Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ







BÀI PHÁT BIỂU TẠI BUỔI LỂ BẾ GIẢNG LỚP “QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ” DO VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG TỔ CHỨC TỪ NGÀY 4/11 ĐẾN NGÀY 14/12/1991 THEO DỰ ÁN V.I.E/88/543.

                                                                                                  Lê Xuân Đỗ




                               Kính gởi: Thầy Vủ Tất Bội, Giám đốc Khóa học.

Xuất phát từ nhiệt tình khoa học của một học viên lớn tuổi, tôi xin bày tỏ suy nghĩ của mình về khóa học “Quản lí Kinh tế” nầy.

Bài phát biểu (dự thảo) phía sau, nếu được thầy chấp nhận tôi sẽ đọc nó trứơc buổi lể bế giảng với mong muốn đó là một việc làm có ích.

Có gì cần thêm bớt xin thầy chỉ giáo thêm. Tôi sẽ sung sướng được đón nhận ý kiến của thầy.


                                                        Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 12 năm 1991
                                                                             Một học viên Dự thính

                                                                                     Lê Xuân Đỗ











BÀI PHÁT BIỂU TẠI BUỔI LỂ BẾ GIẢNG LỚP “QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ” DO VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG TỔ CHỨC TỪ NGÀY 4/11 ĐẾN NGÀY 14/12/1991 THEO DỰ ÁN V.I.E/88/543.

                                                                                                  Lê Xuân Đỗ

Kính thưa các vị giám đốc khóa học,
Kính thưa các vị giáo sư giảng dạy,
Kính thưa các vị quan khách,
Thưa các anh chị học viên.

Là một học viên “dự thính” có qua các cấp học: Đại học Ngữ văn, Đại học Kinh tế, Đại học Luật khoa, Cao học Lịch sử, Cao học Kinh tế. Và có làm các việc: tài chánh, kế toán, dịch vụ, nghiên cứu, chúng tôi xin phát biểu suy nghĩ của mình về những điều nghe thấy tại lớp “Quản lí Kinh tế Vĩ mô, và Kinh tế  Thị trường dành Việt Nam” nầy.

                                                             I.

Tôi nghĩ rằng, đây là một lớp học bổ ích, cần thiết, giá trị mà nó mang lại hết sức to lớn. Chỉ trong vòng 6 tuần lể mà khóa học đã trang bị cho mỗi học viên chúng tôi một lượng thông tin khá lớn, cả tầm kinh tế vĩ mô lẫn tầm kinh tế vi mô, cả độ dày, bề rộng lẫn chiều sâu. Từ quá trình sản xuất, cách tính sản phẩm quốc dân đến thu nhập, tiêu dùng, đầu tư. Từ cơ chế thị trường, can thiệp của nhà nước đến chính sách tài chánh, tiền tệ, lạm phát. Từ kinh nghiệm phát triển của các nước quanh vùng như Đài Loan, Triều Tiên đến phân tích, thẩm định các dự án kinh tế, tài chánh.

Tôi cũng hiểu rằng, đến giờ nầy thì nhân loại đã cung cấp cho chúng ta ba mô hình phát triển kinh tế quốc dân: mô hình kinh tế “tự cung tự cấp”, mô hình kinh tế “thị trường”, mô hình kinh tế “chỉ huy”. Việt Nam ta đang áp dụng mô hình kinh tế “chỉ huy” muốn chuyển sang “cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Đây là ý muốn chưa hề có trong quá khứ lịch sử, và cũng chưa có ai định hướng cho tương lai. Cho nên chúng ta nhờ Liên Hiệp Quốc, nhờ Ngân hàng Thế giới cử chuyên viên đến đây nói cho chúng ta nghe, chỉ cho chúng ta thấy các cách vận hành, các nguyên lí phải tuân, các công cụ chi phối của mỗi mô hình, để chúng ta xét xem, xem có thể vận dụng được gì từ tri thức nhân loại, kinh nghiệm của thế giới vào việc hoạch định chính sách cho “mô hình mới của chúng ta” với những biện pháp, bước đi thích hợp. Thế và chỉ có thế thôi! Cho nên, anh bạn tự cho mình có 31 năm trong ngành công nghiệp, trách cứ các vị giáo sư “không hiểu gì về Việt Nam”, tôi e rằng đó là lời trách quá đáng, không nên có.

Chúng tôi cũng nghe thấy tại lớp học nầy qua các anh chị phát biểu, rằng trong công tác thực tiển giữa các ngành còn có những khoảng cách khá lớn. Anh ngân hàng Thành phố “kêu” vay tiền của dân phải trả lãi xuất cao, và cho các “xí nghiệp quốc doanh” vay lại nhận lải xuất thấp, rồi lãi xuất không phù hợp với mức trược giá. Còn anh thương nghiệp Hậu Giang lại “than” vì lãi xuất ngân hàng quá cao nên sở anh ta điêu đứng. Chị xuất nhập khẩu “nói” Xí nghiệp của chị ta vừa sản xuất hàng để Xuất, vừa Nhập hàng để bán mà không khấm khá được cũng vì lãi xuất, tỷ giá ngân hàng. Còn chị chế biến hải sản lại “nói thật” rằng vay được tiền của ngân hàng là mừng lắm vì được hưởng lãi xuất thấp.

Anh công nghiệp “cho rằng” tại giá nguyên liệu tăng mà từ năm 1980 đến năm 1985, mỗi năm xí nghiệp anh ta lổ tới bốn, năm trăm triệu. Và, nhờ cơ chế đổi mới mà từ năm 1986 đến năm 1990 mỗi năm xí nghiệp anh ta lời tới ba, bốn tỷ. Anh nghiên cứu “lại nói” việc sử dụng vốn không đúng chỗ, bố trí cán bộ không đúng nơi, nặng quản lí nhẹ kinh doanh là nguyên nhân làm các “xí nghiệp quốc doanh” hoạt động không hiệu quả. Còn anh địa phương Phú Yên “thì bảo” địa phương anh ta khó mà làm được gì khi tình trạng thiếu vốn, thiếu cán bộ điều hành, thiếu pháp luật nhất quán và chưa ổn định như hiện nay.

                                                              II.

Rỏ ràng có quá nhiều vấn đề phải giải quyết, mà vấn đề nào cũng cần Nhà nước Trung ương tham gia góp sức. Có một câu hỏi không thể không đặt ra rằng, thế thì các địa phương, các xí nghiệp quốc doanh đã làm gì có lợi cho Nhà nước? Là chủ thể đang xử dụng nhà đất, máy móc, thiết bị, vốn liếng của Nhà nước để làm ăn, để kinh doanh, họ đã làm tròn, làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách, nộp thuế cho Nhà nước chưa? Tại trang nhất báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 5.12.1991 đăng tin “địa phương Quận 5” do các hành vi tham ô, cố ý làm trái chính sách, pháp luật để Nhà nước thất thoát tài sản tới 9,88 tỷ đồng. Và hôm sau, cũng trang nhất báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 6.12.1991 lại đăng trong hai tháng 10 và 11 năm 1991, qua 25 cuộc thanh tra Thành phố đã phát hiện tài sản Nhà nước bị thất thoát tới 57,94 tỷ đồng và hơn 1 triệu đô la (ÚSD), tức trên 70 tỷ do kinh doanh thua lỗ, nợ khó đòi, và trốn thuế. Chỉ riêng Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương từ năm 1989 đến giữa năm 1991 còn nợ thuế xuất nhập khẩu lên tới 25,29 tỷ đồng.

Vậy thì, vấn đề đặt ra và cần giải quyết ở đây là cái gì? Thiếu vốn, thiếu chính sách, thiếu luật pháp ổn định ư? Quả có thiếu vốn thật, thiếu nghiêm trọng nữa là khác, nhưng cũng còn phải tính cả việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả nửa chứ! Có thiếu chính sách thật, nhưng Nhà nước đã từng vay tiền của dân phải trả lãi xuất cao, mà cho các xí nghiệp quốc doanh vay với lãi xuất thấp rồi cơ mà! Có thiếu luật pháp nhất quán và ổn định thật, nhưng cũng còn phải thấy rằng có nhiều địa phương, xí nghiệp cố tình làm trái chính sách, pháp luẩt của Nhà nước nửa! Cái lỏi của vấn đề ở đây phải chăng là năng lực, là phẩm chất, là bản lỉnh của Nhà quản lí? Có lí biết bao í kiến của anh bạn nghiên cứu cho rằng, nghề kinh doanh là một nghề đặt biệt không phải ai làm cũng được, nó đòi hỏi người quản lí phải có năng lực “vượt trội” mới mong thành công!

Nhà quản lí phải có “năng lực vượt trội” để khái quát được vấn đề kinh doanh, thấy được hướng phát triển của nó để đề ra được “phương sách” tốt nhất, và tổ chức thực hiện phương sách tốt nhất ấy đạt mục tiêu mong muốn. Thiếu một trong các yếu tố trên, không thể gọi là nhà quản lí có năng lực. Nhà quản lí còn phải có phẩm chất tốt để không làm gian, nói dối, đẻ bảo đảm được sự ngay tình, trung thực, công bằng, trọng chữ tín. Nhà quản lí còn phải có bản lỉnh, quyết đoán, biết lợi dụng thời cơ và không để lỡ mất cơ hội, dám hy sinh cái lợi trước mắt để mưu cầu cái lợi lâu dài. Năng lực vượt trội của nhà quản lí phải là năng lực được tạo ra bởi năng lực ‘VỀ SỰ HIỂU BIẾT” và năng lực “NHỜ SỰ HIỂU BIẾT”.

Cái mà chúng tôi cho là bổ ích, cần thiết, giá trị nó mang lại hết sức to lớn của khóa học như nói trên được nhiều người đồng tình, đó chỉ mới là năng lực thứ nhất năng lực VỀ SỰ HIỂU BIẾT, năng lực lí thuyết, năng lực gián tiếp, năng lực tiềm năng. Nhà “quản lí vượt trội” phải từ sự hiểu biết nầy, qua kinh nghiệm của bản thân, hoàn cảnh kinh doanh của đời thực mà tự mình “TẠO RA” ra phương cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Chung tôi gọi nó là năng lực thứ hai, năng lực NHỜ SỰ HIỂU BIẾT, năng lực vận dụng, năng lực sáng tạo, năng lực biến tiềm năng thành hiện thực.

                                                           III.

Công cuộc chuyển đổi nền kinh tế của đất nước đang ở phía trước. Có những vấn đề còn tồn tại, và nhiều vấn đề mới sẽ nảy sinh. Nó cần nhiều kiến giải, kiến nghị các biện pháp để hoàn thiện chủ trương, chính sách của Nhà nước. Học viên khóa “Quản lí Kinh tế vĩ mô và Kinh tế thị trường dành cho Việt Nam” nhận ra điều đó, và xin hứa trước các vị rằng, chúng tôi sẻ cố gắng hết sức mình tùy sức, tùy môi trường làm việc, mỗi chúng tôi sẽ có những đóng góp cụ thể vào sự nghiệp chúng của nước nhà.

Và, sau cùng để cho lời hứa của học viên không trở thành lời hứa suông, chúng tôi đề nghị các anh chị hãy phân tích, và lí giải việc Ủy ban Nhân dân Thành phố vừa ban hành quyết định số 693/QĐ/UB thành lập “Công ty Ngoại thương và Phát triển Đầu tư” gọi tắt là FIDECO với chức năng và hoạt động như sau:
  1. Tổ chức, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thủy sản, nông sản, lâm sản, súc sản và tài nguyên khác đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, và tiêu dùng trong nước;
  2. Sản xuất, gia công, chế biến hàng công, mỷ nghệ xuất khẩu;
  3. Trực tiếp xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, vật liệu, thiết bị, hàng hóa cho nhu cầu sản xuất của các ngành, và các thành phần kinh tế;
  4. Được ủy thác xuất, nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu, làm đại lí bán hàng cho các đơn vị trong và ngoài nước;
  5. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh phi hàng hóa, kinh doanh địa ốc, dịch vụ du lịch, khoa học kỉ thuật;
  6. Được Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất, hợp tác với các đơn vị kinh tế nước ngoài theo luật đầu tư để tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu.
                                   (Báo Sài Gòn Giải Phóng số5178 ngày 9.12.1991)

Câu hỏi nêu lên là:
  1. Liệu Công ty nầy có đủ LỰC và TÀI để hoạt động, kinh doanh bao trùm gần như toàn bộ nền kinh tế quốc dân như vậy không?
  2. Liệu nó có choáng sân, gây trở ngại cho các dự tính đầu tư khác sau nầy không?
  3. Cái LỢI và HẠI do việc không đủ “lực và tài” mà muốn bao biện gây ra?

                                                             IV.

Trong quản lí nói chung và quản lí kinh tế nói riêng trên thế giới, người ta thấy rằng TẦM HẠN QUẢN TRỊ là yếu tố quan trọng nhất của quản lí. Người ta thấy cái cách quản lí “đa chức năng” có phần kém hiệu lực, nên đang chuyển sang quản lí “đơn chức năng”, chuyên sâu một lảnh vực, thì Công ty Ngoại thương và Phát triển Thành phố lại mở rộng theo hướng “đa chức năng”. Việc làm ấy có phù hợp không? Triển vọng của nó?

Xin các anh chị học viên từ cấp quản lí Trung ương, quản lí Địa phương, Giám đốc trực tiếp kinh doanh kiến giải cho cái hiện tương kinh tế đang nóng hổi nầy. Chúng tôi tin rằng lời kiến giải của các anh chị sẽ có ích cho nhiều người.


Trân trọng kính chào quí vị.



                          Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 12 năm1991

                                                    Lê xuân Đỗ
                            ( Học viên Dự thính)                                                             

    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét