Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Chương 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI (Sách văn minh nhân loại)

CHƯƠNG  1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
I. Khái quát.
Lịch sử thế giới ghi nhận rằng, con người có lẽ đã sống trên hành tinh “trái đất” khoảng 2 triệu rưởi năm nay. Trong những ngày đầu các tộc người lập thành những cộng đồng nhỏ sống rãi rác trên nhiều nơi của thế giới. Con người bắt đầu sử dụng chữ viết khoảng 5.500 năm gần đây thôi. Thời kỳ trước đó người ta gọi là thời “tiền sử”. Các nhà khảo cổ học xây dựng câu chuyện về thời tiền sử bằng cách nghiên cứu tất cả cái gì con người trước đó để lại, gồm các dụng cụ, công trình nghệ thụât, các mảnh vụn từ công trình xây dựng, các bộ xương hoá thạch, và ngay cả các bộ xương khô. Các vật thể này, đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng về cái gì liên quan đến người tiền sử, giúp chúng ta hiểu được họ muốn gì, và họ đã sống như thế nào. Dấu vết về chữ viết đầu tiên được ghi nhận khoảng 3500 năm Trước công nguyên (TCN).
Sau đó, người ta ghi nhận thêm từng thời kỳ lịch sử của riêng họ. Bằng chữ viết, và các kinh nghiệm của mình, họ có thể nói cho tương lai về cái gì họ mong muốn có, và họ đã sống như thế nào. Từ những tài liệu nầy, chúng ta có thể biết về các nền văn minh ban đầu sự ra đời, suy sụp, cùng với nhiều sự kiện quan trọng khác.Lịch sử thế giới từ nền văn minh đầu tiên cho đến hiện tại, một phần lớn dựa trên cái gì được viết ra bởi con người qua các thời đại. Sự ra đời của nông nền nghiệp khoảng 9000 năm TCN, đã đưa đến những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội. Người tiền sử biết làm nông nghiệp, sau khi họ phải đi từ nơi này đến nơi khác để tìm kiếm thức ăn có sẳn trong tự nhiên. Nhưng khi thức ăn có sẵn nầy trở nên khan hiếm, họ mới định cư ở một nơi nào đó thuận lợi để làm nông nghiệp.
Rồi, một vài nơi định cư phát triển thành thành phố. Người trong các thành phố có kỷ năng và hiểu biết mới, phát triển thành các nghề nghiệp đặc biệt. Một số trở thành người xây dựng, thợ thủ công, một số khác trở thành người buôn bán, thầy cúng, và cuối cùng hệ thống chữ viết xuất hiện. Tất cả các sự phát triển nầy, là những đóng góp đầu tiên cho nền văn minh của nhân loại. Trải qua hàng ngàn năm, nền văn minh đầu tiên không, hoặc ít giao tiếp với bên ngoài, và vì thế nó phát triển hoàn toàn độc lập. Sự tiến hoá của mỗi nền văn minh phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, và sự khám phá sáng tạo của con người. Trong quá khứ các nền văn minh tiên tiến luôn được mở rộng, và dân số cũng gia tăng. Rồi người ta cũng bắt đầu trao đổi tư tưởng, và kỷ năng giữa các nền văn minh với nhau.
Trong một nền văn minh, các nhóm người khác nhau về tập quán, ngôn ngữ cũng xuất hiện. Một số nhóm người như nhóm sắc tộc Romans, dựa vào sức mạnh có được đi thâu tóm quyền lực trên các người còn lại, thành lập quốc gia “đế quốc rộng lớn”. Vài nước đế quốc trong bọn họ làm giàu cho quốc gia mình trước khi sụp đổ. Tôn giáo, sau đó là các học giả, và khoa học phát triển như những con người kỳ diệu, xuất chúng. Còn ý nghĩa về cuộc đời của con người, và về thế giới tự nhiên thì được xem như một điều gì đó "huyền bí". Khoảng 500 năm gần đây, một nền văn minh tiên tiến phát triển ở Châu Âu, và được sử dụng như một ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Nó làm cho lục địa nầy khởi sắc, tạo ra sự tiến bộ vượt bậc về kiến thức, nghệ thuật, khoa học, và kỷ thuật.
Một số quốc gia Châu Âu đưa các nhà thám hiểm, và quân đội đến các vùng đất xa xôi lập ra các thuộc địa tại hải ngoại. Đầu tiên là ở Châu Mỹ, sau đó là các lục địa khác Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Và kết quả là tập quán, kỷ năng, tư tưởng, chính trị, niềm tin tôn giáo phương Tây được truyền bá ra khắp trên thế giới. Ngày nay, nhiều người còn tiếp tục cho rằng quả thực có các truyền thống khác nhau về văn hoá, nhưng họ đều thừa nhận rằng có nhiều tập tục phổ biến hơn trước đó. Hệ thống truyền thông, và các phương tiện vận chuyển xuyên lục địa, đã phá vở rào cản cả không gian lẫn thời gian. Nó giúp trao đổi thông tin, tư tưởng, chính kiến giữa người và người trên các lục địa một cách nhanh chóng. Có thể nói, con người hiện phải sống phụ thuộc vào nhau ngày càng nhiều.
Ngay cả những vùng xa xôi, họ cũng bị chi phối bởi các thay đổi về kinh tế, và chính trị từ một nơi khác. Trong một vài trường hợp, hầu hết mỗi người chúng ta có thể phải chịu ảnh hưởng từ một cuộc chiến tranh, một cuộc khủng hoảng chính trị, hay bởi cả sự tăng giá dầu lửa, từ các quốc gia sản xuất nhiên liệu ở tận Trung Đông. Ngày nay các nền văn hoá riêng, có vẽ như được hoà nhập vào một nền văn hoá chung của thế giới. Câu chuyện về các nền văn minh khác nhau trên thế giới, trong từng thời kỳ lịch sử, đã trở thành các chuyện kể gần gủi với nhau hơn.
                   
II. Các nền văn minh sơ khai (3500 - 1200 TCN).
1. Vài nét về các nền văn minh sơ khai.
Hàng trăm ngàn năm người tiền sử sống bằng “hái lượm và săn bắt” cỏ cây, thú vật hoang dã có sẵn trong tự nhiên. Từng nhóm nhỏ, họ phải đi từ nơi này đến nơi khác trên các vùng rộng lớn để tìm kiếm thức ăn, và chỉ ở lại một nơi nào đó trong vài ngày hoặc vài tuần. Sáng kiến gieo trồng cây lương thực dần dần chấm dứt cách sống du cư của nhiều người. Sau đó, đàn ông, và đàn bà thời tiền sử học được cách trồng nhiều cây lương thực hơn, và bắt đầu chăn nuôi gia súc tại nhà. Chẳng bao lâu người tiền sử phải đi đây đi đó tìm kiếm thức ăn nầy sống ổn định, và họ có thể định cư trong các nơi gọi là làng mạc. Nông nghiệp bắt đầu trong nhiều thời điểm, và nhiều vùng khác nhau của thế giới. Người Tây Á, nay gọi là Trung Đông gieo trồng ngũ cốc, nuôi dê, cừu và gia súc khoảng những năm 9000 Trước công nguyên (TCN).
Tại Đông Á người ta biết cấy lúa nước khoảng năm 7000 TCN. Còn người Trung Mỹ biết gieo trồng ngũ cốc khoảng năm 6500 TCN. Việc sáng tạo ra cách gieo trồng ngũ cốc đã mở đường cho các nền văn minh phát triển. Người tiền sử trở thành người nông dân tốt, họ bắt đầu sản xuất được nhiều thực phẩm hơn, chẳng những đủ nuôi sống bản thân, mà còn nuôi sống thêm được nhiều người. Rồi một số làng nông nghiệp phát triển thành thành phố. Việc cung cấp đầy đủ thực phẩm, khiến người ta ngày càng nhiều rời bỏ nghề nông để làm các công việc khác. Một số trở thành người xây dựng, thợ thủ công, mỹ nghệ, một số khác trở thành người buôn bán, thầy cúng, khiến đời sống con người thoát khỏi lối sống hoang dã. Nông nghiệp thúc đẩy phát triển kỷ thuật, và thay đổi cách sống của xã hội.
Họ sáng chế ra cuốc, liềm, cùng với các dụng cụ khác giúp việc gieo trồng, canh tác nông nghiệp dễ dàng hơn. Lông gia súc, và sợi từ các cây trồng như bông, lanh được sử dụng dệt ra các tấm vải đầu tiên. Người ta xây lò nướng bánh mì, chế biến từ các hạt ngũ cốc. Và họ cũng biết sử dụng các lò đất nóng hơn để nung đồ gốm. Nông nghiệp mở rộng, đòi hỏi nhiều người phải làm việc chung với nhau trên các cánh đồng lớn, từ việc gieo trồng đến thu hoạch. Một hệ thống "cai quản" được hình thành để chỉ đạo các hoạt động tập thể nầy. Các sự thay đổi đưa lại từ nông nghiệp, trải qua hàng ngàn năm lan rộng xuyên qua các lục địa. Khoảng 3500 TCN, nền văn minh đầu tiên của nhân lọai xuất hiện tại Tây Nam Á. Ba nền văn minh khác ra đời tại Bắc Phi, Nam Á, và Đông Á.
Tất cả các nền văn minh ban sơ này đều ra đời ở lưu vực sông nơi có đất màu mở, có nguồn nước cung cấp cho việc sản xuất nông nghiệp. Đó là các lưu vực sông Tigris-Euphrates ở Trung Đông, lưu vực sông Nile ở Ai Cập, lưu vực sông Indus ở Pakistan, và lưu vực sông Huang He ở Trung Quốc. Trong khi bốn nền văn minh này phát triển, thì hầu hết các phần còn lại của thế giới, người ra vẫn tiếp tục theo nếp sống cổ truyền. Có một chút tiến hoá mới xuất hiện ở bắc và Trung Âu, Trung Phi, Nam Phi, Bắc Á và Đông Nam Á, và nhiều nơi tại Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Tại những nơi nầy, người ra đang bắt đầu một vài cách sống mới, nhưng tiến đến một nền văn minh thì vẫn chưa xuất hiện cho đến nhiều trăm năm sau.
2. Văn minh lưu vực sông Tigris - Euphrates.
Một trong những vùng đất màu mỡ nhất của thế giới cổ nằm khoảng giữa sông Tigris và sông Euphrates phía Nam Mesopotamia (nay là Iraq). Đất có nhiều phù sa tạo thành bởi nước sông tràn ngập hàng năm, thích hợp cho việc gieo trồng ngũ cốc. Vào những năm 5000 TCN, tộc người Sumer định cư trong các làng ở phần thấp của lưu vực Tigris - Euphrates, nơi sau này phát triển thành văn minh Tigris - Euphrates. Người Sumer sống bằng trồng trọt, câu cá, và săn bắt gà, vịt, chim hoang dại trong các đầm lầy. Họ đào kênh, mương, lấy nước từ sông Tigris và sông Euphrates vào tưới tiêu cho đồng ruộng. Khoảng 3500 TCN, một số làng nông nghiệp của người Sumer phát triển thành các thành phố. Những thành phố này là điểm mốc đánh dấu của nền văn minh đầu tiên của thế giới.
Một ít trong số đó phát triển thành thành phố - quốc gia khoảng năm 3200 TCN. Người Sumer phát minh ra một dạng chữ viết, thành tựu lớn nhất trong lịch sử loài người khoảng năm 3500 TCN. Dạng chữ viết gồm các ký hiệu, tượng hình khắc vào đất nung. Và sau đó người ta đơn giản hoá thành hệ thống chữ viết "hình nêm" (cuneiform). Các nhà khảo cổ đã tìm ra hàng ngàn tấm đất nung với nhiều ký hiệu chữ viết của người Sumer bao gồm lịch sử, luật pháp, thư từ, dữ kiện kinh tế, tín ngưỡng, văn học, các nghiên cứu về toán học, thiên văn, và y dược. Nó chỉ cho thấy trình độ phát triển cao của văn hóa Sumer. Người Sumer sử dụng gạch nung xây dựng cung điện, đền đài, tháp thờ, gọi là Ziggurats trong các thành phố. Họ tin rằng có "đấng tối cao" sống trên các nóc tháp thờ của họ.
Thợ thủ công Sumer sản xuất nhiều đồ chơi, đồ trang sức bằng kim loại với kiểu dáng đẹp, đồ gốm trang trí, con dấu bằng đá khắc hình chữ nỗi. Họ cũng làm được cả dụng cụ âm nhạc. Họ là người đầu tiên làm kính thuỷ tinh, và chế biến rượu bia. Hệ thống tính toán của người Sumer chia thành 60 đơn vị, trên cơ sở một vòng tròn 60 cấp độ, và 60 phút là 1 giờ. Các thành phố - Quốc gia Sumer không có chính quyền trung ương mạnh và quân đội thống nhất, nên thường có các cuộc đánh nhau giành quyền bính giữa bọn họ. Họ lại phải trải qua một thời kỳ luôn bị đe dọa bỡi nguời Semitic láng giềng, khiến lưu vực Tigris - Euphartes trở nên bất an. Giữa những năm 2300 TCN, vua Sargon thuộc bộ tộc Akkan xâm lược vùng đất của người Sumer. Sargon hợp nhất tất cả vùng Mesopotamia lập ra đế quốc đầu tiên của thế giới.
Văn minh Sumer hợp nhất với văn minh Akkan taọ thành nền văn hoá riêng của họ. Họ cai trị vùng này trên 100 năm, đến cuối những năm 2200 TCN, người xâm lăng từ phía đông, phía bắc chiếm Mesopotamia. Không bao lâu sau đó người xâm lăng nầy rời khỏi vùng chiếm cứ. Người Sumer, và người Akkan tái lập các thành phố - quốc gia của riêng họ. Khoảng năm 2000 TCN, người Sumer mất hết quyền cai trị vào tay tộc người Semitic. Mesopotamia sau đó bị chia thành các vương quốc nhỏ, dưới quyền cai trị của nhiều nhóm người Semitic khác nhau. Thành phố Babylon trở thành thủ đô, và là trung tâm quyền lực của một vương quốc mạnh. Babylon từng bước mở rộng vùng cai trị, cuối cùng thống lĩnh toàn bộ khu vực Mesopotamia. Đại đế Babylon là vua Hammurabi cai trị từ năm 1792 đến 1750 TCN.
Kế thừa luật của người Sumer, và Akkan, Hammurabi là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhân loại ban hành các điều luật luật cụ thể. Bộ luật nổi tiếng của Hammurabi gần 300 điều khoản luật bao trùm lên nhiều vấn đề trong quan hệ xã hội, như tội lừa đảo, trộm cắp, các quy định về kinh doanh, đất đai, phục vụ quân đội, và ly dị.
3. Văn minh lưu vực sông Nile.
Cũng là một trong các vùng đất phì nhiêu của thế giới. Nhờ nước sông Nile chảy qua hàng năm, bùn non đọng lại trên mặt đất rất thuận lợi cho việc trồng trọt. Nền văn minh Cổ Ai Cập (Egypt) ra đời tại đây. Nhưng về phía nam là một vùng sa mạc khô cằn, nên sự phát triển nông nghiệp ở Ai Cập ít nhiều có sự đe doạ xâm lăng từ những người láng giềng. Những năm 3000 TCN, Ai Cập có hai vương quốc lớn là Ai Cập Hạ và Ai Cập Thượng. Ai Cập Hạ ở vùng châu thổ sông Nile, còn Ai Cập Thượng ở phía nam châu thổ trên hai bờ sông. Theo chuyện kể khoảng năm 3100 TCN, vua Menes của Ai Cập Thượng xâm chiếm Ai Cập Hạ, thống nhất 2 vương quốc làm một. Menes là vị vua đầu tiên lập ra Triều đại người trong gia đình nhà vua được kế thừa cai trị đất nước. Vua Ai Cập thời Cổ đại được hiểu như là các vị con trời - thần thánh.
Người Ai Cập Cổ đại rất ít vay mượn các nền văn hoá khác. Họ sáng tạo ra các kiểu chữ viết cho chính họ với các ký hiệu tinh vi, thường gọi là chữ "hình tượng" (hierogliphics). Họ cũng sáng chế ra giấy viết từ cây lau. Người Ai Cập cho ra đời tôn giáo đầu tiên, nhấn mạnh "đời sống sau khi chết". Họ luôn củng cố niềm tin rằng, cái chết của họ sẽ được tìm thấy ở một đời sống khác tốt đẹp hơn từ bên kia thế giới. Người Ai Cập xây các nhà mồ lớn, ướp xác (munified), và bảo quản nó bằng cách sấy khô. Họ cho vào các nhà mồ quần áo, thực phẩm, vật dụng trong nhà, và đồ trang sức để người chết sử dụng ở thế giới bên kia. Nhà mồ nổi tiếng nhất của người Ai Cập là "Kim Tự Tháp", trong đó các Vua Ai Cập được an táng. Kim Tự Tháp là một công trình xây dựng tuyệt vời với kỷ thuật cao của người Ai Cập đương đại.
Chính quyền huy động hàng ngàn công nhân xây dựng Kim Tự Tháp, đền đài, và dinh thự trong thành phố. Các thành phố Ai Cập là trung tâm của chính quyền, và tôn giáo. Hầu hết người Ai Cập sống trong các làng quê bao quanh và gần thành phố. Trên một thời gian dài với quân đội mạnh, Ai Cập đi xâm lược, mở rộng vương quốc tới các vùng xa bên ngoài lưu vực sông Nile. Tại đỉnh cao của nó, trong những năm 1400 TCN đường biên giới của Ai Cập bao gồm cả Syria, Lebanon, Palestine và một phần Sudan. Phát triển thương mại đường xa có vai trò quan trọng đặc biệt. Như một quốc gia hùng mạnh, Ai Cập liên kết được với Châu Á và phía nam Châu Phi. Hàng đoàn tàu thuyền chở hàng hoá đi khắp các vùng rộng lớn xung quanh vương quốc. Tàu buôn Ai cập đến được tất cả các hải cảng chính của thế giới cổ đại.
Thông qua việc buôn bán với các vùng đất khác nhau, Ai Cập có đủ vàng, bạc, đá quý, ngà voi, da thú, gỗ tốt và nhiều vật liệu quý hiếm, những thứ họ sử dụng để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thụât có giá trị cao của thời Cổ đại. Mặc dù Ai Cập thời Cổ đại có tiếp xúc với nền văn hoá khác, cách sống của họ thay đổi rất ít trong hàng ngàn năm. Nền văn minh Ai Cập bắt đầu giảm sút, từ những năm 1200 và 1100 TCN, Ai Cập thường bị tấn công bởi những người đi biển trang bị hùng hậu, vủ khí tối tân hơn có lẻ từ các đảo trên biển Aegean, hoặc từ các vùng đất dọc theo phía đông bờ Địa Trung Hải. Thêm vào đó các cuộc đánh nhau tranh giành quyền lực trong nội bộ, làm cho vương quốc Ai Cập càng thêm yếu thế trong những năm 1000 TCN.
4. Văn minh lưu vực sông Indus.
Các nhà sử học có chuyển dịch một phần chữ viết của nền văn minh cổ lưu vực sông Indus, và các vùng phụ thuộc của nó để lại. Và kết quả, họ hoàn toàn đồng ý về các thông tin mà nhiều nhà khảo cổ học đã tìm thấy liên quan đến nền văn hoá Indus. Những di vật trong hai thành phố lớn Mohenjo-Daro, và Harappa là những bằng chứng cụ thể về nền văn minh Indus. Hơn nữa, hàng trăm khu vực định cư nhỏ được khai quật cho thấy rằng, một số khu vực định cư là làng nông nghiệp, một số khác là các bến cảng và địa điểm trao đổi hàng hoá. Thành phố Mohenjo-Daro, và Harappa mỗi thành phố có hơn 35.000 cư dân tại thời điểm 2500 TCN. Cư dân tại lưu vựu Indus, có hệ thống phát triển nông nghiệp khá tốt, cung cấp đủ thực phẩm cho dân số lớn. Họ đào kênh, mương rảnh đưa nước vào tưới tiêu đồng ruộng.
Thành phố ở Indus được xây bằng gạch nung, và đường sá thiết kế theo hình chữ nhật. Hệ thống cống rảnh phục vụ thị trấn, xây cất kiên cố và khéo léo.Thợ thủ công làm được vật dụng trang trí nội thất, đồ trang sức đẹp, đồ chơi và các tãng đá chạm trổ hình người, vật khá công phu. Họ cũng làm được nhiều vật dụng bằng kim loại. Tất cả các dấu ấn đậm nét này, cùng với đồ gốm, chữ viết  và một số đối tượng vật thể khác, là những dấu vết của nền văn minh Indus được người ta biết cho đến ngày nay. Các nhà khảo cổ đã khám phá kích thước, tiêu chuẩn của các viên gạch nung và sự đồng nhất về cân đo, đong, đếm gần như được sử dụng rộng khắp trong lưu vực. Nhiều khu vực định cư ở đây có buôn bán với các vùng khác, và có giao lưu văn hoá với bên ngoài.
Dấu vết in khắc trên hàng hoá từ lưu vực sông Indus, được tìm thấy ở nhiều nơi xa khác như Mesopotamia chẳng hạn. Người Indus có thể có buôn bán với người Trung Á, Nam Ấn Độ, và với Persia (nay là Iran). Giữa năm 2000 và 1750 TCN, văn minh Indus bắt đầu suy tàn. Các học giả cũng không biết nguyên nhân nào quá trình này lại xẩy ra. Có thể sự thay đổi hình dạng con sông đã phá huỷ nền nông nghiệp, là kinh tế chính của vùng. Cũng có thể việc sử dụng đất dọc theo hai bên bờ sông làm hư hại môi trường, dẫn đến sản xuất nông nghiệp giảm sút trên toàn vùng. Vào khoảng 1700 TCN, nền văn minh Indus biến mất.
5. Văn minh lưu vực sông Hoàng Hồ (Huang he).
Khoảng năm 1700 TCN, triều đại nhà Thương (Shang) của Trung Quốc xuất hiện ở lưu vực sông Hòang Hồ. Một số lớn chữ viết từ triều đại này còn tồn tại, nó được in khắc trên xương động vật và mai rùa gọi là "xương thờ" (oracle bones). Người ta sử dụng "xương thờ" trong các lễ lạc tôn giáo, như một sự giải đoán về tương lai. Chẳng hạn, một câu hỏi viết ra trên "xương thờ", hỏi một vấn đề gì đó, bằng cách dùi các lỗ nhỏ, hoặc khoét rảnh trên xương. Sau đó, xương được hơ nóng cho đến khi vết nứt hiện ra từ lổ, hoặc rảnh ấy. Nghiên cứu hình dáng của vết nứt, một thầy cúng (priest) nhận ra, biết được điều gì sắp đến, và trả lời cho người đặt câu hỏi. Hàng ngàn xương thờ tìm thấy tại đây, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến người Trung Quốc cổ đại đã sống như thế nào.
Xương thờ ghi nhận các sự kiện thiên văn về nhật thực, nguyệt thực, các triều đại như tên, và ngày của người cai trị. Hệ thống chữ viết dưới triều nhà Thương có hơn 3000 ký hiệu. Một số ký hiệu chữ trên xương thờ, được sử dụng trong ngôn ngữ Trung Quốc ngày nay. Dấu vết còn lại trong các thành phố dưới triều đại mhà Thương, hầu hết nhà cửa làm bằng đất bùn, và gỗ nên đã vở vụn theo thời gian. Tuy nhiên, từ những vật chứng còn sót lại, và những mảnh vụn, cũng chỉ cho người ta biết có một số thành phố lớn với tường bọc quanh được xây dựng trong thời kỳ này. Người Trung Quốc dưới thời Thương khéo tay. Họ vẽ vào cốc chén các hình vẽ tuyệt đẹp, khắc chạm trên đá hoa cương, các đường nét chạm trỗ có giá trị nghệ thụât cao. Họ thờ nhiều thần, và có sự ràng buộc lớn lao với họ hàng, thân tộc.
Họ thờ cúng thần linh, và linh hồn người chết là tổ tiên họ. Họ tin tưởng rằng, tổ tiên có thể thay mặt họ cầu xin các thần linh ban phước lành cho họ. Người Trung Quốc được cai trị bởi một ông vua, chức vua được kế thừa bởi giai cấp quý tộc. Vua, và giai cấp quý tộc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, cùng với nhiệm vụ chính trị. Trong các nghi thức tôn giáo quan trọng, vua là người duy nhất đứng ở cương vị chủ bái. Tổ chức quân đội dưới triều đại nhà Thương khoảng 5000 người, tự sản xuất khí giới trang bị, và ngựa được sử dụng trong các trận chiến. Quân đội được sử dụng như một phương tiện để nhà vua kiểm soát toàn vùng cai trị. Triều đại Thương tồn tại khoảng 600 năm.
                III. Các nền văn minh cao hơn (1200 TCN - 500 SCN).
1. Vài nét về nền văn minh cao hơn.

Từ khoảng 1200 TCN đến 500 Sau công nguyên (SCN), vùng Mesopotamia, và Egypt chịu ảnh hưởng ngày càng tăng, bởi một nền văn minh mới từ lưu vực vùng Địa Trung Hải (Mediterranean). Người Greek, và Phoenic hoạt động thương mại khắp vùng Địa Trung Hải. Ý hướng của họ là khuyến khích người ta phát triển, tạo ra sự hưng thịnh cho xã hội. Từ những năm 700 đến những năm 200 TCN, người Hy Lạp (Greek) liên kết với người Phoenic duy trì sự độc lập tương quan trong vùng. Những năm 200 TCN, người La Mã (Roman), đánh chiếm toàn bộ lưu vực Địa Trung Hải, nhiều nơi ở Châu Âu. Người La Mã biết kết hợp triết học, nghệ thụât, khoa học của người Hy Lạp, cùng với tiến bộ của La Mã tạo ra các giá trị mới cao hơn, được sử dụng như là nền văn minh Châu Âu sau này.
Từ các nền văn minh trước, người ta tập hợp lại dưới hình thức phổ quát hơn. Chẳng hạn, những năm 500 SCN nó chỉ cho người ta thấy cách luyện kim như thế nào. Việc mở rộng kiến thức theo cách đó, cùng với việc trao đổi thương mại, xâm lược, và nhập cư nó làm cho sự giao lưu văn hoá giữa các phần đất khác nhau của thế giới thuận lợi hơn. Thương buôn mang sản phẩm của một nền văn hoá nầy tới một nền văn hoá khác. Quân sĩ đi xâm lược, chiếm đất rồi định cư. Họ mang vào đây các cách sống của họ. Người nhập cư vào vùng đất mới cũng mang theo tập quán, tư tưởng, kỷ năng từ quê hương họ. Hầu hết các cuộc nhập cư lớn lao thời Cổ đại, thường thực hiện bởi các nhóm người thuộc ngôn ngữ bán đảo Châu Âu. Kết quả là người nhập cư đã phá hỏng các quốc gia (States) cũ và lập ra các quốc gia mới.
2. Văn minh Trung Đông.
Từ năm 1200 TCN, người Châu Âu và người Semitic đánh nhau để tranh giành quyền lực ở Trung Đông. Môt tộc người Semitic là Hebrew chiếm Palestine, lập ra vương quốc Hebrew. Vương triều Hebrew khuyên người ta chỉ tin vào một thần duy nhất, là niềm tin Hebrew, còn gọi là Do Thái giáo. Thiên chúa giáo (Christianity), và Hồi giáo (Islam) là hai tôn giáo có nhiều người theo khắp thế giới, đều phát triển từ Do Thái giáo. Trong những năm 700 TCN, người Assyria từ phía bắc Mesopotamia xâm chiếm nhiều vùng ở Trung Đông. Hai thành phố Nineveh, và Assur phía trên sông Tigris trở thành trung tâm chính trị của họ. Người Assyria là một tộc người hiếu chiến, thô bạo, xử sự tàn ác với người thù địch. Họ cai trị các vùng bị chiếm bởi người Assyria hung dữ, thừa lệnh từ trung tâm quyền lực Nineveh.
Năm 612 TCN, người Babylon kết hợp với người bán đảo Châu Âu đánh chiếm Nineveh. Đế quốc Assyria chấm dứt quyền lực. Người Mendes lập ra vương quốc phía Bắc Mesopotamia gọi là Media. Phía Nam Mesopotamia là quốc gia mới Babylon, đang hình thành dưới sự cai trị của Nebuchadnezzar II. Babylon trở thành một thành phố quan trọng của thế giới thời Cổ đại. Nebuchadnezzar xây dựng nhiều cảnh quang đi vào lịch sử trở thành một trong bảy kỳ quan của thế giới. Khoảng 550 TCN, người Persia (Ba tư) dưới sự lảnh đạo của Đại đế Cyrus, đánh chiếm vương quốc Mendes, thành lập đế quốc Persia. Cyrus tiến hành xâm lăng Babylon, Palestine, Syria, và nhiều vùng phụ cận Châu Á. Con trai Cyrus là Cambyses chiếm Ai Cập năm 525 TCN.
Đế quốc Persia xây dựng đường sá đến tận các nơi xa xôi trong vùng cai trị. Họ chia đế quốc thành nhiều tỉnh, mỗi tỉnh do một viên chức Persia cầm đầu. Khác với Assyria, người Persia cho phép cư dân trong vùng bị chiếm duy trì tập quán, tôn giáo của họ. Mặc dù có sự khác nhau về truyền thống, tập quán lần đầu tiên Persia cho hợp nhất Mendes, Babylon, Jew, và Egypt làm một. Người Phoenic, một bộ tộc sống dọc theo bờ biển Syria, Lebanon, và Israel (bây giờ) thuộc quyền cai trị của của Persia là những người buôn bán, và thám hiểm giỏi đã giúp truyền bá nền văn minh Persia đến những người sống dọc theo bờ biển Aegean nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Người Phoenic còn sáng tạo ra chữ viết "alphabet", và trở thành nền tảng hệ thống chữ alphabet của Hy Lạp. Đế quốc Persia, tồn tại được hơn 200 năm.
3. Văn minh Hy Lạp.

Khởi đầu từ Crete, một hòn đảo trong vùng biển Aegean khoảng năm 3000 TCN. Giới học giả gọi nền văn minh đầu tiên nầy là "Văn hoá đồ đồng" (Minoan). Văn minh đồ đồng tạo ra được các nghệ nhân kiến trúc, và hoạt động thương mại với kỷ năng tuyệt vời. Những năm 2000 TCN, họ xây dựng được các dinh thự lộng lẫy với nhiều sáng tạo ở thị trấn Knossos. Người Crete buôn bán với người Tây Á, Sicily và Hy Lạp. Con đường thương mại của họ cũng là con đường kết nối nền văn minh Tây Nam Á với đất liền Châu Âu. Văn hoá Minoan phát triển khỏang 500 năm. Nó bắt đầu suy sụp năm 1450 TCN, khi gần như tất cả các thị trấn trên đảo Crete bị cháy rụi. Đến năm 1100 TCN, văn hoá Minoan biến mất. Một nền văn hoá khác xuất hiện trên thành phố phía nam Mycenae, trung tâm đất liền của Hy Lạp.
Cư dân Mycenae có thể là con cháu của người bán đảo Châu Âu đến định cư ở Hy Lạp khoảng 2000 TCN. Từ những năm 1500 TCN, văn hoá Mycenae phát triển rực rỡ, trở thành trung tâm hàng đầu về văn hoá ,chính trị trên đất liền Hy Lạp. Văn hoá Mycenae suy tàn, rồi sụp đổ đầu những năm 1100 TCN. Trong thời gian này, người du mục từ phía bắc tiến vào Hy Lạp. Người Hy Lạp gọi những người mới đến là người Doria. Nhưng các nhà nghiên cứu lịch sử không quả quyết phần đất của người Doria là phần đất của người Mycenae bị mất. Mặc dù bị suy tàn và biến mất, hai nền văn hoá Minoan, và Mycenae đã đóng góp nhiều cho nền văn minh Hy Lạp phát triển 300 năm sau đó. Văn minh Hy Lạp thực sự phát triển khoảng những năm 800 TCN. Thế vận hội đầu tiên cho các lực sĩ Hy Lạp thi đấu thể thao năm 776 TCN.
Bản in còn sót lại về sự kiện nầy được tìm thấy đề từ ngày 50 năm sau đó. Người Hy Lạp định cư trong các cộng đồng độc lập gọi là "Thành phố-Quốc gia” (City-States). Giữa những năm 750 và 338 TCN, Athens, Corinth, Sparta, và Thebes đều là những thành phố-tự trị hùng mạnh. Các thành phố nầy không bao giờ có thể chế chính trị hợp nhất, và dân cư thì được chia thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, người Hy Lạp có sự ràng buộc với nhau về một nền văn hoá, và ngôn ngữ chung. Họ đề cao tự do cá nhân, nhấn mạnh quyền phê bình, quyền muốn hiểu biết và quyền có sự khác nhau. Họ suy nghỉ sâu sắc các vấn đề của đời sống như: Hạnh phúc là gì? Cái đẹp là gì? Chân lý là gì? Các nhà triết học ra sức tìm tòi, nghiên cứu, suy nghĩ để có lời giải đáp thỏa đáng cho các vấn đề trên.
Chính quyền Cộng hoà đầu tiên được thành lập trong hầu hết các thành phố quốc gia Hy Lạp. Không có nô lệ, không có phụ nữ đầu phiếu, nhưng có nhiều dân thường đảm trách các phần vụ trong chính quyền Hy Lạp hơn bất cứ nền văn minh nào trước đó. Văn hóa Hy Lạp dần dần lan truyền đến các vùng đất khác. Người Hy Lạp lập nhiều thị trấn, trạm buôn ở Sicily, ở các nơi nay là Italy, và Thổ Nhĩ Kỳ. Cư dân Hy Lạp cũng đến định cư nhiều nơi xa xôi, bây giờ là Bồ Đào Nha, Pháp, Libya và Ấn Độ. Họ làm nhiều việc khác nhau thợ thủ công, giáo viên, và cả viên chức trong chính quyền hải ngoại. Từ những năm 500 đến 479 TCN, Hy Lạp gặp khó khăn vì phải đương đầu với quân xâm lăng Persia. Sau đó văn minh Hy Lạp đi vào thời kỳ vàng son của nó. Nhiều công trình kiến trúc và các tuyệt tác đủ loại xuất hiện.
Văn chương, kinh nghệ, lịch sử, và triết học phát triển rực rở. Các nhà khoa học Hy Lạp cho ra đời nhiều phát kiến mới trong các lĩnh vực toán học, y học, sinh học, thực vật, động vật học. Thành phố Athens là thành phố năng động nhất, nó trở thành trung tâm văn hoá tiêu biểu của thế giới Hy Lạp Cổ đại. Các thành tựu, và sự lớn mạnh của Athens đã là mối ganh tị của nhiều thành phố khác, dẫn tới một cuộc chiến tranh cay đắng từ năm 413 đến 404 TCN. Athens thua trận, Liên minh các thành phố chiến thắng, nhưng không bao lâu sau đó mối bất hoà giữa họ lại bắt đầu, và quyền lực Hy Lạp suy yếu. Năm 338 TCN, vua Philip II của Mecedonia xâm lăng các thành phố Hy Lạp. Con trai của ông ta, Alexander kế vị năm 336 TCN cho đến khi ông ta chết năm 323 TCN.
Trong 13 năm cai trị, Alexender đã đi xâm lược, mở rộng đế quốc của ông ta lên trên ba vùng văn minh khác của thế giới: từ Ai Cập xuyên qua Tigris - Euphrate đến Indus. Alexander truyền bá tư tưởng, và cổ vũ lối sống Hy Lạp trên các phần đất do ông ta cai trị. Nhưng chẳng bao lâu sau khi ông ta chết, vùng thống trị rộng lớn ấy bị chia thành nhiều khu vực nhỏ giữa các vị tướng của ông ta. Nhưng lối sống, và văn hoá Hy Lạp vẫn được tiếp tục duy trì. Vương triều Hellene từ lưu vực Địa Trung Hải nhanh chóng khôi phục Tây Nam Á, Bắc Phi (Ai Cập) đạt tới đỉnh cao gọi là thời đại Hellenism (văn hoá Cổ Hy Lạp). Triều đại Hellene kéo dài đến năm 146 TCN, thì bị người La Mã (Romans) đánh chiếm. Ai Cập là cứ điểm cuối cùng của vương triều Hellene bị thất thủ, và rơi vào tay La Mã năm 30 TCN.
4. Văn minh La Mã.
Từ những năm 500 TCN, các nhà buôn và người định cư Hy Lạp đến lập nghiệp nhiều nơi ở Ý Đại Lợi (Italy), và Sicity. Họ mang văn hoá Hy Lạp giới thiệu với những người sống chung với họ, mà hầu hết những người ấy đều là con cháu của người định cư từ bán đảo Châu Âu, như người Etruscan, và Roman. Người Etruscan định cư phía tây, và miền trung Ý Đại Lợi từ những năm 800 TCN có chính quyền khá ổn định. Năm 509 TCN, một trong các thành phố dưới quyền cai trị của người Etruscan, nhưng đa số là người Roman đứng lên làm bạo loạn, tuyên bố thành phố Rome là một Quốc gia độc lập theo chế độ Cộng hoà. Qua nhiều trăm năm Cộng hoà La Mã đi xâm lược, mở rộng vùng cai trị. Đến năm 290 TCN, La Mã kiểm soát hoàn toàn Ý Đại Lợi, trở thành quốc gia hùng mạnh vùng phía tây Địa Trung Hải.
Giữa những năm 200 và 100 TCN, trong một loạt các trận đánh gọi là cuộc chiến Punic, La Mã đánh bại đối thủ chính trên vùng Phoenician nguyên thuộc địa của Carthage. Kết quả là Tây Ban Nha, và Sicily trở thành các tỉnh của Cọng hoà La Mã. La Mã tiếp tục tiến về phía đông Địa Trung Hải. Năm 148 TCN, La Mã đánh chiếm Macedonia lập thành tỉnh đầu tiên ở phía Đông. Hai năm sau đánh chiếm Hy Lạp. Trong năm 55 và 54 TCN tướng La Mã là Julius Caesar xâm lăng Anh Quốc. Những cuộc xâm lược còn tiếp tục cho đến khi "Cộng hoà La Mã" lớn mạnh thành một đế quốc khổng lồ. Tại đỉnh cao của nó là năm 117 SCN, đế quốc La Mã chiếm hơn một nữa Châu Âu, nhiều vùng ở Tây Nam Á, và toàn bộ bờ Bắc Châu Phi. Và, tất cả các phần đất của Hy Lạp thời Hellene đều nằm dưới sự thống trị của đế quốc La Mã.
La Mã phỏng theo nghệ thuật, văn học Hy Lạp, sử dụng kiến thức khoa học, và dùng kiến trúc hiện đại của Hy Lạp làm nền tảng. Đế quốc La Mã dạy cư dân trên phần đất cai trị của mình nói tiếng Hy Lạp. Bằng mô phỏng kiến thức Hy Lạp, La Mã bảo tồn và phát triển thêm nhiều tiến bộ trên nền văn minh Hy Lạp. Nếu không được La Mã làm thế, văn hoá Hy Lạp có thể cũng bị để lại đằng sau như bao nền văn minh khác. Tất nhiên, người La Mã đến lược họ, họ cũng có những thành tựu của riêng họ, xứng đáng với tên gọi "văn minh La Mã". Họ sản sinh ra những kỷ sư tuyệt vời, người đã xây dựng vô số kênh đào, cầu cống, nhiều hệ thống đường sá rộng khắp, các nhà vòm chắc chắn, hiện đại. La Mã đã phát triển một số hệ thống luật pháp với nhiều điều khoản hết sức tinh tế.
Luật La Mã hiện còn được nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ và cả Châu Á, Châu Phi dùng làm cơ sở cho các điều khoản luật dân sự của họ. Nhiều nguyên tắc luật được sử dụng như một phần trong Lụât toà án (Common Law) của luật Anh, luật Mỹ và luật Úc. Chữ La tinh, ngôn ngữ La Mã trở thành nền tảng của tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha và các ngôn ngữ hệ La tinh khác. La Mã vượt trội về nghệ thụât cầm quyền. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của đế quốc là đã đưa ra một "khung chính quyền" phù hợp cho nhiều người trong nhiều tập quán khác nhau. Họ rất tôn trọng tập quán địa phương và thành công của chính quyền, chính là biến ý muốn tốt đẹp của nhiều người trở thành hiện thực. Chính quyền La Mã là một chính quyền Cộng hoà.
Nhưng từ năm 27 TCN, khi Augustus nắm quyền tối cao, La Mã trong thực tế đã trở thành một chế độ Quân chủ, cai trị bởi một ông Hoàng đế. Trong những năm 100 và 200 Sau công nguyên (SCN), La Mã bị đe doạ ngày càng nhiều bởi những người xâm lược chưa văn minh (Barbarians) từ cả hai phía Đông và Tây. Kết quả là quân đội ngày càng lấn át quyền hành, và bắt đầu giữ vai trò chính trong việc lựa chọn các vị Hoàng đế La Mã. Một trong các vị Hoàng đế được quân đội trao quyền là Constantine Đại đế. Ông ta lên ngôi năm 306. Vì muốn thoát khỏi sức ép từ quân đội, năm 313 Constantine tìm sự hậu thuẩn nơi các Nhà thờ và tín đồ Christ bằng cách cho họ tự do hành đạo. Bản thân ông ta cũng theo đạo. Từ đó có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà thờ Christ và đế quốc La Mã.
Sau cùng Thiên chúa giáo trở thành tôn giáo chính của đế quốc. Christ sinh ra năm Đầu công nguyên (ĐCN) trong thời kỳ cầm quyền của Hoàng đế Augustus, và bị đóng đinh hành hình năm 30 SCN dưới thời cai trị của Hoàng đế Tiberius. Năm 335, sau khi Constantine chết, các biến động bất ổn lại nổi lên và kéo dài. Năm 379, Hoàng đế Gratian bổ nhiệm Theodosius làm Phó vương trông coi các tỉnh phía Đông La Mã. Năm 392, những người không tin Christ làm bạo loạn chiếm vài tỉnh phía Tây La Mã. Từ phía Đông Theodosius đưa quân về dập tắt bạo lọan năm 394, rồi nắm quyền cai trị tòan bộ đế quốc. Ngay sau đó ông ta tuyên bố "Thiên chúa giáo" là tôn giáo chính, và cấm tất cả những người không theo Thiên chúa hoạt động trong đế quốc La Mã.
Với việc làm nầy, Theodosius trở thành một tín đồ Thiên chúa vĩ đại. Tuy nhiên, ông ta là một nhà cai trị thiển cận, chính ông ta đã làm suy yếu đế quốc bởi việc tạo ra nhiều công việc trong chính quyền, và bằng cách gia tăng thuế khoá. Theodosius chết năm 395, để lại di chúc chia lảnh thổ đế quốc cho hai con trai của ông ta là Honorius, và Arcadius. Từ đó (năm 395), La Mã bị tách đôi thành đế quốc Tây La Mã, và đế quốc Đông La Mã. Chẳng bao lâu đế quốc Tây La Mã rơi vào tay những người xâm lăng Đức. Còn đế quốc Đông La Mã trở thành đế quốc Byzantine, duy trì quyền lực được nhiều trăm năm.
5. Văn minh Ấn Độ.
Khoảng năm 1500 TCN, người Aryans từ bán đảo Châu Âu vào Ấn Độ định cư. Bắt đầu từ đồng bằng miền trung, họ băng qua núi tới Hindu Kush. Đến những năm 1000 TCN, họ chiếm hầu hết lưu vực Thượng sông Ganges, phía bắc Ấn Độ. Nhưng văn hoá Aryan lại ảnh hưởng lên nền văn hoá Ấn Độ. Tiếng Phạn (Sanskrit) ngôn ngữ nói của người Aryans  là nền tảng của ngôn ngữ nói hiện đang sử dụng ở Ấn Độ. Đạo Hindu, Tôn giáo chiếm đa số ngừơi theo còn gọi là Ấn Độ giáo, có nguồn gốc niềm tin của người Aryans từ bán đảo Châu Âu. Người Aryans chia xã hội của họ thành bốn giai cấp chính, và nó trở thành một phần trong hệ thống đẳng cấp (Caste System) của xã hội Ấn Độ theo tứ tự (1) các tăng lữ và học giả, (2) các nhà cai trị và chỉ huy quân đội, (3) thương nhân và người chuyên môn, (4) dân lao động và người hầu hạ.
Tại các thời điểm khác nhau, vùng cư trú của người Aryans chia ra thành nhiều quốc gia (States) nhỏ. Một trong các quốc gia ấy có vị Thái tử tên Siddhartha Gautama, sinh khoảng năm 563 TCN. Gautama rời bỏ đời sống xa hoa trong cung điện đi tìm sự giải thoát nơi niềm tin tôn giáo. Ông ta trở thành một nhà truyền giáo lớn, và người theo ông ta thường được gọi là tín đồ Phật giáo (Buddha). Lời giảng của Gautama là nền tảng của đạo Phật, một trong các tôn giáo chính của thế giới. Gautama cho rằng sự vật vận động theo chu kỳ lập lại. Vị trí của con người và sự tốt đẹp trong đời sống của họ được xác lập bởi mối quan hệ trước đó. Ví dụ, người có ý thức làm điều tốt sẽ tái sinh thành một người thông minh, giàu có. Ngược lại, người có hành vi độc ác, sẽ tái sinh ra người bệnh hoạn, nghèo nàn, ngay cả tái sinh vào địa ngục.
Rằng, từng cá nhân con người đều phải nằm trong chu kỳ lập lại ấy, và họ không bao giờ thoát khỏi cảnh đau thương, bất hạnh. Chỉ có một cách là dứt bỏ bất cứ sự gắn bó, quyến luyến nào về sự giàu có vật chất. Giải thoát sự gắn bó, quyến luyến với vật chất, người ta có thể đạt tới một điều gì đó hoàn toàn về sự “an bình và hạnh phúc”. Chandragupta Maurya người cai trị Ấn Độ khoảng 321 - 298 TCN, lần đầu tiên thống nhất các khu vực tự trị thành một Vương quốc Ấn Độ. Vương triều Maurya tồn tại trên dưới 140 năm (321 - 185 TCN), mở rộng vùng thống trị đến Bắc Ấn Độ, Tây Pakistan, và một phần Afghanistan. Đế quốc Maurya đạt tới đỉnh cao của nó dưới thời Hoàng đế Asoka trong những năm 200 TCN. Từ thủ đô Pataliputra phía Bắc Ấn Độ, Asoka kiểm soát hầu hết tiểu lục Ấn Độ, và một phần Trung Á.
Asoka hậu thuẩn đạo Phật, từ đó đạo Phật được truyền bá rộng rãi và thăng hoa trong vùng cai trị của ông ta. Ông ra còn gởi nhiều sứ giả đạo Phật tới Seylon (nay là Sri-Lanka) và nhiều quốc gia khác truyền bá đạo Phật. Các thành tựu của đế quốc Maurya được xem như là nền tảng văn minh của Ấn Độ, với nhiều công trình tưới tiêu ruộng đồng, làm tăng sản lượng nông phẩm lên nhiều lần. Thợ thủ công khéo tay làm ra vãi vóc, vàng bạc, nữ trang, sản phẩm từ gỗ. Nhà nước làm chủ các cơ sở sản xuất, thuê mướn công nhân làm nông nghiệp, khai thác rừng, và hầm mỏ. Tù nhân chiến tranh, tá điền bị bắt đi khai hoang các vùng đất mới để trồng trọt. Một hệ thống mật vụ, và giám sát của hoàng gia hoạt động khắp nơi, để bảo đảm rằng tất cả các viên chức, và công dân trong đế quốc đều phải tuân theo ý muốn của Hoàng đế.
Đế quốc Maurya giao thương với Ceylon, Greece, Malaysia, Mesopotamia, và Persia. Một cảng biển gần cửa sông Narbada dùng cho việc buôn bán với các quốc gia vùng vịnh Persia. Triều đại Maurya chấm dứt năm 185 TCN, bởi vụ ám sát vị Hoàng đế sau cùng của dòng họ Maurya. Hầu như 500 năm kế tiếp, Ấn Độ đi vào bất ổn, các lảnh chúa tự tung tự tác cai trị thần dân trong vùng kiểm soát của minh. Không một Lảnh chúa nào đủ mạnh để lập ra được một chính quyền trung ương cai trị toàn bộ đất nước. Triều đại Gupta, một triều đại mới lên nắm quyền phía Bắc Ấn Độ năm 320 SCN. Gupta xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có cai trị Magadda, một vương quốc nhỏ ở lưu vực sông Ganges, lớn mạnh dần qua việc chiếm cứ nhiều vùng lân cận, từ đó bành trướng lảnh thổ về phía Tây và phía Nam.
Triều đại Gupta tồn tại gần 200 năm, và là thời kỳ văn hoá Ấn Độ phát triển, được mô tả như một “ thời vàng son “ của sự an lạc, với chính quyền tốt, và đời sống văn hóa phong phú. Các thành phố xinh đẹp ra đời với các trường đại học tân lập. Văn chương, kịch nghệ thăng hoa. Các vị Hoàng đế Gupta đều là người theo đạo Hindu, nhưng đạo Phật cũng được tiếp tục phát triển dưới triều đại Gupta.
6. Văn minh Trung Quốc.
Khoảng năm 1122 TCN, nhà Chu (Zhou) lật đổ nhà Thương (Shang) lập ra vương triều Chu, cai trị Trung Quốc cho đến 256 TCN. Gần 1000 năm ở ngai vàng, các vua Chu ra sức truyền bá tư tưởng, rằng họ được Thượng đế (Heaven) chỉ định vào việc cai trị thần dân. Tất cả các triều đại sau nầy đều kế thừa tư tưởng đó. Buổi đầu nhà Chu trực tiếp kiểm soát phần phía bắc Trung Quốc. Các phần còn lại quanh vùng vẫn duy trì tình trạng tự trị của họ. Trải qua hàng trăm năm, lảnh chúa các khu vực tự trị ngày càng lớn mạnh, và quyền lực của nha vua thì yếu dần. Năm 771 TCN, vua Chu bị buộc phải từ bỏ Thủ đô Xi’an chuyển về phía Đông là Luoyang. Từ đó, Trung Quốc lâm vào cảnh chiến tranh giữa các lảnh chúa kéo dài nhiều trăm năm, khiến đời sống cư dân lâm vào cảnh khốn cùng, xã hội thì rối loạn, nay còn mai mất.
Nổ lực cho một trật tự xã hội phục hồi, dẫn đến nhiều khuynh hướng triết học xuất hiện. Một trong số đó là nhà hiền triết Khổng Tử (Confucius). Triết học Khổng Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức truyền thống, cùng với việc duy trì trật tự xã hội, trong đó mỗi người phải thực hiện các nghĩa vụ trong phạm vi đời sống của mình. Ông nói, người quân tử (gentlement) là mẫu người mà xã hội mong muốn có. Ông định nghĩa “người quân tử không phải là người được sinh ra trong gia đình quý tộc, mà là một người có phẩm chất đạo đức tốt, một người biết tôn thờ người đã khuất, tôn kính cha mẹ, và tôn trọng người cai trị mình”. Đó là một con người tự tin, thực hiện đúng nguyên tắc trong quan hệ xử sự cả lời nói lẫn việc làm, rằng "điều gì mình không muốn làm cho chính mình, thì mình đừng làm cho người khác".
Người quân tử là một người luôn học hỏi, thực hiện điều đã học, và tự mình đánh giá việc đã qua để cải tiến. Khổng tử sinh năm 551 và chết năm 479 TCN. Lúc sinh thời học thuyết của ông không được phổ biến rộng rãi. Nhưng từ năm 200 TCN cho đến những năm 1900 SCN, học thuyết của ông được xem như là học thuyết duy nhất, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người Trung Quốc. Ảnh hưởng của thuyết Khổng Tử cả trong giáo dục, chính quyền, và thái độ hướng tới cái đúng trong quan hệ sử sự. Hậu quả việc tranh giành quyền bính, đất đai của các Lảnh chúa Phong kiến, khiến vương triều Chu đi từ yếu dần đến sụp đổ. Và vương triều Tần (Ch' in) thay thế. Từ phía Bắc Trung Quốc, nhà Tần đánh chiếm tất cả các phần còn lại của Trung Quốc.
Vương triều Tần là vương triều đầu tiên thống nhất được Trung Quốc, và cai trị bằng một chế độ Trung ương tập quyền. Tên Trung Quốc ngày nay là tên của triều đại nhà "Tần” (Ch'in). Vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nầy là Tần Thủy Hoàng (Shi huang di). Triều Tần cai trị Trung Quốc chưa tới 20 năm, nhưng có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn minh Trung Quốc. Ngoài việc thống nhất Trung Quốc lập ra chế độ Trung ương tập quyền mạnh, họ còn hệ thống hoá chữ viết Trung Quốc, tiêu chuẩn hoá việc cân đo, đong, đếm, xây dựng hệ thống tưới tiêu ruộng đồng. “Vạn lý trường thành”, di tích văn hoá nổi tiếng của thế giới cũng là kỳ công của vương triều Tần trong một nổ lực bảo vệ vương quốc từ sự xâm lăng của các bộ tộc du mục phía Bắc. Triều Tần bắt đầu nắm quyền lực năm 221 và chỉ kéo dài tới năm 206 TCN.
Vương triều kế tiếp là nhà Hán, cai trị Trung Quốc từ năm 207 TCN đến năm 220 SCN. Các vị Hoàng đế của nhà Hán đều xem học thuyết Khổng Tử như nền tảng để tổ chức chính quyền. Ứng viên dự tranh vào các chức vụ trong chính quyền phải trải qua một kỳ thi khảo nghiệm, trên cơ sở tư tưởng Khổng Tử. Nghệ thuật, giáo dục, và khoa học phát triển mạnh dưới triều Hán. Năm 01 SCN Trung Quốc sáng tạo ra giấy viết. Những năm 100 SCN, đạo Phật từ Ấn Độ được giới thiệu vào Trung Quốc. Nhà Hán mở rộng lảnh thổ về phía tây nam chiếm Tibet. Xua quân đánh chiếm Việt Nam, đánh chiếm Đại Hàn. Do tranh chấp quyền bính giữa các người lảnh đạo nhà Hán, dẫn đến việc triều đại sụp đổ năm 220 SCN. Bốn trăm năm tiếp đó, Trung Quốc lại bị chia cắt thành các khu vực tự trị kéo dài tới 400 năm.
                         IV. Thế giới từ năm 500 - 1500 SCN.
1. Vài nét về thế giới từ năm 500 - 1500 SCN.

Nhiều phần khác nhau của thế giới, dần dần tiến đến gần nhau hơn, thông qua các mối quan hệ giao lưu giữa vùng này với vùng khác trong thời gian từ năm 500 đến năm 1500. Trong thực tế từ buổi đầu một vài vùng đã có mối giao tiếp với vùng lân cận. Tuy nhiên, nhiều vùng trong đại thể vẫn còn duy trì sự độc lập của riêng họ từ lối sống, tập quán, lịch sử tiếp tục phát triển theo con đường phân ranh đó. Sự thay đổi xuất hiện ở khu vực nền văn minh cổ kéo dài hàng ngàn năm. Tại Tây Âu, một số quốc gia riêng lẽ cuối cùng trổi dậy từ sự bất ổn, kéo theo sự sụp đổ của đế quốc La Mã phía Tây. Phần phía Đông, đế quốc Byzantine tiếp tục tồn tại, và trở nên hưng thịnh. Một tôn giáo mới, đạo Hồi (Islam) xuất hiện ở Ả Rập (Arab), nhanh chóng truyền bá sang các phần đất khác của thế giới.
Trong khi đó, tại Ấn Độ sau triều đại Gupta, vở ra thành nhiều vương quốc riêng lẽ. Còn Trung Quốc thì tiếp tục bảo tồn lối sống "đặc trưng" dưới nhiều triều đại khác nhau đương thời. Lịch sử Châu Âu gọi thời kỳ giữa năm 500 và 1500 SCN là thời Trung cổ. Thời Trung cổ tạo ra cho người Châu Âu sau nầy một nhận thức, rằng đó là những năm tháng "ở giữa" nền văn minh Hy Lạp - La Mã Cổ đại, và nền văn minh mới của thời Hiện đại. Thời Trung cổ là một thời kỳ khác, không đem vào lịch sử thế giới như là một tổng thể. Bởi vì, nhiều phần của nó không có nối kết với văn minh Hy Lạp - La Mã Cổ đại.
2. Tây Âu thời Trung Cổ.
Khoảng năm 400 SCN, người xâm lược Đức và người định cư từ phía Đông vào lập nghiệp trong phần đất đế quốc La Mã phía Tây. Năm 476, một thủ lảnh bộ tộc Đức tên Odoacer lật đổ Hoàng đế sau cùng của đế quốc La Mã phía Tây là Romulus Augustulus. Sau đó ông ta tách vương quốc của mình, các tỉnh phía Tây ra khỏi phía Đông, và thay thế toàn bộ hệ thống chính quyền do La Mã tạo ra. Văn hoá La Mã không bị phá huỷ hoàn toàn. Các nhà cai trị Đức thừa nhận một số tập quán La Mã và canh tân niềm tin Cơ đốc giáo. Nhà thờ Cơ đốc giáo (Christ) trở thành nơi giáo hoá cho người Đức. Hồi truyền giáo giảng dạy tư tưởng, công lý, và chính quyền. Áp lực ngoại xâm từ nhiều phía, quân Arabs phía Nam, quân Vikings phía Bắc, quân Magyars, và Avars phía Đông luôn đe doạ sự an toàn của các vua Đức hàng trăm năm.
Để giải quyết vấn đề, một hệ thống chính trị, và quân sự gọi là "chế độ Phong kiến" (Ferdalism) xuất hiện ở Tây Âu. Dưới chế độ nầy, các Lảnh chúa (Lords) có nhiều quyền hành nhất. Họ làm chủ đất đai, trao cho các quý tộc thấp hơn một ít, và đổi lại các quý tộc phải cam kết sẽ làm các nghĩa vụ đối với lảnh chúa. Quý tộc cấp dưới gọi là chư hầu, phải "thề nguyền" sẽ chiến đấu cho, và vì Lảnh chúa khi lảnh chúa cần đến họ. Dưới lảnh chúa, chư hầu, là tá điền, người làm việc trên đất của lảnh chúa, hoặc chư hầu. Họ phải trả "địa tô" như là tiền thuê đất canh tác. Đến những năm 900, hầu hết khu vực Tây Âu là “các vùng tự trị” của Lảnh chúa Phong kiến. Lảnh chúa toàn quyền cai quản vùng lảnh thổ của họ. Các vua thời Trung cổ chỉ cai trị trên đất, và chư hầu do họ sở hữu mà thôi.
Trong những năm 1000, một số lảnh chúa phát triển thành chính quyền mạnh, kinh tế xã hội thăng hoa, người ta gọi nó là "thời kỳ an lạc". Thương mại trên sông nước thời La Mã được phục hồi. Các thị trấn xuất hiện, và trở nên sầm uất dọc theo con đường buôn bán. Tá điền học được phương pháp canh tác tốt hơn. Việc phá rừng, và thoát nước ở các đầm lầy làm cho đất trồng trọt tăng thêm, theo kịp với đà gia tăng dân số. Thương mại, nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật phát triển song song với vịêc tiếp xúc với các trào lưu văn minh Byzantine ở phía đông, và Islam phía nam. Một số trường Đại học đầu tiên ở Châu Âu ra đời trong những năm 1100 và 1200. Cư dân trong các thị trấn nhận ra rằng, nếu được tự do kinh doanh, buôn bán, thì công việc làm ăn của họ chắc sẽ thuận lợi hơn.
Cho nên, trong các cuộc tranh chấp giữa vua và lảnh chúa, họ thường ủng hộ nhà vua chống lại lảnh chúa. Người trong thị trấn đồng ý trả thuế cho nhà vua, để đổi lấy tự do và được bảo vệ công việc kinh doanh của họ. Do đó, trong những năm 1300 và 1400, một số nhà Vua trở nên hùng mạnh, mở rộng quyền hạn của họ trên các Lảnh chúa Phong kiến. Đến năm 1500, thì Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, và Anh đã thành lập được các quốc gia thống nhất, dưới sự cai trị của một Quốc vương.
3. Đông Âu thời Byzantine.
Đế quốc Byzantine vẫn tiếp tục thống trị vùng phía Đông La Mã. Thủ đô đặt tại Constantinople (nay là Istabul) Thổ Nhỉ Kỳ. Mặc dù Byzantine vẫn sử dụng hệ thống luật, và chính quyền thời La Mã, nhưng các tỉnh phía Đông lại luôn chịu ảnh hưởng nền văn hoá Hy Lạp, hơn là văn hoá La Mã. Thêm vào đó, chính quyền Byzantine còn có nhiều trợ giúp trong việc bảo tồn văn học, ngôn ngữ, và triết học thời Hy Lạp Cổ đại. Niềm tin Cơ đốc (Christ) phát triển mạnh trong đế quốc Byzantine. Nhà thờ là nơi giáo hoá cưỡng bức cho những người Slav phía Đông, phía Nam Châu Âu, và người Nga. Hội truyền giáo Byzantine cưởng bức người Slavs theo đạo Cơ đốc, họ sáng tạo ra một loại chữ viết riêng cho ngôn ngữ Slavs. Khi La Mã còn thống nhất, nhà thờ Constantinople cai quản giáo phận phía Đông, và nhà thờ La Mã cai quản giáo phận phía Tây.
Do sự kình địch thường xẩy ra giữa hai nhà thờ, và thế là mặc nhiên chúng tách ra thành hai hệ thống nhà thờ. Nhà thờ cai quản giáo phận phía Tây, gọi là nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã (Roman Catholic Church), và nhà thờ cai quản giáo phận phía Đông, gọi là nhà thờ Chính thống giáo Byzantine (Byzantine Orthodox Church). Đế quốc Byzantine mở rộng vùng thống trị dưới thời Hoàng đế Justinian. Ông ta lên ngôi năm 527, vùng đế quốc của ông ta gồm Ý Đại Lợi, nhiều phần phía Đông và Nam Châu Âu, một phần Tây Ban Nha, Trung Đông, và vùng đất dọc theo bờ phía Bắc Châu Phi. Dưới quyền điều khiển của ông ta, giới học giả Byzantine sưu tầm, sắp xếp nhiều loại lụât lệ thời La Mã Cổ đại, lập thành một hệ thống các điều luật gọi là "Bộ luật Justininan" (Justininan Code) hết sức tinh vi.
Nghệ thuật, và kiến trúc phát triển rực rỡ dưới triều đại Justinian. Kiểu nhà thờ vòm với các trang trí lộng lẫy bên trong, được xây dựng khắp nơi trong vùng Constantinople. Một trong những nhà thời kiểu nầy, là nhà thờ đầy ấn tượng Hagia Sophia. Qua nhiều trăm năm, đế quốc Byzantine phải chống đở với nhiều cuộc tấn công từ nhiều phía bởi các bộ tộc Barbarians, Persians, Hồi giáo à Rập, và đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên đầu những năm 1000, Byzantine bị thua trong một trận đánh chống lại người xâm lược Hồi giáo, mở đầu cho một loạt nhiều phần đất khác rơi vào tay kẻ xâm lược. Đến năm 1400, Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ chiếm nhiều vùng phía đông và phía nam Châu Âu, và tất cả các nơi ở Châu Á. Năm 1453, Ottoman chiếm Constantinople cứ điểm cuối cùng của đế quốc La Mã thời Cổ đại.
4. Trung Đông với Hồi giáo.
Trong những năm 600, một tôn giáo mới xuất hiện ở Trung Đông là Hồi giáo. Người sáng lập ra nó là Muhammad, sinh khoảng 570 và lớn lên ở Mecca, trung tâm thương mại chính trên bán đảo à Rập. Tại thời điểm đó, đa số người à Rập tin rằng trong thiên nhiên có rất nhiều vị thần linh khác nhau, và họ thờ cúng, cầu xin cả "vật thần lẫn nhân thần". Nhưng Muhammad thì rao giảng, và ra sức thuyết phục mọi người chỉ nên thờ "một thần duy nhất". Hầu hết người trong thị trấn Mecca đứng lên phản đối lời rao giảng của ông ta. Và tìm cách bức hại Muhammad cùng những người theo ông ta. Năm 622, Muhammad cùng với môn đệ của mình đào thoát khỏi Mecca đến thị trấn Medina. Cuộc tháo chạy nầy gọi là "Hegira" tên gọi đánh dấu sự khởi đầu của lịch Hồi giáo.
Người ở Medina chấp nhận lời rao giảng, và xem Muhammad như là sứ giả của Thượng đế (God). Năm 630, Muhammad và người theo ông ta kéo về đánh chiếm Mecca, lúc ông đã 60 tuổi. Hai năm sau, năm 632 Muhammad chết, lảnh đạo cộng đồng Hồi giáo được kế thừa bởi các thành viên trong gia đình Muhammad, gọi là "Caliphs" (vua Hồi). Dưới sự lảnh đảo của họ, Hồi giáo trở thành một lực lượng xâm lược lớn. Quân đội Hồi giáo đánh chiếm các cộng đồng du cư phía nam à Rập, rồi mở rộng ra phía Bắc đánh chiếm Palestine, Syria, Mesopotania và Persia. Năm 661, ngôi vị giáo chủ trao qua cho một gia đình khác, gia đình Omayyads. Omayyads cho xây dựng thủ đô tại Damascur. Giáo chủ Omayyads còn lập thêm nhiều chiến thắng mới, tăng thêm vùng kiểm soát của khối à Rập Hồi giáo.
Đầu những năm 700, Ã Rập Hồi giáo xâm lăng Cyprus, Rhodes Sicily, Bắc Phi và Afghanistan. Quân đội Hồi giáo tiến đánh Tây Ban Nha, và Ấn Độ tới sát biên giới Trung Quốc. Năm 750, gia đình Abbasids trở thành giáo chủ, Đế quốc Hồi giáo tiếp tục bành trướng lảnh thỗ, di dời thủ đô về Baghdad. Dưới thời lảnh đạo của ông ta, văn minh Hồi giáo đạt tới đỉnh cao của nó. Baghdad trở thành một thành phố lớn có thể so sánh với thành phố Constantinople (Thủ đô của La Mã  phía Đông) về dân số, và sự giàu có. Nghệ thuật, kiến trúc Hồi giáo phát triển rực rỡ. Viện nghiên cứu, trường Đại học được thành lập. Kết quả của cuộc xâm lược là Hồi giáo tiếp cận được với y học, thiên văn, và lịch sử của Persia, toán học của Ấn Độ, khoa học, và triết học Hy Lạp. Và, Ã Rập Hồi giáo trở thành người tinh thông trong các lảnh vực này.
Từ đó, bằng những đóng góp sáng tạo của riêng mình, họ đã tạo ra được các tiến bộ mới trong toán học, y học, thiên văn học, và nhiêu ngành khoa học khác. Cùng với sự phát triển văn học Ả Rập, nhiều tác phẩm văn học Hy Lạp thời Cổ đại được dịch thành tiếng à Rập, và sau cùng giới thiệu nó vào Tây Âu. Trong những năm 900, thế lực của đế quốc Hồi giáo do giáo chủ Abbasids lảnh đạo bắt đầu giảm sút. Người Trung Á từ Thổ Nhỉ Kỳ khởi sự xâm lăng Trung Đông. Đầu những năm 1300, Ottoman, một người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ định cư ở Anotolia, trở thành các nhà chỉ huy quân đội. Năm 1453, quân đội Ottoman đánh chiếm Constantinople. Đến năm 1700, Ottoman tiến chiếm phần phía đông nam Châu Âu, và một phần nước Nga. Họ cũng chiếm gần như toàn bộ Bắc Phi, và nhiều vùng ở Trung Đông.
5. Đông Á với Trung Quốc.
Từ năm 500 đến 1500, văn minh Trung Quốc với thế giới bên ngoài vẫn chưa có được một sự giao tiếp nào. Du khách từ ngoài không tìm thấy con đường nào tới được Trung Quốc, cả bằng đường bộ lẫn đường biển. Sự cô lập với thế giới bên ngoài, khiến xã hội Trung Quốc tự thích nghi ít giao động, nếu không muốn nói là vững chắc. Suốt triều đại nhà Đường (T’ang: 618 - 909), rồi triều đại nhà Tống (Sung: 960 - 1279), Trung Quốc hài lòng về sự thịnh vượng lớn lao, và các tành tựu về văn hoá. Học thuyết Khổng Tử được sử dụng vào việc thi cử, tuyển chọn công chức từ đầu triều Hán (202 TCN), nay được áp dụng phổ biến hơn. Ứng viên trúng tuyển vào làm công chức nhà nước, do vậy thường chia sẽ niềm tin, lòng tôn kính, và cung cách xử sự "lễ nghĩa" truyền thống.
Các thành phố, và thị trấn phát triển nhanh từ những năm 600 đến những năm 1200. Trong thời cai trị của nhà Đường, và nhà Tống thủ đô đặt tại Ch'ang-an (nay là Sian) với hơn 1 triệu cư dân. Các Hoàng đế Đường và Tống tiếp tục mở rộng hệ thống kênh đào từ đầu những năm 600, nối liền vùng trồng lúa ở lưu vực sông Yangtze với vùng đồng bằng rộng lớn phía Bắc. Dưới triều Đường, Trung Quốc sáng tạo ra chữ viết hình khối. Dưới triều Tống, Trung Quốc sáng tạo ra súng đạn, địa bàn, quy trình vận hành sử dụng cho việc in ấn. Văn học, lịch sử, triết học, thăng tiến dưới 2 triều đại Đường và Tống. Trong những năm 1200, từ phía Bắc quân thiện chiến Mông Cổ từng bước lấn chiếm đến năm 1274, thì toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc rơi vào tay Mông Cổ.
Kublai Khan, người cầm đầu đạo quân xâm lược lập ra Vương triều Nguyên (Yuan) cai trị trực tiếp Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có một chính quyền thống nhất kể từ sau Đại đế Tần Thuỷ Hoàng. Kublai Khan khuyến khích trao đổi thương mại, văn hoá với những người có nền văn hoá khác nhau. Các thương nhân, và khách du lịch Châu Âu được đến buôn bán, thăm viếng Trung Quốc. Họ trở thành một mối lợi cho Trung Quốc bởi vì, ngoài việc trao đổi hàng hoá, họ còn mang đến cho Trung Quốc các thông tin về sự tiến bộ của khoa học, và văn hoá bên ngoài Trung Quốc. Triều đại nhà Nguyên chỉ tồn tại từ năm 1279 đến năm 1368. Giữa những năm 1300 bạo loạn nỗi lên, và cuối cùng người Mông Cổ bị đuổi ra khỏi Trung Quốc. Nhà Minh (Ming) lập ra một vương triều mới cai trị từ năm 1368 cho đến 1644.
6. Đông Á với Nhật Bản.
Nhật Bản từng chịu ảnh hưởng lớn lao văn hoá của nước láng giềng Trung Quốc. Trong những năm 500, học thuyết Khổng Tử, giáo lý đạo Phật, và khoa học luyện kim đến với Nhật Bản từ Trung Quốc. Người Nhật vay mượn hệ thống chữ viết của Trung Quốc. Họ cũng dung nạp tư tưởng, cách quản lý xã hội, và hệ thống điều hành chính quyền từ Trung Quốc. Chính quyền Nhật Bản gần giống chính quyền Trung Quốc. Vị Hoàng đế (nhà vua) là trung tâm quyền lực của quốc gia. Dưới Hoàng đế, xã hội Nhật Bản được chia thành các gia tộc khác nhau theo thân thuộc họ hàng. Cuối những năm 700 đầu những năm 800, nhà Fujiwaras đén với quyền lực. Ở cương vị Hoàng đế, Fujiwaras lập ra một toà án riêng cho giới thượng lưu quý tộc, và giao cho người thông gia với gia đình Hoàng đế lảnh đạo toà án nầy.
Người Nhật Bản từ bỏ ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc trong những năm 800. Một số tác phẩm văn chương kiệt xuất đầu tiên của Nhật Bản, được viết ra trong thời cai trị của Hoàng đế Fujiwaras. Người Nhật sản xuất được gạch men đẹp, tranh sơn mài, và phát triển nghệ thuật cắm hoa, công viên, phong cảnh, và dệt lụa. Họ bắt đầu xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, và các nước Đông Nam Á. Dòng họ nhà Fujiwaras cai trị Nhật Bản khoảng 300 năm. Nhưng càng về sau các vị Hoàng đế không còn quyền lực thực sự, mặc dù họ vẫn còn chính thức ở ngôi vị. Trong những năm 1000, Nhật Bản lâm vào cảnh nội chiến giữa các dòng họ quý tộc, dẫn đến việc chấm dứt quyền cai trị của nhà Fujiwaras. Một gia đình quý tộc khác, nhà Minamoto lên ngôi Hoàng đế năm 1185.
Các nhà lảnh đạo Minamoto lập nên một dạng chính quyền tương tự như chính quyền quân sự, gọi là "Shogunate". Hoàng đế vẫn tại vị nhưng không "xuất đầu lộ diện", và một nhà lảnh đạo quân sự "Minamoto-Shogun" trực tiếp cai trị dưới danh nghĩa Hoàng đế. Đầu những năm 1300, chính quyền Minamoto-Shogunate suy yếu và sụp đổ. Nhật Bản một lần nữa lâm vào cảnh nội chiến. Chiến tranh "nồi da xáo thịt" có làm suy yếu quốc gia, ngưng trệ sự phát triển. Nhưng Nhật Bản vẫn đứng vững trước các thế lực ngoại xâm, một phần nhờ vị trí cách ly với đất liền của Nhật Bản, và phần khác quan trọng hơn, là tinh thần người Nhật không muốn làm tay sai cho ngoại bang dưới bất cứ hình thức nào. Mông Cổ xâm lăng Nhật Bản năm 1274, và năm 1281 nhưng cả hai nổ lực đều thất bại, vì sự bảo táp của biển cả.
7. Nam Á với Ấn Độ.
Sau khi vương triều Gupta sụp đổ khoảng những năm 500, Ấn Độ vở ra thành nhiều vương quốc nhỏ. Từ đó cho đến những năm 1500, Ấn Độ trải qua nhiều cuộc xâm lăng từ phía Bắc. Đầu những năm 700, quân Hồi giáo à Rập tràn qua phía Tây Bắc, nhưng bị quân đội Ấn Độ đẩy lùi. Trong những năm 1100, Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ từ Trung Á xâm chiếm lưu vực sông Indus, mở đầu cho một loạt các cuộc xâm lăng tiến chiếm Ấn Độ. Đến năm 1206, họ đã thành lập được một chính quyền Hồi giáo tại Delhi, cai quản luôn toàn bộ phía Bắc Ấn Độ. Trong thời gian nầy, nhiều người theo đạo Hồi từ Trung Đông đến Ấn Độ. Họ đảm trách các phần vụ như binh lính, viên chức chính quyền, thương nhân, và tăng lữ. Các tăng lữ Hồi giáo biến cải nhiều người Ấn Độ thành tín đồ Hồi giáo.
Năm 1398, quân Mông Cổ tràn vào Ấn Độ lật đổ vua Hồi, chiếm Delhi. Nhưng chẳng bao lâu sau họ rút lui, vua Hồi tái chiếm Delhi, nhưng các vùng còn lại phía Bắc thì bị chia thành nhiều vương quốc nhỏ. Năm 1526, một Thái tử Hồi giáo tên Babar, từ nơi nay là Afghanistan xâm lăng Ấn Độ, đánh bại lực lượng cuối cùng của vua Hồi ở Delhi. Babar thành lập đế quốc Mogul, tự phong Hoàng đế. Hoàng đế Babar là một nhà cai trị lớn. Mặc dù chỉ cai trị có 4 năm, tiểu sử của ông ta được dịch ra tiếng Anh, và phổ biến rộng rãi. Sau khi ông ta chết năm 1530, những người kế vị tiếp tục mở rộng lảnh thổ đế quốc Mogul từ Kabul, Afqhanistan đến tận cửa sông Ganges nơi bây giờ là Bangladesh.
8. Châu Phi với Hồi giáo.
Từ những năm 300 TCN, Bắc Phi đã trở thành một phần dưới sự cai trị của Alexander Đại đế, và nó là cứ điểm cuối cùng của Vương triều Hellene. Năm 30 TCN, đế quốc La Mã đánh chiếm Ai Cập, chấm dứt thời kỳ cai trị của Hoàng đế Hellene. Cuối những năm 300, khi Thiên chúa giáo trở thành tôn giáo chính của đế quốc La Mã, Ai Cập và các vùng sát cận phía nam, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Thiên chúa giáo. Vương quốc Aksum, một vương quốc giàu có, nhờ con đường thương mại với Ấn Độ băng qua đế quốc La Mã, trở thành quốc gia Thiên chúa giáo trong những năm 300. Đến những năm 500, thì toàn bộ vùng nầy lại chịu chi phối bởi Chính thống giáo, khi nó trở thành một phần của đế quốc Byzantine, tức đế quốc Đông La Mã. Đội quân Hồi giáo à Rập hoàn tất cuộc xâm chiếm Bắc Phi năm 710.
Từng đoàn lữ khách lạc đà băng qua sa mạc Sahara mang đạo Hồi từ phía Bắc, vào rao giảng với cư dân phía Tây Châu Phi. Các thương nhân Hồi giáo men theo bờ Ấn Độ dương, truyền bá đạo Hồi cho những người sống dọc theo bờ phía Đông, bây giờ là Somalia, Kenya, Tanzania. Mặc dù, tại buổi đầu người Châu Phi không chấp nhận Hồi giáo, nhưng cuối cùng người ta cũng chuyển đổi được nhiều người Châu Phi thành tín đồ Hồi giáo. Bên cạnh việc truyền bá giáo lý, họ cũng mang đến cho Châu Phi các kiến thức mới như khoa học, triết học, địa lý, và các thể loại nghệ thụât. Họ dạy cách đọc, cách viết chữ Ã Rập cho người Châu Phi. Và ngôn ngữ Ã Rập trở thành phổ biến trong một số nhóm sắc tộc tại Châu Phi. Từ nội địa Châu Phi tại thời điểm này, một số vương quốc da đen phát triển, và đạt tới sự hưng thịnh.
Ghana, vương quốc lớn nhất ở Tây Phi, phát triển rực rỡ từ những năm 700 đến những năm 1000. Người à Rập Hồi giáo gọi Ghana là vùng đất vàng (Land of Gold), bởi vì các thương nhân Ghana cung cấp cho họ nhiều vàng từ các vùng phía Nam. Một vương quốc khác, vương quốc Mali xuất hiện như một quốc gia hùng mạnh vào đầu những năm 1200, cũng tại Tây Phi. Một trong các thành phố của Mali là Timbukta trở thành trung tâm thương mại chính của vương quốc. Vương quốc Mali suy sụp trong những năm 1400, trong khi đó tại bờ phía đông nam của lục địa, nơi bây giờ là Mozambique, và Zimbabwe, vương quốc Mwanamutapa ra đời. Vương quốc này phát triển qua con đường thương mại với các mặt hàng chính là vàng, đồng, sắt, ngà voi, và người nô lệ. Những năm cuối 1400, vương quốc Changamire xâm lược Mwanamutapa.
9. Châu Mỹ với văn minh nội địa.
Văn minh đầu tiên của Châu Mỹ xuất hiện ở Trung Mỹ: Mexico và Peru. Người da đỏ Maya là một trong các sắc tộc có nền văn minh sớm nhất, khoảng từ 250 đến năm 900. Sắc tộc Maya xây dựng một số trung tâm tôn giáo lớn gồm cung điện, tháp thờ, đền đài, và đài tưởng niệm. Người Maya nghiên cứu thiên văn, soạn ra niên lịch, sáng tạo một dạng chữ viết tiến bộ. Các học giả vẫn còn chưa biết nguyên nhân nào đưa đến các tiến bộ đó. Văn minh Maya bắt đầu suy tàn trong những năm 900, và nhiều công trình kiến tạo của Maya bị lãng quên.Từ những năm 900 đến 1200, sắc tộc da đỏ Toltec chiếm ưu thế tại cao nguyên miền Trung Mexico. Họ là những người du cư hiếu chiến, từng chiếm nhiều vùng Maya cổ. Họ truyền bá thờ cúng thần Quetzalcoatl trên khắp vùng cai trị của họ.
Đầu những năm 1400, một sắc tộc khác, sắc tộc Aztec thay thế tộc Toltec, trở thành bộ tộc hùng mạnh nhất miền Trung Mexico. Họ xây dựng thành phố thủ đô tại Tenochititlan, nay là thành phố Mexico và lập ra một vương quốc hùng mạnh. Cũng như Toltec, Aztec dành nhiều thời gian cho việc truyền bá, và thờ cúng tôn giáo. Dùng con người làm vật tế thần, là điểm trung tâm của tôn giáo dưới vương triều Aztec. Vương quốc Aztec thường xuyên gây chiến với các nước láng giềng, chính là để bắt tù binh làm vật hiến tế cho thần linh của họ. Những năm 1200, văn minh Châu Mỹ tạo được nhiều tiến bộ ở Peru. Nông dân Peru sử dụng công cụ bằng kim loại, thợ hồ Peru trở thành nhà thầu xây dựng. Một vài kỷ xảo như việc dùng những sợi dây nhỏ có màu sắc dài, ngắn khác nhau để giao tiếp, nhắn gởi bằng các "gút thắt".
Trong những năm 1300 và 1400, sắc tộc Inca đánh chiếm Peru nơi có nền văn minh gọi là tiến bộ nhất trong vùng. Đến đầu những năm 1500, sắc tộc Inca thống trị một vùng rộng lớn kéo dài từ nơi bây giờ là Colombia đến Chile. Một hệ thống đường xá, nối liền từ trung tâm cai trị đến tận các tỉnh xa xôi. Người trong các khu vực bị chiếm bắt buộc phải lao động công ích như làm đường sá, hoặc đi lính khi có nhu cầu gia tăng quân số. Sản xuất nông nghiệp phát triển, và hạt ngũ cốc tăng nhanh.
                                 V. Thế giới từ năm 1500 đến 1900.
1. Vài nét về thế giới từ năm 1500 đến 1900.

Dân số thế giới từ 450 triệu trong năm 1500, lên thành hơn 1500 triệu năm 1900. Các thành phố, thị trấn mọc lên đều đặn. Văn minh Châu Âu thường gọi là văn minh phương Tây dẫn đầu thế giới trong phát triển văn hoá, kinh tế, và kỷ thụât. Trong một thế giới, ở đó có một nền văn minh lớn, phát triển độc lập với các nền văn minh khác chậm hơn, sẽ đưa tới sự thắng thế tất yếu của văn minh phương Tây. Công cuộc thám hiểm “thế giới mới” của các nhà thám hiểm Tây Âu trong những năm 1400 và 1500, mở ra một tầm nhìn mới về thế giới, dẫn đến việc các nước Châu Âu nao nức đi xâm chiếm thuộc địa, lập trạm buôn, và đưa người đến đó định cư, lập nghiệp. Trong những năm 1700, nền công nghiệp thế giới ra đời cũng tại Châu Âu. Chẳng bao lâu sau, nó biến lục địa này thành trung tâm sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
Và thuộc địa ở hải ngoại phục vụ như các thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghệ, và cũng là nơi cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy công nghiệp ở Châu Âu. Việc gia tăng buôn bán với các thuộc địa đã mang lại sự giàu có, và sức mạnh của Châu Âu cũng theo đó mà tăng thêm. Sự kình địch chính trị giữa các nước trong nội địa Châu Âu càng khuyến khích họ mở rộng thuộc địa ở hải ngoại. Những tiến bộ về kỷ thuật cũng giúp Châu Âu có được tàu bè, và vũ khí tốt hơn để đi xâm chiếm các vùng đất mới. Khi đi lập nghiệp, người Châu Âu thường mang theo tư tưởng, lối sống, nghệ thụât, kỷ thuật, luật pháp, chính quyền, giáo dục, và cả tập tục của họ vào nơi định cư mới. Do vậy, tư tưởng, kỷ năng, văn hoá của phương Tây trở thành phổ biến rộng khắp hơn bất cứ nền văn minh nào khác trước đó.
2. Tây Âu thời Phục Hưng.
Văn hoá Tây Âu thời Trung cổ chịu sự chi phối mạnh mẽ từ các nhà thờ Thiên chúa giáo đầy quyền lực. Văn hoá, xã hội phản ánh tư tưởng “giáo quyền cao hơn vương quyền”, đời sống tôn giáo đặt trên đời sống thực tại. Những năm sau của thời kỳ này, giữa năm 1300 và 1500 giới học giả, và sáng tạo nghệ thụât Tây Âu nhận ra đó là một điều "không thực". Và, bắt đầu phát triển một cách nhìn mới về cuộc đời. Họ tập trung suy nghĩ về đời sống hiện thực, ít quan tâm hơn đối với tôn giáo. Họ bắt đầu tìm hiểu con người, và thế giới mới để thay thế thế giới đương thời. Và, họ đã tìm thấy được nó, đó là thế giới của “chủ nghĩa nhân đạo". Các học giả chủ nghĩa nhân đạo, là người đi tiên phong trong việc phục hồi kiến thức, văn học, lụât pháp, triết học, và tư tưởng thời Hy Lạp - La Mã Cổ đại.
Họ nói, bằng việc quay trở lại nghiên cứu các lảnh vực trên, họ có thể bắt đầu một thời kỳ vàng son của một nền văn hoá mới. Triết học của “chủ nghĩa nhân đạo”, cốt lõi của văn hoá Phục Hưng là sự vận dụng trí óc, là sự say mê suy nghĩ, suy nghĩ sẽ tìm ra cái mới. Ba trăm năm văn hoá Phục Hưng, là một sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt ở Châu Âu, xứng đáng với tên gọi "Thời đại Phục Hưng". Phong trào Phục Hưng xuất hiện ở phía Bắc Ý Đại Lợi cuối những năm 1300, và lan rộng khắp Châu Âu trong những năm 1400 và 1500. Các nhà sáng lập phong trào Phục Hưng nhấn mạnh, rằng “trọng tâm của suy nghĩ phải nhắm vào các vấn đề của con người, chứ không phải đi tìm kiếm một sự hiểu biết nào về tôn giáo”. Họ miêu tả tình cảnh, cảm xúc của con người, và khẳng định rằng đó là “những cái” người ta có thể hiểu được.
Các nghệ sĩ thời Phục Hưng thể hiện một cách tài tình về phẩm cách, và giá trị cao quý của con người như nó vốn có trong đời sống hiện thực trên các bức tranh vẽ, và tượng hình điêu khắc. Các nhà kiến trúc, xây dựng nhiều toà nhà với sự phối hợp tài tình mang nhiều yếu tố mới không có bóng dáng tôn giáo. Một số công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, tranh vẽ, tượng điêu khắc kịêt xuất của thế giới, phần nhiều được sáng tạo trong thời Phục Hưng. Những thay đổi khác xuất hiện trong thời Phục Hưng là nó ảnh hưởng đến ngay cả bên trong nhà thờ Thiên chúa giáo. Đầu những năm 1500, một cuộc vận động cải cách tôn giáo dẫn đến việc khai sinh ra đạo Tin lành. Mục đích của cải cách là sửa sai các bất công và bạo ngược vốn tồn tại quá lâu và đang phát triển mạnh trong các nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã.
Năm 1517 Martin Luther, một tu sĩ người Đức, cũng là một giáo sư triết học được Giáo hội bổ nhiệm lảnh đạo công cuộc vận động cải cách. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng cụ thể về những bất công, và bạo ngược đang tồn tại trong các nhà thờ La Mã, được ông phản ánh và nhiều lần đề nghị Giáo hội cải sửa, vẫn không được Giáo hội quan tâm, đã khiến ông và người theo ông ta ly khai với Cơ đốc giáo La Mã, lập ra hệ phái Cơ đốc giáo Tin lành. Chỉ trong một thời gian ngắn từ khi nhà thờ Tin Lành giáo một dạng “tôn giáo khoan dung” hơn, đầu tiên ra đời trên nước Đức đến giữa những năm 1500, gần một nữa các nước Tây Âu đều có nhà thờ Tin Lành giáo. Cần nhớ rằng người sáng lập Cơ đốc giáo là Jesus Christ, ông ta bị đế quốc La Mã hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập ác trong những năm đầu công nguyên.
Cơ đốc giáo phát triển từ những năm 300 đến những năm 500 phân hoá thành Cơ đốc giáo La Mã ở phía Tây, và Cơ đốc giáo Chính thống ở phía Đông. Nay Cơ đốc giáo phía Tây lại vở đôi thành Cơ đốc giáo La Mã, và Cơ đốc giáo Tin lành. Thế là, một cuộc vận động “chống cải cách”, thực chất là chống Cơ đốc giáo Tin lành bắt đầu. Nó kéo dài hơn 100 năm, cho đến khi cuộc chiến tranh 30 năm (1618 - 1648) kết thúc thì Cơ đốc giáo La Mã và Cơ đốc giáo Tin lành mới có sự tương nhượng lẫn nhau để cùng tồn tại. Công cuộc vận động chống cải cách do Cơ đốc giáo La Mã khởi xướng đã trở thành “chiến tranh tôn giáo” giữa hai hệ phái đều nhân danh môn đệ Christ đã làm cho người Tây Âu ngao ngán. Trong quá trình tiến hành chiến tranh Giáo hoàng nắm cả “thần quyền lẫn thể quyền”.
Sự truyền bá tư tưởng mới thời Phục Hưng cũng đưa đến nhiều tiến bộ lớn lao khác. Lần đầu tiên các tác phẩm văn chương mẩu mực thời Hy Lạp - La Mã được in thành sách. Phong trào Phục Hưng cổ vủ nghiên cứu khoa học. Từ kết quả nghiên cứu, cùng với các công trình có giá trị thời Hy Lạp - La Mã được sắp xếp lại, in thành sách dưới các đề tài khoa học khác nhau. Suốt những năm 1500 và 1600, giới khoa học gia đề xuất nhiều phương pháp khoa học, kết hợp kinh nghiệm, cùng với quan sát tường tận. Việc phát minh ra kính hiển vi, và kính viễn vọng, là công trình khoa học đầu tiên, thúc đẩy quá trình khoa học phát triển nhanh chóng. Đến những năm 1700, các khám phá mới đã làm thay đổi hoàn toàn "cách nghĩ vốn có" trên các lảnh vực như khoa học về giải phẩu, về thiên văn, và về y dược.
3. Tây Âu thời thám hiểm tìm kiếm.
Một làn sóng người thám hiểm Châu Âu xuất hiện đầu những năm 1400, đã để lại những dấu ấn sâu sắc. Buổi đầu các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha tìm đường vượt biển theo hướng đông tới Châu Á. Họ chèo thuyền xuống phía Tây Bắc theo bờ Châu Phi để đến Châu Á. Những lần sau đó họ phát triển hệ thống buồm gắn trên thuyền, và cải thiện bản đồ hải hành tốt hơn. Năm 1473, một tàu Bồ Đào Nha băng qua đường xích đạo, và một chiếc khác đến được mũi Good Hope, bờ phía Nam Châu Phi năm 1487. Thuyền trưởng người Ý làm việc cho Tây Ban Nha là Christopher Columbus đặt chân lên Châu Mỹ năm 1492. Trong năm 1497 và 1498, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha, Vasco da Gama là người đầu tiên thực hiện cuộc hải hành từ Châu Âu đi vòng quanh Châu Phi tới Ấn Độ.
Trong những năm 1500 và 1600, họ tiếp tục các cuộc thám hiểm, và có được một số hiểu biết mới về thế giới. Đầu những năm 1500, thuyền trưởng Ferdinand Magellan người Bồ Đào Nha làm việc cho Tây Ban Nha, thực hiện một cuộc hải hành vòng quanh thế giới. Mặc dù ông bị giết trong cuộc hành trình, một trong những con tàu của ông ta hoàn thành được chuyến du hành khảo sát. Nhiều thuỷ thủ từ Anh, Pháp, Hoà Lan cũng thực hiện các cuộc thám hiểm trên lộ trình hải hành ngắn hơn đến Châu Á, hoặc dọc theo hành lang phía Tây Bắc để đến Bắc Mỹ. Các nhà thám hiểm thực hiện công việc của mình một cách chậm chạp, từng bước đi vào vùng đất mênh mông của Châu Mỹ. Việc khám phá ra các vùng đất mới, tạo thêm nhiều cơ hội cho Châu Âu mở rộng giao thương, và xâm chiếm thuộc địa trên các phần đất bên ngoài Châu Âu.
Đến những năm 1700, người Châu Âu đã thực hiện được việc buôn bán của mình trên khắp thế giới. Một số nước đã chiếm được nhiều thuộc địa, và thành lập các công ty kinh doanh lớn tại đó. Các thuộc địa cung cấp cho Châu Âu chuối, cà phê, bông vải, trầm hương, gỗ quý và nhiều thứ khác. Hạt ngũ cốc, khoai tây, và thuốc lá từ Châu Mỹ cũng được mang vào Châu Âu. Buôn bán người nô lệ da đen, một nguồn lợi lớn đi vào hoạt động chính với Châu Phi. Công cuộc buôn bán với thế giới này đã mang về cho Châu Âu nhiều vàng, bạc và các thứ quý hiếm khác. Hơn nữa, thế giới mới cũng là nơi tiêu thụ hàng hoá do Châu Âu sản xuất ra nhất là tại Ấn Độ và Trung Quốc, nơi có nhu cầu các mặt hàng kim loại lớn với giá cao.
4. Tây Âu chiếm Châu Mỹ làm thuộc địa.
Cuộc săn tìm vàng đã cuốn hút nhiều nhà thám hiểm, và người đi chiếm thuộc địa Tây Ban Nha đến với thế giới mới. Một trong bọn họ, là nhà xâm lược nổi tiếng Hernando Cortes của Tây Ban Nha. Năm 1519, Hernando Cortes, cho tàu cặp bờ đổ bộ lên Mexico, rồi dàn quân tiến vào Tenochtitlan thủ đô của Aztec, bắt nhốt Hoàng đế Aztec. Năm 1520, ngưòi Aztec nổi lên chống quân xâm lược Hernando, nhưng cuối cùng họ bị đánh bại năm 1521. Từ đó Hernando tự cho rằng Mexico là của Tây Ban Nha. Mười hai năm sau, một người Tây Ban Nha khác là Francisco Pizzarro xâm chiếm Peru, vương quốc giàu mạnh về phía Nam. Người xâm lược Tây Ban Nha muốn người da đỏ bản địa gíup họ tìm vàng, và các cơ hội làm giàu khác. Họ cưởng bức người da đỏ làm việc trong các hầm mỏ và đồn điền làm chết hàng triệu người.
Người cai trị Tây Ban Nha nhanh chóng mở rộng thuộc địa ở Châu Mỹ. Đến những năm 1700, thì Tây Ban Nha chiếm xong Mexico, Trung Mỹ và hầu hết Nam Mỹ. Họ xây dựng các thành phố, trường đại học nhiều nơi trong vùng chiếm cứ của họ. Chính quyền phương Tây, ngôn ngữ Tây Ban Nha, và nhà thờ Cơ đốc La Mã trở thành kẻ ngự trị Vùng Mỹ la tinh. Người đến định cư ngày càng nhiều, dân số thuộc địa gia tăng, và các cuộc nổi dậy chống đối của người da đỏ cũng tăng lên ở nơi này, hoặc nơi khác khiến đời sống người Châu Âu trong các thuộc địa trở nên bất an. Nhiều cuộc hôn nhân gượng ép giữa người Tây Ban Nha và người bản địa da đỏ, được tiến hành như một giải pháp xoa dịu sự chống đối. Và thế là, họ bắt đầu sản sinh ra một loại người có tổ tiên pha trộn.
Tuy nhiên, trong giai cấp cầm quyền tại các thuộc địa, chỉ gồm những người không có sự pha tạp. Nói cách khác, là những người thuần chủng Châu Âu mới có quyền cai trị thuộc địa. Nhiều Vùng Mỹ la tinh đã là thuộc địa của Tây Ban Nha trước khi người Anh đến xứ này. Năm 1607, người Anh định cư đầu tiên đáp vào James Town. Một trăm ba mươi năm sau năm 1733, người định cư Anh tăng thành một triệu người, và có tới 13 thuộc địa nằm dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Nhiều người đến lập nghiệp ở các thuộc địa do bị cuốn hút bởi thế giới mới có nhiều đât đai, và các cơ hội kinh doanh tốt hơn. Số khác la tín đồ thờ Chúa không giáo điều (Quaker), giáo phái Anh nghiêm khắc về đạo đức (Puritan), và Thiên chúa giáo La Mã (Roman catholic).
Họ đến đây một phần để trốn thoát sự bức hại về niềm tin tôn giáo, và phần khác mong tìm cơ hội làm giàu nhanh hơn. Đa số người định cư vùng này là người Anh, nhưng cũng có nhiều người Châu Âu khác. Từ năm 1624 người Hoà Lan định cư ở New Netherland nơi bây giờ là Connecticut, Delaware, New Jersey, và New York. Xa hơn về phía Bắc là người định cư Pháp trải rộng khắp vùng lưu vực sông St. Lawrence. Không bao lâu sau khi định cư, người Anh đã gieo trồng đủ lương thực cho tiêu dùng. Họ còn sản xuất thuốc lá, và nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị khác để trang trải cho hàng nhập từ Anh Quốc. Nhưng không giống thuộc địa Tây Ban Nha, khu vực các thuộc địa Anh không thấy xã hội người da đỏ có nền văn minh như Mexico, và Peru ở Trung, Nam Mỹ.
Từ những ngày đầu, người da đỏ đã có mối quan hệ thân thiện với người định cư. Nhưng sau đó, người định cư ngày càng mở rộng các vùng đất lớn hơn, lấn chiếm cả khu vực săn bắn của người da đỏ. Và thế là cuộc chiến nổ ra giữa hai nhóm người, người da đỏ bản địa và người đến định cư da trắng. Dĩ nhiên, người định cư da trắng thắng thế, và người da đỏ tàn lụi dần, và một số nơi bị diệt chủng.
5. Hồi giáo - chia rẽ và suy yếu.
Nhiều phần đất của Châu Âu, và Châu Á bị đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm từ những năm 1700 đến đầu những năm 1900. Đế quốc Ottoman không bao giờ có một chính quyền trung ương mạnh. Mỗi tỉnh trong vùng được cai trị bởi một thống đốc Ottoman. Nhiệm vụ chính của họ là thu thuế, và cung cấp nhân lực cho nhu cầu gia tăng quân số cho nhà vua. Họ can thiệp rất ít vào đời sống của cư dân trong vùng bị xâm lược. Chẳng hạn, các tín đồ Do Thái giáo, hoặc Cơ đốc giáo có thể thực hiện niềm tin của họ bao lâu nếu họ trả đủ thuế. Người "bị trị" do vậy, tiếp tục chia thành các cộng đồng riêng lẽ, và cảm thấy không cần phải trung thành với người cai trị Ottoman. Sự thiếu thống nhất này đã góp phần làm suy yếu đế quốc Ottoman.
Hồi giáo Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên hùng mạnh đầu những năm 1300, đánh chiếm Constantinople năm 1453. Thế nhưng, tại lưu vực sông Tigris - Euphrates lại luôn xảy ra giao tranh giữa hai thế lực Hồi giáo Ottoman và Hồi giáo Persia. Ottoman không thể kiểm soát được một số nơi trong vùng, nhất là tại Mesopotamia. Trong những năm 1500, một vương quốc mới được thành lập ở Persia, vương quốc Safavid. Vị vua hùng mạnh nhất của vương triều Safavid là vua Shah Abbas, ông ta lên ngôi năm 1587, đã đánh bại lực lượng Hồi giáo Ottoman, và cả bộ tộc Uzbek từ Turkestan. Vua Shah Abbas, và người kế vị ông ta hổ trợ mạnh mẽ cho việc phát triển nghệ thụât kiến trúc. Thành phố Isfahan trở thành thủ đô của vương quốc Safavid năm 1598. Nó được nhiều người biết đến như là thành phố đẹp nhất thế giới.
Triều đại Safavid bắt đầu suy yếu, sau khi vua Shah Abbas chết năm 1629, và mất  quyền lực năm 1722 lúc quân đội Afghanistan xâm lăng Persia, chiếm thủ đô Isfahan. Trong khi đánh nhau với Hồi giáo Ottoman, Safavid còn phải đánh một thế lực Hồi giáo hùng mạnh khác, là đế quốc Hồi giáo Mogul ở Ấn Độ. Đế quốc Mogul đạt tới đỉnh cao của nó thời hoàng đế Akbar, người cầm quyền tới 50 năm, từ 1556 đến 1605. Akbar kiểm soát hầu hết phía Bắc, và Trung Ấn Độ, cùng với phần đất Afghanistan. Sự cai trị cởi mở, và lòng khoan dung tôn giáo của ông ta đã khiến nhiều người Hindus giáo ủng hộ. Đế quốc Mogul yếu dần dưới thời các người kế vị Akbar, nhất là thời Hoàng đế Aurangzed. Ông ta lên ngôi năm 1658, khởi sự đánh một loại thuế đặc biệt lên người theo đạo Hindus, buộc nhiều tín đồ Hindus theo Hồi giáo.
Ông ta còn cho phá huỷ các đền đài Hindus giáo. Chính sách cai trị độc đoán của Aurangzed, cùng với cuộc chiến kéo dài khiến đế quốc Mogul sụp đổ sau khi ông ta chết năm 1707. Mặc dù thương mại gữa các nước Châu Âu, và đế quốc Hồi giáo tăng dần. Sự truyền bá văn minh phương Tây, buổi đầu rất ít ảnh huởng lên thế giới Hồi giáo. Nhưng, vì thế lực Hồi giáo chia rẽ, quay ra đánh nhau, tranh vùng thống trị làm suy yếu thế giới Hồi giáo, khiến Châu Âu nắm lấy cơ hội bắt đầu đánh chiếm từng phần, mở rộng ra và cuối cùng năm 1900 thế giới Hồi giáo hoàn toàn bị các quốc gia Châu Âu khuynh đảo. Pháp chiếm Bắc Phi, thành lập chính quyền của họ. Anh quốc chiếm Ai Cập và Sudan. Hoà Lan chiếm Indonesia, Anh Quốc chiếm Ấn Độ, Malaysia, và sau hết Ý Đại Lợi chiếm Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi, bờ phía đông biển Địa Trung Hải.
6. Tình cảnh của Trung Quốc.

Vương triều nhà Minh (Ming) nắm quyền lực ở Trung Quốc năm 1368, bắt đầu suy yếu trong những năm 1500. Bạo loạn tại các tỉnh xa xôi làm triều đình lo lắng. Bán đảo Đông Dương, và nhiều vùng phụ thuộc khác vượt khỏi tầm kiểm soát. Hoàng đế nhà Minh nhìn xem tất cả sự kiện, rồi chỉ ra rằng các nhà buôn Châu Âu có thể đến những vùng ít quan trọng. Triều đình cho phép người Bồ Đào Nha lập vùng định cư thường trực ở Ma Cao, phía bờ đông Nam Trung Quốc năm 1557. Sau đó, nhiều người Châu Âu khác, cũng được phép buôn bán tại thành phố cảng Canton. Năm 1644, vua Minh đề nghị vua Mãn Chu (Manchus) đưa quân vào trợ giúp dẹp các cuộc bạo loạn bên trong nội địa. Thế là, nhà Mãn Chu nhân cơ hội đó xăm lăng Trung Quốc, lập ra vương triều nhà Thanh (Ch’ing).
Nhà Thanh cai trị Trung Quốc cho đến năm 1912. Họ rất tôn trọng văn minh Trung Quốc, chỉ thay đổi chút ít trong đời sống cũng như trong chính quyền. Nhà Thanh từng đẩy lùi nhiều cuộc xâm chiếm lảnh thổ của Nga tại lưu vực sông Amur, mở rộng vùng kiểm soát lên Tibet, tái thâu hồi bán đảo Đông Dương, và nối cả Đại Hàn vào vùng cai trị của họ. Trong những năm 1700, nhà Thanh hài lòng về sự an bình và thịnh vượng của họ, gia tăng các cuộc tiếp xúc với Châu Âu. Hội truyền giáo Cơ đốc La Mã được đón tiếp tại thủ đô Bắc Kinh (Peking). Nhà Thanh ngưỡng mộ kiến thức, khoa học, kỷ thuật của Châu Âu, nhất là kỷ thuật về bản đồ và chế tạo vũ khí. Nhưng họ không thích, và không muốn bắt chước lối sống Châu Âu. Và văn hoá Trung Quốc vẫn tồn taị như một sự cách ly với thế giới bên ngoài.
7. Vài sự kiện về Nhật Bản.
Nhật Bản cách ly với thế giới bên ngoài hơn cả Trung Quốc nữa. Năm 1603, nhà Tokugawa đến với quyền lực, họ thành lập chính quyền quân sự Tokugawa và cai trị Nhật Bản trên 250 năm. Nhà Tokugawa cương quyết chấm dứt nội chiến, và họ đã làm được, vãn hồi trật tự xã hội trong một thời gian tương đối ngắn. Dưới sự cai trị của vương triều Tokugawa, Nhật Bản chia thành 250 đơn vị tự trị. Mỗi đơn vị tự trị được cầm đầu bởi một Lảnh chúa, ông ta phải tuyên thệ trung thành với nhà vua lảnh đạo chính quyền trung ương. Thương nhân Châu Âu và Hội truyền giáo Cơ đốc La Mã đã đến Nhật Bản từ những năm 1500. Nhưng vương triều Tokugawa sợ rằng những người này, nhất là Hội truyền giáo Cơ đốc sẽ mang quân đội Châu Âu, cùng với họ xâm lăng Nhật Bản.
Cho nên đầu những năm 1600, triều đình Nhật Bản ra lệnh cho tất cả các giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo La Mã phải rời khỏi Nhật Bản, và buộc người Nhật nào trót lỡ theo đạo Cơ đốc phải bỏ đạo, nếu bất tuân sẽ bị giết hoặc bị bỏ tù. Đến năm 1640, hầu như đạo Cơ đốc đã bị loại bỏ tại Nhật Bản. Vương triều Tokugawa tin rằng, để duy trì trật tự xã hội Nhật Bản phải chấm dứt sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Do vậy từ thập niên 1630, Nhật Bản cắt đứt mọi sự ràng buộc với bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Tất cả thương nhân Châu Âu phải rời khỏi các đảo quốc Nhật Bản. Thương nhân Hoà Lan là một ngoại lệ, họ được phép một năm một lần đưa tàu đến buôn bán ở một số địa điểm chỉ định trên đảo nhỏ Deshima thuộc cảng Nagasaki.
8. Châu Âu với các sự biến.
Trong những năm 1700 và 1800, hầu hết các quốc gia Tây Âu chịu ảnh hưởng bởi hai sức ép chính trị mạnh mẽ "phong trào dân chủ, và chủ nghĩa quốc gia". Vào những năm 1700, người Châu Âu đi định cư tại các thuộc địa cảm thấy hài lòng với một mức độ cao về chính quyền của chính họ, ngay cả quyền được tự do nhiều hơn. Họ rất phẩn uất về các biện pháp của chính quyền mẩu quốc, nhất là chính quyền Anh đang thắc chặt sự kiểm soát trên các thuộc địa. Cuộc chiến tranh đòi thay đổi vị thế giữa “13 thuộc địa tại Bắc Mỹ” với mẩu quốc Anh bắt đầu ngày 19/4/1775. Đến ngày 4/7/1776, các thuộc địa ra tuyên ngôn tách khỏi sự phụ thuộc với mẩu quốc Anh, và công bố chính quyền độc lập của riêng họ. Cuộc chiến tranh kết thúc với việc Anh quốc bị đánh bại, mang tính chính trị sâu sắc.
Liên bang Hoa Kỳ được thành lập, và Anh quốc công nhận sự độc lập của họ năm 1787. Năm 1789, Hoa Kỳ chính thức công bố Hiến pháp, chỉ rõ quốc gia mới của họ theo thể chế Cộng hoà Liên bang. Một sự biến chính trị khác cũng trong năm 1789, đó là cuộc “cách mạng Pháp”, bắt đầu từ năm 1789 kéo dài 10 năm đến năm 1799. Nó khởi sự khi vua Louis XVI triệu tập phiên họp Nghị viện Quốc gia để giải quyết các vấn đề tài chánh. Nghị viện Quốc gia Pháp là một cơ quan Lập pháp thành lập từ năm 1302 gồm ba thành phần đại diện ba giai cấp: tăng lữ, quý tộc, và dân thường. Tại nghi trường, thành phần đại diện dân thường dấy loạn cướp chính quyền, và tuyên bố chính họ là cơ quan Lập pháp Quốc gia của nước Pháp. Cơ quan Lập pháp này thông qua một bản tuyên ngôn về "quyền con người và quyền công dân".
Tuyên ngôn bắt đầu bằng những nguyên tắc quyền tự do của con người, và các quyền cá nhân rồi kết luận, nó xoá bỏ giai cấp quý tộc, các đặc quyền và tước hiệu của họ. Đến năm 1792, cách mạng chính thức tuyên bố thành lập thể chế Cộng hoà đầu tiên cho nước Pháp. Trong thời kỳ cách mạng Pháp diễn ra, Napoleon Bonaparte là một người lính chuyên nghiệp. Ông là con thứ tư của một gia đình người Ý trên đảo Corsica, ở Địa Trung Hải. Cha ông là một luật sư, người đã gởi Napoleon vào trường Quân sự hoàng gia Paris năm ông ta mới 10 tuổi. Năm 16 tuổi, Napoleon được chỉ định đến tập sự tại một Trung đoàn pháo binh. Năm 1786, sau 3 tháng thực tập Napoleon thể hiện được cá tính sáng tạo độc đáo của mình, ông được đánh giá cá nhân xuất sắc của hàng Hạ sĩ quan, và được thăng cấp Thượng sĩ.
Năm 1792, ông chứng kiến cảnh đập phá lâu đài Hoàng gia tại Paris, lúc đó ông đã là một Đại uý pháo binh. Ông gia nhập cách mạng Pháp ở Corsica bị Thống đốc Paoli trục xuất khỏi đảo. Napoleon tái nhập quân đội, và giúp lực lượng cách mạng chiếm Marseills. Năm 1799, ông lật đổ chính quyền cách mạng, nắm quyền cai trị nước Pháp, và tự xưng Hoàng đế Napoleon (1769 - 1821). Dưới sự lảnh đạo của ông ta, nước Pháp tiến hành lấn chiếm các nước lân bang, đến đầu thập niên 1810, Napoleon đã chiếm hầu hết các nước Tây Âu. Nhưng ông ta chịu nhiều tổn thất khi xua quân đánh chiếm nước Nga năm 1812. Ba năm sau, Liên quân Châu Âu một lần nữa đánh bại lực lượng Napoleon trong trận đánh Waterloo năm 1815, chấm dứt nổ lực thống trị Châu Âu của ông ta.
Năm 1815, Hội nghị các nhà lảnh đạo Châu Âu nhóm họp tại Vienna, cảm nhận rằng cuộc cách mạng Pháp có thể làm nảy sinh tư tưởng dân chủ, và khơi dậy chủ nghĩa quốc gia trong một số nơi bị sáp nhập tại Châu Âu. Hội nghị đi đến kết luận là phục hồi nhanh chóng chế độ Quân chủ. Sau hội nghị tại Pháp, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia Châu Âu khác ra sức củng cố chế độ quân chủ. Thế nhưng, họ không thành công trong việc chận đứng làn sóng đòi hỏi dân chủ, và lan truyền chủ nghĩa quốc gia trên nhiều phần của Châu Âu. Đến cuối những năm 1800, gần như mỗi quốc gia ở Châu Âu đều có Hiến pháp, và một vài tổ chức vận động dân chủ. Đức, và Ý bị chia thành những quốc gia nhỏ hơn, cai trị bằng một chế độ Quân chủ lập hiến. Tại phía Đông, và Nam của lục địa, đế quốc Ottoman đang trên đà suy yếu.
Cư dân trong nhiều phần đất bị chiếm đứng lên làm bạo loạn thành lập quốc gia mới, với các chính quyền do Hiến pháp quy định. Đến năm 1900, nhiều người tin rằng thế chế dân chủ, và chủ nghĩa quốc gia  cuối cùng nó sẽ là giải pháp chính trị của Châu Âu. Và chính nó đang là mối đe doạ nghiêm trọng cho Liên bang Nga, và Liên minh Hung - Áo, hai nước đang cai trị nhiều phần đất của các quốc gia khác nhau tại Trung và Đông Âu. Sự kình địch giưã các quốc gia mới thành lập ở Đông Âu, và Nam Âu cũng là nguy cơ đe doạ hoà bình trong khu vực.
9. Châu Âu với cách mạng công nghiệp.
Trong những năm 1700 và 1800, máy động cơ được sử dụng rộng rãi trong nội địa Châu Âu, đã giúp nền công nghệ lục địa phát triển rất nhanh. Nhiều nhà máy lớn bắt đầu thay thế các hảng xưởng nhỏ, để trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp. Việc sử dụng máy mới và phát triển cơ sở sản xuât làm cho công nghiệp sản xuất hàng hoá gia tăng không ngừng. Một hệ thống thị trường mở rộng ra trên toàn thế giới đang hình thành do nhu cầu của công nghiệp Châu Âu cần tiêu thụ sản phẩm công nghệ, và nguyên liệu thô cho nhà máy của họ. Cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh Quốc, cuối những năm 1700. Đến giữa những năm 1800, công nghiệp hoá lan rộng ra khắp Tây Âu và Bắc Mỹ - Hoa kỳ. Ở Đông Âu thì có Nga, và ở Đông Á có Nhật Bản cũng bắt đầu phát triển công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp biến đổi sâu sắc đời sống của con người nói chung. Nó là một sự kiện sinh động hơn bất cứ sự kiện nào khác. Trước cách mạng công nghiệp, hầu hết người Châu Âu sống ở nông thôn. Thị trấn, và làng mạc phục vụ như là chợ Trung tâm để người nông dân đến đó trao đổi hàng hoá. Công nghiệp phát triển nhà máy mọc lên khắp nơi, các thị trấn trở thành thành phố, và người ta đổ dồn về các thành phố công nghiệp để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy sản xuất. Hệ thống giao thông, truyền thông trở nên cần thiết để nối liền thành phố trung tâm với các thành phố nhỏ quanh nó đang phát triển. Đường bộ, đường xe lửa và đường thuỷ được xây dựng thêm, hoặc nâng cấp. Việc phát minh ra máy điện báo năm 1837, là một đóng góp lớn cho mạng lưới truyền thông đường xa được thuận lợi, và nhanh chóng hơn.
Công nghiệp hoá cũng đưa đến nhiều thay đổi xã hội. Giai cấp trung lưu thành công, và thăng tiến khá nhanh. Một số trong bọn họ làm chủ hầu hết các nhà máy. Số khác hoạt động trong lảnh vực ngân hàng, khai thác hầm mỏ, và cả hệ thống đường sắt. Họ thuê mướn nhiều nhân công. Họ nghĩ rằng, công việc kinh doanh của họ cần được quy định rõ ràng, và nên đặt bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Tư tưởng này trở thành nền tảng của “chủ nghĩa tư bản” (Capitalism). Nó là một hệ thống kinh tế trong đó quá trình sản xuất chủ yếu do tư nhân làm chủ. Anh Quốc là nước phát triển kinh tế theo hướng “tư bản chủ nghĩa” đầu tiên, sau đó lan dần sang các quốc gia công nghiệp khác. Công nhân trong các nhà máy buổi đầu thường được trả lương thấp, và làm việc nhiều giờ trong những điều kiện vệ sinh không mấy tốt đẹp.
Không có luật lệ quy định điều kiện làm việc cho công nhân, họ cũng không được phép lập ra các nghiệp đoàn lao động. Nhiều thành phố công nghiệp đang phát triển, không xây dựng đủ nhà cửa cung cấp cho công nhân, từ thôn quê đang đổ dồn về thành phố. Kết quả là sự đông đúc vượt quá mức dự liệu của các ngành phục vụ, và nhiều người phải sống trong những điều kiện thiếu vệ sinh nghiêm trọng dẫn đến bệnh tật phát sinh. Công nhân bị mất việc làm, dấy loạn phá huỷ máy móc trong một nổ lực trả thù chống lại chủ nhân các nhà máy đã sa thải họ. Họ tập trung gây bạo loạn, xuống đường biểu tình, kêu gọi toàn thể công nhân trong các nhà máy đứng lên đấu tranh với giới chủ nhân đòi bảo đảm điều kiện làm việc. Và thế là Liên đoàn nghề nghiệp ra đời, đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho họ dù là bất hợp pháp.
Một số người cho rằng, kết quả tác hại của hệ thống công nghiệp là từ "chủ nghĩa tư bản". Những người tin như thế tập hợp lại thành một khuynh hướng, gọi là khuynh hướng "xã hội chủ nghĩa". Những người theo khuynh hướng nầy muốn đặt tất cả nền sản xuất công nghiệp dưới sự điều khiển của công nhân. Tư tưởng nền tảng đó được Karl Marx một nhà báo, một triết gia xã hội Đức phát triển thành “lý thuyết Cộng sản". Marx tin rằng, giai cấp công nhân phải là động lực chính của lịch sử trong thời kỳ quá độ, bằng cách đứng lên lật đổ giai cấp giàu có, và xây dựng một hệ thống kinh tế tập thể, cùng với một xã hội không có giai cấp gọi là xã hội “xã hội chủ nghĩa”. Những người có khuynh hướng xã hội thuộc các đảng chính trị Châu Âu thừa nhận tư tưởng Marx, và mục đích của họ là để đánh đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Từ thập niên 1840, họ lảnh đạo công nhân các nước Tây Âu, đấu tranh đòi quyền thành lập các Liên đoàn lao động. Kết quả là, một số luật lệ quy định điều kiện làm việc đã được Quốc hội Anh Quốc, và Hoa Kỳ thông qua cuối thập niên 1840. Anh và Đức là hai nước đi tiên phong trong việc ban hành các đạo luật liên quan đến "an sinh xã hội" bảo hiểm nghề nghiệp, tai nạn lao động, thất nghiệp, và bệnh nghề nghiệp cho công nhân công nghiệp. Đời sống công nhân cũng được cải thiện bằng việc tăng lương, thăng bậc. Qua trung gian hoà giải của các Liên đoàn lao động, mối quan hệ giữa công nhân và chủ nhân được cải thiện thông qua các yêu sách và giải quyết yêu sách. Đến cuối những năm 1800, hầu hết các quốc gia công nghiệp ở Châu Âu đã có luật lệ quy định điều kiện làm việc và tiêu chuẩn sống cũng dược nâng lên.
10. Châu Âu với chủ nghĩa đế quốc.
Cách mạng công nghiệp góp phần hình thành chủ nghĩa đế quốc, bành trướng thuộc địa. Phong trào Phục Hưng xuất hiện đã đưa Châu Âu tiến bộ nhiều mặt. Nhờ tiến bộ về kỷ thuật, Châu Âu có được phương tiện, tàu bè tốt hơn tiến hành các cuộc thám hiểm, tìm kiếm. Việc phát hiện ra Châu Mỹ, vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên, người Châu Âu có thể đến đó định cư lập nghiệp, giải toả được sức ép dân số tăng nhanh trong lục địa. Cách mạng công nghiệp dẫn đến bước thứ hai là bành trướng thuộc địa tại hải ngoại. Việc bành trướng thuộc địa này sẽ mang về cho Châu Âu hai mối lợi (1) để có nơi tiêu thụ hàng hoá, và (2) cũng là nơi cung cấp nguyên liệu thô cho nhà máy của họ. Đến cuối những năm 1800, 8/18 nước Châu Âu đã chiếm 5 lục địa còn lại của thế giới đứng đầu là Anh Quốc và kế là Pháp, Đức.
Tại vùng Mỹ La tinh: Sau khi Columbus đặt chân lên Châu Mỹ, Tây Ban Nha tuyên bố nhiều phần đất vùng Mỹ La tinh thuộc về họ. Bồ Đào Nha cũng tuyên bố các phần đất phía Tây Bán cầu là của họ. Năm 1493, Giáo hoàng Alexander VI (1430 - 1503) giải quyết tranh chấp bằng cách vạch một đường tưởng tượng băng qua lục địa Nam Mỹ từ Bắc đến Nam dài 563km, phần phía Đông thuộc Bồ Đào Nha, và phía Tây thuộc Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha cho rằng, đường phân vạch đó không công bằng. Năm 1494, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký với nhau một thoả thuận, đưa đường phân ranh về phía Tây cũng theo trục bắc - nam, dài tới 1520 km. Từ những năm 1500 đến đầu những năm 1800, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lập nhiều đồn điền ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và các đảo trên vùng biển Caribbean.
Sau đấu tranh thành lập Liên bang Hoa Kỳ độc lập năm 1776, từ năm 1791 đến 1824 các thuộc địa Trung, Nam Mỹ cũng nổi lên đấu tranh đòi độc lập tách khỏi các mẩu quốc từ Châu Âu. Trong số có hai người được vịnh danh là Simón Bolivár (1783 – 1830) giành độc lập cho Venezuela, Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela, và người kia là Jose de San Martin (1778 - 1850) người Argentina đấu tranh chẳng những mang lại độc lập cho Argentina, mà còn giúp Chilê giành chiến thắng.
Riêng tại Bắc Mỹ: Sau khi 13 thuộc địa Anh đấu tranh đòi độc lập thắng lợi năm 1776. Mặc dù phải trải qua nội chiến 4 năm (1861 - 1865), Cộng hoà Liên bang Hoa Kỳ vẫn tồn tại như buổi ban đầu. Hoa Kỳ còn tự xem mình có trách nhiệm phải hành động bảo vệ các nước Cộng hoà Mỹ La tinh mới thành lập, chống lại nổ lực của Châu Âu muốn tái lập sự cai trị thuộc địa. Năm 1823, Tổng thống Mỹ James Monroe công bố “học thuyết Monroe” cảnh cáo các thế lực Âu Châu không được xen vào các vấn đề sự vụ của Nam Bán cầu. Trong những năm 1800, Hoa Kỳ còn từng bước mở rộng lảnh thổ. Ba năm chiến tranh với Mexico (1846 - 1848), kết quả Hoa Kỳ có thêm nhiều đất đai của Mexico nay là California, Nevada, Utah, và phần lớn đất trong 4 tiểu bang khác. Năm 1867, Hoa Kỳ mua vùng Alaska của Nga. Năm 1898, sau khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Hoa Kỳ, Tây Ban Nha bị buộc phải trao các quần đảo Guam, Puerto-Rico, và Philippines cho Hoa Kỳ. Thế nhưng, tại Bắc Mỹ gần 10 triệu Km2 phía Bắc, là Canada, vẫn còn là thuộc địa Anh quốc cho đến năm 1931.
Tại lục địa Châu Úc: Việc 13 thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ trở thành quốc gia độc lập năm 1776, khiến nước Anh không còn nơi giam giữ tù nhân bị kết án "lưu đày viển xứ". Năm 1786, Anh Quốc quyết định chiếm Úc Đại Lợi làm thuộc địa "dung chứa tù nhân". Sĩ quan hải quân hồi hưu Arthur Phillip được chỉ định thực hiện công việc này. Tháng 5/1787, Phillip chỉ huy 1 đoàn tàu buồn 11 chiếc chở 730 tù nhân rời Anh Quốc. Sau 8 tháng lênh đênh trên biển cả, đoàn tàu đến vịnh Bontany ngày 19/1/1788. Bảy ngày sau, ngày 26/1/1788 tại Sydney với tư cách Thống đốc toàn quyền Arthur Phillip tuyên bố thành lập thuộc địa New South Wales. Sau New South Wales tuần tự các thuộc địa Tasmania, Westem Australia, South Australia, Victoria, và Queensland được thành lập vào các năm 1825, 1829, 1836, 1850 và 1859. Đến năm 1868, Anh đã chuyển vào Úc 160,620 tù nhân. Tháng 9 năm 1900, Anh quốc ban hành đạo luật cho phép sáu thuộc địa Úc trở thành 6 Tiểu bang của Liên bang Úc Đại Lợi độc lập.
Tại lục địa Châu Phi: từ những năm 1500 và 1600, bị cuốn hút bởi việc buôn bán vàng, và người nô lệ da đen, Bồ Đào Nha lập cảng buôn bán ở Gambia nay là Ghana, và nhiều nơi bờ phía Tây Châu Phi, rồi mở rộng tới các thành phố bờ phía Đông. Hoà lan đến sau nhưng tranh chiếm bờ phía Tây từ tay Bồ Đào Nha, rồi tiến về phía Nam lập cảng buôn bán tại Cape Town. Đến những năm 1700, người Châu Âu bắt đầu thám hiểm vào bên trong nội địa. Họ muốn tìm kiếm tài nguyên, và mở rộng mối ràng buộc mới về thương mại, khai thác hầm mõ, dầu cọ, và nguyên liệu thô cho các nhà máy của họ. Nhiều phần đất ở Bắc Phi là lảnh thổ của đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1500 đang trên đà suy yếu. Những năm 1800, Pháp đánh chiếm Algeria, Tunisia, và Anh chiếm Ai Cập (Egypt). Còn ở Nam Phi, thì Hoà Lan sau khi chiếm Cape Town, đang đánh nhau với người da đen tranh chiếm đất mở rộng vùng kiểm soát. Đến cuối những năm 1800, Anh, Pháp, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ý, và Bỉ đã chia nhau tranh chiếm toàn bộ Châu Phi, ngoại trừ Ethiopia, quốc gia duy nhất của lục địa còn giữ được độc lập, cho đến năm 1936 mới bị Ý Đại Lợi đánh chiếm.
Tại lục địa Châu Á: Sự phong phú và đa dạng tài nguyên thiên nhiên của Châu Á, kích thích lòng thèm muốn nơi người Châu Âu. Từ những năm 1500, Bồ Đào Nha nắm quyền kiểm soát Ấn Độ Dương, chiếm Ma Cao của Trung Quốc, rồi chiếm Indonesia, Malaysia. Còn Tây Ban Nha chiếm Philippines, Ha Uy Di và nhiều đảo khác. Trong những năm 1600, Hoà Lan chiếm Indonesia, và Malaysia từ tay Bồ Đào Nha, nhưng vẫn để đông Timor cho Bồ Đào Nha. Đến những năm 1700 và 1800, các thế lực Châu Âu bắt đầu giao thương và mở rộng thuộc địa vào Châu Á. Anh Quốc trở thành thế lực mạnh nhất ở Tây Nam Á, tiểu lục Ấn Độ, và Nam Trung Quốc, khuynh đảo các nước Hồi giáo, chiếm Ấn Độ, Pakistan, Bangledesh, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Tích Lan, và Sarawak, Singapore, Malaysia từ tay Hoà Lan. Pháp đánh chiếm ba nước Việt, Miên, Lào. Chỉ có Nhật Bản là quốc gia kháng cự thành công sự xâm lược của phương Tây. Còn Trung Quốc, sau khi bị Anh Quốc đánh bại trong chiến tranh nha phiến, mất tất cả quyền kiểm soát trên các vùng đất có sự hiện diện của người nước ngoài. Năm 1898, Tây Ban Nha chuyển giao thuộc địa Philippines cho Hoa Kỳ sau khi thua trận.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây ảnh hưởng lên người dân trong các thuộc địa bằng nhiều cách khác nhau. Trong vài khu vực, nó mang lại những tăng trưởng kinh tế, và nâng cao tiêu chuẩn sống bằng cách giới thiệu văn hoá, công nghệ, kỷ thụât, và y khoa. Sự cai trị thuộc địa cũng ngăn chặn vô số các cuộc bạo loạn, nội chiến trên nhiều vùng đất khác nhau. Nhưng các nước đế quốc cũng thu được nhiều lợi lộc trên các thuộc địa của họ. Bằng cách đưa ra ngoài các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà không mang trở lại cho họ những thuận lợi, để phát triển kinh tế cho thuộc địa. Các nhà cai trị thuộc địa phương Tây thường ít quan tâm đến phong tục, tập quán, và phá hỏng lối sống cổ truyền của họ. Không hề có sự công bằng trong quá khứ dưới hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Do vậy, khi cảm nhận quốc gia chủ nghĩa xuất hiện, nó lan nhanh và sự phản kháng đòi thành lập chính quyền độc lập đã được gần như tất cả mọi người trong các thuộc địa hưởng ứng.
                  VI. Thế giới từ năm 1900 đến đầu những năm 2000.
1. Vài nét về thế giới từ năm 1900.
Chủ nghĩa đế quốc và công nghiệp hóa đạt tới đỉnh cao của thời hiện đại, người ta thường gọi là kỷ nguyên tuyệt vời của Châu Âu. Hầu hết các nước Châu Âu trở nên giàu có và có quân đội mạnh. Họ cai trị nhiều vùng rộng lớn của thế giới, thông qua hệ thống thuộc địa đặc dụng. Khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và kiến thức đạt tới trình độ cao. Đời sống người dân Châu Âu trong những năm 1800. được xếp vào loại văn minh nhất thế giới. Hoa Kỳ, Canada, các nước Mỹ La tinh (Trung, Nam Mỹ) và Úc Đại Lợi là nơi định cư của người Châu Âu cũng phát triển theo hướng Châu Âu. Trái lại, hầu hết các quốc gia Châu Á, và Châu Phi, còn chưa được khai hóa, hoặc chỉ đạt tới văn minh thời Trung Cỗ. Cuối những năm 1800, địa vị thống trị của một số quốc gia Châu Âu gặp một ít thách thức, báo hiệu những bất ổn trong những năm 1900.
Từ năm 1900, thế giới có nhiều đổi thay nhanh hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó. Dân số tiếp tục tăng nhanh từ 1500 triệu trong năm 1900 tăng thành 2500 triệu năm 1950,và lên tới trên 6,000 triệu năm 2000 (Năm 2009 là 6.600 triệu). Các quốc gia được công nghiệp hoá nhiều hơn, và nền thương mại thế giới cũng được mở rộng. Các tiến bộ về khoa học, và kỷ thuật đã làm biến đổi cơ bản mọi mặt của đời sống, cái mà trong những năm 1800, không bao giờ người ta dám mơ tưởng đến. Năm 1957, khởi đầu cái mà người ta thường gọi là "thời đại không gian" khi Liên bang Xô viết phóng vệ nhân tạo bay vòng quanh quỷ đạo trái đất. Năm 1969, hai phi hành gia Hoa Kỳ trở thành người đầu tiên đi bộ trên mặt trăng. Cuối những năm 1900, nhiều thuộc địa rộng lớn của đế quốc Châu Âu không còn.
Các nước Châu Âu chấm dứt sự khuynh đảo các vấn đề sự vụ của thế giới. Từ giữa thập niên 1940 đến cuối những năm 1900, Hoa Kỳ và Liên Xô lớn mạnh trở thành hai siêu cường của thế giới, nhưng lại đối nghịch nhau về thể chế chính trị. Dù vậy, họ không dám đọ sức bằng một cuộc chiến tranh thực sự, thay vào đó họ tiến hành một cuộc chiến, thường gọi là “chiến tranh lạnh”. Chiến tranh lạnh là sự xung đột ngấm ngầm của hai thế lưc Hoa Kỳ - Liên Xô kéo dài từ cuối thập niên 1940 đến cuối thập niên 1980, giữa hai khối nước Cộng sản do Liên Xô lảnh đạo, và Không Cộng sản do Hoa Kỳ lảnh đạo. Do sự khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, thế lực Liên Xô giảm sút, và tan rã cuối năm 1991. Các nước Cộng sản Đông Âu cũng trải qua một sự lột xác, để cuối cùng các đảng Cộng sản phải rời khỏi chính quyền.
Trong quá khứ các sự khác biệt về tập quán và niềm tin dẫn đến sự cách ly giữa cộng đồng người này với cộng đồng người khác. Ngày nay, người ta đang ra sức xoá bỏ sự cô lập và cách ly đó, hướng tới một nền văn hoá chung của thế giới. Khởi đầu từ những năm 1700 và 1800 dưới nhiều hình thức khác nhau, văn hoá Châu Âu lan sang các lục địa còn lại bằng con đường xâm lược, định cư, và giao thương. Hiện người ta đang không ngừng gia tăng các mối quan hệ thân thiện, chia xẽ các vấn đề mới nảy sinh, cùng với các kinh nghiệm giải quyết vấn đề cho nhau. Có nhiều lực đẩy kinh tế, và chính trị giống nhau đang hoạt động khắp toàn cầu. Và ngay cả sự kiện trong một quốc gia bây giờ, có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến tận các vùng đất xa lạ khác. Đó là khuynh hướng chung khá quan trọng của thế giới đương đại.
2. Chiến tranh Thế giới lần thứ I, và Hội Quốc Liên.

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, người ta tụ tập tại thành phố Sarajevo tỉnh Bosnia nước Áo, để chào mừng Hoàng thân Francis Ferdinand, người sẽ thừa kế ngôi vua Hung-Áo. Một sinh viên Bosnia đang sống ở Serbia, tên Gavrilo Princip nhảy vào đoàn xe hoàng gia đang di chuyển, nổ súng giết Ferdinand và vợ ông ta bà Sophia. Liên minh Hung-Áo nghi ngờ Serbia ủng hộ âm mưu sát hại Ferdinand, nên ngày 28.7.1914 tuyên chiến với Serbia. Thế là chiến tranh Thế giới lần thứ I bùng nổ. Đến ngày 30.10.1914 các bên lâm chiến: phe “Quyền lực” gồm Liên minh Hung-Áo, Đức, Bulgaria và đế quốc Ottman; và phe “Đồng minh” có Anh, Pháp, Bỉ, Serbia, Nga và một số quốc gia khác gia nhập sau đó kể cả Hoa Kỳ. Tháng 10.1917, cuộc cách mạng vô sản ở Nga thành công, thành lập chính quyền Cộng sản, và sau đó Nga rút lui khỏi cuộc chiến.
Năm 1918, phe Đông minh thắng trận, ký hiệp ước Versailles chấm dứt chiến tranh với Đức năm 1919, và các hiệp ước riêng với từng nước trong phe Quyền lực bại trận. Cái giá phải trả cho cuộc chiến hết sức khủng khiếp. Nhiều triệu sinh mạng đàn ông, đàn bà, trẻ em bị giết. Các thành phố bị phá huỷ, nền kinh tế của các quốc gia lâm chiến bị ngưng trệ. Chiến tranh cũng đưa đến nhiều sự thay đổi trên bản đồ chính trị Châu Âu: Áo, Tiệp Khắc, Hungary ra đời trên phần đất của Liên minh Hung-Áo. Ba Lan tái lập trên phần đất của Áo, Đức và Nga. Serbia được đổi tên thành Nam Tư và được thêm vào các phần đất rộng lớn từ Liên minh Hung-Áo. Bulgaria, Montenegro, Romania tăng gấp đôi lãnh thổ. Hy Lạp, Ý Đại Lợi mỗi quốc gia được nối thêm một vùng đất mới.
Đế quốc Ottman mất Amernia, Palestine, Mesopotamia, Syria và Bắc Phi. Estonia, Latvia, Lithuania và Phần Lan tuyên bố độc lập, tách khỏi nước Nga. Năm 1914, Châu Âu chỉ có 5 quốc gia theo chế độ cộng hòa, sau chiến tranh tăng thành 16 nước. Liên minh Hung-Áo, Đức và đế quốc Ottman bị xoá sổ để thành lập các chính quyền Cộng hòa Hungary, Áo, Đức, và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệp ước Versailles năm 1919, đồng ý thành lập Hội Quốc Liên (League of Nations), và trao cho tổ chức nầy trách nhiệm duy trì hòa bình thế giới. Nó cũng lập ra một hệ thống uỷ trị. Nhiều phần đất trước đây là thuộc địa của Đức, và đế quốc Ottman trở thành các vùng uỷ trị của Hội Quốc Liên. Hiệp ước Versailles buộc Đức phải giải giới, cắt đất cho Ba Lan, trao thuộc địa cho Hội Quốc Liên và bồi thường chiến phí cho các nước Đồng minh thắng trận.
Nhiều người Đức cảm nhận như đã bị đối xử quá bất công. Do vậy, họ ủng hộ đảng chính trị NAZI do Adolf  Hitler lãnh đạo, bởi ông nầy hứa sẽ xây dựng một nước Đức hùng mạnh, ngẩng cao đầu. Năm 1933, Hitler trở thành nhà cai trị của Đức. Hội Quốc Liên đề ra 4 mục tiêu là: (1) duy trì hòa bình thế giới, (2) khuyến khích các nước thành viên giảm bớt lực lượng vũ trang, (3) cải thiện điều kiện sống của người dân trên toàn thế giới, (4) bảo đảm nền độc và đường biên giới của các quốc gia, ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Năm 1920, Hội có 42 nước gia nhập, đến năm 1934 tăng thành 57 quốc gia thành viên. Tổng thống Hoa Kỳ Wilson sáng lập viên, và là người phát thảo Hiến chương Hội Quốc Liên, nhưng khi Hiệp ước đưa ra Quốc hội Mỹ phê chuẩn, thì bị Thượng viện bác bỏ.
Việc nước Mỹ không trở thành thành viên chính thức của Hội Quốc Liên khiến Hội nầy thiếu vắng một quốc gia thành viên hùng mạnh để thục hiện chức năng duy trì hoà bình thế giới. Đức gia nhập Hội Quốc Liên năm 1926, và rút lui năm 1933, bởi vì Hội không thay đổi giới hạn lực lượng vũ trang trên nước Đức. Cùng năm đó, Nhật Bản cũng bỏ Hội, vì Hội không thừa nhận việc Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu năm 1931. Ý Đại Lợi rút lui khỏi Hội năm 1937, bởi vì Hội áp đặt lệnh cấm vận kinh tế lên nước này, khi xâm lăng Ethiopia năm 1936. Liên bang Xô viết gia nhập Hội năm 1934, và bị trục xuất khỏi Hội năm 1939, bởi vì Liên Xô xâm lăng Phần Lan. Thế là Hội Quốc Liên không còn những quốc gia hùng mạnh có đủ lực lượng can thiệp các cuộc xâm lăng, duy trì hòa bình thế giới. Và thế là chiến tranh thế giới lần thứ II lại nổ ra.
3. Chiến tranh Thế giới lần thứ II, và Liên Hiệp Quốc.
Sau một loạt các cuộc tấn công chớp nhoáng thử nghiệm thành công, ngày 1.9.1939 Đức xâm lăng Ba Lan. Hai ngày sau, ngày 3.9.1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Trong vòng 3 tháng từ tháng 4 năm 1940, cơ giới Đức đã đè bẹp 6 nước Đan Mạch, Na Uy, Luxembourg, Bỉ, Hoà Lan, và Pháp. Nhưng Adolf Hitler, nhà độc tài nước Đức lại bị thất bại trong việc đánh gục nước Anh bằng bom đạn, và tàu chiến. Năm 1941, quân Đức chiếm Nam Tư, và Hy Lạp, nơi Ý Đại Lợi đang đánh nhau từ khi tuyên chiến với Pháp. Và sau đó Đức, Ý dàn quân tiến vào Liên Xô, trong khi máy bay, và quân Nhật đang mở rộng vùng kiểm soát ở Viễn Đông. Ngày 7.11.1941, Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng, đẩy Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến cạnh Đồng minh. Sau một loạt các trận đánh gay go, quân Đồng minh củng cố được tuyến phòng thủ.
Rồi xoay chiều đánh bại mũi tiến công của phe Truc (Axis) tại El Alarnein ở Bắc Phi, đẩy quân thù ra khỏi đảo Midway ở Thái Bình Dương, và khỏi cảng Stalingrad ở Liên Xô. Đồng minh đổ quân chiếm đóng các quần đảo Thái Bình Dương đến sát cạnh lãnh thổ Nhật Bản. Tại Châu Âu quân Đồng minh đổ bộ vào Ý và Pháp, đánh thẳng vào Đức Quốc Xã. Ngày 3.9.1943, Ý đầu hàng, ngày 7.5.1945 Đức buông súng, và ngày 2.9.1945 Nhật đầu hàng Đồng minh, sau khi bị Mỹ ném hai qủa bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki trên đất Nhật. Cái giá chiến tranh thế giới lần thứ II phải trả của cả hai phe cao hơn nhiều so với chiến tranh Thế giới lần thứ I. Hơn 10 triệu quân phe Đồng minh và 6 triệu quân Phe trục tử thương, không kể số người bị thương, và số thương vong trong dân chúng. Chiến phí hơn 1.150 tỉ USD.
Quân đội phải chiến đấu trên nhiều phần đất của thế giới. Các trận đánh diển ra ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Phi, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, và biển Địa Trung Hải. Có 58 quốc gia tham chiến gồm 9 nước phe Trục là Albania, Bulgaria, Phần Lan, Đức, Hungary, Ý, Nhật, Romania, và Thái Lan. Còn 49 nước Đồng minh gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Bolivia, Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Cuba, Tiệp Khắc, Cộng hoà Dominican, Ecuador, Ai Cập, El Salvador, Ethiopia, Pháp, Anh, Hi Lạp, Guatemala, Haiti, Honduras, Ấn Độ, Iran, Iraq, Lebanon, Liberia, Luxembourg, Mexico, Mông Cổ, Hà Lan, Tân Tây Lan, Nicaragoa, Na Uy, Panama, Paraguay, Peru, Ba Lan, Nga, San Marino, Saudi Arabia, Nam Phi, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Uruguay, Venezuela, và Nam Tư.
Về ảnh hưởng chính trị sau chiến tranh, thì Châu Âu nằm trong sự đổ nát. Đức Quốc từng là quốc gia mạnh nhất Châu Âu, bị chiếm đóng bởi quân Đồng minh: Anh, Pháp, Mỹ, và Liên bang Xô viết. Các quốc gia hùng mạnh một thời ở Châu Âu trở thành quá yếu, không đủ sức cai trị các thuộc địa thêm nữa. Hoa Kỳ và Liên Xô nổi lên từ sau chiến tranh, như hai thế lực mạnh nhất lãnh đạo thế giới. Để không lập lại sự khủng khiếp do chiến tranh gây ra, các quốc gia thắng trận nỗ lực tìm ra một giải pháp mới giải quyết các tranh chấp giữa họ với nhau, Đó là giải pháp thương lượng hòa bình. Tổ chức quốc tế mới Liên Hiệp Quốc (United Nations) ra đời cung cấp nơi họp, và tại đó các quốc gia cố gắng làm việc, đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề đang có sự khác nhau về chính kiến giữa họ. Hội nghị tổ chức Liên Hiệp Quốc họp tại San Francisco Hoa Kỳ giữa tháng 4 và tháng 6 đưa ra dự thảo "Hiến chương Liên Hiệp Quốc".
Và ngày 24.10.1945, sau khi Hiến chương được phê chuẩn, 50 quốc gia dự họp ký Hiến chương trở thành 50 thành viên chính thức của tổ chức quốc tế mới nầy. Và đến nay năm 2009, số quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc là 193. Hai quốc gia còn lại là Đài Loan bị trục xuất năm 1971 (để thu nhận Trung Quốc thay thế), và Vatican City có dân số dưới 1000 người,  đều có quan sát viên thường trực. Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là: (1) duy trì an ninh hòa bình thế giới, (2) phát triển quan hệ thân thiện giữa các quốc gia, (3) thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, khuyến khích tôn trọng nhân quyền, và các quyền tự do cơ bản. Và (4) phối hợp hoạt động giữa các quốc gia là tâm điểm của Hiến chương. Đó là kết luận chung tại Hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc.
4. Chủ nghĩa Cộng sản, và Chiến tranh lạnh.
Sự vận động chính trị theo khuynh hướng Cộng sản lần đầu tiên thành công ở Nga năm 1917, và phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Cuối thập niên 1940, chính quyền kiểu Cộng sản Xô viết được thành lập trong hầu hết các quốc gia ở Đông Âu. Đức quốc bị chia đôi chính quyền Cộng sản thống trị phía Đông, và chính quyền Dân chủ cai trị ở phía Tây. Năm 1949, phe Cộng sản đánh bại phe Quốc gia nắm quyền cai trị Trung Quốc, với tên gọi Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Một số quốc gia khác ở Châu Á cũng nằm dưới sự cai trị, hoặc manh nha chiếm quyền cai trị bởi những người cộng sản. Lo sợ trước sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, Hoa Kỳ và các nước đồng minh phương Tây bắt đầu đề ra các sự trợ giúp kinh tế, và quân sự cho những quốc gia Không Cộng sản.
Sự kình địch giữa thế giới Cộng sản do Liên Xô lảnh đảo, và thế giới Không Cộng sản do Hoa Kỳ lảnh đạo, kéo dài tới bốn thập kỷ từ cuối thập kỷ 1940 đến cuối thập kỷ 1980 dưới cái tên người ta thường gọi là "cuộc chiến tranh lạnh". Căng thẳng giữa hai thế giới Cộng sản và Không Cộng sản gia tăng trong thập niên 1950, thập niên 1960, và thập niên 1970. Tại Châu Á, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) nổ ra khi quân đội Bắc Triều Tiên Cộng sản xua quân đánh chiếm Nam Triều Tiên không Cộng sản. Tại Châu Âu, chiến tranh lạnh xuất hiện đột xuất lúc này, hoặc lúc khác tại thành phố bị chia cắt Berlin của nước Đức, và năm 1961, chính quyền Cộng sản phía Đông cho xây một bức tường ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin, để ngăn chận những người Đông Đức trốn thoát sang Tây Đức.
Tại Châu Mỹ, nổi bậc nhất là vụ tên lửa hạt nhân tại Cuba năm 1962. Những người Cộng sản nắm quyền ở Cuba năm 1959. Tháng 10 năm 1962, Hoa Kỳ phát hiện Liên Xô đã từng bước đặt một số tên lửa có đầu đạn hạt nhân ở Cuba, nơi có thể phóng tên lửa tấn công các thành phố Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng được giải quyết, sau khi Liên Xô và Tổng Thống Mỹ Kenedy đạt tới thoả thuận: Liên Xô triệt thoại các tên lửa hạt nhân của họ ra khỏi Cuba. Đổi lại Hoa Kỳ cũng phải rút các đầu đạn hạt nhân của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Và, Kenedy còn phải cam kết, là Hoa Kỳ sẽ không xâm lăng Cuba. Có thể nói chiến tranh Việt Nam (1957-1975) là đỉnh cao của chiến tranh lạnh. Nó là một cuộc đọ sức giữa hai thế lực Cộng sản và Không Cộng sản thế giới. Chiến tranh kết thúc năm 1975, trong sự chiến thắng của phe Cộng sản.
5. Chủ nghĩa Đế quốc tiêu vong, và Quốc gia mới xuất hiện.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II nhiều quốc gia Âu Châu hoặc không đủ tiền, hoặc không muốn cai trị thuộc địa của họ thêm nữa. Thế là, chủ nghĩa đế quốc bắt đầu tiêu vong từ cuối thập niên 1940, mở rộng ra trong hai thập niên 1950 và 1960 đến cuối thập niên 1990 thì không còn tồn tại. Cảm nhận quốc gia độc lập, và muốn có chính quyền của riêng họ đang phát triển mạnh trong các thuộc địa ở Châu Á, và Châu Phi. Giữa thập niên 1950 và 1980, có tới 45 thuộc địa Châu Phi đạt tới chính quyền độc lập theo khuynh hướng nầy. Còn tại Châu Á, và Trung Đông các thuộc địa đã thâu hồi độc lập từ cuối thập niên 1940 và 1950. Việc thành lập nhiều quốc gia mới, dẫn đến việc tăng thêm nhiều thành viên trong Liên Hiệp Quốc, ảnh hưởng lên sự cân bằng quyền lực trong tổ chức quốc tế này.
Nhiều thuộc địa trở thành thành viên của một tổ chức mới, với tên gọi "Tổ chức các nước Đang phát triển" hay "Thế giới thứ ba". Việc chấm dứt chủ nghĩa đế quốc cũng tạo ra nhiều bất ổn chính trị cho thế giới. Trong nhiều trường hợp, các chính quyền mới sa thải hầu hết viên chức trong các chính quyền thuộc địa củ, những người có khả năng, và kinh nghiệm trong việc điều hành hành chánh sự vụ, làm nảy sinh những phức tạp mới lẻ ra không đáng có. Và kết quả là, các nhà lảnh đạo trong nhiều quốc gia mới đều nhận ra rằng, quả có nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, và xã hội đang trở thành bức xúc. Nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới đã có một thời gần như ổn định hoàn toàn bởi các nhà cai trị đế quốc, nay bị tan vở bởi các xung đột giữa các quốc gia mới.
Chẳng hạn, tranh chấp luôn xẩy ra giữa Ấn Độ và Pakistan, giữa các quốc gia à Rập và Israrel là những nơi từng một lần cai trị bởi đế quốc Anh. Nhiều quốc gia mới hy vọng rằng, khi chấm dứt được sự khai thác bóc lột của đế quốc tại thuộc địa, nó sẽ đương nhiên mang lại một điều gì đó tốt hơn cho nền kinh tế. Nhưng thực tế trái lại, họ đang phải tiếp tục đương đầu với các vấn đề nghiêm trọng như dân số tăng nhanh, nghèo đói, bệnh tật, và mù chữ. Đa số các thuộc địa củ đều thấy rằng nền kinh tế của họ không thể phát triển, nếu không có sự đầu tư từ các quốc gia giàu có. Nhưng họ cũng hiểu ra rằng, việc đầu tư này thường dẫn đến các thay đổi chính trị, xen vào nội bộ bản xứ từ quốc gia cung cấp viện trợ, hoặc giúp đỡ đầu tư.
6. Chấm dứt Chiến tranh lạnh, và thành trì Cọng sản sụp đổ.
Năm 1965, Mỹ đưa quân vào Nam Việt Nam yểm trợ chính quyền Không Cộng sản ngăn chặn sự xâm lăng của Cộng sản từ miền Bắc Việt Nam có lúc lên đến tren nửa triệu (1969) không thành công, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam năm 1975. Thế nhưng, căng thẳng giữa hai khối nước Cộng sản và Không Cộng sản thế giới lại có khuynh hướng giảm dần. Đến cuối những năm 1980, mức độ giảm xuống hết sức nhanh. Gorbachev nắm quyền lảnh đạo đảng Cộng sản và chính quyền Xô viết năm 1985, bắt đầu thực hiện một chương trình cải tổ và đổi mới tòan diện tại Liên Xô. Năm 1987, hai nhà lảnh đạo hàng đầu thế giới là Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev, và Tổng thống Ronald Reagan ký hiệp ước phá hủy nhiều tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Hoa Kỳ và Liên Xô.
Căng thẳng được giảm bớt thêm nữa vào năm 1989, khi Liên xô rút quân ra khỏi Afghanistan, nơi họ xâm chiếm trước đó 10 năm. Cũng cuối thập niên 1980, Garbachev thực hiện việc phân quyền trong hệ thống kinh tế, trao cho các Cộng hoà trong Liên bang Xô viết nhiều quyền hạn hơn. Ông ta còn mở rộng dân chủ, cho phép người dân tự do bày tỏ ý kiến trên toàn Liên bang Xô viết. Gorbachev cũng cổ vũ các thay đổi kinh tế, và chính trị ở các nước Cộng sản tại Đông Âu. Và kết quả là, các chính quyền Không Cộng sản ra đời thay thế chính quyền Cộng sản từng nắm quyền cai trị ở đó từ cuối thập niên 1940. Năm 1990, Đông Đức thống nhất với Tây Đức thành một quốc gia duy nhất “Cọng hoà Liên bang Đức” không Cộng sản. Nhiều người tin rằng, sự kiện này là điểm mốc chấm dứt chiến tranh lạnh.
Ngày 19/8/1991 các viên chức bảo thủ trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức một cuộc đảo chánh nhằm lật độ Gorbachev. Nổ lực thất bại, và Quốc hội Liên bang Xô viết ra lệnh đình chỉ các hoạt động của đảng Cộng sản. Cuối năm 1991, các nước Cộng hoà nguyên là thành viên của Liên bang Xô viết Cộng sản tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang. Và Liên bang Xô viết, thành trì của chủ nghĩa Cộng sản chấm dứt sự tồn tại.
7. Thành tựu về khoa học, và kỷ thụât.
Trong những năm 1900, các tiến bộ về khoa học, và kỷ thuật đã làm cho thế giới thay đổi bằng nhiều cách khác nhau thật sinh động. máy bay, xe hơi, vệ tinh viễn thông, điện toán, máy phát tia laser, chất dẻo, kỹ nghệ lạnh, vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình, trạm không gian. Thế nhưng chỉ có một số rất ít phát minh về sự biến đổi trong đời sống của con người. Nghiên cứu bên trong cấu trúc của hạt nguyên tử, mở rộng tầm nhìn cho các khoa học gia về vũ trụ, dẫn đến việc khám phá năng lượng hạt nhân như một nguồn cung cấp lực đẩy. Các con tàu vũ trụ không người lái điều khiển từ xa thám hiểm các hành tinh khác, và gởi về trái đất vô số dữ kiện về hành tinh mới khám phá. Thuốc kháng sinh, và các thuốc giảm đau mới khác, đã giúp kiểm soát được hầu hết các bệnh lây nhiễm.
Các khoa học gia phát triển nhiều loài giống, cây trồng tốt hơn, sáng chế ra phân hoá học, thuốc trừ sâu có tác dụng cao hơn khiến sản phẩm nông nghiệp tăng vọt, chẳng những đáp ứng cho số người mới gia tăng của thế giới, mà còn cung cấp nhiều loại thực phẩm có chất lượng cao hơn. Sự tiến bộ nhanh trong lảnh vực y khoa, và tăng nhanh trong việc cung cấp thực phẩm đã làm cho hàng triệu, người sống khỏe hơn, và sống thọ hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thành tựu của khoa học và kỷ thuật cũng tạo ra nhiều vấn đề mới. Tiến bộ to lớn trong nghiên cứu hạt nhân chẳng hạn, đã dẫn đến việc phát triển các loại vũ khí cực mạnh với sức tàn phá cực lớn trong các nước Liên bang Nga, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đe dọa nghiêm trọng an ninh và hòa bình thế giới.
Kỷ thuật công nghệ tăng nhanh, cũng tạo ra các ảnh hưởng nghiêm trọng bên cạnh nó như ô nhiễm môi trường, và khan hiếm nhiên liệu. Sư gia tăng tuổi thọ, cũng góp phần làm cho dân số gia tăng quá mức trong nhiều quốc gia đang phát triển, là những nước có tỷ lệ sinh vẫn còn quá cao, trong khi tỷ lệ chết đã giảm đi nhiều. Khoa học kỷ thuật phát triển trong các quốc gia giàu, nơi kiểm soát được tỷ lệ sinh nen mức sống không ngừng gia tăng. Ngược lại các, nước nghèo không đủ tiền trang bị kỷ thuật hiện đại, kiến thức khoa học kỷ thuật còn hạn chế, sinh xuất lại ở mức cao, nên mức sống của người dân chưa được cải thiện nhiều, nếu không muốn nói vẫn còn ở mức thấp.
8. Kỷ nguyên mới bất ổn, và phụ thuộc lẫn nhau.
Trong một vài cách nào đó, thế giới ngày nay “trong kỷ nguyên mới” như được phân chia rõ ràng. Kể từ khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc năm 1945, không nổ ra chiến tranh trực tiếp giữa các thế lực chính của thế giới. Thế nhưng, cuộc chiến vẫn diễn ra hầu như mỗi ngày trên một phần đất nào đó của thế giới. Chẳng hạn, cuộc chiến giữa Do Thái và à Rập bắt đầu từ ngày Do Thái lập quốc năm 1948, kéo dài vào tới đầu những năm 2000’s. Đây là sự xung đột giữa Quốc gia Do Thái tân lập và các nước trong khối à Rập tại Palestine, vùng Trung Đông. Cả hai phe đều đòi quyền làm chủ phần đất mà họ gọi là “đất thánh” (sites holy) của cả Do Thái giáo, lẫn Hồi giáo à Rập. Hàng ngàn người đã chết tại vùng đất nầy bởi chiến tranh và các hoạt động khủng bố.
Từ thập niên 1950 đến thập niên 1970 “chiến tranh lạnh” ngấm ngầm hoặc bùng phát xung đột tại nơi nầy nơi khác như Berlin, Cuba, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và chấm dứt chiến tranh lạnh cuối thập niên 1980, và đầu thập niên 1990, dẩn đến một sự trống vắng quyền lực tại nhiều nơi ở Đông Âu và Trung Á, góp phần gây chia rẽ chính trị, xung đột, và bạo loạn giữa các sắc tộc và tôn giáo tại vùng nầy. Tại Trung Đông, thì năm 1990, Iraq xua quân xâm chiếm Kuwait. Hoa Kỳ, Anh Quốc, và một số nước trong vùng phải đưa quân vào đánh đuổi Irag ra khỏi Kuwait năm 1991. Năm 1998, chính quyền Serbia xóa bỏ quyền tự trị của tỉnh Kosovo, nơi có nhóm sắc tộc Albanian chiếm đa số. Năm 1999, Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu lại đưa quân vào can thiệp.
Trên lảnh vực kinh tế, hố sâu giữa các quốc gia đã phát triển, và đang phát triển ngày càng tăng. Khoảng 60% cư dân trong thế giới thứ ba đang sống trong tình trạng dưới cả mức nghèo đói, trong khi các nước đã phát triển có một đời sống khá xa hoa. Sản phẩm nông nghiệp, năng xuất công nghiệp, và hệ thống ngân hàng phát triển hết sức nhanh trong các quốc gia đã phát triển, trái lại tại nhiều nước Châu Phi và Châu Á tình trạng phát triển kinh tế còn rất chậm chạp. Liên Hiệp Quốc và các tổ chức tài chánh cạnh nó như Ngân hàng Thế giới, Quỷ tiền tệ Thế giới có các chương trình trợ giúp cho các nước đang phát triển tại Châu Á và Châu Phi vay vốn để phát triển. Một số quốc gia đã phát triển cũng đang có những hổ trợ tài chánh, và giúp đở về kỷ thuật cho các quốc gia đang phát triển.
Sự phát triển của thế giới cũng đẻ ra những vấn đề mà không một quốc gia hay chính phủ nào có thể giải quyết được. Đó là nạn ô nhiểm môi trường, và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Mỗi nước còn phải phụ thuộc vào một, hoặc nhiều tổ chức chính trị, hoặc kinh tế thế giới. Tại đó, họ sẽ cùng nhau làm việc để đề ra các chính sách, giải pháp giải quyết các vấn đề lớn mang tính toàn cầu như sức khõe, điều kiện nơi làm việc, gia tăng mậu dịch, ổn định nền kinh tế thế giới. Cho dù ranh giới các quốc gia đã được phân định, thế giới giữa con người với con người trên các lục địa bị ràng buộc với nhau nhiều hơn. Hệ thống kết nối điện toán, và truyền thông điện tử, cũng như hệ thống chuyển vận xuyên lục địa là những phương tiện, người ta có thể sử dụng để chia xẽ thông tin, và chính kiến trên toàn cỏi địa cầu.
Sự giao lưu giữa một nền văn hoá này với các nền văn hoá khác đang tăng nhanh. Phương tiện vận chuyển thuận lợi và nhanh chóng cũng giúp sự lây lan các bệnh hiểm nghèo nhanh hơn. Chẳng hạn sự lây nhiểm verus HIV nguyên nhân của bệnh AIDS căn bệnh đã cướp đi hàng triệu mạng sống,.bắt đầu từ Châu Phi trong thập niên 1970 lan sang các phần khác của thế giới. Trong năm 2003, một loại verus tạo ra “Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng” (Severe Acute Respiratory Syndrome) còn gọi là bệnh SARS xuất hiện từ Trung Quốc cũng lan nhanh gây sự sợ hải khắp nơi, như là một cuộc khủng hoảng về y tế của thế giới..
9. Chiến tranh chống khủng bố, và phối hợp quốc tế.
Kỷ thuật hiện đại cũng giúp bành trướng khủng bố. Sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, một số tín đồ Hồi giáo phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại à Rập Saudi. Saudi là nơi sinh của nhà triệu phú cực đoan Osama bin Laden, người cầm đầu tổ chức mạn lưới khủng bố al-Qa’ida. Ngày 11/9/2001, những tên khủng bố al Qa’ida cướp 3 máy bay phản lực thương mại đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, và lầu 5 góc Bộ Quốc phòng Mỹ gần Washington D.C, một chiếc khác đâm xuống vùng quê Pennsylvania., giết chết khoảng 3000 người. Đáp trả vụ khủng bố nầy, Hoa Kỳ cầm đầu một Liên minh gồm Anh và một số nước khác tiến quân vào Afghanistan, nơi ẩn trú của bin Laden lật đổ chính quyền Taliban, cầm đầu bởi nhóm Hồi giáo cực đoan, đang hậu thuẩn cho bin Ladin và al Qa’ida.
Sau đó, Liên Hiệp Quốc trợ giúp thành lập chính quyền mới ở Afghanistan. Người ta nghĩ rằng, Afghanistan là một quốc gia có đường biên giới hiểm trở, thông giao với các nước khác. Là nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm khủng bố. Và do vậy, chiến tranh chống khủng bố có thể còn tiếp tục trong tương lai. Đầu năm 2003, Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush, tố cáo nhà lảnh đạo Iraq là Sadam Hussein ủng hộ các nhóm khủng bố quốc tế, và đang tiến hành sản xuất vủ khí có sức sát thương hàng loạt như vủ khí hạt nhân, sinh học, hóa học. Và tháng 3/2003 Hoa Kỳ lảnh đạo Liên minh gồm Anh, Úc và các nước khác xâm lăng Iraq, lật đổ chính quyền chính quyền Iraq. Nhưng những tháng sau đó, các toán chuyên viên về hạt nhân không tìm thấy các loại vủ khí có súc sát thương lớn ở Iraq.
Từ buổi bình minh của lịch sử loài người, nhiều sắc dân khác nhau từng phối hợp hoạt động. Có lúc có nơi xẩy ra xung đột, rồi hợp tác, lại xung đột, rồi lại hợp tác. Thế nhưng, nhờ có phối hợp hoạt động mà các nền văn minh nhân loại xuất hiện, phát triển và không ngừng được nâng cao.Từ sau 1500, những người vượt biển Châu Âu đã mang người của thế giới lại gần nhau hơn không phân biệt màu da, chủng tộc. Ngày nay, mọi người đều thừa nhận rằng, sự phối hợp quốc tế trong các xã hội khác nhau là cần thiết. Đây là một đề nghị nghiêm túc, cũng là một niềm hy vọng, rằng các quốc gia có thể giải quyết những điểm dị biệt giữa họ trong hoà bình, tránh các xung đột không đáng có. Đó là ước mong chung của nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

1 nhận xét:

  1. Xin chủ blog cho biết những nội dung này được soạn ra từ nguồn nào. Qua đọc ở chương I, tôi đoán là được dịch từ một tài liệu phương Tây.
    Xin vui lòng cho tôi biết sách nào đã nói rằng: "nhà Thanh đã tái thâu hồi bán đảo Đông Dương" ?

    "6) Tình cảnh của Trung Quốc.
    Vương triều nhà Minh (Ming) nắm quyền lực ở Trung Quốc năm 1368, bắt đầu suy yếu trong những năm 1500. Bạo loạn tại các tỉnh xa xôi làm triều đình lo lắng. Bán đảo Đông Dương, và nhiều vùng phụ thuộc khác vượt khỏi tầm kiểm soát. Hoàng đế nhà Minh nhìn xem tất cả sự kiện, rồi chỉ ra rằng các nhà buôn Châu Âu có thể đến những vùng ít quan trọng. Triều đình cho phép người Bồ Đào Nha lập vùng định cư thường trực ở Ma Cao, phía bờ đông Nam Trung Quốc năm 1557. Sau đó, nhiều người Châu Âu khác, cũng được phép buôn bán tại thành phố cảng Canton. Năm 1644, vua Minh đề nghị vua Mãn Chu (Manchus) đưa quân vào trợ giúp dẹp các cuộc bạo loạn bên trong nội địa. Thế là, nhà Mãn Chu nhân cơ hội đó xăm lăng Trung Quốc, lập ra vương triều nhà Thanh (Ch’ing).
    Nhà Thanh cai trị Trung Quốc cho đến năm 1912. Họ rất tôn trọng văn minh Trung Quốc, chỉ thay đổi chút ít trong đời sống cũng như trong chính quyền. Nhà Thanh từng đẩy lùi nhiều cuộc xâm chiếm lãnh thổ của Nga tại lưu vực sông Amur, mở rộng vùng kiểm soát lên Tibet, tái thâu hồi bán đảo Đông Dương, và nối cả Đại Hàn vào vùng cai trị của họ."

    Trả lờiXóa