Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ CHÂU ÂU(Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ CHÂU ÂU.
I. Thời cổ đại.
Các nhà khoa học cho rằng người đầu tiên sống trên lục địa Châu Âu cách đây khoảng 700.000 năm, đó là người tiền sử Neanderthal. Khoảng giữa năm 100.000 và 35.000 TCN, thì người Cro-Magnons đến thay thế họ. Người Cro-Magnons là dạng người hiên đại buổi đầu. Họ sống bằng hái lượm, săn bắt thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, đi từ nơi này sang nơi khác đễ tìm kiếm thức ăn. Họ sống theo từng nhóm từ 25 đến 50 người.
1. Thời tiền sử, và văn minh sơ khai.
Khoảng năm 6000 Trước công nguyên (TCN), người Đông Nam Châu Âu biết gieo trồng ngủ cốc, và thuần dưỡng súc vật. Sự phát triển đầu tiên này làm cho họ trở thành người, rồi từng bước phát triển thêm và bước cuối cùng là nền văn minh sơ khai. Từ lúc đó, con người không còn đi từ nơi này đến nời khác tìm kiếm thức ăn nữa. Họ có thể đinh cư một nơi nào đó gọi là làng. Một số làng sau đó phát triển thành các thành phố đầu tiên của Châu Âu. Việc gieo trồng ngủ cốc đã tạo được nguồn thực phẩm cho chính họ. Khoảng 3000 TCN, công việc trồng trọt lan sang các phần khác của lục địa. Văn minh Châu Âu đầu tiên xuất hiện trên nhóm đảo Aegean phía đông Hy Lạp (Greece), phát triển rực rỡ trong những năm 3000 và 1400 TCN. Trên một số đảo, nhất là đảo Crete người ta đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết.
Những người khéo tay trở thành nhà kiến trúc, thợ thủ công, và thợ vẽ có tài. Họ cũng biết chèo thuyền đi thám hiểm, và buôn bán với các vùng lân cận. Một đảo khác đảo Malta, phía nam Ý Đại Lợi (Italy) một nền văn minh tương tự cũng đang phát triển. Khoảng năm 2500 TCN, những người đi biển từ các đảo vùng Aegean, và đảo Malta chèo thuyền thám sát dọc theo bờ phía nam và phía tây Châu Âu. Họ giới thiệu cách sống của họ với những người họ găp được trên suốt cuộc hành trình. Khoảng năm 2000 TCN, dân du mục bằng ngựa từ nơi bây giờ là nước Nga tràn vào phía tây và phía nam Châu Âu. Những người thiện chiến hung hãn này, sống bằng nghề chăn nuôi trên các đồng cỏ phía đông nam Biển đen. Họ bành trướng văn hoá hiếu chiến, thô bạo tới nhiều nơi của lục địa khi chiếm các vùng đất mới.
2. Văn minh Hy Lạp Cổ đại.
Văn minh Hy Lạp là nền văn minh tiến bộ đầu tiên trên đất liền Châu Âu. Khoảng 2000 TCN, người du mục từ phía bắc di chuyển vào bán đảo Hy Lạp. Họ phát triển cách sống chủ yếu trên cơ sở của nền văn minh đảo Crete. Năm 1400 TCN, Hy Lạp trở thành thế lực hùng mạnh nhất vùng biển Aegean, đánh chiếm đảo Crete. Trong những năm 1100 TCN, làn sóng người du mục xâm lăng khác từ phía bắc tràn vào Hy Lạp. Họ chiếm hầu hết phía nam Hy Lạp, và đuổi tất cả cư dân ra khỏi vùng họ chiếm được. Suốt nhiều trăm năm sau đó, các nhóm du mục này hợp nhất với nhau lập ra các đơn vị chính quyền (Polis), hoặc thành phố tự trị (City states). Từ ngữ chính trị (Political) hiện nay bắt nguồn từ từ ngữ Hy Lạp Cổ đại “ Polis ”. Văn minh Hy Lạp Cổ đại đạt tới đỉnh cao của nó trong những năm 400 và 300 TCN.
Tư tưởng dân chủ, nghệ thuật Hy lạp, cùng với kiến thức phát triển rực rỡ trong thời kỳ này. Các thành phố hùng mạnh như Athens, Sparta, và một số thành phố khác ganh đua nhau về sự vượt trội của mình. Hy Lạp bước vào chiến tranh, lúc đầu Hy Lạp đánh bại các thế lực tấn công từ phía Đông. Nhưng sau đó, các Thành phố tự trị lại đánh nhau giữa họ khiến Hy Lạp suy yếu dần. Dù vậy, thành phố tự trị Athens vẫn còn là trung tâm văn hoá của thế giới Cổ đại. Trong khi Hy Lạp đang trên đà suy yếu, thì ở phía Bắc, vương quốc Macedonia trở nên hùng mạnh đánh chiếm Hy Lạp năm 338 TCN. Hai năm sau, Macedonia trở thành đế quốc lớn gồm một phần ở Châu Âu và nhiều phần khác ở Châu Á. Sau cái chết của Alexander năm 323 TCN, Macedonia trở nên suy yếu, nhiều thành phố tự trị Hy Lạp tái thâu hồi nền độc lập của họ.
3. Văn minh La Mã Cổ đại.
Văn minh La Mã được xem như một nền văn minh quan trọng của Châu Âu thời Cổ đại, kế tục nền văn minh Hy Lạp. Các nhà nghiên cứu lịch sử không xác định được khi nào, và làm thế nào để thành lập đế quốc La Mã. Nhưng vào năm 265 TCN, đế quốc La Mã thống trị tất cả phía nam Ý Đại Lợi nay là Florence. Trong 200 năm tiếp theo La Mã xây dựng, và mở rộng đế quốc từ nơi bây giờ là Tây ban nha đến phía tây nam Châu Á, và dọc theo bờ phía bắc của Châu Phi. Sau đó, nhiều phần còn lại của Châu Âu cũng bị đặt dưới quyền thống trị của họ. Đế quốc La Mã đạt tới đỉnh cao của quyền lực, và cũng là thời kỳ yên bình kéo dài từ năm 27 TCN đến năm 180 SCN. Không có quốc gia nào đủ mạnh, có thể đe doạ được đế quốc La Mã. Do vậy, kiến thức, nghệ thuật La Mã cùng với thương mại phát triên rực rỡ, huy hoàng.
La Mã vay mượn tư tưởng Hy Lạp, và truyền bá văn hoá Hy Lạp ra khắp vùng đế quốc của họ. Thực tế, văn hoá của đế quốc La Mã thường được gọi là văn hoá Hy Lạp - La Mã.  Nhưng La Mã cũng có đóng góp phần riêng của họ cho nền văn minh Châu Âu. Chẳng hạn, các công trình kiến trúc ở thành phố, hệ thống đường sá rộng khắp ở nông thôn. Chữ La tinh (Latin) ngôn ngữ La Mã trở thành ngôn ngữ trong nhiều quốc gia Châu Âu. Các nguyên tắc luật La Mã trở thành nền tảng luật của hệ thống luật pháp Châu Âu, và sau đó là nền tảng luật ở Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Thiên chúa giáo, tôn giáo ra đời ở Palestine trên phần đất phía Tây nam Châu Á, bấy giờ là một phần lảnh thổ của đế quốc La Mã, không bao lâu sau nó được truyền bá sang Châu Âu.
Thiên chúa giáo bị đế quốc La Mã bức hại từ buổi đầu, hành hình Christ “giáo chủ Thiên chúa giáo” năm 30 SCN. Nhưng, đến đầu những năm 300, Hoàng đế La Mã là Constantine cho phép Thiên chúa giáo được tự do truyền đạo, bản thân ông ta cũng theo đạo. Và cuối những năm 300 Thiên chúa giáo trở thành tôn giáo chính của đế quốc. Sau hơn 200 năm yên bình, đế quốc La Mã bị các bộ tộc từ phía Bắc, và phía Đông xâm lăng, làm cho đế quốc vở ra từng mảnh. Năm 324 Constantine tái hợp nhất, nhưng một lần nữa đế quốc La Mã chính thức bị chia đôi năm 395. Nữa phía đông trở thành đế quốc Đông La Mã, sau đó đổi thành đế quốc Byzatine với Constantinople là thủ đô. Nữa phía tây trở thành đế quốc Tây La Mã, với Rome là thủ đô của nó.
4. Sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã.
Các bộ tộc du mục Đức sống rãi rác phía bắc gồm sắc tốc Angles Franks, Jutes, Saxons, Vandals và Visigoths. Đa số các sắc tộc này là người hung bạo, chưa được khai hoá. Người La Mã thường gọi họ là người dã man (Barbarians). Cuối những năm 300 đầu những năm 400, người du cư Mông Cổ hiếu chiến gọi là "người Huns" từ Trung Á tấn công các bộ tộc du mục Đức, đẩy họ chạy vào vùng đế quốc Tây La Mã. Sắc tộc Vandals chiếm Tây Ban Nha, sắc tộc Visigoths chiếm bán đảo Ý Đại Lợi và thành phố Rome thủ đô La Mã, rồi tiến về phía tây và cuối cùng đánh bại sắc tộc Vandals chiếm luôn Tây Ban Nha. Sắc tốc Angles, Jules, và Saxons xâm lăng Anh Quốc, và sắc tộc Franks chiếm các nơi bây giờ là nước Pháp.
Năm 476, Odoacer, thủ lĩnh bộ tộc Đức lật đổ Hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustulus. Tại thời điểm người du cư Đức di chuyển vào khắp Tây Âu, thì người du cư Slavics, định cư nhiều nơi ở Đông Âu. Nhưng người du cư Slavics sống hoà bình với người La Mã. Chính người Slavics góp phần tạo ra nước Nga trên phần đất Châu Âu. 
II. Thời Trung cổ
5. Chủ nghĩa Điền trang thời Trung Cổ.
Thời Trung cổ ở Tây Âu được tính từ khi đế quốc Tây La Mã sụp đỗ cho đến năm 1500. Thời kỳ này chính quyền mạnh thời La Mã không còn. Nó được thay thế bởi nhiều vương quốc nhỏ, và các đơn vị chính quyền tự trị. Thương mại Châu Âu phát triển rực rỡ dười thời đế quốc La Mã đi vào suy tàn, và sụp đõ. Các thị trấn mất hết tầm quan trọng, và cư dân thị trấn phải di chuyển về thôn quê. Giai cấp trung lưu điều hành công nghiệp và thương nghiệp biến mất. Giáo dục, và nghệ thuật gần như đã vào quên lãng. Chủ nghĩa Điền trang (Manorialisim) trở thành hệ thống kinh tế chính trong thời kỳ nầy. Đất đai chia thành các khu vực rộng lớn gọi là "điền trang" hoặc "thái ấp" (manors) được làm chủ bởi các Lảnh chúa (Lords) giàu có. Tá điền làm việc trên đất lảnh chúa, phụ thuộc vào lảnh chúa, được lảnh chúa bảo vệ, và được cung cấp các thứ cần thiết cho đời sống.
Từ một vương quốc nhỏ phía Tây, Vương quốc Franks mở rộng lảnh thổ đến nơi bây giờ là Pháp, Bỉ, Hoà Lan và nhiều phần ở Tây Đức. Đỉnh cao của nó dưới thời Charlemagne từ năm 768 đến năm 814, thống trị từ phía nam nước Pháp tới bờ bắc biển Baltic, và phía đông gồm cả bán đảo Ý Đại Lợi. Đế quốc nầy vỡ ra từng mảnh sau khi Charlemagne chết năm 814. Trong những năm 900, nhà lảnh đạo Đức là Otto I đánh chiếm các vùng phụ cận, sáp nhập nó vào lảnh thổ của ông ta, và nắm quyền thống trị luôn cả một nữa phía bắc bán đảo Ý Đại Lợi. Otto hy vọng rằng đế quốc của ông ta sẽ trở nên hùng mạnh như thời Charlemagme từng đạt tới. Nhưng, đế quốc Otto lại bắt đầu suy yếu, và vở ra từng mảnh trong những năm 1000.
6. Chủ nghĩa Phong kiến thời Trung Cổ.
Từ những năm 400 đến những năm 900, cư dân Châu Âu rất thưa thớt, và hầu hết là nghèo nàn. Các vùng đất rộng lớn không thể trồng trọt gì được, bởi vì thường bị bao phủ bởi đầm lầy, và rừng rậm. Bệnh tật, đói kém, chiến tranh, và tỷ lệ sinh nở thấp khiến dân số tăng rất chậm, nếu không muốn nói là không tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Âu chỉ ở mức 30 tuổi. Sau khi đế quốc Franks của Charlemagne sụp đổ đầu những năm 800, một hệ thống chính trị-kinh tế gọi là “chủ nghĩa Phong Kiến” (Ferdalism) ra đời nhiều nơi ở Tây Âu. Với hệ thống nầy, các lảnh chúa giàu có làm chủ hầu hết đất đai. Họ trao cho giới quý tộc ít giàu có hơn một số đất, và đổi lại các quý tộc nầy phải cam kết về sự trung thành, và làm tròn các nghĩa vụ do lảnh chúa yêu cầu.
Các quý tộc này gọi là "chư hầu" (vassals) phải thề nguyền sẽ chiến đấu cho, và vì lảnh chúa khi lảnh chúa cần đến họ. Bắt đầu từ những năm 1000, các lảnh chúa Phong kiến tạo được một thời kỳ yên bình và hưng thịnh. Hệ thống giao thông, thương mại thời La Mã được khôi phục. Việc đi lại trên sông, trên đất liền cũng phục hồi thông suốt. Các thị trấn mọc lên dọc theo các lô trình buôn bán. Tá điền biết cách trồng trọt ,và có thêm đất mới để trồng trọt, bởi nhờ khai thông đầm lầy và phá rừng. Thời kỳ phát triển kinh tế, góp phần làm suy yếu hệ thống "Điền trang", và "Phong kiến" để cuối cùng khai sinh các dạng quốc gia lớn hơn ở Châu Âu. Sự hưng thịnh ở thị trấn, khiến nhiều người rời bỏ ruộng đồng đi vào các thị trấn tìm kiếm vịêc làm.
Một số khác nhận ra rằng, họ có thể tự xoay xở canh tác những mảnh đất gần thị trấn, để bán thực phẩm cho cư dân đang ngày càng gia tăng ở các thị trấn. Giai cấp trung lưu ở thị trấn phát triển, và hầu hết trong bọn họ thường ủng hộ các nhà vua chống lại lảnh chúa. Và đổi lại, nhà vua phải bảo vệ họ, để cho họ được tự do kinh doanh. Kết quả là các nhà vua trở thành mạnh hơn. Họ có thể đủ sức tăng cường, hoặc thuê quân đội, buộc các lảnh chúa chấp nhận quyền lực của họ. Sự sụp đổ của hệ thống Phong kiến dẫn tới các cuộc nội chiến. Tá điền nổi lên làm bạo loạn, chống lại các Lảnh chúa Phong kiến trên khắp Tây Âu. Chiến tranh, bệnh tật, và các vấn đề kinh tế một lần nữa phá vở sự yên bình ở Châu Âu đầu những năm 1300. Hai nhà vua Anh, và Pháp đánh nhau tranh quyền thống trị nước Pháp.
Chiến tranh kéo dài hơn 100 năm, từ năm 1337 đến 1453, đã làm kiệt quệ nền kinh tế Anh, Pháp, và làm sụp đỗ hệ thống thương mại Tây Âu. Sự chết chóc, đen tối từ bệnh dịch hạch kéo dài, giết chết khoảng một phần tư dân số Châu Âu giữa năm 1347 và 1350. Hạn hán nghiêm trọng và lụt lội cũng tạo thêm nhiều khó khăn cho lục địa. Cuối những năm 1300, Phong trào Phục Hưng xuất hiện, đưa Châu Âu đến nhiều sự thay đổi làm cho lục địa này thoát khỏi “thời Trung cổ”. Các học giả, và nhà sáng tạo nghệ thuật thời Phục Hưng ít quan tâm đến các vấn đề của tôn giáo, bắt đầu tập trung tìm hiểu nội tâm con người, cùng với thế giới hiện thực nơi con người đang sống. Quan điểm mới mẽ về đời sống của con người này, thường được người ta gọi là "chủ nghĩa Nhân đạo" và nó trở thành chủ đề trung tâm của thời Phục Hưng.
7. Thiên chúa giáo thời Trung cổ.
Sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ, Giáo hoàng là người có quyền hạn lớn nhất hơn bất cứ người nào khác ở Tây Âu. Suốt thời Trung cổ (476 - 1500), nhà Thờ thiên chúa giáo La Mã là thế lực mạnh hàng đầu, thay thế đế quốc Tây La Mã. Vị Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn đầu tiên là Gregory, nhận chức năm 590. Gregory gởi các nhà truyền giáo giáo đến England (Anh), Gaul (Pháp) và nhiều nơi khác thuyết phục lẫn cưỡng bức các nhà cai trị, và cư dân theo đạo Thiên chúa. Ông cũng lập ra các quy định, mệnh lệnh về tổ chức, điều hành, quản lý, và quan hệ cho các cơ quan Chính quyền và Giáo hội. Giáo hòang trong thực tế nắm cả quyền chính trị lẫn tôn giáo. Năm 800, Giáo hoàng Leo III ban cấp ngôi vị Hoàng đế La Mã cho Charlemagne, nhà cai trị Franks đã bành trướng lảnh thổ thống nhất được nhiều vùng ở Tây Âu.
Ông ta muốn phục hồi, và củng cố sự cai trị kiểu đế quốc Tây La Mã trên cơ sở miền tin Thiên chúa giáo. Đế quốc Charlemagne suy yếu sau khi ông ta chết năm 814. Dù vậy, Leo III cũng đã lập ra được đinh chế, quyền hạn của Giáo hoàng, theo đó chỉ có Giáo hoàng mới có quyền ban cấp ngôi vị Hoàng đế hợp pháp cho các lảnh địa ở Tây Âu. Đầu những năm 900, hầu hết lảnh thổ Tây Âu lại chia thành các công quốc (states) một dạng của chủ nghĩa Điền trang nâng cao. Các lảnh chúa Phong kiến, hoàn toàn cai trị "lảnh thổ công quốc" của mình. Các ông vua chỉ cai trị trên phần đất, và công quốc nào do nhà vua sở hữu mà thôi. Giữa những năm 900, vua Đức là Otto I mở rộng lảnh thổ bằng cách đánh chiếm các vùng phụ cận. Otto được Giáo hoàng ban cấp ngôi vị Hoàng đế năm 962, và trở thành người bảo vệ Giáo hoàng.
Và, quốc gia ông ta trở thành “đế quốc Thần thánh La Mã ” (Holy Roman Empire). Đế quốc Otto suy yếu, và tan rã trong những năm 1000. Các cuộc tranh chấp quyền hành giữa nhà thờ và quốc gia nổ ra từ sau Charlemagne, lúc này bùng lên mạnh mẽ hơn. Nhiều nhà vua, và quý tộc đòi được quyền bổ nhiệm các viên chức nhà thờ, kể cả chức Giáo hoàng. Năm 1059, Giáo hoàng Nicholas II, lập ra Viện Thần học (Cardinal) và giao cho viện nầy trách nhiệm bầu chọn Giáo hoàng. Năm 1075 Giáo hoàng Gregrory VII tuyên bố, rằng Giáo hoàng được quyền bổ nhiệm, tăng lữ, không có sự can thiệp từ chính quyền. Lúc nầy các học giả Thiên chúa giáo gọi là Hàn Lâm viện (Scholastics) được mở rộng từ vịêc chuyên lo về giáo lý Thiên chúa (Christian doctrine) thành một cơ quan tư tưởng, gồm cả khoa học,và triết học.
Năm 1200, Saint Thomas Aquinas công bố một công trình nghiên cứu Hàn lâm quan trọng. gọi là “Thần học giản lược” (Summary Theology). Trong thần học giản lược ông ta đưa giáo lý Thiên chúa vào cùng với lời giải thích của nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại Aristotle một cách hài hoà. Năm 1309, một Giáo hoàng người Pháp dời chuyển Giáo hội (Papacy) từ Rome đến Avignon, Pháp Quốc. Các nhà vua, và quý tộc Pháp dùng quyền lực của mình chi phối, làm giảm quyền uy của Giáo hội. Năm 1378, do có sự bất đồng giữa các Hồng y giáo chủ có tới hai ứng viên tranh chức Giáo hoàng. Một lần khác, có tới ba người đối lập nhau tranh chức Giáo hoàng. Sau cùng trong năm 1417, Hội đồng Thường trực (Council of Constance) nhận trách nhiệm bầu chọn vị Giáo hoàng. Cách nầy được chấp nhận, bởi các nhóm ứng viên.
Ở trên là tình cảnh Giáo hội phía Tây, và lảnh thổ Tây Âu. Còn tình cảnh Giáo hội phía Đông và lảnh thổ Đông Âu thì không như thế. Thời đế quốc La Mã còn tồn tại, Thiên chúa giáo có hai nhà thờ chính là Roma, và Constantinople. Khi đế quốc chia ra thành Tây La mã và Đông La mã, thì hai cơ quan đầu nảo của Giáo hội này bắt đầu có rạng nứt. Cuối những năm 400, đế quốc Tây La Mã sụp đổ, nhưng đế quốc Đông La Mã vẫn còn tồn tại suốt thời Trung cổ. Từ những năm 500, Đông La Mã cũng gọi là đế quốc Byzantine thống trị nhiều vùng phía Đông, và Nam Châu Âu, nơi bấy giờ là Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha và hầu hết vùng Trung Đông, cùng với phần đất dọc theo bờ phía Bắc Châu Phi. Hàng trăm năm đế quốc Byzantine phục vụ như lực lượng phòng thủ Châu Âu.
Đế quốc Byzantine không chỉ chống lại các cuộc tấn công của người chưa khai hoá phía Bắc, mà còn đương đầu với các cuộc xâm lăng cuả người Hồi giáo từ phía Tây Nam Châu Á nữa. Byzantine cũng bảo tồn được nhiều công trình, di sản văn hoá của thời Hy Lạp-La Mã cổ đại, cái mà ở Tây Âu thời Trung cổ cố tình làm ngơ, với dụng ý để cho nó đi vào quên lãng. Cũng trong thời gian hằng trăm năm ấy, mối bất hoà giữa hai Giáo hội Thiên chúa phía Đông và phía Tây chẳng những không được hàn gắn, mà còn khoét sâu thêm. Các tín đồ Thiên chúa giáo Đông La Mã, nhờ ổn định chính trị nền họ cởi mở, và thoải mái trong việc thảo luận niềm tin. Ngược lại, các tín đồ Tây La Mã vì bất ổn chính trị, Giáo hội lại hậu thuẫn cho nhiều vương quốc khác nhau để tồn tại, nên cố bám giữ giáo điều.
Các sự bất hòa khác về thẩm quyền của Giáo hoàng, việc Giáo hoàng xen vào chính trị ở phía Tây, khiến Giáo hội phía Đông ly khai khỏi Giáo hội La Mã. Từ đó, có hai danh xưng rõ ràng nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã (Roman Catholic Churchs), và nhà thờ Chính thống giáo phía Đông (Eastern Orthodox Churchs). Constantinople trở thành trung tâm của giáo hội Chính thống giáo. Từ đây, Chính thống giáo bành trướng rộng ra khắp nơi ở Đông Âu. Do vậy, mà ngày nay có Chính thống giáo Nga, Chính thống giáo Romania, Chính thống giáo Bulgaria, Chính thống giáo Albania bởi có được sự cởi mở trong thảo luận về niềm tin Thiên chúa. Sự phân cách niềm tin Thiên chúa nầy đến nay vẫn còn tồn tại.
8. Hồi giáo thời Trung cổ.
Trong những năm 600, có một tôn giáo mới xuất hiện, Hồi giáo (Islam). Người sáng lập là Muhammad, sinh năm 570 ở Mecca, trung tâm thương mại chính trên bán đảo Arabia, nơi người à Rập đang thờ cả thần linh lẫn vật thần. Muhammad cho rằng, ông nhận được thông điệp của thánh Allah (God) kêu gọi dân chúng nên thờ một thượng đế, và ông ta là sứ giả của thượng đế (God’s Messenger). Người giàu, người có thế lực trong thị trấn khinh bỉ, miệt thị lời giảng thuyết, đứng lên chống đối, một số trong bọn họ còn âm mưu giết hại ông ta. Năm 622, Muhammad và một số môn đệ trốn khỏi Mecca đến thành phố Medina. Năm 630, Muhammad và người theo ông ta quây trở về chiếm thành phố Mecca. Đền thờ thần linh và vật thần tại Kaaba, biến thành thánh đường Hồi giáo.
Muhammad được vịnh danh như một nhà tiên tri (Prophet). Mecca và Medina trở thành hai thành phố thiêng liêng của Hồi giáo. Muhammad người sáng lập và cũng là Giáo chủ đầu tiên của Hồi giáo. Hai năm sau năm 632, Muhammad chết, ngôi vị giáo chủ đựơc kế thừa bởi các thành viên trong gia đình ông ta, gọi là “Caliphs”.Bốn vị giáo chủ đầu tiên là Aba Bakr (cai trị 632 - 634), Omar (634 – 644), Othman (644 - 656) và Ali (656 - 661) vừa lảnh đạo tôn giáo, vừa cai trị quốc gia gọi là vua Hồi. Năm 661, ngôi vị giáo chủ trao qua cho một gia đình khác, gia đình Omayyad. Tất cả các vị giáo chủ trên, đều cổ vũ cho một cuộc thánh chiên (Jihad = holy war). Trong vòng 100 năm, cuộc chiến tranh chiếm đất để bành trướng tôn giáo, vùng thống trị của đế quốc Hồi giáo còn lớn hơn cả đế quốc La Mã trước đó.
Nó bao gồm toàn bộ vùng Trung Đông, nhiều nơi ở Bắc Phi, khu vực của đế quốc Byzantine tại phía Đông. Hồi giáo cũng bám trụ được ở Tây Âu bằng cách đánh chiếm Tây Ban Nha, do bộ tộc Moor từ phía tây Bắc Phi. Bộ tộc này đe doạ Tây Âu cho đến năm 732, thì bị quân đội Frankist đánh bại. Nhưng Hồi giáo Moor vẫn duy trì quyền lực ở Tây Ban Nha cho đến những năm 1200. Đầu những năm 1300, những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, do Ottoman lãnh đạo tranh quyền thống trị với người Hồi giáo à Rập từng bước mở rộng lảnh thổ. Đến những năm 1500, đế quốc Ottoman cai trị nhiều nơi ở Trung Đông, Bắc Phi, Tây nam và Đông nam Châu Âu, kéo dài cho đến đầu những năm 1900. Hàng triệu người theo Hồi giáo khác nhau trên thế giới liên kết thành một tập thể người Hồi giáo anh em.
Hồi giáo cho thành lập nhiều cơ sở truyền giáo uy nghi ở Iraq, Iran (Persia), Palestine, Bắc Phi, Tây Ban Nha, Syria, và Nam Á, xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như Alhambra ở Tây Ban Nha, và Taj Mahal ở Ấn Độ. Họ thành lập nhiều trường Đại học, Hàn lâm viện. Hồi giáo cũng có nhiều đóng góp cho nền văn hoá Châu Âu. Bên cạnh việc giữ gìn bảo quản các văn bản viết thời Hy Lạp cổ đại, họ cũng sáng tạo ra dạng chữ viết dùng cho các nhà nghiên cứu. Trên lảnh vực toán học, y học, và hệ thống số đếm cũng đạt tới những thành tựu đáng kể. Nhiều học giả Âu Châu đi vào nghiên cứu triết lý Hồi giáo và các công trình khoa học khác. Họ đã dịch nhiều công trình có giá trị từ chữ Ã Rập ra chữ La tinh. Nhờ cách làm nầy mà nhiều kiến thức thế giới thời Trung cổ được bảo tòan.
9. Chiến tranh nhân danh tôn giáo. 

Hồi giáo à Rập xâm lăng bờ phía đông Địa Trung Hải từ cuối những năm 600 trong đó có Jerusalem nơi sinh của Christ, người ta gọi là đất thánh (sacred). Các nhà cai trị người à Rập cho phép tín đồ Thiên chúa giáo vào viếng nơi "linh thiên" này theo tập tục của họ. Năm 1071, Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Jerusalem, bắt đầu cản trở tín đồ Thiên chúa giáo vào viếng vùng nầy. Đầu thập niên 1090, Alexius Comnenus Hoàng đế Byzantine đề nghị Giáo hoàng Urban II trợ giúp đánh Hồi giáo Thổ Nhỉ Kỳ. Urban cho rằng đây là cơ hội thuận tiện để tạo sự thân thiện giữa hai Giáo hội, đồng thời mang lại uy tín cho nhà thờ. Urban tin rằng một “đội quân viễn chinh ” chống kẻ thù chung như thế, sẽ giúp ông ta can thiệp có hiệu qủa hơn các cuộc chiến tranh giữa nhà vua và quý tộc ở Tây Âu.
Mùa thu 1095, Urban triệu tập một hội nghị các linh mục chủ quản nhà thờ, và những nhà quý tộc tại Clermont, Pháp Quốc. Tại Hội nghị, trong một bài thuyết giáo đầy kích động, Urban hối thúc các nhà quý tộc Châu Âu ngừng ngay các mối thù truyền kiếp giữa họ, và tập trung cứu lấy vùng đất thánh từ tay Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Bầu không khí hội trường tràn ngập lời hô vang cổ vũ "Chúa muốn thể" ("God will it"). Thế là các cuộc "Thập tự chinh" gấp rút chuẩn bị. Nhà truyền giáo Peter the Hermit, liền ngay sau đó mang cái bầu không khí của Hội nghị "Chúa muốn thế" truyền bá khắp Âu Châu. Hàng ngàn người tự nguyện ghi tên tham gia cuộc thập tự chinh. Từ năm 1096 đến năm 1270, Thiên chúa giáo tiến hành 9 cuộc thập tự chinh chống lại Hồi giáo kể các cuộc thập chinh của trẻ con (The children’s Crude).
Cuộc thập tự chinh lần thứ I (1096 - 1099). Đích thân Peter the Hermit cầm đầu đạo quân dân thường tiến vào vùng đất thánh, trước cả quân đội chuyên nghiệp của các nhà quý tộc. Do không được huấn luyện và trang bị đầy đủ, đoàn viễn chinh bị quân Hồi giáo tiêu diệt gần hết. Cuối cùng công cuộc viễn chinh cũng đến được mục tiêu là Jerusalem vào mùa thu năm 1099. Không bao lâu sau Hồi giáo tái chiếm đất thánh. Vua Louis VII của Pháp, và Hoàng đế Conrad III của Đức, cầm đầu cuộc viễn chinh lần thứ 2 (1147 - 1149). Do không hợp tác với nhau, nên bị quân Hồi giáo đánh bại trước khi đến đất thánh. Các nhà lảnh đạo có thế lực nhất Châu Âu đứng ra tổ chức cuộc thánh chiến lần thứ 3 (1189 - 1192). Một trong số họ là Hoàng đế Đức Frederick I, chết trên đường tiến quân, và cuộc Thánh chiến không chiếm được Jerusalem.
Đích thân Giáo hoàng Innocent III, thuyết phục nhiều nhà quý tộc Pháp tiến hành cuộc thập tự chính lần thứ 4 (1201 - 1204). Quân thánh chiến mặc cả với Venice, thành phố phía bắc Ý Đại Lợi đưa đoàn quân thánh chiến đến phía đông Địa Trung Hải bằng tàu thuỷ. Nhưng khi quân thánh chiến đến Venice, họ không có tiền trả. Nhà cai trị Venice đặt điều kiện, ông ta sẽ đưa thập tự quân đến đất Thánh, nếu quân thập tự giúp họ đánh chiếm đế quốc Byzantine. Thế là quân của Venice kết hợp với quân thánh chiến đánh chiếm thị trấn Zara ở Dalmatia, rồi đánh chiếm Constantinople. Từ hai chiến thắng này, họ buộc Hòang đế Byzantine phải thoái vị, và thay thế ông ta bởi Count Baldwin người Flanders. Quân của Venice và quân thánh chiến chia nhau lảnh thổ, và tài sản của đế quốc Byzantine.
Và, quân thập tự chinh không bao giờ đến được vùng đất thánh. Rõ ràng cuộc thánh chiến lần thứ 4 không phải để đánh Hồi giáo, mà đích thực vì mục tiêu kinh tế - chính trị. Và, chiến thắng thực sự là của Venice muốn bành trướng thương mại vào vùng đất rộng lớn Byzantine. Cuộc thánh chiến lần thứ 5 (1212) còn gọi là cuộc thánh chiến trẻ con  (the Children’s crusad).Nó là một câu chuyện bi thảm, liên quan đến con người hàng trăm năm sau. Quân thập tự chinh là những trẻ em nam, nữ bị kích động bởi những nhà lảnh đạo tôn giáo quá khích tham gia tiến chiếm đất thánh. Nhiều người trong bọn họ dưới 12 tuổi (many were less than 12 years old). Họ chia thành hai đội quân, xuất phát hai nơi: một từ Pháp và một từ Đức. Không có trẻ em nào tới được đất thánh.
Trên đường hành quân dài ngày về phía nam tới biển Địa Trung Hải, nhiều người chết vì đói, lạnh, và các gian lao khác. Một số bị chết đắm dưới biển sâu vì bảo táp, hoặc bị bán như những tên nô lệ cho Hồi giáo. Ít người trong đội quân thập tự chinh trẽ con ấy được quay trở về nhà họ. Cuộc thập tự chinh lần thứ 6 (1217 - 1221), quân thiên chúa giáo chiếm được thị trấn Damietta, Ai Cập, nhưng phải từ bỏ, bởi 1 thỏa hiệp ngưng bắn với quân Hồi giáo. Cuộc thánh chiến lần thứ 7 (1228-1229) do Hoàng đế đế quốc Thần thánh La Mã (Holy Roman Empire) Frederick cầm đầu. Ông ta thuyết phục Hồi giáo trao Jerusalem cho Thiên chúa giáo, nhưng không bao lâu sau Hồi giáo lại đánh chiếm Jerusalem. Cuộc viễn chinh lần thứ 8 (1248 - 1254) do nhà vua Pháp Louis IX lảnh đạo, tiến chiếm Damietta không gặp một kháng cự nào.
Nhưng liền ngay sau đó, quân Hồi giáo, bao vây tái chiếm bắt sống toàn bộ quân Thánh chiến làm tù binh. Hồi giáo chịu phóng thích Louis và các nhà quý tộc của ông ta, sau khi Thiên chúa giáo phải trả cho họ một số tiền khổng lồ. Trong một nổ lực trả thù, vua Louis lại lảnh đạo cuộc thập tư chinh lần thứ 9 (1270) chống quân Hồi giáo ở Bắc Phi. Ông và quân đội ông ta đổ bộ lên Tunisia. Nhưng vì tuổi già, và bệnh tật ông ta chết tại nhà thờ Tunis. Thế là quân của ông ta phải quây trở về Châu Âu. Trong khi đó thì ở phía đông, quân Hồi giáo tiếp tục đánh chiếm các lảnh thổ của Thiên chúa giáo. Họ chiếm Antioch năm 1268, và Acre năm 1291. Acre là thành trì cuối cùng của Thiên chúa giáo còn sót tại ở Syria. Cũng từ thời điểm này người Âu Châu không còn quan tâm đến đất Thánh nữa.
Tuy nhiên, một số số nhà lảnh đạo Thiên chúa giáo cực đoan trong một số nổ lực yếu ớt tổ chức thêm các cuộc thập tự chính trong những năm 1300 và những năm 1400, nhưng tất cả đều vô vọng, không thành công. Châu Âu quây về hướng tây, hướng tới Đại Tây Dương và các nơi xa xôi khác. Năm 1492, Tây Ban Nha đánh thắng, và trục xuất bộ tộc Moor Hồi giáo ra khỏi Châu Âu. Cùng năm này, Columbus trong một cuộc hải hành thám hiểm đã đặt chân lên vùng đất mới - Mỹ Châu. Châu Âu đang hướng về vùng đất mới nầy với hy vọng tại đó, có thể thoả mãn được điều khát vọng mở rộng đất đai của họ. Và thế là "vùng đất thánh" thuộc hẳn vào Hồi giáo.
10. Phong trào Phục Hưng và thời đại của lý trí.
Thời kỳ Phục Hưng là một thời kỳ tiến bộ lớn về khoa học, nghệ thuật, sáng tạo, và kiến thức kéo dài nhiều trăm năm ở Châu Âu. Nó bắt đầu từ phía bắc Ý Đại Lợi cuối những năm 1300, nhanh chóng lan truyền khắp Châu Âu trong những năm 1400 và 1500. "Chủ nghĩa Nhân đạo" tư tưởng chính của thời Phục Hưng có tầm quan trọng lớn nhất của nền văn minh Châu Âu kể từ đó. Những người trong phong trào Phục Hưng “nhìn lại quá khứ ”, cái mà thời Trung cổ do sự khuynh đảo của Thiên chúa giáo cố tình bỏ quên. Trên cơ sở văn minh Hy Lạp - La Mã Cổ đại họ cố gắng canh tân hoá cách nhìn về đời sống, nhấn mạnh tầm quan trọng của con người. Họ nói, trọng tâm suy nghỉ phải nhắm vào các vấn đề của con người, chứ không phải đi tìm kiếm một sự hiểu biết nào về các vấn đề của tôn giáo.
Triết lý thời Phục Hưng còn là một đóng góp lớn lao cho nền dân chủ phương Tây. Họ cũng quan tâm hơn về sự lợi ích của giáo dục, và nghiên cứu khoa học. Nhà phát minh Đức, Johannes Gutenberg sáng tạo ra phương cách in ấn năm 1440 là một đóng góp đáng kể, để truyền bá các tư tưởng chính của Phong trào. Chủ nghĩa Nhân đạo của Phong trào Phục Hưng ảnh hưởng vào cả trong nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã vốn rất bảo thủ. Trong những năm 1600 và 1700, hầu hết các nhà tư tưởng hàng đầu ở Châu Âu lập đi lập lại rằng, chỉ có sử dụng lý trí mới là cách duy nhất đế xác định chân lý. Họ đặt vấn với niềm tin truyền thống và tuyên bố rằng "mê tín hay niềm tin dựa vào sự sai lầm không còn thích hợp" rằng không còn phải bàn cải nữa chúng ta phải thiết lập một "chân lý vĩnh cửu là dựa trên sự thật".
Niềm tin vào sức mạnh của lý trí đã dẫn tới các phương pháp khoa học hiện đại. Nhiều nhà khoa học áp dụng nó vào việc nghiên cứu thế giới vật chất, và lập ra các nguyên lý chung cho quá trình nghiên cứu khoa học về thiên văn, hoá học, hình học, cấu tạo. Nhà thiên văn học Ý Đại Lợi Galileo đã khám phá ra mặt trăng tự nó không phát ra ánh sáng. Một bác sĩ người Anh William Harvey đã chỉ cho người ta thấy sự tuần hoàn của máu trong cơ thể con người như thế nào. Sự thành công của các nhà nghiên cứu kể trên đã đưa người Châu Âu đến một niềm tin rằng, loài người có thể chế ngự được phần nào sự khống chế của tự nhiên. Nhiều học giả bắt đầu ứng dụng các quy trình tương tự để nghiên cứu các đối tượng cụ thể như kinh tế, chính quyền, và cả tôn giáo.
11. Cải cách tôn giáo và đánh nhau vì tôn giáo.
Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã không còn ảnh hưởng nhiều ở Châu Âu trong những năm 1300 và 1400. Các sự tranh chấp nội bộ, chửi rủa nhau thậm tệ, và hà lạm trong các cách hành xử đã làm nhà thờ suy yếu. Hai công cụ của Giáo hội là quyền hạn của Giáo hoàng, tự cho mình có quyền cao hơn các nhà lảnh đạo quốc gia, và các Tu viện cưỡng bức dân thường thành tín đồ Thiên chúa giáo, cùng với một loạt các cuộc thánh chiến thời Trung cổ đã làm cho người Châu Âu ngao ngán. Đồng thời, nhiều nhà vua trên đà lớn mạnh về thực lực, đang thách thức quyền lực của Giáo hoàng và đế quốc Thần thánh La Mã của ông ta. Những năm 1500, trong một nổ lực nhằm mang lại vài sự cải đổi trong nhà thờ La Mã, các nhà cải cách cho rằng, nhà thờ đã chểnh mãng trong trách nhiệm của mình.
Năm 1517, Martin Luther một tu sĩ, và là giáo sư triết học Đức, được chỉ định lảnh đạo Phong trào cải cách. Từ các sự kiện thu thập được và với cương vị lảnh đạo phong trào, Luther trình lên Giáo hội một bản kê các sai lầm và đề nghị cải sửa, nhưng Giáo hội cứ phớt lờ, khiến ông ta nghi ngờ thiện chí của Giáo hội đã dẩn đưa ông ta và những người theo ông ta ly khai khỏi nhà thờ La Mã, lập ra một dạng nhà thờ mới với tên gọi Thiên chúa giáo Tin lành. Trong vòng 40 năm nhà thờ Tin lành giáo lan rộng chiếm trên một nữa lục địa Châu Âu. Tin lành giáo là một dạng Thiên chúa giáo khoan dung và trở thành tôn giáo được ưa chuộng trong các vùng phía Bắc Châu Âu. Sự xuất hiện và bành trướng đạo Tin lành khiến Giáo hoàng lập ra một Hội đồng chỉ đạo cải cách gồm ông ta, và các giám mục.
Hội đồng nhóm hợp nhiều lần, ban nhiều chỉ dụ phản đối quan điểm về Thiên chúa của đạo Tin lành. Tiến thêm một bước Hội đồng chỉ đạo (Council of Trend) biến thành Hội đồng chống cải cách (Counter Reformation). Thế là các cuộc đánh nhạu giữa Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành giáo bắt đầu, và kéo dài trên 100 năm. Chỉ riêng ở nước Pháp từ năm 1562 đến năm 1598, các tín đồ Thiên chúa giáo La Mã và tín đồ Thiên chúa giáo Tin Lành đã đánh nhau tới 8 lần, người dân địa phương gọi nó là các cuộc chiến tranh tôn giáo. Tại Đức khởi đầu như một cuộc nội chiến giữa tín đồ Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành trong các tiểu quốc Đức, nhưng cuối cùng nó kéo thêm gần như hầu hết các nước Châu Âu đều có dính dự vào cuộc chiến.
Sau 30 năm chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều nơi trên lảnh thổ Đức, một thoả ước hoà bình được ký kết ở Westphalia năm 1648, nó tuyên bố rằng "người dân trong mỗi quốc gia phải theo tôn giáo của người cai trị họ" (The Peace of Westphalia which end the war in 1648, declared that the people of each state must follow the religion of their ruler). Nguyên tắc này chấm dứt sự cai trị "tương thuận" trực tiếp giữa Giáo hoàng và Hoàng đế trong các quốc gia Châu Âu đã bị Thiên chúa giáo hóa thời Trung cổ. Nó còn làm suy yếu thêm vai trò của đế quốc Thần thánh La Mã (Holy Roman Empire)                                 

III. Thời hiện đại. 

12. Khám phá, xâm chiếm, và bành trướng thuộc địa.

Cuối những năm 1400, Châu Âu bắt đầu một thời kỳ thường gọi là thời “thám hiểm tìm kiếm vùng đất mới". Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha là những người đi tiên phong trong cuộc thám hiểm của những năm 1400 và 1500. Christopher Columbus, nhà hàng hải Ý Đại Lợi làm việc cho Tây Ban Nha đặt chân lên Châu Mỹ năm 1492. Ông ta khởi hành từ Tây Ban Nha tới nhóm đảo phía Tây biển Carribean, và Mexico. Năm 1498, nhà thám hiểu Bồ Đào Nha thực hiện một cuộc hải hành khác, cũng đi từ Châu Âu vòng quanh Châu Phi và tới được Ấn Độ. Hai chục năm sau, nhà hàng hải Ferdinand Magellan, gốc Bồ Đào Nha làm việc cho Tây Ban Nha, người đầu tiên thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển. Các nước Anh, Pháp, Hoà Lan cũng tiến hành các cuộc thám hiểm với mục đích tương tự.
Công cuộc thám hiểm đã mang lại cho Châu Âu những hiểu biết mới về thế giới - bên ngoài lục địa, giúp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Anh, Pháp lập nhiều trạm buôn bán ở Châu Á và Châu Phi. Trong những năm 1500 và những năm 1600, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Anh, và Pháp đi xâm chiếm và đưa công dân của mình đến định cư lập nghiệp tại Bắc, Trung, và Nam Mỹ. Những năm 1700, Anh quốc xâm lăng Châu Úc, và cũng đưa công dân của mình đến lập nghiệp vĩnh viễn ở lục địa này. Các thế lực Châu Âu phát triển mạnh cùng với cách mạng công nghiệp, họ có được các loại vũ khí, tàu bè tối tân hơn để tiến hành các cuộc xâm lược, bành trướng thuộc địa. Các nước công nghiệp cần nhiều nguyên liệu thô như xơ dừa, và bông sợi cho nhà máy của họ, và Châu Á và Châu Phi là những nơi có thể thoả nhu cầu này với số lượng lớn.
Hai lục địa này cũng được xem như hai thị trường rộng lớn để các quốc gia công nghiệp bán hàng hoá sản xuất từ nhà máy của họ. Chiếm Châu Á và Châu Phi làm thuộc địa trở thành mục tiêu cạnh tranh giữa các quốc gia Châu Âu. Chẳng hạn, trong những năm 1500, Bồ Đào Nha chiếm quần đảo Indonesia, và Malaysia. Nhưng đến những năm 1600, Hoà Lan lại chiếm hai xứ này từ tay Bồ Đào Nha, chỉ để lại cho Bồ Đào Nha một nữa phía đông đảo Timor. Những năm 1800, Anh Quốc lại chiếm vùng đảo Sarawark, Malaysia từ Hoà Lan. Rồi Hoa Kỳ chiếm Philippines tư tay Tây Ban Nha. Đến cuối những năm 1800, thì Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Bỉ chia nhau tranh chiếm toàn bộ lục địa Châu Phi, ngoại trừ Ethiopia đến năm 1936 mới bị Italy chiếm trị.
Tại Châu Á, Anh chiếm Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Banladesh, Bhutan, Nepal, Parkistan, quần đảo Sarawak, Malaysia, và Singapore. Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Camphuchia, và nhiều quần đảo ngoài khơi Thái Bình Dương. Hoa Kỳ chiếm Phi Luật Tân, quần đảo Guam từ Tây Ban Nha. Đến năm 1900, Anh Quốc đứng đầu sổ chiếm tới gần 60 thuộc địa, gồm 20 thuộc địa ở Châu Phi, 12 ở Châu Á, 15 ở Bắc Mỹ, 2 ở Nam Mỹ, và 9 ở Châu Đai Dương.
13. Chính quyền mạnh, và phong trào dân chủ.
Chính quyền mạnh ở Châu Âu bắt đầu từ cuối thời Trung cổ khi các nhà vua ngày càng mạnh  và các lảnh chúa Phong kiến giảm dần quyền lực. Cùng đồng thời với nó là các nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã mất hết các ảnh hưởng chính trị trên chính quyền Châu Âu. Các cuộc đánh nhau vì tôn giáo giữa Thiên chúa giáo La Mã và Thiên chúa giáo Tin Lành trong những năm 1500 và 1600, làm cho nhà thờ La Mã suy yếu thêm. Ngược lại, các nhà vua trên lục địa đã vãn hồi trật tự, và duy trì được sự yên bình cho cư dân làm cho uy tín của họ không ngừng tăng lên. Tiến trình xây dựng quốc gia, hoàn thiện quân đội tạo thành thể lực lớn là khuynh hướng của Châu Âu trong 200 năm tiếp theo, kể từ đầu những năm 1700. Anh và Pháp là hai quốc gia thống nhất, có chế độ trung ương tập quyền từ những năm 1100 và 1200.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng trở thành hùng mạnh trong những năm 1400 và 1500. Hoà Lan thì được xếp vào loại quốc gia mạnh trên biển cả trong từng những năm 1600. Nhưng các cuộc chiến tranh với Anh, với Pháp giữa những năm 1652 và 1713 đã làm cho Hoà Lan suy yếu. Anh và Pháp trở thành hai nước có thể lực hàng đầu ở Châu Âu. Hai nước Phổ (Prussia) và Nga (Russia) đang trở thành hai nước mạnh, chỉ sau Anh và Pháp. Chủ nghĩa quốc gia và phong trào dân chủ phát triển, và trở thành một lực chính trị mạnh mẽ trong những năm 1600 và 1700. Chủ nghĩa quốc gia bắt đầu từ cảm nhận rằng, người trong mỗi quốc gia phải thống nhất với nhau trong cuộc chiến đấu vì lợi ích quốc gia. Còn phong trào dân chủ là một thách thức đối với niềm tin, và sự cai trị truyền thống đang đè nặng lên đời sống mỗi con người.
Trong những năm 1600, người Anh đã thành công trong một thử thách quan trọng nhất kể từ thời Trung cổ ở Châu Âu là chống lại quyền lực của nhà Vua. Sau một cuộc nội chiến kéo dài 10 năm, họ đã xoá bỏ được chế độ Quân chủ. Năm 1689, Quốc hội Anh thông qua đạo luật "thẩm quyền". Nó giới hạn quyền hành của nhà vua, và gia tăng quyền riêng tư của công dân bảo đảm sự tự do cho mỗi cá nhân. Đạo luật thẩm quyền là "cơ sở pháp lý" cho người dân Anh được quyền "làm bạo loạn" chống lại chính quyền, nếu chính quyền làm những điều sai trái đối với họ. Ý tưởng đó được truyền bá từ Anh Quốc sang nhiều quốc gia khác trên khắp lục địa. Trong những năm 1700, một cuộc cách mạng khác quan trọng hơn cũng diễn ra ở Châu Âu, đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1789 - 1799.
Tại Nghị viện Pháp, giai cấp thấp, và giai cấp trung lưu đang trưởng thành đứng lên chống lại vua Louis XVI, và cướp chính quyền. Nghị viện quốc gia Pháp công bố "tuyên ngôn nhân quyền và quyền công dân" văn kiện cơ bản về quyền tự do của con người và các quyền cá nhân. Suốt 10 năm diễn ra cách mạng, Napoleon Bonaparte nổi lên thông qua các chức vụ trong quần đội Pháp. Năm 1799, Napoleon tái lập chính quyền và kết thúc cách mạng Pháp. Cuộc cách mạng đã đưa nước Pháp vào thế đối lập với các phần còn lại của Châu Âu. Nhà vua các nước ở Châu Âu lo sợ rằng tư tưởng dân chủ sẽ lan đến quốc gia họ. Hơn nữa, sau khi tái lập chính quyền Napoleon bắt đầu tấn công các nước láng giềng bành trướng lảnh thổ. Đến năm 1812, ông ta chiếm hầu hết khu vực Tây Âu, phía Tây nước Nga, và nhiều phần đất của đế quốc Ottoman.
Và cũng năm đó, Napoleon bị thất bại nặng nề khi xua quân đánh chiếm sâu vào bên trong nội địa nước Nga. Lúc nầy thì các nước Châu Âu đã liên minh lại với nhau. Ba năm sau, năm 1815 họ đánh bại Napoleon tại Waterloo, đẩy ông ta phải rời khỏi quyền lực ở nước Pháp. Thế nhưng, tư tưởng "quyền tự do của con người và các quyền cá nhân" của cách mạng Pháp tiếp tục truyền bá khắp Châu Âu. Lảnh đạo các nước của “Liên minh Châu Âu” đánh Napoleon là Anh, Áo, Phổ (Đức) và Nga nhiều lần họp Hội nghị tại Vienna năm 1814 và 1815. Họ muốn quay trở lại hệ thống chính trị châu Âu củ trước cách mạng Pháp. Hội nghị đã đi đến quyết định thay đổi đường biên giới của nhiều quốc gia Châu Âu trong nổ lực làm dịu bớt quá trình dân chủ, và chủ nghĩa quốc gia, đang nổi dậy như một cảm nhân chung của nhiều người.
Một nổ lực khác của Hội nghị là tái lập chế độ Quân chủ ở Pháp, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác từng bị xoá sổ bởi Napoleon. Trong một số trường hợp, các nước nhỏ hợp nhất thành một quốc gia lớn hơn. Nhưng các nổ lực nầy đã không thành công bởi chủ nghĩa quốc gia, và phong trào dân chủ đang trên đà lớn mạnh. Những năm 1800, cách mạng nổ ra nhiều nơi ở Châu Âu. Tại Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, và Hy Lạp nhiều cuộc nổi dậy chống sự cai trị độc đoán của nhà vua trong năm 1820 và 1821. Thập niên 1830, các cuộc bạo loạn đòi thực thi dân chủ ở Bỉ, Pháp, và Ba Lan. Năm 1861, Ý hợp nhất thành một quốc gia tân lập Ý Đại Lợi lớn hơn. Năm 1871, Đức cũng thống nhất lập thành quốc gia Đức. Đến năm 1900, mỗi quốc gia Châu Âu ngoại trừ nước Nga đã có Hiến pháp, hoặc ít nhất một vài tổ chức dân chủ.
14. Cách mạng công nghiệp ở Tây Âu.
Cuối những năm 1700, cuộc cách mạng công nghiệp ra đời ở Anh Quốc - nơi 100 năm trước đó cũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ. Cùng với máy động lực, phương pháp sản xuất mới từ Anh Quốc đang lan ra khắp nơi ở Châu Âu. Đến giữa những năm 1800, cách mạng công nghiệp đã trở thành khuynh hướng phát triển mạnh trong các quốc gia Tây Âu. Hầu hết người Châu Âu là nông dân trước khi có cách mạng công nghiệp. Nhưng vì nhà máy xuất hiện, các thị trấn nhanh chóng biến thành thành phố công nghiệp. Và người từ nông thôn đã đổ dồn về thành phố để làm việc trong các nhà máy. Công nghiệp phát triển cũng mang lại nhiều sự thay đổi trong xã hội. Giới kỷ nghệ, và chủ doanh nghiệp trở thành giai cấp trung lưu, và nhanh chóng phát triển.
Họ làm chủ hầu hết các nhà máy, thuê mượn nhiều nhân công. Một số hoạt động trong lảnh vực ngân hàng, hầm mõ, đường sắt, cửa hàng, cửa hiệu. Tất cả đều có nhu cầu nhân viên. Phương pháp sản xuất mới đe doạ nghề thủ công mỹ nghệ, nhất là các công nhân có kỷ năng tay nghề cao, tự mình sản xuất hàng hoá theo truyền thống. Nhiều người lao động không có kỷ năng công nghiệp đổ dồn vào thành phố, phụ nữ và trẻ em bắt đầu làm việc xa nhà. Hầu hết những người lao động này được trả lương thấp, làm việc và sống trong những điều kiện cơ cực. Giữa những năm 1800, Karl Marx một triết gia xã hội Đức viết "tuyên ngôn Cộng sản" rồi phát triển thành lý thuyết Cộng sản chủ nghĩa. Karl Hemrich Marx, sinh 1818 và lớn lên ở Trier (Prussia). Năm 1835 học luật tại đại học Bonn, năm sau chuyển qua đại học Berlin.
Năm 1841, Marx nhận bằng tiến sĩ triết học tại đại học Jena. Marx tro83 thành một nhà báo tự do. Ông vận động để trở thành mốt giảng viên của trường, nhưng không thành công vì thành tích chống đối chính quyền Prussia của ông ta. Sau khi cưới vợ năm 1843, ông và vợ rời Đức đến Paris. Tại đây, Marx gặp Friedrich Engels một thanh niên cấp tiến Đức, hai người trở thành đôi bạn thân, viết chung với nhau trên nhiều đề tài và sách. Karl Marx kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh chống lại sự giàu có tư nhân, và thiết lập một hệ thống kinh tế do nhà nước làm chủ. Marx tin một cuộc cách mạng như thế, như là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, nhưng thực sự nó không xảy ra như thế. Trong những năm 1800, công nhân trong nhiều quốc gia đã thành lập Nghiệp đoàn lao động.
Anh Quốc, và phần lớn quốc gia Châu Âu bắt đầu thông qua các đạo luật quy định điều kiện làm vịêc trong các nhà máy. Anh và Đức đi tiên phong trong các vấn đề “an sinh xã hội” bằng đạo luật. Luật quy định các trường hợp tai nạn, ốm đau, và bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân phải được bảo hộ. Đến cuối những năm 1800, đa số các nước công nghiệp đã có Liên đoàn lao động, và các luật lệ quy định điều kiện làm việc, bảo hộ, và an toàn lao động. 
IV. Trong Thế kỷ XX.
15. Chiến tranh thế giới lần thứ I, và hậu quả của nó.
Chiến tranh bắt đầu 1914 và kết thúc năm 1918. Nó là kết quả của sự cạnh tranh kinh tế, và tranh giành thuộc địa ở hải ngoại của các nước Châu Âu. Nó còn là điều khát khao của những người theo chủ nghĩa quốc gia mong muốn quốc gia mình được độc lập, và sau cùng nó cũng là hậu quả của sự mờ ám trong các Liên minh quân sự ở nội địa Châu Âu. Các bên tham chiến gồm Anh, Pháp, Nga, và một số nước khác gọi là phe Đồng minh, và phe kia là Đức, Liên minh Hung-Áo, đế quốc Ottoman, và đồng minh của họ gọi là Trung tâm quyền lực. Hoa Kỳ gia nhập vào phe đồng minh năm 1917. Tháng 11.1917, nhóm cộng sản đa số Bolshevik dấy lọan ở Nga thành công thành lập chế độ Cộng sản Nga, và rút ra khỏi cuộc chiến từ phe Đồng minh. Năm 1918 phe Trung tâm quyền lực bại trận và phe Đồng minh chiến thắng.
Hiệp ước Versailles năm 1919, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc chấm dứt chiến tranh. Có nhiều sự thay đổi ở Châu Âu sau chiến tranh. Liên minh Hung - Áo bị giải thể, lảnh thổ bị chia ra thành nhiều quốc gia. Đế quốc Ottoman không còn tồn tại. Sáu quốc gia tân lập là Czechchoslovakia, Estonia, Latvia, Lithuania, Poland, và Yugoslavia xuất hiện trên phần đất của Nga, Liên minh Hung - Áo, đế quốc Ottoman, và một phần của nước Đức. Một nước Đức mới Cộng hoà thay thế cho chế độ Quân chủ. Giải pháp giải quyết các vấn đề trong Hiệp ước Versailles năm 1919, tạo ra quá nhiều rắc rối  cho Châu Âu, cùng với các vấn đề mới nảy sinh. Việc thay đổi đường biên giới, và thành lập nhiều quốc gia mới khiến Đức phải mất đi một phần lảnh thổ.
Nước Đức còn bị buộc phải giải trừ quân bị, và bồi thường chiến tranh cho các quốc gia thắng trận một số tiền khổng lồ. Tất cả những điều đó đã làm cho hầu hết người dân Đức có chung một cảm nhận rằng, họ đã bị đối xử qua ư bất công. Các vấn đề mới nảy sinh trong thập niên 1920, như các nhóm thiểu số người Đức trong những quốc gia mới thành lập nổi loạn đòi chính quyền nước sở tại trao cho họ quyền tự trị. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xit ở Ý Đại Lợi, và Benito Mussolini trở thành nhà cai trị độc tài kiểu phát xít. Tại Nga thì Liên bang Xô viết được thành lập năm 1922, và Joseph Stalin trở thành nhà cai trị độc tài kiểu Cộng sản của Liên bang. Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930, giúp cho những người này tăng thêm quyền lực.
Năm 1933, Adolf Hitter đến với quyền lực, lập ra chế độ độc tài kiểu Phát xít Đức Quốc xã. Cả ba nhà lảnh đạo độc tái Ý, Nga, Đức đều nhận ra rằng, sẽ có hằng triệu người sẵn sàng chấp nhận họ, nếu họ có những lời hứa hẹn tạo ra những điều kiện làm việc, và đời sống tốt hơn, bất luận lời hứa đó có thực hiện được hay không.
16. Chiến tranh thế giới lần thứ II, và hậu quả của nó.
Trước chiến tranh bùng nổ cả Hitler, Mussolini và Stalin đều xem nội chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939) như là một thử nghiệm quân sự. Liên bang Xô viết hậu thuẩn cho hoàng đế Tây Ban Nha, trong khi Đức Quốc và Ý Đại Lợi trợ giúp lực lượng nổi dậy của Francisco Franco, và lực lượng nổi dậy giành được chiến thắng trong cuộc nội chiến. Chiến tranh thế giới khởi đầu ở Châu Âu năm 1939, sau khi Đức chiếm được Austria, Czechoslovakia, và đang xâm lăng Ba Lan. Cuộc chiến tranh giữa một bên là Đức, Ý, Nhật và một số quốc gia khác gọi là phe Trục, và bên đối kháng là Anh, Pháp, Liên xô, Hoa Kỳ và nhiều nước khác gọi là phe Đồng minh. Đầu cuộc chiến Anh, Pháp và các Đồng minh của nó cố gắng ngăn chặn sự bành trướng của Đức đang lan ra nhanh chóng ở Tây Âu.
Nhưng đến năm 1941, Đức và Ý đã xâm chiếm, và kiểm soát gần như toàn bộ Châu Âu ngoài Liên bang Xô viết. Cũng năm đó Đức xâm lăng Liên Xô, và Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Hawaii. Thế là, Liên bang Xô viết, và Hoa Kỳ bị cuốn hút vào chiến tranh. Với sự tham dự của hai quốc gia hùng mạnh này, khuynh hướng cuộc chiến bắt đầu xoay chiều, lực lượng phe Trục bị phản công mạnh mẽ. Năm 1943, Ý Đại Lợi bị đánh gục, nhưng Đức Quốc vấn tiếp tục chiến đấu ở Châu Âu cho đến khi nó bị đánh bại tháng 5/1945. Sau đó, Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vào tháng 8. Chiến tranh thế giới II đã giết chết nhiều người, và phá huỷ nhiều tài sản hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Chiến tranh thế giới  lần thứ II làm cho Tây Âu, trung tâm quyền lực của thế giới đổ nát.
Chiến tranh cũng đã làm cho các quốc gia hùng mạnh nhất Châu Âu suy yếu, không đủ sức tái lập cai trị thuộc địa. Và 15 năm sau đó hầu hết các thuộc địa ở Châu Á, và Châu Phi đều vượt ra khối tầm kiểm soát của họ. Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ nổi lên như hai thế lực hàng đầu của thế giới. Các chính quyền Cộng sản được thành lập ở Đông Âu dưới sự chi phối của Liên Xô. Các nước Tây Âu trở thành phụ thuộc Hoa Kỳ về kinh tế và quân sự. Đức Quốc bị chia đối, chính quyền Cộng sản cai trị Đông Đức, và chính quyền Không cộng sản cai trị Tây Đức. Hàng triệu người không nhà cửa đi lang thang khắp các vùng bị chiến tranh tàn phá. Nạn đói kém, và bệnh tật lan tràn trên khắp lục địa hết sức nhanh. Năm 1948, Hoa Kỳ đưa ra chương trình tái thiết Âu Châu, thường gọi là "chương trình Marshall".
Mục đích của chương trình là giúp đỡ các nước Tây Âu tái xây dựng nền kinh tế của họ. Hoa Kỳ còn có các chương trình trợ giúp khác theo sau chương trình Marshall. Đến giữa thập niên 1950, hầu hết các quốc gia Tây Âu sản xuất được nhiều hàng hoá hơn cả hàng hoá hơn sản xuất ra trước chiến tranh. Liên Xô cũng trợ giúp các nước Cọng sản Đông Âu phát triển tương tự, nhưng mức độ tái thiết và phục hồi chậm hơn so với Tây Âu. 
17. Hai khối nước Cộng sản, Không cộng sản, và chiến tranh lạnh.
Ngay sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Châu Âu trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai khối nước Cộng sản cầm đầu bởi Liên bang Xô viết, và khối nước Không cộng sản cầm đầu bởi Liên bang Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh này trở thành cái mà người ta thường gọi là "cuộc chiến tranh lạnh". Nó phát triển, và gia tăng cường độ trong thập niên 1950 và 1960. Năm 1949 Hoa Kỳ, Canada liên kết với các nước Tây Âu ký hiệp ước thành lập "Tổ chức Liên phòng bắc Đại Tây Dương" gọi tẳt là NATO. Liên minh quân sự nầy, sẽ đảm trách việc phòng thủ cho các nước thành viên, thống nhất chỉ huy các lực lượng vủ trang. Sáu năm sau năm 1955, Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu cũng ký hiệp ước Phòng thủ hổ tương trong khối, gọi là Hiệp ước Warsaw.
Tháng 10/1956, nhân dân Hungary nổi dậy chống chính quyền cộng sản, nắm quyền kiểm soát quốc gia. Tháng 11/1956 quân đội Liên Xô tràn vào Hungary dập tắt cuộc nổi dậy. Tháng 8/1968, Liên Xô lảnh đạo khối Warsaw một lần nữa, đưa quân vào Tiệp Khắc (Czecholovakia) đàn áp phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Từ cuối thập niên 1960, có vài dấu hiệu cải thiện mối quan hệ giữa hai khối Đông và Tây. Tây Đức bắt đầu quan hệ với các nước Cộng sản láng giềng. Các quốc gia cộng sản Đông Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Liên Xô. Albania từ bỏ Liên Xô và xích lại với Trung Quốc. Romania khởi sự buôn bán với phương Tây. Czechoslovakia đề ra chương trình cải tổ, cho phép người dân được tự do nhiều hơn. Mặc dù bị Liên Xô, và khối Warsaw đàn áp, trào lưu dân chủ Tiệp Khắc vẫn cứ âm ỉ như một cảm nhận mới mẽ.
Giữa những năm 1980, Mikhail. S. Gorbachev trở thành nhà lảnh đạo Liên Xô (tháng 3.1985). Ông cho thực hiện 2 cuộc cải cách: cải cách chính trị gọi tắt "Glasnost", và cải cách kinh tế gọi là"Perestroika". Công cuộc cải tổ như một ngọn đuốc dẫn đường đến cuối thập niên 1980, tràn sang các nước cộng sản Đông Âu. Nhiều người ở Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, Đông Đức, Romania, và Bulgaria xuống đường biểu tình đòi tự do, và chấm dứt sự cai trị cộc tài Cộng sản. Năm 1989 và 1990, nhiều cuộc tổng tuyển cử tự do được tổ chức ở các nước này, và đảng cộng sản không còn ở vị trí cầm quyền. Các chính quyền mới tháo bỏ các hạn chế về quyền tự do dân sự, cho phép người dân phát biểu ý kiến, và bày tỏ quan điểm cá nhân, tự do tiến hành các nghi thức tôn giáo.
Hệ thống kinh tế thị trường, tự do kinh doanh kiểu kinh tế tư bản bắt đầu hình thành. Năm 1990, Đông Đức và Tây Đức trở thành một quốc gia thống nhất Không cộng sản. Năm 1991, Hiệp ước Phòng thủ hổ tương Warsaw chính thức xoá bỏ. Cuối năm, 1991 và đầu năm 1992, bốn trong sáu Cộng hoà của Liên bang Nam Tư tuyên bố ly khai, trở thành các nước cộng hòa Không cộng sản là Bosnia-Herzegovina, Macedonia, Slovenia, và Croatia. Hai cộng hòa còn lại là Serbia và Montengro lập thành một Liên bang Nam Tư nhỏ hơn. Tháng 8/1991, các viên chức bảo thủ trong Bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức một cuộc đảo chánh lật đổ Gorbacher không thành công. Sau đó, Quốc hội Xô viết quyết định đình chỉ tất cả các hoạt động của đảng Cộng sản.
Quốc hội Liên Xô cũng thông qua đạo luật công nhận nền độc lập của ba nước Estonia, Latvia và Lithuania, nguyên là thành viên của Liên bang Xô viết từ năm 1940. Ngày 25/12/1991 Gorbachev từ chức Tổng thống, và Liên bang Xô viết chính thức xoá sổ. Mười hai Cộng hoà còn lại của Liên Xô trở thành 12 quốc gia độc lập. Thế là khối các nước Cộng sản Châu Âu không còn, và chiến tranh lạnh cũng chấm dứt.
18. Tiến trình hợp nhất Châu Âu.
Cuối những năm 1940, nhiều quốc gia Tây Âu hợp tác với nhau để cùng giải quyết các vấn đề sau chiến tranh. Năm 1949, Hội đồng Châu Âu (Council of Europe=EC) được thành lập thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hoá và xã hội giữa các nước thành viên. Năm 1951 một tổ chức khác, gọi là Cộng đồng Than và Kim loại Châu Âu (ECSC) gồm các nước Bỉ, Pháp, Ý, Hoà Lan, Lục Xâm Bảo, và Đức ra đời nhằm hợp nhất các mặt hàng than, quặng sắt và công nghiệp thép. Năm 1956, 6 quốc gia thành viên than và kim loại này lập ra Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, lao động, và tư bản trong cộng đồng. Năm sau (1957), cũng 6 quốc gia trên, thành lập Cộng đồng Năng lượng Hạt nhân Châu Âu (EAEC) thúc đẩy phát triển, và sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục tiêu hoà bình.
Năm 1967 Cộng đồng than, kim loại, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng năng lượng Châu Âu hợp nhất làm một, gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Năm 1973, Cộng đồng Châu Âu thâu nhận thêm Anh Quốc, Đan Mạch, và Iceland. Hy Lạp gia nhập Cộng đồng năm 1981. Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha gia nhập năm 1986. Năm 1990, sau khi Đông Đức và Tây Đức thống nhất, Liên bang Đức cũng được thừa nhận là thành viên của Cộng đồng. Trong thập niên 1950 và 1960, các nước Tây Âu còn lập ra một số tổ chức khác như Hiệp hội Mậu dịch Tự do Châu Âu (EFTA), và Hợp tác Kinh tế và Phát triển Châu Âu (ECD) nhằm khuyến khích hợp tác hoạt động trong lảnh vực kinh tế. Năm 1969, Bộ trưởng Tây Đức Willy Brandt là sứ giả đầu tiên được giao nhiệm vụ làm những gì có thể làm được để cải thiện tình hình giữa Đông Âu và Tây Âu.
Năm 1970, hai nhà lảnh đạo Đông Đức và Tây Đức họp hội nghị đầu tiên từ khi nước Đức bị chia đôi. Cùng năm 1970, Tây Đức ký hiệp ước bất tương xâm với Liên bang Xô viết và Bà Lan. Năm 1975, đại biểu các nước Châu Âu (ngoại trừ Albania và Andorra) cùng với Canada, Cyprus và Hoa Kỳ họp hội nghị tại Helsinki, Phần Lan bàn về Hợp tác An ninh Âu Châu. Hội nghị đã ký hiệp ước gọi là quyết định Helsinki. Theo đó mỗi thành viên ký tên cam kết làm việc để tăng thêm sự hợp tác trong các vấn đề kinh tế, duy trì hoà bình, và khuyến khích tôn trọng nhân quyền. Tháng 11/1990, lảnh đạo các nước dự hội nghị Helsinki (1975) tổ chức một Hội nghị khác ở Paris, Pháp Quốc. Họ cùng nhau ký vào một văn kiện gọi là Hiến chương Paris, đồng thanh tuyên bố chấm dứt sự thù địch, và phân chia Châu Âu từ thời chiến tranh lạnh.
Năm 1987, Cộng đồng Châu Âu thông qua một Đạo luật hợp nhất Châu Âu, đưa ra thời điểm cuối năm 1992, xoá bỏ tất cả các kiểm soát thuế quan, và các cản trở khác, thực hiện tự do mậu dịch về hàng hoá, dịch vụ, lao động, và tư bản giữa các quốc gia thành viên. Đạo luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1993. Tháng 2 năm 1992, đại diện 12 quốc gia thành viên Cộng đồng Âu Châu họp hội nghị ở Maastricht, Hoà Lan thành lập Liên hiệp Châu Âu (EU) như là một hợp tác mở rộng giữa các thành viên trong cộng đồng về các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, hình sự, và định cư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/1993. Họ cũng cam kết sẽ thống nhất tiền tề bằng đồng tiền "Euro" chung vào năm 1999. Tháng 6/1998, thành lập ngân hàng trung ương Châu Âu.
Tháng 1/1999, có 11 trên 15 quốc gia thành viên khởi sự sử dụng đồng "Euro" hạn chế. Bắt đầu một thời hạn 6 tuần lể kể từ ngày 1/1/2002, đồng Euro là đồng tiền hợp pháp duy nhất trong Liên hiệp. Sáu cơ quan chính của Liên hiệp gồm: Ủy ban Thường trực Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Toà án Châu Âu, và Cơ quan Kiểm toán Châu Âu. Liên hiệp Châu Âu hiện có 27 quốc gia thành viên gồm 15 thành viên cũ là Áo, Bỉ, Đan Mạnh, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ý, Lục Xâm Bảo, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Anh Quốc. 10 thành viên mới gia nhập tháng 4/2005 là Cyprus, Czech Republic, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Poland, Slovakia, và Slovenia. Và 2 nước gia nhập ngày 1/1/2007 là Bulgaria, và Romania.

19. Các phát triển mới nhất.
Đầu thập niên 1990, khu vực của Liên bang Nam Tư (Yugoslavia) củ trở thành nơi xung đột chính ở Châu Âu. Sắc tộc Serbs ở Croatia và Bosnia Herzegovinia nổi lên chống lại chính quyền hai quốc gia mới này, để đòi quyền tự trị cho cư dân sắc tộc Serbs. Các thoả ước hoà bình được ký kết năm 1995. Nhưng các nhóm sắc tộc ở Bosnia còn bị chia cắt, và các cuộc đánh nhau vẫn còn tiếp tục, Kosovo tên một tỉnh tự trị phía nam Serbia diện tích 10,881 km2 và khoảng 2 triệu cư dân đa số là người Albanians. Năm 1989, tỉnh Kosovo không còn quyền tự trị, đặt nó dưới quyền cai trị trực tiếp của chính quyền trung ương Serbia. Người Albania tuyên bố ly khai, thành lập Cộng hoà độc lập Kosovo vào tháng 7/1990. Năm 1997, quân giải phóng Kosovo mở các cuộc tấn công lớn dẫn đến một cuộc đàn áp thô bạo bởi chính quyền Serbia.
Sợ chính quyền Serbia dùng thủ đoạn thanh tẩy chủng tộc (Ethnic Cleaning) như từng chứng kiến ở Bosnia, đồng minh Hoa kỳ và NATO áp lực lên chính quyền Nam Tư (Liên bang gồm Serbia và Montenegro). Nhưng tổng thống Milosevic không chấp nhận sức ép đó. Thế là, NATO mở các cuộc oanh kích chống lại Nam Tư từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1999. Chính quyền Serbia trả đủa bằng cách khủng bố người Kosovar và cưỡng bức hàng trăm ngàn người đa số gốc Albania và Macedonia rời khỏi Kosovo. Tháng 6-1999 khỏang 50.000 quân đa quốc (KFOR) tiến vào Kosovo, và ngày 1/9 người tị nạn trở về. Sau cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 3/6/2006, Montenegro tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Nam Tư. Đầu năm 2008, Kosovo cũng tuyên bố độc lập thành quốc gia Kosovo.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét