Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Chương VI- 5 NƯỚC PHÍA NAM TÂY ÂU (Sách Châu Âu và Liên Hiệp Châu Âu 2009)

CHƯƠNG VI: 5 NƯỚC PHÍA NAM TÂY ÂU.
1. AUSTRIA - REPUBLIC OF AUSTRIA (ÁO).
A. Tiến trình phát triển.
La Mã xâm lược các vùng đất Áo của người Celts khoảng năm 15 Trước công nguyên (BC). Năm 788, lãnh thổ Áo bị sáp nhập vào Đế quốc Charlemagne. Năm 1300, nhà Hapsburg đến với quyền lực, từng bước mở rộng đất đai, thống trị trên nhiều phần đất của Châu Âu. Sự cai trị của Áo tại nước Đức suy giảm dần trong thế kỷ 18 và chấm dứt năm 1806 bởi Prussia. Nhưng, tại Hội nghị Vienna năm 1815, chỉ định Áo thống trị một vùng rộng lớn ở phía Đông Nam Âu gồm Germans, Hungarians, Slavs; Italians và nhiều nơi khác. Năm 1867, Liên minh đế chế Austro-Hungarian (Hung-Áo) ra đời. Nó trao cho Hungary quyền tự trị rộng rãi, và hầu như 50 năm sau đó khu vực được sống trong hòa bình và hưng thịnh. Ngày 28/6/1914, Hoàng tử Áo, Franz Ferdinant người sẽ kế thừa ngôi vua nhà Hapsburg, bị ám sát bởi một người theo chủ nghĩa quốc gia Serbia.
Và thế là chiến tranh Thế giới lần thứ I bắt đầu, Liên minh Hung- Áo thua trận đế chế tan rã. Năm 1918, Liên minh Hung-Áo bị xóa sổ, đất đai bị chia cho các quốc gia tân lập, và một Cộng hòa Áo nhỏ hơn được thành lập với đường biên giới hiện có như bây giờ. Ngày 13/3/1938, Đức Quốc Xã xâm lược nước Áo. Cộng hòa Áo tái thành lập năm 1945, dưới sự chiếm đóng của Đồng minh. Năm 1955, nền độc lập và trung lập của Áo Quốc được phục hồi. Ngày 1/1/1995, Áo gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU). Cuối thập niên 1990, đảng Tự do Áo chống người nhập cư, và đảng Cánh hữu nổi lên thách thức quyền cai trị của đảng Dân chủ Xã hội Áo. Khi các thành viên đảng Tự do Áo gia nhập Nội các Áo ngày 4/2/2000, thì Liên hiệp Châu Âu áp đặt lệnh cấm vận chính trị 6 tháng trên Áo Quốc từ ngày 4/2/2000 đến ngày 12/9/2000.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 24/11/2002, số người ủng hộ đảng Tự do sút giảm đi nhiều. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/4/2004, Heinz Fischer lảnh tụ đảng Dân chủ Xã hội đắc cử, với 52,4% phiếu bầu, trên đối thủ là Benita Ferrero-Waldner Bộ trưởng Ngoại giao chiếm 47,6% phiếu bầu. Và tại cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1/10/2006, đảng Dân chủ Xã hội dẫn đầu, chiếm 68 ghế, kế là đảng Nhân dân 66 ghế, và sau cùng là Liên minh Tương lai Áo Quốc 8 ghế.
B. Áo Quốc ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Áo Quốc có hiệu lực thi hành ngày 1/10/1920. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Áo Quốc là một nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang, gồm 9 tiểu bang (Lander). Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, do dân bầu với nhiệm kỳ 6 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 183 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 62 nghị sỉ, do Quốc hội đương nhiệm tại 9 Tiểu bang bầu chọn, số lượng đại biểu phụ thuộc vào dân số tại mỗi Tiểu bang. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 8.205.533, dưới 15 tuổi 14,8%, trên 65 tuổi 17,7%. Mật độ cư dân: 99 người/km2. Thành phố: 65,5%. Sắc tộc: Austrian 91%, Yugoslav 4%, Turk 2%. Ngôn ngữ: German (chính), Serbo-Croatian, Slovenian. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 74%, Thiên chúa giáo Tin Lành 5%, Hồi giáo 4%, không tôn giáo: 12%. Đất đai: Tổng diện tích: 83.870 km2. Diện tích đất: 82.444km2. Địa điểm: phía tây trung tâm Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Thụy Sĩ, Liechtenstein phía tây, Đức, cộng hòa Czech phía bắc, Slovakia, Hungary phía đông, Slovenia, Italy phía nam. Địa thế: Austria phần nhiều là núi non, với núi Alps và đồi thấp bao trùm các tỉnh phía tây và phía nam. Các tỉnh phía đông và thủ đô Vienna nằm trong bình nguyên sông Danube. Thủ đô: Vienna  2.315.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cọng hòa Liên bang. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Heinz Fischer, sinh 9/10/1938, nhậm chức 8/7/2004. Thủ tướng chính phủ: Alfred Gusenbauer, sinh 8/2/1960, nhậm chức 11/1/2007. Chính quyền địa phương: 9 tiểu bang, mỗi tiểu bang có 1 Quốc hội. Ngân sách quốc phòng: 3,2 tỷ. Quân đội chính quy: 39.600. Kinh tế: Công nghiệp máy móc, xe hơi, cơ phận rời, hóa chất, xây dựng, thực phẩm. Nông sản: hạt ngũ cốc, trái cây, khoai tây, củ cải đường, nho. Tài nguyên: dầu khí, quặng sắt, kim loại trắng bạc, chì, đồng, than và than non, gỗ xẽ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 50 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 2 triệu, gà 15 triệu, dê 53.108, heo 3,2 triệu, cừu 312.375. Đánh cá: 2.863 tấn. Cung cấp điện: 58,8 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 3%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 27%, đóng góp 26%; lao động dịch vụ 70%, đóng góp 71%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 317,8 tỷ. Bình quân đầu người: 38.400. Tăng trưởng: 3,4%. Nhập khẩu: 162,7 tỷ. Bạn hàng: Germany 46,5%, Italy 6,8%, Switzerland 4,4%, Netherlands 4%. Xuất khẩu: 164,9 tỷ. Bạn hàng: Germany 31,7%, Italy 8,8%, Hoa Kỳ 5,7%, Switzerland 4,6%, France 4%. Du lịch: 16,6 tỷ. Ngân sách quốc gia: 181,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 6,7 tỷ. Dự trữ vàng: 9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 15,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 6.381 km. Bằng xe hơi: 4,2 triệu đầu xe, xe cá nhân 367.000. Bằng máy bay: bay 17,5 tỷ km, sân bay 25. Hải cảng: 4- Linz, Vienna, Enns, Krems. Truyền thông: Máy truyền hình 526/1000 cư dân, Radio 751/1000. Điện thoại: 3,6 triệu. Internet: 4,3 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,5, nữ 82,4. Sinh xuất: 8,7/1000 người. Tử xuất: 9,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm 0,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,5/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 98%, trung học 96%, đại học 50%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) ,và hầu hết các cơ quan đặc biệt của tổ chức này. Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
2. ITALY - ITALIAN REPUBLIC (Ý).
A. Tiến trình phát triển.
Người Romans định cư trong vùng khá lâu trước khi người Etruscans đến đây khoảng những năm 800 Trước công nguyên (TCN). Họ tổ chức được một chính quyền khá ổn định. Trong những năm 500 TCN các nhà buôn và người định cư Hy Lạp đến lập nghiệp nhiều nơi ở Italy và Sicily. Họ mang theo văn hóa Hy Lạp giới thiệu với người sống chung với họ. Năm 509 TCN, một trong các thành phố dưới quyền cai trị của người Etruscans nhưng đa số là người Romans đứng lên làm bạo loạn truất phế nhà vua Tarquin, và thành lập Cộng hòa Rome. Qua nhiều trăm năm Cộng hòa La Mã đi xâm lược mở rộng vùng thống trị cho đến khi nó trở thành một đế quốc khổng lồ. Tại dỉnh cao của nó năm 117 Sau công nguyên (SCN) đế quốc La Mã chiếm hơn một nữa Châu Âu, nhiều vùng Tây Nam Á, toàn bộ bờ phía Bắc Châu Phi, và duy trì sự thống trị cho đến thế kỷ thứ 5 SCN.
Đế quốc La Mã chính thức thừa nhận Thiên chúa giáo năm 313, và Rome trở thành cơ quan lãnh đạo Giáo hội. Năm 395, Hoàng đế La Mã là Theodosius chết để lại di chúc chia lảnh thổ đế quốc cho hai con trai của ông ta Honorius và Arcadius. Từ đó, La Mã bị tách đôi thành đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã. Cuối những năm 400, người xâm lược Visigoth đánh chiếm Rome thì Tây La Mã vỡ ra thành các vương quốc nhỏ. Đông La Mã còn gọi là đế quốc Byzantine dưới sự lãnh đạo của Justinian tái chiếm Italy vào thế kỷ thứ 6. Do sự tranh chấp quyền hành, Thiên chúa giáo cũng vỡ ra làm đôi Giáo hội phía Đông (Byzantine) và Giáo hội phía Tây (Roman Catholic). Nhờ thuyết dụ được các Lảnh chúa, Tiểu vương theo Thiên chúa giáo, Giáo hội phía Tây nổi lên như một thế lực khuynh đảo mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Tây Âu.
Quyền hạn của Giáo hoàng rộng lớn như vị Hoàng đế La Mã trước đó. Năm 800, Giáo hoàng Leo III, ban cấp ngôi vị Hoàng đế La Mã cho Charlemagne, người có công đánh chiếm và sát nhập vương quốc Lombard phía Bắc Italy vào đế quốc của ông ta là Frankish. Năm 961, cũng tại Rome, Giáo hoàng John XII, ban cấp ngôi vị Hoàng đế cho Otto I của Germany, đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc La Mã Thần quyền (Holy Roman Empire). Vào thế kỷ 11, ở vùng phía Nam, Norman xâm chiếm Sicily lập ra Vương quốc Naples. Nhưng ở miền Trung và Bắc Italy nhiều thành phố Cộng hòa tự trị như Venice, Florence, Milan, và Genoa đã lớn mạnh và ổn định. Những năm 1300, các thành phố Cộng hòa này phát triển rực rỡ dẫn đầu công cuộc phục hồi văn hóa Châu Âu thường gọi là thời Phục Hưng (Renaissance).
Phong trào Phục Hưng sản sinh ra các nhà sáng tạo nghệ thuật lừng danh như Botticelli, Michelangelo, và Leonardo de Venci. Các thành phố Venice, Genoa, Pisa và Amalfi xây dựng nhiều cơ sở thương mại lớn buôn bán với phía Đông. Dù vậy, lịch sử Italy cũng trải qua nhiều biến thiên, từng chứng kiến các cuộc tranh chấp kéo dài giữa “thần quyền và thế quyền”, giữa Nhà thờ La Mã và các Hoàng đế cai tri quốc gia. Đến cuối thế kỷ thứ 15, do chiến tranh kéo dài và điều kiện kinh tế ngày càng xuống dốc, các thành phố Italy kiệt sức. Tại Địa Trung Hải, quân xâm lược Ottoman, cắt đứt con đường thương mại truyền thống của Italy. Italy trở thành bãi chiến trường cho các thế lực đang lên của Pháp, Tây Ban Nha, Áo, Đức, đôi khi còn có cả sự chi phối của Giáo hội Thiên chúa giáo nữa. Trong thế kỷ 16-17, nhà cai trị Tây Ban Nha là Habsburgs thoả thuận với Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã, cùng nhau thống trị Milan và Naples.
Khi chiến tranh (1701-1714) kết thúc, Tây Ban Nha nhượng quyền cai trị phía Bắc Italy cho nhà Habsburg của Áo, cho dù công tước Savoy đã nhận ngôi vua Sardinia (Piedmont) năm 1720. Trong chiến tranh với Pháp (1796-1797), Italy thua trận. Đầu những năm 1800, Napoleon xâm chiếm Italy, tự nhận mình là vua của Italy đồng thời với Hoàng đế nước Pháp. Hội nghị Vienna năm 1815, phục hồi quyền lực cũ trên đất Italy. Austria cai trị Lombardy và Venetia ở phía Bắc. Còn lãnh địa Parma, Modena, Tuscany và Trung tâm bán đảo trao cho Giáo hội La Mã. Vương quốc Bourbon cai trị Sicily và Naples ở phía Nam. Trào lưu dân chủ năm 1848, kết thúc trong đau đớn khi quân đội Piedmontese bị Austria đánh bại tại Novara năm 1849. Giáo Hoàng Pius IX, kêu gọi quân đội Pháp vào lật đổ Cộng hòa La Mã vừa dựng lên bởi Mazzini.
Piedmond bắt đầu chuyển qua một nhà vua mới, Victor Emmanuel II (cai trị từ 1849-1878). Mặc dù Italy từ thời Cổ đại đã là một nền văn minh phát triển cao, và gần đây trong các thành phố Cộng hòa ở phía Bắc khai sinh “Phong trào Phục hưng”. Thế nhưng, Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã cùng với Đức, Pháp, Tây Ban Nha, và Áo luôn ngăn cản sự thống nhất quốc gia Ý Đại Lợi. Năm 1859, Lombardy đến dưới sự cai trị của nhà vua Victor Emmanuel II của Sardinia. Bằng một cuộc “trưng cầu dân ý”, năm 1860, cử tri chấp nhận hợp nhất Parma, Modena, Romagna. Tiếp theo Tuscany gia nhập, sau đó Sicily và Naples. Và bằng cách đó Marches và Umbria cũng gia nhập. Ngày 17/3/1861, Quốc hội Ý Đại Lợi tuyên bố Victor Emmanuel là nhà vua của Italy. Năm 1866, Mantua và Venetia sát nhập vào Italy như là kết quả của cuộc chiến tranh Austro–Prussian.
Ngày 20/9/1870, quân đội Ý Đại Lợi tiến chiếm phần đất của Giáo hội Thiên chúa La Mã, nơi các đồn binh Pháp vừa rút lui. Và trong một cuộc “trưng cầu dân ý”, cư dân tại phần đất nầy đồng ý sát nhập vào Vương quốc Italy. Ngày 11/2/1929, Ý Đại Lợi thừa nhận thành phố Vatican nơi cứ sở của Giáo hội như một khu vực độc lập. Chủ nghĩa Phát xít (Fascism) xuất hiện tại Italy ngày 23/3/1919, dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini một người năng nổ của nhóm cực hữu. Do bất mãn với những điều khoản trong Hiệp ước Versailles, ông ta thành lập đảng Phát xít (Fascist Party). Ngày 28/10/1922, vua Victor Emmanuel đề nghị Mussolini đứng ra thành lập Chính phủ. Từng bước Mussolini thâu tóm quyền lực và trở thành một nhà độc tài. Ông ta đã tiến hành chiến tranh xâm lược Ethiopia (châu Phi).
Chính Mussolini tự mình bổ nhiệm Hoàng đế Victor Emmanuel III, công khai chống lệnh cấm vận của Hội Quốc Liên (Leage of Nations). Ông gởi quân đội chiến đấu cạnh Franco chống Cộng hòa Tây Ban Nha, và sau cùng gia nhập với Đức Quốc, trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau khi chủ nghĩa Phát xít bị đánh bại năm 1943, Ý Đại Lợi tuyên bố chiến tranh với Đức và Nhật, và đóng góp nhiều công sức cho sự thắng trận của phe Đồng minh. Italy trả lại các đất đai đã xâm chiếm và mất tất cả thuộc địa. Ngày 28/4/1945, Mussolini bị giết bởi các đảng viên trung thành với ông ta. Ngày 9/5/1946, Victor Emmanuel III thoái vị, và con trai của Humber II lên ngôi cho đến khi Ý Đại Lợi trở thành một nước Cộng hòa, sau cuộc “trưng cầu dân ý”  tổ chức vào ngày 2 và 3 tháng 6/1946.
Từ sau Thế chiến II, Italy đạt nhiều thành tựu trong phát triển công nghiệp, mang lại tiêu chuẩn sống cao cho người dân. Nó cũng tham gia vào quá trình, và là thành viên của Cộng đồng Châu Âu, nay là Liên hiệp Châu Âu (EU). Tuy nhiên, sự ổn định về chính trị tại nước này đã không theo kịp với đà hưng thịnh về kinh tế. Các tổ chức tội phạm và hoạt động phi pháp đã là những vấn đề dai dẳng trong xã hội Italy hàng chục năm nay. Lãnh tụ đảng Thiên chúa giáo và là cựu Thủ tướng Aldo Moro bị bắt cóc và giết chết năm 1978, bởi những tên khủng bố dưới danh xưng “Đội quân đỏ” (Red Brigade). Một làn sóng bạo loạn cánh tả, kể cả những vụ bắt cóc và ám sát còn tiếp tục trong thập niên 1980. Đầu thập niên 1990, những vụ tai tiếng về một số chính trị gia hàng đầu của Ý Đại Lợi có dính đến tổ chức tội phạm (Mafia).
Cuộc bầu cử tháng 3/1994, đảng Cánh hữu chiến thắng với đa số phiếu đủ đánh bật đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Ý Đại Lợi ra khỏi vị trí cầm quyền. Sau một loạt các chính phủ chỉ cầm quyền trong một thời gian ngắn, các đảng Cánh tả Liên minh đạt thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 21/4/1996. Tháng 4 đến tháng 8/1997, Italy lãnh đạo lực lượng duy trì hòa bình quốc tế đưa 7000 quân tới Albania. Cuộc động đất ở miền Trung Italy ngày 26/8, làm chết 11 người và khoảng 12.000 người mất nhà cửa. Nó cũng làm hư hỏng nhiều bức tranh có giá trị  lớn ở Assissi. Ngày 3/2/1998, một máy bay quân sự Hoa Kỳ bay thấp làm đứt đường dây cáp tại nơi trược tuyết ở miền Bắc nước Ý giết chết 20 người. Bằng cách thực thi chương trình tiết kiệm, Ý Đại Lợi có thể giảm được nợ nần để hội đủ điều kiện gia nhập Khối tiền tệ chung Châu Âu “đồng Euro”.
Tháng 6/1999, Italy đóng góp 2.000 quân cho khối NATO lập thành một lực lượng duy trì an ninh (KFOR) hành quân vào Kosovo. Ngày 19/6/1999, thành phố Turin của Ý Đại Lợi được chọn làm nước đứng ra tổ chức Thế Vận hội mùa Đông năm 2006. Được nhiều người cổ vũ, Silvio Berlusconi một người giàu có trong lãnh vực truyền thông giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 13/5/2001. Ngày 31/10/2002, một trận động đất xẩy ra tại San Giuliano di Puglia giết chết 26 em học sinh. Berlusconi hậu thuẩn Hoa Kỳ lảnh đạo cuộc xâm lăng Iraq và gởi quân tham chiến. Tháng 6/2004, trong một phiên xữ các viên chức lảnh đạo chính quyền được xem là vô tội về cáo buộc hối lộ hồi thập niên 1980, khi họ vận động Quốc hội thông qua một đạo luật của chính phủ. Trên 4.100 người Ý lớn tuổi bị chết bởi làn sóng nóng bức trong mùa hè năm 2004.
Sau vụ một người Ý bị bắt làm con tin được trả tự do, bị quân sỉ Hoa Kỳ bắn trọng thương, và viên chức tình báo bảo vệ cô ta tử thương ở Baghdad ngày 4/5/2005, phe đối lập công khai phản đối chính sách hợp tác quá chặt chẽ với Hoa Kỳ của Thủ tướng Berlusconi. Thế vận hội mùa đông từ ngày 10-26/2/2006, tổ chức tại thành phố Turin thành công tốt đẹp. Trong vòng bầu Tổng thống lần thứ 4 bởi 1,009 đại biểu tại Quốc hội Lưởng viện, và đại diện cấp vùng ngày 10/5/2006, Giorgio Napolitanal đắc cử, sau 3 vòng đầu bất phân thắng bại vào các ngày 8 và 9/5. Đội túc cầu Ý đoạt chức vô địch trong giải túc cầu thế giới ngày 9/7. Đội quân gồm 2.600 quân của Ý tham chiến tại Iraq sẽ rút về nước vào tháng 11/2006, nhưng đến giữa năm 2007, Ý vẫn còn 2.500 quân trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hiệp quốc tại Lebanon.
Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 13 và 14/4/2008, Liên minh Trung hửu của Berlusconi dẫn đầu, chiếm 344 ghế tại Hạ viện và 174 ghế tại Thượng viện, và Liên minh Trung tả của Veltrini chiếm 246 ghế tại Hạ viện, và 132 ghế tại Thượng viện.  

Lưu ý: Italy gồm một bán đảo, các nhóm đảo Sicily, Sardinia Elta và khoảng 70 nhóm đảo nhỏ khác. Sau đay là vài sự kiện về Sicily và  Sardinia.
1. Sicily là một trong nhóm 180 đảo phía tây nam bán đảo Italy cách bờ 193 km. Sicily có diện tích 25.698 km2 và 4.866.200 cư dân (2001). Nó được bao quanh bởi đảo Pantelleria và nhóm đảo Lipari do hoạt động núi lửa tạo thành, Vulcano cao 1.637ft và Slomboli cao 3.036ft. Từ thời tiền sử, Sicily đã là nơi định cư của các nhóm người khác nhau, một cộng hòa của Hy Lạp (Greek) từng có thủ đô tại Syracuse. La Mã chiếm Sicily từ Carthage năm 215 Trước công nguyên (TCN). Núi Etna do hoạt động phun lửa tạo thành là ngọn núi cao nhất 11.053 ft.
2. Sardinia là một trong nhiều đảo nằm trong Địa Trung Hải phía tây Italy cách bờ 185 km và ở phía nam đảo Corsica (thuộc Pháp) cách 12 km. Sardinia dài 257 km và rộng 109 km. Núi non có trữ lượng hầm mỏ, than chì, đồng và kim loại trắng hơi xanh (zine). Năm 1720, Sardinia bị sáp nhập vào vương quốc của công tước Savoy ở Diedmont lập ra vương quốc Sardinia. Giuseppe Garibaldi được chôn cạnh đảo Caprera. Còn đảo Elba có 222 km2 diện tích, nằm phía tây cách đảo Tuscany 9 km. Napoleon I sống trong lưu đày trên đảo Elba từ năm 1814 đến 1815.
B. Ý Đại Lợi  ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Ý Đại Lợi có hiệu lực thi hành năm 1948. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Ý Đại Lợi là một nước Cộng hòa Dân chủ. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 630 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 315 nghị sỉ, được bầu lên từ 20 Vùng tùy  thuộc vào dân số, và tối thiểu mỗi vùng phải có 7 nghị sỉ, cũng có nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống do Quốc hội, và đại biểu cấp Vùng bầu trong một cuộc họp Lưởng viện và các đại biểu của 20 Vùng (mỗi vùng 3 đại biểu), với nhiệm kỳ 7 năm. Và một Tòa án Hiến pháp gồm 15 thẩm phán với thẩm quyền giải thích Luật Hiến pháp, sắc luật và các mâu thuẩn về thẩm quyền giữa Vùng và Quốc gia, giữa các Vùng, và giữa Tổng thống và Thủ tướng.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 58.145.321, dưới 15 tuổi 13,6%, trên 65 tuổi 20%. Mật độ cư dân: 198 người/km2. Thành phố: 67,6%. Sắc tộc: Hầu hết là người Italian, các nhóm thiểu số gồm German, French, Slovene, Albanian. Ngôn ngữ: Italian (chính), Đức, Pháp, Slovene. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã: 90%, tôn giáo khác 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 301.230 km2. Diện tích đất: 294.020 km2. Địa điểm: phía nam Châu Âu, bán đảo doi ra Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: Pháp phía tây, Thụy Sĩ, và Áo phía bắc, Slovakia phía đông. Địa thế: nằm trên bán đảo dài có hình dáng giống chiếc giày, mở rộng phía đông nam từ dãy núi Alps vào Địa Trung Hải với hai nhóm đảo Sicily và Sardinia nằm ngoài khơi bờ phía tây. Lưu vực sông Po khô ráo hầu hết ở phía bắc. Phần còn lại là gồ ghề và núi non, ngoại trừ một số đồng bằng dọc theo bờ biển như Campania, thành phố Rome. Núi Apennine thấp dần xuyên qua miền trung của bán đảo. Thủ đô: Rome. Thành phố đông dân: Rome 3.339.000, Milan 2.945.000, Naples 2.250.000, Turin 1.652.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Giorgio Napolano, sinh 29/6/1925, nhậm chức 15/5/2006. Thủ tướng chính phủ: Silvio Berlusconi, sinh 29/9/1936, nhậm chức 8/5/2008. Chính quyền địa phương: 20 vùng chia thành 103 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 17,7 tỷ. Quân đội chính quy: 186.049. Kinh tế: Công nghiệp máy móc, trang thiết bị, xe hơi, hàng dệt, hóa chất, luyện kim, du lịch, chế biến thực phẩm. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, đậu nành, nho, Olives, cam, chanh, rau quả. Tài nguyên: đá hoa cương, cacbonat kaly, lưu huỳnh, thủy ngân, dầu lửa, khí thiên nhiên, than đá, cá. Dự trữ nhiên liệu: 406.5 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 26%. Chăn nuôi: trâu bò 6,1 triệu, gà 100 triệu, dê 1 triệ, heo 9,3 triệu, cừu 8,2 triệu. Đánh cá: 489.925 tấn. Cung cấp  điện: 291,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 5%, đóng góp 2%; lao động công nghiệp 32%, đóng góp 29%; lao động dịch vụ 63%, đóng góp 69%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1.800 tỷ. Bình quân đầu người: 30.400. Tăng trưởng: 1,5%. Nhập khẩu: 498,6 tỷ. Bạn hàng: Germany 16,7%, France 9,2%, Netherlands 5,6%, China 5,2%, Belgium 4,2%, Spain 4,1%. Xuất khẩu: 501,4 tỷ. Bạn hàng: Germany 13,2%, France 11,7%, Hoa Kỳ 7,6%, Spain 7,3%, Anh 6,1%. Du lịch: 38,1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 1.020 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 17,9 tỷ. Dự trữ vàng: 78,8 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 913,9 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 19.456 km. Bằng xe hơi: 34,7 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 4,6 triệu. Bằng máy bay: bay 43,2 tỷ km, sân bay 101. Hải cảng: 6-Genoa, Venice, Trieste, Palermo, Naples, La Spezia. Truyền thông: Máy truyền hình 492/1000 cư dân, Radio 880/1000. Điện thoại: 26,9 triệu. Internet: 32 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,1 nữ 83,2. Sinh xuất: 8,4/1000 người. Tử xuất 10,6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: giảm 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 5,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 99%, trung học 96%, đại học 47%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) ,và hầu hết các cơ quan đặc biệt của tổ chức này. Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE).
3. MALTA - REPUBLIC OF MALTA.
A. Tiến trình phát triển.
Malta bị cai trị bởi Phoenicians, Carthaginans và Romans. Hồi giáo à Rập chiếm trị năm 870. Từ năm 1090, Malta lại chịu sự cai trị của Sicily cho đến năm 1539, thì nó được trao cho Công tước (Knights) Saint Jhon, người nắm quyền trị vì cho đến năm 1798 thì bị Pháp chiếm trị bởi Napoleon. Năm 1802, những người Malta tự do cầu cứu Hoàng gia Anh, nhận Anh Quốc như quốc gia bảo hộ với điều kiện người Anh phải bảo vệ các quyền riêng tư của người Malta. Cuối cùng thì đảo Malta cũng bị sàp nhập vào Vương quốc Anh năm 1814. Malya được ban cấp độc lập ngày 21/9/1964, và sau đó thành Cộng hòa Malta trong Liên hiệp Anh năm 1974. Ngày 1/4/1979, Hải quân Anh rút khỏi đảo chấm dứt 179 năm hiện diện Anh trên đảo. Từ năm 1971 đến 1987, và từ 1996 đến 1998 đảng Lao động xã hội Malta nắm chính quyền.
Đảng quốc gia chính thức cầm quyền từ năm 1987 đến 1996, và đưa Malta gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Trong cuộc bầu cử ngày 5/9/1998, và 12/4/2003 đảng này trở lại cầm quyền lần nửa. Ngày 1/5/2004, Malta trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp Châu Âu. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 8/3/2008, đảng Quốc gia dẫn đầu, với 49,3% phiếu bầu, nhưng chỉ chiếm 31 ghế, về nhì đảng Lao động chiếm 48,8% phiếu bầu, nhưng lại chiếm tới 34 ghế. Luật Hiến pháp chỉ rõ một trong 2 đảng không chỉ chiếm được đa số phiếu bầu, mà còng phải đạt tới đa số ghế tại Quốc hội nữa, Vì vậy, đảng Quốc gia phải có thêm 3 ghế tại Quốc hội nữa mới thành lập chính phủ được.
B. Malta ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Malta có hiệu lực thi hành năm1964. Từ đó đến nay hiến pháp được tu chỉnh nhiều lần. Hiến pháp chỉ rõ Malta là một nước Cộng hòa Dân chủ bảo đảm các quyền tự do cơ bản, quyền riêng tư, và quyền tự do theo niềm tin của cá nhân. Hiến pháp quy định Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng thường là lảnh tụ đảng chếm đa số ghế tại Quốc hội, và các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Quốc hội gồm 65 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 403.532, dưới 15 tuổi 16,4%, trên 65 tuổi 13,9%. Mật độ cư dân: 1.277 người/km2. Thành phố: 93,6%. Sắc tộc: Maltese, và vài sắc tộc vùng Địa Trung Hải khác. Ngôn ngữ: Maltese, English (chính cả hai). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 98%. Đất đai: Tổng diện tích: 316 km2. Diện tích đất: 316 km2. Địa điểm: nằm giữa Địa Trung Hải. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Italy về phía bắc. Địa thế: đảo Malta chiếm 245 km2, các nhóm đảo khác gồm nhóm Gozo 63 km2, nhóm Comino 2,5 km2. Bờ biển nhiều lồi lõm. Đồi thấp trùm lên nội địa. Thủ đô: Valletta 199.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa Dân chủ. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Eward Fenech-Adami, sinh 7/2/1934, nhậm chức 4/4/2004. Thủ tướng chính phủ: Lawrence Gonzi, sinh 1/7/1953, nhậm chức 23/3/2004. Chính quyền địa phương: 3 vùng hành chánh gồm 67 Hội đồng địa phương. Ngân sách quốc phòng: 45 triệu. Quân đội chính quy: 1.609. Kinh tế: Công nghiệp đóng tàu, sửa tàu, hàng dệt, điện tử, du lịch, chế biến thực phẩm và thức uống. Nông sản: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, nho,  trái cây,bông cải, cà chua. Tài nguyên: muối, đá vôi. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu.  Đất nông nghiệp: 31%. Chăn nuôi: trâu bò 19.233, gà 1,1 triệu, dê 5.828, heo 73.683, cừu 12.172. Đánh cá: 3.537 tấn. Cung cấp điện: 2,1 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 3%, đóng góp 3%; lao động công nghiệp 22%, đóng góp 23%; lao động dịch vụ 75%, đóng góp 74%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 21,9 tỷ. Bình quân đầu người: 53.400. Tăng trưởng: 3,8%. Nhập khẩu: 4,1 tỷ. Bạn hàng: Italy 28%, Anh 10,5%, Pháp 8,7%, Germany 7,6%, Singapore 6,8%, Hoa Kỳ 5,6%. Xuất khẩu: 3,3 tỷ. Bạn hàng: Pháp 15,3%, Singapore 13,2%, Hoa Kỳ 13%, Germany 12,5%, Anh 9,5%. Du lịch: 765 triệu. Ngân sách quốc gia: 3,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 2,4 tỷ. Dự trữ vàng: 20.000 ozt. Nợ nước ngoài: 130 triệu. Giá cả tiêu thụ: tăng 1,3%. Vận chuyển: Bằng xe hơi: 325,900 đầu xe, xe hơi cá nhân 54.600. Bằng máy bay: bay 2,2 tỷ km, sân bay 1. Hải cảng: 2-Valletta, Marsaxlokk. Truyền thông: Máy truyền hình 549/1000 cư dân, Radio 669/1000. Điện thoại: 198,100. Internet: 158.000 người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 77,1, nử 81,6. Sinh xuất: 10,3/1000 người. Tử xuất: 8,3/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0,2%. Chết trước tuổi trưởng thành: 3,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-15, biết đọc biết viết 91,6%, trung học 92%, đại học 20%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth). Liên hiệp Châu Âu (EU). Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE).
4. PORTUGAL - PORTUGUESE OF REPBLIC (BỒ ĐÀO NHA).
A. Tiến trình phát triển.
Sau khi Henry trở thành Công tứơc đầu tiên của Portugal năm 1095, khu vực nầy vẫn còn dưới sự cai trị của vua Leon, Burgundy. Năm 1128, Công tước Afonso tách khỏi Burgundy thành lập một quốc gia độc lập, Và sau khi đánh bại bộ tộc Moors tại Ourique năm 1139, Afonso tuyên bố mình là vua của Portugal. Trong thế kỷ 15, Portugal đóng vai trò hàng đầu trong việc thám hiểm biển cả, mở ra con đường buôn bán và thành lập nhiều thuộc địa mới. Quyền lực của Bồ Đào Nha mở rộng tới Guinea, Brazil, vùng Indies, và bờ biển Châu Phi. Năm 1807, thời kỳ chiến tranh với Napoleon, Tây Ban Nha lại xâm lược Bồ Đào Nha, nhưng bị đánh bật ra bởi Công tước của công quốc Wellington. Ngày 5/10/1910, nhiều người mong muốn Bồ Đào Nha trở thành một nước cộng hòa, đứng lên làm bạo loạn truất phế vua Manoel II, và tuyên bố Portugal là nước Cọng hòa.
Một cuộc đảo chánh khác diễn ra vào ngày 28/5/1926, thay thế Cộng hòa đại nghị thiếu ổn định bằng một Chính quyền quân sự. Sau 3 thập kỷ cai trị bởi Chính quyền quân sự cùng với chế độ dân sự độc tài. Từ thập niên 1960, Bồ Đào Nha lại phải đương đầu với sự trì trệ kinh tế trong nội địa, cùng với các cuộc nổi dậy trên nhiều thuộc địa. Ấn Độ đánh chiếm Goa năm 1961. Rồi chiến tranh trở nên dữ dội tại các thuộc địa Châu Phi. Ngày 25/4/1974, một cuộc đảo chánh quân sự do tướng Antonio de Spinola cầm đầu, lập ra cơ cấu cai trị gọi là “Cứu nguy quốc gia”, Spinola trở thành Tổng thống, phát triển kinh tế theo hướng Xã hội chủ nghĩa (Cộng sản). Chính quyền mới đạt tới những thỏa hiệp trao trả độc lập cho Guinea-Bissau, Mozambique, Cape Verde Islands, Angola, Sảo Tomé và Principe.
Về quốc nội chính phủ quốc hữu hóa các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các ngành công nghiệp chủ chốt. Ngày 11/3/1975, sau một cuộc binh biến, Hội đồng Cứu nguy quốc gia bị giải thể, thành lập Hội đồng Cách mạng tối cao, điều hành chính phủ cho đến ngày 25/4/1976, lập chính quyền chuyển tiếp. Năm 1982, sửa đổi Hiến pháp giảm bớt quyền hạn của Tổng thống, chính quyền chuyển tiếp chấm dứt nhường chỗ cho một chính quyền mới dân sự hoàn toàn. Ngày 1/6/1989, chương trình cải tổ toàn diện xóa bỏ kinh tế xã hội chủ nghĩa, và thành lập nền kinh tế dân chủ. Các ngành công nghiệp quốc doanh được chuyển từ công hữu sang tư hữu. Ngày 20/12/1999, Bồ Đào Nha trao trả lãnh địa Ma Cao trở lại cho Trung Quốc. Vì nền kinh tế chậm phát triển, trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/2/2005, đảng Xã hội giành chiến thắng với đa số ghế.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 22/1/2006, ứng viên đảng Bảo thủ, Anibal Cavaco Silva (nguyên Thủ tướng 1985-1995) đã đánh bại 2 ứng cử viên của đảng Xã hội. Và thế là một thời kỳ sống chung chính trị giữa hai phe đối nghịch với một Thủ tướng Xã hội và một Tổng thống Bảo thủ. Sau cuộc “trưng cầu dân ý” cho phép phá thai bị thất bại ngày 11/2/2007, Quốc hội ban hành luật chỉ phá thai giới hạn vì lý do sức khỏe của người mẹ.
Lưu ý:
Quần đảo Azores giữa Đại Tây Dương phía tây cách Bồ Đào Nha 1.190 km có diện tích 1950 km2, với 238.000 cư dân (1993). Năm 1951, Bồ Đào Nha đồng ‎ý trao cho Hoa Kỳ quyền xử dụng như một căn cứ quân sự phòng thủ quần đảo. Và quần đảo Madeira nằm ngoài khơi phía tây-bắc cách bờ châu Phi 563km, có diện tích 792 km2, với 437.312 cư dân (1993). Cả hai nhóm đảo nầy được ban cấp quyền tự trị năm 1976.
B. Bồ Đào Nha ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Bồ Đào Nha có hiệu lực thi hành tháng 4/1976. Hiến pháp được tu chỉnh vào các năm 1982, 1989, 1992, 1997, 2001, v à 2005. Hiến pháp chỉ rõ Bồ Đào Nha là một nước Cộng hòa thống nhất. Quyền Hành pháp được trao cho Tổng thống do dân bầu với nhiệm kỳ 5 năm, được tái bầu nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện, và các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Quyền Hành pháp được trao cho Quốc hội gồm 230 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Phụ nử không được quyền bầu phiếu cho đến năm 1976, là năm Hiến pháp có hiệu lực thi hành.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 10.676.910, dưới 15 tuổi 16,4%, trên 65 tuổi 17,4%. Mật độ cư dân: 116 người/km2. Thành phố: 57,6%. Sắc tộc: Portuguese. Ngôn ngữ: Portuguese (chính). Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 85%. Đất đai: Tổng diện tích: 92.391 km2. Diện tích đất: 91.951 km2. Địa điểm: phía tây nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Tây Ban Nha phía đông và bắc. Địa thế: sông Tajus chia quốc gia làm hai theo hướng đông bắc-tây nam. Phía bắc là núi non hơi lạnh và mưa. Phía nam khô ráo, đồng bằng bạt ngàn và khí hậu ấm áp. Thủ đô: Lisbon. Thành phố đông dân: Lisbon: 2.812.000, Porto 1.337.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Anibal Cavaco Silva, sinh 15/7/1939, nhậm chức 9/3/2006. Thủ tướng chính phủ: Jose Socrates Carvalho Pinto de Sousa, sinh 6/9/1957, nhậm chức 12/3/2005. Chính quyền địa phưong: 18 khu vực và hai vùng tự trị. Ngân sách quốc phòng: 2,6 tỷ. Quân đội chính quy: 42.910. Kinh tế: Công nghiệp hàng dệt, giày dép, bột giấy và giấy, luyện kim, lọc dầu, chế biến cá, rượu vang, du lịch. Nông sản: hạt ngũ cốc, khoai tây, nho, Olives. Tài nguyên: kim loại nặng màu xám, Uranium, quặng sắt, đá quý, thủy diện, du lịch. Dự trử nhiên liệu: không có số liệu. Đất nông nghiệp: 17%. Chăn nuôi: trâu bò 1,4 triệu, gà 37 triệu, dê 547.410, heo 2,3 triệu, cừu 3,5 triệu. Đánh cá: 236.618 tấn. Cung cấp điện: 46,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 10%, đóng góp 6%; lao động công nghiệp 30%, đóng góp 31%; lao động dịch vụ 60%, đóng góp 63%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 230,5 tỷ. Bình quân đầu người: 21.700. Tăng trưởng: 1,9%. Nhập khẩu: 75,3 tỷ. Bạn hàng: France 13,3%, Nhật 10,1%, Hoa Kỳ 9,3%, Italy 8,9%, Germany 7,8%, Anh 6,2%, Saudi Arabia 5,7%, Nam Triều Tiên 4,5%. Xuất khẩu: 51,5 tỷ. Bạn hàng: Nhật 39,8%, Nam Triều Tiên 18,6%, Singapore 6,4%, Thái Lan 4,1%. Du lịch: 8,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 98 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 796 triệu. Dự trữ vàng: 12,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 275 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.784 km. Bằng xe hơi: 6 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 1,9 triệu. Bằng máy bay: bay 16 tỷ km, sân bay 44. Hải cảng: 3- Lisbon, Setubal, Leixoes. Truyền thông: Máy truyền hình 567/1000 cư dân, Radio 306/1000. Điện thoại: 4,1 triệu. Internet: 3,5 triệu người sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 74,8, nữ 81,5. Sinh xuất: 10,4/1000 người. Tử xuất: 10,6/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,8/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 95%, trung học 99%, đại học 45%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN), và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTO). Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD).
5. SPAIN - KINGDOM OF SPAIN (TÂY BAN NHA).
A. Tiến trình phát triển.
Cư dân định cư đầu tiên ở đây là Iberians, Basques và Celts, Spain kế tục cai trị từng phần bởi Cathaginians, La Mã, Visigoth. Hồi giáo xâm lăng Iberia năm 711, từ phía Bắc Châu Phi. Bán đảo được tái chiếm bởi Thiên chúa giáo từ phía Bắc đặt nền móng cho nước Tây Ban Nha hiện đại. Năm 1469, hai vương quốc Aragon và Castile thống nhất với nhau bởi cuộc hôn nhân của Ferdenand II và Isabella I. Moorish không còn cai trị bởi sự sụp đổ vương quốc Granada năm 1492, cũng năm đó  cộng đồng người Do Thái bị trục xuất khỏi Spain. Tây Ban Nha trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất ở Châu Mỹ. Columbus khám phá Châu Mỹ năm 1492, xâm chiếm Mexico bởi Cortes, và Peru bởi Pizzaro. Tại thời điểm nầy, Tây Ban Nha cũng cai trị cả Hòa Lan, nhiều phần đất của Ý và Đức.
Đầu những năm 1800, Tây Ban Nha mất dần các thuộc địa ở Trung, Nam Mỹ. Nữ hoàng Isabel II lên ngôi năm 1833, và bị truất phế năm 1868. Quốc hội (Cortes) thông qua Hiến pháp mới và chọn vua mới. Vua Amadeo đăng quang năm 1870, không cải thiện được nền chính trị Tây Ban Nha nên ngày 11/2/1873 bị buộc từ chức. Quốc hội Tây Ban Nha tuyên bố chính thể Cộng hòa, và thể chế Cộng hòa đầu tiên này đã phải đương đầu với các bất ổn chính trị lớn. Ngày 29/12/1874, một cuộc đảo chánh quân sự phục hồi chế độ Quân chủ Bourbon với Alfonso XII, con trai cựu nữ hoàng Isabel II được tôn lên làm vua. Hai năm sau, năm 1876, bầu cử Quốc hội mới, và Quốc hội thông qua Hiến pháp áp dụng cho đến năm 1923. Vào cuối thế kỷ 19, trong khi Tây Âu đang phục hồi và phát triển, thì Tây Ban Nha lại tụt hậu về kinh tế và tiêu chuẩn sống bị xuống thấp.
Các tranh chấp từ bên ngoài, đánh nhau tại Bắc Morocco, và nhiều thuộc địa khác như Cuba, Philipines. Xin lưu ý rằng, Tây Ban Nha đã mất hầu hết thuộc địa ở Châu Mỹ từ thập niên 1820 và 1830. Trong cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ năm 1898, Tây Ban Nha thua trận mất luôn cả thuộc địa Cuba, Puerto Rico, Philippines. Tây Ban Nha giữ trung lập trong chiến tranh Thế giới lần thứ I. Tháng 9/1923, tướng Primo de Rivera, cầm đầu một cuộc đảo chánh hủy bỏ Hiến pháp, giải tán Quốc hội và cai trị bằng sắc lệnh cho đến khi ông ta từ chức tháng 1/1930. Cũng năm 1930, nhà vua Alfonso XIII người từng ra sức phá bỏ chế độ độc tài, nhưng ông lại bị buộc phải rời khỏi quốc gia năm 1931, khi Liên minh Cộng hoà-Xã hội giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 12/4/1931, tuyên bố thành lập nền đệ II Cộng hòa.
Chế độ cộng hòa mới công khai tuyên bố tách nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã ra khỏi chính quyền, xóa bỏ đặc quyền, và thế tục hóa nền giáo dục Tây Ban Nha. Từ năm 1936 đến 1939, một tổ chức gọi là Mặt trận Quần chúng gồm các cánh Xã hội, Cộng sản, Cộng hòa, và Tự do nắm quyền cai trị đất nước. Cũng từ năm 1936, các sĩ quan quân đội dưới quyền Francisco Franco nổi loạn chống chính quyền. Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm, giết chết hơn 1 triệu người. Phe nổi loạn Franco nhận được nhiều sự trợ giúp kể cả quân đội từ Ý Đại Lợi, và Đức, trong khi Chính quyền Cộng hòa thì được Liên bang Xô viết, Pháp và Mexico hậu thuẫn. Ngày 28/3/1939 chấm dứt chiến tranh, Franco người lãnh đạo cuộc bạo loạn được chỉ định cai trị Tây Ban Nha. Trong chiến tranh Thế giới II, Tây Ban Nha tuyên bố trung lập nhưng có quan hệ thân thiện với các  nước “Phe Trục”.
Tây Ban Nha được thâu nhận vào Liên Hiệp Quốc năm 1955. Tháng 7/1969, Franco và Quốc hội đồng bổ nhiệm Hoàng thân Juan Carlos, nhà vua tương lai nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Ngày 20/11/1975, sau khi vua Franco chết, Juan Carlos lên vua. Trong cuộc bầu tháng 6/1977, đảng Xã hội dân chủ và đảng Trung dung nổi lên như là hai đảng lớn nhất. Năm 1981, sau cuộc đảo chánh của các sĩ quan quân đội cánh hữu bị chận lại. Đảng Công nhân Xã hội dưới sự lãnh đạo của Felipe Gonzalez Marques đạt thắng lợi trong 4 cuộc bầu cử liên tiếp từ năm 1982 đến 1993, nhưng bị thất bại trong cuộc bầu cử ngày 3/3/1996 trước Liên minh Bảo thủ và các đảng cấp vùng. Vùng Catalonia và Basque được ban cấp quy chế tự trị tháng 1/1980, sau một cuộc “trưng cầu dân ý” đa số cử tri chấp nhận quay trở lại dưới sự quản lí của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, những người cực đoan Basque muốn tiến đến độc lập của riêng họ, khởi nghĩa chống lại chính quyền. Ngày 18/9/1998, nhóm dân quân Basque ly khai tuyên bố ngưng bắn, và nói thêm rằng việc ngưng bắn tạm thời này sẽ chấm dứt ngày 28/11/1999. Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Jose Maria Aznar thắng lợi với đa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 12/3/2000. Aznar đã làm trái ý của công chúng Tây Ban Nha bằng việc ủng hộ Hoa Kỳ xâm lăng Iraq tháng 3/2003. Ngày 11/3/2004, bốn toa xe lửa chở hành khách bị đặt bom ở trung tâm Madrid giết chết 191 người. Chính phủ Aznar bị tố cáo là đã tấn công dã man vào nhóm ly khai Basque (ETA), nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy đó là hành động của những tên Hồi giáo cực đoan, họ làm thế bởi vai trò của chính quyền Aznar trong việc tấn công Iraq.
Đảng Công nhân Xã hội giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, và lảnh tụ đảng Jose Luis Rodriguez Zapatero trở thành Thủ tướng ngày 17/4/2004, thực hiện lời hứa rút hết 1.300 quân ra khỏi chiến trường Iraq. Chính quyền Tây Ban Nha bắt giữ nhiều người tình nghi trong vụ nổ bom ở Morocco, và 4 người khác trong đó có tên cầm đầu mạng lưới khủng bố kinh hoàng ở trung tâm Madrid ngày 11/3 vừa qua. Hôn nhân đồng giới tính được luật pháp Tây Ban Nha thừa nhận có hiệu lực từ ngày 3/7/2005. Nhà thờ Thiên chúa giáo và cả Giáo hoàng Benedict phản đôi việc thừa nhận nầy trong lời phát biểu của Giáo hoàng trước nhiều người tại Valencia (ngày 9/7/2006). Sau khi chính quyền Tây Ban Nha đồng ý chính thức thương thảo hòa bình, nhóm li khai Basque tuyên bố ngưng bắn từ ngày 24/3/2006.
Ngày 18/6 cử tri Catalonia chấp nhận kế hoạch tăng thêm quyền hạn của chính quyền trung ương đối với vùng nầy. Cuộc thương thảo gảy đổ sau khi nhóm li khai nầy cho nổ xe bom giết chết 2 người tại phi trường Madrid ngày 30/12/2006. Ngày 5/6/2007, dân quân Basque tuyên bố hủy bỏ thỏa ước với chính phủ. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 9/3/2008, tai Hạ viện đảng Công nhân Xã hội dẫn đầu, chiếm 169 ghế, kế là đảng Bảo thủ 153 ghế, và sau cùng đảng Dân chủ và Tiến bộ có 1 ghế, nhưng tại Thượng viện đảng Bảo thủ chiếm 101 ghế trong khi đảng Công nhân Xã hội 89 ghế.
Lưu ý:
Về nhóm đảo Balearic ở phía tây Địa Trung Hải là một tỉnh của Tây Ban Nha với diện tích 3.357 km2 gồm các đảo Mojorca, Minorca, Cabrera, Ibiza và Formentera. Còn nhóm đảo Canary ở Đại Tây Dương, phía tây Morocco lập thành 2 tỉnh cũng của Tây Ban Nha với diện tích 7.267 km2 gồm các đảo Tenerife, Palma, Gomera, Hierro, Grand Canary, Fuerteventura và Lanzarote. Ngoài ra còn có hai vùng cảng giàu có là Las Palmas và Santa Cruz. Tây Ban Nha cũng có hai khu vực nhỏ trên bờ Địa Trung Hải sâu trong nội địa Morocco là Ceuta và Melilla được ban cấp chính quyền tự trị giới hạn tháng 9/1994. Tây Ban Nha đang đòi Anh trao trả Gibralta nơi bị Anh chiếm từ năm 1704.
B. Tây Ban Nha ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Tây Ban Nha được cử tri thông qua trong cuộc “trưng cầu dân ý”ngày 6/12/1978, có hiệu lực thi hành ngày 29/12/1979. Nó là Hiến pháp Quân chủ lập hiến. Nhà Vua đương nhiệm là Juan Carlos I,  sinh năm 1938, lên ngôi tháng 5/1977, do sự từ chức từ Vua cha Don Juan. Lương hàng năm từ năm 2007 của nhà Vua là 8.300.000 peseta (183,5 peseta=1USD). Quyền Lập pháp được trao cho Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện có 350 đại biểu do dân bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, có nhiệm kỳ 4 năm. Thượng viện có 259 nghị sỉ, được bầu lên từ các Tỉnh và đảo tự trị, mỗi tỉnh 4 nghị sỉ, mỗi đảo lớn 3, và đảo nhỏ 1 nghị sỉ, với nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng chính phủ do Hạ viện bầu chọn thường là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 40.491.051, dưới 15 tuổi 14,4%, trên 65 tuổi 17,9%. Mật độ cư dân: 81 người/km2. Thành phố: 76,7. Sắc tộc: Castilian, Catalan, Basque, Galician. Ngôn ngữ: Castilian, Spanish (chính), Catalan, Galician, Basque. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã 94%. Đất đai: Tổng diện tích: 504.782 km2. Diện tích đất: 499.542 km2. Địa điểm: phía tây nam Châu Âu. Quốc gia láng giềng: Bồ Đào Nha phía tây, Pháp phía bắc. Địa thế: là một vùng đất cao, cao nguyên khô bị cắt khoảng bởi các rặng núi và lưu vực sông. Phía tây bắc ngập nước. Phía nam có đất thấp và mang khí hậu Địa Trung Hải. Thủ đô: Madrid. Thành phố đông dân: Madrid 5.567.000, Barcelona 4.920.000, Valencia 808.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Juan Carlos I de Borbon y Borbon, sinh 5/1/1938, nhậm chức 22/11/1975. Thủ tướng chính phủ: Jesé Luis Rodriguez Zapatero, sinh 4/8/1960, nhậm chức 17/4/2004. Chính quyền địa phương: 17 cộng đồng và hai thành phố tự trị. Ngân sách quốc phòng: 10,9 tỷ. Quân đội chính quy: 149.150. Kinh tế: Công nghiệp luyện kim và sản phẩm kim khí, đóng tàu, xe hơi, máy công cụ, hóa chất, hàng dệt và may mặc, chế biến thực phẩm và thức uống, du lịch. Nông sản: hạt ngũ cốc, nho, Olives, cam, chanh, rau quả, củ cải đường. Tài nguyên: Uranium, quặng sắt, hỗn hợp sắt đồng, thủy ngân, thạch cao, kim loại trắng hới xám, than nâu, than đá, chì. Dự trữ nhiên liệu: 150 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 27%. Chăn nuôi: trâu bò 6,5 triệu, gà 137 triệu, dê 2,8 triệu, heo 26 triệu, cừu 21,8 triệu. Đánh cá: 1,2 triệu tấn. Cung cấp điện: 283,2 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia: lao động nông nghiệp 5%, đóng góp 4%; lao động công nghiệp 30%, đóng góp 28%; lao động dịch vụ 65%, đóng góp 68%.
Tài chánh và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR) (tháng 9/2008: 0,7=1 USD). Tổng sản phẩm nội địa: 1.400 tỷ. Bình quân đầu người: 30.100. Tăng trưởng: 3,8%. Nhập khẩu: 373,6 tỷ. Bạn hàng: Germany 14,7%, France 13,2%, Italy 8,1%, Anh 5%, Netherlands 4,8%, China 4,8%. Xuất khẩu: 252,4 tỷ. Bạn hàng: France 18,9%, Germany 11%, Portugal 8,9%, Italy 8,6%, Anh 7,8%, Hoa Kỳ 4,5%. Du lịch: 51,1 tỷ. Ngân sách quốc gia: 556,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 7,2 tỷ. Dự trữ vàng: 9 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 771 tỷ. Giá cả tiêu thụ: Tăng 2,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 14.970 km. Bằng xe hơi: 20,3 triệu đầu xe, xe hơi cá nhân 4,9 triệu. Bằng máy bay: bay 64,1 tỷ km, sân bay 96. Hải cảng: 4- Barcelona, Bilbao, Valencia, Cartagena. Truyền thông: Máy truyền hình 555/1000 cư dân, Radio 331/1000. Điện thoại: 18,6 triệu. Internet: 19,7 triệu ngưòi sử dụng. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: nam 76,6, nữ 83,5. Sinh xuất: 9,9/1000 người. Tử xuất: 9,9/1000 người. Tăng dân số tự nhiên: 0%. Chết trước tuổi trưởng thành: 4,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết 97%, trung học 100%, đại học 56%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và tất cả các cơ quan đặc biệt của nó. Liên hiệp Châu Âu (EU). Khối Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hợp tác an ninh Châu Âu (OSCE). Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét