Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Chương 3:HIỆN TRẠNG THẾ GIỚI( Sách Văn minh nhân loại)


 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG THẾ GIỚI.
I. Khái quát.
Hành tinh mà chúng ta đang sống thường gọi là “trái đất” hay thế giới, được chúng ta xem như ngôi nhà chung của nhân loại, và các loài có sự sống. Nó chỉ là một trong vô vàn hành tinh của khoảng không vũ trụ bao la. Từ rất sớm con người đã sống trên trái đất, họ biết thích nghi với điều kiện tự nhiên để tồn tại. Buổi đầu họ sống bằng hái lượm và săn bắt cỏ cây, thú vật hoang dã có sẵn trong tự nhiên. Họ dùng da, hoặc lông thú làm quần áo, và cây lá để làm chỗ ở. Nhưng dần dà thực phẩm có sẵn trong tự nhiên ấy trở nên khan hiếm, họ bắt đầu tự sản xuất thực phẩm để nuôi sống mình, bằng cách trồng trọt, và chăn nuôi. Và, chỉ khoảng trên dưới 10,000 năm gần đây thôi, người ta mới bắt đầu định cư một nơi nào đó có đất tốt, có nước tưới tiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
Họ sản xuất ra được nhiều thực phẩm hơn không chỉ nuôi sống bản thân mà còn có thể nuôi sống thêm nhiều người khác. Làng mạc ra đời, và người ta canh tân cách sống của từng nhóm người lớn hơn. Trải qua năm tháng, người ta sáng tạo kỹ thuật làm việc tốt hơn, và gia tăng các tiện nghi trong đời sống xã hội. Họ bắt đầu xây dựng thị trấn, thành phố, phát triển văn hóa, và tạo ra sức mạnh chế ngự phần nào sự khống chế của tự nhiên. Bề mặt trái đất gồm nước, đất, không khí bao quanh nó mở rộng ra ngoài khoảng không vũ trụ. Nước chủ yếu là các Đại Dương chiếm trên 70% diện tích trái đất. Tất cả sự sống đều cần có nước để sống, cũng như cần có không khí để thở vậy.
Người ta dùng nước để tưới tiêu cho cây trồng, cho nông nghiệp, cho thủy điện, và cho vận chuyển đường thủy. Ngoài ra, đại dương, sông ngòi, ao hồ còn là nguồn cung cấp cá, và nhiều loại thực phẩm khác. Đại Dương phân cách các vùng đất lớn gọi là lục địa. Hầu hết các quốc gia đều nằm trên các lục địa. Cũng có một số ít nằm trên các hải đảo. Mỗi quốc gia có một hệ thống chính trị, kinh tế riêng. Tuy nhiên, các quốc gia đều liên kết với nhau bằng nhiều cách. Chẳng hạn, Hiệp ước thương mại, hòa ước chấm dứt chiến tranh. Hình thức quốc gia chi phối mạnh mẽ đời sống cư dân thuộc quốc gia mình. Đa số người ta sống trên các vùng đồng bằng, bình nguyên, nơi đất đai màu mỡ dễ dàng sản xuất thực phẩm. Các vùng núi, đồi nơi đất bị xói mòn bởi mưa nắng không hoặc ít có người ở.
Các thành phố lớn thường được xây dựng trên bờ biển, bờ hồ, hoặc ven sông dễ dàng cho tàu thuyền đi lại, và trở thành trung tâm thương mại quan trọng. Người ta thường sống trên các đồng bằng phì nhiêu, và thành phố lớn đều có lộ trình vận chuyển bằng đường thủy. Thế giới hiện có trên 7 tỷ người (năm 2011) chia ra không đồng đều trên các lục địa. Nhiều khu vực cư dân sống dày đặc, nơi khác thì thưa thớt, hoặc không có người ở. Dân số lại tăng nhanh ở một số quốc gia, và các quốc gia khác thì chậm hơn. Tất cả người trên thế giới đều thuộc chủng tộc "Homo Sapiens" nghĩa là họ có cùng một thủy tổ loài người. Nhưng nhiều nhóm người đã sống riêng biệt trong một thời gian dài, do đó, có sự khác biệt về mức độ phát triển giữa nhóm nầy và nhóm khác.
Các thành viên của một nhóm, chủng tộc, lai tạo với các nhóm, chủng tộc khác. Trong vài trường hợp có thể phân biệt nhóm này với nhóm khác qua màu da, đôi mắt. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại sử dụng các loại máu, hoặc đặc trưng cơ thể qua phản ứng hóa học để so sánh chủng tộc. Chủng tộc thường bị lẫn lộn với sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, và tôn giáo. Sự thực, các khác biệt về văn hóa và chủng tộc, đôi khi chỉ dựa vào thành kiến, và phân biệt đối xử. Trong từng thời điểm nhất định, người ta đã đưa ra các lời xin lỗi cho việc chiếm hữu nô lệ, nô dịch văn hóa, bạo động, và chiến tranh.
                  II. Các quốc gia, và vùng lãnh thổ của thế giới.
Năm 2011, thế giới có 195 quốc gia độc lập, và 44 vùng tự trị, chủ yếu là vùng, và lãnh thổ thuộc địa. Một quốc gia độc lập được hiểu là tự mình quản lý lấy quốc gia mình, cả đường lối đối nội lẫn đối ngoại. Trái lại, các vùng, và lãnh thổ lại phụ thuộc vào một quốc gia độc lập khác. Trên gần 7 tỷ người sống trong các quốc gia độc lập. Và chỉ có dưới 15 triệu người sống trên các vùng, và lãnh thổ tự trị.
1.) 195 quốc gia độc lập của thế giới là. (World Book 2010)


Stt
Tên quốc gia
Diện tích:(km2)
Sắp hạng
Dân
 số:000
(2009)
Dân số:000
(2010)
Sắp hạng
Thủ đô
1
Afghanistan
652.090
40
32.253.
34.443.
36
Kabul
2
Albania
28.748
140
3.187.
3.245.
132
Tirane
3
Algeria
2.381.741
11
34.455.
35.415.
35
Algiers
4
Andorra
468
179
79.
84.
185
Andorra
5
Angola
1.246.700
22
17.313.
18.484.
59
Luanda
6
Antigua-Barbada
442
182
84.
88.
183
Saint John
7
Argentina
2.780.400
8
39.746.
40.519.
33
Buenos
8
Armenia
29.800
138
2.994.
2.983.
133
Yerevan
9
Australia
7.741.220
6
20.979.
21.865.
52
Canberra
10
Austria
83.871
111
8.221.
8.406.
92
Vienna
11
Azebaijan
86.600
110
8.607.
8.726.
91
Baku
12
Bahamas
13.878
155
336.
342.
169
Nassau
13
Bahrain
694
177
722.
794.
157
Manama
14
Bangladesh
143.998
92
150.060.
161.315.
7
Dhaka
15
Barbados
430
183
282.
284.
173
Bridgetown
16
Belarus
207.600
83
9.615.
9.577.
86
Minsk
17
Belgium
30.528
136
10.490.
10.520.
78
Brussels
18
Belize
22.966
147
312.
315.
171
Belmopan
19
Benin
112.622
99
8.067.
9.056.
90
Porto-Novo
20
Bhutan
47.000
128
718.
696.
160
Thimphu
21
Bolivia
1.098.581
27
9.764.
10.040.
82
La Paz; Sucre
22
Bosnia-Herzegovina
51.197
124
3.923.
3.968.
126
Sarajevo
23
Botswana
581.730
45
1.758.
1.893.
144
Gabarone
24
Brazil
8.514.877
5
193.540.
199.132.
5
Brasilia
25
Brunei
5.765
164
397.
411.
168
Bandar Seri
26
Bulgaria
110.912
102
7.549.
7.503.
95
Sofia
27
Burkina Faso
274.000
73
14.425.
15.454.
64
Ouagadougou
28
Burundi
27.834
142
8.349.
9.417.
88
Bujumbura
29
Cambodia
181.035
87
14.656.
15.211.
65
Phnom Penh
30
Cameroon
475.442
52
18.002.
19.331.
58
Yaounde
31
Canada
9.984.670
2
33.063.
33.772.
38
Ottawa
32
Cape Verde
4.033
166
523.
566.
163
Praia
33
Central African Rep.
622.984
42
4.157.
4.574.
118
Bangui
34
Chad
1.284.000
20
10.591.
11.678.
73
N'Djamena
35
Chile
756.096
37
16.763.
17.088.
60
Santiago
36
China
9.563.980
3
1.346.606.
1.355.350
1
Beijing
37
Colombia
1.138.914
25
43.127.
46.271.
27
Bogota
38
Comoros
1.862
170
712.
773.
158
Moroni
39
Congo-Brazzaville
342.000
63
3.921.
4.012.
125
Brazziville
40
Congo-Kinshasa
2.344.885
12
64.827.
69.963.
19
Kinshasa
41
Costa-Rica
51.100
125
4.550.
4.672.
117
San José
42
Côte d'Ivoire
322.463
67
20.092.
21.059.
56
Yamoussoukro
43
Croatia
56.538
123
4.392.
4.440.
120
Zagreb
44
Cuba
110.861
103
11.371.
11.265.
74
Havana
45
Cyprus
9.251
163
853.
812.
156
Nicosia
46
Czech Republic
78.866
113
10.205.
10.202.
80
Prague
47
Denmark
43.094
130
5.463.
5.476.
109
Copenhagen
48
Djibouti
23.200
146
838.
877.
154
Djibouti
49
Dominica
751
172
80.
73.
186
Roseau
50
Dominican Rep.
48.730
127
9.290.
9.884.
84
Sant.Domingo
51
East Timor
14.874
154
995.
1.192.
151
Dili
52
Ecuador
283.561
72
13.832.
14.012.
68
Quito
53
Egypt
1.001.449
29
77.243.
81.495.
16
Cairo
54
El Salvador
21.041
149
7.218.
7.191.
99
San Salvador
55
Equatorial Guinea
28.051
141
538.
598.
162
Malabo
56
Eritrea
117.600
98
4.886.
5.338.
111
Asmara
57
Estonia
45.100
129
1.334.
1.321.
149
Tallinn
58
Ethiopia
1.104.300
26
78.326.
88.013.
14
Addis Ababa
59
Fiji
18.274
151
876.
877.
155
Suva
60
Finland
338.145
64
5.285.
5.323.
112
Helsinki
61
France
551.500
47
61.225.
62.558.
21
Paris
62
Gabon
267.668
75
1.457
1.394.
147
Libreville
63
Gambia
11.295
158
1.582.
1.847.
145
Banjul
64
Georgia
69.700
118
4.421.
4.292.
122
Tibilisi
65
Germany
357.022
62
82.414.
82.327.
15
Berlin
66
Ghana
328.533
79
23.542.
24.842.
47
Accra
67
Greece
131.957
94
11.128.
11.197.
75
Athens
68
Grenada
344
185
106.
110.
180
St George's
69
Guatemala
108.889
104
13.532.
14.368.
67
Guatemala.Cty
70
Guinea
245.857
76
10.044.
10.088.
81
Conakry
71
Guinea Bissau
36.125
133
1.454.
1.803.
146
Bissau
72
Guyana
214.969
82
753.
757.
159
George Town
73
Haiti
27.750
143
9.037.
9.723.
85
Port-au-Prince
74
Honduras
112.088
100
7.691.
7.738.
93
Tegucigalpa
75
Hungary
93.032
107
10.020.
9.970.
83
Budapest
76
Iceland
103.000
105
300.
314.
172
Reykjavik
77
India
3.287.263
7
1.144.734.
1.202.135
2
New Delhi
78
Indonesia
1.904.569
15
232.269.
239.781.
4
Jakarta
79
Iran
1.648.195
17
72.048.
74.131.
18
Tehran
80
Iraq
438.317
57
30.958.
30.623.
40
Baghdad
81
Ireland
70.273
117
4.269.
4.458.
119
Dublin
82
Israel
22.145
148
7.250.
7.279.
98
Jerusalem
83
Italy
301.318
70
58.818.
59.107.
23
Rome
84
Jamaica
10.991
160
2.695.
2.758.
136
Kingston
85
Japan
377.873
61
127.994.
127.669.
10
Tokyo
86
Jordan
89.342
108
5.816.
6.361.
104
Amman
87
Kazakhstan
2.724.900
9
15.367.
15.889.
62
Astana
88
Kenya
580.367
46
37190.
40.602.
32
Nairobi
89
Kiribati
726
174
106.
105.
181
Tarawa
90
Korea, North
120.538
96
23.059.
24.033.
49
Pyongyang
91
Korea, South
99.538
106
48.877.
48.653.
26
Seoul
92
Kosovo
10.887
161
2.161.
2.262.
138
Pristina
93
Kuwait
17.818
152
2.895.
2.919.
134
Kuwait
94
Kyrgyzstan
199.000
84
5.336.
5.459.
108
Bishkek
95
Laos
236.800
81
6.361.
6.167.
106
Vientiane
96
Latvia
64.589
121
2.267.
2.242.
139
Riga
97
Lebanon
10.400
162
3.894.
4.236.
123
Beirut
98
Lesotho
30.355
137
2.248.
2.046.
142
Maseru
99
Liberia
111.369
101
3.556.
4.177.
124
Monrovia
100
Libya
1.759.540
16
6.266.
6.518.
102
Tripoli
101
Lichtenstein
160
190
36.
36.
189
Vaduz
102
Lithuania
65.300
120
3.374.
3.349.
131
Vilnius
103
Luxembourg
2.586
168
469.
495.
165
Luxemburg
104
Macedonia
25.713
145
2.048.
2.057.
141
Skopje
105
Madagascar
587.041
44
18.774.
21.200.
54
Autananarivo
106
Malawi
118.484
97
13.630.
14.735.
66
Lilongwe
107
Malaysia
329.847
66
27.526.
27.942.
45
Kuala Lumpur
108
Maldives
298
187
313.
322.
170
Male
109
Mali
1.240.192
23
14.724.
13.489
70
Bamaka
110
Malta
316
186
409.
412.
167
Valletta
111
Marshall Islands
181
189
68.
67.
187
Majuro
112
Mauritania
1.025.520
28
3.342.
3.384.
129
Nouakchott
113
Mauritius
2.040
169
1.276.
1.292.
150
Port Luis
114
Mexico
1.958.201
14
110.915.
110.155.
11
Mexico City
115
Micronesia, Fed,
702
175
112.
113.
179
Palikir
116
Moldova
33.800
135
3.982.
3.784.
127
Chisinau
117
Monaco
1,95
194
34.
33.
190
Monaco
118
Mongolia
1.564.116
18
2.670.
2.748.
137
Ulan Bator
119
Montenegro
13.812
156
629.
612.
161
Podgorica
120
Morocco
446.550
56
31.851.
32.554.
39
Rabat
121
Mozambique
801.590
34
20.854.
22.351.
51
Maputo
122
Myanmar
676.578
39
51.988.
50.053.
24
Yangon
123
Namibia
824.292
33
2.091.
2.137.
140
Windhoek
124
Nauru
21
193
15.
11.
194

125
Nepal
147.181
91
27.416.
29.922.
41
Kathmandu
126
Netherlands
41.526
131
16.513.
16.567.
61
Amsterdam
127
New Zealand
270.534
74
4.188.
4.293.
121
Wellington
128
Nicaragua
130.000
95
5.458.
5.916.
107
Managua
129
Niger
1.267.000
21
15.367.
15.768.
63
Niamey
130
Nigeria
923.768
31
140.923.
155.142.
8
Abuja
131
Norway
385.199
60
4.671.
4.786.
114
Oslo
132
Oman
309.500
69
2.705.
2.815.
135
Muscat
133
Pakistan
796.095
35
167.947.
173.117.
6
Islamabad
134
Palau
459
180
21.
20.
192
Koror
135
Panama
75.517
115
3.394.
3.511.
128
Panama City
136
Papua New Guinea
462.840
53
6.253.
6.719.
101
Port Morestby
137
Paraguay
406.752
58
6.325.
6.502.
103
Asoncion
138
Peru
1.285.216
19
29.180.
28.971.
42
Lima
139
Philippines
300.000
71
89.681.
93.715.
12
Manila
140
Poland
312.685
68
38.077.
38.025.
34
Warsaw
141
Portugal
88.941
109
10.678.
10.221.
79
Lisbon
142
Qatar
11.000
159
841.
895.
153
Doha
143
Romania
238.391
80
21.517
21.150.
55
Bucharest
144
Russia
17.098.242
1
141.358.
140.542.
9
Moscow
145
Rwanda
26.338
144
9.548.
10.534.
77
Kigali
146
St Kitls + Nevis
261
188
44.
51.
188
Basseterre
147
St Lucia
616
178
172.
171.
176
Castries
148
StVincentGrenadines
388
184
121.
122.
178
Kingstown
149
Samoa
2.831
167
187.
192.
175
Apia
150
San Marino
61
191
29.
32.
191
San Marino
151
São Tomé-Principle
964
171
169.
169.
177
São Tomé
152
Saudi Arabia
2.149.690
13
26.362.
26.551.
46
Riyadh
153
Senegal
196.722
85
12.507.
13.315.
71
Dakar
154
Serbia
77.474
114
7.358.
7.377.
97
Belgrade
155
Seychelles
455
181
86.
88.
184
Victoria
156
Sierra Leon
71.740
116
5.915.
6.276.
105
Freetown
157
Singapore
699
176
4.467.
4.701.
116
Singapore
158
Slovakia
49.033
126
5.395.
5.406.
110
Bratislava
159
Slovenia
20.273
150
2.001.
2.008.
143
Ljubljana
160
Solomon Islands
28.896
139
510.
533.
164
Honiara
161
Somalia
637.657
41
9.007.
9.484.
87
Mogadishu
162
South Africa
1.221.037
24
47.114.
49.237.
25
Cape Town
163
Spain
505.992
50
44.687.
45.898.
28
Madrid
164
Sri Lanka
65.610
119
20.140.
20.644.
57
Colombo
165
Sudan
2.505.813
10
39.076.
41.186.
31
Khartoum
166
Suriname
163.820
89
458.
466.
166
Paramaribo
167
Swaziland
17.364
153
1.102.
1.141.
152
Mbabane
168
Sweden
449.964
54
9.179.
9.243.
89
Stockholm
169
Switzerland
41.248
132
7.542.
7.595.
94
Bern
170
Syria
185.180
86
20.423.
21.399.
53
Damascus
171
Taiwan
36.006
134
23.111.
23.166.
50
Taipei
172
Tajikistan
142.100
93
7.292.
7.389.
96
Dashanbe
173
Tanzania
945.087
30
40.675..
43.526.
30
Dodoma
174
Thailand
513.115
49
65.591.
65.157.
20
Bankok
175
Togo
56.785
122
6.637.
7.091.
100
Lomé
176
Tonga
748
173
107.
104.
182
Nuku’alofa
177
Trinidad-Tobago
5.130
165
1.316.
1.345
148
Port of Spain
178
Tunisia
163.610
90
10.352.
10.640.
76
Tunis
179
Turkey
783.562
36
74.824.
76.606.
17
Ankara
180
Turkmenistan
488.100
51
5.232.
5.170.
113
Ashgabat
181
Tuvalu
26
192
11.
12.
193
Funafuti
182
Uganda
241.038
78
30.730.
33.984.
37
Kampala
183
Ukraine
603.700
43
46.060.
45.378.
29
Kiev
184
UnitedArab-Emirates
83.600
112
4.724.
4.765.
115
Abu Dhabi
185
United Kingdom
242.900
77
60.590.
61.489.
22
London
186
United States
9.363.520
4
304.848.
310.299.
3
Washington
187
Uruguay
176.215
88
3.370.
3.360.
130
Montevideo
188
Uzbekistan
447.400
55
27.890.
28.133.
44
Tashkent
189
Vanuata
12.189
157
223.
236.
174
Port Vila
190
Vatican City
0.44
195
1.
1.
195

191
Venezuala
912.050
32
28.112.
28.920.
43
Caracas
192
Vietnam
331.689
65
87.009.
88.257.
13
Hà Nội
193
Yemen
527.968
48
23.054.
24.536.
48
Sanaa
194
Zambia
752.618
38
12.255.
12.689.
72
Lusaka
195
Zimbabwe
390.757
59
13.242
13.733.
69
Harare

 2.) 44 vùng lãnh thổ tự trị phụ thuộc là.


Số
thứ
tự
Tên lãnh thổ
 Tự trị
Diện tích.
 km2
Dân số:
000
(2009)
Dân số:
000
(2010)
Phụ thuộc
Quốc gia
Thành phố
thủ đô
1
American Samoa (US)
199
59.
65.
Hoa Kỳ
Pago Pago
2
Anguilla (UK)
96
13.
14.
Anh
The Valley
3
Aruba (Netherlands)
193
96.
104.
H.Lan
Oranjestad
4
Azores (Portugal)
2,247
245.
248.
B.Đ.Nha
Ponta…Delgala
5
Bermuda(UK)
53
65.
65.
Anh
Hamilton
6
Cayman Islands (UK)
259
48.
50.
Anh
George Town
7
Channel Islands (UK)
197
153.
157.
Anh
St.Helier;St…Peter
8
Cook-Islands(N.Zealand)
240
19.
20.
N.Zea
Avarua
9
Easter Islands (Chile)
122
4.
4.
Chi.Lê

10
Falkland Islands (UK)
12,170
3.
3.
Anh
Stanley
11
Faroe Islands (Denmark
1,399
49.
49.
Đ.Mạch
Torshavn
12
French Guiana (France)
91,000
200.
217.
Pháp
Cayenne
13
French Polynesia(France
4,000
268.
275.
Pháp
Papeete
14
Gaza Strip (Israel)
378
1.537.
1.600.
Israel
Gaza
15
Gibraltar (UK)
6,5
28.
28.
Anh
Gibraltar
16
Greenlands (Denmark)
2,166,086
57.
56.
Đ.Mạch
Nuuk
17
Guadeloupe (France)
1,704
421.
416.
Pháp
Basse-Terre
18
Guam  (US)
541
177.
181.
Koa Kỳ
Hagatna
19
Madeira Islands(Portug
794
248.
250.
B. Đ.Nha
Funchal
20
Man Isle of (UK)
572
76.
78.
Anh
Douglas
21
Martinique (France)
1.100
406.
402.
Pháp
Fort de Frence
22
Mayotte (France)
173
210.
215.
Pháp
Mamoudzou
23
Midway Island (US)
5
0,04
0,04
Hoa Kỳ
-
24
Montserrat (UK)
102
7.
6.
Anh
-
25
Netherland Antilles(Neth
798
193.
200.
H.Lan
Willemstad
26
New Caledonia(France)
19.079
247.
252.
Pháp
Nouméa
27
Niue Island (New Zealand)
260
2.
2.
N.Zea
-
28
Norfokd Islands (Australia)
35
2.
2.
Úc
-
29
Northern Mariana Isl.(US)
477
86.
90.
Hoa Kỳ
Saipan
30
Pitcairn Island Gr.(UK)
44
0,05
0,05
Anh
-
31
Puerto Rica  (US)
9,103
3.959.
4.000.
Hoa Kỳ
San Juan
32
Reunion (France)
2.512
809.
830.
Pháp
Saint Denis
33
St Barthélemy (Fr)
21
7.
8.
Pháp
Gustavia
34
St Helena Isl Gr.(UK)
410
8.
7.
Anh
Jamestown
35
St Martin (Fr)
53
30.
30.
Pháp
Marigot
36
St Pierre + Miguelon(Fr)
242
7.
7.
Pháp
St Pierre
37
Tokelau (New Zealand)
10
1.
1.
N.Zea
-
38
Turks+Cailo Isl (UK)
430
23.
24.
Anh
Grand Turk
39
Virgin Islands (UK)
153
24.
24.
Anh
Road Town
40
Virgin Islands (US)
342
108.
110.
Hoa Kỳ
Charlotte Amalie
41
Wake Island  (US)
8
0,2
0,1
Hoa Kỳ
-
42
Wallis+Futuna Isl (Fr)
275
16.
16.
Pháp
Mata Utu
43
West Bank ( Israel)
5,879
2.613.
2.600.
Israel

44
Western Sahara (Moro
266,000
390.
450.
M.Rốc


 III. Quốc gia, lãnh thổ, và các hình thức liên kết quốc gia.
Quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới là Liên bang Nga, chiếm 17.098.242 km2. Bốn quốc gia kế tiếp là các nước Canada, Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Brazil, mỗi nước chiếm trên dưới 9.000.000km2. Năm quốc gia nhỏ nhất là San Marino, Tuvalu, Nauru, Monaco, và Vatican City mỗi quốc gia chỉ có trên dưới 25km2. Riêng Vatican City có 0.4 km2. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, bản đồ chính trị thế giới nhiều lần thay đổi, hầu hết sự thay đổi là kết quả từ các cuộc chiến tranh. Suốt thời Cổ đại, các nhà lãnh đạo quân sự như Alexander đại đế, và Julius Caesar đã đi xâm lược chiếm đất của nhiều bộ tộc khác nhau, và thành lập đế quốc khống chế nhiều vùng rộng lớn. Nhiều đế quốc nổi lên, và sụp đổ theo chiều dài lịch sử, đến cả thời cận đại. Và đường biên giới các quốc gia thay đổi, rồi lại thay đổi.
Bắt đầu những năm 1500, một số quốc gia Châu Âu đi xâm lược, và lập nhiều thuộc địa ở Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, và Châu Úc. Hầu hết đường biên giới của các quốc gia hiện nay là do các nước cai trị thuộc địa trước đây lập ra, và duy trì sau khi các thuộc địa này được trao trả độc lập. Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), và lần thứ II (1939-1945) cũng đưa đến nhiều thay đổi quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, tại Châu Âu một số quốc gia mới ra đời như Austria, Czechoslovakia, Hungary, Yougoslavia, Poland, Finland. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, tại Châu Á và Châu Phi có hàng chục nước, hoặc lãnh thổ bị các nước phương Tây chiếm làm thuộc địa, được thâu hồi độc lập. Chỉ riêng Châu Phi trong thập niên 1950 và thập niên 1960, có hơn 45 thuộc được trao trả độc lập.
Và đầu thập niên 1990, khi khối Cộng sản Đông Âu, và Liên Xô tan rã thì có trên 20 quốc gia "tái thành lập”. Mỗi quốc gia trên thế giới có thể liên kết với một, hoặc nhiều quốc gia khác bằng nhiều hình thức khác nhau. Hoặc theo vùng như vùng Viễn Đông, vùng Trung Đông, vùng Trung Mỹ. Người ta cũng thường gọi các quốc gia ở phía Đông bán cầu là thế giới Cổ, và các quốc gia ở Tây bán cầu là Tân thế giới. Các quốc gia đôi khi còn được nhận diện qua các lục địa, chẳng hạn các nước ở Châu Á, hoặc Châu Phi. Liên bang Xô viết, và các nước Cộng sản ở Châu Âu, và Châu Á gọi là "khối Đông" hay "thế giới Cộng sản". Hoa Kỳ, Canada, và các quốc gia đối nghịch với Cộng sản gọi là "khối Tây", hoặc "thế giới Tự do". Các quốc gia không theo khối nào gọi là "thế giới thứ ba" tức nằm ở ngoài khối Đông, và khối Tây.
Thuật ngữ "thế giới thứ nhất" quy vào các nước công nghiệp của khối Tây, và "thế giới thứ hai" chỉ Liên bang Xô viết, và các nước công nghiệp của khối Đông. Về mặt kinh tế cũng được chia thành hai nhóm nước. Nhóm thứ nhất là các quốc gia "đã phát triển", và nhóm thứ hai là các nước "đang phát triển". Các quốc gia đã phát triển cũng có sự khác nhau về trình độ công nghiệp hóa, nhưng nhìn chung họ giàu có hơn các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia đã phát triển gồm Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Úc Đại Lợi,Ý Đại Lợi, Đức, Pháp, Anh, và một số quốc gia khác ở Tây Âu. Có hơn 120 quốc gia được xếp vào loại các nước đang phát triển, hầu hết là thuộc thế giới thứ ba gồm các nước ở Châu Phi, Châu Á, vùng Mỹ La tinh của Châu Mỹ, và vùng Thái Bình Dương của Châu Đại Dương.
Công nghiệp của thế giới cả các quốc gia Cộng sản lẫn Không cộng sản đều nằm ở phía "Bắc bán cầu". Các nước thuộc thế giới thứ ba, ngoại trừ một, vài nước, đều ở phía "Nam bán cầu". Do vậy, nhiều người quy các nước ở phía Bắc bán cầu là những quốc gia "đã phát triển". Và ngược lại, các quốc gia phía Nam bán cầu là những nước "đang phát triển". Trong quá khứ, cho đến cuối thập niên 1980, quan hệ giữa hai khối nước "Đông, và Tây" thường có khuynh hướng đối nghịch. Và các nước thuộc thế giới thứ ba, hầu hết ở Châu Á, Châu Phi, và Mỹ La tinh, trở thành nơi xung đột chính giữa hai khối nước Đông cộng sản, và Tây không cộng sản. Cả hai khối đều cố gắng gây ảnh hưởng, nếu không muốn nói là khuynh đảo lên các "nước thứ ba" bởi viện trợ kinh tế, trợ giúp quân sự nếu điều đó có lợi cho họ.
IV. Các dạng chính quyền, và hệ thống kinh tế.
Gần như tất cả các loại chính quyền đều tự nhận là dân chủ. Nhưng có sự khác biệt rất lớn trong các cách làm thế nào để “ý niệm dân chủ” thực sự đến được với người dân. Trong các chính quyền dân chủ, người dân bầu đại diện của mình vào cơ quan lập pháp làm luật, và chính phủ quản lý xã hội theo luật pháp đó. Người dân có quyền tham gia vào các chức vụ công cử, và bị bãi nhiệm nếu anh ta hành xử sai trái. Các quốc gia được xếp vào loại ít dân chủ hơn, vì tại đó người dân có ít cơ hội đảm trách các chức vụ trong chính quyền. Các quốc gia dân chủ có thể là Cộng hòa, hoặc Quân chủ lập hiến. Hoa Kỳ là quốc gia theo chế độ “Cộng hòa", trong đó Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người cầm đầu chính phủ. Một số nước khác Tổng thống chỉ là nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng cầm đầu chính phủ.
Anh Quốc là quốc gia theo chế độ "Quân chủ lập hiến". Vua hay Nữ hoàng chỉ là nguyên thủ quốc gia, và Thủ tướng mới là người cầm đầu Chính phủ. Các quốc gia có chính quyền dân chủ khác như Canada, Úc Đại Lợi, New Zealand, Nhật Bản, và hầu hết các nước ở Tây Âu. Nhiều quốc gia khác cũng tự nhận là dân chủ, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay chính quyền, còn người dân có rất ít quyền hay ít cơ hội tham gia quá trình làm quyết định (luật). Các vị cầm đầu nhà nước có thể cai trị bằng thuyết phục, hoặc bằng cưỡng bức, hoặc cả hai cách. Đảng Cộng sản tổ chức chính quyền, và người cầm đầu đảng, nhà nước thống trị toàn bộ xã hội như ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, và Cu Ba.
Các nhà độc tài, với sự tiếp tay của các tướng lảnh chỉ huy quân đội đã cai trị nhiều quốc gia Mỹ La tinh (Trung Nam Mỹ), và Châu Phi. Có khoảng 2/3 người trên thế giới sống dưới chế độ "chính quyền trị" rất ít dân chủ. Về kinh tế thì mỗi quốc gia có một hệ thống kinh tế, cụ thể là làm thế nào để sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia vào việc phát triển đất nước. Hiện có ba hệ thống kinh tế là kinh tế tư bản, kinh tế cộng sản, và kinh tế hỗn hợp. Hệ thống "kinh tế tư bản" dựa trên cơ sở tự do kinh doanh. Nó là nền kinh tế mà các tư liệu cần thiết cho sản xuất do tư nhân làm chủ. Các nhà doanh nghiệp tự mình quyết định sản xuất ra cái gì, bán cho ai và sử dụng thu nhập của họ như thế nào đều tùy thuộc vào họ. Nhà nước chỉ đưa ra định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Kinh tế tư bản chủ nghĩa được thực hiện ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý, Úc Đại Lợi, Nhật Bản, và nhiều quốc gia ở Tây Âu. "Kinh tế cộng sản" trái lại, dựa trên nhà nước sở hữu hầu hết tư liệu sản xuất. Nhà nước quyết định sản xuất cái gì, phân phối cho ai, và quyết định hoàn toàn phân phối thu nhập. Kinh tế cộng sản chủ nghĩa thực hiện tại Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, từ sau đệ II thế chiến đến cuối thập niên 1980. Sau khi Liên Xô, và khối Cộng sản Đông Âu không còn, Trung Quốc, và Việt Nam đang thực hiện một mô hình kinh tế được gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Còn hệ thống "kinh tế hỗn hợp" là một hệ thống kinh tế trong đó cả chính quyền lẫn tư nhân đều được quyền làm chủ tư liệu sản xuất. Dưới hệ thống kinh tế này, chính quyền làm chủ các ngành công nghiệp chính như ngân hàng, hỏa xa, và công nghiệp luyện kim. Còn lại các ngành công nghiệp khác do tư nhân làm chủ. Chính quyền đưa ra chương trình phát triển kinh tế, và để cho tư nhân tự lựa chọn ngành nghề kinh doanh thích hợp. Kinh tế hỗn hợp được thực hiện tại Anh Quốc, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, và hầu hết các quốc gia Mỹ La tinh.
V. Sự hợp tác giữa các quốc gia.
Mỗi quốc gia phụ thuộc vào các quốc gia khác bằng nhiều cách khác nhau. Sự phụ thuộc trong cộng đồng thế giới này, người ta thường gọi là hợp tác hóa hoặc toàn cầu hóa. Việc giao thương giữa các quốc gia ngày nay là sự sống còn, và phát triển của từng quốc gia. Bởi vì hiện không quốc gia nào có thể tiêu thụ hết hàng hóa đã sản xuất, hoặc có đủ tư liệu để sản xuất hàng hóa. Vì lợi ích kinh tế cũng như tạo sự tin tưởng lẫn nhau, người ta có thể cam kết hỗ trợ cho một quốc gia khác trong trường hợp có chiến tranh hay thiên tai. Các quốc gia phát triển cung cấp tài chính, và trợ giúp kỹ thuật cho các quốc gia đang phát triển. Những sự trợ giúp như thế dẫn đến sự ràng buộc về mậu dịch, và quốc phòng.
Một tổ chức quốc tế được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu, và lòng mong đợi của nhiều quốc gia, đó là Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc (United Nations) là tổ chức quốc tế lớn nhất. Gần như tất cả các quốc gia độc lập đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Hoạt động chính của Liên Hiệp Quốc, là cố gắng giải quyết các tranh chấp của các quốc gia bằng thương thảo, và duy trì hòa bình thế giới. Nó cũng có các chương trình trợ giúp cần thiết như cải thiện sức khỏe, và giáo dục, đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển. Nhiều tổ chức quốc tế khác cũng được lập ra nhắm vào quá trình phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên với nhau để kích thích mậu dịch, hạn chế thuế quan, hoặc bảo hộ mậu dịch.
Chẳng hạn Liên hiệp Châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Hợp tac Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức các quốc gia độc lập vì thịnh vượng (CIS), Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Liên hiệp Châu Phi (AU), Tổ chức các nước Châu Mỹ (OAS), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM)…
VI. Dân số, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, và vấn đề bức xúc.
Dân số thế giới năm 2011 lên tới 7 tỷ người. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm 1,3%. Với tỷ lệ tăng dân số như hiện nay dân số thế giới sẽ tăng gần gấp đôi trong khoảng 55 năm tới. Nếu dân số thế giới được phân chia đều ra trên trái đất, thì có khoảng 44 người/km2. Tuy nhiên, cư dân thế giới sinh sống trên các vùng không giống nhau, vài vùng như ở Nam cực, hoặc các sa mạc không có người ở. Vùng có đông dân cư nhất thế giới là ở Châu Âu, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á. Bắc Mỹ, người ta sống tập trung ở phía Đông, miền Trung, và dọc theo bờ Thái Bình Dương. Châu Phi, và Châu Úc cư dân đông đúc ở các vùng ven bờ biển. Bên trong các lục địa này, dân cư rất thưa thớt. Các quốc gia đang phát triển, tỉ lệ tăng dân số cao hơn các nước phát triển.
Châu Phi có tỷ dân số tăng hàng năm cao nhất so với các lục địa 2,3%, Nam Mỹ 1,4%, Châu Á 1,3%, Bắc Mỹ 1,1%, Úc Đại Lợi 1%. Riêng Châu Âu vì người ta không muốn sinh con nên tỷ lệ dân số giảm trên 0,2% hàng năm. Quốc gia có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc hơn 1,3 tỷ người. Kế đến là Ấn Độ hơn 1,1 tỷ. Các nước kế tiếp là Hoa Kỳ, Indonesia, Brazil, Pakistan, và Liên bang Nga. Hơn 1/2 dân số sống trên 7 quốc gia này. Vatican City dân số thấp nhất dưới 1000 người.Có hàng ngàn nhóm sắc tộc khác nhau trên thế giới. Nhưng các học giả xếp 9 nhóm sắc tộc theo địa lý: African, American Indian, Asian, Australian, European, Indian, Melanesian, Micronesian, và Polynesian.
(1) Nhóm sắc tộc Châu Phi (African) bao gồm các nhóm sắc tộc ở phía Nam sa mạc Sahara tại Châu Phi, và người Mỹ da đen gốc Phi Châu sống ở Hoa Kỳ, cũng như các nước khác trên thế giới.(2) Nhóm sắc tộc Mỹ da đỏ (American Indian) hầu hết sống ở miền tây Hoa Kỳ, và nhiều nước Trung Nam Mỹ.(3) Nhóm sắc tộc Châu Á (Asian) gồm người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và hầu hết các nước ở Đông Nam Á.(4) Nhóm sắc tộc Châu Úc (Australian) còn gọi là thổ dân (Australian Aborigines) là sắc tộc chỉ có trên lục địa Úc Châu.(5) Nhóm sắc tộc Châu Âu (European) gồm người da trắng ở Châu Âu, người Trung Đông, người Úc, người New Zealand, người Bắc Mỹ, người Nam Mỹ, người Nam Phi, và người phía Bắc sa mạc Sahara ở Châu Phi.
(6) Nhóm sắc tộc Ấn Độ (Indian) đa số sống ở Ấn Độ, Pakistan, và Bangladesh. Và ba nhóm sắc tộc (7) Melanesian, (8) Micronesian, và (9) Polynesian là những người da đen, sống trên các đảo Thái Bình Dương, phía Đông Bắc Úc, kể cả New Caledonia, và Fiji (Melanesian). Người da sáng hơn sống trên các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, phía Đông Philippine (Micronesian), và người da nâu sống trên các đảo Thái Bình Dương phía đông Úc Đại Lợi, và Philippine.
Có khoảng 6000 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 12 nhóm ngôn ngữ được nhiều người sử dụng hơn các ngôn ngữ khác, trong đó mỗi nhóm có khoảng 100 triệu người nói hàng ngày. Đứng đầu là tiếng Trung Quốc (Chinese), kế đến là tiếng Anh (English), tiếp theo là tiếng Ấn Độ (Hindu) rồi tiếng Tây Ban Nha (Spanish), tiếng Nga (Russia), tiếng Ả Rập (Arabic)... Bắt đầu từ những năm 1500, Anh Quốc, Tây Ban Nha, Pháp Quốc, và Bồ Đào Nha lập nhiều thuộc địa trên nhiều vùng đất các nhau của thế giới. Do đó, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Bồ Đào Nha ngày nay được sử dụng trong nhiều quốc gia bên ngoài nước họ.
Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc Đại Lợi, New Zealand. Nó cũng là một trong những ngôn ngữ chính ở Nam Phi, và một số quốc gia đảo Nam Thái Bình Dương, và vùng biển Caribbean. Tiếng Tây Ban Nha trở thành ngôn ngữ chính của các quốc gia vùng Mỹ La tinh (Trung, Nam Mỹ). Tiếng Bồ Đào Nha trở thành ngôn ngữ chính của Brazil, Mozambique, và Angola. Tiếng Pháp cũng giống như tiếng Anh, là một ngôn ngữ quan trọng sau tiếng Anh ở Canada. Hầu hết cư dân ở tỉnh Quebec đều nói tiếng Pháp. Tiếng Pháp còn được sử dụng rộng rãi ở Algeria, Chad, và nhiều nước ở Tây Phi, Moroco, cũng như ở Đông Dương là Việt Nam, Lào, Cambodia.
Có hàng ngàn nghi thức tôn giáo được người ta thực hiện trên khắp thế giới. Đạo Thiên chúa có trên dưới 2 tỷ người, kế đến là đạo Hồi trên dưới 1,1 tỷ tín đồ, đạo Ấn Độ trên dưới 800 triệu thành viên. Các tôn giáo khác như Bahai, Phật giáo, Khổng giáo, đạo Jainism, đạo Do Thái, đạo Shinto, đạo Sikhism, và đạo Lão cũng có tới hàng trăm triệu tín đồ. Cơ đốc giáo xuất hiện ở Trung Đông, và ngày nay đa số người theo Cơ đốc giáo là Châu Âu, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Hồi giáo cũng khởi đầu từ Trung Đông, và ngày nay trở thành tôn giáo chính của nhiều nước trên thế giới như các nước Trung Đông, Bắc Phi, Indonesia, Malaysia, Pakistan, và Bangladesh. Đạo Hinduism, Jainism, và Sikhism chiếm đa số người theo ở Ấn Độ là nơi xuất hiện nhiều tôn giáo nhất thế giới.
Đạo Phật có nhiều người theo ở Nhật Bản, Triều Tiên, và các nước ở bán đảo Đông Dương. Đạo Shinto tôn giáo địa phương của Nhật Bản. Đạo Bahai cũng gọi là niềm tin Bahai ra đời nơi ngày nay là Iraq. Khổng giáo, và Lão giáo là 2 tôn giáo địa phương của người Trung Quốc. Chính quyền Cộng sản nước này không chỉ ngăn cấm (discourage) 2 tôn giáo trên mà còn ngăn cấm các tôn giáo khác nữa. Tuy nhiên, người Trung Quốc ở Đài Loan vẫn còn theo 2 tôn giáo đó. Do Thái giáo bắt đầu từ Trung Đông, ngày nay có nhiều người Do Thái sống ở Hoa Kỳ, Pháp, và Liên bang Nga vẫn theo tôn giáo truyền thống Do Thái của họ, ngoài quốc gia Israel. Hiện có hàng ngàn tôn giáo cổ truyền khác khá phổ biến ở các sắc tộc Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và trên các hải đảo ở Thái Bình Dương.
Vấn đề bức xúc Từ thập niên 1950, người ta đã có nhiều nỗ lực cung cấp đủ những cái cần thiết cho đời sống. Lương thực, thực phẩm, quần áo, chỗ ở được sản xuất nhiều hơn, đã giúp người ta có được một đời sống tiện nghi hơn. Nền giáo dục cũng được cải thiện và mở rộng. Các nhà khoa học đã khám phá, và chế tạo nhiều loại thuốc điều trị được những bệnh mà trước đây chưa từng có. Dù vậy, con người vẫn còn đương đầu với các vấn đề nghiêm trọng. Nhiều triệu người trong “các quốc gia đang phát triển” không đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, chăm sóc y tế, và giáo dục. Và, cũng có nhiều triệu người trong “các nước đã phát triển”, nhất là tại các thành phố lớn, phải chịu vô vàn khó khăn, thiếu thốn, thất nghiệp, và bị ngược đãi. Bên cạnh nó là nạn ô nhiễm môi trường đang đe dọa đời sống của từng người không chừa một ai.
 VII. Đất đai, và các nguồn nước trên thế giới.
Bề mặt trái đất có khoảng 510.000.000km2. Trong đó nước chiếm 362.000.000km2, hoặc 71% diện tích trái đất, và đất liền chỉ có khoảng 148.000.000km2, hoặc 29% diện tích. Người ta chia đất liền ra nhiều vùng có diện tích đất lẫn khí hậu khác nhau thường gọi là Châu Lục như Lục địa Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, và Châu Đại Dương. Nó cũng bao gồm cả đất màu mỡ, đất có trữ lượng hầm mỏ, đất cây cỏ, và thú hoang cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Đất liền do vậy, nó sẽ giúp người ta xác định kinh tế vùng, cùng với cách người ta làm thế nào để sống được ở đó. Còn nước gồm đại dương, sông hồ, các cái tạo ra nguồn nước bao phủ lên bề mặt trái đất. Sự cần thiết của nước, và đất đối với con người là nếu thiếu một trong hai thứ ấy con người không thể tồn tại được.
Ba Đại Dương chính của thế giới là Thái Bình Dương (Pacific), Đại Tây Dương (Atlantic), và Ấn Độ Dương (Indian), trong đó Thái Bình Dương lớn nhất, chiếm 171.000.000km2, kế đến là Đại Tây Dương bằng một phần hai Thái Bình Dương (94.000.000km2),và nhỏ nhất là Ấn Độ Dương chiếm 74.000.000km2. Ba Đại Dương này giao nhau bao quanh vùng Nam Cực (Antarctica). Đại Tây Dương, và Thái Bình Dương một lần nữa giao nhau ở đỉnh Bắc nơi chúng tạo thành Biển Bắc (Arctic Ocean). Hồ lớn nhất thế giới là biển hồ "Caspian", nó là hồ nước mặn nằm giữa Châu Á, và Châu Âu, phía đông của dãy núi "Caucasus". Hồ Caspain chiếm tới 371.000km2. Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là 5 hồ thông nhau tại Bắc Mỹ gồm Erie, Huron, Michigan, Ontario, và Superior tạo thành một vùng nước mênh mông chiếm 244.060km2.
Sông dài nhất thế giới là sông Nile ở Châu Phi, dài 6.671km. Sông dài kế đó là sông Amazon ở Nam Mỹ dài 6.437km. Sông dài thứ ba là sông Mississippi ở Hoa Kỳ, dài 3.779km. Tất cả sinh vật đều cần nước để sống. Người ta dùng nước sông hồ, và nước giếng để uống. Chúng ta cũng sử dụng nước cho sinh hoạt gia đình như nấu nướng, tắm giặt. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp đều cần nước. Trong các vùng cao, và đồng bằng, người nông dân lấy nước từ sông, hồ, và giếng để tưới tiêu cho các loại cây trồng. Các nhà máy cũng cần nước để sản xuất. Đại Dương, sông hồ còn là nơi cung cấp cá, và các loại thực phẩm khác cho đời sống hàng ngày. Nước còn là nguồn năng lượng. Các dòng nước từ sông, thác, suối, nước mưa đều có thể sử dụng tạo thành một nguồn thủy điện.
Trong nhiều quốc gia như Brazil, và Na Uy, thủy điện cung cấp gần như toàn bộ năng lượng cho nền công nghiệp, và sử dụng trong các gia đình. Nước còn phục vụ cho cả việc giao thông như các thủy lộ. Mỗi ngày có hàng ngàn tàu vận tải đi lại xuyên suốt các Đại Dương, dọc theo các bờ biển, và qua lại trên các vùng sông nước. Bờ biển có tầm quan trọng cho quá trình phát triển, và hưng thịnh. Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Ý Đại Lợi, Úc Đại Lợi, và vài nước khác trở thành quốc gia hàng đầu về thương mại đều có bờ biển dài. Nhiều thành phố lớn trên thế giới đều giáp ranh với nước. Và do vậy, lộ trình thủy vận có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Các vùng đất liền của thế giới bao gồm bảy lục địa, và hàng ngàn hải đảo. Châu Á là lục địa lớn nhất. Kế đến là Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam cực, Châu Âu, và Châu Úc.
Các nhà địa lý đôi khi quy Châu Âu, và Châu Á làm một, gọi là lục địa Á-Âu (Eurasia). Mặt đất gồm núi rừng, trung du, đồi, thung lũng, và đồng bằng. Có rất ít người sống ở vùng rừng núi, hoặc trung du. Hầu hết các vùng này đều quá lạnh, thời tiết khắc nghiệt, khô cằn, không thích hợp cho cây trồng, và chăn nuôi cũng như các hoạt động khác của con người, nói chung bởi đất đai thiếu màu mỡ, hoặc bị xói mòn do mưa. Tuy nhiên, cũng có các triền dốc núi, hoặc đồng cỏ vùng trung du thích hợp cho việc chăn nuôi. Đa số người ta sống trong các vùng đồng bằng, hoặc trên các đồi thấp, nơi có đất đai màu mỡ, gần các nguồn nước thuận tiện cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, và vận chuyển. Đất đồng bằng thích hợp cho nông nghiệp, đồi núi thì có nhiều hầm mỏ.

Các vùng sa mạc như ở Trung Đông lại có nhiều trữ lượng dầu khí. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong một vùng, có tầm quan trọng cho việc phát triển kinh tế. Đồng hoang, đồng cỏ miền Trung Argentina, thích hợp cho việc chăn nuôi, nơi đất màu mỡ thì trồng lúa mì. Lúa mì, và thịt bò sản xuất tại Argentina là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thế giới. Anh Quốc thiếu đất sản xuất nông nghiệp không cung cấp đủ thực phẩm, nhưng có nhiều trữ lượng than, và kim loại là mặt mạnh của nền công nghiệp, giúp quốc gia này dẫn đầu thế giới trong nhiều thế kỹ trước đây. Các quốc gia khác như Canada, Liên bang Nga, và Hoa Kỳ có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên với nhiều chủng loại khác nhau, chưa được khai thác. Tất cả các điều trên sẽ giúp quốc gia họ phát triển nhanh, và thuận lợi hơn các nước khác.
 VIII.  Ô nhiễm, mối đe dọa môi trường thế giới.
Hàng trăm năm qua, người ta đã sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra một đời sống tiện nghi hơn. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên này không được sử dụng một cách khôn ngoan. Do đó, nhiều vấn đề mới nảy sinh đang là mối đe dọa môi trường sống của chúng ta. Nước cung cấp cho đời sống trở thành mối lo ngại của nhiều người, bởi ô nhiễm từ cống rảnh, hóa chất, và rác rưởi từ các loại phế thải khác. Khói thải ra bởi xe cộ, nhà máy, và các lò luyện kim là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhiều thành phố. Các vùng rừng núi, cây cối bị đốn hạ. Và kết quả là, đất đai bị xói mòn, và hủy hoại môi trường sống của động vật. Việc sử dụng hóa chất trong một số ngành trồng trỉa như thụ tinh nhân tạo, đưa phấn hoa vào làm tăng khả năng sinh sản, phát triển cũng như phân hóa học đã làm ô nhiễm đất đai.
Nhiều vùng trên tất cả các lục địa, nông dân trồng một loại ngũ cốc trong nhiều năm liền khiến đất đai trở nên cằn cỗi, hoặc bị ô nhiễm. Từ những năm 1900, người ta không ngừng gia tăng báo động, rằng sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Nhiều chính quyền địa phương, hoặc quốc gia đã thông qua những đạo luật kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhưng nó cũng chỉ dừng lại ở việc làm sạch nguồn nước cung cấp, trồng rừng, hoặc luân chuyển cây trồng trên các vùng đất. Người ta còn phải tiếp tục thực hiện bảo vệ môi trường bằng cách sửa chữa các thiệt hại cái đã xảy ra, và ngăn chặn bảo vệ nó, đừng để nó xảy ra trong tương lai. Phải chăng đó là mối quan tâm lớn của mỗi người trong thời đại ngày nay - những năm đầu của thế kỹ 21 này.
GHI CHÚ:  Những cái mốc đáng nhớ của thế giới:
I. THỜI VĂN MINH SƠ KHAI (9000 TCN-1500 TCN).
Năm 9000 TCN, Nông nghiệp ra đời với việc gieo trồng ngủ cốc và thuần dưởng súc vật ở Tây Nam Á.
Năm 3500 TCN, Một số thành phố nhỏ, các trung tâm văn minh đầu tiên của nhân loại xuất hiện ở Sumer phần thấp của lưu vực sông Tigris-Euprates.
Năm 3500 TCN, Người Sumer sáng tạo ra dạng chữ viết đầu tiên, sau đó người ta đơn giản hóa nó thành dạng chữ viết hình nêm (cuneiform) lan rộng khắp vùng Trung Đông.
Năm 3100 TCN, Vua Menes của Ai Cập Thượng kết hợp với Ai Cập Hạ thành một Vương quốc Ai Cập thống nhất.
Năm 3000-1100 TCN, Văn minh đồ đồng (minoan) trên đảo Crete phát triển và suy tàn.
Năm 2500 TCN, Văn minh lưu vực sông Indus phát triển rực rở tại hai thành phố Moen-jo Daro và Harappa, nơi bây giờ là Pakistan.
Những năm 2300 TCN, Vua Sargon của Akkad xâm chiếm các vùng đất của người Sumers và hợp nhất tất cả khu vực Mesopotamia dưới sự cai trị của ông ta, như là đế quốc đầu tiên của nhân loại.
Những năm 1700’s TCN, Vương triều nhà Thương (Shang) khởi đầu sự nghiệp cai trị của mình tại lưu vực sông Hoàng Hồ, Trung Quốc.
Năm 1792-1750 TCN, Vương quốc Babylon phát triển mạnh dưới thời nhà vua Hammurabi. Những năm 1500’s-1100 TCN, Thành phố Mycenae phát triển rực rỡ trở thành trung tâm dẩn đầu về chính trị và văn hóa trên đất liền Hy Lạp.
Năm 1595 TCN, Bộ tộc Hittites, một bộ tộc hiếu chiến từ nơi bây giờ là miền trung Thổ Nhỉ Kỳ xâm chiếm Babylon.
 Năm 1500 TCN, Bộ tộc Aryans từ Trung Á bắt đầu vào định cư ở Ấn Độ.
 II. THỜI VĂN MINH THƯỢNG CỖ (1020 TCN-500 SCN).
Năm 1029 TCN, Bộ tộc Hebrews (DoThái) thành lập vương quốc nơi bây giờ là Israel.
Những năm 800’s TCN, Bộ tộc Etruscan đến lập nghiệp ở Trung Tây Ý Đại Lợi.
Năm 750-338 TCN Các thành phố độc lập (City States) là Athens, Corinth, Sparta, và Thebes là thành phố hùng mạnh nhất ở Hy Lạp.
Năm 550 TCN, Đại đế Cyrus thành lập đế quốc Ba Tư (Persian Empire).
Năm 509 TCN, Bộ tộc Roman dấy loạn lật đổ nhà cầm quyền người Etruscan, và thành lập chính quyên Cộng hòa.
Năm 338 TCN, Vua Philip II của Macedonia đánh chiếm Hy Lạp.
Năm 331 TCN, Alexander đại đế giành thắng lợi tại trận đánh Gaugamela mở đường cho công cuộc xâm chiếm đế quốc Persian.
Năm 221-206 TCN, Vương triều nhà Tần (Ch’ in dynasty) thành lập chính quyền trung ương mạnh đầu tiên ở Trung Quốc.
Năm 206 TCN-220SCN, Vương triều nhà Hán cai trị Trung Quốc.
Năm 146 TCN, Cộng hòa La Mã đánh chiếm Hy Lạp.
Năm 55-54 TCN, julius Caesar cầm đầu quân La Mã đánh chiếm Anh quốc (Britain).
Năm 27 TCN, Augustus trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của đế quốc La Mã.
Năm 250 SCN, Bộ tộc da đỏ Maya phát triển nền văn minh cao ở Trung Mỹ và Mexico.
Năm 313, Hoàng đế Constantine ban hành sắc lệnh cho phép tín đồ Thiên chúa (Christians) tự do hành đạo trong đế quốc La Mã.
Năm 320, Ấn Độ bắt đầu một thời kỳ vàng son dưới thời cai trị của Vương triều Gupta.
Năm 395, Đế quốc La Mã chia đôi thành đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là đế quốc Byzantine.
Năm 476, Thủ lảnh bộ tộc Đức là Odoacer lật đổ hoàng đế của đế quốc Tây La Mã là Romulus Augustulus, vị hoàng đế sau cùng của đế quốc Tây La Mã.
 III. VĂN MINH THỜI TRUNG CỖ (500-1500).
Những năm 300-1000’s, Đế quốc Ghana là đế quốc của người da đen đầu tiên ở phía Tây Châu Phi phát triển rực rở nhờ con đường thương mại.
Năm 527-565, Đế quốc Byzantine mở rộng vùng thống trị, đạt tới đỉnh cao của nó dưới thời hoàng đế Justinian I.
Năm 622, Ngưòi sáng lập ra Hồi giáo là Muhammad đào thoát khỏi Mecca tới Medina. Cuộc đào thoát của ông ta gọi là Hijra hay Hegira đánh dấu khởi đầu của lịch Hồi giáo.
Năm 732, Charles Martel và Franks đánh bại cuộc xâm lăng của Hồi giáo tại trận đánh Tours miền Trung tây nước Pháp. Chiến thắng nầy đã ngăn chận được làn sóng tiến vào Châu Âu của quân Hồi giáo.
Năm 750, Nhà Abbasids trở thành Giáo chủ của thế giới Hồi giáo.
Năm 800, Giáo hoàng Leo III gắn tước hiệu Hoàng đế La Mã cho Charlemagne nhà cai trị Franks, vì ông nầy đã mở rộng vùng thống trị tại Tây Âu.
Năm 988, Vladimir I, nhà cai trị Nga cưởng bức bộ tộc Slavs phía đông, và những người gốc Belarus, Russia, và Ukrain theo đạo Thiên chúa.
Năm 1054, Sự kình địch giữa hai nhà thờ La Mã và Constantinople dẩn đến chia tách thành nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã phía Tây và nhà thờ Chính thống giáo phía Đông.
 Năm 1192, Nhà Yoritomo trở thành nhà cai trị quân sự đầu tiên cai trị Nhật Bản cho đến năm 1867.
 Năm 1215, Giới quý tộc Anh buộc vua John ban hành Đạo luật công nhận quyền tự do của người dân gọi là Magna Carta.
Năm 1279, Quân Mông Cổ đánh chiếm toàn bộ lảnh thổ Trung Quốc.
Cuối những năm 1300’s, Phong trào Phục hưng ra đời tại Ý Đại Lợi.
Năm 1368, Nhà Minh (Ming) bắt đầu sự nghiệp cai trị Trung Quốc kéo dài 300 năm.
Năm 1453, Đế quốc Ottoman Thổ Nhỉ Kỳ đánh chiếm Constantinople(nay là Istanbul) thủ đô của đế quốc Byzantine.
Năm 1492, Christopher Columbus nhà hàmg hải Ý Đại Lợi làm việc cho Tây Ban Nha đặt chân lên vùng đất mới Mỹ Châu.
 IV. VĂN MINH THỜI HIỆN ĐẠI (1500-1900).
Những năm 1500’s, Cải cách nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã dẫn đến việc khai sinh ra đạo Tin Lành.
Năm 1519-1521, Ferdinand Magellon chỉ huy một cuộc hải hành vòng quanh trái đất. Do cuộc hành trình kéo dài, thủy thủ dấy loạn giết ông ta, nhưng một trong những con tàu của ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ năm 1522.
Năm 1521, Quân viển chinh Tây Ban Nha do Hernando Cortes chỉ huy đánh bại đội quân của người da đỏ Aztec chiếm Mexico.
Năm 1526, Một thái tử Hồi giáo tên Babar xâm chiếm Ấn Độ và thành lập đế quốc Mogul. Năm 1588, Hải quân Hoàng gia Anh đánh bại đội tàu Armada của Tây Ban Nha, và trở thành thế lực hùng mạnh nhất trên biển cả.
Năm 1644-1912, Nhà Mản Châu cai trị Trung Quốc thường gọi là Vương triều nhà Thanh.
Năm 1766, 13 thuộc địa người Anh định cư tại Bắc Mỹ dấy loạn chống lại những người cai trị từ Anh Quốc, tuyên bố độc lập, khai sinh quốc gia mới Liên bang Hoa Kỳ.
Năm 1789, Khởi đầu cách mạng Pháp với việc đại biểu dân thường một trong ba thành phần của Nghị viện Pháp, tại một cuộc họp của Nghị viện dấy loạn tuyên bố chính họ mới đại diện cho Nghị viện Quốc gia.
Năm 1815, Napoleon Bonaaparte bị đánh bại tại trận đánh Waterloo chấm dứt nổ lực thống trị Châu Âu của ông ta.
Năm 1853-1854, Hạm trưởng Matthew Perry của Hoa Kỳ thăm viếng Nhật Bản, và Nhật đồng ý mở 2 hải cảng buôn bán với nước ngoài, chấm dứt sự cô lập với thế giới bên ngoài của Nhật Bản.
Năm 1858, Sau vụ dấy loạn tại Sepoy, Anh Quốc nắm quyền cai trị Ấn Độ dưới dạng thuộc địa, từ Công ty Đông Ấn.
Năm 1865, Liên quân phía Bắc đánh bại lực lượng Liên bang phía Nam trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ tại Koa Kỳ kéo dài 4 năm.
Năm 1869, Khánh thành kênh đào Suez, bắt đầu tàu bè đi lại trên kênh đào nầy.
Năm 1871, Một nước Đức thống nhất dưới sự cai trị của nhà vua Prussia, người đang cầm đầu đế quốc Kaiser Wilhelm I.
Năm 1898, Sau chiến tranh Tây Ban Nha- Hoa Kỳ, Hoa Kỳ nắm quyền cai trị đảo Guam, Puerto Rico, và thuộc địa Philippines.
 V. THẾ KỶ XX, VÀ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.
Năm 1914, Sau vụ ám sát Thái tử Francis Ferdinand, người sẻ kế vị ngôi vua của Liên minh Hung-Áo, làm nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ I.
Năm 1917, Đảng Cộng sản Bolsheviks dấy loạn cướp chính quyền ở Nga.
Năm 1933, Adolf  Hitler đến với quyền lực và trở thành một nhà độc tài tại Đức.
Năm 1939, Đức đánh chiếm Ba Lan, và bắt đầu chiến tranh thế giới lần thứ II.
Năm  1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, căn cứ Hải quân của Hoa Kỳ, và thế là Hoa Kỳ gia nhập với Đồng minh đánh Nhật và phe Trục trong chiến tranh thế giới lần thứ II.
Năm 1945, Liên Hiệp Quốc được thành lập.
Năm 1945, Hai quả bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh do máy bay Hoa Kỳ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki.
Năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc tại Châu Âu ngày 7 tháng 5, và tại Châu Á –Thái Bình Dương ngày 2 tháng 9.
Năm 1949, Cộng sản Trung Quốc đánh bại phe Quốc gia chiếm toàn bộ nội địa Trung Quốc.
Năm 1950, Quân Cộng sản Bắc Triều Tiên xâm lăng Nam Triều Tiên khởi sự chiến tranh Triều Tiên.
Năm 1957, bắt đầu chiến tranh Việt Nam khi quân nổi loạn Miền Nam tấn công chính quyền Miền Nam được Hoa Kỳ hậu thuẩn.
Năm 1962, Liên Xô đồng ý rút tên lữa hạt nhân ra khỏi Cuba, đổi lại Hoa Kỳ cũng phải rút tên lữa hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc vụ khủng hoảng hạt nhân thời chiến tranh lạnh.
Năm 1969, phi hành gia Hoa Kỳ lần đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng.
Năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam với việc phe Cộng sản giành thắng lợi.
Năm 1979, Quân đội Liên Xô xâm lăng Afghanistan ủng hộ cho chính quyền cánh tả chống lại lực lượng nổi dậy của các sắc tộc du canh du cư.
Năm 1983, Lực lượng Tổ chức Mỹ Châu (Pan-American) bao gồm cả quân đội Hoa Kỳ xâm lăng Grenada và lật đổ chính quyền Marxist Grenada.
Năm 1989-1990, cải cách Dân chủ lan sang các nước Đông Âu, và nhiều chính quyền Không Cộng sản thay thế chính quyền Cộng sản.
Năm 1991, đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền cai trị đất nước, và Liên bang Xô viết chấm dứt sự tồn tại.
Năm 2001, Khủng bố cướp máy bay đâm vảo Trung tâm Thương mại Thế giới ở Thành phố New York, và ngủ giác đài,  bên ngoài Washington D.C giết chết khoảng 3000 người.
Năm 2003, Hoa kỳ tố cáo chính quyền Iraq hậu thuẩn cho khủng bố quốc tế, và lảnh đạo một Liên minh quân sự xâm lăng Iraq lật đổ chính quyền của Saddam Hussein.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét