Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC LIÊN HIỆP CHÂU ÂU( Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC LIÊN HIỆP CHÂU ÂU.
I. Khái quát.
Liên hiệp Châu Âu đôi khi còn gọi là EU là một tổ chức gồm 27 quốc gia, khuyến khích hợp tác nhiều mặt chính trị và kinh tế giữa các nước thành viên. Đó là các nước đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ tạo ra một thị trường chung không còn các rào cản trong việc trao đổi thương mại và đầu tư. Các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu là Austria, Belgium, Bulgaria, Cyprus, Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ỉreland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Poland, Portugal, Romania, Spain, Slovakia, Slovenia, Sweden, và United Kingdom. Trụ sở chính của Liên hiệp Châu Âu đặt tại Brussels, Belgium.
Liên hiệp Châu Âu phát triển từ việc hợp tác kinh tế giữa các nước Tây Âu ra đời từ đầu thập niên 1950, tiến dần đến hợp tác nhiều mặt, trở thành Cộng đồng Châu Âu (EC). Năm 1993, trở thành Liên hiệp Châu Âu. Các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu mở rộng sự hợp tác, đi vào cả các vấn đề luật pháp, cư trú, và có một chính sách chung về an ninh, đối ngoại. Các vấn đề luật pháp và cư trú liên quan đến hiệu lực của luật pháp và định cư giữa các nước thành viên. Thông qua chính sách an ninh và đối ngoại chung, mỗi nước thành viên sẽ đóng góp lực lượng vủ trang và tài chánh cho các vấn đề đối ngoại. Liên hiệp Châu Âu chính thức hoạt động khi sự hợp tác mở rộng nầy đi vào hiệu lực thi hành. Ba lỉnh vực hợp tác tại các thời điểm khác nhau nầy được gọi là ba cột mốc chính của Liên hiệp Châu Âu (EURO).
Liên hiệp Châu Âu là một đơn vị kinh tế duy nhất. Dân số (năm 2008) trong các nước thành viên của nó hợp lại gần 500 triệu, đông gấp rưởi dân số Hoa Kỳ. Tổng hàng hóa và dịch vụ năm 2008 của Liên hiệp Châu Âu là 13.328,2 tỷ USD so với 13.100,0 tỷ USD tổng hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ. Năm 2008, Liên hiệp Châu Âu nhập khẩu 4.614,1 tỷ USD so với 11.805,1 tỷ USD tổng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của toàn thế giới, và xuất khẩu 4.576,0 tỷ USD so với 11.725,1 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của thế giới. Hoa Kỳ là bạn hành chính của Liên hiệp Châu Âu. 
                           II. Mục tiêu của Liên hiệp Châu Âu.
Trong nội bộ Liên hiệp (Đối nội). Hoạt động của Liên hiệp Châu Âu là hướng đến việc cải thiện nền kinh tế tại mỗi nước thành viên, bằng cách khuyến khích cạnh tranh trên các hoạt động kinh tế, thương mại, và đầu tư. Mỗi nước thành viên không áp đặt thuế quan lên nước khác trong trao đổi thương mại, và ban cấp “quốc tịch công dân Châu Âu” cho cư dân của họ. Điều nầy có nghĩa rằng cư dân của mỗi quốc gia thành viên trong Liên hiệp Châu Âu có thể sống, và làm việc tại bất cứ quốc gia nào trong nội biên Liên hiệp. Họ cũng có thể bầu cử chính quyền các cấp cho quốc gia mình, cho Liên hiệp Châu Âu trong bất cứ quốc gia thành viên nào nơi họ đang sống, ngay cả khi họ không phải là công dân của nước đó. Liên hiệp Châu Âu cũng khuyến khích hợp tác kinh tế bằng cách chấp nhận chủ trương chung của Liên hiệp và đưa vào áp dụng tại quốc gia mình trong các lảnh vực nông nghiệp, vận chuyển, y tế, an toàn chống gian trá, và các quy định về tiêu chuẩn công nghiệp.
Một chính sách chung như chính sách nông nghiệp (CAP) sẽ điều tiết về giá cả của nông sản, kiểm soát sản xuất nông nghiệp, và trợ cấp (cash grant) cho nông gia. Xa hơn chính sách chung còn quy định cho việc nhập cư, vận chuyển, buôn bán ma túy bất hợp pháp, và các vấn đề hình sự quốc tế khác. Liên hiệp Châu Âu quản lý các chương trình giáo dục, đào tạo chuyên viên khoa học và kỷ thuật. Nó cũng cung cấp tiên bạc cho các khu vực nghèo để phát triển kinh tế. Mục đích của các chương trình nầy là giúp các nước đạt tới phát triển kinh tế, và bình đẳng xã hội. Ngân sách hàng năm của Liên hiệp chủ yếu là thu thuế bán buôn đánh trên các mặt hàng nhập khẩu từ các nước không phải thành viên của Liên hiệp và đóng góp của mỗi quốc gia thành viên.  
Năm 1999, nhiều nước thành viên bắt đầu đưa vào sử dụng đồng tiền thống nhất, là đồng “euro” như là một phần của quá trình thống nhất kinh tế và tiền tệ trong Liên hiệp Châu Âu (EMU).
Ngân hàng Trung tâm gọi là Ngân hàng Trung ương Âu Châu đề ra chính sách tiền tệ cho tất cả các quốc gia thành viên trong lảnh vực kinh tế, tiền tệ. Ngân hàng có quyền sử dụng chính sách tiền tệ để chi phối các hoạt động kinh tế cũng như lải xuất để điều tiết tiền tệ lưu hành, và tiền cho vay. Hiện có 12 nước thành viên của Liên hiệp đã áp dụng việc thống nhất kinh tế và tiền tệ của Liên hiệp Châu Âu là Austia, Belgium, Finland, France, Germany, Greece, Ireland, Italy, Luxembourg, Netherlands, Portugal, và Spain. Các công ty tài chánh, ngân hàng, thị trường chứng khoán trong những quốc gia nầy đang thực hiện việc trao đổi không dùng tiền mặt. Đồng tiền củ tại 12 nước nầy được xác định hết giá trị sử dụng vào ngày đồng euro khởi sự lưu hành. Ngày 1/1/2002 đồng “euro” bắt đầu lưu hành cả tiền kim loại và tiền giấy. Đồng tiền củ tại 12 quốc gia trên cũng chấm dứt lưu hành trong năm.
Trong quan hệ với các quốc gia khác (ngoài Liên hiệp). Liên hiệp Châu Âu là bạn hàng chính của Hoa Kỳ, hai bên đang nổ lực thương thảo để có thể đưa ra được những quy định chung trong trao đổi thương mại thế giới. Liên hiệp Châu Âu cũng đang cùng với Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác như Quỷ Tiền tệ Thế giới và Ngân hàng Thế giới thảo luận các vấn đề tài chánh thế giới. Liên hiệp Châu Âu có quan hệ với tổ chức Lương nông Thế giới và có cơ quan đại diện tại Liên Hiệp Quốc. Liên hiệp Châu Âu cũng có những trợ giúp kinh tế nhằm giải quyết khó khăn cho các nước không phải thành viên của Liên hiệp. Liên hiệp Châu Âu đôi khi còn giúp giải quyết các tranh chấp về quân sự không phải là quốc gia thành viên của Liên hiệp.
Liên minh quốc phòng giữa các quốc gia trong Liên hiệp Châu Âu (EU), gọi là Liên minh Tây Âu đã thực hiện nhiệm vụ nầy trong nhiều năm qua. Liên hiệp Châu Âu từng bước đảm nhận vai trò nầy trong đầu những năm 2000. Liên hiệp Châu Âu cũng làm việc cạnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương là một Liên minh Phòng thủ lớn hơn, các thành viên của nó là Canada, Hoa Kỳ, và một số quốc gia Châu Âu trong đó có nhiều thành viên của Liên hiệp Châu Âu.
                     III. Các Cơ quan chính của Liên hiệp Châu Âu.
Liên hiệp Châu Âu có 5 cơ quan chia xẻ ba chức năng hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Các cơ quan đó là Hội đông Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, và Tòa án Châu Âu.
Hội đồng Châu Âu là cơ quan chính trị tối cao của Liên hiệp có nhiệm vụ đề ra phương hướng, mục tiêu hoạt động của Liên hiệp. Hội đồng bao gồm các vị nguyên thủ của mỗi quốc gia thành viên. Chủ tịch Hội đồng là một nhà lãnh đạo quốc gia, đang nắm giữ chức chủ tịch Liên hiệp. Mỗi quốc gia thành viên luân phiên giữ chức chủ tịch trong 6 tháng. Hội đồng nhóm họp ít nhất 2 lần cho mỗi năm. Mỗi cuộc họp sẽ được tổ chức tại thủ đô của quốc gia đang giữ chức chủ tịch hoặc tại Brussel.
Hội đồng Bộ trưởng phê chuẩn các văn kiện lập pháp cho Liên hiệp Châu Âu. Nó không có quyền đưa ra đề nghị luật, nhưng có thể chấp nhận và phản đối các đề nghị luật từ Ủy ban Châu Âu. Hội đồng Bộ trưởng có thể cùng với các thành viên trong Liên hiệp đề ra các chính sách kinh tế. Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nhiều quyết định quan trọng với một sự nhất trí cao. Hội đồng bao gồm những người có tư cách và thẩm quyền như một vị Bộ trưởng trong nội các của quốc gia họ vậy. Hội đồng thường họp ở Brussel nhưng đôi khi cũng có thể họp tại thủ đô của nước đang giữ chức chủ tịch Liên hiệp Châu Âu.

Ủy ban Châu Âu đưa ra các đề nghị luật cho Hội đồng Bộ trưởng. Ủy ban cũng xem xét các yếu tố về sự an toàn trên các Hiệp ước mà Liên hiệp Châu Âu dùng làm cơ sở để quyết định tham gia với các đối tác bên ngoài Liên hiệp. Ủy ban Châu Âu gồm 20 Ủy viên kể cả chủ tịch Ủy ban. Tất cả những người nầy được chọn bởi chính phủ các nước thành viên với sự chấp nhận cuả Quốc hội Châu Âu. Nhiệm kỳ phục vụ của Ủy viên trong Ủy ban Châu Âu là 5 năm. Chủ tịch Ủy ban là nhà lảnh đạo chính của Liên hiệp Châu Âu. Với sự giúp đở của các Ủy viên khác, chủ tịch Ủy ban chỉ đạo soạn thảo văn kiện lập pháp mới để thực hiện quyết định của Liên hiệp Châu Âu với các đối tác bên ngoài Liên hiệp, và quản lý ngân sách. Tất cả các Ủy viên cam kết sẽ đẩy phúc lợi của Liên hiệp trên mức phúc lợi của quốc gia họ. Ủy ban nhóm họp tai Brussel.

Quốc hội Châu Âu mặc dù mang danh là Quốc hội, nhưng nó không thông qua luật. Quốc hội Châu Âu chỉ thảo luận trên các đề nghị luật của Ủy ban Châu Âu, và cố vấn cho Ủy ban và Hội đồng Bộ trưởng. Ủy ban và Hội đồng Bộ trưởng phải xem xét các khuyến cáo của Quốc hội Châu Âu. Thẩm quyền của Quốc hội Châu Âu đặt trọng tâm vào các vấn đề ngân sách. Thỉnh thoảng nó cũng phủ quyết đề nghị ngân sách của Ủy ban Châu Âu. Quốc hội cũng có thể giải nhiệm Ủy ban Châu Âu bởi hai phần ba số phiếu. Quốc hội hiện có trên 700 đại biểu với nhiệm kỳ phục vụ 5 năm. Cử tri trong mỗi quốc gia thành viên được bầu một số đại biểu Quốc hội theo một tỷ lệ nhất định. Quốc gia nhỏ hơn có số tỷ lệ đại biểu lớn hơn so với số dân trên quốc gia đó. Quốc hội nhóm họp tại Strasbourg, Pháp quốc.

Tòa án Châu Âu là tòa án tối cao của Liên hiệp Châu Âu. Quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành trong các cơ quan của Liên hiệp, các tổ chức chính quyền thành viên, và tổ chức tư nhân trong Liên hiệp Châu Âu. Tòa án xử kháng án việc thưa kiện bởi các quốc gia thành viên, Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng hoặc cá nhân riêng tư. Quyết định của tòa án là quyết định mang tính chung cuộc, cưởng bức thi hành trên tất cả các bên liên quan đến vụ án kể cả thành viên của chính quyền. 13 thẩm phán của tòa án được chọn với sự nhất trí của các quốc gia thành viên. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 6 năm. Tòa án đặt trụ sở tại Luxem

                                 
IV. Lịch sử Liên hiệp Châu Âu.

Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC).
Bắt đầu từ sau đệ II thế chiến kết thúc trong năm 1945, Jean Monnet, một chính trị gia người Pháp vổ vủ cho ‎ý tưởng các quốc gia Châu Âu từng bước tiến đến thống nhất về kinh tế và chính trị. Kết quả là năm 1951, Bỉ (Belgium), Pháp (France), Ý (Italy), Luxembourg, Hà Lan (Netherlands), và Tây Đức (West Germany) ký Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC). 6 nước thành viên của Cộng đồng có một thị trường chung trong các mặt hàng than, thép, quặng sắt, kim loại phế phẩm. Nó xóa bỏ tất cả các rào cản về thương mại giữa các nước thành viên cho các mặt hàng trên. Nó cho phép các công nhân than và thép từ bất cứ quốc gia thành viên nào muốn làm việc bất cứ nơi nào trong 6 quốc gia thành viên của Cộng đồng ECSC bắt đầu từ năm 1952.

Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử (Euratom), và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). Sự thành công của Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC) đưa tới việc 6 quốc gia thành viên kí Hiệp ước Rome năm 1957. Hiệp ước mở rộng việc hợp tác thêm nữa giữa các nước thành viên bằng cách thành lập Công đồng Năng lượng Nguyên tử (Euratom) Châu Âu, và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). Thông qua Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử (Euratom) các nước nầy đã tích lũy nguồn lực để phát triển năng lượng hạt nhân cho việc sản xuất điện lực và sử dụng nó cho các mục tiêu hòa bình khác. Còn Cộng đồng Kinh Tế Châu Âu (EEC) thì ra sức làm việc để kết hợp các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế trong các nước thành viên. Cả hai Cộng đồng (Euratom và EEC) nầy khởi sự hoạt động năm 1958.

Cộng đồng Châu Âu (EC). Các nước thành viên của 3 tổ chức nầy cảm thấy đã đến lúc họ phải hợp nhất các tổ chức nầy thành một tổ chức duy nhất. Cơ quan điều hành (hành pháp) thì đã có quy củ, Cộng đồng Than và Thép (ESEC), Công đồng Năng lượng Nguyên tử (Euratom), Cộng đồng Kinh Tế Châu Âu (EEC) cùng làm việc sớm đưa 2 lảnh vực tư pháp và lập pháp vào hoạt động. Năm 1967, họ chính thức hợp nhất cả 3 Cộng đồng Than và Thép (ESEC), Công đồng Năng lượng Nguyên tử (Euratom), Cộng đồng Kinh Tế Châu Âu (EEC) làm một mang tên mới Cộng đồng Châu Âu (EC) với 3 cơ quan bề thế Hành pháp, Lập pháp, và Tư pháp.

Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (EMS).
Giữa năm 1968, các quốc gia trong Cộng đồng Châu Âu (EC) đã loại bỏ hẵn thuế quan đánh trên hàng hóa trong trao đổi thương mại giữa các nước thành viên của Cộng đồng. Kết quả là, kim ngạch mậu dịch giữa các nước thành viên tăng lên nhanh chóng. Hiệu quả của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan trong trao đổi hàng hóa làm nền kinh tế tại mỗi nước thành viên cũng tăng lên đáng kể, của cải tăng thêm làm cho tiêu chuẩn sống của cư dân trong mỗi nước cũng được nâng cao. Đầu thập niên 1970, Cộng đồng Châu Âu bắt đầu điều chỉnh tỷ lệ hối xuất đồng tiền lưu hành trong các nước thành viên; ổn định tiền tệ ở Tây Đức, và Pháp. Cộng đồng Châu Âu (EC) trong nổ lực của mình đã làm cho hối xuất trong Cộng đồng ổn định từ khi thành lập Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (năm 1969) kéo dài cho đến năm 1979.

Hệ thống Tiền tệ Châu Âu đề ra tiêu chuẩn “giá trị đồng tiền lưu hành tại mỗi quốc gia thành viên không được biến động tăng hoặc giảm trên hoặc dưới một giới hạn nào đó trong giao dịch với nước khác. Trong nhiều năm Cộng đồng Châu Âu chỉ thâu nhận thêm 6 quốc gia thành viên mới. Đan Mạch, Ireland, và Anh đựợc thâu nhận năm 1973. Hy Lạp gia nhập năm 1981, và Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha trở thành thành viên của Cộng đồng Châu Âu năm 1986. Bắt đầu từ năm 1989, nhiều quốc gia Cọng sản ở Đông Âu rời bỏ chế độ Cọng sản. Họ tổ chức bầu cử dân chủ, và giảm bớt sự kiểm soát của chính quyền trong các hoạt động kinh tế. Cộng đông Châu Âu (EC) đã có những thỏa thuận đặc biệt với các nước nầy trong trao đổi thương mại, trợ giúp kinh tế, và quan hệ chính trị.

Năm 1990, Tây Đức và Đông Đức thống nhất. Nhà nước Đức thống nhất mới thay thế Tây Đức trong Cộng đồng Châu Âu (EC). Năm 1987, Cộng đồng Châu Âu phê chuẩn Đạo luật Châu Âu thống nhất. Đạo luật nầy quy định ngày xóa bỏ thuế quan và các rào cản khác trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, lao động, và tư bản giữa các nước thành viên. Đạo luật có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1993. Nhưng nhiều phần của đạo luật vẫn còn chưa áp dụng. Chẳng hạn kiểm tra hộ chiếu vẫn còn áp dụng cho việc đi lại giữa các nước thành viên của một số nước trong Cộng đồng Châu Âu.

Liên hiệp Châu Âu (EU).
Năm 1992, tại Maastricht, Hà Lan, đại diện 12 nước thành viên Cộng đồng Châu Âu (EC) kí Hiệp ước thành lập Liên hiệp Châu Âu (EU). Hiệp ước nầy còn gọi là Hiệp ước Maastricht, có hiệu lực thi hành vào tháng 11/1993. Đạo luật đề ra các điều khoản tổ chức Liên hiệp Châu Âu. Nó cũng quy định thành lập Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và chấp nhận đồng tiền thống nhất sau đó đặt tên là đồng “euro”. Ngân hàng Trung ương bắt đầu hoạt động năm 1998, và 11 quốc gia trong Liên hiệp Châu Âu (EU) là Austria, Belgium, Finland, France, Germany, Ireland, Italy, Luxembourg, Netherlands, Pỏtugal, và Spain bắt đầu sử dụng đồnh euro măm 1999. Trước đó, trong năm 1995 Austria, Finland, và Sweden đã trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp Châu Âu.

Phát triển gần đây. Năm 2001, Hy Lạp xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu. Năm 2002, đồng tiền kim loại và tiền giấy đi vào lưu hành và thay thế đồng tiền cũ hiện đang lưu hành tại Hy Lạp, và 11 quốc gia thành viên khác đã chấp nhận đông “euro”. Năm 2002 và 2003, Hội nghị các đại biểu đã thông qua một dự thảo Hiến pháp cho Liên hiệp Châu Âu. Văn kiện nầy chỉ rỏ sự cân bằng quyền hạn giữa Chính quyền Trung ương Liên hiệp Châu Âu và chính quyền các quốc gia thành viên của Liên hiệp. Năm 2004, có 10 quốc gia gia nhập Liên hiệp Châu Âu. Đó là các nước Cyprus, Czech Republic, Estonia, Lithuania, Malta, Poland, Slovakia, và Slovenia. Bulgaria, và Romania được thâu nhận vào Liên hiệp Châu Âu đầu năm 2007.


V. Vài số liệu về Liên hiệp Châu Âu.



1. LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: DIỆN TÍCH, ĐẤT NÔNG NGHIỆP, DÂN SỐ, TỔNG SẢN LƯỢNG, THU NHẬP NĂM 2007, 2008 VÀ 2009.


Tên nước
Din tích
Đt
N.N
D.S
Ngàn
D.S
Ngàn
D.S
Ngàn
T.S.L
T USD
T.S.L
T USD
T.S.L
T USD
Thu
Nhp
USD
Thu
Nhp
USD
Thu
Nhp
USD

Km2
%
2007
2008
2009
2007
2008
2009
2007
2008
2009
Sweden
449.964
6
9.016
9.031
9.045
268,0
290,6
334,6
29.800
32.200
36.500
Finland
337.030
7
5.231
5.238
5.244
161,5
176,4
185,5
30.900
33.700
35.300
U. Kingdom
244.820
23
60.609
60.776
60.943
1.800,0
1.900,0
2.100,0
30.300
31.800
35.100
Ireland
70.280
17
4.062
4.109
4.156
164,6
180,7
186,2
41.100
44.500
43.1000
Denmark
43.094
53
5.450
5.468
5.484
188,1
201,5
203,7
34.600
37.000
37.400
5. Bc Tây
Âu.
1.145.188
21
84.368
84.622
84.872
2.582,2
2.749,2
3.010,0
30.704
32.728

Netherlands
41.526
22
16.491
16.570
16.645
499,8
529,1
639,5
30.500
32.100
38.500
Germany
357.021
33
82.422
82.400
82.369
2.500,0
2.600,0
2.800,0
30.400
31.900
34.200
Belgium
30.528
27
10.379
10.392
10.403
325,0
342,8
376,0
31.400
33.000
35.300
Luxembourg
2.586
24
474
480
486
30,7
33,9
38,6
55.600
71.400
80.500
France
547.030
33
60.876
63.718
60.057
1.800,0
1.900,0
2.000,0
29.900
31.100
33.200
5. Trung
Tây Âu.
978.651
27
170.644
173.560
169.960
5.155,5
5.405,8
5.854,1
30.326
31.247
34.400
Austria
83.870
17
8.192
8.199
8.205
267,6
283,8
317,8
32.700
34.600
38.400
Italy
301.230
26
58.133
58.147
58.145
1.700,0
1.800,0
1.800,0
29.200
30.200
30.400
Malta
316
31
400
401
403
7,9
8,4
21,9
19.900
21.100
53.400
Portugal
92.391
17
10.605
10.642
10.676
204,4
210,1
230,5
19.300
19.800
21.700
Spain
504.782
27
40.397
40.448
40.491
1.000,0
1.100,0
1.400,0
25.500
27.400
30.100
5. Nam Tây Âu.
982.589
23
117.727
117.837
117.920
3.179,9
3.402,3
3.770,2
27.179
29.079
31.900
Estonia
45.226
25
1.324
1.315
1.307
22,3
26,9
29,4
16.700
20.300
21.100
Latvia
64.589
28
2.274
2.259
2.245
30,3
36,5
42,3
13.200
16.000
18.300
Lithuania
65.200
45
3.585
3.575
3.565
49,2
54,4
59,6
13.700
15.300
17.700
Poland
312.685
40
38.536
38.518
38.500
514,0
552,4
620,9
13.300
14.300
16.300
Czech Rep
78.866
39
10.235
10.228
10.220
199,4
224.0
148,9
19.500
21.900
24.200
5. Bc Trung Âu.
566.566
35
55.954
55.895
55.837
815,2
894,2
901,1
14.822
16.258
16.100
Slovakia
48.845
29
5.439
5.447
5.455
87,3
99,2
109,6
16.100
18.200
20.300
Hungary
93.030
50
9.981
9.956
9.930
162,6
175,2
191,3
16.300
17.600
19.000
Romania
237.500
39
22.303
22.276
22.246
183,6
202,2
245,5
8.200
9.100
11.400
Slovenia
20.273
9
2.010
2.009
2.007
43,4
47,0
54,7
21.600
23.400
27.200
Bulgaria
110.910
30
7.385
7.322
7.262
71,5
78,7
86,3
9.600
10.700
11.300
Greece
131.940
20
10.688
10.706
10.722
236,8
256,3
324,6
22.200
24.000
29.200
Cyprus
9.250
11
784
788
792
16.9
18,0
36,5
21.600
23.000
46.900
7. Nam Trung Âu.
651.748
26
58.590
58.504
58.414
819,0
876,6
1.048,5
14.120
15.113
17.900
27. L.Hip Châu Âu
4.324.742
26
487.537
490.418
487.003
12.551,8
13.328,2
14.583,9
26.907
27.200
29.900
21. HT, Ch A-
T.B.DUƠNG
62.635.792
8
2.668.401
2.693.884
2.715.470
34.335,5
37.545,9
35.801,5
12.869
13.492
12.900
45. CHÂU ÂU
22.983.204
27
727.329
729.548
22.983.204
15.147,5
16.024,9
17.942,4
20.836
21.982
24.873
48. CHÂU  Á.
31.624.961
14
3.964397
3.990141
31.624.961
23.891,3
26.945,0
22.979,7
6.027
6.753
5.685
53. CHÂU PHI.
30.091352
11
914.349
933.875
30.091.352
2.363,2
2.581,5
2.478,1
2.586
2.766
2.546
35. CHÂU  M.
40.048.390
10
884.385
898.088
40.048.390
18.067,2
19.174,7
20.459,6
20.346
21.352
22.442
15. CHÂU ĐI DƯƠNG
8.485.035
7
32.283
32.688
8.485.035
764,7
805,7
893,4
23.897
25.178
26.668
195. TH
GII
133.232.942
13,8
6.526743
6.584340
133.232.942
60.233,9
65.531,8
64.789,2
9.230
9.952
9.692
Vit Nam
329.560
20
84.402
85.262
86.116
232,2
262,8
221,4
2.800
3.100
2.600


2. LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, TỔNG SẢN LƯỢNG, NGÂN SÁCH, DTRỬ, NỢ NƯỚC NGOÀI, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU NĂM 2007, 2008, 2009. 
Tên nưc
Din
Tích
D. S
Ngàn
TSL
T USD
NSQ
T USD
DTN
T USD
NNN
T USD
N.K
T USD
N.K
T USD
N.K
T USD
X.K
T USD
X.K
T USD
X.K
T USD

Km2
2009
2009
2009
2009
2008
2007
2008
2009
2007
2008
2009
Sweden
449.964
9.045
334,6
240,5
17,1

104,4
151,8
150,6
126,6
173,9
170,2
Finland
337.030
5.244
185,5
58,2
4,4

56,5
71,7
81,5
67,9
84,7
104,9
U. Kingdom
244.820
60.943
2.100,0
1.200,0
30,9

483,7
603,0
616,8
372,7
468,8
441,4
Ireland
70.280
4.156
186,2
88,3
0,4
11,0
65,5
87,4
84,2
102,0
119,8
115,6
Denmark
43.094
5.484
203,7
158,8
20,5
21,7
74,7
89,3
102,3
85,0
93,9
101,2
5. Bc
Tây Âu.
1.145.188
84.872
3.020,0
1.745,8
73,3
32,7
784,8
1.003,2
1.035,4
754,2
941,1
933,3
Netherland
41.526
16.645
639,5
350,4
6,5

326,6
373,9
404,7
365,1
413,8
457,2
Germany
357.021
82.369
2.800,0
1.500,0
28,0

801,0
916,4
1.100,0
1.000,
1.100,
1300,0
Belgium
30.528
10.403
376,0
220,3
6,5
28,3
264,5
333,5
322,9
269,6
335,3
322,1
Luxembourg
2.586
486
38,6
19,3
0,1

18,7
24,2
24,8
13,4
19,6
19,9
France
547.030
60.057
2.000,0
1.400,0
28,9
106,0
473,3
529,1
600,1
443,0
490,0
548,0
5. Trung
Tây Âu.
978.651
169.960
4.054,1
3.490,0
70,0
134,3
1.884,1
2.177,1
2.452,5
2.091,1
2.358,7
2.647,2
Austria
83.870
8.205
317,8
181,8
6,7
15,5
118,8
134,3
162,7
122,5
133,3
164,9
Italy
301.230
58.145
1.800,0
1.020,0
17,9
913,9
369,2
445,6
498,6
371,9
450,1
501,4
Malta
316
403
21,9
3,5
2,4
0,1
3,9
4,1
4,1
2,7
2,4
3,3
Portugal
92.391
10.676
230,5
98,0
0,7
275,0
60,4
12,4
75,3
38,8
33,3
51,4
Spain
504.782
40.491
1.400,0
556,5
7,2
771,0
271,8
324,4
373,6
194,3
222,1
252,4
5. Nam Tây Âu.
982.589
117.920
3.770,2
1.859,8
34,9
1.975,5
824,1
920,8
1.114,3
730,2
841,2
973,4
Estonia
45.226
1.307
29,4
7,2
2,0
8,4
9,2
12,0
14,7
7,4
9,7
11,1
Latvia
64.589
2.245
42,3
10,3
3,5
7,4
8,6
10,3
14,8
5,7
7,0
8,1
Lithuania
65.200
3.565
59,6
13,6
4,7
10,0
13,3
18,3
22,8
11,0
14,6
17,2
Poland
312.685
38.500
620,9
91,4
39,8
99,2
95,7
113,2
160,2
92,7
110,7
144,6
Czech Rep
78.866
10.220
248,9
76,3
21,8
36,3
76,7
87,7
116,6
78,4
89,3
122,3
5.Bc Trung Âu.
566.566
55.837
1.001,1
198,8
71,8
161,3
203,5
241,5
329,1
195,2
231,3
303,3
Slovakia
48.845
5.455
109,6
36,0
11,4
19,5
34,5
41,8
58,4
32,4
39,6
57,5
Hungary
93.030
9.930
191,3
71,7
15,1
57,0
64,8
69,8
87,9
61,8
68,0
88,8
Romania
237.500
22.246
245,5
60,4
23,5
24,6
38,2
46,5
64,3
27,7
33,0
40,3
Slovenia
20.273
2.007
54,7
19,0
0,6
14,7
19,6
23,6
29,3
18,5
21,9
27,0
Bulgaria
110.910
7.262
83,6
15,4
10,4
16,1
15,9
23,8
28,7
11,7
15,5
18,4
Greece
131.940
10.722
324,6
120,6
0,3
67,2
48,2
59,1
80,8
18,5
24,4
23,9
Cyprus
9.250
792
36,5
9,3
3,8
7,3
6,1
5,8
7,8
1,8
1,3
1,5
7.Nam Trung Âu.
651.748
58.414
1.045,8
332,4
65,1
197,3
227,3
270,4
356,7
172,4
203,7
257,4
27.L.Hip Châu Âu
4.324.742
487.003
12.891,2
7.626,8
315,1
2.501,1
3,923,8
4.614,0
5.288,0
3.943,1
4.576,0
5.114,6
21. HT, Ch A-
T.B.DUƠNG
62.635.792
2.715.470
35.801,5
7.104,1
2.665,8
3.498,4
4.633,3
5.362,5
6.100,3
4.332,5
5.063,8
5.839,4
45. CHÂU ÂU
22.983.204
731.354
17.942,4
8.306,0
900,1
2.758,2
4.341,1
5.126,5
5.972,0
4.527,5
5.282,6
5.933,6
48. CHÂU  Á.
31.624.961
4.042.001
22.979,7
3.809,7
2.426,3
1.449,0
2.669,3
3.255,0
3.874,5
3.140,6
3.807,3
4.632,7
53. CHÂU PHI.
30.091352
973.109
2.478,1
324,6
2343
305,8
247,5
428,4
367,8
313,1
401,3
432,9
35. CHÂU  M.
40.048.390
911,565
20.459,6
4042,3
343,9
2.751,8
2.524,6
2.838,3
3.108,4
1.852,0
2.088,1
1.313,1
14. CHÂU Đ DƯƠNG
8.485.035
33.500
893,4
368,1
28,2
359,3
14
156,9
195,1
130,2
145,8
175,3
195. TH GII
133.232.942
6.691.620
67.789,2
16.850,7
3.932,8
7.624,1
9.930,8
11.805,1
13.517,8
8.963,4
11.725,1
13.087,6
Vit Nam
329.560
86.116
221,4
19,6
14,9
16,6
36,9
39,2
53,2
32,2
39,9
48,1
 

 3. LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GIÁO DỤC, PHÂN BỐ LAO ĐỘNG, ĐÓNG GÓP VÀO TỔNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA NĂM 2007, 2008 VÀ 2009.


4. LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ 2009, 2025, 2050, CẤU TRÚC DÂN SỐ, TUỔI THỌ, TĂNG DÂN SỐ, NHIỂM HIV, ĐỘC LẬP, VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ.                    



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét