Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

CHƯƠNG IV: 7 NƯỚC THÀNH VIÊN Ở ĐÔNG NAM Á.(Sách Châu Á và hợp tác Châu Á Thái Bình Dương 2010 )

CHƯƠNG IV: 7 NƯỚC THÀNH VIÊN Ở ĐÔNG NAM Á.
1. THAILAND - KINGDOM OF THAILAND (THÁI LAN).
A.Tiến trình phát triển.      
Người Thái đến đây từ phía Nam Trung Quốc trong thế kỷ thứ 11. Vương quốc Thái Lan thống nhất thành lập năm 1350. Thái Lan được người ta biết đến như Siam cho đến 1939. Là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước phương Tây chiếm làm thuộc địa. Nhà vua Mongkut và con trai của ông ta là vua Chulalongkorn kế tục cai trị Thái Lan từ năm 1851 đến 1910. Họ hiện đại hóa đất nước, ký hiệp ước giao thương với Pháp và Anh. Cuộc cách mang không đổ máu năm 1932, giới hạn quyền hạn của nhà Vua. Thái Lan là một đồng minh của Nhật Bản trong chiến tranh thế giói lần thứ hai và cũng là đồng minh của Hoa Kỳ từ sau thế chiến II. Quân đội khuynh đảo chính trường Thái Lan trong nhiều thập kỷ bằng các cuộc đảo chánh đẩm máu và không đẩm máu. Tháng 2/1988, Kriangsak Chomanan từ chức Thủ tướng  bởi lạm phát vượt quá sự kiểm soát, giá dầu lửa tăng, công nhân thiếu việc làm và phát triển tội phạm hình sự. Những năm 1980 quân đội Việt Nam nhiều lần băng qua biên giới, nhưng bị quân đội Thái Lan đẩy lùi. Tháng 8/1988, Chatichai Choonhavan được chọn làm Thủ tướng trong một cuộc bầu cử dân chủ. Tháng 2/1991, quân đội truất quyền Choonhavan bằng một cuộc đảo chánh không đổ máu. Tháng 5/1992, trong một cuộc trấn áp biểu tình bạo loạn làm chết trên 50 người. Hội chứng suy giảm miễn dịch, tức là bệnh SIDA (AIDS) lan nhanh với mức độ lớn ở Thái Lan trong giữa thập niên 1990. Sự sút giảm kinh tế xuống đến mức Thái Lan phải vay hơn 15 tỷ Mỹ kim khẩn cấp của Thế giới trong tháng 8/1997. 
Ngày 27/9/1997, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới. Ngày 9/11, Chuan Leekpai trở thành Thủ tướng giữa lúc có cuộc khủng hoảng kinh tế, ông áp dụng biện pháp cải cách tài chánh. Sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 1/2001, Thaksin Shinawatra một thương gia giàu có trong ngành viễn thông trở thành Thủ tướng. Bị tố cáo tham nhũng khi còn làm Phó thủ tướng năm 1967, ngày 3/8/2001, Tòa án Hiến pháp Thái Lan tuyên bố Thaksin vô tội. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, Thái Lan có hơn 750.000 người lây nhiễm HIV/AIDS. Ngày 26/12/2004, cơn địa chấn sóng thần Nam và Đông Nam Á, cướp đi trên 5.400 mạng sống, và trên 2.800 mất tích. Đối diện với làn sóng chống, tố cáo thu lợi bất chính trong việc kinh doanh ngành viển thông của gia đình, Thủ tướng Thaksin kêu gọi bầu cử ngày 2/4/2006 trước nhiệm kỳ 3 năm.
Các đảng đối lập tẩy chay bầu cử, khủng hoảng chính trị bắt đầu. Ngày 19/9, một cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Thủ tướng Thaksin. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23/12/2007, đảng Quyền lực Nhân dân, từng ủng hộ đảng Thai Rak Thai của Thaksin giành thắng lợi chiếm 233/480 ghế. Ngày 22/1/2008, lảnh tụ đảng Samak Sundaravej trở thành Thủ tướng của Chính quyền dân sự. Ngày 31/7/2008, vợ Thaksin là bà Potjaman Shinawatra bị kết án tù về tội trốn thuế. Sau một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ làm tê liệt thủ đô Bangkok, ngày 2/9, Thủ tướng Samak ban bố tình trạng khẩn trương và cai trị bằng quân luật. Một tuần sau, Samak bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan cách chức Thủ tướng, lý do đã nhận làm đầu bếp quảng cáo cho một chương trình truyền hình có thù lao, trong khi đang đảm nhậm chức vụ công cử.
Ngày 18/9, Somchai Wongsawat, anh rể Thaksin trở thành Thủ tướng. Liên minh Dân chủ Nhân dân (PAD) nổi dậy chống đối, chiếm nhiều cơ quan nhà nước ở thủ đô Vọng Các, Thủ tướng Somchai Wongsawat phải dời văn phòng vào phi trường nội địa Don Mueang. Đoàn người biểu tình tràn vào Don Mueang và phi trường quốc tế, khiến 350.000 du khách bị kẹt nhiều ngày. Phe đối lập còn kiện về tính cách hợp pháp của chính phủ. Ngày 2/12/ 2008, Tòa án Hiến pháp ra lệnh giải tán chính phủ, cách chức Thủ tướng Somchai Wongsawat và cấm ông nầy hoạt động chính trị 5 năm, bởi do hành vi gian lận trong cuộc bầu cử năm 2007. Ngày 17/12/2008, vua Thái phê chuẩn lảnh tụ đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva làm Thủ tướng, ông là vị Thủ tướng thứ 3 trong vài tháng qua, và là vị Thủ tướng trẻ có uy tín về thanh liêm.  
B. Thái Lan ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến Pháp Thái Lan là Hiến pháp Quân chủ Lập hiến có hiệu lực thi hành năm 1997. Sau cuộc đảo chánh tháng 9/2006, một Hiến pháp quá độ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2006, thay thế Hiến pháp năm 1997. Trong cuộc “trung cầu dan ý” đầu tiên ở nước nầy tổ chức vào ngày 19/8/2007, có 56,7% cử tri bỏ phiếu ủng hộ Dự thảo Hiến pháp, mở đường cho cuộc bầu cử trước cuối năm. Nó quy định nhiệm kỳ của Thủ tướng là 4 năm, và chỉ giới hạn trong 2 nhiệm kỳ. Quốc hội gồm 2 Viện: Hạ viện có 480 đại biểu, trong đó 400 do dân trực tiếp bầu tại các khu vực bầu cử, và 80 đại biểu dành cho các đảng chính trị theo số lượng đảng viên.Thượng viện có 150 Nghị sỉ, 76 Nghị sỉ đại diện 76 Tỉnh. 74 Nghị sỉ còn lại do Ủy ban bầu cử chỉ định.
 Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 65.493.298, dưới 15 tuổi 21,2%, trên 65 tuổi 8,5%. Mật độ dân cư: 128 người/km2. Thành phố: 32,3%. Sắc tộc: Thai 75%, Chinese 14%. Ngôn ngữ: Thái (chính), Chinese, Malay, Khmer. Tôn giáo: Phật giáo 95%, Hồi giáo 4%. Đất đai: Tổng diện tích: 514.000 km2. Diện tích đất: 511.770 km2. Địa điểm: trên bán đảo Indochinese và Malayan ở Đông Nam Á. Quốc gia láng giềng: Mayanmar phía tây bắc. Lào phía bắc. Cambodia phía đông, Malaysia phía nam. Địa thế: Một phần ba cao nguyên bằng phẳng, phía đông bắc chạy dài tới lưu vực sông Chao Phraya với đất phù sa nhiều màu mỡ ở miền trung. Núi rừng phía bắc với các lưu vực phì nhiêu hẹp. Vùng bán đảo ở phía nam bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới. Thủ đô: Bangkok với 6.704.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua Bhumibol AdulyadeJ, sinh 5/12/1927, nhậm chức 9/6/1946. Thủ tướng chính phủ: Abhisit Vejjaijiva, sinh ../../1964, nhậm chức 17/12/2008. Chính quyền địa phương: 76 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 3,3 tỷ. Quân đội chính quy: 306.000. Kinh tế: Công nghiệp: du lịch, vải vóc, may mặc, chế biến nông sản, thức uống, đèn điện, thiết bị điện, cơ phận rời, lắp ráp xe cộ, máy vi tính, và thuốc lá. Nông sản: gạo, bắp, đậu nành, dừa, mía đường, bột sắn tinh chế, cao su. Tài nguyên: thiếc, cao su, khí đốt, nguyên tố kim loại nặng, gổ, chì, cá, đá vôi, thạch cao, than nâu. Dự trữ nhiên liệu: 460 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 28%. Chăn nuôi: trâu bò 6,5 triệu, gà 209,1 triệu, dê 310.000, heo 8,4 triệu, cừu 52.000. Đánh cá: 4,1 triệu tấn. Cung cấp điện: 124,6 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 49%, đóng góp 10%; công nghiệp 14%, đóng góp 44%; dịch vụ 37%, đóng góp 46%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: đồng  Baht (tháng 9/2008: 34,7=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 519,4 tỷ. Bình quân đầu người: 7.900. Tăng trưởng: 4,8%. Nhập khẩu: 125 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 20,1%, Trung Quốc 10,6%, Hoa kỳ 6,7%, Malaysia 6,6%, United Arab Emirates 5,6%, Singapore 4,5%. Xuất khẩu: 151 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 15%, Nhật Bản 12,7%, Trung Quốc 9%, Singapore 6,4%, Hồng Kông 5,5%, Malaysia 5,1%. Du lịch: 13,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 49,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 53,9tỷ. Dự trữ vàng: 2,7 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 50,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 4.070 km. Bằng xe hơi: 3,9 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 5,7 triệu. Bằng máy bay: bay 51,5 tỷ km, sân bay 65. Hải cảng: 2- Bangkok, Sattahip. Truyền thông: Máy truyền hình: 274/1000 cư dân. Radio: 234/1000. Điện thoại: 7 triệu. Internet: 13,4 triệu ngưòi sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 70,5, nữ 75,3. Sinh xuất: 13,6,/1000 cư  dân. Tử xuất: 7,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,6%. Chết trước tuổi trưởng thành: 18,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 1,4%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 94,2%, trung học 88%, đại học 30%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO),Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
 2. VIETNAM - SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM (VIỆT NAM).
A. Tiến trình phát triển.
Lịch sử Việt Nam bắt đầu từ miền Bắc trước Thiên chúa giáng sinh bởi người Việt, từ miền Nam  Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc chiếm trị năm 111 Trước công nguyên (TCN) đến năm 939 Sau công nguyên (SCN). Sau khi thâu hồi độc lập, Việt Nam từng đánh bại quân xâm lăng Kublai Khan (Mông Cổ) năm 1288. Bị Pháp xâm chiếm năm 1858, đến năm 1884 họ lập ra chế độ “bảo hộ” tại miền Bắc (Tonkin) “tự trị” tại miền Trung (Annam), và “thuộc địa” tại phía Nam (Colony of Cochin-China). Nhật Bản chiếm Việt Nam năm 1940. Nhiều khuynh hướng mong muốn độc lập dân tộc ra sức tập hợp lực lượng cho mục tiêu này. Một trong những khuynh hướng này là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, cầm đầu bởi Hồ Chí Minh, người lãnh đạo quân du kích Cộng sản.
Tháng 8/1945, Việt Minh truất quyền Bảo Đại, người mà trước đó là Hoàng đế An Nam và đang cầm đầu một Chính quyền được Nhật bảo trợ. Là một nước của phe đồng minh thắng trận, Pháp muốn tái lập cai trị thuộc địa ở Việt Nam, đánh nhau với lực lượng Việt Minh cộng sản từ năm 1946 đến 1954, và bị lực lượng này đánh bại tại Điện Biên Phủ ngày 8/5/1954. Trong thời gian nầy, thì ngày 1/7/ 1949 với sự bảo trợ của Pháp, Bảo Đại thành lập Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Còn Trung Quốc thì hậu thuẫn cho Chính phủ Cộng sản do Hồ Chí Minh lảnh đạo. Ngày 20/7/1954 tại Geneve, Thuỵ Sĩ một Hiệp ước đình chiến được ký bởi các bên liên quan, theo đó vùng Phi quân sự phân ranh tại Vĩ tuyến 17, Pháp rút khỏi Việt Nam, và Việt Nam sẽ thống nhất sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956.
Trong thời gian chờ đợi, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cọng hòa do Hồ Chí Minh lảnh đạo quản lý phần đất phía Bắc vĩ tuyến 17, và Chính phủ Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại lảnh đạo quản lý phần đất phía Nam vĩ tuyến 17. Cả hai chính quyền Bắc, Nam song song tồn tại, dưới danh nghĩa như các chính phủ chuyển tiếp. Ngày 23/10/1955, Ngô Đình Diệm, người được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam tại phía Nam, dưới sự đạo diển của Hoa Kỳ tổ chức một  cuộc “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại. Ba hôm sau, Ngô Đình Diệm tự phong Tổng thống, đổi tên “Quốc gia Việt Nam” thành “Việt Nam Cọng hoà”. Nhân danh Tổng thống Việt Nam Cọng hoà, Ngô Đình Diệm từ chối Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo dự kiến sẽ tiến hành trong năm 1956.
Cuộc chiến Việt Nam bắt đầu năm 1957 tại miền Nam, bởi những người Cộng sản nằm vùng thường gọi là Việt cộng, và được Cộng sản miền Bắc ra sức hổ trợ từ năm 1959. Ngày 31/12/1959, Bắc Việt Nam công bố Hiến pháp mới dựa vào nguyên tắc Cọng sản, và kêu gọi tái thống nhất hai miền Bắc-Nam. Xung đột chính trị nghiêm trọng nổ ra tại Nam Việt Nam trong năm 1963, khi Phật giáo công khai lên án chính sách độc tài, kỳ thị tôn giáo của Chính quyền Ngô Đình Diệm. Điều này dẫn tới một cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Chính quyền Diệm ngày 1/11/1963. Nhiều cuộc đảo chánh quân sự khác xảy ra sau đó. Từ đây, Chính quyền miền Bắc đưa quân đội cùng với trang thiết bị do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp tiến hành đánh phá miền Nam. Lực lượng nầy còn có nhiều căn cứ lớn ở khu vực biên giới Lào và Campuchia.
Cũng từ năm 1964 nầy, Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc ném bom Bắc Việt Nam. Năm 1965, Hoa Kỳ từng bước leo thang đánh phá các công trình trọng yếu ở miền Bắc, và gởi quân tham chiến tại Nam Việt Nam. Sau cuộc Tổng công kích của Cộng quân vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Hoa Kỳ ồ ạt đưa quân vào Nam Việt Nam. Đến tháng 4/1969, Hoa Kỳ có tới 543.400 quân, cùng với trên 50.000 quân đồng minh của Hoa Kỳ như Nam Triều Tiên, New Zealand, Úc Đại Lợi, Philippinese tại đây. Tháng 6/1969, trong khi các bên tham chiến đang tiến hành đàm phán tại Paris, Pháp Quốc tìm một giải pháp cho cuộc chiến, thì Tổng thống Nixon tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh, và bắt đầu ra lệnh rút quân khỏi Việt Nam. Cuối tháng 3/1972 quân Bắc Việt tràn qua ranh giới Vĩ tuyến 17 đánh chiếm tỉnh Quảng Trị và một số nơi khác ở Cao nguyên.
Hoa Kỳ trả đũa bằng cách trở lại ném bom Bắc Việt Nam, và yểm trợ quân Nam Việt Nam tái chiếm Quảng Trị và các nơi đã bị chiếm. Ngày 27/1/1973, tại Paris thỏa ước ngưng bắn được ký kết bởi Hoa Kỳ, Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam, và Mặt trận Giải phóng Miền Nam (tức Cộng sản miền Nam), nhưng nó không bao giờ được thực thi trọn vẹn. Ngày 11/3/1975, Quân đội Bắc Việt Nam tấn công Cao nguyên Trung phần của Nam Việt Nam. Quân đội Nam Việt Nam rút lui khỏi Cao nguyên và trở thành một đội quân bại trận hỗn loạn. Ngày 30/4/1975, Cộng quân chiếm Sài Gòn thủ đô của Nam Việt Nam. Hai chính quyền Cộng sản là Việt Nam Dân chủ Cọng hòa tại miền Bắc, và Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam song song tồn tại, nhưng đích thực Bắc Việt Nam mới là người kiểm soát toàn bộ đất nước.
Ngày 2/7/1976, Việt Nam chính thức thống nhất thành một quốc gia duy nhất. Thủ đô, quốc kỳ quốc ca, quốc huy và tiền tệ Bắc Việt Nam được áp dụng trên toàn lãnh thổ. Gần như tất cả các chức vụ chủ chốt, và viên chức trong Chính phủ Bắc Việt Nam, đều được duy trì trong Chính phủ mới. Các trận đánh nhau với Cambodia xảy ra từ năm 1977-1979. 
Năm 1987, Việt Nam tuyên bố cải cách kinh tế, nhắm vào việc giảm bớt quyền hạn từ Trung ương. Nhiều người theo đường lối cũ bị rời khỏi chức vụ. Ngày 3/2/1994, Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam. Ngày 11/7/1995, Hoa Kỳ mở rộng quan hệ ngoại giáo với Việt Nam, và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Tháng 9/1997, đảng Cộng sản thay thế những người lãnh đạo quốc gia lớn tuổi. Trong tháng 10-11/1999, trận lụt  ở miền Trung Việt Nam giết chết 550 người và làm cho hơn 600.000 gia đình bị mất nhà cửa. Ngày 13/7/2000, Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp ước trao đổi thương mại toàn diện. Ngày 17-19/11, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thực hiện một cuộc thăm viếng lịch sử đến Việt Nam. Ngày 22/4/2001, tại Đại hội đảng Cộng sản lần thứ IX, Nông Đức Mạnh, một nhân vật ôn hòa được bầu làm Tổng Bí thư. Tại Đại hội đảng lần thứ X diển ra trong tháng 4/2006, Nông Đức Mạnh được tái bầu vào chức vụ Tổng bí thư Đảng. Hoa Kỳ trở thành đối tác hàng đầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam lên tới 6 tỷ USD mỗi năm. Ngày 5/6/2006, một hiệp ước về an ninh và quốc phòng được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Người ta tin rằng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách hơn nữa khi hai nhà cải cách Nguyễn Minh Triết, và Nguyễn Tấn Dũng trở thành Chủ tịch nước, và Thủ tướng chính phủ ngày 27/6.2006. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 20/5/2007, các đảng viên Cộng sản chiếm 450/493 ghế đại biểu Quốc hội, 43 ghế còn lại thuộc về các ứng viên không đảng phái. Tất cả ứng viên đều phải được đảng Cộng sản hoặc Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức chính trị do đảng Cộng sản Việt Nam lảnh đạo giới thiệu. Trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ ngày 22/7/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được Tổng thống George W. Bush đón tiếp trọng thể tại tòa Bạch Cung. Đây là cuộc thăm viếng đầu tiên của nhà lảnh đạo cao nhất Việt Nam thăm Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh Việt Nam.
B. Việt Nam ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp đựơc Quốc hội thông qua và ban hành ngày 15/4/1992, theo đó, đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo xã hội theo chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh, nhưng chỉ hạn chế trong chức năng quản lý nhà nứơc. Quyền hạn của Quốc hội được gia tăng đôi chút trong thời gian gần đây. Có 493 đại biểu Quốc hội được bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Ứng viên phải được đảng Cộng sản chỉ định, hoặc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, hoặc tự mình ra ứng cử. Quốc hội họp hàng năm 3 lần. Quốc hội bầu Chủ tịch nước, người sẽ cầm đầu Hội đồng An ninh Quốc gia và ban hành Sắc lệnh trong thời gian Quốc hội không nhóm họp. Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 86.116.559, dưới 15 tuổi 25,6%, trên 65 tuổi 5,8%. Mật độ dân cư: 265 người/km2. Thành phố: 26,4%. Sắc tộc: Vietnamese 86, Chinese, Hmong, Thai, Khmer, Cham, Mường. Ngôn ngữ: Vietnamese (chính), Pháp, Anh,Trung quốc. Tôn giáo: Phật giáo 9%, Thiên chúa giáo 7%, Không tôn giáo 81%. Đất đai: Tổng diện tích: 329.560 km2. Diện tích đất: 325.360 km2. Địa điểm: Vùng Đông Nam Á phía đông bờ bán đảo Đông Dương (Indochina). Quốc gia láng giềng: Trung Quốc ở phía bắc. Lào và Cambodia phía tây. Địa thế: Việt nam dài và hẹp, với 2.252 km bờ biển. Khoảng 22% đất có thể gieo trồng, gồm lưu vực sông Hồng nơi có cư dân dày đặt ở phía Bắc, đồng bằng dọc theo bờ biển hẹp ở miền Trung, và một vùng rộng thường ngập nước châu thổ sông Mê Kông miền Nam. Phần còn lại gồm núi non cằn cỏi và cao nguyên, khô hạn cùng với một số rừng mưa nhiệt đới. Thủ đô: Hà nội. Thành phố đông dân: Thành phố Hồ Chí Minh 5.314.000 cư dân, Hà nội 4.378.000, Hải phòng 1.969.000.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng sản. Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch Nguyễn minh Triết, sinh 8/10/1942, nhậm chức 27/6/2006. Thủ tướng chính phủ: Nguyễn tấn Dũng, sinh 17/11/1949, nhậm chức 27/6/2006. Chính quyền địa phương: 58 tỉnh, 3 thành phố, và 1 vùng thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 3,7 tỷ. Quân đội chính quy: 455.000. Kinh tế: Công nghiệp: dệt, chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép, xây dựng, máy móc, khai thác mỏ. Nông sản: gạo, bắp, khoai tây, đậu nành, cà phê, trà, cao su. Tài nguyên: nguyên tố mangan, nguyên tố phosphate, Crôm, quặng nhôm, than, dầu lửa, khí đốt, gổ, thủy điện. Dự trữ nhiên liệu: 600 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 20%. Chăn nuôi: trâu bò 6,8 triệu, gà 150 triệu, dê 1,6 triệu, heo 26,5 triệu, cừu không có số liệu. Đánh cá: 3,6 triệu tấn. Cung cấp điện: 51,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 56%, đóng góp 22%; công nghiệp 19%, đóng góp 40%; dịch vụ 25%, đóng góp 38%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng VN (tháng 9/2008: 16,5=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 221,4 tỷ. Bình quân đầu người 2.600 USD. Tăng trưởng: 8,5%. Nhập khẩu: 52,3 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 17,2%, Singapore 12,6%, Taiwan 11,2%, Nhật Bản 9,5%, South Korea 9,3%, Thailand 7,1%, Malaysia 4%. Xuất khẩu: 48,1 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 20,7%, Japan 12%, Australia 9,2%, China 5,6%, Germany 4,4%. Du lịch: 3,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 19,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 14,9 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 16,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng: 8,3%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 2.600 km. Bằng xe hơi: 205.900 lượt xe, xe hơi cá nhân không có số liệu. Bằng máy bay: bay 8,5 tỷ km, sân bay 37. Hải cảng: 3 - Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà nẵng. Truyền thông: Máy truyền hình: 184/1000 cư dân. Radio: 107/1000. Điện thoại: 28,5 triệu. Internet: 17,9 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 66,5, nữ 74,3. Sinh xuất: 16,5/1000 cư dân. Tử xuất: 6,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,%. Chết trước tuổi trưởng thành: 23,6/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-14, biết đọc biết viết 90,3%, trung học 61%, đại hoc 11%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), và Y tế Thế giới (WHO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á -Thái Bình Dương (APEC).
Lưu ý: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, đến năm 1996 có 2,2 triệu đảng viên.
Tổng Bí thư đảng từ năm 1976: Lê Duẫn (1976-1986), Trường Chinh (1986), Nguyễn Văn Linh (1986-1991), Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-).
Ủy viên Bộ Chính trị từ 1996: Khóa 8: (1) Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Trần đức Lương, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Trương Tấn Sang, Lê Xuân Tùng, Lê Minh Hương, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng. (2) Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Trần đức Lương, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Trương Tấn Sang, Lê Xuân Tùng, Lê Minh Hương, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức Bình, Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Minh Triết, Phan Diễn. Khóa 9: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang, Nguỹen Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết, Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm, Trương Quang Đựơc, Lê Hồng Anh, Trần Đình Hoàn. Khóa 10: Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Trương Vỉnh Trọng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Hồ Đức Việt, Nguyễn Văn Chi.  
Chính quyền Nhà nước từ năm 1976: (1) Chủ tịch nước hoăc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Tôn Đức Thắng (1976-1980), Nguyễn Hữu Thọ (1980-1981), Trường Chinh (1981-1987), Võ Chí Công (1987-1992), Lê Đức Anh (1992-1997), Trần Đức Lương (1997-2006), Nguyễn Minh Triết (2006-    ). (2) Thủ tướng Chính phủ hoăc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Phạm Văn Đồng (1976-1987), Phạm Hùng (1987-1988), Võ Văn Kiệt (1988), Đỗ Mười (1988-1991), Võ Văn Kiệt (1991-1997), Phan Văn Khải (1997-2006), Nguyễn  Tấn  Dũng (2006-     ).
3. MALAYSIA.
A. Tiến trình phát triển.
Thương nhân Châu Âu vào buôn bán với Malaysia từ thế kỷ 16. Anh Quốc chiếm trị năm 1867. Liên bang Malaysia được thành lập ngày 16/9/1963, gồm Malaysia (độc lập năm 1957), và các thuộc địa Anh như Singapore, Sabab (bắc Borneo) và Savawak (tây bắc Borneo). Năm 1965, do xung đột giữa người gốc Trung Quốc chiếm đa số và người Mã Lai nắm chính quyền, Singapore tách ra thành lập Quốc gia riêng. Quốc vương Malaysia được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, bởi Hội đồng các vị vua cai trị Tiểu bang cha truyền con nối. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đã tạo nên sự hưng thịnh, và đầu tư nước ngoài góp phần công nghiệp hóa Malysia. Thủ đô Liên bang mới tại Putrajaya, phía nam Kuala Lumpur khởi công năm 1995, nhưng do thị trường chứng khoán sút giảm nghiêm trọng vào tháng 9/1997, khiến dự án phải hoãn lại.
Do suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị, Thủ tướng Mahathir bin Mohamad nắm quyền từ năm quyền từ năm 1981, áp đặt biện pháp kiểm soát tiền tệ, và cách chức Phó thủ tướng Anwar bin Ibrahim vào ngày 2/9/1998. Anwar bị bắt, và bị buộc tội tham nhũng. Phiên tòa xét xử ngày 14/4/1999 với bản án 6 năm tù giam. Anwar còn bị một tội khác, tội đồng tính luyến ái và tại phiên xử ngày 8/8/2000, bị thêm 9 năm tù giam. Ngày 31/10/2003, Abdullah Ahmad Badawi, nhận chức Thủ tướng kế nhiệm Mahathir. Badawi lảnh đạo Mặt trận Liên minh Quốc gia tái giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 21/3/2004. tháng 9/2004, Anwar được tha khỏi tù bởi một quyến định của Tòa án Liên bang.
Trận sóng thần trên Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004, làm 68 người chếy và trên 8.000 người tiêu tan nhà cửa. Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang và Nghị viện 13 Tiểu bang ngày 8/3/2008, Liên minh Mặt trận Quốc gia gồm 14 đảng (BN, Barisan Nasional) chiếm 140 ghế, Tổ chức Quốc gia Malaysia Thống nhất (UMNO), 79 ghế, đảng Công lý Nhân dân (PKR) 31 ghế, đảng Dân chủ Hành động (PTD) 28 ghế, và đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) 23 ghế. Liên minh Mặt trận Quốc gia gồm 14 đảng (BN, Barisan Nasional) cũng chiếm đa số ghế tại 8/13 Nghị viện Tiểu bang. Badawa vẫn còn ở chức Thủ tướng.
B. Malaysia ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Malaysia là Hiến  pháp Liên bang có dành đặc quyền cho 2 vùng Sabah và Sarawak. Tu chính Hiến pháp năm 1983, quy định các Tiểu vương sẽ bầu trong số họ ra một vị Vua làm nguyên thủ Malaysia với nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng chính phủ là lảnh tụ đảng chiếm đa số ghế tại Hạ viện. Và tu chính năm 1993, bải bỏ đặc quyền miễn tố trước tòa án dành cho các Tiểu Vương. Quốc hội Malaysia gồm 2 viện: Hạ viện có 219 đại biểu do dân bầu trong các khu vực bầu cử cụ thể với nhiệm kỳ 5 năm. Hạ viện có thể bị giải tán bất cứ lúc nào bởi nhà Vua Liên bang theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thượng viện: có 70 Nghị sỉ gồm 26 ghế dành cho 13 nghị viện Tiển bang, mỗi Tiểu bang 2 Nghị sỉ. 44 ghế còn lại do Quốc hội và nhà Vua chỉ định với nhiệm kỳ 3 năm.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 25.274.133, dưới 15 tuổi: 31,8%, trên 65 tuổi 4,9%. Mật độ dân cư: 77 người/km2. Thành phố: 67,6. Sắc tộc: Malay và dân bản địa khác 58%, Chinese 24%, Indian 8%. Ngôn ngữ: Malay (chính), English, phương ngữ Chinese, Tamil, Telugu, Malayalam, Panjabi, Thai, Iban, và kadazan ở phía đông. Tôn giáo: Hồi giáo 60%, Phật giáo 19%, Thiên chúa giáo 9%, Hindu 6%, Khổng và Lảo giáo 3%. Đất đai: Tổng diện tích: 329.750 km2. Diện tích đất: 328.550 km2. Địa điểm: tại điểm cuối của đất liền Đông Nam Á, cọng thêm một phần bờ phía Bắc của đảo Borneo. Quốc gia láng giềng: Thái Lan ở phía bắc. Indonesia phía nam. Địa thế: Hầu hết phía tây Malaysia là rừng nhiệt đới bao phủ gồm cả dảy núi miền trung chạy dài từ bắc đến nam xuyên qua bán đảo. Bờ phía tây đầm lầy, phía đông là bãi cát. Malaysia có một vùng bằng phẳng rộng ở phía đông, nước ngập ven bờ, và rừng núi bên trong nội địa. Thủ đô: Kuala Lumpur: 1.448.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia: Vua HRH Sultan Mizan Zainal Abidin ibni al-Mahrum Sultan Mahmud Al-Muktafi Billah Shah, sinh 22/1/1962, nhậm chức 13/12/2006. Thủ tướng chính phủ: Datuk Seri Abdullah Ahmad Badawi, sinh năm 26/11/1939, nhậm chức 31/10/2003 (tái bầu tháng 3/2008). Chính quyền địa phương: 13 tiểu bang, 3 vùng liên bang. Ngân sách quốc phòng: 3,9 tỷ. Quân đội chính quy: 109.000. Kinh tế: Công nghiệp: cao su, dầu cọ, thiết bị điện, điện gia dụng, khai thác mỏ, luyện kim, chế biến dầu, gổ. Nông sản: Cao su, dầu cọ, cocoa, gạo, dừa, và hạt tiêu. Tài nguyên: thiết,dầu khí, gổ, đồng, quặng sắt, nhôm. Dự trữ nhiên liệu: 4 tỷ thùng. Đất nông nghịêp: 5%. Chăn nuôi: trâu bò 829.000, gà 190 triệu, dê 285.000, heo 2,3 triệu, cừu 110.000. Đánh cá: 1,5 triệu tấn. Cung cấp điện: 82,4 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 13%, đóng góp 7%; công nghiệp 36%, đóng góp 34%; dịch vụ 51,3%, đóng góp 59%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Ringgit (tháng 9/2008: 3,4=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 357,4tỷ. Bình quân đầu người: 13.300. Tăng trưởng: 6,3%. Nhập khẩu: 145,7 tỷ. Bạn hàng: Nhật bản 13,3%, Hoa kỳ 12,6%, Trung Quốc 12,2%, Singapore 11,7%, Thai Lan 5,5%, Taiwam 5,5%, South Korea 5,4%. Xuất khẩu: 181,2 tỷ. Bạn hàng: Hoa kỳ 18,8%, Singapore 15,4%, Japan 8,9%, China 7,2%, Thailand 5,3%. Du lịch: 10,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 46,7 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 63,9 tỷ. Dự trữ vàng: 1,1 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 53,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 1.888 km. Bằng xe hơi: 482.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 53.000. Bằng máy bay: bay 44,5 tỷ km, sân bay 36. Hải cảng: 4-Kuantan, Kelang, Kota Kinabalu, Kuching. Truyền thông: Máy truyền hình: 174/1000 cư dân. Radio: 434/1000. Điện thoại: 4,4 triệu. Internet: 15 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 70,3, nữ 75,9. Sinh xuất: 22,4/1000 cư dân. Tử xuất: 5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,7%. Chết trước tuổi trưởng thành: 16,4/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,5%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-11, biết đọc biết viết  91,1%, trung học 98%, đại học 12%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
4. SINGAPORE - REPUBLIC  OF  SINGAPORE.
A. Tiến trình phát triển.
Singapore thành lập năm 1819, bởi Sir Thomas Stamford Raffles là một thuộc địa Anh cho đến năm 1959, khi nó trở thành một Đơn vị tự trị trong Khối thịnh vượng Anh. Ngày 16/9/1963, Singapore kết hợp với Malaya, Sarawak và Saba lập thành Liên bang Malaysia. Căng thẳng giữa người Malayans chiếm đa số trong Liên bang, và sắc tộc Chinese chiếm ưu thế trong Singapore dẫn tới Hiệp ước, theo đó Singapore trở thành một Quốc gia độc lập vào ngày 9/8/1965. Hải cảng Singapore là một trong những cảng lớn nhất của thế giới. Tiêu chuẩn sống, sức khỏe, y tế, giáo dục, nhà ở đạt mức cao. Tiền đóng vào ngân hàng thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Chính quyền khuynh đảo bởi một đảng duy nhất đã thực hiện những biện pháp mạnh triệt tiêu những bất đồng từ trong trứng nước.
Tháng 12/2001, chính quyền đã chận đứng được một âm mưu cho nổ tung tòa đại sứ Hoa Kỳ. Tháng 9/2002, chính phủ loan báo đã bắt 21 dân quân là thành viên của tổ chức Jemaah Islamiah, một nhóm Hồi giáo cực đoan hoạt động tại Đông Nam Á. Từ ngày độc lập đến nay Singapore chỉ có 3 Thủ tướng: (1) Lý Quang Diệu người khuynh đảo chính trường, nắm chức Thủ tướng từ 1959-1990, (2) Goh Chok Tong từ 1990-2004, và (3) con trai Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long nhận chức từ 12/8/2004. Ngày 12/7/2005, tại tòa Bạch Ốc Thủ tướng Lý Hiển Long và Tổng thống ký hiệp ước thắc chặt hơn nữa về quốc phòng giữa 2 nước. Cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến sẽ tổ chức ngày 27/8/2005, bị đình hoãn bởi không có ứng cử viên dự tranh. Ứng cử viên đương kim Tổng thống S.R. Nathan đắc cử Tổng thống khong có đối thủ.
Trong cuộc bầu cử 84 đại biểu Quốc hội ngày 6/5/2006, đảng Nhân dân Hành động đương quyền chiếm 82 ghế, gồm 37 ghế có sẵn trước ngày bầu cử bởi phe đối lập không tham gia bầu cử. Lạm phát tăng nhanh trong năm 2008, bởi giá nhà, thực phẩm, và vận chuyển tăng trong khi xuất khẩu giảm.
B. Singapore ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Singapore có hiệu lực thi hành ngày 3/6/1959, và Tu chính năm 1965. ba ngành Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp được phân rõ trong Hiến pháp. Quốc hội có 84 đại biểu với nhiệm kỳ 2 năm được bầu từ một đơn vị bầu cử duy nhất. Ứng viên phải được 9 thành viên đại biểu Quốc hội đương nhiệm giới thiệu. Tổng thống là nguyên thủ Quốc gia với nhiệm kỳ 6 năm. Chức năng Quản lý nhà nước được trao cho Nội các đứng đầu là Thủ tướng. Thủ tướng và các thành viên trong Nội các do Tổng thống chỉ định trong số các đại biểu Quốc hội. Tiền lương của các chính trị gia cầm quyền Singapore cao nhất thế giới: Lương Tổng thống 3.187.000 đô la Singapore, tương đương 2.100.000 đô la Mỹ; lương Thủ tướng 3.091.000 đô la Singapore, tương đương 2.000.000 đô la Mỹ. Lương Thủ tướng Lý  Hiển  Long cao hơn 5 lần lương Tổng thống Bush.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 4.608.167, dưới 15 tuổi 14,8%, trên 65 tuổi 8,7%. Mật độ dân cư: 6.750 người/km2. Thành phố: 100%. Sắc tộc: Chinese 77%, Malay 14%, Indian 8%. Ngôn ngữ: Chinese, Malay, Tamil, English (tất cả đều chính). Tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo Lamã, Hindu. Đất đai: Tổng diện tích: 693 km2. Diện tích đất: 683 km2. Địa điểm: đảo tận cùng ngoài khơi của bán đảo Malayan ở Đông Nam Á. Quốc gia láng giềng: gần nhất về phía bắc là Malaysia. Indonesia phía nam. Địa thế: Singapore là một quốc gia có địa thế bằng phẳng tạo thành bởi các đảo ngập nước nhiều ngàn năm trước đây gồm hơn 40 đảo nhỏ. Thủ đô: Singapore: 4.436.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống S.R. Nathan, sinh 3/7/1924, nhậm chức 1/9/1999 (tái nhiệm tháng 8/2005). Thủ tướng chính phủ: Lý hiển Long, sinh 10/2/1952, nhậm chức 12/8/2004 (tái bầu tháng 5/2006). Ngân sách quốc phòng: 7,2 tỷ. Quân đội chính quy: 72.500. Kinh tế: Công nghiệp: điện gia dụng, y dược, dịch vụ tài chánh, trang thiết bị khoang dầu, lọc dầu, sản phẩm cao su. Nông sản: dừa khô, cao su, trái cây, rau quả, phong lan. Đất nông nghiệp: 1%. Chăn nuôi: trâu bò 200, gà 2,7 triệu, dê 600, heo 260.000. Đánh cá: 11.676 tấn. Cung cấp điện: 35,9 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 2%, đóng góp 1%; công nghiệp 24%, đóng góp 31%; dịch vụ 74%, đóng góp 68%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Dollar (tháng 9/2008: 1,4=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 228,1tỷ. Bình quân đầu người: 49.700. Tăng truởng: 7,7%. Nhập khẩu: 396 tỷ. Bạn hàng: Malaysia 13%, Hoa kỳ 12,7%, Trng Quốc 11,4%, Japan 8,3%, Taiwan 6,4%, Indonesia 6,2%, Nam Triều Tiên 4,4%. Xuất khẩu: 450,6 tỷ. Bạn hàng: Malaysia 13,1%, Hoa kỳ 10,2%, Hong Kong 10,1%, Trung Quốc 9,7%, Indonesia 9,2%, Japan 5,5%, Thailand 4,2%. Du lịch: 7,2 tỷ. Ngân sách quốc gia: 21,5 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 103,1 tỷ. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: 19,4 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,1%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 38 km. Bằng xe hơi: 463.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 141.400. Bằng máy bay: bay 79 tỷ km, sân bay 8. Hải cảng: 1-Singapore. Truyền thông: Máy truyền hình: 341/1000 cư dân. Radio: 744/1000. Điện thoại: 1,9 triệu. Internet: 2,7 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 79,3 nữ 84,7. Sinh xuất: 9/1000 cư dân. Tử xuất: 4,5/1000. Tăng dân số tự nhiên: 0,4%. Chết trước tuổi trưởng thành: 2,3/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-16, biết đọc biết viết  94,4%, trung học 67%, đại học 34%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Thương mại Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Khối Thịnh vượng Anh (Commonwealth).
5. BRUNEI - STATE OF BRUNEI DARUSSALAM.
A. Tiến trình phát triển.
Vua Hồi giáo cai trị Brunei, và đầu thế kỷ 16 Brunei là một quốc gia hùng mạnh cai trị toàn bộ đảo Borneo cũng như nhiều phần của đảo Sula, và quần đảo Philippinese. Năm 1888 một Hiệp ước đặt quốc gia dưới sự bảo hộ của Anh quốc. Trong đệ II thế chiến, Brunei bị Nhật chiếm đóng năm 1941, và được Australia đánh bật ra năm 1945. Năm 1959, Brunei trở thành đơn vị tự trị trong Liên hiệp Anh, và Anh Quốc vẫn đảm trách về ngoại giao và quốc phòng. Năm 1962, tu chỉnh Hiến pháp cho phép người dân được trực tiếp bầu ra Hội đồng Lập pháp mới. Brunei tuyên bố độc lập ngày 1/1/1984. Nhiều tiền bạc từ nguồn dầu lửa của quốc gia trong những năm gần đây đã được sử dụng một cách phung phí bởi các thành viên của gia đình Hoàng gia Brunei.
B. Brunei ngày nay.
Hiến pháp và Chính quyền: Hiến pháp Brunei công bố năm 1959, nhưng bị đình hoãn thi hành nhiều phần cho đến tháng 12/1962 mới có tu chỉnh Hiến pháp về bầu cử Hội đồng Lập pháp. Sau khi tuyên bố độc lập năm 1984, Hội đồng Nội các chính thức thay thế Hội đồng Lập pháp. Hội đồng Nội các do vua Hồi chỉ định và chủ trì. Tháng 8/2004, tu chính Hiến pháp tái lập Hội đồng Lập pháp, nhưng 21 thành viên của Hội đồng đều do vua Hồi lựa chọn. Mặc dù tu chỉnh Hiến pháp năm 1962, cho phép người dân trực tiếp bầu 15/45 đại biểu tại Quốc hội mới, nhưng cho đến nay chưa bao giờ Chính quyền Brunei đưa ra ngày bầu cử. Trong thực tế vua Hồi vừa là nguyên thủ Quốc gia vừa cầm đầu Chính phủ.     
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số: 381.371, dưới 15 tuổi 27,2, trên 65 tuổi 3,2%. Mật độ dân cư: 72 người/km2. Thành phố: 73,5%. Sắc tộc: Malay 66%, Chinese 11%, người bản địa và sắc tộc khác: 19%. Ngôn ngữ: Malay (chính), English, Chinese. Tôn giáo: Hồi giáo 67%, Phật giáo 13%, Thiên chúa giáo Lamã 10%, niềm tin bản địa và niềm tin khác 10%. Đất đai: Tổng diện tích: 5.770 km2. Diện tích đất: 5.270 km2. Vị trí: trong khu vực Đông Nam Á, trên bờ phía bắc đảo Borneo,  được bao quanh bởi tiểu bang Sarawak của Liên bang Malaysia. Thủ đô: Bandar Seri Begawan: 22.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Hồi giáo độc lập. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Vua Hồi Sir Muda Hassanal Bolkiah Mu'izzadin Waddaulah, sinh 15/7/1946, nhậm chức 1/1/1984. Chính quyền địa phương: 4 quận. Ngân sách quốc phòng: 355 triệu. Quân đội chính quy: 7.000. Kinh tế: Công nghiệp: khai thác và lọc dầu lửa, khí đốt, và xây dựng. Nông sản: gạo, rau quả, và trái cây. Tài nguyên: dầu lửa, khí đốt, và gổ. Dự trữ nhiên liệu: 1,1 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 2%. Chăn nuôi: trâu bò 940, gà 15,5 triệu, dê  2.720, heo 1.800, cừu 3.000. Đánh cá: 3.100 tấn. Cung cấp điện: 2,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 3%, đóng góp 1%; công nghiệp 61%, đóng góp 45%; dịch vụ 36%, đóng góp 50%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Dollar (tháng9/2008: 1,4=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 19,6 tỷ. Bình quân đầu người: 51.000. Tăng trưởng: 1%. Nhập khẩu: 2 tỷ. Bạn hàng: Singapore 30,7%, Malaysia 18,4%, Anh Quốc 7,8%, Nhật Bản 5,4%, Trung Quốc 5,3%. Xuất khẩu: 6,8tỷ. Bạn hàng: Japan 31,2%, South Korea 13,3%, Australia 11,7%, Hoa Kỳ 7,9%. Du lịch: không có số liệu. Ngân sách quốc gia: 4,8 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 438 triệu. Dự trữ vàng: không có số liệu. Nợ nước ngoài: không có số liệu. Giá cả tiêu thụ: không có số liệu. Vận chuyển: Đường xe lửa: 12,8km. Bằng xe hơi: 240.000 lượt xe, xe hơi cá nhân 22.100. Bằng máy bay: bay 3,8 tỷ km, sân bay 1. Hải cảng: không có số liệu. Truyền thông: Máy truyền hình: 637/1000 cư dân. Radio: 302/1000. Điện thoại: 80.200. Internet: 159.200 người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 73,3, nữ 77,8. Sinh xuất: 18,4/1000 cư dân. Tử xuất: 3,3/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Chết trước tuổi trưởng thành: 12,7/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 5-16, biết đọc biết viết 94,9%, trung học 100%, đại học 11%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và vài tổ chức đặc biệt phụ thuộc của nó. Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).
6. PHILIPPINES - REPUBLIC OF THE PHILIPPINES.
A. Tiến trình phát triển.

Người Malay ở trên các đảo Philippines, họ đến đây từ Đông Nam Á. Hầu hết là thợ săn, đánh cá, và chưa biết làm nông nghiệp. Quần đảo được khám phá bởi Magellan năm 1521, và người Tây Ban Nha lập thành phố Manila năm 1571. Các đảo đặt tên vua Philip II của Tây Ban Nha. Năm 1898, Tây Ban Nha chuyển nhượng Philippines cho Hoa Kỳ với giá 20 triệu sau cuộc chiến tranh Tây Ban Nha–Hoa Kỳ. Quân đội Hoa Kỳ dập tắt cuộc nổi dậy của du kích quân kéo dài trong 6 năm từ 1899 đến 1906. Ngày 8/12/1941, Nhật Bản tấn công Philippines và chiếm tất cả các quần đảo trong thời chiến tranh Thế giới II. Ngày 4/7/1946, Philippines tuyên bố độc lập theo một đạo luật thông qua bởi quốc hội Hoa Kỳ, sau đó trở thành một nước Cộng hòa. Ferdinand Marcos được bầu làm Tổng thống tháng 9/1965 và tái bầu năm 1969.
Marcos ra sức đàn áp các phe nhóm chính trị đối lập, và muốn kéo dài địa vị cầm quyền bằng cách ban hành lệnh thiết quân luật tháng 9/1972. Bất chấp Hiến pháp mới năm 1973, Marcos cai trị Philippines như một nhà độc tài cho đến năm 1982. Vợ ông ta, bà Imelda cũng đảm nhận nhiều quyền hành rộng rãi, cầm đầu bộ Kế hoạch và Phát triển. Khủng hoảng chính trị lan rộng và lệnh thiết quân luật được gỡ bỏ ngày 17/1/1981, nhưng Marcos vẫn còn nhiều quyền hành với cương vị Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia. Tháng 6/1981, ông ta được tái bầu một nhiệm kỳ Tổng thống mới 6 năm, trong sự tẩy chay rộng rãi của phe đối lập bởi sự gian trá của nó. Vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị đối lập nổi tiếng Benigno S.Aquino Jr ngày 21/8/1983, châm ngòi cho nhiều người biểu tình kêu gọi Marcos từ chức.
Ngày 16/2/1986, sau một cuộc vận động bầu cử Tổng thống gian truân giữa những lời cáo buộc gian lận khắp nơi, Marcos thắng cử, trên đối thủ bà Corazon Aquino, quá phụ của nhà lãnh tụ đối lập bị giết. Làn sóng chống đối có bạo loạn lại nổi lên, ngày 25/3/1986, Marcos chạy trốn khỏi Manila. Bà Aquino trở thành Tổng thống, mặc dù được Hoa Kỳ và nhiều quốc gia thừa nhận, bà Aquino còn gặp biết bao thử thách: sự yếu kém về kinh tế, nạn thiếu đói khắp nơi, các cuộc nổi loạn của Cộng sản, tín đồ Hồi giáo và ngay cả sự thờ ơ của quân đội đối với chính quyền mới. Ngày 1/12/1989, một loạt các hoạt động bạo loạn trong nỗ lực lật đổ chính quyền Aquino, do các sỹ quan quân đội chủ mưu, bao gồm cả những người trung thành với Marcos. Quân bạo loạn chiếm nhiều căn cứ quân sự, đài truyền hình và ném bom vào Dinh Tổng thống.
Bạo loạn kết thúc nhờ quân đội chính phủ cùng với sự giúp sức của không quân Hoa Kỳ gồm cả máy bay tối tân F-4S, sau hơn 10 ngày chiến đấu làm thiệt mạng hàng trăm người. Có một sự chia rẽ bên trong chính quyền Aquino trong nỗ lực đòi lại 10 tỷ mỹ kim, số tiền gia đình Marcos đã cuỗm đi từ ngân quỹ của nhà nước. Marcos chết tháng 9/1989, nhưng vợ ông ta bà Imela bị xét xử trong một phiên tòa tại New York về tội gian lận, và âm mưu cản trở công lý. Bà được tuyên bố vô tội, bởi bồi thẩm đoàn ngày 4/11/1991. Tháng 5/1992, được sự hậu thuẫn của bà Aquino, tướng Fidel Ramos đắc cử Tổng thống. Cuối năm 1992, quân đội Hoa Kỳ triệt thoái khỏi căn cứ hải quân vịnh Subic, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ trong một thời gian dài tại Philippines.
Ngày 30/1/1994, chính phủ ký với tổ chức du kích Hồi giáo ly khai một thỏa hiệp ngưng bắn nhưng bạo loạn vẫn tiếp tục. Một hiệp ước mới mở rộng quyền tự trị của khu vực Hồi giáo trên đảo Mindanao được ký ngày 2/9/1996, chấm dứt cuộc bạo loạn đã cướp đi 120.000 mạng sống kể từ năm 1972. Vận động như một người được quần chúng yêu thích, Joseph (Erap) Estrada từng là diễn viên điện ảnh đắc cử Tổng thống ngày 11/5/1998. Bị buộc tội tham nhũng và nhận hối lộ ngày 13/11/2000, tòa án tối cao Philippine bãi chức Tổng thống của Joseph. Phó tổng thống bà Gloria Macapagal Arroyo trở thành Tổng thống. Như một phần của cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ đã trợ giúp quân đội Philippines tấn công vào Aabu Sabaya sào huyệt của nhóm du kích Hồi giáo cực đoan giết chết tên cầm đầu là Abu Sabaya ngày 21/6/2002.
Hoạt động khủng bố lại tái diển trên đảo Mindanao trong năm 2003. Ngày 27/7/2003, khoảng 300 quân sỉ dấy loạn và chiếm một số nơi tại thủ đô Manila, nhưng bị dập tắt không bao lâu sau đó. Tổng thống Arroyo tái đắt cử ngày 10/5/2004. Philippines có gởi một toán quân nhỏ hổ trợ Hoa Kỳ xâm lăng Iraq, và trở về nước ngày 19/7, trong một cuộc mặc cả để các tài xế xe tải Philippines bi phiến quân bắt làm con tin được phóng thích. Cơn bảo nhiệt đới gây ra lụt lội và đất chuồi trong tháng 11, và 12 giết chết 1.060 người, hơn 560 người khác mất tích, và 880.000 người tiêu tan nhà cửa. Các vụ nổ bom bạo loạn gần như xẩy ra thường xuyên ở Philippenes. Đầu năm 2005, trận đánh lớn giữa quân chính phủ và phiến quân trên đảo Jolo giết chết 90 người và 12.000 phải chạy khỏi nơi cư trú.
Ba vụ nổ bom ngày 14/2 làm 130 người chết và bị thương. Đất lở trên đảo Leyte ngày 17/2/2006, giết chết 139 người và 973 người mất tích kể như chết. Tháng 2/2006, quân đội hám phá ra một âm mưu đảo chánh, và sau đó Tổng thống Arroyo tuyên bố tình trạng khẩn trương kéo dài 1 tuần lể. Trận cuồng phong Durian ập vào miền trung Philippines ngày 30/11 giết chết 720 người. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 14/2/2007, đảng của Tổng thống Arroyo dẩn đầu với 89/211 ghế. Tại phiên xử ngày 12/9/2007, nguyên Tổng thống Estrada bị kết án tù về tội nhận 85 triệu USD tiền hối lộ và biếu xén. Và ngày 25/10, ông được Tổng thống Arroyo đặc xá. Trận cuồng phong Fengshen ngày 21 và 22/6/2008, giết chết 557 người và trên 90.000 người bị tiêu tan nhà cửa. Cũng có hơn 700 người chết do vụ đắm phà bởi bảo táp.
B. Philippines ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Trong cuộc “trưng cầu dân ý” tháng 2/1987 có tới 78,5% cử tri chấp nhận Hiến pháp mới. Theo đó, nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, cũng là người cầm đầu chính phủ, do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ duy nhất 6 năm. Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện: có 250 đại biểu trong đó 214 do dân bầu trực tiếp trong các khu vực bầu cử, số còn lại phân bố cho các đảng chính trị, với nhiệm kỳ 3 năm. Thượng viện: có 24 nghị sỉ cũng do dân bầu trực tiếp trên toàn quốc với nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nữa số nghị sỉ. Tháng 12/1996, khi Tổng thống Fidel Ramos còn tại chức ông đề nghị tu chỉnh Hiến pháp cho Tổng thống được ứng cử nhiệm kỳ thứ 2, nhưng bị Thượng viện bác bỏ với 23/24 nghị sỉ.
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 96.061683, dưới 15 tuổi 31,1%, trên 65 tuổi 4,2%. Mật độ dân cư: 322 người/km2. Thành phố: 62,7%. Sắc tộc: Tagalog 28%, Cebuano 13%, Ilocano 9%, Bisaya và Bisisaya 8%, Hiligaynon và Ilonggo 8%. Ngôn ngữ: Philippine, English (cả hai chính), và nhiều ngôn ngữ địa phương khác. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã 81%, Tin lành giáo 9%, Hồi giáo 5%. Đất đai: Tổng diện tích: 300.000 km2. Diện tích đất: 298.170 km2. Địa điểm: Quần đảo ngoài khơi bờ Đông Nam Châu Á. Quốc gia láng giềng: gần nhất là Malaysia và Indonesia phía nam. Đài Loan phía bắc. Địa thế: quốc gia gồm 7.100 đảo, chạy dài khoảng 1.769 km2 từ bắc đến nam. Khoảng 95% diện tích đất và dân số nằm trên 11 đảo lớn, ở đó có nhiều rừng núi, ngoại trừ các bờ thụt sâu vào bên trong và một đồng bằng trung tâm trên đảo Luzon. Thủ đô: Manila. Thành phố đông dân: Manila 11.100.000 cư dân, Davao 1.402.000, Cebu 815.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại  chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo, sinh 5/4/1947, nhậm chức 20/1/2001 (chính thức được bầu ngày 10/5/2004). Chính quyền địa phương: 79 tỉnh. Ngân sách quốc phòng: 1,1 tỷ. Quân đội chính quy: 106.000. Kinh tế: Công nghiệp: dệt vải, y dược, hóa chất, diện gia dụng, sản phẩm gỗ, và chế biến thực phẩm. Nông sản: gạo, mía đường, bắp, dừa, thơm, và chuối. Tài nguyên: gổ, dầu lửa, nickel, hợp chất cobalt (làm thuốc nhuộm), vàng, bạc, muối, đồng. Dự trữ nhiên liệu: 138,5 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 19%. Chăn nuôi: trâu bò 2,7 triệu, gà 136 triệu, dê 3,9 triệu, heo 13,3 triệu, cừu 30.000.  Đánh cá: 4,4 triệu tấn. Cung cấp điện: 53,7 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 35%, đóng góp 15%; công nghiệp 15%, đóng góp 32%; dịch vụ 50%, đóng góp 53%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ:  Đồng Peso (tháng 9/2008: 47,1=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 299,6 tỷ. Bình quân đầu người: 3.400. Tăng trưởng: 7,3%. Nhập khẩu: 57,6 tỷ. Bạn hàng: Nhật Bản 15,9%, Hoa Kỳ 13,7%, Trung Quốc 10,1%, Singapore 8,9%, Taiwan 7,2%, Saudi Arabia 4,8%, Nam Triều Tiên 4,7%, Hong Kong 4,6%, Thái Lan 4,6%. Xuất khẩu: 49,3 tỷ. Bạn hàng: Trung Quốc 24,5%, Hoa Kỳ 15,2%, Japan 12,2%, Singapore 8,3%, Hong Kong 7,6%, Malaysia 4,4%, Hòa Lan 4%. Du lịch: 3,5 tỷ. Ngân sách quốc gia: 24,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 19,1 tỷ. Dự trữ vàng: 4,2 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 55,6 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 2,8%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 896km. Bằng xe hơi: 2,6 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân 297.800. Bằng máy bay: bay 15,7 tỷ km, sân bay 84. Hải cảng: 4- Cebu, Manila, Iloilo, Davao. Truyền thông: Máy truyền hình: 110/1000 cư dân. Radio: 161/1000. Điện thoại: 3,6 triệu. Internet: 5,3 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 67,9, nữ 73,8. Sinh xuất: 26,4/1000 cư dân. Tử xuất: 5,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,1%. Chết trước tuổi trưởng thành: 21,2/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,1%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 6-12, biết đọc biết viết  93,4%, trung học 77%, đại học 28%.
Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tở chức phụ thuộc của nó như Lương nông Thế giới (FAO), Ngân hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Hàng hải Thế giới (IMO), Y tế Thế giới (WHO), và Mậu dịch Thế giới (WTrO). Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN). Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
7. INDONESIA - REPUBLIC  OF  INDONESIA.
A. Tiến trình phát triển.
Văn minh Hindu và Phật giáo từ India đến Indonesia cách đây gần 2000 năm, đặc biệt bám trụ ở đảo Java. Hồi giáo theo đường biển truyền bá vào Indonesia bới các thương nhân trong thế kỷ 15, và chiếm ưu thế trong thế kỷ 16. Hòa Lan thay thế Bồ Đào Nha như là thế lực thương mại Âu Châu quan trọng nhất trong vùng vào thế kỷ 17. Hoà Lan nắm quyền thống trị toàn bộ đảo Java năm 1750. Các quần đảo ngoài xa hoàn toàn không bị chiếm cho đến đầu thế kỷ 20, khi toàn khu vực bây giờ là Indonesia mới quy về một mối dưới quyền cai trị của một chính quyền người Hòa Lan. Nhật Bản chiếm Indonesia năm từ năm 1942 đến 1945. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, những người theo chủ nghĩa quốc gia dưới sự lãnh đạo của Sukarno và Hatta tuyên bố độc lập. Người Hòa Lan tái chiếm thuộc địa cũ nhưng bị chống đối.
Sau 4 năm đánh nhau cuối cùng Hòa Lan chuyển quyền cai trị tối cao lại cho người bản xứ ngày 27/12/1949. Một chính quyền Cộng hòa được công khai tuyên bố ngày 17/8/1950 với vị tổng thống đầu tiên là Sukarno. Phần đất phía tây đảo New Guinea vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của Hòa Lan. Năm 1957 Hòa Lan từ chối đề nghị thương thảo trên phần đất này, Indonesia thực hiện một cuộc tấn công chiếm phần đất Hòa Lan đang chiếm trị. Năm 1963, Liên Hiệp Quốc trao khu vực trên cho Indonesia với cam kết của Indonesia là sẽ tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” cho cư dân trên đảo lựa chọn tương lai của mình. Năm 1969, trong một cuộc bỏ phiếu, lãnh đạo các bộ tộc đồng ý ở lại với Indonesia bất chấp các cuộc nổi dậy của những người chống đối. Sukarno giải tán Quốc hội năm 1960.
Năm 1963 bằng một sắc luật quy định chức vị tổng thống sẽ tại vị suốt đời. Năm 1963, ông ta liên minh với các chính quyền Cọng sản. Liên Xô giúp trang thiết bị cho quân đội Indonesia thực hiện các cuộc tấn công vào Malaysia trong năm 1964 và 1965. Đầu năm 1965, Indonesia rút ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Tháng 8/1965 trong một nỗ lực chiếm chính quyền, phe nhóm chính trị PKI có sự tiếp tay của nhiều sĩ quan quân đội, thực hiện một cuộc đảo chánh. Họ giết chết 5 tướng lãnh và các sĩ quan quân đội trung thành với chính phủ. Trung tướng Suharto chỉ huy trưởng lực lượng trừ bị cầm đầu lực lượng chống đảo chánh, nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Sukarno bị buộc phải san sẻ quyền hành cho quân đội. Chính quyền tố cáo cuộc đảo chánh là một âm mưu của đảng Cọng sản.
Có khoảng hơn 300.000 người liên quan đến cuộc bạo loạn và đảng viên Cộng sản bị giết trong các cuộc tàn sát của quân đội. Tháng 3/1966 dưới sức ép từ quân đội và sinh viên, Sukarno chuyển giao quyền hành cho Suharto. Suharto đặt đảng Cộng sản ra khỏi vòng pháp luật, sa thải nhiều viên chức chính quyền và chỉ định các viên chức mới. Suharto chấm dứt sự thù nghịch với Malaysia và đưa Indonesia tái nhập Liên Hiệp Quốc. Tháng 2/1967, Sukarno mất dần quyền lực và Suharto trở thành Tổng thống. Tháng 3/1968 Nghị viện Tư vấn (Quốc hội) bầu Suharto làm Tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội tái bầu Suharto vào các năm 1973, 1978, 1983, 1988, 1993. Đến ngày 10/3/1998, khi Quốc hội tái bầu Suharto làm Tổng thống nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 7, lúc tình hình kinh tế xuống dốc nghiêm trọng.
Công chúng giận dữ tập trung la ó, chống đối chế độ Suharto nhắm vào các vấn đề tham nhũng, bè phái và gia đình trị. Việc điều chỉnh hối xuất tăng giá hàng hóa trong tháng 5, châm ngòi cho nhiều người phản đối tập trung biểu tình đập phá tại thủ đô Jakarta và nhiều thành phố khác. Quân đội sử dụng bạo lực đàn áp khoảng 500 người bị giết trong cuộc bạo loạn và chống bạo loạn này. Ngày 21/5/1998, Suharto từ chức và người kế vị là Phó tổng thống của ông ta, Bacharuddin Jusuf Habibie. Abdurrahman Wahid lãnh tụ một tổ chức Hồi giáo lớn của Indonesia được bầu vào chức Tổng thống ngày 20/10/1999. Tháng 8/2000, dưới sức ép từ Quốc hội, ông ta đồng ý chia xẻ quyền hành cho Phó tổng thống Megawati Sukarnoputri, con gái của nguyên Tổng thống Sukarno.
Cáo buộc Wahid về các tội tham nhũng và thiếu khả năng, ngày 23/7/2001, Quốc hội Indonesia bãi chức ông ta, và Megawati trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Indonesia. Các cuộc xung đột xảy ra giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo trên đảo Maluku (Molucca) làm trên 2500 người chết từ tháng 1/1999. Thêm vào đó, còn có 550 người tỵ nạn chạy thoát từ các cuộc đánh nhau bị chết vì chìm phà vào ngày 29/6/2000. Bạo loạn sắc tộc ở Kalimantan, Borneo giết chết hơn 400 người trong tháng 1/2001. Những người ly khai trong tỉnh Aceh, phía tây bắc đảo Sumatra tái diễn các cuộc đánh nhau chống lại quân đội chính phủ kể từ thập niên 1980 và 1990. Tháng 5/2003 khi cuộc thương thảo hoà bình gảy đổ, quân đội Indonesia tung ra một cuộc tấn công đánh tan lực lượng ly khai tại đó.
East Timor nguyên thựoc địa Bồ Đào Nha, tháng 12/1975 Indonesia xua quân chiếm trị cho đến tháng 10/1999. East Timor trở thành quốc gia độc lập ngày 20/5/2002. Các điều tra viên xác quyết những tên khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda là thủ phạm trong vụ dặt bom giết chết 202 người đa số là du khách nước ngoài tại một câu lạc bộ ở Bali ngày 12/10/2002, và 12 người tại khách sạn Marriott ở Jakarta ngày 5/8/2003. Tháng 9/2003, giáo chủ Hồi giáo cấp tiến Abu Bakar Bashir bị kết án 4 năm tù giam về tội khủng bố và mưu phản. Trong cuộc bầu cử 550 đại biểu Quốc hội ngày 5/4/2004, đảng Golkar giành chiến thắng chiếm 128 ghế, về nhì là đảng Tranh đấu cho Dân chủ chiếm 107 ghế. Các đảng nhỏ chia nhau số ghế còn lại cao nhất là đảng Pháp triển 58 ghế, và thấp nhất là đảng Công lý có 1 ghế.
Bản án Bakar Bashir hết hạn vào tháng 3/2004, nhưng đến tháng 9/2004, ông ta vẫn còn bị giam chờ xét xử một tội khủng bố khác. Ngày 9/9/2004, một vụ đánh bom ở bên ngoài sứ quán Úc Đại Lợi ở Jakarta, giết chết 9 người, và làm bị thương hơn 180 người. Trong cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên ở Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono một tướng lảnh đã về hưu đánh bại ứng cử viên Megawati đương kim Tổng thống trong vòng bầu chung cuộc ngày 20/9/2004. Yudhoyono nhậm chức Tổng thống ngày 20/10/2004. Ngày 26/12/2004, cơn địa chấn trận sóng thần Nam và Đông Nam Á ập vào Indonesia giết chết 237.000 người, không kể khoảng 40.000 mgưòi khác mất tích. Một trận địa chấn lớn khác ngoài khơi phiá tây bắc đảo Sumatra ngày 28/3/2005 làm 1.300 người thiệt mạng.
Trên đảo Java trong năm 2006, một trận động đất tháng 5 giết chết 5.800 người và hơn 1,5 triệu người tiêu tan nhà cửa và thiệt hại về tài sản khoảng 3,1 tỷ Mỷ kim, cơn sóng thần ngày 17/7 đã cướp đi 650 sinh mạng. Sang 2007, trận lụt tháng 2/2007, tại thủ đô Jakarta cũng làm 54 người chết và trên 400.000 người phải rời khỏi nơi cư trú. Hai tên cầm đầu tổ chức mạn lưới khủng bố Jemaah Islamiyah bị bắt trong tháng 6. Cựu Tổng thống Suharto chết ngày 27/1/2008. Đương đầu với việc giá dầu lửa thế giới đang giảm mạnh, tháng 5 chính quyền cho hay Tổ chức Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) sẽ có chính sách vào cuối năm.
B. Indonesia ngày nay.
Hiến pháp và chính quyền: Hiến pháp có hiệu lực thi hành năm 1959. Theo đó hệ thống chính trị dựa trên sự cẩn trọng quá mức. Quốc hội có 550 đại biểu được bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử, với nhiệm kỳ 5 năm. Tống thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người cầm đầu chính phủ, do Quốc hội bầu cũng có nhiệm kỳ 5 năm. Ngày 10/8/2002, tu chính Hiến pháp, Tổng thống do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm, không giới hạn nhiệm kỳ. Mặc dù Hồi giáo chiếm đa số tuyệt đối, Hiến pháp bảo đảm các niềm tin tôn giáo khác ngoài Hồi giáo. 
Cư dân và lãnh thổ: Con người: Dân số 237.512.355, dưới 15 tuổi 28,4%, trên 65 tuổi 5,8%. Mật độ dân cư: 130 người/km2. Thành phố: 48,1%. Sắc tộc: Javanese 41%, Sundanese 15%, Madurese 3%, Malay 3%. Ngôn ngữ: Bahasa-Indonesian (chính), English, Dutch, Javanese, và ngôn ngữ sắc tộc khác. Tôn giáo: Hồi giáo 86%, Tin lành giáo 6%, Thiên chúa giáo La mã 3%, Hindu 2%, Phật giáo 1%. Đất đai: Tổng diện tích: 1.919.440 km2. Diện tích đất: 1.826.440 km2. Địa điểm: Vùng biển với nhiều quần đảo phía Đông Nam đất liền Châu Á chạy dài theo đường xích đạo. Quốc gia láng giềng: Malaysia phía bắc. Papua New Guinea phía đông. Địa thế: quốc gia gồm 13.500 đảo (6000 có cư dân). Java một trong những nơi có mực độ cư dân cao của thế giới, 5.178 người/km2. Sumatra, Kalimantan nằm trên đảo Borneo. Sulawesi và West Irian, chiếm một nửa đảo New Guinea. Bangka, Billiton, Madura, Bali, Timor đều là những đảo có nhiều cư dân. Núi và cao nguyên nằm trên các đảo chính có khí hậu mát mẽ hơn vùng đất thấp nhiệt đới. Thủ đô: Jakarta. Thành phố đông dân: Jakarta 9.125.000 cư dân, Bandung 3.409.000, Surabaja 2.845.000 cư dân.
Chính trị và kinh tế: Loại chính quyền: Cộng hòa. Nguyên thủ quốc gia và cầm đầu chính phủ: Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, sinh năm 1949, nhậm chức 20/10/2004 (tái bầu 2009). Chính quyền địa phương: 30 tỉnh, 2 vùng đặc biệt và 1 khu vực thủ đô. Ngân sách quốc phòng: 3,6 tỷ. Quân đội chính quy: 302.000. Kinh tế: Công nghiệp dầu khí, hàng dệt, may mặc, đế giày, khai thác mỏ, xi măng,phân bón, gổ đa dụng, cao su. Nông sản: gạo, củ sắn, đậu phụng, cao su, cocoa, coffee, dầu cọ, copra. Tài nguyên: quặng nhôm, thiếc, nickel, đồng, gổ, dầu lửa, khí đốt. Dự trữ nhiên liệu: 4,4 tỷ thùng. Đất nông nghiệp: 11%. Chăn nuôi: trâu bò 11,4 triệu, gà 1.300 triệu, dê 14,9 triệu, heo 6,8 triệu, cừu 9,9 triệu. Đánh cá: 6,9 triệu tấn. Cung cấp điện: 120,3 tỷ Kwh. Phân bố lao động và đóng góp vào Tổng sản lượng quốc gia: nông nghiệp 43%, đóng góp 16%; công nghiệp 18%, đóng góp 44%; dịch vụ 39%, đóng góp 40%.
Tài chính và an sinh: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupiah (tháng 9/2008: 9,4=1USD). Tổng sản lượng nội địa: 837,8 tỷ. Bình quân đầu người: 3.700. Tăng trưởng 6,3%. Nhập khẩu: 84,9 tỷ. Bạn hàng: Singapore 30,3%, China 11,5%, Nhật Bản 9%, Makaysia 5%, Thái Lan 4%, Australia 4%. Xuất khẩu: 118 tỷ. Bạn hàng: Japan 19,3%, Singapore 11,8%, Hoa kỳ 11,5%, South Korea 7,8%, China 7,7%. Du lịch: 4,4 tỷ. Ngân sách quốc gia: 84,9 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 34,7 tỷ. Dự trữ vàng: 2,3 triệu ozt. Nợ nước ngoài: 141,5 tỷ. Giá cả tiêu thụ: tăng 6,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 6.456 km. Bằng xe hơi: 5,5 triệu lượt xe, xe hơi cá nhân: 4,1 triệu. Bằng máy bay: bay 28,4 tỷ km, sân bay 158. Hải cảng: 5- Jakarta, Surabaya, Palembang, Semarang, Ujungpandang. Truyền thông: máy truyền hình: 143/1000 cư dân. Radio: 155/1000. Điện thoại: 17,8 triệu. Internet: 13 triệu người sử dụng. Sức khoẻ y tế: Tuổi thọ: nam 68, nữ 73,1. Sinh xuất: 19,2/1000 cư dân. Tử xuất: 6,2/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,3%. Chết trước tuổi trưởng thành: 31/1000 trẻ sơ sinh. Nhiểm bệnh AIDS: 0,2%. Giáo dục: tuổi cưỡng bức đi học 7-15, biết đọc biết viết 91,4%, trung học 51%, đại học 11%.Tham gia tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc (UN) và các tổ chức phụ thuộc của nó. Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN),  Tổ chức Xuất khẩu Dầu khí (OPEC), Hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét