Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Chương 6: HIỆN TRẠNG CHÂU PHI ( Sách văn minh nhân loại)

CHƯƠNG  6: HIỆN TRẠNG CHÂU PHI.
                                        I. Khái quát.
Châu Phi là lục địa lớn đứng hàng thứ hai trong các lục địa cả diện tích đất lẫn dân số, chỉ sau châu Á. Châu Phi chiếm 30.250.000km2 hay 20% diện tích đất của thế giới, và dân số trên 1.000 triệu người, hoặc trên 1/7 dân số thế giới. Lục địa Châu Phi là một vùng cao nguyên rộng lớn bằng phẳng, chia cắt bởi núi non. Đường phân ranh giữa các nước trong một vài khu vực hẹp và không rõ ràng và hẹp dẫn đến các cuộc chiến tranh giành giật. Các rừng cây có ngọn cao như bảo tháp, tạo thành một vòm trời xanh dày đặc dưới các trận mưa rừng nhiệt đới ở miền Trung, và phía Tây của lục địa. Sa mạc Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới trải dài xuyên qua phía bắc. Nó chiếm một vùng rộng lớn gần bằng cả Liên bang Hoa Kỳ. Châu Phi cũng có sông dài nhất thế giới, sông Nile xuất phát từ phía đông Trung Phi chảy về phía bắc dài hơn 6.400km.
Lục địa Châu Phi có nhiều đồng cỏ lớn. Voi, sư tử, hươu cao cổ, ngựa vằn, và nhiều loại động vật quý hiếm khác sống ở đồng cỏ phía Đông, và phía Nam của lục địa. Châu Phi còn là lục địa có nhiều trữ lượng hầm mỏ có giá trị lớn như kim cương, vàng, đồng, và dầu khí. Rừng cũng là tài nguyên quan trọng. Bên cạnh sông ngòi, lượng mưa hàng năm ngoài việc cung cấp nước tiêu dùng, tưới tiêu, nó còn được dùng vào việc khai thác thủy điện. Châu Phi là một trong bốn cái nôi của nền văn minh nhân loại, văn minh Ai Cập Cổ đại. Nền văn minh này phát triển dọc theo hai bên bờ sông Nile cách đây hơn 5.000 năm tức 3.200 Trước công nguyên (TCN). Sau đó, vài vương quốc có nền văn hóa tiến bộ, cùng với một số ít đế quốc đầy quyền lực phát triển ven bờ, và, vài vùng trong nội địa Châu Phi.
Ngay cả như thế, mà trong một thời gian dài nhiều người bên ngoài, nhất là người Châu Âu gọi Châu Phi là "lục địa đen". Họ biết rất ít, và đã tin tưởng một cách sai lầm rằng những người bên trong lục địa không phát triển được một nền văn hóa nào cả. Cuối năm 1400 và đầu năm 1500, người Châu Âu đến, và bắt đầu lập ra các trạm thương mại ở Châu Phi. Vàng, và người nô lệ da đen trở thành hai mặt hàng xuất khẩu béo bở của lục địa kéo dài hàng trăm năm. Kết quả của việc buôn bán này nó đã mang về cho Châu Âu một mối lợi khổng lồ. Các nước Châu Âu tranh giành nhau quyết liệt, để kiểm soát nguồn tài nguyên ở Châu Phi. Đến cuối những năm 1800, họ đã cắt toàn bộ Châu Phi ra từng mảnh để trở thành thuộc địa của đế quốc phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan, và Bỹ.
Nhiều người Châu Phi chống lại sự cai trị thuộc địa từ đầu. Nhưng các cuộc đấu tranh không trở thành một cuộc vận động chung của các lực lượng cho đến giữa những năm 1900. Sau chiến tranh thế giới thứ II, lực lượng đấu tranh lớn mạnh, trong khi các thế lực Châu Âu trở nên quá yếu, không đủ sức cai trị thuộc địa thêm nữa. Từ cuối thập niên 1950 đến thập niên 1980, có tới 47 thuộc địa Châu Phi đã tuyên bố độc lập. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo quốc gia mới này không thể giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội đang tồn tại sau độc lập. Giới sĩ quan quân đội trong nhiều quốc gia nhân cơ hội đó làm đảo chánh lật đổ chính quyền. Một số quốc gia, độc tài quân sự trỗi dậy, số khác thì một đảng chính trị duy nhất trở thành thế lực độc tôn chính trị.
Ngày nay, sự kình địch sắc tộc các tranh chấp vùng giữa các quốc gia còn tiếp tục đe dọa sự ổn định trên lục địa này. Những vấn đề khác như gia tăng dân số vượt quá sự kiểm soát, cùng với nó là nạn nghèo đói, khan hiếm thực phẩm, và bệnh tật đang vẫn còn là mối thách thức cho các nhà lãnh đạo Châu Phi.
             II. Quốc gia, lãnh thổ, dân số, và thành phố thủ đô.
Có 53 quốc gia độc lập, và 5 đơn vị tự trị ở Châu Phi. Quốc gia lớn nhất là Sudan, có diện tích 2.505.813km2. Và quốc gia nhỏ nhất là Seychelles chỉ có 450km2. Quốc gia đông dân cư nhất là Nigeria, hơn 133 triệu người. Tuy nhiên, Châu Phi có tới 40% quốc gia - mỗi nước có dân số dưới 5 triệu. Khoảng hai phần ba người Châu Phi sống ở nông thôn. Họ kiếm sống bằng cách gieo trồng các loại ngũ cốc, và chăn nuôi. Trong nhiều vùng quê của lục địa, người ta thường sống theo lối sống cổ truyền, lối sống tổ tiên họ từng sống cách đây hàng trăm năm. Từ giữa những năm 1900, nhiều người từ thôn quê kéo về thành phố tìm cơ hội làm việc tốt hơn.  Và lối sống của họ, theo thời gian cũng có nhiều thay đổi không rập khuôn theo cổ truyền như ở nông thôn.
1.) 53 quốc gia độc lập ở Châu Phi là: (World Book 2010)

Số
th
tự
Tên quốc gia
 Diện tích:(km2)
Dân số:
000
(2009)
Dân số:
000
(2010)
     Thủ đô
Độc lập
  Độc lập từ
1
Algeria
2.381.741
34.355.
35.415.
Algiers
1962
Pháp
2
Angola
1.246.700
17.313.
18.484.
Luanda
1975
Bồ, Đào.Nha
3
Benin
112.622
8.067.
9.056.
Porto-Novo
1960
Pháp
4
Botswana
581.730
1.758.
1.893.
Gaboron
1966
Anh
5
Burkina.Faso
274.000
14.425.
15.454.
Ouagadougou
1960
Pháp
6
Burundi
27.834
8.349.
9.417.
Bujumbura
1962
Đức,Anh,Pháp
7
Cameroon
475.442
18.002.
19.331.
Yaounde
1960
Bồ Đào Nha
8
Cape Verbe
4.033
523.
566.
Praia
1975
Pháp
9
Central.Africa
622.984
4.157.
4.574.
Bangui
1960
Pháp
10
Chad
1.248.000
10.591.
11.678.
N'Djamena
1960
Pháp
11
Comoros
1.862
712.
773.
Moroni
1975
Pháp
12
Congo.Brazzaville
342.000
3.921.
4.012.
Brazzavile
1960
Bỉ
13
Congo (Kinshara)
2.344.858
64827.
69.963.
Kinshara
1960
Pháp
14
Cote d'Ivoire
322.463
20.092.
21.059.
Yamoussoukro
1960
Pháp
15
Djbouti
23.200
838.
877.
Djbouti
1977
Anh
16
Egypt
940.735
76.841.
81.071.
Cairo
1922
Anh
17
Equatorial.Guinea
28.025
538.
598.
Malabo
1968
Tây.Ban.Nha
18
Eritrea
117.600
4.886.
5.338.
Asmara
1993
Ý, Ethiopia
19
Ethiopia
1.104.300
78.326.
88.013.
Addis Ababa
1941
Ý
20
Gabon
267.668
1.457.
1.394.
Libreville
1960
Pháp
21
Gambia
11.295
1.582.
1.847.
Banjul
1965
Anh
22
Ghana
238.533
23.542.
24.842.
Accra
1957
Anh
23
Guinea
245.857
10.044.
10.088.
Conakry
1958
Pháp
24
Guinea Bissau
36.125
1.454.
1.803.
Bissau
1974
Bồ Đào Nha
25
Kenya
580.367
37.190.
40.602.
Nairobi
1963
Anh
26
Lesotho
30.355
2.248.
2.046.
Maseru
1966
Anh
27
Liberia
111.369
3.556.
4.177.
Monronia
1847
Anh
28
Libya
1.759.540
6.266.
6.518.
Tripoli
1951
Ý
29
Madagasca
587.041
18.774.
21.200.
Antananarivo
1960
Pháp
30
Malawi
118.484
13.630.
14.735.
Lilongwe
1964
Anh
31
Mali
1.240.192
14.724.
13.489.
Bamako
1960
Pháp
32
Mauritania
1.025.520
3.342.
3.384.
Nouakchott
1960
Pháp
33
Mauritius
2.040
1.276.
1.292.
Port Louis
1968
Anh, Pháp
34
Morocco
446.550
31.851.
32.554.
Rabat
1956
Pháp
35
Mozambique
801.590
20.854.
22.351.
Maputo
1975
Bồ Đào Nha
36
Namibia
824.292
2.091.
2.137.
Windhoek
1990
Đức, Nam Phi
37
Niger
1.267.000
15.367.
15.768.
Niamey
1960
Pháp
38
Nigeria
923.768
140.923.
155.142.
Abuja
1960
Pháp
39
Rwanda
26.338
9.548.
10.534.
Kigali
1962
Đức, Bỉ
40
São T.Principe
964
169.
166.
São Tomé
1975
Bồ Đào Nha
41
Senegal
196.722
12.507.
13.515.
Dakar
1960
Pháp
42
Seychelles
455
86.
88.
Victoria
1976
Pháp, Anh
43
Sierra Leon
71.740
5.915.
6.276.
Freetown
1961
Anh
44
Somalia
637.657
9.007.
9.484.
Mogadisha
1960
Anh, Ý
45
South Africa
1.221.037
47.114.
49.237.
Cape Town
1931
Anh
46
Sudan
2.505.813
39.076.
41.186.
Khartoun
1956
Anh
47
Swazeland
17.364
1.102.
1.141.
Mbabane
1968
Anh
48
Tanzania
883.749
40.675.
43.526.
Dodoma
1964
Anh, Đức
49
Togo
56.785
6.637.
7.091.
Lomé
1960
Pháp, Đức
50
Tunisia
163.610
10.352.
10.640.
Tunis
1956
Pháp
51
Uganda
241.038
30.730.
33.984.
Kampala
1962
Anh
52
Zambia
752.618
12,255.
12,689.
Lusaka
1964
Anh
53
Zimbabwe
390.757
13.242.
13.733.
Harare
1980
Anh
2.) 5  Vùng phụ thuộc Châu Phi là.
Số thứ
tự
 Tên vùng phụ thuộc.
Diệntích:
 Km2
Dân số:
 000
(2009)
Dân số:
000
(2010)
Thủ đô
Phụ.Thuộc quốc gia
1
Madeira.Islands
794
248.
250.
Funchal
Bồ  Đào Nha
2
Mayotte
373
210.
215.
Mamoudzou…..
Pháp
3
Reunion
2.512
809.
830.
Saint Denis
Pháp
4
St.Helena…..Islands
410
8.
7.
Jamestown
Anh
5
Western Sahara
266.000
390.
450.
None
Morocco
                 
                  III. Cư dân, sắc tộc, ngôn ngữ, và tôn giáo.
Năm 2010, dân số Châu Phi trên 1.000 triệu người. Trong số đó có hơn 700 triệu sống phía Nam sa mạc Sahara. Trên dưới hai phần ba người Châu Phi sống tại các làng quê. Nhưng việc phân bố cư dân không đồng đều. Khu vực rộng lớn Sahara, và các sa mạc khác không có, hoặc rất ít người ở. Một số nơi như đồng cỏ khô cằn, và khu rừng mưa nhiệt đới cư dân thưa thớt. Trái lại nhiều khu vực lại quá đông đúc. Tại lưu vực sông Nile, Ai Cập nơi người Ả Rập cư trú là một trong những nơi được xếp vào hàng đông dân cư nhất thế giới, khoảng trên 1.600 người trên một cây số vuông. Các nơi đông dân cư khác gồm bờ biển Địa Trung Hải, bờ phía Tây lục địa, kể cả một số nơi ở Nigeria. Vùng quanh bờ hồ phía Đông, và bờ biển phía Đông nam Châu Phi cũng có nhiều dân cư hơn các nơi khác.
Người Châu Phi có nhiều nguồn gốc văn hoá khác nhau. Chẳng hạn, ở phía Bắc đa số là người Ả Rập, trong khi phía Nam Sahara hầu hết là người Châu Phi da đen. Có hơn 800 nhóm sắc tộc ở Châu Phi, mỗi nhóm có ngôn ngữ, tôn giáo, và cách sống riêng, phần lớn là không bằng nhau về tầm cỡ. Sự khác nhau nầy là nguyên nhân của quá trình hợp nhất hợp nhất các quốc gia Châu Phi gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều trường hợp một vùng đất được xem như quê hương của một sắc tộc, lai thuộc lãnh thổ của hai, hoặc ba quốc gia khác nhau. Và kết quả là nhiều người cảm thấy gắn bó với sắc tộc mình, với quốc gia láng giềng hơn là gắn bó với chính quốc gia họ. Sự khác nhau về sắc tộc cũng đưa đến nhiều cuộc nội chiến trong nhiều quốc gia ở Châu Phi.
Có thể người da đen là cư dân đầu tiên của lục địa. Có rất nhiều đặc tính, và hình dạng khác nhau ở người Châu Phi da đen. Nhưng giữa họ cũng có chia sẽ với nhau về các đặc điểm màu da. Có nhóm người cao thanh mảnh như sắc tộc Nilotes phía Đông có người cao tới 2,10 mét. Người Pygmies ngược lại có vóc dáng thấp đến khác thường, màu da đỏ sậm nâu chỉ cao 1,20 đến 1,42 mét. Phần lớn họ sống ở vùng rừng nhiệt đới, và lưu vực sông Kongo, Trung Phi. Sắc tộc Pygmies chỉ khoảng 150.000 người. Sắc tộc Khoisan bao gồm người San (còn gọi Bushmen), và người Khoikhoi (còn gọi Hottentots). Cả hai tộc người này có màu da sậm nâu, tóc cũng đen, phần nhiều sống ở phía Nam, và phía Đông lục địa. Hiện người San chỉ còn khoảng 50.000 người đang sống ở sa mạc Kalahari của Botswana, và Namibia.
Còn người Khoikhoi có khoảng 40.000 người sống ở hầu hết ở Namibia. Có khoảng 80 triệu người Ả Rập sống tại Châu Phi, hầu hết ở Ai Cập, phía bắc Sudan, và dọc theo bờ Địa Trung Hải. Họ đến đây từ những năm 600. Người Berber chỉ trên dưới 20 triệu phần lớn sống ở Algieria, Morocco, và phía Tây bắc Châu Phi từ thời tiền sử. Người có nguồn gốc Châu Âu khoảng 5 triệu. Hầu hết là người Anh, Pháp, Hoà Lan, Bồ Đào Nha đến Châu Phi trong những năm 1600. Đa số sống dọc theo bờ Địa Trung Hải, Cộng hoà Nam Phi, và Zimbabwe. Hơn ba triệu rưởi người gốc Châu Á, gồm gần 2,5 triệu người gốc Indonesia sống ở Madagascar, họ đến đây từ đầu Công nguyên. Và hơn một triệu người gốc Ấn Độ sống ở phía Đông, và phía Nam Châu Phi, họ đến lục địa này trong những năm 1800. Hầu hết các nhóm sắc tộc ở Châu Phi có ngôn ngữ riêng của họ.
Ngôn ngữ là cái chính giúp người ta nhận diện, họ là thành viên của nhóm sắc tộc nào. Hiếm có thành viên của một nhóm sắc tộc nầy có thể nói được ngôn ngữ của các sắc tộc khác. Có hơn 800 ngôn ngữ được sử dụng ở Châu Phi, và đây là hậu quả của việc thông tin liên lạc, giao lưu văn hoá hết sức khó khăn tại mọi thời điểm. Ngôn ngữ ở Châu Phi được xếp vào ba nhóm chính, (1). Ngôn ngữ của người da đen Châu Phi, (2). Ngôn ngữ Afro Asian, và (3). ngôn ngữ Indo-European. Nhóm ngôn ngữ "Châu Phi da đen" được sử dụng ở phía Nam sa mạc Sahara, và phía tây nam Sudan với trên dưới 300 triệu người sử dụng, gồm ba ngôn ngử Niger-Kordofanian, Nilo Saharan, và Khoisan. Ngôn ngữ Niger-Kordofanian là ngôn ngữ phổ biến nhất lục địa.
Nó gồm khoảng 300 "ngôn ngữ Bantu" đang sử dụng ở miền Trung, phía Đông, và phía Nam Châu Phi. Ngôn ngữ Bantu được nói nhiều nhất là Swahili Bantu, kế đến là Bantu-Ganda, Kikuya, Kongo, Rundi, Sesotho, và Zulu. Cũng có nhiều ngôn ngữ "không Ban tu" được sử dụng rộng rãi, và là ngôn ngữ chính ở Tây Phi đó là ngôn ngữ nói Akan, Igbo, và Yoruba. Còn ngôn ngữ Nilo-Saharan có khoảng 35 triệu người ở Chad, Kenya, Mali, Niger, Sudan, Tanzania, và Uganda sử dụng cùng với phương ngữ Dinka, Kanuri, Masai, và Nuer. Riêng ngôn ngữ Khoisan có khoảng 100.000 người phía Đông nam lục địa sử dụng. Họ là những sắc tộc San, Khoikhoi, là hai bộ tộc của Tanzania. Ngôn ngữ "Afro-Asian" được sử dụng gần một nửa phía Bắc Châu Phi, trong đó tiếng Ả Rập, và tiếng Berber chiếm ưu thế.
Trên dưới 100 triệu người Châu Phi nói tiếng Ả Rập, và gần 20 triệu người nói tiếng Berber. Những người khác sử dụng ngôn ngữ Afro Asian gồm người Amharic, Galla, Hausa, và Somali. Còn ngôn ngữ "Indo-European" gồm hai nhóm chính là tiếng Afrikaans, và tiếng Anh được sử dụng dàn trải phía Nam lục địa. Khoảng ba triệu người nói tiếng Afrikaans dạng ngôn ngữ sáng tạo bởi người định cư Hoà Lan đến trước. Và cũng có khoảng 3 triệu người nói tiếng Anh. Một số lớn người Châu Phi còn được dạy nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha cùng ngôn ngữ địa phương trong vùng. Ba ngôn ngữ Anh, Pháp, Bồ Đào Nha được xem là ngôn ngữ chính trong nhiều quốc gia Châu Phi. Ngôn ngữ Châu Âu còn giúp các nước này thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài, kinh doanh, thương mại, chính trị, và cả quản lý chính quyền.
Cư dân quốc quốc gia đảo Madagascar lại sử dụng tiếng Malagasy, một nhánh của nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian. Người có nguồn gốc Châu Á sống phía Nam, và phía Đông lục địa nói nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, và hầu hết trong số họ đều nói được tiếng Anh. Trên 200 triệu người Châu Phi theo niềm tin tôn giáo địa phương họ. Châu Phi có hàng trăm tôn giáo địa phương, bởi vì mỗi nhóm sắc tộc có một niềm tin, và phương cách thực hiện niềm tin đó cũng không giống nhau. Dù vậy, họ có những nhận định chung khá phổ biến. Họ giải thích nhân loại được tạo ra như thế nào, và dạy cho các thành viên của họ hiểu được điều gì gọi “là đúng, cần làm" điều gì “là sai, cần tránh". Họ khẳng định con người có mối quan hệ giữa họ với tự nhiên, và giữa người trẻ với người già.
Họ dẫn ra các nguyên nhân làm cho con người đau khổ, và chỉ dạy cho người ta cách làm như thế nào để có được một đời sống tốt đẹp. Họ còn dạy cho người ta cách làm thế nào để tránh, hoặc giảm thiểu sự bất hạnh. Tất cả các tôn giáo ở Châu Phi đều công nhận có tồn tại một đấng tối cao. Tuy nhiên, hầu hết các tôn giáo ở phía Nam lục địa đều nhấn mạnh rằng con người nên tìm kiếm một sự giúp đỡ bằng cách cầu xin các vị thần thấp hơn, hoặc các thần linh từ tổ tiên đã chết. Rằng con người phải ban phát, hoặc dâng hiến lễ vật cho các thần linh, thần thánh để đạt được những điều tốt lành về sức khoẻ, về mùa màng. Một số tôn giáo còn thực hiện các lễ lạc kỹ niệm cho người ta theo từng thời kỳ thời thơ ấu, thời trưởng thành. Còn những người ở phía Tây lục địa thì niềm tin của họ đa dạng hơn.
Chẳng hạn người sống trong vùng Dogon của Mali vùng Yoruba cuả Nigieria, và vùng Ashanti của Ghana. Người theo tôn giáo trong các vùng này có cả hàng loạt niềm tin rất phức tạp về sự tồn tại của đấng tối cao, và các vị thần thấp hơn. Tôn giáo chiếm phần quan trọng trong đời sống của người Tây Phi, cả nam lẫn nữ. Có khoảng trên dưới 130 triệu người Châu Phi theo đạo Thiên chúa. Trong những năm 300, Thiên chúa giáo trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã. Trong thời gian đó Ai Cập, và phần phía Bắc Châu Phi bị La Mã chiếm trị. Do vậy, Thiên chúa giáo cũng được phát triển. Aksum, một nước phía Nam Ai Cập trở thành quốc gia Thiên chúa giáo, cuối những năm 300. Trong những năm 500, khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ thì ở Bắc Phi lại bị đế quốc Đông La mã- tức đế quốc Byzantine thay thế.
Từ đó, ảnh hưởng Chính thống giáo lên khu vực. Nhà thờ Thiên chúa giáo Chính thống ở Ethiopia là nhà thờ lớn nhất lục địa. Hồi Giáo xâm chiếm Ai Cập năm 639, và hoàn tất cuộc xâm lược toàn bộ Bắc Phi năm 710. Trong những năm đầu mặc dù thống trị cả một vùng rộng lớn, đế quốc Hồi giáo không thuyết phục được nhiều người Châu Phi theo Hồi giáo. Thông qua hoạt động thương mại, và sự kiên trì của các nhà truyền giáo, cuối cùng Hồi giáo cũng cải hoá nhiều triệu người từ bỏ Thiên chúa giáo theo Hồi giáo. Quá trình này kéo dài hằng trăm năm. Hiện có trên dưới 150 triệu người Châu Phi theo Hồi giáo. Đạo Hồi là quốc giáo ở Bắc Phi. Nó cũng chiếm ưu thế trong một số quốc gia láng giềng phía Nam. Nó còn ảnh hưởng đến quốc gia Nigeria ở phía Tây, và nước Tanzania ở phía Đông nam của lục địa nữa.
                                IV.Đời sống ở Bắc Phi
1. Vài nét về Bắc Phi.

Khu vực Bắc Phi chiếm 6.717.000 km2, trên dưới 23% diện tích Châu Phi, và hơn 150 triệu cư dân, gần 20% dân số của lục địa. Bắc Phi có 6 quốc gia gồm Mauritania, Morocco, Algeria, Tunisia, Libya, và Eqypt. Có khá nhiều sự kiện thường xảy ra ở khu vực này. Phần lớn người Bắc Phi cùng nói một ngôn ngữ, ngôn ngữ Ả Rập, cùng theo một tôn giáo, Hồi giáo (Islam). Và cũng chính họ góp phần làm nên lịch sử của người Ả Rập. Văn hoá Bắc Phi dưới nhiều dạng khác nhau có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia láng giềng phía Nam. Dù vậy, về tổng thể 6 nước Bắc Phi lập thành một khu vực, khác xa phần phía Nam sa mạc Sahara. Bắc Phi nằm dọc theo bờ phía Nam Địa Trung Hải, tiếp giáp với Châu Âu phía bắc bờ Địa Trung Hải. Và nó cũng tiếp giáp với Trung Đông, phía đông bắc bên kia bờ Biển Đỏ (Red Sea).
Văn minh Ai Cập của Bắc Phi là một trong bốn nền văn minh đầu tiên của nhân loại thời Thượng cổ. Nhưng lại bị đế quốc Persian xâm chiếm năm 505 Trước công nguyên (TCN). Sau đó trở thành một phần của đế quốc La Mã, rồi đế quốc Hồi giáo. Và sau cùng là thuộc địa của các thế lực Châu Âu, cho đến những năm 1900. Do tiếp giáp Châu Âu, và Trung Đông, khu vực Bắc Phi có quá trình lịch sử gần gũi với hai lục địa láng giềng này. Nước Pháp từng cai trị Algeria, Mauritania, Morocco, và Tunisia. Ý Đại Lợi cai trị Libya. Anh Quốc cai trị Ai Cập. Còn Trung Đông mặc dù thuộc lục địa Châu Á, lịch sử Trung Đông gần giống với lịch sử Bắc Phi. Và vùng Trung Đông - Bắc Phi đang là một phần quan trọng của thế giới Ả Rập ngày nay. Người trong 6 nước Bắc Phi đại đa số theo đạo Hồi, và nói tiếng Ả Rập.
Nhưng cũng có một nhóm khác tôn giáo và ngôn ngữ. Chẳng hạn người Berber ở Angeria, Morocco, và Mauritania chỉ có một phần nhỏ theo Hồi giáo, phần lớn hơn vẫn duy trì nền văn hoá riêng của họ, và nói tiếng địa phương Berber. Còn người Châu Phi da đen trong khu vực thì lập ra những cộng đồng nhỏ hơn. Một số nói tiếng Ả Rập như ngôn ngư bản địa, và thực hiện niềm tin Hồi giáo, một số khác không xem trọng tôn giáo hầu hết là người Copts. Họ nói tiếng Ả Rập, theo cách sống Ả Rập, nhưng lại là tín đồ Thiên chúa giáo, hoặc theo niềm tin truyền thống.
2. Đời sống ở nông thôn.
Có khoảng một phần hai dân cư Bắc Phi sống ở nông thôn. Đa số họ sống bằng nghề trồng trọt, và chăn nuôi trên đất của họ, hoặc thuê đất từ các địa chủ. Họ sử dụng công cụ thô sơ, và canh tác theo phương pháp cổ truyền. Trong một số cánh đồng do nhà nước làm chủ thì được sử dụng máy móc, và kỹ thuật hiện đại. Có hàng chục ngàn gia đình không có đất canh tác. Nông dân ở Bắc Phi sống trong những căn nhà có mái lợp ngang với tường gạch dày không nung, để che chắn cái nắng bức thường có hằng năm. Tại khu vực cao nguyên, một số nhà được xây tường bằng đá, hoặc xi măng. Hầu hết các gia đình ở nông thôn thiếu tiện nghi cần thiết như đèn điện, nước máy, điện thoại. Hầu hết người Bắc Phi từng là du mục à Rập, và hiện có nhiều nhóm đang chăn nuôi các đàn lạc đà, dê, cừu ở sa mạc Sahara.
Và có nhiều câu chuyện thần thoại thường được kể lại về sự mạo hiểm của họ. Hiện nay, chỉ còn khoảng trên dưới 10% người Bắc Phi là dân du mục. Người du mục thường di chuyển vào giữa mùa hè và mùa đông, theo đàn gia súc trên các đồng cỏ. Họ sống trong các căn lều lưu động, làm bằng lông thú cũ kỹ. Cách sống của người Bắc Phi ở nông thôn, theo các hình thức mẫu mực cổ truyền. Chồng là người cung cấp các phương tiện sống, vợ nuôi dạy con cái, và chăm sóc nhà cửa. Trẻ em thì giúp cha mẹ làm việc trên đồng ruộng, hoặc tại nhà. Khi cha mẹ già yếu thì con cái là nơi nương tựa, nuôi nấng họ. Các tiện nghi công ích ở nông thôn rất hạn chế, giới hạn trong phạm vi gia đình, và làng xóm nơi họ sống. Nhiều người trong số họ, một tuần mới đi chợ làng một lần.
Ngoài việc mua bán trao đổi vật phẩm, chợ làng còn là nơi duy nhất để họ học hỏi, trao đổi thông tin, và các hiểu biết khác bên ngoài ngôi nhà và cánh đồng. Bánh mỳ lạt, và các loại thực phẩm chế biến từ hạt ngũ cốc là thực phẩm chính của cư dân Bắc Phi. Món ăn gọi là "Couscous" được ưa chuộng nhất trong vùng, nó gồm hạt ngũ cốc nguyên chất nấu chín bằng cách hấp hơi trên thịt hoặc nước thịt, ăn chung với thịt bằm có tẩm gia vị cay và rau sống. Thỉnh thoảng họ mới được thưởng thức các món thịt gà, dê, cừu, hoặc bò. Phần nhiều người Bắc Phi mặc quần áo theo truyền thống. Đàn ông mặc váy dài rộng với áo mi nhưng dài rộng hơn, đội khăn quấn kiểu Hồi giáo. Phụ nữ mặc áo dài đơn giản, quần dài với khăn choàng nơi công cộng, đôi khi còn che mặt bằng chiếc khăn cổ truyền của người Hồi giáo.
3. Đời sống ở thành thị.
Cairo, thủ đô Ai Cập (Egypt) là thành phố lớn nhất Bắc Phi với khoảng 7 triệu cư dân. Các thành phố khác của khu vực gồm Alexandia, Giza ở Ai Cập, Tripoli ở Libya, Casablanca và Rabat ở Morocco, và Algiers ở Algeria, mỗi thành phố có trên một triệu cư dân. Kiến trúc thành phố Bắc Phi hầu hết theo kiểu Hồi giáo, và Châu Âu. Các thánh đường, và chợ kiểu Hồi giáo, được xây dựng nhiều nhất trong các thành phố lớn. Nhiều nhà cũ kỹ kề sát cùng với các cửa hàng chật chội dọc theo những đường phố thông nhau chật hẹp, là đặc trưng kiểu dáng cổ Hồi giáo. Tương phản với nó là các đại lộ thênh thang, chung cư hiện đại, toà nhà văn phòng to lớn, và các bãi đậu xe trong các thành phố mới hơn mang dáng vẻ Châu Âu. Bằng nhiều cách, cư dân thành phố Bắc Phi có tiêu chuẩn sống cao hơn đời sống ở nông thôn.
Các tiện nghi như xe cộ, đèn điện, nước máy, và điện thoại được sử dụng rộng rải trong thành phố. Dịch vụ y tế, trường học, chợ búa, truyền thanh, truyền hình tốt hơn. Công nhân trong thành phố đều có thu nhập cao so với nông thôn nên họ mua được radio, và máy truyền hình. Sự hấp dẫn của thành phố làm cho nhiều người rời bỏ nông thôn kéo vào thành phố. Cùng với việc di dời này, nhiều căn nhà ổ chuột xuất hiện. Và, nhiều thành phố đã quá tải dẫn đến các hệ thống phục vụ như điện nước, điện thoại bị phá vỡ, và người dân thành phố phải chịu sự trì trệ trong việc cung cấp các dịch vụ trên. Còn về hôn nhân, và gia đình thì Bắc Phi có thời Hồi giáo quản lý việc kết hôn, nghĩa là luật Hồi giáo chi phối việc kết hôn. Luật này bao gồm cả việc đa thê, tức quyền của người đàn ông có nhiều hơn một vợ.
Theo đó, khi kết hôn gia đình cô dâu phải trao cho chú rể một món tài sản hồi môn, hoặc một số tiền nào đó theo tập tục. Truyền thồng này làm cho nhiều bậc cha mẹ khốn đốn vì có nhiều con gái. Cha mẹ thường chọn vợ, chọn chồng cho con cái họ. Hiện nay ngoại trừ Tunisia, các quốc gia ở Bắc Phi vẫn còn thừa nhận đàn ông có nhiều vợ theo luật Hồi giáo. Nhưng của hồi môn, và cha mẹ định đoạt hôn nhân cho con cái thì không còn phổ biến như trước đây, nhất là trong các thành phố. Loại gia đình mở rộng gồm cha mẹ con cái, và cả ông bà, cô chú, và cháu chắt, như là một bảo đảm an toàn, giúp đỡ tài chánh cho người thân trong gia đình, và cả đời sống bên ngoài xã hội còn tồn tại khá nhiều nông thôn. Nhưng trong thành phố, hầu hết gia đình chỉ gồm cha mẹ, và con cái.
Theo truyền thống vai trò của người phụ nữ Bắc Phi luôn có mặt ở nhà nuôi nấng con cái, và chăm sóc gia đình. Hầu hết phụ nữ trong khu vực vẫn còn theo tập tục này. Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ được giáo dục tốt, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đang làm việc ngoài xã hội. Có người trở thành bác sĩ, giáo viên, chuyên viên, kỹ thuật viên, và công nhân hành nghề trong các thành phố, cái mà trong quá khứ không hề có.
                       V .Đời sống ở phía Nam sa mạc Sahara.
1. Vài nét về phía Nam sa mạc Sahara.

Khu vực phía Nam sa mạc Sahara chiếm 23.473.000 km2, hoặc 77% lục địa Châu Phi, và trên 681 triệu cư dân, chiếm hơn 80% dân số Phi Châu. Khu vực Nam Sahara có 47 quốc gia gồm 14 nước phía nam, và 33 nước miền trung của lục địa. Đó là Sudan, Chad, Niger Mali, Cape Verde, Senegal, Gambia, Gninea, Gninea Bissau, Sierra leon, Liberia, Coted' Ivoire, Burkinia Faso, Ghana, Togo, Benine, Nigieria, Cameroon, Cộng hoà Trung Phi, Ethiopia, Djibouti, Eritrea, Somalia, Kenya, Uganda, Tanzania, Burundi, Rwanda, Congo dân chủ, Congo cộng hoà, Gabon, Equatorial Guinea, và São Tome ở miền Trung Châu Phi. 14 quốc gia phía Nam lục địa gồm Angola, Zambia, Malawi, Mozambique, Zimbabwe, Botswana, Namibia, Nam Phi, Lesotho, Swanzeland, Mauritius, Madagacar, Seychelles, và Comoros.
Trong số 33 quốc gia ở Trung Phi có 3 nước độc lập trong thập niên 1950, 23 nước độc lập thập niên 1960, 4 nước độc lập trong thập niên 1970, và Eirtrea đến 1993 mới được độc lập. Và trong 14 nước ở Nam Phi có 1 nước độc lập 1931, còn 7 nước độc lập trong thập niên 1970, và quốc gia Zimbabwe thâu hồi năm 1980. Riêng Namibia mãi đến 1990 mới tuyên bố độc lập. Về thu nhập bình quân đầu người năm 2009, thế giới có 20 quốc gia thu nhập bình quân dưới 1000USD/người/năm thì khu vực phía Nam sa mạc Sahara Châu Phi này chiếm tới 16 trên 20 nước. Đa số người da đen Châu Phi sống ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara. Các đế quốc, vương quốc, tiểu quốc, và tiểu vương, thành phố thống trị nhiều vùng trong khu vực cho đến những năm 1800 thì nhiều thế lực Châu Âu bắt đầu xâm chiếm, và cai trị theo kiểu thuộc địa.
Pháp chiếm 1 vùng rộng lớn phía Bắc, và phía Tây. Bồ Đào Nha thống trị nhiều vùng phía Nam. Anh Quốc lập thuộc địa ở cả phía Đông, phía Tây, và phía Nam lục địa. Đức, Ý, Bỉ lập thuộc địa ở miền Trung, và phía Đông. Hiện nay, toàn bộ khu vực phía Nam Sahara nầy đều do người Châu Phi cai quản dưới danh nghĩa quốc gia đôc lập. Nhưng đa số các trường học đều dạy bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha. Nhiều người Châu Phi được dạy nói một ngôn ngữ Châu Âu. Nhưng trong đời sống hằng ngày, thì không có mấy dáng dấp ảnh hưởng từ Châu Âu. Một cách tổng quát người khu vực phía Nam Sahara của Châu Phi theo nếp sống cổ truyền, tuân theo tập tục do tổ tiên để lại. Tuổi thọ trung bình trên lục địa Châu Phi là 53. Tuy nhiên, tuổi thọ này chênh lệch giữa các nước phía Nam, so vơí phía Bắc. Chẳng hạn, tuổi thọ trung bình ở Malawi là 53, và Tanzania là 41 so với Tunisia có tuổi thọ trung bình tới 72.
2. Đời sống ở nông thôn.
Có khoảng 70% cư dân của 47 quốc gia phía Nam sa mạc Sahara sống ở nông thôn, chủ yếu trong các làng. Một số làng chỉ có từ 40 đến 50 nhà, nhưng các làng khác thì có hàng trăm thậm chí hàng ngàn nhà. Một làng là một cộng đồng liên kết, gần gũi phụ thuộc nhau như một sắc tộc. Người trong các làng hầu hết có quan hệ huyết thống, hoặc do hôn nhân. Giữa một số nhóm, vua là người chỉ huy tối cao được kính trọng nhất mặc dù có nhiều giới hạn về quyền uy trong chính trị. Đa số các ngôi vua được thừa kế, và phục vụ trong ý nghĩa kết nối các làng có cùng sắc tộc. Quan hệ giữa các nhóm sắc tộc không được tổ chức chặt chẽ lắm. Người lớn tuổi trong làng có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến làng mình. Phần nhiều "đơn vị làng" là một tập hợp nhà bao quanh bởi đồng ruộng.
Làng lớn có thể có trường học, vài cửa hiệu buôn bán, trạm y tế, và nhà công cộng. Khi có sự tranh chấp trong làng sẽ được xét xử tại nhà này. Nhà công cộng còn dùng làm nơi thu thuế. Phần lớn các làng đều có quảng trường trung tâm. Tại đây, dân làng sẽ tụ tập lại để vui chơi, giải trí, hỏi han, thăm viếng, và tổ chức các lễ lạc chung. Nhà ở thôn quê khác nhau từ làng này đến làng phụ thuộc khí hậu, tập tục, và lối sống. Người phía Nam Châu Phi sống trong những căn nhà xây gạch không nung với mái lợp bằng rơm, cỏ khô, hoặc lá. Các làng giàu có hơn thì nhà xây bằng bê tông với mái lợp bằng những tấm kim loại. Người ở phía Tây lục địa nhà tô trát bằng đất sét. Một số gia đình có trưng bày các kiểu hình nghệ thuật, tượng điêu khắc, hoặc tranh vẽ.
Nhà của người theo đạo Hồi xây dựng bao quanh một sân lớn, có tường bao bọc để đàn bà đến làm các việc riêng tư, mà không bị những người bên ngoài nhìn thấy. Tập quán này là một những quy định của đạo Hồi truyền thống. Cách sống trong làng có thay đổi chút ít trong những năm gần đây. Có nhiều người làm nghề nông, hoặc chăn nuôi sử dụng máy móc, và phương pháp canh tác hiện đại, kỹ thuật tốt hơn tại một số nước như Nam Phi, Zimbabwe, Kenya. Nhưng đại bộ phận nông dân trong các nước phía Nam sa mạc Sahara vẫn còn sử dụng công cụ thô sơ, và phương pháp canh tác cổ truyền như cha ông họ từng sử dụng hàng trăm năm về trước. Phần lớn gia đình ở nông thôn có những mảnh đất nhỏ gần nhà, cả đàn ông lẫn đàn bà phải làm việc nhiều giờ trên đồng ruộng để kiếm sống.
Một số nông dân còn làm việc bán thời, trong các đồn điền do người giàu có làm chủ chuyên sản xuất các mặt hàng nông sản để bán. Đất đai Châu Phi nói chung nhất là phía Nam sa mạc Sahara, phần lớn thiếu độ phì nhiêu cần thiết. Do vậy người ta phải thực hiện luân canh truyền thống. Từng nhóm nông dân cùng nhau dọn sạch cây cối bụi rậm, rồi gieo trồng cây lương thực trong một số năm nào đó, khi đất hết màu mỡ, bạc màu cộng đồng này bắt đầu di chuyển đến một địa điểm mới. Đất để lại cuối cùng cây cỏ tái sinh, và người ta có thể quay lại gieo trồng ngũ cốc sau năm, ba năm hoang hoá. Phương pháp luân canh này hiện vẫn còn phổ biến nhiều nơi trong khu vực phía Nam. Nhưng có một số nơi không thực hiện luân canh được, vì dân cư quá đông đúc.
Và kết quả là nông dân vẫn tiếp tục làm việc trên các mảnh đất ngày càng trở nên kém màu mỡ thêm hơn. Hầu hết nông dân gieo trồng ngủ cốc chủ yếu tạo nguồn thực phẩm cho gia đình sử dụng. Ở phía Đông, và phía Nam lục địa, các loại hạt ngũ cốc làm thực phẩm gồm lúa mỳ, bắp, kê, và đậu phụng. Các vùng thấp, ẩm ướt cây thực phẩm gồm lúa gạo, củ sắn, củ khoai, rau đậu, trái cây. Người ta cũng chế biến củ sắn thành bột sắn tinh dùng làm thực phẩm. Một số nông dân cũng có trồng cây công nghiệp chủ yếu để bán như cà phê, ca cao, bông vải, dừa, và các loại trái cây. Họ bán các sản phẩm này lấy tiền mua xe gắn máy, các mặt hàng kim khí, máy móc, dầu lửa, đồ điện, diêm quẹt. Họ còn sử dụng tiền bán hàng để trả thuế, và các loại chi phí về y tế, và lệ phí học hành cho con cái.
Ngoại trừ một số người sống dọc theo sông Nile, họ có dùng nước sông tưới tiêu đồng ruộng, hầu hết nông dân khu vực phía nam đều phụ thuộc vào mùa mưa để gieo hạt. Trong suốt mùa mưa, người nông dân, và cả gia đình họ làm việc cực nhọc hơn gieo trồng, chăm bón, và thu hoạch. Trong mùa khô sau khi thu hoạch xong, người ta có nhiều thời gian nghĩ ngơi hơn. Họ sử dụng thì giờ nhàn rổi sửa sang nhà cửa, dụng cụ lao động. Họ thăm viếng bà con, bạn bè, và trao đổi sản phẩm nông nghiệp để lấy các hàng hoá khác vào thời điểm này trong năm. Các lễ hội cộng đồng thường được tổ chức ở quảng trường làng. Nó là một phần quan trọng trong đời sống nông thôn Châu Phi. Lễ hội thường được tổ chức khi có trận mưa đầu mùa báo hiệu cho thời vụ trồng trọt bắt đầu, hoặc sau thời điểm thu hoạch.
Một số sắc tộc tổ chức lễ hội hằng năm. Tại lễ hội này, người lớn tuổi nhảy múa các vũ điệu huyền bí như để giải thoát cộng đồng khỏi tay những mụ phù thủy ma quái, và các lực lượng hung ác. Toàn thể cộng đồng, và nhiều người từ những làng lân cận đến tham dự chung vui. Lễ hội khá phổ biến khác như sinh nhật, kết hôn, ma chay, chữa bệnh, thay đổi vị trí trong xã hội, chẳng hạn từ thiếu niên thành người lớn. Đây là những dịp để cộng đồng tụ tập, và được cảm nhận từ mỗi người, mỗi gia đình như được thắc chặt thêm tình nghĩa và niềm tin tôn giáo của họ. Nhiều vùng thôn quê trên lục địa, thanh niên khi đến tuổi trưởng thành, rời làng lên thành phố tìm kiếm việc làm tối thiểu, vài ba năm như một người "di cư lao động". Họ đến các thành phố, hoặc thị trấn với hy vọng sẽ kiếm đủ tiền cưới vợ, hoặc mở doanh nghiệp nhỏ.
Trong nhiều nơi phía Nam sa mạc Sahara, họ phải tạm thời nhận việc làm trong các hầm mỏ. Thanh nữ trong làng phải làm thêm những việc do thanh niên để lại, tự họ phải đảm trách cả công viêc ngoài đồng ruộng lẫn việc trong nhà. Phần lớn phụ nữ nông thôn Châu Phi, dùng hết thời gian vào các công việc nhàm chán như gánh nước, nhặt củi, xay bột ngũ cốc. Một số làng có lắp đặt máy bơm nước đơn giản hút nước từ giếng, hoặc bơm tay cũng giúp được phần nào cho phụ nữ. Riêng tại phía Tây Châu Phi một số phụ nữ có đến trường học được một số ít năm, tham gia các hoạt động thương mại, và một số trong bọn họ trở nên giàu có nhờ kinh nghiệm, và chăm chỉ. Cư dân trong làng mỗi người phải đảm trách một phần việc công ích, chẳng hạn làm sạch đất, xây dựng nhà công cộng.
Còn các cộng đồng bộ tộc du cư Dinka, Fulani, Masai, Toubou, Tuareg, và Turkana sống gần sa mạc Sahara, và cao nguyên phía Đông lục địa chuyên sống về nghề chăn nuôi, thì họ di chuyển theo lộ trình vạch sẵn có các đồng cỏ cho đàn gia súc cừu, dê, và lạc đà của họ. Lộ trình này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn cho gia súc. Đàn ông con trai trông nom gia súc còn phụ nữ thì lo sóc việc nhà. Ngoại trừ nhóm du cư Masai ở phía Đông có dựng chuồng trại lớn sống trong các nhà vòm trát bằng đất, hoặc phân trâu bò, tất cả các nhóm du mục khác thì sống trong các căn lều làm bằng da, hoặc lông da súc cũ kỹ. 
3. Đời sống ở thành thị.
Cư dân thành thị phía Nam sa mạc Sahara chỉ chiếm khoảng 30%. Nhưng tỷ lệ này cao hơn tại các nước Congo (Brazzaville), Djibouti, Equatorial Guinea, Maritius, và Nam Phi. Và trên toàn bộ Châu Phi, ngày càng có nhiều người từ nông thôn di chuyển vào thành phố. Thành phố có trên một triệu cư dân phía Nam sa mạc Sahara gồm Addis Ababa ở Ethiopia, Cape Town và Johannesburg ở Nam Phi; Dar es Salaam ở Tanzania; Kinshasa ở Congo (Zair), Lagos ở Nigieria, và Niroi ở Kenya. Khu vực Nam Sahara có một số thành phố, thị trấn từ nhiều thế kỹ trước như thị trấn Aksum ở Ethiopia. Khi người Châu Âu đến Tây Phi trong những năm 1400, họ cùng lập ra các thành phố như Timbuktu ở Mali, Ibadan, và Kano ở Nigieria. Thành phố thủ đô Nam Phi Cape Town do Hoà Lan xây dựng ngay khi họ đến đây năm 1652.
Hầu hết thành phố phía Nam Sahara kiến trúc theo truyền thống, và hiện đại. Thành phố hiện đại có các toà nhà văn phòng cao tầng, chung cư to lớn, khách sạn, cửa hàng, và cả bãi đậu xe. Nhưng cũng trong thành phố ấy có nhiều ngôi nhà cũ kỹ, cửa hàng đông đúc dọc theo các đường phố chật hẹp. Chợ búa nơi người ta đến mua bán thực phẩm, quần áo và nhiều thứ hàng hoá khác thì không có mái che, người ta gọi nó là khu vực truyền thống của thành phố. Cũng như các thành phố Bắc Phi, cư dân trong các thành phố phía Nam Sahara đều có tiêu chuẩn sống cao hơn cư dân sống ở nông thôn. Các thành phố đều có nhiều trường học, và tiện nghi y tế tôt hơn các vùng nông thôn. Đối với người có kỹ năng, nghề nghiệp cao thì cơ hội làm việc cũng nhiều hơn, và dĩ nhiên lương bổng cao hơn.
Đời sống ở thành phố cũng không giống nhau, một số người giàu có sống trong các ngôi nhà lớn hiện đại, hoặc chung cư sang trọng, còn hầu hết sống trong các căn nhà nhỏ bẩn thỉu, hoặc trong các nhà kho tồi tàn. Nhiều nhà được xây bằng xi măng cốt sắt, hoặc bằng gỗ với các tấm lợp bằng kim loại dợn sóng. Hầu hết các thành phố phía Nam Sahara cũng đang đối diện với các vấn đề bức bách. Việc tăng dân số quá nhanh trong thành phố tạo ra nhiều khó khăn, chính quyền không thể cung cấp đủ nhà ở, các phương tiện chuyên chở công cộng, trường học cho con em. Các dịch vụ cung cấp nước, cống rãnh thoát nước, và cả hệ thống điện lực đều quá tải. Và thành phố nào cũng có một số lớn công nhân thất nghiệp, nhất là những người không được đào tạo nghề cơ bản.
Hầu hết người giàu có ăn nhiều thịt, và luôn ăn vào buổi tối. Họ chỉ ăn qua loa các bữa ăn khác trong ngày. Bữa ăn cũng chính là lúc các mối quan hệ gia đình, xã hội, bạn bè, láng giềng được gần gũi, và gắn bó hơn. Đàn ông con trai thường ăn riêng với đàn bà con gái. Trong các gia đình giàu có người ta còn tổ chức các bữa ăn "tự chọn". Họ tụ tập quanh các đĩa thức ăn lớn, cùng với muỗng, nĩa, kẹp gắp lấy thức ăn và các miếng bánh mì. Nhưng các người nghèo hơn, họ cũng bao quanh một đĩa thức ăn lớn, và vài thứ lấy thức ăn cùng với bánh mì, song chất lượng bữa ăn kém hơn. Bữa ăn của người da đen Châu Phi vùng phía Nam Sahara gồm bột ngũ cốc nấu nhuyễn như cháo, hoặc củ khoai xốt rau quả, và một miếng thịt. Trong các vùng nhiệt đới bữa ăn thường đạm bạc hơn.
Chuối là nguồn thực phẩm phổ biến, trong các bửa ăn hầu hết là chuối, chuối chiên hoặc nấu thành cháo. Nó cũng có thể sấy khô, hay xay nhuyễn như bột. Đa số ngươi Châu Phi chỉ ăn thịt vào những dịp lễ đặc biệt. Trong những dịp như thế, người già, và người đàn ông nhận được phần thịt nhiều hơn đàn bà, và con nít. Người ta ăn thịt bò, dê, cừu, gà. Cá là thức ăn chính của nhiều người sống dọc theo bờ sông, hồ, hoặc ven biển. Người Châu Phi nuôi các đàn gia súc lớn để lấy sữa, phoma, và thịt. Sữa chua đông đặc là loại sản phẩm gần giống sữa chua lên men được nhiều người phía nam lục địa ưa chuộng. Trong những dịp lễ lạc đặc biệt, một số gia súc bị cắt cổ lấy tiết. Người Châu Phi uống tiết sống, hoặc ăn khi nấu chín, hoặc trộn tiết với sữa làm sữa chua lên men. Hai loại rượu, và bia là thức uống phổ biến ở Châu Phi.
Họ tự làm bia từ mật ong, hoặc các loại ngũ cốc nghiền nát, chẳng hạn hạt bắp. Họ cũng làm rượu từ nhựa cây có dầu như cây dầu cọ. Châu Phi nhất là các khu vực phía Nam thường xảy ra nạn khan hiếm thực phẩm từng thời kỳ trong năm, hoặc vì thiên tai hoặc vì do thiếu cân bằng trong việc "cung cầu". Nạn hạn hán kéo dài nhiều nơi gần sa mạc, cũng thường dẫn tới sự thiếu thực phẩm nghiêm trọng, làm nhiều người bị chết đói. Tình hình trên cũng đưa tới sự suy dinh dưỡng cho hầu hết người Châu Phi, nhất là trẻ em. Về cách ăn mặc có nhiều sự khác nhau ở phía Nam Sahara phụ thuộc vào tập tục và khí hậu. Cư dân trong thành phố thường ăn mặc theo kiểu phương Tây. Nhưng cư dân ngoài thành phố lại thích ăn mặc quần áo Châu Phi,  có nhiều kiểu dáng, và màu sắc rực rỡ, mang tính "đặc trưng Châu Phi".
Phía Tây Châu Phi, và các khu vực gần Sahara, đàn ông mặc robe dài, rộng thùng thình thả lỏng với áo sơ mi to rộng hơn khổ người, hoặc áo không có tay. Đội mũ lưỡi trai, hoặc khăn quấn đầu cũng là tập tục của đàn ông phía Nam Châu Phi. Còn phụ nữ thì dùng một tấm vải quấn quanh người họ thành cái áo, và robe dài. Họ cũng quấn một mảnh vải quanh đầu như khăn quấn đầu của người Hồi giáo. Một số phụ nữ che mặt bởi một tấm "mạng"(veil) theo tập tục Hồi giáo khi xuất hiện trước công chúng. Nhiều người đàn ông, và phụ nữ ở thôn quê còn buộc một mảnh vải vòng quanh thắt lưng, hoặc choàng qua vai. Người "chăn nuôi du mục" ở Châu Phi thì ăn mặc đơn giản hơn, thường bằng da thuộc cũ kỹ. Cộng đồng chăn nuôi du mục này thường tự hào về nghề chăn nuôi truyền thống của họ.
Các đàn gia súc là thước đo về sự giàu có, và vị trí xã hội của họ. Đa số người thôn quê đi chân không hoặc mang dép. Họ đeo vòng chân, vòng tay, bông tai, và kiềng đeo cổ như là đồ trang sức, một phần trong cách ăn mặc hàng ngày được nhiều người yêu thích. Nhà vua, và các vị quan tòa của bộ tộc Ashanti ở Ghana, và một số bộ tộc khác mặc những bộ đồ đặc biệt với robe trong những dịp lễ lạc, hoặc trong các phiên xử án.
4. Hôn nhân, và gia đình.
Hợp tác và trung thành là hai yếu tố quan trọng nhất, được cảm nhận mạnh mẽ trong việc ràng buộc, gắn bó các gia đình Châu Phi. Cảm nhận này được chia sẻ bởi các thành viên trong gia đình, không chỉ cha mẹ và con cái, mà còn là ông bà cô chú và các cháu chắt của họ nữa. Gia đình sẽ giúp mỗi thành viên của mình thực hiện các nghĩa vụ, và các vấn đề liên quan đến xã hội như việc làm, pháp luật, và nhiều vấn đề khác. Gia đình là nơi chăm sóc các thành viên khi đau ốm, hoặc lúc về già. Hầu hết người Châu Phi thường tìm kiếm lời khuyên bảo, và chấp nhận lời đề nghị của người lớn tuổi trong gia đình liên quan đến họ trước khi tự mình quyết định. Niềm tin truyền thống của người Châu Phi xem hôn nhân là một cái gì đó cao cả hơn là một hợp đồng giữa một người đàn ông và một người đàn bà sống chung với nhau.
Hôn nhân cũng là một cách, để có được mối quan hệ rộng hơn của cả hai người bằng việc mỗi người có thêm cha mẹ, anh em thân thích bên nhà vợ, hoặc bên nhà chồng do sự họ có con cái với nhau. Hôn nhân Châu Phi trong đại thể phải được cha mẹ cô dâu chú rể chấp nhận trước khi tiến hành hôn lễ. Theo truyền thống, một người đàn ông bậc cha, ông, hay chú, bác phải trao một món quà cưới, hoặc bằng tiền, hoặc bằng gia súc, hoặc thứ gì có giá trị khác cho gia đình cô dâu trước ngày cưới. Người Châu Phi không xem "quà cưới” truyền thống như việc trả tiền để mua cô dâu, mà đó là một cách báo cho cô ta biết tính quan trọng và giá trị, cái mà người ta đặt lên cô ta trong mối ràng buộc mới, liên quan đến quan hệ xử sự của cô ta. Phần lớn các nhóm sắc tộc Châu Phi thừa nhận chế độ đa thê.
Nhiều người đàn ông giàu có theo tập tục này, có nhiều hơn một người vợ. Ông ta bị buộc phải chia đều sự hiện diện, và tài sản giữa các bà vợ trong gia đình của ông ta. Mỗi bà vợ sẽ có một ngôi nhà, một đàn gia súc, và các thứ vật dụng khác. Bà ta làm chủ hoàn toàn các thứ này. Các hội truyền giáo nước ngoài, và một số người Châu Phi ra sức ngăn cản chế độ đa thê và quà cưới. Nhưng, truyền thống và tập tục vẫn còn là một trong các điều hệ trọng, trong đời sống hàng ngày ở hầu hết các nhóm sắc tộc phía Nam sa mạc Sahara. Người Châu Phi đã để lại cho gia đình họ nhiều cách ràng buộc. Hoặc làm theo cha ông họ từng làm bằng cách bắt chước cái mà họ đang làm, hoặc tổ chức "nhà thờ phụng" tương tự như các nhà thờ họ ở làng quê Việt Nam. Phần lớn họ làm theo cách thứ hai.
Nhà thờ phụng là nơi mối quan hệ kế tục được kết nối bởi con cháu các thành viên nam trong gia đình. Tài sản thừa kế chỉ thông qua các thành viên nam trong gia đình. Và người cha có quyền điều khiển hợp pháp trên con cái họ. Nhà thờ phụng còn được gọi là "Tổ đường" nó thường có trong các nhóm sắc tộc ở Trung Phi, Congo và các vùng núi rừng Tây Phi. Cũng có nhóm sắc tộc, quan hệ kế tục được kết nối thông qua gia đình người mẹ. Và, tài sản thừa kế cụng theo gia đình bên ngoại. Và anh, hay em trai của người mẹ có quyền chỉ huy hợp pháp con cái của người chị hay em gái mình. Thành viên của mỗi hệ thống quan hệ ruột thịt đều có tên gọi riêng. Nó được sắp xếp thành các tầng, nhóm, khác với cách sắp xếp thường có ở phương Tây hoặc chi phối bởi văn hóa phương Tây.
Chẳng hạn tại Hoa Kỳ, anh của người cha, và anh của người mẹ cả hai đều gọi là "bác" hay "cậu", nhưng ở Châu Phi người ta sử dụng tên khác nhau trong người anh của mẹ, và người anh của cha, tương tự cách gọi "bác" và "cậu" ở Việt Nam, bác cho anh cha, và cậu cho anh mẹ, cô cho chị, hoặc em gái bên cha, và dì cho chị hoặc em gái bên mẹ. Bằng một phương cách tương tự, người Châu Phi không ghép nhóm cho tất cả các cháu với nhau dưới từ "cháu" (cousins). Họ quy cháu vào nhiều loại tuỳ theo ràng buộc liên quan với một gia đình cụ thể tương tự cháu nội, cháu ngoại, cháu con cậu, dì, hoặc cháu con cô bác ở Việt Nam. Nhiều nơi ở Châu Phi các dạng gia đình lớn ghép lại gọi là đại gia đình hay "tộc". Tất cả thành viên của đại gia đình, hay tộc, tương tự như "phái" ở Việt Nam.
Họ đều tự xem mình là con cháu có cùng huyết thống, có chung một "ông tổ". Mỗi thành viên trong đại gia đình hay "tộc" này, nhận thức rõ ràng về mối quan hệ thân thích. Chẳng hạn, các thành viên trong cùng "một tộc" không được phép kết hôn với nhau. Cũng như gia đình "đại gia đình" hay "tộc" luôn có nhiều nỗ lực để bảo vệ an toàn, an vui cho các thành viên của mình.      
                                VI. Giáo dục, và nghệ thuật.
1. Giáo dục.

Tại Bắc Phi, theo tập tục chỉ có các bậc thực giả tôn giáo, mới được học cao hơn nền giáo dục cơ bản. Trong thời kỳ cai trị thuộc địa, người định cư Châu Âu lập ra nhiều trường học nhưng chủ yếu là giáo dục trẻ em, và đào tạo nhân viên giúp việc. Vì lý do đó mà chỉ có khoảng một phần ba cư dân khu vực này biết đọc biết viết. Tỷ lệ người biết đọc biết viết ở nông thôn còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trên ở thành phố. Sau khi thu hồi độc lập các chính quyền Bắc Phi nỗ lực cải thiện giáo dục bằng cách xây thêm nhiều trường học, đáp ứng nhu cầu học hành của cư dân nhất là các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiện có nhiều vấn đề đang cản trở quá trình này. Dân số phát triển nhanh hơn so với trường học mới xây dựng, chi phí giáo dục tăng thêm quá mức dự liệu. Nhiều vùng thiếu giáo viên có khả năng đến mức trầm trọng.
Nhiều học sinh phải bỏ học, để làm việc phụ giúp gia đình. Tại một số nơi, cha mẹ phải đảm trách việc giáo dục con cái họ bởi vì không đủ sức trả tiền học cho con cái. Nhìn chung, các nước Bắc Phi có nhiều tiến bộ trong việc mở rộng giáo dục bậc trung học, và cao đẳng, chứ không dừng lại ở mức giáo dục cơ bản. Ngày nay, có nhiều quốc gia học sinh đăng ký học trung học, và cao đẳng cao hơn so với thời kỳ trước đó. Riêng Algeria, Morocco, Tunisia, và Ai Cập học sinh trong độ tuổi đăng ký học bậc đại học trên 10%. Khu vực phía Nam sa mạc Sahara, các học giả Hồi giáo người Ả Rập xây dựng một số trường trung học. Họ dạy giáo lý Hồi giáo, ngôn ngữ Ả Rập, và khoa học. Nhưng hầu hết người của khu vực này không phải được giáo dục từ trường học, mà là từ cha mẹ họ.
Họ được chỉ dạy cách trồng trọt, chăn nuôi, hoà mình với xã hội đang sống. Vào những năm 1500, Hồi truyền giáo cơ đốc La Mã, bên cạnh việc dạy giáo điều cơ đốc, cũng có dạy cách đọc, cách viết cho một số người. Trong thời cai trị thuộc địa, do nhu cầu nhân viên giúp việc, công nhân trong nhà máy, nên Anh, Pháp, và các nước thực dân Châu Âu khác, thành lập một số trường học cho thuộc địa phía Nam Phi Châu. Nhưng đa số người dân trong khu vực không được dạy chữ cho đến những năm 1900. Bắt đầu từ thập niên 1960, nhiều chính quyền phía Nam Sahara xây thêm trường học, mở rộng hệ thống giáo dục để nhiều người có thể đi học, kể cả bậc trung học, và cao đẳng. Mặc dù tiến trình phát triển còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người biết đọc biết viết có tăng.
Nhưng tỷ lệ này có sự khác biệt khá lớn từ nước này đến nước khác, chẳng hạn Gabon, và Zimbabwe gần 40% người mù chữ, trong khi ở Benine, Burkinia Faso, Mali, Niger, và Somalia tỷ lệ mù chữ tới trên dưới 80%. Và cũng có một số nước người mù chỉ ở mức trên 10% như Nam Phi. Trong nhiều nơi nhất là vùng thôn quê sự thiếu thốn trường học, tài liệu giáo dục đến mức nghiêm trọng. Một số lớn trẻ em vẫn chưa được đi học, và nhiều trẻ em khác phải nghĩ học sau một, vài năm đến trường, vì các em cần ở nhà giúp cha mẹ làm việc kiếm sống.
2. Nghệ thuật.
Châu Phi từng phát triển các loại hình nghệ thuật cao, từ hàng ngàn năm về trước. Các công trình nghệ lâu đời nhất của lục địa là những bức tranh vẽ thời tiền sử, tìm thấy ở nam Namibia. Tranh vẽ còn được phát hiện ở những nơi khác quanh sa mạc Sahara, trên đá, trên tường, ở hang động, trong hốc đá, những nơi người Châu Phi cư trú. Nhiều bức tranh vẽ, công trình kiến trúc, tượng điêu khắc thời Ai Cập cổ đại là những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Ngày nay, người Châu Phi đang sáng tạo ra các chuỗi hạt, đồ gốm, đồ da, hàng dệt, kim loại, và nhuộm vải nổi tiếng. Đối với họ, sáng tạo nghệ thuật như một phần của đời sống. Nghề thủ công mỹ nghệ tuyệt vời trên lục địa có thể nhìn thấy nơi dụng cụ, và các đồ gia dụng tại nhà, cũng như các vật trang trí, trang sức, và tại các lễ lạc, hội hè.
Nghệ thuật Bắc Phi khác xa các phần còn lại của lục địa. Nó sáng tạo "cái đẹp" của nghệ thuật Hồi giáo. Nhiều đền đài Hồi giáo lộng lẫy được xây dựng khắp khu vực Bắc Phi. Âm nhạc Bắc Phi là những bài ca truyền thống tôn giáo Ả Rập. Nhạc cụ Ả Rập có nhiều loại khác nhau, lan ra nhiều nơi ở phía Nam như Chad, Mali, Ghana, Niger, Nigeria, Senegal, và Sudan. Âm nhạc Ethiopia phát triển từ nhạc Cổ điển. Âm nhạc truyền thống Châu Phi da đen gồm nhạc hợp xướng, nhạc cung đình, hát, và nhảy trong các lễ hội tôn giáo. Người da đen sử dụng nhiều loại trống, nhạc cụ đàn dây, kèn đồng, ống sáo, đàn tranh, đàn thập lục, đàn chữ U, và đàn mộc cầm gõ bằng búa. Nhịp điệu trong âm nhạc rất phức tạp. Các bản hợp xướng bổng trầm, hoặc nhạc buồn người da đen Châu Phi thường hát trong khi làm việc.
Âm nhạc Châu Phi có ảnh hưởng nhạc phương Tây, nhạc jazz, nhạc miền tây Ấn Độ, và âm nhạc theo vũ điệu của khu vực Mỹ La tinh. Văn học Châu Phi có thể loại "văn học truyền khẩu" truyền thống rất phong phú. Nó được thông qua, và lan ra trong đại chúng, từ người này đến người khác. Văn học loại này gồm lịch sử các dân tộc, và mối quan hệ thân thuộc của sắc tộc, truyện cổ tích, thần thoại của các vị anh hùng trong quá khứ, những mẫu chuyện về các tên lừa đảo, các truyền thuyết về loài vật, những ca dao tục ngữ, những điều bí ẩn, và những bài hát tuyên dương, ca ngợi các nhà lãnh đạo cộng đồng, và các nhà vua. Văn học truyền khẩu có vai trò quan trọng trong các lễ lạc tôn giáo. Nó phục vụ như một sự ghi nhận các điều xảy ra trong quá khứ để giáo dục đạo đức, và truyền thống tốt đẹp cho các người trẻ.
Văn học truyền khẩu đôi khi cũng để tuyên dương các nhà lãnh đạo chính trị tốt. Văn học truyền khẩu thỉnh thoảng có âm nhạc phụ họa trong các nhóm thính giả, hoặc nhóm gia đình lớn. Ngày nay giới học giả ở Châu Phi đang sưu tầm, và ghi lại các loại văn học này, và bảo tồn nó. Trong quá khứ, Châu Phi có rất ít văn học viết. Một số học giả Bắc Phi đang sưu tầm các loại văn học viết chữ Ả Rập ở Swahili, và Hausa. Còn ở phía Nam, từ chữ viết Copic, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm dấu vết về văn học viết. Trong những năm 1900, các nhà văn Châu Phi sáng tạo văn học qua nhiều ngôn ngữ như Hausa, Somali, Swahili, Yoruba, và Zulu. Hầu hết các tác phẩm hiện tại lại viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, những thứ tiếng của các nước Châu Âu cai trị thuộc địa Châu Phi trước đây.
Ngày nay, văn học viết Châu Phi bao gồm cả tiểu thuyết, thơ văn, và kinh nghệ. Về điêu khắc, chạm trổ của Châu Phi thì có các loại hình thức trang trí mặt nổi, và nhiều hình thức phục vụ tôn giáo khác. Các hộp đựng kinh thánh, bàn thờ phụng, hình chạm trổ trên gỗ sáng tạo từ rất sớm, có bức đã bị hư mục chỉ còn lại một số ít. Một số khác thực hiện trên kim loại đồng, ngà voi, và trên đất nung gọi là đồ sành sứ được xem như là mẫu mực. Có nhiều đồ sành sứ với hình chạm trổ sáng tạo từ năm 500 Trước công nguyên (TCN) bởi nền văn hóa của bộ tộc Nok, phía nam Nigeria. Sáng tạo nghệ thuật trên đồng, trên đất nung cũng được thể hiện bởi bộ tộc Ife ở Nigeria trong những năm 1200. Từ năm 1400 đến 1700, nghệ nhân vùng Tây Phi sáng tạo được các loại hình trang trí với chất lượng cao trên ngà voi, trên đồng dẫn đầu khu vực.
Người bên ngoài lục địa cho đến những năm 1900, mới biết nghệ thuật chạm trổ, và điêu khắc Châu Phi. Nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn vào nghệ thuật phương Tây. Những nét phát hoạ trừu tượng, và đơn giản trên tượng đầy sinh động đã ảnh hưởng đến các nghệ sĩ nổi tiếng ở Châu Âu như Georges Braque của Pháp, Henry Moore của Anh, và Pablo Picasso của Tây Ban Nha. Ngày nay, nghệ nhân Châu Phi đang thực hiện các thể loại cổ điển của từng nhóm sắc tộc trên gỗ, hoặc trên kim loại khác nhau. Chạm trổ, điêu khắc của các nhóm sắc tộc này khá nổi tiếng gồm Yoruba của Nigeria, Dogon, Bambara của Mali; Senufo, Baule,và Dan của Côte d’Ivoire; Fang của Gabon; và Kongo, Kuba, zLuba, và Lega của Congo.
                                     VII. Đất đai Châu Phi.
1. Vài nét về đất đai Châu Phi.

Châu Phi chiếm 30.250.000km2 hay 1/5 diện tích đất thế giới được bao phủ bởi rừng núi, đồng cỏ, và sa mạc, chia thành hai vùng đất chính là vùng thấp, và vùng cao.
Vùng đất thấp Châu Phi: Gồm khu vực phía Bắc, phía Tây, và miền Trung Châu Phi. Ngoại trừ một ít đất bằng phẳng dọc theo bờ biển và cạnh các dãy núi, hầu hết phần còn lại nằm ở độ cao từ 150 đến 610 mét so với mặt nước biển trung bình. Vùng đât thấp Châu Phi chia thành 6 tiểu vùng. Tiểu vùng "Đất thấp sát bờ biển", tạo thành một dải chạy dọc theo bờ phía Bắc, và phình ra ở bờ phía Tây. Tiểu vùng này có đất màu mỡ, đầm lầy, bãi cát, sa mạc, và rừng rú. Tiểu vùng "Đất cao hơn" là một khu vực rừng núi, kéo dài băng qua Algeria, Moroco, và Tunisia cũng ở phía Bắc, là nơi có dãy núi Atlas với nhiều trữ lượng phosphat, quặng sắt, và mangan. Tiểu vùng "Cao nguyên Sahara", một phần ở phía Bắc, và một phần trong sa mạc, nơi có những nhóm núi trồi lên từ cao nguyên.
Tiểu vùng này có trữ lượng dầu khí, và các loại hầm mỏ có giá trị khác nằm trong lòng đất sa mạc Sahara. Sa mạc hòa với đồng cỏ khô gọi là Sahel ở biên giới phía Nam. Giáp ranh với nó là tiểu vùng "Cao nguyên phía tây" gồm các đồng cỏ, và rừng rú. Tiểu vùng này có sông Niger, và các sông khác chảy thông qua nó. Tiểu vùng "Bình nguyên sông Nile" là một khu vực bằng phẳng. Sông Nile chảy qua tiểu vùng đổ về hướng đông, phía tây giáp ranh cao nguyên Sahara. Có sa mạc ở phía Bắc. Phía Nam là một đầm lầy khổng lồ gọi là đầm lầy Sudd. Phần đất màu mỡ làm nông nghiệp tốt nhất nằm dọc theo sông Nile. Tiểu vùng "Bình nguyên sông Congo" ở phía Tây miền Trung Châu Phi, là tiểu vùng đất phì nhiêu bởi sông Congo, và các phụ lưu của nó. Rừng mưa nhiệt đới bao phủ nhiều nơi trong tiểu vùng.
Vùng cao Châu Phi: Gồm miền Đông, và miền Nam lục địa. Độ cao của vùng cao này đa số trên 910 mét so với mặt nước biển trung bình. Vùng cao Châu Phi cũng chia thành 5 tiểu vùng. Tiểu vùng "Trũng thấp" kéo dài từ Ethiopia tới Mozambique. Nó bao gồm thung lũng, hồ, và núi non tạo thành một cảnh quan tuyệt vời. Tiểu vùng này có đất làm nông nghiệp tốt nhất lục địa, bởi nhờ có nhiều thạch nham từ núi lửa. Tiểu vùng "Đất cao" phía Đông là các đồng cỏ bằng phẳng, và là nơi có nhiều thú hoang, đồng thời cũng là nơi phát triển chăn nuôi mạnh nhất. Có cả một hệ thống suối, rạch, cắt thông chồng chéo trên khắp tiểu vùng. Tiểu vùng "Cao nguyên phía nam" là tiểu vùng bao trùm phần lớn miền Nam Châu Phi. Hầu hết đất đai bằng phẳng, thuận lợi cho việc gieo trồng ngũ cốc, và chăn nuôi nhờ các đồng cỏ bạt ngàn.
Tiểu vùng này cũng có rừng núi, sa mạc, và đầm hồ. Núi non lổm chỗm, vách đá nhô ra khác thường ở phía tây, và phía Nam tiểu vùng. Tiểu vùng "Đất thấp" chạy dọc theo bờ biển tiếp giáp cao nguyên phía Đông, và phía Nam lục địa. Tiểu vùng nầy có đầm hồ, và bãi cát, cũng là nơi sản xuất nhiều sản phẩm của nông nghiệp. Và tiểu vùng "Madagascar" cách khoảng 390km phía Đông Nam của lục địa. Nó là đảo lớn đứng hàng thứ tư của thế giới nằm trong Ấn Độ Dương, chia thành hai phần chính, là phần đất thấp dọc theo bờ biển, và phần đất cao ở trung tâm đảo. Phần thấp tạo thành bởi một dải đất hẹp dọc theo bờ phía đông kéo dài với một đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ ở phía tây. Phần cao trung tâm mở rộng ra gần như toàn bộ phần còn lại của đảo. Tiểu vùng có vài điểm cao tới 2.700 mét so với mặt nước biển trung bình.
2. Sa mạc, đồng cỏ, và rừng cây.
Sa mạc chiếm khoảng 2/5 lục địa Châu Phi, Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới chạy dài xuyên qua phía Bắc Châu Phi từ Đại Tây Dương tới Biển Đỏ. Nó chiếm trên dưới 9 triệu km2, toàn sỏi đá, và nhiều đụn cát khổng lồ. Cũng như lưu vực sông Nile, đất đai trên một số ốc đảo có thể gieo trồng tốt. Sa mạc Namib phía Tây Nam lục địa trên bờ Đại Tây Dương. Kế nó, là sa mạc Kalahari trải rộng hướng sâu vào nội địa. Đồng cỏ nhiệt đới "Savannas" chiếm hơn hai phần năm lục địa, sát phía Nam sa mạc Sahara từ bờ Đại Tây Dương tạo thành một đường cong trải rộng ra, xuyên qua miền Đông rồi quay lại về hướng Tây tới bờ Đại Tây Dương, phía nam bình nguyên Congo. Cỏ cao, bụi cây có gai, và cây không gai mọc rải rác khắp đồng cỏ. Các nơi có mưa, rừng cây dày hơn, nhưng lại có ít cây cối, và cỏ cũng thấp hơn những nơi gần sa mạc.
Rừng cây chiếm gần một phần năm diện tích đất Châu Phi. Những người bên ngoài nghĩ rằng Châu Phi có nhiều rừng cây nhiệt đới, nhưng sự thật thì rừng nhiệt đới khá hiếm tại đây, hầu hết rừng ở đây là rừng mưa nhiệt đới. Rừng loại này phần nhiều là cây lá to, xanh tươi quanh năm mọc ở bình nguyên sông Congo, và nhiều nơi ở phía tây lục địa. Đảo Madagascar cũng có rừng cây lá to loại cây có tán rộng, nhưng gốc thì thoáng mở, thông trống. Rừng cây dày đặc biệt lập ở phía Tây. Phía Đông lục địa là đảo Madagascar, và rừng đước ven bờ đầm lầy. Đước mọc được bất cứ nơi nào, nhất là đầm lầy trũng thấp. Khu rừng không phải rừng cây to lá phát triển ở vùng đất cao phía đông, tây, nam, và bắc Châu Phi.
3. Sông ngòi, ao hồ, ghềnh thác, và núi non.
Ao hồ Châu Phi hầu hết ở phía Đông, nơi có nhiều hồ sâu nối dài với nhau tạo thành các vực sâu của thung lũng trũng thấp. Một trong những hồ này là hồ nước ngọt Tanganyika dài tới 680km, dài nhất thế giới, và sâu hơn 1.430 mét so với mặt nước biển trung bình. Các hồ sâu và rộng khác là hồ Nyasa, Albert, và Turkana. Hồ lớn nhất Châu Phi là hồ Victoria, nằm trong một bình nguyên giữa hai thung lũng nối liền. Hồ chiếm 69.484km2, đứng thứ hai trong các hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Sông Nile là sông dài nhất thế giới, có dòng chảy 6.695km. Nó xuất phát từ miền Trung phía đông của lục địa, chảy về hướng Bắc, rồi ra biển Địa Trung Hải. Đa số sông lớn của Châu Phi đều chảy ra biển, như sông Congo, và sông Niger chảy vào Đại Tây Dương. Còn sông Limpopo, và sông Zambezi chảy vào Ấn Độ Dương.
Thác ghềnh, và dòng chảy xiết của nó đã là chướng ngại lớn cho lộ trình thủy vận trên nhiều con sông ở Châu Phi. Nhưng nó lại là tiềm năng thủy điện lớn của lục địa, chiếm 15% thủy điện của thế giới. Các dự án thuỷ điện đã được xây dựng trên một số sông. Vài dự án cấp nước tưới tiêu, và kiểm soát thủy triều đang tiến hành. Nhiều thác nước tuyệt đẹp, kể cả thác Victoria ở Zambezi đang cuốn hút nhiều du khách tham quan. Hai ngọn núi cao nhất lục địa là Kilimanjaro cao là 5.892 mét, và ngọn núi Kenya cao 5.199 mét so với mặt nước biển trung bình. Cả hai đều do hoạt động núi lửa tạo thành. Mặc dù cả hai dãy núi nổi lên gần đường xích đạo phía đông, nó bị tuyết phủ gần như quanh năm. Hai dãy núi lửa chính của Châu Phi là Ruwenzori, và Atlas.
Dảy Ruwenzori nổi lên ở biên giới Uganda, và Congo (Zair). Dảy Atlas mở rộng từ Morocco đến Tunisia, và tạo thành dảy núi dài nhất Châu Phi. Dảy Atlas là một hệ thống núi giống như hệ thống núi Alps ở Châu Âu. Hoạt động núi lửa cũng xuất hiện ở vùng cao Ethiopia, vùng xa Tibesti  Massif trong sa mạc Sahara, và trên đỉnh núi Cameroon phía Tây Châu Phi. Núi lửa Drakensberg ở vùng núi cao nguyên phía Đông nam Châu Phi khi phun lửa, đá rơi xuống bao phủ nhiều nơi rồi chảy nhanh vào biển.
                       VIII. Khí hậu, động vật, và thực vật
1. Khí hậu.

Châu Phi được xem như lục địa có vùng nhiệt đới lớn hơn bất cứ vùng nhiệt đới nào của thế giới. Đường xích đạo chạy xuyên qua giữa lục địa, và khoảng 90% lục địa nằm trong đường xích đạo. Mùa của các quốc gia phía Nam đường xích đạo tương phản với các quốc gia phía bắc. Nhưng nhiệt độ cao quanh năm thì mỗi quốc gia Châu Phi không khác nhau nhiều, ngay cả nhiệt độ mùa hè, và mùa đông cũng không chênh lệch nhau bao nhiêu. Hầu hết các phần trên của lục địa, tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất không khác nhau mấy so với sự khác nhau giữa nhiệt độ ban ngày và nhiệt độ ban đêm. Vì lý do này, mà một người đã đi đến kết luận ban đêm là mùa đông của khu vực nhiệt đới. Nhiệt độ cao nhất thường thấy ở sa mạc Sahara, và một số nơi ở Somalia, cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Dưới bóng mát ngày 13 tháng 9 năm 1922, tại AL Azizyah, Libya nhiệt độ lên tới 58 độ C. Trong tháng 7, tại Salah của Algeria và dọc theo bờ phía Bắc của Somalia, nhiệt độ hầu như mỗi ngày có khi lên tới 46 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ về ban đêm thì tụt xuống rất nhanh.  Nhiệt độ gần đường xích đạo quanh năm trung bình 24 độ C, hoặc hơn một chút, và hiếm khi nhiệt độ vượt quá 38 độ C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình ở sa mạc Sahara từ 14 đến 16 độ C. Các vùng mát mẻ nhất ở Châu Phi là phía Tây bắc, phía Nam, và vùng cao phía Đông. Johannesburg của Nam Phi chẳng hạn, nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất, tháng giêng chỉ khoảng 20 độ C. Sương giá, và tuyết thường xuất hiện trong vùng núi của hầu hết Phi Châu. Lượng mưa phân phối không đồng đều ở Châu Phi.
Nhiều nơi mưa quá nhiều, nơi khác thì lại quá ít. Nhiều nơi ở bờ phía Tây lượng mưa hàng năm trung bình 250cm. Chỉ trong tháng 7, lượng mưa ở Monrovia của Liberia cũng trên 100cm. Trái lại, hơn một nửa lục địa Châu Phi nhận lượng mưa hàng năm dưới 50cm. Riêng sa mạc Sahara thì lượng mưa dưới 25 cm mỗi năm. Nhiều nơi trong các sa mạc không mưa liên tục sáu bảy năm. Rồi khi mưa đến, nhiều trẻ em lấy làm ngạc nhiên bởi vì chúng chưa từng thấy mưa bao giờ. Mưa quanh năm ở rừng bình nguyên Congo, và vùng ven bờ phía Tây Châu Phi. Nhưng hầu hết những phần còn lại có một, hoặc hai mùa mưa nhiều, thường cách nhau bởi thời kỳ khô hạn. Trong, vài vùng ở Châu Phi, lượng mưa thay đổi rất nhanh, và khác nhau từ năm này đến năm khác, chứ không phải từ mùa này đến mùa khác.
Kể từ thập niên 1960, cơn hạn kéo dài đã tạo ra không biết bao nhiêu thảm họa cho Châu Phi. Hàng triệu người chết đói. Khu vực hạn hán nghiêm trọng nhất gồm Ethiopia, và Sahel trên bờ phía Nam sa mạc Sahara. Khí hậu Châu Phi cũng tạo ra nhiều bất lợi trong việc cải thiện nông nghiệp. Trong nhiều khu vực, nông dân không tin được lượng mưa để quyết định gieo trồng loại ngũ cốc nào cho phù hợp. Một số nông dân phải gieo nhiều lần trên đất canh tác với hy vọng sẽ thu hoạch được ít nhất là một vụ trong năm. Số nông dân khác chỉ gieo trồng một, hoặc hai vụ trong năm, và cam chịu sự đói kém, nếu lượng mưa không đủ cho cây trồng sinh trưởng. Khí hậu nóng, ẩm ướt trong nhiều nơi khiến phát sinh, và bành trướng các loại côn trùng gây nên sự chết chóc cho con người, và hủy diệt các đàn gia súc ở Châu Phi.
2. Động vật.
Động vật hoang dã Châu Phi nổi tiếng thế giới với hàng ngàn loại động vật có vú, bò sát, lưỡng cự, cá chim, và côn trùng. Phía Đông, và phía Nam lục địa có nhiều đàn lớn linh dương, trâu rừng, hươu cao cổ, và ngựa vằn hoang dã trên các đồng cỏ. Có nhiều loại săn tìm nguồn thức ăn trên các con vật yếu hơn nó như báo đốm, linh cẩu, chó sói, báo đốm đen, và sư tử. Vẫn còn một ít đàn voi lớn sống ở phía Đông, và phía Nam Châu Phi. Khỉ lớn đầu chó khá phổ biến trong nhiều nơi. Cá sấu, và hà mã sống ở các con sông nhiệt đới, và đầm lầy. Khỉ không đuôi, và các loại khỉ khác sống ở rừng, chim nước lớn như hồng hạc, bồ nông, và cò có thể tìm thấy ở phía Đông, và phía Nam. Đà điểu Phi Châu sống tại Đông nam lục địa, và cả phía Tây sa mạc Sahara, loài vượn cao sống ở Madagasca.
Châu Phi trong quá khứ từng có nhiều động vật hoang dã, và mở rộng ra nhiều nơi hơn hiện tại. Tranh vẽ thời cổ đại, còn trên đá chỉ cho thấy rằng con hà mã, và hươu cao cổ từng sống trong các vùng mà bây giờ là sa mạc. Các sự thay đổi khí hậu là một phần tạo ra sự sút giảm về số lượng, phạm vi, và mức độ động vật của Châu Phi. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là con người. Họ đã săn bắt thú vật khắp nơi, và phá hủy nhiều môi trường thiên nhiên của chúng, để lập ra các nông trại, và thành phố. Những loại động vật như tê giác đen, khỉ lớn (như người), và voi cuối cùng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, ngoại trừ chúng nó được bảo vệ từ sự can thiệp của con người. Các nước Châu Phi đã, đang thực hiện từng bước bảo vệ động vật hoang dã, như là di sản phong phú của họ.
Việc giết các loại động vật quý hiếm bị cấm đoán trong nhiều nơi. Một số quốc gia lập các khu bảo tồn, và lâm viện quốc gia, cấm săn bắt trong các khu vực ấy. Các phương pháp bảo tồn, đều nhằm vào gìn giữ, duy trì, bảo vệ các đàn thú quý hiếm vốn đang bị giảm sút nghiêm trọng. Một số người săn bắn cho mục đích nghiên cứu, được quy định cụ thể bằng luật lệ gọi là "Safaris". Ngày nay, người ta đi vào các khu vực "cấm" để chụp hình, quay phim các loài vật, và môi trường sống của chúng. Tuy nhiên, các tay săn bắt bất hợp pháp còn tiếp tục như là một vấn đề chưa tận diệt được. Nhiều người Châu Phi ở thôn quê phản đối các biện pháp bảo vệ các thú vật hoang dã của nhà nước. Chẳng hạn, trong vài khu vực thú hoang dã đang tranh giành một, vài mảnh đất hiếm hoi với các nông dân và người chăn nuôi.
Thú hoang có thể tràn vào đe dọa đời sống dân làng, các đàn gia súc cùng với việc phá hủy các vụ mùa của họ. Ngoài ra, thú vật hoang dã là một nguồn thức ăn quan trọng đối với cư dân miền rừng núi Châu Phi. Luật quy định, truy tố, phạt tù những người săn bắt bất hợp pháp, nhưng chưa có biện pháp bảo vệ cuộc sống bình thường của cư dân vùng này, thì quả là một khó khăn ghê gớm cho họ.
3. Thực vật.
Cây cỏ hoang dại của Châu Phi khác nhau tùy thuộc khí hậu, và độ cao của vùng. Rừng mưa xanh tốt của miền Trung, và miền Tây Châu Phi có hàng trăm loại cây. Cây ăn trái, cây cọ dầu, cây gỗ mun, gỗ dái ngưa, và các loại cây gỗ cứng khác, cùng với các loại cây gỗ mềm dùng sản xuất ván ép, cây gổ tốt đóng bàn ghế, đồ dùng trang trí nội thất. Rừng đước trong các đầm lầy dọc theo bờ biển nhiệt đới. Cây sồi, cây ôliu, cây sim cùng với các bụi cây xanh tươi quanh năm thường mọc nhiều nơi phía Tây bắc, và cực Nam của lục địa. Ngoài các loại cây chịu đựng được với khô hạn, nắng cháy như các đồng cỏ, còn có các loại cây như keo, cây bao báp, và những bụi cây gai. Các vùng thảo nguyên gần sa mạc thì có ít cây cối, và cây cũng thấp hơn. Tại các ốc đảo trong sa mạc khô cằn lại có cây cọ, cây me, và keo đủ loại.
Cũng có vài loại cỏ, và bụi cây mọc lên ở sa mạc một thời gian ngắn sau khi mưa. Trong các vùng cao, và rừng núi Châu Phi dày đặc tre nứa. Cây dương xỉ, và cây tùng mọc trên các triền dốc thấp. Trên triền dốc cao, người ta trồng cỏ phơi khô làm thức ăn cho gia súc. Mao lượng hoa vàng, cùng với các loại hoa đủ màu trắng, hồng, xanh, đỏ, tím cùng với cây địa y, chùm gửi mọc gần các đỉnh núi. Người ta đã tàn phá khá nhiều cây cỏ tự nhiên, và giết hại nhiều đàn thú hoang dã. Nông dân khai quang rừng để trồng ngũ cốc. Các tay thợ săn đốt nhiều đồng cỏ để đuổi thú hoang ra ngoài mà săn bắt. Các đàn thú hoang bị đuổi ra ngoài các đồng cỏ, và các đồng cỏ từng bước biến thành sa mạc. Động vật, và cây cỏ Châu Phi từng được giới thiệu trên khắp thế giới bởi các thương buôn, và các người đi chiếm thuộc địa.
Họ đưa nhiều loại ngũ cốc, cây lương thực, thực phẩm của Châu Phi như bắp, hạt cacao, trà, chuối, bột tinh sắn, giới thiệu với các lục địa khác. Các loại cây bạch đàn có nguồn gốc từ Úc Đại Lợi, và ngày nay trên nhiều phần đất của lục địa, nó được trồng rộng rãi để làm củi đốt, và xây dựng nhà cửa. Các người định cư Châu Âu cũng đưa vào Châu Phi các kiểu trang trại, loại thú nuôi gồm bò, dê, và cừu. Lạc đà, nguồn cung cấp thực phẩm, và các dịch vụ cần thiết khác trong nhiều nơi ở Bắc Phi có nguồn gốc từ Châu Á.
                                IX. Kinh tế Châu Phi.
1. Kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu ở Châu Phi. Nhưng hầu hết nông dân sử dụng công cụ lạc hậu, phương pháp canh tác cổ truyền, và đất đai lại kém màu mỡ. Nhiều quốc gia Châu Phi phụ thuộc một vài loại sản phẩm nông nghiệp, hoặc hầm mỏ xuất khẩu để có thu nhập. Trong trường hợp bị mất mùa, thiếu ngũ cốc xuất khẩu hoặc hàng nông sản trên thế giới bị xuống giá thì kinh tế nhiều nước Châu Phi gặp phải khó khăn không nhỏ. Hầu hết các quốc gia Châu Phi phụ thuộc nặng nề vào sự trợ giúp các quốc gia khác ở bên ngoài lục địa. Sản xuất nông nghiệp chiếm nhiều công nhân, và đóng góp cho giá trị tổng sản lượng quốc gia nhiều hơn bất cứ ngành hoạt động nào khác. Châu Phi dẫn đầu thế giới cacao, bột tinh sắn, hạt điều, vani, đậu phộng, quả hạnh nhân, hành tỏi, và các loại khoai.
Châu Phi cũng là nơi sản xuất chuối, cà phê, cao su, sợi bông, đường, và trà. Người Châu Phi nuôi hơn 2/3 lạc đà của thế giới, gần 1/3 dê, và 1/7 trâu bò, và cừu. Nông dân Châu Phi gieo trồng ngũ cốc chỉ để tiêu dùng cho chính họ. Các vùng nhiệt đới, ẩm ướt ở phía Tây, và miền Trung Châu Phi người ta trồng chuối, mã đề, lúa gạo, và các loại củ khoai sắn. Vùng đất cỏ phía Đông, và phía Nam họ trồng lúa miếng, hạt kê. Tại Bắc Phi, nông dân trồng lúa mỳ, rau quả, và cây ăn trái. Nông dân trên các ốc đảo của sa mạc trồng chà là, các loại ngũ cốc nhỏ hạt như lúa mạch, lúa mỳ. Khoảng 3/5 đất gieo trồng của Châu Phi, dùng gieo trồng lương thực để nuôi sống cho chính họ. Do vậy, họ chỉ gieo trồng loại cây lương thực nào thỏa mãn được nhu cầu lương thực cho gia đình.
Tuy nhiên, nông nghiệp tự cấp giảm sút bớt trong những năm gần đây. Ngày nay, một số nông dân Châu Phi chuyên gieo trồng hạt ngũ cốc để bán, chủ yếu là xuất khẩu. Sự chuyển đổi từ nông nghiệp tự cấp sang nông nghiệp để bán đang làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến nó. Chẳng hạn, nạn thiếu thực phẩm xuất hiện nhiều nơi vì có ít nông dân gieo trồng hạt ngũ cốc làm thực phẩm hơn. Cùng với nó là việc một số lớn nông dân đã rời bỏ nghề nông di chuyển vào thành phố tìm kiếm việc làm. Một số vấn đề khác, là thị trường nông sản thế giới luôn biến động về giá cả khiến các nông dân không ổn định về mức thu nhập. Trong quá khứ, hầu như đất nông nghiệp của Châu Phi đều do thành viên của các nhóm sắc tộc hợp tác làm chủ. Ngày nay, đất đai một phần không nhỏ do tư nhân làm chủ.
Dù vậy hợp tác kiểu truyền thống vẫn còn mạnh. Nhiều nông dân góp đất lại với nhau, mua trang thiết bị, và hạt giống, như là một tổ hợp hoạt động chung, và bán sản phẩm chung của họ. Nông dân phía Bắc còn thuê đất canh tác mở rộng hoạt động sản xuất. Một số đồn điền do người da trắng làm chủ, chuyên sản xuất hàng nông sản để bán như dừa, dầu cọ, cao su, sợi sisal, mía đường, và trà. Hàng ngàn công nhân làm việc toàn thời, hoặc bán thời trong các trang trại này. Một cách tổng quát, năng suất nông nghiệp cũng như sản lưọng ở Châu Phi không cao, với nhiều lý do khác nhau. Hầu hết nông dân canh tác trên các mãnh đất nhỏ, sử dụng phương tiện thô sơ. Đất nông nghiệp ở Châu Phi mỏng, thiếu độ phì nhiêu cần thiết, mưa nhiều ở phía Tây, và miền Trung Châu Phi xói mòn lớp đất màu mở trên mặt.
Trong nhiều nơi thời kỳ hạn hán kéo dài, lụt lội, hoặc sự phá hoại thường xuyên của côn trùng làm các vụ mùa luôn giảm sút. Các đàn gia súc, nhất là bò không nuôi được tại nhiều nơi trên lục địa, bởi vì khí hậu không phù hợp và bệnh dịch nhiệt đới. Hơn nữa, các loại bò có thể nuôi được ở Châu Phi thì nó cũng sản xuất ra ít thịt, và sữa hơn bò nuôi ở Bắc Mỹ, và Châu Âu. Châu Phi có nhiều trữ lượng hầm mỏ nhất là ở phía Nam sa mạc Sahara, giúp một số quốc gia vùng này phát triển thuận lợi hơn các phần khác của lục địa. Nhưng sự giàu có về hầm mỏ, cũng như các sản phẩm từ hầm mỏ, nó lại nằm trong tay những người da trắng, chỉ chiếm thiểu số trên lục địa lại đang nắm quyền thống trị nhiều vùng ở Châu Phi, nhất là về mặt kinh tế, và hoạt động kinh doanh nói chung.
2. Kinh tế công nghiệp.
Công nghiệp có vai trò không lớn trong hoạt động kinh tế Châu Phi. Trong quá khứ các nhà cai trị thuộc địa Châu Âu chú trọng sản xuất nông nghiệp, và hầm mỏ để có được nguyên liệu thô cho nền công nghiệp ở quê nhà của họ. Do đó ngày nay, ngay cả các quốc gia có dư thừa nguyên liệu thô cũng có rất ít nhà máy sản xuất công nghiệp. Nhiều quốc gia Châu Phi không đủ khả năng xây dựng nhà máy mới đắt tiền, và cũng có rất ít đội ngũ chuyên viên, nhà quản lý, kỹ thuật viên, và cả công nhân lành nghề. Hơn nữa, sự cạnh tranh từ công nghiệp Châu Âu, và Bắc Mỹ là cản ngại chính trong việc phát triển công nghiệp ở Châu Phi. Giữa những năm 1900, một số thành phố lớn trong lục địa có phát triển loại công nghiệp sản xuất ra các mặt hàng như rượu bia, thuốc lá, đồ gổ gia dụng, giày dép, xà phòng, và nước giải khát.
Một số nhà máy sản xuất các mặt hàng khác như cơ phận rời cho xe hơi, hàng dệt, may mặc. Cộng hoà Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp cao nhất sản xuất gần 40% sản phẩm công nghiêp Châu Phi. Nhà máy Nam Phi sản xuất các mặt hàng xuất khẩu như xe hơi, dược phẩm, công nghiệp sắt thép, chế biến thực phẩm, và quần áo. Các quốc gia công nghiệp khác ở Châu Phi gồm Ai Cập, Algieria, Morocco, ở phía Bắc, và Nigieria giáp ranh phía Tây. Sản phẩm hầm mỏ Châu Phi có giá trị lớn trong tổng thu nhập quốc gia, nhiều hơn 50% giá trị hàng xuất khẩu của toàn lục địa, nhưng chỉ có dưói một triệu công nhân làm việc trong khu vực này. Trữ lượng hầm mỏ Châu Phi phân bố không đồng đều giữa các quốc gia. Năm nước Nam Phi, Libya, Nigeria, Algeria, và Zambia, sản xuất 80% tổng số hầm mỏ xuất khẩu của Châu Phi.
Chính quyền kiểm soát công nghiệp hầm mỏ trong nhiều quốc gia Phi Châu, và sử dụng nguồn thu từ hầm mỏ cung cấp tài chánh cho nhiều dự án của chính phủ. Nam Phi là quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Libya, và Nigeria là hai nước hàng đầu trong số các quốc gia sản xuất dầu khí của thế giới. Algeria cũng là nước sản xuất dầu lữa lớn, chỉ sau Libya, và Nigeria. Châu Phi còn là lục địa cung cấp gần 70% chất cô ban (cobalt) của thế giới, hơn 40% platinum nguyên tố tăng độ cứng của thép, và khoảng trên 30% kim loại Chrôm, mangan, và bạch kim. Châu Phi cũng là lục địa dẫn đầu, các lục địa về kim loại đồng, nguyên tố phóng xạ, muối axid, và kim cương. Các sản phẩm hầm mỏ quan trọng khác của Châu Phi gồm quặng, sắt, thiêt, kim loại trắng hơi xanh, và khí đốt thiên nhiên.
Thế nhưng, tất cả các nguồn lợi từ hầm mỏ người dân Châu Phi không được hưởng bao nhiêu, bởi nó nằm trong tay các chủ nhân khai thác hầm mỏ người Châu Âu, mặc dù chính quyền cố gắng kiểm soát nó. Còn về lâm hải sản thì Châu Phi chiếm khoảng 25% rừng của thế giới. Nhưng chỉ có dưới 15% cây có thể cung cấp được gỗ, cũng như vài sản phẩm rừng khác. Cây có giá trị lớn nhất về gỗ cứng thì có cây hồ đào, cây dái ngựa, và cây gỗ mềm thì có cây Kmê, và cây khuynh diệp. Công nghiệp rừng là công nghiệp quan trọng nhất ở các nước Cameroon, Congo dân chủ, Congo cộng hoà, Gabon, Ghana, Ivory Coast, và Nigeria. Vùng biển lục địa Châu Phi có nhiều cá. Các đội tàu đánh cá dọc theo bờ Châu Phi đã đánh bắt một số lượng lớn cá đủ loại, cá trổng, cá trích, cá thu, cá ngừ, và nhiều cá khác.
Nhiều mặt hàng cá xuất khẩu từ Châu Phi dưới dạng cá hộp xốt dầu, và cá chế biến theo kiểu ăn liền. Sông, và hồ ở lục địa Châu Phi cũng cung cấp nhiều loại cá nước ngọt rất đa dạng. Nó là nguồn chất đạm chính trong bữa ăn hằng ngày của nhiều người Châu Phi, nhất là những người nghèo. Nguồn cá nước ngọt chủ yếu từ các hồ phía Đông lục địa, các đầm hồ ở Chad, và vùng cao sông Nile.
                              X. Vận chuyển, và truyền thông.
 1. Vận chuyển.    

Toàn lục địa Châu Phi có khoảng 1.300.000 cây số đường bộ giao thông, nhưng chỉ có 97.000 cây số đường được tráng nhựa. Trong nhiều vùng khi mùa mưa đến là đường sá tắt nghẻn. Dưới 2% người Châu Phi có xe hơi riêng hầu hết ở thành phố. Khắp nơi ở Châu Phi xe tải, xe buses chạy theo các lộ trình quy định chuyển tải người và hàng hoá từ làng quê về thị trấn, thành phố và ngược lại. Nhiều người đi bộ hoặc đi xe đạp. Trong nhiều nơi ở nông thôn người ta sử dụng súc vật để chuyển tải người, và hàng hoá như ngựa, hoặc lừa. Lạc đà đóng vai trò chính trong việc chuyển vận ở sa mạc Sahara. Châu Phi có 95.000 cây số đường xe lửa xuyên lục địa. Đường xe lửa được sử dụng chuyển tải nguyên liệu từ hầm mỏ, hoặc nông sản từ các đồn điền nơi sản xuất tới bến cảng xuất khẩu ra nước ngoài.
Hầu hết nó xây dựng từ thời cai trị thuộc địa của phương Tây. Bờ biển Châu Phi có ít bến cảng thiên nhiên tốt nhưng các kỹ sư đã cho xây dựng nhiều bến cảng với nhiều tiện nghi hiện đại cho tàu bè sử dụng tại mỗi quốc gia ven bờ. Đường thủy vận trên sông phục vụ việc chuyển vận tại nhiều nơi trong lục địa. Thác ghềnh, và dòng chảy xiết làm trở ngại lộ trình chuyển vận trên một số con sông. Thêm vào đó một số con sông bị cạn vào mùa khô, không đủ sâu cho tàu bè đi lại. Nhiều làng ở vùng rừng mưa nhiệt đới, người ta sử dụng thuyền độc mộc, và các loại thuyền gỗ nhỏ phục vụ việc đi lại trên sông. Hầu hết các quốc gia Châu Phi có hệ thống đường hàng không cung cấp đường bay nội địa và quốc tế. Các thành phố chính của Châu Phi đều có đường bay quốc tế phục vụ du khách và thương mại.
2. Truyền thông.
Các thành phố trên lục địa có hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc tốt hơn ở thôn quê. Nhật báo tạp chí từ Châu Âu, và Hoa Kỳ bày bán trong các thành phố lớn. Tất cả các thành phố khắp Châu Phi đều có phát hành nhật báo địa phương. Đa số các quốc gia Châu Phi có đài truyền hình. Và trung bình 25 người thì có được một máy truyên hình. Ít người ở thôn quê được xem truyền hình. Radio là phương tiện truyền thông phổ biến nhất. Đài phát thanh quốc gia nào cũng có, và cứ 5 người Châu Phi thì có được một Radio. Ngay cả các vùng xa xôi hẻo lánh một làng cũng có được một vài Radio công cộng. Dân làng thường tập trung trước Radio đặt ở một nơi nhất định để nghe tin tức, và các chương trình truyền thông khác. Dịch vụ điện thoại ở Châu Phi giới hạn trong các thành phố, thị trấn lớn.
Toàn lục địa có khoảng 7 triệu máy điện thoại trên hơn 900 triệu cư dân, so với Hoa Kỳ có 220 triệu máy trên hơn 300 triệu cư dân. Nam Phi là quốc gia có nhiều máy điện thoại nhất chiếm 50% số máy điện thoại toàn lục địa. Trong hầu hết các quốc gia Châu Phi hệ thống điện thoại được lắp đặt từ thời cai trị thuộc địa, giúp việc điều hành của chính quyền trong quản lý hành chánh. Và kết quả là, hiện nay dịch vụ điện thoại trong nội địa các quốc gia, hoặc trong nội địa lục địa Châu Phi không sử dụng tốt bằng dịch vụ từ quốc gia với bên ngoài lục địa Châu Phi. Chẳng hạn dịch vụ từ Châu Phi đến Châu Âu hay Hoa Kỳ tốt hơn, từ một nơi này đến một nơi khác trong quốc gia, hoặc trong lục địa.
          XI. Mậu dịch quốc tế, và trợ giúp từ nước ngoài.
1. Mậu dịch quốc tế.

Cán cân mậu dịch Châu Phi chỉ chiếm khoảng trên dưới 5% tổng giá trị trao đổi thế giới thông qua việc xuất nhập khẩu. Nhưng cân mậu dịch có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Châu Phi. Khoảng 25% tổng sản phẩm Châu Phi được xuất khẩu. Buôn bán với nước ngoài giúp phát triển giao thông vận tải và truyền thông liên lạc tại các địa phương, mở rộng giao lưu thành phố với nông thôn, gia tăng các mặt hàng nông sản, hầm mỏ xuất khẩu. Buôn bán của Châu Phi, chủ yếu với Châu Âu, Nhật Bản, và Bắc Mỹ. Buôn bán giữa các quốc gia Châu Phi với nhau là rất ít. Mặt hàng nhập khẩu chính của Châu Phi gồm thực phẩm, sắt, thép, máy móc, và xe cộ. Dầu khí chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng khác gồm ca cao, cà phê, vàng, và khí thiên nhiên.
Một số nước Châu Phi chỉ dựa vào một mặt hàng xuất khẩu để có thu nhập, chẳng hạn Libya, Nigeria chỉ dựa vào dầu khí. Botswana dựa vào kim cương, Gambia dựa vào đậu phụng, Ghana dựa vào ca cao. Guinea dựa vào quặng nhôm, Uganda dựa vào cà phê, và Zambia dựa vào đồng. Bởi phụ thuộc vào một mặt hàng xuất khẩu nên nền kinh tế Châu Phi giao động lớn nếu giá cả trên thị trường thế giới thay đổi. Châu Phi đã và đang có những nổ lực nhằm kiểm soát được phần nào các sự thay đổi giá cả, và cải tiến những điều khoản mới về mậu dịch. Algeria, Gabon, Libya, và Nigeria là thành viên tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu khí thế giới. Các quốc gia Châu Phi, có hàng xuất khẩu khác đang gia nhập với các tổ chức xuất khẩu mặt hàng tương tự.
2. Trợ giúp từ nước ngoài.
Hầu như mỗi quốc gia Châu Phi đều phụ thuộc vào một, vài nguồn trợ giúp từ nước ngoài. Những trợ giúp này gồm viện trợ tiền bạc, vay nợ, và trợ giúp kỹ thuật trong các lãnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã giúp Châu Phi bằng nhiều cách khác nhau. Quốc gia riêng lẽ có Pháp, Anh, và Hoa Kỳ. Tổ chức Lương Nông trực thuộc Liên Hiệp Quốc hổ trợ Châu Phi nhiều nhất. Những tổ chức khác gồm Ngân hàng thế giới, và các tổ chức tài chánh thành viên của nó. Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Quỹ Phát triển Kinh tế và một số quỹ của Liên hợp Châu Âu, Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Quỹ Phát triển Châu Phi. Ai Cập nhận trợ giúp nước ngoài nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác của lục địa. Kế đó là Ethiopia, Kenya, Morocco, Mozambique, Sudan, và Tanzania.
Từ trợ giúp từ nước ngoài, nhiều quốc gia Châu Phi xây dựng công nghiệp, cải tiến nông nghiệp, tôn tạo trường học, đường sá, công trình công cộng, nhà cửa. Trợ giúp nước ngoài cũng cung cấp thực phẩm, và tiếp liệu trong thời kỳ hạn hán, và các tai ương khác. Tuy nhiên, sự trợ giúp nước ngoài không luôn hoàn toàn có lợi. Nhiều nợ nần vay với lãi suất cao, sử dụng tiền vay vào việc xây dựng các công trình không hiệu quả như xây dựng các xa lộ, đê điều, hợăc một số dự án không mang lại lợi thiết thực cho người dân. Nhiều nhà lãnh đạo nhận ra rằng, quả có quá nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Khi vay nợ kềm theo điều kiện, quốc gia vay nợ phải mua hàng hoá nguyên liệu từ nước cho vay. Trong nhiều trường hợp, khi đáo hạn nợ thì tiền lời nhiều hơn tìên vốn vay nợ.
       GHI CHÚ: Những cái mốc đáng nhớ trên lục địa Châu Phi.
Năm 2.000.000 TCN, Dấu vết ngưòi đầu tiên, có lẽ đã sống tại phía Đông Châu Phi.
Năm 5000TCN, Người Bắc Phi bắt đầu làm nông nghiệp.
Năm 4000 TCN, Sahara bắt đầu biến thành sa mạc.
Năm 3100TCN, Ai Cập thượng và Ai Cập hạ trở thành một quốc gia thống nhất.
Năm 30 TCN, Đế quốc La Mã chiếm trị Bắc Phi.
Năm 01 ĐCN, Người nói tiến Bantu bắt đầu di cư về phía Nam.
Những năm 300’s, Vương quốc Aksum trở thành quốc gia Thiên chúa giáo.
Những năm 500’s, Người Nubian.trong vương quốc bị buộc theo Thiên chúa giáo.
Năm 639-719, Hồi giáo à Rập xâm chiếm Bắc Phi.
Năm 1000-1500, Một vài Vương quốc lớn xuất hiện phía Nam sa mạc Sahara của Châu Phi.
Những năm 1400’s, Người Bồ Đào Nha bắt đầu thám hiểm bờ phía Tây Châu Phi.
Năm 1652, Người Hòa Lan thành lập trạm cứ sở ở Cape Town .
Cuối những năm 1700’s, Người Châu Âu bắt đầu thám hiểm bên trong nội địa Châu Phi.
Những năm 1880’s, Các nước Châu Âu bắt đầu tranh giành các phần đất ở Châu Phi.
Những năm 1920’s Các nước Châu Âu xác lập sự cai trị thuộc địa của họ tại Châu Phi.
Những năm 1950’s-1960’s, Các thuộc địa của Châu Âu trên khắp lục địa trở thành các quốc gia độc lập ở Châu Phi.
Năm 1975, Bồ Đào Nha, trao trả thuộc địa cuối cùng cho người Châu Phi bản xứ.
Năm 1979, Người Châu Phi da đen giành được chính quyền, chấm dứt sự cai trị của thiểu số người da trắng tại Rhodesia, nay là Zimbabwe.
Những năm 1980’s, Một trong những cơn hạn hán tệ hại nhất trong lịch sử ở Châu Phi, nhất là tại Ethiopia cướp đi mạng sống của cả triệu người.
Năm 1990, Người Châu Phi da đen tại Namibia giành được độc lập, chấm dứt sự cai trị của người da trắng ở Nam Phi.
Năm 1994, Người da đen ở Nam Phi đạt tới vị trí cầm quyền chấm dứt sự cai trị của người da trắng tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét