Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

CHƯƠNG XIII: 14 QUỐC GIA Đ. LẬP Ở CHÂU ĐẠI DƯƠNG( Sách văn minh nhân loại)


CHƯƠNG XIII: 14 QUỐC GIA Đ. LẬP Ở CHÂU ĐẠI DƯƠNG.

14 Quốc gia độc lập của Châu Đại Dương chia làm 2 khu vực. Khu vực trong lục địa Úc Đại Lợi: 1 quốc gia. Khu vực các quốc gia đảo còn lại: 13 quốc gia


                   I. Một quốc gia trên lục địa Úc Đại Lợi

1 quốc gia trên lục địa Úc Đại Lợi chiếm 7.741.220 km2 diện tích đất, và 21.515.000 cư dân gồm 6 tiểu bang và hai vùng lãnh thổ. Tiểu bang lớn nhất là Tây Úc chiếm 2.529.880 km2 và tiểu bang nhỏ nhất là Tasmania chỉ có 68.400 km2. Tiểu bang có dân số đông dân nhất là New South Wales trên 6,5 triệu người, và tiểu bang có dân số thấp nhất cũng là Tasmania chỉ trên 500 ngàn người. Có 75% cư dân Úc theo đạo Thiên chúa giáo, trong đó Thiên chúa Anh 26%, Thiên chúa Tin lành 25%, và Thiên chúa La mã 25%. Úc Đại Lợi theo chế độ Quân chủ lập hiến nhận Nữ hoàng Anh làm nguyên thủ quốc gia. Đại diện Nữ hoàng là Toàn quyền Liên bang theo đề nghị của Thủ tướng Úc. Mỗi tiểu bang cũng có Toàn quyền đại diện Nữ hoàng tại tiểu bang.



A. Tiến trình phát triển.  

Australia là một quốc gia đảo cũng là một lục địa, là nơi có nhiều loại động vật, thực vật không tìm thấy bất cứ lục địa nào. Chẳng hạn, Kangaroos, Koalas, thú mỏ vịt, chó hoang, gấu dữ Tasmania, gấu có túi mang con và vô số loại tắc kè, kỳ nhông. Thổ dân (Oborigines) đã sống ở đây khoảng 50.000 năm trước khi người Châu Âu đặt chân lên lục địa. Sau khi 13 thuộc địa người Anh định cư ở Bắc Mỹ đứng lên làm bạo loạn thành lập Liên bang Hoa Kỳ (1776), thì Anh Quốc quyết định chiếm Úc Đại Lợi làm nơi giam giữ tù nhân. Năm 1786, sĩ quan hải quân hồi hưu Arthur Philip được hoàng gia chỉ định thực hiện công việc này. Và tháng 5/1787, Philip chỉ huy một đoàn tàu buồm gồm 11 chiếc, chở 730 tù nhân rời Anh Quốc. Sau 8 tháng lênh đênh trên biển cả, đoàn tàu cập bến Bontany Bay ngày 19/1/1788.

Bảy ngày sau ngày 26/1/1788, tại Sydney với tư cách Toàn quyền Arthur Philip tuyên bố thành lập thuộc địa New South Wales (NSW). Sau đó các thuộc địa Tasmania, Western Australia, South Australia, Victoria, và Queensland tuần tự được thành lập vào các năm 1825, 1829, 1836, 1851, và 1859. Đến năm 1868, Anh Quốc đã chuyển vào Úc 160.020 tù nhân. Bằng chính sách diệt chủng từ đế quốc Anh, các thuộc địa ra sức bắn giết đàn áp và tách ly trẻ em Thổ dân ra khỏi gia đình họ. Đến năm 1920, thổ dân chỉ còn 55.000 người so với trên 500.000 người năm 1788 là năm người Anh vào Úc. Từng nhóm người Anh tự do bắt đầu vào Úc định cư năm 1793, đến cuối thập niên 1840, lên tới 400.000 người. Họ cũng đưa vào Úc hàng trăm công nhân người Trung Quốc để làm việc ở trang trại sâu bên trong nội địa.

Năm 1851, sau khi vàng được tìm thấy ở New South Wales và Victoria hàng ngàn người Anh chen chúc nhau trên các tàu buồm đổ xô vào Úc tìm vàng. Làn sóng người đến Úc tìm vàng còn có người Châu Âu, Bắc Mỹ, và Đông Á làm cho dân số Úc tăng vọt từ 500.000 năm 1851 lên thành hơn 1 triệu người năm 1860. Dân số Úc đạt tới triệu người thứ hai năm 1877, và triệu người thứ ba năm 1889. Để đối phó với sự đe doạ từ Đức Quốc và Nhật Bản ở Nam Thái Bình Dương, năm 1885 Anh Quốc thành lập Hội đồng Liên bang Úc Đại Lợi bao gồm cả New Zealand, và Fiji. Đầu thập niên 1890, một cuộc vận động thành lập Liên bang Úc Đại Lợi hình thành. Tháng 3/1891, lãnh đạo các thuộc địa họp Hội nghị quốc gia đưa ra một dự thảo Hiến pháp cho Liên bang.

Hội nghị tái nhóm vào các năm 1897,1898 bổ sung và hoàn chỉnh, đưa ra "trưng cầu dân ý" trên tất cả các thuộc địa, và được cử tri chấp thuận trong năm 1999. Dự thảo Hiến pháp gởi sang Anh Quốc, sau một vài tu chỉnh nhỏ, Quốc hội hoàng gia Anh thông qua và ban hành dưới đạo luật 63 & 64 Vict C.12 vào tháng 9/1900. Hiến pháp Liên bang Úc Đại Lợi có hiệu lực ngày 1/1/1901, ngày mà 6 thuộc địa Anh trở thành 6 Tiểu bang của Liên bang Úc Đại Lợi độc lập. Tuy nhiên sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng, Úc Đại Lợi hoàn toàn độc lập sau ngày 1/1/1901. Quốc gia này vẫn còn phụ thuộc Anh Quốc nhiều mặt, cả đối nội lẫn đối ngoại. Hiến pháp Liên bang trao cho Nữ hoàng Anh đứng đầu ngành Hành pháp, Lập pháp, và Tư pháp ở cả cấp chính quyền Liên bang lẫn Tiểu bang.

Quốc hội hoàng gia Anh có quyền ban hành luật áp dụng cho cả Liên bang lẫn Tiểu bang Úc Đại Lợi. Khi nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), Anh Quốc tuyên chiến với Đức, Úc Đại Lợi tự xem mình có nghĩa vụ phải tham chiến cạnh Anh Quốc. Có hơn 400.000 công dân Úc phục vụ quân đội trong chiến tranh, và trên 50.000 tử trận. Tại thời điểm này dân số Úc Đại Lợi ở mức trên 4 triệu người. Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), Anh Quốc lại tuyên chiến với Đức, Úc Đại Lợi một lần nữa gởi quân sang Châu Âu tham chiến cạnh Anh Quốc. Ngày 19/2/1941, Nhật Bản ném bom lãnh thổ Bắc Úc, đổ bộ lên đảo Papua New Guinea đe doạ xâm lăng Úc Đại Lợi, khiến Úc phải rút quân khỏi chiến trường Châu Âu về Liên minh với Hoa Kỳ đánh Nhật, phòng thủ đất nước.

Bằng trận hải chiến quyết liệt tại vùng biển Coral, phía Đông Bắc Úc, quân đội Hoa Kỳ buộc Nhật Bản phải triệt thoái khỏi Fiji, và các đảo lân cận. Gần 1 triệu người Úc phục vụ quân đội trong chiến tranh, và 29.000 người Úc bị thương vong. Lúc này, dân số Úc đạt 7 triệu. Giữa hai cuộc chiến, cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930, kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng, Úc Đại Lợi cũng không thoát khỏi tình cảnh ấy. Hình ảnh 1.600 người Úc đang chen chúc nhau giành xin 50 chỗ làm việc, một người từ Tây Úc về Sydey với tấm bảng mang dòng chữ "tôi muốn làm việc, bất cứ việc gì" đeo trước ngực đi dọc theo đường Lawson, Redfern, cùng với đoàn người đứng xếp hàng trước cơ quan nhà nước xin lãnh trợ cấp thất nghiệp là những hình ảnh đầy ấn tượng. Rồi, Úc Đại Lợi cũng tự mình vượt qua thử thách.

Sau chiến tranh từ năm 1945, Úc Đại Lợi đề ra chương trình nhập cư đặc biệt. Trước hết, thâu nhận cư dân từ Châu Âu bị tiêu tan nhà cửa trong chiến tranh. Kế đến, là người có kỹ năng nghề nghiệp trên các lục địa khác. Và sau cùng, là người tỵ nạn phải rời khỏi quê hương vì chiến tranh, vì bị đe doạ về chính trị hoặc tôn giáo. Chương trình nhập cư mới này đã chấm dứt chính sách nhập cư dành cho người da trắng tồn tại hàng trăm năm trên lục địa. Đồng thời nó cũng làm thay đổi ít nhiều về cấu trúc dân số. Chẳng hạn năm 1947, có tới 98,6% người Úc gốc Châu Âu trong đó 90,2% gốc Anh, 1,4% còn lại là gốc Thổ dân, Châu Á, Châu Phi, và Châu Đại Dương. Đến năm 2002, người Úc gốc Châu Âu chỉ còn 89,3%, trong đó 70,6% gốc Anh, 10,7% còn lại thì Châu Á chiếm 8%, Châu Phi, Châu Mỹ và châu Đại Dương 1,2%.

Thổ dân nay tăng thành 1,5% trên tổng dân số Liên bang. Ba dự án tăng dân số Úc Đại Lợi đến năm 2051: dự án I ở mức dưới 24 triệu, dự án II ở mức 25 triệu, và dự án III trên 26 triệu. Tuỳ theo nhu cầu dân số, chính quyền Liên bang ấn định mức độ, số lượng nhập cư hằng năm. Cũng từ sau đệ II thế chiến, từng bước Úc Đại Lợi tách khỏi sự phụ thuộc vào Anh Quốc. Năm 1968, Quốc hội Liên bang ban hành luật bãi bỏ quyền xử kháng án của đại diện hoàng gia Anh trên các vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên bang, và liên quan đến Hiến pháp. Năm 1975, bằng một đạo luật khác, Quốc hội bãi bỏ quyền xử kháng án của Hội đồng này trên tất cả các vấn đề của Tiểu bang đã được Toà án tối cao Liên bang xét xử. Đầu thập niên 1980, hội nghị Thủ hiến các Tiểu bang ra nghị quyết cắt đứt mọi ràng buộc về Hiến pháp với hoàng gia Anh.

Năm 1986, Quốc hội Anh và Quốc hội Úc thông qua một đạo luật có văn bản giống nhau gọi là "Australia Acts". Theo đó, từ nay Quốc hội Anh, không còn giữ quyền Lập pháp cho các Tiểu bang và Liên bang Úc nữa. Hội đồng đại diện hoàng gia Anh xử kháng án tại Úc cũng bị bãi bỏ.
Trong thập niên 1990, nhiều người Úc mong muốn Liên bang Úc Đại Lợi trở thành một nước cộng hoà. Và vị Tổng thống của nước cộng hoà Liên bang Úc Đại Lợi sẽ thay thế Nữ hoàng Anh trong vai trò nguyên thủ quốc gia. Năm 1998, một hội nghị bàn về Hiến pháp đã ủng hộ giải pháp cộng hoà, phát thảo nội dung "tu chính Hiến pháp" đưa ra “trưng cầu dân ý” năm 1999, nhưng kết quả cử tri Úc không ủng hộ giải pháp này. Về quan hệ quốc tế, phải mất 42 năm sau khi thành lập, vị đại sứ đầu tiên của Úc mới trình uỷ nhiệm thư lên Tổng thống Hoa Kỳ.

Đến nay, Liên bang Úc Đại Lợi có 69 sứ quán, và lãnh sự đại diện trên khắp thế giới: 26 nước tại Châu Á, 9 nước tại Châu Âu, 5 nước tại Châu Phi, 4 nước tại Bắc Mỹ, 4 nước tại Nam Mỹ và 11 nước tại Nam Thái Bình Dương. Úc Đại Lợi cũng viện trợ cho các quốc gia đang, và chậm phát triển tới 1.560 triệu AUSD gồm các nước Nam Thái Bình Dương 466 triệu, Đông Nam Á 421 triệu, Nam Á và Châu phi 178 triệu, và các nước khác 441 triệu. Úc Đại Lợi còn đóng góp với các tổ chức quốc tế qua chương trình đa phương và song phương 467 triệu. Về mặt chính quyền, năm 1901, khi mới thành lập Liên bang dân số dưới 4 triệu người, Quốc hội Liên bang có 111 đại biểu, gồm 75 dân biểu và 36 nghị sĩ, các đại biểu không có lương chỉ nhận 400 bảng Anh phụ cấp hàng năm.

Năm 2002 dân số Liên bang gần 20 triệu, Quốc hội Liên bang tăng thành 224 đại biểu gồm 148 dân biểu và 76 nghị sĩ, và lương hằng năm của các vị đại biểu là 81.856 AUSD, cọng với từ 26.469 đến 38.380 AUSD phụ cấp tuỳ theo khu vực bầu cử. Còn chính phủ năm 1901 gồm 7 bộ trưởng, và tiền lương của các vị này không quá 12.000 bảng Anh 1 năm. Đến năm 2002, tăng thành 28 bộ trưởng, và tiền lương Thủ tướng 123.309 AUSD, Bộ trưởng Ngân khố 65.200, Bộ trưởng trong Hội đồng Nội các 53.919, và Bộ trưởng thường 43.163 AUSD. Tất cả các thành viên trong chính phủ đều được lãnh lương dân biểu, nghị sĩ và phụ cấp bầu cử tuỳ theo khu vực bầu cử như các dân biểu, nghị sĩ khác trong Quốc hội Liên bang. Về kinh tế và an sinh, sản xuất nội địa ba năm qua tăng đều đặn.

Nhưng cân thương mại trong ba năm qua đều thâm hụt: năm 1997 thâm 66 triệu, năm 1998 thâm 2.915 triệu, và năm 1999 mức thâm hụt lên đến 11.623 triệu. Bạn hàng thương mại của Úc trong ba năm 1998-1999 có 142 nước gồm 20 nước Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 73% tổng số hàng xuất nhập khẩu, 14 nước Châu Âu chiếm 14%, và 108 nước còn lại chiếm 13%. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc là 3 bạn hàng lớn nhất, kế đó là Anh Quốc, Đức, New Zealand. Úc Đại Lợi có 11 ngành công nghiệp then chốt: ngân hàng tài chánh, hoá học chất dẻo, thông tin bưu chính, xây dựng, thực phẩm thức uống, bảo hiểm, luyện kim, khai thác hầm mỏ, in ấn phát hành, bán lẻ, và dịch vụ chuyên chở. 500 công ty hàng đầu của Úc đều có tăng doanh vụ và lợi tức đáng kể.

Chẳng hạn Công ty Broken Hill Proprietary (BHP) năm 1999, có doanh vụ 22.320 triệu tăng 2.506 triệu so với năm trước, và lời được 2.539 triệu tăng 115 triệu so với năm trước. Mỗi Tiểu bang đề có các công ty công nghiệp chủ yếu hoạt động có hiệu quả. Trong tài khoá 1995-1996, chính quyền Liên bang dành cho ngành y tế 19.400 triệu AUSD chiếm 15% ngân sách. Quỹ Liên bang nhắm vào 4 loại trợ cấp: (1) cấp cho các tiểu bang và lãnh thổ để điều hành bệnh viện công, (2) bao cấp bồi hoàn cho bác sĩ khám và chữa bệnh, (3) trợ cấp thuốc men thông qua các dược phòng, (4) trả cho các tổ chức, người đã cung cấp dịch vụ y tế. Chính quyền Liên bang còn có dịch vụ y tế đặc biệt, máy bay đưa bác sĩ đến tận các nơi xa xôi hẻo lánh bên trong nội địa để khám và điều trị bệnh nhân.

12 sân bay dành riêng cho dịch vụ này nằm rải rác trên khắp các tiểu bang, lãnh thổ. Tài khoá 1997-1998, chính quyền Liên bang và Tiểu bang cấp 25.000 triệu cho giáo dục. Với 7.629.000 km2 và trên 19 triệu cư dân Úc Đại Lợi có tới 38 trường Đại học. Các trường đại học lớn biên chế hơn 5.000 cán bộ giảng dạy và nhân viên quản lý, thường xuyên có trên dưới 30.000 sinh viên. Niên học 1997-1998, toàn Liên bang có 671.853 sinh viên đại học. Riêng về an sinh xã hội thì chương trình trợ cấp dựa vào thu nhập cá nhân. Nếu tổng hợp lợi tức của bạn dưới mức “sinh hoạt tối thiểu” chính quyền sẽ trợ cấp tài chánh bổ sung. Năm tài chánh 1995-1996, chính quyền Liên bang dành 51.000 triệu cho “an sinh xã hội” trên tổng chi ngân sách của chính phủ 127.200 triệu, chiếm 39,6%.

Luật an sinh xã hội năm 1991 lập ra 3 loại trợ cấp: trợ cấp hữu dương, trợ cấp gia đình, và trợ cấp khác. Mỗi loại trợ cấp nhằm vào nhiều đối tượng khác nhau, tổng cộng lên tới 21 đối tượng. Về an ninh và quốc phòng, trong tài khoá 1999-2000, chính quyền Lien bang duy trì ngân sách quốc phòng là 11.000 triệu AUSD. Nhưng các tài khoá kế tiếp từ năm 2000 đến 2003, ngân sách này có thể tăng lên tới 18.000 triệu, gần gấp đôi so với tài khoá 1993-1994. Mười một năm trước đây, lực lượng quốc phòng Úc Đại Lợi có 130.750 nhân viên, gồm 70.0005 quân chính quy, 28.243 quân trừ bị và 32.502 nhân viên dân sự. Đến tài khoá năm 1999-2000, lực lượng này chỉ còn 97.166 nhân viên gồm 50.000 quân chính quy, 30.695 quân trừ bị (tại gia) và 16.471 nhân viên dân sự.

Riêng an ninh nội chính, tính đến tháng 7/1998, lực lượng cảnh sát cấp Liên bang có 2.045 nhân viên, Tiểu bang New South Wales có 13.407, Victoria có 9.750, Queensland có 6.813, Western Australia có 4.705, South Australia có 3.437, Tasmania có 1.018, Northern Territary có 866, và Australian Capital Territary có 666 nhân viên. Tổng cộng cả cấp Liên bang, Tiểu bang, và Lãnh thổ có 42.707 nhân viên cảnh sát. Một đất nước có diện tích 7.629.000km2 và 20 triệu cư dân mà lực lượng quốc phòng có 50.000 quân thường trực, cùng với trên 42.000 nhân viên cảnh sát. Nhờ Úc Đại Lợi có một hệ thống chính quyền vững mạnh, và một chính sách ngoại giao khôn khéo, một sự liên kết tế nhị với các nước lân bang và cộng đồng thế giới, mà Úc được xếp vào một trong các nước có nền an ninh tốt nhất thế giới.

Về hệ thống chính quyền, thì Hiến pháp Liên bang năm 1901, xác định việc phân chia quyền hành giữa các Tiểu bang và Liên bang. Điều 51 chỉ rõ 39 tiêu đề mà từ đó Quốc hội Liên bang có thể có quyền làm luật bao gồm các vấn đề về thuế khoá, quốc phòng, an sinh, nhập cư, và ngoại giao. Ngoài ra nhằm quản lý tốt xã hội, bảo đảm quyền dân sự và an toàn cho cư dân Quốc hội Liên bang có vài đặc quyền làm luật theo quy định của điều 52. Tất cả vấn đề còn lại ngoài các tiêu đề chỉ rõ nêu trên, đều thuộc thẩm quyền làm luật của các Tiểu bang gồm y tế, giáo dục, an ninh nội địa, dịch vụ hành chánh, giao thông, bưu chính và hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, cả 2 cấp Liên bang và Tiểu bang có thể làm luật trên cùng một tiêu đề, chẳng hạn luật hình sự, luật kinh doanh, luật chống phân biệt chủng tộc.

Trong trường hợp có mâu thuẩn giữa luật Liên bang và luật Tiểu bang thì điều 109 Hiến pháp minh thị: "Luật Liên bang có hiệu lực thi hành trên vấn đề mâu thuẫn còn các vấn đề khác luật Tiểu bang vẫn có hiệu lực”. Ngoài hai cấp chính quyền Liên bang và Tiểu bang, Úc Đại Lợi còn có chính quyền địa phương, gọi là Hội đồng Thành phố hay Hội đồng Nông thôn. Nó là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống hành chánh với chức năng: (1) xây dựng duy tu hệ thống cầu đường, cấp thoát nước tại địa phương, (2) cung cấp các dịch vụ, và sức khoẻ, (3) lập dự án phát triển giám sát thị trấn, thôn quê, (4) cấp phép, giám định việc xây cất theo quy định, (5) cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng như nhà trẻ, xe lăn, và mang thức ăn đến tận nhà cho người tàn tật, già yếu, neo đơn, (6) cung cấp nơi ở cho người già, thư viện, thể thao và trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Mỗi cấp chính quyền có ngân sách thu chi độc lập, chẳng hạn tài khoá 1995-1996, tại cấp Liên bang: Phần thu: 130.200 triệu, thì thuế thu nhập cá nhân chiếm 65.900 triệu tương đương 51%. Phần chi: 127.700 triệu thì trợ cấp an sinh xã hội 51.400 triệu chiếm 39,6%. Cấp Tiểu bang: Phần thu: chính quyền Liên bang trợ cấp 44%, thuế, lệ phí, và tiền phạt 29%. Phần chi: giáo dục 27%, Y tế 21%, trả tiền lãi do vay nợ 21%. Cấp chính quyền địa phương: Phần thu: thuế đất, lệ phí, và tiền phạt 55%, Liên bang và Tiểu bang cấp 25%, lợi tức từ tài sản, và công ty thương mại 15%. Phần chi: trả tiền lãi do vay nợ 21%, dịch vụ và quản lý hành chánh 19%, tu bổ đường xá 18%, tu bổ tiện ích công cộng 17%, Y tế: 8%, điện nước, gas 6%, bảo vệ môi sinh 6%, và chi phí khác 5%.

Úc Đại Lợi là một trong những quốc gia giàu, đã phát triển. Nhưng không giống các quốc gia phát triển khác của thế giới bằng con đường sản xuất công nghiệp. Úc Đại Lợi nhập khẩu nhiều hàng hoá công nghiệp hơn là xuất khẩu. Hầu hết các nhà máy Úc chú trọng đến công nghiệp nhẹ, lắp ráp, và chế biến sơ khởi sản phẩm nông nghiệp, hầm mỏ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp hàng đầu của Úc là chế biến thực phẩm, luyện kim, trang thiết bị vận tải, xe hơi, dược phẩm, giấy, vải vóc, quần áo, giày dép và đồ dùng gia đình. Úc Đại Lợi là quốc gia có trữ lượng hầm mỏ hàng đầu thế giới. Úc đứng đầu thế giới về sản xuất quặng nhôm, đá kim cương, chì và kim loại trắng, và cũng là nước hàng đầu sản xuất than đá, đồng, vàng, quặng sắt, mangan, nikel, bạc, thiếc, kim loại xám, và tinh thể đá ngọc.

Gần như tất cả đá Opals có chất lượng cao của thế giới đều được khai thác từ hầm mỏ Úc Đại Lợi. Tuy nhiên, Úc Đại Lợi có cái bất lợi là thiếu tư bản, tức là thiếu tiền đề phát triển công nghiệp và hoạt động kinh doanh. Và kết quả là, quốc gia này trở thành một trong những nước có số nợ nước ngoài cao nhất thế giới trên dưới 300 tỷ. Nhiều công ty hầm mỏ, nhà máy Úc được làm chủ, hoặc điều hành bởi người Mỹ, người Anh, người Nhật. Ngay cả việc tàu biển thường xuyên mang một lượng lớn hàng hoá nông sản, và hầm mỏ từ các bến cảng Úc xuất khẩu đến tất cả các quốc gia trên thế giới đều do các tàu lớn nước ngoài thực hiện. Bởi vì Úc chỉ có một đội tàu thương mại nhỏ. Đất đai Úc Đại Lợi bên trong nội địa phần lớn bằng phẳng, có thể sử dụng tới 60% cho khai thác nông nghiệp, nhưng hầu hết sử dụng cho chăn nuôi.

Chỉ có khoảng 10% trong số “đất có thể” ấy được gieo trồng vì lượng nước tưới tiêu hạn chế. Nông nghiệp Úc trang bị kỷ thuật hiện đại, do vậy yêu cầu lao động trong lĩnh vực này rất thấp dưới 5% công nhân làm nông nghiệp. Tuy vậy, họ sản xuất ra gần như tất cả thực phẩm chẳng những đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn thoả mãn cho xuất khẩu nữa. Sản phẩm nông nghiệp hàng đầu của Úc theo định kì thì có các đàn gia súc cấp thịt và con giống nuôi, lúa mì và len. Còn sản phẩm hàng ngày thì có trái cây, rau quả, sửa tươi, và mía đường. Các sản phẩm này cũng là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu. Úc Đại Lợi là quốc gia xuất khẩu lượng len lớn nhất thế giới, và là một trong các quốc gia xuất khẩu thịt bò, đường, lúa mì hàng đầu trong các nước xuất khẩu.

Các sản phẩm nông nghiệp khác của Úc gồm lúa mạch, thịt gà, và trứng, hạt ngũ cốc, gạo, khoai, thịt cừu, và cừu con, rau quả, và bông sợi. Công nghiệp cá của Úc tuy nhỏ nhưng có lời, thu nhập công nghiệp cá hầu hết từ tôm hùm, cua, sò, hàu, và tôm. Hầu hết hải sản xuất khẩu đều có vỏ bọc cứng như tôm hùm, cua, sò, hàu. Một số nơi người ta còn nuôi sò để lấy ngọc trai. Cũng như các quốc gia đã phát triển khác, chính quyền Liên bang Úc Đại Lợi đóng vai trò chính trong việc điều hành nền kinh tế quốc dân, và mang lại sự an lạc cho cư dân. Úc Đại Lợi có nhiều đảng chính trị, nhưng chỉ có đảng Lao động, và Liên đảng (Tự do-Quốc gia) mới là đảng mạnh thay nhau nắm chính quyền. Đảng Lao động giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 2/1983, và được tái bầu cử năm 1984, 1987, 1990 và 1993.

Sau một cuộc bầu cử tập trung các vấn đề liên quan đến kinh tế, Liên đảng Tự do-Quốc gia cũng gọi là "Liên minh Bảo thủ" đánh bại đảng Lao động ngày 2/3/1996. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/10/1999, Thủ tướng John Howard (lãnh tụ Liên đảng) vẫn còn nắm quyền nhưng với một đa số ít hơn. Tháng 8/1999, Úc cầm đầu lực lượng giữ gìn hoà bình quốc tế vào Đông Timor vãn hồi trật tự liên quan đến việc bạo loạn, sau khi có "trưng cầu dân ý" xác định độc lập cho cựu thuộc địa Bồ Đào Nha này. Ngày 6/11/1999, trong cuộc “trưng cầu dân ý”, cử tri không chấp nhận Úc trở thành một nước Cộng hoà. Thế vận hội mùa hè từ ngày 15/9 đến 1/10/2000 do thành phố Sydney tổ chức thành công tốt đẹp. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/11/2001, Liên đảng Tự do-Quốc gia thắng lợi, và John Howard vẫn giữ chức Thủ tướng.

Úc Đại Lợi đã gởi quân cùng với Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống khủng bố tại Afghanistan (2001) và Iraq (2003). Ngày 24/7/2003, Úc gởi 2.000 quân đến vản hồi trật tự tại đảo quốc Solomon. Ngày 11-12/ 2005, bạo loạn sắc tộc vùng ngoại ô Sydney, khi hàng ngàn thanh niên da trắng tấn công những người có nguồn gốc Trung Đông, sau đó những người nầy huy động lực lượng tấn công trả thù người da trắng. Năm 2006, quân đội Úc rút khỏi Solomon trong tháng 4 và Đông Timor trong tháng 5. Cơn hạn hán kéo dài làm nguồn nước dự trử xuống thấp trong năm 2006-2007. Cam kết sẽ rút quân khỏi Iraq, và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải hâm nóng địa cầu, đảng Lao động giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 24/11/2007, và Keven Rudd lãnh tụ đảng trở thành Thủ tướng.

Ngày 12/2/2008, quân đội Úc một lần nữa được gởi đến làm nhiệm vụ vãn hồi trật tự tại đảo quốc Đông Timor. Ngày 31/7, quân đội Úc chấm dứt nhiệm vụ tại chiến trường Iraq. Ngày 5/9, bà Quentin Bryce là phụ nử đầu tiên được bổ nhiệm đại diện Nử hoàng làm Toàn quyền Liên bang Úc Đại Lợi. Sau một loạt chủ trương sai lầm làm sút giảm niềm tin trong dân chúng, và những người từng ủng hộ ông ta, Rudd bị truất quyền,và Phó của ông ta Julia Gillard trở thành thủ tướng. Không chiếm được đa số ghế tại quốc hội trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 6/2010. Ngày 21/8/2010, Gillard thành lập chính phủ thiểu số, Rudd trở thành Bộ trưởng Ngoại giao.            

Lưu ý.

1. Đảo Norfold có diện tích 34.4 km2 với 2.128 cư dân (2008), do Úc chiếm cứ năm 1914. Đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cam, chanh, chuối và cà phê. Hầu hết cư dân là con cháu của những người nổi dậy phản kháng Bounty, di chuyển đến đây từ đảo Pitcairn. Úc ban cấp cho đảo quyền tự trị có giới hạn năm 1978. Vùng các đảo san hô nhỏ, rộng 2,5 km2 được quản lý bởi đảo Norfold.

2. Vùng các đảo nhỏ Ashmore và Cartier diện tích 5,1 km2 nằm trong Ấn Độ Dương đều dưới quyền Úc Đại Lợi năm 1934, và được quản lý như một phần của lãnh thổ Bắc Úc. Đảo Heard và quần đảo McDonald diện tích 411 km2 được quản lý bởi bộ khoa học. Quần đảo Cocos (Keeling) gồm 27 đảo san hô nhỏ trong Ấn Độ Dương có diện tích 14,2km2 và 596 cư dân (2008) cách 2.815 km về phía tây bắc Úc Đại Lợi. Cư dân trên đảo bỏ phiếu trở thành một phần nhỏ của Úc tháng 4/1984.

3. Đảo Chrismas có diện tích 134,6 km2 và 1.402 cư dân (2008), cách xa bờ phía nam đảo Java, được Anh Quốc chuyển nhượng năm 1958 là nơi có nhiều trữ lượng Phosphate. Vùng Nam cực thuộc Úc được Úc tuyên bố năm 1933 gồm 6.115.218 km2 phía nam của kinh tuyến 60 song song với vĩ tuyến và giữa các đường kinh tuyến 160-45 chạy về phía đông. Nó không bao gồm bờ Adelie.

B. Liên bang Úc Đại Lợi ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Liên bang Australia có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1901. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Australia là một nước Quân chủ lập hiến gồm 6 tiểu bang và 2 vùng lảnh thổ. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm cả Nử hoàng Anh, đại diện bởi Toàn quyền. Quyền Hành pháp trao cho Thủ tướng là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Quốc hội Liên bang gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện Liên bang có 150 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử gồm Tiểu bang NSW 50, Victoria 37, Queensland 27, South Australia 12, Western Australia 15, Tasmania 5, Lảnh thổ Thủ đô (ACT) 2, North Terriitory 2, với nhiệm kỳ 3 năm. Thượng viện Liên bang có 76 nghị sỉ, mổi Tiểu bang bầu 12 đại diện, và mỗi Lảnh thổ bầu 2 đại diện, cứ mỗi 3 năm thì 1/2 nghị sỉ phải được thay thế. Tại mỗi Tiểu bang và Vùng Lảnh thổ cũng có tổ chức chánh quyền tương tự cấp Liên bang, để quản lý Xã hội tại cấp Tiển bang và Lảnh thổ.          

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 21.515.000, dưới 15 tuổi 18,4%, trên 65 tuổi 13,7%. Mật độ dân cư: 2,8 người/km2. Thành phố: 88,9%. Sắc tộc: da trắng 92%, Asian 6,5%, Thổ dân và các sắc tộc khác 1,5%. Ngôn ngữ: English (chính), ngôn ngữ thổ dân. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 26%, Anh giáo 21%, và Thiên chúa giáo khác 21%, tôn giáo khác 13%, không tôn giáo 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 7.741.220 km2 . Diện tích đất: 7.682.300 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Á, phía tây là Ấn Độ Dương, và Thái Bình Dương ở phía nam. Vùng biển Coral Tasman phía đông. Tất cả gặp nhau phía bắc Australia trong biển Timor và Arafura. Tasmania nằm 241 km phía nam tiểu bang Victoria băng qua eo biển Bass. Quốc gia láng giềng: Gần nhất là Indonesia, Papua New Guinea phía bắc, Solomons, Fiji, và New Zealand phía đông. Địa thế: là một lục địa đảo, dãy núi lớn phân ranh dọc theo bờ phía đông có núi Kosciusko cao 7.310 ft, cao nguyên phía tây có độ cao 200ft với nhiều vùng khô giữa các sa mạc Victoria và bãi cát lớn, phía tây bắc của Tây Úc và vùng lãnh thổ Bắc Úc là khô cằn và nóng bức. Phía đông bắc có nhiều mưa, và bán đảo Cape York có rừng rậm. Thủ đô: Canberra: 384.000 cư dân. Thành phố đông dân Sydney 4.395.000, Melbourne 3.813.000, Brisbane 1.936.000, Perth 1.578.000, Adelaide 1.160.000.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến Liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đại diện bởi toàn quyền Quentin Bryce, sinh 23/12/1942, nhậm chức 5/9/2008. Thủ tướng chính phủ: Julia Gillard, sinh 29/9/1961, nhậm chức 21/8/2010. Chính quyền địa phương: 6 tiểu bang và hai vùng lãnh thổ. Ngân sách quốc phòng: 24,2 tỷ. Quân đội chính quy: 54.747. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, luyện kim, trang thiết bị vận tải, chế biến thực phẩm, y dược. Nông sản: lúa mì (quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới), lúa mạch, mía đường, trái cây. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu lửa, khí đốt, nhôm, chì, thiếc, đồng, bạc, vàng, kim loại trắng, kim loại nặng có phóng xạ, uranium, diamonds, mỏ cát, len. Dự trữ nhiên liệu: 1,5 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 6%. Chăn nuôi: trâu bò 28,4 triệu, gà 75 triệu, dê 542.000, heo 2,4, cừu 100 triệu. Đánh cá: 257.160 tấn. Cung cấp điện: 249,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 3,6%, đóng góp 4%; công nghiệp 21,1%, đóng góp 26%; dịch vụ 75,3%, đóng góp 70%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Australian Dollar (tháng 9/2010: 1,07 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 851 tỷ. Bình quân đầu người: 40.000. Tăng trưởng: 1,3%. Nhập khẩu: 163,9 tỷ. Bạn hàng: China 14,4%, Hoa Kỳ 14,1%, Japan 9,6%, Singapore 6%, Germany 5,1%. Xuất khẩu: 160,5 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 19,6%, Trung Quốc 12,3%, Nam Triều tiên 7,5%, Hoa kỳ 6,2%, Ấn Độ 5,6%, New Zealand 5,5%, Anh quốc 5%. Du lịch: 24,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 348,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 24,8 tỷ. Dự trữ vàng 2,5 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 308,7 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 38.541 km. Bằng xe hơi: 10,9 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 2,6 triệu. Bằng máy bay: bay 94,4 tỷ km, sân bay 317. Hải cảng: 6-Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide, Flementle, Geelong. Truyền thông: máy truyền hình 716/1000 cư dân, Radio 1.391/1000. Điện thoại: 42,4/100. Internet: 74/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 79,3, nữ 84,3. Sinh xuất: 12,4/1000 cư dân. Tử xuất: 6,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 73%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth). Tổ chức hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

                                            II. 13 Quốc gia đảo.

13 quốc gia đảo còn lại của Châu Đại Dương chiếm 795.687 km2 và 12.595.000 cư dân. Papua New Guinea là quốc gia lớn nhất chiếm 462.840 km2, và trên 6 triệu cư dân. Kế đến là New Zealand chiếm 267.710 km2, và trên 4 triệu cư dân. 4 nước có trên 2.000 km2  và 7 nước dưới 1.000 km2 , nhưng dân số thì có 7 nước dưới 500 ngàn cư dân, và 4 nước dưới 100 ngàn cư dân. Ngoại từ Samoa và Kiribati có cư dân theo Thiên chúa giáo La mã từ 53% đến 90%. 11 nước còn lại pha trộn Anh giáo, Tin lành và tôn giáo bản địa. Về chính trị có 6 nước theo chế độ Quân chủ trong đó 4 nước nhận nữ Hoàng Anh làm nguyên thủ quốc gia và 2 nước nhà vua bản địa, 7 nước còn lại trong khu vực các quốc gia đảo đều theo chế độ Cộng hoà. 13 quốc gia đảo gồm New Zealand, Papua New Guinea, Solomon Islands, Vanuatu, Fiji, Tonga, Samoa, Tuvalu, Kiribati, Nauru, Marshall Islands, Micronesia, và Palau.



A. Tiến trình phát triển.                                                        

Người Maoris một nhóm sắc tộc Polynesian từ phía Đông Thái Bình Dương đến định cư New Zealand trước và trong thế kỷ 14. Nhà hàng hải Hoà Lan (Dutch) là Abel Janszoon Tasman phát hiện ra đảo New Zealand, nhưng người Maoris từ chối không cho phép ông ta lên đảo. Thuyền trưởng Anh James Cook thám hiểm quanh bờ năm 1769-1770. Anh tuyên bố thống trị đảo năm 1840, và cũng bắt đầu đưa người tới định cư năm đó. Năm 1853, chính quyền đại diện chính thức thành lập. Các cuộc nổi dậy của người Maoris chấm dứt năm 1870, thuộc địa New Zealand trở thành chính quyền tự trị năm 1907, và là một thành viên của khối thịnh vượng Anh. Quá trình phát triển chính trị truyền thống cho đến thế kỷ 19, khi New Zealand được quốc tế biết đến như một xã hội thực nghiệm.

Nhiều quy định cho hệ thống kinh tế quốc gia cũ bị  bãi bỏ trong những năm gần đây. Đảng Quốc gia do Jim Bolger lãnh đạo giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử năm 1990 và 1993. Ngày 12/10/1996, sau cuộc bầu cử không giành được đa số, Bolger vẫn còn giữ chức Thủ tướng cầm đầu Liên minh đảng Quốc gia và đảng New Zealand. Khi Bolger mất sự ủng hộ của đảng, Jenny Shipley trở thành Thủ tướng, bà là người phụ nữ đầu tiên cầm đầu nội các ngày 8/12/1997. Đảng Lao động do bà Helen Clark lảnh đạo giành thắng lợi cuộc bầu cử ngày 27/11/1999, và bà trở thành Thủ tướng. Đảng Lao động cũng chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 27/7/2002. Thổ dân Maoris với khoảng 550.000 cư dân được dành riêng 6 ghế do những người Maoris bầu cử trực tiếp, trong tổng số 120 thành viên của Hạ viện.

Quốc hội đã hợp pháp hóa việc hành nghề mãi dâm trong tháng/2003. Tháng 7, New Zeealand đã tham gia cùng Úc Đại Lợi gởi quân đến đảo Solomon vản hồi trật tự tại đó. Ngày 14/10, Quốc hội thông qua đạo luật chấm dứt nhiệm vụ của Hội đồng xử kháng án Hoàng gia Anh, và Tòa án tối cao New Zealand được trao quyền xét xử thay thế. Ngày 4/5/2004, đề án canh tân hóa bờ biển New Zealand của Thủ tướng Helen Clark đã vượt qua được thử thách bằng một cuộc bỏ phiếu công khai. Đề án nầy từng bị phản đối bởi bộ tộc Maoris, họ cho rằng đề án canh tân hóa bờ biển là xâm phạm quyền đất đai của họ theo hiệp ước Waitangi. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/9/2005, về đầu là đảng Lao động chiếm 50 ghế, Thủ tướng Helen Clark vẩn còn tại chức chỉ với đa số ít oi (đảng Quốc gia ghế 48 ghế).

Ngày 25/6/2008, yêu sách đất đai của Thổ dân Maoris từ thế kỷ 19 đã được giải quyết. Nạn suy thoái kinh tế buộc bà Clark phải kêu gọi tổ chức bầu cử ngày 8/11, và đảng Quốc gia do John Key giành chiến thắng. Ngày 3/9/2010, một trận động đất tại đảo phía Nam gây hư hại 100.000 ngôi nhà, thiệt hại tài sản trên 2,7 tỷ USD.

Lưu ý:

New Zealand gồm đảo Bắc 115.733 km2, đảo Nam 151.156 km2, đảo Stewart 1.744 km2, đảo Chatham 963 km2 và nhiều nhóm đảo nhỏ khác. Năm 1965, quần đảo Cook có diện tích 258 km2, và 21.750 cư dân (2007), nằm giữa New Zealand và Hawaii, trở thành chính quyền tự trị. Dù vậy New Zealand vẫn còn trách nhiệm ngoại giao và quốc phòng. Đảo Niue nằm cách bờ phía tây 643 km, diện tích 258 km2 và 1.492 cư dân (2007), cũng trở thành tự trị tương tự năm 1974. Đảo Tokelau gồm 3 đảo nhỏ, diện tích 10,3 km2 và 1.449 cư dân (2008), cách bờ phía bắc Samoa 482 km. Vùng phụ thuộc Ross được quản lý bởi New Zealand từ năm 1923 gồm 4.142.408 km2 trên vùng Nam cực.

B. New Zealand ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp New Zealand có hiệu lực thi hành tháng 12/1931. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ New Zealand là một nước Quân chủ lập hiến. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội (chỉ có 1 Viện) gồm cả Nử hoàng Anh, đại diện bởi Toàn quyền. Quyền Hành pháp trao cho Thủ tướng là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội gồm có 121 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử. với nhiệm kỳ 3 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 4.252.000, dưới 15 tuổi 20,5%, trên 65 tuổi 13%. Mật độ dân cư: 15,9 người/km2. Thành phố: 86,2%. Sắc tộc: European 70%, Maori 8%, Châu Á 6%, sắc tộc khác 9%. Ngôn ngữ: English (chính), Maori. Tôn giáo: Tin lành 36%, Thiên chúa giáo La mã 12%, không tôn giáo 26%. Đất đai: Tổng diện tích: 267.710 km2 . Diện tích đất: 267.710 kn2. Địa điểm: phía tây nam Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Australia phía tây, Fiji và Tonga phía đông. Địa thế: mỗi phần trên hai đảo chính Bắc và Nam New Zealand chủ yếu là đồi và núi. Bờ phía đông là đất bằng phẳng, màu mỡ. Đồng bằng rộng lớn Canterbury ở đảo phía nam. Một vùng cao nguyên do sự phun lửa tạo thành ở trung tâm của đảo bắc. Đảo nam có băng giá và 15 tảng băng với đỉnh cao trên 10.000ft. Thủ đô: Wellington. Thành phố đông dân: Auckland 1.360.000,  Wellington 391.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đại diện bởi toàn quyền Anand Satyanand, sinh 22/7/1944, nhậm chức 23/8/2006. Thủ tướng chính phủ: John Key, sinh 9/8/1961, nhậm chức 19/11/2008. Chính quyền địa phương: 16 vùng hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 2 tỷ. Quân đội chính quy: 9.702. Kinh tế: Công nghiệp máy móc, trang thiếy bị vận tải, du lịch, hàng dệt, sản phẩm giấy, len, chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, trái cây, rau quả. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, váng, đá vôi, gỗ, khí đốt, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 60 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 6%, Chăn nuôi: trâu bò 9,7 triệu, gà 18 triệu, dê 160.000, heo 360.000, cừu 40 triệu. Đánh cá: 578.455 tấn. Cung cấp điện: 42,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 7%, đóng góp 5%; công nghiệp 19%, đóng góp 27%; dịch vụ 74%, đóng góp 68%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng N.Z Dollar (tháng 9/2010: 1,3 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 115,3 tỷ. Bình quân đầu người: 27.400. Tăng trưởng: -1,6%. Nhập khẩu: 23,5 tỷ. Bạn hàng: Australia 20,5%, Trung Quốc 12,3%, Hoa Kỳ 11,8%, Japan 9,2%, Germany 4,4%, Singapore 4,4%. Xuất khẩu: 25 tỷ. Bạn hàng: Australia 20,5%, Hoa kỳ 13,1%, Japan 10,3%, Trung Quốc 5,4%, Anh quốc 4,9%. Du lịch: 5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 53,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 9,9 tỷ. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 47,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 4.127 km. Bằng xe hơi: 2,2 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 490.000. Bằng máy bay: bay 15,4 tỷ km, sân bay 41. Hải cảng: 5- Auckland, Chrischurch, Wellington, Dunedin, Tauranga. Truyền thông: máy truyền hình 516/1000 cư dân, Radio 997/1000. Điện thoại: 43,8/100. Internet: 84,4/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 78,5, nữ 82,5. Sinh xuất: 13,8/1000 cư dân. Tử xuất: 7,1/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 60%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth). Tổ chức hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).



A. Tiến trình phát triển.

Người ta tìm thấy các dấu vết con người sống trong nội địa New Guinea ít nhất là 10.000 trước đây hoặc nhiều hơn thế. Làn sóng người tiếp tục vào quốc gia này từ Châu Á băng qua Indonesia. Người dân bản địa bao gồm nhiều bộ tộc du cư, họ sống hầu như hoàn toàn cách biệt với các nhóm người có ngôn ngữ khác nhau. Không nhóm nào hiểu được ngôn ngữ của nhóm đang sống quanh mình. Người Châu Âu thăm viếng đảo trong thế kỷ 15 nhưng phải đến thế kỷ 19 thì người Hoà Lan chiếm trị một nửa phía Tây của đảo. Năm 1884, người Anh tuyên bố chủ quyền phần phía nam của Đông New Guinea. Cũng năm này, Đức tuyên bố phần còn lại phía Bắc của đảo. Năm 1905, Anh nhượng quyền phía Nam cho Úc Đại Lợi, và Úc chiếm phần phía Bắc từ Đức trong chiến tranh Thế giới lần thứ I.

Hội Quốc Liên (League of Nations) uỷ thác cho Úc quản lý toàn khu vực. Cả hai vùng nhập làm một năm 1949. Được ban cấp chính quyền tự trị  ngày 1/12/1973, và trở thành quốc gia độc lập ngày 16/9/1975. Năm 1988, các cuộc bạo loạn của những người đòi ly khai trên đảo Bougainville bắt đầu nổi lên chống lực lượng chính phủ. Ngày 10/10/1997, một thoả hiệp đạt được trao cho những người đòi ly khai một phần hai đảo Bougainville,sau gần 10 năm tiến hành bạo loạn làm chết 20.000 người. Năm 1997, quốc gia trải qua một cuộc hạn hán nghiêm trọng. Cơn bão tố ngày 17/7/1998, cướp đi ít nhất 3.000 mạng sống. Một thoả ước trao quyền tự trị Bougainville được ký ngày 30/8/2001. Các cuộc nổi dậy có vỏ trang dập ắtt trong tháng 3/2001 và tháng 3/2002.

Sau cuộc bầu cử trong tháng 5 và đầu tháng 6/2005, chính quyền mới Bougainville tuyên thệ nhậm chức ngày 15/6/2005. Sir Michael Somare vị Thủ tướng đầu tiên của Papua New Guinea (1975-1980, 1982-1985) một lần nữa được bầu năm 2002, và được Quốc hội tái bầu ngày 13/8/2007. Một dự án đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ Papua New Guinea đến Queensland, Úc Đại Lợi để bán nguồn năng lượng dồi dào của quốc gia được khởi công năm 2008.

B. Papua New Guinea ngày nay.
 
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Papua New Guinea có hiệu lực thi hành ngày 16/9/1975. Hiến pháp chỉ rõ Papua New Guinea là một nước Quân chủ lập hiến, quyền Lập pháp trao cho Quốc hội gồm cả Nử hoàng Anh, đại diện bởi Toàn quyền do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 6 năm. Quyền Hành pháp trao cho Thủ tướng là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Quốc hội chỉ có một viện, là Hạ viện gồm 109 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm.     

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 6.064.000, dưới 15 tuổi 36,9%, trên 65 tuổi 3,5%. Mật độ dân cư: 13,4 người/km2. Thành phố: 12,5%. Sắc tộc: Melanesian, Papuan, Negrito, micronesian, Polynesian. Ngôn ngữ: English (chính), Pidgin, Motu, và 715 thổ ngữ bản địa.  Tôn giáo: Tin lành (4 hệ phái) 51%, Thiên chúa giáo La mã 27%. Đất đai: Tổng diện tích: 462.840 km2 . Diện tích đất: 452.860 km2. Địa điểm: phía đông nam Châu Á, chiếm một phần hai phía đông đảo New Guinea, và khoảng gần 600 đảo cạnh nó. Quốc gia láng giềng: Indonosia phía tây, Australias phía nam. Địa thế: núi rừng dày đặc phủ lên nhiều phần trung tâm lãnh thổ, đất thấp dọc theo bờ bao gồm cả một số đảo của Bismarck và nhóm đảo Solomon như các đảo nhỏ Admirally, New Ireland, New Britain và Bougainville. Thủ đô: Cảng Moresby: 314.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đại diện bởi toàn quyền: Sir Paulias Matane, sinh../../1931, nhậm chức 29/6/2004. Thủ tướng chính phủ: Sir Michael Somare, sinh 9/4/1936, nhậm chức 5/8/2002 (tái bầu 2007). Chính quyền địa phương: 20 tỉnh; Ngân sách quốc phòng: 50 triệu. Quân đội chính quy: 3.100. Kinh tế: Công nghiệp chế biến dầu dừa, dầu cọ, sản phẩm gỗ, hầm mỏ. Nông sản: cà phê, dừa, cọ, trà, cao su, khoai ngọt, cocoa. Tài nguyên: đồng, bạc, vàng, gổ, cá, dầu lửa, khí đốt. Dự trữ nhiên liệu: 88 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 0,5%. Chăn nuôi: trâu bò 94.000, gà 4 triệu, dê: 3.000, heo 1,8 triệu, cừu 7.000. Đánh cá: 275.165 tấn. Cung cấp điện: 2,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 85%, đóng góp 34%; công nghiệp 7%, đóng góp 38%; dịch vụ 8%, đóng góp 28%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Kina (tháng 9/2010: 2,6 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 13,7 tỷ. Bình quân đầu người: 2.300. Tăng trưởng: 4,5%. Nhập khẩu: 2,8 tỷ. Bạn hàng: Australia 53%, Singapose 12,8%, Trung Quốc 6%, Japan 4,4%. Xuất khẩu: 4,3 tỷ. Bạn hàng: Australia 30,3%, Nhật bản 8,2%, China 5,7%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,6 tỷ. Dự trữ vàng: 63.000 ozt. Nợ nước ngoài: 2,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 10,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 24.900 đầu xe, xe hơi cá nhân 87.800. Bằng máy bay: bay 666,9 triệu km, sân bay 21. Hải cảng: 2- Port Moresby, Lae. Truyền thông: máy truyền hình 13/1000 cư dân, Radio 91/1000. Điện thoại: 0,9/100. Internet: 1,9/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 63,8, nữ 68,3. Sinh xuất: 27,1/1000 cư dân. Tử xuất: 6,6/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 44,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,5%. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 59,6%, trung học 22%, đại học 2%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế  giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).



A. Tiến trình phát triển.                      

Quần đảo Solomon được phát hiện năm 1568 bởi một người thám hiểm Peru. Anh thiết lập chế độ bảo hộ trên hầu hết quần đảo có người sinh sống (bộ tộc Melanesians) trong thập niên 1890. Quần đảo là nơi giao tranh của các phe lâm chiến trong đệ II thế chiến. Solomon được ban cấp chính quyền tự trị ngày 2/1/1976, và chính thức tuyên bố độc lập ngày 7/7/1978. Ngày 5/6/2000 một cuộc đảo chánh, châm ngòi cho các phe đảng chính trị chống đối nhau ở Honiana. Trong ba năm tiếp theo bạo loạn, sống bất chấp luật pháp, và nạn tham nhũng lan rộng khắp nơi. Một lực lượng đa quốc vùng đảo Thái Bình Dương với 2.225 quân, do Úc Đại Lợi cầm đầu đổ bộ lên Honiara ngày 24/6/2003 để tái lập trật tự, đến cuối giữa năm 2005, quân đội nước ngoài rút khỏi đây.

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 5/4/2006, ứng viên độc lập chiếm 30 ghế, các đảng chia nhau 20 ghế còn lại cao nhất là đảng Quốc gia 4 ghế, và thấp nhất đảng Tự do 2 ghế. Quốc hội bầu chon Snyder Rini làm Thủ tướng, đưa tới bạo loạn 2 ngày sau đó trong thành phố thủ đô Honiara, với lý do các nhà doanh nghiệp sắc tộc Trung Quốc mua chuộc. Ngày 26/4 Rini từ chức, và Manasseh Sogavare thay thế ông ta. Trận động đất và sóng thần ngày 2/4//2007, làm 52 người chết. Ngày 20/12 David Derek Sikua được bầu làm Thủ tướng đánh bại đương kim Thủ tướng Sogavare. Sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa năm 2010, Danny Philip được bầu làm Thủ tướng.  
       
 B. Solomon ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Solomon có hiệu lực thi hành năm 1979. Hiến pháp chỉ rõ Solomon là một nước Quân chủ lập hiến, nó trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm cả Nử hoàng Anh, đại diện bởi Toàn quyền. Quyền Hành pháp trao cho Thủ tướng do Quốc hội bầu. Quốc hội chỉ có Hạ viện gồm 50 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 559.000, dưới 15 tuổi 38,8%, trên 65 tuổi 3,5%. Mật độ dân cư: 20 người/km2. Thành phố: 18,2%.  Sắc tộc: Melanesian 95%, Polynesian %, Micronesian, da trắng 3%. Ngôn ngữ: English (chính), Melanesian, và 120 ngôn ngữ bản địa khác. Tôn giáo: Anh giáo 45%, Thiên chúa giáo khác 35%, Thiên chúa giáo La mã 19%. Đất đai: Tổng diện tích: 28.896 km2 . Diện tích đất: 27.986 km2.  Địa điểm: quần đảo Melanesian ở phía tây Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Papua New Guinea phía tây. Địa thế: 10 đảo lớn gồ ghề lởm chởm tạo thành bởi sự phun lửa, và 4 nhóm đảo nhỏ hơn. Thủ đô:  Honiara: 72.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đại diện bởi toàn quyền Frank Ofagioro Kabui, sinh ../../…., nhậm chức 7/7/2009. Thủ tướng chính phủ: Danny Philip, sinh ../../1951, nhậm chức 25/8/2010. Chính quyền địa phương: 9 tỉnh và thủ đô Honiara. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, gỗ xẻ, và đánh cá. Nông sản: lúa gạo, khoai tây, dừa, cọ, cocoa, đậu. Tài nguyên: quặng nhôm, chì, nickel, bauxite, phosphares, vàng, gổ, cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 13.600, gà 235.000, heo 54.000. Đánh cá: 39.474 tấn. Cung cấp điện: 73 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 75%, đóng góp 42%; công nghiệp 5%, đóng góp 11%; dịch vụ 20%, đóng góp 47%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar (tháng 9/2010: 7,8 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 1,5 tỷ. Bình quân đầu người: 2.500. Tăng trưởng: -2,3%. Nhập khẩu: 256 triệu. Bạn hàng: Australia 25,2%, Singapose 23,3%, Nhật Bản 7,8%, New Zealand 5%, Fiji 4,2%. Xuất khẩu: 237 triệu. Bạn hàng: China 45,2%, South Korea  13,9%, Nhật Bản 8,4%, Philippines 4,5%, Thái lan 4,4%. Du lịch: 4 triệu . Ngân sách quốc gia: 75 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 93 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 100 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,1%. Vận chuyển: Bằng máy bay: bay 73 triệu km, sân bay 2. Hải cảng: 1-Honiana. Truyền thông: máy truyền hình 16/1000 cư dân, Radio 141/1000. Điện thoại: 1,6/100. Internet: 1,9/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 71,4, nữ 76,6. Sinh xuất: 28,6/1000 cư dân. Tử xuất: 4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 18,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: không có số liệu. Giáo dục: không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh ( Commonwealth).



A. Tiến trình phát triển.                                   

Anh và Pháp cùng chiếm trị quần đảo New Hebrides làm đồn điền trồng cây bông lấy sợi năm 1868. Năm 1914, Anh và Pháp trao quyền cho thổ dân quản lý, nhưng mỗi quốc gia vẫn còn giám sát trên phần đất trồng cây của mình. Trong thời gian xẩy ra chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản chiếm đóng quần đảo, và sau đó biến thành căn cứ quân sự của Đồng minh ngày 30/7/1980, New Hebrides trở thành quốc gia độc lập mang tên Vanuatu. Cuộc bầu cử 52 đại biểu Quốc hội ngày 6/7/2004, đảng Thống nhất Quốc gia (NUP) dẫn đầu chiếm 10 ghế, kế là Liên minh Ôn hòa (UMP) 8 ghế, và sau cùng đảng Nhân dân Hành động 1 ghế. Vanuatu là địa danh của vòng đai lửa nơi thường xẩy ra động đất và bảo lửa.

B. Cọng hoà Vanuatu ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Vanuatu có hiệu lực thi hành năm 1981. Hiến pháp chỉ rõ, nguyên thủ quốc gia là Tổng thống được bầu bởi Hội đồng bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội (chỉ có 1 viện) gồm gồm 52 đại biểu, do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Quyền Hành pháp trao cho Thủ tướng do Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 221.000, dưới 15 tuổi 30,1%, trên 65 tuổi 4,1%. Mật độ dân cư: 18,2 người/km2. Thành phố: 25,1%. Sắc tộc: Melanesian 98%, French, Vietnamese, Chinese, 2%. Ngôn ngữ: Bislama, French, English (tất cả đều chính), và trên 100 ngôn ngữ địa phương. Tôn giáo: Thiên chúa giáo hội Scotland 31%, Anh giáo 13%, Thiên chúa giáo La mã 13%, Thiên chúa giáo khác 14%, Niềm tin bản địa 11%, không tôn giáo 6%. Đất đai: Tổng diện tích: 12.189 km2. Diện tích đất: 12.189 km2. Địa điểm: nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, và đông bắc Brisbane, Australia cách 1.930km. Quốc gia láng giềng: Fiji ở phía đông, quần đảo Solomon phía tây bắc. Địa thế: rừng rậm với một dải đất dọc theo bờ khai thác nông nghiệp. Thủ đô:  Vila 44.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Lolu Johnson, sinh 1942, nhậm chức 2/9/2009. Thủ tướng chính phủ: Adward Natapei, sinh 1954, nhậm chức 22/9/2008. Chính quyền địa phương: 6 tỉnh. Kinh tế: Công nghiệp chế biến, đóng hộp thực phẩm, chế biến gổ. Nông sản: cà phê, dừa, cocoa, khoai. Tài nguyên:  nguyên tố mangan, gổ, cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 156.000, gà 360.00, dê 12.200, heo 63.000. Đánh cá: 88.225 tấn. Cung cấp điện: 42 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 65%, đóng góp 26%; công nghiệp 5%, đóng góp 12%; dịch vụ 30%, đóng góp 62%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Vatu (tháng 9/2010: 97 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 1,2 tỷ. Bình quân đầu người: 5.300. tăng trưởng: 3,8%. Nhập khẩu: 156 triệu. Bạn hàng: Australia 20%, Japan 19,2%, Singapore 11,7%, New Zealand 8,6%, Fiji 7,5%, Trung Quốc 7,2%. Xuất khẩu: 40 triệu. Bạn hàng: Thái Lan 59%, India 16,5%, Japan 11,3%. Du lịch: 52 triệu. Ngân sách quốc gia: 72 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 94 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 80 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,8%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 6.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 4.600. Bằng máy bay: bay 134 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 2-Forai, Port Vila. Truyền thông: máy truyền hình 12/1000 cư dân, Radio 350/1000. Điện thoại: 3/100. Internet: 7,1/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 62,7 nữ 66. Sinh xuất: 21,1/1000 cư dân. Tử xuất: 7,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 48,2/1000 trẻ sơ sinh. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 6-12, biết đọc biết viết 81,3%, trung học 23%, đại học 1%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth).
                                           


A. Tiến trình phát triển.                              

Fiji là một thuộc địa Anh năm 1874, trở thành một quốc gia độc lập trong Khối Liên hiệp Anh ngày 10/10/1970. Có nhiều tập tục văn hoá khác nhau giữa các cộng đồng bản xứ. Họ là con cháu của những người lao động theo hợp đồng mang tới đảo trong thế kỷ 19. Không giống người Fijians bản địa và điều này đã đưa tới sự phân cực đối kháng về chính trị. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 12/4/1987, Liên minh Cánh tả đến với quyền lực do sự hậu thuẩn của đa số cư dân gốc Ấn Độ đông hơn dân dân Fiji bản địa (50/44%). Tháng sau, một cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền. Ngày 21/5, dưới thoả hiệp tương nhượng trao thêm quyền cho đại tá Sitiveni Rabuka người cầm đầu cuộc đảo chánh. Bốn ngày sau, ngày 25/5, Rabuka thực hiện một cuộc đảo chánh thứ hai, và tuyên bố Fiji là một nước cộng hoà, rut khỏi Liên hiệp Anh.

Tháng 12 chính quyền dân sự được tái lập. Ngày 25/7/1990, Hiến pháp mới được thông qua, trao thêm đặc quyền cho người Fijians bản địa. Sau vài tu chỉnh trong tháng 7/1997, Hiến pháp tương đối ít thiên vị hơn. Fiji tái gia nhập Khối Liên hiệp Anh. Một thỏa hiệp đạt được với lãnh tụ Thổ dân dẫn tới việc thành lập mốt chính quyền Liên hiệp năm 1998. Thủ tướng người gốc Ấn đầu tiên là Mahendra Chaudhry nhậm chức ngày 19/5/1999. Ngày 19/5/2000, George Speight cầm đầu một cuộc đảo chánh, bắt giam Thủ tướng Chaudhry và các viên chức chính phủ. Khủng hoảng viên chức chính phủ bị đảo chánh bắt làm con tin đưa tới việc quân đội nắm quyền hành ngày 29/5. Tháng 7/2000, các con tin cuối cùng được phóng thích, cùng lúc với việc thành lập một chính quyền lâm thời có sự chấp thuận của quân đội.

Chính quyền mới tái lập trong tháng 3/2001, bị toà án tuyên bố là không hợp hiến. Ngày 1/9/2001, trong một cuộc bầu cử, trở lại chính quyền lâm thời, và Laisenia Qarase nhậm chức Thủ tướng. Ngày 18/2/2002, Speight bị buộc tội phản nghịch với bản án tù chung thân. Ngày 5/8/2004, tòa án tối cao Fiji tuyên bố Phó tổng thống Jope Seniloli can tội đã trợ giúp cuộc đảo chánh năm 2000, và Seniloli nhận bản án 4 năm tù. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6 và 13/5/2006, đảng Fiji Thống nhất của đương kim Thủ tướng dẫn đầu chiếm 36/71 ghế, đảng Lao động 31 ghế, và sau cùng là đảng Nhân dân Thống nhất 2 ghế. Ngày 5/12/2006, cuộc đảo chánh lần thứ tư trong hơn 20 năm qua. Tướng Hải quân Frank Bainimarama truất quyền Thủ tướng Laisenia Qarase và giam giữ ông ta tại nhà.


Bainimarama tự phong Tổng thống và Thủ tướng, sau đó ông phục hồi chức Tổng thống cho người tiền nhiệm là Ratu Josefa Iloilo. Ngày 5/11/2007, chính quyền công bố đã bắt giam 16 người tình nghi là có âm mưu ám sát Thủ tướng Lâm thời Frank Bainimarama. Ngày 9/4/2009, tòa án đưa ra phán quyết, rằng cuộc đảo chánh quân sự năm 2006 là vi hiến, Tổng thống Ratu Josefa hủy bỏ Hiến pháp, giải thể tòa án, và tái chỉ định Bainimarama làm Thủ tướng lâm thời. Tháng 7, Bainimarama hứa sẽ có hiến pháp mới năm 2013, và bầu cử quốc hội năm 2014, ông ta cũng chỉ định Phó tổng thống Ratu Epeli Nailaticau thay thế tổng thống Iloilo về hưu.

B. Cộng hoà Fiji ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Fiji có hiệu lực thi hành ngày 27/7/1998. Hiến pháp trao quyền Lập pháp cho Quốc hội. Quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do Hội đồng Quốc gia chỉ định với nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định, là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Quốc hội chỉ có Hạ viện gồm 71 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 875.000, dưới 15 tuổi 30,1%, trên 65 tuổi 4,9%. Mật độ dân cư: 47,9 người/km2. Thành phố: 51,5%. Sắc tộc: Fijian 57%, Indian 38%. Ngôn ngữ: English (chính), Fijian, Hindustani. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 53%, Hindu 34%, Hồi giáo 7%. Đất đai: Tổng diện tích: 18.274 km2 . Diện tích đất: 18.274 km2. Địa điểm: nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Vanuatu ở phía tây, Tonga phía đông. Địa thế: 322 đảo trong đó 106 đảo có người ở, nhiều núi với rừng rậm nhiệt đới và một số khu vực đất màu mỡ rộng lớn. Viti Levu là đảo lớn nhất chiếm hơn một nữa tổng số diện tích toàn lãnh thổ. Thủ đô:  Suva 174.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Chuyển tiếp. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ratu Epeli Nailatikau, sinh 5/7/1941, nhậm chức 5/11/2009. Thủ tướng chính phủ: Tướng Hải quân Frank Bainimarama, sinh 27/4/1954, nhậm chức 5/1/2007. Chính quyền địa phương: 4 vùng lãnh thổ gồm 14 tỉnh và 1 vùng phụ thuộc. Ngân sách quốc phòng: 52 triệu. Quân đội chính quy: 3.500. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, may mặc, chế biến đường, sản phẩm bạc, vàng. Nông sản: mía đường, tinh bột sắn, dừa, lúa gạo, khoai ngọt, chuối. Tài nguyên: đồng, vàng, dầu lửa, cá, gổ, thủy điện. Dự trử nhiên liệu : không có số liệu. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 315.000, gà 4,3 triệu, dê 270.000, heo 145.000, cừu 6.000. Đánh cá: 48.852 tấn. Cung cấp điện: 928 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 70%, đóng góp 17%; công nghiệp 15%, đóng góp 22%; dịch vụ 15%, đóng góp 61%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar Fiji (tháng 9/2010: 1,9 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 3,7 tỷ. Bình quân đầu người: 3.900. Tăng trưởng: -3,1%. Nhập khẩu: 3,1 tỷ. Bạn hàng: Singapore 28,9%, Australia 23,4%, New Zealand 16,9%, China 4,7%. Xuất khẩu: 1,2 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 16,8%, Australia 13,9%, Anh Quốc 13,5%, Japan 5,3%, Samoa 4,7%, Tonga 4,1%. Du lịch: 544 triệu. Ngân sách quốc gia: 1,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 220 triệu. Dự trữ vàng: 8.000 ozt. Nợ nước ngoài: 100 triệu. Giá cả tiêu thụ: 3,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 596 km. Bằng xe hơi: 86.600 đầu xe, xe hơi cá nhân 59.100. Bằng máy bay: bay 2,4 tỷ km, sân bay 3. Hải cảng: 2 -Suva, Lautoka. Truyền thông: máy truyền hình 110/1000 cư dân, Radio 677/1000. Điện thoại: 16,1/100. Internet: 13,5/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,5, nữ 73,7. Sinh xuất: 21,5/1000 cư dân. Tử xuất: 5,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 11,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 93,7%, trung học 69%, đại học 13%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IFM), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh ( Commonwealth).



A. Tiến trình phát triển.

Quần đảo Tonga nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, được phát hiện đầu tiên bởi Tasman năm 1643. Người Hoà Lan (Dutch) đến đảo đầu thế kỷ 17. Hàng loạt các cuộc nội chiến diễn ra và chấm dứt năm 1845, khi Vương quốc Tonga đạt tới sự thống nhất dưới quyền cai trị của Tupou (Geoege I), nhà cai trị cư dân bản địa Ha’apai năm 1820, cư dân Vava’u năm 1833, và cư dân Tongatapu năm 1845. Năm 1860, nhà Vua theo Thiên chúa giáo. Năm 1862, nhà vua ban cấp cho các đảo nhỏ được nhiều quyền tự trị hơn kể cả quyền trên đất. Luật pháp thay đổi cùng với việc thành lập Quốc hội mở đường cho một Hiến pháp dân chủ hơn. Ngày 14/11/1899, một Hiệp ước Anh-Đức-Tonga đạt được, theo đó quần đảo Tonga trở thành vùng bảo hộ của Anh.

Ngày 4/6/1970, Tonga được ban cấp độc lập và là thành viên của Khối Thịnh vượng Anh. Tonga gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày 14/9/1999. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 16/3/2005, Mặt trận Dân chủ và Nhân quyền giành thắng lợi chiếm 7/9 ghế tại Quốc hội. Ngày 11/9/2006, George Topou V, lên ngôi vua sau cái chết của vua cha Taufa’ahau Tupou IV làm vua từ năm 1965.

B. Vương quốc Tonga ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Tonga có hiệu lực thi hành năm 1875. Hiến pháp chỉ rõ Tonga là một nước Quân chủ lập hiến. Tu chỉnh hiến pháp năm 2003, nó trao quyền cho nhà Vua cai quản quốc gia, giới hạn chế quyền tự do thông tin. Nhà Vua cai trị thông qua một Hội đồng tổng hợp gồm Hội đồng Cơ mật, Hội đồng Nội các, Lập pháp và Tư pháp. Quốc hội chỉ có Hạ viện gồm 30 đại biểu, nhưng chỉ có 9 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 122.000, dưới 15 tuổi 31,9%, trên 65 tuổi 4,3%. Mật độ dân cư: 171 người/km2. Thành phố: 23,3%. Sắc tộc: Polynesian, Europeans. Ngôn ngữ: Tonga, English (chính cả hai). Tôn giáo: Thiên chúa giáo (hầu hết là nhà thờ tự do Wesleyan). Đất đai: Tổng diện tích: 747 km2. Diệntích đất: 717 km2. Địa điểm: nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Fiji ở phía tây, Samoa phía đông bắc. Địa thế: Tongo gồm 170 đảo san hô và đảo do sự phun lửa tạo thành, trong đó 36 đảo có cư dân sinh sống. Thủ đô:  Nuku Alofa 24.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua George Tupou V, sinh 4/5/1948, nhậm chức 11/9/2006. Thủ tướng chính phủ: Feleti Vaka’uta Sevele, sinh 7/7/1944, nhậm chức 30/3/2006. Chính quyền địa phương: 3 nhóm đảo. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, đánh cá. Nông sản: dừa, sản phẩm dừa, chuối, cocoa, dầu Vanilla. Tài nhuyên: cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 11.250, gà 330.000, dê 12.600, heo 81.200. Đánh cá: 2.861 tấn. Cung cấp điện: 52 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 31,8%, đóng góp 21%; công nghiệp 30,6%, đóng góp 12%; dịch vụ 37,6%, đóng góp 62%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Pa'anga (tháng 9/2010: 1,9 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 760 triệu. Bình quân đầu người: 6.300. Tăng trưởng: -0,5%. Nhập khẩu: 139 triệu. Bạn hàng: Fiji 30%, New Zealand 27,5%, Hoa Kỳ 8,2%, Australia 7,5%, Pháp 5,6%, Anh 4,6%.  Xuất khẩu: 22 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ 41,8%, Nhật Bản 29,2%, New Zealand 8,6%, Fiji 4,2%. Du lịch: 15 triệu. Ngân sách quốc gia: 109,8 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 61 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 60 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,4%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 7.000 đầu xe, xe hơi cá nhân 7.000. Bằng máy bay: bay 18,9 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 1-Nuku'alola. Truyền thông: máy truyền hình 61/1000 cư dân, Radio 663/1000. Điện thoại: 29,8/100. Internet: 8/1/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,5, nữ 73,7. Sinh xuất: 17,8/1000 cư dân. Tử xuất: 5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 11,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 99%, trung học và đại học không có số liêu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Quỷ tiền tệ Thế giới (IFM), và Y tế Thế giới (WHO). Khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth).



A. Tiến trình phát triển.                           

Samoa trước đây là Tây Samoa khác với American Samoa một lãnh thổ nhỏ thuộc Hoa Kỳ, từng là thuộc địa của Đức từ năm 1899 đến 1914, khi quân đội New Zealand đổ bộ lên đảo và nắm quyền kiểm soát. Nó trở thành vùng uỷ thác của Hội Quốc Liên và sau đó của Liên Hiệp Quốc cho New Zealand quản lý. Một cuộc bầu cử chính quyền địa phương được thực hiện tháng 10/1959, và trở thành quốc gia độc lập ngày 1/1/1962. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 31/3/2006, đảng Bảo vệ Nhân quyền dẫn đầu chiếm 29 ghế, đảng Phát triển Quốc gia 12 ghế, và không đảng phái 8 ghế. Ngày 11/5/2007, Malietoa Tanumafili II làm nguyên thủ Quốc gia từ ngày độc lập qua đời, và được kế thừa bởi Tuiatua Tupua Tamasese Efi. Trận động đất và song thần ngày 29/9/2009, làm thiệt mạng ít nhất 143 người.

B. Quốc gia Samoa ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Sau khi nguyên thủ quốc gia trọn đời (vua) là Malietoa Tanumafili II qua đời ngày 11/5/2007, thì chức vụ nầy được kế thừa bởi bầu Tuiatua Tupua Tamasese Efi. Quốc hội Samoa do dân bầu. Thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu chọn. Quốc hội chỉ có một viện gồm 49 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 192.000, dưới 15 tuổi 36%, trên 65 tuổi 5,2%. Mật độ dân cư: 68,1 người/km2. Thành phố: 20,4%. Sắc tộc: Samoan 93%, Euronesians 7%. Ngôn ngữ: Samoan, English (chính cả hai). Tôn giáo: Tin lành 63%, Thiên chúa giáo La mã: 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 2.831 km2. Diện tích đất: 2,821 km2. Địa điểm: nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Fiji ở phía tây nam, Tongo phía nam. Địa thế: hai nhóm đảo chính là Savali 1.706km2, và Upolu 1.118 km2, cả hai đều núi non lởm chởm, cùng với các đảo nhỏ Manono và Apolima. Thủ đô:  Apia 36.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chu Lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Tuiatua Tupua Tamasese Efi, sinh 1/3/1938, nhậm chức 20/6/2007. Thủ tướng chính phủ: Tuilaepa Sailele Malielegaoi, sinh 14/4/1945, nhậm chức 23/11/1998. Chính quyền địa phương: 11 khu hành chánh. Kinh tế: Công nghiệp chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ phận rời xe hơi. Nông sản:  dừa, chuối, khoai mỡ, khoai sọ. Tài nguyên: thủy điện, cá, gỗ quý hiếm. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 21%. Chăn nuôi: trâu bò: 29.000, gà 450.000, heo 202.000. Đánh cá: 3.340 tấn. Cung cấp điện: 109 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 65%, đóng góp 14%; công nghiệp 5%, đóng góp 23%; dịch vụ 30%, đóng góp 63%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Tala (tháng 9/2010: 2,4 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 1 tỷ. Bình quân đầu người: 5.400. Tăng trưởng: -0,8%. Nhập khẩu: 324 triệu. Bạn hàng: New Zealand 21,4%, Fiji 14,7%, Singapore 13,2%, Australia 8,6%, Japan 8,6%, Hoa Kỳ 6,2%. Xuất khẩu: 131 triệu. Bạn hàng: Australia 48,1%, Samoa 32,6%, Hoa Kỳ 3,7%. Du lịch: 77 triệu. Ngân sách quốc gia: 78 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 60 triệu. Nợ nước ngoài: 100 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 6,3%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 9.600 đầu xe, xe hơi cá nhân 1.300. Bằng máy bay: bay 342 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 2 -Apia, Asau. Truyền thông: máy truyền hình 56/1000 cư dân, Radio 1.035/1000. Điện thoại: 17,8/100. Internet: 5/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 69,3, nữ 75,1. Sinh xuất: 22,9/1000 cư dân. Tử xuất: 5,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 23,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-14, biết đọc biết viết 98,7%, trung học 73%, đại học 8%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IFM), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).



A. Tiến trình phát triển.

Tuvalu là nhóm 9 đảo trước đây thuộc Quần đảo Allice nằm ở phía Trung Tây Thái Bình Dương. Gia nhập với quần đảo Gilbert dưới sự bảo hộ của Anh năm 1916, và trở thành thuộc địa Gilbertva Allice của Anh. Nhật chiếm quần đảo Gilbert năm 1942, và sau đó Hoa Kỳ chiếm quần đảo Allice. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” năm 1974, đa số cử tri chấp nhận tách ra khỏi quần đảo Ellice. Tuvalu tuyên bố độc lập ngày 1/10/1978. Đầu năm 1979, Hoa Kỳ ký hiệp ước thân thiện với Tuvalu cam kết không đòi lại 4 đảo phía Nam, và đổi lại Tuvalu để cho Hoa Kỳ sử dụng bất cứ đảo nào thuộc quần đảo Tuvalu cho mục tiêu quân sự. Năm 2000, Tuvatu gia nhập Liên Hiệp Quốc. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/8/2006, và ngày 14/8/2006, Quốc hội bầu Apisa Ielemia làm Thủ tướng.

B. Tuvatu ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Tuvalu chỉ rõ Tuvalu là một nước Quân chủ lập hiến, nhận Nử hoàng làm nguyên thủ quốc gia đại diện bởi Toàn quyền. Quyền Hành pháp trao cho Thủ tướng được bầu lên bởi 15 đại biểu Quốc hội. Không có đảng chính trị tại Tuvalu.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.472, dưới 15 tuổi 31,1%, trên 65 tuổi: 5,4%. Mật độ dân cư: 402,8 người/km2. Thành phố: 49,9%. Sắc tộc: Polynesian 96%, Ngôn ngữ: Tuvaluan, English (chính cả hai). Tôn giáo: Giáo phái Tuvatu (Hội đồng nhà thờ) 97%. Đất đai: Tổng diện tích: 26 km2 . Diện tích đất: 26 km2. Địa điểm: quốc gia tạo lập trên một chuỗi quần đảo chạy dài từ tây bắc đến đông nam dài 579 km2 ở nam Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Karibati ở phía bắc, Fiji phía nam. Địa thế: các đảo đều san hô thấp không có nơi nào cao hơn 15ft so với mặt nước biển trung bình, tạo thành các bãi san hô. Thủ đô: Funafuti 5.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đại diện bởi toàn quyền Lakoba Italoli, nhậm chức ../5/2010. Thủ tướng chính phủ: Apisai Ielemia, sinh 1945, nhậm chức 14/8/2006. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, đánh cá, dừa. Nông sản: dừa. Tài nguyên: cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp : không có số liệu. Chăn nuôi: trâu bò không có số liệu, gà 45.000, dê không có số liệu, heo 13.600. Đáng cá: 2.202 tấn. Cung cấp điện: không có số liệu. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: Hầu hết người ta kiếm sống bằng khai thác đá san hô, đá biển, và từ tiền lương gửi về nhà bởi những người công nhân làm việc trên tàu biển.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Australia Dollar (tháng 9/2010: 1,07 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 14,9 triệu. Bình quân đầu người: 1.600. Tăng trưởng 3%. Nhập khẩu: 12,9 triệu. Bạn hàng: Fiji 46,1%, Japan 18,9%, Trung Quốc 18,2%, Australia 7,7%, New Zealand 4,1%. Xuất khẩu: 1 triệu. Bạn hàng: Đức 60,5%, Italy 20,1%, Fiji 6,9%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 23,1 triệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Vận chuyển: không có số liệu. Sân bay: 1. Hải cảng: 1-Funafuti. Truyền thông: máy truyền hình 9/1000 cư dân, Radio 364/1000 cư dân. Điện thoại: 17,1/100. Iternet: 43,3/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 62,4, nữ 76,5. Sinh xuất: 23/1000 cư dân. Tử xuất: 9,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 35,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm HIV: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 55%, trung học và đại học: không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Lao động Thế giới (ILO), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Khối thịnh vượng Anh ( Commonwealth).



A.Tiến trình phát triển.

Quần đảo được Anh Quốc bảo hộ từ năm 1892, trở thành thuộc địa Anh các đảo Gilbert, và Ellice cùng với quần đảo Phoenix năm 1937. Vành đai san hô Tarawa là nơi diễn ra trận đánh đẫm máu nhất trong Thái Bình Dương thời chiến tranh thế giới lần thứ II. Năm 1971, thành lập chính quyền tự trị. Quần đảo Ellice tách ra từ thuộc địa năm 1975, và trở thành quốc gia Tuvatu độc lập năm 1978. Ngày 12/7/1979, Kiribati tuyên bố độc lập. Dưới hiệp ước thân thiện với Hoa Kỳ, Kiribati từ bỏ các yêu cầu đòi chủ quyền đường ranh giới và quần đảo Phoenix, kể cả các đảo Christmas, Canton, và Enderbury. Kitibati được thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc ngày 14/4/1999. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23 và 30/8/2007, đảng Boutoksnto Koaava dẫn đầu chiếm 18 ghế, đảng Maneaban te Mauri 7 ghế, và 19 ghế còn lại vào các ứng viên độc lập.

Và cuộc bầu cử Tổng thống ngày 17/10/2007 Anote Tong tái đắc cử với 64,3% phiếu bầu.

B. Cộng hoà Kiribati ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Kiribati có hiệu lực thi hành năm 1979. Hiến pháp chỉ rõ Kirubati là một nước Cộng hòa, nó trao quyền Lập pháp cho Quốc hội, gồm 46 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do dân bầu trực tiếp, nhưng muốn ứng cử vào chức vụ Tổng thống trước hết phải là đại biểu Quốc hội.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 99.482, dưới 15 tuổi 34,6%, trên 65 tuổi 3,7%. Mật độ dân cư: 122,7 người/km2. Thành phố: 43,8%. Sắc tộc: Micronesian 99%. Ngôn ngữ: English (chính), Kiribati. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 52%, Tin lành 40%. Đất đai: Tổng diện tích: 811 km2. Diện tích đất: 811 km2. Địa điểm: 32 đảo Micronesian gồm nhóm đảo Gilbert, Line và Phoenix ở giữa Thái Bình Dương nằm rải rác trong một khu vực 5,1 km2 bao quanh điểm, nơi đường ranh được lập nên cắt đường xích đạo. Năm 1997, đường ranh này được dời tới sau biên giới phía đông Kiribati. Quốc gia láng giềng:  gần nhất là Naurru phía tây nam, Tuvalu và các đảo nhỏ Tokelau phía nam. Địa thế: Ngoại trừ một đảo Banaba trong Đại Dương, tất cả các đảo nằm dưới nước với một lớp đất cát san hô và các mãnh đá vỡ phụ thuộc vào các trận mưa thất thường.Thủ đô: South Tawara: 43.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Anote Tong, sinh 11/6/1952, nhậm chức 10/6/2003 (tái bầu năm 2007). Chính quyền địa phương: 3 đơn vị hành chánh, 6 khu vực. Kinh tế: Công nghiệp đánh cá, thủ công mỹ nghệ. Nông sản: sản phẩm dừa, khoai tây, khoai sọ, khoai ngọt, rau quả. Tài nguyên: phosphates. Dự trử nhiên liệu. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: gà 480.000, heo 12.600. Đánh cá: 34.910 tấn. Cung cấp điện: 14 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2,7%, đóng góp 3%; công nghiệp 32%, đóng góp 37%; dịch vụ 65,3%, đóng góp 60%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Australia Dollar (tháng 9/2010: 1,07 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 602 triệu. Bình quân đầu người: 6.100. Tăng trưởng: -0,7%. Nhập khẩu: 62 triệu. Bạn hàng: Australia 33%,Fiji 27,1%, Japan 18,1%, New Zealand 6,9%. Xuất khẩu: 17 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ 22%, Bỉ 21,5%, Japan 14,3%, Samoa 7,8%, Australia 7,5%, Malaysia 6,7%, Đài Loan 5,6%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 59,7 triệu. Nợ nước ngoài: 40 triệu. Vận chuyển: Bằng máy bay: bay 10,9 triệu km, sân bay 4. Hải cảng: 1-Betio. Truyền thông: máy Truyền hình 23/1000 cư dân, Radio 341/1000. Điện thoại: 4,1/100. Internet: 2/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 61,7, nữ 66,5. Sinh xuất: 23,1/1000 cư dân. Tử xuất: 7,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 40,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết, trung học và đại học: không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và cac tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).



A. Tiến trình phát triển.  

Đảo được phát hiện năm 1789 bởi Anh Quốc, nhưng không bị thôn tính cho đến năm 1886, thì đế quốc Đức chiếm đóng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, Nauru trở thành nơi uỷ thác của Hội Quốc Liên và giao cho Australia quản lý. Trong đệ II thế chiến, Nhật chiếm đảo và mang 1.200 người Nauruans như những tên nô lệ tới xây dựng pháo đài phòng thủ trên đảo Truk. Năm 1947, Nauru được trao cho Australia quản lý trở lại như một vùng uỷ thác của Liên Hiệp Quốc. Ngày 31/1/1968 Nauru trở thành một nước cộng hoà, và thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc ngày 14/9/1999. Xuất khẩu muối acid (Phosphate) là nguồn thu nhập chính của quốc gia Nauru, từng làm nước nầy có bình quân đầu người cao nhất các quốc gia trong thế giới thứ ba.

Tuy nhiên, khi nguồn dự trữ Phosphate cạn kiệt, và tác hại môi trường từ việc khai thác mỏ đã đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Sự cẩu thả trong việc điều hành ngân hàng làm cho Nautu chững lại, nếu không nói là tụt lùi. Quốc gia cũng tăng nguồn thu bằng cách bán giấy thông hành (Passports) cho những người không có quốc tịch, có thể một số tên khủng bố quốc tế có mối liên kết với đường dây nầy. Đầu thế kỷ 21, Nauru di vào khủng hoảng chính trị. Chỉ trong năm 2003, Nauru thay đổi Tổng thống tới 6 lần. Tháng 9/2004, Tổng thống Ludwig Scotty tuyên bố tình trạng khẩn trương. Sau khi không trả được nợ đáo hạn do cầm cố bất động sản tại Australia, và đến năm 2005 Ngân hàng đã thực sự vỡ nợ.

Nauri hiện đương đầu với nhiều thách thức kể cả nạn béo phì tăng nhanh. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/8/2007, những người ủng hộ Acotty chiếm 15/18 ghế. Và cuộc bầu Tổng thống ngày 28/8/2007, Acotty tái đắc cử với 14/ 17 phiếu bầu.

B. Cộng hoà Nautu ngày nay.               

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Nauru có hiệu lực thi hành ngày 29/1/1968. Hiến pháp được tu chỉnh ngày 17/5/1968, nó trao quyền Lập pháp cho Quốc hội chỉ có Hạ viện gồm 18 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 3 năm. Tổng thống nắm quyền Hành pháp do Quốc hội bầu với nhiễm kỳ 3 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 9.267, dưới 15 tuổi 34,1%, trên 65 tuổi 2,2%. Mật độ dân cư: 441,3 người/km2. Thành phố: 100%. Sắc tộc: Nauruan 58%, người đảo khác 26%, Chinese 8%, European 8%. Ngôn ngữ: Nauruan (chính), English. Tôn giáo: Tin lành 66%, Thiên chúa giáo La mã 33%. Đất đai: Tổng diện tích: 21 km2 . Diện tích đất: 21 km2. Địa điểm: phía tây Thái Bình Dương, nằm ngay phía nam đường xích đạo. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Karibati phía đông. Địa thế: Hầu hết là cao nguyên nơi có nhiều trữ lượng khoáng chất Phosphate được bao quanh bởi một bờ cát, và đá san hô trong các vòng tròn nối tiếp nhau. Thủ đô: Khu vực Yaren: 9.267 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Marcus Stephen, sinh 1/10/1969, nhậm chức 19/12/2007. Chính quyền địa phương: 14 khu vực. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác mỏ phosphate, sản phẩm dừa. Nông sản: dừa. Tài nguyên: phosphates, cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: không có số liệu, Chăn nuôi: gà 5.000, heo 2.900.  Đánh cá: 39 tấn. Cung cấp điện: 30 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: không có số liệu.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Australia Dollar (tháng 9/2010: 1,07 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 60 triệu. Bình quân đầu người: 5.000. Nhập khẩu: 20 triệu. Bạn hàng: Nam Triều Tiên 43,8%, Australia 61,3%, Hoa Kỳ 36,2%, Đức 4,3%. Xuất khẩu: 64 ngàn. Bạn hàng: Nam Phi 63,7%, South Korea 7,6%, Canada 6,6%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 13,5 triệu. Dự trử ngoại tệ: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Vận chuyển: Bằng máy bay: bay 337,8 triệu km, sân bay 1. Hải cảng: 1-Nauru. Truyền thông: máy Truyền hình 1/1000 cư dân, Radio 45/1000. Điện thoại: 18,6/100 cue dân. Internet: không có số liệu. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 60,9, nữ 68,4. Sinh xuất: 28,2/1000 cư dân. Tử xuất: 6,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 8,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết, trung học và đại học: không có số liệu .

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), và Y tế Thế giới (WHO). Khối thịnh vượng Anh ( Commonwealth).



A. Tiến trình phát triển.

Quần đảo Marshall do cư dân từ Đông Á tới sinh sống khoảng 2000 Trước công nguyên (TCN). Người thám hiểm Bồ Đào Nha phát hiện ra nó năm 1528. Nhưng quần đảo lại mang tên Jhon Marshall như sự ghi nhận ông ta đặt chân lên đảo năm 1788. Cùng với New Guinea nó trở thành lảnh thổ dưới sự bảo trợ của Đức năm 1886. Nhật Bản chiếm đảo năm 1914. Quản lý bởi Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới I và II. Năm 1944, quân Đồng minh chiếm quần đảo. Sau chiến tranh (1945), quần đảo do Hoa Kỳ quản lý dưới sự uỷ thác của Liên Hiệp Quốc. Từ 1946-1958 vành đai (atolls) hai đảo san hô Bikini và Enewetak được sử dụng như những nơi thử nghiệm các chương trình vủ khí hạt nhân của Hoa Kỳ kể cả bom khinh khí. Dự thảo Hiệp ước ban cấp quy chế độc lập cho quần đảo đang được chuẩn bị.

Và, ngày 21/10/1986, Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp ước, theo đó Hoa Kỳ ban cấp quy chế độc lập cho quần đảo, trợ giúp tài chánh và an ninh quốc phòng như một bồi thường thiệt hại do các vụ thử nghiệm hạt nhân gây ra. Tháng 12/2003, hiệp ước được tái tục thêm 20 năm, kể từ tháng 5/2004. Ngày 17/9/1991 quôc gia đảo Marshall được thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc. Amata Kabua là Tổng thống đầu tiên và duy nhất của đảo từ năm 1979 chết ngày 19/12/1996. Và người anh em họ ông ta, là Imata Kabua được bầu làm Tổng thống ngày 13/1/1997. Ngày 10/1/2000, chức Tổng thống được kế tục bởi Kessai Note. Và Note bắt đầu nhiệm kỳ 2 của ông ta ngày 5/1/2004. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 19/11/2007, đảng Nhân dân Thống nhất dẫn đầu chiếm 15/33 ghế.

Ngày 14/1/2008, Quốc hội bầu Litokwa Tomneing Jan làm Tổng thống. Ngày 2/9/2009, được kế tục bởi Jurelang Zedkaia.

B. Cộng hoà Marshall ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Marshall có hiệu lực thi hành ngày 1/5/1979. Hiến pháp chỉ rõ Marshall là một nước Cộng hòa. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa cầm đầu chính phủ, được bầu bởi Quốc hội, có nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội chỉ có Hạ viện gồm 33 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 65.000, dưới 15 tuổi 38,4%, trên 65 tuổi 3%. Mật độ dân cư: 363,9 người/km2. Thành phố: 71,4%. Sắc tộc: Micronesian. Ngôn ngữ: English, Marshallese (chính cả hai). Tôn giáo: Tin lành 55%, Thờ chúa Tổng hợp 26%, Thiên chúa giáo La mã 8%. Đất đai: Tổng diện tích: 181 km2. Diện tích đất: 181 km2. Địa điểm: phía bắc Thái Bình Dương, quần đảo tạo thành bởi hai chuỗi đảo san hô chạy dài 1.287 km song song với nhau. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Micronesian phía tây, Nauru và Kiribati phía Nam. Thủ đô: Majuro 30.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Iroij Jurelang Zedkaia, sinh 13/7/1950, nhậm chức 2/9/2009. Chính quyền địa phương: 33 khu vực. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, đánh cá, sản phẩm dừa, gỗ, thủ công mỷ nghệ. Nông sản: dừa, khoai tây, khoai sọ, dưa đá, thơm. Tài nguyên: cá, sản phẩm đảo. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 11%. Đánh cá: 42.019 tấn. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 21%, đóng góp 14%; công nghiệp 21%, đóng góp 16%; dịch vụ 58%, đóng góp 72%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng  Dollar Mỹ. Tổng sản lượng nội địa: 133,5 triệu. Bình quân đầu người: 2.500. Tăng trưởng: -0,3%. Nhập khẩu: 79,4 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ, Japan, Australia, New Zealand, Singapose, Fiji, China, Philippines. Xuất khẩu: 19,4 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Trung quốc. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 12 triệu. Nợ nước ngoài: 30 triệu. Vận chuyển: Bằng máy bay: bay 37,9 triệu km, sân bay 4. Hải cảng: 1-Majuro. Truyền thông: Điện thoại: 7,1/100. Internet: 3,6/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 69,4, nữ 73,7. Sinh xuất: 29,9/1000 cư dân. Tử xuất: 4,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 24,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 93,7%, trung học và đại học: không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO).


12. MICRONESIA  -  FEDERATED STATES OF MICRONESIA.

A. Tiến trình phát triển.

Liên bang Micronesia trước đây được người ta biết đến như là quần đảo Caroline. Tây Ban Nha chiếm quần đảo năm 1886, và bán cho Đức năm 1899. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, Nhật Bản chiếm quần đảo, và được Hội Quốc Liên ủy thác quản lý đảo. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II, Đồng minh chiếm quần đảo, và sau đó Liên Hiệp Quốc ủy thác cho Hoa Kỳ quản lý. Ngày 10/5/1979, Liên bang Micronesia trở thành quốc gia độc lập, nhưng vẫn chịu sự giám sát của Hoa Kỳ. Ngày 3/ 11/1986, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giàn xếp một “thỏa hiệp hợp tác hổ tương” giữa Micronesia và Hoa Kỳ trong 15 năm. Micronesia được thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc ngày 17/9/1991. Ngày 1-2/7/2002 cơn bão nhiệt đới Chata làm 47 người chết, và trên 1.000 người tiêu tan nhà cửa ở đảo Chuuk.

Ngày 17/12/2003, “Thỏa hiệp hợp tác hổ tương” giửa Hoa Kỳ và Micronesia được gia hạn thêm 20 năm, theo đó hàng năm Hoa kỳ sẽ cấp cho Micronesia 1,8 tỷ USD. Ngày 9/4/2004, trận cuồng phong Sudal ập vào đảo Yap làm cho hơn 1.500 người tiêu tan nhà cửa. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/3/2007, chỉ có những ứng viên độc lập đắc cử. Và tại cuộc bầu Tổng thống ngày 11/5/2007, Quốc hội đề cử và cử tri đã bầu Immanuel Mori làm Tổng thống.

B. Liên bang Micronesia ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Micronesia có hiệu lực thi hành tháng 5/1979. Hiến pháp chỉ rõ Micronesia là một nước Cộng hòa, quyền Lập pháp trao cho Quốc hội có 14 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm. Quyền Hành pháp trao cho Tổng thống cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Ứng viên Tổng thống phải là đại biểu Quốc hội.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 107.000, dưới 15 tuổi: 34,2%, trên 65 tuổi: 2,9% . Mật độ dân cư: 152,6 người/km2. Thành phố: 22,6%. Sắc tộc: Chuukese 49%, Pohnpeian 24%, Kosraean 6%. Ngôn ngữ: English (chính), Yapese, Trukesse, Pohnpeian, Kosrean, Ulithian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 50%, Tin lành 47%. Đất đai: Tổng diện tích: 702 km2 . Diện tích đất: 702 km2. Địa điểm: Quốc gia gồm 607 đảo ở phía tây Thái Bình Dương. Thủ đô: Palikir trên đảo Pohnpei: 7.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Emanuel (Manny) Mori, sinh 25/12/1948, nhậm chức 11/5/2007. Chính quyền địa phương: 4 tiểu bang. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, xây dựng, thủ công mỷ nghệ, đánh bắt và chế biến cá. Nông sản: hạt tiêu đen, dừa, sắn, khoai ngọt, trái cây miền nhiệt đới, rau quả. Tài nguyên: gỗ, cá, hầm mỏ. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 6%. Chăn nuôi: trâu bò 14.000, gà 190.000, dê 4.100, heo 33.000. Đánh cá: 11.780 tấn. Cung cấp điện: không có số liệu. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 1%, đóng góp 1%; công nghiệp 34%, đóng góp 44%; dịch vụ 65%, đóng góp 55%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar Mỹ. Tổng sản lượng nội địa: 238 triệu. Bình quân đầu người: 2.200. Tăng trưởng: 0,3%. Nhập khẩu: 132 triệu. Bạn hàng: Hoa kỳ, Japan, Hồng Kông. Xuất khẩu: 14 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ, Nhật, Guam. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 152 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 35,5 triệu. Nợ nước ngoài: 80 triệu. Vận chuyển: Bằng máy bay: không có số liệu. Sân bay: 6. Hải cảng: 4 -Colonia (trên đảo Yap), Kolonia (trên đảo Pohnpei), Lele, Moen. Truyền thông: máy truyền hình: 20/1000 cư dân, Radio 70/1000. Điện thoại: 7,9/100. Internet: 15,4/100 người sử dụng.  Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 69,3, nử 73,2. Sinh xuất: 22,6/1000. Tử xuất 4,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 25,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13, biết đọc biết viết 89%, trung học và đại học: không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) và Y tế Thế giới.



A. Tiến trình phát triển.

Tây Ban Nha chiếm hữu quần đảo Palau năm 1886, và sau đó bán nó cho Đức năm 1899. Nhật chiếm quần đảo năm 1914, và sau chiến tranh thế giới II, được Hội Quốc Liên ủy thác quản lý năm 1921. Quân Đồng minh (Hoa Kỳ) đánh chiếm đóng đảo Palau năm 1944. Quần đảo trở thành một phần của vùng đảo Thái Bình Dương, và Liên Hiệp Quốc uỷ thác cho Hoa Kỳ quản lý năm 1947. Sau cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 7/1978, cư dân trên đảo chống lại việc liên kết thành lập Liên bang Micronesia, và quần đảo trở thành một vùng tự trị ngày 1/1/981. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 11/1993, cư dân tán thành Hiệp ước liên minh với Hoa Kỳ, theo đó Hoa Kỳ sẽ cung cấp tài chánh cho Palau và đổi lại Palau để cho Hoa Kỳ sử dụng các tiện ích quân sự trên Palau trong thời gian dài trên 15 năm, có tái tục.

Ngày 1/10/1994 Palau trở thành quốc gia độc lập. Phó tổng thống Tommy Remengesau đắc cử trong cuộc bầu chọn Tổng thống ngày 7/11/2000. Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 2/11/2004, Tổng thống Tommy Remengesau tái đắc cử với 66,5% phiếu bầu. Tại Quốc hội, chỉ có ứng viên độc lập đắc cử.

B. Cộng hoà Palau ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Palau có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1981. Hiến pháp chỉ rõ Palau là một nước Cộng hòa. Nó trao quyền Lập pháp cho Quốc hội gồm Hạ viện 16 đại biểu, và Thượng viện 9 nghị sỉ do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Quyền Hành pháp trao cho Tổng thống củng do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Theo tập tục, quyền trên đất và trên biển được trao cho 16 gia đình quý tộc theo “chế độ mẩu hệ”.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 20.000, dưới 15 tuổi 22,2%, trên 65 tuổi 6,3%. Mật độ dân cư: 45,5 người/km2. Thành phố: 82,4%. Sắc tộc: Palauan (pha trộn Polynesian, Malayan, Melanesian) 70%, Filipino 15%, Chinese 5%. Ngôn ngữ: English (Chính), Palauan, Sonsorolese, Anguar, Japanese, Tobi. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 42%, Tin lành 23%, Modekngei 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 459 km2 . Diện tích đất: 459 km2. Địa điểm: quần đảo gồm 26 đảo và hơn 300 đảo nhỏ ở phía tây Thái Bình Dương khoảng 852 km về phía đông nam của Philippines. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Micronesia ở phía đông, Inđonesia phía nam. Thủ đô: Melekeok: 12.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Johnson Toribiong, sinh 22/6/1946, nhậm chức 15/1/2009. Chính quyền địa phương: 16 tiểu bang. Kinh tế: Công nghiệp du lịch, xây dựng, may mặc, thủ công mỹ nghệ. Nông sản: dừa, sản phẩm dừa, khoai ngọt, củ sắn (mỳ). Tài nguyên: vàng, sản phẩm hầm mỏ khác, gỗ, cá. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 9%. Chăn nuôi: không có số liệu. Đánh cá: 972 tấn. Cung cấp điện: không có số liệu. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 20%, đóng góp 14%; công nghiệp 30%, đóng góp 36%; dịch vụ 30%, đóng góp 50%.

Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar Mỹ. Tổng sản lượng nội địa: 164 triệu.  Bình quân đầu người: 8.100. Tăng trưởng: 5,5%. Nhập khẩu: 107,3 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ, Singapore, Japan, South Korea. Xuất khẩu: 5,9 triệu. Bạn hàng: Hoa Kỳ, Nhật, Singapore. Du lịch: 93 triệu. Ngân sách quốc gia: 99,5 triệu. Nợ nước ngoài: 50 triệu. Vận chuyển: Bằng máy bay: không có số liệu. Sân bay: 1. Hải cảng: không có số liệu. Truyền thông: máy truyền hình 98/1000 cư dân, Radio 550/1000. Điện thoại: 34,5/100. Internet: không có số liệu. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,4, nữ 74,8. Sinh xuất: 10,7/1000. Tử xuất: 7,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 12,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 92%, trung hoc và đại học: không có số liệu.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Hàng hải Thế giới (IMO) và Y tế Thế giới (WHO).














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét