Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

THAY LỜI KẾT( Sách văn minh nhân loại)






THAY LỜI KẾT.

I.
                                                                          
Văn minh Châu Âu, tuy “sinh sau đẻ muộn” so với Châu Á và Châu Phi, nhưng nhờ có phát minh, sáng tạo và biết ứng dụng phát minh sáng tạo ấy vào tổ chức đời sống mà từ những năm 1500 nền văn minh nầy “vượt trội” so với các nền văn minh đàn anh. Trong khi nền Văn minh Châu Âu “không ngừng phát triển” thì nền văn minh Châu Á, và Châu Phi lại luôn đề cao các “đặc trưng truyền thống”.

Hiện nay, tại Bắc Âu và Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc Đại Lợi, và vài nước Đông Á như Nhật Bản, Nam Triều Tiên, chính quyền tự đặt ra cho mình 2 chức năng là “điều hành nền kinh tế quốc dân”, và “lo phần an lạc cho dân chúng”. Chúng tôi gọi đó là nền “Văn minh Nhân loại những năm đầu của Thế kỷ 21”. Và, chúng tôi cũng dùng 2 tiêu chí nầy, để so sánh “mức độ văn minh” giữa các quốc gia, lục địa.

II.

Chức năng thứ nhất của chính quyền là “điều hành nền kinh tế quốc dân”, được thể hiện trên “tổng sản lượng quốc gia, thu nhập bình quân, và xuất, nhập khẩu”. Năm 2011, Châu Phi29.584.662 km2 diện tích đất, và 1.014,1 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 2.807,8 tỷ USD, thu nhập bình quân 2.768 USD; nhập khẩu 399,3 tỷ, xuất khẩu 388,2 tỷ; so với nước Đức diện tích đất chỉ bằng 1,2% (357.022 km2), và dân số chỉ bằng 8% (82,2 triệu người), tổng sản lượng quốc gia Đức nhiều bằng tổng sản lượng cả lục địa Châu Phi cộng lại (2.800,0 tỷ USD), thu nhập bình quân của người dân Đức nhiều gấp 12,3 lần (34.100 USD), nhập khẩu Đức nhiều gấp 3 lần (1.200 tỷ), xuất khẩu Đức cũng nhiều hơn 2,4 lần (966,9 tỷ) so với cả lục địa Châu Phi cộng lại.

Hoặc như tại Châu Á có diện tích đất 31.897.519 km2, và 4.122.8 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 26.167,7 tỷ USD, thu nhập 6.347 USD, nhập khẩu 3.679,3 tỷ, xuất khẩu 4.220,7 tỷ; so với Hoa Kỳ diện tích đất chỉ bằng 30,8% (9.826.675 km2), và dân số chỉ bằng 7,5% (310,2 triệu người). Nhưng, tổng sản lượng quốc gia của Hoa Kỳ bằng 53% (14.100,0 tỷ USD); và thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ nhiều gấp 7,2 lần (46.000 USD) thu nhập bình quân đầu người của Châu Á. Nhập khẩu Mỹ bằng 43% (1.600,0 tỷ); và xuất khẩu bằng 25% (1.050.0 tỷ USD ) của cả lục địa Châu Á cộng lại.

Ấn Độ có diện tích đất 3.287.263 km2, 1.173,1 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 3.600,0 tỷ USD, thu nhập 3.100 USD, nhập khẩu 268,4 tỷ, và xuất khẩu 164,3 tỷ; so với Nhật Bản có diện tích đất chỉ bằng 11,4% (377.915 km2), và dân số chỉ bằng 10,8% (126,8 triệu người). Nhưng tổng sản lượng quốc gia Nhật Bản nhiều gấp 1,2 lần (4.200,0 tỷ), thu nhập người dân Nhật gấp 10,5 lần (32.700 USD). Nhập khẩu của Nhật gấp 1,8 lần (499,7 tỷ); và xuất khẩu gấp 3,3 lần (542,3 tỷ), so với Ấn Độ.

Hay như Bắc Triều Tiên có diện tích đất 120.538 km2, 22,7 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 40,0 tỷ USD, thu nhập 1.900 USD, nhập khẩu 3,8 tỷ, và xuất khẩu 2,1 tỷ; so với Nam Triều Tiên có diện tích đất chỉ bằng 88,2% (99.720 km2), và dân số gấp 2,1 lần (48,6 triệu người). Nhưng tổng sản lượng quốc gia Nam Triều Tiên nhiều gấp 35 lần (1.400,0 tỷ), thu nhập người dân Nam Triều Tiên 14,5 lần (28.100 USD). Nhập khẩu nhiều gấp 88,4 lần (317,0 tỷ); và xuất khẩu nhiều gấp 177,6 lần (373,0 tỷ), so với Bắc Triều Tiên

Chúng ta nghĩ gì về vai trò chính quyền tại mỗi nước, trong việc “điều hành nền kinh tế quốc dân”? Tất nhiên, chúng ta cũng phải quan tâm tới cả các yếu tố khác như lịch sử, địa lý, và các nguồn tài nguyên tại mỗi nước nữa.

III.

Chức năng thứ hai của chính quyền là “lo phần an lạc cho cư dân, được thể hiện trên việc “phân phối và tái phân phối lợi tức quốc gia”. Nhà nước trong chức năng quản lý xã hội của mình, ban hành các “luật lệ” bảo vệ người lao động được quyền hưởng thành quả lao động của họ, đồng thời phải có “chính sách thuế khóa” phù hợp để người có “thu nhập thấp”, cũng được hưởng tiện ích của xã hội dưới dạng “tái phân phối lợi tức quốc gia”.

Ta lần lược xem xét, Trung Quốc có diện tích đất 9.596.961 km2, và 1.330,1 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 8.700,0 tỷ USD, và ngân sách quốc gia 1.100,0 tỷ USD (chiếm 12%); so với Anh Quốc có diện tích đất chỉ bằng 1/40 (243.610 km2)  và cư dân bằng 1/22 (62,3 triêu). Nhưng tổng sản lượng quốc gia Anh bằng 1/4 (2.100 tỷ USD), và ngân sách quốc gia của Anh  bằng ngân sách quốc gia Trung Quốc 1.100,0 tỷ (chiếm 52%).

Hoặc như Liên bang Nga có diện tích đất 17.098.242 km2,139,3 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 2.100,0 tỷ USD, và ngân sách quốc gia 303,6 tỷ USD (chiếm 14%); so với Thụy Đin có diện tích đất chỉ bằng 1/39 (450.295 km2); và cư dân chỉ bằng 1/15 (9,0 triệu ). Nhưng, tổng sản lượng quốc gia Thuỵ Điển bằng 1/6 (341,4 tỷ USD) tổng sản lượng Nga; và ngân sách quốc gia gần bằng ngân sách quốc gia Nga tới 221,1 tỷ (chiếm 64%). 

Hay như Việt Nam, có diện tích đất 331.210 km2, và 89,5 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 256,9 tỷ USD, và ngân sách quốc gia 29,2 tỷ USD (chiếm 12%); so với Na Uy có diện tích đất tương đương (323.802 km2); và dân số chỉ bằng 1/19 Việt Nam (4,6 triêụ người). Nhưng, tổng sản lượng quốc gia Thuỵ Điển nhiều hơn tổng sản lượng quốc gia Việt Nam (267,4 tỷ USD); và ngân sách quốc gia Na Uy cao gấp gần 6 lần ngân sách quốc gia Việt Nam lên tới 171,3 tỷ USD (chiếm 64%),.

Hoặc như Congo-Zair có diện tích đất 2.344.858 km2, và 70,9 triệu cư dân, tổng sản lượng quốc gia 21,9 tỷ, và ngân sách quốc gia 2,0 tỷ (chiếm 0,9%); so với Đan Mạch có diện tích đất chỉ bằng 1/55 (43.094 km2); và dân số chỉ bằng 1/13 (5,5 triệu người). Nhưng tổng sản lượng quốc gia Đan Mạch nhiều hơn 9 lần (197,8 tỷ), và ngân sách quốc gia nhiều hơn 74 lần, lên tới 148,8 tỷ USD (chiếm 75%), so với ngân sách quốc gia Congo-Zair.
   
IV.

Do yếu kém trong việc “điều hành nền kinh tế quốc dân”, cho nên gần 3/4 cư dân nghèo đói của thế giới hầu hết nằm trên lục địa Châu Á và Châu Phi. Và do làm tốt chức năng “lo phần an lạc cho cư dân”, nên cứ 100 đồng tổng sản lượng quốc gia, tại Anh Quốc có 52 đồng, tại Thụy Điển có 64 đồng, tại Na Uy có 64 đồng, và tại Đan Mạch có 75 đồng đưa vào “tái phân phối lợi tức quốc gia”. Trong khi đó tại Trung Quốc, thì 100 đồng tổng sản lượng quốc gia, chỉ đưa vào “tái phân phối lợi tức quốc gia” 12 đồng, tại Liên bang Nga 14 đồng, tại Việt Nam 12 đồng, và tại Congo-Zair chỉ có 0,9 đồng.

Hệ quả là thanh niên trong độ tuổi đi học, học Cao đẳng và Đại học Anh Quốc tới 58%, trong khi Trung Quốc chỉ có 6%. Và, cứ 10 người Thụy Điển thì có 9 người sử dụng Internet, trong khi tại Liên bang Nga thì 10 người mới có 4,2 người sử dụng Internet. Tương tự như thế, thanh niên Na Uy học bậc Cao đẳng và Đại học tới 63%, và cứ 10 người thì có 9,2 người sử dụng Internet, còn tại Việt Nam thanh niên học bậc Cao đẳng và Đại học có 11%,10 người mới có 2,7 người sử dụng Internet.

Còn tại Đan Mạch thanh niên trong độ tuổi, học Cao đẳng và Đại học tới 55%, so với Congo-Zair thanh niên học bậc Cao đẳng và Đại học chỉ có 2%; và cứ 10 người Đan Mạch thì có 8,6 người sử dụng Internet, còn tại Congo-Zair thì 10 người mới có 0,6 người sư dụng Internet.
                                                       
V.

Từ các sự kiện và số liệu ghi trên, chúng tôi nhận ra rằng, các nhà lảnh đạo quốc gia có vai trò rất lớn trong việc đóng góp vào nền “Văn minh Nhân loại những năm đầu Thế kỷ XXI”. Chính họ, ngoài việc hợp tác quốc tế để duy trì an ninh và hòa bình thế giới và quốc nội, họ còn có trách nhiệm “điều hành nền kinh tế quốc dân và lo phần an lạc cho dân chúng” nữa.


Sydney ngày 01 tháng 05 năm 2012






Tài liệu tham khảo:

1. The World book Encyclopaedia 1981, 1986, 2000, 2002, 2004, 2005, 2009 và 2010 USA by World Book Inc.
2. The Europa World Year Book 2000, 2003, 2004 và 2009 by Europa Publications Limited - London.
3. Whitaker’s Almanac 2001, 2003, 2005, 2006, 2009, 2010 và 2011 London by the Stationary Office Bookshops.
4. The World Almanac and book of Facts 2000, 2003, 2005, 2006, 2009, 2010 và 2011 USA by Primidia Reference Inc.
5. The Statement’s Year Book 2000, 2004, 2005, 2007, 2009 và 2011. London, edited by Barry Turner.
6. The World Guide 2000 và 2005. Victoria Australia, by Hardie Grant Publishing.
7. The World Guide 1997/1998, HongKong, by Institute del Tercer  Mundo.








                                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét