Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Chương 9: 48 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU Á( Sách văn minh nhân loại)


CHƯƠNG  9: 48 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU Á. 
48 quốc gia độc lập được chia làm 6 khu vực: Khu vực Tây Nam Á: 19 quốc gia. Khu vực Nam Á: 7 quốc gia. Khu vực Đông Nam Á: 11 quốc gia. Khu vực Đông Á: 5 quốc gia. Khu vực Bắc Á: thuộc lãnh thổ Liên bang Nga. Và khu vực Trung Á: 6 quốc gia. 
I. 19 Quốc gia khu vực Tây Nam Á.
19 quốc gia khu vực Tây Nam Á chiếm 7.125.495 km2 diện tích đất,và 332.108.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Saudi Arabia chiếm 2.149.690 km2 và quốc gia nhỏ nhất là Bahrain chỉ có 741 km2. Chỉ có 1 nước trên 70 triệu cư dân là Turkey, có 3 nước dưới 1 triệu người là Cyprus, Bahrain, Qatar. Ngoại trừ Isarel có trên 90% cư dân theo đạo Do Thái, và 3 nước Georgia, Armenia, Cyprus trên 75% là tín đồ Chính thống giáo. Tất cả 15 nước còn lại trong khu vực có từ 75% đến 100% cư dân theo Hồi giáo. 15 nước này cũng có nhiều tên gọi khác nhau về thể chế chính trị. Chẳng hạn, Oman gọi là vua Hồi. Jordan, Bahrain, Saudi Arabia cũng gọi là vua, nhưng vua theo chế độ Quân chủ. Các nước còn lại thì gọi là Cộng hòa Ả rập, Cộng hòa Hồi giáo hoặc Cộng hòa. Và hầu hết nguyên thủ quốc gia đều do thủ lĩnh Hồi giáo nắm giữ, có khi còn kiêm thêm chức Thủ tướng chính phủ. 19 quốc gia trong khu vực gồm: Turkey, Georgia, Armenia, Azerbaijan, Cyprus, Syria, Lebanon, Israel, Jordan, Iraq, Iran, Afghanistan, Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar, United Arabia Emirate, Oman, và Yemen.
1. TURKEY - REPUBLIC OF TURKEY (THỔ NHĨ KỲ).
A. Tiến trình phát triển.
Cư dân Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) thời Cổ đại là một trong các bộ tộc đầu tiên phát triển nông nghiệp của thế giới. Cũng như các nền văn minh Hittle, Phrygian, và Lydian, văn minh Thổ Nhĩ Kỳ phát triển rực rỡ ở Asiatic, Thổ Nhĩ Kỳ (Asia Minor), từng đóng góp nhiều cho nền văn minh Hy Lạp (Greek Civilization). Đế quốc La Mã chiếm Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ 5 Sau công nguyên (SCN). Constantinope (nay là Istanbul) trở thành thủ đô của đế quốc Byzantine hơn 1000 năm.  Constantinope bị Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ chiếm năm 1453 và duy trì cho đến sau đệ I thế chiến. Đế quốc Ottoman thống trị một vùng rộng lớn nơi bây giờ là Syria, Lebanon, Iraq, Jordan, Israel,  Saudi Arabia, Yemen và các hải đảo trong vùng biển Aegean. Đế quốc Ottoman gia nhập với Đức và Liên minh Hung-Áo trong đệ I thế chiến.
Sự bại trận của khối Liên minh này khiến đế quốc Ottoman bị xoá sổ, và nhiều vùng đất của đế quốc rơi vào tay các vua Hồi giáo.Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập năm 1923 vị Tổng thống đầu tiên là Mustafa Kemal sau đổi thành Kemal Ataturk. Ataturk lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi ông ta chết năm 1938. Vua Hồi (Caliphate) không được thừa nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1924. Các cuộc xung đột kéo dài với Hy Lạp (Greece) trên đảo Cyprus, Thổ Nhỉ Kỳ mất vùng bờ biển phía nam. Năm 1974, sau khi các sĩ quan Hy Lạp lật đổ chính quyền Cyprus như một bước để tiến tới thống nhất với Hy Lạp. Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm đảo và thành lập một chính quyền mới cho Cyprus với các đường ranh giới rõ ràng giữa Cyprus-Hy Lạp và Cyprus-Thổ Nhĩ Kỳ. Để chống lại nỗ lực này, Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 1975.
Đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ không cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự trên đất Thổ. Viện trợ quân sự Mỹ tái lập năm 1978, và căn cứ quân sự Hoa Kỳ hoạt động trở lại năm 1980. Tình trạng căng thẳng về sắc tộc, tôn giáo, hoạt động của cánh tả, và cánh hữu cực đoan đã tạo nên các cuộc bạo loạn thường xuyên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội nhân cơ hội đó chiếm quyền năm 1978 đến năm 1984. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của lực lượng Liên minh đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait năm 1991. Hậu quả của cuộc đánh đuổi nầy là hàng triệu người Kurd sống ở biên giới chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ trốn thoát quân đội Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ còn phải đánh nhau với người Kurd ly khai ở vùng biên giới phía bắc gây thương vong nặng nề cho cả du kích và chính phủ. Lực lượng ly khai Kurd đòi thành lập một quốc gia độc lập.
Ngày 24/6/1993, người Kurd hiếu chiến đồng loạt tấn công các viên chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tại 25 thành phố ở Tây Âu. Ngày 5/7/1993, bà Tansu Ciller người phụ nữ đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành Thủ tướng. Đảng Phúc lợi xã hội (Welfare Party), một tổ chức Hồi giáo đạt tới sự vững mạnh trong thập niên 1990, nhưng vẫn không đủ tỷ số để thành lập chính quyền. Cho đến tháng 6 năm 1996, nhờ liên minh với đảng Path công lý của Ciller mới thành lập được chính phủ. Chính quyền Hồi giáo từ nhiệm ngày 18/6/1997, do sức ép của quân đội. Liên hiệp Âu Châu từ chối đơn xin gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/12/1997. Quân đội gia tăng các cuộc hành quân chống lại lực lượng Hồi giáo cực đoan năm 1998. Lãnh đạo tổ chức bạo loạn người Kurk Abdullah Ocalan bị bắt ngày 15/2/1999 về tội khủng bố.
Ngày 29/6/1999, Ocalan bị tuyên án tử hình bởi một tòa án an ninh quốc gia. Ngày 5/8, Tổ chức người Kurk của ông ta tuyên bố rằng họ sẽ từ bỏ bạo loạn vũ trang. Một trận động đất phía Tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/8, làm chết trên 17.000 và nhiều ngàn người bi thương. Ngày 12/11, một trận địa chấn khác xẫy ra gần đó nơi có 675 cư dân sinh sống. Ngày 6/12/2000, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF)  công bố sẽ cho Thổ Nhĩ Kỳ vay 7 tỷ USD để đối phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng tài chánh nghiêm trọng tại nước này. Ngày 3/8/2002, Quốc hội thông qua luật bải bỏ án phạt tử hình, và bản án tử hình Ocalan được giảm xuống còn tù chung thân. Với một Liên minh cầm quyền manh mún, Thủ tướng Bulent Ecevit miễn cưỡng đồng ý cho tổ chức tuyển cử vào ngày 3/11/2002. Ông ta chỉ cầm quyền một nhiệm kỳ 18 tháng.
Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của một nhóm Hồi giáo do Recep Tayyip Erdogan lảnh đạo chiếm đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội và trở thành Thủ tướng. Tháng 3-4/2003, khi Hoa Kỳ lảnh đạo Liên quân xâm lăng Iraq, Thổ Nhỉ Kỳ không cho phép Liên quân đổ bộ lên đất Thổ để từ đó đánh chiếm phía vào Iraq. Ngày 15-20/11/2003, nhóm Hồi giáo cực đoan bằng các vụ đánh bom tự sát giết chết 58 người, và làm bị thương 750 người tại hai thánh đường Hồi giáo, lảnh sự quán Anh, và một chi nhánh ngân hàng, tất cả đều ở Istanbul. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22/7/2007, đảng (AKP) đương quyền dẫn đầu với 351 ghế, đảng Cộng hòa Nhân dân đối  lập (CHP) 112 ghế. Bất chấp sự phản đối của quân đội và những người thế tục, ngày 28/8/2007, Quốc hội đã bầu (vòng 3) Abdullahb Gul một người Hồi giáo làm Tống thống.
Trong một nổ lực ngăm cấm đảng Công lý và Phát triển Thổ Nhỉ Kỳ không thành công, ngày 30/7/2008, Tòa án Hiến pháp cắt giảm ½ công quỷ tài trợ cho đảng nầy, và loan báo sẽ hạn chế thêm nữa sự chi phối của đạo Hồi lên Hiến pháp quốc gia. Đơn xin gia nhập Liên hiệp Âu Châu của Thổ Nhỉ Kỳ bị từ chối, cho đến khi nào nước nầy có được thành tích về cải cách nhân quyền.
B. Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp do cử tri thông qua và có hiệu lực thi hành năm 1982. Tu chỉnh Hiến pháp ngày 21/10/2007, theo đó chức vụ Tổng thống sắp tới sẽ do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm, không quá 2 nhiệm kỳ. Hiện thì Tổng thống do Quốc hội bầu với 1 nhiệm kỳ 7 năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, nhưng không nắm quyền Hành pháp. Thủ tướng chính phủ thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội. Quốc hội chỉ có 1 viện, gồm 550 đại biểu do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tòa án Hiến pháp có 15 Thẩm phán thường trực và cứ 5 năm luân phiên thay đổi 1/3.
Cư dân và lãnh thổ. Con người: Dân số: 77.804.122, dưới 15 tuổi 26,9%, trên 65 tuổi 6,2%. Mật độ dân cư: 101,1 người/km2. Thành phố: 69,2%. Sắc tộc: Thổ nhĩ kỳ 80%, Kurd 20%. Ngôn Ngữ: Thổ Nhĩ Kỳ (Chính), Kurd, Arab, Armenian, Greek. Tôn giáo: Hồi giáo 99,8%. Đất đai: Tổng diện tích 780.580 km2. Diện tích đất 770.760 km2. Địa điểm: nằm trong Tây Nam Á kéo dài vào tới lục địa châu Âu, giáp ranh biển Địa Trung Hải và biển Đen. Quốc gia láng giềng: Bulgaria, Hy Lạp phía tây. Georgia, Armenia phía bắc. Iran phía đông. Iraq, Syria phía nam. Địa thế: Trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ là một vùng cao nguyên bằng phẳng rộng lớn, nóng và khô về mùa hè và lạnh mùa đông. Núi cao bao quanh tất cả nội địa về phía tây, có hơn 20 đỉnh núi cao trên 10.000ft. Bình nguyên trải dài cũng nằm ở phía tây. Nhiệt độ hài hòa, đồng bằng phì nhiêu dọc theo bờ biển phía tây nam. Thủ đô: Ankara. Thành phố đông dân: Istanbul 10.378.000, Ankara 3.846.000, Izmir 2.679.000, Bursa 1.559.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Addullah Gul, sinh ngày 29/10/1950, nhậm chức: 28/8/2007. Thủ tướng chính phủ: Recep Tayyip Erdogan, sinh ngày 26/2/1954, nhậm chức 14/3/2003 (tái bầu tháng 7/2007). Chính quyền địa phương: 81 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 9,9 tỷ USD. Quân đội chính quy: 510.600. Kinh tế: Công nghiệp: dệt, khai thác mỏ, dầu khí, luyện kim, xe hơi và chế biến thực phẩm. Nông sản: thuốc lá, hạt ngũ cốc, bông sợi, các loại đậu, cam chanh, olives, củ cải đường. Tài nguyên: nguyên tố kim loại trắng, nguyên tố kim loại thép cứng không gỉ, đồng, thau, quặng sắt, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 300 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 30%. Chăn nuôi: trâu bò 10,9 triệu, gà 344,8 triệu, dê 6,5 triệu, heo 1.362, cừu 25,4 triệu. Đánh cá: 662.121 tấn. Sản xuất điện: 188,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 29,5%, đóng góp 12%; công nghiệp 24,7%, đóng góp 30%; dịch vụ 45,8%, đóng góp 58%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lira (tháng 9/2010: 1,50 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 874,5 tỷ. Bình quân đầu người: 11.400 USD. Tăng trưởng: -5,6%. Nhập khẩu: 134,6 tỷ. Bạn hàng: Liên bang Nga 12,7%, Đức 10,6%, Trung Quốc 7%, Ý 6,3%, Pháp 4,8%, Hoa kỳ 4,3%, Iran 4,1%. Xuất khẩu: 109,7 tỷ. Bạn hàng: Đức 11,4%, Anh 8%, Ý 7,9%, Hoa Kỳ 5,9%, Pháp 5,4%, Tây Ban Nha 4,3%. Du lịch: 22,0 tỷ. Ngân sách quốc gia: 180,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 45,2 tỷ. Dự trữ vàng: 3,7 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 16,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 6,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 8.604 km; Bằng xe hơi: 5,8 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 2,7 triệu chiếc; Bằng máy bay: bay trên 20,4 tỷ km, sân bay 90. Hải cảng: Istanbul, Izmur, Mersin. Truyền thông: Máy truyền hình 328/1000. Radios 510/1000. Điện thoại: 22,1/100. Internet: 35,3/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 70,4, nữ 74,2. Sinh xuất: 18,3/1000 người. Tử xuất: 6,1/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 24,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14 tuổi, biết đọc biết viết 88,7%, trung học 70%, đại học 14%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
2. GEORGIA
A. Tiến trình phát triển.
Georgia là một vùng bao gồm 2 vương quốc Colchis và Iberia thời cổ đại, bị Thiên chúa giáo hóa vào thế kỷ thứ 4 và người Arabs xâm chiếm ở thế kỷ 8. Nó mở rộng từ Biển bắc đến Caspian gồm các phần đất của Armenia và Persia trước khi bị chia cắt bởi hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ (Mongol) và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkist). Georgia bị sáp nhập vào Nga năm 1801 và là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh giữa Nga và Persia từ năm 1804 đến 1813. Georgia vào Liên bang Xô viết (USSR) năm 1922, và trở thành một Cộng hòa của Liên bang năm 1936. Georgia tuyên bố độc lập ngày 9/4/1991, trở thành một quốc gia độc lập khi Liên bang Xô viết tan rã ngày 26/12/1991. Cuộc chiến diễn ra giữa lực lượng bạo loạn và những người trung thành với Tổng thống Zviad Gamsakhurdia trong suốt năm 1991.
Gamsakhurdia đào thoát khỏi thủ đô ngày 6/1/1992. Hội đồng Quân sự cai trị lâm thời chọn nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Xô viết, Eduard A. Shevardnadze vào chức Chủ tịch Hội đồng Quốc gia. Một nỗ lực đảo chánh bằng quân sự của lực lượng trung thành với Gamsakhurdia bị dập tắt ngày 24/6/1992. Cũng trong năm 1992, Shevardnadze được bầu làm Tổng thống. Gamsakhurdia chết tháng 1/1994 được ghi nhận là tự sát. Tại Abkhazia Cộng hòa tự quản của Georgia, sắc tộc Abkhazis được hậu thuẫn của Liên bang Nga tiến hành các cuộc bạo loạn đẫm máu. Đến cuối năm 1993, họ kiểm soát được nhiều nơi trong vùng. Thỏa ước ngưng bắn qua trung gian của Liên bang Nga được ký ngày 14/5/1994 tại Moscow. Các sự đụng độ thỉnh thoảng vẫn diễn ra cho đến cuối thập niên 1990.
Ngày 3/2/1995 Georgia ký thỏa ước với Liên bang Nga hợp tác về quân sự và kinh tế. Ngày 1/3/1995, Hội đồng Tối cao Georgia phê chuẩn tư cách thành viên của Georgia trong Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia độc lập (CIS). Shevardnadze bị thương trong một vụ đặt bom xe hơi ngày 29/8/, trong khi đang trên đường đến Quốc hội ký Hiến pháp mới. Ông ta được tái bầu chức Tổng thống ngày 5/11. Shevardnadze thoát khỏi một vụ mưu sát khác ngày 9/2/1998, khi một tay súng phục kích đoàn xe hộ tống ông ta. Một cuộc đảo chánh quân sự bị đập tan ngày 19/10. Ngày 9/4/2000, Shevardnadze thắng thêm một nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm. Quân bạo loạn Chechen đặt căn cứ ở Pankisi Gorge, Đông bắc Tbilisi, tung ra tấn công quân đội Liên bang Nga ở Chechnya, làm thêm căng thẳng giữa Liên bang Nga và Georgia.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 2/11/2003, bị phe đối lập lên án là gian lận, làm dấy lên một làn sóng phản đối khắp nơi, khiến Shevardnadze phải từ chức ngày 23/11. Lảnh tụ đối lập Mikhail Saakashvili được bầu làm Tổng thống ngày 4/1/2004. Ngày 10/5/2005, trong khi đang phát biểu trước công chúng tại Tbilisi, thì một quả lựu đạn ném lên khán đài nhưng không nổ, Vladimir Arutyunian bị bắt và bị buộc tội ám sát yếu nhân tại phiên xử ngày 11/1/2006. Ngày 6/9/2006, một âm mưu đảo chánh bị dập tắt. Các cuộc biểu tình có bạo loạn lan nhanh khiến ngày 7-16/11/2007, Tổng thống Saakashvili ban hành lệnh khẩn trương, và kêu gọi bầu cử sớm ngày 5/1/2008. Kể từ quốc gia tái thâu hồi độc lập, cư dân vùng Nam Ossetia và Abkhazia với sự hậu thuẩn của Nga đòi ly khai, luôn là một thách thức đối với chính quyền Tbilisi.
Chiến tranh thực sự nổ ra giữa Georgia và Nga ngày 7/8/2008, khi Saakashvili gởi quân đến đàn áp cuộc lực lượng ly khai ở Tskhinvali phía Nam thủ đô Ossetian. Nga trả đủa bằng cách đưa quân vào đánh bật lực lượng Georgia ra khỏi Nam Ossetia và Abkhazia. Nga còn tung quân đánh chiếm vài thành phố then chốt của Georgia. Ngày 15-16/8, một cuộc thương thảo và hiệp ước ngưng bắn được ký, Nga rút quân nhưng được phép để lại một đội quân duy trì sự ngưng bắn trong vùng. Ngày 26/8/2008, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev chính thức thừa nhận độc lập của Ossetia và Abkhazia. Hoa Kỳ, Georgia, và các nước đồng minh phương Tây thì lên tiếng phản đối. Ngày 22/10, các nước cấp viện quốc tế cam kết sẽ viện trợ tái thiết cho Georgia  4,5 tỷ USD trong đó có 1,5 tỷ từ Liên hiệp Châu Âu, và 1,0 tỷ từ Hoa Kỳ. Ngày 11/8/2010, Nga tuyên bố đã thiết đặt hệ thống tên lữa phòng không tại Abkhazia.
B. Georgia ngày nay. 
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới ngày 24/8/1995, xác định Georgia là một Cộng hòa Liên bang theo chế độ Tổng thống chế. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia được bầu bởi toàn dân, có nhiệm kỳ 5 năm và giới hạn trong 2 nhiệm kỳ. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng. Quốc hội gồm 235 đại biểu do dân bầu tại các khu vực bầu cử quy định. Biên độ tăng giảm 5%.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.601.000, dưới 15 tuổi 15,8%, trên 65 tuổi 16,2%. Mật độ dân cư: 66 người/km2. Thành phố: 52,7%. Sắc tộc: Georgian 84%, Azeri 7%, Armenian 6%. Ngôn Ngữ: Georgian (chính), Russian, Abkhaz. Tôn giáo: Chính thống giáo Georgia 84%, Hồi giáo 10%, Chính thống giáo Armenia 4%. Đất đai: Tổng diện tích 69.700 km2. Diện tích đất 69.700 km2. Địa điểm: phía Tây Nam Châu Á, trên bờ Bắc biển Đen. Quốc gia láng giềng: Liên bang Nga về phía bắc và đông bắc. Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia phía nam. Azerbaijan phía đông nam. Địa thế: tách ra từ Liên bang Nga, dãy núi Caucasus nằm về phía Đông bắc. Thủ đô: Tbilisi 1.115.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mikhail Saakashvili, sinh 21/12/1967, nhậm chức 25/1/2004 (tái bầu tháng 1/2008). Thủ tướng chính phủ: Nikoloz (Nika) Gilauri, sinh 14/2/1975, nhậm chức 6/2/2009. Chính quyền địa phương: 53 tỉnh, 9 thành phố, 2 Cộng hòa tự trị. Ngân sách quốc phòng: 537 triệu USD. Quân đội chính quy: 21.150. Kinh tế: Công nghiệp: thép, máy bay, máy công cụ, máy chuyên dùng, hầm mỏ, hóa chất. Nông sản: cam chanh, khoai tây, rau quả, nho, trà. Tài nguyên: nguyên tố mangan, quặng sắt, đồng, than, thủy điện, gổ. Dự trữ nhiên liệu: 35 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 12%. Chăn nuôi: trâu bò 1,3 triệu, gà 5,9 triệu, dê 107.600, heo 509.700, cừu 816.000. Đánh cá: 3.075 tấn. Sản xuất điện: 7,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 55,6%, đóng góp 21%; công nghiệp 8,9%, đóng góp 23%; dịch vụ 35,5%, đóng góp 56%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Lari (tháng 9/2010: 1,84 = 1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 20,2 tỷ. Bình quân đầu người: 4.400. Tăng trưởng: -6,7%. Nhập khẩu: 4,3 tỷ. Bạn hàng: Liên bang Nga 17%, Turkey 12,3%, Hoa Kỳ 7,9%, Azerbaijan 7,8%, Ukraine 7,4%, Đức 7,1. Xuất khẩu: 1,8 tỷ. Bạn hàng: Anh: 21,5%, Thổ Nhĩ Kỳ 16,9%, Hoa Kỳ 5,8%, Tây Ban Nha 5,8%, Azerbaijan 5,6%, Turkmenistan 5,1%. Du lịch: 447 triệu. Ngân sách quốc gia: 4,0 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,3 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.612 km. Bằng xe hơi 224.200 lượt xe, xe hơi cá nhân 68.600 chiếc. Bằng máy bay: bay trên 472,8 triệu km, sân bay 19. Hải cảng: Batumi, Sukhumi. Truyền thông: Máy truyền hình 516/1000. Radios 590/1000. Điện thoại: 14,6/100. Internet: 30,5/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 73,6, nử 80,6. Sinh xuất: 10,7/1000 người. Tử xuất: 9,8/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 15,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14 tuổi, biết đọc biết viết 99,7%, trung học 79%, đại học 34.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Các quốc gia Độc lập vì Thịnh vượng (CIS). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
 3. ARMENIA - REPUBLIC OF ARMENIA 
A. Tiến trình phát triển.
Thời Cổ đại Armenia mở rộng ra tận các nơi bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Từ thế kỷ 20, Armenia trải qua nhiều sự biến. Được thành lập như một Xô viết Cộng hòa 2/4/1921. Sáp nhập với Georgia và Aberbaijan ngày 12/3/1922, để thành lập Transcaucasian SFSR (vùng núi Cauca thuộc Châu Á), cái trở thành một phần của Liên bang Xô viết ngày 30/12/1922. Armenia chính thức là thành viên của Liên bang Xô viết ngày 5/12/1936. Trận động đất xảy ra ở Armenia ngày 7/12/1988, làm khoảng 55.000 người chết, nhiều thành phố thị trấn sụp đổ tiêu điều. Armenia tuyên bố độc lập ngày 23/9/1991 và chính thức là một quốc gia độc lập khi Liên bang Xô viết tan rã ngày 26/12/1991. Cuộc chiến giữa những người Armenia theo Thiên chúa giáo và những người Azerbaizan theo Hồi giáo gia tăng trong năm 1992 và năm 1993.
Cả Azerbaizan và Armenia đều cho rằng Nagorno-Karabakh một vùng đất nằm trong nội địa Azerbaizan, nơi hầu hết cư dân thuộc sắc tộc Armenia là của mình. Một thỏa ước ngưng bắn tạm thời được công bố ngày 5/1994, trao cho lực lượng Armenia tiếp tục kiểm soát vùng này. Cử tri chấp nhận Hiến pháp mới ngày 5/7/1995, theo đó quyền hành của tổng thống có tăng thêm. Tổng thống Levon Ter-Petrosyan được tái bầu ngày 22/9/1996 bị cho là gian lận. Ông ta từ chức ngày 3/2/1998 do có mâu thuẫn trên vấn đề tranh chấp vùng Nagorno-Karabakh. Robert Kocharian một người theo chủ nghĩa quốc gia, sinh ra tại vùng tranh chấp này thắng trong cuộc bầu chọn Tổng thống vào ngày 30/3/1998. Một nhóm người vũ trang tấn công Quốc hội ngày 27/10/1999, giết chết Thủ tướng Vazgen Sarkissian và 7 người khác.
Trong vòng bầu Tổng thống chung cuộc ngày 5/3/2003, Kocharian tái đắc cử nhiệm kỳ hai, nhưng phe đối lập và quan sát viên phương Tây cho đó là một cuộc bầu cử gian lận. Cuộc bầu cử 131 đại biểu Quốc hội ngày 12/5/2007, ba đảng dẫn đầu là đảng Cộng hòa (HHK) với 64 ghế, đảng Thịnh vượng (BHK) 24 ghế, đảng Liên đoàn Cách mạng (HHD) 16 ghế, các đảng nhỏ tranh nhau số ghế còn lại. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 19/2/2008, đương kim Thủ tướng Serzh Sargsyan đắc cử với 52,8% phiếu bầu, cựu Tổng thống Levon Ter-Petrosyan chỉ nhận được 21,5% phiếu bầu. Ngày 1/3, trong một cuộc đàn áp những người biểu tình tại thủ đô Yerevan đã làm 8 thường dân, 1 cảnh sát bị thiệt mạng và trên 450 người bị thương. Ngày 21/3, sau 20 ngày tuyên bố, tình trạng khẩn trương  được gở bỏ ở thủ đô Yerevan, nhưng tại Sargsyan kéo dài đến ngày 9/4/2008.
Ngày 10/10/2009, Armenia và Thổ Nhỉ Kỳ ký Hiệp ước thiết lập quan hệ bình thường sau một thời gian dài bất hòa giữa hai nước. Và Hiệp ước chính thức được phê chuẩn ngày 22/4/2010.
B. Armenia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 5/7/1995, xác định Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu trực tiếp,  với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội. Quốc hội có 131 đại biểu, trong đó 90 đại biểu do các đảng phái có đăng ký hoạt động bầu chọn, và 41 đại biểu do dân bầu trực tiếp.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.966.000, dưới 15 tuổi 17,9%, trên 65 tuổi 10,3%. Mật độ dân cư: 105,2 người/km2. Thành phố: 64,1%. Sắc tộc: Armenian: 98%, Russian 1%, Kurd 1%. Ngôn ngữ: Armenian (chính), Russian, Kurd. Tôn giáo: Chính thống giáo Armenian 95%, Thiên chúa giáo khác 4%. Đất đai: Tổng diện tích 29.743 km2. Diện tích đất 28.203km2. Địa điểm: Tây Nam Á. Quốc gia láng giềng: Georgia về phía bắc, Azerbaizan phía đông, Iran phía nam. Thổ Nhĩ Kỳ phía tây. Địa thế: Nhiều núi non có đỉnh cao trên 10.000ft. Thủ đô: Yerevan 1.110.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Serzh Sargsyan, sinh 30/6/1954, nhậm chức 9/4/2008. Thủ tướng chính phủ: Tigran Sargsyan, sinh 29/1/1960, nhậm chức 9/4/2008. Chính quyền địa phưong: 10 tỉnh, 01 thành phố. Ngân sách quốc phòng: 376 triệu USD. Quân đội chính quy: 46.684. Kinh tế: Công nghiệp: máy móc và máy công cụ, động cơ điện, hàng dệt, may mặc. Nông sản: rau quả, nho. Tài nguyên: đồng, vàng, nguyên tố kim loại trắng. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 620.2000, gà 3,9 triệu, dê 45.700, heo 152.800, cừu 587.200. Đánh cá: 1.406 tấn. Sản xuất điện: 5,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 46,2%, đóng góp 23%; công nghiệp 15,6%, đóng góp 25%; dịch vụ 38,2%, đóng góp 52%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dram (tháng 9/2010: 363,3=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 16,2 tỷ. Bình quân đầu người: 5.500. Tăng trưởng: -14,4%. Nhập khẩu: 2,7 tỷ. Bạn hàng: Nga 20,6%, Ukraine 7,4%, Belgium 7,2%, Turkmenistan 6,7%, Italy 5,8%, Đức 5,4%, Iran 5,4%,. Xuất khẩu: 0,7 tỷ. Bạn hàng: Đức 16,9, Hoà Lan 12,6%, Belgium 12,4%, Russia 12,2%, Georgia 7,5%, Israel 6,6%, Hoa kỳ 5,7%, Switzerland 5,2%. Du lịch: 331 triệu. Ngân sách quốc gia: 2,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,2 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 0,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 844 km. Bằng xe hơi: Không có số liệu. Bằng máy bay: bay 973,7 triệu km, sân bay 10. Truyền thông: Máy truyền hình 241/1000 cư dân. Radios 239/1000. Điện thoại: 20,4/100. Internet: 6,8/100 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 69,3, nữ 77,1. Sinh xuất: 12,7/1000 người. Tử xuất: 8,4/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 19,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-14 tuổi, biết đọc biết viết 99,5%, trung học 80%, đại học 14%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO). Các Quốc gia độc lập vì Thịnh vượng (CIS). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
4. AZERBAIJAN – REPUBLIC OF AZERBAIJAN.
A. Tiến trình phát triển.
Azerbaijan là quê nhà của bộ tộc Scythian và là một phần của đế quốc La Mã. Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm từ thế kỷ 11, Nga chiếm đóng năm 1806 và 1813. Azerbaijan gia nhập Liên bang Xô viết (USSR) ngày 30/12/1922 và trở thành một Cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1936. Azerbaijan tuyên bố độc lập ngày 30/8/1991 và chính thức là một quốc gia độc lập khi Liên bang Xô viết tan rã ngày 26/12/1991. Năm 1992, cuộc chiến nỗ ra giữa những người đa số theo Hồi giáo Azerbaijan và những người đa số là Thiên chúa giáo Armenia. Cuộc chiến lại tiếp tục trong năm 1993 và 1994. Cả Azerbaizan lẫn Armenia đều cho rằng vùng Nagorno Karabakh nằm trong nội địa Azerbaijan là của mình. Tháng 5/1994, một thỏa ước ngưng bắn tạm thời, trao cho Armenia kiểm soát vùng này.
Ngày 10/5/1992, Hội đồng Quốc gia bãi chức Tổng thống Cọng sản Mutaibov và nắm quyền kiểm soát quốc gia. Ngày 7/6/1992, Abulfez Elchibey, người quốc gia đầu tiên được bầu làm Tổng thống. Ông ta bị lật đổ ngày 30/6/1993, bởi Surat Huseynov chỉ huy trưởng lực lượng dân quân.  Huseynov trở thành Thủ tướng, và Haydar Aliyev một đảng viên cộng sản được Nga hậu thuân trở thành Tổng thống. Tháng 10/1994, Huseynov đào thoát khỏi Azerbaijan sau khi những người ủng hộ ông ta thực hiện một cuộc đảo chánh không thành. Ngày 12/11/1995, cử tri chấp nhận Hiến pháp mới tăng thêm quyền hạn cho Tổng thống. Tổng thống Aliyev được tái bầu ngày 11/10/1998, người ta gọi đó là một cuộc bầu cử gian lận. Tháng 12/2001, hệ thống chữ viết Azerbaijan chính thức đưa vào sử dụng thay thế chữ Cyrillic alphabet thời Liên Xô cũ.
Bằng một thủ thuật chính trị, ngày 4/8/2003 Tổng thống Aliyev bổ nhiệm con trai ông ta là Ilham làm Thủ tướng. Và hơn 2 tháng sau đó, trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 15/10/2003, Ilham Aliyev đắc cử. Quan sát viên quốc tế, và phe đối lập cho rằng đó là một cuộc bầu cử gian lận, tổ chức biểu tình phản đối. Ngày 16/10 Aliyev đáp trả bằng cách bắt giam hàng trăm nhà lảnh đạo đối lập, và những người ủng hộ họ. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/11/2005, đảng Azerbaijan mới (YAP) dẫn đầu với 56 ghế, ứng viên độc lập 40 ghế, Khối Azadlig Tự do 6 ghế. Các đảng nhỏ tranh nhau những ghế còn lại. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 15/10/2008, Ilham Aliyev tái đắc cử nhiệm kỳ hai giữa sự tẩy chay của các đảng chính trị phe đối lập.
Ngày 18/3/2009, trong cuộc trưng cầu dân ý tu chính Hiến pháp xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống đã được cử tri chấp nhận. Azerbaijan cho phép Hoa Kỳ đặt căn cứ như là điểm chuyển tiêp quân chiến đấu tại biên giới Afghanistan. 
B. Azerbaijan ngày nay. 
Hiến pháp và Chính quyền: Quốc hội Lập hiến ban đầu có 125 đại biểu, 100 đại biểu được bầu từ các khu vực bầu cử, và 25 đại biểu được phân bổ cho các đảng phái chính trị. Sau khi soạn thảo xong Hiến pháp, Hiến pháp được đưa ra “trưng cầu dân ý” ngày 12/11/1995, cùng với việc bầu cử Quốc hội mới. Theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia do dân bầu chỉ với hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Tu chỉnh Hiến pháp được nhân dân chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dần ý” ngày 24/8/2002, theo đó tất cả 125 đại biểu Quốc hội sẽ được nhân dân bầu ra từ các khu vực bầu cử, có hiệu lực thi hành kể từ cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11 năm 2005. Tu chính Hiến pháp xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống đã được cử tri chấp nhận  trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/3/2009.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 8.303.000, dưới 15 tuổi 23,4%, trên 65 tuổi 6,6%. Mật độ dân cư: 100,5 người/km2. Thành phố: 51,8%. Sắc tộc: Azeri 91%, Dagestani 2%, Russian 2%, Armenian 2%. Ngôn ngữ: Azsri (chính), Lezgi, Russian. Tôn giáo: Hồi giáo 93%, Chính thống giáo Nga 3%, Chính thống giáo Armenia 2%. Đất đai: Tổng diện tích 86.600 km2. Diện tích đất 82.629 km2. Địa điểm: Tây Nam Á. Quốc gia láng giềng: Russian, Georgia phía bắc. Iran phía nam. Armenia phía tây. Biển Caspian phía đông. Địa thế: Núi lớn Caucasus nằm ở phía bắc. Cao nguyên Karabakh ở phía tây. Vùng đất thấp dọc theo biên giới Kur-Abas. Thời tiết hầu hết khô hạn ngoại trừ khu vực bán nhiệt đới phía đông nam. Thủ đô: Baku: 1.590.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ilham Aliyev, sinh 24/12/1961, nhậm chức 31/10/2003 (tái bầu năm 2008). Thủ tướng chính phủ: Artur Rasizade, sinh  26/2/1935, nhậm chức 4/11/2003 (tái bầu tháng 11/2005). Chính quyền địa phương: 59 tỉnh (Rayons), 11 thành phố, 1 Cộng hoà tự trị. Ngân sách quốc phòng: 1,5 tỷ USD. Quân đội chính quy: 66.940. Kinh tế: Công nghiệp: sản xuất dầu, trang thiết bị tìm kiếm dầu, luyện kim, ciment. Nông sản: hạt ngũ cốc, gạo, sợi bông, nho. Tài nguyên: Dầu lửa, khí đốt, quặng sắt, nhôm. Dự trữ nhiên liệu: 7 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 21%. Chăn nuôi: trâu bò 2,2 triệu, gà 18 triệu, dê 562.640, heo 19.800, cừu 7,5 triệu. Đánh cá: 4.093 tấn. Cung cấp điện: 20,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 38,3%, đóng góp 22%; công nghiệp 12,1%, đóng góp 18%; dịch vụ 49,6%, đóng góp 60%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Manat (tháng 9/2010: 0,8=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 85,8 tỷ. Bình quân đầu người:10.400. Tăng trưởng: 9,3%. Nhập khẩu: 5,4 tỷ. Bạn hàng: Russian 19,6%, Anh 12,6%, Turkey 9,9%, Đức 8,7%, Singapore 6,2%. Xuất Khẩu: 13,2tỷ. Bạn hàng: Italy 30,1%, Pháp 11,7%, Czech Republic 10,1%, Đức 7,9%, Hoa Kỳ 7,7%. Du lịch: 190 triệu. Ngân sách quốc gia: 16,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 3,4 tỷ. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 1,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.955km. Bằng xe hơi: 479.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 126.400. Bằng máy bay: bay 1,2 tỷ km, sân bay 27. Hải cảng: Baku. Truyền thông: Máy truyền hình 257/1000. Radios 23/1000. Điện thoại: 15,8 triệu/100. Internet: 41,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 62,9, nữ 71,7. Sinh xuất: 17,8/1000 cư dân. Tử xuất: 8,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 52,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-17, biết đọc biết viết 99,5%, trung học 84%, đại học 22%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Các Quốc gia độc lập vì Thịnh vượng (CIS). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
5. CYPRUS - REPUBLIC  OF CYPRUS. (SÍP)  
A. Tiến trình phát triển.
Cyprus sau đệ nhị thế chiến, khuynh hướng hợp nhất với Hy Lạp đã trở thành mối lo ngày càng gia tăng trong thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến các cuộc bạo loạn trong những năm 1955 và 1956. Năm 1959, Anh, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo Cuprus chấp nhận giải pháp độc lập cho đảo quốc này, bằng Hiến pháp bảo đảm người Thổ Nhĩ Kỳ thường trú tại những nơi căn cứ vào sắc tộc. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có những phiên họp chung để giải quyết các vấn đề tôn giáo, giáo dục và nhiều vấn đề khác. Tổng giám mục Makarious III, người lãnh đạo cuộc vận động hợp nhất được bầu làm Tổng thống. Và cuối cùng đảo quốc này trở thành quốc gia độc lập ngày 16/8/1960. Tình trạng xung đột giữa người Hy Lạp-Thổ Nhỉ Kỳ ngày càng tăng, khiến Liên Hiệp Quốc phải gởi lực lượng duy trì hoà bình đến tái lập sự quản lý uỷ trị năm 1964.
Lực lượng Vệ binh quốc gia Cyprus, lãnh đạo bởi các sỹ quan Hy Lạp, thực hiện một cuộc đảo chánh cướp chính quyền ngày 15/7/1974. Năm ngày sau, ngày 20/7 Thổ Nhĩ Kỳ đổ bộ lên Đảo quốc. Hy Lạp huy động các lực lượng quân sự sẵn sàng chiến đấu, nhưng không xảy ra các trận đánh lớn. Cuộc dàn xếp ngưng bắn không thành công. Ngày 16/8 quân đội Thổ tiến chiếm khoảng 40% phía Đông Bắc đảo, bất chấp sự hiện diện của lực lượng duy trì hoà bình Liên Hiệp Quốc. Ngày 8/6/1975, người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức “trưng cầu dân ý” thành lập quốc gia riêng cho người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1976, bầu Tổng thống và Quốc hội. Khoảng 200.000 người Hy Lạp đã phải rời  khỏi khu vực kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng ngàn người Thổ trong đó có một số từ đất liền nhanh chóng đến chiếm lập nghiệp vùng này.
Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp gốc Cyprus bắt đầu cuộc đàm phán trực tiếp vào ngày 4/12/2001 sau hơn 4 năm gián đoạn. Ngày 23/4/2003, biên giới giữa Cyprus Thổ Nhỉ Kỳ và Cyprus Hy Lạp được mở ra lần đầu tiên kể từ khi phân chia. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” riêng lẻ ngày 24/4/2004, cử tri người Cyprus Thổ Nhỉ Kỳ chấp nhận một kế hoạch tái thống nhất do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, nhưng 76% người Cyprus Hy Lạp phản đối. Ngày 1/5/2004, phớt lờ sự phân chia, Cyprus trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp Châu Âu. Cuộc bầu cử 56 đại biểu Quốc hội ngay 21/5/2006, đảng Công nhân Tiến bộ (AKEL) dẫn đầu chiếm 18 ghế, đảnh Dân chủ Hội tụ  (DISI) 18 ghế, và đảng Dân chủ (DIKO) các đảng nhỏ tranh nhau các ghế còn lại.
Cuộc bầu cử Tổng thống trong tháng 2/2008, đương kim Tổng thống Tassos Papadopoulos bị loại từ vòng đầu. Và, Dimitris Christofias giành chiến thắng tại vòng bầu chung cuộc ngày 24/2/2008 với 54,3%, người Cộng sản đầu tiên trở thành Tổng thống của đảo quốc.
Lưu ý: Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ phía Bắc Cyprus tuyên cáo độc lập bởi nhà lãnh đạo Rauf Denktash, người Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/11/1983. Quốc gia này không được quốc tế thừa nhận, mặc dù nó có quan hệ thương mại với một số nước. Mehmet Ali Tallat kế thừa như Tổng thống ngày 24/4/2005. Khu vực Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 3.325 km2, Dân số: 264.172 (gần như tất cả là người Thổ Nhĩ Kỳ). Thủ đô: Lefkosa (Nicosia).
B. Cyprus ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp có hiệu lực thi hành năm 1960 chỉ rõ Tổng thống nắm quyền Hành pháp, do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sử dụng quyền Hành pháp thông qua Hội đồng Bộ trưởng do ông ta chỉ định. Quốc hội nắm quyền Lập pháp, cũng do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, gồm 80 đại biểu trong đó 56 được bầu bởi người Cyprus gốc Hy Lạp, và 24 được bầu bởi người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Từ tháng 10/1963, các đại biểu đại diện cho Cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ không còn hiện diện tại Quốc hội. Do đó, 24 ghế nầy vẫn còn bỏ trống.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.102,000, dưới 15 tuổi 16,5%, trên 65 tuổi 10,2%. Mật độ dân cư: 119,3 người/km2. Thành phố: 70,1%. Sắc tộc: Greek: 77%, Turkist: 18%. Ngôn ngữ: Greek, Turkist (cả hai chính thức), English. Tôn giáo: Chính thống giáo Hy Lạp 78%, Hồi giáo 18%. Đất đai: Tổng diện tích: 9.251 km2. Diện tích đất: 9.241 km2. Địa điểm: phía Đông Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia láng giềng: Gần nhất Thổ Nhĩ Kỳ phía bắc. Syria và Lebanon phía đông. Địa thế: Hai dãy núi chạy từ đông sang rây, phân cách bởi một đồng bằng phì nhiêu rộng lớn. Thủ đô: Nicosia: 240.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Dimitris Christofias, sinh 29/8/1946, nhậm chức 28/2/2008. Chính quyền địa phương: 6 quận. Ngân sách quốc phòng: 562 triệu USD. Quân đội chính quy: 10.050. Kinh tế: Công nghiệp: thực phẩm, thức uống, hàng dệt, hóa chất, sản phẩm kim khí, du lịch. Nông sản: Lúa mạch, nho, rau quả, cam chanh, khoai tây, olives. Tài nguyên: đồng, quặng hỗn hợp sắt đồng, khoáng chất dùng chế biến vật liệu cách nhiệt, đất sét màu, đá cẩm thạch, muối, gổ. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 58.000, gà 3,1 triệu, dê 356.000, heo 460.000, cừu 270.000. Đánh cá: 4.822 tấn. Cung cấp điện: 4,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 8,5%, đóng góp 4%; công nghiệp 20,5%, đóng góp 20%; dịch vụ 71%, đóng góp 76%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (tháng 9/2010: 0,78=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 22,8 tỷ. Bình quân đầu người: 21.000. Tăng trưởng: -1,5%. Nhập khẩu: 7,3 tỷ. Bạn hàng: Hy lạp 17,6%, Italy 11,4%, Đức 9%, Anh 8,9%, Israel 6,3%. Xuất Khẩu: 1,3 tỷ. Bạn hàng: Anh quốc 15,1%, Hy lạp 14,2%, Pháp 7,7%, Đức 4,9%. Du lịch: 2,7 tỷ. Ngân sách quốc gia: 11,0 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 507 triệu. Dự trữ vàng: 446.000 ozt. Nợ nước ngoài: 7,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,4%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 355.000 lượt xe, xe hơi cá nhân: 126.000. Bằng máy bay: bay 4,1 tỷ km, sân bay: 13. Hải cảng: Famagusta, Lemassol. Truyền thông: Máy truyền hình: 154/1000. Radio: 406/1000. Điện thoại: 47,6/100. Internet: 49,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 74,9, nữ 80,6. Sinh xuất: 11,4/1000 cư dân; Tử xuất: 6,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 9,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 97,8%, trung học 83%, đại học 19%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Tthế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth). Liên hiệp châu Âu (EU). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
6. SYRIA - SYRIAN ARAB REPUBLIC (XI RI).
A. Tiến trình phát triển.
Syria bao gồm cả một vài nơi mà nền văn minh thời Cổ đại còn được duy trì. Nó là trung tâm của đế quốc Seleucid, nhưng sau đó bị sáp nhập vào đế quốc La Mã, đế quốc Hồi giáo Arab, rồi Hồi giáo Ottoman-Thổ Nhỉ Kỳ. Đế quốc Ottoman thống trị Syria hơn 400 năm cho đến khi kết thúc đệ I thế chiến. Hiệp ước Sevres năm 1920, tách một phần đất trước đây của đế quốc Ottoman-Thổ Nhỉ Kỳ để thành lập hai quốc gia Syria và Lebanon. Cả Syria và Lebanon được quản lý bởi Pháp do uỷ trị của Hội Quốc Liên từ năm 1920 đến 1941. Dưới sự chiếm đóng của Pháp, Syria tuyên bố quốc gia độc lập theo chế độ Cộng hoà (16/4/1941) và thực sự độc lập ngày 17/4/1946. Syria cùng với Ai Cập xâm lược Israel năm 1948. Tháng 2/1958, Syria lại cùng với Ai Cập lập ra Liên minh Ả Rập nhưng rút ra khỏi Liên minh năm 1961.
Tháng 3/1963, Đảng Baath Xã hội Chủ nghĩa cấu kết với quân đội cướp chính quyền. Đảng Baath, một tổ chức của người Arab trở thành đảng hợp pháp duy nhất chiếm ưu thế trong chính quyền là nhóm thiểu số Alawite. Trong cuộc chiến tranh Arab - Israel tháng 6/1967, Israel xâm lược và chiếm đóng cao nguyên Golan. Từ đó Syria rút ra khỏi nơi định cư của Israel. Ngày 6/10/1973, Syria cùng với Ai Cập mở cuộc tấn công vào Israel. Năm 1974, các quốc gia sản xuất dầu khí Arab đồng ý cấp cho Syria mỗi năm 1 tỷ USD, hỗ trợ công cuộc đánh lại Israel. Năm 1976, khoảng 30.000 quân sỹ Syria tiến vào Lebanon với cam kết là hoà giải nội chiến. Họ đánh nhau với du kích quân Palestine và sau đó với lực lượng phòng vệ Thiên chúa giáo. Syria đứng về phía Iran trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980 đến 1988.
Tháng 4/1981, quân đội Syria lại giao chiến với quân đội Thiên chúa giáo Lebanon. Sau cuộc xâm lăng Lebanon ngày 6/6/1982, Israel mở rộng cuộc chiến, cho máy bay phá huỷ 17 hoả tiển phòng không của Syria tại lưu vực Bekaa. Có tới 25 máy bay Syria bị bắn hạ ngày 9/6 trong khi lâm chiến. Ngày 11/6 Israel và Syria đồng ý ký thoả ước ngưng bắn. Năm 1983, Syria hậu thuẫn cho bạo loạn PLO, tổ chức từng bước đánh bật lực lượng Yasir Arafats khỏi Tripoli. Vì vai trò của Syria hổ trợ khủng bố quốc tế, đưa tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, và Anh quốc. Cộng đồng Âu Châu cũng áp đặt lệnh cấm vận có giới hạn lên Syria năm 1986. Syria lên án Iraq xâm lăng Kuwait và gởi quân sỉ trợ giúp Liên quân  trong chiến tranh vùng vịnh tháng 9/1990.
Năm 1991, Syria chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ mở hội nghị hoà bình cho khối à Rập- Israel. Syria thường cùng với Israel bàn thảo các vấn đề liên quan, nhưng quá trình tiến đến hoà bình còn chậm chạp. Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo Syria hỗ trợ các phần tử ly khai người Kurd. Nguyên Thủ tướng Mahmoud Al-Zoubi tự sát ngày 21/5/2000, sau khi bị buộc tội tham nhũng. Hafez Al Assad Tổng thống Syria từ 1971 chết ngày 10/6/2000, và được kế vị bởi con trai của ông ta là Bashar Al. Assad. Sau cuộc xâm lăng Iraq tháng 3/2003, Hoa Kỳ gây sức ép lên Syria phải theo dỏi nghiêm ngặt những phần tử cực đoan Hồi giáo, và không cung cấp nơi cư trú an toàn cho các nhà lảnh đạo Iraq chạy trốn sang Syria. Ngày 4/10/2003, máy  bay Israel oanh kích một nơi được cho là trại huấn luyện khủng bố gần Damascus.
Ngày 11/5/2004, viện dẩn lý do Syria còn tiếp tục ủng hộ khủng bố, Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận có giới hạn lên Syria. Việc ám sát nguyên Thủ tướng Lebanon Rafik al-Hariri bởi xe bom ở Beirut ngày 14/2/2005, làm dấy lên một làn sóng biểu tình chống đối Syria ở Lebanon. Syria không nhận trách nhiệm vụ đặt bom trên, nhưng rút hết quân đội ra khỏi Lebanon, ngoại trừ các viên chức tình báo. Syria luôn hậu thuẩn cho kháng chiến quân Hezbollah chống lại Israel. Trong một nổ lực tiêu diệt kháng chiến quân Hezbollah, hai tháng 7 và 8/2006 các phi cơ Israel oanh kích Lebanon, làm cho 180.000 người Lebanon phải chạy tỵ nạn vào Syria. Ngày 12/8, người tình nghi là dân quân Hồi giáo tấn công Tòa Đại sứ Mỹ ở Damascus, nhưng bị quân bảo vệ Syria bắn gục.
Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 27/5/2007, cử tri chấp nhận Tổng thống Bashar al-Assad thêm một nhiệm kỳ 7 năm nữa. Ngày 6/9, không quân Israel vào một địa điểm ở Syria nơi mà họ cho rằng Syria và Bắc Triều Tiên đang tiến hành sản xuất vủ khí hạt nhân. Bạo loạn tái tục trong năm 2008, trong đó có việc giết chết 12 tên cầm đầu Hezbollah Imad Mugniyah bởi xe bom ở Damascus. Ngày 1/8, tướng Muhammad Suleiman thân cận của Tổng thống Assad bị bắn một tên bắn tỉa ở một nơi nghỉ dưởng trên bải biển. Và ngày 27/9, một xe bom phát nổ giết chết 17 người tại một nơi gần Damascus. Đến giữa năm 2008, có 1,5 triệu người tỵ nạn Iraq đang tạm trú ở Syria.
Mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Syria được cải thiện từ năm 2009, Tổng thống Obama gia hạn nhận lệnh cấm vận đối với Syria trong năm 2010, bởi vì nước nầy tiếp tục ủng hộ những tay khủng bố quốc tế, và theo đuổi chương trình vủ khí hạt nhân có sức sát thương lớn.
B. Syria ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp mới Syria được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 12/3/1973, và có hiệu lực thi hành ngày 14/3. Hiến pháp xác nhận đảng Phục hưng Xã hội à Rập tức đảng Pa’ath nắm quyền từ năm 1963, như là đảng lảnh đạo Quốc gia và toàn Xã hội. Quốc hội Nhân dân (Majlis al-Sha’ab) nắm quyền Lập pháp, với 250 đại biểu có nhiệm kỳ 4 năm, được chia thành 15 khu vực bầu cử, trong đó có 167 ghế dành riêng cho Mặt trận Quốc gia Tiến bộ, tức Liên minh các đảng mà đảng Pa’ath là một thành viên. Thủ tướng thành lập chính phủ bởi lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội là đảng Pa’ath. Tổng thống do Quốc hội chỉ định có nhiệm kỳ 7 năm, và phải được dân chúng chấp thuận trong cuộc ”trưng cầu dân ý”.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 22.198.000, dưới 15 tuổi 35,8%, trên 65 tuổi 3,7%. Mật độ dân cư: 120,9 người/km2. Thành phố: 55,3%. Sắc tộc: Arab 90%, Kurds, Armenians, và sắc tộc khác 10%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), Kurkish, Armenian. Tôn giáo: Sunni Muslim 74%, Muslim khác 16%, Thiên chúa giáo 10%. Đất đai: Tổng diện tích 185.180 km2, Diện tích đất 183.630 km2. Địa điểm: vùng Trung Đông, về phía đông cuối Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Lebanon và Israel phía tây. Jordan phía nam. Iraq phía đông. Turkey phía bắc. Địa thế: Syria có bờ biển ngắn trên bờ Địa Trung Hải, sau đó chạy dài về phía đông và nam, với nhiều nơi thấp bằng phẳng giàu màu mỡ, đan xen giữa sa mạc và núi non. Thủ đô: Damascus. Thành phố đông dân:  Aleppo 2.985.000, Damascus 2.527.000, Homs 1.276.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà (dưới sự giám sát của quân đội). Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Bashar Al. Assad, sinh 11/9/1965, nhậm chức 17/7/2000 (tái bầu tháng 5/2007). Thủ tướng chính phủ: Muhammad Naji al-Otari, sinh 1944, nhậm chức 10/9/2003 (tái bầu tháng 4/2007). Chính quyền địa phương: 14 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 1,8 tỷ USD. Quân đội chính quy: 325.000. Kinh tế: Công nghiệp: dầu khí, hàng dệt, chế biến thực phẩm, thức uống, thuốc lá, khai thác mỏ phosphate. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, đậu lăng, đậu hoà lan, sợi bông. Tài nguyên: dầu khí, phosphate, hợp chất chrome, mangan đen, quặng sắt, nhựa đường, thạch cao, đá cẩm thạch, muối, và thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 2,5 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 25%. Chăn nuôi: trâu bò 1,2 triệu, gà 24,5 triệu, dê 1,4 triệu, cừu 21 triệu. Đánh cá: 17.166 tấn. Cung cấp điện: 36,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 17%, đóng góp 9%; công nghiệp 16%, đóng góp 29%; dịch vụ 67%, đóng góp 62%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Pound (tháng 9/2010: 46,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 101,0 tỷ. Bình quân đầu người: 4.600. Tăng trưởng: 5%. Nhập khẩu: 13,3 tỷ. Bạn hàng: Saudi Arabia 12,1%, Trung Quốc 7,7%, Ai Cập 6,1%, U.A. Emirates 5,9%, Italy 4,8%, Ukreine 4,7%, Đức 4,7%, Iran 4,4%. Xuất Khẩu: 11,8 tỷ. Bạn hàng: Iraq 27,4%, Đức 12,2%, Lebanon 9,5%, Italy 6,6%, Ai Cập 5,3%, Saudi Arabia 4,8%. Du lịch: 1,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 14,3 tỷ. Dự trử ngoại tệ: 11,1 tỷ. Dự trữ vàng: 830.000 ozt. Nợ nước ngoài: 4,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa 2,741 km. Bằng xe hơi: 333.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 442.000. Bằng máy bay: bay 2,2 tỷ km, sân bay: 26. Hải cảng: 2 (Latakia, Tartus). Truyền thông: Máy truyền hình 68/1000 cư dân. Radio 278/1000. Điện thoại: 17,7/100. Internet: 18/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 72,1, nữ 77. Sinh xuất: 24,4/1000 cư dân. Tử xuất: 3,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 16,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 83,6%, trung học 42%, đại học 6%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL). 
7. LEBANON – LEBANESE REPUBLIC (LI BĂNG).

A. Tiến trình phát triển. 
Lebanon được thành lập năm 1920, từ một trong năm khu vực nguyên thuộc đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ. Chịu sự quản lý của Pháp do Hội Quốc Liên ủy trị từ năm 1920 đến 1941. Quân đội Pháp rút khỏi Lebanon năm 1946. Hội nghị quốc gia năm 1943, quyết định các chức vụ công cử chia theo cộng đồng tôn giáo khác nhau, trong đó Thiên chúa giáo chiếm đa số. Thập niên 1970, Hồi giáo trở thành đa số, đòi có nhiều chức vụ công cử, và vai trò kinh tế lớn hơn. Từ tháng 5 đến tháng 10/1958, Hoa Kỳ đổ quân vào Lebanon can thiệp các cuộc bạo loạn do Syria hổ trợ. Từ năm 1970 đến 1975, các cuộc bắn giết nhắm vào thường dân Do Thái ngày càng gia tăng, khiến Do Thái mở một loạt các cuộc tấn công vào căn cứ du kích trong nhiều làng. Tháng 3/1978, Quân đội Israel đánh chiếm phía nam Lebanon.
Tháng 4/1980, Do Thái một lần nữa mở rộng sự lấn chiếm. Khoảng 60.000 người bị giết và hàng triệu đô la bị ném vào cuộc chiến năm 1975-1980. Các đơn vị Palestine và những người Hồi giáo Tả khuynh đánh nhau với lực lượng dân quân Thiên chúa giáo Maronite, Phalange và các tín đồ Thiên chúa giáo khác. Nhiều quốc gia Arab cung cấp vũ khí và hậu thuẫn chính trị cho các phe nhóm chính trị Hồi giáo khác nhau, trong khi Israel hỗ trợ lực lượng Thiên chúa giáo. Chỉ trong năm 1976, Syria gởi tới 15.000 quân vào  đánh nhau với các đơn vị Palestine. Một cuộc ngưng bắn được dàn xếp dưới sự giám sát của Syria. Ngày 1/4/1981, các cuộc đụng độ mới nỗ ra giữa quân đội Syria và lực lượng vũ trang Thiên chúa giáo. Đến ngày 22/4 một cuộc chiến khác giữa hai nhóm chính trị Hồi giáo bắt đầu.

Tháng 7/1981, máy bay Israel bắn phá Beirut giết chết và làm bị thương trên 800 người. Ngày 6/6/1982, quân đội Israel xâm lăng Lebanon, bằng một cuộc tiến quân hỗn hợp, hải, lục, không quân vây hảm Beirut. Ngày 21/8/1982, tổ chức tự do Palestine (PLO) triệt thóat khỏi Tây Beirut, sau khi chịu một cuộc oanh kích nặng nề từ Israel. Quân đội Israel tiến chiếm Tây Beirut. Ngày 14/9 Tổng thống Lebanon vừa mới đắc cử là Bashir Gemayel bị ám sát. Ngày 16/9 quân đội Thiên chúa giáo tiến vào hai trại tỵ nạn, và tàn sát hàng trăm người tỵ nạn Palestine. Một thoả thuận đạt được ngày 17/5/1983 giữa Lebanon – Israel (nhưng không có Syria) và Hoa Kỳ quy định rút quân của Israel. Có ít nhất 30.000 quân Syria vẫn còn tại Lebanon, và quân đội Israel tiếp tục chiếm đóng ở ranh giới an toàn tại phía Nam.

Năm 1983, ôm bom khủng bố trở thành một  lối sống ở Beirut. Khoảng 50 người bị giết trong một vụ nổ tại toà đại sứ Hoa Kỳ ngày 18/4. Và có tới 244 viên chức Hoa Kỳ cùng với 58 lính Pháp tử vong trong các vụ tấn công tự sát của người Hồi giáo ngày 23/10/1984. Bắt cóc người nước ngoài bởi dân quân Hồi giáo đã trở thành phổ biến trong thập niên 1980. Công dân các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết cũng là nạn nhân, đối tượng chúng nhắm vào, và tất cả phải rời khỏi Lebanon năm 1992. Ngày 22/5/1991, Lebanon và Syria ký hiệp ước thừa nhận Lebanon như một quốc gia riêng lẻ (từ khi độc lập năm 1943). Từ 25-29/7/1993, Do Thái thực hiện các cuộc oanh kích và bắn pháo vào căn cứ du kích, và làng mạc phía Nam Lebanon khiến trên 200.000 cư dân phải rời khỏi nhà cửa của họ.

Tháng 4/1996, Israel lại bắn phá vào các nơi nghi ngờ có căn cứ du kích ở phía Nam khiến trên 500.000 thường dân phải thoát chạy khỏi vùng. Ngày 10/5/1997, Giáo hoàng John Paul II thăm Lebanon. Trong tháng 5 và 6 năm 1998, Lebanon tổ chức bầu cử chính quyền đầu tiên kể từ năm 1965. Với sự chấp thuận của Syria, Quốc hội nhất trí bầu Tổng tư lệnh quân đội Lebanon tướng Emile Lahoud làm Tổng thống ngày 15/10/1998. Tổ chức du kích được Iran hậu thuẫn kiểm soát nhiều nơi trong vùng. Cho đến tháng 9/2004, Syria vẫn còn 20.000 quân ở Lebanon. Dưới sức ép của Syria, Quốc hội Lebanon tu chỉnh Hiến pháp kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống của tướng Lahoud thêm 3 năm nửa. Ngày 14/2/2005, nguyên Thủ tướng Rafiq al-Hariri bị ám sát bằng bom xe, làm dấy lên một làn sóng biểu tình đòi quân đội Syria phải rời khỏi Lebanon.

Không bao lâu sau đó, Syria bắt đầu rút quân, chỉ để lại 14.000 quân, và các cơ sở tình báo. Đến cuối tháng 4, Syria đã rút hết quân đội khỏi Lebanon. Trong tháng 7/2006, du kích Hizbollah bắt cóc 2 binh sỉ Israel, Israel tung ra một cuộc tấn công quân sự với quy mô lớn bằng hàng loạt vụ ném bom tàn phá các cơ sở hạ tầng dân sự ở Lebanon. Có hơn 1.200 người phần lớn là thường dân Lebanon bị giết. Ngày 21/11/2006, Pierre Gemayel, Bộ trưởng Công nghiệp, một người Thiên cúa giáo nổi tiếng thường chỉ trích Syria bị ám sát. Sau khi 5 vị Bộ trưởng trong Nội các từ chức, cùng các vụ biểu tình chống chính phủ lại nỗi lên khắp nơi. Ngay tại Beirut có khoảng 800.000 người bằng ¼ dân số Lebanon xuống đường đòi Thủ tướng Fouad Siniora từ chức.

Ngày 25/1/2007, Hội nghị Quốc tế các nước cấp viện nhóm họp tại Paris cam kết sẽ tài trợ 7,6 tỷ quỷ tái thiết cho Syria. Sau hơn 3 tháng đánh nhau làm trên 400 người chết, quân đội Lebanon đã đánh bại du kích quân Hồi giáo tại Nahr al-Bared, phía bắc Tripoli, nơi có trại tỵ nạn Palestine. Một thỏa ước chia xẻ quyền hành giữa Thủ tướng Siniora và phiến quân Hezbollah đạt được ngày 21/5/2008, làm giảm bớt sự kình dịch của các phe đảng chính trị mở đường cho Tổng Tư lệnh quân đội trở thành Tổng thống chấm dứt 18 tháng bế tắt. Đến giữa năm 2008, Lực lượng duy trì hòa bình Liên Hiệp Quốc vẫn còn 12.300 tại Lebanon. Được sự hổ trợ của phương tây, Mặt trận 14 tháng 3 do Saad Hairi cầm đầu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/6/2009.


Sau nhiều tháng bất ổn, ngày 9/11/2009, Saad Hairi chính thức nhậm chức Thủ tướng và ra mắt Nội các.


B. Lebanon ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp đầu tiên của Lebanon từ thời Pháp cai quản theo Ủy trị của Hội Quốc Liên năm 1926. Nó được tu chỉnh 5 lần trong các năm 1927, 1929, 1943, 1947, và 1990. Hiến pháp trao quyền Lập pháp trao cho Quốc hội, do dân bầu, và Tư pháp độc lập trong xét xử. Năm 1995, Quốc hội tăng nhiệm kỳ của Tổng thống từ 6 năm lên 9 năm. Tổng thống nắm quyền Hành pháp, một Thủ tướng và một Nội các do Tổng thống và Quốc hội thỏa thuận. Hệ thống chính trị được thay đổi để cân bằng lợi ích cuả Cộng đồng. Một loạt các quy ước, tập tục tuy không đưa vào Hiến pháp nhưng cũng có hiệu lực cưởng hành. Chẵng hạn, Tổng thống luôn là người Thiên chúa giáo, thì Thủ tướng phải là người Hồi giáo hệ Sunni, và Chủ tịch Quốc hội phải là người Hồi giáo hệ Shia. Không có đảng phái chính trị ở Lebanon. Ngày 21/9/1990, Tổng thống ký tu chỉnh Hiến pháp lập ra nền đệ II Cộng hòa, cơ cấu lại cơ quan Hành pháp như một tập hợp quyền hành, giảm bớt quyền từ Tổng thống, tăng thêm quyền Thủ tướng, giải thể Quốc hội, và bầu ra Hội đồng Bộ trưởng.


Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.125.000, dưới 15 tuổi 23,4%, trên 65 tuổi 8,8%. Mật độ dân cư: 403,2 người/km2. Thành phố: 87,1%. Sắc tộc: Arab 95%, Armenia 4%. Ngôn ngữ: Ả Rập (Chính), Pháp, Anh, Armenian. Tôn giáo: Hồi giáo 60%, Thiên chúa giáo 39%. Đất đai: Tổng diện tích 10.400 km2. Diện tích đất 3.950 km2. Địa điểm: Ở vùng Trung Đông, cuối bờ phía đông biển Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Syria phía đông. Israel phía nam. Địa thế: Dãi đất dọc theo bờ biển hẹp, và hai dãy núi chạy dài từ bắc đến nam, sát bình nguyên màu mỡ Bequa. Sông Lilani chảy về phía nam băng qua bình nguyên, quay về phía tây rồi chảy vào Địa Trung Hải. Thủ đô: Beirut: 1.909.000 cư dân.


Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Michel Suleiman, sinh 21/11/1948, nhậm chức: 25/5/2008. Thủ tướng chính phủ: Saad Hariri, sinh 18.4.1970, nhậm chức 9/11/2009. Chính quyền địa phương: 5 chính quyền giáo phái tự quản. Ngân sách quốc phòng: 911 triệu USD. Quân đội chính quy: 59.100. Kinh tế: Công nghiệp: ngân hàng, chế biến thực phẩm, hóa chất  và hầm mỏ, xi măng, hàng  dệt, nử trang. Nông sản: cam, chanh, Olives, khoai tây, thuốc lá, rau quả. Tài nguyên: đá vôi, quặng sắt, muối, nước.  Đất nông nghiệp: 16%. Chăn nuôi: trâu bò 77.000, gà 35 triệu, dê 495.000, heo 15.000, cừu 340.000. Đánh cá: 4.614 tấn. Cung cấp điện: 9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 7%, đóng góp 2%; công nghiệp 31%, đóng góp 31%; dịch vụ 62%, đóng góp 67%.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Pound (tháng 9/2010: 1.503=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 54 tỷ. Bình quân đầu người: 13.200. Tăng trưởng: 6,9%. Nhập khẩu: 16,4 tỷ. Bạn hàng: Italy 11,4%, Hoa kỳ 9,2%, Pháp 7,6%, Đức 5,9%. Xuất Khẩu: 3,5 tỷ. Bạn hàng: Syria 26,4%, United Arab Emirate 11,8%, Thụy sỉ 7,9%, Saudi Arabia 5,6%, Turkey 4,4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 11,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 18,5 tỷ. Dự trữ vàng: 9,2 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 15,8 tỷ. Vận chuyển: Đường xe lửa: 400 km. Bằng xe hơi: 1,4 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 102.400. Bằng máy bay: bay 2,2 tỷ km, sân bay: 5. Hải cảng: 3, Beirut, Tripoli, Sidon. Truyền thông: Máy truyền hình: 355/1000 cư dân. Radio: 907/1000. Điện thoại: 17,8/100. Internet: 23,7/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73,3, nữ 76,4. Sinh xuất: 15,1/1000 cư dân; Tử xuất: 6,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 16,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 88,6% trung học 89%, đại học 38%.


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như  Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL).





1.Tiến trình phát triển.


Israel nằm ở Tây Á, ngã tư vùng lưỡi liềm màu mỡ thời Cổ đại. Nó bao gồm các chứng tích nông nghiệp và thành phố lầu đời nhất thế giới. Nền văn minh cao hơn xuất hiện ở thiên niên kỷ thứ ba Trước công nguyên (TCN). Bộ tộc Hebrew đầu tiên đến đây khoảng Thiên niên kỷ thứ hai TCN. Dưới sự cai trị của vua David, và những người kế vị ông ta khoảng từ năm 1000 đến năm 597 TCN, Do Thái giáo phát triển mạnh trong những điều kiện an bình. Sau đó nó bị xâm lăng bởi Babylon, Persia và Greek. Đến năm 168 TCN, vương quốc Do Thái được phục hồi, nhưng lại bị đế quốc La Mã thống trị từ thế kỷ sau đó. Các  cuộc khởi nghĩa của người Do Thái từ năm 70 Sau công nguyên (SCN) đến năm 135 đều bị dìm vào biển máu, và tên Hebrew đổi tên thành Judea Palestine, tên của bộ tộc Philistines, từng cư trú tại bờ biển sớm hơn.


Người Hồi giáo Ả Rập xâm chiếm Palestines năm 636. Ngôn ngữ Ả Rập và đạo Hồi khuynh đảo vùng chiếm cứ, nhưng thiểu số người theo Do Thái vẫn tồn tại. Từ thế kỷ thứ 11, nó lại được cai trị bởi các đế quốc không phải người Ả Rập, đầu tiên là SelJuks, rồi Mamluks và sau cùng là Ottomans-Thổ Nhỉ Kỳ. Gần 200 năm (1098-1291) vùng đất nầy là bãi chiến trường của đội quân Thiên chúa giáo dưới cái gọi là "thập tự chinh" tái chiếm vùng đất thánh. Sau 4 thế kỷ bị đế quốc Ottomans-Thổ Nhĩ Kỳ cai trị, dân số Do Thái giảm dần đến năm 1785 chỉ còn 350.000. Anh Quốc chiếm vùng nầy năm 1917. Tại đây, nó được cam kết bởi tuyên bố Balfour “sẽ cấp cho người Do Thái thành lập quốc gia”. Năm 1920, khu vực này được Hội Quốc Liên uỷ thác cho Anh quốc cai trị. Năm 1922, phần đất phía Đông của Jordan được tách riêng.


Người Do Thái vào định cư ở đây từ cuối thế kỷ 19, tăng nhanh trong thập niên 1930 từ. Người à Rập đông hơn từ Syria và Lebanon cũng đến đây lập nghiệp. Sự mâu thuẫn giữa người định cư Do Thái và à Rập phát triển thành bạo loạn trong những năm 1920, 1921, 1929 và 1936. Năm 1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận chia phần đất Palestine, một phần thành lập quốc gia gồm người “à Rập”, và phần khác thành lập quốc gia người “Do Thái”. Ngày 14/5/1948, người Do Thái tuyên bố thành lập quốc gia Israel, còn người à Rập thì phản đối việc chia đất. Sáu nước Egypt, Jordan, Syria, Lebanon, Iraq và Saudi Arabia xâm lăng vùng đất được cấp cho Do Thái, cản trở việc thành lập quốc gia Israel nhưng thất bại. Thoả ước ngưng bắn riêng rẽ được ký với các quốc gia à Rập năm 1949.


Jordan chiếm đóng bờ phía Tây, Egypt chiếm Gaza, nhưng không ban cấp quyền tự trị cho Palestine. Sau nhiều lần bị các tên khủng bố cực đoan tấn công, ngày 29/10/1956, với sự trợ giúp của các lực lượng Anh và Pháp, Israel xâm lăng Sinai, Egypt. Ngày 6/11, Liên Hiệp Quốc dàn xếp một cuộc ngưng bắn và gởi lực lượng giữ gìn hòa bình đến giám sát. Ngày 19/5/1967, Ai Cập yêu cầu lực lượng này rút khỏi nơi đóng quân, rồi tung quân tái chiếm dãi Gaza và đóng cửa vịnh Aqaba không cho tàu bè đến Israel. Trong cuộc chiến tranh 6 ngày diễn ra từ ngày 5/6/1967, Israel không chỉ chiếm lại dải Gaza mà còn chiếm bán đảo Sinai, kênh đào Suez, phía đông Jerusalem, Cao nguyên Golan của Syria, và bờ phía Tây của Jordan. Cuộc chiến chấm dứt ngày 10/6 do sự sắp xếp của Liên Hiệp Quốc.


Ngày 6/10/1973, Ai Cập và Syria tấn công Do Thái, Do Thái chống trả đẩy lùi lực lượng Syria, rồi vượt qua kênh đào Suez đánh Ai Cập. Ngày 24/10, hai bên ngưng bắn, lực lượng giữ gìn hoà bình của Liên Hiệp Quốc được gởi tới giám sát. Ngày 18/01/1974, một thoả ước khác được ký, theo đó Israel từng bước rút quân khỏi bờ Tây kênh đào Suez. Ngày 3/7/1976, lực lượng Israel đột kích Entebbe, Uganda và giải cứu 103 con tin, những người đã bị các tên khủng bố người Ả Rập và Đức bắt cóc. Từ năm 1948 đến năm 1977, các vị Thủ tướng Israel như David Ben-Gurion, Golda Meir, và Yitzhak Rabin đều thực hiện quyết sách Xã hội Chủ nghĩa hiện đại. Năm 1977, cánh Bảo thủ đối lập lãnh đạo bởi Menachem Begin được bầu vào chức vụ cầm quyền. Tổng thống Ai Cập  Anwar Al Sadat thăm viếng Jerusalem tháng 11/1977.


Tháng 3/1978, sau khi bị tổ chức khủng bố có căn cử ở Lebanon tấn công, Israel đánh chiếm phía nam Lebanon. Theo thỏa thuận, Israel phải rút quân lúc lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc đến. Thế nhưng, Israel vẫn ngấm ngầm trợ giúp lực lượng dân quân Thiên chúa giáo Lebanon. Ngày 26/3/1979, Ai Cập và Israel chính thức ký hiệp ước hoà bình kết thúc 30 năm chiến tranh, lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Israel hứa sẽ trả bán đảo Sinai cho Ai Cập năm 1982. Tháng 7/1980, Israel xác định toàn khu vực Jerusalem là thủ đô của họ bao gồm cả phần đất phía đông Jerusalem. Ngày 7/6/1981 không lực Israel phá huỷ một lò phản ứng hạt nhân của Iraq gần Baghdad, với lý do có thể Iraq sẻ dùng lò phản ứng hạt nhân này để sản xuất vũ khí hạt nhân.


Ngày 6/6/1982 Israel tấn công Lebanon, lực lượng PLO phải triệt thoái khỏi Tây Beirut sau trận mưa bom của không lực Do Thái. Ngày 14/8/1982, sau khi tân Tổng thống Bashir Gemagel bị ám sát, quân đội Israel tiến chiếm Tây Beirut. Ngày 16/8 trong khi quân Israel tiến sâu vào nội địa, thì dân quân Thiên chúa giáo Lebanon tiến vào hai trại tị nạn sát hại hàng trăm người Palestine ở phía Tây Beirut. Năm 1989 bạo động khắp nơi trong những nơi quân đội Do Thái chiếm đóng ở dải Gaza, và bờ phía Tây công khai thách thức quân đội Do Thái. Do Thái trả đũa bằng biện pháp vũ lực mạnh mẽ. Ngày 8/10/1990 cảnh sát Do Thái và những người Palestine ném đá, đánh nhau xung quanh thánh đường Al - Aqsa trong khuôn viên Jerusalem, làm hơn 20 người Palestine bị thiệt mạng.


Trong chiến tranh vùng vịnh Persia đầu năm 1991, Iraq phóng hoả tiển mang đầu đạn hạt nhân Scud vào Israel. Đảng Lao động của Yitzhak Rabin chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 23/6/1992. Các cuộc đàm phán hoà bình đã đưa tới một thoả ước lịch sử giữa Israel và PLO trong tháng 9/1993. PLO thừa nhận quyền tồn tại của Israel. Israel thừa nhận PLO như là đại diện chính thức của Palestine. Sau đó, cả hai bên ký một thoả ước giới hạn quyền tự trị của Palestine, và bờ phía Tây cùng dãi Gaza. Ngày 25/7/1994 tại Wasshington DC, Israel và Jordan ký tuyên bố chung chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước, và một hiệp ước hoà bình chính thức sẻ được ký vào ngày 26/10. Ả Rập và những người cực đoan Do Thái lại tái diển các mối bất hoà trong quá trình đàm phán hoà bình.


Một tay súng Do Thái bắn vào các người Ả Rập trong khi họ đang hành lễ tại thánh đường ở Hebron giết hại ít nhất 29 người trước khi anh ta tự sát ngày 25/2/1994. Vào ngày 4/11/1995, một người Do thái giáo chính thống ám sát Thủ tướng Rabin như một cảnh tỉnh hoà bình ở Tel Avis. Kế vị Rabin là Shimon Peres, chịu nhiều sự chỉ trích bởi một loạt những cuộc tấn công cảm tử và phóng rocket chống Do Thái từ lực lượng dân quân Hồi giáo. Tháng 4/1996, Israel tấn công vào các cứ điểm nghi ngờ là căn cứ địa của quân du kích ở phía nam Lebanon. Dưới khẩu hiệu về sự an toàn của người Do Thái, ứng viên bảo thủ đảng Likud, Benjamin Netanyahu, được bầu làm Thủ tướng ngày 29/5. Ngày 24/9/1996, Do Thái đào một chiến hào phong thủ gần nơi cúng tế của người Hồi giáo ở Jerusalem.


Thế là, bạo động bắt đầu nhiều ngày giữa quân đội Do Thái và những người biểu tình Palestine. Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton dàn xếp một cuộc họp giữa Thủ tướng Netanyahu và lãnh đạo PLO Yasir Arafat. Sau đó vào ngày 1 và 2/10 thương thảo hoà bình lại tiếp tục. Hai cuộc nổ bom tự sát tại một phiên chợ Jerusalem ngày 30/7/1997 làm 15 người chết và 170 bị thương. Ngày 4/3/1998 bất chấp sự phản đối của Netanyahu, Quốc hội bầu Ezer Weizman làm Tổng thống. Qua trung gian hoà giải của Tổng thống Clinton, một Hiệp ước tạm thời được ký  bởi Netanyahu và Arafat tại toà Bạch ốc Hoa Kỳ. Ngày 23/10/1998, Israel sẽ trao trả nhiều vùng bờ phía Tây cho Palestine, và đổi lại Palestine phải bảo đảm sự an toàn cho người Do Thái ở những nơi chiếm đóng.


Tuy nhiên, các cuộc thương thảo lại bế tắt cho đến tháng 9/1999. Netanyahu thất cử trong cuộc bầu cử, lãnh  tụ đảng Lao động Ehud Barak làm Thủ tướng Do thái ngày 17/5/2000. Israel đẩy nhanh tiến trình rút quân ra khỏi phía Nam Lebanon ngày 24/5/2000. Cuộc thương thảo giữa Barak và Arafat tại Hoa Kỳ từ ngày 11-25/7 thất bại. Một làn sóng bạo động bắt đầu cuối tháng 9 trong các vùng Israel và Palestine cư trú. Barak thất bại trong cuộc bầu cử. Ngày 7/3/2001, một người theo đường lối cứng rắn là Ariel Sharon nhậm chức Thủ tướng. Sharon hướng đến một chính quyền thống nhất quốc gia với Peres là ngoại trưởng. Máu đổ, chết chóc tăng nhanh trong suốt  mùa hè. Ngày 1/6 người ôm bom Palestine đâm vào một quán rượu ở Tel Aviv giết chết 20 người, và ngày 9/8, tại một quán ăn Jerusalem giết chết 15 thực khách.


Quân đội Israel tiến hành các cuộc tấn công trả đũa nhắm vào vùng kiểm soát của Palestine, và thực hiện một chiến dịch ám sát nhắm vào hàng chục tên nghi ngờ là kẻ khủng bố. Việc ám sát một Bộ trưởng trong Nội các của Sharon là Rehavam Zeevi ngày 17/10, bởi một tay súng Palestine dấy lên một làn sóng bạo động khác. Chỉ việc ôm bom tự sát ngày 1-2/12, cũng đã giết chết 25 người Do Thái. Sharon thúc buộc Arafat phải trấn áp mạnh tay hơn với các tay dân quân Hồi giáo. Quân đội Do Thái tự do hành quân nhắm vào các cứ điểm của dân quân Palestine, Bộ chỉ huy tối cao của Arafat, và tất cả nơi nào nghi ngờ có bom khủng bố ẩn náu. Ngày 12/12, sau khi một tay súng bờ phía Tây bắn giết 10 người Do Thái trên một chiếc xe bus, Israel cắt đứt mọi mối quan hệ với Arafat.


Ngày 4/1/2002, Israel chận bắt một tàu chở vũ khí từ Iran đến cho Palestine, Israel lại tung ra các cuộc hành quân mới. Ngày 29/3/2002, một tên ôm bom tự sát giết chết 26 người đang cử hành lễ tưởng niệm giải phóng Do Thái khỏi ách nô lệ của Ai Cập tại Passover, ở Netanya. Một cuộc đánh nhau tại trại tỵ nạn Jenin giết chết 23 lính Do Thái và ít nhất 50 dân thường Palestine. Đầu tháng 5, Israel rút quân nhưng làn sóng ôm bom tự sát lại xảy ra, khiến quân đội Do Thái tái chiếm bờ phía Tây từ ngày 21-27/6. Cũng trong tháng 6/2002, chính quyền Do Thái cho xây một bức tường ngăn cách ở bờ phía Tây (West Bank) giới hạn người Palestine tiếp cận với người Do Thái. Ngày 20/9/2002, Arafat bị đặt vào một tình trạng cô lập tại Bộ chỉ huy của ông ta ở Ramallah khi quanh ông ta đều bị san bằng bởi hoả lực của Do Thái.


Ngày 29/9 quân đội Do Thái rút khỏi vùng. Ngày 30/4/2003, dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ một lộ trình hòa bình cho vùng Trung Đông được ký kết, nhưng tiến triển chậm. Ngày 1/9, Israel tuyên chiến với khủng bố Hamas. Ngày 22/3/2004, Israel phóng hỏa tiển vào thành phố Gaza giết chết Sheikh Ahmed Yassin người sáng lập và cũng là nhà lảnh đạo Hamas. Ngày 17/4, Israel cũng giết luôn người kế vị Yassin là Abdel Aziz al-Rantisi. Ngày 31/8/2003, người ôm bom tự sát của Hamas cho nổ hai xe buýt tại Beersheba giết chết 16 người. Sharon cải tổ nội các bao gồm cả đảng Lao động, mở rộng vùng lấn chiếm định cư ra bên ngoài dải Gaza bất chấp sự phản đối của các thành viên trong đảng Likud của ông ta. Kể từ tháng 9/2000, các cuộc đánh nhau đã giết chết 4.100 người, trong đó 900 của Do Thái và 3200 của Palestine.


Ngày 9/7/2004, trong một phán quyết, tòa án Quốc tế tuyên bố việc Israel xây bức tường nầy là vi phạm luật quốc tế. Ngày 11/11/2004, Arafat chết, và được kế tục bởi Mahmoud Abbas trong tháng 1/2005. Tháng 2/2005, Thủ tướng Do Thái là Ariel Sharon và Chủ tịch Mahmoud Abbas đồng ý một cuộc ngưng bắn giữa hai bên, được hy vọng như một quá trình thương thảo sắp bắt đầu. Trong tháng 8/2005, quân đội và cảnh sát Israel cho di dời 8.500 người định cư Do Thái ra khỏi Dải Gaza theo thỏa ước giữa Israel và Palestine. Các thành viên cánh hữu phản đối hế hoạch, khiến Sharon và Phó của ông ta là Ehud Olmert thành lập đảng mới Kadima Ngày 4/1/2006, Sharon bị đột quỵ, Olmert trở thành Thủ tướng. Đảng Kiadima giành thắng lợi trong cuộc bầu cử, và Olmert thành lập chính phủ Liên hiệp.


Ngày 25/6/2006, Dân quân Hamas từ Gaza, và quân Hezbollah từ Lebanon mở các cuộc tấn công nhắm vào quân đội Israel. Ngày 12/7, khi Hezbollah bắt cóc 2 binh sỉ Do Thái thì không quân và bộ binh Do Thái đánh thẳng vào Gaza, nhưng khốc liệt nhất là mặt trận phía Bắc. Ngày 14/8, khi lực lượng duy trì Liên Hiệp Quốc đến giám sát cuộc ngưng bắn thì có khoảng 1.150 người Lebanon, 200 người Palestine, và 150 người Do Thái bị thiệt mạng. Việc không đạt tới chiến thắng quân Hezbollah khiến Tổng Tư lệnh quân đội, tướng Dan Hulutz từ chức ngày 16/1/2007, Olmert cũng bị chỉ trích không đủ khả năng lảnh đạo cuộc chiến. Ngày 15/7, Peres trở thành Tổng thống, sau khi người tiền nhiệm của ông ta là Moshe Katsav bị tố cáo tội hiếp dâm, và được đặc miển với bản án nhẹ hơn tù treo, nhưng buộc phải từ chức.


Olmert bị điều tra liên quan đến việc tham nhủng, ngày 30/7/2008, ông ta tuyên bố sẽ từ chức khi đảng Kadima chọn được người thay thế. Ngày 17/9, Bộ trưởng Ngoại giao Tzipi Livni được bầu làm lảnh tụ đảng, và thành lập chính phủ mới ngày 22/9/2008. Do bất ổn nội các kéo dài, Tzipi Livni tuyên bố sẽ bầu cử Quốc hội vào ngày 10/2/2009. Từ kết quả bầu cử, ngày 31/3/2009, Netanyahu thành lập chính phủ

Liên hiệp gồm Likud, Lao động, và Liên hiệp Quốc gia. Sau 20 tháng gián đoạn, qua sự trung gian của Hoa Kỳ cuộc thương thảo hòa bình trực tiếp giữa Israel và Palestine được tái lập ngày 2/9/2010.


Lưu  ý.       


Phần đất của Palestine bao gồm cả dãi Gaza và bờ Tây, cả hai đều bị Israel chiếm đóng năm 1967. Từ năm 1996, chính quyền Palestine trách nhiệm quản lý hành chánh cả hai vùng. Tại cuộc bầu cử ngày 20/1/1996, nhà lảnh đạo tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là Yasir Arafat được bầu làm Tổng thống cho đến khi ông ta chết ngày 11/11/2004. Kế vị Arafat, là Mahmoud Abbas nhà lảnh đạo Phong trào Fatah. Trong cuộc bầu cử ngày 1/9/2005, Abbad đắc cử Tổng thống. Và, tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/1/2006, lảnh tụ Du kích quân Hamas giành thắng lợi, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực giữa Fatas và Hamas. Tháng 6/2007, trong một trận đánh khốc liệt, quân đội Israel đánh bật Hamas ra khỏi dãi Gaza, nhưng Abbas vẫn giữ được bờ Tây.


1. Dãi Gaza được nhiều người biết, nó trải dài về hướng Đông bắc chừng 40 km từ bán đảo Sinai, Địa Trung Hải ở phía Tây, và Israel ở phía Đông. Tổ chức Palestine đảm trách quản lý hành chánh, nhưng về mặt an ninh thì do Israel kiểm soát. Gần như tất cả cư dân ở Gaza là người Arab Palestine. Có hơn 35% trong số họ sống trong các trại tỵ nạn. Dân số (2008): 1.500.202. Diện tích: 359 km2. Do Thái chiếm Gaza năm 1967 từ Ai Cập (Egypt) và rút quân khỏi đây tháng 5/1994. Các thoả ước giữa Palestine (PLO) và Israel trong năm 1993 và 1994 quy định cho Gaza được có Chính quyền tự quản tới khi có quyết định chung cuộc từ các cuộc đàm phán. Ngày 22/8/2005, Do Thái cưởng bức tất cả 9.000 người Do Thái phải rời khỏi nơi định cư trên dải Gaza.


Do Thái cũng cho xây bức tường dọc theo biên giới ngăn chận sự xâm nhập của người Palestine. Sau khi Hamas tiếp quản, ngày 19/9/2007, Do Thái tuyên bố chiến tranh với Gaza, tăng cường quân sỉ, và gây sức ép về kinh tế ngăn chận, cô lập Hamas tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tháng 1/2008, Do Thái còn cho xây một bức tường ngăn cách giữa Gaza và Ai Cập.


2. Bờ Tây nằm ở phía Tây sông Jordan và biển Dead. Nó được bao quanh bởi Jordan về phía Đông, Do Thái về phía Tây bắc. Chính quyền Palestine quản lý thành phố ở phía Nam, nhưng quân đội Israel kiểm soát trên nhiều nơi kể cả vùng định cư Do Thái. Dân số (2008): 2.407.681. Diện tích: 5.857 km2. Israel chiếm bờ phía Tây từ Jordan trong cuộc chiến tranh 1967. Hội nghị thượng đỉnh khối Ả Rập năm 1974, chỉ rõ PLO là người duy nhất đại diện khối Ả Rập tại bờ phía Tây. Năm 1988, chấm dứt mọi sự ràng buộc về luật pháp và quản trị trong vùng. Jericho được trả lại cho Palestine cai quản tháng 5/1994. Một thoả hiệp giữa Israel và PLO, mở rộng quyền tự trị cho Palestine tại bờ phía Tây được ký ngày 28/8/1995. Các thoả ước sau đó trao cho Palestine kiểm soát , hoặc chia xẻ với Israel khoảng 40% vùng phía Tây này.


Tháng 6/2002, chính quyền Do Thái bắt đầu xây một bức tường trên bờ phía Tây hạn chế người Palestine đến gần khu vực người Do Thái, giảm thiểu được các vụ ôm bom tự sát. Trong một quyết định của tòa án Quốc tế ngày 9/7/2004, phán rằng việc Do Thái xây tường cản là vi phạm luật Quốc tế.


B. Israel ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Israel tuyên bố lập quốc ngày 14/5/1948, theo chế độ Cộng hòa,. Năm 1950, Quốc hội (thành lập năm 1949), thông qua luật phân định quyền hạn, nhiệm kỳ của Quốc hội, Tống thống, Nội các, tùy theo chức năng ban hành các luật lệ trong phạm vi thẩm quyền. Tất cả cuối cùng tập hợp lại tạo thành Luật Hiến pháp. Đó là các luật cơ bản: Luật Quốc hội (1958), Luật Đất đai (1960), Luật Tổng thống (1964), Luật Kinh tế (1975), Luật Quân sự (1976), Luật Jerusalem, Thủ đô của Israel (1980), Luật Tư pháp (1984), Luật Kiểm toán (1988), Luật Tự do và Phẩm giá Con người (1992), Luật Nghề nghiệp (1994), và Luật Quản lý Chính quyền (2001). Theo đó thì: Tổng thống do Quốc hội bầu với 1 nhiệm kỳ duy nhất 7 năm. Quốc hội gồm 120 đại biểu, do dân bầu trực tiếp (1 bầu cho đảng, 1 bầu cho Ứng viên Thủ tướng) theo khu vực bầu cử có nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng do Quốc hội bầu, từ ứng viên Thủ tướng có trên 50% phiếu bầu của cử tri. Nếu có trên 2 ứng viên và không có ứng viên nào đạt trên 50% phiếu bầu, thì Quốc hội phải bầu vòng chung cuộc 15 ngày sau đó. 


Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 7.353.000, dưới 15 tuổi 27,8%, trên 65 tuổi 10%. Mật độ dân cư: 339,8 người/km2. Thành phố: 91,8%. Sắc tộc: Do Thái 76%, Ả Rập và sắc tộc khác 24%. Ngôn ngữ: Hebrew, Arabic (cả hai chính), English. Tôn giáo: Do Thái giáo 76%, Hồi giáo 16%, Thiên chúa giáo 2%. Đất đai: Tổng diện tích: 22.072 km2. Diện tích đất: 21.642 km2. Địa điểm: Vùng Trung Đông cuối bờ phía đông Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Lebanon phía bắc. Syria, phía tây, và Jordan phía đông. Dải Gaza, và Ai Cập phía tây. Địa thế: Đồng bằng dọc bờ Địa Trung Hải là đất màu mỡ, miền trung là cao nguyên Judean. Một vùng bán sa mạc tam giác Negev chạy dài từ nam Beersheba tới điểm cao nhất tại đầu vịnh Agaba. Đường biên giới phía đông chạy vào lưu vực sông Rift của Jordan, bao gồm hồ Tiberias và biển Dead là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất sâu 1.312ft. Thủ đô: Jerusalem 768.000. Thành phố đông dân: Tel Aviv-jaffa 3.219.000, Haifa 1.027.000 cư dân.


Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Shimon Peres, sinh tháng 8/1923, nhậm chức 015/7/2007. Thủ tướng chính phủ: Bẹnamin Netạnahu. sinh 21/10/1949, nhậm chức: 31/3/2009. Chính quyền địa phương: 6 khu vực. Ngân sách quốc phòng: 9,7 tỷ USD. Quân đội chính quy: 176.500. Kinh tế: Công nghiệp: sản xuất và thiết kế kỷ thuật cao, sản phẩm len, giấy, potash, phosphates, chế biến thực phẩm và thức uống, thuốc lá. Nông sản: cam, chanh, trái cây, rau quả, và sợi bông. Tài nguyên: gổ, potash, quặng đồng, khí đốt, đá phosphate, nguyên tố kim loại trắng bạc (magnesium), hợp chất brôm (bromide), cát, và đất sét. Dự trữ nhiên liệu: 1,9 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 15%. Chăn nuôi: trâu bò 440.000, gà 37,5 triệu, dê 91.000, heo 205.000, cừu 455.000.  Đánh cá: 26.036 tấn. Cung cấp điện: 50,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2%, đóng góp 3%; công nghiệp 16%, đóng góp 28%; dịch vụ 82%, đóng góp 69%.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng New Shekel (tháng 9/2010: 3,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 205,8 tỷ. Bình quân đầu người: 28.400. Tăng trưởng: 0,2%. Nhập khẩu: 46 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 12,4%, Belgium 8,2%, Đức 6,7%, Thụy sỉ 5,9%, Anh 5,1%, Trung Quốc 5,1%. Xuất Khẩu: 45,8 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 38,4%; Belgium 6,5%, Hồng kông 5,9%. Du lịch: 4,1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 58,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 38,6 tỷ. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 74,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: 3,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 852 km. Bằng xe hơi: 1,7 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 370,800. Bằng máy bay: bay 14,6 tỷ km, sân bay 30. Hải cảng: 3 - Haifa, Ashdod, Elat. Truyền thông: Máy truyền hình: 328/1000 cư dân. Radio: 524/1000. Điện thoại: 45,3/100. Internet: 51,6/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 78,7, nữ 83,1. Sinh xuất: 19,5/1000 cư dân. Tử xuất: 5,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-15, biết đọc biết viết 97,1%, trung học 89%, đại học 49%.


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WtrO).





A. Tiến trình phát triển.       


Từ thời Cổ đại phần đất phía Đông sông Jordan được hợp nhất với phần phía Tây về văn hoá, và chính trị. Vào thế kỷ thứ 7 (SCN) người Ả Rập xâm chiếm vùng này, rồi đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm từ thế kỷ thứ 16. Năm 1920, Anh được Hội Quốc Liên ủy trị cai quản vùng Palestine bao trùm cả hai bờ Jordan. Năm 1921, Abdullah, con trai của thủ lỉnh Hồi giáo, nhà cai trị Hejaz ở Arabia được Anh bổ nhiệm cai quản như Chính quyền tự trị, gồm khoảng hai phần ba phần đất của Palestine. Vương quốc Jordan độc lập thực sự được công bố năm 1946. Trong năm 1948, chiến tranh giữa các quốc gia Ả Rập và Chính quyền tân lập Israel, bờ phía Tây và Đông Jerusalem sát nhập vào vương quốc Jordan. Tất cả vùng này bị mất vào tay Israel trong chiến tranh năm 1967, làm cho số người tỵ nạn ở bờ phía Tây tăng cao.


Khoảng 700.000 người tỵ nạn chạy vào Jordan, sau khi Iraq xâm lăng Kwait tháng 8/1990. Jordan được xem như một quốc gia ủng hộ Iraq trong thời gian khủng hỏang vùng vịnh năm 1990-1991. Jordan và Israel chính thức ký thoả thuận chấm dứt chiến tranh giữa hai nước ngày 25/7/1994, và một hiệp ước hoà bình được ký vào ngày 26/10. Ngày 7/2/1999, sau một thời gian dài bị bệnh ung thư, vua Hussein từ trần, con trai lớn được chỉ định kế thừa ngôi vua, gọi là Vương triều Abdullah II. Tháng 4/2004, chính quyền Jordan tuyên bố họ đã triệt hạ một âm mưu tấn công bằng vủ khí hóa học nhắm vào sứ quán Hoa Kỳ và các mục tiêu khác tại Amman. Có chỉ dấu cho thấy Abu Musab al-Zarqawi một thành viên cao cấp của al-Qaeda, người bị Hoa Kỳ tố cáo cầm đầu các nhóm du kích hoạt động tại Iraq đứng sau âm mưu nầy.


Ngày 19/8/2005, Zarqawi còn liên quan đến vụ phóng hỏa tiển vào Aqaba suýt trúng vào một tàu chiến Mỹ. Zarqawi bị giết trong một trận oanh kích tại Iraq ngày 7/6/2006.  Cuộc bầu cử 110 đại biểu Quốc hội ngày 20/11/2007, 104 ứng viên độc lập trung thành với nhà Vua đắc cử. Mặt trận Hành động Hồi giáo chỉ chiếm có 6 ghế. Từ năm 1951-2010, Hoa Kỳ đã viện trợ kinh tế và quân sự cho Jordan tới 11,4 tỷ USD. Đến giữa năm 2010, có khoảng 500.000-750.000 người tỵ nạn từ chiến tranh Iraq đang sống ở Jordan.


B. Jordan ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền:  Jordan là Quốc gia theo chế độ Quân Chủ Lập hiến. Nhà vua hiện tại là Abdullah Bin Al Hussein, lên ngôi ngày 7/2/1999 người kế thừa vua cha qua đời. Hiến pháp có hiệu lực thi hành ngày 8/12/1952, và tu chỉnh vào các năm 1974,1976, và 1984, chỉ rõ Quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện có 55 Thượng nghị sĩ, do nhà Vua chỉ định, và Hạ viện có 110 đại biểu được bầu ra trong các khu vực bầu cử bao gồm cả 6 đại biểu dành riêng cho phụ nử do nử giới bầu, 9 đại biểu cho Thiên chùa giáo, và 3 đại biểu cho giáo phái Circassians. Hạ viện bị giải tán năm 1976, và hoãn bầu cử, bởi vì bờ phía Tây (West Bank) bị Israel chiếm đóng. Ngày 9/1/1984, Quốc hội (Thượng viện) tái nhóm. Và cuộc bầu cử Thượng viện được tổ chức trong thảng 3/1984, trong đó có 6 đại biểu (chỉ định) cho West Bank và mở rộng Thượng viện lên thành 60 Thượng nghị sĩ. Ngày 9/6/1991, Nhà Vua và các Chính trị gia đã đi đến thỏa thuận ghi vào Hiến pháp cho phép các đảng phái Chính trị hoạt động.


Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 6.407.000, dưới 15 tuổi 35,6%, trên 65 tuổi 4,7%. Mật độ dân cư: 72,2 người/km2. Thành phố: 78,5%. Sắc tộc: Arab 98%, Armenian 1%, Circassian 1%. Ngôn ngữ:  Arabic (Chính), English. Tôn giáo: Hồi giáo (hầu hết Sunni) 92%. Thiên chúa giáo 6%. Đất đai: Tổng diện tích: 89.342 km2. Diện  tích đất: 88.802 km2. Địa điểm: Vùng Trung Đông. Quốc gia láng giềng: Israel và bờ tây dải Gaza ở phía tây. Saudi Arabia phía nam. Iraq phía đông. Và Syria phía bắc. Địa thế: Khoảng 88% đất đai Jordan là khô cằn. Các nơi đất màu mỡ nằm ở phía tây. Chỉ có một cảng nhỏ trên bờ vịnh Aqaba. Cùng với Israel chia xẻ biển Dead có độ sâu: 1.300ft so với trung bình mặt nước biển. Thủ đô: Amman 1.088.000 cư dân.


Chính trị và kinh tế:  Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Abdullah Bin Al Hussein II, sinh 30/1/1962, nhậm chức 7/02/1999. Thủ tướng chính phủ: Samir al-Rifai, sinh 1/7/1966, nhậm chức 14/12/2009. Chính quyền địa phương: 12 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 2,3 tỷ USD. Quân đội chính quy: 100.500. Kinh tế: Công nghiệp: luyện kim, lọc dầu, xi măng, potash. Nông sản: Lúa mì, lúa mạch, cam chanh, dưa đá, cà chua, olives và trái cây. Tài nguyên: phosphates, potash, đá phiến. Dự trữ nhiên liệu: 1 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 69.500, gà 25 triệu, dê 434.000, cừu 2,1 triệu. Cung cấp điện: 12,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2,7%, đóng góp 4%; công nghiệp 20%, đóng góp 29%; dịch vụ 77,3%, đóng góp 67%.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 0,71=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 32,4 tỷ. Bình quân đầu người: 5.200. Tăng trưởng: 2,4%. Nhập khẩu: 12,4 tỷ. Bạn hàng: Saudi Arabia 22,9%, Germany 8,1%, Trung quốc 7,9%, Hoa kỳ 5,2%. Xuất Khẩu: 6,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 25,3%, Iraq 17%, Ấn độ 8,1%, Saudi Arabia 5,8%, Syria 4,7%. Du lịch: 2,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 8,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 7,4 tỷ. Dự trữ vàng: 410.000 ozt. Nợ nước ngoài: 7,3 tỷ. Giá cả tiêu thụ: giảm -0,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 505 km. Bằng xe hơi: 396.000 lượt xe, xe hơi cá nhân: 176.000. Bằng máy bay: bay 5,3 tỷ km, sân bay: 15. Hải cảng: 1- Al Aqabah. Truyền thông: Máy truyền hình: 83/1000 cư dân. Radio: 271/1000. Điện thoại: 7,9/100. Internet: 27,6/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 78,6, nữ 81,3. Sinh xuất: 21,7/1000 cư dân. Tử xuất: 2,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 17/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 92,2%, trung học 66%, đại học 16% .


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL).





A. Tiến trình phát triển.                               


Lưu vực sông Tigris-Euphrates trước kia có tên Mesopotamia là một trong những nền văn minh đầu tiên của thế giới. Các thành phố tự trị xuất hiện khoảng năm 3000 Trước công nguyên (TCN). Sau đó phát triển bởi người Semitic, Akkadia, Babylonia, và Assyria. Mesopotamia không còn tồn tại sau nhiều cuộc xâm lăng của Persia, Greek, và Arab. Người Ả Rập Hồi giáo xây dựng thành phố Baghdad như là trung tâm quyền lực, từ nơi đó thủ lãnh Hồi giáo cai trị một vùng rộng lớn trong nhiều thế kỷ. Sự xâm lược và thống trị của Mông Cổ, và đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dân số, kinh tế, đời sống văn hoá và cả hệ thống tưới tiêu ruộng đồng giảm sút nghiêm trọng. Sau chiến tranh, Anh được Hội Quốc Liên ủy trị cai quản Iraq. Năm 1932, Anh chấm dứt ủy trị, và một Vương quốc Iraq độc lập ra đời.


Ngày 14/7/1958, cuộc bạo loạn do sĩ quan quân đội tiến hành giết chết vua Faisal II, và thành lập chế độ Cọng hòa do Liên minh Cách mạng Arab cánh tả nắm quyền. Họ xây dựng chính sách đối ngoại hướng về Liên bang Xô viết. Hầu hết các hoạt động công nghiệp bị quốc hữu hoá và phần lớn đất đai bị tịch thu. Từ năm 1968, nhóm chính trị của Đảng Ba’ath Xã hội chủ nghĩa đến với quyền lực và cai trị bằng Sắc lệnh. Liên bang Xô viết và Iraq ký hiệp ước hỗ tương năm 1972, các trang thiết bị quân sự và hàng ngàn cố vấn được gởi đến Iraq từ Liên Xô. Năm 1973, khi chiến tranh nổ ra giửa khối à Rập và Israel, Iraq gởi quân trợ giúp Syria. Do tranh chấp nội bộ, chính quyền Iraq hành quyết 21 đảng viên cọng sản, và bắt đầu giao thương với phương Tây, báo hiệu  chính sách đối ngoại trung lập.


Qua nhiều năm đánh nhau với thiểu số người Kurk được Iran hậu thuẫn, cuối cùng người Kurk bị đánh bại hoàn toàn năm 1975, khi Iran không còn hỗ trợ. Trong quá trình xảy ra cuộc chiến, Iraq nhiều lần ném bom vào làng mạc của người Kurk bên trong nội địa Iran, khiến mối quan hệ Iran- Iraq trở nên xấu đi. Ngày 16/7/1979, lảnh tụ đảng Baath là Saddam Hussein trở thành Tổng thống Iraq. Trong tháng đầu cầm quyền, Hussein cho tiến hành một loạt các cuộc thanh trừng đẩm máu đối với những người gọi là đang có nổ lực đảo chánh chống lại chế độ mới của ông ta. Hussein trở thành một nhà cai trị độc tài hơn hai thập kỷ, trấn áp hệ phái Hồi giáo Shites, sắc tộc người Kurd, tiến hành các cuộc chiến tranh tàn khốc chống lại hai nước láng giềng Iran và Iraq.



Sau hơn 10 tháng tranh cãi về chủ quyền trên thuỷ lộ Shatt al-Arab phân ranh giữa hai nước. Ngày 22/9/1980, Iran và Iraq khởi sự cuộc chiến. Trong những ngày sau đó một trận đánh lớn diễn ra xung quanh Abadan và cảng Khorram Shahr, bởi vì Iraq tiến đánh tỉnh dầu khí của Iran là Khuzistan. Ngày 7/6/1981, máy bay Do Thái phá huỷ một lò phản ứng hạt nhân gần Baghdad, nơi được quy kết  từ đó có thể sản xuất ra vũ khí nguyên tử. Tháng 4/1984, Iran và Iraq mở rộng cuộc chiến của họ đến vịnh Persia, với nhiều cuộc tấn công vào các tàu chở dầu. Ngày 17/5/1987, một chiến đấu cơ của Iraq phóng hoả tiển nhắm vào một hộ tống hạm của hải quân Hoa Kỳ trên đường tuần tiểu vùng Persia làm 37 thuỷ thủ tử thương. Iraq ngõ lời xin lỗi Hoa Kỳ, cho rằng đó không phải là chủ tâm của Iraq.


Chiến tranh Iran-Iraq chấm dứt tháng 8/1988, khi quân Iraq chấp nhận một giải pháp ngưng bắn do Liên Hiệp Quốc dàn xếp. Ngày 2/9/1990, Iraq xua quân xâm chiếm Kuwait, châm ngòi một cuộc khủng hoảng chính trị thế giới. Ngày 6/9 Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận với Iraq kêu gọi các quốc gia thành viên, xem xét đánh giá định ra một sự trừng phạt đối với Iraq, và bảo vệ chính quyền hợp pháp của Kuwait. Ngày 28/9, Iraq tuyên bố Kuwait là tỉnh thứ 19 của họ. Ngày 16/1/1991, Liên minh quân sự dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, tung ra một trận tấn công bằng máy bay, hoả tiển nhắm vào Iraq, sau thời hạn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quy định Iraq phải rút quân khỏi Kuwait. Iraq trả đũa bằng cách phóng hoả tiễn Scud vào Israel và Saudi Arabia.


Quân Liên minh đổ bộ tái chiếm Kuwait ngày 23/1/1991, quân đội Iraq chống cự yếu ớt và bị đánh bại trong vòng 4 ngày. Khoảng 175.000 quân Iraq bị bắt làm tù binh và thương vong ước khoảng trên 85.000. Một phần của thoả ước ngưng bắn, Iraq đồng ý huỷ bỏ tất cả hơi độc, vũ khí vi trùng và để cho các điều tra viên của Liên Hiệp Quốc kiểm tra tất cả mọi nơi bên trong nội địa Iraq. Lệnh cấm vận đối với Iraq vẫn còn hiệu lực cho đến khi nào Iraq tuân theo tất cả các điều kiện về vũ khí sinh học. Lúc nầy bên trong nội địa Iraq nổi lên những cuộc bạo loạn chống Sadam Hussein của người Kurk. Nhưng quân đội Iraq đã đẩy lùi các cuộc bạo loạn, và thường dân chạy sang đến tận biên giới Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra một cuộc khủng hoảng về người tỵ nạn.


Liên minh quân sự và Hoa Kỳ lập ra một vùng cấm bay trên bầu trời bên trong nội địa Iraq nhằm bảo đảm an toàn cho người Kurk. Iraq cũng phối hợp với toán thanh sát vũ khí Liên Hiệp Quốc thỉnh thoảng đến Iraq làm nhiệm vụ. Ngày 26/6/1993, Hoa Kỳ phóng một hoả tiển nhắm vào cơ quân đầu não tình báo quân sự Iraq ở Baghdad viện dẫn lý do, Iraq đã bảo trợ cho một phi công định giết nguyên Tổng thống Mỹ George Bush trong khi ông ta thăm Kuwait tháng 4/1993. Tháng 9/1995, hai người con rể của Saddam Hussein từng nắm chức vụ cao trong quân đội Iraq đào ngũ sang Jordan. Cả hai bị giết sau khi quay trở lại Iraq vào tháng 2/1996. Giữa hai nhóm chính trị ly khai người Kurk, một liên minh với Iraq và một với Iran lại nổ ra xung đột tại vùng biên giới phía bắc Iraq.


Chính quyền Baghdad điều quân đến Arbil ngày 31/8/1996. Hoa Kỳ đáp trả bằng cách bắn hoả tiển vào các vị trí phòng không ở phía Nam. Ngày 9/12, Liên Hiệp Quốc cho phép Baghdad bắt đầu bán một lượng dầu nhất định để mua thực phẩm và thuốc men. Con trai Sadam Hussein là Uday bị thương nặng trong một cuộc mưu sát ngày 12/12 tại Baghdad. Iraq chống lại sự đánh giá của Liên Hiệp Quốc việc nghi ngờ các nơi đặt vũ khí hạt nhân, dẫn đến khủng hoảng ngoại giao trong năm 1997-1998. Cực điểm của sự căng thẳng này khi máy bay của Hoa Kỳ và Anh quốc oanh tạc các mục tiêu quân sự của Iraq ngày 16-18/12/1998. Sau hai năm hoạt động rời rạc, ngày 16/2/2001 máy bay chiến đấu  Anh - Mỹ lại bắn phá nhiều vị trí kiên cố gần Baghdad. Ngày 28/3/2002, Hussein thừa nhận chính quyền Kuwait với hy vọng được khối à Rập ủng hộ.


Ngày 12/9/2002, trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ George Bush tố cáo Iraq, không tuân thủ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong việc loại bỏ các loại vũ khí có sức sát thương rộng lớn, tăng cường việc đàn áp và hậu thuẫn khủng bố. Dưới sức ép của nhiều phía, Iraq đồng ý cho phép toán điều tra Liên Hiệp Quốc tái lập các cuộc điều tra vô điều kiện. Trong khi đó thì Hoa Kỳ ráo riết tìm sự hậu thuẩn quốc tế, rằng nếu Iraq không hợp tác có thể phải thay đổi chế độ, và cùng với Anh quốc Hoa Kỳ đang điều quân đến vùng vịnh Persia. Bất chấp sự phản đối của Đức, Pháp, và Liên bang Nga, dựa vào Nghị quyết 1441 ngày 8/11/2002 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đêm 19/3/2003, Hoa Kỳ lảnh đạo một Liên minh quân sự xâm lăng Iraq.


Ngày 6/4 quân Anh chiếm Basra và nhiều nơi phía nam Iraq. Ngày 7/4 quân Mỹ chiếm Baghdad. Hussein biến mất, chính quyền sụp đổ và lực lượng vủ trang bị giải giới. Ngày 1/5, tổng thống Bush tuyên bố Liên quân đã kiểm soát hoàn toàn lảnh thổ Iraq. Tháng 7/2003, một Hội đồng quản lý do người Iraq lảnh đạo gồm 25 thành viên bắt đầu chức năng quản lý xã hội từ khi Hoa Kỳ xâm lăng nước nầy. Toán điều tra viên của Liên Hiệp Quốc tiếp tục tìm kiếm các kho vủ khí hạt nhân và hóa học có sức sát thương lớn, nhưng không phát hiện một dấu hiệu nào về các loại vủ khí ấy bên trong nội địa Iraq. Ngày 1/9/2003, lập ra một Hội đồng cai quản do L.Paul Bremer cầm đầu với 25 thành viên chỉ định như một nội các có chức năng quản lý hành chánh sự vụ ở Iraq.


Nổ lực tái thiết Iraq đang gặp phải lực cản bởi các cuộc tấn công từ nhiều phía như tàn dư đảng Baath, các nhóm Hồi giáo cực đoan, và nhều phần tử khác. Trước đó, ngày 22/7 hai con trai của Hussein là Uday và Qusay bị quân đội Hoa Kỳ giết chết tại Mosul. Hoạt động chống đối ở Iraq mở rộng bằng những vụ đánh bom sứ quán Jordan ngày 7/8, trụ sở đại diện Liên Hiệp Quốc ngày 19/8 giết chết viên lảnh sự Sergio Vieira de Mello cùng với 21 người khác. Và tại Najaf vụ đánh bom ngày 29/8/2003, giết chết 83 người trong đó có lảnh tụ Hồi giáo Ayatollah Mohammad Bakir al Hakim. Sau vụ đánh bom lần thứ hai vào văn phòng, Liên Hiệp Quốc rút hết nhân viên của mình ra khỏi Iraq ngày 22/9. Liên quân tiếp tục săn tìm các nhà lảnh đạo chế độ cũ.


Ngày 23/12/2003, quân đội Hoa Kỳ bắt đuợc Saddam Hussein đang ẩn núp dưới một cái hầm nhỏ. Phiên tòa xét xử ông ta dự kiến sẻ bắt đầu ngày 1/7/2004 với cáo buộc tội hình chống lại nhân loại. Tình trạng nỗi loạn tiếp tục gia tăng giết chết nhiều thường dân Iraq, người nước ngoài kể cả nhân viên dân sự tham gia tái thiết Iraq. Hoa Kỳ cáo buộc những tay cầm đầu nhóm tu sỉ cấp tiến hệ phái Shiite như Moqtada al-Sadr và nhóm dân quân vủ trang Jordan như Abu Musab al-Zarqawi đứng đàng sau các vụ bắt cóc, chặt đầu và ôm bom tự sát. Falluyah vẫn còn là trung tâm kháng cự của hệ phái Sunni. Người ta còn nhớ một trong những hành động dã man của họ khi những tay súng phục kích, bắt cóc và giết 4 người thợ xây dựng ở Falluyad rồi kéo lê họ đi qua các đường phố trong tháng 3/2004.


Nhiều cuộc tấn công của phe nhóm bạo loạn còn nhắm vào các ống dẩn dầu, các cơ sở sản xuất nhằm làm gián đoạn việc sản xuất dầu lửa của Iraq. Tháng 4/2004, những bức ảnh chụp được trên báo chí, chỉ cho thấy tù nhân Iraq bị binh sỉ Mỹ đối xử tàn tệ và làm nhục tại trại tù Abu Ghraib ở Baghdad từ mùa thu 2003. Ngày 28/6/2004, Hoa Kỳ chính thức chuyển giao quyền quản lý nhà nước cho chính quyền Iraq dưới sự điều khiển của Thủ tướng Iyah Allawi. Khoảng 140.000 quân sỉ Hoa Kỳ vẫn còn trú đóng ở Iraq cùng với 25.000 quân đồng minh và hàng ngàn cố vấn dân sự tái thiết. Ngày 27/8/2004, trong một trận đánh kéo dài tới 3 tuần lễ lực lượng Iraq và Hoa Kỳ đánh bại đội quân du kích của Sadr Mahdi do lảnh tụ Hồi giáo Grand Ayatollah Ali al-Sistani chiếm được Najaf.


Tính đến tháng 9/2004, có tới 1.000 quân Mỹ tử thương và hơn 6.500 bị thương tại Iraq. Các cuộc tấn công nhắm vào Liên quân ngày càng gia tăng kể từ ngày Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt cuộc chiến. Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, và các quốc gia khác cũng có trên 100 người tử thương. Nhiều ngàn thường dân và quân sỉ Iraq bị giết trong các cuộc bạo loạn. Cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến ngày 30/1/2005, Liên đảng Thống nhất Shia Iraq giành thắng lợi lớn. Ngày 6/4/2005, Jalal al-Talabani trở thành Tổng thống. Và ngày 3/5, Ibrahim al-Jaafari tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng. Cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 10/2005, cử tri chấp nhận Hiến pháp Liến bang Iraq. Bất chấp các cuộc bạo loạn, và các bất ổn về chính trị, phiên xử nhà độc tài Saddam Hussein với cáo buộc giết người hàng loạt khởi xử ở Baghdad.


Ngày 15/12/2005, trong cuộc bầu cử 275 đại biểu Quốc hội, Liên minh Iraq Thống nhất dẫn đầu với 128 ghế, kế đến là Liên minh Kurdistan 53 ghế, Mặt trận Hòa hợp Iraq 44 ghế, các đảng nhỏ tranh nhau các ghế còn lại. Ngày 22/2/2006, một vụ đặt bom phá hủy thánh đường Hồi giáo thường gọi là ngôi đền vàng tại Samarra, châm ngòi cho một cuộc bạo loạn nhiều nơi ở Baghdad giữa hai hệ phái Sunnis và Shiites. Sau nhiều tháng thương thảo, tháng 4/2006, Nouri al-Maliki được chỉ định làm Thủ tướng. Tháng 11/2006, Saddam Hussein bị kết án tử hình. Và bản án được thi hành ngày 30/12/2006, dẫn đến nhiều sự phản kháng khắp nơi cả trong lẫn ngoài Iraq. Từ tháng 1-12/2006, trung bình thường dân Iraq đã chết vì chiến tranh 2.800 người.


Và từ tháng 1-8/2007, tăng thành 2.900 người mỗi tháng. Tại giữa năm 2007, có 1,5 triệu người Iraq tị nạn tại Syria, 700.000 tại Jordan, và trên 2 triệu người chạy ra khỏi nơi cư trú. Đầu năm 2007, Trung tướng David H. Petraeus trở thành Tư lệnh chiến trường Iraq, và quân sỉ Mỹ cũng tăng lên từ 132.000 trong tháng 1 lên thành 171.000 trong tháng 10. Trong năm 2007, có 899 quân sỉ Hoa Kỳ tử thương. Nhưng số thương vong trong dân chúng Iraq có khuynh hướng giảm từ giữa năm 2007 cho đến tháng 9/2008. Việc giảm thương vong rõ ràng đã góp phần tiến đến một cuộc ngưng bắn giữa hai nhóm dân quân trong hai hệ phái Hồi giáo Shiite và Sunni nhất là tại tỉnh Anbar. Ngày 1/9/2008, quân đội Hoa Kỳ cũng chuyền giao tỉnh Anbar nầy cho chính quyền Iraq.


Tính đến tháng 9/2008, lực lượng Liên quân còn lại ở Iraq gồm 146.000 quân Mỹ, và 6.900 quân Đồng minh, giảm 25.000 so với tháng 12/2004. Hoa Kỳ còn có trên 10.000 cố vấn dân sự và nhân viên hợp đồng. Ngày 27/11/2009, Quốc hội Iraq ra lời kêu gọi Mỹ rút quân khỏi các thành phố ngày 30/6/2009, và tất cả quân Mỹ sẽ rời khỏi Iraq vào ngày 31/12/2011. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3/2010, Liên minh Iraqiya, do nguyên Thủ tướng Iyad Allawi được hệ phái Sunni giành thắng lợi. Ngày 31/8/2010, Tổng thống Obama chính thức tuyên bố quân Mỹ đã chấm dứt vai trò chiến đấu tại Iraq. Tại thời điểm nầy quân Mỹ còn tại Iraq dưới 50.000, và hơn 10.000 nhân viên dân sự, nhà thầu, và các cố vấn.


Từ ngày Hoa kỳ lảnh đạo Liên quân xâm lăng Iraq tháng 3/2003, cho đến tháng 8/2010, có hơn 4.400 người Mỹ chết, và trên 32,000 người bị thương trên chiến trường Iraq, cùng với 170 người Anh, và 130 ngưòi các nước đồng minh khác. Cùng thời gian nầy, có hơn 112.600 thường dân Iraq, và 9.600 cảnh sát và lưc lượng an ninh bị giết. Về chiến phí, theo ước tính của Viện nghiên cứu Brooking từ năm 2003-2011 Hoa Kỳ đã chi tiêu trên 800 tỷ.


B. Iraq ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Trước khi Saddam Hussein bị đánh đổ, Hội đồng Điều hành Cách mạng (RCC) là Cơ quan quyền lực cao nhất. Chỉ có Mặt trận Tiến bộ Quốc gia (thành lập năm 1973) gồm đảng Phục hưng Xã hội à Rập (Ba’afh) và vài khuynh hướng Kurdish mới được phép hoạt động chính trị. Sau khi đánh đổ chính quyền Hussein vào tháng 3/2003, Hội đồng quản lý Quốc gia hình thành và họp phiên đầu tiên vào tháng 7/2003, từng bước tiến đến Chính quyền tự quản hoàn toàn. Ngày 28/6/2004, Hội đồng cai quản Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo giải tán, chuyển giao toàn bộ quyền hành quản lý cho Chính quyền Iraq. Sau cuộc bầu cử 275 đại biểu Quốc hội Lập hiến trong tháng 1/2005, nó trở thành Chính quyền chuyển tiếp. Quốc hội thông qua Dự thảo Hiến pháp ngày 29/8/2005. Và 14 ngày sau Quốc hội đầu tiên nầy tự giải tán.


Trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 15/10/2005, cử tri chấp nhận dự thảo Hiến pháp với tỷ lệ 76,6%. Hiến pháp tuyên bố rằng Iraq là một Quốc gia Dân chủ Liên bang theo chế độ Cộng hòa đại diện nhiều sắc tộc, nhiều tôn giáo, nhiều thành phần của Quốc gia. Hồi giáo là tôn giáo chính, và hoạt động theo Luật pháp. Cuộc bầu cử 275 đại biểu Quốc hội mới trong tháng 12/2005. Người ta hy vọng rằng Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua các đạo luật cho sự ổn định và phát triển kể cả việc thành lập Thượng viện.


Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 29.671.000, dưới 15 tuổi 38,4%, trên 65 tuổi 3,1%. Mật độ dân cư: 67,8 người/km2. Thành phố: 66,3%. Sắc tộc: Arab 75-80%, Kurdish 15-20%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), Kurdish, Assyrian, Armenian. Tôn giáo: Đạo Hồi, trong đó hệ phái Shi'a 60-65%, hệ phái Sunni 32-37%. Đất đai: Tổng diện tích: 438.317 km2. Diện tích đất: 437.367 km2. Địa điểm: Vùng Trung Đông, chiếm hầu hết vùng đất Mesopotamia lịch sử . Quốc gia láng giềng: Jordan và Syria phía tây. Turkey phía bắc. Iran phía đông. Kuwait và Saudi Arabia phía nam. Địa thế: Đồng bằng phù sa, gồm cả hai con sông Tigris và Euphrates, thấp xuống từ dãy núi phía bắc đến sa mạc phía tây nam. Vùng vịnh Persia có đất đầm lầy. Thủ đô: Baghdad. Thành phố đông dân: Baghdad 5.751.000 cư dân,  Mosul 1.402.000, Arbil 981.000, Basra 905.000  cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Jalal Talabani, sinh 1933, nhậm chức 7/4/2005. Thủ tướng chính phủ: Nouri Kamel al-Maliki, sinh 1950, nhậm chức 20/5/2006. Chính quyền địa phương: 28 chính quyền tự trị (3 Kurdist). Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 578.269. Kinh tế: Công nghiệp: dầu khí, hóa chất, hàng dệt, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Nông sản: Lúa mì, lúa mạch, gạo, rau quả, chà là, bông sợi. Tài nguyên: Dầu lửa, khí thiên nhiên, phosphate. Dự trữ nhiên liệu: 115 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 13%. Chăn nuôi: trâu bò 1,5 triệu, gà 33 triệu, dê 1,7 triệu, heo 1,7 triệu, cừu 6,2 triệu. Đánh cá: 74.126 tấn. Cung cấp điện: 31,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 30%, đóng góp 15%; công nghiệp 22%, đóng góp 41%; dịch vụ 48%, đóng góp 44%.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 1.166=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 110,1 tỷ. Bình quân đầu người: 3.800. Tăng trưởng: 4,5%. Nhập khẩu: 55,4 tỷ. Bạn hàng: Syria 26,9%, Tuekey 20,6%, Hoa Kỳ 12%, Jordan 7,3%. Xuất Khẩu: 40,9 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 46,6%, Italy 10,7%, Canada 6,2%, Tây Ban Nha 6,1%. Du lịch: 4,5 triệu. Ngân sách quốc gia: 72,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 29,5 tỷ. Dự trữ vàng: 188.599 ozt. Nợ nước ngoài: 125,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.271 km. Bằng xe hơi: 827.000 lượt xe, xe hơi cá nhân: 311.900. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay: 76. Hải cảng: 1- Basra. Truyền thông: máy truyền hình: 82/1000 cư dân. Radio: 229/1000. Điện thoại: 3,6/100. Internet: 1,1/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,9, nử 71,7. Sinh xuất: 29,4/1000 cư dân.Tử xuất:4,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 43,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11, biết đọc biết viết 77,6%, trung học 20%, đại học 13%.


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Eập (AL). Các quốc gia Xuất cảng dầu lửa (OPEC).





A. Tiến trình phát triển.


Iran từng một lần gọi là Persia. Người Iran đến từ phía Đông vào Thiên Niên kỷ thứ 2 Trước công nguyên (TCN) chiếm vùng đất có nền văn minh nông nghiệp sớm này. Họ là người thuộc bán đảo Châu Âu có liên quan đến người Aryan của Ấn Độ. Năm 549 TCN, Cyrus hợp nhất Mendes và Persia thành đế quốc Persia, xâm chiếm Babylon năm 538 TCN, và trả Jerusalem cho người Do Thái. Alexander đánh chiếm Persia năm 333 TCN, nhưng người Persia tái thâu hồi độc lập thế kỷ sau đó dưới thời Parthian. Nhà Parthian cai trị cho đến năm 222 Sau công nguyên (SCN), thì nhà Sassan đến với quyền lực. Người Ả Rập đưa Hồi giáo vào Persia trong thế kỷ thứ 7, thay thế niềm tin Zoroastrian của người bản địa. Sau khi chính quyền tự trị Persia được phục hồi vào thế kỷ thứ 9, thì văn hoá, chính trị, nghệ thuật và khoa học hưng thịnh.


Mông Cổ, và Thổ Nhĩ Kỳ trở lại cai trị Persia từ thế kỷ thứ 11 đến năm 1502, khi Ismael I thành lập Vương quốc Safavid của người bản xứ Iran và nâng Hồi giáo hệ phái Shiite thành quốc giáo. Vương triều Safavid tiếp tục bành trướng lảnh thổ và cai trị cho đến năm 1722 thì đế quốc Anh  và Nga tranh nhau chi phối Persia. Năm 1857, Anh quốc cắt tách Afghanistan ra khỏi Iran. Reza Khan, một sỉ quan quân đội trở thành Thủ tướng năm 1923, và tự phong Vua (Shah) năm 1925. Ông bắt đầu hiện đại hóa đất nước, kềm hảm sự khống chế từ nước ngoài. Năm 1935, ông đổi tên Persia thành Iran. Lo sợ nhà vua Reza Khan có thiện cảm sẽ ngã theo phe Trục, quân đội Liên Xô và Anh quốc buộc Reza Khan rời khỏi ngôi vua năm 1941. Con trai ông ta Mohammad Reza Pahlawi kế vị.


Được sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ, Pahlawi mang lại nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội cho Iran, nhưng không được phe đối lập chính trị chấp nhận. Tín đồ Hồi giáo bảo thủ phản gây bạo loạn. Ngày 8/8/1978, Pahlawi công bố thiết quân luật tại 12 thành phố. Ngày 6/11, thành lập chính phủ quân sự, nhưng vẫn không giải quyết được tình hình. Ngày 16/1/1979, vua Pahlawi rời khỏi Iran, chỉ định Thủ tướng Shahpur Bakhtiar lãnh đạo Hội đồng nhiếp chính. Lãnh đạo Hồi giáo (hệ phái Shiite) hiếu động Ayotollah Ruhollah Khomeini, bị vua Pahlawi trục xuất năm 1963, trở về Tehran vào ngày 1/2/1979. Xung đột nổ ra giữa những người ủng hộ Khomeini và quân đội chính phủ lên tới cao điểm ngày 11/2, khi đội vệ binh ưu tú Hoàng gia tháo chạy, đưa tới sự sụp đổ của chính phủ Bakhtiar.


Bạo loạn Iran còn tiếp tục bởi các cuộc nổi dậy của sắc tộc thiểu số, và cuộc đấu tranh giữa hai thế lực tăng lữ và lực lượng tự do thân phương Tây của trí thức. Hiến pháp Hồi giáo Iran trao quyền tối hậu của quốc gia cho một giáo chủ Đạo hồi (Faghi) Ayatollah Khomeini. Ngày 4/11/1979, những người hiếu chiến Iran chiếm toà đại sứ Hoa Kỳ và bắt giữ 62 người Mỹ làm con tin. Mặc cho sự lên án của thế giới và các nỗ lực của Hoa Kỳ, kể cả nỗ lực giải thoát con tin thất bại vào tháng 4/1980. Căng thẳng, khủng hoảng vẫn tiếp tục. Ngày 7/4, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Vua Hồi Pahlawi chết ngày 27/7 ở Ai Cập. Tấn bi kịch về con tin kết thúc ngày 20/1/1981, khi Hoa Kỳ và Iran  đạt tới một thoả hiệp liên quan đến hàng loạt tài sản của Iran tại Hoa Kỳ được giải toả.


Ngày 22/9/1980, do sự tranh chấp trên thuỷ lộ Shatt al Arab, Iraq và Iran bắt đầu cuộc chiến. Tháng 10 quân Iraq đánh chiếm một phần đất Iran bao gồm cả thành phố cảng Khorramshahr. Tháng 5/1982, quân đội Iran tái chiếm thành phố và đẩy quân đội Iraq trở lại bên kia biên giới. Trong năm 1984, Iraq và sau đó Iran tấn công nhiều tàu dầu của nhau trong vịnh Persia. Tháng 11/1986, một số viên chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ bí mật thăm viếng Iran và đã cung cấp vũ khí cho nước này để đổi lại Iran giúp Hoa Kỳ trong việc phóng thích các con tin Mỹ bị bọn khủng bố bắt giữ ở Lebanon. Tiết lộ sự kiện này, đã châm ngòi cho dư luận Mỹ chỉ trích về sự bất minh của chính quyền Regean. Ngày 3/7/1988, một tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ, bắn lầm một phi cơ thương mại Iran, giết chết 290 hành khách trên phi cơ.


Tháng 8/1988, Iran đồng ý chấp nhận giải pháp của Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngưng chiến với Iraq. Ngày 21/6/1990, một trận động đất nổ ra phía bắc Iran làm chết hơn 45.000 người, 100.000 người bị thương và 400.000 phải rời bỏ nhà cửa. Trong chiến tranh vùng vịnh Persia cuối năm 1990 và đầu năm 1991, hơn 1 triệu người Kurd tỵ nạn chạy trốn từ Iraq đến Iran. Năm 1996, viện cớ Iran ủng hộ bọn khủng bố quốc tế, Liên Hiệp Quốc cấm vận hạn chế một số công ty nước ngoài đầu tư vào Iran. Ngày 23/5/1997, Mohammad Khatami một tu sĩ Hồi giáo Shi'a ôn hoà được bầu làm Tổng thống, chiếm gần 70% số phiếu. Trong 3 năm tiếp đó, những người Hồi giáo cực đoan, lại làm bạo loạn một vài trường hợp đánh nhau với người cải cách là những người đã chiếm đa số ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày 18/2 và 5/5/2000.


Ngày 18/3, Hoa Kỳ thăm viếng hữu nghị Iran, tháo gỡ một phần cấm vận lên nước này. Ngày 8/6/2001, Khatami được tái bầu làm Tổng thống, với 77% phiếu bầu, nhưng ông ta còn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn từ những người bảo thủ tôn giáo. Tháng 3/2003, Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến ở Iraq, làm cho Iran có được sự ổn định để phát triển vủ khí hạt nhân. Hoa Kỳ tố cáo Iran đã cấp nơi trú ẩn an toàn cho bọn khủng bố al-Qaeda. Tháng 6, dân quân Hồi giáo bắt giữ một số sinh viên có thái độ ủng hộ dân chủ ở Tehran và các thành phố khác. Ngày 26/12, một trận động đất ở Bam phía Đông nam Iran giết chết khoảng 26.000 người. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/2/2004, nhóm Bảo thủ tôn giáo chiếm đa số ghế, sau khi Hội đồng An ninh Quốc gia theo đường lối cứng rắn đã loại bỏ 2.400 ứng cử viên cấp tiến.


Ngày 1/6/2004, Sở năng lượng hạt nhân Quốc tế chỉ trích Iran giấu giếm các thông tin liên quan đến việc Iran đang tiến hành một chương trình hạt nhân. Ngày 22/5/2005, Hội đồng An ninh Quốc gia đả chọn được 6 ứng viên trong số 1.014, người muốn ứng cử Tổng tống, Thị trưởng Tehran là Mahmoud Ahmadinejad một người bảo thủ tôn giáo, nhưng khi vận động như một nhà cải cách, đánh bại nguyên Tổng thống Rafsanjani tại vòng bầu chung cuộc ngày 24/6. Dưới sự lảnh đạo của ông ta, Iran khởi sự lại việc luyện uranium bất chấp sự phản đối của thế giới. Tổng thống Bush từng gọi Iran là một trong 3 nước của “trục ma quỷ” (axis of evil), và tố cáo chính quyền Iran dang chế tạo vủ khí hạt nhân, hổ trợ dân quân Shiite, và cung cấp hỏa tiển cho du kích Hezbollah ở Lebanon đánh phá Israel.


Trong phúc trình gởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 2/2006, Sở Năng lượng Hạt nhân quốc tế bày tỏ sự lo ngại sâu sắc, việc Iran gia tăng năng lượng hạt nhân trong thời gian gần đây. Tháng 4/2006, Tổng thống Iran xác nhận chương trình nghiên cứu hạt nhân của họ nhằm mục tieu hòa bình, và hiện Iran đang thủ đắc một lượng lớn năng lượng hạt nhân. Ngày 23/12, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận kéo dài đến 24/3/2007 lên Iran. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 3 và 4/ 2008, đã loại 1.700 ứng viên cấp tiến, và những ứng viên bảo thủ thắng lớn. ngày 20/7, cuộc đàm phán về việc Iran làm giàu năng lượng hạt nhân lại đi vào bế tắc, và Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận lên Iran ngày 10/9/2008. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 12/6/2009, Ahmadinejad tái đắc cử với 62% phiếu bầu. Dòng người ủng hộ ứng viên nguyên thủ tướng Mir Husein Moussavi xuống đường biểu tình không chỉ tại thành phố thủ đô Tehran mà trên nhiều thành phố khác đã bị lực lượng an ninh đàn áp không nương tay. Mặc dù ngày 1/10/2009, Iran đã đồng ý để các thanh tra quốc tế đến Qom điều tra việc sản xuất năng lượng hạt nhân của Iran, trong tháng 6 và tháng 7/2010, Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ lại áp đặt lệnh cấm vận lên Iran.


B. Iran ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 12/1979, cử tri chấp nhận Hiến pháp “Cộng hòa Hồi giáo Iran”. Năm 1982, thành lập một Hội đồng Chuyên trách gồm 86 thành viên với nhiệm kỳ 8 năm, có chức năng giải thích, tu chính Hiến pháp và bầu Lãnh đạo Tôn giáo. Năm 1989, tu chỉnh Hiến pháp, tăng thêm quyền hạn của Tổng thống và bải bỏ chức Thủ tướng. Nó trao cho Giáo chủ Hồi giáo Ayatollah Khomeini quyền tối cao cho đến khi ông ta chết ngày 3/6/1989. Ngày 4/6/1989, Ayatollah Ali Khameinei được bầu làm Giáo chủ kế tục Khomeini, nhưng quyền hạn Giáo chủ không còn như trước. Hiến pháp quy định, Quốc hội có 290 đại biểu được bầu từ các khu vực bầu cử với nhiệm kỳ 4 năm. Ứng viên phải được 12 thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia chấp nhận, để bảo đảm rằng họ sẽ tuân thủ Luật Hồi giáo và Luật Hiến pháp. Tổng thống giữ quyền Hành pháp, và tại chức không quá 2 nhiệm kỳ 4 năm. Ông ta chỉ định các Bộ trưởng với sự đồng ý của Quốc hội.


Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 76.923.000, dưới 15 tuổi 21,3%, trên 65 tuổi 5,4%. Mật độ dân cư: 50,2 người/km2. Thành phố: 70,2%. Sắc tộc: Persian: 51%, Azeri 24%, Gilaki/Mazandarni 8%, Kurd 7%, Arab 3%, Lur 2%, Balochi 2%, Turkmen 2%. Ngôn ngữ:  Farsi/Persian (chính), Kurdish, Pashto, Luri, Balochi, Gilaki, Mazandarami, Azeri và Turkic languages, Arabic, Turkish. Tôn giáo: Hồi giáo: Shi'a 89%, Sunni 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.648.195 km2. Diện tích đất: 1.531.595 km2. Địa điểm: Giữa Trung Đông và Nam Á . Quốc gia láng giềng: Thổ Nhĩ Kỳ, và Iraq phía tây. Armenia, Azerbaijan, và Turkmenisstan phía bắc, Afgjanisstan, và Pakistan phía đông. Địa thế: trong nội địa đất cao, đồng bằng được bao quanh bởi núi cao tới 18.000ft. Sa mạc muối phủ lên nhiều vùng nhưng cũng có nhiều ốc đảo và rừng. Hầu hết cư dân sống ở phía bắc và tây bắc. Thủ đô: Tehran. Thành phố đông dân: Tehran: 7.190.000 cư dân, Mashhad 2.592.000, Esfahan 1.704.000 cư dân.


Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống: Mahmoud Ahmadinejad, sinh ngày 28/10/1956, nhậm chức 6/8/2005 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phương: 28 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 9,5 tỷ USD. Quân đội chính quy: 523.000. Kinh tế: Công nghiệp: dầu khí, sản phẩm hóa dầu, hàng dệt, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, luyện kim, chế tạo vủ khí. Nông sản: Lúa mì, gạo, hạt ngũ cốc khác, quả hạnh nhân, trái cây, củ cải đường, sợi bông. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, than, nguyên tố kim loại không gỉ, đồng, quặng sắt, chì, mangane, nhôm thạch cao. Dự trữ nhiên liệu: 136,2 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 10%. Chăn nuôi: trâu bò 9,8 triệu, gà 420 triệu, dê 25,9 triệu, heo không có số liệu, cừu 52,2 triệu. Đánh cá: 575.560 tấn. Cung cấp điện: 192,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 25%, đóng góp 13%; công nghiệp 31%, đóng góp 41%; dịch vụ 45%, đóng góp 46%.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rial (tháng 9/2010: 10.003=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 827,1 tỷ. Bình quân đầu người: 12.500. Tăng trưởng: 1,5%. Nhập khẩu: 57,2 tỷ. Bạn hàng: Đức 12%, China 11%, United Arab Emirates 9%, Nam Triều Tiên 6%, Pháp 6%, Italy 5%. Xuất khẩu: 70,3 tỷ. Bạn hàng: Nhật bản 14%, Trung quốc 13%, Turkey 7%, Ý Đại Lợi 6%, Nam Triều tiên 6%. Du lịch: 1,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 93,0 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 13,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 13,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 7.198 km. Bằng xe hơi: 1,5 triêụ lượt xe, xe hơi cá nhân: 431.200. Bằng máy bay: bay 11,5 tỷ km, sân bay: 129. Hải cảng: 3 Assaluyeh, Bandar Abbas, và Bandar-e Eman, Khomeyni. Truyền thông: Máy truyền hình: 154/1000 cư dân. Radio: 265/1000. Điện thoại: 34,8/100. Internet: 37,6/100 triệu người sừ dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,3, nữ 71,3. Sinh xuất: 18,5/1000 cư dân. Tử xuất: 5,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 43,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-13, biết đọc biết viết 82,3%, trung học 75%, đại học 17%.


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO). Các quốc gia Xuất cảng dầu lửa (OPEC).





A. Tiến trình phát triển.


Afghanistan hầu như nằm trên con đường xâm lăng của các thế lực ngoại bang nổi tiếng như Ariana hoặc Bactria (thời Cổ đại) và Khorasan (thời Trung cổ). Các đế quốc từ ngoài luân phiên nhau cai trị, cùng với các thủ lĩnh Hồi giáo và Vua địa phương. Cho đến thế kỷ 18, một Vương quốc thống nhất Afghanistan mới được hình thành. Không bao lâu sau, lại bị đế quốc Persia chiếm trị. Năm 1857, nhờ áp lực từ Anh quốc, Afghanistan tái thâu hồi nền độc lập của mình. Năm 1973, một cuộc đảo chánh quân sự mở đầu cho  thể chế Cọng hoà. Năm 1978, được hậu thuẫn từ Liên Xô, một cuộc đảo chánh đẩm máu khác đưa những người Cánh tả lên nắm quyền hành. Sau đó Chính quyền cánh tả ký hiệp ước hợp tác nhiều mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và xạ hội với Liên Xô.


Do bất đồng về sách lược tháng 12/1979, Liên Xô  tiến hành xâm lăng Afghanistan, mở đầu bằng các cuộc oanh kích nặng nề vào thủ đô Kabul, rồi đổ quân vào dựng lên một Chính quyền thân Liên Xô. Chiến tranh du kích bắt đầu, và kéo dài dưới sự lảnh đạo của các phe nhóm Hồi giáo khác nhau, trong đó 15.000 quân Liên Xô được ghi nhận là tử thương. Qua sự trung gian hoà giải của Liên Hiệp Quốc, ngày 14/4/1988 một thoả hiệp được ký bởi các bên liên quan, theo đó Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, Afghanistan hồi hương những người tỵ nạn từ các nước láng giềng, và trở thành một quốc gia trung lập. Phe bạo loạn Hồi giáo Afghanistan phản đối thoả ước, tuyên bố tiếp tục cuộc chiến cho đến khi quân đội Liên Xô và chính quyền bù nhìn không còn tồn tại ở Kabul.


Ngày 15/2/1989, quân đội Liên Xô hoàn tất cuộc rút quân, thế nhưng chiến tranh vẫn còn diễn ra giữa lực lượng bạo loạn và quân đội chính phủ. Ngày 16/4/1992, khi quân du kích tiến đến gần thủ đô Kabul, Tổng thống Cọng sản Najibullah từ chức. Ngày 28/4, phe bạo loạn thắng lợi, chính quyền do Liên Xô hậu thuẫn chấm dứt sau 14 năm tồn tại. Hơn 2 triệu người Afghanistan bị giết, và hơn 6 triệu người phải rời khỏi quê hương kể từ 1979. Sau chiến thắng, phe bạo loạn lại xảy ra mâu thuẫn giữa những người Hồi giáo ôn hoà và Hồi giáo bảo thủ. Burhamuddin Rabbani người cầm đầu quân du kích trở thành Tổng thống ngày 28/6/1992, nhưng tiếng súng vẫn tiếp tục quanh Kabul và nhiều nơi khác. Taliban, một nhóm trong phe nổi dậy Hồi giáo bảo thủ, gia tăng vùng kiểm soát đến tháng 9/1996, đánh chiếm Kabul lập ra chính quyền mới.


Taliban hành quyết nguyên Tổng thống Najibullah và trao cho lực lượng cảnh sát Hồi giáo thực thi các điều khoản nghiêm ngặt về cách hành xử, và ăn mặc theo luật Hồi giáo, nhất là phụ nử. Rabbani và các lãnh đạo bị hất cẳng, chạy trốn về hướng Bắc. Việc Taliban đánh chiếm hai thành phố phía Bắc là Mazar-e Sharif ngày 8/8/1998, và Talogan ngày 11/8, đã mang lại cho Taliban kiểm soát trên 90% lãnh thổ Afghanistan. Chính quyền Taliban giết chết nhiều nhân viên ngoại giao Iran trong thời gian đánh chiếm Maze -e Sharif, làm cho quan hệ với Iran càng thêm căng thẳng. Ngày 20/8, Hoa Kỳ phóng tên lửa Cruise vào phía Nam Kabul, và những ngày sau đó phóng vào những nơi mà Mỹ cho là có trại huấn luyện quân khủng bố, do nhà kinh doanh Saudi Arabia tên Osama bin Laden điều khiển.
Ngày 14/11/1999, Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm vận lên Afghanistan, khi nước này từ chối dẫn độ bin Laden đến Hoa Kỳ để xét xử tội khủng bố. Liên Hiệp Quốc cũng cấm các nước viện trợ quân sự cho chính quyền Taliban có hiệu lực từ ngày 9/1/2001. Tháng 3, cơ quan trợ giúp nhân đạo tường trình về tình trạng hạn hán, và chiến tranh kéo dài đã đẩy hơn một triệu cư dân lâm vào cảnh thiếu đói trầm trọng. Trong khi đó, Chính quyền Taliban tiến hành triệt phá hàng loạt các di tích thời Cổ đại không phải Hồi giáo. Ngày 9/9/2001, Ahmed Shah Massoud lãnh tụ tổ chức kháng chiến chống lại phe Taliban chết, trong vụ ôm bom tự sát của một cảm tử quân giả dạng nhà báo. Ngày 11.9.2001, nhiều tên khủng bố cướp 3 chiếc máy bay tấn công vào hai toà nhà Trung tâm Thương mại Thế gới, và Ngũ Giác Đài - Bộ Quốc phòng Mỹ.


Hoa Kỳ buộc tội Osama bin Laden, và yêu cầu chính quyền Taliban dẫn độ ông ta sang Mỹ để truy tố về tội khủng bố, và đóng cửa hệ thống khủng bố của Al-Qaeda. Ngày 7.10, Hoa Kỳ với sự trợ giúp của Anh quốc bắt đầu ném bom Afghanistan, sau khi chính quyền Taliban từ chối yêu cầu của Mỹ. Dưới sự hỗ trợ của quân đội Hoa Kỳ, ngày 9.11, Liên minh đối kháng phía Bắc đánh chiếm Mazar-e Sharif. Và 4 ngày sau đó tái chiếm Kabul, Chính quyền Taliban rời Kabul chuyển về Kandahar. Và ngày 7.12, lực lượng Taliban rời bỏ Kandahar cứ điểm cuối cùng chạy về phía Nam - vùng đất của bộ tộc du mục. Ngày 5.12.2001, một thoả ước phân chia quyền lực của 4 phe phái chính trị chống chính quyền Taliban được ký tại Bonn, Đức quốc, theo đó một chính quyền Lâm thời được thành lập, do Hamid Karzai lảnh tụ bộ tộc Pashtun cầm đầu.


Ngày 20.12.2001, một lực lượng an ninh đa quốc gia do Liên Hiệp Quốc điếu phối đến Afghanistan, cùng với Hoa Kỳ duy trì an ninh, và tiếp tục săn lùng Osama bin Laden người mà cho đến nay chưa ai biết được còn sống hay đã chết. Ngày 21-22/01/.2002, tại một Hội nghị ở Tokyo Nhật Bản, các quốc gia và tổ chức quốc tế quyên góp, và cam kết sẽ cấp 4,5 tỷ USD viện trợ cho Afghanistan trong vòng 5 năm tới. Tại phiên họp ngày 13.6 ở Kabul, Hội đồng Điều hành theo tập tục (loya jirga) bầu chọn Karzai cầm đầu Chính quyền chuyển tiếp. Đêm 30.6 rạng ngày 1.7/2002, máy bay tuần thám Mỹ bắn nhầm vào một địa điểm ở Kakarak phía Bắc Kandahar giết chết 48 người tại nơi họ đang tiến hành một đám cưới. Ngày 6.7, một nhóm vũ trang ám sát Phó tổng thống Haji Abdul Qadir sắc tộc Pashtun.


Ngày 5.9, một xe cài bom phát nổ giết chết 26 người tại Kabul. Cùng ngày này lực lượng bảo vệ Mỹ cứu thoát Tổng thống Karzai khỏi một vụ mưu sát. Đến cuối năm 2002, tình hình sản xuất thuốc phiện lậu tăng nhanh ở Afghanistan. Ngày 1/3/2003, Hoa Kỳ tuyên bố kết thúc các cuộc hành quân lớn ở Afghanistan, nhưng vẫn duy trì quân đội tại đó để bảo vệ an ninh. Các cuộc tấn công nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc tại nhiều vùng phía Nam Afghanistan gia tăng, khiến họ phải tạm ngưng hoạt động ngày 10/8. Ngày 11/8/2003, lực lượng giữ gìn hòa bình của khối NATO chính thức đảm trách vai trò tại Afghanistan. Một Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/1/2004. Ngày 2/6/ nhóm bác sỉ không biên giới tạm ngưng hoạt động ở Afghanistan sau khi 5 nhân viên thiện nguyện của họ bị Taliban phục kích giết chết.


Ngày 10/6/2004, 11 công nhân làm đường và bảo vệ người Trung Quốc bị giết bởi các tay súng không rỏ xuất xứ. Đến giữa năm 2004, còn lại khoảng 6.500 trong tổng số 20.000 quân của Hoa Kỳ và NATO hoạt động ở Afghanistan, bảo vệ an ninh cho người nước ngoài giúp tái thiết Afghanistan. Vì lý do an ninh, sau vụ mưu sát hụt Tổng thống Karzai ngày 16/9 và Phó tổng thống ngày 20/9, cuộc bầu cử Tổng thống hoãn lại gần 1 tháng. Ngày 9/10/2004, tiến hành bầu cử Tổng thống, Hamid Karzai đắc cử với 55,4% phiếu bầu. Trong cuộc bầu cử 249 đại biểu Quốc hội ngày 18/9/2005, bất chấp những đe dọa, và hơn 20 cuộc tấn công giết chết 14 người, hàng triệu người vẫn hăn hái đi bầu. Kết quả, các Lãnh chúa hiếu chiến, và những người theo họ chiếm đa số ghế.


Cuộc chiến đầy cam go từ hơn 4 năm qua, trở nên khốc liệt hơn vào tháng 3/2006, khi một làn sóng người ôm bom tự sát, hỏa tiển, pháo kích và những vụ tấn công bởi quân Taliban nhắm vào quân đội lẫn thường dân. Chính quyền trung ương mất dần quyền kiểm soát các vùng xa xôi, dẫn đến việc trồng cây thuốc phiện gia tăng. Một báo cáo cho hay thuốc phiện thu hoạch tại Afghanistan trong vụ mùa năm 2007 lên đến 8.200 tấn, chiếm 93% lượng thuốc phiện bất hợp pháp của thế giới. Do hạn hán kéo dài lượng thuốc phiện thu hoạch năm 2008 chỉ còn 7.700 tấn. Từ nơi trú ẩn ượt qua biên giới Pakistan, những tay ôm bom tự sát Hồi giáo, kết hợp với quân Taliban gia tăng hoạt động trong năm 2007 và 2008. Một vụ tấn công bằng bom ở phía Bắc Afghanistan giết chết 77 người trong đó có 61 học sinh tại một trường học.
Một nổ lực ám sát Tổng thống Kazai không thành khi ông ta dự khán cuộc diển hành quân sự tại Kabul ngày 27/4/2008, để lại 3 người chết, và 11 người bị thương. Cuộc chiến trở nên khốc liệt ở Kandahar, nơi chỉ riêng vụ ôm bom tự sát tại cuộc đua chó ngày 17/2, đã giết chết hơn 100 người. Đêm 13/6, quân Taliban tấn công vào trại tù Sarposa giải phóng 1.200 tù nhân, trong đó có hơn 350 phiến quân Taliban. Ngày 7/7, xe bom nổ tại Sứ quán Ấn Độ ở Kabul giết chết 58 người, và ngày 13/7, khoảng 200 quân Taliban phục kích đoàn xe đang di chuyển của NATO tại Đông bắc gần biên giới Pakistan giết chết 9 quân nhân Mỹ. Và, không quân Mỹ cũng tăng cường các vụ oanh tạc nhắm vào mục tiêu chọn sẵn, trong đó có làng Azizabad phía Tây tỉnh Heart, nơi mà Mỹ tin rằng có Taliban ở đó, giết chết 90 thường dân.
Trong nổ lực tái thiết Afghanistan, tại cuộc họp ngày 12/6/2008, các nước cấp viện đã cam kết trợ giúp thêm 21 tỷ, cho các dự án xây dựng, và chống lại nghèo đói, bệnh tật, bạo loạn và triệt phá cây thuốc phiện. Xin lưu ý rằng, chỉ có khoảng 15/25 tỷ đã cam kết từ năm 2002 được tháo khoán. Ngày 17/2/2009, tổng thống Obama tuyên bố, nhằm ổn định tình hình Afghanistan, Hoa Kỳ sẽ tăng thêm 17.000 quân. Gần đây, Taliban gia tăng các cuộc tấn công và các vụ ôm bom tự sát, chỉ riêng ngày bầu cử tổng thống 20/8/2010 cũng giết chết ít nhất 30 người. Kazai tái đắc cử nhiệm kỳ 2 giữa các lời tố giác là gian lận. Sau khi tái kiểm các phiếu bầu, ngày 7/11 Ủy ban bầu cử công bố Kazai thắng cử, và tuyên thệ nhậm chức ngày 19/11 bất chấp sự ngờ vực về phương cách giải quyết cuộc chiến và tệ nạn tham nhũng trong chính phủ.
Ngày 1/12 tổng thống Obama tuyên bố sẽ gởi thêm 30.000 quân tới Afghanistan, với lời cam kết sẽ rút hết quân bắt đầu từ 18 tháng đến. Đến tháng 7/2010, Hoa Kỳ có trên 95.000 quân, các nước đồng minh trong khối NATO là 41.000. Số quân nhân thiệt mạng cũng gia tăng từ 295 người năm 2008, tăng thành 521 năm 2009, và từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2010 là 490 người.  Kể từ tháng 10/2001 đến tháng 8/2010, có hơn 2.000 quân đồng minh tử vong, trong đó Hoa Kỳ 1.200, Anh Quốc trên 330, Canada trên 150. Chiến phí cho chiến trường Afghanistan tính đến giữa năm 20108đã lên đến 300 tỷ. Theo sự tính toán của Liên Hiệp Quốc thì 6 tháng đầu năm 2010, số dân thường Afghanistan chết 1.271, và 1.997 bị thương, cao hơn 31% so với cùng thời kỳ năm 2009.
B. Afghanistan ngày nay.   


Hiến pháp và Chính quyền: Sau Hội nghị Bonn, Đức quốc do Liên Hiệp Quốc bảo trợ tháng 11/2001, ngày 22/12/2001, một chính quyền chuyển tiếp được trao nhiệm vụ quản lý xã hội và tái thiết cho đến khi chính quyền thứ hai chính thức thành lập. Và chính quyền thứ hai là kết quả của Hội nghị Lập pháp họp từ ngày 10 đến ngày 16/6/2002, lập Quốc gia Hồi giáo Afghanistan với nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới cho Afghanistan. Dự thảo Hiến pháp được công bố, thảo luận công khai trong tháng 11/2003, và được Hội đồng Lập pháp chấp nhận ngày 4/1/2004. Hiến pháp quy định một Tống thống có quyền hạn rộng rãi, một Quốc hội lưỡng viện: Hạ viện có 249 đại biểu do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 102 Nghị sĩ: 1/3 được bầu trực tiếp từ 3 Vùng, với nhiệm kỳ 4 năm. 1/3 được bầu lên từ các Hội đồng quận hạt. 1/3 còn lại do Tổng thống chỉ định với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống chỉ định Hội đồng Nội các có sự chấp thuận của Quốc hội.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 29.121.000, dưới 15 tuổi 42,9%, trên 65 tuổi 2,4%. Mật độ dân cư: 44,6 người/km2. Thành phố: 23%. Sắc tộc: Pashtun 42%, Tajik 27%, Hazara 9%, Uzbek 9%. Ngôn ngữ: Dari (Afghan Persian), Pashtu (chính cả hai),Turkic (gồm Uzbek, Turkmen), Balochi, Pashai, và nhiều ngôn ngữ khác. Tôn giáo: Hồi giáo, trong đó hệ phái Sunni 80%, Shi’a 19%. Đất đai: Tổng diện tích: 647.500 km2. Diện tích đất: 647.500 km2. Địa điểm: Tây Nam Á, phía tây bắc tiểu lục Ấn Độ. Quốc gia láng giềng: Pakistan phía đông nam. Iran phía tây. Turkmenistan,Tajikistan, Uzberkistan phía bắc. Mủi phía đông bắc kéo dài đến tận Trung Quốc. Địa thế: Quốc gia bao quanh với núi rừng, nhiều nơi cao đến 4000 fts trên mặt nước biển trung bình. Núi Hundu Kush cao hơn 16.000 fts. Kabul và có nơi đạt tới điểm cao 25.000ft về phía đông. Giao thông với Pakistan phải thông qua 56 km đường đèo Khyber. Thời tiết khô, nóng với nhiệt độ cao và có một số sa mạc lớn. Dù thế, sông núi cũng sản sinh ra nhiều bình nguyên màu mỡ. Thủ đô: Kabul: 3.573.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Hamid Karzai, sinh 24/12/1957, nhậm chức 19/6/2002 (tái bầu 2010). Chính quyền địa phương: 32 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 180 triệu. Quân đội chính quy: 93.800. Kinh tế: Công nghiệp: hàng dệt, xà phòng, trang trí nội thất, giày dép. Nông sản: Lúa mì, đầu phụng, trái cây, len. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, đồng, than đá, kim loại trắng không gỉ, kim loại trắng cứng hơi xanh, chì, quặng sắt, muối, đá quý. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 12%. Chăn nuôi: trâu bò 4,5 triệu, gà 8,4 triệu, dê 6,5 triệu, cừu 10 triệu. Đánh cá: 1.000 tấn. Sản xuất điện: 825 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 78,6%, đóng góp 60%; công nghiệp 5,7%, đóng góp 20%; dịch vụ 15,7%, đóng góp 20%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Afghani (tháng 9/2010: 44,3=1USD). Tổng sản phẩm nội địa: 27 tỷ. Bình quân đầu người: 1.000. Tăng trưởng: 22,5%.  Nhập khẩu: 5,3 tỷ. Bạn hàng: Pakistan 38,8%, Hoa kỳ 12,3%, Đức 7,4%, Ấn Độ 5,2%, Turkmenistan 4%. Xuất khẩu: 547 triệu. Bạn hàng: Ấn Độ 22,1%, Pakistan 21,1%, Hoa Kỳ 14,7%, Anh 6,3%, Dan Mạch 5,5%, Phấn lan 4,3%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 3,3 tỷ. Nợ nước ngoài: 8,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 24 km. Bằng xe hơi: 41.000 lượt xe, xe hơi cá nhân: 100.000. Bằng máy bay: bay 144 triệu km, sân bay: 12. Truyền thông: Máy truyền hình: 14/1000 cư dân. Radio: 136/1000. Điện thoại: 0,5/100. Internet: 3,6/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 44,5 nữ 44,9. Sinh xuất: 38,1/1000 cư dân. Tử xuất: 17,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 151,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 28,1%, trung học 22%, đại học 2%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Y tế Thế giới (WHO).





A. Tiến trình phát triển.


Trước Muhammad bán đảo Arab bị chia thành những Vương quốc nhỏ cho các bộ tộc hiếu chiến. Và, tại các thời điểm khác nhau nó luôn bị cai trị bởi những người Ả Rập lớn hơn, mạnh hơn nhưng không có một Vương quốc thống nhất. Đầu thế kỷ thứ 7 Sau công nguyên (SCN), Muhammad là người đầu tiên thống nhất bán đảo Ả Rập. Sau đó, những người kế vị ông ta xâm lược toàn bộ vùng phía Đông và Bắc Châu Phi, truyền bá đạo Hồi (Islam) và ngôn ngữ Ả Rập. Chẳng bao lâu sau, bán đảo Ả Rập tự nó trở lại trạng thái như trước. Nejd, miền Trung Ả Rập là một quốc gia độc lập, và là trung tâm quyền lực của giáo phái Wahhabi, bị rơi vào tay Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ 18. Năm 1913, Saud người  lập ra vương triều Saudi lật đổ chính quyền Thổ và đánh chiếm thêm tỉnh Hasa của Thổ nằm phía Đông bán đảo Arabia.
Saud đánh chiếm phần phía Tây là Hejaz năm 1925, và phần phía Tây Nam bán đảo là Asir năm 1926. Thế là Vương triều Saudi Arabia thống trị một vùng rộng lớn, gần 2 triệu km2 trên bán đảo Arabia. Việc khám phá ra dầu lửa trong thập niên 1930, đã mang lại nhiều thuận lợi cho vương quốc nầy phát triển. Vương triều Saudi tồn tại cho đến khi ông ta chết năm 1953. Chức Vua từ đó truyền cho các con trai của ông ta. Nhà Vua thực hiện quyền hành cùng với Hội đồng Bộ trưởng. Luật Hồi giáo cũng là Luật cai trị đất nước. Vui chơi giải trí công cộng và uống rượu bị giới hạn, phụ nữ trong đời sống và xã hội có vị trí thấp hơn nam giới. Không có Hiến pháp và cũng không có Quốc hội, chỉ có một Hội đồng cố vấn thành lập bởi nhà Vua năm 1993. Saudi Arabia tự nhận mình là đồng minh của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây.
Saudi sử dụng hàng tỷ Đôla mua trang thiết bị quân sự từ Anh, Pháp và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc phương Tây ủng hộ Do Thái (Israel) thường đưa đến những căng thẳng giữa họ. Quân đối Saudi chiến đấu chống lại Israel năm 1948 và 1973 trong hai cuộc chiến tranh giữa khối à Rập và Israel. Bắt đầu từ cuộc chiến tranh Arab - Israel năm 1967, hàmh năm Saudi Arabia cung cấp cho Ai Cập (Egypt) một số tiền lớn. Sự trợ giúp này sau đó được mở rộng cho cả chính quyền Syria, Jordan, và các nhóm trong tổ chức Palestine, cũng như các Quốc gia Hồi giáo khác. Nhà vua Faisal nắm giữ vai trò chính trong vụ cấm bán dầu lửa của khối Ả Rập cho Hoa Kỳ năm 1973-1974. Thái tử Khalid kế vị nhà vua ngày 25/3/1975, sau khi Faisal bị ám sát. Ngày 13/61982, sau khi Khalid chết thì ngôi vua đựơc kế vị bởi Fahd.

Hejaz vẫn còn là một thành phố linh thiêng của đạo Hồi. Medina nơi có di tích, lăng tẩm, và thánh đường của nhà tiên tri Muhammad, còn Mecca nơi sinh trưởng của ông ta. Hơn 2 triệu tín đồ Hồi giáo hành hương đến Mecca hàng năm. Năm 1987, người Iran hành hương đến Mecca đánh nhau với những người Iran chống hành hương, và cảnh sát Saudi giết chết hơn 400 người. Ngày 2/7/1990, khoảng 1.426 người hành hương Hồi giáo chết bởi một cuộc chạy loạn trong đường hầm đi bộ dẫn tới Mecca. Ngày 26/5/1994, gần 300 người hành hương bị chết trong một cuộc chạy loạn khác ở Mecca. Ngày 15/4/1997, hơn 340 người hành hương chết trong vụ hoả hoạn lều trại gần Mecca. Sau vụ tấn công đánh chiếm Kuwait của Iraq ngày 2/8/1990, Saudi Arabia nhận gia đình nhà vua Kuwait và hơn 400.000 người tỵ nạn Kuwait.

Vua Fahd kêu gọi quân đội Arab và phương Tây lập tuyến phòng ngự trên đất Bán đảo để hỗ trợ cho lực lượng quốc phòng của Saudi. Trong chiến tranh vùng Vịnh Persia, 28 binh sỹ Hoa Kỳ bị giết khi một hoả tiễn Iraq bắn vào doanh trại của họ ở Dhahran ngày 25/2/1991. Các quốc gia phía Bắc bờ vịnh phải hứng chịu nhiều khói độc bởi vì Iraq đã đốt phá các giếng dầu mỏ của Kuwait. Ngày 13.11.1995 nhóm Hồi giáo quá khích bị cáo buộc vụ ném bom vào xe chở quân tại một Trung tâm Huấn luyện quân sự giết chết 7 người trong đó có 5 người Mỹ. Và trong một vụ ném bom khác tương tự giết chết 19 người Mỹ tại một căn cứ quân sự ở Dhahran ngày 25.6.1996. Chính phủ Hoa kỳ chính thức lập lại lời phiền trách Chính phủ Saudi đã không hợp tác đầy đủ trong việc điều tra tìm ra thủ phạm.

Hiện tại thì 15 trong số 19 tên không tặc tham gia vào vụ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Ngũ giác đài ngày 11.9.2001, là người Saudi tạo ra mối căng thẳng mới giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Saudi. Sự khác nhau về sách lược trong các vân đề tranh chấp Israel-Palestine và Iraq cũng là nguyên nhân làm cho sự căng thẳng lớn hơn. Với trọng bệnh của vua Fahd, em trai cùng cha khác mẹ, Hoàng thân Abdullah nắm giữ vai trò lãnh đạo chính quyền Saudi trong những năm gần đây. Bỏ ra ngoài các sự bất đồng giữa hai nước, khi Hoa Kỳ nhận được lời cảnh báo rằng có trên 100 người nước ngoài bị giết tại Saudi Arabia trong năm 2003-2004. Chính quyền Saudi Arabia cũng từng bước hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ trong việc chống khủng bố.

Tháng 9/2004, chính phủ Saudi tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử Hội đồng Tự trị cho tất cả các đơn vị tự quản vào đầu năm 2005. Và, cuộc bầu cử đã diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4/2005. Phụ nử không có quyền bầu cử. Không có đảng phái chính trị. Các ứng viên độc lập hậu thuẩn cánh Tăng lử Hồi giáo Bảo thủ chiếm đa số ghế tại hầu hết các Hội đồng. Ngày 1/8/2005, khi Vua Fahd chết, Hoàng thân Crown Abdullah người em cùng cha khác mẹ, chi phối quyền hành từ khi vua Fahd bị đột quỵ từ tháng 11/2005, được chỉ định kế thừa ngôi Vua. Ngày 24/2/2006, Vệ binh đã chận đứng được vụ ôm bom tự sát tấn công kho nhiên liệu khổng lồ tại Abqaiq. Ngày 27/4/2007, lực lượng an ninh công bố bắt giữ và truy tố 172 người trong một âm mưu tấn công vào các nhà máy lọc dầu, cơ sở quân sự và nhiều mục tiêu khác.

Ngày 6/11/2007, vua Abdullah hội kiến với Giáo hoàng Benrdict tại Vatican lần đầu tiên giữa một nhà lảnh đạo Thiên chúa giáo La Mã với nhà vua Saudi Arabia. Ngày 20/3/2008, dân quân Hồi giáo cực đoan tấn công vào một nơi đang tập huấn của 40.000 tu sỉ Hồi giáo. Nhà vua Abdullah bảo trợ cho một Hội nghị toàn cầu về niềm tin tại Tây Ban Nha từ 16-18/7. Giá dầu thế giới tăng cao từ năm 2004-2008, làm cho công khố Saudi Arabia có thêm 500 tỷ đưa vào các chương trình phát triển kinh tế, và tái thiết Mecca. Ngày 27/9/2009, một vụ ôm bom tự sát nhắm vào Bộ trưởng Nội vụ Muhammad bin Nayef, nhưng chỉ làm bị thương. Al-Qaeda nhận trách nhiệm. Ngày 24/3/2010, giới chức có thẩm quyền công bố trong 6 tháng qua đã bắt giam 113 du kích quân bị tình nghi có âm mưu tấn công khủng bố.

B. Saudi Arabia ngày nay.

Hiến pháp và Chính quyền: Luật Hồi giáo (Sharia) chi phối Luật Hiến pháp. Không có Luật Hiến pháp chính thức, nhưng Sắc luật ngày 1/3/1992, của Vua Abdullah Ibn Abdullahziz, được xem như Luật cơ bản để tổ chức chính quyền. Theo đó, thì hệ thống chính quyền gồm: chính quyền Trung ương, chính quyền Địa phương, và Hội đồng Tư vấn. Hội đồng Tư vấn được thành lập tháng 8/1993, gồm 60 thành viên đều là ngưòi trong Hoàng gia do nhà Vua chỉ định. Chủ tịch Hội đồng là Salih bin Abdullah bin Hemaid. Tháng 7/1997, một Sắc lệnh của nhà Vua trao thêm quyền hạn cho Hội đồng, và tăng số thành viên lên 90 người gồm các khoa học, và nhân sĩ. Năm 2001, số thành viên của Hội đồng Tư vấn tăng lên tới 120 người. Tháng 10/2004, Chính quyền Trung ương công bố chương trình bầu cử. Theo đó, chính quyền cấp Địa phương sẽ được bầu cử vào năm 2004, kế đến là cấp Thành phố, và trong các năm sau sẽ bầu từng phần Quốc hội. Năm 2005, Hội đồng Tư vấn tăng lên thành 150 thành viên. Hội đồng Tư vấn không có quyền Lập pháp. Nhà Vua nắm quyền Thủ tướng và có quyền phủ quyết quyết định của Hội đồng Bộ trưởng.

 Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 25.731.000, dưới 15 tuổi 38%, trên 65 tuổi 2,5%. Mật độ dân cư: 12 người/km2. Thành phố: 81,9%. Sắc tộc: Arab 90%, Afro-Asian 10%. Ngôn ngữ: Arabic (chính). Tôn giáo: Hồi giáo 100%. Đất đai: Tổng diện tích: 2.149.690 km2. Diện tích đất: 2.149.690 km2. Địa điểm: Chiếm hầu hết bán đảo Arab ở Trung Đông. Quốc gia láng giềng: Kuwait, Iraq, Jorden ở phía bắc. Yemen, Oman phía nam. United Arab Emirates, Qata ở phía đông. Địa thế: bờ biển Đỏ về phía tây. Địa diểm: phía Tây Saudi là cao nguyên có nơi cao tới 9000ft, đất đai khô cằn, sa mạc nóng bức đến tận vịnh Persia phía đông. Thủ đô: Riyadh. Thành phố đông dân: Riyadh 4.725.000 cư dân, Jeddah: 3.161.000, Mecca: 1.451.000, và Medina 1.073.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Vua Abdullah bin Abdul Aziz , sinh 1/8/1924, nhậm chức 1/8/2005. Chính quyền địa phương: 13 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 41,2 tỷ USD. Quân đội chính quy: 233.500. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác chế biến dầu khí, xi măng, phân bón, chất dẻo,và xây dựng. Nông sản: lúa mỳ, lúa mạch, cà chua, chanh, cam, chà là, và các loại trái cây. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, vàng, đồng, quặng sắt. Dự trữ nhiên liệu: 266,8 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 372.000, gà 145 triệu, dê 2,2 triệu, cừu 7 triệu. Đánh cá: 81.057 tấn. Cung cấp điện: 182,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 6,7%, đóng góp 5%; công nghiệp 21,4%, đóng góp 56%; dịch vụ 71,9%, đóng góp 36%.

Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Riyal (tháng 9/2010: 3,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 592,3 tỷ. Bình quân đầu người: 20.600. Tăng trưởng: 0,1%. Nhập khẩu: 82,3 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 12,2%, Đức 8,5%, Trung Quốc 7,9%, Nhật bản 7,2%, Anh 4,8%, Italy 4,8%. Xuất khẩu: 189,7 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 17,6%, Hoa Kỳ 15,8%, Nam Triều tiên 9,6%, Trung Quốc 7,2%, Singapore 4,4%, Đài Loan 4,4%. Du lịch: 5,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 146,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 261,3 tỷ. Dự trữ vàng: 10,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 34,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 5,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1,391 km. Bằng xe hơi: 9,9 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân không có số liệu. Bằng máy bay: bay 22,5 triệu km, sân bay 77. Hải cảng: 2- Fiddah, Ad Dammam. Truyền thông: Máy truyền hình: 263/1000 cư dân. Radio: 321/1000. Điện thoại: 16,2/100. Internet: 38,1/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 71,9, nữ 75,9. Sinh xuất: 19,4/1000 cư dân. Tử xuất: 3,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 16,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 6-11, biết đọc biết viết 85,5% trung học 66%, đại học 19%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Các quốc gia Xuất cảng dầu lửa (OPEC).


A. Tiến trình phát triển.          

Kuwait lập quốc năm 1759, bởi nhà vua Al Sabah. Phụ thuộc Anh quốc về quốc phòng và ngoại giao từ năm 1899 cho đến khi độc lập năm 1961. Đa số cư dân không phải là người Kuwait, trong đó có nhiều người Palestine không có quyền đầu phiếu. Dầu lửa là nguồn thu nhập chính của quốc gia, và cũng là trụ cột cho kinh tế Kuwait. Dầu lửa trả tiền an sinh xã hội, cung cấp y tế và giáo dục miễn phí cho cư dân. Không có thuế khoá ở Kuwait ngoại trừ thuế xuất nhập khẩu. Các tàu chở dầu của Kuwait đi và đến thường bị Iran tấn công, bởi vì sự ủng hộ của Kuwait cho Iraq trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq. Tháng 7/1987, tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu hộ tống tàu dầu Kuwait trong vùng vịnh Persia. Ngày 2/8/1990, Kuwait bị quân đội Iraq xâm chiếm, vua Hồi đào thoát sang Saudi Arabia, lập một chính phủ lưu vong.

Ngày 28/8, Iraq tuyên bố Kuwait là tỉnh thứ 19 của Iraq. Sau nhiều tuần ném bom vào Iraq và lực lượng Iraq chiếm đóng tại Kuwait, ngày 23/2/1991, Hoa Kỳ cầm đầu lực lượng Liên quân tấn công quân chiếm đóng. Đến ngày 27/3/1991, quân đội Iraq tan rã, và Kuwait được giải phóng. Có nhiều ghi nhận đáng ngờ rằng, Palestine và một vài nước khác có hợp tác với Iraq trong cuộc xâm lăng Kuwait. Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là George Bush thăm viếng Kuwait ngày 14-16/4/1993 và được hoan nghênh như là vị lãnh đạo Liên quân trong chiến tranh vùng vịnh Persia đánh đuổi Iraq ta khỏi Kuwait. Chính quyền Kuwait bắt giữ 14 người Iraq và người Kuwait với lý do những người này có âm mưu ám sát Tổng thống Bush trong khi ông ta thăm viếng xứ này. Ngày 4/6/1994, 13 người trong số đó bị kết án tử hình và tù có thời hạn.


Ngày 27/8/2000, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định trợ Iraq phải trả cho công ty dầu khí Kuwait 15,9 tỷ USD để bồi thường thiệt hại cho các giếng dầu của Kuwait mà Iraq đã gây ra trong chiến tranh vùng vịnh Persia. Ngày 28/3/2002, Iraq công nhận sự độc lập hoàn toàn lãnh thổ Kuwait. Trong cuộc xâm lăng Iraq tháng 3/2003, Liên quân Hoa Kỳ và Anh quốc thường xử dụng lành thổ Kuwait để tập trung quân tiến đánh Iraq. Ngày 16/5/2005, mở rộng quyền chính trị đến phụ nử, và ngày 12/6, lần đầu tiên phụ nử được chỉ định vào nội các. Ngày 15/6/2006, Thủ lảnh Hồi giáo Jaber cũng là Vua Kuwait từ trần, và Thủ tướng Sabah trở thành Thủ lảnh và Vua Hồi mới ngày 29/1/2006.


Ngày 26/3/2009, Kuwait ban cấp 5,2 tỷ tài trợ cho các Ngân hàng và các nhà đầu tư để cứu các tổ chức nầy vượt qua khủng hoảng tài chánh thaaes giới.


B. Kuwait ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Thủ lỉnh Hồi giáo cũng là Vua làm nguyên thủ quốc gia. Năm 1990, Hội đồng Quốc gia được thành lập gồm 50 đại biểu do dân bầu, và 25 đại biểu do nhà Vua chỉ định. Năm 1992, Hội đồng Quốc gia nầy được thay thế bởi Quốc hội Quốc gia mới gồm 50 đại biểu do dân bầu. Tháng 5/1999, Chính phủ chấp nhận dự Luật cho phép phụ nữ được quyền đầu phiếu, không cần thông qua Quốc hội. Bảy tháng sau, tháng 12/1999, Quốc hội hủy bỏ Luật cho phép phụ nử đầu phiếu. Tháng 5/2005, bằng một Đạo luật, Quốc hội chẳng những ban cấp quyền đầu phiếu mà còn cho phụ nữ được quyền tham gia các chức vụ công cử. Tháng 4/2006, lần đầu tiên phụ có chân trong Ủy ban Bầu cử. Và trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/2006, người phụ nử được trọn quyền ứng cử và bầu cử. Quyền Hành pháp được trao cho Hội đồng Bộ trưởng.

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.789.000, dưới 15 tuổi 26,2%, trên 65 tuổi 3%. Mật độ dân cư: 156,5 người/km2. Thành phố: 98,4%. Sắc tộc: Ã Rập 80% (Kuwaiti 45%, Ã Rập khác 35%) Nam Á 9%, Iranian 4%. Ngôn ngữ: Arab (chính), English. Tôn giáo: Hồi giáo: 85%, trong đó Sunni 70% và Shi’a 30%. Tôn giáo khác 15%. Đất đai: Tổng diện tích: 17.818 km2. Diện tích đất: 17.818 km2. Địa điểm: vùng Trung Đông, cuối vịnh Persia về phía bắc. Quốc gia láng giềng: Iraq ở phía bắc. Saudi Arabia phía nam. Địa thế: Quốc gia bằng phẳng, khô và nóng nhiều. Thủ đô: Kuwait City 2.230.000 cư dân.

Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Thủ lĩnh Hồi giáo Sabah al-Ahmad al-Jabir al-Sabah, sinh 6/6/1929, nhậm chức 29/1/2006. Thủ tướng chính phủ: Sheikh Nasser al-Muhammad al-Ahmad as-Sabah, sinh 1940, nhậm chức 7/2/2006. Chính quyền địa phương: 5 chính quyền tự trị. Ngân sách quốc phòng: 6,6 tỷ USD. Quân đội chính quy: 15.500. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác và chế biến dầu khí, lọc mặn, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, xây dựng. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, tôm, cá. Dự trữ nhiên liệu: 104 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 28.000, gà 32.5 triệu, dê 160.000, cừu 900.000. Đánh cá: 6.203 tấn. Cung cấp điện: 48,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 1%, đóng góp 1%; công nghiệp 9%, đóng góp 59; dịch vụ 90%, đóng góp 40%.

Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 0,29=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 142,1 tỷ. Bình quân đầu người: 52.800. Tăng trưởng: -1.7%. Nhập khẩu: 17,1 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 14,1%, Nhật Bản 7,8%, Đức 7,7%, Saudi Arabia 6,8%, Trung Quốc 5,7%, Anh quốc 5,4%. Xuất khẩu: 89,4 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 20,2%, Nam Triều Tiên 16%, Đài Loan 11,5%, Singapore 9,6%, Hoa Kỳ 8,9%, Hòa Lan 5,1%. Du lịch: 257 triệu. Ngân sách quốc gia: 47,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 12,9 tỷ. Dự trữ vàng: 2,5 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 15,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 919.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 215.000 chiếc. Bằng máy bay: bay 7,4 triệu km, sân bay: 4. Hải cảng: 1- Mina al-Ahmadi. Truyền thông: Máy truyền hình: 480/1000 cư dân. Radio: 633/1000. Điện thoại: 18,5/100. Internet: 36,9/100 người sử dụmg. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 76,6, nữ 79,2. Sinh xuất: 21,6/1000 cư dân. Tử xuất: 2,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 8,8/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 94,5%, trung học 64%, đại học 19%.

Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Các quốc gia Xuất cảng dầu lửa (OPEC).




A. Tiến trình phát triển.


Bahrain trong một thời gian dài cai trị bởi gia đình nhà Khalifa. Từ năm 1861, Bahrain chịu sự bảo hộ của Anh quốc. Ngày 15/8/1971, trở thành một quốc gia độc lập. Ngọc trai, tôm, trái cây và rau quả là cột trụ chính của nền kinh tế Bahrain cho đến khi dầu lửa được khám phá năm 1932. Đến thập niên 1970, trữ lượng dầu lửa giảm sút trong khi tiền để dành tại ngân hàng quốc tế tăng nhanh. Bahrain là một thành viên trong khối Ả Rập thực hiện việc cấm bán dầu chống lại Hoa Kỳ và các quốc gia khác năm 1973-1974. Năm 1975, chính quyền mua nhiều phần hùn để nắm công nghiệp dầu lửa. Từ năm 1996, hệ phái Hồi giáo gốc Iran là Shiite mâu thuẫn với hệ phái Sunni đang lãnh đạo chính quyền. Thủ lãnh Hồi giáo (Emir) Hamad bin Isa al-Khalifa tuyên bố ông ta là Vua của Bahrain ngày 14/2/2002.


Ba tháng sau tháng 5/2002, lần đầu tiên phụ nữ Bahrain được tham gia bầu cử chính quyền địa phương, và được phép vào làm việc cho chính quyền. Một phụ nử được bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/11 và ngày 2/12/2006, các ứng viên Hồi giáo hệ phái Shia và Sunni chiếm đa số. Đảng đối lập Shia Ai Wefaq chiếm 18 ghế, ứng viên độc lập 9 ghế.


B. Bahrain ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Gia đình Hoàng gia Al-Khalifa nắm quyền lực từ năm 1783. Hiến pháp mới ngày 14/2/2002 đồi tên Lảnh địa Bahrain thành Vương quốc Bahrain. Nó là Hiến pháp Quân chủ Hồi giáo. Thủ lỉnh Hồi giáo cũng là Vua làm nguyên thủ quốc gia. Quốc hội Lưởng viện được tấn phong ngày 14/12/2002. Hạ viện có 20 đại biểu do dân bầu trực tiếp trong các khu vực bầu cử. Còn Thượng viện cũng có 20 đại biểu gồm những chuyên gia được chỉ định bởi Chính quyền.


 Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 738.000, dưới 15 tuổi 25,4%, trên 65 tuổi: 4,2%. Mật độ dân cư: 996 người/km2. Thành phố: 88,6%. Sắc tộc: Bahraini 62%, Sắc tộc khác 38%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), English, Farsi, Urdu. Tôn giáo:  Hồi giáo 81% (trong đó Shi'a 70%, Sunni 30%), Thiên chúa giáo 9%, tôn giáo khác 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 741 km2. Diện tích đất: 741 km2. Địa điểm: Tây Nam Á, trong vịnh Persia. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Saudi Arabia phía tây. Qatar phía đông. Địa thế: Đảo Bahrain và nhiều đảo kế cận nhỏ hơn đều có đất bằng phẳng, nóng và ẩm ướt, ít mưa. Thủ đô: Manama  có 163.000 cư dân.


Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia: Thủ lỉnh Hồi giáo Hamad bin Isa Al-Khalifa, sinh 28/1/1950, nhậm chức giáo chủ (as emir) 6/3/1999, lên ngôi Vua Bahrain ngày 14/2/2002. Thủ tướng chính phủ: Khalifa bin Sulman al-Khalifa, sinh 24/11/1936, nhậm chức 19/01/1970. Chính quyền địa phương: 12 chính quyền tự trị. Ngân sách quốc phòng: 697 triệu USD. Quân đội chính quy: 8.200. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác và chế biến dầu khí, luyện kim nhôm, đắp bờ, sửa tàu. Nông sản: trái cây, rau quả. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, cá, ngọc trai. Dự trữ nhiên liệu: 124,6 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 9.000, gà 470.000, dê 26.500, cừu 41.000. Đánh cá: 15.596 tấn. Cung cấp điện: 10,3 Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 1%, đóng góp 1%; công nghiệp 79%, đóng góp 42%; dịch vụ 20%, đóng góp 57%.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dinar (tháng 9/2010: 0,38=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 28,3 tỷ. Bình quân đầu người: 38.800. Tăng trưởng: 3,1%. Nhập khẩu: 11 tỷ. Bạn hàng: Saudi Arabia 37,3%, Nhật Bản 6,8%, Hoa kỳ 6,2%, Anh 6,2%, Đức 5%. Xuất khẩu: 12,7 tỷ. Bạn hàng:  Hoa kỳ 3,1%, Nam Triều Tiên 2,3%, Nhật Bản 2%. Du lịch: 1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 5,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: 150.000 ozt. Nợ nước ngoài: 6,2 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 187.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 38.400 chiếc. Bằng máy bay: bay 5,9 tỷ km, sân bay 3. Hải cảng: 2- Manama, Sitrah. Truyền thông: Máy truyền hình: 446/1000 cư dân. Radio: 640/1000. Điện thoại: 30,1/100. Internet: 82/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 72,9, nữ 78. Sinh xuất: 16,8/1000 cư dân. Tử xuất: 4,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 14,8% trên 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 90,8, trung học 93%, đại học 26%.


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WtrO). Liên đoàn Ả Rập (AL).





A. Tiến trình phát triển.


Qatar dưới quyền cai trị của Bahrain, cho đến khi bị đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ chiếm trị năm 1872. Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), Ottoman thua trận trong năm 1915, và tại Hiệp ước năm 1916, Qatar được trao cho Anh quốc bảo hộ về quốc phòng và ngoại giao. Cuối năm 1971, Anh quốc tuyên bố rút tất cả quân đội ra khỏi vùng vịnh Persia. Qatar tìm kiếm một sự hợp nhất với các quốc gia bị bảo hộ khác trong vùng thành một Liên bang, nhưng thất bại. Ngày 1/8/1971, Qatar tuyên bố độc lập. Năm 1981, là thành viên sáng lập của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Năm 1988, thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Xô viết, và với Trung Quốc. Qatar tự cho mình là đồng minh của à Rập Saudi và các nước liên quan khác trong vùng.


Sau khi Iraq xâm lăng Kuwait. Năm 1991, Qatar cùng với Hoa Kỳ đánh Iraq ra khỏi Kuwait. Tháng 1/1992, dưới sức ép đòi cải cách chính trị lên cao từ 50 nhân vật nỗi tiếng, một Hội đồng Tư vấn ra đời. Ngày 27/6/1995, Thủ lảnh Hồi giáo cũng là Vua Qatar là Sheikh Khalifa bị con trai của ông ta Sheikh Hamad lật đổ, Hamad đưa ra chương trình cải cách dân chủ. Năm 1996, Hamad thoát chết trong một âm mưu ám sát, nổ lực cuối vùng để khôi phục quyền bính của cha ông ta bị thất bại. Năm 2001, vùng lãnh thổ tranh chấp lâu nay giữa Qatar và Bahrain được giải quyết bởi tòa án quốc tế. theo đó Qatar thừa nhận chủ quyền của Bahrain trên nhóm đảo Hamar, đổi lại Bahrain từ bỏ yêu sách phần đất trong nội địa Qatar.


Năm 2003, Qatar ủng hộ Liên quân Hoa Kỳ-Anh quốc xâm lăng Iraq, cho phép Liên quân dùng Doha làm Bộ Tư lệnh của Liên quân. Hiến pháp mới được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” năm 2003, quy định 45 đại biểu Quốc hội, dân bầu 30 đại biểu và 15 do nhà Vua chỉ định. Cũng năm nầy lần đầu tiên một phụ nữ được cử làm Bộ trưởng trong Nội các.


B. Qatar ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Quân chủ Lập hiến thành văn đầu tiên của Qatar được thông qua thàng 6/2004, và có hiệu lực thi hành ngày 5/9/2005. Hiến pháp quy định Qatar được cai trị bởi Thủ lảnh Hồi giáo, một Quốc hội gồm 45 đại biểu, dân trực tiếp bầu lên 30 đại biểu, thủ lảnh cũng là Vua chỉ định 15 đại biểu, và một Hội đồng Bộ trưởng do 35 thành viên trong Hội đồng Cố vấn tuyển chọn. 


Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 840.000, dưới 15 tuổi 21,8%, trên 65 tuổi 1,5%. Mật độ dân cư: 72,6  người/km2. Thành phố: 95,8%. Sắc tộc: Arab: 40%, Pakistani 18%, Indian 18%, Iranian 10%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), English. Tôn giáo: Hồi giáo 78%, Thiên chúa giáo 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 11.586 km2. Diện tích đất: 11,586 km2. Địa điểm: Vùng Trung Đông nằm, trên bán đảo Arabia phía tây bờ vịnh Persia. Quốc gia láng giềng: Saudi Arabia phía nam. Địa thế: Hầu hết là sa mạc bằng phẳng, với một ít núi đá thấp các loại cây cỏ hiếm thấy. Thủ đô: Doha: 427.000 cư dân.


Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia: Thủ lĩnh Hồi giáo Hamad bin Khalifa al-Thani, sinh 1952, nhậm chức 27/6/1995. Thủ tướng chính phủ: Sheikh Hamad bin Jassim bin Jabir al-Thani, sinh ../../1959, nhậm chức 3/4/2007. Chính quyền địa phương: 9 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 1,7 tỷ USD. Quân đội chính quy: 11.800. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác dầu và chế biến dầu khí, phân bón, sản phẩm hoá dầu, vật liệu xây dựng. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, cá. Dự trữ nhiên liệu: 15,2 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 8.000, gà 4,5 triệu, dê 160.000, cừu 120.000. Đánh cá: 16.412 tấn. Cung cấp điện: 18,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: không có số liệu.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Riyal (tháng 9/2010: 3,6=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 99,6 tỷ. Bình quân đầu người: 119.500. Tăng trưởng: 9,5%. Nhập khẩu: 20,9 tỷ. Bạn hàng: Pháp 13,3%, Nhật bản 10,1%, Hoa kỳ 9,3%, Italy 8,9%, Đức 7,8%, Anh quốc 6,2%, Saudi Arabia 5,7%, Nam Triều tiên 4,5%. Xuất khẩu: 37,2 tỷ. Bạn hàng: Nhật bản 39,8%, Nam Triều Tiên 18,6%, Singapore 6,4%, Thái Lan 4,1%. Du lịch: 498 triệu. Ngân sách quốc gia: 28,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 11,7 tỷ. Dự trữ vàng: 399.100 ozt. Nợ nước ngoài: 18,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: giảm -4,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 267.800 lượt xe, xe hơi cá nhân 123.300 chiếc. Bằng máy bay: bay 12,2 tỷ km, sân bay 3. Hải cảng: 2- Doha, và Umm Said. Truyền thông: Máy truyền hình: 866/1000 cư dân. Radio: 450/1000. Điện thoại: 20,2/100. Internet: 28,3/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73,8, nữ 77,3. Sinh xuất: 15,5/1000 cư dân. Tử xuất: 2,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 12,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 6-17, biết đọc biết viết 93,1%, trung học 79%, đại học 26%.


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WtrO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Các quốc gia Xuất cảng dầu lửa (OPEC).




A. Tiến trình phát triển.


Thoả ước (Trucial Sheikdoms) ngưng bắn, các Tiểu vương à Rập Emirates trao cho Anh quốc nắm quyền ngoại giao và quốc phòng trong thế kỷ 19. Các Tiểu vương hợp nhất thành Liên bang Ả rập Emirates ngày 2/12/1971. Công ty dầu lửa Abu Dhabi bị quốc hữu hoá hoàn toàn năm 1975. Nguồn thu hàng năm từ dầu lửa mang về cho Emirates một nguồn lợi lớn, trở thành một trong các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tiền gởi vào ngân hàng thế giới gia tăng trong những năm gần đây. Quân đội Emirates cùng với Liên quân do Hoa Kỳ lảnh đạo đánh đuổi Iraq ra khỏi Kuwait, quốc gia bị Iraq xam chiếm năm 1990. Sau vụ những tên khủng bố cướp máy bay tấn công Hoa Kỷ ngày 11/9/2001, ngành Ngân hàng Emirates bị đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bộ phận kiểm toán quốc tế.


Và, sau đó Chính phủ Emirates ra lệnh phong tỏa các tổ chức tài chánh, và tài sản ký gởi của 62 cá nhân, và tổ chức tình nghi vận động gây quỷ của bọn khủng bố. Tháng 3/2003, Liên bang Emirates cho phép Hoa Kỳ đặt căn cứ quân sự xâm lăng Iraq. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đầu tư và tái thiết quốc tế tăng nhanh, trong đó quỷ đầu tư của chính quyền Abu Dhabi chiếm khoảng 550 tỷ tính đến tháng 10/2008. Nhưng cuộc suy thoái toàn cầu cũng tác động không ít đến nền kinh tế Emirates. Ngày 25/3/2010, chính quyền Dubai phải tung ra 9,5 tỷ để cứu vãn các công ty đầu tư đang đứng bên bờ vựt thẵm. Có hơn 80% người nước ngoài trong tổng số cư dân và lao động tư nhân tại các Tiểu vương à Rập Thống nhất Emirates.


B. United Arab Emirates ngày nay.  


Hiến pháp và Chính quyền:   Hiến pháp Emirates là Hiến pháp Liên bang, đứng đầu là một Hội đồng cầm quyền gồm 7 thành viên, trong đó họ sẽ bầu ra 1 Tổng thống, 1 Phó tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm, và chỉ định 1 Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Quốc gia Liên bang gồm 40 thành viên cũng đựơc chỉ định từ 7 Tiểu bang. Hội đồng Bộ  trưởng đề nghị Luật, và Ngân sách Liên bang lên Hội đồng Quốc gia Liên bang. Hội đồng nầy chỉ có quyền đề nghị tu chỉnh hay sửa đổi Luật hoặc Ngân sách, chứ không có quyền bác bỏ. Theo một văn kiện được công bố trong tháng 12/2005, thì trong tương lai Hội đồng Quốc gia Liên bang sẽ do dân trực tiếp bầu chia làm 2 đợt: đợt 1 bầu 20 người, 20 người còn lại sẽ bầu trong đợt 2. Hiến pháp ban hành tháng 12/1971, đang có hiệu lực thi hành được tu chỉnh trong năm 1996.     


Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 4.975.000, dưới 15 tuổi 20,4%, trên 65 tuổi 0,9%. Mật độ dân cư: 59,5 người/km2. Thành phố: 83,7%. Sắc tộc: Emirati 19%, Arab,và Iranian 23%, Nam Á 50%, khác 8%. Ngôn ngữ: Arabic (chính), Persian, English, Hindi, Urdu. Tôn giáo:  Hồi giáo 96%, trong đó Shi’a chiếm 16%. Đất đai: Tổng diện tích: 83.600 km2. Diện tích đất: 83.600 km2. Địa điểm: Vùng Trung Đông bờ phía nam bờ vịnh Persian. Quốc gia láng giềng: Saudi Arabia phía Tây và phía nam. Oman về phía đông. Địa thế: Một khu vực bằng phẳng trải dài dọc theo bờ tới các đồi cát không người ở phía nam. Dảy núi Hafar nằm phía đông. Thủ đô: Abu Dhabi. Thành phố đông dân: Dubai 1.518.000, Abu Dhabi 666.000 cư dân.


Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Liên bang Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Sheikh Khalifa bin Zaid al-Nahayan, sinh 1948, nhậm chức 3/11/2004. Thủ tướng chính phủ: Sheikh Muhammad bin Rashid al-Maktum, sinh 1949, nhậm chức 5/1/2006. Chính quyền địa phương: 7 khu vực Hồi giáo tự trị là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujaira, Ras al-Khaimah, Sharjah, Umm al- Qaiwain. Ngân sách quốc phòng: 15,4 tỷ USD. Quân đội chính quy: 51.000. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác và chế biến dầu khí, đánh cá, vật liệu xây dựng, đóng tàu, ngọc trai, thủ công mỷ nghệ. Nông sản: Rau quả, trái chà là, dưa đá. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: 97,8 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 125.000, gà 15,5 triệu, dê 1,6 triệu, cừu 615.000. Đánh cá: 87,570 tấn. Cung cấp điện: 72,6  tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 7%, đóng góp 4%; công nghiệp 15%, đóng góp 58%; dịch vụ 78%, đóng góp 38%.


Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dirham (tháng 9/2010: 3,6=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 186,8 tỷ. Bình quân đầu người: 38.900 USD. Tăng trưởng: -2,7%. Nhập khẩu: 144,5 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 11,4%, Trung Quốc 11, Ấn Độ 9,8%, Đức 6,2%, Nhật Bản 5,8%, Anh Quốc 5,5%, Pháp 4,1%, Italy 4%. Xuất khẩu: 174,7 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 25,9%, Nam Triều Tiên 10,3%, Thái Lan 5,9%, Ấn Độ 4,5%. Du lịch: 7,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 54,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 23,0 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 55,9. Giá cả tiêư thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 321.600 lượt xe, xe hơi cá nhân 84.200 chiếc. Bằng máy bay: bay 54,6 tỷ km, sân bay 22. Hải cảng: 6 - Al Fujayrah, KhawrvFakkan, Mina Jabal Ali, Mina Jashid, Mina Saqr, và Mina Zayid. Truyền thông: Máy truyền hình: 309/1000 cư dân. Radio: 355/1000. Điện thoại: 34/100. Internet: 82,2/100 người sủ dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73,8, nữ 79. Sinh xuất: 16/1000 cư dân. Tử xuất: 2,1/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 13,1/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 90%, trung học 78%, đại học 13%.


Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WtrO). Liên đoàn Ả Rập (AL). Các quốc gia Xuất cảng dầu lửa (OPEC).



18. OMAN  -  SULTANATE OF OMAN.                  


A. Tiến trình phát triển.


Oman buổi đầu gọi Muscat và Oman, trong một thời gian dài bị cai trị bởi nước ngoài kể cả của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 16. Năm 1744, người nước ngoài cuối cùng bị đuổi khỏi Oman là người Persian. Đầu thế kỷ 19 Muscat và Oman là một trong các quốc gia mạnh nhất trong vùng, nó cai trị nhiều vùng của Persia, bờ biển Pakistan và cai trị luôn cả miền xa xăm Zanzibar. Năm 1861, Zanzibar tách ra khỏi Muscat và Oman qua trung gian hoà giải của Anh Quốc. Sự ảnh hưởng của Anh lên Muscat-Oman được xác lập bởi hiệp ước năm 1951. Thập niên 1950, Anh Quốc đã giúp Muscat dập tắt nhiều cuộc bạo loạn cố hữu từ những bộ tộc du canh, du cư không muốn người Muscat cai trị họ. Ngày 23/7/1970, thủ lãnh Hồi giáo Said bin Taimur bị lật đổ bởi con trai ông ta.


Sau đó ông này đổi tên nước thành quốc gia Hồi giáo Oman. Dầu lửa là nguồn thu nhập chính của quốc gia. Oman cho phép phương Tây lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình sau cuộc xâm lăng của Iraq vào Kuwait ngày 2/8/1990. Oman cũng cho phép Hoa Kỳ sử dụng sân bay như là điểm xuất phát của lực lượng không quân xâm lăng Afghanistan năm 2001. Ngày 5/2/2005, trong một phiên xử các nghi can Hồi giáo về âm mưu đảo chánh 31 ngưòi bị kết án tù giam. Ngày 19/1/2006, Oman ký kết hiệp ước tự do mậu dịch với Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 27/10/2007, 84 đại biểu kể cả 21 đại biểu nử được bầu chọn từ 631 ứng cử viên.


B. Oman ngày nay.


Hiến pháp và Chính quyền: Oman là một quốc gia theo chế độ Quân chủ Hồi giáo. Nhà vua cai trị bằng Sắc luật, ông ta chỉ định các Bộ trưởng trong Nội các. Luật cơ bản xem như Hiến pháp công bố ngày 6/11/1996. Theo đó, Quốc hội có 2 viện: Hạ viện gồm 84 đại biểu được bầu từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 4 năm, nhưng không có quyền Lập pháp. Và Thượng viện có 59 Nghị sỉ do nhà vua bổ nhiệm chỉ làm nhiệm vụ Tư vấn cho nhà Vua. Bằng một sắc luật tháng 12/2002, nhà Vua mở rộng quyền bầu cử đến tất cả công dân từ 21 tuổi trở lên. Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 27/10/2007, có 21 đại biểu nử và 63 đại biểu nam.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 2.967.000, dưới 15 tuổi 31,6%, trên 65 tuổi: 3%. Mật độ dân cư: 9,6 người/km2. Thành phố: 72,8%. Sắc tộc: Arab, Baluchi, Nam Á, African. Ngôn ngữ: Arabic (chính). Tôn giáo: Hồi giáo 75% hầu hết là Ibadhi. Đất đai: Tổng diện tích: 309.500 km2. Diện tích đất: 309.500 km2. Địa điểm: Trên bờ phía đông nam bán đảo Arabia. Quốc gia láng giềng: United Arab Emirates, Saudi Arabia và Yemen phía tây. Địa thế: Oman có một vùng đồng bằng chạy dọc theo bờ biển rộng 16 km, một dảy núi không cây cối cao tới 9.900 ft, và một bình nguyên rộng cằn cỗi hầu như không có nước, cao trung bình khoảng 1.000 ft. Nơi có thể sử dụng gieo trồng nông sản đựơc là đầu mút bán đảo Musandam tiếp cận với vịnh Persia. Thủ đô: Thành phố Muscat có 634.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Thủ lĩnh Hồi giáo Qabus bin Said Al Said, sinh 18/11/1940, nhậm chức 23/7/1970. Cũng là Thủ tướng từ ngày 2/1/1972. Chính quyền địa phương: 6 vùng và 2 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 4,0 tỷ USD. Quân đội chính quy: 42.600. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác dầu lửa, khí đốt, xây dựng, xi măng, luyện kim đồng. Nông sản: Rau quả, trái chà là, cam, chuối và cỏ linh lăng dùng cho chăn nuôi. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, đồng, nguyên tố kim loại mạ điện, đá hoa cương, đá vôi, thạch cao. Dự trữ nhiên liệu: 5,5 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: dưới 1%. Chăn nuôi: trâu bò 310,000, gà 4,2 triệu, dê 1,6 triệu, heo không có số liệu, cừu 360.000. Đánh cá: 154.078 tấn. Cung cấp điện: 15,1 tỷ  Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: không có số liệu.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rial (tháng 9/2010: 0,39 =1USD). Tổng sản lượng nội địa: 72,9 tỷ. Bình quân đầu người: 25.000. Tăng trưởng: 2 %. Nhập khẩu: 18,5 tỷ. Bạn hàng: United Arab Emirates 24,2%, Nhật Bản 16,4%, Hoa Kỳ 8,1%, Đức 5,4%, Ấn Độ 43%. Xuất khẩu: 27,7 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 23,7%, Nam Triều tiên 18%, Nhật Bản 10,9%, Thái Lan: 10,7%, Nam Phi 7,7%, United Arab Emirates 6,3%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 18,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 7,7 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 4,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 324.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 109.100 chiếc. Bằng máy bay: bay 7,4 tỷ km, sân bay 7. Hải cảng: 2- Mina Qabus, và Salalah. Truyền thông: máy truyền hình: 575/1000 cư dân. Radio: 607/1000. Điện thoại: 10,6/100. Internet: 43,5/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 72,2, nữ 75,9. Sinh xuất: 23,9/1000 cư dân. Tử xuất: 3,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 16/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học: 6-15 tuổi, biết đọc biết viết 86,7, trung học 67%, đại hoc 5%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL).








A. Tiến trình phát triển.



Lãnh thổ Yemen từng là một phần của vương quốc Sheba hoặc Saba Cổ đại, là trung tâm thương mại phồn vinh nối kết giữa Châu Phi và Ấn Độ. Sách thánh kinh nói vàng bạc, châu báu, đá quý, và sự hấp dẫn của Nữ hoàng Saba (Sheba) như là những món quà bẩm sinh trao cho nhà vua Solomon. Yemen trở thành một quốc gia độc lập năm 1918, sau nhiều năm bị đế quốc Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ cai trị, nhưng tụt hậu khá xa về kinh tế và chính trị. Năm 1948, nhà Imam Ahmed đến với quyền lực. Tháng 9/1962, một nhóm sỹ quan do tướng Abdullah al-Salal cầm đầu làm đảo chánh tuyên bố Yemen là một nước Cọng hoà Ả Rập (The Yemen Arab Republic). Người thừa kế Ahmed là Imam Mohammad al-Bads chạy lên núi vận động các bộ tộc cùng với sự hổ trợ của vương quốc à Rập Saudi, chiến đấu chống lại chính quyền Cọng hòa.



Ngày 5/11/1967, một cuộc đảo chánh khác thay đổi ngôi vị cầm quyền. Tháng 4/1970, hiệp ước chấm dứt xung đột giữa Yemen và Arab Saudi. Cuộc chiến do Mohammad al-Bads kéo dài đến cuối năm 1970, làm chết hơn 150.000 người. Ngày 13/6/1974, nhóm sỹ quan do đại tá Ibrahim al Hamidi cầm đầu dấy loạn chiếm chính quyền. Ông ta bị giết năm 1977. Trong thời gian này tại phía nam Yemen, nơi trước đây là thuộc địa Aden của Anh, những người đấu tranh đã thành công trong việc đòi thành lập một quốc gia độc lập tách khỏi sự bảo hộ từ Anh Quốc. Ba năm sau nó trở thành quốc gia duy nhất trong khối Hồi giáo Ả Rập theo hệ thống Marxist với tên gọi Cọng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen. Ngày 29/3/1979, Oman ký Hiệp ước thân thiện với Liên Xô theo đó nó cho phép quân đội Liên Xô đóng căn cứ quân sự  tại Yemen.



Sau khi Nam Yemen tuyên bố độc lập, hơn 380.000 người trốn khỏi phía Nam chạy về phía Bắc. Thế là chiến tranh giữa hai quốc gia Nam Yemen và Bắc Yemen kéo dài tới hai thập kỷ. Một thoả ước do Liên đoàn Ả Rập bảo trợ được ký ngày 29/3/1979, Bắc và Nam Yemen tiến hành các cuộc đàm phán để tiến tới thống nhất Yemen. Năm 1988, một hiệp ước khác quy định sự hợp tác thêm nữa trên các vấn đề kinh tế và chính trị. Ngày 21/5/1990, hai quốc gia thống nhất với tên gọi chính thức là Cọng hoà Yemen, nhưng các cuộc nổi dậy của phe cánh có căn cứ phía Nam vẫn tiếp tục dẫn đến cuộc nội chiến năm 1994. Ngày 21/5/1994, những người đấu tranh tuyên bố thành lập quốc gia ly khai phía Nam Yemen. Nhưng quân đội phía Bắc đã chiếm thành phố Aden, nguyên là thủ đô của quốc gia phía Nam.



Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27/4/1997, và Hiến pháp mới được thông qua ngày 28/9/1997. Tranh chấp giữa Yemen và Eritrea trên quần đảo Hanish đưa tới các cuộc đánh nhau. Và, được giải quyết bởi trọng tài quốc tế năm 1998. Yemen, quê hương của Osama bin Laden nhận diện như là nơi thường xẩy ra các vụ xung đột giữa Hoa Kỳ và những người Hồi giáo cực đoan. Ngày 12/10/2000, trong khi dừng lại để đổ thêm nhiên liệu tại Aden, tàu khu trục Mỹ U.S.S Cole bị cài bom làm 17 quân nhân Mỹ chết và khoảng 40 bị thương. Chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc những tên khủng bố trong vụ đặt bom này đã hợp tác với Osama bin Laden. Từ dấu vết đó năm 2002, Hoa Kỳ đã gởi quân đội đến săn tìm và đã bắt được một số thành viên của tổ chức al Qaeda, trong đó 6 ngươì bị kết án.



Ngày/11/2002, tên lửa của CIA không rõ xuất xứ bắn hạ một chiếc máy bay giết chết 6 người đựơc cho là thành viên của al-Qaeda trong đó có một người Mỹ. Cuộc bầu cử 301 đại biểu Quốc hội ngày 27/4/2003, đảng Nghị viện Nhân dân (MSA) chiếm 238 ghế, kế là đảng Cải cách Quốc hội Yemen (Islah) 46 ghế, các đảng nhỏ chiếm số ghế còn lại, trong đó ứng viên độc lập có 4 ghế. Ngày 10/5/2003, tên dân quân Hồi giáo giết ba giáo sỉ Hoa Kỳ tại bệnh viện Baptist bị bắt, và bị tuyên án tử hình trong tháng 12/2003. Tháng 6/ 2004, cuộc chiến bắt đầu giữa quân đội Yemen và quân bạo loạn Hồi giáo do tu sỉ chống Mỹ Hussein al-Houthi cầm đầu giết chết trên 200 người. Ngày 10/9, chính quyền thông báo rằng, quân đội Yemen đã dập tắt cuộc bạo loạn và giết chết tu sỉ Hussein al-Houthi.



Ngày 20/9/2006, đương kim Tổng thống Ali Abdullah Saleh được Quốc hội tái bầu nhiệm kỳ 4, với 77,2% số phiếu. Xin lưu ý rằng năm 2005, Saleh tuyên bố ông sẽ không ra ứng cử Tổng thống năm 2006, nhưng vì yêu cầu của đại đa số nhân dân nên ông phải thay đổi ý định. Đầu năm 2007-2010, bạo loạn Hồi giáo hệ phái Shiite phía Tây Bắc, những người ly khai phía Nam, và lực lượng al-Qaeda phía Đông cùng với các tay cướp biển là mối thách thức lớn đối với chính quyền Yêmen. Tháng 4/2010, chính phủ Mỹ treo giải thưởng cho những ai giết được Anwar al-Awlaki, một công dân Mỹ, tu sỉ Hồi giáo cực đoan đã cấu kết với nhiều âm mưu khủng bố chống lại Hoa Kỳ, đang ẩn trốn tại Yêmen.



B. Yemen ngày nay.     



Hiến pháp và Chính quyền:  Hiến pháp năm 1991, được tu chỉnh năm 1994, và sau đó là nội chiến. Ngày 28/9/1997, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới trên đó Luật Hồi giáo là nền tảng. Nó xóa bỏ Hội đồng Tổng thống gồm 5 thành viên, và thay thế bằng một vị Tổng thống do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Quốc hội giữ chức Thủ tướng. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 20/2/2001, cử tri chấp nhận đề nghị tu chỉnh Hiến pháp kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống từ 5 năm lên 7 năm, và nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội từ 4 năm lên 6 năm, và thành lập Thựơng viện với 111 Nghị sỉ do Tổng thống bổ nhiệm.                              



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 23.495.000, dưới 15 tuổi 44,5,%, trên 65 tuổi 2,6%. Mật độ dân cư: 44,5 người/km2. Thành phố: 28,9%. Sắc tộc: Ả Rập chính thống, Ả Rập pha tạp, Nam Á, European. Ngôn ngữ: Arabic (chính). Tôn giáo: Hồi giáo, trong đó Sunni 60%, và Shi'a 40%. Đất đai: Tổng diện tích: 527.970 km2. Diện tích đất: 527.970 km2`Địa điểm: vùng Trung Đông trên bờ phía nam của bán đảo Arabia. Quốc gia láng giềng: Saudi Arabia phía bắc. Oman phía đông. Địa thế: Một dải cát chạy dài theo bờ tới một vùng đất màu mỡ với nhiều núi bên trong nội địa. Thủ đô: Sana’a. Thành phố đông dân: Sana'a 2.229.000, Al Hudaydah 780.000, Ta’ izz 751.000.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ali Abdullah Saleh, sinh 1942, nhậm chức 17/7/1990 (tái bầu ngày 20/9/2006). Thủ tướng chính phủ: Ali Mohammed Mujawar, sinh 1953, nhậm chức 7/4/2007. Chính quyền địa phương: 19 chính quyền tự trị và vùng thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 1,5 tỷ USD. Quân đội chính quy: 66.7000. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác và chế biến dầu khí, hàng dệt, hàng da cao cấp, và chế biến thực phẩm. Nông sản: Hạt ngũ cốc, rau quả, trái cây, cà phê, sợi bông. Tài nguyên: dầu lửa, cá, muối, đá cẩm thạch, than đá, vàng ,chì, nickel, đồng. Dự trữ nhiên liệu: 3 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 3%. Chăn nuôi: trâu bò 1,5 triệu, gà 5,1 triệu, dê 8,2 triệu, cừu 4,8 triệu. Đánh cá: 250.000 tấn. Cung cấp điện: 5,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 50%, đóng góp 15%; công nghiệp 20%, đóng góp 45%; dịch vụ 30%, đóng góp 40%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rial  (tháng 9/2010: 237=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 58,0 tỷ. Bình quân đầu người: 2.500. Tăng trưởng: 3,8%. Nhập khẩu: 7,5 tỷ. Bạn hàng: United Arab Emirates 15,8%, Trung Quốc 12,3%, Saudi Arabia 7,5%, Thụy Sỉ 6,4%, Kuwait 5,6%, Malaysia 4%. Xuất khẩu: 5,8 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 29,9%, Ấn Độ 16,6%, Thái Lan 15,9%, Nam Triều Tiên 6,4%, Hoa kỳ 6,4%, Thụy Sỉ 5,2%. Du lịch: 262 triệu. Ngân sách quốc gia: 9,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 4,4 tỷ. Dự trữ vàng: 50.000 ozt. Nợ nước ngoài: 5,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 346.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 587.900 chiếc. Bằng máy bay: bay 3,6tỷ km, sân bay 17. Hải cảng: 3- Al Hudaydah, Al Mukala, Aden. Truyền thông: Máy truyền hình: 286/1000 cư dân. Radio: 64/1000. Điện thoại: 5,1/100. Internet: 1,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 61,4, nữ 65,5. Sinh xuất: 34,4/1000 cư dân. Tử xuất 7,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 56,8/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 60,9%, trung học 45%, đại học 10%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Liên đoàn Ả Rập (AL).








7 quốc gia khu vực Nam Á chiếm 4.478.839 km2 diện tích đất, và 1.565.188.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là India chiếm 3.287.263 km2 và quốc gia nhỏ nhất Maldives chỉ có 298 km2. Ấn Độ có trên 1.170 triệu cư dân, 2 nước có dân số trên 150 triệu là Pakistan, và Bangladesh. Nhưng Maldives chỉ dưới 400 ngàn cư dân. Ấn Độ và Nepal có trên 80% cư dân là tín đồ đạo Hindus. Pakistan và Bangladesh trên 80% dân số theo đạo Hồi. Tại Bhutan và Sri Lanka trên 70% là tín đồ Phật giáo. Về thể chế chính trị khu vực có 2 quốc gia theo chế độ Quân chủ, và 5 quốc gia theo chế độ Cộng hoà với các tên gọi khác nhau như Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, Cộng hoà Nhân dân Bangladesh, Cộng hoà Dân chủ Xã hội Sri Lanka, và Cộng hoà India, Cọng hoà Maldives. Bảy quốc gia trong khu vực gồm: Pakistan, India, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka, và Maldives.








A. Tiến trình phát triển.



Pakistan chia xẽ một phần lịch sử 5000 năm của tiểu lục địa Ấn Độ - Pakistan. Thời Cổ đại hai lưu vực sông Indus là Harappa, và Mohenjo-Daro là vùng hưng thịnh nhất. Khoảng năm 4000 đến 2500 Trước công nguyên (TCN) tại nơi này đã có các thành phố lớn, và hệ thống tưới tiêu đồng ruộng. Người xâm lăng Aryan từ phía Tây Bắc đến vùng này khoảng 1500 TCN, khởi đầu một nền văn minh gọi là văn minh Hindu, từng tồn tại ở Pakistan cũng như Ấn Độ tới 2000 năm. Từ thế kỷ thứ 6 TCN, ban đầu là người Persia, sau đó là Alexander đại đế, rồi với Sassamian. Các nhà cai trị này đã thống trị hoặc chi phối lên Pakistan. Năm 712 Sau công nguyên (SCN), cuộc xâm lăng lần thứ nhất của người Ả Rập, mang đạo Hồi vào tiểu lục địa. Từ năm 1526 đến 1857, dưới sự cai trị của đế quốc Mogul, đạo Hồi chi phối hầu như khắp Ấn Độ.



Năm 1858, Anh Quốc xâm chiếm toàn bộ tiểu lục Ấn Độ, đạo Hindus một lần nữa sống dậy. Sau thế chiến lần thứ I, người Ấn Độ theo đạo Hồi trong các thuộc địa Anh làm bạo động đòi quyền lợi cho những người thiểu số về quyền bầu cử. Muhammad Ali Jinnah (1876-1948), nhà kiến trúc chủ chốt của Pakistan lãnh đạo Liên đoàn Hồi giáo từ năm 1916 hoạt động đỏi quyền tự trị Ấn Độ. Và từ năm 1946, ông ta ủng hộ giải pháp thành lập một quốc gia Hồi giáo tách khỏi Ấn Độ. Ngày 14/8/1947, khi Anh quốc rút khỏi tiểu lục nầy, thì các khu vực có đa số người theo Hồi giáo ở Ấn Độ, thành lập chính quyền Pakistan tự tri trong khối thịnh vượng Anh. Pakistan được chia thành hai khu vực, tây Pakistan và đông Pakistan. Hai khu vực này cách nhau hơn 1600 km, nằm cạnh Ấn Độ. Năm 1956, Pakistan trở thành một nước Cọng hoà.



Tháng 10/1958, tướng Mohammad Ayub Khan đến với quyền lực trong một cuộc đảo chánh. Hai năm sau năm 1960, ông ta được bầu làm Tổng thống, và tái bầu năm 1965. Mohammad từ chức ngày 25/3/1969, sau nhiều tháng bạo loạn đập phá và bất an ở phía đông Pakistan, nơi dân chúng đòi được quyền tự trị. Chính quyền được trao trở lại cho quân đội, tướng Agha Mohammad Yahya Khan nắm chính quyền và công bố thiết quân luật. Liên đoàn Awami, một tổ chức từng tìm kiếm chính quyền tự trị cho vùng phía đông Pakistan, giành thắng lợi chiếm đa số ghế tại Nghị viện trong cuộc bầu cử tháng 12/1970. Tháng 3/1971, tướng Yahaya tuyên bố đình hoãn triệu tập phiên họp của Nghị viện. Thế là bạo loạn, đập phá và biểu tình nổi lên ở khu vực phía Đông.



Ngày 25/3/1971, từ phía Tây, chính phủ đưa quân đến dẹp loạn. Nhân dân phía Đông, với sự giúp đỡ của Ấn Độ tuyên bố quốc gia Bangladesh độc lập, tách khỏi Pakistan. Các trận đánh diễn ra và mở rộng trong nhiều tháng, nhiều ngàn người bị giết và hơn 10 triệu người phía Đông chạy vào Ấn Độ. Ngày 3/12/1971, từ nội chiến Pakistan, cuộc chiến phát triển thành chiến tranh giữa hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan cả ở mặt trận phía Đông lẫn phía Tây. Ngày 16/12, ở mặt trận phía Đông, quân Pakstan đầu hàng. Ngày 17/12 Pakistan đồng ý một cuộc ngưng chiến tại mặt trận phía Tây. Ngày 3/7/1972, Pakistan và India ký một thoả hiệp rút quân khỏi vùng biên giới của họ, và tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho tất cả các vấn đề của hai nước.



Zulfikar Ali Bhutto lãnh đạo đảng Nhân dân Pakistan chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12/1970, và trở thành Tổng thống Pakistan. Bhutto bị truất phế trong một cuộc đảo chánh quân sự tháng 7/1973. Bị buộc tội đồng loã trong vụ giết chết một chính trị gia năm 1974 với bản án tử hình, Bhutto bị hành quyết ngày 4/4/1974. Tháng 12/1979, hơn 3 triệu người Afghanistan tràn vào Pakistan, sau khi Liên Xô xâm lăng Afghanistan, trên 1,2 triệu người vẫn còn ở lại đến năm 1999. Tổng thống Mohammad Zia al-Haq chết trong tháng 8/1988, khi máy bay của ông ta bị nổ tung. Sau cuộc bầu cử tháng 11/1988, bà Benazir Bhutto, con gái của Zulfikar Ali Bhutto được bổ nhiệm làm Thủ tướng, trở thành nhà lãnh đạo phụ nữ đầu tiên trong các quốc gia Hồi giáo.



Tháng 8/1990, bà bị tố cáo tham nhũng, và bị bãi chức Thủ tướng bởi Tổng thống Pakistan. Đảng của bà Bhutto thất bại trong cuộc bầu cử tháng 10/1990, và Nawaz Sharif trở thành Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử tháng 10/1993, bà Bhutto một lần nữa chiến thắng nắm quyền lực. Phe đối lập đập phá, reo hò, làm bạo loạn. Xung đột sắc tộc nổ ra trong suốt năm 1995 và 1996. Chính quyền Bhutto lại bị tố cáo tham nhũng và quản lý tồi. Ngày 5/11/1996, bà Bhutto bị bải chức Thủ tướng, Tổng thống Faraog Leghari chỉ định một người tạm thời làm Thủ tướng. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 3/2/1997, đảng của Sharif chiếm đa số ghế nhậm chức Thủ tướng. Đáp trả các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Ấn Độ, ngày 28 và 30/5/1998, Pakistan cũng cho tiến hành các cuộc thử nghiệm tương tự. Hoa Kỳ áp đặt cấm vận kinh tế lên cả hai nước.



Trong một phiên xử vắng mặt, nguyên Thủ tướng bị lưu đày, Bhutto bị buộc tội nhận hối lộ, bà kháng án và phiên xử mới vào ngày 6/4/2001. Giữa năm 1999, những người Hồi giáo có quân đội Pakistan hổ trợ, chiếm vài nơi do Ấn Độ quản lý tại vùng tranh chấp Kashmir, địa danh từng xảy ra các cuộc đánh nhau ác liệt trong hai thập kỷ qua. Ngày 4/7/1999, sau khi gặp Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Sharif đồng ý rút quân đội Pakistan khỏi vùng mới chiếm. Mâu thuẫn giữa Shairf và quân đội đạt tới đỉnh cao, và ngày 12/10, tướng Pervez Musharraf lật đổ Sharif bằng một cuộc đảo chánh không đổ máu. Ngày 15/10, Musharraf ra lệnh thiết quân luật, tuyên bố ngưng thi hành Hiến pháp. Bởi vì, quân đội chiếm quyền do đảo chánh, nên tư cách thành viên của Pakistan trong Khối Thịnh vượng Anh tạm thời đình chỉ vào ngày 18/10.



Ngày 6/4/2000, Sharif bị kết án tù chung thân, và ngày 10/12/2000, ông ta buộc phải rời khỏi Pakistan, đến sống lưu vong tại Saudi Arabia. Ngày 20/6/2001, Musharraf kiêm luôn chức Tổng thống. Để củng cố quyền lực, sau vụ khủng bố tấn công vào Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, ngày 19/11, Tổng thống Musharraf cam kết sẽ hợp tác với Hoa Kỳ, trong các hoạt động chống lại Taliban và al Qaeda tại nước láng giềng Afghanistan. Đổi lại Hoa Kỳ sẽ trợ giúp tài chính và giảm nợ cho Pakistan. Để giảm bớt sự căng thẳng đang ngày càng gia tăng với Ấn Độ, cuối tháng 12/2001, Musharraf ra lệnh bắt các thành viên của nhóm dân quân Hồi giáo quá khích, những người mà Ấn Độ cáo buộc đã tấn công vào toà nhà Quốc hội Ấn tại New Delhi ngày 13/12.



Bạo loạn của quân du kích quân tại Kashmir, và vụ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân từ ngày 25-28/5/2002 là mối đe doạ cao có thể dẫn đến chiến tranh với Ấn Độ, nhưng khủng hoảng dịu dần vào tháng 6 qua sự trung gian hoà giải của Hoa Kỳ. Vụ dân quân quá khích Hồi giáo bắt cóc thông tín viên báo Wall Street Journal là Daniel Pearl ngày 23/1/2002 và giết anh ta, một tòa án Pakistan trong phiên xử ngày 15/7 đã kết án tù có thời hạn 4 du kích quân trên. Cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 30/4/2002, gia hạn quyền cai trị của Musharraf thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Nhiều quan sát viên gọi cuộc trưng cầu dân ý ấy là một sự "lừa đảo". Ngày 21/8/2002, Musharraf tu chỉnh Hiến pháp tăng thêm vai trò của quân đội trong việc điều hành quốc gia.



Từ năm 2002, có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động của al Qaeda tăng lên bên trong nội địa Pakistan. Vụ xe bom phát nổ ở Karachi giết chết 11 kỹ sư người Pháp trong tháng 5, và giết chết 12 người Pakistan tại toà đại sứ Mỹ trong tháng 6, là hai trường hợp điển hình. Ramzi bin al-Shibh, người gần gủi với tên đầu sỏ Mohamad Atta trong vụ khủng bố 11/9, bị bắt ở Karachi ngày 11/9/2002. Ngày 1/3/2003, người chủ chốt trong vụ tấn công 11/9 là Khalid Sheikh Mohammed cũng bị bắt ở Rawalpindi. Ngày 14 và 25/12/2003, những tên Hồi giáo quá khích thực hiện hai vụ đặt bom trong nổ lực ám sát Tổng thống Musharraf tại Rawalpindi nhưng không thành công. Cuối tháng 9/2004, nhân vật cầm đầu của al-Qaeda trong các nổ lực trên là Amjad Hussain Farooqi bị giết bởi lực lượng an ninh.



Bị tố cáo đã bán năng lượng nguyên tử cho Iran, Lybia, và Bắc Triều Tiên, ngày 4/2/2004 nhà khoa học gia hàng đầu Pakistan là Abdul Qadeer Khan đã phát biểu trên đài truyền hình nhìn nhận hành vi trên và xin lổi công chúng. Và hôm sau, ngày 5/2, Musharraf chấp nhận lời xin lổi, tha thứ cho Khan. Ngày 25/7 Liên quân Hoa Kỳ và Pakistan đột kích vào sào huyệt tổ chức al-Qaeda ở Gujrat tìm thấy một kế hoạch tấn công các tổ chức tài chánh và ngân hàng của Hoa Kỳ. Ngày 27/8/2004, Shaukat Aziz người may mắn sống sót trong vụ tấn công bằng ôm bom tự sát  ngày 30/7 được bầu vào chức Thủ tướng. Ngày 1/10 một vụ đánh bom tại thánh đường Hồi giáo hệ phái Shiite ở Sialkot giết chết hơn 20 tín đồ đang hành lể. Trước đó, trong một vụ tấn công khác nhắm vào hệ phái Shiite tại Karachi, al-Qaeda cũng giết chết hơn 100 người.       



Trong tháng 10/2005, trận động đất tại Kashmir, khu vực do Pakistan quản lý giết chết 73.000 người, và làm cho trên 3 triệu người mất nhà cửa. Năm 2006, nhiều cuộc nổi dậy của bộ tộc du cư vùng Balochistan đòi được quyền tự trị rộng rãi hơn. Đầu năm 2007, các vụ nổ bom và bắn pháo lại tái diển, chỉ riêng vụ nổ bom trên một chuyến xe lửa giữa đoạn đường từ Lahor và New Delhi đã giết chết 68 hành khách. Tháng 3/2007, Musharraf loan báo, ông ta sẽ ra ứng cử Tổng thống trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Viện dẫn lý do vi Hiến, rằng ứng cử viên Tổng thống không thể là Tư lệnh quân đội, Tòa án tối cao bác bỏ tư cách ứng viên của ông ta. Tháng 9/2007, Musharraf cách chức Chánh án Tòa án tối cao là Iftikhar Mohammad Chaudry làm dấy lên một làn sóng bạo loạn ở Karachi.



Trước sức ép của Quốc hội Liên bang và Nghị viện cấp Tỉnh, Musharraf phải phục hồi chức vụ cho Chaudry. Nhưng tòa án Tối cao vẫn chưa chấp nhận sự bổ nhiệm nầy cho đến khi nào vấn đề pháp lý được giải quyết. Sau nhiều lần thương thảo cuối cùng cũng đi đến một sự tương thuận, bởi tỏa án có nguy cơ bị giải tán. Trong khi đó thì cuộc chiến trở nên khốc liệt ở Waziristan căn cứ của các nhóm dân quân Hồi giáo quá khích. Sau hơn 1 tuần vây hảm, lực lượng an ninh tấn công vào Thánh đường Hồi giáo (Red Mosque) ở Islamabad nơi được xem như là có liên kết chặt chẽ nhất với các nhóm dân quân quá khích Hồi giáo làm chết hơn 100 người và bị thương 250 người khác. Chỉ có 685/1.170 đại biểu Quốc hội Liên bang và Nghị viên cấp Tỉnh tham gia bầu Tổng thống ngày 6/10/2007, và Musharraf được tái bầu với 671 phiếu.



Tòa án Tối cao tuyên bố không xác nhận sự đắc cử nầy cho đến khi Musharraf từ bỏ chức vụ Tổng tư lệnh quân đội. Tháng 11/2007, Musharraf ra lệnh thiết quân luật ngưng thi hành Hiến pháp, nhiều vị quan tòa, lảnh tụ chính trị nổi tiếng bị bắt giam. Tháng 12/2007, lảnh tụ đối lập Benasir Bhutto bị ám sát trước ngày bầu cử Quốc hội dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 1/2008, đẩy nền chính trị Pakistan lên gần với sự rối rắm, khiến ngày bầu cử phải dời lại đến tháng 2. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 18/2/2008, đảng Nhân dân (PPP) của bà Bhutto giành thắng lợi trước các đảng hậu thuẩn cho Musharraf. Ngày 24/3/2008, lãnh tụ đảng Nhân dân (PPP) là Yousaf Raza Gilani được bầu làm Thủ tướng chính phủ Liên hiệp. Đầu tháng 8, tân Chính phủ bắt đầu thủ tục khởi tố đưa Tổng thống Musharrf ra xét xử trước Quốc hội về tội lạm dụng quyền hành.



Biết rõ thế yếu của mình, ngày 18/8 Musharraf tuyên bố từ nhiệm, để lại một khoảng trống quyền lực trên chính trường cùng với sự giành giật, đấu đá lẫn nhau giữa các đảng phái. Cuối cùng thì ngày 6/9/2008, Asif Ali Zardari chồng cựu Thủ tướng Benazir Bhutto vừa bị ám sát được Quốc hội bầu làm Tổng thống thay thế Pervez Musharraf. Ngày 16/2/2009, chính quyền Pakistan tuyên bố một cuộc ngưng bắn tại bình nguyên chiến lược Swat do Taliban kiểm soát. Không bao lâu sau đó, tháng 5 quân chính phủ đánh chiếm hầu hết các nơi mà họ cho là thuộc phần đất của họ. Cuộc chiến đã khiến gần 2 triệu dân thường phải bỏ nhà cửa chạy đi lánh nạn. Ngày 5/8, Hoa Kỳ bắn hỏa tiển vào phía Nam Wazirítan, giết chết Baitullah Mehsud người bị cáo buộc trợ giúp quân nổi dậy Afghanistan và âm mưu ám sát bà Benazir Bhutto.



Trận lụt trong tháng 7 và 8 đã làm đã làm ngập tới một phần năm lãnh thổ Pakistan, giết chết trên 1.750 người, và trên 20 triệu người tiêu tan nhà cửa. Ngày 1/5/2011, trùm khủng bố quốc tế Bin Laden đã bị đặc nhiệm Hoa Kỳ bắn chết tại một dinh thự ngay trong một thị trần lớn ở Pakistan.  



B. Pakistan ngày nay.           



Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp năm 1973 chỉ rõ Tổng thống được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 342 đại biểu, với nhiệm kỳ 5 năm, trong đó 272 ghế được bầu từ các khu vực bầu cử, 10 ghế cho người thiểu số không phải Hồi giáo, và 60 ghế cho phụ nử, và Thượng viện có 100 Nghị sĩ phân bố cho 4 tỉnh (mỗi tỉnh 14 nghị sĩ), ba vùng tự trị, và khu vực thủ đô Liên bang (mỗi vùng và khu vực thủ đô mỗi nơi 8 nghị sĩ). 12 ghế còn lại 4 ghế dành cho chuyên viên, 4 ghế cho phụ nữ, và 4 ghế thêm cho 4 tỉnh phụ thuộc vào số lượng cử tri. Năm 1985, tu chỉnh Hiến pháp tăng quyền hạn của Tổng thống bao gồm việc bổ nhiệm và cách chức các Bộ trưởng, Tổng Tư lệnh quân đội, và quyền phủ quyết Đạo luật. Ngày 1/4/1997, Quốc hội thông qua Đạo luật hủy bỏ việc tăng quyền trên của Tổng thống.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 184.404.000, dưới 15 tuổi 36%, trên 65 tuổi 4,2%. Mật độ dân cư: 239,2 người/km2. Thành phố: 35,6%. Sắc tộc: Punjabi, Sindhi, Pashtun, Balochi. Ngôn ngữ: Urdu, English (chính), Punjabi, Sindhi, Siraiki, Pashtu, Balochi, Hindko, Brahui, Burushaski. Tôn giáo: Hồi giáo 97%, trong đó Sunni 77%, Shi'a 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 796.095 km2. Diện tích đất: 770.875 km2. Địa điểm: một phần Tây Nam Á. Quốc gia láng giềng: Iran phía tây. Afghanistan, và China phía bắc. India phía đông. Địa thế: Sông Indus bắt đầu từ núi Himalaya và Hindu Kush phía bắc có dòng chảy hơn 1.609 km xuyên qua đồng bằng phì nhiêu rồi chảy vào biển Arabia. Sa mạc Thar, và bình nguyên phía đông, cạnh sườn lưu vực  Indus. Thủ đô: Islamabad. Thành phố đông dân: Karachi 12.817.000, Lahore 6.959.000, Faisalabad 2.776.000, Islamabad 832.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa Hồi giáo. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Asif Ali Zardari, sinh 26/7/1955, nhậm chức 9/9/2008. Thủ tướng chính phủ: Syed Yousaf Raza Gilani, sinh 9/6/1952, nhậm chức 25/3/2008. Chính quyền địa phương: 4 tỉnh và một vùng thủ đô cùng với nhiều vùng du mục quản lý theo kiểu Liên bang. Ngân sách quốc phòng: 4,1 tỷ USD. Quân đội chính quy: 617.000. Kinh tế: Công nghiệp: vải, may mặc, chế biến thực phẩm,  thức uống, và sản phẩm giấy. Nông sản: Gạo, lúa mỳ, sợi bông, mía đường, và trái cây. Tài nguyên: khí thiên nhiên, dầu lửa, than đá, quặng sắt, đồng, muối, và đá vôi. Dự trữ nhiên liệu: 339 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 24%: Chăn nuôi: trâu bò 26,9 triệu, gà  182 triệu, dê 53,8 triệu, cừu 26,5 triệu. Đánh cá: 611.623 tấn. Cung cấp điện: 90,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 43,1%, đóng góp 23%; công nghiệp 20,3%, đóng góp 24%; dịch vụ 36,6%, đóng góp 53%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee  (tháng 9/2010: 85,6=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 433,1 tỷ. Bình quân đầu người: 2.500. Tăng trưởng: 4,2%. Nhập khẩu: 28,5 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 13,7%, Saudi Arabia 10,4%, Unted Arab Emirates 9,7%, Hoa Kỳ 6,4%, Nhật Bản 5,7%. Xuất khẩu: 18,4 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 21,2%, United Arab Emirates 9,1%, Afghanistan 7,7%, Trung Quốc 5,4%, Anh 5,1%. Du lịch: 316 triệu. Ngân sách quốc gia: 31,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 7,2 tỷ. Dự trữ vàng: 2,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 34,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 13,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 8.160 km. Bằng xe hơi: 1,5 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân: 663.000 chiếc. Bằng máy bay: bay 13,5 tỷ km, sân bay: 92. Hải cảng: 1- Kyrachi. Truyền thông: Máy truyền hình: 105/1000 cư dân. Radio: 94/1000. Điện thoại: 2,2/100. Internet: 11,3/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 63,8, nữ 67,5. Sinh xuất: 25,3/1000 cư dân.  Tử xuất: 7,1/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 65,3/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 01%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-9, biết đọc biết viết 53,7%, trung học 37%, đại học 3%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).








A. Tiến trình phát triển.



Ấn Độ (India) là một trong những nền văn minh cổ nhất của thế giới. Cổ vật khai quật cho thấy văn minh lưu vực sông Indus xuất hiện cách đây ít nhất 5000 năm. Tranh vẽ về hang động núi non của Ajanta được trưng bày nhiều tại các đền thờ như Taj Mahal ở Agra, và Kutab Minar ở Delhi là những vật tích của thời quá khứ. Người Aryan, nói tiếng Sanskrit (Phạn), xâm lăng Ấn Độ từ phía Tây Bắc khoảng 1500 TCN tạo ra đẳng cấp xã hội Ấn Độ như là một nền văn minh. Asoka cai trị hầu hết tiểu lục Ấn Độ vào thế kỷ thứ III TCN. Ông ta ủng hộ Phật giáo, xem Phật giáo là tôn giáo chính trong vương quốc. Nhưng đạo Hindus cũng được tồn tại, và cuối cùng chiếm ưu thế từ thế kỷ thứ IV đến thứ VI (SCN) dưới thời vương quốc Gupta. Đây là thời kỳ mà văn học, nghệ thuật, khoa học, đạt tới sự hưng thịnh như là một thời kỳ vàng son của Ấn Độ.



Đến thế kỷ thứ VIII, người Hồi giáo từ Ã Rập chiếm phần phía Tây Ấn Độ, và lập ra đạo Hồi. Năm 1200, Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm Bắc Ấn. Hoàng đế Mogul cai trị Ấn Độ từ 1526 đến 1857. Từ năm 1498-1503, người Bồ Đào Nha lập các trạm buôn bán với Ấn Độ, sau đó là người Hoà Lan. Năm 1609, công ty Đông Ấn Anh gởi thuyền trưởng William Hawkins đến thương lượng với Hoàng đế Mogul xin ban cấp đặc quyền mua bán trầm hương và tơ lụa. Thông qua hoạt động của công ty Đông Ấn, Anh quốc từng bước kiểm soát Ấn Độ. Quốc hội Anh điều hành chính sự Ấn Độ từ năm 1825 đến 1835 dưới thời cai trị của Lord Bentinck. Nhà vua Ấn Độ vẫn còn tại vị, như kẻ bù nhìn không chút quyền hành. Sau vụ nổi loạn của quân lính tại Sepoy năm 1857-1858, chính quyền Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ từ Công ty Đông Ấn.



Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, những người theo chủ nghĩa quốc gia phát triển mạnh, Hội nghị Quốc gia Ấn Độ và Liên đoàn Hồi giáo đòi sửa đổi Hiến pháp trao cho Ấn Độ nhiều quyền tự trị hơn. Nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Mohandas là K. Gandhi thường gọi là Thánh Gandhi (1869-1948), lảnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động, đòi chính quyền tự trị, xoá bỏ hệ thống đẳng cấp xã hội. Năm 1930, Gandhi đề kêu gọi quần chúng tẩy chay hàng hoá Anh quốc, và phản đổi các sắc thuế không phù hợp. Năm 1935, Anh quốc thông qua một Hiến pháp về Ấn Độ cho phép nước này có một Quốc hội lưỡng viện Liên bang. Trong khi đó thì Muhammad Ali Jinnah, người cầm đầu Liên đoàn Hồi giáo vận động thành lập quốc gia Hồi giáo Pakistan. Chính quyền Anh phân chia thuộc địa Anh trên đất Ấn Độ thành hai chính quyền tự trị Ấn Độ và Pakistan.



Ấn Độ trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc năm 1945, và là thành viên Chính quyền tự trị trong Khối thịnh vượng Anh (CommonWealth) năm 1947. Ấn Độ đổi thành nước Cộng hoà dân chủ ngày 26/1/1950. Hơn 12 triệu người tỵ nạn Hồi giáo và Hindu băng qua biên giới Ấn Độ-Pakistan, do các cuộc đánh nhau vì sắc tộc giết hại trên 200.000 người. Tháng 1/1966, Indira Gandhi được bầu làm Thủ tướng. Ngày 25/3/1971, sau khi quân đội Pakistan tấn công vào người ly khai Bangladesh phía Đông Pakistan, khoảng 10 triệu người tỵ nạn chạy vào Ấn Độ. Ngày 3/12/1971, Ấn Độ và Pakistan khởi sự chiến tranh trên cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây. Sau 2 tuần chiến đấu khốc liệt ngày 16/12, quân Pakistan trên mặt trận phía Đông đầu hàng, và hôm sau Pakistan đồng ý ngưng chiến trên mặt trận phía Tây.



Tháng 6/1975, Indira Gandhi ban bố tình trạng khẩn cấp, hàng ngàn chính trị gia đối lập bị bắt. Hành động này và những việc làm độc đoán khác, làm cho chính quyền ngáy càng bị dân chúng căm ghét. Các đảng phái đối lập hợp nhất với nhau trong liên minh Janata đẩy đảng Quốc đại của Gandhi khỏi quyền lực trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang và Tiểu bang năm 1977. Gandhi trở thành Thủ tướng lần thứ hai ngày 14/1/1980, và bị ám sát ngày 31/10/1984 bởi hai vệ sĩ người Sikh của bà, trong một hành động như để đáp trả việc đàn áp người Sikh trong cuộc nổi dậy ở Punjab trong tháng 6/1984, gồm cả việc tấn công vào ngôi đền vàng tại Amritsar, nơi để thánh cốt linh thiêng nhất của người Sikh. Bạo loạn nổi lên khắp nơi theo sau vụ ám sát, hàng ngàn người Sikh bị giết và khoảng 50.000 phải rời bỏ nhà cửa của họ.



Con trai của Gandhi, là Rajiv Indira thay thế bà ta trong chức vụ Thủ tướng cho đến giữa năm 1989, thì bị cáo buộc thiếu khả năng và tham nhũng. Rajiv Indira bị ám sát ngày 21/5/1991, trong khi đang vận động để được tái giữ chức Thủ tướng Ấn Độ. Việc rò rỉ hơi độc tại nhà máy hoá chất tổng hợp Carbide ở Bhopal tháng 12/1984, giết chết khoảng 14.000 người. Năm 1989, toà án ra phán quyết nhà máy phải bồi thường 470 triệu USD cho các nạn nhân. Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà máy là Warren Anderson kháng án. Và trong phiên xử phúc thẩm năm 2002, Toà án tối cao bác đơn kháng án. Nhiều cuộc bạo loạn của người Sikh nổi lên đập phá trong suốt thập niên 1980. Tháng 5/1987 một quyết định của chính quyền đưa tiểu bang Punjab đặt dưới sự cai trị của Chính quyền trung ương lại dấy lên một cuộc bạo loạn mới.



Tháng 5/1988, chính quyền mở cuộc bao vây đền vàng làm nhiều người chết. Tháng 2/1993, trong một cuộc bạo loạn sắc tộc tại Assam hàng ngàn người bị giết. Các cuộc đập phá lan nhanh với tầm mức quốc gia theo sau vụ dân quân Hindu đập phá một ngôi đền Cổ từ thế kỷ 16. Làn sóng người bạo loạn lớn nhất lịch sử Ấn Độ, là các vụ nổ bom gây kinh hoàng hai thành phố Bombay và Calcutta từ ngày 12-19/3/1993, giết chết trên 300 người. Vụ tai tiếng tham nhũng nổi lên trong giới chính trị gia Ấn Độ trong vào giữa thập niên 1990 khiến đảng Quốc gia chủ nghĩa Ấn Độ không đủ tỷ số để thành lập chính phủ. Liên minh cánh tả nắm chính quyền ngày 1/6/1996. Ngày 25/7/1997, một người có đẳng cấp thấp trong xã hội, lần đầu tiên được bầu làm Tổng thống là ông K.R Narayanan.



Mẹ Teresa người nổi danh về các việc làm từ thiện ở Calcutta chết ngày 5/9/1997. Cuộc bầu cử Quốc hội tháng 2/1998, đảng Quốc gia chiến thắng, và Atal Bihari VaJpayee nhận chức Thủ tướng ngày 19/3. Giữa tháng 5, Ấn Độ tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân bị thế giới chỉ trích, làm căng thẳng thêm với Pakistan. Liên minh do Vajpayee lảnh đạo chiếm đa số ghế trong cuộc bầu cử cơ quan Lập pháp ngày 5/9 và 3/10/1999. Cơn lốc mạnh ập vào tiểu bang Orissa phía Đông Ấn Độ ngày 29/10, làm gần 10.000 người thiệt mạng. Một trận động đất cực mạnh ở tiểu bang Gujarat ngày 26/1/2001, làm hơn 20.000 người chết và hơn 166.000 người bị thương. Ấn Độ cáo buộc Pakistan bảo trợ cho các nhóm khủng bố trong vụ ôm bom tự sát tấn công Quốc hội tiểu bang Jammu ngày 1/10, và tại Kashmir giết chết gần 40 người.



Ngày 13/12, một vụ tấn công khác nhắm vào Quốc hội Ấn Độ ở New Delhi giết chết 13 người. Các cuộc đụng độ giữa người theo đạo Hồi và người theo Ấn giáo ở Gujarat từ ngày 27/2 đến ngày 11/3/2002 làm hơn 800 người chết. Ông A. P.J Abdul Kalam, một khoa học gia Hồi giáo cầm đầu chương trình vũ khí hạt nhân Ấn Độ trở thành Tổng thống ngày 25/7/2002. Ngày 25/8/2003, tại Mumbai nhóm dân quân Hồi giáo quá khích gây ra hai vụ nổ bom giết chết trên 50 người. Lảnh đạo bởi quả phụ Rajiv Ganhi, bà Sonia sinh trưởng ở Ý, đảng Quốc đại thắng lợi với đa số ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 4 và tháng 5/2004. Nhưng khi bị những người theo chủ nghĩa Quốc gia phản đối tư cách ứng viên, bà Sonia đã từ chối chức Thủ tướng. Và Manmohan Singh một kinh tế gia người Sikh trở thành Thủ tướng.



Trận lụt gió mùa Nam Á trong tháng 7-8/2004, tại hai tiểu bang Assam, và Bihar giết chết hơn 930 người. Trận sóng thần vùng Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004, làm 10.700 người chết, 5.600 người mất tích, và trên 647.000 người không còn nơi cư trú. Ba vụ đánh bom tại New Delhi ngày 29/10/2005 bởi nhóm Hồi giáo cực đoan giết chết 60 người. Và 7 vụ tấn công các đoàn xe lửa vào giờ công nhân đi làm ngày 11/7/2006 giết trên 200 người. Trong cuộc bầu chọn Tổng thống ngày 21/7/2007, Pratibha Patil là người phụ nử đầu tiên thuộc Liên minh Tiến bộ đương quyền được Quốc hội bầu làm Tổng thống với 65,8% phiếu bầu. Trận lụt gió mùa Nam Á tháng 7 và tháng 8 cướp đi 2.600 mạng sống, và tàn phá hơn 575.000 ngôi nhà. Vụ đánh bom xe sứ quán Ấn Độ tại Kabul ngày 7/7/2008, giết chết 58 người, và 147 người bị thương.



Các vụ đánh bom ngày 25-26/7/2008 tại Bangalore và Ahmadabad giết chết 46 người, và ngày 13/9 tại New Delhi làm 20 người thiệt mạng. Các trận lụt gió mùa Nam Á từ tháng 6-9 làm hơn 2.200 người chết và ảnh hưởng trên 21,8 triệu người khác. Có ít nhất 224 người chết nghi là tự sát tại một đền thờ đạo Hindu ở Jodhpur ngày 30/9. Ngày 1/10, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn hiệp ước, theo đó Hoa Kỳ sẽ bán cho Ấn Độ năng lượng và lò phản ứng hạt nhân, đổi lại Ấn Độ phải để cho thanh sát viên quốc tế kiểm tra các chương trình hạt nhân dân sự, ngoại trừ 8 lò phản ứng hạt nhân quân sự. Vào đêm 26/11/2008, bọn khủng bố đã đồng loạt tấn công 10 nơi ở Mumbai (tên cũ Bombay) làm chết ít nhất 171 người trong đó có 27 người nước ngoài. và 294 người bị thương. Trong số 10 tên khủng bố, thì 9 tên bị giết và 1 tên bị bắt sống khai tên Ajmal Kasab. Ajmal Kasab bị kết án tử hình ngày 6/5/2010.



Trong cuộc bầu cử Quốc hội từ 16/4 đến13/5/2009, Liên minh Cấp tiến cầm quyền do đảng Nghị viện của Thủ tướng Manmohan Singh cầm đầu giành chiến thắng. Mặc dù nền kinh tế phát triển mạnh từ thập niên 1990, tăng trưởng hàng năm 8,5%, vẫn còn 400 triệu người dân Ấn Độ sống trong tình trạng nghèo đói.



Lưu ý.



1. Sikkim ranh giới với Tibet, Bhutan, và Nepal, nguyên trước đây là vùng bảo hộ của Anh quốc, trở thành vùng bảo hộ của Ấn Độ năm 1950. Vùng này có diện tích 7.093 km2, với dân số (2001): 540.493. Thủ đô: Gangtok. Tháng 9/1974, Quốc hội Ấn Độ thông qua luật sát nhập Sikkim vào một tiểu bang của Ấn Độ.



2. Kashmir vùng người Hồi giáo chiếm đa số ở phía Tây Bắc Ấn Độ. Đó là ranh giới giữa Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, và Trung Quốc. Kashmir luôn đặt trong tình trạng gọi là “điểm nóng” giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1947. Ngày 1/1/1949, dưới sự dàn xếp của Liên Hiệp Quốc một thoả ước ngưng bắn được ký kết, theo đó một phần ba khu vực là Azad Kashmir ở phía Tây, và Tây Bắc trao cho Pakistan kiểm soát. Hai phần ba còn lại thuộc về tiểu bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Tiểu bang nầy có diện tích 101.348 km2 và 10 triệu cư dân (thống kê năm 2001) đa số là người Ấn Độ theo Hồi giáo. Thủ đô: Srinagar cho mùa hè, và Jammu cho mùa đông. Cả hai nơi hài lòng về chính quyền tự trị trong nội địa. Các cuộc đánh nhau lại tái diển trong vùng.



Năm 1962, tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, kết quảTrung Quốc chiếm khu vực Ladakh có diện tích 36.246 km2. Cũng tại vùng nầy, giữa năm 1965 và 1971 Ấn Độ và Pakistan cũng nhiều lần đánh nhau. Sau khi Ấn Độ đặt nó trực thuộc chính quyền trung ương, cư dân nỗi dậy đòi độc lập, và giao tranh giữa quân đội Ấn Độ và lực lượng đòi ly khai kéo dài suốt trong thập niên 1990. Những trận đánh phát triển liên quan đến hai chính quyền Pakistan và Ấn Độ, trong đó Ấn Độ bị cáo buộc là đã trợ giúp những người Hồi giáo ly khai. Nhiều trận đánh ác liệt xảy ra trong hai tháng 5 và 6/1999. Đầu năm 2002, Pakistan và Ấn Độ, như sẵn sàng nghinh chiến với hơn 1 triệu quân của hai bên tại ranh giới Kashmir. Căng thẳng leo thang vào tháng 5, khi các tay súng Hồi giáo giết chết 34 người gồm đàn bà, và trẻ em căn cứ quân sự gần Jammu.



Pakistan còn tiến hành thử nghiệm tên lửa hạt nhân vào ngày 25-28/5. Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian hoà giải vào tháng 6/2002 và khủng hoảng trở nên giảm dần. Một thỏa ước ngưng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan cho đường phân ranh định rõ có hiệu lực từ ngày 25/11/2003, nhưng các trận đánh vẫn tiếp tục giữa quân đội Ấn Độ và dân quân Hồi giáo. Có khoảng từ 40.000 đến 80.000 thiệt mạng kể từ năm 1989. Ngày 8/10/2005, một trận động đất với cường độ mạnh giết chết 80.000 người, và trên 3 triệu người tiêu tan nhà cửa tại vùng Kashmir thuộc phần đất Pakistan và phía bắc Pakistan



3. Một nơi khác, nguyên là 5 thuộc địa của Pháp từ 1952-1954, bằng các sự chuyển giao hoà bình cho Ấn Độ. Đó là 4 thuộc địa Pondicherry, Karikal, Mahe, Yanaon. Bốn thuộc địa nầy trở thành vùng hợp nhất Pondicherry có diện tích 491km2, và 973.829 cư dân (thống kê năm 2001). Còn thuộc địa Chandernagor được sáp nhập vào tiểu bang West Bengal.



B. Ấn Độ ngày nay.



Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ấn Độ được Quốc hội Lập hiến thông qua ngày 26/11/1949, có hiệu lực thi hành ngày 26/1/1950. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh 93 lần. Hiến pháp chỉ rõ Ấn Độ là một nước Cộng hòa thống nhất gồm 28 tiểu bang và 7 vùng lảnh thổ. Mỗi tiểu bang được quản lý bởi một Thống đốc do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Còn 7 vùng lảnh thổ thì Tổng thống trực tiếp quản lý thông qua một Phó thống đốc  hoặc một nhà quản lý do Tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống có quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội thông qua. Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên của chính phủ phải là thành viên của Quốc hội. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 545 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 250 nghị sỉ, là một cơ quan thường trực không bị giải tán, được bầu lên từ các thành viên của Hạ viện tiểu bang, cứ mỗi 2 năm thì 1/3 nghị sỉ phải được thay thế.    



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.173.108.000, dưới 15 tuổi 30,1%, trên 65 tuổi 5,3%. Mật độ dân cư: 394,6 người/km2. Thành phố: 29,7%. Sắc tộc: Indo-Aryan 72%, Dravidian 25%. Ngôn ngữ: Hindi, English, Bengali, Telugu, Marathi, Tamil, Urdu, Gujarati, Malayalam, Kannada, Oriya, Punjabi, Assamese, Kashmiri, Sindhi, và Sanskrit (tất cả đều ngôn ngữ chính). Hindustani (một dạng pha trộn Hindi và Urdu tiếng nói ở phía bắc là phổ biến nhưng không chính thức). Tôn giáo: Hindu 81%, Hồi giáo 13%, Thiên chúa giáo 2%, Sikh 2%. Đất đai: Tổng diện tích: 3.287.263 km2. Diện tích đất: 2.973.193 km2. Địa điểm: chiếm hầu hết tiểu lục Ấn Độ ở Nam Á. Quốc gia láng giềng: Pakistan phía tây. Trung Quốc, Nepal, và Bhutan phía bắc. Miến Điện, và Bangladesh phía đông. Địa thế: Dãy núi Himalaya cao nhất thế giới chạy dài băng quan biên giới Bắc Ấn. Thấp hơn là đồng bằng Ganges rộng, đất phì nhiêu là một vùng có mực độ cư dân đông đúc nhất Thế giới. Một vùng thấp khác là bán đảo Deccan gần một phần tư phủ kín bởi rừng cây. Thời tiết khác nhau từ cái nóng nhiệt đới ở phía nam tới cái lạnh gần giống Bắc cực ở phía bắc. Sa mạc RaJasthan nằm phía tây bắc, vùng đồi núi Assam phía đông bắc có lượng mưa 400 inch hằng năm. Thủ đô: New Delhi. Thành phố đông dân: Bombay 19.695.000, Calcutta 15.294.000, Madras 7.416.000, Bangalore 7.079.000, Hyderabad 6.627.000, Ahmadabad 5.606.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hoà liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Pratibha Patil, sinh 19/12/1934, nhậm chức 25/7/2007. Thủ tướng chính phủ: Manmohan Singh, sinh 26/9/1932, nhậm chức 22/5/2004 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phương: 28 tiểu bang, 6 vùng hợp nhất tự trị, 1 vùng thủ đô quốc gia. Ngân sách quốc phòng: 35,8 tỷ USD. Quân đội chính quy: 1.325.000. Kinh tế: Công nghiệp: dệt vải, hóa chất, chế biến thực phẩm, luyện kim, trang thiết bị vận tải, y dược, ciment, khai thác mỏ, máy móc, phần mềm vi tính. Nông sản: gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, đường, gia vị, trà, hạt điều, sợi bông, khoai tây, sợi đay, các loại hạt có dầu. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, quặng nhôm, kim loại màu, nguyên tố thép không gỉ, nguyên tố mica, đá vôi, kim cương, nguyên tố mangan, dầu lửa, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu: 5,6 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 49%. Chăn nuôi: trâu bò 177,8 triệu, gà 505 triệu, dê 125,5 triệu, heo 14 triệu, cừu 64,3 triệu. Đánh cá: 6,9 triệu tấn. Cung cấp điện: 787,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 52%, đóng góp 24%; công nghiệp 14%, đóng góp 28%; dịch vụ 34%, đóng góp 48%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee  (tháng 9/2010: 46,2 =1USD). Tổng sản lượng nội địa: 3.600 tỷ. Bình quân đầu người: 3.100. Tăng trưởng: 7,4%. Nhập khẩu: 268,4 tỷ. Bạn hàng: Trung quốc 8,5%, Hoa Kỳ 5,9%, Đức 4,5%, Singapore 4,5%. Xuất khẩu: 164,3 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ: 17,4%, United Arab Emirates 8,5%, Trung Quốc 7,9%, Anh quốc 4,4%. Du lịch: 11,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 214,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 169,1 tỷ. Dự trữ vàng: 17,9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 117,2. Giá cả tiêu thụ: tăng 10,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 63.207 km. Bằng xe hơi: 8,6 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 10,9 triệu chiếc. Bằng máy bay: bay 38,9 tỷ km, sân bay 250. Hải cảng: 5- Calcutta, Bombay, Channai, Vishakhapatnam và Kandia. Truyền thông: Máy truyền hình: 75/1000 cư dân. Radio: 120/1000. Điện thoại: 3,1/100. Internet: 5,1/100 người sủ dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 65,5, nữ 67,6. Sinh xuất: 21,3/1000 cư dân. Tử xuất: 7,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 49,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 62,8%, trung học 49%, đại học 7%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới ( IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).








A. Tiến trình phát triển.                      



Nepal buổi đầu là Công quốc của các bộ tộc nhỏ, một trong số họ là Gurkhas trở thành nhà cai trị khoảng năm 1769. Năm 1951, Tribhubana Bir Bikram, thuộc gia đình Shah liên minh với người tự do Nepal, lật đổ và giam gĩư nhà vua Ranas. Bikram thành lập hệ thống chính quyền nội các, theo chế độ Quân chủ lập hiến năm 1959. Do có sự mâu thuẩn giữa nhà vua và chính phủ, nên Hiến pháp được tu chính trong năm 1962 và 1990, từ đây một Nội các sẽ có nhiều quyền hành trong khi ngôi Vua chỉ là nghi thức. Các đảng phái chính trị cũng được hợp pháp hoá từ năm nầy. Nepal cô lập với thế giới bên ngoài hàng nhiều thế kỷ trước. Ngày nay, Nepal có đường bộ và đường hàng không đến Ấn Độ, Pakistan, nhưng đến Tibet chỉ bằng đường bộ. Chế độ đa thê, kết hôn với trẻ em và hệ thống đẳng cấp chính thức xoá bỏ từ năm 1963.



Cuộc bầu cử ngày 5/11/1994, phe cánh tả thắng thế, thành lập chính quyền Cộng sản đầu tiên ở Nepal, nhưng chỉ nắm quyền cho đến cuộc bầu cử ngày 10/9/1995. Chín thành viên của gia đình Hoàng gia Nepal gồm cả vua Birendra và Hoàng hậu Aishwarya bị giết trong cuộc tàn sát vào đêm 1/6/2001. Cuộc điều tra chính thức buộc tội thành viên thứ 10 của gia đình Hoàng gia thực hiện cuộc tàn sát ấy là Hoàng thân Dipendra. Theo phúc trình thì ông ta tự sát 3 ngày sau khi thực hiện cuộc tàn sát. Sau đó em trai nhà vua là Birendra là Gyanendra được tấn phong làm vua. Các cuộc nổi dậy của người theo chủ nghĩa Mao tấn công vào quân đội và cảnh sát, họ tự nhận là đã giết hơn 4.000 viên chức chính phủ từ năm 1996 đến nay. Sau thỏa ước ngưng bắn 7 năm bị gảy đổ, tháng 8/2003 các cuộc bạo loạn lại tiếp tục.



Tháng 8/2004, nhóm tín đồ Hồi giáo cấp tiến đã bắt cóc và giết chết 12 công nhân xây dựng người Nepal đang trên đường từ Jordan đến nơi làm việc ỏ Iraq. Ngày 1/2/2005, có nhiều cuộc biểu tình đòi dân chủ, trong đó có 12 người bị cảnh sát bắn chết, vua Gyanendra ra lệnh giải tán chính phủ, đình chỉ hoạt động của Quốc hội, tuyên bố tình trạng khẩn trương, và cai trị quốc gia bằng sắc lệnh. Ngày 24/4/2006, vua Gyanendra đồng ý để Quốc hội tái nhóm. Mâu thuẩn giữa nhà Vua và Quốc hội vẫn căng thẳng. Cuối cùng thì chính phủ mới cũng được thành lập cầm đầu bởi Thủ tướng Girija Prasad Koirala. Ngày 21/11/2006, một thỏa ước ngưng bắn đạt được giữa chính phủ và phiến quân Maoist, chấm dứt hơn một thập kỷ nội chiến làm 13.000 người thiệt mạng.



Tháng 12/2006, Quốc hội thông qua Hiến ước truất quyền nguyên thủ quốc gia của vua Gyanendra, chỉ định Thủ tướng Koirala làm Quyền nguyên thủ quốc gia. Ngày 15/1/2007, một số thành viên phiến quân Maoist tham gia Quốc hội lâm thời, và ngày 1/4 tham gia Hội đồng nội các. Nhà Vua bị tước hết quyền hành và ngày 28/5/2008, khi Quốc hội tuyên bố Nepal là một nước Cộng hòa, cũng đồng thời ra lệnh cho Quốc vương Gyanendra phải rời khỏi hoàng cung trong vòng 15 ngày. Tối ngày 11/6, trước khi rời khỏi cung điện, Cựu hoàng có tuyên bố “tôn trọng ý nguyện của người dân, và sẽ không rời khõi quốc gia”. Ông cũng bác bỏ cáo giác có nhiều tài sản ở hải ngoại. Bằng thủ thuật vận động chính trị ngày 18/8/2008, lảnh tụ phiến quân Maoist, Pushpa K. Dahal, người được quần chúng ngưởng mộ trở thành Thủ tướng.



Ngày 3/5/2009, Pushpa K. Dahal cách chức Tổng tư lệnh quân đội, người từ chối thâu nhận 19.000 phiến quân Maoist vào quân đội Nepal. Ngày 4/5, tổng thống Ram Baran Yadav hủy bỏ lệnh trên thì Pushpa từ chức. Ngày 25/5, Lảnh tụ đảng Cộng sản lâu năm là Madhav Kuma Nepal được bổnhiệm làm Thủ tướng. Mâu thuẩn chính trị giữa đảng Cộng sản và các đảng phái khác làm dự thảo Hiến pháp không được thông qua như dự liệu. Ngày 30/6/2010, Madhav Kuma Nepal tuyên bố từ chức, và Quốc hội lại thất bại trong nổ lực chọn người thay thế.



B. Nepal ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Quân chủ Lập hiến năm 1959, tu chỉnh năm 1962, và 1990, được thay thế bởi Hiến ước tạm thời do Quốc hội thông qua tháng 12/2006, theo đó vua Gyanendra không còn là nguyên thủ quốc gia nữa. Ngày 23/12/2007, chính quyền Lâm thời tuyên bố Nepal là một nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang và bải bỏ chế độ Quân chủ. Tuyên bố nầy được Quốc hội thông qua 5 ngày sau đó. Sự thay đổi nầy được thể hiện trong cuộc bầu cử 601 đại biểu Quốc hội Lập hiến ngày 10/4/2008, trong đó 240 ghế dành cho Quốc hội đương nhiệm, 335 ghế do dân bầu trực tiếp trong các khu vực bầu cử, và 26 ghế dành cho Chính quyền Lâm thời đương nhiệm, với trách nhiệm soạn thảo một Hiến pháp mới cho Nepal.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 28.951.000, dưới 15 tuổi 356,5%, trên 65 tuổi 4,3%. Mật độ dân cư: 202 người/km2. Thành phố: 18,1%. Sắc tộc: Newar, Indian, Gurung, Magar, Tamang, Rai, Limbu, Sherpa, Tharu. Ngôn ngữ: Nepali (chính), 12 ngôn ngữ, và khoảng 30 phương ngữ địa phương. Tôn giáo:  Hindu 81%, Phật giáo 11%, Hồi giáo 4%. Đất đai: Tổng diện tích: 147.181 km2. Diện tích đất: 143.351 km2. Địa điểm: bên cạnh chân núi  Himalaya. Quốc gia láng giềng: Trung Quốc phía bắc. Ấn Độ phía nam. Địa thế: Dảy núi Himalaya trải dài băng qua phía bắc, có đồi nhiều bình nguyên đất đai phì nhiêu mở rộng xuyên suốt miền trung với đồi thấp, vùng biên phía nam bằng phẳng với thảo nguyên Ganges bán nhiệt đới. Thủ đô: Kathmandu. Thành phố đông dân: Kathmandu 990.000.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ram Baran Yadav, sinh 4/2/1948, nhậm chức 23/7/2008. Thủ tướng chính phủ: Madhav Kumar Nepal, sinh 6/3/1953, nhậm chức 25/5/2009. Chính quyền địa phương: 5 vùng lớn chia thành 14 khu hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 209 triệu USD. Quân đội chính quy: 95.753. Kinh tế: Công nghiệp: du lịch, dệt thảm, may mặc, chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, bắp, lúa mì, mía đường. Tài nguyên: tinh thể thạch anh, nước ngọt, gỗ, thủy điện, than nâu, đồng cobalt, quặng sắt. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 16%. Chăn nuôi: trâu bò 7 triệu, gà 23,9 triệu, dê 7,8 triệu, heo 1 triệu, cừu 813.621. Đánh cá: 45.425 tấn. Cung cấp điện: 2,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 76%, đóng góp 40%; công nghiệp 6%, đóng góp 20%; dịch vụ 18%, đóng góp 40%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee  (tháng 9/2010: 74,0 =1USD). Tổng sản lượng nội địa: 33,7 tỷ. Bình quân đầu người: 1.200. Tăng truỏng: 4,7%. Nhập khẩu: 3.6 tỷ. Bạn hàng: Ấn Độ 49%, Trung Quốc 12,4%, United Arab Emirates 11,7%, Saudi Arabia 5,2%, Kuwait 4,4. Xuất khẩu: 907 triệu. Bạn hàng: Ấn Độ 59,3%, Hoa kỳ 14%, Đức 5,9%. Du lịch: 336 triệu. Ngân sách quốc gia: 3,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 2,7. Giá cả tiêu thụ: tăng 11,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 59,5 km. Bằng xe hơi: 63.500 lượt xe, xe hơi cá nhân 72.700. Bằng máy bay: bay 815 triệu km, sân bay 10. Truyền thông: Máy truyền hình: 6/1000 cư dân. Radio: 38/1000. Điện thoại: 2,8/100. Internet: 2,1/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 64,6, nữ 67,1. Sinh xuất: 22,4/1000 cư dân. Tử xuất: 6,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 46/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-9, biết đọc biết viết 57,9%, trung học 48%, đại học 3%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO) và Thương mại Thế giới (WTrO).








A. Tiến trình phát triển.



Bhutan dưới quyền cai trị của Tibetan trong thế kỷ 16. Anh Quốc tăng dần ảnh hưởng trong thế kỷ 19. Lập thành vương quốc Phật giáo năm 1907. Theo Hiệp ước năm 1910, Anh Quốc trách nhiệm đối ngoại và quốc phòng, Chính quyền tự trị bản địa lo việc nội chính. Năm 1949, Bhutan trở thành quốc gia độc lập, nhưng Ấn Độ lại thay thế Anh Quốc về đối ngoại và quốc phòng, có vài sữa đổi bổ sung trong Hiệp ước. Bhutan bị cô lập với bên ngoài trong một thời gian dài. Kể từ thập niên 1990, hơn 10.000 người nói tiếng Nepal theo đạo Hindus nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất khỏi Bhutan. Hiện vẫn còn trên 100.000 người Bhutan ở trong trại tỵ nạn do Cao ủy Liên Hiệp Quốc thành lập phía Đông Nepal từ trên 15 năm nay. Sau 34 năm cai trị Bhutan, ngày 14/12/2006, vua Jigme Singye Wangchuck từ chức, nhường ngôi cho con trai.



Tháng 12/2007, bầu cử Hạ viện, và tháng 3/2008 bầu cử Thượng viện. Đây là lần đầu tiên người dân Bhutan được bầu cử Quốc hội và chính quyền dân chủ. Có 2 đảng chính trị chính ở Bhutan. Hiến pháp được ban hành tháng 7/2008.



B. Bhutan ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp được Quốc hội thông qua và nhà Vua ban hành tháng 7/2008. Theo đó, Bhutan là một quốc gia theo chế độ Quân chủ lập hiến, có Quốc hội lưởng viện: Hạ viện có 47 đại biểu do dân bầu trực tiếp tại các khu vực bầu cử. Thượng viện có 25 nghị sỉ, trong đó 20 được bầu và 5 do nhà vua bổ nhiệm. Ngày 14/12/2006, Jigme Kesar Namgyel Wangchuck kế thừa vua cha đề ra kế hoạch cải cách bầu cử dân chủ, chính phủ trách nhiệm quản lý xã hội, nhà Vua chỉ mang tính nghi thức không còn quyền hành. Dù vậy, lảnh tụ đảng chính trị phải cam kết trung thành với nền Quân chủ. Và nhà vua vẫn là trung tâm sinh hoạt chính trị của Bhutan. 



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 699.000, dưới 15 tuổi 29,5%, trên 65 tuổi 5,6%. Mật độ dân cư: 18,2 người/km2. Thành phố: 33,9%. Sắc tộc: Bhote 50%, Nepalese 35%, du mục bản địa 15%. Ngôn ngữ: Dzongkha (chính), Tibetan, phương ngữ Nepalese. Tôn giáo: Phật giáo Lamaistic 75%, Hindu: 25%. Đất đai: Tổng diện tích: 38.394 km2. Diện tích đất: 38.394km2. Địa điểm: Vùng Nam Á, phía đông dảy núi Himalaya. Quốc gia láng giềng: Ấn Độ phía tây và nam. Trung Quốc phía bắc. Địa thế: Núi rất cao ở phía bắc, bình nguyên màu mỡ trung tâm và rừng rậm ở thảo nguyên Duar phía nam. Thủ đô: Thimphu với 89.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Jigme Khesar Namgyal Wangchuk, sinh 21/2/1980, nhậm chức 14/12/2006. Thủ tướng chính phủ: Jigmi Thinley, sinh 9/9/1952, nhậm chức 9/4/2008. Chính quyền địa phương: 18 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 19 triệu. Quân đội chính quy: không có số liệu. Kinh tế: Công nghiệp: xi măng, sản phẩm gỗ, chế biến thực phẩm, thức uống, rượu, hợp chất carbon và kim loại. Nông sản: gạo, bắp, dậu phộng, hạt ngũ cốc khác, cam, chanh. Tài nguyên: gổ, thủy điện, nguyên tố thạch anh, hợp chất carbon và kim loại trắng nhẹ. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 385.000, gà 230.000, dê 30.000, heo 35.000, cừu 18.000. Đánh cá: 300 tấn. Cung cấp điện: 4,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 63%, đóng góp 45%; công nghiệp 6%, đóng góp 10%; dịch vụ 31%, đóng góp 45%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Ngultrum (tháng 9/2010: 46,3=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 3,3 tỷ. Bình quân đầu người: 4.700. Tăng trưởng: 5,7%. Nhập khẩu: 533 triệu. Bạn hàng: Ấn Độ 62,8%, Nhật Bản 9,1%, Đức 3,7%. Xuất khẩu: 513 triệu. Bạn hàng: Ấn Độ 69%, Nhật Bản 9,1%, Đức 3,7%. Du lịch: 39 triệu. Ngân sách quốc gia: 588 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 496 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 0,2 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 69 triệu km, sân bay 01. Truyền thông: Máy truyền hình 6/1000 cư dân. Radio 19/1000. Điện thoại: 3,8/100. Internet: 7,2/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 65,9, nữ 67,6. Sinh xuất: 19,6/1000 cư dân. Tử xuất: 7,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 46,9/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 52,8%, trung học 10%, đại học không có số liệu.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO).








A. Tiến trình phát triển.                 



Quân xâm lược Hồi giáo xâm chiếm khu vực của người Ấn Độ từ thế kỷ thứ 12. Sau đó người Anh cai trị từ thế kỷ 18. Năm 1947, khi Pakistan trở thành quốc gia độc lập, lảnh thổ của nó bao gồm những nơi có cư dân theo đạo Hồi ở phần phía Tây và phía Đông Ấn Độ. Chính quyền trung ương Pakistan đặt thủ đô ở phía Tây. Năm 1971, tổ chức Liên đoàn Awmi có cứ sở ở phía Đông chiến thắng trong cuộc bầu cử chiếm đa số ghế ở Quốc hội. Chính phủ Pakistan đình hoãn cuộc họp Quốc hội, thế là bạo loạn nổ ra tại phần phía Đông gọi là Bengal nầy. Ngày 25/4, từ phía Tây, Pakistan đưa quân đến trấn dẹp bạo loạn. Ngày hôm sau 26/4, Bengal tuyên bố độc lập, lấy tên là Bangladesh tách khỏi chính quyền trung ương Pakistan phía Tây. Nội chiến Pakistan-Bangladesh làm 1 triệu người chết, và 10 triệu người chạy sang Ấn Độ.



Ngày 3/12/1971, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan bùng nổ. Ngày 16/12 quân đội Pakistan đầu hàng ở mặt trận phía Đông. MuJibur Rahman được người ta biết tới nhưlà một thủ lĩnh Hồi giáo trở thành Thủ tướng Bangladesh. Ông ta bị giết trong cuộc đảo chánh ngày 15/8/1975. Từ thập niên 1970, Bangladesh đi vào quỹ đạo của Ấn Độ và Liên bang Xô viết như một hành động đáp trả việc Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền Pakistan. Nhiều ngành công nghiệp chính của nền kinh tế quốc gia bị quốc hữu hoá. Ngày 30/5/1981, Tổng thống Ziaur Rahman bị giết trong một cuộc đảo chánh không thành công của quân đội. Phó tổng thống Abdus Sattar kế thừa chức vụ tổng thống, nhưng bị truất quyền trong một cuộc đảo chánh khác do tướng H.M.Ershad, Tổng Tham mưu trưởng thực hiện tháng 3/1982.



Năm 1988, Ershad tuyên bố Bangladesh là một nước Cộng hoà Hồi giáo, nhưng hệ thống chính quyền - Quốc hội đến năm 1991 mới được chấp nhận. Bangladesh là một quốc gia chịu nhiều sự tàn phá bởi bảo táp, lụt lội hàng năm làm cho hàng ngàn người chết. Cơn lốc tháng 4/1991 giết chết trên 131.000 người và gây thiệt hại vật chất trên 2.700 triệu USD. Sự thiếu đói kinh niên trong những vùng đông dân cư trở nên tồi tệ hơn, khi các mặt hàng sợi đay giảm sút nghiêm trọng trên thị trường thế giới. Sự ô nhiễm về môi trường tự nhiên và nguồn nước tiêu dùng, bởi chất độc thải ra từ các nhà máy tạo thành những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ trên một diện rộng. Sự rối loạn trong chính trị dẫn đến việc từ chức của thủ tướng Khaleda Zia ngày 30/3/1996.



Quá phụ của nguyên tổng thống bị giết Ziaur Rahman, và cũng là con gái của thủ lĩnh Hồi giáo MuJibur, Hasina Wazed nắm quyền lãnh đạo quốc gia sau cuộc bầu cử ngày 12/6/1996. Tháng 12, Bangladesh và Ấn Độ ký hiệp ước giải quyết vụ tranh chấp kéo dài về việc sử dụng nguồn nước sông Ganges. Tháng 5/1997, một cơn lốc ập vào Banglađesh làm cho 800.000 người tiêu tan nhà cửa. Các trận lụt trong tháng 7 và tháng 8/1998, tràn ngập gần như toàn bộ đất nước giết chết trên 1.400 người. Nhiều ngàn người nhiễm bệnh và có ít nhất 30 triệu người điêu đứng khốn khổ. Một chính quyền chuyển tiếp được xác định vào tháng 7/2001 cho đến cuộc bầu cử toàn quốc. Khaleda Zia quay trở lại nắm quyền sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/10/2001.



Trận lụt trong tháng7-8/2004, giết chết trên 950 người và thiệt hại tài sản lên tới 7 tỷ mỷ kim. Sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo loạn khắp nơi, ngày 11/1/2007 chính phủ ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc, và ra lệnh hoãn ngày bầu cử. Chính quyền lâm thời được quân đội hậu thuẩn nộp đơn kiện hai cựu thủ tướng Khaleda Zia, và Sheikh Hasina về tội hình sự, buộc hai người nầy phải lưu vong, nhưng không thành công. Trận lụt gió mùa từ tháng 7-9 làm 840 người chết. Cơn lốc Sidr ngày 15/11 tràn qua Bangladesh tàn phá trên 1.500 ngôi nhà, ảnh hưởng lên 8,9 triệu người, và giết chết 3.400 người. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 29/12/2008, Liên đoàn Awami giành thắng lợi, và ngày 6/1/2009, Sheikh Hasina tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, chấm dứt 2 năm cai trị bằng tình trạng khẩn trương.



Cuộc nỗi loạn ngày 25-26/2/2009 tại Bộ tư lệnh Lục quân Bangladesh ở Dhaka, đã bị đàn áp thẳng tay để lại 74 người chết.  Ngày 3/6/2010, một vụ đàn áp khốc liệt khác là bắn thẳng vào đám đông người biểu tình khu vực Dhaka  giết chết ít nhất 117 người.



B.  Bangladesh ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp có hiệu lực thi hành ngày 16/12/1972 chỉ rõ Bangladesh là một nước Cộng hòa thống nhất theo chế độ Tổng thống, và một Quốc hội dân chủ. Tổng thống được bầu bởi Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm. Tu chính Hiến pháp đưa ra “trưng cầu dan ý” tháng 8/1991 được cử tri chấp nhận, theo đó thì chế độ Tổng thống bị bải bỏ và được thay thế bằng chế độ Quốc hội. Chế độ Quốc hội tỏ ra kém hiệu quả, một tu chính Hiến pháp khác trong năm 1996, tái lập chính quyền Tổng thống, có một Hội đồng nội các giúp sức. Tổng thống bổ nhiệm các Bộ trưởng. Tu chính Hiến pháp tháng 5/2004 chỉ rõ Quốc hội Bangladesh chỉ có một viện là Hạ viện gồm 345 đại biểu, trong đó 300 ghế được bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, và 45 ghế dành riêng cho phụ nử với nhiệm kỳ 5 năm.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 156.118.000, dưới 15 tuổi 34,1%, trên 65 tuổi 4,1%. Mật độ dân cư: 1.199,4 người/km2. Thành phố: 27,6%. Sắc tộc: Bengali 98%, Bihari, Tribal. Ngôn ngữ:  Bangla (chính), English. Tôn giáo:  Hồi giáo 83%, Hindi 16%. Đất đai: Tổng diện tích: 143.998 km2. Diện tích đất: 130.168. Địa điểm: ở Nam Á trên khúc cong vịnh Bengal. Quốc gia láng giềng: Ấn Độ bao quanh phía tây, bắc, và đông. Miến điện phía đông, và nam. Địa thế: Hầu hết quốc gia bằng phẳng thấp, cắt ngang bởi hai con sông Ganges và Brahmaputra cùng với châu thổ của nó. Đất có nhiều phu sa, và đầm lầy dọc bờ biển với các ngọn đồi tại phía đầu cực đông nam và đông bắc. Vùng khí hậu nhiệt đới có gió mùa thổi qua thường xuyên là một trong những nơi có lượng mưa nhiều nhất thế giới. Thủ đô: Dhaka. Thành phố đông dân: Dhaka 14.251.000, Chittagong 4.816.000, Khulna 1.636.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Tổng thống đại nghị. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Zillur Rahman, sinh 9/3/1939, nhậm chức 12/2/2009. Thủ tướng chính phủ: Sheikh Hasina Wazed, sinh 28/9/1947, nhậm chức 6/1/2009. Chính quyền địa phương: 6 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 1,2 tỷ. Quân đội chính quy: 157.053. Kinh tế: Công nghiệp: dệt vải, sợi đay, may mặc, chế biến thực phẩm, đường, trà, chà là, in ấn, xi măng, phân hóa học, máy điện. Nông sản: gạo, trà,chà là lúa mì, mía đường, khoai tây, cà chua. Tài nguyên: khí thiên nhiên, gổ, than đá. Dự trữ nhiên liệu: 28 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 55%. Chăn nuôi: trâu bò 25,3 triệu, gà 142 triệu, dê 52,5 triệu, cừu 1,6 triệu. Đánh cá: 2,3 triệu  tấn. Cung cấp điện: 22,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 45%, đóng góp 22%; công nghiệp 30%, đóng góp 26%; dịch vụ 25%, đóng góp 52%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Taka (tháng 9/2010: 69,3 =1USD). Tổng sản lượng nội địa: 241,1 tỷ. Bình quân đầu người: 1.500. Tăng trưởng: 5,6%. Nhập khẩu: 20,2 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 18%, Ấn Độ 12,7%, Kuwait 8%, Singapore 5,6%, Hồng kông 4,2%. Xuất khẩu: 15,9 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 25,2%, Đức 12,7%, Anh 9,9%, Pháp 5%. Du lịch: 74 triệu. Ngân sách quốc gia: 16,3 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 6,5 tỷ. Dự trữ vàng: 112.779 ozt. Nợ nước ngoài: 20,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 5,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.767 km. Bằng xe hơi: 65.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 145.900. Bằng máy bay: bay 4,9 tỷ km, sân bay 15. Hải cảng: 2- Chittagong, Mongla Port. Truyền thông: Máy truyền hình: 7/1000 cư dân. Radio: 50/1000. Điện thoại: 0,9/100. Internet: 0,4/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 67,6, nữ 71,3. Sinh xuất: 23,4/1000 cư dân. Tử xuất: 5,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,7 %. Chết trước tuổi trưởng thành: 52,5/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-10, biết đọc biết viết 55%, trung học 47%, đại học 5%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giơí (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh. (Commonwealth)





6. SRI LANKA - DEMOCRATIC  SOCIALIST  REPUBLIC  OF  SRI LANKA.



A. Tiến trình phát triển.



Quần đảo đựơc người ta biết đến từ thời Cổ đại là Taprobane (người Hy Lạp gọi là màu đồng), và sau đó là Serdendip (từ Arabic). Người xâm lược Bắc Ấn chinh phục bộ tộc Veddahs bản địa khoảng 543 Trước công nguyên (TCN), cho đến khi con cháu của họ người Sinhalese theo Phật giáo lập thành đa số cư dân trên đảo. Con cháu của người Tamil Hindu định cư trên đảo khoảng 1/5 dân số. Năm 1505, người Bồ Đào Nha (Portugal) chiếm nhiều phần của đảo quốc, và sau đó là người Hòa Lan vào đảo năm 1658. Người Anh xâm chiếm toàn bộ đảo quốc từ tay Bồ Đào Nha và Hòa Lan năm 1796. Năm 1948, trở thành quốc gia độc lập mang tên Ceylon, và là thành viên của Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth). Ngày 25/9/1959 Thủ tướng W.R.D Bandaranaike bị ám sát.



Vợ ông ta, bà quả phụ Sirimavo Bandaranaike trở thành Thủ tướng trong các năm 1960-65, 1970-77, và 1994-2000. Năm 1971, Sri Lanka trải qua một thời kỳ khó khăn về kinh tế và các hoạt động khủng bố do tổ hợp những người cánh tả thực hiện khắp nơi. Hàng ngàn người trong bọn họ bị xử tử hình. Ngày 22/5/1972, tên nước Ceylon đổi thành Cọng hòa Sri Lanka. Một cuộc cải cách ruộng đất rộng lớn giữa những năm 1970, nhiều đồn điền do người nước ngoài làm chủ bị quốc hữu hóa có bồi thường. Quyền hạn của tổng thống được tăng thêm vào năm 1978 nhằm ổn định xã hội. Căng thẳng sắc tộc giữa những người Sinhaleses và Tamil ly khai nổ ra dẫn nội chiến đầu thập niên 1980, làm hơn 65.000 người chết. Cuộc nội chiến vẫn còn tiếp diễn cho đến hai thập niên tiếp đó.



Người ta còn ghi nhận 20.000 người đa số là người Tamil trẻ "không còn tìm thấy", sau khi họ bị đưa vào trại giam bởi đội bảo vệ an ninh chính quyền. Tổng thống Ranasinghe Premadasa bị ám sát ngày 1/5/1993, bởi một tên bạo loạn Tamil. Sau cuộc bầu cử Tổng thống ngày 16/8/1994, bà Thủ tướng Chandrika Bandaranaike Kumaratunga trở thành Tổng thống. Ngày 9/11, với tư cách Tổng thống, Kumaratunga chỉ định mẹ mình là bà Bandaranaike làm Thủ tướng một lần nữa (1994-2000). Kumaratunga bị thương trong vụ ôm bom tự sát tấn công khi bà ta đang vận động bầu cử ngày 18/12/1999, và ba ngày sau đó bà đắc cử Tổng thống lần thứ hai nhiệm kỳ 6 năm. Vì lý do sức khỏe, bà Bandaranaike từ chức thủ tướng ngày 10/8 và chết ngày 10/10/2000.



Ngày 10/7/2001, đối diện với viễn cảnh không thuận lợi, Tổng thống Kumaratunga giải tán Quốc hội. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 5/12, chiến thắng thuộc về đảng Quốc gia thống nhất do Ranil Wrickremesinghe lãnh đạo. Thỏa hiệp ngưng bắn được ký ngày 22/2/2002, chấm dứt nội chiến đã kéo dài từ 18 năm qua. Trận lụt gío mùa Nam Á tháng/2003, giết chết ít nhất 265 người ở miền Nam và Tây nam Sri Lanka. Ngày 4/11/2003, do bất đồng với Wrickremesinghe trong phương cách thương thảo với phiến quân Tamil, Kumaratunga lại giải tán Quốc hội. Trong cuộc bầu cử ngày 2/4/2004, Liên minh Tự do nhân dân của bà Kumaratunga chiếm đa số ghế tại Quốc hội thành lập chính phủ liên hiệp. Bạo loạn lại nổi lên và vụ ôm bom tự sát trong tháng 7/2004, tại thủ đô Colombo đe dọa cuộc thương thảo đang khởi sự.



Ngày 26/12, cùng với các nước ở Nam Á trận sóng thần đã giết chết 31.000 người ở Sri Lanka, 4.100 người mất tích, và 519.000 người tiêu tan nhà cửa. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 17/11/2005, đương kim Thủ tướng Mahinda Rajapaksa của Liên đảng Tự do Nhân dân đắc cử với 50,3% phiếu bầu, nguyên Thủ tướng Ranil Wickremesinghe lảnh tụ đảng Thống nhất Quốc gia về nhì với 48,4%. Cử tri tham gia bầu cử 73,7%. Hàng loạt các cuộc tấn công của phiến quân Tamil Tiger đầu năm 2006, đẩy quốc gia gần kề với cuộc nội chiến. Tháng 8/2006, các trận đánh lớn giữa quân đội chính phủ và lực lượng nỗi dậy Hổ Tamil phía Đông bắc Sri Lanka. Tháng 2/2008, chính phủ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước ngưng bắn ký với phiến quân Tamil Tiger vào năm 2002. 



Ngày 20/1 và ngày 7/5/2009, quân chính phủ tung ra các trận đánh cuối cùng nhắm vào phiến quân Tamil Tiger làm cho 265.000 dân thường phải chạy khỏi nơi cư trú, và giết chết ít nhất 7.000 người khác. Và ngày 18-19/5, Vellupillai Prabhakaran, người cầm đầu phiến quân bị giết. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1/2010, Mahinda Rajapaksa tái đắc cử với 57% số phiếu bầu.



B. Sri Lanka ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp năm 1978 chỉ rõ Sri Lanka là một nước Cộng hòa Dân chủ Xã hội. Tổng thống nắm quyền Hành pháp do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 7 năm được tái bầu nhiệm kỳ thứ 2. Quốc hội gồm 225 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử. Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội là 6 năm. Thủ tướng chính phủ và các Bộ trưởng phải là thành viên của Quốc hội và được bổ nhiệm bởi Tổng thống.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 21.513.000, dưới 15 tuổi 23,6%, trên 65 tuổi 8,3%. Mật độ dân cư: 332,9 người/km2. Thành phố: 14,3%. Sắc tộc: Sinhalese 74%, Tamil 18%, Moor 7%. Ngôn ngữ: Sinhala, Tamil (chính cả hai), English. Tôn giáo: Phật giáo 69%, Hồi giáo 8%, Hindu 7%, Thiên chúa giáo 6%. Đất đai: Tổng diện tích: 65.610 km2. Diện tích đất: 64.630 km2. Địa điểm: Ngoài khơi Ấn Độ Dương phía đông nam bờ Ấn Độ. Quốc gia láng giềng: Ấn Độ phía tây bắc. Địa thế: Khu vực ven bờ và nữa phía bắc đất bằng phẳng, khu vực miền trung và nam là đồi núi. Thủ đô: Colombia 681.000 cư dân. Kotte (trụ sở Quốc hội) 123.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mahinda Rajapaksa, sinh 18/11/1945, nhậm chức 19/01/2005 (tái bầu năm 2010). Chính quyền địa phương: 9 tỉnh với 25 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 1,5 tỷ. Quân đội chính quy: 160.900. Kinh tế: Công nghiệp: chế biến cao su, trà, dừa, lọc dầu, ciment, hàng dệt, may mặc, và thuốc lá. Nông sản: hạt ngủ cốc, hạt có dầu, cao su, trà, dừa, gạo, đường. Tài nguyên: đá quý, chì, đá vôi, cát, phosphates, đát sét, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 14%. Chăn nuôi: trâu bò 1.2 triệu, gà 13,8 triệu, dê 388.600, heo 94.210, cừu 16.480. Đánh cá: 234.797 tấn . Cung cấp điện: 9,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 32,7%, đóng góp 20%; công nghiệp 26,3%, đóng góp 26%; dịch vụ 41%, đóng góp 54%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee (tháng 9/2010: 112,4=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 96,6 tỷ. Bình quân đầu người: 4.500. Tăng trưởng: 3,5%. Nhập khẩu: 9,7 tỷ. Bạn hàng: Ấn độ 19,2%, Trung Quốc 10,3%, Singapore 8,6%, Iran 5,6%, Malaysia 5%, Hồng Kông 4,1%. Xuất khẩu: 7 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 27,7%, Anh quốc 11,4%, Ấn Độ 9,4%, Bỉ 4,7%, Đức 4%. Du lịch: 342 triệu. Ngân sách quốc gia: 10,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,9 tỷ. Dự trữ vàng: 170.000ozt. Nợ nước ngoài: 10,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.488 km. Bằng xe hơi: 507.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 280.000. Bằng máy bay: bay 8,3 tỷ km. sân bay 14. Hải cảng: 3- Colombo, Trincomalee và Galle. Truyền thông: máy truyền hình: 102/1000 cư dân, Radio: 211/1000. Điện thoại: 17/100. Internet: 8,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73,2 nữ 77,5. Sinh xuất: 15,9/1000 cư dân. Tử xuất: 6,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 18,1/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-13, biết đọc biết viết 90,6%, trung học 71%, đại học 55.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).





7. MALDIVES - REPUBLIC  OF  MALDIVES.



A. Tiến trình phát triển.



Người nói tiếng Diveni đã sinh sống trên quần đảo Maldives từ năm 400 Trước công nguyên (TCN). Các thương buôn Trung Đông đến đây khoảng năm 1000 (SCN). Quần đảo trở thành một lảnh địa của vua Hồi năm 1153. Bồ Đào Nha chiếm đảo năm 1558, và bị trục xuất khỏi đảo năm 1573 bởi Muhammad Thakurufaanu Al-Azam. Giữa những năm 1600, Hòa Lan chiếm đảo nhưng vẫn để cho vua Hồi nắm quyền nội chính. Anh Quốc thay thế Hòa Lan từ 1887 cho đến khi tuyên bố độc lập ngày 26/7/1965. Vua Hồi tiếp tục cai trị, và quốc gia trở thành một nước Cộng hòa năm 1968. Tài nguyên thiên nhiên và du lịch đang phát triển. Tuy nhiên, Maldives vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Du lịch và đánh cá là hai ngành mủi nhọn của nền kinh tế.



Nước biển dâng cao đang là mối đe dọa quốc gia bởi vì có ít nhất 1.200 đảo nhỏ dan hô nằm dưới nước. Cơn sóng thần trên Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004, giết chết 82 người và hơn 21.000 người bị tiêu tan nhà cửa. Tổng thống Gayoom nắm quyền lực từ năm 1978, cai trị độc tài không có đảng phái chính trị hoạt động. Ngày 8/1/2008, Cơ quan chức năng đang điều tra các Tài khoản tích góp của Gayoom đã cắt xén từ công quỷ trong việc bán dầu lửa từ 15 năm qua. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 29/10/2008, Mohamed (Anni) Nasheed, nhà lãnh đạo, tù nhân chính trị ủng hộ dân chủ giành chiến thắng trước đương kim tổng thống Abdul Gayoom.



B. Maldives ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền:  Hiến pháp có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1998, theo đó Quốc hội  (Citizens’ Majlis) gồm 50 đại biểu trong đó 42 do dân bầu trực tiếp tại các khu vực bầu cử, và 8 được chỉ định bởi Tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Đảng phái chính trị không được phép hoạt động tại Maldives. Tháng 6/2005, bắt đầu chấp nhận đa đảng chính trị. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 18/8/2007, cử tri chấp nhận duy trì chế độ tổng thống với 62% ủng hộ, chỉ có 38% ủng hộ chế độ nghị viện. Tổng thống được bầu bởi Quốc hội.  



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 395.000, dưới 15 tuổi 21,9, trên 65 tuổi 4%. Mật độ dân cư: 1.327,7 người/km2. Thành phố: 38,9%. Sắc tộc: Dravidian, Sinhalese, Arab. Ngôn ngữ:   Divehi (phương ngữ Sinhala và chữ viết Arabic: chính), English. Tôn giáo: Hồi giáo (hầu hết Sunni). Đất đai: Tổng diện tích: 298 km2. Diện tích đất: 298 km2. Địa điểm: giữa Ấn Độ Dương, phía tây nam của Ấn Độ. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Ấn Độ phía bắc. Địa thế: 19 vành đai với 1.190 đảo san hô, 198 đảo có cư dân, các đảo khác không có người ở, chiếm 13 km2. Tất cả các đảo gần như bằng phẳng. Thủ đô: Male: 120.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Mohamed Nasheed, sinh 17/5/1967, nhậm chức 11/11/2008. Chính quyền địa phương: 19 vùng đảo và thủ đô Male. Ngân sách quốc phòng: 63 triệu. Quân đội chính quy: không có số liệu. Kinh tế: công nghiệp chế biến cá, du lịch, tàu biển, đóng tàu, chế biến dừa, may mặc. Nông sản: dừa, bắp, khoai ngọt. Tài nguyên: cá. Đất nông nghiệp: 13%. Đánh cá: 184.158 tấn. Cung cấp điện: 260 triệu Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 11%, đóng góp 20%; công nghiệp 23%, đóng góp 18%; dịch vụ 66%, đóng góp 62%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rufiyaa (tháng 9/2010: 12,8=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 1,7 tỷ. Bình quân đầu người: 4.300. Tăng trưởng: -3%. Nhập khẩu: 782 triệu. Bạn hàng: Singapore 23,3%, United Arab Emirates 15.8%, Ấn độ 11,1%, Malaysia 7,9%, Thái Lan 7%, Sri Lanka 5,7%. Xuất khẩu: 88 triệu. Bạn hàng: Thái Lan 32,1%, Anh 13,9%, Sri Lanka 11,6%, Nhật bản 10%, Pháp 6,7%, Algeria 6%. Du lịch: 664 triệu. Ngân sách quốc gia: 873 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 166,4 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 0,2 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 4,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: 4.200 lượt xe, xe hơi cá nhân 300. Bằng máy bay: bay 34,9 triệu km, sân bay 3. Hải cảng: 2- Male và Gan. Truyền thông: Máy truyền hình: 38/1000 cư dân. Radio: 129/1000. Điện thoại: 15,8/100. Internet: 28,4/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 72, nữ 76,5. Sinh xuất: 14,5/1000 cư dân. Tử xuất: 3,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 28,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-12, biết đọc biết viết 98,4%, trung hoc 56%, đại học không có số liệu.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).








11 quốc gia khu vực Đông Nam Á chiếm 4.494.504 km2 diện tích đất, và 609.287.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Indonesia chiếm 1.904.569 km2, và quốc gia nhỏ nhất là Singapore chỉ có 697 km2. Indonesia có trên 240 triệu cư dân, Philippines trên 90 triệu người, và nước có dân số thấp nhất là Brunei chỉ dưới 400 ngàn cư dân. Myanmar, Thailand và Cambodia có 90% cư dân là tín đồ Phật giáo. Lào, Việt Nam, Singapore trên 50% theo Phật giáo. Indonesia 80% cư dân là tín đồ Hồi giáo. Malaysia, Brunei trên 50% theo Hồi giáo. Philippines và Eastimor trên dưới 80% theo Thiên chúa giáo. Về thể chế chính trị khu vực có 4 quốc gia theo chế độ Cộng hòa, 2 quốc gia theo thể chế Quân chủ, 2 quốc gia Liên bang, 1 quốc gia Cộng sản và 2 quốc gia có tên gọi khác nhau là Dân chủ Nhân dân Lào, và Cộng hòa Nhân dân Eastimor. 11 quốc gia  trong khu vực gồm: Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia, Vietnam, Malaysia, Singapore, Brunei, Philippines, Indonesia và Eastimor.








A. Tiến trình phát triển.



Người Burmeses đến Miến Điện từ Tibet vào thế kỷ thứ 9 Sau công nguyên (SCN) và thay thế nền văn hóa đầu tiên của xứ này. Một vương quốc Phật giáo thành lập vào thế kỷ thứ 11. Miến Điện bị Mông Cổ xâm chiếm năm 1272. Sau đó được cai trị bởi nhà Shans như là một chư hầu của Trung Quốc cho đến thế kỷ thứ 16. Anh Quốc chinh phục Miến Điện bằng ba cuộc chiến tranh từ năm 1824 đến 1884, và cai trị nước này như một phần của Ấn Độ. Năm 1937, Anh Quốc ban cho Miến Điện quy chế tự trị trong khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth). Ngaỳ 4/1/1948, Miến Điện trở thành quốc gia độc lập. Tướng Ne Win khuynh đảo chính trường Miến Điện từ năm 1962 đến 1988, lúc đầu là một nhà cai trị quân nhân rồi sau đó trở thành một Tổng thống hợp hiến.



Những người mang quốc tịch Ấn Độ và Trung Quốc bị loại khỏi hai hoạt động sở trường của họ là dịch vụ và thương mại. Định hướng xã hội hóa kinh tế và chủ trương tách khỏi sự phụ thuộc từ nước ngoài được thực hiện xuyên suốt trong thời kỳ nầy. Miến Điện từng một lần là quốc gia giàu nhất Đông Nam Á, năm 1987, bị Liên Hiệp Quốc xếp loại quốc gia kém phát triển nhất. Làn sóng chống đối chính quyền và bạo loạn khắp nơi đưa đến việc Ne Win phải từ chức trong tháng 7/1988. Bạo loạn, đập phá vẫn còn tiếp tục trên đường phố, và có khả năng lan ra trên toàn quốc. Tháng 9, quân đội lại lên nắm chính quyền do tướng Saw Maung lảnh đạo. Năm 1989, tên nước Miến Điện đổi thành Myanmar. Ngày 27/5/1990, lần đầu tiên chính quyền Myanmar tổ chức bầu cử tự do sau gần 30 năm quyền lực nằm trong tay quân đội.



Quyết định chung cuộc được công bố là đảng đối lập thắng cử, nhưng quân đội từ chối việc chuyển giao quyền hành. Ngày 20/7/1990, nhà lãnh đạo đối lập bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam tại gia. Năm 1991, bà được nhận giải Nobel hòa bình, và giải phải trao tại ngôi nhà nơi bà bị giam. Ngày 10/7/1995, bà được phóng thích nhưng chính quyền quân sự tiếp tục hạn chế các họat động của bà, và bỏ tù những người ủng hộ bà ta. Ngày 21/5/1997, chính phủ Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế lên Myanmar. Ngày 23/7, Myanmar được thâu nhận vào Hiệp hội ASEAN. Tháng 9/2000, bà Aung San Suu Kyi lại bị bắt giam, và bà được phóng thích ngày 6/5/2002. Ngày 30/5/2003, Suu Kyi bị bắt lần nữa, và mỡ rộng sự đàn áp nhắm vào những người bất đồng chính kiến.



Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận lên Miến Điện. Cơn sóng thần trên Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004, giết chết 61 người. Tháng 9/2005, trong một báo cáo của cơ quan điều tra trình lên Liên Hiệp Quốc có hơn 1.100 nhà chính trị đối lập bị bắt cầm tù tại Miến Điện. Từ 6/11 các cơ quan của chính phủ di dời về Naypyidaw, thủ đô mới bên trong nội địa gần Pyinmana. Sự phẩn nộ của công chúng trong đợt chính quyền tăng giá nhiên liệu tháng 8/2007, làm dấy lên một làn sóng chống đối khắp nơi. Cuối tháng 9, hàng ngàn nhà sư dẫn đầu các đoàn người biểu tình kéo dài gần như bất tận ngay trong thủ đô Yangon bất chấp sự bắt bớ của chính quyền. Chính quyền quân sự thẳng tay đàn áp hàng trăm người bị giết, hàng ngàn người bị bắt có cả sư sải, khiến cộng đồng thế giới lên tiếng chỉ trích.



Cơn bảo nhiệt đới Nargis ập vào miền Nam Miến Điện vào ngày 2 và 3/5/2008, làm hơn 84.537 người chết, và 53.836 người mất tích. Theo ước tính của cơ quan thiện nguyện có tới 2,4 triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất cần phải được cứu trợ. Có một sự kiện lạ lùng xẩy ra hồi tháng 5/2009, khi một công dân Mỹ tên Jhon Yettaw bơi qua hồ nước ở Yangon vào ủng hộ dân chủ nhà bà Aung San Suu Kyi dẫn tới việc tòa án quân sự tăng thêm 18 tháng quản chế bà Suu Kyi, và 7 năm tù giam đối với Yettaw. Trong chuyến thăm Myanmar từ ngày 14-16/8, thượng nghị sỉ Jim Webb can thiệp và Yettaw đã được phóng thích. Ngày 7/11/2010, lần đầu tiên từ 20 năm qua, Myanmar tổ chức bầu cử Quốc hội.

 

B Myanmar ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Miến Điện có hiệu lực thi hành ngày 3/1/1974, bị đình hoãn ngày 18/9/1988, và được cai trị bằng Hội đồng Cai quản Quốc gia. Sau cuộc bầu cử Nghị viện Nhân dân trong tháng 5/1990, Hội đồng Cai quản Quốc gia tuyên bố sẽ trao quyền khi Quốc hội thông qua Hiến pháp mới. Nhưng trong tháng 7/1990, Hội đồng nầy lại tuyên bố rằng Hiến pháp mới phải phù hợp với đường lối chỉ đạo của Hội đồng. Thế là việc soạn thảo Hiến pháp mới bị đình hoãn vô thời hạn. Tháng 5/1991, 48 thành viên của Liên minh Dân chủ (NLD) bị kết án tù về tội gián điệp. Tháng 7, các đại biểu đối lập trong Nghị viện Nhân dân cũng bị cấm không được tham dự phiên họp tại Quốc hội, bởi vì “giao dịch với người nước ngoài bất hợp pháp”. Ngày 28/11/1995, chính phủ tái triệu tập Hội nghị Lập hiến gồm 706 đại biểu trong đó có 107 thành viên của Liên minh Dân chủ (NLD). Hôm sau ngày 29/11, các đại biểu của Liên minh Dân chủ rút lui khỏi Hội nghị. Tháng 11/1997, Hội đồng Cai quản Quốc gia đổi tên thành Hội đồng Phát triển Quốc gia và cải tổ sâu rộng nội các. Tháng sau, các cuộc điều tra bắt đầu nhắm vào các cựu Bộ trưởng bị tố cáo tham nhũngliên quan.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 53.414.000, dưới 15 tuổi 27,9%, trên 65 tuổi 5%. Mật độ dân cư: 81,7 người/km2. Thành phố: 33%. Sắc tộc: Burman 68%, Shan 9%, Karen 7%, Rakhine 4%, Chinese 3%, Indian 2%, Mon 2%. Ngôn ngữ: Burmese (chính) và nhiều ngôn ngữ của các sắc tộc thiểu số. Tôn giáo: Phật giáo 89%, Thiên chúa giáo 4%, Hồi giáo 4%, Animist 1%. Đất đai: Tổng diện tích: 676.587 km2. Diện tích đất: 653.508 km2. Địa điểm: nằm giữa nam và Đông Nam Á, trên vịnh Bengal.  Quốc gia láng giềng: Bangladesh, và India phía tây. China, Laos, và Thailand phía đông. Địa thế: Núi bao quanh Myanmar về phía tây bắc và đông. Rừng rậm chiếm nhiều phần trong nội địa. Các con sông theo hướng bắc - nam cung cấp nước cho cư dân ở các lưu vực, nhất là tại Irrawaddy, tàu bè có thể đi lại tới 1.448 km2. Myamar có thời tiết vùng nhiệt đới gió mùa Nam Á. Thủ đô: Yangon (Rangoon). Thành phố đông dân: Yangon  4.259.000, Mandalay 1.009.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân sự. Nguyên thủ quốc gia: Tướng Than Shwe, sinh 2/2/1933, nhậm chức 24/4/1992. Thủ tướng chính phủ: Tướng Thein Sein sinh 20/4/1945, nhận chức 24/10/2007. Chính quyền địa phương: 7 tiểu bang, 7 vùng tự trị. Ngân sách quốc phòng: 7 tỷ. Quân đội chính quy: 406.000. Kinh tế: Công nghiệp: chế biến nông sản, hàng dệt, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, khai thác hầm mỏ, vật liệu xây dựng. Nông sản: gạo, đậu, mè, đậu phụng, mía đường. Tài nguyên: dầu khí, chì, đồng, thiết, nguyên tố kim lọai nặng, đá quý, đá vôi, than đá, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 50 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 15%. Chăn nuôi: trâu bò 12,5 triệu, gà 94,5 triệu, dê 2,1 triệu, heo 6,3 triệu, cừu 570.000. Đánh cá: 2,5 triệu tấn. Cung cấp điện: 6,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 70%, đóng góp 57%; công nghiệp 7%, đóng góp 10%; dịch vụ 23%, đóng góp 33%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Kyat (tháng 9/2010: 6,5=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 57,5 tỷ. Bình quân đầu người: 1.100. Tăng trường: 1,8%. Nhập khẩu: 4 tỷ. Bạn hàng: China 33,6%, Thái Lan 21,2%, Singapore 15,7%, Malaysia 4,6%, Nam Triều tiên 4,1%. Xuất khẩu: 6,8 tỷ. Bạn hàng: Thailand 48,4%, India 12,6, China 5,2%, Nhật Bản 5,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 821 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 6,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,5%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.954 km. Bằng xe hơi: 188.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 131.000. Bằng máy bay: bay 1,3 tỷ km, sân bay: 25. Hải cảng: 2- Bassein, Moulmein. Truyền thông: Máy truyền hình: 7/1000 cư dân. Radio: 72/1000. Điện thoại: 1,6/100. Internet: 0,2/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 62,2, nữ 66,9. Sinh xuất: 19,5/1000 cư dân. Tử xuất: 8,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 50,8/ 1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,7%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-9, biết đọc biết viết 91,9%, trung học 36%, đại học 6%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN).








A.Tiến trình phát triển.     



Người Thái đến đây từ phía Nam Trung Quốc trong thế kỷ thứ 11. Vương quốc Thái Lan thống nhất thành lập năm 1350. Thái Lan được người ta biết đến như Siam cho đến 1939. Là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước phương Tây chiếm làm thuộc địa. Nhà vua Mongkut và con trai của ông ta là vua Chulalongkorn kế tục cai trị Thái Lan từ năm 1851 đến 1910. Họ hiện đại hóa đất nước, ký hiệp ước giao thương với Pháp và Anh. Cuộc cách mang không đổ máu năm 1932, giới hạn quyền hạn của nhà Vua. Thái Lan là một đồng minh của Nhật Bản trong chiến tranh thế giói lần thứ hai và cũng là đồng minh của Hoa Kỳ từ sau thế chiến II. Quân đội khuynh đảo chính trường Thái Lan trong nhiều thập kỷ bằng các cuộc đảo chánh đẩm máu và không đẩm máu.



Tháng 2/1988, Kriangsak Chomanan từ chức Thủ tướng  bởi lạm phát vượt quá sự kiểm soát, giá dầu lửa tăng, công nhân thiếu việc làm và phát triển tội phạm hình sự. Tháng 8/1988, Chatichai Choonhavan được chọn làm Thủ tướng trong một cuộc bầu cử dân chủ. Tháng 2/1991, quân đội truất quyền Choonhavan bằng một cuộc đảo chánh không đổ máu. Tháng 5/1992, trong một cuộc trấn áp biểu tình bạo loạn làm chết trên 50 người. Hội chứng suy giảm miễn dịch, tức là bệnh SIDA (AIDS) lan nhanh với mức độ lớn ở Thái Lan trong giữa thập niên 1990. Sự sút giảm kinh tế xuống đến mức Thái Lan phải vay hơn 15 tỷ Mỹ kim khẩn cấp của Thế giới trong tháng 8/1997.



Ngày 27/9/1997, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới. Ngày 9/11, Chuan Leekpai trở thành Thủ tướng giữa lúc có cuộc khủng hoảng kinh tế, ông áp dụng biện pháp cải cách tài chánh. Sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 1/2001, Thaksin Shinawatra một thương gia giàu có trong ngành viễn thông trở thành Thủ tướng. Bị tố cáo tham nhũng khi còn làm Phó thủ tướng năm 1967, ngày 3/8/2001, Tòa án Hiến pháp Thái Lan tuyên bố Thaksin vô tội. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, Thái Lan có hơn 750.000 người lây nhiễm HIV/AIDS. Ngày 26/12/2004, cơn địa chấn sóng thần Nam và Đông Nam Á, cướp đi trên 5.400 mạng sống, và trên 2.800 mất tích. Đối diện với làn sóng chống, tố cáo thu lợi bất chính trong việc kinh doanh ngành viển thông của gia đình, Thủ tướng Thaksin kêu gọi bầu cử ngày 2/4/2006 trước nhiệm kỳ 3 năm.



Các đảng đối lập tẩy chay bầu cử, khủng hoảng chính trị bắt đầu. Ngày 19/9, một cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Thủ tướng Thaksin. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23/12/2007, đảng Quyền lực Nhân dân, từng ủng hộ đảng Thai Rak Thai của Thaksin giành thắng lợi chiếm 233/480 ghế. Ngày 22/1/2008, lảnh tụ đảng Samak Sundaravej trở thành Thủ tướng của Chính quyền dân sự. Ngày 31/7/2008, vợ Thaksin là bà Potjaman Shinawatra bị kết án tù về tội trốn thuế. Sau một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ làm tê liệt thủ đô Bangkok, ngày 2/9, Thủ tướng Samak ban bố tình trạng khẩn trương và cai trị bằng quân luật. Một tuần sau, Samak bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan cách chức Thủ tướng, lý do đã nhận làm đầu bếp quảng cáo cho một chương trình truyền hình có thù lao, trong khi đang đảm nhậm chức vụ công cử.



Ngày 18/9, Somchai Wongsawat, anh rể Thaksin trở thành Thủ tướng. Liên minh Dân chủ Nhân dân (PAD) nổi dậy chống đối, chiếm nhiều cơ quan nhà nước ở thủ đô Vọng Các, Thủ tướng Somchai Wongsawat phải dời văn phòng vào phi trường nội địa Don Mueang. Đoàn người biểu tình tràn vào Don Mueang và phi trường quốc tế, khiến 350.000 du khách bị kẹt nhiều ngày. Phe đối lập còn kiện về tính cách hợp pháp của chính phủ. Ngày 2/12/ 2008, Tòa án Hiến pháp ra lệnh giải tán chính phủ, cách chức Thủ tướng Somchai Wongsawat và cấm ông nầy hoạt động chính trị 5 năm, bởi do gian lận trong cuộc bầu cử năm 2007. Ngày 17/12/2008, vua Thái phê chuẩn lảnh tụ đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva làm Thủ tướng, ông là vị Thủ tướng thứ 3 trong vài tháng qua, và là vị Thủ tướng trẻ có uy tín về thanh liêm.



Bất ổn chính trị tiếp tục trong năm 2009, khi những người biểu tình ủng hộ Thaksin chiếm nhiều khu vực tại thủ đô Bangkok khiến chính phủ phải tuyên bố hoản cuộc họp các nhà lãnh đạo khối ASEAN dự kiến sẽ diển ra vào ngày 11/4 tại Pattaya. Ngày 26/2/2010, tòa án tối cao ra lệnh phong tỏa tài sản của gia đình Thaksin trị giá 1,4 tỷ USD. người ủng hộ Thaksin gọi là “phe áo đỏ” lại xuống đường biểu tình, và ngày 7/4 xông vào nhà Quốc hội, chính phủ phải ban hành lệnh thiết quân luật tại thủ đô Bangkok. Sau đó, phe áo đỏ kết thành một lực lượng cố thủ tại trung tâm thương mại. Lực lượng an ninh phải mất 5 ngày mới mới lập lại trật tự. Có ít nhất 54 người chết và 470 người bị thương. Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã vượt qua được một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi Quốc hội ngày 2/6/2010.



Ngày 6/7, ông ta tuyên bố kéo dài thêm 3 tháng tình trạng khẩn trương tại thủ đo Bangkok và 18 tỉnh khác. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày .../ 7/2011, đảng của bà Yingluck Shinawatra, em gái nguyên thủ tướng Thaksin thắng cử, tuyên thẹ nhậm chức thủ tướng ngày .../8/2011.   



B. Thái Lan ngày nay.



Hiến pháp và Chính quyền: Hiến Pháp Thái Lan là Hiến pháp Quân chủ Lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1997. Sau cuộc đảo chánh tháng 9/2006, một Hiến pháp quá độ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2006, thay thế Hiến pháp năm 1997. Trong cuộc “trung cầu dan ý” đầu tiên ở nước nầy tổ chức vào ngày 19/8/2007, có 56,7% cử tri bỏ phiếu ủng hộ Dự thảo Hiến pháp, mở đường cho cuộc bầu cử trước cuối năm. Nó quy định nhiệm kỳ của Thủ tướng là 4 năm, và chỉ giới hạn trong 2 nhiệm kỳ. Quốc hội gồm 2 Viện: Hạ viện có 480 đại biểu, trong đó 400 do dân trực tiếp bầu tại các khu vực bầu cử, và 80 đại biểu dành cho các đảng chính trị theo số lượng đảng viên.Thượng viện có 150 Nghị sỉ, 76 Nghị sỉ đại diện 76 Tỉnh. 74 Nghị sỉ còn lại do Ủy ban bầu cử chỉ định.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 67.089.000, dưới 15 tuổi 20,3%, trên 65 tuổi 9%. Mật độ dân cư: 131,3 người/km2. Thành phố: 33,6%. Sắc tộc: Thai 75%, Chinese 14%. Ngôn ngữ: Thái (chính), Chinese, Malay, Khmer. Tôn giáo: Phật giáo 95%, Hồi giáo 4%. Đất đai: Tổng diện tích: 513.120 km2. Diện tích đất: 510.890 km2. Địa điểm: trên bán đảo Indochinese và Malayan ở Đông Nam Á. Quốc gia láng giềng: Mayanmar phía tây bắc. Lào phía bắc. Cambodia phía đông, Malaysia phía nam. Địa thế: Một phần ba cao nguyên bằng phẳng, phía đông bắc chạy dài tới lưu vực sông Chao Phraya với đất phù sa nhiều màu mỡ ở miền trung. Núi rừng phía bắc với các lưu vực phì nhiêu hẹp. Vùng bán đảo ở phía nam bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới. Thủ đô: Bangkok với 6.902.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Bhumibol AdulyadeJ, sinh 5/12/1927, nhậm chức 9/6/1946. Thủ tướng chính phủ: Yingluck Shinawatra, sinh ../../..., nhậm chức ../8/2011. Chính quyền địa phương: 76 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 5,1 tỷ. Quân đội chính quy: 305.860. Kinh tế: Công nghiệp: du lịch, vải vóc, may mặc, chế biến nông sản, thức uống, đèn điện, thiết bị điện, cơ phận rời, lắp ráp xe cộ, máy vi tính, và thuốc lá. Nông sản: gạo, bắp, đậu nành, dừa, mía đường, bột sắn tinh chế, cao su. Tài nguyên: thiếc, cao su, khí đốt, nguyên tố kim loại nặng, gổ, chì, cá, đá vôi, thạch cao, than nâu. Dự trữ nhiên liệu: 441 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 28%. Chăn nuôi: trâu bò 6,5 triệu, gà 209,1 triệu, dê 310.000, heo 8,4 triệu, cừu 52.000. Đánh cá: 4,1 triệu tấn. Cung cấp điện: 135,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 42,4%, đóng góp 10%; công nghiệp 19,7%, đóng góp 44%; dịch vụ 37,9%, đóng góp 46%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: đồng  Baht (tháng 9/2010: 30,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 540,1 tỷ. Bình quân đầu người: 8.200. Tăng trưởng: -2,2%. Nhập khẩu: 119,0 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 20,1%, Trung Quốc 10,6%, Hoa kỳ 6,7%, Malaysia 6,6%, United Arab Emirates 5,6%, Singapore 4,5%. Xuất khẩu: 154,2 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 15%, Nhật Bản 12,7%, Trung Quốc 9%, Singapore 6,4%, Hồng Kông 5,5%, Malaysia 5,1%. Du lịch: 18,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 51,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 86,4 tỷ. Dự trữ vàng: 2,7 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 50,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng -0,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 4.070 km. Bằng xe hơi: 3,9 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 5,7 triệu. Bằng máy bay: bay 51,5 tỷ km, sân bay 65. Hải cảng: 2- Bangkok, Sattahip. Truyền thông: Máy truyền hình: 274/1000 cư dân. Radio: 234/1000. Điện thoại: 10,4/100. Internet: 25,8/100  ngưòi sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 72,9, nữ 77,2. Sinh xuất: 13,/1000 cư  dân. Tử xuất: 6,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 16,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 93,5%, trung học 88%, đại học 30%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO),Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC).










A. Tiến trình phát triển.



Lào trở thành nước chịu sự bảo bộ của Pháp năm 1883. Tái độc lập như một quốc gia Quân chủ lập hiến năm 1949. Xung đột giữa ba phe nhóm chính trị trung lập, cọng sản, bảo hoàng tạo ra một tình cảnh chính trị hỗn độn. Xung đột quân sự tăng cao sau năm 1960. Cả ba phe nhóm thoả thuận thành lập chính quyền Liên hợp tháng 6/1962 với Thủ tướng trung lập là Hoàng thân Souvanna Phouma. Hội nghị 14 quốc gia họp tại Geneva ký hiệp ước năm 1962 bảo đảm độc lập và Trung lập quốc gia Lào. Năm 1964, phe Pathet Lào Cộng sản rút khỏi chính phủ Liên hợp. Với sự trợ giúp của quân đội Bắc Việt Nam, Pathet Lào mở lại các cuộc tấn công lấn chiếm lảnh thổ ở những nơi mà họ cho là thuận lợi. Từ năm 1965, Lào trở thành mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ.



Hoa Kỳ bắt đầu ném bom trên con đường tiếp tế từ Bắc Việt Nam đến các đơn vị Cộng sản trên lảnh thổ Lào và Nam Việt Nam từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Tháng 5/1975 sau khi quân đội Pathet Lào cộng tiến gần thủ đô, Thủ tướng Souvanna Phouma ra lệnh cho quân chính phủ ngưng chiến. Pathet Lào Cộng sản từng bước nắm quyền kiểm soát toàn bộ lảnh thổ. Ngày 3/12/1975, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố thành lập. Từ giữa thập niên 1970 đến những năm 1980, chính phủ Lào dựa vào sự trợ giúp quân sự và tài chánh từ Việt Nam. Sau khi có luật đầu tư nước ngoài dễ dãi năm 1988, Lào được vay thêm 6 tỷ USD từ Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, và các quốc gia khác. Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) thâu nhận Lào làm thành viên chính thức ngày 23/7/1997.



Ngày 19/11/2004, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật bình thường hóa thương mại với Lào. Tháng 3/2006, tại Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 8, được đánh dấu bằng việc trẻ hóa cấp lảnh đạo. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/4/2006, đảng Nhân dân Cách mạng Lào chiếm 113/115 ghế, không đảng phái chếm 2 ghế. Ngày 8/6/2006, Quốc hội bầu Choummaly Sayasone làm Chủ tịch nước, và Bouasone Bouphavanh làm Thủ tướng. Tăng trưởng kinh tế từ năm 2003-2009 là 7%, và triển vọng năm 2010 sẽ là 7,8%.



B. Lào ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Tháng 8/1991, Quốc hội Lào thông qua Hiến pháp mới, theo đó đảng Nhân dân Cách mạng là Trung tâm quyền lực, lảnh đạo mọi mặt xã hội Lào, nguyên thủ Quốc gia là Chủ tịch nước được bầu bởi Quốc hội. Quốc hội có 115 đại biểu do dân bầu trực tiếp trong các khu vực bầu cử. Đảng phái chính trị bị cấm hoạt động tại Lào. Có 11 Ủy viên Bộ chính trị đảng Nhân dân Cách Mạng Lào kể cả Chủ tịch nước Choummaly Sayasone.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 6.368.000, dưới 15 tuổi 40,5%, trên 65tuổi 3,1%. Mật độ dân cư: 27,6 người/km2. Thành phố: 32%. Sắc tộc: Lao Loum 68%; Lao Theung 22%, Lao Soung (gồm Hmong và Yao) 9%. Ngôn ngữ: Lào (chính), Pháp, Anh, và một số ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: Phật giáo 67%, Animist và khác 33%. Đất đai: Tổng diện tích: 236.800 km2. Diện tích đất: 230.800 km2. Địa điểm: trong bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Quốc gia láng giềng: Miến Điện và Trung Quốc phía bắc. Việt Nam phía đông. Cambodia phía nam, Thailand phía tây. Địa thế: Lào được bao quanh bởi núi rừng. Núi cao dọc theo biên giới phía đông và là nguồn của các con sông chảy băng qua nội địa đến sông Mê Kông, nơi xác định đường biên giới phía tây. Thủ đô: Vientiane với 799.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng sản. Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch Choummaly Sayasone, sinh 6/3/1936, nhậm chức 8/6/2006. Thủ tướng chính phủ: Bouasone Bouphavanh, sinh 3/6/1954, nhậm chức 8/6/2006.  Chính quyền địa phương: 16 tỉnh, 1 khu vực tự trị, và 1 khu đặc biệt. Ngân sách quốc phòng: 17 triệu. Quân đội chính quy: 29.100. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác hầm mỏ, xây dựng, gỗ xẻ, điện lực, chế biến nông sản, may mặc, du lịch. Nông sản: khoai ngọt, mía đường, bắp, bông sợi, rau quả, cà phê. Tài nguyên: gổ, thiếc, thạch cao, vàng, đá quý, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 4%. Chăn nuôi: trâu bò 1,3 triệu, gà 21,9 triệu, dê 230.000, heo 2,3 triệu. Đánh cá: 107.800 tấn. Cung cấp điện: 3,5 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 80%, đóng góp 49%; công nghiệp 10%, đóng góp 25%; dịch vụ 10%, đóng góp 26%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Kip (tháng 9/2010: 8.185=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 14,2 tỷ. Bình quân đầu người: 2.100. Tăng trưởng: 6,5%. Nhập khẩu: 2 tỷ. Bạn hàng: Thailand 69%, Trung quốc 11,4, Việt Nam 5,6%. Xuất khẩu: 1,1 tỷ. Bạn hàng: Thailand 42,4%, Việt nam 10%, Trung Quốc 4,2%, Malaysia 4,2%. Du lịch: 146 triệu. Ngân sách quốc gia: 1,1 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 448,1 triệu. Dự trữ vàng: 282.857 ozt. Nợ nước ngoài: 2,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: không có số liệu, xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 112,9 triệu km, sân bay 9. Hải cảng: không có số liệu. Truyền thông: Máy truyền hình: 10/1000 cư dân. Radio: 145/1000. Điện thoại: 2,6/100. Internet: 4,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 60,1, nữ 63,9. Sinh xuất: 26,6/1000 cư dân. Tử xuất: 8,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,8%. Chết trước tuổi trưởng thành: 61,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-10, biết đọc biết viết 72,7%, trung học 33%, đại học 3%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN).








A. Tiến trình phát triển.



Vương quốc buổi đầu lập nên tại phần đất Phù Nan (Funan) vào thế kỷ thứ I Sau công nguyên (SCN). Thời kỳ cực thịnh phát triển thành đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13 bao gồm cả Thailand, Cambodia, Lào và Nam Việt Nam ngày nay.  Pháp lập chế độ bảo hộ năm 1863, và trở thành quốc gia độc lập năm 1953. Hoàng thân Norodom Sihanouk lên ngôi vua từ 1941 đến 1955, và nguyên thủ quốc gia từ 1960 cố gắng duy trì trung lập.  Năm 1970, được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, tướng Lon Nol làm đảo chánh chiếm quyền.



Lon Nol yêu cầu Bắc Việt Nam rút 40.000 quân khỏi Cambodia, bải bỏ chế độ Quân chủ. Shihanouk đào thoát sang Bắc Kinh lập chính phủ lưu vong, và bắt đầu cuộc chiến giữa chính phủ và du kích quân Khmer đỏ. Hoa Kỳ cung cấp viện trợ quân sự và kinh tế cho chính phủ Lon Nol. Cuộc chiến gia tăng, và chính quyền Lon Non ngày càng yếu thế. Lực lượng Khmer đỏ chiếm thủ đô Phnom Penh ngày 17/4/1975. Chính quyền mới đuổi cư dân ra khỏi thành phố, thị  trấn và sắp xếp lại dân số ở thôn quê. Thực ra họ cư dân chúng đến các nơi hoang vắng, núi rừng để thanh lọc và giết hại. Có trên một triệu người bị giết theo lệnh của những người lãnh đạo Khmer đỏ cực đoan.

Cuộc bầu cử được Liên Hiệp Quốc bảo trợ ngày 28/3/1993, hai đảng dẫn đầu chia quyền hành cho đến khi có Hiến pháp mới. Ngày 21/9, Quốc hội Cambodia công bố Hiến pháp mới, tái lập chế độ Quân chủ. Ngày 24/9, Sihanouk lại lên ngôi Vua. Khmer đỏ tẩy chay bầu cử, phản đối chính quyền mới, và các cuộc đánh nhau tiếp tục giữa thập niên 1990.



Tháng 8/1996, Ieng Sary một lãnh tụ Khmer đỏ từ bỏ hàng ngũ du kích lập ra một nhóm ly khai, và tuyên bố ủng hộ chế độ Quân chủ. Ngày 5/7/1987, Thủ tướng Hun Sen tiến hành một cuộc đảo chánh truất phế đối thủ đồng Thủ tướng Hoàng thân Novodom Ranariddh khỏi chức vụ. Ngày 25/7/1993, Pol Pot lãnh đạo Khmer đỏ từng nắm quyền trong những năm cuối thập niên 1970, bị các đồng chí của ông ta buộc tội tại một phiên xử với bản án quản chế tại gia. Ông ta chết ngày 15/4/1998. Đảng của Hun Sen thắng thế trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26/7/1998. Cambodia chính thức được thâu nhận vào Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) ngày 30/4/1999. Hun Sen còn tiếp tục giữ chức Thủ tướng sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27/7/2003, nhưng không chiếm được đa số ghế tại Hạ viên.



Vì lý do sức khõe, quốc vương Norodom Sihanouk thoái vị ngày 14/10/2004, kế thừa ngôi vua là Norodom Sihamoni con trai ông ta tuyên thệ nhậm chức ngày 29/10/2004. Bị tố cáo phỉ bán Thủ tướng Hun Sen và các thành viên trong Liên minh cầm quyền ngày 3/2/2005, lảnh tụ đối lập Sam Rainsy đào thoát khỏi Cambodia. Sau một năm bị tước mất quyền đặc miễn, ông đượchà vua ân xá trở về Cambodia. Nguyên Tổng Tư lệnh quân đội Ta Mok bị bắt hồi năm 1999 chết ngày 21/7/2006, trước khi bị đua ra xét xử về tội diệt chủng, chống nhân loại. Một lảnh tụ Kher đỏ khác Khieu Samphan bị bắt ngày 19/11/2007, với cáo buộc tương tự dang chờgày xét xử. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 27/7/2008, đảng của Hun Sen vẫn duy trì vị trí cầm quyền.



Ngày 26/7/2010 tòa án quốc tế đã tìm thấy hơn 14.000 tù nhân đã bị giết trong các nhà tù dưới chế độ Khmer Đỏ. Và ngày 16/8/2010 tòa công bố cáo trạng đối với nguyên chủ tịch Khieu Samphan (bị bắt 2007), và 3 lãnh tụ Khmer Đỏ khác. Phiên tòa sẽ bắt đầu xét xử giữa năm 2011.



B. Cambodia ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp năm 1993 tái lập chế độ Quân chủ Lập hiến, phục hồi ngôi Vua của cựu hoàng Norodom Sihanouk. Ngày 29/10/2004, con trai Sihanouk là Norodom Sihamoni được tôn lên làm Vua thay thế Sihanouk thoái vị vì lý do sức khỏe. Cambodia có Quốc hội lưởng viện. Hạ viện gồm 123 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Lảnh tụ đảng có đa số ghế tại Hạ viện sẽ đứng ra thành lập Chính phủ. Trường hợp không có đảng nào chiếm đa số thì thỏa hiệp với đảng khác bằng chính phủ Liên hiệp. Thượng viện gồm 61 Nghị sỉ mới thành lập năm 1999. 



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 14.453.000, dưới 15 tuổi 32,2%, trên 65 tuổi 3,7%. Mật độ dân cư: 81,9 người/km2. Thành phố: 19,8%. Sắc tộc: Khmer 90%, Vietnamese 5%, Chinesse 1%. Ngôn ngữ: Khmer (chính), French, English. Tôn giáo: Phật giáo Theravada 95%. Đất đai: Tổng diện tích: 181.035 km2. Diện tích đất: 176.515 km2. Địa điểm: vùng Đông Nam Á trên bán đảo Đông Dương (Indochina). Quốc gia láng giềng: Lào phía đông bắc. Việt Nam phía đông. Thailand phía tây và bắc. Địa thế: sông Mêkông tạo thành lưu vực trung tâm và hồ Tonle Sap là điểm thấp. Đồi núi phía đông nam tạo thành một triền dài phân ranh giữa Thailand và Cambodia theo hướng đông - tây, rừng chiếm 76% vùng này. Thủ đô: Phnom Pênh với 1.519.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Norodom Sihamoni, sinh 14/5/1953, nhậm chức 14/10/2004. Cầm đầu chính phủ: Thủ tướng Hun Sen, sinh 5/8/1952, nhậm chức 30/11/1998 (tái bầu năm 2004 và 2008). Chính quyền địa phương: 20 tỉnh, và 4 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 222 triệu. Quân đội chính quy: 124.300. Kinh tế: Công nghiệp: may mặc, du lịch, xay bột, đánh cá, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai thác đá quý, hàng dệt. Nông sản: Gạo, bắp, cao su, rau quả. Tài nguyên: gổ, đá quý, quặng sắt, nguyên tố mangan, nguyên tố phosphates. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 3,5 triệu, gà 15,2 triệu, dê không có số liệu, heo 2,8 triệu, cừu không có số liệu. Đánh cá: 522.700 tấn. Cung cấp điện: 1,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 67,9%, đóng góp 35%; công nghiệp 12,7%, đóng góp 30%; dịch vụ 19,4%, đóng góp 35%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Riel (tháng 9/2010: 4.210=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 27,9 tỷ. Bình quân đầu người: 1.900. Tăng trưởng: -0,5%. Nhập khẩu: 5,4 tỷ. Bạn hàng: Thailand 32,3%, Trung Quốc 18%, Hồng Kông 14,3%, Singapore 11,8%. Xuất khẩu: 3,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 63%, Anh 4,6%. Du lịch: 1,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,8 tỷ. Dự trữ vàng: 399.832 ozt. Nợ nước ngoài: 2,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng -0,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 601km. Bằng xe hơi: 8.300 lượt xe, xe hơi cá nhân 3.100. Bằng máy bay: 98 triệu km, sân bay 6. Hải cảng: 2 –Phnom Penh, Sihanoukvile. Truyền thông: Máy truyền hình: 9/1000 cư dân. Radio: 128/1000. Điện thoại: 0,4/100. Internet: 0,5/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 60, nữ 64,7. Sinh xuất: 25,6/1000 cư dân. Tử xuất: 8,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 56,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,8%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 77,6%, trung học 22%, đại học 1%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WtrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN).








A. Tiến trình phát triển.



Lịch sử Việt Nam bắt đầu từ miền Bắc trước Thiên chúa giáng sinh bởi người Việt, từ miền Nam  Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc chiếm trị năm 111 Trước công nguyên (TCN) đến năm 939 Sau công nguyên (SCN). Sau khi thâu hồi độc lập, Việt Nam từng đánh bại quân xâm lăng Kublai Khan (Mông Cổ) năm 1288. Bị Pháp xâm chiếm năm 1858, đến năm 1884 họ lập ra chế độ “bảo hộ” tại miền Bắc (Tonkin) “tự trị” tại miền Trung (Annam), và “thuộc địa” tại phía Nam (Colony of Cochin-China). Nhật Bản chiếm Việt Nam năm 1940. Nhiều khuynh hướng mong muốn độc lập dân tộc ra sức tập hợp lực lượng cho mục tiêu này. Một trong những khuynh hướng này là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, cầm đầu bởi Hồ Chí Minh, người lãnh đạo quân du kích Cộng sản.



Tháng 8/1945, Việt Minh truất quyền Bảo Đại, người mà trước đó là Hoàng đế An Nam và đang cầm đầu một Chính quyền được Nhật bảo trợ. Là một nước của phe đồng minh thắng trận, Pháp muốn tái lập cai trị thuộc địa ở Việt Nam, đánh nhau với lực lượng Việt Minh cộng sản từ năm 1946 đến 1954, và bị lực lượng này đánh bại tại Điện Biên Phủ ngày 8/5/1954. Trong thời gian nầy, thì ngày 1/7/ 1949 với sự bảo trợ của Pháp, Bảo Đại thành lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Còn Trung Quốc thì hậu thuẫn cho Chính phủ Cộng sản do Hồ Chí Minh lảnh đạo. Ngày 20/7/1954 tại Geneve, Thuỵ Sĩ một Hiệp ước đình chiến được ký bởi các bên liên quan, theo đó vùng Phi quân sự phân ranh tại Vĩ tuyến 17, Pháp rút khỏi Việt Nam, và Việt Nam sẽ thống nhất sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956.



Trong thời gian chờ đợi, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cọng hòa do Hồ Chí Minh lảnh đạo quản lý phần đất phía Bắc vĩ tuyến 17, và Chính phủ Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại lảnh đạo quản lý phần đất phía Nam vĩ tuyến 17. Cả hai chính quyền Bắc, Nam song song tồn tại, dưới danh nghĩa như các chính phủ chuyển tiếp. Ngày 23/10/1955, Ngô Đình Diệm, người được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam tại phía Nam, dưới sự đạo diển của Hoa Kỳ tổ chức một  cuộc “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại. Ba hôm sau, Ngô Đình Diệm tự phong Tổng thống, đổi tên “Quốc gia Việt Nam” thành “Việt Nam Cọng hoà”. Nhân danh Tổng thống Việt Nam Cọng hoà, Ngô Đình Diệm từ chối Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo dự kiến sẽ tiến hành trong năm 1956.



Cuộc chiến Việt Nam bắt đầu năm 1957 tại miền Nam, bởi những người Cộng sản nằm vùng thường gọi là Việt cộng, và được Cộng sản miền Bắc ra sức hổ trợ từ năm 1959. Ngày 31/12/1959, Bắc Việt Nam công bố Hiến pháp mới dựa vào nguyên tắc Cọng sản, và kêu gọi tái thống nhất hai miền Bắc-Nam. Xung đột chính trị nghiêm trọng nổ ra tại Nam Việt Nam trong năm 1963, khi Phật giáo công khai lên án chính sách độc tài, kỳ thị tôn giáo của Chính quyền Ngô Đình Diệm. Điều này dẫn tới một cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Chính quyền Diệm ngày 1/11/1963. Nhiều cuộc đảo chánh quân sự khác xảy ra sau đó. Từ đây, Chính quyền miền Bắc đưa quân đội cùng với trang thiết bị do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp tiến hành đánh phá miền Nam. Lực lượng nầy còn có nhiều căn cứ lớn ở khu vực biên giới Lào và Campuchia.



Cũng từ năm 1964 nầy, Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc ném bom Bắc Việt Nam. Năm 1965, Hoa Kỳ từng bước leo thang đánh phá các công trình trọng yếu ở miền Bắc, và gởi quân tham chiến tại Nam Việt Nam. Sau cuộc Tổng công kích của Cộng quân vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Hoa Kỳ ồ ạt đưa quân vào Nam Việt Nam. Đến tháng 4/1969, Hoa Kỳ có tới 543.400 quân, cùng với trên 50.000 quân đồng minh của Hoa Kỳ như Nam Triều Tiên, New Zealand, Úc Đại Lợi, Philippinese tại đây. Tháng 6/1969, trong khi các bên tham chiến đang tiến hành đàm phán tại Paris, Pháp Quốc tìm một giải pháp cho cuộc chiến, thì Tổng thống Nixon tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh, và bắt đầu ra lệnh rút quân khỏi Việt Nam. Cuối tháng 3/1972 quân Bắc Việt tràn qua ranh giới Vĩ tuyến 17 đánh chiếm tỉnh Quảng Trị và một số nơi khác ở Cao nguyên.



Hoa Kỳ trả đũa bằng cách trở lại ném bom Bắc Việt Nam, và yểm trợ quân Nam Việt Nam tái chiếm Quảng Trị và các nơi đã bị chiếm. Ngày 27/1/1973, tại Paris thỏa ước ngưng bắn được ký kết bởi Hoa Kỳ, Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam, và Mặt trận Giải phóng Miền Nam (tức Cộng sản miền Nam), nhưng nó không bao giờ được thực thi trọn vẹn. Ngày 11/3/1975, Quân đội Bắc Việt Nam tấn công Cao nguyên Trung phần của Nam Việt Nam. Quân đội Nam Việt Nam rút lui khỏi Cao nguyên và trở thành một đội quân bại trận hỗn loạn. Ngày 30/4/1975, Cộng quân chiếm Sài Gòn thủ đô của Nam Việt Nam. Hai chính quyền Cộng sản là Việt Nam Dân chủ Cọng hòa tại miền Bắc, và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam song song tồn tại, nhưng đích thực Bắc Việt Nam mới là người kiểm soát toàn bộ đất nước.



Ngày 2/7/1976, Việt Nam chính thức thống nhất thành một quốc gia duy nhất. Thủ đô, quốc kỳ quốc ca, quốc huy và tiền tệ Bắc Việt Nam được áp dụng trên toàn lãnh thổ. Gần như tất cả các chức vụ chủ chốt, và viên chức trong Chính phủ Bắc Việt Nam, đều được duy trì trong Chính phủ mới.



Năm 1987, Việt Nam tuyên bố cải cách kinh tế. Ngày 11/7/1995, Hoa Kỳ mở rộng quan hệ ngoại giáo với Việt Nam, và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.



Trong tháng 10-11/1999, trận lụt  ở miền Trung Việt Nam giết chết 550 người và làm cho hơn 600.000 gia đình bị mất nhà cửa. Ngày 13/7/2000, Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp ước trao đổi thương mại toàn diện. Ngày 17-19/11, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thực hiện một cuộc thăm viếng lịch sử đến Việt Nam. Ngày 22/4/2001, tại Đại hội đảng Cộng sản lần thứ IX, Nông Đức Mạnh, một nhân vật ôn hòa được bầu làm Tổng Bí thư. Tại Đại hội đảng lần thứ X diển ra trong tháng 4/2006, Nông Đức Mạnh được tái bầu vào chức vụ Tổng bí thư Đảng.Ngày 5/6/2006, một hiệp ước về an ninh và quốc phòng được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.



Người ta tin rằng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách hơn nữa khi hai nhà cải cách Nguyễn Minh Triết, và Nguyễn Tấn Dũng trở thành Chủ tịch nước, và Thủ tướng chính phủ ngày 27/6.2006. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/5/2007, các đảng viên Cộng sản chiếm 450/493 ghế đại biểu Quốc hội, 43 ghế còn lại thuộc về các ứng viên không đảng phái.  Trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ ngày 22/7/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được Tổng thống George W. Bush đón tiếp trọng thể tại tòa Bạch Cung. Đây là cuộc thăm viếng đầu tiên của nhà lảnh đạo cao nhất Việt Nam thăm Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ trở thành đối tác hàng đầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, mậu dịch hàng năm giữa hai nước tăng lên tới 15 tỷ USD. Đến năm 2009, Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 10 tỷ USD.



Đàu năm 2011, Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã bầu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư. Đến giữa năm bầu cử Quốc hội, sau đó Quốc hội nhóm họp bầu Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước, Nguyễn Tấn Dũng tái đãm nhiệm Thủ tướng.



B. Việt Nam ngày nay.



Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp đựơc Quốc hội thông qua và ban hành ngày 15/4/1992, theo đó, đảng Cộng sản nắm quyền cai quản xã hội theo chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh, nhưng chỉ hạn chế trong chức năng quản lý nhà nứơc. Quyền hạn của Quốc hội được gia tăng trong thời gian gần đây. Có 493 đại biểu Quốc hội được bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Ứng viên phải được đảng Cộng sản chỉ định, hoặc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, hoặc tự mình ra ứng cử. Quốc hội họp hàng năm 3 lần. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, người sẽ cầm đầu Hội đồng An ninh Quốc gia và ban hành Sắc lệnh trong thời gian Quốc hội không nhóm họp. Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch nước.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 89.571.000, dưới 15 tuổi 25,6%, trên 65 tuổi 5,5%. Mật độ dân cư: 288,9 người/km2. Thành phố: 29,8%. Sắc tộc: Vietnamese 86, Chinese, Hmong, Thai, Khmer, Cham, Mường. Ngôn ngữ: Vietnamese (chính), Pháp, Anh,Trung quốc. Tôn giáo: Phật giáo 9%, Thiên chúa giáo 7%, Không tôn giáo 81%. Đất đai: Tổng diện tích: 331.210 km2. Diện tích đất: 310.070 km2. Địa điểm: Vùng Đông Nam Á phía đông bờ bán đảo Đông Dương (Indochina). Quốc gia láng giềng: Trung Quốc ở phía bắc. Lào và Cambodia phía tây. Địa thế: Việt nam dài và hẹp, với 2.252 km bờ biển. Khoảng 22% đất có thể gieo trồng, gồm lưu vực sông Hồng nơi có cư dân dày đặt ở phía Bắc, đồng bằng dọc theo bờ biển hẹp ở miền Trung, và một vùng rộng thường ngập nước châu thổ sông Mê Kông miền Nam. Phần còn lại gồm núi non cằn cỏi và cao nguyên, khô hạn cùng với một số rừng mưa nhiệt đới. Thủ đô: Hà nội. Thành phố đông dân: Thành phố Hồ Chí Minh 5.976.000 cư dân, Hà nội 2.668.000, Hải phòng 1.941.000.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng sản. Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch Trương Tấn Sang, sinh ../../..., nhậm chức ../../2011. Thủ tướng chính phủ: Nguyễn tấn Dũng, sinh 17/11/1949, nhậm chức 27/6/2006 (tái bầu 2011). Chính quyền địa phương: 58 tỉnh, 3 thành phố, và 1 vùng thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 2,8 tỷ. Quân đội chính quy: 455.000. Kinh tế: Công nghiệp: dệt, chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép, xây dựng, máy móc, khai thác mỏ. Nông sản: gạo, bắp, khoai tây, đậu nành, cà phê, trà, cao su. Tài nguyên: nguyên tố mangan, nguyên tố phosphate, Crôm, quặng nhôm, than, dầu lửa, khí đốt, gổ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 600 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 6,8 triệu, gà 150 triệu, dê 1,6 triệu, heo 26,5 triệu, cừu không có số liệu. Đánh cá: 3,6 triệu tấn. Cung cấp điện: 66,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 51,8%, đóng góp 22%; công nghiệp 15,4%, đóng góp 40%; dịch vụ 32,7%, đóng góp 38%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng VN (tháng 9/2010: 19.455=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 256,9 tỷ. Bình quân đầu người 2.900 USD. Tăng trưởng: 5,3%. Nhập khẩu: 65,1 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 17,2%, Singapore 12,6%, Taiwan 11,2%, Nhật Bản 9,5%, South Korea 9,3%, Thailand 7,1%, Malaysia 4%. Xuất khẩu: 57,0 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 20,7%, Japan 12%, Australia 9,2%, China 5,6%, Germany 4,4%. Du lịch: 3,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 29,2 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 10,4 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 16,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng: 7,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.600 km. Bằng xe hơi: 205.900 lượt xe, xe hơi cá nhân không có số liệu. Bằng máy bay: bay 8,5 tỷ km, sân bay 37. Hải cảng: 3 - Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng. Truyền thông: Máy truyền hình: 184/1000 cư dân. Radio: 107/1000. Điện thoại: 34,9/100. Internet: 27,3/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 69,5, nữ 74,7. Sinh xuất: 17,3/1000 cư dân. Tử xuất: 6/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 21,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 92,5%, trung học 61%, đại hoc 11%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á -Thái Bình Dương (APEC).



Lưu ý: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, đến năm 1996 có 2,2 triệu đảng viên.



Tổng Bí thư đảng từ năm 1976: Lê Duẫn (1976-1986), Trường Chinh (1986), Nguyễn Văn Linh (1986-1991), Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011), Nguyễn Phú Trọng (2011-     ).



Ủy viên Bộ Chính trị từ 1996: Khóa 8: (1) Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Trần đức Lương, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Trương Tấn Sang, Lê Xuân Tùng, Lê Minh Hương, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng. (2) Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Trần đức Lương, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Trương Tấn Sang, Lê Xuân Tùng, Lê Minh Hương, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức Bình, Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Minh Triết, Phan Diễn. Khóa 9: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang, Nguỹen Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết, Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm, Trương Quang Đựơc, Lê Hồng Anh, Trần Đình Hoàn. Khóa 10: Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Trương Vỉnh Trọng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Hồ Đức Việt, Nguyễn Văn Chi.    



Chính quyền Nhà nước từ năm 1976: (1) Chủ tịch nước hoăc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Tôn Đức Thắng (1976-1980), Nguyễn Hữu Thọ (1980-1981), Trường Chinh (1981-1987), Võ Chí Công (1987-1992), Lê Đức Anh (1992-1997), Trần Đức Lương (1997-2006), Nguyễn Minh Triết (2006-2011), Trương Tấn Sang (2011-    ). (2) Thủ tướng Chính phủ hoăc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Văn Đồng (1976-1987), Phạm Hùng (1987-1988), Võ Văn Kiệt (1988), Đỗ Mười (1988-1991), Võ Văn Kiệt (1991-1997), Phan Văn Khải (1997-2006), Nguyễn  Tấn  Dũng (2006-     ).





6. MALAYSIA.            



A. Tiến trình phát triển.



Thương nhân Châu Âu vào buôn bán với Malaysia từ thế kỷ 16. Anh Quốc chiếm trị năm 1867. Liên bang Malaysia được thành lập ngày 16/9/1963, gồm Malaysia (độc lập năm 1957), và các thuộc địa Anh như Singapore, Sabab (bắc Borneo) và Savawak (tây bắc Borneo). Năm 1965, do xung đột giữa người gốc Trung Quốc chiếm đa số và người Mã Lai nắm chính quyền, Singapore tách ra thành lập Quốc gia riêng. Quốc vương Malaysia được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, bởi Hội đồng các vị vua cai trị Tiểu bang cha truyền con nối. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đã tạo nên sự hưng thịnh, và đầu tư nước ngoài góp phần công nghiệp hóa Malysia. Thủ đô Liên bang mới tại Putrajaya, phía nam Kuala Lumpur khởi công năm 1995, nhưng do thị trường chứng khoán sút giảm nghiêm trọng vào tháng 9/1997, khiến dự án phải hoãn lại.



Do suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị, Thủ tướng Mahathir bin Mohamad nắm quyền từ năm quyền từ năm 1981, áp đặt biện pháp kiểm soát tiền tệ, và cách chức Phó thủ tướng Anwar bin Ibrahim vào ngày 2/9/1998. Anwar bị bắt, và bị buộc tội tham nhũng. Phiên tòa xét xử ngày 14/4/1999 với bản án 6 năm tù giam. Anwar còn bị một tội khác, tội đồng tính luyến ái và tại phiên xử ngày 8/8/2000, bị thêm 9 năm tù giam. Ngày 31/10/2003, Abdullah Ahmad Badawi, nhận chức Thủ tướng kế nhiệm Mahathir. Badawi lảnh đạo Mặt trận Liên minh Quốc gia tái giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 21/3/2004. tháng 9/2004, Anwar được tha khỏi tù bởi một quyến định của Tòa án Liên bang.



Trận sóng thần trên Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004, làm 68 người chếy và trên 8.000 người tiêu tan nhà cửa. Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang và Nghị viện 13 Tiểu bang ngày 8/3/2008, Liên minh Mặt trận Quốc gia gồm 14 đảng (BN, Barisan Nasional) chiếm 140 ghế, Tổ chức Quốc gia Malaysia Thống nhất (UMNO), 79 ghế, đảng Công lý Nhân dân (PKR) 31 ghế, đảng Dân chủ Hành động (PTD) 28 ghế, và đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) 23 ghế. Liên minh Mặt trận Quốc gia gồm 14 đảng (BN, Barisan Nasional) cũng chiếm đa số ghế tại 8/13 Nghị viện Tiểu bang. Badawa vẫn còn ở chức Thủ tướng. Dư luận bàn tán khá nhiều việc nhà lảnh đạo Mặt trận Quốc gia Najib Razak giữ chức Thủ tướng chính phủ ngày 3/4/2009.



B. Malaysia ngày nay.



Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Malaysia là Hiến  pháp Liên bang có dành đặc quyền cho 2 vùng Sabah và Sarawak. Tu chính Hiến pháp năm 1983, quy định các Tiểu vương sẽ bầu trong số họ ra một vị Vua làm nguyên thủ Malaysia với nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng chính phủ là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Và tu chính năm 1993, bải bỏ đặc quyền miễn tố trước tòa án dành cho các Tiểu Vương. Quốc hội Malaysia gồm 2 viện: Hạ viện có 219 đại biểu do dân bầu trong các khu vực bầu cử cụ thể với nhiệm kỳ 5 năm. Hạ viện có thể bị giải tán bất cứ lúc nào bởi nhà Vua Liên bang theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thượng viện: có 70 Nghị sỉ gồm 26 ghế dành cho 13 nghị viện Tiển bang, mỗi Tiểu bang 2 Nghị sỉ. 44 ghế còn lại do Quốc hội và nhà Vua chỉ định với nhiệm kỳ 3 năm.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 28.274.000, dưới 15 tuổi: 31%, trên 65 tuổi 5,1%. Mật độ dân cư: 86 người/km2. Thành phố: 71,3. Sắc tộc: Malay và dân bản địa khác 58%, Chinese 24%, Indian 8%. Ngôn ngữ: Malay (chính), English, phương ngữ Chinese, Tamil, Telugu, Malayalam, Panjabi, Thai, Iban, và kadazan ở phía đông. Tôn giáo: Hồi giáo 60%, Phật giáo 19%, Thiên chúa giáo 9%, Hindu 6%, Khổng và Lảo giáo 3%. Đất đai: Tổng diện tích: 329.847 km2. Diện tích đất: 328.657 km2. Địa điểm: tại điểm cuối của đất liền Đông Nam Á, cọng thêm một phần bờ phía Bắc của đảo Borneo. Quốc gia láng giềng: Thái Lan ở phía bắc. Indonesia phía nam. Địa thế: Hầu hết phía tây Malaysia là rừng nhiệt đới bao phủ gồm cả dảy núi miền trung chạy dài từ bắc đến nam xuyên qua bán đảo. Bờ phía tây đầm lầy, phía đông là bãi cát. Malaysia có một vùng bằng phẳng rộng ở phía đông, nước ngập ven bờ, và rừng núi bên trong nội địa. Thủ đô: Kuala Lumpur (Tài chánh): 1.493.000 cư dân, Putrajaya (Chính phủ): không có số liệu.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua HRH Sultan Mizan Zainal Abidin ibni al-Mahrum Sultan Mahmud Al-Muktafi Billah Shah, sinh 22/1/1962, nhậm chức 13/12/2006. Thủ tướng chính phủ: Narib Razak, sinh năm 23/6/1953, nhậm chức 3/4/2009. Chính quyền địa phương: 13 tiểu bang, 3 vùng liên bang. Ngân sách quốc phòng: 4,0 tỷ. Quân đội chính quy: 109.000. Kinh tế: Công nghiệp: cao su, dầu cọ, thiết bị điện, điện gia dụng, khai thác mỏ, luyện kim, chế biến dầu, gổ. Nông sản: Cao su, dầu cọ, cocoa, gạo, dừa, và hạt tiêu. Tài nguyên: thiết,dầu khí, gổ, đồng, quặng sắt, nhôm. Dự trữ nhiên liệu: 4 tỷ thùng. Đất nông nghịêp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 829.000, gà 190 triệu, dê 285.000, heo 2,3 triệu, cừu 110.000. Đánh cá: 1,5 triệu tấn. Cung cấp điện: 106,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 13%, đóng góp 7%; công nghiệp 36%, đóng góp 34%; dịch vụ 51%, đóng góp 59%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Ringgit (tháng 9/2010: 3,1=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 383,6 tỷ. Bình quân đầu người: 14.900. Tăng trưởng: -0,7%. Nhập khẩu: 119,3 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 13,3%, Hoa Kỳ 12,6%, Trung Quốc 12,2%, Singapore 11,7%, Thai Lan 5,5%, Taiwam 5,5%, South Korea 5,4%. Xuất khẩu: 157,6 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 18,8%, Singapore 15,4%, Japan 8,9%, China 7,2%, Thailand 5,3%. Du lịch: 15,3 tỷ. Ngân sách quốc gia: 58,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 60,8 tỷ. Dự trữ vàng: 1,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 53,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.888 km. Bằng xe hơi: 482.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 53.000. Bằng máy bay: bay 44,5 tỷ km, sân bay 36. Hải cảng: 4-Kuantan, Kelang, Kota Kinabalu, Kuching. Truyền thông: Máy truyền hình: 174/1000 cư dân. Radio: 434/1000. Điện thoại: 15,7/100. Internet: 57,6/100 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 70,8, nữ 76,5. Sinh xuất: 21,4/1000 cư dân. Tử xuất: 4,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 15,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11, biết đọc biết viết  92,1%, trung học 98%, đại học 12%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).





7. SINGAPORE - REPUBLIC  OF  SINGAPORE.



A. Tiến trình phát triển.



Singapore thành lập năm 1819, bởi Sir Thomas Stamford Raffles là một thuộc địa Anh cho đến năm 1959, khi nó trở thành một Đơn vị tự trị trong Khối thịnh vượng Anh. Ngày 16/9/1963, Singapore kết hợp với Malaya, Sarawak và Saba lập thành Liên bang Malaysia. Căng thẳng giữa người Malayans chiếm đa số trong Liên bang, và sắc tộc Chinese chiếm ưu thế trong Singapore dẫn tới Hiệp ước, theo đó Singapore trở thành một Quốc gia độc lập vào ngày 9/8/1965. Hải cảng Singapore là một trong những cảng lớn nhất của thế giới. Tiêu chuẩn sống, sức khỏe, y tế, giáo dục, nhà ở đạt mức cao. Tiền đóng vào ngân hàng thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Chính quyền khuynh đảo bởi một đảng duy nhất đã thực hiện những biện pháp mạnh triệt tiêu những bất đồng từ trong trứng nước.



Tháng 12/2001, chính quyền đã chận đứng được một âm mưu cho nổ tung tòa đại sứ Hoa Kỳ. Tháng 9/2002, chính phủ loan báo đã bắt 21 dân quân là thành viên của tổ chức Jemaah Islamiah, một nhóm Hồi giáo cực đoan hoạt động tại Đông Nam Á. Từ ngày độc lập đến nay Singapore chỉ có 3 Thủ tướng: (1) Lý Quang Diệu người khuynh đảo chính trường, nắm chức Thủ tướng từ 1959-1990, (2) Goh Chok Tong từ 1990-2004, và (3) con trai Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long nhận chức từ 12/8/2004. Ngày 12/7/2005, tại tòa Bạch Ốc Thủ tướng Lý Hiển Long và Tổng thống ký hiệp ước thắc chặt hơn nữa về quốc phòng giữa 2 nước. Cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến sẽ tổ chức ngày 27/8/2005, bị đình hoãn bởi không có ứng cử viên dự tranh. Ứng cử viên đương kim Tổng thống S.R. Nathan đắc cử Tổng thống khong có đối thủ.



Trong cuộc bầu cử 84 đại biểu Quốc hội ngày 6/5/2006, đảng Nhân dân Hành động đương quyền chiếm 82 ghế, gồm 37 ghế có sẵn trước ngày bầu cử bởi phe đối lập không tham gia bầu cử. Lạm phát tăng nhanh trong năm 2008, bởi giá nhà, thực phẩm, và vận chuyển tăng trong khi xuất khẩu giảm. Nền kinh tế Singapore dựa vào xuất khẩu, khi kinh tế thế giới suy giãm năm 2008 thì Singapore cũng ảnh hưởng, nhưng đã hồi phục trở lại trong năm 2009 và 2010.



B. Singapore ngày nay.



Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Singapore có hiệu lực thi hành ngày 3/6/1959, và Tu chính năm 1965. ba ngành Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp được phân rõ trong Hiến pháp. Quốc hội có 84 đại biểu với nhiệm kỳ 2 năm được bầu từ một đơn vị bầu cử duy nhất. Ứng viên phải được 9 thành viên đại biểu Quốc hội đương nhiệm giới thiệu. Tổng thống là nguyên thủ Quốc gia với nhiệm kỳ 6 năm. Chức năng Quản lý nhà nước được trao cho Nội các đứng đầu là Thủ tướng. Thủ tướng và các thành viên trong Nội các do Tổng thống chỉ định trong số các đại biểu Quốc hội. Tiền lương của các chính trị gia cầm quyền Singapore cao nhất thế giới: Lương Tổng thống 3.187.000 đô la Singapore, tương đương 2.100.000 đô la Mỹ; lương Thủ tướng 3.091.000 đô la Singapore, tương đương 2.000.000 đô la Mỹ. Lương Thủ tướng Lý  Hiển  Long cao hơn 5 lần lương Tổng thống Bush.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 4.701.000, dưới 15 tuổi 14,1%, trên 65 tuổi 9%. Mật độ dân cư: 6.842,9 người/km2. Thành phố: 100%. Sắc tộc: Chinese 77%, Malay 14%, Indian 8%. Ngôn ngữ: Chinese, Malay, Tamil, English (tất cả đều chính). Tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo Lamã, Hindu. Đất đai: Tổng diện tích: 697 km2. Diện tích đất: 687 km2. Địa điểm: đảo tận cùng ngoài khơi của bán đảo Malayan ở Đông Nam Á. Quốc gia láng giềng: gần nhất về phía bắc là Malaysia. Indonesia phía nam. Địa thế: Singapore là một quốc gia có địa thế bằng phẳng tạo thành bởi các đảo ngập nước nhiều ngàn năm trước đây gồm hơn 40 đảo nhỏ. Thủ đô: Singapore: 4.737.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống S.R. Nathan, sinh 3/7/1924, nhậm chức 1/9/1999 (tái nhiệm tháng 8/2005). Thủ tướng chính phủ: Lý Hiển Long, sinh 10/2/1952, nhậm chức 12/8/2004 (tái bầu 2006, 2008, 2010). Ngân sách quốc phòng: 8,2 tỷ. Quân đội chính quy: 72.500. Kinh tế: Công nghiệp: điện gia dụng, y dược, dịch vụ tài chánh, trang thiết bị khoang dầu, lọc dầu, sản phẩm cao su. Nông sản: dừa khô, cao su, trái cây, rau quả, phong lan. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 200, gà 2,7 triệu, dê 600, heo 260.000. Đánh cá: 11.676 tấn. Cung cấp điện: 39,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2%, đóng góp 1%; công nghiệp 23,8%, đóng góp 31%; dịch vụ 75,2%, đóng góp 68%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Dollar (tháng 9/2010: 1,3=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 243,2 tỷ. Bình quân đầu người: 52.200. Tăng truởng: -1,3%. Nhập khẩu: 240,5 tỷ. Bạn hàng: Malaysia 13%, Hoa kỳ 12,7%, Trng Quốc 11,4%, Japan 8,3%, Taiwan 6,4%, Indonesia 6,2%, Nam Triều Tiên 4,4%. Xuất khẩu: 374,5 tỷ. Bạn hàng: Malaysia 13,1%, Hoa kỳ 10,2%, Hong Kong 10,1%, Trung Quốc 9,7%, Indonesia 9,2%, Japan 5,5%, Thailand 4,2%. Du lịch: 10,7 tỷ. Ngân sách quốc gia: 24,1 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 119,8 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 19,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,6%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 38 km. Bằng xe hơi: 463.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 141.400. Bằng máy bay: bay 79 tỷ km, sân bay 8. Hải cảng: 1-Singapore. Truyền thông: Máy truyền hình: 341/1000 cư dân. Radio: 744/1000. Điện thoại: 39,1/100. Internet: 72,2/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 79,5 nữ 84,9. Sinh xuất: 8,7/1000 cư dân. Tử xuất: 4,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 2,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11, biết đọc biết viết  94,5%, trung học 67%, đại học 34%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth).





8. BRUNEI - STATE OF BRUNEI DARUSSALAM.



A. Tiến trình phát triển.



Vua Hồi giáo cai trị Brunei, và đầu thế kỷ 16 Brunei là một quốc gia hùng mạnh cai trị toàn bộ đảo Borneo cũng như nhiều phần của đảo Sula, và quần đảo Philippinese. Năm 1888 một Hiệp ước đặt quốc gia dưới sự bảo hộ của Anh quốc. Trong đệ II thế chiến, Brunei bị Nhật chiếm đóng năm 1941, và được Australia đánh bật ra năm 1945. Năm 1959, Brunei trở thành đơn vị tự trị trong Liên hiệp Anh, và Anh Quốc vẫn đảm trách về ngoại giao và quốc phòng. Năm 1962, tu chỉnh Hiến pháp cho phép người dân được trực tiếp bầu ra Hội đồng Lập pháp mới. Brunei tuyên bố độc lập ngày 1/1/1984. Nhiều tiền bạc từ nguồn dầu lửa của quốc gia trong những năm gần đây đã được sử dụng một cách phung phí bởi các thành viên của gia đình Hoàng gia Brunei.



B. Brunei ngày nay.



Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Brunei công bố năm 1959, nhưng bị đình hoãn thi hành nhiều phần cho đến tháng 12/1962 mới có tu chỉnh Hiến pháp về bầu cử Hội đồng Lập pháp. Sau khi tuyên bố độc lập năm 1984, Hội đồng Nội các chính thức thay thế Hội đồng Lập pháp. Hội đồng Nội các do vua Hồi chỉ định và chủ trì. Tháng 8/2004, tu chính Hiến pháp tái lập Hội đồng Lập pháp, nhưng 21 thành viên của Hội đồng đều do vua Hồi lựa chọn. Mặc dù tu chỉnh Hiến pháp năm 1962, cho phép người dân trực tiếp bầu 15/45 đại biểu tại Quốc hội mới, nhưng cho đến nay chưa bao giờ Chính quyền Brunei đưa ra ngày bầu cử. Trong thực tế vua Hồi vừa là nguyên thủ Quốc gia vừa cầm đầu Chính phủ.     



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 395.000, dưới 15 tuổi 26,1, trên 65 tuổi 3,4%. Mật độ dân cư: 75 người/km2. Thành phố: 75,2%. Sắc tộc: Malay 66%, Chinese 11%, người bản địa và sắc tộc khác: 19%. Ngôn ngữ: Malay (chính), English, Chinese. Tôn giáo: Hồi giáo 67%, Phật giáo 13%, Thiên chúa giáo Lamã 10%, niềm tin bản địa và niềm tin khác 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 5.765 km2. Diện tích đất: 5.265 km2. Vị trí: trong khu vực Đông Nam Á, trên bờ phía bắc đảo Borneo, được bao quanh bởi tiểu bang Sarawak của Liên bang Malaysia. Thủ đô: Bandar Seri Begawan: 22.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Hồi giáo độc lập. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Vua Hồi Sir Muda Hassanal Bolkiah Mu'izzadin Waddaulah, sinh 15/7/1946, nhậm chức 1/1/1984. Chính quyền địa phương: 4 quận. Ngân sách quốc phòng: 395 triệu. Quân đội chính quy: 7.000. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác và lọc dầu lửa, khí đốt, và xây dựng. Nông sản: gạo, rau quả, và trái cây. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, và gổ. Dự trữ nhiên liệu: 1,1 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 940, gà 15,5 triệu, dê  2.720, heo 1.800, cừu 3.000. Đánh cá: 3.100 tấn. Cung cấp điện: 3,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 4,2%, đóng góp 1%; công nghiệp 62,8%, đóng góp 45%; dịch vụ 33%, đóng góp 50%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar (tháng 9/2010: 1,3=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 19,9 tỷ. Bình quân đầu người: 51.200. Tăng trưởng: 0,5%. Nhập khẩu: 2,6 tỷ. Bạn hàng: Singapore 30,7%, Malaysia 18,4%, Anh Quốc 7,8%, Nhật Bản 5,4%, Trung Quốc 5,3%. Xuất khẩu: 10,7 tỷ. Bạn hàng: Japan 31,2%, South Korea 13,3%, Australia 11,7%, Hoa Kỳ 7,9%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 865,7 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 12,8km. Bằng xe hơi: 240.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 22.100. Bằng máy bay: bay 3,8 tỷ km, sân bay 1. Hải cảng: không có số liệu. Truyền thông: Máy truyền hình: 637/1000 cư dân. Radio: 302/1000. Điện thoại: 20,2/100. Internet: 79,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73,7, nữ 78,3. Sinh xuất: 18/1000 cư dân. Tử xuất: 3,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 11,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 95%, trung học 100%, đại học 11%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và vài tổ chức đặc biệt phụ thuộc của nó. Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).










A. Tiến trình phát triển.



Người Malay ở trên các đảo Philippines, họ đến đây từ Đông Nam Á. Hầu hết là thợ săn, đánh cá, và chưa biết làm nông nghiệp. Quần đảo được khám phá bởi Magellan năm 1521, và người Tây Ban Nha lập thành phố Manila năm 1571. Các đảo đặt tên vua Philip II của Tây Ban Nha. Năm 1898, Tây Ban Nha chuyển nhượng Philippines cho Hoa Kỳ với giá 20 triệu sau cuộc chiến tranh Tây Ban Nha–Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ dập tắt cuộc nổi dậy của du kích quân kéo dài trong 6 năm từ 1899 đến 1906. Ngày 8/12/1941, Nhật Bản tấn công Philippines và chiếm tất cả các quần đảo trong thời chiến tranh Thế giới II. Ngày 4/7/1946, Philippines tuyên bố độc lập theo một đạo luật thông qua bởi quốc hội Hoa Kỳ, sau đó trở thành một nước Cộng hòa. Ferdinand Marcos được bầu làm Tổng thống tháng 9/1965 và tái bầu năm 1969.



Marcos ra sức đàn áp các phe nhóm chính trị đối lập, và muốn kéo dài địa vị cầm quyền bằng cách ban hành lệnh thiết quân luật tháng 9/1972. Bất chấp Hiến pháp mới năm 1973, Marcos cai trị Philippines như một nhà độc tài cho đến năm 1982. Vợ ông ta, bà Imelda cũng đảm nhận nhiều quyền hành rộng rãi, cầm đầu bộ Kế hoạch và Phát triển. Khủng hoảng chính trị lan rộng và lệnh thiết quân luật được gỡ bỏ ngày 17/1/1981, nhưng Marcos vẫn còn nhiều quyền hành với cương vị Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia. Tháng 6/1981, ông ta được tái bầu một nhiệm kỳ Tổng thống mới 6 năm, trong sự tẩy chay rộng rãi của phe đối lập bởi sự gian trá của nó. Vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị đối lập nổi tiếng Benigno S.Aquino Jr ngày 21/8/1983, châm ngòi cho nhiều người biểu tình kêu gọi Marcos từ chức.



Ngày 16/2/1986, sau một cuộc vận động bầu cử Tổng thống gian truân giữa những lời cáo buộc gian lận khắp nơi, Marcos thắng cử, trên đối thủ bà Corazon Aquino, quá phụ của nhà lãnh tụ đối lập bị giết. Làn sóng chống đối có bạo loạn lại nổi lên, ngày 25/3/1986, Marcos chạy trốn khỏi Manila. Bà Aquino trở thành Tổng thống, mặc dù được Hoa Kỳ và nhiều quốc gia thừa nhận, bà Aquino còn gặp biết bao thử thách: sự yếu kém về kinh tế, nạn thiếu đói khắp nơi, các cuộc nổi loạn của Cộng sản, tín đồ Hồi giáo và ngay cả sự thờ ơ của quân đội đối với chính quyền mới. Ngày 1/12/1989, một loạt các hoạt động bạo loạn trong nỗ lực lật đổ chính quyền Aquino, do các sỹ quan quân đội chủ mưu, bao gồm cả những người trung thành với Marcos. Quân bạo loạn chiếm nhiều căn cứ quân sự, đài truyền hình và ném bom vào Dinh Tổng thống.



Bạo loạn kết thúc nhờ quân đội chính phủ cùng với sự giúp sức của không quân Hoa Kỳ gồm cả máy bay tối tân F-4S, sau hơn 10 ngày chiến đấu làm thiệt mạng hàng trăm người. Có một sự chia rẽ bên trong chính quyền Aquino trong nỗ lực đòi lại 10 tỷ mỹ kim, số tiền gia đình Marcos đã cuỗm đi từ ngân quỹ của nhà nước. Marcos chết tháng 9/1989, nhưng vợ ông ta bà Imela bị xét xử trong một phiên tòa tại New York về tội gian lận, và âm mưu cản trở công lý. Bà được tuyên bố vô tội, bởi bồi thẩm đoàn ngày 4/11/1991. Tháng 5/1992, được sự hậu thuẫn của bà Aquino, tướng Fidel Ramos đắc cử Tổng thống. Cuối năm 1992, quân đội Hoa Kỳ triệt thoái khỏi căn cứ hải quân vịnh Subic, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ trong một thời gian dài tại Philippines.



Ngày 30/1/1994, chính phủ ký với tổ chức du kích Hồi giáo ly khai một thỏa hiệp ngưng bắn nhưng bạo loạn vẫn tiếp tục. Một hiệp ước mới mở rộng quyền tự trị của khu vực Hồi giáo trên đảo Mindanao được ký ngày 2/9/1996, chấm dứt cuộc bạo loạn đã cướp đi 120.000 mạng sống kể từ năm 1972. Vận động như một người được quần chúng yêu thích, Joseph (Erap) Estrada từng là diễn viên điện ảnh đắc cử Tổng thống ngày 11/5/1998. Bị buộc tội tham nhũng và nhận hối lộ ngày 13/11/2000, tòa án tối cao Philippine bãi chức Tổng thống của Joseph. Phó tổng thống bà Gloria Macapagal Arroyo trở thành Tổng thống. Như một phần của cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ đã trợ giúp quân đội Philippines tấn công vào Aabu Sabaya sào huyệt của nhóm du kích Hồi giáo cực đoan giết chết tên cầm đầu là Abu Sabaya ngày 21/6/2002.



Hoạt động khủng bố lại tái diển trên đảo Mindanao trong năm 2003. Ngày 27/7/2003, khoảng 300 quân sỉ dấy loạn và chiếm một số nơi tại thủ đô Manila, nhưng bị dập tắt không bao lâu sau đó. Tổng thống Arroyo tái đắt cử ngày 10/5/2004. Philippines có gởi một toán quân nhỏ hổ trợ Hoa Kỳ xâm lăng Iraq, và trở về nước ngày 19/7, trong một cuộc mặc cả để các tài xế xe tải Philippines bi phiến quân bắt làm con tin được phóng thích. Cơn bảo nhiệt đới gây ra lụt lội và đất chuồi trong tháng 11, và 12 giết chết 1.060 người, hơn 560 người khác mất tích, và 880.000 người tiêu tan nhà cửa. Các vụ nổ bom bạo loạn gần như xẩy ra thường xuyên ở Philippenes. Đầu năm 2005, trận đánh lớn giữa quân chính phủ và phiến quân trên đảo Jolo giết chết 90 người và 12.000 phải chạy khỏi nơi cư trú.



Ba vụ nổ bom ngày 14/2 làm 130 người chết và bị thương. Đất lở trên đảo Leyte ngày 17/2/2006, giết chết 139 người và 973 người mất tích kể như chết. Tháng 2/2006, quân đội hám phá ra một âm mưu đảo chánh, và sau đó Tổng thống Arroyo tuyên bố tình trạng khẩn trương kéo dài 1 tuần lể. Trận cuồng phong Durian ập vào miền trung Philippines ngày 30/11 giết chết 720 người. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 14/2/2007, đảng của Tổng thống Arroyo dẩn đầu với 89/211 ghế. Tại phiên xử ngày 12/9/2007, nguyên Tổng thống Estrada bị kết án tù về tội nhận 85 triệu USD tiền hối lộ và biếu xén. Và ngày 25/10, ông được Tổng thống Arroyo đặc xá. Trận cuồng phong Fengshen ngày 21 và 22/6/2008, giết chết 557 người và trên 90.000 người bị tiêu tan nhà cửa. Cũng có hơn 700 người chết do vụ đắm phà bởi bảo táp.



Cơn bảo nhiệt đới tháng 9 và 10/2009, giết chết 900 người và ảnh hưởng lên đời sống của trên 9 triệu cư dân khác. Benigno (NoyNoy) Aquino III con trai của nguyên tổng thống Corazon Aquino (who died ngày 1/8.2009) đánh bại ứng cử viên Estrada trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 10/5/2010, và tuyên thệ nhậm chức ngày 30/6/2010.



B. Philippines ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 2/1987 có tới 78,5% cử tri chấp nhận Hiến pháp mới. Theo đó, nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, cũng là người cầm đầu chính phủ, do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ duy nhất 6 năm. Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện: có 250 đại biểu trong đó 214 do dân bầu trực tiếp trong các khu vực bầu cử, số còn lại phân bố cho các đảng chính trị, với nhiệm kỳ 3 năm. Thượng viện: có 24 nghị sỉ cũng do dân bầu trực tiếp trên toàn quốc với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nữa số nghị sỉ. Tháng 12/1996, khi Tổng thống Fidel Ramos còn tại chức ông đề nghị tu chỉnh Hiến pháp cho Tổng thống được ứng cử nhiệm kỳ thứ 2, nhưng bị Thượng viện bác bỏ với 23/24 nghị sỉ.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 99.900.000, dưới 15 tuổi 34,9%, trên 65 tuổi 4,2%. Mật độ dân cư: 335 người/km2. Thành phố: 48,7%. Sắc tộc: Tagalog 28%, Cebuano 13%, Ilocano 9%, Bisaya và Bisisaya 8%, Hiligaynon và Ilonggo 8%. Ngôn ngữ: Philippine, English (cả hai chính), và nhiều ngôn ngữ địa phương khác. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 81%, Tin lành giáo 9%, Hồi giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 300.000 km2. Diện tích đất: 298.170 km2. Địa điểm: Quần đảo ngoài khơi bờ Đông Nam Châu Á. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Malaysia và Indonesia phía nam. Đài Loan phía bắc. Địa thế: quốc gia gồm 7.100 đảo, chạy dài khoảng 1.769 km2 từ bắc đến nam. Khoảng 95% diện tích đất và dân số nằm trên 11 đảo lớn, ở đó có nhiều rừng núi, ngoại trừ các bờ thụt sâu vào bên trong và một đồng bằng trung tâm trên đảo Luzon. Thủ đô: Manila. Thành phố đông dân: Manila 11.449.000 cư dân, Davao 1.480.000, Cebu 845.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại  chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Benigno Aquono III, sinh 8/2/1960, nhậm chức 30/6/2010. Chính quyền địa phương: 79 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 1,1 tỷ. Quân đội chính quy: 120.000. Kinh tế: Công nghiệp: dệt vải, y dược, hóa chất, diện gia dụng, sản phẩm gỗ, và chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, mía đường, bắp, dừa, thơm, và chuối. Tài nguyên: gổ, dầu lửa, nickel, hợp chất cobalt (làm thuốc nhuộm), vàng, bạc, muối, đồng. Dự trữ nhiên liệu: 138,5 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 19%. Chăn nuôi: trâu bò 2,7 triệu, gà 136 triệu, dê 3,9 triệu, heo 13,3 triệu, cừu 30.000.  Đánh cá: 4,4 triệu tấn. Cung cấp điện: 57,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 34%, đóng góp 15%; công nghiệp 15%, đóng góp 32%; dịch vụ 51%, đóng góp 53%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Peso (tháng 9/2010: 43,8=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 324,4 tỷ. Bình quân đầu người: 3.300. Tăng trưởng: 0,9%. Nhập khẩu: 46,4 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 15,9%, Hoa Kỳ 13,7%, Trung Quốc 10,1%, Singapore 8,9%, Taiwan 7,2%, Saudi Arabia 4,8%, Nam Triều Tiên 4,7%, Hong Kong 4,6%, Thái Lan 4,6%. Xuất khẩu: 37,5 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 24,5%, Hoa Kỳ 15,2%, Japan 12,2%, Singapore 8,3%, Hong Kong 7,6%, Malaysia 4,4%, Hòa Lan 4%. Du lịch: 2,5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 29,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 24,7 tỷ. Dự trữ vàng: 4,9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 55,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 3,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 896km. Bằng xe hơi: 2,6 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 297.800. Bằng máy bay: bay 15,7 tỷ km, sân bay 84. Hải cảng: 4- Cebu, Manila, Iloilo, Davao. Truyền thông: Máy truyền hình: 110/1000 cư dân. Radio: 161/1000. Điện thoại: 4,5/100. Internet: 6,5/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,5, nữ 74,5. Sinh xuất: 25,7/1000 cư dân. Tử xuất: 5,1/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 19,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-12, biết đọc biết viết  93,6%, trung học 77%, đại học 28%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tở chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).








A. Tiến trình phát triển.



Văn minh Hindu và Phật giáo từ India đến Indonesia cách đây gần 2000 năm, đặc biệt bám trụ ở đảo Java. Hồi giáo theo đường biển truyền bá vào Indonesia bới các thương nhân trong thế kỷ 15, và chiếm ưu thế trong thế kỷ 16. Hòa Lan thay thế Bồ Đào Nha như là thế lực thương mại Âu Châu quan trọng nhất trong vùng vào thế kỷ 17. Hoà Lan nắm quyền thống trị toàn bộ đảo Java năm 1750. Các quần đảo ngoài xa hoàn toàn không bị chiếm cho đến đầu thế kỷ 20, khi toàn khu vực bây giờ là Indonesia mới quy về một mối dưới quyền cai trị của một chính quyền người Hòa Lan. Nhật Bản chiếm Indonesia năm từ năm 1942 đến 1945. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, những người theo chủ nghĩa quốc gia dưới sự lãnh đạo của Sukarno và Hatta tuyên bố độc lập. Người Hòa Lan tái chiếm thuộc địa cũ nhưng bị chống đối.



Sau 4 năm đánh nhau cuối cùng Hòa Lan chuyển quyền cai trị tối cao lại cho người bản xứ ngày 27/12/1949. Một chính quyền Cộng hòa được công khai tuyên bố ngày 17/8/1950 với vị tổng thống đầu tiên là Sukarno. Phần đất phía tây đảo New Guinea vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của Hòa Lan. Năm 1957 Hòa Lan từ chối đề nghị thương thảo trên phần đất này, Indonesia thực hiện một cuộc tấn công chiếm phần đất Hòa Lan đang chiếm trị. Năm 1963, Liên Hiệp Quốc trao khu vực trên cho Indonesia với cam kết của Indonesia là sẽ tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” cho cư dân trên đảo lựa chọn tương lai của mình. Năm 1969, trong một cuộc bỏ phiếu, lãnh đạo các bộ tộc đồng ý ở lại với Indonesia bất chấp các cuộc nổi dậy của những người chống đối. Sukarno giải tán Quốc hội năm 1960.



Năm 1963 bằng một sắc luật quy định chức vị tổng thống sẽ tại vị suốt đời. Năm 1963, ông ta liên minh với các chính quyền Cọng sản. Liên Xô giúp trang thiết bị cho quân đội Indonesia thực hiện các cuộc tấn công vào Malaysia trong năm 1964 và 1965. Đầu năm 1965, Indonesia rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Tháng 8/1965 trong một nỗ lực chiếm chính quyền, phe nhóm chính trị PKI có sự tiếp tay của nhiều sĩ quan quân đội, thực hiện một cuộc đảo chánh. Họ giết chết 5 tướng lãnh và các sĩ quan quân đội trung thành với chính phủ. Trung tướng Suharto chỉ huy trưởng lực lượng trừ bị cầm đầu lực lượng chống đảo chánh, nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Sukarno bị buộc phải san sẻ quyền hành cho quân đội. Chính quyền tố cáo cuộc đảo chánh là một âm mưu của đảng Cọng sản.



Có khoảng hơn 300.000 người liên quan đến cuộc bạo loạn và đảng viên Cộng sản bị giết trong các cuộc tàn sát của quân đội. Tháng 3/1966 dưới sức ép từ quân đội và sinh viên, Sukarno chuyển giao quyền hành cho Suharto. Suharto đặt đảng Cộng sản ra khỏi vòng pháp luật, sa thải nhiều viên chức chính quyền và chỉ định các viên chức mới. Suharto chấm dứt sự thù nghịch với Malaysia và đưa Indonesia tái nhập Liên Hiệp Quốc. Tháng 2/1967, Sukarno mất dần quyền lực và Suharto trở thành Tổng thống. Tháng 3/1968 Nghị viện Tư vấn (Quốc hội) bầu Suharto làm Tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội tái bầu Suharto vào các năm 1973, 1978, 1983, 1988, 1993. Đến ngày 10/3/1998, khi Quốc hội tái bầu Suharto làm Tổng thống nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 7, lúc tình hình kinh tế xuống dốc nghiêm trọng.



Công chúng giận dữ tập trung la ó, chống đối chế độ Suharto nhắm vào các vấn đề tham nhũng, bè phái và gia đình trị. Việc điều chỉnh hối xuất tăng giá hàng hóa trong tháng 5, châm ngòi cho nhiều người phản đối tập trung biểu tình đập phá tại thủ đô Jakarta và nhiều thành phố khác. Quân đội sử dụng bạo lực đàn áp khoảng 500 người bị giết trong cuộc bạo loạn và chống bạo loạn này. Ngày 21/5/1998, Suharto từ chức và người kế vị là Phó tổng thống của ông ta, Bacharuddin Jusuf Habibie. Abdurrahman Wahid lãnh tụ một tổ chức Hồi giáo lớn của Indonesia được bầu vào chức Tổng thống ngày 20/10/1999. Tháng 8/2000, dưới sức ép từ Quốc hội, ông ta đồng ý chia xẻ quyền hành cho Phó tổng thống Megawati Sukarnoputri, con gái của nguyên Tổng thống Sukarno.



Cáo buộc Wahid về các tội tham nhũng và thiếu khả năng, ngày 23/7/2001, Quốc hội Indonesia bãi chức ông ta, và Megawati trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Indonesia. Các cuộc xung đột xảy ra giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo trên đảo Maluku (Molucca) làm trên 2500 người chết từ tháng 1/1999. Thêm vào đó, còn có 550 người tỵ nạn chạy thoát từ các cuộc đánh nhau bị chết vì chìm phà vào ngày 29/6/2000. Bạo loạn sắc tộc ở Kalimantan, Borneo giết chết hơn 400 người trong tháng 1/2001. Những người ly khai trong tỉnh Aceh, phía tây bắc đảo Sumatra tái diễn các cuộc đánh nhau chống lại quân đội chính phủ kể từ thập niên 1980 và 1990. Tháng 5/2003 khi cuộc thương thảo hoà bình gảy đổ, quân đội Indonesia tung ra một cuộc tấn công đánh tan lực lượng ly khai tại đó.



East Timor nguyên thựoc địa Bồ Đào Nha, tháng 12/1975 Indonesia xua quân chiếm trị cho đến tháng 10/1999. East Timor trở thành quốc gia độc lập ngày 20/5/2002. Các điều tra viên xác quyết những tên khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda là thủ phạm trong vụ dặt bom giết chết 202 người đa số là du khách nước ngoài tại một câu lạc bộ ở Bali ngày 12/10/2002, và 12 người tại khách sạn Marriott ở Jakarta ngày 5/8/2003. Tháng 9/2003, giáo chủ Hồi giáo cấp tiến Abu Bakar Bashir bị kết án 4 năm tù giam về tội khủng bố và mưu phản. Trong cuộc bầu cử 550 đại biểu Quốc hội ngày 5/4/2004, đảng Golkar giành chiến thắng chiếm 128 ghế, về nhì là đảng Tranh đấu cho Dân chủ chiếm 107 ghế. Các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại cao nhất là đảng Pháp triển 58 ghế, và thấp nhất là đảng Công lý có 1 ghế.



Bản án Bakar Bashir hết hạn vào tháng 3/2004, nhưng đến tháng 9/2004, ông ta vẫn còn bị giam chờ xét xử một tội khủng bố khác. Ngày 9/9/2004, một vụ đánh bom ở bên ngoài sứ quán Úc Đại Lợi ở Jakarta, giết chết 9 người, và làm bị thương hơn 180 người. Trong cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên ở Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono một tướng lảnh đã về hưu đánh bại ứng cử viên Megawati đương kim Tổng thống trong vòng bầu chung cuộc ngày 20/9/2004. Yudhoyono nhậm chức Tổng thống ngày 20/10/2004. Ngày 26/12/2004, cơn địa chấn trận sóng thần Nam và Đông Nam Á ập vào Indonesia giết chết 237.000 người, không kể khoảng 40.000 mgưòi khác mất tích. Một trận địa chấn lớn khác ngoài khơi phiá tây bắc đảo Sumatra ngày 28/3/2005 làm 1.300 người thiệt mạng.



Trên đảo Java trong năm 2006, một trận động đất tháng 5 giết chết 5.800 người và hơn 1,5 triệu người tiêu tan nhà cửa và thiệt hại về tài sản khoảng 3,1 tỷ Mỷ kim. Cơn sóng thần ngày 17/7 đã cướp đi 650 sinh mạng. Sang năm 2007, trận lụt tháng 2/2007, tại thủ đô Jakarta cũng làm 54 người chết và trên 400.000 người phải rời khỏi nơi cư trú. Hai tên cầm đầu tổ chức mạn lưới khủng bố Jemaah Islamiyah bị bắt trong tháng 6. Cựu Tổng thống Suharto chết ngày 27/1/2008. Susilo Bambang Yudhoyono tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai trong cuộc bầu cử ngày 8/7/2009. Vụ ôm bom tự sát tại 2 khách sạn ở Jakarta ngày 17/7 giết chết 9 người. Ngày 17/9, cảnh sát cho hay đã hạ sát Noordin Muhammad Top người bị cáo buộc có âm mưu tấn công khũng bố tại Jakarta gần đây.



Trận động đất gây ra nạn đất chuồi ngày 30/9 giết chết 1.115 người, và làm hư sụp 135.000 ngôi nhà.



B. Indonesia ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp có hiệu lực thi hành năm 1959. Theo đó hệ thống chính trị dựa trên sự cẩn trọng quá mức. Quốc hội có 550 đại biểu được bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Tống thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người cầm đầu chính phủ, do Quốc hội bầu cũng có nhiệm kỳ 5 năm. Ngày 10/8/2002, tu chính Hiến pháp, Tổng thống do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm, không giới hạn nhiệm kỳ. Mặc dù Hồi giáo chiếm đa số tuyệt đối, Hiến pháp bảo đảm các niềm tin tôn giáo khác ngoài Hồi giáo. 



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 242.968.000,  Mật độ dân cư: 134,1 người/km2. Thành phố: 44%. Sắc tộc: Javanese 41%, Sundanese 15%, Madurese 3%, Malay 3%. Ngôn ngữ: Bahasa-Indonesian (chính), English, Dutch, Javanese, và ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: Hồi giáo 86%, Tin lành giáo 6%, Thiên chúa giáo La mã 3%, Hindu 2%, Phật giáo 1%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.904.569 km2. Diện tích đất: 1.811.569 km2. Địa điểm: Vùng biển với nhiều quần đảo phía Đông Nam đất liền Châu Á chạy dài theo đường xích đạo. Quốc gia láng giềng: Malaysia phía bắc. Papua New Guinea phía đông. Địa thế: quốc gia gồm 13.500 đảo (6000 có cư dân). Java một trong những nơi có mực độ cư dân cao của thế giới, 5.178 người/km2. Sumatra, Kalimantan nằm trên đảo Borneo. Sulawesi và West Irian, chiếm một nửa đảo New Guinea. Bangka, Billiton, Madura, Bali, Timor đều là những đảo có nhiều cư dân. Núi và cao nguyên nằm trên các đảo chính có khí hậu mát mẽ hơn vùng đất thấp nhiệt đới. Thủ đô: Jakarta. Thành phố đông dân: Jakarta 9.121.000 cư dân, Surabaja 2.518.000. Bandung 2.384.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, sinh năm 1949, nhậm chức 20/10/2004 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phương: 30 tỉnh, 2 vùng đặc biệt và 1 khu vực thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 3,5 tỷ. Quân đội chính quy: 302.000. Kinh tế: Công nghiệp dầu khí, hàng dệt, may mặc, đế giày, khai thác mỏ, xi măng,phân bón, gổ đa dụng, cao su. Nông sản: gạo, củ sắn, đậu phụng, cao su, cocoa, coffee, dầu cọ, copra. Tài nguyên: quặng nhôm, thiếc, nickel, đồng, gổ, dầu lửa, khí đốt. Dự trữ nhiên liệu: 3,9 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 11,4 triệu, gà 1.300 triệu, dê 14,9 triệu, heo 6,8 triệu, cừu 9,9 triệu. Đánh cá: 6,9 triệu tấn. Cung cấp điện: 134,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 42,1%, đóng góp 16%; công nghiệp 18,6%, đóng góp 44%; dịch vụ 39%, đóng góp 39,3%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupiah (tháng 9/2010: 9.000=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 962,5 tỷ. Bình quân đầu người: 4.000. Tăng trưởng 4,5%. Nhập khẩu: 84,3 tỷ. Bạn hàng: Singapore 30,3%, China 11,5%, Nhật Bản 9%, Makaysia 5%, Thái Lan 4%, Australia 4%. Xuất khẩu: 119,5 tỷ. Bạn hàng: Japan 19,3%, Singapore 11,8%, Hoa kỳ 11,5%, South Korea 7,8%, China 7,7%. Du lịch: 7,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 101,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 40,5 tỷ. Dự trữ vàng: 2,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 141,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 6,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 6.456 km. Bằng xe hơi: 5,5 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân: 4,1 triệu. Bằng máy bay: bay 28,4 tỷ km, sân bay 158. Hải cảng: 5- Jakarta, Surabaya, Palembang, Semarang, Ujungpandang. Truyền thông: máy truyền hình: 143/1000 cư dân. Radio: 155/1000. Điện thoại: 14,8/100. Internet: 8,7/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68,5, nữ 73,7. Sinh xuất: 18,5/1000 cư dân. Tử xuất: 6,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 28,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 92%, trung học 51%, đại học 11%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó. Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN),  Tổ chức Xuất khẩu Dầu khí (OPEC), Hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC).





11. EAST  TIMOR (TIMOR-Leste hay ĐÔNG TIMOR)



A. Tiến trình phát triển.



Bồ Đào Nha chấm dứt cai trị Đông Timor đưa tới cuộc tranh chấp quyền binh tháng 8/1975. Và một cuộc xâm lăng của Indonesia vào Đông Timor tháng 12. Indonesia mở rộng lãnh thổ tới Đông Timor như là tỉnh thứ 27 năm 1976, mặc dù bị thế giới lên án. Hơn hai thập kỷ nội chiến, đói kém, khủng bố, bức hại bởi nhà cầm quyền Indonesia khoảng 200.000 thiệt mạng. Ngày 30/8/1999, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, một cuộc “trưng cầu dân ý”, đa số người dân Đông Timor mong muốn trở thành một quốc gia độc lập. Sau đó lực lượng dân quân được sự hỗ trợ của Indonesia thực hiện một cuộc khủng bố điên cuồng nhắm vào cư dân. Dưới sức ép của Liên Hiệp Quốc chính quyền Indonesia cho phép lực lượng duy trì hòa bình quốc tế đến Đông Timor vào tháng 9/1999.



Cơ quan quản lý của Liên Hiệp Quốc tạm thời cai quản Đông Timor chính thức hoạt động ngày 26/10/1999. Lực lượng ủng hộ độc lập giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Nghị viện ngày 30/8/2001. Xanana Gusmao nguyên lãnh đạo lực lượng du kích đắc cử Tổng thống ngày 14/4/2002. Đông Timor trở thành quốc gia độc lập ngày 20/5/2002 và gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày 27/9/2002. Cuộc tranh chấp trên một vùng biển có nhiều dầu khí phía đông East Timor với Australia đã được giải quyết trong tháng 8/2004. Australia và các quốc gia khác dẳ gởi lực lượng đến trấn áp làn sóng nỗi dậy chiếm Dili tháng 5/2006. Cuộc bầu cử Tổng thống vòng đầu ngày 9/4/2007, có 8 ứng cử viên tranh cử, Francisco Guterres ứng viên đảng đương quyền FRETILIN về đầu với 27,9% phiếu bầu, về nhì ứng viên độc lập Ramos-Horta với 21,8%.



Tại vòng bầu chung cuộc ngày 8/5, Ramos-Horta giành chiến thắng với 69,3% phiếu bầu, đánh bại đối thủ Guterres chỉ chiếm 30,7%. Và, tại cuộc bầu cử 65 đại biểu Quốc hội ngày 30/6/2007, Liên đảng FRETILIN dẫn đầu với 21 ghế, về nhì Liên đảng CNRT chiếm 18 ghế, các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại, cao nhất là Liên đảng C-ASTD/PSD chiếm 11 ghế, và có 2 đảng, mỗi đảng chỉ chiếm 1 ghế. Khủng hoảng chính trị nổ ra sau khi Ramos-Horta chọn Xanana Gusmao làm Thủ tướng. Sáng ngày 11/2/2008, Tổng thống Ramos-Horta bị quân đảo chánh bắn trọng thương tại tư gia phải đưa sang một bệnh viện Úc điều trị. Lảnh tụ đảo chánh là Thiếu tá Alfredo Reinado tử thương. Quân đảo chánh cũng tấn công đoàn xe của Thủ tướng Xanana Gusmao, nhưng không thành công, Gusmao thoát nạn.



B. Đông Timor ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền:  Hiến pháp công bố năm 2002 chỉ rõ nguyên thủ quốc gia là Tổng thống do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm và tại chức không quá 2 nhiệm kỳ. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng. Quốc hội chỉ có 1 viện cũng do dân bầu trực tiếp tại các khu vực bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm. Đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ đầu tiên sau khi độc lập là 88. Nhưng kể từ nhiệm kỳ tế tiếp năm 2007, số ghế đại biểu Quốc hội giảm xuống còn lại tối thiểu là 52 và tối đa kà 65 đại biểu.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.154.000, dưới 15 tuổi 34,2%, trên 65 tuổi 3,5. Mật độ dân cư: 77,6 người/km2. Thành phố: 27,7%. Sắc tộc: Austronesian, Papuan. Ngôn ngữ: Portuguesse, Tetum (cả hai chính), Indonesian, English, và các ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 93%, Hồi giáo 4%, Tin lành giáo 3%. Đất đai: Tổng diện tích: 14.874 km2. Diện tích đất: 14.874 km2. Địa điểm: Một nửa phía Đông đảo Timor, nằm ở Tây nam Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng: Indonesia phía tây. Địa thế: thế đất gồ ghề, lởm chởm. Điểm cao nhất 9.721 ft, tại núi Ramelau. Thủ đô: Dili với 166.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Ramos-Horta, sinh 26/12/1949, nhậm chức 20/5/2007. Thủ tướng chính phủ: Anana Gusmao, sinh 20/6/1946, nhậm chức 8/8/2007. Chính quyền địa phương: 13 khu vực. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 1.332. Kinh tế: Công nghiệp: may mặc, in ấn, xà phòng, hàng thủ công mỷ nghệ. Nông sản: cà phê, gạo, bắp, củ sắn, khoai ngọt. Tài nguyên: vàng, dầu lửa, khí đốt, đá cẩm thạch, manganese. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 8%. Chăn nuôi: trâu bò 171.000, gà 2,2 triệu, dê 80.000, heo 346.000, cừu 25.000. Đánh cá: 350 tấn. Cung cấp diện: không có số liệu. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 90%, đóng góp 25%, công nghiệp 5%, đóng góp 17%, dịch vụ 5%, đóng góp 57%. 



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ (USD). Tổng sản lượng nội địa: 2,7 tỷ. Bình quân đầu người: 2400. Tăng trưởng: 7,5%. Nhập khẩu: 202 triệu. Bạn hàng: không có số liệu. Xuất khẩu: 10 triệu. Bạn hàng: Indonesia 100%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 309 triệu. Dự trử ngoại tệ: 159,3 triệu. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 0,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: không có số liệu. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 3. Hải cảng: 1- Dili. Truyền thông: máy Truyền hình: không có số liệu. Radio: không có số liệu, Điện thoại: 0,2/100. Internet: 0,2/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 65,2, nử 70,1. Sinh xuất: 25,9/1000 cư dân. Tử xuất: 5,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 39,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưởng bức đi học 7-14, biết đọc biết viết 58,6%, trung học và đại học không có số liệu.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên hiệp quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của ó như: Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ Tiền tệ Thế giới (MF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO).








5 quốc gia khu vực Đông Á chiếm 10.231.114 km2 diện tích đất, và 1.552.362.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Trung Quốc chiếm 9.596.961 km2 và quốc gia nhỏ nhất là Taiwan chỉ có 35.980 km2. Trung Quốc có trên 1.330 triệu cư dân, Nhật Bản trên 120 triệu, nhưng Bắc Triều Tiên và Đài Loan mỗi nước chỉ trên 20 triệu cư dân. Trung quốc, Bắc Triều Tiên đều theo chủ nghĩa vô thần. Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, theo Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Shinto, Khổng giáo và Lão giáo khá phổ biến trên dưới 80% cư dân. Về thể chế chính trị 1 quốc gia theo chế độ Quân chủ lập hiến, 2 nước theo chế độ Cộng sản, và 2 nước theo chế độ Cộng hòa. 5 quốc gia trong khu vực gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, và Đài loan.








A. Tiến trình phát triển.



Vẫn còn một số sinh vật giống người khác nhau sống từ hàng ngàn năm trước đây được tìm thấy trong nhiều nơi ở Trung Quốc. Những người định cư làm nông nghiệp kiểu thời kỳ đồ đá, sống rãi rác ở bình nguyên sông Huang (Yellow) từ khoảng 5000 Trước công nguyên (TCN). Ngôn ngữ nghệ thuật, tôn giáo của họ là những chỉ dấu cơ bản cho nền văn minh Trung Quốc sau đó. Kỷ thuật luyện kim thời đồ đồng đạt tới tột đỉnh. Chữ viết tượng hình giống như chữ Trung Quốc hiện nay, đã được sử dụng từ năm 1500 đến 1000 năm TCN dưới thời  nhà Shang (Thương), triều đại cai trị phần lớn phía bắc Trung Quốc. Một chuỗi các triều đại kế tiếp và các cuộc chiến tranh giữa các vương quốc thống trị Trung Quốc khoảng 3000 năm sau đó. Họ mở rộng chính trị và bành trướng văn hóa Trung Quốc về phía nam và phía tây.



Họ cũng phát triển kỷ thuật và canh tân xã hội như là một thời thịnh trị trong lịch sử Trung Quốc. Sự cai trị của người nước ngoài như Mông Cổ dưới triều nhà Nguyên (Yuan) từ 1271-1368 và Mản Châu dưới triều Thanh (Ch'ing) từ 1644-1911 đã không thay đổi được nền tảng văn hoá Trung Quốc. Sự trì trệ yếu kém của Trung Quốc trong thế kỷ 19, khiến nó phải chịu nhiều sức ép cả bên trong lẫn bên ngoài. Các cuộc nổi dậy khắp nơi giết chết 10 triệu người. Nga, Nhật, Anh và các thế lực khác đã nắm quyền “chính trị và kinh tế” trên nhiều phần của đất nước. Ngày 1/1/1912, Trung Quốc trở thành một nước Cộng hòa thống nhất sau cuộc khởi nghĩa tại Wuchang bởi bác sĩ Tôn Dật Tiên (Dr.Sun Yat-sen) sáng lập viên đảng Kuomintang (Quốc Dân Đảng).



Năm 1928 đảng Kuomintang lãnh đạo bởi Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) đã thành công trên danh nghĩa tái thống nhất Trung Quốc. Đồng thời, ông ta cũng tiến hành một cuộc tranh trừng đẫm máu nhắm vào những người Cộng sản ở mọi cấp. Từ đó nó tạo ra một sự thù hận giữa hai phe đảng chính trị Quốc gia và Cộng sản kéo dài trong nhiều thập kỷ. Trên 50 năm (1894-1945). Trung Quốc vướng phải nhiều cuộc tranh chấp với Nhật Bản. Do ở thế yếu nên năm 1895, Trung Quốc phải nhường quyền cai trị Triều Tiên, Đài Loan và một số khu vực khác nhau cho Nhật Bản. Ngày 18/9/1931, Nhật Bản xâm lăng các tỉnh đông bắc (Manchuria) của Trung Quốc, và dựng lên một chính quyền bù nhìn gọi là Manchukuo. Năm 1933, tỉnh biên giới Jehol bị cắt ra khỏi Trung Quốc làm thành một nước đệm.



Ngày 7/7/1937 biết được sự mâu thuẫn “Quốc-Cộng” trong nội địa Trung Quốc, Nhật Bản xâm lăng và chiếm toàn bộ phía bắc Trung Quốc. Ngày 20/11/1937, chính quyền Trung Quốc triệt thoái khỏi thủ đô Nam Kinh (Nanjing) đến Trùng Khánh (Chungkinh). Ngày 13/12/1937, quân Nhật tiến chiếm Nam Kinh. Từ năm 1939 chiến tranh Nhật Bản-Trung Quốc (1939-1945) trở thành một phần của chiến tranh Thế giới II mở rộng. Sau khi bị đánh bại trong chiến tranh thế giới II, Nhật Bản từ bỏ tất cả các phần đất xâm chiếm. Và nội chiến liên quan đến chính kiến “Quốc gia-Cộng sản” và các phe nhóm khác lại bắt đầu. Đến năm 1949 Cộng sản nắm quyền thống trị toàn bộ lãnh thổ. Ngày 8/12/1949 chính quyền Quốc gia một lần nữa phải triệt thoái khỏi nội địa, chạy ra đảo Taiwan.



Hội nghị tư vấn chính trị nhân dân nhóm họp ngày 21/9/1949 và chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Quốc chính thức thành lập ngày 1/10/1949 tại Bắc kinh dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông (Mao Zedông). Trung Quốc và Liên bang Xô viết ký một hiệp ước đồng minh thân thiện, và giúp đỡ hỗ tương ngày 15/2/1950. Hoa Kỳ không thừa nhận chính quyền mới Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Ngày 26/11/1950 Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc gởi quân đội giúp Cộng sản Bắc Triều Tiên đánh chiếm Nam Triều Tiên (1950-1953) nhưng không thành công. Sau một thời kỳ củng cố ban đầu 1949-1952, các tổ chức công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế và xã hội bị cưỡng bức theo một mô hình dựa vào ý kiến của Mao Trạch Đông gọi là “tư tưởng Mao chủ tịch”.



Tuy nhiên, những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách và các cuộc nổi loạn của bè đảng theo chủ nghĩa quốc gia đã làm trở ngại trong phát triển kinh tế. Năm 1957, Mao nhìn nhận có khoảng 800.000 người bị hành quyết trong thời gian 1949-1954. Những người đối lập cho rằng con số thực sự bị giết còn cao hơn nhiều lần. Thời kỳ “đại nhảy vọt” 1958-1960 cố gắng thực hiện một tốc độ phát triển kinh tế nhanh thông qua một lượng lao động tập trung đông trên các cái gọi là “công xã nông thôn” rộng lớn. Chương trình này tạo ra những sự chống đối và sau đó phải bãi bỏ. Trong thập niên 1960, quan hệ với Liên Xô trở nên xấu đi với những sự bất đồng về lý luận Cộng sản về vai trò lãnh đạo cộng sản thế giới và về cả biên giới giữa hai nước. Liên Xô hủy bỏ các hiệp ước trợ giúp kinh tế, kỷ thuật.



Và Trung quốc cùng với Albania tung ra chiêu đòn tuyên truyền chống lại Liên Xô, cho rằng Liên xô đi trệch lý luận “cộng sản thuần khiết", rằng Liên Xô đã theo "chủ nghĩa xét lại". Trung Quốc chỉ trích chính sách của Liên Xô "cùng sống chung hòa bình" với phương Tây, ký Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ và với Anh Quốc. Trung Quốc còn tố cáo Liên Xô phản bội lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, toa rập với phương Tây mưu đồ chống lại Trung Quốc. Thời kỳ "đại cách mạng văn hóa vô sản" trong thập niên 1960, là một nỗ lực chống lại các thế lực họ gọi là “chủ nghĩa quan liêu”, và “chủ nghĩa thực dụng” hướng tới một giai đoạn mới của nguyên lý cách mạng. Các cuộc thanh trừng diễn ra khắp nơi dưới danh nghĩa cách mạng triệt để.



Nó tố cáo các viên chức chính quyền và lãnh đạo cao cấp trong đảng không thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cộng sản và cách chức họ khỏi vị trí lãnh đạo. Sinh viên và thành niên lập ra các tổ chức bán quân sự gọi là "Vệ binh đỏ". Họ tuần hành trong các thành phố chính, chống lại tất cả những ai được họ gán cho là phản cách mạng, và chống lại chủ nghĩa Mao. Các trường học đóng cửa từ năm 1966 đến 1970, và hệ thống giáo dục hoàn toàn bị phá vỡ. Vệ binh đỏ chiếm chính quyền nhiều thành phố và tỉnh. Và sau đó, cách mạng lại vỡ ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa họ với nhau. Mao Trạch Đông phải kêu gọi quân đội vản hồi trật tự. Đến năm 1969, đảng Cộng sản, chính quyền, và hệ thống giáo dục mới bắt đầu tái hoạt động, nhưng mâu thuẫn giữa cách mạng và ôn hòa trong đảng vẫn còn tiếp tục.



Ngày 25/10/1971, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trục xuất chính quyền Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và chuyển giao ghế đại diện cho Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Hoa Kỳ ủng hộ quyết định thâu nhận chính phủ Trung Quốc, nhưng phản đối việc trục xuất Đài Loan. Ngày 21-28/2/1972, Tổng thống Richard Nixon thăm viếng Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Chu Ân Lai (Zhou EnLai), chấm dứt nhiều năm thù địch giữa hai nước. Tháng 5 và tháng 6/1973, Trung Quốc và Hoa Kỳ mở văn phòng liên lạc tại thủ đô của hai bên. Ngày 15/12/1978, Hoa Kỳ chính thức thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc như là một chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia được thành lập ngày 1/1/1979.



Ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông chết, Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) củng cố thế lực, nối tiếp Mao Trạch Đông như là nhà "lãnh đạo tối cao" của Trung Quốc. Tập đoàn cai trị mới thay đổi một số chủ trương của Mao trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, công nghiệp và tìm kiếm các mối quan hệ thân thiện với các quốc gia không Cộng sản. Trong khi đánh giá lại chủ trương của Mao, vợ ông ta Giang Thanh (Jiang Qing), và những người cực tả trong cách mạng văn hóa hồi thập niên 1960, bị truy tố hình sự. Và tại phiên tòa ngày 25/1/1981, cả 4 người đều bị kết án tù giam. Giữa thập niên 1980, Trung Quốc ban hành nhiều luật lệ cải cách kinh tế sâu rộng hơn, cổ vũ hướng đến kinh tế thị trường, khuyến khích tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh.



Ngày 4/5/1989, khoảng 100 ngàn sinh viên và công nhân xuống đường biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn đòi hỏi dân chủ, và cải cách chính trị. Lúc nầy, nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev có cuộc thăm viếng Trung Quốc (ngày 15-18/5). Đây là cuộc thăm viếng, và họp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô kể từ năm 1959. Sự bất ổn tiếp tục lan rộng và ngày 20/5, Trung Quốc ban hành lệnh thiết quân luật. Nhưng đoàn biểu tình vẫn bám trụ tại Quảng trường, và có nhiều người từ các nơi khác về tăng cường lực lượng. Ngày 3-4/6, Trung Quốc đưa quân đội đến đàn áp. Tiếng gầm thét của xe tăng, đại bác, cùng với tiếng kêu gào của những người biểu tình vang dậy khắp cả Quảng trường. Có khoảng 5000 người chết, 10.000 người bị thương, và hàng trăm sinh viên, công nhân bị bắt.



Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới ở thập niên 1990. Dù vậy, các vụ vi phạm nhân quyền vẫn cứ tiếp tục không có biểu hiện sút giảm. Hoa Kỳ ban cấp quy chế “tối huệ quốc” nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tái tục nhiều lần. Ngày 19/2/1997, Đăng Tiểu Bình chết ông ta chọn người thừa kế mình là Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) nắm quyền cai trị với cương vị Chủ tịch nước. Chủ tịch Giang Trạch Dân lần đầu tiên xuất ngoại thăm viếng Hoa Kỳ từ ngày 26/10 đến 3/11/1997, và Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Trung Quốc từ ngày 25/6 đến 3/7/1998. Với sự thỏa thuận của các nước liên quan, ngày 1/7/1997, Anh Quốc trả Hồng Kông trở lại cho Trung Quốc. Và ngày 20/12/1999, Bồ Đào Nha cũng trả Macao về cho Trung Quốc.



Trận lụt trong tháng 7 và tháng 8 giết chết ít nhất 3000 người và làm thiệt hại tài sản lên tới 20 tỷ mỹ kim. Vào ngày 7/5/1999, khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO thả bom trúng vào tòa Đại sứ Trung Quốc ở Belgrade, Yugoslavia giết chết 3 người và làm bị thương 27 người. Ngày 30/7, Hoa Kỳ đồng ý trả 4,5 triệu USD bồi thường cho các nạn nhân và gia đình họ. Và ngày 16/12, trả 28 triệu USD bồi thường thiệt thiệt hại vật chất cho sứ quán Trung Quốc. Ngày 22/7/1999, Trung Quốc ra lệnh cấm giáo phái Pháp luân công (Falun Gong) hoạt động, sau khi nó đã truyền bá ra nhiều nơi bất hợp pháp. Ngày 15/11/1999, Hoa Kỳ và Trung Quốc ký hiệp ước thương mại toàn diện, và việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc đã được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận ngày 19/9/2000.



Sau một cuộc va chạm trên không vào ngày 1/4/2001, một máy bay phản lực Trung Quốc rơi xuống biển phía nam Trung Quốc, và một máy bay thám thính Hoa Kỳ phải đáp khẩn cấp trên đảo Hải Nam (Hainan Island). Ngày 12/4/2001, tất cả 24 nhân viên phi hành đoàn trên máy bay Hoa Kỳ được trả tự do. Ngày 13/7 thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc được chọn đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2008. Ngày 16/7, Trung Quốc và Nga ký hiệp ước thân thiện 20 năm. Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân hội kiến với Tổng thống Bush tại Thượng Hải (Shanghai), nhân hội nghị thượng đỉnh của tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), nhóm họp ngày 20 và 21/10/2001. Ngày 6/9/2002, Trung Quốc sản xuất thuốc đặc trị chống HIV, nhằm giải quyết bệnh AIDS đang phát triển nhanh trong nội địa.



Trung Quốc được thâu nhận vào tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTrO) vào ngày 10/11/2002, bất chấp nhiều sự phản đối từ các tổ chức lao động, và nhân quyền. Ngày 15/11/2002, tại Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 16, Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) được bầu làm Tổng Bí thư đảng, và ngày 15/3/2003, tại kỳ họp lần thứ 10 của Quốc hội cũng bầu ông ta làm Chủ tịch nước, khi Giang Trạch Dân từ chức Chủ tịch Quân ủy trung ương. Đến giửa năm 2003, bệnh dịch cúm SARS xuất hiện từ cuối năm 2002 đã giết chết 349 người bên trong nội địa Trung Quốc. Tháng 8/2003, Trung Quốc tự nhận làm nước chủ nhà đứng ra tổ chức Hội nghị “sáu nước” Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản và Trung Quốc bàn thảo về chương trình sản xuất vủ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.



Với việc phóng đi và quay trở về an toàn của con tàu vủ trụ Shenzhọu 5, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Hoa Kỳ và Liên Xô đưa người vào không gian. Ngày 23/12/2003, một vụ nổ lò hơi (gas) ở Chongqing làm 233 thiệt mạng. Trận lụt mùa hè năm 2004, đã giết chết hơn 1000 người và làm thiệt hại trên 8 tỷ Mỹ kim. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được tăng thêm quyền hạn khi ông ta trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương ngày 19/9. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc có khoảng 650.000 người Trung Quốc nhiểm HIV/AIDS trong năm 2005, ít hơn ước tính trước đó. Cơn bảo nhiệt đới Bilis ập vào Trung Quốc, gây nên nạn lụt và đất chuồi ngày 14/7/2006, giết chết 612 người và làm thiệt hại tài sản hơn 3,3 tỷ Mỹ kim. Các báo cáo công nghiệp năm 2007, cho rằng Trung Quốc đã sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng kém chất lượng, có chất độc hại như thú nhồi bông, kem đánh răng, và đồ chơi trẻ em.



Ngày 10/7/2007, thi hành bản án tử hình đối với Zheng Xiaoyu, người cầm đầu ngành thực phẩm và dược phẩm can tội nhận hối lộ và thiếu tinh thần trách nhiệm. Giữa thàng 2/2008, thời tiết lạnh giá và cơn bảo tuyết thất thường đã cướp đi hơn 100 mạng sống và làm thiệt hại tài sản khoảng 15 tỷ Mỹ kim. Tại cuộc họp Nghị viện Nhân dân ngày 15-16/3, Hồ Cẩm Đào được tái bầu vào chức Chủ tịch nước, và Ôn Gia Bảo vào chức Thủ tướng chính phủ. Ngày 12/5/2008, động đất ở tỉnh Tứ Xuyên làm 69.226 người chết, 17.923 người mất tích, 364.000 bị thương và trên 5 triệu người sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Thế Vận Hội lần thứ 29 diển ra ở Bắc Kinh từ ngày 8/8 đến ngày 24/8/2008, chủ tịch Ủy ban Thế vận Quốc tế (IOC) Jacques Rogge khen ngợi nước chủ nhà đã tổ chức thành công tốt đẹp.



Ngày 8/9, một hồ chứa quặng sắt phế thải lớn bị vỡ ập xuống thị trấn Taoshi tỉnh Sơn Tây làm chết 128 người, viên tỉnh trưởng bị cách chức. Ngày 26/10/2008, nhà cầm quyền Hương Cảng tuyên bố họ đã phát giác ra “độc chất melamine” trong trứng gà của tổ hợp Hanwei, Trung Quốc. Melamines là một hóa chất rẽ tiền, nhưng giàu đạm nhờ thành phần nitrogen cao. Các nhà chăn nuôi pha trộn nó vào thức ăn cho gà tăng trọng nhanh mà cơ quan kiểm phẩm không thể nào phát hiện được. Sau hai tháng 1-2/2010 điều tra, chuyên gia máy Computer phương tây cho rằng các tin tặc (hackers) tại hai trường học Trung Quốc đã tấn công mạng Google và ít nhất 30 mạng khác. Trận động đất ngày 14/4 tại phía Tây Bắc Trung Quốc làm hơn 2.200 người thiệt mạng.



Chính quyền Trung Quốc tỏ ra giận dữ  khi ông Liu Siaobo, nhà tranh đấu cho nhân quyền bị Trung Quốc kết án 11 năm tù hồi tháng 12/2009, được trao giải thưởng Nobel hòa bình vào ngày 8/10/2010. Mặc dù đầu tư nhiều cho việc tạo ra năng lượng mới như, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, việc khai thác hầm mỏ bừa bải, kể cả khai thác lậu đã để lại những tác hại lớn lao cho môi trường. Phát triển kinh tế nhanh trong hai năm 2009-2010 đã đưa kinh tế Trung Quốc vượt qua nền kinh tế Nhật Bản, đứng hàng thứ hai của thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.  



Lưu ý:       



1. Mãn Châu (Manchuria) quê hương của sắc tộc Manchus, sắc tộc từng cai trị Trung Quốc từ năm 1644 đến 1911. Mãn Châu cũng là nơi hàng triệu người Trung Quốc đến đây định cư lập nghiệp trong thế kỷ 20. Người Nhật cai trị Mãn Châu từ năm 1931-1945 và khu vực đạt tới trình độ công nghiệp hóa. Hiện nay vùng này chia thành 3 tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc là tỉnh HeilongJiang, Jilin, và Liaoning.



2. Quảng Châu (Guangxi Zhuang) nằm phía Đông Nam Trung Quốc. Phía bắc là 2 tỉnh Guizhou, và Hunan. Phía đông nam tỉnh Quảng đông. Phía tây nam giáp Việt Nam. và phía tây là tỉnh Yunnan. Quảng Châu là nơi sản xuất gạo lớn nhờ các lưu vực sông có đất màu mở, và cùng là nơi sản xuất các sản phẩm rừng có giá trị. Dân số (2000): 44,8 triệu.



3. Bên trong nội địa Mông Cổ (Inner Mongolia)  nơi chiếm trị bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Các đường biên giới của nó thường chịu nhiều thay đổi, đạt tới sự mở rộng lớn nhất năm 1956, và điều chỉnh trả bớt năm 1959. Hiện nay vùng này chiếm 1.176.959 km2 diện tích, trong đó cư dân Mông Cổ chiếm thiểu số và người định cư Trung Quốc gấp 10 lần nhiều hơn. Dân số (2000): 23,76 triệu. Thủ đô: Hohhot.



4. Ningxia Hui  phía Bắc của miền trung Trung Quốc có diện tích 155.340 km2. Dân số (2000): 5,62 triệu. Thủ đô: Yinchuan. Nó nằm trên cao nguyên nội địa Mông Cổ là một vùng bán nhiệt đới với sa mạc ở phía bắc. Sông Yellow (Huang He) chảy băng qua phía bắc cung cấp nước cho việc tưới tiêu ruộng đồng. Các mỏ than đang được khai thác ở phía đông. Công nghiệp chưa được phát triển, và chỉ có một đường xe lửa tới được trong vùng. Cư dân ở đây hầu hết là người Hán, và người Hui (Hồi giáo Trung Quốc) chiếm khoảng 1/3 dân số. Dân số trong vùng tăng cực nhanh từ 1959-1980. Đến nay thì tương đối ổn định.



5. XinJiang Uygur  là một vùng nằm ở Trung Á chiếm 1.646.345 km2. Dân số (2000): 19,25 triệu. 75% là người Hồi giáo-Thổ Nhĩ Kỳ (sắc tộc Uygur). Người Trung Quốc gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nó là một vùng giàu trữ lượng hầm mỏ mang tính chiến lược. Sắc tộc Uygur đòi ly khai và Trung Quốc gởi quân đến trấn áp phong trào này, một phong trào mà chính quyền Bắc Kinh xem như là những tên khủng bố. Thủ đô: thành phố Urumqi.



6. Tây Tạng (Tibet) chiếm 1.221.231 km2, nhưng là một vùng cao nguyên núi non trùng điệp, cư dân thưa thớt. Hai dảy núi nổi tiếng là Himalayas nằm ở phía Nam và Kunluns nằm ở phía Bắc. Núi cao chạy dài nối với Ấn Độ và Nepal, có nhiều đường đi vào phần đất Trung Quốc. Độ cao trung bình 15.000ft, tại Jiachan cao 15.870ft là thị trấn có cư dân sinh sống, người ta tin rằng đây là điểm cao nhất trái đất có người ở. Thủ đô: thành phố Lhasa. Dân số (2000): 2,62 triệu, trong đó khoảng 500 ngàn là người Trung Quốc. Và có 4 triệu người Tây Tạng khác tạo thành đa số cư dân trong khu vực rộng lớn bên cạnh đó. Trong một thời gian dài nó đã sát nhập vào Trung Quốc. Nền nông nghiệp trong khu vực còn sơ khai, theo truyền thống. Trung Quốc cai trị toàn bộ Tibet từ thế kỷ 18, nhưng năm 1911, thì Tây Tạng tuyên bố độc lập.



Năm 1951, Trung Quốc tuyên bố tái lập cai trị và một chính quyền Cộng sản được dựng lên năm 1953, xóa bỏ phương cách cai trị theo kiểu thần quyền của Phật giáo Lamaist. Chế độ nông nô bị bãi bỏ, nhưng toàn bộ đất đai vẫn còn tập thể hóa. Năm 1956, một cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống lại Trung Quốc trong nội địa lan tới Tây Tạng năm 1959. Cuộc bạo loạn bị đàn áp bởi quân đội Trung Quốc và cuộc nổi dậy hầu như bị dập tắt hoàn toàn. Đức Dalai Lama và khoảng 100 ngàn người Tây Tạng chạy trốn sang Ấn Độ.



 7. Hồng Kông:  Hồng Kông (Xianggang) nằm tại cửa sông Zhu Jiang phía Đông Nam Trung Quốc cách Canton (Guangzhou) 144 km về phía nam, từng là  khu vực phụ thuộc Anh Quốc từ năm 1842 cho đến 1/7/1997. Ngay sau đó nó trở thành đặc khu  hành chánh của Trung Quốc. Đảo Hồng Kông có diện tích 80km2 bị Anh quốc chiếm trị năm 1841, chính thức chuyển nhượng cho Anh năm 1842, trên đó một cơ quan chính quyền được xây dựng. Đối diện với nó là bán đảo Kowloon rộng 7,7 km2, một bến tàu nhỏ nối liền với nó năm 1860. Năm 1898, Hồng Kông được nối thêm 919 km2 gồm một khu vực đất liền, và các đảo gọi là vùng đất mới do Anh Quốc thuê Trung Quốc trong thời hạn 99 năm. Tổng cọng toàn lãnh địa Hồng Kông 1.564,4 km2. Dân số (2008): 7.206.000, kể cả gần 20.000 kiều dân Anh. Hồng Kông là trung tâm thương mại và ngân hàng.



Thu nhập bình quân đầu người được xếp vào loại cao nhất thế giới: 25.400 USD/người/ năm (2000). Công nghiệp chính của đặc khu Hồng Kông là hàng dệt, may mặc, du lịch, điện tử, đóng tàu, sắt thép, đánh cá, ciment và sản xuất công nghiệp nhỏ. Dệt kim Hồng Kông (sợi nhỏ) là một trong những mặt hàng tốt nhất thế giới. Cảng Hồng Kông là bến tàu quan trọng của Hải quân Anh trong một thời gian dài, và là một trong các bến cảng có lượng tàu lui tới nhiều nhất thế giới. Nó còn là thuộc địa mở, nơi dung thân cho những người bị đày ải từ đất liền Trung Quốc. Hồng Kông bị Nhật Bản chiếm đóng trong thời kỳ chiến tranh Thế giới lần thứ II. Từ năm 1949 đến năm 1962, Hồng Kông tiếp nhận hơn một triệu người tỵ nạn chạy trốn khỏi Cộng sản Trung Quốc. Bắt đầu trong thập niên 1950, giá thuê nhân công rẽ dẫn đến một sự bùng phát trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.



Các chủ trương thuế khóa dễ dàng đã hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông, làm cho Hồng Kông trở thành một trong những khu vực sản xuất chính và là nơi giàu có nhất vùng Viển đông. Bên cạnh những người giàu có là những người nghèo, họ sống và làm việc trong những điều kiện tồi tàn, tiền lương thấp làm phát sinh nhiều sự bất ổn chính trị trong thập niên 1960. Luật lệ và các chương trình công ích tăng thêm tiêu chuẩn sống từ thập niên 1970. Khi thời gian thuê mướn Hồng Kông sắp đủ 99 năm, Anh Quốc và Trung Quốc ký thỏa ước ngày 19/12/1984, theo đó tất cả khu vực Hồng Kông sẽ được giao trả cho Trung Quốc năm 1997, và Hồng Kông được phép duy trì hệ thống tư bản chủ nghĩa của nó trong vòng 50 năm. Tháng 12/1996, Ủy ban bầu chọn nhà cầm quyền Trung Quốc đã chỉ định nhà kinh doanh hàng hải giàu có Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa) làm Chủ quản Đặc khu Hồng Kông khi Anh Quốc giao trả cho Trung Quốc.



Ngày 1/7/1997, một buổi lễ chuyển giao với đầy đủ nghi thức cấp nhà nước, như một điểm mốc lịch sử của đặc khu Hồng Kông. Tên đường và hệ thống tiền tệ Hồng Kông vẫn được duy trì (7,80 đồng Hồng kông=1 USD), nhưng không có hình của Nữ hoàng Anh trên giấy bạc đô la Hồng Kông. Ngôn ngữ chính thức vẫn là Chinese và English. Hội đồng Lập pháp cũ giải tán và một Cơ quan Lập pháp mới được chỉ định để thay thế Hội đồng này. Cơ quan Lập pháp mới quy định giới hạn hoạt động đối lập và giảm bỏ tiêu chuẩn bầu cử cho người đủ tuổi đi bầu cơ quan lập pháp. Các ứng viên ủng hộ dân chủ đã thực hiện đầy đủ quyền của mình trong cuộc bầu phiếu ngày 24/5/1998. Năm 2003, dịch cúm SARS phát khởi ở Hồng Kông giết chết 300 người, và gây thiệt hại lớn lao về kinh tế bởi người ta sợ lây lan không dám đến Hồng Kông.



Ngày /7/2003, hàng trăm ngàn cư dân Hồng Kông xuống đường biểu tình phản dối dự luật cấm biểu tình chống đối nhà nước. Ngày 5/9 dự luật được rút lại. Một cuộc biểu tình khác diển ra vào ngày 1/7/2004, phản đối chính quyền Bắc Kinh hạn chế tự do dân chủ tại Hồng Kông. Các ứng viên ủng hộ dân chủ chiếm được sự ủng hộ đông đảo của cử tri trong cuộc bầu cử ngày 12/9, nhưng không đủ túc số để nắm quyền điều hành Đặc khu Hồng Kông. Sau khi Đổng Kiến Hoa từ chức ngày 10/3/2005, Donald Tsang được bầu như người kế vị Tổng chủ quản Hồng Kông với nhiệm kỳ 2 năm. Và, Tsang đắc cử với nhiệm kỳ 5 năm trong cuộc bầu cử ngày 25/3/2007.



8. Ma Cao:  Ma Cao có diện tích 25,89 km2 gồm một phần bên trong nội địa, một bán đảo và 2 đảo nhỏ tại cửa sông Xi (Pearl) của Trung Quốc. Nó được xem như là thuộc địa thương mại của Bồ Đào Nha từ năm 1557. Năm 1849, Bồ Đào Nha đòi toàn quyền cai trị vùng này, đòi hỏi đó được Trung Quốc chấp nhận trong một Hiệp ước năm 1887. Bồ Đào Nha ban cấp quy chế  tự trị cho Ma Cao năm 1976. Năm 1987 Trung Quốc và Bồ Đào Nha ký một thỏa ước, theo đó Ma Cao sẽ được trả lại cho Trung Quốc ngày 20/12/1999. Cũng như Hồng Kông chính quyền Trung Quốc bảo đảm cho Ma Cao sẽ không thay đổi lối sống, và hệ thống tư bản chủ nghĩa trong thời hạn 50 năm. Dân số Ma Cao năm 2008 là 481.000 người.



B. Trung Quốc ngày nay (Số liệu không tính Hồng Kông và Ma Cao).



Hiến pháp và chính quyền: Hội nghị Tư vấn chính trị do đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập nhóm họp ngày 21/9/1949, tại Bắc Kinh thông qua 60 điều khoản Luật cơ bản và 31 điều khoản tổ chức chính quyền trung ương. Cả hai trở thành nền tảng của luật Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 20/9/1954. Hội nghị Tư vấn tiếp tục tồn tại sau 1954 như một cơ quan Tư vấn. 3 tu chính Hiến pháp trong các năm 1975, 1978, và 1982 trao thêm quyền cai trị toàn diện đất nước cho đảng Cộng sản. Sau đó, Hiến pháp được tu chỉnh từng phần trong các năm 1988, 1983, và 1999, chấp nhận nguyên tắc Xã hội Chủ nghĩa theo cơ chế thị trường và chủ sở hữu tư nhân. Quốc hội chỉ có một viện, là cơ quan quyền lực cao nhất với quyền tu chỉnh Hiến pháp, bầu chọn và cách chức các viên chức cao nhất của chính quyền.



Quốc hội có 2.985 đại biểu được bầu lên bởi Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, vùng, thành phố và các đơn vị tự trị hành chánh, với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu ra Ủy ban Thường trực, Hội đồng Quốc gia (State Council), Chủ tịch và Phó chủ tịch nước cũng với nhiệm kỳ 5 năm. Khi Quốc hội không họp thì Ủy ban Thường trực Quốc hội thực hiện chức năng của Quốc hội. Lưu ý: Hội đồng Quốc gia là cơ quan hành pháp cao nhất gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, và các thành viên của nó. Quân ủy Trung ương: là cơ quan chỉ huy cao nhất trong quân đội.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 1.330.141.000, dưới 15 tuổi 17,9%, trên 65 tuổi 8,6%. Mật độ dân cư: 139 người/km2. Thành phố: 46,1%. Sắc tộc: Han 92%, và 56 nhóm sắc tộc khác gổm Zhuang, Manchu, Hui, Miao Uygur, Yi, Tujia, Tong, Tibetan, Mongol... Ngôn ngữ: Madarin (chính), Yue (Cantonese), Wu (Shanghlese), Minbei (Fuzhou), Minnan (Hokkien-Taiwanese), Xiang, Gan, Hakka, và nhiều ngôn ngữ sắc tộc thiểu số khác. Tôn giáo: Vô thần là chính, Phật giáo, Lảo giáo, một ít Hồi giáo, Thiên chúa giáo. Đất đai: Tổng diện tích: 9.596.961 km2. Diện tích đất: 9.569.901 km2. Địa điểm: chiếm hầu hết phần đất liền có thể sinh sống được ở Đông Á. Quốc gia láng giềng: Mông Cổ phía bắc. Liên bang Nga phía đông bắc và tây bắc. Afghanistan, Pakistan, Tajikistan, Kyrgystan, Kazakhstan phía tây. Ấn Độ, Nepal, Blutan, Myanmar, Laos, Việt Nam phía nam. Bắc Triều Tiên phía đông bắc.  



Địa thế: Hai phần ba là núi non hoặc sa mạc. Đất gieo trồng, một phần mười. Thế đất thấp nhô  cao dần lên, dốc đứng ở phía bắc tại Daxinganlingshanmai chia tách Manchuria và Mongolia. Núi Tien Shan ở Xingjiang, Himalayan và Kynlunshanmai phía tây nam và Tibet. Từ bắc đến nam dài 2.992 km và rộng từ đông sang tây hơn 3.218 km. Một nửa phía đông Trung Quốc là đất có nước tưới tiêu tốt nhất thế giới. Ba hệ thống sông lớn là sông Chang (Yangtze), sông Huang (Yellow) và sông Xi cung cấp nước cho một vùng đất nông nghiệp khổng lồ. Thủ đô: Bắc Kinh (Beijing). Thành phố đông dân: Thượng Hải (Shanghai) 16.344.000, Bắc Kinh 12.214.000, Chongqing 9.348.000, Shenzhen 8.847.000, Quảng Đông 8.735.000, Tianjin 7.759.000, và Wuhan 7.582.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng sản. Nguyên thủ quốc gia và Chủ tịch Quân ủy trung ương: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu jintao), sinh tháng 12/1942, nhậm chức 15/3/2003 (tái bầu 2008). Thủ tướng chính phủ: Ung Gia Bảo (Wen jiabao) sinh tháng 9/1942, nhậm chức 16/3/2003 (tái bầu 2008). Chính quyền địa phương: 22 tỉnh (không kể Đài Loan), 5 vùng tự trị, 4 khu thành phố tự quản, và 2 đặc khu hành chánh là Hồng Kông (1/7/1997), và Ma Cao (20/12/1999). Ngân sách quốc phòng: 70,3 tỷ. Quân đội chính quy: 2.285.000 triệu. Kinh tế: Công nghiệp: sắt, thép, than, máy móc xây dựng, hàng dệt, may mặc, khai thác và chế biến dầu lửa, xi măng, phân hóa học, và vũ khí. Nông sản: gạo, lúa mì, lúa miếng, khoai tây, dậu phụng, trà. Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu lửa, khí đốt, nguyên tố kim loại nặng, kim loại trắng hơi xanh, thủy ngân, chì, mangan đen, thiếc, nguyên tố kim loại trắng, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 16 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 15%. Chăn nuôi: trâu bò 119,9 triệu, gà 4,5 tỷ, dê 197,3 triệu, heo 501,5 triệu, cừu 172 triệu. Đánh cá: 62,7 triệu tấn. Cung cấp điện: 3,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 39,5%, đóng góp 15%; công nghiệp 27,2%, đóng góp 53%; dịch vụ 33,3%, đóng góp 32%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Yuan Renminbi (tháng 9/2010: 6,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 8.700 tỷ. Bình quân đầu người: 6.600. Tăng trưởng: 9,1%. Nhập khẩu: 954,3 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 14,6%, Nam Triều Tiên 11,3%, Đài Loan 10,9%, Hoa Kỳ 7,5%, Đức 4,8%. Xuất khẩu: 1.200 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 21%, Hồng Kông 16%, Nhật Bản 9,5%, Nam Triều Tiên: 4,6%, Đức 4,2%. Du lịch: 40,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.100 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1.500 tỷ. Dự trữ vàng: 33,8 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 233,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng -0,7%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 75.421 km. Bằng xe hơi: 21,3 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân: 9,6 triệu. Bằng máy bay: bay 176,1 tỷ km, sân bay 403. Hải cảng: 4- Shanghai, Qinhuangdao, Dalian, Guangzhou (Canton). Truyền thông: Máy truyền hình: 291/1000 cư dân. Radio: 342/1000. Điện thoại: 23,3/100. Internet: 28,5/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 72,5, nữ 76,8. Sinh xuất: 12,2/1000 cư dân. Tử xuất: 6,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 16,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: o,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 93,7%, trung học 62%, đại học 6%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hợp tác  Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).





2. KOREA, NORTH-DEMOCRATIC PEOPLE'S REPUBLIC OF KOREA (BẮC TRIỀU TIÊN).



A. Tiến trình phát triển.     



Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ngày 1/5/1948, trong vùng chiếm đóng của quân đội Liên Xô sau đệ II thế chiến. Năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên tung quân xâm chiếm Nam Triều Tiên. Sau 3 năm đánh nhau có sự can dính của Trung Quốc và Hoa Kỳ, một Hiệp ước ngưng bắn được công bố. Bốn thập niên tiếp đó, chế độ Cộng sản theo đường lối cứng rắn cầm đầu bởi Kim Nhật Thành (Kim II Sung) duy trì sự kiểm soát nghiêm ngặt về mọi mặt chính trị kinh tế, và đời sống văn hóa. Tài nguyên phong phú của quốc gia về hầm mỏ và thủy điện được sử dụng để phát triển sức mạnh về quân sự và công nghiệp nặng. Tháng 3/1993 bắc Triều Tiên là quốc gia đầu tiên chính thức rút khỏi Hiệp ước quốc tế không sản xuất vũ khí hạt nhân, Hiệp ước đề ra giới hạn phổ biến các loại vũ khí mang đầu đạn hạt nhân.



Tháng 6, nước này tuyên bố đình hoãn việc rút lui của họ trong hành động đáp trả lại sự đe dọa cấm vận kinh tế của Liên Hiệp Quốc, nhưng người ta tin rằng Bắc Triều Tiên đang phát triển vũ khí hạt nhân. Ngày 13/8/1994, Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đạt được một thỏa hiệp tạm thời với ý định sẽ giải quyết vấn đề liên quan đến hạt nhân trong các cuộc thương thảo xa hơn sau đó. Kim Nhật Thành chết ngày 8/7/1994. Ông đặt con trai là Kim Jong II vào cương vị kế thừa. Tại thời điểm này, có một số viên chức cao cấp Bắc Triều Tiên tỵ nạn chính trị ở nước ngoài. Nền kinh tế suy thoái, nạn khan hiếm thực phẩm xuống đến mức trầm trọng. Ngày 17/9/1999, Hoa Kỳ tháo bỏ các hạn chế thương mại, sau khi chính quyền Bình Nhưỡng đồng ý ngưng các vụ thử nghiệm hạt nhân ở cấp độ rộng và trong một thời gian dài.



Hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Bắc và Nam Triều Tiên được tổ chức tại Bình Nhưỡng từ ngày 13-15/6/2000, đánh dấu một sự cải thiện "vô tiền khoáng hậu" về quan hệ giữa hai chính quyền Triều Tiên, và đưa đến sự bãi bỏ lệnh cấm vận hoàn toàn của Hoa Kỳ. Tháng 9/2002, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trở thành vị thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm viếng Bắc Triều Tiên. Tại cuộc thăm viếng nầy, các nhà lãnh đạo đã đạt tới sự thỏa thuận cấp cao là Bắc Triều Tiên bắt đầu bình thường hóa quan hệ, và lần đầu tiên thú nhận các cơ quan hữu trách của nước này đã hỗ trợ trong việc bắc cóc 11 người Nhật vào cuối thập niên 1970. Ngày 31/ 1/2002, trong một lời phát biểu Tổng thống Hoa Kỳ George Bush nói Bắc Triều Tiên cùng với Iraq và Iran là một “trục ác quỷ”(axis of evil).



Tháng 10/2002, Bắc Triều Tiên thừa nhận có theo đuổi chương trình hạt nhân, và trong tháng 1/2003, nước nầy tuyên bố rút lui khỏi Hiệp ước cấm phát triển vủ khí hạt nhân. Để giải toả bế bế tắc giữa hai nước, Hoa Kỳ đòi Bắc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân trong khi Bắc Triều Tiên lại yêu cầu phải có một Hiệp ước bất tương xâm và trợ giúp kinh tế từ phía Hoa Kỳ. Tháng 8/2003, Trung Quốc đứng ra bảo trợ một Hội nghị 6 nước gồm Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, và Trung Quốc để thảo luận về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Hội nghị 6 nước tái họp trong tháng 2 và tháng 6/2004, nhưng vẫn không đạt được một sự thỏa thuận nào. Ngày 22/4/2004, một vụ nổ lớn xẩy ra tại ga xe lửa Ryongchon giết chết 161 người, bị thương hơn 1.300 người và phá hủy ít nhất 8.100 ngôi nhà.



Tháng/2005, Bắc Triều Tiên lần đầu tiên công khai tuyên bố họ có sở hửu vủ khí hạt nhân. Và ngày 9/10/2006, họ tiến hành một cuộc thử nghiệm bằng cách cho nổ dưới lòng đất. Ngày 13/ 2/2007, Hội nghị 6 nước tái nhóm tại Bình Nhưởng đạt tới thỏa thuận Bắc Triều Tiên sẽ được cung cấp năng lượng, đổi lại nước nầy phải đóng cửa lò phản ứng hạt nhân. Tháng 10, một thỏa thuận khác xa hơn theo đó Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình sản xuất và tồn trử năng lượng hạt nhân gồm 3 bước đến cuối năm 2008. Tuy nhiên, đến thời hạn cuối cùng là tháng 12/2007, mà Bình Nhưỡng vẫn chưa cung cấp đầy đủ các chi tiết về vủ khí hạt nhân theo thỏa thuận. Ngày 26/6/2008, thông qua Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đã giao nộp bản tường trình chi tiết các hoạt động hạt nhân của họ cho Hoa Kỳ như đã thỏa thuận.



Và, hôm sau ngày 27/6/2008, trước sự chứng kiến của 5 nước Mỹ, Nga, Hoa, Nhật, và Nam Hàn và giới truyền thông, Bắc Hàn đã cho nổ tung lò phản ứng hạt nhân Yongbyon. Ngày11/10 Hoa Kỳ đưa Bắc Triên Tiên ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố. Có nhiếu tin đồn liên quan đến sức khoẻ của lảnh tụ Kim Jong II, đang trải qua một cơn đột quỵ vào giữa tháng 8/2008. Trong tháng 4-5/2009, Bắc Triều Tiên đình hoản cuộc đàm phán 6 bên, và trục xuất các thanh tra viên quốc tế đang điều tra cơ sở sản xuất vủ khí hạt nhân tại đây. Ngày 12/6, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gia hạn lệnh cấm vận lên      

Triều Tiên. Căng thẳng giữa hai miền Bắc-Nam Triều Tiên sau ngày 26/3/2010, khi chiếc tàu chiến mang tên Cheonan của Nam Triều Tiên bị chìm làm chết 46/104 thủy thủ trên tàu.



Một cuộc điều tra có cả chuyên viên quốc tế ngày 20/5 kết luận tàu Cheonan bị chìm bởi tàu ngầm Bắc Triều Tiên tấn công. Hai cuộc thăm viếng của hai cựu Tổng thống Hoa Kỳ là Bill Clinton hồi tháng 8/2009, và Jimmy Carter tháng 8/2010 thành công tốt đẹp, là nhiều người Mỹ bị cầm tù đã được Bắc Triều Tiên phóng thích. Trong tháng 9 và 10, có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuối cùng thì Kim Jong II đã chọn con trai út là Kim Jong Un là người sẽ kế vị ông ta.  



B. Bắc Triều tiên ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp ngày 27/12/1972, dựa vào chủ nghĩa Mác-Lênin và tổ  chức chính quyền kiểu Cộng sản. Năm 1992, tu chỉnh Hiến pháp xóa bỏ cụm từ dựa vào chủ nghĩa Mác-Lenin, nhưng vẫn duy trì chính quyền Cộng sản gồm: Một Ủy ban Nhân dân Trung ương cai trị đất nước dưới danh nghĩa Hội đồng quản lý. Một Quốc hội Nhân dân có 687 đại biểu do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim II Sung) từ ngày thành lập Bắc Triều Tiên (1948) đến khi ông ta chết năm 1994. Từ đó, con trai ông ta là Kim Chánh Nhất (Kim Jong II) như mặc nhiên kế thừa tất cả các chức vụ của Kim Nhật Thành cho đến ngày 5/8/1998, Kim Chánh Nhất mới chính thức tuyên thệ nhận Chức chủ tịch nước và là nhà lãnh đạo tối cao đảng Lao Động với 2 triệu đảng viên. Trong hệ thống chính trị còn có các đảng bù nhìn như đảng Dân chủ, đảng Đức tin Chongu, và các tổ chức khác trong Mặt trận Tổ quốc.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 22.757.000, dưới 15 tuổi 20,9%, trên 65 tuổi 9,6%. Mật độ dân cư: 189 người/km2. Thành phố: 60,1%. Sắc tộc: Korean. Ngôn ngữ: Korean. Tôn giáo: Hầu như không tồn tại các sinh hoạt  tôn giáo. Phật giáo, Khổng giáo, Chondogyo là các niềm tin truyền thống. Đất đai: Tổng diện tích: 120.538 km2. Diện tích đất: 120.408 km2. Địa điểm: ở phía đông bắc Châu Á. Quốc gia láng giềng: Trung Quốc và Liên bang Nga phía bắc. Nam Triều Tiên phía nam. Địa thế: Núi và đồi bao phủ gần như toàn bộ quốc gia, ở giữa núi đồi có các lưu vực hẹp và bình nguyên nhỏ. Phía bắc và đông bờ biển là các khu vực hầu hết gồ ghề, lởm chởm. Thủ đô: Bình nhưỡng (Pyongyang). Thành phố đông dân: Bình Nhưỡng 2.828.000, Nampo 1.127 00 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng sản. Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch Kim Jong II, sinh 16/2/1942, nhậm chức 8/10/1997. Thủ tướng chính phủ: Choe Yong Rim, sinh 20/11/1930, nhậm chức: ngày 7/6/2010. Chính quyền địa phương: 9 tỉnh và 4 thành phố đặc biệt. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 1.106.000. Kinh tế: Công nghiệp: trang thiết bị quân sự, máy móc, xây dựng, điện lực, hóa chất, khai thác mỏ, luyện kim, hàng dệt. Nông sản: gạo, bắp, khoai tây, đậu nành. Tài nguyên: than đá, nguyên tố kim loại nặng, kim loại trắng, than, chì, kim loại trắng bạc, quặng sắt, đồng, vàng, muối. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 22%. Chăn nuôi: trâu bò 576.000, gà 22 triệu, dê 2,8 triệu, heo 3,3 triệu, cừu 173.000. Đánh cá: 713.000 tấn. Cung cấp điện: 20,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 37%, đóng góp 30%; công nghiệp 32%, đóng góp 34%; dịch vụ 31%, đóng góp 36%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Won (tháng 9/2010: 143=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 40 tỷ. Bình quân đầu người: 1.900 USD. Tăng trưởng: 3,7%. Nhập khẩu: 3,6 tỷ. Bạn hàng: China 42%, Nam Triều Tiên 28%, Nga 9%, Thailand 8%. Xuất khẩu: 2,1 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc: 35%, South Korea 24%, Thái Lan 9%, Japan 9%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 2,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 12,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 5.234 km. Bằng xe hơi: không có số liệu. Xe hơi cá nhân không có số liệu. Bằng máy bay: bay 38,9 triệu km, sân bay 36. Hải cảng: 3-Chonjin, Hamhung, Nampo. Truyền thông: Máy truyền hình: 55/1000 cư dân. Radio: 146/1000. Điện thoại: 4,9/100. Internet: không có số liệu. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 61,5, nữ 66,9. Sinh xuất: 14,6/1000 cư dân. Tử xuất: 10,6/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 50,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 100%, trung học và đại học không có số liệu.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Tổ chức hàng hải Thế giới (IMO).








A. Tiến trình phát triển.



Triều Tiên từng có lần gọi là Vương quốc Hermit được ghi nhận vào lịch sử từ thế kỷ thứ I Trước công nguyên (TCN). Năm 668, Sau công nguyên (SCN) nó liên minh với một vương quốc khác dưới sự cai trị của Vương triều Silla. Có những lúc nó lại liên hợp với đế quốc Trung Quốc. Một hiệp ước gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản trong chiến tranh 1894-1895, thừa nhận sự độc lập vẹn toàn của Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản xua quân thôn tính Triều Tiên. Tại Hội nghị Potsdam tháng 7/1945, quy định vĩ tuyến thứ 38 là đường phân ranh cho quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô chiếm đóng. Quân đội Liên Xô vào Bắc Triều Tiên ngày 10/8/1945, quân đội Hoa Kỳ vào Nam Triều Tiên ngày 8/9/1945. Tháng 5/1948, Nam Triều Tiên thành lập chế độ Cộng hòa với thủ đô của nó là thành phố Seoul. Bác sĩ Syngman Rhee được chọn làm Tổng thống.



Một chế độ Cộng sản đối kháng do Kim Nhật Thành lãnh đạo cũng được thành lập ở Bắc Triều Tiên. Tháng 6/1950, Cộng sản Bắc Triều Tiên xua quân đánh chiếm Nam Triều Tiên. Và thế là chiến tranh Triều Tiên bắt đầu. Quân Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ chỉ huy gởi tới Nam Triều Tiên chận đứng sự xâm lăng của Cộng sản Bắc Triều Tiên. Tháng 7/1953 chiến tranh kết thúc, nhưng sự chia cắt hai miền Nam Bắc theo đường phân ranh phi quân sự dọc theo vĩ tuyến 38 vẫn chưa được giải quyết. Sự cai trị độc tài của Bác sĩ Rhee làm quần chúng phản đối. Một cuộc vận động do sinh viên các trường đại học xuống đường tuần hành thách thức chính quyền, buộc ông ta từ chức ngày 26/4/1960. Ngày 16/5/1961 một cuộc đảo chánh do tướng Park Chung Hee cầm đầu thành công đưa ông ta lên ngôi vị lãnh đạo chính phủ.



Park Chung Hee được bầu làm Tổng thống năm 1963, và trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1972, cho phép ông ta tái bầu không giới hạn vào các nhiệm kỳ Tổng thống 6 năm. Ngày 26/10/1979, Park Chung Hee bị ám sát bởi trưởng cơ quan CIA tại Nam Triều Tiên. Tháng 5/1980, tướng Chun Doo Hwan cầm đầu ngành tình báo quân đội nắm quyền cai trị ban hành lệnh thiết quân luật, và ra lệnh thẳng tay đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ ở thành phố Kwangju. Tháng 7/1982, Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý trên mục tiêu tái thống nhất hai nước bằng các cuộc thương thảo hòa bình. Nhưng không có ký một văn bản nào tháo bỏ các mối bất đồng giữa hai chế độ. Cho đến năm 1985, họ mới đồng ý với nhau thảo luận trên các vấn đề liên quan đến kinh tế.



Ngày 10/6/1987, giai cấp trung lưu gồm nhân viên văn phòng, chủ hiệu buôn và các nhà hoạt động kinh doanh kết hợp với sinh viên tuần hành, phản đối chính quyền ở thành phố thủ đô Seoul yêu cầu cải cách dân chủ. Sau nhiều tuần bạo loạn đập phá, ngày 1/7, Chun Doo Hwan phải chấp nhận các yêu sách của những người biểu tình phản đối, chẳng hạn đồng ý tổ chức bầu cử tổng thống, và nhiều cải cách khác. Tháng 12/1987, Roh Tae Woo được bầu làm Tổng thống. Năm 1990, ba đảng chính trị lớn hợp nhất. Khoảng 100 ngàn sinh viên xuống đường biểu tình phản đối sự hợp nhất nầy xem đó như là một hành động có tính toán, thiếu dân chủ. Năm 1993, Kim Young Sam được bầu làm Tổng thống, lần đầu tiên Nam Triều tiên có vị tổng thống dân sự kể từ năm 1961.



Bị cáo buộc nổi loạn, phản quốc, tham nhũng, trách nhiệm trong vụ đảo chánh năm 1979, và tàn sát người biểu tình ở Kwangju năm 1980, cựu Tổng thống Chun Doo Hwan bị kết án tử hình trong phiên tòa tại Seoul ngày 6/8/1996. Còn cựu Tổng thống Roh Tae Woo nhận bản án 22 năm rưỡi tù giam. Ngày 16/12 Chun được giảm án thành tù chung thân, và Roh còn 7 năm tù giam. Sự sụp đổ tòa nhà kiên cố tháng 1/1997 gây ra tai tiếng xung quanh việc xây cất tòa nhà này. Sự xuống giá nhanh chóng tiền tệ và thị trường chứng khoán khiến nam Triều tiên phải ngăn chặn sự xuống dốc thêm nửa bằng cách ký vay 57 tỷ Mỹ kim không tiền bảo chứng của Quỹ tiền tệ thế giới vào ngày 4/12. Kim Dae Jung người bất đồng chính kiến trong một thời gian dài đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 18/12/1997.



Bốn ngày sau, ngày 22/12 Kim Dae Jung ký lệnh ân xá cho hai cựu tổng thống Chun và Roh. Từ ngày 13-15/6/2000, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên nhóm họp tại Bình Nhưỡng giưa hai vị Tổng thống Nam Triều Tiên Kim Dae Jung và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong II. Hai nhà lảnh đạo đồng ý làm việc với nhau cho mục đích hòa giải và tiến dần đến việc tái thống nhất Triều Tiên. Sự kiện nầy làm cho Kim Dae Jung được giải Nobel Hòa bình năm 2000. Khó khăn lại ập tới bởi vụ xung đột hải quân với Bắc Triều Tiên ngày 29/6/2002, và bởi các vụ tham nhũng bị phanh phui chính ngay trong gia đình của Kim Dae Jung. Ngày 11/7/2002, Kim Dae Jung cải tổ nội các. Quốc hội kiểm soát bới các thành viên đảng đối lập bác bỏ hai lần đề nghị bổ nhiệm Thủ tướng của ông ta vào ngày 31/7 và 28/8/2002.



Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 19/12, Roh Moo Hyun đắc cử. Vụ cháy xe điện ngầm tại Taegu ngày 18/2/2003, giết chết 198 người, kẻ gây ra vụ cháy nhận án tù chung thân, 8 người khác bị buộc tội bất cẩn cũng bị án tù có thời hạn. Trận cuồng phong Maemi ập vào Pusan và vùng phụ cận ngày 12-13/9/2003 làm thiệt mạng 130 người và thiệt hại tài sản tới 4,1 tỷ mỹ kim. Ngày 12/3/2004, Quốc hội cáo buộc Tổng thống Roh Moo Hyun cố ý làm trái mua chuộc cử tri trong cuộc bầu cử Quốc hội, để đảng Uri có đa số phiếu hậu thuẩn cho Roh. Ngày 14/5 tòa án Hiến pháp tuyên bố Roh vô tội. Tháng 8/2004, Nam Triều Tiên gởi 3.000 quân tham chiến phía bắc Iraq. Ngày 2/9, Ủy ban năng lượng hạt nhân quốc tế cáo buộc Nam Triều Tiên  vi phạm Hiệp ước về hạt nhân, và có một thỏa ước song phương với Bắc Triều Tiên.



Ngày 1/1/2007, Ban Ki-Moon nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên từ năm 2004-2006, nhậm chức Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc. Ngày 2/4 Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên ký hiệp ước mậu dịch tự do giữa hai nước. Tháng 10/2007, cả Bắc lẫn Nam Triều Tiên đều ra lời kêu gọi một nền hòa bình vĩnh viễn cho bán đảo thay thế Hiệp ước đình chiến tạm thời kể từ khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 19/12/2007, Lee Myung-Bak, nguyên một nhà thầu xây dựng và Thị trưởng Thành phố Seoul, đảng Quốc gia giành chiến thắng với 48,7% phiếu bầu, về nhì là ứng viên Chung Dong-Yuong của đảng Dân chủ Thống nhất. Tháng 6/2008, một cuộc biểu tình phản đối quyết định của chính phủ trong việc cho phép nhập cảng thịt bò từ Hoa Kỳ, đã bị cấm từ năm 2003 bởi dịch bò điên.



Ngày 23/5/2009, tổng thống vừa mãn nhiệm, Roh Moo Hyun bị cáo buộc tham nhủng đã tự tử. Nam Triều Tiên gởi 3.600 quân tham chiến với Hoa Kỳ tại Iraq từ cuối năm 2008, và đã rút về vào giữa năm 2010. Tính đến thời điểm nầy, Hoa Kỳ còn 28.500 quân đồn trú tại Nam Triều Tiên, và Nam Triều Tiên cũng còn 270 quân tại chiến trường Afghanistan.  



B. Nam Triều Tiên ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp năm 1988, quy định Tổng thống là nguyên thủ Quốc gia, do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống chỉ định các thành viên của Hội đồng Quốc gia (chính phủ) và đứng đầu Hội đồng nầy. Quốc hội gồm 299 đại biều do dân bầu trực tiếp trong các khu vực bầu cử 243, và 56 đại biểu dành riêng cho các đảng phái theo danh sách và tỷ lệ quy định, đại biểu Quốc hội có nhiệm kỳ 4 năm. Hiến pháp hiện tại là Hiến pháp của nền đệ VI Cộng hòa.

 

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 48.636.000, dưới 15 tuổi 16,2%, trên 65 tuổi 11,1%. Mật độ dân cư: 501,8 người/km2. Thành phố: 82,7%. Sắc tộc: Korean, và một ít China. Ngôn ngữ: Korean, English dạy rộng rải trong các trường học. Tôn giáo: Thiên chúa giáo 25%, Phật giáo 23%, không tôn giáo 49%. Đất đai: Tổng diện tích: 99.720 km2. Diện tích đất: 96.920 km2. Địa điểm: phía bắc Đông Á. Quốc gia láng giềng:  Bắc Triều Tiên phía bắc. Địa thế: Quốc gia núi non trùng điệp, với bờ biển phía đông gồ ghề. Bờ phía tây và nam có nhiều nơi thụt sâu vào bên trong nội địa, với nhiều đảo và hải cảng. Thủ đô: Seoul. Thành phố đông dân: Seoul 9.778.000, Busan 3.439.000, Incheon 2.572.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Lee Myung-Bak, sinh 19/12/1941, nhậm chức 25/2/2008. Thủ tướng chính phủ: Kim Hwang Sik, sinh ../../1948, nhậm chức 1/10/2010. Chính quyền địa phương: 9 tỉnh và 7 thành phố. Ngân sách quốc phòng: 24,5 tỷ. Quân đội chính quy: 687.000. Kinh tế: Công nghiệp: điện, xe hơi, y dược, đóng tàu, luyện kim, hàng dệt, may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, hạt ngủ cốc, lúa mạch, rau quả, trái cây. Tài nguyên: than đá, nguyên tố kim loại nặng, kim loại trắng bạc, than chì, thủy điện. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 2,6 triệu, gà 121 triệu, dê 527.000, heo 9,9 triệu, cừu 1.350. Đánh cá: 3 triệu tấn. Cung cấp điện: 415,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 7,2%, đóng góp 4%; công nghiệp 25,1%, đóng góp 36%; dịch vụ 67,7%, đóng góp 60%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Won (tháng 9/2010: 1.160=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 1.400 tỷ. Bình quân đầu người: 28.100. Tăng trưởng: 0,2%. Nhập khẩu: 317,5 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 17,4%, Trung Quốc 15,4%, Hoa Kỳ 11,2%, Saudi Arabia 6,4%. Xuất khẩu: 373,6 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 24,7%, Hoa Kỳ 13,1%, Nhật Bản 7,5%, Hồng Kông 4,2%, Taiwan 4,1%. Du lịch: 9,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 213,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 172,1 tỷ. Dự trữ vàng: 463.646 ozt. Nợ nước ngoài: 160,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.470km. Bằng xe hơi: 10,6 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 4,3 triệu. Bằng máy bay: bay 67 tỷ km, sân bay 68. Hải cảng: 2- Pusan, Inchon. Truyền thông: Máy truyền hình: 364/1000 cư dân. Radio: 1039/1000. Điện thoại: 39,9/100 triệu. Internet: 81,6/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 75,6, nữ 83,2. Sinh xuất: 8,7/1000 cư dân. Tử xuất: 6,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 97,9%, trung hoc 100%, đại học 52%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OCED).








A. Tiến trình phát triển.



Theo truyện kể của người Nhật Bản, đế quốc Nhật được thành lập năm 660 Trước công nguyên (TCN) bởi Hoàng đế Jimmu, nhưng các ghi chép lại nói về ngày quốc gia Nhật Bản thống nhất khoảng 1000 năm sau đó. Ảnh hưởng Trung Quốc rất lớn  trong việc hình thành nền văn minh Nhật Bản. Đạo Phật được truyền bá vào đây trước thế kỷ thứ 6 Sau công nguyên (SCN). Hệ thống Phong kiến với các gia đình quý tộc địa phương đầy quyền lực, và đội quân thiện chiến của họ thống trị từ năm 1192. Chính phủ Trung ương tập quyền được trao cho các gia đình Shoguns (quân sự độc tài) giữa năm 1192 và 1867, cho đến khi nó được thay thế bởi Hoàng đế nhà Minh Trị (Meiji) năm 1868. Bồ Đào Nha và Hòa Lan có buôn bán với Nhật Bản trong thế kỷ 16 và 17.



Thuyền trưởng Matthew C. Perry, người Mỹ thăm viếng Nhật Bản và ký hiệp ước giao thương Hoa Kỳ - Nhật Bản. Hiệp ước được phê chuẩn năm 1854. Công nghiệp hóa Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Năm 1894-1895, Nhật Bản đánh Trung Quốc chiếm đảo Đài Loan. Sau chiến tranh với Nga năm 1904-1905, Nga nhượng một nửa phía Nam đảo Sakhalin và trao quyền đặc nhượng ở Trung Quốc. Năm 1910, Nhật Bản thôn tính Triều Tiên. Trong đệ I thế chiến, Nhật Bản đánh bật Đức Quốc ra khỏi Quảng Đông (Shandong), Trung Quốc và chiếm tất cả các đảo trên Thái Bình Dương do Đức kiểm soát. Năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu (Manchuria) và lao vào cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc năm 1937. Ngày 7/12/1941, Nhật Bản khởi chiến với Hoa Kỳ bằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor).



Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima ngày 6/8, và Nagasaki ngày 9/8/1945. Nhật Bản đầu hàng đồng minh ngày 14/8/1945. Hiến pháp mới được thông qua ngày 3/5/1947. Nhật Bản công bố từ bỏ quyền tiến hành chiến tranh. Hoàng đế từ bỏ quyền tối thượng, Nghị viện trở thành cơ quan duy nhất được ban hành luật pháp. Nhật Bản, Hoa Kỳ và 48 Quốc gia không cộng sản ký hiệp ước hòa bình. Hoa Kỳ còn ký với Nhật Bản một thỏa hiệp phòng thủ song phương ngày 8/9/1951 tại San Francisco và một hiệp ước phục hồi quyền tối thượng của quốc gia Nhật Bản ngày 28/4/1952. Về tái thiết sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản nổi lên như một quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, và là một quốc gia hàng đầu về kỷ thuật.



Hoa Kỳ và Tây Âu chỉ trích Nhật Bản về chính sách hạn chế nhập khẩu, cái đã cho phép Nhật Bản tích lũy được một số ngoại tệ thặng dư lớn trong quan hệ mậu dịch với Thế giới. Ngày 26/6/1968, Hoa Kỳ đã trả lại cho Nhật Bản quyền cai trị trên các đảo Bonin, Volcano và Marcus. Ngày 15/5/1972, Hoa Kỳ trả thêm cho Nhật Bản các đảo Okinawa, Ryukyu, và Daito. Tuy nhiên, Nhật Bản đồng ý cho Hoa Kỳ được tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự trên đảo Okinawa. Vụ tai tiếng kết nạp đảng viên mới của đảng Tự do cầm quyền là vụ tai tiếng chính trị tệ hại nhất của Nhật Bản kể từ sau đệ II thế chiến. Nó liên quan đến việc tặng hiến tiền bạc và cổ phần thương mại cho các chính trị gia, khiến Thủ tướng Noburo Takeshita phải từ chức trong tháng 5/1989.



Những vụ tai tiếng kinh tế và chính trị mới sau đó khiến đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) bị mất ghế không chiếm được đa số trong cuộc bầu cử ngày 18/7/1993, và ngày 29/6/1994. Tomichi Murayama trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của đảng Xã hội Nhật Bản kể từ năm 1947-1948. Một trận động đất trong vùng Kobe tháng giêng 1995 đã làm hơn 5000 người chết, gần 35.000 người bị thương và làm thiệt hại tài sản trên 90 tỷ USD. Ngày 20/2 vụ tấn công bằng hơi độc gây tác hại thần kinh trong đường xe điện ngầm Tokyo do một nhóm cuồng tín tôn giáo thực hiện làm 12 người chết và hàng ngàn người bị thương. Sự giận dữ của công chúng tăng cao khi một nữ sinh 13 tuổi ở Okinawa bị ba quân nhân Mỹ thay nhau hãm hiếp ngày 4/9, dẫn tới việc Hoa Kỳ bắt đầu giảm sự hiện diện quân đội của họ tại đó.



Ngày 5/1/1996 Murayama từ chức Thủ tướng và được thay thế bởi Ryutaro Hashimoto thuộc đảng Dân chủ Tự do. Hashimoto ký một tuyên bố an ninh chung với Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Tokyo ngày 17/4/1996. Thế vận mùa đông từ ngày 7-22/2/1998 diển ra tại Thành phố Nagano. Trong thời gian dài Nhật Bản lún sâu vào suy thoái, đảng Dân chủ Tự do trải qua một sự chê trách mạnh mẽ trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 12/7/1998. Hashimoto từ chức và ngày 24/7 đảng Dân chủ Tự do chọn Keizo Obuchi làm Thủ tướng. Sau khi Obuchi tai biến ngã quỵ ngày 3/4/2000, một đảng viên đảng Dân chủ Tự do là Yoshiro Mori kế thừa ông ta ngày 5/4. Obuchi chết ngày 14/5. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/6, đảng Dân chủ Tự do và đồng minh của nó bị sút giảm đa số ghế tại Hạ viện.



Mori không được quần chúng ưa thích bị thay thế chức lãnh tụ đảng và Thủ tướng trong tháng 4/2001 bởi Junichiro Koizumi, một nhà cải cách được ưa chuộng. Koisumi lập một toán chuyên gia nghiên cứu và đề xuất giải pháp bầu Thủ tướng bằng phổ thông đầu phiếu. Tháng 8/2002, Koizumi trở thành nhà lảnh đạo Nhật Bản đầu tiên thăm viếng Bắc Triều Tiên, nhà lảnh đạo Bắc Hàn Kim Jong II đã xin lổi về việc 5 công dân Nhật bị bắt cóc. Năm người bị bắt cóc nầy được trả về Nhật Bản trong tháng 10/2002. Liên minh nắm đa số ghế trong Quốc hội do Koizumi lảnh đạo vẫn duy trì quyền lực trong cuộc bầu cử ngày 9/11/2003. Tháng 2/2004, lần đầu tiên từ sau Thế chiến II, Nhật Bản gởi hơn 500 quân nhân không chiến đấu ra nước ngoài đến giúp tái thiết Iraq.



Vụ rò rỉ lò phản ứng hạt nhân tại Mihama ngày 9/8/2004 giết chết 5 công nhân. Ngày 25/4/2005, một vụ tại nạn xe lửa tai Amagasaki phìa tây Nhật Bản làm trên 100 người thiệt mạng. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/9/2005, cử tri uỷ thác cho Koizumi của đảng Dân chủ Tự do (LDP) tái phục hồi nền kinh tế. Tháng 9/2006, Shinzo Abe người được Koizumi ủng hộ kế thừa ông ta cả hai chức lảnh tụ đảng và Thủ tướng. Vụ tai tiếng liên quan đến đảng Tự do đương quyền khiến nhiều Bộ trưởng phải từ chức, và Bộ trưởng Nông nghiệp Toshikatsu Matsuoka treo cổ tự tử ngày 28/3/2007 sau khi có nhiều nghi vấn liên quan đến vấn đề chia chác tiền bạc của ông ta. Cuộc bầu cử bán phần Thượng viện ngày 29/7/2007, đảng Dân chủ đánh bại đảng Dân chủ Tự do đương quyền, khiến Shinzo Abe tuyên bố tự chức.



Ngày 12/9/2007, Abe từ chức, và Yasuo Fukuda thay thế Abe cả hai chức lảnh tụ đảng và Thủ  tướng. Ngày 8/6/2008, một kẻ giết người lái một chiếc xe tải loại nhỏ tông vào đám đông khách bộ hành tại khu vực buôn bán Akihabara, rồi nhảy ra khỏi xe dùng dao đâm chết một người. Có 7 người thiệt mạng và 10 người bị thương. Hung thủ là Tomohiro Kato bị bắt tại chỗ. Tomohiro Kato 25 tuổi, khai rằng “tôi tới Akihabara để giết người, hể gặp ai là tôi giết”. Đương sự có phát họa kế hoạch giết người trên mạng Internet. Tiếc rằng, thông diệp nầy không được phát giác kịp thời. Bị chỉ trích không có khả năng vựt dậy nền kinh tế, và tỷ lệ tăng trương thấp, ngày 1/9/2008 Yasuo Fukuda từ chức, và ngày 21/9, đảng Dân chủ Tự do chọn nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Taro Aso thay thế Fuhuda.          

          

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/8/2009, đảng Dân chủ đối lập giành thắng lợi, và lảnh tụ đảng Yukio Hatoyama, 62 tuổi trở thành Thủ tướng. Ngày 8/6/2010, do sút giảm sự ủng hộ của công chúng, Yukio từ chức, và Bộ trưởng Tài chánh Naoto Kan được chỉ định làm Thủ tướng. Do trận “động đất-sóng thần” mùa hè 2011, Naoto Kan lại phải từ chức, và Noda Yoshihiko lên làm Thủ tướng.



B. Nhật bản ngày nay.    



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 thay thế Hiến pháp Meiji năm 1889. Hiến pháp mới xác định, người dân Nhật Bản tự họ tuyên hứa sẽ thực hiện và phát triển tư tưởng Dân chủ và Hòa bình. Hoàng đế là biểu tượng thống nhất của tất cả người Nhật. Quyền lực tối cao thuộc về người dân. Các quyền cơ bản của công dân được bảo đảm. Hoàng đế không có quyền can thiệp vào công việc của chính quyền. Quyền hành pháp trao cho Thủ tướng chính phủ, là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Quyền lập pháp trao cho Quốc hội. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 500 đại biểu, và kể từ kỳ bầu cử tháng 6/2000 giảm xuống còn 480 đại biểu, trong đó 300 ghế được bầu lên từ các khu vực bầu cử, và 180 ghế đại diện từ 11 vùng tự trị theo tỷ lệ cân xứng. Nhiệm kỳ của các đại biểu Hạ viện là 4 năm. Thượng viện có 252 nghị sỉ, kể từ kỳ bầu bán phần nghị sĩ năm 2001 giảm xuống còn 247, và hiện nay là 242 nghị sĩ, trong đó 146 được bầu lên từ các quận hoặc huyện, và 96 nghị sĩ đại diện các đảng chính trị theo một tỷ lệ thích ứng. Cứ 3 năm bầu lại một phần hai tổng số nghị sĩ. 



Lưu ý: (1) Cá nhân Dân biểu hoặc Nghị sĩ nhận quà hiến tặng từ bất cứ ai bị sa thải khỏi Quốc hội, và khai trừ khỏi đảng ít nhất 5 năm. (2) Luật bầu cử tháng 10/2000, trao cho cử tri được quyền chọn ứng viên cá nhân hay đảng phái để bầu vào Thượng viện. (3) Khi trở thành Thủ tướng, tháng 4/2001 Junichiro Koizumi lập một toán chuyên gia nghiên cứu và giới thiệu phương án Thủ tướng Nhật Bản nên được bầu lên bởi cử tri toàn quốc, nhưng hình như đã đi vào quên lãng. (4) Ngày 14/5/2007, Quốc hội thông qua dự án thay đổi Hiến pháp đưa ra “trưng cầu dân ý” xóa điều cam kết từ bỏ vỏ trang quân sự ghi trong Hiến pháp Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II. Dự thảo luật sẽ hoàn tất để chính phủ tổ chức ‘trưng cầu dân ý” vào đầu năm 2010. (5) Hoàng đế Nhật Bản hiện là Akihito, sinh ngày 23/12/1933, người kế thừa vua cha Hirohito ngày 7/1/1989 và chính thức lên ngôi Hoàng đế ngày 12/11/1990. Luật kế thừa ngôi Vua phải là con cháu trai của Nhà vua. Do vậy, người kế thừa ngôi Hoàng đế Nhật Bản sẽ là hoàng tử Hisahito.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 126.804.000, dưới 15 tuổi 13,3%, trên 65 tuổi 22,6%. Mật độ dân cư: 347,9 người/km2. Thành phố: 66,6%. Sắc tộc: Japanese 99,4%, Korean, Chinese, và sắc tộc khác 1%. Ngôn ngữ: Japanese (chính), Ainu, Korean. Tôn giáo: Shinto kết hợp Phật giáo 84%. Đất đai: Tổng diện tích: 377.915 km2. Diện tích đất: 364.485 km2. Địa điểm: Quần đảo ngoài khơi bờ Đông Á. Quốc gia láng giềng: Nam Triều tiên phía tây. Nga phía bắc. Địa thế: Nhật Bản gồm 4 nhóm đảo chính: Honshu 227.327 km2, Hokkaido 78.042 km2. Kyushu 36.541 km2, và Shikoku: 18.249 km2. Bờ biển lỏm sâu vào bên trong nội địa dài 26.796 km2. Các đảo phía bắc nối liền với núi Sakhalin. Dảy núi Kunlun của Trung Quốc nối vào các đảo phía nam. Các dảy núi giao nhau tại núi Alps Nhật Bản. Với một bề ngang rộng nó tách ra băng qua đảo Honshu từ đông sang tây, nổi lên một nhóm núi lửa hầu hết đã ngưng hoạt động kể cả núi Fuji cao 12.388 ft gần Tokyo. Thủ đô: Tokyo. Thành phố đông dân: Tokyo 36.507.000, Osaka-Kobe 11.325.000, Nagoya 3.257.000, Fukuoka-Kitakyushu 2.809.000, Sapporo 2.673.000, Kyoto 1.806.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Hoàng đế Akihito, sinh 23/12/1933, nhậm chức 7/1/1989. Thủ tướng chính phủ: Noda Yoshihiko, sinh ../../1957, nhậm chức: ../9/2011. Chính quyền địa phương: 47 quận. Ngân sách quốc phòng: 52,6 tỷ. Quân đội chính quy: 230.300. Kinh tế: Công nghiệp: xe hơi, trang thiết bị điện, máy móc công cụ, nghiên cứu kim loại, và luyện kim, tàu biển, hàng dệt, và chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, củ cải đường, rau quả, trái cây. Tài nguyên: cá. Dự trữ nhiên liệu: 44,1 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 12%. Chăn nuôi: trâu bò 4.4 triệu, gà 288,5 triệu, dê 32.000, heo 9,8 triệu, cừu 10.000. Đánh cá: 5,5 triệu tấn. Cung cấp điện: 1.015,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 4%, đóng góp 1%; công nghiệp 28%, đóng góp 26 dịch vụ 68%, đóng góp 73%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Yen (tháng 9/2010: 83,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 4.200 tỷ. Bình quân đầu người: 32.700. Tăng trưởng: giảm -5,3%. Nhập khẩu: 499,7 tỷ. Bạn hàng: Trung quốc 20,5%, Hoa kỳ 12%, Saudi Arabia 6,4%, United Arabia Emirates 5,5%, Australia 4,8%, South Korea 4,7%, Indonesia 4,2%. Xuất khẩu: 542,3 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 22,8%, China 14,3%, South Korea 7,8%, Taiwan 6,8%, Hồng Kông 5,6%. Du lịch: 10,8 tỷ. Ngân sách quốc gia: 2.100 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 652 tỷ. Dự trữ vàng: 24,6 triệu ozt. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: tăng -1,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 23.468 km. Bằng xe hơi: 57,1 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 16,9 triệu. Bằng máy bay: bay 151,7 tỷ km, sân bay 145. Hải cảng: 7- Tokyo, Kobe, Osaka, Nagoya, Chiba, Kawasaki, Hakodate. Truyền thông: Máy truyền hình: 719/1000 cư dân. Radio: 956/1000. Điện thoại: 34,9/100. Internet: 76,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 78,9, nữ 85,7. Sinh xuất: 7,4/1000 cư dân. Tử xuất: 9,8/1000. Tăng dân số tự nhiên: -0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 2,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99%, trung học 100%, đại học 44%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).





5. TAIWAN - REPUBLIC OF CHINA (ĐÀI LOAN).



A. Tiến trình phát triển.



Phần lớn người định cư Trung Quốc lập nghiệp ở Đài Loan trong thế kỷ 17. Đài Loan được cai trị từ đất liền Trung Quốc. Hòa Lan cai trị nó từ năm 1620 đến 1662. Đài Loan còn được gọi là Formosa bị Nhật Bản chiếm trị từ năm 1895 đến 1945. Hai triệu người ủng hộ chính quyền Quốc Dân Đảng (Kuomintang) chạy ra đảo năm 1949, sau khi Cộng sản chiếm toàn bộ nội địa. Họ xây dựng Taiwan như là thủ đô của chính phủ Cộng hòa Trung Quốc (Republic of China). Ngày 15/12/1978, Hoa Kỳ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, cắt đứt ràng buộc ngoại giao với chính phủ Đài Loan, chỉ duy trì sự liên hệ qua các văn phòng đại diện. Chương trình cải cách ruộng đất do Hoa Kỳ trợ giúp, cùng với đầu tư và giáo dục miễn phí ở mọi cấp đã đưa Đài Loan có được những thuận lợi to lớn về công nghiệp, nông nghiệp và tiêu chuẩn sống.



Năm 1987, bải bỏ lệnh thiết quân luật sau 38 năm (từ 1949) tồn tại. Và năm 1991, chấm dứt tình trạng khẩn trương kéo dài hơn 43 năm qua. Ngày 23/3/1996, lần đầu tiên Đài Loan tổ chức bầu Tổng thống trực tiếp. Trận động đất ngày 21/9/1999, giết chết hơn 2.300 người và hàng chục ngàn người bị thương. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 18/3/2000, Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian) lãnh tụ đảng Dân chủ Cấp tiến ủng hộ Đài Loan độc lập đắc cử, chấm dứt hơn 50 năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng. Cả hai chính quyền Đài Bắc, và Bắc Kinh đều xem Đài Loan như một phần của Trung Quốc kéo dài. Dù vậy, một cách chính thức người Đài Loan thể hiện dấu hiệu khởi đầu từ một chính sách trong tháng 7/1999, rằng họ cự tuyệt nỗ lực của Băc Kinh tái thống nhất quốc gia, kể cả gây sức ép về quân sự.



Nhưng các ràng buộc về kinh tế thì được mở rộng vào trong nội địa trong suốt thập niên 1990. Từ năm 2000, Đài Bắc bắn tin sẽ có một cuộc “trưng cầu dân ý” để đảo quốc trở thành một quốc gia độc lập, cái mà chính quyền từ đất liền Bắc Kinh luôn lên tiếng đe dọa sẽ dùng cả vủ lực nếu cần. Đài Loan chỉ có quan hệ ngoại giao với 26 quốc gia, nhưng có một nền kinh tế mạnh và là một trong 10 nước thặng dư tư bản xuất khẩu lớn của thế giới. Ngày 19/3/2004, Trần Thủy Biển bị thương trong vụ mưu sát, chỉ một ngày trước khi đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ II. Cuộc bầu cử 300 đại biểu Hạ viện ngày 14/5/2005, đảng Dân chủ Cấp tiến dẫn đầu chiếm 127 ghế, đảng Quốc gia về nhì chiếm 117 ghế. Và cuộc bầu cử bán phần Thượng viện ngày 13/1/2008, đảng Quốc gia chiếm 81 ghế, và đảng Dân chủ Cấp tiến 27 ghế.



Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/3/2008, Mã Cửu Anh (Ma Ying-jeou), đảng Quốc gia đắc cử với 58,4% phiếu bầu. Ứng viên Tạ Trường Đình (Frank Hsieh) đảng Dân chủ Cấp tiến 41,6% phiếu bầu. Ngày 12/11 nguyên tổng thống Trần Thủy Biển bị tống giam vì tội tham nhủng, và bị kết án tù chung thân trong phiên xử ngày 11/9/2009. Trận cuồng phong Morahot ngày 7-9/8 gây ngập lụt và đất chuồi làm hơn 700 người chết.

Lưu ý:           



Các đảo Penghu (Pescadores) có diện tích 126 km2 và 91.785 cư dân nằm giữa Đài Loan và đất liền, đảo Quemoy và Matsu có 53.286 cư dân nằm ngoài khơi đất liền đều nằm dưới sự cai quản của chính phủ Đài Loan.



B. Đài Loan ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Học thuyết Quốc gia, Dân chủ, và Xả hội của Bác sỉ Tôn Dật Tiên (Dr Sun Yat-sen) người khai sinh nền Cộng hòa Trung Quốc là nền tảng của Hiến pháp Đài Loan. Theo đó chính quyền chia thành 3 cấp: cấp Trung ương, cấp Tỉnh, và cấp Địa phương. Mỗi cấp có một số quyền được ghi rõ trong Hiến pháp. Chính quyền Trung ương gồm Tổng thống và 5 cơ quan gọi là Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp, Kiểm tra, và Điều hành. Nghị viện Quốc gia chỉ bầu chọn đặc biệt cho nhiệm vụ duy nhất là tu chỉnh Hiến pháp. Bắt đầu từ lần bầu cử cơ quan Lập pháp thứ 7 vào ngày 12/1/2008, số đại biểu của cơ quan nầy chỉ còn 113 thay vì 225 như trước đó. Từ ngày ban hành Hiến pháp Đài Loan chưa một lần tu chỉnh. Vấn đề nảy sinh phải giải quyết là nhiệm kỳ Tổng thống không kéo dài ra sao do quy định của cơ quan Lập pháp hay cơ quan Kiểm tra. Cơ quan Lập pháp thì có quyền cách chức Thủ tướng do Tổng thống chỉ định, trong khi Tổng thống lại có quyền giải tán cơ quan Lập pháp. Do vậy, giải pháp giải quyết là cơ quan Lập pháp chỉ hạn chế trong phạm vi quyền hạn của mình.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 23.204.000, dưới 15 tuổi 16,2,%, trên 65 tuổi 10,8%. Mật độ dân cư: 713,7 người/km2. Thành phố: 75%. Sắc tộc: Taiwanese 84%, đất liền Chinese 14%, cư dân bản địa 2%. Ngôn ngữ: Mandarin Chinese (chính), Taiwanese, thổ ngữ Hakka. Tôn giáo: Phật giáo, Khổng giáo, và Lão giáo 93%, Thiên chúa giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích 35.980 km2. Diện tích đất: 32.260 km2. Địa điểm: ngoài khơi phía đông nam bờ Trung Quốc giữa biển Đông và nam Trung Quốc. Quốc gia láng giềng: gần Trung Quốc nhất. Địa thế: dảy núi tạo thành xương sống của đảo, một nửa phía đông, ngập nước với đá cheo leo hiểm trở. Triền dốc phía tây đất bằng phẳng phì nhiêu, rất tốt cho gieo trồng. Thủ đô: Taipei. Thành phố đông dân: Taipei 2.630.000, Kaohsiung 1.598.000, Taichung 1.221.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Mã Cửu Anh (Ma Ying-jeou, sinh 13/7/1950, nhậm chức 20/5/2008. Thủ tướng chính phủ: Wu Den-yih, sinh 30/1/1948, nhậm chức 10/9/2009. Chính quyền địa phương: 16 tỉnh, 5 khu vực và 2 thành phố tự trị hành chánh. Ngân sách quốc phòng: 9,7 tỷ. Quân đội chính quy: 290.000. Kinh tế: Công nghiệp: điển tử, hóa dầu, hoá chất, hàng dệt, luyện kim, máy móc, xi măng, chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, bắp, trà, rau quả, trái cây. Tài nguyên: than đá, khí đốt, đá vôi, đá hoa cương, hợp chất chống lửa (asbestos). Dự trử nhiên liệu: 2,4 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 24%. Đánh cá: 1,2 triệu tấn. Cung cấp điện: 225 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 5,1%, đóng góp 2%; công nghiệp 36,8%, đóng góp 30%; dịch vụ 58,1%, đóng góp 68%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Đola Đài Loan mới (tháng 9/2010: 31,4=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 735,4 tỷ. Bình quân đầu người: 32.000. Tăng trửơng: -0,9%. Nhập khẩu: 172,7 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 23%, Trung Quốc 11,9%, Hoa kỳ 10,9%, South Korea 7,2%, Saudi Arabia 4,9%. Xuất khẩu: 203,4 tỷ. Bạn hàng: China 22,5%, Hồng Kông 15,7%, Hoakỳ 15%, Japan 7,3%. Du lịch: 5,9 tỷ. Ngân sách quốc gia: 57,2 tỷ. Dự trử ngoại tệ: 222,1 tỷ. Dự trử vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 55,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.588 km. Bằng xe hơi: không có số liệu. Bằng máy bay: không có số liệu, sân bay 38. Hải cảng: 4- Kaohsiung, Chilung, Hualian, Taichung. Truyền thông: Máy truyền hình 327/1000 cư dân, Radio 402/1000. Điện thoại: 63,2/100. Internet: 69,8/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 75,3, nữ 81,2. Sinh xuất: 9/1000 cư dân. Tử xuất: 6,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,3 /1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: không có số liệu. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết  96,1%, trung học và đại học không có số liệu.



Tham gia tổ chức quốc tế: Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).





                                 V. 1 Quốc gia khu vực Bắc Á.








                                VI. 6 Quốc gia khu vực Trung Á.



6 quốc gia khu vực Trung Á chiếm 5.567.567 km2 diện tích đất, và 63.896.000 cư dân. Quốc gia lớn nhất là Kazakhstan chiếm 2.724.900 km2 và quốc gia nhỏ nhất Tajikistan chiếm 143.100 km2. Uzbekistan có dân số đông nhất trên 27 triệu, và nước có dân số thấp nhất là Mongolia chỉ trên dưới 3 triệu cư dân. Ngoại trừ Mongolia 80% cư dân là tín đồ Phật giáo. Tebetan, Kazakhstan trên dưới 40% theo Hồi giáo và trên dưới 40% theo Thiên chúa giáo. 4 quốc gia còn lại là tín đồ Hồi giáo khoảng 80%. Về thể chế chính trị, mặc dù là những nước có đông tín đồ Hồi giáo, nhưng nhà nước không rập khuôn theo luật Hồi giáo. Tất cả các nước đều theo thể chế Cộng hòa. 6 quốc gia trong khu vực Trung Á gồm: Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, và Mongolia.








A. Tiến trình phát triển.



Là vùng đất đặt dưới sự cai trị của Mông Cổ trong thế kỷ 13, và từng bước dưới sự cai trị của Nga từ 1730 đến 1853. Nó được thâu nhận vào Liên bang Xô viết như một Cộng hòa thành viên năm 1936. Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16/12/1991. Mười ngày sau nó trở thành một quốc gia độc lập khi Liên bang Xô viết tan rã ngày 26/12/1991. Lãnh tụ đảng Nursultan Nazarbayev được bầu làm Tổng thống không có đối thủ. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 7/3/1994, bị nhiều chỉ trích bởi các quan sát viên thông tín quốc tế. Ngày 14/2 Kazakhstan đồng ý phá hủy các hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân và tuân thủ vô điều kiện với hiệp ước cấm sản xuất vũ khí hạt nhân năm 1968. Tư nhân hóa đất đai được luật pháp thừa nhận ngày 26/10/1995, Hoa Kỳ cam kết sẽ tăng viện trợ cho .



Astana trước đây là Akmola được hiến tặng như là thủ đô mới của quốc gia ngày 9/6/1998. Tổng thống Nazarbayev tái chiến thắng trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ Tổng thống 7 năm ngày 10/1/1999, sau khi đối thủ chính khách hàng đầu của ông ta, nguyên Thủ tướng Akezhan Kazhegeldin bị ngăn chặn vì lý do kỷ thuật. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 4/12/2005, Nazarbayev lại đắc cử nhiệm kỳ thứ 3, với 91,2% phiếu bầu trên 4 ứng cử viên khác. Ngày 18/5/2007, Quốc hội thông qua tu chính Hiến pháp cho phép Nazarbayev tái ứng cử Tổng thống không giới hạn nhiệm kỳ. Tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 18/8/2007, đảng Nur Otan của Tổng thống Nazarbayev giành chiến thắng chiếm tất cả 88 ghế, 6 đảng khác không chiếm được ghế nào. Ngày 5/7/2010, Kazakhstan ký với Nga và Belarus hiệp ước thống nhất thuế quan.



B. Kazakhstan ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Trong một phán quyết, Tòa án Hiến pháp tuyên bố cuộc bầu cử Quốc hội năm 1994 là vô giá trị. Ngày 11/3/1995, Tổng thống Nazarbayev giải tán Quốc hội, và bắt đầu cai trị bằng sắc lệnh. Ngày 30/8/1995, trong một cuộc ‘trưng cầu dân ý” cử tri chấp nhận Hiến pháp mới. Theo đó, một Quốc hội lưởng viện gồm Hạ viện và Thượng viện được thành lập. Hạ viện có 77 đại biểu, trong đó 67 do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử và 10 được bầu từ các đảng phái. Thượng viện có 39 nghị sĩ, chia ra 16 tỉnh mỗi tỉnh 2 nghị sĩ, và 7 nghị sĩ do Tổng thống chỉ định. Tổng thống có quyền cai trị bằng sắc lệnh, giải tán Quốc hội nếu Quốc hội không tín nhiệm, hoặc phản đối 2 lần việc đề cử Thủ tướng của Tổng thống. Tu chỉnh Hiến pháp tháng 10/1998 tăng nhiệm kỳ Tổng thống thành 7 năm.



Tháng 5/2007, một lần nữa tu chỉnh Hiến pháp cho phép chức vụ Tổng thống không giói hạn nhiệm kỳ, và mỗi nhiệm kỳ rút xuống còn 5 năm, có hiệu lực thi hành kể từ năm 2012. Khi chọn Thủ tướng Tổng thống phải tham khảo ý kiến của Quốc hội. Tu chỉnh Hiến pháp còn tăng số ghế tại Hạ viện từ 77 đại biểu lên thành 107 đại biểu. Thượng viện từ 39 lên thành 47 nghị sỉ trong đó tăng nghị sỉ do Tổng thống bổ nhiệm tăng từ 7 lên thành 15 nghị sĩ.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 15.460.000, dưới 15 tuổi 22,6%, trên 65 tuổi 7,6%. Mật độ dân cư: 5,7 người/km2. Thành phố: 58,2%. Sắc tộc: Kazakh 53%, Russian 30%, Ukrainian 4%, Uzbek 3%, German 2%, Uighur 1%. Ngôn ngữ: Kazakh, Russian (chính cả hai), Ukrainian, Germam, Uzbek. Tôn giáo: Hồi giáo 47%, Chính thống giáo Nga 44%. Đất đai: Tổng diện tích 2.724,900 km2. Diện tích đất: 2.699.700 km2. Địa điểm: vùng Trung Á. Quốc gia láng giềng: Liên bang Nga phía bắc. Trung Quốc phía đông. Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan phía nam. Biển Caspian phía tây. Địa thế: kéo dài từ vùng thấp của lưu vực sông Volga ở Châu Âu tới dãy núi Altay trên biên giới Trung Quốc. Thủ đô: Astana. Thành phố đông dân: Almaty 1.360.000, Astana 650.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại  chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Nursultan A. Nazarbayev, sinh 6/7/1940, nhậm chức tháng 4/1990 (tái bầu 1999, 2005). Thủ tướng chính phủ: Karim Massimov, sinh ../../1965, nhậm chức 10/1/2007. Chính quyền địa phương: 14 tỉnh và 3 thành phố. Ngân sách quốc phòng: 1,3 tỷ. Quân đội chính quy: 49.000. Kinh tế: Công nghiệp: lọc dầu, khai thác mỏ, luyện kim, kim loại không gỉ, máy móc nông nghiệp, điện xe hơi, vật liệu xây dựng, xây dựng. Nông sản: lúa mỳ, sợi bông, len. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, than đá, sắt, quặng sắt, đồng, nickel, nguyên tố kim loại trắng bạc, chì, nhôm, vàng, uranium. Dự trữ nhiên liệu: 30 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 8%. Chăn nuôi: trâu bò 5,7 triệu, gà 28,1 triệu, dê 2,3 triệu, heo 1,3 triệu, cừu 13 triệu. Đánh cá: 35.676 tấn. Cung cấp điện: 74,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 31,5%, đóng góp 8%; công nghiệp 18,4%, đóng góp 38%; dịch vụ 50,1%, đóng góp 54%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Tenge (tháng 9/2010: 147,2=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 181,9 tỷ. Bình quân đầu người: 11.800. Tăng trưởng: 1%. Nhập khẩu: 28,8 tỷ. Bạn hàng: Nga 36,8%, Trung Quốc 19,5%, Germany 7,4%. Xuất khẩu: 44 tỷ. Bạn hàng: Đức 12,4%, Russia 11,6%, China 10,9%, Italy 10,5%, Pháp 7,4%. Du lịch: 1,0 tỷ. Ngân sách quốc gia: 22,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 13,2 tỷ. Dự trữ vàng: 2,2 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 26,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 7,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 13.697 km. Bằng xe hơi: 1,4 triệu lượt xe, xe cá nhân: 368.600. Bằng máy bay: bay 1,9 tỷ km, sân bay 65. Hải cảng: 2- Aqtau, Atyrau. Truyền thông: Máy truyền hình 240/1000 cư dân, Radio: 359/1000. Điện thoại: 24,1/100. Internet: 33,9/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 62,9, nữ 73,8. Sinh xuất: 16,7/1000 cư dân. Tử xuất: 9,4/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 24,9/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-17, biết đọc biết viết 99,6%, trung hoc 90%, đại học 23%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Các quốc gia độc lập vì thịnh vượng (CIS). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).








A. Tiến trình phát triển.



Vùng Uzbekistan bị lấn chiếm bởi Mông Cổ dưới thời Genghis Khan năm 1220. Trong thế kỷ 14 nó trở thành trung tâm của một đế quốc người bản địa, đó là đế quốc Timurids. Hàng thế kỷ sau đó một số lãnh chúa Phong kiến Hồi giáo xuất hiện. Bắt đầu từ thế kỷ 19 quân đội Nga xâm chiếm. Uzbekistan trở thành một Cộng hòa trong Liên bang Xô viết năm 1925. Ngày 29/8/1991 Uzbekistan tuyên bố độc lập, và trở thành một quốc gia độc lập, khi Liên bang Xô viết tan rã ngày 26/12/1991. Sau đó chính quyền Uzbekistan được lãnh đạo bởi những người cọng sản cũ. Quân đội Hoa Kỳ sử dụng một số căn cứ trong lãnh thổ Uzbekistan khi tiến hành đổ quân và đánh chiếm Afghanistan năm 2001. Ngày 12/3/2002, Hiệp ước quân sự và kinh tế được ký giữa Uzbekistan và Hoa Kỳ thắt chặt mối ràng buộc nhiều hơn giữa hai nước.



Từ tháng 3 đến tháng 7/2004, dân quân Hối giáo mở các cuộc tấn công giết chết trên 50 người. Viện dẩn không tôn trọng nhân quyền, ngày 13/7 Hoa Kỳ cắt giảm 18 triệu USD viện trợ cho Uzbekistan. Công ty sản xuất dầu lửa của Nga lớn đứng hàng thứ hai thế giới là OAO Lukoi đã ký với chính phủ Uzbekistan một hợp đồng khai thác khí đốt lên tới 1 tỷ USD. Ngày 31/7/2004, dân quân Hồi giáo thực hiện hai vụ đặt bom nhắm vào hai tòa đại sứ Hoa Kỳ và Israel tại thủ đô Tashkent. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26/12/2004 và 9/1/2005, đảng Dân chủ Tự do dẫn đầu chiếm 41/120 ghế, kế đến là đảng Dân chủ Nhân dân 28 ghế. Sau vụ những người bất đồng chính kiến có vỏ trang nổi lên đòi dân chủ, tôn trọng nhân quyền tại Adizhan phía đông Uzbekistan tấn công vào một trại giam giải phóng hàng trăm tù nhân.



Các cuộc biểu tình đòi dân chủ tiếp tục lan nhanh, ngày 12 và 13/5/2005, lực lượng an ninh nổ súng vào đám đông người biểu tình làm chết hàng trăm người. Tổng thống Karimov còn ra lệnh đàn áp thẳng tay các tổ chức hoạt động cho nhân quyền. Tức giận trước việc chính phủ Mỹ kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế vào cuộc làm rõ vụ nổ súng ghi trên, Karimov ra lệnh đóng cửa căn cứ không quân tại Karshi-Khanabad, nơi Hoa Kỳ dùng làm căn cứ tiến hành oanh tạc Afghanistan. Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi căn cứ vào ngày 21/11/2005. Sau gần một tuần họp thượng đỉnh tại Moscow, hai Tổng thống Kaeimov và Putin đã ký một hiệp ước hợp tác quân sự giữa Nga-Uzbekistan. Tại cuộc bầu cử Tổng thống ngày 23/12/2007, đương kim Tổng thống Karimov đắc cử (nhiệm kỳ 3) với 88,1% phiếu bầu trên chân 3 ứng viên khác. Ngày 13/10/1008, Liên hiệp châu Âu tháo bỏ lệnh cấm vận áp đặt lên Uzbekistan năm 2005.



B. Uzbekistan ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp ngày 8/12/1992 xác định Uzbekistan là một chính thể đa nguyên dân chủ. Chức vụ Tổng thống chỉ giới hạn trong 2 nhiệm, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Tu chỉnh Hiến pháp được cử tri chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 1/2002. Theo đó thì, nhiệm kỳ tổng thống từ 5 năm tăng thành 7 năm; Và, Quốc hội từ một viện thành lưởng viện. Tháng 1/2005, Quốc hội bắt đầu chuyển đổi bằng việc thành lập Thượng viện với 100 nghị sĩ, trong đó 84 nghị sĩ được bầu từ các Hội đồng Lập pháp cấp Vùng, Khu vực, và Thành phố. Còn Hạ viện thì giảm số đại biểu từ 250 xuống còn 100 đại biểu cũng do dân bầu từ các khu vực bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm. Lưu ý: Mặc dù tu chỉnh Hiến pháp đưa ra trung cầu dân ý tháng 1/2002, nhưng hầu hết các đại biểu Quốc hội bấy giờ ủng hộ Tổng thống Karimov, nên đã chấp nhận nhiệm kỳ 7 năm cho Tổng thống Karimov. Và vì luật bầu cử Tổng thống quy định tháng 12, do vậy tháng 12/2007, Karimov mới bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2, mặc dù ông ta làm Tổng thống từ năm 1990.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 27.865.000, dưới 15 tuổi 27,3%, trên 65 tuổi 4,7%. Mật độ dân cư: 65,5 người/km2. Thành phố: 36,3%. Sắc tộc: Uzbek 80%, Russian 6%, Tajik 5%, Kazakh 3%, Karakalpak 3%, Tatar 2%. Ngôn ngữ: Uzbek (chính), Russian, Tajik. Tôn giáo: Hồi giáo: 88% (đa số hệ phái Sunni), chính thống giáo: 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 447.400 km2. Diện tích đất: 425.400 km2. Địa điểm: vùng Trung Á. Quốc gia láng giềng: Kazakhstan phía bắc và tây. Kyrgyzstan và Tajikistan phía đông. Afghanistan và Turkmenistan phía nam. Địa thế: Hầu hết bằng phẳng và sa mạc. Thủ đô: Tashkent với 2.201.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Islam A. Karimov, sinh 30/3/1938, nhậm chức 24/3/1990 (tái bầu năm 2000, và 2007) .Thủ tướng chính phủ: Shavkat Mirziyayev, sinh 1957, nhậm chức 11/12/2003. Chính quyền địa phương: 12 vùng, 1 cộng hòa tự trị và 1 thành phố. Ngân sách quốc phòng: không có số liệu. Quân đội chính quy: 67.000. Kinh tế: Công nghiệp: chế biến thực phẩm, máy xây dựng, luyện kim, hóa chất. Nông sản: hạt ngũ cốc, sợi bông, rau quả, trái cây. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, than đá, đồng, Uranium, vàng, bạc, chì, nhôm, nguyên tố kim loại trắng bạc. Dự trữ nhiên liệu: 594 triệu thùng. Đất nông ngiệp: 11. Chăn nuôi: trâu bò 7 triệu, gà 24,2 triệu, dê 2 triệu, heo 92.000,  cừu 10,5 triệu. Đánh cá: 7.200 tấn. Cung cấp điện: 47,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 44%, đóng góp 18%; công nghiệp 20%, đóng góp 36%; dịch vụ 36%, đóng góp 46%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Som (tháng 9/2010: 1.630=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 78,3 tỷ. Bình quân đầu người: 2.800. Tăng trưởng: 8,1%. Nhập khẩu: 9 tỷ. Bạn hàng: Nga 27,8%, South Korea 15,6%, Trung Quốc 10,4%H, Kazakhstan 7,3%, Đức 7,1%, Ukraine 4,8%, Turkey 4,5%. Xuất khẩu:10,7 tỷ. Bạn hàng: Russia 23,9%, Ba Lan 11,8%, Trung Quốc 10,5%, Thổ Nhỉ Kỳ 7,5%, Kazakhstan 6%, Uhraine 4,7%, Bangladesh 4,4%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 10,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 4,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 3.948 km. Bằng xe hơi: 865.000 lượt xe, xe hơi cá nhân: 14.500. Bằng máy bay: bay 4,5 tỷ km, sân bay 33. Hải cảng: 1- Termiz. Truyền thông: Máy truyền hình: 280/1000 cư dân. Radio: 465/1000. Điện thoại: 6,8/100. Internet: 17,1 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 69,2, nữ 75,4. Sinh xuất: 17,5/1000 cư dân. Tử xuất: 5,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 22,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-18, biết đọc biết viết 99,2% trung học 94%, đại học 36%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO). Các quốc gia độc lập vì Thịnh vượng (CIS). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).





3. TURKMENISTAN.           



A. Tiến trình phát triển.



Là vùng đất cư trú của bộ tộc du mục Turkic từ thế kỷ thứ 10. Nó là một phần của Nga năm 1881, và là một Cộng hòa của Liên bang Xô viết năm 1925. Turkmenistan tuyên bố độc lập ngày 27/10/1991, và trở thành một quốc gia độc lập khi Liên bang Xô viết tan rã ngày 26/12/1991. Là nơi có trữ lượng dầu lửa và khí đốt lớn, Turkmenistan có được nhiều thuận lợi hơn các Cộng hòa Xô viết khác trước đây để phát triển kinh tế. Đường xe lửa mới nối liền Iran và Turkmenistan khánh thành ngày 13/5/1996. Quyền lực chính trị được đặt để vào đảng Cộng sản trước đây, và Tổng thống Saparmurad Niyazov là người được kính trọng, bởi nhân cách mạnh mẽ của ông ta. Năm 1999, Hội đồng Nhân dân cơ quan quyền lực tối cao Turkmenistan ra tuyên bố chức vụ Tổng thống của Niyazov là suốt đời.



Niyazov còn được trao tước hiệu “Turkmenbashi” người lảnh đạo tất cả người Turkmen. Tháng 7/2000, Niyazov ban hành Luật buộc tất các viên chức nhà nước phải nói tiếng Turkmen. Ngày 25/11/2002, viện dẩn một âm mưu đảo chánh, chính quyền đàn áp thẳng tay các nhóm chính trị đối lập với Niyazov. Cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân ngày 7/4/2003, chỉ có đảng Dân chủ (nguyên là đảng Cộng sản) đương quyền độc diển. Tại cuộc bầu cử 50 đại biểu Quốc hội ngày 19/12/2004 và ngày 9/1/2005, cũng dưới hệ thống đó, đảng Dân chủ chiếm trọn 50 ghế. Niyazov bị đột quỵ về chứng đau tim, và qua đời tháng 12/2006. Gurbanguly Berdymukhammedov kế tục làm Quyền tổng thống.



Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 11/2/2007, Berdymukhammedov giành chiến thắng trên 5 ứng cử viên khác, đắc cử với 89,2% phiếu bầu. Các quan sát viên quốc tế cho đây là một cuộc bầu cử không tự do và thiếu công bằng.



B. Turkmenistan ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành ngày 18/5/1992, quy định Tổng thống là người đứng đầu ngành Hành pháp và cũng là nguyên thủ quốc gia. Quốc hội có 50 đại biểu là cơ quan Lập pháp chính. Hội đồng Nhân dân gồm 2.507 thành viên là cơ quan đại diện cao nhất. Nó bao gồm cả Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Công tố Nhà nước, và Chủ tịch các Hội đồng địa phương. Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, xét lại Đạo luật, và xem xét kiến nghị bải miển Tổng thống nếu ông ta không đủ khả năng lảnh đạo Quốc gia. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 16/1/1994, có tới 99,99% cử tri chấp nhận kéo dài nhiệm kỳ của Tổng thống Niyazov đến năm 2002. Năm 1999, Hội đồng Nhân dân ra tuyên bố chức vụ Tổng thống của Niyazov là suốt đời.

 

Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 4.940.000, dưới 15 tuổi 28,2%, trên 65 tuổi 4,1%. Mật độ dân cư: 10,5 người/km2. Thành phố: 49%. Sắc tộc: Turkmen 85%, Uzbek 5%, Russian 4%, Kazakh 2%. Ngôn ngữ: Turkmen, Russian, Uzbek. Tôn giáo: Hồi giáo 89%, Chính thống giáo 9%. Đất đai: Tổng diện tích: 488.100 km2. Diện tích đất: 469/930 km2. Địa điểm: ở vùng Trung Á. Quốc gia láng giềng: Kazakhstan phía bắc. Uzbekistan phía đông và bắc. Afghanistan và Iran phía nam. Địa thế: sa mạc Kara Kum chiếm 80% diện tích. Biên giới phía tây là biển Caspian. Thủ đô: Ashgabat: 637.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Gurbanguly Berdymukhammedov, sinh 29/6/1957, nhậm chức 14/2/2007 (Quyền Tổng thống 21/12/2006). Chính quyền địa phương: 5 vùng. Ngân sách quốc phòng: 84 triệu. Quân đội chính quy: 22.000. Kinh tế: Công nghiệp: khí thiên nhiên, dầu lửa và sản phẩm dầu, chế biến thực phẩm, hàng dệt. Nông sản: hạt ngũ cốc, sợi bông.  Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, than đá, lưu huỳnh, và muối. Dự trữ nhiên liệu: 600 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 1,9 triệu, gà 7 triệu, dê 900.000, heo 29.800, cừu 15,5 triệu. Đánh cá: 145.016 tấn. Cung cấp điện: 14,1ỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 48,2%, đóng góp 25%; công nghiệp 14%, đóng góp 46%; dịch vụ 37,8%, đóng góp 29%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Manat (tháng 9/2010: 2,8=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 32,6 tỷ. Bình quân đầu người: 6.700. Tăng trưỏng: 6,1%. Nhập khẩu: 4,1 tỷ. Bạn hàng: United Arab Emirates 13,6%, Azerbaijan 11,8%, Thổ Nhỉ Kỳ 9,8%, Ukraine 8%, Russia 8%, Đức 6,8%, Iran 6.7%, China 5,6%. Xuất khẩu: 6,7 tỷ. Bạn hàng: Ukraine 47,1%, Iran 16,2%, Azerbaijan 4,3%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: không có số liệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 2,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.439km. Bằng xe hơi: không có số liệu, xe hơi cá nhân không có  số liệu. Bằng máy bay: bay 1,9 tỷ km, sân bay 22. Hải cảng: 1-Turkmenbashi. Truyền thông: Máy truyền hình: 198/1000 cư dân. Radio: 289/1000. Điện thoại: 9,4/100. Internet: 1,6/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 65,3, nữ 71,3. Sinh xuất: 19,6/1000 cư dân. Tử xuất: 6,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 43,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-15, biết đọc biết viết 99,5%, trung học 100%, đại học 20%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Các quốc gia độc lập vì Thịnh vượng (CIS) và Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).







4. TAJIKISTAN - REPUBLIC OF TAJIKISTAN.                  



A. Tiến trình phát triển.



Có nhiều cộng đồng người định cư trong vùng từ khoảng 3000 Trước công nguyên (TCN). Xuyên suốt chiều dài lịch sử, nó từng bị xâm lăng của các thế lực Iran (Arabs), Mongol, Uzbeks, Afghan, và Russians. Liên Xô nắm quyền thống trị vùng này 1918-1925. Năm 1924, Tajik cùng với Uzbek lập ra Cộng hòa Xô viết Xã hội Chủ nghĩa khu vực Châu Á (ASSR). Năm 1929, tuyên bố tách ra thành Tajik Cộng hòa Xô viết Xã hội Chủ nghĩa (Tajik SSR). Tajikistan tuyên bố độc lập ngày 9/9/1991 và trở thành quốc gia độc lập ngày 26/12/1991 khi Liên bang Xô viết tan rã. Tổng thống Cộng sản bảo thủ Rakhmon Nabiyev, bị buộc từ chức tháng 9/1992, bởi một Liên minh Quốc gia-Hồi giáo và các đảng thân phương Tây. Tranh chấp giữa các phe nhóm chính trị dẫn đến Cộng sản trở lại nắm quyền vào tháng 1/1993.



Hiến pháp mới lập ra chế độ Tổng thống được dân chúng chấp nhận trong cuộc “trưng cầu dân ý” ngày 6/11/1994. Đánh nhau giữa Hồi giáo (được trang bị bởi Afghanistan) và quân trung thành với chính phủ (được Liên bang Nga hậu thuẩn) làm chết khoảng 55.000 người tính đến giữa năm 1997, bất chấp các thỏa ước hòa bình đã ký kết. Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tu chỉnh Hiến pháp ngày 26/9/1999, bao gồm cả việc hợp pháp hóa các đảng chính trị Hồi giáo, được đa số cư dân chấp thuận. Cuộc bầu cử Tổng thống mà các quan sát viên theo dỏi về nhân quyền gọi là một “trò hề” ngày 6/11/1999, Imomali Rakhmonov đắc cử. Ngày 22/6/2003, cử tri chấp nhận tu chỉnh Hiến pháp cho phép Tổng thống Rakhmonov ứng cử chức vụ nầy đến năm 2020.



Cuộc bầu cử 63 đại biểu Quốc hội ngày 27/2/2005, đảng Dân chủ Nhân dân (PDPT) dẫn đầu chiếm 52 ghế, ứng viên độc lập chiếm 5 ghế, và đảng Cộng sản 4 ghế. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 6/11/2006 bị phe đối lập tẩy chay, đương kim Tổng thống Rakhmonov tái đắc cử vời 79,3% phiếu bầu. Bằng một sắc lệnh, Rakhmonov đổi tên ông ta là Rakhmon thay cho tên Slavic, dánh dấu chấm dứt thời phụ thuộc Liên bang Xô viết. Ngày 6/10/2008, trận động đất với cường độ 6,6 tại ngôi làng Nura làm 72 người chết, và trên 100 người bị thương hàng chục ngôi nhà sụp đổ. Tình trạnh nghèo đói, và tham nhũng khắp nơi. Thu nhập quốc gia phần lớn từ tài trợ nước ngoài, và tiền gởi về gởi các thanh niên xuất khẩu lao động.



B. Tajikistan ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành tháng 11 năm 1994. Tổng thống là nguyên thủ Quốc gia được dân bầu lên qua cuộc phổ thông đầu phiếu, với nhiệm kỳ 5 năm. Tu chỉnh Hiến pháp năm 1999, tăng nhiệm kỳ tổng thống lên thành 7 năm, nhưng chỉ với một nhiệm kỳ duy nhất. Tháng 6/2003 bằng một cuộc “trưng cầu dân ý”, nó cho phép Tổng thống Rakhmonov ứng cử chức vụ nầy thêm 2 nhiệm kỳ nữa. Cụ thể nó cho phép Rakhmonov làm tổng thống cho đến năm 2020. Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu và Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về vấn đề có một không hai trên thế giới nầy. Tajikistan có Quốc hội lưỡng viện Hạ viện gồm 63 đại biểu trong đó 41 đại biểu bầu lên từ các khu vực bầu cử, và 22 đại diện cho các địa phương tương ứng, với nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện gồm 34 nghị sỉ, trong đó 25 nghị sỉ chọn từ các Nghị viện địa phương, 8 ghế do Tổng thống bổ nhiệm, và 1 ghế dành riêng cho cựu tổng thống.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 7.487.000, dưới 15 tuổi 34,1%, trên 65 tuổi 3,5%. Mật độ dân cư: 52,9 người/km2. Thành phố: 26,3%. Sắc tộc: Tajik 80%, Uzbek 15%, Russia 4%. Ngôn ngữ: Tajik (chính), Russian. Tôn giáo: Hồi giáo 90%, trong đó hệ phái Sunni 85%, và hệ phái Shi’a 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 143.100 km2. Diện tích đất: 141.510 km2. Địa điểm: ở vùng Trung Á. Quốc gia láng giềng:  Kyrgyzstan phía bắc. Uzbekistan phía tây và bắc. Trung Quốc phía đông. Afghanistan phía nam. Địa thế: vùng núi non bao gổm cả Pamirs, và hệ thống núi Trans-Alai. Thủ đô: Dashanbe: 704.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Emomalii Rakhmonov, sinh 5/10/1952, nhậm chức 19/11/1992 (tái bầu 1994,1999,2006). Thủ tướng chính phủ: Akil Akilov, sinh 2/2/1944, nhậm chức 20/12/1999. Chính quyền địa phương: 2 vùng hành chánh và 1 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 80 triệu. Quân đội chính quy: 8.800. Kinh tế: Công nghiệp: luyện kim loại nhôm, kim loại nặng, chì, hóa chất, lọc dầu, máy công cụ, phân bón hóa học, dầu thực vật. Nông sản: hạt ngũ cốc, sợi bông, rau quả, trái cây, và nho. Tài nguyên: Thủy điện, dầu khí  uranium, than nâu, chì, kim loại cứng hơi trắng xanh, thủy ngân. Dự trữ nhiên liệu: 12 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi: trâu bò 1,4 triệu, gà 2,5 triệu, dê 1,3 triệu, heo 600, cừu 1,9 triệu. Đánh cá: 210 tấn. Cung cấp điện: 16,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 49,8%, đóng góp 31%; công nghiệp 12,8%, đóng góp 29%; dịch vụ 37,4%, đóng góp 40%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Somoni (tháng 9/2010: 4,3=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 13,7 tỷ. Bình quân đầu người: 1.900. Tăng trưởng: 3,4%. Nhập khẩu: 2,9 triệu. Bạn hàng: Russia 21,2%, Trung Quốc 17,2%, Kazakhstan 10,6%, Uzbekistan 9,6%, Azerbaijan 7,3%, Ukraine 5,2%, Turkey 4%. Xuất khẩu: 1,1 tỷ. Bạn hàng: Thuỵ Điển 13,9%, Nga 13%, Turkey 12,2%, Uzbekistan 9,4%, Hoa Kỳ 6,4%, Italy 5,3%, Iran 5,2%, Hy Lạp 4,2%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 1,2 triệu. Dự trữ ngoại tệ: 116 triệu. Dự trữ vàng: 73.910 ozt. Nợ nước ngoài: 0,8 tỷ. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 482km. Bằng xe hơi: 117,100 lượt xe, xe hơi cá nhân: 16.800. Bằng máy bay: bay 1 tỷ km, sân bay 13. Hải cảng: không có số liệu. Truyền thông: Máy truyền hình: 328/1000 cư dân. Radio: 143/1000. Điện thoại: 4,2/100. Internet: 10,1/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 62,6 nữ 68,9. Sinh xuất: 26,5/1000 cư dân. Tử xuất: 6,7/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,9%. Chết trước tuổi trưởng thành: 39,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,3%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99,7%, trung học 81%, đại học 20%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO). Các quốc gia độc lập vì Thịnh vượng (CIS) và Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).








A. Tiến trình phát triển.



Cư dân đến định cư trong vùng khoảng thế kỷ 13 bởi người Kyrgyz. Nó bị Nga thôn tính năm 1864. Sau năm 1917, được mang danh là khu vực tự trị Kara- Kyrgyz. Tái tổ chức 1926, và là một Cộng hòa thành viên của Liên bang Xô viết năm 1936. Kyrgyzstan tuyên bố độc lập ngày 31/8/1991, và trở thành quốc gia độc lập ngày 26/12/1991 khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Tháng 5/1993, một Hiến pháp được thông qua. Tổng thống Askar Akayev tái đắc cử ngày 24/12/1995, và tu chỉnh Hiến pháp ngày 10/2/1996, tăng thêm quyền hạn của tổng thống. Ngày 17/10/1998, bằng cuộc “trưng cầu dân ý” tu chỉnh Hiến pháp khác, hạn chế thẩm quyền của Quốc hội và cho phép tư nhân được quyền làm chủ sở hữu đất đai. Ngày 9/10/2000, Tổng thống Akayev tái đắc cử lần thứ ba với nhiệm kỳ 5 năm.



Sự xâm nhập vào vùng Kyrgyz của bạo loạn Hồi giáo, và các vụ giao tranh tại lưu vực Fergana đã là mối quan tâm của các chính phủ vùng Trung Á nầy. Kyrgyzstan đã gia tăng gấp ba ngân sách quốc phòng trong năm 2001 để chống lại quá khích Hồi giáo. Sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ tại Kyrgyzstan cũng tăng lên từ tháng 12/2001. Viện dẫn chính quyền tham nhũng và lạm quyền trong việc giải tán Quốc hội để bầu cử sớm, các cuộc biểu tình chống Akayev diển ra khắp nơi. Tòa án tối cao ra tuyên bố cuộc bầu cử vừa rồi là không có giá trị, và chỉ định Kurmanbek Bakiyev làm Thủ tướng và Quyền tổng thống. Akayev bị lưu đày sang Nga, và từ chức Tổng thống trong tháng 4/2005. Cuộc bầu cử Tổng thống ngày 10/6/2005, nguyên Thủ tướng Kurmanbek Bakiyev đắc cử sít sao trên 3 ứng viên khác.



Hiến pháp mới ban hành ngày 8/11/2006, hạn chế quyền của Tổng thống. Nhưng ngày 15/1/2007, Tổng thống Bakiyev ký tu chỉnh Hiến pháp phục hồi thêm nhiều quyền cho Tổng thống. Ngày 11/5, Thủ tướng Almazbek Atambeyev được cứu sống sau một vụ đầu độc ám hại ông ta. Hiến pháp mới được cử tri chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 21/10/2007. Và tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 16/12, đảng của Bakiyev chỉ giành được đa số phiếu sít sao. Ngày 16/12, Igor Chudinov trở thành Thủ tướng. Kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 23/7/2009, Bakiyev đắc cử với 76% phiếu bầu, nhưng quan sát viên quốc tế cho đó là một cuộc bầu cử gian lận. Ngày 7/4/2010, Bakiyev bị truất quyền bởi các đảng đối lập sau vụ xung đột giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình làm chết 85 người.



Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Roza Otunbayeva được chỉ định cầm đầu chính quyền lâm thời. Xung đột sắc tộc giữa người Kyrgyz chiếm đa số và thiểu số người Uzbeks trong các thành phố phía Nam Osh và Jalalaba khiến hơn 2.000 người thiệt mạng. Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 27/6/2010, củ tri chấp nhận Hiến pháp mới. Ngày 3/7, Roza Otunbayeva tuyên thệ nhậm chức chính quyền chuyển tiếp. Cuộc bầu cử Quốc hội dự định sẽ diễn ra ngày 10/10/2010.  



B. Kyrgyzstan ngày nay.

                                                                        

Hiến pháp và chính quyền: Tu chính Hiến pháp ngày 30/1/1994, chấp nhận cho Akayev giữ chức Tổng thống đến hết nhiệm kỳ. Và tu chỉnh Hiến pháp ngày 23 và 23/10/1994, thành lập Quốc hội mới gồm Viện lập pháp có 35 đại biểu do dân bầu trực tiếp, và Viện đại biểu Nhân dân có 40 nghị sĩ đựơc bầu lên từ các vùng lảnh thỗ. Tu chỉnh Hiến pháp ngày 10/2/1996, theo đó Tổng thống có quyền chỉ định các Bộ trưởng, không cần tham khảo ý kiến từ Quốc hội, ngoại chức trừ Thủ tướng. Tu chỉnh Hiến pháp tháng 2/2003, thay đổi cơ cấu Quốc hội còn lại một viện duy nhất, và tăng số đại biểu lên thành 90. Hiến pháp mới thông qua ngày 8/11/2006, chỉ rõ đảng nào chiếm đa số ghế tại Quốc hội thì được quyền thành lập chính phủ. Tuy nhiên, tu chỉnh Hiến pháp trong tháng 1/2007, phục hồi quyền thành lập chính phủ của Tổng thống. Hiến pháp mới đưa ra “trưng cầu dân ý” ngày 22/10/2007, cử tri ủng hộ một cuộc cải cách sâu rộng gồm tăng quyền hạn cho Quốc hội, thay đổi quy trình và hệ thống bầu cử Quốc hội. Tổng thống được bầu trực tiếp, có thể được tái bầu với nhiệm kỳ 5 năm.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 5.508.000, dưới 15 tuổi 29,4%, trên 65 tuổi 5,5%. Mật độ dân cư: 28,7 người/km2. Thành phố: 34,6%. Sắc tộc: Kyrgyz 65%, Uzbek 14%, Nga 13%, Ukrainian 3%, German 2%. Ngôn ngữ: Kyrgyz, Russian (chính), Uzbek. Tôn giáo: Hồi giáo 75%, Chính thống giáo Nga 20%. Đất đai: Tổng diện tích: 199.951 km2. Diện tích đất: 191.801 km2. Địa điểm: ở vùng Trung Á. Quốc gia láng giềng: Kazakhstan phía bắc. Uzbekistan phía tây. Trung Quốc phía đông. Tajikistan phía nam. Đia thế: Kyrgyzstan được bao bọc bởi núi Tiên Shan và Pamir, độ cao trung bình 8.020 ft. Hồ Issyk-Kul rộng lớn phía đông bắc sâu tới 1.609 mét so với mặt nước biển trung bình. Thủ đô: Bishkek, với 854.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: chính quyền chuyễn tiếp. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Roza Otunbayeva, sinh 23/8/1950, nhậm chức 3/7/2010. Chính quyền địa phương: 7 khu vực, 1 thành phố thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 43 triệu. Quân đội chính quy: 10.900. Kinh tế: Công nghiệp: máy móc nhỏ, hàng dệt, chế biến thực phẩm, ciment, giày dép, gổ, đồ dùng gia đình, đông lạnh, điện xe hơi. Nông sản: sợi bông, thuốc lá, khoai tây, rau quả, trái cây, nho. Tài nguyên: thủy điện, vàng, kim loại quý hiếm, dầu lửa, khí đốt, than đá, thủy ngân, chì, nhôm. Dự trữ nhiên liệu: 40 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 7%. Chăn nuôi: trâu bò 1,1 triệu, gà 4,3 triệu, dê 850.000, heo 79.000, cừu 3,2 triệu. Đánh cá: 27 tấn. Cung cấp điện: 16 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 48%, đóng góp 39%; công nghiệp 12,5%, đóng góp 23%; dịch vụ 39,5%, đóng góp 38%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Som (tháng 9/2010: 46,9=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 12,1 tỷ. Bình quân đầu người: 2,200. Tăng trưởng: 2,3%. Nhập khẩu: 2,8 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 56,8%, Nga 15,1%, Kazakhstan 8,1%. Xuất khẩu: 1,7 tỷ. Bạn hàng: United Arab Emirates 35,8%, Nga 20,2%, Kazakhstan 13,1%, Trung Quốc 11,8%. Du lịch: 515 triệu. Ngân sách quốc gia: 1,4 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 952,9 triệu. Dự trữ vàng: 83.090 ozt. Nợ nước ngoài: 2,0 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 6,9%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 469km. Bằng xe hơi: 201.600 lượt xe, xe hơi cá nhân: không có số liệu. Bằng máy bay: bay 417,8 triệu km, sân bay 18. Hải cảng: 1- Ysyk-Kol. Truyền thông: Máy truyền hình 49/1000 cư dân. Radio 113/1000. Điện thoại: 9,1/100. Internet: 40/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 65,7, nữ 73,9. Sinh xuất: 23,6/1000 cư dân. Tử xuất: 6,9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 30,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 99,3%, trung học 81%, đại học 20%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), và Y tế Thế giới (WHO). Các quốc gia độc lập vì Thịnh vượng (CIS). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).





6. MONGOLIA (MÔNG CỖ).                 



A. Tiến trình phát triển.



Là một trong những quốc gia cổ nhất của thế giới, Mông Cổ đạt tới đỉnh cao quyền lực của nó vào thế kỷ 13, khi Genghis Khan và các người  kế vị ông ta xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc mở rộng vùng thống trị về phía Tây đến tận lục địa Châu Âu như Nga, Hungary, Balan .v.v. Mông Cổ là đế quốc trực tiếp cai trị lãnh thổ lớn nhất lịch sử loài người vào thế kỷ 13 và 14. Trong những thế kỷ sau đó đế quốc tan rã, và Mông Cổ trở thành một tỉnh của Trung Quốc dưới triều nhà Thanh (Mản châu). Cuộc cách mạng năm 1911 tại Trung Quốc, Mông Cổ với sự hậu thuẫn của Nga tuyên bố độc lập. Chính quyền Cộng sản được thành lập ngày 11/7/1921. Cho đến năm 1990, quyền lực hoàn toàn nằm trong tay đảng Cộng sản, gọi là đảng Nhân dân Cách mạng Mongolia (MPRP).



Cho đến khi xuất hiện đảng đối lập đầu tiên là đảng Dân chủ Mongolia (MDP), thành lập tháng 12/1989, và tổ chức Đại hội vào tháng 2/1990. Việc một đảng mới xuất hiện, nó ngầm ý cho người ta thấy rằng sẽ có một cái gì đó sắp xẩy ra tại đất nước Cộng sản nghèo đói nầy. Sau cuộc biểu tình đập phá vì đói, vào ngày 12/3/1990, Bộ chính trị đảng Cộng sản từ chức, và đảng đối lập nắm quyền lực một cách hợp pháp. Đảng Cộng sản nhanh chóng tái khôi phục, giành lại quyền lực trong cuộc bầu cử tháng 7. Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 12/2/1992. Liên minh Dân chủ chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/6/1996. Natsagiyn Bagabandi nguyên đảng viên đảng cộng sản đắc cử Tổng thống ngày 18/5/1997. Cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu kéo dài.



Ngày 2/10/1998, bạo loạn vượt ngoài tầm kiểm soát giết chết Thủ tướng Sanjaasuregign Zorig. Một thành viên trong nội các trở thành thủ tướng. Các đảng viên đảng cộng sản cũ chiếm 72/76 ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 2/7/2000. Bagabandi cũng được tái bầu làm Tổng thống vào ngày 20/5/2001. Cuộc bầu cử 76 đại biểu Quốc hội ngày 27/6/2004, đảng Cách mạng Nhân dân Mongolia (MPRP) dẫn đầu chiếm 36 ghế, Liên minh Dân chủ Tổ quốc chiếm 34 ghế. Đảng MPRP phải thỏa hiệp với 4 đại biểu độc lập để thành lập chính phủ. Và cuộc ầu cử Tổng thống ngày 22/5/2005, Nambaryn Enkhbayar của đảng MPRP đắc cử với  53,4% phiếu bầu, ứng viên Mendsaikhany Enkhsaikhan của đảng Dân chủ có 19,7% phiếu bầu.



Ngày 21/11, Mông Cổ gởi quân cùng với Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến ở Afghanistan. Ngày 22/10/2007, Tổng thống Bush, trở thành vị Tổng thống tại chức đầu tiên thăm viếng Mông Cổ, và đồng ý viện trợ không hoàn lại cho Mông Cổ 285 triệu USD. Sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 29/6/2008, đảng Nhân dân Cách mạng đương quyền giành chiến thắng, và bạo loạn lại nổi lên. Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 24/5/2009, ứng viên đảng Dân chủ, nguyên Thủ tướng (năm 1998, 2004-2006) đánh bại đương kim tổng thống Nambaryn Enkhbayar của đảng Cách mạng Nhân dân Mongolia (MPRP).  



B. Mông cổ ngày nay.



Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp mới ngày 12/2/1992 xóa bỏ cụm từ Dân chủ Nhân dân, và xác nhận Mông Cỗ là một quốc gia Dân chủ, theo kinh tế thị trường, bảo đảm tự do trong phát biểu chính kiến. Tổng thống do dân bầu trực tiếp bằng phổ thông đầu phiếu, với nhiệm kỳ 4 năm, có thể tái bầu. Tu chỉnh Hiến pháp tháng 6/1992, chỉ rõ Quốc hội có một viện với 76 đại biểu. Quốc hội bầu chọn Thủ tướng.



Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 3.086.000, dưới 15 tuổi 27,7%, trên 65 tuổi 4%. Mật độ dân cư: 2 người/km2. Thành phố: 61,5%. Sắc tộc: Mongol 95%, Turkic, Tungusic 5%. Ngôn ngữ: Khalkha Mongol (chính), Turkic, Russian. Tôn giáo: Phật giáo Tibetan 50%, Thiên chúa giáo 6%, Hôìi giáo 4%, không tôn giáo 40%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.564.116 km2. Diện tích đất: 1.553.556 km2. Địa điểm: ở phía đông Trung Á. Quốc gia láng giềng: Liên bang Nga phía bắc. Trung Quốc phía đông, tây và nam. Địa thế: Hầu hết là cao nguyên với núi non trùng điệp, hồ nước mặn rộng, đồng cỏ mênh mông. Vùng đất khô ở phía nam là một phần của sa mạc Gobi. Thủ đô: Ulaanbaatar, với 949.000 cư dân.



Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Tsakhiagiin Elbegdorj, sinh 30/3/1963, nhậm chức 18/6/2009. Thủ tướng chính phủ: Sukhbaatar Batbold, sinh 1963, nhậm chức 29/10/2009. Chính quyền địa phương: 18 tỉnh, 3 khu vực tự trị. Ngân sách quốc phòng: 51 triệu. Quân đội chính quy: 10.000. Kinh tế: Công nghiệp: vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, lọc dầu, chế biến thực phẩm và thức uống. Nông sản: lúa mỳ, lúa mạch, bắp, khoai tây, và thức ăn cho gia súc. Tài nguyên: dầu lửa, than đá, muối acid, đồng, kim loại trắng, thiếc, kim loại nặng, vàng, bạc, sắt. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 2,2 triệu, gà 31.000, dê 15,5 triệu, heo 7.000, cừu 14,8 triệu. Đánh cá: 289 tấn. Cung cấp điện: 3,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 34%, đóng góp 21%; công nghiệp 5%, đóng góp 21%; dịch vụ 61%, đóng góp 58%.



Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Tugrik (tháng 9/2010: 1.317=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 9,4 tỷ. Bình quân đầu người: 3.100 USD. Tăng trưởng: -1%. Nhập khẩu: 2,1 tỷ. Bạn hàng: Nga 34,4%, Trung Quốc 20,1%, South Korea 12,4%, Japan 6,2%, Germany 4,3%, Hồng Kông 4,1%. Xuất khẩu: 1,9 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 41,4%, Hoa Kỳ 31,7%. Russia 9,2%, South Korea  4,2%. Du lịch: 230 triệu. Ngân sách quốc gia: 1,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 825 triệu. Dự trữ vàng: 29.945 ozt. Nợ nước ngoài: 1,2 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 6,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.810. Bằng xe hơi: 21.000 lượt xe, xe hơi cá nhân: 27.000. Bằng máy bay: bay 734,8 triệu km, sân bay 13. Truyền thông: máy truyền hình: 58/1000 cư dân. Radio: 142/1000. Điện thoại: 7,1/100. Internet: 13,1/100 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 65,5, nữ 70,5. Sinh xuất: 21/1000 cư dân. Tử xuất: 6,1/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 38,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 97,3%, trung học 59%, đại học 25%.



Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Luơng nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỷ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WtrO).






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét