các tiến bộ về kinh tế, và giáo dục tại Châu Á không đồng đều. Một số quốc gia như Campuchia, và Lào cho thấy ít có dấu hiệu tiến bộ. Các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan có vài sự khởi đầu mà họ tin rằng sẽ đưa đến tiến bộ. Tuy nhiên, việc tăng dân số quá nhanh cũng tạo ra các khó khăn nhất định, ngay cả việc làm thế nào để cung cấp đủ lương thực cho tất cả mọi người ở Châu Á cũng đã là một vấn đề. Một số học giả tiên đoán rằng, một Châu Á vẫn còn tồn tại các quốc gia nghèo bên cạnh một số ít quốc gia giàu. Các cuộc chiến tranh và bạo loạn cũng là nguyên nhân tạo thêm khó khăn cho việc xây dựng và tiến bộ.
Các giải pháp giải quyết tranh chấp trong nội bộ quốc gia, và quốc tế đầu kỷ nguyên mới sẽ giúp lục địa Châu Á thuận lợi hơn như giảm sự chi phối từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ của họ. Các mục tiêu khác cho Châu Á như các nước giàu sẽ cung cấp hoặc trợ giúp giáo dục, kỹ thuật kinh tế, và quân sự cho Châu Á. Nhiều người Châu Á muốn thấy rằng cần phải chấm dứt ngay các sự can thiệp từ bên ngoài. Họ đang hướng về một ngày mai, khi các người Châu Á tự do liên kết, cùng làm việc với nhau để mang lại những tương đồng trong các vấn đề của chính họ. Nhưng hoà bình và thống nhất tinh thần, niềm tin giữa những người Châu Á cũng như giữa họ với người khác có vẽ như vượt qúa tầm tay, hãy còn quá xa vời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét