Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

CHƯƠNG VII. 5 NƯỚC THÀNH VIÊN Ở CHÂU MỸ.(Sách Châu Á và hợp tác Châu Á Thái Bình Dương 2010 )

           CHƯƠNG VII. 5 NƯỚC  THÀNH VIÊN Ở CHÂU MỸ.
1. CANADA (GIA NÃ ĐẠI).
A. Tiến trình phát triển.
Nhà thám hiểm người Pháp Jacque Cartier tới được vịnh Lawrence năm 1534, là người sáng lập ra nước Canada. Nhưng một người đi biển Anh john Cabot đã nhìn thấy Newfoundland năm 1497, và người Vikings (Bắc Âu) tin rằng họ đã tới bờ Đại Tây Dương trong hàng thế kỷ trước, sớm hơn các nhà thám hiểm. Người Châu Âu định cư tại Canada đầu tiên là người Pháp. Họ xây dựng thành phố Quebec năm 1608, thành phố Montreal năm 1642, và tuyên bố thuộc địa Pháp mới (New France) năm 1683. Người Anh chiếm Acadia năm 1717. Thông qua chiến thắng quân sự trên lực lượng Pháp ở Canada, họ chiếm Quebec năm 1759 và giành được quyền kiểm soát phần còn lại của New France năm 1763. Người Pháp vẫn duy trì quyền có ngôn ngữ, tôn giáo và luật dân sự của họ dưới đạo luật Quebec năm 1774.
Người Anh ở Canada tăng nhanh, trong thời kỳ diễn ra cách mạng thành lập Liên bang Hoa Kỳ độc lập, nhiều người Anh ở các thuộc địa Mỹ khi có cuộc cách mạng di chuyển về phía bắc Canada. Họ thường tự nhận với vẻ kiêu hãnh là người trung thành với đế quốc Anh. Buôn bán lông thú và thăm dò tìm kiếm đã dẫn người Canada đi về hướng tây băng qua lục địa. Sir Alexander Mackenzie tới được bờ Thái Bình Dương năm 1793, và khắc vội lên một bờ đá cạnh Đại Dương "Tôi đến đây từ Canada bằng đường đất liền" ("From Canada by land"). Hội đồng Lập pháp xuất hiện vào thế kỷ 18 ở vùng cao, vùng thấp Canada (sau gọi là Ontario và Quebec), và các vùng ven biển. Hội đồng có một bộ phận sau này gọi nó là trách nhiệm chính quyền, tức tổ chức có trách nhiệm quản lý xã hội. Nhưng chiến tranh năm 1812 đã làm gián đoạn nó.
Các trận đánh nhau giữa Anh và Mỹ chủ yếu diễn ra ở vùng cao Canada và được giải quyết năm 1814. Năm 1837, một cuộc vận động chính trị cho một chính quyền dân chủ hơn bắt đầu, và đỉnh cao của nó khi có nhiều cuộc bạo loạn diễn ra trên cả vùng cao và vùng thấp Canada. Năm 1839, chính phủ Anh gởi Lord Durham đến nơi nghiên cứu tình hình. Trong một phúc trình nổi tiếng ông ta đề nghị hợp nhất cả hai phần thành một thuộc địa với tên gọi Canada. Sự hợp nhất này kéo dài cho đến ngày 01/07/1867, khi Anh quốc ban hành Đạo luật (bây giờ gọi là Luật Hiến Pháp 1867) thành lập một chính quyền Liên bang Canada tự trị, bao gồm Ontario, Quebec và các thuộc địa củ Nova Scotia và New Brunswick. Từ năm 1840, sau đề nghị của Lord Durham (1839) các thuộc địa Canada đã giữ quyền nội trị, chính quyền tự quản.
Đến năm 1867, đạo luật Anh dành cho Bắc Mỹ (British North America), xem như là luật cơ bản “Hiến pháp thành văn” của Canada để tổ chức chính quyền Liên bang theo mô hình Quốc hội và Nội các Anh dưới chế độ Quân chủ. Năm 1931 Canada được chính thức thừa nhận là một chính quyền tự trị trong đế quốc Anh. Với sự phê chuẩn luật Hiến pháp Canada năm 1982 của Anh, Canada chính thức kết thúc sự ràng buộc với Anh quốc trong các vấn đề lập pháp. Cái gọi là thoả ước Meech Lake được ký ngày 3/6/1987, theo đó văn hoá, ngôn ngữ Pháp sẽ được duy trì ở Quebec, dưới sự bảo hộ của Hiến pháp. Các nhà bình luận chỉ trích thoả ước và nêu câu hỏi: tại sao nó không ban thêm quyền cho các sắc tộc thiểu số khác lại cứ trao cho Quebec nhiều quyền đến thế.
Những quyền mà từ đó người Quebec có thể được đặt cao hơn cả quyền tự do và nhân quyền ghi trong Hiến pháp năm 1982. Ngày 22/6/1990 thoả ước bị huỷ bỏ. Những người chủ trương ly khai lại muốn phục hồi chính quyền riêng của Quebec mà đỉnh cao là thoả ước Charlottetown 1992, đòi thay đổi Hiến pháp. Nhưng một lần nữa lại thất bại khi kêu gọi thừa nhận Quebec như là "một cộng đồng xã hội đặc trưng" khác với với các cộng đồng xã hội trong Liên bang Canada. Tại cuộc “trưng cầu dân ý” toàn Liên bang ngày 26/10/1992, cử tri Canada không chấp nhận đề nghị này. Canada là quốc gia đầu tiên phê chuẩn "Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ” giữa Canada, Mexico và Hoa Kỳ ngày 23/6/1993, Hiệp ước có hiệu lực thi hành từ 01.01.1994. Sau hơn 8 nam cầm quyền, ngày 24/02/1993, Thủ tướng Brian Mulroney từ chức.
Kế vị ông ta là Kim Campbell. Trong cuộc bầu cử ngày 25/10/1993, Đảng Bảo thủ cầm quyền bị đánh bại bằng một đa số áp đảo, họ chỉ còn hai ghế trên 295 tổng số  ghế ở Hạ viện (Honse of Commons). Jean Chretian trở thành Thủ tướng. Trong một cuộc “trưng cầu dân ý” tổ chức ngày 30/10/1995 cho riêng Quebec trên đề nghị ly khai tách Quebec khỏi Liên bang bị đánh bại sít sao. Cuộc bầu cử ngày 2/6/1997 đảng tự do giành thắng lợi với một đa số mỏng manh. Ngày 7/1/1998 chính quyền Canada công khai "Xin lỗi" người dân bản địa về các cung cách xử sự không đúng trong hơn 150 năm qua, và lập ra một "quỹ phục hồi" cho người bản địa. Ngày 20/8 trong một phán quyết của toà án tối cao Liên bang Canada rằng, Quebec không thể đơn phương ly khai ngay cả nếu đa số cử tri trong tỉnh chấp nhận.
Thắng lợi của đảng Tự do trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày 27/11/2000 làm cho Chrétian là Thủ tướng đầu tiên trong hơn 50 năm qua, cầm đầu chính phủ trong ba nhiệm kỳ liên tục. Tháng 10/2001, Canada gởi 5 tàu chiến, và tháng 2/2002 gởi 850 quân vào Liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu hành quân chống khủng bố ở Afghanistan. Ngày 17/4, bốn binh sỉ Canada bị thiệt mạng trong khi đang thực tập huấn luyện tại Kadahar bởi quân sỉ Hoa Kỳ, đây là lần đầu tiên quân sỉ Canada bị thương vong ở hải ngoại kể từ sau chiến tranh Triều Tiên. Tháng 2/2002, Canada đóng góp 100 triệu cho trợ giúp nhân đạo và tái thiết Afghanistan, và tháng 3/2003, hứa sẽ đóng góp thêm 250 triệu. Ngày 21/8/2002, Chretian tuyên bố rằng ông sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư vào năm 2004.
Quan hệ Hoa Kỳ - Canada bị lạnh nhạt sau khi Thủ tướng Chretien từ chối gởi quân cùng với Hoa Kỳ xâm lăng Iraq trong tháng 3/2003. Nột hỏa tiển SARS phát nổ tại một vùng ngoại ô gần Toronto, giết chết hơn 40 người và làm thiệt hại hàng triệu đô la về vật chất. Ngày 10/6 trong một phán quyết của tòa án tối cao, rằng chính quyền Tiểu bang (tỉnh) phải mở rộng quyền kết hôn cho những cặp tình nhân đồng tính luyến ái. Ngày 14/8/ do trục trặc kỷ thuật bị mất điện trên một diện rộng phía Đông bắc vùng Ontario và Manitoba kể cả Ottawa và Toronto. Ngày 12/12/2003, Chretian từ chức, và Paul Martin trở thành Thủ tướng. Sự tai tiếng do việc chi ra những khoảng tiền lớn để làm những bộ phim quảng cáo, và bảo trợ cho các sự kiện thể thao ở Quebec là những yếu kém trong quản lý của đảng Tự do.
Cuộc bầu cử ngày 28/6/2004, đảng Tự do chỉ giành được 135/308 ghế tại Hạ viện, đảng Bảo thủ về hàng thứ hai với 99 ghế. Martin vẫn còn giữ chức Thủ tướng. Ngày 19/7/2005, Quốc hội thông qua đạo luật cho phép kết hôn trong giới đồng tính. Ngày 27/9, Michaelle Jean, một phóng viên truyền hình, sinh tại Haiti là người da đen đầu tiên tuyên thệ nhậm chức Tổng Toàn quyền Canada. Đảng Tự do rời khỏi chính quyền sau cuộc bầu cử ngày 23/1/2006, đảng Bảo thủ đối lập dẩn đầu chiếm 124 ghế, kế đến là đảng Tự do 103 ghế. Lãnh đạo đảng Bảo thủ là Stephen Harper phải Liên minh với đảng nhỏ để thành lập chính phủ. Ngày 2 và 3/6, cảnh sát đã nhanh tay bắt 17 người, chận đứng một âm mưu khủng bố nhắm vào các toà nhà Quốc hội và Văn phòng Thủ tướng.
Ngày 23/2/2007 toà án tối cao đã nhất trí xoá bỏ luật, theo đó những người tình nghi khủng bố sinh ở nước ngoài sẽ bị giam giữ không cần chứng cứ buộc tội. Ngày 7/9/2008, Thủ tướng Harper, tuyên bố sẽ tổ chức bầu Quốc hội vào ngày 14/10, trước kỳ hạn 1 năm.
Xin lưu ý rằng:
Canada là một quốc gia theo thể chế Quân chủ lập hiến với hệ thống chính quyền Quốc hội. Nó cũng là một Liên bang. Nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng Anh Elizabeth II, được đại diện bởi một Tổng toàn quyền người Canada. Trong thực tế Canada được cai trị bởi Thủ tướng chính phủ là người lãnh đạo Đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện.
B. Liên bang Canada ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Tháng 11/1981, Chính quyền các Tỉnh trong Liên bang Canada thông qua đề nghị Luật tu chỉnh Hiến pháp trở thành Hiến pháp mới của Canada, thay thế Hiến pháp Anh dành cho Bắc Mỹ. Đề nghị nầy được Quốc Hội Canada chấp nhận, và ban hành bởi Quốc hội Anh năm 1982. Nó chấm dứt việc Quốc hội Anh ban hành Luật có hiệu lực trên Canada. Từ đó đến nay Hiến pháp được tu chỉnh bổ sung nhiều lần. Hiến pháp Canada trao quyền Lập pháp cho Quốc hội, bao gồm cả Nử hoàng Anh được đại diện bởi Toàn quyền, một Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 308 đại biểu được bầu từ các khu vực bầu cử có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 105 nghị sỉ từ các Tỉnh không đồng đều như Ontario, Quebec mổi tỉnh 24 nghị sỉ, nhưng Tỉnh Edward Island có 4, và mỗi Vùng lảnh thổ có 1 nghị sỉ. Toàn quyền Canada đại diện Nử hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia. Nhưng điều hành chính quyền lại trao cho Thủ tướng chính phủ, lảnh tụ đảng chiếm da số ghế đại biểu tại Hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: dân số 33.212.696, dưới 15 tuổi 16,3%, trên 65 tuổi 14,9%. Mật độ dân cư: 3,7 người/km2. Thành phố: 80,1%. Sắc tộc: Các đảo Anh 28%, Pháp 23%, người Châu Âu khác 15%, người Châu Á 12%, người da đỏ Mỹ 2%. Ngôn ngữ: Anh, Pháp (chính cả hai). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 43%, Tin lành 23 %, Niềm tin khác 12%, không tôn giáo 16%.. Đất đai: Tổng diện tích: 9.984.670 km2. Diện tích đất: 9.093.507 km2. Địa điểm: phía bắc của Bắc Mỹ, quốc gia lớn nhất ở phía Tây bán cầu. Quốc gia láng giềng: Hoa Kỳ về phía nam. Địa thế: Canada kéo dài 5.512 km từ đông sang tây, và mở rộng từ cực bắc về phía nam tới biên giới Hoa Kỳ. Canada có bờ biển 58.496 km trong đất liền, và 185.249 km bờ của các hải đảo, kể cả các đảo ở Bắc cực, từ Greenland tới gần biên giới Alaskan. Khí hậu: nhiệt độ thường khác nhau từ cái lạnh đến đông đá trong mùa đông đến cái nóng khá gay gắt trong mùa hè. Thủ đô: Ottawa. Thành phố đông dân: Toronto 5.213.000, Montreal 3.678.000, Vencouver 2.146.000, Ottawa 1.145.000, Calgary 1.110.000, Edmonton 1.058.000.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến Liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Nữ hoàng Elizabeth II, đại diện bởi Toàn quyền Michaelle Jean, sinh 6/9/1957, nhậm chức 27/9/2005. Thủ tướng chính phủ: Stephen Harper, sinh 30/4/1959, nhậm chức 6/2/2003. Chính quyền địa phương: 10 tỉnh (tiểu bang), 3 vùng lãnh thổ. Ngân sách quốc phòng: 18,4 tỷ. Quân đội chính quy: 64.300. Kinh tế: Công nghiệp khai thác dầu mỏ, trang thiết bị vận tải, hoá chất, chế biến dầu lửa, hơi đốt, sản phẩm gỗ, giấy, và chế biến thực phẩm. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, hạt ngũ cốc, hạt có dầu, thuốc lá, trái cây, rau quả. Tài nguyên: quặng sắt, kim loại trắng bạc dùng mạ kim loại (niken), kim loại trắng pha thép chế tạo máy cao tốc (molybdenum), kim loại trắng cứng (zine), chì, đồng, bạc vàng, bồ tạt, cali, cá, gổ, động vật hoang dã, than đá, dầu lửa, khí thiên nhiên, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 178,6 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 14,2 triệu, gà 165 triệu, dê 30.000, heo 13,8 triệu, cừu 879.000. Đánh cá: 1,2 triệu tấn. Cung cấp điện: 598,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2%, đóng góp 2%; công nghiệp 22%, đóng góp 29; và dịch vụ 76%, đóng góp 69%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng dollar (tháng 9/2008: 1,08=1USD. Tổng sản lượng nội địa: 1.300 tỷ. Bình quân đầu người: 38.400. tăng trưởng: 2,7%. Nhập khẩu: 386,9 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 55,1%, China 8,7%, Mexico 4%. Xuất khẩu: 433,1 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 82,3%, Anh Quốc 2,2%, Nhật Bản 2,1%. Du lịch: 14,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 555,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 25,9 tỷ. Dự trữ vàng: 110.000 oz.t. Nợ nước ngoài: 570 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 48.057 km. Bằng xe hơi: 18,1 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân: 708.000. Bằng máy bay: bay 87 tỷ km, sân bay 509. Hải cảng: 6 - Halifax, Montreal, Quebec, Saint John, Toronto, Vancover. Truyền thông: máy truyền hình 709/1000 cư dân, Radio 1.038/1000. Điện thoại: 21 triệu. Internet: 28 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 78,7, nữ 83,8. Sinh xuất: 10,3/1000 cư dân. Tử xuất: 7,6/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 58%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Khối Thịnh vượng Liên hiệp Anh (Commonwealth). Khối Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS). Hợp tác Kinh tế và Phát triển Châu Âu (OECD). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
2. UNITED STATES - UNITED STATES OF AMERICA (HOA KỲ)
A. Tiến trình phát triển.

Cư dân đầu tiên sống trên lục địa Bắc Mỹ có thể từ thời kỳ Đồ đá Cổ, nhưng cho đến thế kỷ 12 mới lập ra những nơi định cư cố định tại các khu vực phía Đông, nơi có nhiều thuận lợi cho việc gieo trồng và đánh bắt cá. Người Châu Âu đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ là Tây Ban Nha (Spaniards). Họ lập cơ sở ở Florida trước khi thám hiểm thăm dò về phía Bắc và phía Tây. Santa Fe ở New Mexico được thành lập năm 1610. Nhưng trước đó vào giữa thế kỷ 16 đã có sự tranh giành giữa người Tây Ban Nha và người Pháp (French) đang lập thuộc địa dọc theo sông Lawrence, mà trung tâm là Quebec. Các nhà thám hiểm của Elizabeth (Anh) háo hức đi khai phá thế giới mới, nhưng cho đến năm 1607, Anh Quốc mới lập được lập được thuộc địa đầu tiên là Jamestown, nơi bây giờ là Nam Virginia.
Sau buổi ban đầu đầy nguy hiểm bệnh tật, thiếu đói, hầu hết người định cư đã vượt qua thử thách. Dân số Virginia tăng nhanh, sản xuất đủ thuốc lá đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Châu Âu. Maryland buổi đầu là một nơi trốn lánh của những người theo Thiên chúa giáo La Mã bị đàn áp, cũng là nơi phát triển mạnh nhờ vào việc sản xuất buôn bán thuốc lá. Sản xuất thuốc lá cung cấp cho thị trường Châu Âu đã tạo ra một sự khan hiểm sức lao động, và thế là người nô lệ da đen được nhập khẩu vào Bắc Mỹ từ Châu Phi. Năm 1620, hơn một trăm tín đồ Thanh giáo Anh đổ bộ vào Plymonth Rock lập nên một vùng định cư riêng, nơi trở thành thuộc địa Massachusetts. Chẳng bao lâu sau xảy ra chuyện bất hoà với người định cư khác, đó là những người Thiên chúa giáo La Mã chạy thoát sự đàn áp tôn giáo cũng từ Anh Quốc.
Điều này nói lên rằng, không phải tất cả những người có niềm tin tôn giáo riêng của họ dể dàng chấp nhận hoà hợp với niềm tin khác quanh họ. Penneylvenia là thuộc địa được ghi nhận như một ngoại lệ sau khi Quaker William Penn trong một đề nghị tự do thờ phụng cho tất cả mọi người thừa nhận một thượng đế tối cao và vĩnh hằng. Năm 1664 Anh xâm chiếm và nắm quyền kiểm soát các thuộc địa của người Hoà Lan (Dutch) láng giềng, và New Armsterdam nơi trở thành New York. Hầu như tất cả bờ phía Đông được cho là vùng định cư của người Anh, họ mở rộng thám hiểm tìm kiếm từ trong nội địa đất liền. Đối thủ người Châu Âu chủ yếu của họ là người Pháp, đòi quyền lợi một vùng rộng lớn xung quanh đến tận phía Tây nam các hồ lớn (Great Lakes).
Với các sắc tộc Indian bản địa đồng minh của cả hai bên, các trận đánh nhau giữa Anh và Pháp có lúc rất khốc liệt trong năm 1744 và 1748. Thế nhưng, phải trong thập kỷ 1850 lực lượng Anh mới đánh bại, và chiếm hầu hết cứ điểm trọng yếu của Pháp. Sau Hiệp định Paris năm 1763, Anh nắm toàn bộ phía Đông Mississippi của Bắc Mỹ. Trong thời gian đó, Tây Ban Nha giao nộp Florida, và Anh còn chiếm thêm Louisiana từ Pháp. Trong thời kỳ đầu việc xâm chiếm đất làm thuộc địa bị giới hạn tới vùng phía Đông Appalachians, vùng còn lại vẫn còn do người bản địa Indian chiếm giữ. Chẳng bao lâu sau người định cư muốn mở rộng lãnh địa, và người cầm đầu họ ở Luân đôn còn muốn cộng đồng định cư ở Bắc Mỹ hậu thuẩn cho lợi ích thương mại của Anh Quốc.
Có khuynh hướng ủng hộ từ Pháp, những người đi xâm chiếm thuộc địa cảm nhận đủ tự tin để thách thức mệnh lệnh từ Anh Quốc, cái mệnh lệnh không, hoặc ít quan tâm đến lợi ích của họ. Họ đứng lên phản đối luật hàng hải, quy định hàng hoá phải được tàu Anh vận chuyển, và phải chịu nhiều loại thuế khác nhau, nhưng không hề tham khảo ý kiến của họ. "Không đại diện, không đóng thuế" đã trở thành khẩu hiệu của đám đông người tập hợp lại, la hét, nói lên sự bất mãn của người định cư. Trung tâm của sự phản đối là Boston nơi những người quá khích đã phá hoại một tàu hàng của Công ty Đông Ấn. Năm 1775, những người cầm đầu cuộc bạo loạn bị bắt, và chỉ lúc đó mới khơi dậy sự hợp tác của 13 thuộc địa trong hành động bạo loạn xa rộng hơn, kể cả việc thành lập một "Chính quyền defacto".
Chính quyền này bổ nhiệm George Washington cầm đầu lực lượng quân sự Mỹ. Cuộc chiến tranh cho độc lập của các thuộc địa kéo dài. Quân đội Anh không bao giờ có trên 50.000 quân, được hỗ trợ bởi một cơ quan đầy quyền thế của thuộc địa, những người vẫn còn trung thành với Hoàng gia. Bắt đầu từ năm 1776, chiến tranh kéo dài liên tục với cả hai bên có lúc gần như đạt tới chiến thắng. Ý nghĩa quyết định từ việc đầu hàng của tướng Burgoyne và 8.000 quân của ông ta ở thượng New York trong tháng 10/ 1777. Chiến thắng này thuyết phục Pháp cùng tham gia chiến tranh chống Anh Quốc. Sau 7 năm chiến tranh, một Hiệp ước hoà bình đạt tới năm 1783, theo đó Anh Quốc giữ lại Canada, để vùng lãnh thổ kéo dài từ Đại Tây Dương tới Mississippi lại cho Liên hiệp Quốc gia mới gọi là Liên bang Hoa Kỳ.
Năm 1789, một Hiến pháp dựa trên các nguyên lý dân chủ cùng với các quyền không thể chuyển nhượng, kể cả quyền sở hữu tài sản được công bố và có hiệu lực thi hành. Hiến pháp thành lập thể chế Cộng hoà với chính quyền Liên bang cầm đầu bởi một Tổng thống nắm quyền Hành pháp, một Quốc hội Lưỡng viện (Hạ viện và Thượng viện) nắm quyền Lập pháp, và một cơ quan Tư pháp nắm quyền giải thích Hiến pháp, bởi một toà án tối cao. Vị Tổng thống đầu tiên của Liên bang Hoa Kỳ là George Washington được bầu năm 1789. Và năm 1800, Washington D.C chính thức công bố là thủ đô của quốc gia Liên bang Hoa Kỳ. Chiến tranh với Anh Quốc lại bùng nổ năm 1812, Anh Quốc mượn cớ chống chiến tranh của Napoleon để tấn công mở rộng lãnh thổ vào Trung tây Hoa Kỳ.
Phần nhiều các trận đánh diễn ra trên vùng biên giới Canada, nơi một nỗ lực xâm lăng đã bị đẩy lùi. Louisiana phải trả lại dưới quyền cai trị của Pháp và sau đó bán cho Hoa Kỳ. Nhiều nơi ở Châu Mỹ từng là một phần của đế quốc Tây Ban Nha lúc đó thuộc Mexico. Nhưng năm 1836, Texas tách khỏi Mexico tồn tại như một Cộng hoà độc lập cho đến năm 1845 thì bị sáp nhập vào Liên bang Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến chiến tranh với Mêxico. Cuộc chiến kết thúc năm 1848, với việc Hoa Kỳ chiếm thêm các nơi bây giờ là tiểu bang Califonia, Arizona, Colorado, Utah, Nevada, và New Mexico. Bất cứ một sự khích lệ nào có liên quan đến cuộc chiến của người Châu Âu trong vùng đều bị loại trừ bởi “học thuyết Monroe”. Monroe là vị Tổng thống thứ 6 của Hoa Kỳ (cầm quyền 1817-1825).
Monroe công khai tuyên bố, rằng mọi sự can thiệp từ thế giới cũ (chỉ Phương Tây) vào các vấn đề liên quan đến phía “Tây Bán cầu” sẽ không được tha thứ. Nó là một xác định về lòng tự tin, về sự phát triển kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, như một lời cảnh cáo đanh thép được phát ra trong năm 1823. Hoa Kỳ bắt đầu bành trướng về phía Tây ngay sau khi độc lập, nhưng tốc độ nhanh hơn lúc triệt hạ được lực lượng hùng mạnh nhất của người bản xứ Indian, và đuổi họ tới một nơi định dành riêng cho người bản xứ. Năm 1846, sau một cuộc tranh chấp với Anh kéo dài, Hoa Kỳ xác định quyền sở hữu Oregon, một hành động như để khuyến khích người ta vào định cư ở California. Hai năm sau, 1848, dòng người đổ vào California tìm vàng. Đến thập niên 1850, hệ thống xe lửa đã đưa người và sự hưng thịnh kinh tế tới tận miền Trung và Tây.
Giữa năm 1815 đến 1860 dân số Hoa Kỳ tăng gấp 4 lần từ 8 triệu thành 31 triệu. Năm 1862, đạo luật về trang trại (Homestead Act) ban cấp 160 mẫu Anh cho bất cứ ai muốn thành lập đồn điền. Đến năm 1890, chính sách mở rộng về phía Tây đạt thắng lợi. Sự chuyển đổi từ một xã hội nông thôn tới một thế giới chủ yếu bằng nguồn lực của công nghiệp cũng tạo ra những căng thẳng. Ít nhất giữa các tiểu bang phía Nam đang sở hữu người nô lệ da đen Châu Phi và các tiểu bang còn lại của Liên bang, nơi ủng hộ việc xoá bỏ chế độ sở hữu nô lệ. Các nhân tố kinh tế và nhân quyền cũng có vai trò nhất định, bởi vì nhiều tiểu bang phía Bắc không bằng lòng giá công nhân rẻ mạc ở phía Nam. Ngược lại các tiểu bang phía Nam nơi cung cấp bông sợi lớn nhất thế giới, lại phụ thuộc vào người nô lệ cho sự sống còn, và phát triển kinh tế.
Sự trái ngược về cơ bản đó đưa tới việc các tiểu bang Phía Nam ly khai, lập ra Liên minh mới gọi là Liên minh phía Nam năm 1860-1861. Từ đó thỉnh thoảng có đánh nhau, nhưng nội chiến chỉ bắt đầu khi quân đội phía Nam triệt hạ, và đốt cờ Liên bang tại Fort Sumeter. Tổng thống Lincoln ra lệnh phong toả Liên minh phía Nam, và sau đó cả hai bên ráo riết tuyển quân. Chiến tranh mở rộng, và máu đổ nhiều hơn sự tưởng tượng của mọi người. Số thương vong của hai bên nhiều hơn cả hai cuộc chiến tranh thế giới sau này cộng lại. Sự tương quan lực lượng kéo dài cho đến khi phía bắc siết chặt vòng vây, và đạt chiến thắng tại trận đánh Gettysburg. Tuy nhiên, chiến tranh còn tiếp tục cho đến khi tướng Robert E. Lee cùng với 27.800 quân đầu hàng tướng Uysses S.Grant tại Appromatox Conrthouse ở Virginia ngày 9/4/1865.
Ngày 18/4, tướng J.E. Johnston đầu hàng với 31.200 quân tại căn cứ Durham ở Bắc Carolinia. Và cuối cùng quân Liên minh phía Nam đầu hàng ngày 26/5/1865. Xin lưu ý rằng, chỉ 5 ngày sau khi tướng Lee đầu hàng, thì ngày 14/4 Tổng thống Lincoln bị ám sát. Nhưng sự kiện ấy không hề ảnh hưởng đến việc đầu hàng của tướng Johnston và toàn bộ quân Liên minh phía Nam trong tháng tư và tháng năm. Ngày 30/3/1867, thông qua nỗ lực của Bộ trưởng William.H.Seward, Hoa Kỳ đã mua được vùng Alaska phía Tây bắc Canada, nay là tiểu bang Alaska của Nga (Russian) với giá 7,2 triệu USD. Hoa Kỳ có lợi ích trên việc mở rộng đường biên giới, đó là nguyên nhân đưa đến chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898. Và kết quả là Hoa Kỳ trở thành thế lực mạnh nhất thống trị vùng Caribbean.
Tây Ban Nha bị buộc phải nhường quyền cai trị thuộc địa Philippines, quốc gia đảo phía Đông Nam Châu Á cho Hoa Kỳ. Năm 1900, Hoa Kỳ bắt đầu cạnh tranh với Anh, và Đức về quyền lực thống trị thế giới. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn, và năng lực sản xuất chiếm 11% hàng hoá trao đổi trên thế giới, nó chỉ cho người ta thấy rằng không bao lâu nữa Châu Âu sẽ bị thu hẹp trên các vấn đề quốc tế sự vụ. Dù là vậy, mỉa mai thay Châu Âu là người cung cấp lao động cho Hoa Kỳ như một nguồn lực cần thiết khác để thực hiện các dự án đầy hứa hẹn của nó. 28 triệu người Châu Âu nhập cư vào Hoa Kỳ từ năm 1881 đến 1920 minh chứng cho điều này. Sự pha trộn chủ nghĩa quốc gia đã tạo thành một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong những năm đầu của thế kỷ 20.
Tất cả điều này cộng lại đã không làm cho người ta ngạc nhiên chút nào, khi công chúng Hoa Kỳ chống lại việc can dự vào chiến tranh Thế giới lần thứ I. Cho đến năm 1917, khi tàu chiến Đức tấn công thương thuyền Mỹ thì Hoa Kỳ mới quyết định tham chiến cùng với phe Đồng minh chống lại Đức Quốc. Quân viễn chinh Hoa Kỳ đi vào cuộc chiến làm cho phe Đồng minh phục hồi sức mạnh. Bằng các trận đánh đột phá, trận chiến xoay chiều nghiêng hẵn về phía Đồng minh. Và, phe Đồng minh đã giành được thắng lợi cuối cùng năm 1918. Sau chiến tranh, Hoa Kỳ không còn hấp dẫn lắm bởi các sự xung đột với Châu Âu. Người ta nghi ngờ, rằng quốc gia hùng mạnh này như muốn hướng đến một sự độc lập về chính trị, khi đưa ra các đề nghị dự thảo tại Hội nghị hoà bình Versailles.
Nhưng, Tổng thống Wilson đã vượt qua được nhờ kế hoạch 14 điểm về an ninh chính trị thế giới, theo đó các quốc gia thắng trận lập ra một tổ chức mới gọi là Hội Quốc Liên, với nhiệm vụ giúp các quốc gia có tranh chấp với nhau, đạt tới một giải pháp giải quyết vấn đề thông qua thương thảo hoà bình. Hội Quốc Liên đi vào hoạt động cho tới khi nó được thay thế bởi Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng, năm 1920 Thượng viện Hoa Kỳ đã phản đối việc nước này trở thành thành viên của Hội Quốc Liên, và Hoa Kỳ lại đi vào cô lập với thế giới bên ngoài. Dĩ nhiên, sự thiếu vắng của quốc gia hùng mạnh Hoa Kỳ đã làm cho Hội Quốc Liên mất đi một nguồn lực cần thiết để làm tròn chức năng duy trì hoà bình thế giới. Và mâu thuẩn thế giới lại phát sinh, thế là chiến tranh Thế giới lần thứ II bùng nổ.
Cùng với việc phát triển kinh tế trở lại, cộng đồng người da trắng theo đạo Tin lành cũng đang phấn đấu, và đã đạt tới một sự biến đổi rất ngạc nhiên về giá trị xã hội. Ngoài ra, trong một nỗ lực nhằm nâng cao sức khoẻ công dân, chính quyền Liên bang ban hành Luật cấm uống rượu, hiệu lực thi hành đặt những người say sưa ra khỏi vòng pháp luật. Giấc mơ về sự giàu có của Liên bang Hoa Kỳ bị phá vỡ khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929. Tiếp đó một loạt các ngân hàng phá sản bởi các công ty kinh doanh không thành công. Hàng hoá bị ứ đọng, công nhân thất nghiệp làm cho nền kinh tế đi vào khủng hoảng trầm trọng. Sự đau khổ của công chúng đến cùng cực, và được bắt đầu cải thiện khi Frankin D.Roosevelt được bầu vào chức vụ Tổng thống.
Ông ta thúc đẩy Quốc hội thông qua một loạt các biện pháp cải cách triệt để, rộng lớn gọi là “giải pháp tổng hợp” giải quyết tình hình, hướng tới sự hồi sinh quốc gia. Hạ thấp lãi suất giúp các nhà máy và nông trại tái hoạt động, đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng. Giải pháp tổng hợp quả đã phục hồi được nền kinh tế, dù vậy tình trạng thất nghiệp vẫn còn cao, cho đến khi nền sản xuất tăng nhanh lên bởi yêu cầu của một cuộc chiến tranh Thế giới khác (Thế chiến II). Roosevelt được cảnh báo về sự an nguy của Hoa Kỳ, nếu chế độ độc tài phát xít Đức đạt tới sự "khải hoàng" của nó. Nhưng cũng như chiến tranh Thế giới lần thứ I, Roosevelt khó mà vượt qua được sự chống đối của nhân dân Mỹ, nên ông ta đã chọn giải pháp cung cấp trang thiết bị quân sự cho Anh Quốc với những điều kiện đặc ân.
Cuối cùng các sự kiện ở Châu Á hơn là Châu Âu đã thuyết phục Hoa Kỳ tham chiến. Nhằm chống lại việc Nhật Bản xâm lăng Trung Quốc và Đông Nam Á, Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận dầu hoả và phong toả tài sản của Nhật Bản tại nước Mỹ. Để trả đũa ngày 7/12/1941, Nhật Bản tung ra một cuộc hành quân thần tốc, đánh phá hầu hết tàu chiến của Mỹ tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) giết chết 2.300 quân Mỹ. Ngày 8/12/1941, Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật. Ba ngày sau, ngày 11/12/1941 Đức, Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ. Lúc đầu quân đội Mỹ nhắm vào Thái Bình Dương, nhưng sau năm 1942, Hoa Kỳ được giao trách nhiệm mặt trận Bắc Phi và Châu Âu. Ngày 8.11 quân Anh-Mỹ chiếm Bắc Phi, ngày 9/7/1943 quân Anh Mỹ chiếm Sicily, và chiếm nội địa Italy ngày 3/8.
Ngày 6/6/1944 Liên quân Hoa Kỳ và Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Nomandy, phía Tây bắc nước Pháp, từ đó đẩy quân chiếm đóng Đức ra khỏi nước Pháp. Ngày 4-10/2/1945, Hội nghị Yalta họp tại Grimea, Liên Xô, cả ba nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, và Liên Xô đi đến sự thống nhất là ba quốc gia cùng với Pháp sẽ đánh chiếm Đức. Ngày 12/4, Tổng thống Roosevelt từ trần, Phó Tổng thống Harry S. Truman trở thành Tổng thống. Ngày 7/5, Đức đầu hàng Đồng minh ở Châu Âu, nhưng tại Châu Á, Nhật Bản vẫn còn kháng cự. Ngày 6/8, quả bom nguyên tử đầu tiên do Mỹ sản xuất ném xuống thành phố Hiroshima giết 75.000 người, và quả thứ hai ném xuống thành phố Nagasaki ngày 9/8 giết 46.000 người. Nhật Bản chính thức đầu hàng vô điều kiện ngày 2/9/1945.
Sau chiến tranh Liên Xô chi phối mạnh mẽ vào Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Trung Âu. Hoa Kỳ cảm thấy cần thiết phải nhận trách nhiệm lãnh đạo thế giới tự do, ngăn chặn sự đe doạ của Liên Xô bằng cách thành lập Khối Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO vào ngày 24/8/1949. Trước đó, trong năm 1947, Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp nhận chuẩn cấp 14 tỷ tái thiết Châu Âu theo đề nghị của Bộ trưởng George C.Marshall. Hoa Kỳ cũng trợ giúp Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ chống lại sự tấn chiếm của Cộng sản tại 2 nước nầy. Các việc làm này không được công chúng Hoa Kỳ ủng hộ, có nguy cơ đưa nước Mỹ vào sự cô lập, tách ra khỏi các vấn đề sự vụ của thế giới như trước Đệ I và Đệ II thế chiến. Cho đến khi Trung Quốc bị rơi vào tay Cộng sản mới thức tỉnh được dân chúng Mỹ.
Năm 1950, Hoa Kỳ gởi quân đội trợ giúp Nam Triều Tiên khi nước này bị Cộng sản Bắc Triều Tiên xâm lăng. Tuy dưới danh nghĩa lực lượng Liên Hiệp Quốc, cuộc hành quân đánh trả hoàn toàn do quân đội Hoa Kỳ lãnh đạo bởi tướng Douglas Mac Arthur. Khi thấy quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng chính của cuộc xâm lăng, Mac Arthur tuyên bố sẽ mở rộng chiến tranh vào nội địa Trung Quốc. Lời đe doạ đó bị Tổng thống Truman phản đối, bằng cách buộc Mac Arthur từ chức. Điều này như để xác lập quyền không còn tranh cải là chính trị luôn ở trên quân sự. Cuộc thương thảo hoà bình chấm dứt chiến tranh Triều Tiên ngày 27/7/1953. Hoa kỳ lại phải can dính vào một cuộc chiến tranh khác liên quan đến Cộng sản ở Đông Dương, bằng cách viện trợ 60 triệu USD cho Pháp.
Năm 1954, trong khi Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Cộng sản Việt Nam) Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên Xô họp Hội nghị tại Geneve (Quốc gia Việt Nam thành lập năm 1949 chỉ là Quan sát viên) tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương, thì quân đội Pháp bị quân đội Cộng sản Việt Nam đánh bại tại Điện Biên Phủ. Sự kiện này, ảnh hưởng lên chính sách Mỹ trong một thời gian dài. Hội nghị Geneve đạt tới Hiệp định: chấm dứt chiến tranh Đông Dương, quân đội Pháp rút khỏi Việt, Miên, Lào, Việt Nam tạm thời chia thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, hai năm sau Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam. Trong thời gian chờ đợi, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ chí Minh lãnh đạo quản lý miền Bắc và Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại lãnh đạo quản lý miền Nam.
Ngày 8/9/1954, một tổ chức phòng thủ Đông Nam Á (SEATO), tương tự tổ chức NATO được ký kết tại Manila, Phi Luật Tân gồm 8 nước: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Pakistan, và Thái Lan. Ngày 12/2/1955, Hoa kỳ đồng ý trợ giúp huấn luyện và viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam. Ủng hộ Thủ tướng chống cộng Ngô Đình Diệm với ý định dùng Nam Việt Nam như một tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á. Mỹ cung cấp tiền bạc, và phương tiện để Ngô Đình Diệm đưa gần 1 triệu người theo Thiên Chúa giáo từ Bắc vào Nam. Tại trong nội địa nước Mỹ, các quyền dân sự được đưa lên hàng đầu trong chương trình hành động chính trị. Biện pháp chống tệ nạn xã hội, và nâng cao quyền sống của thượng nghị sĩ Mc Carthy, và Uỷ ban Xã hội Hạ viện, tập trung vào các quyền tự do dân chủ.
Quyền “tự do dân chủ” bảo đảm bởi Hiến Pháp được mở rộng ra ngay cả những người chưa mang quốc tịch Mỹ. Công cuộc vận động chống kỳ thị chủng tộc của các tổ chức xã hội cũng mang lại kết quả. Và Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật tạo thêm cơ hội bình đẳng trong việc làm, và về giáo dục. Phong trào vận động các quyền dân sự đạt tới đỉnh cáo đầu thập niên 1960, khi luật Liên bang có hiệu lực thi hành ở các Tiểu bang phía Nam, dẫn tới các hành động bạo loạn chống lại những người “phản đối tự do”. Sự căng thẳng xã hội trở nên xấu hơn khi phải đối đầu với "cuộc chiến tranh lạnh" và cũng là một trong những thử thách lớn nhất của Tổng thống Kennedy. Đó là năm 1962, lúc Liên bang Xô viết đặt các tên lửa có đầu đạn hạt nhân tại Cuba, đe doạ nền an ninh nước Mỹ.
Tại thời điểm ấy, người ta nghĩ rằng cuộc chiến tranh thế giới như đã  gần kề. Nhưng rồi một thoả ước giữa hai cường quốc cũng đạt được. Theo đó, Liên Xô phải rút các tên lửa có đầu đạn hạt nhân ra khỏi Cuba, và đổi lại Hoa Kỳ cũng phải rút tên lửa có đầu đạn hạt nhân ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thông Kennedy còn phải cam kết sẽ không xâm lăng Cuba. Thật ra "chiến tranh lạnh" bắt đầu từ cuối thập niên 1940, và kéo dài tới cuối thập niên 1980, nhưng chỉ có bốn sự kiện dể thấy là cuộc chiến tranh Triều Tiên, xung đột Đông-Tây Berlin, tên lửa hạt nhân Cuba, và chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ can dính vào Nam Việt Nam đầu thập niên 1950, đạo diễn "trưng cầu dân ý" truất phế Bảo Đại, hậu thuẩn Ngô Đình Diệm chống Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.
Hoa Kỳ cấp viện trợ kinh tế, đặt cố vấn quân sự, nhưng chỉ sau cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ” thì ngày 7/8/1964, Quốc hội Hoa Kỳ mới cho phép Tổng thống Mỹ toàn quyền quyết định các biện pháp đối phó tại Việt Nam. Từ đó, Hoa Kỳ bắt đầu ném bom bắn phá Bắc Việt Nam, từng bước leo thang chiến tranh đến ngày 29/6/1966, thì máy bay Mỹ ném bom vào khu vực Hà Nội. Đến cuối năm 1966, có tới 385.300 quân sĩ Mỹ tại Nam Việt Nam, cùng với 60.000 quân ở ngoài khơi bờ biển, và 33.000 quân đóng trú ở Thái Lan. Ngày 21-22/7/1967, tại Washington trên 50.000 người biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Ngày 30.01.1968, quân Cộng sản tấn công vào Sài Gòn và Thành phố của 30 tỉnh, lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam phản công đẩy quân đối phương ra khỏi các thành phố gây tổn thất nặng nề cho cả hai bên.
Ngày 31/3/1968, Tổng thống Johnson ra lệnh hạn chế ném bom Bắc Việt Nam, và cuộc thương thảo hoà bình Bắc Việt Nam – Hoa Kỳ khởi sự tại Paris ngày 10/5/1968. Ngày 31/10/1968, ngưng ném bom Bắc Việt Nam. Ngày 18/1/1969, hoà hội Việt  - Mỹ tại Paris, mở rộng thành bốn bên tham dự (thêm Việt Nam Cọng hoà và chính phủ Lâm thời Nam Việt Nam). Tháng 1/1969, Richard Nixon tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, đánh bại ứng cử viên Hubert Humphrey trong cuộc bầu cử ngày 5/10/1968. Tháng 4/1969, quân số Hoa kỳ tham chiến tại Việt Nam đạt tới đỉnh cao 543.400, và trên 50.000 quân đồng minh của Mỹ là Nam Triều Tiên, New Zealand, Australia, Philippiness. Ngày 15/11/1969, cuộc biểu tình lớn nhất chống chiến tranh Việt Nam ở Washington có tới 250.000 người tham dự.
Hôm sau, ngày 16/11/1969 một phúc trình về cuộc tàn sát hàng trăm người tại làng Mỹ Lai, tỉnh Quãng Ngãi, Nam Việt Nam. Trung uý William Calley bị cáo buộc giết 22 người ở Mỹ Lai bị kết án tù chung thân ngày 31/3, và được giảm án xuống còn 20 năm ngày 20/8/1971. Ngày 30/4/1970 quân đội Hoa Kỳ, và Nam Việt Nam tấn công căn cứ quân sự của Cộng sản Việt Nam bên trong nội địa Campuchia. Ngày 21/2/1972, Tổng thống Nixon thăm viếng Trung Quốc, trong điều người ta gọi là "Hành trình tìm kiếm hoà bình". Ngày 22/5, Nixon thăm Liên bang Xô viết họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô về hiệp ứơc chiến lược quân sự. Ngày 30/3/1972, lực lượng Bắc Việt Nam vượt qua ranh giới phi quân sự tấn công tỉnh biên giới Quảng Trị, nhiều tỉnh ở Cao nguyên và miền Nam.
Hoa Kỳ đáp trả bằng cách tái ném bom Hà Nội, Hải Phòng và cài thuỷ lôi cửa cảng Hải Phòng. Nixon tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ II ngày 7/11. Để giải toả bế tắc trong cuộc thương thảo hoà bình tại Paris ngày 18/12/1972, Hoa Kỳ tái ném bom Bắc Việt Nam với mức độ ác liệt hơn, nhất là tại Hà Nội. Ngày 27/1/1973, tại Paris bốn bên tham dự hoà đàm Paris chính thức ký kết Hiệp ước hoà bình. Và ngày 1/4/1973, Bắc Việt Nam phóng thích 590 tù binh Mỹ bị bắt trong chiến tranh. Từ cuối thập niên 1940, Phong trào Cộng sản thế giới như một cơ thể thống nhất chiếm 40 triệu trên 140 triệu km2 diện tích đất của thế giới, gồm 15 nước trong Liên bang Xô viết, 8 nước Đông Âu, manh nha chiếm chính quyền Hy Lạp ở Nam Âu, Thổ Nhĩ Kỳ ở Tây Á. Trong khi Cộng sản đang nắm quyền tại Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc Hàn ở Trung và Đông Á.
Cùng thời điểm nầy, Cộng sản Đông Dương và Đông Nam Á như Việt, Miên, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân và Nam Dương đang trên đà lớn mạnh, thì Hoa Kỳ chưa lập được tuyến phòng thủ xa. Cho nên, Mỹ hết lòng ủng hộ chính quyền chống cộng Ngô Đình Diệm, với ý đồ dùng Nam Việt Nam như một “tiền đồn chống cộng". Đến giữa thập niên 1960, khi phong trào Cộng sản thế giới chia rẽ: Trung Quốc với Liên Xô, Liên Xô với Nam Tư, rồi Albamia ly khai khỏi Liên Xô liên minh với Trung Quốc, cùng với việc củng cố được tuyến phòng thủ xa bằng cách ủng hộ Marcos, và Suharto nắm quyền bính ở Phi Luật Tân, và Nam Dương (1965), thì Hoa Kỳ không xem Nam Việt Nam như một tiền đồ chống cộng nữa (bởi quá tốn kém và không hiệu quả). Thế là, Nixon đưa ra học thuyết "Việt Nam hoá chiến tranh".
Tháng 8/1969, Hoa Kỳ bắt đầu rút quân ra khỏi Nam Việt Nam, và đến tháng 6/1973, toàn bộ quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam đều trở về Mỹ. Nixon tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 (1973-1977) với vẻ tự hào đắc thắng. Thế nhưng, không bao lâu sau đó sóng gió chính trị ập đến với ông ta. Ngày 30/4/1973, ba trợ lý hàng đầu  và của Bộ trưởng Tư pháp phải từ chức để bị điều tra về vụ Watergate. Ngày 10/10 người Phó của ông ta Sprio T.Agnew phải từ chức Phó Tổng thống vì bao che cho một nhà thầu trốn thuế khi Agnew còn làm Thống đốc Maryland. Ngày 9/5/1974, từ kết quả điều tra Ủy ban Tư pháp Hạ viện tiến hành thủ tục truy tố Tổng thống Nixon. Ngày 24/4/1974, Toà án tối cao ra phán quyết yêu cầu Nixon phải giao nộp cho toà 24 cuộn băng ghi âm liên quan đến Watergate được lưu trữ tại toà Bạch Ốc.
Từ ngày 24 đến 30/7, căn cứ vào điều 3 Hiến pháp, Ủy ban Tư pháp Hạ viện tiến hành xét xử Tổng thống Nixon về 3 tội trạng: (1) tội có âm mưu bất chính cản trở công lý, giấu giếm bao che vụ Watergate (27/38), (2) tội lạm dụng quyền hành (28/38, (3) tội bất tuân trát đòi hầu toà của Uỷ ban (21/38). Sau đó Hạ viện nghe tường trình của Uỷ ban Tư pháp trong đó có kết luận buộc tội Tổng thống Nixon, và đã chấp nhận với 412/414 dân biểu hiện diện. Ngày 8/8/1974, Nixon tuyên bố từ chức, và chính thức từ chức ngày 9/8. Cùng ngày, Phó Tổng thống Gerald R. Ford tuyên thệ nhận chức Tổng thống thứ 38 của nước Mỹ. Tháng sau ngày 8/9/1974, Tổng thống Ford ban hành sắc lệnh đặc xá cho cựu Tổng thống Nixon về tất cả các tội hình sự mà ông ta đã phạm trong thời gian làm Tổng thống.
Vị Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, Gerald R. Ford không phải do dân bầu, ông ta đảm nhiệm Phó Tổng thống do hành vi bất chính của Agnew, và bây giờ nhậm chức Tổng thống cũng tại do hành vi phạm pháp của Nixon. Từ vị thế đó, người đứng đầu ngành hành pháp có vẻ yếu thế so với ngành lập pháp. Tháng 3/1975, Nam Việt Nam tiền đồn chống Cộng của Mỹ bị Cộng sản tấn công, Ford không có quyền đáp trả như hai Tổng thống tiền nhiệm: Johnson năm 1968, và Nixon năm 1972. Đề nghị chuẩn cấp 300 triệu mua đạn dược tiếp tế khẩn cấp cho Nam Việt Nam của Ford không được Quốc hội chấp thuận, khiến chính phủ Việt Nam Cộng hoà phải rút khỏi Cao nguyên. Ngày 29/4/1975, Hoa Kỳ tung ra một cuộc hành quân khẩn cấp sơ tán tất cả người Mỹ còn lại ở Nam Việt Nam và một số người Nam Việt Nam ra khỏi Sài Gòn.
Và hôm sau 30/4/1975, Cộng sản chiếm Sài Gòn, chính quyền Nam Việt Nam tuyên bố đầu hàng. Ngày 16/5, Quốc hội chấp thuận chi 405 triệu tài trợ cho 140.000 người tị nạn Nam Việt Nam chạy trốn Cộng sản vào nước Mỹ. Đối với công chúng Hoa Kỳ vụ Watergate chưa lắng đọng, giờ lại dằn vặt bởi mặc cảm thua trận. Họ bỏ ra nhiều trăm tỷ đôla, và 54.000 mạng sống của công dân Mỹ cho cuộc chiến Việt Nam, một cuộc chiến mà một số người Mỹ cho là "tàn nhẫn - bỉ ổi". Đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11/1976. Sau khi nhậm chức ngày 21/1/1977, Tổng thống Jimmy Carter, ban hành lệnh ân xá cho những người trốn tránh tòng quân trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Ngày 4/11/1979, dân quân Hồi giáo quá khích của Khơmeini xâm nhập Toà đại sứ Mỹ ở Tehran, Iran.
Sau khi chiếm Sứ quán, bắt giữ 90 người làm con tin, trong đó có 63 người Mỹ, Giáo chủ Ayatollah Khomeini đòi Mỹ phải giao trả nhà vua Iran là Shah Muhammad Reze Pahlavi đang trị bệnh ở thành phố New York về Iran. Ngày 24/4/1980, trong một nỗ lực giải cứu con tin Hoa Kỳ đang bị giam ở Iran không thành công, làm 8 người Mỹ chết và 5 người bị thương. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 4/11/1980, Ronald Reagan của đảng Cộng hoà thắng cử trước đương kim Tổng thống Carter. Ngày 20/1/1981, vài phút sau khi Ronald Reagon tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, 52 con tin người Mỹ bị giam ở Iran được trả tự do sau 444 ngày bị giam cầm. Ngày 30/3/1981, Reagon bị bắn trọng thương, nghi can John W. Hinekley Jr bị bắt nhưng được xem là vô tội vì anh ta bị điên loạn.
Ngày 23/10/1983, một người mang bom tự sát cho nổ tung tại Bộ tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ tại sân bay quốc tế Beirut ở Lebanon giết chết 241 Thuỷ quân Lục chiến. Ngày 3/2/1984, tàu con thoi Challenger được phóng lên không trung trong chuyến hành trình lần thứ 4 của nó. Ngày 7/2, Đại tá hải quân Bruce Mc Candless và Trung tá lục quân Robert Steward trở thành những người đầu tiên của con tàu con thoi bay trong vũ trụ không hạn chế thời gian. Tháng 11/1984, Tổng thống Reagon tái đắc cử nhiệm kỳ 2 (1985-1988). Tại thời điểm này, ở Liên Xô, Mikhail Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư đảng Cộng sản, bắt đầu tiến trình cải cách và đổi mới, nên quan hệ Liên Xô - Hoa Kỳ cũng được cải thiện. Ngày 8/12/1987, Tổng thống Reagon và Chủ tịch Mikhail Gorbachev họp thượng đỉnh.
Kết thúc cuộc họp, hai nhà lảnh đạo đã ký hiệp ước phá huỷ tất cả các tên lửa có tầm bắn từ 300 đến 3400 milies gồm 1.752 của Hoa Kỳ và 850 của Liên Xô. Ngày 3/7/1988, một tên lửa của tàu chiến hải quân Hoa Kỳ tại vùng vịnh Perian bắn nhầm vào một chiếc máy bay thương mại của Iran làm thiệt mạng 290 người. Ngày 8/11/1988, Phó tổng thống George H.W. Bush được bầu làm Tổng thống nhiệm kỳ (1989-1992). Ngày 10/8/1989, Bush bổ nhiệm Tướng lục quân Colin Powell làm Chủ tịch Uỷ ban Tham mưu Liên quân, là người da đen đầu tiên nắm giữ chức cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Ngày 20/12/1989, quân Mỹ xâm lăng Panana lật đổ chính quyền Monuel Noriego bị Mỹ tố cáo liên quan đến ma tuý. Số ma tuý này được giao nộp để bị phá huỷ ngày 3/1/1990.
Ngày 17/1/1991, Mỹ và đồng minh Anh đánh bại Iraq trong chiến tranh vùng vịnh, đẩy Iraq ra khỏi Kuwait, quốc gia bị Iraq xâm chiếm từ tháng 8/1990. Ngày 3/11/1992, Bill Clinton ứng cử viên của đảng Dân chủ đắc cử Tổng thống, sau 3 nhiệm kỳ chức vụ này nằm trong tay đảng Cộng hoà. Ngày 26/2/1993, một quả bom phát nổ ở bãi đậu xe tầng dưới Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phô New York giết chết 6 người. Ngày 19/7/1993, Bill Clinton tuyên bố không đề nghị, không cản trở, không khuyến khích đồng tính luyến ái trong quân đội. Ngày 10/8, Tổng thống Clinton đưa ra kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách 496 tỷ cho 5 năm tới, thông qua chương trình giảm chi và thuế khoá. Ngày 1/1/1994, Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực thi hành.
Ngày 21/2, viên chức CIA thâm niên Aldrick Arons và vợ ông ta bị buộc tội làm gián điệp, ông ta nhận án tù chung thân và vợ 63 tháng tù. Từ ngày 29/6 đến 4/7/1995, tàu con thoi Atlantic của Hoa Kỳ lần đầu tiên tiến hành một loạt các cuộc ráp nối với trạm không gian MIR của Nga. Ngày 21/11, các bên tham chiến ở Bosnia và Herzegovinia đạt tới thoả thuận chấm dứt xung đột chính thức ký hiệp ước ngày 14/12. Ngay sau đó, 20.000 quân giữ gìn hoà bình của Mỹ đầu tiên đến Bosinia. Do bế tắc về đề nghị ngân sách giữa Quốc hội và Tổng thống Clinton, một số cơ quan của chính quyền phải đóng cửa từ ngày 14/11, và tái mở cửa hoạt động ngày 20/11 bởi các giải pháp sau đó. Ngày 26/1/1996, Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần thứ 2.
Ngày 26/9, Shannon Lucid hoàn thành cuộc du hành vũ trụ 188 ngày, là phi hành gia phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên được ghi nhận. Ngày 5/11/1996, Tổng thống Clinton tái đắc cử nhiệm kỳ II (1997-2000). Ngày 23/1/1997, Madeleine Albright tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao, là phụ nữ đầu tiên cầm đầu bộ này. Ngày 26/3, người ta tìm thấy 39 người chết trong một căn nhà lớn ở Rancho Santa Fe, California (CA), là một cuộc tự sát tập thể của các người theo một phái giáo gọi là "Cánh cổng Thiên đường" (Heaven's Gate). Ngày 21/1/1998, Kenneth Starr điều tra viên độc lập điều tra vụ tai tiếng Whitewater, trong báo cáo của mình ông đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tình dục giữa Tổng thống Clinton và Monica Lewinsky trong khuôn viên toà Bạch Ốc. Clinton chối bỏ chuyện tình này.
Ngày 28/7, Monica Lewinsky đồng ý cung khai trước bồi thẩm đoàn những gì liên quan đến vụ Whitewater để được ban cấp đặc ân miễn tố. Ngày 6/8, cô tự nhận mình có quan hệ tình dục với Tổng thống Clinton, nhưng chưa bao giờ cô ta được đề nghị "làm tình nằm", nằm xuống để làm tình. Ngày17/8, khai với bồi thẩm đoàn và cả trong lời nói xin lỗi công chúng, Clinton thừa nhận có quan hệ tình dục không chính đáng với Monica Lewinsky. Ngày 9/9, Kenneth Starr gởi cho Hạ viện một tập hồ sơ liên quan, để từ đó hạ viện buộc tội Clinton. Ngày 5/10, Uỷ ban Tư pháp Hạ viện thông qua quyết định tiến hành thủ tục buộc tội Clinton với 21/37 thành viên. Ngày 8/10, Hạ viện đồng ý tiến hành thủ tục buộc tội Clinton theo đề nghị của Uỷ ban Tư pháp với 258/434 dân biểu hiện diện.
Ngày 19/12, Hạ viện chấp thuận hai cáo buộc của Bồi thẩm đoàn về hành vi phạm tội của Tổng thống Mỹ: (1) tội man khai hữu thệ (228/434), (2) tội cản trở công lý (221/434) liên quan tới việc che dấu quan hệ tình dục của ông ta với nguyên thư ký tập sự Monica Lewinsky trong khuôn viên toà Bạch Ốc. Tổng thống Clinton còn liên quan đến một quan hệ tình dục khác, đó là Paula Corbin Jones. Mặc dù ngày 1/4/1998, Toà án Liên bang bác bỏ vụ kiện, rằng bà Paula bị Clinton khuấy nhiễu tình dục khi ông này còn làm Thống đốc Tiểu bang, nhưng ngày 13/11, Clinton phải trả cho bà P.C.Jones 850.000 USD như một cuộc điều đình ngoài toà án. Ngày 30/9/1998, Tổng thống Bill Clinton công bố thặng dư ngân sách 70 tỷ, là lần đầu tiên ngân sách quốc gia thu nhiều hơn chi kể từ năm 1969.
Ngày 7/1/1999, phiên xử buộc tội Tổng thống Bill Clinton lần thứ 2 được diễn ra tại Thượng viện trên 2 cáo buộc của Hạ viện. Ngày 12/2 Thượng viện biểu quyết: (1) tội man khai hữu thê (45/100) nghị sĩ hiện diện, (2) tội cản trở công lý (50/50). Cả hai tội trạng đều không đủ 2/3 số phiếu cần thiết để buộc tội. Ngày 7/2/2000, Tổng thống Clinton đệ trình Quốc hội ngân sách thu chi Liên bang 2000-2001, ngân sách cuối cùng của ông ta. Dự án ngân sách thặng dư tới 184 tỷ là ngân sách thặng dư liên tục trong 3 năm nay, cũng là ngân sách thặng dư cao nhất chưa hề có trước đó. Cuộc bầu cử Tổng thống thứ 43 (nhiệm kỳ 2001-2004) ngày 7/11/2000, còn lại 25 phiếu bầu của tiểu bang Florida vẫn chưa được xác định. Ngày 8/12, toà án tối cao Florida ra lệnh đếm lại tất cả phiếu bầu bằng tay bởi vì sự trục trặc của máy đếm phiếu.
Ngày 12/12, toà án tối cao Liên bang đảo ngược quyết định đó. Ngày 13/12, Phó Tổng thống Gore chấp nhận thất bại trên truyền hình. Ngày 6/1/2001, Quốc hội xác nhận George W.Bush chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống với số phiếu 271 chọi 266 và một cử tri Gore từ chối quyền bầu cử. Ngày 20/1/2001, George Walker Bush tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ. Ngày 26/5, Quốc hội chấp thuận chương trình cắt giảm ngân sách 1.350 tỷ, kéo dài trong 10 năm. Ngày 9/9, Tổng thống Bush tuyên bố ông ta sẽ giới hạn việc cấp ngân quỹ cho công trình nghiên cứu, và sử dụng các phôi thai cơ thể con người. Sáng 11/9/2001, 2 máy bay thương mại bị không tặc cướp đâm vào phá sập toà nhà song lập của Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York.
Chiếc máy bay bị cướp thứ ba phá sập một phần Ngũ giác đài, và chiếc thứ tư bị nổ tung ở Pennsylvinia, sau khi vài tên không tặc là hành khách xông vào buồng lái. Đây là vụ tấn công khủng bố tệ hại nhất chưa hề có trên đất Mỹ. Ngày 21/9 Quốc hội chuẩn cấp 15 tỷ trợ cấp đặc biệt cho công nghiệp hàng không bị tạm hoãn các chuyến bay, và công nhân mất việc. Ngày 7/10, Mỹ và Anh tung ra một chiến dịch oanh kích nhắm vào các cứ điểm của tổ chức khủng bố al-Qaeda và dân quân Taliban đang thống trị Afghanistan. Ngày13/11, lực lượng Taliban tại Kabul thủ đô Afghanistan đầu hàng, và ngày 7/12/2001, rút chạy khỏi Kandahar, cứ điểm quân sự, tôn giáo quan trọng nhất của họ. Ngày 11/12, chính phủ Hoa Kỳ truy tố Zacarias Monssaoni, bị cáo buộc đồng lõa trong vụ tấn công ngày 11/9.
Ngày 25/12/2001, Tổng thống Bush chính thức công bố bình thường hoá về thương mại với Trung Quốc có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002. Đầu năm 2002, Tổng thống Bush tuyên bố Bắc Triều Tiên, Iran, và Iraq là “một trục ma quỷ” (“an axis of evil”). Đến tháng 9, ông ta còn gây sức ép với Liên Hiệp Quốc thông qua Luật chống Iraq. Chính sách ngoại giao cứng rắn của Bush tạo ra những bất đồng ngay cả trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ngày 20/3/2003, Tổng thống Bush ra lệnh tấn công vào Iraq, quân Anh và Úc cùng tham chiến với Mỹ chiếm thủ đô Baghdad ngày 9/4/2003, và chính quyền Sađam Hussein chấm dứt sự tồn tại. Ngày 22/7, trong một cuộc chạm súng quân đội Hoa Kỳ đã giết chết 2 con trai của Saddam Hussein ở Mosul phía Bắc Iraq.
Ngày 13/12/2003, Saddam Hussein bị quân đội Mỹ bắt khi ông ta đang trốn dưới một hầm nhỏ ở phía Đông nam Tikrit. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 2/11/2004, ứng viên George W. Bush tái đắc cử nhiệm kỳ 2 với 62.028.285 phiếu bầu, chiếm 50,73%, trên chân ứng viên Jhon Kerry chiếm 59.028.109 phiếu bầu, tương đương 48,27%. Ngày 20/1/2005, bà Codoleezza Rice trở thành người phụ nử da đen đầu tiên trở thành Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ 2 vủa Tổng thống Bush. Ngày 3/5/2006, tại phiên xử vụ “không tặc ngày 11/9”, Công tố viện đế nghị bản án tử hình cho tên khủng bố Zacarias Moussaoui, nhưng Hội đồng xét xử tuyên bố tù chung thân. Ngày 13/6/2006, trong cuộc thăm viếng Iraq, Tổng thống Bush tái xác nhận sẽ không rút quân khỏi Iraq cho đến khi nào chính quyền mới ở Iraq tự ổn định được về an ninh.
Ngày 24/5/2007, trong một phiên họp lưởng viện Thượng viện và Hạ viện chấp nhận đề nghị của chính phủ về chi phí cho cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, mà không đưa ra thời biểu rút quân. Quốc hội cũng thông qua dự luật tăng lương tối thiểu trong 3 năm đến từ 5,15 USD lên thành 7,25 USD/giờ. Tại cuộc bầu cử Tổng thống ngày 4/11/2008, ứng viên Barack Obama đắc cử, với 67.066.915 phiếu bầu, chiếm 53%, trên chân ứng viên John McCain chiếm 57.421.377 phiếu bầu tương đương 46%. Cùng với việc bầu Tổng thống, cử tri Mỹ cũng bỏ phiếu bầu 1/3 Thượng nghị sỉ ở Thượng viện, toàn bộ Dân biểu tại Hạ viện, và 11 Thống đốc các Tiểu bang. Đảng Dân chủ chiếm 19 ghế tại Thượng viện, đảng Cộng hòa chỉ có 14 ghế. Tại Hạ viện đảng Dân chủ cũng chiến thắng với 257 ghế, trong khi Cộng hòa chỉ giành được 176 ghế.
Đây là lần đầu tiên trong hơn 75 năm qua, đảng Dân chủ giành được ưu thế cả Hành pháp lẫn Lập pháp từ Hạ viên tới Thượng viện.
Lưu ý.
Hoa Kỳ có nhiều lãnh thổ phụ thuộc bên ngoài nội địa nước Mỹ chiếm 15.480km2  và 4.394.788 cư dân. Nó gồm Conmonwealth Puetto Rico 13.783km2 với 3.957.988 cư dân, Guam 561km2 với 166.796 cư dân, Virgin Islands 442km2 với 123.498 cư dân, Conmonwealth Northern Mariana Island 463km2 và 77.311 cư dân, và American Samoa 233km2 và 68.688 cư dân. Mỗi vùng lãnh thổ có một Quốc hội địa phương. Luật do Quốc hội địa phương có thể bị sửa đổi hoặc vô hiệu hoá bởi Quốc hội Liên bang. Tuy vậy, trong thực tế việc sửa đổi hoặc vô hiệu hoá hiếm khi xảy ra. Puerto Rico đạt tới tình trạng tự trị của nó từ 25/7/1952, cư dân hài lòng với chính quyền hoàn toàn tự trị gồm cả việc lựa chọn Thống đốc và viên chức khác của nó. Dù thế các vấn đề quan hệ ngoại giao với nước ngoài vẫn do chính quyền Liên bang và văn phòng đại diện trên đảo thực hiện. Sự giám sát của Liên bang về quản lý hành chánh vùng được thực hiện bởi sở quản lý vùng của Bộ Nội vụ.
B. Liên bang Hoa Kỳ ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua ngày 17/9/1787, có hiệu lực thi hành ngày 4/3/1789. Buổi đầu Liên ban Hoa Kỳ có 13 tiểu bang, theo thời gian tăng thêm 7 tiểu bang, và sau đó tăng thêm 30 tiểu bang nữa. Hiện nay Hoa Kỳ có tới 50 tiểu bang. Tính đến năm 2009, Hiến pháp Hoa Kỳ tu chỉnh tới 27 lần. Chẳng hạn, tu chỉnh Hiến pháp lần thứ 25 ngày 10/2/1967, quy định người kế nhiệm Tổng thống khi ông nầy không còn năng lực điều hành chính phủ. Theo Hiến pháp, quyền Hành pháp được trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 4 năm, giới hạn trong 2 nhiệm kỳ. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội gồm Thượng viện, và Hạ viện. Thượng viện có 100 đại biểu đại diện các Tiểu bang, mổi Tiểu bang có 2 Nghị sỉ với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 2 năm bầu lại 1/3. Hạ viện gồm 435 Dân biểu, đại diện các khu vực bầu cử theo dân số kiểm kê mới nhất, với nhiệm kỳ 2 năm. Tổng thống nắm quyền Hành pháp, là nguyên thủ quốc gia, Tổng Tư lệnh Quân đội, và Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội thông qua.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 303.824.646, dưới 15 tuổi 20,1%, trên 65 tuổi 12,7%. Mật độ dân cư: 33,2 người/km2.. Thành phố: 80,8%. Sắc tộc: thuần da trắng 80%, da đen 13%, Á châu 3%, tạp chủng 2%, da đỏ 1%. Ngôn ngữ: Anh (chính ) Spanish. Tôn giáo: Thiên chúa giáo Tin lành 51%, Thiên chúa giáo La mã 24%, Thiên chúa giáo khác 2%, Do Thái giáo 2%. Không tôn giáo 4%. Hầu hết tôn giáo đều có nguồn gốc từ tổ tiên. Đất đai: Tổng diện tích: 9.826.630 km2. Diện tích đất: 9.161.923 km2. Địa điểm: một nữa phía nam của Bắc Mỹ. Quốc gia láng giềng: Canada phía bắc. Địa thế: đồng bằng rộng lớn ở trung tâm, núi non phía tây, núi thấp và đồi phía đông. Chính quyền địa phương: vùng lảnh thổ 16 tiểu bang phía Nam, 13 tiểu bang phía tây, 12 tiểu bang trung tây, và 9 tiểu bang đông bắc. Thủ đô: Washinton, D.C: 4.338.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà Liên bang với truyền thống dân chủ mạnh mẽ.  Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Barack Obama, sinh…/../1961, nhậm chức 20/1/2009. Chính quyền địa phương: 50 tiểu bang và khu vực Columbia (thủ đô Washinton, D.C). Ngân sách quốc phòng: 600,2tỷ. Quân đội chính quy: 1.498.157. Kinh tế: Công nghiệp hàng không, không gian, xe hơi, luyện kim, lọc dầu, truyền thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, gổ xẽ, khai thác hầm mỏ. Nông sản: lúa mì, bắp,  trái cây, rau quả, sợi bông. Tài nguyên: than đá, dầu lửa, khí đốt, vàng, bạc, đồng, chì, kim loại trắng cứng, muối acid, kim loại nặng có tính phóng xạ làm nhiên liệu hạt nhân (Uranium), quặng nhôm, sắt, niken, thuỷ ngân, cacbonat cali, bạc, kim loại nặng xám, kim loại trắng cứng xanh, gỗ. Dự trữ nhiên liệu: 21 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 18%, chăn nuôi: trâu bò: 97 triệu, gà 2.100 triệu, dê 2,9 triệu, heo 61,9 triệu, cừu 6,2 triệu. Đánh cá: 5,3 triệu tấn. Cung cấp điện: 4.059,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 1%, đóng góp 2%; công nghiệp 22%, đóng góp 26; và dịch vụ 77%, đóng góp 72%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar Mỹ (USD). Tổng sản lượng nội địa: 13.800 tỷ. Bình quân đầu người: 45.800. Tăng trưỏng: 2,2%. Nhập khẩu: 2.000 tỷ. Bạn hàng: Canada 16%, Trung Quốc 15,9%, Mexico 10,4%, Nhật bản 7,9%, Germany 4,8%. Xuất khẩu: 1.100 tỷ. Bạn hàng: Canada 22,2%, Mexico 12,9%, Japan 5,8%, Trung Quốc 5,3%, Anh quốc 4,4%. Du lịch: 85,7 tỷ. Ngân sách quốc gia: 2.700 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 37,6 tỷ. Dự trử vàng: 261,5 triệu 0zt. Nợ nước ngoài: 1.400 tỷ. Giá cả tiêu thụ: Tăng 2,9%. Vận chuyển: đường xe lửa 226.563 km. Bằng xe hơi: 222,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 8,7 triệu. Bằng máy bay: bay 1.159 tỷ km, sân bay 5.143. Truyền thông: máy truyền hình 844/1000 cư dân, Radio 2.116/1000. Điện thoại: 163,2 triệu. Internet: 220 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 75,3, nữ 81,1. Sinh xuất: 14,2/1000 cư dân. Tử xuất: 8,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 6,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,6%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-17, biết đọc biết viết 99%, trung học 97%, đại học 77%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Khối Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS). Hợp tác Kinh tế và Phát triển Châu Âu (OECD), Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
3. MEXICO - UNITED MEXICAN STATES (MỄ TÂY CƠ).
A. Tiến trình phát triển.

Mexico là nơi có nền văn minh phát triển của người Indian, cư dân bản địa. Họ đến đây từ Yucatan làm nông nghiệp, xây Kim tự tháp, và sáng tạo ra cách tính ngày tháng (lịch). Khu vực Toltecs bị xâm chiếm bởi người Aztecs, lập nên Tenochtitlan năm 1325 Sau công nguyên (SCN), bây giờ là thành phố Mexico. Hernando Cortes, người Tây Ban Nha xâm lăng, và phá vỡ đế quốc Aztecs từ năm 1519 đến 1521. Sau 300 năm cai trị của Tây Ban Nha, các cuộc nổi dậy làm bạo loạn bắt đầu năm 1810 dưới sự lãnh đạo Miguel Hidalgo y Costilla, rồi Moreles y Payon năm 1812, và sau đó là tướng Agustin Iturbide, ông ta tự phong mình là Hoàng đế Agustin I năm 1821. Năm 1823, trở thành một nước cộng hoà. Vùng đất Mexico mở rộng tới nơi nay là phía tây nam Hoa Kỳ. Năm 1836, Texas ly khai khỏi Mexico, thành lập một Cộng hoà riêng.
Quốc hội Mexico không thừa nhận nó, nhưng cũng không đủ mạnh tái lập quyền cai trị ở đó. Sau nhiều lần đụng độ, chiến tranh Hoa Kỳ - Mexico thực sự nổ ra trong thời gian 1846-1848. Kết quả là Mexico mất phần đất phía Bắc của Rio Grande. Được sự hậu thuẫn của lực lượng võ trang Pháp, Hoàng tử người Áo (Austrian Archduke) lên ngôi vua Mexico, với danh hiệu Maximillan I cai trị từ năm 1864 đến 1867. Dưới sức ép của Hoa Kỳ lực lượng Pháp rút khỏi Mexico. Tổng thống Porfirio Diaz, nhà cai trị độc tài thống trị Mexico từ năm 1877 đến 1880, dẫn đến một thời kỳ nổi dậy và đánh nhau giữa các phe đảng chính trị gần 28 năm 1884-1911. Ngày 5/2/1917, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới mang đến những cải cách xã hội. Đảng Cách mạng (PRI) nắm quyền, và khuynh đảo chính trị từ năm 1929 đến cuối thập niên 1990.
Phe đối lập Cấp tiến tiến hành đấu tranh, kể cả hoạt động du kích bị kiềm chế trên một diện rộng. Chính phủ cũng đạt được các thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp và tiện ích công cộng, nhưng vẫn còn nhiều người chưa có việc làm. Mặc dù viễn cảnh khá sáng sủa với việc khám phá trữ lượng dầu lửa rộng lớn, thế nhưng nạn lạm phát, và giá dầu sụt giảm trên thị trường thế giới làm Mexico trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế - xã hội trong suốt thập niên 1980. Ngày 12/8/1992 Mexico, Hoa Kỳ và Canada đạt tới Hiệp ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực ngày 1/1/1994. Du kích quân của lực lượng Giải phóng Quốc gia Zapatista (AZLN) tung ra chiến dịch đánh phá phía Nam Mexico từ đầu năm, và một phát thảo hoà bình được đôi bên đồng ý ngày 2/3.
Ngày 23/3, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cách mạng Tổ chức (PRI) Luis Donaldo Colosio Murretabị ám sát tại một cuộc họp chính trị ở Tijuana. Ứng cử viên mới của đảng (PRI) là Ernesto Zedillo Ponce de Leons thắng cử, và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngày 1/12/1994. Một kế hoạch kiểm soát nghiêm ngặt cùng với sự trợ giúp của Hoa Kỳ tiền tệ Mexico được phục hồi từ sự suy sụp đầu năm 1995. Tháng 8/1996, quân Cách mạng Quần chúng (PRA) bắt đầu tấn công vào các mục tiêu cứ điểm của chính phủ. Ngày 6/7/1997, đảng Cách mạng Tổ chức (PRI) lần đầu tiên từ năm 1929 thất bại không chiếm đủ số ghế trong Quốc hội. Ngày 22/12/1997, một băng đảng có vũ trang tàn sát 45 nông dân ở Chiapas. Đảng Cách mạng Tổ chức mất vị thế cầm quyền trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 2/7/2000.
Vicente Fox Quesada của đảng Quốc gia Hành động (PAN) đắc cử, và nhậm chức Tổng thống ngày 1/12/2000. Con lốc Wilma ập vào Cancún ngày 21/10/2005, làm thiệt hại tài sản lên tới 2 tỷ USD. Cuộc bầu cử Tổng thống, và Quốc hội ngày 2/7/2006, không có ứng viên Tổng thống nào trong số 5 ứng viên chiếm đủ túc số. Và tại vòng bầu chung cuộc cũng có sự khiếu nại của ứng viên cánh tả López Obrador, nên gần 2 tháng sau ngày 5/9/2006, Hội đồng Bầu cử Liên bang mới chính thức công bố Calderón đắc cử, và Calderón nhậm chức ngày 1/12/2006. Tại Quốchội đảng PAN dẫn đầu chiếm 206 ghế tại Hạ viện và 52 ghế tại Thượng viện. Trận mưa lớn kéo dài từ ngày 28/10 đến 1/11/2007 đã làm hơn 1 triệu ngôi nhà chìm trong biển nước, và 13 người thiệt mạng trong 2 tiểu bang Tabasco và Chiapas.
Người ta ước tính có khoảng 29,1 triệu người gốc Mexico đang sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ. Trong năm 2007, chính phủ Mỹ đã trục xuất về Mexico 7 triệu người. Bất chấp sự nặng tay của chính phủ trong việc triệt hạ nạn buôn bán ma tuý. Các vụ buôn bán ma tuý cứ gia tăng, và tìm cách thanh toán lẫn nhau làm chết hơn 1.700 người tính từ tháng 1 đến tháng 9/2008. 
B. Liên bang Mexico  ngày nay.    
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Mexico được công bố ngày 5/2/1917, và có tu chỉnh nhiều lần xác định Mexico là một chính quyền Cọng hòa Liên bang gồm 31 Tiểu bang và 1 vùng thủ đô. Tổng thống được dân bầu trực tiếp với 1 nhiệm kỳ duy nhất 6 năm. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa nắm quyền Hành pháp. Quyền Lập pháp trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 500 đại biểu, 300 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 200 đại biểu bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn nhất định, có nhiệm kỳ 3 năm. Thượng viện có 128 nghị sỉ, Tiểu bang lớn chiếm 2 ghế và Tiểu bang nhỏ 1 ghế tổng cộng 96 ghế, 32 ghế còn lại chia cho các đảng theo tiêu chuẩn quy định, Quốc hội họp hàng năm từ 1/9 đến 31/12. Trong thời gian Quốc hội không họp, thì có một Ủy ban Thường trực điều hành gồm 15 đại biểu Hạ viện và 14 nghị sỉ thượng viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: dân số 109.955.400, dưới 15 tuổi 29,6%, trên 65 tuổi 6,1%. Mật độ dân cư: 57,2 người/km2. Thành phố: 76,3%. Sắc tộc: Mestizo 60%, Amerindian 30%, Da trắng 9%. Ngôn ngữ: Spanish (chính ), Nahuatl, Mayan, Zapotec, Mixtec, và ngôn ngữ bản địa khác. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 77%, Tin lành 6%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.972,550 km2. Diện tích đất: 1.923.040 km2. Địa điểm: phía nam của Bắc Mỹ. Quốc gia láng giềng: Hoa Kỳ phía bắc, Guatemala và Belize phía nam. Địa thế: dãy núi Madre Occidental chạy từ tây bắc đến đông nam gần bờ phía tây, dãy núi Madre Oriental chạy đến gần vịnh Mexico. Hai dãy núi gặp nhau ở phía nam thành phố Mexico. Nằm giữa  hai dãy núi là một cao nguyên khô ráo, cao độ từ 5000 đến 8000ft đi về hướng nam nhiệt độ điều hoà thuận lợi cho đời sống cây cỏ. Vùng đất thấp dọc theo bờ biển là vùng nhiệt đới, khoảng 45% là đất khô cằn. Thủ đô: Mexico City. Thành phố đông dân: Mexico City 19.028.000, Guadalajara 4.198.000, Monterrey 3.712.000, Puebla 2.195.000, Tijuana 1.553.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà Liên bang. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Filipe Jesus Calderón Honojosa sinh 18/8/1962, nhậm chức 1/12/2006. Chính quyền địa phương: 31 tiểu bang và 1 khu vực Liên bang. Ngân sách quốc phòng: 3,9 tỷ. Quân đội chính quy: 248.700. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, chế biến dầu lửa, luyện kim (sắt và thép), xe hơi, hoá chất, thuốc lá, hàng dệt, may mặc, hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm và thức uống, gổ xẽ, du lịch. Nông sản: lúa mì, lúa gạo, bắp, đậu nành, đậu khác, cà chua, cam chanh, cà phê, bông vải. Tài nguyên: nhôm, đồng, chì, bạc, vàng, dầu lửa, khí đốt, gổ. Dự trữ nhiên liệu: 11,7 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 13%. Chăn nuôi: trâu bò 29 triệu, gà 290 triệu, dê 8,9 triệu, heo 15,5 triệu, cừu 7,5 triệu. Đánh cá: 1,4 triệu tấn. Cung cấp điện: 239,8 Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 18%, đóng góp 4%; công nghiệp 24%, đóng góp 26; và dịch vụ 58%, đóng góp 70%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Peso mới (tháng 9/2008: 10,6 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 1.300 tỷ. Bình quân đầu người: 12.800. Tăng trưởng: 3,3%. Nhập khẩu: 283 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 60%, Nhật bản 4,2%, China 3,9%. Xuất khẩu: 271,9 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 78,7%, Canada 6%, Spain 4%. Du lịch: 12,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 209,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 55,1 tỷ. Dự trữ vàng: 120.000 oz.t. Nợ nước ngoài: 149,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4%. Vận chuyển: đường xe lửa: 17.661 km. Bằng xe hơi: 14,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 7,4 triệu. Bằng máy bay: bay 31,8 tỷ km, sân bay 231. Hải cảng: 4- Coatzacoalcos, Mazatlan, Tampico, Veracruz. Truyền thông: máy truyền hình 272/1000 cư dân, Radio 329/1000. Điện thoại: 19,8 triệu. Inernet: 22,8 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73, nữ 78,8. Sinh xuất: 20/1000 cư dân. Tử xuất: 4,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 19/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 92%, trung học 71%, đại học 18%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên hiệp quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông thế giới (FAO), Ngân hàng thế giới (IBRD), Lao động thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Hàng hải thế giới (IMO), Y tế thế giới (WHO), và Thương mại thế giới (WTrO). Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS). Hợp tác Kinh tế và Phát triển Châu Âu (OECD).
4. PERU  -  REPUBLIC OF PERU.
A. Tiến trình phát triển.

Đế quốc Inca đầy quyền thế có căn cứ của nó ở Cuzco, Andes và chiếm hầu hết Peru, Bolivia và Ecuador cùng với nhiều phần của Colombia, Chile và Argentina. Xây dựng trên các thành tựu của nền văn minh Andean, trong 800 năm đế quốc Incas có trình độ cao về kiến thức cơ khí, hàng dệt, và tổ chức xã hội. Do nội chiến làm cho đế quốc suy yếu. Quân xâm lược Tây Ban Nha của Francisco Pizarro bắt đầu tấn công Peru năm 1532 bởi do sự giàu có của nó. Năm 1533, họ đánh chiếm và bắt nhà cai trị Inca Atahualpa, đặt điều kiện đổi vàng như tiền chuộc mạng, rồi hành quyết ông ta và biến người dân bản địa như những tên nô lệ. Lima là xứ sở của Phó vương Tây Ban Nha cho đến khi quân giải phóng Argentina của Jose' de San Martin chiếm nó năm 1821. Quân Tây Ban Nha cuối cùng bị đánh tan tác bởi Smon Bolivar năm 1824.
Ngày 3/10/1968, một cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Tổng thống Fernando Belaunde Terry. Năm 1968 đến 1974, chính quyền quân sự bắt đầu thực hiện chương trình xã hội chủ nghĩa. Nạn khan hiếm thực phẩm, nợ nước ngoài leo thang và các cuộc biểu tình phản đối khắp nơi đưa tới một cuộc đảo chánh khác ngày 29/8/1976. Năm 1980, sau hơn 13 năm quân đội nắm quyền hành Peru trở lại chế độ dân chủ. Thế nhưng, các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và du kích của đảng Path cánh tả Shining (Sendero Luminoso) luôn làm cho xã hội bất ổn. Trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 6/1990, Alberto Fujimori, con trai của một người định cư Nhật Bản đắc cử. Tình hình bất ổn tiếp tục khiến ngày 5/4/1992, Alberto Fajimori ra lệnh ngưng thi hành nhiều phần của Hiến pháp, giải tán Quốc hội và bắt đầu kiểm duyệt báo chí.
Ngày 12/9, lãnh tụ đảng Path Shining bị bắt. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và các chương trình xã hội đầy ý nghĩa, cùng với sự thu hẹp hoạt động của du kích quân, Fajimori chiến thắng trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai ngày 9/4/1995. Tuy nhiên, chính sách đàn áp chống khủng bố của ông ta bị các nhà bình luận thế giới chỉ trích. Ngày 17/12/1996, du kích quân cánh tả Tupac Amaru xâm nhập nơi cư trú đại sứ Nhật Bản ở Lima, và bắt giữ hàng trăm con tin hầu hết được thả ra sau đó. Ngày 22/4/1997, quân đội Peru tái chiếm toà đại sứ, giải cứu 71 con tin còn bị giam giữ. Một con tin, 2 binh sĩ, và tất cả 14 du kích quân đều bị giết. Cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 3 của Fujimori, chỉ còn lại một mình ông, các đấu thủ khác đã rút lui.
Họ lên án cuộc bầu cử gian lận 6 ngày trước vòng bầu chung cuộc ngày 28/5/2000. Tai tiếng chính trị còn dính dáng tới vị cố vấn hàng đầu, và chỉ huy trưởng ngành tình báo là Vladimiro Montesinos, đưa tới việc Fujimori từ chức ngày 20/11, trong khi ông đang thăm viếng Nhật Bản. Thay vì chấp nhận sự từ chức của Fujimori, Quốc hội cách chức ông ta với lý do "thiếu tinh thần trách nhiệm". Ngày 3/6/2001 Alejandro Toledo, đắc cử Tổng thống. Ngày 23/6 Montesinos, nguyên chỉ huy trưởng ngành tình báo bị bắt ở Venezuela, dẫn về Peru và bị kết án lạm dụng quyền hành ngày 1/7/2002. Bản án ngày 5/9, ghi vào hồ sơ chống lại việc Fujimori lưu vong, cho rằng ông ta có dính líu đến vụ giết người của đội cảm tử quân đã giết ít nhất 25 người trong năm 1991-1992.
Ngày 29/12/2001, một vụ nổ tại xưởng làm pháo hoa giết chết 291 người trong một khu thương mại đông đúc ở Thành phố Lima. Sự thụt lùi kinh tế làm sống lại các hoạt động bạo loạn, và một loạt các vụ tai tiếng chính trị đã xói mòn niềm tin của công chúng đối với Tổng thống Teledo trong hai năm 2003-2004. Trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội ngày 9/4/2006, tại vòng đầu không có ứng viên Tổng thống nào đạt được số phiếu cần thiết. và tại vòng bầu chung cuộc ngày 4/6, Alan Garcia Pérez đắc cử với 52,6% phiếu bầu. Còn tại Quốc hội, đảng Thống nhất Peru dẫn đầu chiếm 45 ghế, về nhì là đảng Aprista Peru chiếm 36 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại, cao nhất là đảng Thống nhất Quốc gia 17 ghế, có đảng không chiếm được ghế nào.
B. Cộng hoà Peru ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Peru có hiệu lực thi hành năm 1980. Hiến pháp trao quyền Hành pháp cho Tổng thống do dân bầu trực tiếp, với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai, và thứ ba. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng chính phủ. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội thông qua. Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội, gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 120 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện bị Tổng thống Alberto Fujimori giải tán năm 1992, tái lập tháng 3/2003.
 Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 29.180.899, dưới 15 tuổi 29,7%, trên 65 tuổi 5,6%. Mật độ dân cư: 22,8 người/km2. Thành phố: 71,1%. Sắc tộc:  Amerindian 45%, Mestizo 37%, Da trắng 15%. Ngôn ngữ: Spanish, Quechua (chính cả hai), Aymara. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 81%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.285.220 km2. Diện tích đất: 1.280.000km2. Địa điểm: trên bờ Thái Bình Dương Nam Mỹ. Quốc gia láng giềng: Ecuador, Colombia ở phía bắc, Brazil, Bolivia phía đông, Chilê  phía nam. Địa thế: một dãy bờ biển khô từ 16-160km chiều rộng, như là quà tặng cho nhiều cư dân để mở rộng việc trồng trọt nhờ có nước tưới tiêu. Núi Andes chiếm 27% diện tích đất, vùng cao nguyên và triền phía đông cho tới bình nguyên Amazon, thuận lợi cho cây trồng, chiếm một phần hai quốc gia với rừng cây và rừng rậm nhiệt đới. Thủ đô: Lima. Thành phố đông dân: Lima 8.012.000 cư dân, Arequipa 815.000.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Alan Garcia Pérez, sinh 23/5/1949, nhậm chức 28/7/2006. Thủ tướng chính phủ: Yehude Simon Munaro sinh 18/7/1947, nhận chức 11/10/2008. Chính quyền địa phương: 12 vùng, 24 khu vực hành chánh, 1 tỉnh đặc biệt. Ngân sách quốc phòng: 1,2 tỷ. Quân đội chính quy: 114.000. Kinh tế: Công nghiệp khai thác mỏ, dầu khí, hàng dệt, may mặc, đánh cá, chế biến thục phẩm. Nông sản: lúa gạo, lúa mì, khoai tây, bắp, mía đường, cà phê, sợi bông. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, than đá, quặng sắt, đồng, bạc, vàng, gỗ, cá, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 382,9 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 5,3 triệu, gà 100 triệu, dê 2 triệu, heo 3 triệu, cừu 15 triệu. Đánh cá: 7 triệu tấn. Cung cấp điện: 25 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 9%, đóng góp 8%; công nghiệp 18%, đóng góp 27; và dịch vụ 73%, đóng góp 65%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Nuevo Sol (tháng 9/2008: 2,9 = 1USD). Tổng sản lượng nội địa: 219 tỷ. Bình quân đầu người: 7.800. Tăng trưởng: 9%. Nhập khẩu: 19,8 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 20,1%, Brazil 8,1%, Ecuador 7,5%, China 6,8%, Chile 6,4%, Colombo 6,2%, Argentina 6,2%. Xuất khẩu: 28 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 25,8%, China 12%, Canada 8,4%, Chile 5,9%, Japan 5,4%. Du lịch: 1,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 29,1 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 17 tỷ. Dự trữ vàng: 1,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 29,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.988 km. Bằng xe hơi: 906.600 đầu xe, xe hơi cá nhân: 555.300. Bằng máy bay: bay 3,8 tỷ km, sân bay 54. Hải cảng: 4- Callao, Chimbote, Matarani, Salavery. Truyền thông: máy truyền hình 147/1000 cư dân, Radio 273/1000. Điện thoại: 2,7 triệu. Internet: 7,6 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,6, nữ 72,4. Sinh xuất: 19,8/1000 cư dân. Tử xuất: 6,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 29,/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học: 6-16, biết đọc biết viết 90%, trung học 81%, đại học 29%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó. Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS). Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
5. CHILE  -  REPUBLIC OF CHILE.
A. Tiến trình phát triển.                                                   
Phía bắc Chile nằm dưới sự cai trị của đế quốc Inca, trước khi người Tây Ban Nha xâm chiếm năm 1530-1540. Cư dân bản địa Araucanian phía Nam kháng cự cho đến cuối thế kỷ thứ 19. Quốc gia được độc lập năm 1810, dưới sự cai trị của Jose' de San Martin. Và, sau đó Bernardo O' Higgins 1817 -1823, trong các nỗ lực cải cách kinh tế và xã hội cho đến khi bị mất chức. Chilê đánh bại Peru và Bolivia trong chiến tranh 1836-1839, và 1879-1884 chiếm được phần đất giàu trữ lượng hầm mỏ ở phía Bắc. Năm 1970, Salvador Allende Gossenss, một người Marxist trở thành Tổng thống. Chính quyền của ông ta có cải thiện điều kiện sống cho người nghèo, nhưng các cuộc bạo loạn của những người ủng hộ chính quyền cực đoan và các hoạt động phi pháp, làm cho chế độ không được đa số công chúng hậu thuẩn.
Các chương trình kinh tế xã hội thô thiển, đưa đến một sự hỗn độn về chính trị và tài chánh. Ngày 11/9/1973, phe quân sự đảo chánh chiếm quyền lực, và tuyên bố Allende đã tự sát. Nhóm đảo chánh do tướng Augusto Pinochet Ugarte cầm đầu, chỉ định một chính phủ hầu hết là quân nhân và công bố kế hoạch "tân diệt chủ nghĩa Marxist" (exterminate Marxist). Các cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra trong suốt thập niên 1980, và nó cũng không chỉ cho người ta thấy có một dấu hiệu gì về sự tự do. Ngày 5/10/4988, trong một cuộc “trưng cầu dân ý” đa số cử tri không chấp nhận chức Tổng thống của Pinochet, yêu cầu tổ chức bầu cử Tổng thống. Tháng 12/1989, cử tri bầu một vị Tổng thống dân sự, dù vậy Pinochet còn tiếp tục cầm đầu quân đội cho đến ngày 10/3/1998.
Một tổ chức nhân quyền Chile, ước tính rằng các cuộc đàn áp quyền dân sự trong thời Pinochet cai trị đã giết chết hơn 3.100 người. Năm 1998, Pinochet bị bắt khi đang thăm và trị bệnh tại Anh Quốc. Trong một nỗ lực truy tố Pinochet về tội trạng trên bị thất bại, khi được bác sỉ xác nhận chính thức rằng ông ta không ổn định thần kinh, để ra hầu toà ở Anh Quốc và Chile. Sau thời gian bị chính quyền Anh quản  thúc, Pinochet bị trả về Chile đầu năm 2000. Ricardo Lagos Escobar, là vị Tổng thống theo Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên kể từ cuộc đảo chánh 1973. Ông nhậm chức ngày 11/3/2000. Ngày 6/6/2003, Chile và Hoa Kỳ ký hiệp ước mậu dịch tự do song phương. Tháng 8/2004, tòa án tối cao Chile quyết định huỷ bỏ quyết định miển tố Pinochet, cho phép đưa vụ án ra tòa xét xử trong tương lai nếu sức khỏe Pinochet có thể.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/12/2005, Liên minh Dân chủ dẫn đầu chiếm 65 ghế, về nhì là đảng Dân chủ 21 ghế, các đảng khác chia nhau số ghế còn lại, cao nhất là đảng Dân chủ Thiên chúa giáo 20 ghế, và thấp nhất và các ứng viên độc lập có 1 ghế. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 15/1/2006, ứng viên Michelle Bachelet đắc cử  với 53,5% phiếu bầu, bà là người phụ nử đầu tiên trở thành Tổng thống Chile. Pinochet chết tháng 12/2006, và vụ án chưa bao giờ được xét xử.
Lưu ý.
Về đảo Tierra del Fuego: là đảo lớn nhất trong quần đảo cùng tên tại điểm tận cùng phía nam của Nam Mỹ, có diện tích 48.673km2 là một khu vực núi non hùng vĩ, dòng chảy quanh co và tiếng gió thổi vi vu như đưa vào lòng người một cảnh tượng hùng tráng oai phong. Nó được khám phá năm 1520 bởi Magellan, và đặt tên là vùng đất của lửa, bởi vì đây là nơi cắm trại đốt lửa vui chơi của các sắc dân Indian quanh vùng. Một phần của đảo là chủ quyền của Chilê, và một phần khác thuộc chủ quyền Argentina. Punta Arenas nằm trên đất liền của bán đảo là một trung tâm thành phố phía nam và là trung tâm nuôi cừu với khoảng 70.000 cư dân. Puerto Williams là nơi định cư phía cực Nam.
B. Cọng hoà Chile ngày nay
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Chile có hiệu lực thi hành ngày 11/3/1981, Chile quay trở lại chế độ dân chủ sau hơn 8 năm quân đội nắm quyền. Tướng Pinochet vẫn còn tại chức cho tới khi ông ta được chính quyền đề cử như ứng viên duy nhất dự tranh chức Tổng thống. Tại cuộc bầu cử ngày 5/10/1988, Tổng thống Pinochet bị cử tri phản đối với 54,6% phiếu bầu. Từ đó Hiến pháp được tu chỉnh một số điều khoản. Hiến pháp quy định quyền Hành pháp trao cho Tổng thống do dân bầu trực tiếp có nhiệm kỳ 4 năm, và với nhiệm kỳ duy nhất. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 120 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 38 nghị sỉ, cũng do dân bầu, với nhiệm kỳ 8 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: dân số 16.454.1435.853.927, dưới 15 tuổi 23,6%, trên 65 tuổi 8,8%. Mật độ dân cư: 22 người/km2. Thành phố: 87,6%. Sắc tộc: da trắng, và pha trộn da trắng 95%, Amerindian 4%. Ngôn ngữ: Spanish (chính ), Araucanian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 70%, Tin lành 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 756.950 km2. Diện tích đất: 748.800 km2. Địa điểm: trên bờ phía tây nam của Nam Mỹ. Quốc gia láng giềng: Peru ở phía bắc, Bolivia phía đông và phía đông bắc. Địa thế: dãy núi Andes ở biên giới phía đông gồm cả những đỉnh núi cao nhất thế giới, chạy dài 4.263 km, dọc theo bờ Thái bình dương, có chiều rộng khác nhau giữa 160 km và 402 km. Phía bắc là sa mạc Atacama, miền trung nhiều vùng nông nghiệp, và phía nam là rừng cây, và đồng cỏ bạt ngàn. Thủ đô:  Santiago 5.720.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Michelle Bachele Jeria, sinh 29/9/1951, nhậm chức 11/3/2006. Chính quyền địa phương: 13 vùng hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 2,6 tỷ. Quân đội chính quy: 64.966. Kinh tế: Công nghiệp khai thác hầm mỏ, sắt, thép, đồng, trang thiết bị vận tải, xi măng, hàng dệt, chế biến cá, thực phẩm. Tài nguyên: đồng, sắt, muối axit nitric, nguyên tố kim loại trắng chế máy cao tốc, gổ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 150 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 4,4, gà 98 triệu, dê 740.000, heo 3,5 triệu, cừu 3,4 triệu. Đánh cá: 5,3 triệu tấn. Cung cấp điện: 48,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 14%, đóng góp 6%; công nghiệp 23%, đóng góp 39; và dịch vụ 63%, đóng góp 55%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Peso (tháng 9/2008: 531 = 1USD) . Tổng sản lượng nội địa: 231,1 tỷ. Bình quân đầu người: 13.900. Tăng trưởng: 5%. Nhập khẩu: 44 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 15,6%, Argentina 12,6%, Brazil 11,8%, China 9%. Xuất khẩu: 67,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 15,6%, Japan 10,5%, China 8,6%, Hoà Lan 6,7%, Nam Triều Tiên 5,9%. Du lịch: 1,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 30,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 10,6. Dự trữ vàng 10.000 ozt. Nợ nước ngoài: 44,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 6.584 km. Bằng xe hơi: 1,6 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 789.000. Bằng máy bay: bay 12,8 tỷ km, sân bay 79. Hải cảng: 3- Valparaiso, Arica, Antofagasta. Truyền thông: máy truyền hình: 240/1000 cư dân, Radio 354/1000. Điện thoại: 3,4 triệu. Internet: 5,6 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73,9, nữ 80,6. Sinh xuất: 14,8/1000 cư dân. Tử xuất: 5,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 7,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13, biết đọc biết viết 96,5%, trung  học 85%, đại học 34%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và hầu hết các cơ quan đặc biệt của nó. Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS). Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét